Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 152 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Apr/2018 lúc 9:42am



HÀM YÊN


"Anh yêu,
Buồn, Huế mưa mau - hàng cây gục đầu không nói - em nghe nỗi buồn cấm trại - thương nhớ ngập lòng - dĩ vãng từ các ngõ tâm hồn kéo về như thác lũ - vùng kỷ niệm bao la - cuộc đời hiện ra như một định mệnh bi đát - trước thời gian vô thỷ - không gian nhạt màu - những thái độ - những lựa chọn - em vẫn một lòng nguyên thủy yêu anh - để có những chiều về chậm nắng Huế hắt hiu chợt bắt gặp lòng em đơn độc..."
(Hàm Yên)

Đọc điện thư của Hàm Yên, dao động thì nhiều, xúc động thì ít vì trong tôi như đang dấy lên những hiu hắt một thời. Nhưng đọc đi đọc lại nhiều lần, những câu hỏi mà tự mình không tìm được giải đáp cứ dội trong đầu. Những bất hạnh? Những uẩn khúc? Và tại sao Hàm Yên chỉ muốn giải bầy với riêng tôi? Những thắc mắc như đan khung khiến tôi không thể không tò mò muốn biết. Tôi gõ phím: "Hàm Yên. Đọc điện thư nhiều lần, hiện không biết nói gì hơn là rất buồn. Sẽ gọi điện thoại thăm vào lúc thuận tiện nhất. Mong Hàm Yên chờ. Phúc". Gõ xong, tôi ngồi bất động trên ghế, nhắm mắt để mặc những kỷ niệm môt thời từ lâu đã ngủ yên trong tận cùng góc khuất của tâm hồn thức tỉnh như đang vẫn-còn-tất-cả-những-nhớ-nhớ-thương-thương...

Tháng 9/1969 trong lúc chờ lệnh thuyên chuyển về Quân Khu 2, tôi tình cờ gặp Nguyễn Thuận Các cũng đang chờ lệnh thuyên chuyển về Quân Khu 1. Các rủ tôi cùng về Quân Khu 1/Biệt Động Quân. Tôi đồng ý và cùng Các trình diện Quân Khu 1/ Biệt Động Quân cũng trong tháng 9/1969 tại Non Nước/ĐàNẵng. Tôi được điều động về Tiểu đoàn 21/BĐQ và Các về Tiểu đoàn 39/BĐQ cùng thuộc Liên Đoàn1/BĐQ/Quân Khu 1. Những năm kế tiếp sau Tết Mậu Thân/1968, Chiến Đoàn 1 trong đó có Liên Đoàn1/BĐQ vẫn phải
hành quân liên miên truy lùng địch tại Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi v..v..Nhân một lần tạm dừng quân ở Văn Khánh/Huế để chờ lệnh di chuyển và cũng là năm mọi người chuẩn bị
đón Tết năm Tuất (1970) thì tôi được báo sẽ có một phái đoàn nữ sinh trường Đồng Khánh đến thăm ủy lạo binh sĩ. Tôi thay mặt Đại đội của tôi đón tiếp sau khi phái đoàn đã thăm và ủy lạo những đơn vị bạn. Tôi tiếp chuyện với cô nữ sinh hướng dẫn đoàn và được giới thiệu tên cô là Hàm Yên. Một cái tên làm tôi liên tưởng đến truyện "Xóm Vắng" cuả nữ văn sĩ Quỳnh Dao trong đó một nhân vật nữ cũng tên Hàm Yên quá đẹp. Thời gian tiếp xúc ủy lạo tuy không lâu nhưng đầy quyến luyến. Trước khi từ giã, Hàm Yên mạnh dạn nói với tôi:
-Nếu trung úy cho phép, Hàm Yên mời trung úy đến nhà dùng cơm tối nay để kết nghĩa.."em gái hậu phương, anh trai tiền tuyến"! Trung úy Nguyễn Thuận Các sẽ cùng đến với trung úy. Mong trung úy không từ chối!". Tôi chưa kịp phản ứng gì thì Hàm Yên đã hối thúc các bạn ra về. Mời đến nhà ăn cơm để kết nghĩa anh em mà sao trong tôi háo hức lạ. Cái tên Hàm Yên cứ lãng vãng trong đầu khiến tôi đứng ngồi không yên. Tôi biết tôi đang chờ đợi, nôn nóng chờ đợi nhưng không biết mình chờ đợi cái gì thì chợt nghe tiếng người bạn Huế: " Tui vâng lịnh Hàm Yên "hộ tống" trung úy đến nhà người đẹp...Thế mi đã sẵn sàng đi chưa, tau chờ!". Tôi phì cười với kiểu pha trò nửa nghiêm nửa bỡn cợt của Nguyễn Thuận Các nên cũng bông đùa: " Mày hộ tống tao lần này không có đội tiền sát, tao sợ không khéo bị...lọt ổ nghe mậy!".

Hàm Yên ra mở cửa sau vài tiếng gõ của Các. Sau một thoáng e thẹn, cô nữ sinh đưa tay ra dấu mời vào nhà vừa nói vọng ra sau:
-Mạ ơi! Có anh Các đến thăm mạ nì....
Sau những lời chào và giới thiệu, chúng tôi cùng ngồi vào bàn ăn. Hàm Yên vui vẻ hỏi tôi đủ thứ chuyện từ những cuộc hành quân đến những sinh hoạt thường ngày. Riêng Các thì như cố ý gợi chuyện huyên thuyên với mẹ của Hàm Yên để tôi được tự do nói chuyện với nàng. Qua ngọn đèn điện không sáng lắm, tôi nhận thấy Hàm Yên thật đẹp, đẹp đài các với giọng nói ngọt mềm khiến trong tôi dâng tràn xao xuyến. Không dằn được lòng, tôi nhìn Hàm Yên lí nhí:
- Hàm Yên đồng ý cho tôi chiều mai đến trường đón Hàm Yên sau giờ tan học nhé! Nàng không trả lời, bưng vội mâm chén đũa vào nhà bếp.

Không biết tôi nghĩ sao mà vẫn đến trường chờ đón nàng chiều hôm sau.. Giờ tan trường, nữ sinh Đồng Khánh túa ra réo gọi nhau như những đàn bướm trắng. Tôi cố gắng theo dõi tìm Hàm Yên nhưng không tài nào vì không những đông lại mặc cùng màu áo trắng nên khó nhận. Trong lúc thật thất vọng nghĩ Hàm Yên không muốn cho tôi gặp thì chợt nghe:" Trung úy chờ em chắc lâu rồi hỉ?!". Tôi hơi ái ngại nhưng liều trả lời:
-Không lâu nhưng nếu có lâu hơn...vài tiếng thì vẫn chờ!
-Chu choa! Lính mà cũng khéo nịnh hỉ! Tôi và Hàm Yên cùng song bước bên nhau qua cầu Tràng Tiền và vào Đại Nội. Đi bên cạnh Hàm Yên tôi như quên những ngày tháng mệt nhoài trong đời lính. Nhìn bóng hai đứa ngả dài trên đường với những cây Ngô Đồng thẳng tắp hai bên, tôi cảm thấy thật hạnh phúc:
- Hàm Yên ạ! Anh mong sao đường về nhà em còn thật xa, xa như "chân trời tím"!
Và cứ thế những lần gặp gỡ sau...Khi thì Hàm Yên đưa tôi cùng đi đến con đường dẫn vào núi Ngự Bình ăn bánh bèo chén, khi thì dung dăng dung dẻ đi ăn chè bắp Cồn Hến gần thôn Vĩ Dạ hoặc ăn bánh ướt thịt nướng ở Kim Long trên đường đến chùa Linh Mụ...Mỗi lần như thế, tôi chỉ muốn thời gian ngừng lại để tôi tận hưởng hương vị tình yêu đầu của đời
lính. Nhưng thời gian thì không ngừng, và tôi vẫn phải tạm giã từ nàng để theo đơn vị tiếp tục nhiệm vụ... Thời gian này tôi có xin phép mẹ Hàm Yên làm Lễ Đính Hôn với Hàm Yên.
Bà bằng lòng, và tôi hứa sẽ đưa mẹ tôi ra Huế xin cưới vào một dịp thuận tiện gần nhất...
Ngày 8/2/1971 đơn vị tôi theo Chiến đoàn đổ quân tại Hạ Lào. Đụng trận với địch từ đó cứ liên miên..mãi cho đến cuối tháng 2/1971 mới chấm dứt chiến dịch Hạ Lào. Chiến dịch
Hạ Lào tuy đã chấm dứt nhưng lệnh hành quân trở lại những vùng Quảng Trị, Quảng Ngãi tiếp tục dồn dập nên tôi phải xin hoãn lễ cưới..Đời lính lang bạt hết vùng này đến vùng khác, có lần bị đánh tan hàng ờ Quảng Trị phải trốn chờ đến đêm vượt núi tìm về đơn vị, có lần bị thương được trực thăng tản về Quân y viện Nguyễn Tri Phương/Huế.
Được tin,
Hàm Yên đến thăm, gục đầu trên ngực tôi nức nở:"Anh có đau lắm không?" Rồi nghẹn ngào như hờn dỗi:"Anh ngang tàng không giữ cho anh nhưng cũng phải giữ cho em chứ...
Em yêu anh. Em cần anh.."
Tôi nâng nhẹ đầu nàng lên và nhìn sâu vào đôi mắt:" Lính mà em! Bây giờ em có thấy yêu lính là khổ không?"
- Yêu anh thì dù có khổ em vẫn chấp nhận...
Tôi xúc động nhiều, ôm chặt đầu nàng vào ngực:"Anh yêu em..."
Vết thương tuy đã lành nhưng tôi được phép thêm vài ngày ở hậu cứ cho thật bình phục. Và Hàm Yên vẫn đi-bên-cạnh-đời-tôi. Có lúc nàng nhìn tôi hóm hỉnh:"Trung úy trông oai ghê..
Nhưng nhớ là trong tim trung úy không được có bóng hồng nào khác ngoài Hàm Yên thôi hỉ!" Tôi ôm chặt vai nàng và bất ngở hôn nhẹ trên môi. Sau thoáng giây trôi nổi, nàng đẩy
nhẹ tôi ra:" Người ta nhìn kìa...Dị òm!" . "Lính mà em!" Và chúng tôi cùng cười vang phố chợ...

27/01/1973 - cũng là ngày Hiệp Định Paris được ký - đơn vị tôi đang hành quân ở Quảng Trị thì được lệnh ngưng chiến. Quân đội miền Nam cũng như bộ đội miền Bắc theo lệnh phải dừng quân tại chỗ, không được di chuyển hoặc nổ súng để chờ Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến đến kiểm soát. Cũng đêm 27/01/1973 tôi tình cờ bắt gặp cộng quân lợi dụng đêm tối đã lấn chiếm đất cắm cờ trái phép. Chưa kịp phản ứng thì cộng quân khai hỏa và tôi bị thương nặng ở bụng. Tôi được trực thăng của quân đội Mỹ đưa ra hạm đội 7 chữa trị và khoảng sau hơn tháng thì được đưa về chữa trị tiếp tục ở Tổng y viện Duy tân/ĐàNẵng. Hàm Yên gặp lại tôi, nhìn tôi không rời và khóc nức nở. Tình yêu làm những chỗ đau trên thân thể tôi như không còn nữa. Tôi nắm chặt tay nàng:"Hàm Yên! Làm người yêu của lính nhất là lính tác chiến như anh khổ lắm phải không?" Tôi còn muốn nói nhiều nhưng Hàm Yên đã đưa ngón tay chặn miệng tôi lại rồi cúi xuống hôn trên trán tôi thì thào:" Em vẫn yêu anh...Những người lính can trường như anh thật đáng yêu" Và nàng bỏ học lo chăm sóc tôi những ngày tôi được chữa trị tại Duy tân. Thời gian trôi nhanh, vết thương và sức khỏe của tôi tạm ổn nên Tổng y viện Duy Tân đưa tôi về Đơn vị 1 Quản trị/ĐàNẵng tiếp tục việc điều trị và chờ ngày ra Hội đồng Giám định Y khoa. Yêu Hàm Yên, tôi không muốn vì tôi mà Hàm Yên hy sinh nhiều thêm nữa để dở dang những năm học tại Đại học Văn khoa/Huế nên khuyên nàng về lại Huế tiếp tục việc học. Hàm Yên tuy buồn nhưng vẫn gật đầu bằng lòng...
Vì có sự bất đồng ý kiến giữa các y sĩ Mỹ đã chữa trị tôi trước đây và các y sĩ tại Duy Tân về mức độ bất khiển dụng của tôi nên cuối cùng Hội đồng Giám định Y khoa /ĐàNẵng quyết định gửi tôi về Đơn vị 3 Quản trị/SàiGòn. Biết được việc này, tôi đã báo cho Hàm Yên và hứa sau khi hoàn tất mọi việc sẽ cùng mẹ tôi ra thăm gia đình đồng thời xin phépmẹ Hàm Yên cho chúng tôi thành hôn...

Chúng tôi vẫn thư từ liên lạc thường xuyên những ngày tôi chờ ra Hội đồng Giám định Y khoa ở Tổng y viện Cộng Hòa/SàiGòn. Mãi đến tháng 01/1975 thì tôi được giải ngũ.
Thủ tục giải ngũ vừa xong thì lại bù đầu làm hồ sơ xin cấp phát đất với Bộ Cựu Chiến Binh nên việc thư từ không được như trước.
Tháng 2/1975 tôi viết thư cho Hàm Yên biết là mọi việc đã hoàn tất tốt đẹp và đang chuẩn bị ra Huế. Nhưng "mưu sự tại nhân mà việc không thành là..tại chiến tranh" vì thời gian này giao tranh tiếp diễn khốc liệt trên khắp bốn Quân Khu cho đến tháng 3/1975 thì mất Huế và ĐàNẵng. Từ đó chúng tôi cũng mất liên lạc theo "vận nước nổi trôi", và tôi cũng bị vào tù dưới chế độ mới hơn 2 năm (06/1975 - 09/1977). Ra tù tuy cuộc sống quá chật vật khó khăn tôi vẫn giữ ý định đi Huế. Nhưng xin "giấy đi đường" thì bị từ chối với chú thích trên đơn xin: "Quản chế"!.
Thấy tôi chán nản tột cùng nên mẹ tôi đã âm thầm dấu tôi viết thư cầu cứu thân nhân ngoài miền Bắc. Không lâu sau đó thì một chiếc Molotava đến đậu ngay trước cửa nhà, trên xe có vài người lạ đối với tôi nhưng với mẹ tôi thì không lạ. Thì ra những người này là họ hàng thân thích tôi từng nghe mẹ nói đến nhưng bây giờ mới gặp mặt. Và nhờ họ tôi đã có "giấy đi đường". Chiếc xe Molotava cũng đã đưa mẹ tôi và tôi ra Huế. Trên quãng đường dài, tim tôi nhiều lúc đập khá nhanh khi nhớ lại lần đầu đến đón Hàm Yên tại trường Đồng Khánh.. "Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón. Trời mùa thu mây che có nắng đâu? Nắng sẽ làm ..." Tôi bỏ lửng vì không còn nhớ thêm được gì nữa! Hàm Yên, anh đã qua cơn mê rồi, quên cuôc đời bồng bềnh và đang trở về bên em...

Chúng tôi đến Huế. Thân nhân nghỉ lại khách sạn, chỉ tôi và mẹ tôi đến nhà Hàm Yên. Cổng nhà nàng tuy còn xa vẫn thân thương trong trí nhớ nhưng càng đến gần thỉ tim tôi thắt lại, người tôi mất thăng bằng vì hai chữ Vu Qui như đang nhảy múa trước mắt. Lỡ cả rồi. Ngỡ ngàng và bất ngờ gặp nhau trong hoàn cảnh ngang trái này, Hàm Yên chỉ im lặng khóc bên cạnh người đàn ông đang chờ đưa nàng vào xe hoa.. Mẹ Hàm Yên cũng khóc kể lại cho chúng tôi những oan nghiệt tội tình trong thời gian không nhận được tin tôi. Mẹ tôi sau những giây phút dao động vì thương tôi đã nhắc nhở:
- Thôi con hãy trao quà mừng cho em rồi về cho kịp giờ...đi con!. Quà mừng cũng là những lễ vật cưới hụt của tôi. Tôi bước ra khỏi nhà Hàm Yên mà như đang tan thành bụi...

Tôi đã nói chuyện với Hàm Yên qua điện thoại. Giọng nàng thật yếu và đứt quãng nhưng có vẻ như mừng đã nhận ra tiếng nói của tôi. Nàng không than thân trách phận vì những bất hạnh dồn dập. Chia tay chồng không lâu sau ngày cưới. Chồng Hàm Yên là Đội trưởng Đội Biệt Động/Quảng Trị đã ép buộc Hàm Yên chung sống để đổi lại căn nhà, thêm nữa nếu không cả nhà sẽ bị liên lụy "có nợ máu với nhân dân" như ba của Hàm Yên đã bị giết trong Tết Mậu Thân. Hàm Yên cũng cám ơn tôi đã lắng nghe những uẩn khúc tình cảm mà Hàm Yên nói chỉ dành riêng cho tôi trước khi chết vì Hàm Yên đang bị bệnh ung thư tụy tạng vào giai đoạn cuối...

Tôi biết nói gì bây giờ? Chán chường đủ thứ và để cho xong cuộc đời người lính khi tàn cuộc chiến, tôi cũng đã có vợ và các con. Bên kia nửa vòng trái đất có một cô phụ đang từng ngày đau đớn mệt mỏi chờ...điều không muốn chờ và bên này nửa vòng trái đất tôi với mái-đầu-sương-điểm bỗng dưng tràn ngập nỗi buồn.."Hàm Yên. Anh đã hiểu em.
Nếu một ngày nào đó em phải giã từ cõi ta bà này, anh nghĩ em sẽ thật thanh thản giã từ vì em cũng đã biết..."anh vẫn yêu em!". Nơi anh ở đang là mùa đông...Mùa đông tôi đi tìm người. Trên từng mong manh hoa trắng. Hoa trắng vỡ theo sợi nắng. Và tôi nghe chết một đời..."

Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2018 lúc 8:52am
2413%20CuoiCungDemDaPhaiDongHoa%20NCH%20Songthy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/May/2018 lúc 6:41am

Giá Như
 

Most%20Beautiful%20Roses%20Flowers%20Images%20Pictures%20Stock%20Photos

Ba mất khi tôi còn rất nhỏ. Mình mẹ tảo tần nuôi anh em chúng tôi lớn khôn... 

Mẹ có mái tóc mây rất dầy và đẹp. Cũng là nơi anh em chúng tôi thường giành nhau rúc vào đó mà hít hà mỗi khi sà vào lòng mẹ. 

Chúng tôi cũng biết mẹ đã đi qua không ít lần những người đàn ông tử tế tìm đến, những mong được chia sẻ cùng mẹ gian nan trong cuộc sống. Biết thế nhưng mẹ chỉ mỉm cười bước qua mà nhìn anh em chúng tôi khôn lớn bằng ánh mắt mênh mang hơn... 

Rồi anh Hai vào Đại Học, chị Ba bước lên những năm cuối cấp, tôi tập tễnh vào cấp 2. Mắt mẹ trũng sâu hơn, tóc mẹ dường như rụng nhiều hơn sau mỗi lần gội đầu, hong tóc bên hiên. 

Năm tháng nhọc nhằn vì con thơ đã lấy đi rất nhiều sức khỏe của mẹ. Mẹ ốm một trận thật nặng. Chúng tôi xúm xít quanh mẹ với tất cả những gì có thể làm được. Anh Hai vụng về đút cho mẹ từng muỗng cháo mà thương. Chị Ba giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa tươm tất mà nước mắt như mưa. Riêng tôi là em út lại ốm yếu nhất nhà nên được giao nhiệm vụ túc trực bên cạnh mẹ. 

Có lẽ trời còn thương anh em chúng tôi nên mẹ cũng bình phục thật nhanh như nghị lực của mẹ. Những ngày mẹ nằm viện, thỉnh thoảng chúng tôi gặp một người đàn ông lạ tới thăm mẹ, nghe nói là bạn học cũ của mẹ, chú ấy góa vợ đã lâu và đang nuôi con một mình… 

Mẹ về nhà, chú cũng có ghé thăm. Lâu lắm rồi chúng tôi mới thấy lại nụ cười của mẹ khi rót trà mời khách. 

Mắt anh Hai tối lại, dù vẫn khoanh tay chào lễ phép rồi chuẩn bị lên lại Thành Phố vào trường. Chị Ba thì lạnh lùng và nhát gừng trước những câu thăm hỏi ân cần của chú. Còn tôi, vờ cắm cúi soạn tập vở sau mấy ngày ở bệnh viện với mẹ, nhưng lòng rưng rưng một dự cảm mơ hồ không muốn có ... 

Mẹ hiểu và rất thương chúng tôi qua tiếng thở dài nhẹ nhàng, lạnh lùng bước qua hạnh phúc, tiếp tục tiếp bước cho anh em chúng tôi vào đời. 

Rồi anh Hai ra trường, đi làm, cưới chị dâu, mở công ty riêng. Chị Ba vào Đại Học, mẹ bớt những nhọc nhằn hơn vì anh Hai đã có thể thay mẹ làm việc. Chị Ba cũng lập gia đình với người cùng ngành nghề. Con đường đến với tương lai của tôi ngày một thênh thang hơn... 

Ngày tôi đưa người yêu về ra mắt mẹ, khỏi nói thì mẹ cũng vui biết dường nào khi thấy chúng tôi trưởng thành. Anh em chúng tôi ai cũng muốn đưa mẹ lên Thành Phố để tiện bề chăm sóc, nhưng mẹ lắc đầu, lặng lẽ lau chùi bàn thờ của ba vốn đã lúc nào cũng sáng loáng, sạch bóng. 

Mái tóc mây năm xưa của mẹ giờ đã bạc trắng, được mẹ bới rất gọn gàng sau gáy, để lộ vùng da cổ đã in hắn ngang dọc vết thời gian. Bước chân mẹ cũng không còn lanh lẹ như ngày xưa, mặc dù mẹ vẫn có thể tự tay chăm lo nhà cửa và chăm sóc bản thân . Lúc này đây, tôi mới chợt thấy dáng mẹ ngày một cô đơn hơn khi chiều muộn... 

Rồi ngày cưới của tôi cận kề. Cũng là dịp anh em chúng tôi sum họp. Nhìn mẹ run run ôm các cháu nội, ngoại vào lòng như báu vật mà cả chị dâu, anh rể đều rớt nước mắt. 

Ngồi tâm sự với nhau, chúng tôi mới ray rứt thương mẹ biết bao. Khi đã cầm hạnh phúc trong tay, anh chị em tôi mới ngộ ra sự ích kỷ trẻ con năm xưa của mình. 

Gíá như thời gian có thể quay ngược lại!

Tương Giang

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/May/2018 lúc 11:57am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/May/2018 lúc 6:48am

Tôi Đi Học 


Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay dổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.
Tôi nói : Đéo muốn đi học.

Mẹ mắng : sư cha mày, nhà nghèo tiền đâu mua bằng giáo sư, tiến sĩ. Khôn không muốn, muốn ngu. Đi học lớn lên làm dư luận viên, cảnh sát lưu thông không muốn, muốn đi ăn mày hả ?


Tôi nghe mẹ, dậy sớm theo mẹ tới trường. Từ nhỏ, vẫn mơ ước sau này lớn lên làm dư luận viên, được trả tiền chửi cha thiên hạ, hay làm cảnh sát giao thông, cần tiền nhậu hay rút bài, chỉ việc ra góc đường, tóm đầu mấy thằng lớ ngớ chạy xe, về tội vượt đèn đỏ, hay vượt đèn xanh, đội nón hay không đội nón an toàn, vừa chạy xe vừa gọi điện thoại, hay chạy xe mà không trả lời iPhone.

Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn, vừa uy nghiêm như đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Mái trường không còn, tường trống trơn : cán bộ đã gỡ ngói, gạch về cất nhà riêng. Cũng như tượng trong chùa đã bị các cán bộ sư đem bán, mua rượu thịt nhậu nhẹt với bồ nhí sau những giờ tụng niệm. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

Ông hiệu trưởng gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trưóc lớp ba. Trường làng không có văn phòng hiệu trưởng. Bàn ghế, bảng đen ông đã khênh về tặng vợ lẽ. Ông nhìn chúng tôi, nói nhỏ nhẹ :
-Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ vui lòng, thầy dạy các em sung sướng. Năm đầu, và những năm sau, các em chỉ học tư tưởng Bác. Đứa nào không thuộc bài, lần đầu phải đóng cho tao 100 ngàn , lần thứ hai 200 ngàn. Các em đã nghe chưa ? ( Các em đều nghe, nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may mà có tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại ) . 

Ông hiệu trưởng ra dấu cho chúng tôi vào lớp. Một cô giáo nạ dòng, mặt mũi sơn phết son phấn, quần áo xỉn, ân cần đón chúng tôi vào lớp. Khi cả đám đã ngồi xuống đất ẩm, vì nền nhà đã bị cô giáo .., cô ôn tồn nói :
-Năm nay, các em sẽ được học tư tưởng Bác. Phải chăm chỉ học hành cho xứng đáng là cháu ngoan của Bác. Nhưng trước khi học tư tưởng Bác, phải học thuộc lòng nội quy : không thuộc bài, nộp cô giáo 200 ngàn, nói chuyện trong lớp 300 ngàn, đi trễ 400, đái ra quần 500 ngàn
Một thằng dơ tay hỏi :
-Thầy hiệu trưởng nói không thuộc bài chỉ đóng 100 ngàn
-Thằng nào, con nào muốn lấy bao nhiêu tao đéo cần biết. Đây là giang sơn của tao, nội quy do tao đặt ra. Đứa nào không thích thì cút. Mặt mũi chúng mày ngu như lợn, ngoài tao ra, không có đứa nào dạy chúng mày thành người được đâu.
Thằng nhỏ hỏi lại :
-Nếu nhà nghèo quá, không có tiền nộp thì sao ?
-Đéo cãi cọ lôi thôi nữa, không có tiền nộp thì cút. Tiên sư cha nhà mày, nghèo mà bày đặt đi học. Tao đéo nói nhiều nữa, chỉ lộn ruột. Con nhà mất dạy, chưa học đã phá đạo đức nhà trường. Nhắc lại cho cả lớp : đứa nào không có tiền nộp thì cút ngay cho khuất mắt
Thằng nhỏ đứng dậy, vùng vằng ra khỏ lớp :
-Ông đéo muốn học. Ông đi chăn trâu sướng hơn.
Lớp học yên tĩnh trở lại. Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ trống ( cánh cửa đã bị cô giáo…), hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi. Nhưng đó chỉ là những kỷ niệm. Ngày nay, cánh đồng không còn một tiếng chim hót, bờ sông trở thành đất của hãng Tàu, nước sông đen, cá chết nổi lềnh bềnh vì hóa chất.

Tiếng phấn của cô giáo gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn cô viết và lẩm bẩm đọc : Bài tập viết :‘’ không có gì quý hơn độc lập, tự do ‘’( 1 )

( 1 ) Bài này, nếu có những câu giống văn Thanh Tịnh, chỉ là một sự tình cờ, ngoài ý muốn của tác giả.

Từ Thức


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/May/2018 lúc 8:09am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/May/2018 lúc 7:54am

Thơ Tình Trong Hộc

  - Eo ơi!  giờ chào cờ hôm nay sao mà dài thế?  Tự dưng hôm nay lại có thêm tiết mục tưởng niệm gì nữa.  Vô duyên tệ.  Ấy chết bà Hiệu trưởng lại phát biểu ý kiến nữa rồi.  Đúng là lắm chuyện dài hơi...
   Tôi bồn chồn, thấp thỏm, rộn ràng đứng không yên.  Giọng nói Bắc kỳ pha lẫn một chút Nam kỳ ngọt ngào dễ thương mà tôi hằng ưa thích của bà Hiệu trưởng không lọt vào tai tôi tiếng nào.  Tôi đang lo cho số phận của lũ me, cóc, ổi mà tôi đã bỏ quên trong hộc bàn từ sáng hôm qua.  Ngọc-Oanh đánh thật mạnh lên vai tôi:
 - Mày làm cái giống gì mà như khỉ mắc kinh phong vậy?
   Tôi nhăn mặt:
 - Trời ơi! còn phải hỏi nữa.  Tao đang nhớ đến hương vị đậm đà, chua chua, ngọt ngọt, chát chát, thêm tí muối với ớt nữa sẽ có thêm hương vị mặn mặn, cay cay.  Chao ôi!  mày nhắc đến làm tao tăng thêm cơn thèm.
   Oanh nuốt nước miếng:
 - Mày làm tao động lòng rồi đây nè.
   Tôi thở ra mệt mỏi:
 - Đúng là gừng càng già càng cay.  Tao thấy bà Hiệu trưởng càng lúc nói càng nhiều đó mày.
 - Không phải là mày mê giọng nói của bà ấy lắm hay sao?
 - Mê thì vẫn còn mê nhưng mà cơn ghiền me dốt đang hành hạ dạ dầy tao biết làm sao bây giờ?
   Chợt tôi nghe tiếng vỗ tay inh-ỏi:
 - Mô phật! cuối cùng rồi bà Hiệu trưởng cũng xong bài diễn văn dài lê thê.  Tôi đưa mắt nháy Ngọc-Oanh.
   Hai đứa liền nhập vào đám đông vỗ tay hoan hô hết mình.

**
*

   Vừa vào đến lớp tôi vội đưa tay lục trong hộc bàn.  Ơ hay! tôi mò từ trái sang phải, từ đầu đến cuối hộc bàn nhưng cũng chẳng tìm thấy ma nào trong đó.  Tôi cúi xuống nhìn trong hộc bàn xem có sót chỗ nào không.  Tôi và Oanh trợn mắt nhìn nhau.  Chưa bao giờ chúng tôi thấy hộc bàn của mình sạch đến thế.  Tôi bực mình ké sang mấy hộc bàn khác xem có bị bọn nó chôm chỉa không.  Đang lay-hoay tìm kiếm, bỗng dưng có ai chọi vật gì lên đầu tôi nghe cái cốc.  Đang bực bội, định lượm vật đó chọi lại.  Tôi hết hồn: "Chết chưa! Thì ra là cục phấn".
   Tôi chưa biết tính sao chợt giật mình khi nghe cô giáo gọi:
 - Xuân-Phương! em làm gì đó?
 - ...
   Tôi lay tay nhỏ Oanh.  Nó nhanh nhẩu:
 - Thưa cô, Xuân-Phương mất đồ ạ.
 - Mất đồ! mất cái gì vậy?
   Tôi cũng lanh không kém:
 - Dạ thưa cô, em mất cái kẹp tóc.
   Cô nghiêm nghị:
 - Một chút nữa hãy tìm.  Bây giờ chúng ta bắt đầu vào giờ học.
   Tôi dạ nhỏ rồi ngồi xuống.  Giờ luận văn, môn ruột của tôi, thế mà tôi không thể nào để tâm trí nghe những lời vàng ngọc của cô.  Đầu óc tôi đầy ấp những nghi vấn.
 - Nhất định là nhỏ Lan-Chi rồi.  Hôm qua tôi không cho nó chơi nhẩy dây chung cho nên nó ôm hận trả thù tôi.  Phải rồi hén.  Hôm nay là tổ nó trực mà.  Nhất định là vậy rồi.  Sáng nay vô làm vệ sinh, nhìn thấy những món ăn tinh thần của tôi nó đã dã man hốt hết.
 - Ơ mà chắc không phải nó đâu.  Cho dù nó có lấy thì chỉ lấy những thứ ăn được thôi còn các rác rưởi và hột trái cây thì sao? Nó đâu đến nỗi tốt bụng mà dọn dẹp cho tôi đâu nhỉ.  Nếu thấy bàn tôi dơ bẩn như vậy nó sẽ không bỏ qua cơ hội đi mét cô liền chứ ở đó mà để cho tôi được yên thân như bây giờ.
 - Vậy thì ai là thủ phạm đây?
 - Chắc là người lao công vào quét dọn nhìn thấy hộc bàn của tôi đầy nhóc những món thuần túy học sinh nên đã không ngần ngại tự chiêu đãi mình cũng không chừng.
 - Ơ nhưng mà chắc không đâu.  Bà thương tôi lắm mờ, thường hay kêu tôi là con nuôi.  Bà sẽ không làm vậy đâu.
  Tôi đưa tay nhịp nhịp lên bàn ra chiều suy nghĩ.  Ngọc-Oanh khều nhẹ lên chân tôi:
 - Ê! Cô giáo chiếu tướng mày nãy giờ đó.  Coi chừng bị la nữa bây giờ.
  Tôi bực bội gạt tay nhỏOanh ra.  Ráng ngẫm nghĩ xem lý do không cánh mà bay của các người tình me dốt.  Lại một cái cốc lên đầu.  Ngước lên nhìn vẽ mặt giận dữ của cô, tôi chợt nhớ đến những tên du đảng ghẹo gái trong những truyện tôi đã xem.  Họ thường trêu ghẹo thêm khi cô gái đó đã nổi giận.  Nào là: "Cô càng giận càng đẹp" hay: "Trời ơi! Giận đến đỏ cả mặt, trông dễ thương ghê nơi".
   Bây giờ nhìn thấy cô Trang mặt đỏ hồng, ôi! Nó đẹp làm sao.  Tôi chợt buột miệng:
 - Hôm nay cô đẹp quá.
   Cô Trang cố nén giận:
 - Em hãy giảng ý nghĩa của đoạn văn cô mới nói xem.
   Chết chưa, đoạn văn gì? Nãy giờ tôi đâu có tâm trí để nghe những lời oanh vàng của cô đâu.  Tôi lay áo Oanh cầu cứu.  Ở phía sau Lan-Chi nói nhỏ, cốt chỉ để cho tôi nghe:
 - Lần này cô Trang chắc phải đi tìm con nuôi mới rồi.  
Tôi ném cho nhỏ Chi một cái liếc thật dài.  Ngọc-Oanh đưa tay che miệng thì thầm:
- Cô đang giảng một đoạn trong truyện Kiều:

      "Mối tình đòi đoạn vòi tơ
Giấc hương-quan luống ngẩn ngơ canh dài!
      Song ra vò vỏ phương trời
Nay hoàng-hôn đã lại mai hôn-hoàng!"

   Tôi nhanh miệng:
 - Dạ thưa cô, ý đoạn văn này muốn nói lên nỗi lòng của Thúy-Kiều lúc bấy giờ, cô đơn, lẻ loi, một mình nơi phương trời xa thẳm, buồn bã nghĩ quê hương và mối tình dang dở.  Cuộc sống của Thúy-Kiều bây giờ thật nhàm chán, ngày nào cũng như ngày nào, đều đều như nhau.
   Cô mỉm cười vui vẻ:
 - Giỏi lắm, em ngồi xuống đi.
   Tôi thở phào nhẹ nhõm.  Lan-Chi có vẻ tức-tối lắm.  Tôi nghếc mũi, chu miệng chọc tức nó.  Hết giờ việt-văn, tiếp theo là các giờ toán, sử trôi qua một cách chậm rãi.  Tôi không thể nào còn tâm trí để nghe những lời giảng dậy của thầy cô.  Nhất là giờ toán.  Không hiểu sao tôi ghét cay ghét đắng giờ này.  Tôi có thể viết hàng trăm bài luận văn trong một thời gian ngắn, hoặc trả lời trôi chảy các di tích lịch-sử, ngoại trừ môn Toán khô khan, cằn cổi này, tôi đành phải bó tay chịu thua.  Thường ngày đã không mấy thiện cảm với môn này, sẵn hôm nay có chuyện cần tìm người thanh toán, nên tôi tha hồ để hồn mình đi hoang và cuối cùng tôi bị đuổi ra khỏi lớp vì cái tội lơ đểnh.
   Đứng ở ngoài lớp, tôi cảm thấy càng ghét kẻ thủ phạm rỉa đồ của tôi hơn.  Đến giờ ra chơi tôi và Ngọc-Oanh bắt đầu suy đoán kẻ nào là đạo-chích.  Oanh chợt kêu lên:
 - Phải rồi, tại sao mình không nghĩ tới những anh chị học lớp chiều.  Chắc chắn là họ.
  Dường như vừa được gãi trúng chỗ ngứa, tôi hùa theo:
 - Nhất định là như vậy.  Bây giờ mình làm gì để trả thù họ đây?
   Oanh cười:
 - Hay là viết thư chửi họ đi.
 - Ý kiến hay.  Giỏi lắm, cho mày 10 điểm.
   Thế là hai đứa tôi vui vẻ chuẩn bị kế hoạch phục kích.  Tôi mua một trái ổi thật xanh, vỏ xần xùi, ai lỡ dại cắn vào là coi như đem hai hàm răng đi thẩm mỹ viện.  Tôi bao trái ổi lại thật kỹ, rồi vẽ thêm hình người đang nhăn răng, phía dưới ghi mấy hàng chữ: "Đá cha tên vô loại nào chôm hết những trái cây trong hộc bàn này".
   Rồi tôi cẩn thận để ở phía ngoài cho dễ nhìn.
   Oanh lo sợ:
 - Ghi như vậy có nặng lắm không?  Coi chừng họ giận lên sẽ đón đường đánh mình đó.
   Tôi bĩu môi:
 - Sợ gì chứ.  Tao còn muốn nói nặng hơn như vậy nữa kìa.  Chắc bữa nào phải học một khóa chửi lộn của nhỏ Lan-Chi mới được.  
   Tuy nói vậy nhưng trong lòng tôi lo sợ không kém gì Ngọc-Oanh.  Nhưng vì quá giận nên tôi cũng không màng.  Nhỏ Oanh lắc đầu, chắt lưỡi:
 - Bà chằng!
   Tôi cười khì cù lét nó.  Chưa lúc nào tôi cảm thấy vui vẻ, thoải mái như lúc này.  Tôi tưởng tượng đến bản mặt háu ăn của kẻ trộm khi đọc những giòng chữ của tôi, chắc là giận lắm.

   Tôi vội vã đi thật nhanh đến trường.  Đêm qua vì mãi mê đọc truyện đến gần 3 giờ sáng tôi mới tắt đèn đi ngủ.  Sáng nay thức dậy, người mệt đừ, không kịp ăn điểm tâm, để bụng đói ôm cặp đến trường.  Khi đến nơi cổng trường đã đóng chặt.  Nhìn sân trường vắng tanh, tôi đứng lấp ló phập phồng lo sợ.  Thoáng thấy người gác cổng tôi mừng quýnh gọi nhỏ:
 - Bác Hai! Bác Hai!
   Ông vừa mở cửa cho tôi vào vừa khiển trách:
 - Đêm qua lại xem tiểu thuyết nữa phải không?  Vô nhanh đi kẻo bà hiệu trưởng thấy thì nguy.
   Tôi nịnh hót:
 - Bác Hai đúng là người tốt bụng nhất trên thế gian này.
   Vừa nói xong chợt nghe tiếng tằng hắng.  Tim tôi muốn lọt ra ngoài khi bà hiệu trưởng đang từ từ bước tới.  Tôi nhín thở chờ đợi.  Bà nói gọn:
 - Em đi theo cô.
   Ôi! Cái giọng ngọt ngào truyền cảm hằng ngày, bây giờ trở nên thật lạnh lùng dữ tợn.  Tôi nhìn bác Hai le lưỡi rồi im lặng đi phía sau bà.  Vào đến văn phòng câu đầu tiên của bà là:
 - Tại sao em đi trễ?
   Câu hỏi của bà thật ngắn gọn nhưng thật khó trả lời.  Chẳng lẽ tôi lại nói:
 - Thưa cô, đêm qua vì ham xem tiểu thuyết nên sáng nay dậy trễ.
   Thật nham nhỡ.  Cũng may nhờ trời ban cho tôi một trí óc lanh lợi, tôi nhanh nhẩu trả lời một hơi:
 - Dạ thưa cô, tại mấy hôm nay phải lo tập dượt văn nghệ cho tuần tới, ngày nào em cũng phải ở lại trường cho đến chiều, về đến nhà em phải lo bài vở cho đến khuya mới đi ngủ cho nên mới bị trễ như thế này.  Cô thấy không, em la hét hối thúc tụi nó đến khan cả cổ luôn.  Không biết đến ngày văn nghệ em có còn đủ hơi để hát hay không nữa.
   Cô mắng:
 - Em có biết bổn phận của em hôm nay là bắt bài hát dưới sân cờ hay không?  Mọi người chờ hoài mà vẫn không thấy trưởng ban văn nghệ đâu, làm chậm trễ giờ vô lớp.
   Tôi nói lí nhí:
 - Thưa cô, lần sau em không dám nữa.
 - Được rồi, em vô lới đi.
   Tôi dạ một tiếng thật lớn rồi ôm cặp chạy vèo ra khỏi phòng.  ngồi xuống cạnh Ngọc-Oanh thở hì-học.  Nó nhéo thật mạnh lên tay tôi:
 - Quỷ sứ, giờ này mới đến.  Ta chờ mi đến sốt cả ruột.
 - Vậy hả? Tội nghiệp hôn!  Nhớ anh lắm hả cưng?
 - Còn giỡn.  Ê!  biết gì không?  Nhà mi có thơ đó.
   Tôi làm bộ hồi hộp:
 - Thơ gì? Của ai gởi dzậy?  Có kèm theo hình không?  Nếu là của kẻ bí mật  nào là tao không thèm đâu.  Con trai mà nhút nhát quá xin miễn đi.
   Oanh trêu:
 - Không biết mắc cở.  Sao mày biết thơ của con trai gởi chứ?
   Tôi đỏ mặt:
 - Không thèm nói chuyện với mày nữa.  Thơ đâu?
   Oanh trợn mắt:
 - Thơ này mà mày cũng dám đọc nữa sao?  Biết của ai hôn?  Kẻ thù của mày đó.
 - Mày làm ơn làm phước đừng có lôi thôi như mấy bà bán hàng ý.  Có gì thì nói lẹ lên.
 - Nè.  Thì của đạo chích học lớp chiều đó.
  Tôi giựt lấy thơ hỏi dồn:
 - Sao, thơ nói gì?  Chắc chửi rủa mình lắm hả?
 - Tao cũng sợ như vậy cho nên đâu dám mở ra coi.
   Phía trên, thầy giáo lên tiếng biểu im lặng.  Hai đứa đành nén lòng đợi đến giờ ra chơi.  Chuông vừa rung, việc đầu tiên tôi làm là mở lá thư ra xem.  Lá thơ xếp kiểu cách xem rất đẹp nhưng không có bao thơ.  Chỉ thấy đề phía ngoài: "Gởi cô bé lớp sáng".  Tôi trải lá thơ lên bàn.  Ngọc-Oanh cũng chụm đầu vào, bốn mắt cùng dán lên lá thơ.

   "Cô bé,
    Oan cho anh quá đi.  Người ta tốt bụng dọn sạch hộc bàn cho, không có một lời cám ơn mà còn trách nữa.  Bé phải đi mắng vốn mấy bà hàng me, hàng cốc mới đúng, bởi mấy món đó bị hư hết, đã vậy còn bị chảy nước dơ cả hộc bàn làm anh bận cả buổi mới lau sạch được.  Chưa hết đâu, trong đó còn đầy cả kiến, buộc anh hôm đó phải ra tau sát sanh.  Còn nữa, chữ bé đẹp như vậy dùng để viết văn, làm thơ chắc hay lắm.  Đừng dùng để chửi người ta nữa nha, thật uổng..."

   Đọc đến đây, tôi tức giận vò nát lá thơ.  Oanh la:
 - Trời ơi!  Sao lại xé đi, còn tới nữa phần sau mình chưa đọc xong, với lại chưa biết người viết là ai mà.
 - Không thèm, không thèm đọc nữa.  Hắn chưởi xỏ mình mà đọc làm gì.
   Tôi vừa xé nát lá thư vừa la:
 - Đồ vô-duyên, đồ cà-chua, đồ đạo-chích, đồ...
   Oanh phì cười:
 - Trời ơi! Cô Bạch-Tuyết của tôi nổi giận rồi kìa.
   Tôi chợt nẩy ra ý kiến vội rút giấy viết ra, Oanh hỏi:
 - Bộ tính viết thư chửi lại người ta nữa hay sao?
 - Chứ còn gì nữa.  Nếu làm thinh người ta tưởng mình hiền sẽ ăn hiếp cho xem.
   Và lần này tôi viết càng đanh đá hơn:

   "Này nhá, thứ nhất tôi không có bà con, họ hàng gì với anh hết, đừng có hết nhận làm cô rồi lại nhận làm bé.  Khó nghe hơn nữa là ghép hai chữ đó chung vào, vừa già vừa trẻ nghe thật chói tai, đọc thật gai mắt.  Thứ hai đừng có lộn-xộn.  Đồ tui để đó ai biểu xí-xọn làm chi.  Mai mốt tui nuôi kiến vàng cho ai hết táy máy tay chân.  Còn nữa, chữ viết của anh hết đá đông lại đá tây.  Đúng là người sao văn vậy.   Thật là ba-đá quá mà..."

***
*

   Thế là bắt đầu từ đó, thơ qua, thơ lại.  Hộc bàn là thùng thơ bí mật của chúng tôi.  Có lúc tôi còn nhận được vài món quà nhỏ như cốc, ổi, chùm ruột, me dốt.  Ngọc-Oanh lo:
 - Có bạn kiểu này lời nhỉ.  Ờ mà mày phải coi chừng anh chàng có dụng ý gì khác đó.
   Tôi cười:
 - Sợ gì.  Tên họ mình hắn còn không biết.  Với lại tự hắn muốn hối lộ chứ mình đâu có hứa hẹn gì đâu mà sợ.  Rồi tôi cầm trái ổi cắn ăn ngon lành.

***
*

   Đã mấy hôm rồi thùng thơ bí mật trống rỗng, lạnh tanh.  Tôi bồn-chồn không biết hắn ra sao.  Ngọc-Oanh cũng lo.  Một tuần, rồi hai tuần lặng lẽ trôi qua.  Tôi bắt đầu thấy giận.  Ngọc-Oanh định viết thư tôi cản:
 - Thôi đừng.  Làm vậy hắn tưởng mình cần hắn thì phiền.
   Nói thì nói vậy nhưng tôi cũng mong Ngọc-Oanh viết vài hàng thăm hỏi.  Nhỏ Oanh coi vậy đôi lúc vâng lời đến phát ghét.  Tôi bảo không là nó chẳng dám viết khiến tôi tức đến điên.
   Tất cả mọi chuyện rồi cũng trở lại bình thường.  Tôi vui vẻ đùa giỡn với đám bạn.  Hát vẫn hay, nhảy dây vẫn cừ, luận văn, lịch sử đều trôi chảy, và môn toán vẫn luôn là môn học nhức óc, khô khan, cằn cổi, khó nuốt.  Mấy hôm nay cứ phải thức đêm gạo bài, mặt mày đứa nào cũng bơ phờ.  Đúng là gặp hoạn nạn mới thấy thân tình.  Lan-Chi và tôi bắt đầu làm hòa.  Thân nhau rồi tôi mới thấy phục nó.  Đối với môn toán cay nghiệt, mỗi công-thức, định-luật, nó thuộc làu như tôi thuộc vanh vách những bài thơ tình của Xuân-Diệu, Nguyễn-Bính.
   Tôi đang đứng trước lớp ráng nhai đi nhai lại mấy công thức Lan-Chi đã tóm tắt cho tôi dễ nhớ, chợt Ngọc-Oanh chạy ra kéo tay tôi lôi đi như chạy giặc.  Vừa vào đến lớp nó ấn đầu tôi nhìn vô hộc bàn.  Chao ôi!  Hộc bàn đầy ắp những me, cốc, ổi, se-ri.  Đặc biệt hơn nữa là đĩa sầu riêng vàng óng thơm phức.  Tôi cầm những trái nhung to, tròn, mềm-mại trong tay lòng rộn ràng hỏi Oanh:
 - Ê! có thơ không?
 - Không biết nữa, tìm thử xem.
   Oanh lôi ra tờ giấy học trò xếp kiểu cách.  Nhìn những giòng chữ quen thuộc:
 - "Gởi hai bé lớp sáng!"
   Oanh hồi hộp mở thư ra xem.  Lan-Chi cũng chụm đầu vàọ  Lá thư viết rất dài, phần nhiều là những câu xin lỗi lý do vì bận thi cử nên không viết thư.
   Cơm tối xong, tôi phụ mẹ dọn dẹp rồi đi ngủ thật sớm.  Nằm trên giường trằn trọc tôi ráng ôn lại các bài thi xem có thiếu sót phần nào không.  Tôi chợt thấy vui vui khi nghĩ đến lá thư sáng nay và cuộc hẹp gặp mặt vào ngày mai.  Tôi phân vân:
 - "Có nên đi hay không?"
 - "Thôi kỳ chết được"
 - "Nếu không đến, hắn giận thì sao?"
   Rồi tôi kéo chăn trùm kín đầu, điểm một nụ cười nhẹ:
 - "Hãy cứ để anh chàng nếm mùi vị chờ đợi là thế nào."  Và tôi nhắm mắt từ từ đi vào giấc mộng.

Xuân-Phương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/May/2018 lúc 10:28am
TẤM BẰNG ĐẠI HỌC...

Huyền sẽ cất nó vào đâu? Huyền không muốn nó trở thành vật kỷ niệm. Huyền không muốn nó bị thời gian vùi lấp. Nhưng Huyền không biết nên cất nó ở đâu trước khi Huyền lên đường.


cristalina
Huyền đang ngồi bên cửa sổ nhìn ra khu vườn bé nhỏ. Đêm qua mưa gió. Những cánh hoa giấy rụng xuống và ướt mèm vì mưa. Huyền nhìn vào những bông hoa trên thảm cỏ đầy nước. Mẹ đang hục hặc ho dưới bếp. Bà thức dậy từ sớm để lo bữa sáng trước khi Huyền lên xe.
Huyền thật sự không biết cất nó ở đâu. Không đời nào Huyền để nó thành vật kỷ niệm. Nhưng nó có thể là một vật kỷ niệm cho những tháng năm vui buồn. Đúng, kỷ niệm, nó sẽ trở thành một vật kỷ niệm và kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng đôi khi phải quên chúng đi. Huyền lại cầm nó lên, tấm bằng đại học màu đỏ của mình. Huyền nhìn tấm bằng mà lòng ứ nghẹn. Cảm giác lúc này thật khác hẳn với cảm giác khi Huyền nhận được giấy báo trúng tuyển đại học cách đây bốn năm.
Huyền vẫn nhìn ra khu vườn ướt đẫm, Huyền nhìn vào những cánh hoa rụng trong những vũng nước như thể nàng đang nhìn vào thinh không. Huyền nhìn vào những cánh hoa như thể đang nhìn vào số phận của mình. Sự khốn khó trong bốn năm đại học chưa đủ để làm một người con gái mảnh mai như Huyền lớn khôn sao? Huyền lại nhìn tên mình in trên tấm bằng. “Huyền à?” - Huyền tự hỏi mình.
“Tao không biết cất mày ở đâu?” - Huyền đang trò chuyện với mình. Huyền cảm giác khi Huyền cất giấu tấm bằng này đi cũng như thể Huyền đang tự cất giấu chính mình. Cất giấu đi niềm kiêu hãnh, cất giấu đi một thành tích lớn lao. Cất giấu và trốn chạy.
“Tao biết cất mày vào đâu hả Huyền? Cất mày vào đâu?” - Huyền nói trong khi tay đang mân mê tấm bằng đại học. “Bốn năm” Huyền nói và ngửa mặt lên để những giọt nước mắt không rơi xuống, để những giọt nước mắt tự lặn vào trong bởi Huyền biết nước mắt có nhỏ xuống trên tấm bằng này cũng trở thành vô ích.
“Bốn năm với mồ hôi và nước mắt của mày chưa đủ đâu Huyền à. Nước mắt của mày khi mày đi làm thêm, khi mày thức trắng đêm, khi mày làm ôsin, làm nhân viên quán nhậu... trong bốn năm đại học chưa đủ đâu” - Huyền nói với chính mình. Huyền nhớ lại mọi thứ, mọi thứ thật đắng cay.
“Hay là mình cất nó vào sau tấm ảnh của ba trên bàn thờ?” - Huyền nghĩ. Huyền quay lại nhìn vào đôi mắt của ba trên bàn thờ. Huyền nhìn vào đôi mắt ấy như tìm kiếm một niềm hi vọng. Đôi mắt của ba trong tấm ảnh thờ không cho Huyền một chút hi vọng nào dù là bé mọn nhất. “Ba” - Huyền gọi. “Con phải giấu tấm bằng này vào đâu hả ba? Con phải cất nó ở đâu khi nó đã là một vật cản trên con đường sinh tồn của con. Con không thể để lưng mẹ còng hơn, con không thể để mắt mẹ mờ hơn nữa ba à” - Huyền nói trong khi nước mắt của Huyền đang lăn xối xả trên hai gò má nhô cao.
“Nếu muốn được nhận thì mày phải giấu biệt rằng mày đã từng tốt nghiệp đại học. Bằng đỏ? Xuất sắc? Bằng gì cũng chẳng có ích gì cả Huyền ơi, họ chỉ cần những người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc thấp hơn thôi. Nghịch lý ư? Mày đừng suy nghĩ nhiều quá. Sống đã Huyền à...” - Huyền nhớ lại những lời dặn dò của Trang qua điện thoại cách đây bốn hôm. Trang là bạn học hồi phổ thông của Huyền. Huyền nhớ rất rõ ánh mắt thèm thuồng của Trang cái ngày nó nhìn vào giấy báo trúng tuyển đại học của Huyền. Và khi Huyền rạng rỡ để chuẩn bị cho cuộc sống sinh viên đầy vẫy gọi thì Trang lại vào Sài Gòn làm công nhân ở một xí nghiệp may mặc.
Bây giờ thì mọi thứ đã khác. Sau tốt nghiệp đại học, Huyền lại nhờ Trang xin vào chỗ làm của Trang, nhưng Huyền phải giấu tấm bằng đại học của mình bởi các công ty không tin vào những công nhân tốt nghiệp đại học có thể làm việc chuyên cần và dài lâu với họ.
“Nhưng biết cất nó vào đâu? Hay là luồn nó vào trong chiếc gối của mẹ? Hay là để nó vào sau tấm ảnh thờ của ba? Hay là mang nó theo mình?”. Không, không đời nào Huyền lại mang tấm bằng đỏ theo mình bởi Huyền không muốn nó trở thành nỗi ám ảnh mỗi khi Huyền đang thở hắt ra trong xí nghiệp may mặc. Nghe tiếng mẹ, Huyền để cuốn sách đè lên tấm bằng. “Đừng đọc sách nữa con, biết nhiều sẽ khổ con à. Kiểm tra hành lý rồi chuẩn bị ăn sáng, nhớ mua thuốc chống say xe. Trước khi đi nhớ thắp nhang cho ba...” - mẹ nói với Huyền trong khi bà đang xếp chăn mền lại. Huyền không nói gì với mẹ.

Ngoài trời mưa lại rơi. Trong khi Huyền ăn sáng thì mẹ đang chăm sóc đàn gà ngoài sân. Nhìn vào tấm lưng còng với chiếc áo nâu bạc màu của mẹ mà Huyền ứ nghẹn. Huyền buông bát rồi nhìn lên bàn thờ. Ánh mắt của ba từ tấm ảnh vẫn nhìn Huyền trìu mến. Nhưng rõ ràng ánh mắt đó không cho Huyền thêm sức mạnh như ngày Huyền bước chân vào đại học. Ánh mắt của ba có lẽ cũng đã thấm mệt hơn qua năm tháng, ánh mắt của ba trên bàn thờ có lẽ cũng đã biết rằng đại học bây giờ không phải là con đường vinh quang.
Huyền tiến lại phía bàn thờ, trên bàn ăn, chén cơm sáng dở dang của Huyền đã nguội lạnh. Huyền thắp nhang khấn ba để từ biệt. “Sống” - Huyền nói. “Sống ba à” - Huyền nói. Khói nhang bay vào mắt Huyền làm nước mắt ứa ra. “Con xin lỗi ba nhưng lỗi không thuộc về con” - Huyền nói rồi gài tấm bằng đại học của mình sau tấm ảnh thờ của ba. “Con xin lỗi ba nhưng đường con đi đã khác với những ước nguyện. Con sẽ không khóc. Khóc làm gì khi nước mắt không thay đổi được thực tại”.
Trời mưa tầm tã. Bóng mẹ khuất dần sau lũy tre mờ mịt. Sài Gòn chắc sẽ nắng nhưng bây giờ miền Trung đang mưa.
Mưa đen đặc.

Lê Minh Phong
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/May/2018 lúc 12:43am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/May/2018 lúc 11:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/May/2018 lúc 3:02pm

Giao Con


Tiếng hai đứa con đang chành chọe cãi nhau, con Hồng quát mắng ầm ĩ và con bé Hạnh khóc ré lên làm Nghi thấy như trong người quặn đau thêm, Nghi bước ra ngoài phòng khách:
- Kía Hồng sao con lại đánh em?
Con Hồng vẫn đang tức tối:
- Tại nó đòi đồ chơi của con.
Nghi ôn tồn:
- Hồng ơi, con là chị phải nhường em mình chứ?
Hồng cãi:
- Không công bằng. Nó có đồ chơi của nó rồi.
Quả là con em ngang ngược thỉnh thoảng cứ đành hanh đòi đồ chơi của chị, mà chị Hồng không vừa chẳng mấy khi chịu cho em chơi những món đồ mà nó yêu thích.
Nghi ôm bé Hạnh vào lòng dỗ dành:
- Nín đi con, con chơi đồ của con rồi mẹ thương.
Nghi không hứa sẽ dẫn nó đi mua đồ chơi nữa, nó phải tập quen chấp nhận với hiện tại, rồi sẽ không có ai chiều chuộng những sở thích của nó. Nghi ôm con thật chặt và thiết tha, con bé được mẹ vỗ về cũng nguôi ngoai dần… Nghi gọi con lớn:
- Hồng lại đây với mẹ.
Hồng sà vào người mẹ, nũng nịu:
- Mẹ phải ôm con nhiều như em Hạnh mới công bằng.
Ôi, Hồng luôn lý sự đòi sự công bằng mà trong cuộc sống đôi khi thượng đế chẳng công bằng cho một ai.
Ôm hai đứa con bằng hai tay, mỗi đứa một bên nách mẹ. Nghi dịu dàng thủ thỉ:
- Hồng và Hạnh nghe mẹ nói này, hai con cùng do cha mẹ sinh ra, là chị em phải thương yêu nhau mãi mãi nhé? Hồng nói trước đi, con có yêu em Hạnh không?
Trẻ con chóng giận, chóng quên, nó trả lời ngay:
- Con yêu em mà.
- Thế em Hạnh có yêu chị Hồng không?
- Con cũng yêu chị Hồng mà.
Nghi chậm rãi và tha thiết:
- Hai con hứa với mẹ đi. Hai con sẽ thương yêu nhau, đừng bao giờ rời bỏ nhau .
Không hiểu sao giọng mẹ buồn buồn và truyền cảm quá làm con Hồng cảm động:
- Con hứa, nhưng… nhưng em Hạnh không được đòi đồ chơi của con như lúc nãy.
Nghi thở dài, mắt Nghi long lanh ngấn lệ, hai con còn bé bỏng quá nào đã hiểu gì mà Nghi chờ mong chúng hứa hẹn. Con Hồng mới lên 8 và em Hạnh lên 6. Nhưng Nghi cứ nói như trời cứ mưa bay, mưa cả ngày mưa cũng thấm đất.
Nghi cúi hôn lần lượt lên mái tóc từng đứa và hít lấy mùi thơm của tóc con. Nghi nói và thầm cầu mong sẽ là lời thần chú linh nghiệm, sẽ là hạt mưa bay thấm vào mảnh đất tâm hồn hai con:
- Hãy thương yêu nhau, hãy thương yêu nhau Hồng của mẹ ơi, Hạnh của mẹ ơi !
Hồng ngước mặt lên nhìn mẹ, ngạc nhiên:
- Nhưng sao mẹ khóc? Con đã nói thương em Hạnh rồi mà.
Em Hạnh cũng bắt chước chị:
- Nhưng sao mẹ khóc? Con đã nói thương chị Hồng rồi mà.
Hai khuôn mặt ngây thơ và yêu quý đang ngước nhìn Nghi. Trời ơi, hạnh phúc thật gần thế này mà sao Nghi không được quyền giữ lại, không được quyền gần gũi con?
Nghi cố nén cho mình đừng bật khóc nức nở làm hai con sợ hãi và buồn lây. Nghi nói:
- Chỉ vì mẹ thương hai con của mẹ thôi.
Nghi muốn cứ ngồi ôm con thế này lâu thêm nữa, nhưng cả hai đứa đều chán rồi, chúng rời khỏi tay mẹ và vui vẻ chạy ra tiếp tục với những món đồ chơi.
Có lẽ Nghi phải quyết định ngay hôm nay thôi khi mà điều ấy trước sau gì Nghi cũng phải làm. Cái điều ghê gớm và đau lòng nhất đối với Nghi.
Nghi vào phòng ngủ và bấm số phone, ở một nơi mà mấy năm nay tuy biết nhưng Nghi chưa bao giờ gọi đến. Giờ này chắc chắn là Sự đã đi làm chỉ còn người vợ ở nhà.
Nghi hồi hộp khi nghe tiếng phone reo, Nghi bỗng biến mình thành kẻ thua cuộc đau đớn, nhưng Nghi cố lấy hết can đảm tự giới thiệu khi có tiếng người bốc phone:
- Chào cô Liễu, tôi là mẹ của hai bé Hồng và Hạnh…
Người phụ nữ bên kia im lặng chờ đợi. Nghi tiếp:
- Tôi muốn nói chuyện về hai đứa con tôi.
Tức thì cô ta lên tiếng, lạnh lùng:
- Anh Sự đi làm chưa về. Có gì chị nói với anh ấy...
- Khoan... khoan… tôi xin cô đừng vội cúp máy. Người tôi muốn nói chuyện chính là cô.
Giọng cô Liễu khó chịu:
- Con của anh chị liên quan gì đến tôi? Mà hai người đã dứt khóat chia tay nhau rồi, li dị có giấy tờ đàng hoàng, ai có phận nấy, đừng kiếm chuyện với tôi à nha…
Nghi khẩn khoản:
- Cô Liễu ơi, tôi van cô vài phút lắng nghe. Đúng như cô nói, tôi và anh Sự không còn gì nữa ngoài sự liên hệ là hai đứa con. Hôm nay là vấn đề khác, mà người giúp đỡ mẹ con tôi chủ yếu là cô, trước hết là cô…
Cô Liễu vẫn đành hanh, ngắt ngang:
- Tôi có quyền gì mà quan trọng dữ vậy chứ!
Nghi nói vội nói vàng chỉ sợ cô Liễu giận dữ cúp máy:
- Tôi đang bệnh nặng lắm cô Liễu à, gần 3 năm nay, tôi phát hiện bị ung thư ruột già quá trễ, giai đoạn cuối rồi, tôi không còn sống được bao lâu, tôi đã trải qua giải phẫu và điều trị hóa chất, bây giờ sự sống đếm từng ngày, có thể từng giờ và con tôi sẽ mồ côi mẹ. Khi tôi chết đi quyền nuôi dưỡng hai con sẽ thuộc về anh Sự, cho dù cô và anh Sự không muốn thì tôi cũng chẳng còn con đường nào khác, vì tôi không hề có thân nhân ruột thịt tại Mỹ. Tôi xin cô hãy vì thương anh Sự và thông cảm cho sự bất hạnh của tôi mà cưu mang hai đứa nhỏ. Tôi muốn giao hai đứa con tôi cho cô, tôi sẽ mang chúng về khi cảm thấy cái chết đang gần kề.
Cô Liễu cộc lốc:
- Tôi sẽ nói với anh Sự...
Nghi tiếp tục năn nỉ:
- Xin cô cho tôi một lời hứa, tôi van cô, để tôi yên tâm.
- Khi nào chị mang chúng nó về đây ta bàn chuyện cũng không muộn.
Cô Liễu nói xong và cúp máy.
Ngày mới quen nhau rồi yêu nhau Sự là một anh chàng vui tính, dễ mến nên Nghi đã không ngần ngại chấp nhận lời cầu hôn của Sự. Đâu ngờ Sự dần dần lộ ra là một anh chàng bay bướm ham vui, chỗ đình đám hội họp nào có phụ nữ đẹp hay độc thân là có anh. Niềm vui của Sự là bên ngoài nhiều hơn trong gia đình.
Nghi đã tự ái, Nghi ghen Nghi buồn và nhiều lần cãi nhau với chồng cũng như đã khuyên chồng bỏ tính hào hoa vớ vẩn ấy đi nhưng chẳng kết quả gì, có lẽ bản tính trời sinh khó có thể dời đổi được.
Hạnh phúc gia đình của Nghi tuy chẳng ra gì nhưng vì hai con Nghi vẫn luôn chịu đựng và cố gắng vun đắp.
Cho đến ngày Sự bắt đầu nhận công tác của hãng về Việt Nam làm việc thì hạnh phúc bắt đầu rạn nứt và đổ vỡ, khoảng thời gian này Sự đã quen cô Liễu xinh đẹp, họ đã yêu nhau, ăn ở với nhau.
Khi Liễu có thai thì Sự quyết định về Mỹ li dị Nghi để sau đó làm thủ tục bảo lãnh Liễu sang Mỹ.
Sự nói cô Liễu là tình yêu thật sự của anh, y như ngày nào Sự cũng đã nói thế với Nghi.
Nghi không ngạc nhiên, chỉ đau đớn khi nghĩ đến hai con sẽ mất đi tình cảm thân thương của người cha...
Chia tay chồng, Nghi mang hai con về tiểu bang khác trước khi cô Liễu sang đoàn tụ với Sự. Nghi và Sự đã thỏa thuận Sự giữ lại căn nhà đang trả góp, còn ba mẹ con Nghi nhận một số tiền mặt. Tình nghĩa vợ chồng khi gãy đổ đã sòng phẳng như hai kẻ đi buôn chung chia nhau vốn liếng.
Sự vẫn trả tiền cấp dưỡng hai con hàng tháng từ ngày li dị cho đến giờ, anh chưa đi thăm con lần nào, thỉnh thoảng gọi phone nói chuyện với con, mỗi lần được vài ba câu vì chẳng đứa nào đủ lớn để nói chuyện nhiều với cha.

************

Nghi chần chờ mãi, cố bám víu được ngày nào hay ngày ấy, dù bác sĩ nói Nghi phải trở vào bệnh viện lần nữa, càng sớm càng tốt. Nghi biết sức mình, lần này sẽ ở lại bệnh viện lâu, gởi hai con cho người quen trông giúp thì không tiện, và có thể Nghi không kịp đưa con về cho người chồng cũ.
Thật đau đớn thật tủi thân khi người mẹ biết mình không còn sống bao lâu nữa và phải đem con giao cho người khác, dù là cha của chúng, nhưng là người chồng đã phản bội mình và người vợ của anh ta, kẻ đã là nguyên nhân làm tan vỡ hạnh phúc gia đình mình.
Nghi nói với hai con là sẽ cho chúng về thăm cha, thăm cô Liễu, là vợ của cha. Sự thật một lúc nào đó phải nói ra, ngay trong lúc này là quá sớm so với tuổi đời của hai con nhưng Nghi biết là không còn thời gian cho Nghi nữa.
Hai con xa cha khi chúng còn quá nhỏ, hình ảnh người cha hoàn toàn xa lạ với chúng.
Hạnh tò mò:
- Ba là ai? Sao ba không ở với chúng ta?
Hồng thắc mắc:
- Ba hiền hay ba dữ ? Sao Ba lấy cô Liễu?
Nghi giải thích vì cha mẹ không hợp nhau nữa nên chia tay nhưng bất cứ lúc nào ba cũng yêu thương hai con như mẹ đã yêu thương. Cô Liễu là một người tốt, cô cũng muốn gặp hai con lắm.
Thế là con Hồng và Hạnh đều hí hửng vui mừng, chúng phụ mẹ sửa soạn quần áo như sắp đi một chuyến du lịch xa. Hồng nhìn cái valy chất đầy và hỏi:
- Mẹ ơi, chúng ta đi thăm ba và cô Liễu mấy ngày mà sao mang hết cả quần áo đi?
- Mình sẽ ở chơi lâu con ạ… ba và cô Liễu muốn thế.
Nghi trả lời con mà chỉ muốn òa khóc. Dù thế nào đi nữa Sự cũng là cha của hai con, có máu mủ có xót có thương, nhưng cô Liễu thì chắc gì, cô ta đanh đá và ích kỷ từ trong lời nói, từ cách nói chuyện.
Tất cả quần áo và những đồ dùng cần thiết nhất của Hồng của Hạnh đều được gói ghém cẩn thận. Mỗi lần bỏ món gì vào valy hay vào thùng là mỗi lần Nghi chảy nước mắt. Không biết Nghi còn có thời gian mở những thứ này ra cho con tại nơi ở kia không?
Đêm cuối cùng ba mẹ con ngủ chung giường, Nghi nằm giữa hai con, chốc lại quay qua bên Hồng, chốc lại quay qua bên Hạnh. Cánh tay người mẹ yếu đuối cứ quàng ôm con mải mê suốt đêm và Nghi gọi thì thầm tên con suốt đêm.
Nghi chỉ muốn đêm ngừng lại mãi mãi Nghi nằm bên con khi chúng ngủ say như thế này.
Nghi chỉ muốn vòng tay được ôm con che chở cho con như thế này.
Nhưng đêm rồi cũng qua.
Sáng hôm sau taxi đến đón ba mẹ con ra phi trường.
Nghi đã mang hai con về đến thành phố cũ, về nhà cũ bình an, nơi Sự đang sống với vợ con mới.
Sự không ngờ Nghi tàn tạ đến thế, người xuống cân gầy gò, hai vai Nghi nhô lên mong manh yếu ớt, dáng Nghi liêu xiêu như chiếc lá khô sẽ dễ dàng chao đi trong gió, dù chỉ là một cơn gió nhẹ, Sự lo sợ Nghi mất thăng bằng ngã xuống, tóc Nghi rụng xác xơ, gương mặt Nghi hốc hác, làn da tái xám không còn chút gì của sự sống…
Vậy mà mấy năm nay Nghi không hề cho Sự biết căn bệnh của mình. Nghi đã chịu đựng bao dày vò đau đớn thân thể cho tới giây phút này, khi không thể cưỡng lại số mệnh Nghi đành quay về tìm chồng để xin chỗ nương tựa cho con.
Sự xót xa cho Nghi, người chồng từng ăn chơi bạt mạng, coi thường vợ, coi thường mái ấm gia đình bỗng nhen nhúm mơ hồ cảm tưởng như mình cũng có lỗi với bệnh hoạn của vợ.
Vậy mà mấy năm nay Sự không cần biết người vợ cũ và hai con đã sống ra sao, Sự cứ ung dung tưởng rằng gởi tiền trợ cấp nuôi con là xong bổn phận làm cha.
Sự nhìn Nghi bằng ánh mắt tội nghiệp và trách:
- Sao cô không cho tôi hay biết gì về bệnh tình của cô?
- Tôi không dám làm phiền anh.
Nghi lấy ra cuốn nhật ký, run tay trao cho Sự và run giọng vì cảm xúc nghẹn ngào:
- Đây là cuốn nhật ký tôi đã viết cho hai con kể từ ngày tôi biết mình bị bệnh, ngày nào, giờ nào khi có thể tôi đều viết lên cảm nghĩ của mình cho tới mấy ngày nay tôi không còn sức viết nổi nữa. Anh giữ lấy và đợi khi hai con lớn lên anh cho chúng đọc để chúng hiểu người mẹ đã yêu con và đau đớn thế nào khi phải xa con. Coi như đây là lời vĩnh biệt hai con mà ngay bây giờ chúng không hiểu nổi và đây cũng là kỷ vật tôi để lại cho con.
Sự cảm xúc theo:
- Cô yên tâm. Tôi hứa, tôi thề sẽ làm đúng lời cô dặn.
Khi phát hiện bệnh ung thư ruột già, bác sĩ nói Nghi chỉ có thể sống thêm 2-3 năm nữa. Nghi đã muốn sống 2-3 năm ấy gấp trăm gấp ngàn lần cuộc sống đời thường khác, Nghi chỉ rời con những khi cần thiết, tất cả thời gian còn lại Nghi dành cho hai con. Nghi ôm con, hôn con, gọi tên con bất cứ lúc nào, bất cứ đang ở đâu, đang làm gì… Nghi đâu muốn chia sẻ những giây phút quý báu hiếm hoi này cho ai, ngay cả với Sự.
Nghi dặn dò thêm:
- Xin anh và cô Liễu chăm sóc cho hai con.
Sự đáp chân tình:
- Thì con tôi, tôi phải lo cho chúng chứ trông vào ai bây giờ. Cô cứ yên tâm về mà lo điều trị bệnh đi
Nghi đã trao cho Sự và cô Liễu món tiền chắt chiu dành dụm ít ỏi bấy lâu nay. Đó là gia tài cuối cùng của người mẹ bất hạnh dành cho hai đứa con thân yêu của mình.
Nghi dự định ở chơi với con vài ngày, sẽ lựa lời nói từ giã con để chúng yên tâm ở lại với cha. Nghi không nỡ về ngay dù trong người đang rất mệt, dù Nghi cần trở về thành phố của mình để vào bệnh viện cho bác sĩ tiếp tục chữa trị.
Nhưng không kịp nữa, Nghi không bao giờ phải lựa lời an ủi chia tay hai con, và cũng không kịp nghe lời hứa hẹn từ cô Liễu cô ta sẽ chăm lo nuôi nắng cho Hồng và Hạnh khi Nghi mất đi.
Nghi đã kiệt sức ngay tại ngôi nhà cũ, nơi vợ chồng con cái Nghi đã một thời sống chung...
Sự và cô Liễu đã đưa Nghi đến bệnh viện cấp cứu, Nghi đau đớn quằn quại vì bệnh, bác sĩ muốn chích Morphine cho Nghi giảm đau nhưng Nghi từ chối, Nghi sợ mình sẽ thiếp vào hôn mê không thể nhìn thấy hai con nữa, thà chịu đau đớn để còn tỉnh mà nhìn thấy chúng được phút nào hay phút ấy vì trước sau gì Nghi cũng chết, Nghi đang yếu lắm rồi.
Sự đưa hai con đến bên Nghi, người mẹ kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác, hai tay Nghi không thể giơ lên mà chạm vào người con được nữa. Ánh mắt Nghi nhìn con lờ đờ và không hồn.
Sau mấy ngày đau đớn và chìm vào hôn mê. Nghi đã trút hơi thở cuối cùng.
Nghi đã chịu thua số phận, đã xuôi tay rời xa hai con. Nhưng đôi mắt thất thần ấy vẫn chưa chịu nhắm cho đến khi Sự đứng bên hai con, thay mặt chúng vuốt mắt cho Nghi và thì thầm khấn vái:
- Nếu em còn giận hờn tôi thì tôi xin em tha thứ. Nghi ơi, tôi sẽ thương yêu hai con nhiều hơn Nghi tưởng để chúng đỡ tủi và để tạ lỗi cùng Nghi...
Ngày đám tang Nghi có nhiều bạn bè quen biết cũ, và những người không quen cũng đến vì thương cảm cho hoàn cảnh của Nghi. Đám tang rất đông người.
Hai đứa bé, Hồng và Hạnh sợ hãi và ngơ ngác khóc giữa những người xa lạ khi nhìn chiếc quan tài của mẹ chúng hạ huyệt.
Chúng đứng cạnh cha, túm lấy áo cha, túm lấy sự thân thương duy nhất còn lại trong cuộc đời.
Sự đã ném những nắm đất và những cành hoa cuối cùng vào lòng huyệt. Anh ta ôm lấy hai đứa con vỗ về, rưng rưng nước mắt, nói với con và như nói với vong linh của Nghi còn quanh quẩn đâu đây:
- Mẹ đi rồi, hai con còn có ba đây, còn có ba đây mà.....

Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/May/2018 lúc 4:00pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 152 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.400 seconds.