Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jan/2022 lúc 1:58pm

Mai Chị Về

Dặm%20về…%20Kẻ%20ở…%20Mai%20chị%20về…%20%28Lê%20Hữu%20Khóa%29%20-%20THÔNG%20LUẬN

Sáng mai này chị sẽ theo chồng sang qua xóm khác, bỏ lại hàng cau già đang đơm nụ và dòng sông hiền hoà, trong mát chảy quanh năm. Mái nhà nhỏ đơn sơ nhưng rộn vang tiếng nói cười mãi mãi là dĩ vãng của một thời tuổi nhỏ. Này mẹ cha gầy hao vì sương khuya, nắng sớm và bầy em chưa đủ tuổi lớn khôn, kia là mối tình đầu đẹp đẽ với anh Hai nơi đầu ngõ. Tình trong như đã nhưng mặt ngoài còn e. Cha mẹ cũng thuận ưng và chỉ đợi bên đàng trai đánh tiếng. Nhưng cuộc đời có bao giờ êm ả như dòng nước chảy xuôi. Người ta cậy quyền thế, của tiền để rẽ chia duyên nợ để thuyền không xuôi bến đỗ.

Mai chị về, duyên tình cũ dở dang và bỏ lại sau lưng thời con gái tóc xoả. Bao nhiêu ước mơ đành gửi theo mây trời, gió núi. Chị về phương đó lá có xanh không, mây tím hoàng hôn bềnh bồng theo buổi chiều xuống vội. Mỗi bước chân xa là mỗi bước ngập ngừng. Chị về làm dâu nhà khác và sống với người chồng không chút yêu thương. Người đi hay kẻ ở đều mang một tâm trạng chia ly, sầu não nên dẫu đi hay về cũng chung một ý nghĩa như nhau.

Bông ô môi mới điểm hồng trong gió chướng, tiếng quết bánh phồng nghe rộn rã báo tin xuân. Gió bấc cuối mùa thổi về nghe lành lạnh, tiễn đưa lần này biết có còn gặp lại nhau chăng ? Ánh trăng mười sáu chiếu sáng một khoảng sân rộng, gió nhẹ lay đong đưa mấy tàu chuối sau hè. Giữa đêm khuya thanh vắng, tiếng ru con ầu ơ nhà ai vọng lại thêm chạnh lòng em ở, chị đi ..

Chồng gần sao không lấy mà đi lấy chồng xa

Mai sau cha yếu mẹ già

Chén cơm, bát nước, mâm trà ai dâng.

*****

Mai chị về là một bài thơ hay với lời thơ trong sáng, mượt mà. Trước đây, thi phẩm này được truyền lưu qua nhiều hình thức, sách báo cũng như truyền thông và được ghi chú là của thi sĩ Quang Dũng. Bài thơ còn có một tựa đề khác nữa là “Kẻ ở” và được nhạc sĩ Cung Tiến phổ thành nhạc phẩm cùng tên. Vào năm 1989, báo chí trong nước đưa tin, “Mai chị về” là sáng tác của thi sĩ Nguyễn Đình Tiên vào năm 1945 với cái tên khác là “Dặm về”.

Quang Dũng cũng như Nguyễn Đình Tiên đều đã đi xa nên nguồn gốc chính xác của bài thơ cũng là một bài toán khó. Dù sao mặc lòng, “Mai chị về” hay “Kẻ ở” hay “Dặm về” là những vầng thơ tuyệt tác, xứng đáng được ghi nhớ trong lòng người mộ điệu.

15.01.2022

Hãy cùng nhau đọc lại bài thơ rất xưa nhưng dạt dào cảm xúc ..

Mai chị về / Kẻ ở (Phiên bản 1)

Mai chị về em gửi gì không

Mai chị về nhớ má em hồng

Đường đi không gió lòng sao lạnh

Bụi vướng ngang đầu, mong nhớ mong

Quê chị về xa mù dặm xa

Rừng thu chiều xao xác canh gà

Hoa rơi khắp lối sương muôn ngả

Ngựa lạc rừng hoang, qua lướt qua

Ngựa chị dừng bên thác trong veo

Lòng chị buồn khi nắng qua đèo

Nơi đây lá giạt vương chân ngựa

Hươu chạy quay đầu, theo ngó theo

Rừng đêm nhoà bóng nhớ hoang mang

Ngựa chị dừng bên thác trăng vàng

Sao rơi đáy nước vương chân ngựa

Buồn dâng đôi mi, hàng lại hàng

*****

Dặm về (phiên bản 2)

Mai chị về em gửi gì không

Mai chị về nhớ má em hồng

Đường đi không gió lòng sao lạnh

Bụi vượt ngang đầu, mong nhớ mong

Quê chị về xa tít dặm xa

Rừng thu chiều xao xác canh gà

Sương buông khắp lối đường muôn ngả

Ngựa lạc cành hoang, qua lướt qua

Ngựa chị dừng bên thác trong veo

Lòng chị buồn khi nắng qua đèo

Nơi đây lá rạt vương chân ngựa

Hươu chạy theo đàn, theo ngó theo

Rừng đêm nhoà bóng nhớ hoang mang

Ngựa chị vừa qua thác trăng vàng

Sao trôi đáy nước rơi chân ngựa

Buồn dựng đôi mi, ngàn lại ngàn

Vưu Văn Tâm

*****

Mời nghe

KẺ Ở (Mai Chị Về) - Cung Tiến (thơ Quang Dũng) - Lệ Thu #kyphan    <<<<<


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jan/2022 lúc 5:58am

Thằng Bạn Chăn Bò

Trẻ%20chăn%20bò%20xóm%20đạo

Tình cờ, tôi gặp lại thằng bạn cùng học lớp vở lòng ở quê, sau hơn 50 năm. Hắn khoe:

– Ngày xưa mi chê tau là thằng ba nhất:

Học dốt nhất.

Nhiều tuổi nhất.

Xấu trai nhất.

Bây giờ mi cải chính đi, vẫn ba nhất, nhưng là ba nhất của ngày nay:

Giàu nhất.

Quan to nhất.

Học vị cao nhất.

Hắn nói đúng. Cả lớp vỡ lòng ngày xưa của chúng tôi, hiện nay không có ai bằng hắn. Hắn khoe tiếp:

– Tau là Tiến sĩ.

Trời đất. Nếu hắn nói là hắn có nhiều tiền, làm quan to tôi chẳng lạ, đằng này, hắn học cực dốt, đúp lên đúp xuống, đúp hết tiêu chuẩn học đúp vẫn không lấy nổi cái bằng tốt nghiệp cấp 1 phổ thông mà là Tiến sĩ. Trong khi tôi đang trố mắt ngạc nhiên, hắn cười:

– Đi uống rượu với tau.

Tôi chưa kịp phản đối, hắn đã kéo tôi lên cái xe ô tô con bóng nhoáng, khoe:

– Tau mới lấy con ni, 10 tỷ.

Vào nhà hàng, hắn chủ động gọi đủ thứ, nào tôm hùm, vi cá mập, chân gấu, rượu tây…

Hắn vốn quen ăn sang, ngoài ra, hắn muốn trả ơn cho những lần tôi cho hắn coppi bài kiểm tra những năm cùng học lớp một. Tôi hỏi hắn:

– Mi mua bằng Tiến sĩ mấy tỷ?

Hắn cười:

– Bằng xịn, thật 100%.

Thấy tôi ngạc nhiên, hắn cười:

– Có gì mà ngạc nhiên, tau nói mi nghe. Thôi học trường phổ thông, tau làm thằng đội trưởng đội thiếu niên, sau đó làm xã đoàn. Bố tau đưa tau lên làm huyện đoàn, rồi lên tỉnh đoàn, bây giờ tau làm bên chính quyền.

Tau học bổ túc văn hóa một tối 2 tiết, 1 năm 3 lớp, lấy bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa, thằng nào thi cũng đỗ. Bố tau cử tau học đại học dự bị một năm, năm sau vào học đại học chính qui dài hạn như bọn mi.

Tau là đảng viên, làm lớp trưởng, khoa xây dựng tau làm “Con chim đầu đàn”. Chẳng thầy mô cô mô dám cho thằng đảng viên, lớp trưởng hay con “Chim đầu đàn” điểm thấp.

Ra trường, về cơ quan cũ, làm việc cũ. Bố tau cử tau đi học Nghiên cứu sinh. Nói là học, tau chỉ ở trường một năm không nhiều hơn 30 ngày.

Sau 3 năm, bảo vệ luận án, nhận bằng “tiến sĩ”

Tôi hỏi hắn:

– Hiện ni mi nghiên cứu cái chi?

Hắn cười:

– Học dốt như tau thì nghiên cứu cái chi. Vấn đề là quan ngày xưa “tiến sĩ”, quan ngày nay cũng “tiến sĩ”, chẳng nhẽ để quan ngày nay thua quan ngày xưa?

Tôi đã vỡ nhẽ. Có con đường tắt thênh thang cho những thằng như hắn, đó là các lớp “bổ túc văn hóa”, “đại học dự bị”, học “nghiên cứu sinh nhận bằng tiến sĩ”…

Hắn cũng biết “tiến sĩ” ngày xưa khác “tiến sĩ” ngày nay, “tiến sĩ” ngày xưa là người giỏi nhất nước, “tiến sĩ” ngày nay như hắn là thằng học dốt nhất làng.

Thấy tôi trầm tư, hắn lấy chén rượu đã được nhân viên phục vụ rót, đưa một chén đưa cho tôi, một chén cho hắn, hắn cười đắc chí:

– Trăm phần trăm, cụng cái mi.

Tôi cụng li với hắn, dù sao chúng tôi cũng đã từng có những ngày xưa thân ái, những ngày cùng đi chăn bò.

st.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Jan/2022 lúc 6:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2022 lúc 3:12pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Feb/2022 lúc 1:00pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Feb/2022 lúc 9:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Feb/2022 lúc 3:38pm
Thơ%20tình%20yêu%20buồn:%20Trăng%20Khuyết%20-%20Thơ%20Buồn

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Feb/2022 lúc 3:40pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Feb/2022 lúc 5:27pm

Oan Trái 

Hình internet

Sau ngày đình chiến theo Hiệp định Geneve năm 1954, Đỗ Thị Tình kết hôn với Phan Văn Anh, một Chính Trị Viên tiểu đoàn của bộ đội Việt Minh.

Một tháng sau, chồng đi tập kết ra Bắc để nàng ở lại trong Nam. Tình có nhan sắc mặn mà nên lắm người tán tỉnh. Vài anh thanh niên trong xã , dăm cán bộ Dân Sự Vụ năng lui tới nhà, khiến Tình lo ngại bỏ quê đến đất Gia Ðịnh vào chùa lánh thân giữ mình. Nàng có hạnh nguyện ở chùa hai năm, chồng về sẽ trở lại đời sống bình thường hưởng cảnh hạnh phúc trần tục. Thời gian kéo dài, người chồng năm xưa vẫn biền biệt. Tình không ngờ nàng đã chôn gíấu cuộc đời son trẻ của mình trong chiếc áo nâu sòng lại lê thê vô vọng. Và từ một ni cô “Kệ kinh câu cũ thuộc lòng, hương đèn việc trước, trai phòng quen tay.”(*) Ni cô Thích Tâm Ngọc (tục danh Đỗ ThịTình) đã trở thành Sư trụ trì chùa D.Q. thay Sư Bà Thích Tâm Huệ viên tịch.

Bà Đỗ Thị Thân là chị ruột của Sư Trụ trì Thích Tâm Ngọc gởi con trai là Bùi Hữu Thiệt vào chùa D. Q. tạm trú để theo học đại học tại Sài Gòn. Thiệt chỉ lo ăn học, tính tình chất phát ,vô tư. 
Một hôm, Thiệt nhận được một số sách tái bản của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn do một phật tử vô danh gởi tặng. Các tác phẩm nổi tiếng ngày xưa mà Thiệt rất mê đọc như Gánh Hàng Hoa, Ðọan Tuyệt… Thiệt giật mình bởi khoảng mười trang đầu là truyện, còn những trang trong thì in toàn tài liệu tuyên truyền của Việt cộng như “Những Mẫu Chuyện Trong Ðời Hồ Chủ tịch”, “Ba Mươi Năm Ðời Ta Có Ðảng”… Thiệt bắt đầu lo ngại và nghi ngờ những hoạt động của chùa D. Q. , vì vậy, hắn quyết định xin phép bà dì Trụ trì được vào ở khu nội trú sinh viên với lý do dành thì giờ đến thư viện đọc sách tham khảo.

Vừa tốt nghiệp đại học lại trúng đợt Tổng động viên, Bùi HữuThiệt không chần chừ nhập ngũ khóa Sĩ quan Trừ bị Thủ Ðức. Bà Thân , Mẹ của Thiệt bảo chạy giấy tờ hoãn dịch vì “hoàn cảnh con một” nhưng Thiệt từ chối. Hắn khuyên mẹ yên tâm, sau khi mãn khóa hắn sẽ làm đơn xin phục vụ tại đơn vị không tác chiến. Qua giai đoạn 2, Thiệt được chọn vào khóa sĩ quan kỹ thuật không quân.
Sau bốn năm phục vụ tại phi trường Biên Hòa, Trung úy Bùi Hữu Thiệt cưới vợ và yêu cầu mẹ bán nhà vào ở với hắn nơi cư xá không quân. Bà Thân luyến tiếc ngôi nhà, không nỡ dứt bỏ cái thị trấn mà bà đã gắn bó từ thời ấu thơ, dù biết rằng nơi nầy không còn an ninh nữa.

Ðêm 24 tháng 3 năm 1975, Bộ Chỉ Huy Tiểu khu QN được lệnh rút quân về Chu Lai, nơi đóng quân của BTL Sư đoàn 2 BB. Người người tranh nhau theo chân quân đội rời thị trấn hướng về Chu Lai tìm nơi an toàn. Bà Thân mệt mỏi, cô đơn chẳng màng chạy lánh nạn. Bà chỉ sốt ruột lo lắng cho gia đình con trai ở Biên Hòa có mệnh hệ nào không. Bà hối hận đã không nghe lời con. Tháng trước đây, Thiệt có đánh điện nhắn mẹ vào Biên Hòa gấp vì tình hình bất ổn. Bà Thân cứ chần chừ mãi đến nay thì muộn rồi. Thôi thì phó mặc cho số mạng. Ý nghĩ như thế, nhưng trước tình hình bất lợi cho phía Quốc gia, trong thâm tâm bà Thân lại mừng thầm rằng bà có cơ hội gặp lại ông Dinh chồng bà và đứa con trai út tên Bùi Văn Thà đã tập kết ra ngoài miền Bắc đã gần hai mươi mốt năm. Niềm hy vọng đoàn tụ với chồng con ngày càng gần giúp cho lòng bà yên ổn trở lại.

* * *
Chiếc xe con kiểu Liên xô băng qua cổng vào chùa D. Q., theo sau là chiếc Molotova chở đầy bộ đội cộng sản Bắc Việt, kéo theo một khẩu đại pháo. Tất cả dừng trước sân chùa. Người chỉ huy và hai lính bảo vệ xuống xe vào thẳng khu chánh điện.
A Di Ðà Phật, giọng trầm trầm của một Ni cô vẳng lên từ trên điện thờ. Trong bộ cà sa màu khói hương , Ni cô tiến đến trước mặt ba người bộ đội:
– A di đà Phật, quý khách cần gì ?
Người chỉ huy lên tiếng :
– Tôi cần gặp chủ hộ ngôi chùa nầy.
– A Di Ðà Phật, Ni cô quay mặt đi vào cửa hông chánh điện. Một lát sau, sư Trụ Trì đến trứơc mặt ba người đang giương mắt nhìn những tượng phật mạ vàng trên bàn thờ sáng trưng. Không biết trong đầu họ đang nghĩ gì trước cảnh chùa lộng lẫy đến khi vị Sư Trụ Trì lên tiếng A Di Ðà Phật họ mới giật mình hỏi :
– Bà đứng tên chủ hộ chùa nầy phải không ?
– A Di Ðà Phật, thưa phải .
– Tôi là Thủ trưởng của trung đoàn pháo của Cách mạng, được cơ sở địa phương chỉ dẩn đến đây thông báo cho bà rõ một đơn vị pháo của lực lượng cách mạng sẽ đóng chốt tại vườn chùa nầy.

Nghe giọng nói của người xứ Quảng pha giọng Bắc , vị sư Trụ trì ngước nhìn gương mặt người chỉ huy, đột nhiên sư cúi xuống thầm thì: “Ôi, Anh …” rồi ngã khuỵ xuống. Ba lính Bắc Việt quay lưng rời khỏi chánh điện. Các ni cô bên sau điện thờ vội chạy ra dìu sư phụ mình vào trong.

Ðặt sư nằm trên chiếc giường tại phòng tĩnh tâm, các đệ tử nhìn nhau lo ngại. Lần đầu tiên họ thấy tâm tư thầy bất an dường như có điều gì đó đang khuấy động đời sống tu hành . Họ nào biết khuôn mặt người chỉ huy Trung đoàn pháo đã đánh thức ký ức của Sư Trù trì nhớ lại kỷ niệm của hai mươi mốt năm về trước. Lòng rạo rực yêu đương của người con gái trong tuổi xuân thì đã bị lừa dối làm con tin trong sách lược cài người của CS Hà Nội chuẩn bị cho cuộc lấn chiếm Miền Nam sau này càng làm nhói buốt tim bà. Khuôn mặt lạnh lùng khắc khổ của người chồng cũ khơi thêm nỗi đau làm rối loạn Bồ Ðề Tâm của bậc tu hành.

Sư trụ trì ngồi dậy, chậm rãi đi về hướng chánh điện gióng hồi chuông đảnh lễ trước điện thờ Phật rồi tọa thiền dưới chân Ðức Thế Tôn tụng tạng kinh Bát Nhã lấy lại sự yên tĩnh tâm hồn.

* * *
Hai mươi mốt năm sống ở miền Bắc, Bùi Mậu Thà được chế độ đào tạo thành một bác sĩ. Đầu năm 1976, Thà về Nam gặp lại mẹ . Người anh cả Bùi Hữu Thiệt sĩ quan miền Nam đang ở trong tù. Bà Đỗ thị Thân mừng rỡ khi gặp lại đứa con trai út sau bao năm trời xa cách. Bà đã ngoài sáu mươi tuổi, dành dụm được một số vàng, thương đứa con xa cách lâu năm nên chia cho Thà một nửa. Năm lượng vàng đối với một bác sĩ ở miền Bắc là cả một gia tài. Thế nhưng,vợ chồng hắn nghi ngờ số vàng mẹ chia có thể chỉ một phần mười hay một phần hai mươi.

Ba tháng sau do vợ hối thúc, Thà quay về đòi mẹ phải đưa thêm vàng. Mẹ thực lòng nhưng con không tin, bà cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Thương con, bà đã gom góp chút của cải cuối cùng chia đều cho hai đứa, thế mà hắn vẫn ngờ vực tấm lòng rộng rãi của mẹ. Bà giận lắm, bèn bảo :
– Năm cây vàng đó là ân huệ của tao cho, mầy chẳng có quyền gì đòi hỏi. Số còn lại là phần của thằng Thiệt, anh ruột mầy đang ở trong trại tù cải tạo, và một ít của tao dành để dưỡng già.
Thà nói :
– Bà quên rằng tên lính ngụy đó đã đi ngược lại truyền thống cách mạng của gia đình ta, mượn bom Mỹ giết chết người cha suốt đời tận tụy với Ðảng để lại những đứa con côi cút ở Hà Tỉnh.

Nhắc đến người chồng phụ bạc, bà Thân không nén được cơn đau. Lão Dinh ra Bắc chưa đầy ba năm là lấy người vợ khác, riêng bà vẫn chung thủy chờ chồng. Sau ngày Ba Mươi tháng Tư 1975 bà Thân mới biết được tin chính xác ông Dinh đã tử thương dưới chân súng phòng không đặt tại cầu Hàm Rồng trong trận máy bay Mỹ ném bôm.

Mối hận tình âm ĩ làm khô héo tim bà. Giờ đây chính miệng thằng con trai út giở giọng chửi anh ruột mình là ngụy lại còn bênh vực người cha đốn mạt , cơn giận ập đến như thác vỡ bờ, bà hét lên :
– Cả lũ bay là đồ bất nghĩa, vô ơn. Cút ! cút ra khỏi nhà tao ngay !
Thà đứng lên, từng bước một đến sát bà mẹ, miệng gầm gừ :
– Không cần bà đuổi, tôi đi ngay bây giờ, nhưng hãy đưa hết vàng đây.Vừa nói hắn vừa chụp lấy cổ mẹ hăm dọa. Bà Thân cảm thấy bị xúc phạm, đưa cao hai tay dùng hết lực cấu vào mặt hắn. Cơn giận sôi lên, Thà siết mạnh tay hơn. Hơi thở bà Thân khò khè, chân tay giựt lên từng hồi rồi cả người bà rũ xuống. Thà hoảng hốt buông tay. Hắn vội vàng vào buồng ngủ lục tìm được gói vàng giấu bên dưới đầu giường rồi lên xe đò ra Bắc, trốn biệt từ ngày đó.

Sau cơn ngất vì nghẹt thở, bà Thân dần dần hồi tỉnh. Khi nhớ ra hành động của thằng con đòi thêm vàng, bà vội vàng vào xem lại số vàng đã cất giấu thì hỡi ôi , thằng con khốn nạn đã lấy đi hết số vàng bà đã dành dụm, gồm 5 cây vàng cho thằng con lớn và 5 cây bà để dành dưỡng già. Bà Thân ngã vật trên giường rồi ngất đi, đến ngày hôm sau bà trút hơi thở cuối cùng.
Ba năm sau ra tù, Bùi Hữu Thiệt ôm mộ mẹ khóc suốt một ngày. Chàng vì mẹ đã trễ chuyến bay cuối cùng ra hạm đội. Mẹ vì chàng quyết giữ năm cây vàng để chàng có phương tiện vượt biên đoàn tụ với vợ con đang ở nước ngoài. Thiệt giận em thì ít, nhưng căm thù cộng sản đã tạo cho con người sống trong chế độ mang tính ác thú.

* * *
Người chỉ huy của Trung đoàn pháo Bắc Việt có toán quân đóng chốt tại chùa D. Q. trong những ngày đầu của 30 tháng Tư, bây giờ là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện . Ông vừa ký lệnh trưng dụng ngôi chùa D. Q. làm Trung tâm thương nghiệp và ra lệnh trục xuất tất cả những ai cư trú bất hợp pháp trong chùa.
Sư Trụ trì Tâm Ngọc buông tờ công lệnh có chữ ký của chủ tịch huyện Phan Văn Anh. Bà không tưởng tượng được lại có ngày oan trái đến với bà. Ngôi chùa đã che chở bà những năm tháng còn trẻ trung để tránh cạm bẫy trần tục, giữ trinh tiết chờ chồng. Ngôi chùa đã che giấu cán bộ hoạt động nội thành mỗi khi cơ sở bị phá vỡ. Bà, các sư muội cùng thiện nam tín nữ đã góp công góp của xây dựng, tu sửa ngôi chùa để bây giờ “Cách mạng” gom vào tài sản nhà nước và tước đoạt quyền hành đạo của nhân dân.
Nỗi đau của bà là đã hy sinh cả một thời xuân sắc cho chồng, ngược lại chồng đã quên hẵn bà, xem bà như không còn hiện hữu trên cõi đời nầy !

Ðúng giờ Ngọ ngày Rằm tháng Tư Âm lịch (1978) Ni Sư Thích Tâm Ngọc đã châm lửa tự thiêu giữa sân chùa D. Q. để phản đối chính quyền cộng sản biến ngôi chùa thành trung tâm thương nghiệp. Công an thành phố đã cướp xác sư Trụ trì kín đáo mang đi. Trên cổng chùa, cửa chánh điện được dán đầy những bản sao lệnh trưng dụng ngôi chùa có chữ ký của Chủ tịch huyện Phan Văn Anh.
Ngày hôm sau, Nhật báo “Sài Gòn Giải Phóng” đăng mẩu tin ngắn :
“Một phụ nữ quê quán miền Trung tên Ðỗ Thị Tình mắc bệnh tâm thần, có lẽ vì trắc trở tình duyên nên đã tự thiêu tại sân chùa D. Q. Thi thể đã được chính quyền địa phương an táng.”

* * *
Chủ tịch huyện Phan Văn Anh đọc lướt qua bản tin trên rồi bình thản đặt tờ báo lên bàn. Cùng lúc, ban văn thư mang vào văn phòng một phong bì lớn, ghi tên người nhận : Phan Văn Anh . Khui bao thư khác thường nầy ông lấy ra một chiếc khăn trắng đã ố màu có thêu hai đóa hoa hồng đan chéo với nhau, một lọn tóc đen dài và một lá thư. Ông tái mặt, vội vàng lùa những món “tang tóc” ấy vào ngăn kéo rồi thẫn thờ đọc lá thư :
Thưa ông Phan Văn Anh,
Tôi viết thư nầy với tư cách của một người phụ nữ mang tên Ðỗ Thị Tình.
Trước tiên, tôi gởi lại chiếc khăn tay mà ông đã tặng cho tôi trong ngày cưới, đó là món quà duy nhất của cô dâu nhận được khi về làm vợ ông. Thứ hai là lọn tóc của tôi đã cất giữ suốt hai mươi năm từ lúc vào chùa quy y. Tôi đã lặng người và khóc hết nước mắt khi mái tóc dài óng mượt của tôi được mẹ bảo dưỡng từ lúc còn bé thơ bị cắt đi. Người con gái mới hai mươi ba tuổi đời đã chịu xuống tóc vào chùa là một quyết định hi sinh vô bờ bến cũng chỉ vì muốn giữ lâý lòng trung trinh tiết nghĩa đối với chồng. Thế mà ông đã nhẫn tâm quên hẳn người vợ ở lại trong Nam. Ngày tôi gặp lại ông sau hơn hai mươi năm xa cách là lúc ông đưa đơn vị pháo đến giẵm nát cảnh chùa mà tôi đã tu tịnh trong suốt thời gian qua. Hành động tiếp theo cuả ông là ký lệnh biến chùa làm nơi buôn bán của nhà nước.
Thần tượng “Cách mạng” trong tôi hoàn toàn sụp đổ . Tài sản đồng bào miền Nam đã bị đảng các ông cướp đọat một cách trắng trợn và chà đạp lên cả quyền sống con người.
Khi ông nhận được thư nầy, tôi với tư cách là Sư Trụ trì chùa D. Q. đã tự thiêu để phản đối chính sách cướp chùa phá đạo của Cộng sản Việt Nam. Tôi vì Ðạo pháp mà thắp sáng ngọn lửa Từ bi Vô úy trong tinh thần Ðại ngã Tinh tấn của Phật Giáo để soi đường cho chúng sanh và hi vọng soi sáng cả lương tri ông .
A Di Ðà Phật.
Ni Sư Thích Tâm Ngọc, trụ trì chùa D.Q.

Ðặt bức thư trên bàn, Phan Văn Anh đưa mắt nhìn khu cây kiểng trước phòng làm việc. Gương mặt ông tối sầm. Kéo chiếc hộc bàn ông nhìn lại lọn tóc đen tuyền nằm khoanh tròn trong bao nylon. Chợt khuôn mặt của người vợ trẻ ngày xưa như thoáng hiện chập chờn bên lọn tóc, ông trầm ngâm, nghĩ ngợi. Một hồi lâu, ông cầm điện thoại gọi phòng công an bảo vệ chính trị hỏi cái xác thiêu ở chùa D. Q. chôn ở nơi nào.
Một tuần lễ sau, đích thân ông lén lút đặt trên ngôi mộ người vợ cũ một bia có khắc hàng chữ : “Nơi an nghỉ của Ðỗ Thị Tình, sinh ngày 18 tháng 4 năm 1931 tại Q. N. Chết ngày 15 tháng 4 năm 1978 tại Gia Ðịnh, thọ 47 tuổi”.

Ông âm thầm thực hiện công việc nầy có lẽ để lương tâm ông đỡ cắn rứt. Nhưng ông không ngờ cử chỉ đó lại càng xúc phạm đến linh hồn người tu sĩ đã dày công tu luyện. Bởi vì trên bia ông đã cố ý giấu nhẹm Pháp danh “Sư Nữ Trụ Trì Chùa D.Q. Thích Tâm Ngọc.”

* * *
Trước khi thực hiện một chuyến vượt biển, Bùi Hữu Thiệt tìm đến mộ bà dì ruột Ðỗ Thị Tình thắp hương từ biệt. Nhìn tấm bia mộ không tên người phụng lập, lòng Thiệt quặn thắt. Thiệt chấp tay khấn nguyện : “ Dì đã hiến thân cho Ðạo Pháp mang ý nghĩa vô cùng lớn lao. Ngọn lửa Bi Trí Dũng của Phật pháp bùng lên từ thân xác Dì đã thắp sáng lương tri loài người và soi đường cho chế độ này ra khỏi vòng mê lụy.
Thưa Dì, ngày mai nầy con sẽ ra đi, không may gặp hiễm nguy, thân con có thể chìm tan trong biển cả mênh mông nhưng hồn con sẽ nhập cùng với hàng vạn linh hồn của những người bỏ nước ra đi bị tử nạn làm nên những con sóng thần đánh động lương tâm thế giới. Linh hồn Dì linh thiêng xin phò hộ cho con trong chuyến đi này được bình yên đến được bến bờ Tự do . Con hứa với Dì , nơi vùng đất mới , con sẽ ươm mầm hạt giống Tự do để chờ ngày mang về trồng lại trên mảnh đất quê hương Việt Nam mà hiện nay đang tràn ngập cảnh khổ đau đầy máu và nước mắt !”

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2022 lúc 9:11am

Bạn Thời Chơi Nhà Chòi

Chơi%20nhà%20chòi%20|%20baotintuc.vn

 1.

Khi em đưa cái Thẻ Kiểm Tra, mình chưa đọc tên đã biết ngay là em. Nhưng mình cứ làm tỉnh ngồi ôn lại những kỷ niệm ngày xưa. Em thì tình thiệt không biết mình. Nhớ hồi nhỏ hai đứa cũng quyến luyến nhau, dầu chưa tới mười tuổi. Em hay giận hờn khi thấy mình thân thiện với con Bình khi cả bọn chơi nhảy cò cò. Mình cũng thấy ghét thằng Bé sứt môi khi thằng nầy tỏ ra săn sóc hay nhường nhịn em. Thường thì mình xô đẩy thằng Bé, nhiều khi còn cười ngạo cái bất hạnh của anh ta nữa. Nghĩ cũng kỳ cho tuổi trẻ ác tâm và không biết suy nghĩ. Mình không ưa má em. Thím hỗn hào với chồng, Thím khinh khi mọi người, tối ngày chỉ nằm dài ca hát nghêu ngao. Đàn ông thì kêu bằng thằng cha tuốt: Thằng cha thầy giáo, thằng cha thầy chùa, thằng cha y tá, thằng cha góp tiền đất. Đàn bà thì con hết thảy: Con mẹ Ba cho vay tiền ngày, con mẹ Bảy Mập bán bánh mì, con mẹ vợ thằng cha Hiệu Trưởng, con mẹ Tư gánh nước mướn. Chỉ có cậu Út là được thím nể nang và thân thiện một điều cậu Út, hai điều cậu Út mà thôi.


Mình thích nhứt là được Chú Ba Huê chở vợ con với lại mình đi ra An Lạc ăn cháo đầu cá lóc với rau đắng. Xe chật, ngồi dựa hông vô nhau nghe hơi nóng của em truyền qua mình chắc đâu còn nhớ tới giờ. Nhưng mà rau đắng họ trồng cả đám lớn bên hè, người ta đi đái vô đó tỉnh queo... Ghê quá! Biết họ có rửa rau sạch không nữa! Mình cũng thích bữa nào chú Ba rủ đánh cờ tướng với chú, khoái là được khen mình cao cờ. Khoái là em bị chú sai lấy nước cho anh, khoái là em bận áo quần xích xác lòi cái ngực chưa nẩy nở mà mình con nít quỷ ưa dòm vô đó kiếm kiếm điều gì mà mình tưởng tượng là rất lạ lẫm. Hình như mình mê em sau cái lần cùng nhau chơi nhà chòi khi con Bình giận bỏ về ngang mình phải thế chỗ. Em bắt mình làm con em làm má. Mình đòi làm chồng em làm vợ. Em lưỡng lự cuối cùng rồi cũng đồng ý. Mình nói chồng thì nắm tay vợ đi chợ. Em đỏ mặt rồi cũng rụt rè đưa tay cho nắm…

Sau khi thi đậu vô Đệ Thất mình bị bắt ở trọ không gặp em nữa. Có về nhà vài ba lần nhưng đều mất tích biệt tăm.


Trời hơi chạng vạng. Xóm nhà lá khu Bà chủ Phát đã lốm đốm lên đèn. Mùi cơm sôi, mùi cá kho hòa với mùi củi cành cây cao su chưa khô cháy tươm dầu quyện lên trong không khí thành nét đặc trưng buổi trời sắp tối của xóm. Chú ba Huê bẻ mạnh tay lái lách tránh mấy đứa nhỏ đương mảy mê chơi trò Thiên Đàng Địa Ngục Hai Bên rồi quanh cua từ từ chạy xe vô con đường nhỏ đầy bông bụp của sân nhà. Khi tiếng nổ lịch bịch phát ra từ chiếc cần câu cơm của chú còn vang dội ở xóm nhà thằng Bé sứt môi thì thằng Dần từ nhà dưới đã đi chậm chậm ra tới cửa buồng. Tay nó níu tấm ri-đô để vạch ra một lỗ nhỏ nhìn coi chuyện gì sẽ xảy ra. Nó ngó lấm lét chú Huê trong khi chú sửa lại cách đậu chiếc xe cho ngay ngắn. Trong nhà, vợ chú, má con Én, trở mình trên cái giường tre nhưng cũng chưa chịu ngừng bài hát còn đương dang dở. Thím tay cầm cuốn bài ca đưa thẳng trước mặt, cố lấy hơi hát lớn hơn bản Vọng cổ trong tuồng Hạnh Nguyên Cống Hồ của thời xa xưa:

Nhìn dòng sông đen hắc,

Nhớ xứ thể cắt can trường.

Thầm suy trách thay vua Đường.

Xui nên dở dang chỉ hường.

Rồi thím chuyển giọng của con a hoàn, cũng Vọng cổ lối thời năm nẳm gì đâu mà thím học theo trong dĩa hát Pathé:

Ghen ghét chi ông Tạo,

Để người phòng khuê phải hòa giặc Phiên.


Chú Ba Huê lòn tay xuống cái hộc dưới đệm xe rút ra một gói giấy lấm tấm ướt mỡ thấm từ bên trong ra, thủng thẳng đi vô nhà. Chú hỏi vợ liền như đã ôm trong lòng từ lâu lắm, sau khi ngó lướt qua vợ, nhíu mày tỏ ý không bằng lòng chuyện gì đó:

‘Má con Én có nghe chuyện gì lạ trong xóm sáng nay không vậy?’

Chị vợ lõ mắt ếch ngó chồng không trả lời, một phút sau đủng đỉnh lồm cồm ngồi dậy. Cái áo cánh màu hồng điểm bông tấm li ti gợi cảm của thím rộng cổ trễ tràng xệ rộng trước ngực. Chú nói mau:

‘Hồi sáng sớm, xe ra tới đầu ngõ tôi thấy hai ông bị bắn đâu chừng hồi hai ba giờ khuya gì đó, máu miệng trào ra, còn ri rỉ chảy chưa đông lại hết. Cả hai tướng tá coi nho nhã, trẻ măng, áo quần cũng tươm tất lắm. Không biết phe nào. Tay bị trói thúc ké sau lưng. Tôi vái họ phò hộ được đắt mối. Bây giờ giữ lời hứa, mua con gà quay về cúng.’

Mình cúng họ cũng phải. Có thể họ là người của phe mình trước kia. Cũng có thể họ là những người bị phe mình trước kia giết oan như bao nhiêu trường hợp mình từng chứng kiến. Bên nào thì cũng là đồng bào. Bên nào thì họ cũng đã chết quá sớm, cuộc đời hưởng có bao nhiêu lâu đâu. Tội nghiệp thì thôi!

Chị vợ phán thẳng băng làm cụt ý chồng:

‘Tưởng chuyện gì, chuyện bị xử bắn lén xảy ra hà rầm. Thời buổi chiến tranh mà. Mình dân làm ăn thì đừng để ý tới chuyện ai giết, ai bị giết cho mệt thân. Cúng kiến gì cho hao tiền. Họ có bà con gì mình đâu nè!’

Chú Ba chống chế:

‘Thì cúng chút híu có tốn bao nhiêu đâu! Bữa nay chạy được nhiều mối ngon. Được giá!’

Chị vợ xốc lại cái vai áo xệ, lầm bầm:

‘Muốn nhậu thì nói mẹ nó đi. Đừng qua mặt con nầy. Bày đặt nầy nọ như là người tin thần tưởng thánh lắm. Hồi xưa ông quả quyết là chẳng có linh hồn, không có thần thánh, cũng không có Địa Ngục Thiên Đàng gì hết mà!’


Tuy không vừa ý với lời dè bỉu của vợ, Chú Tư Huê cũng làm thinh không thèm trả lời trả vốn gì hết. Chú đặt gói gà lên bàn nước, đi ra nhà sau lui cui soạn đem lên hai cái dĩa bàn thang, bày biện cúng kiến. Vợ chú bây giờ mới đủng đỉnh bước xuống giường, miệng vẫn ỷ ê ỷ a mấy câu ca một bài Tứ Đại Oán thảm sầu.

Bực mình chú Tư phê bình nhẹ nhàng:

‘Má con Én ca bản xưa không à! Đời bây giờ người ta ca Vọng cổ tân thời sáu câu 32 nhịp theo cách của Bảy Cao, Thanh Tao, Năm Phồi không ai còn ca kiểu xưa như kép Từ Anh, Tám Thưa hay cô Ba Soạn nữa đâu.’

Chị vợ nổi hứng cất giọng thân mật:

‘Nghe chị ca Máu Nhuộm Phụng Hoàng Cung nè em! Em mà phán là chị ca dở tối nay chị nhịn cơm cho em biết.’

Chú Tư ngó vợ bằng cặp mắt của người tình.

Và Má con Yến nói lối dài trước khi vô giọng cổ xuống xề nghe ngọt lịm kiểu tài tử đẹp trai Năm Phồi.

Người chồng đưa tay bẹo má vợ. Thưởng.

Con Én, ở đâu chạy vô xem giữa hai người, nó thở hào hển mà vẫn liếng thoắng:

‘Ba ơi, ba mét cho thằng Dần bị đòn nứt đít đi ba. Đi đi ba, ông Huế về rồi đó!’

‘Chuyện gì mà dữ vậy?’ Tay chú xoa mạnh đầu con, làm rối tóc con nhỏ, khiến nó xụ mặt.

‘Nó là con nít quỷ đó ba. Nó dòm nách má rồi ra ngoài nói tùm lum tà la là má có lông nách dài.’ Con nhỏ vừa nói vừa chu mỏ dài sọc.

Thím Tư bịt miệng con không kịp, thím đưa mắt lừ con gái. Chú Tư lừ lại vợ mình:

‘Cũng không nên bận quần áo lôi thôi quá. Nhà cửa trống hếch trước sau. Nít nhỏ chạy vô chạy ra hà rầm. Thằng Dần nói vậy còn đỡ. Cậu Út nói vậy thì…’

Chú ngưng ngang vì thấy mình không nên khơi sâu điều vợ không muốn nghe.

Con Én nắm tay ba nó giựt giựt:

‘Ba mét ông Huế để thằng Dần bị đòn nghe Ba! Hôm bữa nó ăn hiếp con. Nó còn nói nữa lớn nó cưới con làm vợ rồi đánh nhừ tử cho bỏ ghét. Đánh như ba thằng Bé sứt môi đánh vợ. Đánh như ba thằng Dần đánh má nó đó.’


Cách vách, thằng Dần nghe hết mấy câu trao đổi của người bên kia, nó nuốt nước miếng cái ựt như nuốt cơn giận lớn cành hông.

Nhang được thắp lên. Chú Tư cắm ba cây lên mình con gà. Chú rót nước vô mấy cái chén chun. Tự tay chú ra khạp gạo lấy một nắm gạo bỏ lên cái dĩa nhỏ rồi trút muối lên kế bên. Chú nói với vợ:

‘Chết như vậy oan ức sẽ thành cô hồn, mình phải rải muối gạo để vong linh họ đỡ tủi.’

Mình không chết là may! Đi theo họ có hai năm mà xuýt chết mấy lần do Tây phục kích hay là xung phong công đồn mà phá không thủng phải chém vè. Còn cái thằng Đại Đội Trưởng nữa, nhiều khi nó ngó mình bằng cặp mắt quỷ như muốn ăn tươi nuốt sống vì mình can thiệp thả mấy người dân biết rõ ràng là bị bắt oan. Cũng may mình rút kịp ra ngoài nầy. Ở lại thì thấy ông bà ông vãi lâu rồi. Bởi vậy tội nghiệp hai người nầy quá chừng.

Chú thành kính rót rượu vô ba cái ly nhỏ đặt ngang hàng trước con gà. Chú lâm râm vái.

Vợ chú vô buồng lấy áo bà ba bận tề chỉnh. Thím cũng đốt ba cây nhang, xá xá rồi đem ra trước cửa xá trời. Thằng Dần ở trong nhà dòm ra thấy hết cử chỉ của thím. Nó vái thầm trong bụng là ưng ai thím nổi từ tâm bỏ qua chuyện đó, không cho chồng mét ba nó. Nó cũng tự hứa là nếu được như vậy thì từ rày sẽ tử tế với con Én hơn, không ăn hiếp nó nữa. Và nó đứng dựa cửa buồng, lim dim ngủ gà ngủ gục…

Bốn năm chiếc xe cảnh sát ngừng ở con đường độc đạo trải đá, dựa bờ sông. Mỗi chiếc cách nhau chừng trăm thước, đủ để trấn giữ cả khu yên hoa nổi tiếng bình dân hoạt động mấy năm nay. Khi máy xe vừa tắt, khi những người cảnh sát nhảy xuống xếp hàng dài bắt đầu làm phận sự thì hầu hết những ngọn đèn lờ mờ trong dãy nhà lụp xụp bên kia đường dựa bàu nước đồng loạt tắt. Tiếng la ơi ới, tiếng kêu nhau ầm ĩ, tiếng chạy thình thịch và tiếng ùm ọc, bì bõm của vài người nhảy xuống nước, lội trốn vang dội trong đêm. Đàn ông từ những căn nhà tắt đèn đổ ra đường giả bộ thanh nhàn thơ thẩn như người đi hóng gió sông. Đàn bà thì chẳng thấy ai. Mấy ghe thương hồ bật đèn lên sáng một khúc sông, người trên ghe ra trước mũi ngồi hút thuốc bàn tán…


Sau một hồi bao vây và lục lọi, lính bắt được vài chục gái, một số chịu trận trốn trong buồng, trong nhà tắm, trong cầu tiêu bị lôi ra. Một số ôm cột xi măng dưới nước bị rọi đèn pin vô mắt, ngoắc lên. Ướt loi ngoi, chậm chậm bước lên bờ cỏ.

Tiếng một mụ chủ chứa than với người lính quen mặt:

‘Trời ơi, bộ mấy ông ghét dân Cầu Hàn lắm sao mà suốt ba tuần liền tuần nào cũng bố. Điệu nầy tụi em chắc dọn đi chỗ khác làm ăn chớ ở đây đói hết sao sống?’

Người lính trẻ cười hiền:

‘Thì kiếm nghề khác mà sống. Nghề nầy dơ quá! Rồi mấy cổ lây bịnh tùm lum…’

Một má nuôi chõ mỏ vô:

‘Nói thì dễ thầy ơi. Bỏ nghề rồi biết làm gì ăn đây. Với lại còn nhà cửa nữa. Sang lại cho ai rồi mua nhà mới ở đâu? Dính ăn dính thua ráo nạo rồi. Thôi thì lỡ đâm lao phải theo lao thôi. Mấy thầy thương thì nhờ ghét thì chịu.’

Người lính không muốn nghe tiếp, đưa cây ba-trắc dang ra thẳng tay lùa từng tốp vô một căn nhà được lấy làm Đại Bản Doanh tạm thời. Ai vô tới cửa cũng để lại Thẻ Kiểm Tra trên bàn. Ai không có thì là giấy cớ mất kiểm tra, không có gì hết thì vô ngồi một góc chờ tính sau.


Các cô gái, ái ngại ngó qua ngó lại những người đồng cảnh rồi chiếu tướng người lính để đoán coi anh ta hiền hay dữ. Cô nào mặc quần áo phong phanh thì quơ quào gì đó của bạn che chắn đỡ. Cô nào ướt thì mượn nhờ khăn của bạn lau được chút nào hay chút nấy. Áo ướt, dính vô da thịt, phơi bày khiến nhiều cô mắc cỡ co ro hay lấy tay che ngực, mặt bí xị như giẻ rách.

Có tiếng cười diễu, hơi lớn:

‘Tới nước nầy mà còn e lệ gì nữa! Bộ chưa từng cho ai coi sao mà che.’ Cả bọn cười ồ, không khí buồn bã sợ sệt hình như đã bớt chút đỉnh.

Người lính trẻ ngồi trước bàn để đống Thẻ Kiểm Tra buồn tình giở ra coi từng thẻ. Bỗng anh sửa lại thế ngồi, chăm chỉ ngó vô tấm thẻ cầm trên tay nãy giờ, đọc lại lần nữa rồi ngước mặt lên với đám đông. Anh đọc tên người mang thẻ và kêu lên ngồi trước mặt để hỏi chuyện:

‘Cô tên nầy? Hay là mượn thẻ của ai? Sao không giống hình trong thẻ?’

‘Dạ thẻ của em. Em là Hồng thị Én! Ai ở đây cũng đều biết là thẻ của em.’

‘Cô lúc nhỏ ở khu Vườn Lài?’

‘Sao thầy biết?’

‘Nghiệp vụ mà. Chúng tôi có cách riêng.’

‘Đâu cô nói về thời gian lúc nhỏ của cô ở đó rồi tại sao cô đi khỏi xóm. Làm gì để sống. Có vô Khu không mà bỏ đi bí mật vậy?’

Cô gái lấm lét ngó vô mặt người đối thoại:

‘Thầy đừng nói vậy tội nghiệp em. Làm gái ở đây đã khổ lắm rồi. Mắc vô cái tội đi Khu có mà chết.’

‘Cô nói đi! Tại sao ba cô bị bắt!’

‘Ba em nói sao thì em nói lại với thầy. Bữa đó có người mang một gói gì đó, ông ta nói là trái cây người bà con ở Cai Lậy biếu khi đi thăm. Ổng đi xe ba em. Sợ trái cây dập, mà ôm thì mỏi tay, ông ta kêu ba em mở thùng xe dưới chỗ ngồi, bỏ vô, ông ta ngồi trên cho dễ dàng thoải mái. Chạy gần tới một chốt xét xe vừa mới được dựng lên, ông ta nhảy xuống băng qua đường lẻn vô hẻm, xe ba em bị chận lại xét. Có chứa lựu đạn. Ông bị giam mấy tháng, sau họ thấy tình ngay lý gian nên thả ra.’

‘Chuyện nầy thì chúng tôi biết rồi.’ Người lính mặt lạnh như tiền trả lời rồi lơ đãng ngó ra ngoài sân. Lính tráng vẫn láo nháo với một số người vừa bị bắt thêm khi trốn trong những nhà có cửa bí mật. Khách thương hồ trên ghe được dịp đứng lên chỉ chỏ, cười nói.

‘…Má em lúc ba em bị tù có lùm xùm sao đó với Cậu Út cháu nội bà chủ Phát nên bị bà ấy chưởi mắng thậm tệ. Má mắc cỡ bỏ nhà đi. Em ở đó vài ba ngày thì bà Ngoại lên đem về Trà Ôn sống với ngoại… Khi ba được thả về và mướn được nhà kha khá thì xuống dưới đó đem em lên Sàigòn. Em chưa bao giờ gặp lại má. Bả đi biệt từ đó. Có thể là đi theo gánh hát cải lương như đã tuyên bố nhiều lần khi còn ở với ba em.’

‘Xin lỗi. Cô đưa bóp cho tôi xét giấy tờ. Coi có gì khả nghi không.’

Cô gái rụt rè đưa cái bóp cầm tay cho người lính. Coi đẹp mà chẳng có bao nhiêu tiền trong đó. Cô gái chăm chăm ngó từng cử chỉ của người cảnh sát. Coi bộ hơi mắc cỡ vì mình nghèo. Người lính lục từng ngăn một hồi rồi rút ra một tấm hình. Một người đàn ông ốm yếu, mình trần môi sứt lòi răng dưới lỗ mũi bên trái, tay anh ẵm đứa con gái chừng ba tuổi coi bộ cũng tong teo. Cả hai chụp hình mà không vui.

Cô gái nhìn cử chỉ của người lính. Cô nhín mày suy nghĩ.

‘Anh chàng sứt môi nầy là chồng cô?’

‘Dạ ảnh tên Bé! Mà bây giờ ảnh hết sứt môi rồi. Năm ngoái có tàu Bịnh Viện Hoa Kỳ ghé Bến Tàu vá môi cho ảnh. Lúc nhỏ em và bạn em ăn hiếp ảnh hoài. Nhưng bạn em lên học trường Petrus Ký rồi ở trọ gần đó luôn em không bao giờ gặp nữa.’ Cô vừa nói vừa quan sát sự biến đổi sắc mặt người đối thoại. Người lính cảnh sát vẫn lạnh lùng, nghiêm trang như từ trước tới giờ.

‘…Em về thăm chỗ cũ vài ba lần, không gặp người quen nào ngoài anh Bé rồi hai đứa nghèo khổ dựa nhau mà sống. Thầy coi, có còn quen ai đâu?’

Người trước mặt bây giờ mới nhếch mép cười:

‘Chú ba Huê lúc nầy còn chạy xích lô máy không?’

Người con gái trả lời như máy:

‘Dạ còn! Nghề nghiệp bao nhiêu năm biết làm gì ăn?’

‘Anh Bé có đánh vợ như ba ảnh không?’

Người con gái hai mắt sáng lên. Cô đưa tay lấy lại tấm hình, tự tiện bỏ vô bóp, không trả lời thẳng câu hỏi mà tuôn ra tràng tâm sự dài.

‘Lúc nhỏ em có người bạn cùng lứa, chơi với nhau thân mật lắm. Lớn lên cũng mong gặp ảnh để được làm vợ ảnh, để được ảnh đánh mà không bao giờ gặp. Tới bây giờ nếu có gặp lại nhau thì cũng lỡ làng rồi. Chẳng có duyên số với nhau thì dành chịu. Chịu thua ông Trời chơi ác!’

Người lính trả Thẻ Kiểm Tra cho đương sự, nói lớn với người bạn lính khác mới vừa bước vô:

‘Anh coi giùm mấy cô nầy, tôi phải hướng dẫn cái cô nầy đi cầu, cổ đau bụng máu mà không dám đi một mình.’ Anh nheo mắt với bạn.

Cô gái năn nỉ nho nhỏ nhưng giọng đã có hơi dạn dĩ:

‘Cho con bạn em theo với. Nó mới có 17 tuổi thôi, bị gạt bán vô động cả tháng rồi. Hồi vô nó còn gin. Tiếc thân nó khóc hoài.’

Cả ba bước ra cửa, đi về vùng bóng tối phía xa xa.

Một lúc sau anh lính một mình về lại căn nhà làm Tổng Hành Dinh cuộc ruồng bố. Người bạn ngó anh gật đầu. Anh nheo mắt và mỉm cười nói nhỏ: ‘Bạn thời chơi nhà chòi.’                                         



Nguyễn Văn Sâm



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Mar/2022 lúc 10:40am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2022 lúc 12:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Mar/2022 lúc 8:54pm
4389%201%20NGAM%20ANH%20TRANG%20ROISAC%20NCali
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.348 seconds.