Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2021 lúc 9:31am


SAIGON%20BUỒN%20-%20GIỜ%20GIỚI%20NGHIÊM&quot;%20Thơ%20của%20Đỗ%20Vẫn%20Trọn%20-%20YouTube




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Sep/2021 lúc 9:32am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Sep/2021 lúc 8:41am

Dân Tộc Chạy


Chiến tranh, loạn lạc : Chạy tản cư, chạy loạn, chạy giặc, chạy di cư, chạy di tản

Nhi đồng : Chạy trường, chạy lớp

Đại học : Chạy điểm

Thanh niên : Chạy việc, chạy xuất khẩu lao động, chạy nghĩa vụ, chạy dân phòng

Đi làm : Chạy bằng, chạy ghế, chạy quyền, chạy chức

Dân buôn vua : Chạy chính sách, chạy dự án, chạy quốc tịch

Vi phạm pháp luật : Chạy chọt, chạy án, chạy tòa, chạy tâm thần

Ở tù, tử hình : Chạy ân xá

Bệnh hoạn : Chạy bệnh viện, chạy bác sĩ, chạy thuốc

Lao động tự do : Chạy ăn, chạy chợ, chạy nợ, chạy mánh, chạy làng, chạy ngược, chạy xuôi

Kinh doanh : Chạy giấy phép

Xây dựng : Chạy phạt

Thiên tai : Chạy bão, chạy lụt, chạy lũ

Đám cưới : Chạy tang, chạy bầu

Tiêm ngừa : Chạy “ông ngoại”

Mai táng : Chạy thiêu sớm

Giờ thêm chạy dịch

Chắc chắn, không có dân tộc nào trên thế giới chạy nhiều, chạy từ đằng đông sang đằng tây, chạy từ hạ tầng đến thượng tầng, chạy cả một đời, chạy mãi mãi … như dân tộc này! Năng động đến mức đó, ấy vậy mà dân tộc này vẫn chưa ngóc đầu lên nổi.

Chúng ta còn thiếu chạy gì nữa chăng ? 




Từ Facebook Manh Dang
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2021 lúc 5:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2021 lúc 7:28am

Sài Gòn Đêm Dịch


Người%20vô%20gia%20cư%20co%20ro%20trong%20đêm%20đầu%20Sài%20Gòn%20giãn%20cách:%20&quot;Con%20không%20có%20nhà,%20%20tối%20con%20ra%20Cầu%20Mống%20mà%20ngủ&quot;

Người dân Saigon không được ra khỏi nhà từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Thế nhưng trong cái giờ giới nghiêm đó vẫn có những hoạt động nhói lòng..,.

SÀI GÒN SAU 18 GIỜ

Không gia đình

Những ngày này, ngày càng nhiều người nghèo, vô gia cư trên đường phố Sài Gòn đang bị cái đói bóp nghẹt.

Từ cuối tháng 7, lệnh phong tỏa ban hành khiến những con đường ngày thường vẫn nườm nượp người tất tả mưu sinh vừa tới 18 giờ đã trở nên vô cùng vắng vẻ. Trên đường phố lúc này chỉ còn lại những người thật sự không còn một chốn dung thân, một nơi để về.

Chốt chặn được thiết lập khắp các giao lộ. Cửa ngõ ra vào TP đều bị kiểm soát. Nếu không có nhiệm vụ mà ra đường sau 18 giờ thì không thể trót lọt được qua các chốt kiểm tra.

Những người ăn xin, buôn thúng bán bưng ngày thường vẫn tập trung dày hai bên cầu Nguyễn Văn Cừ (chợ Nancy cũ), khu vực công viên 23 Tháng 9 (khu nhà ga Sài gòn cũ), trạm xe buýt Bến Thành trên đường Hàm Nghi (Q.1)… nhưng giờ đây không còn một bóng nào.

Xích lô là nhà

Hơn 23 giờ, tại công viên cặp bên vòng xoay Lý Thái Tổ (Q.5), dưới hiên nhà tối om có một mái tóc bạc trắng loay hoay trên chiếc xích lô. Đó là chú Nguyễn Văn Công, 66 tuổi, với mái tóc bạc khó lẫn lộn: “Sao chú ngủ ở đây? Nhiều muỗi lắm!”. “Không ngủ ở đây thì biết ngủ ở đâu. Giờ công an đi tuần, nằm vào chỗ khuất may ra thì được ngủ yên”, ông Công nói chuyện qua lớp khẩu trang. “Rồi chú ăn uống, tắm giặt ở đâu?”. Ông Công thì thào trong bóng tối: “Nhà hảo tâm cho sữa, bánh, cho cơm từ thiện và cả tiền…, tắm rửa thì vẫn ra nhà vệ sinh công cộng bên hông cầu Ông Lãnh”.

Ông Công rất tự trọng. Thấy hoàn cảnh ông lang thang, sống một mình, nhiều người đề nghị giúp đỡ nhưng ông đều từ chối vì “tôi còn sức, còn làm kiếm ăn được”. Nhưng nay dịch, không còn khách đi xích lô, tiền dành dụm cũng hết nên ông buộc phải nhận cứu trợ để tồn tại.

Mấy ngày đầu giãn cách, do ảnh hưởng bão số 3 nên đêm khá lạnh, ông kéo tấm bạt quây quanh chiếc xích lô. Ông Công chia sẻ: “Chiếc xe nhìn nhỏ vậy nhưng lợi hại lắm, ban ngày chở khách, ban đêm là cái giường, là cái tủ chứa tất cả tài sản tôi có”. Nói rồi ông bấm đèn pin, bật chiếc lưng ghế xích lô, lôi ra một cái bọc chứa bộ quần áo, vài vỉ thuốc, mấy chai dầu gió: “Tất cả tài sản của tôi có nhiêu đó. Một bộ mặc trên người, một bộ giặt khô thì bỏ bịch cho vào “cốp” xe”.

Ông Công kể trước năm 2001 ông còn mẹ, còn nhà ở P.10, Q.5 nhưng sau đó nhà bị giải tỏa, mẹ mất, vợ con đã bỏ đi cách đó mấy năm cũng biệt tăm. Anh em đang sống cùng một nhà cũng tứ tán tìm kế sinh nhai. Từ đó, ông Công thành người không gia đình, không nhà. Quanh năm kể cả ngày lễ, tết tới giỗ mẹ ông cũng chỉ quanh quẩn với chiếc xích lô và đến giờ thì ông hoang mang không biết về đâu.

“Nhà” của ông Công hiện tại là chiếc xích lô mua 20 năm trước với giá 1,9 triệu đồng. Ông tâm sự thực lòng: “Những ngày nước sôi lửa bỏng này giá như có một ngôi nhà để về thì ấm áp. Gần nửa đời người ngủ trên xe, tôi thấy đời sống quá bấp bênh”. “Sao không vào trung tâm bảo trợ xã hội lánh tạm?”, tôi hỏi. Ông Công phân trần: “Vào trung tâm bảo trợ thì phải có đơn, phải được duyệt, thủ tục cũng không phải ngày một ngày hai. Hơn nữa, trong số những người vào trung tâm biết đâu lại có F0. Thôi thì ở ngoài đường đã quen, dù chui lủi có vất vả nhưng còn chủ động”.

Trơ trọi giữa thành phố

Trước cửa Bệnh viện Nhi đồng 1 (Q.10) có ông già “ở đường” lâu hơn ông Công cả chục năm. Đó là ông Võ Văn Thành (70 tuổi, quê Ninh Thuận).

Ông Thành vào Sài Gòn từ hồi đứa con gái nhỏ lên một tuổi, nay người con gái ấy đã bước sang tuổi… 40. Năm đó bị vợ bỏ, ông chán nản nên vào Sài Gòn, từ đó tới nay chưa một lần về thăm quê. Khi có lệnh hạn chế ra đường sau 18 giờ ông hoang mang, mường tượng lại cảnh quê hương sau nhiều năm không muốn nhớ nhưng đường về mù mờ, mặt người thân cũng không còn rõ nét. Chỉ vào chiếc xe gỉ sét, ông Thành nói: “Chiếc xe này cũng gần 40 tuổi, xuống cấp quá, khách không chịu ngồi nữa. Tôi dùng nó làm chỗ ở kiêm cái kho chứa ve chai”. Dịch kéo dài, vựa ve chai đóng cửa, ông Thành phải để rải rác chai nhựa nhặt được ở công viên. Số mới nhặt thì treo lủng lẳng quanh xe như chỗ chơi bán đồ hàng của con nít.

Mấy chục năm ngủ trên xe, ông đã quen với thế nằm cong nên giờ không còn cảm thấy đau lưng nữa. Làm “phu xe” cả năm đầu tắt mặt tối, những ngày dịch ông Thành mới có thời gian ngắm kỹ Sài Gòn tĩnh lặng. Ở tuổi thất thập, thỉnh thoảng ông Thành lại nhớ về khuôn mặt của đứa con gái từ khi còn nhỏ. “Nghe nói nó đã theo chồng đi xa. Chỉ mong đời nó không lênh đênh, lận đận như tôi…”.

Cùng tên, cùng nghề xích lô còn có ông già Nguyễn Văn Thành (77 tuổi, quê Đồng Nai). Lúc trẻ ông lập gia đình nhưng không bao lâu thì vợ mất. Bản thân ông lên Sài Gòn đạp xích lô tới nay đã gần 40 năm. Anh em họ hàng của ông giờ đã lớn tuổi và có lẽ không còn sống. Trước dịch, ông Nguyễn Văn Thành và ông Công lúc nào cũng gắn bó, buổi tối thường tìm chỗ đậu xe cùng ngủ để đêm hôm thủ thỉ trò chuyện. Tuy nhiên, từ ngày áp dụng quy định hạn chế ra đường sau 18 giờ, họ phải tách nhau mỗi người một ngả. “Hằng ngày, vào buổi trưa, chúng tôi hẹn nhau ở một sân bóng. Lúc gặp nhau lại chia sẻ hộp cơm, cái bánh mì, vỉ sữa xin được cùng ăn hết rồi lại… chia tay”, ông Thành chia sẻ.

TÌM CHA TRONG ĐÊM

Lệnh phong tỏa nên ngoại trừ những người thực hiện công vụ, không người dân nào ra đường. Vậy mà tại ngã ba Nguyễn Đình Chiểu – Lý Thái Tổ, tiếng khóc nỉ non của cô bé Nguyễn Ngọc Bích Châu, 10 tuổi, khiến những người có nhiệm vụ ra đường giờ đó đều dừng lại.

Mặc một bộ quần áo ngắn tay, đi đôi dép kẹp với thân hình nhỏ thó gầy guộc, đen đúa, Châu không ngừng nài nỉ: “Cho con tới chỗ ba con”. Ba con là ai? Ở đâu? Tại sao con ra đường giờ này một mình?… nhưng cô bé không thể trả lời rành mạch. Em kể tiếng được, tiếng mất: “Nhà con ở hẻm đường sắt, ba con đi chở xe ba bánh nhưng xe hư rồi, mẹ con bệnh, con mang thuốc về cho mẹ rồi ra chỗ ba…”. Nhưng, địa chỉ nhà ở đâu thì Châu không nhớ, ba tên gì em cũng không nói được…

Người ta nghe câu chuyện của Châu lõm bõm và phải tự xâu chuỗi: Nhà em ở khu phong tỏa, mẹ bị bệnh, cha không ở cùng.

21 giờ, đường không một bóng người, cô bé nhỏ thó lọt thỏm trong bộ quần áo bảo hộ thùng thình ghì chặt tờ 20.000 đồng và một bịch sữa được cho trên đường từ nhà đi. Đoạn đường từ ngã ba Nguyễn Đình Chiểu – Lý Thái Tổ đến Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Cừ (nơi ba Châu đang đợi) không quá dài nhưng phải qua gần chục lượt kiểm tra. Mất hơn 30 phút qua chốt và đi bộ mới tới ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Cừ, đã quen thuộc nên Châu sà ngay vào hiên ngôi nhà có bóng đèn sáng nhất. Nơi đó, cha em đang nằm.

Vòng tay qua cổ, câu nói đầu tiên của cô bé với ba khiến ai nấy bất chợt cay xè mắt: “Nhà mình chắc sắp bị cắt điện đó ba. Người ta còn đòi tiền nhà nữa. Mẹ bảo ra báo ba gấp để không kịp”. Anh Nguyễn Thượng Huân (52 tuổi, ba bé Châu) mặt méo xệch ôm con mếu máo. Người cha gầy gò có đôi chân teo nhỏ dường như không chú ý đến lời con gái nói mà chỉ siết chặt cô bé vào lòng, mắt ngân ngấn: “Ba đã nói đi phải về liền. Sao con đi đâu, nay mới về, ba tìm con khắp”..

Nhà chia hai nửa tìm đường sống

Ba của Châu bị tật ở chân đi lại rất khó khăn. Anh chỉ có thể lết từng bước nhỏ nên việc mua bán thuốc men chữa bệnh cho mẹ đều phụ thuộc vào Châu. Hai ngày trước, khi gom được ít gạo, bánh và ít xúc xích, anh nói Châu mang về cho mẹ và các em. Về tới nhà mới hay bệnh của mẹ trở nặng, Châu lại chạy ra chỗ ba xin tiền mua thuốc. Vét sạch trong túi được hơn 300.000 đồng, anh Huân chỉ tiệm thuốc, dặn dò con kỹ lưỡng mua thuốc mang về cho mẹ.

Trước khi con đi, anh dặn con phải về lại chỗ cha ngay để lỡ có gì còn chạy đi chạy lại cho kịp. Thế nhưng, khi về nhà rồi, Châu mới biết hẻm nhà mình đã bị phong tỏa. Người ngoài không được vào, người trong không được ra. Châu ở nhà từ tối hôm trước tới tối hôm sau thì nóng ruột: “Con cứ nghĩ đến lời ba dặn mang thuốc về thì phải ra ngay. Con sợ ba chờ không thấy, ba mong”. Quanh quẩn hơn một ngày trong nhà trọ, đợi lúc không có người Châu lẻn chạy ra ngoài. Lúc này đã hơn 20 giờ, đường đã vắng hoe.

Châu không nhớ số nhà mình ở vì đó là nhà trọ, ở thuê. Tên ba em cũng không dám nói vì sợ người ta bắt luôn. Trên tất cả, Châu còn sợ phải quay về nhà, vào lại hẻm đã bị cách ly vì em sợ Covid-19.

Anh Huân tâm sự, vợ anh bị tai biến giờ nằm liệt giường. Trước dịch anh vẫn chạy xe ba bánh và cùng con bán vé số trang trải cuộc sống. Khi có dịch, xe bị hư, không còn người mướn chạy xe, người mua vé số không còn, chủ yếu người qua đường thương cảnh gia đình giúp đỡ nên vợ chồng, con cái có tiền ăn.

Từ khi chính thức thực hiện giãn cách, gia đình anh hoàn toàn kiệt quệ. Vợ bệnh không có tiền thuốc thang. Sáu miệng ăn trút hẳn lên vai một người khuyết tật. Lúc đó, anh nghĩ nếu cứ ở nhà trọ thì chưa chết dịch cũng sẽ chết đói nên tính cách để lại vợ và 3 đứa con nhỏ ở nhà. Còn anh và Châu (con gái lớn) ra đường kiếm ăn. Những ngày này hai cha con chia nhau ra hai điểm xin cứu trợ. Xin xong, buổi tối gom lại rồi chia ra đồ nào ăn ngay, đồ nào dự trữ. Châu có nhiệm vụ mang đồ về nhà nhờ hàng xóm nấu cho mẹ và các em ăn rồi lại chạy ra chỗ cha. Từ khi thực hiện giãn cách thì buổi tối không người, việc di chuyển của Châu khó khăn.

Ngủ chỗ sáng để người đi từ thiện dễ thấy

Gần một tháng nay, hiên nhà bán xe máy trên đường Trần Hưng Đạo là nơi cha con Châu ngủ đêm. Anh ngủ chỗ sáng để người đi từ thiện dễ thấy mà dừng lại. Nhìn anh co quắp trong tấm bìa carton, tôi hỏi sao anh không mang mền ra đắp cho đỡ lạnh? Anh Huân thật thà: “Đắp mền ấm quá, tôi sợ lúc người ta tới tặng đồ lại ngủ quên, không biết để thức dậy nhận và cảm ơn họ”.

Thời gian này, nhà anh sống được là nhờ đồ từ thiện. Người cho gạo, người cho mắm muối, người cho rau nên bữa ăn của các con và vợ ở nhà cũng tạm ổn. Ngoài ra, anh chia sẻ buổi tối người đi từ thiện thường cho tiền. Anh muốn canh thức để trực tiếp được nhận tiền và cảm ơn. Có số tiền ấy, vợ anh có thuốc uống, may ra qua được đợt dịch này.


st



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Sep/2021 lúc 7:32am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Sep/2021 lúc 8:47am

Một Chuyện Ở Xóm Cụt


Khu dân cư đó người ta gọi tên là Xóm Cụt. Nó cách đường lộ khoảng cây số, đi vào bốn cái xuyệt thì mới đến xóm. Xóm cụt nằm mép bờ kinh, đây đó vẫn còn những bụi cây xơ xác không lớn nổi vì nắng và vì nước kênh đầy ô nhiễm. Xóm có khoảng hơn hai ba chục hộ, toàn nghèo. Từ lộ vào, đầu đường có dãy nhà lầu hai ba tầng, đi vô nữa là những căn nhà trệt, qua ba bốn đường vòng chỉ thấy mấy nhà tôn và khi đến xóm cụt thì toàn nhà lá, nhà tạm bợ như những cái lều chăn vịt đắp bằng bìa, bằng bạt nhựa, bằng những tấm thép han rỉ. Người không quen lọt vào đây sẽ ngửi thấy mùi thum thủm của những vũng nước tù đọng, mùi thối khẳm của mấy đống rác trộn lẫn mùi hôi của dòng nước đen kịt từ bờ kinh xông lên. Ở đây nắng cũng khổ mà mưa cũng mệt ghê lắm. Nắng như đổ lửa xuống những mái tôn, tấm bạt hắt hết vào những con người ở đấy. Mưa thì trút xuống những mái lều, những căn nhà có lắm khe hở, nhiều nhà thức suốt đêm, bì bõm trong vũng nước từ đất trồi lên và từ trên giội xuống. Xóm cũng có một cái chợ nhỏ, nằm ở cái quẹo thứ ba trước khi vào ngõ cụt. Chợ bán lèo tèo vài miếng thịt đã đổi màu, đôi ba con cá từ sông lên, một ít rau cỏ và cũng có một gánh bún chẳng biết gọi là bún gì cho mấy người nghèo ăn sáng, ăn trưa qua bữa. Thoạt nhìn, xóm Cụt như là vùng quê nào còn sót lại ở thành phố nhộn nhạo này. Hình như cái xóm này bị bỏ quên. Nằm im lìm như một cảnh quê nghèo trong những cuốn phim kể về một thời của quá khứ.

Một hôm sau một đêm mưa tầm tã, sáng ra người đi làm sớm thấy có một lão già nằm ngủ bên mái hiên của ngôi nhà sang nhất xóm, nhà ông Tư Lực, chuyên làm nghề xây dựng. Tư Lực là người giàu nhất xóm Cụt này, nhà Tư Lực xây tường, lợp tôn, còn có cái sân và mái hiên nhỏ. Sân nhỏ đó có tráng xi măng đàng hoàng dù đã loang lổ vài nơi. Lão già khoảng tuổi sáu mươi, dáng còm cõi với áo quần tả tơi. Khuôn mặt lão nhàu nhĩ, đôi mắt buồn nhưng cũng không dấu nét phong trần, khá đàn ông của một thời. Tư Lực dắt chiếc xe Honda ra uống cà phê buổi sáng, nhìn thấy lão ngồi co ro ở mép tường bèn hỏi:
- Ngồi làm gì đây?
Lão ngước mắt lên, lí nhí:
- Lang thang, hôm qua mưa lớn quá nên tạt vào đây ngủ đỡ tránh mưa
- Ở đâu mà lại vào xóm này, có giấy tờ chi không? Tư Lực hạch hỏi.
- Tui nghỉ một bữa rồi đi thôi mà, tôi đi ngay đây
Nói rồi lão dợm đứng lên, tay xách cái túi cũng nhàu nhĩ như thân hình của lão. Liêu xiêu bước về phía bờ kênh. Tư Lực nhìn theo một lát, lẩm bẩm gì trong miệng rồi rú xe đi.

Khi chợ bắt đầu nhóm thì người ta lại nhìn thấy lão. Lão đứng ở gần hàng canh bún, nhìn thèm thuồng theo bàn tay múc của bà hàng bún. Đứng một lát, mỏi chân, lão ngồi bệt xuống đất. Bà hàng canh bún thấy thế la lên
- Ối dào! Cái ông này, ở đâu ra mà ám sớm thế. Đi giúp tôi cái. Để cho người ta còn bán buôn nữa chứ.
Vừa nói bà vừa khoát tay xua xua đi. Lão ngước nhìn, mắt như van lơn, miệng lắp bắp: Tui đói. Tui đói quá. Bà cho xin một miếng bún, tui xin. Ở hai khoé mắt đọng hai giọt nước mắt, tay lão chắp trước ngực, khẩn cầu. Có một chị đang ăn bún, quay nhìn ông, ngẫm nghĩ một lát thì bảo:
- Bà múc cho ông ấy một tô đi. Tôi trả tiền.
Nghe thấy thế, lão như vươn người lên, hai tay xá xá, miệng cứ cám ơn, cám ơn mãi.

Rồi ngày mai, ngày mốt vẫn thấy lão loanh quanh trong cái xóm Cụt ấy. Lúc ngồi lê la ở cái chợ nhỏ, khi thì ngồi ở bờ kè nhìn ra con kênh. Lão ăn bất cứ thứ gì người ta cho, ăn bất kể thứ gì nhặt được, ăn được trên đường đi. Nhiều hôm lão ra tận ngoài lộ, đi vất vưởng trên phố, xin tiền khách qua đường, bới đống rác kiếm ăn, nhặt chai bao phế liệu mang bán. Đêm lại về xóm Cụt. Trời không mưa lão nằm ngoài bờ kè, hôm nào mưa lão lại lê thân về hàng hiên nhà lão Tư Lực. Nằm ở chỗ đấy, lão phải thức dậy sớm vì sợ Tư Lực mắng nhiếc, đuổi như đuổi tà. Riết rồi thành quen, lão trở thành cư dân của xóm Cụt này lúc nào cũng chẳng ai hay.

Một đêm trời mưa lớn lắm, sấm sét đì đùng. Lão nằm ở hàng hiên nhà Tư Lực, người ướt sũng vì mưa tạt vào. Lão không thể ngủ được đành ngồi chập chờn nơi góc tường lim dim. Nửa đêm thì có hai thằng thanh niên đi xe gắn máy lượn là lượn lờ. Một lát chúng dừng lại trước nhà Tư Lực. Một thằng bước xuống xe, nhìn quanh quan sát. Nhìn thấy lão, nó bước tới đá nhẹ vào chân lão. Lão ngồi im. Nó đá thêm mấy cái, thấy lão không nhúc nhích liền trở lại với thằng ngồi trên xe. Hai đứa bàn tán chi đó rồi một thằng đến trước cửa nhà, dùng cái kềm lớn bắt đâu cạy cửa. Lão ngồi im nhưng mắt mở he hé xem chúng làm gì. Đến khi cánh cửa sắp bung thì lão hét lớn: trộm, có trộm ông Tư ơi. Trộm. Tiếng của lão vang trong tiếng mưa. Thằng trộm quay lại đánh vào mặt lão tới tấp. Nó đấm cú nào ra cú nấy vào mặt, vào thân thể còm cõi của lão. Nó vừa đấm đá vừa chửi. Lão cũng vừa bụm mặt vừa la: trộm. Trộm ông Tư ơi! Lão gục xuống, máu đầm đìa trên mặt. Đèn nhà Tư Lực bật sáng. Hai thằng trộm hậm hực rú xe đi buông lời chửi: Đụ má thằng già. Khi Tư Lực bước ra với cây sắt dài cầm tay cùng với mấy người nhà thì lão đã bất tỉnh, nằm gục một đống với máu me. Lão được Tư Lực chở vào trạm y tế, băng bó vết thương và nằm ở đấy hai hôm. Lão lại về xóm Cụt, lúc này thì lão không ngại Tư Lực đuổi nữa. Vì từ hôm đấy, Tư Lực xem như lão là kẻ canh nhà cho y. Lâu lâu y lại cho lão gói thuốc hút dở dang, có khi mấy miếng thức ăn thừa. Lão vui trong bụng. Lần nào gặp Tư Lực lão cũng chắp hai tay xá xá.

Cuối năm, xóm Cụt tổ chức tất niên trong xóm. Lão cũng lân la khiêng cái ghế, kéo cái bàn, sắp xếp chén dĩa. Lão cũng phụ các cô, các bà kéo nước, nhóm lửa, cắt tiết gà, vịt. Lão lăng xăng giúp mọi người. Đến lúc tiệc, xóm cũng dành cho lão một ghế góc sân với mấy món ăn và chai bia. Lão sướng. Cười móm mém. Giữa tiệc, bia rượu ngà ngà, Tư Lực đứng lên nói lớn với hơn hai chục người trong xóm:
- Xin thưa với bà con, lão này về với xóm ta cũng khá lâu rồi. Chắc bà con cũng thấy lão hiền lành, thật thà. Tui lại còn mang ơn lão cứu gia đình tui khỏi bị trộm. Giờ năm hết, Tết đến tui xin đề nghị bà con thế này...
Mọi người ngừng đũa, nghe Tư Lực nói. Lão cũng nhìn Tư Lực xem y nói gì về mình. Tư Lực e hèm, nói tiếp:
- Lão này tứ cố vô thân, đến xóm ta và giờ xem như người của xóm ta. Tui thấy cuối đất của xóm, gần bờ kè còn chút rẻo. Hay là ta để cho lão dựng cái lều cho lão có chỗ trú nắng mưa. Tui sẽ cho lão mấy tấm tôn lợp mái, còn chung quanh thì ai cho gì tốt đấy hay lão kiếm được gì đắp vào thành cái chỗ trú của lão. Bà con thấy thế nào?
Cũng chẳng ai có ý kiến chi, đất hoang chó ỉa, người đái, ai làm gì cũng chẳng phạm, chẳng mất gì của mình nên chẳng ai tranh giành.

Thế là từ đó, lão có nhà. Chỉ là mấy tấm ván với mấy tấm bạt làm vách. Chỉ là mấy cây cừ người ta đóng cọc bỏ ra lão lượm về làm cột chống. Chỉ là hai tấm tôn của Tư Lực. Cái nhà đã hình thành. Lão không ngại nắng, cũng không sợ mưa nữa. Chấm dứt những đêm giữa trời, kết thúc những bữa nằm hàng hiên nhìn mưa. Tư Lực lại dẫn lão giới thiệu với một đại lý vé số, giao cho lão ít vé số bán kiếm cơm. Lão tươm tất hơn lúc mới xuất hiện ở cái xóm Cụt này. Áo quần tuy cũ nhưng sạch sẽ, tóc tai buộc gọn thành búi sau đầu. Chỉ còn bộ râu quai nón không cạo, nhìn xồm xoàm như nhân vật Cái bang. Và lão đã trở thành công dân xóm Cụt.


Lão ít nói nhưng gặp ai lão cũng chào, có khi chắp tay xá xá. Lão đi bán vé số suốt ngày, với cặp giò khẳng khiu, lão lội bộ từ Bình Thạnh sang Gò Vấp. Từ Gò Vấp đến quận một, quận ba. Xem như lão đi khắp thành phố. Chiều về, lão ra chỗ mép nước, nấu cơm, chế biến thức ăn rồi ngồi ăn giữa trời. Cũng có hôm lão uống rượu say một mình, ngồi nói một mình, kể chuyện một mình rồi cười khóc một mình. Và cũng qua những cơn say ấy, mọi người lờ mờ đoán được nhân thân của lão.

Lão gốc ở Long An, chẳng biết huyện, xã nào. Là con ở cô nhi viện, không biết cha mẹ, họ hàng là ai.
Đại khái là lão cũng có vợ. Vợ lão là người cũng có chút nhan sắc. Lão cũng thuộc loại đẹp trai mà. Hai vợ chồng sống với nhau gần hai chục năm mà không có con. Không rõ là lỗi ở ai. Lão chuyên chở hàng cho mấy sạp ở chợ. Vợ lão có gian hàng xén. Không con nhưng sống hạnh phúc, tuy cũng không giàu có gì nhưng cũng khá trung lưu, thu nhập cũng kha khá. Hai vợ chồng thuê một căn nhà trên phố, đang vun vén để có thể sắm riêng cho mình một căn. Người ta bảo sống có nhà thác có mồ mà. Nhà chưa sắm được thì sinh chuyện. Lão có thằng bạn học, xa cách nhau đã lâu mới gặp lại. Thấy bạn bơ vơ, sống một mình, kiếm sống bằng nghề xe ôm cũng nhiều khó khăn, lão cho bạn về ở chung nhà. Nhưng đúng là làm ơn mắc oán. Vợ lão và bạn lão lại tằng tịu với nhau. Lão chỉ lo kiếm tiền nên chẳng hay biết gì. Một bữa bỗng mệt, lão trở về sớm nhìn thấy bạn lão đang nằm trên người vợ lão mà nhún như ngựa phi. Vợ lão thì rên ư ử, hình như sướng lắm. Cả hai trần truồng như nhộng. Lão đứng sững ở cửa, máu như đông đặc lại, chân không nhúc nhích được, miệng không kêu được. Lão nghĩ chúng nó kiểu này đã ngủ với nhau lâu rồi, giờ làm ầm lên chỉ mất mặt chứ chẳng ích lợi chi. Đành im. Sau một lúc trấn tĩnh, lão đi ra đường, vào quán kêu một ly cà phê, ngồi suy nghĩ. Lão định đợi dịp sẽ nói chuyện công khai với vợ, ba mặt một lời, giải quyết cho xong. Nhưng rồi thấy thái độ lầm lì của lão lúc về nhà, linh tính của đàn bà khiến cho vợ lão biết là đã vỡ chuyện nên một bữa đẹp trời vợ lão và bạn lão cuốn gói đi mất. Bao nhiêu tiền bạc, vàng vòng vợ lão mang đi tất. Thế là lão trắng tay. Vợ mất, tiền mất. Lão hoá điên sa vào rượu chè, chẳng thiết gì làm việc. Lần hồi trở thành kẻ lang thang với nỗi buồn và lòng căm thù ngùn ngụt trong lòng. Lão đi khắp chốn để tìm đôi gian phu dâm phụ đó mà không tìm được. Một lần, trong khi lang thang, lão bắt gặp hai người trong một quán ăn, lão đã dùng dao chém tới tấp vào tên bạn lão. Vết thương nặng lắm, lão ra toà và bị kết án mười năm. Mười năm ở trong tù, lão ngẫm ra nhiều điều, lão sáng ra nhiều thứ và lão cũng tập quên được hận thù. Ngày ra tù, chẳng biết về đâu. Lão nghĩ với thân tàn ma dại thế này, cứ bám thành phố mà kiếm cơm hơn là về chốn cũ. Hơn nữa, chắc mọi người cũng chưa quên chuyện lão bị cắm sừng. Nên lão sống vất vưởng mãi thế cho đến ngày lão trôi giạt đến cái xóm Cụt này.

Giờ thì lão xem như cũng đã ổn. Có cái lều đi ra đi vô, tránh nắng che mưa, có cái nghề bán vé số kiếm ăn qua ngày, có buổi chiều nhìn nước chảy, có buổi tối nhìn trăng lên. Lão thấy thế cũng chấp nhận chờ tới tuổi thì ra đi trong lặng lẽ.
Một bữa trời mưa cũng lớn lắm, xóm Cụt tràn trề nước. Lão đi về với một thằng bé khoảng mười hai tuổi. Hai người ướt sũng, co ro đi vào xóm Cụt. Hôm sau lão dẫn thằng nhỏ đi, gặp ai lão cũng bảo là thằng cháu. Từ nay hai người sống chung với nhau trong cái lều bé tí. Thằng nhỏ cũng dân mồ côi, đi bán vé số thì gặp lão. Nó ở gầm cầu, ăn cơm hàng cháo chợ. Kiểu như nó lớn lên chút nữa sẽ không bán ma tuý thì cũng thành ăn cướp. Lão xót cho nó lắm mà chẳng biết làm sao. Hôm lão và nó về xóm Cụt là bữa đó thằng nhỏ lên cơn sốt. Không đành lòng lão mang nó về chăm sóc và từ đó nó ở luôn với lão. Sáng sáng hai ông cháu dắt nhau đi bán vé số. Chiều chiều về, ông cháu tắm cho nhau giữa bãi đất hoang. Ông gội đầu cho cháu, cháu kỳ lưng cho ông. Chiều nào cũng đầy tiếng cười. Lão thương thằng bé lắm, lão không con giờ có một thằng bé bên cạnh cuộc sống hẩm hiu và cô đơn. Lão xem nó như con. Lão định khi nào để dành kha khá sẽ cho nó đi học, chỉ có con đường học hành mới giúp nó thoát khỏi số phận thôi. Thằng bé cũng thương lão lắm. Từ bé đã không có cha mẹ, sống vất vưởng ở vỉa hè, đường phố. Giờ gặp lão xem nó như con, nó cũng coi lão như cha của mình. Nó gọi lão là sư phụ nhưng trong lòng nó, nó đợi sẽ có ngày nó gọi lão là cha. Nó thèm được gọi cha ơi. Nhiều lần lão tắm cho nó, nhiều đêm lão ôm nó trong giấc ngủ, nó định mở miệng gọi cha ơi, nhưng khi nó mở miệng lại gọi là sư phụ. Nhiều người trong xóm hỏi nó tên gì, nó bảo nó tên Tèo. Nên dân xóm Cụt cứ gọi nó là thằng Tèo con ông lão.


Mấy năm trôi qua, lão cũng bắt đầu già, tóc đã muối tiêu, muối nhiều hơn tiêu. Thằng nhỏ cũng đã lớn, ra dáng thanh niên rồi. Hai ông cháu kiếm được chiếc xe đạp, sáng sáng thằng Tèo chở lão đi, lang thang hè phố bán vé số kiếm ăn, dòng đời cứ lặng lẽ trôi đi.
Nhưng rồi cơn dịch ập đến, người ta không cho bán vé số nữa. Gạo hết, tiền cạn dần, hai ông cháu ăn mì gói, đến lúc mì gói cũng hết. Thằng Tèo bương ra đường kiếm cơm, có bữa nó mang về hộp cơm từ thiện xin được đâu đó, có bữa nó mang về ổ bánh mì, gói xôi, hai người cùng ăn. Cái khoảnh đất rẻo bờ kè vắng hẳn tiếng cười. Đôi khi cũng có một đoàn thiện nguyện ghé vào xóm Cụt, phát cho mấy phần cơm rồi mất hút. Xóm Cụt trong những ngày dịch đã bắt đầu đói. Dân xóm Cụt tản mát bốn phương kiếm sống. Xóm Cụt lặng lờ như xóm ma, đêm đêm im lìm không tiếng nói. Nghèo quá, chẳng ai giúp được nhau. Ban đầu nhà Tư Lực còn tặng cho mỗi nhà vài gói mì qua bữa, rồi thôi. Tiền bạc còn đâu mà cho mãi. Rồi một ngày người ta phát hiện trong xóm Cụt có người dương tính với con virus. Thế là dây giăng, là thép gai tung ra từng cuộn, là chốt chặn và chẳng ai còn được đi đâu. Một toán y tế đến xét nghiệm từng người, rùng rùng đầy lo âu. Thằng Tèo bị dính dương tính. Xe hú còi vang cả ngõ, Tèo bị giải đi như tội phạm lúc nửa đêm. Tiếng loa um sùm thông báo. Lão hớt hãi chạy theo nhưng mấy dân phòng giữ lại. Thằng Tèo bước qua chỗ dây giăng, ngó lại thấy lão nhìn theo với đôi mắt đẫm lệ. Lão quơ quào hai tay trong không khí như muốn níu giữ điều gì. Lão thét lên: Tèo ơi! Con ơi! Đừng bỏ cha Tèo ơi. Thằng Tèo chân bước lên xe, miệng hét lớn: Cha ơi! Chiếc xe cứu thương hú còi í e í e rú đi. Tèo đưa tay lên cửa kính, nói trong hơi thở: Cha ơi! Lão gục xuống, ngất đi.

Từ hôm Tèo đi, lão buồn hiu hắt. Ngõ xóm Cụt giăng dây, đã có mấy người đi cách ly rồi không về nữa. Lão đi loanh quanh trong xóm Cụt rồi ra bờ kè ngồi. Hôm nào có đoàn từ thiện phát cơm, lão lặng lẽ ra xếp hàng lãnh hộp cơm về chỉ ăn được vài muỗng. Gặp ai lão cũng hỏi về thằng Tèo, nhưng chẳng ai biết để trả lời. Có lần có nghe mấy anh em dân phòng gác chốt bảo hình như đưa thằng Tèo về bệnh viện dã chiến đâu ở Củ Chi. Lão nhờ mấy người trong xóm điện hỏi thăm nhưng chẳng ai trả lời. Lão xọp đi trông thấy, râu tua tủa đầy mặt, đôi mắt hõm sâu, dáng đi như không muốn vững. Lại một lần nữa, lão nhờ người hỏi thăm thằng Tèo. Lần này là nhờ lão Tư Lực. Tư Lực gọi mấy lần, đầu dây bên kia mới có người bắt máy.
- Tèo. Tèo nào. Ở đâu? Cái gì Tèo, nói họ tên rõ ràng mới trả lời được.
- Dạ. Tèo này không có họ tên vì không giấy tờ, nó 14 tuổi ở xóm Cụt.
- Chờ chút gọi lại nhé. Để tôi tìm.
Lão đứng cạnh, lắng nghe, tim đập như muốn nhảy ra lồng ngực. Lão nghe hết nhưng vẫn hỏi lại Tư Lực
- Sao rồi chú? Họ bảo sao chú?
- Họ bảo chờ. Họ đang tìm. Nó chẳng có giấy tờ tên tuổi gì nên cũng khó.
Ừ! Đợi thì phải đợi thôi. Cầu trời khấn Phật. Cầu Đức Quan Thế Âm Bồ Tát giúp cho thằng Tèo con của con tai qua nạn khỏi. Nó qua được bệnh, Trời Phật muốn con làm gì con cũng làm, con giảm thọ mấy năm con cũng chịu. Trời Phật giúp con.
Tư Lực định bước đi thì chuông điện thoại reo
- Phải người nhà của Tèo 14 tuổi ở xóm Cụt không ?
- Đúng rồi, tôi nghe đây.
- Báo cho thân nhân của Tèo nhé. Tèo đã chết hôm qua. Sáng nay đem thiêu rồi. Anh cho địa chỉ để gởi cốt về nhé.
- Dạ. Này chị ơi! Cứ gởi về xóm Cụt là có người nhận, xóm này không có số nhà.
- Rồi.
- Chị ơi chị! ...
Tút...tút. Máy bên kia cắt ngang. Lão đứng cạnh, lão nghe hết. Nhưng lão vẫn đứng mắt mở trừng trừng, đôi tay run lên bần bật. Rồi ngã xuống bất tỉnh.

Hai hôm sau ở ngay chốt chặn, một chiếc xe Grab mang lủ khủ một đống hũ cốt đem đến đưa cho anh dân phòng nhờ mang giúp cho người nhà anh Tèo. Hũ cốt bé tí, ghi mấy chữ nguệch ngoạc: Tèo- Xóm Cụt. Nhìn thấy hũ cốt, lão khóc không thành tiếng, những giọt nước mắt đầm đìa trên mặt xạm đen và đôi mắt trõm sâu. Lão lặng lẽ kiếm miếng bìa cứng, đặt hũ cốt trên đống đồ đạc ngổn ngang, đốt lửa thắp một cây nhang. Lão vái và bật lên tiếng khóc bi ai.

Mấy hôm rồi không có ai thấy lão, mấy lần người ta vào phát cơm, cho gạo, cho mì cũng không thấy lão ra lãnh. Đến khi dân xóm Cụt nghe thấy mùi hôi của xác vật chết mới nghi ngờ lão đã qua đời. Chẳng ai dám đến cái lều bên rìa bờ kênh để xem lão thế nào. Cuối cùng cũng chính Tư Lực cả gan hé cửa nhìn xem sau khi trang bị cho mình bộ áo quần và cái nón có lưới che mặt cùng cái khẩu trang. Tư Lực nhìn vào và quay ra nói với mọi người
- Lão ấy chết rồi. Chắc mấy hôm rồi. Trương phình.
Gọi xe đến chở xác lão đi, nhiều căn nhà không dám mở cửa. Người ta xịt thuốc diệt khuẩn ướt cả cả căn lều của lão. Hũ cốt của thằng Tèo chổng chơ có cắm cây nhang cháy nửa chừng.
Đêm đó, Tư Lực đem hũ cốt của thằng Tèo chôn ở góc bờ kè và lấy lửa đốt cháy căn lều. Lửa cháy sáng rực một góc xóm Cụt. Sáng ra người ta chỉ thấy còn lại một đống tro tàn.

6.8.2021
Sài Gòn Lockdown
DODUYNGOC
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Sep/2021 lúc 1:49pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2021 lúc 7:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Oct/2021 lúc 10:17am

Người dân tháo chạy khỏi SÀI GÒN lần ba?

 BM

Người dân đổ về cửa ngõ để tìm đường về quê rạng sớm 1/10 tại SÀI GÒN

 

Đêm qua, 30/9, lại có hàng ngàn người dân "tháo chạy" khỏi SÀI GÒN. Sự việc xảy ra sau khi có thông tin SÀI GÒN gỡ bỏ chốt chặn và rào chắn.

 

Tuy nhiên, họ đã bị quân đội, công an chặn lại tại khu vực giáp ranh giữa SÀI GÒN với các địa phương khác.

 

Dòng người trở về quê này được cho vẫn là những người nghèo, những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng bị phong tỏa.

 

Báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin về sự kiện này. Ngay lập tức, nhiều tiếng nói mạnh mẽ trên mạng xã hội cũng mô tả và bình luận về tình cảnh của người dân và cách thức quản lý của chính quyền.

 

Thông tin trên báo chí nhà nước

 

BM

Một rào chắn đầu hẻm tại SÀI GÒN


"Tự phát" là chữ được truyền thông sử dụng để mô tả đám đông dân chúng kẹt tại cửa ngõ SÀI GÒN.


Tờ VietnamNet chạy tựa: "Tự phát rời SÀI GÒN, cả nghìn người mắc kẹt ở cửa ngõ về miền Tây lúc nửa đêm." Bài báo viết: "Khuya 30/9, quốc lộ 1, đoạn qua huyện Bình Chánh theo hướng về Long An xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài do nhiều người tự phát về quê."


BM


"Khi qua khỏi cầu Bình Điền khoảng 1km, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ kiểm soát dịch Covid-19 chặn lại do những người này thuộc đối tượng không được phép di chuyển khỏi địa phương."

 

Tiền Phong Online mô tả hàng ngàn người, có cả trẻ em tự đi xe máy về quê, nhưng "đến cửa ngõ giáp ranh Long An thì bị lực lượng chức năng yêu cầu quay về nơi xuất phát."


BM

Hai đầu đường Phan Đình Cung dẫn ra Phan Xích Long bị bịt bằng tấm chắn cao.

 

VnExpress mô tả: "Nhiều người dân lái xe máy về miền Tây bị lực lượng chức năng ở chốt kiểm soát cửa ngõ giáp ranh Long An và SÀI GÒN chặn lại, yêu cầu quay về nơi ở..." "Càng về tối lượng người đổ về càng đông, đứng chắn một làn đường khiến quốc lộ ùn tắc."

 

"Lực lượng chức năng sau đó vận động họ đến tập trung trước nhà sách ở giao lộ đường Bùi Thanh Thiết và quốc lộ 1, cách chốt kiểm soát cửa ngõ chừng một km. Gần 50 cảnh sát cơ động cũng được huy động để giữ trật tự."


BM


Vẫn theo báo này, "Đám đông liên tục rồ ga cùng hô to "về quê, về quê", nhiều người nằm vạ vật trên đường, vỉa hè... Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện Bình Chánh nói qua loa "dịch bệnh ở SÀI GÒN mới cơ bản được kiểm soát, theo chỉ đạo của Chính phủ, bà con chưa thể về quê."

 

Mạng xã hội nói gì?


BM


Blogger Huỳnh Ngọc Chênh viết trên trang cá nhân: "Những người lao động nhập cư vào Sài Gòn, Bình Dương đã bị chặn lại ở các cửa ngõ thoát ra vào đêm 30/9. Họ đã bị giam chặt trong các khu nhà trọ tồi tàn thiếu đói suốt 4 tháng qua, phải chờ từng bữa ăn từ thiện."

 

Ông cũng nói: "Nay họ không thể chịu đựng hơn, hãy để họ về quê nhà của họ."

 

Danh khoản Thanh Phuong bình luận: "Bao nhiêu người muốn về quê là kèm theo ngần ấy gia đình thân yêu của họ khắc khoải trông đợi ở quê nhà, an dân sao được?"

 

Di Thiên Lương cho rằng: "Không thể ép buộc người ta ở lại được. Ai lo đời sống cho họ? Chỉ phải đưa về quê và tổ chức kiểm soát họ cách ly để tránh lây nhiễm. Cứ đóng chốt chặn không cho họ về quê để dồn người ở đó làm mồi cho Covid."


BM

Bình luận trên MXH

 

Bạn Nam Tran không đồng tình với việc này: "Có clip phá rào chạy về lúc 5h sáng rồi đó... tôi thật sự lo lắng cho các tính miền tây thời gian tới sẽ bùng dịch vì kiểu về này của dân."

 

Nguyễn Thị Bích Thủy viết trên nhóm Hội quán Kim Hoàn: "Tiến thoái lưỡng nan! Thật sự họ trả nhà thuê và muốn về quê nhà. Làm sao quay xe được nữa."

 

Thanh Quy Bui đáp lại bằng ý kiến: "Lại gom vào khu cách ly, lại... chọt mũi 2 ngày 1 lần. Chánh quyền sẽ làm cái mà họ làm giỏi nhất từ đầu dịch tới giờ."

 

Vân Bùi góp ý: "Nếu như các địa phương lấy quỹ phòng chống thiên tai dịch bệnh kết hợp với kinh phí của những ai có nhu cầu về quê. Cho về từng đợt ( mỗi đợt tầm 500-1000 người + tuân thủ cách ly đúng ngày) thì bà con được về quê an toàn.giảm tải cho SÀI GÒN."


BM

Một rào chắn đầu hẻm ở quận Phú Nhuận

 

Danh khoản Trinh Việt bày tỏ: "Nhìn bọn trẻ tội quá. Cùng cảnh ngộ với cuộc sống mưu sinh của những người tha quê."

 

Có lẽ ít người kìm lòng được khi chứng kiến những người lao động nghèo khổ, đặc biệt là trẻ em phải chịu đựng những khó khăn, khổ sở như thế này. Trước đó, nhiều người dân lao động tại SÀI GÒN cũng từng cố gắng rời thành phố hai lần hồi giữa năm nay.

 

Trong buổi họp báo sáng 30/9, Phó Giám đốc Công an SÀI GÒN cho hay, trước ngày 1/10, Công an SÀI GÒN sẽ giải tỏa tất cả các chốt nội đô, từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới".


BM


Tuy vậy, vẫn duy trì 12 chốt chính, 39 chốt phụ ở các quận, huyện giáp ranh các tỉnh để kiểm soát người ra vào SÀI GÒN. Liên quan vấn đề người dân mong muốn rời SÀI GÒN về quê, đại tá Nguyễn Sỹ Quang khẳng định, người dân không được tự ý đi bằng xe cá nhân.


BM


Có thông tin "bà con chờ đợi vạ vật cả đêm đã quyết định phá rào và vượt qua hàng phong tỏa của lực lượng cảnh sát để về quê tìm sự sống lúc 5h sáng 01/10/2021 tại chốt Tân Túc, Bình Chánh."

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Oct/2021 lúc 8:41am

Nước Lũ về, Cá Rô Biển Cũng Về Theo | Nét Quê #268   <<<<<


Nước%20Lũ%20Về%20-%20Trúng%20Ổ%20Cá%20Rô%20Phi%20Sông%20Giật%20Quá%20Đã%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Oct/2021 lúc 8:43am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Oct/2021 lúc 7:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.365 seconds.