Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/May/2019 lúc 8:05am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/May/2019 lúc 10:25am

Nhớ Mưa…

Image%20result%20for%20anh%20dong%20mua


“Về đây với những bước chân trìu mến,
Những bước chân êm trên phố phường quen,
Nếu mưa rơi sẽ mát lòng em…”
(Nhạc PD)

Hè đến, tôi nhớ mưa Việt Nam!
Mưa ở Edmonton không nhiều, lại rất nhanh không kịp để lại chút cảm giác gì. Nếu có mưa lâu hơn một chút cũng chẳng thú vị như mưa ở quê nhà, bởi ở Việt Nam dù là mưa bóng mây, mưa rào, mưa bong bóng, mưa dầm dề lê thê hay mưa bụi nhẹ nhàng, cũng sẽ có những chiếc áo mưa đủ màu được choàng vội trên đường, những chiếc dù, những chiếc xe lao vội trong màn mưa và những vỉa hè đầy khách lỡ đường dừng chân...

“Em còn nhớ hay em đã quên? Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng …”
Nhớ lắm chứ! Quê hương chỉ có hai mùa mưa nắng, nên mưa chính là người bạn thân thiết của mọi người. Mưa là bạn tri âm tri kỷ của nhà nông. Mưa giúp cho phố thị tươi mát sau những ngày dài nóng bức. Mưa làm xanh lá mượt mà những hàng cây rợp bóng ngày hai buổi đến trường. Có người con Việt nào xa quê không mang theo chút kỷ niệm buồn vui của những cơn mưa đã qua trong đời?

Thời đó chưa có game hay computer, với chúng tôi, lũ trẻ con vùng ven đô, những cơn mưa mùa hè đồng nghĩa với những niềm vui, đơn sơ mà hạnh phúc. Cứ hễ trời gầm gừ chuyển mưa, cả lũ lại réo nhau, chuẩn bị nhào ra ngoài khi những hạt mưa đầu tiên vừa chạm mặt đất. Tôi chơi thân nhất với Quang, đứa bạn cùng xóm, cùng tuổi, cùng lớp, sát vách nhà tôi. Vì hai gia đình cùng chung chuyến tàu di cư vào Nam, cùng lập nghiệp ở khu xóm này, nên tình thân thiết như anh em một nhà. Quang luôn là người đầu tiên đến kéo tôi đi tắm mưa, có hôm tôi ngủ quên trên gác, Quang phải chạy lên đánh thức tôi dậy kẻo tôi lỡ …cuộc vui!


Image%20result%20for%20tắm%20mưa

Thường trước khi theo cả nhóm đi tắm mưa khắp xóm, hai đứa tôi có nhiệm vụ mang mấy cái thau ra hứng nước mưa trước hiên nhà, đổ đầy thùng phi nước cho gia đình xài. Sau đó chúng tôi nhập bọn với mấy đứa khác, thỏa thích chơi dưới trời mưa, có khi chỉ là giành nhau đứng dưới một cái máng xối để cảm nhận những trận nước mát lạnh bao phủ toàn thân, hay nằm vẫy vùng dưới sàn xi măng bóng loáng của một sân nhà ai mà tưởng như đang bơi trong hồ nước thiên nhiên. Cho đến khi thấm lạnh mệt nhoài, chúng tôi mới chịu trở về, tắm rửa và trùm mền ấm áp chờ bữa cơm chiều. Hôm nào mưa to có sấm chớp, chúng tôi không được phép tắm mưa, tôi và Quang ngồi dưới mái hiên, buồn xo, nhìn bâng quơ những dòng nước như thác tuôn đổ qua mái tôn xuống những thau chậu trước nhà. Rồi chúng tôi nghĩ ra trò chơi xếp những con thuyền giấy, thả xuống dòng nước đang cuồn cuộn chảy quanh xóm, thích thú reo hò với trò đua thuyền, xem thuyền của ai vững vàng hơn khi vượt qua sóng gió quanh co, và lúc nào cũng kết thúc bằng những trái bắp luộc nóng hổi mà má tôi hay má Quang mua được ngoài vườn nhà hàng xóm.


Image%20result%20for%20Sở%20Thú

Có một kỷ niệm với mưa mà sau này chúng tôi lớn lên, thỉnh thoảng gặp nhau thường đem ra nhắc lại rồi cười vui ầm ĩ. Vào dịp lễ Thiếu nhi đầu hè năm ấy, chúng tôi vừa học xong lớp bảy, cả nhóm năm đứa được phép đi Sở Thú chơi. Đến chiều khi đón xe bus trở về thì bị lộn xe, đã đưa chúng tôi đến một vùng lạ hoắc khi chúng tôi ngơ ngác hỏi bác tài xế:
-Ủa, phải ngã năm Gò Vấp không vậy bác?
-Ngã năm ngã sáu gì ở đây! Chỗ này là Lăng Cha Cả.
Từ hồi cha sanh mẹ đẻ cho tới lúc đó, mới nghe đến tên vùng này lần đầu. Chúng tôi dở khóc dở cười vì không còn đồng xu dính túi, những đồng bạc cuối cùng đã được xài ở Sở Thú trước khi ra bến xe rồi! Cả đám đứng giữa đường, chưa biết phải làm gì thì trời kéo mây đến đen thui và ngay sau đó là những hạt mưa nặng chịch đổ ào ào xuống mặt đường, chúng tôi vội tấp vào quán sửa xe đạp vỉa hè, cùng trú mưa với những người khác. Chúng tôi bàn nhau, dù muốn dù không, khi mưa nhẹ bớt, chúng tôi phải đi bộ về nhà, đi tới đâu hỏi đường tới đó chứ không còn cách nào khác. Trời sẫm tối thật mau, mưa cũng nhẹ hạt dần, năm đứa đội mưa rảo bước trên đường, run như cầy sấy, răng đánh vào nhau cầm cập, tôi chực muốn khóc nhưng cố kìm những giọt nước nóng hổi đã tràn trên khóe mi, lo sợ không biết bao giờ về tới nhà, hoặc lỡ đi lạc xa hơn nữa thì sao? Nhưng thật vô cùng may mắn, đi bộ dưới mưa khoảng hơn mười phút thì có chú chạy xích lô hàng xóm nhận ra chúng tôi. Nhìn đứa nào cũng run lẩy bẩy, ướt như chuột lột, biết chúng tôi đi lạc, chú tình nguyện chở cả bọn về nhà, ba đứa con gái ngồi trên lòng xe, Quang và Khôi là con trai thì phải ngồi dưới chỗ để chân. Về tới đầu xóm, mới biết mọi người đang nhốn nháo đi tìm chúng tôi khắp nơi. Sau ngày đó, tôi đổ bệnh nằm ốm trên giường mấy ngày liền.

Dù đó là một tai nạn, dù chúng tôi cũng đã về đến nhà an toàn, nhưng mùa hè đó chúng tôi vẫn bị phạt, không được đi chơi xa như đi bơi ở hồ Đại Đồng hay hồ Chi Lăng. Tuy nhiên, tắm mưa trong xóm vẫn được thoải mái nên chúng tôi chẳng thấy buồn chút nào!

Khi học hết cấp hai, gia đình Quang chuyển lên ở khu chợ Gò Vấp để gần gũi và hùn hạp làm ăn với gia đình người chú ruột, mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng, nhà tôi có thêm một căn nhà khác ở xóm trong cho cả gia đình sinh hoạt, còn căn nhà sát bên nhà Quang thì gia đình tôi mở quán bán hàng. Tôi lên cấp ba, học bên Xóm Mới, bận rộn học hành, không còn những trò chơi tắm mưa thuở xưa, bạn bè xóm cũng dần dần tan tác, cách xa vì mưu sinh, rất ít khi gặp nhau, nhưng mưa vẫn là một cái gì đó rất gần gũi, gắn bó với tâm hồn cô thiếu nữ hay mộng mơ. Những cơn mưa bụi làm rơi trên tóc những hạt long lanh khi đạp xe cùng bạn bè dưới những con đường có lá me bay của Sài Gòn. Những sáng chủ nhật mưa thật buồn, ngồi bó gối trong nhà nhớ bạn bè và sách vở, hoặc những đêm khuya lắc khuya lơ tỉnh giấc, nghe những hạt mưa đầu mùa rơi lộp độp trên mái tôn, chợt dâng lên niềm xao xuyến bâng khuâng của trái tim mới biết rung động lần đầu!

Khi tôi ra trường cũng nghe nói Quang vừa đi làm cho một xí nghiệp giầy da bên An Nhơn. Một ngày đầu năm học, mưa đang cuối mùa, trời bỗng đổ cơn mưa gió ào ào như thác đổ ngay giờ tan trường, tôi và một ít học sinh phải nán lại trong lớp chờ cơn mưa tạnh. Nhưng hình như mưa mỗi lúc càng nặng hạt hơn, thỉnh thoảng có gió mạnh làm mấy cô trò ngồi co ro trong góc phòng. Bỗng có đứa học trò chạy từ ngoài cửa vào, la lớn:
-Cô ơi! Cô ơi! Có…Thầy tới đón cô nè!
Báo “tin vui” xong, nó hớn hở nhe răng cười rồi biến mất phía ngoài hành lang. Tôi nhìn ra cửa lớp, thấp thoáng trong tranh sáng tranh tối của gió mưa và những loạt sấm chớp từng hồi, là dáng cao dong dỏng của Quang với chiếc áo mưa màu ghi dài, mái tóc ướt nước mưa, nụ cười rộng bừng sáng và đôi mắt nhìn tôi cười đầy trìu mến. Tôi vui đến ngỡ ngàng, nhưng vẫn không quên quay qua đám học trò nghịch ngợm đang xúm lại cười rúc rích, nghiêm giọng… ra oai:
-Người này không phải chồng, cũng hổng phải người yêu của cô! Mà là người bạn hàng xóm cũ thân thiết! Nghe chưa!?
Tôi bước đến, hỏi Quang:
-Ngọn gió nào đưa Quang đến đây hay vậy?
Quang cười, vẫn hiền như thuở xưa hay nhường nhịn tôi:
-Quang đi làm về ngang trường, thấy mấy lớp học còn sáng đèn, nghĩ có Kim ở trong, nên vào đại, cầu may …
Tôi hỏi cắc cớ:
-Vậy có mang áo mưa cho người ta mượn không đó?
Quang bối rối, phủi mấy hạt mưa trên áo, rồi nhìn tôi:
-Mình chỉ có chiếc áo này thôi! Kim mặc về nhà trước nhe, trời tối rồi!
Tôi chu miệng, lắc đầu:
-Trời! Ai nỡ lòng nào lấy áo của Quang chớ! Nếu Quang bận thì đi về nhà, còn không thì ngồi đây chơi với Kim và đám học trò chờ mưa dịu bớt nhe!

Có ai ngờ đó là mùa mưa cuối cùng của Quang! Mùa hè năm đó, tôi vừa đi dạy thêm về, cũng là một buổi chiều mưa u ám, rả rich, lê thê, tôi ghé vào quán của nhà mình kiếm đồ ăn tối, chị Hai chạy ào ra, báo ngay một tin dữ:
-Kim ơi! Thằng Quang đi vượt biên, tàu mới ra cửa biển thì bị mưa to gió lớn, lật tàu hơn trăm người chết! Nhà nó mới ra Vũng Tàu mấy ngày nay tìm xác nhưng vẫn không thấy…
Nước mắt hòa với nước mưa, tôi đạp xe về nhà như trong cơn mộng du. Đêm hôm đó, tôi lên cơn sốt và chỉ biết nằm khóc cho Quang, người bạn hiền lành vắn số. Cả một thời tuổi thơ như sống lại trong tôi, những lần tắm mưa, những lần chơi đùa trong xóm Quang luôn bênh vực tôi khi tôi bị bạn bè chọc phá. Những lần đi sinh hoạt hè, cắm trại, hay ở trường lớp, Quang luôn đồng hành cùng tôi, thậm chí đã có lúc tôi ngắm nhìn Quang và trộm nghĩ: “Nếu mai mốt không có ai lấy mình, thì mình lấy Quang làm chồng cũng được!” Đầu óc ngây thơ của tôi lúc ấy lại tiếp tục bức tranh hai đứa lấy nhau, sanh con đẻ cái trong xóm nhỏ này, rồi hai vợ chồng mở quán như nhà tôi hoặc học nghề nấu phở Bắc của mẹ Quang mà sinh sống như bao cặp vợ chồng khác của vùng ngoại ô này.
Ôi, giấc mơ trẻ thơ! Tôi định sau này, khi hai đứa có người yêu và gia đình riêng, tôi sẽ kể cho Quang nghe ý nghĩ và ước mơ bất chợt của tuổi thơ ngày nào, để hai đứa sẽ cùng cười làm kỷ niệm, nhưng bây giờ thì Quang sẽ không bao giờ được nghe câu chuyện này nữa! Lần đầu tiên, tôi ghét mưa đến như thế!

Tôi cũng chẳng ngờ một năm sau tôi cũng bước chân xuống tàu vượt biển. Dù là đầu tháng mười hai, nhưng hình như là một cơ duyên với mưa, tàu của tôi cũng gặp một cơn mưa bão bất ngờ chỉ sau hơn một ngày ra khơi. Không phải mưa thuở nhỏ đầy niềm vui, không phải mưa Sài Gòn lãng mạn, không phải mưa rừng man mác buồn, mà là mưa biển, dữ dội, điên cuồng và khủng khiếp! Máy thoát nước dưới hầm tàu bị hư, chúng tôi hứng chịu những đợt nước mưa lạnh buốt, trong tiếng sóng gào thét dữ dội của biển cả và tiếng lòng cầu ơn Đấng cứu tinh. Rồi thì Chúa đã nhận lời cầu xin của chúng tôi, sau cơn mưa trời lại sáng, biển tàn bạo nhưng biển cũng bao dung, đưa chúng tôi đến bền bờ bình an, nhưng nỗi ám ảnh về cơn mưa trên biển làm tôi thêm một lần nữa ghét mưa!

Dù sao, tôi cũng vẫn là một phụ nữ yếu đuối, lạt lòng nên …dễ quên! Dù mưa cho tôi vài kỷ niệm buồn, dù có đôi lần thấy giận hờn mưa, nhưng hơn hai mươi năm nay sống trên xứ người, tôi vẫn nhớ quay quắt và thương làm sao mưa Sài Gòn, mưa Gò Vấp, mưa xóm nhỏ ven đô! Mưa cho tôi những ngày thơ tuyệt vời. Mưa tưới mát trái tim tôi thuở mới lớn chớm biết yêu đương. Mưa thổi vào hồn tôi những rung cảm nồng nàn tình yêu quê cha đất mẹ, nơi cho tôi tiếng khóc chào đời. Thương làm sao xóm nhỏ quanh co những con hẻm ngắn dài, mỗi mùa mưa về, để “dưới hiên nhà, nước dâng tràn, phố bỗng là dòng sông uốn quanh”! Nhớ làm sao một thời tuổi trẻ với biết bao kỷ niệm ngọt ngào của “Sài Gòn mưa rồi chợt nắng”….

Dù biết rằng Sài Gòn bây giờ đã đổi thay, cảnh cũ người xưa chỉ là trong ký ức, nhưng tôi vẫn cứ mơ một ngày (có ai đánh thuế ước mơ bao giờ!), tôi được về lại xóm cũ, một chiều mưa (dĩ nhiên!), tôi sẽ thả những chiếc thuyền giấy xuống “dòng sông nhỏ” trước hiên nhà. Sông sẽ đưa con thuyền bé nhỏ của tôi ra biển cả, gửi đến Quang bạn tôi, như một lời hỏi thăm của cô bạn thuở thiếu thời, dù đã xa nửa vòng trái đất, bao nhiêu năm qua, vẫn vương vấn hoài những sợi mưa dệt đầy một trời thương nhớ của ngày ấu thơ.

Kim Loan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/May/2019 lúc 1:48pm

Mùa gió chướng    <<<<<

Ngô Thị Thu Vân


Image%20result%20for%20Mùa%20gió%20chướng


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/May/2019 lúc 1:50pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jun/2019 lúc 10:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jun/2019 lúc 6:25am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2019 lúc 8:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Jun/2019 lúc 7:55am
LÀM BỐ



Tôi và vợ chồng anh Thạch bước vào nhà hàng. Nhà hàng này ngày thường đã đông khách, chiều cuối tuần càng đông hơn.

May mắn chúng tôi có ngay một bàn nhỏ nơi góc phòng thật gọn và ấm cúng. Tôi vừa kéo ghế ngồi thì anh Thạch rối rít nói với tôi:

- Chị hãy nhìn phía trước mặt chúng ta nơi bên trái có chàng thanh niên vừa ăn xong đang đứng dậy có lẽ sắp ra về. Kìa, kìa anh ta đang bước ra.

Chị Thạch gạt đi:

- Anh có chuyện gì mà vội thế, để chúng ta thong thả rồi nói ..

Nhưng chị Thạch cũng nhìn theo hướng chồng chỉ và mỉm cười:

- À, em biết rồi ..

Tôi chỉ thấy một chàng trẻ tuổi đẹp trai nhưng không hiểu sao chiều cuối tuần anh lại lẻ loi đi ăn một mình và nét mặt không mấy tươi vui yêu đời như mọi người xung quanh. Anh ta bước ra khỏi nhà hàng mà chẳng buồn ngó nghiêng bên phải bên trái làm như cuộc sống xung quanh chẳng nghĩa lý gì.

Anh Thạch nói:

- Thằng bạn vai em của tôi đó, Tài là một tay thợ sửa xe tài giỏi của shop tôi, thật đúng với cái tên Tài cha mẹ đặt cho. Thôi, chúng ta gọi đồ ăn rồi tôi sẽ kể chị nghe câu chuyện về Tài, hi vọng chị sẽ có một đề tài để viết truyện.

Tôi đoán:

- Chắc là một chuyện tình lãng mạn hả anh Thạch? Vì Tài vừa trẻ đẹp vừa có tài thế kia thiếu gì cô thương?.
******

 

 
 
 
Anh Thạch đang ngồi trong văn phòng của shop sửa xe bận rộn với mớ giấy tờ order hàng để chuẩn bị gởi đi thì thợ máy Hiếu bước vào:

- Anh Thạch, có một cô gái trẻ đẹp bụng bầu với vẻ mặt đau khổ đến tìm anh.

Thạch giật mình ngạc nhiên:

- Sao lại tìm tôi? 

- Trời, trông anh hốt hoảng làm như ...anh là tác gỉa cái bầu. Chuyện cô có bầu và muốn tìm anh hoàn toàn không liên quan đến anh

- Cô bụng bầu tới đây chắc là nghiêm trọng rồi dù tác gỉa cái bầu không phải là tôi. Hay cô ta là khách hàng sửa xe muốn gặp chủ shop để khiếu nại chuyện xe cộ, gía cả?

- Cô gái đến vì Tài ...

Thạch không rời mắt khỏi mớ giấy tờ, hơi gắt:

- Có thế mà chú cứ nói vòng vo. Thì chú biết Tài đang về Việt Nam , sao không nói Tài vắng mặt ? Mà cũng vào đây thông báo ?

- Dạ, cô gái biết điều đó ..

Thạch ngắt lời và chép miệng thở than:

- Khổ qúa, quanh đi quẩn lại cũng chỉ là mấy cô bồ của Tài, sau một thời gian anh Tài lơ là các cô đích thân tìm đến nơi ăn chốn làm của Tài để cầu cạnh mong nối lại ân tình. Thôi kệ, cứ để cô đến vài lần không gặp Tài sẽ chán ..

- Nhưng mục đích cô gái đến đây là muốn gặp anh. Trông cô hiền lành thấy tội nghiệp qúa.. Số thằng Tài đào hoa thật, quen toàn người đẹp mà chưa thèm cưới cô nào ..

Thạch gạt mớ giấy tờ qua một bên:

- Chú ra mời cô gái vào đây, xem cô muốn hỏi gì về Tài thì anh sẽ liệu mà trả lời cho xong.

Bước vào văn phòng của Thạch là một cô gái trẻ đẹp, cái bụng nhô nhô của cô đã đập ngay vào mắt Thạch. Cô ngồi xuống ghế và tự giới thiệu trước:

- Chào anh Thạch, em là Oanh.

Cái tên Oanh nghe quen quen. Mỗi khi Tài yêu cô nào thì chuyện tình của Tài cả shop đều được nghe được biết, mỗi một cô bồ là một thành tích của Tài, mỗi tên cô bồ đều thân quen với các anh em sửa xe trong shop, các cô luôn để lại hình bóng và dư âm cho cả shop với chuyện tình đẹp và ...dang dở. 

- Chào Oanh, bọn tôi trong shop thường nghe Tài nhắc đến tên cô. Tôi chắc rằng Tài yêu cô lắm.

Cô gái bỗng nước mắt long lanh:

- Em cũng thường nghe anh Tài kể về ông chủ shop là anh Thạch và tên các bạn bè làm việc cùng với anh, mà anh chẳng bao giờ đưa em tới đây, cho tới ngày hôm nay ..

Oanh nghèn nghẹn nói tiếp:

- Phen này chắc anh Tài đoạn tình với em qúa, anh có cách nào khuyên anh Tài giúp em được không?

- Chuyện ra làm sao cô kể tôi nghe ?

- Hai đứa em yêu nhau gần 2 năm nay, em yêu anh Tài thật tình, mong muốn tình yêu đi đến hôn nhân, nhưng anh Tài cứ hẹn lần hẹn lửa hoài. Rồi em có thai những tưởng sẽ là động lực anh cưới em, nào ngờ anh khăng khăng bắt em phải phá thai, anh Tài vẫn giữ lập trường xưa nay của anh là: .."Anh còn trẻ chưa muốn chuyện vợ con sớm chẳng khác nào mang gông vào cổ".. Cứ để anh thong thả rong chơi vài năm nữa anh mới tính, mà em nào biết "vài năm nữa" của anh là mấy năm? Em sẽ phải đợi tới bao giờ? Thà anh ấy nói con số cụ thể 3 năm, 5 năm em còn biết đường mà chờ đợi.

- Thế cô biết gì về Tài?

- Anh đẹp trai hào hoa và có lắm cô theo, nhưng anh Tài luôn nói với em là anh yêu em nhất, mấy cô kia chỉ là qua đường, em mới là lẽ sống của anh ấy.

Anh Thạch nhớ ngay đến cô Hồng trước đây cũng đến shop tìm Tài và khoe với anh là Tài yêu cô lắm, cô là hơi thở cuộc đời của Tài. Vậy mà chia tay Hồng, mất đi "hơi thở cuộc đời" Tài vẫn sống vui sống khỏe.

- Thế cô có biết Tài đang về Việt Nam chơi không?

- Dạ em biết, Tài nói về thăm quê hương, thăm ông bà chú bác nội ngoại gì đó một tháng sau sẽ trở lại Mỹ. Em nhân dịp này tìm đến đây cầu cứu anh và các bạn anh Tài. Em nhất định sẽ giữ đứa con trong bụng.dù tình huống ra sao.

Thạch hỏi lại:

- Ý cô là vẫn giữ đứa con cho dù Tài và cô không thành duyên nợ?

Oanh đáp rành mạch mà nước mắt vẫn long lanh:

- Vâng, đó là kết quả tình yêu của em, là máu thịt của em với người em yêu, thì dù anh Tài không lấy em, bỏ rơi em, em vẫn giữ đứa con như giữ kỷ niệm đẹp trong đời.

Thạch cảm động:

- Đợi Tài về chúng tôi sẽ hỏi cho ra lẽ và khuyên Tài nên chính thức cưới cô, lo cho đứa con sẽ chào đời, đó là giải pháp tốt đẹp nhất cho cả hai người

Oanh mừng vui lau nước mắt:

- Vâng, em cám ơn các anh nhiều lắm..

Oanh chào ra về thì cả chủ lẫn thợ trong shop bàn tán về Tài, anh chàng hào hoa này đang đùa vui trong cuộc sống, đùa vui với ái tình. Có lợi thế ngoại hình đẹp trai cao ráo, ăn nói hay ho, tay nghề sửa xe thì thông minh sắc xảo nên Tài rất tự tin trong cuộc sống. Tài bồ bịch nhiều, ban phát tình yêu cho mỗi cô một thời gian. 

Mấy bạn thợ xôn xao:

- Không biết lần này thằng Tài có dừng chân giang hồ bên em Oanh không?

- Đã ăn ở với người ta có bầu rồi thì phải có trách nhiệm chứ, phải đứng ra làm bố đứa con ruột thịt của mình chứ.

- Trời ơi, nó còn về Việt Nam thăm mấy "em gái" bên đó thì còn chưa có ý định cưới vợ đâu, vẫn tuổi trẻ ham vui như bấy lâu nay. Năm nào mà Tài không về Việt Nam , chẳng lẽ năm nào nó cũng có hiếu về thăm ông bà nội ngoại nhà nó?

Hiếu lo âu lên tiếng:

- Tao cũng nghĩ thế, nhưng lần này nó về Việt Nam là có mục đích khác, bọn mày còn nhớ chị Ba Đùng không? thỉnh thoảng đến shop mình sửa xe là chị tán chuyện đủ thứ trên đời đó?

- À, cái chị tên Ba to lớn béo mập đeo đầy nữ trang hột soàn mà mày đặt biệt hiệu là chị Ba Đùng ấy hả?

- Ngoài to mập chị còn hay "nổ" đùng đùng như pháo tết nên đặt tên Ba Đùng là chí lý rồi. Sao lại liên quan đến Tài hả anh Hiếu??

Hiếu kể:

- Thì mấy lần đến đây chị Ba Đùng hay nói chuyện với em Tài đẹp trai, hỏi thăm Tài có vợ con chưa để chị làm mai. Chị rủ rê Tài về Việt Nam cưới giùm cô em gái của chị với 2 điều kiện ngon lành, một là lấy nhau thật chị sẽ cho thêm vốn hai vợ chồng làm ăn, nếu lấy nhau kiểu "dịch vụ" thì chị sẵn sàng chi trả hậu hỉ. 

Một người ra vẻ hiểu biết:

- Chị Ba Đùng may ra đáng tin cậy, nếu hôn nhân thật thì không nói làm gì, nếu hôn nhân "dịch vụ" thì hồi hộp lắm, người từ Việt Nam được xuất cảnh sang Mỹ, xong chuyện rồi thì tiền bạc không sòng phẳng, người bên Mỹ đành chịu đắng nuốt cay vì bản thân mình cũng gian dối qua mặt chính phủ Mỹ đâu dám kiện thưa.

- Rồi thằng Tài chọn kiểu nào? nếu em gái chị Ba Đùng đẹp dám nó "vớt" thật đó, vừa được vợ vừa được tiền.

Hiếu nói:

- Tao không biết, nhưng chắc chắn Tài về Việt Nam để gặp em gái chị Ba Đùng và làm đám cưới. Từ chuyện vé máy bay, chi tiêu dọc đường, ăn xài ở Việt Nam chị Ba Đùng lo hết..

- Hèn gì Tài quyết liệt bắt em Oanh phải phá thai, coi như em Oanh hết hi vọng rồi, vì Tài dính vô vụ đám cưới bảo lãnh vợ từ Việt Nam sang Mỹ cũng phải mất vài năm. Ai biết được chuyện đời sẽ ra sao? 

Tài về Việt Nam cưới cô Năm em út của chị Ba Đùng là sự thật. Cô Năm tên giấy tờ là Nguyễn thị Dừa ở xứ Ba Tri Bến Tre. Chắc sinh cô út ra cha mẹ cô bỗng thương mến quê quán Bến Tre là xứ dừa nên đặt con tên Dừa làm kỷ niệm nhớ đời.

Tài đi làm trở lại, kể chuyện cho các bạn trong shop sửa xe biết là chỉ cưới cô Dừa kiểu "dịch vụ" mà thôi, dù cô Dừa mến Tài ra mặt, cô sẵn sàng lấy Tài làm chồng, thời gian Tài ở Việt Nam cô Dừa đã luôn tỏ ra hãnh diện sung sướng mỗi khi đi bên Tài, cô ân cần và cả âu yếm chăm sóc cho Tài những gì có thể chăm sóc được. Vài lần cô tạo cơ hội muốn trao thân cho Tài nhưng Tài đều tìm cách ..né, vì Tài không muốn cưới cô, Tài sợ trách nhiệm.

Tài còn trẻ, "hi sinh" vài năm chồng vợ trên giấy tờ với cô Dừa, vừa "làm phước" giúp người có cơ hội sang Mỹ vừa kiếm mấy chục ngàn đô dễ dàng. Làm thợ sửa xe và ăn chơi bồ bịch như Tài có đồng nào xào đồng đó biết đời nào mới để dành được món tiền như thế.

Cô Dừa không đẹp, chưa xứng đáng làm người yêu của Tài chứ đừng mơ chuyện làm vợ Tài.

Tin Tài về Việt Nam cưới vợ chẳng hiểu bằng cách nào cũng đến tai Oanh, cô đã gặp Tài hai bên bàn cãi và chia tay nhau vì Tài vẫn muốn Oanh phá thai và đợi chờ Tài "vài năm" nữa. Còn Oanh thì không tin vào lời hứa hẹn xa vời của Tài, cô cương quyết giữ bào thai và sẽ làm bà mẹ độc thân nuôi con mình không cần đến người tình bạc tình bạc nghĩa.

Thạch và các bạn trong shop xe hết lời khuyên Tài, thôi thì chuyện cưới cô Dừa đàng nào cũng đã lỡ rồi, song song đó vẫn giữ tình cảm mật thiết với Oanh và chào đón đứa con ra đời, khi nào dứt điểm giấy tờ với cô Dừa thì Tài và Oanh sẽ chính thức lấy nhau, Tài sẽ chính thức trên giấy tờ là cha đứa con của mình.

Tài thẳng thừng tuyên bố với các bạn trong shop xe:

- Tôi chưa muốn đeo gông vào cổ, chưa hề hứa hẹn sẽ cưới Oanh và càng chưa muốn có con, Oanh tự ý để dính bầu thì ráng chịu ráng nuôi dù tôi biết cái bầu đó chính là của tôi.

- Mày để mình Oanh lo cho đứa con sao?

- Ôi, lo gì, gia đình Oanh một đống người sẽ lo cho Oanh và đứa bé, chưa kể Oanh có thể xin trợ cấp của xã hội.

Thì ra cô Oanh cũng chỉ là người tình mua vui như các cô gái trước đến với Tài mà thôi. Cuối cùng chuyện tình của Oanh với Tài cũng vỡ như bọt bèo, tan như mây khói.

Khi cô Nguyễn Thị Dừa xuất cảnh sang Mỹ, cũng là lúc thằng con của cô Oanh và Tài đủ tuổi thôi nôi. Oanh đã sống ở thành phố khác, thỉnh thoảng Thạch gọi phone hỏi thăm mẹ con cô cho cô đỡ buồn đỡ tủi.

Chị Ba Đùng đã mua sẵn một căn nhà khang trang cho "vợ chồng" đứa em gái với đầy đủ đồ đạc trong nhà toàn là hàng đẹp hàng mới, nhà ở Texas rẻ, thì cô chị giàu có chơi đẹp với em đâu có khó gì, và ngôi nhà cũng là món qùa để chị Ba Đùng nhử con mổi Tài lấy em gái cô. 

Tại căn nhà này mỗi khi Tài có chuyện cần sang nhà cô Dừa là cô Dừa lại quấn quýt biểu lộ tình cảm và muốn "dâng hiến" cho Tài.

Mỡ nhởn nhơ trước miệng mèo thì mèo nào chê, nhưng từ lúc về Việt Nam Tài đã tỉnh táo biết rằng không thể lấy cô gái kém nhan sắc kia làm vợ, tiền của bà chị cho nhiều bao nhiêu cũng có thể xài hết, nhưng cưới cô vợ xấu thì phải "xài" cả đời, dính líu vào cô Dừa rủi cô Dừa mang thai thì coi như cuộc tình mua bán này càng khó gỡ. 

Thà lấy mấy chục ngàn đô la tiền công còn sung sướng hơn ngủ với cô Dừa . 

Cho nên căn nhà đẹp có cái phòng ngủ đẹp với cái giường rộng trải nệm và đôi gối nằm chờ đợi rất gợi cảm cùng với cô Dừa luôn khêu gợi đẩy đưa cũng không làm Tài "rung rinh", chưa một lần Tài muốn nằm chung với nữ chủ nhân. 

Căn nhà chỉ là địa chỉ để "vợ chồng" cô Dừa làm giấy tờ liên hệ tới sở di trú chứng minh hai vợ chồng đang chung sống.

Tài vẫn ở riêng, vẫn sống tại căn chung cư như trước, cũng may là họ ở cùng thành phố nên mỗi khi cần liên hệ cho giấy tờ họ chạy qua chạy lại rất thuận tiện.

Chị Ba Đùng và cô Dừa cuối cùng đều nói trắng ra với Tài là muốn cuộc hôn nhân gỉa này thành sự thật, nhưng Tài vẫn từ chối, chỉ lấy tiền chứ không lấy tình..

Tài đã đưa cô Dừa đến shop sửa xe để phòng sau này sở di trú có phỏng vấn cô Dừa còn biết nơi chốn và công việc làm của chồng mà khai.

Cả shop xe phải công nhận cô Dừa là một phụ nữ vừa xấu vừa quê, đó là lý do tại sao tuổi đã cứng cỏi mà cô vẫn độc thân, cũng là lý do chị Ba Đùng tìm cách đưa em gái sang Mỹ may ra dễ lấy chồng hơn, và cũng là lý do Tài quyết liệt từ chối hôn nhân với cô..

Tài phân bua với toàn shop:

- Chị Ba Đùng hứa cho tôi căn nhà, nhưng dù đó là một căn biệt thự to đẹp đi chăng nữa các bạn thử tưởng tượng trong đó có một người vợ xấu và nhất là không tình yêu thì các bạn có hào hứng ở trong căn nhà lông lẫy ấy không? Thà tôỉngủ lại trong shop sửa xe mùi dầu mỡ còn hơn về biệt thự ngủ với cô ta...
 


 
Đúng thế Tài chưa hề ngủ với cô Dừa, kể cả trong mơ Tài cũng mơ ân ái với người khác chứ làm gì mơ đến lượt cô Dừa. Vậy mà cô Dừa vẫn mang bầu !!!

Bụng cô càng ngày càng lồ lộ rõ ra, sang Mỹ mấy tháng thì bụng cô to theo mấy tháng làm Tài ngạc nhiên và cô Dừa điềm nhiên xác định:

- Em đang mang thai đó..

Giọng cô đầy luyến thương và ai oán:

- Em nào muốn thế. Lần đầu tiên gặp anh em đã cảm mến anh và yêu anh, em muốn được làm vợ anh, được anh lấy em thật chứ không phải chỉ trên giấy tờ. Em mời mọc anh, mong anh chiếm đoạt trinh tiết và thân xác em. Nhưng anh không hề, em thất vọng và tủi thân lắm. Em muốn trả thù đời trước khi xuất cảnh đi Mỹ em tìm đến một người yêu cũ đã bỏ rơi em, hiến dâng cho anh ta để em biết mùi ái ân làm kỷ niệm. Anh ta chẳng hề yêu em như anh đã chẳng hề yêu em, nhưng thứ cho không biếu không, không phải chịu trách nhiệm hậu qủa, anh ta đã vồ lấy và tận hưởng em..

Tài đã hiểu ra:

- Cô mang thai hay không, và cô mang thai với ai chẳng dính líu gì đến tôi, khi nào cô có thẻ xanh thì chúng ta xong hợp đồng, ly dị là xong.

- Vâng, em biết anh đã nhận đủ mấy chục ngàn đô của chị em rồi, chưa kể tiền máy bay chi phí ăn tiêu của anh lúc về Việt Nam cưới em và ngay cả lúc này anh thích gì, muốn gì chị ba cũng chi trả cho anh rất hào phóng. 

Giọng cô Dừa đổi qua cay độc lạnh lùng và châm chọc:

- :Khi nào em sanh em bé anh phải lo lại cho mẹ con em nhé.

Tài nhảy nhổm người lên như vừa đạp phải ổ kiến lửa:

- Cô nói sao? Cô ngủ với kẻ khác có con mà tôi phải lo cho mẹ con cô ?

- Vâng, vì trên giấy tờ anh là chồng em, con em cũng là con anh.

Tài tức giận :

- Không đời nào, tôi sẽ li dị cô, họ sẽ tống cô về Việt Nam .

- Anh có ngon thì cứ li dị đi, chị em tôi đã thăm dò luật sư nhiều nơi rồi, chúng ta là vợ chồng có đầy đủ hình ảnh đám cưới và giấy tờ hợp pháp, anh li dị phải trả tiền nuôi con đó, tôi thân gái bơ vơ mới theo chồng sang Mỹ bị chồng lạm dụng và bỏ rơi. Hỏi ai sẽ là người đáng tin và đáng thương hả anh Tài?

Tài toát mồ hôi như vừa thấy ma quỷ hiện ra giữa ban ngày. 

Tài tức tốc làm đơn li dị cô Dừa dù chưa tới hạn hết hợp đồng với lý do Tài bị vợ ngoại tình và có thai trước khi xuất cảnh sang Mỹ đoàn tụ với chồng .Tưởng rằng với lý do chánh đáng này Tài sẽ thoát nạn.

Ra toà, cô Dừa đã được luật pháp Mỹ bảo vệ tận tình, vì cô bị chồng ngược đãi lúc đang mang thai khi vừa tới Mỹ, không nghề nghiệp, không nơi nương tựa. Toà chấp nhận hai bên li dị nhưng theo yêu cầu của luật sư cô Dừa, Tài phải trả tiền nuôi con.

Tài cãi đứa con không phải của mình và yêu cầu tòa cứ đợi cô Dừa sinh đẻ xong và thử DNA.

Nhưng quan toà khẳng định :

- Cho dù lời anh nói là sự thật 100%. Nhưng đứa con riêng của vợ anh cũng có quyền lợi ngang hàng như con chung của hai người. Anh phải nuôi nó, phải trả tiền child support cho đứa bé tới tuổi trưởng thành. 

Tài kinh hoàng và thất thế ủ rũ rời khỏi toà như một cái xác không hồn.

Thế là Tài đã làm bố của hai đứa con.

Con của Tài với Oanh bị Tài bỏ rơi do xã hội trợ cấp nuôi.

Con do cô Dừa ngủ với ai đó đẻ ra nhưng trên giấy tờ nó là con cô Dừa, vợ hợp pháp của Tài nên Tài phải chịu trách nhiệm với đứa bé, hàng tháng đứa bé vẫn nhận tiền child support do bố Tài gởi về..

Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jun/2019 lúc 10:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jun/2019 lúc 2:53pm

Giao Con


Tiếng hai đứa con đang chành chọe cãi nhau, con Hồng quát mắng ầm ĩ và con bé Hạnh khóc ré lên làm Nghi thấy như trong người quặn đau thêm, Nghi bước ra ngoài phòng khách:
- Kía Hồng sao con lại đánh em?
Con Hồng vẫn đang tức tối:
- Tại nó đòi đồ chơi của con.
Nghi ôn tồn:
- Hồng ơi, con là chị phải nhường em mình chứ?
Hồng cãi:
- Không công bằng. Nó có đồ chơi của nó rồi.
Quả là con em ngang ngược thỉnh thoảng cứ đành hanh đòi đồ chơi của chị, mà chị Hồng không vừa chẳng mấy khi chịu cho em chơi những món đồ mà nó yêu thích.
Nghi ôm bé Hạnh vào lòng dỗ dành:
- Nín đi con, con chơi đồ của con rồi mẹ thương.
Nghi không hứa sẽ dẫn nó đi mua đồ chơi nữa, nó phải tập quen chấp nhận với hiện tại, rồi sẽ không có ai chiều chuộng những sở thích của nó. Nghi ôm con thật chặt và thiết tha, con bé được mẹ vỗ về cũng nguôi ngoai dần… Nghi gọi con lớn:
- Hồng lại đây với mẹ.
Hồng sà vào người mẹ, nũng nịu:
- Mẹ phải ôm con nhiều như em Hạnh mới công bằng.
Ôi, Hồng luôn lý sự đòi sự công bằng mà trong cuộc sống đôi khi thượng đế chẳng công bằng cho một ai.
Ôm hai đứa con bằng hai tay, mỗi đứa một bên nách mẹ. Nghi dịu dàng thủ thỉ:
- Hồng và Hạnh nghe mẹ nói này, hai con cùng do cha mẹ sinh ra, là chị em phải thương yêu nhau mãi mãi nhé? Hồng nói trước đi, con có yêu em Hạnh không?
Trẻ con chóng giận, chóng quên, nó trả lời ngay:
- Con yêu em mà.
- Thế em Hạnh có yêu chị Hồng không?
- Con cũng yêu chị Hồng mà.
Nghi chậm rãi và tha thiết:
- Hai con hứa với mẹ đi. Hai con sẽ thương yêu nhau, đừng bao giờ rời bỏ nhau .
Không hiểu sao giọng mẹ buồn buồn và truyền cảm quá làm con Hồng cảm động:
- Con hứa, nhưng… nhưng em Hạnh không được đòi đồ chơi của con như lúc nãy.
Nghi thở dài, mắt Nghi long lanh ngấn lệ, hai con còn bé bỏng quá nào đã hiểu gì mà Nghi chờ mong chúng hứa hẹn. Con Hồng mới lên 8 và em Hạnh lên 6. Nhưng Nghi cứ nói như trời cứ mưa bay, mưa cả ngày mưa cũng thấm đất.
Nghi cúi hôn lần lượt lên mái tóc từng đứa và hít lấy mùi thơm của tóc con. Nghi nói và thầm cầu mong sẽ là lời thần chú linh nghiệm, sẽ là hạt mưa bay thấm vào mảnh đất tâm hồn hai con:
- Hãy thương yêu nhau, hãy thương yêu nhau Hồng của mẹ ơi, Hạnh của mẹ ơi !
Hồng ngước mặt lên nhìn mẹ, ngạc nhiên:
- Nhưng sao mẹ khóc? Con đã nói thương em Hạnh rồi mà.
Em Hạnh cũng bắt chước chị:
- Nhưng sao mẹ khóc? Con đã nói thương chị Hồng rồi mà.
Hai khuôn mặt ngây thơ và yêu quý đang ngước nhìn Nghi. Trời ơi, hạnh phúc thật gần thế này mà sao Nghi không được quyền giữ lại, không được quyền gần gũi con?
Nghi cố nén cho mình đừng bật khóc nức nở làm hai con sợ hãi và buồn lây. Nghi nói:
- Chỉ vì mẹ thương hai con của mẹ thôi.
Nghi muốn cứ ngồi ôm con thế này lâu thêm nữa, nhưng cả hai đứa đều chán rồi, chúng rời khỏi tay mẹ và vui vẻ chạy ra tiếp tục với những món đồ chơi.
Có lẽ Nghi phải quyết định ngay hôm nay thôi khi mà điều ấy trước sau gì Nghi cũng phải làm. Cái điều ghê gớm và đau lòng nhất đối với Nghi.
Nghi vào phòng ngủ và bấm số phone, ở một nơi mà mấy năm nay tuy biết nhưng Nghi chưa bao giờ gọi đến. Giờ này chắc chắn là Sự đã đi làm chỉ còn người vợ ở nhà.
Nghi hồi hộp khi nghe tiếng phone reo, Nghi bỗng biến mình thành kẻ thua cuộc đau đớn, nhưng Nghi cố lấy hết can đảm tự giới thiệu khi có tiếng người bốc phone:
- Chào cô Liễu, tôi là mẹ của hai bé Hồng và Hạnh…
Người phụ nữ bên kia im lặng chờ đợi. Nghi tiếp:
- Tôi muốn nói chuyện về hai đứa con tôi.
Tức thì cô ta lên tiếng, lạnh lùng:
- Anh Sự đi làm chưa về. Có gì chị nói với anh ấy...
- Khoan... khoan… tôi xin cô đừng vội cúp máy. Người tôi muốn nói chuyện chính là cô.
Giọng cô Liễu khó chịu:
- Con của anh chị liên quan gì đến tôi? Mà hai người đã dứt khóat chia tay nhau rồi, li dị có giấy tờ đàng hoàng, ai có phận nấy, đừng kiếm chuyện với tôi à nha…
Nghi khẩn khoản:
- Cô Liễu ơi, tôi van cô vài phút lắng nghe. Đúng như cô nói, tôi và anh Sự không còn gì nữa ngoài sự liên hệ là hai đứa con. Hôm nay là vấn đề khác, mà người giúp đỡ mẹ con tôi chủ yếu là cô, trước hết là cô…
Cô Liễu vẫn đành hanh, ngắt ngang:
- Tôi có quyền gì mà quan trọng dữ vậy chứ!
Nghi nói vội nói vàng chỉ sợ cô Liễu giận dữ cúp máy:
- Tôi đang bệnh nặng lắm cô Liễu à, gần 3 năm nay, tôi phát hiện bị ung thư ruột già quá trễ, giai đoạn cuối rồi, tôi không còn sống được bao lâu, tôi đã trải qua giải phẫu và điều trị hóa chất, bây giờ sự sống đếm từng ngày, có thể từng giờ và con tôi sẽ mồ côi mẹ. Khi tôi chết đi quyền nuôi dưỡng hai con sẽ thuộc về anh Sự, cho dù cô và anh Sự không muốn thì tôi cũng chẳng còn con đường nào khác, vì tôi không hề có thân nhân ruột thịt tại Mỹ. Tôi xin cô hãy vì thương anh Sự và thông cảm cho sự bất hạnh của tôi mà cưu mang hai đứa nhỏ. Tôi muốn giao hai đứa con tôi cho cô, tôi sẽ mang chúng về khi cảm thấy cái chết đang gần kề.
Cô Liễu cộc lốc:
- Tôi sẽ nói với anh Sự...
Nghi tiếp tục năn nỉ:
- Xin cô cho tôi một lời hứa, tôi van cô, để tôi yên tâm.
- Khi nào chị mang chúng nó về đây ta bàn chuyện cũng không muộn.
Cô Liễu nói xong và cúp máy.
Ngày mới quen nhau rồi yêu nhau Sự là một anh chàng vui tính, dễ mến nên Nghi đã không ngần ngại chấp nhận lời cầu hôn của Sự. Đâu ngờ Sự dần dần lộ ra là một anh chàng bay bướm ham vui, chỗ đình đám hội họp nào có phụ nữ đẹp hay độc thân là có anh. Niềm vui của Sự là bên ngoài nhiều hơn trong gia đình.
Nghi đã tự ái, Nghi ghen Nghi buồn và nhiều lần cãi nhau với chồng cũng như đã khuyên chồng bỏ tính hào hoa vớ vẩn ấy đi nhưng chẳng kết quả gì, có lẽ bản tính trời sinh khó có thể dời đổi được.
Hạnh phúc gia đình của Nghi tuy chẳng ra gì nhưng vì hai con Nghi vẫn luôn chịu đựng và cố gắng vun đắp.
Cho đến ngày Sự bắt đầu nhận công tác của hãng về Việt Nam làm việc thì hạnh phúc bắt đầu rạn nứt và đổ vỡ, khoảng thời gian này Sự đã quen cô Liễu xinh đẹp, họ đã yêu nhau, ăn ở với nhau.
Khi Liễu có thai thì Sự quyết định về Mỹ li dị Nghi để sau đó làm thủ tục bảo lãnh Liễu sang Mỹ.
Sự nói cô Liễu là tình yêu thật sự của anh, y như ngày nào Sự cũng đã nói thế với Nghi.
Nghi không ngạc nhiên, chỉ đau đớn khi nghĩ đến hai con sẽ mất đi tình cảm thân thương của người cha...
Chia tay chồng, Nghi mang hai con về tiểu bang khác trước khi cô Liễu sang đoàn tụ với Sự. Nghi và Sự đã thỏa thuận Sự giữ lại căn nhà đang trả góp, còn ba mẹ con Nghi nhận một số tiền mặt. Tình nghĩa vợ chồng khi gãy đổ đã sòng phẳng như hai kẻ đi buôn chung chia nhau vốn liếng.
Sự vẫn trả tiền cấp dưỡng hai con hàng tháng từ ngày li dị cho đến giờ, anh chưa đi thăm con lần nào, thỉnh thoảng gọi phone nói chuyện với con, mỗi lần được vài ba câu vì chẳng đứa nào đủ lớn để nói chuyện nhiều với cha.

************

Nghi chần chờ mãi, cố bám víu được ngày nào hay ngày ấy, dù bác sĩ nói Nghi phải trở vào bệnh viện lần nữa, càng sớm càng tốt. Nghi biết sức mình, lần này sẽ ở lại bệnh viện lâu, gởi hai con cho người quen trông giúp thì không tiện, và có thể Nghi không kịp đưa con về cho người chồng cũ.
Thật đau đớn thật tủi thân khi người mẹ biết mình không còn sống bao lâu nữa và phải đem con giao cho người khác, dù là cha của chúng, nhưng là người chồng đã phản bội mình và người vợ của anh ta, kẻ đã là nguyên nhân làm tan vỡ hạnh phúc gia đình mình.
Nghi nói với hai con là sẽ cho chúng về thăm cha, thăm cô Liễu, là vợ của cha. Sự thật một lúc nào đó phải nói ra, ngay trong lúc này là quá sớm so với tuổi đời của hai con nhưng Nghi biết là không còn thời gian cho Nghi nữa.
Hai con xa cha khi chúng còn quá nhỏ, hình ảnh người cha hoàn toàn xa lạ với chúng.
Hạnh tò mò:
- Ba là ai? Sao ba không ở với chúng ta?
Hồng thắc mắc:
- Ba hiền hay ba dữ ? Sao Ba lấy cô Liễu?
Nghi giải thích vì cha mẹ không hợp nhau nữa nên chia tay nhưng bất cứ lúc nào ba cũng yêu thương hai con như mẹ đã yêu thương. Cô Liễu là một người tốt, cô cũng muốn gặp hai con lắm.
Thế là con Hồng và Hạnh đều hí hửng vui mừng, chúng phụ mẹ sửa soạn quần áo như sắp đi một chuyến du lịch xa. Hồng nhìn cái valy chất đầy và hỏi:
- Mẹ ơi, chúng ta đi thăm ba và cô Liễu mấy ngày mà sao mang hết cả quần áo đi?
- Mình sẽ ở chơi lâu con ạ… ba và cô Liễu muốn thế.
Nghi trả lời con mà chỉ muốn òa khóc. Dù thế nào đi nữa Sự cũng là cha của hai con, có máu mủ có xót có thương, nhưng cô Liễu thì chắc gì, cô ta đanh đá và ích kỷ từ trong lời nói, từ cách nói chuyện.
Tất cả quần áo và những đồ dùng cần thiết nhất của Hồng của Hạnh đều được gói ghém cẩn thận. Mỗi lần bỏ món gì vào valy hay vào thùng là mỗi lần Nghi chảy nước mắt. Không biết Nghi còn có thời gian mở những thứ này ra cho con tại nơi ở kia không?
Đêm cuối cùng ba mẹ con ngủ chung giường, Nghi nằm giữa hai con, chốc lại quay qua bên Hồng, chốc lại quay qua bên Hạnh. Cánh tay người mẹ yếu đuối cứ quàng ôm con mải mê suốt đêm và Nghi gọi thì thầm tên con suốt đêm.
Nghi chỉ muốn đêm ngừng lại mãi mãi Nghi nằm bên con khi chúng ngủ say như thế này.
Nghi chỉ muốn vòng tay được ôm con che chở cho con như thế này.
Nhưng đêm rồi cũng qua.
Sáng hôm sau taxi đến đón ba mẹ con ra phi trường.
Nghi đã mang hai con về đến thành phố cũ, về nhà cũ bình an, nơi Sự đang sống với vợ con mới.
Sự không ngờ Nghi tàn tạ đến thế, người xuống cân gầy gò, hai vai Nghi nhô lên mong manh yếu ớt, dáng Nghi liêu xiêu như chiếc lá khô sẽ dễ dàng chao đi trong gió, dù chỉ là một cơn gió nhẹ, Sự lo sợ Nghi mất thăng bằng ngã xuống, tóc Nghi rụng xác xơ, gương mặt Nghi hốc hác, làn da tái xám không còn chút gì của sự sống…
Vậy mà mấy năm nay Nghi không hề cho Sự biết căn bệnh của mình. Nghi đã chịu đựng bao dày vò đau đớn thân thể cho tới giây phút này, khi không thể cưỡng lại số mệnh Nghi đành quay về tìm chồng để xin chỗ nương tựa cho con.
Sự xót xa cho Nghi, người chồng từng ăn chơi bạt mạng, coi thường vợ, coi thường mái ấm gia đình bỗng nhen nhúm mơ hồ cảm tưởng như mình cũng có lỗi với bệnh hoạn của vợ.
Vậy mà mấy năm nay Sự không cần biết người vợ cũ và hai con đã sống ra sao, Sự cứ ung dung tưởng rằng gởi tiền trợ cấp nuôi con là xong bổn phận làm cha.
Sự nhìn Nghi bằng ánh mắt tội nghiệp và trách:
- Sao cô không cho tôi hay biết gì về bệnh tình của cô?
- Tôi không dám làm phiền anh.
Nghi lấy ra cuốn nhật ký, run tay trao cho Sự và run giọng vì cảm xúc nghẹn ngào:
- Đây là cuốn nhật ký tôi đã viết cho hai con kể từ ngày tôi biết mình bị bệnh, ngày nào, giờ nào khi có thể tôi đều viết lên cảm nghĩ của mình cho tới mấy ngày nay tôi không còn sức viết nổi nữa. Anh giữ lấy và đợi khi hai con lớn lên anh cho chúng đọc để chúng hiểu người mẹ đã yêu con và đau đớn thế nào khi phải xa con. Coi như đây là lời vĩnh biệt hai con mà ngay bây giờ chúng không hiểu nổi và đây cũng là kỷ vật tôi để lại cho con.
Sự cảm xúc theo:
- Cô yên tâm. Tôi hứa, tôi thề sẽ làm đúng lời cô dặn.
Khi phát hiện bệnh ung thư ruột già, bác sĩ nói Nghi chỉ có thể sống thêm 2-3 năm nữa. Nghi đã muốn sống 2-3 năm ấy gấp trăm gấp ngàn lần cuộc sống đời thường khác, Nghi chỉ rời con những khi cần thiết, tất cả thời gian còn lại Nghi dành cho hai con. Nghi ôm con, hôn con, gọi tên con bất cứ lúc nào, bất cứ đang ở đâu, đang làm gì… Nghi đâu muốn chia sẻ những giây phút quý báu hiếm hoi này cho ai, ngay cả với Sự.
Nghi dặn dò thêm:
- Xin anh và cô Liễu chăm sóc cho hai con.
Sự đáp chân tình:
- Thì con tôi, tôi phải lo cho chúng chứ trông vào ai bây giờ. Cô cứ yên tâm về mà lo điều trị bệnh đi
Nghi đã trao cho Sự và cô Liễu món tiền chắt chiu dành dụm ít ỏi bấy lâu nay. Đó là gia tài cuối cùng của người mẹ bất hạnh dành cho hai đứa con thân yêu của mình.
Nghi dự định ở chơi với con vài ngày, sẽ lựa lời nói từ giã con để chúng yên tâm ở lại với cha. Nghi không nỡ về ngay dù trong người đang rất mệt, dù Nghi cần trở về thành phố của mình để vào bệnh viện cho bác sĩ tiếp tục chữa trị.
Nhưng không kịp nữa, Nghi không bao giờ phải lựa lời an ủi chia tay hai con, và cũng không kịp nghe lời hứa hẹn từ cô Liễu cô ta sẽ chăm lo nuôi nắng cho Hồng và Hạnh khi Nghi mất đi.
Nghi đã kiệt sức ngay tại ngôi nhà cũ, nơi vợ chồng con cái Nghi đã một thời sống chung...
Sự và cô Liễu đã đưa Nghi đến bệnh viện cấp cứu, Nghi đau đớn quằn quại vì bệnh, bác sĩ muốn chích Morphine cho Nghi giảm đau nhưng Nghi từ chối, Nghi sợ mình sẽ thiếp vào hôn mê không thể nhìn thấy hai con nữa, thà chịu đau đớn để còn tỉnh mà nhìn thấy chúng được phút nào hay phút ấy vì trước sau gì Nghi cũng chết, Nghi đang yếu lắm rồi.
Sự đưa hai con đến bên Nghi, người mẹ kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác, hai tay Nghi không thể giơ lên mà chạm vào người con được nữa. Ánh mắt Nghi nhìn con lờ đờ và không hồn.
Sau mấy ngày đau đớn và chìm vào hôn mê. Nghi đã trút hơi thở cuối cùng.
Nghi đã chịu thua số phận, đã xuôi tay rời xa hai con. Nhưng đôi mắt thất thần ấy vẫn chưa chịu nhắm cho đến khi Sự đứng bên hai con, thay mặt chúng vuốt mắt cho Nghi và thì thầm khấn vái:
- Nếu em còn giận hờn tôi thì tôi xin em tha thứ. Nghi ơi, tôi sẽ thương yêu hai con nhiều hơn Nghi tưởng để chúng đỡ tủi và để tạ lỗi cùng Nghi...
Ngày đám tang Nghi có nhiều bạn bè quen biết cũ, và những người không quen cũng đến vì thương cảm cho hoàn cảnh của Nghi. Đám tang rất đông người.
Hai đứa bé, Hồng và Hạnh sợ hãi và ngơ ngác khóc giữa những người xa lạ khi nhìn chiếc quan tài của mẹ chúng hạ huyệt.
Chúng đứng cạnh cha, túm lấy áo cha, túm lấy sự thân thương duy nhất còn lại trong cuộc đời.
Sự đã ném những nắm đất và những cành hoa cuối cùng vào lòng huyệt. Anh ta ôm lấy hai đứa con vỗ về, rưng rưng nước mắt, nói với con và như nói với vong linh của Nghi còn quanh quẩn đâu đây:
- Mẹ đi rồi, hai con còn có ba đây, còn có ba đây mà.....

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Jun/2019 lúc 11:05am

Dạ... Thầy... Em Yêu Anh!

Image%20result%20for%20Dạ...%20Thầy...%20Em%20Yêu%20Anh!

*
Tác giả 46 tuổi, hiện là cư dân Moreno Valley, Californis; Nghề-nghiệp: Hairdresser. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là kể chuyện hành nghề làm tóc dưỡng da. Bài mới của ông lần này kể chuyện tâm tình thầy trò cũ gọi nhau trên đất Mỹ.
*
Tôi đến Phi trường đón người bạn từ Tiểu bang Texas qua chơi vào một buổi chiều tối. Anh từ Việt Nam đi du lịch Hoa Kỳ thăm bà con. Thành phố Los Angeles đã rực ánh đèn khi xe chạy trên giao lộ Freeway 105/110, từ trên cao cầu nối Freeway người bạn nhìn thấy cảnh phố đèn nhấp nhoáng đã tấm tắc:
-Đúng là Thành phố Thiên Thần!

Tôi cũng bật cười:
-Thành phố Thiên Thần hay các cô gái của Thành phố là Thiên Thần!
-Có lẽ cả hai. Thiên cũng cười.
Tôi và Thiên ngày xưa cùng học một lớp trong thời niên thiếu cho đến hết Trung học. Trong cái khỏang thời gian nghèo khó nhất của cuộc đời sau 1975, tôi và Thiên đã chia sẻ tất cả những gì chúng tôi có thể chia sẻ được. Những buổi tối gặp nhau trò chuyện chỉ bên ly cà phê đen chát đắng, quán xá cũng xơ xác với ánh đèn leo lét. Có những hôm trời mưa hai đứa cầm ly cà phê dời vào tận góc quán để tránh gió ướt, nhưng cũng trong thời gian này có những kỷ niệm khó quên trong đời!
Hai đứa ra trường Sư phạm rồi cùng dạy chung một trường. Nếu trong những năm này không có chuyện cưỡng chế đi bộ đội qua Campuchia thì có lẽ tôi cũng chẳng màng đi dạy với đồng lương chết đói đó. Những lúc buồn cho cảnh đời hai đứa thường chắt lưỡi đọc câu thơ của một nhà thơ nổi tiếng:
"Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ"!
Rồi Thiên lập gia đình với một Giáo viên đồng nghiệp. Vài năm sau tôi cũng "sang ngang" với một thôn nữ. Hai đứa vẫn dạy chung một trường, vẫn thân nhau cho tới những ngày gia đình tôi được đi định cư tại Hoa Kỳ cho tới hôm nay! Đã mười mấy năm qua!
Buổi tối, Thiên cùng gia đình tôi dùng cơm tối trong câu chuyện đầy ắp những kỷ niệm. Dự định của Thiên sẽ đi thăm một số bè bạn thân quen khác nữa. Có đứa qua Mỹ đã cố gắng làm ăn rất khá, cũng có vài đứa qua vùng đất "Hứa" còn trẻ nổi máu ăn chơi đến bây giờ vẫn trắng tay, đến nỗi không dành dụm được tiền về thăm lại quê cũ. Đặc biệt có đứa đã gần qua tuổi "tam thập nhi lập" vậy mà vẫn trở thành Bác sĩ, Nha sĩ... Thiên hỏi:-Lâu nay anh có liên lạc với con bé Hoàng Hoa không"
Tôi trả lời:
-Lúc mình qua Mỹ, gia đình cô ấy cũng vừa định cư được vài tháng, đâu có điện thọai để hỏi thăm rồi sau đó lo làm ăn quên luôn!
-Mình có số điện thọai của cô ấy, hôm rời Việt Nam có gặp chị cô ta, mình chẳng biết cô ấy ở đâu, nhưng cũng xin số điện thọai. Cứ ngỡ anh giữ liên lạc với cô ấy. Thiên nhìn tôi nheo mắt.
-Trước đây nghe nói gia đình cô ấy ở Indiana, chồng con cả rồi! Tôi cười.
-Dĩ nhiên là thế, mười mấy năm rồi mà!
Hôm sau, ngày nghỉ của tôi, buổi sáng hai đứa uống cà phê tán gẫu, Thiên dùng điện thọai của tôi gọi cho Hoàng Hoa. Thiên nghịch ngợm giả bộ là tôi, nhưng cô bé nhận ra giọng nói ngay. Trước khi ngừng câu chuyện Thiên trao phôn cho tôi:
-Cô bé muốn hỏi thăm anh!
-Hello! Hoàng Hoa phải không" Tôi hơi lúng túng.
-Anh khỏe không"
-Thầy chứ! Vẫn khỏe cô bé ạ! Tôi cười.
-Anh chẳng bao giờ là Thầy của em! Giọng nhí nhảnh của cô bé.
-Sao vậy" "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư"! Học cả năm mà không Thầy trò thì còn là gì! Tôi nhìn Thiên nheo mắt.
-Em chỉ nói chuyện với anh, chứ không nói chuyện với ông Thầy ngày xưa! Cô bé bướng bỉnh.
-Thôi cũng được! Chẳng là vì qua đây thì còn dạy dỗ gì nữa đâu! Đành chịu vậy! Tôi cười.
-Em sẽ gọi lại cho anh, bây giờ anh đang có khách mà! Nhớ nhé!
*
Lớp Mười Một hồi đó do tôi phụ trách chủ nhiệm, Hoàng Hoa là một trong những học sinh xuất sắc.
Cô bé luôn hỏi ý kiến tôi về bất cứ điều gì liên quan đến chuyện học hành. Có lẽ không ai nghĩ đến một quan hệ nào khác hơn là Thầy trò giữa tôi và Hoàng Hoa, vì lúc đó tôi cũng đã có gia đình. Tôi cũng chẳng bao giờ thiên vị cả, các học sinh khác trong lớp cũng biết điều đó.
Những sinh họat của nhà trường làm cho tôi và Hoàng Hoa có nhiều cơ hội gặp nhau ngoài giờ học hơn, tuy vậy cũng vẫn trong phạm vi trường học. Tôi nhận ra một tình cảm khác thường nơi Hoàng Hoa, tất nhiên tôi hiểu rõ và cũng không khỏi cảm xúc, tôi cố gắng hết sức không để mình vấp phạm một điều gì vì thể diện nhà trường, gia đình.
Trong một buổi Văn nghệ mừng Xuân của trường, lớp Mười Một trình diễn một nhạc cảnh của Dân tộc miền cao nguyên, đêm hôm đó tôi và một vài học sinh cùng lớp rất bận rộn hóa trang cho các nam nữ diễn viên, Hoàng Hoa là một trong các diễn viên, và quả là tôi phải hóa trang cho cô bé thật kỹ lưỡng vì cái tính vòi vĩnh nhõng nhẽo của cô bé. Tôi cũng không tránh khỏi một chút rung động khi nhìn Hoàng Hoa thật rực rỡ nổi bật trong lớp y phục Dân tộc miền núi. Sau màn trình diễn, cả lớp ùa vào phòng khen ngợi rối rít. Tôi cũng rất vui vì màn diễn thành công với tràng pháo tay vang dội.
Vội vàng bỏ xuống những đồ hóa trang lỉnh kỉnh, các học sinh chạy ra trước sân khấu xem các màn trình diễn tiếp theo của những lớp khác. Hoàng Hoa vẫn ở lại phụ tôi dọn dẹp đồ đạc nằm ngổn ngang trong lớp học dùng làm phòng hóa trang, tôi nói:
-Em cứ để đó Thầy dọn cho, ra xem đi. Hôm nay Hoàng Hoa nổi lắm đó!
-Chỉ nổi thôi! Còn gì nữa không Thầy"
-Ừ! Thì đẹp nữa, thực sự rất giống các cô gái miền cao nguyên rừng núi!
-Em chẳng thích giống mấy cô đó! Hoàng Hoa giọng có vẻ hờn dỗi.
-Em diễn như thế nghĩa là nhập vai đó, sao lại không thích vai mình diễn" Tôi biết cô bé bắt đầu nhõng nhẽo.
-Thế Thầy thấy em trông được hơn hay cô gái cao nguyên được hơn"
Tôi đành xuống nước:
-Tất nhiên là Hoàng Hoa rồi! Em có cái duyên dáng của riêng em mà!
-Thầy gỡ cái kẹp dùm em, em gỡ mãi không ra. Hoàng Hoa bước đến bên tôi.
Tôi run tay gỡ chiếc kẹp có bông hoa nhỏ mắc rối vào tóc Hoàng Hoa. Tôi muốn gỡ cái kẹp thật nhanh, nhưng không cách nào gỡ ra cho nhanh được. Tôi hỏi:
-Thầy làm đau em phải không"
Hoàng Hoa ngước lên thoáng vẻ bối rối, mắt long lanh:
-Dạ... Thầy... Em yêu anh!
Trong một phút bất ngờ vừa rung cảm vừa lúng túng, tôi cúi xuống hôn nhẹ lên tóc Hoàng Hoa và nói một câu có lẽ chẳng ăn nhập gì:
-Hãy cố gắng học...  em là học sinh rất giỏi!
Sau hôm đó, quan hệ giữa tôi và Hoàng Hoa vẫn bình thường như chẳng có gì xảy ra cả. Nhưng trong lòng tôi một niềm xao động khó diễn tả đang nổi lên. Tôi băn khoăn giữa cái mặc cảm làm điều không hay và tình cảm ngây thơ của cô học trò tuổi mới lớn. Hoàng Hoa vẫn nhõng nhẽo như mọi ngày, cô bé cũng không tỏ ra khác hơn chút nào! Đối với tôi, Hoàng Hoa hồn nhiên trong trắng như một Thiên Thần, tôi không có quyền, không thể làm điều gì khác hơn để cô bé Thiên Thần sẽ oán trách tôi suốt đời!
Khoảng hơn nửa năm sau, đúng vào dịp Hè gia đình tôi ra đi. Vì tính cách phức tạp trong hồ sơ ra đi, tôi giữ kín ngày rời Việt Nam. Tôi chỉ giã từ Thầy Hiệu Trưởng và một vài người bạn thân, trong số đó có Thiên. Tôi không hiểu tại sao, tôi đã không nói một lời từ giã Hoàng Hoa, trong khi tôi cũng biết gia đình nàng trong diện H.O. có thể một ngày nào đó sẽ đặt chân lên miền đất tôi đang đến!
*
-Em gọi phôn cho anh như thế này có gì bất tiện không" Hoàng Hoa hỏi tôi.
-Câu này phải do anh hỏi Hoàng Hoa chứ" Tôi cười hỏi lại.
-Thì anh không hỏi em nên em phải hỏi anh chứ! Vẫn giọng nghịch ngợm của cô bé ngày xưa.
-Ừ! Thì bây giờ anh hỏi lại nhé!
-Thôi muộn rồi! Em hỏi anh câu khác. Hoàng Hoa cười.
Tôi thầm nghĩ "Trời ạ! Con bé vẫn như ngày nào!"
Hoàng Hoa nói là mười mấy năm qua, sống ở Mỹ, vẫn biết tôi ở California nhưng cô bé giận tôi lắm, chẳng thèm gọi hỏi thăm, vì tôi ra đi mà không nói một lời chia tay. Cô bé kể hết chuyện này qua chuyện khác. Những thay đổi trong cuộc sống sau mười mấy năm ở Mỹ, từ chuyện mới qua đi học ESL, đến chuyện đi làm rồi đến chuyện quen bạn trai, rồi lấy chồng.
Một lần vừa bắt phôn lên, tôi đã nghe giọng Hoàng Hoa rất tự nhiên:
-Anh biết tại sao em gọi anh những lúc anh một mình không" Em hỏi anh Thiên nên biết lúc nào có thể gọi cho anh mà không ngại. Mà ngại gì nữa anh, em cũng đã hai con rồi. Chồng em giống anh lắm, luôn luôn cứ ngại làm phiền người khác, lại hiền nữa nên chẳng có gì đâu! Em nghĩ vợ anh cũng vậy thôi! Chỉ có điều tránh phiền phức thì tốt hơn, phải không"
-Ừ! Anh cũng ngại nên mới không gọi cho Hoàng Hoa. Nhỡ may chồng em không hiểu lại có chuyện thì khổ!
Hoàng Hoa cười khanh khách:
-Ngày xưa mà không có chuyện gì, thì bây giờ sao có chuyện được!
-Sợ có sự hiểu lầm thôi! Anh thì cũng không sao! Còn gia đình em nữa chứ!
-Lầm lẫn sao được anh! Chồng em dư sức biết tóc em chẳng dài từ Indiana tới tận California để anh hôn lên đâu!
Tôi cười:
-Bây giờ ở Mỹ em có thể đưa anh ra tòa về chuyện đó! Em biết các vụ ra tòa của cô thầy ở Mỹ cũng không ít. Mới đây ở Bắc Carolina, Karen Robbins, một cô giáo tuổi đã sồn sồn mà còn quan hệ tình cảm tình dục với một học sinh mới mười lăm tuổi. Chuyện vỡ lỡ, cô giáo bị bắt, rồi phải đóng tiền thế chân đến chín chục ngàn để ngồi nhà chờ ngày ra tòa.
-Ừ, em cũng có đọc báo trên Internet, như trường hợp cô giáo trẻ đẹp Pamela Rogers, chưa tới ba muơi tuổi ở Tennessee, trước đây cũng vì mùi mẫn tình cảm với cậu học trò mười ba tuổi mà phải ngồi nhà đá đến một trăm chín mươi tám ngày. Ra tù hết được tiếp tục "gõ đầu trẻ", cộng với lệnh cấm không được liên lạc với cậu bé, cũng không được dùng Internet. Vậy mà "mối tình mang đến nhà tù chưa quên", cô ta lại liên lạc, gởi mail, nhắn tin đến cậu bé rồi bị bắt lại. Lần này thì nghe đâu cô giáo phải gỡ lịch đến bảy năm!
Tôi đùa:
-Theo em, thì như "chuyện chúng mình", anh phải bao nhiêu năm"
-Thôi đi anh! Anh có muốn ra tòa thì ra một mình đi! Em làm nhân chứng cho!
-Thế em sẽ khai trước tòa như thế nào"
-Dạ, thì em sẽ khai lúc đó em còn là học sinh, anh dạy em yêu. Em biết yêu rồi em vẫn còn là học sinh xuất sắc gương mẫu nữa. Còn bây giờ em đã... "sinh" rồi, biết khổ rồi, hết còn là học sinh rồi! Và thủ phạm không phải là anh! Hoàng Hoa cười lớn.
-Hồi đó anh đâu có dạy Hoàng Hoa yêu"
-Có chứ! Anh dạy "Yêu là cố gắng học"! Em đâu có quên. Hoàng Hoa cười.
Tôi cười giọng nghiêm hơn một chút:
-Anh luôn nhớ anh là Thầy của em!
-Và em cũng luôn nhớ Thầy như là anh của em! Hoàng Hoa trả lời.
-Hoàng Hoa vẫn là cô bé ngày xưa, vẫn giữ được giọng nói nghịch ngợm, hồn nhiên đùa vui thời học sinh. Cuộc sống ở Mỹ như em thấy, bao nhiêu là lo toan, thời giờ và công việc chạy đua vùn vụt. Anh có cảm tưởng mình đã mất hết những gì thơ mộng nhất từ khi rời bỏ quê hương qua đây!
-Thực ra em cũng thế! Gặp anh sau mười mấy năm dù trên phôn, nhưng làm em muốn quay trở lại mái trường xưa quá! Những kỷ niệm thời học sinh vẫn còn đó! Nhìn mấy đứa con em đi học, nhìn những học sinh ở trường học Mỹ sao nó khác với thời học sinh của mình quá. Anh biết chứ, ở thành phố Portland, tiểu bang Maine, sau khi có một loạt các nữ sinh Trung học đệ nhất cấp mang bầu, giới chức giáo dục tại thành phố này đã quyết định cho phép một phòng y tế của trường được cung cấp thuốc ngừa thai cho các nữ sinh, có đứa đến văn phòng nhận thuốc chỉ mới mười một tuổi. Trường King Middle School sẽ là trường Trung học đệ nhất cấp đầu tiên ở Maine cung cấp các phương tiện ngừa thai, kể cả thuốc viên và loại băng dán vào người. Ngay bây giờ ở Việt Nam dù có "Tây hóa" đến mấy cũng chắc chắn chẳng ai dám nói đến chuyện này trong nhà trường!
-Người ta nói hai nền Văn hóa khác nhau là như vậy đó! Chẳng thế mà "Đông và Tây không bao giờ gặp nhau" là gì! Tôi cười.

-Em cũng mong em là Đông và anh là Tây!
-Ủa! Sao vậy" Mà bây giờ thì đúng là "anh ở đầu sông em cuối sông" chứ còn gì nữa! Em biết khoảng cách giữa hai tiểu bang Indiana và California còn dài hơn nhiều con sông nữa!
-Bởi vì nếu anh gặp lại em thì anh sẽ thấy em chẳng còn là con bé ngày xưa. Em rất sợ anh nhìn em rồi nói "già rồi"!
Tôi cười:
-Anh đã nói, đối với anh thì em vẫn luôn luôn là cô học trò nhỏ bé!
-Em ưa đùa lắm phải không anh!
-Vẫn như ngày xưa! Chỉ có một điều khác thôi! Tôi trả lời.
-Điều gì khác vậy anh"
Tôi trả lời nửa đùa nửa thật:
-Lúc còn ở Việt Nam, em vẫn gọi anh là Thầy, còn qua Mỹ không biết có cái gì làm em thay đổi lại gọi Thầy là anh! Hay là cái văn hóa Mỹ có vẻ bình đẳng giữa Thầy và trò, nhất là sau khi rời ghế nhà trường hầu như ai cũng giống ai!
Hoàng Hoa ngập ngừng:
-Dạ... đối với em, Thầy...  vẫn luôn luôn là Thầy, những lời chỉ bảo ngày xưa của Thầy cho đến bây giờ em vẫn nhớ, nhưng Thầy cũng có một cái gì đó rất gần gũi với em, nên em luôn có cảm tưởng Thầy như một người anh mà em thương mến!
Tôi rất cảm động về những lời nói của Hoàng Hoa, tôi biết cô bé vẫn nhớ những gì tôi nói ngày xưa, dù sau mười mấy năm sống ở Mỹ, vùng đất đầy mới mẻ dễ quên lãng những giá trị truyền thống của quê hương yêu dấu Việt Nam. Nhờ coi trọng giá trị đó mà những ngày xưa ấy tôi vẫn giữ được cái khoảng cách Thầy trò giữa tôi và Hoàng Hoa, dù trong lòng phải nói thực cũng rất khó khăn để không biểu lộ gì thêm.
Trong một dịp nói chuyện nhắc lại kỷ niệm vui của những ngày xưa nơi mái trường thân yêu, tôi hỏi Hoàng Hoa sao hồi đó lại "dại dột" thế:
Cô bé ngày xưa cười trả lời nhại theo một câu kinh:
-Lỗi tại em, lỗi tại em và cũng lỗi tại anh một phần!
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.327 seconds.