Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2022 lúc 9:03pm

Thoát Vị Đĩa Đệm 

 

Khi nào nên tập trị liệu, khi nào phải phẫu thuật?

Người bị thoát vị đĩa đệm có thể tập vật lý trị liệu 

Hầu hết những người bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phải mổ. Ngoài uống thuốc, bệnh nhân có thể được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau để giảm đau. Cần phải chú ý các biểu hiện của bệnh để thăm khám kịp thời, tránh biến chứng nặng nề, dẫn tới phải phẫu thuật.


1. Triệu chứng phổ biến của thoát vị đĩa đệm là gì?

Hầu hết tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở lưng dưới, nhưng cũng có trường hợp xảy ra ở cổ. Các triệu chứng thường gặp nhất gồm: 

- Đau tay hoặc chân: Thoát vị đĩa đệm lưng dưới thường gây cảm giác đau dữ dội ở mông, bắp đùi, bắp chân, có thể lan tới một phần bàn chân. Thoát vị đĩa đệm cổ sẽ gây đau vùng vai và cánh tay.

- Cơn đau sẽ nhói lên ở vùng cánh tay hoặc chân khi bạn ho, hắt hơi hoặc di chuyển cột sống ở một số tư thế nhất định.

- Tê hoặc đau nhức ở những vùng cơ thể có liên quan tới những dây thần kinh bị ảnh hưởng

- Yếu cơ: Các cơ có dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ bị yếu đi, khiến bạn dễ bị vấp ngã, ảnh hưởng tới khả năng nâng đỡ hoặc cầm nắm đồ vật. 

Cũng có những trường hợp, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mà không hề hay biết, bởi bệnh không gây ra bất cứ triệu chứng gì. 


2. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Nếu cơn đau ở cổ hoặc lưng lan tới cánh tay hoặc chân, hoặc nếu xuất hiện triệu chứng đi kèm như tê bì, đau nhức, yếu cơ, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định cụ thể tình trạng bệnh và có phương án điều trị phù hợp. 

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật. Việc tập luyện và sử dụng thuốc theo liệu trình sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu tình trạng đau vẫn tiếp tục đeo bám không giảm, bạn có thể được chỉ định tập vật lý trị liệu để hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của bệnh. Người bị thoát bị đĩa đệm có thể tập vật lý trị liệu hoặc áp dụng phương pháp như châm cứu, mát-xa để giảm triệu chứng đau 

Trong một số ít trường hợp, khi tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (nằm ngay bên dưới thắt lưng). Lúc này, bệnh nhân cần phải được mổ ngay để ngăn ngừa bệnh nặng thêm, gây yếu tay/chân hoặc liệt. 

Cần tới bệnh viện ngay nếu bạn thấy mình có các biểu hiện: 

- Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn: Đau, tê bì hoặc yếu cơ tới mức gây cản trở sinh hoạt hàng ngày

- Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang: Người bị hội chứng đuôi ngựa (cauda equina syndrome) có thể gặp tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu, ngay cả khi bàng quang căng đầy

- Hội chứng mất cảm giác yên ngựa (Saddle anesthesia): Tình trạng mất cảm giác tiến triển, ảnh hưởng tới những khu vực có thể chạm vào vùng “yên ngựa” trên cơ thể - bắp đùi bên trong, phía sau chân và vùng quanh trực tràng.


3. Nếu không muốn phụ thuộc vào thuốc, có thể điều trị bằng cách nào?

Một số phương pháp trị liệu thay thế uống thuốc, hoặc trị liệu kết hợp dùng thuốc có thể giúp giảm đau thường xuyên ở lưng dưới. Ví dụ: 

- Chiropractic (phương pháp kéo nắn xương khớp): Phương pháp này được cho là mang lại hiệu quả ở mức độ vừa phải với những cơn đau lưng dưới kéo dài ít nhất 1 tháng. Trị liệu chiropractic với bệnh nhân thoát bị đĩa đệm cổ, trong một số hiếm trường hợp, có thể gây đột quỵ.

- Châm cứu: Có tác dụng làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối tốt

- Mát - xa: Giảm đau trong ngắn hạn cho những người bị đau lưng dưới kinh niên

- Yoga: Là sự kết hợp của vận động thể chất, bài tập thở và thiền, yoga có thể cải thiện chức năng, giảm làm giảm đau lưng kinh niên.

 

Bác sĩ Lưu Hồng Hải 

Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Dec/2022 lúc 12:05pm

Sáng xoa mặt, tối xoa chân, bí quyết sống khỏe và ...

<<<<<<

Sáng%20xoa%20mặt,%20tối%20xoa%20chân,%20bí%20quyết%20sống%20khỏe%20và%20ngủ%20ngon%20của%20lương%20y%20Trần%20%20Dũng%20Thắng%20-%20YouTube



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Dec/2022 lúc 12:11pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2022 lúc 4:26pm
Làm Sao Biết là Cảm hay Cúm? - BS Nguyễn Thị Nhuận

<<<<<<

Vì%20sao%20có%20những%20người%20bị%20cảm%20cúm%20liên%20tục?%20-%20Nhà%20thuốc%20Long%20Châu


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Dec/2022 lúc 4:28pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2022 lúc 2:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Dec/2022 lúc 9:27am

Trả Lời Một Số Câu Hỏi Về Mắt Người Già


Mắt tôi vẫn thấy rõ, tại sao phải đi khám mắt định kỳ?

Hàn Lâm Viện Nhãn Khoa khuyên bịnh nhận 40-65 tuổi nên đi khám mắt ở bác sĩ chuyên môn (ophthalmologist) cứ 2 đến 4 năm một lần dù không có bịnh, trên  65 tuổi nên khám một lần mỗi năm là ít nhất, có thể thường hơn.

Lý do :

Những thay đổi mắt ở người già xảy ra rất chậm, từ từ, làm bịnh nhân thích ứng với hoàn cảnh mà không để ý, không biết rằng mắt mình mờ hơn trước, hoặc thị trường (visual field) của mình bị thu hẹp lại, mình không còn thấy rõ những gì xảy ra ở ngoại biên tầm mắt mình, màu sắc các sự vật mình thấy không trung thực (ví dụ màu trắng mình tưởng là vàng), đêm tối lái xe, đèn phía trước chiếu vào mắt mình lóa không thấy rõ . Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ khám thấy những thay đổi đó và sẽ có những biện pháp thích hợp để chữa trị (như cho đeo kính để điều chỉnh khúc xạ mắt (refraction correction) , giải phẫu hay cho thuốc trị chứng cườm nước làm cao áp suất trong mắt, ngăn chặn những tổn thương có thể xảy tới cho mắt, giải phẩu lấy cườm và thay thế bằng thấu kính nhân tạo/artificial lens, giúp tránh tai nạn cho người lái xe) 


Tôi bị bịnh tiểu đường, mắt tôi không sao cả, tại sao bác sĩ bắt tôi đi khám mắt?

Bịnh tiểu đường, còn gọi là bịnh Đái tháo đường (diabetes mellitus) không phải chỉ có chứng đường  được thải ra nước tiểu mà còn ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể người bịnh. Mắt là bộ phận bị ảnh hưởng nặng do bịnh đái đường.


Bịnh võng mạc do tiểu đường (diabetic retinopathy), làm hư hại võng mạc (là cái màng phía sau tròng mắt, nơi nhận hình ảnh do ánh sáng từ ngoài mắt chiếu vào), là lý do hàng đầu gây ra bịnh mù ở người lớn. Bịnh nhân cần được bác sĩ mắt nhõ thuốc làm nở con ngươi và khám võng mạc kỷ lưỡng (annual dilated fundoscopic  examination). và chữa trị, theo dõi kỹ lưỡng nếu bất bình thường. Ngoài ra, mổ cườm khô cho người tiểu đường dễ có biến chứng hơn ở người không tiểu đường.

Người bị tiểu đường cũng dễ bị cườm nước (glaucoma) hơn.

 

Mắt tôi bị cườm khô (cataract), muốn mổ  nhưng nhiều người bạn  nói mổ xong vẫn thấy mờ, mà vẫn mang kính mà không rỏ. Vậy có cần mổ không?

Cataract, hoặc cườm khô, là trường hợp thấu kính (lens) của mắt bị vẫn đục, cản trở ánh sáng từ ngoài vào rọi trên đáy mắt (retina). Muốn  thị giác toàn hão, ngoài việc thấu kính phải thông suốt, cần phải có một võng mạc (đáy mắt, retina) làm việc tốt (ví dụ không bị hư hoặc kém đi do đã bị thoái hóa vì tuổi già, hoặc hư vì bịnh tiểu đường như nói ở câu trả lời trên), và luôn những khâu khác của hệ thần kinh phải nguyên vẹn.. Cho nên, mổ mắt lấy cườm sẽ làm thị giác tốt hơn trước, thấy rõ hơn trước khi mổ, nhưng không nhất thiết là sẽ 20/20 (tối hảo) vì còn tùy thuộc các yếu tố khác của mắt và hệ thần kinh người bịnh.

Ngoài ra, nếu bị cườm khô (cataract), bác sĩ mắt không nhìn thấy rõ phần sau của mắt nên không theo dõi và chữa trị được những bịnh của võng mạc (retinopathy). Lấy cườm khô ra giúp cho công việc chăm sóc của mắt dễ dàng và tốt hơn.

 

Thế tại sao mổ cườm khô rồi mà vẫn mang kính (mang gương)?

Ở người trẻ bình thường, không cần mang kính cũng thấy rõ vật ở thật xa (vô tận, infinity) cũng như vật ở gần (đọc sách chữ nhỏ. Sở dĩ được như vậy vì thấu kính (lens) trong mắt người trẻ có khả năng thích ứng (accommodation), thay đổi tính khúc xạ của nó (tựa như máy hình hiện đại có thể tự động zoom xa và gần).


Thấu kính nhân tạo (thế thấu kính bịnh đã đục) không có khả năng thích ứng theo nhu cầu nhìn xa nhìn gần này, nên phải lựa chọn giữa một loại thấu kính nhìn gần và một loại thấu kính nhìn xa. Thường thì , khi mổ mắt cườm khô, một bên mắt thì bác sĩ gắn thấu kính nhìn gần, mắt kia thì bác sĩ gắn thấu kính nhìn xa để  bịnh nhân có thể sinh hoạt bình thường mà không cần đeo kính (mang gương). Tuy nhiên, những trường hợp như đọc sách chữ nhỏ, kéo dài, bịnh nhân cũng cần mang kính để mắt đỡ mệt và thấy rõ hơn.


Những tiến bộ trong vòng chừng mười năm nay của  khoa giải phẩu chữa bịnh khúc xạ (refraction surgery) dùng laser để trị chứng cận thị, hay dùng thấu kính nhân tạo trong mắt (intraocular lens) để trị chứng viễn thị nặng  giúp cho một số người cận thị (thấy gần mà không thấy xa) và viễn thị (thấy xa mà không thấy gần)  khỏi cần mang kính nữa. Những tiến bộ này được áp dụng cho những người mổ mắt vì cườm khô cũng được hưởng những lợi ích đó, là thêm vào việc mắt họ sáng ra (vì hết bị đục), mắt họ còn được chữa các vấn đề khúc xạ (refraction errors), giúp cho họ khỏi nhờ cậy đến các kính dày cộm sau khi mổ, nhưng có thể cần mang kính một đôi khi.  

 

Mắt tôi hay bị “chèm nhem”, bác sĩ cho nhỏ thuốc là nước mắt nhân tạo, tôi nhỏ vài hôm thì khỏi, sau bây giờ vẫn bị lại như cũ?

Sở dĩ mắt chúng ta luôn luôn trong sáng vì nước mắt được tiết ra liên tục, giữ cho mắt ướt và có tác dụng ngăn chặn nhiễm trùng, đồng thời hệ thống ống dẫn thải nước mắt (tear duct) dư đi vào mũi ở phía dưới. Người gìà, tuyến nước mắt làm việc kém đi, nhất là nếu mắc những bịnh làm giảm sút cơ năng hạch nước mắt , vì vậy mắt bị khô, nhất là lúc xem TV chăm chú , đọc sách lâu mà ít chớp mắt (“nhìn không chớp”). Do đó, mắt bị xốn, do phản xạ, nước mắt lại sản xuất tăng lên, chảy đi không kịp làm nhòa, nhòe mắt. Dùng nước mắt nhân tạo có ích cho trường hợp này nhưng phải dùng thường xuyên, không phải bớt triệu chứng rồi ngưng. Ngoài ra, nêu nhớ chớp mắt thường xuyên lúc đọc sách, xem phim, mang kính mát hoặc tránh chỗ gió nhiều làm khô mắt nhanh hơn.

Một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa mắt có thể gắn một nút (plug) bằng plastic vào kênh dẫn nước mắt để giữ nước mắt lại cho mắt đở khô.

Một số người già mí mắt bật ra ngoài (ectropion) nên không giữ được nước mắt, phải chảy ra ngoài. Có thể giải phẫu nếu cần.



BS. Nguyễn Quỳnh Anh

BS. Hồ Văn Hiền

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2022 lúc 4:34am

Sinh Tố K2 Cực Kỳ Quan Trọng Để Phòng Ngừa Và Chữa Trị Nhiều Chứng Bệnh Của Người Già


Từ hậu bán thế kỷ thứ 20 đến nay, tuổi thọ của con người đã tăng vọttrung bình bây giờ là trên 80 tuổi. Với tuổi thọ gia tăng, các thứ bệnh như Ba Cao (Cao Mỡ, Cao Máu, Cao Đường loại 2), bệnh Suy Thận Mãn Tính, bệnh Tim Mạch, bệnh Xốp Xương và các bệnh Ung Thư cũng tăng theo.

Y học tiến bộ mang đến các thuốc công hiệu giúp bệnh nhân sống lâu hơn như Statin cho Cao Mỡ, thuốc chống angiotensin cho Cao Máu, thuốc Metformin cho Cao Đường loại 2, v.v.. Tuy nhiên, các chứng Ba Cao về lâu về dài vẫn gây suy thận mãn tính khiến một số không ít bệnh nhân phải cần đến giải phẫu ghép thận hay lọc máu (dialysis) để sống còn. Bất kể điều trị tinh vi và cẩn thận bởi các bác sĩ chuyên về thận đến đâu, nhiều bệnh nhân vẫn bị bệnh mạch vành tim sau khi đã lọc máu hay ghép thận vài năm mà nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ.

Trong khi đó, các bà sau tuổi tắt kinh bắt đầu mất dần calcium trong người đưa đến chứng xốp xương. Dùng hoóc môn estrogen có thể làm chậm sự lão hóa ấy nhưng có thể tăng nguy cơ bị ung thư vú. Quý bà được bác sĩ khuyên uống thêm calcium và sinh tố D để làm chậm sự tiến triển của xốp xương. Nhưng uống nhiều calcium là một con dao hai lưỡingoài việc gây sạn thận, quá nhiều calcium khiến thành mạch máu bị đóng vôi gây bệnh tim mạch và tăng tử vong, trước đây tưởng chỉ gặp ở  đàn ông uống calcium, nhưng gần đây cho thấy phụ nữ cũng bị như vậy.

May thay, trong những năm gần đây khảo cứu cho thấy một loại sinh tố K, gọi là K2có thể giúp phòng ngừa và chữa việc Calcium đi nhầm chỗ, đóng trên thành mạch máu gây tắc nghẽnthay vì đóng lên xương giúp xương bớt xốp loãng.

Sinh Tố K2 là gì ? Nguồn ở đâu?

Từ lâu, chúng ta đã biết sinh tố K đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu và đông máu. Thật ra có hai loại sinh tố K: sinh tố K1 (Phylloquinone) chiếm 90% thành phần, là loại cần thiết cho máu đông, có nhiều trong các loại rau xanh như rau dền; 10% còn lại là sinh tố K2 (Menaquinone) đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển calcium từ máu đến đúng mục tiêu ở xương và răng thay vì phân phối bừa bãi khắp nơi gây nên các chứng bệnh đề cập trong phần dẫn đầu của bài này. Sinh tố K2 tổng hợp một số ít từ vi trùng trong ruột nhưng đa số đến từ thịt, sữa, lòng đỏ trứng gà, bơ và phó mát. Vì sinh tố K hòa tan trong mỡ, sữa và phó mát bị lấy mất mỡ sẽ không còn sinh tố K2. Hai thực phẩm có nhiều sinh tố K2 nhất là gan bò và món đậu nành lên men của người Nhật gọi là Natto. Sinh tố K2 có side chain isoprenoid từ MK-4 (chuỗi ngắn) đến MK-14 (chuỗi dài). Chuỗi trung bình MK-7 là loại thông dụng nhất vì dễ được hấp thụ qua đường ruột.


Trong các xứ kỹ nghệ, lượng sinh tố K2 từ thực phẩm chế biến ngày càng giảm thiểu bắt đầu từ thập niên 1950; và cho đến nay hầu như 100% người Mỹ không ăn đủ sinh tố K2 (cần tối thiểu khoảng 32mcg mỗi ngày). Những người Nhật có ăn đều món natto là nhóm dân duy nhất không thiếu K2 và họ sống lâu hơn, mạnh khỏe hơn với ít chứng bệnh lão suy hơn người Âu Mỹ.

Tác dụng của sinh tố K2:

Trên xương, sinh tố K2 tác động chất osteocalcin từ tế bào tạo xương osteoblast giúp điều động calcium kết với khoáng hydroxyapatite khiến xương thêm chắc và cứng, ngừa được xốp xương ở tuổi già.

Trong mạch máu, sinh tố K2 có tác dụng vào chất đạm trên thành mạch máu Matrix GLA Protein (MGP)chống lại sự kết tụ của chất vôi trong mạch máu gây bệnh xơ cứng làm nghẽn tuần hoàn máu, đồng thời chống lại kết tụ calcium trong các mô mềm.

Chúng ta có thể ví sinh tố K2 như cảnh sát lưu thông, giúp vận chuyển calcium trong máu đến đúng chỗ ở xương và răng thay vì đi lạc vào thành mạch máu và các mô mềm. Nhờ vậy mà răng và nướu răng cũng tốt hơn với sinh tố K2. 

Bệnh nhân suy thận mãn tính uống sinh tố K2 phụ gia mỗi ngày được giảm cả suy thận lẫn bệnh tim mạch có lẽ do tuần hoàn máu đến thận tốt hơntác động của MGP khiến máu lưu thông đến da tốt giúp giảm các biến chứng ngoài da của người bệnh thận. Bệnh nhân tim mạch dùng K2 phụ gia sau hai năm thì lượng calcium đóng trong thành mạch máu cũng thuyên giảm đáng kể.

Ngoài ra, sinh tố K2 còn có thể chống viêm, chống kháng insulinvà, mặc dù chưa có kết quả lâm sàng, trên lý thuyết có thể giúp ngừa và chữa Tiểu Đường loại 2.


Gần đây nhất, sinh tố K2 cho thấy khả năng chống ung thư, nhất là ung thư gan, một chứng bệnh không hiếm trên người già gốc Việt. Sinh tố K2 trên lý thuyết có tiềm năng kết hợp với hệ vi sinh vật ở ruột giúp ngừa các bệnh thoái hóa não bộ như Parkinson và Alzheimer nữa.

 

 

Cách giản tiện nhất ở Mỹ để bảo đảm có đủ sinh tố K2 mỗi ngày là uống một viên từ 50mcg (micrograms) đến 100mcg Vitamin K2 MK-7 mỗi ngày, được bán trên thị trường mà không cần toa bác sĩ.

Sinh tố K2 cùng với sinh tố D3 là hai phụ gia không thể thiếu để bảo đảm sức khỏe cho tuổi già. Nên bắt đầu dùng từ tuổi 50 trở lên (tuổi trung bình của phụ nữ tắt kinh). Các bệnh nhân bị xốp xương, bị bệnh tim mạch hay suy thận mãn tính nên uống sinh tố K2 ít nhất 100 mcg mỗi ngày để trị bệnh thay vì chỉ ngừa bệnh. Sinh tố K2 không làm giảm ảnh hưởng của thuốc chống đông máu trên các cụ có bệnh tim hay nghẽn mạch máu não.

Trong những năm tới, chúng ta sẽ biết nhiều hơn về các lợi ích khác của sinh tố K2 trong tuổi già.

 

Liem H. Pham, MD Former Jackson T. Stephens Professor and Vice-Chairman of the Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, UAMS
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Dec/2022 lúc 9:45am

Tại sao tuổi tác càng cao càng cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn?

 BM

Lẽ nào nhận thức của con người về thời gian lại liên quan đến tuổi tác? Chúng ta hãy cùng xem các chuyên gia nói gì.

 

Tờ Huffington Post đưa tin, các chuyên gia cho rằng nhận thức về thời gian của con người sẽ thay đổi đáng kể theo tuổi tác, mọi người sẽ có cảm giác thời gian trôi qua nhanh hơn trong những khoảng thời gian nhất định.

 

Cô Cindy Lustig, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Michigan, Hoa Kỳ cho biết nhận thức của mọi người về thời gian như ngày, tháng và năm dường như bị ảnh hưởng bởi quan điểm của bản thân.


BM


Cô nói rằng cảm giác về thời gian của một người cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những ký ức và trải nghiệm. Đối với trẻ em 8 tuổi, một tuần là một phần quan trọng trong cuộc đời của cháu. Nhưng đối với một người 80 tuổi, một tuần chỉ là một phần nhỏ trong cuộc đời của họ, đến mức khiến họ cảm thấy như thời gian trôi qua rất nhanh.

 

Ký ức sẽ ảnh hưởng đến cảm giác về thời gian


BM


Một người 80 tuổi đã về hưu có thể không có nhiều việc phải làm trong một ngày, nhưng một cháu bé 8 tuổi rõ ràng là sẽ bận rộn với các khóa học ở trường, bài tập về nhà hoặc các hoạt động sau giờ học.

 

Cô Lustig cho biết, cuộc sống của những người 80 tuổi so với khi 78 hoặc 79 tuổi, dường như không có nhiều sự khác biệt, khi nhìn lại những ngày đã qua, họ có thể nhớ được khá ít sự việc. Trong tình huống đó, họ sẽ cảm thấy thời gian trôi qua khá nhanh.

BM

Nói cách khác, khi có những ngày hoặc tuần nào đó giống nhau, bộ não của mọi người sẽ đem những thời gian này hợp nhất lại. Đối với một người 80 tuổi, mỗi ngày đều làm cùng những sự việc giống nhau, thì thời gian cả năm sẽ được hợp nhất lại trong não của họ. Vì vậy, họ sẽ cảm thấy thời gian trôi rất nhanh.

 

Ngược lại, nếu trong một ngày, bạn gặp được điều gì đó mới mẻ hoặc thú vị, như vậy sẽ làm cho ngày đó trở nên đặc biệt. Lúc đó, trong tâm trí mọi người sẽ phân biệt ngày này với những ngày khác.

 

Thay đổi thói quen có thể ảnh hưởng đến cảm giác về thời gian

 

BM

Ông Adrian Bejan, Giáo sư Kỹ thuật Cơ khí tại Đại học Duke và là tác giả cuốn sách “Time And Beauty: Why Time Flies And Beauty Never Dies” (Tạm dịch: “Thời gian và vẻ đẹp: Tại sao thời gian trôi nhanh mà vẻ đẹp không bao giờ chết”) cho biết: “Bộ não của chúng ta được thiết kế để ghi lại những sự thay đổi.”

 

Trẻ em thực hiện rất nhiều hoạt động trong ngày, điều đó khiến các em cảm thấy mình có khá nhiều thời gian. Vì vậy, khi một người nhớ lại tuổi thơ của mình, có thể sẽ cảm thấy thời gian trôi qua khá chậm.

 

Điều tương tự cũng xảy ra với người lớn, cô Lustig nói. Khi bạn nhớ về khoảng thời gian nào đó đầy ắp những trải nghiệm mới, bạn sẽ cảm thấy như đoạn thời gian đó trôi qua khá chậm. Nếu không được tiếp xúc với những điều mới mẻ trong cuộc sống, bạn sẽ cảm thấy thời gian trôi qua nhanh hơn.


Làm sao để khiến thời gian trôi chậm hơn?


BM

Mặc dù không thể làm thời gian trôi chậm lại, nhưng có thể làm một số điều để khiến bản thân cảm thấy thời gian trôi qua chậm hơn.

 

Ông Bejan nói rằng rất nhiều người cao tuổi đã đặt câu hỏi làm thế nào để thời gian trôi chậm lại, “bởi vì mọi người đều muốn sống lâu hơn một chút, vậy nên họ muốn tận dụng thời gian để làm nhiều việc hơn hoặc làm điều gì đó tốt đẹp.”

 

Ông Bejan nói rằng, có một cách để khiến bản thân cảm thấy thời gian trôi qua chậm hơn, đó chính là trải nghiệm điều gì đó mới mẻ ngoài những hoạt động thường ngày.


BM


Ví dụ, bạn có thể chọn một sở thích thời thơ ấu (chẳng hạn như khiêu vũ hoặc chơi violon), tham gia một lớp học nấu ăn hoặc đi du lịch đến những nơi chưa từng đến, ông Bejan nói. Học những điều mới cũng có thể khiến mọi người cảm thấy thời gian trôi qua chậm hơn.

 

Ông Bejan bổ sung thêm rằng, cuộc sống mỗi ngày trôi qua đều giống nhau có thể khiến bạn cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh.

 

Cô Lustig nói rằng: “Chúng ta không biết mình có bao nhiêu thời gian, nhưng điều thú vị là chúng ta lại có thể kiểm soát được cách bản thân thể nghiệm đối với thời gian như thế nào. Vì vậy, tôi khuyến khích mọi người hãy tận dụng thời gian mà mình có.”

 

 

 

Trần Tuấn Thôn  _  Xuân Hoàng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jan/2023 lúc 1:47pm

Nên Tránh Ăn Thịt Chế Biến


HCD : tóm tắt: Theo một nghiên cứu diễn ra trong suốt 10 năm và phân tích thói quen ăn uống của hơn 134.000 người tham gia, từ 21 quốc gia, được công bố năm 2021, người ta thấy ra rằng những người chỉ ăn có 5 ounce thịt chế biến ít (little bit of processed meat) mỗi tuần (150g thịt- tương đương với hai cái xúc xích nhỏ) - đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên 46%. Hơn nữa, ăn loại thịt chế biến cao (higher processed meat ), bao gồm bất cứ thứ gì như thịt muối hoặc thịt hung khỏi, cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong nói chung lên 51%.

Kết luận: Còn trẻ nên tránh thịt chế biến sẳn.



Huỳnh Chiếu Đẳng (Quán ven đường)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jan/2023 lúc 1:50pm

Hình Ảnh Cơ Thể Của Bạn Mà Bạn Sẽ Không Thể Tin Nổi

Bạn sẽ không thể tin nổi những hình ảnh kinh khủng này chính là cơ thể bạn.

Rận mi - chúng sống kí sinh trong lỗ chân lông của chúng ta.

Dưới thấu kính hiển vi, cơ thể của bạn không còn bình thường như vẫn tưởng nữa. Nó chuyển thành một thứ giống như… địa ngục hơn.

Trong số chúng ta, có những người mắc phải “bệnh sạch sẽ”. Họ nhìn đâu cũng ra vi khuẩn, luôn luôn “thủ” theo nước rửa tay, khăn giấy tiệt trùng của riêng mình.

Nhưng thực ra thì không cần phải làm như vậy. Vi khuẩn vốn là các sinh vật có kích thước siêu nhỏ, chỉ nhìn được dưới thấu kính hiển vi. Và khi đã ở dưới thấu kính, thì cơ thể của tất cả chúng ta – bất kể sạch sẽ đến đâu – trông cũng đều kinh dị cả thôi.

1. Lưỡi

Lưỡi của mỗi người sẽ có hình dạng khác nhau.

Lưỡi của mỗi người sẽ có hình dạng khác nhau. Nhưng tựu chung thì đều trông giống ảnh trên, chẳng có gì lạ cả đúng không.

Nhưng khi “zoom” vào, bạn sẽ thấy một sự thật đáng sợ: Lưỡi của chúng ta như một lớp vải sần sùi và gai góc, giống lưỡi của mấy con quái vật trong phim hơn.

Lưỡi ca chúng ta như mt lp vi sn sùi và gai góc

Trên thực tế, lưỡi người được bao phủ bởi các gai siêu nhỏ – còn gọi là gai lưỡi. Chúng có rất nhiều vai trò, như giúp lưỡi cảm nhận áp lực từ thức ăn, hoặc để kiểm soát chuyển động của thức ăn trong miệng.

Biết là vậy, nhưng cứ tưởng tượng lưỡi của chúng ta thực chất là những gai nhọn tua tủa, có lẽ không ít người phải rùng mình.

2. Mt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là thứ thu hút ánh nhìn của chúng ta khi mới gặp mặt. Một người có thể ngoại hình trung bình, nhưng chỉ cần đôi mắt đẹp đủ để hút hồn một cơ số người rồi.

Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta chưa từng nhìn thấy đôi cửa sổ ấy qua kính hiển vi. Và nó đây.

Hình này là ảnh thực của mắt người thông qua kính hiển vi electron.

Hình trên là ảnh thực của mắt người thông qua kính hiển vi electron. Trong đó phần màu xanh là con ngươi, trong khi vùng đất sần sùi màu cam là mống mắt.

3. Lông mi

Một đôi mắt được xem là đẹp phụ thuộc rất nhiều vào lông mi.

Một đôi mắt được xem là đẹp phụ thuộc rất nhiều vào lông mi. Nhưng trong lông mi thì có gì? Thực ra, nó là một tổ hợp của những con quái vật cơ.

Rận mi – chúng sống kí sinh trong lỗ chân lông của chúng ta.

Những sinh vật này được gọi là rận mi (Demodex). Chúng sống kí sinh trong lỗ chân lông của chúng ta, ăn da chết và dầu tiết ra từ đó. Mỗi đêm, rận mi sẽ chui ra liên hoan, ăn uống, đi… WC và cả đẻ trứng nữa.

Vấn đề nằm ở chỗ, gần như 99,99% dân số thế giới sở hữu những con rận này, bất kể bạn ở sạch sẽ đến đâu.

Mỗi đêm, rận mi sẽ chui ra liên hoan, ăn uống, đi… WC và cả đẻ trứng nữa.

4. Răng
Thực ra răng của bạn cũng bình thường thôi. Có điều trên răng là các mảng bám (plaque), và đó mới là vấn đề.

          Thc ra răng ca bn cũng bình thường thôi.

Mảng bám trên răng là những thứ sẽ xuất hiện khi bạn ăn uống mà không chịu đánh răng sau đó. Tất nhiên là nó rất bẩn, thậm chí là tràn ngập vi khuẩn, nhưng bạn có tưởng tượng được khi zoom vào, trông chúng sẽ như thế nào không?

Thực ra khi nhìn vào kính hiển vi, bạn sẽ hiểu rằng mảng bám… thực chất chính là vi khuẩn, với tỉ lệ lên tới 100%. Đó là sản phẩm thừa của vi khuẩn khi tiêu thụ thức ăn bám trên răng.

Mảng bám trên răng là những thứ sẽ xuất hiện khi bạn ăn uống mà không chịu đánh răng sau đó.

 

Theo Trí Thức Trẻ

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2023 lúc 8:39am

Hương thuốc cho mùa đông: Các loại thảo mộc và gia vị làm ấm

 BM

Trước khi các thử nghiệm lâm sàng ra đời, các nhà thảo dược cổ đại đã sử dụng vị giác của họ để xác định tính năng chữa bệnh của thực vật. Vị chua và đắng được phân loại là lạnh, trong khi vị ngọt và cay biểu thị tính ấm.

 

Hãy coi nóng và lạnh giống như sự tương tác giữa âm và dương, trong đó các loại thảo mộc nóng được sử dụng để điều trị bệnh cảm lạnh (và ngược lại). Nỗ lực thiết lập cân bằng nóng lạnh này là một đặc điểm được tìm thấy trong các truyền thống y học thảo dược, trong đó một loại thảo mộc mát có thể được kết hợp với một loại thảo dược nóng để phù hợp với phản ứng thích hợp đối với bệnh và ngăn ngừa tác dụng phụ.


BM


Điều này có thể giải thích tính thời vụ đặc biệt của các loại thảo mộc làm ấm được tìm thấy trong gia vị bí ngô. Giống như chúng ta sử dụng các loại thực vật lạnh (chẳng hạn như dưa chuột hoặc dưa hấu) để làm chúng ta mát vào một ngày nóng bức, các loại gia vị nóng (như gừng và hạt tiêu) để làm chúng ta ấm lên vào một buổi sáng lạnh giá.


Các loại thảo mộc ấm làm tăng nhiệt độ bên trong của chúng ta và thậm chí có thể khiến chúng ta đổ mồ hôi. Trong gió lạnh, thể chất và tinh thần của chúng ta trở nên uể oải, các loại thảo mộc ấm áp sẽ đốt cháy ngọn lửa bên trong của chúng ta.


BM


Một số loại thảo mộc được coi là nóng đến mức chúng chỉ được sử dụng trong những trường hợp khắc nghiệt. Ví dụ, loại cây nóng nhất trong thảo dược học Trung cộng, aconite, được dành riêng cho những người bị cảm lạnh nặng. Aconite* được kê toa trong các trường hợp khẩn cấp do dương hư, bệnh nhân có tim yếu hoặc hư, nôn mửa và chân tay lạnh do tuần hoàn kém. Mặt khác, nó được coi là một chất độc.

 

Aconitin là một ancaloit cực độc có nguồn gốc từ các loài ô đầu (phụ tử, thuộc chi Aconitum), chủ yếu ở loài ô đầu hoa tím Aconitum napellus. Nó là một chất độc thần kinh có khả năng mở các kênh ion Na+ nhạy cảm TTX ở tim và các cơ quan khác, và nó được sử dụng để tạo ra các mô hình loạn nhịp tim.

 

Nhiều loại thảo mộc làm ấm khác được sử dụng hàng ngày, làm mờ ranh giới giữa thực phẩm và thuốc. Những loại hỗ trợ tiêu hóa thường có hương vị dễ chịu và có thể ẩn nấp trong tủ bếp của bạn.

 

Nhục đậu khấu


BM


Một trong những loại thảo mộc làm ấm quý giá nhất là nhục đậu khấu, có thể mang lại hương vị tuyệt vời với một lượng nhỏ. Theo Maude Grieve’s 1931 Modern Herbal, nhục đậu khấu giúp tiêu hóa cho những người yếu dạ dày, “nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây hưng phấn quá mức”. Với số lượng lớn (ba muỗng canh hoặc nhiều hơn) nhục đậu khấu đã được biết là gây ra tình trạng mê sảng kéo dài và khó chịu, kèm theo mệt mỏi, nôn mửa và ảo giác.


Nhục đậu khấu đã được sử dụng an toàn trong cả thực phẩm và thuốc từ thời cổ đại. Mặc dù có tên gọi như vậy nhưng nhục đậu khấu không phải là một loại hạt và sẽ không gây ra vấn đề gì cho những người bị dị ứng với các loại hạt. Ngoài việc giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa, nhục đậu khấu còn được sử dụng để giảm trầm cảm, thúc đẩy giấc ngủ và làm thơm hơi thở.

 

BM


Vào thời Trung cổ, nhục đậu khấu đã trở thành ngành kinh doanh lớn khi các quốc gia hùng mạnh tranh giành độc quyền hạt nhục đậu khấu. Nhục đậu khấu có nguồn gốc từ một loại cây thường xanh có nguồn gốc từ các hòn đảo nhiệt đới của Indonesia. Quyền kiểm soát những hòn đảo này được chuyển từ người Ả Rập, sang người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, người Anh và trở lại người Hà Lan, những người đã sử dụng nhiều kế hoạch khác nhau để duy trì tính độc quyền và thổi phồng giá trị thị trường.


BM


Hương thơm quyến rũ của Nhục đậu khấu đến từ nồng độ tinh dầu cao sẽ nhanh chóng tan biến sau khi được tiết ra. Đây là lý do tại sao gia vị mới nghiền có hương vị và chất lượng dược liệu vượt trội so với bột đóng gói sẵn.

 

Quế


 BM

Quế đồng nghĩa với các món ngọt (chẳng hạn như bánh quy snickerdoodle và bánh quế cuộn), nhưng cũng được sử dụng như một phương pháp điều trị đau và các vấn đề về tiêu hóa trong hàng nghìn năm.

 

Giống như nhục đậu khấu, quế cũng là một loại cây thường xanh có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cây quế được biết đến nhiều nhất với vỏ ngọt cuộn lại khi khô. Quế Ceylon của Sri Lanka là loại ngọt hơn và đắt tiền hơn, trong khi vỏ C***ia cay hơn và được coi là một loại thay thế kém hơn. Cả hai vỏ cây đều được bán trong thương mại Hoa Kỳ dưới dạng quế mà không có sự phân biệt.


BM


C***ia là loại quế được biết đến bởi các bác sĩ Trung cộng cổ đại, những người đã sử dụng loại gia vị này trong nhiều công thức cổ điển. Y học Trung cộng sử dụng cả cành non của cành quế (gui zhi) và vỏ cây bên trong (rou gui) để cải thiện tuần hoàn, điều trị co thắt ruột và tử cung, đau lưng và khớp, và làm dịu cơn ho.


BM


Quế có tính kháng khuẩn và kháng nấm và thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hương thơm cay ngọt của nó đến từ các loại tinh dầu mạnh.


Nghiên cứu hiện đại ủng hộ việc sử dụng lâu đời của quế như một loại thuốc giảm đau.


BM


Các nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra rằng quế có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu và giảm tình trạng kháng insulin. Bằng chứng sơ bộ cho thấy rằng tiêu thụ một thìa cà phê quế hàng ngày hoặc nhiều hơn có thể làm giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính.

 

Gừng


BM


Mặc dù nhiều loại thảo mộc làm ấm quen thuộc tương đối an toàn để sử dụng, nhưng có những lúc bạn nên tránh sử dụng chúng. Ví dụ, tác dụng hướng xuống của gừng – có thể làm giảm buồn nôn hoặc giảm đau bụng kinh một cách đáng tin cậy – cũng có thể gây sẩy thai nếu dùng một lượng lớn ở giai đoạn đầu của thai kỳ mong manh.

 

Giống như quế (cũng nên thận trọng khi sử dụng khi mang thai), gừng giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do thời tiết lạnh. Các nhà thảo dược Trung cộng sử dụng gừng tươi để trị ho và tắc nghẽn xoang, và chọn gừng khô để chữa các bệnh về tiêu hóa.


BM


Gừng có tất cả tính nóng và không có vị ngọt như nhiều loại thảo mộc có tính ấm, nhưng hương vị của nó rất phù hợp với các công thức nấu món ngọt và mặn. Gừng không chỉ giúp món ăn có mùi thơm và vị cay mà còn thực sự kích thích hoạt động tiêu hóa.

 

Hầu hết các nhà điều trị khuyên nên cạo bỏ vỏ gừng, tuy vẫn có một số nhà thảo dược sử dụng vỏ để thúc đẩy đi tiểu và giải quyết phù nề.

 

Đinh hương


BM


Một loại gia vị có mùi thơm khác đến từ cây thường xanh Đông Nam Á. Đinh hương kích thích tuần hoàn và tiêu hóa như các loại thảo mộc có tính ấm khác. Vì dư vị gây tê đầu lưỡi nên nó ít được sử dụng trong các ứng dụng ẩm thực.


BM


Từ “đinh hương” xuất phát từ từ “clavus” trong tiếng La Mã cổ đại, có nghĩa là móng tay, đề cập đến hình dạng của nụ hoa khô thường được cắm vào quả cam để làm thuốc thơm theo mùa. Một vài nhánh đinh hương ăn sau bữa ăn có thể hỗ trợ tiêu hóa và làm hơi thở thơm mát.


BM


Trong y học, đinh hương thường được sử dụng dưới dạng dầu dùng để trị chứng mất ngủ, ký sinh trùng và đau răng. Đinh hương được trộn với thuốc lá để tạo ra thuốc lá Indonesia thơm được nhiều thế hệ hipster ưa chuộng. Những điếu thuốc này được gọi là krataks – một từ bắt chước tiếng đinh hương kêu răng rắc khi đốt.

 

Bạch chỉ


BM


Hầu hết các loại thảo mộc làm ấm được biết đến nhiều nhất đều đến từ các đảo gia vị nhiệt đới, những cây bạch chỉ là một loại rễ ấm có nguồn gốc từ Âu châu lạnh giá. Bạch chỉ có mùi thơm bơ đặc trưng, đã từng là một loại hương liệu phổ biến cho kẹo và rượu.

 

Tên thực vật, Angelica archangelica đề cập đến danh tiếng của nó là “gốc rễ của Đức Thánh Linh” và loài cây này từ lâu đã được dùng như một vật phẩm bảo vệ ma thuật.


BM


Giống như người họ hàng Trung cộng của nó là đương quy (Angelica sinensis), bạch chỉ đã được sử dụng để giảm đau và giảm co thắt trong kỳ kinh nguyệt, nhưng nó gần như không hiệu quả như đương quy trong điều trị mất cân bằng nội tiết tố. Giống như các loại thảo mộc có tính ấm khác, bạch chỉ cũng được dùng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa và nhiễm trùng đường hô hấp.

 

Hoa hồi


BM


Một chất hỗ trợ tiêu hóa khác từ một cây thường xanh Á châu khác, lần này có hương vị cam thảo. Hoa hồi có thể dễ dàng nhận biết nhờ vỏ hạt có tám cánh. Hoa hồi có nguồn gốc từ Trung cộng, và đã được sử dụng trong thực phẩm và y học hàng ngàn năm. Một cây hồi trông tương tự từ Nhật Bản nên tránh vì nó độc hại.

 

Cũng không nên nhầm lẫn hoa hồi với hạt hồi—họ hàng của cây thì là. Hạt hồi cũng được dùng để hỗ trợ tiêu hóa nhưng ngọt hơn hoa hồi nên được dùng nhiều hơn trong các món mặn.


BM


Nhà sản xuất thuốc Roche có trụ sở tại Thụy Sĩ sử dụng một lượng lớn cây hồi để sản xuất thuốc cảm cúm Tamiflu. Năm 2005, thế giới đã trải qua một thời gian ngắn thiếu hụt cây hồi do sản xuất Tamiflu tăng lên để đối phó với dịch SARS và cúm gia cầm.

 

Hoa hồi già cũng có thể được sử dụng để điều trị cảm lạnh và cúm. Các nhà sản xuất thuốc tìm kiếm hàm lượng axit shikimic cao của nó, vì nó cản trở sự nhân lên của virus. Nhưng cây hồi cũng có chức năng như một loại thuốc kháng sinh và kháng nấm.

 

Mật ong làm nóng


BM


Trong truyền thống thảo dược, làm ra một vị thuốc có thể dễ dàng như pha một tách trà. Nhiều loại thảo mộc trên được tìm thấy trong các loại trà gia vị của Ấn Độ và Ethiopia, thường được phục vụ vào cuối bữa ăn.

 

Bên cạnh nước nóng, các phương tiện khác được sử dụng để chiết xuất thuốc thực vật bao gồm rượu (cồn thuốc), giấm và mật ong, không chỉ bảo quản thuốc mà còn có đặc tính chữa bệnh của chính nó.


BM

·       Lọ thủy tinh nhỏ có miệng rộng

·       Nửa cup mật ong (thô và có nguồn gốc địa phương)

·       4 muỗng canh bột quế

·       1/2 muỗng canh bột gừng

·       1/2 muỗng canh bột bạch chỉ (tùy chọn)

·       1/2 muỗng cà phê nhục đậu khấu tươi

·       1/4 đến 1/2 muỗng cà phê bột ớt cayenne (tùy chọn)

 

Trộn các thành phần thành một hỗn hợp đồng nhất. Sử dụng giống như mật ong nguyên chất: để phết (làm bánh mì nướng quế tuyệt vời), khuấy trong trà hoặc thêm một muỗng canh vào khoai lang nghiền hoặc bí bơ. Món này có vị đặc biệt ngon vào một ngày lạnh giá. Một chút bổ sung cho một chặng đường dài.

 

 

 

Conan Milner  _  Thu Anh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.727 seconds.