![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Thể Thao | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Người gởi | Nội dung | ||||
loiquan
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 22/Jan/2008 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 121 |
![]() ![]() ![]() Gởi ngày: 18/Nov/2009 lúc 3:45am |
||||
Đọc xong bài THẦY TÔI về 3 người thầy của tác giả Võ Đình Thanh, tiến sĩ (Hoa Kỳ) về lãnh vực môi trường và cũng là võ sư Aikido, tôi thấy là lạ gì đó. Mãi sau mới nhận ra 1 trong 3 người thầy ở đây là thầy Phù thuỷ Gò Công - Hoàng Ngọc Hùng dễ thương – còn 2 vị kia là võ sư Lê Viết Đắc và VS Bùi Thế Cần. Thích quá chời và gởi bà con coi thêm vui . Post chỗ dính tới Phù thuỷ GC thôi, muốn đọc toàn bài xin ghé vô đây: Thầy tôi
Một phần để ghi lại các khó khăn, các đóng góp, các kinh nghiệm cho các thế hệ mai sau học tập. Một phần quan trọng là để ghi lại những khoảnh khắc, mẩu chuyện mang đậm tình người của các thầy, và để vinh danh các thầy cho những nỗ lực, cống hiến thầm lặng đầy ý nghĩa đối với sự phát triển của thanh niên Việt Nam, mà tôi là một học trò được may mắn hưởng thụ. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, 20-11, cũng nhân hội ngộ 3 miền lần thứ tư, nhớ ơn truyền thụ của thầy trong quá trình học đạo Hiệp Khí, tôi nghĩ mình học các thầy đã lâu, nhưng chưa bao giờ viết về các thầy để các lớp đàn em, các bạn đồng môn, các bậc lão thành trong Aikido Việt Nam biết về những kỉ niệm, đóng góp thầm lặng, nhưng đầy ý nghĩa cho Aikido Việt. Tuy nhiên do thời gian và điều kiện cho phép, tôi chỉ xin viết về 3 người thầy đã trực tiếp dạy dỗ tôi, có nhiều kỉ niệm sâu sắc với tôi trong quá trình truyền dạy Hiệp Khí đạo cho tôi và các hoạt động mang tính tập thể khác trong Hiệp Khí Đạo Việt Nam. Với tôi, học tập Hiệp Khí Đạo từ các thầy, không chỉ là kỹ thuật võ thuật mà là tinh thần hiệp khí, phong cách sống hiệp khí. Cách giảng dạy của các thầy, khi thì trên thảm tập, lúc mạn đàm bên bình trà nhạt, cách dạy không chỉ là “dạy đòn”, đưa “thử thách” mà còn là “giao việc”, là “tin cậy”, là “ủng hộ” để rồi dẫn “đạo vào đời”. Ba người thầy đó là thầy Lê Viết Đắc, thầy Hoàng Ngọc Hùng và thầy Bùi Thế Cần. Rất mong các quý thầy, các quý anh, các bạn đồng liêu, các em học sinh kế tiếp con đường làm thầy Hiệp Khí Đạo mà tôi chưa có điều kiện để viết trong loạt bài viết này thứ lỗi. Phần một: Thầy Lê Viết Đắc. Vì môn phái, vì lợi ích cho đời, lặng lẽ tìm người, lặng lẽ truyền đạo học. ![]() Hàng quỳ: VS Lê Viết Đắc (cờ lưu niệm), VS Hoàng Ngọc Hùng (bảng tên màu đen),...Hàng đứng: tác giả Võ Đình Thanh (thứ 3 từ bên trái)
ảnh chụp năm 19...
… Phần Hai: Thầy Hoàng Ngọc Hùng
Hội ngộ, tương phùng vì Đạo Hiệp Khí Tôi biết thầy Hoàng Ngọc Hùng khi thầy Đắc tìm cách để giới thiệu chúng tôi với các võ sư Hiệp Khí Đạo khác. Thầy Đắc nói “ Aikibudo là một giai đoạn trong quá trình phát triển Aikido của Tổ sư, cho dù có một số điểm khác biệt trong kỹ thuật, nhưng cũng là Aikido. Điểm quan trọng hơn là người tập Aikibudo và Aikido nếu có tinh thần Aikido thì các kỹ thuật, tên gọi không giới hạn tinh thần Aikido.” Thực vậy, học các thầy ở Đà Nẵng ngoài học kỹ thuật còn là học làm người, học đạo hòa hợp. Chúng tôi được các thầy Nguyễn Ngọc Thanh và Hoàng Ngọc Hùng tận tình truyền dạy các kỹ thuật về kiếm, gậy và kỹ thuật tay không. Thầy Hùng chính là người đã truyền dạy các kỹ thuật kiếm đầu tiên cho tôi, thầy đã giới thiệu cặn kẽ về lịch sử, cấu trúc kỹ thuật, kỹ thuật sử dụng và chiến lược sử dụng katana cho tôi. Điểm quan trọng nữa trong giáo huấn của thầy là các ý nghĩa và lễ nghi trong việc dùng kiếm trong chiến đấu, trong trình diễn và lễ bái và răn đời. Kiến thức uyên thâm, bình dị, thực tế: Vốn là người Huế, là thầy giáo, là người đã từng viết nhiều giáo trình nghiên cứu nên cách truyền đạt của thầy Hùng rất dễ hiểu. Thầy Hùng là người truyền ý tưởng về giảng nhanh, học gọn, dạy một lúc nhiều người, nhiều bài cho tôi. Với thời gian ngắn, thầy có thể dạy một lúc nhiều người, mỗi người sẽ tập trung học một bài, một loại vũ khí nào đó làm căn bản. Về sau, các môn sinh sẽ tự luyện và truyền dạy lại cho nhau. Thêm điểm nữa, ngoài Aikido ra thầy Hùng là người giỏi nhiều môn võ khác nhau như Karate Do, Taekwondo, Thiếu Lâm và VoViNam, trong các lần giảng, thầy thường so sánh về kỹ thuật giữa các môn phái khác nhau để làm nổi bật điểm yếu, điểm mạnh của kỹ thuật Aikido. Cách truyền thụ của thầy Hùng về sau làm tôi luôn nghĩ đến phương pháp truyền dạy Aikido cho các môn sinh sau này. Thầy luôn làm tôi phải suy nghĩ về đạo làm thầy, đức làm người là giúp được gì ai thì giúp, nhưng đã “giúp” thì cố gắng cho có “ích”. Dạy học trò thì nhớ dạy cho họ nắm cái căn cái cốt, để sau còn tự học được, nếu không thì chỉ tốn thời gian “vô ích”. Điểm khó của kỹ thuật Aikido là dạy đòn lẻ, cần có Uke và cần thời gian rất dài để có thể rèn luyện được. Còn nhớ có lần tôi công tác ở Đà nẵng, ghé thăm trò chuyện với thầy, thầy cười nói: “Cám ơn Tổ sư đã đặt cái tên đủ thần uy để bảo vệ cho để tử chứ cách dạy của Aikido so với nhiều môn khác là tréo ngoe lắm. Này nhé! Cầm nã là kỹ thuật cao nhất lại đem dạy đầu tiên - nên học trò khó học là phải. Với điều kiện Việt Về sau mỗi khi chuẩn bị tâm thế và kỹ thuật cho các môn sinh khi họ đi xa khi ra trường, về quê, đi đến nơi khác làm ăn, tôi luôn thấy khó cho các học trò mình khi muốn giúp họ duy trì tập luyện, phát triển môn phái. Đặc biệt là những môn sinh sẽ quay về những thành phố, thị xã, tỉnh chưa có Hiệp Khí đạo, hoặc có muốn mở thì cũng không có điều kiện để mua thảm tập mở võ đường. Những lần trò chuyện với thầy Hùng luôn là điểm tôi suy nghĩ, phải chăng ta phải có những cách thức mới để truyền bá kỹ thuật và tinh thần Hiệp Khí. Một câu nói của thầy Hùng lại hiện lên: “Kỹ thuật chỉ là phương tiện, đừng để nó giới hạn tinh thần, cái Đạo Hiệp Khí của mình - cái quan trọng nhất của Hiệp Khí Đạo là tinh thần Hiệp Khí. Kỹ thuật phải theo tình thế, hoàn cảnh. Vậy thôi. Về việc dạy thì phải chọn cách giảng phù hợp nhất với người học chứ không chỉ hợp với người dạy. Nhưng đừng tham - giảng 7 nhớ 3, dùng 1 là quý rồi” Một phương thức khác mà tôi luôn tâm đắc với cách dạy “vô vi” của thầy là không cần “học phiệt” quá , mỗi người có cái hay, nhớ cùng họ tìm cái hay của chính họ mà phát triển - biển học mênh mông, thế nào cũng có cái phù hợp. Trong quá trình giúp người, giúp các môn sinh, đồng đạo tôi luôn chú ý điều này, và không những chỉ giúp được họ phần nào, mà bản thân tôi cũng học được nhiều từ cái hay, cái dụng từ cái “bất hợp” của anh em bạn bè. Ví dụ, trong các học viên hiện là các huấn luyện viên tôi từng giúp đỡ, truyền thụ, có bạn tôi chỉ luôn nhắc về “kiếm pháp”, có anh chỉ là “côn pháp”, có người thì là “đạo pháp”. Có người học trò ra trường, trước khi xa biết không thể tập được Aikdo vì không có võ đường, tôi lại chỉ dạy, định bộ thái cực với cái nhìn nguyên lý Hiệp Khí. Viêc tùy người mà dạy, tùy thế mà giao việc miễn sao đạt được mục đích là người ta “nhập” được, hiểu và giữ vững nguyên tắc, đạo lý Hiệp Khí Đạo. Đó có lẽ cũng là phương thức ứng xử của tôi trong Hiệp Khí Đạo. Trò chuyện, tập luyện với thầy có ý nghĩa rất lớn đối với tôi trong việc có cái nhìn về kỹ thuật, cái dụng của võ, cái triết lý của đạo. Với kiến thức uyên thâm về lịch sử, văn hóa, sinh học và công phu võ thuật, trong các câu chuyện thầy luôn nhắc tôi, Hiệp Khí Đạo trước tiên là “võ”, cần có cái thực, cái dụng của “võ”; đường dài thì có nguyên tắc, đạo lý của “đạo” – khi luyện cho mình hay dạy cho người cần phải lưu ý cả “võ” lẫn “đạo” chứ đừng bỏ bên nào. Thầy cũng là người đầu tiên gieo ý tưởng cho tôi về chuyện làm sao để Hiệp Khí Đạo thực trở thành Hiệp Khí Đạo Việt Chỗ đựa tin cậy về tổ chức: Đã thành lệ, cứ mỗi lần tổ chức thăng Đẳng cho các môn sinh là tôi lại vào Đà Nẵng trao đổi mời thầy ra làm giám khảo. Cho dù về sau Hội đồng Huyền đai của chúng tôi cũng đủ số lượng để lập hội đồng. Nhưng lệ cũ thầy Lê Viết Đắc lập năm nào, phải mời một võ sư ngoài đạo đường tham gia làm giám khảo, mời đại diện cơ quan quản lý, các môn sinh và gia đình chứng kiến là điểm hay, chúng tôi vẫn giữ. Không nề hà khó khăn, dầu bận rộn công việc, nhưng khi Aikido Huế vào mời, thầy Hùng luôn vui vẻ nhận lời hứa - chắc một phần vì lời hứa năm nào với thầy Đắc, một phần vì sự hiếu học của đám học trò phương xa. Có lần tôi ở Mỹ quay về nước, kết hợp công việc với thi thăng Đẳng cho các huấn luyện viên. Thời gian có hạn, cho dù có chuẩn bị trước về chương trình hơn cả 2 năm, việc tổ chức thi nhị đẳng cũng cập rập cho các huấn luyện viên. Lịch bay của tôi không thể thay đổi được, mà lịch tập huấn của các huấn luyện viên cũng phải đến lúc đó mới xong. Lịch thi cũng phụ thuộc vào sự tham gia của các thí sinh là huấn luyện viên từ tỉnh khác về nữa. Tôi vào Đã Nẵng gặp trước là thăm thầy, sau là mời thầy làm giám khảo. Thầy vui vẻ nhận lời ra Huế làm giám khảo ngày thứ sáu và thứ bảy. Kỳ thi nhị đẳng kéo dài 2 ngày, ngày thứ sáu gồm phần kỹ thuật và đối luyện, thứ bảy buổi sáng là thiền định, vận khí, buổi chiều là luận văn và hỏi đáp. Căng thẳng suốt hai ngày, chấm thi xong, cấp đai, kết thúc kỳ thi, Thầy xách cặp chào mọi người ra về. Chúng tôi nài nỉ cố níu thầy ở lại, nhưng thầy nhất thiết không chịu. Sau mới biết thầy đang hướng dẫn một nhóm hướng đạo sinh sẽ xuất phát lên rừng vào sớm hôm sau. Vì vậy, dù đã sập tối, thầy trò phải kéo nhau về dưới Phú Bài đợi đón xe đò cho thầy vào Đà Nẵng. Dịp tổ chức Hội ngộ 3 miền Huế 2002, trong khi đang lo nhiều việc khác nhau, về tổ chức, thủ tục và cũng lo không biết mình tổ chức rồi mọi người có tham gia không? thêm nữa, hồi đó tôi chuẩn bị đi Mỹ du học, thời điểm tổ chức các hoạt động festival vào tháng 5 sẽ đúng vào kỳ thi tiếng Anh của tôi ở Sài Gòn. Theo kế hoạch, tôi cũng sẽ rời Việt Nam trong năm tới, theo chân thầy Đắc, tôi cũng vào Đà Nẵng lưu ý nhờ thày giúp đỡ, ủng hộ các anh em ở Huế khi cần thiết lúc tôi đi xa. Từ tháng 11, 12 năm 2001 tôi đã lặn lội vào Đà Nẵng trao đổi xin ý kiến thầy. Thầy hiểu ngay ra vấn đề, vui mừng động viên, nhất trí sẽ ủng hộ mọi mặt. Hồi đó tôi cũng phải vận động nhiều nơi ủng hộ và tìm cách để giới thiệu các nơi với thầy Horizoe, vì ý tôi là muốn thầy Horizoe phải mời cho được đại diện của Aikikai và tác động với Uỷ ban Thể Dục Thể Thao quốc gia tham gia. Cũng để thấy Aikido Việt Suy ngẫm: Cùng với các nổ lực của thầy Lê Viết Đắc, sự tận tâm ủng hộ, chỉ dạy của các thầy Aikido Đà Nẵng, trong đó đặc biệt là thầy Hoàng Ngọc Hùng đã giúp bầy chim non Aikido Huế năm nào vượt qua được chặng đường đầy khó khăn, trong lúc phôi thai, và chập chững bước ra đời. Sự phá chấp trong các rào cản của tên tuổi, hệ phái, tấm lòng nhiệt tình quan tâm đến sự phát triển của Aikido, để góp phần cho phát triển, giáo dục thanh niên Việt Nam, sự uyên thâm trong võ học và bình dị trong cuộc đời của thầy là điều mà tôi cảm nhận được từ thầy. Mỗi lần gặp nhau, một lần tôi lại học hỏi thêm được ở thầy Hùng bản lĩnh, đạo đức làm người, làm thầy. Cho dù là học trò “vãng lai”, là con “đỡ đầu phương xa”, nhưng tôi luôn cảm thấy một sự gần gũi, tin cẩn ở thầy. Một tấm gương sống đơn giản nhưng chứa đựng vô vàn ý nghĩ sâu sắc, một kho tri thức vô biên. Mỗi khi đứa học trò nhỏ này có gì khúc mắc, cần hỏi, cần cầu viện luôn nghĩ đến và tin tưởng rằng mình sẽ có một câu trả lời, một lời khuyên, một sự giúp đỡ cho lối ra, tôi luôn nghĩ đến một người thầy, thầy tôi, thầy Hoàng Ngọc Hùng. .
![]() Phù thuỷ GC với một ông tây
Phù thuỷ Gò Công (áo đen) với môn sinh Aiki - Đà Nẵng
|
|||||
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
|
|||||
![]() |
|||||
loiquan
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 22/Jan/2008 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 121 |
![]() ![]() ![]() |
||||
Phù thuỷ GC (đai đỏ) với đội tuyển VoViNam sinh viên Đà Nẵng |
|||||
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
|
|||||
![]() |
|||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
||||
Võ Sư Lê Sáng Không Còn Nữa
Nguyên quán ở tỉnh Thanh Hóa, võ sư Lê Sáng chào đời vào mùa thu năm 1920 tại căn nhà bên bờ hồ Trúc Bạch (Hà Nội). Ông là trưởng nam của cụ ông Lê Văn Hiển tự Đức Quang và cụ bà Nguyễn Thị Mùi... Xem tiếp***
****
Võ sư Lê Sáng - Chưởng Môn Vovinam Việt Võ Đạo qua đời
Ngày gửi: Thứ ba, 00:33, 28/9/2010 .
Sau một thời gian lâm trọng bệnh, Chưởng môn Lê Sáng đã ra đi vĩnh viễn vào lúc 3 giờ ngày 27-9-2010, nhằm ngày 20 tháng 8 năm Canh Dần, hưởng thọ 91 tuổi.
Nguyên quán ở tỉnh Thanh Hóa, võ sư Lê Sáng sinh năm 1920 tại Hà Nội. Tập luyện Vovinam tại trường Sư phạm Hà Nội do võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc trực tiếp giảng dạy năm 1940. Có tố chất, thông minh, chịu khó học hỏi và chuyên cần luyện tập, ông sớm cải thiện tình trạng sức khỏe và tiến bộ nhanh trên bước đường võ nghệ.
Tại đây, ông được phân công mở các lớp Vovinam ở đường Avigateur Garros (nay là đường Thủ Khoa Huân) và môt số võ đường khác. Tháng 4 năm 1960, trước lúc qua đời, võ sư Sáng tổ đã giao nhiệm vụ lãnh đạo môn phái lại cho ông.
Nguồn: Q. Liêm - NLD.com.vn
|
|||||
mk
|
|||||
![]() |
|||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
||||
CHƯỞNG MÔN LÊ SÁNG
NGƯỜI KẾ NGHIỆP XUẤT SẮC CỦA SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC
*
***
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Sep/2010 lúc 7:51am |
|||||
mk
|
|||||
![]() |
|||||
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
||||
Những kỷ niệm trong tù với Chưởng môn Việt Võ Đạo Lê Sáng
(09/30/2010)
Tôi biết Võ sư Lê Sáng Chưởng môn phái Việt Võ Đạo tức Vovinam từ lúc còn mới chập chững bước vào nghiệp báo bổ qua lời giới thiệu của một môn sinh của ông lúc đó mới mang chuẩn Hồng đai Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ. Sau đó có một vài lần đến võ đường của Vovinam gần nơi tôi làm việc để xem Quỳnh Kỳ dạy võ cho các môn đệ của anh và đến tổ đường Vovinam ở 31 đường Sư Vạn Hạnh để xem Quỳnh Kỳ học võ với võ sư Chưởng môn Lê Sáng. Rồi sau đó, miệt mài với nghề nghiệp, với chiến trường nên tôi không còn hình ảnh nào với môn phái này nữa suốt trong thời gian chiến tranh.
Cho mãi đến năm 1976, khi tôi từ biệt giam ở nhà tù Chí Hòa ra ngồi tù ở phòng tập thể số 14 khu ED thì gặp lại võ sư Lê Sáng. Khoảng thời gian này, buồng giam 14 khu ED là một buồng giam có nhiều điểm đặc biệt về tù nhân. Chẳng hạn như trong số hơn 60 tù nhân, có cựu Thủ Tướng VNCH Phan Huy Quát và con trai là Phan Huy Anh, Phó Đại sứ Nam Hàn tại VNCH (rất tiếc tôi đã quên mất tên vị này), linh mục Trần Hữu Thanh (người cầm đầu phong trào tố cáo tham nhũng), Võ sư Suzuki một người Nhật nhưng quốc tịch Việt Nam chuyên dạy môn karate cho cảnh sát quốc gia và quân đội VNCH, Chủ tịch Dân Xã Đảng Phan Bá Cầm, cụ Nguyễn Phan tổng giám đốc công ty bột giặt NET, Lưu Nhật Thăng, một chủ báo Hoa ngữ ở Chợ Lớn từng là thư ký của Kim Dung, nhà văn chuyên viết tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng ở Hong Kong, ông Tám Mộng người được nói là cầm đầu một trong những lực lượng vũ trang của Phật Giáo Hòa Hảo, ông Nguyễn Thế Thông giáo sư Anh văn rất nổi tiếng của Saigon vào thời đó. Năm 1976, ghẻ bắt đầu hoành hành tại khắp các khu ở nhà tù Chí Hòa và riêng buồng 14 khu ED. Ghẻ kềnh ghẻ càng, ghẻ khủng khiếp. Ghẻ làm da hư hại nặng có thể gây tử vong, và một trong những nạn nhân đầu tiên của dịch ghẻ là cựu Thủ tướng Căm Bốt Sơn Ngọc Thành.
Trong buồng giam chỉ có võ sư Lê Sáng là coi như bị nhẹ nhất chỉ ở kẽ ngón chân và ngón tay. Có lẽ thấy ông còn mạnh và quắc thước nên ghẻ có vẻ kiêng nể? Vì phòng chật và nóng như lò than nên ban đêm Lưu Nhật Thăng thường dựa vào tường ngủ đứng, còn võ sư Lê Sáng thì ngồi tập và điều tức rất kín đáo tại chiếu nằm của mình. Ông tránh để vệ binh canh gác phòng giam nhìn thấy ông tập, bởi vì vào thời đó, nếu bọn công an trại giam biết ai có võ chúng sẽ gây phiền hà vô cùng. Ông ít nói chuyện, hay ngồi trầm ngâm với chiếc điều cầy. Nhưng với đám tù chính trị còn thanh niên như chúng tôi thì ông không ngại gì khi giảng giải về phái võ mà ông là Chưởng môn. Võ sư Lê Sáng không bao giờ đề cập đến quyền cước của môn phái mà ông chỉ nhấn mạnh đến tinh thần của nó. Ông nói nhiều đến điều gọi là "cách mạng tâm thân" để giữ vững tinh thần anh em chúng tôi và để hướng về tương lai. Võ sư thường nhấn mạnh: "Ở trong tù, đói khát như thế này thì làm sao gia đình thỏa mãn nhu cầu cho chúng ta được. Phải biết sống về tinh thần. Thực phẩm chỉ là phụ đệm".
Dĩ nhiên, chúng tôi hiểu rằng nói thì dễ nhưng làm rất khó. Nhưng nhìn dáng dấp ông lúc nào cũng vững chãi, đường bệ, với hàm râu dài, nụ cười rất tươi, đôi mắt sáng quắc, ăn nói không thừa, không thiếu, giọng nói mạnh, sang sảng nhưng ôn tồn, lịch sự ngay cả khi trả lời những câu hỏi rất thiếu giáo dục của bọn cán bộ trại giam, chúng tôi vững tin ở cách rèn luyện tinh thần mà ông thường chỉ dạy cho anh em trẻ chúng tôi. Võ sư Lê Sáng là người rất uyên bác về thơ đường. Có nhiều buổi tối ông ngâm thơ Đường cho chúng tôi nghe, nhưng anh em thích nhất là khi ông ngâm bài "Hồ Trường". Nhiều anh em đã không tránh được ngậm ngùi mỗi lần nghe ông ngâm bài thơ này. Ông cũng ít kể chuyện, nhưng khi nghe ông kể chuyện kiếm hiệp của Kim Dung hay kể về bộ Tam Quốc Chí, anh em trong buồng giam theo dõi một cách hào hứng, có thể quên đói và quên hẳn cảnh tù đầy.
Sống trong môi trường bị giam hãm như vậy, mỗi hành động của những tù nhân nổi tiếng trong buồng giam 14 khu ED đều bị chú ý. Chẳng hạn như cứ vào mỗi buổi sáng, vị phó đại sứ Nam Hàn sửa lại bộ quần áo tù cho chỉnh tề rồi ông bước lại chiếu nằm của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát bắt tay vị cựu thủ tướng VNCH, cúi gập đầu xuống để chào và sau đó hai người mới thăm hỏi sức khỏe của nhau. Võ sư Lê Sáng nói với chúng tôi: “May ra mà trong cảnh nhiễu nhương hỗn tạp, giậu đổ bìm leo này, trong buồng giam còn có được những hình ảnh đẹp đẽ của nền văn minh”.
Khi chúng tôi bị chuyển lên trại Hàm Tân Z-30C vào những tháng đầu của năm 1977, đám vệ binh giải giao thường dùng dây xích để xiềng cứ 5 người một rồi khóa vào chân ghế ngồi trên những chiếc xe đò. "Xâu" đầu tiên được đưa lên xe gồm những người mà tôi còn nhớ rõ, đó là Võ sư Lê Sáng, ông Phan Bá Cầm, nhà báo Lâm Tường Dũ, Đoàn Bá Phụ (cựu trung úy Nhảy Dù) và tôi. Lên đến trại Hàm Tân, chúng tôi và Võ sư Lê Sáng vẫn được phân phối vào một trại lao động. Sau khi ở Hàm Tân Z-30C được vài tháng thì võ sư Lê Sáng bị dẫn vào nhà kỷ luật và bị cùm lần thứ nhất trong đời tù chỉ vì ông có bộ râu dài. Viên cán bộ an ninh trại lúc đó là thượng úy Tý nói với ông: "Các anh nên nhớ nhé, chỉ có bác mới được để râu". Ông ta cho gọi thợ hớt tóc (cũng là mấy anh em tù cải tạo) đến. Võ sư Lê Sáng ôn tồn: "Cán bộ muốn cạo thì xin cứ thi hành, nhưng tôi không vi phạm nội qui của trại, cán bộ nên nhớ như thế nhé". Ông đứng im lặng như một gốc cây, mắt sáng quắc nhìn thẳng vào mặt Tý. Nhưng khi thợ hớt tóc vừa đến gần ông thì Tý gọi giật lại: "Thôi. Cứ để cho anh ấy để râu nhưng đem cùm xem có chịu cạo râu không". Võ sư Lê Sáng bị cùm hai tuần lễ nhưng kể từ sau đó không ai trong bọn cán bộ trại giam còn để ý gì đến râu tóc của võ sư Lê Sáng nữa.
Khó khăn thứ hai của Chưởng môn Việt võ đạo là do chính tiếng tăm của ông. Không hiểu bọn cán bộ "súng dài" tức công an vũ trang chuyên canh gác tù ở các bãi lao động bàn tán với nhau như thế nào mà không một tên nào dám đi gần ông. Tại bãi lao động, một tù cải tạo phải đứng cách xa vệ binh 5 thước khi phải báo cáo xin đi tiểu tiện, nhưng riêng võ sư Lê Sáng phải đứng cách vệ binh 10 thước. Biết được điều đó nên võ sư Lê Sáng rất thận trọng trong đi đứng tại bãi lao động để tránh hiểu lầm. Một lần buổi sáng tập họp trước cổng trại giam để xuất trại đi lao động, võ sư Lê Sáng bị kêu ở lại trại để "làm việc" (khai cung). Buổi trưa khi lao động về, chúng tôi túm lại hỏi ông xem có chuyện gì, nhưng ông chỉ cười và nói: "Chẳng có chuyện gì cả. Vài học trò cũ của tôi từ Bắc vào thăm".
Sau này, trong những lúc ngồi nói chuyện riêng tư vào những ngày nghỉ lao động, võ sư Lê Sáng cho biết là Hà Nội nghe tiếng ông, muốn vào thăm ông và cho người thử thách, nhưng ông từ chối vì, theo lời ông, "tôi học võ để rèn luyện tinh thần, không phải là để thi đấu, tôi là chưởng môn mà còn đi dương danh là một lỗi lầm với môn phái, tôi không làm điều ấy". Chúng tôi ở với nhau ở Hàm Tân Z-30C đến năm 1979 thì bị chuyển trại theo phương án 4 tức là sẽ là “tù cải tạo muôn năm”. Chúng tôi được lọc lựa ra và đưa vào danh sách "chết" tức là danh sách của những tù cải tạo không thể cải tạo được, và không bao giờ được xét tha theo quan điểm của công an trại giam. Thế là đang đêm chúng tôi lại bị gọi tên, bị xiềng đưa lên xe đò và đưa lên A-20 Xuân Phước, trại mà Bộ Công An gọi là trại trừng giới.
Tôi đã viết khá nhiều điều về trại này, nên ở đây tôi chỉ nói đến hoàn cảnh của Chưởng môn Việt võ đạo khi bị đưa đến cái trại nổi tiếng khủng khiếp này trong suốt giai đoạn I, từ 1980 cho đến cuối 1988. Đến A-20 được 3 tháng thì Chưởng môn Vovinam Lê Sáng vào cùm ngay. Lần vào cùm này không do bất cứ một lỗi lầm về nội qui của võ sư Lê Sáng mà chỉ vì ông được sự kính nể và quí mến của anh em trong trại từ tập trung cải tạo, tù chính trị có án hay tù hình sự, ở cách ông cư xử và chia sẻ đói khổ với anh em, ở tinh thần vững chãi để đối phó với mọi hoàn cảnh khó khăn cùng quẫn trong tù ngay cả những lúc bị ép cung, ông cũng không hé ra một lời nào có thể xâm hại đến người khác.
Mục tiêu của một trại tù kiểu A-20 là dùng mọi biện pháp để đập tan những đối kháng của tù cải tạo kể cả biện pháp: kỷ luật khắt khe, cho ăn thật đói, làm việc thật nặng, ốm đau không có thuốc, giá thấp nhất của biện pháp kỷ luật là từ 1 năm đến 5 năm cùm, gia đình thăm gặp rất khó khăn nên phải gởi tiếp tế cho tù cải tạo qua đường bưu điện.
Trong bối cảnh này, bọn an ninh trại giam nhắm vào việc triệt hạ những thần tượng của tù cải tạo. Cũng chỉ vì thế mà Chưởng môn Việt võ đạo Lê Sáng vào cùm hết một năm. Khi ra khỏi nhà kỷ luật, sức khỏe của cụ Sáng có sa sút, nhưng giọng nói vẫn sang sảng và đôi mắt vẫn sáng quắc. Ra khỏi nhà kỷ luật hôm trước thì hôm sau ông đi lao động ngay. Võ sư Lê Sáng nói: "Ra ngoài cho khỏe". Quả thật sức khỏe của võ sư Chưởng môn Vovinam phục hồi rất nhanh. Ông nói: "Vì khí trời". Khi võ sư Lê Sáng về tiếp tục sinh hoạt ở đội lao động được vài tuần lễ thì tôi cùng một số bạn khác vào nằm cùm mãi cho đến năm 1985 mới gặp lại võ sư Lê Sáng tại phân trại B của A-20 để chuẩn bị chuyển trại. Thấy sức khỏe của tôi "xuống" quá, ông khuyên: "Tôi thấy anh cần giữ sức khỏe. Chúng ta phải sống để trở về mới còn có ích cho đời".
Trước Noel 1985, chúng tôi chuyển trại về Z-30A nằm trong phương án đặc biệt mà Hà Nội đã thỏa thuận với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đó là thỏa thuận về chương trình HO. Võ sư chưởng môn Việt Võ Đạo Lê Sáng được thả tại Z-30A, trước thời gian tôi cũng như một số anh em khác từng làm tờ Hợp Đoàn, tờ báo chui ở A-20 bị “điệu” về trại Phan Đăng Lưu để chờ ngày ra tòa. Nhưng cuối cùng, vụ án được hủy bỏ và chúng tôi được đưa trở lại Z-30A tiếp tục nằm trong nhà kỷ luật. Khoảng cuối năm 1987, tôi nhận được một tin nhắn từ ngoài vào: “Bố Sáng nói phải giữ sức khỏe để trở về mới có ích cho đời”. Tôi hiểu lời nhắc nhở này và còn giữ cho tới bây giờ.
Năm 1988, tôi được thả về và ít lâu sau có đến tổ đường của Vovinam trên đường Sư Vạn Hạnh để thăm võ sư Chưởng môn. Lúc này tổ đường Vovinam đã được củng cố. Các môn sinh người ngoại quốc từ Âu châu và các môn sinh Vovinam từ khắp Việt Nam đã lục tục kéo về để ra bái lậy Chưởng môn. Trong câu chuyện thăm hỏi tôi, ông cứ nhắc mãi đến "cách mạng tâm thân" và tính nhân bản của Việt võ đạo. Ông tiếc cho tuổi trẻ của chúng tôi, nhưng ông không hề tỏ ra ân hận hay oán trách những gì mà những người thắng trận đã ngược đãi những người Việt Nam yêu nước chỉ vì họ ở trong một chế độ chính trị khác. Võ sư Chưởng môn Vovinam nhấn mạnh: “Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn vừa qua rồi sẽ phải được viết lại một cách đàng hoàng hơn”.
Bây giờ, cụ Lê Sáng đã ra người thiên cổ. Cụ thọ 91 tuổi. Trong bức hình chụp Võ sư Lê Sáng mà các bạn ở Việt Nam gởi cho, tôi thấy đôi mắt võ sư Chưởng môn Việt võ đạo vẫn sáng quắc như ngày nào.
Tôi viết những kỷ niệm trên với Võ sư Chưởng môn Việt võ đạo trong thời tù để gọi là đại diện cho một số anh em cựu tù của trại Hàm Tân Z-30C, A-20 và Z-30A bái vọng cố quốc để tiễn đưa cố võ sư Chưởng môn và đồng thời là một người bạn tù đáng kính trọng từng chia sẻ với anh em chúng tôi những năm tháng đen tối của lịch sử Việt Nam. Bởi trong những đêm tối ấy, ông vẫn như ngọn đèn sáng dẫn dắt tinh thần anh em chúng tôi. Cố võ sư Chưởng môn là một người cả đời hy sinh cho Việt võ đạo và đây cũng là lý do ông cụ không bao giờ lập gia đình. Tuy nhiên, cụ rất nhiều con tinh thần vì trong tù chúng tôi đều gọi Võ sư Chưởng môn Vovinam là bố, “Bố Lê Sáng”. Vả lại ngày nay, trên khắp thế giới, hàng chục ngàn môn sinh Vovinam cũng đang thổn thức vì những mất mát không có gì bù đắp được cho môn phái vì sự khuất bóng của Võ sư Chưởng môn. (V.A.)
|
|||||
mk
|
|||||
![]() |
|||||
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |