Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2023 lúc 9:44am

Đậu bắp và nước đậu bắp làm giảm lượng đường trong máu

 BM

Đậu bắp rất giàu chất xơ, vitamin A, ít calo, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, bài tiết; ngoài ra còn có tác dụng chống oxy hóa, phục hồi niêm mạc. Lợi ích được biết đến rộng rãi nhất của đậu bắp là làm giảm đường huyết.


Ông Tô Thánh Kỳ, bác sĩ chăm sóc tại Khoa Chuyển hóa của Bệnh viện Kiện Nhân tại Đài Loan, nói rằng đậu bắp có thể giúp giảm lượng đường trong máu vì có chứa hợp chất flavonoid và chất xơ hòa tan.


Flavonoid giúp cải thiện khả năng chống oxy hóa của cơ thể và ức chế tác dụng của glucosidase, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột non.


Chất nhầy trong đậu bắp có chứa chất xơ hòa tan, tức là polysaccharide, cũng có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể. Bác sĩ Lý Uyển Bình, chuyên gia dinh dưỡng tại Phòng khám Vinh Tân (Đài Loan) cho biết, polysaccharide còn có tác dụng làm tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào.


BM


Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều chất phytochemical chống oxy hóa, chẳng hạn như catechin, epigallocatechin gallate, tanin, quercetin, myricetin, isorhamnetin, kaempferol, có thể làm giảm viêm tụy, và tăng khả năng sử dụng đường huyết của cơ thể.


Một cách phổ biến để giảm lượng đường trong máu trong những năm gần đây là uống nước đậu bắp. Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ ra rằng để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc hạ đường huyết thì nên cắt hạt đậu bắp khi ngâm để các chất dinh dưỡng trong hạt hòa tan vào trong nước. Về việc này, bác sĩ Tô Thánh Kỳ cho rằng hàm lượng flavonoid trong hạt đậu bắp cao hơn trong phần vỏ và quả.


BM


Bác sĩ Lý Uyển Bình chỉ ra rằng tốt hơn hết là nên nấu chín cả trái đậu bắp hơn là uống nước đậu bắp sống, vì nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra hạt đậu bắp, chất nhầy và thậm chí toàn bộ trái đậu bắp đều có ích trong việc ổn định lượng đường trong máu.


Hơn nữa, đậu bắp không thích hợp để ăn sống, vì đậu bắp có chứa acid oxalic, ăn sống dễ gây kích thích dạ dày và có thể gây tiêu chảy. Vỏ đậu bắp có nhiều lông nhỏ, khiến một số người bị dị ứng khi ăn phải. Polysaccharide có chức năng làm giảm lượng đường trong máu sẽ không bị mất tác dụng khi luộc hoặc nướng.

Bạn có thể nấu đậu bắp với nước trước khi uống.


Để ổn định lượng đường trong máu, hãy dùng đậu bắp trước khi ăn


BM


Bệnh nhân tiểu đường khi ăn đậu bắp cũng cần có trình tự. Bác sĩ Lý Uyển Bình nói rằng bệnh nhân đái tháo đường trên 75 tuổi nên ăn thực phẩm đạm trước, sau đó là các loại rau như đậu bắp và cuối cùng là tinh bột. Còn nếu dưới 70 tuổi, thì nên ăn đậu bắp và các loại rau khác trước, sau đó mới đến thức ăn chứa đạm.


Nếu ăn tinh bột trước thì đường huyết rất dễ tăng cao, muốn ổn định đường huyết thì trước hết phải ăn chất xơ. “Nếu trong bụng có nhiều chất xơ thì chất xơ có thể bọc (chất đường) lại.”


Đậu bắp thích hợp cho việc ăn trước bữa ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường, người có đường huyết cao, người cao huyết áp, người có hàm lượng lipid trong máu cao.


Bệnh nhân tiểu đường ăn đậu bắp cũng phải phù hợp với toa thuốc của bác sĩ


BM


Nhiều bệnh nhân tiểu đường sau khi uống nhiều nước đậu bắp mà lại không uống thuốc hạ đường huyết khiến đường huyết bị mất kiểm soát, hoặc tăng kali máu, vì đậu bắp cũng có hàm lượng kali khá cao.


Theo các thí nghiệm trên động vật, đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Giả sử một người nặng 50kg sẽ cần phải ăn khoảng 700 – 800g đậu bắp mỗi ngày, nhưng điều này đơn giản là không thể thực hiện, trừ khi chiết xuất từ đậu bắp được phát triển trong tương lai. Vì vậy, quay trở lại quan điểm bổ sung rau, ăn đậu bắp quả thực có lợi hơn không ăn, nhưng chỉ cần tiêu thụ khoảng 60 đến 70g một ngày là đủ.


Về nguyên tắc, khi ăn đậu bắp hợp lý, cũng không cần phải giảm lượng thuốc tiểu đường và thuốc chích. Trừ khi do bệnh nhân uống nước đậu bắp hoặc ăn nhiều đậu bắp làm giảm lượng tinh bột ban đầu, thì cần sử dụng dữ liệu theo dõi đường huyết để thảo luận với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.


Hoạt động tiêu hóa khỏe mạnh hơn với đậu bắp


BM

Ngoài tác dụng giúp hạ đường huyết, đậu bắp còn là loại rau chứa nhiều canxi và kali, có tác dụng bổ sung canxi và loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Nó cũng rất giàu chất xơ, 100 gram đậu bắp chứa 3.7 gram chất xơ, cao hơn 3 bó bắp cải.


BM


Chất xơ có thể làm tăng độ mềm của ruột và cũng giúp hạ lipid máu. Bệnh nhân bị ruột kích thích nên ăn đậu bắp, chất xơ dính của nó có thể giúp hút bớt nước trong phân và cải thiện tình trạng tiêu chảy.


Ngoài ra, đậu bắp rất giàu vitamin A, rất hữu ích cho việc tu bổ màng nhầy và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Vitamin A cũng rất tốt cho mắt, những người làm việc nhiều trên máy tính nên ăn thêm đậu bắp.


BM


Không có gì kiêng kỵ trong việc chế biến đậu bắp, nhưng vì đậu bắp có vị nặng nên nó thích hợp với các món ăn có mùi vị nhẹ, tương đối đơn giản như thịt gà và thịt lợn; hoặc đem xào với nấm, vì cả hai đều mềm và trơn trượt. Nhiều người không thích cảm giác dính dính của đậu bắp. Bạn cũng có thể dùng trứng hấp, trứng bác hoặc thêm cà ri để làm giảm tác dụng của chất nhầy. Ngoài ra, có thể dùng kèm món thịt xiên và sốt teriyaki để tăng thêm phần hấp dẫn, hoặc dùng thịt lát mỏng cuốn đậu bắp và nướng thêm măng tây cùng nấm kim châm.


BM


Cách ăn đơn giản nhất là luộc sơ đậu bắp và dùng trực tiếp với các loại nước sốt như xì dầu, mù tạt, sốt lanh, sốt mè, bơ đậu phộng và sốt Thái.


Mặc dù đậu bắp là một nguyên liệu tốt cho sức khỏe nhưng không nên tiêu thụ hoài mà nên ăn điều độ.




Tô Quán Mễ  _  Minh Sơn

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2023 lúc 3:28am
Sự Thật Về Đường

“Sát thủ” ngọt ngào nhất? Dùng 60g đường mỗi ngày, sau 60 ngày cơ thể sẽ thay đổi thế nào? Đường có thể gây nghiện? Cai nghiện đường có giống cai nghiện ma túy không? (Cung cấp bởi Bí ẩn chưa được giải đáp)


Một mặt, mọi người bắt đầu chú ý đến việc ăn ít thức ăn béo. Mặt khác, họ lại vô tình cởi mở với đường. Bánh càng ngày càng ngọt, nước ngọt càng ngày càng nhiều. Kết quả là, tỷ lệ mắc bệnh tim trái lại đã tăng lên thay vì giảm xuống, và tỷ lệ béo phì cũng tăng lên. Điều gì có vẻ sai ở đây?

 

Xin chào quý vị độc giả, chào mừng bạn đến tham khám những Bí ẩn chưa được giải đáp cùng chúng tôi!

Thời gian trôi thật nhanh, lại đã đến lúc đi thăm người thân và bạn bè để chúc mừng năm mới. Mọi người mang theo những món quà gì? Các loại bánh kẹo đóng gói đẹp mắt, socola cao cấp là thứ không thể thiếu đúng không nào? Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, kẹo ngon thường bị người lớn tuổi từ chối một cách lịch sự. Họ sẽ nói với bạn một cách nghiêm túc rằng: “Đường có hại cho cơ thể bạn”.

Từ khi nào bánh kẹo ngọt ngào và dễ thương trở thành một chất có hại? Có phải lý luận được mọi người truyền rộng rãi rằng đường có hại là một sự hiểu lầm, hay là sự hiểu biết sâu sắc? Hôm nay chúng ta sẽ nói về chủ đề đường.

 

Sự nguy hiểm của đường

Trong các thực phẩm của chúng ta, đường đến từ rất nhiều nguồn, chẳng hạn như rau và trái cây, gạo và mì, và các loại đồ uống, v.v. Sau khi đường trong những thực phẩm này được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ, cuối cùng sẽ chuyển hóa thành hai loại đường đơn là glucose và fructose.

Glucose là nguồn năng lượng chính của nhân thể, chủ yếu được phân hủy từ thức ăn có tinh bột, sau khi tiêu hóa, nó sẽ từ ruột non đi vào máu, sau đó được vận chuyển đến các tế bào của cơ thể thông qua tuần hoàn máu, để cung cấp năng lượng cho chúng. Đồng thời, nó bị phân hủy thành carbon dioxide và nước được cơ thể bài tiết ra ngoài. Do đó, glucose là một chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể con người, và nó cũng phi thường tương thích với cơ thể con người.

Fructose thì khác. Fructose đến từ nhiều loại thực phẩm ngọt khác nhau và ngọt hơn nhiều so với glucose. Thường thấy nhất là trong đường trắng chúng ta thường ăn. Thành phần của đường trắng có một nửa glucose, và một nửa fructose. Mặc dù đều là đường, nhưng fructose và glucose có cấu trúc phân tử hoàn toàn khác nhau. Cấu trúc phân tử glucose có hình lục giác, còn cấu trúc phân tử fructose có hình ngũ giác. Sự khác biệt về cấu trúc này cũng dẫn đến phương thức trao đổi chất hoàn toàn khác nhau của hai loại đường trong cơ thể con người. Fructose, giống như rượu, được gửi đến gan để tiến hành xử lý. Chúng ta đều biết gan là cơ quan giải độc trong cơ thể con người. Vậy thì lẽ nào fructose cũng giống như rượu, có hại cho cơ thể con người?

 

 

Cấu trúc Fructose

Chúng ta hãy xem fructose được chuyển hóa thế nào. Một phần nhỏ của fructose sẽ được chuyển hóa thành glucose trong gan. Còn đại bộ phận phần còn lại sẽ được chuyển hóa thành chất béo trung tính, thuộc về một loại dầu mỡ. Nếu chất béo này tích tụ trong gan với số lượng lớn sẽ hình thành gan nhiễm mỡ, nếu phân ly theo máu đến các cơ quan nội tạng khác, nó sẽ gây hội chứng chuyển hóa và tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch.

Điều đáng sợ hơn nữa là đường fructose dường như cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Có cách nói, tế bào ung thư thích ăn đường, vì vậy bệnh nhân ung thư nên tránh xa đường. Theo Tiến sĩ Lorenzo Cohen, giáo sư ung thư tại Trung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas (University of Texas MD Anderson Cancer Center), cho rằng lập luận này không phải là vô lý. Năm 2015, nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành thực nghiệm trên một số con chuột có nguy cơ mắc ung thư vú tương đối cao, phân chúng thành hai nhóm. Trong đó, một nhóm được cho ăn chế độ giàu fructose và sucrose, với lượng đường tương đương với chế độ ăn điển hình của phương Tây. Một nhóm khác được cho ăn theo chế độ tiết chế tinh bột. Khi những con chuột được sáu tháng tuổi, một nửa số chuột trong nhóm ăn đồ ngọt hàng ngày đã phát triển ung thư vú với khả năng di căn đến phổi cao. Còn những con ăn tinh bột, nghĩa là chỉ ăn glucose, chỉ 30 phần trăm phát triển ung thư.

Mặc dù chuột khác với người, và kết quả thử nghiệm chỉ mang tính chất tham khảo nhưng nhóm của tiến sĩ Cohen đã bày tỏ lo ngại. Vì mức tiêu thụ đường bình quân đầu người của người Mỹ đã tăng vọt lên mức trung bình hơn 30 muỗng cà phê đường/người/ngày. Con số này tương đương với 5 lần tiêu chuẩn sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngay từ năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố các hướng dẫn về chế độ ăn uống, khuyến nghị rằng lượng đường tiêu thụ hàng ngày của mỗi người nên giảm xuống 25 gam, tức là dưới 6 thìa cà phê, để tránh các bệnh văn minh khác nhau như béo phì, tiểu đường và ung thư. 


Đường trong đồ uống

Nhưng nếu nhìn vào thói quen ăn uống của con người ngày nay, chúng ta biết rằng vượt quá tiêu chuẩn là điều quá dễ dàng. Thanh niên chỉ cần uống một lon Coke mỗi ngày là vượt quá tiêu chuẩn. Tại sao? Bởi vì một lon Coke chứa 33 gram, tương đương 8 muỗng cà phê đường. Rồi có người nói, tôi không uống coca, tôi uống trà sữa. Trà mà, khỏe hơn. Tuy nhiên, một ly trà sữa có độ ngọt bình thường chứa khoảng 34g đường, tương đương với cola.

Thế còn về nước ép hoa quả tươi hoàn toàn tự nhiên? Trong bộ phim tài liệu nổi tiếng That Sugar Film, đạo diễn Damon Gameau đã ép 4 quả táo thành một ly nước ép nhỏ rất dễ uống. Liệu có bao nhiêu đường trong ly nước trái cây nhỏ này? 16 muỗng cà phê! Nếu ăn táo thay nước ép, chúng ta có thể ăn tối đa hai quả táo, vì chất xơ giàu có trong táo sẽ khiến chúng ta có cảm giác no. Do đó, nếu uống nước ép trái cây, chúng ta đã uống gấp đôi lượng đường mà không biết. Thật đáng tiếc khi chất xơ có lợi nhất trong táo, có thể hỗ trợ tiêu hóa, lại bị loại bỏ một cách tàn nhẫn.

Nói đến đây, lại nảy ra một câu hỏi, ai cũng biết hướng dẫn về chế độ ăn uống của Liên Hợp Quốc, và nhiều tổ chức chính phủ đã luôn khuyến nghị, nhưng tại sao thị trường đồ uống luôn bùng nổ, mà mọi người đối với vấn đề ăn ít đường chưa bao giờ coi trọng? Một nguyên do rất lớn cho điều này, là trong khi đường làm cho mọi người vui vẻ hưng phấn, nó cũng gây nghiện.

 

Nghiện đường

Liệu đường cũng có thể gây nghiện như rượu? Hãy xem thí nghiệm trên chuột được thực hiện vào năm 2007 tại Đại học Victor-Segalen Bordeaux ở Pháp.

Có hai đòn bẩy trong phòng thí nghiệm, những con chuột có thể nhận được phần thưởng là nước đường trong 20 giây khi chúng chạm vào đòn bẩy C. Chạm vào một đòn bẩy S khác sẽ được thưởng 0,25 mg một loại chất gây nghiện cao. Những con chuột không có sở thích cụ thể nào cho đến ngày thứ chín. Sau ngày thứ 11, những con chuột thích nước đường hơn một cách đáng kể. Vào ngày thứ 15, số chuột chọn nước đường là 94%.

Vào thời điểm đó, nhiều người không tin vào kết quả của thực nghiệm này. Tuy nhiên, vào năm 2008, các nhà khoa học từ Đại học Princeton ở Hoa Kỳ đã chứng thực chúng. Thực nghiệm của Đại học Princeton là để những con chuột chết đói trong vài giờ, tương đương với việc bỏ bữa sáng, sau đó cho chúng ăn thức ăn nhiều đường. Khi những con chuột đói uống dung dịch đường, một chất hóa học gọi là dopamine được giải phóng trong não của chúng. Dopamine được cho là tác nhân gây nghiện, khiến người nghiện cảm thấy vui vẻ, hưng phấn, từ đó muốn ăn nhiều hơn. Sau một tháng, những thay đổi đáng chú ý xảy ra trong não của những con chuột. Những thay đổi tương tự đã được nhìn thấy trong não của những con chuột được cho ăn loại dược phẩm gây nghiện cao.

Giáo sư Bart Hoebel, người đứng đầu cuộc thử nghiệm, cho biết: “Thèm ăn và ăn tiếp là những bộ phận tổ thành chứng nghiện, chúng tôi đã có thể chứng minh những hành vi này ở chuột ăn đường theo một số phương thức.” Cũng chính là nói, đường có thể khiến chuột bị nghiện.

Tuy nhiên, lịch sử tiêu thụ đường của con người cũng lâu đời như lịch sử loài người. Tại sao vấn đề nghiện không phát sinh cho đến bây giờ? Chúng ta hãy hồi cố lại lịch sử của đường.

 

Lịch sử của đường

Vào 8000 năm trước Công nguyên, người Guinea ở Châu Phi bắt đầu trồng mía. Vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, công nghệ sản xuất đường từ mía lan sang Ấn Độ, và sau đó lan sang khu vực Địa Trung Hải thông qua người Ả Rập. Ở phía đông, nó lan sang Trung Quốc thông qua con đường tơ lụa.

Vào thế kỷ 11, các cuộc thập tự chinh đã mang đường trở lại châu Âu. Tuy nhiên, khí hậu ở châu Âu không thích hợp để trồng mía nên đường luôn là thứ xa xỉ ở lục địa châu Âu trong suốt 400 năm, cho đến khi Columbus khám phá ra tân thế giới. Khí hậu của lục địa châu Mỹ đặc biệt thích hợp cho cây mía phát triển. Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đã thành lập các vườn mía ở đây và bắt đầu ngành công nghiệp đường. Một lượng đường trắng ổn định được gửi trở lại châu Âu, và giá đường theo đó giảm.

 

Vào thời của Napoléon vào thế kỷ 19, nước Anh, chúa tể trên biển, đã phong tỏa thương mại giữa Pháp và châu Mỹ, cắt đứt nguồn cung cấp đường. Để tự cung tự cấp, người Pháp đã phát triển một công nghệ sản xuất đường mới sử dụng củ cải đường làm nguyên liệu. Lần này, với sự gia tăng gấp đôi của mía đường Mỹ và củ cải đường Pháp, đường đã trở thành một loại phụ gia thực phẩm mà mọi hộ gia đình đều có thể mua được. Các vấn đề về thể chất như sâu răng và béo phì bắt đầu âm thầm xuất hiện, nhưng mãi đến năm 1955 mới được mọi người cảnh giác.

Năm đó, cựu Tổng thống Mỹ Eisenhower bị đau tim và không thể giải quyết các công việc quốc gia trong sáu tuần liên tiếp. Trong khi mọi người lo lắng cho ông, họ cũng bắt đầu chú ý đến bệnh tim. Tỷ lệ mắc bệnh tim ở Mỹ bắt đầu tăng lên một cách lặng lẽ vào đầu thế kỷ 20. Đến những năm 1950, nó đã trở thành sát thủ số một đối với sức khỏe. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Vào thời điểm đó, ngành y được chia thành hai phe. Một phe cho rằng nguyên nhân là do ăn quá nhiều đường, phe còn lại cho rằng nguyên nhân là do chất béo. Cuộc chiến ngôn từ diễn ra sôi nổi ở đây, bên nào cũng không chịu nhượng bộ. Và ở đó, ngành công nghiệp đường của Mỹ bắt đầu trở nên bất an. Điều gì sẽ xảy ra nếu cuối cùng họ quy tội cho đường? Không được, chúng ta phải tự cứu mình.

Vì vậy, họ đã chủ động đề nghị các nhà khoa học hợp tác, và đưa ra một báo cáo nghiên cứu rằng đường không gây tổn hại sức khỏe thân thể. Ancel Keys, giáo sư tại Đại học Minnesota, đã lập tức nhảy vào. Năm 1958, Keys đưa ra “giả thuyết chất béo” nổi tiếng, cho rằng chất béo là thủ phạm gây bệnh tim, còn đường thì vô tội.

Để biến “giả thuyết” thành “lý luận”, Keys cũng đã tiến hành một nghiên cứu ở 7 quốc gia, sử dụng dữ liệu để xác nhận rằng lượng chất béo bão hòa hấp thụ ở 7 quốc gia này tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc bệnh tim. Dựa trên lý luận này, Keys nhanh chóng trở thành chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu nước Mỹ. Người Mỹ tin tưởng vào giả thuyết của ông đến mức, chính phủ đã ban hành hướng dẫn chế độ ăn uống vào năm 1980 kiến nghị công chúng tránh chất béo bão hòa.

Vì vậy, mọi người bắt đầu chú ý đến việc ăn ít thức ăn béo. Mặt khác, họ lại vô tình cởi mở với đường. Bánh càng ngày càng ngọt, nước ngọt càng ngày càng nhiều. Kết quả là, tỷ lệ mắc bệnh tim trái lại đã tăng lên thay vì giảm xuống, và tỷ lệ béo phì cũng tăng lên. Điều gì có vẻ sai ở đây?

Hóa ra bảy quốc gia mà Keys thu thập dữ liệu đã được chọn từ nhóm 22 quốc gia. Chỉ có kết quả khảo sát của bảy quốc gia này đáp ứng giả thuyết của ông, và được ông lựa chọn. 15 quốc gia khác không phù hợp với giả thuyết của ông đã bị xóa. Việc lựa chọn dữ liệu có mục đích như vậy về mặt học thuật được gọi là tạo giả.

 

Khai quật chân tướng

Tuy nhiên, mọi người đều bị giữ trong bóng tối. Chỉ có nhà dinh dưỡng học người Anh John Yudkin nhận thấy có điều gì đó không ổn, khi trong một loạt các thực nghiệm trên động vật và con người trong phòng thí nghiệm của mình, ông phát hiện ra rằng đường, chứ không phải chất béo, có liên quan đến bệnh tim. Năm 1972, ông xuất bản cuốn sách “Tinh khiết, trắng và chết người” [Pure, White and Deadly], chỉ ra sự nguy hiểm của đường.

Tuy nhiên, đừng quên rằng đằng sau Keys còn có cả một ngành công nghiệp đường khổng lồ. Ngoài việc Keys nhảy ra để bác bỏ John Yudkin, Hội đồng Đường của Anh cũng nhảy ra để nói rằng ông quá đa cảm, và Tổ chức Nghiên cứu Đường Thế giới gọi cuốn sách của ông là khoa học viễn tưởng. Dưới đủ loại áp lực, danh tiếng của Yudkin bị mất uy tín, và ông bị giới học thuật ruồng bỏ. Kể từ đó, không ai dám thách thức ngành mía đường nữa.

Tuy nhiên, sự thật không bao giờ có thể bị che đậy. Vào năm 2014, tạp chí “Times” của Mỹ đã sử dụng bơ làm trang bìa để thách thức “thuyết chất béo”; vào năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi giảm lượng đường ăn vào; vào năm 2016, hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Mỹ khuyến nghị rằng lượng tiêu thụ hàng ngày là đường không được vượt quá 50 gam; năm 2018 Năm 2022, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) kêu gọi mọi người “ăn ít đường nhất có thể” trong “chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng”.

Vậy làm thế nào để chúng ta thay đổi cấu trúc chế độ ăn uống khi chúng ta đã quen với chế độ ăn nhiều đường? Nó sẽ khó như bỏ thuốc lá?

Đạo diễn phim tài liệu Damon Gameau đã ghi lại thử thách của mình khi ăn 40 thìa đường mỗi ngày trong 60 ngày. Bốn mươi muỗng cà phê đường là lượng đường mà nhóm chuyên gia của ông coi là lượng đường tiêu biểu hàng ngày của một người Mỹ. Sau 60 ngày, ông ấy đã tăng 8,5 kg, vòng eo phình ra hơn 10 cm, và ông cũng bị gan nhiễm mỡ, các chỉ số thể chất của ông không còn tốt như trước. Tệ hơn nữa, ông thấy mình nghiện đường và không thể ngừng ăn nó. Trong quá trình từ bỏ đường tiếp theo, ông đã bị đau đầu, mất ngủ, ủ rũ và các triệu chứng khác, nhưng sau hai tháng kiên trì, những triệu chứng này biến mất, tất cả các chỉ số thể chất trở lại bình thường, cả người tràn đầy sức sống và ông đã trở nên vui vẻ trở lại.


Hương Thảo biên dịch



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Mar/2023 lúc 8:51am

Đường trong thực phẩm chế biến và đồ uống liên quan với sa sút trí tuệ

 BM

Nguyên nhân chính xác của bệnh Alzheimer vẫn còn đang được khám phá, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy một chất làm ngọt phổ biến có thể đóng một vai trò nhất định.


Sirô ngô hàm lượng đường fructose cao (HFCS) là chất làm ngọt thường được dùng trong các thực phẩm chế biến và đồ uống. Chất này được làm từ bột ngô và thường dùng để thay thế cho sucrose (đường ăn) bởi vì giá thành rẻ và bảo quản được lâu hơn.


BM


Một nghiên cứu được đăng vào tháng 06/2022 trên Public Library of Science phát hiện rằng những con chuột tiêu thụ HFCS từ khi còn nhỏ đã gia tăng những thay đổi bất lợi ở các vùng não có vai trò trong trí nhớ, cảm xúc, và chức năng hệ thần kinh. Việc ăn HFCS trong thời gian dài dẫn đến giảm chuyển hóa kéo dài trong những vùng não này, gây thoái hóa và suy giảm nhận thức điển hình của bệnh Alzheimer.


Một bài tổng quan vào tháng 03/2023 về những nghiên cứu được đăng trên Tập san The American Journal of Clinical Nutrition cũng cho rằng fructose có thể làm giảm chuyển hóa ở các vùng não liên quan đến các chức năng nhận thức cao hơn.


Các nhà nghiên cứu tham gia vào bài tổng quan đưa ra giả thuyết rằng sự gia tăng lượng fructose trong não có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer.


BM


Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh rằng việc tiêu thụ glucose (một thành phần của sucrose) và các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đóng vai trò lớn nhất trong làm tăng lượng fructose ở não. Một nghiên cứu của Yale năm 2017 đã phát hiện rằng fructose có thể được tạo ra từ glucose ở não.


Tác giả chính của bài tổng quan hiện tại, Tiến sĩ Richard Johnson, đã trích dẫn một nghiên cứu trước đó cho thấy các con chuột trong phòng thí nghiệm được cho ăn đường fructose trong thời gian đủ lâu sẽ hình thành protein tau và amyloid beta ở não. Những protein này có liên quan đến bệnh Alzheimer.


Ông Johnson, giáo sư tại Trường Y thuộc Đại học Colorado chuyên về bệnh thận và cao huyết áp, cho biết: “Chúng tôi lập luận rằng bệnh Alzheimer là do cách ăn uống.”


BM


Ông Johnson nghi ngờ rằng một phản ứng ông gọi là “công tắc sinh tồn” giúp con người sống sót trong thời kỳ khan hiếm thức ăn, đã bị mắc kẹt ở vị trí “bật” trong thời điểm có nhiều thức ăn. Điều này dẫn đến việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường, và muối, dẫn đến sự sản xuất fructose quá mức.


Ông đề nghị nên tiến hành các thử nghiệm dinh dưỡng và dược phẩm để tìm hiểu liệu việc giảm tiếp xúc với fructose hoặc ức chế chuyển hóa fructose có ích gì trong hỗ trợ phòng ngừa, kiểm soát hoặc điều trị bệnh Alzheimer không. [Hiện tại], vẫn còn thiếu nghiên cứu và hiểu biết sâu sắc về vai trò của quá trình chuyển hóa fructose trong não.


Fructose làm thay đổi quá trình chuyển hóa của não


BM

Sự tiêu thụ fructose đã gia tăng đáng kể do việc sử dụng rộng rãi HFCS trong đồ uống và thực phẩm chế biến.


Chất làm ngọt này cũng được chứng minh là gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh tiểu đường.


Cô Claire Sexton, tiến sĩ tâm thần học tại Đại học Oxford và là giám đốc cấp cao của Hiệp hội Alzheimer về các chương trình khoa học và tiếp cận cộng đồng, nói rằng: “Nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường Type 2 có thể là một yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer và một số loại sa sút trí tuệ khác như sa sút trí tuệ thể mạch máu não.”


BM


Cô giải thích rằng điều này có thể là vì các yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường Type 2 cũng làm gia tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ. Đây có thể là do những ảnh hưởng lâu dài của việc suy giảm chuyển hóa đường trong não, dẫn đến đường huyết thấp, mà não cần đường huyết để duy trì năng lượng.


Trong một nghiên cứu mù đôi tại Đại học California–Davis, các nhà nghiên cứu đã quan sát sự tăng mỡ gan và giảm độ nhạy với insulin trong hai nhóm, hoặc uống ba loại đồ uống có chứa chất làm ngọt HFCS, hoặc đồ uống chứa đường mỗi ngày chỉ trong hai tuần.


BM


Điều này không có nghĩa rằng ăn trái cây là không tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Fructose chỉ gây hại với lượng dư thừa, và trái cây chứa lượng đường rất ít khi so sánh với nhiều loại thực phẩm chế biến.


Trái cây cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ giúp chúng ta duy trì cân bằng dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.


Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta tiêu thụ các loại đường tự do như fructose, glucose, và sucrose vốn được phân tách ra từ các nguồn tự nhiên. Các loại đường được thêm vào thức ăn và đồ uống trong quy trình chế biến thương mại cũng nằm trong đó.


BM

Bằng chứng cho thấy các nguy cơ sức khỏe đến từ đường có liên quan đến tiêu thụ nhiều đường tự do trong bữa ăn, không phải là từ các loại đường tự nhiên trong các loại thực phẩm như trái cây và sữa.


Bệnh Alzheimer có phải là một loại bệnh tiểu đường Type 3?


BM


Các nhà khoa học báo cáo về mối tương quan chặt chẽ giữa bệnh tiểu đường Type 2 và bệnh Alzheimer, cho thấy bệnh Alzheimer có tần suất cao gấp đôi ở bệnh nhân tiểu đường. Một giả thuyết phổ biến cho rằng bệnh Alzheimer có thể là một rối loạn chuyển hóa, tương tự như bệnh tiểu đường Type 2, trong đó cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách.


Các nghiên cứu cho thấy insulin đóng vai trò quan trọng trong chức năng của não, và sự kháng insulin trong não góp phần làm suy giảm nhận thức.


Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Frontiers in Neuroscience vào năm 2021 cho thấy đường huyết cao do tiểu đường có thể trực tiếp dẫn đến tăng đường huyết ở não. Điều này có thể khiến hàng rào máu não thích nghi bằng cách cho phép ít glucose vào não hơn, trong khi não cần glucose để hoạt động. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng đường huyết cao ở não cung cấp một lời giải thích hợp lý cho mối liên kết được biết đến rộng rãi giữa bệnh Alzheimer và tiểu đường.


BM


Ngày càng có nhiều người quan tâm đến ý kiến cho rằng bệnh Alzheimer có thể là một loại tiểu đường type 3. Tuy nhiên, giả thuyết này đã gây ra tranh cãi về việc liệu đó có phải là cách bệnh phát triển hay không.


Cô Sexton cho biết cô không nghĩ bệnh Alzheimer là một loại bệnh tiểu đường, và những đặc điểm giống nhau không giải thích được sự phức tạp của hai loại bệnh này.


“Mặc dù nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa sự kháng insulin và nguy cơ bị bệnh Alzheimer, nhưng căn bệnh này vẫn có thể tiến triển mà không có sự hiện diện của lượng glucose dư thừa trong não,” cô Sexton cho biết.


BM


Khi được hỏi liệu việc điều trị tình trạng kháng insulin có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer hay không, cô cho biết ý tưởng này hiện đang được khám phá trong các thử nghiệm lâm sàng.


baomai.blogspot.com


“Trên thực tế, vào năm ngoái tại Hội nghị Quốc tế của Hiệp hội Alzheimer, Liệu Pháp T3D đã báo cáo về các kết quả tích cực tạm thời từ thử nghiệm giai đoạn hai của T3D-959, nhằm tìm cách khắc phục tình trạng kháng insulin ở não và phục hồi sức khỏe chuyển hóa của não.”



George Citroner  _  Vân Hi
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2023 lúc 9:01am

Bạn Biết Gì Về Sữa Đặc Có Đường Như Sữa Ông Thọ, Sữa Con Chim.... 


Các bạn có biết mỗi nhãn hiệu thường có hai loại sữa khác nhau không. Có biết các tiệm cà phê cho các bạn uống sữa loại nào không? Có biết nên tránh loại nào không? Tôi đoán là các bạn chưa để ý.

Đa số các bạn không biết rằng chúng có hai nhóm ”sữa đặc có đường” khác nhau và giá bán cũng chênh lệch gần như gấp đôi. Tôi viết chữ màu đen thay vì tím.


1. Trước tiên chúng ta thấy giá cả chênh lệch nhau


Hai lon sữa thể tích như nhau 14 oz nhưng giá chênh lệch xa, không phải vì chúng khác hãng sản xuất, mà vì ”sữa có đường” bên trong khác nhau..

Các bạn mua về để làm bánh để uống cà phê thấy hương vị của hai lon sữa mắc hay rẻ đều từa tực nhau khó phân biệt. Do đó gần như 99 phần trăm người đi chợ đều chọn mua hôp sữa rẻ tiền và không quan tâm tới tại sao nó rẻ.
Quí ông sáng sáng ra ngồi quán cà phê kêu ly cà phê sữa thì chắc chắc được pha bằng loại sữa rẻ nhất mà nhà hàng mua được. Dĩ nhiên nhà hàng cũng chẳng phân biệt hay biết tại sao rẻ mắc khác nhau.

2. Có hai loại sữa đặc có đường khác nhau dù hình thức và hương vị gần giống nhau. Bây giờ chúng ta nhìn vào thành phần (ingreedients) của các hộp sữa coi ra sao.

Hình trên : Loại mắc tiển làm bằng sữa nguyên chất (làm bốc hơi nước cho nó cô đọng lại) và thêm đường vào. Chỉ có hai nguyên liệu. Đường là chất sát trùng nên không cần thêm chất bảo quản.

Hình dưới đây là thành phần sữa rẻ tiền :

Loại sữa ở đây là nonfat milk (còn gọi là skimmilk hay buttermilk). Đây là sản phẩm phụ của kỷ nghệ chế biến bơ và phó mát. Sữa nầy được lấy hết bơ hoặc là sau khi làm phó mát sinh ra (sản phẩm phụ), Vì đã lấy hết fat để làm bơ nên khi làm sữa hộp người ta thay vào đó bằng dầu cây cọ.
Hình trên là của hãng được người Việt Nam tin tưởng là Nestle, không phải hãng của Trung Quốc đâu. Hãng sữa đặc có đường lớn của Trung Quốc là Hun Sing (một trong những nhãn hiệu của nó là sữa Ông Thọ và một số nhãn hiệu rất quen thuộc với người Việt Nam)
Dầu cọ (palm oil khá tệ) tôi chưa thấy sữa đặc có đường dùng dầu gì khác ít hại hơn là dầu cây palm. Dầu nầy sắp hạng có hại cho cơ thể hơn cả mỡ bò. Mỡ heo tốt hơn mỡ bò.
Kết luận :
Đọc tới đây các bạn mới biết sữa đặc có đường quen thuộc với chúng ta từ nhỏ chỉ có hai loại khác nhau phải không ? Bạn nào đã biết có hai loại khác nhau đưa tay tôi đếm coi. Chắc là được chừng 5%.

Vậy ra xưa nay các bạn ăn uống dầu cây cọ chứa trong sữa đặc có đường mà không hay. Nhưng đừng lo, các bạn đâu có uống nhiều. Fat từ sữa nguyên chất cũng chẳng tốt chi hơn đâu.

----------------

Tới đây ngưng ngang vô duyên quá. Biến thêm các bạn bảng sắp hạng dầu tốt xấu cho sức khỏe, các bạn bỏ qua không đọc thì bị gạt mất tiền ráng chịu.

Được biết saturated fat gây bịnh tim mạch. Dầu palm chứa nhiều saturated fat, là loại có hại cho sức khỏe, nó đứng gần cuối sổ. Dầu Canola rẻ tiền nhưng khá tốt. Dầu Olive tốt hơn Canola một ít, nhưng mắc tiền.


Huỳnh Chiếu Đẳng (Quán ven đường)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Mar/2023 lúc 9:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2023 lúc 10:27pm

Pot***ium giúp điều trị cao huyết áp như thế nào?

 BM

TÓM LƯỢC

·       Gần một nửa (47%) tổng số người Mỹ bị cao huyết áp, tiêu tốn khoảng 131 tỷ USD mỗi năm cho các chi phí y tế trực tiếp.

·       Nhiều người bị chứng cao huyết áp không kiểm soát, làm ảnh hưởng đến hệ thống vi mạch, gây hại cho mắt, thận, tim và hoạt động tình dục.

·       Bằng cách bảo đảm có đủ pot***ium trong các bữa ăn hàng ngày, bạn có thể ngăn ngừa cao huyết áp hoặc giảm phụ thuộc vào thuốc để kiểm soát bệnh.


Cao huyết áp là gì?


BM


Khi đo huyết áp, bác sĩ sẽ dùng huyết áp kế để đo áp lực mà tim tạo ra để đẩy máu qua hệ thống động mạch. Số bên trên đại diện cho mức áp suất cao nhất cần thiết và số bên dưới là mức áp suất thấp nhất cần thiết. Những con số này có liên quan đến độ đàn hồi và đường kính của các thành động mạch.


Áp lực cần thiết để đẩy máu lưu thông trong mạch cao sẽ gây căng thẳng bất thường lên cơ tim và các động mạch nhỏ hơn, đồng thời làm giảm lượng oxy cung cấp đến các mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể. Cả hai hậu quả này giải thích cho nhiều tác dụng phụ của chứng cao huyết áp.


Chỉ số huyết áp có thể thay đổi trong ngày, do đó, một chỉ số cao không phải là điều đáng lo ngại. Chỉ khi huyết áp cao hơn bình thường một cách liên tục hoặc kinh niên thì mới có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe đáng kể.


BM


Băng quấn huyết áp, vị trí của băng quấn trên cánh tay và cảm giác lo lắng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số huyết áp. Đo huyết áp ở cả hai cánh tay trong cùng một buổi khám cũng có thể cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe hệ tuần hoàn.


Một số nghiên cứu đã tiết lộ rằng sự khác biệt đáng kể giữa áp lực cánh tay phải và trái có thể cho thấy các vấn đề về hệ tuần hoàn làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh động mạch ngoại vi hoặc các vấn đề tim mạch khác.


BM


Mặc dù sự khác biệt nhỏ giữa hai cánh tay là bình thường, nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có sự chênh lệch 5 điểm trong chỉ số tâm thu (số bên trên) có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao gấp đôi trong 8 năm sau đó. Sự chênh lệch cho thấy sự hiện diện của mảng bám ở động mạch nuôi cánh tay có huyết áp cao hơn.


Theo một phân tích tổng hợp, nếu mức chênh lệch lớn hơn 10 điểm, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sẽ tăng 58%. Khi mức chênh lệch tăng lên 15 điểm, rủi ro này tăng lên 88%.


Nồng độ pot***ium ảnh hưởng đến huyết áp


BM


Pot***ium là một khoáng chất tự nhiên giữa vai trò như một chất điện giải hoặc dẫn điện trong cơ thể. Pot***ium rất quan trọng đối với hoạt động bình thường, vì cơ thể phụ thuộc vào điện tích trong vô số quá trình, từ tín hiệu tế bào, xung thần kinh cho đến chức năng não khỏe mạnh.


Tiêu chảy, nôn mửa, đổ mồ hôi nhiều (chẳng hạn như khi xông hơi) và một số loại thuốc có thể làm cạn kiệt hoặc phá vỡ sự cân bằng pot***ium. Lý do phổ biến nhất khiến nồng độ pot***ium nằm ngoài giới hạn bình thường là cách ăn uống kém.


Lượng pot***ium trung bình nạp vào từ thực phẩm chỉ bằng khoảng một nửa so với mức khuyến nghị là 4,700mg mỗi ngày. Nghiên cứu chứng minh rằng mức pot***ium thấp này có thể tác động đáng kể đến huyết áp, đặc biệt là khi nó liên quan đến lượng muối bình thường trong bữa ăn tiêu chuẩn của Tây phương.


BM


Tiến sĩ Paul Whelton, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y học Nhiệt đới và Sức khỏe Cộng đồng Đại học Tulane, cho biết trong một nghiên cứu: “Lượng pot***ium thấp có thể đóng một vai trò quan trọng trong nguồn gốc của cao huyết áp. Tăng lượng pot***ium nạp vào nên được coi là một khuyến cáo để phòng ngừa và điều trị chứng cao huyết áp, đặc biệt là ở những người không thể giảm lượng sodium nạp vào.”


Pot***ium làm giãn thành động mạch, giữ cho cơ không bị chuột rút và giảm huyết áp. Việc giảm huyết áp khi bổ sung thêm pot***ium cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ.


Pot***ium có rất nhiều lợi ích


BM


Nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ không bị cao huyết áp tiêu thụ nhiều pot***ium nhất (gần 3,200mg mỗi ngày) đã giảm 21% nguy cơ đột quỵ. Hơn nữa, những phụ nữ tiêu thụ nhiều pot***ium nhất có nguy cơ tử vong trong thời gian nghiên cứu thấp hơn 12% so với những người tiêu thụ ít nhất.


Nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu cho biết: “Pot***ium có thể đóng một vai trò trong việc cải thiện chức năng mạch máu trong não, giúp cung cấp oxy đến mô não tốt hơn, và ngăn chặn mô não chết do thiếu oxy.”


“Ảnh hưởng của việc tiêu thụ pot***ium đối với việc giảm nguy cơ đột quỵ cũng có thể là do cách ăn uống tốt hơn, mặc dù chúng tôi đã không điều tra điều này trong nghiên cứu.”


Pot***ium là khoáng chất phong phú thứ ba trong cơ thể người. Lượng pot***ium thích hợp cũng có liên quan đến việc phục hồi nhanh hơn sau khi tập thể dục và cải thiện sức mạnh cơ bắp. Là một chất điện giải, pot***ium giúp điều chỉnh sự cân bằng dịch trong tế bào và khắp cơ thể.


BM


Cân bằng dịch là điều cần thiết để duy trì sự sống, ngăn ngừa mất nước ở cấp độ tế bào, và duy trì chức năng não. Pot***ium rất quan trọng trong việc truyền các xung thần kinh trong não, tủy sống và hệ thần kinh ngoại vi.


Mức độ pot***ium thấp có liên quan đến lượng insulin và glucose cao trong hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường type 2.


Ảnh hưởng của cao huyết áp


BM

Thật không may, 20% những người cao huyết áp không biết về tình trạng bệnh. Điều này làm gia tăng đáng kể nguy cơ của các vấn đề sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.


Cao huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ, vì khiến các mạch máu trong não dễ bị vỡ hoặc tắc nghẽn hơn. Tăng gánh nặng cho cơ tim có thể dẫn đến suy tim và tổn thương các động mạch cung cấp oxy cho cơ tim, dẫn đến đau tim.


Chứng cao huyết áp có thể gây tổn thương các động mạch nhỏ hơn, làm giảm lượng oxy được cung cấp và ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng hoạt động của các cơ quan, chẳng hạn như thận và mắt. Điều này có thể dẫn đến suy thận và giảm thị lực. Sự tổn thương các mạch máu nhỏ hơn được gọi là bệnh vi mạch, có thể dẫn đến đau thắt ngực hoặc đau ngực khi cơ tim không nhận đủ oxy.


BM


Xơ vữa động mạch là một dạng tổn thương khác của hệ thống động mạch do chứng cao huyết áp, có thể dẫn đến bệnh mạch máu ngoại vi. Tình trạng hẹp động mạch có thể xảy ra ở chân, tay, dạ dày và đầu, gây ra đau và mệt mỏi.


Tỷ lệ Sodium/Pot***ium là chìa khóa


BM


Chìa khóa để làm giãn thành động mạch và giảm huyết áp là tỷ lệ sodium/pot***ium. Ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia phát triển khác, muối đã bị quy kết như một nguyên nhân chính gây ra bệnh cao huyết áp và bệnh tim.


Tuy nhiên, điều quan trọng là cần nhận ra rằng đa số người Mỹ và những người Tây phương khác lấy phần lớn sodium từ muối ăn bán sẵn và thực phẩm chế biến – không phải từ muối tự nhiên, chưa qua chế biến. Vì vậy, cả tỷ lệ giữa pot***ium và sodium và loại sodium được tiêu thụ cũng đều quan trọng.


Ăn nhiều thực phẩm chế biến và ít rau sẽ khiến tỷ lệ sodium/pot***ium bị mất cân bằng. Nếu không chắc chắn, hãy thử dùng cronometer.com/mercola để nhập các loại thực phẩm bạn ăn và tính toán tỷ lệ một cách tự động. Thông thường, người ta khuyến nghị nên tiêu thụ lượng pot***ium nhiều hơn sodium gấp 5 lần, nhưng đa số người Mỹ ăn sodium nhiều hơn pot***ium gấp 2 lần.


BM


Tỷ lệ này quan trọng hơn lượng muối tổng thể nạp vào. Một chiến lược tốt hơn để tăng sức khỏe cộng đồng là loại bỏ yếu tố giảm sodium nghiêm ngặt và tập trung vào các khuyến nghị về một tiêu chuẩn ăn uống chất lượng cao nhiều pot***ium, vì dưỡng chất này giúp bù đắp các tác dụng làm cao huyết áp của sodium. Tỷ lệ mất cân bằng này không chỉ có thể dẫn đến chứng cao huyết áp, mà còn có thể góp phần gây ra một số bệnh khác, bao gồm:


·       Sỏi thận

·       Suy giảm trí nhớ

·       Đục thủy tinh thể

·       Loãng xương

·       Rối loạn cương dương

·       Viêm loét dạ dày

·       Viêm khớp dạng thấp

·       Ung thư dạ dày


Vì sao cách ăn uống cân bằng là lựa chọn tốt nhất


BM


Tốt hơn là nên lấy dưỡng chất từ thực phẩm thay vì từ chất bổ sung, vì thực phẩm chứa nhiều loại dưỡng chất ở các dạng khác nhau. Ví dụ, pot***ium trong trái cây và rau quả là pot***ium citrate hoặc pot***ium malate, trong khi ở chất bổ sung thường là pot***ium clorua. Các dạng citrate và malate giúp sản xuất kiềm, có thể tăng sức khỏe xương và duy trì khối lượng cơ nạc khi già đi. Trong khi đó, pot***ium clorua thì không.


Như nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Bess Dawson-Hughes từ Đại học Tufts giải thích: “Việc không có đủ kiềm để cân bằng lượng acid từ ngũ cốc và protein trong cách ăn uống điển hình của người Mỹ sẽ làm mất canxi trong nước tiểu, dẫn đến mất xương. … Khi cơ thể có nhiều acid hơn mức có thể dễ dàng bài tiết, các tế bào xương sẽ nhận được tín hiệu rằng cơ thể cần trung hòa acid bằng kiềm. … Xương là một kho chứa kiềm lớn, vì vậy cơ thể sẽ phá vỡ một số xương để bổ sung kiềm cho cơ thể.”


BM


Đối với nhiều người Mỹ, một khuyến nghị đơn giản để tăng lượng kiềm (và pot***ium) trong khi giảm acid là ăn nhiều rau hơn và ăn ít ngũ cốc hơn.




Joseph Mercola  _  Tân Dân
***

Cao huyết áp: Chẩn đoán, điều trị thông thường và điều trị không dùng thuốc

%20BM

Tổng quan về bệnh cao huyết áp, từ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc như bữa ăn, thói quen sống lành mạnh.

https://baomai.blogspot.com/2023/03/cao-huyet-ap-chan-oan-ieu-tri-thong.html


https://baomai.blogspot.com/
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2023 lúc 8:46am

Huyền Thoại Về Muối

(Hình minh họa Getty images)


Có một lần nọ, ăn sáng chung ở bệnh viện với một ông bác sĩ người Mỹ chuyên về bệnh tim mạch, khi thấy tôi rắc muối lên những múi bưởi, ông ta trố mắt: “Anh không sợ bị cao huyết áp ư?”

Nhìn ánh mắt của người đồng nghiệp, tôi nghĩ lý do cao huyết áp không phải là quan tâm chính, mà là chuyện ăn bưởi với muối! Người Mỹ thường trộn đường vào trái cây chứ không phải muối, nhất là muối ớt. Tôi dụ ông ta thử, “chàng” gật gù khen ngon, vì muối bưởi dường như ngọt hơn, bớt chua và bớt đắng.


Trong gần 50 năm qua, các bác sĩ thường khuyên chúng ta không nên ăn mặn, trong khi đó, các cụ từ ngàn xưa lại nói, ăn mặn cho chắc da, chắc thịt. Thuở bé, tôi vẫn còn nhớ những nồi cá hay nồi thịt kho mặn đắng dành cho các sản phụ nhà hàng xóm, sau khi sanh.

Những nghiên cứu cũ, hơn 100 năm trước, suy diễn, biện luận một chiều, dựa trên những quan sát không đầy đủ, cho rằng ăn mặn có hại đến sức khoẻ tim mạch, thật ra không đúng hẳn. Theo các nghiên cứu gần đây, ăn nhiều muối cũng không đến nỗi tệ như người ta hằng nghĩ.

Hiện nay, chúng ta được khuyên, nên giới hạn lượng muối tiêu thụ ở mức 6 gram mỗi ngày, tức là 2.4 gram chất sodium (natri), vào khoảng độ một muỗng cà phê muối. Nếu bệnh nhân có bệnh cao huyết áp, bác sĩ thường khuyên nên giảm muối xuống còn 2/3 muỗng cà phê mỗi ngày. So với chế độ ẩm thực của người Việt, và ngay cả những thức ăn của các chủng tộc khác, giới hạn về muối này là chuyện nói cho vui, vì nó đi ngược lại bản năng sinh tồn của con người nói chung.

Từ thời cổ đại, nhất là ở những vùng đất xa biển, muối là một loại nhu cầu quý hiếm, người ta tôn thờ nó, giết nhau cũng vì nó. Muối rất quan trọng cho sự sống, không riêng gì cho con người mà cho cả những loài động vật. Ở xứ Kenya, quê hương thuỷ tổ của ông Obama, những con voi thèm muối, đang đêm, lặn lội vào hang sâu, để liếm những tinh thể muối tích tụ trên vách đá. Rồi những con khỉ đười ươi gorillas, theo vết, ăn phân của các cô chú voi, cũng vì muối. Ngay đến những chú khỉ nhỏ, ngồi bắt chí bắt rận cho nhau, chỉ để liếm vào da nhau, hưởng thừa chút muối tiết ra từ mồ hôi.

Con người chúng ta, thực tế, là một bịch muối biết đi, với những tế bào ngâm trong nước muối. Chúng ta khóc ra muối, đổ mồ hôi ra muối, khi thiếu nguồn muối bổ sung là đời tàn. Nghiên cứu gần đây cho thấy, khi thiếu muối, sự ham muốn về dục tính sẽ giảm đi, đàn ông dễ bị yếu sinh lý, mệt mỏi và… xụi. Phụ nữ thiếu muối cũng giảm bớt khả năng sinh sản và ảnh hưởng đến cân lượng của em bé.

Thiếu muối còn làm cho nhịp tim tăng, làm cho thận suy, làm cho tuyến giáp suy nhược, làm tăng độ vô cảm với chất insulin, và làm tăng cholesterol. Như thế, trên lý thuyết làm hại đến hệ thống tuần hoàn, tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Chất sodium là thành phần chính trong máu và tất cả dịch thủy trong cơ thể, vừa giữ thể tích cho máu, bảo đảm áp suất cho hệ thống tuần hoàn, vừa duy trì các phản ứng sinh hoá cho các tế bào. Mất muối, hệ thống tuần hoàn bị rối loạn. Riêng với hệ thần kinh, sự thay đổi nồng độ sodium qua những cái bơm nhỏ ở tế bào thần kinh, tạo ra những tín hiệu truyền dẫn trong mạng lưới thần kinh. Thiếu muối, hệ thống thần kinh bị tê iệt, não bộ sẽ bị sưng lên, gây hôn mê. Trong trường hợp bị mất máu vì thương tích hay bị phỏng nặng, chúng ta mất nước và mất muối, làm cho các cơ phận có nguy cơ sụp đổ, ngừng hoạt động. Vì thế, khi vào nhà thương, truyền nước biển là chuyện đầu tiên.
 
Vậy thì, tại sao hầu hết các bác sĩ lại khuyên ta nên cữ muối?

Lý do vì những suy luận cổ điển dựa trên những quan sát hạn hẹp, một chiều, cho rằng ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp. Đã thế, để chứng minh cho những tiền đề không đúng, những nghiên cứu lệch lạc đua nhau tìm cách chứng minh cho một tiền đề nông cạn về cơ bản. Một vòng lẩn quẩn!

Này nhé, người ta suy luận rằng, khi chúng ta ăn nhiều muối sẽ bị khát nước, vì thế sẽ uống nhiều nước. Nồng độ sodium từ muối tăng cao làm cho cơ thể giữ nước lại để pha loãng bớt độ mặn của máu, do đó thể tích máu tăng. Một khi thể tích máu tăng, sẽ làm tăng áp suất máu, đưa đến bệnh tim mạch, tai biến não, và các nguy cơ khác.


Lý thuyết trên đây, chính tôi, cũng như hầu hết các bác sĩ đều được dạy như thế trong những năm đầu của trường thuốc. Thoạt nghe thì rất ư là “logic”, nhưng dần dà những sự thật quan sát được lại không chứng minh được cho lý thuyết này.

Huyết áp của con người được kiểm soát bởi nhiều động cơ mà trong đó nồng độ sodium và thể tích máu chỉ là một. Kế đến nguy cơ bị bệnh tim mạch, truỵ tim, tai biến não lại là hệ quả của nhiều lý do khác nhau, trong đó cao hyết áp chỉ là một trong những lý do ấy. Theo quan sát, 80% người có áp suất bình thường, khi ăn nhiều muối, không bị tăng huyết áp.

Ngay cả những người đã bị cao huyết áp, khoảng 60% không bị ảnh hưởng vì muối.


Ở đây, nồng độ của muối, của chất sodium, cũng như huyết áp được điều chỉnh bới trái thận. Những hormone từ tuyến thượng thận aldosterone, angiotensin từ lá gan, và renin từ trái thận, tạo thành một hệ thống gọi là renin–angiotensin–aldosterone system (RAAS), làm việc với nhau để kiểm soát nồng độ muối, thể tích máu cũng như áp suất máu. Như thế người có lá gan khoẻ, trái thận tốt, đa số sẽ đáp ứng rất nhạy bén cho nồng độ muối trong máu. Cao huyết áp không đơn thuần vì ăn nhiều muối, mà vì hệ thống RAAS không làm việc hữu hiệu. Lá gan yếu, thận hư thật ra lại do những lý do khác, về nếp sống, về ẩm thực như ăn nhiều đường và tinh bột chẳng hạn.


Nói như trên đây, cũng không có nghĩa là chúng ta có thể ăn mặn càng nhiều càng tốt, nhưng người bình thường lâu lâu lỡ ăn mặn tí xíu thì cũng không hại gì, trừ trường hợp những người thuộc vào diện cao huyết áp vì “nhạy cảm với muối”, phải cữ muối vì trái thận hay trái tim đã suy. Trung bình, chúng ta có thể tiêu thụ muối vừa phải, khoảng độ từ 1.5 đến 3.5 muỗng cà phê muối là vừa. Nếu thấy khát nước là đã ăn quá mặn, không tốt cho trái thận, nên bớt ăn mặn cho lần sau. Không nên để “đời cha ăn mặn” để đến “đời con khát nước” mới cữ muối thì hơi trễ!


BS. Hồ Ngọc Minh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2023 lúc 11:04am

Cùng một bữa ăn có thể làm tăng gấp đôi lượng đường trong máu

 BM

Hơn nửa thế kỷ nay, chúng ta đã biết rằng khả năng “dung nạp đường glucose” nghĩa là khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể chúng ta giảm dần khi thời gian trong ngày trôi qua. Nếu bạn đặt đường truyền tĩnh mạch và cho nước đường chảy nhỏ giọt vào tĩnh mạch với tốc độ ổn định trong cả ngày, vào khoảng 8 giờ tối, lượng đường trong máu của bạn bắt đầu tăng lên, cho dù bạn chưa ăn gì và tốc độ truyền dịch cũng không thay đổi. Cùng một lượng đường đi vào cơ thể mỗi phút, nhưng khả năng điều hòa lượng đường của bạn sẽ giảm bớt vào buổi tối, và sẽ tăng trở lại vào buổi sáng. Một bữa ăn lúc 8 giờ tối có thể gây ra phản ứng đường huyết gấp đôi so với bữa ăn tương tự được ăn vào lúc 8 giờ sáng. Cứ như thể bạn ăn đã ăn gấp đôi!


BM


Cơ thể không mong đợi bạn sẽ ăn khi ngoài trời đã tối. Loài người của chúng ta có thể chỉ mới phát hiện ra cách sử dụng lửa khoảng 2.6 triệu năm trước. Chúng ta không được cấu tạo để ăn uống trong suốt cả 24 giờ.


Một trong những xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường được gọi là xét nghiệm dung nạp glucose để xem cơ thể bạn có thể đào thải đường ra khỏi máu nhanh ra sao. Bạn uống một cốc nước có pha khoảng 4 muỗng canh siro bắp thông thường , và sau đó đo đường huyết vào khoảng 2 tiếng sau. Vào thời điểm đó, lượng đường máu của bạn phải dưới 140 (mg/dL). Giữa hàm lượng từ 140 (mg/dL) đến 190 (mg/dL) được coi là bị tiền tiểu đường, và từ 200 (mg/dL) trở lên được coi là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.


BM

Nhịp sinh học của khả năng dung nạp đường glucose mạnh đến mức mà một người có thể cho kết quả xét nghiệm bình thường vào buổi sáng, nhưng kết quả có thể là tiền tiểu đường nếu xét nghiệm muộn hơn. Người bị tiền tiểu đường có hàm lượng đường trung bình 163mg/dL lúc bảy giờ sáng sẽ trở thành tiểu đường nếu xét nghiệm lúc bảy giờ tối, với nồng độ đường trên 200mg/dL.

 

Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có thể giúp bạn giảm cân nhanh hơn, nhưng thời điểm rất là quan trọng, những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ăn vào ban đêm có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến hơn so với các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nhưng ăn vào buổi sáng.


BM


Chúng ta bị tê liệt về mặt trao đổi chất vào ban đêm: các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn một bát ngũ cốc của All Bran vào lúc 8 giờ tối khiến lượng đường trong máu tăng đột biến như ăn ngũ cốc Rice Krispies vào lúc 8 giờ sáng. Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và vào ban đêm dường như đại diện cho điều tồi tệ nhất của cả hai thế giới. Vì vậy, nếu bạn định ăn ngũ cốc tinh chế và đồ ăn vặt có đường, thì ăn vào buổi sáng sẽ có lợi hơn.


Sự sụt giảm khả năng dung nạp glucose theo thời điểm trong ngày có thể giúp giải thích lợi ích giảm cân của việc nạp calo vào lúc bắt đầu ngày mới. Thậm chí chỉ một bữa ăn trưa sớm hơn so với bữa ăn trưa muộn hơn cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Những người ngẫu nhiên ăn một bữa lớn lúc 4h30 chiều có phản ứng đường huyết cao hơn 46% so với một bữa ăn giống hệt nhưng trước đó chỉ vài tiếng, vào lúc 1 giờ chiều. Và một bữa ăn lúc 7 giờ sáng có thể khiến lượng đường trong máu thấp hơn 37% so với một bữa ăn giống hệt lúc 1 giờ chiều. Nhưng dường như không có bất kỳ sự khác biệt nào giữa một bữa ăn lúc 8 giờ tối và bữa ăn tương tự lúc nửa đêm — cả hai đều có vẻ đã quá muộn. Nhưng ăn khuya, nửa đêm hoặc thậm chí 11 giờ tối có thể làm rối loạn nhịp sinh học của bạn đến mức làm rối loạn quá trình trao đổi chất của bạn vào sáng hôm sau –– dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn đáng kể sau bữa sáng, so với ăn cùng một bữa tối lúc 6 giờ tối hôm trước.


BM


Vì vậy, những khám phá về thời sinh học này đem cuộc tranh luận về bữa sáng quay lại điểm xuất phát. Bỏ bữa sáng nhìn chung không chỉ không giảm cân mà khiến việc kiểm soát đường huyết hàng ngày ở người tiểu đường lẫn không tiểu đường xấu đi. Hãy xem những người bỏ bữa sáng có lượng đường trong máu cao hơn như thế nào ngay cả khi họ đang ngủ 20 tiếng sau đó? Điều này có thể giúp giải thích tại sao những người bỏ bữa sáng dường như ngay từ đầu đã có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.


Nói chung, những người bỏ bữa sáng cũng có xu hướng bị bệnh tim và xơ vữa động mạch cao hơn. Điều này có phải chỉ vì bỏ bữa sáng có xu hướng kết hợp với các lựa chọn không lành mạnh khác, chẳng hạn như hút thuốc và thói quen ăn uống kém lành mạnh hơn nói chung? Mối liên hệ giữa bỏ bữa sáng và bệnh tim – thậm chí tử vong sớm nói chung – dường như vẫn tồn tại khi cố gắng kiểm soát các yếu tố gây nhiễu này. Nhưng bạn thực sự sẽ chưa biết, cho đến khi bạn đưa vào thử nghiệm.


BM


Chẳng hạn, bỏ bữa sáng có khiến cholesterol cao hơn không? Câu trả lời là có, sự gia tăng đáng kể nồng độ LDL cholesterol (loại xấu) ở những người ngẫu nhiên bỏ bữa sáng cao hơn khoảng 10 điểm chỉ trong vòng hai tuần. Nghiên cứu 700/500/200 của Israel phát hiện thấy triglycerides của nhóm vua-hoàng tử-ăn mày tốt hơn đáng kể giảm 60 điểm, trong khi nhóm ăn mày hoàng tử vua lại xấu hơn đáng kể (tăng 26 điểm). Vì vậy, tiêu thụ nhiều calo hơn vào buổi sáng so với buổi tối thực sự có thể có ba lợi ích: giảm cân tốt hơn, kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.


Vì vậy, nếu bạn định bỏ một bữa ăn nào, dù là tập nhịn ăn gián đoạn hay ăn có giới hạn thời gian (nơi bạn cố gắng đưa tất cả thức ăn của mình vào một khoảng thời gian nhất định hàng ngày), thì có lẽ bỏ bữa tối sẽ an toàn và hiệu quả hơn bữa sáng.




Michael Greger  _  Nhật Tâm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2023 lúc 4:54am

Ô nhiễm thịt và bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

 BM

Theo một nghiên cứu mới đây, sự hiện diện của E. coli trong sản phẩm thịt có thể là nguyên nhân gây ra khoảng nửa triệu ca nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) ở Hoa Kỳ mỗi năm.


Theo các nhà khoa học đến từ Trường Y tế Công cộng Viện Milken thuộc Đại học George Washington, khoảng 480,000 đến 640,000 ca nhiễm trùng đường tiết niệu hàng năm có nguyên nhân là do các chủng E. coli có nguồn gốc từ thực phẩm.


BM


Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tập san One Health, do các tác giả Lance Price và Cindy Liu thực hiện. Trong nghiên cứu, các tác giả đã dùng một phương pháp tiếp cận gene mới để theo dõi nguồn gốc của nhiễm trùng E. coli. Ông Price là giáo sư về sức khỏe môi trường và sức khỏe nghề nghiệp, đồng thời là giám đốc của GW Antibiotic Resistance Action Center.


E-coli là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu, ảnh hưởng đến 85% các trường hợp mỗi năm. Vi khuẩn này có thể được tìm thấy ở cả động vật và người, kể cả động vật được chăn nuôi để lấy thịt. Khi những con vật bị giết mổ, vi khuẩn E. coli trong đường ruột của chúng có thể làm ô nhiễm các sản phẩm thịt và khiến con người có nguy cơ bị phơi nhiễm.


BM


Nghiên cứu cho thấy phần lớn các sản phẩm thịt chưa qua chế biến ở Hoa Kỳ bị phơi nhiễm với vi khuẩn E. coli. Hiện tại, chỉ có một số loại E. coli gây ra tình trạng tiêu chảy, chẳng hạn như E. coli O157:H7, được theo dõi ở mức độ nghiêm trọng trên toàn quốc, nhưng nghiên cứu mới này cho thấy các chủng khác cũng có thể gây ra những rủi ro sức khỏe trầm trọng.


“Chúng ta đã quen với suy nghĩ rằng vi khuẩn E. coli từ thực phẩm có thể làm bùng phát dịch bệnh tiêu chảy, nhưng khái niệm vi khuẩn E. coli từ thực phẩm gây nhiễm trùng đường tiết niệu có vẻ xa lạ. Đó là cho đến khi bạn nhận ra rằng thịt sống thường bị nhiễm vi khuẩn E. coli gây ra các bệnh nhiễm trùng này,” ông Price cho biết trong một tuyên bố.


BM


“Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng thuyết phục cho thấy các chủng E. coli nguy hiểm đang lây truyền từ động vật làm thức ăn sang người thông qua nguồn cung cấp thực phẩm và khiến người ta bị bệnh – đôi khi là bệnh thực sự nặng.”


Mô hình nghiên cứu ‘chưa từng có’


BM


Nhóm nghiên cứu đã thu thập thịt gà, gà tây và thịt lợn sống từ các chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn ở Flagstaff và phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu thịt này. Đồng thời, họ thu thập mẫu phân lập vi khuẩn E. coli trong nước tiểu và máu của các bệnh nhân nhập viện do nhiễm trùng đường tiết niệu tại Trung tâm Y tế Flagstaff thuộc Cơ quan chăm sóc sức khỏe Bắc Arizona.


Bằng cách phân tích bộ gene của E. coli từ thực phẩm thịt và người, nhóm nghiên cứu đã xác định các đoạn DNA của chủng E. coli sinh sống ở động vật làm thực phẩm so với con người, sau đó phát triển một mô hình dự đoán mới để phân biệt E. coli từ hai nguồn.


BM


Họ phát hiện thấy khoảng 8% E. coli gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở khu vực Flagstaff có thể là do thực phẩm thịt. Mở rộng dữ liệu này từ Flagstaff sang dân số Hoa Kỳ nói chung, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng dữ liệu cho thấy E. coli từ thực phẩm có thể gây ra hàng trăm nghìn ca nhiễm trùng đường tiết niệu trên khắp Hoa Kỳ mỗi năm.


Ông Paul Keim, đồng tác giả của nghiên cứu và là giáo sư vi sinh tại Đại học Bắc Arizona, cho biết kết luận từ mô hình nghiên cứu “chưa từng có” của họ, dựa trên việc lấy mẫu thực phẩm chuyên sâu của một cộng đồng bị cô lập và sự tham gia của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, là một cách tiếp cận hiệu quả để nghiên cứu sức khỏe cộng đồng.


Ông Keim cho biết trong cùng tuyên bố: “Thiết kế nghiên cứu, cùng với những tiến bộ trong công nghệ gene, cho phép chúng tôi thiết lập mối liên quan giữa nguồn thực phẩm và các ca bệnh lâm sàng. Các kết luận từ tình huống mô hình này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động y tế công cộng trên toàn thế giới.”


BM


Theo các nhà nghiên cứu, các chủng E. coli từ thực phẩm được xác định trong nghiên cứu không chỉ liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu mà còn có khả năng gây nhiễm trùng thận và nhiễm khuẩn huyết trầm trọng.


Người ta ước tính rằng có khoảng 36,000 đến 40,000 người tử vong do nhiễm khuẩn huyết E. coli ở Hoa Kỳ mỗi năm, nhưng hiện tại vẫn chưa biết phần nào trong số này có nguồn gốc từ thực phẩm.


Nghiên cứu cho thấy các nhà sản xuất và FDA có thể làm tốt hơn trong việc giám sát các mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn trong thực phẩm, đặc biệt là thịt sống được bán trong các tiệm tạp hóa trên toàn quốc. Đồng thời, người tiêu dùng có thể thực hiện các bước để hạn chế tiếp xúc với thực phẩm bị ô nhiễm. Ví dụ, những người nấu ăn tại nhà nên rửa tay cẩn thận khi sơ chế hoặc xử lý thịt sống và dùng các bề mặt riêng biệt để sơ chế thực phẩm sống và chín.


Nhóm nghiên cứu đã hợp tác với Đại học Bắc Arizona và nhóm vi sinh lâm sàng tại Trung tâm Y tế Flagstaff. Nghiên cứu được hỗ trợ bởi nhiều tổ chức khác nhau, bao gồm Wellcome Trust, Viện Y tế Quốc gia và Quỹ Cowden về Vi sinh vật Thực phẩm.




Caden Pearson  _  Thanh Ngọc
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Apr/2023 lúc 10:41am

Mất răng và tiểu đường làm gia tăng nguy cơ mất trí nhớ

 BM

Một nghiên cứu mới được đăng trên tạp san Journal of Dental Research đã ủng hộ cho mối liên quan này. Nghiên cứu cho thấy những người bị rụng răng và tiểu đường có thể làm gia tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer và mất trí nhớ.


Mất răng và tiểu đường có liên quan đến mất trí nhớ


BM


Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ Nghiên cứu Y tế và Hưu trí của Đại học Michigan. Những người tham gia gồm có 9,948 người cao tuổi từ 65 đến 85 tuổi hoặc hơn, và phân tích dữ liệu trong 12 năm (2006–2018) để quan sát những thay đổi về nhận thức theo thời gian.


Khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia đã hoàn thành một cuộc kiểm tra nha khoa để xác định xem họ còn bao nhiêu răng. Họ cũng trải qua các xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh tiểu đường.


Sau đó những người tham gia được theo dõi những dấu hiệu của bệnh Alzheimer hoặc mất trí nhớ trong suốt quá trình nghiên cứu, cũng như được hỏi về tình trạng mất răng, tiểu đường, các yếu tố sức khỏe và nhân khẩu học khác.


Các kết quả của nghiên cứu cho thấy những người bị mất răng và tiểu đường có nguy cơ bị các rối loạn nhận thức nhiều hơn gần 3 lần so với những người không có các tình trạng này. Những người trưởng thành ở độ tuổi 65 đến 74 bị tiểu đường và mất hết răng có tốc độ suy giảm nhận thức nhanh nhất.


Mặc dù nghiên cứu cũng phát hiện sự tăng nhẹ [về nguy cơ rối loạn nhận thức] ở những người chỉ bị một bệnh tiểu đường hoặc mất răng, nhưng mối liên quan này không mạnh bằng.


Bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng


BM


Các biến chứng của tiểu đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.


“Khô miệng” là tình trạng phổ biến hơn ở những người bị tiểu đường, có thể có nguyên nhân do lão hóa hoặc sử dụng thuốc, hoặc bản thân bệnh tiểu đường. Nước bọt ít nên không dễ rửa sạch những mảnh vụn thức ăn, đường, acid, và vi khuẩn. Điều này có thể dẫn đến bệnh về nướu răng.


Một nghiên cứu từ Tập san British Medical Journal cho thấy bằng chứng về một dạng bệnh về nướu trầm trọng, gọi là bệnh nha chu. Đây là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Họ cũng phát hiện rằng người bị bệnh nướu răng nhẹ đến trung bình cũng có nhiều người thân bị tiểu đường hơn những người không bị bệnh nướu răng hoặc bị bệnh nướu răng trầm trọng.


Nghiên cứu cũng phát hiện những người bị bệnh nướu răng nặng có cân nặng cao hơn nhiều, với BMI trung bình từ 27 trở lên.


Vậy vì sao tình trạng mất răng và tiểu đường làm gia tăng nguy cơ bị Alzheimer?


Các chuyên gia giải thích 3 lý do có thể xảy ra


Các vấn đề sức khỏe khác


BM


Bà Bei Wu, tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ lão khoa và là phó trưởng khoa nghiên cứu tại Đại học NYU Rory Meyers College và đồng giám đốc NYU Aging Incubator, nói rằng: “Người bị bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng kém thường có những vấn đề sức khỏe khác như cao huyết áp, mức cholesterol cao, và bệnh tim mạch, vốn là các yếu tố nguy cơ của mất trí nhớ.”


Chứng viêm


BM


Một nghiên cứu năm 2019 đã theo dõi 12,336 người ở độ tuổi trung bình là 57 tuổi trong khoảng 20 năm và phát hiện những người tham gia có mức độ viêm kinh niên nặng nhất có khả năng suy giảm nhận thức nhanh hơn gần 8% so với những người có mức độ viêm nhẹ nhất.


Bà Wu cho biết: “Viêm kinh niên là một đặc điểm phổ biến của bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng kém (như bệnh nha chu), có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và mất trí nhớ.”


Các tác giả của nghiên cứu viết trên tạp san Journal of Dental Research: “Tại Hoa Kỳ có hơn 75% người cao tuổi bị mất hết răng có mang răng giả. Và mọi người biết rằng màng sinh học hình thành trên răng giả có thể chứa vi khuẩn, nấm men và nấm nói chung có thể dẫn đến các phản ứng viêm trong mô miệng.”


Ngoài ra, sức khỏe và vệ sinh răng miệng kém có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng có thể gây viêm và càng góp phần làm suy giảm nhận thức.


Cách ăn uống


BM


Bà Wu cũng cho biết về vai trò của việc ăn uống. Bà Wu nói: Sức khỏe răng miệng kém ảnh hưởng đến việc ăn uống. Trên thực tế, ăn uống lành mạnh cũng có ích cho sức khỏe nhận thức.”


Một bài đánh giá nghiên cứu gần đây cho thấy những người cao tuổi bị các vấn đề sức khỏe răng miệng thường ăn uống kém và ăn ít thực phẩm giàu dinh dưỡng. Họ cũng ăn ít trái cây và rau củ, vitamin C, và vitamin E, đồng thời tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn hơn.


Bà Wu cho biết: “Các phát hiện từ nghiên cứu cung cấp một số gợi ý thiết thực giúp duy trì sức khỏe nhận thức.”


BM


Bà lưu ý rằng nghiên cứu của bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khám răng thường xuyên, thực hành vệ sinh răng miệng tốt, tuân theo các hướng dẫn điều trị tiểu đường và chăm sóc bản thân để kiểm soát mức đường máu, và sàng lọc các vấn đề nhận thức ở các cơ sở chăm sóc ban đầu.


Bà Wu nói: “Sức khỏe răng miệng kém, bệnh tiểu đường, và suy giảm nhận thức đều có liên quan với nhau, và chúng ta đang bắt đầu hiểu ra cách mà những yếu tố này có thể ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau.”




George Citroner  _  Vân Hi
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2023 lúc 4:55am

Muốn kéo dài tuổi thọ _ Cách tốt nhất là tránh xa sự cám dỗ của đồ ăn vặt

 BM

Một phần tư những gì bạn ăn giúp bạn sống sót. Ba phần tư còn lại là để giúp bác sĩ của bạn sống sót. Ngạn ngữ Ai Cập cổ đại.


Đôi khi tôi khá ngạc nhiên về sức sống bền bỉ của cơ thể con người. Ví dụ, những người ăn xin ở Ấn Độ có tỷ lệ sâu răng thấp hơn so với những người ở các quốc gia phương Tây giàu có. Vài năm trước, một nghiên cứu trên 160 người ăn xin cho thấy chỉ có hai người bị sâu răng; điều đáng ngạc nhiên hơn là sức khỏe tổng thể của những người ăn xin này khỏe mạnh tương tự như sức khỏe của nhóm đối chứng gồm 80 sinh viên y khoa.


Điều này khiến người ta tự hỏi, là thức ăn mà những người ăn xin này tiêu thụ, hay thứ họ chưa từng ăn, đã giúp họ sống sót trong điều kiện dinh dưỡng tồi tệ như vậy?


BM


Nghiên cứu nói trên cho thấy, những người ăn xin không những ăn ít mà còn thường xuyên ăn không đủ no, từ điểm này có lẽ chúng ta có thể suy ra câu trả lời. Các sinh viên y khoa có thể ăn nhiều, nhưng lại thiếu dinh dưỡng, đồng thời dùng nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn. Nghiên cứu cũng cho thấy những người ăn xin có hệ vi sinh vật đường ruột tốt hơn, hay còn gọi là vi khuẩn đường ruột, do đó giúp tổng hợp nhiều vitamin B hơn.


Điều này có thể giải thích tại sao so với những sinh viên “được chăm sóc tốt”, những người ăn xin không cần điều trị bằng kháng sinh. Ít nhất, tôi nghĩ rằng lời khuyên mà nghiên cứu này để lại cho chúng ta là mọi người nên ăn ít hơn, đặc biệt là đường, đồng thời ăn nhiều lợi khuẩn hơn.

 BM

Chúng tôi cũng đã tùy hứng thử nghiệm một số thí nghiệm dinh dưỡng tại nhà. Con trai tôi có một con chuột nhảy thường ăn hạt tươi, ngũ cốc và rau trong vườn, thỉnh thoảng cũng cho nó ăn giá đỗ sống; tất nhiên đôi khi con trai tôi quên cho nó ăn. Chú chuột nhảy bóng bẩy, lông sáng và nhỏ nhắn này được đặt tên là Mr. Chubby (mập mạp), rõ ràng cái tên không giống như kích thước của nó. Mr. Chubby đã sống được tổng cộng sáu năm rưỡi, đó là một tuổi thọ khá dài đối với một con vật có nhịp tim đập hàng trăm lần mỗi phút.


Ôi, ước gì lúc đó tôi có thể liên hệ với Kỷ lục Guinness Thế giới để thông báo điều này, nhưng đáng tiếc không ai làm giấy khai sinh cho một con vật gặm nhấm khi nó được sinh ra!


Chúng tôi cũng có vài con mèo sống khá lâu, thậm chí còn có một con cá da trơn đủ điều kiện “hưởng lương hưu”. Con mèo được cho ăn lòng đỏ trứng sống, còn thứ mà con cá da trơn ăn thì quá khó hình dung, tôi sẽ không nói nhiều về nó. Chúng tôi cũng trộn bã cà rốt còn sót lại từ nước ép vào thức ăn cho chó, trừ lần triệt sản, con chó cái của tôi chưa bao giờ phải gặp bác sĩ thú y. Vợ tôi cũng có một con vẹt nhỏ với tuổi thọ đáng ngạc nhiên, nó cũng thích ăn giá đỗ, mọi thành viên trong gia đình này đều thích ăn giá đỗ!


BM


Phần giới thiệu bên trên có một điểm khá quan trọng, điểm chung của những Methuselahs của vương quốc động vật này (Methuselah người sống thọ được viết trong Kinh Thánh),  chính là được cho ăn ít đi một cách có hệ thống.


Chúng không phải ngày nào cũng đói, nhưng chúng cũng rất ít khi được cho ăn no, tất cả thú cưng trong nhà tôi đều ở trạng thái hơi đói một chút. Trong giới tự nhiên, đây dường như là một quy luật tất nhiên, bao gồm cả vật nuôi và chủ nhân của chúng. Luật sức khỏe mà tự nhiên thiết kế, chính là giảm thực phẩm một cách có kế hoạch, thì có thể kéo dài tuổi thọ.


Vì vậy, cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ vẫn là tránh xa sự cám dỗ của bàn ăn, hoặc là tránh xa bát thức ăn.


BM


Trong cuốn “Maximum Life Span” (Kéo dài tuổi thọ tối đa) của Giáo sư Roy Walford đến từ Trường Y khoa UCLA (Đại học California, Los Angeles), quý vị có thể tìm thấy những lập luận khoa học ủng hộ cho tuyên bố rằng – ăn ít hơn có thể tăng tuổi thọ. Ông Walford không chỉ là một Tiến sĩ y khoa mà còn là một nhà Lão khoa (gerontologist) ưu tú. Ông cho rằng chúng ta có thể sống lâu hơn chúng ta mong đợi, thậm chí có thể vượt qua 120 tuổi. Những dự đoán này là dựa trên kết luận nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của ông trên những con chuột nhắt, chuột cống và cá.


Kế hoạch kéo dài tuổi thọ của Giáo sư Walford như sau: Bạn phải giữ cho những con vật luôn ở trạng thái đói. Đó chính là điều mà gia đình tôi và tôi luôn làm.


Nghiên cứu của Giáo sư Walford phát hiện việc giảm khẩu phần ăn một cách có hệ thống có thể giúp các con vật sống lâu hơn. Đồng thời, ông chủ trương rằng phương pháp này cũng có thể áp dụng cho con người và gọi nó là “nhịn ăn gián đoạn”. Bạn có thể ăn cách ngày, hoặc ăn ít hơn mỗi ngày. Cách tiếp cận này tập trung vào “chế độ ăn không suy dinh dưỡng”, do đó việc lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và bổ sung vitamin tổng hợp là vô cùng quan trọng.


Giáo sư Walford hằng ngày bổ sung 1,600 mg vitamin C và một liều rất cao vitamin E ở mức 600 IU.


Tôi rất vui mừng khi Giáo sư Walford đã công khai thói quen dùng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng liều cao mỗi ngày. Nếu mọi bác sĩ có thể đồng thuận và nỗ lực thực hành nó, tất cả bệnh nhân trên thế giới sẽ được hưởng lợi rất nhiều.


Những người đoạt giải Nobel, ông Linus Pauling và ông Roger Williams, cũng công khai ủng hộ việc bổ sung vitamin trong nhiều thập kỷ; có lẽ không phải ngẫu nhiên mà cả hai người họ đều sống đến độ tuổi 90.


Tuy nhiên, chìa khóa thực sự cho kế hoạch kéo dài tuổi thọ của Giáo sư Walford vẫn là: Cách ăn uống.


BM


Khi năm tháng dần dần trôi qua, những điều này càng trở nên quan trọng hơn. Nếu chúng ta tin vào tuổi thọ trung bình, vậy thì cuộc đời của tôi chỉ còn cách điểm cuối chưa đến nửa đường. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường đi sai hướng, đã quen ăn quá nhiều, cũng không có gì lạ khi bệnh béo phì đã giống như một bệnh dịch ở Hoa Kỳ. Cuốn sách của Tiến sĩ Walford cũng lưu ý rằng, có không ít hơn 64 văn phòng PR ngành công nghiệp thực phẩm tập trung ở trung tâm thành phố Washington, D.C., tất cả đều cách Tòa Bạch Ốc vài dãy nhà.


Suối nguồn tươi trẻ mà mọi người đang tìm kiếm, có thể chỉ là ăn ít đi, tôi biết ý tưởng này có vẻ điên rồ. Tuy nhiên, hãy nghĩ đến số tiền mà ăn ít đi sẽ giúp bạn tiết kiệm; hãy nghĩ đến số tuổi mà nó sẽ tăng thêm cho bạn.


BM


Nghiên cứu về những người ăn xin ở Ấn Độ cho thấy rằng, nếu cung cấp cách ăn uống cân bằng hơn và bổ sung thêm vitamin, thì gần như có thể bảo đảm những người ăn xin sẽ khỏe mạnh hơn. Không chỉ họ, tôi nghĩ tất cả mọi người đều giống nhau. Hơn nữa trong số nhiều loại vitamin, nhất là vitamin nhóm B sẽ rất dễ thiếu do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, nếu tránh nạp vào cơ thể lượng calo không cần thiết thì nhu cầu về vitamin của cơ thể sẽ giảm. Điều này cũng có nghĩa là nếu bạn ăn quá nhiều, nhu cầu đối với vitamin của cơ thể sẽ tăng lên.


Thật không may, hầu hết người Mỹ chỉ tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt có hàm lượng calo cao, và không cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết cho sức khỏe. Cho dù bạn ăn vào những thứ không phù hợp nhiều bao nhiêu, thì cũng sẽ không giải quyết được vấn đề.


Con đường trường thọ dưỡng sinh


BM


Dùng các bữa ăn chay không no, hoặc cố gắng làm như vậy bất cứ khi nào có thể.


Uống bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất tự nhiên có hiệu lực cao hai lần một ngày.


Uống thêm vitamin C và vitamin E liều cao mỗi ngày.


Ăn nhiều thực phẩm tươi (chẳng hạn như các loại xà lách và giá đỗ) và nước ép rau củ tươi.


Cách ăn uống này đã nhận được sự ủng hộ học thuật từ nghiên cứu của giới Y học và Dinh dưỡng; việc bổ sung vitamin hàng ngày đã chứng minh hiệu quả đối với hàng triệu người Mỹ ăn chay hoặc gần ăn chay từ kinh nghiệm thực tế của chính họ.


BM


Tất nhiên, vườn thú cưng của gia đình tôi chắc chắn là rất ủng hộ kế hoạch này. Hơn nữa, tôi có thể tự hào nói rằng hai người con trong gia đình tôi cũng có thể dùng sức khỏe của mình để chứng minh điều đó. Mỗi khi tôi dạy về dinh dưỡng, sau khi mọi người nghe giảng xong thường muốn nhìn thấy con tôi, vì vậy đôi khi tôi sẽ đưa các con đến lớp và làm khách mời như một tài liệu sống vậy.


Mặc dù việc mang theo một vài con vật cưng đến lớp có lẽ tiện hơn, nhưng khi phải trả lời các câu hỏi của mọi người, thì con trẻ lại chiếm thế thượng phong.




Tăng Trân  _  Xuân Hoàng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.937 seconds.