Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2023 lúc 2:47pm

Lươn Um Ngó Lục Bình "Lai Rai" trên Cánh Đồng Mộc Hoá Mùa Nước Rút | Nét Quê #474  <<<<<<

Lươn%20Um%20Ngó%20Lục%20Bình%20"Lai%20Rai"%20trên%20Cánh%20Đồng%20Mộc%20Hoá%20Mùa%20Nước%20Rút%20|%20Nét%20Quê%20%20#474%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Dec/2023 lúc 2:48pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2023 lúc 7:04am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Dec/2023 lúc 3:28am

Đôi Nét Về Tính Cách Người Nam Bộ 


Nam bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của đất nước, nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này. Nam bộ nằm rất gần biển Đông, là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Chính điều này đã tạo nên một Nam bộ trù phú, với biết bao huyền thoại thời mở đất.

Tiến trình lịch sử của Nam bộ khác với những vùng đất khác, nó không phát triển liên tục mà bị đứt quãng. Điển hình là trên vùng đất này đã từng có vương quốc Phù Nam cổ xưa với nền văn hóa Óc Eo một thời phát triển rực rỡ. Những gì mà người ta nói về Nam bộ ngày nay thường chỉ giới hạn trong phạm vi trên dưới ba trăm năm. Người Việt di dân vào Nam có thể nói bắt đầu khi cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn nổ ra và sau đó là cuộc di dân thực sự vào thời nhà Nguyễn đầu thế kỷ XVIII khi nhà Nguyễn nắm được chính quyền Đàng Trong và kêu gọi những người giàu có vào khai khẩn trên đất Đồng Nai, Gia Định. Trong mấy trăm năm định hình và phát triển, Nam bộ đã tạo nên cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo và một bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác.


* Năng động, sáng tạo

Khi nghiên cứu về tính cách người Việt ở Nam bộ, các nhà nghiên cứu không thể không nhắc đến tính năng động sáng tạo của người Việt trên mảnh đất này. Tính cách này thể hiện rõ ở nhiều khía cạnh khác nhau như thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt trên vùng đất mới, các yếu tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được cải biến để hòa hợp với điều kiện mới. Chính điều này đã tạo cho người dân Nam bộ có những nét riêng khá độc đáo đối với các vùng miền khác.

Trên vùng đất mới còn hoang sơ, rừng thiêng nước độc, hùm beo, rắn rết đầy rẫy, vừa khơi dậy tiềm năng khai thác dồi dào vừa là một thách thức nghiệt ngã đối với những con người phải dấn thân. Nếu như không phát huy được tính cần lao, dũng cảm vốn có của người dân Việt thì khó có thể tồn tại được. Trong buổi đầu khai khẩn vùng đất Nam bộ, chúng ta thấy có đủ hạng người đến đây quần tụ: phần đông là những người mất phương kế sinh nhai nơi quê cũ vì rất nhiều lý do mà giai cấp thống trị phong kiến ràng buộc họ như bị tước đoạt ruộng đất, những người chống đối lại triều đình, trốn lính, hay những kẻ phải mang những bản án vào thân… Tất cả họ đều muốn tìm một cuộc sống mới trên vùng đất mới dù biết trước những khó khăn, khắc nghiệt không dễ vượt qua.

Phải nói rằng vùng đất phương Nam từ khi bắt đầu khai phá và phát triển trải qua mấy thế kỷ nay vẫn là địa bàn sôi động nhất, bắt buộc mọi người đến đây không kể nguồn gốc xuất xứ đều năng động, sáng tạo mới có thể vươn lên trong đấu tranh, xây dựng cuộc sống.


* Yêu nước nồng nàn

Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta. Nhưng đối với người dân Nam bộ, tính cách này được thể hiện một cách phóng khoáng, sinh động. Nó khác với lòng yêu nước của Nho giáo, không bị ràng buộc quá chặt chẽ vào “tam cương”, “ngũ thường”… Người dân chỉ trung thành với vua khi vua là đại diện cho lợi ích của dân tộc. Một khi vua phản bội lại quyền lợi của dân tộc, của nhân dân thì những sắc lệnh của vua có thể sẽ không được thi hành. Tinh thần yêu nước của người Nam bộ mang hơi hướm của hình tượng Lục Vân Tiên mà cụ Đồ Chiểu đã dày công xây dựng. Đó là một Trương Định với câu nói ngang tàng, khí phách nổi tiếng: “Triều đình không công nhận (cuộc kháng chiến của ta) nhưng nhân dân công nhận”. Đó là một Nguyễn Trung Trực không chịu đi nhận một chức vụ cao hơn theo lệnh của triều đình vì nhà Nguyễn muốn dẹp yên phong trào kháng chiến ở Nam bộ để lấy lòng chính quyền Pháp. Câu nói khẳng khái của ông được truyền tụng trong dân gian cho đến bây giờ: “Khi nào nước Nam hết cỏ mới hết người chống Tây”.

Bên cạnh đó còn rất nhiều đại diện tiêu biểu khác như các nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa… Tất cả những tấm gương, những con người khí khái, hào sảng đó được mảnh đất Nam bộ nuôi lớn, hun đúc cho một ý chí, một tấm lòng để rồi chính tên tuổi họ còn lưu danh mãi khi người ta nói về Nam bộ.


* Hào phóng, hiếu khách

Đây là một nét tính cách đặc trưng của người Việt ở Nam bo. Trong tất cả các mối quan hệ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, tính cách này luôn được bộc lộ một cách rõ ràng, sinh động và đầy tính nhân văn.

Xin nêu một ví dụ đơn giản, chuyện quá giang (hay có giang) là chuyện rất phổ biến. Nam bộ với hệ thống sông ngòi chằng chịt, phương tiện giao thông chủ yếu là đường thủy. Do đó, nhờ người đưa ngang sông hay nhờ một chiếc ghe lạ đưa đi một quãng đường là chuyện hết sức bình thường. Người quá giang bao giờ cũng được đối xử hết sức bình đẳng, hết sức tình người như cơm nước chủ ghe đãi, có thể sử dụng đồ dùng của gia chủ và đương nhiên khi chủ ghe mệt thì người quá giang cứ tự nhiên chèo chống tiếp sức.

Trong gia đình, khi có khách đến nhà lúc nhà đang ăn cơm, chủ nhà mời mà khách từ chối thì hay bị hiểu lầm là khinh rẻ chủ nhà, đã ăn no rồi thì cũng nên ngồi vào mâm cùng ăn, gọi đùa là “ăn ba hột” lấy lệ cho vừa lòng chủ. Bao giờ cũng vậy, người dân Nam bộ luôn muốn dành những gì quý nhất, đẹp nhất trong đối nhân xử thế với hàng xóm, bạn bè và người thân của mình.

Tiêu xài rộng rãi là một đặc điểm thường được nhắc tới khi nói về tính cách người Nam bộ. Thiên nhiên hào phóng thì cũng sẽ tạo ra những con người hào phóng, người ta ít lo lắng cho cuộc sống của mình ở ngày mai. Tất cả chỉ có tình người dù họ biết rằng ngày mai, ngày mốt mình không còn cái gì để sống. Lối sống đó trở thành một tập quán xã hội, ảnh hưởng đến tất cả mọi người, cả những khi đời sống vật chất khó khăn. Người nông dân bị bóc lột cơ cực, ít có hy vọng trở nên khá giả thì không cần dành dụm, làm được bao nhiêu cứ xài cho hết. Khi lâm vào cảnh thất nghiệp họ vẫn có thể thức đến tận khuya để uống rượu và đờn ca tài tử, chẳng bận tâm gì cho cuộc sống ngày mai.


* Trọng nhân nghĩa

Bất cứ người Nam bộ nào cũng đều rất coi trọng tình nghĩa. Kẻ bất nhân, bất nghĩa thì khó có cơ hội dung thân ở vùng đất này. Có rất nhiều câu thành ngữ nói về tính cách này của người Nam bộ: Tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tợ thiên kim; thương người như thể thương thân, thi ơn bất cầu báo… Trong ca dao Nam bộ cũng vậy:

– Ngọc lành ai lại bán rao

Chờ người quân tử em giao nghĩa tình

– Lòng qua như đinh sắt

Nguyện nói chắc một lời

Qua không có dạ đổi dời như ai

Lòng qua như sắt, nói chắc một lời

Bạc tiền chẳng trọng chỉ trọng người tình chung.

Đến xứ lạ, mấy ai được đem theo cả gia đình, họ hàng. Vì vậy nhiều người đến hết cuộc đời mình còn không thể gặp lại anh em ruột thì nói chi đến vóc dáng, hình hài của ông bà tổ tiên mấy đời trước. Thế là họ cùng nhau quần tụ lại, lập thành xóm thành làng, cùng nhau khai khẩn, cùng sát cánh với nhau trong cuộc mưu sinh đầy gian khổ, trở thành “bà con một xứ”. Hàng xóm dù không thích nhau nhưng những khi tối lửa tắt đèn cần sự giúp đỡ thì họ cũng sẵn sàng. Muốn cất ngôi nhà mới cũng cần nhiều bàn tay góp sức vào, ma chay, cưới hỏi gì cũng có bà con chòm xóm đứng ra cáng đáng. Trước khi nên cửa nên nhà, ai mà chẳng trải qua một thời kỳ lưu lạc, tha hương cầu thực, ăn quán ngủ đình, trốn nợ, vì vậy thậm chí cả khi phạm tội cũng được chòm xóm bao che.

Do vậy, người Nam bộ rất quý trọng, tin cậy bạn bè. Bạn bè sa sút, túng quẫn lại càng quý trọng hơn, cư xử tế nhị. Người Nam bộ thích làm quen với người nghèo, giúp đỡ kẻ sa cơ thất thế, ghét những kẻ thay lòng đổi dạ, xu nịnh quyền tước. Người dân ở đây thường nói đất lành thì chim đậu, đất hung dữ thì chim bay đi. Ai cậy nhiều tiền, tung tiền ra mướn với thái độ hách dịch, phách lối thì có chết đói cũng không thèm làm, khoái nhau rồi thì làm không công, giúp đỡ người nghèo để lấy tiếng.


* Bộc trực, thẳng thắn

Người Nam bộ rất bộc trực, thẳng thắn, ít khi nói chuyện văn hoa dài dòng, rào trước đón sau. Cũng chính tính cách hay nói thẳng mực tàu này mà đôi khi họ bị giai cấp thống trị lợi dụng, nhưng dù sao đi nữa, trải qua mấy trăm năm nó vẫn là một nét tính cách đẹp trong mối quan hệ giữa người với người. Tính mộc mạc, thẳng thắn thường được nhắc đến trong kho tàng văn học dân gian Nam bộ. Tinh hoa của ca dao, dân ca Nam bộ đều nằm trong sự mộc mạc, trong sáng ấy:

– Đêm khuya ngủ gục, anh với hụt con tôm càng

Phải chi anh vớt được cái kiềng vàng em đeo.

– Hồi buổi ban đầu

Em biểu anh têm ba miếng trầu cùng ly rượu lạt

Anh lắc đầu sợ tốn

Giờ em đã có chồng, sao anh biểu trốn theo anh!

Chúng ta còn bắt gặp tính bộc trực thẳng thắn của người Nam bộ thể hiện trong lời ăn, tiếng nói. Khi gặp những chuyện bất bình hoặc không vừa ý thì họ sẽ nói ngay không cần suy nghĩ và cũng chẳng sợ người nghe giận dữ. Nhưng khi câu chuyện được giải thích rõ ràng cặn kẽ, hợp tình hợp lý thì họ sẽ tiếp thu một cách tích cực, vui vẻ, thấy mình sai thì sẵn sàng nhận lỗi. Khi nói chuyện với người Nam bộ, ta có được cảm giác rất gần gũi, họ không câu nệ chuyện ngôi thứ, lớn nhỏ, giai cấp, bốn bể là nhà, tứ hải giai huynh đệ. Ngôn ngữ của người nông dân Nam bộ đậm vẻ hài hước, tinh tế thể hiện sự lạc quan, yêu cuộc sống. Chẳng hạn, người ta gọi túp lều xiêu vẹo của mình là “nhà đá”, tất nhiên không phải nó được xây bằng đá, mà khi đá một cái là nó sập ngay. Làm ruộng theo kiểu lĩnh canh rày đây mai đó để trốn nợ, trốn thuế được hóm hỉnh gọi là “làm ruộng dạo”. Ngâm mình trong nước để tránh muỗi và bù mắt cắn gọi là “ngủ mùng nước” (thậm chí con bù mắt đôi khi còn được gọi là con bù rảnh vì có rảnh nó mới có thời giờ đi cắn người ta).

Lịch sử Nam bộ dù có trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng dù thế nào đi nữa tính cách của người Nam bộ vẫn thế, ngày xưa hay bây giờ đều yêu nước nồng nàn, hào phóng, hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài, ngang tàng nhưng khẳng khái.


Trần Minh Thuận
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jan/2024 lúc 4:43pm

Món đặc sản Cần Thơ



Được thiên nhiên ưu đãi, mảnh đất Cần Thơ có rất nhiều cây trá‌i ngọt lành, cá tôm phong phú. Không chỉ thế, Cần Thơ còn gây thương nhớ cho du khách từ những món ngon đậm chất miền Tây hương vị đậm đà, nhưng cũng không kém phần tinh tế từ vẻ thanh khiết và dân dã của hương đồng cỏ nội.
Cam mật Phong Điền
Cam%20xoàn%20là%20cam%20gì?%20Bạn%20có%20biết%20cách%20phân%20biệt%20cam%20xoàn%20và%20cam%20mật


Ở Cần Thơ thì cam mật được trồng nhiều nhất ở vùng Phong Điển, sau đó nhận thấy loại cam này thích hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng ở nhiều vùng lân cận thì mọi người đã nhân rộng giống cây này ra những nơi khác trong tỉnh. Cam mật Phong Điền từ xưa đã được xem là thứ trái cây quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người nơi vùng sông nước ngọt phù sa này.

Top%205%20Đặc%20Sản%20Phong%20Điền%20Cần%20Thơ%20Khiến%20Du%20Khách%20Lưu%20Luyến%20-%20ALONGWALKER

Xưa kia diện tích trồng cam mật ở Cần Thơ vào khoảng 327 mẫu với sản lượng gần 30/000 tấn/mùa, xuất ra ngoài tỉnh 17,700 tấn (chỉ đứng sau lúa thóc và khoai lang, những cây lương thực chủ yếu thời bấy giờ). Có thể nói, vườn cam ở đây được thiết lập ra từ những năm 1950 - 1960 và trở thành sản phẩm đặc trưng làm nên văn minh miệt vườn Phong Điền, sánh vai cùng các miệt vườn nổi tiếng như Cái Mơn, Bến Tre, An Hữu, Tiền Giang,...
Cam mật Phong Điền
Cam mật có hương thơm ngọt ngào, từng sớ cam căng mọng ngọt nước, đậm vị. Quả cam có vỏ dầy và sáng óng vô cùng đẹp mắt. Những múi cam to, có hạt nhỏ và hiện nay người trồng còn đang lai giống loại cam mật không hạt, để dễ dàng thưởng thức hay vắt lấy nước.
Nếu ghé đến các vườn cam mật này, bạn sẽ thấy nhà vườn chia cam mật thành hai loại. Có một loại quả đơn, quả cam chỉ một cuống một quả. Hình dạng quả tròn thon dài và hạt to. Một loại thứ hai là loại quả chùm. Quả chùm thì thường có 2 đến 4 quả. Hình dáng quả hơi dẹp và hạt nhỏ hơn so với hạt quả đơn chiếc. Nhưng điểm giống nhau là cả hai loại quả cam mật này đều có hương thơm và mùi vị ngọt ngào đậm đà đến say lòng người thưởng thức.
Việc ăn cam nói chung hay cam mật nói riêng rất tốt cho sức khỏe do trong thành phần của cam có rất nhiều loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt chứa hàm lượng vitamin C rất lớn. Chính vì công dụng của cam mật đối với sức khỏe mà ngày càng được nhiều người ưa chuộng mà sử dụng như một món ăn quen thuộc hàng ngày.

Vú sữa Cần Thơ


Khám%20phá%20sản%20vật%20miền%20Nam%20Việt%20Nam%20%28Kỳ%2019%29:%20cam%20mật%20Phong%20Điền,%20nem%20Cái%20%20Răng,%20vú%20sữa%20và%20quýt%20đường%20Cần%20Thơ
Từ lâu người dân Nam Bộ đã có câu ví ngợi ca giống vú sữa ở đất Cần Thơ:
"Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh
Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ"

Quả đúng như vậy, giống quả vú sữa hợp đất Cần Thơ đến kỳ lạ. Cây nào cây nấy quả sai nặng trĩu, có cây sai trái lên tới hàng trăm, hàng ngàn quả. Quả vú sữa Cần Thơ to như chén ăn cơm, đều đặn mười quả như một, da căng bóng, mịn màng như mỡ.
Những nơi trồng nhiều loại cây này là ở thị trấn Phong Điền, xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Giai Xuân và Mỹ Khánh. Uớc tính sản lượng vú sữa tại Phong Điền hiện đạt trên 18,000 tấn/năm. Vú sữa là một loại quả cây đặc sản miền Nam hầu như mọi người đều yêu thích vì mùi vị thơm ngon, thanh ngọt, ăn hoài không biết chán.
Vú sữa ở đây có nhiều loại nổi tiếng như vú sữa Lò Rèn, vú sữa tím và nâu tím, vú sữa cà na, vú sữa bơ hồng, vú sữa bắc thảo (màu nâu), vú sữa tứ quý… loại nào cũng thơm ngon. Ở Phong Điền mùa cho quả chín vụ từ tháng Chạp qua tháng Giêng kéo dài đến tháng Hai hàng năm.

Quýt đường Cần Thơ

Khám%20phá%20sản%20vật%20miền%20Nam%20Việt%20Nam%20%28Kỳ%2019%29:%20cam%20mật%20Phong%20Điền,%20nem%20Cái%20%20Răng,%20vú%20sữa%20và%20quýt%20đường%20Cần%20Thơ

Vùng đất Cần Thơ với đất đai trù phú, thiên nhiên ưu đãi nên bất cứ nơi nào cũng có hoa thơm quả lạ. Quýt đường Cần Thơ là một trong số đó, quýt nổi tiếng khắp vùng do quả to, màu vàng ươm, vị ngọt thanh, vỏ láng bóng.
Quýt đường Cần Thơ.
Đến mùa quýt chín, khắp vùng nhuộm một vàng óng, cây nào cây nấy nặng trĩu quả. Có nhiều cây quả sai đến nỗi người trồng phải dùng thêm gậy tre hoặc nứa để chống cành mà quả vẫn là đà sát đất.

Quýt đường lớn gần bằng quả cam, mọng nước, ngọt thanh và rất ít hạt. Nếu trồng theo phương pháp ghép cành thì chỉ trong 3 năm là quýt đường cho ra quả, nhưng tuổi thọ ngắn. Còn theo phương pháp ươm hạt, tuy từ 5-7 năm mới cho ra quả nhưng khi đã cho quả thì cây quýt có tuổi thọ từ 30-50 năm.
Quýt đường Cần Thơ có giá trị dinh dưỡng cao
Ngày nay, các chủ vườn ở Cần Thơ đã và đang áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới để cho cây quýt đường chín rộ đúng vào dịp Tết Nguyên đán. Quýt có rất nhiều các thành phần dinh dưỡng đối với sức khỏe, bao gồm đường, protein, lipid, vitamin, axit hữu cơ, chất khoáng...giúp phòng chữa bệnh huyết áp cao, rất có ích đối với người cao tuổi.

Nem nướng Cái Răng

Nem%20nướng%20Cái%20Răng%20-%20đặc%20sản%20nổi%20tiếng%20Cần%20Thơ

Ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều địa phương sản xuất nem, nhưng nổi tiếng hơn cả là nem Cái Răng, Cần Thơ và nem Lai Vung, Đồng Tháp.
Nem nướng Cái Răng thơm ngon ăn kèm với các loại rau sống.
Khi đi thuyền ở khu chợ nổi Cái Răng, bên cạnh việc được hòa mình vào không khí chợ nổi đông vui, tấp nập ra thì du khách còn có cơ hội thưởng thức món nem nướng thơm ngon. Nem nướng Cái Răng cũng được làm từ thịt heo như những loại nem nướng khác. Thịt được xay thật nhuyễn cùng các loại gia vị. Sau đó hỗn hợp thịt sẽ được nặn thành viên xâu vào que và nướng chín thơm lừng.

Ngồi trên thuyền đi khắp chợ nổi, du khách được tận mắt chứng kiến người bán hàng nặn và nướng từng xiên nem, cho đến khi được ăn những xiên nem chắc thịt, thơm lừng với gia vị hoàn hảo chính là một trải nghiệm ẫm thực mà hiếm nơi nào có được.
Cũng như một vài món ăn khác, người dân Nam Bộ thích dùng bánh tráng gói với rau sống, rau thơm. Món nem nướng Cái Răng lại đặc biệt cần đến rau thơm, chuối, dưa leo, dứa, khế... mà phải là loại khế chua thì mới thấm đủ hương vị đậm đà.

Cầm chiếc bánh tráng mỏng tang, thêm ít rau đặt thêm khoanh chuối chát, dứa, khế với xiên nem, cuốn lại, chấm vào nước tương xay đặc sệt. Được pha chế bằng bí quyết riêng khiến cho tương xay vừa mịn vừa ngọt thơm, thêm ít đậu phộng và chút ớt thái nhỏ. Ngoài nước chấm bằng tương xay, du khách có thể chấm cùng nước mắm chanh tỏi ớt.
Bánh tét ba màu

Bánh%20Tét%20Ngũ%20Sắc%20-%20NHANH-%20CỘT%20DÂY%20thật%20ĐƠN%20GIẢN%20-%20Bánh%20ĐẸP%20-%20Nếp%20DẺO%20ngon%20-%20%20YouTube

Bánh tét không có gì lạ lẫm với người dân miền Nam nhưng độc đáo nhất là bánh tét ba màu. Một loại bánh vừa thơm ngon vừa thẩm mỹ, đặc biệt dành riêng cho các ngày lễ hội quan trọng.

Muốn có một đòn bánh tét ba màu với chất lượng cao, người gói phải tốn rất nhiều công phu. Trước hết, phải chọn cho được nếp dẻo, xào nhân, nấu lá cẩm, xay lá dứa để lọc nước. Màu tím là của lá cẩm, màu xanh của lá dứa và màu vàng của đậu xanh. Mỗi màu toát lên một hương vị đặc trưng không giống với bất cứ loại bánh tét thường ngày nào.
Bánh tét ba màu trước khi gói, nếp phải vo sạch, để ráo, sau đó đem xào với nước cốt dừa, thêm chút muối. Nước lá cẩm và nước lá dứa phải được làm riêng 2 chảo để không bị lẫn màu với nhau. Đậu xanh được xào chung với nước cốt dừa, nêm nếm gia vị vừa đủ. Nhân bánh có thể là nhân chuối, nhân ngọt, nhân thịt, nhân mỡ hoặc nhân thập cẩm gồm đậu xanh, tôm khô, lạp xưởng, giò heo bắc thảo, trứng, đậu phộng,...

Đặc biệt, bánh tét ba màu chỉ được hấp chứ không nấu như bánh tét thường. Nhờ hấp, hạt nếp mới đạt độ dẻo và thơm ngon. Người có kinh nghiệm lâu năm thường hấp bánh bằng củi và luôn giữ độ nóng thật đều thì bánh khi ra lò mới chuẩn vị.

Bánh cống Cần Thơ

Bánh%20cống%20Cần%20Thơ%20-%20TOP%208%20quán%20ăn%20ngon%20nức%20tiếng%20gần%20xa

Giống như bánh ống Trà Vinh, bánh cống (hay bánh cóng) cũng được người dân Cần Thơ xem là thứ quà vặt nên họ chỉ ăn lót bụng vào thời điểm chiều hoặc tối. Là món ăn dân dã, vừa rẻ lại vừa ngon khiến cho ai ăn qua một lần thì không thể nào quên được.
Bánh cống Cần Thơ.
Nguyên liệu chính để làm bánh cống là bột, đậu xanh và tôm. Bột pha chế là quan trọng nhất. Đầu tiên, người thợ lành nghề sẽ dùng ba phần gạo, một phần nếp, ngâm đủ một đêm rồi xay mịn.

Đậu xanh được đãi vỏ, nấu chín. Thịt heo bằm nhuyễn, xào chín, trộn chung với đậu xanh. Tôm tươi rửa sạch, để ráo. Đặc biệt, tôm không bỏ vỏ vì khi lột vỏ đi, chiên lên sẽ mất độ giòn.
Dầu ăn cho vào chảo phải đủ ngập một cái cống. Chờ cho dầu sôi, người ta cho ít bột vào cống, sau đó cho vào một muỗng đậu xanh và thịt làm nhân bánh. Đổ tiếp thêm một lớp bột và tôm để đặt lên trên. Lửa nhỏ bánh mới giòn đều từ ngoài vào trong. Bánh cống ăn cùng với nước mắm chua ngọt và các loại rau diếp cá, đọt xoài, cải đắng, xà lách, húng quế,...

Cơm cháy kho quẹt

CƠM%20CHÁY%20KHO%20QUẸT%20|%20Món%20ăn%20dân%20dã%20|%20Bếp%20Của%20Vợ%20-%20YouTube

Cơm cháy kho quẹt là một món ăn thật ngon đã có mặt từ lâu ở Cần Thơ. Trước đây, người dân nơi đây nghĩ ra món ăn cơm cháy kho quẹt với mục đích chống đói. Dần dần, món ăn dân dã này đã trở thành một trong những món ăn đặc sản đặc biệt tại Cần Thơ.
Cơm cháy kho quẹt.
Món cơm cháy kho quẹt ngon và rất đơn giản. Tuy nhiên, để có được những miếng cơm cháy vàng ươm, giòn tan, cùng với phần kho quẹt đậm đà hương vị đòi hỏi người chế biến có những bí quyết riêng.

Theo đó, giai đoạn quan trọng nhất để làm nên món cơm cháy kho quẹt Cần Thơ là giai đoạn chiên cơm. Nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng, gạo dẻo sau khi được nấu chín sẽ được để nguội.

Để cơm cháy được vàng ươm, giòn tan thì người đầu bếp sẽ dùng một lực vừa phải nhằm ấn cơm xuống đáy chảo trong lúc chiên, để cho cơm thành miếng mỏng, dẹp. Chiên trong khoảng 10 phút với lửa nhỏ, cơm sẽ đủ độ cháy giòn và có thể lấy ra được.
Tiếp đó là công đoạn nấu kho quẹt. Kho quẹt được nấu từ tôm, thịt ba chỉ, hành khô, mắm, đường,... Phần tôm và thịt sẽ được nấu trước, sau đó thêm hành khô, mắm đường vào sau, nêm nếm gia vị và nấu đến khi sền sệt, đặc quánh là kho quẹt đã hoàn thành. Cuối cùng, đầu bếp sẽ cho thêm hành lá cắt nhỏ, ớt băm,... cho đủ vị ngậy - ngọt - mặn - cay yêu thích của người miền Tây.

Lẩu mắm Tây Đô
Lẩu%20mắm%20Cần%20Thơ%20-%20Điểm%20danh%205%20quán%20trứ%20danh%20ngon%20nức%20tiếng


Thoạt đầu mắm kho vốn là món ăn gia đình quen thuộc của dân Nam Bộ ở thôn quê. Sau năm 1975, từ ruộng đồng món mắm kho ra ngoài thành thị, đi vào các quán ăn. Tại đây, mắm kho được chế biến thành lẩu và chiễm chệ ngự trong nhà hàng. Cách chế biến này là của người Cần Thơ nên cho đến nay lẩu mắm Tây Đô được lừng danh cả trong và ngoài nước.
Lẩu mắm Cần Thơ.
Đầu tiên, lựa con mắm lóc thật ngon đem nấu cho rã thịt, lược bỏ hết xương, đỗ nước cốt mắm vô lẩu rồi nêm nếm thêm đường, bột ngọt, mỡ. Đồng thời cho thêm lươn, cá rô từ 7-8 con, thịt ba rọi 300 g xếp vào nồi lẩu. Rau là thành phần không thể thiếu như điên điển, bông lục bình, bông súng, rau tràng, rau dừa, rau mác,...

Lẩu mắm phải ăn lúc thật nóng mới ngon, ít ai có thể cưỡng nổi sự hấp dẫn và hương vị nồng nàn của nó. Thưởng thức lẩu mắm, du khách sẽ cảm nhận được tất cả hương vị tinh hoa của ẩm thực miền Tây, từ vị mặn mà của mắm, vị ngọt từ thịt cá, tôm, lươn cho đến vị thơm ngon của rau củ miền sông nước.

ST





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Jan/2024 lúc 4:50pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2024 lúc 10:41am

Câu Chuyện Bệnh Ở Việt Nam 


Dưới đây Bác sĩ Thắng Trần chia sẻ suy nghĩ của mình về số phận các người bệnh tại Việt Nam 


Cơ may cho tôi được tìm hiểu thêm về hệ thống y tế Việt Nam CS đến thật bất ngờ và đã cho tôi nhiều suy nghĩ về số phận con người.  Sau 42 năm sống xa xứ, lần đầu tiên tôi quyết định về Việt Nam "ĂN TẾT". Về Sài Gòn 5 ngày trước tết để sắp sửa trước khi về quê ăn Tết với người thân. Tết ở Sài Gòn năm nay không có không khí như tôi nghĩ. Chợ hoa vắng người, sức mua sắm giảm nhiều vì kinh tế khó khăn và tình trạng thất nghiệp gia tăng. 

Chuyện không vui xảy ra vào sáng mùng 1 tết, người thân tôi té sau khi đi từ nhà tắm ra và bà đã gãy cổ xương đùi. 

Sau khi xác định qua chụp hình X-ray, tôi phải liên lạc bạn bè đồng nghiệp và cũng là bạn học thời trung học để lo cho bà đi mổ. Bác sĩ M. học cùng trường và quen thân, là bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình đã tận tình giúp đỡ: giới thiệu bịnh viện và liên lạc bác sĩ mỗ giỏi. Anh góp ý nên đi bệnh viện tư ở Sài Gòn. 

 

Từ quê lên Sài Gòn mất 4-5 giờ xe. Các bệnh viện chỉ mổ những ca thật cấp thiết vì bác sĩ và y tá ( ở Việt Nam gọi là điều dưỡng) nghỉ tết. Tôi được khuyên đừng đưa bà lên trước mùng 6. 

Vì bà dùng thuốc loãng máu nên cũng phải đợi. 

Ở Na-Uy những trường hợp này sẽ phải mổ trong vòng 48 giờ.

BỆNH VIỆN T.A là bệnh viện tư nhân người thân tôi nằm. Thủ tục đầu tiên là nộp giấy chứng minh thư, giấy bảo hiểm sức khỏe, tiền ứng cho tiền phòng. Có nhiều mức giá: phòng 6,3, 2 hay 1 người, ngoài ra có phòng VIP. Chúng tôi chọn phòng 1 người với giá 980.000 ngày. Đặc cọc trước 5 ngày. Trong phòng có 1 giường cho bịnh nhân và 1 giường cho người thân đi NUÔI bịnh nhân. Vì 2 vợ chồng tôi ở lại, nên mướn thêm ghế bố 30.000 mỗi ngày. Tiền phòng bao gồm cháo buổi sáng, 3 món trưa và tối cho người bệnh, 1 lần lau sàn nhà và 1 lần lấy rác. Thay ra mền vệ sinh cho bệnh nhân là trách nhiệm người nhà (!!!)

Phòng và nhà vệ sinh tệ

 

ĐIỀU DƯỠNG  Trách nhiệm điều dưỡng: đưa thuốc cho người nhà để cho bệnh nhân uống, thay băng, thử máu, chích thuốc. Ngoài những việc khác người nhà phải lo cho bệnh nhân. Cây kim chích, băng thay, từng miếng bông gòn đều được ghi để tính tiền.  

Khi họ vào họ không giới thiệu họ là ai, phần hành gì. Khi cần gọi họ đến, nhưng không làm gì, chỉ trả lời là họ sẽ hỏi bác sĩ đã. Trong 2 ngày đầu họ coi thường chúng tôi lắm. Sau khi mổ xong người thân tôi mê sảng và sốt. 

 

Tôi yêu cầu đo nhiệt độ, thử máu và xem xét cho trụ sinh. Họ không làm ngay, tôi yêu gặp bác sĩ D, người mổ và người tôi quen. Điều dưỡng thông báo là bác sỉ bận mổ. 

Tôi không đồng ý và tôi tự gọi bs. D xuống ngay. 

Từ khi bs thông báo cho họ biết tôi là ai, họ đã làm theo yêu cầu của tôi không cần thông qua bs D. Tôi thật sự rất khó chịu tính quan liêu và kiêu ngạo. 

Bệnh nhân gãy xương và sau khi mổ với cơn đau dữ dội nhưng họ chỉ cho Paracet để giảm đau. 

Tôi phải yêu cầu dùng morfin và chấp nhận trả tiền họ mới cho. Rõ khổ. BÁC SĨ.

Ngoài bs D quen biết và biết tôi làm gì, còn những bs khác thì hỡi ơi!


Hôm bà bị mê sảng, có 1 bs đến. Ông vào phòng với 1 điều dưỡng. Ông không tự giới thiệu mình là ai và vào làm gì. Ông hỏi bệnh nhân tên gì, tại sao vào đây? Khi nghe bị gãy cổ xương đùi, ông ta chỉ xoáy vào việc là có phải do choáng váng, mất thăng bằng và té. Ông chỉ muốn xác định là do tai biến đưa đến té. Ông hỏi có dùng thuốc loãng máu vì sao? 

Tôi giải thích là do trước đây vài năm có triệu chứng tai biến và khi dùng thuốc loãng máu, triệu chứng không còn sau khi uống thuốc vài phút, từ đó bs bệnh viện cho dùng tiếp. Ông ta không nhìn tôi mà chỉ chăm chăm hỏi bà cụ. Tôi không thể hiểu ông đang làm gì. 1 người đang mê sảng không thể nhớ hay có khả năng trả lời. Tôi phải ngắt lời và hỏi ông là ai? Ông báo là bs chuyên khoa thần kinh, tên S, ông muốn bà cụ phải chụp hình MRI để xác định đã bị tai biến và khi ấy mới tiếp tục dùng thuốc loãng máu. Tôi cũng xin phép tự giới thiệu về mình và giải thích yếu tố phòng hộ ban đầu đủ để bà cụ dùng thuốc loãng máu (tiểu đường, cao áp huyết, triệu chứng tai biến). Xác định có tai biến để dùng thuốc loãng máu là phòng hộ thứ hai, người mê sảng không thể nằm yên 30 phút' để chụp MRI và không bs nào đi lấy bệnh án người mê sảng khi không nói chuyện với người nhà. Tôi trả lời tôi không đồng ý chụp MRI, tôi tự quyết định cho bà dùng thuốc loãng máu và tôi không cần bs S ở đây. Tôi không đồng ý trả tiền cho sự có mặt của bs. 

Tôi đã quen với môi trường làm việc bệnh viện Na-Uy 30 năm. Khi bệnh nhân nằm viện, mọi thứ đều được bs, y tá và trợ tá lo. Người thân không được ở lại bệnh viện. Ở Việt Nam hoàn toàn trái ngược. Ở Việt Nam 3 y tá lo cho 30 bịnh nhân cũng không mệt. Bên Na-Uy 1 y tá lo cho 2 bịnh nhân là bù đầu bù cổ.


Tôi nghĩ những phòng 3-6 bịnh nhân, người thân lo cho bịnh nhân họ sẽ nằm ở đâu. Nằm dưới gầm giường chắc?  Cùng là số phận con người và bệnh nhân, nhưng bệnh nhân ở Na-Uy được đối xử đàng hoàng và đúng tình con người. Tôi thật sự không thể tưởng tượng hoàn cảnh bệnh nhân ở bệnh viện công ở Việt Nam thì sao?


Chi phí tôi phải trả cho 5 ngày nằm viện và mổ là 37 triệu và bảo hiểm trả 52 triệu. Với số tiền gần 80 triệu có thể là cả gia tài cho 1 gia đình.  

Qua đây tôi càng thương cho số phận những người dân trong nước. Còn nhiều người lo không đủ cho chỗ ở, miếng ăn. Chắc nhiều người lo sợ bị bệnh và người thân bị bệnh. Không có quen biết và kém tài chính sẽ khó khăn lắm. 


Dr. Thắng Trần 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jan/2024 lúc 9:47am

Nha Trang, "Phố Tàu" Giữa Việt Nam


       “Phố Tàu!” Nhiều người đã thốt lên như vậy khi đến Nha Trang, như một thành phố của người Trung Hoa. Một thứ “Phố Tàu” ngay giữa Việt Nam với đầy đủ màu sắc Trung Hoa, từ quán ăn cho đến hè phố tất cả đều mang hơi thở, tiếng nói “người Tàu.”

       Bãi biển buổi sáng, xen lẫn giữa những người Việt dậy sớm đi tập thể dục, những du khách đến từ Trung cộng cũng nghênh ngang đi lại khắp nơi và không thể lẫn vào đâu được sự có mặt của họ. Nó làm gia tăng độ ồn ào thành phố, ở những trục đường chính nhiều khi, người Việt phải né đường cho từng tốp người Trung cộng ầm ầm đi qua. 

      Ở quán cafe thì không khí càng kinh hoàng hơn, vì họ đã chiếm lĩnh hết cái khoảng không gian an bình mà người Nha Trang đang thụ hưởng, nhiều người đã phải chạy làng vì không thể chịu nổi cái âm thanh “xí lô xí la” xa lạ đó.

       Tại các quán ăn còn khủng khiếp hơn, khi họ tranh giành nhau từng suất ăn, bàn ghế chật cứng và huyên náo như một cuốn phim ẩm thực được trình diễn bởi đám diễn viên chuyên nghiệp, ăn uống một cách quá mức tận tình!

       Một bà chủ quán cơm mô tả: “Họ như một bầy thú đói! Nhưng không bán thì không được, mỗi lần họ tràn vô là không biết bao nhiêu thức ăn cho đủ, chỉ một loáng là hết sạch.”

       Ngao ngán đến mức bà than thở: “Họ làm tui mất hết khách Việt thân quen, vì đụng tới người Tàu là bà con chạy mất dép, nhưng biết làm sao?”

       Trong những khách sạn có buffet ăn sáng, cảnh tượng càng náo loạn hơn, bao nhiêu thức ăn đưa ra là họ “bốc hốt” sạch trơn. Chỉ trong vòng năm phút là chiến trường trống huơ, đến mức những con ruồi cũng không còn cơ hội vo ve.

      Họ rào rào như tằm ăn dâu, nhanh như ảo thuật, phần ăn, phần thì giấu đem theo, trong túi xách, túi quần, thậm chí đút vào trong ngực. Họ lấy thức ăn thật nhiều, để khi đi thăm thắng cảnh sẽ có sẵn cái để ăn trưa cho đỡ tốn tiền. Nhiều khách sạn phải choáng váng, vì khi khách Trung cộng trả phòng thì tất cả các khăn lông đều biến sạch, đề nghị họ đền thì “bất khả” vì ngôn ngữ bất đồng

Bữa sáng tại một khách sạn ở Nha Trang toàn du khách Trung cộng.

       Bởi vậy, mỗi khi khách Trung cộng thuê, thì khách sạn gần như “tan nát,” vì không căn phòng nào nguyên vẹn sau một đêm bị họ quậy nát, hôi hám không thể chịu nổi.

       “Mỗi lần dọn phòng cho họ là em rụng rời, tởm đến ngày hôm sau còn sợ,” một nhân viên phục vụ mếu máo: “Họ không cho một xu, mà còn hành hạ đủ kiểu,  phòng nào có khách đàn ông là em chỉ dám đứng ngoài ra dấu – không dám vào trong vì không biết sẽ xảy ra chuyện gì, sợ lắm!”

              Nha Trang bây giờ đích thị là một “Phố Tàu” đúng nghĩa, họ đến nườm nượp, cứ nhìn vào các khu “check out,” “check in” ở phi trường Cam Ranh là thấy, sự khủng khiếp như một cái chợ. Mỗi lần lên xuống-xuất nhập của họ có lẽ phải cả sư đoàn, người Việt dường như biến mất chỉ còn lại người Trung cộng.

       Một ngày nào đó không xa, Nha Trang hay Đà Nẵng… rồi cũng biến thành của họ, vì nếu ba đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc và gần gũi nhất là Vân Phong, chỉ cách Nha Trang một giờ xe chạy, nếu được Quốc Hội Cộng Sản thông qua thì chắc chắn sẽ là nơi lý tưởng để người Trung cộng kéo đến và sinh cơ lập nghiệp lâu dài nơi đẹp đẽ này.

       Và điều này rồi sẽ phải xảy ra, vì dư luận đang rộ tin – Bắc Vân Phong, đã được một số người Trung cộng núp bóng người Việt, mua lại gần hết. Giá nào cũng mua, vì nơi đây vẫn còn hoang sơ chưa có người ở. Với cảnh quan biển xanh cát trắng, với những hòn đảo tách biệt đất liền, thì một ngày không xa, nó sẽ là một thứ “Thẩm Quyến” thứ hai của Trung cộng. Và nếu nó được cho thuê và ưu đãi như một “nhượng địa” suốt 70 năm hay 99 năm như dự thảo ban đầu.

       Một người bạn già của tôi nói, dòng họ ông ở Nha Trang đã 3 đời nay rồi, nhưng chưa khi nào thấy người Trung cộng đông đảo trên quê hương của mình nhiều như vậy. “Nhiều đến mức hải sản cũng cạn kiệt vì họ ngốn thức ăn nhiều khủng khiếp. Dường như họ nhai cả vỏ tôm sò, đến mức khi họ ra đi mọi thứ cũng không còn gì ngoài cái mùi của Trung Hoa còn vương lại”!


Nguyễn Sài Gòn

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jan/2024 lúc 8:26am

Tận Cùng Khốn Nạn - Chuyện Những Cây Cầu Ở Miền Tây


Cầu Mỹ Thuận, bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, được khởi công ngày 06/7/1997 do nước Australia tài trợ, khánh thành ngày 21/5/2000. Người dân Miền Tây vui mừng chưa hết nụ cười thì ngay lập tức trạm thu phí phía Tiền Giang hoạt động. Dĩ nhiên, Australia phản đối việc thu phí do cây cầu này được xây từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Australia, họ muốn giúp đỡ dân Miền tây vốn đã quá vất vả với hạ tầng giao thông kém cỏi. Phía VN viện cớ phải thu phí để trang trải tiền bảo trì, duy tu, điện chiếu sáng nên cù nhây quyết không buông, người Úc lại bảo “thế chúng mày thu thuế để làm gì?” Phía VN vẫn chây lỳ, Người Úc đành âm thầm rút khỏi dự án cầu Cao Lãnh và Vàm Cống. Mãi đến 01.01.2013, trạm thu phí cầu Mỹ Thuận mới chính thức dừng thu phí, khi đã áp phí bảo trì đường bộ bắt buộc.


Năm 2010, cầu Cần Thơ khánh thành, bằng nguồn vốn của người Nhật, nếu người Nhật không đến có lẽ việc nối hai bờ sông Hậu mãi là giấc mơ. Cầu xây chưa xong nhưng trạm thu phí thì đã nhanh nhẩu xây xong trước đó. Người Nhật cũng phản đối giống như người Úc, chắc họ ngạc nhiên với cái chính quyền đã thu thuế phí các loại lại còn tận thu phí qua cầu.


Năm 2011 Hầm Thủ Thiêm và Đại lộ Đông tây khánh thành, trước đó trạm thu phí đã mọc lên, phía Nhật gởi công hàm phản đối kịch liệt. Kết quả: ngày 22/11/2012, UBND TP HCM quyết định chưa thu phí hầm Thủ Thiêm (đường hầm sông Sài Gòn) "để chia sẻ khó khăn với người dân", nghe mà rớt nước mắt, nuốt không trôi thì chia sẻ vậy!!!. Trạm thu phí này phải dỡ bỏ vào năm 2018, mất 53 tỷ đồng tiền xây dựng.

Sự đê tiện của Bộ GTVT và chính quyền được nâng cao thêm một mức khi thông cầu Vàm Cống và Cao Lãnh, họ liền đặt trạm BOT T2 ngay ngã ba lộ tẻ để chặn dòng xe qua cầu Vàm Cống đi về hướng Long Xuyên, trước đó đã có trạm thu phí trên QL 80 đi Rạch Giá và QL 91 đi Cần Thơ, lập trạm BOT T2 này chẳng khác nào hành động của bọn lục lâm Khảo khấu, một hành vi trấn lột đê tiện. Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh do chính phủ Hàn Quốc tài trợ, trước sự phản đối của phía Hàn Quốc và người dân, trạm này phải đóng cửa. Cái bản chất gian xảo, lưu manh nó có từ thời nào?

Các nước Úc, Nhật và Hàn Quốc muốn giúp đỡ người dân Miền Tây nên đã dùng tiền thuế của dân họ tài trợ xây ba cây cầu huyết mạch, giúp việc lưu thông thuận tiện, giúp cho người dân cải thiện đời sống của mình. Nhà nước VN do dân, vì dân, thấy dân đi đường của bọn tư bản viện trợ mà không thu thì rất phí nên bất chấp liêm sỉ, bằng mọi giá lập trạm thu phí, dù sau đó phải ăn cái tát từ các nhà tài trợ!!!


Cây cầu thứ tư khá nổi tiếng ở Miền Tây, khi nhắc đến nó chúng ta sẽ nghĩ đến một điểm kẹt xe nổi tiếng. Cầu Rạch Miễu nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, là niềm tự hào của ngành xây dựng giao thông VN, đây là công trình do Việt Nam tự đầu tư, với thiết kế và tổng thầu là các công ty Việt Nam. Tiếc thay “niềm tự hào” nãy đã lỗi thời từ ngay từ khi thiết kế và trở thành cây cầu nguy hiểm nhất Miền Tây.

Rạch Miễu được khởi công năm 2002, tuy nhiên nó lại sử dụng số liệu khảo sát về lưu lượng xe từ năm 1995!, khánh thành năm 2009 nó đã trở nên lạc hậu. Cầu chỉ có một làn xe cho mỗi chiều và một dẻo nhỏ hai bên cho xe máy đi, mặt đường nhỏ. Độ dốc cao nên xe tải chỉ có thể bò lên cầu, độ tĩnh không cao nên khi trời mưa hay gió lớn xe máy di chuyển qua đây có thể bị thổi ngã, tuy vậy khi thiết kế và ngay cả bây giờ họ cũng không gắn các miếng che gió đảm bảo an toàn cho người đi đường. Mặc dù xây cầu để không phải đi phà, nhưng đến năm 2021, ngân sách (lại là tiền thuế của dân) chi 100 tỷ để làm lại bến phà nhằm giải tỏa cho Cầu Rạch Miễu, cái vòng lẫn quẩn.


Nguồn: FB Chế Quốc Long

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jan/2024 lúc 9:23am

Cá Ngát Nấu Măng Chua "Lai Rai" chia tay Mộc Hoá Mùa Nước Nổi 2023 | Nét Quê #47 <<<<<<



2%20cách%20nẩu%20lẩu%20cá%20ngát%20măng%20chua%20và%20chua%20cay%20thơm%20ngon%20đậm%20đà%20hấp%20dẫn


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Jan/2024 lúc 9:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Feb/2024 lúc 4:22pm
Bánh đường phố thông dụng ngon và gọn nhất ở VN


Tất%20tần%20tật%2020++%20quán%20bánh%20bao%20siêu%20ngon%20tại%20Hà%20Nội
Bánh bao, chứ không phải phở hay bún chả, là cái tên được vinh danh đầu tiên trong danh sách của Lonely Planet.


Cẩm nang du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet vừa liệt kê các món ăn đường phố ngon nhất tại Việt Nam khi phát hành cuốn Eat Vietnam. Đứng đầu danh sách này là bánh bao. Lonely Planet đã miêu tả về món ăn này: "Là một món bánh hấp nhân mặn. Nhân có thể là thịt lợn băm trộn cùng hành, nấm và các loại rau khác. Loại đắt tiền hơn sẽ có nhân trứng cút, thịt gà. Bạn nhớ đừng quên gỡ miếng giấy lót phía dưới bánh ra khi ăn". Ảnh: Hoàng Lệ Quyên
2%20Cách%20làm%20bánh%20bèo%20chay%20mềm%20ngon%20vô%20cùng%20đơn%20giản

Cái tên thứ hai được nhắc đến là bánh bèo. Miếng bánh có màu trắng được quết một lớp mỡ rồi bày bánh lên đĩa. Tôm chấy được xào trên chảo đến khi có màu vàng ưng ý, được rắc lên trên. Cuối cùng, tóp mỡ được cho lên sau cùng. Tại Việt Nam có nhiều phiên bản bánh bèo, gắn liền với các địa danh như Huế, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Hải Phòng... Ảnh: talithaeatsalot/Instagram
Bánh%20căn:%20Thức%20quà%20ngon%20của%20thành%20phố%20biển

Từ một món ăn giản dị của người Chăm, bánh căn ngày nay không còn là món của riêng Phan Rang (Ninh Thuận) nữa mà đã trở thành đặc sản hút khách, và nhiều du khách nước ngoài cũng khá "ghiền" món ăn này. Chiếc bánh căn trắng tinh, nóng hổi, nhân là trứng, thịt và tôm... tùy theo ý thích của người thưởng thức, bánh được lấy khi vừa chín tới là được thả ngay vào tô hành lá xắt nhuyễn. Ảnh: Lê Bích
Cách%20làm%20Bánh%20Tráng%20Trộn%20tại%20nhà%20ngon%20như%20ngoài%20tiệm%20-%20Tú%20Lê%20Miền%20Tây%20-%20%20YouTube

Xuất xứ từ Tây Ninh, bánh tráng trộn là món ăn vặt ưa chuộng của học sinh, sinh viên địa phương và dần phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Một suất bánh tráng trộn đầy đủ gồm bánh tráng cắt sợi, xoài, đậu phộng, rau răm, bò khô, mực khô, trứng cút, tép khô, muối tôm... cùng một số thành phần khác tùy theo người bán. Ảnh: Ngân Dương
BÒ%20BÍA%20-%20Cách%20làm%20Bò%20Bía%20Mặn%20và%20cách%20làm%20sốt%20tương%20đen%20chấm%20bò%20bía%20gỏi%20cuốn%20%20ngon%20-%20Tú%20Lê%20Miền%20Tây%20-%20YouTube

Bò bía cũng là từ mượn của tiếng Hoa vùng Phúc Kiến để gọi tên món ăn chứ không phải vì cuốn bánh có chứa thịt bò bên trong. Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc hay ăn bò bía ngọt, gồm bánh tráng mềm dai làm từ bột mì, dừa nạo sợi béo bùi, thanh kẹo mạch nha giòn tan cùng hạt mè đen. Trong khi đó, thực khách Sài Gòn và các tỉnh thành phía Nam thường quen với bò bía mặn (ảnh), với nhân thường có lạp xưởng, trứng tráng, cà rốt, rau xà lách, củ sắn, tôm khô, rau thơm... Ảnh: homnay_tuiangi/Instagram
ENG%20SUB%5d%20Thèm%20bột%20chiên,%20tự%20làm%20cách%20này%20rất%20dễ%20mà%20siêu%20ngon%20luôn%20|%20%20Delicious%20Fried%20Rice%20Flour%20Cake%20-%20YouTube

Bánh bột chiên hấp dẫn thực khách bởi vỏ ngoài giòn nóng, ruột mềm mịn, béo ngậy. Bột bánh là thứ quyết định độ ngon của món ăn. Bột sau khi chiên phải mềm mà không nhão, để lâu không bị cứng. Ngoài hai nguyên liệu chính là bột và trứng, món ăn dọn ra còn có hành lá, tóp mỡ. Ảnh: Lonely Planet
4%20Cách%20Làm%20Há%20Cảo%20Hấp%20&%20Chiên%20Nhân%20Tôm%20Thịt%20Ngon,%20Chuẩn%20Vị%20|%20TIKI

Món ăn tiếp theo được nhắc đến là há cảo, cùng lời giới thiệu: "Món ăn hấp dẫn này có nhân tôm, thịt lợn hoặc lá hẹ. Một số nơi hấp, một số nơi sẽ chiên giòn, ăn kèm nước chấm chua ngọt, tương ớt và rau sống, dưa góp. Ảnh: Ngân Dương
Cách%20Làm%20Món%20Nộm%20đu%20đủ%20bò%20khô%20của%20Phương%20Tú%20-%20Cookpad

Nộm đu đủ là một trong những món ăn đường phố được giới trẻ yêu thích. Món ăn gồm đu đủ xanh bào sợi, ăn kèm rau thơm, lạc rang và nước sốt chua ngọt. Mọi người thường ăn kèm với thịt chim quay, bò khô, thịt quay... Ảnh: Phương Anh
Sticky%20Rice%20with%20***orted%20Toppings%20-%20Xôi%20mặn%20-%20Helens%20Recipes%20Official%20%20Website

Xôi là món ăn tiếp theo được nhắc đến. Người Hà Nội thường ăn xôi xéo với ruốc hay chả, xôi trắng với thịt kho, lạp xưởng... người Sài Gòn chọn ăn kèm xá xíu, gà quay, trứng cút...
Buổi sáng những ngày bình thường, lái xe vòng quanh các con phố Hà Nội, người ta thấy không thiếu những gánh và quán xôi vỉa hè. Lại gần ngồi trên những chiếc ghế nhựa thấp, thực khách có thể ngửi thấy mùi xôi nếp thoang thoảng, theo làn khói nghi ngút tỏa ra từ các chõ, hay thúng, được phủ một một lớp vải mỏng để giữ nóng. Ảnh: Lan Hương

Anh Minh









Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Feb/2024 lúc 4:47pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Feb/2024 lúc 12:10pm

Những Câu Nói Rặc Ngôn Ngữ Miền Tây

Tổng%20hợp%20nhiều%20hơn%2092%20cảnh%20đồng%20quê%20miền%20tây%20hay%20nhất%20-%20Tin%20Học%20Vui

- Mầy bớt ba đía lợi dzới tao nghen, tao lụi mầy liền á.

- Cái thằng âm binh dzịt dzật nầy, mày chán sống rồi hả mậy?

- Cái con nhỏ đó nhỏ xíu con mà nó dữ như bà chằn lửa, còn hổn nữa chứ, đụng có cái mà nó chửi tan tành mây khói.

- Mèn ơi, nói ai chứ thằng Tám tao rành nó quá mà, cái thằng gì mà nổ banh nhà lồng chợ luôn.

- Nói cái con khỉ khô chớ nói, ai cho mầy nói, hả mậy!

- Thôi tao dìa hà, để tía sắp nhỏ trông, sớm giờ ở đây tám quá trời quá đất rồi.


 - Nhà con ở đâu... Dạ con ở xì gòn... Nhà có guộng dườn dì hông con… Dạ có mấy công hà chú, với miếng guộng nhỏ nhỏ trồng ba cái lúa đặng có gơm bò ăn chú ơi!.

 - Ủa mầy dề hồi nào dậy, con mới dìa cái gột luôn dì tám !

 - Dịt dật mày thằng cô hồn, làm tao hớt hồn hớt día hà!

 - Chưa chời chưa chật dậy gòi còn ngủ nữa mậy, dậy chở bao lúa đi chà lẹ, nhà hông còn hột gạo nữa.

 - Sáng mơi thức sớm đặng đi ra đồng thăm ba cái lúa nữa đó nha mậy, mai tao mắc lên xã mần ba cái giấy tờ gòi.

- Uống gụ mà dỗ đùi là gụ ngon đó!

 - Đứng đó cải cải hồi tao chẻ cái đầu mày bây giờ, con với cái!

- Mồ tổ cha tụi bây, đi lâu quá trời mới thấy dìa đó hen.

- Huốc gồi! đi huốc gồi, quành lại quành lại đi

 - Hai đứa bây ăn xong rồi lên dường cúi cho tao nghe chưa, lì lộm nói hông có nghe gì hết!

 - Quỷ thần thiên địa ơi, hồi xưa xấu quá giờ nhìn không ra luôn bà.

 - Mày mà hông học hành thì sao này cạp đất mà ăn nha con.

 - Mẹ thằng cu đâu gồi, ga đây tui biểu coi, bà có quởn bà đi qua bển coi anh guộc ảnh có ở nhà hông, rủ ảnh qua tui dới ảnh mần mấy ly lấy ngót cái coi, anh em cột chèo mấy gài có quỡn đâu mà gặp nhau.

- Con ở nhà mình ên, má con đi xóm chưa có dìa.

- Làm lai rai dài xị hông mày, hồi hộng qua tát ao có mấy con cá nè, để tao kêu bà nhà tao nướng trui gòi chú cháu mình quất liền.

 - Cái trái này nó hổng có bự, nó trọng trọng à má ơi.
 - Cà gề cà gề dậy! Gốp gẽn lên coi! Mần như mầy chắc tới tết mới xong quá mậy!

 - Anh mầy tát cá nhóc hết chơn mầy đi dìa bắt phụ kìa.

 - Chơi dậy gồi ai chơi lợi, chơi mình ên đi mầy.

 - Mẹ tui: Suốt ngày bấm bấm, tao thồn cái điện thoại dô bản họng mày bây giờ! Dẹp lẹ đi ra đằng sau quơ miếng củi dô tao nấu cơm coi!
 

Nguồn:  FB


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Feb/2024 lúc 12:15pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.387 seconds.