Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2021 lúc 7:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Sep/2021 lúc 8:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2021 lúc 5:42am

Ngộ Độc Thực Phẩm


Cổ nhân thường nói: "bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất". Thật vậy, ăn uống bừa bãi, không hạp vệ sinh sẽ dẫn đến bệnh tật đủ thứ, đôi khi cũng bỏ mạng như chơi. Còn ăn nói cẩu thả, điêu ngoa, thêu dệt, chê bai người nầy, kích bác người khác thì cũng có thể, một ngày nào đó cũng sẽ chuốc lấy họa vào thân mà thôi!

Từ trước tới nay, Canada được xem như là một trong những quốc gia có nền kỹ thuật sản xuất và bảo quản thực phẩm rất an toàn và hữu hiệu nhất, tuy vậy vấn đề ngộ độc thực phẩm cũng vẫn thường thấy xảy ra.


Theo Bộ Y Tế Canada (Health Canada), mỗi năm có lối một triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm được ghi nhận tại quốc gia nầy. Tại Hoa Kỳ, cơ quan Centers for Disease Control and Prevention (CDC) cho biết hằng năm có vào khoảng 76 triệu ca ngộ độc thực phẩm, phần lớn là nhẹ, tuy vậy cũng có khoảng 350.000 người cần phải nằm bệnh viện và có lối 5.000 tử vong.


NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM LÀ GÌ"

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta dùng thức ăn thức uống dơ bẩn, không được bảo quản đúng cách, hư thối hoặc đã bị nhiễm trùng, nhiễm virus, ký sinh trùng, nấm mốc hoặc một hóa chất độc hại nào đó, v.v...

Từ trước tới nay, người ta thường nghĩ rằng nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính, nhưng các khảo cứu của Hoa kỳ gần đây cho biết là các loại virus thực phẩm (virus alimentaire) mới thường là thủ phạm trong các trường hợp ngộ độc thức ăn xảy ra tại Hoa Kỳ và Canada.


Triệu chứng chung là rối loạn tiêu hóa, như đau bụng, tiêu chảy, có thể có máu, nôn mửa, nhức đầu và sốt nóng chút ít. Các biểu hiệu này có thể xảy ra mau chóng, vài giờ sau khi ăn uống, hoặc chậm rãi hơn sau đôi ba ngày hay sau 1-2 tuần lễ. Bình thường, bệnh sẽ dứt sau một vài ngày, hoặc nó cũng có thể dây dưa cả tuần. Bệnh có thể rất nặng ở trẻ em nhỏ tuổi, ở các người già cả và những người nào có sức miễn dịch đã bị suy yếu sẵn vì bệnh tật. Không ít người thường nhầm lẫn tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm với bệnh cảm cúm do virus gây nên.


KẺ THÙ VÔ HÌNH 

Khi hội đủ điều kiện, vi khuẩn sẽ phát triển rất nhanh chóng trong thực phẩm.

Không phải tất cả vi khuẩn nào cũng đều có hại.

Có loại cũng rất hữu ích cho chúng ta, chẳng hạn như các loại vi khuẩn dùng trong việc sản xuất fromage và yogourt.


ĐÂY LÀ NHỮNG KẺ THÙ

*E . coli - Vi khuẩn nầy hiện diện một cách tự nhiên trong ruột của chúng ta cũng như của thú vật. Có cả hằng trăm chủng huyết thanh (serotypes) E.coli. Đa số đều là những chủng hiền, tuy nhiên cũng có vài chủng rất dữ, chẳng hạn như E.coli 0157:H7, có thể được tìm thấy trong ruột và trong phân của các loài gia súc, đặc biệt là trong phân bò. Vi khuẩn nầy được xác định lần đầu tiên vào năm 1982 tại Hoa Kỳ nhân biến cố ngộ độc thực phẩm do hamburger gây ra. Từ đó vi khuẩn E.coli 0157:H7 còn có tên là vi khuẩn của bệnh hamburger...


Tại lò sát sanh, E.coli 0157:H7 hiện diện trong phân và có thể lây nhiễm vào quầy thịt. Thịt bằm, thịt xay hay còn gọi là thịt hamburger nếu là thịt bò thường thì có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao nhất. Ngoài ra, E.coli cũng còn có thể nhiễm vào nguồn nước (nếu nước không được khử trùng bằng chlorine), vào rau cải, trái cây, giá sống, rượu cidre (apple cider), sữa và các loại nước trái cây trong lon trong hộp nếu chúng không được hấp khử trùng (pasteurized) trước khi bán ra.

Ở những người có sức khỏe bình thường, E.coli 0157:H7 sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, thân nhiệt có thể tăng chút ít. Bình thường bệnh sẽ khỏi sau một tuần hay mười ngày. Bệnh có thể nặng hơn ở trẻ em, ở những người cao tuổi và ở những người mà hệ miễn dịch đã bị suy yếu sẵn vì bệnh tật. Từ 3% đến 5% trường hợp có thể gây biến chứng sau vài ba tuần lễ...


Độc tố verocytoxin của E.coli 0157:H7 làm dung huyết (hemolysis), hủy hoại niêm mạc ruột gây tiêu chảy có máu, làm hư thận và đồng thời làm giảm lượng nước tiểu. Khoa học gọi đây là hội chứng HUS (Hemolytic Uremic Syndrome), rất nguy hiểm và có thể chết, bằng không thì cũng cần phải được lọc thận (renal dialysis) suốt đời.

Từ Tháng 3 đến tháng 5 năm 2010, một biến cố ngộ độc do vi khuẩn E coli nhiễm từ cải Romaine lettuce đã xảy ra tại Michigan, New York, Tennessee và Pennsylvania Hoa Kỳ. Thủ phạm là một chủng E coli mới, đó là E.coli 0145. Đây là một chủng loại hiếm thấy nên ít được các nhà khoa học quan tâm đến. E coli 0145 cũng gây bệnh tương tợ như E coli 0157:H7. Biến cố trên đã làm cho vài chục người ngã bệnh.


Vào trung tuần tháng 5, 2011, Âu châu chấn động vì dịch bệnh ngộ độc thực phẩm do E.coli 0104, một chủng làm hủy hoại xuất huyết niêm mạc ruột Enterohemorrhagic E.coli EHEC. Đây là một loại rất hiếm thấy từ xưa nay.

Người ta nghi rằng nguồn lây nhiễm là từ dưa leo hữu cơ organic sản xuất từ vùng Almeria và Malaga, thuộc Tây Ban Nha và được nhập vào các quốc gia Châu Âu.


Tính đến 30/5/2011, Đức là quốc gia bị nặng nhất với gần 400 nguời bệnh và đã có 14 tử vong và Đan Mạch có 11 tử vong. Ngoài ra, dịch bệnh cũng được thấy xuất hiện tại Thụy Điển, Anh Quốc, Hòa Lan

Tương tự như vi khuẩn E.coli 0157:H7, độc tố verocytotoxin của chủng E.coli 0104 cũng tạo ra biến chứng nặng về máu, thận và có thể cả về hệ thần kinh trung ương nữa. Khoa học còn gọi loại vi khuẩn nầy là verocytotoxin producing E.coli (VTEC). Các nhà khoa học Đức xếp VTEC vào loại Shiga-toxin producing E. coli.

*Campylobacter jejuni - Thường hiện diện trong ruột của các loài gia súc và gia cầm Phân có thể nhiễm vào nguồn nước, vào sữa và rau cải.


Có thể nói ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Campylobacter là bệnh tiêu chảy thường hay thấy xảy ra nhất. Triệu chứng của bệnh phát hiện ra sau khi ăn uống từ hai đến năm ngày và thường là đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy có thể có máu. Bệnh sẽ dứt sau một tuần lễ.

*Salmonella - Có thể được tìm thấy trong phân của các loài vật và gia cầm. Rùa và rắn và các loài bò sát cũng thường có mang vi khuẩn Salmonella. Thịt bò, thịt heo nhất là thịt gà, trứng gà, sữa tươi và các loài thủy sản, như cá, tôm, sò óc, rau cải đều có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella.


Một số loài vật có thể được ví như là những ổ bệnh (carriers) vì chúng có chứa loại vi khuẩn nầy nhưng không bị bệnh và nguy hiểm hơn nữa là chúng có thể tiết mầm bệnh nầy ra ngoài theo phân để lây nhiễm chúng ta.

Những triệu chứng chính là đau bụng quặn thắt, tiêu chảy thường có máu, sốt nóng, có khi kèm theo nôn mửa, bắt đầu xuất hiện từ 12 giờ đến 72 giờ sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm trùng. Bệnh thường khỏi sau một tuần lễ. Truờng hợp nặng, sẽ bị nhiễm trùng huyết (septicemia) và có thể chết. Một số người có thể bị biến chứng như viêm khớp, xót mắt và đau rát lúc đi tiểu. Khoa học gọi đây là hội chứng Reiter (Reiter's syndrome). Hai dòng Salmonella thường gặp nhất tại Bắc Mỹ là S. typhimurium và S. enteridis.


Đầu tháng sáu 2008 , báo chí Bắc Mỹ có đề cập đến các vụ ngộ độc thực phẩm do một vài loại cà tomate bị nhiễm khuẩn Salmonella gây ra tại Hoa kỳ.

Tính tới ngày 14/6/2008 FDA cho biết ngộ độc cà tomate đã xuất hiện tại 23 tiểu bang, có 228 người đã ngã bệnh và 25 người phải nằm bệnh viện trong số nầy có một tử vong.

Đây là một bệnh nhân 67 tuổi đang mắc bệnh cancer, và chẳng may lại bị nhiễm thêm vi khuẩn Salmonella từ một nhà hàng Mexican.

Các tiểu bang có xảy ra ngộ độc cà tomate là: Arizona, California, Colorado, Connecticut, Florida, Georgia, Idaho, Illinois, Indiana, Kansas, Michigan, Missouri, New Mexico, New york, Oklahoma, Oregon, Tennessee, Texas, Utah, Vermont, Virginia, Washington và Wisconsin. 


Chỉ có những giống cà tomate sau đây mới được xem là bị nhiễm khuẩn Salmonella: Red plum, Red Roma, và Round Red Tomatoes.

FDA đã xác định được tác nhân, đó là vi khuẩn Salmonella Saintpaul, một chủng rất hiếm thấy xảy ra. Các trường hợp cà tomate nhiễm Salmonella kể trên đã bắt đầu từ giữa tháng 4 năm 2008


Từ tháng 5- đến tháng 8-2010 tại Hoa Kỳ đã xãy ra vụ trứng gà bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. CDC cho biết tính đến 25/8/2010 đã có trên 500 triệu trứng đã bị thu hồi. Trên 2,403 người đã ngã bệnh. Người tiêu thụ được khuyên không nên dùng trứng gà nằm trong danh sách bị thu hồi.

*Listeria monocytogenes - Tìm thấy trong ruột của thú vật và trong đất cát. Vi khuẩn Listeria có thể nhiễm vào trong các loại rau cải tươi.

Đặc biệt hơn nữa là nó có thể âm thầm tăng trưởng trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C...

Listeria cũng có thể nhiễm vào thịt nguội, jambon, saucisse, hot dog, vào fromage và vào sữa tươi nếu không được hấp khử trùng trước khi bán ra.

*Staphylococcus aureus - Thường được tìm thấy trên da, từ các nốt ghẻ lở có mũ, trong mũi và trong cổ họng của chúng ta. Vi khuẩn có thể nhiễm vào thức ăn lúc chúng được biến chế, hoặc lây truyền từ người nầy sang cho người khác lúc họ tiếp xúc lẫn nhau. Staph.aureus gây bệnh bằng độc tố. Đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa dữ dội là những biểu hiện chính.


Vi khuẩn nầy rất dễ bị hủy bởi sức nóng, nhưng ngược lại, độc tố của nó có thể tồn tại nhiệt độ cao 110 độ C trong vòng 26 phút. 

*Clostridium perfringens - Có trong đất cát, cống rãnh và cả trong ruột của thú vật. Vi khuẩn nầy phát triển trong điều kiện không cần có không khí hoặc chỉ cần có rất ít không khí mà thôi.


Người ta gọi chúng là vi khuẩn của nhà ăn (The Cafeteria germ) vì chúng thường hiện diện trong các thực phẩm nguội lạnh của các cửa hàng ăn uống. Việc nấu nướng đôi lúc cũng không thể diệt hết mầm bệnh được, một số vi khuẩn có thể vẫn còn sống sót, tiếp tục sinh sôi nẩy nở phát triển và sản xuất ra độc tố. 

*Clostridium botulinum - Hiện diện trong đất cát, trong ruột của thú vật và của các loài cá. Vi khuẩn C. botulinum chỉ phát triển trong điều kiện hoàn toàn không có không khí mà thôi.

Các loại thực phẩm thường bị nhiễm là, các loại đồ hộp, đồ conserve, mật ong, củ tỏi ngâm dầu và các loại thịt đã được đóng gói vô bao bằng kỹ thuật chân không (vacuum packed, emballage sous vide).


Ăn phải những thức ăn vừa kể, độc tố của vi khuẩn C. botulinum sẽ gây ra bệnh Botulism rất nguy hiểm như nuốt khó, ăn nói khó khăn, xệ mí mắt, tê liệt dần dần hệ hô hấp và có thể nhìn thấy cả 2 ảnh cùng một lúc (double vision).

Cẩn thận đối với các lon hộp móp méo và nhất là nắp đã bị phồng lên.

Nấu chín ở nhiệt độ cao sẽ hủy diệt được bào tử (spores) của vi khuẩn và độc tố của chúng.

*Shigella - Lây truyền từ những người biến chế thức ăn không chịu rửa tay cho kỹ lưỡng trước khi sờ mó vào rau cải và thực phẩm tươi sống.

Khuẩn Shigella có thể được tìm thấy trong thịt gà, trong các dĩa salade và trong sữa.


Triệu chứng phát hiện ra sau khi ăn một vài ngày là đau bụng quặn thắt, sốt nóng và tiêu chảy thường có máu. Khỏi bệnh sau 5-7 ngày. Trường hợp nặng có thể thấy ở các trẻ em dưới 2 tuổi. Các cháu có thể bị động kinh và co giật. Một số người bị nhiễm mà không bị bệnh gì hết nhưng họ lại có thể lây nhiễm cho các người khác.

*Vibrio vulnificus - Gặp ở những vùng ven biển. Người có thể bị nhiễm qua các vết trầy trên da từ nước biển, hoặc do ăn phải những loại đồ biển, như nghêu sò, có chứa vi khuẩn V. vulnificus. 

Đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy là những biểu hiện chính. Ở những người già cả hoặc ở những người có sức miễn dịch kém, họ có thể bị nhiễm trùng huyết, nổi mụt nước ngoài da, giảm áp huyết động mạch và chết vì bị shock.

*Vibrio cholerae - Gây đau bụng quặn thắt, ói mữa, tiêu chảy dữ dội cả chục lần trong một đêm, phân lỏng và trắng đục như nước vo gạo. Cơ thể bị suy xụp rất nhanh vì mất nước kéo theo mất chất điện giải và bại thận. Không chữa trị kịp thời sẽ chết.

Vi khuẩn Vibrio cholerae được thấy trong đồ biển, cá, tôm tép, nghêu sò, nước bẩn...

Các trường hợp lũ lụt thường tạo điều kiện thuận lợi dễ làm lây lan dịch bệnh cholera. 

Vi khuẩn V. cholerae có nhiều chủng huyết thanh hay serotypes nhưng chỉ có hai serotypes sau đây mới gây ra dịch bệnh cholera (epidemic), đó là serotype 01 và serotype 0139.

Các serotypes khác được gọi là Non-01 và Non-0139 đều gây tiêu chảy nhẹ hơn.

Chữa trị khẩn cấp bằng cách tiêm dịch truyền và kháng sinh.

Y tế dự phòng: Áp dụng tối đa nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, khử trùng nguồn nước uống và tẩy uế cầu tiêu. Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc làm lây lan dịch cholera.

Bệnh dịch tả có liên hệ với môi sinh. Mùa lũ lụt dễ làm bộc phát bệnh.


Tổ chức Y tế thế giới cho biết, trong vùng dịch bệnh có thể có tới 75% người bị nhiễm Vibrio cholerae nhưng không phát hiện ra triệu chứng lâm sàng và họ có thể thải mầm bệnh ra môi sinh trong trong một hai tuần lễ.

*Calicivirus hay Norwalk-like virus - Virus nầy cũng thường gây ngộ độc thực phẩm, nhưng ít khi được người ta định bệnh một cách chính xác được.

Triệu chứng là đau bụng và ói mửa dữ dội nhiều hơn là tiêu chảy. Bệnh thường dứt sau 2 hay 3 ngày. Virus được tìm thấy trong chất nôn mửa và trong phân người bệnh. Calicivirus thường lây truyền từ người nầy sang người khác qua việc sờ mó, chuẩn bị và biến chế món ăn.

Norovirus( còn gọi là Norwalk virus) là tác nhân gây rối loạn tiêu hóa thường hay thấy xảy ra trên các du thuyền cruise ship. Người ta cũng gọi đó là stomach flu.


Du thuyền chứa trên 4000 người, tập trung trong một diện tích nhỏ hẹp và có giới hạn. Họ sống và sinh hoạt chung với nhau trong một tuần lễ, cộng thêm mỗi ngày du khách đều đổ lên bờ để đi du ngoạn, ăn uống tại chợ búa của các hải đảo địa phương vùng Caraibe, nơi mà vấn đề vệ sinh không được mấy bảo đảm cho lắm.

Và cũng không thể bỏ qua khâu vệ sinh (thức ăn,nước uống, nước piscine,lau chùi…) thuộc phần trách nhiệm của công ty du thuyền.

Đó là những nguyên nhân có thể dẫn đến sự bộc phát của dịch bệnh rối loạn tiêu hóa do Norovirus gây ra.


*Vibrio parahemolyticus - Vi khuẩn được tìm thấy ở các sản phẩm vùng biển. Ăn tôm, cá, nghêu và sò nấu không thật chín có thể bị ngộ độc.

*Cryptospora và Giardia lamblia - Đây là 2 loại ký sinh trùng thuộc nhóm nguyên sinh vật (protozoa) có trong phân súc vật và có thể nhiễm vào nguồn nước (kể cả nước giếng) và rau cải, v.v…


AI CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐÂY" 

Ngộ độc thực phẩm thường hay xảy ra khi có sự chểnh mảng trong vấn đề vệ sinh lúc sản xuất, lúc biến chế, lúc bảo quản hoặc lúc chúng ta sử dụng thức ăn.

Thực phẩm có thể bị nhiễm tại lò sát sinh, tại nhà máy biến chế, tại chợ hoặc cả chính ngay tại nhà bếp của chúng ta nữa. Sau đây là sự phân bố các nguyên nhân theo thứ tự quan trọng:

1- Phương pháp trữ lạnh không đúng cách, không đủ độ lạnh cần thiết.

2- Nhiệt độ không đúng lúc khi cần giữ nóng thức ăn.

3- Vệ sinh cá nhân thiếu sót như không chịu rửa tay kỹ để gây nhiễm trùng từ người biến chế món ăn hoặc do chính chúng ta lúc ăn uống.

4- Dụng cụ nhà bếp và dụng cụ tồn trữ dơ bẩn không sạch sẽ.

5- Thức ăn mới nấu, hoặc dư bữa, không được tồn trữ và bảo quản đúng cách, đúng lúc.

6- Thức ăn bị hâm đi hâm lại quá nhiều lần ở nhiệt độ không thích hợp.

7- Do nhiễm trùng chéo (Contamination croisée, cross contamination), như sử dụng lại dao, thớt, thau, nồi, chảo, chén dĩa đã bị nhiễm trùng sẵn từ trước đó rồi.

8- Sử dụng thực phẩm tươi sống đã bị nhiễm trùng sẵn từ trước. 

9- Nguồn cung cấp thực phẩm không tốt, đáng nghi ngờ. 


PHÒNG BỆNH HƠN LÀ CHỮA BỆNH

Để tránh những trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến 4 điểm then chốt sau đây:

-Rửa Kỹ: Rửa tay kỹ lưỡng với savon, tối thiểu 20 giây mỗi lần, trước và sau khi làm bếp, hoặc trước khi sờ mó vào thức ăn. Dụng cụ nhà bếp cần được rửa kỹ với savon và nước nóng. Có thể pha 1 muổng café (5ml) nước javel trong 3 tách nước (750 ml) để rửa dao và thớt. Luôn luôn rửa kỹ rau cải và trái cây với nước lạnh trước khi sử dụng. Chùi rửa kỹ kệ bếp, bàn ăn khi xong việc.

-Tách Riêng: Để tránh nhiễm trùng lẫn nhau, không nên giữ thịt cá tươi sống cùng chung một ngăn tủ lạnh với thức ăn đã được nấu chín rồi. Thịt cá tươi cần được gói kỹ và cất giữ ở ngăn cuối cùng bên dưới của tủ lạnh để tránh nước thịt có thể lây nhiễm vào những thực phẩm khác. Gói và đậy kỹ lưỡng những thức ăn nào mình chưa dùng đến. Sử dụng một thớt riêng biệt cho thịt cá và một thớt khác cho rau cải tươi.

-Nấu Kỹ: Nấu nướng kỹ là điều cần thiết để ngừa ngộ độc thực phẩm. Thời gian và nhiệt độ nấu nướng khác biệt nhau cho mỗi loại thức ăn. Nhiệt độ lò nướng không được thấp hơn 160oC (320oF) cho thịt gà và thấp hơn 121oC (250oF) cho thịt bò, thịt heo. Đa số vi khuẩn đều bị diệt khi thực phẩm đạt tới nhiệt độ 71oC (160oF)... Muốn biết thịt đã thật sự chín hay chưa, thì hãy dùng một nhiệt kế đặc biệt của nhà bếp và đâm thẳng vào khối thịt để đo. Thịt rôti: chín vừa ở 70oC (167oF). Gà vịt nguyên con: 82-85oC (180-185oF).

-Trữ Lạnh: Trữ lạnh và đông lạnh không diệt được vi khuẩn, nhưng chỉ ngăn chặn sự phát triển của chúng mà thôi. Điều chỉnh tủ lạnh ở +4oC (39.2oF) và tủ đông lạnh ở mức -18oC (OđộF). Trữ lạnh hoặc đông lạnh tất cả thực phẩm tươi, thịt cá, sữa, thức ăn vừa mới được nấu chín và thức ăn dư bữa càng sớm càng tốt. Không nên để các loại thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ bên ngoài tủ lạnh, lâu hơn 2 giờ đồng hồ. Thịt mua về, nên phân ra thành từng gói nhỏ, cho vô bọc và đem cất vào ngăn đông lạnh ngay lập tức. Ăn tới đâu mới đem ra xài tới đó.

**Để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm nên áp dụng câu: "Boil it, Cook it, Peel it or Forget it" (Nấu cho nó sôi, Nấu cho nó chín, Lột bỏ vỏ hay Hãy quên nó đi). 


NÊN TRỮ THỊT TRONG THỜI GIAN BAO LÂU" 

Sau khi mua các thực phẩm tươi sống về, chúng ta nên cất giữ tối đa trong thời gian:

Tủ lạnh Tủ đông lạnh

- Thịt bằm, thịt xay, thịt hamburger 1 ngày 3 tháng

- Đồ lòng (tim, gan, thận) 2 ngày 4 tháng

- Gà vịt nguyên con 3 ngày 12 tháng

- Gà vịt đã được cắt xẻ 3 ngày 6 tháng

- Thịt tươi 3 ngày 6- 9 tháng

- Thịt đã được nấu chín 3 ngày 12 tháng


NHỮNG ĐIỀU CẦN NÊN ĐỂ Ý

1*- Đi chợ, chúng ta nên lựa thịt nào còn thật lạnh, bao bì còn nguyên vẹn không bị rách và nhớ xem kỹ ngày vô bao (date d'emballage, packaged on); ngày giới hạn sử dụng (date meilleure avant, best before). Phẩm chất sản phẩm có thể bị giảm đi sau ngày giới hạn. 

2*- Mua thịt, cá, sữa, crème, fromage chót nhất trước khi ra quầy trả tiền .

3*- Nếu trên gói thịt bằm có ghi câu: "produit déjà congelé, made from frozen meat" (làm từ thịt đông lạnh) hoặc "peut contenir des produits déjà congelés" (có thể chứa những thành phần đã được làm đông lạnh), thì chúng ta không nên làm đông lạnh lại ở nhà nữa mà phải sử dụng liền, ngoại trừ sau khi ta đã nấu chín rồi.


Luật Canada và Hoa Kỳ bắt buộc các siêu thị phải ghi thêm trên gói thịt xay (ground meat, viande hachée) hai câu trên nếu nó được làm từ thịt đã được đông lạnh sẵn từ trước đó. Xin nói rõ thêm là thịt đã tan đá thường có nhiều nguy cơ nhiễm trùng và cũng thường bị mất đi ít nhiều dưỡng chất vì đã bị chảy đi theo nước thịt.

4*- Chỉ hâm nóng một phần thức ăn vừa đủ dùng ngay mà thôi. Tránh hâm nóng đi hâm nóng lại và để nguội lại nhiều lần. Sự kiện nầy sẽ tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn dễ phát triển và sản xuất ra độc tố. Nên nhớ là độc tố của vi khuẩn Staphilococcus aureus có thể tồn tại ở nhiệt độ rất cao.

5*- Thịt bằm, thịt xay, nem nướng, hamburger phải ăn thật chín (cắt ra chính giữa không có màu hồng hồng!). Thịt hamburger dễ bị nhiễm trùng nhất, vì lúc xay thịt vi khuẩn từ bên ngoài đã bị đem trộn lẫn vào bên trong.

6*- Steak có thể ăn hơi sống bên trong (saignant, rare, medium). Vi khuẩn nếu có cũng chỉ nhiễm ở ngoài mặt của miếng thịt và chúng đã bị diệt lúc chiên rồi.

7*- Khi ướp thịt xong, chớ để ở bên ngoài bếp, nên đem cất trong tủ lạnh chờ cho nó thấm.

8*- Không dùng lại mâm dĩa trước đó đã được sử dụng để chứa thịt tươi sống để đựng thịt vừa được nướng chín.

9*- Không bao giờ làm tan đông (defrost, décongeler) thịt trên kệ bếp. Nên để thịt trong tủ lạnh chờ cho đá từ từ tan đi. Cũng có thể làm tan đá trong lò vi ba (microwave oven), hoặc dưới robinet, trường hợp nầy thịt cần phải được nấu ngay liền sau đó.

Thịt đông lạnh để trên kệ bếp qua đêm cho tan đá sẽ tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn phát triển và sản xuất ra độc tố lúc thịt trở nên ấm dần từ bên ngoài vào bên trong.

10*- Trường hợp bị cúp điện, hay tủ lạnh bị hỏng: Nếu thịt còn lạnh, còn dính đá thì có thể làm đông lạnh lại được. Nếu đá đã tan hết, nhưng thịt vẫn còn lạnh, thì nên nấu chín thịt, sau đó có thể làm đông lạnh trở lại nếu muốn. Nếu thịt hết còn lạnh, thì nên bỏ đi.

11*- Trên nguyên tắc vùng nhiệt độ nguy hiểm, tức là vùng nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi nẩy nở và phát triển là khoảng từ +4oC (39.2oF) đến +60oC (140oF). Vậy, muốn giữ lạnh một thức ăn thì phải giữ ở nhiệt độ từ +4oC trở xuống, còn muốn giữ nóng thì phải giữ từ +60oC trở lên. Đây là nhiệt độ chính thức đã được các giới y tế Canada và Hoa Kỳ cũng như Cơ Quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada (CFIA) chính thức quy định trong vấn đề vệ sinh và bảo quản thức ăn.


KHI NÀO CẦN PHẢI ĐI KHÁM BÁC SĨ" 

Bình thường, tiêu chảy một hay hai ngày rồi cũng dần dần khỏi mà thôi. Tuy nhiên chúng ta cần đi khám bác sĩ ngay nếu thấy có các triệu chứng như:

- Sốt nóng trên 38.6oC (101.5oF). Nhiệt độ lấy từ miệng.

- Phân có máu.

- Ói mửa nhiều và kéo dài có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước.

- Có dấu hiệu mất nước như, ít đi tiểu, khô miệng khô cổ, chóng mặt mỗi khi đứng lên. 

- Tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày.

When should I consult my doctor about a diarrheal illness"

A health care provider should be consulted for a diarrheal illness is accompanied by high fever (temperature over 101.5 F, measured orally)

blood in the stools prolonged vomiting that prevents keeping liquids down (which can lead to dehydration) signs of dehydration, including a decrease in urination, a dry mouth and throat, and feeling dizzy when standing up. diarrheal illness that lasts more than 3 days

Do not be surprised if your doctor does not prescribe an antibiotic. Many diarrheal illnesses are caused by viruses and will improve in 2 or 3 days without antibiotic therapy. In fact, antibiotics have no effect on viruses, and using an antibiotic to treat a viral infection could cause more harm than good It is often not necessary to take an antibiotic even in the case of a mild bacterial infection. Other treatments can help the symptoms, and careful handwashing can prevent the spread of infection to other people. Overuse of antibiotics is the principal reason many bacteria are becoming resistant. Resistant bacteria are no longer killed by the antibiotic. This means that it is important to use antibiotics only when they are really needed. Partial treatment can also cause bacteria to become resistant. If an antibiotic is prescribed, it is important to take all of the medication as prescribed, and not stop early just because the symptoms seem to be improving. (CDC)


KỸ NGHỆ THỰC PHẨM ĐÃ LÀM GÌ" 

Thịt bị nhiễm phân là mối quan tâm chính của mọi người tại lò sát sinh.

E.coli 0157:H7 và vi khuẩn Salmonella là những thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm được thường xuyên nói đến. Mỗi khi phát hiện được sự nhiễm trùng ở thịt bán ra tại chợ, toàn thể lô hàng sẽ bị thu hồi lại để được hủy bỏ ngay sau đó. Sự kiện nầy gây rất nhiều thiệt hại cho nhà sản xuất, đồng thời cũng làm cho họ bị mang tai tiếng không ít.

Với thịt gà, để ngăn ngừa nhiễm trùng, các lò sát sinh đã cho pha chất diệt khuẩn Chlorine dioxide (ClO2) vào trong nước để rửa thịt hay trộn vào bể nước đá ngâm gà sau khi đã làm xong.

Với thịt bò, nhà máy sử dụng nước nóng hay hơi nước nóng (85oC), hoặc lactic acid hay acetic acid 2% để phun xịt lên quầy thịt trước khi đem trữ nó vào phòng lạnh. Chiếu xạ (irradiation) cũng là một cách khác để diệt mầm bệnh trong các loại thực phẩm.


Cơ Quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận việc sử dụng phương pháp xạ chiếu thịt bò và thịt gà để ngừa ngộ độc thực phẩm. Mặc dù đã được các nhà khoa học trấn an và bảo đảm tính chất an toàn của việc xạ chiếu nhưng người tiêu thụ vẫn còn e dè không an tâm trước phương pháp quá mới mẻ nầy. Họ lo sợ về lâu về dài, chất phóng xạ có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.


Tại Hoa Kỳ, một số nhà sản xuất đã bắt đầu cho xạ chiếu loại thịt hamburger ép thành miếng (dạng patties) trước khi đem bán ra. Canada thì chưa dám cho phép áp dụng kỹ thuật nầy vào thịt...Trong thực tế, Hoa Kỳ và Canada cũng đã bắt đầu sử dụng chiếu xạ đối với một số nông phẩm từ những năm 60. Người ta dùng tia Gamma của chất phóng xạ cobalt 60 và césium 137 để diệt vi trùng, nấm mốc, sâu bọ, côn trùng, ký sinh trùng và cũng như để ngăn chặn sự nẩy mầm của thực vật (chẳng hạn như củ hành) nhờ vậy sự bảo quản sẽ được hữu hiệu và lâu dài hơn.

Các loại nông sản sau đây thường bị chiếu xạ: khoai tây, củ hành, lúa mì, bột lúa mì, các loại gia vị khô và các loại thực phẩm đã được rút bỏ nước, v.v…


CHƯƠNG TRÌNH H.A.C.C.P VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẲM

H.A.C.C.P (đọc là ***ep), hay Hazard Analysis Critical Control Points System, là một hệ thống rất khoa học áp dụng trong kỹ nghệ kiểm soát thực phẩm, nhằm bảo đảm một chất lượng tốt và một tính vệ sinh an toàn tối đa. Việc kiểm soát bao gồm tất cả các khâu, từ nguyên liệu, nuôi trồng, sản xuất, hạ thịt, biến chế, bao bì, bảo quản và chuyên chở đến nơi tiêu thụ.

Phương pháp nầy, tiên khởi đã được cơ quan Không Gian NASA Hoa Kỳ áp dụng trong việc sản xuất thức ăn thức uống cho các phi hành gia. Những năm gần đây, với khuynh hướng toàn cầu hóa mậu dịch, H.A.C.C.P đã trở nên một yêu cầu bắt buộc của kỹ nghệ thực phẩm trên khắp thế giới. Đây là điều kiện cần thiết để có thể xuất khẩu. Một nhà máy được chứng nhận H.A.C.C.P (certified H.A.C.C.P) sẽ có rất nhiều lợi điểm về mặt khuyến mãi và xuất khẩu.


Chương trình H.A.C.C.P do nhà máy thiết lập và chịu trách nhiệm thi hành. Bộ phận kiểm soát chất lượng (Quality Control) của họ có nhiệm vụ theo dõi tất cả các công đoạn sản xuất, làm các tests thử nghiệm về hóa học, vi trùng học và thực thi các điều đã được trù liệu trong H.A.C.C.P…

Theo những định kỳ nhất định, cơ quan kiểm tra thực phẩm của chính phủ sẽ đến nhà máy để thanh tra, hay gọi là làm audit để kiểm soát về mặt sổ sách tất cả hồ sơ H.A.C.C.P và coi họ có thật sự tôn trọng chương trình nầy hay không...


H.A.C.C.P gồm có các giai đoạn chính như sau: 

* Phân tích, tìm ra tất cả các điểm nguy cơ (risks) có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất.

* Xác định những điểm, những giới hạn cần được kiểm soát và khống chế (gọi là những CCP hay critical control points).

* Xác định những độ sai lệch tối đa được cho phép.

* Đề ra những biện pháp sửa chữa mỗi khi một CCP không thể khống chế được.

* Áp dụng việc kiểm tra do nhà máy thực hiện.

* Thiết lập hồ sơ tất cả các thủ tục và kết quả kiểm tra.

Ý niệm H.A.C.C.P còn rất mới lạ đối với nhiều người. Áp đặt một chương trình H.A.C.C.P vào một nhà máy không phải là chuyện đơn giản. Vấn đề thiếu nhân sự chuyên môn có thể am tường mọi khía cạnh của H.A.C.C.P là một trở ngại chính yếu! Chương trình nầy thật sự hữu hiệu và có ích lợi trong việc bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nếu nó được những người trách nhiệm thi hành một cách nghiêm túc, không gian dối, không che lấp bớt những yếu điểm hay những nguy cơ cần được khống chế trong lúc sản xuất và trong suốt dòng đời của sản phẩm.


KẾT LUẬN

Bệnh tật vào từ ngõ miệng. Tuy biết vậy, nhưng đôi khi chúng ta cũng quên đi những điểm vệ sinh căn bản lúc làm bếp hay trước khi ăn uống.

Rửa tay sạch sẽ với savon tối thiểu 20 giây, là một thí dụ điển hình. Tránh dùng những thức ăn, thức uống đã bị biến chất, đổi màu, mốc meo, có mùi vị khác thường, hơi chua, hôi ê, thiu, nhớt (rờ vào dính các đầu ngón tay), v.v...


Không nên vì tiếc uổng, vì bỏ…sợ tội mà ăn vào. Vấn đề bảo vệ sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm là bổn phận và trách nhiệm chung của tất cả mọi người chớ không phải chỉ riêng ai./.


Tài liệu tham khảo:

- Agence Canadienne d'Inspection des Aliments (ACIA). Conseil sur la salubrité des aliments.

- FDA. Les Microorganismes qui peuvent nous nuire.

- USDA. Foodborne Illness: What Consumers Need To Know Foodborne Illness.

- Sair, A.I. et all. Human enteric viruses as causes of foodborne disease. Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety. 2002;vol.1:73-79

- CDC, Cholera

http://www.cdc.gov/ncidod/dbmd/diseaseinfo/cholera_g.htm

http://www.bt.cdc.gov/disasters/hurricanes/katrina/vibrocholera.asp

Montreal , June 1, 2011


Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2021 lúc 5:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2021 lúc 10:14am

CÁCH ĂN UỐNG ĐỂ TRẺ LÂU

London: Báo Daily Mail mới đây có bài viết về cách ăn uống giúp cho trẻ lâu.

Cách ăn uống giúp cho trẻ lâu này là cách ăn uống của những cư dân sống trong miền Địa Trung Hải gồm cả Hy Lạp và Ý Đại Lợi, do nhà đầu bếp quốc tế Susy M***etti phổ biến.
Cách ăn uống giúp cho trẻ lâu bao gồm một số lớn trái cây, rau cỏ, cá, đậu, ngũ cốc (grains) , nuts và dầu thực vật.

Cách ăn uống theo kiểu Địa Trung Hải cũng được xem là giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường, bệnh cao máu và cao mỡ.

Các nhà khảo cứu cũng cho là ăn uống theo kiểu Địa Trung Hải sẽ còn giúp cho người ta giảm cân và gia tăng tuổi thọ.

Theo nữ đầu bếp Susy M***etti thì ăn uống theo kiểu Địa Trung Hải còn giúp cho người ta trẻ lâu hơn.

Nữ đầu bếp M***etti sinh quán ở nước Ý nhưng bà là một đầu bếp quốc tế, từng nấu ăn ở các nhà hàng Âu Châu, Hoa Kỳ và miền Trung Đông.

Bà cũng là đầu bếp cho nhiều tài tử Hollywood, cho nhiều nhà tỷ phú và chính trị gia.
Ngoài việc là một đầu bếp quốc tế, bà M***etti còn làm chủ một nông trại chuyên trồng rau trái hữu cơ, không dùng phân bón.

Theo bà M***etti thì “già” là nhiều nguyên nhân gây ra vì những tế bào trong cơ thể bị oxy hóa.

Vì thế theo bà đầu bếp thì muốn trẻ lâu chúng ta nên ăn những thức ăn chống lại việc oxy hóa.

Bà đầu bếp đã liệt kê những loại thực phẩm ăn vào để trẻ lâu:

– Dầu extra virgin olive oil giúp cho da

– Các loại cá có omega 3 giúp cho ngăn ngừa sự hư hại của chất collagen. Những loại cá như là sardines, salmon, trout, tuna..
cá sardines còn có sinh tố D và nhiều loại amino acids là những thứ người ta cần khi lớn tuổi.

-Ăn khoai lang giúp làm giảm những vết nhăn trên mặt. Trong khoai lang còn có sinh tố A , sinh tố C là những chất ngăn ngừa sự oxy hóa.

– Rau dền (spinach) cũng như những loại rau xanh giúp làn da trẻ trung vì trong những loại rau xanh này có các khoáng chất và sinh tố giúp bảo vệ làn da, móng tay và tóc.

– Zucchinis: có nhiều chất sợi và có các chất như lutein, zeaxanthin là những chất chống lại sự oxy hóa.Những thứ đồng loại với Zucchinis như dưa leo, cà rốt, celery, bí, eggplant, táo..

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Sep/2021 lúc 8:57am

10 Loại Thuốc Nên Có Sẵn Trong Nhà

Hình minh họa

Trong đại dịch Covid-19, việc hiểu và tự chăm sóc sức  khỏe rất quan trọng. Những loại thuốc mua ngoài tiệm (không cần toa) dưới đây sẽ có thể giúp quý vị qua cơn nguy cấp.  

1. Thuốc đau nhức đầu Acetaminophen

2. Thuốc đau nhức hạ sốt họ NSAID

3. Thuốc dị ứng

4. Thuốc đau bao tử

5. Thuốc tiêu chảy

6. Thuốc táo bón

7. Thuốc ngủ

8. Thuốc xức ngứa cho da 

9. Thuốc ho, tan đờm, và nghẹt mũi  

10. Thuốc nhỏ mắt và nhỏ lỗ tai  

Lưu ý là những thuốc này tuy mua không cần toa BS nhưng vẫn có thể có tác dụng phụ nguy hiểm khi uống quá liều hay uống liên tục lâu dài. Ngoài ra những loại thuốc này có thể tương tác với các loại thuốc quý vị đang uống, ảnh hưởng đến hiệu quả và tăng tác dụng phụ nguy hiểm. 

- Cách tốt nhất là quý vị chỉ nên uống các loại thuốc này trong thời gian ngắn như 1-2 ngày và nếu tình trạng bệnh không giảm thì nên gặp BS ngay. Dĩ nhiên, nếu quý vị có những triệu chứng nguy hiểm hơn nên thì nên gọi 911 hay đi BS ngay lập tức.

- Tủ thuốc gia đình nên có số điện thoại BS, các loại dị ứng thuốc của người nhà, và các hướng dẫn sử dụng thuốc. Tủ thuốc gia đình phải cách xa tầm với của trẻ em và thú nuôi. 

- Tôi không ủng hộ hay quảng bá cho bất kỳ thương hiệu thuốc nào, dưới đây là những loại thuốc đã được FDA chấp thuận bán ngoài tiệm để dùng chữa các triệu chứng thường hay gặp.

- Các loại thuốc dưới dây cũng có thể dùng để chữa các triệu chứng nhẹ của Covid-19.  

1. Thuốc nhức đầu hay hạ sốt: Acetaminophen (Tylenol hay Paracetamol in Viet Nam), có thể chữa  các triệu chứng nhẹ của Covid-19  

- Thuốc họ Acetaminophen (APAP) có thể dùng cho nhiều triệu chứng đau nhức, nóng sốt nhưng thường dùng nhất là cho nhức đầu. Liều dùng là 2 viên 500mg một lần cho nhức đầu ở người lớn, tối đa 3 lần một ngày (6 viên một ngày) hay tổng cộng là 3g. Bệnh nhức đầu kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như sốt, co giật, yếu cơ thể thì bệnh nhân nên gọi BS ngay. Quý vị có thể xem video về bệnh nhức đầu (video # 336) Lưu ý bệnh nhân có bệnh về gan không nên uống quá 3 viên 500mg một ngày. 

- Thuốc Acetaminophen còn có liều cực mạnh là 650mg mỗi viên, có thể dùng cho đau xương khớp hoặc đau nhức. Quý vị có thể uống 2 viên (1,300mg) ngày 2 lần. Quý vị uống thuốc rồi mà vẫn còn nhức đầu hay đau nhức thì nên đến gặp BS. 

- Nhiều loại thuốc cảm khác như DayQuil, NyQuil, hay thuốc giảm đau á phiện như Percocet hay Vicodin có thành phần Acetaminophen trong đó nên quý vị uống thêm Acetaminophen phải cẩn thận vì liều tổng cộng có thể cao dẫn đến ngộ độc.  

2. Thuốc giảm đau nhức và hạ sốt NSAID (Aspirin, Ibuprofen, hay Naproxen) có thể chữa các triệu chứng nhẹ Covid-19 

- Các thuốc giảm đau họ NSAID (Nonsteroidal Anti-inflammatory drugs) thường được dùng chữa đau nhức xương khớp vì ngoài tác dụng giảm đau, giảm sốt, thuốc này còn có tác dụng giảm viêm sưng. Qúy phụ nữ bị hành kinh cũng có thể dùng các loại thuốc này giảm đau và giảm co thắt.  

- Tuy nhiên, các thuốc họ này có thể có tác dụng phụ nguy hiểm như loét bao tử dẫn đến xuất huyết bao tử và tổn thương thận. Các liều dùng tùy theo loại thuốc như Ibuprofen là 200mg hay 400mg trong khi Naproxen là 500mg hay Aspirin là 81mg. Quý vị nên uống tối đa 2-3 viên  mỗi ngày và ngưng ngay nếu có những triệu chứng như đau bao tử hay buồn nôn. Quý vị có bệnh thận mạn tính hay loét bao tử nên hỏi ý kiến BS trước khi dùng thuốc NSAID.  

3. Thuốc dị ứng như Diphenhydramine (Benadryl), Loratadine (Claritin), Cetirizine (Zyrtec), hay Fexofenadine (Allegra) 

- Dị ứng da như nổi mề đay, ngứa, hay nổi mẩn đỏ rất hay thường gặp khi quý vị tiếp xúc với phấn hoa, hóa chất, hay ăn đồ biển . Quý vị có thể uống các thuốc này để giảm triệu chứng ngứa và dị ứng, quý vị nên đi gặp BS ngay nếu như vẫn còn các triệu chứng và da vẫn còn nổi nhiều mẩn vài ngày sau khi dùng thuốc. 

- Các loại thuốc dị ứng thường là họ antihistamine để ức chế chất histamin tiết ra từ tế bào miễn dịch gây ngứa và sưng đỏ da. Có 2 họ antihistamine là loại gây buồn ngủ (Benadryl) và loại không gây buồn ngủ (Loratadine/Claritin, Zyrtec, Allegra). Quý vị cẩn thận khi uống loại gây buồn ngủ và không nên lái xe khi uống. Liều dùng thường là 2-3 viên Benadryl mỗi ngày hoặc 1-2 viên Claritin. 

- Tất cả các thuốc này đều có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, và khó chịu bao tử. 

4. Thuốc giảm đau bao tử, kháng acid (PPI: Omeprazole/Lansoprazole, Anti-H2 Famotidine, hay  kháng Acid: Tums/ Calcium Carbonate/Magnesium Hydroxide)

- Viêm loét bao tử, ợ chua, ăn không tiêu, đau tức ngực, đầy hơi có thể do quá nhiều acid. Quý vị có thể mua các thuốc giảm acid hay kháng acid ở tiệm thuốc để dùng tạm. Nhìn chung, các thuốc họ PPI giảm acid là loại mạnh nhất, tồn tại lâu trong cơ thể, nên quý vị nhớ uống Omeprazole/Lansoprazole trong thời gian ngắn, tối đa 2 tuần. Quý vị nên gặp BS để làm xét nghiệm vi khuẩn H Pylori (xem lại video về đau bao tử và H Pylori của tôi) nếu vẫn còn bị đau sau khi uống PPI. Thuốc PPI uống vào vài giờ sau mới bắt đầu có tác dụng. 

- Thuốc nhẹ hơn để chữa đau bao tử là thuốc giảm acid họ Antihistamine H2 Famotidine. Loại này, quý vị có thể uống lâu hơn 2 tuần do loại ít có tác dụng phụ hơn Omeprazole. Famotidine cũng có thể uống trong trường hợp mang thai. Famotidine không nên uống kèm với rượu vì tác dụng phụ nhức đầu hay chóng mặt tăng cao. Thuốc họ antiHistamine H2 uống vào 1-2 giờ sau mới có tác dụng. 

- Thuốc kháng acid (Tums hay Calcium Carbonate/Magnesium Hydroxide) là loại uống vào để trung hòa acid, nên có hiệu quả tức thì trong vòng 30 phút. 

- Nếu quý vị đau bao tử thì nên dùng 1 viêm nhai Tums/Calcium Carbonate, sau đó uống kèm Famotidine/PPI để giảm hẳn cơn đau. Lưu ý là các loại thuốc giảm acid/kháng acid đều có thể có tác dụng phụ như chóng mặt nhẹ.  

5. Thuốc tiêu chảy Loperamide/Bismuth subsalicylate 

- là loại thuốc quý vị cần lúc nửa đêm, chẳng may bị trúng thực hay tiêu chảy. Loperamide làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn trong ruột, giúp cơ thể có thời gian hấp thụ lại nước, làm giảm tiêu chảy. Bismuth cân bằng các chất trong chất lỏng trong ruột, giúp cơ thể hấp thụ lại nước, giảm tiêu chảy. Chỉ nên dùng 1 loại Bistmuth hay Loperamide nếu bị tiêu chảy. Tác dụng phụ của 2 loại thuốc này là táo bón (nếu uống nhiều) và nhức đầu, chóng mặt. 

- Qúy vị có thể uống Loperamide/Bismuth 2-3 lần trong ngày cho đến khi dừng tiêu chảy.  

- Tiêu chảy kéo dài quý vị nên gặp BS vì có thể liên quan đến những bệnh khác như hội chứng kích thích ruột hay nhiễm trùng đường ruột

6. Thuốc táo bón Psyllium, Docusat, Mineral Oil, Polyethylene glycol 

- Trái ngược với tiêu chảy, táo bón là một triệu chứng khó chịu khác, nhất là trong lúc đại dịch, muốn đi mà đi không được. Táo bón thường do ít nước trong ruột, làm tăng phần cứng và giảm khả năng di chuyển của phân. Táo bón lâu dài gây ra nhiều tác dụng nguy hiểm như bệnh trĩ, tổn thương ruột, tính tình nóng nảy, và nhăn da mặt. Thuốc chữa táo bón  nhanh nhất là uống nước kết hợp với ăn rau/trái cây. 

Nếu triệu chứng táo bón vẫn còn, quý vị có thể uống thêm thuốc làm mềm phân hay thuốc kích thích đẩy phân ra ngoài.  

- Thuốc chữa táo bón có rất nhiều loại, từ nhẹ đến nặng, từ thuốc viên cho đến thuốc uống, còn có cả viên đặt vào hậu môn. Trong phạm vi bài viết này, quý vị nên có loại thuốc chữa táo bón nhẹ và vừa tại nhà. Các loại thuốc táo bón nặng dùng không cẩn thận có thể dẫn đến mất nước, kiệt sức, hay mất cân bằng chất điện giải. 

- Các loại thuốc uống có thể dùng tại nhà là thuốc Docusate làm mềm phân, thuốc Psyllium tăng chất xơ fiber, dầu Mineral Oil để dễ đi cầu hay thuốc pha nước Polyethylene glycol. Lưu ý là táo bón mạn tính (lâu dài) cần phải gặp BS để tìm ra lý do, nhất là trường hợp táo bón do hội chứng kính thích ruột (IBS).  

7 Thuốc ngủ: Melatonin, Valerian, Benadryl, hay Acetaminophen PM 

- Giấc ngủ là nền móng của một hệ miễn dịch tốt. Khi chúng ta ngủ không được, chúng ta thấy mệt mỏi, khó chịu, làm việc kém, và dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch yếu đi. Vì vậy, trong đại dịch, quý vị cần phải quan tâm đến giấc ngủ của mình. Khi ngủ không được, quý vị có thể dùng các loại thuốc mua ở tiệm để ngủ dễ. Các loại thuốc này khộng gây nghiện và chỉ nên dùng ngắn hạn. Quý vị xem lại video 'làm sao ngủ ngon" của tôi để hiểu về giấc ngủ và cách chữa.  

- Melatonin là loại hormone tự nhiên do cơ thể tiết ra nhiều khi chuẩn bị đến giờ ngủ và giảm dần khi chúng ta  gần thức dậy. Vì vậy, tăng lượng hormone Melatonin bằng cách dùng thuốc là một cách hiệu quả để chữa mất ngủ ngắn hạn. Liều dùng Melatonin thường 5mg đến 10mg. Tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra là nhức đầu hay chóng mặt khi thức dậy. Quý vị không nên uống hơn 20mg mỗi tối. 

- Thuốc ngủ dạng Antihistamine như Benadryl hay Doxylamine là những dạng kháng histamin gây buồn ngủ. Dùng lâu dài có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm như ác mộng, nhức đầu hay chóng mặt khi thức dậy. Thuốc Antihistamine có thể trộn chung với thuốc giảm đau, giảm sốt Acetaminophen vừa chữa đau nhức vừa gây buồn ngủ như Acetaminophen PM hay Aleve PM. 

- Valerian là chiết xuất từ cây, dễ gây buồn ngủ, có thể dùng chữa mất ngủ ngắn hạn. Tác dụng phụ có thể xảy ra gồm nhức đầu hay chóng mặt khi thức dậy.- Lưu ý là nếu bị mất ngủ lâu dài, quy vị cần gặp BS ngay vì những nguy hiểm xảy ra biến chứng như đột quỵ, trụy tim, trầm cảm, hay các bệnh tiêu hóa khác. 

8. Kem xức ngứa và giảm đau Hydrocortisone 1%, kem Benadryl, và kem Calamine, và kem trụ sinh Triple Antibiotic 

- Da nổi mẩn và đỏ ngứa là triệu chứng hay gặp của các bệnh viêm da cơ địa, dị ứng, hay côn trùng cắn. Có sẵn thuốc xức ngứa ở nhà giúp quý vị làm mau lành da, giảm tổn thương da, và ngủ ngon hơn. Khi da bị ngứa, nhiều quý vị sẽ khó ngủ do phải thức dậy gãy liên tục. Ngứa là một trong những triệu chứng khó chịu nhất, nếu không chữa sẽ dẫn đến các bệnh về tâm lý.  

- Kem Hydrocortisone mua ở tiệm thường có nồng độ 1% (kem kê toa thường là 2.5%). Hydrocortisone là loại kem steroid thuộc dạng nhẹ. Tuy nhiên, tránh dùng kem này ở vùng da mỏng (da mặt, da vùng cổ, hay vùng kín) do có thể làm mỏng da. Tránh dùng kem Hydrocortisone lâu dài do kem Steroid có thể làm da quý vị mỏng và tạo ra mạch máu li ti mất thẩm mỹ. 

- Kem Benadryl là kem có chất kháng ngứa Antihistamine. Loại này có thể dùng với người bị dị ứng với kem Steroid hoặc dùng kết hợp. Kem Calamine là một lựa chọn khác để trị ngứa và trị đau rát nhẹ, đặc biệt do tiếp xúc với cây bụi rậm. 

- Kem Lotion dưỡng da cũng là một loại kem trị ngứa hiệu quả. Khi da khô, da bị nhăn, bị thiếu nước, dễ bị ngứa. Lotion và chất dưỡng da làm làm căng láng mịn.  Quý vị nghe lại bài video cách chăm sóc da của tôi nhé.  

- Kem trụ sinh (triple antibiotic) cũng là loại kem quý vị nên có dành cho các trường hợp phỏng nhẹ, đứt tay, gãy ngứa vết thương lâu lành. Kem trụ sinh giúp da giữ ẩm và làm lành vết thương trong lúc ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. 

9. Thuốc ho, giảm đờm, nghẹt mũi (Guaifenesin, Dextromethorphan, Fluticasone/Oxymetazoline xịt, hay Pseudoephedrine)

- Ho là một triệu chứng khó chịu khác, kèm theo nghẹt mũi, tăng đờm. Trong mùa Covid-19, đây có thể là những triệu chứng đầu tiên cần phải được chữa ngay lập tức để giảm thiểu các tổn thương vùng hô hấp. 

- Guaifenesin trị ho bằng cách giảm đờm trong thanh quản, giảm khó chịu và giảm ho trong khi đó Dextromethorphan ức chế phản xạ hon. Kết hợp Dextro/Guaifenesin chữa ho giảm đờm khá hiệu quả. Dùng thuốc dị ứng Loratadine có thể giảm ho nếu quý vị ho do dị ứng. 

- Nghẹt mũi có thể dùng thuốc xịt Fluticasone hay Oxymetazoline. Lưu ý là không nên dùng thuốc xịt mũi quá lâu do có thể gây nghẹt mũi trở lại. Thay vào đó, tập các bài hít thở để tăng không khí đường mũi. Quý vị bị nghẹt mũi cũng có thể dùng thuốc Pseudoephedrine để cải thiện. Các tác dụng phụ có thể của các thuốc chống nghẹt mũi/ho là nhức đầu, khô cổ, và đắng cổ. 

 - Lưu ý là qúy vị chỉ nên dùng các thuốc này ngắn hạn. 

10. Thuốc nhỏ mắt (Artificial tears, anti-allergy, antibiotic eye drops) và thuốc nhỏ lỗ tai.

- Đôi mắt của chúng ta là cửa sổ nhìn ra thế giới. Các bệnh về mắt như ngứa mắt, đỏ mắt do dị ứng, viêm nhiễm vi khuẩn, virus, hay khô mắt sẽ làm mắt quý vị khó chịu, nhất là khi đọc bài viết dài như thế này của BS Wynn. Vì vậy, có sẵn trong nhà lọ nước mắt nhân tạo sẽ giúp đôi mắt quý vị mát hơn trong mùa Covid-19. 

-  Các loại thuốc nhỏ mắt dị ứng chứa ketotifen fumarate là loại nhỏ mắt quý vị có thể mua ngoài tiệm. Loại này dùng chữa các bệnh đỏ mắt, ngứa mắt, hay viêm sưng mắt. Thuốc nhỏ mắt trụ sinh chloramphenicol 0.5% là loại trụ sinh nhỏ vào mắt trong trường hợp mắt bị nhiễm khuẩn. Thuốc nhỏ mắt có chứa Steroid như Hydrocortisone có thể mua ngoài tiệm, nhưng cần phải dùng cẩn thận trong trường hợp quý vị bị giời leo hay các bệnh nấm ở mắt. Quý vị nên hỏi BS mắt nếu có bất kỳ thắc mắc gì.  

- Lỗ tai bị đóng cứt ráy lâu ngày có thể khiến quý vị nghe không rõ, đôi khi quý vị phải nói thật to làm phiền người xung quanh. Quý vị có thể có thể mua dung dịch pha loãng Hydrogen Peroxide-Urea (Debrob) hay dầu Mineral oil để làm mềm cứt ráy. 

- Quý vị nên đi khám BS mắt ngay khi các triệu chứng về mắt không bớt hay tệ hơn. Quý vị cũng nhớ khám lỗ tai/thính lực ngay khi không nghe rõ âm thanh xung quanh mình. 

Chúc mọi ngưỡi giữ sức khỏe tốt. 


BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Sep/2021 lúc 8:45am

13 Bí Ẩn Thú Vị Về Cơ Thể Con Người



Dưới đây là 13 điều kỳ diệu của thân thể con người:  

1.Trong lúc ngủ, não người hoạt động mạnh hơn so với lúc xem Tivi. Bạn có thể lý giải đơn giản bằng cách đưa ra giả thuyết về các ‘bộ phim’ sống động trong giấc mơ! 

2. Dạ dày của bạn cần phải tạo ra một lớp màng nhày mới cứ sau 2 tuần lễ, nếu không, nó sẽ tự“ăn thịt” nó.  

3. Một đời người sẽ mất đi tới 18 kg da và làn da của bạn sẽ liên tục được “thay da đổi thịt” như thế đến 900 lần. Tất nhiên không như ve sầu lột xác, các tế bào chết sẽ kết hợp với bụi bẩn và dịch nhờn trên da mà tạo thành ‘ghét’. 

4. Móng tay của ngón cái mọc chậm nhất, móng tay của ngón giữa mọc nhanh nhất. Móng tay mọc nhanh gấp 2 móng chân. Móng tay trắng và tóc đen nhưng lại cùng làm từ một nguyên liệu, trong Đông y gọi là ‘huyết dư’, tức là được tạo ra từ máu dư thừa.

5. Râu ria thuộc loại lông mọc nhanh nhất ở con người

6. Khi con người chết đi, cơ thể khô lại, tạo ra ảo giác là móng tay và tóc còn tiếp tục mọc thêm sau khi chết.

7.  Không bao giờ bạn có thể hắt hơi mà không phải nhắm mắt. Hắt hơi là một phản xạ có lợi giúp cơ thể tống ngoại vật ra ngoài nên bạn đừng bao giờ kìm chế lại. Hãy che miệng và quay mặt đi hướng khác để giữ phép lịch sự 

8. Khi bạn hắt hơi, mọi chức năng của cơ thể đều ngưng hoạt động, kể cả trái tim, nó sẽ ngừng đập 1/1.000 giây.

9. Xương đùi của con người cứng hơn bê tông. 

10. Thị lực của con trai tốt hơn thị lực của con gái nhưng thính lực của con gái lại tốt hơn thính lực của con trai. Điều đó cũng có thể hiểu vui rằng tại sao “con trai yêu bằng mắt, con gái yêu bằng tai”.

11. Từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành, mắt của chúng ta vẫn không thay đổi, trong khi đó, tai và mũi không ngừng phát triển cho đến lúc cuối đời.

12. Người còn một mắt chỉ bị mất khoảng 1,5 thị lực, nhưng mất toàn bộ cảm giác về chiều sâu.  

13. Nguồn gốc của nước mắt là máu:

Nước mắt nguyên ban đầu chính là những giọt nước trong máu, nó được lọc ra bởi tuyến lệ. Cơ quan này nằm ở khóe mắt, chỉ nhỏ bằng hạt gạo mà sản xuất nước mắt với tốc độ phi thường.

Khi bạn chớp mắt, nước từ hai tuyến lệ phun một lớp nước mỏng tráng giác mạc nên mắt không bị khô. Sau khi đã làm ướt giác mạc, nước mắt bốc hơi một phần, phần còn lại được đưa vào một cái ống gọi là “lệ tị” và làm ẩm ống này.

Giác mạc là bộ phận không có các mạch máu, nó được nuôi dưỡng nhờ thẩm thấu từ các mạch máu quanh rìa, từ nước mắt và thuỷ dịch.

Khi bạn khóc, tuyến lệ như gặp lệnh “xả nước”, nước mắt rơi trên má, cùng lúc chảy theo ống lệ tị xuống khoang mũi và cổ họng, làm cho mắt mũi đều tèm lem. Thế nên, nếu bạn khiến cho một ai đó khóc thì cũng giống như là làm họ chảy máu vậy.


Theo NTDT - Mai Trà

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Oct/2021 lúc 10:03am

12 tác nhân gây rối loạn nội tiết nguy hiểm nhất

BM

Các hóa chất công nghiệp được cho là nguy hiểm với chúng ta vẫn tồn tại phổ biến trong các sản phẩm và môi trường.


Tránh các hóa chất này và hậu quả gây rối loạn hormone của chúng. 


BM


Các tác nhân gây rối loạn nội tiết rất đáng sợ. Những hóa chất tổng hợp này được hấp thu vào cơ thể, sau đó bắt chước hoặc ức chế các hormone, gây rối loạn chức năng bình thường của cơ thể. 


BM


Thật không may, theo Danh sách 12 Chất bẩn gây rối loạn Nội tiết của Nhóm Hoạt động vì Môi trường (EWG), các tác nhân gây rối loạn nội tiết có trong rất nhiều loại sản phẩm. Danh sách này bao gồm những chất gây rối loạn nội tiết nghiêm trọng nhất. 12 chất này rất đáng sợ và đang lan tràn khắp nơi. Bài viết này sẽ khái quát những thông tin về từng loại là gì và làm thế nào để tránh phơi nhiễm với chúng. 

 

1_ BPA


BM


BPA, viết tắt của bisphenol A, là hóa chất đứng đầu trong danh sách. BPA được dùng để sản xuất nhựa polycarbonate, bao gồm cả dụng cụ ăn bằng nhựa và một vài đồ chơi. Nhựa epoxy làm từ BPA được sử dụng để lót các hộp thực phẩm. BPA được chứng minh là liên quan đến ung thư vú cũng như những ung thư khác, và có ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của động vật thí nghiệm. Một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật với 2517 người tham gia từ 6 tuổi trở lên đã tìm thấy BPA trong nước tiểu của hầu hết những người được xét nghiệm. 

 

Cách tốt nhất để tránh phơi nhiễm với BPA là thay thực phẩm đóng hộp bằng các thực phẩm tươi sống hoặc tìm những thực phẩm đóng hộp không có BPA, thường sẵn có ở hầu hết những cửa hàng thực phẩm tự nhiên. Một số sản phẩm hiện đang được quảng cáo là không có BPA, nhưng được cảnh báo có chứa nhiều chất thay thế như BPF, BPS, có vẻ cũng không tốt như BPA. 

 

2_ Dioxin


BM


Dioxin đứng vị trí thứ 2, là một loại chất ô nhiễm hóa học hình thành trong quá trình đốt cháy như đốt chất thải hoặc một số quy trình công nghiệp, bao gồm tẩy trắng bột giấy. Người dân chủ yếu bị phơi nhiễm với dioxin thông qua việc ăn thực phẩm ô nhiễm và các sản phẩm vệ sinh phụ nữ. Dioxin được phát hiện là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sinh sản và phát triển tâm thần, can thiệp đến các hormone và phá hủy hệ thống miễn dịch.


BM


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả mọi người đều phơi nhiễm với dioxin ở một mức độ nhất định. Thực phẩm bị nhiễm dioxin nhiều nhất bao gồm thịt, sữa, trứng, bơ và cá, nghĩa là cách tốt nhất để giảm phơi nhiễm là ăn ít đi các sản phẩm có nguồn gốc động vật.

 

3_ Atrazine


BM


Atrazine là một trong những loại thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi nhất ở Hoa Kỳ. Atrazine chủ yếu được sử dụng trên ngô, lúa miến, mía và được áp dụng nhiều nhất ở vùng Trung Tây. Thuốc trừ sâu đã bị cấm ở Âu Châu. Một phân tích năm 2009 về việc uống nước và nước bề mặt của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên (NRDC) cho thấy ô nhiễm “lan tràn” khắp vùng Trung Tây và phía Nam. Atrazine được tìm thấy trong 80% mẫu nước uống được lấy tại 153 hệ thống nước công cộng. Tất cả 20 lưu vực được lấy mẫu vào năm 2007 và 2008 đều chứa atrazine. Mười sáu trong số các mẫu đầu nguồn có nồng độ trung bình cao hơn mức này [mức có thể phát hiện được] có thể gây hại cho thực vật và động vật hoang dã.


BM


Cách tốt nhất để tránh phơi nhiễm với atrazine là mua sản phẩm hữu cơ và sử dụng máy lọc nước uống.

 

4_ Phthalates


BM


Phthalates là một nhóm hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa dẻo hơn. Chúng được sử dụng trong tất cả các loại sản phẩm, bao gồm sàn vinyl, các chất kết dính, quần áo nhựa (áo mưa), vòi làm vườn, đồ chơi bơm hơi và một số sản phẩm chăm sóc cá nhân (xà phòng, dầu gội đầu, thuốc xịt tóc và sơn móng tay). Một số nghiên cứu cho thấy phthalate gây nhầm lẫn giới tính ở những trẻ em tiếp xúc với chúng. Một nghiên cứu trên 145 trẻ em mẫu giáo cho thấy rằng những bà mẹ có nước tiểu chứa nồng độ cao hai loại phthalate phổ biến trước khi sinh có con trai ít chơi các đồ chơi và trò chơi dành cho nam giới hơn.


BM


Cách tốt nhất để tránh phơi nhiễm phthalate là tránh sử dụng các đồ chứa đựng thực phẩm bằng nhựa. Một cách khác là đọc các nhãn sản phẩm và tìm kiếm thành phần “mùi thơm.” Hầu hết các loại nước hoa đều chứa phthalate.

 

5_ Perchlorate


BM


Perchlorate có trong tự nhiên và là một hóa chất nhân tạo được sử dụng để làm nhiên liệu cho tên lửa, pháo hoa, pháo sáng và chất nổ. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) thừa nhận rằng Perchlorate có thể có “tác dụng phụ đối với sức khỏe” vì các nghiên cứu cho thấy Perchlorate có khả năng làm gián đoạn sản xuất hormone của tuyến giáp cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường. Cả EWG và dữ liệu thử nghiệm của chính phủ đều phát hiện ra rằng perchlorate được tìm thấy trong nhiều sản phẩm và sữa ở Hoa Kỳ.


BM


Bạn hầu như không thể tránh phơi nhiễm, nhưng có thể giảm những ảnh hưởng của nó bằng cách đảm bảo chế độ ăn của bạn có đủ iodine. 

 

6_ Chất chống cháy


BM


Cơ quan EPA phân loại các hóa chất trong một số chất chống cháy là “khó phân hủy, tích lũy sinh học và độc hại cho cả con người và môi trường.” Hội đồng NRDC gọi chất chống cháy là “ví dụ cổ điển về việc sử dụng hóa chất một cách ngu ngốc”. Các nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa các hóa chất này với chỉ số IQ thấp hơn và các ảnh hưởng nghiêm trọng khác đến sức khỏe.

 

Có một vài cách để bạn tránh phơi nhiễm, bao gồm sử dụng máy hút bụi có bộ lọc HEPA, và cẩn thận khi thay tấm thảm cũ. 

 

7_ Chì


BM


Chì gây hại đến hầu hết mọi cơ quan và hệ thống trong cơ thể chúng ta. Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống đặc biệt dễ bị tổn thương bởi chì, nhưng người lớn và trẻ lớn hơn cũng có thể bị ảnh hưởng. Cơ quan EPA liệt kê một số cách để tránh nhiễm chì, bao gồm kiểm tra và bảo dưỡng các bề mặt được sơn để ngăn ngừa việc hư hỏng, làm sạch các mảnh vụn trên tấm chắn cửa hoặc vòi máy sục khí và thường xuyên rửa tay và đồ chơi của trẻ em.


BM


Một cách khác để giảm phơi nhiễm là thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh vì nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn uống lành mạnh hơn sẽ hấp thụ chì ít hơn. 

 

8_ Asen


BM


Khi nghĩ đến asen, bạn có thể sẽ nghĩ đến việc giết người bằng cách đầu độc. Tuy nhiên, asen được tìm thấy trong một số nguồn cung cấp nước uống. Asen có thể gây ung thư da, bàng quang và phổi.

 

Cách tốt nhất để giảm phơi nhiễm là sử dụng máy lọc nước làm giảm nồng độ asen.

 

9_ Thủy ngân


BM


Thủy ngân là một nguyên tố xuất hiện tự nhiên và được tìm thấy trong không khí, nước và đất. Thậm chí chỉ cần tiếp xúc với một lượng nhỏ cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và là nguy cơ tiềm ẩn trong ngôi nhà của bạn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi thủy ngân là một trong 10 hóa chất hàng đầu gây ra mối lo ngại chủ yếu với sức khỏe cộng đồng.

 

Theo EWG, nó đi vào không khí và đại dương chủ yếu thông qua quá trình đốt than.

 

Cách tốt nhất để tránh phơi nhiễm là ăn đồ biển an toàn hơn. Hãy xem hướng dẫn bỏ túi trực tuyến của Monterey Bay Aquarium’s Seafood Watch. 

 

10_ Hợp chất Perfluorin 


BM


Hợp chất Perfluorin được sử dụng để sản xuất vật dụng nấu ăn chống dính. Cơ quan EPA lo ngại về PFC vì chúng được tìm thấy trong môi trường, động vật hoang dã và con người ở khắp nơi trên thế giới. Chúng được phát hiện là độc hại đối với động vật thí nghiệm và động vật hoang dã. Việc tiếp xúc với PFCs là phổ biến.

 

Bỏ chảo chống dính và tránh dùng quần áo, đồ nội thất, thảm chống thấm nước và bay màu là những cách tốt nhất để tránh phơi nhiễm.

 

11_ Thuốc trừ sâu Phospho hữu cơ


BM


Thuốc trừ sâu Phospho hữu cơ gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh bằng cách phá vỡ enzyme điều hòa [nồng độ] chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Mạng lưới Hành động Thuốc trừ sâu đặc biệt quan tâm đến chúng vì một số loại trái cây và rau quả bị nhiễm các loại thuốc trừ sâu độc hại này.

 

Mua sản phẩm hữu cơ là cách tốt nhất để tránh phơi nhiễm. 

 

12_ Glycol Ete


BM


Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, glycol ete có trong một số sản phẩm gia dụng, bao gồm các sản phẩm tẩy rửa, xà phòng lỏng và mỹ phẩm. Các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra các tác động đến cơ quan sinh sản và sự phát triển tâm thần khi hít phải và tiếp xúc bằng miệng với ete glycol.

 

Bạn có thể tránh phơi nhiễm bằng cách đọc các nhãn sản phẩm và tìm kiếm những thành phần chẳng hạn như 2-butoxyethanol (EGBE) và methoxydiglycol (DEGME). 

 

Gina-Marie Cheeseman là một nhà văn tự do. Bài báo này được xuất bản lần đầu tiên trên NaturallySavvy.com

 

 

 

Gina-Marie Cheeseman  _  Tú Liên

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Oct/2021 lúc 3:22pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Oct/2021 lúc 9:36am

Mặt Trái Của Thuốc Tây: 8 Điều Cần Ghi Nhớ 


Thuốc%20tây%20là%20gì?%20Giải%20mã%20bí%20ẩn%20sâu%20bên%20trong%20của%20thuốc%20tây

Anh Chị ạ, bệnh nhân đến một phòng khám nào đó & được nhân viên y tế tiêm thuốc trực tiếp vào khớp, vào vai gáy mà không kèm theo 1 lời giải thích, bệnh nhân cũng không một câu hỏi đi kèm là điều hết sức bình thường ở đất nước mình. Thậm chí, khi bác sĩ Khánh hỏi thì tên thuốc bệnh nhân cũng không biết, chưa kể đến tác dụng, tác dụng phụ cũng như những nguy cơ, biến chứng của tiêm truyền thì bệnh nhân càng chưa ý thức được. Có lần khác Bs kê đơn điều trị thoái hoá cột sống, bệnh nhân thắc mắc tại sao trong đơn lại không có thuốc…kháng sinh, hoặc bệnh nhân luôn bày tỏ mong muốn những thuốc gì “tốt nhất, đắt nhất”, trong khi thuốc đúng bệnh mới là điều quan trọng. Ngoài ra ở mình, mọi người cũng dễ dàng mua hầu hết các loại thuốc ở bất cứ quầy dược nào mà không cần đơn của bác sĩ. Vấn đề hiện nay chính là sự hiểu biết của người dân mình về thuốc, tác dụng điều trị cũng như những mặt trái khủng khiếp của nó chưa thực sự cao, mọi người “dễ dàng” tiếp nhận viên thuốc cho vào miệng với hy vọng bệnh sẽ qua nhanh & sẽ chẳng mảy may nghĩ gì, mọi người đâu biết rằng, những mặt trái của nó mang đến có thể còn nặng nề hơn gấp rất nhiều lần, nếu chúng ta thiếu hiểu biết hoặc lạm dụng nó.

Với mong muốn để mọi người hiểu & biết hơn phần nào khi sử dụng, Bs Khánh xin được gửi đến bài viết:


 “NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRONG SỬ DỤNG THUỐC TÂY”,

Rất mong Anh Chị hãy dành 5 phút tìm hiểu nhé! Bs xin được cảm ơn. 


1. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (U.S CDC), có tới một phần ba đến một nửa việc sử dụng kháng sinh ở người là không cần thiết hoặc không phù hợp. Hầu hết các trường hợp đau họng, đau nhức xương khớp, sốt và hắt hơi sổ mũi…có nguyên nhân từ các vi rút, mà vi rút lại không bị tiêu diệt bởi kháng sinh, chính vì vậy kháng sinh sẽ không có tác dụng điều trị gì, thậm chí khi dùng kháng sinh sẽ làm cơ thể mệt mỏi hơn hoặc có thêm những tác dụng phụ khác. Khi có những triệu chứng như trên, chỉ cần anh chị ăn uống nâng cao thể trạng, tăng cường sử dụng hoa quả tươi, hạn chế ra ngoài gió & tiếp xúc với mọi người và có thể điều trị thêm triệu chứng như: ho thì uống thuốc ho, long đờm; sốt thì dùng thuốc hạ sốt; sổ mũi, nghẹt mũi thì dùng nước muối biển, thuốc làm co mạch hoặc kháng histamin… Chỉ khi bác sĩ xác định nguyên nhân của bệnh là do nhiễm khuẩn hoặc cảm cúm có bội nhiễm vi khuẩn thì mới được sử dụng những loại kháng sinh phù hợp. Anh chị cần ghi nhớ: Việc xác định bệnh do nhiễm khuẩn và quyết định sử dụng kháng sinh do bác sĩ, mình không tự ý sử dụng.

 

2. Trẻ em bị tiêu chảy cũng như vậy, rất nhiều trường hợp có nguyên nhân là vi rút nên chỉ cần lưu ý bổ sung nước và điện giải, tăng cường cho trẻ bú.. Khi anh chị sử dụng kháng sinh với trẻ bị tiêu chảy do vi rút không chỉ làm cho trẻ mệt mỏi hơn mà hệ vi khuẩn đường ruột còn non nớt của trẻ cũng bị rối loạn nghiêm trọng => trẻ càng tiêu chảy nặng hơn & ảnh hưởng lâu dài sau này đó là việc trẻ sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hoá, ăn khó tiêu hoặc lười ăn, trẻ cũng dễ bị nhiễm các bệnh lý đường ruột khác…Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, khi hệ vi khuẩn của trẻ bị rối loạn, lớn lên trẻ dị bị dị ứng, béo phì hơn những trẻ khác.

 

3. Nhiều người đang có suy nghĩ “Kháng sinh chữa bách bệnh”, sự thật lại không như vậy. Để dể tưởng tương, bệnh tật có thể chia làm 7 nhóm, bao gồm: các bệnh lý bẩm sinh, các bệnh lý chuyển hoá, các bệnh lý do ngộ độc, các bệnh lý miễn dịch, các bệnh lý do thoái hoá, các bệnh lý nhiễm trùng và những chấn thương do tai nạn gây ra. Trong 7 nhóm trên, hầu như chỉ có nhóm bệnh lý nhiễm trùng và những tai nạn rách da chảy máu bệnh nhân mới có chỉ định sử dụng kháng sinh, đa số các bệnh lý còn lại sử dụng những nhóm thuốc chuyên biệt khác. Nói vậy để mọi người hình dung ra, kháng sinh không có chỉ định sử dụng nhiều như chúng ta nghĩ.

 

4. Kháng sinh đang là vấn đề y tế nhức nhối toàn cầu:

Khi một loại kháng sinh không còn có tác dụng trên một chủng vi khuẩn nhất định, những vi khuẩn này được gọi là kháng kháng sinh và đây chính là là một trong những vấn đề sức khỏe bức xúc nhất trên thế giới hiện nay. Riêng ở Mỹ mỗi năm có khoảng 2 triệu ca nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh và trong đó có đến 23 000 ca tử vong, ngoài ra, những chủng vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm như tụ cầu vàng, lao kháng thuốc, ký sinh trùng sốt rét cũng đã được “tạo ra” và gây ra rất nhiều thách thức cho các bác sĩ. Bất kỳ loại vi khuẩn nào tồn tại trong điều trị kháng sinh đều có thể nhân lên và truyền lại tính kháng của nó cho thế hệ sau. Nguy hiểm hơn, một số vi khuẩn có thể chuyển các đặc tính kháng thuốc của chúng sang các chủng vi khuẩn khác làm cho tình trạng kháng thuốc càng trở nên phức tạp và lan rộng. Thói quen sử dụng kháng sinh trong hầu hết các trường hợp bệnh tật (kể cả nhiễm vi rút), thói quen không tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ (Bs kê đơn 7 ngày, dùng vài ngày khỏi đã bỏ thuốc hoặc vài ngày chưa cải thiện đã thay thuốc), thói quen sử dụng kháng sinh mạnh “dập” bệnh từ đầu của các bác sĩ…đã góp phần đẩy nhanh tốc độ kháng kháng sinh trong cộng đồng. Anh chị cần biết, chính anh chị là người chịu hậu quả đầu tiên khi tình trạng kháng kháng sinh xảy ra do thói quen dùng thuốc của chính mình.

 

5. Mặt trái khác của kháng sinh:

➢ Khi dùng kéo dài, kháng sinh gây rối loạn nghiêm trọng hệ vi khuẩn đường ruốt, làm mất cân bằng hoạt động đường ruột => tăng nguy cơ mắc bệnh lý tự miễn như bệnh  viêm đường ruột và bệnh tiêu chảy phân mỡ..

➢ Ngộ độc gan: Thuốc kháng sinh cũng là “khắc tinh” đối với gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc kháng sinh rất hại cho mô gan, làm cho các chỉ số xét nghiệm chức năng gan như AST và ALT tăng vọt, trong đó phải kể đến kháng sinh Azithromycin, Clindamycin, kháng sinh nhóm metronidazole.

➢ Kháng sinh thuộc nhóm thuốc đầu bảng dễ gây dị ứng, sốc phản vệ, đặc biệt nhóm Penicilin, Amoxicilin…

➢ Mất cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể, tao bón, chán ăn, chậm lớn..

➢ Ảnh hưởng đến một số cơ quan quan trọng ở trẻ em: xương khớp, men răng, tang nguy cơ hen suyễn và dị ứng..

➢ Giảm tiết sữa sau sinh. 


6. Thuốc tây bản chất là những HOÁ CHẤT TỔNG HỢP: bất đắc dĩ chúng ta mới cho vào cơ thể để trị bệnh, anh chị nhé! Một số “Ảnh hưởng khủng khiếp” của thuốc tây có thể liệt kê ra đây:

➢ Với thuốc giảm đau: Có hai loại thuốc giảm đau hay dung đó là Tylenol và thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Tylenol là thuốc giảm đau có chứa acetaminophen, một phân tử đa năng có tác dụng giảm sốt, giảm đau rất tốt và được dung rộng rãi với bệnh viêm khớp mãn tính. Tuy nhiên, acetaminophen là dược phẩm có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan nếu sử dụng không đúng hướng dẫn, đặc biệt là những người có bệnh lý về gan hoặc hay uống rượu, ngoài ra đã có rất nhiều những nghiên cứu chỉ ra rằng Acetaminophen có liên quan đến khoảng hơn 30% các trường hợp suy thận, những nghiên cứu này được thực hiện ở những bệnh nhân suy thận và trong số đó có những bệnh nhân lạm dụng acetaminophen. Với NSAID, dị ứng nghiêm trọng và xuất huyết đường tiêu hoá là hai biến chứng hay gặp nhất, đặc biệt ở những người có bệnh lý viêm khớp kéo dài và kèm uống rượu.

➢ Thuốc tránh thai: Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, các loại thuốc tránh thai đường uống có thể làm giảm lượng axit folic, một số loại vitamin và khoáng chất như magiê, selen, kẽm.. điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến khả năng tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi, chuyển dạ đẻ non. Nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ, nhưng theo các nhà khoa học, rất có thể nguyên nhân liên quan đến estrogen và progestogens  có trong thuốc tránh thai.

➢ Với thuốc an thần, gây ngủ: Đã có rất nhiều khuyến cáo khi sử dụng nhóm thuốc này tuy nhiên có vẻ như mọi người đang cố tình làm ngơ. Thuốc gây tình trạng nghiện, nặng hơn nữa là gây tử vong nếu dùng quá liều là những mặt trái khi lạm dụng nhóm thuốc này, ngoài ra thuốc cũng có nguy cơ làm mất trí nhớ thoáng qua hoặc mất trí nhớ kéo dài kéo dài, thời gian thải trừ thuốc có thể lên đến 20 giờ sau khi dùng cũng là một nguy cơ khi ta lạm dụng nhóm thuốc an thần, gây ngủ.

➢ Aspirin: hay còn có tên khác là axit acetylsalicylic là một loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, ức chế kết tập tiểu cầu, đây là thuốc đầu tay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên những tác dụng phụ do aspirin “mang đến” cũng rất khủng khiếp như gây tăng nguy cơ xuất huyết (chảy máu mũi, xuất huyết dạ dày..), mất nước và tăng kali máu, nhiễm toan chuyển hoá và suy hô hấp. Ngoài ra với trẻ em dưới 12 tuổi, chúng ta không nên dùng Aspirin khi trẻ sốt hoặc cảm cúm, thuỷ đậu vì có thể gây suy thận cấp cũng như tăng nguy cơ trẻ bị hội chứng Reye (hội chứng não-gan rất nguy hiểm).

➢ Thuốc trị viêm loét dạ dày: Nhóm thuốc kháng axit (antacid) có thể gây nhiễm kiềm toàn thân, gây cạn kiệt phosphonat và táo bón, chán ăn. Sự hấp thu các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12, folate và vitamin C cũng bị ảnh hưởng bởi các thuốc ức chế tiết axit dịch vị. Nếu bạn cần sử dụng thuốc ức chế axit dài ngày, điều quan trọng là tuân thủ chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hoá. Nhóm thuốc ức chế bơm proton hiện nay được ưu tiên dung nhiều nhất vì tác dụng nhanh, mạnh và ít tác dụng phụ, tuy nhiên khi sử dụng bệnh nhân vẫn thường đau đầu, buồn nôn và có thể là cả tiêu chảy. Với việc sử dụng lâu dài các loại thuốc này có thể dẫn đến một số hậu quả như loãng xương, thiếu máu do thiếu sắt và lâu lành vết thương.

➢ Thuốc dân gian, gia truyền: Hiện nay số lượng bệnh nhân tìm đến thuốc dân gian, gia truyền, thuốc Nam vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối cao. Hiệu quả điều trị của thuốc thì chỉ có bệnh nhân cảm nhận được, tuy nhiên mặt trái của thuốc cũng không ít. Hàm lượng-thành phần thuốc, phụ phẩm, tác dụng và những tác dụng không mong muốn…là những thông tin mà chúng ta rất khó nắm tận tường khi lựa chọn sử dụng nhóm thuốc này. Có rất nhiều bệnh nhân đến viện sau một thời gian dùng thuốc gia truyền đã bị suy thận, suy gan, loét đường tiêu hoá nghiêm trọng, xuất huyết dưới da, rối loạn phân bố mỡ, loãng xương, phù mặt hoặc phù toàn thân…Thỉnh thoảng các Bs còn gặp bệnh nhân bị ngộ độc kim loại nặng, sốc thuốc phải vào viện cấp cứu.

Ngoài ra, hiện nay đã có nhiều trường hợp thuốc tây (mà chủ yếu là corticoid) đã được các “Thầy lang” pha trộn vào trong các gói thuốc cổ truyền để làm tăng nhanh tác dụng của thuốc nhưng lại chưa lường hết được những tác dụng phụ mà nó mang lại. Với nhóm thuốc này, Bs khuyên mọi người nên tìm hiểu kỹ ngọn nguồn, tham khảo các Bs và báo sớm những triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc.

➢ Thuốc các con cháu gửi về: Bs khuyên nên chỉ sử dụng khi đọc được tên thuốc, biết được thành phần, tác dụng, tác dụng phụ và cả hạn sử dụng của thuốc. Tốt nhất vẫn nên tham khảo các Bs hoặc dược sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý dung thuốc mà ngôn ngữ ghi trên hộp, thành phần tác dụng của thuốc…mình không đọc được.

 

7. Thuốc và ung thư: Các thuốc hoá chất điều trị ung thư chứa tác nhân alkyl hoá như Cyclophosphamid, Chlorambucil, Busulfan….được chứng minh cũng góp phần gây nên các u lympho, bệnh bạch cầu và các thể ung thư khác. Ngoài ra, một số trong chúng cũng là tác nhân ức chế miễn dịch mạnh, vì vậy được sử dụng trong các bệnh miễn dịch, bao gồm viêm khớp dạng thấp và bệnh u hạt Wegener. Việc sử dụng lâu dài Diethylstibestrol (sử dụng trong điều trị ức chế tiết sữa sau sinh, các thể viêm âm đạo, triệu chứng mãn kinh…) được cho là gây ung thư nội mạc tử cung sau mãn kinh và là nguyên nhân của ung thư âm đạo của con do tiếp xúc trong buồng tử cung (Theo BỆNH HỌC CÁC KHỐI U-Trung tâm nghiên cứu & phát hiện sớm ung thư-Nhà xuất bản Y Học 2008).

Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng có mối liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh dài ngày với tỷ lệ bị ung thư đại tràng, buồng trứng và ung thư thận tăng cao ở cả hai giới, sử dụng thuốc tránh thai kéo dài hoặc các hóc-môn sinh dục nữ làm tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng và cổ tử cung ở nữ giới.

 

8. Giải pháp hạn chế sự lạm dụng và tác dụng phụ của việc dùng thuốc:

➢ Thực hành vệ sinh tốt để tránh nhiễm trùng. Giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn trong thực phẩm: hạn chế uống sữa tươi, rửa tay thường xuyên và nấu thức ăn đến nhiệt độ sôi chín an toàn.

➢ Tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo. Một số loại vắc-xin được đề nghị bảo vệ chống nhiễm khuẩn, chẳng hạn như bệnh bạch hầu và ho gà 

➢ Anh chị cần ghi nhớ: hơn 80% cảm cúm thông thường là do vi rút, không cần dùng kháng sinh. Nhiều trẻ bị tiêu chảy cũng như vậy.

➢ Khi ốm đau, anh chị cần khám tại các trung tâm chính thống, chuyên khoa, uy tín. Phải thăm khám lâm sàng, dùng thuốc theo đơn và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý đi mua thuốc dùng, tuyệt đối không được bỏ thuốc giữa chừng hoặc thêm thuốc, thay thuốc khi chưa báo cho bác sĩ điều trị. Không bao giờ uống thuốc kháng sinh theo đơn của người khác, không sử dụng thuốc quá hạn sử dụng hoặc đã bóc, mở lâu ngày.

➢ Tìm hiểu về thuốc trước khi sử dụng. Tất cả các loại thuốc theo toa đều có tờ thông tin gọi là Consumer Medicine Information (CMI). Chúng bao gồm thông tin về sử dụng, tác dụng phụ và biện pháp phòng ngừa. Dược sĩ có thể cung cấp CMI cho thuốc của anh chị.

➢ Anh chị hãy hỏi dược sĩ để được tư vấn nếu muốn mua thuốc không bán theo toa. Họ có thể tư vấn cho anh chị về tác dụng phụ và tương tác với các loại thuốc khác mà chúng ta đang dùng. Hãy cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc chúng ta đang uống, bao gồm thuốc theo toa, thuốc mua tự do và thuốc bổ sung.

➢ Hãy xin tư vấn từ bác sĩ của anh chị về ăn uống, sinh hoạt, thể thao và lối sống nếu chúng giúp làm giảm nhu cầu dùng thuốc, vì một số bệnh lý có thể được quản lý tốt hơn với những thay đổi về chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên.

➢ Có một đánh giá hàng năm của tất cả các loại thuốc chúng ta đang dùng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người lớn tuổi bởi vì, khi mọi người già đi, họ có nhiều khả năng bị tác dụng phụ của thuốc hơn. Bất kỳ loại thuốc được coi là không còn cần thiết nên được dừng lại => Hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ nếu anh chị đang dùng thuốc để có thể được hưởng lợi từ một “Đánh giá hàng năm” này. 

➢ Dị ứng, sốc thuốc là những biến chứng nguy hiểm của việc dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, vậy nên cần chủ động thông báo cho bác sĩ, dược sĩ biết được tiền sử dị ứng của mình hoặc người thân trước khi được kê đơn và mua thuốc.

➢ Kiểm tra chức năng gan thận định kỳ khi dùng thuốc tây kéo dài, với những đối tượng nguy cơ cao như cơ địa dị ứng, bệnh lý gan-thận (suy gan, viêm gan, suy thận..), phụ nữ có thai & cho con bú, người có bệnh lý dạ dày…chúng ta cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng thuốc.

➢ Đối với những trẻ điều trị nhiễm trùng dai dẳng hoặc nhiễm trùng nhiều lần mà cần sử dụng kháng sinh nhiều thì nên sử dụng kháng sinh đồ cho trẻ để lựa chọn kháng sinh hợp lý nhất, tránh việc không đáp ứng hoặc đề phòng kháng kháng sinh.

➢ Mỗi gia đình nên xây dựng cho mình một chế độ ăn sử dụng những “kháng sinh thiên nhiên” như tỏi (chữa ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn), men vi sinh và sữa chua, ớt tươi, củ nghệ, các loài hành…nhằm giúp mỗi thành viên trong gia đình có hệ miễn dịch tốt, hạn chế ốm đau & việc phải sử dụng thuốc.

Xin hãy “Share” nếu thấy giá trị. Vì sức khoẻ chung của cộng đồng hoặc có lúc anh chị cần xem lại.

Cảm ơn thật nhiều!

 

BS Trần Quốc Khánh 

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Oct/2021 lúc 9:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.627 seconds.