![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Âm nhạc | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Trang of 3 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||||||||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() Gởi ngày: 01/Jul/2007 lúc 2:54am |
|||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||
Chợ Mới nhạc sĩ: Trọng Nguyễn (*)
__________________________________________________ (*) Nhạc sĩ Trọng Nguyễn
...Sinh năm 1938, soạn giả Trọng Nguyễn (tên thật là Nguyễn Phú Xuân) danh tài Vọng cổ đất Bạc Liêu, đã đến với nghệ thuật đờn ca tài tử bằng con tim của người con vùng sông nước vốn đã mến yêu những câu vọng của từ thuở mới lọt lòng. Nơi ông chào đời là đồng Bìm bịp, xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau (Minh Hải cũ). ... Hiện tại, soạn giả Trọng Nguyễn là Ủy viên của Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân Khấu Việt Nam, Chi hội trưởng Liên chi Hội Sân Khấu Đồng Bằng sông Cửu Long, tuy giữ nhiều trọng trách quan trọng nhưng vốn dĩ là một người nghệ sĩ, nên nhiều đồng nghiệp nhận xét Trọng Nguyễn là người sống rất chí tình và giản dị... ____________________________________________________________
Chỉnh sửa lại bởi Hoang Ngoc Hung - 01/Jul/2007 lúc 5:53am |
||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||
XUÂN ĐẤT KHÁCH
(Soạn giả: Viễn Châu) Nói lối:
Con chim sắc đã lao mình trong khói trắng Bỏ lại nơi này tâm sự kẻ ly hương Tôi đứng đây để mà nhớ mà thương Mà chờ đợi ngày về trong mộng tưởng Câu 1: Vọng cổ: Không tiển đưa ai bởi không có ai để mình đưa tiển. Thế sau mỗi buổi chiều mưa lạnh tôi lại đến đây nhìn phi cơ cất cánh rồi khuất dần trong khói trắng sương……mờ……. Phải chăng nhớ quê hương và trông đợi ngày về. Kẻ vẩy khăn tay chào người ở lại, kẻ vội dàng nhấc mớ hành trang. Nghe họ chúc nhau câu thượng lộ bình an, tôi nghe lệ rưng rưng từng giọt chảy trong hồn. Dội gụt đầu cuối mặt quay lưng. Để cố ngăn đôi dòng nước mắt. Câu 2: Nặng trĩu tâm tư khi làm thân viễn sứ nên một đi là khó thể quay về. Làm kẻ ly hương với tháng đợi năm chờ. Khói phi cơ đã tan dần trong mây trắng, sau tôi vẫn còn đứng lặng để nhìn theo. Một đàn chim vỗ cánh bay mau, trời ủ dột như nỗi sầu người lữ thứ. Tôi muốn mượn cánh chim gởi về nơi đất mẹ, những tâm sự buồn của một kẻ lìa quê. Nói lối: Đất khách bơ vơ lạ bốn bề Nên lòng cứ mãi nhớ thương quê Mùa xuân về nữa, xuân về nữa Tuyết trắng rơi nhiều dạ tái tê. Câu 5: Vọng cổ: Cứ mỗi bận xuân sang tôi thấy lòng mình se lại nhớ làm sau hương vị của quê…..nhà….. Dưa hấu Gò Công (*), bưởi ngọt Biên Hoà, rượu Bà Điểm, nem chua Thủ Đức, cam Cái Bè, măng cụt Lái thiêu,... Múi sầu riêng ngon ngọt biết bao, cơm nấu gạo Nanh Chồn thơm bát ngát. Mùi hương khói lẫn trong tiếng pháo, mấy cành mai nở rộ đón giao thừa. Câu 6: Xuân đất khách lạnh lùng mưa tuyết phủ, đâu phải xuân quê nhà nên cây cỏ sơ rơ. Biết đến bao giờ được trông thấy cảnh xuân xưa, ngày về quê củ lẫn nay lần mai lựa. Xuân năm trước hẹn mùa xuân tới, xuân năm này lại hẹn đến xuân sau. Âm thầm năm tháng qua mau, xuân này đến nữa là bao xuân rồi. Thánh giáo đường lạnh lẽo đứng chơ dơ. Vài chiếc lá dập dìu bay trước gió. Tuyết rơi trắng xoá chân cầu. Mùa xuân đất khách ai sầu hơn ai./ Click và load bài để nghe XUÂN ĐẤT KHÁCH
_____________________________________
(*) Ở miền Nam có hai nơi nổi tiếng dưa hấu ngon là Cầu Cổ Cò và Gò Công: Cầu Cổ Cò nằm ở An Hữu thuộc quận Cái Bè nay thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp hạt Bắc Mỹ Thuận. Nghe nói cái cầu này xây giống như cổ con cò nên người ở đây kêu là Cầu Cổ Cò, kêu mãi thành tên dịa danh. Ðất vùng này thuộc loại đất gò phù sa có pha chút cát, nước ngọt quanh năm, nên trái dưa hấu Cổ Cò lớn trái, ruột có cát, mùi vị thơm-ngọt-giòn và để lâu không bị xốp trong ruột. Dưa hấu Gò Công trồng lại trên đất giồng ven bờ biển Tân Thành, Bến Chùa thuộc vùng đất cát pha ít phù sa, có chưn nước mặn. Dưa hấu Gò Công vỏ xanh đậm, cứng, ruột có nhiều cát hơn dưa Cổ Cò, màu đỏ sậm. Mùi thơm, vị ngọt-mặn độc đáo không nơi nào có. Dưa hấu Gò Công để lâu ra ngoài Tết không bị hư, thối như dưa nơi khác. (TRẦN VĂN CHI) (minh hoạ) |
||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||
net. Ðiệu tình cổ nhạc
Tôi ngán hát bội lắm. Y trang rất lộng lẫy, sân khấu rất bắt mắt nhưng chỉ có vài ba tích tuồng Tàu như Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê, Ngũ Vân Thiệu bị vây, vv. nhai đi nhai lại. Nghe qua tiếng được tiếng không, rất là khó hiểu. Suốt cả buổi theo bà nội tôi một lần đi coi hát bội, tôi chỉ ngồi ngáp trẹo quay hàm. Nghe toàn “như ta đây…” và “ư… ử… ừ…ư” Lại còn tiếng trống chầu nghe muốn điếc lỗ nhĩ. Từ đó tôi xin bái dài mà rút lui không dám bén mảng tới các đám hát cúng đình nửa nhưng với Vọng Cổ và Cải Lương thì lại khác. Tôi bám, tôi níu, tôi giữ chặt không rời nó suốt bao nhiêu năm nay và có lẽ mãi về sau. Tôi lớn lên trong tiếng hát Thanh Hương, Út Bạch Lan, Thanh Sơn, Kim Nguyên, Thành Ðược vv. Những điệu Nam Ai, những câu Vọng Cổ nhập vào hồn tôi lúc nào không biết. Câu nói lối, tiếng đàn kìm, tiếng gõ nhịp song lang thấm vào máu thịt của tôi cho đến bây giờ. Nhờ Vọng Cổ và Cải Lương mà tôi biết được các tích Ông trượng Tiên Bửu, Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sanh Lý Thông, Chiêu Quân cống Hồ. Nhờ giọng ca Thanh Hải mà sau này đọc Thuyết Ðường tôi cảm thông hơn với Tần Quỳnh khi khóc Ðơn Hùng Tín và biết rằng “Tiền đồng tịch kim bằng cộng lạc, Hậu lâm nguy bất kiến đệ huynh” là một bài học thâm thúy trong cách cư xử. Tôi cũng thích tân nhạc nhưng nó chỉ như món cá thịt trong một bữa cơm còn cổ nhạc là hạt cơm trắng, là giọt nước mắm hòn. Không thể thiếu được. Trước khi đi du học, tôi biết Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Văn Cao, Phạm Ðình Chương, Trần Thiện Thanh, Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Duy Trác, Nhật Trường nhưng tôi chỉ coi họ như những người “bạn” còn Viễn Châu (tức nhạc sĩ Bảy Bá,) Hà Triều, Hoa Phượng, Quy Sắc, Năm Cơ, Văn Vĩ, Chín Trích, Thanh Nga, Út Bạch Lan, Bạch Tuyết, Hữu Phước, Thành Ðược, Tấn Tài mới là “anh chị em, chú bác” của tôi. Thuở đó, tôi không biết Elizabeth Taylor, Audrey Hepburn, Brigitte Bardot, Gregory Peck, Richard Burton là ai nhưng tôi có thể kể cho bạn nghe về Út Trà Ôn, Dũng Thanh Lâm, Hoàng Giang, về Diệu Hiền, Ngọc Giàu, Mỹ Châu một cách ngon ơ. Về sau, ra ngoại quốc, được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác tôi cũng thưởng thức và thích nhiều thứ âm nhạc khác như cl***ic, jazz, rock, pop, heavy metal, country, blue, vv và mới đây là rap, hip hop. Ðủ thứ phá lấu. Từ nhà hàng ba sao cho đến mì ăn liền. Nghe Bolero của Ravel cũng thấy rạo rực. Nghe Louis Amstrong ca We have all the time in the world cảm thông một nổi thổn thức miên mang. Nghe Eminem, 50 Cents chân cẳng cũng không giữ được yên. Thứ nào nếm cũng được, nghe cũng hay. Miễn âm điệu hợp tai một chút là được. Cao lương mỹ vị ăn riết cũng nhàm, về đến nhà ăn một chén cơm, cắn một miếng khô cá sặc, chan vào một chút nước mắm sống dầm trái ớt hiểm. Ôi, sao nó ngon ơi là ngon! Filet mignon cũng dẹp, osso buco cũng không bằng. Thưởng thức qua nhiều thứ âm nhạc, cuối cùng tôi cũng về với Vọng Cổ và Cải Lương. Không bỏ, không quên được. Lời ca tân nhạc đa số đều hay nhưng thường thì quá ngắn. Nhiều bài của những tác giả nổi tiếng lại quá thơ, quá mơ hồ, quá trí thức. Như thơ Thanh Tâm Tuyền. Như tranh Pic***o. Nghe hay thật nhưng khó mà nhập được vào cái tâm hồn giản dị của tôi lúc bấy giờ. Với cổ nhạc, mấy bạn hãy nghe câu ca sau đây (tôi đang đứng trước mặt mình đây. Tôi đứng đây mà tưởng như đang đứng trên bờ sông Mỹ Thuận, khi mình quay xuồng tách bến để trở lại với hai con): “Bờ cây xa mờ nhuộm khói hoàng hôn, con nước lớn lục bình trôi rời rạt. Chiều đã xuống mặt trường giang bát ngát mà bóng người thương lẩn khuất giữa sông… đầy.” (Vở tuồng Tuyệt Tình Ca của Hà Triều & Hoa Phượng). Một câu hát rất văn chương mà bình dị, vừa nghe đã thấy trước mắt một hình ảnh chia ly buồn gờn gợn nhưng mộc mạc, chân thành. Tôi đã có lần đứng trên bờ sông Mỹ Thuận vào một buổi hoàng hôn và phong cảnh quả thật y như câu hát. Cũng bờ cây xa mờ nhuộm, cũng lục bình trôi rời rạt, cũng những chiếc xuồng nhấp nhô giữa giòng sông rộng . Thấy thấm thía câu hát đến tận đáy lòng. Thấy thương yêu đất nước quê hương biết bao nhiêu. Quang cảnh ấy có thể thấy trên nhiều miền của đất nước nhưng nhờ câu ca vọng cổ ghép vào cảnh biệt ly ở bến sông Mỹ Thuận mà nó đã trở thành bất hủ. Tác phẩm Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan không nổi tiếng nhưng không mấy người không biết chuyện tình Lan và Ðiệp thì. Bạn hãy nghe những lời sau đây trong bài vọng cổ Lan và Ðiệp của soạn giả Viễn Châu: “( Dĩ nhiên không phải cổ nhạc có nhiều câu hát hay như vậy vì đa số cũng đại loại nhập nhằng rất là “sến” nhưng sến hay không sến mà khi nghe qua một danh ca cổ nhạc trình bày cũng đều khó mà quên được. Nghe Hữu Phước xuống xề trong bài Ðội gạo đường xa: “Thầy Tử Lộ vào chầu Khổng Tử, Gục đầu nức nở khóc như mưa. Nhớ những ngày rau cháo muối dưa, Con đội gạo đường xa nuôi mẹ. Các bạn hãy tưởng tượng, vài tiếng đờn dạo bắt đầu cho câu nói lối rồi ngưng bặt, cả rạp hát im thinh thích, không còn một tiếng động như có ai vừa vói tay tắt toàn bộ âm thanh phụ. Chỉ còn giọng rao của người đào (kép) hát. Khán giả hầu như nín thở chờ đợi. Và nao nức. Câu xề vừa bỏ xuống là có một nốt đàn đi theo như người chủ nhà đang chờ sẵn, mở toang cánh cửa khi khách vừa đưa tay lên gỏ. Người hát ngừng lại hai nốt rồi tất cả các cây đàn đồng hòa vào, và toàn thể rạp hát như bùng vở trong tiếng vỗ tay. Như vui mừng, như hân hoan, như chào đón một người bạn quý từ phương xa trở về. Có bao gìờ các bạn thấy khán giả vỗ tay khi Khánh Ly, Thanh Thúy đang hát đâu nhưng khi đào kép cải lương xuống xề là khán giả đồng vỗ tay. Không cần biết ca hay hay ca dở. Hay thì vỗ nhiều vỗ lâu, dở thì vỗ ít. Ai không thích vỗ tay thì… đừng đi coi cải lương. Vỗ tay đương nhiên nhập vào bản vọng cổ để trở nên một thành phần không thể thiếu như câu nói lối, như giọng ngâm ơ… ơ ở cuối câu, và đẹp nhất là nó được phát ra tự nhiên từ người thưởng ngoạn. Vào rạp cải lương, nghe câu vọng cổ mà thiếu vắng tiếng vổ tay thật như một cung đàn lạc điệu, như một câu ca “rớt” (ca trật nhịp, tiếng đàn đã dứt mà câu ca vẫn chưa xong.) Thấy nó vô duyên làm sao, vừa chán đám khán giả, vừa thương dùm cho người trình diễn. Và tiếng vỗ tay không chỉ ở bản vọng cổ. Các nghệ thuật sân khấu khác cũng cần có sự hòa hợp, tham gia của khán giả nhưng không đâu bằng cải lương. Không nơi đâu mà khán giả có thể khen thưởng và cổ võ diễn viên liên tục và nồng nàn ngay khi đang trình diễn như ở cải lương. Ðôi khi tôi nghĩ rằng đào kép gắn bó với sân khấu cải lương cũng một phần vì tiếng vỗ tay đó. Ðào kép cải lương xưa nay ít người có cuộc sống khả quan như bên tân nhạc. Nhất là ở những gánh hát nhỏ, thường chỉ lưu diễn ở vùng xa xôi, sông rạch, miễu đình. Ðào kép ăn ở, sanh hoạt như tất cả các nhân viên khác của đoàn. Hát xong đêm nay, nhiều khi họ phải ráng thức để phụ thu dọn phông màn, đồ đạc lên xe hay tàu đò cho kịp chuyến di chuyển trong đêm. May mắn lắm họ mới được ngồi trên một chiếc xe chuyên chở riêng rẽ, bằng không phải chập chờn giấc ngủ trên băng ghế hoặc võng cho đến nơi diễn mới vào tờ mờ sáng hôm sau. Lại phải xăng tay, vo áo vào giúp dựng rạp, căng phông cho kịp giờ trình diễn mới. Nhiều cô đào, anh kép lúc bình thường là những người nông dân lam lũ, chờ cho xong vụ gặt liền khăn gói nhập vào đoàn đi lưu diễn. Tiền bạc không được bao nhiêu, có nơi khán giả chỉ có thể trả bằng khoai, bằng bí, bằng bầu, bằng con cá mới vừa bắt được lúc tát đìa chiều nay. Rất ít đào kép cải lương dư ăn dư mặc lúc tuổi xế chiều nhưng họ nào phải vì đồng tiền mà chịu “vương lấy nghiệp cầm ca.” Trong những ngày đầu xa xứ, nhất là lúc cận tết 72 tôi không dám nghe Thành Ðược hát bài Tình người viễn xứ. Có lẽ bài hát buồn nhất của tân nhạc cũng không thể nào đem được vào lòng của những người ly hương một nổi buồn da diếc như một bài vọng cổ. Tôi thương yêu Vọng Cổ và Cải Lương như vậy nhưng lúc đó sao tôi cũng ghét nó quá chừng. Sao nó gợi tôi nhớ làm chi cái nóng đầm ấm ở quê hương giửa mùa đông giá buốt của Roma. Dù sao đi nửa, trong cuộc sống của tôi cũng không thể thiếu chất cổ nhạc này. Trong xe tôi lúc nào cũng phải có ít nhất một dĩa CD vọng cổ. Với kỹ thuật tân tiến, nay ta có thể để khoảng 70 bản vọng cổ hay 7 tuồng cải lương vào một CD. Nghe tà tà cũng được cả tuần. Vợ tôi không ưa ồn ào trong xe, con tôi lại chỉ thích hip hop nên giờ phút thần tiên tôi được nghe thoải mái là trên đường đi làm việc hay ngồi một mình ở căn phòng tạp kỷ trong nhà của tôi. Những thời giờ ngắn ngủi đó cũng đũ cho tôi trở lại làm quen, thăm hỏi các “anh chị em, chú bác” của tôi. Lại thấy con rạch nhỏ với hàng bần che mát rượi, xa xa tiếng bìm bịp kêu trong con nước lớn. Thấy đám ruộng xanh om với đàn cò trắng bay là đà trong buổi chiều đang tắt nắng. Thấy ngôi chợ chồm hỗm dưới dốc cầu đúc ven sông. Thấy chị Hai Thà đầu đội chiếc khăn xếp rảo bước dưới hàng mù u, tay cặp một rổ rau nhút vừa hái được cho tô canh chua chiều nay. Thấy anh Năm Nên với thằng Tư Ðực đang ngồi vén chân trên ghế đẩu, bàn chuyện đời qua chung rượu đế Gò Ðen, bên dĩa xoài tượng đưa cay. Thấy cả một trời quê hương trong vài điệu đàn, vài câu hát. Ôi, câu ca Vọng Cổ! Hết . Chỉnh sửa lại bởi Hoang Ngoc Hung - 12/Jul/2007 lúc 3:21am |
||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||
GÒ CÔNG QUEN CHI LẠ Bài kinh hoàng nhất trong lịch sử tân cổ nhạc
Bên nhau vẹn chữ tình Hết biết nỗi vui đôi mình Gò Công ơi ! Sao xứ lạ người xa dù chưa đi đã đến Hôm sớm online nên vẫn nhắc tên hoài. Gặp nhau đây - sau thời gian mòn mõi đợi dài (HÒ) Nỗi mừng vui bao chất chứa tuôn trào (HÒ) Cho thoả lòng quý mến về nhau (XÊ) Chè Sơn Quy xin hãy nâng ly Hãy nhớ về buổi thăm nhau hôm ấy Sương đêm trên tóc nhớ hoài Gò Công (HÒ)
- Bang Gò Công = Gò Công bang = Gò công net = Gò Công edu.net.vn = Gò công trên mạng edu = bang mình (kiểu nói gọn của các thành viên). - Gò Công bang chủ: Nhà giáo Huỳnh Hiếu (Gò Công) được các thành viên phong là “Gò Công bang chủ” - Offline 1: Tháng 6/2007, một số thành viên bang mình đã hẹn gặp tại thị xã Gò Công và vụ offline đã thành công mỹ mãn.
Chỉnh sửa lại bởi Hoang Ngoc Hung - 12/Jul/2007 lúc 3:26am |
||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||
TÌNH HOÀI HƯƠNG trong tác phẩm “BÀI CA VỌNG CỔ” Nói về nhà văn Tiểu Tử, dân chúng ở Tây Ninh không ai mà không biết. Sau này khi tác phẩm “ Những Mảnh Vụn” được ra mắt tại Hoa kỳ, không những chỉ dân Tây Ninh mà dân Việt nam ở hải ngoại đều biết, nhất là giới văn học nghệ thuật. Trước khi có vài nhận xét về tác phẩm “Bài Ca Vọng Cổ”, tưởng cũng nên đề cập đôi nét về tiểu sử của nhà văn Tiểu Tử. “Tác giả tên là Võ Hoài Nam, trước năm 75 ông là Giám đốc kho xăng Shell Nhà Bè. Sơ lược về nhà văn Võ Hoài Nam thì ông sinh quán tại quận Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, ông là con của nhà cách mạng và cũng là nhà giáo Võ Thành Cứ của tỉnh Tây Ninh. Ông Võ Hoài Nam du học tại Pháp, tốt nghiệp ngành kỹ sư, năm 1955 ông về nước đầu tiên nhận nhiệm sở dạy học tại trường trung học Petrus Ký. Rồi vào làm việc cho công ty Shell từ 1956. Sau ngày 30-04-75 ông bị kẹt lại tại quê nhà, ông đã chứng kiến những thảm cảnh đất nước suy đồi, những giá trị xã hội đảo lộn, nền luân lý tan hoang, khi được sang Pháp định cư với vợ con, ông dành khoảng đời còn lại để ghi nhận đoạn đường mà ông đã đi qua dưới bút hiệu khiêm cung là Tiểu Tử.” Sau khi ra mắt tác phẩm “Những Mảnh vụn”, nhờ ông Yên-Sĩ- Phi- Lý-Thuần (Inspiration) thúc dục, thừa thắng xông lên, nhà văn Tiểu Tử lại tiếp tục cho ra đời đứa con tinh thần thứ hai là “Bài Ca Vọng Cổ”.Thật tuyệt vời! Với cái tuổi gần đất xa trời, việc hoàn thành một tác phẩm văn học không phải là chuyện dễ . Vậy mà ông đã hoàn thành , ông đã viết xong một tác phẩm nữa: Bài Ca Vọng Cổ. Bài Ca Vọng Cổ là tên của một truyện ngắn tác giả lấy làm tựa đề cho tác phẩm. Đọc tác phẩm Bài Ca Vọng Cổ, ta thấy tình hoài hương bàng bạc khắp nơi trong nhiều truyện ngắn. Vì nhớ nhà, nhớ quê cha đất tổ, nhớ giếng nước bờ ao, nhớ luỹ tre xanh bao bọc quanh làng , lòng tác giả đã quặn thắt để rồi buồn vời vợi mấy chục năm trời vì nghìn trùng xa cách, quê nhà vẫn biền biệt lâu rồi. Vì tình hoài hương dễ làm xúc động lòng người nên bất kỳ ai xa quê hương cũng nhớ nhà ,nhớ quê da diết. Không nơi nào bằng quê nhà, không nơi nào bằng nơi chôn nhau cắt rún. Cho dù đang ở trên tháp ngà cao ngất trời xanh giữa chốn phồn hoa đô hội nơi đất khách quê người, cho dù đang được hưởng thụ nền văn minh vật chất tối tân nhất của nhân loại giữa thủ đô ánh sáng Paris hay tại thành phố Newyork, nhưng tất cả mọi người trên trái đất này, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, không phân biệt nam nữ hay trẻ già, mỗi lần nhắc đến quê hương ai ai cũng cảm thấy nhớ nhà da diết, ai ai cũng cảm thấy xúc động trong lòng. Chính điểm này khiến thi-sĩ Anh quốc Lord Byron khi quá nhớ nhà đã không ngần ngại hạ bút viết: “Home, home, home, sweet home ! How humble the home may be ! There is no place like home !” Chúng ta cũng tìm thấy sự tương đồng trong văn chương hay ca dao Việt ngữ là: "Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” Tôi chợt nhớ ra nhà thơ Viêt Hải có phóng tác bài thơ "Homesick" của thi sĩ Hoa Kỳ Ella Goodwin qua đề tựa "Nhớ Nhà", bài thơ mang nhiều xúc cảm về tình tự quê hương như sau: “Đêm nay sao bỗng nhớ nhà, Nghe hồn tư lự thiết tha nữa kìa Nhìn trăng ánh tỏa ngoài kia Bên thềm cửa bếp lòng dìa bâng khuâng... Ôi sao nhớ quá, lâng lâng Ngập hồn nhung nhớ ngàn lần tình quê Nhịp tim hơi thở tìm về Quê xưa cảnh cũ tràn trề tâm can Lủy tre khóm trúc đầu làng Cho ta tìm lại giang san gọi mời Bình minh tỏa sáng trên trời Lệ tràn nhung nhớ một đời: Quê Hương.” (“Nhớ Nhà”, Việt Hải) Bất cứ dân tộc nào khi xa quê cũ họ sẽ ngậm ngùi, nỗi nhớ quê hương gặm nhấm tâm hồn hay nỗi lòng viễn xứ khiến con người phải trả bằng nước mắt nhớ thương: “I'm homesick to-night, just homesick, O! how I long once more Just to sit as of old in the twilight On the step of the old kitchen door... I'm homesick to-night, O how homesick, Never my tongue may tell, Tho' my heart may break with longing For the scenes that I love so well; But the dear old home in the valley Will be mine, O never again: No more will its sunshine cheer me, And wishes and tears are in vain.” (“Homesick”, Ella Goodwin) Và cũng vì nhớ nhà đến xúc động con tim nên nhà văn Tiểu Tử đã cho ra đời tác phẩm “Bài Ca Vọng Cổ” để nói lên nỗi lòng của mình đối với quê mẹ Việt nam, cũng giống như thi sĩ Lord Byron đã bày tỏ nỗi lòng đối với quê hương của ông ta vậy. Ngay trong truyện ngắn “Bài Ca Vọng Cổ”, tình hoài hương như đã làm sống dậy, thức tỉnh hai người thuộc hai thế hệ khác nhau : một thuộc thế hệ bậc cha, một thuộc thế hệ bậc con. Cả hai người khi nghe “Bài Ca Vọng Cổ” đã xúc động con tim khiến một người phải đi tìm cho ra người đang ca bài Vọng cổ, và một người vì quằn quại nhớ nhà, nhớ mẹ nên đã thường xuyên ca bài Vọng Cổ để cho khuây khoả nỗi lòng. Đặc biệt là sự kiện này xảy ra giữa rừng núi Phi châu mới độc đáo! Thật đúng là “ Tư tưởng lớn gặp nhau” .Tác giả đã quyết chí đi tìm người đang ca bài ca Vọng Cổ và cuối cùng họ đã gặp nhau rồi ôm nhau vào lòng mừng mừng tủi tủi, để rồi thằng “Jean le Vietnamien” đã buột miệng nói theo sự xúc động của con tim: - Trời ơi!... Con mừng quá! Mừng quá! Trời ơi!...Bác biết không? Bao nhiêu năm nay con thèm gặp người Việt để nói chuyện cho đã. Bây giờ gặp bác, thiệt…con “ mừng hết lớn” bác à! (Trong Bài ca vọng cổ, trang12) Hay là đoạn văn sau đây cho ta thấy nhân vật “Jean le Vietnamien” đã nhớ nhà, nhớ quê hương, thèm được gặp một người Việt Nam đến quằn quại như thế nào: “Bỗng hắn trợn mắt có vẻ vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, rồi bật ra bằng tiếng Việt, giọng đặc sệt miền Nam, chẳng có một chút lơ lớ: -Trời ơi! Bác là người Việt nam hả ! Rồi hắn vỗ ngực: -Con cũng là người Việt nam nè ! (Trong Bài ca vọng cổ, trang 11) Bởi vậy khi ở quê người đất khách, chỉ cần một biểu tượng nho nhỏ nào đó có liên quan đến nền văn hóa dân tộc xuất hiện, cũng có thể làm cho tình hoài hương vùng dậy trong lòng người xa xứ bất chấp cả thời gian lẫn không gian. Vì vậy mà Bài Ca Vọng Cổ đã làm cho tác giả cũng như thằng “Jean le Vietnamien” đã nhớ nhà đến nỗi con tim của họ thổn thức triền miên. Bởi vì … “Vọng cổ là cái chất của miền Nam mà bác. Nó không có lai Âu lai Á gì hết. Nó có cái hồn Việt nam cũng như cá kho tộ, tô canh chua. Bác thấy không? Bởi vậy không có gì làm con nhớ Việt nam bằng bài ca vọng cổ hết”. (Trong Bài ca vọng cổ, trang 16) Qua mấy câu văn thật mộc mạc, giản dị sau đây, ta thấy tác giả đã gói ghém tình hoài hương, nỗi nhớ nhà của mình bằng đoạn văn thật chân tình sau đây: “ Tính ra, tôi bỏ xứ ra đi đã hai mươi bốn năm. Một phần tư thế kỷ! Trôi nổi đó đây với nhiều âu lo dằn vặt, thêm tuổi đời cứ chồng chất mãi lên…nên ký ức bị xói mòn theo năm tháng. Đến nỗi chuyện gì xảy ra hôm tuần rồi, hôm tháng trước…có khi không nhớ! Vậy mà hình ảnh của quê hương còn nằm nguyên đâu đó ở trong lòng, với những kỷ niệm vụn vặt của năm sáu chục năm về trước! Chỉ cần một chất xúc tác là nó bật lên rõ rệt, không thiếu một chi tiết, làm như mình đang sống trong đó mới hôm qua hôm kia…Tình yêu quê hương sao mà kỳ diệu như vậy được?” (Trong Bài ca vọng cổ, trang22) Không phải chỉ riêng trong truyện ngắn “Bài Ca Vọng Cổ”, mà bàng bạc trong nhiều truyện ngắn khác, ta thấy tác giả cũng luôn luôn đề cập đến tình hoài hương như canh cánh mãi bên lòng: “Khi hắn buông tôi ra, tôi thấy hai má hắn ướt nước mắt. Tôi vội quay đi, lầm lủi bước nhanh về nhà ga mà nghĩ thương thằng “Jean le Vietnamien”, hồi nãy nó ôm tôi, có lẽ nó đã tưởng tượng như là nó đang ôm lại được một góc trời quê mẹ” (Trong Bài ca vọng cổ) Hay là: “…cái quê hương đã mấy chục năm xa cách, cái quê hương mà ở đó ông không còn ai để nhớ, nhưng ông còn quá nhiều thứ để nhớ. Những thứ cũng mang dấu ấn “ Made in Viet nam”, từ con trâu cái cày, từ mảnh ruộng vườn rau, từ hàng cau rặng dừa, từ con đường đất đỏ đến con rạch nhỏ uốn khúc quanh quanh…Chao ơi! Bỗng nhiên sao mà nhớ thắt thẻo đến muốn trào nước mắt…”. (Trong Made in Viet nam) Rồi đoạn văn sau đây cũng cho ta thấy tình hoài hương vẫn làm cho tác giả xao xuyến mãi trong lòng: “Từ bao lâu nay, người tỵ nạn chỉ nhờ tôi dạy Anh văn và Pháp văn. Đây là lần đầu tiên trong đời lưu vong tôi được người nhờ dạy quốc ngữ. Lại là một cô gái nhỏ, và cô muốn học chỉ để viết thơ về cho cha cô ở Việt nam! Giản dị như vậy. Vậy mà sao tôi có cảm tưởng như tôi vừa được nhắc tới quê hương, nhắc bằng chữ i chữ tờ…Và được thấy lại một nét quê hương qua hình ảnh người con muốn viết thơ về cho cha vì vẫn không muốn cắt lìa cuống rún!”. (Trong Con Mén) Vì nhớ quê hương, vì thương quê mẹ, cho nên khi thấy người nào có những cử chỉ hay ngôn ngữ hoặc những biểu tượng đi ngược lại nền văn hoá dân tộc, tác giả cảm thấy trong lòng buồn vời vợi. Chẳng hạn như tác giả có một người bạn thân từ thưở nhỏ còn ở tại quê nhà, nhưng sau thời gian sống lưu vong ở đất khách quê người lại viết thư hồi âm cho tác giả bằng tiếng Pháp làm tác giả tỏ ra phật lòng và khinh người bạn thân này ra mặt . Đọc đoạn văn sau đây ta thấy rõ được sự bất mãn của tác giả đối với người bạn cũ ngày trước: “ Mười ngày sau, tôi nhận được lá thư hồi âm của nó. Thư đánh máy và bằng tiếng Pháp. Tôi cảm thấy thật hụt hẫng. Tôi đâu có dè nó “mất gốc” đến độ như vậy ! Tôi chỉ còn nhìn ra được thằng bạn tôi ở cái chữ ký, còn lại là một thằng tây nào đó chớ không phải một thằngViệt nam ! Tôi chua xót, nhưng cũng ráng đọc cho hết bức thư trước khi thả nó rơi vào sọt rác. Tình bạn mà tôi đã dành cho nó từ thời tuổi nhỏ chắc cũng đã rơi theo vào sọt rác , nghe nhẹ như hơi thở dài…” (Trong Chuyện chẳng có gì hết, trang 36) Vì vậy khi thấy người nào phát huy hay cổ xuý những biểu tượng đi ngược lại với tập quán của dân tộc tác giả thường hay khuyên bảo hãy ngưng lại, không nên tiếp tục làm nữa. Trong truyện “Made in Việt nam”, đoạn văn sau đây cho ta thấy được điều ấy qua nhân vật “Bác sĩ châm cứu”: “ Bác sĩ nói: -Mình là người Việt nam, ăn mặc theo “punk” không hạp với con người với bản chất của mình chút nào hết. Cô đâu có xấu mà cô làm cho xấu đi, uổng lắm! Mình phải xứng đáng là Made in Viet nam, chớ cô.” (Trong Made in Viet nam, trang 150) Nhưng rồi lắm lúc tác giả tự hỏi không biết đồng hương lưu vong có ai nhớ lại rằng mình chính là người Việt nam không, hay đã lai căng mất gốc. Chính điểm này mà tác giả đã để cho nhân vật “Bác sĩ Lê”bày tỏ tâm trạng của tác giả trong đoạn văn sau đây: “ Bỗng ông quay sang hỏi tôi mà nghe như ổng tự hỏi ổng: -Không biết ở xứ Mỹ nầy, đồng hương lưu vong, có ai lâu lâu nhớ lại rằng mình “ Made in Vietnam”, không? -Có chớ anh! Nhưng cũng có người chẳng những không nhớ mà còn tự đóng cho mình con dấu “Made in USA” nữa, anh à. Thứ đó bây giờ thấy cũng nhiều! Tôi đưa tách lên môi uống ngụm cà phê cuối cùng, bỗng nghe cà phê sao mà thật đắng…” (Trong Made in Vietnam, trang152) Nói chung, trong tác phẩm “Bài Ca Vọng Cổ”, tác giả như cố ý chỉ nhắm vào ý chính là tình hoài hương. Tác giả như muốn bày tỏ nỗi lòng khắc khoải sầu thương, nỗi lòng quằn quại vì nhớ nhung chất ngất của mình đối với quê nhà yêu dấu khi đã xa quê nhà biền biệt mấy mươi năm trời. Thế nên những hình ảnh mang những biểu tượng của quê hương cứ mãi mãi hiện về trong trí của tác giả như đồng lúa chín, luỹ tre xanh, con sông nhỏ, buổi chợ chiều, con trâu cày, cây đa đầu làng, khói lam chiều sau mái nhà tranhvv….Vì thế khi chúng ta đang ở tại quê người đất khách, bất chợt nghe ai hát bản nhạc “Tình hoài hương” của nhạc sĩ Phạm Duy , lòng ta không thể nào không nhớ quê nhà được .Nhân đây, chúng ta thử nghe lại bài ca “Tình hoài hương” để cùng tác giả Tiểu Tử thả hồn về quê nhà yêu dấu mà mấy mươi năm rồi đã quằn quại vì nhung nhớ triền miên: “Quê hương tôi, có con sông dài xinh xắn Nước tuôn trên đồng vuông vắn Lúa thơm cho đủ hai mùa Dân trong làng trời về khuya vẳng tiếng lúa đê mê. Quê hương tôi có con sông đào ngây ngất Lúc tan chợ chiều xa tắp Bóng nâu trên đường bước dồn Lửa bếp nồng, vòm tre non, làn khói ấm hương thôn! Ai về, về có nhớ, nhớ cô mình chăng? Tôi về, về tôi nhớ hàm răng cô mình cười ơ ơ ớ! Ai về mua lấy miệng cười Để riêng tôi mua lại mảnh đời, thơ ngây thơ ơ ớ ơ ơ ờ! Quê hương ơi! Bóng đa ôm đàn em bé Nắng trưa im lìm trong lá Những con trâu lành trên đồi Nằm mộng gì? Chờ nghe tôi thổi khúc sáo chơi vơi. Quê hương ơi! Tóc sương mẹ già yêu dấu Tiếng ru nỗi niềm thơ ấu Cánh tay êm tựa mái đầu Ôi bóng hình từ bao lâu còn ghi mãi sắc mầu! Tình hoài hương! Khói lam vương tâm hồn chìm xuống Chiều soay hương! Sống vui trong mối tình muôn đường. Tình ngàn phương! Biết yêu nhau như lòng đại dương Người phiêu lãng! Nước mắt có về miền quê lai láng Xa quê hương! Yêu quê hương... quê hương ấy!” Riêng lời văn trong tác phẩm “Bài Ca Vọng Cổ”, ta thấy tác giả viết những câu văn thật dí dỏm, hài hước, thật bình dị, tự nhiên, không cầu kỳ mà thật sâu sắc và đầy ý nghiã. Lời văn của tác giả gần giống như lối hành văn của nhà văn Nam bộ Hồ biểu Chánh trong tác phẩm “Ngọn Cỏ Gió Đùa” vậy. Sau đây , ta thử nêu lên một vài đoạn để thấy rõ tính cách bình dị và tự nhiên trong lối hành văn của tác giả: “ Hắn cầm ống quẹt vừa lật qua lật lại vừa nhìn một cách trìu mến : -Của ông ngoại con cho đó! Ông cho hồi ổng còn sống lận.” (Trong Bài ca vọng cổ, trang13) Hay là câu: “ Hôm nay trời tốt đó chứ, nhưng sao chẳng thấy ai đi” (Trong Đá mòn nhưng dạ chẵng mòn, trang20) Hoặc là câu sau đây: “ Lần đầu tiên viết chuyện tình, chọn cái gì dễ dễ để viết cho nó…trơn” (Trong Viết một chuyện tình, trang 231) Hay là câu: “Một bà già bán xôi thấy bọc ni lông dây thun con Mén nhét tòn ten ở lưng quần, bèn hỏi: “ Dây thun đâu nhiều vậy cháu?”. Nó trả lời là dây thun của nó. Bà ta cười hiền hoà: “Vậy hà. Chớ cháu có bán dây thun hôn, bà mua cho. Để cột mấy bọc xôi ý mà” (Trong Con Mén, trang199) Cũng cùng một lối hành văn thật tự nhiên qua câu sau đây: “ - Khỏi lo! Tau ăn rồi. Để tau têm miếng trầu rồi tau với mấy đứa nhỏ soạn đồ ra coi có hư bể gì không cái đã”. Hoặc là câu: “Thiệt…không biết cái xứ gì mà ăn rồi cứ đi ra đi vô, hổng làm gì ráo”. Tóm lại, qua tác phẩm “Bài Ca Vọng Cổ”, ta thấy nhà văn Tiểu Tử Võ thành Nam muốn gởi gắm tâm sự tình hoài hương của mình vào trong tác phẩm và khuyên một số người đừng bao giờ quên quê mẹ Việt nam dấu yêu vì đang thụ hưởng được nền văn minh vật chất ở đất khách quê người. Dương viết Điền California, một ngày cuối thu |
||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||
Dương Bé, Phan Thanh Sắc,... ..."Giot le chung tinh," a historical story about Vo Dong So, son of Vo Tanh, a general who sacrificed his life at Binh Dinh Citadel. This young man saved a girl named Bach Thu Ha from a rascal and promised to marry her after he had had a successful career. However, her elder brother, Bach Xuan Nguyen, intended to marry her to a rich good-for-nothing. Bach Thu Ha remained faithful to her sweetheart, so she fled and suffered many difficulties. Finally, she met again her sweetheart, Vo Dong So. Giọt lệ chung tình là tiểu thuyết dã sử do Tân Dân Tử viết kể mối tình của Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà. Võ Đông Sơ, con của danh tướng Võ Tánh thời lập quốc của nhà Nguyễn. Phò mã Hoài Quốc Công Võ Tánh tuẩn tiết tại thành Bình Định. Truyện kể Võ Đông Sơ (tên nhắc nhớ Đông Sơn, đầu tiên Võ Tánh theo) giải cứu được một nàng con gái Bạch Thu Hà khỏi sự bức ép của một tên vô lại. Hai người thề nguyền sẽ trở thành chồng vợ khi chí trai đã thoả gầy được sự nghiệp. Oan trái thay, anh trai của cô gái, Bạch Xuân Nguyên (trong lịch sử, sau nầy là cha của một người phi của Minh Mạng, cậy thế úng hiếp dân tình nên bị Lê văn Khôi lăng đèn, đó là chuyện thật) Còn ở đây, Bạch xuân Nguyên muốn gả em gái cho một công tử giàu sang nhưng không ra gì. Bạch Thu Hà quyết giữ trinh tiết cho người thương, nên trốn chạy và trải bao cảnh đắng cay nghiệt ngã. Cuối cùng gặp được người thương, Võ Đông Sơ... Chỉ có cái chết mới chia rẻ được họ, giọt máu cuối cùng của nàng là giọt máu chung tình vậy! Truyên tranh Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà có 100 đoạn. Dương Bé, một nhà nghiên cứu đã có công đánh máy toàn bộ nội dung truyện này. Sau khi biên tập đôi chỗ, nay xin giới thiệu. . Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà 1. Thời Gia Long, thành Bình Ðịnh là một nơi đô hội. Những tháp Chiêm điểm thêm cho phong cảnh một nét hùng vĩ phong quang. 2. Một chàng trai Bình Định tuấn tú, khôi ngô và văn võ toàn tài, tên là Võ Ðông Sơ, con của vị anh hùng tiết liệt Võ Tánh, cởi bạch mã, ngày đi đêm nghỉ đến kinh kỳ khảo thí. 3. Từ ngày cha mẹ mất sớm, Ðông Sơ ở với người chú, tháng lại ngày qua, chuyên thao luyện võ nghệ, văn chương để chờ dịp ra giúp nước. Hôm nay nghe có lệnh nhà vua mở khoa thi để chọn người dẹp giặc đang hoành hành trên mặt biển, chàng mừng khấp khởi vội vã lên ngựa để kịp đến kinh kỳ. 4. Ðến nơi, trong thời gian tạm trú tại lữ quán Thăng Long, Ðông Sơ thấy ngày thi hãy còn chưa đến, bèn ra dạo phố để xem cảnh chợ mua bán thế nào. Khi chàng vừa đi ngang qua ngôi nhà cũ kỷ, bỗng thấy một người cao lớn, trang phục nghèo nàn, cầm tấm bảng trên có khắc bốn chữ: “Mãi kiếm tán thân” (Bán kiếm chôn mẹ). 5. Ðông Sơ lấy làm lạ, liền dừng bước lại hỏi kẻ bán kiếm: Bẩm đại nhân, cây kiếm này vốn là vật báu lưu truyền 3 đời. Nó có giá trị ở chỗ xưa đến nay chưa lọt vào tay một kẻ tiểu nhân nào. Nay vì hoàn cảnh gia đình quẩn bách nên đành phải bán nó đi, chứ thật lòng tôi không bao giờ muốn. Nghe lời nói bi thảm của người bán kiếm, Ðông Sơ cũng thấy lòng mình buồn lây. 6. Chàng thử nhắc thanh kiếm lên xem. Quả thật trên thanh trường kiếm có khắc mấy chữ vào thời vua Khang Hy bên Trung Quốc. Nhìn người bán kiếm, chàng lấy làm thương hại, hỏi qua danh tánh mới biết người ấy tên là Triệu Dõng, vốn kẻ có chí khí anh hùng, nhưng không may sinh trong gia đình nghèo khổ. 7. Không thể nào làm ngơ trước việc nghĩa, Ðông Sơ không cần hỏi qua giá cả, còn bao nhiêu tiền liền móc hết trao cho Triệu Dõng và hỏi qua quê quán, gia đình. Ðoạn chàng mang kiếm vào mình, lầm lủi bước đi mà lòng vẫn còn đượm lây nỗi buồn của người bán kiếm nọ. Chàng đi mãi phố này qua phố khác, lòng mong tìm những cảnh thanh lịch để phôi phai trong tâm não nỗi buồn không đâu, nhưng tuyệt nhiên chàng không tìm được sự thỏa mãn. 8. Sau cùng, chàng trở lại lử quán, quyết lấy sự học tập để đợi ngày thi tuyển. Ðông Sơ không mong gì hơn là được chiếm bảng vàng để lãnh một trách nhiệm gánh vác non sông, phục vụ nhân dân để không hổ mặt là trai nam nhi trong thời quốc biến. 9. Những ngày lưu trú tại Thăng Long, cái thú tiêu khiển thời khắc của chàng không gì bằng hơn là ngày thì ra vườn múa kiếm, thao luyện những đường gươm tuyệt diệu, đêm thì vùi mài nơi bàn sách khảo cứu văn chương. Chàng luôn luôn ấp ủ mộng đẹp, tin tưởng sắt đá vào năng lực của mình, sẽ không bao giờ hổ danh giòng giống anh hùng. 10. Một hôm Ðông Sơ đang ngồi bên áng văn, bỗng tiểu đồng vào thưa có người khách lạ đến hỏi thăm. Chàng vội bước ra xem thì thấy khách lạ cũng chỉ là một người đến dự thi như chàng. Người ấy tìm nơi tạm trú nhưng chưa có quán trọ, Ðông Sơ bèn bảo tiểu đồng chì khách mướn phòng kế bên mình và cùng nhau kết tình bằng hữu thân mật. 11. Lần nọ, nghe đồn: cách lữ quán trăm dặm, có một ngôi miếu tên là Quan Âm Cát thật thanh lịch và cảnh vật nơi ấy rất tốt tươi. Ðông Sơ không ngăn được tính tò mò, lòng hâm mộ giục chàng tìm đến nơi để xem qua cho biết Ngôi Quan Âm Cát là một ngôi miễu xưa, tuy nhỏ song kiến trúc theo lối cổ thật vô cùng đẹp đẽ, làm một di tích bất hủ cho nền mỹ thuật thời bấy giờ. Chàng khen thầm: Quả nhiên thiên hạ đồn không sai tí nào! 12. Đang đi vơ vẩn khắp xóm liễu lẫn hào sen, bỗng phía đàng kia đi lại hai người thiếu nữ bưng lễ vật đến cúng miếu. Hai người đều có vẻ yêu kiều, mà người đi trước trông qua đủ biết là chủ, còn đứa sau là nữ tỳ. 13. Ðông Sơ bèn nép vào bụi hoa để nhìn trộm, cho thỏa cái sắc đẹp mà bình thường chàng ít khi gặp. Vẻ đẹp nghiêng thành của tiểu thơ nọ dường như có một mãnh lực thiêng liêng thu hút được tinh thần của chàng trai trẻ giàu cảm tình. Chàng nhẹ nhàng bước theo dưới ánh trăng huyền diệu. 14. Nhưng thốt nhiên, chàng lùi lại ba bước dò xem một kẻ có sắc mặt hung tợn, trong tay có cầm đoản đao đang định hành động gì trước tiểu thư và tỳ nữ. Một ý nghĩ thoáng qua, Ðông Sơ liếc thấy tiểu thư đeo những trang vật quý báu, biết ngay tên nọ là quân cường đồ theo dõi nàng để cướp của . 15. Tiểu thư là Bạch Thu Hà con của quan Tổng trấn Tây Thành, nhân đêm rằm đến cúng chùa, không ngờ có tên cường đồ rình theo đoạt của. - Vì đâu nhà ngươi lại hành động như thế? 16. Ðông Sơ vốn là người giàu lòng từ thiện, không nỡ bắt kẻ kia trị tội, chỉ khuyên hắn không nên tái phạm tội lổi mà phải bị pháp luật trừng trị, rồi thả cho đi. Tên cướp vừa tạ ơn lui đi thì Thu Hà lại bước đến tạ ơn cứu nạn. Nhìn vẻ đẹp quyến rũ của tiểu thư, Ðông Sơ cảm thấy bồi hồi. Chàng thầm ước ao được con người đẹp kia chung đấp xây mộng đẹp, gây nên hạnh phúc gia đình muôn thuở. Song cuộc gặp gỡ bất ngờ không cho phép chàng thực hiện được mộng tưởng, đành phải gác lại những mơ ước bên lòng. 17. Đến nhà chàng không làm sao quên được hình ảnh của người đẹp nọ. Ái tình đã chớm nở trong lòng người trai. Nhưng có riêng gì Ðông Sơ mà cả Thu Hà cũng không tránh được một nỗi băn khoăn, rung động từ khi gặp người cứu nạn. Cái hình ảnh thân yêu của chàng trai lạ kia tự nhiên lại cứ thấy phản phất mãi trong tâm hồn cô thiếu nữ xuân tình. 18. Ðông Sơ cứ mãi thao thức suốt cả đêm dài. Sáng hôm sau, chàng vừa thức dậy, bỗng tiểu đồng bảo có người khách muốn vào ra mắt. Ðông Sơ bèn cho mời vào. Người khách này tên Trần Tú Tài cũng vẫn là kẻ đơn độc, đến đây để chờ ngày dự thi. Trong lúc buồn không có lấy một người bạn trò chuyện, nên Trần Tú Tài bạo dạn qua làm quen với Ðông Sơ. Thấy khách cũng là kẻ đồng hành bèn mời vào và bắt đầu chuyện trò thân mật bên chung trà còn nghi ngút khói. Trần Tú Tài nói: Cuộc thi này chia ra làm hai môn: văn và võ. Kẻ trúng tuyển phải đậu hết cả hai. Vậy đại huynh đã có đệ sớ lên giám khảo chưa vậy? 19. Ðông Sơ đáp: 20. Hai người lấy làm ngạc nhiên, mở thư ra đọc thì thấy dặn rằng: “Khoa thi này Ðông Sơ phải nhường phần thắng cho Bạch Xuân Phương, nếu không y lời sẽ bị chết dọc đàng”. Ðông Sơ còn đang phân vân, xảy có một cô gái bước vào trao cho chàng bức thư thứ nhì. Chàng càng hết sức ngạc nhiên, liền xé thư ra xem. Thì ra đó là thư của Bạch Thu Hà mách cho chàng biết trước có kẻ âm mưu hạ sát chàng dọc đàng và khuyên chàng phải hết sức cẩn thận. Ðông Sơ xem xong, tức giận chẳng cùng, nhưng vẫn giữ thái độ bình tỉnh như thường. Hôm sau, trời vừa tảng sáng, chàng đã lên ngựa phi đến võ trường. 21. Ðến một nơi sầm uất, bỗng có một mũi tên trong bụi bắn ra. Ðông Sơ thấy kịp lách đầu tránh, đoạn tìm đuổi thủ phạm, song vì trời còn nhá nhem tối nên không đuổi bắt được. Chàng đành bỏ qua để quay ngựa lại võ trường. Vừa đến nơi thì các thí sinh cũng đã tề tựu đủ mặt. Quang cảnh rộn rịp khác thường càng làm cho chàng thêm phấn khởi. 22. Thế là cuộc thi tuyển bắt đầu. Những hồi trống rền vang nổi dậy. Cờ xí rợp trời. Quan Thái giám hạch từng tên thí sinh xong, đoạn cho bắt đầu xạ tiển. Bạch Xuân Phương là anh của Bạch Thu Hà, vốn là một vị công tử lêu lỏng chơi bời, tánh tình kiêu căng, thích khoe tài bước ra xin bắn trước. Chàng tưởng mình là kẻ xuất chúng, nên hống hách rút tên ra oai bắn ba lượt. Nhưng cả 3 mũi đều trượt cả. Xuân Phương hổ thẹn lầm lủi bỏ đi vào giữa lúc tiếng người chế nhạo đầy tai. 23. Tiếp theo Xuân Phương, Võ Ðông Sơ được ra tranh cử. Chàng không lo sợ hồi hộp, vẫn tự tin ở năng lực của mình. Chàng bắn 3 phát đều trúng đích cả 3. Tiếng hoan hô nổi lên vang dậy. Xuân Phương càng thêm hổ thẹn, bước đến trước mặt quan Thái giám nói: Võ Ðông Sơ chưa phải là kẻ có tài, nếu chưa đánh “roi và côn”. Vậy xin quan trên cho phép chúng tôi so tài với nhau mới biết được ai cao thấp. 24. Giám khảo nghe Xuân Phương cố nài nỉ được đấu với Ðông Sơ thì cũng thuận lòng, song ông ta ra điều kiện buộc phải bịt đầu roi để tránh sự nguy hiểm cho tính mạng. Thế rồi, hai địch thủ tranh nhau quyết liệt giữa võ trường, khiến cho người xem phải hồi hộp từng giây, từng phút một. Xuân Phương vì cố thù Võ Ðông Sơ, nên chàng quyết lòng hạ cho kỳ được địch thủ để chuộc lại cái nhục thua kém vừa qua. 25. Nhưng Ðông Sơ nào phải tay tầm thường. Vũ thuật của chàng đã lên cao, nên chẳng mấy hiệp chàng dùng miếng hiểm nghèo đánh Xuân Phương rơi xuống ngựa, mang lấy thương tích ở chân. Xuân Phương khập khà, khập khểnh bước vào võ trường, lên ngựa về nhà mà lòng vẫn tràn ngập mối căm thù với Ðông Sơ. 26. Từ ngày được Ðông Sơ cứu tử tại Quan Âm Cát đến nay, Thu Hà bỗng dưng thấy lòng mình rộn lên những mầm yêu đương. Cái hình ảnh của chàng trai trẻ uy nghi nọ luôn luôn hiện rõ trước mắt nhung huyền của nàng. Rồi tự nhiên một nỗi buồn mênh mang từ đâu cứ xâm chiếm mãi tâm hồn người trinh nữ. Tự nhiên, nàng bắt đầu nghĩ ngợi đến một cuộc tình duyên mà trong đó phải có người con trai nọ thì nàng mới yên lòng. 27. Những đêm trường vắng lặng, Thu Hà thường ra hiên ngắm trăng để gởi chút tơ lòng cùng chị nguyệt. Nỗi nhớ nhung tràn ngập trong tâm hồn. Nàng không thể gởi đâu cho hết được. Trước cảnh chạnh lòng, nàng bèn mượn tiếng đàn để ngâm lên những nỗi lòng ai oán. Nàng tưởng tượng sẽ nhờ tiếng tơ đồng đưa thấu đến tai người xa vắng những nỗi niềm tâm sự u uẩn trong lòng. 28. Đang lúc tâm hồn nàng rung chảy theo nhịp đàn ảo mộng, bỗng từ xa, một bóng đen từ từ tiến đến. Thu Hà hốt hoảng, ngỡ là ma quỷ, nhưng bóng đen ấy tiến đến rất nhanh và khẽ thốt lời êm ái: 29. Đông Sơ nhìn nét kiều diễm thiết tha mà lòng nhủ thầm: “Nàng quả là một trang giai nhân tuyệt sắc”. 30. Dưới ánh trăng xanh biếc, hai mái đầu xanh kề nhau và trao đổi những lời thề nguyền sắc son, vàng đá. Giờ phúc trôi qua lẹ làng bên tình yêu say đắm. Phúc chốc canh đã tàn, Đông Sơ vội từ giã người yêu và hứa sẽ làm lễ cưới long trọng. Phút chia tay như dao cắt. Chàng và nàng lưu luyến mãi đến khi trống lầu điểm canh mới giã từ nhau. Đông Sơ lên ngựa sải nhanh về quán trọ. 31. Về đến phòng, mặc dù hình ảnh của người yêu mãi ám ảnh trong trí, Đông Sơ vẫn không xao lảng sự học hành. Chàng luôn luôn ngồi bên bàn để trau dồi văn chương cho đến sáng. Trời vừa rạng đông thì có một người lính đến trao cho chàng một phong thơ. Chàng vội tiếp mở ra xem. Thì ra đó là lịnh của Tổng trấn Lê Công đòi chàng. Ðông Sơ vội vàng sửa soạn yên mã phi nhanh đến sở công, ra mắt Tổng trấn. Lúc bấy giờ Lê Công ngồi trước bàn án nghiêm chỉnh, có quân hầu hai bên. 32. Ðông Sơ bước vào bái lễ xong, đứng chờ lịnh. Trông qua tướng mạo tuấn tú của Ðông Sơ, Lê Công hỏi thăm qua gia thất và nói: Hiện nay, ngoài mặt biển có quân giặc đang hoành hành, triều đình có sắc chỉ phong cho ngươi làm Ðô úy, lãnh quân ra trừ giặc, lập thân danh, chẳng hay ngươi nghĩ thế nào? 33. Ðông Sơ chẳng chút ngại ngùng, thưa ngay: Thưa quan trên, kẻ hạ này đã sanh trong đất nước thì khi nước non gặp cơn nguy biến phải đem thân ra gánh vác mới là tròn phận tu mi, chứ có lý đâu lại dám chối từ. Ðiều ấy là điều mà kẻ hạ này thường mong ước được làm. 34. Từ ngày lãnh nhiệm vụ tảo trừ bọn giặc, Ðông Sơ lắm lúc thấy nỗi buồn xa xôi cứ xâm chiếm tâm hồn. Từng đêm, chàng đối diện với ngọn đèn mà lòng luôn tưởng nhớ đến người yêu. Thừa biết sứ mạng của mình là hệ trọng, còn tình yêu chỉ là phụ thuộc, nhưng mảnh tình son sắt kia làm sao mà ngơ được với đôi bạn trẻ vừa mới yêu nhau. Cảnh ngộ chia phôi, biết đâu Thu Hà có rõ được lòng son, dạ sắt của chàng? Vì thế chàng vội viết thư sai tiểu đồng mang đi. 35. Chàng căn dặn phải trao tận tay Thu Hà. Tiểu đồng vâng lịnh Ðông Sơ mang đi. Khi đến nơí, tiểu đồng vào Tây viên gặp lúc Thu Hà đang dạo xem phong cảnh, liền trao ngay phong thư và kính cẩn thưa rằng: 36. Thu Hà đọc thơ mới hay Ðông Sơ sắp dấn thân vào vòng chinh chiến. Nàng không ngăn được nỗi buồn, lo, sợ sệt. Song nàng nghĩ phận làm trai nợ nước phải trước nợ tình, nên đành phải gắng gượng dắn lòng, nguôi cơn buồn thảm. Nàng y lời hẹn trong thơ của người tình, liền đi đến Tây viên để gặp mặt người yêu trong giờ tiễn biệt. 37. Thật là cảnh chia ly, người đi không nở, kẻ ở lại không đành, đôi bạn tâm đồng lưu luyến với bao lời thề ước minh sơn. Thế rồi, chàng ra đi mang theo lòng những nỗi buồn man mác, còn nàng thì ở lại nhà lo tròn nữ hạnh. 38. Hôm nọ, Thu Hà đang thắc mắc vì nỗi sầu thương chưa giải đặng thì anh nàng là Bạch Xuân Phương bước vào với vẻ mặt vui tươi, bảo: Anh muốn nói với em một chuyện, vì từ ngày cha mẹ chúng ta qua đời, anh là người thay thế gia đình, phải lo mọi việc cho chu toàn. Nay em cũng đã khôn lớn rồi, cần phải có một gia đình hạnh phúc. Anh đã nghĩ kỹ, trong đời nảy không ai hơn là công tử Trần Xuân. Người ấy giàu có không ai bằng. Vậy em không nên từ việc hôn nhân cùng cậu ấy. 39. Nghe anh bảo, lòng Thu Hà càng thêm rối loạn, bồi hồi, chưa biết phải trả lời làm sao thì bên ngoài đã có công tử Trần Xuân cùng với bà mai dong là Trần Thị bước vào hỏi han dồn dập. 40. Xuân Phương cố tán tụng để thuyết phục em mình, song Thu Hà vẫn không nguôi được nét buồn trên mặt và không chịu quyết định cuộc hôn nhân đối với công tử Trần Xuân. Xuân Phương lấy làm bực tức, nghĩ thầm: “Nếu không dùng quyền lực để trấn áp Thu Hà thì chắc chắn nàng sẽ không bao giờ chịu tuân theo lời”. Chàng bèn giả bộ giận dữ để cho em kinh sợ. Song lúc ấy không biết Thu Hà vụt nghĩ như thế nào mà bỗng nhiên nàng đổi giận làm vui, tỏ ý vâng lời. Xuân Phương vui vẻ vội vã bước ra mời Trần Thị và Trần Xuân vào bàn khách. 41. Sau cuộc hứa hẹn ấy, lòng Thu Hà càng như dao cắt, tâm sự éo le nàng không biết tỏ cùng ai. Chỉ riêng có thế nữ Xuân Đào là kẻ ở sát cạnh nàng, vui buồn được thông cảm nhau mới hiểu được. Vì thế, Thu Hà vội viết thư cho Đông Sơ hiểu rõ cảnh ngộ của mỉnh và sai thế nữ mang đi. Đoạn nàng lại viết thư cho anh, rồi cùng thế nữ trốn đi. Nàng không quản cuộc đời phiêu dạt đầy dẩy gian khổ từ đây. 42. Trước hết cả hai đến mướn một ghe thương hồ để đưa nàng và thế nữ đi tìm người dì. Thấy nàng là một khách có vẽ sang trọng, chủ thuyền vô cùng đắc ý, niềm nở đón tiếp. Thấy chủ thuyền là người có tuổi tác, Thu Hà kính trọng và không nghi ngờ gì cả. Nàng đặt tất cả lòng tín nhiệm vào chủ thuyền trên bước đường phiêu dạt. 43. Về phần Đông Sơ, từ ngày lãnh trọng trách ra mặt bể trừ giặc, lòng lúc nào cũng thấy trống trải lạnh lùng. Tuy nhiên nhiệm vụ nam nhi là trọng, chàng tìm tâm sự giải buồn trong cuộc chiến chinh, liền hối thúc quân sĩ đem vũ khí xuống chiến thuyền để sẳn sàng chờ lịnh xuất phát. 44. Thuyền chàng giả làm thuyền buôn để bọn cướp lầm mà đoạt hàng. Trong mấy ngày đầu lênh đênh trên mặt biển, chàng nhờ có cảnh trời nước bao la, nhìn từng cánh chim lộn về tổ cũ mà vợi bớt niềm ai oán nặng vương bên lòng. Ngày ngày, chàng ra đứng trước mũi thuyền để ngắm cảnh mây trôi về phương nào. 45. Bỗng từ xa một cánh buồm đen lù lù tiến đến. Chàng biết ngay là bọn cướp bể, liền truyền lịnh quân sĩ sẵn sàng gươm giáo để chờ giờ chiến đấu. Bọn giặc vừa đến gần sát bên, thình lình Ðông Sơ trương cờ lệnh. Quân cướp biết phỏng tay vì gặp chiến thuyền của triều đình. Nhưng nước cờ đã đến phút cuối cùng, bọn họ đành liều mạng tử chiến với Ðông Sơ. Sau khi hạ lịnh nghinh chiến, Ðông Sơ bèn đích thân tiến tới trước và nhảy sang thuyền địch. Quân sĩ thấy chúa tướng của mình anh dũng như thế cũng không dám rụt rè, liều chết phóng mình sang thuyền, đánh quyết liệt. Quân cướp tan rã, kẻ nhảy xuống nước, người chịu đầu hàng. 46. Khi trận chiến chấm dứt, Ðông Sơ bắt bọn tù binh đem dâng triều đình xử tội. Còn chàng được thăng chức vinh diệu. Nhân một hôm cùng hai bạn đồng đội đi dạo mé sông, Ðông Sơ xảy thấy có một bàn tay từ trong mui ghe đưa lên và ra hiệu cầu cứu. 47. Ðông Sơ nhìn kỷ, nhận ra là Bạch Thu Hà, người yêu của mình thì biến sắc, biết ngay nàng gặp tai biến gì, liền vội vã để bạn ở lại trên bờ, còn mình thì nhảy xuống sông lội theo chiếc thuyền ấy. Chàng cố bơi theo chiếc thuyền kia, song vì sóng to gió lớn nên chẳng được bao lâu chàng bị sóng nhận chìm. Giòng nước bạc lôi cuốn chàng tận phương nào không rõ. Ai nấy đều tin rằng Ðông Sơ đã chết chìm trong khơi bể. 48. Bị sóng dập, Ðông Sơ bất tỉnh. Ðến khi bừng tỉnh thì lấy làm lạ lùng vì mình đang nằm trên một chiếc thuyền. Và người ngồi kế bên không ai đâu lạ, chính là Triệu Dõng, người bán kiếm cho chàng trong lúc nọ. Chàng chưa kịp hỏi thì Triệu Dõng cùng em gái là Triệu Nương liền thuật hết lại mọi việc cho chàng nghe. Thì ra chàng được Triệu Dõng cứu sống. Chàng vô cùng cám nghĩa. 49. Sau khi từ biệt Triệu Dõng và không tìm được thuyền của Thu Hà, Ðông Sơ trở về nhà với một nỗi buồn chan chứa. Khi đến nhà tiểu đồng liền đến thưa việc có thư của Thu Hà gửi đến. Ðông Sơ bồi hồi mở thư ra đọc. Trong thư, Thu Hà đã để lại chàng những tin tức đau buồn, không hẹn ngày tái ngộ. Chàng thương nàng bấy nhiêu thì lại càng lo sợ cho kiếp má hồng trải cơn gió bụi, khó tránh được mọi nỗi đáng cay vùi vập của thế đời. Nhưng biết đâu mà tìm cho ra bóng người tri kỹ. Từ đớ, Ðông Sơ chỉ biết dẫn bộ hạ đi khắp nơi, trước xem phong cảnh dể nguôi ngoai nỗi buồn, sau để có thể dò la được tin tức của người yêu. Nhưng bóng chim vẫn biền biệt. 50. Về phần Thu Hà, từ khi nàng trải thân trên dặm trường sương gió, những ngỡ được chủ thuyền là kẻ hiền lương che chở cho, nhưng không ngờ khi đưa Thu Hà và thế nữ đến một nơi hoang vắng thì vợ chồng tên chủ thuyền liền dở thủ đoạn cướp bóc. Vợ chồng hắn cưỡng bách nàng phải trao tất cả nữ trang quí báu, nếu không sẽ xô xuống sông mất xác. 51. Thu Hà biết mình đã sa vào tay bọn cường đạo, nếu không tuân theo ắt khó toàn tánh mạng, liền lột hết nữ trang trao cho hắn và xin đừng làm hại đến tính mạng. Tuy vậy, khi đến một khu rừng hoang vắng, chủ thuyền muốn cho khỏi bị bại lộ sự cướp bóc của mình, liền xô thế nữ và Thu Hà lên bờ rồi chèo thuyền đi mất. 52. Bây giờ của cải đã mất hết lại còn bị lạc vào rừng hoang, không một lều tranh đâu đấy, cả hai cô gái lo sợ không cùng. Ði mãi đến những nơi sơn cùng mà chưa tìm được nhà ai, phần đói khát, Thu Hà nguyện Trời luôn miệng. Song rừng già vẫn mù mịt, không lối ra. 53. Ðêm đã bắt đầu rơi xuống vạn vật. Sương đêm và khí lạnh tái buốt lòng người. Ði đến một cây đại thọ, Xuân Ðào cố gắng nói cùng Thu Hà: 54. Vì quá mệt mỏi và đói khát nên hai người ngủ thiếp lúc nào không hay. Thình lình có một con vật khổng lồ tiến sát lại hai người toan vồ lấy để ăn thịt. Xuân Ðào kinh hãi vội gọi Thu Hà thức dậy hầu có chạy trốn. Nhưng sức đã đuối, không còn đứng dậy nổi, hai người đành phú cho số mạng. Khi con ác thú vừa vồ đến hai người, bỗng có một vị cứu tinh từ đâu xuất hiện. Người ấy cỡi con bạch tượng. Bạch tượng vẫy vòi quấn lấy quái vật và quật chết tươi. 55. Thu Hà và thế nữ ngỡ mình đã bị ác thú giết chết, nào ngờ khi bừng tỉnh mới hay là đã có người cứu tử. Người ấy là một thiếu nữ, ăn vận theo lối võ phục, tay cầm cung nỏ bớc đến trước mặt hai người và hỏi: 56. Người cứu Thu Hà và thế nữ là Hoàng Nhị Cơ. Sau khi nghe hết dự tình của nàng, Hoàng Nhị Cơ bèn rước về sơn trại của anh mình ở miền này. Cả ba nhờ con bạch tượng đua ra khỏi quảng núi rừng nguy hiểm. Khi vừa đến sơn trại, xảy có hai con voi đen khác ra nghinh tiếp. Chúng kêu rống lên làm Thu Hà và thế nữ hoảng sợ. Hoàng Nhị Cơ thấy thế liền nói: 57. Nhị Cơ về đến nơi bèn đưa Thu Hà và thế nữ vào một phòng riêng, gọi bọn ở sửa soạn chăn mền rối rít. Thấy thế, Thu Hà vô cùng ngại ngùng. Hoàng Nhị Cơ vẫn vui vẻ khuyên nhủ Thu Hà chớ nên ngại ngùng điều gì cả. Nàng sẽ coi Thu Hà như người thân quyến trong nhà, cùng chung sống để tránh khỏi cảnh bão táp, phong ba cho số kiếp má đào. 58. Về phần Đông Sơ, từ khi thoát khỏi lượn thủy triều, chàng luôn luôn để tâm tìm kiếm người bạn chung tình. Đi khắp đó đây, bỗng một hôm nhân ghé vào lữ quán, Đông Sơ gặp lại hai người ăn vận theo miền rừng núi đang ngồi uống rượu và khề khà bảo chủ quán: 59. Người trẻ hơn hỏi: 60. Đông Sơ nghe nói lễ cưới, tự nhiên chàng không ngăn được sự tò mò lẫn nghi ngờ. Chàng bước đến hỏi thăm người ấy xem lễ cưới của ai. Trong lúc men rượu hừng say, người già không dấu, đáp ngay: 61. Chủ quán thấy Đông Sơ là một võ quan trẻ tuổi, ăn nói nhã nhặn và vui vẻ, bèn chỉ đường lên sơn trại và dặn kỹ Đông Sơ đường ấy rất nguy hiểm, khó đến nơi lắm. Đông Sơ không để ý đến câu nói nguy hiểm của chủ quán vì chàng tự tin ở sức mình có thừa. Chàng chỉ cần biết qua đường xá, rồi cùng Đội Nghĩa mạo hiểm ra đi giữa đêm trăng mờ. 62. Vì tên chủ quán nói qua đoạn đường nguy hiểm, Đông Sơ và Đội Nghĩa luôn luôn cẩn thận, trông trước và trông sau. Nhưng Đội Nghĩa vốn có tánh nhát gan, nên đi được một đỗi đường bỗng kêu lên thất thanh. Đông Sơ ngỡ là gặp bọn cường san lập tức quay lại, chỉ thấy một cành cây quấn vào cổ viên Đội thì bật cười. 63. Khi cả hai đi tới ngọn đồi cao thì thấy lộ ra một ngôi tháp. Ngôi tháp ấy xây cất trên một địa thế rất hiểm trở, khó tới gần được. Đông Sơ và Đội Nghĩa phải dùng giây để đu mình vượt qua các vuông hào rộng. 64. Vừa rơi xuống mặt đất, Đông Sơ bỗng gặp hai bóng đen tiến đến. Chàng lẹ làng rút kiếm đề phòng. Khi hai bòng đen tiến sát bên, Đông Sơ bèn hô to: 65. Đông Sơ đáp: 66. Đông Sơ chưa biết rõ hư thiệt ra sao, nhưng muốn biết rõ chuyện mình muốn tìm, nên bước theo vào. Khi ngồi vào bàn, người trai ấy mới kể lể: 67. Nghe thuật qua, Đông Sơ mới nhớ lại việc chinh chiến cũ. Thế rồi, hai người thân mật đàm đạo. Nhờ vậy. Đông Sơ mới dọ được chắc chắn quả Thu Hà ưng thuận hôn lễ cùng Nhứt Lang. Lòng căm tức tràn ngập, Đông Sơ thầm trách Thu Hà bội bạc. Tuy vậy, Đông Sơ cũng chưa nỡ vội lìa sơn trại, ở nán lại ít ngày để xem sự thế ra sao. Đến ngày thứ tư thì Nhứt Lang bảo là Thu Hà đã tự trầm mình nơi biển cả. Nàng để lại một phong thư tuyệt mệnh. 68. Thư ấy kể rõ nỗi tình éo le của nàng khó nỗi bộc bạch cùng ai. Nếu chối từ hôn nhân với Nhứt Lang thì e rằng người cho là kẻ không biết ơn cứu tử, còn thuận tình thì nàng không thể nào bội bạc được lời thề năm xưa. Trước cảnh tình khó xử ấy, thêm hôm nay Đông Sơ lại đến đây, càng làm cho nàng thêm hổ thẹn. Vì thế nàng quyết mượn giòng nước bạc để bộc bạch nỗi lòng. 69. Nhưng lúc nàng vừa toan lao mình xuống giòng nước lủ thì xảy đâu có thuyền Triệu Dõng đậu gần đó. Trông thấy có kẻ toan hủy nợ đời, chàng vội nhảy theo vớt lên. Nhìn ra, chàng biết là Thu Hà, người bạn tình chung của Đông Sơ thì chàng lấy làm lạ hỏi tất cả duyên cớ vì đâu. Nghe xong tự sự, Triệu Dõng liền bảo nàng qua thuyền để đưa ra khỏi địa thế này. 70. Thuyền của chàng đi được một đỗi đường thì có quân của sơn trại rượt theo. Tên bộ hạ của Nhứt Lang nhảy qua thuyền chàng cản lại. Triệu Dõng buộc lòng phải đánh tên nọ để tháo lui, rồi đưa Thu Hà về nhà người cô tạm trú. 71. Về đó, Thu Hà vẫn không nguôi được nỗi buồn ngổn ngang trong lòng, mặc dù bên cạnh nàng có em gái của Triệu Dõng là Triệu Nương luôn luôn khuyên giải. Một hôm, nhân ngày rằm tháng tốt, ngày vía của đức Thích Ca Mâu Ni, Triệu Nương (em Triệu Dõng) bèn sắm hoa quả, hương đèn và rủ Thu Hà đi cúng Phật. Thu Hà cũng thấy đó là dịp giải muộn, nên nhận lời. 72. Khi vào đến chùa, khi khẩn nguyện trước bàn Phật, Thu Hà chợt thấy một cái bài vị đề tên mình thì hết sức ngạc nhiên. Nàng liền hỏi sư cụ về việc lạ lùng khó tả này. Nhà sư đáp: 73. Nghe sư cụ thuật qua, nàng bồi hồi cảm động. Nàng chẳng biết giờ đây chàng ở phương nào và có thấu rõ được lòng nàng chăng. Khi hai người ra khỏi chùa, vừa bước lên xe, Thu Hà bỗng trông thấy phía sau có anh mình là Xuân Phương và công tử Trần Xuân rượt theo, liền hối tên đánh xe quất ngựa chạy nhanh. 74. Hôm sau, Xuân Phương lại tìm đến chỗ ở của Thu Hà và bảo nàng phải về kẻo có sự lôi thôi về thưa kiện. Thu Hà đành phải nghe theo, Triệu Dõng biết rõ cảnh tình của nàng, nên giả ra kẻ cướp chận dọc đường cướp Thu Hà qua xe, rồi cho chạy nhanh về một nơi khác để cho họ không được biết. Phía sau, bỗng có hai người phóng ngựa cố đuổi theo để bắt lại cho kỳ được. 75. Triệu Dõng quất ngựa chạy càng nhanh, khiến cho Triệu Nương lo sợ bảo: 76. Thu hà vừa dứt lời thì phía trước Triệu Dõng đã la to: 77. Tất cả đều không mong gì còn sống sót, may nhờ Triệu Dõng cố hết sức mới vớt lên được cả hai. Khi đem được hai cô gái lên bờ thì phía sau người cỡi ngựa cũng tới. 78. Thì ra người ấy lại chính là Đông Sơ. Đôi tình nhân cũ gặp lại, cà hai đều mừng rỡ khôn cùng. Tưởng đã rủi, nào ngờ gặp may, Triệu Dõng thấy cảnh sum họp của ân nhân thì có lòng mừng nên rước cả hai về nhà mình an nghỉ. Nhưng về đến nơi, hai người vừa hỏi han tâm tình nhau thì bên ngoài có Xuân Phương và Trần Xuân đến. 79. Triệu Dõng ra trước cửa ngăn bọn họ, không cho vào, Xuân Phương nói: 80. Lúc ấy, Ðông Sơ ở trong nhà. Nghe tiếng đánh nhau ồn ào, chàng vôi bước ra thì thấy Triệu Dõng một mình đánh với hai người mà vẫn đem phần thắng về mình thì vô cùng ca ngợi. 81. Từ đó, Xuân Phương và Trần Xuân không còn tìm đến nhà Triệu Dõng đòi em nữa, nhờ vậy mà Ðông Sơ và Thu Hà được tâm ở yên nơi này. 82. Sau bao ngày giông tố phũ phàng, cà hai mới tìm thấy được chút hạnh phúc êm đềm để bỏ qua những ngày nhớ nhung, buồn thảm. Tuy vậy, nghịch cảnh của hai người vẫn chưa cho phép cả hai hoàn toàn thỏa mãn được. Ai nấy cũng đều nơm nớp lo sợ còn có sự rắc rối nữa xảy do Xuân Phương và công tử Trần Xuân gây nên. 83. . Mỗi đêm, Triệu Dõng đều bàn định với Ðông Sơ những kế hoạch để phòng thủ và ngăn ngừa khi có bọn họ đến trả thù. Nhưng từ ấy mãi đến sau, họ không còn léo hánh đến nữa. Bấy giờ, ai nấy mới yên lòng. 84. Và đêm đêm, dưới ánh trăng huyền diệu, gió lung lay cành lá, mây trôi qua mặt chị Hằng như bức lụa mỏng, Thu Hà và Ðông Sơ thường ra ngắm trăng để cùng nhau bày tỏ nỗi lòng. Càng gian khổ bấy nhiêu, mối tình của hai người lại càng thắm thiết bấy nhiêu. Không nở rời nhau một phút, còn ai lạ gì mối tình đầu của tuổi trẻ nó thấm thía là thế nào. 85. ... 86. Sáng hôm nọ, Ðông Sơ vừa thức dậy thì có một người lính mang chỉ của nhà vua đến. Ðông Sơ đặt bàn hương án để rước đọc. Chiếu chỉ nhà vua triệu chàng ra dẹp giặc Thanh đang lăm le xâm chiếm bờ cõi. 87. Giờ phút chia ly lại điểm. Ðông Sơ thấy lòng buồn rười rượi. Tuy vậy, “thân trai, nợ nước”, chàng không dám lãng xao. Nợ nước cao hơn nợ tình, phận làm trai, chàng phải làm cho tròn. Bởi thế chàng phải từ biệt người yêu để đến kinh thành ra mắt long nhan. Nhà vua giải rõ cho chàng nghe tình thế của nước nhà rồi cấp phát lịnh tiễn cho Võ Ðông Sơ. 88. Ngay ngày hôm ấy, Ðông Sơ lãnh sứ mạng dẫn một đạo quân ra án ngữ Lạng Sơn để ngăn giặc. Từ đây, Ðông Sơ lại mượn đường chinh chiến để khuây khỏa mối tình riêng. Tất cả quân sĩ đều xót thương và cảm mến chàng vô kể. 89. Lúc bấy giờ, Triệu Dõng đã nhập ngũ theo Ðông Sơ và theo hộ vệ chàng không rời một bước. Khi tiến binh cũng như lúc hạ trại, cả hai đều luôn khắn khích nhau như anh em ruột. 90. Một hôm nhân hành quân sát vùng biên cương, Ðông Sơ và Triệu Dõng đi xa địa phận để xem tình hình, hai người đi vào rừng sâu, hoang vắng. 91. Ðến một miếng đất trống trải, bỗng nhiên từ đâu bay đến một mũi tên, cắm phập vào ngực Triệu Dõng. Ðông Sơ hốt hoảng vội chạy bổ đến cứu người bạn chí thân. Mũi tên cắm quá sâu và có tẩm thuốc độc nên Triệu Dõng không chịu nổi. Chỉ mấy phút sau, Triệu Dõng thở hơi cuối cùng. Ðông Sơ đau đớn, tiếc thương người bạn trung thành, vội xốc đỡ lên tay thì bỗng nghe tiếng gió của mũi tên thứ nhì bay đến. 92. Chàng nghiêng đầu tránh khỏi. Biết ngay có quân giặc Thanh mai phục, chàng liền tuốt kiếm ra khỏi vỏ, quyết ra tay rửa hận. Vừa lúc đó, từ trên cành cây, bọn quân Thanh nhảy xuống vây chặt Ðông Sơ vào giữa toan bắt sống. 93. Ðông Sơ không nao núng. Chàng không để cho bọn nghịch rảnh tay trước, liền tiến tới mau lẹ, chém xả hai tên đi đầu. Bọn chúng không dám thờ ơ, đều dùng binh khí đánh chàng ráo riết. Tiếng binh khí va chạm nhau, khua vang một góc rừng. 94. Lúc đó đoàn binh dưới quyền thống lĩnh của Ðông Sơ, thấy chủ tướng của mình đi lâu mà không về, liền dẫn nhau đi tìm kiếm. Ðến nơi thấy quân Thanh vây đánh Ðông Sơ, binh sĩ đều ùa tới tử chiến với địch. Địch quân cự không lại, tán loạn hàng ngũ, bỏ chạy tán loạn. 95. Sau phút chiến gay go, ác liệt và cũng là lần chiến thắng quân Thanh một cách oanh liệt, Ðông Sơ điểm lại xác chết quân thù. Thấy thây người chết ngổn ngang, lòng sao khỏi chua xót. Ðông Sơ bước lại bên xác chết của Triệu Dõng ngậm ngùi thương tiếc. 96. Không ngờ lúc ấy, có một tên địch giả chết, chờ Ðông Sơ không để ý, thình lình thích sau lưng chàng một nhát gươm. Ðông Sơ chỉ kịp la lên một tiếng rồi ngã gục. Trước khi tắt thở, Ðông Sơ vận cỏn kêu tên Thu Hà, như để nhắn gửi lời vĩnh biệt với người bạn chung tình. 97. Tên vừa đâm Ðông Sơ, thấy chàng còn kêu lên, vội vung gươm bồi thêm nhát nữa. Nhưng hắn chưa kịp hạ gươm thì Ðội Nghĩa đã tiến tới, đâm hắn một gươm từ sau ra tới trước ngực, hắn chết không kịp ngáp. 98. Hôm sau, trước tụng đình có đạt hai chiếc hàng song nhau, có quan của thánh hoàng ngự tọa, phong tước cho hai người chết vì nhiệm vụ nước nhà. Tất cả binh sĩ dưới quyền điều khiển của Ðông Sơ đều ngậm ngùi thương tiếc vị tướng lãnh trẻ tuổi của mình. Trước quan tài, họ im lặng tưởng niệm linh hồn người anh hùng vắn số, 99. Hay tin Ðông Sơ bỏ mình vì nhiệm vụ, Thu Hà đau đớn khôn tả. Nàng đến trước linh sàng người quá cố khóc than kể lể cho cuộc tình duyên tan vỡ. Mối tình tuyệt vọng càng dâng ngập lòng nàng một niềm u uất không thể nào nguôi. Những ngỡ lời thề son sắt sẽ được cùng nhau gắn chặt chữ đồng, cho nên bao quản khó khăn trở ngại, nàng đã có vượt qua để có ngày cùng người yêu xây dựng một cuộc đời êm ấm. Nào ngờ, bao mộng đẹp, mái đầu xanh vương lắm nợ phong trần, chỉ toàn xây trên ảo mộng vì ngày cuối cùng chỉ chịu cuộc vĩnh viễn biệt ly. Thế là nàng không còn mong gì nữa! Hy vọng cuối cùng của nàng là được gặp mặt người yêu ở bên thế giới, để cho trọn lời thề. 100. Sau những giờ khóc than không cạn, Thu Hà quyên sinh bằng một luỡi kiếm sắc bén. Giọt máu trong tim nàng phun ra như quấn lấy người bạn tình chung và thấm lên nắp áo quan thành những nét không phai.
|
||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||
.
|
||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||
Hoang Ngoc Hung
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 14/Jun/2007 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 234 |
![]() ![]() ![]() |
|||||||||||||||||
Viễn Châu Võ Đông Sơ (tân cổ nhạc) Mời click và nghe : http://www3.tuoitre.com.vn/media/Index.aspx?Comc=AlbumList&AlbumID=164#BLOCKED SCRIPTvoid(0) Nhạc: I Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi II Cây tuôn lá xanh xây mồ cho anh Tình đầu bẽ bàng trong cơn chiến binh Đưa tiễn nào nào hay rẽ chia Cách trở hận muôn đời Nói nữa chi thêm nghẹn lời... Vọng cổ Trời ơi, bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà.... 1/ Bạn tình ơi đừng hoài công mòn mỏi đợi chờ. Hãy gọi tên anh trong những chiều sương lạnh khi cánh nhạn bay về cuối nẻo trời xa, hay những lúc canh khuya tựa rèm châu ngắm ánh trăng tà nàng hãy nhớ đến tháng năm này có một người yêu đã vùi thây giữa vùng cát trắng. 2/ Ta cảm thấy một vùng trời đất hình như đảo lộn máu đào tuôn ướt đẫm nhung bào. Ta gọi tên em trong tiếng nấc nghẹn ngào, đây mới thật là lần chia tay vĩnh viễn hết mong gì thấy mặt cùng nhau Nhạc Rượu chia ly ngày ấy tiễn anh đi Chuyển vọng cổ Là buổi chia lìa nàng chờ đợi mà chi. Nói lối Ta cảm thấy máu ngừng trong nhịp thở Vọng cổ Tuấn mã ơi, hãy phi mau về báo hung tin cho quân ta được rõ rằng Võ Đông Sơ đã vùi thây trong gió bụi… ...quan hà. Tiếng kẻng thu quân tắt lịm tự bao giờ. Hoàng hôn đã phủ trùm lên bãi chiến một vẻ u buồn lạnh lẽo tiêu sơ. Thơ Lá rừng rơi rụng như mưa Nhạc 5/ Máu đào tuôn đẫm ướt nhung bào Bạch Thu Hà ơi, tim ta ngừng đập, máu chảy tuần hoàn như ngưng chảy khắp châu thân, thôi lỡ làng rồi tiếng hẹn trăm năm từ đây nàng có nhớ đến ta hãy ngâm câu: “Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. 6/ Bạch Thu Hà, Bạch Thu Hà ơi nàng đã bao phen vượt suối trèo non, ta mấy bận lao mình trong nắng gió, chuyện hàn huyên chưa cùng nhau cạn tỏ thì giọt máu chung tình đã nhuộm thắm chinh y. Từ đây hết nợ hết duyên hết ân hết ái, lưỡi gươm thiêng ta xin gởi lại cho người yêu lý tưởng Bạch Thu Hà. Nhạc Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi! |
||||||||||||||||||
![]() |
||||||||||||||||||
Trang of 3 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |