Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2019 lúc 11:30am

Cung Cấp Nhiên Liệu Cho Cơ Thể

Các thực phẩm nhiều chất xơ và nước như các rau tươi đều có rất ít calorie. (Hình: Ludovic Marin/AFP/Getty Images)

Về phương diện dinh dưỡng cho cơ thể, số năng lượng hoặc calorie của thực phẩm được đo bằng kí lô, nhưng tiền tố (prefix) kilo đã được bỏ. Đơn vị quốc tế của năng lượng là joule. Một calorie bằng 4,184 joule.

Calorie là gì?
Mỗi loại thực phẩm cung cấp một số năng lượng khác nhau, và như vậy có các calorie không giống nhau. Chất béo cho 9 calorie trên một gram, và chất carbohydrate cũng như chất đạm cung cấp 4 calorie trong khi đó nước và các chất xơ không có calorie nào. Do đó thực phẩm giàu chất béo có nhiều calorie nhất, còn các thực phẩm nhiều chất xơ và nước như các rau tươi đều có rất ít calorie.

Trong đời sống hằng ngày, rất khó để đánh giá con số chính xác của calorie trong thực phẩm mà quý vị ăn hoặc số lượng đúng của calorie mà quý vị dùng. Tuy nhiên, có những họa đồ ghi phỏng chừng số lượng calorie trong các thực phẩm đặc biệt, và số ước tính là bao nhiêu calorie mất đi trong các sinh hoạt như đi bộ, chạy, làm công việc nhà và đánh máy chữ trên bàn phím.
Calorie cũng có thể giúp để giảm sức nặng. Mỗi một pound của cơ thể bằng 3,500 calorie. Nếu mỗi ngày của một tuần lễ mà quý vị tiêu thụ 500 calorie ít hơn là số lượng tiêu dùng, quý vị sẽ mất khoảng 2.2 kilo. Nếu trong một năm, quý vị ăn 100 calorie nhiều hơn số lượng đốt đi, quý vị sẽ lên khoảng 5.4 kilogram.

Thực phẩm nào nên ăn mỗi ngày để có dinh dưỡng tốt? 
Quý vị cần năng lượng không những để bổ củi hoặc chạy đường dài 42 km mà còn cần để coi truyền hình và ngay cả để ngủ. Không có năng lượng, tim sẽ ngưng bơm máu; tất cả các sinh hoạt đều dừng lại và tế bào sẽ chết. Trong khi thảo mộc lấy năng lượng từ mặt trời, con người có năng lượng nhờ ăn thực phẩm.

Thực phẩm gồm ba thành phần chính là chất đạm, carbohydrates và các chất béo. Nó cũng có nhiều sinh tố và các khoáng chất. Các chất sau này giữ vai trò quan trọng trong các phản ứng hóa học của tế bào.

Khi thịt nạc chỉ là chất đạm, rau chỉ có carbohydrate, và các dầu thuần túy chỉ có chất béo, thì đa số các thực phẩm lại là hỗn hợp của ba chất dinh dưỡng.

Chất đạm là các chất sinh tử để tạo ra các tế bào của cơ thể và cần để tăng trưởng và tu bổ các tế bào cũng như sản xuất các kích thích tố và các diêu tố. Carbohydrates và chất béo là nguồn chính để cung cấp năng lượng. Chất béo cũng hoàn tất nhiệm vụ trong việc dự trữ năng lượng và dùng trong việc cách nhiệt.
Nếu ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, chế độ dinh dưỡng của quý vị sẽ cân bằng và có đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Sau đây là bảng hướng dẫn để quý vị lựa một chế độ dinh dưỡng cân bằng:
-Nhóm 1: Trái cây và rau: 4 hoặc nhiều hơn serving mỗi ngày.
-Nhóm 2: Bánh, ngũ cốc và các loại hạt khác: 4 hoặc nhiều hơn serving mỗi ngày.
-Nhóm 3: Sữa các loại: Người lớn 2 serving mỗi ngày, trẻ em thì 3 hoặc 4 serving mỗi ngày.
-Nhóm 4: Gia súc, cá, thịt, trứng và rau cần 2 serving mỗi ngày.

Xin nói rõ hơn về serving: Serving Size có thể hiểu là một phần ăn theo quy định (hay một suất ăn), có chứa số lượng calorie nhất định. Ví dụ, một phần cơm hay mì là nửa bát, cách tính calorie theo phần ăn là để giúp người sử dụng biết lượng calorie khi tiêu thụ, đặc biệt là calorie từ mỡ. Ví dụ, một túi khoai tây chiên có chứa 150 calorie/phần ăn, nhưng cả túi này là  ba phần ăn, nghĩa là có chứa tới 450 calorie.

Thực phẩm giàu chất béo có nhiều calorie nhất. Một cái hamburger chứa 1,010 calorie, 70 gram chất béo, 30 mg chất béo bão hòa, 3 gram chất béo chuyển hóa, 210 mg cholesterol, 6 gram đường, 64 gram protein, 1,800 mg natri, không kể 500 calorie của khoai tây chiên. (Hình: Paul J. Richards/AFP/Getty Images)

Một ngày cần bao nhiêu chất đạm? 
Những phần rắn chắc ở trong cơ thể của quý vị gồm có ba phần tư là chất đạm. Mỗi ngày, cơ thể cần từ 20 tới 30 gram chất đạm để tạo ra các chất hóa học ngõ hầu sự sống được duy trì. Ít nhất mỗi ngày quý vị phải tiêu thụ số chất đạm như vậy. Theo cơ quan y tế, mỗi ngày quý vị cần 44 gram chất đạm đối với người nữ và 56 gram cho người nam. Một ly sữa có 8 gram chất đạm, một quả trứng có 6 gram và một miếng thịt gà ở ngực có 52 gram chất đạm.

Thế nào là chất đạm có giá trị cao? 
Chất đạm gồm có nhiều amino acid. Đa số của 22 chất đạm đó được tổng hợp ở gan nhưng 8 amino acid phải được ăn hằng ngày. Tám chất này gọi là các amino acid cần thiết. Thịt, trứng, sữa và các thực phẩm động vật có 22 amino acid và là nguồn gốc của các chất đạm có giá trị cao. Bởi vì chúng thiếu một hoặc nhiều hơn amino acid, chất đạm ở thảo mộc được gọi là không đầy đủ. Nhưng nếu một kết hợp của thảo mộc được dùng mỗi ngày vào một bữa ăn, chúng sẽ bổ túc cho nhau và cung cấp đầy đủ chất đạm. Gạo và các loại hạt đậu hoặc ngô và đậu đỏ là những thực phẩm bổ sung.

Quý vị cần tiêu thụ bao nhiêu chất béo mỗi ngày? 
Đa số dân chúng của các quốc gia kỹ nghệ tiêu thụ quá nhiều chất béo .Các nhà dinh dưỡng giới hạn một chế độ dinh dưỡng gồm có 10% tới 15% là chất đạm, 55% là chất carbohydrates và 35% là chất béo.

Đa số các nhà dinh dưỡng khuyên nên giới hạn dùng không những chất béo tổng quát mà cả chất béo bão hòa. Đó là các chất béo của thực phẩm động vật và được coi như làm tăng chất cholesterol trong máu và có thể tăng rủi ro của bệnh tim.

Chất béo đa bất bão hòa do gia cầm, cá, và các loại rau cung cấp và được coi như hạ cholesterol.
Tuy nhiên vấn đề cholesterol rất phức tạp và vai trò của nó trong chế độ dinh dưỡng cũng chưa biết rõ.

Nếu các cháu bé chọn thức ăn liệu chúng có ăn những gì tốt cho chúng? 
Quý vị đã sửa soạn một bữa ăn ngon và cân bằng gồm có thịt gà tây và các loại rau sống còn tươi. Nhưng cháu bé nhất định chỉ muốn ăn bánh kẹp với bơ đậu phộng, hoặc chỉ ăn thịt gà tây. Chuyện này rất thường xảy ra và quý vị lo lắng về vấn đề dinh dưỡng của chúng. Nhưng, xin quý vị đừng băn khoăn.

Nếu các cháu bé có kén ăn, quý vị có thể an tâm biết rằng thiếu dinh dưỡng ở chúng ít khi xảy ra vì sở thích nhất thời. Nhưng các cháu được sinh ra với thích ăn của ngọt và thích ăn kem hơn là rau broccoli.

Sau đây là cách giải quyết vấn đề: Hãy đề nghị với các cháu nhiều lựa chọn về bữa ăn bổ dưỡng và hãy bình tĩnh về các bữa nhậu. Trong khi dinh dưỡng đúng là vấn đề sinh tử để cho các cháu lớn, một chế độ dinh dưỡng cân bằng có thể thực hiện được trong một thời gian lâu chứ không phải ở mỗi bữa ăn. 

Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jul/2019 lúc 4:30am

Sửa Chua.

3366%201%20SuaChuaBS%20NYD
3366%202%20SuaChuaBS%20NYD

A-Truyền Thuyết Dân Gian Kể Lại Rằng:
     Vào buổi sáng hôm đó, khi xuống chuồng vắt sữa bò như thường lệ, một trại chủ thấy bình sữa bỏ quên trong góc nhà. Cầm lên coi, ông ta thấy sữa hơi đông lại, ngửi không thấy hư, ông ta bèn nếm. Sữa có vị hơi chua chua, ngọt ngọt và thơm.. Tiếc của Trời, ông ta mang về cho bà vợ và cả nhà cùng ăn. Ai cũng khen ngon và không bị phản ứng gì!
     Trại chủ liền khoe với lối xóm là đã chế được món sữa đặc biệt. Ông ta tiếp tục “bỏ quên” nhiều bình sữa như thế rồi mang ra chợ bán. Mọi người đều  ưa thích món sữa “bỏ quên” này, và ông ta đã kiếm được rất nhiều tiền. Sữa chua được khám phá ra như thế, và nhanh chóng được phổ biến khắp nơi.
     Rồi đến thời kỳ Phục Hưng ở bên Pháp vào đầu thế kỷ thứ 16, Vua Francois I bị chứng đau bụng đi cầu đã lâu ngày, mọi Danh y đều bó tay. Một thầy thuốc người Thổ Nhĩ Kỳ được mời đến. Sau khi khám bệnh, ông ta cho nhà Vua dùng một bài thuốc gia truyền trong một tuần lễ, nhà Vua khỏi bệnh. Đó là món sữa chua mà gia đình vị Lang y kia vẫn dùng để chữa cho dân chúng  bị bệnh khó tiêu.
     Từ đó, sữa chua được liên tục dùng khắp nơi trên thế giới như một thực phẩm và thuốc trị bệnh theo.
B-Khám Phá Khoa Học Về Sữa Chua:
     Nhưng phải đợi tới đầu thế kỷ thứ 20 thì nguyên lý tạo thành sữa chua mới được làm sáng tỏ qua nghiên cứu của một Bác học người Nga, ông Ilya Metchinov  (1845-1916).
     Nhà Khoa học này khao khát đi tìm một phương thức kéo dài tuổi thọ. Do đó, ông rất quan tâm đến một nhóm dân Bulgaria có tỷ lệ rất cao số người sống đến trên một trăm tuổi. Ông nhận thấy là họ tiêu thụ nhiều sữa chua. Vì thế, ông bắt đầu tìm hiểu đặc tính của loại sữa này và thấy trong sữa có những vi sinh vật làm thay đổi hóa chất của sữa, khiến sữa trở thành tốt hơn cho sức khỏe con người. Ông ta đặt tên cho một trong nhiều vi sinh vật đó là Lactobacillus Bulgaricus.
     Từ đó sữa chua được chế biến khoa học hơn. Cũng xin lưu ý là Ilya Metchinkoff được giải thưởng Nobel về Y Học năm 1908 nhờ sự khám phá ra tính miễn dịch trong cơ thể con người. Ông cũng là bạn thân của nhà Bác học nổi tiếng Louis  Pasteur của nước Pháp.
     Theo định nghĩa của Codex Alimentarius Commissions, một Tổ chức quốc tế có nhiều uy tín trong việc đưa ra các tiêu chuẩn chung về thực phẩm, sữa chua là sản phẩm từ sữa được  lên men, và làm đông đặc bằng cách để cho bay hơi. Trong những điều kiện thuận lợi về thời gian và nhiệt độ, đường lactose của sữa chuyển thành acid lactic, dưới tác dụng của các vi sinh vật như Streptocoous thermophilus, Lactobacillus Bulgaricus,Lactobacillus acidophilus.. . Sau đó sữa trở thành một chất giống như kem, và  có vị chua đặc biệt.
     Yogurt có thể làm từ sữa cừu, sữa dê, sữa trâu… nhưng thường thường là từ sữa bò. Sữa chua cung cấp số năng lượng tương đương với sữa tươi, nhưng giá trị dinh dưỡng cao hơn. Sữa chua có nhiều chất đạm, carbohydrat, sinh tố, các khoáng calci, phosphat, pot***ium, niacin, riboflavin. Chất đạm trong sữa chua  rất dễ tiêu và dễ hấp thụ vào máu.
     Trong 100g sữa chua có: 4,3g chất  đạm, 4,8 g carbohydrat, 1,1 g chất béo, 4 mg cholesterol, 173 mg calci,  0,18 mg riboflavin, 110 mg phosphor và cung cấp 50 calori. Nước chiếm tỷ lệ 88% và là nguồn cung cấp nước rất tốt cho cơ thể.                                                            
     Nhiều người khi uống sữa tươi vào là bị tiêu chẩy, vì không tiêu hóa được đường lactose trong sữa. Khi dùng sữa chua thì không có vấn đề, vì đường này đã được chuyển hóa ra lactic acid.
     Lactic acid và vi sinh vật trong sữa chua  làm tăng độ chua trong bao tử, giúp sự tiêu hóa chất đạm và sinh tố C được dễ dàng.
C-Công Dụng Chữa Bệnh Của Sữa Chua:
     Cách đây hơn nửa  thế kỷ, Ilya Ilich Metchnikov đã nêu ra giả thuyết là một số bệnh tật gây ra do độc tố từ vi trùng trong ruột bị hư rữa, đưa đến phá hoại thành mạch máu. Theo ông ta, sự việc này có thể ngăn ngừa bằng các vi sinh vật trong sữa chua.

     Sau đó các Khoa học gia đã dành nhiều cố gắng để nghiên cứu về công dụng của sữa chua.Theo dõi công dụng này ở cơ thể con người có phần khó khăn, nên đa số đều thực hiện với những con  chuột trong phòng thí nghiệm. Kết quả đều cho thấy là sữa chua rất tốt và có ích để chữa một vài bệnh.
1-Sữa Chua Giúp Tiêu Hóa Đường Lactose Trong Sữa:
     Theo thống kê, hiện nay có khoảng 75% người lớn tuổi trên thế giới không tiêu hóa được đường lactose trong sữa, nhất là dân châu Á và châu Phi. Khi uống sữa là họ bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chẩy… Nguyên do là vì họ thiếu lactase để tiêu hóa đường sữa lactose. Khi ăn sữa chua, họ tránh được vấn đề trên vì lactose đã được chuyển ra lactic acid.
2-Sữa Chua Chữa Bệnh Tiêu Chẩy:
     Trong ruột có rất nhiều vi sinh vật có lợi cũng như có hại,  đua nhau tăng trưởng. Loại nào phát triển mạnh hơn  thì sẽ tạo ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và  sức khỏe con người.
     Ruột trẻ em có nhiều vi khuẩn  E Coli gây ra tiêu chẩy. Sữa chua có thể chữa một số trường hợp tiêu chẩy.
     Một nghiên cứu ở Nữu Ước năm 1963 đã so sánh tác dụng của sữa chua với hỗn hợp thuốc trị tiêu chẩy Kaopectate và kháng sinh  neomycin. Kết quả cho thấy là vi sinh vật trong sữa chua rút ngắn thời gian bị tiêu chẩy.
     Các nhà Nghiên cứu ở Ý nhận thấy sữa chua làm giảm số vi khuẩn E Coli trong ruột. Sữa chua cũng làm bớt tiêu chẩy gây ra do thuốc kháng sinh. Ở các nước Ý và Nga, sữa chua được cho trẻ em bị tiêu chẩy dùng để chữa bệnh này. Bên Nhật, sữa chua được dùng để trị bệnh kiết lỵ.
     Năm 1995, cơ quan Y Tế Thế giới (WHO) có khuyến cáo  là khi chữa tiêu chẩy, nên thay thế sữa thường bằng sữa chua,  vì sữa chua dễ tiêu hơn , có thể ngừa thiếu dinh dưỡng.
     Nhiều nghiên cứu khác  cho hay sữa chua còn có tác dụng nhuận tràng.
3-Sữa Chua Có  Chất Kháng Sinh:
     Bác sĩ Khem Shahani, một Chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về sữa chua, thuộc trường Đại học Nebraska, cho hay là ông ta đã phân tích được hai loại kháng sinh từ sữa chua do các vi sinh vật L. acidophilus và L. bulgaris tiết ra.
     Các nghiên cứu ở Nhật, Ý, Thụy sĩ, Hoa Kỳ đều cho là vi sinh vật trong sữa chua có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
4- Sữa Chua Làm Giảm Cholesterol Trong Máu:
     Các nhà Quan sát nhận thấy dân chúng ở bộ lạc Maasai bên châu Phi dùng tới 2 lít sữa chua mồi ngày và lượng cholesterol trong máu rất thấp. Họ kết luận là sữa chua có thể làm hạ cholesterol.
     Bác sĩ George Mann đã tìm ra một chất trong sữa chua mà ông ta đặt tên là hydroxymethyl glutarate có đặc tính làm giảm cholesterol . Sau đó, nhiều nghiên cứu kế tiếp cũng đưa tới kết luận là sữa chua làm tăng mức cholesterol lành HDL, và hạ thấp tổng lượng cholesterol trong máu.
5- Sữa Chua Làm Tăng Tính Miễn Dịch:
     Các nhà Nghiên cứu ở Pháp đã chứng minh là sữa chua  làm tăng miễn dịch tính ở chuột trong phòng thí nghiệm. Năm 1986, nhóm Khoa học gia ở Ý tiến xa hơn với kết luận là vi sinh vật trong sữa chua làm tăng tính miễn dịch ở người qua việc gia tăng sản xuất kháng thể. Sữa chua  cũng làm giảm bớt các triệu chứng của dị ứng mũi.
6- Sữa Chua  Với Bệnh Ung Thư:
     Một nhóm các nhà Nghiên cứu ở Nam Tư cho biết vi sinh vật L. bulgaricus trong sữa chua tiết ra chất blastolyn có thể ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư loại Rous Sarcoma.
     Kết quả nghiên cứu tại Đại học Boston bên Mỹ và bên Pháp đều kết luận là L. acidophilus chống được ung thư vú và ruột già,  bằng cách làm giảm hóa chất gây ung thư trong ruột già. Bác sĩ Shahani cũng đồng ý là vi sinh vật L. acidophilus ngăn chặn ung thư ở loài chuột.
7–Sữa Chua Ngừa Loét Bao Tử:
     Bác sĩ Samuel Money thuộc Trung Tâm Y khoa Brooklyn, Nữu Ước, cho hay trong sữa chua có chất kích thích Prostaglandin. Chất này có khả năng che trở niêm mạc bao tử với tác nhân độc hại như thuốc lá, rượu, và do đó ngừa được bệnh loét bao tử. Chất Prostaglandin hiện đang được tổng hợp để làm thuốc chữa bệnh bao tử.
     Ngoài ra trong sữa chua còn có chất tryptophan có tác dụng làm dịu thần kinh, dễ ngủ. Đồng thời kết quả nghiên cứu tại Đại học M***achusett lại cho thấy sữa chua có tác dụng hưng phấn, làm ta tỉnh táo. Sữa chua cũng làm bớt nhiễm độc nấm ở cơ quan sinh dục nữ giới.
D-Chọn Lựa Sữa Chua:
     Sữa chua được bầy bán với nhiều nhãn hiệu khác nhau, cũng như được pha thêm trái cây cho có hương vị đặc biệt. Có loại sữa chua giữ nguyên chất béo, có loại đã  được lấy bớt đi.
     Nhãn hiệu trên hộp sữa có ghi chú rõ ràng thành phần dinh dưỡng, như là có bao nhiêu calori, số lượng chất béo bão hòa, cholesterol, muối sodium, chất carbohydrat, đường, chất xơ, đạm chất, sinh tố A, C, chất sắt và calci.

     Điều quan trọng là sản phẩm phải có vi sinh vật còn sống (live cultures). Ta thường thấy ghi tắt chữ LAC (Live and Active Cultures) của Hiệp Hội các nhà Sản Xuất sữa chua Hoa Kỳ, có nghĩa là 100 g sữa chua chứa ít nhất 100 triệu vi sinh vật còn sống và hoạt động. Vì có sinh vật sống nên sữa chua cần được giữ trong tủ lạnh, tránh bị hơi nóng hủy hoại.
E-Cách Làm Sữa Chua:
     Cách thức  làm sữa chua dùng trong gia đình cũng đơn giản. Chúng ta chỉ cần thực hiện các bước tuần tư như sau:
     Chuẩn bị khoảng 2 lít  sữa bột ít chất béo, một lon sữa đặc không đường, một thìa sữa chua ít chất béo. Pha lẫn hai loại sữa, khuấy cho đều với một chiếc thìa bằng gỗ. đun sôi với nhiệt độ vừa phải. Trong khi đun vẫn tiếp tục khuấy để sữa khỏi bị cháy dưới đáy nồi. Khi sữa sôi có bọt thì nhắc ra, để nguội. Khi sữa nguội tới mức mà ta nhúng ngón tay vào mà không bị bỏng ( khoảng từ 40ºC – 46ºC), thì cho thìa sữa chua vào, khuấy cho đều với một cái muỗng bằng gỗ khoảng 30 giây. Nhớ khuấy theo một chiều để vi sinh vật không bị tổn thương.
     Phủ lên nắp bình mấy tờ giấy để hút bớt nước bốc hơi và để sữa đặc lại. Đậy nắp bình, bọc chung quanh bằng một cái chăn len, để qua đêm, sáng sau là sẵn sàng để ăn. Ta có thể pha thêm các loại trái cây hay hạt ngũ cốc khô để có thêm hương vị đặc biệt.
F-Kết Luận:
     Sữa chua  là một trong nhiều món ăn được nhiều người ưa thích và là  món ăn vặt rất hấp dẫn  giữa hai bữa cơm chính. Ngoài hương vị ngon, sữa chua còn có nhiều chất dinh dưỡng, chất kháng sinh, chất chống ung thư, có khả năng làm giảm cholesterol, đặc biệt là chất đạm trong sữa chua rất dễ tiêu. Người bị bất dung nạp với sữa thường, có thể thay thế bằng sữa chua.
     Với một ly nhỏ sữa chua mỗi ngày, ta có đủ số lượng calci cần thiết. Trẻ em trên ba tháng cũng có thể dùng sữa chua được rồi.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
3366%203%20SuaChuaBS%20NYD
3366%204%20SuaChuaBS%20NYD


BS Nguyễn Ý Đức.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Jul/2019 lúc 4:31am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jul/2019 lúc 10:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jul/2019 lúc 11:39am


Healthy-Foods


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Jul/2019 lúc 11:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jul/2019 lúc 1:57pm

Bí Mật Y Học Hàn Quốc: “Bác Sĩ” Trị Ung Thư Tốt Nhất Ở Ngay Trong Cơ Thể Bạn


Mặc dù đầu tư hằng trăm triệu đôla hàng năm cho nghiên cứu, tại sao chúng ta lại không chiến thắng trong cuộc chiến với ung thư? Theo quan điểm của tôi, đây có hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất, phương pháp tiếp cận cơ bản “muốn trừ khử” thường được sử dụng trong điều trị ung thư. Tây y theo đuổi nghiên cứu về ung thư tại những phần khác nhau của cơ thể một cách tách biệt, họ xem cơ thể như một bộ sưu tập của các thành phần như thể nó là một cỗ máy.

Đó là một lỗi lớn từ góc nhìn của y học truyền thống Hàn Quốc bởi vì tất cả các cơ quan và hệ thống của cơ thể người được liên kết chặt chẽ với nhau.

Nguyên nhân thứ hai là chỉ tập trung vào việc điều trị các khối u ác tính hơn là tìm ra nguyên nhân gốc rễ. Tây y tập trung vào điều trị ung thư khi nó đã hoàn toàn biểu lộ ra, hơn là ngăn chặn nó từ gốc rễ.

Do đó, các liệu pháp điều trị ung thư chủ yếu như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị chỉ xoay sở để đạt được thành công một phần, và cách tiếp cận của họ bằng cách định vị và tiêu diệt các tế bào ác tính cũng khiến cho ung thư trở nên tinh quái hơn. Sau những đợt điều trị này, các tế bào ung thư trở nên linh động hơn hoặc nằm im và sau đó sẽ nổi lên ở nơi khác.
Vậy có phải điều đó có nghĩa rằng ung thư đã trở thành một trở ngại mà nhân loại không thể vượt qua? Tôi thành thật không tin là như vậy.

Các nhân tố quan trọng của hệ thống miễn dịch


Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới các cơ quan, các hạch, ống dẫn, và các mạch trên khắp cơ thể tạo thành một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch.

Hệ thống miễn dịch của con người là một sự đồng bộ phức tạp của các cơ quan bạch huyết và các tế bào, nó có chức năng giống như quân đội: chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể trước bất kỳ và tất cả đối tượng gây hại nào. 24 giờ một ngày, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể trước mọi kẻ xâm phạm, bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các chất ô nhiễm khác nhau, cũng như các tế bào chết của cơ thể. Các tế bào bạch huyết, một loại của tế bào máu trắng, là những nhân tố chủ chốt trong hệ thống miễn dịch. Ba loại tế bào bạch huyết chính là tế bào T, tế bào B và tế bào hủy diệt tự nhiên (NK).

Các tế bào T được phân chia thành các tế bào T hủy diệt, các tế bào T trợ giúp, và các tế bào T ức chế. Tế bào T hủy diệt tự gắn mình vào và phá hủy các tế bào virus hoặc ung thư; tế bào T trợ giúp nâng cao khả năng miễn dịch bằng cách thúc giục các tế bào B sản xuất ra các kháng thể; tế bào T ức chế kìm hãm các phản ứng miễn dịch.

Mỗi ngày, hàng nghìn tế bào ung thư có thể phát triển trong cơ thể chúng ta.
Trong các loại tế bào T thì tế bào T hủy diệt là các tế bào miễn dịch chuyên săn lùng và tiêu diệt các tế bào ngoại lai (không đồng nhất) đã bị nhiễm virus hoặc đã chuyển đổi thành các tế bào ung thư. Những tế bào T hủy diệt đã được đào tạo ở tuyến ức để phân biệt giữa tế bào của riêng cơ thể (các tế bào tự thân) và các tế bào ngoại lai.
Nếu tổng số các tế bào T bị giảm bớt, hoặc nếu các tế bào T không được huấn luyện thích đáng trong tuyến ức, chúng có thể thất bại trong việc nhận ra các tế bào ung thư. Chúng cũng có thể thất bại trong việc nhận ra các tế bào của chính cơ thể, điều đó có thể dẫn đến các bệnh tự miễn dịch.
Các tế bào B sản xuất ra các kháng thể, chống lại các vi khuẩn hoặc virus cụ thể. Cơ thể con người có khả năng sản xuất hơn một tỷ kháng thể.

Sau cùng, chúng ta có vài tỷ các tế bào NK trong máu của mình. Các tế nào NK là một phần của hế thống miễn dịch bẩm sinh và do đó không cần được rèn luyện để nhận ra các mầm bệnh. Chúng tự động tấn công những tế bào nào ít có những protein nào đó, được gọi là các kháng nguyên bạch cầu con người (HLA). Các tế bào ung thư và các tế bào bị nhiễm virus có HLA ở mức độ thấp.


Nguyên nhân cơ bản của ung thư

Sau nhiều năm thực hành lâm sàng, tôi đưa ra một kết luận là ung thư là kết quả của một hệ thống bạch huyết bị hỏng hóc, cụ thể, là sự trục trặc ở các tế bào bạch huyết. Mặc dù các tế bào bạch huyết được cho là sẽ duy trì sức khỏe của cơ thể chúng ta thông qua việc tấn công và ức chế các virus xâm phạm, đôi khi chúng tấn công các tế bào khỏe mạnh của chính cơ thể chúng ta.

Vậy điều gì đã khiến chúng làm điều này?
Bạn có thể nghĩ về hệ thống miễn dịch như một cấu trúc giống như xã hội. Trong xã hội, cuộc nổi loạn nổ ra khi một chính phủ trung ương mất khả năng kiểm soát quần chúng. Một chính phủ trung ương đã bị suy yếu sẽ dẫn đến sự thất bại của các cơ quan chính phủ khác nhau, giống như quân đội, và sau đó, như một kết quả, quân lính sẽ không được tập luyện một cách thích đáng.

Trong cơ thể, giống như một lực lượng quân sự được đào tạo kém, các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ không thể phân biệt giữa các tế bào của chính cơ thể và các tế bào ngoại lai.
Hai Amiđan ở mặt sau của cổ họng là các hạch bạch huyết quan trọng và là lãnh đạo của hệ thống miễn dịch, nên nếu như các amiđan bị suy yếu, hệ thống miễn dịch bị mất phương hướng có thể tấn công chính nó.
Xạ trị và hóa trị như tương đương với việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt để chống lại một tế bào nổi loạn.
Hơn nữa, khi các amiđan bị suy yếu thì khả năng phân biệt của các tế bào miễn dịch, vốn là khả năng cần thiết để ức chế các lực lượng xâm phạm, trở nên yếu đi, và các tế bào miễn dịch thất bại trong việc thực hiện vai trò của chúng như là một lực lượng mang tính trừng phạt. Điều này có thể làm trầm trọng thêm bệnh bởi vì chúng bỏ bê việc loại bỏ các mầm bệnh.
Các bệnh nhân thường không ý thức được sự hỏng hóc của hệ thống bạch huyết và không gặp bất kỳ triệu chứng gì ở giai đoạn ban đầu của bệnh ung thư. Tuy nhiên, khi một khối u ung thư trở nên đáng chú ý và các triệu chứng đã biểu hiện ra, phẫu thuật cắt bỏ khối u và xạ trị hay hóa trị thường là phương pháp điều trị được sử dụng.

Tuy nhiên, xạ trị và hóa trị cũng tương đương như việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt để chống lại một tế bào nổi loạn. Các loại vũ khí này thường gây ra thương vong trên diện rộng, và khả năng gìn giữ hòa bình trong xã hội trở nên thậm chí còn xa xôi hơn bởi vì lực lượng phiến quân còn lại đã thoát ra các khu vực khác và tiếp tục kích động tình trạng lộn xộn.
Vậy thì, giải pháp khác là gì?


Đánh bại ung thư bằng cách làm sạch phổi

Để có thể ức chế các lực lượng nổi dậy và đạt được hòa bình đích thực, điều cần thiết là phải thiết lập lại một trật tự thích hợp trong xã hội. Điều đó nghĩa là kiểm soát trung ương phải được thiết lập lại, bằng cách khôi phục lại sức mạnh của người lãnh đạo và kiểm soát an toàn hệ thống phòng thủ. Trên thực tế, phần lớn các lực lượng nổi dậy sẽ hạ vũ khí và đầu hàng khi chỉ đơn thuần là nghe tin người lãnh đạo đã lấy lại quyền hành và phục hồi khả năng kiểm soát trung ương.

Theo đó, sức khỏe của cơ thể có thể được phục hồi nếu các tế bào bạch huyết lấy lại chức năng thích hợp thông qua việc củng cố các amiđan. Chúng sau đó có thể triệt để bao vây và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Theo kinh nghiệm của tôi, sau hai tháng điều trị làm sạch phổi, các amiđan sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Sau bốn tháng, các amiđan đã được gia cường sẽ có thể ức chế các tế bào ung thư.
Nếu một khối u ung thư không lớn thêm tí nào sau bốn tháng, đây là một dấu hiệu cho thấy bệnh ung thư đó có thể bị chinh phục. Nói chung, các khối u ung thư nhỏ hơn 2 inch (5 cm) có thể được điều trị.

Tôi cũng đã phát hiện ra là có thể chữa trị cho các bệnh nhân ung thư có khối u nhỏ hơn 2 inch thậm chí nếu không có sự thay đổi kích thước khối u sau 10 tháng làm sạch phổi. Tuy nhiên, điều đó chỉ giới hạn ở các bệnh nhân chưa qua liệu pháp xạ trị. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân đã hoàn thành xạ trị và hóa trị là cực kỳ thấp.

Tôi muốn nhấn mạnh một điều tại đây, đó là mặc dù khó chữa trị ung thư khi các khối u lớn hơn 2 inch, nhưng dù sao cũng có thể ngăn chặn sự phát triển hơn nữa của khối u. Điều này có thể làm cho các bệnh nhân ung thư được thoải mái hơn nhiều.

Nếu miễn dịch được tăng cường đầy đủ thông qua làm sạch phổi, nó có thể ngăn ngừa di căn qua các bộ phận khác của cơ thể, và mặc dù các khối u có thể không được loại bỏ, các bệnh nhân có thể sống với nỗi đau đớn ít hơn rất nhiều.

Tôi đặc biệt nhớ những lời cuối của một tu sĩ Công giáo trong một lần tôi điều trị. Ông bị ung thư phổi giai đoạn cuối và đã qua đời sau một năm dùng liệu pháp làm sạch phổi. Sau khi ông mất, một trong những tu sĩ đồng nghiệp của ông đã đến thăm tôi để truyền đạt những lời cuối cùng của ông. Bệnh nhân của tôi đã nói rằng, nhờ có liệu pháp mà ông đã được nhận từ tôi, “Tôi thật sự cảm ơn vì đã có thể ra đi một cách nhẹ nhàng, mà không có sự đau đớn khốc liệt như tôi từng phải chịu đựng trong quá khứ”.

Tôi tin rằng kiểu chết thoải mái này là một quyền con người, thậm chí nếu chúng ta không thể chữa trị một căn bệnh, chúng ta nên cho các bệnh nhân có phẩm giá này trong cái chết của họ.
Đa số những người khỏe mạnh tin rằng họ vẫn chưa gặp phải bệnh ung thư. Tuy nhiên, đó không phải là sự thật. Thật ra, mỗi ngày, hàng nghìn các tế bào ung thư có thể phát triển trong cơ thể chúng ta. Các tế bào ung thư này được trừ khử triệt để bởi một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, cho phép chúng ta sống một cách khỏe mạnh mà không trải qua bất kỳ triệu chứng nào của bệnh ung thư.

Do đó, ung thư không biểu hiện trong cơ thể của chúng ta không phải là vì chúng ta đã không được tiếp xúc với nó, mà là vì khả năng miễn dịch của chúng ta vượt qua nó một cách tự nhiên. Ung thư chỉ biểu hiện ra khi các tế bào ung thư đánh bại được hệ thống miễn dịch.
Vì vậy, tôi nói rằng việc tăng cường khả năng miễn dịch thông qua việc làm sạch phổi là liệu pháp để chế ngự bệnh ung thư.


Tiến sĩ Seo Hyo-seok. (Ảnh của Dr. Seo)

Tiến sĩ Seo Hyo-seok là Viện trưởng tại Viện Đông y Pyunkang Hàn Quốc. Viện Đông y Pyunkang có bảy chi nhánh tại Hàn Quốc, một chi nhánh tại Đại học Stanton ở California, và một chi nhánh ở Atlanta. Tiến sĩ Seo là sinh viên đứng đầu lớp của ông khi còn học ở Đại học Kyung Hee ở Hàn Quốc và sau nhiều năm nghiên cứu, ông đã phát triển các công thức thảo dược Pyunkang-Hwan giúp cải thiện khả năng miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng của phổi. Công thức này đã giúp chữa trị hơn 155.000 bệnh nhân mắc phải những tình trạng bệnh khác nhau.
Tìm hiểu thêm tại Pyunkang.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Jul/2019 lúc 11:58am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Jul/2019 lúc 8:51am

Cần Phân Biệt X-RAYS, CT SCAN, MRI, PET SCAN, ULTRA SOUND

Các phương pháp chụp hình để chẩn bệnh 

1. X-rays (X-quang ) là gì?


Để hiểu X-quang là gì, trước hết hãy tìm hiểu khái niệm về “sóng điện từ trường” (electromagnetic wave, electromagnetic radiation).
Chung quanh chúng ta luôn luôn hiện hữu một không gian năng lượng dưới dạng điện từ trường, trong đó ánh sánh mặt trời, hay ánh sáng mà chúng ta thấy được cũng chỉ là một dạng sóng điện từ trường. Có nhiều loại sóng từ trường, từ yếu đến mạnh theo thứ tự, gồm có: sóng radio, sóng microwaves, sóng hồng ngoại (infared, IR, dùng trong các remote controls), ánh sáng thường, tia cực tím còn gọi là tia tử ngoại (ultraviolet light, UV), tia X-quang, và cuối cùng là gamma-rays. Như thế chỉ có 3 loại sóng mạnh hơn là ánh sáng thường. Sóng càng mạnh, độ “xuyên thủng” qua tế bào càng nhiều. Ba tia X-rays, UV, và Gamma đều được sử dụng trong y học để truy tầm hay chữa bệnh. Trong khi đó, ánh sáng thường trở xuống, khi đụng vật cản đa phần sẽ bị phản chiếu và ít ảnh hưởng đến cấu trúc hay làm hư hại vật thể bên trong. Mở ngoặc một tí cho vui, tôi nói “đa phần” ở đây vì sóng có thể tồn tại dưới dạng sóng (wave), năng lượng (energy), và vật chất (matter), vì thế năng lượng có khi một phần bị hấp thụ mà không phản chiếu ra. Có thể hiểu, cơ thể chúng ta, có lúc hiện hữu chỉ là một khối lượng sóng và năng lượng trong không gian điện từ trường!.

X-rays được khám phá năm 1895 bởi một giáo sư vật lý người Đức, Wilhelm Conrad Röentgen. Một công dụng thường dùng của X-rays là để “chụp hình quang tuyến”, tuy nhiên X-rays còn dùng để trị ung thư và để dò tìm các thiên thể trong ngành thiên văn (cosmos). X-rays còn được dùng để dò tìm hàng lậu, súng ống ...

2. CT scan là gì?


CT scan còn gọi là CAT scan, viết tắt của hai chữ “computed tomography”, được phát minh năm 1967 bởi một kỹ sư người Anh tên là Godfrey Hounsfield. CT cho ta thấy hình chụp của cơ thể theo dạng mặt cắt, một khối 3 chiều, thể hiện trên những mặt phẳng hai chiều. Mỗi một hình ảnh là tập hợp bởi nhiều tia X-rays, bắn đi từ nhiều hướng khác nhau vòng quanh cơ thể. Khi chụp hình bằng X-ray thường, tia sáng bắn đi một chiều nên hình ảnh chồng lên nhau. Thí dụ chụp hình phổi, ta thấy cả tim phổi xương sườn chồng lên nhau làm cho khó thấy rõ chỗ bị bệnh. CT scan dùng computer để tổng hợp hình X-rays từ nhiều góc độ khác nhau, để có thể để tạo ra hình chụp rõ ràng, giống như cơ thể được cắt ngang từng lát mỏng như những lát chanh trong dĩa bò tái chanh!

3. MRI là gì?

MRI Brain Scan

Một hạn chế của X-rays là nó xuyên qua cơ thể và mang theo phóng xạ (radiation) vì thế ngày nay MRI có nhiều lợi thế hơn. MRI viết tắt của ba chữ, Magnetic Resonance Imaging. MRI được sáng chế bởi Paul C. Lauterbur vào năm 1971, nhưng kỹ thuật không được hoàn thiện mãi cho đến những năm 1990’s. Nguyên tắc của MRI là tạo ra một từ trường chung quanh phần cơ thể muốn chụp hình. Vì trong cơ thể chúng ta hầu hết là... nước, mà phân tử nước có chứa nguyên tử Hygrogen mang điện cực dương, còn gọi là proton. Khi bị kích động bởi từ trường, những hạt proton như bị “sắp hàng lại” và rung lên, phát ra sóng radio. Máy computer sẽ ghi nhận sóng radio nầy thành hình ảnh.
Như vậy, chung chung, MRI an toàn, và kỹ thuật càng ngày càng tiến bộ, độ chính xác nhiều hơn là CT.

4. PET scan là gì?

PET scan

PET scan là chữ viết tắt của Positron Emission Tomography. PET scan là một thử nghiệm dùng chất phóng xạ để truy tầm những đấu hiệu bất bình thường trong cơ thể, hầu hết là truy tầm bệnh ung thư hay ung thư di căn. Tuỳ theo trường hợp, bệnh nhân sẽ được tiêm, uống, hay hít thở hơi có chất phóng xạ, gọi là radiotracer. Nguyên tắc là, các tế bào bất thường, như ung thư chẳng hạn, thường tụ tập thành khối u, và sử dụng nhiều máu, nhiều oxigen, ăn nhiều đường, tiêu hoá và sanh sản nhanh hơn tế bào thường. Như thể nhờ vào chất phóng xạ, những chỗ bất thường nầy sẽ hiện lên hình bất thường ở những tụ điểm. PET scan thường kết hợp với CT hay MRI, vì hai thử nghiệm trên chỉ phát hiện hình ảnh, thí dụ khối u chẳng hạn, trong khi đó PET sẽ cho biết khối u đó là ung thư hay không.

5. Siêu âm, ultrasound là gì?

Cardiac Ultrasound

Ultrasound, còn gọi là sonogram, là thử nghiệm dùng sóng âm thanh, siêu âm để tạo ra hình ảnh. Tương tự như sóng radar mà các loài dơi dùng để định hướng, hay ứng dụng dò tìm tàu ngầm, tìm máy bay cho trạm không lưu, hay tìm... cá cho dân đi câu! Thiết bị phát âm thanh sẽ bắn ra sóng âm thanh, khi đụng vật thể muốn dò tìm sẽ dội lại tạo ra hình ảnh. Trong nghề cấy thai nhân tạo của tôi, máy siêu âm là con mắt thứ ba của tôi mỗi ngày. Nhiều bệnh nhân hỏi tôi có an toàn không. Xin trả lời là rất an toàn, vì nó chỉ là sóng âm thanh, không có phóng xạ gì cả. Chỉ là âm thanh mà chỉ có loài dơi hay những chú chó có thể nghe được mà thôi.

6. Mức độ an toàn của các thử nghiệm?
Như thế, MRI và sonogram có lẽ an toàn nhất vì chẳng dính dáng gì tới phóng xạ, radiation cả. Millisievert (mSv) là đơn vị để đo độ phóng xạ. Mỗi năm, trung bình mỗi người chúng ta chịu độ phóng xa là 3 mSv từ môi trường xung quanh. Trong một chuyến bay 5 tiếng từ Los Angeles qua New York, mỗi hành khách sẽ bị nhiễm phóng xa khoảng 0.03 mSv. Trung bình chụp hình X-rays, tuỳ theo bộ phận của cơ thể, độ nhiễm phóng xạ từ 0.001 mSv cho đến 1.5 mSv, thí dụ chụp hình ngực mammogram là 0.4 mSv và chụp hình phổi là 0.1 mSv, độ nhiễm ít hơn là một ngày phơi nắng ngoài biển! Trong khi đó, CT scan, độ nhiễm phóng xạ từ 2 dến 20 mSv. Còn, mỗi PET scan, sẽ gây ra phóng xạ khoảng 25 mSv.

So ra thì độ nhiễm phóng xạ của các phương pháp chụp hình cũng không đến nỗi nào, vì lâu lâu mới chụp một lần, và nếu cần là chuyện phải làm mà thôi. Nhờ vào những phát minh này mà y khoa có thể dò tìm và chữa trị bệnh mau chóng.

Rủi Ro Nhiễm Phóng Xạ Khi Làm CT Scan
Chúng ta nên thận trọng khi quyết định đi làm CT scan vì rủi ro bị nhiễm phóng xạ hết sức nguy hiểm. 
BỆNH NHÂN BỊ TIA PHÓNG XẠ GÂY HẠI trong một số khám nghiệm y khoa là điều rõ ràng. Tuy nhiên, để bệnh nhân tiếp xúc với tia phóng xạ bao nhiêu thì mới gọi là nguy hiểm?

Các cuộc nghiên cứu mới đây đưa ra lời báo động cho rằng thủ tục làm CT scan được dùng ngày càng nhiều lúc gần đây, đưa đến nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân. CT scan là viết tắt của chữ “computed tomography” nghĩa là kỹ thuật chụp hình các bộ phận bên trong cơ thể con người. Đôi khi còn gọi là “imaging” hay nội soi. Bác sĩ thường dùng phương pháp này để chẩn đoán bệnh. CT scan được sử dụng để tìm đủ mọi loại bệnh từ nơi nào nhiễm trùng, té ngã vỡ sọ, hay tìm bệnh ung thư.

Bác sĩ Rebecca Smith-Bindman, ở bệnh viện UC San Francisco, và ê kíp chuyên viên của bà vừa mới đưa ra một phúc trình nghiên cứu cho biết họ tỏ ý lo ngại vì phương pháp CT scan được dùng khá nhiều lúc gần đây, tăng gấp ba lần kể từ năm 1996 cho đến nay. Bản phúc trình nghiên cứu nói rằng kỹ thuật CT scan phóng ra nhiều chất phóng xạ (radiation) hơn là phương pháp chụp bằng quang tuyến X thông thường. Đặc biệt đối với trẻ em, rủi ro nhiễm phóng xạ còn cao hơn gấp bội phần. Một nhóm nghiên cứu quốc tế công bố bản báo cáo cho thấy trẻ em đang mạnh khoẻ, lỡ bị té ngã, đem các em đi làm CT scan, các em có nhiều rủi ro sẽ bị ung thư so với trẻ em từ chối không làm CT scan. Cuộc nghiên cứu này kéo dài 23 năm theo dõi. Những em làm CT scan có nhiều rủi ro bị ung thư não gấp ba lần, và ung thư máu gấp bốn lần.

Các chuyên gia không đồng ý với nhau trong việc giải thích kết quả của cuộc nghiên cứu khiến cho nhiều bệnh nhân đang lo âu. Tổ chức Radiology Society of North America vẫn cả quyết rằng rủi ro gây ra bệnh ung thư vì làm CT scan rất nhỏ so với những ích lợi mà kỹ thuật này giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Ông Mark Pearce, một trong những tác giả nghiên cứu về rủi ro xảy ra cho trẻ em, thuộc trường đại học Newcastle University nói rằng; “Mặc dầu rủi ro có thể là gấp ba lần, nhưng đó là gấp ba lần của một con số rất nhỏ.”. 
Nhiều chuyên viên về quang tuyến, trong đó có cả bác sĩ Smith-Bindman, biện minh cho lập trường của mình, và họ nói rằng việc dùng kỹ thuật CT scan đã bị lạm dụng vì dễ sử dụng. Thậm chí, bệnh nhân đòi yêu cầu phải cho đi làm CT scan, và bác sĩ không ngần ngại cho đi làm CT scan chỉ vì sợ rằng mình có thể đã bỏ sót, chưa làm đầy đủ mọi chẩn đoán.

Dầu sao đi nữa, kết quả nghiên cứu cũng khiến cho các bác sĩ phải suy nghĩ lại trước khi quyết định gửi người bệnh đi làm CT scan. Bác sĩ Smith-Bindman đề nghị: “Chúng ta nên suy nghĩ lại và quyết định xem chúng ta có nên làm việc nội soi cho bệnh nhân hay không, và việc nội soi đó có được chứng minh là cần thiết cho bệnh nhân hay không.”
Lượng Phóng Xạ cho mỗi lần làm CT scan phần ngực gây nguy hại tương đương với:
a.) 1,400 lần chụp hình răng bằng quang tuyến X, 
b.) 240 lần đi máy bay kéo dài 5 tiếng đồng hồ, 
c.) 70,000 đi qua máy dò xét ở phi trường, 
d.) 19 năm hút thuốc lá, mỗi ngày hút một gói 20 điếu.

Lấy đơn vị đo phóng xạ mSv làm chuẩn: Mỗi lần chụp quang tuyến X phần ngực chỉ bị 0.1 mSv. Dùng CT scan sẽ bị 7 mSv phóng xạ.

BS Hồ Ngọc Minh
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Aug/2019 lúc 1:46pm

Số Lượng Đường Được Phép Dùng Trong Ngày Là Bao Nhiêu?


From: Tinh Tran 

To: HCD Y. 
Subject: So luong sugar trong mau'

Thưa thầy theo như em được biết số lượng đường được phép dùng hàng ngày cho một người nam là 30g và nữ là 26g.
Vậy rất là khó cho một người bình thường trong chế độ ăn uống mổi ngày ví dụ như
Một trái chuối có 14g đuòng, một trái apple 19g đường, trái pear 17g đường và 27.3 carbs. Vậy ăn trái cây nhiều cũng gây bịnh tiểu đường , một ngày ăn 3 trái chuối hay 2 trái apple cũng quá số lượng đường cần thiết. Đó chưa kể phải ăn cơm, xôi , hủ tiếu phở mổi ngày. 
Người có lượng đường cao trên 100, hay người có chỉ số AC1 (glucose trong máu) trên 6 có nguy cơ bị tiểu đường ?) 
Ở VN tôi ăn một buổi 3 chén cơm , vài 3 quả táo , cam , theo bạn nè ăn kem , uông bia nay trên 60 chỉ số đường lên 108. AC1 6.2. Vậy tôi có nên uống thuốc hạ đường và cử ăn trái cây không thầy. Xin cám ơn thầy nhiều nhiều.

HCD: Thắc mắc nầy chắc cũng là thắc mắc chung của nhiều người. Chúng ta xem thử các chuyên gia nói sao, mong giúp được cho các bạn phần nào.
Có hai chuyện chúng ta cần phân biệt: đường với người bình thường, và đường với người bị tiểu đường hay sắp bị rất khác nhau.

1. Với người thường thì số lượng đường thêm vào được hạn chế như sau:



Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), lượng đường bỏ thêm  tối đa bạn nên ăn trong một ngày là: Nam giới: 150 calo mỗi ngày (tức 37,5 gram hoặc 9 muỗng cà phê đường cát) Phụ nữ: 100 calo mỗi ngày (tức 25 gram hoặc 6 muỗng cà phê đường). 

Các bạn nên lưu ý đây là giới hạn đường bỏ thêm  vào thực phẩm  thí dụ như cà phê, bánh ngọt.... Còn đường trong trái cây, trong sữa thì không tính, dĩ nhiên người khoẻ mạnh phải ăn cân bằng về protid, glucid, lipid. Đây lại là chuyện khác.

2. Với người sắp tiểu đường hay đã bị bịnh thì không áp dụng phần 1 được. Nói chung thì những người nầy phải cữ tất cả những gì có vị ngọt, kể cả trái cậy có vị ngọt như chuối, nhãn, mãng cầu, sầu riêng....kể cả mật ong. Ngoài ra còn phải cữ tinh bột: khoai, bắp, banh mì, phở, cơm, ...
Nói là cữ nhưng vẫn ăn được chút chút và thử đường đều đều (tại nhà) để chỉnh số lượng tinh bột và chất ngọt ăn vào.
Cuối cùng theo tôi biết thì A1C cho người có tuổi là dưới 7, theo qui định của Kaiser Permanente (Mỹ). 
A1C trên 7 mới tính chuyện uống thuốc. Dưới 7 thì kiêng cữ ăn sao cho đừng tăng thêm. Đi bộ, làm việc nhà, vận động nhiều thì con số nầy cũng giảm xuống.


Huỳnh Chiếu Đẳng


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Aug/2019 lúc 1:48pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2019 lúc 10:08am

8 Loại Đồ Dùng Quen Thuộc Nhưng Độc Hại Cần Ngưng Sử Dụng Ngay

Có một số loại đồ dùng gia đình vô cùng quen thuộc nhưng trên thực tế lại rất độc hại đến sức khỏe. Cần ngưng sử dụng 8 loại đồ dùng sau nếu không muốn 'rước bệnh' vào người.

Bát đĩa, cốc xốp: Các loại cốc, bát xốp có chứa styrene - một hóa chất độc hại có liên quan mật thiết đến việc phát triển ung thư, mất thị lực, thính giác và tổn thương hệ thần kinh. 

Nếu bạn dùng đồ xốp để chứa đồ uống, thức ăn nóng như cà phê, trà, cháo thì styrene có thể sẽ bị rò rỉ vào chất lỏng và gây ung thư. Do vậy, bạn nên hạn chế việc sử dụng những đồ dùng độc hại này. 

Các sản phẩm từ gỗ ép thường chứa urê-formaldehyde, phát ra formaldehyde trong phòng. Nếu phòng càng nóng và ẩm, gỗ ép phát ra formaldehyd càng nhiều. Tiếp xúc lâu dài với formaldehyde có thể gây bệnh phổi, hen suyễn và thậm chí là ung thư. 

Sản phẩm có đặc tính kháng khuẩn: Nhiều nhà sản xuất sản phẩm kháng khuẩn sử dụng một nguyên tố gọi là triclosan trong các sản phẩm của họ. Triclosan không chỉ có hại cho môi trường mà còn cho sức khỏe của chúng ta. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm có chứa triclosan (có thể là dầu gội, kem đánh răng và nay cả mỹ phẩm) gây ung thư gan ở chuột.

Hương muỗi: Các nhà khoa học đã tính toán và phát hiện ra rằng khói phát ra từ một vòng hương muỗi tương đương với khói của 75-137 điếu thuốc. Lượng này làm cho bất kỳ sinh vật sống nào, kể cả con người, có nguy cơ mắc các bệnh phổi khác nhau. 

Máy làm mát không khí: Sản phẩm này phát ra paradichlorobenzene gây hại cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là khi được sử dụng trong một khu vực nhỏ hoặc trong một căn phòng thông gió kém. 

 Băng phiến là cách tốt nhất để giữ quần áo của bạn tránh bị gián làm ổ. Tuy nhiên, hơi nước chúng phát ra trong khi bảo vệ quần áo của bạn rất nguy hiểm. 


Các nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những yếu tố chính của băng phiến được gọi là paradichlorobenzene gây ra ung thư ở động vật. Mặc dù tác động đối với sức khỏe con người vẫn chưa được chứng minh bạn nên thận trọng. Một số băng phiến có chứa một hóa chất gọi là naphthalene, phá hủy các tế bào hồng cầu nếu con người tiếp xúc với nó trong một thời gian dài. 

Sản phẩm mỹ phẩm: Phthalates, còn được gọi là chất hóa dẻo, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe với cơ quan sinh sản ở động vật, điều đó có nghĩa là những rủi ro cho con người cũng có. Phthalates có trong các sản phẩm các sản phẩm làm đẹp, trong chất khử mùi, dầu gội và thuốc xịt tóc. Do vậy, bạn nên kiểm tra thành phần của chúng trước khi mua. 

Cây nhang: Mùi thơm của những cây nhang tỏa ra trong nhà bạn cũng nằm trong danh sách những yếu tố nguy hại. Giống như hương muỗi, khói mà chúng thải ra có chứa một số hợp chất nguy hiểm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Ảnh: BS.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22130
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Aug/2019 lúc 7:40am

Già Hóa Lú ?


Con cái chăm sóc cha mẹ khi già yếu là bổn phận mà cũng là truyền thống tốt đẹp của dân ta. Tuy vậy chúng ta cũng thường nghe nhiều câu than thở, như:“Bà già tôi hồi này lẫn nặng rồi, đâu có dám để cụ ở nhà một mình nữa được!”, hay là: “Ông cụ già rồi đâm đốc chứng!”.

Tuổi bắt đầu lú lẫn hay thay tính đổi nết thì tùy người. Có khi chưa tới sáu mươi, có khi ngoài bảy mươi mới phát hiện. Cũng có người sống tới ngoài chín mươi mà không thay đổi là bao. Những chứng lú (dementia) như vậy, ngày trước thì cho là tiến trình tự nhiên của tuổi già, coi như là “hết thuốc chữa”. Nhưng càng ngày càng thấy là có nhiều căn do bệnh tật sinh lú lẫn, và trong nhiều trường hợp, có thể, nếu không chữa được bệnh thì ít ra cũng làm cho bệnh chậm lại.

Người già lú lẫn như thế nào?
 Để đâu quên đó: Để chùm chìa khóa nhà đâu đó rồi quên lú đi, thì cũng là thường. Nhưng người bị bệnh lú, có khi cất chìa khóa vào ngăn kéo đựng vớ, hay là bỏ kính đeo mắt vào tủ lạnh rồi đi tìm trong hộp đựng giầy, mà vẫn cho là tự nhiên như không! Đã vậy lại còn nổi quạu nếu con cháu nó có nhắc nhở, giống như bị chạm tự ái “Thì tao vẫn biết, việc gì phải nói?”.

Quên thời gian, không gian, quên cả người quen: Thường ta cũng nhiều khi quên không nhớ hôm nay là thứ mấy, có khi quên không biết là tháng mấy. Nhưng người bị bệnh thì không nhớ luôn cả năm nay là năm 1999, ở trong nhà mình mà không biết mình đang ở đâu. Người bình thường, có khi gặp bạn cũ, người ta nhận ra mình, mà mình không thể nào nhớ ra bạn được. Người bệnh lú thì nặng hơn nhiều. Ôm chầm lấy một người bà con xa rồi hỏi: “Ông có phải bố tôi không?”, hay là nhìn chăm chăm vào mặt bà vợ mà nói: “Tôi không quen bà này!”.

Tật cầm nhầm: Vào tiệm mua thứ này thú khác rồi lừng lững đi ra không trả tiền. Con cháu nó để dành đồng quarter để đi giặt đồ, thì cứ đem lén cất giấu đi, rồi quên tịt không biết là để ở đâu.

Nói năng lung tung: Đối thoại khó khăn, vì nhiều khi nói nửa chừng rồi bí. Hoặc là giao tế lộn xộn. Mời người ta uống nước, người ta đã cầm tách nước trên tay đang uống, lại đến bên đon đả hỏi:“Bác uống nước không?” Hay là hỏi thăm người bạn: “Các cháu có khỏe không?” Người ta vừa trả lời được vài phút, lại lập lại y hệt câu hỏi trước.

Tật lục lọi: Người bị bệnh lú lẫn nhiều khi kiếm cớ tìm kiếm vật gì rồi lục lọi lung tung ngăn bàn ngăn tủ, làm mọi thứ bừa bãi. Lục lọi đồ của mình chưa đủ, có khi lục lọi cả đồ của người khác nữa.

Ăn mặc lộn xộn: Áo sơ mi có khi mặc ngược, hay là mặc áo may ô ra ngoài sơ mi. Có khi ở truồng tồng ngồng ngồi giữa phòng khách. Cũng có người thủ dâm ngay trước mặt người khác. Nhưng thường thì người mắc bệnh lú lẫn không có hành vi nào nguy hiểm cho xã hội.

Đi lang thang: Một bà cụ tự nhiên bỏ một bộ quần áo trong túi xách rồi cứ thế ra cửa từ từ đi khỏi nhà. Con cháu tìm hết hơi mấy khúc đường mới gặp. Cụ tỉnh như không, nói là cụ đi về quê. Có người đi từ phòng ngủ vào phòng tắm, rồi quên phứt không biết mình đang ở đâu, cứ đi loanh quanh tìm đường về giường ngủ. Nhất là khi dọn nhà mới, người bệnh dễ bị lạc hướng ngay trong nhà.
Đầu óc mụ đi, hai với hai là bốn cũng không biết: Mất khả năng suy nghĩ trừu tượng. Người có học đàng hoàng, mà làm tính cộng, tính trừ đơn giản cũng không xong.

Người bị lú lẫn thay tính đổi nết: Cũng vì bị quên lú, mà người bệnh cảm thấy mình sống lạc lõng ở một thế giới xa lạ; người lạ, nơi chốn lạ, những câu đối thoại cũng không hiểu nổi. Vì vậy sinh ra những thay đổi tính nết như sau:

Lo âu: Đã lo âu, mà lại lo vô căn cứ, không hiểu tại sao mình lo âu, chỉ có cảm tưởng như mọi sự bỗng rối bét, mà mình thì lúng túng vô phương giải quyết.

Bứt rứt bực bội: Mình lúng túng không làm gì được, mà có ai cất nhắc giúp đỡ, thì lại khó chịu bực bội, có khi ném đồ ném đạc, hay là quát tháo người khác.

Phiền muộn chán đời: Không thiết tha cái gì cả, dù là ăn uống ngủ nghê, có khi ngủ li bì. Có người biết mình bị bệnh có người không, nhưng thường uống thuốc phiền muộn (antidepressant) thì bớt.
Đa nghi vô lý: Nhìn đồ ăn không ăn, vì nghi có người đánh thuốc độc. Thấy bà vợ, lại tưởng người lạ, rồi nghi là người ta vào nhà mình trộm cướp. Nghe còi xe chữa lửa, tưởng cảnh sát tới bắt. Tiếng người nói nghe không rõ, thì cho là người ta đang xầm xì nói xấu mình.

Mất tính tự lập: Theo đeo người thân từng bước, và muốn có người ở bên săn sóc. Ngược lại, có người chỉ thích ngồi buồn bã một mình, vì thấy chung quanh quá xa lạ.
Bệnh lú ảnh hưởng tới sức khỏe.
Vì hay quên, hay vì những thay đổi tính nết như trên, mà sức khỏe có thể bị ảnh hưởng. Ngồi lâu quá ở một vị thế sinh trầy da thành loét da khó lành. Khát nước không nhớ uống nước sẽ bị thiếu nước nguy hiểm như người say nắng. Ngoài ra, còn có thể bị táo bón, tiêu chảy, sưng phổi trầy da, có khi gãy xương vì vấp ngã. Tất cả đều là do cái vô ý vô tứ của ngươi bị bệnh lú lẫn. Ngoài ra còn nhiều người bị tiêu tiểu bừa bãi không giữ gìn được.

Khám bệnh đều làm gì?
Tuy rằng chứng lú lẫn thực sự thì không chữa được, nhưng cái lợi của việc đi khám bệnh là tìm ra những bệnh khác trong người, sinh lú lẫn, mà những bệnh khác này thì lại trị được. Những bệnh có thể sinh một số tình trạng giống như lú lẫn, thí dụ như: bệnh bướu cổ thyroid, bệnh nhiễm trùng, chất điện giải xáo trộn, thiếu sinh tố, bị thuốc làm độc, hay là bệnh phiền muộn. Thường thì Bác sĩ sẽ hỏi về các chứng của người bệnh, thuốc men đang dùng, hỏi về gia đình giòng họ, khám tổng quát, chú ý nhiều đến cao máu, và tiểu đường. Sau đó sẽ thử máu và có thể chụp hình cắt lớp (CT) hay là cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ trường hợp bướu trong óc. Nếu không phải là những bệnh hay là nguyên do nào sinh lú lẫn trong nhất thời, thì bấy giờ mới coi là bị bệnh lú lẫn thực sự.

Nguyên nhân của bệnh lú lẫn (thực sự)
Phần lớn người già bị bệnh lú lẫn là do bệnh Alzheimer. Có một ít trường hợp Alzheimer có di truyền trong gia đình, nhưng phần đông thì không. Nguyên do tại sao bị Alzheimer, thì cũng chưa biết rõ. Mổ tử thi thì thấy có thoái hóa não, và xét nghiệm kính hiển vi thì thấy có hai thứ mô đặc biệt trong óc, một ở bên trong sợi dây thần kinh, một ở bên ngoài. Tuy vậy cũng đã có trường hợp người minh mẫn bình thường mà cũng có hai thứ đó.
Nguyên nhân thứ nhì, là do bị tai biến mạch máu não (stroke, trúng gió) do cao máu, sinh nhiều đốm nhỏ của óc bị hư, gọi là multi-infarct dementia (infarct là chỉ cái đốm não bị hư)
Người đánh “bốc”, bị đập mạnh vào đầu nhiều, cũng có thể bị bệnh lú. Bệnh AIDS cũng làm hư óc, và sinh lú được.
Hồi gần đây, báo chí có nói tới bệnh “bò điên” ở bên Anh. Có một bệnh tương tự như vậy, tên là bệnh Creutzfeld-Jacobs là một bệnh nhiễm trùng óc, cũng sinh lú lẫn trước khi chết.

Cuộc đời về chiều
Từ khi thấy hay quên, thấy có những dấu hiệu là lạ trong tính tình, trong cách sinh hoạt, cho tới khi Bác sĩ định bệnh là bị Alzheimer, hay lú, thì độ một hai năm. Khoảng thời gian chừng ba, bốn năm sau đó thì người nhà còn săn sóc được. Đến khi nặng quá, con cháu không cưu mang nổi phải đưa vào nhà dưỡng lão, thì thường kéo dài thêm được vài năm nữa. Thời gian hoàng hôn của cuộc đời này, người bệnh đáng được săn sóc chu đáo với tất cả tình thương, tuy là săn sóc người bị bệnh lú là cả một nhiệm vụ khó khăn và nặng nề.

Bs Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.816 seconds.