Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Oct/2021 lúc 7:26am

Mì Gói Ung Thư – Luật Chơi Mỗi Nơi Mỗi Khác 


Ethylen oxide (EtO) là chất khí, không có trong tự nhiên mà do con người tạo ra cho nhiều mục đích khác nhau. EtO chủ yếu được dùng trong kỹ nghệ dệt, lạnh, plastic… Trong y học, EtO dùng để sát khuẩn các dụng cụ y tế, trong thực phẩm để bảo quản nông sản các loại.  

Bài này chỉ nói về ứng dụng của EtO trong thực phẩm, các điểm lợi – hại và luật chơi về an toàn thực phẩm.


Ethylen oxide gây ung thư qua đường hô hấp 

Ethylen oxide không phải là phụ gia thực phẩm để đưa vào chế biến. Nó được dùng ở dạng khí dung để phun vào nông sản như các loại hạt, đậu để diệt khuẩn và nấm mốc. Vì là chất khí, EtO sẽ bay hơi, một số ít còn tồn đọng trong thực phẩm. 

Hít thường xuyên khí EtO có thể gây kích ứng da, mắt mũi, cuống họng, phổi, gây tổn thương não và hệ thần kinh, và sau cùng có thể gây ung thư cho người nếu EtO hiện diện với nồng độ cao trong không khí. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute), ung thư do EtO gây ra được ghi nhận chủ yếu là ung thư máu, dạ dày và vú. 

EtO là chất gây ung thư qua đường hô hấp đã được khẳng định, không còn là điều tranh cãi trong giới khoa học nữa. 

Tuy nhiên, khí EtO tản mác rất nhanh trong không khí, nên tác hại của khí EtO có tính nghề nghiệp, chủ yếu xảy ra trong môi trường sản xuất EtO hoặc dùng EtO làm nguyên liệu. Còn trong bảo quản nông sản, tác hại của khí EtO nhiễm qua đường hô hấp không được quan tâm nhiều. 

 

Qua đường tiêu hóa lại là chuyện khác

Thế dư lượng EtO đọng lại trong nông sản thì sao? Nói cách khác, EtO lây qua đường tiêu hóa, ăn uống có tác hại không? Đây còn là vấn đề tranh cãi. 

Khi EtO có mặt trong thực phẩm, nó dễ dàng chuyển hóa thành ethylen glycol, hoặc các halogenur như 2-chloroethanol (2-CE) và 2-bromoetanol. Những chất này (kể cả EtO), dù chưa có bằng chứng gây ung thư, nhưng thí nghiệm cho thấy có thể gây ngộ độc gen. 

Đây là điều mà một số nhà khoa học lo ngại, dẫn đến mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về EtO trong thực phẩm. 

Châu Âu (EU) không cho phép dùng EtO trong khử trùng nông sản, như một giải pháp “giết lầm hơn bỏ sót”, và xem chất EtO như là thuốc trừ sâu (dù chưa nghe nói EtO diệt được sâu, được rầy, nhưng diệt khuẩn và nấm mốc là điều chắc chắn). Năm 2003, Úc cũng theo chân EU, cấm dùng EtO.

Hoa Kỳ và Canada vẫn cho phép dùng EtO trong bảo quản nông sản, với giới hạn dư lượng nới rộng hơn nhiều so với EU. Còn các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, ngay cả Ủy Ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (Codex) cũng cho phép dùng EtO, và không có ngưỡng giới hạn. Tiêu chuẩn Việt Nam đi theo Codex, nên cũng không giới hạn EtO.

Như vậy, hiện nay chỉ có EU và Úc là cấm dùng EtO trong bảo quản nông sản, còn các nước khác thì thả lỏng. 

  

Từ vụ ethylen oxide trong hạt mè ở châu Âu…

Năm ngoái (2020), dù vẫn còn đang giãn cách về dịch Covid, châu Âu cũng dính vào vụ việc khá ồn ào lên quan đến EtO. Khoảng 268 tấn hạt mè nhập từ Ấn Độ đã bị thu hồi ở Bỉ vì có dư lượng EtO. Khá nhiều trong số lô hàng hạt mè này có giấy chứng nhận nông sản hữu cơ do tổ chức đánh giá ở châu Âu cấp.

Vì không phải là phụ gia thực phẩm nên EtO không được phép đưa vào chế biến,  nhưng trong thực tế, EtO được dùng để phun vào nông sản như các loại đậu, hạt có dầu để diệt khuẩn và nấm mốc. Các loại gia vị như bột tiêu, bột nghệ, bột gừng, ớt khô, mè, các gói gia vị hỗn hợp…, hoặc các loại bánh có hạt như hạt điều, hạt óc chó, hạt dẻ… rất được các cơ quan an toàn soi mói về nguy cơ nhiễm khuẩn như Salmonella, E. coli, nấm mốc, men. EtO lại là chất lý tưởng để tiêu diệt những mầm bệnh này mà không gây tổn hại đến mùi vị sản phẩm như các phương pháp diệt khuẩn khác như chiếu xạ. 

Thế gii hin nay đi theo chui cung ng toàn cu. Trong khi EtO có gây ung thư hay không chưa có bng chng, mà EU li chơi nghit kiu dung sai bng 0 (zero tolerance) như thế thì ch còn nước h t sn t tiêu. 

Nhiều nước thành viên trong khối EU cũng thấy điều đó không ổn. Trong thực tế, một khi đã cấm dùng EtO trong bảo quản nông sản, thì không cần đặt ra ngưỡng giới hạn làm gì cho tốn công. Chỉ cần test: Yes or No là cho qua hay loại bỏ. 

Dù sao cũng nên có chút gì đó… “thông cảm” chứ, nếu không thì chơi với ai?  Do đó, EU đành phải đưa ra ngưỡng giới hạn, dù rất thấp. Nghĩa là ngầm ngầm làm lơ chuyện xài EtO với các nước xuất khẩu, miễn là dư lượng EtO không được vượt mức cho phép.

 

Hiện nay quy định của châu Âu về EtO như sau với mức giới hạn tùy thuộc vào loại sản phẩm:

. Gia vị, trà, ca cao do sử dụng rất ít nên chỉ được phép có mức cao nhất: 0,1 mg/kg. 

. Các loại hạt có dầu quy định gắt hơn với mức 0,05 mg/kg. 

. Các thực phẩm được tiêu thụ nhiều hơn như trái cây, mứt, rau, ngũ cốc ở mức gắt gao nhất: 0,02 mg/kg. 

Hoa Kỳ có mức giới hạn EtO rất hào phóng, cho phép EtO cao gấp cả vài trăm lần so với EU, từ 7 cho tới 940 mg/kg, tùy loại sản phẩm 

 

… cho đến vụ ethylen oxide mì Hảo Hảo – Thiên Hương 

Báo chí mới đây đang ồn ào về vụ mì gói Hảo Hảo bị thu hồi ở Ireland vì dư lượng EtO, rồi lại “băn khoăn” về mì gói Hảo Hảo, liệu có chất gây ung thư trong đó hay không. Gần đây hơn nữa, mì gói Thiên Hương cũng bị EU “vịn” vì dư lượng EtO

Ireland là quốc gia thành viên EU. Công ty Acecook xuất hàng sang EU phải tuân thủ luật chơi của EU, nên vi phạm bị thu hồi cũng không có gì lạ. Vấn đề đặt ra là, đây là lỗi vô tình hay cố ý. 

Như đã nói ở trên, EtO không có trong danh mục phụ gia thực phẩm, và cũng chẳng có công dụng gì trong chế biến thực phẩm, ngoại trừ diệt khuẩn, nấm mốc,  nên rất có thể, EtO nhiễm vào các gói gia vị hoặc gói dầu. Đây là những thứ nguyên liệu tiêu hành ớt tỏi… đặt mua bên ngoài (outsource); nên khâu kiểm soát chất lượng đầu vào có thể bị hớ hênh. Xin nhấn mạnh, đây chỉ giả thuyết. Acecook đang rà soát, kiểm tra lại từng khâu. Hãy chờ xem họ kết luận sơ sót xảy ra ở đâu. 

Nhưng đó là hớ hênh khi xuất mì Hảo Hảo sang châu Âu thôi, chứ còn xuất đi Nhật Bản, Hàn Quốc hay tiêu thụ ở Việt Nam… không có mức giới hạn EtO thì sai sót chỗ nào để phải “băn khoăn” về mì gói?

Quy định về an toàn thực phẩm mỗi nước khác nhau là chuyện thường, không thể căn cứ vào đó để đánh giá nước này quy định ngặt hơn, nước kia lỏng lẻo hơn để tôn vinh hay lên án. Đơn cử một thí dụ mới đây thôi. Đó là vụ tương ớt Chinsu dùng chất bảo quản benzoate bị cấm ở Nhật, xuất qua đó, bị thu hồi sản phẩm hồi năm ngoái. Nhưng châu Âu và Mỹ lại không cấm dùng benzoate trong tương ớt, kể cả Việt Nam. Chẳng lẽ nói Mỹ và EU cẩu thả về an toàn thực phẩm hơn Nhật Bản? 

 

"Tâm tư" mì gói làm gì cho mệt

Nhược điểm của mì gói là thiếu cân bằng dinh dưỡng, vì chủ yếu là chất bột và chất béo, thiếu đạm, xơ và vitamin, nên chỉ ăn chơi hay ăn uống dã chiến thì được, chứ lấy mì gói làm bữa ăn chính thì không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn mì gói, nên bổ sung thêm rau củ, trứng thịt cá… cho đủ dinh dưỡng.  

Còn nói mì gói gây ung thư, phải đưa bằng chứng khoa học được thừa nhận rộng rãi. Quy định cấm dùng EtO của EU không phải là bằng chứng, mà chỉ là chính sách “giết lầm hơn bỏ sót”. Đa số các nước khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngay cả Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (Codex) không chấp nhận quy định về EtO của EU.

Trước khi lên án nhà sản xuất làm ra thực phẩm độc hại, cần phải xem lại quy định an toàn của mỗi nước sở tại. 

Còn để xác định ăn thực phẩm nào đó gây ngộ độc mãn tính do có chứa chất gây ung thư (dư lượng trong giới hạn theo quy định) là điều rất khó khăn trong khoa học, vì phải theo dõi lâu dài, mà trong suốt thời gian dài đó họ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Do đó, khoa học chỉ đưa ra thống kê có tính tham khảo và khuyến cáo nên hạn chế ăn nhiều, chẳng hạn ăn bớt thịt nướng, khoai tây chiên (vì có độc chất acrylamid)…

Người tiêu dùng nên bình tĩnh chờ thông tin chính thức từ cơ quan thẩm quyền. Đừng hoang mang trước những phán xét như thánh của những KOLs trên mạng xã hội, không có kiến thức về an toàn thực phẩm. Dù là thuyết âm mưu đi nữa, cũng không loại trừ chiêu bài “đánh dưới thắt lưng” của giới kinh doanh với nhau… 

Đang lúc giãn cách vì dịch, không thể ra ngoài, mì gói đắt hàng vì là món ăn tiện lợi, trữ được lâu. Nhè lúc này mà gây khủng hoảng “mì gói ethylen” thì đúng là… ác ôn.

 

Vũ Thế Thành

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Oct/2021 lúc 1:20pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Oct/2021 lúc 7:40am

Khả Năng Miễn Dịch Của Bạn Mạnh Hơn Vaccine - Một Số Cách Cải Thiện Sức Đề Kháng

Khả%20năng%20miễn%20dịch%20của%20bạn%20mạnh%20hơn%20vaccine%20-%20Một%20số%20cách%20cải%20thiện%20sức%20đề%20%20kháng%20|%20NTD%20Việt%20Nam%20%28Tân%20Đường%20Nhân%29


Hệ thống miễn dịch của cơ thể con người là một hệ thống chống virus hoàn chỉnh và thông minh. Nó có tổng cộng bốn rào cản, từng lớp một để tách virus ra khỏi cơ thể. (Public Domain Pictures)

Dịch bệnh trên toàn cầu đã lây lan hơn một năm, thậm chí ngày càng xuất hiện thêm nhiều biến thể mới khiến hiệu quả của vaccine bị giảm sút. Việc đặt quá nhiều hy vọng vào vaccine không phải là một ý hay. Trên thực tế, lý do tại sao vaccine có thể chống lại Covid-19 phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống miễn dịch của chính bạn.

Hệ thống miễn dịch của con người có bốn rào cản để ngăn chặn và tiêu diệt virus

Hệ thống miễn dịch của cơ thể con người là một hệ thống chống virus hoàn chỉnh và thông minh. Nó có tổng cộng bốn rào cản, từng lớp một để tách virus ra khỏi cơ thể:

Rào cản đầu tiên: mũi, họng

Hàng rào vật lý là hàng rào đầu tiên của hệ thống miễn dịch, da và chất nhờn trên cơ thể sẽ loại trừ hầu hết các vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác xâm nhập.

Đối với loại coronavirus lây qua đường hô hấp, mũi và họng là rào cản chính.

Khi virus bay vào khoang mũi, lông mũi và lông mao mũi (lông trên niêm mạc mũi) sẽ chặn một phần virus, chất nhầy sau đó dính virus rồi hắt ra ngoài.

Khi bạn mở miệng để nói, hít thở hoặc ăn thức ăn bị nhiễm virus, chất nhầy trong cổ họng sẽ bọc lấy virus và bài tiết ra ngoài qua ho và đờm.

Ở những vùng có dịch nặng, không khí có chứa mật độ virus cao, lúc này ngoài khẩu trang, thì lông mũi, nước mũi và đờm dãi cũng đóng vai trò chính.

Rào cản thứ hai: tế bào biểu mô

Một lượng virus sau khi thoát khỏi hàng rào vật lý sẽ chạm trán với các tế bào biểu mô tiếp theo.

Tế bào biểu mô là lớp tế bào bao phủ hầu hết bề mặt của khoang mũi, họng, khí quản, phế quản và phổi.

Virus corona chủ yếu tấn công các tế bào biểu mô của đường hô hấp người (bao gồm phế quản và phổi). Khi virus xâm nhập vào các tế bào biểu mô, các tế bào biểu mô tiết ra một loại vũ khí rất mạnh - "interferon". Interferon là một chất kháng virus quan trọng, chúng có thể nâng cao khả năng kháng virus của các tế bào biểu mô, ức chế và giảm thiểu sự sinh sản và lây lan của virus.

Nếu hệ thống miễn dịch của con người đủ mạnh, virus sẽ bị xóa sổ hoàn toàn tại đây.

Rào cản thứ ba: khả năng miễn dịch bẩm sinh

Nếu virus vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn, thì khả năng miễn dịch bẩm sinh của con người sẽ được kích hoạt. Đây là khả năng miễn dịch mà con người sinh ra đã có.

Một số lượng lớn các tế bào miễn dịch, chẳng hạn như đại thực bào và tế bào tiêu diệt tự nhiên, chịu trách nhiệm thực bào của virus, bắt đầu loại bỏ coronavirus mới. Ngoài các tế bào miễn dịch, bổ thể trong chất lỏng cơ thể cũng tham gia trận chiến.

Miễn dịch bẩm sinh được đặc trưng bởi phản ứng nhanh chóng và tấn công ngay lập tức, nhưng nó không thể hoạt động trong một thời gian dài.

Nếu khả năng miễn dịch bẩm sinh không thể ngăn chặn nó, nó sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống khả năng miễn dịch có được - hậu phương vững chắc của cơ thể con người và là tuyến phòng thủ cuối cùng.

Rào cản thứ tư: khả năng miễn dịch có được

Tại sao nó được gọi là miễn dịch có được? Vì nó có thể lưu trữ bộ nhớ và trải nghiệm. Mỗi loại virus đều có hình dạng bên ngoài. Protein hình chóp nhọn trên bề mặt của virus corona có các phần nhô ra, tương đương với "khuôn mặt" của nó. Các tế bào miễn dịch thu được có thể ghi nhớ khuôn mặt này. Nếu lần đầu tiên nó gặp phải SARS-CoV-2, khả năng gây chết đối với virus chỉ ở mức 6, nhưng lần thứ hai gặp cùng loại virus, khả năng gây chết có thể lên tới 9. Con số ở đây chỉ là một sự so sánh tương đối.

Có hai tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch có được, cụ thể là các tế bào T và tế bào B. Tế bào B chịu trách nhiệm sản xuất các kháng thể, có thể liên kết đặc biệt với coronavirus mới, và virus được liên kết bởi kháng thể sau đó sẽ bị loại bỏ. Tế bào T có nhiệm vụ làm sạch các tế bào đã bị nhiễm bệnh và ngăn không cho virus nhân lên và lây lan trong cơ thể.

Chúng làm việc cùng nhau để tiêu diệt coronavirus mới, và cuối cùng, "xác" của virus sẽ bị đại thực bào nuốt chửng.

Trên thực tế, hàng rào cuối cùng này cũng là nơi mà vaccine hoạt động để chống lại virus.

Cách vaccine chống lại coronavirus mới

Vậy, vaccine bảo vệ chống lại coronavirus mới như thế nào?

Vaccine hoạt động trên một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể, là phần mà "tế bào B sản xuất ra kháng thể" (và một lượng nhỏ nó hoạt động trên tế bào T).

Như đã đề cập trước đó, các tế bào B sản xuất kháng thể bằng cách ghi nhớ khuôn mặt của virus. Và vaccine là gì? Vaccine tương đương với một loại "virus mô phỏng", mô phỏng các bộ phận quan trọng trên toàn bộ khuôn mặt của virus, chẳng hạn như "mắt và mũi", để các tế bào B có thể ghi nhớ và tạo ra kháng thể. Bằng cách này, vào lần tiếp theo bạn bị nhiễm "virus thực sự", các kháng thể sẽ được triển khai.

Nói cách khác, vaccine là để giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể và thực hiện một "bài tập" trước khi cơ thể bị nhiễm coronavirus mới thực sự.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể con người mạnh hơn vaccine

Nhiều người coi vaccine là chìa khóa then chốt, nghĩ rằng tiêm vaccine có thể bảo vệ họ an toàn, nên không chú ý đến việc giữ gìn hoặc bỏ qua việc nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân. Trên thực tế, hệ thống miễn dịch của bạn quan trọng hơn vaccine.

Vaccine chỉ tăng cường một phần hệ thống miễn dịch

Bốn rào cản của hệ thống miễn dịch giống như không quân, lục quân và hải quân. Sự tồn tại của vaccine tương đương với việc nâng cao một phần khả năng chiến đấu của quân đội.

Tuy nhiên, nếu khả năng miễn dịch tổng thể của người đó được tăng cường, điều đó cũng tương đương với việc tăng cường sức mạnh của lục quân, hải quân và không quân cùng lúc để chống lại Covid-19. Trong trường hợp này, virus thậm chí khó vượt qua nổi ở các hàng rào thứ nhất, thứ hai và thứ ba, trước khi đột phá đến hàng rào miễn dịch có được cuối cùng.

Khả năng bảo vệ của vaccine được chuẩn hóa và cố định, nhưng khả năng miễn dịch của cơ thể lại rất linh hoạt

Ngay sau khi biến thể Nam Phi xuất hiện, hiệu quả của các loại vaccine như Moderna và Novavax đã giảm đi đáng kể. Ví dụ, nghiên cứu của Moderna cho thấy vaccine chỉ có 1/6 khả năng trung hòa kháng thể của biến thể mới. Tại sao lại như vậy?

Bởi vì các mẫu virus được sử dụng để sản xuất các loại vaccine này là các mẫu ban đầu nhất từ ​​tháng 1 năm ngoái. Kể từ đó, virus đã trải qua nhiều lần đột biến. Virus biến thể Nam Phi có chức năng trốn tránh miễn dịch tốt hơn, tức là nó thay đổi "đặc điểm khuôn mặt" để trốn tránh vaccine và hệ thống miễn dịch của con người, ngăn không cho kháng thể nhận ra nó. Sử dụng loại vaccine được chế tạo trên nền tảng virus cũ, rất khó để các kháng thể có từ vaccine nhận ra được biến thể Nam Phi và kích hoạt khả năng bảo vệ trước virus.

Không chỉ vậy, tác dụng của vaccine đối với hệ thống miễn dịch là một lần duy nhất và các kháng thể mà nó tạo ra cũng có thời hạn, công năng của chúng sẽ giảm dần theo thời gian.

Trong khi đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta là một hệ thống linh hoạt và năng động có khả năng chống virus ổn định. Nó có khả năng "phản ứng với mọi thay đổi". Khi chức năng miễn dịch hoạt động tốt và đủ mạnh, ngay cả khi virus đột biến, không cần đến vaccine, khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể cũng đủ để tiêu diệt virus. 

Vậy lý giải ra sao khi cùng một biến thể virus, nhưng có người nhiễm có người không? Đây là lý do:

Chỉ khi khả năng miễn dịch mạnh thì vaccine mới có hiệu quả.

Mặt khác, nếu vaccine có hiệu quả, hệ thống miễn dịch của con người cũng cần phải đủ mạnh. Hệ miễn dịch của người bệnh mãn tính và người già yếu, sau khi tiêm vaccine thì hiệu quả kém hơn so với người khỏe mạnh và người trẻ tuổi.

Vì vậy, để chống lại coronavirus mới, không phải vaccine, mà khả năng miễn dịch tự nhiên của con người mới đóng vai trò quyết định.

 

Nguồn: Khả năng miễn dịch của bạn mạnh hơn vaccine - Một số cách cải thiện sức đề kháng | NTD Việt Nam (Tân Đường Nhân) (ntdvn.com)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Oct/2021 lúc 7:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Nov/2021 lúc 9:50am

Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè 


hình%20ảnh%20cây%20rau%20đắng%20đất%20|%20YDHVN.COM

Đói ăn rau, đau uống thuốc”đó là câu mà ông bà ta thường hay nói.

Rau cỏ vừa là thức ăn vừa là những vị thuốc hữu ích cho tất cả mọi người.

Các sách về Đông y đều nhìn nhận tính trị liệu của một số rau cỏ thảo mộc rất gần gũi với dân tộc ta: Nào là rau răm, diếp cá, tía tô, cải trời, rau đắng đất, rau bò ngót, mồng tơi, khổ qua, rau má, rễ tranh, gừng, nghệ, riềng, sả, hành, tỏi, ớt, v.v… Tất cả đều là những món bình dân, thật dễ tìm và rất phổ biến khắp nông thôn VN và thậm chí trong hầu hết các chợ Á Đông tại hải ngoại.

Ý niệm này cũng không mới mẻ gì. Các danh sư về y học ngày xưa như Hoa Đà, Biển Thước và cả Hippocrate, 2400 năm về trước đều nhìn nhận sự liên hệ mật thiết giữa thức ăn và sức khỏe: “Hãy để thức ăn trở thành những vị thuốc” (Laissez les aliments devenir votre médecine).

                                                                            

***

Từ vài chục năm gần đây, sau những phong trào, “thực phẩm sức khỏe” (health food) ít calo, không chứa đường, ít chất béo, không có bột ngọt (MSG), không cholesterol, lần lần chúng ta thấy xuất hiện những loại thực phẩm mới có chứa thêm nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất khoáng, nhiều vitamins, hoặc có trộn thêm các loại vi khuẩn có ích lợi cho sức khỏe. 

Thật vậy, giới kỹ nghệ thực phẩm rất nhạy bén trước yêu cầu cấp thiết của xã hội, trong đó tầng lớp người già không ngừng gia tăng thêm lên mãi. Và vấn đề sống khỏe, “sống lâu” là mối quan tâm hàng đầu của mọi người trong chúng ta.

 

Một rừng danh từ

Thực phẩm mới thì tên gọi cũng phải mới. Tùy theo mỗi quốc gia mà ý nghĩa của chúng có thể thay đổi đôi chút.

– Thực phẩm chức năng (functional foods):

Là những thực phẩm bình thường, ngoài nhiệm vụ dinh dưỡng căn bản, chúng còn đem đến cho ta những bổ ích về mặt sức khỏe, cũng như có thể giúp ngăn chặn  nguy cơ xuất hiện các bệnh mạn tính. Định nghĩa nầy thật quá rộng rãi. Nó có thể được đem áp dụng cho những loại yogurt, cũng như cho các loại nước ép trái cây có pha thêm vitamins, sữa hoặc calcium.

– Thực phẩm thuốc (pharmafood): 

Là những thực phẩm chức năng được ăn vào như các loại bánh mì hoặc bánh muffin có trộn thêm carotte, nhiều vitamins hoặc nhiều chất khoáng khác nhau. 

– Dưỡng dược (nutraceutical): 

Đây là những loại thực phẩm chức năng ở dạng lỏng, dạng bột, hoặc dưới dạng viên dùng để uống vào. Thí dụ các loại sữa, các loại nước ép trái cây được nhà sản xuất cho tăng cường thêm vitamins, calcium, hoặc các viên dầu cá có chứa nhiều acid béo omega-3, v.v…

– Trợ sinh (probiotic): 

Cũng là thực phẩm chức năng, nhưng đặc biệt là được người ta trộn thêm những loại vi khuẩn sống. Ở một liều lượng thích hợp nào đó, các vi khuẩn nầy giúp chúng ta gầy dựng lại số vi khuẩn tốt sống trong ruột, ngõ hầu chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại. Trợ sinh còn giúp vào việc hấp thụ vitamins nhóm B, làm giảm cholesterol cũng như giúp vào việc ngăn cản hiện tượng sình hơi trong ruột. Các loại yogurt có pha trộn thêm vi khuẩn Bifidus, được xem như là trợ sinh.

Trong nhóm probiotic, còn phải kể đến Prebiotic (thức ăn của probiotic) và Synbiotic (là những sản phẩm có chứa vừa probiotic và vừa prebiotic) nữa.

Phong trào thực phẩm chức năng trên thế giới

Vào năm 1984, chánh phủ Nhật đã cho thành lập những nhóm nghiên cứu về dinh dưỡng để mong tìm những loại thực phẩm có tính phòng và trị được bệnh tật. Mục tiêu của Nhật Bản là để làm nhẹ bớt cán cân ngân sách dùng trong việc duy trì sức khỏe của người dân xứ Phù Tang.

Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng muốn ngăn chặn khuynh hướng bắt chước Tây phương của người Nhật. Đó là thói quen ăn quá nhiều “calo rỗng” (empty calories), có nghĩa là dùng những thức ăn chứa nhiều chất béo, chất đường, nhưng lại quá ít chất xơ, ít chất khoáng và ít vitamins.

Bộ Y Tế Nhật Bản đã ban bố những luật lệ chặt chẽ để kiểm soát những loại thức ăn mới mà họ gọi là FOSHU (food of specified health uses).

Phong trào FOSHU ra đời đã được dân chúng Nhật chiếu cố rất mạnh mẽ. Trong các siêu thị Nhật Bản, thực phẩm chức năng đã chiếm trên 15% diện tích mặt bằng. Sự thành công vượt bực nầy một phần lớn nhờ vào những phát minh cùng những khám phá mới mẻ trong ngành dinh dưỡng học, và một phần khác cũng nhờ vào tư tưởng rất Đông phương của người Nhật xem thức ăn như những vị thuốc. 

Năm 2007, FOSHU đã thu vào trên 6 tỉ $US cho Nhật Bản.

Riêng Canada, thì khiêm tốn hơn, chỉ thu được có khoảng 170 triệu $US  vào năm 1998, lý do chánh là tại luật lệ về quảng cáo còn quá gắt gao và chặt chẽ tại Canada. Santé Canada căn cứ vào luật Canada’s Foods and Drugs act & Regulations cấm việc quảng cáo có hàm ý trị liệu (health claims) trên các loại thực phẩm bán ra. 

Những năm gần đây, lãnh vực  thực phẩm chức năng có mòi phát triển mạnh mẽ hơn với trên 680 công ty chuyên ngành và số doanh thu là $ 3.7 tỉ. Canada đứng hàng thứ 6 trên thế giới về xuất cảng hạt, hạt dầu (oilseeds) và hoa màu đặc biệt (sản lượng 60 triệu tấn/năm) để dùng trong kỹ nghệ thực phẩm chức năng.

Tại Âu Châu, ba quốc gia có kỹ nghệ thực phẩm chức năng phát triển nhất, là Anh, Pháp và Đức với số doanh thu ước lượng vào khoảng 1.3 tỉ đến 3.3 tỉ $/năm.

Chỉ là quảng cáo mà thôi 

Ngày nay thực phẩm chức năng hiện diện khắp mọi nơi, từ các siêu thị lớn đến các hàng quán nhỏ bên đường. Đó là các loại bánh trái, như bánh muffin có thêm carotte có khả năng làm giảm cholesterol trong máu (?), những loại nước trái cây, nước giải khát có tăng cường thêm vitamins, thêm chất khoáng hoặc có thêm một vài loại dược thảo nào đó, uống vào là khỏe ngay…

Hình như Việt Nam mình đã đi tiên phong trong ý niệm thực phẩm chức năng từ lâu rồi mà mình không biết. Nước trái cây xay, còn gọi là nước sinh tố, nước mía lau, rễ tranh, nước rau má, nước sâm, v.v…Chúng là gì nếu không phải là những hình thức nào đó của thực phẩm chức năng?

Ngày nay với những tiến bộ khoa học, người ta biết rất rõ tính chất bổ dưỡng của từng loại chất liệu thêm vào trong thực phẩm. Chẳng hạn những viên dầu cá có chứa chất acid béo omega-3 rất hữu ích trong việc ngừa các bệnh về tim mạch. Margarine có tăng cường thêm chất phytosterol giúp vào việc giảm cholesterol trong máu. Nước trái táo prune có tính nhuận trường. Tất cả đều được xem như những thực phẩm chức năng.

Tại Canada, Công ty Tropicana đã tung ra thị trường một loại nước cam có tăng cường thêm calcium, thêm chất xơ, và thêm các loại vitamins có tính chống oxy hóa (antioxidants) như vitamins A, C, E. 

Công ty Peter Pan cho ra một loại bơ đậu phọng (peanut butter) được tăng cường thêm 8 loại vitamins và chất khoáng.

Thậm chí dân ghiền café cũng có thể tìm thấy các loại Smart coffee có chứa chất Ginkgo biloba có khả năng bồi bổ trí nhớ, chống nhức đầu, ngăn ngừa tai biến mạch máu não (?). Ngoài còn có loại Power coffee có thêm ginseng nữa.

Bên Cali, cũng thấy xuất hiện vài thương hiệu cà phê chức năng mà nổi bật nhứt là công ty Healthy Coffee International inc.

Hai sản phẩm tiêu biểu là Cà-phê Sức Khỏe (Healthy Coffee) và Trà Xanh Sức Khỏe (Healthy Milk Tea) có pha với Nấm Linh Chi (Reishi Mushroom) và Nhân Sâm (Ginseng), đường mía và sữa không chất béo. Bán ra dưới dạng túi (pouch bag) và que (stick) rất tiện lợi. 

Ngoài cà phê ra cũng có các loại nước tăng lực Energy drinksPower drinks như Red Bull, Gatorade có chứa cả chục thứ khoáng chất vitamins và dược thảo rất được giới trẻ và dân chơi thể thao hết lời ca ngợi…Các bạn vô chợ Việt Nam hay chợ Tàu mà xem. Có đủ thứ nước giải khát, dủ màu đủ sắc hết. Thường là sản phẩm nhập từ Đại hàn, Trung Quốc, Đài Loan…Tất cả đều có thêm chất nầy chất nọ như nha đam, sâm, ổi, xoài, v.v… và không thể thiếu các chất hóa học và đường high fructose corn syrup rất nguy hiểm về lâu về dài cho sức khỏe.

Bạn thấy không, toàn là đồ bổ không hà. Đọc những lời quảng cáo trên sản phẩm thấy mà phát ham. Uống vào không bổ bề ngang thì cũng bổ bề dọc mà thôi, nhưng coi chừng có thứ nếu lạm dụng cũng dám đi luôn lắm.

Không nên lạm dụng nước tăng lực

Không những chỉ có sức khỏe mới quan trọng, vấn đề thẩm mỹ và làm đẹp cũng đã được quan tâm đến. Công ty Shisheido, chuyên về mỹ phẩm cho các chị, cũng cho ra Cosmeto Foods, đó là những loại yogurt có chứa nhựa lá cây nha đam Aloès có tính chất làm giảm các nếp nhăn trên mặt (xin bạn nhớ, đây cũng chỉ là lời quảng cáo của người bán mà thôi!).

Công ty Coca Cola cũng chuyển hướng theo thị hiếu của thị trường thức uống bằng cách tung ra các loại nước dinh dưỡng để cạnh tranh với Công ty Pepsi Cola (Jus Tropicana, Gatorade).

Năm 1997, Coca Cola đã cho ra nước giải khát Surge chứa ít gaz, mùi chanh tương tự như loại nước Mountain Dew của Công ty Pepsi.Tại Québec, Công ty A. L***onde Inc. năm 1995 đã cho ra một loại sản phẩm nước trái cây Oasis Pause Santé. Đây là loại nước ép trái cây có pha thêm légumesvitamins, magnésium, bêta carotène và chất sắt. Sau đó, họ còn cho ra tiếp một loại cocktail nước trái cây có pha thêm sữa. Thương vụ của Công ty A L***onde nhờ đó mà tăng lên vùng vụt.

Công ty Mead Johnson, chuyên sản xuất thực phẩm cho trẻ con, cũng nhảy vào thị trường Canada với sản phẩm nước uống lấy tên là Calais. Loại nước nầy được tăng cường thêm calcium, rất tốt cho những người lớn tuổi để phòng chống bệnh loãng xương (osteoporosis). 

Công ty Natrel, năm 1995 đã tung ra loại sữa Ultra lait và Ultra lait calcium (avec plus de 33% calcium), và đã gặt hái kết quả ngoài dự tính của họ.

Bên Ý, người ta có thể mua những loại spaghetti, nouille có tăng cường thêm acid béo omega-3 rất tốt cho tim mạch.

Ở Hoa Kỳ, hầu hết các loại cereals đều có pha thêm folic acid, có công dụng bổ máu, giúp bào thai tạo lập thần kinh và tủy sống tránh nguy cơ xảy ra hiện tượng neural tube defect (là một loại bệnh bẫm sinh).

Những năm gần đây tại Âu châu và Bắc Mỹ thấy xuất hiện loại margarine Benecol. Theo quảng cáo rất «ấn tượng» cho biết thì sản phẩm nầy rất tốt đễ ngừa bệnh tim mạch. Loại margarine Benecol có khả năng làm giảm 14% cholesterol xấu (LDL) xuống, và đồng thời cũng giảm 10% hàm lượng total cholesterol trong máu.

 Công ty Nestlé/Chambourcy tung ra yogurt LCl, và Công ty Danone cũng nối gót theo với hai loại yogurt Danone Bio caséi  Danone Actimel

Kỹ nghệ ăn uống hốt bạc nhờ chất omega 3

Tại Canada, Công ty sữa Natrel cho trộn dầu hạt lanh vào sữa để tăng cường thêm Omega-3. 

Công ty Neilson Dairy Oh thì sản xuất ra một loại sữa giàu chất Omega-3 DHA bằng cách cho trộn thêm chất DHA của cá vào thức ăn hỗn hợp dùng nuôi bò sữa.

Công ty Kraft tung ra thị trường loại sauce mayonnaise có tăng cường chất Omega-3 bằng cách cho trộn thêm dầu đậu nành trong sauce, nhưng cách nầy cũng có cái bất lợi là nó cũng đồng thời làm tăng chất Omega-6 lên.

Trên thị trường, rất nhiều sản phẩm có tăng cường thêm Omega-3. Chẳng hạn fromage có Omega-3 làm từ sữa vắt từ những con bò được cho ăn khẩu phần có chứa hạt lanh và chất DHA của cá.

Tương tợ như sữa bò có Omega-3, người ta cũng sản xuất ra một loại thịt heo đặc biệt có nhiều Omega-3 bằng cách nuôi heo với khẩu phần có chứa nhiều hạt lanh (flaxseedlinseed).

Hiệu fromage Black Diamond có chứa 0.1g Omega-3 cho mỗi 30g, trong số nầy 20mg là DHA.

Trứng gà tăng cường Omega-3, sản xuất ra từ những gà mái đã được nuôi bằng thực phẩm hỗn hợp có trộn thêm 20% hạt lanh (linseed)

Tại Hoa Kỳ, Công ty Tropicana tung ra loại nước cam có tăng cường thêm Omega-3.

Công ty Kellog cũng cho thêm Omega-3 trong sản phẩm Kashi cereal.

Unilever nối gót theo với mặt hàng I Can’t Believe It’s Not Butter được tăng cường thêm chất Omega-3.

Hoa kỳ cũng đang nghiên cứu dùng heo được chuyển đổi gene (transgenic) để sản xuất ra những loại thịt heo có chứa một tỉ lệ khá cao chất Omega-3.

Chưa hết, thức ăn chó cũng được các nhà kinh doanh khai thác triệt để bằng cách cho tăng cường thêm Omega-3 với mục đích là để giúp cho não chó con phát triển tốt?

Đúng là sướng như chó Tây chó Mỹ. 

Thực phẩm chức năng được quy định như thế nào?

Canada rất chặt chẽ trong vấn đề nhãn hiệu và quảng cáo. Nhà sản xuất thực phẩm không được phép ghi trên nhãn hiệu những câu (health claim) có liên quan đến sức khỏe và trị  liệu.

Theo đà phát triển của phong trào thực phẩm chức năng trên thế giới, cũng như để giúp giới kỹ nghệ, Santé Canada đang nghiên cứu để tu chính lại bộ Luật Quảng cáo cho bớt gắt gao.

Tại Hoa Kỳ, Luật Nutrition Labelling and Education Act,1994 cho phép kỹ nghệ có thể nói lên tính chất ích lợi về mặt sức khỏe của những thực phẩm chức năng. Có tất cả 10 câu liên quan đến sức khỏe (health claims) đã được chính phủ Mỹ cho phép sử dụng.

Riêng Âu châu, mỗi quốc gia quy định một cách khác nhau về quảng cáo và nhãn hiệu . Nói chung thì họ cho phép nêu ra những câu liên hệ đến mặt dinh dưỡng, nhưng cấm ghi những câu có liên quan đến sức khỏe và trị liệu. 

Hoạt chất sinh học của thực phẩm chức năng 

*Tỏi: TerpenesSulfidesPhénols – Giảm cholesterol máu, giúp tăng khả năng miễn dịch, chống lại các góc tự do radicaux libres, là những chất độc của tế bào.

*Quế, gừng: Trepénoides, Phénols, acides organiques – Ngăn ngừa một vài loại cancers. 

*Cá salmon, Tuna, Mackerel: Acides béo omega-3 (EPA, DHA), vitamin D – Ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

*Cám lúa yến mạch (oat bran, son d’avoine): Bêta glucan, fibre soluble – Giúp giảm cholesterol, ngừa các bệnh thuộc về tim mạch, ngừa cancer ruột …

*Sữa đậu nành, đậu hủ: Isoflavones, Phytoestrogènes – Giảm cholesterol, ngăn ngừa các triệu chứng bất lợi của thời kỳ mãn kinh, đồng thời cũng ngừa bệnh loãng xương.

*Trà xanh: Catéchines – Chống các gốc tự do có hại cho sức khẻo, giảm cholesterol máu và giảm nguy cơ cancer đường tiêu hóa? 

*Trái Cranberry: Proanthocyanidins, chất nhóm flavonoids – Chất nầy có tính chất ngăn trở việc vi trùng bám vào tế bào nhờ vậy giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng (E.coli) đường tiết niệu. Ngoài ra, cranberry cũng giúp ngừa bệnh loét bao tử và nướu răng. Người ta còn nói cranberry có thể ngừa bệnh tim mạch và một vài loại bệnh ung thư nữa? Chất chống oxy hóa Proanthocyanidins củng thấy có nhiều trong vỏ cây thông (pine bark), trong hạt và trong vỏ trái nho. 

*Yogurt: Calcium, lactobacillus – Ngừa bệnh loãng xương, giảm áp huyết động mạch, chống nhiễm trùng, tăng số vi khuẩn tốt trong ruột, tăng cường tính miễn dịch.  

*Tomates, sauce tomate, ketchup: Lycopène – Giảm nguy cơ cancer tiền liệt tuyến (prostate). 

*Carotte, trái cây các loại: Alpha carotène, Bêta carotène – Giúp làm giảm các gốc tự do, là những chất độc của tế bào.

*Bưởi, Flavonone – Giảm các radicaux libres.

*Rau cải có lá xanh đậm: Lutéine – Giúp giảm nguy cơ bệnh thoái hóa hoàng điểm võng mạc AMD  (age related macular degeneration).

*Cải broccoli (bông cải xanh), cải cauliflower (bông cải trắng), cải cabbage (cải bắp) có chứa nhiều chất chống oxy hóa sulforaphane và isiothiocyanates – Giúp kích thích cơ thể sản xuất ra enzyms khử độc tố, nhờ đó làm giảm nguy cơ xuất hiện của vài loại bệnh cancer .

*Củ topinambour (Cúc Vu): rất giàu vitamin nhứt là A, C và B3, nhiều chất khoáng chẳng hạn như pot***ium và glucide dưới dạng Inuline nên tạo ra rất ít calorie.

Cây cúc vu (danh pháp khoa học: Helianthus tuberosus L.), là một loài thực vật có hoa, có nguồn gốc Bắc Mỹ và được trồng trong khu vực ôn đới để lấy phần thân củ mà người Việt quen gọi là củ dùng làm rau ăn củ.(wikipedia).

Cúc vu được xem là prebiotic tức là một loại thức ăn của probiotic.

Prebiotic giúp vào việc cải thiện hệ miễn dịch, giúp hấp thụ chất calcium, và có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện của một vài loại cancer nữa.

Prebiotic có thể hiện diện một cách tự nhiên trong một số thực phẩm,chẳng hạn như củ hành, rau xà lách xoắn chicory, củ cây cúc vu topinambour và artichoke

*Nhân sâm (ginseng): Ginsénoides – Bồi bổ sức khỏe.

Thực phẩm chức năng thường sử dụng các chất chống oxy hóa antioxidant

Trong hoạt động biến dưỡng, cơ thể tạo ra các chất phế thải gọi là gốc tự do (free radical).Đây là các phân tử bất ổn định, thường xâm nhập vào tế bào, tấn công vào chất DNA, làm hại tế bào, đồng thời làm gia tăng tốc độ lão hóa của nó.

Tuy mang tiếng là có hại nhưng cơ thể cũng phải cần đến một số gốc tự do trong hoạt động phòng chống cảm nhiễm, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như giúp vào sự co thắt của cơ trơn thành động mạch.

Một sự thặng dư gốc tự do sẽ có hại cho sức khỏe. Khói xe, ô nhiễm không khí, tia tử ngoại (ultra violet) ánh sáng mặt trời, khói thuốc lá, một số thuốc Tây, và tình trạng bị căng thẳng tinh thần (stress) đều làm gia tăng gốc tự do.

Cũng may để đối phó tác động oxy hóa của gốc tự do chúng ta có các chất chống oxy hóa, hiện diện trong hầu hết các loài rau quả.

Các chất chống oxy hóa tiêu biểu

+Vitamin C (ascorbic acid) : có trong cam, quít, bưởi, kiwi, dâu Tây, v.v… giúp tăng sức miễn dịch, ngừa cảm cúm, giúp tạo chất keo cho mô liên kết, cũng như giúp mô xương, mô sụn, răng và nướu răng được phát triển bình thường. 

+Beta carotene: antioxidant nhóm carotenoid, có nhiều trong rau quả có màu vàng như bí rợ, carotte, khoai lang, cà chua…rất tốt cho mắt.

+Lutein: nằm trong nhóm carotenoid, có rất nhiều trong rau cải có màu xanh đậm, chẳng hạn như rau mồng tơi,  v.v…Rất tốt để ngừa bệnh cườm mắt (cataract) và bệnh thoái hóa  hoàng điểm võng mạc AMD (age-related macular degeneretion), thường xảy ra ở người trên 50 tuổi. Tuổi tác cao, thuốc lá và ánh sáng mặt trời là những nguyên nhân chánh của bệnh thoái hóa hoàng điểm. Bệnh nhân lần lần bị giảm thị lực, thấy không rõ chi tiết, nhất là thị giác trung tâm, trường hợp nặng sẽ bị mù lòa. 

+Lycopene: thuộc nhóm carotenoid,  thấy trong cà chua, trong bưởi hồng, apricots và trong dưa hấu, v.v…Rất tốt để ngừa cancer tiền liệt tuyến ở đàn ông. Nên biết rằng lycopene ở cà tomate nấu chín (tomato sauce và tomato paste) có tỷ lệ hấp thụ cao hơn cà tomate được ăn sống. 

+Vitamine E hay Tocophérol: trong các loại hạt, như hạnh nhân, hạt dẻ, các hạt đậu nẩy mầm, dầu carthame (safflower oil), dầu bắp, dầu đậu nành, trong xoài, trong khoai lang.

+Selenium: là một loại bần tố (oligoélément), thấy trong ngũ cốc, như gạo, lúa mì, hạt dẻ Brazil, v.v.

+Anthocyanes: nho đỏ, rượu chát đỏ, trái bleuets (blueberries), fraises, strawberries, framboises, chou rouge…

+Quercétine: củ hành, vỏ pomme, trà, broccoli…

+Catéchines: trà xanh, cacao…

Thực phẩm chức năng: sức khỏe hay khuyến mãi?

Ai cũng đều biết là thực phẩm ăn vào đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta hết. Các nhà dinh dưỡng từ lâu nay thường khuyên mọi người nên ăn mỗi ngày 4 nhóm thực phẩm chánh (ngũ cốc, rau quả, thịt cá và sữa), tránh ăn thực phẩm có chứa nhiều mỡ dầu và giảm bớt sự tiêu thụ các loại thịt đỏ (bò, heo, dê cừu, ngựa).

Nhưng, từ những năm gần đây, các nhà chuyên môn về sức khỏe lại khuyến khích thêm việc cần nên tăng cường thêm sự tiêu thụ acid béo oméga 3, các chất trợ sinh probiotic, các chất chống oxy hóa antioxidants, calcium và các chất xơ fibres alimentaires, v.v…

Ý kiến của các nhà chuyên môn đã mở ngõ cho giới kỹ nghệ thực phẩm mặc sức tung hoành, muốn thêm chất gì vào các mặt hàng của họ cũng được, và các ngưởi tiêu thụ phải bắt buộc trả thêm tiền phần trị giá gia tăng (added value) của sản phẩm bán ra.

Theo một số nhà dinh dưỡng, phong trào thực phẩm chức năng sẽ còn tồn tại trong một thời gian lâu dài nữa.

Tiêu thụ thực phẩm chức năng không thể được xem là một cái mode, nhưng nên xem nó là ý thức tập thể trong việc phòng bệnh. 

Những trở ngại trước mắt

Dù tính chất ích lợi cho sức khỏe đã được nhiều người nhìn nhận, nhưng trong thực tế một số lớn thực phẩm chức năng vẫn còn bí mật đối với người tiêu thụ. 

Thực vật và ngũ cốc đã được con người sử dụng từ ngàn xưa trong dinh duỡng cũng như trong việc chữa bệnh, nhưng không có ai dám tự hào là mình biết rõ hết các hoạt chất  cũng như ảnh hưởng của chúng trên sức khỏe con người.

Các thí nghiệm gần đây bên Hoa Kỳ cho thấy loại thực vật Echinacea (trị cảm cúm, tăng sức miễn dịch) đôi khi cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng cho người dùng. Vấn đề định chuẩn các hoạt chất và liều lượng cũng là những trở ngại lớn khác của thực phẩm chức năng. Vì được xếp vào nhóm thực phẩm nên chúng không bị chi phối bởi những luật lệ kiểm tra chặt chẽ như đối với một dược phẩm. Liều lượng sử dụng, những điều cấm kỵ, và các phản ứng phụ thường không được nêu ra một cách rõ ràng. Ai muốn ăn, ai muốn uống bao nhiêu cũng được hết.

Tuy vậy, trong thực tế sự lạm dụng liều lượng ít thấy xảy ra  với với thực phẩm thuốc alicament (tức loại thực phẩm chức năng dùng để ăn vào) vì sức chứa của bao tử có giới hạn. Có ai ăn nổi một hơi hai ba kí yogurt đâu mà sợ. Đối với loại dưỡng dược nutraceutique (thức ăn ở dạng bột và dạng lỏng) vấn đề lạm dụng liều lượng trên lý thuyết có thể xảy ra được.

Một trở ngại khác, là con buôn thiếu lương tâm có thể cho trộn thêm một vài chất dinh dưỡng hay vitamins để biến món hàng thành một loại thực phẩm chức năng (để dễ bán và bán với giá cao) dù rằng sản phẩm nầy tự nó đã có chứa rất nhiều chất không tốt cho sức khỏe như chứa nhiều đường, cholesterol, trans fat hoặc rất nhiều chất béo bão hòa.  

Không phải hễ là thực phẩm chức năng là mình muốn sử dụng bao nhiêu cũng được đâu.

Một chế độ ăn uống cân bằng, nghĩa là vừa đủ các nhu cầu dinh dưỡng cũng vẫn tốt hơn là sử dụng một chế độ dinh dưỡng gồm có nhiều thực phẩm chức năng không cân đối. 

Nhưng thế nào là cân bằng, thế nào là cân đối?

Đây là cái khó nghĩ của đa số chúng ta. 

Người tiêu thụ nghĩ gì?

Nói chung, phong trào thực phẩm chức năng càng ngày càng được các giới tiêu thụ chiếu cố đến một cách mạnh mẽ. Tuy vậy, cũng có một số người còn e dè.

Người ta tự hỏi tính chất an toàn của loại thực phẩm nầy có được bảo đảm hay không?  

Còn rất nhiều điều bí ẩn mà không ai biết được hết. 

Những loại hóa chất nào đã được dùng đến? Những loại thực vật nào đã được nhà sản xuất sử dụng? Biết đâu một số nguyên liệu có nguồn gốc từ phương pháp làm chuyển đổi gene GMO, Một thức ăn có thể phòng trị được bá bệnh gọi là siêu thực phẩm (super food) là một ảo tưởng mà thôi. 

Tuy nói vậy chớ thực tế ngoài đời, giới kỹ nghệ đã không ngừng tung ra những loại thực phẩm mới mà quảng cáo (ẩu) cho biết như những thức ăn nhiệm mầu có thể phòng  trị được nhiều thứ bệnh tật. 

Phó mặc sức khỏe cho giới kỹ nghệ quyết định đôi khi cũng thật đáng ngại.

Cơ quan trách nhiệm về y tế Hoa Kỳ cho biết là 95% thực phẩm chức năng tại xứ cờ hoa không có kèm theo thí nghiệm lâm sàng cụ thể, cũng như các lời quảng cáo của họ cũng không có dựa trên những dẫn chứng khoa học nào đáng tin cậy cả!   

Ai chiếu cố đến thực phẩm chức năng?

Nhà thăm dò dư luận Léger& Léger Québec cho biết là chính tầng lớp tuổi khoảng 50-55 là nhóm khách hàng chiếu cố đến thực phẩm chức năng nhiều nhất… Trong đó, 70.6% là những hạng người năng hoạt động, có kiến thức văn hóa cao, thường cỡ bậc đại học. 

Ngược lại, những lớp người không quan tâm đến loại thực phẩm mới nầy là những người không hoạt động, văn hóa thấp, và ở vào lứa tuổi từ 65 trở lên. 

Kết luận

Phải tự hào mà nói rằng, ý niệm thực phẩm chức năng cũng không có mới mẻ gì đối với người VN mình.

Từ xưa nay, hầu như mọi người đều xem thức ăn là những vị thuốc… “Ăn cho mát” – “Ăn cho bổ” – “Ăn cho khỏe” – “Ăn gì bổ nấy”, “Ăn trên bổ dưới”. v.v…đó là những câu mà chúng ta thường hay nghe nói đến luôn.

 Từ cổ chí kim, con người vẫn hằng tin tưởng rằng mỗi loại thực phẩm ăn vào đều là những vị thuốc đem đến cho ta sức khỏe, và thậm chí còn giúp phòng chống hoặc chữa trị một số bệnh tật nữa.

Ở đây, chúng ta chưa đề cập đến những loại cao lương mỹ vị, như bào ngư, sáo yến chẳng hạn, rất đắt tiền, ít phổ thông hơn, nhưng tính bổ dưỡng và trị liệu đều được nhiều người công nhận từ lâu.

Ngoài ra, còn phải kể đến những loại rượu thuốc, đế Gò đen ngâm với đủ thứ thực vật, hoặc động vật hiếm mà nhiều người đồn đại rằng chúng rất tốt cho người lớn tuổi ăn ngon, ngủ khỏe, bớt đau lưng nhức mỏi và đặc biệt là bài vở học ít khi quên bất tử nên thường được cô giáo khen đáo để. 

Công hiệu thật sự của những mặt hàng nầy khó có ai có thể kiểm chứng và biết được hết.

Ăn uống ngày nay không những chỉ để thỏa mãn nhu cầu của cơ thể mà còn để phòng ngừa bệnh tật, chống lão hóa và giúp cho cuộc sống thêm phần đẹp đẽ hơn lên nữa.

Phải chăng thực phẩm chức năng đã trở nên thực phẩm của con người trong thế kỷ XXI nầy. 

 

Nguyễn Thượng Chánh



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Nov/2021 lúc 9:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2021 lúc 3:22pm

Một Cơn Đau Tim - Nguyễn Hưng   <<<<<

Điều%20gì%20xảy%20ra%20khi%20cơ%20thể%20tiếp%20xúc%20với%20đường%20-%20BluePlanet%201900.633.945



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Nov/2021 lúc 3:32pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Nov/2021 lúc 3:03pm

Dinh Dưỡng Cho Người Cao Tuổi


Định nghĩa “cao tuổi” trong thời đại hiện nay rất khó phân biệt biên giới rõ rệt.

Ngày xưa, trên 50 đã gọi là cao tuổi, là “cụ”, thế mới có câu: “ngũ thập tri thiên mệnh”. Ngày nay, 60 tuổi được cho là còn trẻ như 50 của thế kỷ trước. Tuổi thọ trung bình của con người cũng tăng cao hơn so với thế kỷ trước: ở Mỹ là 77 cho đàn ông, và 81 cho đàn bà, còn ở Việt Nam thì 72 cho đàn ông bà 80 cho đàn bà. Sống trên 90 được cho là quá thọ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho biết, tuổi thọ tối đa của con người là 121 tuổi, chỉ trừ một vài trường hợp hiếm có thì có thể kéo dài thêm một hai năm nữa mà thôi.

Vì mức độ già cỗi thay đổi theo mỗi cá nhân tùy theo điều kiện sống, môi trường, và yếu tố di truyền, có thể nói, “cao tuổi” hay không tùy theo mỗi người. Có khi trên 50 được kể là cao tuổi, nhưng nói chung chung, trước tuổi thọ trung bình độ 5, 10 năm thì được kể là cao tuổi, không còn chối cãi được.

Khi còn trẻ chúng ta được dạy, phải ăn nhiều rau cải, nhiều trái cây, giữ cân bằng trong tất cả các loại thực phẩm, và nhất là không quên uống nước. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng cần phải thay đổi. Người cao tuổi có khi cần nhiều thành phần thức ăn hơn, thí dụ như chất vôi calcium, và cần ít số lượng calories hơn. Sự thay đổi còn tùy theo mỗi cá nhân, và tình trạng sức khoẻ của mỗi người.

Trên mạng internet, bạn đọc có thể tham khảo nhiều nơi để tìm hiểu thêm chi tiết về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người cao tuổi. Ở đây, bạn có thể tham khảo thêm cách ăn uống để sống lâu, sống khoẻ, sống minh mẫn.

Một cách tổng quát, người cao tuổi nên:

Ăn nhiều trái cây, tương đương khoảng 2, hay 3 nắm tay trái cây đủ loại mỗi ngày.
Ăn khoảng 2, hay 3 nắm tay rau tươi mỗi ngày
Tiêu thụ khoảng 1,200 mg calcium mỗi ngày. Nguồn của calcium nên đến từ sữa tươi, hay nước cốt xương. Nghiên cứu mới cho biết, uống thuốc bổ xương không có lợi mà có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim.
Ăn cơm, tốt nhất là cơm gạo lứt thay vì ăn nhiều tinh bột và đường.
Ăn khoảng 1 gram protein cho mỗi pound cân sức nặng, tối thiểu là 1 gram protein cho mỗi kilo sức nặng. Nguồn protein có thể đến từ sữa, thịt cá, trứng gà, các loại đậu…
Thí dụ, trung bình một con cá thu nhỏ bằng cổ tay đã có đủ 80 gram protein, hay một lát thịt bằng ½ bàn tay có đủ 40 gram protein. Nếu ăn không đủ thì có thể uống thêm sữa Ensure. Tuy nhiên vì trong sữa Ensure có nhiều đường, bạn có thể thay bằng whey protein và pha với sữa tươi hay sữa đậu nành. Một muỗng bột whey protein có chứa khoảng 23 gram protein.
Ở đây cũng cần nêu lên một số quan niệm nhầm lẫn về nhu cầu dinh dưỡng cho người già:

1. Người trên 60 tuổi không cần nhiều chất bổ – Sai !

Sự thật là nhu cầu calories khi lớn tuổi không nhiều so với thanh niên trai trẻ, nhưng ngược lại, người lớn tuổi cần nhiều chất bổ hơn vì khả năng hấp thụ từ đồ ăn kém đi, thí dụ như vitamin D và vitamin B12. Người lớn tuổi nên uống thuốc đa sinh tố multivitamin nhưng không nên uống những loại vitamin với nồng độ cao, lại độc cho cơ thể.

2. Người lớn tuổi không lo sợ béo phì, trên cân – Sai !

Trên cân hay béo phì là vấn nạn cho dân Mỹ, kể cả người Việt ở Mỹ. Đừng lầm tưởng là người Việt mình nhỏ con, không thấy béo. Thật ra có tình trạng gọi là “ốm mà béo” (skinny fat), có nghĩa là nhỏ con, nhẹ cân nhưng tỉ lệ mỡ so với thịt bắp rất cao, nhất là kích thước vòng bụng. Ai cũng biết, trên cân, càng ít hoạt động, càng dễ bị bệnh tật kinh niên như bệnh tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ. Như thế, người cao tuổi lại càng nên bớt ngồi yên một chỗ.

3. Người cao tuổi không cần ăn nhiều, và nên nhịn đói – Sai !

Tôi vẫn thường khuyên bạn đọc thỉnh thoảng nên nhịn đói. Tuy nhiên, người cao tuổi nên cẩn thận. Người già có thể biếng ăn, vì ăn không ngon miệng, tuy nhiên không nên viện cớ này mà bỏ bữa ăn. Càng thường xuyên bỏ ăn càng làm cho người cao tuổi thành thói quen biếng ăn, và như thế, ăn không đủ dinh dưỡng. Cho dù không ăn được nhiều cũng nên ráng ăn chút đỉnh cho mỗi bữa ăn.

4. Người cao tuổi không cần uống nước nhiều, chỉ khi nào khát mới uống, sợ són tiểu – Sai !

Cảm nhận khát nước của người cao tuổi thường ít bén nhạy, vì thế khi biết khát thì có thể đã cạn khô. Thí dụ như bà Hillary Clinton chẳng hạn, bi xỉu vì không uống nước đầy đủ khiến huyết áp giảm tuột cấp kỳ. Sự khát nước còn gây ra bởi các loại thuốc men đang uống, và trái thận đã suy. Vì thế, nên uống nước thường xuyên, nước trà, nước lạnh, ít ít suốt ngày.

5. Người già không cần ăn nhiều, uống thuốc bổ là đủ – Sai !

Thuốc bổ không thể thay thế cho đồ ăn. Uống thuốc bổ nhiều chỉ là thuốc độc, có hại cho lá gan, trái thận, gây ra táo bón hay đi tiêu chảy bất thường. Bất kỳ ở lứa tuổi nào, chỉ có thức ăn thật mới cung cấp đủ chất bổ dinh dưỡng cho cơ thể. Cho dù bạn đang có bệnh như cao huyết áp, hay tiểu đường cũng không nên kiêng cử. Theo ý tôi, nếu đã trên 70 tuổi thì cũng không nên kiêng cử một cách tuyệt đối, thái quá.

Một điều cuối cùng không kém phần quan trọng là người già không nên ăn một mình. Ăn uống phải có bạn, nên ăn chung với gia đình hay con cháu. Ngược lại con cháu cũng không nên để cho cha mẹ mình ăn uống trong cô đơn buồn tẻ. Khi ăn một mình, các cụ sẽ kém vui, và kém ăn đi, không tốt cho sức khoẻ. Sự cô đơn sẽ làm miếng ăn thêm cay đắng.

Gần đây, một số bệnh nhân của tôi, độ tuổi 30, đã bắt đầu xưng “con” với tôi. Hóa ra mình đã già?

Tôi than thở với các cô thư ký, và được nhắc nhở: “Bộ bác sĩ không nghĩ là bác sĩ già rồi hay sao?”

Hình như tôi đang viết những lời khuyên về cách ăn uống cho chính mình thì phải?

BS Hồ Ngọc Minh


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Nov/2021 lúc 3:04pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2021 lúc 9:04am

Phóng Sự Điều Tra Về Thuốc Tây: Bán Bệnh -

Người%20Phương%20Nam:%20Làm%20Lại%20Cuộc%20Đời%20-%20Nguyễn%20Thượng%20Chánh,%20DVM

BÁN BỆNH-BS NGUYỄN THƯỢNG VŨ http://vietlist.us/SUB_Health/suckhoe2010042000.shtml

Một bài sưu tầm rất giá trị và có ích cho người đọc! Mong quí vị bỏ chút thì giờ để đọc cho biết vì có thể giúp cho cá nhân mình. Cám ơn BS Nguyễn Thượng Chánh, tác giả bài viết

******

“Les vendeurs de maladies” là một tựa đề trong thiên phóng sự Cash Investigation do nhà báo Pháp Elise Lucet, TV France 2 thực hiện và được trình chiếu năm 2012 và 2013.(tại Canada, đài TV5)

Phóng sự điều tra (journal d’enquête) tố cáo một số đại công ty dược phẩm cố tình “tạo bệnh mới” để bán thuốc.

Người gõ xin phỏng dịch ra những ý chánh trong cuốn phim.

Video: LES VENDEURS DE MALADIES - FR2 (1.31 hrs)-nói tiếng Pháp http://www.youtube.com/watch?v=fgbz8LM0Zbo

Nguồn tham khảo chánh: TV France 2 và báo Le Nouvel Observateur

LES VENDEURS DE MALADIES - FR2

(Photo Vietbao.com http://vietbao.com/a220742/pfizer-doi-mua-hang-duoc-astrazeneca)

Pharmaceutical Industry Profile(Canada) http://www.ic.gc.ca/eic/site/lsg-pdsv.nsf/eng/h_hn01703.html

“From 2001 to 2013, total pharmaceutical sales in Canada have almost doubled to $21.6 billion, with 89 percent sold to retail drug stores and 11 percent sold to hospitals. Governments account for 42 percent of drug expenditures and private payers the remaining 58 percent (private coverage and individuals).”

***

Các nhà bào chế cố tình “tạo ra” ra một bệnh lý (pathologie) phù hợp với phân tử (molécule) mà họ vừa tìm ra được mặc dù đôi khi món thuốc mới nầy có những phản ứng phụ không thể tránh khỏi được.

Ròng rã trong thời gian 6 tháng, nhóm Cash Investigation đã điều tra về lề lối làm ăn của một số nhà tài phiệt lớn trong ngành dược phẩm và họ đã phải giật mình trước những điều khám phá ra: “Từ 15 năm qua, các nhà bào chế lớn đã tạo (façonner) ra nhiều bệnh mới để bán thêm được nhiều thuốc”.

Bệnh lý giả tạo, hội chứng tưởng tượng…Lề lối làm ăn vô lương tâm kiểu nầy có hại vô cùng cho sức khoẻ bệnh nhân. Thuốc mới chứa đầy phản ứng phụ nguy hiểm mà nhà sản xuất cố tình lờ đi.

Đây là một cuộc điều tra vô tiền khoáng hậu của các nhà báo Pháp. Họ đã dám vuốt râu hùm để tìm sự thật và gom góp chứng cớ tại Pháp cũng như tại nhiều quốc gia khác chẳng hạn như Hoa Kỳ và Canada.

Từ 15 năm qua, các nhà bào chế tạo ra bệnh nhằm mục đích để bán thuốc.

(Phỏng dịch từ: Psychologies.com/seniors/ les vendeurs de maladies) http://forum.psychologies.com/psychologiescom/Seniors/vendeurs-maladie-sujet_3972_1.htm

Các bệnh mới không ngớt ra đời, lấy thí dụ như “Hội chứng biến dưỡng” (Syndrome métabolique) hay còn gọi lại Hội chứng thùng nước lèo hay bụng bự (Syndrome de la bédaine). Công ty dược phẩm Sanofi (Pháp) tuyên bố rầm rộ về sự ra đời của một món thuốc mới: Acomplia (Ribonabant) và tung ra một chiến dịch nhồi sọ quảng cáo trên khấp thế giới.

Ngày nay, nhiều nhà chuyên môn trong y khoa quả quyết rằng tất cả đều trên là bịa đặt, sai bét hết.

Hội chứng biến dưỡng thật sự ra không có. Nhưng đó là bốn loại bệnh đã được biết từ trước rồi: áp huyết cao, cholesterol, tiểu đường, và dư cân (hypertension, cholesterol, diabète et surpoids) kết hợp lại chung với nhau trong một bao bì mới (nouvel emballage) hay nói một cách khác là bình cũ nhưng rượu mới. (fait du neuf avec du vieux).

Thuốc Acomplia cho thấy đã gây phản ứng phụ cho trên 1000 bệnh nhân tại Pháp (xáo trộn tâm thần nặng, troubles psychiatriques graves). Có 10 người chết trong số nầy có 4 người tự tử…

Một năm rưởi sau ngày có mặt trên thị trường, Acomplia bị cấm bán tại Pháp và sau đó thuốc cũng bị cấm trên cả thế giới.

Hơn nữa, qua thí nghiệm lâm sàng trước khi thuốc được phép bán,công ty Sanofi hơn ai hết đã biết rất rõ tầm quan trọng của các phản ứng phụ…

Cơ quan quản lý dược phẩm Liên Âu (Agence européenne du médicament) đã quyết định cho phép bán Acomplia sau khi họ cân nhắc “ lợi nhiều nhiều hơn hại” (bénéfice supérieur au risque)

Thiên phóng sự đã cho chúng ta thấy có mối liên hệ tài chánh giữa cty Sanofi và một số bác sĩ specialists “chuyên môn” về “bệnh” đó.(chẳng hạng như Gs Després tại Canada hay Bs Boris Hansel tại Pháp.)

Riêng tại Pháp, có thể nói rằng 90% dân chúng rất tín nhiệm bác sĩ gia đình của họ. Nhưng sau những scandales về thuốc men lòng tín nhiệm của người bệnh đối với bác sĩ cũng bị sứt mẻ đi rất nhiều.

Được biết là các nhà bào chế chi 25 000 euros/ mỗi năm/cho mỗi bác sĩ để tạo ảnh hưởng tốt đẹp cho sản phẩm mới. (rapport IGAS, inspections générales des affaires sociales).

Để nhắm vào một thị trường càng rộng lớn càng tốt, các nhà bào chế quảng cáo khuyến mãi những loại bệnh mà hầu như ai cũng có thể mắc phải hết. Họ thu lợi rất nhiều qua việc sản xuất những món thuốc để trị những căn bệnh phổ thông hơn là sản xuất thuốc dể chữa trị những bệnh hiếm thấy hơn mà ít người mắc phải.

Nói chung, đó là những bệnh không rõ ràng thường hay thấy xãy ra ở những người bình thường. Cuối cùng nhà bào chế thành công trong việc làm cho một số lớn quần chúng tin là họ đang mắc phải bệnh đó. Thị trường dược phẩm nở rộng ra. Đôi khi họ tạo ra những “bệnh dỏm”, đôi khi họ cho mở rộng thêm chu vi của căn bệnh.

Bằng cách nào? Nhà bào chế cho hạ ngạch số định bệnh (baisse le seuil de diagnostic) để có thể trị được một số lớn bệnh nhân, càng nhiều, càng lâu, càng tốt.

Một khảo cứu Hoa Kỳ cho biết chỉ cần thay đổi dấu chấm, hay thay đổi cái dấu phết trên ngạch số của một bệnh là sẽ có thêm được một số lượng lớn bệnh nhân mới.($$$$).

Bênh tiểu đường type II.

Ngày xưa được xác định là đường huyết phải trên mức 140mg/dL.

Năm 1997, ngạch mức trên bị Cơ quan y tế thế giới OMS rút xuống còn 126 mg/dL (7mmol/L)…Lập tức có thêm 1 700 000 người Mỹ được xếp vào danh sách bệnh nhân tiểu đường (suốt đời!)

Cholestérol

Năm 1998, ngạch mức từ 240mg/dL bị rút xuống còn 200mg/dL. Lâp tức xã hội Hoa Kỳ có thêm 42 600 000 bệnh nhân có cholesterol cao trong máu…Các nhà bào chế có thêm được 86% khách hàng mới.

“ Trên thế giới, chỉ có hai nhóm người: nhóm người đã bệnh rồi và nhóm người chưa biết họ bệnh.” Đó là mục tiêu của các nhà bào chế dược phẩm.

« Dans le monde, il n’y a plus que 2 groupes de gens : ceux qui sont malades… et ceux qui ne le savent pas encore… et ça, c’est l’objectif des firmes pharmaceutiques »

Những chiến lược thường được các công ty bào chế áp dụng

1- Cho giảm ngạch số định bệnh (réduire le seul de diagnostic):

Đây là chiến lược nhằm thổi phồng lên một cách giả tạo số bệnh nhân cần phải được điều trị. Lấy thí dụ bệnh tiểu đường type 2.

Như vậy số người cần phải uống thuốc gia tăng thêm lên mặc dù nguy cơ tiểu đưởng rất ư là thấp. Nay họ lại phải bị bắt buộc chịu đựng thêm nguy cơ phản ứng phụ từ những loại thuốc uống vào.

Réduire le seuil de diagnostic : il s’agit d’une stratégie destinée à gonfler artificiellement le nombre de gens à traiter. On peut prendre par exemple le cas du diabète de type 2. Bien que garder un niveau faible de glucose dans le sang n’a pas de réel impact pour la majorité des patients, le seuil de glucose à partir duquel le diabète est diagnostiqué ne cesse de baisser. Ainsi, le nombre de gens médiqués augmente, et les personnes avec un risque diabétique très faible sont soumis aux risques dus aux effets secondaires des médicaments qu’on leur fait prendre

2- Phóng đại sự hiệu nghiệm (Exagérer l’efficacité):

Tạo cho bệnh nhân ấn tượng thuốc có hiệu nghiệm rất lớn nhằm thống lĩnh thêm thị trường. Theo các nhà chuyên môn, chiến lược nầy rất thường được áp dụng nhưng cũng chỉ là để hổ trợ cho những chiến lược khác mà thôi

Exagérer l’efficacité : de la même façon, faire croire à une plus grande efficacité permet de conquérir de nouveaux marché. D’après les auteurs, cette stratégie est fréquente mais n’est qu’un complément aux autres stratégies.

3- Tạo ra những bệnh mới (créer de nouvelle maladie): 

Có gì hay hơn là tạo nên được một thị trường mới. Người ta chứng kiến sự ra đời của những bệnh lý mới, chẳng hạn như tiền tiểu đường (Pre-diabète) và tiền cao máu (Pré-hypertension) Đồng thời với việc giảm ngạch mức định bệnh,( baisser seuil de diagnostic) hoặc áp dụng những sự thay thế (utilisation de substituts). Người ta có thể nghĩ đến chứng ostéopénie nghĩa là những xương có mật độ thấp (faible densité) nhưng chưa đủ để phải bị liệt vào trường bệnh loãng xương ostéoporose.

Ngày nay, ostéopénie được công tuy dược phẩm nhồi vào đầu bệnh nhân và nó trở thành một bệnh mới và chiếm một số bệnh nhân nhiều hơn là số bệnh nhân của bệnh loãng xương ostéoporose thật sự gấp bội. Nhà bào chế tha hồ mà bán ra thuốc Fosamax (bisphosphonate) là thuốc đặc trị do bs kê toa trong trường hợp các bà bị loãng xương.

“L’accueil réservé à la ménopause, somme toute normale, en dit long lui aussi sur l’amplitude du désastre. Comme le racontait, en 2005, Jörg Blech, journaliste scientifique au "Spiegel", dans son livre d'enquête "les Inventeurs de maladies" (Actes Sud), les fabricants sont parvenus à ancrer dans les esprits que l’ostéoporose (dont la définition ne cesse de s’étendre avec l’ostéopénie ) est une fatalité”.

Được biết thuốc bisphosphonate mặc dù có hiệu quả trong việc giảm thiểu bệnh loãng xương nhưng thuốc có thể có phản ứng phụ làm osteonecrosis hư mục xương hàm (osteonecrosis), nhưng cũng rất hiếm thấy.

Créer de nouvelles maladies : quoi de mieux qu’un nouveau marché? On a ainsi pu ***ister à la création de nouvelles pathologies, comme le pré-diabète et la pré-hypertension (en conjonction donc avec la baisse des seuils de diagnostic ou l’utilisation de substituts). On peut aussi penser à l’ostéopénie, qui correspond à des os de faible densité, mais d’une densité suffisante pour ne pas être un cas d’ostéoporose. Cette “maladie” touche beaucoup plus de personnes que l’ostéoporose, et permet donc de vendre plus de bisphosphonates.


BỆNH HOẠN, MỘT THỊ TRƯỜNG BÉO BỞ

Rf Anne Crignon –Le Nouvel Observateur -La maladie, un marché juteux

Messages sanitaires mensongers

L’accueil réservé à la ménopause, somme toute normale, en dit long lui aussi sur l’amplitude du désastre. Comme le racontait, en 2005, Jörg Blech, journaliste scientifique au "Spiegel", dans son livre d'enquête "les Inventeurs de maladies" (Actes Sud), les fabricants sont parvenus à ancrer dans les esprits que l’ostéoporose (dont la définition ne cesse de s’étendre avec l’ostéopénie ) est une fatalité. Message sanitaire mensonger, conçu pour faire peur. Car c’est par la peur que les firmes gagnent les vastes marchés de la prévention et ses milliards de dollars et d’euros. Plus le mensonge est énorme et moins il se voit.

Depuis qu’on a abaissé la valeur de référence en matière de cholestérol, on est p***é de 13 millions de patients traités à vie à 36 millions. Combien de bien portants ainsi capturés sur la base d’une étude biaisée ? John Abramson, médecin et auteur d’"Amérique sous overdose", raconte comment l’industrie pharmaceutique a focalisé toute la prévention des troubles cardio-vasculaires sur l’abaissement du taux de cholestérol par les statines alors que la recherche montre que la meilleure prévention relève bien plus simplement de l’exercice physique et de l’alimentation.

Dịch từ báo Nouvel Observateur:

Thông tin y học láo khoét

Năm 2005, phóng viên khoa học Jorg Blech của báo Spiegel (Đức Quốc) trong tác phẩm điều tra của ông dưới tựa đề là “ Những người sáng chế ra bệnh” cho biết các nhà bào chế đã thành công trong việt nhồi sọ dân chúng ý niệm loãng xương ostéoporose (mà định nghĩa của nó không ngừng được mở rộng thêm ra với hiện tượng thiếu xương ostéopénie) là một định mệnh (fatalité). Chính sự sợ hãi của dân chúng đã giúp các xí nghiệp dược phẩm thống trị được một thị trường to tát về việc phòng ngừa loãng xương và nhờ đó mà họ thu được hằng tỷ dollars và euros. Láo khoét càng to tát chừng nào thì khó phát hiện chừng đó.

Từ lúc ngạch mức chẩn đoán cholesterol được người ta cố tình hạ xuống thì số bệnh nhân lúc trước là 6 triệu người phải uống thuốc suốt đời, nay thì tăng lên 36 triệu người. Như vậy có biết bao là những người có sức khỏe bình thường nay thì trở thành nạn nhân của một khảo cứu thiên vị (biasé) và bắt buộc họ phải uống thuốc hết. John Abramson, là bác sĩ và tác giả của quyển:

Overdosed America - John Abramson M.D.- the Dove.us

Theo Bs John Abramson, kỹ nghê dược phẩm tập trung việc phòng ngừa bệnh tim mạch qua việc làm hạ cholestérol bằng thuốc statines trong khi các khảo cứu minh chứng là việc phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhứt là thực phẩm dinh dưỡng và vận động thể dục thể thao.

Đọc cho biết tin mới nhứt: Bệnh tự kỷ không phải do thuốc chủng MMR gây ra. 

Năm 1998 tạp chí y học nổi tiếng thế giới Lancet có đăng bài “đính chánh” (a now retracted study) khảo cứu của Gs Andrew Wakefield liên hệ đến nguyên nhân bệnh của bệnh tự kỷ (autism) liên quan đến thuốc chủng ngừa MMR (measles, mump, rubella) tức là sởi , quai bị và sởi Đức. Bs Wakefield bị treo bằng sau đó.

Vừa qua, July 1, 2014, tạp chí y khoa Pediatrics cho biết nhiều khảo cứu liên quan đến “Sự liên hệ của vaccine MMR và bệnh tự kỷ” đã đưa ra kết luận là Vaccin MMR không có gậy ra “ hội chứng phổ tự kỷ” (autism spectrum disorders).

Video: Journal questions validity of autism and vaccine study

By Debra Goldschmidt, CNN august 28/2014 http://www.cnn.com/2014/08/27/health/irpt-cdc-autism-vaccine-study/index.html?hpt=hp_c2

The debate over whether autism spectrum disorders are caused by vaccines started when researcher Andrew Wakefield published a now-retracted study in The Lancet in 1998 that linked the MMR vaccine to autism.

Most of Wakefield's co-authors withdrew their names from the study when they learned Wakefield had been compensated by a law firm intending to sue manufacturers of the vaccine in question. In 2010, Wakefield lost his medical license. And in 2011, The Lancet retracted the study after an investigation found Wakefield altered or misrepresented information on the 12 children who were the basis for the conclusion of his study. Other researchers have not been able to replicate Wakefield's findings. In fact, several subsequent studiestrying to reproduce the results have found no link between vaccines and autism, including several reviews by the Institute of Medicine. Most recently, a study published in Pediatrics on July 1 concluded that vaccines do not causeautism spectrum disorders.

Vaccine MMR là gì? http://www.healthlinkbc.ca/healthfiles/bilingua/vietnamese/hfile14a-V.pdf

Đọc thêm

video :Maladies inventées:un juteux marché http://www.youtube.com/watch?v=3EQ2nn3Jx7o

Video:Overdosed America - John Abramson M.D.- the Dove.us http://www.youtube.com/watch?v=OYBrXcsDzhI

(44phút) –nói tiếng Anh

(Các bạn nên xem đoạn video của 1 bs Mỹ dám nói lên sự thật về thuốc men, FDA và kỹ nghệ dược phẩm!)

Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan:

- Bên trong kỹ nghệ thuốc Tây http://khoahocnet.com/2012/07/23/duoc-si-nguyen-ngoc-lan-bac-si-thu-y-nguyen-thuong-chanh-ben-trong-ky-nghe-thuoc-tay/

- Bệnh loãng xương, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược

Psychologies.com-Seniors /Les vendeurs de maladies http://forum.psychologies.com/psychologiescom/Seniors/vendeurs-maladie-sujet_3972_1.htm

- Le Nouvel Observateur- Anne Crignon-Maladie,un marché juteux http://tempsreel.nouvelobs.com/societe/20111107.OBS3985/la-maladie-un-marche-juteux.html


Montreal 2021

Nguyễn Thượng Chánh



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Nov/2021 lúc 9:07am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2021 lúc 9:02am

Dinh Dưỡng Cho Tuổi Già

Dinh%20dưỡng%20ở%20tuổi%20già

Định nghĩa “cao tuổi” trong thời đại hiện nay rất khó phân biệt biên giới rõ rệt.

Ngày xưa, trên 50 đã gọi là cao tuổi, là “cụ”, thế mới có câu: “ngũ thập tri thiên mệnh”. Ngày nay, 60 tuổi được cho là còn trẻ như 50 của thế kỷ trước. Tuổi thọ trung bình của con người cũng tăng cao hơn so với thế kỷ trước: ở Mỹ là 77 cho đàn ông, và 81 cho đàn bà, còn ở Việt Nam thì 72 cho đàn ông bà 80 cho đàn bà. Sống trên 90 được cho là quá thọ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho biết, tuổi thọ tối đa của con người là 121 tuổi, chỉ trừ một vài trường hợp hiếm có thì có thể kéo dài thêm một hai năm nữa mà thôi.


Vì mức độ già cỗi thay đổi theo mỗi cá nhân tùy theo điều kiện sống, môi trường, và yếu tố di truyền, có thể nói, “cao tuổi” hay không tùy theo mỗi người. Có khi trên 50 được kể là cao tuổi, nhưng nói chung chung, trước tuổi thọ trung bình độ 5, 10 năm thì được kể là cao tuổi, không còn chối cãi được.


Khi còn trẻ chúng ta được dạy, phải ăn nhiều rau cải, nhiều trái cây, giữ cân bằng trong tất cả các loại thực phẩm, và nhất là không quên uống nước. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng cần phải thay đổi. Người cao tuổi có khi cần nhiều thành phần thức ăn hơn, thí dụ như chất vôi calcium, và cần ít số lượng calories hơn. Sự thay đổi còn tùy theo mỗi cá nhân, và tình trạng sức khoẻ của mỗi người.

Trên mạng internet, bạn đọc có thể tham khảo nhiều nơi để tìm hiểu thêm chi tiết về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người cao tuổi. Ở đây, bạn có thể tham khảo thêm cách ăn uống để sống lâu, sống khoẻ, sống minh mẫn.


Một cách tổng quát, người cao tuổi nên:

Ăn nhiều trái cây, tương đương khoảng 2, hay 3 nắm tay trái cây đủ loại mỗi ngày.
Ăn khoảng 2, hay 3 nắm tay rau tươi mỗi ngày
Tiêu thụ khoảng 1,200 mg calcium mỗi ngày. Nguồn của calcium nên đến từ sữa tươi, hay nước cốt xương. Nghiên cứu mới cho biết, uống thuốc bổ xương không có lợi mà có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim.
Ăn cơm, tốt nhất là cơm gạo lứt thay vì ăn nhiều tinh bột và đường.
Ăn khoảng 1 gram protein cho mỗi pound cân sức nặng, tối thiểu là 1 gram protein cho mỗi kilo sức nặng. Nguồn protein có thể đến từ sữa, thịt cá, trứng gà, các loại đậu…

Thí dụ, trung bình một con cá thu nhỏ bằng cổ tay đã có đủ 80 gram protein, hay một lát thịt bằng ½ bàn tay có đủ 40 gram protein. Nếu ăn không đủ thì có thể uống thêm sữa Ensure. Tuy nhiên vì trong sữa Ensure có nhiều đường, bạn có thể thay bằng whey protein và pha với sữa tươi hay sữa đậu nành. Một muỗng bột whey protein có chứa khoảng 23 gram protein.
Ở đây cũng cần nêu lên một số quan niệm nhầm lẫn về nhu cầu dinh dưỡng cho người già:


1. Người trên 60 tuổi không cần nhiều chất bổ – Sai !

Sự thật là nhu cầu calories khi lớn tuổi không nhiều so với thanh niên trai trẻ, nhưng ngược lại, người lớn tuổi cần nhiều chất bổ hơn vì khả năng hấp thụ từ đồ ăn kém đi, thí dụ như vitamin D và vitamin B12. Người lớn tuổi nên uống thuốc đa sinh tố multivitamin nhưng không nên uống những loại vitamin với nồng độ cao, lại độc cho cơ thể.


2. Người lớn tuổi không lo sợ béo phì, trên cân – Sai !

Trên cân hay béo phì là vấn nạn cho dân Mỹ, kể cả người Việt ở Mỹ. Đừng lầm tưởng là người Việt mình nhỏ con, không thấy béo. Thật ra có tình trạng gọi là “ốm mà béo” (skinny fat), có nghĩa là nhỏ con, nhẹ cân nhưng tỉ lệ mỡ so với thịt bắp rất cao, nhất là kích thước vòng bụng. Ai cũng biết, trên cân, càng ít hoạt động, càng dễ bị bệnh tật kinh niên như bệnh tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ. Như thế, người cao tuổi lại càng nên bớt ngồi yên một chỗ.


3. Người cao tuổi không cần ăn nhiều, và nên nhịn đói – Sai !

Tôi vẫn thường khuyên bạn đọc thỉnh thoảng nên nhịn đói. Tuy nhiên, người cao tuổi nên cẩn thận. Người già có thể biếng ăn, vì ăn không ngon miệng, tuy nhiên không nên viện cớ này mà bỏ bữa ăn. Càng thường xuyên bỏ ăn càng làm cho người cao tuổi thành thói quen biếng ăn, và như thế, ăn không đủ dinh dưỡng. Cho dù không ăn được nhiều cũng nên ráng ăn chút đỉnh cho mỗi bữa ăn.


4. Người cao tuổi không cần uống nước nhiều, chỉ khi nào khát mới uống, sợ són tiểu – Sai !

Cảm nhận khát nước của người cao tuổi thường ít bén nhạy, vì thế khi biết khát thì có thể đã cạn khô. Thí dụ như bà Hillary Clinton chẳng hạn, bi xỉu vì không uống nước đầy đủ khiến huyết áp giảm tuột cấp kỳ. Sự khát nước còn gây ra bởi các loại thuốc men đang uống, và trái thận đã suy. Vì thế, nên uống nước thường xuyên, nước trà, nước lạnh, ít ít suốt ngày.


5. Người già không cần ăn nhiều, uống thuốc bổ là đủ – Sai !

Thuốc bổ không thể thay thế cho đồ ăn. Uống thuốc bổ nhiều chỉ là thuốc độc, có hại cho lá gan, trái thận, gây ra táo bón hay đi tiêu chảy bất thường. Bất kỳ ở lứa tuổi nào, chỉ có thức ăn thật mới cung cấp đủ chất bổ dinh dưỡng cho cơ thể. Cho dù bạn đang có bệnh như cao huyết áp, hay tiểu đường cũng không nên kiêng cử. Theo ý tôi, nếu đã trên 70 tuổi thì cũng không nên kiêng cử một cách tuyệt đối, thái quá.


Một điều cuối cùng không kém phần quan trọng là người già không nên ăn một mình. Ăn uống phải có bạn, nên ăn chung với gia đình hay con cháu. Ngược lại con cháu cũng không nên để cho cha mẹ mình ăn uống trong cô đơn buồn tẻ. Khi ăn một mình, các cụ sẽ kém vui, và kém ăn đi, không tốt cho sức khoẻ. Sự cô đơn sẽ làm miếng ăn thêm cay đắng.

Gần đây, một số bệnh nhân của tôi, độ tuổi 30, đã bắt đầu xưng “con” với tôi. Hóa ra mình đã già?

Tôi than thở với các cô thư ký, và được nhắc nhở: “Bộ bác sĩ không nghĩ là bác sĩ già rồi hay sao?”


Hình như tôi đang viết những lời khuyên về cách ăn uống cho chính mình thì phải?


BS. Hồ Ngọc Minh



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Nov/2021 lúc 9:04am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2021 lúc 9:35am

Bệnh Loãng Xương: Trống Đánh Xuôi, Kèn Thổi Ngược

Bệnh%20loãng%20xương%20|%20Vinmec

Ngày xưa, khi còn ở bên nhà thì có ai nói đến bệnh loãng xương đâu. Già cả, xương yếu, lưng còng, đi đứng lụm cụm không vững, cần phải chống gậy hoặc nhờ con cháu dẫn dắt là chuyện rất bình thường mà thôi. Người già, lỡ có té ngã, gãy tay gãy chân thì chuyện cũng thường thấy trong xã hội.

Ngày nay Y học không xem tình trạng loãng xương là một định mệnh (fatalité) của tuổi già nữa. Các bác sĩ tài ba (và kỹ nghệ dược phẩm) có cả lố phương tiện để giúp cho các cụ có thể sống một cách “bình thường có chất lượng” cho tới ngày ra đi.

Chú thích: Tác giả không phải là Bs y khoa- Đây chỉ là một tập hợp các thông tin tổng quát về vấn đề loãng xương. Mọi thắc mắc và nghi vấn xin các bạn hãy trực tiếp tham khảo với bác sĩ gia đình (NTC).

* * *
Bệnh loãng xương là gì ?
Đây là bệnh xảy ra khi xương thiếu chất Calcium nên trở nên xốp, yếu và có thể dễ gãy mỗi khi bị té ngã. Bệnh thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Thống kê cho biết cứ 1 trên 4 người đàn bà trong thời kỳ mãn kinh, và 1 trên 8 người đàn ông tuổi trên 55 đều bị bệnh loãng xương ở những mức độ khác nhau. Tuổi càng già càng dễ bị bệnh loãng xương.

Bệnh thường hay thấy xảy ra ở các dân tộc da trắng, và ở các sắc dân Á Châu, mà đặc biệt nhất là ở những người có tầm vóc nhỏ con.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương như dinh dưỡng thiếu chất Calcium, thiếu hormone estrogen ở phụ nử trong thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra yếu tố di truyền, một vài loại dược phẩm và một số bệnh tật cũng có thể đưa đến bệnh loãng xương.

Bệnh nhân thường hay cảm thấy đau lưng khi khom xuống để bưng đồ vật nặng.

Xương cổ tay, và cổ xương đùi (col du fémur) là hai nơi dễ bị gãy mổi khi té ngã. Lâu ngày, lưng bị còm, bị gù và chiều cao vì lẻ đó bị giảm đi, trường hợp nặng bệnh nhân có thể trở thành tàn phế.

Theo thống kê, tại Hoa Kỳ hằng năm có từ 15-20 triệu bà bị bệnh loãng xương, kéo theo trên 1 triệu tường hợp gãy xương mà trong số nầy phải kể 250.000 ca gãy cổ xương đùi (hip fracture) và làm thiệt mạng 50.000 cụ bà vì biến chứng của tai nạn trên.
Don&#39;t%20Like%20Dairy%20Products?%20Here%20Are%20The%20Nondairy%20Richest%20Sources%20Of%20Calcium%20%20-%20Inminutes%20Magazine
Trống đánh xuôi
Tại hải ngoại bệnh loãng xương (ostéoporosis) cần phải đựợc theo dõi để phòng ngừa hoặc chữa trị nếu kết quả xét nghiệm mật độ xương quá kém (osteodensitometry) và rơi vào “một giới hạn nào đó” (căn cứ trên T score và Z score). Thông thưòng, tùy theo nặng nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa calcium vitamin D, hay thuốc nhóm Bisphosphonate (Fosamax, Bonefost,Didronel, Didrocal, Actonel…) hoặc các loại thuốc khác. Uống liên tục trong một thời gian nhiều năm liền, sau đó thì thẩm định lại.

Your T-score is your bone density compared with what is normally expected in a healthy young adult of your sex. Your T-score is the number of units — called standard deviations — that your bone density is above or below the average.

Your Z-score is the number of standard deviations above or below what's normally expected for someone of your age, sex, weight, and ethnic or racial origin. If your Z-score is -2 or lower, it may suggest that something other than aging is causing abnormal bone loss (Mayo clinic )

Năm 2001, FDA Hoa kỳ có chấp thuận một loại thuốc tổng hợp dùng để tiêm có tên là Teriperatide (Forteo) do Công ty dược phẩm Lilly sản xuất. Thuốc chỉ dành cho các trường hợp loãng xương nặng, nguy cơ gãy xương cao, hoặc đã bị gãy xương rồi. Bất tiện là thuốc phải được tiêm dưới da (subcutaneous) mỗi ngày, liên tục và không được quá hai năm. Giá thuốc, 700-800$ cho một tháng.

Tại Québec, Canada, Forteo là thuốc đặc biệt và ngoại lệ nên cần phải xin phép sử dụng của chính phủ và sẽ được Régie d’***urance Maladie trả tiền thuốc.(Demande d'autorisation de paiement - Médicaments d'exception)

Forteo is a man-made (well, E. coli-made) recombinant parathyroid hormone that has an amino acid sequence identical to part of the human parathyroid hormone (PTH). Forteo was approved by the US FDA in 2001 as an osteoporosis drug.

As the manufacturer reports, the longest studies on the safety and efficacy of Forteo were of only a two-year duration. Why are there only short-term studies on this new drug? There are only short-term studies because in the animal safety studies, Forteo was shown to cause a high incidence of osteosarcoma (a rare malignant, often fatal, bone tumor), as well as osteoblastoma (abnormal m*** of tissue in bone) andosteoma (small benign bone lesions)( Forteo — is this bone drug too good to be true? by Dr. Susan E. Brown, PhD).


Phản ứng phụ của thuốc làm mọi người e dè ngần ngại

Cho dù thuốc uống hay thuốc chích thì trở ngại chính là chúng đều có quá nhiều phản ứng phụ nguy hiểm.

Nhóm thuốc uống Bisphosphonate (Fosamax, Fosavance v,v…) có thể làm loét thực quản và bao tử ngoài ra cũng có thể mục xương hàm (osteonecrosis) nơi chổ răng bị nhổ hay nơi gắn implant.,rất đau đớn và phiền phức lắm.

Xương hàm có thể bị mục do phản ứng phụ của việc uống Fosamax trong thời gian lâu dài.

Bisphosphonate-related osteonecrosis of the jaw at extraction site of tooth #18. Necrotic, nonhealing exposed bone extends up the ramus and to the buccal aspect of tooth.

(Photo American Family Physician-Bisphosphonate-Related Osteonecrosis of the Jaw in Patients with Osteoporosis)

Video:abc news- Drug Investigation: The Serious Side Effects of Fosamax

Thuốc Forteo thì có thể gây ra ung thư ác tính osteosarcoma ở xương. Đa số phản hồi, của bệnh nhân nói chung đều rất tiêu cực…và làm chúng ta lo nghĩ…(Mời bạn đọc xem các phản hồi trong mục tham khảo về Forteo ở cuối bài)

Làm sao phòng bệnh loãng xương?
1. Nên nhớ là nhu cầu Calcium tăng theo các giai đoạn tăng trưởng, tình trạng mang thai, có cho con bú hay không ?…

2. Nên sử dụng thức ăn thức uống đa dạng giàu Calcium. Nên uống thêm supplement Calcium nếu thiếu chất vôi trong dinh dưỡng thường ngày.

3. Cần uống kèm theo vitamin D nếu uống Calcium. Có nhiều loại supplement Calcium bán trên thị trường có chứa vitamin D.

4. Một số bệnh có thể làm thất thoát Calcium từ xương, và có thể gây ra bệnh loãng xương thứ cấp (secondary osteoporosis) chẳng hạn: bệnh xơ gan, bệnh Crohn (1 loại bệnh đường ruột), bệnh viêm khớp tự miễn (rheumatoid arthritis), bệnh suy các tuyến sinh dục (hypogonadism), bệnh cường giáp trạng (hyperthyroidism), bệnh cường phó giáp trạng ( hyperparathyroidism), bệnh suy thận mạn tính, trường hợp ghép bộ phận ( transplantation) và tình trạng nằm bất động lâu ngày.

5. Một số thuốc Tây nếu xài thường xuyên trong một thời gian lâu dài (4-5 tháng) cũng làm mất Calcium của xương, chẳng hạn thuốc trị kinh phong co giật Dilantin, thuốc kháng đông heparine, hormone tuyến giáp trạng Synthroid, các thuốc trị cancer ( antineoplasic), các thuốc làm giảm acid dạ dầy hay antacids có chứa chất nhôm aluminum, các thuốc nhóm corticosteroids như thuốc Dexamethasone ( VN gọi là Đề Xa), Prednisone, các loại thuốc GnRH (gonadotropin releasinghormones).

6. Để phòng ngừa bệnh loãng xương, ngoài việc ăn uống một khẩu phần giàu Calcium chúng ta cũng cần chú trọng đến việc tập thể dục thường xuyên, bớt rượu, bớt trà, bớt cà phê và bỏ thuốc lá.

7. Phụ nữ trong thời gian mãn kinh nên đi khám bác sĩ dể được xét nghiệm và đo mật độ xương ( osteodensitometry), và nếu cần Bs sẽ kê toa cho thuốc trị liệu.

8. Cẩn thận khi sử dụng một số thuốc trong một thời gian lâu dài,thí dụ các thuốc nhóm corticosteroids.

Thực phẩm nào chứa nhiều calcium ?
Calcium có nhiều trong sữa, trong fromage, trong yogurt và nói chung trong các sản phẩm chế biến từ sửa. Trong nhiều loại thức uống bán trong siêu thị, chẳng hạn như sữa đậu nành và nước cam lon cũng thường được nhà sản xuất cho tăng cường thêm chất Calcium và vitamin D.

Calcium còn được thấy hiện diện trong: các loại đậu, hạt hạnh nhân, mè còn vỏ, trong cải broccoli, cải Pok choy, cải Kale, Collards, green turnip, bắp cải, artichaut, trong rau cần Tây, rau dền, rau mồng tơi, trong cá salmon, trong cá mòi sardine còn xương,và trong tôm cua sò hến vv…Một vài loại thức ăn có chứa chất oxalate (rau mồng tơi, rau dền) hoặc chất phytate (có trong cám, trong các ngũ cốc còn nguyên hạt). Hai chất này ngăn cản phần nào sự hấp thụ Calcium chứa đựng trong trong các loại thực phẩm vừa kể.
CALCIUM%20CONTAINING%20FOODS

Các loại supplément calcium
Trong thiên nhiên Calcium thường ở dưới dạng phối hợp với một vài chất khác để cho ra những hổn hợp (compound) Calcium như: Calcium carbonate, Calcium phosphate, Calcium citrate… Nồng độ Calcium hữu dụng chứa trong hổn hợp còn được gọi là élemental calcium. Tùy theo loại hổn hợp mà số lượng elemental calcium có khác nhau.

 Khi mua các loại supplement Calcium nhớ đọc kỹ coi nó chứa thật sự bao nhiêu élemental calcium.

Calcium carbonate: chứa 40 % Calcium và được chế biến từ vỏ sò hến. Hấp thụ chậm. Có thể gây sình hơi và táo bón. Nên uống sau bữa ăn. Nguồn Calcium thường được lấy từ vỏ sò hến. Đây là loại Calcium rẻ tiền và rất thông dụng trên thị trường hiện nay.

Calcium citrate: chứa 20% Calcium, hấp thụ nhanh, có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Đắt tiền.

Calcium lactate: có 13% Calcium, uống sau khi ăn.

Calcium gluconate: có 9% Calcium. Uống sau khi ăn.

Dolomite: làm từ bột xương thú vật thu lượm từ lò sát sanh, từ các hổn hợp Calcium magnesium lấy từ nham thạch (limestone). Có thể chứa các chất độc như chì, thủy ngân, arsenic, v.v… Nên tránh sử dụng.

British Medical Journal cho biết là việc sử dụng calcium trong thời gian lâu dài có thể làm hại tim (calcium đóng trong mạch máu)?

La prise de suppléments de calcium est désormais carrément déconseillée par le British Medical Journal après publication d'une étude démontrant que cela peut hausser de 30% les risques de problèmes cardiaques. Même les personnes souffrant déjà d'ostéoporose devraient y penser à deux fois avant d'en prendre. (Les suppléments de calcium peuvent être nocifs pour le coeur-La Presse Montreal 03 aout 2010)

Thực phẩm nào chứa nhiều vitamin D
Rất ít thực phẩm có chứa vitamin D. Vitamin D có thể được thấy trong các loại sữa, trong margarine đã được cho tăng cường thêm chất nầy. Vitamin D cũng thấy trong các loại cá có nhiều mỡ, trong lòng đỏ hột gà, trong cá mòi sardine, trong cá salmon, cá herring,và cá mackerel vv…Phơi nắng 15-20 phút cũng đủ để cho da tạo ra vitamin D. Dưới tác dụng của tia cực tím, của ánh sáng mặt trời chất cholecalciferol ở dưới da được chuyển ra thành vitamin D3 không hoạt tính và sau đó được đưa đến gan để trở thành chất 1,25-dihydroxycholecalciferol, hay là vitamin D thật sự có hoạt tính. Nghiên cứu mới đây tại Quebec (2005) cho biết rằng trong giai doạn mới bắt đầu mãn kinh (perimenopause), Calcium và vitamin D có thể giúp các bà ngừa được phần nào nguy cơ bị cancer vú. Trong thí nghiệm vừa kể, các phim chụp cho thấy mật độ mô vùng vú có vẻ trong sáng hơn ở nhóm người sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm giàu Calcium và vitamin D.

Nhu cầu vitamin D ở người lớn là 400- 800 UI / ngày. Có thể chấp nhận nồng độ tối đa 2000 IU vitamin D trong một ngày nhưng người ta khuyên không nên sử dụng liều lượng nầy trong một thời gian lâu dài. Vitamin D là vitamin tan trong chất béo, và nó có thể tích tụ trong cơ thể. Sự thặng dư vitamin D lâu ngày có thể làm nhức đầu, nôn mửa, giảm cân, mỏi mệt và hiếm thấy hơn, nó có thể gây tiêu chảy, gia tăng lượng nước tiểu ( polyuria), làm hại thận và làm tăng nồng độ Calcium trong máu lên nhiều.

Kèn thổi ngược: Huyền thoại về loãng xương-
Tác giả phỏng dịch nguyên văn ba tác phẩm:Huyền thoại về vấn đề loãng xương
1) Le Mythe de l’ostéoporose: Introduction du nouveau livre de Thierry Souccar

Ce livre est dédié à toutes les femmes qui souffrent et ont souffert inutilement de maladies créées de toute pièce du dépistage qui ne dépiste rien et des traitements qui ne traitent rien.

“Đề tặng cho tất cả phụ nữ đã và đang phải khổ sở một cách vô ích vì những bệnh do “người ta” tạo ra trọn vẹn, một sự xét nghiệm truy tìm nhưng không tìm ra được gì cả, và những cách chữa trị cũng không trị được gì hết.”

“Nếu bạn hỏi một người đàn bà lớn tuổi, một bác sĩ hay một nhà báo, ostéoporose là gì thì chắc chắn bạn sẽ nghe họ trả lời như sau: Ostéoporose là một loại bệnh và thường là nguyên nhân làm gãy xương khi các cụ bị té ngã. Để phòng ngừa cần phải làm xét nghiệm bằng kỹ thuật đo mật độ xương (osteodensitometry) để xác định những đối tượng có nhiều nguy cơ. Để có thể tránh tai nạn bị gãy xương khi té ngã, các cụ cần phải tiêu thụ nhiều sữa vả sản phẩm của sữa cũng như theo đuổi một chế độ dinh dưỡng giàu chất calciun thậm chí kể luôn việc cần phải uống thuốc Tây.

Tất cả những đều nói trên rất quen thuộc đối với tất cả mọi người trong chúng ta nhưng đây là ý kiến hoàn toàn sai lầm.

Hằng chục triệu người đã bị tập đoàn, gồm có giới bác sĩ, tài phiệt về kỹ nghệ dược phẩm, kỹ nghệ thực phẩm, kỹ nghệ sản xuất máy quang tuyến X nhét vào đầu ý niệm trên. Phải chăng đây là một âm mưu vì quyền lợi hay vì mù quáng mà các bác sĩ và những nhà khảo cứu tài ba đã phục vụ quyền lợi của các đại đại tài phiệt quốc tế mà mục tiêu chính của giới nầy là bán sản phẩm với một giá vô cùng đắt nhưng trị liệu không ra hồn và tạo nguy hiểm cho cả thế hệ baby boomer đang bước vào tuổi già”.

Đo mật độ xương bằng kỹ thuật osteodensitometry là một sáng tạo của kỹ nghệ dược phẩm.

Vâng đúng vậy: loãng xương là một sự thật chớ không phải là một bệnh.
Loãng xương thật sự ra chỉ là một yếu tố nguy cơ (facteur de risque) mà thôi, nhưng không nhứt thiết là quan trọng nhứt gây gãy xương, đây mới là điều mới lạ.

Vâng, đúng vậy, loãng xương là một chuyện có thật chớ đây không phải là bệnh.” (Dịch nguyên văn từ Le mythe de l’ostéoporose-tác giả Thierry Souccar)

{Si vous interrogez une femme d’âge mr, un médecin ou un journaliste, il y a des chances qu’ils vous disent que l’ostéoporose est une maladie, qu’elle est responsable de la majorité des fractures de l’âge avancé, qu’un dépistage par ostéodensitométrie permet d’identifier les personnes à risque, et qu’on peut éviter les fractures avec des laitages et un régime riche en calcium, voire en prenant des médicaments.

Cette vision, qui nous est pourtant familière, est fausse, comme vous allez le découvrir en lisant ce livre.

Elle a été mise dans la tête de dizaines de millions de personnes par une coalition de médecins, de laboratoires pharmaceutiques, d’industriels de l’agro-alimentaire et de fabricants de machines à rayons X. Ayant écrit cela, je tiens aussitôt à r***urer celles et ceux qui n’accordent aucune crédibilité aux « théories du complot ». Pour créer le marché de l’ostéoporose, il n’y a pas eu de complot. Simplement une conjonction d’intérêts: par cupidité ou par aveuglement, des médecins et chercheurs compétents ont servi les intérêts de sociétés multinationales dont le principal objectif était de vendre au prix fort des traitements médiocres (et risqués) à des baby-boomers vieillissants.

Que l’ostéoporose mesurée par la densité osseuse est une création de l’industrie pharmaceutique.

Que l’ostéoporose n’est en réalité qu’un facteur de risque de fracture, et pas forcément le plus important – voilà la grande nouveauté.

Oui l’ostéoporose ça existe. Et non ça n’est pas une maladie!}

2) ‘The Myth of Osteoporosis – revised edition’

June 1, 2011 by Gillian Sanson

GILLIAN SANSON is a women's health educator, researcher and author. She was menopause educator for the New Zealand Family Planning ***ociation Northern Region from 1996 – 2001 and is currently a guest educator for organizations companies and groups including Women's Health Action Trust NZ. Mid-Life Energy and Happiness (Penguin Books NZ) was published in 1999 in NZ, the UK and Australia. The Osteoporosis ‘Epidemic’: Well Women and the Marketing of Fear (Penguin Books NZ 2001) challenges common misconceptions about osteoporosis and provides valuable knowledge on how to create and maintain bone health. In 2003 she toured and lectured in the United States and Canada in ***ociation with the release of The Myth of Osteoporosis (MCD Century Publications). Her work has received international recognition and endorsement and was the subject of a 20/20 documentary in NZ in 2001. Gill lives in Auckland, New Zealand.

Hướng dẫn mới về cách chẩn đoán loãng xương: một bãi mìn để thương lượng

“Nếu may mắn, bạn là một phụ nữ Hoa Kỳ trên 50 tuổi, bạn đã được đo mật độ xương rồi. Rất có thể kết quả đã làm bạn hoảng hốt và lập tức bạn phải mau mau chọn lựa phương cách chữa trị. Bạn không phải là người duy nhứt đâu. Tuy kỹ thuật chẩn đoán mật độ xương không bao giờ là một dự báo chính xác để báo hiệu một sự gãy xương, nhưng có thể ước lượng là phải có trên nửa số phụ nữ Hoa Kỳ trên 65 tuổi (và một số không nhỏ phụ nữ trẻ hơn) đã được chữa trị loãng xương bằng dược phẩm, những thuốc lợi thì ít mà hại hại thì nhiều.

Ngày nay, năm 2011, lãnh vực chẩn đoán chẳng khác gì một bãi mìn. Bất kể bạn là nam hay là nữ, bản hướng dẫn mới của bác sĩ về cách chẩn đoán đã tăng cơ may (hay rủi) liệt bạn vào nhóm người có nguy cơ của tình trạng loãng xương và cần phải được chữa trị gấp. Bản Fracture Risk ***essement Tool (FRAX), do Y Tế Thế Giới lập ra và được US National Osteoporosis và một số giáo sư uy tín (august bodies) thừa nhận. FRAX có mặt trên net. Mỗi ngày có lối 60 000 lần truy cập.

Đoán mò một cách chính xác lúc nào sẽ bị gãy xương là một khoa học quá ấu trĩ…

Tổ chức National Osteoporis Foundation Hoa Kỳ (NOF) đề nghị làm xét nghiệm tất cả phụ nữ trên 50 tuổi. Nếu đạt đuợc mục tiêu thì sẽ có ít lắm là 72% các bà Mỹ trắng trên 65 tuổi và 93% các bà trên 75 tuổi đều phải bị bắt buộc phải được điều trị (uống thuốc, tiêm thuốc)…

Đối với các ông Mỹ trắng: ít nhứt 34% trên 65 tuổi hay già hơn, và 49% các cụ trên 75 tuổi hay cao hơn đều “bị khuyên” cần phải trị liệu bằng thuốc” (Dịch nguyên văn Gillian Sanson-New osteoporis diagnostic guidelines: a minefield to negotiate).

New osteoporosis diagnostic guidelines: a minefield to negotiate

June 1, 2011 by Gillian Sanson

Chances are, if you are an American woman over the age of 50, you have had your bone density tested. It is highly likely you’ve had a result that has alarmed you and prompted you to consider treatment options. You are not alone. Although a bone density diagnosis was never an accurate predictor of fracture, it is estimated that it has resulted in more than half the US female population over 65 years (and a good percentage of younger women) being treated with osteoporosis drugs – drugs that offer minimal benefit and pose serious harms..

Now, in 2011, the field of osteoporosis diagnosis is even more of a minefield. Whether you are male or female, new US clinicians’ guidelines greatly increase your likelihood of being labelled at risk. You can go on-line (with or without your physician), fill in a free questionnaire, and presto! – determine your apparent risk of fracture in the next ten years, and whether you need to be treated. Created by the WHO, the Fracture Risk ***essment Tool (FRAX) is the latest of many multiple risk factor tools that have been developed over the years. But this has the added sophistication of easy on-line access. It has been sanctioned and adopted by the US National Osteoporosis Foundation (NOF) and other august bodies. It is currently on a calculator in Japan, a CD in Poland, and is also available as an iPhone or iPad app. The FRAX website has an average 60,000 hits daily.

Accurately determining fracture risk is a science still in it infancy. After all, who can ever really predict who is going to fall and break a hip? The questions in the FRAX calculator cover risk factors including age, gender, weight and height, a previous fracture, a parent with a hip fracture, current tobacco smoking, alcohol consumption, treatment with corticosteroids, long term use of corticosteroids, rheumatoid arthritis and secondary osteoporosis due to factors such as diabetes, thyroid conditions, early menopause and liver disease. Bone density of the neck of femur (hip bone) can be included or not…

… The NOF guidelines recommend screening all women over 50 years, and if this target is achieved it is estimated that at least 72% of U.S. white women age 65 years and 93% of those aged 75 year of age would be recommended for drug treatment. Application of the same guidelines to men has similarly estimated that a very large proportion of white men in the United States (At least 34% of US white men aged 65 years and older and 49% of those aged 75 years and older) would be recommended for drug treatment. (The myth of osteoporosis- Gillian Sanson)

2) S.O.S.os, Des os solides à tout âge

Par Jean-Yves Dionne, pharmacien et auteur

Pharmacien à l’expertise unique, Jean-Yves Dionne travaille comme conférencier, formateur,auteur et conseiller dans le domaine des PSN et de la santé au sens large. Son blogue proposele fruit de ses réflexions et de ses recherches

Một bộ xương chắc bất luận tuổi tác
“Mặc dù có nhiều khám phá gần đây, loãng xương vẫn còn được đa số bác sĩ và dược sĩ xem như là một thứ bệnh có thể kéo theo nhiều biến chứng, như gãy xương và dứt khoác nó phải được chữa trị bằng thuốc men (nhóm biphosphonates như Fosamax). Ngoài thuốc ra, người ta còn khuyên bệnh nhân phải uống thêm calcium (1500mg/ngày) kèm theo vitamin D (800 UI).

Tôi cảm thấy cần phải nhắc lại với quý vị cho rõ là loãng xương không phải là bệnh, không khác gì hơn tình trạng mãn kinh hay giai đoạn thanh niên choai choai. Đây là một điều kiện, một trạng thái thuận nghịch suy yếu của bộ xương, một yếu tố nguy cơ có thể kéo theo sự gãy xương. Tin vui là chúng ta có trong tay tất cả công cụ giúp giảm hay ngăn ngừa sự yếu xương và biến chứng của nó hầu có được một cuộc sống tốt hơn.

Sau khi đọc qua quyển sách S.O.S OS các bạn sẽ hiểu tại sao thuốc men không phải là món trị bách bệnh như người ta muốn mình tin như thế. Thuốc chỉ là một sự chọn lựa cuối cùng dùng cho các ca nặng, khi không còn cách nào tốt đẹp hơn nữa. Sức khỏe đâu phải cần vỏn vẹn chỉ có một viên thuốc không thôi đâu. (page 33).

Một sự lựa chon đơn giản:
“Cuối cùng, câu hỏi thật sự liên quan đến thuốc và loãng xương phải là như thế nầy: Tại sao phải cần đến thuốc với nguy cơ phản ứng phụ kèm theo giá cả ngoài sức tưởng tượng trong khi một sự tiếp cận theo lối thiên nhiên, chỉ pha trộn dinh dưỡng, và thể dục mà thôi cũng đủ loại trừ tình trạng loãng xương và tăng chất lượng cuộc sống của chúng ta lên”.

{Malgré les récentes đécouvertes, l’osteoporose est encore considérée par une majorité de médecin et de pharmaciens comme “une maladie’ qui peut entrainer de graves complications, comme des fractures et qu’il faut absolument traiter avec des médicaments (les bisphosphonates comme le Fosamax). En plus de la médication. on suggerera habituellement de prendre du calcium (1500mg par jour)avec de la vitamine D (800 UI).

Au risque de vous répéter, l’ostéoporose n’est pas une maladie, pas plus que la ménaupause ou l’adolescence. C’est une condition, un état, une fragilisation réversible du squelette, un facteur de risque de fractures. La bonne nouvelle, c’est que vous avez en main tous les outils pour réduire,ou prévenir, cette fragilisation et empécher les complications et la perte de qualité de vie qu’elles entrainent.

Après avoir lu S.O.S OS, vous comprendrez pourquoi les médicaments ne sont pas la panacée que l’on voudrais nous faire croire qu’ils sont.Ils représentent une option de dernier recours pour les cas graves seulement.La santé n’est jamamais aussi simple que la prise d’une pilule, quelle qu’elle soit. (page.33)

Un choix simple:

Finalement, la vraie question à propos des médicaments et de l’ostéoporose est celle ci: “pourquoi utiliser un médicament, avec les risques d’effets secondaires et les couts qui y sont ***ociés, alors qu’une approche naturelle combinant nutrition, seulement et exercices peut enrayer l’ostéoporose tout en augmentant votre qualité de vie?” (Jean Yves Dionne-page 36)}

“Trong tác phẩm S.O.S os Ds Jean Yves Dionne cho biết trong việc phòng ngừa vấn đề loãng xương không phải chỉ có duy nhất chất calcium của sữa và các sản phẩm được sản xuất từ sũa không đâu. Chúng ta còn phải cần đến các loại rau quả đủ màu sắc vì chúng chứa những chất dinh dưỡng cần thiết như lycopène (trong cà tomate).

Chính trong thực phẩm mà chúng ta có thể tìm ra đủ vũ khí hữuu hiệu để phòng trị loãng xương.”

Avec S.O.S.os, Des os solides à tout âge (John Wiley & Sons), Jean-Yves Dionne lance un pavé dans la mare des idées reçues face à l’ostéoporose. En effet, ce pharmacien, universitaire et autorité en matière de naturopathie et produits naturels, explique dans son livre que la consommation de calcium – et des incontournables produits laitiers – n’est pas la seule voie possible pour ***urer le maintien de la densité osseuse, tant chez les hommes que chez les femmes. 

En fait, il a été démontré dans de nouvelles études scientifiques que des nutriments comme le lycopène (que l’on retrouve dans les tomates) et les vitamines C et K, ainsi que des minéraux comme le magnésium, le cuivre, le sélénium et le manganèse, en plus de l’aide folique et de lysine, tous disponibles dans les légumes verts et fruits frais de couleur, doivent s’ajouter au calcium et à la vitamine D pour les rendre efficaces.

C’est donc dans notre alimentation que se trouvent toutes les armes nécessaires pour lutter contre l’ostéoporose !

Des fruits et légumes pour reconstruire ses os Dans S.O.S os., De Des fruits et légumes pour reconstruire ses os Dans S.O.S os., Des os solides à tout âge, on apprend aussi que les fruits et légumes de couleur peuvent aider à reconstruire ses os et à les réparer. Le 2Dr Leticia Rao, chercheure à l’Université de Toronto, a démontré le lien sans équivoque entre une alimentation riche en fruits et légumes de couleur et la santé osseuse. Ainsi, les nutriments contenus dans les aliments verts, les mres, les tomates et la bette à cardes pourraient jouer un rôle de premier plan pour garder des os en santé. D’autre part, il semble que les aliments acidifiants comme les protéines animales, nuisent à la recalcification et peuvent même accroỵtre la perte du calcium par les voies urinaires jusqu’à 74 %. La solution: adopter un régime plus alcalin, en augmentant sa consommation de fruits et de légumes. (par Jean Yves Dionne)

Kết luận:

Để phòng bệnh loãng xương, chúng ta nên dùng những loại thực phẩm đa dạng, nhiều màu sắc, giàu Calcium, phơi nắng, tập thể dục, bỏ thuốc lá, bớt cà phê, bớt nước ngọt có gaz (như Coca v,v…), bớt muối, bớt rượu, nếu cần thì uống thêm supplement Calcium + vitamin D, đó là những phương pháp dễ thực hành mà bất cứ ai cũng đều có thể làm được.

Điều quan trọng nhứt là tránh khiêng vác đồ vật nặng và tránh té ngã, nhứt là đối với lớp các ông các bà lớn tuổi.

Theo định kỳ nhớ đi khám bác sĩ./.

Tham khảo

- Các loại thuốc chữa trị loãng xương-Types of Osteoporosis Medications by National Osteoporosis Foundation

- Mayo Clinic-T score and Z score

- Ts Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Garvan, Sydney, Autralia-Loãng xương

- Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức- Bệnh loãng xương

- L'ostéoporose d'un coup d'oeil

- Vivre bien avec l'ostéoporose

- Top 10 Calcium-Rich Foods

- The Forteo Mystery: What You Should Know About this puzzling Drug

- Forteo - What next?

- Potential Side Effects of FORTEO

- Fosamax

- Fosavance

- Bs Nguyễn Thượng Chánh và DS Nguyễn Ngoc Lan, Bên trong kỹ nghệ thuốc Tây

Video: Vendeurs de maladies-Fr2 (1h.31)


Nguyễn Thượng Chánh


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Nov/2021 lúc 9:41am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Nov/2021 lúc 8:19am

Nghiên cứu mới tiết lộ thêm lợi ích của ánh sáng mặt trời

 BM

Ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp sinh học và các trung tâm cảm xúc trong não bộ chúng ta. Nhận đủ ánh nắng mặt trời vào ban ngày có thể cải thiện giấc ngủ, cải thiện tâm trạng và làm giảm chứng mất ngủ.

 

Chứng rối loạn giấc ngủ có tính chất lan tỏa và cứ ba người lớn thì có khoảng một người bị mất ngủ nhẹ. Khi mức độ căng thẳng gia tăng trên thế giới, chứng mất ngủ ở người lớn trở nên ngày càng phổ biến hơn. Nhưng một nghiên cứu mới do Đại học Monash dẫn đầu đã phát hiện ra rằng việc nhận đủ ánh sáng mặt trời tự nhiên mỗi ngày có thể giúp giảm chứng mất ngủ và cải thiện tâm trạng.


BM


Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí về Các chứng rối loạn cảm xúc bao gồm hơn 400,000 người tham gia từ chương trình ngân hàng sinh học Anh quốc. Người ta thấy rằng việc thiếu tiếp xúc với ánh sáng ban ngày là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tâm trạng kém, mất ngủ và các triệu chứng trầm cảm.

 

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng hầu hết các thông điệp về sức khỏe và ánh sáng đều tập trung vào việc tránh ánh sáng vào ban đêm. Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng ánh sáng vào ban đêm có thể làm gián đoạn đồng hồ của cơ thể, còn được gọi là nhịp sinh học. Nghiên cứu này giúp làm nổi bật tầm quan trọng của việc nhận đủ ánh sáng ban ngày để đảm bảo cơ thể hoạt động tối ưu.

 

Nhịp sinh học


BM


Nhịp sinh học là một quá trình tự nhiên bên trong điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức. Nó lặp lại khoảng 24 giờ một lần và có thể giúp hướng dẫn cơ thể biết khi nào nên ngủ và khi nào nên thức. Chu kỳ này rất quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng đã mất trong khi thức để thực hiện các hoạt động hàng ngày.

 

Trong một bài báo trên trang web của Đại học Monash, đồng tác giả nghiên cứu Sean Cain cho biết, “Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan sát thấy rằng thời gian tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời nhiều hơn trong ngày có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm ít hơn, tỷ lệ sử dụng thuốc chống trầm cảm thấp hơn, ngủ ngon hơn, và ít triệu chứng mất ngủ hơn”.

 

Việc giảm các triệu chứng này có thể được giải thích là do tác động của ánh sáng đến nhịp sinh học và tác động trực tiếp mà ánh sáng mặt trời tạo ra đối với các trung tâm cảm xúc trong não bộ.


BM


Mọi người có xu hướng dành hầu hết thời gian thức trong điều kiện ánh sáng nhân tạo và tiếp xúc với ánh sáng tương đối sáng vào ban đêm. Bằng cách thực hiện những điều chỉnh nhỏ đối với thói quen hàng ngày, một số người có thể cải thiện giấc ngủ, tâm trạng và mức năng lượng của họ.

 

Các nhà nghiên cứu kết luận nghiên cứu bằng cách lưu ý rằng việc tiếp xúc không đủ với ánh sáng ban ngày có thể là một yếu tố quan trọng góp phần gây ra một giấc ngủ kém và chứng rối loạn trầm cảm. 

 

Họ gợi ý những lời khuyên đơn giản cho mọi người; khi mặt trời ló dạng, hãy hấp thụ càng nhiều ánh sáng càng tốt, nhưng sau khi mặt trời lặn, hãy giữ cho môi trường xung quanh bạn tối. Đó là lời khuyên hay, nhưng nói thì dễ hơn làm vì ở các vùng khí hậu phía bắc, có sự thay đổi căn bản về độ dài ánh sáng ban ngày giữa mùa hè và mùa đông.


BM


Nghiên cứu này giúp chỉ ra tầm quan trọng của ánh sáng ban ngày. Các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên tiếp xúc với ánh sáng chói chang đầu tiên vào buổi sáng và dành thời gian ở ngoài trời, nhận đủ ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Cần tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh, đặc biệt là vào ban đêm và nên tắt đèn sáng vào ban đêm, hạn chế thời gian sử dụng màn hình và tắt đèn trong phòng ngủ.

 

Bằng cách điều chỉnh nhịp sinh học, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn vào ban ngày và buồn ngủ hơn vào ban đêm. Như nghiên cứu này cũng cho thấy, bạn có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm các cơn mất ngủ.

 

Sarah Cownley đã nhận được bằng tốt nghiệp về liệu pháp dinh dưỡng từ Học viện Khoa học Sức khỏe ở London. Cô thích giúp đỡ những người khác bằng cách dạy những thay đổi lối sống lành mạnh thông qua tham vấn cá nhân và với những đóng góp thường xuyên của cô cho Tờ báo Sức khỏe Bác sĩ. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Bel Marra Health.

 

 

 

Sarah Cownley  _  Tân Dân
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.602 seconds.