Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Nov/2021 lúc 9:58am

Cần Bảo Dưỡng Đệ Tứ Khoái 



Tứ%20khoái%20trong%20văn%20hóa%20Việt%20-%20Cười%20trước%20ngẫm%20sau%20-%20Conan

Có một câu nói lý thú của Lâm Ngữ Đường đại khái hạnh phúc đến từ ruột già, ruột già mà sinh hoạt điều hòa, tốt đẹp thì ta hạnh phúc, còn trục trặc thì ta mất hạnh phúc, sự đời chỉ có vậy! Thật vậy, điều này chỉ những ai có kinh nghiệm về trục trặc của ruột già mới biết được hạnh phúc nằm ở đâu. Bởi vì ruột già là nơi cất chứa những chất xả trong cơ thể cần phải được thải bỏ, nếu nó cứ bị kẹt lại đó hoài thì mệt lắm. Ta sẽ thấy bức bối, khó chịu, căng thẳng lắm. Cho nên khi ruột già thông suốt thì mới sảng khoái, khỏe mạnh, minh mẫn… nói chung là hạnh phúc. Có một cái ruột già hoạt động tốt nhiều khi ta không mấy biết ơn. 

Nhìn lại kỹ cơ thể mình mà coi, từ cái miệng đưa thức ăn vào rồi dần dần thức ăn đi qua thực quản, xuống dạ dày, ruột non, ruột già để được hấp thu các chất dinh dưỡng rồi cuối cùng còn lại chất bả phải nhào nặn, vo tròn rồi thải ra ngoài từ ngõ hậu môn. Nhìn kỹ thì thấy đó là một con đường thẳng mà người ta gọi là ‘’ống tiêu hóa’’. Các cơ quan khác trong cơ thể người ta gọi một cách trang trọng là “bộ máy” như bộ máy tuần hoàn, bộ máy hô hấp… nhưng tiêu hóa lại thường được gọi là “ống”: ống tiêu hóa, như có phần coi nhẹ! Thực ra cái ống đó rất quan trọng, nó quyết định ‘’To be or not to be’’. 

Toàn bộ hoạt động trong cơ thể mình đều cần năng lương: tim đập, phổi hít thở, các cơ bắp cử động… đều cần năng lượng và năng lượng đó do phản ứng oxyt hóa từ oxygen trong không khí và từ các thức ăn. Một người mà không thở thì 5 phút là chết rồi. Nhưng có thể nhịn đói được nửa tháng mà vẫn chưa chết nếu vẫn uống nước đầy đủ. Nhắc lại, có hai thứ quan trọng cho sự sống của mình: một là oxygen trong không khí và hai là thức ăn, thức uống. Do đó trước hết, mình phải biết cách thở và sau đó là biết cách ăn! 

Tại sao lại gọi là ống tiêu hóa mà không gọi là bộ tiêu hóa, hệ tiêu hóa? Vì thực chất nó là một cái ống tròn, dài, chạy từ miệng đến hậu môn, thắt lại chỗ này, phình ra chỗ kia, ngoằn ngoèo chỗ nọ để giúp tiêu hóa thức ăn. Nó trơn tru thì tốt quá. Nó mà trục trặc thì mệt. Thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thì sanh đủ thứ bệnh! Vậy thì mình nên ăn cái gì, ăn làm sao cho tốt, cho hiệu quả để giúp cho mình khỏe khoắn. Hãy nhìn lại một chút để xem ống tiêu hóa của mình ra sao và cái ruột già ảnh hưởng tới hạnh phúc của mình như thế nào. Ống tiêu hóa của mình đi từ miệng xuống thực quản, tới dạ dày (bao tử) chứa thức ăn, nhồi bóp thức ăn… Dạ dày tiết ra một thứ axit rất mạnh và nếu mình ăn uống không khéo thì mình sẽ bị đau bao tử, vì chính cái axit đó phá dạ dày của mình. Nhờ axit đó mà tiêu hóa được thức ăn các thứ, nhưng đến một lúc nào đó, nếu dạ dày bị yếu đi thì chính cái axit đó nó “tiêu” luôn dạ dày của mình, sinh ra bệnh đau dạ dày, loét dạ dày (lở bao tử!). 

Ruột non có độ dài chừng 3 mét và có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất. Trên bề mặt ruột non có những tế bào mà nếu mình mở rộng những tế bào đó thì nó rộng khoảng 250 mét vuông. Và có một điều mà chúng ta không để ý là cứ mỗi khoảng 5 ngày thì toàn bộ mạng tế bào ở trong ruột non thay đổi, tạo ra một mạng tế bào mới. Cho nên nếu mình đang ăn mặn mà chuyển qua ăn chay thì mấy ngày đầu mình khó chịu nhưng khi ruột non thay đổi tế bào mới thì nó hấp thu và quen với thức ăn đó. Từ đó mình hiểu ra được sự vô thường, sự thay đổi liên tục ngay trong cơ thể mình. 

Những thức ăn bổ dưỡng sau khi được hấp thu ở ruột non thì còn những chất bã đổ vào trong ruột già. Ruột già có nhiều phần: ruột già lên, ruột già ngang, ruột già xuống; trực tràng và cuối cùng là hậu môn. Phần ruột già dài chừng 1 mét. Ở ruột già một số chất vẫn còn được hấp thu. Chúng ta không thể ngờ rằng trong ruột già mình có vô số vi khuẩn, và những vi khuẩn này rất có ích cho cơ thể. Không phải cứ nghe ‘vi khuẩn’ thì nghĩ toàn là thứ nguy hiểm, độc hại đâu. Có nhiều thứ vi khuẩn rất có ích cho cơ thể, đặc biệt nằm ở ruột già. Chúng sống từng vùng phân chia ranh giới rõ rệt, không xâm phạm lẫn nhau. Chúng ở đó rất yên lành. Thế nhưng khi mình uống thuốc kháng sinh để chữa bệnh theo toa bác sĩ (có khi tự ý uống!) để tiêu diệt vi khuẩn bệnh thì vi khuẩn lành cũng bị diệt luôn. Lúc đó bắt đầu gây rối loạn, xáo trộn hệ thống đường ruột của mình. Hệ thống vi khuẩn nằm rải rác trong ruột tạo ra các vitamin, đặc biệt là vitamin K giúp cho sự đông máu. Do vậy, khi mình dùng kháng sinh bừa bãi thì mình đã tự hại mình. 

Như đã nói, ống tiêu hóa là một ống dài từ miệng đến hậu môn, nếu chúng ta kéo thẳng ra, kéo dài ra thì rõ ràng là một cái ống: chỗ này phình ra làm dạ dày, chỗ này thắt lại ngoằn ngoèo thành ruột non, chỗ này phình từng múi thành ruột già… Ở những chỗ phình ra, thắt lại trên ống tiêu hóa đó có những cơ quan như tuyến tụy tiết Insulin và gan tiết mật, rót vào để giúp tiêu hóa thức ăn. 

Trên suốt hành trình đi qua cái ống đó, nếu có chỗ nào bị nghẹt, bị bít, cũng sẽ sinh bệnh. Đặc biệt ở ruột già, hậu môn, nếu bị nghẹt vì một lý do nào đó thì người ta sống trong tình trạng giống như “cầu tiêu nghẹt, cống nghẹt” vậy đó. Tình trạng nghẹt “cống”, nghẹt “cầu” sẽ gây ra nhiều chuyện phiền phức lắm. Nó làm cho mình bị hôi miệng, rồi bón, trĩ… 

Tóm lại, ruột già mà hoạt động trơn tru thì ta có hạnh phúc, trục trặc thì không thể nào có hạnh phúc được, đúng như Lâm Ngữ Đường nói. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao nó nghẹt, do đâu mà nó nghẹt và làm cách nào cho nó hết nghẹt? Nôm na như vậy. Bữa nay mình không nói những chuyện khoa học cao xa, những danh từ chuyên môn gì đâu, mình nói chuyện bình thường đi cho nó dễ nhớ, dễ hiểu và thiết thực. Trên cái ống đó, nếu nghẹt ở thực quản, nghẹt ở cuống bao tử, nghẹt ruột, lồng ruột, tắt ruột, ung thư, co thắt… đều nguy, phải đi bác sĩ chuyên khoa ngay. 

Nói thêm, cái hệ thống tiêu hóa này có một phản xạ rất lý thú. Ta có thể hình dung một người chúc đầu xuống đất, chổng chân lên trời, gọi là trồng chuối đó, mà vẫn nuốt được, vẫn có thể ăn uống được, đó là một phản xạ rất đặc biệt. Thế nhưng khi ta đau khổ, buồn giận, tức bực trong người thì ‘nuốt không trôi’ dâu! Khi mình hiểu được những trở ngại của đường tiêu hóa thì mình phải tôn trọng, chọn những loại thức ăn như thế nào cho nó khỏi bị rối loạn, bị nghẹt. Nguyên nhân bị nghẹt này có thể do cơ học; như có cục u bướu hoặc do co thắt vì nguyên nhân gì đó cũng sinh ra kẹt, mà có nhiều cái làm cho co thắt lắm… 

Chúng ta không thể ngờ được chính bộ não của chúng ta nó quyết định cái vụ trơn tru hay co thắt (nghẹt) của ống tiêu hóa này. Khi nào được ăn một bữa ngon, tức là bữa ăn có bạn bè, gia đình êm ấm, hạnh phúc thì mình thấy dễ tiêu lắm; còn nếu mình ăn trong cảnh bực bội, giận hờn như hai vợ chồng gây gổ, con cái không nghe lời… thì nuốt không trôi. Tản Đà có nói đại ý: Đồ ăn ngon mà người ngồi ăn không ngon thì không ngon. Đồ ăn ngon, người ăn ngon mà chỗ ngồi ăn không ngon thì cũng không ngon. Nói khác đi, đồ ăn ngon cần phải có người cùng ăn ngon và một chỗ ngồi ăn cũng phải ngon, nghĩa là sạch sẽ, mát mẻ nữa thì mới hạnh phúc được. 

Tôi thấy ngoài ba điều trên phải thêm điều thứ tư là cách ăn ngon. Đồ ăn ngon, người ăn ngon, chỗ ngồi ăn ngon mà cách ăn không ngon cũng không ngon. Cách ăn ngon là sao? Là ăn chậm rãi, ăn nhai kỹ, ăn có ý niệm về ăn − tức là, có ý thức hay là trách nhiệm về sự ăn. Khi ăn nhâm nhi, nhai kỹ, ý thức từng miếng ăn một thì dù ăn một chén cơm với muối mè cũng thấy ngon, rau luộc kho quẹt cũng ngon. Trái lại, tình trạng căng thẳng ở tâm trong lúc ăn dẫn đến những sự co thắt của ống tiêu hóa, đặc biệt thường gặp là bệnh ruột già co thắt. Co thắt thì làm sao trơn tru được, mà sẽ gây ra những chứng như đau bụng, khó chịu… Khi đó, mình mất hạnh phúc rồi. 

Không hiểu sao bây giờ bệnh ruột già co thắt nhiều lắm, ở Mỹ cũng khoảng 20%, còn ở ta chưa có thống kê, nhưng mà chắc còn cao hơn nữa. Tại sao vậy? Tại vì căng thẳng, lo phiền, bực bội, sợ hãi, ăn cái gì mình cũng sợ, rất là ngại, ăn không thấy ngon nữa… Những trạng thái tâm thần không ổn như vậy gây ra sự co thắt ở đường ruột. Trong trường hợp này, nguyên nhân bệnh đâu phải ở ruột già, mà ở trong tâm mình cho nên đi bác sĩ thì bác sĩ đâu có chữa được. Bác sĩ học để chữa bệnh, đau đâu chữa đó, đâu có quan tâm đến nỗi buồn khổ âu lo của mình. Vậy thì giải quyết làm sao? Phải giải quyết vấn đề tận gốc. Có nhiều nguyên nhân nhưng mình thấy sự co thắt là do tâm lý, do căng thằng, lo âu, trầm cảm. Đây là 3 thứ bệnh thời đại, trên toàn thế giới, viết tắt là SAD: Stress, Anxiety, Depression. Cách chữa theo các nhà trị liệu tâm lý nhiều khi phải dựa vào thiền: MBSR (Meditation-based Stress Reduction). MBCT (Meditation-based Cognitive Therapy). 

Có những doanh nhân trẻ, tuổi chưa tới bốn mươi mà đã bị cái bệnh đường ruột co thắt này. Họ căng thẳng lắm, không có được bữa ăn yên ổn như mình đâu. Trong bữa ăn, họ cũng bàn tính kế hoạch, bàn tính hợp đồng để ký kết, tính toán làm sao để cho có lợi nhất cho mình. 

Gần đây bên Mỹ các thầy thuốc phát hiện một cách chữa bệnh viêm đại tràng mạn tính rất hay: dùng… phân người để chữa! Trong ruột già của mình có một loại vi trùng tên Clostridium difficilé, loại vi trùng này khi phát bệnh thì rất khó chữa, dùng kháng sinh cũng không khỏi hẳn, dễ tái phát. Dùng phân của một người khỏe mạnh hoàn toàn, không bị bệnh viêm gan siêu vi, không nhiễm HIV…, khoảng nửa kí lô, lọc bỏ phần xác dơ bẩn, lấy phần nước trong (vẫn có chứa vi trùng lành mạnh) rồi truyền cho bệnh nhân qua đường hậu môn hoặc qua đường miệng. Tác dụng chủ yếu là để phục hồi đường ruột đã bị hư hỏng lâu ngày, do hệ thống vi khuẩn có ích trong ruột bị xáo trộn, mất quân bình, khiến vi trùng Clostridium difficile phát tác gây bệnh. Trong phân của người khỏe mạnh chứa nhiều vi trùng có ích, bơm vào cơ thể người bệnh là để nuôi cấy lại, nhằm quân bình lại hệ thống vi khuẩn đường ruột. Kết quả thật tuyệt vời! 

Thật ra phương pháp này đã có trong y học Đông phương từ ngàn xưa. Từ xưa, con người đã biết dùng phân người để chữa bệnh, thậm chí dùng phân người đốt thành than uống, chữa ngộ độc (ngộ độc nấm chẳng hạn)… Ta mới thấy nền y học từ xưa đến đời nay vẫn tích lũy nhiều kinh nghiệm lạ lùng, như ngày xưa ông bà ta có tập quán để dành một phần cuống rốn, treo lên nóc nhà bếp, khi trẻ bệnh thì lấy xuống mài ra cho trẻ uống. Không ngờ sau này các nhà khoa học cũng dùng cuống rốn để nuôi cấy tế bào gốc. Trong phân có ba phần tư là nước, còn lại khoảng 100g là chất bã, chất xơ, tế bào, vi trùng… Nếu phân nằm trong ruột già quá lâu thì nước sẽ bị hấp thu lại hết và phân sẽ bị cứng (bón). Đó là do ta ăn không đủ chất, thiếu xơ, thiếu rau, thiếu trái cây… và nhất là uống không đủ nước (mỗi ngày cần 2 lít nước) nên đã gây táo bón. Chúng ta ăn những gì là do mình tự quyết định, vì vậy nên chọn ăn những loại rau, những loại thức ăn chứa nhiều nước, trái cây để làm “mát” đường ruột. 

Học sinh trong trường học ngày nay bị bón rất nhiều, có khi gây loét hậu môn, gây ra bệnh trĩ. Nhiều học sinh bị bón, cảm thấy đau khi phải đi vệ sinh nên lo sơ không muốn đi, mà càng né tránh thì càng bị bón nặng hơn. Có lần nói chuyện với các thầy cô giáo ở một trường học, tôi có nói đến chuyện để các học sinh có khả năng sáng tạo, biết sống hạnh phúc, học hành tốt thì nhà trường phải quan tâm đến hệ thống toilet. Thử tới các nhà hàng, khách sạn lớn, chúng ta sẽ thấy hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, đặt ngay ở chỗ tiếp tân, sạch sẽ, thơm tho, có khi còn có tiếng nhạc dìu dặt. Người ta còn không gọi là toilet hay WC như xưa mà gọi là Rest Room. 

Đối với trẻ em thì vậy, còn đối với người lớn còn khó chịu hơn, táo bón ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, công việc… gây ra những căng thẳng, bức bối. Người già lại còn bị nặng nề hơn nữa vì ăn không đủ chất xơ, chất nhờn. Khi mắc vệ sinh thì phải nên đi ngay, nhưng ngày nay nhiều người vì công việc bận rộn mà hay nín nhịn, vì vậy tạo thành thói quen và dễ mắc bệnh táo bón, thậm chí dẫn đến… trĩ, một thứ bệnh đau khổ! 

Tóm lại, chuyện ăn uống của mình sẽ quyết định chuyện vệ sinh. Nếu chúng ta dùng thuốc xổ để “giải quyết” thì cũng được nhưng nên cẩn thận vì cơ thể sẽ quen. Cách tốt nhất là nên ăn uống đủ chất, ăn nhiều chất xơ (rau lang, rau muống, rau cải các thứ), chất dầu (dầu cá, dầu cải), chất nhờn (nha đam, mồng tơi…) để tiêu hóa tốt hơn. Vậy có thể nói, nếu chúng ta quan tâm đến ruột già thì cũng có nghĩa chúng ta quan tâm đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa, cái ống tiêu hóa của mình. Chúng ta phải quan tâm chăm sóc nó nhiều hơn, phải biết ơn nó nhiều hơn. 

Osho trong cuốn *Hành trình nội tại* từng nói: Con người khổ là do sử dụng cái đầu nhiều quá, suy nghĩ nhiều quá, nên chuyển hướng xuống sống bằng trái tim, sống bằng tình cảm, nhưng như vậy cũng vẫn còn khổ, cần chuyển xuống sống bằng cái… rốn thì sẽ hạnh phúc hơn! Ý ông muốn nói sống bằng rốn nghĩa là sống bằng hơi thở (thở bụng, đưa hơi xuống huyệt đan điền…) thì ta sẽ giải quyết được nhiều vấn đề căng thẳng trong đời sống. 


Nhưng theo tôi, chúng ta không chỉ dừng lại ở rốn mà nên xuống thấp hơn chút nữa, đến tận ruột già, vì nói cho cùng… *hạnh phúc đến từ ruột già* đó vậy! 


BS. Đỗ Hồng Ngọc



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Nov/2021 lúc 10:04am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2021 lúc 9:02am

Độ tuổi nào nguy hiểm nhất về bệnh tật?

 BM

Để có được trường thọ, trong 10 năm từ 70 đến 79 tuổi thật là quan trọng!


Học giả Israel đã phát hiện ra điều đó


70-79 tuổi là giai đoạn nguy hiểm. Trong giai đoạn này, nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể giảm nhanh chóng. Đây là một thời kỳ thường xuyên mắc các bệnh lão khoa khác nhau, và thông thường dễ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tiểu đường.


Sau khi bước vào độ tuổi 80, những căn bệnh trên sẽ giảm đi, sức khỏe tinh thần và thể chất có thể trở lại ở độ 60-69 tuổi.


Vì vậy, tuổi từ 70 đến 79 tuổi được gọi là ′′nhóm tuổi nguy hiểm”. Khi về già mọi người muốn có một cuộc sống khỏe mạnh. Họ nhận ra rằng ′′Sức khỏe là của cải”.


Việc chăm sóc sức khỏe 10 năm từ 70 đến 79 tuổi là rất quan trọng.

 

Dưới đây là một số bước đơn giản được gọi là ′′Làm mười điều mỗi ngày′′


Điều này sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn ′′nhóm tuổi nguy hiểm′′ của cuộc đời mình.

 

Nước


BM


Nước là ′′thức uống tốt nhất và rẻ nhất cho sức khỏe”. 3 thời điểm quan trọng với mỗi lần 1 ly nước:


Cốc đầu tiên: Sau khi ra khỏi giường. Bạn có thể uống một ly nước trong một cái bụng rỗng. Ngay cả khi chúng ta không cảm thấy khát nước sau khi thức dậy, máu ở trạng thái bị đặc do thiếu nước. Do đó, sau khi ra khỏi giường, bạn phải từ từ bổ sung nước càng sớm càng tốt.


Cốc thứ hai: Sau khi tập thể dục. Một bài tập thể dục phù hợp là một trong những nền tảng của trường thọ. Tuy nhiên, sau khi tập thể dục, đặc biệt chú ý cần phải bổ sung và thay thế nước. Điều này đực biệt khuyến khích đối với người già.


Cốc thứ ba: Trước khi đi ngủ. Một cốc nước trước khi đi ngủ có thể làm giảm độ nhớt của máu một cách hiệu quả và làm chậm quá trình lão hóa. Giúp chống lại đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác.

 

Cháo


BM


China Daily Online đã công bố một nghiên cứu 14 năm do Đại học Harvard thực hiện trên 100,000 người. Thấy rằng mỗi ngày một bát cháo ngũ cốc nguyên hạt khoảng 28 gram giảm 5% đến 9% tử vong và giảm cơ hội mắc bệnh tim mạch. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô và tam giác mạch dường như đã tránh được tất cả các bệnh, đặc biệt là bệnh tim.

 

Một cốc sữa


BM


Sữa được gọi là ′′huyết trắng ′′ và có trong cơ thể con người. Giá trị dinh dưỡng của nó được biết đến với rất nhiều canxi, chất béo và protein. Sữa và các sản phẩm từ sữa được khuyến nghị dùng hàng ngày là 300 gam. Khuyên nghị uống một hoặc hai bình sữa 200 ml hoặc gói sữa mỗi ngày.

 

Một quả trứng


BM


Trứng có thể nói là loại thực phẩm thông dụng nhất của con người. Tỷ lệ hấp thụ protein trứng của cơ thể có thể cao hơn 98 %.

 

Một quả táo


BM


Nghiên cứu hiện đại tin rằng táo có tác dụng hạ mỡ máu, giảm cân, ngăn ngừa ung thư, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường trí nhớ, và làm cho da mịn màng và mềm mại. Lợi ích sức khỏe của táo màu khác nhau:

 

·        Táo đỏ có tác dụng hạ lipid máu và làm mềm mạch máu

·        Táo xanh có tác dụng dưỡng gan và giải độc, chống trầm cảm nên thích hợp hơn cho người trẻ.

·        Táo vàng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ thị giác.

 

Một củ hành


BM


Hành có giá trị dinh dưỡng rất cao và có nhiều chức năng, bao gồm việc giúp hạ đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch và các bệnh về não, và chống vi khuẩn, ngăn ngừa cảm cúm, bổ sung canxi và xương. Ăn hành tây ít nhất ba hoặc bốn lần một tuần.

 

Một miếng cá


BM


Các nhà dinh dưỡng Trung Quốc đã cảnh báo rằng ăn “bốn chân” còn tệ hơn ăn “hai chân”, ăn “hai chân” còn tồi tệ hơn ăn “không có chân”.


′′Không có chân′′ chủ yếu đề cập đến cá và nhiều loại rau khác nhau. Các protein chứa trong cá dễ dàng được tiêu hóa và hấp thụ. Lượng axit béo không bão hòa trong chất béo, đặc biệt là axit béo đa năng, tương đối tốt cho cơ thế.

 

Bước đi nhẹ nhàng


BM


Đây có tác dụng chống lão hóa thần kỳ. Khi người cao tuổi đi bộ (khoảng 1 km hoặc ít hơn) đều đặn trong hơn 12 tuần, sẽ đạt được hiệu quả về dáng và vòng eo, và cơ thể trở nên dẻo dai và không dễ bị mệt mỏi. Ngoài ra, tập thể dục bằng cách đi bộ cũng có lợi cho việc chữa đau đầu, đau lưng, đau vai., và có thể thúc đẩy giấc ngủ.


Các chuyên gia tin rằng đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể thoát khỏi nguy hiểm của ′′bệnh người cao tuổi”. Những người đi 10,000 bước một ngày sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

 

Một sở thích


BM


Có một sở thích, dù là trông hoa, nuôi chim, sưu tầm tem, câu cá, hay vẽ tranh, hát, chơi cờ, và du lịch, đều có thể giúp người già duy trì sự tiếp xúc rộng rãi với xã hội và thiên nhiên. Điều này làm mở rộng những thú vị của người già. Họ sẽ yêu và trân trọng cuộc sống.

 

Tâm trạng vui vẻ


BM


Người già nên duy trì cảm xúc tốt vì những điều này cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của họ. Các bệnh mãn tính thường gặp ảnh hưởng đến người già có liên quan chặt chẽ đến những cảm xúc tiêu cực của người già:

 

·        Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim, mạch vành, bị nhồi máu cơ tim do kích thích các cảm xúc bất lợi dẫn đến tử vong đột ngột;

 

·        Tính nóng là điều ′′xấu′′ dẫn đến huyết áp cao. Trong trường hợp kéo dài và nghiêm trọng sẽ có thể gây ra đột quỵ, suy tim, tử vong đột ngột,.

 

·        Các cảm xúc tiêu cực như tức giận, lo lắng và đau buồn có thể khiến lượng đường huyết tăng lên, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thế.


Điều này cho thấy tâm trạng tối quan trọng như thế nào!

 

 

 

Ban Tu Thư


BM


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2021 lúc 12:05pm

Probiotic & Yogurt

Organic%20Drinkable%20Yogurt%20Strawberry%20–%20Case%20of%208%20bottles%20-10%20fl%20oz%20–%20%20sierranevadacheese

Yogurt hay sữa chua lên men là một loại thực phẩm mà ai cũng đều biết hết. Đây là một thức ăn ngon miệng đồng thời cũng là một thực phẩm chức năng đầy tính bổ dưỡng. Yogurt được làm cho lên men bởi những loại vi khuẩn tốt, đó là những Probiotics.

Probiotic là gì?

Đây là những vi khuẩn có ích lợi cho sức khỏe chúng ta. Probiotic là những vi khuẩn tốt sống trong đường tiêu hóa và ngay cả trong âm hộ. Sự hiện diện của probiotic giúp ngăn chận tác hại của các vi khuẩn xấu xâm nhập vào ruột. Thí dụ điển hình về probiotic là vi khuẩn Bifidobacterium và vi khuẩn Lactobacillus trích từ hệ vi sinh đường ruột. Hai loại vi khuẩn nầy từ lâu đã được Nhật bản và Âu châu sử dụng trong kỹ nghệ sản xuất sữa chua lên men. Tại Hoa Kỳ, trên 60% yogurt có chứa bifidobacterium và lactobacillus. Trong kỹ nghệ yogurt, các probiotics sau đây thường được thấy sử dụng: Bifidobacterium bifidum, Bifidobacterium breve, Bifidobacterium infantis, Bifidobacterium longum, Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus casei.

Probiotic có ích lợi gì cho sức khỏe?

Theo giới thuốc thiên nhiên, kỹ nghệ sữa cũng như ý kiến của một số nhà dinh dưỡng thì yogurt là một thực phẩm chức năng (functional food) rất tốt cho sức khỏe. Probiotic trong yogurt có thể đem đến cho cơ thể những lợi ích sau đây:

*-Ngăn chận sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh bằng cách cản chúng bám vào thành ruột.

*-Giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được hữu hiệu hơn. Đối với những người thường bị chứng bất dung nạp đường lactose (intolérance au lactose) thì probiotic sẽ giúp họ tiêu hóa chất đường nầy được dễ dàng hơn.

*-Giảm nguy cơ bị tiêu chảy do uống nhiều thuốc kháng sinh (antibiotic ***ociated diarrhea hay AAD).

*-Điều hoà hệ miễn dịch.

*-Ngừa cancer ruột.

*-Giảm cholesterol trong máu.

*-Giảm thiểu hiện tượng dị ứng.

*-Các thí nghiệm gần đây cho biết probiotic cũng có ít nhiều tác dụng tốt trong việc chữa trị các bệnh viêm ruột tiêu chảy do virus và vi khuẩn chẳng hạn như Clostridium difficile.

Có quảng cáo còn đi xa hơn nữa, như bảo…probiotic giúp vào việc quân bình của các hormones, ngừa viêm đường tiết niệu và viêm âm hộ, ngăn ngừa chứng loãng xương, ngăn chặn tác dụng độc hại của tia phóng xạ và của các kim loại nặng, ngừa chứng hôi miệng và giảm stress, v.v…

Trên đây là những gì kỹ nghệ probiotic đã quảng cáo. Tại Canada và Hoa Kỳ, probiotic chỉ được xếp vào loại thực phẩm bổ sung (dietary supplement) mà thôi...Ở dạng bột và dạng viên, probiotic phải chịu sự chi phối của cơ quan FDA thông qua luật Dietary Supplement Health and Education Act Standards...Trường hợp dùng để làm lên men yogurt, kefir (cũng là nột loại sữa lên men) thì probiotic được xem như nằm trong thành phần bình thường của sản phẩm...Trường hợp kỹ nghệ muốn sử dụng một loại vi khuẩn nào đó như một probiotic để thêm vào sản phẩm, vi khuẩn nầy cần phải được FDA xét duyệt và công nhận là nằm trong nhóm vi khuẩn an toàn gọi là GRAS (Generally Recognized as Safe). Vấn đề probiotic còn rất phức tạp và chưa rõ rệt cho lắm nên các cơ quan y tế của Canada lẫn Hoa Kỳ chỉ cho phép ghi chú trên món hàng những câu quảng cáo (claims) chung chung như “giúp cho hệ vi sinh đường ruột được tốt” (supports a healthy intestinal flora) mà thôi.

Probiotic phải là vi khuẩn sống!

Muốn được hiệu nghiệm, probiotic cần phải là vi khuẩn sống. Trở ngại thường gặp phải là acid của dịch vị tiêu hóa có thể hủy diệt lối 90% probiotic đã được ăn vào. Bởi lý do nầy mà chúng ta cần tiêu thụ một số lượng thật lớn probiotic để bù đắp số probiotic mất mát. Chúng ta cũng có thể uống những thuốc probiotic có áo bọc bên ngoài để nó chỉ tan ra lúc vào đến ruột mà thôi. Tại Canada , luật lệ về bao bì nhãn hiệu quy định sản phẩm probiotic cần phải được ghi chú rõ rệt về nồng độ vi khuẩn sống (active) hay U.F.C (unités formatrices de colonies) cho mỗi gram sản phẩm.

Probiotic, một mặt hàng đang lên

Khuynh hướng của nguời tiêu thụ nói chung là càng ngày họ càng chuộng những sản phẩm có mang tính thiên nhiên. Âu châu dẫn đầu trong việc tiêu thụ probiotic. Mỗi người dân Pháp tiêu thụ trung bình hằng năm 33kg yogurt trong khi mỗi người dân Mỹ chỉ tiêu thụ có 4 kg. Trên thị trường, probiotic không những chỉ hiện diện trong yogurt mà thôi nhưng nó còn có thể được thấy trong hằng trăm loại sản phẩm khác nữa. Sản phẩm có probiotic rất đa dạng. Đôi khi nhà sản xuất cho trộn thêm vào yogurt những chất fructo oligosaccharides trích từ Inuline (là một glucide) của cây Chicorée (Chicory, wild succory). Chất thêm vào nầy được gọi là Prebiotic và có công dụng giúp cho probiotic tăng trưởng mạnh hơn. Tại Canada , probiotic có mặt trong các món hàng sau đây: yogurt, nước trái cây, Activia,Yoptimal, Lait Natrel PRO và trong các viên thuốc probiotic, v.v…

Nên mua loại probiotic nào?

Tốt hơn hết là nên chọn những sản phẩm có chứa những probiotics nào đã từng được nghiên cứu nhiều, như Lactobacillus casei, Lactobacillus rhamnosus…Nên chọn các vi khuẩn có tính cộng lực với nhau vì mỗi loại vi khuẩn có khuynh hướng tác động tại những nơi chuyên biệt khác nhau chẳng hạn như Lactobacillus có tác động chủ yếu trên ruột non còn loại Bifidobacterium thì tác động trên ruột già. Tại Quebec , sản phẩm yogurt thường có chứa các loại probiotic như Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus thermophilus, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus casei và Bifidus…

+chọn những viên có áo bọc để tránh bị acid của bao tử làm tổn hại vi khuẩn.

+nên biết là yogurt loại chúng ta thường mua ở siêu thị đều chứa rất ít vi khuẩn.

+nên mua những loại yogurt dùng để trị liệu (yogurt thérapeutique) vì có chứa số lượng lớn vi khuẩn cần thiết. Có thể mua trong các tiệm bán thực phẩm thiên nhiên.

+tránh mua yogurt có pha trộn thêm nhiều loại trái cây.

+tốt nhất nên mua những loại yogurt ferme hoặc nature hay plain.

Số lượng vi khuẩn sống có hoạt tính cũng có thể rất thay đổi tùy theo nhãn hiệu yogurt. Theo các nhà chuyên môn, một yogurt tốt cho sức khỏe cần phải có ít nhất 10 triệu vi khuẩn/gr trở lên. Thông thường, yogurt bán ở chợ chứa rất ít vi khuẩn có hoạt tính, có lẽ vì được sản xuất từ sữa đã được hấp khử trùng (pasteurisé) hoặc đã được cho thêm những hoá chất để làm ổn định (stabilisé) sản phẩm trước khi bán ra, thí dụ như các loại yogurt có trộn thêm trái cây.

Các dạng của probiotic

Ngoài dạng probiotic thường gặp trong yogurt, kefir, v.v… Probiotic còn có thể được thấy bán ra dưới nhiều hình thức khác như:

· Probiotic cô lảnh (lyophilisé): Khi hạ nhiệt độ xuống thật thấp vi khuẩn sẽ trở nên khô như bột nhưng không bị hủy diệt. Chúng sẽ sống trở lại lúc được uống vào.

· Viên nang (capsule): Tại Canada , mỗi viên chứa từ 2 đến 6 tỉ vi khuẩn. Thường có hai hoặc bốn loại vi khuẩn phối hợp lại với nhau. Các vi khuẩn thường được sử dụng có thể là: L.casei, L.acidophilus, L.bulgaricus, L.rhamnosus, Streptococcus thermophilus, B.lactis, B. longum. Một số viên probiotics được bán dưới dạng đông lạnh hay dạng trữ lạnh, một số khác thì được giữ ở nhiệt độ bình thường. Dạng lạnh chứa nhiều vi khuẩn sống hơn dạng bình thường.

· Bột (poudre): Dạng bột để pha trong nước. Nhờ lưu lại bao tử trong thời gian ngắn nên khi đến ruột một số lượng lớn vi khuẩn vẫn còn sống.

· Yogurt trị liệu (yogurt thérapeutique): Nên uống trước bữa ăn. Có thể chứa một tỉ lệ Probiotic rất cao (50 tỉ cho một liều).

· Men bia, có hai loại:

1-Men bia Saccharomyces boulardii, còn gọi là men sống hay men có hoạt tính. Được xấy khô ở nhiệt độ không quá 40oC. Có tính năng trị liệu rất tốt.

2-Men không có hoạt tính thường là những phế phẩm của kỹ nghệ bia. Giá rẻ. Probiotic không có hoạt tính vì đã bị xấy khô ở nhiệt độ cao.

Kết luận

Hiện nay trên thị trường, probiotic cũng như Omega-3 nhờ khéo quảng cáo đã trở thành những mặt hàng đang lên rất mạnh mẽ trên khắp thế giới... Kỹ nghệ sữa và kỹ nghệ thuốc thiên nhiên đều hết lời ca tụng probiotic và xem nó như là một thực phẩm bổ sung mang những tính năng phòng trị được rất nhiều bệnh tật. Ngược lại, phía y khoa thì dè dặt hơn. Họ cũng công nhận rằng probiotic là vi khuẩn tốt cho sức khỏe, nhất là trong việc củng cố hệ vi sinh đường ruột và ngăn chặn bệnh tiêu chảy do việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra. Còn đối với các tính năng khác của probiotic thì các bác sĩ khuyên chúng ta cần phải thận trọng dè dặt hơn vì lẽ còn thiếu rất nhiều xét nghiệm lâm sàng cùng các khảo cứu khoa học đáng tin cậy. Người ta tự hỏi phải chăng cơn sốt probiotic chẳng qua chỉ là một đòn khuyến mãi của kỹ nghệ sữa?

Nhưng dù có nói sao đi nữa, chúng ta phải nhìn nhận rằng yogurt là một thức ăn ngon miệng và rất tốt cho tất cả mọi người bất luận già hay trẻ. Tại sao chúng ta không dám thử?

 

Nguyễn Thượng Chánh



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Nov/2021 lúc 12:13pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2021 lúc 8:46am

Những Điều Kỳ Diệu Khoai Lang Đem Đến Cho Sức Khỏe

15%20Purple%20Molokai%20Sweet%20potato%20Slips%20-%20Cuttings%20-%20Khoai%20Lang%20Tím%20|%20eBay

NEW YORK CITY, New York (SGN) – Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng nữ giới thường phải trải qua nhiều giai đoạn thay đổi hormone nội tiết tố trong cuộc đời, từ lúc dậy thì, mang thai cho đến thời kỳ mãn kinh. Chính vì vậy mà việc ăn uống, nạp vào cơ thể những thực phẩm đầy dưỡng chất cực kỳ quan trọng. 

Trong danh sách các thực phẩm có thể giúp cân bằng hormone khi phụ nữ từ 40 trở lên có sự xuất hiện của khoai lang, theo trang mạng MindBodyGreen. 

Những thay đổi bên trong cơ thể khi bước vào tuổi 40 

Lúc này, mức độ estrogen và progesterone bắt đầu giảm và quá trình tiêu hóa cũng bắt đầu chậm đi. Một số thực phẩm có thể bạn rất thích ăn trước đây nhưng dần dần làm bạn cảm thấy khó chịu, đầy bụng, đặc biệt là những thực phẩm có chứa lượng tinh bột cao.Tuy nhiên, khoai lang lại là trường hợp ngoại lệ. Khoai lang có rất nhiều tinh bột nhưng cực kỳ lành mạnh, tốt cho quá trình tiêu hóa và đào thải chất dơ ra khỏi cơ thể. 

Theo Bác Sĩ Aviva Room, tác giả cuốn sách “Botanical Medicines for Women’s Health,” khoai lang có chứa một loại carbohydrate đặc biệt có lợi cho sức khỏe đường ruột. Những carbohydrate này sẽ di chuyển qua ruột non mà không tiêu hóa hoàn toàn, sẽ chuyển hóa thành dạng kháng khi trôi đến ruột kết, dần dần lên men và đóng vai trò như một men vi sinh cho tiêu hóa. 

Chế biến khoai lang như thế nào? 

Một mẹo vặt mà các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên là hãy bỏ khoai lang vào tủ lạnh qua đêm, sau đó hãy hâm nóng khi ăn. Việc này sẽ giúp khoai lang tăng hàm lượng tinh bột kháng, tốt cho sức khỏe. 

Ngoài các carbohydrate tốt, khoai lang còn chứa nhiều chất oxy hóa và khoáng chất tốt cho phụ nữ trên 40, chẳng hạn như vitamin A, vitamin C, vitamin B6, magnesium, pot***ium và manganese. 

Bên cạnh việc ăn khoai lang bằng cách luộc, bạn cũng có thể chế biến các món ăn từ khoai lang như làm món khoai lang nướng với dầu olive và các thảo mộc có mùi, khoai lang xào với thịt bò, thịt gà; làm món ăn vặt như khoai lang chiên; hay thậm chí là làm các món tráng miệng như bánh khoai lang hay kem khoai lang.


From Web MD:

You might only eat this veggie at Thanksgiving, but sweet potatoes are full of nutrients that make them worth having all year long.

The truth is they're not potatoes. They are naturally sweet roots in the morning glory family. Although Native Americans were growing sweet potatoes when Columbus came to America in 1492, these veggies grew in Peru as early as 750 B.C. 

There are hundreds of types of sweet potatoes. Some have white or cream-colored flesh. Others are yellow, red, or purple. The "Covington" is the variety you're most likely to find at the store. It has pink skin and bright orange pulp. 

While yams and sweet potatoes may look alike, a true yam is a tuber vegetable, like a regular potato.

Nutrients per Serving

One sweet potato has:  

Calories: 112

Fat: 0.07 grams

Carbohydrates: 26 grams

Protein: 2 grams

Fiber: 3.9 grams

Vitamins and Minerals

Just one sweet potato gives you 400% of the vitamin A you need each day. This helps keep your eyes healthy as well as your immune system, your body's defense against germs. It's also good for your reproductive system and organs like your heart and kidneys. 

Sweet potatoes are rich in:

 B vitamins

Vitamin C

Vitamin D

Calcium

Iron

Magnesium

Phosphorus

Pot***ium

Thiamin

Zinc

Natural compounds called carotenoids give sweet potatoes their rich color. Carotenoids are also antioxidants, which means they have the power to protect your cells from day-to-day damage.

 

Health Benefits

Sweet potatoes earned the name "superfood" because of the amount of nutrients they have. Studies show they may help with:

Cancer. Carotenoids in sweet potatoes might lower your risk for cancer. Purple sweet potatoes are high in another natural compound called anthocyanin that might lower your chances of getting colorectal cancer.

 

Diabetes. Compounds in sweet potatoes could help control blood sugar. When boiled, sweet potatoes are low on the glycemic index (GI), which means they won't raise your blood sugar as quickly as high-GI foods.

 

Heart disease. Research shows that sweet potatoes can lower your LDL "bad" cholesterol, which may lower your odds of heart problems.

 

Macular degeneration. Large amounts of beta-carotene and vitamin A, which are in sweet potatoes, can lower your chances of getting this eye disease, which is the most common cause of vision loss.

 

Obesity. Purple sweet potatoes may help lower inflammation in your body and keep fat cells from growing, which may help you lose weight.

 

Risks and Warnings

Sweet potatoes are high in carbohydrates. Some methods of cooking, like baking, roasting, and frying, will raise their glycemic index and cause your blood sugar to spike. If you have type 2 diabetes, talk to your doctor or a dietitian about how to safely include this veggie in your meals.

Although very rare, some people have a severe allergy to sweet potatoes.

 

How to Prepare It

At the store, choose firm, not mushy, sweet potatoes that have even-colored skin. Use a stainless-steel knife to cut them. A carbon knife will darken the flesh. 

While you may usually top your sweet potatoes with brown sugar and marshmallows at Thanksgiving, there are healthier ways to prepare them. You can steam, roast, boil, or microwave them. Sweet potato fries are also tasty, but don't eat them often. Although they offer more nutrients than fries made from white potatoes, they're still high in fat.

 

How to Store

If you keep your sweet potatoes in a dry area with lots of airflow, they'll last about a week or two. Don't put them in the refrigerator unless they're cooked. The cold will make them hard in the middle and will change their taste.

 

For sweet potato recipes, check out: 

 Apple Sweet Potato Bake 

Black Bean-Smothered Sweet Potatoes

Sweet Potato C***erole

WebMD Medical Reference

 

st

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Dec/2021 lúc 8:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2021 lúc 2:51pm

Dầu hạt _ Những bí mật chưa tiết lộ

 BM

Dữ liệu được công bố của Knobbe cho thấy rằng các loại dầu hạt đã được đưa vào chế độ ăn uống của Hoa Kỳ vào năm 1866, chiếm 32% trong chế độ ăn uống của người Mỹ vào năm 2010.


Việc sử dụng phổ biến các loại dầu hạt đã qua chế biến dẫn đến một thời đại bệnh tật mới như thế nào? 

 

Phần lớn người Mỹ đang bị lừa dối bởi các khuyến nghị sức khỏe chính thức về việc ăn các loại dầu thực vật “lành mạnh”. Ngay cả thuật ngữ “dầu thực vật” cũng gây hiểu lầm vì nó tạo cho bạn ấn tượng rằng bạn đang nhận các vi chất dinh dưỡng thực vật trong khi những loại dầu này thường là các dầu hạt được chế biến công nghiệp và độc hại. Dầu hạt là thành phần chính trong các thực phẩm chế biến sẵn và một số “thực phẩm” nguy hiểm nhất mà bạn có thể ăn.


BM


Ngày nay, dầu hạt còn là một vấn đề đáng quan tâm hơn vì có chứa hàm lượng cao chất căng thẳng oxy hóa gây suy giảm nghiêm trọng chức năng miễn dịch của bạn và làm tăng nguy cơ mắc tất cả các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả COVID-19. Theo quan điểm của tôi, việc loại bỏ tất cả các loại dầu hạt cũng quan trọng như việc tối ưu hóa mức vitamin D của bạn, để giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19.

 

Tại Hội nghị Chuyên đề về Sức khỏe Di truyền được tổ chức tại UCLA (Đại học California tại Los Angeles) vào tháng 08/2020, bác sĩ nhãn khoa Chris Knobbe đã đưa ra một tóm tắt tuyệt vời về lý do tại sao dầu hạt là cơ chế thống nhất (unifying mechanism) đằng sau các bệnh mãn tính của người Tây phương như bệnh tim, béo phì, ung thư và tiểu đường.


BM


Ông Knobbe là người sáng lập và là Chủ tịch của Cure AMD Foundation, một tổ chức phi vụ lợi dành riêng cho việc ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD).

 

Trong khi hầu hết mọi người đều đã nghe nói về những rủi ro sức khỏe của việc ăn đường đã qua chế biến, tinh bột và chất béo chuyển hóa, thì dầu hạt lại vượt trội hơn tất cả những tác hại mà chúng gây ra cho sức khỏe. Nếu bạn phải thực hiện một thay đổi ngay hôm nay để giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, việc loại bỏ dầu hạt khỏi chế độ ăn uống sẽ là ưu tiên hàng đầu.

 

Hầu hết người Mỹ đều mắc bệnh chuyển hóa


BM


Bệnh tim hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ, hầu như không được biết đến trong thế kỷ 19. Giống với bệnh tim, căn bệnh ung thư đã gây ra 0.5% số ca tử vong vào năm 1811, 5.8% số ca tử vong vào năm 1900 và tăng vọt lên hơn 31% số ca tử vong vào năm 2010. Một mô hình tương tự cũng xuất hiện đối với bệnh tiểu đường, hiếm gặp vào thế kỷ 19 và có tỷ lệ hiện mắc là 0.37% vào năm 1935. Đến năm 2020, tỷ lệ này tăng gấp 28 lần trong 85 năm, lên mức 10.5%. 

 

Béo phì? Lại là cùng một câu chuyện. Với tỷ lệ lưu hành chỉ 1.2% trong thế kỷ 19, béo phì đã tăng gấp 33 lần trong 115 năm, lên mức 39.8% vào năm 2015. Trong khi đó có tới 24% người trưởng thành ở Mỹ được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, một sự kết hợp của cao huyết áp, rối loạn lipid máu, kháng insulin, tăng đường huyết và béo phì nội tạng vào năm 1990.


BM

Từ năm 2009–2015, 88% người trưởng thành ở Hoa Kỳ không đáp ứng năm tiêu chí về sức khỏe chuyển hóa, thể hiện ở chỉ số đường huyết, chất béo trung tính, cholesterol HDL, huyết áp và vòng eo.

 

Thoái hóa điểm vàng và viêm xương khớp cũng có sự gia tăng đáng kể tương tự. Theo đó, bác sĩ Knobbe đặt câu hỏi rằng điều gì phổ biến trong thời gian này có thể đã thúc đẩy những thay đổi này. Lịch sử về chế độ ăn uống đã cho thấy câu trả lời, với sự ra đời của bốn loại thực phẩm chế biến chủ yếu, bao gồm: đường, dầu hạt chế biến công nghiệp, bột mì tinh chế và chất béo chuyển hóa – đóng vai trò là nguyên nhân.

 

Ông Knobbe nói: “Tôi tin rằng đây là một thử nghiệm toàn cầu trên con người mà không ai tán thành. Không ai biết điều gì sắp diễn ra. Nếu biết được, họ sẽ không đăng ký [tham gia thử nghiệm này].” Knobbe cũng trích dẫn công trình của Weston A. Price, một nha sĩ đã viết cuốn sách kinh điển “Dinh dưỡng và Thoái hóa Thể chất.” Vào những năm 1900, bác sĩ Price đã nghiên cứu sâu rộng về mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và các bệnh thực thể.


BM


Ông là một trong những người tiên phong về dinh dưỡng trong mọi thời đại, và nghiên cứu của ông cho thấy các bộ lạc bản địa vẫn ăn theo chế độ truyền thống có hàm răng gần như hoàn hảo và gần như 100% không bị sâu răng.

 

Nhưng khi những người dân bộ tộc này được làm quen với đường tinh luyện và bột mì trắng, sức khỏe và hàm răng hoàn hảo của họ nhanh chóng bị hư hỏng.


BM


Tiến sĩ Knobbe cho biết: “Bác sĩ Weston Price đã đưa ra mối liên kết giữa những thực phẩm này một cách căn bản với căn bệnh thoái hóa thể chất vào năm 1939. Không ai lắng nghe.” Knobbe dường như tương đương với Price của thế kỷ 21.

 

Tại sao dầu hạt lại giống với chất độc Arsen


BM


Vấn đề của dầu hạt là chúng được xử lý công nghiệp, gây ra phản ứng viêm và thúc đẩy quá trình oxy hóa trong cơ thể bạn. Các quan chức y tế tuyên bố rằng dầu hạt rất tốt cho bạn vì chúng làm giảm cholesterol, nhưng như Tiến sĩ Knobbe nói rằng Arsen cũng vậy. Hai chất độc thực sự có khá nhiều điểm chung:

 

“Chúng ta có thể nghĩ rằng đây là một trò đùa, nhưng thật ra, có rất nhiều điểm tương đồng giữa [arsen] và dầu hạt một cách đáng kinh ngạc, không ít trong số đó là arsen có tính oxy hóa mạnh mẽ. Và đây chính là cách mà dầu hạt tác động đến chúng ta. Dầu hạt kích thích quá trình oxy hóa, là chất tiền viêm và độc hại, nhưng trong số tất cả, điều tồi tệ nhất cho đến nay, đó là quá trình oxy hóa.”

 

Bạn sẽ tìm thấy dầu hạt trong hầu hết các loại thực phẩm đã qua chế biến, bao gồm cả thức ăn nhanh và thậm chí ở nhiều nhà hàng đắt tiền.

 

Ông Knobbe nói: “Ngay cả những nhà hàng ngon nhất cũng đang sử dụng dầu hạt vì chúng có giá thành bằng ⅙ so với bơ động vật.”


BM


Lý do dầu hạt có thể tồn tại trong nguồn cung cấp thực phẩm, mặc dù có độc tính cao, là vì dầu hạt không phải là chất độc sinh học cấp tính mà là chất độc mãn tính. Ngộ độc mãn tính có nghĩa là các triệu chứng không xảy ra ngay lập tức và thường chỉ sau khi tiếp xúc lâu dài, lặp đi lặp lại. Một hành động chắc chắn [để không bị ngộ độc] khi ăn ở nhà hàng là tránh tất cả các loại nước sốt, vì chúng có nhiều khả năng chứa nhiều dầu hạt đã qua chế biến.

 

“Dầu hạt được đưa vào sử dụng một cách từ từ, bắt đầu từ những năm 1860. Đầu tiên chúng được sử dụng để pha trộn với mỡ lợn và bơ butter, sau đó dần dần, chúng được sử dụng để thay thế mỡ lợn, bơ butter và mỡ bò. Đó là cách mà họ [những nhà sản xuất dầu hạt] tránh bị lên án khi làm việc này. Vì thế, chúng ta dần trở nên thừa cân và ốm yếu. Và họ đã giữ dầu hạt trong nguồn cung cấp thực phẩm theo cách đó.”

 

Bác sĩ Knobbe chỉ ra rằng ngoài khả năng gây viêm, những chất độc từ dầu hạt này còn có tác hại:


·        Độc tế bào

·        Độc tính gene

·        Gây đột biến

·        Chất gây ung thư

·        Sinh huyết khối

·        Gây xơ vữa

·        Gây béo phì 

 

Một phần ba năng lượng trong chế độ ăn của người Mỹ là từ dầu hạt


 BM

Dữ liệu được công bố của Tiến sĩ Knobbe cho thấy rằng dầu hạt được đưa vào chế độ ăn uống của Hoa Kỳ vào năm 1866, chiếm 32% trong chế độ ăn uống của người Mỹ vào năm 2010, tức là 80g mỗi người mỗi ngày. Ngược lại, vào năm 1865, hầu hết mọi người sẽ chỉ có khoảng 2% – 3% lượng calo từ acid linoleic omega-6 (được tìm thấy trong dầu hạt) chủ yếu đến từ bơ, mỡ lợn và mỡ bò. 

 

Động vật được nuôi dưỡng theo phương pháp thời xưa có lượng omega-6 rất thấp, nhưng điều này sẽ thay đổi khi động vật được nuôi trong các cơ sở cho động vật tập trung (CAFO) giống như ngày nay. Thịt lợn CAFO có thể chứa tới 20% chất béo omega-6. Ông Knobbe đã nêu bật lên một số dân số bản địa có tỷ lệ mắc bệnh mãn tính rất thấp và mức tiêu thụ acid linoleic tương đối thấp, chẳng hạn như Bộ lạc Maasai của Kenya và Tanzania

 

Họ chủ yếu ăn sữa, thịt và máu – một chế độ ăn có 66% chất béo động vật (33% đến 45% chất béo động vật bão hòa), 17% carbohydrate và chỉ 1.7% acid linoleic omega-6 (LA). Họ không bị bệnh tim, nhưng Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ tiếp tục yêu cầu người Mỹ hạn chế chất béo bão hòa không quá 5% đến 6% lượng calo hàng ngày.


BM


Người Mỹ, với 24% đến 32% lượng calo hàng ngày từ dầu hạt, đang nhận được 8% đến 12% hoặc cao hơn lượng calo hàng ngày chỉ từ acid linoleic. Trong một ví dụ khác, Tokelauans, sống ở một vùng lãnh thổ gần New Zealand, ăn một chế độ ăn rất khác với 54% đến 62% calo từ dừa, chiếm 53% chất béo, 48% trong số đó là chất béo bão hòa.

 

Chỉ khoảng 1% hoặc ít hơn trong chế độ ăn uống của họ là chất béo omega-6, và họ cũng không mắc bệnh tim và hầu như không bị béo phì hoặc tiểu đường. Ông Knobbe nói: “Nếu chúng ta nhìn vào những quần thể này và bạn có thể nhìn vào tất cả những người họ, những quần thể người thời xưa, họ không có đường tinh luyện, lúa mì tinh luyện, và tất nhiên không có dầu thực vật.”


BM


“Vậy còn omega-6 LA trong những quần thể người thời xưa này thì sao? Nó là 0.6 đến khoảng 1.7%. Theo hiểu biết tốt nhất của tôi, tôi nghĩ tất cả đều dưới 2%, còn ở nơi dân số phương Tây hóa của chúng tôi, có tới 7% đến 12% acid linoleic omega-6. Một lần nữa đây là điểm quan trọng nhất mà chúng ta rút ra được. Vậy điều gì xảy ra với omega-6? Chúng ta đã tích lũy nó trong chất béo của cơ thể mình.”

 

Dầu hạt gây ra bệnh tật ở Nhật Bản 


BM


Trong khi các quần thể người thời xưa đã bảo vệ sức khỏe của họ bằng cách không tiêu thụ dầu hạt, các dân số khác, như Nhật Bản, đã bị suy giảm sức khỏe tương ứng với việc ngày càng tiêu thụ các loại dầu độc hại này. Kể từ năm 1960, Nhật Bản đã có sự gia tăng rõ rệt về béo phì, cao huyết áp, tiểu đường type 2, hội chứng chuyển hóa, nhiều bệnh ung thư và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

 

Trong khi đó, vào năm 1950, người Nhật chỉ tiêu thụ 3g dầu hạt mỗi ngày, con số này đã tăng lên thành 39g vào năm 2004. Tính theo phần trăm tổng lượng calo, năng lượng từ omega-6 đã tăng lên 6.2% vào năm 2004 so với 1.55% năm 1950.

 

Ông Knobbe nói: “Vấn đề chính ở chỗ đó. Sức khỏe ở Nhật Bản bị giảm sút rất có thể là do dầu hạt có hàm lượng cao chất oxy hóa, chất tiền viêm, chất độc hại và thiếu chất dinh dưỡng tăng gấp 13 lần, tương đương 1,200%.”

 

Theo CDC, cứ 10 người Mỹ thì có 6 người mắc bệnh mãn tính, và bệnh tim, hen suyễn, ung thư và bệnh tiểu đường đã tăng 700% kể từ khi Cuộc khảo sát Y tế Quốc gia được thực hiện vào năm 1935.


BM


Như doanh nhân công nghệ Jeff Nobbs đã lưu ý trong một bảng phân tích thống kê, trong thời gian này, người Mỹ đã hút thuốc và uống ít hơn, hai trong số những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mãn tính. Anh cũng tin rằng dầu thực vật là nguyên nhân còn thiếu để giải thích tại sao người Mỹ ngày càng ốm yếu hơn.

 

“Nếu dầu thực vật thực sự là nguyên nhân đằng sau đại dịch bệnh mãn tính ngày nay, thì đó là một giải pháp đơn giản và thích đáng để giải thích tại sao bệnh mãn tính và béo phì tiếp tục gia tăng, ngay cả khi chúng ta tuân thủ các lời khuyên về sức khỏe cộng đồng.”

 

“Tôi tin rằng cuộc chiến của chúng ta chống lại thịt đỏ, chất béo bão hòa, cholesterol và natri có thể là sai lầm. Những trận chiến đó có thể giống như tập trung vào các hoạt động phụ khi kẻ phản diện thực sự giật dây vẫn đang ẩn mình trong bóng tối. Đã đến lúc phải chiếu sáng cho kẻ phản diện khó đối phó này, kẻ thù số 1 đối với sức khỏe cộng đồng của chúng ta: dầu thực vật.”

 

Loại bỏ các loại dầu sau:


BM


Điều quan trọng là bạn phải giảm lượng dầu hạt đã qua chế biến công nghiệp càng nhiều càng tốt. Điều này có nghĩa là loại bỏ các loại dầu sau:

 

·        Đậu nành

·        Ngô

·        Cải dầu

·        Cây rum

·        Hoa hướng dương

·        Đậu phụng

·        Hạt nho

·        Cám gạo

 

Để làm được điều này, bạn cần tránh tất cả các loại thực phẩm chế biến quá kỹ, thức ăn nhanh và nhiều loại thức ăn ở nhà hàng. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị càng nhiều thức ăn càng tốt trong nhà, ngoại trừ dầu hạt, để biết mình đang ăn gì.


BM


Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ chấn thương chỉnh hình và là tác giả có nhiều sách bán chạy nhất, nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên. Tầm nhìn cốt lõi của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình.

 

 

 

Joseph Mercola  _  Tú Liên

***

Dầu hạt _ Những lợi ích và tác hại đối với sức khỏe

 %20BM

Một cách thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và dễ dàng là thay thế các loại dầu ăn không lành mạnh sang những loại dầu ăn lành mạnh.


Tìm hiểu về các loại dầu hạt có ích với sức khỏe, và các loại dầu hạt gây hại cho sức khỏe.

https://baomai.blogspot.com/2021/10/dau-hat-nhung-loi-ich-va-tac-hai-oi-voi.html



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2021 lúc 10:48am

Vượt Qua Căn Bệnh Hiểm Nghèo

Bảo%20hiểm%20bệnh%20Hiểm%20Nghèo%20-%20Dai%20ichi%20life%20Việt%20Nam

Hồi cuối tháng Sáu 2019, không có điều gì lạ báo trước cho sức khỏe của tôi. Sống cùng gia đình và làm việc cho một tờ báo ở Sydney, mọi việc tiến triển tốt. Tôi đang tập luyện cho việc tranh tài ba bộ môn Chạy, Bơi và Xe đạp ở ngoại quốc. Từ lúc tham gia môn thể thao 6 năm trước, bây giờ tôi yêu thích các môn thể thao này mỗi buổi sáng. 

Tôi gặp bác sĩ mình vì một khối u ở dưới cánh tay gần nách, bác sĩ nói chỉ là khối u lành tính. Tôi tiếp tục tập luyện. Đến đầu tháng Bảy, một cục u khác xuất hiện bên ngực trái. Bác sĩ gia đình gởi tôi đến bác sĩ chuyên khoa để mổ bỏ khối u. Bác sĩ chuyên khoa đề nghị phải làm xét nghiệm trước khi mổ. 

Vào một buổi chiều lạnh lẽo của tháng Bảy, tôi được làm một loạt scan và kim chích vào khối u để thử nghiệm. Sau vài ngày nữa tôi được làm xét nghiệm (biopsy) lần thứ hai. Lúc trở về gặp bác sĩ, ông nghiên cứu X-ray và kết quả xét nghiệm. Tôi hỏi có phải là ung thư không? Bác sĩ gật đầu. 

Tôi về nhà bàn bạc với vợ, vợ tôi sửng sờ nhưng cố trầm tĩnh đề nghị chờ thêm các kết quả thử nghiệm khác. Tôi cũng thông báo cho thằng con trai 27 tuổi. Chàng ta nhận tin buồn trong yên lặng. Chúng tôi biết không lợi ích gì để phí vài giọt nước mắt. 

Hai ngày sau, ông bác sĩ xác định với tôi đó là ung thư. Ông nói "Nếu Anh may mắn đó là lymphoma. Nếu kém may mắn thì đó là melanoma" (lymphoma : u bạch huyết bào; melanoma: u sắc tố đen).

Tôi hy vọng tham dự cuộc đua trong 5 tuần nữa. Nhưng sau đó thêm các cuộc thử nghiệm, một bác sĩ chuyên về ung thư điện thoại đến tôi. 

Vị bác sĩ đã sốc khi biết được tôi bị "melanoma" di căn. Tôi hỏi lại bà bác sĩ, bà bị sốc vì nhiều ung thư quá nhiều hay là vì nó ở giai đoạn muộn màng? Bà trả lời "Cả hai".Những khối u bướu ở chung quanh ngực, ở bao tử, và ở 2 chân. Hôm ấy tôi buồn bã đi bộ về nhà. 

Tôi nói chuyện với vợ và con trai, tôi cố gắng bàn bạc một cách tích cực nhưng vẫn không thể quên hai tiếng "Cả hai" của bà bác sĩ. Rồi chúng tôi đi ăn nhà hàng Thái. Chúng tôi nói chuyện đủ mọi thứ chỉ trừ có đề tài ung thư. Điều kỳ lạ là tôi khỏe mạnh, nếu không có những cục u thì tôi không biết tôi đang mắc chứng bệnh nguy hiểm. 

Tôi vẫn làm việc ngày Chúa nhật đó , tôi viết xong hai câu chuyện. Rồi đến gặp ông chủ bút của tờ báo, tôi kể cho ông biết về kết quả các thử nghiệm. Đúng là cuộc nói chuyện khó khăn cho cả hai người. Nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhõm và thật sự cảm ơn khi ông ta nói rằng ông ta sẽ trợ lực cho tôi bất cứ điều gì tôi cần. 

Tôi còn chưa biết lúc nào và ở đâu tôi sẽ được chữa trị. Vài ngày sau đó tôi tự đoán là chắc họ dùng phương pháp hóa trị. Tôi cố gắng không để xuống tinh thần. Điều gì xảy ra cho tôi cũng sẽ từ từ đến và tôi cố gắng hưởng thụ thời gian còn lại. 

*

Hai mươi sáu năm trước, tôi cũng bị vậy nên kinh nghiệm đã giúp tôi vực dậy thật nhanh. Lúc ấy tôi được chẩn đoán non-hodgkin lymphoma và đã qua 6 tháng hóa tri thật đau đớn. Sự chữa trị có kết quả tốt. Tôi vượt qua, tôi thành người mạnh mẽ. Lúc ấy vợ chồng tôi mới mua nhà và con trai mới chập chững đi. Tôi cương quyết sống để thành người cha tốt.

Nhưng bây giờ tôi đang gặp một thử thách khác. Melanoma là “Ung thư của Úc” (Australia's cancer) các bác sĩ trị ung thư của tôi gọi vậy. Với chỉ số UV cao, thích sinh hoạt ngoài trời nhiều nên Úc và Tân Tây Lan là vùng có bệnh ung thư melanoma cao nhất thế giới. Cho dù hơn chục năm vận động cảnh giác người dân; người ta vẫn mắc phải. Người ta chẩn đoán ra cứ 30 phút có 1 người bị melanoma. Năm 2018, Úc  có 1400 người chết vì melanoma. 

Hôm tôi ngồi trong phòng chờ đợi để gặp bác sĩ lần nữa. Cô nhân viên đưa giấy tờ cho tôi ký. Tôi đọc thấy họ ghi tôi bị melanoma giai đoạn 4 (nghĩa là đã di căn khắp cơ thể tôi rồi). Ký xong, trong lúc ngồi chờ, tôi bấm điện thoại Google xem, tôi tá hỏa để biết rằng không có giai đoạn 5. 

** 

Sáu tuần kể từ khi tôi phát hiện cục u đầu tiên nhưng trước khi được hóa trị, một cục u nữa xuất hiện nơi bụng, thêm một cục u bên hông và bắt đầu đau đớn.

Kỳ lạ như thế và may mắn cho tôi, chỉ có một cục bướu nơi phổi, nơi có thể ảnh hưởng cơ phận quan trọng nhất. Và các bác sĩ không nghĩ rằng ung thư đã lan đến não bộ. Và thật nhiều động viên tốt lành từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp khi biết tôi bị ung thư.

Có những đêm thật tồi tệ. Thật nhiều suy nghĩ trong bóng đêm: điều nầy sẽ chấm dứt tệ hại? Sẽ đau đớn? Tại sao tôi đã không làm nhiều hơn trong cuộc đời nầy ? 

Bác sĩ chuyên trị ung thư Alex Menzies làm việc tại phòng mạch hiện đại cũng là Tổng Hành Dinh của viện Melanoma Australia, một tổ chức không vụ lợi lớn nhất  thế giới. Tổ chức nầy nhắm vào điều trị, nghiên cứu và giảng dạy.

Một người tân tâm, tập trung cao vào trị liệu, bác sĩ Menzies cho biết sau nhiều lần nghiên cứu ông ta nghĩ đa phần là melanoma và biện pháp tốt nhất không phải là hóa trị mà dùng liệu pháp miễn dịch.(immunotherapy)

Hai loại thuốc mạnh nhất: Opdivo (nivolumab) và Yervoy (ipilimumab) sẽ giúp kích hoạt hệ miễn nhiễm để giết chết những tế bào ung thư. Bắt đầu bằng 4 cuộc trị liệu mỗi lần cách nhau 3 tuần. Chỉ có 50% các bệnh nhân chịu nỗi 4 lần trị liệu vì bị tác dụng phụ. Tuy nhiên dù chỉ có một lần trị liệu cũng có thể có tác dụng tốt ngay. 

Nếu điều trị trên 2 năm con số làm bạn choáng váng là $250,000, tất cả đều được chánh phủ tài trợ (PBS). Thuốc đang có ở trung tâm đối diện bên kia đường, nếu tôi muốn tôi sẽ được bắt đầu trị liệu ngay. Tôi đã đồng ý ngay tức thì. 

Nửa giờ sau, tôi ngồi trên ghế bành lớn, ống nước biển chuyền vô mạch máu tay cho lần trị liệu đầu tiên: 30 phút cho thuốc Opdivo, 30 phút cho chất Saline, 30 phút cho thuốc Yervoy. 

Tôi nhìn sang bên, có vài bệnh nhân khuôn mặt ốm, xanh xao bệnh hoạn. Tôi nghĩ rồi khuôn mặt tôi cũng nhìn thảm hại thế thôi.

Sau hai tuần, rõ ràng liệu pháp nầy không giống hóa trị. Nó không làm mình vật vã, nó giúp mình từ từ hồi phục để chờ lần trị liệu kế tiếp. Mỗi ngày trôi qua mỗi khác. Có ngày cảm thấy khỏe, có ngày cảm thấy mệt và ngủ li bì.

Tôi chọn phương pháp luyện tập cho riêng mình, mỗi ngày tìm một niềm vui, hưởng thụ chậm chạp, thưởng thức các món ăn với gia đình và bạn bè. 

*

Tôi thích đọc sách, xem phim và nhất là bơi lội . Cuối tháng 9 là những tác dụng phụ chỉ còn là các vết ngứa ngoài da. Tôi trở lại bơi lội thật nhiều. Buổi sáng sau khi dắt chó đi dạo xong, tôi đến hồ bơi. Chiều dài hồ là 50 m , tôi bơi  20 bận rồi từ từ tăng lên 30 bận. Có ngày tôi bơi đến 40 hay 50 bận. Đến tháng 10 là kỳ chích thuốc lần thứ ba, tôi bơi được 4 cây số mỗi ngày, tuần kể tiếp tôi bơi 5 cây số. Và sau đó là 6 cây số. Đến tháng 11, các bác sĩ làm scan lại để coi kết quả việc chữa trị thế nào. 

Tôi cùng bà xã ngồi trong phòng, bác sĩ Menzies bước vào ông cho biết kết quả các lần trị liệu có kết quả thật tuyệt vời. Tôi vọt miệng, kết quả tốt hả bác sĩ? Ông ta cười. Đây là kết quả tốt nhất của liệu pháp miễn nhiễm. 

Sau đó tôi còn cần đến chích Opdivo nữa trong mỗi 4 tuần , bác sĩ hy vọng các cục bướu sẽ thu nhỏ lại hoặc biến mất đi. Bác sĩ hy vọng tôi sẽ hết bệnh hoàn toàn.

Tôi vô cùng ngạc nhiên. Hai vợ chồng ra ngồi uống cà phê nơi khu vườn sau bệnh viện. Chúng tôi ráng suy nghiệm xem nên tin đây là sự thật hay không. Tôi thật cảm thấy nhẹ hẫng nhưng cũng đầy bối rối.  

Những tuần lễ kế tiếp càng tiến triển hơn, scan cho thấy kết quả rất tốt, tuy nhiên cần phải trị liệu tiếp tục đến năm 2020. 

Tôi đã không biết tôi may mắn đến dường nào cho đến khi tôi phỏng vấn bác sĩ Menzies để viết câu chuyện này đăng lên báo. Bác sĩ nói, nếu mười năm trước mà  bị melanoma giai đoạn 4 là kể như bị án tử vậy. Với phương pháp hóa trị hiệu quả rất ít, bệnh nhân chỉ có thể sống từ 6 đến 9 tháng. Và có thể ngắn hơn nếu ung thư lên đến não. 

Bác sĩ Menzies cho biết, bây giờ 50% bệnh nhân melanoma thọ đủ dài để được chữa trị bằng thuốc "Nó thật sự là một cuộc cách mạng ".

Hai loại thuốc đã cứu sống tôi là Opdivo và Yervoy đã được phối hợp dùng trị melanoma đầu tiên từ năm 2016. Trong liệu pháp miễn dịch (immunotherapy) người ta dùng hai loại thuốc này và thấy có kết quả tốt: tốt cho ung thư ngực, phổi, đầu cổ, bàng quang, ruột già, bao tử kể cả melanoma. 

Cũng theo bs Menzies cách chữa trị immunotherapy sẽ không có hiệu quả với loại ung thư tiền liệt tuyến, ung thư não, và ung thư lá lách (tụy tạng). "Liệu pháp miễn dịch (immunotherapy) là một khám phá lớn nhất trong y khoa của thế hệ chúng ta. Xuyên suốt trong lãnh vực y khoa, nó là một liệu pháp hay nhất kể từ khi con người khám phá ra penicillin "

 

Bấy giờ là 5.30 sáng, vào một ngày tháng Hai, đúng 6 tháng từ khi tôi bắt đầu được trị liệu, tôi cảm thấy mạnh lên khi đi đến hồ bơi. Tôi bơi trong bóng tối cho đến khi ánh bình minh xuất hiện. Đây là lần đầu tôi bơi được 10 cây số. Nhìn lên bầu trời có màu trong xanh rất đặc biệt. 

P/s tháng 10 năm 2020, bác sĩ tuyên bố tôi đã hoàn toàn "sạch" ung thư và ngưng chích thuốc. 


- Garry Maddox - Trần An Bình lược dịch



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Dec/2021 lúc 12:38pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Dec/2021 lúc 11:21am

Lâm Sàng _ Nghĩa là gì?

 BM


“Thưa Bác sĩ

Tôi đôi khi nghe hay đọc những chuyện về y học thấy chữ “lâm sàng” được sử dụng như “thử nghiệm lâm sàng”, “khám sức khỏe cận lâm sàng”, hay là “chết lâm sàng”.


Tôi tra một số tự điển, sách báo nhưng vẫn hiểu rất mơ hồ về từ này.


Xin Bác sĩ giải thích từ ngữ này bằng những ngôn từ bình dân để cho người bình dân như tôi dễ hiểu. Đồng thời xin Bác sĩ cho những ví dụ minh họa cho giải thích một cách dễ hiểu.


Cũng xin Bác sĩ liệt kê những cụm từ có từ “lâm sàng” này thường được dùng cho mọi người, không phải cho giới chuyên môn.


Xin cảm ơn Bác sĩ."


***

Lâm sàng

 

BM

Bác sĩ Hồ Văn Hiền

 

Hôm nay, nhân bàn đến từ ngữ "lâm sàng" chúng ta sẽ bàn về dạy y khoa bằng tiếng Việt ở Việt nam, và một khía cạnh quan trọng nữa của y khoa hiện đại là vấn đề thực nghiệm và y khoa lâm sàng.

 

Trong chữ "lâm sàng" có lâm nghĩa là đến gần, vào một hoàn cảnh nào đó: như lâm nguy, lâm bồn (thai phụ sắp sinh), lâm bệnh, lâm chung (chung = đoạn cuối, sắp đến đoạn cuối cuộc đời, chết). “Sàng” có nghĩa là cái giường, ở đây chỉ giường của người bệnh.


BM


Lâm sàng là từ chúng ta dùng để dịch từ tiếng Pháp “clinique” trước đây, lúc các trường y khoa còn dạy bằng tiếng Pháp. Đến khoảng thập niên 1960's , dưới thời Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ ở miền Nam, trường y khoa Sài gòn mới bắt đầu chuyển một phần dạy bằng tiếng Việt. Trường Y khoa Đại học Huế dạy bằng tiếng Việt ngay từ lúc mới mở cửa (1957) với khoa trường là bác sĩ Lê Khắc Quyến, một người có khuynh hướng cấp tiến và hoạt động chính trị phe tả hơn là các vị giáo sư của trường y khoa Sài gòn. 


Lúc trường y chuyển qua dạy bằng tiếng Việt, một trong những từ chúng tôi học đầu tiên là “lâm sàng”. Đa số các từ điển tiếng Việt hay Anh Việt hiện nay đều định nghĩa "lâm sàng " không chính xác lắm đối với cách dùng của từ "clinical" trong y khoa/y tế hiện nay. 


BM


Trong những tự điển trước 1970 không thấy từ này, và các từ điển dịch "clinic' cũng không đầy đủ hay sái nghĩa. Có lẽ những nhà làm từ điển không hiểu lắm về cách tổ chức của các ngành y tế.


Tiếng Pháp, “clinique”, tiếng Anh “clinical” chỉ những gì xảy ra bên giường người bệnh, nói giản dị là lúc khám bệnh. Do từ Hy lạp cổ "kline" là cái giường. 

 

BM


Hippocrates (460-377 TTC), sinh ra ở đảo Kos, gần 100 năm sau khi Khổng tử ra đời, ông tổ ngành Tây Y tiên phong trong ngành chữa bệnh căn cứ trên quan sát người bệnh trực tiếp và lý luận trên cơ sở của những "triệu chứng" mà mình thấy, nghe, sờ và ngửi được. 

 

Hippocrate bị ảnh hưởng bởi triết lý của Pythagoras (nhà toán học Hy Lạp) theo đó “Thiên nhiên” gồm 5 yếu tố (elements) : nước, đất, gió và lửa; do đó học thuyết thời đó cho rằng cơ thể chúng ta gồm năm chất lỏng (fluids) hay dịch (humour) khác nhau tạo nên: mật đen, mật vàng, đàm (nhớt) và máu. Người chữa bệnh có nhiệm vụ tái lập sự quân bình giữa các chất lỏng đó. Có lẽ cũng tương tự nhưng chắc không chi tiết như bên Đông phương, muốn giữa sự quân bình giữa âm và dương, lục phủ (Tiểu Trường, Ðại Trường, Ðởm, Vỵ, Bàng Quang, Tam Tiêu), ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận).


BM


Tuy nhiên, điểm quan trọng ở đây là lý luận căn cứ trên những điều quan sát trên người bệnh, khác với cách chữa bệnh căn cứ trên niềm tin tôn giáo, hay ma thuật. Y học cũng như khoa học thời cổ đại (antiquity) của Hippocrate bị thất truyền sau khi văn minh Hy lạp và La Mã suy tàn. Qua thời trung cổ, cách chữa bệnh có tính cách tôn giáo và tín điều là chính. 

 

Y khoa lâm sàng chỉ phát triển trở lại sau thời kỳ Phục Hưng Renaissance), với sự khám phá lại các kiến thức "cổ điển" của thời cổ đại, loại bỏ quan niệm về các dịch ("humour") và các ngành cơ thể học, hoá học, phẫu thuật được phát triển. 


BM


Qua thế kỷ thứ 17, kiến thức về sinh lý (cách cơ thể được điều hành như thế nào) mở rộng, và người ta chú trọng nhiều hơn đến phần thực hành y khoa, bên giường bệnh (bedside clinical practice), nghĩa là quan sát các biểu hiện của cơn bệnh, dùng những kiến thức về cơ thể học, sinh lý học để suy xét nguồn gốc bệnh.

 

Chúng ta có thể bàn thêm một chút về cách làm việc "lâm sàng" của các thầy thuốc đông y ở Đàng Trong (của Chúa Nguyễn) vào thế kỷ thứ 17 được linh mục Alexandre de Rhodes, người tiên phong tạo ra chữ viết quốc ngữ, kể lại. 


BM


Phương pháp "lâm sàng" của họ khác phương pháp của tây phương: thầy thuốc "bắt mạch" rồi chẩn đoán trước, không để bệnh nhân khai bệnh trước như trong tây y. Người thầy thuốc được học theo kiểu cha truyền con nối và có nhiều sách bí truyền. Thầy thuốc bắt mạch bằng 3 ngón tay (cho 3 phần cơ thể: đầu, dạ dày và bụng), mất chừng 15 phút đắn đo suy tính, rồi tiết lộ cho bệnh nhân biết anh ta bị những triệu chứng gì, bệnh ra sao. Nếu thầy thuốc nói không đúng thì bị đuổi đi, không trả tiền vì bệnh nhân hết tin tưởng, nếu nói đúng thì bệnh nhân tin tưởng để cho chữa bệnh mình, nhưng chữa hết xong mới trả tiền. Theo kinh nghiệm bản thân của Alexandre de Rhodes thì các bác sĩ Viêt thời đó không thua gì các bác sĩ ở châu Âu.


BM


Sau mấy ngàn năm, y khoa của Hippocrate chuyển biến và phát triển thành Tây Y hiện nay, trên nền tảng của quan sát, suy luận và thực nghiệm, và vai trò quan trọng của các khoa sinh-y học (biomedical sciences).


Hiện nay những gì liên hệ trực tiếp đến người bệnh thì gọi là lâm sàng  (clinical). Ví dụ bác sĩ hỏi câu chuyện về bệnh tình (bệnh sử, history), ghi nhận những triệu chứng (symptoms) như bệnh nhân khai mệt, đau đầu, buồn nôn, có tính cách chủ quan; và khám trên người bệnh nhân để phát hiện những dấu hiệu (signs) khách quan như da có mụn, tim đập loạn nhịp, khối u trong bụng, là những biểu hiện ghi nhận khách quan do người không phải người bệnh quan sát mà ghi nhận. Những dấu hiệu đó được gọi là dấu hiệu lâm sàng (clinical signs). Chẩn đoán bệnh căn cứ vào quá trình khám này được gọi là chẩn đoán lâm sàng (clinical diagnosis). Tuy nhiên, bác sĩ còn có thể có những phương tiện để tìm hiểu thêm về bệnh nhân.


BM


Cách đây mấy chục năm, phòng mạch bác sĩ có thể có những phương tiện đơn giản như: máy ly tâm để quan sát cặn nước tiểu qua kính hiển vi, lấy đàm, nhớt để nhuộm màu và tìm trong đó có vi trùng hay không, hoặc có máy soi quang tuyến (X Ray), ví dụ để xem bệnh nhân có nám phổi hay không, vv và thường những xét nghiệm đó bác sĩ hay y tá tự làm lấy, gần chỗ người bệnh nằm, cho nên tiếng Pháp gọi những kết quả thử nghiệm đó là “paraclinique” (do: para=bên cạnh, clinique=giường bệnh). Chúng ta dịch là “cận lâm sàng”. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, ít khi dùng từ ngữ "paraclinical".

 

Ở Mỹ, thông thường người ta ít dùng từ paraclinical. Bác sĩ thế hệ trẻ có khuynh hướng giảm bớt phần hỏi, khám trực tiếp người bệnh vá chú trọng hơn (theo một số người thì là quá nhiều) quá nhiều vào kết quả "cận lâm sàng", tốn kém hơn trước nhiều. Bác sĩ thường nói đến những ngành "cận lâm sàng" như: "lab work"= thử máu, thử vi trùng (ví dụ cấy máu [blood culture] xem có vi khuẩn mọc không), thử di truyền [genetic testing], biopsy (sinh thiết).

 

"Pathology" (ngành bệnh học, tìm các thay đổi của bệnh gây ra trên các mô, tế bào quan sát bằng kính hiển vi, ngày xưa ở Sài gòn gọi tắt là "ana-path, do tiếng Pháp anatomie pathologique=cơ thể bệnh lý.


BM


Các hoạt động như chụp quang tuyến, làm CT, MRI, siêu âm (ultrasounds), được gộp trong khoa "hình ảnh y khoa" (medical imaging). Bác sĩ quang tuyến, phần lớn đọc các phim, hình ảnh, không "đụng" tới bệnh nhân, cũng có thể có những hoạt động lâm sàng; ví dụ bác sĩ quang tuyến can thiệp (interventional radiologist) có thể nhờ CT, siêu âm hướng dẫn chọc vào ngực, bụng bệnh nhân để hút mủ, lấy mẫu sinh thiết để thử nghiệm.

 

Một trong những phương pháp giảng dạy y khoa là các “hội nghị đối chiếu lâm sàng và bệnh học” (tiếng Pháp: confrontation clinico pathologique). Các bác sĩ, nội trú trình bày các nhận xét về lâm sàng và đề nghị một định bệnh (diagnosis) suy luận từ các quan sát đó. Sau đó, bác sĩ về bệnh học (pathologist, cơ thể bệnh lý) trình bày kết quả của phòng thí nghiệm như sinh thiết (biopsy) hay kết quả giải phẫu tử thi (autopsy), nghĩa là giải đáp của câu hỏi ban đầu là người bệnh mắc bệnh gì, nguyên nhân gì gây ra các triệu chứng lâm sàng.

 

Một số từ ngữ hay dùng:


BM


1_ Chết lâm sàng (clinical death), tim bệnh nhân ngừng đập (cardiac arrest), bệnh nhân ngưng thở. Tuy nhiên, với các phương pháp hồi sức hiện nay, có thể đảo ngược "chết lâm sàng" trong một số trường hợp (CPR: cardiopulmonary resuscitation).


2_ Clinic: phòng khám bệnh tư, phòng ngoại chẩn của một bệnh viện. Đôi khi một clinic là một cơ quan lớn gồm cả nhiều bệnh viện, phòng khám, phòng thí nghiệm, ví dụ Mayo Clinic do bác sĩ William Mayo và các người con mở ra ở Rochester, Minnesota cuối thế kỷ thứ 19, và hiện nay là một trong những hệ thống chữa bệnh và khảo cứu y khoa lớn nhất thế giới, nhân viên gồm trên 50,000 người và gần 4000 bác sĩ mọi ngành. Cleveland Clinic ở Cleveland, tiểu bang Ohio cũng là một bệnh viện giáo dục y khoa vĩ đại, lợi tức gần 10 tỷ đô la/ năm, và chi nhánh ở nhiều tiểu bang Mỹ, Canada và Trung Đông. Lúc đầu, chỉ là một phòng mạch tư của một bác sĩ giải phẫu vào cuối thế kỷ thứ 19.


BM


3_ Theo nghĩa rộng, clinic cũng được dùng trong một số lãnh vực ngoài y tế: như "legal clinic"chỉ những văn phòng giải quyết, tư vấn về các vấn đề luật pháp.

 

4_ Ở Mỹ, người khám và chữa bệnh không phải luôn luôn là bác sĩ y khoa: có những người chuyên về tâm lý trị liệu (psychologist), nurse practitioner; nhân viên điều dưỡng được huấn luyện khám bệnh và điều trị, thường dưới sự giám sát của bác sĩ y khoa, phụ tá bác sĩ "physician ***istant" (PA). Từ "clinician" có lúc được dùng để bao gồm hết các nhóm người có nhiệm vụ "lâm sàng" khám và chữa bệnh ở trình độ, lãnh vực khác nhau.

 

5_ Trong bệnh viện Mỹ, sinh viên y khoa được thực hành khám bệnh nhân trong 2 năm cuối gọi là 2 năm lâm sàng (clinical years, clinical rotations) sau khi đã hoàn tất 2 năm đầu về khoa học căn bản, gọi là 2 năm tiền lâm sàng (preclinical years).Các bác sĩ tình nguyện dạy không thù lao cho sinh viên y khoa và bác sĩ đang thực tập (interns, residents, fellows/ hay doctors in training) được trường y khoa phong tước vị giáo sư phụ tá giáo sư (clinical ***istant professor), phó giáo sư (clinical ***ociate professor), giáo sư lâm sàng (clinical professor). Clinical = “lâm sàng” để phân biệt với ban giảng huấn cơ hữu toàn thời gian, chính quy (tenure track faculty) ăn lương của trường, nặng về khảo cứu hơn là dạy học.


BM


Tóm lại, chúng ta có thể dùng định nghĩa của Từ điển Merriam Webster:


Clinical:

1) relating to or based on work done with real patients 

2) of or relating to the medical treatment that is given to patients in hospitals, clinics, etc.

3) requiring treatment as a medical problem

4) of or relating to a place where medical treatment is given 5) of or relating to a clinic


Lâm sàng:

1) liên hệ đến hoặc căn cứ trên nghiên cứu trên người bệnh thật.

2) thuộc về hoặc liên hệ đến chữa trị y khoa được cung cấp cho bệnh nhân trong bệnh viện, phòng khám, vv

3) cần được chữa trị như là một vấn đề y khoa.

4) thuộc về hoặc liên hệ đến một nơi ở đó người ta chữa bệnh (trị liệu)

 



Bác sĩ Hồ Văn Hiền


BM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Dec/2021 lúc 11:38am

Rau củ màu vàng có tác dụng giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

 BM

Rau củ màu vàng chẳng hạn như bí ngô, đậu, cà rốt chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cá và chất xơ đều giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.


Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong các triệu chứng viêm – và là phương thức bổ dưỡng để chống lại nó.

 

Những chế độ ăn kiêng hiện nay đã được chứng minh là làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể chúng ta, điều này tạo tiền đề cho các bệnh lý tim mạch và đột quỵ sau này. Tuy nhiên, cũng có những chế độ ăn giúp tiết kiệm thời gian trong ngày, bao gồm những chế độ ăn giàu rau quả có màu vàng, rượu vang đỏ và cà phê, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2020.


BM


Chứng viêm mãn tính đã được chứng minh là có vai trò trong sự tiến triển của bệnh tim mạch và đột quỵ cũng như kháng insulin và bệnh tiểu đường Loại 2. Không giống chứng viêm cấp tính giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và giúp tăng tốc độ chữa bệnh, viêm mãn tính kích hoạt hệ thống miễn dịch bơm các tế bào bạch cầu và hóa chất trung gian vào máu khiến cơ thể biết rằng nó đang bị tấn công.

 

Viêm có thể là phản ứng đối với tình trạng căng thẳng, ô nhiễm và phơi nhiễm với các môi trường khác, thậm chí tích tụ chất béo hoặc tình trạng xơ vữa động mạch, dẫn đến hình thành các cục máu đông nội mạch có hại.

 

Chế độ ăn uống có khả năng gây viêm 


BM


Các nhà nghiên cứu đã theo dõi nam giới và phụ nữ từ Nghiên cứu Sức khỏe của Y tá phần I và II, bắt đầu từ năm 1986 với thời gian theo dõi lên đến 32 năm. Hơn 210.000 người tham gia được đưa vào phân tích sau khi loại trừ những người tham gia thiếu thông tin về chế độ ăn uống hoặc những những người trước đây đã được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc ung thư.

 

Các đối tượng nghiên cứu hoàn thành bảng câu hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm mỗi bốn năm một lần và nhóm nghiên cứu đã đánh giá khả năng gây viêm của chế độ ăn uống thông qua thang điểm mô hình gây viêm dựa trên thực phẩm (EDIP), được xác định trước dựa theo mức độ của ba dấu ấn sinh học gây viêm toàn thân. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 15.837 trường hợp mắc bệnh tim mạch, bao gồm 9.794 trường hợp bệnh mạch vành và 6.174 trường hợp đột quỵ.


BM


Sử dụng một chỉ số chế độ ăn theo kinh nghiệm dựa trên thực phẩm, nghiên cứu kết luận rằng các chế độ ăn uống có điểm số gây viêm cao hơn có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

 

Tiến sĩ Jun Li, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà khoa học nghiên cứu dinh dưỡng tại trường đại học Sức khỏe công cộng Harvard T.H Chan cho biết trong một bản tin: “Nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên liên kết chỉ số viêm trong chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm với nguy cơ mắc bệnh tim mạch lâu dài.”

 

Chỉ số đánh giá chế độ ăn uống gây viêm dựa trên 18 nhóm thực phẩm được xác định trước cho thấy mối liên hệ lớn nhất với các dấu hiệu viêm. Nó cho thấy rằng những người tham gia sử dụng chế độ ăn gây viêm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 46% cũng như nguy cơ đột quỵ cao hơn 28%, so với những người tiêu thụ chế độ ăn uống kháng viêm.

 

Người chiến thắng, người thua cuộc trong công cuộc chống viêm


BM


Một số loại thực phẩm đóng vai trò chính trong chỉ số chế độ ăn uống gây viêm. Các nhà nghiên cứu đề nghị hạn chế ăn những loại thực phẩm này, bao gồm đường, các loại hạt, đồ chiên, nước soda, thịt đỏ và nội tạng đã qua chế biến. 

 

Mặt khác, họ khuyến nghị nên tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và chất xơ cao, có khả năng kháng viêm. Chúng bao gồm những loại sau:

 

·        Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, bắp cải và xà lách arugula

·        Các loại rau củ màu vàng như bí đỏ, ớt chuông vàng, đậu và cà rốt

·        Các loại ngũ cốc nguyên hạt

·        Cà phê, trà và rượu

 

Bằng chứng bổ sung từ các nghiên cứu đoàn hệ của Hoa Kỳ và Châu Âu và các phân tích tổng hợp chỉ ra rằng việc ăn nhiều thịt đỏ trong thời gian dài, đặc biệt là thịt đã qua chế biến, có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong, bệnh tim mạch, ung thư đại trực tràng và bệnh tiểu đường loại 2. Nguy cơ này gặp ở cả nam và nữ.


BM


Các loại thực phẩm khác có tác dụng kháng viêm cũng có thể hữu ích để chống lại bệnh tim mạch. Điều này bao gồm dầu cá, có lợi trong việc chống lại bệnh suy tim mãn tính. Tác dụng kháng viêm cũng có thể là yếu tố chính trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính do liên quan đến việc hấp thụ nhiều anthocyanins và flavonoids, các chất dinh dưỡng được tìm thấy rất nhiều trong trái cây và rau.

 

Bên cạnh đó, chiết xuất tỏi cũng có thể có lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính liên quan đến chứng viêm mức độ nhẹ ở người lớn mắc bệnh béo phì. Ngoài ra sử dụng sữa chua trong 12 tuần với một chủng lợi khuẩn nhất định (OLL2712) được phát hiện có khả năng ngăn ngừa tình trạng viêm mãn tính trầm trọng hơn và kháng insulin ở người lớn tiền đái tháo đường.


image

Thực phẩm này làm được nhiều điều hơn là tăng thêm hương vị cho bữa ăn của bạn.


Tìm hiểu thêm về chứng viêm và mối liên hệ của nó với các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và đột quỵ thông qua gần 3.000 bản tóm tắt y tế trên cơ sở dữ liệu GreenMedInfo.com.

 

Nhóm Nghiên cứu GMI dành riêng để điều tra các vấn đề sức khỏe và môi trường quan trọng nhất trong ngày. Đặc biệt chú trọng đến sức khỏe môi trường. Nghiên cứu chuyên sâu và tập trung của chúng tôi sẽ khám phá các cách mà tình trạng cơ thể người hiện tại phản ánh trực tiếp trạng thái thực của môi trường xung quanh. Tác phẩm này được chép lại và phân phối với sự cho phép của GreenMedInfo LLC.

 

 

 

GreenMedInfo  _  Thu Ngân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2021 lúc 11:08am

Hú Hồn Vì Fucoidan - “Thần Dược Chữa Ung Thư”

NatureMedic%20Fucoidan%20AHCC%20|%20tnahouse

Cục Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp Fucoidan vào loại thực phẩm chức năng (không phải là thuốc) nên Fucoidan không phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt nào cả.

Danny trên 40 tuổi làm chủ một công ty xe tải 18 bánh chở hàng xuyên bang. Vợ ở nhà chăm sóc 2 con nhỏ. Lúc gặp anh lần đầu, tôi nghĩ đời sống Danny đúng là hình mẫu lý tưởng của một gia đình Mỹ gốc Việt.

Danny gặp tôi vì bị dị ứng da và cao huyết áp. Ngoài ra, anh hút thuốc lá như ống khói nhà máy nhiệt điện, đến nỗi mùi thuốc lá vẫn còn trong phòng khám sau khi anh ra về.

 

2 tuần sau khi gặp tôi, Danny bị đột quỵ khi đang lái xe trong bãi đậu.

MRI não xác nhận vùng não trái bị nghẽn mạch. Anh bị liệt nửa người bên phải.

Chưa hết, chỉ số đường Ha1c lên đến 11%. Cuộc sống gia đình anh đảo lộn. Công ty tài sản chục triệu đô không người trông giữ. Em và chị gái của Danny từ Florida bay qua California để giữ cổ phần công ty.

 

 Tranh cãi gia đình nổ ra vì Danny không có bất kỳ giấy tờ uỷ quyền tài sản nào. Vợ Danny, vốn bị gia đình chồng ghét, bị đẩy ra ngoài. Cô bị stress và có lúc muốn tự vẫn.

 

Được các BS cật lực cứu chữa, Danny dần dần hồi phục. Anh đã có thể cử động chân phải và từ từ đi được.

Những lần gặp anh sau đó, anh đã mạnh khỏe hơn và yêu đời trở lại. Anh hồi phục cũng giúp gia đình và công ty anh qua cơn khó khăn.

Công việc ổn định trở lại. Chị vợ cùng chồng quán xuyến công ty và hai chị em của Danny cùng nhau giúp đỡ hai vợ chồng thay vì cãi lộn như trước.

Đùng một cái, vợ Danny gọi tôi nói anh đang yếu hơn trước.

 

Vợ Danny và người phụ tá phải dìu anh vào phòng khám. Mặt anh tím tái, huyết áp tụt.

Danny được nhận viện gấp. Hồng huyết cầu (Hb) của anh chỉ còn 3,9 (người bình thường là 13-14, nếu dưới 7,0 đã phải truyền máu). BS cấp cứu gọi tôi la trời vì chưa thấy ai thấp Hb hồng huyết cầu đến vậy.

 

Hỏi ra mới biết là thấy anh bớt bệnh, chị vợ nghe lời bạn bè lấy thuốc Bắc cho anh uống. Sau khi uống xong, anh cứ đi cầu phân đen. Nghe mọi người nói uống thuốc bắc phân sẽ lỏng và đen nên chị vợ và hai chị cứ an tâm cho uống đến 6 tháng.

 

Nhưng vì Danny đang uống thuốc kháng đông máu sau khi bị đột quỵ nay bị dộng thêm thuốc bắc tương tác làm máu anh càng loãng, hậu quả anh bị xuất huyết đường ruột, máu Hb tuột luốt.

Anh được truyền máu và hồi phục lần hai. Lần này hai vợ chồng quyết tâm không bao giờ xài thuốc bắc. Chỉ số Hồng huyết cầu Hb của anh tăng lên từ từ và ổn định ở mức 10-11. Anh khỏe ra, và anh chị lại biến mất một thời gian.


Nào có ngờ hôm kia chị vợ gọi tôi nói là anh lại trở mệt nữa. Tôi lại giật mình vì hồng huyết cầu Hb lại tụt xuống 8,0.

Hỏi xem anh có uống gì khác không thì chị vợ mới nhớ là nghe quảng cáo uống Fucoidan phục hồi sinh lực nên cho chồng uống mấy tuần nay. Thấy anh ăn được, chỉ có điều đi cầu phân hơi đen nên chị vợ an tâm tiếp tục cho anh uống.


Tôi dặn chị vợ ngưng không cho anh uống Fucoidan nữa thì anh khỏe trở lại. Check Hb thì lên lại được gần 10.0.

Hú hồn vì Fucoidan. Xém chút nữa là Danny phải nhập viện và có thể bị tai biến vì rủi ro xuất huyết não.

Những năm gần đây Fucoidan được quảng cáo như một thần dược, chữa được ung thư. Các nghiên cứu về Fucoidan chỉ ra Fucoidan có những tác dụng nhất định như kháng viêm, chống đông máu, và có thể kháng ung thư.

 

Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu này đều trong phòng lab trên tế bào cách biệt mà chưa hề có bất kỳ nghiên cứu nào trên người. (1)

Cục Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp Fucoidan vào loại thực phẩm chức năng (không phải là thuốc) nên Fucoidan không phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt nào cả.

Chính vì kẽ hở này mà hàng trăm công ty sản xuất thực phẩm chức năng đã sản xuất tràn lan và quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật.


Điểm quan trọng nhất là BN không nên giấu BS những gì mình đưa vào cơ thể trong khi đang điều trị, bao gồm cả thực phẩm chức năng và những sản phẩm khác (thuốc bắc) vì thực phẩm chức năng (như Fucoidan) cũng có thể có những tác dụng phụ rất nguy hiểm như xuất huyết, có thể dẫn đến những tai hại khác, như trường hợp trên đây.



BS. Wynn Tran (Hoa Kỳ)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Dec/2021 lúc 11:10am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2021 lúc 11:54pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.603 seconds.