Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2019 lúc 9:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2019 lúc 7:47am

"Ninja" Sài Gòn

Những ngày vừa qua, Sài Gòn có nhiệt độ cao cùng hàm lượng tia cực tím ở mức nguy hiểm khiến nhiều người ra đường phải trùm kín mít từ đầu đến chân.














Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2019 lúc 1:14pm

Cảnh Hòang Hôn Trên Phá Tam Giang


Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Diện tích phá Tam Giang khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của bốn huyệnPhong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tọa độ trung tâm phá khoảng 16°37′55″B 107°28′19″ĐTọa độ: 16°37′55″B 107°28′19″Đ. Phá Tam Giang là một phá lớn của Việt Nam, chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven bờ của cả nước.

Độ sâu của phá này từ 2–4 m, có nơi sâu tới 7 m. Hàng năm khai thác trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, , tôm các loại. Hiện nay có kế hoạch nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu qua Phá Tam Giang để có điều kiện phát triển kinh tế và du lịch tại vùng này.
Nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/


























Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 17/Apr/2019 lúc 1:14pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2019 lúc 9:11am

Thu Phí Người Nuôi Bệnh: Một Kiểu Tận Thu Tàn Nhẫn Vô Nhân Đạo

 

Ở xứ Việt thời nay, bệnh vào đến bệnh viện đã là một sự khốn khổ, khốn nạn. Đồng tiền phải đi trước, dù cấp cứu gần chết thì phải đóng tiền mới có người hỏi tới, không thì nằm đó chờ. Một người bệnh ít nhất phải có một người đi theo nuôi bệnh bởi lực lượng y tá, điều dưỡng không thể chăm sóc người bệnh. Con nuôi cha mẹ, vợ nuôi chồng, chồng theo nuôi vợ, con cháu nuôi ông bà.. Không thể không có mặt được. Không chỉ để rót miếng nước, đút miếng cháo, đưa viên thuốc mà còn phải có mặt ở đấy để khi bác sĩ, y tá cần thì đáp ứng ngay. Bệnh nhân nếu ở phòng chăm sóc đặc biệt tức là đã có một chân vào cửa tử thì người nhà càng phải cần có mặt để được gọi tên bất cứ lúc nào. Đến các bệnh viện nhà nước mà xem, đa số bệnh nhân đều là người nghèo đến từ các tỉnh, có người không đủ tiền mua thuốc, và người đi nuôi bệnh thường là sống nhờ cơm từ thiện. Chồng vừa nuôi vợ bệnh vừa chạy xe ôm là chuyện thường tình. Họ nghèo lắm, nghèo đến xác xơ. Nhà có người bệnh, nhất là những bệnh nan y kéo dài ngày chữa trị thì từ gia đình khá khá biến thành hộ nghèo và người nghèo trở thành tàn mạt điêu đứng cũng là chuyện thường tình. Bán trâu, bán ruộng, bán vườn rồi bán nhà khăn gói lên thành phố chữa bệnh cho người thân, trắng tay cũng là chuyện thường tình.

Cán bộ lãnh đạo khi bệnh có phòng riêng, có bác sĩ riêng, có y tá, điều dưỡng riêng, có chế độ chăm sóc cũng riêng. Đa số lại chữa trị ở nước ngoài với cả cặp đô la, cả túi hột soàn mang theo để chi tiêu, chưa kể đến ngân sách nhà nước dành cho họ. Họ đâu thấm cảnh chạy vạy từng đồng mua thuốc, bông, băng. Người thân của họ đâu phải nằm ở hành lang, ở sân bệnh viện để nuôi bệnh, họ đâu phải xếp hàng để kiếm miếng cơm từ thiện qua ngày. Cho nên họ mạnh miệng cho rằng thu phí người nuôi bệnh là hợp lý. Tuyên bố như thế là chưa thấm được nỗi đau của dân, chưa đồng cảm với nỗi khổ của dân. Dân đã nghèo tận đáy khi trở thành người bệnh mà tận thu như thế là một việc làm tàn nhẫn. Có thể gọi là vô đạo. Đồng ý là bệnh viện hoạt động phải có kinh phí thế nhưng đã gọi là một chế độ vì dân, do dân và lo cho dân mà còn tính với dân miếng nước dội cầu, một chút ánh sáng của bóng đèn thì chính phủ đó có còn nên tồn tại không? Ngân sách hàng năm dành cho y tế cũng không nhỏ, sao lại nghĩ đến chuyện tận thu những người đi nuôi bệnh, những người đã nghèo đến tận cùng khi đến bệnh viện.

Ngày xưa ở miền Nam, các bệnh viện công còn gọi là nhà thương thí, ở đó bệnh nhân được chữa trị không mất tiền, còn được nuôi ăn. Người nuôi bệnh có chỗ còn được cung cấp các bữa ăn do các tổ chức xã hội phân phát. Họ không hô hào vì dân nhưng họ đồng cảm với hoàn cảnh với người bệnh. Đó là cách đối xử nhân văn, nhân đạo giữa con người với nhau. Còn bây giờ chúng ta hành xử với nhau như thế nào? Các ngài cứ nghĩ việc tận thu, càng nhiều càng tốt, sống chết mặc bay với những lý lẽ nghe qua tưởng chừng rất hợp lý.


"Ngày 10-4, trao đổi với báo chí về vấn đề BV có được thu phí người nuôi bệnh hay không, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng hiện nay các BV đã thực hiện tự chủ tài chính, chủ trương của Bộ Y tế cố gắng tạo điều kiện cho các cơ sở y tế làm chủ về kinh phí để có nguồn trả lương cho nhân viên và thực hiện nhiều công tác khác. Do đó theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, những khoản thu hợp pháp, không sai luật thì BV vẫn được quyền thu.


Trở lại vấn đề thu phí người nuôi bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế nhìn nhận nhiều người không phải là bệnh nhân vào BV nhưng sử dụng điện, nước, vệ sinh, ảnh hưởng môi trường. “BV phải cử nhân viên hoặc thuê người dọn dẹp vệ sinh và trả tiền cho các khoản điện, nước này. Về nguyên tắc, BV là đơn vị tự chủ kinh phí nên người vào sử dụng dịch vụ phải trả tiền là hợp lý”.

Cái hợp lý mà các ngài đang đề cập đến là sự hợp lý tàn nhẫn vô nhân đạo. Sự tận thu này đã đẩy người bệnh đã nghèo càng khổ thêm, họ càng túng quẫn hơn khi phải thêm một khoản kinh phí không biết tìm đâu. Họ lại phải nhịn ăn, bán thêm ruộng vườn để đáp ứng việc tận thu của các ngài. Khốn nạn thật!

Fb Do Duy Ngoc
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/May/2019 lúc 4:05pm

Hình Ảnh Mù Căng Chải - Việt Nam
Hình của Vũ Công Hiển


Nói tới ruộng bậc thang, người ta thường nghĩ ngay đến Sapa, nơi du lịch nổi tiếng thứ hai ở miền Bắc Việt Nam, sau Vịnh Hạ Long. Nhưng chuyện ấy có vẻ hơi "xưa" rồi. Khoảng dăm năm trở lại đây, dân săn ảnh chuyên nghiệp ở trong nước cũng như hải ngoại đã nhắc nhiều đến một địa danh mới, khá lạ tai: Mù Căng Chải. Vùng này cảnh trí hùng vĩ hơn Sapa, ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp, ngút ngàn lên tận lưng trời. Du khách đến lần đầu không thể không ngây ngất, ngẩn ngơ.
Mù Căng Chải là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái. Dân số chưa đầy 50 ngàn người, 90% là người H'Mông (người Mèo), còn lại là người Thái và người Kinh. Người Kinh ở đây một nửa là nhân viên hành chánh, một nửa là dân buôn bán nằm ở huyện lỵ. Người Thái lập bản và làm lúa nước ở dưới thung lũng. Còn lại mênh mông núi rừng là giang sơn của người H'Mông. Họ rất thật thà, giỏi vượt đèo trèo núi, đã biến vùng núi đồi này trở thành ruộng bậc thang ngút ngàn.


Từ Hà Nội, du khách có thể thuê xe đi Mù Căng Chải, theo quốc lộ 32 về hướng tây bắc khoảng 300km đường trải nhựa khá tốt. Khi thấy xe leo dốc quanh co và sương mây mù mịt là đã đến địa phận của huyện Mù Căng Chải. Thoạt tiên, du khách sẽ gặp một thung lũng đẹp như tranh vẽ thuộc xã Tú Lệ. Xe có thể ngừng để ăn uống, nghỉ ngơi. Mấy quán ăn có món cơm lam nấu bằng ống tre với nếp Mường thật dẻo thơm. Cũng không thể thiếu mấy xâu thịt heo mọi nướng. Rồi gà đồi, cá suối, chim yến quay, ong rang, v.v... đều là những đặc sản của vùng này. Ở Tú Lệ, chiều chiều các cô gái người H'Mông thường rủ nhau ra tắm suối, từng đống những bộ y phuc sặc sỡ được chất trên bờ.
Tháng 10 là tháng đẹp nhất ở Mù Căng Chải, một phần vì trời vào thu không còn cái nóng oi ả của mùa hè miền Bắc, một phần lúc này là mùa gặt nên sinh hoạt đồng áng thật vui mắt, sinh động. Du khách có thể chụp ảnh, ngắm cảnh ở quãng đường 7km qua thị trấn huyện. Tuy nhiên, muốn thật sự được chiêm ngưỡng thiên nhiên hùng tráng và thiên đường ruộng bậc thang thì phải chịu khó lội bộ ngược dốc theo sườn núi.
Ruộng bậc thang là một phương thức canh tác độc đáo của dân tộc H'Mông, đã biến tên Mù Căng Chải (tức làng cây khô) thành đồi ruộng mùa màng tươi xanh sức sống, cứ từng bậc, từng bậc vươn cao lên tận mây trời.
Đứng giữa cảnh đồi núi ngút ngàn này, mọi phiền lụy của cuộc sống sẽ tan theo sương khói

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/May/2019 lúc 9:07pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/May/2019 lúc 9:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/May/2019 lúc 8:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/May/2019 lúc 8:53am

Làng Tây Hồ Là Nơi Sản Sinh Ra Chiếc Nón Lá Bài Thơ
(Một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm hồn Huế.)

     Nằm bên dòng sông Như Ý, làng Tây Hồ (xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) từ lâu đã nổi tiếng với nghề chằm nón lá truyền thống. Nghề chằm nón lá đã hình thành cách đây hàng trăm năm và nón bài thơ – một nét đặc trưng của Huế cũng xuất phát từ làng nón Tây Hồ (vùng đất đã từng nổi danh có nhiều cô gái xinh đẹp, làm say đắm biết bao chàng trai trong vùng).

“Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”
2517%201%20LangTayHo%20NonBaiThonCaliST

     Người dân Tây Hồ luôn tự hào vì quê mình là nơi xuất xứ của nón bài thơ xứ Huế.
     Chiếc nón bài thơ ra đời ở Tây Hồ như một sự tình cờ: Đó là vào khoảng năm 1959 - 1960, ôngBùi Quang Bặc - một nghệ nhân chằm nón lá, cũng là một người yêu thơ phú trong làng đã có sáng kiến làm nên nón bài thơ bằng cách, ép những câu thơ vào giữa hai lớp lá, tôn vinh thêm vẻ đẹp của chiếc nón (lúc đó, nón lá ở Huế chủ yếu được bán vào thị trường của các tỉnh phía nam).
Hai câu thơ đầu tiên được ông Bặc ép vào chiếc nón là:


“Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.

2517%202%20LangTayHo%20NonBaiThonCali%20ST

     Con gái làng Tây Hồ chừng mười tuổi thì đã tự học chằm nón và có người suốt đời chỉ theo nghề chằm nón. Còn đàn ông, ngoài việc đồng áng, họ cũng phụ giúp phụ nữ làm công việc ủi lá hay chẻ tre để làm vành nón.
2517%203%20LangTayHo%20NonBaiThonCali%20ST

     Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ thì nức vành và ủi lá. Để có được lá đẹp, người thợ thường chọn lá nón vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng.
     Khi xây và lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Khâu (chằm) nón là công đoạn quyết định đến sự hình thành và vẻ đẹp của cả chiếc nón. Người thợ sẽ khâu từ trên xuống đến vành 15, cứ 1 cm 3 mũi cước trong suốt. Vành cuối cùng khâu cước trắng, 2 mũi kim cách nhau 2 cm. Đường chằm phải mềm mại, thanh nhẹ, dịu dàng.
     Khi nón chằm hoàn tất, người ta đính thêm vào chóp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên, sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền. Điều làm nên nét đặc biệt nhất của nón lá Tây Hồ so với sản phẩm cùng loại của nhiều làng nón khác ở xứ Huế chính là dáng thanh mảnh, độ mỏng, màu nón nhã nhặn và đặc biệt nhất là những bài thơ chất chứa tâm hồn xứ Huế được cài trong chiếc nón.



2517%204%20LangTayHo%20NonBaiThonCali%20ST

     Ban đầu, nón bài thơ được người dân Tây Hồ làm để tặng người thân, không ngờ lại được mọi người yêu thích. Từ đó, những người làm nón ở Tây Hồ bắt đầu làm nón bài thơ hàng loạt, đưa ra bán ở thị trường. Những câu thơ được ép vào nón cũng đa dạng và phong phú hơn, thường là những câu thơ về Huế.


2517%205%20LangTayHo%20NonBaiThonCali%20ST


     Ngoài ra để làm đẹp thêm cho chiếc nón người ta còn ép vào đấy những bức tranh về sông Hương, núi Ngự cạnh bài thơ. Trải qua một thời gian khá dài, chiếc nón bài thơ là sản phẩm độc quyền của làng nón Tây Hồ. Rồi theo lẽ thường tình, những cô gái làng Tây Hồ đi lấy chồng về các miền quê khác, họ mang theo nghề nón lá truyền thống của mình và nghề làm nón bài thơ được lan truyền rộng rãi khắp các miền quê.


2517%206%20LangTayHo%20NonBaiThonCali%20ST


     Từ Tây Hồ, những chiếc nón bài thơ toả đi khắp nẻo đường và trở nên gần gũi, thân quen trong cuộc sống thường nhật của mỗi phụ nữ Huế. Chỉ với nguyên liệu đơn giản của lá dừa, lá gồi, những chiếc nón bài thơ vẫn trở thành vật “trang sức” của biết bao thiếu nữ.
     Với nhiều người, lựa nón, lựa quai cũng là một thú vui nên không ít người đã kỳ công đến tận nơi làm nón để đặt cho riêng mình với dòng thơ yêu thích. Buổi tan trường, các con đường bên sông Hương như dịu lại trong cái nắng hè oi ả bởi những dáng mảnh mai với áo dài trắng, nón trắng và tóc thề.
     Những gương mặt trẻ trung ẩn hiện sau vành nón sáng lấp loá đã trở thành một ấn tượng rất Huế, rất Việt Nam.

2517%207%20LangTayHo%20NonBaiThonCali%20ST
Nguồn Internet - Nắng Cali sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/May/2019 lúc 3:52pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.426 seconds.