![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Quê Hương Gò Công | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Người gởi | Nội dung | ||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() Gởi ngày: 16/Oct/2009 lúc 7:03pm |
||
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 16/Oct/2009 lúc 7:07pm |
|||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||
![]() |
|||
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 16/Jan/2008 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1332 |
![]() ![]() ![]() |
||
(net) |
|||
hoangngochung@ymail.com
|
|||
![]() |
|||
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 16/Jan/2008 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1332 |
![]() ![]() ![]() |
||
Thi sĩ Nguyễn Thị Manh Manh còn có bút hiệu là Mym, Nguyễn Văn Mym, Lệ Thủy. Sau khi tốt nghiệp bằng Thành Chung, bà dạy học tại trường Áo tím một thời gian, đồng thời cộng tác với một số báo như Công Luận, Nữ Lưu, Việt Nam, Phụ Nữ Tân Văn… bà tích cực tham gia hoạt động trong các hội Nữ Lưu Học Hội, Hội Dục Anh, thành lập Hội Cựu Học Sinh Trường Nữ Học Đường Sàigòn, bà giữ chức Tổng Thư Ký hội này.Năm 1937, nữ sĩ kết duyên với ông Trương Tuấn Cảnh, người Hà Tiên, cũng là nhà giáo, nhà thơ với bút hiệu Lư Khê (anh ruột của Trương Minh Đạt - nhà nghiên cứu về Hà Tiên hiện nay). Khoảng 1950, nữ sĩ ...Nguyễn Văn Mym sang Pháp định cư rồi mai danh ẩn tích từ đó.
(Lư Khê chuyện).
Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 16/Oct/2009 lúc 8:06pm |
|||
hoangngochung@ymail.com
|
|||
![]() |
|||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
||
Tình Già
(Phan Khôi)
...............
Tờ Phụ Nữ Tân Văn ngày 10.3.1932 trình làng bài Tình Già của nhà văn Phan Khôi (1887-1959) là một nhà cách mạng trong nền thi ca Việt Nam, thể mới tự do, không theo lối thơ đường luật, đã ảnh hưởng lâu đời của các thi nhân lão thành. Phan Khôi đã can đảm như Kha Luân Bố đi tìm miền đất hưá cho thế hệ mai sau.
Tình Già của Phan Khôi là một làn gió mới, xô ngã bức tường thành khép kín dưới thời phong kiến, thơ mới ra đời thật phong phú, mang tinh tuý của dân tộc Việt Nam, thơ không bị gò bó, bị phái cựu học chống đối ,nhưng được sự đón nhận và hoà nhịp cổ động cho phong trào thơ mới như: Lưu Trọng Lưu, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Huy Thông, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương, Đông Hồ, Tế Hanh, Nguyễn Vỹ ... Thơ mới là một di sản vô giá, xóa bỏ được ngăn cách giữa con người và thiên nhiên, thi sĩ làm thơ theo rung động của con tim, không phải ngồi ôm đầu tìm niêm luật điển tích ước lệ theo khuôn vàng thước ngọc ...
Từ năm 1933 ảnh hưởng văn học Tây phương mở đầu một nền thi ca thi nhân với sinh khí mới .
................... Tình Già
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
hai mái đầu xanh kề nhau than thở.
Ôi đôi ta tình thương thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn là không đặng;
Ðể đến rồi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau
Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nở?
Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng,
mà tính việc thủy chung?
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ nơi đầt khách gặp nhau!
Ðôi mái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung,
đố nhìn ra được!
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi! con mắt còn có đuôi
Phan Khôi
|
|||
mk
|
|||
![]() |
|||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
||
Nguyễn Thị Manh Manh, tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh năm 1914 tại Gò Công, theo học Trường Áo Tím Sài Gòn (Trường Nguyễn Thị Minh Khai bây giờ), đậu bằng Thành chung năm 1932 và gia nhập làng báo, đầu tiên là tờ Phụ Nữ Tân văn và sau đó là các tờ Công Luận, Việt Nam, Nữ lưu, Việt dân.
Bà Manh Manh được phong tặng là “Nữ tiên phong thơ mới ở Nam kỳ” (báo Mai). Chẳng những góp mặt trên văn đàn, bà còn mạnh dạn diễn thuyết để đấu tranh cho nữ quyền. Ngoài buổi diễn thuyết ở Huế với đề tài “Dư luận nam giới đối với phụ nữ tân tiến” (Trong bài diễn thuyết này bà đã đặt vấn đề “làm thế nào để giải phóng phụ nữ khỏi những lễ giáo hủ bại, binh vực quyền lợi phụ nữ…”), bà còn diễn thuyết ở Hà Nội với đề tài “Một ngày của người đàn bà tân tiến” (9-1934); ở Nam Định với đề tài “Có nên tự do kết hôn không?” (11-1943) và ở Hải Phòng với đề tài “Có nên bỏ chế độ đa thê không?” Nhà văn Thẩm Thệ Hà viết về Nguyễn Thị Manh Manh như sau: “Chẳng những viết báo, cô Nguyễn Thị Kiêm còn đăng đàn diễn thuyết về thơ mới. Nguyễn Thị Manh Manh chứng tỏ là con người đa tài: làm thơ, viết văn, lý luận, phê bình nhất là diễn thuyết lưu loát, hùng hồn, đôi khi châm biếm duyên dáng, tế nhị, có khả năng lôi cuốn, thuyết phục người nghe” (theo Thiện Mộc Lan và Thanh Việt Thanh). |
|||
![]() |
|||
![]() |
|||
ranvuive
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
![]() ![]() ![]() |
||
|
|||
![]() |
|||
![]() |
|||
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |