Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2019 lúc 5:43pm

Muốn tăng cường miễn dịch chống lại cảm cúm, cảm lạnh vào mùa đông, hãy bổ sung những thực phẩm chữa bệnh này


Trong số những cách giúp tăng cường miễn dịch, ăn uống đóng vai trò quan trọng hàng đầu để chống lại cảm cúm, cảm lạnh.


Nhiệt độ giảm đột ngột khi sang mùa mới chính là một trong những yếu tố hàng đầu khiến những cơn cảm cúm, cảm lạnh kéo tìm đến bạn.

Những ngày đầu của mùa cúm năm 2017 đã chính thức hoành hành trong cuộc sống của nhiều người Mỹ. Một người đàn ông cao tuổi đến từ tiểu bang thuộc miền Trung Tây Hoa Kỳ đã tử vong do bị bệnh cảm cúm, đánh dấu cái chết chính thức đầu tiên của tiểu bang vào mùa cúm, theo báo cáo của Des Moines Register.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) cũng thông báo trường hợp một trẻ nhỏ tử vong do cảm cúm vào tháng 10 qua, đánh dấu trường hợp trẻ em đầu tiên tử vong do cảm cúm trong năm nay.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%201.

Nhiệt độ giảm đột ngột khi sang mùa mới chính là một trong những yếu tố hàng đầu khiến những cơn cảm cúm, cảm lạnh kéo tìm đến bạn.

Nếu không cẩn thận, bạn sẽ là một trong số hàng nghìn người sẽ bị cảm cúm trong mùa đông này. Một trong những cách tốt nhất để tự bảo vệ mình là tăng cường miễn dịch. Và trong số những cách giúp tăng cường miễn dịch, ăn uống đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi bị ho và hắt hơi bằng cách bổ sung những món ăn chữa bệnh cũng như thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch dưới đây:

Súp gà

Món ăn này có tác dụng chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh vô cùng hiệu quả, do đó không thể thiếu vào mùa lạnh. Chúng có tác dụng chống viêm và làm dịu đi tình trạng viêm ở đường hô hấp khi bạn bị cảm lạnh.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), thịt gà không chỉ là món ăn dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp tăng cường miễn dịch mà còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó có cảm lạnh, cảm cúm.

"Tùy thuộc và loại gà và màu lông của gà lại có thể chữa được từng chứng bệnh cụ thể. Trong đó, thịt gà mái đem nấu cháo sẽ giúp phụ nữ có món ăn bổ dưỡng, tăng cường miễn dịch cực tốt", lương y Bùi Hồng Minh cho biết. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo, khi nấu súp gà và ăn, bạn không được ăn cùng tỏi, gan chó, rau cải vì rất dễ bị đi ngoài, kiết lỵ.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%202.

Súp gà có tác dụng chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh vô cùng hiệu quả.

Trà gừng

Trà gừng có đặc tính chống viêm mạnh nên vô cùng thích hợp để chống lại cảm cúm, cảm lạnh. Viêm nhiễm cơ thể sẽ dẫn đến sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm rất nguy hiểm khi vào trời lạnh. Do đó, sử dụng trà gừng sẽ tăng khả năng kháng viêm, tăng cường sức đề kháng là cực tốt.

Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam) cho biết, trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.

Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Đặc biệt, từ xa xưa các thầy thuốc đã biết sử dụng củ gừng để cải thiện tiêu hóa, nâng cao khả năng miễn dịch, giảm đau. "Gừng là phương thuốc hữu hiệu chống lại virus cảm cúm với tính năng tăng cường hệ miễn dịch và giàu chất chống oxy hóa", lương y Vũ Quốc Trung khẳng định.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%203.

Trà gừng có đặc tính chống viêm mạnh nên vô cùng thích hợp để chống lại cảm cúm, cảm lạnh.

Nước cam

Cam là một loại trái cây có nguồn vitamin C dồi dào, rất hữu ích trong việc ngăn ngừa cảm lạnh thông thường. Đây cũng là giải pháp ngăn chặn cảm cúm, cảm lạnh cho những người bị phơi nhiễm với môi trường bệnh.

Theo Health, việc uống vitamin C ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh hơn bình thường. Do đó hãy ăn nhiều cam quýt chanh, ăn thường xuyên và không phải lo lắng có ăn quá mức đến gây hại cơ thể hay không vì thực sự cơ thể rất khó có thể uống quá liều vitamin C.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%204.

Theo Health, việc uống vitamin C ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh hơn bình thường.

Một số thực phẩm khác có tác dụng tăng cường miễn dịch, phòng cảm cúm, cảm lạnh:

Nghệ

Nghệ là một loại gia vị có tính kháng viêm mạnh nhờ rất giàu chất curcumin kích hoạt tế bào T - tế bào chính để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Đây là một trong những siêu thực phẩm tăng cường miễn dịch tốt nhất cho cảm lạnh và cảm cúm.

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, trong Đông y, uất kim (những củ nghệ mọc ra xung quanh 1 củ chính) có vị cay, đắng, hơi ngọt, tính mát, trong khi khương hoàng (củ nghệ to) có vị cay, đắng, hơi ngọt nhưng tính nóng. Uất kim vào gan, kinh tâm, kinh phế có tác dụng hành khí, giải uất; trong khi khương hoàng hành phế, phá huyết, thông kinh. Đây là loại gia vị có tính kháng viêm vô cùng mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên bổ sung vào các món ăn hàng ngày khi trời lạnh hơn.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%205.

Nghệ là một loại gia vị có tính kháng viêm mạnh nhờ rất giàu chất curcumin kích hoạt tế bào T.

Cà chua

Giống với thực phẩm họ cam quýt, nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, cà chua là thực phẩm lý tưởng khi bạn muốn tăng cường hệ miễn dịch vào mùa lạnh. Một loại cà chua cỡ vừa chứa khoảng 16 mg vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn.

Nước lọc

Khi bạn bị bệnh, nước có thể là thức uống hữu ích nhất để nhấm nháp. Luôn uống nước sẽ giúp bạn cảm thấy cổ họng dễ chịu hơn. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì độ ẩm tốt nhất trong cơ thể, làm giảm tải đáng kể chứng bệnh do cảm cúm, cảm lạnh gây ra.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%206.

Khi bạn bị bệnh, nước có thể là thức uống hữu ích nhất để nhấm nháp.

Sữa chua Hy Lạp

Sữa chua Hy Lạp rất giàu probiotics, chống lại nhiều bệnh tật, đồng thời cũng rất giàu chất đạm, giúp tăng cường miễn dịch rất tốt. Theo Health, probiotics tìm thấy trong sữa chua chính là siêu thực phẩm cho người bị cảm lạnh vì chúng làm giảm phản ứng viêm trong cơ thể. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy các vi khuẩn có lợi này giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh xuống còn 2 ngày và làm giảm đến hơn 34% các triệu chứng trầm trọng của cảm lạnh, cảm cúm.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%207.

Sữa chua Hy Lạp rất giàu probiotics, chống lại nhiều bệnh tật, đồng thời cũng rất giàu chất đạm, giúp tăng cường miễn dịch rất tốt.

Việt quất

Quả việt quất chứa đầy chất chống oxy hóa sẽ giúp điều trị và ngăn ngừa ho và cảm lạnh, giảm tải nguy cơ bị cảm lạnh đến hơn 33%. Đây là một trong những siêu thực phẩm tăng cường miễn dịch tốt nhất cho cảm lạnh và cảm cúm.

Theo Health, vào năm 2007, các nhà khoa học của Đại học Cornell phát hiện ra quả việt quất trồng tự nhiên có chứa các chất chống oxy hóa anthocyanins – chất chống oxy hóa hoạt động mạnh nhất trong trái cây tươi. Do đó ăn chúng sẽ giúp tăng cường miễn dịch, giảm viêm, chữa trị và phòng bệnh cảm cúm, cảm lạnh rất tốt.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%208.

Quả việt quất chứa đầy chất chống oxy hóa sẽ giúp điều trị và ngăn ngừa ho và cảm lạnh, giảm tải nguy cơ bị cảm lạnh đến hơn 33%.

Sô cô la đen

Sô cô la đen chứa hàm lượng theobromine cao – chất chống oxy hóa giúp giảm ho hiệu quả. Đây cũng là thực phẩm rất tốt cho người bị viêm phế quản. Nguồn tin đăng tải trên Medicaldaily cũng cho biết, Viện Nghiên cứu Khoa học California tiến hành nghiên cứu và phát hiện thấy sô cô la đen và ca cao có nhiều chất chống oxy hóa flavonol hơn cả các loại nước ép trái cây - bao gồm các loại trái cây được cho là hoa quả acai, việt quất và lựu.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%209.

Sô cô la đen chứa hàm lượng theobromine cao – chất chống oxy hóa giúp giảm ho hiệu quả.

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ là một loại thực phẩm bổ sung vitamin C giúp chống lại cảm lạnh. Theo Health, việc tiêu thụ 200 mg thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp giảm nguy cơ cảm lạnh xuống gần một nửa. Do đó, đừng quên bổ sung ớt chuông đỏ khi bạn muốn tăng cường miễn dịch vào mùa lạnh, phòng chống cũng như điều trị cảm cúm, cảm lạnh tốt hơn nhé!



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Feb/2019 lúc 5:45pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Feb/2019 lúc 12:18pm

9 Loại Thực Phẩm Từ Trung Cộng Bạn Nên Tránh 


Bubble Tea enjoys great popularity in the United States, but it is best to avoid drinks containing tapioca pearls imported from China. In 2012, researchers from Germany found polychlorinated biphenyls …
Xin đọc thêm chi tiết trong webpage nầy click => http://flip.it/N0cwKy

HCD: Tóm tắt: Ai cũng biết hết, nhưng không ai chịu tránh

1. Tapioca Pearls (hạt trân châu, ở Mỹ và ở Việt Nam tụi trẻ uống như điên, rối cũng sẽ điên)
Năm 2012, các nhà nghiên cứu từ Đức đã tìm thấy biphenyls polychlorin hóa trong sản phẩm. Những hóa chất này là nguy hiểm trong một loạt các cách. Chúng được biết là gây ung thư, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, hệ thống sinh sản, hệ thống miễn dịch và hệ thống nội tiết.

2. Shrimp
Một số trường hợp đầu tiên được công bố rộng rãi về tôm tiêm gel xuất hiện vào năm 2005.
Năm 2012, các mẫu tôm mua tại ba mươi cửa hàng tạp hóa khác nhau trên khắp Hoa Kỳ đã được thử nghiệm. Chúng được phát hiện có chứa một lượng lớn kháng sinh bị cấm ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như chất gây ung thư nitrofurazone và chloramphenicol.

3. Rice
Gạo giả Trung Quốc trông giống như thật, và trong vài năm qua, ít nhất 9 triệu tấn đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Nó chứa vật liệu tương tự như nhựa, và theo báo cáo, được tạo ra bằng cách trộn nhựa công nghiệp tổng hợp với khoai tây, có thể có kết quả chết người.

4. Beef
Những người bán hàng vô đạo đức làm giả thịt lợn thành thịt bò bằng cách thay đổi hóa học thịt lợn. Họ ngâm vào hoá chất (chỉ có đỉnh cao mới biết) thịt heo trông giống như thịt bò.Tiêu thụ của nó có thể gây ngộ độc theo thời gian, biến dạng và ung thư. (Người ở Mỹ chăc không bị)

5. Mutton raw meat
Tương tự, các nhà cung cấp không trung thực, chuyện nầy này phổ biến đến mức vào năm 2013, cảnh sát đã thu giữ 20.000 tấn thịt cừu giả và bắt giữ hơn 900 người trong vòng ba tháng. (Người ở Mỹ chăc không bị)

6. Wines red wine (rượu)
Được biết, 70 phần trăm rượu vang được sản xuất tại Trung Quốc là giả. Khách du lịch là mục tiêu đặc biệt dễ dàng đối với những người bán rượu giả quanh co được dán nhãn hiệu đắt tiền.

7. Table Salt (muối ăn)
Người ta phát giác ra rằng gần 91 phần trăm muối ăn từ Trung Quốc có chứa dấu vết kim loại nặng làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, tăng huyết áp và huyết áp cao. Những muối này ban đầu được sản xuất cho mục đích công nghiệp.

8. Baby Formula
Năm 2008, sáu trẻ sơ sinh đã chết, và hơn 300.000 em bé bị bệnh do sữa bột có chứa melamine, một hợp chất hóa học được sử dụng trong sản xuất nhựa và phân bón. Mặc dù các quy định gia tăng, các công thức giả mạo đã tìm đường đến Hoa Kỳ vào năm 2015 và được bán lại bằng cách sử dụng tên thương hiệu dễ nhận biết. Vào đầu năm nay, một cuộc đại tu an toàn của ngành đã dẫn đến việc loại bỏ 1.400 sản phẩm khỏi bán. Các quy định mới yêu cầu các sản phẩm sữa bột trẻ em phải được đăng ký với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc và vượt qua các cuộc kiểm tra an toàn.

9. Tofu
Năm 2012, có báo cáo rằng các thanh tra an toàn thực phẩm ở tỉnh Hồ Nam đã phát hiện ra rằng một số nhà sản xuất đã sử dụng sunfat sắt và thậm chí cả phân người để tăng tốc quá trình lên men.

Huỳnh Chiếu Đẳng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2019 lúc 4:29pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Feb/2019 lúc 8:14am

Vì Sao Bạn Nên Cạo Lưỡi Hằng Ngày?


Cạo lưỡi có thể không phải là thói quen của nhiều người, nhưng thực tế chúng ta đang bỏ qua một trong những phương pháp quan trọng nhất để cải thiện sức khỏe nói chung.

Ắt hẳn nhiều người sẽ hỏi tại sao việc cạo lưỡi mỗi ngày lại quan trọng đến vậy. Những lý do trong bài viết này sẽ cho bạn cơ sở để thực hành thói quen cạo lưỡi ngay từ bây giờ.

Cạo lưỡi là gì? Tác dụng của cạo lưỡi là gì?
Theo MindBodyGreen, cạo lưỡi hoặc nạo lưỡi là một hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng đơn thuần. Nhờ nạo lưỡi, con người có thể loại bỏ các vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn, nấm, độc tố hay tế bào chết trong cơ thể.

Khi con người ngủ, hệ thống tiêu hóa vẫn luôn hoạt động. Ngoài chức năng hấp thu, hệ thống cũng có nhiệm vụ loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và lưỡi là nơi được chọn để "gửi gắm" những độc tố đó.
Nếu như chúng ta không loại bỏ độc tố, nấm có hại bám trên bề mặt lưỡi, chính chúng ta sẽ vô tình hấp thu lại vào cơ thể qua đường ăn uống. Hậu quả thường thấy là những căn bệnh liên quan đến hô hấp, rối loạn tiêu hóa hay suy giảm hệ thống miễn dịch.

Một nghiên cứu từng được công bố trên WebMD (website uy tín về chăm sóc sức khỏe) cho biết, việc sử dụng một dụng cụ chuyên cạo lưỡi đem lại hiệu quả loại bỏ độc tố và vi khuẩn trên lưỡi tốt hơn nhiều so với bàn chải đánh răng tích hợp đầu chải lưỡi.

Mặc dù đánh răng và dùng chỉ nha khoa sẽ loại bỏ được thức ăn và mảng bám trong răng và nướu, nhưng thực tế có gần một nửa số vi khuẩn trong miệng chúng ta sống ở trên và trong các đường nứt của lưỡi. Việc dùng dụng cụ cạo lưỡi sẽ giúp loại bỏ được gần hết số mảng bám và vi khuẩn này.
Những lý do dưới đây có thể sẽ khiến bạn muốn cạo lưỡi hàng ngày:

1. Không cạo lưỡi, miệng sẽ rất hôi
Hơi thở không "thơm tho" có thể tác động rất xấu tới cuộc sống của một người, bao gồm các mối quan hệ xã hội lẫn lòng tự trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hơi thở có mùi chủ yếu do một số vi khuẩn nằm ở phần gốc lưỡi nằm sát họng, khu vực rất khó dùng bàn chải đánh răng tiếp cận.
Chính vì vậy, việc cạo lưỡi giúp giảm đáng kể các loại vi khuẩn đường miệng gây ra tình trạng hôi miệng ở một số người.

2. Bạn muốn tận hưởng hương vị món ăn chuẩn nhất
Một quá trình tiêu hóa hoàn hảo bắt đầu từ hương vị và nước bọt. Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh lưỡi, vị giác của bạn có thể bị sai lệch nghiêm trọng, thậm chí không thể nhận biết được mùi vị của thức ăn.
Việc cạo bỏ lớp vi khuẩn và chất bẩn trên lưỡi giúp khơi thông các điểm vị giác trên lưỡi và cho phép chúng ta có thể thưởng thức trọn vẹn hơn hương vị của món ăn.

3. Bạn muốn tăng cường hệ miễn dịch
Có thể bạn chưa biết, lưỡi là "lá chắn" đầu tiên trong hệ thống miễn dịch của con người. Nạo lưỡi giúp ngăn chặn độc tố bị tái hấp thu vào trong cơ thể, qua đó bảo vệ hệ thống miễn dịch của chính bạn.

4. Sức khỏe răng miệng sa sút, hãy chăm cạo lưỡi ngay
Khi răng miệng có nhiều triệu trứng không ổn như viêm nướu, viêm chân răng..., đó là lúc bạn cần quan tâm hơn tới sức khỏe răng miệng. Ngoài việc chăm chỉ đánh răng 2 lần/ngày hoặc sau khi ăn, bạn cần tạo thói quen luôn cạo lưỡi mỗi khi đánh răng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh trong miệng.

Bởi lẽ, những mảng bám tích tụ lâu ngày trong răng, nướu hay lưỡi sẽ là những điều kiện thuận lợi gây nên nhiều chứng bệnh răng miệng không mong muốn như sâu răng, nhiễm trùng nướu hay tụt nướu.

5. Bạn muốn cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Hệ tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều bởi con đường ăn uống. Khi miệng là bộ phận đầu tiên trong dây chuyền tiêu hóa của cơ thể gặp vấn đề, nó cũng kéo theo nhiều chứng bệnh liên quan.
Do đó, cạo lưỡi sẽ làm sạch bề mặt lưỡi, bộ phận tiếp xúc nhiều với thức ăn nhất và giúp tránh những chất độc có thể tác động xấu tới hệ tiêu hóa. Chưa kể cạo lưỡi còn kích thích sản sinh nước bọt và agni (năng lượng trao đổi chất của hệ tiêu hoá, yếu tố chủ yếu tạo nên sức khỏe) giúp bảo vệ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

Cạo lưỡi sao cho đúng và hiệu quả?
Các nha sỹ thường khuyến cáo mọi người nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, đặc biệt vào hai thời điểm sáng và tối. Cạo lưỡi cũng được khuyến cáo nên được thực hiện đồng thời trước khi đánh răng.

Ảnh dụng cụ cạo lưỡi

Bạn có thể sử dụng các dụng cụ đơn giản để cạo lưỡi, chẳng hạn một thanh kim loại hoặc nhựa mỏng, dài và có thể uốn cong được theo hình chữ U. Nếu không thể tự chế, bạn có thể tìm đến các cửa hàng thuốc, trung tâm y tế, phòng khám nha khoa để mua dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng.

Cách cạo lưỡi vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần uốn cong hai đầu của dụng cụ, sau đó nhẹ nhàng cà lên bề mặt lưỡi theo chiều hướng ra ngoài. Lưu ý nên cạo tới phần sâu nhất của cuống lưỡi càng tốt. Tuy nhiên cũng không nên quá sâu vì có thể gây nên hiện tượng buồn nôn. Có thể cạo nhiều lần cho đến khi cảm thấy lưỡi đã sạch, nhưng không cạo mạnh quá và nhiều quá sẽ gây rát lưỡi.

Cuối cùng hãy luôn ghi nhớ rửa sạch và sử dụng đều đặn dụng cụ cạo lưỡi như một thói quen hàng ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2019 lúc 4:56am

Không Phải Đồ Ngọt, Đây Mới Là Những Thói Quen Tăng Nguy Cơ Tiểu Đường


Ngoài những yếu tố do tuổi tác, di truyền và tiền sử gia đình thì những thói quen ăn uống lại chính là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới bệnh tiểu đường. Tuy nhiên thói quen ăn nhiều đồ ngọt lại không nằm trong những lý do này.

Vậy đâu chính là nguyên nhân khiến bạn nhanh chóng mắc tiểu đường.

Các thói quen không tốt trong ăn uống
Bỏ bữa sáng


Ảnh: Scooper.news

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, việc nhịn đói đến trưa làm tăng những phản ứng phá hủy lượng insulin và khả năng kiểm soát đường huyết. Để kiểm soát đường huyết và giảm cân, bạn hãy dành một ít thời gian ăn sáng với các món như trứng, bơ đậu phộng, trái cây tươi, sữa chua, bánh mì hoặc sandwich…

Ăn ít rau
Ngoài việc hỗ trợ hệ tiêu hóa, hàm lượng chất xơ trong rau có tác dụng rất tốt trong việc làm chậm sự hấp thụ đường vào máu và giảm sự sản sinh insulin của tuyến tụy. Thường xuyên ăn các loại rau củ (loại không có tinh bột) như rau chân vịt, bí đỏ, cà chua và bông cải xanh xen kẽ các bữa phụ là các loại trái cây giàu chất chống ôxy hóa như dâu tây, việt quất, Nam việt quất…
Những thực phẩm này giúp giảm huyết áp, giảm tổn thương do viêm nhiễm và cải thiện tình trạng kháng insulin nên có thể kiểm soát đường huyết tốt.

Ăn bánh ngọt vào bữa sáng và tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh
Những loại tinh bột đã được tinh chế (như bánh mì trắng, bánh quy, khoai tây chiên) đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu có liên quan đến sự tăng tỷ lệ kháng insulin. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường hãy ăn sáng bằng ngũ cốc nguyên hạt, cam, sữa chua, bơ đậu phộng…

Thức uống giàu calorie
Có nhiều người hiểu lầm rằng nước ép từ trái cây khá an tà và không có quá nhiều đường. Tuy nhiên, chúng lại không chỉ rất nhiều đường mà còn chứa nhiều calorie rỗng và không có giá trị dinh dưỡng nào. Chúng tưởng chừng như vô hại, nhưng chúng lại chứa hàm lượng calorie cao tương đương với soda. Một số nghiên cứu cho thấy những người uống một thứ nước ngọt có đường tăng 25% nguy cơ bị tiểu đường.

Uống rượu và hút thuốc lá
Uống quá nhiều rượu dẫn tới sự biến động mạnh mẽ lượng đường trong máu. Ngoài carbohydrate, cả bia và rượu đều có chứa calo làm cho việc giảm cân trở nên khó khăn hơn và dễ mắc hội chứng chuyển hóa.

Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu tới cơ và tăng mức độ căng thẳng, từ đó tăng nguy cơ kháng insulin. Hơn nữa, nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng nồng độ hemoglobin A1C trong máu của những người tham gia lên đến 34%. Hemoglobin A1C là một chỉ số xét nghiệm máu giúp nhận biết mức đường huyết trung bình trong khoảng 2-3 tháng. Nếu chỉ số quá cao, nó có nghĩa là lượng đường trong máu của bạn không được kiểm soát tốt trong thời gian này.

Ăn khuya


Ảnh: Arrival Guides

Những thói quen ăn khuya có thể làm tăng đường huyết và làm gián đoạn bài tiết insulin, gây nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2.
Ngoài ra ăn khuya có thể làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau, có thể là vấn đề nếu nó ở trên mức đường huyết mục tiêu (thường là 80-130mg / dL theo hướng dẫn của Hiệp hội tiểu đường Mỹ).

Những thói quen khác
Ngủ quá ít và thức khuya
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe. Cách thức chúng ta ngủ có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, các hormon kiểm soát sự thèm ăn và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não đối với các loại thực phẩm. Hơn thế nữa, việc thiếu ngủ còn làm suy yếu khả năng đáp ứng của các tế bào mỡ với insulin.
Việc không ngủ đủ 6-8 giờ mỗi đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn. Bên cạnh đó, khi ngủ muộn bạn cần phải ăn thêm, nên lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Lâu dần, điều này sẽ tạo ra mô mỡ tích lũy trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.

Stress và thừa cân
Sự phiền muộn, chán nản, lo lắng trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sẽ càng tăng lên ở những người “sở hữu” cả hai yếu tố: stress và thừa cân. Chất epinephrine (sinh ra khi thần kinh bị kích động, stress) sẽ có tác dụng đánh tan mỡ thừa trong cơ thể, dẫn đến việc dư thừa axit béo. Khi cơ thể hoạt động, các axit béo này sẽ tiêu hao, như vậy glucose trong cơ thể sẽ bị dồn lại, không được đốt cháy. Glucose không bị đốt cháy sẽ dư thừa, dẫn đến lượng đường trong máu tăng, lâu dần thành bệnh đái tháo đường.

Minh Nguyên
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2019 lúc 5:19am

Image%20result%20for%20heathy


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Mar/2019 lúc 5:22am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2019 lúc 4:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2019 lúc 4:33am

Thanh Lọc Các Chất Thải Cho Não Bộ Chỉ Với Một Tư Thế Ngủ Thuận Theo Tự Nhiên


Các nghiên cứu cho thấy rằng, cơ thể người và ngay cả trong tự nhiên thích ứng rất tốt với tư thế ngủ nghiêng để loại bỏ hiệu quả các chất thải từ quá trình trao đổi chất ra khỏi bộ não.

So với nằm ngửa hay nằm úp, nằm ngủ nghiêng một bên có thể là cách tốt nhất để bộ não của bạn xả sạch các chất thải. Nó thậm chí còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, và các bệnh thần kinh khác.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để ghi lại hình ảnh về con đường glymphatic của bộ não, một hệ thống phức tạp có nhiệm vụ thanh lọc chất thải và các hóa chất độc hại ra khỏi não bộ.
Tư thế nằm nghiêng một bên là tư thế tốt nhất để loại bỏ các chất thải khỏi não bộ. Nó cũng là tư thế ngủ phổ biến nhất của con người và nhiều loại động vật khác. Sự tích tụ chất thải và độc tố ở não có thể góp phần làm phát triển bệnh Alzheimer và các bệnh về thần kinh khác, các nhà nghiên cứu cho biết.

Họ đã sử dụng MRI từ nhiều năm nay để kiểm tra con đường thải độc glymphatic trên các động vật gặm nhấm được dùng để làm thí nghiệm. Phương pháp này đã giúp xác định và định nghĩa con đường glymphatic, tại đó dịch não tủy (CFS) thấm vào não và trao đổi với dịch kẽ (ISF) để thải chất thải – tương tự như cách hệ lymphatic (hệ bạch huyết) của cơ thể thải chất độc ra khỏi các cơ quan nội tạng.


Tư thế nằm và chất lượng giấc ngủ

Ảnh positivemed.com

Lúc ngủ là thời điểm mà con đường thải độc glymphatic của não hoạt động hiệu quả nhất. Các chất thải của não bao gồm amyloid β (chất dạng tinh bột) và các protein tau, các loại hóa chất có tác động không tốt lên não nếu chúng tích tụ lại.

Trong một nghiên cứu mới công bố trên Khoa học Thần kinh, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ cùng với mô hình động học để xác định tỷ lệ dịch não tủy và dịch kẽ trao đổi trong não chuột đã bị gây mê khi nó nằm ở 3 tư thế – nằm nghiêng, nằm úp và nằm ngửa.
“Các phân tích cho thấy một cách nhất quán rằng hệ thống vận chuyển glymphatic là hiệu quả nhất ở tư thế nằm nghiêng khi đem so sánh với các tư thế nằm ngủ khác”, Helene Benveniste, nhà nghiên cứu chính và là một giáo sư khoa gây mê và X-quang tại Trường Y học thuộc Đại học Stony Brook cho biết.

Tư thế phổ biến nhất
Benveniste và tác giả Hedok Lee, phó giáo sư về gây mê và X – quang, đã phát triển các tư thế an toàn cho thí nghiệm. Lulu Xie, Rashid Deane và Maiken Nedergaard, tất cả đều là thành viên của Trường Đại học Rochester, đã sử dụng kính hiển vi huỳnh quang và chất đánh dấu phóng xạ để hỗ trợ thêm cho dữ liệu Cộng hưởng từ cũng như để đánh giá ảnh hưởng của tư thế cơ thể đối với sự giải phóng chất dạng tinh bột (amyloid) khỏi não bộ.
“Điều thú vị là tư thế nằm ngủ nghiêng đã khá phổ biến ở người và hầu hết các loại động vật – ngay cả trong tự nhiên – và có vẻ như chúng ta thích ứng với tư thế ngủ nghiêng là cách để rũ sạch hiệu quả nhất các rác thải từ quá trình trao đổi chất ra khỏi bộ não của chúng ta, những thứ vốn được hình thành trong khi chúng ta thức”, Maiken Nedergaard cho biết.

Nghiên cứu này do đó đã bổ sung luận điểm củng cố thêm cho quan niệm rằng giấc ngủ có một chức năng sinh học khác là để làm sạch những chất thải được tích lũy trong não bộ khi chúng ta thức. Nhiều loại bệnh mất trí nhớ có liên quan đến rối loạn giấc ngủ, bao gồm cả tình trạng khó ngủ.
“Nó củng cố thêm nhận thức rằng rối loạn giấc ngủ có thể đẩy nhanh sự mất trí nhớ ở người bệnh Alzheimer. Những phát hiện của chúng tôi mang lại một cái nhìn mới về chủ đề này bằng việc chỉ ra rằng tư thế khi ngủ quan trọng như thế nào”, cô giải thích.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, trong khi nhóm nghiên cứu suy đoán con đường glymphatic ở người sẽ làm sạch não bộ một cách hiệu quả nhất khi chúng ta ngủ với tư thế nằm nghiêng so với các tư thế khác, thì việc kiểm tra bằng MRI hoặc các phương pháp hình ảnh khác ở con người là một bước cần thiết đầu tiên.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2019 lúc 8:05pm

Uống Thuốc Bổ Lúc Nào Trong Ngày Thì Tốt? 


1. Thuốc Aspirin giúp chữa trị ung thư
Một nghiên cứu mới đây từ trường Đại Học Y Khoa Cardiff University, Anh Quốc cho thấy thuốc Aspirin có khả năng giảm con số tử vong vì ung thư.
Nghiên cứu này tổng hợp trên 70 nghiên cứu khác nhau, so sánh 120,000 bệnh nhân bị ung thư và có uống thuốc Aspirin và 400,000 bệnh nhân ung thư khác không dùng thuốc Aspirin. Phân tách dữ liệu cho thấy con số  tử vong vì ung thư giảm đi 24%, và còn giảm 19% nguy cơ tử vong vì mọi lý do khác nhau không liên hệ đến ung thư.
Trái với sự lo ngại rằng thuốc Aspirin làm tăng nguy cơ bị chảy máu đường ruột, nghiên cứu tổng hợp này cho biết, trong số 1000 người dùng thuốc chỉ có 1 tới 2 người bị phản ứng phụ chảy máu đường ruột. Con số này còn thấp hơn con số bị chảy máu vì bị bệnh loét bao tử.
Như thế không những Aspirin có khả năng ngăn ngừa ung thư mà con giúp chữa trị ung thư khi kết hợp với những loại thuốc khác.


2. Uống thuốc bổ lúc nào trong ngày thì tốt?
Cơ thể chúng ta thay đổi theo chu kỳ tuần hoàn trong ngày, đại khái như sóng thủy triều. Một số hormone tăng cao buổi sáng, số khác tăng buổi chiều hay trong khi ngủ. Tương tự, một số hoạt động hợp cho một thời điểm nào đó trong ngày. Ví dụ như, uống cà phê thì phải uống vào buổi sáng, tốt nhất là vào khoảng 10 giờ sáng và không nên uống sau 2 giờ chiều.
Thường thường, thuốc bổ hay thuốc phụ supplements thật ra không cần thiết cho lắm, có cũng được mà quên thì cũng chẳng hại gì. Câu trả lời đúng nhất cho thuốc bổ là nhớ khi nào thì uống khi đó, khác với những loại thuốc trị bệnh.

Tuy nhiên, cho những ai muốn uống thuốc bổ, do sự tiêu hóa và thẩm thấu vào cơ thể khác nhau cho từng loại thuốc, vì thế thời điểm uống thuốc cũng cần quan tâm. Ví dụ, các loại thuốc bổ có thể hòa tan trong nước như vitamin B hay vitamin C có thể uống bụng đói hay bụng no, các loại thuốc phụ khác phải uống khi bụng no. Sau đây là một số thuốc cần biết:

Những loại thuốc có thể hòa tan vào chất béo, tốt nhất là uống vào bữa ăn.
Các loại vitamin tan vào chất béo như vitamins (A, D, E, and K), tốt nhất uống với thức ăn có chất béo. Lý do, chất béo trong thức ăn sẽ kích thích một số men enzyme và mật tiết ra để giúp chuyên chở chất béo qua màng ruột trở về lá gan để tiêu thụ. Nếu không có động cơ hấp thụ chất béo, các loại thuốc vitamin nầy sẽ khó nhập vào máu và đi theo phân ra ngoài mà thôi. Tuy nhiên cũng không nên lấy lý do nầy mà làm thêm một tô phở tái có nước béo, hay ngốn một miếng pizza to tổ bố trước khi uống thuốc bổ. Cơ thể chỉ cần khoảng 5gm chất béo là đủ, tương đương khoảng một miếng avocado nho nhỏ.
Hầu hết các loại đa sinh tố multivitamin hay thuốc bổ thai, do vậy nên uống vào bữa ăn.

Vitamin thuộc nhóm B, nên uống vào bữa ăn sáng
Nếu dùng vitamin thuộc nhóm B, hay thuốc đa sinh tố, thuốc bổ thai có nhiều vitamin nhóm B, thì nên uống vào buổi sáng. Vitamin nhóm B thuốc loại kích thích năng lượng vì thế uống vào buổi tối khó khi sẽ làm cho khó ngủ. Cho những bà mẹ đang mang thai, uống thuốc bổ buổi sáng có khi dễ bị buồn nôn,  thì nên uống vào buổi trưa.

Thuốc Calcium, không nên uống chung với thuốc có chất kẽm hay chất sắt
Nếu uống thuốc “bổ xương” calcium mà muốn uống thêm thuốc bổ có chứa chất sắt hay chất magnesium hay chất kẽm, thì trên chia cách ra vài giờ trong ngày, hay khác bữa ăn. Calcium sẽ cạnh tranh với các nguồn chuyên chở và không cho cơ thể thẩm thấu chất kẽm, chất sắt. Nói cách khác, ba thứ này sẽ vật lộn với nhau trong cơ thể.
Ngoài ra, nên nhớ có thể chỉ hấp thụ được tối đa là 600mg calcium cho mỗi lần uống, ví thế nên chia ra làm nhiều lần. Nếu uống trên 600mg, hầu hết calcium sẽ tuột ra cửa sau, đi tuốt luốt.

Thuốc có chất sắt hay chất magnesium, nên uống vào buổi tối
Chất sắc có thể làm khó chịu bao tử, trong khi đó chất magnesium có tính cách nhuận trường và làm cho dễ ngủ vì thế không nên uống trong ngày làm việc. Ngoài ra cà phê sẽ làm cho cơ thể bớt hấp thụ chất sắt, do đó càng không nên uống chung hay uống gần nhau. Do đó hai loại thuốc nầy nên uống vào buổi tối, bữa ăn chính, nhiều thức ăn để tránh xót ruột. Nguyên tắc chung, tất cả các loại thuốc nào có ảnh ưởng đến đường ruột hay bao tử thì nên uống vào buổi ăn tối.

Thuốc có chất xơ, fiber, nên uống ngay trước giờ đi ngủ
Tất cả các loại thuốc có chất xơ có thể ngăn cản sự hấp thụ của các loại thuốc bổ hay kể cả các loại thuốc trị bệnh vì thế nên uống riêng biệt trước giờ đi ngủ, và nên uống với nhiều nước.

Nguyên tắc chung cho tất cả các loại thuốc bổ
Một số thuốc vitamin có tích cách hỗ trương lẫn nhau. Ví dụ như thuốc vitamin D và magnesium giúp cho cơ thể hấp thụ được calcium, do dó ba loại thuốc nầy thường đợc kết hợp với nhau. Vitamin B12 và vitamin C giúp cơ thể thẩm thấu folic acid, ngoài ra vitamin C còn giúp hấp thụ chất sắt. Ba loại vitamin nầy do đó rất cần cho người ăn chay trường vì thiếu vitamin B12, folic acid, và chắt sắt cần cho hồng huyết cầu.
Môt số thuốc vitamin do đó tốt nhất là nên uống rời nhau và chia ra làm nhiều cử. Trong trường hợp không chắc cho lắm thì chỉ nên uống một viên đa sinh tố vào buổi trưa là xong.
Xem ra nghệ thuật uống thuốc vitamin cũng lắm công phu! Thôi thì nên uống một viên thuốc Aspirin là có lợi nhất.

BS Hồ Ngọc Minh


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 06/Mar/2019 lúc 8:06pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2019 lúc 10:18pm

5 'mẹo giữ ấm' khi trời giá lạnh



Mọi người đều có mẹo để giữ ấm trong thời tiết lạnh cóng. Nhưng các mẹo này là điều tưởng tượng ... hay là thực tế? Chúng tôi đã điều tra về 5 lời khuyên thông thường.

1_ Không bật quạt

baomai.blogspot.com
  
Bạn có thể cho rằng quạt trần chỉ dành cho mùa hè. Xét cho cùng thì tại sao phải quạt không khí khắp phòng vào mùa đông? Dễ bị gió lùa. Trong thực tế, nhiều quạt trần có chế độ quay ngược để sử dụng khi nhiệt độ thấp. Khí nóng tất nhiên là bay lên, nghĩa là hơi ấm ở trên lò sưởi bay lên trần, hơn là ở ngang tầm ngồi của bạn, nếu bạn ở phòng sinh hoạt. Với phòng có trần rất cao thì vấn đề này càng không tốt. Hãy hình dung một tòa nhà văn phòng có trần cao bằng kính lấy ánh sáng. Sự phân tầng nhiệt sẽ xảy ra, không khí ấm ở trên, khí lạnh hơn ở dưới nơi có người ngồi. Vì vậy, ý tưởng là nếu cho quạt chạy ngược chiều ở tốc độ thấp thì sự phân tầng sẽ không còn nữa. Không khí ấm từ trên trần sẽ phả xuống theo dọc tường rồi lại luân chuyển lên và là bạn thấy ấm hơn.

Nghiên cứu về điều này tập trung vào những nơi làm việc, nơi các doanh nghiệp đang cố gắng giữ ấm cho các tòa nhà rộng lớn. Trong các nhà kho, người ta ước tính rằng quạt trần có thể giảm năng lượng tiêu thụ tới 3% cho mỗi mét chiều cao trần, là con số đáng kể đối với tòa nhà cao có thể tới 10m.

baomai.blogspot.com
  
Các hướng dẫn dùng quạt gợi ý cho chạy ngược chiều (theo chiều kim đồng hồ) để hút khi lên, nhưng không phải ai cũng đồng ý. Có một số nghiên cứu thú vị chưa được công bố của bà Holly Samuelson ở Đại học Harvard năm 2015.

Bà đã thử nghiệm hai loại quạt dân dụng theo chế độ quay suôi và ngược ở ba độ cao trần khác nhau. Chế độ quay ngược làm cho khí ấm xuống sát tới mặt sàn, nhưng chế độ quay suôi (dùng cho mùa hè) làm ấm ở chiều cao ngang thân người. Vì vậy, nếu bạn thích ấm chân thì vặn theo chế dộ quay ngược. Nếu bạn muốn cơ thể ấm thì sử dụng chế độ thông thường. Bà còn phát hiện quạt sẽ có hiệu quả hơn khi chạy tốc độ trung bình, hơn là tốc độ thấp, mặc dù như vậy dễ có rủi ro bị gió lùa.

Nếu phòng sinh hoạt của bạn là rộng và quạt trần là ở giữa, các nghế ở quanh tường, đủ xa để không cảm thấy gió lùa, thì nghiên cứu này khuyên nên cho quạt chạy suôi với tốc độ trung bình thì tiết kiệm được nhiều điện và bạn sẽ ấm.

KẾT LUẬN: ĐIỀU HOANG ĐƯỜNG - tùy thuộc vào đồ đạc bố trí trong phòng, quạt chạy với chế độ thấp sẽ tỏa hơi ấm khắp phòng.

2_ Rượu làm bạn ấm lên

baomai.blogspot.com  
Bất cứ khi nào bị nhiệt độ lạnh tấn công, những huyền thoại về giữ sao cho ấm lại sôi động lan truyền

Nếu bạn đã ra ngoài trời có tuyết, còn gì tốt hơn là một ly rượu cho ấm người? Người ta đã mang theo chai rượu bỏ túi khi đi núi từ thế kỷ 18 và rượu vang làm ấm lòng hiện vẫn được ưa chuộng ở nơi an dưỡng trượt tuyết, trượt xong là vào quán.

Đúng là nếu bạn uống rượu khi bạn bị rét thì bạn sẽ thấy hình như mình ấm hơn và trông có vẻ như vậy. Rượu làm máu vận chuyển lên bề mặt da, làm bạn đỏ mặt. Sờ vào mặt ta thấy nóng. Vấn đề là máu di chuyển khỏi các phần chính của cơ thể của cơ thể bạn, vì vậy trên thực tế nhiệt độ cơ thể của bạn giảm xuống.

Tin tốt là sự khó chịu bắt đầu giảm bớt và nếu bây giờ bạn vào trong nhà thì việc giảm nhẹ nhiệt độ cơ thể ban đầu sẽ không thành vấn đề.

baomai.blogspot.com
  
Vấn đề là nếu bạn ở ngoài trời giá rét thì việc máu di chuyển ra bề mặt da sẽ không đủ để giữ ấm lâu cho bạn. Hoặc nếu bạn uống rất nhiều rượu rồi quay lại ngoài trời lạnh giá, bạn sẽ rủi ro. Rượu có thể làm giảm phản xạ run tự nhiên của cơ thể và làm giảm cảm giác thấy lạnh.

Kết hợp điều này với sự nhận biết sai lệch khi say rượu, thì bạn có thể hiểu vì sao người ta đôi khi rơi vào tình huống nguy hiểm. Chúng ta đều đã được thấy những câu chuyện về những người bị rơi vào rãnh băng giá khi đi từ quán rượu về nhà trong thời tiết giá lạnh. Số liệu của Mỹ cho thấy, trong một thập kỷ, 10% trường hợp tử vong do hạ thân nhiệt có liên quan đến uống rượu.

baomai.blogspot.com
  
KẾT LUẬN: ĐÚNG MỘT NỬA - nó làm da bạn ấm lên nên bạn có cảm giác ấm, nhưng nhiệt độ cơ thể bạn có thể giảm xuống. Ở mức độ cao nó làm tăng khả năng bị hạ thân nhiệt.

3_ Không ngồi lò sưởi vì có thể bị trĩ

baomai.blogspot.com
  
Đây là chuyện huyền thoại được lưu truyền một thời gian. Một chuyện khác là ngồi trên bề mặt giá lạnh sẽ bị bệnh trĩ. Bệnh trĩ gây ngứa, sưng tấy, nó phát triển các đệm mô lót đường ruột hậu môn. Nó xảy ra với 50% số người tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ.

Làm mát vùng này của cơ thể sẽ thấy bớt đau, nhưng không có bằng chứng rằng nhiệt độ ấm làm cho bệnh trĩ nặng thêm. Trên thực tế, một nghiên cứu của Đức cho thấy mọi người tắm ít nhất một lần một tuần (có lẽ là tắm nóng) sẽ ít rủi ro bị trĩ.

Người thường bị táo bón và rặn nhiều khi đi ngoài sẽ có nguy cơ cao bị trĩ.

KẾT LUẬN: SAI - ngồi trên lò sưởi không làm cho bạn bị trĩ. Để giảm rủi ro bệnh này ăn nhiều chất sơ như rau, ngũ cốc và các loại hạt, tránh bị thừa cân, và uống nhiều nước.

4_ Không ra ngoài trời khi tóc còn đang ướt nếu không sẽ bị cảm lạnh

baomai.blogspot.com
Nhiệt độ ở nhiều quốc gia xuống dưới 0 độ

Tôi đoán là rất nhiều người trong chúng ta đã được ông bà mình dặn điều này. Tôi bị dặn là chắc chắn rồi. Chữ "lạnh" gợi ý cho bạn là cảm lạnh là vì ngoài trời rét. Bệnh này tất nhiên là do vi rút gây ra và, trừ khi bạn nhiễm vi rút này, bạn không thể bị cảm lạnh. Nhưng việc bị rét có làm tăng khả năng bi cảm lạnh không?

Trong nghiên cứu, nhiệt độ được hạ xuống thấp trước khi cho các tình nguyện viên tiếp xúc với vi rút, một số nghiên cứu cho thấy nhóm người này dễ bị cảm lạnh hơn, nếu không như vậy thì không thấy có sự khác biệt. Nhưng Ron Ecère của Đại học Cardiff ở Anh đã là một thử nghiệm khác thế.

baomai.blogspot.com
  
Tình nguyện viên phải ngồi ngâm chân trong nước lạnh trong 20 phút, trước khi trở lại sinh hoạt bình thường. Nhóm được kiểm soát vẫn đi giày và bí tất và để chân vào một xô rỗng trong 20 phút. Năm ngày sau, gấp 2 lần số người của nhóm nước lạnh nói rằng bây giờ họ đã bị cảm lạnh. Cần phải nói rằng nghiên cứu dựa vào sự đánh giá của chính các tình nguyện viên.

Nhưng tại sao chân bị ướt hoặc có thể là tóc bị ướt lại dễ bị cảm lạnh hơn? Một đề xuất là khi bạn cảm thấy lạnh thì các động mạch ở mũi và cổ họng co lại, nghĩa là có ít bạch cầu chống nhiễm bệnh hơn tới được mũi và cổ họng để xử lý vi rút.

Những người khác lại cho rằng người ta dễ bị cảm lạnh hơn về mùa đông vì họ ở trong nhà cùng nhau và dễ truyền vi trùng cho nhau. 

Khi Anice Lowen thuộc Trường Y Emory ở Hoa Kỳ nghiên cứu lý do mà virus cúm truyền dễ dàng từ con chuột lang này sang con khác, bà thấy rằng nhiệt độ ấm áp với độ ẩm thấp (điển hình của một ngôi nhà theo hệ thống sưởi trung tâm vào mùa đông) là điều kiện lý tưởng để truyền nhiễm.

baomai.blogspot.com
  
KẾT LUẬN: CẦN THÊM SỐ LIỆU - việc đi ra ngoài trời lạnh mà tóc đang ướt sẽ không làm bạn cảm lạnh, nhưng có thể là nếu bạn đã có vi rút thì cơ thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn để chống đỡ.

5_ Luôn đội mũ vì bạn bị mất nhiệt nhiều nhất là ở đầu

baomai.blogspot.com
Bạn có hay bị cảm lạnh khi thời tiết lạnh cóng hay không?

Rõ ràng là khi ra ngoài trời có tuyết thì bạn phải ăn mặc kín và ấm, nhưng có đúng là giữ cho đầu mình ấm là đặc biệt quan trọng không?

Nhiều tình nguyện viên khỏe mạnh đã tham gia vào rất nhiều nghiên cứu khó chịu về vấn đề này để hy vọng có được câu trả lời. Trong một nghiên cứu, Thea Pretorius của Đại học Manitoba ở Canada đã cho tình nguyện viên uống thuốc chống run khi rét. Sau đó, họ được đưa sâu xuống nước lạnh, có bình khí để thở. Họ mặc những bộ đồ khô, bí tất và găng tay, hoặc chỉ một bộ đồ bơi.

Đôi khi đầu của họ ở trên mặt nước. Những lúc khác họ đã hoàn toàn ngập trong nước.

Nếu họ bị ngập hoàn toàn trong nước nhưng mặc bộ đồ khô, sự mất nhiệt chủ yếu là ở đầu họ, nhưng họ chỉ mất bằng một nửa nhiệt lượng so với những người mặc đồ bơi và đầu của họ nằm trên mặt nước. Do họ mất nhiệt gần như trên toàn cơ thể, điều này cho thấy chúng ta mất nhiều nhiệt hơn ở cơ thể hơn là ở đầu.

Điều sau đây cũng là đúng, nếu cơ thể ta được cách nhiệt, nhưng đầu bị lạnh, thì thân nhiệt giảm nhanh hơn là ta tưởng, có thể đó là do ta không run nếu như chỉ có đầu bị lạnh và lý do ta run tất nhiên là để là ta nóng lên. Cũng có rất nhiều mạch máu ở sát với da đầu, do vậy nếu máu bị lạnh khi đi qua da đầu, thì nó làm lạnh phần còn lại của cơ thể khi nó đi qua đó.

Nhưng điều này liên quan đến tốc độ làm lạnh hơn là nhiệt độ thấp nhất mà cơ thể đạt tới. Khi nhiệt độ bên ngoài là băng giá, thì điều quan trọng với bạn là bạn bị lạnh tới mức nào. Do vậy, tốt nhất là giữ cho cơ thể và cả đầu của bạn được phủ ấm kín.

baomai.blogspot.com
  
KẾT LUẬN: ĐÚNG là nên đội mũ nếu bạn muốn giữ cho mình được ấm, nhưng SAI là bạn mất nhiệt nhiều nhất là ở đầu.



Claudia Hammond

baomai.blogspot.com


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 07/Mar/2019 lúc 10:19pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.586 seconds.