Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Nov/2019 lúc 3:16pm

Chim bay về biển

 

Một mai chim bỏ bay về biển

Ta đứng một mình ngó nhánh sông

Ta khóc nhìn theo giòng nước chảy

Nghe trăm ngọn sóng vỗ trong lòng

(Sương Mai)

Một cánh chim vừa bay ra biển, nhỏ dần rồi mất hút giữa mênh mông. Tôi mơ hồ như hình ảnh của chính mình đang tìm về quê cũ. Hình dung đến thành phố Nha trang xưa, nơi mà nếu không có biển sẽ không còn lãng mạn để người ta nhắc nhớ, đắm say, cũng có thể làm nhẹ đi ít nhiều tiếc nuối của nhưng người Nha trang xa xứ.  Bờ biển cát từng chôn giấu những hang động tuổi thơ và ôm ấp dấu tích của bao cuộc tình thơ mộng, nước biển đã cuốn trôi đi, nhưng không thể xóa mất trong ký ức của nhiều cặp tình nhân mà bây giờ tóc ai cũng bạc. Âm thanh những ngọn sóng rì rào đã dệt nên những bài thơ, những bản tình ca từng làm khuấy động bao trái tim người, mà dư âm dường như vẫn còn vang vọng mãi.

Nha trang đẹp đẽ, hiền hòa và thơ mộng đó bây giờ đã không còn nữa. Đã trở thành một Nha trang xa lạ, như thuộc về ai đó chứ không phải của mình. Đó là cảm nhận xót xa của đám bạn bè tôi, không chỉ người đã rời xa mà cả những người vẫn còn ở lại với Nhatrang, sống với Nhatrang gần trọn một đời.

Nhà văn Nguyễn xuân Hoàng, một đồng môn huynh trưởng cùng trường Võ Tánh, sau 15 năm trở lại Nhatrang, đã viết:

Mười lăm năm sau ngày ra khỏi nước, tôi quay trở về như một người xa lạ. Thành phố tôi đã ở thời tuổi nhỏ như nhỏ lại, những con đường quen đã xa lạ, tiếng sóng biển vọng lại âm thanh đều đặn kỳ quái của một vùng biển chết nào. Bãi cát không còn cái màu của thời tôi mới lớn và rừng dương đã bi xóa khỏi bản đồ trái tim.

… tôi trở về nhìn lại biển xưa thấy không còn lại chút dấu vết nào của những ngày trốn học, những buổi trưa hạnh phúc nằm trên bãi cát, gối đầu lên hai cánh tay, đấp mặt bằng cành lá dừa, ngủ một giấc chờ đến giờ tan học lủi thủi trở về”( trích trong “Nhà Từ Đường” tháng 5.2013- trên VOA)

Một chị bạn , hiện định cư ở thành phố Seattle bên Mỹ. Năm 1954 là một cô bé 7 tuổi, di cư theo gia đình từ Hà nội vào Sài gòn. Ông bố là quân nhân, được bổ nhậm ra một đơn vị ở Nhatrang. Cô rất vui mừng được theo cha ra sống ở thành phố biển. Thi đậu vào lớp đệ thất  trường Võ Tánh. Nhưng chỉ mấy năm sau lại bịn rịn bỏ lại bạn bè, theo bước chân cha ra tận Quảng Nam, rồi Huế. Sau này trở thành cô giáo trung học, lên cao nguyên sống với phố núi và đám học trò Kinh – Thượng, giữa chiến tranh vây bủa, may mắn sống còn trong lần di tản kinh hoàng trên con đường Tỉnh Lộ 7B.Vậy mà một thời tuổi thơ ngắn ngủi ở Nha trang lại là mảng quá khứ đẹp đẽ nhất. Trong ký ức và cả trong trái tim, chị đã dành ngăn lớn nhất cho Nha Trang . Sang Mỹ định cư khá lâu, chị háo hức trở về thăm Nha trang, để rồi “chỉ thấy lòng buồn rười rượi, bởi đang đi trên đất Nha trang mà cảm giác như mình là  kẻ lạ, không tìm thấy bóng dáng Nha trang của mình ngày trước”.

Hai người bạn học cùng lớp với tôi. Sinh ra ở Huế, nhưng lớn lên và gần trọn một đời sống với Nhatrang. Trước 75 đều là thầy, cô giáo trung học, giờ chỉ âm thầm nhìn đời từng ngày trôi đi vô vị, viết những bài thơ buồn trước bao điều đổi thay ngao ngán. Họ ở lại với Nha trang cho đến hôm nay, sau bao nhiêu lần tưởng chừng Nha trang đã hất hủi, đuổi xô, không còn chỗ cho họ dung thân. Hai người bạn của tôi rất chí tình với bạn, sống chết với quê, vậy mà đã bao lần than thở: “không ra đi như mi, tớ ở lại với Nhatrang mà vẫn không tìm ra Nhatrang của bọn mình ngày trước! Không có gì đau hơn là sống trên chính đất nước mình mà cứ mãi hoài vọng một quê hương!” Và họ chỉ còn gặp lại Nhatrang trong ký ức, trong những bài thơ họ viết về một thời quá khứ, nghe chừng đã rất xa xưa như trong tiền kiếp:

chiều quá chén nửa đêm tỉnh giấc

mảnh trăng khuya vòi või chờ ai

trong cỏ ướt dế buồn thao thức

giữa quê nhà sao mãi hoài hương.

Từ buổi ấy đồng thu cỏ biếc

nghe âm u gió tạt mùa xa

người đứng giữa trời không – luyến tiếc

nghĩ ngợi gì tóc rủ sương pha.

….

Bao năm tìm lại con đường

nẻo xanh ngần ngại nghe chừng rất xa

chiều thu xứ ấy mù sa

tình thu thuở ấy cũng là chiêm bao.

(đ.ư.v)

Đám học trò bọn tôi thưở ấy, giờ tóc ai cũng bạc. Sau cuộc thăng trầm quá lớn, nhiều khi tưởng mình giờ là một người nào khác. Dù còn sống ở quê nhà hay lưu lạc tha phương, ai cũng đã phải trải qua một cuộc đổi đời bi thảm. Vết thương lớn, nhỏ trong lòng dường như vẫn chưa lành.

Lần trở lại Nha trang duy nhất để tìm bốc mộ thân phụ bên ngoài một trại tù “cải tạo”, cách đây đúng mười năm, tôi đi một mình trên những con đường xưa, nghe tiếng sóng vỗ xa xa mà trong lòng chỉ còn dội lại những dư âm ngày cũ.

Tôi may mắn gặp lại vài ba người bạn học. Nhưng dường như tất cả đều nở nụ cười không trọn. Vui đó rồi buồn đó, bởi mỗi người một số kiếp long đong.

Một thằng bạn rất thân,cùng học ba năm cuối ở trường Võ Tánh. To con, đẹp trai và học giỏi. Sau này cũng là bạn lính. Ở tù hơn bảy năm nên bạn bè ai cũng nghĩ là nó đã đi diện HO và đang nổi trôi nơi nào trên nước Mỹ, không ngờ tôi còn gặp lại nó ở Nhatrang. Mặc dù bây giờ nó không được phép ở lại trong ngôi nhà và thành phố Nha trang xưa của nó.

Sau sáu tháng vào tù, căn nhà nhỏ của nó ở Nha trang bị tịch thu, cô vợ “Bắc Kỳ nho nhỏ” mang ba đứa con (mà đứa lớn nhất mới vừa năm tuổi) giao cho bà nội ở trên Thành, Diên Khánh, rồi sang sông…về đâu đó, không bao giờ trở lại. Bà nội thì già, mấy đứa nhỏ bấu víu vào ông chú, vừa tốt nghiệp kỹ sư Nông Lâm Súc, nhưng bởi có ông anh là “ngụy đang cải tạo”, nên đi làm phụ hồ cho một ông thợ nề là bác họ. Trong lúc phụ hồ sửa sang một bệnh viện, anh làm quen được một chị đầu bếp. Không biết tài ăn nói thế nào mà anh làm cô động lòng trắc ẩn, thương cảm hoàn cảnh mấy đứa cháu dại không mẹ không cha. Cô sẵn sàng làm mẹ nuôi. Với tất cả tiền bạc và tấm lòng, đã cưu mang ba đứa bé không thua gì một người mẹ. Ba đứa nhỏ lớn lên cứ tưởng cô là mẹ. Cái tình mẫu tử này sao mà hiếm hoi và bi tráng quá. Thì ra trong cái thời nhá nhem tình nghĩa ấy vẫn có những tấm lòng còn hơn cả những chữ Từ Bi viết trong mấy ngôi chùa.

Bảy năm sau, thằng bạn tôi được thả về, cúi mình trước người con gái ân nhân để xin nói một lời tạ ơn. Cô nắm tay ngăn lại. Đúng giây phút ấy, bốn mắt nhìn nhau và cùng rơi lệ. Họ ôm nhau, yêu nhau rồi lấy nhau. Hôm gặp chị, tôi tò mò hỏi lý do nào chị lại yêu và lấy thằng bạn khốn cùng của tôi trong lúc chị còn con gái. Chị bảo vì không thể rời xa ba đứa nhỏ mà chị xem như con ruột của mình. Chính cái tình thương và sự gắn bó ấy mà chị trở thành vợ của ba nó. Còn tôi thì lại mơ màng suy ngẫm đến hai chữ duyên nợ của đất trời. Sau này chị làm đầu bếp cho một nhà hàng ở bờ biển Nha trang. Thằng bạn tôi và mấy đứa con vẫn sống trên Thành, vì với cái lý lịch đen, không thể xin được cái hộ khẩu trở về thành phố cũ. Còn chị vợ thì tiếc cái hộ khẩu ở thành phố, mà không muốn chuyển lên vùng quê Diên Khánh.

Cũng chính vì Nha trang đã tạo nên cái hộ khẩu mỗi người mỗi nơi ấy, mà khi thằng bạn của tôi được gọi phỏng vấn xin đi theo diện HO, bị phái đoàn Mỹ từ chối, trả lại hồ sơ và sỉ vả một trận, vì nghĩ chị vợ tốt bụng này chỉ là vợ giả, trả tiền cho nó để được bỏ nước ra đi. Chuyện tình ngay mà lý gian ấy cũng đã làm vợ chồng tốn kém và khốn khổ một thời. Sau mấy lần khiếu nại, cái ân sủng cuối cùng là: chỉ có người cha và ba đứa con được ra đi vào đợt cuối HO. Còn chị vợ sẽ vĩnh viễn không bao giờ được bước chân đến Mỹ.

Bạn tôi quyết định ở lại với người vợ ân tình, mà anh coi như ông trời đã sai xuống dương trần này để gánh vác cho mấy cha con.

Bây giờ ba đứa con đã là người lớn. Thằng bạn tôi ở nhà chăm sóc ngôi từ đường, nuôi mấy con heo và nấu cơm cho con cho vợ. Chị ấy vẫn làm ở khách sạn dưới Nha Trang, tối lại chạy về Diên Khánh!

Hôm đứa con gái lớn lấy chồng, chị khuyên mãi thằng bạn tôi mới báo tin cho bà mẹ ruột bạc tình, bây giờ đang lấy một ông chồng người Thụy Sĩ. Bà ấy cũng vác bộ mặt đầy son phấn trở về. Nhưng đứa con gái chỉ cho bà đến nhà hàng dự tiệc mà từ chối sự hiện diện của bà trong hôn lễ. Con bé bảo rằng, bà chỉ là một cái máy đẻ ra tôi, nhưng mẹ tôi chính là vợ của ba tôi bây giờ.

Tôi rót một ly rượu mừng cho cả cái vô phúc lẫn cái diễm phúc của thằng bạn cũ, nhưng rót đến hai ly để mời vợ nó. Một ly mừng và một ly để nói hộ giùm tôi lòng biết ơn và ngưỡng mộ.

Tôi quay sang bảo thằng bạn:
– Dường như chính phủ Mỹ vừa cho mở lại diện HO, mày thử nộp đơn lại xem sao.

Nó xua tay:
– Tao chẳng cần đi đâu nữa, vì ở đâu có bà vợ tao đây là ở đó có thiên đường.

Tôi đùa:
– Mày nói còn hay hơn mấy ông linh mục trong nhà thờ.

Tôi choàng tay ôm vợ chồng nó mà nước mắt trào ra. Tôi nghĩ, nó vẫn còn tác phong của một thằng lính. Khi chia tay, nó ôm vai tôi buồn bã:

-Mày thấy không, cái thành phố Nha trang mà tao sống cả một thời đẹp đẽ, giờ cũng phụ bạc tao, gây cho gia đình tao bao khốn khó! Từ ngày thuộc về bọn CS, Nhatrang với tao là một vùng đất xấu, lạ lẫm. Mày còn nhớ tác phẩm tiếng Pháp Le domaine maudit” của ông thầy Cung Giũ Nguyên?

Tôi thực sự chưa hiểu, chỉ thấy mơ hồ có một điều gì đó không ổn trong cách suy tư của nó. Nhưng tôi cảm được nỗi đau của nó.

Một cô bạn học từ những năm đệ ngũ, đệ tứ bên trường Văn Hóa. Một lần sang Mỹ thăm cô con gái là sư cô ở một ngôi chùa vùng Los Angeles, bất ngờ đọc được bài viết của tôi trong Đặc San Liên trường Võ Tánh & Nữ Trung Học Nha Trang, trong đó tôi có nhắc đến tên nàng, rồi lần mò tìm ra tông tích của tôi. Ngày xưa là một cô bé khá xinh và học giỏi. Sau này có thời làm phóng viên chiến trường. Ông chồng gốc Võ Bị Đà Lạt, chết một tháng trước ngày có chuyến bay theo diện HO, nên nàng và hai cô con gái không được đến Mỹ. Dắt con lưu lạc khắp nơi, với một số vốn liếng của mẹ cha để lại. Nàng bảo nhiều lúc nhớ Nhatrang lắm, thử quay về, nhưng rồi thấy lạc lõng, mọi thứ chỉ mới đây thôi mà sao giờ trở thành xa lạ quá.  Cuối cùng, mẹ con quyết định mua một căn nhà bên cạnh Quan Âm Tự ở Sài Gòn xa lạ. Cô con gái út vừa học đại học vừa tu học trong chùa. Còn nàng thì tu tại gia và cũng là một nhà thơ. Hôm ngồi trên máy bay trở lại Bắc Âu, tôi đọc hết hai tập thơ của nàng ký tặng lúc chia tay. Có nhiều bài tiếc nhớ Nhatrang xưa. Nha trang của nàng và của đám bọn tôi. Nàng làm thơ Đường thật hay và cảm động. Tôi nghĩ, nếu Đức Phật mà đọc được thơ của nàng chắc cũng phải rơi nước mắt xuống tòa sen.

Một thằng bạn khác cùng học trường Võ Tánh. Sau này gặp nhau trong cùng một đơn vị lính. Đánh giặc rất lì, nhưng luôn bị “đì” bởi bản tính ngang tàng không nể mặt cả cấp chỉ huy. Trong khi đang ở tù ngoài Bắc, chị vợ ở nhà chán chường cuộc sống, lội xuống biển Nha trang tự vẫn, để lại một thằng con trai năm tuồi. Nơi người ta tìm ra thi thể của chị, chính là bờ cát dấu tích yêu đương hẹn hò, thưở hai người mới quen nhau.

Ra tù, không thể sống trên thành phố quê hương một thời đẹp đẽ giờ chỉ còn là mảnh đất thê lương tang tóc, mỗi ngày phải ám ảnh bởi cái chết đau đớn của người vợ trẻ đẹp dấu yêu, nó dắt mẹ già và đứa con thơ vượt biển. Sang Mỹ, nhờ mẹ chăm sóc cho đứa con, nó vừa đi làm vừa đi học. Được bạn bè khen, nó bảo: “chẳng phải tao siêng năng chăm chỉ gì đâu, nhưng vì không muốn còn có chút thì giờ rảnh rang nào để nghĩ ngợi mông lung, hồi tưởng về một quá khứ đau lòng”. Nó chưa bao giở về lại Nhatrang. Bạn bè ai cũng phục khi nó lấy được bằng Cao học Tâm Lý ( Master of Psychology) và có công việc làm lương cao, ổn định. Trong đám bạn bè bất hạnh, nó là đứa thành công nhất. Bỗng một ngày được tin nó chết. Chết đau đớn. Thuê phòng trong một khách sạn ở gần nhà, rồi đến đó dùng súng bắn vào đầu mình tự sát, để lại mấy lá thư. Tôi nhận được lá thư nó viết cho tôi, được cảnh sát giao lại, nét chữ đẹp đẽ ngay ngắn, chứng tỏ nó rất bình tĩnh trước khi tự kết liễu đời mình.

Xin lỗi mày, tao đi trước mà không kịp chia tay với mày. Bọn mình rồi sẽ như những con chim đã đến lúc phải bay về với biển. Mày đừng nghĩ là tao buồn. Tao vui lắm đó. Thôi thì tao đi trước để dọn chỗ cho bọn mày, đám bạn bè thân thiết nhất của tao. Chỉ có một điều tao tiếc và ân hận là đã không được chết ở chiến trường như bọn thằng Lâm, thằng Bê, thằng Pho, anh Tài, Đức”.

Đọc xong thấy lòng đau đớn như có nhiều vết chém, vậy mà không biết vì sao tôi không khóc được.

Những người tiễn đưa nó hôm ấy, hầu hết là bạn bè cùng đơn vị xưa, và một số bạn học cùng trường Võ Tánh Nha trang.

Năm ngoái, một chị bạn cùng trường Võ Tánh, cùng học Ban C sau tôi một năm, định cư ở Canada, cũng đã ra đi, sau hơn hai năm chống chọi với căn bệnh ung thư. Tôi và có lẽ hầu hết bạn bè Võ Tánh rất mến phục cô bạn có tấm lòng và rất khí khái này từ những năm 1962-1963. Mọi người đã ưu ái tặng chị biệt danh “Nữ hoàng xuống đường”. Luôn sống hết lòng với bạn bè và quê hương đất nước. Quyết liệt, kiên cường trước những bất công, bạo lực. Những ngày lâm bệnh, sớm ngộ Đạo Đất Trời, chị buông bỏ tha thứ hết những hờn giận ân oán riêng tư. Một thời gian trước khi mất, chị vẫn  liên lạc trao đổi với tôi về những kỷ niệm Nha Trang, về tình hình chính trị ở quê nhà với  nhiều hy vọng, và tiếc là không thể sống lâu hơn để chứng kiến ngày chế độ Công sản man rợ độc tài cáo chung trên quê hương. Chị ra đi, để lại bao thương tiếc cho gia đình, người thân và tất cả bạn bè. Chị mong muốn và dặn dò, sau khi chị mất xin gia đình hỏa thiêu và mang tro cốt của chị rải ở ngoài khơi Thái Bình Dương để hương linh của chị theo biển trôi về quê nhà, bên kia bờ đại dương, ở đó có bãi biển Nha trang thơ mộng, nơi chị sống cả một thời tuổi thơ và lớn lên với những vui buồn, vinh nhục.Tôi hình dung đây không phải là cánh hải âu mà là một cánh đại bàng hùng vĩ, đẹp đẽ vừa bay về với biển.

Cuối tháng 2/2013, trước khi trở về lại Bắc Âu, tôi bất ngờ nhận được hung tin: hiền thê của một anh bạn qua đời vì một chứng ung thư khó chữa. Chị là cựu nữ sinh Nữ Trung Học Nha Trang, và sau này là một người đàn bà tuyệt vời. Gia đình anh chị là một đại gia đình quân đội. Các con của chị đều là sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ, một cô con gái tốt nghiệp từ quân trường nổi tiếng West Point. Sau này đều trở thành những bác sĩ, luật sư. Phu quân của chị là một người bạn, người đàn anh của tôi ở trường Võ Tánh cũng như trong quân đội ngày trước. Con nhà giàu, đẹp trai và tính tình hào hoa vui tính. Là môt sĩ quan trẻ đầy phong độ khi tốt nghiệp từ trường Võ Bị Đà Lạt, đối tượng của nhiều cô con gái Nha trang thuở ấy. Ngày anh quyết định làm đám cưới với chị, chắc chắn có nhiều cô tốn khá nhiều nước mắt. Cuộc tình đẹp. Một gia đình thành công, hạnh phúc. Chị luôn bặt thiệp vui vẻ, hết lòng với bạn bè, đồng môn, đồng đội cũ của chồng. Nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Ai cũng quí mến chị. Vậy mà đùng một cái, chị ra đi, đột ngột chẳng ai ngờ.

Hôm dự dám tang chị, rất nhiều bạn bè cùng khóa Võ Bị với anh và đồng môn thân quen thời Võ Tánh & Nữ Trung Học Nha trang, từ mọi nơi về tiễn biệt. Trong nhà nguyện không còn chỗ đứng. Anh chồng ốm nhom, tiều tụy. Khi nói lời chia buồn, tôi ôm đôi vai gầy gò mà thấy thương anh, tội nghiệp. Khuôn mặt hốc hác, đôi mắt quầng thâm. Tôi nghĩ là anh đã khóc thầm nhiều lắm, ở cái tuổi đã trải qua bao thăng trầm mất mát, tưởng như không còn nước mắt.

Khi nhìn quan tài chị được đưa vào lò thiêu. Cửa lò đóng lại. Tôi tưởng tượng, lại thêm một cánh chim đẹp đẽ nữa vừa bay về với biển.

Tôi nghĩ rồi sẽ có môt ngày, thế hệ bọn tôi, những cô cậu học trò rời trường Võ Tánh vào những năm đầu thập niên 60, bây giờ đều đã trên tuổi 70, sẽ lần lượt ra đi. Tất cả cuối cùng rồi cũng là những cánh chim bay về với biển.

Bỗng lòng tôi chợt thoáng lên một chút băn khoăn. Những cánh chim di xứ ấy sẽ bay trở về đâu, khi Nha Trang ngày xưa của họ đã thực sự không còn. Thành phố đã cho họ một thời tuổi thơ đẹp đẽ hoa mộng, nhưng cũng đã để lại trong lòng họ quá nhiều đớn đau, mất mát sau cuộc đổi đời.  Những hang động tuổi thơ và dấu tích của những cuộc tình ngày xưa, tất cả giờ chỉ còn là cổ tích. Tôi nhớ lời thằng bạn còn ở lại Nha Trang, nhớ tới thầy tôi, nhà văn Cung Giũ Nguyên và tác phẩm Le Domaine Maudit viết từ năm 1961, như là một tiên tri của Thầy.

Phạm Tín An Ninh

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2019 lúc 7:19pm

Chiếc Khăn Mu Soa 


Hôm đó, tôi nhận được một CD gởi từ Bruxelles (nước Bỉ) trên CD thấy đề: “À Monsieur Tiêu Tu”. Chữ viết bằng bút feutre rõ nét, nói lên người viết có trình độ. Tuy viết “Tiểu Tử” không có dấu, người gởi viết tên của mình lại có dấu đầy đủ: “Exp: Nguyễn Thị Sương”! Vừa ngạc nhiên vừa thích thú, tôi vội vã đặt dĩa vào máy, nghe. Đó là giọng một người con gái miền Nam, trong trẻo, phát âm rõ ràng. Những gì cô ta nói đã làm tôi xúc động, có lúc tôi ứa nước mắt! Tôi đã nghe nhiều lần và cố gắng ghi chép lại đây. Dĩ nhiên là tôi đã viết để đọc cho suông sẻ chớ cô gái nói còn nhiều chỗ nghe sượng hay dùng từ chưa chính xác …
…Thưa ông,

Con tên Nguyễn Thị Sương, con của Nguyễn Văn Cương, một trong những nhân vật trong truyện ngắn “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” của ông.

Thưa ông. Con sanh ra và lớn lên ở Pháp, biết nói tiếng Việt nhưng không biết đọc và viết tiếng Việt. Vì vậy, con phải dùng cách nầy để liên lạc với ông. Xin ông thông cảm!

Hôm chúa nhựt rồi, chị Loan bà con bạn dì của con ghé nhà nói: “Sương ơi! Người ta nói về ba của Sương ở trong truyện ngắn đăng trên internet cả tuần nay nè! Chị in ra đem qua đây đọc cho em nghe.” Rồi chỉ đọc. Đó là truyện “Con Rạch Nhỏ Quê Mình”.

Thưa ông. Con chưa biết Việt Nam, nhưng những gì ông tả trong truyện làm như con đã thấy qua rồi! Bởi vì hồi con mới lớn ba con thường hay kể chuyện về cái làng Nhơn Hòa và con rạch Cồn Cỏ của ba con, về những người bạn của ba con hồi thời tuổi nhỏ, kể tỉ mỉ đến nỗi con có cảm tưởng như ba con đang cầm tay con dẫn đi coi chỗ nầy chỗ nọ (Nói đến đây, giọng cô gái như nghẹn lại vì xúc động. Ngừng mấy giây rồi mới nói tiếp…) Mà ba cứ kể đi kể lại hoài làm như là những hình ảnh đó nó ám ảnh ba dữ lắm. Sau nầy thì con mới hiểu khi ba con nói: “Hồi đó, ba đi Pháp quá sớm, ở cái tuổi chưa biết gì nhiều. Rồi qua đây, chóa mắt ngất ngây với những văn minh tiến bộ của xứ người làm ba quên đi cái làng nhà quê của ba. Điều ân hận lớn nhứt của ba là đã không viết gởi về một chữ để hỏi thăm bạn bè hồi đó. Ba phải về thăm lại Nhơn Hòa Cồn Cỏ, con à! “. Nói đến đó, ba ứa nước mắt nắm bàn tay con dặc dặc: “Mà con cũng phải về với ba nữa! Về để cho ba lên tinh thần! Về để thấy ba biết xin lỗi mọi người! Về để thấy ba biết nhìn lại cái quê hương của ba cho dầu nó có quê mùa xấu xí bao nhiêu đi nữa! Về để thấy ba chưa đến nỗi là thằng mất gốc!”. (Đến đây, không còn nghe gì nữa!) Xin lỗi ông! Con đã ngừng thâu để con khóc (Rồi giọng cô lạc đi) Con thương ba con! (Ngừng một lúc)

Thưa ông. Ba má con đều là giáo sư toán, dạy ở lycée. Má con mất hồi con mười tuổi. Bây giờ con làm chủ một tiệm sách ở Bruxelles, ba con dạy ở cách nhà không xa lắm. Một hôm, ba nói: “Ba được một thằng bạn học hồi ở đại học, người Phi Châu, mời qua xứ nó giúp tổ chức lại hệ trung học. Ba đã OK.”. Rồi ba đưa cho con một phong bì loại A4, nói: “Con ráng tìm cách về Nhơn Hòa Cồn Cỏ, trao cái nầy cho cô Hai Huê nói ba không quên ai hết!”. Con nhìn thấy trên phong bì ba viết “Mến trả lại Huê, kỷ vật của thời tuổi nhỏ. Cương”. Vậy rồi ba qua Phi Châu làm việc rồi mất ở bển trong mấy trận nội chiến (Chắc ngừng thâu ở đây nên không nghe gì nữa).

Thưa ông. Nhờ nghe đọc “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” mà con biết được mối tình một chiều của cô Hai Huê, biết được cái khăn mu-soa mà cô Hai đã thêu tặng ba con thuở thiếu thời. Cái khăn đó, bây giờ thì con biết nó đang nằm trong phong bì A4 mà con đang giữ để trả lại cô Hai. Và bây giờ thì con thấy thương cô Hai vô cùng và cũng thấy tội nghiệp ba con vô cùng (Chỗ nầy giọng cô gái lệch đi, ngừng một chút mới nói tiếp) Con nhờ ông giới thiệu con cho bác Sáu Lân, người đã kể chuyện để ông viết về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Con sẽ xin bác Sáu đưa con về đó để con làm theo lời dặn của ba con …
Địa chỉ và số phôn của con như sau:

Mlle Nguyên …


Con cám ơn ông.
Con: Sương
* * *
Nhớ lại, cách đây khá lâu, một thằng bạn ở Marseille (miền Nam nước Pháp) gọi điện thoại lên Paris cho tôi, nói:
“Dưới nầy trời tốt, mầy xuống chơi, đi câu với tao. Sẵn dịp, tao giới thiệu mầy cho một ông bạn mới từ Việt Nam qua định cư ở đây. Tao có khoe với ổng là mầy viết lách khá lắm. Ổng nói ổng muốn nhờ mầy viết một chuyện nhỏ ở dưới quê của ổng để ổng tìm một người bạn. Tao thấy coi bộ ngộ à! Xuống, đi!”.
Vậy rồi tôi đi Marseille. Sau đó, tôi viết “Con rạch nhỏ quê mình” với câu gởi gắm của ổng:
“Tôi nhờ ông viết lại giùm. Biết đâu chừng thằng Cương sẽ đọc. Để nhắc nó đừng quên con rạch Cồn Cỏ, đừng quên thằng Đực Nhỏ, thằng Lân, con Huê …”
Sau khi nghe CD và ghi chép lại, tôi gọi điện thoại xuống Marseille thì thằng bạn tôi cho hay là ông Lân đã dọn về ở ngoại ô Paris, cách đây mấy năm. Nó cho tôi địa chỉ và số điện thoại của ổng. Vậy rồi ổng và tôi gặp nhau. Tôi kể sơ câu chuyện và đưa cho ổng mượn cái CD. Tôi thấy ổng rơm rớm nước mắt khi nghe tôi nói làm tôi cũng xúc động: người đàn ông hiên ngang, xông xáo trong trận mạc, gan lỳ đánh Việt cộng đến nỗi mang hỗn danh “thằng Lân ăn pháo”… vậy mà bây giờ cũng biết ứa nước mắt khi nhận được tin thằng bạn không bao giờ gặp lại!

Khi chia tay, ổng nói:
“Cám ơn ông! Nhờ có bài viết của ông mà hôm nay tôi mới có tin của thằng Cương! Tôi sẽ thay nó, đưa con gái nó về thăm Cồn Cỏ! Và thắp cho nó ba cây nhang ở đầu vàm để vong hồn nó nương theo đó mà tìm lại con đường về…”
* * *
Hơn một tháng sau, ông Lân gọi điện thoại cho tôi nói ổng vừa ở Việt Nam về, muốn gặp tôi để trả cái CD và để ổng kể chuyến đi nầy của ổng. Vậy là chúng tôi đã gặp nhau và tôi đã ghi những lời ổng kể…

… Nhờ cái CD ông cho tôi mượn mà tôi liên lạc được con Sương. Tội nghiệp! Biết được là tôi gọi, nó khóc ồ ồ ở đầu dây bên kia! Sau đó, nó kêu tôi bằng “Bác Sáu”, ngọt như tôi là bác ruột của nó vậy! Thấy thương quá!

Vậy rồi hai bác cháu tôi bay về Việt Nam. Ở Sài Gòn chúng tôi mướn một chiếc xe hơi có tài xế để về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Trên xe, tôi nói với con Sương:
“Ở Cồn Cỏ, ba của con không còn bà con gì hết, họ đã dọn lên tỉnh ở mấy chục năm nay. Bây giờ, ba con chỉ còn có một người bạn thân …”
Con nhỏ nói: “Cô Hai Huê!”. Tôi gật đầu “Ờ”. Nó nói tiếp:
“Cô Hai là người ba nhắc thường nhứt và ba hay thở dài nói ba có lỗi với cô Hai nhiều lắm! Thấy ba con như vậy, con cũng nghe đau lòng, bác Sáu à!”
Thấy thương quá, tôi cầm bàn tay nó bóp nhẹ. Con Sương nhìn cảnh vật bên ngoài nhưng vẫn để bàn tay nó trong long bàn tay tôi. Ông biết không? Tôi không có con, bây giờ, trong cái cầm tay nầy, tôi bỗng cảm thấy như thằng Cương vừa đặt vào tay tôi một đứa con. Trời Đất! Sao tôi muốn nói: “Sương ơi! Từ nay, bác Sáu sẽ thay ba con mà lo lắng bảo vệ con như con là con của bác vậy!”. Nhưng thấy có vẻ cải lương quá nên tôi làm thinh!

Xe ngừng ở chợ Cồn Cỏ. Bác cháu tôi vô chợ nhà lồng đến sạp vải của con Huê thì thấy một cô gái lạ. Cổ nói cổ là cháu kêu con Huê bằng dì và đến đây phụ bán vải từ mấy năm nay. Cổ nói:
“Dì Huê có ở nhà, ông bà vô chơi!”
Chúng tôi đi lần theo con đường nằm dọc bờ rạch. Đường nầy bây giờ được tráng xi-măng sạch sẽ. Tôi nói:
“Nhà cô Hai có cây mù u nằm trước nhà cạnh bờ rạch, dễ nhận ra lắm!”
Đến nơi, thấy còn nguyên như cách đây mấy chục năm: cũng hàng rào bông bụp thấp thấp, qua một cái sân nhỏ là ngôi nhà xưa ngói âm dương, kèo cột gỗ, ba gian hai chái với hàng ba rộng, một bên hàng ba có một bộ ván nhỏ… Tôi hơi xúc động vì bắt gặp lại những gì của thời cũ. Chỉ có bao nhiêu đó thôi – nhỏ xíu – vậy mà sao gợi lại được vô vàn kỷ niệm! Tôi gọi lớn: “Huê ơi Huê!”. Trong nhà chạy ra một người đàn bà tóc bạc nhìn tôi rồi la lên: “Trời Đất! Anh Lân!”. Tuy cô ta đang nhăn mặt vì xúc động, tôi vẫn nhận ra là Huê! Không kềm được nữa, Huê và tôi cùng bước tới nắm tay nhau vừa dặc dặc vừa nói “Trời Đất! Trời Đất!” mà không cầm được nước mắt!

Một phút sau, Huê buông tay tôi ra quay sang con Sương, hỏi:
“Còn ai đây?”
Tôi nói:
“Con Sương! Con thằng Cương!”
Nó hỏi:
“Còn anh Cương đâu?”
Con Sương thả rơi ba-lô xuống đất, bước lại phía con Huê, nói:
“Ba con chết rồi, cô Hai ơi!”
Con Huê chỉ nói được có một tiếng “Chết” rồi xiêu xiêu muốn quị xuống. Con Sương phóng tới đỡ con Huê, nói: “Cô Hai ơi!”. Rồi hai cô cháu ôm nhau khóc nức nở. Tôi đứng tần ngần một lúc mới bước lại đặt tay lên vai Huê bóp nhẹ:
“Tại cái số hết, Huê à! Thằng Cương đang dạy ở bên Bỉ, mắc gì mà qua Phi Châu làm việc để rồi chết mất xác trong chiến tranh ở bên đó. Tại cái số hết! Phải chịu vậy thôi!”
Con Sương dìu Huê lại ngồi ở bực thềm, vói tay mở ba-lô lấy phong bì A4, nói:
“Ba con gởi cái nầy cho cô”.
Huê cầm phong bì, nheo mắt đọc rồi lắc đầu nhè nhẹ: “Chắc là cái khăn mu-soa!”. Huê xé phong bì lấy khăn ra cầm hai góc khăn đưa lên nhìn: khăn còn thẳng nếp, chưa có dấu hiệu xử dụng! Huê nhăn mặt, đưa khăn lau nước mắt của mình rồi sang qua lau nước mắt của con Sương làm nó cảm động nấc lên khóc. Huê nói:
“Khăn nầy cô thêu tặng cho ba của con, nhưng không có duyên nên khăn lại trở về. Bây giờ, cô tặng cho con để kỷ niệm ngày cô cháu mình gặp nhau”.
Con Sương cầm lấy khăn rồi ngả đầu vào vai Huê, nói:
“Con cám ơn cô Hai”.
Huê vừa gật đầu vừa choàng tay ôm con Sương lắc nhè nhẹ như vỗ về đứa con! Tôi bước ra bờ rạch ngồi cạnh gốc cây mù u đốt thuốc hút. Tôi thấy trên thân cây có đóng một cây đinh dài đã gỉ sét đen thui, vắt lên cây đinh là một cuộn dây dừa cũ mèm như muốn mục. Tôi nghĩ chắc con Huê nó làm như vậy, nó vốn nhiều tình cảm và giàu tưởng tượng. Nó có ý nói con thuyền ngày xưa đã bỏ bờ đi mất, nếu một mai có trôi về được thì cũng có sẵn dây để cột con thuyền vào gốc cây mù u… Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm: “Cương ơi! Mầy có linh thiêng thì về đây hút với tao một điếu thuốc!”. Tự nhiên, tôi ứa nước mắt!

Khi tôi trở vô nhà thì cô cháu tụi nó ngồi cạnh nhau trên bộ ván, nói chuyện coi bộ tương đắc! Thấy tôi, Huê nói để vô làm cơm cùng ăn. Tôi từ chối vì phải về trả xe. Huê xin cho con Sương ở lại chơi với nó mươi hôm, còn con Sương thì hớn hở:
“Bác Sáu đừng lo! Con về một mình được!”.
Tôi bằng lòng nhưng đề nghị cùng ra đầu vàm thắp ba cây nhang cho thằng Cương. Con Huê vô nhà lấy nhang và một tấm ni-long để ra đó trải cho ba người ngồi. Khi đi ngang cây mù u, con Huê bước lại gốc cây lấy cuộn dây dừa liệng xuống rạch, rồi phủi tay, đi!

Sau khi cúng vái ở đầu vàm, cô cháu nó đưa tôi ra xe. Nhìn tụi nó cập tay nhau mà thấy thương quá, ông ơi!
* * *
… Bây giờ thì cô Sương đã đem cô Huê qua Bỉ ở với cổ. Nghe ông Lân nói hai cô cháu rất “tâm đồng ý hợp”. Còn chiếc khăn mu-soa thêu thì ông Lân nói cô Sương đã cho lộng vào một khuôn kiếng rất đẹp treo ở phòng khách, ở một vị trí mà ai bước vào cũng phải thấy!


Tiểu Tử
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Dec/2019 lúc 9:21am

Image%20result%20for%20Chuyến%20Xe%20Đò%20Cuối%20Năm%20-%20Hà%20Mai%20Kim


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Dec/2019 lúc 9:22am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2019 lúc 3:11pm

Mối tình ngoại đạo


 

Tôi không phải là người có đạo nhưng Giáng Sinh với tôi có nhiều kỷ niệm thật tuyệt vời. Tất cả gói trọn vẹn trong mối tình đầu lãng mạn như sương khói và buồn như mây chiều thu.

 

Ngày chàng rời tôi, Chúa cũng u buồn dang đôi tay tiễn biệt, thế gian như thầm lặng chia buồn, và cô bé ngoại đạo đa sầu đa cảm là tôi tưởng như đã chết mất một phần đời. Lời cầu nguyện chàng dạy tôi khấn với Chúa những đêm đi Lễ Thánh chắc chưa đủ vang vọng đến trời cao nên chỉ sau mấy mùa Noel là tan tác. Nụ hôn vội vàng mà da diết trước cổng nhà đã khiến tôi tràn nước mắt. …Anh đi rồi, đường xưa có nắng không anh. Lá hoa còn đây, hay tàn theo tháng ngày…? Phố phường vẫn đông vui mà lòng tôi vắng chàng. Ðêm Thánh lễ những năm sau đó tôi không đến nhà thờ bởi không còn bàn tay chàng đón đưa, sưởi ấm. Tiếng nhạc đêm Giáng sinh và tiếng chuông giáo đường như chạm vào trái tim nhỏ bé của tôi thành những vết thương đau buốt.

 

Ðời sống không ngừng trôi như trái tim không ngừng nhịp đập. Những dòng sông bắt nguồn từ núi cao sẽ chảy ra hòa cùng biển cả cho dòng nước luân lưu. Mối tình đầu ngây thơ và trong trắng thời tôi mới lớn, theo tự nhiên đã phải lùi vào dĩ vãng để nhường tâm tư tôi lại cho bao âu lo trước thực tế cuộc đời. Tận một ngăn rất sâu,  đôi lần tôi nghe tim mình thổn thức. Nước mắt lại tràn ra và tôi lắc đầu xua đi nỗi nhớ. Tôi tự nhủ lòng hãy để cho tình xưa ngủ yên, trong giấc mơ tôi thấy chàng cùng tôi đi Lễ. Chàng giảng cho tôi nghe những lời Chúa giảng ở trên cao. Giọng chàng ân cần khuyên tôi không nên than thân trách phận. Tôi nhớ ánh mắt chàng ái ngại nhìn tôi cái thời mà đọc kinh cũng se sẽ. Câu “Kính Chúa là yêu nước” không ai dám phát ra trên bờ môi. Chàng thường bảo tôi, mọi sự đều có sắp đặt của Chúa, Chúa ở cùng ta. Thời tôi yêu chàng, thời tay trong tay, tôi tin lời chàng như chàng đã tin Chúa. Nhưng tin cách mấy tôi vẫn là cô bé ngoại đạo nên chúng tôi xa nhau …

 

Tôi rời quê nhà, mang theo mối tình thời mới lớn và những trăn trở của người thiếu phụ trẻ một mình nuôi con. Ðời sống có những nỗi nhớ không đếm được và những nỗi buồn không viết nên thành thơ. Tôi hòa nhập vào phong tục nơi quê hương mới. Ðêm Giáng sinh tôi ngạc nhiên khi thấy đường phố vắng lặng, không một bóng xe, bóng người ngoài phố. Tất cả các cửa tiệm, nhà hàng lớn nhỏ của người bản xứ đều đóng cửa. Ngày Chúa giáng trần, lễ chính ở nhà thờ được giáo dân chuẩn bị hàng tháng trời trước đó. Ðêm Noel là đêm để gia đình sum họp. Có nhiều người cả năm đi làm ăn xa, ngoài tiểu bang hoặc ngoài nước, Noel là ngày đoàn tụ, tặng quà, vui chơi… Từ người giàu có đến bình dân, từ trẻ con đến người già đều thích thú hưởng thụ.

 

Tôi còn nhớ Giáng Sinh đầu tiên nơi xứ người, tuyết rơi nhè nhẹ và khí hậu khá lạnh so với những người Á đông mới định cư như chúng tôi. Mấy chị em rủ nhau mua cây thông về chưng trong nhà cho tăng phần ấm áp. Sau khi dạo tới dạo lui vài nơi, chúng tôi mua cây thông màu xanh (còn có loại cây thông màu trắng như phủ đầy tuyết nữa) và mua thêm những thứ trang hoàng để treo lủng lẳng cho đẹp mắt. Dĩ nhiên là không thiếu những dây đèn chớp chớp đủ màu. Tôi và nhỏ em đồng ý với nhau chọn thêm bốn dây đèn có âm nhạc để không khí thêm rộn ràng. Về nhà, mấy cha con, chị em rất hào hứng sửa soạn cho Cây Giáng Sinh. Sau khi kết hoa, giăng đèn… mùa Ðông tuyết rơi ngoài khung cửa vậy mà chúng tôi mồ hôi toát ra vì vừa làm vừa đọc hướng dẫn bằng English, tra tự điển… để ráp cây thông với những dây đèn cho đúng. Chúng tôi kết thêm Ðèn Âm Nhạc vào. Cắm điện và mở công tắc lên. Mời tất cả cùng lắng nghe ….hợp tấu …Ðêm Thánh vô cùng…giây phút tưng bừng ….Jingle bell…jingle bell….Thôi chết rồi, bốn dây đèn âm nhạc là bốn bản nhạc Giáng sinh khác nhau, nhạc êm dịu xen lẫn nhạc rộn ràng. Tất cả loạn xà ngầu như một buổi tổng dợt văn nghệ. Mấy cha con nhìn nhau cười, người này đổ thừa người kia, đọc chữ thì phải đọc cho hết, ngoài hộp có dòng chữ nhỏ phía dưới ghi rõ tên bản nhạc. Cậu em trai tôi cười, thấy ngoài hộp có vẽ mấy nốt nhạc …đồ rề mi fa sol….là… Ok rồi, ai mà biết?

 

Mười mấy lần đón Giáng Sinh xa xứ đã qua, tôi dần dần làm quen với phong tục nơi quê hương mới. Noel là dịp đoàn tụ, tôi thường để dành ngày phép của mình để thụ hưởng niềm vui đầm ấm này. Những dịp đi shopping trong mùa Lễ, ngắm nhìn thiên hạ lao xao, áo quần đẹp. Mùa Ðông với thời tiết lạnh và khô là cơ hội cho bao model áo lạnh, khăn choàng, giày ống… đủ kiểu, đủ màu sắc. Tiệm quán chưng bày rực rỡ, không khí Giáng sinh tràn về trên khắp nẻo đường, đèn đóm lấp lánh. Thế gian đang hân hoan đón chào ngày Chúa ra đời. Những buổi sáng sớm lái xe đi làm trong mùa Lễ, ngang qua những ngôi giáo đường nằm lặng lẽ trong màn sương của vùng đồi núi này.Tôi chợt thoáng nghĩ về nơi chàng đã sống ngày chúng tôi yêu nhau. Ðà Lạt, thành phố buồn muôn thuở. Miền Ðất Hứa, nơi tôi đã đôi lần rơi nước mắt khi tìm đến địa chỉ chàng đã viết ở bì thư của những lá thư tình đầy yêu thương, lãng mạn. Nơi đã vùi chôn mối tình đầu của tôi bằng những khắt khe không nói được bằng lời. Nơi đó, chàng đã ra đi mang theo lời nguyện dâng đời cho Chúa.

 

Bao năm tháng qua, mỗi lần nhớ lại cảm giác khi hai bàn tay chàng nâng niu ôm lấy khuôn mặt tôi trong nụ hôn ngày cuối, lòng tôi vẫn như là muối xát. Tôi không còn là một cô bé ngoại đạo hay khóc thương cho mối tình đầu không có đoạn kết thuở xưa. Ðời sống và tâm trí tôi cũng không còn hiện diện những âu lo khi ăn chén cơm hôm nay chưa no, lòng đã lo cho bữa ăn ngày mai.

 

Tuy nhiên, lòng tôi vẫn nhớ lời chàng… Hãy tin Chúa, Chúa ở cùng ta, mọi điều xảy ra trong đời ta đều có Chúa dự phần.

 

Giáng Sinh và tôi với mối tình đầu dang dở, xin hãy ngủ yên.

 

 

Nguyễn Diệu Anh Trinh

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Dec/2019 lúc 3:15pm

ĐÒ XƯA



관련%20이미지
-Thằng đang bơi, qua bên ni chị nhờ chút.
Đang bơi thỏa thê trên sông, Cọp nghe tiếng gọi từ con đò đang đậu gần đó và thấy chị Lành đang đứng đầu mủi đưa tay ngoắc.
Cọp biết đây là đò bán chè của chị Hiền và chị Lành. Hai người tuy ở chung đò nhưng không phải là chị em vì rất khác nhau. Chị Hiền lớn hơn chị Lành vài tuổi, cao và có nước da ngăm ngăm, giọng chị mang âm hưởng Quảng Nam, trong khi chị Lành thấp và trắng hơn, nói đặc giọng Huế.

Lý do nào hai cô gái không phải chị em thân thuộc, không cùng quê quán lại cùng chung sống trên một chiếc đò thì Cọp không biết, và không cần biết. Cọp chỉ biết rằng mấy tháng trước hai chị cùng chèo đò tới cập bến tại đây để bảng bán chè. Ban ngày hai chị chèo đò bán dạo ở đâu không biết, chiều thường trở về bến ở xóm Chùa Bà nhà Cọp nấu cơm ăn, giặt giủ. Tối đến hai chị lại chèo đi bán chè dạo trên sông.
Cọp biết tên chị Hiền chị Lành vì thỉnh thoảng nghe người ta gọi chè hai chị từ trên bờ, nhưng họ không biết Cọp là ai. Buổi chiều Cọp thường ra bơi sông gần chỗ hai chị neo đò. Cọp chưa bao giờ mua chè chị Hiền chị Lành nên chưa quen nhau.
Cọp bơi lại gần và thấy chị Lành đang đứng kiển chân ở mủi đò cầm cái sào khá dài cố vớt cái quần đen đang dần trôi xa ra khỏi tầm với của chị. Quàn áo mấy chị giặt phơi bị gió thổi xuống sông đây. Không chần chờ, Cọp bơi qua lấy cái quần đưa lại. Chị Lành mừng quá rối rít:
-Cám ơn cu hí. Cu tên chi?
-Tên Cọp.
Chị Lành cười
-Ui cha tên chi mà dữ rứa ? Nhưng thấy cu hiền khô dễ thương ghê.
-Ai rứa ? Có tiếng chị Hiền từ bên trong
- Cái quần Mỹ Á mới may bị gió xuống sông may nhờ thằng cu ni bơi vớt lên chơ không là trôi mất rồi.
- May chưa tề ! Kêu hắn lên cho hắn chén chè.
-Ừ hí, em quên. Cu lên đò chị cho chè ăn nì. Cu chi? Cọp phải không? Cọp lên đây chị múc chè ăn. Không tính tiền mô.
Nghe nói được cho chè, Cọp thích lắm, nhưng đành chịu, nguợng nghịu lắc đầu.
Chị Lành hiểu ngay khi nhìn Cọp qua dòng nước, cười nói vào bên trong
-Hắn lên không được mô Hiền ơi. Hắn đang bơi ở lổ. Hắn dị, hí hí!
-Bày đặt. Con nít con neo ai thèm dòm mà dị !
Chè thì thích thiệt, nhưng làm sao dám tồng ngồng lên gặp hai chị. Nó quảy mình bơi lẹ ra sông, và nghe tiếng chị Lành vói theo
-Ngày mai Cu mặc quần rồi lên đò chị ăn chè nghe.
***
Hôm sau Cọp đã chuẩn bị nên bơi… có mặc quần đàng hoàng và lên đò chị Hiền chị Lành làm một bụng chè thỏa thê.
Kể từ hôm đó Cọp đã quen thân với cả hai chị. Không cần vớt quần vớt áo chi cả, Cọp khi nào cũng được ăn chè không tốn tiền. Không phải chỉ chè mà thôi. Chị Hiền chị Lành thỉnh thoảng kêu bún bò hay cơm Hến vô ăn cũng đều để dành cho Cọp một tô…
Một bữa Cọp bơi đến con đò và thấy chị Lành ngồi một mình thọc hai chân xuống nước. Cọp mon men bơi lại nhưng không leo lên đò như mọi khi mà chỉ đứng dưới.
Đang nói chuyện Cọp để ý chị Lành xắn chiếc quần đen đang mặc lên tới tận đầu gối, thòng cả hai cái chân xuống đong đưa vọc nước. Cọp cứ nhìn sửng đôi chân đến nổi chị Lành ngạc nhiên hỏi
-Mi nhìn chi dưới nước?
Cọp bẽn lẽn nói nó nhìn hai cái chưn chị đong đưa như vậy giống như hai con cá đang lượn đùa nhau.
-Hi hi, chị Lành cười. Thằng ni tưởng tượng ghê hí. Ừ, chừ cho hai con cá bơi đua nghe.
Nói xong, chị phát ra miệng mấy tiếng kêu “ ron-ron- ron…” như tiếng xe máy đang rú ga. Bên dưới chị dùng chưn trái lượn qua qua lượn lại rất lã lướt. Chưn phải cũng lượn rượt theo liền phiá sau. Hết bên trái tới bên phải, cứ như vậy chị cho hai con cá đuổi nhau thật sôi động. Thỉnh thoảng một con hứng chí bay lên khỏi mặt nước, con kia cũng bay theo lên liền không chịu kém.
Thằng Cọp thích quá hò reo hưởng ứng. Chị Lành nghĩ ra trò đua cá thiệt hấp dẫn.
Bỗng nhiên chị Lành cho con cá chưn trái chậm lại để cá chưn phải bắt kịp. Chị xoè ngón chân cái và ngón trỏ ngoạm một cái ngay gót chân, rồi la lên
-Bắt được mi rồi. Bắt được mi rồi…
Xong chị lấy ngón chưn cái của con cá sau ịn một cái vô con cá trước và nói tiếp:
-Bắt được rồi cho hun một cái.
Thằng Cọp cười ngặt nghẻo nhìn chị Lành đạo diễn màn đua cá, nhất là màn cuối bắt được rồi cho hun một cái.
Chị Lành nhìn Cọp nói
-Chừ tau với mi chơi. Tau bơi, còn mi đuổi theo nghe chưa. Cho mi dùng tay làm cá đó.
Cọp chịu. Chị Lành co một chưa lên bờ, chưa kia vẫn để dưới nước và bắt đầu rà tới rà lui.Miệng chị vẫn “ron – ron- ron” rú ga giống như hồi nãy đầy vẻ thách thức. Cọp đâu chịu kém. Nó cũng “ ron- ron-ron” rú ga giống như chị Lành, và nhanh như chớp bất thần cả hai tay chụp xuống dưới nước. Chưa kịp chuẩn bị và không ngờ Cọp mới chịu là …làm liền, nên con cá Lành bị chụp cứng ngắt không kịp phản ứng.
Chị la bai bải
- Ăn gian.! Thằng ni ăn gian. Tau chưa chuẩn bị. Mà mi không được dùng hai tay. Tau một con mi cũng một con thôi. Chừ bắt đầu lại .
Trò chơi lại bắt đầu. Lần này chị Lành đã chuẩn bị, và Cọp chỉ được dùng một tay nên cuộc đua sôi nổi hào hứng hơn. Mỗi lần Cọp chụp hụt là chị Lành lại cười ré lên khoái chí. Nhưng sau nhiều lần chỉ vồ nước sông, Cọp đã nghĩ ra cách chụp cá. Nó không nhắm bàn chưn chị Lành nữa mà nhè ngay… đầu gối chị để chụp. Chỗ này thì dính chắc vì chị đâu có di động được. Từ đầu gối, mặc cho chị Lành vung vẩy dữ dội Cọp vẫn cứ bám lấy và lần mò theo bắp chưn của chị xuống phía dưới cho đến khi nắm được bàn chưn con cá Lành là chị hết đường cục cựa. Chị Lành cười nắc nẻ.
-Mi chơi ăn gian, nhưng mà thôi, cho mi thắng đó. Chừ bắt được rồi cũng hun một cái.
Cọp đang ngơ ngác, chị Lành co chân lên khỏi mặt nước lúc lắc ngón chân cái. Hiểu ý, Cọp bắt chước như hồi nãy dùng ngón tay ịn vô chưn của chị để …hun một cái. Cả hai cười như nắc nẻ khoái chí.
Đang cười, chị Lành bỗng ngưng lại,nhìn Cọp hỏi
-Mi thấy chưn tau đẹp không?
Nói xong chị đưa cái chưn tới sát ngay mặt. Như phản xạ tự nhiên, Cọp dùng cả hai tay bưng chưn chị Lành rồi ngơ ngẩn nhìn. Một tay Cọp đỡ ngay gót, tay kia vân vê những ngón chưn. Cọp nhận ra chưn của chị Lành trắng phau phau. Bàn chưn của chị nhỏ nhắn nhưng đầy đặn không một sợi gân. Đẹp nhứt là năm ngón e ấp tụm lại với nhau chứ không xòe ra như cánh quạt của hầu hết những người khác mà Cọp thấy. Điều đặc biệt là gót chưn của chị tròn lẵn, không một vết nứt nẻ nào. Cọp chưa từng thấy ai có bàn chưn đẹp như ri.
Bỗng nhiên Cọp thấy thèm một cây cà-rem , cây cà rem đậu xanh Cọp thích nhứt, giữa buổi trưa hè... Nó đau đáu nhìn những giọt nước từ bàn chưn chị Lành tụ lại ở đầu ngón và rơi xuống sông, tưởng tượng cây cà-rem …
Cọp thèm một cây cà rem chi lạ !
-Chưn tau đẹp không?
Tiếng chị Lành lặp lại. Cọp thẩn thờ gật đầu.
-Mi thích không?
Cọp lại gật đầu
-Thích thì…cho hun một cái đó.
Hồn vía Cọp lúc nầy như đã bị con Ma Hớp Hồn hớp mất, nó lấy ngón tay tính để ngón chưn của chị để hun như lúc nảy, nhưng chị Lành gạt ra và nói
-Không phải hun rứa. Hun thiệt. Hun bằng miệng.
Chị Lành nói xong đưa chưn tới sát ngay trước mặt Cọp.
Cây cà rem đậu xanh sữa nhúc nhích, nhúc nhích. Cọp nhìn chị Lành thấy chị vừa cười vừa gật gật đầu. Nó mân mê cái chưn trắng ngồn ngộn của chị Lành trong tay, rồi bỗng nhiên như có một sức mạnh nào thúc đẩy, nó đưa mũi tới sát và hít một hơi thiệt mạnh. Chưa bao giờ Cọp hít mạnh như vậy. Nó có cảm tưởng không phải chỉ bàn chưn, mà cả cái chưn của chị, cả người chị Lành, đang chui tọt vô mủi nó.
Không phải chỉ chị Lành.
Con đò,
Dòng sông,
Cả thế giới chung quanh như đều bị Cọp hít hết cả vào người. Chị Lành bật cười sằng sặc làm Cọp bừng tỉnh. Nó dị quá, thả vội cái chưn ra và quay mình chạy vô bờ.
- Chuyện chi rứa? Tiếng Hiền hỏi từ bên trong.
-Thằng Cọp chơ ai. Tui mới chọc chút mà hắn dị hắn chạy rồi.
-Con khỉ ! Hắn còn nhỏ, mi chọc chi rứa?
Tiếng chị Lành cười khanh khách phía sau….
***
Từ giả dòng Hương giang hiền hòa, Cọp rời Huế một sáng trời mưa bay bay, hành trang mang theo là những kỷ niệm.
Kỷ niệm một cái chưn trắng nỏn nà của cô gái bán chè trên sông Hương đã cho Cọp cái cảm giác rạo rực đầu tiên trong đời.









Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Dec/2019 lúc 3:46pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jan/2020 lúc 8:36am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2020 lúc 11:40am

CÁI ĐỒNG HỒ TUỔI THƠ




Image%20result%20for%20CÁI%20ĐỒNG%20HỒ%20TUỔI%20THƠ


Mới lên trung học vào lớp 6, tôi mơ ước có một cái đồng hồ đeo tay.
Lúc đó, đầu xóm nhà tôi có một tiệm sửa và bán đồng hồ. Mỗi ngày đi học về, tôi đều dừng lại trước cửa tiệm để ngắm nhìn những cái đồng hồ đang được bày bán trong tủ kiếng nhỏ. Có khá nhiều đồng hồ bày bán, đủ mọi cở và mọi giá. Nhưng tôi chỉ đặc biệt ngắm có một cái thôi.
Cái đồng hồ giá rẻ nhứt!

Dĩ nhiên bạn sẽ hỏi tại sao chỉ ngắm cái rẻ nhứt, bởi vì rẻ nhứt đồng nghĩa với…xấu nhứt. Đã mơ thì phải mơ cho xứng đáng chứ!
Đối với tôi, đồng hồ nào cũng đẹp và xài được. Tôi chọn cái rẻ nhứt chỉ vì nó trong tầm tay với. Tôi có thể để dành tiền tự mua được.
Tôi nhứt định mua cái đồng hồ đó nên liên tiếp chừng 6,7 tháng sau ráng nhịn ăn sáng, quà vặt, tiền lì xì tết, và thậm chí nhiều khi đành cuốc bộ tới trường để dành tiền xe Lam nữa… để đổi lấy niềm vui nho nhỏ mỗi ngày đi học về ghé lại tiệm thấy cái đồng hồ mơ ước của mình vẫn còn đó. Tôi có cảm tưởng như cái đồng hồ này cũng có ý chờ đợi tôi, như tôi đã chọn nó. Giữa hai chúng tôi như có một lời nguyền nào đó…
Cuối cùng rồi cũng tới cái ngày dành đủ tiền, tôi nhờ mạ tôi dẫn ra tiệm để mua. Bà ngạc nhiên thấy tôi có tiền, nhưng không hỏi gì thêm.Tới tiệm, tôi đâu cần chọn lựa, chỉ ngay cái đồng hồ tôi hằng mơ ước mấy tháng nay. Nhưng mạ tôi nhìn sơ qua rồi bỏ lại. Mạ chọn một cái đồng hồ khác thiệt đẹp, và mắc hơn nhiều để mua cho tôi.
Tôi thích quá, vì cái đồng hồ tôi ao ước chỉ là loại xoàng, và nói theo ngôn ngữ sau này là thuộc loại không cửa sổ, không đèn pin, và có…người lái. Còn cái mạ tôi chọn thuộc loại tân tiến hơn nhiều, tự động, không người lái, 2 cửa sổ, và 4 đèn pin long lanh. Nhất là nó nho nhỏ xinh xắn vừa với cổ tay còn nhỏ của tôi. Mấy tháng qua tôi nào dám nghĩ tới sẽ có cái đồng hồ sang đến vậy đâu, vậy mà mạ tôi mua ngay không hề đắn đo, dù tôi không đòi hỏi . Tôi để ý thấy giá tiền mắc gấp đôi cái tôi định mua.
Sau khi về nhà tôi sung sướng và hãnh diện đeo đồng hồ mới suốt ngày đêm, kể cả khi đi tắm. Cái đồng hồ này chiến lắm, thuộc loại waterproof không sợ nước cơ mà.
Nhưng niềm vui sướng đó không kéo dài đuợc bao lâu. Chỉ hai ba tuần sau thôi, tôi lại lân la ghé qua tiệm cũ để ngắm nghía cái đồng hồ mơ ước đó lại như trước. Tôi nhớ nó.
Mấy tháng qua, tôi chịu cực khổ, nhịn ăn, nhịn tiêu cũng vì nó. Thậm chí trong giấc ngủ cũng mơ thấy nó. Nó đã cho tôi những giây phút sung sướng khi mỗi ngày đi học về ghé lại tiệm và thấy nó vẫn ngoan ngoãn, kiên nhẫn nằm yên chỗ cũ chờ đợi tôi dành đủ tiền để mua nó về. Vậy mà trong một phút mềm lòng với cái đồng hồ đắt tiền này, tôi đành đoạn bỏ rơi nó.
Cái đồng hồ đẹp của mạ tôi mua, ban đầu dĩ nhiên tôi cũng thích lắm, nhưng không hiểu sao chỉ vài tuần, tôi có cảm tưởng như là tôi được ai cho mượn để đeo chơi chứ nó không phải của tôi! Đáng lẽ tôi phải đeo cái đồng hồ rẻ tiền lên giây cục mịch mà tôi đã cực khổ nhịn ăn nhịn mặc mấy tháng trời kia kìa, mới đúng. Nhưng bây giờ nó vẫn còn nằm cô đơn trong cái tủ kiếng ngoài đầu xóm.
Dù sao cũng đã muộn màng. Tôi vẫn đeo cái đồng hồ đẹp này, và tiếp tục mỗi ngày đi học về ghé tiệm dí mũi vào tủ kiếng ngắm nghía cái đồng hồ năm xưa… cho đến một hôm tôi không thấy nó trong tủ nữa. Có người nào đó mua rồi. Tôi đứng bàng hoàng trước cửa tiệm, cảm thấy như ai vừa lấy đi mất một người bạn.
Ông chủ tiệm vốn biết tôi thích cái đồng hồ này mấy tháng nay, nhưng ông thắc mắc hỏi tôi đã có cái khác đẹp và tốt hơn nhiều, tại sao vẫn còn thích cái đồng hồ rẻ tiền và thô kệch đó?
Tôi không biết trả lời sao, chỉ biết đứng trước tiệm thật lâu, cố không khóc, nhưng sao nước mắt cứ tuôn trào.


THAI NC


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Jan/2020 lúc 11:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2020 lúc 10:03am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jan/2020 lúc 10:39am

MỘT CÂU CHUYỆN TÌNH ĐỂ RA ĐỜI BÀI HÁT " EM ĐI LỄ CHÙA NÀY "



em%20di%20le%20chua%20nay
Ảnh minh họa
Những người yêu nhạc Phạm Duy, chắc không ai chưa tùng nghe qua nhạc phẩm: '' Em đi lễ chùa này''.
Năm 1964, nhà thơ Phạm Thiên Thư xuống tóc, đi tu ở một ngôi chùa với Pháp danh là Thích Tuệ Không. Trong 9 năm tu hành(1964 -1973), ông đã chứng kiến một cuộc tình giữa chú tiểu và một cô bé Phật tử. Chàng 16 tuổi và nàng cũng ngần tuổi đấy. Tình yêu vừa chớm như những bông hoa nở sớm sau sân chùa. Cứ mỗi lần, chú tiểu đánh chuông, cô bé đứng bên nhìn và tụng niệm. Trong những lời khấn nhỏ ấy, cô nguyện cầu cho 2 đứa được bên nhau mãi mãi...

'' Đầu mùa xuân cùng em đi lễ Lễ chùa này, vườn nắng tung bay Và ngàn lau, vàng màu khép nép Bãi sông bay, một con bướm đẹp''
Mùa xuân quen nhau, mùa hạ cùng em đi lễ... Rồi mùa thumùa đông, hai người vẫn yêu thương tha thiết, bốn mùa hẹn nhau trong ngôi chùa cổ, có lò hương với làn trầm nghi ngút:
'Mùa hạ qua, cùng em đi lễ Trái mơ ngon, đồi gió mơn man Từ lò hương, làn trầm nghi ngút Khói hương thơm, bờ tóc em rờn.''
Chiến tranh loạn lạccuối mùa đông năm ấy, cô bé chết trong trong lúc chạy trốn những cuộc hành quân. Trong mưa bay và gió lạnh, chú tiểu gạt nước mắt đưa tiễn người yêu trong chiếc áo quan đơn sơ và mộc mạc như chính tình yêu của họ:
''Tàn mùa đông vào chùa bỡ ngỡ Tiễn đưa em trong áo quannày Từng cội hoa, trầm lặng thương nhớ Tóc em xưa, tơ óng như mây.''
Gia đình đưa xác cô an táng sau chùa, nơi những bông hoa vẫn còn nở. Mỗi buổi chiều, chú tiểu đến bên mộ, thắp hương và ngồi mãi cho đến khi hoàng hôn buông xuống..
''Vườn chùa đây, vào nằm trong đất Nép bên hoa , ôi những hoa vàng Vườn đào tơ chập chờn cánh bướm Bướm khua râu, ngơ ngác bay ngang..'' Mộ của em, mộ vừa mới lấp..."
Mỗi cuộc tình đều có những kết thúc khác nhau. Có người đến đỉnh cao của hạnh phúc, tràn ngập niềm hân hoan vô bờ bến. Có kẻ rơi xuống vực sâu của bất hạnh, ôm lấy đơn côi trong im lặng và nước mắt.
Câu chuyện hoàn toàn có thật, Phạm Thiên Thư xúc độngvà sáng tác bài thơ nổi tiếng: "Em lễ chùa này". Sau này, Phạm Duy phổ nhạc và ca khúc đã đi vào lòng người cho mãi đến tận bây giờ.
SUY GẪM :
- Với cái nhìn thế nhân thì đây là một chuyện tình đẹp, mang hơi hướng của tác phẩm ''Hồn Bướm Mơ Tiên'', tuy 2 người không thể bên nhau nhưng tình yêu vẫn lóng lánhnhư giọt sương trên còn đọng lại trên những bông hoa nở sớm sau sân chùa. Từ xưa đên nay, sự dang dởvô thườngtrong tình yêu mãi là chất liệu đậm đà cho sự sáng tác của thi nhân, nhạc sỹ..
- Với cái nhìn trong Thiền môn, một người xuất gia mà còn vướng víu với cõi tình là tự mâu thuẫn chính mình trên con đường giải thoát. Người ta có thể trốn cảnh, lánh đời, nhưng không thể trốn được cái nội tâm khát ái của mình, do vậy người xuất gia sống dối mình chỉ làm cho chính mình dằn vặt, đau khổ mà thôi! Ai cũng có hạt giống ái dụcvấn đề của là chuyển hóa chúng thành từ bi bao la, hay nuông chiều chúng để rồi quẩn quanh hoài trong vô thườngsinh tử..
Như Nhiên
TTT


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Jan/2020 lúc 10:40am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2020 lúc 2:50pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.531 seconds.