Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Đoàn Chuẩn - “Lá đổ muôn chiều” gi Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: Đoàn Chuẩn - “Lá đổ muôn chiều” gi
    Gởi ngày: 25/Oct/2009 lúc 7:48pm
 
 
 
 
http://www.vietnamnet.vn/vanhoa/200910/Doan-Chuan-La-do-muon-chieu-giua-mua-thu-875349/

Đoàn Chuẩn -

“Lá đổ muôn chiều” giữa mùa thu

Cập nhật lúc 18:28, Chủ Nhật, 25/10/2009 (GMT+7)
,

 - Giữa những ngày đẹp nhất của mùa thu đất Bắc, khán thính giả sẽ được “gặp lại” cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn trong một chương trình live show các tác phẩm của người nhạc sĩ tài hoa này.

 
Tái hiện hình ảnh “ông vua nhạc tình”

Chương trình “Lá đổ muôn chiều” (do Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ và công ty Truyền hình di động VTC tổ chức) sẽ diễn ra ngày 29/10/2009, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, gồm các ca khúc vượt thời gian của Đoàn Chuẩn như: “Thu quyến rũ”, “Vàng phai mấy lá”, “Tà áo xanh”, “Gửi gió cho mây ngàn bay”, “Lá đổ muôn chiều”… Ca sĩ Thanh Lam và Tùng Dương sẽ song ca “Tình nghệ sĩ” với hứa hẹn làm mới nhạc phẩm này trong cách thể hiện sáng tạo và trẻ trung cộng thêm hơi thở của đời sống đương đại.

Nhưng, đặc biệt hơn, chương trình sẽ mang tới những bí mật từ “Ánh trăng mùa thu” – ca khúc mà rất ít người biết, kể cả những người rất yêu nhạc Đoàn Chuẩn.

Theo con trai cố nhạc sĩ – nghệ sĩ Guitare Hawaii Đoàn Đínhthì đây mới là bản nhạc đầu tiên cha ông sáng tác, năm 1947, nhưng nhạc sĩ đã giữ bí mật và bản quyền về nhạc phẩm cho riêng mình. Trước đây, mọi người vẫn lầm tưởng bản nhạc đầu tiên của Đoàn Chuẩn là “Tình nghệ sĩ”, sáng tác năm 1948.

Mãi sau này, gia đình mới được nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Khôi – một học trò cũ của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – tặng lại bản in do Nhà xuất bản Hương Sen ấn hành năm 1953, để lưu giữ trong số những kỷ vật về người nhạc sĩ được mệnh danh là “ông vua nhạc tình”.

“Ánh trăng mùa thu” được viết ở làng Đống Năm (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) với đề từ ghi “kỷ niệm những ngày ở Khuốc, Thu 1947”. Không biết người nhạc sĩ hào hoa này đã mang theo hình ảnh cô gái làng Chèo nào vào ca khúc, nhưng ông vốn dĩ là “tay chơi số 1” Bắc Kỳ, với vô số bóng hồng len lỏi trong suốt chặng đường nghệ thuật.

Chàng công tử hào hoa và những “người em gái”

“Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn không bao giờ yêu cô nào không xinh” – Nhạc sĩ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha khẳng định.

Đã có rất nhiều huyền thoại xung quanh những chuyện tình lãng mạn của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Về việc mỗi sáng ông đều thuê người gửi một bông hồng đỏ đến nhà người thiếu nữ ông si mê, suốt gần 3 năm liền. Cho đến khi bông hồng thứ 1000 đã đến tay người đẹp, ông chủ trẻ mới xuất hiện trên ngưỡng cửa nhà nàng.

Đoàn Chuẩn nổi tiếng chơi sang và chơi… ngông nữa. Sinh ở Hải Phòng nhưng trưởng thành tại Hà Nội, là con trai chủ hãng nước mắm Vạn Vân nổi tiếng khắp Đông Dương thời bấy giờ, Đoàn Chuẩn sở hữu tới 6 chiếc xe đẹp nhất Hà Nội. Trong những chuyến chở người đẹp xuống Đồ Sơn chơi, ông sẵn sàng phi xe xuống tận bãi biển chứ không đậu trên bờ như người khác, và vung tiền trả cho tất cả những diện tích nơi chiếc ô của ông tỏa bóng mời người đẹp ngắm biển.

Có lần, ông biết đích danh một chàng con nhà có thế lực khác định mời cô gái mà ông thương mến đi chơi, ông bèn thuê hẳn hai chiếc xe tới cửa nhà nàng, đậu chắn hai đầu chiếc xe của đối thủ, rồi khóa xe lại bỏ đi chơi. Lúc đó, ông mới đàng hoàng xuất hiện trên chiếc xe riêng hạng sang tới đón người đẹp.

nhac%20si
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn bên người vợ thân thương những năm cuối đời

Đoàn Chuẩn kỹ tính nhất là chuyện ăn và mặc. Bữa ăn của ông phải được chăm sóc rất cầu kỳ, ví dụ như món tôm biển, phải dùng loại còn tươi nguyên và được chế biến sau 15 phút mang về từ thuyền câu tôm. Có ngày, ông thay tới 6 bộ quần áo khác nhau để “đuổi theo” những cuộc rong chơi.

Mỗi bài tình ca quyến rũ và đầy mê lực của ông đều là dấu ấn của một bóng hồng khác nhau. Có người kể lại đã từng thấy đôi khi ông khóc khi đàn lại những bài tình ca xưa, được cho rằng tặng M, tặng T… Nhưng chưa ai được nghe ông tâm sự về họ. Chỉ có thể biết một phần những câu chuyện tình của ông qua tài tử Ngọc Bảo – người bạn tri kỷ, người hát nhạc Đoàn Chuẩn hay nhất.

Và, đặc biệt hơn nữa, song hành với những câu chuyện tình nổi đình đám của người nhạc sĩ tài hoa, chính là người vợ yêu dấu của ông. “Ông ấy lãng mạn, đa tình lắm. Có vậy, ông mới viết được những bài hát hay thế. Ông muốn ngang thì ngang, muốn dọc thì dọc, tôi chiều ông hết. Bổn phận của tôi là chăm chồng, nuôi con, lúc nào cũng an phận chịu đựng. Ông không biết đến sinh kế, gia đình, con cái... Đời ông phóng khoáng. Nghe nhạc ông lúc nào tôi cũng ngạc nhiên - sao ông tài thế?...”

“Đúng là có những lúc, gia đình chúng tôi đã rơi vào tình cảnh im lặng đợi chờ cơn bão – Nghệ sĩ Guitare Hawaii Đoàn Đính bộc bạch – Nhưng rồi, cuối cùng thì mọi sự vẫn bình yên. Hồi bố tôi yêu một người ca sĩ, tên là Lê Hằng, mẹ tôi đã tìm tới tận nhà cô ấy. Mẹ tôi hỏi cô ấy có yêu bố tôi không. Cô ấy nói có. Mẹ tôi bảo: Tôi còn yêu anh ấy gấp 10 lần cô. Nếu cô thực lòng với anh ấy, tôi xin giao cho cô cả mấy đứa con. Vậy mà cô Hằng tỉnh ngộ, xé hết tất cả những bản nhạc bố tôi đã viết tặng và rời xa ông. Sau này, những bài đó được chúng tôi sưu tầm lại và ấn hành trong tập Bài ca bị xé”.

Ba ẩn số trong cuộc đời nghệ sĩ

Ẩn số thứ nhất là cái tên chung: Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Nghệ sĩ Guitare Hawaii Đoàn Đính kể - tên thật của người bạn này là Tạ Đình Thâu (một nhiếp ảnh gia tri kỷ với Đoàn Chuẩn). Chưa bao giờ ông cụ nói về cái tên chung này. Nhưng ngay từ “Ánh trăng mùa thu”, ông đã ghi tên chung là Đoàn Chuẩn – Từ Linh. Đây vẫn là một ẩn số mà cho đến tận bây giờ vẫn chưa ai giải mã được.

Mô%20tả%20ảnh.
Người nhạc sĩ tài hoa đã đi qua nhân thế nhưng còn để lại nhiều ẩn số

Ẩn số thứ hai là khoảng lặng suốt 31 năm không sáng tác một nhạc phẩm nào. Chưa ai tìm ra lời giải cho quãng lặng đáng kể này, kể cả các nhà phê bình và những người thân trong gia đình cố nhạc sĩ nhưng ai nghe nhạc của ông cũng tiếc là sao ông không viết thêm nữa những ca khúc làm say mê, quyến rũ lòng người.

Ẩn số thứ ba là màu tím trong nhạc phẩm của Đoàn Chuẩn. Ông vốn nổi tiếng với hai màu. Các nhạc phẩm của ông đều liên quan đến mùa thu vàng và màu xanh khỏe khoắn sáng lên trong ánh vàng rực rỡ ấy (Tà áo xanh, Tình nghệ sĩ, Gửi gió cho mây ngàn bay, Lá đổ muôn chiều, Thu quyến rũ, Vàng phai mấy lá). Nhưng, có đôi khi, màu tím xuất hiện giản dị, chân phương và khiêm tốn: “Cành hoa tim tím bé xinh xinh đón xuân về…” (Gửi người em gái); “Chiều nào áo tím nhiều quá…” (Đường về Việt Bắc). Đó là hình ảnh người vợ thân thương của ông, là chiếc áo tím bà mặc khi còn đi học, là sự ẩn mình canh cánh bên người chồng tài hoa.

Tổng số tác phẩm của Đoàn Chuẩn không nhiều, chỉ gần 20 ca khúc nhưng đã để lại cho đời cả một gia tài âm nhạc. Ca khúc tình tứ, lãng mạn của ông thì luôn vang mãi trong niềm yêu của công chúng yêu nhạc, nhưng nhiều sự thật khác về cuộc đời ông thì lại nằm trong sự im lặng đến quyến rũ – như những giọt thu ông đã im lìm gieo trên nốt nhạc.

 
Hòa Bình
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 26/Oct/2009 lúc 1:06am
mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.090 seconds.