Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2020 lúc 3:05pm
Một Chuyện Tình
Image%20result%20for%20beautiful%20rose%20pinterest"



1/- Chiếc Boing của Hãng Hàng không Pháp nhẹ nhàng hạ dần cao độ, bên khung cửa kính trong khoang giữa một người đàn ông khoảng 30 tuổi đang dõi mắt nhìn xuống bên dưới, Thành phố gần trưa dưới ánh nắng chói chang của mùa hè, cũng vẫn những cao ốc như xưa nhưng dáng vẻ thật là cũ kỹ và lọt thỏm bên dưới là những khu lao động với những mái nhà nhấp nhô cao thấp, những mái nhà loang lổ rỉ sét trông thật nhếch nhác hầu như bao năm rồi không được tu bổ làm lòng chàng trũng xuống cùng những nỗi lo âu, khắc khoải càng lúc càng hiện về đầy ắp trong tâm hồn chàng.


image

Biến động mùa xuân 75 đã xo đẩy hàng vạn người trong đó có gia đình chàng vào cuộc viễn du bất đắc dĩ, ngày ấy chàng đang theo học lớp cuối của bậc Trung học; Trong lớp 12 A ấy có một người con gái mà sau nhiều năm cùng học chung lớp, chung trường hai người đã yêu nhau và những câu hẹn hò thề non hẹn biển đã theo chàng suốt 12 năm nay cho dù người góc bể, kẻ chân mây nhưng trong lòng chàng vẫn là hình bóng người con gái ấy.

Tan%20Son%20Nhat%20International%20Airport%203


Sau 12 năm kể từ ngày ấy, chàng đã viết biết bao nhiêu lá thư nhưng chẳng có hồi âm, bóng nàng vẫn biệt vô tăm tích; Sau 12 năm ấy thế gian này cũng có nhiều thay đổi, lác đác cũng đã có người về thăm lại quê hương, và sau nhiều đêm trăn trở chàng cũng quyết định trở về tìm lại người xưa, cho dù có xảy ra chuyện gì chăng nữa, ngày tiễn chàng ra phi trường người mẹ già đã dặn đi dặn lại chàng :



Image%20result%20for%20tan%20son%20nhat"



- Con về phải cẩn thận, mẹ đã biết ý con cương quyết về tìm nó, mẹ cũng không ngăn cản, con phải cố gắng tìm, theo mẹ nghĩ chắc gia đình nó có chuyện gì đó chứ nó mẹ rất tin tưởng, ngay ngày đầu tiên gặp nó mẹ đã đem lòng yêu thương nó rồi..... Đang miên man suy nghĩ, chàng bỗng giật mình vì có một bàn tay đang vỗ nhẹ lên vai chàng, quay nhìn lại thì ra người nữ tiếp viên hàng không đang nhăc chàng thắt lại dây an toàn vì phi cơ đang hạ cánh.


xXx

Image%20result%20for%20hẻm%20nhỏ%20sau%20cơn%20mưa"


2/- Lối vào con hẻm nhỏ sau cơn mưa đường rất lầy lội, chàng chậm rãi đi sâu vào con hẻm, cảnh vật vẫn như xưa nhưng tất cả đều như ảm đạm tiêu điều, lác đác mới có vài đứa trẻ nghịch nước bên hàng hiên nhà nhìn chàng bằng ánh mắt lơ đễnh, đang đi chợt chàng nhìn thấy một người đàn ông chạy một chiêc xe Honda từ trong hẻm phóng ra, đã 12 năm trôi qua nên chàng ngờ ngợ nhưng chàng vẫn vội gọi :


- Anh Khánh có phải không?
Người đàn ông nghe tiếng gọi vội dừng xe và quay trở lại, ông nhìn chàng từ đầu đến chân
- Anh Khánh, em là Dũng đây, Dũng "gầy" ngày xưa đó, chàng vội lên tiếng
Người đàn ông chống vội chiếc xe ào đến ôm lấy chàng :
- Dũng đó ư, 12 năm rồi anh không còn nhận ra em, em bây giờ ở đâu, làm gì?
- Thôi về nhà anh nói chuyện Ông leo lên yên chiếc xe đạp máy nói vọng lại
- Em lên đây anh chở về


xXx


Image%20result%20for%20kinh%20tế%20mới"

3/- Lời kể của anh Khánh :
Từ ngày đó biệt tin em, qua năm sau gia đình Lệ đi vùng kinh tế mới, anh nghe nói đâu vùng Sông Bé nhưng không biết ở chỗ nào, gia đình anh quyết định bám trụ không đi, bây giờ anh làm nghề lái xe ôm cũng sống qua ngày

xXx






4/- Đã ba tuấn qua, nhờ anh Khánh lái xe đưa đi, Dũng đã đi tìm Lệ khắp nơi từ Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập với các khu kinh tế mới Tân Long, Tân Minh, Tân Hạ v.v... nhưng bóng nàng vẫn biền biệt, ngày trở lại Hoa Kỳ cũng sắp đến, lòng chàng rối bời nhưng được sự đồng cảm của anh Khánh nên chàng cũng tạm khuây khoả và biết ơn anh rất nhiều vì anh không quản ngại đón đưa chàng, hôm nay anh cho chàng biết trong vùng này còn một khu kinh tế nữa nhưng nó nằm rất sâu trong rừng, đang buồn nghe nói tới đó lòng chàng lại dâng lên niềm hy vọng, Đường vào rừng càng sâu càng khó đi, những còn đường bị những chiếc xe vận tải cày nát nên chiếc xe gắn máy phải chạy rất chậm và khi đến nơi bầu trời cũng đã về chiều, anh Khánh lái xe ôm cho xe chạy đến những nhà gần đó hỏi thăm sau cùng có một người dân cho biết :

- Tui cũng không chắc lắm, hai người cứ đi hết con đường này đến một ngã tư xe be quẹo trái khoảng nửa cây số là tới.


xXx

Image%20result%20for%20mái%20nhà%20tranh"


5/- Một mái nhà tranh bạc thếch ẩn hiện sau dàn bầu, bí, khi anh Khánh và chàng đến nơi thi trời cũng sâm sẩm tối, anh Khánh dừng xe trước cổng để chàng bước vào
- Có ai ở nhà không? cho tôi hỏi thăm
- Ai đó, có tiếng một người đàn bà trong nhà hỏi vọng ra
- Thưa bác cho cháu hỏi thăm, có phải nhà cô Lệ ở đây phải không thưa bác?
Trong nhà bước ra một người đàn bà ăn mặc lam lũ, bà ngước nhìn chàng trong thoáng chốc, bà nhíu trán cố nhớ xem là ai nhung chưa thể nhớ ra
Chàng vội lên tiếng
- Thưa bác cháu là Dũng, ngày xưa cùng học với Lệ, có phải bác là Bà Đức Thành không?
Người đàn bà đưa hai tay ra phía trước chụp lấy đôi vai của chàng miệng reo lên :
- Bác nhớ ra rồi, Dũng, Lạy trời! bây giờ mới gặp lại con, 12 năm rồi còn gì, Lệ ơi!


xXx

Hình%20ảnh%20Thú%20vị%20đi%20“săn”%20chim%20trời%20ở%20Pháp%20số%2011

Phần cuối :

Trên chiếc băng ghế đan bằng những cây tre được đập dập kê dưới dàn mướp có hai mái đầu đang chụm vào nhau, không ai biết họ đang nói những gì sau 12 năm xa cách, chỉ nghe tiếng gió thổi xôn xao và ánh sáng lấp lánh của ánh trăng soi len qua những kẽ lá rọi đến chỗ hai người với những tia sáng vàng trông giống như con suối mùa xuân đang êm đềm trôi trong màn đêm hạnh phúc .


bienchet
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Feb/2020 lúc 1:47pm

Hường Nhan


Image%20result%20for%20chạy%20giặc


Má mang con trong bụng chạy giặc từ quận về làng khi Tây trở lại, cuối năm 46. Xe cộ tàu bè gì cũng bị tịch thâu hết, cả đến mấy chiếc ghe xuồng ọp ẹp cũng bị sung công. Ba thì bị bắt cùng với bạn trang lứa đâu ngay từ tiếng súng hù dọa đầu tiên. Thân đã gầy như mai lại bụng mang dạ chửa, năm đứa con từ ba tới mười tuổi lúc thúc bên chân, đường dốc ngược mười lăm cây số hóa thành sạn đạo. Vâng, bây giờ nghĩ lại, đường má đi suốt bảy mươi năm làm người đàn bà xứ Việt y thể như toàn sạn đạo. Con đường trúc trắc tai ương và lầy lội nước mắt, gần như đâu có quá một ngày vui. Mà có phải cùn mằn dốt nát gì cho cam. Từ thuở bé dù mồ côi cha sớm, vẫn được ngoại là phú hộ ở Chợ Thơm gởi cho đi học trường áo tím ở Sài-Gòn ngay cái thời mà chữ nghĩa còn hiếm hoi như vàng. Hè về quê còn có tì tất líu ríu theo hầu. Ba đi học ở Nam Vang, vậy mà không biết mai mối ra sao, lại đem trầu cau theo nội chèo ghe từ cồn Bình Phụng ngược kinh Chợ Lách để cưới cho bằng được. Từ đó má theo chồng đi dạy học hết Tam Bình qua Vũng Liêm rồi về Chợ Lách. Thử nghĩ đến một thời mà giang sơn còn là mấy dãy sông nước mịt mùng, làng xóm hắt hiu thưa thớt, cô giáo trẻ ôm trắp bỏ quê lặn lội theo chồng giữa một vùng đất trời lạ lẫm. Má ơi đừng gả con xa. Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu. Có đêm nào cô giáo lặng khóc thầm gọi má chăng?


Nhưng mà dù có thút thít gì đi nữa, phận dâu con đâu thể đèo bồng. 17 tuổi, cái tuổi mà con gái thời nay còn được gọi là đám nhóc, chỉ biết ăn học rồi chơi nhỏng nhảnh, cô dâu trẻ thời đó đã phải lếch thếch đội ba cái chữ tòng và gồng gánh bốn cái chữ đức lớn quá khổ. Vậy mà má có sót chữ nào đâu. Phụng dưỡng cha mẹ, săn sóc chồng, đắp đổi em út, đút mớm con cái rồi lại đèo thêm cái nghiệp dạy dỗ học trò trong những xó lớp nghèo nàn nóc lá vá đùm vá đụp. Cục phấn trắng mềm xèo, tấm ván sơn đen mốc thếch, cây roi mây dịu ngoặt má gõ gõ làm nhịp cho đám con nít tay chân bùn đất tèm lem tập đánh vần từng chữ cái. Nền đất thịt gặp mùa mưa ướt dột lỗ chỗ, má mang guốc vông mỏng dánh, lội lên lội xuống sửa miệng đứa này, nắn giọng đứa nọ. Hai gót chân đỏ hồng trầy trật giữa lớp sình dẻo quánh. Đám học trò đứa thì chiều qua lùa trâu về muộn bữa sau ngồi khật khà khật khưỡng mắt nhướng không lên. Đứa đi cắm câu khuya khoắt mắt trõm lơ miệng vừa ngáp vặt vừa ê a như mớ. Vậy mà học trò của má giỏi lắm. Chưa hết năm, cây điệp già ở góc trái mới vừa trổ nụ đã đọc vèo vèo mấy câu cách ngôn má dạy. Mỗi buổi tan trường học trò sắp hàng về lượn qua lượn lại như rồng rắn. Má đứng tựa cửa nhìn hút theo tới đứa cuối cùng khuất sau mấy bụi chuối lão rồi mới cặp sổ lững thững về nhà. Học trò má chưa về tới cửa đã quăng cặp quăng vở đi đặt trúm bắt lươn, tát ao mò ốc. Má mới về tới nhà đã xắn quần xách nước, vo áo xắt chuối cho heo ăn, rải thóc cho gà lượm. Bầy con năm đứa, đứa vòi vĩnh đòi bú đứa xum xoe bắt má chải tóc thắt bính cột nơ. Rồi bữa cơm riêng cho nội, cơm chung cho gia đình. Giàn bếp tối thui um um khói đục, má một mình quần quật nấu canh kho cá. Má ơi sao mà má giỏi quá vậy. Tiểu thơ như má lấy chồng nhà quê chẳng nệ mình liễu. Khuya tối má tần tảo gánh vác giang sơn nhà chồng. Vậy mà đã hết đâu! Con còn nghe kể có lắm khi mấy bà cô nổi hứng nặng nhẹ canh lạt cơm khô. Sao mà má chịu được. Cực khổ tay chân đã đành, ai bắt má ăn cơm mà pha nước mắt. Con như má chắc con đã bỏ đi mấy đời rồi. Có đâu cứ ở đó chịu trận. Hay là tại ngoại đã dạy má như vậy. Rồi dòm ra bạn bè má cũng chịu như vậy. Hay là tại má quá thương ba nên cũng giống như Tôn phu nhân đã gá thân về Thục, thì cứ phải đem má hồng ra mà trau tria cho trót. Nghĩ ra mà tội. Mấy ông đàn ông xưa khôn thấy mồ. Cứ dẻo nhẹo đem chuyện liệt nữ với lại tiết phụ ra mà dỗ ngọt cho nên má hồng mới đến nỗi lấm lem. Suốt mấy kỳ chạy giặc, ba còn tù tội trên tỉnh, nhà hết gạo, má phải chèo chống theo mấy con nước lớn nước ròng vô tuốt mấy ngọn kinh cùng, mấy vàm rạch cạn mua bán chút đỉnh hột vịt, dầu lửa đem về đổi gạo đắp đổi. Nắng sớm mưa chiều làm làn da mát rượi của má nứt nẻ như mặt ruộng khô nước. Mi mắt mệt nhừ xụ xuống như tấm rèm buông lửng chỉ còn ló có chút dạng mờ của hai hàng xuân sơn cũ. Cả cặp môi tươi rói của má cũng tái xám như cánh hoa úng nước. Tội nghiệp má, thân đàn bà mười hai bến đỗ, má ghé một lần mà đủ cả hai bến đục trong. Rồi tháng tháng, má ẵm con dắt theo chị kế, tay xách nách mang nửa đêm nửa hôm đốt đuốc ra sông chờ đò dọc. Đi tới trưa đến khám tỉnh thăm ba, cho ba nải chuối cục đường. (Dưới quê ba bị nghi là việt-gian-phản-quốc; trên thành ba bị ngờ là việt-minh-nằm-vùng). Cứ như vậy mà ba đi tù tháng này qua tháng khác. Sáng sáng lính dẫn đoàn tù dài thậm thượt đi làm cỏ-vê mấy công thự. Má ngồi núp dưới bóng cây me cổ thụ, vạch vú eo sèo cho con bú trây, nói trỏng qua hàng rào kẽm gai hỏi thăm sức khỏe của ba. Có khi má vừa chậm nước mắt vừa giả lả kể chuyện nhà làm như mọi sự đều yên ổn. Rằng ông bà nội vẫn mạnh. Rằng anh chị con vẫn chơi. Rằng lẫm nhà vẫn đong đầy lúa thóc. Má ơi con biết gì đâu, con nằm trong lòng má mà như nằm trên đống gai chông đời má vậy. Má cực riết rồi thành quen. Gót chân bỏ guốc thả cho hà ăn chầy ngày rồi cũng chai cứng. Lâu lâu ngoại từ Cái Mơn ngồi ghe sang thăm. Sông nước thăm thẳm, lòng ngoại chắc cũng bời bời. Ngoại bây giờ nghèo lắm. Nhà cửa ruộng vườn của ông cố để lại bị người ta nổi lên đốt rụi. Ngoại cũng làm cô giáo, đâu có gì ngoài tấm lòng chở theo con nước qua thăm. Ngoại vuốt tóc má rồi ngoại khóc. Con lẫm đẫm theo chân thấy má kéo vạt áo chấm lén nước mắt cho ngoại đừng thấy. Má ơi nước cứ chảy xuôi thì đâu má giấu ngoại được. Cũng như khi con xa má rồi thì con nhớ má có một mà má nhớ con gấp mười lần, vậy thôi.

Rồi thủng thẳng đâu đó cũng yên. Chòm xóm lục tục kéo về. Má lại đi dạy học, chờ ba. Học trò má chạy giặc tứ tán, chừng về lớn vọt lên như đám cải ngồng, mỗi sáng thay phiên ghé nhà cõng con lội mương theo má ra lớp. Có khi con thơ thẩn ngoài sân lượm trái còng trái bã đậu tách làm râu giả mấy ông tây đi tàu sắt. Có khi bắt chước mấy anh lớn tập chơi đánh trỏng một mình chạy vòng vòng cái sân trường nhỏ xíu. Trưa trưa buồn tình con chui xuống gầm bàn nằm chèo queo nghe má giảng bài có người đi chơi xa cho đã rồi trở về làng mà nói tỉnh queo không đâu đẹp bằng quê hương. Tiếng má lanh lảnh mà ngọt ngào mở ra cho con cánh cửa đầu đời dẫn vào một cõi trời mới, sông núi sắt son. Rồi ba được thả ra. Mà phải ở lại thành. Vậy là một lần nữa má lại cụ bị tay xách nách mang bè chống bầy con lếch thếch bỏ quê lên tỉnh. Thành phố xa mã, lòng má tẻ quạnh. Cả nhà chui đụt dưới chái nhà người bà con bên hông đình Ông, ba đi làm sớm về khuya cật lực, má quang gánh chắt chiu. Đám anh chị con được gởi tới trường. Mỗi đêm về chợ, má chong đèn vừa vá áo vừa khảo bài. Có khuya mưa nặng hột cả nhà nằm chùm nhum rút sát vào vách nhà người ta mà ngủ. Lần nào ba má cũng nằm tuốt bên ngoài dang lưng hứng bớt giọt trời nhọn hoắt như kim châm. Dông gió quậy trên mái tôn nghe tới rã trời rã đất. Lòng của ba má chắc cũng rã nát đến vậy thôi. Mưa tiếp nắng lần lữa qua được mấy mùa, còn ba má qua không biết bao nhiêu lận đận mà dựng căn nhà đầu tiên ở phố. Căn nhà sàn vách ván quét vôi trắng có chiếc lan can treo mấy chậu bông vạn thọ vàng rực như lòng má buổi đó. Cái tết đầu tiên sung túc, chồng con quây quần, má dọn mâm cơm cúng rước ông bà tươm tất. Con chắc lòng má vui hơn tết nữa. Má mặc áo dài, tóc chải sát bới cao sau ót, mặt nghiêm trang mà khoan hòa, đẹp không thua gì hình Cô Ba in trên mấy cục xà-bông thơm, đốt nhang lầm rầm khấn vái cảm tạ ông bà đất nước. Khói bay cao, thơm phức. Lòng má trải ra, rộng không chừng. Ôi những năm mười tuổi, con sung sướng như đồng tử đứng trên tòa sen năm cánh. Quần áo vải mới má cắt may mướt rượt, bánh trái hàng vặt liền miệng. Tết nhứt má gói bì gói nem cả xâu treo giàn bếp, dưa giá nhận cả khạp, thêm thịt ba rọi cắt vuông bằng nắm tay con nít kho tuyền với nước dừa tươi. Má còn xắt chuối khô thành sợi nhỏ, ngào với gừng và đậu phộng cả thố để dành cho ba ngọt miệng mỗi buổi trà. Má chu đáo không để ai thiếu món gì trong ba ngày tết. Sắp nhỏ thêm đồng tiền mừng tuổi. Đứa lớn thêm mấy lời vỗ về căn dặn. Ra giêng má lại được nhận cho làm cô giáo trường tỉnh. Trường gần chợ, má áo hàng thanh đạm, dáng mảnh như cọng cỏ may lau lách giữa phố phường, bóp cặp nách, có đứa học trò nhỏ lẽo đẽo theo sau ôm sổ sách ngày bốn buổi đi về. Học trò của má giữa chợ đông biết bao nhiêu, đi đâu cũng gặp. Có chị lớn đại rồi, vậy mà gặp má giữa đường vẫn khép nép đứng lại khoanh tay thưa gởi. Có anh lớn tồng ngồng đang khòm lưng đạp xe, vậy mà gặp má là nhảy rột xuống lề, cúi đầu gần sát đất. Con đi bên má, cũng hả dạ lây. Đàn con má ngày một lớn khôn bắt đầu tập tành đỡ đần cho má một ít việc nhà. Chừng đó má mới rảnh rỗi đôi chút mà nghĩ tới phần mình. Mà cũng có phải tự má muốn đâu mặc dầu cái thú nghe hát cải lương vốn đã truyền đâu từ đời cố ngoại. Thuở mà nhà cửa còn như dinh thự, má đã được ông ngoại nuôi dạy như bậc nữ lưu, cho làm quen thói phong nhã trong những buổi tụ họp đờn ca tài tử tại nhà. Cô Ba Trà Vinh, cô Năm Sa Đéc đâu có lạ gì với má. Má rành ngũ cung với lại bài bản không thua ông soạn giả nào hết. Có khi còn lén viết chơi mấy khổ Trăng thu dạ khúc với lại Xuân tình nữa. Vậy mà chừng lấy chồng rồi là dẹp hết, quên luôn. Chỉ còn hát ầu ơ với lại ví dầu theo nhịp võng ru con kẽo kẹt. Tới chừng được thơ thới, ba mua cho má cái máy hiệu Radiola có hình con chó kê đầu bên cái loa thiệt bự. Chiều chiều cơm nước vừa xong, má nằm võng gọi con quay dây thiều hát dĩa cho má nghe. Riết rồi con cũng ghiền nghe Út Trà Ôn hát Sầu vương biên ải như má. Lâu lâu có gánh cải lương ghé ngang qua tỉnh, ba mua vé thượng hạng rồi giục ép má đi coi. Lần nào cũng vậy, hễ đi là má dắt con theo cho có bạn. Hai má con ngồi chen chúc một ghế. Con thì ráng hết mức mà mới nửa màn là đã gục lên gục xuống theo nhịp kèn tiếng trống. Tới màn đào kép xuống vọng cổ phựt đèn màu, giựt mình ngó lên là thấy má nhíu chéo khăn chậm mắt. Bộ lòng má có cả biển nước mắt hay sao. Vãn tuồng, má nắm tay dắt con về qua mấy hè phố vắng hoe. Con vừa ngủ vừa đi ngon ơ không cần nhắm hướng. Có má ở kề bên dễ gì má để con lạc đường hả má. Nghĩ lại mà tiếc má ơi, phải chi tuồng đời cũng có hậu như trên sân khấu thì má con mình đỡ biết mấy. Cứ dắt nhau đi xem đào kép khóc cười theo cảnh giả rồi về. Đằng này ngoài đời mấy vở trường hận ai viết đâu mà cứ diễn đi diễn lại hoài làm kẻ khóc người cười đến hết hơi mặc dầu chẳng ai thuộc bài bản gì ráo trọi. Má ơi con cũng biết trời hay làm dâu bể nhưng đâu tính được tang thương ra đến nỗi ấy. Má đi vấp một bước thanh xuân mà trần ai lai khổ. Mãi tới tuổi xế chiều rồi trời vẫn cứ đòi đoạn đánh ghen cho được mới thôi. Khoảng thời gian sung sướng tròm trèm đâu có mấy năm. Con mới vừa xong trung học là đời lại làm thêm dâu bể nữa. Giặc giã liên miên, nhà cửa cháy tan hoang, của cải má dành dụm bỗng chốc thành tro thành khói. Năm đó má vừa tới tuổi về hưu. Vốn liếng hơn bốn chục năm dạy học gom lại còn cái huy chương chánh phủ gởi tặng mà chưa kịp nhận. Vậy mà má còn một bầy con phải lo tới nơi tới chốn. Nhà ở tỉnh, má vẫn muốn gởi con đi đại học ở Sài-Gòn. Má tính ở nhà tiện tặn mắm muối gì cũng xong, miễn làm sao hàng tháng đủ tiền sách vở cơm nước cho con cái trọ học. Con có quên được đâu má. Tết Mậu Thân giặc đốt nhà, ba dựng tạm cái chòi trên nền đất cũ, cây mận lão trước sân cháy nám tới đọt dòm thấy ủ rũ chẳng kém gì người. Con tính bỏ học mà má khăng khăng không chịu. Tới ngày con đi không biết má chạy vạy ở đâu mà sắm sửa cho con đủ thứ. Quần áo mới, va-li mới… rồi cứ theo con mà dỗ dành. Má nói mà không dòm lại mình trên người chỉ còn cái áo túi và chiếc quần lãnh đen đã trổ màu. Tóc má rối trắng như trăm đường chỉ mảnh mà lòng sấp ngửa chắc cũng cỡ lòng con vạc bị xáo măng. Con đi học xa bốn năm năm, má ở nhà đạm bạc với mớ tiền hưu còm cõi. Thiếu đủ con làm sao biết được. Có một điều con biết chắc là má nhịn ăn nhịn mặc cho con ăn con mặc, cho con ra ngoài không mắc cỡ với người ta. Mỗi lần về má làm món ngon vật lạ cho con đỡ thèm lúc ở xa một mình. Sáng ra xe trở lại trường, chiều hôm trước má xách nón “đi xóm”. Đi đâu mấy đỗi, khi về móc túi lấy tiền cho con. Tiền má cầm cố, tiền má vay mượn, con có biết đâu. Chỉ biết nhà thì túng quẫn mà con thì không thiếu thứ gì. Chắc má sợ con lo rầu mà xao lãng việc học. Trời ơi con có học làm vua làm chúa gì đâu mà má giựt gấu vá vai chẳng sợ muối mặt. Ngày con thành đạt chắc má mừng lắm hả má? Mà con có thấy má vui rộn ràng gì đâu. Vẫn dáng ung dung. Vẫn tiếng cười lặng. Vẫn câu nói nhường. Xong đứa này rồi má lo đứa khác. Má lo hoài lo hủy. Mà ngược đời thì thôi. Con cái càng lớn thì má lo càng nhiều hơn nữa. Con vẫn chăm bẳm học xong sẽ về tiếp má. Vậy mà con có nuôi má được ngày nào đâu. Mình tính xuôi đời lại tính ngược. Nó lộn lên lộn xuống làm má con mình điêu đứng. Mười năm cuối má lo còn nhiều hơn mấy mươi năm đầu nữa. Đến lúc sức đã kiệt, da mỏng te thấp thỏm đau mấy đường chỉ máu mà má có lơi tay được đâu. Sau đại họa 75, người ta lấy nhà, đuổi má về vườn sau khi bỏ tù một lúc bốn thằng con trai của má. Má khóc khô chớ nước mắt đâu còn. Rồi dang lưng còng ra mà tiếp tục hứng đỡ. Nay lặn lội thăm nuôi đứa này, mai lê lết đút mớm đứa khác. Hồi trước má nuôi con mà má hy vọng. Lần này má nuôi con mà má tuyệt vọng. Má sợ không nuôi con kịp cho đến khi con được thả ra. Ở bên kia hàng rào kẽm gai má chết đứng chết ngồi. Gói muối mè lạo xạo hột mặn hột bùi. Lòng má con biết nát nhừ còn hơn cháo lỏng nữa. Má nuôi con chắt mót từng tàu lá chuối rọc phơi đếm bó, từng bẹ dừa sợi tước xước tay, từng nia cau chẻ phạm đêm tối lửa cái ngủ vật vờ. Vậy rồi ra tù con bỏ má con đi. Đi tới mất biệt hết năm này qua năm khác.
Má ơi hường nhan có một tấm lẻ mà phận mỏng cánh chuồn có tới cả đôi. Chiêu Quân biệt Hán sang Hồ còn kẻ rước người đưa chớ còn má của con đẹp người đẹp nết mà sao đường truân chuyên thui thủi. Ngày má đau con không được lo thuốc thang. Ngày má mất con không lạy biệt. Mấn mũ con không đội, áo tang con xếp lại để qua bên, gậy tang con không về chống kịp để vừa đi thụt lùi vừa dang tay cản cho chậm lại phút giây má rời nhà lần chót. Nhưng mà thôi… Dẫu níu chậm cách nào thì cũng không cầm lại được. Má đến với đời như một đóa phù dung mà mỗi cánh hoa chỉ là một hơi sương váng vất. Những hơi sương phả ra trên mặt đất buồn hiu này cho đau khổ có một chút long lanh, cho phiền muộn có một chút ngọt ngào và cho giọt lệ sau cùng… rồi ra cũng có chút niềm hạnh phúc.
Ôi một tấm hường nhan mấy thuở…


Cao Vị Khanh

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Feb/2020 lúc 1:51pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Feb/2020 lúc 9:26am

Chẳng Nợ Nần Nhau

Image%20result%20for%20Chẳng%20Nợ%20Nần%20Nhau


Cứ mỗi hai tuần tôi lại vào “Nursing home” để thăm bà Julie, người bảo trợ gia đình tôi từ trại tỵ nạn sang Mỹ. Lần này gặp tôi, bà hớn hở báo tin:
-Tao mới biết ở trong đây có một người Việt Nam.
Không chờ tôi hỏi, bà nói tiếp:
-Tội nghiệp, anh này chỉ chừng ba mươi mấy tuổi, nghe nói bị “stroke” nên liệt nửa thân người.
Bà Julie có thói quen hay kể chuyện những người xung quanh bà cho tôi nghe, dù tôi chẳng biết họ là ai. Nào là chuyện ông Brown, chuyện bà Jackie, rồi chuyện cô y tá Sandy lén lén nhéo tay mấy người già hay la hét, dãy dụa... Tôi thường im lặng chăm chú nghe. Những lúc đó bà vui lắm, vì có dịp để nói. Nghe thì nghe chứ có mấy khi tôi nhớ hết. Hôm nay, nghe đến hai chữ Việt Nam tôi cũng tò mò nên hỏi thêm:
-Ông ấy vào đây lâu chưa?
-Chắc chừng vài tháng, nhưng tao mới nghe kể cách đây hai tuần.
Rồi bà thở dài:
-Ôi! Căn bệnh quái ác, nó tàn phá tương lai, cuộc đời của người tuổi trẻ đang dồi dào sức sống...
Bà tiếp tục than thở dùm nạn nhân. Một lúc sau bà kéo tay tôi chỉ về phía cửa:
-Kìa, con Sandy đang đẩy xe anh ấy tới kìa.
Tôi quay lại, nhìn ra cửa. Sững sờ vài giây, tôi bàng hoàng kêu lên:
-Thiều!
Người đàn ông ngồi trên xe lăn nhìn tôi, khuôn mặt tái xanh, đôi môi mấp máy không ra lời.
Bà Julie đập vai tôi:
-Mày biết anh ta hả?
Tôi gật đầu trong nỗi bàng hoàng chưa dứt:
-Bạn tôi, một người bạn rất thân.
Nước mắt tôi chợt ứa ra. Bà vỗ nhẹ lưng tôi rồi khập khễnh bước đi. Tôi và Thiều nhìn nhau. Ngỡ ngàng. Chua Xót.
Mười hai năm rồi. Mười hai năm, Thiều rời xa tôi và thành phố quen thuộc này không một lời từ giã, không một lá thư để lại. Mười hai năm, tôi về làm dâu nhà người mà lòng vẫn trĩu nặng mối tình xưa.
Tôi và Thiều quen nhau từ thời trung học. Lúc đó, gia đình Thiều từ Việt Nam mới qua, chưa có xe nên Thiều phải lội bộ từ nhà đến trường -vì đoạn đường từ nhà Thiều đến trường chưa đầy hai “miles” nên không xin được xe bus- Có những ngày mùa đông lạnh lẽo, chạy xe từ xa tôi đã thấy cái dáng lêu khêu của Thiều co ro trong từng bước chậm chạp. Tôi kể cho ba nghe và xin ba cho phép Thiều quá giang. Ba tôi đồng ý. Thế là mỗi ngày ba tôi ghé qua “apartment” Thiều đang ở để đón anh. Ba tôi rất thích Thiều, vì anh giữ đúng khuôn phép lễ nghĩa Việt Nam. Thiều nói năng từ tốn, dạ thưa đàng hoàng. Mỗi khi chào ba má tôi, anh thường vòng tay một cách kính cẩn. Ba hay nói với chị em tôi "cố mà học lấy tính tình của anh Thiều". Nhờ cảm tình đặc biệt đó mà khi tôi và Thiều thật sự yêu nhau, ba má tôi rất vui.
Gia đình Thiều còn theo nề nếp cổ kính nên có vẻ không thích tôi, một đứa con gái không được dịu dàng, đằm thắm, e lệ, thẹn thùng như các thiếu nữ Việt Nam ngày trước. Tính tôi tự nhiên, nên có lần đến nhà Thiều, mẹ Thiều vừa lên tiếng mời ở lại ăn cơm là tôi ngồi ngay vào bàn. Thêm một điều, vì gia đình tôi là người Nam, nên tôi cũng không có thói quen mời mọi người trước khi cầm đũa. Vậy là tôi cứ thản nhiên gắp thức ăn cho vào chén, trong khi mọi người chưa kịp mời nhau. Lần đó, coi như tôi mất điểm đối với gia đình Thiều. Tuy vậy, ba mẹ Thiều không lên tiếng phản đối. Vì dù sao, trong bước đầu khó khăn ở đất nước xa lạ này, tôi cũng là người đã giúp đỡ gia đình Thiều rất nhiều.
Sáu năm sau, khi đã hoàn tất chương trình đại học, có việc làm ổn định, tôi và Thiều dự định tiến tới hôn nhân thì sóng gió bắt đầu nổi lên. Gia đình tôi đạo Công giáo, gia đình Thiều đạo Phật, cả hai bên đều giữ đạo của mình một cách quyết liệt. Thiều nói với tôi, anh không câu nệ chuyện tôn giáo, vì đạo nào cũng dạy con người ăn ngay ở lành, nhưng vì anh là con trai trưởng, là cháu đích tôn trong dòng họ, sau này sẽ phải lo việc thờ cúng tổ tiên, nên không thể bỏ đạo mình để theo đạo vợ. Ba má tôi thì không đồng ý cho tôi lấy chồng ngoại đạo. Gia đình Thiều bắn tiếng "Nếu không chịu đạo ai nấy giữ thì không cưới". Ba tôi nói "Hai vợ chồng không cùng tôn giáo thì có ngày con cũng sẽ bỏ đạo". Tôi và Thiều tơi tả trong trận chiến ngôn ngữ. Với tính thẳng thắn và dứt khoát, tôi buộc Triều phải quyết định. "Quyết định có nghĩa là phải lựa chọn. Chọn em hay chọn gia đình, điều nào cũng làm anh khó xử". Thiệu ôm đầu khổ sở. Tôi nước mắt ngắn dài.
Chưa hết! Mấy cô em của Thiều còn rêu rao tôi lợi dụng chuyện ơn nghĩa để buộc Thiều chống lại gia đình. Đã thế, họ còn chê bai tôi đủ điều, rằng tôi xấu xí, không có ma nào đếm xỉa tới nên đeo riết lấy Thiều. Tự ái bùng lên, tôi buộc Thiều phải quyết định gấp, nếu không tôi và Thiều phải chia tay. Cuối cùng, Thiều đã mạnh dạn cho bố mẹ của anh biết anh không thể thiếu tôi trong cuộc sống. Tôi vui mừng đến ứa lệ khi đo lường được tình yêu Thiều dành cho tôi. Niềm vui chưa trọn thì tôi được tin mẹ Thiều tự tử để phản đối hành động bất hiếu của Thiều. Tôi ngỡ ngàng tự hỏi, đây là sự thật hay chỉ là dàn cảnh để buộc Thiều phải thay đổi quyết định. Dù sao tôi vẫn cảm thấy lòng mình ray rứt, lo âu. Tôi gọi điện thoại cho Thiều, ngỏ ý muốn đến thăm mẹ Thiều trong bệnh viện, nhưng anh can ngăn tôi.
"Cám ơn em. Nhưng tốt nhất em đừng đến vào lúc này".
Tôi nghẹn ngào:
"Anh giận em phải không?".
Giọng Thiều ngọt ngào, tha thiết hơn bao giờ hết:
"Anh yêu em. Cho dù thế nào, em cũng là người anh yêu thương nhất".
Đó là câu cuối cùng Thiều nói với tôi. Suốt một tuần tôi gọi điện thoại, Thiều không bắt máy. Hai tuần sau thì số điện thoại bị cắt. Rồi tôi được tin Thiều đã rời bỏ thành phố này. Tôi căm giận Thiều. Mới ngày nào anh còn nói tôi là người anh yêu thương nhất mà bây giờ anh lại lìa xa tôi một cách thật dễ dàng. Gia đình Thiều thắng lớn, em gái Thiều nghênh ngang nói với mọi người "Bà Trâm bị anh Thiều cho 'de' thật mất mặt. Để xem bả có lấy chồng nổi không". Tim tôi đau buốt, nhưng bề ngoài cố làm ra vẻ thản nhiên. Thản nhiên đến độ, chỉ bốn tháng sau tôi quyết định kết hôn với Vinh -người đã theo đuổi tôi từ lâu. Má tôi khóc khi nghe quyết định của tôi. Bà nói:
"Con đừng vội vã quá sau này sẽ khổ. Vinh biết rõ chuyện của con với Thiều thì sau này khó mà có hạnh phúc".
Tôi mím chặt môi để đánh ván bài định mệnh:
"Mỗi người đều có số mạng, nếu Chúa định cuộc đời con hạnh phúc thì lấy ai con cũng có hạnh phúc, má đừng lo".
Ngày tôi và Vinh trao nhẫn cưới, tôi thầm nhủ, phải quên hết chuyện cũ để tròn phận vợ, bắt đầu một cuộc sống mới như lời nhạc xót xa "người con gái cũng cần dĩ vãng mà em tôi chỉ còn tương lai".
Gần mười hai năm trôi qua, tôi được sống êm ấm trong tình yêu thương đầy bao dung của Vinh. Anh không bao giờ hỏi han, nhắc nhở quá khứ của tôi dù anh biết rất rõ. Tôi chôn sâu dĩ vãng vào tận đáy lòng, cố gắng để tâm tư mình đừng trôi ngược dòng kỷ niệm. Vậy mà ngày hôm nay. Ngay phút giây này tôi lại đối diện với Thiều. Tôi muốn bước đi thật nhanh nhưng lòng không nỡ. Nếu anh đang vững vàng, khỏe mạnh có lẽ tôi sẽ dễ dàng quay bước, bởi tôi không muốn làm vẩn đục niềm hạnh phúc tôi đang có trong tay. Nhưng khi nhìn thấy Thiều ngồi đây, phân nửa thân người nghiêng xuống nặng nề trên chiếc xe lăn buồn bã, đơn độc, chân tôi như có ai níu giữ lại. Tôi ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh, im lặng nhìn Thiều. Tôi muốn hỏi anh chuyện gì đã xảy ra, sao ngày xưa anh lặng lẽ bỏ đi mà không cho tôi được một lần tiễn anh buồn sa nước mắt. Và ngày nay, sao anh lại cô độc ở chỗ này. Nhưng nhìn đôi môi anh mấp máy, khó khăn lắm mới thoát ra được hai chữ "xin lỗi", tôi không đành. Thôi thì... dù là lý do nào đi chăng nữa thì tôi và Thiều cũng đã hai con đường ngăn cách, tôi cũng đã là vợ Vinh, dù tôi không yêu Vinh cuồng nhiệt như đã từng yêu Thiều.
Mười mấy năm nay, tôi cố quên chuyện buồn đau ngày cũ, cố quên Thiều như tôi từng muốn quên. Nhưng bây giờ. Ngồi đây. Đối diện với Thiều trong hoàn cảnh nghiệt ngã này, tôi bỗng muốn được gần gũi, chăm sóc, an ủi Thiều như ngày xưa chúng tôi đã từng có nhau. Tôi không ngăn được ước muốn đó, nên khi người y tá ra hiệu phải đẩy Thiều về phòng, tôi nắm tay Thiều hứa hẹn:
-Em sẽ đến thăm anh mỗi tuần, em sẽ lo lắng cho anh...
Chiếc xe lăn chuyển bánh, mang Thiều đi xa dần. Không biết Thiều có nghe lời tôi nói, có hiểu nỗi niềm sâu kín trong lòng tôi? Tôi cúi đầu đếm từng bước thẩn thờ ra cửa. Thật bất ngờ, tôi chạm mặt mẹ và em gái Thiều ngay đó. Mối hận xưa tràn về, tôi đanh mặt lại, nhìn thẳng vào mặt họ bằng đôi mắt tóe lửa. Không một câu chào hỏi cho đúng phép lịch sự, tôi quay đi như chưa hề quen biết. Dẫu sao, tôi cũng chỉ là một con người tầm thường, nên tôi không thể học đòi cách xử sự cao thượng để làm người quân tử.
Đến tuần lễ hẹn với Thiều tôi thấp thỏm chờ đợi. Chỉ còn một ngày nữa thì được tin mẹ Vinh bệnh nặng, chúng tôi phải tức tốc bay về New York. Khi trở lại nhà, tôi hối hả tìm cớ nói dối Vinh:
-Em phải vào thăm bà Julie, không biết có chuyện gì mà bà ấy nhắn em.
Vinh đưa tôi ra cửa, thấy trời mưa như trút nước anh nói:
-Anh phải đưa em đi, trời mưa lái xe nguy hiểm lắm.
Tôi thoái thoát:
-Không sao, em sẽ chạy cẩn thận. Anh trông con dùm em. Mưa thế này mà mang con ra xe tội nó.
Trên đường đến ”Nursing home” lòng tôi bồn chồn không yên. Tôi cảm thấy có lỗi với Vinh. Nhưng rồi tôi lại tự biện hộ, tôi không làm điều gì sai quấy, chỉ là an ủi một người tật nguyền đang cần được an ủi.
Bước đến phòng Thiều, tôi ngỡ ngàng nhìn chiếc giường trống trơn. Hỏi người y tá thì được biết người nhà đã mang Thiều về. Tôi đi ra bãi đậu xe dưới cơn mưa tầm tả. Những bước chân về chầm chậm, không vội vã như những bước chân đi làm lòng tôi lắng xuống. Ngước mặt lên trời, hứng lấy những giọt mưa lạnh buốt, tôi như chợt tỉnh. Tôi đã thoát một cơ hội để phạm tội ngoại tình, dù chỉ là ngoại tình trong tư tưởng. Bởi vì chính tôi cũng không dám bảo đảm với tôi rằng, sẽ không bao giờ xảy ra chuyện "tình cũ không rủ cũng đến". Lòng thương hại đôi khi cũng là một hiểm nguy chẳng thể lường trước được.

Ngân Bình

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Feb/2020 lúc 9:13am

NGƯỜI BẠN DA ĐEN

Image%20result%20for%20light%20out%20door%20in%20winter%20night


Hồ nước sau nhà anh chị Đoàn Đông – Lộc Tưởng ở Weymouth có một bầy vịt. Chúng không phải do anh chị mua về nuôi từ tấm bé mà chỉ vì anh chị săn sóc nên chúng ở lại. Mỗi lần qua thăm tôi thường ngồi trên chiếc ghế bên hồ và ngắm cảnh đàn vịt quấn quít bên nhau. Khung cảnh hòa bình, đầy thi vị và thiền vị ở đây dường như ảnh hưởng đến cung cách của bầy vịt. Khi anh Đông mang thức ăn ra rải bầy vịt từ tốn bơi đến ăn, nhường nhịn nhau, không giành giật tung nước vào người du khách như đám vịt ở Boston Common.
 Trong bầy vịt đông đúc lại có một chú ngỗng trắng đến định cư. Không phân biệt chủng loại và màu lông, chúng quanh quần bên nhau trong một góc hồ. Chị Lộc Tưởng rất thương chúng. Chị bảo nhà hàng xóm có một đàn ngỗng gồm một ngỗng mẹ và bốn ngỗng con. Mẹ và chị cả chết trong mùa đông năm ngoái. Ba anh chị em ngỗng sang tá túc nơi bờ hồ nhà chị và làm bạn với đàn vịt ở đây. Hôm trước, hai trong số ba con ngỗng tập bay và một buổi sáng chúng bay đi mất, để lại chú ngỗng út lẻ loi. Mỗi lần cho vịt và ngỗng ăn, anh chị lại nghĩ đến hai chú ngỗng đã bay đi xa. Mùa đông New England khắc nghiệt. Theo dự báo thời tiết, năm nay trời sẽ lạnh hơn năm ngoái nhiều, biết chúng có sống sót được hay lại chết như mẹ và chị của chúng. Chị cầu dù ở nơi nào mong cho chúng được bình an sau trận bão Sandy vừa rồi và những cơn bão tuyết sắp sửa qua đây.
 Nhìn bầy vịt và ngỗng từ bốn phương trời mây nước gặp nhau, tôi chợt nghĩ đến tình bạn, thật thiêng liêng và cần thiết về cả vật chất lẫn tinh thần. Nếu chẳng may một con bơi lạc sang một góc nào đó trong hồ nước rộng này, con đó sẽ chết vì cô đơn và đói khát.
 Giống như chú ngỗng sống giữa bầy vịt đen, ở Boston, tôi cũng có người bạn da đen thân thiết. Nếu không có cậu ấy, những ngày tháng đầu của tôi ở Boston, vốn khó khăn chắc đã khó khăn hơn.
 Ngày mới đến Boston, bác Tôn Thất Ân và anh Hà Tân, những người làm việc cho International Institute of Boston mỗi tuần mấy bận dắt tôi đi tìm việc làm. Tôi cần một việc làm bán thời gian để có ít tiền lo lắng cho gia đình bên nhà và đi học. Không nơi nào nhận tôi. Lau nhà rửa chén cũng không được. Lý do như anh Hà Tân bảo có thể vì tôi ốm yếu quá, những người phỏng vấn nhìn vóc dáng trói gà không chặt của tôi, không tin tưởng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ.
 Mãi cho đến cả năm sau, tôi mới tìm được một việc làm bán thời gian ở trong nhà bếp của bịnh viện New England Deaconess ở Brookline. Thời gian đó, tôi học ở Boston University rất gần với bịnh viện New England Deaconess. Mỗi chiều học xong tôi đón xe bus qua đó làm cho đến mười giờ tối. Trong nhà bếp của bịnh viện, ngoài trừ ông quản trị viên và những đầu bếp chính là người da trắng, còn lại đều da đen và một mình tôi gốc da vàng. Sau sáu giờ chiều, các đầu bếp và cả ông quản trị viên đều ra về, nhà bếp toàn là thợ da đen do một anh trưởng nhóm, cũng là da đen, quản lý.
Công việc của tôi là mang thức ăn đến cho bịnh nhân, chờ họ ăn xong, mang về và đưa vào máy rửa. Mỗi chiều tôi phải xếp các khay thức ăn vào một chiếc xe kín và đẩy đến từng phòng bịnh nhân. Công việc này đối với người khác chắc nhẹ nhàng nhưng với tôi lại rất nặng nề.
 Tôi không biết bây giờ có cải tiến chưa nhưng thời đó những xe chứa thức ăn bịnh nhân được làm bằng sắt, bọc kín bằng những lớp kim khí dày. Bịnh viện New England Deaconess đang đươc xây cất rộng thêm nên các khu chuyên khoa tạm thời nối với nhau qua những lối đi dài và hẹp. Đoạn đường tư khu bịnh viện chính sang Joslin Diabetes Center dài gần nửa dặm và phải qua nhiều dốc cao. Tôi không đẩy nổi chiếc xe thức ăn lên dốc. Mỗi khi đến chỗ dốc, tôi phải đứng chờ một người đàn ông nào đó đi qua và nhờ họ phụ. Việc giữ cho chiếc xe chất đầy thức ăn xuống dốc cũng là chuyện gian nan. Rất nhiều khi xe chênh vênh gần như muốn ngã. Khi tôi sắp sửa đầu hàng, nghỉ việc để đi tìm việc khác thì Sean đến với tôi.
 Sean là một thanh niên da đen ở Roxbury, cách Boston chừng vài dặm về phía tây. Công việc chính của cậu ấy là chạy máy rửa chén. Cậu làm ở nhà bếp bịnh viên New England Deaconess trước tôi xa. Trong giờ giải lao, tôi không quen ai nên ngồi một mình trong góc nhà bếp, có khi làm bài và có khi đọc sách mượn của thư viện Boston. Có thể vì thấy tội nghiệp cho chú da vàng lẻ loi trong tuyệt đại đa số da đen làm trong nhà bếp nên Sean đến bắt chuyện. Sean mang đến nhiều thức ăn và cùng ăn tối với tôi. Cậu hỏi tôi về chuyện học hành và có vẻ thán phục khi biết tôi học đang học đại học mà lại học ngành điện toán rất khó. Những năm đầu thập niên 1980, học điện toán, một ngành còn rất mới, là một thử thách lớn lao không phải cho người Việt mà bất cứ người gốc xứ nào. Những ngôn ngữ điện toán ***embly, Pascal, Fortran hoàn toàn xa lạ đối với sinh viên. Tôi học điện toán thay vì kinh tế như khi còn ở Việt Nam đơn giản chỉ vì, theo người ta nói, ngành điện toán dễ kiếm việc làm. Sean không đi học. Cậu làm toàn thời gian ở bịnh viện này. Trước ngày tính nghỉ việc, tôi thố lộ lý do với Sean. Tôi rất cần tiền nhưng chưa biết sẽ tìm việc nơi đâu. Tôi đang đứng trước một ngọn núi khác của đời mình nhưng giống như nhiều lần trước, tôi phải tìm cách vượt qua.
 Sean bảo đừng nghỉ, việc khó khăn của tôi là chuyện nhỏ, cậu sẽ giải quyết. Từ đó, chiều nào tôi đi làm cũng có Sean. Làm cho bịnh viện với công việc đem cơm cho bịnh nhân không có ngày nghỉ lễ. Những người làm việc vài giờ mỗi ngày như tôi không có quyền chọn lựa. Dù lễ Tạ Ơn hay Giáng Sinh Sean cũng sắp xếp thời khóa biểu làm việc của cậu thích hợp với giờ giấc của tôi. Khi tôi đẩy xe đến dốc, Sean đã ngồi đó nghe nhạc và chờ tôi rồi. Một mình cậu đẩy xe qua dốc và trở lại làm việc. Cậu không chê tôi yếu đuối. Khi hết việc, cậu qua phụ với tôi đem thức ăn đến từng phòng. Cậu có chiếc c***ette cỡ trung bình. Giờ giải lao cậu mang ra nghe nhạc Rap và cùng ăn tối với tôi. Sean mở nhạc rất lớn. Tiếng Mỹ của tôi ngày đó chỉ đủ để làm bài nhưng nghe và hiểu nhạc Rap là chuyện còn xa. Tuy nhiên nghe riết cũng quen tai, không lấy làm khó chịu như những ngày đầu. Vì làm trong nhà bếp nên chúng tôi được ăn tối miển phí nhưng là những món ăn nhạt nhẽo dành cho người bịnh. Từ khi chơi với Sean, bữa ăn nào cũng thịnh soạn vì cậu lục lọi khắp nơi để tìm thức ăn. Có khi cậu còn tự mở lò xào nấu món ăn tự nhiên như ở nhà. Tôi không bao giờ dám làm chuyện đó. Sean không ăn một mình. Có món gì ngon cậu cũng chia sớt với tôi.
 Chúng tôi không biết gì nhiều về nhau. Sean rất ít nói về mình và có vẻ cũng không muốn được hỏi về đời sống riêng tư của cậu. Khi tôi tò mò hỏi tới một chuyện gì, Sean thường cười và bảo tôi điều tra giống như cảnh sát. Sean rất ghét cảnh sát. Cậu dặn tôi, ngoại trừ biết chắc mình vi phạm, đừng bao giờ đưa bằng lái xe cho cảnh sát coi mà hãy nói để quên ở nhà. Tôi cũng không kể lể gì với Sean ngoài việc tôi là người tỵ nạn, đang đi học và cần tiền để sống cho đến ngày ra trường. Tình bạn của chúng tôi là tình người, không có quan hệ nào khác. Sean không bao giờ rủ tôi làm chuyện gì hay đi đâu xa ngoài khuôn viên bịnh viện. Giờ nghỉ, tôi chỉ ngồi và nghe cậu nhái theo giọng anh chàng ca sĩ nhạc Rap trong chiếc c***ette cũ kỹ.
 Một người đầu bếp da trắng thấy tôi gần gũi với Sean, kêu tôi ra dặn dò phải thận trọng đừng chơi quá thân với những thanh niên da đen và nhất là đừng cho chúng mượn tiền. Ông già đầu bếp da trắng có ý tốt với tôi. Ông thấy tôi, một thanh niên da vàng duy nhất trong nhà bếp nên lo dùm tôi để khỏi bị dụ dỗ để làm những chuyện phạm pháp. Tôi cám ơn lời khuyên của ông nhưng vẫn tiếp tục làm bạn với Sean, không phải chỉ vì tôi cần người đẩy xe mà cần một tình bạn chân thật để lấp vào khoảng trống tình cảm mênh mông của đời người tỵ nạn.
 Một ngày nọ, Sean hỏi mượn tôi năm đô la để mua pin cho chiếc máy c***ette của cậu. Tôi chợt nhớ tới lời ông già đầu bếp dặn dò nhưng vẫn rút bóp đưa cho cậu năm đô la. Số tiền quá nhỏ. Đừng nói chi năm đô la mà năm chục đô la tôi cũng đưa cho Sean mà không thắc mắc gì. Hai đứa tôi đi bộ ra tiệm mua mấy viên pin và ngồi bên ghế dài trước bịnh viện New England Deaconess tiếp tục nghe nhạc Rap.
 Thời gian ngắn sau đó, tôi không nhớ chắc là ngày nào, Sean chia tay tôi. Cậu bảo vừa tìm ra công việc tốt hơn nên nghỉ làm ở bịnh viện New England Deaconess. Cậu xin lỗi không thể giúp tôi tiếp tục đẩy xe nhưng đã nhờ một người bạn gốc Haiti giúp khi tôi cần. Đêm cuối của Sean ở bịnh viện, chúng tôi đi bộ ra đường và bắt tay từ giã nhau. Chúng tôi khác màu da, sắc tộc, văn hóa và cũng chẳng biết gì về nơi ăn chỗ ở, việc gặp lại nhau là điều rất khó. Nhìn bóng Sean mất hút cuối đường Brookline, tự nhiên tôi cảm thấy buồn. Tôi không buồn vì thiếu người đẩy xe nhưng vì vừa xa một người bạn. Người đầu bếp da trắng hỏi tôi Sean có thiếu nợ tôi không, tôi trả lời là không. Ông đầu bếp không tin là Sean tìm được việc tốt nhưng phải bỏ trốn Boston vì lý do phạm pháp. Tôi hỏi tại sao ông biết, ông già bảo, đó là chuyện thường xảy ra. Tôi không có đủ lý lẽ để phản bác nhưng không tin Sean bỏ trốn Boston.
 Khoảng hai tuần sau, trong khi tôi đang ngồi một mình trong giờ nghỉ giải lao ở nhà bếp, Sean trở lại. Chúng tôi mừng rỡ bắt tay nhau và hỏi han công việc. Sean thắc mắc người bạn Haiti của cậu có giúp tôi không. Tôi trả lời là có. Tôi hồi hộp hỏi Sean tính trở lại bịnh viện làm hay sao, Sean bảo không, cậu chỉ trở lại để trả tôi năm đô la cậu mượn hai tháng trước. Dĩ nhiên tôi còn nhớ nhưng không quan tâm. Sean dúi vào tay tôi tờ bạc năm đô la. Để cậu không còn lo lắng chuyện nợ nần, tôi cầm lấy. Sean thú nhận ngày nghỉ việc cậu không có tiền nhưng không biết nói sao để khất nợ. Chúng tôi cùng cười. Sau đó Sean đi. Tôi bắt tay từ giã nhưng không tiễn cậu ra đường như lần trước.
 Từ đó đến nay, mấy chục năm chúng tôi chưa gặp lại nhau. Khu Sean ở là khu băng đảng và gần như mỗi tuần đều có những vụ bắn giết xảy ra. Tôi thường để ý tên người bị giết, bị bắt và bị tù nhưng không có tên Sean hay hình ảnh một người nào đó giống Sean trên mặt báo. Tôi biết mình chỉ lo xa mà thôi vì trong đáy lòng tôi, Sean, ngoại trừ một phút giây lầm lỡ, khó có thể lâm vào con đường bắn giết hay tù đày vì bản chất của cậu là người rất thiện.
 Tôi không tin có màu da tốt và màu xa dấu nhưng chỉ có con người tốt và con người xấu. Điều kiện kinh tế, môi trường xã hội và cơ hội giáo dục đã làm con người lớn lên theo nhiều ngã khác nhau. Nếu Thống đốc Deval Patrick của tiểu bang M***achusetts này không may mắn được học bổng của Milton Academy để thoát ra khỏi vùng Nam Chicago đầy tội ác vào năm lớp tám mà tiếp tục lớn lên ở đó thì ngày nay chưa chắc đã có một thống đốc da đen đầu tiên của nước Mỹ mà có thể đã bị bắn, bị tù vì phạm pháp như hàng ngàn thanh thiếu niên da đen khác vùng Nam Chicago.
 Một người có tâm hồn đẹp và lòng nhân ái rộng như Sean nếu có cơ hội học hành, thoát ra khỏi môi trường Roxbury sớm biết đâu đã gặp nhiều thành công lớn trong xã hội.
 Khi nghĩ đến người thân thiết chúng ta thường nghĩ đến những người đã gắn bó với mình một phần đời không thể nào quên, những tri kỷ, những người bạn thưở hai mươi với tâm hồn cháy bỏng hay những người đã từng sống chết có nhau nhưng thường không để ý đến những người đã đến và đi trong khoảnh khắc. Không phải những người chúng ta quen mười năm, hai mươi năm mới gọi là bạn và những người sống với nhau chỉ một hay hai ngày không là bạn.
Dòng đời như sợi tơ dài, những người bạn đã đến và đi nhiều khi không để lại một dấu tích gì nhưng thiếu họ sợi tơ có thể đã đứt đi một quãng. Họ là những chiếc gút nối lại những hoàn cảnh khó khăn, chiếc cầu bắt qua những chặng thăng trầm và chúng ta phải luôn tri ân họ như cành hoa biết cám ơn những giọt sương mai nhỏ xuống cuộc đời mình.


Trần Trung Đạo





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Feb/2020 lúc 9:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Feb/2020 lúc 4:58pm
HỒN%20QUÊ%20MÌNH%20,BAO%20LỜI%20KHÔNG%20%20KỂ%20HẾT%202130r3aHỒN QUÊ MÌNH ,BAO LỜI KHÔNG  KỂ HẾT






CHIỀU ĐÃ XUỐNG BẠN CHAI VANG TIẾNG HÁT,
LỬA BẬP BÙNG SOI SÔNG NƯỚC VÀO XUÂN  


Chân lội trong bùn tay vin cành đước
Tôi gặp mùa xuân ở đất Mũi Cà Mau
Thuyền thấp thoáng trong màu xanh như chuốt
Nắng hong phơi, ong bay rợp trên đầu

Ai giăng lưới sóng hát lời mời mọc
Tôi như say hương mật của đồng bằng
Đưa bàn tay phấn bay vàng như thóc
Mùa xuân ơi, gió chướng cũng vừa sang…



********


Enlarge this image Click to see fullsize
HỒN%20QUÊ%20MÌNH%20,BAO%20LỜI%20KHÔNG%20%20KỂ%20HẾT%2016gka2x

AI GIĂNG LƯỚI SÓNG HÁT LỜI MỜI MỌC,
TÔI NHƯ SAY HƯƠNG MẬT CỦA ĐỒNG BẰNG
(Ảnh: taringa.net)

Chiều đã xuống bạn chài vang tiếng hát
Lửa bập bùng soi sông nước vào xuân
Bầy chim đậu nơi cùng trời cuối đất
Buồm ngủ yên, cá trắng xóa khoang thuyền

Cười hả hê, rượu tràn trên miệng bát
Khô cá kèo, cá bống khói nồng thơm
Siết chặt tay chúc mọi điều tốt đẹp
Bạn chài ơi, biển đập mãi bên thềm!

********


Enlarge this image Click to see fullsize
HỒN%20QUÊ%20MÌNH%20,BAO%20LỜI%20KHÔNG%20%20KỂ%20HẾT%2034t8qoi

SIẾT CHẶT TAY CHÚC MỌI ĐỀU TỐT ĐẸP ,
BẠN CHÀI ƠI,BIỂN ĐẬP MÃI BÊN THỀM!
(Ảnh: naturebuildshealth.com)


********


Thơ Nhật Thu

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Feb/2020 lúc 5:00pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2020 lúc 11:49am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2020 lúc 5:28pm

Chiếc Khăn Mu Soa 


Hôm đó, tôi nhận được một CD gởi từ Bruxelles (nước Bỉ) trên CD thấy đề: “À Monsieur Tiêu Tu”. Chữ viết bằng bút feutre rõ nét, nói lên người viết có trình độ. Tuy viết “Tiểu Tử” không có dấu, người gởi viết tên của mình lại có dấu đầy đủ: “Exp: Nguyễn Thị Sương”! Vừa ngạc nhiên vừa thích thú, tôi vội vã đặt dĩa vào máy, nghe. Đó là giọng một người con gái miền Nam, trong trẻo, phát âm rõ ràng. Những gì cô ta nói đã làm tôi xúc động, có lúc tôi ứa nước mắt! Tôi đã nghe nhiều lần và cố gắng ghi chép lại đây. Dĩ nhiên là tôi đã viết để đọc cho suông sẻ chớ cô gái nói còn nhiều chỗ nghe sượng hay dùng từ chưa chính xác …
…Thưa ông,

Con tên Nguyễn Thị Sương, con của Nguyễn Văn Cương, một trong những nhân vật trong truyện ngắn “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” của ông.

Thưa ông. Con sanh ra và lớn lên ở Pháp, biết nói tiếng Việt nhưng không biết đọc và viết tiếng Việt. Vì vậy, con phải dùng cách nầy để liên lạc với ông. Xin ông thông cảm!

Hôm chúa nhựt rồi, chị Loan bà con bạn dì của con ghé nhà nói: “Sương ơi! Người ta nói về ba của Sương ở trong truyện ngắn đăng trên internet cả tuần nay nè! Chị in ra đem qua đây đọc cho em nghe.” Rồi chỉ đọc. Đó là truyện “Con Rạch Nhỏ Quê Mình”.

Thưa ông. Con chưa biết Việt Nam, nhưng những gì ông tả trong truyện làm như con đã thấy qua rồi! Bởi vì hồi con mới lớn ba con thường hay kể chuyện về cái làng Nhơn Hòa và con rạch Cồn Cỏ của ba con, về những người bạn của ba con hồi thời tuổi nhỏ, kể tỉ mỉ đến nỗi con có cảm tưởng như ba con đang cầm tay con dẫn đi coi chỗ nầy chỗ nọ (Nói đến đây, giọng cô gái như nghẹn lại vì xúc động. Ngừng mấy giây rồi mới nói tiếp…) Mà ba cứ kể đi kể lại hoài làm như là những hình ảnh đó nó ám ảnh ba dữ lắm. Sau nầy thì con mới hiểu khi ba con nói: “Hồi đó, ba đi Pháp quá sớm, ở cái tuổi chưa biết gì nhiều. Rồi qua đây, chóa mắt ngất ngây với những văn minh tiến bộ của xứ người làm ba quên đi cái làng nhà quê của ba. Điều ân hận lớn nhứt của ba là đã không viết gởi về một chữ để hỏi thăm bạn bè hồi đó. Ba phải về thăm lại Nhơn Hòa Cồn Cỏ, con à! “. Nói đến đó, ba ứa nước mắt nắm bàn tay con dặc dặc: “Mà con cũng phải về với ba nữa! Về để cho ba lên tinh thần! Về để thấy ba biết xin lỗi mọi người! Về để thấy ba biết nhìn lại cái quê hương của ba cho dầu nó có quê mùa xấu xí bao nhiêu đi nữa! Về để thấy ba chưa đến nỗi là thằng mất gốc!”. (Đến đây, không còn nghe gì nữa!) Xin lỗi ông! Con đã ngừng thâu để con khóc (Rồi giọng cô lạc đi) Con thương ba con! (Ngừng một lúc)

Thưa ông. Ba má con đều là giáo sư toán, dạy ở lycée. Má con mất hồi con mười tuổi. Bây giờ con làm chủ một tiệm sách ở Bruxelles, ba con dạy ở cách nhà không xa lắm. Một hôm, ba nói: “Ba được một thằng bạn học hồi ở đại học, người Phi Châu, mời qua xứ nó giúp tổ chức lại hệ trung học. Ba đã OK.”. Rồi ba đưa cho con một phong bì loại A4, nói: “Con ráng tìm cách về Nhơn Hòa Cồn Cỏ, trao cái nầy cho cô Hai Huê nói ba không quên ai hết!”. Con nhìn thấy trên phong bì ba viết “Mến trả lại Huê, kỷ vật của thời tuổi nhỏ. Cương”. Vậy rồi ba qua Phi Châu làm việc rồi mất ở bển trong mấy trận nội chiến (Chắc ngừng thâu ở đây nên không nghe gì nữa).

Thưa ông. Nhờ nghe đọc “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” mà con biết được mối tình một chiều của cô Hai Huê, biết được cái khăn mu-soa mà cô Hai đã thêu tặng ba con thuở thiếu thời. Cái khăn đó, bây giờ thì con biết nó đang nằm trong phong bì A4 mà con đang giữ để trả lại cô Hai. Và bây giờ thì con thấy thương cô Hai vô cùng và cũng thấy tội nghiệp ba con vô cùng (Chỗ nầy giọng cô gái lệch đi, ngừng một chút mới nói tiếp) Con nhờ ông giới thiệu con cho bác Sáu Lân, người đã kể chuyện để ông viết về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Con sẽ xin bác Sáu đưa con về đó để con làm theo lời dặn của ba con …
Địa chỉ và số phôn của con như sau:

Mlle Nguyên …


Con cám ơn ông.
Con: Sương
* * *
Nhớ lại, cách đây khá lâu, một thằng bạn ở Marseille (miền Nam nước Pháp) gọi điện thoại lên Paris cho tôi, nói:
“Dưới nầy trời tốt, mầy xuống chơi, đi câu với tao. Sẵn dịp, tao giới thiệu mầy cho một ông bạn mới từ Việt Nam qua định cư ở đây. Tao có khoe với ổng là mầy viết lách khá lắm. Ổng nói ổng muốn nhờ mầy viết một chuyện nhỏ ở dưới quê của ổng để ổng tìm một người bạn. Tao thấy coi bộ ngộ à! Xuống, đi!”.
Vậy rồi tôi đi Marseille. Sau đó, tôi viết “Con rạch nhỏ quê mình” với câu gởi gắm của ổng:
“Tôi nhờ ông viết lại giùm. Biết đâu chừng thằng Cương sẽ đọc. Để nhắc nó đừng quên con rạch Cồn Cỏ, đừng quên thằng Đực Nhỏ, thằng Lân, con Huê …”
Sau khi nghe CD và ghi chép lại, tôi gọi điện thoại xuống Marseille thì thằng bạn tôi cho hay là ông Lân đã dọn về ở ngoại ô Paris, cách đây mấy năm. Nó cho tôi địa chỉ và số điện thoại của ổng. Vậy rồi ổng và tôi gặp nhau. Tôi kể sơ câu chuyện và đưa cho ổng mượn cái CD. Tôi thấy ổng rơm rớm nước mắt khi nghe tôi nói làm tôi cũng xúc động: người đàn ông hiên ngang, xông xáo trong trận mạc, gan lỳ đánh Việt cộng đến nỗi mang hỗn danh “thằng Lân ăn pháo”… vậy mà bây giờ cũng biết ứa nước mắt khi nhận được tin thằng bạn không bao giờ gặp lại!

Khi chia tay, ổng nói:
“Cám ơn ông! Nhờ có bài viết của ông mà hôm nay tôi mới có tin của thằng Cương! Tôi sẽ thay nó, đưa con gái nó về thăm Cồn Cỏ! Và thắp cho nó ba cây nhang ở đầu vàm để vong hồn nó nương theo đó mà tìm lại con đường về…”
* * *
Hơn một tháng sau, ông Lân gọi điện thoại cho tôi nói ổng vừa ở Việt Nam về, muốn gặp tôi để trả cái CD và để ổng kể chuyến đi nầy của ổng. Vậy là chúng tôi đã gặp nhau và tôi đã ghi những lời ổng kể…

… Nhờ cái CD ông cho tôi mượn mà tôi liên lạc được con Sương. Tội nghiệp! Biết được là tôi gọi, nó khóc ồ ồ ở đầu dây bên kia! Sau đó, nó kêu tôi bằng “Bác Sáu”, ngọt như tôi là bác ruột của nó vậy! Thấy thương quá!

Vậy rồi hai bác cháu tôi bay về Việt Nam. Ở Sài Gòn chúng tôi mướn một chiếc xe hơi có tài xế để về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Trên xe, tôi nói với con Sương:
“Ở Cồn Cỏ, ba của con không còn bà con gì hết, họ đã dọn lên tỉnh ở mấy chục năm nay. Bây giờ, ba con chỉ còn có một người bạn thân …”
Con nhỏ nói: “Cô Hai Huê!”. Tôi gật đầu “Ờ”. Nó nói tiếp:
“Cô Hai là người ba nhắc thường nhứt và ba hay thở dài nói ba có lỗi với cô Hai nhiều lắm! Thấy ba con như vậy, con cũng nghe đau lòng, bác Sáu à!”
Thấy thương quá, tôi cầm bàn tay nó bóp nhẹ. Con Sương nhìn cảnh vật bên ngoài nhưng vẫn để bàn tay nó trong long bàn tay tôi. Ông biết không? Tôi không có con, bây giờ, trong cái cầm tay nầy, tôi bỗng cảm thấy như thằng Cương vừa đặt vào tay tôi một đứa con. Trời Đất! Sao tôi muốn nói: “Sương ơi! Từ nay, bác Sáu sẽ thay ba con mà lo lắng bảo vệ con như con là con của bác vậy!”. Nhưng thấy có vẻ cải lương quá nên tôi làm thinh!

Xe ngừng ở chợ Cồn Cỏ. Bác cháu tôi vô chợ nhà lồng đến sạp vải của con Huê thì thấy một cô gái lạ. Cổ nói cổ là cháu kêu con Huê bằng dì và đến đây phụ bán vải từ mấy năm nay. Cổ nói:
“Dì Huê có ở nhà, ông bà vô chơi!”
Chúng tôi đi lần theo con đường nằm dọc bờ rạch. Đường nầy bây giờ được tráng xi-măng sạch sẽ. Tôi nói:
“Nhà cô Hai có cây mù u nằm trước nhà cạnh bờ rạch, dễ nhận ra lắm!”
Đến nơi, thấy còn nguyên như cách đây mấy chục năm: cũng hàng rào bông bụp thấp thấp, qua một cái sân nhỏ là ngôi nhà xưa ngói âm dương, kèo cột gỗ, ba gian hai chái với hàng ba rộng, một bên hàng ba có một bộ ván nhỏ… Tôi hơi xúc động vì bắt gặp lại những gì của thời cũ. Chỉ có bao nhiêu đó thôi – nhỏ xíu – vậy mà sao gợi lại được vô vàn kỷ niệm! Tôi gọi lớn: “Huê ơi Huê!”. Trong nhà chạy ra một người đàn bà tóc bạc nhìn tôi rồi la lên: “Trời Đất! Anh Lân!”. Tuy cô ta đang nhăn mặt vì xúc động, tôi vẫn nhận ra là Huê! Không kềm được nữa, Huê và tôi cùng bước tới nắm tay nhau vừa dặc dặc vừa nói “Trời Đất! Trời Đất!” mà không cầm được nước mắt!

Một phút sau, Huê buông tay tôi ra quay sang con Sương, hỏi:
“Còn ai đây?”
Tôi nói:
“Con Sương! Con thằng Cương!”
Nó hỏi:
“Còn anh Cương đâu?”
Con Sương thả rơi ba-lô xuống đất, bước lại phía con Huê, nói:
“Ba con chết rồi, cô Hai ơi!”
Con Huê chỉ nói được có một tiếng “Chết” rồi xiêu xiêu muốn quị xuống. Con Sương phóng tới đỡ con Huê, nói: “Cô Hai ơi!”. Rồi hai cô cháu ôm nhau khóc nức nở. Tôi đứng tần ngần một lúc mới bước lại đặt tay lên vai Huê bóp nhẹ:
“Tại cái số hết, Huê à! Thằng Cương đang dạy ở bên Bỉ, mắc gì mà qua Phi Châu làm việc để rồi chết mất xác trong chiến tranh ở bên đó. Tại cái số hết! Phải chịu vậy thôi!”
Con Sương dìu Huê lại ngồi ở bực thềm, vói tay mở ba-lô lấy phong bì A4, nói:
“Ba con gởi cái nầy cho cô”.
Huê cầm phong bì, nheo mắt đọc rồi lắc đầu nhè nhẹ: “Chắc là cái khăn mu-soa!”. Huê xé phong bì lấy khăn ra cầm hai góc khăn đưa lên nhìn: khăn còn thẳng nếp, chưa có dấu hiệu xử dụng! Huê nhăn mặt, đưa khăn lau nước mắt của mình rồi sang qua lau nước mắt của con Sương làm nó cảm động nấc lên khóc. Huê nói:
“Khăn nầy cô thêu tặng cho ba của con, nhưng không có duyên nên khăn lại trở về. Bây giờ, cô tặng cho con để kỷ niệm ngày cô cháu mình gặp nhau”.
Con Sương cầm lấy khăn rồi ngả đầu vào vai Huê, nói:
“Con cám ơn cô Hai”.
Huê vừa gật đầu vừa choàng tay ôm con Sương lắc nhè nhẹ như vỗ về đứa con! Tôi bước ra bờ rạch ngồi cạnh gốc cây mù u đốt thuốc hút. Tôi thấy trên thân cây có đóng một cây đinh dài đã gỉ sét đen thui, vắt lên cây đinh là một cuộn dây dừa cũ mèm như muốn mục. Tôi nghĩ chắc con Huê nó làm như vậy, nó vốn nhiều tình cảm và giàu tưởng tượng. Nó có ý nói con thuyền ngày xưa đã bỏ bờ đi mất, nếu một mai có trôi về được thì cũng có sẵn dây để cột con thuyền vào gốc cây mù u… Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm: “Cương ơi! Mầy có linh thiêng thì về đây hút với tao một điếu thuốc!”. Tự nhiên, tôi ứa nước mắt!

Khi tôi trở vô nhà thì cô cháu tụi nó ngồi cạnh nhau trên bộ ván, nói chuyện coi bộ tương đắc! Thấy tôi, Huê nói để vô làm cơm cùng ăn. Tôi từ chối vì phải về trả xe. Huê xin cho con Sương ở lại chơi với nó mươi hôm, còn con Sương thì hớn hở:
“Bác Sáu đừng lo! Con về một mình được!”.
Tôi bằng lòng nhưng đề nghị cùng ra đầu vàm thắp ba cây nhang cho thằng Cương. Con Huê vô nhà lấy nhang và một tấm ni-long để ra đó trải cho ba người ngồi. Khi đi ngang cây mù u, con Huê bước lại gốc cây lấy cuộn dây dừa liệng xuống rạch, rồi phủi tay, đi!

Sau khi cúng vái ở đầu vàm, cô cháu nó đưa tôi ra xe. Nhìn tụi nó cập tay nhau mà thấy thương quá, ông ơi!
* * *
… Bây giờ thì cô Sương đã đem cô Huê qua Bỉ ở với cổ. Nghe ông Lân nói hai cô cháu rất “tâm đồng ý hợp”. Còn chiếc khăn mu-soa thêu thì ông Lân nói cô Sương đã cho lộng vào một khuôn kiếng rất đẹp treo ở phòng khách, ở một vị trí mà ai bước vào cũng phải thấy!


Tiểu Tử
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2020 lúc 12:08pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Mar/2020 lúc 7:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2020 lúc 3:52pm

Giao Con


Tiếng hai đứa con đang chành chọe cãi nhau, con Hồng quát mắng ầm ĩ và con bé Hạnh khóc ré lên làm Nghi thấy như trong người quặn đau thêm, Nghi bước ra ngoài phòng khách:
- Kía Hồng sao con lại đánh em?
Con Hồng vẫn đang tức tối:
- Tại nó đòi đồ chơi của con.
Nghi ôn tồn:
- Hồng ơi, con là chị phải nhường em mình chứ?
Hồng cãi:
- Không công bằng. Nó có đồ chơi của nó rồi.
Quả là con em ngang ngược thỉnh thoảng cứ đành hanh đòi đồ chơi của chị, mà chị Hồng không vừa chẳng mấy khi chịu cho em chơi những món đồ mà nó yêu thích.
Nghi ôm bé Hạnh vào lòng dỗ dành:
- Nín đi con, con chơi đồ của con rồi mẹ thương.
Nghi không hứa sẽ dẫn nó đi mua đồ chơi nữa, nó phải tập quen chấp nhận với hiện tại, rồi sẽ không có ai chiều chuộng những sở thích của nó. Nghi ôm con thật chặt và thiết tha, con bé được mẹ vỗ về cũng nguôi ngoai dần… Nghi gọi con lớn:
- Hồng lại đây với mẹ.
Hồng sà vào người mẹ, nũng nịu:
- Mẹ phải ôm con nhiều như em Hạnh mới công bằng.
Ôi, Hồng luôn lý sự đòi sự công bằng mà trong cuộc sống đôi khi thượng đế chẳng công bằng cho một ai.
Ôm hai đứa con bằng hai tay, mỗi đứa một bên nách mẹ. Nghi dịu dàng thủ thỉ:
- Hồng và Hạnh nghe mẹ nói này, hai con cùng do cha mẹ sinh ra, là chị em phải thương yêu nhau mãi mãi nhé? Hồng nói trước đi, con có yêu em Hạnh không?
Trẻ con chóng giận, chóng quên, nó trả lời ngay:
- Con yêu em mà.
- Thế em Hạnh có yêu chị Hồng không?
- Con cũng yêu chị Hồng mà.
Nghi chậm rãi và tha thiết:
- Hai con hứa với mẹ đi. Hai con sẽ thương yêu nhau, đừng bao giờ rời bỏ nhau .
Không hiểu sao giọng mẹ buồn buồn và truyền cảm quá làm con Hồng cảm động:
- Con hứa, nhưng… nhưng em Hạnh không được đòi đồ chơi của con như lúc nãy.
Nghi thở dài, mắt Nghi long lanh ngấn lệ, hai con còn bé bỏng quá nào đã hiểu gì mà Nghi chờ mong chúng hứa hẹn. Con Hồng mới lên 8 và em Hạnh lên 6. Nhưng Nghi cứ nói như trời cứ mưa bay, mưa cả ngày mưa cũng thấm đất.
Nghi cúi hôn lần lượt lên mái tóc từng đứa và hít lấy mùi thơm của tóc con. Nghi nói và thầm cầu mong sẽ là lời thần chú linh nghiệm, sẽ là hạt mưa bay thấm vào mảnh đất tâm hồn hai con:
- Hãy thương yêu nhau, hãy thương yêu nhau Hồng của mẹ ơi, Hạnh của mẹ ơi !
Hồng ngước mặt lên nhìn mẹ, ngạc nhiên:
- Nhưng sao mẹ khóc? Con đã nói thương em Hạnh rồi mà.
Em Hạnh cũng bắt chước chị:
- Nhưng sao mẹ khóc? Con đã nói thương chị Hồng rồi mà.
Hai khuôn mặt ngây thơ và yêu quý đang ngước nhìn Nghi. Trời ơi, hạnh phúc thật gần thế này mà sao Nghi không được quyền giữ lại, không được quyền gần gũi con?
Nghi cố nén cho mình đừng bật khóc nức nở làm hai con sợ hãi và buồn lây. Nghi nói:
- Chỉ vì mẹ thương hai con của mẹ thôi.
Nghi muốn cứ ngồi ôm con thế này lâu thêm nữa, nhưng cả hai đứa đều chán rồi, chúng rời khỏi tay mẹ và vui vẻ chạy ra tiếp tục với những món đồ chơi.
Có lẽ Nghi phải quyết định ngay hôm nay thôi khi mà điều ấy trước sau gì Nghi cũng phải làm. Cái điều ghê gớm và đau lòng nhất đối với Nghi.
Nghi vào phòng ngủ và bấm số phone, ở một nơi mà mấy năm nay tuy biết nhưng Nghi chưa bao giờ gọi đến. Giờ này chắc chắn là Sự đã đi làm chỉ còn người vợ ở nhà.
Nghi hồi hộp khi nghe tiếng phone reo, Nghi bỗng biến mình thành kẻ thua cuộc đau đớn, nhưng Nghi cố lấy hết can đảm tự giới thiệu khi có tiếng người bốc phone:
- Chào cô Liễu, tôi là mẹ của hai bé Hồng và Hạnh…
Người phụ nữ bên kia im lặng chờ đợi. Nghi tiếp:
- Tôi muốn nói chuyện về hai đứa con tôi.
Tức thì cô ta lên tiếng, lạnh lùng:
- Anh Sự đi làm chưa về. Có gì chị nói với anh ấy...
- Khoan... khoan… tôi xin cô đừng vội cúp máy. Người tôi muốn nói chuyện chính là cô.
Giọng cô Liễu khó chịu:
- Con của anh chị liên quan gì đến tôi? Mà hai người đã dứt khóat chia tay nhau rồi, li dị có giấy tờ đàng hoàng, ai có phận nấy, đừng kiếm chuyện với tôi à nha…
Nghi khẩn khoản:
- Cô Liễu ơi, tôi van cô vài phút lắng nghe. Đúng như cô nói, tôi và anh Sự không còn gì nữa ngoài sự liên hệ là hai đứa con. Hôm nay là vấn đề khác, mà người giúp đỡ mẹ con tôi chủ yếu là cô, trước hết là cô…
Cô Liễu vẫn đành hanh, ngắt ngang:
- Tôi có quyền gì mà quan trọng dữ vậy chứ!
Nghi nói vội nói vàng chỉ sợ cô Liễu giận dữ cúp máy:
- Tôi đang bệnh nặng lắm cô Liễu à, gần 3 năm nay, tôi phát hiện bị ung thư ruột già quá trễ, giai đoạn cuối rồi, tôi không còn sống được bao lâu, tôi đã trải qua giải phẫu và điều trị hóa chất, bây giờ sự sống đếm từng ngày, có thể từng giờ và con tôi sẽ mồ côi mẹ. Khi tôi chết đi quyền nuôi dưỡng hai con sẽ thuộc về anh Sự, cho dù cô và anh Sự không muốn thì tôi cũng chẳng còn con đường nào khác, vì tôi không hề có thân nhân ruột thịt tại Mỹ. Tôi xin cô hãy vì thương anh Sự và thông cảm cho sự bất hạnh của tôi mà cưu mang hai đứa nhỏ. Tôi muốn giao hai đứa con tôi cho cô, tôi sẽ mang chúng về khi cảm thấy cái chết đang gần kề.
Cô Liễu cộc lốc:
- Tôi sẽ nói với anh Sự...
Nghi tiếp tục năn nỉ:
- Xin cô cho tôi một lời hứa, tôi van cô, để tôi yên tâm.
- Khi nào chị mang chúng nó về đây ta bàn chuyện cũng không muộn.
Cô Liễu nói xong và cúp máy.
Ngày mới quen nhau rồi yêu nhau Sự là một anh chàng vui tính, dễ mến nên Nghi đã không ngần ngại chấp nhận lời cầu hôn của Sự. Đâu ngờ Sự dần dần lộ ra là một anh chàng bay bướm ham vui, chỗ đình đám hội họp nào có phụ nữ đẹp hay độc thân là có anh. Niềm vui của Sự là bên ngoài nhiều hơn trong gia đình.
Nghi đã tự ái, Nghi ghen Nghi buồn và nhiều lần cãi nhau với chồng cũng như đã khuyên chồng bỏ tính hào hoa vớ vẩn ấy đi nhưng chẳng kết quả gì, có lẽ bản tính trời sinh khó có thể dời đổi được.
Hạnh phúc gia đình của Nghi tuy chẳng ra gì nhưng vì hai con Nghi vẫn luôn chịu đựng và cố gắng vun đắp.
Cho đến ngày Sự bắt đầu nhận công tác của hãng về Việt Nam làm việc thì hạnh phúc bắt đầu rạn nứt và đổ vỡ, khoảng thời gian này Sự đã quen cô Liễu xinh đẹp, họ đã yêu nhau, ăn ở với nhau.
Khi Liễu có thai thì Sự quyết định về Mỹ li dị Nghi để sau đó làm thủ tục bảo lãnh Liễu sang Mỹ.
Sự nói cô Liễu là tình yêu thật sự của anh, y như ngày nào Sự cũng đã nói thế với Nghi.
Nghi không ngạc nhiên, chỉ đau đớn khi nghĩ đến hai con sẽ mất đi tình cảm thân thương của người cha...
Chia tay chồng, Nghi mang hai con về tiểu bang khác trước khi cô Liễu sang đoàn tụ với Sự. Nghi và Sự đã thỏa thuận Sự giữ lại căn nhà đang trả góp, còn ba mẹ con Nghi nhận một số tiền mặt. Tình nghĩa vợ chồng khi gãy đổ đã sòng phẳng như hai kẻ đi buôn chung chia nhau vốn liếng.
Sự vẫn trả tiền cấp dưỡng hai con hàng tháng từ ngày li dị cho đến giờ, anh chưa đi thăm con lần nào, thỉnh thoảng gọi phone nói chuyện với con, mỗi lần được vài ba câu vì chẳng đứa nào đủ lớn để nói chuyện nhiều với cha.

************

Nghi chần chờ mãi, cố bám víu được ngày nào hay ngày ấy, dù bác sĩ nói Nghi phải trở vào bệnh viện lần nữa, càng sớm càng tốt. Nghi biết sức mình, lần này sẽ ở lại bệnh viện lâu, gởi hai con cho người quen trông giúp thì không tiện, và có thể Nghi không kịp đưa con về cho người chồng cũ.
Thật đau đớn thật tủi thân khi người mẹ biết mình không còn sống bao lâu nữa và phải đem con giao cho người khác, dù là cha của chúng, nhưng là người chồng đã phản bội mình và người vợ của anh ta, kẻ đã là nguyên nhân làm tan vỡ hạnh phúc gia đình mình.
Nghi nói với hai con là sẽ cho chúng về thăm cha, thăm cô Liễu, là vợ của cha. Sự thật một lúc nào đó phải nói ra, ngay trong lúc này là quá sớm so với tuổi đời của hai con nhưng Nghi biết là không còn thời gian cho Nghi nữa.
Hai con xa cha khi chúng còn quá nhỏ, hình ảnh người cha hoàn toàn xa lạ với chúng.
Hạnh tò mò:
- Ba là ai? Sao ba không ở với chúng ta?
Hồng thắc mắc:
- Ba hiền hay ba dữ ? Sao Ba lấy cô Liễu?
Nghi giải thích vì cha mẹ không hợp nhau nữa nên chia tay nhưng bất cứ lúc nào ba cũng yêu thương hai con như mẹ đã yêu thương. Cô Liễu là một người tốt, cô cũng muốn gặp hai con lắm.
Thế là con Hồng và Hạnh đều hí hửng vui mừng, chúng phụ mẹ sửa soạn quần áo như sắp đi một chuyến du lịch xa. Hồng nhìn cái valy chất đầy và hỏi:
- Mẹ ơi, chúng ta đi thăm ba và cô Liễu mấy ngày mà sao mang hết cả quần áo đi?
- Mình sẽ ở chơi lâu con ạ… ba và cô Liễu muốn thế.
Nghi trả lời con mà chỉ muốn òa khóc. Dù thế nào đi nữa Sự cũng là cha của hai con, có máu mủ có xót có thương, nhưng cô Liễu thì chắc gì, cô ta đanh đá và ích kỷ từ trong lời nói, từ cách nói chuyện.
Tất cả quần áo và những đồ dùng cần thiết nhất của Hồng của Hạnh đều được gói ghém cẩn thận. Mỗi lần bỏ món gì vào valy hay vào thùng là mỗi lần Nghi chảy nước mắt. Không biết Nghi còn có thời gian mở những thứ này ra cho con tại nơi ở kia không?
Đêm cuối cùng ba mẹ con ngủ chung giường, Nghi nằm giữa hai con, chốc lại quay qua bên Hồng, chốc lại quay qua bên Hạnh. Cánh tay người mẹ yếu đuối cứ quàng ôm con mải mê suốt đêm và Nghi gọi thì thầm tên con suốt đêm.
Nghi chỉ muốn đêm ngừng lại mãi mãi Nghi nằm bên con khi chúng ngủ say như thế này.
Nghi chỉ muốn vòng tay được ôm con che chở cho con như thế này.
Nhưng đêm rồi cũng qua.
Sáng hôm sau taxi đến đón ba mẹ con ra phi trường.
Nghi đã mang hai con về đến thành phố cũ, về nhà cũ bình an, nơi Sự đang sống với vợ con mới.
Sự không ngờ Nghi tàn tạ đến thế, người xuống cân gầy gò, hai vai Nghi nhô lên mong manh yếu ớt, dáng Nghi liêu xiêu như chiếc lá khô sẽ dễ dàng chao đi trong gió, dù chỉ là một cơn gió nhẹ, Sự lo sợ Nghi mất thăng bằng ngã xuống, tóc Nghi rụng xác xơ, gương mặt Nghi hốc hác, làn da tái xám không còn chút gì của sự sống…
Vậy mà mấy năm nay Nghi không hề cho Sự biết căn bệnh của mình. Nghi đã chịu đựng bao dày vò đau đớn thân thể cho tới giây phút này, khi không thể cưỡng lại số mệnh Nghi đành quay về tìm chồng để xin chỗ nương tựa cho con.
Sự xót xa cho Nghi, người chồng từng ăn chơi bạt mạng, coi thường vợ, coi thường mái ấm gia đình bỗng nhen nhúm mơ hồ cảm tưởng như mình cũng có lỗi với bệnh hoạn của vợ.
Vậy mà mấy năm nay Sự không cần biết người vợ cũ và hai con đã sống ra sao, Sự cứ ung dung tưởng rằng gởi tiền trợ cấp nuôi con là xong bổn phận làm cha.
Sự nhìn Nghi bằng ánh mắt tội nghiệp và trách:
- Sao cô không cho tôi hay biết gì về bệnh tình của cô?
- Tôi không dám làm phiền anh.
Nghi lấy ra cuốn nhật ký, run tay trao cho Sự và run giọng vì cảm xúc nghẹn ngào:
- Đây là cuốn nhật ký tôi đã viết cho hai con kể từ ngày tôi biết mình bị bệnh, ngày nào, giờ nào khi có thể tôi đều viết lên cảm nghĩ của mình cho tới mấy ngày nay tôi không còn sức viết nổi nữa. Anh giữ lấy và đợi khi hai con lớn lên anh cho chúng đọc để chúng hiểu người mẹ đã yêu con và đau đớn thế nào khi phải xa con. Coi như đây là lời vĩnh biệt hai con mà ngay bây giờ chúng không hiểu nổi và đây cũng là kỷ vật tôi để lại cho con.
Sự cảm xúc theo:
- Cô yên tâm. Tôi hứa, tôi thề sẽ làm đúng lời cô dặn.
Khi phát hiện bệnh ung thư ruột già, bác sĩ nói Nghi chỉ có thể sống thêm 2-3 năm nữa. Nghi đã muốn sống 2-3 năm ấy gấp trăm gấp ngàn lần cuộc sống đời thường khác, Nghi chỉ rời con những khi cần thiết, tất cả thời gian còn lại Nghi dành cho hai con. Nghi ôm con, hôn con, gọi tên con bất cứ lúc nào, bất cứ đang ở đâu, đang làm gì… Nghi đâu muốn chia sẻ những giây phút quý báu hiếm hoi này cho ai, ngay cả với Sự.
Nghi dặn dò thêm:
- Xin anh và cô Liễu chăm sóc cho hai con.
Sự đáp chân tình:
- Thì con tôi, tôi phải lo cho chúng chứ trông vào ai bây giờ. Cô cứ yên tâm về mà lo điều trị bệnh đi
Nghi đã trao cho Sự và cô Liễu món tiền chắt chiu dành dụm ít ỏi bấy lâu nay. Đó là gia tài cuối cùng của người mẹ bất hạnh dành cho hai đứa con thân yêu của mình.
Nghi dự định ở chơi với con vài ngày, sẽ lựa lời nói từ giã con để chúng yên tâm ở lại với cha. Nghi không nỡ về ngay dù trong người đang rất mệt, dù Nghi cần trở về thành phố của mình để vào bệnh viện cho bác sĩ tiếp tục chữa trị.
Nhưng không kịp nữa, Nghi không bao giờ phải lựa lời an ủi chia tay hai con, và cũng không kịp nghe lời hứa hẹn từ cô Liễu cô ta sẽ chăm lo nuôi nắng cho Hồng và Hạnh khi Nghi mất đi.
Nghi đã kiệt sức ngay tại ngôi nhà cũ, nơi vợ chồng con cái Nghi đã một thời sống chung...
Sự và cô Liễu đã đưa Nghi đến bệnh viện cấp cứu, Nghi đau đớn quằn quại vì bệnh, bác sĩ muốn chích Morphine cho Nghi giảm đau nhưng Nghi từ chối, Nghi sợ mình sẽ thiếp vào hôn mê không thể nhìn thấy hai con nữa, thà chịu đau đớn để còn tỉnh mà nhìn thấy chúng được phút nào hay phút ấy vì trước sau gì Nghi cũng chết, Nghi đang yếu lắm rồi.
Sự đưa hai con đến bên Nghi, người mẹ kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác, hai tay Nghi không thể giơ lên mà chạm vào người con được nữa. Ánh mắt Nghi nhìn con lờ đờ và không hồn.
Sau mấy ngày đau đớn và chìm vào hôn mê. Nghi đã trút hơi thở cuối cùng.
Nghi đã chịu thua số phận, đã xuôi tay rời xa hai con. Nhưng đôi mắt thất thần ấy vẫn chưa chịu nhắm cho đến khi Sự đứng bên hai con, thay mặt chúng vuốt mắt cho Nghi và thì thầm khấn vái:
- Nếu em còn giận hờn tôi thì tôi xin em tha thứ. Nghi ơi, tôi sẽ thương yêu hai con nhiều hơn Nghi tưởng để chúng đỡ tủi và để tạ lỗi cùng Nghi...
Ngày đám tang Nghi có nhiều bạn bè quen biết cũ, và những người không quen cũng đến vì thương cảm cho hoàn cảnh của Nghi. Đám tang rất đông người.
Hai đứa bé, Hồng và Hạnh sợ hãi và ngơ ngác khóc giữa những người xa lạ khi nhìn chiếc quan tài của mẹ chúng hạ huyệt.
Chúng đứng cạnh cha, túm lấy áo cha, túm lấy sự thân thương duy nhất còn lại trong cuộc đời.
Sự đã ném những nắm đất và những cành hoa cuối cùng vào lòng huyệt. Anh ta ôm lấy hai đứa con vỗ về, rưng rưng nước mắt, nói với con và như nói với vong linh của Nghi còn quanh quẩn đâu đây:
- Mẹ đi rồi, hai con còn có ba đây, còn có ba đây mà.....

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.449 seconds.