Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2019 lúc 2:04pm
HỒN%20QUÊ%20MÌNH%20,BAO%20LỜI%20KHÔNG%20%20KỂ%20HẾT%202130r3aHỒN QUÊ MÌNH ,BAO LỜI KHÔNG  KỂ HẾT






HỒN QUÊ MÌNH. KẼO KẸT  TRƯA HÈ . VÕNG MẮC BỤI TRE … 


Hồn quê mình
Trưa hè nhức tiếng ve
Gà gáy sớm
Chuông nhà thờ bốn phía…

Chó sủa bóng trăng
Đêm thanh lạnh vắng
Đèn nhà ai
Còn sáng những trang văn…

Cối xay thóc
Ù ì nặng nhọc
Nhịp chày quê thình thịch
Giã trắng đêm…


********


Thơ Trần Thoại Nguyên






HỒN%20QUÊ%20MÌNH%20,BAO%20LỜI%20KHÔNG%20%20KỂ%20HẾT%20F1gto4
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2019 lúc 6:16am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2019 lúc 6:49am
HỒN%20QUÊ%20MÌNH%20,BAO%20LỜI%20KHÔNG%20%20KỂ%20HẾT%202130r3aHỒN QUÊ MÌNH ,BAO LỜI KHÔNG  KỂ HẾT






HỒN QUÊ MÌNH. TRƯA HÈ NHỨC TIẾNG VE  … 


Hồn quê mình
Gạo tám xoan Đồng Quỹ
Chuối ngự đền Trần
Vỏ mỏng thơm hương…

Lai láng rượu
Những chàng say ngất ngưởng
Mang bầu thơ sông Vị
Dáng Tú Xươn…


********


Thơ Trần Thoại Nguyên




HỒN%20QUÊ%20MÌNH%20,BAO%20LỜI%20KHÔNG%20%20KỂ%20HẾT%20F1gto4
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2019 lúc 10:53am

Quê hương là mùi… nước mắm!

nuocmam%20phuquoc
Sản xuất nước mắm ở Phú Quốc, Việt Nam. (Hình: Getty Images)

Người ta định nghĩa quê hương bằng nhiều lối, đối với tôi, cũng không là chùm khế ngọt hay con diều biếc, mà quê hương chính là mùi… nước mắm!

Đã là người Việt Nam, ai cũng mê nước mắm. Thích thì còn bỏ được, nhưng mê thì có phần đắm đuối, khó xa rời.

Tôi có ba tháng ở Mỹ năm 1955 theo học một khóa chuyên môn ở tiểu bang Indiana, thời đó chưa có người Việt nhiều, nhớ nhà thì ít mà nhớ nước mắm thì nhiều. Bởi vậy chúng ta, người đến Mỹ trong vòng hai, ba mươi năm nay, nên thông cảm cho những người Việt đến quận Cam này trước, còn cái mừng nào bằng, mấy tháng sau mới đi Los Angeles, mua được chai nước mắm.

Chúng ta nghĩ sao về sức mạnh của nước mắm khi mấy bà có “rể Mỹ” khoe, “thằng này mê nước mắm lắm!” Chuyện mê này khó lòng mà dứt ra được.

Mà phải nước mắm có mùi vị thơm tho gì cho cam! Lỡ có một giọt nước mắm dính vào áo thì mười giọt nước hoa cũng không át mùi nước mắm đi được. Nhưng bữa ăn của người Việt làm sao thiếu được nước mắm. Trong dĩa cá kho, tô canh, món rau chấm và thêm một chén nước mắm pha hay nước mắm chanh ớt để bên cạnh. Trong mâm cơm người mình, đi từ căn bản là chén nước mắm với cái trứng vịt luộc, món rau muống hay cải luộc của nhà nghèo, rồi xa hơn mới có dĩa cá kho hay tô canh.

Trong đói nghèo, người ta còn làm được nước mắm giả để lừa con mắt mà không lừa được vị giác. Sau năm 1975, bị tù tập trung ngoài Bắc, tù nhân được cho ăn một bữa ba muỗng nước mắm giả. Nhà bếp nấu sôi nước muối trong một cái chảo chung với một nắm lá chuối khô, thứ đã ngả màu nâu vàng, từ đó màu nước mắm đậm lạt là tùy nhà bếp. Sáng kiến này đã cho chúng ta một thứ nước mà màu sắc rất giống nước mắm. Cứ nghĩ nó là nước mắm XHCN đi, nghe mặn trong miệng là được! Trong bao nhiêu thứ chiêu bài giả hiệu, thêm một vài muỗng nước mắm này cũng chẳng sao!

Đối với tôi, nước mắm là món quà của Trời Đất dành cho người Việt Nam! Những quốc gia có bờ biển dài, nơi nào cũng có kỹ nghệ đánh cá, như Canada, Indonesia, Nga, Philippinnes, Nhật Bản, kể cả Hoa Kỳ… nhưng không nơi nào có sáng kiến làm được nước mắm và biết ăn nước mắm như Việt Nam. Trong khi đó chiều dài của bờ biển, chúng ta chỉ được xếp hạng thứ 33 trên thế giới.

Một nước gần gũi với chúng ta nhất về văn hóa và địa lý là Trung Quốc, có bờ biển 14,500 km, dài gấp 4 lần Việt Nam mà cũng không biết làm một chất nước chấm từ con cá mà phải ăn… xì dầu! Thế mới biết không phải người ta giàu vì rừng vàng biển bạc, mà có trí tuệ biết khai thác tài nguyên của thiên nhiên.

Xa quê hương, không cần phải thấy “khói sóng trên sông,” chỉ nghe mùi nước mắm là cũng đủ nhớ nhà. Bạn đi Pháp, sang Ý, lên Bắc Âu hay Bắc Á, qua Úc hay Tân Tây lan, cũng không tìm đâu ra mùi nước mắm, nhưng khi nghe được mùi nước mắm là “cầm được tay, day được cánh” thấy quê nhà bên cạnh rồi.

Không thể nào nhầm lẫn! Tô phở là của người Việt, tô mì là của người Tàu! Cũng không ai ăn phở với xì dầu, cũng như không ai chan mì với nước mắm! Sau 1,000 năm bị lệ thuộc dân Tàu, dân tộc Việt vẫn không thể nào thích nghi với… xì dầu, mà vẫn nặng lòng với nước mắm!

Chúng ta không thể phủ nhận rằng, nước mắm truyền thống chính là “tinh hoa của dân tộc,” và cũng là món “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam. Người Việt không thể thiếu nước mắm hay nói đến nước mắm là phải nghĩ đến người Việt.

Cá đem ướp muối trong vòng từ 6 tháng đến hơn một năm, trong những chiếc thùng bằng gỗ lớn, cho ta một thứ nước mắm tinh chất (nhĩ) đợt đầu, và sau đó là nước mắm các hạng, nhưng cũng là chất liệu làm từ cá biển. Vào thời nhiễu nhương, nước mắm bị pha chế bằng các loại phẩm bột màu, và “mùi” nước mắm, mà không cần đến cá biển. Ngày nay hóa chất có đủ loại hương vị, chúng ta có thể dễ tính, uống một ly sinh tố xoài mà không có chút xoài nào hay một ly cà phê không làm từ hạt cà phê!

Như vậy nước mắm Việt Nam không thể nào “made in USA” được mà may ra chúng ta chỉ có một thứ nước pha mùi và pha màu “giống như nước mắm!” tạm gọi là một thứ nước chấm, vì công đoạn ướp cá làm cho cá lên men và các nhà máy sản xuất nước mắm chưa đủ điều kiện vệ sinh thích hợp trong môi trường của nước Mỹ.

Người ta thấy bỗng nhiên, mới đây, nhà cầm quyền Việt Nam đặt chuyện nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Một dự thảo về “quy phạm thực hành sản xuất nước mắm” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn soạn thảo có nhiều nội dung mang tính chất “bóp nghẹt” các cơ sở nước mắm truyền thống, có tính cách hướng dẫn, quy định, như cần kiểm soát các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong khi nguyên liệu làm nước mắm là cá biển, không thể có thuốc thú y. Câu chuyện giữa các nhà sản xuất nước mắm và chính quyền chưa biết sẽ đi về đâu, nhưng dư luận cho rằng “Nhà Nước” đang muốn đưa bàn tay dẹp bỏ loại nước mắm truyền thống!

Việt Nam Cộng Sản đã từng kêu gọi dùng tiếng Tàu và bỏ chữ quốc ngữ, và bỏ Tây y dùng thuốc Bắc. Gần đây “quái thai” Bùi Hiền lại đề xuất viết quốc ngữ mới! Không lẽ giờ đây đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương bỏ nước mắm để ăn… xì dầu cho giống Tàu? (Huy Phương)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2019 lúc 1:25pm


HỒN%20QUÊ%20MÌNH%20,BAO%20LỜI%20KHÔNG%20%20KỂ%20HẾT%202130r3aHỒN QUÊ MÌNH ,BAO LỜI KHÔNG  KỂ HẾT

HỒN%20QUÊ%20MÌNH%20,BAO%20LỜI%20KHÔNG%20%20KỂ%20HẾT%20Dzgn6a
HỒN QUÊ MÌNH. NHỚ SAO CÁI THƯỞ CHĂN TRÂU:
NƯỚNG KHOAI, TẬP TRẬN CỜ LAU QUÊN VỀ



Lâng lâng đi trên cánh đồng
Cỏ non mơn mởn triền sông
Nhớ thời chăn trâu, cắt cỏ
Ký ức tràn về mênh mông.

Nhớ sao là những ngày đông
Một đống lửa to giữa đồng
Nướng khoai, dành nhau củ lớn…
Củ này hai đứa ăn chung.


********


Thơ Ngọc Khôi





HỒN%20QUÊ%20MÌNH%20,BAO%20LỜI%20KHÔNG%20%20KỂ%20HẾT%20F1gto4
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2019 lúc 8:58am

Ngã Ba Ông Tạ 


1.
Tui có anh bạn quen hồi học Văn Khoa Sài Gòn, anh là dân Bắc di cư 54, là dân kỳ cựu ở Ngã ba Ông Tạ. Một bữa ngồi cà phê, anh kể về vùng đất anh đã gắn bó với nó gần 66 năm rồi, anh bảo kể cho tui nghe để tui có tư liệu viết về vùng đất nổi tiếng ấy. Tui vốn không phải là dân ở đó, cũng chẳng có chút kỷ niệm gì về nó nên mãi mà vẫn chưa có cảm xúc để viết. Thời may, tui đọc được bài viết này, bài viết quá đủ về một miền đất và những con người ở đấy. Có điều bài viết bỏ qua một chi tiết rất quan trọng của chợ Ông Tạ, đó là ngày xưa ở đây là nơi có các sạp hàng bán thịt chó nhiều nhất Sài Gòn, bây giờ đã giảm nhiều lắm rồi vì người ta đã bớt ăn thịt chó.
Cho nên anh bạn tui ơi, đã có người viết thay tui rồi đó.

HƯƠNG VỊ NGÃ BA ÔNG TẠ .
Từ năm 1954, khu ngã ba Ông Tạ đang vắng vẻ thay đổi hẳn vì cộng đồng người Bắc di cư vào hình thành khu dân cư đông đúc. Nhà thờ, chợ búa, tiệm quán, trường học nhanh chóng xuất hiện. Người dân Ông Tạ mang vào Nam phong cách ẩm thực quê hương miền Bắc và tiếp tục giữ gìn, phát triển nhờ có thực khách đồng hương. Họ mở quán xá ngoài mặt phố, trong chợ, trên vỉa hè. Một số nhà trong hẻm biến thành nơi chế biến thực phẩm cung cấp cho các chợ và quán ăn, từ lò mổ heo, làm giò chả, làm bún, quay thịt heo... Rau củ chợ Ông Tạ luôn tươi mới vì được đưa từ vùng Bà Quẹo, Hóc Môn xuống bằng xe ngựa vào mỗi sáng sớm. Chợ Ông Tạ và khu phố chung quanh trở thành nơi giới thiệu và thưởng thức món ngon vật lạ, cũng là nơi bình phẩm, đánh giá thực phẩm từ các bà nội trợ sành ăn.
Nói về hàng ăn, trước hết, phải nhắc đến món giò chả, đặc sản khu này. Trong đó, có nhà làm giò chả của ông Trùm Bệ, nằm giữa rạp Đại Lợi và ngõ vào cổng nhà thờ Tân Chí Linh.

Ông Trùm Bệ có một người con trai và hai cô con gái. Hai cô gái ở hai nhà riêng, đều làm giò chả để hằng ngày đem bán ở chợ Vườn Chuối và chợ Hòa Hưng. Giò chả của hai cô từ một gốc mà ra nhưng mỗi người có một hương vị riêng, đều ngon nổi tiếng ở hai khu chợ họ bỏ mối. Ông Trùm Bệ ở với con trai nhưng hàng ngày đến nhà cô gái nhỏ là cô Nghĩa để phụ làm giò. Ông giúp cô gói những cái giò lụa hay nướng những khuôn chả quế. Đôi khi ông cũng gói những cái bánh giò trong lá chuối rồi hấp nóng, ăn thơm và giòn. Giò chả của cô có tiếng là ngon vì chọn thịt heo và thịt bò tươi rất kỹ, được bỏ mối đến nhà hàng ngày từ lò mổ heo bò gần chợ ông Tạ. Công-xi heo này rất coi trọng khách hàng quen từ chợ và các nhà chế biến giò gần đó. Mỗi ngày họ giao hàng trăm cân thịt loại ngon nhất tới nhà cô, thịt heo cho giò lụa, chả chiên, chả quế, giò gân và thịt bò cho giò bò, giò gân. Vì chế biến bằng thịt tươi, giò chả của hai cô thơm, ăn rất giòn. Khi chế biến, thịt được thái mỏng cho vào máy điện xay cho nhuyễn. Thêm nước mắm nhỉ nguyên chất từ Phú Quốc và tiêu, hành, bột nổi, gia vị cho đậm đà. Sau khi xay xong, những khối giò sống lại được cho vào cối đá giã cho thịt nhuyễn đều. Với vài khách quen, ông Trùm Bệ thường kể rằng ngày xưa ở miền Bắc chưa có máy xay thịt nên thịt heo phải thái mỏng xong cho vào cối giã cho nhuyễn rồi mới trộn chung với gia vị. Vào Sài Gòn, lúc đầu ông vẫn giữ cách làm xưa, cho vào cối giã. Mãi đến khi có máy xay thịt thì đỡ công giã, sản xuất được nhiều giò hơn hẳn. Tuy nhiên, cối đá vẫn được dùng để giã giò sống cho thịt quyện chắc vào nhau. Giò lụa được gói trong lá chuối tùy theo trọng lượng, nửa ký, một ký hoặc hai ký tùy khách hàng đặt hoặc để bán cho các bà đi chợ. Hai cô cũng bán những cân giò sống cho các bà làm bún mọc hoặc cho các bà đi chợ mua về làm mọc nấu canh.

Kha, anh bạn tôi ở Mỹ hồi xưa sống cùng gia đình trên đường Thoại Ngọc Hầu, đoạn gần cầu, có kỷ niệm về ông Trùm Bệ này. Kha nhớ nhiều lần mẹ sai đến nhà cô Nghĩa mua vài ký mọc sống để về nhà làm bún mọc, nhồi gà tần hoặc nấu món vịt tiềm đãi khách, hoặc làm mọc nấu canh bí, canh rau ngót. Lúc khác, bà sai sang mua vài ký giò bò sống để làm bò viên ăn mì hay phở, chả chiên để ăn bánh cuốn. Dịp Tết thì mua vài kí chả quế, mấy cây giò lụa để ăn dần mấy ngày Tết. Những lần như vậy, Kha được xem cô Nghĩa xay giò và ông Trùm Bệ gói giò.Ông xúc thịt cho vào lá chuối đặt lên cân đúng trọng lượng rồi cuộn tròn cái giò lại, lấy dây lạt bằng tre gói từng vòng xong xếp vào trong cái vạc lớn để luộc cho đầy một mẻ. Khi làm chả chiên, ông cũng xúc từng nửa cân thịt đặt trên miếng lá chuối rồi thả vào trong vạc dầu sôi sùng sục khoảng chừng mười phút thì chín. Những miếng chả chiên vàng ươm khi chín thì nổi lên trong vạc dầu. Ông vớt ra cho vào cái sọt đan bằng tre và đậy nắp lại để giữ nóng cho tới khi mang ra chợ bán.

Khi làm chả quế, ông xúc những miếng thịt heo xay có trộn quế đắp lên cái khuôn hình ống dài khoảng chừng sáu tấc, đường kính khoảng chừng hai tấc. Ông đắp thịt cho dầy khoảng chừng ba phân. Sau đó ông đặt cái khuôn chả quế lên quay bên trên bếp lửa than hồng. Làm món này lắm công phu, vì phải quay chậm rãi cho đều chừng hơn một tiếng đồng hồ đến khi chả chín vàng ươm chung quanh. Nếu làm không đúng cách, chả quế có chỗ sẽ bị cháy hoặc có chỗ không chín. Chả quế làm đúng cách khi ăn sẽ cảm thấy trên bề mặt dòn tan như thịt heo quay, nhưng bên trong mềm và dẻo lại thơm mùi quế. Chỉ có những dịp lễ hội đặc biệt hoặc có đám xá, nhất là đám cưới thì người ta mới đặt mua cả cây chả quế về cắt ra từng miếng hình con thoi xếp vào đĩa trông như những ngôi sao rất hấp dẫn. Nhiều lần đến mua giò chả, Kha thấy ông Bệ làm những cái bánh giò gói trong lá chuối cột thành từng xâu cho vô trong cái nồi to để hấp. Khi đi về, ông thường dúi vào tay Kha một hai cái bánh giò hay một cái giò lụa nho nhỏ mà ông vét cối vét chày cho vào lá chuối gói để làm quà cho mấy đứa cháu.

Mỗi sáng, ông Trùm Bệ đi bộ đến nhà Kha chơi và để uống nước chè xanh. Có lúc ông mang qua cái giò con con cho thằng em của Kha. Mỗi lần đưa cho nó, ông cắn nhẹ tay thằng bé một cái. Miệng ông nhai trầu nên dấu răng ông cắn có vết vôi đỏ lòm, thằng bé tưởng là máu thật. Sau này hai cô con gái của ông sang Mỹ sống nhưng một cô cháu ngoại của ông ở lại Sài Gòn tiếp tục làm giò chả thay mẹ. Giò chả của cô này cũng bán chạy, thậm chí đắt hàng hơn.
Những tiệm thuốc Bắc có nhiều ở khu Ông Tạ, của người Việt và người Hoa. Đối với con nít khu này, thuốc Bắc không có gì để ham nhưng trong tiệm cũng có vài thứ để nhấm nháp.

Bên kia cầu ông Tạ, phía chợ Phạm Văn Hai có nhà thuốc bắc Nhơn Tâm Tế tồn tại khá lâu. Chủ tiệm Nhơn Tâm Tế là người Hoa, biết nói tiếng Việt lơ lớ, hiền và tử tế. Tiệm thuốc của chú cũng có cái để ăn, là có bán cam thảo, táo tàu, ô mai. Kha kể có lần đi mua cam thảo, thấy một thằng bé mang một xâu chuỗi vỏ quít khô vô tiệm chú và đổi lấy ô mai. Kha hỏi nếu có vỏ quít khô có thể đổi được lấy ô mai hay cam thảo ăn không. Chú ấy nói: “Nếu có, cứ mang đến tiệm đổi lấy cam thảo, ô mai, táo tàu hay quế, cũng được!”. Biết vậy, ăn quýt xong, Kha giữ lại vỏ, đi xin vỏ quýt của người khác nữa mang về xâu vào dây thép, cột lại một vòng rồi phơi nắng trên mái tôn, xong đem đổi lấy ô mai, xí muội hay cam thảo về ăn... Lớn lên một chút, mới biết vỏ quýt là trần bì cũng là một vị thuốc Bắc.

Một tiệm thuốc Bắc khác cũng có liên quan đến hàng ăn là tiệm Vạn Hòa Xuân, gần ngõ Cổng Bom. Bà chủ tiệm cũng là người Hoa, do không ai biết tên thật nên chỉ gọi là bà Tàu. Trước cửa tiệm, bà đặt một xe bán nước mía do mấy cô con gái đảm nhiệm. Mỗi tối, mấy cô này thay nhau ra bán nước mía. Lúc đó, nam thanh nữ tú sau khi coi chiếu bóng, cải lương hoặc kịch ở rạp Đại Lợi xong là tà tà đi dạo đường Thoại Ngọc Hầu ra ngã ba ông Tạ. Mỏi chân, họ ghé hàng quán ăn. Mấy cô con chủ tiệm thuốc còn có quầy bán khô mực, khô thiều nướng. Mía được róc vỏ sẵn để một bên, khi có khách gọi nước mía, mấy cây mía được chụm lại đẩy qua máy xay ra nước, kẹp thêm trái tắc cho thơm. Nước mía được xay ra màu vàng bơ tươi thêm vài cục đá lạnh uống vào mát cả ruột. Bên cạnh xe nước mía là một cái bếp than hồng để nướng khô mực, khô thiều. Những con mực khô hoặc cá thiều khô được treo trên sợi dây thép ngay cái bàn bên cạnh. Ai muốn ăn con nào, lựa con đó rồi đưa cho chị bán hàng nướng. Nướng xong đưa vô máy cán cho dẹp, dài ra rồi chấm với nước tương ớt.

Nếu nói về món chè bánh lọt đậu xanh đậu đỏ, thì có lẽ nhà bà Tầu là người đầu tiên đã mở tiệm bán món chè ở khu này. Bà để trên xe những hũ đậu xanh đậu đỏ bằng thủy tinh, hũ nước dừa bánh lọt thêm đá bào từ cái máy xay để cho vào ly chè. Về sau, mấy cô con gái còn chế thêm mấy món chè đậu ván, chè cốm xanh, chè sương sa, sâm bổ lượng và nhiều loại chè khác nữa.

Ngày đó khu ông Tạ về chiều là sầm uất nhất. Những người khác thấy quán chè nhà bà Tầu đông khách, đua nhau mở những quán chè trên vỉa hè vào buổi chiều. Đối diện nhà bà Tầu, nhà ông Thạnh và nhà cô Chín, cô Mì cũng có xe bán nước mía và bán chè đậu xanh đậu đỏ. Đầu ngõ Tứ Hải cũng có những quán chè, bên kia cầu ông Tạ cũng vậy. Quán bên kia cầu của mấy chị em có dung nhan khá xinh khiến trai trẻ dọc đường Thoại Ngọc Hầu tấp vô ăn chè hoài để tán tỉnh dù chả tới đâu. Nhớ lại, chè không ngon gì mấy, nhưng luôn luôn đông, là điều dễ hiểu.

Bốn mươi năm trước, trong ngõ ấp Hàng Dầu có gia đình bác Nhâm bán khoai luộc và bắp luộc rất ngon, ngay trước cổng ấp Hàng Dầu. Mấy chị em nhà này ngày nào cũng nấu khoai, luộc bắp đem bán ở đầu ngõ. Khoai mì được bóc vỏ, ngâm trong nước cho hết chất nhựa chảy ra, sau đó được cắt thành từng khúc và luộc cho chín. Có hai loại khoai mì bở, và dẻo. Khoai mì bở có nhiều chất bột ngon hơn khoai mì dẻo. Trong khi đợi luộc khoai chín, hai chị ngồi bào cùi dừa, xong ép lấy nước cốt để sang một bên. Khi khoai mì được luộc chín, gắp từng miếng khoai ra, nhúng vào nước cốt dừa béo. Sau đó xếp khoai vào một cái nồi khác rồi rắc lên những sợi dừa bào trắng tinh. Cái nồi này không dùng nấu than củi nên bên ngoài bóng loáng sạch sẽ. Xong xếp vào quang gánh, đưa ra đầu ngõ bán. Nghĩ lại, củ khoai mì rẻ tiền mà nhiều công dụng, có thể luộc ăn hoặc bào ra làm đủ thứ bánh, từ bánh cay, bánh khoai mì bọc nhân dừa hoặc nhân đậu xanh.

Nhà bác Nhâm cũng luộc bắp ngô bán, ngon nhất là bắp nếp. Những trái bắp hạt no tròn, luộc lên hơi nước dâng lên thơm phức. Nhà bác còn bán thêm bắp nướng than, rất hấp dẫn khi quẹt thêm chút mỡ hành để nhâm nhi sau bữa cơm chiều. Có cả khoai lang luộc nóng, loại khoai lang mật Đà Lạt hay khoai lang tím còn gọi là khoai lang Dương Ngọc. Củ khoai tím luộc lên màu tím bên trong, nhưng đến khi cắn một miếng, thì bên ngoài chỗ cắn đổi màu dần thành màu ngọc bích.

Trong xóm Ấp Hàng Dầu có nhà ông bà Cừ làm bún tươi bán hàng ngày. Nhà nào cuối tuần muốn đổi món, làm nồi bún mọc, bún riêu hay ăn bún chả giò, bún thịt nướng thì sai con nít vào nhà bà Cừ mua bún tươi. Khách đến, bà lấy vắt bún cho vào lá chuối để khách mang về nhà vì bún không bị dính vào lá chuối. Buổi trưa, người nhà bà Cừ giã gạo bằng cái cối đá và chày gỗ to. Cối đá bà xây gắn vào nền nhà, chày thì phải dùng chân mới đủ sức để giã gạo.

Bà Cừ mua gạo ngon, ngâm qua đêm trong những chậu sành lớn, sau đó để róc nước và cho vào cối đem giã thành những cục bột. Xong, cho bột vào những chậu sành ngâm qua ngày hôm sau. Từ chậu bột đó, bà xúc bột cho vào cái túi vải. Phía dưới túi vải có đặt một cái khung sắt tròn có những hàng lỗ đinh nhỏ để cho những sợi bột lọt xuống. Khi bột được cho đầy túi, bà ngồi vắt những sợi bún vào cái nồi nước to sôi sùng sục. Chừng dăm ba phút sau, bún được luộc chín. Bà lấy cái muôi xúc bún ra, vẩy cho khô nước và đặt lên cái sạp làm bằng tre để bún khô dần. Khoảng xế chiều, bún được mang đi bỏ mối ở ngoài chợ hay cho những bà bán bún mọc, bún riêu, vân vân... Vì làm bằng gạo ngon, làm tươi mỗi ngày nên bún của bà Cừ bao giờ cũng thơm tho, không bị chua như bún người khác bán. Đã vậy, bà có bí quyết riêng nên bún rất tơi, không dính vào nhau.

Đi từ ngã ba, qua bên kia cầu ông Tạ còn có tiệm bán cháo lòng tiết canh heo rất ngon của ông Nho. Qua cầu, đi bộ chừng năm phút thì tới. Một tô cháo ông bán có để giá bên dưới, cháo lòng và tiết bên trên xong mấy miếng dồi và tìm, gan heo, ông thái mỏng đặt bên trên và rắc thêm hành ngò, rất là hấp dẫn. Thời đó, không ai ngại món tiết canh như bây giờ và không thấy ai bị bệnh vì món này. Những đĩa tiết canh heo ông đánh lên cho đông lại rất ngon, trên lát mấy miếng gan heo thái mỏng, ăn với rau húng quế. Nước nấu cháo lòng của ông Nho là nước thịt heo quay, không biết là mua hay xin ở nhà ông Nhạ mà người ta bảo là anh em ruột của ông, trong ngõ ấp Hàng Dầu. Ngày nào nhà ông Nhạ cũng làm heo quay bỏ mối hoặc bán ở chợ ông Tạ. Khi quay thịt, ông xâu một thanh sắt qua con heo từ đầu xuống đuôi rồi máng trên hai cây. Bên dưới là một lò bếp than củi, giữa bếp lò và thanh ngang xiên con heo có đặt một nồi nước thật to. Ông quay thịt heo bằng hơi nước chứ không trực tiếp bằng than lửa nên khi thịt heo chín dần, nước mỡ từ thân heo chảy xuống cái nồi phía dưới. Khi quay xong mấy con heo thì nồi nước “lèo” phía dưới toàn là nước cốt từ thịt heo chảy xuống. Heo chín xong, da vàng ươm, giòn rụm còn thịt bên trong trắng tinh đậm đà, mềm và béo. Thịt heo đã ngon. Cháo lòng nấu từ nước cốt nhà ông Nhạ càng ngon. Nhà nào trong khu này muốn ăn cháo lòng cho đã thì đến nhà ông Nhạ mua nước thịt heo quay. Ai quen thì ông chỉ cho, không bán.Xong, ra tiệm ông Nho mua tiết, lòng heo, dồi, gan, tim, dầu cháo quẩy, giá về cho vào cháo ăn.

Kha kể rằng ở bên Mỹ, người lớn tuổi khi nhắc đến Sài Gòn là nhớ nhà hàng Kim Sơn, Thanh Thế, Bát Đạt… còn mình là con nít thời đó nên chỉ nhớ mấy cái quán bán nước mía, xe phở vỉa hè và cái quầy bán bánh kẹo trong mấy nhà gần chợ. Vậy mà khi nhắc lại trong một buổi họp mặt toàn những người U.60, ai cũng tranh nhau kể chuyện ăn vặt thời con nít. Giữa những giọng nói râm ran, Kha cảm thấy như đang đi lại khu phố chợ tuổi nhỏ đông đúc, đoạn từ ngã ba Ông Tạ về phía rạp Đại Lơi, đi ngang qua các quán xá vỉa hè đầy màu sắc, âm thanh, mùi hương, vị ngon ngọt của các món ăn trong một buổi tối nay đã xa thật xa.

Phạm Công Luận

2.
Sau khi đăng bài viết về Ngã ba Ông Tạ của tác giả Phạm Công Luận, có người hỏi tại sao lại có tên là Ông Tạ. Anh Phạm Công Luận trong bài viết “Thăm nhà ông Tạ” và những chuyện liên quan trong cuốn “Sài gòn chuyện đời của phố” tập 1 ra 2014 có đề cập vấn đề này.
Tui lại có viết bài về vùng đất đó nhưng còn dở dang, chỉ mới viết phần đầu giải thích tại sao vùng đất này mang tên Ông Tạ, tui tiếc phần đầu này của tui nên đăng lên luôn đọc cho vui.

TẠI SAO GỌI LÀ NGÃ BA ÔNG TẠ?
Trước năm 1954, khu Ông Tạ bây giờ là một vùng hoang vu, thưa thớt người ở. Trước đó thời kỳ còn người Pháp đô hộ, ở ngã ba có dựng lên một cái tháp cao để người dân từ các khu vực Củ Chi, Hóc Môn vào Sài Gòn buộc phải qua đây để lính kiểm soát, gọi là ngã ba Tháp.

Lúc đấy có một ông thầy thuốc tên là Trần Văn Bỉ (1918 - 1983) quê Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) sau khi tu luyện và học nghề bốc thuốc chữa bệnh ở núi Bà Đen, ông về Sài Gòn và xây cất một ngôi nhà nhỏ để chữa bệnh cứu người vì nhận thấy khu vực này thuận lợi giao thông, dân các vùng dễ tìm đến. Hơn nữa khu vực này có chùa, đất đai còn rộng, lại gần trung tâm thành phố. Ông là một lương y giỏi về y thuật, lại nổi tiếng thương người. Ông chuyên trị bệnh cho phụ nữ và trẻ con, tiếng lành đồn xa, bệnh nhân đến phòng mạch của ông rất đông, có người ở xa như Long An, Định Tường, Tây Ninh cũng tìm đến ông khi có bệnh. Người ta kể rằng, trước nhà ông luôn có một thùng nhỏ đựng tiền lẻ để giúp cho những người nghèo lỡ đường. Có nhiều người bệnh nghèo quá, ông chữa bệnh, hốt thuốc không lấy tiền mà còn cho thêm tiền về quê và tiền xe, tiền đi đường. Mọi người rất kính trọng ông nhưng ít ai biết ông thầy tu bốc thuốc Nam tên thật là gì, thấy ông trụ trì trong am lại nghe mọi người gọi là Thầy Thủ Tạ nên gọi riết thành Ông Tạ.

Có người lại cho rằng không ai biết ông thầy tu tên gì, thấy ông ở trong một cái am nên gọi ông là thầy Thủ Tọa, đọc theo giọng bình dân Nam Bộ là “Thủ Tạ”, rồi lâu dần bà con chỉ gọi “Ông Tạ”. Có lẽ chi tiết này không đúng vì vốn ông Thầy đã xưng mình là Thủ Tạ, tức là cánh tay cứu người.

Sau năm 1954, làn sóng người Bắc di cư vào Nam cả triệu người. Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã phân phối bà con về những vùng đất hoang sơ, ít nhà cừa để sinh sống trong đó có khu vực này. Kể từ đó, vùng này trở nên phát triển tấp nập. Khi những di dân người Bắc mà hầu hết là đồng bào Công giáo đến, vùng này chỉ lèo tèo mấy căn nhà nhỏ, trong đỏ có cái am chữa bệnh của ông Trần Văn Bỉ. Lúc đấy vùng này chưa có tên ngoài cái tên ngã ba Tháp có từ thời Pháp. Khi khu vực này trở nên sầm uất, người ta lẩy tên ông đặt cho ngã ba nên có tên là ngã ba Ông Tạ. Sau đó khi chợ mở ra, người ta cũng gọi là Chợ Ông Tạ.


Điều này cũng là chuyện đặc biệt bởi người được gọi tên cho cả vùng đất, ngã ba và ngôi chợ chắng phải là một danh nhân, cũng không là anh hùng, không là danh tướng mà chỉ là một thầy tu, một thầy thuốc Nam. Và lại được đặt tên khi ông còn sống. Ông mất năm 1983, đám ma ông người đi tiễn rất đông dù thời điểm dó cuộc sống của cả nước rất khó khăn và đói nghèo..Quan tài được kéo bằng cỗ xe ngựa 6 con, chạy từ ngã ba Õng Tạ lên ngã tư Bảy Hiền xuống vòng xoay Lăng Cha Cả và về chôn trong vườn nhà. Sau khi ông mất, hiệu thuốc được truyền lại cho con cháu tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.


DODUYNGOC
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2019 lúc 7:53am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2019 lúc 1:28pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Sep/2019 lúc 6:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2019 lúc 9:50am

Một Xác Người Đi Qua Dưới Ánh Mặt Trời


Hôm qua, khi mới nhìn thấy bức ảnh cái xác của một người đàn bà bó chiếu buộc sau chiếc xe máy chạy trên đường, tôi đã lặng người đi vì xót xa cho thân phận con người. Rồi sau đó là cảm giác gai người vì nghĩ đến chặng đường 60km từ Thành phố Sơn La về huyện Quỳnh Nhai.


Trên hành trình chiếc xe chở xác đi qua, bao nhiêu người đã nhìn thấy tận mắt hình ảnh đó? Đó là một hình ảnh thách thức mọi giá trị sống mà con người chúng ta đã vun đắp, xây dựng qua hàng trăm, hàng ngàn thế hệ.
Nhưng mà chiếc xe máy chở xác người ấy cứ thế mà đi qua bao nhiêu ánh mắt, như một ảo giác, như một điều không thật, như một đoạn phim.

Người nhà của người đàn bà đã chết ấy, người đàn ông đã lái chiếc xe máy với cái xác bó chiếu trên yên xe suốt 60 km ấy, có thể anh ấy chẳng còn nghĩ được gì ngoài sự kết thúc của một quá trình đã rất nhiều khổ đau.

Người phụ nữ ấy đã chết vì lao phổi, một thứ bệnh của người nghèo, vì tuyệt vọng sau quá trình chạy chữa kéo dài và xin ra viện để về nhà chờ chết, rồi chết trên đường đi.
Người thân của chị có lẽ không bất ngờ về điều đó, anh đưa chị về, theo cái cách mà anh có thể làm, trong khả năng, giản đơn như đặt một dấu chấm trên dòng đời.
Nhưng một xác người đi qua dưới ánh mặt trời suốt cả một hành trình hơn 60 km, trong trạng thái đó, là một hình ảnh không thể bất nhẫn hơn.

Dấu chấm hết cho cuộc đời người đàn bà ấy, dấu chấm cho những tháng ngày kiệt quệ theo đuổi việc cứu chữa người thân của gia đình chị, lại là những dấu hỏi về ý nghĩa cuộc đời những con người đã vô tình nhìn thấy hình ảnh cuối cùng của chị.
Rốt cuộc thì cuộc sống của chúng ta, quá trình làm người của chúng ta có ý nghĩa gì khi thờ ơ nhìn thân xác đồng loại của mình trong trạng thái khốn cùng đi qua như thế?

Bao nhiêu con người đã nhìn thấy hình ảnh đó dưới ánh mặt trời trên suốt hành trình dài 60 cây số? Bao nhiêu cái chép miệng, bao nhiêu cái nhún vai, bao nhiêu ý nghĩ về sự đáng thương, về sự nghèo khó được thầm nhủ trong đầu? Theo thông tin từ bệnh viện thì người phụ nữ ấy đã chết sau khi ra viện, trên đường về nhà.

Bức ảnh chụp cái xác chị trên yên xe máy tại thành phố Sơn La. Như vậy, là người nhà chị đã bó chiếu và buộc xác chị lên xe máy ngay trên đường phố Sơn La, giữa ban ngày.
Bao nhiêu người đã chứng kiến quá trình đó và quay đi? Bao nhiêu tiền cho một chuyến xe để đưa cái xác ấy tử tế trở về nhà? Có thể gia đình người phụ nữ đó quá nghèo để nghĩ tới việc thuê một chiếc xe.
Nhưng bao nhiêu con người chứng kiến sự việc đó, họ đều nghèo tiền bạc, hay nghèo lòng trắc ẩn?
Một người đàn ông chở xác người đi qua dưới ánh mặt trời, lầm lũi suốt hành trình 60 cây số. Đó là một hình ảnh khốn cùng không phải của riêng thân phận người đàn bà đã chết, không phải sự khốn cùng của một gia đình nghèo.
Đó là sự khốn cùng của một xã hội nghèo nàn lòng trắc ẩn, nghèo nàn tính người, nghèo nàn sự sẻ chia.
Người đàn bà ấy chết rồi. Chị không còn cảm thấy đau khổ vì thân phận của mình nữa. Mọi nỗi đau chị đã để lại hết cho cõi nhân gian này, cho những người mà số phận bắt họ phải chứng kiến hình ảnh cái xác của chị được đưa đi như thế.

Người đàn bà ấy đã sống một cuộc sống quá khổ sở rồi, chị đã thoát khỏi cuộc sống ấy rồi, với chị, được đưa về quê bằng xe tang tử tế, hay nằm ngang yên xe máy thực có khác gì nhau?
Chỉ có chúng ta, những người vẫn đang sống nốt cuộc đời của mình là sẽ phải nghĩ suy về hạnh phúc và khổ đau của tháng ngày trước mắt.

- Phạm Trung Tuyến

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 2.187 seconds.