Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2019 lúc 12:12pm

Chùm Phượng Vĩ…


2540%20Van%20ChumPhuongViTrucNg%20ST

    Lời nhạc xưa sống dậy trong ký ức phôi phai… “chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám/ thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu…”

     Sáng nay trên đường xuôi nam về Houston. Xa lộ 45 South ngập nắng vàng, những cánh đồng bất tận cỏ mới như tuổi trẻ vui hè về cùng nhau cười với gió. Cỏ làm sao biết gió vô tình từ vạn đại sẽ làm cỏ khô thành những vuông cỏ tháng mười cho lễ Ma quỷ hằng năm; tuổi trẻ làm sao biết trong nụ cười tháng năm vào hạ đã chứa sẵn mầm nắng vỡ tháng tám, rồi nhạt phai tháng mười như những hồn nhiên, ngây thơ, và chân thiện của tuổi học trò sẽ bụi mờ thời gian…

     Những ý nghĩ chợt đến vì trước mắt là tháng năm mùa về trên tay côbé tôi đã gặp ở cây xăng. Có lẽ cô cùng gia đình từ Houston đổ ngược lên Dallas để cùng họ hàng, bà con nghỉ lễ Chiến sĩ trận vong. Cô cầm trên tay nhánh phượng hồng, phe phẩy thay cho cây quạt giấy. Nhớ bài thơ “Chút tình đầu” của Đỗ Trung Quân. Mới đó đã nhiều năm không gặp lại người bạn văn của thời mạt vận ở quê nhà. Còn chăng chút lòng vui vì anh vẫn giữ được nụ cười hồn nhiên của tâm hồn thi sĩ qua những hình ảnh bạn bè về thăm quê hương đem qua Mỹ cho anh em coi chơi…

     Cô gái phe phẩy mãi nhánh phượng hồng thay cây quạt giấy cho đến lúc lên xe, rồi mất hút trên xa lộ 45 North hướng về Dallas. Làm tôi nhớ:

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu?

Chùm phượng vỹ em cầm là tuổi tôi mười tám

Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu…

     Rồi tôi cũng phải lên xe để tiếp tục chuyến xuôi nam theo dòng sống lo toan bất tận của đời thường. Nhưng hoài niệm miên man như những đồng cỏ xuôi nam hai bên đường…

Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp

Là áo người trắng cả giấc ngủ mê

Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp

Giữa giờ chơi mang đến lại mang về

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp

Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây

Người con gái mùa sau biết còn có gặp lại

Ngày khai trường áo lụa gió thu bay…

     Nhớ Đỗ Trung Quân một đêm ở nông trường Nhị Xuân xa thẳm. Thời “đôi dép râu giẫm tan đời trai trẻ/ vành nón tai bèo úp gọn cả tương lai”, nhưng với cây đàn nhỏ trong trí tưởng, anh đã cất lên được tiếng hát, (nỗi lòng) của một thời hoa mộng của bao thế hệ lần lượt giã từ mái trường, thầy cô, bạn học… để đi theo ngã rẽ của cuộc đời mỗi người theo định mệnh, theo nghiệp dĩ, theo lý lịch (sau hoà bình) nữa chứ!

     Cảm ơn anh lời thơ mộc mạc nhưng gói trọn tâm tình một thời tuổi trẻ mà ai cũng trân quý, càng trân quý hơn giữa bể dâu đổi đời lúc bấy giờ; càng trân quý nhất khi quỹ thời gian của đời người không còn nhiều mà quê nhà thì vẫn như thơ Nguyễn Bính, “quê nhà xa lắc xa lơ đó/ ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay…”

     Thơ Đỗ Trung Quân (thuở ấy) không giàu hình tượng, thơ từ cũng chẳng cao siêu. Mà để làm gì những chất liệu không cần thiết cho bài thơ cứ còn hoài trong cặp/ giữa giờ chơi mang đến lại mang về… Nói cách khác là thơ từ của chân tình, ngây thơ thật tuyệt đến rung động lòng người.

Chỉ một cây đàn nhỏ

Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm

Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu

Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi thành câm

     Hình như trong lời nhạc phổ thơ, nhạc sĩ đã thơ hơn cả thi sĩ nên sửa thành “Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ”. Nghe thơ hơn…

Dù sao,

Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng

Em hái mùa hè trên cây

Chở kỷ niệm về nhà

Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại

Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa.

     Giá Đỗ Trung Quân ở Mỹ, chắc anh cũng ngậm ngùi thôi chứ biết nói sao với văn hóa cách quê nhà nửa vòng trái đất, cô bé mặc áo hai dây với quần cộc không thể cộc hơn. Thay cho những chiếc giỏ xe (đạp) trưa nay chở đầy hoa phượng, là chiếc xe van Toyota mới toanh. Nhưng em vẫn chở (được) mùa hè đi qua còn tôi đứng lại/ nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa… như Đỗ Trung Quân đã nhớ về thời còn đi học. Tôi thì đứng ngẩn trông vời (như) nhớ Huy Cận, “một hôm ngọn gió tình yêu lạ/ đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ…”Cả Huy Cận và Đỗ Trung Quân đều không biết ở Mỹ chỉ có làn da trắng ngọc trong ngà, không nhiều vải vóc như quê xa. Ở đây, người ta ăn mặc cũn cỡn đến bốn, năm mươi tuổi, và gọi là mốt…

     Có những tháng năm không hẹn trong đời thì gặp lại, để tháng năm mong chờ lại gặp hư không khi gió mang mùi tanh rong rêu của biển, vị mặn trong không khí thấm vào khứu giác, những cây phượng vĩ bên đường Houston như những người bạn nhỏ gặp lại. Nhớ tháng năm Dallas với những con đường hun hút lá xanh cây, nhưng tìm đâu cho thấy màu hoa phượng, và biết gởi về đâu nhớ nhung này khi nhớ tháng năm quê nhà, hoa phượng rợp trời, bằng lăng rụng tím con đường tình ta đi… Ôi, những con đường dài suốt như đêm dài thao thức, hàng câyđiệp vàng chấm phá bầu trời xanh tháng năm, nắng vàng nghệ và gió hanh hao gầy tiếng ve sầu khúchát chia xa…

     Tháng Năm ký ức chập chùng nắng gắt mưa mau trên những tấm lưng thợ cấy bán mặt cho đất bán lưng cho trời trên những cánh đồng quê xanhư ẩn hiện lại những giọt mồ hôi lao khổ xa xưa là oan khiên thời đại của người nông dân có sung sướng gì đâu mà đổi đời cònthêm đổ máu, tù đày với cường quyền cướp đất, chiếm ruộngcủa nông dân trong nước bây giờ.

     Tháng năm lại nhớ những cơn mưa rào nặng hạt xé toạc áo tơi dân nghèo, chênh chao bao mái nhà xiêu vẹo dọc bờ biển miền trung vì gió mưa đột ngột, không ngờ thường đến vào tháng năm.Gió nam Lào tháng năm vượt Trường Sơn phả xuống dải đất miền Trung làm phai áo mẹ,bạc tóc cha;tháng năm vẫn về miền Trung thương khó, gió nam Lào người ở nhớngười đi…

     Những dòng nhớ như muôn sông tuôn ra biển mẹ lòng trắc ẩn: Ta từ ấy ra đi, nhưng chỉ còn là con mèo lười hải ngoại, nằm tắm nắng sau gió mưabạc lòngtrước bạo lực cường quyềnđang cuồng lũ quê xa. Nỗi nhớ tháng năm thật khó quên vì kỷ niệm êm đềm khi đời chưa vướng bận, ký ức trong veo trước bạo lực, cường quyền. Để tháng năm chai sạn luyến thương tuổi nhỏ mà ai cũng chỉ có một lần trong đời dài áy náy khi ký ức về mái hiên, hè phố đã đụt mưa tránh nắng của lòng người đi đổi thay, kẻ ở hao gầy.Những hoài niệm tháng năm luôn đẹp với kỷ niệm khi tay trắng mộng đầy, hoài bão mênh mông. Để chỉ còn nỗi buồn đọng lại ký ức những cảm xúc đầu đời và tâm khảm gào thét trên mui xe như cơn mưa vào hạ của Houston mà nhớ mưa rào cố thổ. Kỷ niệm đọng lại chỉ còn nỗi khổ tâm với quê nhà lầm sai chế độ.

Nhưng không đi làm sao thấy, chẳng có khoảng thời gian nào êm đềm bằng ký ức tháng năm với bạn bètuổi nhỏ qua từng cái nắm tay chia xa khi đời chưa phải cân đo đong đếm những thiệt hơn trong cõi người, khi đêm về lòng không khắc khoải với quê xa…

Chút kỷ niệm học trò như mưa vẫn mưa bay qua làn tóc rối, tháng năm hằng về cho lá xanh cây, mùa phượng vĩ rợp trời tháng năm xa thẳm đã là màu máu con tim của bạn bè ở lại.

     Tạm biệt tháng Năm mãi hoài là tạm biệt hơi ấm bàn tay chia chung cơn mưa hạ còn hoài trong ký ức, ánh mắt thay lời mãi mãi xa nhau; nỗi nhớ học trò mong manh như cánh phượng nên tháng năm gió mưa về bất luận vẫn mãi là ngày mai và hy vọng, vì hầu như ai cũng đã gần chạm tới ước mơ của tháng năm xưa cũ để thương hoài những tháng năm lại về, rồi tháng năm khép lại êm đềm vì hiển nhiên của đời sống không như là mơ. Đời người khép lại không như là mơ thì tháng năm vẫn về – không ồn ào cũng không tĩnh lặng, chỉ hết bon chen nhưng vẫn dại khờ khi bằng lăng phai màu tháng sáu, những cánh phượng đỏ ối cả bầu trời tạm biệt tháng năm…

Phan

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Jul/2019 lúc 12:34pm

Mùa Hạ Qua Nhanh


      Cô Út ngồi chống cằm trong sân hãng Silver Line, đôi mắt nhìn lên hàng cây trước hãng, mà lòng nghe buồn man mác. Trời mới chớm sang hạ mà đã nóng bức, mặc dù ánh nắng của buổi ca chiều có phần dịu hơn nhưng cô vẫn thấy khó chịu. Cô thích ngồi nơi đây, tĩnh lặng để suy ngẫm cuộc đời, thấm thoát mà đã ba năm kể từ ngày cô rời khỏi Việt Nam sang định cư nơi quê hương xa lạ này. Cô cảm thấy thời gian qua rất nhanh, thoáng chốc, mà tóc cô đã lấm tấm vài sợi mây chiều.
 
     
     Cô vào Silver Line làm được hai tháng, trong hãng cô may mắn được nhiều ngưi giúp đỡ, lane 2100 là nơi cô nhận việc đầu tiên, thoạt đầu cô hơi bỡ ngỡ và lúng túng, nhưng rồi cũng quen dần đi. Chị Đậu là người tận tình dìu dắt cô trong công việc, chính công việc này đã làm cô tạm quên nỗi buồn của tháng ngày xa xứ. Chị Đậu hay an ủi và có những lời khuyên hữu ích, cô rất cảm động, những lúc rảnh rỗi cô cũng thường hay tâm sự với cô Ba, người bạn thân thiết cùng lane, nhỏ tuổi hơn cô, tánh tình hiền lành dễ mến. Cô Ba có một vườn rau nho nhỏ sau hè, nhà cô Ba có con suối nhỏ chảy quanh co luồn lách trong mấy hàng cây to lớn. Nhìn con suối ấy cô chạnh nhớ quê nhà, quê cô nằm bên bờ sông Tiền quanh năm rợp bóng mát bởi những hàng dừa cao, với những con rạch nhỏ chạy len lỏi qua từng cụm dừa nước xanh mướt.\



Mỗi lần cô chèo ghe qua con rạch ấy để đến chợ Xã, cô hay nhìn vào ngôi trường làng mà ngày xưa cô đã từng cắp sách ra vào lớp học. Cây phượng sân trường vẫn đơm bông vào mỗi mùa hè, cô thích màu đỏ bông phượng, lúc còn nhỏ cô đã biết cảm xúc khi nhìn những nhánh bông màu đỏ rực rỡ qua khung cửa của lớp học. Cô biết mơ màng khi nhìn ánh trăng thượng tuần treo lơ lửng trên ngọn trâm bầu, biết xúc động khi thấy xa xa khói lam chiều bay lãng đãng cuối chân trời, rồi cô nhớ vùng trời quê hương thơ ấu, nhớ tiếng trống trường vang lên báo hiệu tan giờ học, nhớ bến đò cây bần cùng lũ học trò chen chúc xuống để kịp về nhà và nhớ….nhớ người 
- Tôi đố trò bông phượng có mấy cánh
- Bông ở trên cao làm sao tui biết được mà trò hỏi.
- Con gái gì mà khờ quá.
 
      Cô giận Sơn câu nói đó, dám chê cô khờ, mấy tháng trời cô cũng không thèm nhìn Sơn. Có lúc tan trường đám học trò đi về dọc mé sông cười đùa vui vẻ. Con Mảnh và cô thi nhau bẻ bông chuối nước, nó lựa mấy cây màu vàng mà bẻ, còn cô tìm bông màu đỏ, trong khi thằng Hùng bẻ nhánh cây ven đường đập vào mấy bụi mắc cỡ cho cây xếp lá lại, rồi đắc ý cười khoái chí. Bỗng Sơn dừng lại ngó chăm chăm lên ngọn bần và nói:
- Có ổ ong ruồi nè, trò Út cầm giùm tui cái cặp táp, tui leo lấy mật ong ruồi cho trò ăn.
- Ứ, không thèm, mà…..mà trò tay không làm sao lấy được.
- Không thèm mà hỏi làm chi… ngớ ngẩn.
 
      Cô lại giận, quăng mấy nhánh bông vừa bẻ xuống sông, chạy về nhà một mạch không thèm nhìn lại, mặc cho đám học trò cùng xóm đua nhau cười như nắc nẻ.
      Đến cuối niên khóa, học trò chuẩn bị bước lên trung học, có một số rất ít đậu vào trường công lập trong số đó có Sơn. Cô và các bạn khác trợt, nên vào học trường tư, có bạn nghỉ ở nhà làm ruộng, làm vườn, và hết thẩy đều có những lý do khác nhau. Mùa hạ qua nhanh, sắp sửa chấm dứt ba tháng hè để chuẩn bị bước vào niên học mới của thời trung học. Một hôm cả bọn kéo nhau ra sông tắm, cô không tham gia, chỉ đứng trên bờ dựa vào gốc bần, nhìn đám bạn cùng xóm lội bì bõm dưới nước, bông bần mùa này rụng trắng mặt sông, theo từng lượn sóng nhấp nhô dạt vô mé sông, len lỏi vào mấy bụi ô rô, cốc kèn. Vài con chim se sẻ tha những cọng rơm khô về xây tổ trên ngọn cây bần, gió mát rượi, cô buồn ngủ định quay về thì nghe tiếng Sơn nói lớn:
- Út ơi, có thích bông lục bình không? Tui hái cho.
- Thích, bạn hái đi.
Sơn vội vàng bơi theo đám lục bình vừa trôi ngang, ngắt vội mấy đóa bông rồi bơi ngửa vào bờ.
- Tặng Út nè, sao bạn buồn quá vậy, không xuống sông tắm với tui và tụi nó cho vui.
-  Tui……tui……vài ba nữa là… bạn lên tỉnh học rồi hả?
-  Ừa, sao hôm đó bạn không ở lại cho tui lấy mật ong, mai mốt tui lên tỉnh học đâu có dịp lấy mật ong cho bạn nữa.
     
      Cô im lặng nhìn ra dòng sông, ngày rằm con nước lớn đầy, tiếng bìm bịp kêu quanh quẩn đâu đây. Nắng đã lên cao, xa xa từng vạt lục bình trôi lững lờ dưới ánh nắng gay gắt của buổi trưa hè. Cái ngày Sơn thi đậu tú tài, gia đình làm tiệc ăn mừng, cô không đến dự, không phải cô mặc cảm vì thi rớt, nhưng cô buồn cho số phận của mình. Từ ngày Sơn lên tỉnh học, cô và Sơn ít có gặp nhau, mặc dù hai nhà không cách xa nhau mấy, năm nào cô cũng trông cho mùa hạ mau đến, để được gặp Sơn, nhưng vì bận bịu việc học nên Sơn cũng ít về quê, cô cảm thấy mình lẻ loi cô độc, rồi cô biết mình đã thầm thương người ấy, nơi nào cũng có hình ảnh của Sơn, cô chịu đựng sự nhớ thương ấy trong suốt mấy năm trường.
      Một buổi chiều cô chèo xuồng đi đốn vài tàu lá dừa nước về làm chòi cho vịt. Cô mới nuôi được hai trăm con vịt Bắc Kinh để đẻ, đang lom khom cột xuồng vào góc bần, nơi cô từng đứng nhìn lũ bạn tắm sông thuở trước thì có tiếng gọi:
- Út… Út làm gì vậy?
Cô ngẩng đầu lên, thấy Sơn đứng trên bờ mỉm cười. Sơn bây giờ là một thanh niên cao lớn, có giọng nói êm đềm hơn ngày xưa.
- Em định làm gì…, anh phụ giúp cho.
Cô nghe tim mình rạo rực khi Sơn gọi bằng tiếng em ngọt ngào, cô cảm động nói không nên lời.
 - Em ráng học đi, cố gắng thi đậu rồi lên thành phố học, anh nghĩ rằng sự cố gắng sẽ dễ dàng đi đến thành công, anh tin ở em.
Cô cúi đầu, nước mắt chảy dài trên khuông mặt, những giọt nước mắt hạnh phúc ướt đẫm vai áo Sơn, anh nắm tay cô vỗ về.
- Anh thương em lắm, hôm nay anh muốn ra nơi đây để ôn lại kỷ niệm ngày xưa.
- Mỗi lần bơi xuồng qua đây, em hay dừng lại ít phút…
 
      Cô và Sơn ngồi dưới góc bần tâm sự, kể cho nhau nghe những nỗi vui buồn của tháng ngày xa cách. Sơn ước ao sau này tốt nghiệp ra trường mình sẽ làm một Luật Sư giỏi để giúp ích cho xã hội, bênh vực cho công lý, còn cô có một ước mơ nho nhỏ sẽ trở thành một người viết văn, cô viết về quê hương mình, về đất nước mình, về con người mình, về tất cả những gì hiện hữu trên xứ sở mến yêu, và cô sẽ cố gắng học, giữ vịt ngoài đồng cô sẽ mang theo bài vở, cô tâm niệm thất bại là mẹ thành công. Dù đã nhiều lần thi rớt, nhưng cô không buồn, vì cô biết mình học chưa đúng mức, cũng có nhiều lý do, nhưng lần này Sơn khuyên cô, cô nhất định không phụ lòng người mà cô đã từng yêu thương, tưởng nhớ. Trời chiều lộng gió, tóc cô bay bay, Sơn nhìn cô rồi đưa tay vuốt mái tóc dài đen nhánh:
- Anh thích mái tóc của em lắm, đừng bao giờ cắt ngắn nha, con gái để tóc thề mới d thương.
Cô mm cười kh gật đầu, bìm bịp lại kêu con nước lớn, từng vạt lục bình cũng trôi lờ lững đẩy ra xa những bông bần rụng trắng ngoài sông, con chim se sẻ vẫn tha cọng rơm khô về xây tổ, cảnh cũ vẫn còn nguyên đó chỉ  có nụ hôn nồng nàn của hai kẻ yêu nhau là mới.
 
      Cô Út thi đậu tú tài, cô ghi danh vào trường Văn Khoa theo nguyện vọng, rồi lên thành phố tiếp tục việc học, bỏ lại cái chòi vịt xơ xác giữa đồng, bỏ chiếc xuồng ba lá cột dưới gốc cây bần, bỏ lại dòng sông tuổi thơ đầy kỷ niệm, lúc cô thi đậu không gặp được Sơn để báo tin vui. Một năm sau, truyện ngắn đầu tiên của cô được đăng trên báo, cô tìm Sơn để khoe về đứa con tin thần của mình, nhưng cũng không gặp Sơn.
 


 
      Sau ngày 30-4 nghe nói cả gia đình Sơn đi vượt biên bị chìm tàu giữa biển Đông, cô Út rất buồn, mảnh bằng tú tài trong tay không còn ý nghĩa. Sơn mất rồi là mất tất cả, cô không can đảm trở về bến sông xưa để nhìn lại cảnh cũ, cô không còn muốn thấy màu trắng bông bần rụng đầy sông mà ngày trước cô cho là đẹp, bây giờ là màu tang trắng tiễn người bạn thơ ấu và cũng là người yêu đầu đời của cô về nơi yên nghỉ cuối cùng. Cô không còn chờ mùa hạ đến nữa, một mùa hạ đau thương. 
 
Ba mươi bảy năm rồi, cô vẫn chưa quên câu chuyện cũ,  cô vẫn còn để mái tóc dài theo ý nguyện của người xưa. Bây giờ là mùa hạ, cô đã đến tuổi lục tuần, cô muốn gởi về biển Đông một đóa hoa trắng thay thế bông bần năm xưa để tưởng nhớ một mối tình thơ mộng đã đi vào quá khứ, nhưng bất tử…. 
                                             
Lợi Trân
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2019 lúc 12:00pm

Đoạn Trường


Ngày… tháng … năm

Ba ngày nằm liệt trên giường bệnh mới nhìn thấy rõ sự đối xử tàn tệ của gia đình bên chồng. Mình đói lã từ buổi sáng cho đến khi Triều trở về nhà. Bữa trưa, mọi người quây quần bên mâm cơm,  chẳng ai buồn hỏi han mình một tiếng xem có đói, có khát, có cần ăn, có cần uống thuốc hay không? Thân thể rã rời, mệt lã, mình không đủ sức ngồi dậy, nên đành nằm co người trong cơn đói, chờ vài chén cháo Triều mang về lúc xế chiều.

Đã vậy, cô em út còn miả mai “Anh Triều có hiếu với vợ dữ há”. Mình nuốt thức ăn không trôi  giữa hai  hàng nước mắt. Triều ôm vai mình không nói một lời. Mình không muốn làm cho  Triều buồn, nhưng nỗi tủi thân không sao ngăn được tiếng khóc. Bao lâu nay, mình miệt mài làm việc cả ngày lẫn đêm, không than một tiếng,  cũng chỉ là muốn giúp chồng làm tròn bổn phận đối với cha mẹ. Nhưng mình được gì, ngoài những nặng nhẹ, cay đắng. Mình hiểu họ muốn tỏ thái  độ…  nếu mình không thoả mãn được những yêu cầu. Triều vẫn không nói gì ngoài những tiếng thở dài sườn sượt.

Ngày… tháng… năm

Bây giờ thì mọi sự đã rõ ràng. Ngồi trước mặt mình và Triều, ông cha chồng cất  cao giọng:

-Bố mẹ muốn có một căn nhà riêng để ở cho thoải mái. Triều là con trai phải lo cho bố mẹ. Đó là bổn phận mà con phải làm.

Lời phán quyết của ông “sắt thép” nghe đến lạnh người. Triều ngồi đó, trên chiếc ghế rộng, cả người anh như thu lại. Nhỏ nhoi và cô độc đến tội nghiệp. Bà mẹ chồng từ tốn tiếp lời:

-Bố mẹ nuôi con cực khổ từ nhỏ đến lớn, lại còn chạy tiền, chạy của lo cho con ăn học. Chưa nhờ được đứa nào bố đã phải đi cải tạo hơn chục năm. Bây giờ con đã  học hành đỗ đạt, nên danh nên phận, có tiền có của thì phải lo mà báo hiếu bố mẹ cho phải đạo.

Tôi đưa mắt nhìn Triều. Anh quay đi cúi đầu xuống thấp. Cô em út  chanh chua thêm vào:

-Anh Triều là kỹ sư , lại còn có cả cái “shop” may của chị Quyên  thì cái nhà vài trăm ngàn có đáng là bao.

Đầu óc mình muốn nổ tung. Chỉ mong Triều lên tiếng để mình có dịp nói lên những điều phải nói. Nhưng anh chỉ im lặng. Lạ thật. Hình như trước mắt mình, không phải là Triều, người chồng mà bấy lâu mình vẫn nghĩ, anh là nơi nương tựa vững chải cho mình trong những cơn sóng gió của cuộc đời, mà chỉ là Triều, một đứa bé  lên năm lên tám, rụt rè sợ sệt trước cơn giận dữ của bố mẹ. Mình tức tối đến uất người. Thôi thì trước sau cũng phải nói. Nói một lần rồi ra sao thì ra, không lẽ cúi đầu vâng dạ, nhịn nhục đến suốt đời? Vừa định mở miệng thì Triều đã lễ phép thưa:

-Vâng, con sẽ cố gắng làm vui lòng bố mẹ.

Ông bà cụ đứng lên,  cô út cũng đứng lên theo, nhưng không quên trề môi:

-Cố với gắng… cứ làm như…

Bà mẹ chồng quay lại trừng mắt, cô ta nhún vai bỏ vào phòng.

Ngày… tháng… năm

Hai ngày nay mình làm việc miệt mài ở shop may. Ra đi từ lúc mọi người chưa thức dậy và trở về khi mọi người đã ngủ say. Cố tránh mặt Triều để lòng mình được bình tĩnh. Mong rằng, với thời gian mọi sự  sẽ lắng xuống và hy vọng  hai vợ chồng có thể ngồi xuống nói chuyện một cách ôn tồn. Trận cãi vã hai  hôm trước chỉ làm cho mình và Triều  cảm thấy bí lối. Thật sự, mình đã nóng nảy một cách quá đáng. Phần Triều cũng có lỗi là quá nhu nhược không dám trình bày sự thật  cùng bố mẹ anh. Triều viện  lý do:

-Anh nghĩ, dù có nói thế nào bố mẹ cũng không tin là mình không có tiền.

Mình bật cười (một nụ cười thảm hại làm sao!!!)

-Không thì sao. Vậy anh đào đâu ra tiền để mua nhà. Anh nghĩ mình có thể vay mượn được à?  Em nhắc cho anh nhớ, những  món nợ ngập đầu mình đang mang còn chưa trả hết đó nghe. Tại sao anh không nói rõ cho bố mẹ biết, từ ngày anh ra trường đến giờ, chưa đầy năm năm mà đã ba lần bị “lay off”,  “shop” may thì lỗ lã, mượn đầu này, đắp đầu kia. Nhà này rộng thênh thang sao không ở, lại đòi nhà khác. Hai đứa mình đi cả ngày, tối mịt mới về thì cũng chỉ có bố mẹ ở nhà thôi chứ có ai  phiền hà gì đến ông bà đâu.

Triều xuống giọng ra chiều áy náy:

-Nói gì thì nói, chứ bố mẹ chồng mà ở với con dâu thì cũng không làm sao bằng nhà mình.

Nỗi bực tức dâng cao trong cổ họng mình gằn giọng:

-Nè! con dâu này chưa có một lời nói, một thái độ thất lễ nào để anh phải nói câu đó nghe. Nếu  ai muốn tạo của cải riêng thì cứ tự nhiên,  chứ đừng vịn cớ này cớ nọ mà đổ tội cho người khác.  Có muốn thì tự kiếm tiền mua đi, tôi không có khả năng để làm chuyện đó.

Triều nhỏ nhẹ:

-Anh không có ý đó, nhưng anh sợ… có nhiều điều nói ra bố mẹ hiểu lầm… rồi tủi thân. Từ bé đến giờ anh chưa bao giờ làm phật ý bố mẹ.

Mình lùi lại nhìn Triều. Người đàn ông cao lớn,  trầm tĩnh và cứng rắn của những ngày trước đây sao? Không! đây không phải là Triều của ba năm trước, khi hai đứa quyết định lấy nhau. Ngày xưa, Triều luôn có quyết định mau chóng và dứt khoát trong mọi chuyện, sao giờ đây anh lại  nhu nhược và yếu đuối thế này. Có đúng như anh Kông nói “thì chỉ tại nó là đứa con có hiếu, có hiếu đến độ mù quáng,  không nhận ra cái đúng,  cái sai của bố mẹ mình”.

Ngày… tháng… năm

Lá thư của Như gửi cho mình từ Việt Nam bị bóc ra. Ba năm chung sống với nhau chưa bao giờ Triều làm điều này. Vậy thì ai vào đây? Mình lắc đầu ngao ngán, lẳng lặng  bước vào phòng không nói  một lời. Ngoài kia,  cô em út lại lên giọng móc ngoéo:

-Lại  có thư Việt Nam gửi sang đòi tiền , hèn gì mà anh Triều chẳng có tiền mua nhà cho bố mẹ.

Giọng Triều gắt gỏng vang lên:

-Miêng!  em lại nói bậy bạ gì nữa đây?

Chỉ chờ thế là bố chồng chen vào:

-Con Miêng nói không đúng sao?  Anh là đàn ông mà tiền bạc, chi tiêu bao nhiêu cũng do vợ nắm hết  là thế nào?

Mình không còn muốn nghe gì nữa hết. Nỗi chán chường tràn lên tận đỉnh đầu.  Mở nhạc,  đeo máy nghe vào, nhắm mắt lại, cố quên hết mọi sự,  lòng tự nhủ lòng “nếu muốn giữ lại tình cảm vợ chồng được êm đẹp, phải tập làm người mù và người điếc”.

Ngày… tháng … năm

Vậy là bố chồng đã ra tới “shop” may để làm nhiệm vụ kiểm soát. Chỉ mới ba ngày thôi mà chị Tư đã chạy vào nói nhỏ:

-Quyên ơi! ông già chồng của bà làm việc kiểu này là thợ thuyền đi hết đó nghe. Nhiều người bực mình vì cái lối dòm ngó, kiểm soát của ổng lắm rồi.

Mình thở dài nghĩ thầm “Hậu quả có ra sao thì cũng vừa ý Triều thôi”. Sau lần nói chuyện với chị Tư, mình mới để ý cái lối chủ cả của bố chồng:

-Chừng nào mới xong đống hàng này mà nói chuyện mãi thế?

-Ăn trưa gì mà lâu vậy?

Có người làm thinh, chẳng nói chẳng rằng, nhưng cũng có người xỏ ngọt:

-Bác ơi cháu làm ăn cái, chứ đâu có tính tiền giờ. Hễ cháu làm chậm thì vợ con cháu đói, chứ đâu có mắc mớ gì đến chủ “shop” mà bác lo chi cho mệt.

Bố chồng đâu biết rằng, mình phải biết điều, biết xử thì thợ mới ở lại làm việc lâu dài. Nếu không, họ chạy chỗ khác thì chủ “shop” coi như cụt tay. Khổ nỗi, cứ mỗi lần ông lên  giọng chủ cả thì  mình lại phải xuống nước giả lả với họ cho khỏi mích lòng. Đã mệt lại còn thêm chuyện cho đau đầu…

Ngày… tháng… năm

Mấy hôm nay bố chồng không ra “shop”, mình cảm thấy nhẹ hẳn người. Không khí trong “shop” cũng có vẻ dễ chịu. Buổi trưa ngồi ăn cơm với chị Tư mới biết lý do sự rút lui của ông. Đó là vì ông chạm mặt với anh Khiêm, người phụ trách khâu ủi đồ. Ngày trước, anh Khiêm và ông học tập  cải tạo chung. Anh Khiêm nói, ở trại tù  ông làm “ăng ten”, chuyên theo dõi và báo cáo việc làm của bạn tù cho cán bộ biết,  nhiều người bị tra tấn, hành hạ cũng vì hành động  thiếu tư cách và kém đạo đức của ông. Vì thế, khi gặp ông, anh Khiêm vừa hỏi thăm vài câu ông đã lẩn vào trong, rồi về lúc nào không ai hay.

Thì ra vậy! Cho đến giờ phút này thì mình có thể giải tỏa nỗi thắc mắc trong lòng “tại sao ông chỉ biết sung sướng cho ông mà không nghĩ đến nỗi khó khăn của người khác?”.

 

Ngày… tháng… năm

Chuyện gì đến rồi cũng phải đến. Mình  không kềm chế được những nỗi ẩn ức trong lòng khi bố chồng nói xa, nói gần về lá thư của đứa em ở Việt Nam gửi sang báo tin anh Hai của mình phải vào bệnh viện.

-Cứ nay người này đau, mai người kia ốm thì ở đây chỉ có nước bán nhà.

Cố nuốt cơn giận vào lòng, mình từ tốn:

-Thưa bố, ngày xưa bố chưa sang đây, tụi con phải gửi tiền về  cho bố mẹ mỗi tháng mà còn chưa phải bán nhà, thì có xá gì ông anh bệnh hoạn của con, một năm chỉ có hai trăm bạc.

Ông gầm lên như bị trúng đạn:

-Chị đừng có hỗn láo, cha mẹ chị dạy chị ăn nói với bố chồng thế à?

Mình đứng lên, hai tay nắm chặt để kềm giữ cơn run rẩy:

-Thưa bố, ba mẹ con dạy con phải biết sống vì người khác chứ đừng vì muốn sung sướng cho bản thân mà bất chấp sự đau khổ của người thân của mình.

Mắt ông tóe lửa,  tưởng chừng như muốn ăn tươi nuốt sống mình:

-Triều! mày có biết dạy vợ mày không? Đồ khốn kiếp, mày phải trừng  trị con vợ mất dạy của mày cho tao.

Mình nhìn ông bằng nụ cười lạnh nhạt. Ông nhảy bổ đến bên mình, vung tay lên. Nhanh như chớp,Triều kéo mình ra phía sau để rồi anh lãnh trọn một cái tát nháng lửa. Mình bước ra cửa, bỏ lại sau lưng những câu chửi rủa tục tằn.

Ngày… tháng … năm

Cuối cùng mình đành làm người thua cuộc. Sau mấy ngày suy nghĩ và cầu nguyện mình đã tìm ra một giải pháp tạm xem là yên ổn đôi bề. Mình không muốn Triều phải bị đay nghiến mỗi ngày vì cái tội bất hiếu, không chịu sắm sửa nhà  cửa cho bố mẹ. Mình quyết định dọn ra chung cư và  để căn nhà đó lại cho bố mẹ và cô em út của Triều.  Bạn bè cho rằng mình dại. Cái dại, cái khôn, đôi khi cũng khó mà chọn lựa. Thật sự, mình không nỡ nhìn Triều bị đay nghiến ngày từng ngày và cũng muốn được yên thân.

Bố chồng cấm mình từ rày không được léo hánh đến nhà ông-căn nhà mà vợ chồng mình tằn tiện để có đủ tiền down mà mua nó. Đến bây giờ vẫn còn trả nợ… và rồi sẽ tiếp tục trả thêm mười lăm năm nữa- dẫu ông có bệnh hoạn cũng không muốn mình tới thăm.

Cám ơn bố chồng đã nói dùm điều mình muốn mà không dám nói.

Ngân Bình

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Aug/2019 lúc 3:55pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Aug/2019 lúc 2:09pm

Ví Dầu Cầu Ván Đóng Đinh


  Tôi sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, được cái là cả nhà khéo ăn khéo mặc nên không đến đổi nợ nần. Ba má tôi dù làm lụng vất vả song lại nuôi mộng cho tôi học hành khá để vượt qua cái nghèo khó mà ông bà từng chịu. Ngày nghỉ hoăc ngày lễ, các bạn khác có thì giờ rong chơi đó đây, còn tôi ngoài đi học, tôi luôn ở ngoài ruộng khi thì cắm câu, lúc mò cua bắt ốc. Hồi học các lớp dưới tôi ít khi để ý đến cách  ăn mặc của mình. Từ ngày lên lớp nhứt, hai ba tháng liền tôi toàn đứng hạng nhứt, các bạn bắt đầu chú ý đến tôi, Cô Hồng, cô Hương không tự ái và e thẹn mang tập đến chỗ tôi nhờ giải giùm Toán và Pháp văn. Hai cô áo quần mượt mà, trong lúc tôi chỉ mặc bộ đồ bằng vải ta màu luốt luốt. Hai trò ấy không biết có ngượng ngùng khi đứng kế không?  Nhìn lại bộ đồ mình đang mặc tôi thấy nó xấu xí làm sao!

  Tôi  bắt đầu nhìn Hương, Hồng cái nhìn nhiều hậu ý, mình ăn mặc nghèo nàn thế nầy  khi đi chung với hai cô coi kỳ khôi quá. Chợt nghĩ đi chung với Hương và Hồng tôi thấy như phạm điều cấm kỵ, kỵ gì tôi cũng không biết,  nhưng tôi thấy có sự ngăn cách. Ba tôi mỗi lần gặp ông cả hay ông chủ đều khép nép, phải chăng vì ba tôi nghèo hay hai ông ấy có quyền, có thế. Riêng tôi, tôi thấy hai ông như bao người khác, tôi không rụt rè, trong thâm tâm tôi vẫn tự hào là tôi học còn giỏi hơn con hai vị ấy. Hay là tôi giống như câu ngựa non háo đá. Đang liên miên nghĩ ngợi, tôi vội vỗ lên trán một cái mạnh cho mình thoát cơn mộng: việc gì mình lại nghĩ lung tung chứ?

  Hai cô ấy nào có liên hệ gì với mình. Học hành không lo lỡ cuối năm thi rớt ở nhà đi chăn vịt mới là chuyện đáng nói. Tôi lấy tay xoa đầu miệng lẩm bẩm: quên đi. Rồi tôi lại tự hỏi quên cái gì mới được chứ. Cứ đà nầy tôi khùng mất!

  Sau một đêm chúa nhựt trằn trọc khó ngủ vì những nghĩ suy không đâu vào đâu, gần tới hai giờ sáng tôi mới chợp mắt sau khi đưa ra một quyết định:  từ nay không thơ thẩn mà phải lo học. Ngày thứ hai gặp Hồng, Hương tôi vẫn chào hỏi nhưng giữ vẻ mặt hơi đạo mạo một chút. Hai cô không đến chuyện trò với tôi như lúc trước.  Cái mặt làm ra vẻ ngầu khiến hai cô ngán chăng? Tới trưa xét lại hành động của mình tôi xuýt phì cười: khi không lại làm ra vẻ ông cụ non khó coi quá.  Chiều đến tôi trở lại vui vẻ như trước. Tới giờ chơi, Hồng day qua hỏi tôi

 - Làm gì mà nghiêm quá vậy bạn?

Tôi chống chế cho có lệ

 - Ủa có vậy sao, mà tôi nghiêm hồi nào?

 - Bạn không tin tôi, thử hỏi Hương xem

Không đợi tôi hỏi, Hồng gọi Hương;

 - Có phải hồi sáng tới giờ Sang mặt khó thương lắm phải không Hương?

 - Đúng rồi làm gì giống như người ta giựt của vậy.  Nhìn ảnh em cũng sợ luôn

Sang cười và hỏi Hương

 - Bây giờ Hương còn sợ nữa không?

Hương trở về với tính lí lắc, đứng sát vào Sang và hỏi nhỏ:

 - Bộ hồi sáng bị ba đánh hả?

  Sang chưa đáp lời kế trống vô học cắt ngang cuộc chuyện trò của ba người. Giờ về, Hồng rẽ ngã khác chỉ còn Hương cùng Sang chung một đoạn đường hơn cây số.  Đám học sinh nhỏ chạy bay phía trước chỉ còn Hương Sang thủng thỉnh đi sau. Hương bắt đầu hạch Sang

 - Tại sao sáng nay mặt anh khó thương quá vậy?

Sang cà riễu:

 - Bây giờ thấy dễ thương  chưa?

 - Đồ quỉ. Em hỏi thật mà.

 - Không có gì,  tại hồi hôm mất ngủ nên mặt lầm lì thế thôi

  Hồng thì xưng tôi và gọi Sang là bạn, trái lại Hương xưng em và gọi Sang là anh vì hồi nhỏ Hương tản cư lên ở nhà Sang hai đứa chơi chung và xưng anh em từ dạo còn để chỏm tới giờ thành quen miệng.  Sang luôn thắc mắc:  hồi nhỏ chơi chung xưng anh em do má Hương bắt cô gọi như thế. Dạo đó tới nay cũng sáu năm rồi Hương vẫn ngọt ngào gọi anh xưng em là tại sao? Mấy đứa bạn trong lớp vẫn nghĩ họ là anh em hay bà con sao đó, đám bạn đa số cục mịch dễ tin, trái lại Hồng không tin,  cô gặng hỏi Hương nhiều lần, lúc nào Hương cũng trả lời dường như anh Sang là anh họ của em, ba má bảo em gọi ảnh là anh, em chỉ biết vậy. Lời giải thích của Hương khiến Hồng tưởng thật, Hương làm gì thì Hồng hay méc Sang,  ngược lại Sang  có gì khác thường Hồng hay mắn vốn với Hương. Sang không ngu dại gì đính chính, làm anh của Hương cũng tốt, muốn chưa chắc được huống hồ tự nhiên nhận vinh dự ấy. Ba đứa chúng tôi vẫn vui vẻ chuyện trò với nhau. Đến cuối năm cả ba đứa ra tỉnh đi thi bằng Tiểu Học. Hồng và tôi đậu cùng tám bạn nữa, Hương rớt. Hôm xem kết quả biết không đậu Hương mặt buồn hiu muốn khóc, Hồng và tôi phải theo an ủi cô. Trên đường về tôi ghé thăm,  Hương buồn bã.

 - Năm tới em nhồi lớp có một mình không ai chơi với em. Anh thì sướng rồi, ra tỉnh học có Hồng.

Tôi nhẹ giọng khuyên  Hương:

 - Ráng học đi sang năm chắc em sẽ đậu. Năm nay tại em xui nên trật toán.

  Từ giã Hương, tôi cũng thấy buồn buồn. Tôi cố gạo bài hy vọng đậu vào Đệ Thất công lập. Tôi và Hồng cùng đi thi, cả hai đứa đều trượt vỏ chuối, gà miệt vườn như tụi tôi khó tranh tài với các bạn ở tỉnh. Tháng kế tiếp tôi dự thi vào Tiếp Liên, tôi đậu. Hồng rớt nên vào học Nguyễn Trường Tộ.  Năm sau, lật bật tới kỳ thi tuyển, cả ba đứa Hương, Hồng và tôi đều có mặt ở trường thi. Hương Hồng không may, tuy cũng buồn nhưng ba má hai cô thừa khả năng đóng học phí cho hai cô.  Tôi được trời thương, nếu rớt kỳ thi nầy có lẽ vĩnh viễn tôi phải giã từ bút mực để về chăm nom bầy vịt. Nghĩ tới cuộc thi mà hú hồn. Hai cô lên tỉnh học ở nhà người ba con, tôi ở trọ nhà bà dì.  Một chuyện khá ngộ nghĩnh là nhà trọ của ba đứa tôi giống như tam giác đều,  từ chỗ tôi trọ tới nhà Hương, nhà Hồng gần như bằng nhau, do đó khi rảnh chúng tôi thường họp mặt nhà Hồng vì anh chị Hồng vui vẻ, Hương ở trọ nhà người bà con khó tính nên chúng tôi ít đến, nhà trọ của tôi quá nghèo không đủ ghế cho hai bạn ngồi nếu đến thăm tôi. Mỗi lần gặp nhau Hương  mừng rỡ vẫn không quên than thở:

 - Bây giờ Hương mới thấy vui được đi học chung với Hồng và anh Sang. Năm rồi buồn muốn chết luôn!

  Bộ ba ngoài  tình đồng hương, cùng học trường làng, cho đến bây giờ họ vẫn giữ được thân tình như ngày nào. Hồng Sang tuy cùng tuổi nhưng Hồng tỏ ra già dặn, tội nghiệp Hương vẫn ngây thơ. Gặp chuyện vui Hương cười không cần giữ ý tứ, trái lại có gì buồn, Hương vẫn sẵn sàng khóc tức tửi. Sang thương Hương ở tính thơ ngây hiền dịu, nhiều lúc Sang tỏ ra thân thiện với Hồng, Hương trách móc như em gái than phiền anh trai:

 - Anh càng ngày càng thân với Hồng,  bộ tính bỏ em ra rìa phải hông?

Trong lúc phiền hà, mặt Hương đỏ lên như sắp khóc, Sang phải dỗ dành

 - Anh chỉ chuyện trò với Hồng như đã nói với em. Anh không bao giờ coi nhẹ em đâu. Chúng ta thân nhau từ hồi còn nhỏ. Biết bao kỷ niệm vui buồn.

Được an ủi Hương mới vui trở lại. Từ khi biết Hương để tâm đến mình,  Sang thận trọng giữ gìn lời ăn tiếng nói, sợ Hương hiểu lầm. Hai cô bạn ai cũng lo lắng và quan tâm tới mình nhiều lúc Sang cảm thấy khó xử.

Năm học này Hồng chuẩn bị thi Trung học, Sang không muốn quấy rầy Hồng, chàng ít đến nhà. Vắng gặp nhau độ hai tuần, Hồng một hôm đi học về ghé nhà Sang hỏi lý do sao không đến chơi. Sang đưa Hồng ra cửa, cô nói vừa đủ Sang nghe giọng dường như cố gắng làm cho ra vẻ tư nhiên:

 - Sang nè, bắt đầu hôm nay em gọi Sang bằng anh và xưng em như Hương được không?

 - Tùy Hồng nhưng sao hôm nay Hồng có quyết định mới lạ

 - Bộ anh không đồng ý hả?

 - Đồng ý, đồng ý chớ. Bộ ngu sao từ chối

  Chuyển biến tâm lý của Hồng khiến Sang không biết nên vui hay buồn. Khá lâu Sang đã chú ý nhiều đến Hồng, Sang thấy mình  dường như thích Hồng. Kiểm điểm kỹ Sang thấy mình thua kém Hồng nhiều mặt, ba Hồng giàu có và có quyền thế trong làng. Khi yêu nhau rồi ba của Hồng có chấp nhận không hay vẫn theo quan niệm cổ xưa môn đăng hộ đối. Nếu gặp tình cảnh đó tức là mình đã làm đau lòng ba má mình. Hồng lâu nay chính chắn, không lẽ lần nầy lại bốc đồng rồi để khổ cho cả hai, hay là Hồng ganh tị với Hương vì lúc nào Hương cũng săn sóc mình. Khó nghĩ quá !!

  Còn ba hôm nữa tới ngày Hồng sang Cần Thơ dự kỳ thi Trung Học, Hồng mời Sang và Hương đến nhà nàng chơi và ăn chè đậu. Hồng múc chè cho ba người và nói:

 - Hôm nay em bắt chước người xưa ăn chè đậu trước khi đi thi để lấy hên, hy vọng được trúng tuyển cho bỏ công đèn sách.

Hương ngạc nhiên, khi nghe Hồng xưng em với Sang:

 - Ủa sao hôm nay bà lại xưng em với anh Sang?

 - Mình thấy cứ xưng bạn không còn hợp nữa. Anh Sang chững chạc đáng cho mình gọi bằng anh và xưng em. Chẳng lẽ Hương độc chiếm tiếng anh sao. Mà chưa biết anh Sang có đồng ý chưa?

Hương vỗ vai Sang nói

 - Thì đồng ý cho rồi đi anh, có hai đứa em vẫn hơn một đứa

Bữa ăn chè đậu kết thúc bằng những lời chúc chân thành của Sang và Hương. Hồng tiễn hai người ra về còn đùa

 - Năm này không đậu thì sang năm ba đứa lại cùng nhau qua Cần thơ thi.

Trên đường về nhà Hương cho Sang biết:

 - Em biết chị Hồng yêu anh, hôm nay chị mới dám nói. Chị luôn hạch sách tại sao em lại xưng em ngọt xớt với anh. Chị nghi ngờ em cũng để ý anh, em phải mạnh dạn trả lời là em với anh chỉ là tình anh em thôi.

 - Em nói thật hả Hương

Hương mau mắn trả lời

 - Chẳng lẽ em lại nói không đúng.

  Nghe câu trả lời của Hương Sang bớt lo sợ làm Hương buồn, nhưng đồng thời chàng cảm thấy như mình vừa mất đi một cái gì cũng quí giá lắm. Tình cảm của Sang đối vơi hai cô chưa thật sự rõ ràng. Sang mến sự đứng đắn của Hồng đồng thời chàng cũng luôn lo lắng tính dễ xúc động của Hương. Sang nhớ kỹ là trong nhiều năm chưa bao giờ làm Hương buồn phiền, nếu có do chàng vô tình thôi.

Hồng từ trường thi về nhà mặt buồn rười rượi Sang đến thăm, nhìn Hồng chàng cũng có thể đoán kết quả ra sao rồi. Chàng ân cần hỏi:

 - Em thi thế nào? Làm bài được chứ?

Hồng trả lời với giọng buồn buồn:

 - Chắc rớt, em chỉ làm đúng một bài toán. Luận Pháp văn viết cho có chứ em không mấy tin tưởng.

Sang an ủi:

 - Đừng bi quan. Anh hy vọng em sẽ đậu. Cố lên nếu kỳ nầy không được thì còn kỳ II.

 - Em qua thi vẫn mong anh đến để khích lệ em. Anh cũng không thèm đến!

 - Anh xin lỗi, ở nhà có chuyện, Ba nhờ anh đi Sa đéc thăm một người bạn của Ba trong khi ba ở nhà dọn đất để cấy lúa.

Hồng nắm tay Sang siết mạnh:

 - Em làm bài không xong, nên tìm cớ để tự an ủi mình chứ em cũng biết anh lo cho em.

Nhìn Hồng, Sang nghe tim mình  đập mạnh, bất thần Sang ôm Hồng hôn, nụ hôn đầu đời đầy yêu thương trìu mến. Hồng rên rỉ

 - Được nằm trong vòng tay bao che của anh, chuyện đậu rớt không còn nghĩa gì với em. Em đặt trọn niềm tin ở anh Sang ơi.

Chúng tôi chưa bao giờ thấy hạnh phúc như hiện giờ. Hồng tha thiết:

 - Em cầu mong thời gian nầy kéo dài vô tận

  Những phút giây bên nhau nào có bao lâu, Hồng thi rớt nàng buồn phiền không ít thêm vào đó là những lời châm chích của thằng em khác mẹ, khiến gia đình Hồng như địa ngục trần gian, bà kế mẫu nghe lời ton hót của thằng con cưng, kể tội nàng không lo học hành cặp bồ, cặp bạn nên mới rớt.

  Ba nàng nghe lời bà vợ, đã không một lời an ủi Hồng lại quay sang mắng chửi thậm tệ. Hồng chỉ biết khóc. Thật oan cho Hồng, Sang bao giờ cũng gìn giữ cho Hồng, Sang khuyên Hồng cố học thậm chí Sang cố ý tránh mặt cho Hồng yên tâm học để thi. Hồng rớt do mất căn bản từ lúc nhỏ ở bậc Tiểu Học, ba Hồng cậy có tiền thúc ép Hồng học mau mà quên để ý đến căn bản, bây giờ thi rớt lại đổ thừa nàng.

  Hồng buồn tủi ra nhà anh chị nàng để khỏi nghe lời chửi mắng của ba cũng như lời ton hót của em và mẹ kế. Sang đến thăm, vừa gặp chàng, Hồng đã sa vào lòng chàng tấm tức khóc như chưa bao giờ được khóc. Sang kiên nhẫn đợi cho Hồng bớt đau buồn chàng mới tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện. Chiều đến anh chị nàng mời Sang đến nhà ăn cơm, đồng thời tìm giải pháp cho Hồng.

  Theo chị Ba, gia đình Hồng trọng mặt mũi, ba không ngại tốn kém cho Hồng học trường tư nay thi rớt khiến ông không được vui, thêm vào đó lời bóng gió của bà má ghẻ, khiến ba chị bị mất mặt, chứ thực ra ba chị sẵn có cảm tình với Sang, em nhớ lại coi có lần ông đến nhà bất thình lình gặp em và Hồng trong bàn học, ông cũng chào hỏi em, không phiền hà gì cả. Trong làng mình em được tiếng siêng năng và học giỏi.

Sang làm thinh không dám lên tiếng đợi xem câu chuyện diễn biến thế nào. Chị Ba tiếp lời:

 - Bây giờ chị phải về thuyết phục ba cho Hồng lên nhà chị Hai ở Sài gòn học thi kỳ II, vì tương lai của hai em chị mong Sang khuyên Hồng lên Sài gòn cố học, khi đã đậu má nhỏ chắc không còn gièm pha được nữa.

Sang mới góp lời:

 - Thưa anh chị, tìm lối thoát tốt cho Hồng em mừng lắm chứ.

 - Chi biết, nhưng lúc nầy chỉ em khuyên Hồng được mà thôi. Tính tình Hồng từ nhỏ vốn cương quyết, không ai có thể bắt ép cô nếu nó không bằng lòng.

 - Lẽ dĩ nhiên em sẽ khuyên Hồng

Hồng chen vào:

 - Anh khuyên em đi Sài gòn là ý tốt hay muốn em đi khỏi nơi đây cho đỡ phiền.

Sang chống chế:

 - Anh thấy có bị phiền hà gì đâu, chỉ lo cho em thôi. Sợ em khóc hoài sưng mắt hết đẹp.

Anh Ba xen vào câu chuyện khiến ai cũng phì cười;

- Cậu Sang nầy cũng ít lời giống như anh hồi đó phải không em.

Chi Ba góp vui :

- Ông mà ít lời, sao bây giờ ông lằng nhằng nhức xương.

Bốn người ai cũng vui vẻ vì lối pha trò lý thú của anh chị Ba.

  Từ giã gia đình anh chị Ba và Hồng về nhà, Sang dường như linh cảm hôm nay mình dự bữa cơm chia tay vĩnh viễn với Hồng, chị Ba đã cho mình biết tính tình của ông cả, ba của Hồng, ông trọng mặt mũi, mình xuất thân từ gia đình của người trước kia là tá điền của ông. Ông chịu hạ mình làm suôi với ba mình không? Hồng lên Sài gòn học nếu đỗ kỳ tới, bà mẹ kế của nàng sẽ cho là Hồng vì cặp bồ với mình nên lơ là học hành do đó thi rớt. Rớt hay đậu thì Hồng phải học ở Sài gòn, dưới tỉnh trường tư chưa có lớp Đệ Tam. Nghĩ tới tính lui mới thấy chị Ba của Hồng đáng sợ,  chính nhiều lần Hồng cũng từng nói chị Ba người quyết định tất cả, chị Hai thiệt thà chất phác. Miên man suy nghĩ Sang lại nhớ đến giáo sư Th. dạy toán năm Đệ thất, một hôm ngẫu hứng ông ngâm hai câu:

                Ví dầu cầu ván đóng đinh
                Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi

  Chẳng những ngâm mà ông còn giảng về sự trái ngược trong cuộc sống của con người, kẻ giàu sang ví như chiếc cầu ván đã vững mà người còn đem đinh đóng nữa cho chắc càng chắc thêm, trái lại nhà nghèo ví như chiếc cầu tre, đã chông chênh dù đóng thêm đinh nó cũng không vững chắc được, đã vậy mấy người bỏ công săn sóc cho chiếc cầu tre?.

Cuộc đời Hồng và mình đúng như cầu ván, cầu tre, muốn san bằng dễ gì thực hiện được.


Nguyễn Thành Sơn

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2019 lúc 7:08am

CÁ MẸ VỀ NGUỒN

Image%20result%20for%20salmon%20swim

Trên nguồn cao
Đàn cá con Salmon
Vảy bạc óng ánh
Như muôn ngàn sao

Theo giòng thác chảy
Lao xao lao xao
Tìm xuống Đại Dương


Bầy con không hề thấy Mẹ
Vì Mẹ Cá Salmon
Đã chết trong đau thương
Cho lũ con được sống
Mẹ hy sinh cho Hệ Giống Trường Tồn


Vào những tháng cuối Đông
Nước lạnh giá băng
Cá Mẹ Salmon căng bụng trứng
Từng đàn, lũ lượt về nguồn
Tới triền suối
Bơi ngược dòng chảy xiết
Lách mình qua ghềnh đá mấp mô

Gai góc lởm chởm
Phiến thạch lô nhô
Cắt thân Cá, thương tích trầy trụa
Rướm máu đầy mình
Đôi lúc qúa mệt
Tạm ẩn sau cụm rong rêu
Rồi lại tiếp tục ngoi lên
Cuộc di hành đau khổ chậm chạp
Trong âm thầm, quyết tâm không nản

Cho tới ngọn nguồn
Ngừng lại sinh sản
Bào thai trăm trứng lọt lòng
Là khi Cá Mẹ hoàn toàn kiệt sức
Chưa được nhìn thấy mặt con
Đã tạ từ sóng nước
Giã biệt Trùng dương
Xác nổi lềnh bềnh đầy mặt suối

Cá Mẹ về nguồn
Để chết trong đau thương
Cho lũ con được sống
Mẹ hy sinh cho Hệ Giống Trường Tồn

Rồi mùa Xuân đến
Đàn con nở ra
Vẩy bạc óng ánh
Như bông như hoa
Rời bỏ ngọn nguồn
Bơi tìm Biển xa
Con ơi ! có biết ?
Lòng Mẹ bao la . . .

      Trần Quốc Bảo
   Richmond, Virginia


Image%20result%20for%20anh%20dong%20hoa%20hong

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Aug/2019 lúc 10:58am

Con Dế Lửa Hang Rắn


 


Related%20image
 
                       *

Vừa đến cổng trường tụi tui đã thấy ông Chín bán Dế đá ngồi sẳn nơi đây tự bao giờ, năm nào cũng vậy khi tới mùa Dế đá, những người bán Dế họ tụ về đây để bán cho đám học trò tiểu học,  vì cỡ tuổi này còn ham mê những trò chơi như đá Dế,  đá Cá lia thia, thậm chí nhiều lúc chơi đá cả con "Kiến Dương" nữa (Một loại bọ cánh cứng có cặp sừng cong vút, nhìn thật dữ dằn), sở dĩ tui biết ông Chín bởi vì ông là người mua bán rất vui tánh, khác với những người ngồi bán gần bên,  ông Chín chẳng những bán Dế mà còn chỉ dẩn cho tụi tui cách chăm sóc con Dế sao cho nó khỏe, hăng hái khi lâm trận, và nhất là ông thật "Hào sảng" cho thêm những "hộp quẹt" để đựng Dế, do vậy tụi tui rất mến ông Chín, cho nên từ đó về sau mỗi khi mùa Dế đến tụi tui thành mối ruột của ông Chín là vậy. 


                    ***

 Thấy tụi tui đang đi lơn tơn đến gần, ông Chín đon đả mời chào:

- Hôm nay ông Chín có mấy con Dế "Độc địa" lắm nè mấy con, bây mua dìa đá thì không sợ bất cứ con Dế nào khác nhe hôn. 

   Nghe ông Chín "Quảng cáo" hay như cách quảng cáo kem đánh răng Hynos của "Anh Bảy Chà" da đen làm tụi tui khoái chí tử,  thằng Lạc bạn tui nó "Sề " xuống liền rồi nó lên tiếng hỏi:

 - Ông Chín nói mấy con Dế độc địa là độc đia mần sao, ông nói cho tụi con nghe đi. 

 Ông Chín kéo cái cửa lưới nhỏ phía sau lồng đựng Dế, ông quơ tay chộp một con Dế lửa có màu vàng và đen rất đẹp, đưa cho thằng Lạc coi rồi ông Chín từ tốn nói:

 -Nè con coi nó nè,  đây là con Dế lửa ông bắt ở hang Rắn, loại Dế ở hang Rắn đá hay vô cùng,  nó lì đòn và khỏe mạnh, theo kinh nghiệm của những người đi trước, họ cho biết chắc do hấp thụ tinh khí của loài Rắn nên khi con Dế hang Rắn đã so càng với loại dế khác thì phần thắng sẽ nghiêng về con Dế hang Rắn, ông không biết có phải nó hấp thu nọc độc của Rắn hay không, chỉ cần so càng và nó hất mạnh là đối phương quay đầu chạy có cờ. 

 Nghe ông Chín diễn tả vậy thằng Lạc thích lắm, khi nó hỏi giá thì được ông Chín cho biết:

 - À thường thì ông bán "Sa cạ", con nào cũng một cắc bạc, riêng con hang Rắn này ông bán phải Hai cắc mới đặng, vì bắt được con Dế này là cả một kỳ công đó bây. 

 Thằng Lạc tuy nhà chẳng khá dả gì, mỗi hôm đi học bác Tư chỉ cho nó đúng một cắc để uống nước đá lạnh, nếu muốn ăn ly đá đậu đỏ bánh lọt thì ít ra phải có hai cắc đỗ lên, còn món nước đá bông cỏ có xịt chút dầu chuối cho thơm phải là ba cắc bạc, còn như muốn  ăn ổ bánh mì ngọt nhận vô đó vài vá kem sầu riêng, hoặc kem dâu rồi rắc lên đó một ít đậu phộng rang giã nát, xong rồi rưới lên một ít sữa đặc có đường hiệu ông Thọ thì ăn ngon thấu trời,  vậy mà hôm nay thằng Lạc đồng ý bỏ ra hai cắc bạc để rinh con dế hang Rắn về nhà đủ biết là nó thích con Dế hang Rắn biết dường nào. 

 Ông Chín lần lượt giới thiệu những con Dế độc địa khác, con nào ông cũng tô vẻ cho nó những tính năng riêng để bán được hàng, nói tóm lại những con Dế ông "Ca ngợi" đều có giá gấp đôi  gấp ba những con Dế thường khác, nhờ tài ăn nói rất hay mà ông Chín bán cho tụi tui hết những con Dế "Thứ dữ" này. 

 Tiếng trống trường vang lên inh ỏi báo hiệu giờ vô lớp, khi vô lớp xong cô Hương bắt đầu cho học trò chép bài, đang say sưa vừa đọc vừa giảng những đoạn văn trong bài cho học sinh lãnh hội, bất ngờ con Dế hang Rắn của thằng Lạc tự dưng "Gáy" thật lớn,  những con Dế  khác của đám bạn tui cũng gáy theo rân trời,  chắc những con Dế kia nghe tiếng "Gáy" của con  Dế hang Rắn thách thức gì đó nên cả đám Dế đồng thanh lên tiếng. 

 Nghe đám Dế đá dưới học bàn của học sinh trong lớp đồng thanh "Gáy" như vậy,  cô Hương ngừng giảng bài và cất tiếng hỏi:

 - Em nào đem Dế vô lớp hãy  đem hết lên đây nộp cô. Giờ học mà như vầy thì cô không chấp nhận,  mau lên các em. 

 Lần lượt mấy đứa bạn tui đem những cái hộp quẹt có đựng con Dế bên trong đặt lên bàn của cô Hương, để chắc chắn rằng không còn đứa nào còn "Tàng trữ " món hàng "Lớp cấm" này,  cô Hương nhắc lại:

 - Em nào còn giữ Dế phải đem lên nộp cho cô, nếu cố tình giấu giếm cô sẽ phạt thật nặng nghe rõ chưa. 

 Cả lớp đồng thanh đáp:

- Dạ thưa cô chúng em nghe rõ rồi ạ. 

 Gom hết mấy hộp Dế cô Hương đưa cho Thằng Chí Hùng Trưởng lớp, cô dặn nó:

- Chí Hùng, đem hết mấy hộp Dế lên văn phòng ông Đốc (Hiệu trưởng), thưa với thầy cho cô gửi tạm. 

 Thằng Chí Hùng đỡ lấy mấy hộp Dế bằng hai tay thật trân trọng,  nó lui gót mang "Tang vật" đi thật nhanh đến văn phòng ông Đốc. 

 Cô Hương lại tiếp tục cho học sinh chép bài, chưa đầy ít phút sau cả lớp nghe tiếng Dế "Gáy" lần nữa, nhưng lần này tiếng gáy không lớn và có vẻ như ở nơi xa xăm nào vọng đến, biết chắc là có đứa nào còn giấu con Dế của mình,  cô Hương đùng đùng nỗi giận, cô Hương nói:

 - Cô nhắc lại lần cuối,  em nào đang giữ con Dế mang lên nộp cô liền, nếu em nào ngồi kế bạn giấu Dế không báo cô biết cũng sẽ bị phạt luôn. 

 Thằng Lạc nghe cô Hương nói dứt khoát như vậy, nó đánh lô tô trong bụng, nó cũng muốn nộp cô cho rồi chuyện, nhưng nghĩ lại mất những hai cắc bạc nó không đành lòng, nếu không nộp mà cô bắt được có khi cô bắt mời phụ huynh vô làm việc thì khốn,  thằng Lạc như đang trôi lơ lửng  giữa hai dòng nước,  chưa biết tính sao bổng nó thấy thằng Tư Con ngồi cạnh nó đang đứng dậy như muốn thưa thốt với cô điều gì, chợt thằng Lạc nhớ lại câu cô mới "Rung cây nhát khỉ" khi nãy của cô nên nó biết thằng Tư Con sợ liên lụy đến mình. 

 Tư Con nói lớn:

- Dạ thưa cô trò Lạc còn giấu con Dế trong cặp táp để trong hộc bàn đó cô. 

 Nghe Tư Con tố mình, vừa sợ vừa giận nên thằng Lạc dùng chân đạp mạnh lên chân thằng Tư con,  nó nói gằn trong miệng:

 - Thằng quỷ này nhe mậy,  ai cho mầy thèo lẽo vậy. 

 Bị đạp cái đau điếng,  thằng Tư Con sùng máu lên nó méc cô luôn:

- Thưa cô,  em méc cô nên trò Lạc trả thù đạp chân em đau quá chừng luôn cô. 

 Cuối cùng con Dế hang Rắn cũng không có cơ hội thoát khỏi "kiếp nạn" như những con Dế khác,  Thằng Lạc rất buồn khiến nó không còn tâm trí để nghe cô giảng bài buổi sáng này. 

  Bị cô Hương tịch thu hết các con Dế trong giờ học nên đứa nào cũng ấm ức,  nhưng nghĩ lại lỗi tại mình bởi vậy khi ra về đứa nào cũng buồn thiu hiện rõ lên gương mặt, như để cố vớt vát lại thằng Lạc nó ra ý kiến như sau:

 -Tao tiếc con Dế hang Rắn ghê hồn luôn, dễ gì có có hội có được con Dế này lần nữa. 

 Rồi nó rủ cả đám "Nạn nhân" đi bắt Dế thay vì mua cho đỡ tốn tiền, vì những mùa Dế trước đây nó thấy những ông anh trong xóm đi bắt Dế kiểu này, nhiều con Dế Than, Dế Lửa cũng bự và đẹp không thua gì con Dế hang Rắn bị tịch thu, cả đám nghe thằng Lạc rủ rê có đứa đồng ý, có đứa sợ sệt bàn lui:

 - Chèn ơi. Xuống đường ray xe lửa bắt Dế nguy hiểm lắm nha, tui nghe ở Biên Hòa có đứa bị xe lửa đụng xém chết cũng do lật đá đường ray bắt Dế đó. 

 Thằng khác nghe vậy phản ứng lại:

 -Xe lửa nó kéo còi xa lắm,  nghe tiếng nó thì mình dạt qua hai bên lề đâu có ăn nhằm gì mà sợ, nếu không xuống đó bắt là  không có Dế tốt đâu. 

 Bàn tính đã đời rốt cuộc đứa nào cũng đồng ý tham gia, duy chỉ có thằng Ba Lọn không hưởng ứng,  không phải Ba Lọn nhát gan,  nhưng nó thừa biết nếu nó xuống đường ray bắt Dế thì ông Năm tía nó sẽ "Nổi trận lôi đình" đập cho te tua vì nó là con một trong nhà, nếu lỡ có bề gì thì lấy đâu ra người nối dõi tông đường nên nó đành gác lại nỗi "Thèm thuồng" khi thấy chúng bạn cùng nhau đi bắt Dế đá. 

 Chiều lại, cả bọn xúm xít ở dốc cầu Hang dưới nơi gần kho xăng của nhà binh,  trèo xuống cái dốc ngoằn ngoèo và khá sâu tụi tui cũng xuống được bên dưới  cầu Hang, mùi xú uế  dưới dạ cầu bốc lên nồng nặc,  thì ra thỉnh thoảng có người bị chột bụng bất tử, họ trèo xuống đây ngồi trên thanh đường ray để "Giải quyết bầu tâm sự" nên có mùi thật kinh khủng như vậy, mau chóng di chuyển đi chỗ khác, tụi tui đi nhẹ nhàng trên thanh đường ray,  có đứa không giữ thăng bằng được phải bước trên thanh tà vẹt để đi,  đến một đoạn khá xa cả đám chia ra từng đoạn để rình nghe tiếng Dế kêu, tui dỡ từng cục đá xanh bự (để chèn tà vẹt tạo sự êm ái khi xe lửa di chuyễn qua), chỉ mới lật vài cục đá thôi tui đã thấy Dế chui rút bên dưới,  thậm chí có cặp Dế đang tranh giành thức ăn hoặc tranh cô nàng Dế mái có cái bụng đen tuyền mượt mà thật quyến rũ, tui lòn tay xuống chộp lia lịa,  cũng con nhanh chân lủi  vô khe mấy viên đá xanh trốn biệt, sau khi bắt Dế chỗ nào tụi tui lấy đá chèn lại như cũ tránh để viên đá nằm chong chênh hây nguy hiểm cho đoàn tàu, mạnh ai nấy bắt nên không ai giành phần của ai, đang dự định rủ mấy bạn ra về,  tui chợt thằng Lạc đang bẻ một cành cây,  lấy làm lạ tui hỏi nó:

 - Ê Lạc mầy tính làm gì đó,  bắt được con nào chưa ? 

 Thằng Lạc không trả lời,  nó dùng ngón tay chỉ xuống một cái hang nằm sát cái mương thoát nước của đường rầy,  tui đến gần nghe tiếng Dế gáy thật lớn trong cái hang này,  nhìn kỹ miệng hang tui thấy có dấu vết con gì đã bò ra vô khiến miệng hang phẳng lì,  chợt nhớ lời ông Chín bán Dế,  ổng điên tả cho cả đám nghe nơi con Dế hang Rắn ở giống y như cái hang mà thằng Lạc sắp sửa đào,  tui nói nhỏ cho thằng Lạc nghe:

- Mầy cẩn thận nhe,  đây đúng là con Dế hang Rắn rồi đó,  đào cẩn thận nhe,  có gì tao phụ nè. 

 Tui cũng bẻ cành cây dài thủ sẳn trên tay, nếu có con Rắn nào chui ra bất tử tui sẽ "Bụp" nó liền. 

 Sau một hồi dùng cành cây đào xới, Thằng Lạc nó vui mừng như vừa trúng số, bởi trên tay nó con Dế lửa bự y chang con Dế hang Rắn mà cô Hương  tịch thu,  nó cười khanh khách và nói:

 -Trời cao có mắt. 

 Cả bọn tụi tui chúc mừng thằng Lạc vì cuối cùng nó cũng được bù đắp lại ước ao sở hữu  một con Dế lửa hang Rắn kia. 

 Quay tròn quanh cái thau nhôm cũ kỹ của nhà thằng Ba Lọn,  trận đấu giữa con Dế Hang Rắn của thằng Lạc và con Dế than đen ngòm của thằng Cảnh, thằng Cảnh "Khởi động  con dế bằng cách nó thọc cây chân nhang vô cái vòng cổ của con Dế than, nó chu cái miệng thổi phù phù con Dế than xòe hai cánh vỗ đều như đang bay, còn thằng  Lạc xin con Hồng một sợi tóc dài,  nó xếp đôi sợi tóc lại rồi  móc vô chân sau con Dế, nó quay vài vòng con Dế lửa hang Rắn xòe cánh bay theo vòng xoay của thằng Lạc, hai con Dế một con Than một con Lửa liệu con nào sẽ thắng,  phần thưởng của cuộc tỷ thí  này là một gói Me ngào đường xúc bánh tráng chiên giòn cho chủ nhân của nó. 

 Hai con Dế ăn miếng trả miếng xem ra bất phân thắng bại, có đứa nói:

 - Lửa đốt than thôi, mà hơn nữa con Dế hang Rắn thắng cái chắc. 

 Thằng khác chắc là cùng phe với thằng Cảnh chủ nhân con Dế Than lên tiếng:

-Chưa chắc đâu nghe,  chưa biết Mèo nào cắn Miu nào" nha, Than nhiều khi đè Lửa ói cơm luôn chứ ở đó. 

 Thằng nọ vừa dứt câu đã nghe thằng Cảnh la lên oai oái:

 - Mẹ bà nó,  chạy trối chết rồi kìa,  vậy mà ông Hai nhổ răng dám nói con Dế Than này khỏe lắm. 

 Tiếng reo hò của thằng Lạc vang trời,  mấy đứa ủng hộ con Dế hang Rắn cũng được dịp hả hê vì đúng như ông Chín bán Dế, đã nói không con nào đấu lại con Dế lửa hang Rắn hết. 

 Gói me ngào được đem ra, ăn chung,  bên thua ,  bên thắng cùng "Khán giả" đều có phần khiến ai nấy đều vui. 
                   ***
 Bắt dưới đường rầy xe lửa riết rồi cũng chẳng còn con Dế nào, bữa nọ thằng Cảnh rủ cả đám đi xa hơn để bắt Dế, nó nói:

 -Ê tụi bây, cậu Tư tao làm cho hảng RMK đang sửa đường ở Xa lộ Biên Hòa,  cậu tao nói mỗi lần ổng đi ngang cầu xa lộ thấy Dế nhiều lắm, nó bò trên thành cầu, bò vô các khe giãn nở  của mặt cầu,  có khi nó bay ngờ ngờ trước mặt tha hồ mà bắt. 

 Nghe thằng Cảnh diễn tả, đứa nào cũng khoái chí,  nhưng từ Gò vấp mà chạy qua cầu xa lộ là đoạn đường khá xa, hơn nữa tụi tui sao dám cưỡi xe đạp ra xa lộ, nhưng không ngờ thằng Tám Ngàn nó nhỏ to với anh Năm Chuột của nó thế nào đó,  anh Năm lấy xe ba bánh mà hàng ngày anh đi rảo khắp hang cùng ngõ hẻm  để mua ve chai để chở cả đám tụi tui đi bắt Dế cầu xa lộ. 

 Đúng như cậu Tư của thằng Cảnh nói,  Dế ở cầu xa lộ thật nhiều do ban đêm đèn cao áp trên cầu chiếu thật sáng,  những đàn Dế từ các chân ruộng nứt nẻ trồi lên bay theo ánh sáng của đèn, chúng tụ tập ở đó để kiếm ăn cho đến sáng mới chui vào kẹt vào hốc,  lúc này thì chúng được những người  bắt Dế lượm từng con bỏ vô lồng không tốn nhiều công sức. 
                       ***
  Sáng nay thức dậy thằng Lạc buồn hiu, nó thất thần khi thấy con Dế hang Rắn của mình nằm bất động,  xác nó bị bầy kiến vàng bu đầy, thằng Lạc thắc mắc tại sao đám kiến tấn công con Dế hang Rắn khiến nó chết tức tưởi,  khi nó hiểu ra thì chuyện đã rồi. 

 Thấy con Dế Hang Rắn của mình không còn lanh lợi như những ngày mới bắt về, thằng Lạc nghe đủ lời bàn,  nào là phải cho nở ở nơi đất ẩm thấp, làm hang cho nó trú ẩn, cho nó ăn cải xà lách, giá sống.... 

 Thằng Lạc làm đủ cách mà con Dế lửa hang Rắn cũng đừ căm, thấy vậy thằng Tư Con bày cho thằng Lạc một chiêu "Thần sầu quỷ khóc" nó nói :

 -Lạc nè, mầy cho nó ăn đậu xanh nấu đường là nó mạnh liền hà, mầy vớt cái ép cho hết nước rồi mới cho nó ăn nha. 

 Có bệnh thì vái tứ phương,  với ý nghĩ phước chủ may thầy nên thằng Lạc làm theo sự chỉ vẻ của thằng Tư Con, rốt cuộc con Dế lửa hang Rắn phục hồi đâu không thấy mà bầy kiến lửa có bữa ăn thật ngon lành. 
                    ***
 Cả đám bạn bè vây quanh thằng Lạc,  nó phủi đám kiến vàng ra khỏi xác con Dế thân yêu của mình,  nó lấy cái hộp nhỏ lót bông gòn trắng tinh nơi đáy hộp,  xác con Dế được đặt  vô đó,  nó thả vô vài cánh hoa Mười giờ rồi đậy nắp hộp lại, tự tay nó đào một cái lổ trong vườn rau trước nhà,  thằng Lạc thả cái hộp đựng con Dế xuống, nó cào đất lấp lại và ém chặt xuống như thể nó nhờ đất nơi này ôm chặt lấy thân xác con vật mà nó hàng yêu quý...



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Aug/2019 lúc 11:25am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2019 lúc 2:55pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Aug/2019 lúc 11:55am

Bài văn tả Mẹ

Giờ tập làm văn, tôi luôn được cô giáo khen bài viết của mình và thường lên đứng giữa lớp để đọc bài tập làm văn của mình cho cả lớp nghe. Bài viết của tôi bao giờ cũng đạt điểm 7, 8 - điểm cao nhất dành cho môn tập làm văn. Tôi luôn hãnh diện vì điều đó và dường như chưa một bạn nào trong lớp phá được “kỷ lục” của tôi.

Như mọi khi, tôi lại được cô giáo gọi lên đọc bài văn “Em hãy tả về người mẹ của mình”. Tôi ngước cao mặt, đĩnh đạc bước lên giữa lớp trong sự nể phục của các bạn và cất cao giọng đọc: “Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ bảo ”Lớn lên con gái đừng gội đầu bằng dầu gội mà nấu trái bồ kết gội cho tóc đẹp như của mẹ”. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm! Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình, tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em...”.

Đó là những lời văn mà tôi đã được chị gái dạy để tả về người mẹ của mình. Những bài văn của tôi luôn được điểm cao vì trước khi viết tôi luôn “tham khảo” ý kiến của chị rồi tưởng tượng thêm để diễn đạt cho hay. Có lẽ với trí tưởng tượng phong phú nên tôi sớm nổi tiếng là học sinh giỏi văn của trường.

Đọc xong bài văn tả mẹ của mình, tôi sướng lâng lâng trong người và đi về chỗ trong tiếng vỗ tay của các bạn. Đợi giây lát, cô tôi bảo: “Bài văn tả mẹ của bạn Duyên rất hay. Câu cú gãy gọn, diễn đạt trôi chảy. Các em nên học cách diễn đạt của bạn để viết văn cho hay và phải đọc thêm nhiều sách. Hôm nay, cô muốn các em nghe thêm một bài văn nữa. Cô mời bạn Hùng".

Tôi thoáng ngạc nhiên vì Hùng mồ côi mẹ từ năm 6 tuổi, nhà Hùng rất nghèo và Hùng chỉ học giỏi môn toán. Tôi thầm cười khi nghĩ “Chắc Hùng viết nhăng viết cuội nên bị cô phê bình đây”. Hùng cúi đầu cầm tập bước lên bảng và đọc: “ Em không còn mẹ. Mẹ mất đã lâu lắm rồi nên em không nhớ rõ khuôn mặt của mẹ. Mỗi lần nhớ mẹ, em chỉ nhìn lên tấm ảnh trên bàn thờ mẹ, nhớ mẹ, thương mẹ rồi chỉ biết khóc mà thôi! Mẹ mất khi em bé của em mới một tuổi. Lúc đó ba cực lắm vì phải vừa đi làm vừa nuôi em và em gái. Em gái cứ bệnh rồi khóc hoài. Sáng, ba dậy thật sớm để nấu cháo để lấy nước pha sữa cho em. Mùa mưa, nhà dột ướt không đủ chỗ ngủ, ba ru em và em gái ngủ xong rồi nằm xuống sàn nhà. Sáng thức dậy em đã thấy ba nấu sẵn nồi cháo và kèm theo tờ giấy dặn:”Con nhớ ăn sáng rồi mới đi học”.

Ba em là công nhân vệ sinh nên sáng phải dậy thật sớm làm sạch đường phố trước khi mọi người thức giấc. Em chuẩn bị đi học ba mới trở về lo cho em gái. Buổi chiều, em đi học về trông em cho ba đi làm tiếp. Ba em cực lắm nhưng lúc nào ba cũng dịu dàng như mẹ. Em ước ao mẹ mình còn sống để đỡ đần công việc cho ba. Em thèm được như các bạn có mẹ, được mẹ ôm vào lòng, được mẹ khâu áo khi bị rách, được nghe mẹ hát ru em bé ngủ như cô Tư ở sát nhà. Mỗi lần nghe cô Tư hát ru con, em lại nhớ mẹ và nước mắt trào ra. Ba bảo: “Mẹ bây giờ đã thành cô tiên ở tận trên trời cao, mẹ cũng nhớ và thương con lắm nên con phải học thật giỏi mẹ mới vui”. Em cũng thầm hứa với ba, sẽ học giỏi, học giỏi rồi mẹ sẽ sống lại với cha con mình, phải không ba?

Em càng lớn mái tóc ba càng bạc nhiều hơn. Nhìn ba tảo tần lo cho em và em gái ăn học, em thương ba lắm chỉ mong mình nhanh lớn để đi làm giúp ba, nuôi em gái. Em không còn mẹ nhưng ba chính là người mẹ vĩ đại trong cuộc đời em. Em yêu ba vô cùng...”.

Những dòng cuối cùng, Hùng đã đọc trong nước mắt, cả lớp đều khóc, cả cô giáo cũng khóc và không biết tự lúc nào, nước mắt của tôi cũng lăn dài trên khuôn mặt của mình...

Chiều nay, con gái tôi về nói với mẹ: “Mẹ dạy con bài văn tả về mẹ nha mẹ”. Tôi ôm con gái vào lòng và kể lại câu chuyện bài tập làm văn tả mẹ của Hùng cách đây hơn 20 năm...

Hồ Duyên
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2019 lúc 2:57pm

Chú Xe Ôm


Chú xe ôm dừng xe trước cổng cho cô sinh viên xuống. Bất ngờ cô đưa chú gói quà và nói:

- Chú về nhà rồi mở ra xem nhé.

Bắt đầu ngày mai cháu không đi học nữa, hôm nay cháu đã tốt nghiệp rồi. Cám ơn chú nhiều.

Chú xe ôm về nhà, cất xe, vào phòng mở gói quà ra, ngoài bộ quần áo còn có cả số tiền rất lớn, và một bức thư như sau:
 
''Thưa thầy, em là Tuyết Lan học toán với thầy năm lớp sáu ở trường Nguyễn Trãi. Lên lớp chín thì em nghe tin thầy bị giảm biên chế, đồng thời thầy cũng bị đau dây thanh quản nên khó nói. Từ đó thầy đi lái xe ôm kiếm sống, lúc nào cũng đeo khẩu trang kín mít để đừng có học trò nào nhận ra. Nhưng em đã nhận ra thầy khi thầy ngồi đón khách ở ngã tư Bình Hưng. Từ đó, em không tự đạp xe đi học nữa mà đặt mối thầy chở em đi học suốt hết lớp chín, hết phổ thông, và lên đại học.

Sáng nào đi học em cũng lấy theo 3 phần ăn, một cho em đến lớp ngồi ăn, hai biếu thầy một phần, và ba là biếu bà bán vé số nghèo ở góc đường Nguyễn Du. Ngày nào em cũng mua cho bà mấy tờ vé số, rất mong trúng số, nhưng chẳng hy vọng lắm.

Bố mẹ em hay thắc mắc về hành vi của em, nhưng vì cưng em nên bố mẹ cũng chìu ý em.

Em phát hiện thầy rất yêu nghề dạy học. Dù không đến lớp nữa, nhưng thầy đã lập một trang web dạy kèm cho tất cả ai bị yếu toán.

Thầy đã dạy dỗ tận tình, giúp nhiều bạn lấy lại căn bản toán bị mất, để các bạn có nền tảng học tiếp. Thầy cứ tập trung hướng dẫn biết bao học sinh trung học cơ sở trở nên vững về toán. 

Thì ra ban ngày thầy chạy xe ôm, ban đêm thầy lên internet để dạy học miễn phí. Em nhận ra thầy vì cái cách nói quen thuộc của thầy vào cuối các buổi học là “các em gắng học để sau này phụng sự cho đời”.

Bây giờ lên mạng thầy vẫn nói câu đó. Trong cuộc đời thực, thầy là chú xe ôm đen đúa vất vả, nhưng trên mạng thầy vẫn còn uy phong của một thầy giáo tận tụy hiền lành.

Hình như trời không phụ lòng người, thầy không biết là em mua mãi rồi cũng trúng số độc đắc, lúc đó em đang học năm thứ ba. Em lĩnh tiền rồi đưa hết vào gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Em kiên nhẫn chờ đến hôm nay.

Hôm nay em đã tốt nghiệp nên sẽ không còn đi xe ôm nữa mà sẽ tự lái xe máy đi làm. Em kính biếu thầy một phần số tiền trúng số độc đắc của em như chút lòng tri ân của người học trò ngày xưa, mà sự thành công của em hôm nay đã có không ít ơn thầy trong đó.''

“Nhất tự vi sư – Bán tự vi sư”
 

Mai này dù có đi xa, không còn hằng ngày ngồi trên xe của thầy nhưng em vẫn luôn nhớ về “chú xe ôm” thân thể gầy gò có trái tim tình người quý báu, và dưới mái tóc đã bạc ấy là một tâm hồn cao cả.../.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.426 seconds.