Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN NGẮN Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 6 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2010 lúc 8:12pm
Mối Tình Việt Ấn
Một câu chuyện tình đầy thơ mộng và lý thú đã xảy ra tại vùng thung lũng Silicon cách nay gần mười năm …

Theresa Thiên Kim, tên của nàng – Thiên Kim đến Hoa Kỳ theo diện HO cùng cha mẹ và 6 anh chị em, nàng là người con áp út – Vào năm 1990 Thiên Kim vừa tròn 20 tuổị Ðến xứ lạ quê người trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, chính phủ Hoa Kỳ chỉ cấp dưỡng trong vòng 8 tháng mà thôi, sau đó mỗi người lăn bổ đi tìm việc … Thời ấy công việc làm không thiếu, hãng xưởng tại vùng Silicon tràn ngập nên anh chị em nàng tìm việc rất dễ dàng.
Hàng ngày Thiên Kim đi đến hãng điện tử Solectron làm việc. nơi đây nàng gặp rất nhiều người Việt Nam cũng là nhân viên như nàng - Niềm vui tao ngộ đồng hương đã cho nàng thêm sức sống, cha nàng là Ðại Tá QLVNCH thời đệ nhị Cộng Hòa .- Qua chương trình HO 1 gia đình không rớt lại một ai nên cha mẹ nàng cũng có phần mãn nguyện. Nhưng tạo hóa trớ trêu gây cảnh đất bằng dậy sóng, một buổi cha nàng đi tập thể dục như hàng ngày cha vẫn đi bộ suốt hai giờ liền trong những dãy nhà song song với nhà nàng. Một người đàn bà từ đâu xuất hiện đi bộ sau lưng cha rồi bà kiếm chuyện làm quen, ba nàng tuy năm ấy cũng đã tròm trèm 70 nhưng trông vẫn còn tráng kiện, nhìn cứ tưởng khoảng 60 thôi - Thường thì mỗi ngày ba nàng chỉ đi bộ vài giờ vào buổi sáng là về nhà ăn điểm tâm, cà phê mẹ dọn sẵn để trên bàn cho cha – Hơn một tháng nay cha nàng đã thay đổi cách sống, sáng ra đường là cha đi một mạch tới tối mới về nhà, cha chưng diện chải chuốt bảnh bao một cách lạ thường, cha không còn thời giờ quan tâm các con hay là săn sóc mẹ nàng như xưa…Mẹ buồn rầu đâm bệnh nặng, cơn bệnh trầm tư từ trong óc não đã khiến mẹ nàng không nói được và nằm liệt suốt hai năm liền – Sau khi thấy bệnh tình của mẹ càng ngày càng nguy nan, cha hối hận quay về thì đã muộn, mẹ nàng từ giã cõi đời vào một đêm mưa bão bất ngờ từ đâu thổi tới bởi xứ thung lũng này ít khi được mưa bão đoái hoài, mưa thỉnh thoảng có thì như mưa phùn lác đác vậy thôi …

Mẹ nằm bất động trên giường sau khi anh chị em nàng đã chạy chữa qua nhiều Bác Sĩ Y Khoa và Ðông Y, tất cả đều bó tay chờ định mệnh an bài – Trên tay mẹ vẫn cầm một chiếc đồng hồ bằng vàng mà như Thiên Kim biết là quà sinh nhật cha đã tặng mẹ cách nay ba năm - Mẹ không đeo chiếc đồng hồ vào tay mà chỉ cất giữ trong chiếc hộp thủy tinh tuyệt đẹp, nhiều lúc chị gái nàng hỏi :
- Sao mẹ không đeo đồng hồ ba tặng, bàn tay mẹ thon thon, cổ tay đầy đặn, mẹ đeo vào sẽ đẹp và tăng thêm sự quý phái, hay mẹ để con lấy đồng hồ ra đeo hộ cho mẹ nhé ?
- Ðừng con, mẹ ôn tồn trả lời : Mẹ quý chiếc đồng hồ ba đã tặng như chính bản thân của mẹ, mẹ không muốn nó bị trầy hay bị cũ đi nên mẹ chỉ để dành ngắm nghía mà thôi, thấy nó là thấy hình ảnh ba con … Dạo nầy ba con sinh tật đam mê người đàn bà khác bỏ mẹ cô đơn, không có ba con bên cạnh thì có chiếc đồng hồ thay thế mẹ cũng thấy bớt đi phần nào niềm đau đớn tuy biết rằng mẹ đã phải ôm vào cuối cuộc đời niềm bất hạnh không ngờ !

Sau lần tậm sự đó mẹ nàng không nói được nữa và lâm bệnh trầm kha từ giã cuộc đời đau thương tủi phận, ngày tang lễ cha quỳ xuống ăn năn hối hận, nước mắt cha tuôn trào trên gương mặt héo hon khắc khổ… Cha bước đến bên mẹ tháo chiếc đồng hồ đã chặt cứng trong bàn tay giá lạnh của mẹ rồi mang vào cườm tay mẹ với cõi lòng nát tan .
Lá đã rụng đầy trên lối đi
Mùa thu vàng úa nỗi ai bi
Ðông về trong gió buồn se lạnh
Ai biết lòng ta trĩu nặng gì …
Chưa giã từ nhau sao vội đi
Nửa chừng lỗi nhịp khúc từ ly
Trăm năm một thoáng mơ hồ mộng
Người đã xa rồi, lệ ướt mi
Nhân thế đau buồn chuyện tử sinh
Bao nhiêu họa phúc giữa điêu linh
Phù du, tan hợp là thân phận
Biển khổ lênh đênh một chữ tình
Ai tiếc mùa thu, thương lá rụng
Ai về ấp ủ mộng xuân sang
Cho tôi gửi gấm niềm tâm sự
Ðến chốn vô cùng của nát tan …
Mùa thu Cali buồn và lạnh, những chiếc lá vàng thi nhau rơi lác đác ven đường làm lòng Thiên Kim chùng xuống, hai tuần vắng bóng người mẹ thân yêu vĩnh viễn, nàng biết làm gì để khỏa lấp nỗi trống vắng đến ghê sợ này, cha thì nằm li bì trong phòng riêng suốt ngày đêm, khi cần ăn uống cầm chừng cha ra ngoài bàn ngồi lặng lẽ và thường lẫn tránh cặp mắt anh chị em nàng - Mất người vợ hiền dường như cha cũng bỏ luôn người đàn bà hắc ám kia nên sau mấy tháng liền cha không đi tập thể dục và cũng không thấy cha đi ra khỏi nhà cũng không còn chưng diện như xưa .

Gió vẫn rít từng cơn não nuột, trên xa lộ mênh mông đơn độc Thiên Kim thấy buồn cho số phận mỏng manh, gần ba chục tuổi đầu không tìm được một tình yêu … Những hàng cây xanh đỏ tím vàng san sát bên nhau đẹp lạ lùng cũng không làm nàng vui được, những hình ảnh trước mắt mà hàng ngày nàng vẫn không quan tâm khi đi làm trên thành phố xa xôi này, hôm nay bất chợt nàng nhớ đến một bài thơ của một thi nhân đã tả về cảnh đẹp mùa thu, vì thích thú nàng đã thuộc lòng bài thơ tự khi nào không hay …Thiên Kim lẩm nhẩm :
Cho đến muôn đời thu vẫn đẹp
Lá vàng pha lá đỏ tươi xinh
Bên đường lặng lẽ hàng cây đứng
Những đóa hồng khoe sắc hữu tình
Phố Palo Alto êm đềm thơ mộng
Một buổi chiều lữ khách ghé thăm
Hoa lá reo vui theo gió lộng
Làm say lòng bao gã thi nhân ...
Ta cũng say sưa phố lạ chiều
Muôn trùng lá thắm đọng thương yêu
Dọc theo con lộ dài hun hút
Vàng, đỏ, nâu, hồng ... thoáng tịch liêu
Rừng lá mùa thu trải khắp miền
Ðiểm tô thêm đẹp phố bình yên
Ta ngơ ngẩn với ngàn hoa lá
Hồn bướm mơ tiên ... chẳng lụy phiền
Ta thấy quanh ta xác lá vàng
Quyện tròn trong gió buổi thu sang
Tưởng như ai đó đang vương vấn
Cho mộng thêm dài ... lạnh gối chăn !
Cảnh đẹp cho hồn ta ngất ngây
Tình thơ lai láng giữa trời mây
Nhìn thu ta bỗng lòng say đắm
Giấc mộng Hằng Nga ... giữa cõi này ...

Tâm hồn Thiên Kim bay bỗng như hòa nhập vào những câu thơ trữ tình kia, bỗng “ rầm” nàng đã tông vào xe phía trước, người lái xe mở cửa bước xuống tiến về phía Thiên Kim khi nàng vội vã tắt máy ngừng xe lại ngay sau xe người ấy - Một người đàn ông nước ngoài, có lẽ là người Iran Iraq hay Ấn Ðộ gì đây …Thiên Kim hạ kiếng xuống ngồi im chờ thái độ người kia để nàng hạ mình xin lỗị Ông ta nhìn nàng rồi nói nhỏ nhẹ một tràng tiếng Anh, tay chỉ vào chỗ xe bị đụng – Thiên Kim lính quýnh không biết phải làm sao, bởi nàng tiếng Anh không giỏi chỉ đủ để đi làm trong hãng xưởng mà thôi, nàng lấp bấp :
- I am sorry for this happening, but I have my insurance to cover for the damage of your car.
- That’s all right! Would you please give me your car insurance, and your driver licensẹ Ông ta trả lời nàng.

Ông lấy số phone của Thiên Kim và ghi số xe cùng số bằng lái và insurance của nàng xong chào nàng và tiếp tục lái xe đi mà không gọi 911 – Thiên Kim hoàn hồn, đưa tay đấm vào đầu thật mạnh “ từ nay quyết chừa tật mộng mơ khi lái xe nghe nhỏ khùng”

Ðã qua một tuần vẫn không thấy người bị nàng đụng xe làm gì cả, hay ông ta tốt bụng thương hại nàng mà không bắt nàng bồi thường. Nàng không tin vào điều mơ ước đó, dễ gì … “ Người Việt Nam còn hoạ may có tình đồng chủng, ông này người khác giống khác giòng đừng mơ mộng viễn vông nữa nhỏ khùng ơi” Thiên Kim hay tự nguyền rủa mình là nhỏ khùng mỗi khi làm điều sai trật hay lỡ lầm xử lý thiếu đạo đức và trung thực với lương tâm… bởi lẽ đó nhiều khi nàng tự nghĩ “ hay ta cứ mắng ta khùng rồi khùng thật rồi chăng, cũng nhan sắc, cũng khôn ngoan, lịch lãm mà chẳng thằng ma nào để mắt thương dùm, dù trong hãng ta làm khối người Việt đẹp trai bãnh chọe đếm không hết”…

Tiếng điện thoại reo vang cắt ngang dòng tư tưởng của Thiên Kim, lạ nhỉ, bây giờ là 10 giờ đêm, ai gọi mình vào giờ đi ngủ vậy ? Tin chắc cha đã ngủ, các anh chị dần dần lập gia thất ra riêng, thằng út cũng đã ra trường đi làm xa, Thiên Kim yên tâm nhấc phone lên và giật thót người “ chết cha rồi, thằng cha Iraq bị mình đụng xe hôm trước, chết cha rồi, mẹ ơi mẹ linh thiêng phù hộ cho con mọi việc êm xuôi tốt đẹp nha mẹ thương yêu của con”
Ông ta hẹn nàng ngày mai lúc 10 giờ sáng tại tiệm Tùng Auto Repair trên đường Senter để nàng trả tiền sửa xe cho ông – Nàng đồng ý nhận lời cái hẹn sáng mai tuy rằng cũng hơi lo ngại cho số tiền Repair không biết là bao nhiêu ?
Gặp lại lần thứ hai, người đàn ông rất tự nhiên và cởi mở trò chuyện thân mật với nàng, dù không giỏi tiếng Anh nhưng nàng cũng khá về từ ngữ nên đã hiểu được những gì ông ta vừa trao đổi và tìm hiểu về bản thân nàng… Thì ra ông ta là người Ấn Ðộ, với đôi mắt sáng tinh anh, nước da ngâm, thân hình bệ vệ có vẽ hơi phì … tướng thì cũng ngon cơm nhưng đi chiếc xe cũ kỹ thì chắc chắn cũng nghèo rớt mồng tơi như ta thôi, cái mộng ông ta thương tình mà không đền tan vào mây khói lãng du rồi nhỏ khùng ơi …

Một phép mầu từ đâu đưa đến, chắc hồn mẹ linh thiêng đã phù hộ cho nàng, sau một hồi nói chuyện ông mời nàng đi ăn trưa để thời gian cho tiệm Tùng định giá cả hư hại thế nàọ Khi trở về chỗ sửa xe ông nói với người chủ “I’m going to pay by my credit card.”

Một cảm mến tư cách người ngoại quốc lâng lâng trong hồn người con gái Việt Nam, nàng nhìn trăng đêm nay sao đẹp và thơ mộng hơn những đêm trước, Thiên Kim có tật thức khuya ngồi lặng lẽ một mình ôm vào lòng bao tâm sự rồi tự than vãn một mình và quyết định một mình, phải chăng cuộc đời nàng là cả một chuổi cô đơn và tự quyết, tự lập như chính bản thân nàng trong hiện tại - Từ tình cảm thân mến đó, người đàn ông Ấn Ðộ tên Kan đã đến thăm nàng tại nhà riêng của cha con nàng, cha không có phản ứng gì bởi thấy nàng cũng đã lớn, toàn quyền quyết định chuyện riêng tư – Ai dè chuyện đụng xe lại đem đến cho nàng một may mắn có được một tình thân bè bạn, chắc chắn là mẹ chớ không còn ai vào đây mà giúp nàng như thế cả - Mỗi lần đến nhà thăm nàng ông Kan thường đến bên bàn thờ Mẹ lấy một nén nhang đốt lên và cắm vào chiếc lư nhang, nàng để ý thấy điều đó không bao giờ ông Kan quên làm sau khi ngồi vài ba phút… Cảm động trước tình người cao đẹp có đạo đức như vậy, Thiên Kim dần dà yêu thương tuy biết rằng ông ta cũng nghèo khó cơ hàn không thể lo cho nàng một cuộc sống tốt đẹp và khấm khá hơn.

Thời gian dần trôi qua trong những bước thăng trầm, trong tình yêu chân thật của cả hai, một hôm Thiên Kim hỏi :
- Em không hiểu tại sao anh là người khác chủng tộc với em mà lại quá tốt, mỗi lần đến nhà em là y như rằng chỉ vài phút sau là anh đốt nhang cho Mẹ, em để ý chưa một lần nào anh quên, người Ấn Ðộ tâm hồn cao đẹp quá anh nhỉ !
- Kan cười “ không phải vậy đâu em cưng, người Ấn Ðộ không tốt như em tưởng đâu, chẳng qua nhà em nấu nướng thứ gì mà hôi quá anh không chịu nổi nên phải đốt nhang cho nó khử bớt mùi vậy thôi, thú thật mỗi lần anh đến thăm em là vì tình thương thật sự chứ mỗi lần đến là mỗi lần bị ngột ngạt cái mũi của anh em biết không ? Nói xong Kan ôm chặt lấy nàng vì sợ nàng giận, Thiên Kim ngượng chín cả người, ôi chao người Việt Nam chúng tôi ăn uống thứ gì mà để ông chê bai như thế, thì ra vì nguồn gốc tổ tông, nước mắm, xì dầu, mắm tôm, mắm cá … Rồi mà xem, cứ chê đi, mai mốt thành vợ thành chồng tớ sẽ cho nhà ngươi lãnh đủ các món ăn mà nhà ngươi sợ hãi … Nghĩ thế Thiên Kim cười một mình, đây là cách trả thù độc đáo của đàn bà Việt Nam chúng tôi mà …

Cuộc tình Ấn Ðộ Việt Nam kéo dài hơn hai năm, nàng không bao giờ hỏi Kan làm việc gì và làm việc ở đâu, chỉ biết chàng bằng tình yêu chân thật, mỗi ngày chàng mỗi vun quén đậm đà thêm lên, hàng ngày sau khi đi làm về Kan ghé nhà thăm cha nàng, mua cho ông vài hộp sâm, vài chai rượu vang ít tiền, chưa khi nào Kan mời nàng đi shopping mua sắm ngoại trừ chàng mua thức ăn mang đến cho nàng nấu nướng và chàng đã biết ăn chút chút những thức ăn mà trước đây nghe mùi Kan sợ hãi – Ðêm nay Kan xin phép cha nàng ở lại với Thiên Kim để bàn việc hôn nhân và được cha đồng ý . Nằm gọn trong vòng tay thương yêu của Kan, từ những chiếc hôn nồng nàn chàng trao gửi, Thiên Kim không mong ước gì hơn được sống mãi bên Kan với tình yêu tuyệt đẹp như đêm nay, ngày xưa nhà thơ Xuân Diệu đã có câu “ Yêu là chết ở trong lòng một ít vì mấy khi yêu mà chắc được yêu, cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu …” Ối chao, chỉ viễn vông thôi, đã yêu nhau thì cho nhiều cho ít có nghĩa gì đâu, như Kan và mình đây, Ấn Ðộ và Việt Nam nghèo bỏ xừ cái thân vẫn yêu nhau hết mình không thấy sao hỡi nhà thơ Xuân Diệu ?

Thắm thoát mùa xuân cũng sắp đến, Kan đã bàn tháng 12 tổ chức đám cưới, Thiên Kim dành phần chọn nhà hàng Việt Nam cho nhẹ tiền và quan khách tham dự của nàng toàn là người Việt Nam – Kan đồng ý cùng nàng chọn nhà hàng Phú Lâm thức ăn vừa ngon lại vừa rẻ có tiếng từ hơn hai chục năm qua - Cả hai hân hoan đến gặp anh Kim chủ nhân lấy ngày giờ đặt tiệc.

Sáng nay Kan gọi đến bảo Thiên Kim ở nhà nghỉ một bữa đi tham quan vài chỗ làm nơi thung lũng Silicon cùng anh, Kim thầm nghĩ chắc lại mất việc rồi đây, sợ nàng buồn không dám nói chăng bởi ngày cưới sắp đến mà không việc làm, không tiền bạc thì rõ khổ thân em và cả thân anh, cha mẹ anh thì ở bên Ấn Ðộ, cha em thì nghèo lấy ai giúp đỡ chúng ta khi đã đến nhà hàng đặt tiệc, đặt ngày và đặt cọc ? Nàng đi với chàng nhưng lòng buồn rười rượi chẳng thiết nói cười chỉ ậm ọe trả lời qua loa khi chàng hỏi – Kan dẫn nàng vào một tòa Building rộng lớn, một hãng điện tử tọa lạc trên vùng Fremont, theo Kim biết thì đây là một hãng điện tử lớn nhất nhì thành phố Silicon, nàng càng lạ lùng khi thấy Kan cứ dẫn nàng đi tuồn tuột vào bên trong mà không ai cản ngăn Kan và nàng cả, Kim không dám hé môi nửa lời khi thấy dáng vẻ nghiêm chỉnh của Kan và bộ Veston tươm tất của chàng, bụng Kim thầm nghĩ “Ði apply job mà ăn mặc giống như ông chủ, bộ xứ Hoa Kỳ này chuộng vẻ ngoài mới nhận làm việc hay sao, khéo vẽ vời chi dữ vậy Kan của em, anh hôm nay mà không nhận được job là sẽ bị nhỏ khùng này chọc quê cho mà biết”

Kan dẫn nàng vào phòng cuối cùng, nàng chưa biết phải ngồi đâu khi nhìn bàn ghế sa cừ lộng kiếng quá lộng lẫy sang trọng, nàng ké né đứng bên Kan thì thấy có mấy người vào gật đầu nghiêm chỉnh chào Kan với những ngôn từ Ấn Ðộ và tiếng Anh, Kan ngồi xuống chiếc ghế giữa bàn và nói với họ : This is my fiance’ rồi chàng chỉ chiếc ghế kế bên chàng cho Kim ngồi – Thiên Kim bừng tỉnh, thì ra Kan là ông chủ hãnh Ðiện Tử to lớn này, bấy lâu nay chàng đã thử thách con người Kim, thử thách tình yêu của Kim, mẹ ơi … mẹ ơi … Kim vui mừng nhắc đến mẹ thân yêu và nước mắt rưng rưng, nàng cố kềm hãm bởi trước mặt mọi người nàng nghiễm nhiên là bà chủ và mọi người đang một mực quý trọng nàng, nàng không vì xúc động riêng tư mà để lộ niềm hân hoan bất chợt với mọi người xung quanh.

Tuần sau Kan cho Kim biết là nàng sẽ không phải đi làm nữa, Kan đưa cha nàng và nàng về một ngôi nhà mới sang trọng trên đồi Los Altos Hill – Kan giao hãng cho phụ tá phó Giám Ðốc cai quản, chàng cùng Kim đi mua sắm nữ trang, quần áo cưới và mọi vật dụng cần thiết trang hoàng cho ngày cưới, chàng không quên đặt cho cha vợ hai bộ Veston và mua tặng ông một chiếc đồng hồ Rolex đắt giá của Thụy Sĩ.

Hạnh phúc là một thiên đàng tuyệt hảo dành cho Kim, nàng đã sống đã yêu với sự chân thành từ trái tim, nàng đã được đền bù xứng đáng. Sau ngày cưới Kan đưa nàng đi hưởng tuần trăng mật tại Paris nơi có những kỳ quan lịch sử và có những danh lam thắng cảnh tuyệt vời – Kan không quên mời cả người cha vợ tôn kính cùng đi cho ông có cơ hội du lịch Paris mà ông hằng ao ước.

Tình yêu hạnh phúc sự nghiệp đã chào đón người phụ nữ Việt Nam thân thương của chúng ta, trong trái tim người Ấn Ðộ đã khắc sâu hình ảnh người vợ Việt Nam trân quý, tác giả viết bài này với lòng cảm mến thật xâu sa tấm tình tốt đẹp hiếm có của hai nhân vật trong cốt truyện qua cuộc sống thật ngoài đời tại thung lũng Silicon hoa vàng muôn thuở - Có một vài hư cấu cho câu chuyện súc tích lãng mạn hơn và thấm thía hơn trong cuộc sống ly hương - Kan và Kim đã sống hạnh phúc gần 10 năm qua và có với nhau 4 mặt con, ba gái, một trai, những đứa con lai hai dòng máu Ấn Việt xinh đẹp và khôn ngoan vô cùng .
 
kt.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2010 lúc 4:35am
 

Sống trên đời cần có một tấm lòng!





Còn nhớ Trịnh Công Sơn đã có câu hát: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...” và cũng chính ông đã ngụ ý rằng, chỉ với một tấm lòng nhỏ nhoi ấy thôi, mà con người vượt rất xa những loài vật khác. Nếu mà cũng nhìn đời bằng con mắt ấy, cũng sống theo tôn chỉ ấy, thì xin được trả lời rằng: Người với người sống trong Tình và Nghĩa


Tôi hỏi đất:
-Ðất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước:
-Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ:
-Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?.

Ba dòng thơ cuối với sự lặp tuyệt đối như một lời trách giận hay là lối hỏi chua chát? Người sống với người như thế nào?

Ừ nhỉ, người sống với người như thế nào? Mình sống với người như thế nào? Người sống với mình như thế nào? Câu trả lời nằm ngay trong chính dòng đời miết mải.

Chẳng hiểu sao ngay từ đầu, cái câu hỏi đầy ám ảnh kia lại tạo cho mình ấn tượng sâu đến thế. Để đến lúc đọc lại cả bài thơ rồi, thì lại bật cười, có lẽ ... ừ có lẽ cả bài thơ đã là lời giải đáp. Người với người sống với nhau để làm cuộc sống của nhau đầy đặn hơn, tô màu thêm sắc để cuộc đời trở nên xanh tươi hơn, và chúng ta tôn nhau lên, để cho những cái riêng của từng cái tôi nổi trội lên, nhưng đồng thời cũng hòa vào nhau, đan vào nhau trong một cái sắc chung - CUỘC ĐỜI.




Và cứ thế, đất, nước và cỏ còn thua chúng ta nhiều lắm. Chúng chỉ tạo được cho nhau, chỉ cho được cho nhau một điều nổi bật, trong khi chúng ta, CON NGƯỜI làm được rất nhiều, nhiều hơn thế.

Không phải là tôi ngây thơ đến mức hiểu nhầm dụng ý của tác giả, nhưng vần thơ là để người tán tụng, để người suy diễn. Nhà văn, nhà thơ có nhìn thấy, có chỉ ra được một khía cạnh, thì tâm hồn người đọc vẫn có thể lần tìm những ngóc ngách khác. Chỉ xin hãy nhìn đời bằng một con mắt lạc quan, để cả ba lần hỏi nhức nhối được trở thành ba lần nhấn mạnh, điểm nhấn cho lòng yêu thương, sự bao dung và tình đồng loại.

Còn nhớ Trịnh Công Sơn đã có câu hát: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...” và cũng chính ông đã ngụ ý rằng, chỉ với một tấm lòng nhỏ nhoi ấy thôi, mà con người vượt rất xa những loài vật khác. Nếu mà cũng nhìn đời bằng con mắt ấy, cũng sống theo tôn chỉ ấy, thì xin được trả lời rằng: Người với người sống với trong Tình và Nghĩa

Lời bình luận của ai đó làm người ta giật mình ... cái dụng ý hiển nhiên của tác giả bỗng chốc bị lật ngược, bị thay bằng một cách hiểu mới hoàn toàn khác. Quả thật, có lẽ hầu hết ai đọc bài thơ đều thấy khâm phục tác giả, bài thơ ý nhị, giàu ẩn ý nếu không nói là giàu ẩn ý một cách xót xa.

Người sống với nhau như thế nào?
Người sống với nhau như thế nào?
Người sống với nhau như thế nào?

Ba câu hỏi giống nhau về câu chữ, nhưng khác nhau nhiều về cách đọc nó. Người bộc trực dễ lên giọng ở hai câu cuối, cái cảm xúc ấy nó cứ trào ra như sự uất hận bấy lâu bị dồn nén, như một lời quát thẳng vào mặt ai đó, một ai đó hư vô - cuộc đời. Người điềm đạm thì cứ xuống giọng, nhỏ dần, tưởng chừng như bất lực. Cái nín nhịn thắt chặt, sự bức bối ngậm ngùi giữ chặt trái tim, đã biết câu trả lời, đã hứng chịu đủ cuộc đời và giờ đây thì im lặng ...

Đúng, giá trị của bài thơ chính là ở ba câu hỏi cuối, nó không những giá trị ở chỗ tác giả đã gửi vào đó tâm sự sâu kín không chỉ của riêng mình, mà còn là cơ hội để người ta nhìn lại chính mình _ những cái gì bên trong được gọi là TìnhNghĩa? ...

Sưu tầm.



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 06/Mar/2010 lúc 4:35am

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2010 lúc 8:37pm
 
 
 
Tâm tình của 1 người Việt tại Mỹ


 Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.

 Bây giờ có ai mới quen gặp tôi hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.

Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi. Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả, vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.
 
 Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc. Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong  bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến 30 năm rồi cơ mà. Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.

  Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu. Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai  cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi... nghĩ lại.
 
  Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?
 
  Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân. Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình.
 
  Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.
 
  Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình, và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.

 Lại có những lần ở Việt Nam, tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.
 
  Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là "ấn tượng". Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.
     
  Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ! So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói:”Nơi  nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình”. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?
 
  Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.

  Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả. Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không  may, cụ bị Alzheimer. Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.
 
  Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!
 
  Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình.
 
  Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
 
  Khi về đổi họ thay tên. Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng.
 
  KBT
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2010 lúc 11:38am
 
Nghĩ về suy nghĩ
 
 
Nghĩ về những điều mình đang có thì sẽ thấy mình đang có tất cả.
Nghĩ về điều mình chưa có thì sẽ thấy mình chưa có gì cả
 
Nghĩ về những điều mình đã mất thì sẽ thấy mình đã mất tất cả
Nghĩ về những điều mình chưa mất thì sẽ thấy mình còn rất nhiều

Nghĩ về những điều bất hạnh thì sẽ thấy cuộc đời mình thật bất hạnh
Nghĩ về những điều hạnh phúc thì sẽ thấy cuộc đời mình thật hạnh phúc

Nghĩ về những điều mình muốn có sẽ làm cho mình quên đi những điều mình đang có
Nghĩ về những điều có thể sẽ mất sẽ thấy nâng niu, quý trọng những gì mình đang có

Nghĩ về những điều mình không hài lòng sẽ thấy bực bội trong lòng
Nghĩ về những điều mình cần phải biết ơn sẽ thấy tràn ngập lòng biết ơn trong lòng

Nói thì dễ nhưng để nghĩ được như vậy khá khó. Nhưng khó không có nghĩa là không làm được. Điều quan trọng là mình có muốn nghĩ như vậy hay không.

Tất cả đều nằm trong chính suy nghĩ của bản thân. Ta lựa chọn suy nghĩ, suy nghĩ đó dẫn ta đến hành động, hành động đó dẫn đến ta đến hạnh phúc hay đau khổ cho cuộc đời mình.

Như vậy hạnh phúc hay đau khổ, hài lòng hay không hài lòng, tất cả đều do chính suy nghĩ
 

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2010 lúc 8:13pm
 
Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân
Phạm Tín An Ninh


Hơn hai mươi năm nay, từ ngày đến định cư tại Na-Uy, một nước Bắc Âu nổi tiếng với những
mùa đông dài băng gía, nhưng lại rất đẹp vào ngày hè và lãng mạng vào thu, tôi vẫn giữ thói
quen đi len lỏi trong rừng, không chỉ vào những ngày nghỉ cuối tuần mà bất cứ lúc nào thấy
lòng mình trăn trở.  Không phải tò mò vì những cuộc tình cháy bỏng trong "Rừng Na-Uy", cuốn
tiểu thuyết nổi tiếng mới đây của một ông nhà văn Nhật Bản, nhưng để được lắng nghe
những tiếng khóc.  Tiếng khóc của cây lá, của gỗ đá trong rừng.  Tiếng khóc có mãnh lực
quyến dụ tôi, thúc bách tôi, cho dù nó đã làm tôi đau đớn, khốn khổ gần cả một đời.

http://lnx.web-burning.it/wp-content/plugins/wp-o-matic/cache/85239_447.jpg 

Tôi sinh ra ở Huế, nhưng lớn lên ở thành phố Nha Trang, sau khi cùng cả nhà theo cha tôi
vào đây nhận nhiệm sở mới.  Có lẽ ngày ấy tôi là một cô gái khá xinh.  Ngay từ năm tôi học
lớp đệ lục trường nữ trung học Huyền Trân, cũng đã có vài chàng học trò khờ khạo si tình,
đạp xe theo sau tôi những buổi học tan trường.  Lên năm đệ tam, cũng có vài chàng SVSQ
Hải Quân, Không Quân chờ trước cổng trường tán tỉnh.  Nhưng như là số trời, trái tim tôi chỉ
rung động trước một người.  Anh là bạn chí thân với ông anh cả của tôi, hai người học cùng
lớp thời còn ở trường Võ Tánh.  Tháng tư năm 68, chúng tôi làm đám cưới, kết thúc một cuộc
tình đầu thật dễ thương, không có nhiều lãng mạng, cũng chẳng có điều gì trắc trở.  Ông xã
tôi là lính Biệt Động Quân.  Hậu cứ đóng ở Pleiku.  Ngày về làm đám cưới, đôi giầy saut của
anh còn bám đầy đất đỏ hành quân.  Đám cưới của chúng tôi được tổ chức tại một nhà hàng
nằm gần bờ biển, không xa tòa tỉnh, nơi vừa trải qua khói lửa Mậu Thân.

Sau đám cưới, cha mẹ chồng cho tôi theo anh lên Pleiku một tháng, rồi phải trở về sống ở nhà
chồng, bởi anh đi hành quân liên miên, không an toàn khi tôi phải sống một mình.  Chỉ khi nào
tiểu đoàn về hậu cứ dưỡng quân, anh đánh điện tín để tôi lên với anh.

Mãi đến ba năm sau, tôi mới sinh cho anh đứa con đầu lòng.  Một đứa con trai bụ bẫm.  Có lẽ
vì nặng nợ với núi rừng, anh đề nghị tôi đặt tên cho con là Cao Nguyên.  Lê Cao Nguyên. 
Anh về thăm con khi cháu vừa đầy tháng.  Càng lớn Cao Nguyên càng giống cha.  Đôi mắt  to,
sóng mũi cao, đặc biệt là trên đầu mỗi vành tai đều có một "lỗ tai nhỏ" như ba nó.

Chỉ đúng một tuần sau khi chia tay vợ con về với đơn vị, anh bị thương nặng trong lúc đơn vị
hành quân giải vây căn cứ Pleime.  Tôi bồng con lên Pleiku.  Hậu cứ lo cho mẹ con tôi nơi ăn
chốn ở và có xe đưa đón mỗi ngày để tôi thăm và săn sóc anh mỗi ngày trong quân y viện.
 Sau khi xuất viện, đôi chân còn đi khập khiễng, nên anh được chuyển về Bộ Chỉ Huy Liên
Đoàn đảm trách một công tác tham mưu ở hậu cứ.  Mẹ con tôi ở lại Biển Hồ với Anh kể từ
ngày ấy.  Mẹ chồng tôi rất nhân từ, thường xuyên lên thăm chúng tôi và thuê cho tôi một
người giúp việc.  Cuối năm 1973, trong một lần pháo kích vào trại gia binh làm một số đàn bà
con nít bị thương, trong đó có cháu Cao Nguyên.  Rất may, mảnh đạn gây một vết thương khá
lớn ở cánh tay, nhưng không vào xương.  Sau hôm ấy, chúng tôi ra thuê một căn nhà bên
ngoài doanh trại để ở.  Năm sau khi Cao Nguyên vừa tròn hai tuổi, tôi sinh đứa con thứ nhì. 
Lần này là con gái.  Con bé giống mẹ, được chúng tôi đặt tên Thùy Dương để nhớ thành phố
biển Nha Trang, nơi hai chúng tôi lớn lên và yêu nhau.

Animated%20Nature%20-%20Scenic

Mấy năm sống ở Pleiku, cái thành phố "đi dăm phút trở về chốn cũ" ấy, những ngày nắng chỉ
thấy toàn bụi đỏ, còn những ngày mưa bùn bám dính gót chân.  Pleiku đúng là một thành phố
lính.  Những người vợ lính sống ở đây dường như chỉ để chờ chồng trở về sau những cuộc
hành quân, hoặc để chăm sóc chồng những ngày bị thương nằm trong quân y viện.  Với họ thì
đúng là "may mà có anh đời còn dễ thương".  Trong số ấy đã có biết bao người trở thành góa
phụ!

Giữa tháng 3/75, sau đúng một tuần Ban Mê Thuột mất vào tay giặc.  Một buổi sáng, từ bản
doanh Liên Đoàn về, hối hả bảo mẹ con tôi và chị giúp việc thu dọn đồ đạc gấp, bỏ lại mọi thứ,
chỉ mang những gì cần thiết, nhất là thức ăn và sữa cho các con, theo anh vào hậu cứ.

Khi vừa đến cổng trại, tôi ngạc nhiên khi thấy tất cả mọi người đều đã ngồi sẵn trên xe. 
Chúng tôi rời khỏi doanh trại.  Thành phố Pleiku như đang ngơ ngác trước những người từng
bao năm sống chết với mình nay vội vàng bỏ đi không một tiếng gĩa từ.  Đang giữa mùa xuân
mà cả một bầu trời u ám.  Pleiku tiễn chúng tôi bằng một cơn mưa đổ xuống khi đoàn xe vừa
ra khỏi thành phố.  Đến ngã ba Mỹ Thạnh, đoàn xe dừng lại.  Phía trước chúng tôi dày đặc xe
và người, vừa dân vừa lính, đủ các binh chủng, đủ các loại xe, kể cả xe gắn máy.  Tôi nghe
chồng tôi và bạn bè nói là ngoài lực lượng xung kích mở đường, một số đơn vị Biệt Động
Quân còn được chỉ định đi sau, ngăn chặn địch quân tập hậu để bảo vệ cho đoàn quân di
tản!  Đây là trách nhiệm nguy hiểm và nặng nề nhất trong một hành quân triệt thoái.

Hơn một ngày mò mẫm trên Tỉnh Lộ 7, chúng tôi đến thị xã Hậu Bổn vào lúc trời sắp tối.  Vừa
dừng lại chưa kịp ăn cơm thì bị pháo kích và súng nổ khắp nơi.  Xe và người dẫm lên nhau
trong cơn hốt hoảng.  Địch đã bao vây.  Các đơn vị BĐQ chống trả kiên cường, nhưng địch
qúa đông, mà bên ta thì vừa quân vừa dân chen chúc nhau hỗn độn.  Trong lúc nguy nan này
trời lại giáng xuống cho bên ta thêm một điều bất hạnh.  Một chiếc phản lực cơ dội bom nhầm
vào quân bạn.  Đoàn xe vội vã rời Hậu Bổn, di chuyển đến gần Phú Túc thì lại bị địch tấn
công từ khắp hướng.  Nhiều xe bốc cháy và nhiều người chết hoặc bị thương.  Cả đoàn xe
không nhúc nhích được.  Chúng tôi có lệnh bỏ lại tất cả xe cộ, băng rừng tìm đường về Củng
Sơn.



Chồng tôi, vừa chiến đấu vừa dẫn đường chúng tôi cùng một số binh sĩ, vợ con.  Tôi dắt theo
Cao Nguyên còn chị giúp việc bồng cháu Thùy Dương.  Chúng tôi lầm lũi trong rừng.  Tiếng
súng vẫn còn ầm ĩ, những viên đạn lửa như muốn xé màn đêm.  Khi chúng tôi mệt lả cũng là
lúc đến bờ một con sông nhỏ.  Chồng tôi lo chỗ ngủ cho mẹ con tôi dưới một gốc cây, rồi cùng
một số đồng đội chia nhau canh gác.  Mệt qúa, tôi ngủ vùi một giấc, thức giấc thì trời vừa
sáng.  Chúng tôi lại tiếp tục lên đường.  Tôi không còn đủ sức để bồng Cao Nguyên, nên
chồng tôi phải dùng cái võng nilong gùi cháu sau lưng, bên ngoài được phủ bằng cái áo giáp.
  Vừa ra khỏi bìa rừng tôi ngạc nhiên khi thấy từng đoàn người lũ lượt kéo nhau đi cùng
hướng chúng tôi, trong đó có nhiều người vừa bị thương, mình đầy máu.  Tôi nghĩ họ cũng là
những vợ chồng, con cái, cha mẹ dắt dìu nhau đi tìm sự sống.  Hình như họ không còn mang
theo bất cứ thứ gì.  Nhìn nét mặt ai nấy cũng kinh hoàng.  Chồng tôi bàn bạc cùng một số bạn
trong đơn vị, chúng tôi lại tách khỏi đám đông này, tìm một lộ trình khác mà đi, để tránh sự
phát hiện của địch.

Vừa rời đoàn người chừng vài phút thì đạn pháo thi nhau rớt xuống.  Tiếng la khóc thất thanh
cộng với tiếng súng nổ khắp nơi làm cho cả một khu rừng như trải qua một cơn địa chấn. 
Trong nhóm chúng tôi cũng đã có một số người đã chết.  Đến lúc này thì mạnh ai nấy tìm
đường sống.  Gia đình tôi cùng gia đình vài người bạn nữa chạy vào khu rừng phía trước, nơi
không nghe tiếng súng.  Kinh nghiệm bao nhiêu năm chiến trận, bây giờ chồng tôi chỉ còn
dùng để mong cứu được vợ con mình.  Địch quân tràn ngập.  Một số đơn vị tan rã.  Đồng đội
kẻ chết người bị thương.  Có thể một số đã bị bắt.  Tôi không thể tưởng tượng được số mệnh
bi thảm của những người lính Biệt Động một thời oanh liệt trên khắp chiến trường, giờ này lại
tan tác trong bất ngờ, tức tưởi!  Chồng tôi suýt bật khóc, khi nghe cấp chỉ huy truyền lệnh từ
ông tướng tư lệnh Quân Đoàn: "Đạp lên mà đi!"  Trong cả đời binh nghiệp, chắc những người
lính không còn nhận được cái lệnh nào đau đớn hơn thế nữa.
 
 
Sau chừng một tiếng đồng hồ băng rừng, chúng tôi bất ngờ gặp một toán lính hơn 20 người
thuộc tiểu đoàn cũ của chồng tôi.  Thầy trò chưa kịp nắm tay mừng rỡ thì súng nổ.  Địch quân
phía trước mặt.  Trở lại cương vị chỉ huy, chồng tôi lưng mang con, chồng tôi lưng mang con,
điều động anh em xông vào trận mạc.  Một cuộc đánh tốc chiến, toán địch quân bị tiêu diệt. 
Chồng tôi quay lại tìm và hướng dẫn đám đàn bà con nít chúng tôi đi tiếp.

Trong núi rừng đêm xuống thật nhanh.  Cái bóng tối bây giờ thật rợn người.  Tôi hình dung
cái bóng của tử thần.  Chúng tôi dừng lại trên một ngọn đồi thấp.  Tôi nghiệp cho những
người lính trung thành.  Đáng lẽ họ lợi dụng bóng đêm để đi tiếp, vì đó là sở trường của họ,
nhưng thấy một số vợ con bạn bè cùng vài anh em bị thương không thể đi nổi, nghe lời chồng
tôi, tất cả cùng ở lại qua đêm.  Sau khi sắp xếp anh em phòng thủ, chồng tôi trở lại phụ lo chỗ
nằm cho mẹ con tôi.  Tối hôm ấy, dù mệt, nhưng sao tôi cứ trằn trọc, không ngủ được.  Chồng
tôi ôm tôi dựa vào một gốc cây.  Anh ôm tôi thật chặt vào lòng, thỉnh thoảng hôn nhẹ tôi, trên
môi, trên tóc.  Trong hoàn cảnh này chẳng ai còn lòng dạ nào để lãng mạn yêu thương,
nhưng có lẽ anh đã tội nghiệp cho một người con gái đã trót chọn chồng là lính chiến.  Và
cũng không ngờ đó là những nụ hôn cuối cùng anh dành cho tôi.

Animated%20Nature%20-%20Scenic

Buổi sáng sớm khi vừa xuống chân đồi, chúng tôi chạm súng với địch.  Cũng là lần cuối tôi
chứng kiến những người lính Biệt Động can trường.  Các anh phân tán từng toán nhỏ, xông
vào lòng địch mà đánh, tiếng thét "Biệt Động Quân Sát" vang dội cả một vùng.  Nghe súng nổ,
tôi đoán lực lượng địch đông lắm.  Một anh trung sĩ bị thương ở cánh tay trong trận đánh hôm
qua, được chỉ định dắt tất cả đám đàn bà con nít chúng tôi ra khỏi vùng giao chiến.  Đã vậy
anh còn phải dìu theo một người lính bị thương khác.  Vợ chồng tôi thất lạc nhau kể từ phút
ấy.  Tôi còn lạc mất cả cháu Cao Nguyên, được ba nó gùi theo phía sau lưng ngay cả những
khi lâm trận.  Không biết chiếc áo giáp có đủ để che chắn hình hài bé nhỏ của con tôi.  Hình
ảnh này trước đây tôi nghĩ chỉ có diễn ra trong mấy cuốn truyện Tàu mà tôi đã đọc.

Tiếp tục di chuyển từng vài giờ đồng hồ nữa, khi tới một con đường mòn, chúng tôi lại nghe
súng nổ.  Anh trung sĩ dẫn đường chúng tôi nhận ra từng loạt lựu đạn nổ, bảo chúng tôi nằm
rạp xuống.  Chờ im tiếng súng, đám chúng tôi rời con đường mòn, chạy về bên hướng rừng
bên phải, mà theo anh trung sĩ, có thể an toàn hơn.  Khi đến bìa rừng, tôi thấy mấy người lính
BĐQ nằm chết bên cạnh xác quân thù, máu me lai láng.  Sau này tôi được biết những người
lính này bị địch bao vây, đã tự sát để cùng chết chung với giặc.

 
http://lnx.web-burning.it/wp-content/plugins/wp-o-matic/cache/ecb35_Sun_ray_in_the_woods.jpg

Đi vào cánh rừng bên phải chỉ vài trăm mét nửa thì chúng tôi bị đám khá đông VC chặn lại. 
Anh trung sĩ bị tước hết vũ khí.  Tất cả chúng tôi bị lùa vào bên bờ suối nhỏ.  Ở đây tôi gặp
một số sĩ quan, binh sĩ của ta bị bắt, nhiều người tay bị trói ngược ra sau, ngồi theo hàng dọc
quay lưng ra suối, trước họng súng sẵn sàng nhả đạn của kẻ thù.  Tôi cố ý tìm xem, nhưng
không thấy chồng tôi trong số người bị bắt.  Lòng tôi lo âu vô hạn.  Từ lúc ấy, tiếng súng tạm
im, chỉ còn tiếng quát thoát và tiếng nói rất khó nghe của đám người thắng trận.  Tất cả chúng
tôi bị lùa về địa điểm tập trung, một ngôi trường nằm trong huyện Củng Sơn (Sơn Hòa).

Trong cảnh khốn cùng này, tôi chỉ còn lại một điều may mắn.  Chị giúp việc rất tốt bụng và
trung thành.  Vừa bồng bế, bảo bọc cho cháu Thùy Dương, vừa lo lắng cho tôi.  Chị đi đâu đó
xin cho tôi nửa bát cơm, nhưng tôi không nuốt nổi, mặc dù đã trải qua hai ngày đói khát.  Nhìn
đứa con gái vừa mới lên hai lây lất bên cạnh và nghĩ tới chồng tôi và đứa con trai giờ này
không biết sống chết ra sao, lần đầu tiên tôi bật khóc.

Cuối cùng thì tôi cũng lần mò về đến Nha Trang, khi thành phố này cũng vừa lọt vào tay giặc.
 Khi nhận ra tôi, mẹ tôi ôm tôi vào lòng và khóc như mưa.  Tôi không đủ can đảm để mang tin
buồn đến nhà chồng, nhờ cha tôi sang báo tin tôi và cháu Thùy Dương vừa mới về nhà,
chồng tôi và cháu Cao Nguyên còn đang mất tích.  Cả nhà chồng kéo sang thăm tôi, bồng
cháu Thùy Dương về nhà chăm sóc.  Mẹ chồng tôi thẫn thờ cả mấy ngày liền khi nhận được
tin này.  Nằm nhà hơn một tuần, nhờ mẹ tận tình chăm lo, sức khỏe tôi đã gần bình phục, tôi
xin được trở lại Phú Bổn tìm chồng và cháu Cao Nguyên.  Cả nhà tôi và cha mẹ chồng đều ái
ngại, âu lo.  Nhưng qua sự nài nỉ của tôi, cuối cùng cha mẹ chồng cho đứa em trai út của
chồng tôi, dùng xe honda chở tôi ngược đường lên Tỉnh Lộ 7.

 

Mặc dù đã chứng kiến bao nhiêu máu lửa tang tóc, cũng như đã chuẩn bị tinh thần, nhưng tôi
thực sự kinh hãi những gì trước mắt, khi nhìn thấy ngổn ngang bao nhiêu xe cộ bị đốt cháy,
những bộ xương người còn vương vãi đó đây, bao nhiêu nấm mộ bị lấp vội bên đường.  Cả
một vùng xông mùi tử khí.  Chiếc khăn bịt miệng tẩm ướt dầu Nhị Thiên Đường đã giúp tôi và
cậu em vượt qua chặng đường gần 100 cây số.  Đến Cheo Reo, hỏi thăm một vài người dân,
được biết một số sĩ quan bị bắt làm tù binh, đang còn giam ở Thuần Mẫn.  Chúng tôi đến đó,
trình giấy phép đi tìm chồng của Ủy Ban Quân Quản mới được cho vào trại.  Sau khi tên VC
trực ban cho biết không có tên chồng tôi trong danh sách tù binh, tôi xin được gặp bất cứ sĩ
quan nào cùng đơn vị với chồng tôi.  Rất may, tôi gặp được anh đại đội phó lúc chồng tôi còn
ở tiểu đoàn.  Anh cho biết là có gặp một số binh sĩ cùng chồng tôi chiến đấu dưới ngọn đồi
gần đèo Tu Na.  Họ cho biết chồng tôi bị thương, nhưng cố tìm cách đưa cháu Cao Nguyên
đến một nơi nào đó.  Tôi sáng lên niềm hy vọng.  Ngay hôm ấy tôi thuê năm người thượng,
theo tôi lần theo con đường dọc bờ sông mà tôi còn nhớ, trở lại khu đồi thấp, rồi bung ra xa đi
tìm.  Liên tục trong một tuần, chúng tôi chỉ tìm được mấy bộ xương người, một số mộ vô danh,
nhưng không thấy dấu vết của chồng tôi.  Tôi trở về mang theo niềm tuyệt vọng, không chỉ
cho tôi, mà cho cả nhà chồng.

Cha mẹ chồng tôi lập bàn thờ cho chồng tôi và Cao Nguyên, đứa cháu đích tôn của ông bà.
 Ngày 19 tháng 3 là ngày giỗ của hai cha con.

Hàng năm, cứ đến ngày này, tôi và Thùy Dương đều trở lại Phú Bổn, tìm đến chân đồi, dưới
gốc cây nằm giữa đỉnh đồi, mà đêm cuối cùng chồng tôi ôm tôi vào lòng, thắp hương tưởng
niệm anh và cháu Cao Nguyên.  Tôi đã dùng dao khắc đậm tên anh và cháu Cao Nguyê vào
thân cây.  Lần nào, khi nước mắt ràn rụa, trong tiếng gió rừng, tôi mơ hồ như có tiếng khóc từ
gốc cây này, rồi văng vẳng bao nhiêu tiếng khóc từ những thân cây khác, từ những khúc gỗ
nằm vương vãi do bom đạn hôm nào, tạo thành những âm thanh não nùng, xé ruột.

 

Tôi đã mang dư âm của tiếng khóc ấy đến tận Bắc Âu, nơi mẹ con tôi định cư sau chuyến
vượt biển được một chiếc tàu của vương quốc Na Uy cứu vớt.  Thánh 5 năm 1985, cha mẹ
chồng tôi góp vàng cùng một người bạn ở vùng biển Lương Sơn đóng ghe vượt biển.  Tôi,
cháu Thùy Dương, và một đứa em trai của tôi đi cùng với gia đình chồng.  Tôi cũng xin được
một chỗ cho chị giúp việc lúc trước (chị đã về quê trên vùng quê Diên Khánh, sau ngày cùng
tôi thoát chết trở về), nhưng chị chối từ.  Tôi âm thầm gom nhặt tài sản của nhà chồng và của
tôi mang lên biếu chị trước khi rời khỏi quê nhà.

Hai mươi năm sau, khi Thùy Dương vừa làm đám cưới, tôi muốn đưa vợ chồng cháu về lại
Việt Nam trình diện ông bà ngoại, và đến địa điểm cuối cùng khi chồng tôi và Cao Nguyên còn
sống, như là một nghĩa cử để cháu tưởng nhớ đến cha và anh mình.  Chúng tôi đến đây vào
giữa mùa xuân, một ngày trước ngày giỗ chồng và đứa con trai.

Con đường Tỉnh Lộ 7 ngày xưa bây giờ đã được tráng nhựa và đổi tên thành Quốc Lộ 25.
 Chúng tôi thuê bao một chiếc xe tám chỗ ngồi.  Ngoài tôi và vợ chồng cháu Thùy Dương ,
còn có vợ chồng cậu em trai út của tôi và vợ chồng chị giúp việc ngày xưa.  Chúng tôi đến
Cheo Reo, bây giờ có tên mới là A Yun Pa thuộc tỉnh Gia Lai.  Tất cả không còn gì dấu vết
của chiến tranh.  Người ta đã cố tình trát phấn tô son lên thành phố núi này để có dáng dấp
của thời kỳ đổi mới.  Màu sắc lòe loẹt, vài ngôi nhà cao tầng quê mùa kệch cỡm, những ngôi
nhà sàn "cải biên" thành những biệt thự của các ông quan lớn, nằm chơ vơ giữa một vùng
nghèo nàn mang tên "thị xã".  Nhìn dãy núi Hàm Rồng từ xa, ẩn hiện trong những đám mây
mù, lòng tôi chùng xuống.  Nơi ấy, đã bao lần tôi đến thăm chồng, để được hòa mình vào đơn
vị với những người lính trẻ, sẵn sàng chết cho quê hương.  Cũng ở nơi ấy tôi đã vinh dự
chứng kiến chồng tôi cùng nhiều anh em đồng đội được ông tướng Vùng gắn huy chương lên
ngực áo khi ban nhạc trổi khúc quân hành.  Tất cả bây giờ đã trở thành huyền thoại.



Sau khi thuê phòng trọ, tắm rửa và cơm nước xong, chúng tôi hỏi đường đến tháp Yang Mun
và tháp Drang Lai.  Vì nghe dân ở đây bảo các vị thần Chàm trong hai ngôi tháp này linh
thiêng ghê lắm.  Tôi khấn vái và xin xâm.  Tôi ngạc nhiên vô cùng khi lá xâm tôi bốc trúng lại là
bốn câu Kiều của ông Nguyễn Du:

Từ phen chiếc lá lìa rừng
Thăm tìm luống những liệu chừng nước mây
Rõ ràng hoa rụng hương bay
Kiếp sau hoạ thấy kiếp này hẳn thôi.

Tôi bán tín bán nghi, vì nghe nhiều người nói ở Việt Nam, chuyện cúng bái, mê tín dị đoan,
bây giờ là một business.  Chẳng lẽ ông thần Chàm này lại thuộc cả truyện Kiều.  Nghĩ như
vậy, nhưng thấy bốn câu thơ lại đúng vào trường hợp của mình, tôi cũng thấy lòng buồn vô
hạn.  Trở về phòng trọ, bà chủ nhà cho biết ngày mai có chợ phiên của người dân tộc, vừa
đông vui vừa có thể mua nhiều thứ thổ sản, gia cầm với gía rất rẻ.  Tôi cũng muốn mua mấy
con gà, để cúng chồng tôi.  Khi còn sống anh thích ăn gà luộc.  Bà còn cho biết thêm dân
chúng ở vùng này đa số là người Thượng thuộc các sắc tộc Djarai, Bahnar, Hroi và M'dhur. 
Có một số sống trong các bản rất xa, cách thị xã này từ 10 tới 20 cây số.

Sau một đêm trằn trọc với những cơn ác mộng, vừa mới chợp mắt tôi đã nghe tiếng người réo
gọi nhau.  Ngôn ngữ của các sắc tộc, tôi không hiểu họ nói gì.  Chợ phiên nhóm rất sớm.

Chúng tôi vội vàng ăn sáng rồi kéo nhau ra khu chợ, nằm không xa trước nhà trọ.  Tôi có cảm
giác lạ lẫm vì đây là lần đầu tiên tôi đến một buổi chợ phiên của người sắc tộc.  Đã vậy vợ
chồng cháu Thùy Dương cứ theo hỏi tôi điều này điều nọ.  Khi đang cố giải thích về nguồn
gốc người Thượng, chúng tôi đến một quày gà.  Những con gà tre nhỏ xíu được nhốt trong
những trong mấy cái lồng đan bằng tre.  Tôi ngồi xuống lựa hai con gà béo nhất, bảo người
chủ bắt hộ hai con gà này ra khỏi lồng.  Người chủ là anh đàn ông người Thượng vừa đen
vừa ốm, nói tiếng Việt chưa sõi...Khi Anh xăn tay áo lên và thò tay vào lồng gà, tôi bỗng giật
mình khi phát hiện vết sẹo trên cánh tay trái.  Vết sẹo có hình dáng đầu một con cọp.  Tôi nhớ
tới Cao Nguyên, đứa con trai ba tuổi, bị thương trong trận pháo kích của VC vào trại gia binh
ở Biển Hồ.  Vết thương trên cánh tay cháu sau khi chữa lành cũng để lại một vết sẹo có hình
ảnh đầu một con cọp.  Biểu tượng binh chủng BĐQ mà chồng tôi luôn mang trên vai áo.
 
Tôi biến sắc, nắm chặt cánh tay anh người Thượng và nhìn vào mặt anh ta.  Cũng hai con
mắt khá to, cũng cái sống mũi cao, nhưng khuôn mặt cháy nắng, mái tóc mầu nâu sậm như
mầu đất đỏ Pleiku.  Không có nét đẹp của Cao Nguyên ngày trước.  Anh người Thượng
ngượng ngùng, cúi mặt xuống, khựng lại.  Nhưng tôi chợt nhớ ra trên vành tai của Cao
Nguyên có một lỗ tai nhỏ, giống như ba của nó, tôi cúi xuống để nhìn kỹ vào tai anh người
thượng.  Tôi bàng hoàng khi nhận ra hai cái lỗ tai nhỏ trên hai vành tai.  Bất giác, tôi ôm chầm
lấy anh và nước mắt trào ra.  Nhưng anh bán gà đẩy mạnh tôi ra và nói một tràng tiếng
Thượng.  Vợ chồng cháu Thùy Dương ngơ ngác nhìn tôi, không biết xảy ra điều gì.  Nghĩ tới
chị giúp việc ngày trước có thể xác nhận cùng tôi đôi điều kỳ lạ, tôi báo cháu Thùy Dương đi
gọi chị từ gian hàng hoa lan phía trước. 
Tôi kéo chị ra xa và nói vào tai chị:

-  Chị nhìn kỹ anh người Thượng này xem có giống ai không?

Sau một lúc nhìn không chớp mắt, mặt chị biến sắc, rồi không trả lời tôi mà thì thầm một mình:

-  Thằng Nguyên?  Chả lẽ là thằng cu Nguyên?

Rồi chị nhìn thẳng vào mặt anh ta hỏi:

-  Mày có phải là thằng Nguyên, Lê Cao Nguyên không?

Anh người Thượng lắc đầu.

-  Tao là thằng Ksor Tlang.

Tôi mua hết những lồng gà hôm ấy và và đưa cho anh một nắm tiền.  Sau khi đếm xong anh
trả lại cho tôi hơn một nửa, rồi buột miệng:

-  Mày bắt cái con gà nhiều tiền qúa!

Tôi mất hết bình tĩnh, bảo vợ chồng chị giúp việc đứng giữ anh ta, rồi chạy vào phòng trọ tìm
 bà chủ nhà.  Tôi kể rất vắn tắt những gì đã xảy ra. Có lẽ bà ta là người có tai mắt ờ đây,
nhưng là một người tốt bụng, nhấc điện thoại gọi công an.  Chưa đầy ba phút hai gã công an
chạy tới bằng xe gắn máy, một Kinh một Thượng, cúi đầu chào bà chủ.  Chưa kịp nói gì, bà
chủ kéo tay hai gã công an ra chợ.  Vừa đi bà vừa giải thích.  Đến nơi, gã công an nói một
tràng tiếng Thượng.  Tôi không hiểu gì nhưng thấy anh bán gà gân cổ cãi lại.  Cuối cùng hai
người công an kéo anh đi, mặc dù anh cố tình chống lại.  Chúng tôi đi theo phía sau trở về
phòng trọ.

Qua trung gian của bà chủ nhà trọ, tôi nhờ gã công an giúp tôi, dịch lại các điều trao đổi giữa
tôi và anh bán gà, và cố gắng bằng mọi cách tìm ra tông tích của anh ta.  Tôọ hai nhét vào tay
bà chủ nhà trọ hai tờ giấy bạc 100 đô la.

-  Em có cha mẹ không?  Tên ông bà là gì?
-  Tôi có cha mẹ.  Cha tôi tên Ksor H'lum, mẹ tôi tên H'Nu
-  Có anh em không?
-  Không.
-  Anh có nhớ ngày sinh không?
-  Không. 
(Gã công an nhìn sang tôi, bảo là sẽ đi tìm khai sinh sau)
-  Anh có nhớ lúc còn nhỏ, khi ba, bốn tuổi anh ở đâu không?
-  Không!  Thì chắc tôi ở với cha mẹ tôi mà.
-  Cái sẹo trên cánh tay trái, anh biết vì sao mà có cái sẹo này không?
(Gã công an bảo anh xăn tay áo lên và chỉ vào vết sẹo)
-  Không!  Chắc là bị cành cây đâm trúng.

Tôi thở ra thất vọng.  Nhưng vừa chợt nghĩ ra điều gì, tôi lại hỏi:

-  Cha mẹ anh đang ở đâu?
-  Buôn Ban Ma Dek.
(Gã công an nhìn tôi, bảo buôn Ban Ma Dek cách đây hơn 10 cây số)
-  Anh ở chung với cha mẹ anh?
-  Không, ở bên cạnh, với vợ và hai đứa con.
-  Đã có vợ con rồi à!  Tôi buột miệng.

Tôi đề nghị hai gã công an cùng đi với chúng tôi và anh bán gà về buôn Ban Ma Dek.  Sau khi
hỏi nhỏ bà chủ nhà trọ, hai gã công an gật đầu.  Nhưng bảo chúng tôi phải thuê xe ôm, vì về
buôn Ban Ma Dek chỉ có đường rừng, xe ô tô không chạy được.  Bà chủ nhà trọ gọi dùm
chúng tôi bảy cái xe ôm.

animated%20gifs

Cha mẹ của anh bán gà đã khá gìa, trước đây chỉ sống lẻ loi trong núi nên không nói được
tiếng Việt.  Chúng tôi lại trao đổi qua sự thông dịch của lão công an người Thượng.  Vợ và hai
con của Ksor Tlang thấy có nhiều người cũng chạy sang nhìn.

Ông bà cứ nhất quyết Ksor Tlang là con đẻ của ông bà.  Nhưng thấy tôi khóc lóc, năn nỉ và
nhờ gã công an gạn hỏi, cuối cùng ông cha mới kể lại sự thực.

-  Năm ấy, lâu rồi, sau mấy ngày chiến trận ác liệt, mà vợ chồng tôi phải nằm suốt sau tảng đá
to trước nhà để tránh đạn.  Bỗng một buổi chiều có người lính mặc áo rằn ri, bị thương nặng
lắm, nhưng cố lết vào dưới căn nhà sàn của tôi rồi gục chết, trên lưng có mang một đứa bé. 
Nó là thằng Ksor Tlang bây giờ.
-  Rồi xác của người lính đó ở đâu?  Tôi hỏi.

Ông chỉ tay ra rừng cây phía trước:

-  Tôi đã chôn ông ta dưới gốc cây ấy, rồi rào lại, sợ thú rừng bới lên ăn thịt.

Chúng tôi theo sau hai người công an dìu ông gìa đi về phía khu rừng.

Tôi khóc ngất khi nhìn thấy ngôi mộ lè tè nằm dưới tàng cây, được rào lại bằng những que gỗ
nhỏ.  Vợ chồng cháu Thùy Dương cũng qùy xuống ôm vai tôi mà khóc.  Tôi ngước lên dáo
dác tìm Ksor Tlang, thằng Cao Nguyên, đứa con trai duy nhất của vợ chồng tôi.  Nó đang
đứng bất động, hai tay đang nắm chặt hai đứa con đang trần truồng, đen đúa.  Tôi chạy lại ôm
hai đứa nhỏ vào lòng, nhưng cả hai đứa trố mắt nhìn tôi dửng dưng, xa lạ.

Tôi khóc lóc, năn nỉ lắm, ông gìa mới cùng vợ chồng và hai đứa con thằng Ksor Tlang về nhà
trọ với tôi.  Nhờ bà chủ thuê một cậu học trò thông dịch.  Suốt một đêm, tôi, cháu Thùy Dương
và vợ chồng chị vú giúp việc ngày xưa, giải thích, khóc hết nước mắt, xin vợ chồng Ksot Tlang
và hai đứa con theo chúng tôi về Nha Trang ở với ông bà ngoại, rồi tôi sẽ tìm cách đưa sang
Na Uy.  Cả hai ông bà gìa, nếu muốn, chúng tôi sẽ mua nhà cửa ở Nha Trang và chu cấp cho
ông bà sống gần Ksor Tlang.  Nhưng cả Ksor Tlang và ông gìa một mực chối từ, bảo là họ
không thể nào bỏ bản mà đi.  Núi rừng mãi mãi là nhà của họ.  Họ không thể nào sống xa
rừng cũng như loài cá không thể nào sống mà không có nước.

http://www.simplevietnam.com/uploads/Dak%20Nong/Tong%20Quan/nhasan-1.jpg

Dự trù lên đây ba ngày.  Vậy mà chúng tôi đã ở lại đây hơn hai tuần rồi.  Ban đầu tôi tính xin
phép cha mẹ nuôi của Ksor Tlang cho tôi cải táng phần mộ của chồng tôi, mang về an táng ở
nghĩa trang gia tộc ở Nha Trang, nhưng rồi tôi đã đổi ý.  Bởi anh phải nằm ở đây, bên cạnh
đứa con trai và hai đứa cháu nội của anh, mặc dù bây giờ tất cả đã trở thành người Thượng
và chắc không biết gì về anh.  Và chắc có lẽ anh cũng muốn nằm lại với bao đồng đội, một
thời cùng anh vào sinh ra tử, mà linh hồn chắc đang còn phảnh phất quanh đây.  Tôi mướn
thợ xây lại ngôi mộ.  Trên tấm bia không có hình chân dung của anh, mà có tấm ảnh anh chụp
chung với tôi và hai cháu Cao Nguyên và Thùy Dương trong ngày sinh nhật bốn tuổi của Cao
Nguyên, chỉ hơn một tháng trước ngày anh mất.  Tấm ảnh này lúc nào tôi cũng mang theo.

Tôi cũng không thể bắt Cao Nguyên và vợ con phải rời khỏi núi rừng, nơi đã cưu mang nó. 
Có lẽ cái tên Cao Nguyên mà ngày xưa chồng tôi đề nghị đặt cho nó đã vận vào cuộc đời của
nó.  Điều làm tôi đau đớn hơn là tôi chẳng làm được điều gì cho đứa con trai ruột thịt máu mủ
của mình, ngoài việc nhờ bà chủ nhà trọ thuê người dựng cho vợ chồng nó và ông bà cha mẹ
nuôi một ngôi nhà sàn chắc chắn và rộng rãi hơn, sắm cho vợ chồng nó và hai đứa con một
số quần áo mới.  Nhưng phải năn nỉ khóc lóc mãi nó mới chịu nhận, cùng số tiền 200 đô la. 
Bằng đúng số tiền mà tôi trả công cho hai gã công an!

Ngày cuối cùng, chúng tôi ở lại với với vợ chồng Cao Nguyên trên ngôi nhà sàn mới.  Buổi
chiều tôi bảo Cao Nguyên và vợ con nó, thay quần áo mới, cùng với tôi và vợ chồng Thùy
  Dương ra thắp hương trước mộ ba nó.  Nó qùy bên cạnh tôi, cúi đầu nói điều gì lầm thầm
trong miệng và khi ngước lên, đôi mắt đỏ hoe.  Suốt đêm hôm ấy, tôi ngồi khóc một mình.  Tôi
nghĩ tình mẫu tử thật thiêng liêng, nhưng có lẽ ông trời đã phạt tôi.  Tôi sinh ra Cao Nguyên,
nhưng không bảo vệ được con mình, để mất nó trong núi rừng này từ ngày nó mới lên bốn
tuổi.

Tôi rời khỏi Cheo Reo, chạy ngược về cầu sông Ba theo Tỉnh Lộ 7 ngày xưa, mang theo trong
lòng nỗi đau đứt ruột.  Đang giữa mùa xuân nhưng giữa bầu trời nhuộm màu ảm đạm.  Nhìn
núi rừng hai bên đường, trong ràn rụa nước mắt, tôi mơ hồ như cây lá không còn nữa, mà tất
cả đều mang hình dáng của những bộ xương người nối tiếp nhau, trùng điệp.  Tai tôi nghe
trăm ngàn tiếng khóc quyện vào trong gió.  Không biết đó là tiếng khóc của người hay tiếng
khóc của cây?

Phạm Tín An Ninh
Phỏng theo lời kể của một người vợ lính BĐQ

 

__._,_.___

 



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 08/Mar/2010 lúc 8:15pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 09/Mar/2010 lúc 9:49am

 

 
Mẹ tôi
 
Con nấu hơi nhạt một tí thì mẹ bảo sao nhạt như nước ốc, bây giờ hơi mặn thì mẹ lại bảo nuốt không vô.Thế mẹ muốn như thế nào?"-Con dâu cằn nhằn.

Thấy con trai vừa đi làm về người mẹ vội vàng và cơm, thức ăn vào miệng cố nuốt.
Cô con dâu giận dữ nhìn chồng.Anh bèn đi lại thử ăn một miếng, vừa đưa vào miệng thì nhổ ra ngay, và nói:

"Anh đã bảo bao nhiêu lần rồi, mẹ bị bệnh không ăn được mặn cơ mà!"
-"Thôi được rồi!Mẹ là mẹ anh, giỏi thì sau này tự mà nấu đi!"Cô vợ giận dữ trở về phòng.

Người chồng chỉ biết than dài buồn bã, ngậm ngùi nói với mẹ rằng:"Mẹ ạ, thôi đừng ăn nữa, để con đi chế bát mì cho mẹ."

-"Tể, có phải con có chuyện gì muốn nói với mẹ phải không?Có thì con cứ nói đừng để trong lòng!"
-"Thưa mẹ, tháng sau công ty con thăng chức cho con rồi, có lẽ công việc sẽ rất bận, với lại vợ con nó muốn đi làm, cho nên..."

Người mẹ liền hiểu ngay ý của con, mẹ bảo:"Tể, đừng đưa mẹ vào Viện Dưỡng Lão nghe con" giọng mẹ như đang van xin.

Người con trai trầm tư một lúc, đang tìm một lý do khác thích hợp hơn.

-"Mẹ ạ, Viện Dưỡng Lão cũng có gì không tốt đâu, con sợ vợ con nó đi làm rồi sẽ không có thời gian chăm sóc mẹ được.Ở Viện Dưỡng Lão có cái ăn, cái ở lại còn có cả người chăm sóc, như vậy không tốt hơn ở nhà bao nhiêu sao?"
"Nhưng chú A Tài chú ấy..."

Tắm xong, ăn vội bát mì, người con trai liền đi vào phòng đọc sách.Đứng đăm chiêu bên cửa sổ, lòng anh ta lại suy nghĩ miên man.Mẹ từ lúc còn trẻ đã đành cam chịu cảnh góa bụa, ngậm đắng nuốt cay, chèo chống nuôi con khôn lớn, rồi lo cho con ra nước ngoài ăn học.Nhưng mẹ không bao giờ vì vậy mà đặt điều bắt con phải hiếu thảo lại, thế mà ngược lại người vợ lại lấy chuyện hôn nhân ra đặt điều này nọ với chồng! Nên đưa mẹ vào Viện Dưỡng Lão hay không?Người con trai tự hỏi lòng minh và thấy có điếu gì đó hơi bất nhẫn.

-"Sống với anh nửa quãng đời còn lại là vợ anh chứ chẳng lẽ là mẹ anh sao?"-Con trai chú A Tài cứ luôn nhắc anh ta như thế.

-"Mẹ mày già rồi, sống thọ lắm thì cũng chỉ được vài năm nữa thôi, sao không lo mà phụng dưỡng mẹ đi.Đừng để đợi đến lúc cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muôn nuôi mà song thân đã vãng"-Những người thân thích đều khuyên anh ta như vậy.

Người con trai không dám suy nghĩ tiếp nữa vì sợ sẽ thay đổi quyết định ban đầu.

Trời đã về chiều, những tia nắng cuối ngày hắt hiu vàng vọt, mặt trời đã sắp lặn về phía bên kia chân núi.Xa xa bên sườn núi là Viện Dưỡng Lão của hàng quý tộc.

"Đúng vậy, tốn càng nhiều tiền thì càng tốt, người con trai kia mới thấy yên tâm hơn, an ủi hơn.Khi đưa mẹ đến Viện Dưỡng Lão vừa bước vào đại sảnh đập vào mắt đầu tiên là chiếc Ti Vi to tướng 42 in đang chiếu một bộ phim vui nhộn, nhưng trên môi mọi người nụ cười dường như đã chết lịm.

Nhìn những cụ già áo quần giống nhau, kiểu tóc giống nhau đang gật gù trên những chiếc ghế so-fa, dáng vẻ buồn bã, hiu quạnh.Có cụ đang lẩm nhẩm điều gì, có cụ đang khó khăn trong động tác cúi mình nhặt những mẩu bánh rơi trên mặt đất lên ăn.Người con trai biết mẹ thích ánh sáng, nên đã chọn cho mẹ một căn phòng có đầy đủ ánh sáng.Từ cửa sổ căn phòng nhìn ra dưới bóng cây là những thảm cỏ xanh tươi.Những y tá đẩy những chiếc xe lăn đưa những người già đi dạo bộ, bốn bề không gian tĩnh lặng đến nao lòng.Nhưng dù cho hoàng hôn có đẹp đến đâu đi chăng nữa thì cũng vẫn là hôn hoàng, anh ta thở dài lòng buồn trĩu u uất.

-"Mẹ, con...con về đây". Mẹ chỉ biết gật đầu.Lúc anh ta ra về mẹ vẫy vẫy tay, mồm mếu máo không còn một chiếc răng, làn môi trắng nhợt nhạt khô khan run rấy như muốn nói điều gì nhưng rồi lại thôi .Đến lúc này người con trai mới chú ý đến mái tóc đã bạc của mẹ khoé mắt hằn lên những nép nhăn theo năm tháng.Mẹ đã già rồi!

Ngay lúc đó trong đầu anh lại hiện về một cảnh tượng hồi còn thơ bé.Lúc đó anh ta chỉ mới 6 tuổi, mẹ có chuyện phải về quê không tiện mang theo con, nên gởi anh ta lại cho chú A Tài vài hôm.Lúc ra đi, anh ta hốt hoảng ôm chầm lấy chân mẹ không chịu buông ra, và khóc nức nở van xin mẹ:"Mẹ đừng bỏ con!Mẹ đừng đi"Cuối cùng thì mẹ đành phải mang theo anh ta đi.Anh ta ra khỏi phòng đóng cửa xong mà không dám quay đầu nhìn lại, vì sợ cái ký ức quái ác đó lại trở về.

Vừa về đến nhà đã thấy cảnh tượng vợ và mẹ vợ đang hăm hở vứt những đồ trong phòng mẹ một cách không thương tiếc.Chiếc cúp cao gần 1tấc-giải nhất cuộc thi viết văn hồi cấp 1 giành được với bài 《Mẹ tôi》, cuốn từ điển Hoa-Anh- phần quà sinh nhật đầu tiên mà mẹ dành cái ăn cái tiêu trong một tháng mua cho, và cả chai dầu phong thấp mà mẹ thường hay thoa trước khi đi ngủ nữa, không có con thoa cho mẹ, mang vào Viện Dưỡng Lão thì có ích gì.

-"Đủ rồi, không được vứt nữa" -Người con trai giận dữ quát lớn.

-"Toàn đồ phế liệu rác rưởi này không vứt đi để lại làm gì chiếm chỗ, làm sao để đồ của tao được"-Người mẹ vợ nói không chút ngại ngùng.

-"Đúng đó, anh dọn luôn cái giường cũ kỹ, ọp ẹp kia của mẹ anh ra đi, mai em mua cho mẹ em chiếc mới khác."- Người vợ hùa theo mẹ mình

Trước mắt anh ta là một đống hình chụp hồi anh ta còn nhỏ, những tấm chụp lúc mẹ dẫn anh đi chơi ở sở thú, công viên.

-"Tất cả đều là tài sản của mẹ con không được vứt đi"

-"Thái độ của anh như vậy nghĩa là sao?Nói với mẹ em sao lớn tiếng vậy, anh phải xin lỗi mẹ em ngay!"
-"Vì sao anh cưới em thì phải yêu cả mẹ em, còn em gả cho anh lại không thể yêu được mẹ anh chứ?"

Sau cơn mưa đêm càng lạnh lẽo hơn, không gian càng yên lặng hơn, trên những con đường xơ xác lại càng thêm vắng bóng người và xe cộ lại qua.Chiếc BMW lướt đi như gió, vượt luôn đèn đỏ, băng cả làn đường vùn vụt lao như tên bay về phía sườn núi của Viện Dưỡng Lão.Dừng xe, chạy thẳng lên lầu, mở cửa phòng ra.Anh ta lịm đi một lúc, mẹ ngồi đó nắn bóp đôi chân bị phong thấp, quằn quại với nỗi đau nhức.Khi thấy trên tay người con cầm chai dầu phong thấp của mình, người mẹ như được an ủi phần nào, mẹ liền bảo:-"Mẹ quên mang theo, may mà con nhớ đem đến cho mẹ".Anh ta đến và quỳ xuống bên mẹ.

"Trời đã khuya rồi, mẹ tự mình thoa cũng được, con về đi mai còn phải đi làm nữa."
Anh ta nghẹn ngào nức nở một hồi rồi khóc oà lên nói với mẹ rằng
 
"Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, mẹ hãy tha thứ cho con! Mẹ hãy về nhà với con đi!"

 
 

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2010 lúc 2:01pm
 
XIN MỜI ĐỌC MỘT CHUYỆN CẢM ĐỘNG

 

 Người lính cứu hỏa tí hon

                              Nguyen Tran phỏng dich
 
           
Tại thành phố Calgary tỉnh bang Alberta (Canada), một bà mẹ trẻ 26 tuổi đau khổ nhìn đứa con trai mới 6 tuổi đầu thật dễ thương và cũng rất tội nghiệp đang chết lần mòn vì chứng bệnh ung thư máu ở giai đoạn cuối cùng. Trên cõi đời nầy, chắc không có danh từ nào đau thương ngậm ngùi cho bằng hai chữ “cuối cùng”.
           Mặc dù  tâm tư rối bời tan nát nhưng người phụ nữ trẻ vẫn quyết tâm phải làm một cái gì đó cho đứa con bất hạnh của nàng trước khi cháu ra đi. Như muôn ngàn bậc cha mẹ khác, nàng mong con mình lớn lên và thành đạt những ước vọng trong đời nhưng giờ đây thì mơ ước kia đã tan thành mây khói vì chứng bệnh ung thư oan nghiệt. Tuy thế nàng vẫn muốn cho giấc mơ của con mình thành sự thực . Cầm lấy tay con nàng âu yếm hỏi:

-
        Billy, có bao giờ con mơ ước và mong muốn khi lớn lên con sẽ làm gì hay không?
       

-
        Mẹ ơi! Con luôn ôm mộng trở thành người lính cứu hỏa.
 
Bà mẹ trẻ nhìn con mỉm cười:

-
        Được rồi con. Để xem chúng ta có thể làm cho mơ ước con thành sự thật.
 
     Ngay sau đó, nàng tới sở cứu hỏa địa phương gần nhà ở Calgary để gặp chàng lính cứu hỏa Bob, người có trái tim bao la như tỉnh bang Alberta . Nàng trình bày ước muốn cuối cùng của con trai mình và hy vọng là Billy sẽ được ngồi trên xe cứu hỏa đi một vòng phố.
Bob trả lời ngay:

-
        Được chứ! Chúng tôi sẽ làm hơn thế nữa. Vậy bà cứ chuẩn bị cho cháu nó sẵn sàng lúc 7:00 giờ sáng thứ tư , chúng tôi sẽ giúp cháu trở thành người lính cứu hỏa danh dự trong suốt một ngày. Cháu sẽ sinh hoạt trong trạm cứu hỏa, ăn uống chung với chúng tôi, đi công tác khi có kêu gọi cấp cứu... Ngoài ra, nếu bà cho chúng tôi biết kích thước của cháu, chúng tôi sẽ may cho cháu một bộ đồng phục lính cứu hỏa thực sự với nón đồng có huy hiệu Sở Cứu Hỏa Calgary, cộng thêm những sọc vàng chói trên đồng phục và đôi giày cao su. Hảng  sản xuất đồ trang bị cũng gần đây để chúng tôi kịp đặt hàng.
    Ba ngày sau, Bob đến đón Billy, trang phục đầy đủ cho cậu và hộ tống cậu từ nhà thương ra tới xe cứu hỏa ngay chỗ khóa  cài  và thang leo.

           Billy ngồi đàng sau và phụ điều khiển xe về trạm cứu hỏa. Trong ngày đó có ba lần gọi cấp cứu và cậu đều được tháp tùng trong cả ba. Cậu ngồi trên xe cứu hỏa, xe hồng thập tự và cả xe của xếp cứu hỏa.  Cậu còn được thâu hình trên bản tin địa phương.
           Mơ ước đã thành hiện thực với tất cả tình yêu thương và sự ân cần của những người chung quanh đã như ánh hào quang soi sáng làm cậu sung sướng xúc động tới độ đã kéo dài cuộc sống thêm 3 tháng hơn sự dự liệu của tất cả các bác sĩ.

           Nhưng con người không ai vượt qua được định mệnh, một đêm buồn nọ, Billy bắt đầu hấp hối và bà y tá trưởng, người luôn tin tưởng theo ý niệm là tại nhà vĩnh biệt , không một ai đáng chết trong cô đơn nên bà bắt đầu gọi thân nhân cậu bé xấu số vào nhà thương gấp. Sau đó bà sực nhớ lại cái ngày mà Billy sống trọn vẹn vai trò người lính cứu hỏa nên bà vội vả gọi  giám đốc Sở Cứu Hỏa hỏi xem họ có thể gởi ngay một nhân viên trong đồng phục tới nhà thương với Billy trong khi cậu đang chết lâm sàng. Vị giám đốc trả lời ngay:

-
        Chúng tôi sẽ làm tốt hơn thế nữa. Chúng tôi sẽ có mặt tại nhà thương trong vòng năm phút. Nhưng xin bà giúp giùm tôi một việc. Đó là khi bà nghe tiếng còi hụ và đèn chớp thì xin bà thông báo trên hệ thống phóng thanh là không có cháy nhà gì hết. Đó chỉ là sở cứu hỏa tới gặp một trong những nhân viên tuyệt vời nhất một lần cuối cùng nữa  thôi.. Và cũng xin bà mở rộng cửa sổ căn phòng của Billy.
     Độ năm phút sau, một chiếc xe cứu hỏa trang bị khóa cài thang leo tới nhà thương và cầu thang được bắt lên một cánh cửa sổ đang mở rộng trên lầu 3. Rồi thì 16 lính cứu hỏa lần lượt leo lên thang vào phòng của Billy. Với sự đồng ý của mẹ cậu, họ lần lượt  ôm  cậu vào lòng thật lâu trong ngậm ngùi và nói với cậu rằng họ yêu thương cậu vô vàn.

           Qua hơi thở hấp hối, Billy mệt mỏi nhìn vị giám đốc nói:

-
        Thưa ông giám đốc! Cháu đã thực sự là người lính cứu hỏa rồi phải không?
     Vị giám đốc dịu dàng trả lời:

-
        Đúng vậy Bill! Cháu quả là lính cứu hỏa, và đấng tối cao Jesus đang cầm tay cháu đó.
     Nghe tới đây, Billy mỉm cười nói:

-
        Cháu biết rồi. Chuá Jesus đã cầm lấy tay cháu suốt ngày nay và có cả các thiên thần đang ca hát.
 
     Thế rồi cậu nhắm đôi mắt lại…một lần cuối cùng mang hình ảnh người lính cứu hỏa tí hon đi về vùng miên viễn…




(Xin cám ơn người bạn đã chuyển đến bài nầy)


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 10/Mar/2010 lúc 2:14pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Mar/2010 lúc 1:27pm

NGÀY GIỖ MẸ


Theo phong tục truyền thống Việt, dân ta kỷ niệm ngày qua đời của người quá cố, ngày giỗ, khác với người Tây phương thường kỷ niệm ngày sinh gọi là sinh nhật. Ngày nay việc tổ chức mừng sinh nhật không làm cho một ai ngạc nhiên hay phê bình. Riêng về phụ nữ, ngoài ngày Phụ nữ 8-3, ngày Vu Lan, rằm tháng 7, mùa Báo hiếu, còn có Ngày Hiền mẫu. Thật là một tập tục đẹp để nhắc nhở người con mọi thời nguồn cội và đồng thời bổn phận vinh danh gìn giữ và phát huy .

- Mẹ ơi, nhà con đi rồi mẹ biết đấy, chắc rồi đây trước sau gì con cũng phải sang theo. Ba đứa cháu của ngoại cần sự giáo dục của cha lẫn mẹ, gia đình mà cha mẹ xa nhau đáng thương con cái quá. Con không biết đến chừng nào chúng con mới gặp lại nhau, tâm trạng con lúc nầy rối bời bời, mẹ khuyên con gì đi mẹ ? Mây ôm lấy mẹ nước mắt đoanh tròng.
Mây là con gái một, cha mất khi Mây lúc còn nhỏ, lập gia đình đã có ba con rồi mà vẫn còn ở chung với mẹ cho đến ngày chồng theo diện đoàn tụ gia đình bên chồng đi nước ngoài.
- Mẹ già rồi không biết ngày nào về với ông bà.Thật lòng mẹ không muốn rời con cháu nhất là các cháu còn nhỏ quá, mẹ lại không còn tuổi và sức khoẻ để đi theo được. Từ lâu mẹ vẫn biết thế nào cũng có ngày nầy, vì vậy ngày nào các con còn ở lại thì cố gắng chịu đựng, thời gian chờ đợi thường dài lắm đó con.
- Hôm tiễn nhà con ra phi trường với gia đình bên nội các cháu, nhìn theo nhà con nhỏ dần biến hút sau cánh cửa phi cơ, quay lại bên mình ba đứa nhỏ ngơ ngác vừa vẫy vẫy tay từ biệt vừa lẩm nhẩm kêu bố ơi, bố ơi, con bấy giờ mới cảm thấy bơ vơ cô đơn làm sao !
- Mẹ hiểu con buồn lắm, nhưng con cũng nhớ rằng con có phước hơn nhiều người khác có hoàn cảnh bi đát hơn. Bây giờ không phải lúc mà con lo buồn về cuộc chia ly, mà từ đây con phải mở tai mở mắt to mà sống, thực tế khác hẳn không biết đâu mà lường.
Trước kia, khi cậu con mất đi, thời thế khác, mẹ một mình nuôi con theo ý mẹ được. Dưới thời Pháp thuộc, Nhật thuộc, họ là người ngoại quốc xâm lăng, mình phân biệt rõ ràng ai là ai. Rồi đến thời Việt nam Cộng hòa cũng có những luật mới áp dụng như Luật gia đình, luật Người cày có ruộng, luật bầu cử …,cuộc sống và thân phận của người dân cũng khác bây giờ.
- Thương mẹ đã trên 80 tuổi rồi mà còn không vơi lo lắng cho con cháu, má nghĩ chu đáo cho tụi con còn hơn lo cho riêng mình.
- Nước mắt chảy xuống con à, rồi đây tới phiên con, con cũng tất đi qua con đường ấy như mọi người mẹ trên đời. Người đàn ông Việt nam ta thường sống về công danh sự nghiệp, ngoại tướng, còn phụ nữ chúng ta dù có chức phận cao sang đi chăng nữa, bổn phận nội tướng làm vợ làm mẹ vẫn là trọng yếu. Nếp nhà có tốt yên được là phải do bàn tay người phái yếu, bà mẹ đó con. Không ai phủ nhận địa vị cốt yếu của người cha trong gia đình, do đó mới có câu đổ lỗi cho các bà ‘Con hư mẹ, cháu hư tại bà ’ đó.
- Bây giờ khác hơn rồi mẹ ơi, ở các nước tân tiến, quan niệm về người phụ nữ khác hẳn, tự do và bình đẵng hơn. Quyền lợi và bổn phận cũng đồng đều không như thời trước của mẹ. Ngày xưa có những ngành nghề như đặc quyền của phái nam như quân nhân, bác sĩ, luật sư, giáo sư chẳng hạn. Bằng cớ là ngay cả nước Pháp trước kia chỉ có docteur, avocat, professeur, facteur, maçon,…sau nầy mới có nữ bác sĩ, nữ luật sư doctoresse, avocate…Mẹ của con cũng văn minh thức thời thua ai đâu, mẹ cũng dám ‘tống cựu nghinh tân’ chọn cái mới hay, bỏ cái lạc hậu nên dù có một con mà là con gái nữa vẫn cho con tiếp tục học lên.
Ngày nay, người ta còn châm biếm đùa thời đại nầy là thời của các bà các cô, như ở Mỹ là thời ‘first Lady’, dân Pháp cũng được nổi tiếng ‘nịnh đầm’ đó mẹ. Mẹ nói rồi con mới nhớ một chuyện thật tức cười vô cùng minh chứng chuyện trên gần đúng 100%
- Con kể đi.
- Mẹ nhớ không, sau khi đi học nội trú ở trường Nữ Trung học Gia
long được gần một năm thì phong trào Sinh viên học sinh xuống đường biểu tình rồi đám táng anh Trần văn Ơn mất ngày 09-01-50. Sau đó, các trường bị đóng cửa nhưng đầu niên học mới, tất cả học sinh phải thi lên lớp. Thế là phụ huynh xôn xao, ai cũng tìm cách cho con học thêm các môn chính ở Saigon vì ở tỉnh nhỏ bây giờ chưa có trường Trung học.
- Mẹ nhớ mài mại rồi, hình như con lên ở trọ một hai tháng gì đó bên Khánh hội đi qua Cầu Ông Lãnh, trong hẻm phố cất sát bên bờ sông. Trước nhà, dường như có một cái xưởng sơn mài Thành Lễ, thời cơ sở còn chưa nổi tiếng quốc tế như ngày nay.
-Trí nhớ mẹ còn tốt quá, nhà anh Tư Như đó, lúc bây giờ anh chị vừa mới có cháu trai Bình đầu lòng bụ bẫm thật dễ thương làm sao.
- Anh tư con mồ côi cha mẹ lúc chín mười tuổi, hồi nhỏ cũng ở nhà mình đi học, lớn lên đi làm xa lưu lạc nhiều nơi. Có một điều là mỗi năm Tết đến thế nào cũng về quê thăm bà con, ăn mặc bảnh bao, chải đầu mướt mượt ‘ruồi đậu phải chống gậy’, bải buôi, gặp ai cũng chào hỏi, hay hát hút gió như Tây và kể chuyện xứ người không biết có thật hay không nhưng hấp dẫn vui nhộn yêu đời lắm, cái thằng !
- Anh thứ tư mà sao con nghe hàng xóm gọi thầy ba, chắc là thứ của chị thì phải.
- Không phải, theo nó nói, có dạo nó làm thư ký cho cơ sở khai thác đá làm đường gì đó mà nên người quen gọi là ‘thầy Ba đá’, …
- Biệt danh gì mà có vẻ anh chị ‘ba đá du côn’ quá.
- Ờ ha, vậy mà nó cứ bảo là trùng hợp thôi và nó còn khoe đào hoa lắm, nhiều cô ‘mết’ nó trong đó có cô Ba cháu ông chủ nữa. Chắc nó xạo miệng chút ít thôi chứ chưa có thấy nó làm gì tai tiếng bậy bạ. May là nó trụ lại được, cưới được vợ lúc lên ba mươi mấy tuổi rồi. Chị tư của con cũng là con gia đình khá giả có tiếng ở Long xuyên, không biết làm sao mà nó quen cưới được. Lần đó nó có về mời má với hai vợ chồng chị nó đi dự đám cưới đại diện cho đàng
trai vì nó không còn cha mẹ nữa. Thấy bề ngoài hời hợt của nó, thế mà rất có phong cách đàng hoàng lịch sự làm bà con ai cũng ngạc nhiên, bên gái cũng có vẻ vui mừng thật sự. Thở phào nhẹ nhõm dù mệt mà vui.
- Cái tánh nịnh đầm của ảnh, chắc mẹ biết rõ, mẹ cũng bị nhiều người mắng vốn lắm rồi vì người ta cho là 35 ‘dê xồm’ vì ảnh hay vồn vã hỏi thăm làm quen tươi cười lanh miệng lẹ mắt đối với mọi người kể cà các bà cô mới gặp.
- Ôi nói gì cái mững đó thì chắc cũng có chứ không thuần ‘tình ngay lý gian’ đâu. Mà thật ra
cũng nhờ đó nó mới được như vậy. ‘Cha mẹ sinh con, Trời cho tính’, ba má của nó hiền như cục đất, ít ăn ít nói, thế mà nó hoàn toàn không giống chút nào hết. Các ông thì cũng không ghét nó vì có mặt nó ở đâu thì không khí vui nhộn lên, nó kể chuyện cũng có duyên lôi cuốn lắm, chuyện trời đất Tây Tàu ‘trà dư tửu hậu’ gì thường liên quan nó thôi nên không phật lòng ai hết, người ta cười xòa cho là ‘ba xạo’, nói đùa tán hưu tán vượn cho vui, xí xóa phần tình tiết râu ria thêm thắt cho câu chuyện ly kỳ gay cấn dí dỏm hào hứng lên.
- Ảnh hát khá hay thuộc nhiều bản nhạc Pháp nổi tiếng mà biết đàn mandoline, hạ uy cầm chút đỉnh lại còn hay huýt sáo nữa, ảnh còn nói tiếng Pháp khá trôi chảy.
- À má còn nhớ, lúc Pháp chiếm tỉnh mình, dân ở trung tâm tỉnh tản cư về làng, anh Tư con cũng từ Saigon vể nhưng bị mục nhọt sưng to làm ảnh nằm liệt một chỗ sốt nặng đành ở lại nhà không theo về quê được. Thế mà vậy mà may.
Một hôm lính Tây đi ba trui (patrouille) đi tuần, lục kiểm soát từng nhà, đập phá tứ tung, mở tủ rương trấp lấy đồ đạc, bắt giữ người còn ở lại đem về bót để phỏng vấn điều tra, bắt cả gà vịt heo, lưới luôn cá nuôi ở ao nhà. Do đó họ phát hiện ngay nhà nào tình nghi có người còn ẩn trốn ở lại. Tên chỉ huy ra lệnh bao vây mục tiêu địch như đi hành quân vậy, súng đạn lên nòng rôm rốp trong tư thế sẳn sàng chờ lệnh tấn công, tình hình rất căng thẳng đáng sợ lắm.
- Toàn là lính Tây không hả mẹ?
- Quân đội Pháp viễn chinh bấy giờ tạp pín lù tạp nhạp lắm, gồm nào là thành phần cốt cán chỉ huy là Pháp, nào là là lính bắt buộc thi hành đầu quân của các nước bị Pháp đô hộ như Indochine française gồm ba nước Việt nam, Cao miên và Lào, Maroc, Agérie, Tunisie, Madagascar,… và đặc biệt lực lượng lính thuê đủ da màu rất thiện chiến, được huấn luyện quân sự tác chiến, lính lê dương
Lính Lê dương trong chiến tranh Đông Dương



- Nhà mình cũng bị đập phá phải không mẹ?
- Tất nhiên nhà nào cũng vậy hết không mất mát ít thì nhiều, ai cũng sợ hết, đàn ông con trai bị bắt thì bị giữ nhốt để khai thác tin tức dò la truy tìm diệt lực lượng kháng chiến. Bị bắt thì thường bị tra tấn dữ dội ác độc lắm. Cậu Bảy con cũng là nạn nhân chiến tranh đô hộ đó, bị cho điện châm vào nơi hiểm yếu của cơ thể giật chết lên chết xuống, cho đi máy bay, tàu lặn trấn nước hộc máu mới thôi.
Còn đàn bà con gái thời bố ráp nhiễu nhương nầy, nhất là ở thôn quê, cũng trở thành con mồi sống cho những tên lính xa nhà không có vợ con theo, lính đánh thuê giết mướn đủ thứ da màu từ Á sang Âu.

Mà con biết không, bất cứ ở đâu củng thế, trong chiến tranh, thông thường người ta nghi rằng ai mà bị bắt là chỉ khi bị có tên nào chỉ điểm thôi, thời bấy giờ ta gọi ngắn gọn là Việt gian, nôm na là lính kín, còn sau nầy văn minh tân tiến hơn thì có ngành huấn luyện mật tinh nhuệ riêng như là cảnh sát, công an tình báo, mẹ không rõ lắm. Thành phần nầy thời nào cũng thế ít được dân chúng ưa, oán ghét nữa là dù có người tốt xấu khó phân biệt được. Nhất là những thông dịch viên gọi là thông ngôn (interprète), vì chỉ một từ dịch sai cũng có thể là viên đạn đồng kết thúc một cuộc đời vô tội đó con. Dịch là phản (traduire c’est trahir) là như vậy đó.

Ở quê mình chẳng hạn, người dân vẫn còn nhớ đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, không quên công ơn các vị anh hùng Võ Tánh, Trương Định và nhất là sự phản bội của Đội Tấn mà Tháp Lãnh binh Tấn được Pháp xây lên tại trung tâm Châu thành Gòcông cho đến
1945 mới bị dân địa phương nổi lên đập phá tan tành.
Tháp Lãnh Binh Tấn ở Gò công trước 1945

- Đáng thương cho các nước bị xâm lăng quá, không biết đến chừng nào mà các nước tự cho là đại cường từ bỏ mộng làm bá chủ hay tìm đất mới, thị trường rẽ để trục lợi cho mình.
- Mẹ còn nhớ hôm nhà mình bị đập phá, tối hôm ấy, cả nhà bên ngoại hoảng hốt vì giữa đêm có tiếng cào cửa dồn dập và tiếng sủa nho nhỏ mệt mõi khàn đục của con chó. Té ra là con chó Jackie nhà mình, nó khôn quá đánh hơi tìm ra nơi tản cư của mình để báo tin. Lúc đó mẹ nghĩ ngay là chắc chắn nhà mình có chuyện không may xảy ra rồi. Chừng trở về nhà, nhà cửa tan hoang.
- Còn anh tư Như đâu ?
- Như mẹ đã kể, khi mọi người vội vã bằng mọi phương tiện riêng chạy về làng của bà con hay quen biết tìm nơi trốn tránh không biết thời gian bao lâu, vì anh Tư con không di chuyển được, ai cũng lo mang đồ đạc tùy thân để chạy trốn, ẵm bồng con trẻ, phụ đẩy xe hay võng các cụ nội ngoại, khó ai giúp ai được người khác hết. Thằng Tư đành chịu trận ở lại thôi, định đi sau.
Khi lính Tây lục soát từng nhà, họ phát giác dễ dàng nó nằm vùi trên bộ ván gõ sốt nặng, mụt nhọt mưng mủ hành nó dữ dội, mặt mày đỏ gay. Một mặt, tên nào tên nấy cứ thả giàn đập phá cửa thông thương hoặc tủ nào còn khóa tìm gì còn xài được thì lấy tự do, mặt khác vị chỉ huy toán lính đó tự đến hỏi cung kẻ nào bị bắt. May là anh tư con còn tỉnh chưa bị mê sảng nên cố ngồi dậy đưa hai tay lên đầu khi thấy nòng súng sáu hay mút ca tông chỉa về phía mình.
- Vậy là ảnh bị bắt hả má ?
- Đáng lẽ là như vậy, nhưng nó còn tốt số nên gặp được một quân nhân trẻ tốt bụng thương
người. Ông ta định sai người lính tùy tùng gọi tên thông ngôn để phiên dịch, nghe thế anh tư con vội trả lời ngay là biết nói tiếng Pháp và kể là bị bệnh sốt rét rừng nặng, đã được chích và uống thuốc quinine. Chẳng may bị abcès sưng to đau đớn lắm và không có ăn uống gì hết kiệt sức nên không ra trình diện được. May mắn hơn nữa là người nầy lại thuộc quân y nên anh ta bảo đưa cho xem chỗ đau để kiểm tra thật hay giả. Khi phát hiện ra chỗ sưng đỏ gần bể, vị sĩ quan ấy cho lính dìu anh con ra xe
jeep chở vể P. C. (chữ tắt của Poste de Commandement) Trung tâm hành quân của Pháp lúc bấy giờ để giải phẩu ngay. Hai hôm sau lại chở về nhà trở lại và nhân đạo hơn, mỗi ngày anh ta cũng trở lại thay băng săn sóc vết thương.
- Khó có người như vậy quá phải không mẹ ? Thật đáng phục tình nhân đạo thật sự biết dường nào. Nhớ ngày xưa ta đều gọi người ngoại quốc là Bạch quỷ, Hắc quỷ, Hồng mao, bây giờ ta nhận thấy rằng cũng có quỷ hiền quỷ tốt và tiên thánh cũng có tiên ác, ma vương, tiên thật tiên giả.
- Là con người mà con, không ai hoàn toàn cả, đừng đòi hỏi điều không có đó đi. Đâu phải chỉ ở các nước giàu văn minh là toàn người tốt bụng tử tế mà cũng có kẻ gian ác giết người. Câu chuyện mẹ kể trên như là một bằng chứng hiển nhiên.
- Trở lại chuyện anh tư nha mẹ, không biết có phải rút kinh nghiệm sống trên anh tư bắt đầu trụ lại lập gia đình. Anh biết lo gia đình nhưng cái tính cà rỡn bốc đồng, máu văn nghệ của anh lắm lúc làm chị tư nổi máu Hoạn thư, tam bành lục tặc khóc ầm cả nhà. Có lần, con vừa đi học về nghe tiếng khóc trong phòng ngủ cùng với tiếng quát tháo của anh tư cộng thêm tiếng chát chát :’ Đánh chết luôn cho biết’. Sợ quá, con vội chạy vào trong, thì ra, một hoạt cảnh xảy ra trước mắt thật buồn cười là chị đang đu trên lưng ảnh vừa khóc vừa đánh túi bụi vào lưng trần của anh, còn anh tay thì đánh vào tấm vách ván bổ kho gây tiếng động, miệng la to át tiếng khóc của chị. Con rút lui có trật tự không dám hó hé nói tiếng nào hết.
- Vậy mà nó không lộn xộn gì cả, không vợ bé vợ nhỏ, cũng tốt. Nói lại chuyện mình đi con, con thấy không ở đâu có chiến tranh cũng khổ hết con à, mà xứ mình thì không biết đến chừng nào mới có hòa bình thật sự. Thời kỳ hậu chiến tranh cũng đáng sợ lắm đó con. Với tuổi đời của mẹ, mẹ đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, bao sự đổi đời rồi mà lần nào cũng hy vọng là lần cuối để rồi, thật khó hiểu làm sao.

Không phải chỉ có kẻ thù khác chủng mới là tàn ác mà chính là đồng bào ruột thịt của mình, thật đáng tủi hổ làm sao. Cũng như nước đại cường nào có mộng xâm lăng bá chủ mà ở cách xa mình qua đại dương, cách biệt bằng nhiều tầng nước khác thì không nguy hiểm bằng nước tự xưng là nước anh em kết nghĩa, đồng chí bạn bè láng giềng hùng mạnh, vậy theo chuyện huyền thoại Hy Lạp, giống như thanh gươm
treo lơ lửng bằng một sơi lông đuôi ngựa ngay trên đầu Damocles.

- Lần nầy con về thưa với mẹ hoàn cảnh của con hiện nay. Nếu không có gì thay đổi thì trước sau gì nhà con cũng bảo lãnh chúng con sang, càng lâu càng bất tiện cho các cháu lắm. Vi lý lịch như thế nầy, tương lai của các cháu không biết thế nào. Nhưng nếu mẹ muốn, con có thể ở lại với mẹ và để cho các cháu sang trước với bố chúng.
- Không được đâu con, chồng đâu vợ đó. Có vợ bên cạnh mà còn nhiều chuyện không hay xảy ra, huống hồ. Vả lại, ở lại với mẹ bao lâu ? Ai lo cho các cháu còn nhỏ quá, chồng con cũng phải đi làm nuôi gia đình chứ ai nuôi không mình đâu. Con đừng lo gì cho mẹ hết. Đến từng tuổi nầy rồi, mẹ còn sáng suốt, đi đứng chưa đến nổi nào, mẹ còn có các cháu họ hàng sống từ nhỏ với mẹ, bà con ruột thịt ở gần đây. Mẹ gần chín mươi tuổi rồi mà, vậy thì việc về với ông bà ở đây tiện lợi hợp lý hợp tình hơn đó con. Thương là thương cho con từ nhỏ đến giờ chưa bao giờ sống xa mẹ, còn mẹ không còn dịp chia vui buồn trực tiếp với con cháu trong tuổi gần đất xa trời nầy. Nhưng rồi sớm muộn gì cũng phải chia tay mà con.

Ba năm sau, bốn mẹ con Mây cũng được rời khỏi đất nước. Trong thời gian chờ đợi ấy, mẹ Mây luôn tỏ ra bình tỉnh trước mọi tình huống.Thủ tục xuất ngoại thời bấy giờ cũng gây phiền toái lắm nhưng mẹ cứ khuyên chuyện nào phải làm thì phải kiên trì nhẫn nhục mà làm, mẹ không bao giờ tỏ ra giận buồn gì lìa con xa cháu dù mẹ biết rằng tuổi đời mẹ như ngọn đèn dầu trước gió.
Mẹ cũng không theo tiễn con cháu ra phi trường như trước kia mẹ cũng không đưa con lên đi học Trung học ở Saigon, mẹ bảo không muốn làm con bận bịu, mẹ muốn con mẹ ngắm nhìn ra phía trước, mẹ cầu nguyện hy vọng may mắn và hạnh phúc theo dõi bước chân cháu con, tương lai mở rộng tốt đẹp hơn, tầm nhìn con người phóng khoáng cao cả hướng thiện, sống làm sao cho sống ra con người sống có tình người.

Bây giờ trên hai mươi ngày giỗ qua rồi, ký ức vẫn còn đó, có những kỷ niệm phai mờ nhưng không bao giờ bôi xóa được. Thế giới thay đổi cực kỳ nhanh chóng, tất nhiên tâm hồn con người cũng khó không xoay chiều như chong chóng bông vụ con cù. Ngày xưa, gia đình là tổ ấm, cha như là vách ngăn rào chắn, mẹ là bờ vai. Phong tục tập quán là bờ dậu hàng tre. Tất cả đó như là những sợi giây thiêng liêng vô hình ràng buộc với cội nguồn dân tộc, tập giữ chân con cháu theo vết bước cha ông.
Không biết lực phóng tiến bộ trên mọi mặt đưa con người về đâu ? Từ khám phá nầy đến sáng kiến siêu vi khác, học thuyết xã hội, chính trị, tâm linh thâm sâu rộng mở, cộng thêm ngọn gió tự chủ độc lập bình đẳng tự do, theo lý thuyết ý tưởng chân chính là phục vụ nhân loại hòa bình tương trợ, nhưng trên thực tế, cái vòng sinh bệnh lão tử vẫn còn xoay tít chẳng dừng, chiến tranh lạnh nóng với chiếc lưỡi hái Tử thần hăm he du di không ngừng từ Đông sang Tây xuống Nam lên Bắc. Không biết có phải lý tuởng của con người quá cao vời vợi đưa giấc mộng cầu toàn bá chủ lên tận mây xanh mà không nhớ để ý đến cái tâm trọng yếu hay không ? Nếu lòng người còn ích kỷ chao đảo bất an, hòa bình không bao giờ yên vị được, chiến tranh leo
thang nhanh theo.
Ngày nay, chẳng những ‘cái tôi’ không bị ghét bỏ trái ngược với ‘le moi est haỉssable’ của
Pascal thôi mà còn được đề cao tột bực. Hy vọng rằng con người sinh vật siêu đẳng nhất mọi loài, ý thức vai trò cốt yếu cực kỳ quan trọng của mình đối với tập thể, nhân loại, quyết tâm phấn đấu sử dụng cái tôi thông minh khôn ngoan và cái tâm thiện có lương tâm của mình vào việc bảo vệ môi sinh, duy trì phát triển sự sinh tồn phồn vinh an lạc giống người trên quả bóng màu xanh tuyệt đẹp luôn khoe sắc trong không trung vô tận nầy.


Trần Thành Mỹ

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2010 lúc 8:41am
 
Hai người ngốc
 
 
Vai chính trong câu chuyện tình yêu này là hai người ngốc. Người con trai ngốc lắm. Ngốc đến nỗi chỉ biết hét lên những câu điên dại. Người con gái cũng ngốc, ngốc đến nỗi chỉ biết nhìn người khác bằng cặp mắt vô hồn rồi cười một cách ngây ngô.


Hai người họ vốn dĩ không quen nhau, kẻ trời Nam, người đất Bắc. Gia đình của họ đều hắt hủi họ, bỏ mặc cho họ lang thang phiêu dạt tứ xứ. Người con trai từ miền Nam lang thang lên phía Bắc. Còn người con gái từ phía Bắc dạt xuống phía Nam. Cứ trôi dạt... Cứ phiêu lãng...

Người con trai vốn dĩ ngày trước không ngốc chút nào. Nhưng vì một lần làm việc ở công trường xây dựng không may bị gạch rơi vào đầu, từ đó biến thành kẻ đần độn. Người con gái vốn dĩ trước kia cũng không ngốc. Cô thi đỗ thủ khoa vào một trường đại học danh tiếng, nhưng rồi bị một kẻ có tiền mua danh, hoán đổi tất cả, từ đó, cô gái không bao giờ nói chuyện với ai, không quan tâm gì đến bố mẹ, và cuối cùng cũng biến thành một người ngốc.

Họ đã lang thang không biết bao nhiêu nơi, không biết bao nhiêu năm. Chỉ biết bộ quần áo của người con trai đã bẩn thỉu, nhếch nhác, đôi giày vải rách nát để lộ những ngón chân đen vì bùn đất. Và chiếc áo đỏ mà người con gái mặc cũng đã ngả sang màu của tro bụi, mớ tóc rối bù còn vương vài sợi cỏ rơm, nhưng khuôn mặt vẫn trắng đến lạ kỳ. Trên tay cô cầm một chai nước, lúc nào cũng nhìn những người xung quanh và cười một cách ngô nghê.

Họ gặp nhau trong một buổi chiều tà, khi cùng phát hiện trong thùng rác còn sót lại chiếc bánh mì đã mốc meo. Họ cùng lao lên trước, giơ tay chộp lấy miếng ăn duy nhất, đầu va vào nhau. Người con trai trợn mắt nhìn người con gái. Người con gái đáp lại bằng điệu cười ngây dại, nhưng cuối cùng cô vẫn chịu thua.

Người con trai há to miệng cắn và nhai nhồm nhoàm miếng bánh mì. Chợt anh ta nhìn thấy người con gái đang đứng bất động nhìn anh, bất động đến ngây dại, trong ánh mắt không một đốm sáng. Cô ta chỉ nhìn anh, cổ họng không ngừng nuốt nước bọt.

Người con trai dừng lại không ăn nữa, bắt đầu nhìn người con gái, cái nhìn chăm chú mà cũng ngây dại. Hai người họ cứ đứng nhìn nhau. Khuôn mặt người con trai không biểu lộ chút tình cảm nào. Người con gái vẫn cứ cười ngô nghê.

Người con trai đưa chiếc bánh mì cho người con gái rồi quay đầu bước đi không nhìn lại, bỏ mặc người con gái đứng đó ngấu nghiến gặm chiếc bánh mì. Khi về đến cái lán rách lụp xụp bên bãi rác quen thuộc, người con trai quay đầu lại và bất chợt nhìn thấy người con gái. Cô ta đã đi theo anh về đến đây. Vẫn là nụ cười ngây dại ấy.

Họ không lên tiếng. Buổi tối hôm ấy, lúc nằm ngủ, người con trai cảm thấy cơ thể ấm hơn bình thường. Sự ấm áp trước đây chưa từng có. Người con gái đang ôm người con trai và ngủ. Dáng vẻ của cô ta khi ngủ quả thực ngô nghê giống một người ngốc.

Hai kẻ ngốc sống với nhau từ đó. Ban ngày họ ra phố nhặt nhạnh tất cả những thứ có thể ăn được, buổi tối cùng trở về cái lán rách và ngủ. Ngày tháng cứ trôi qua trong sự tuần hoàn ấy.

Buổi tối đó, người con trai không biết từ đâu nhặt được một chiếc nhẫn đã gỉ. Anh ta đeo lên tay người con gái. Người con gái nhìn anh và cười. Vẫn là nụ cười ngây dại, nụ cười xé rách sự tĩnh mịch của màn đêm. Cuối cùng thì cười ra nước mắt.

Người con gái khóc. Lần đầu tiên. Cô ta ôm lấy người con trai, khóc rưng rức. Người con trai dường như không chút động lòng, khuôn mặt vẫn không biểu lộ tình cảm gì.

Cuối cùng một ngày kia, người con gái phát bệnh nặng. Buổi sáng, cô ta không cùng người con trai ra phố nhặt đồ, cũng không cười ngô nghê với anh ta nữa. Người con trai đi một mình, và buổi trưa bất ngờ quay về với một chiếc bánh mì mới và một chai nước mới trong tay. Trên mặt anh ta còn lưu lại vài vết bầm tím, dưới mũi còn hai vệt máu dài. Đó là vì trong lúc cướp bánh mì và nước ở quầy hàng anh ta đã bị người ta đánh.

Người con gái vẫn nhắm mắt, không còn nhìn người con trai và cười ngốc nghếch như trước kia nữa. Người con trai đút miếng bánh mì nhỏ vào miệng người con gái, nhưng cô ta không ăn. Toàn thân cô nóng như lửa đốt, và rơi vào trạng thái hôn mê.

Người con trai lần đầu tiên lộ ra chút biểu cảm trên khuôn mặt. Đó là sự hoảng loạn. Anh chạy ra ngoài, bất chợt gặp hai người mặc đồng phục cảnh sát, vội hét lên: “Hãy cứu lấy cô ấy! Cứu lấy người đàn bà của tôi!”. Nước mắt anh ta lăn trên đôi gò má gầy gò. Lần đầu tiên người con trai khóc.

Hai cảnh sát lấy chân đạp anh ta ra và chửi: “Cút xéo! Vừa ra ngõ đã gặp thằng điên!”. Người con trai càng đập đầu van nài bao nhiêu, càng bị hai tên cảnh sát đó đá thốc vào bụng bấy nhiêu.

Khi họ bỏ đi một lúc, người con trai mới lồm cồm bò dậy. Nước mắt đã khô. Người con trai bế người con gái ra phố. Người đi trên phố rất nhiều, nhưng chỉ nhìn họ bằng ánh mắt lạnh lùng trong giây lát rồi lại rảo bước thật nhanh.

Người con trai đặt người con gái nằm ở ven đường. Hơi thở của cô ta đã yếu dần và gần như tắt lịm. Người con trai nhặt một mảnh thủy tinh vỡ sắc nhọn, nâng cánh tay gầy gò, đen đúa của người con gái và rạch một đường nơi cổ tay. Máu phun đỏ tươi khuôn mặt người con trai. Anh cười điên dại và hét lên: “Tôi giết người rồi. Mọi người nhìn xem, tôi giết người rồi...”.

… Xe cấp cứu đến. Người con gái được đưa đi. Ở bệnh viện, người con gái được băng bó vết thương và được hồi sức. Đã qua cơn nguy kịch. Khi biết người con gái là một người ngốc, ai cũng ái ngại và không muốn giữ cô lại.

Cô ta rời khỏi bệnh viện trong sự hắt hủi của bác sĩ và y tá. Cô biết ngoài kia còn một kẻ ngốc nữa đang đợi cô. Vẫn là khuôn mặt vô cảm ấy. Người con gái lại nhìn người con trai và cười ngô nghê.

Họ ngốc. Nhưng điều duy nhất họ hiểu rằng là, cho dù xã hội không cần họ, thì chỉ cần họ sống có tình yêu cũng đủ rồi. Bất kể tình yêu đó là tình yêu của những kẻ ngốc

Họ ngốc hay chính chúng ta mới là những kẻ ngốc...
 

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2010 lúc 9:58pm
Cái gáo mù u
Nguyễn Quang Sáng
Bây giờ thì tấp nập lắm, không như ngày tôi mới dọn về. Ba năm trước đây là một con đường nhỏ, nhiều chùa, nhiều quán chay: cơm chay, hủ tiếu chay, bánh bao chay.

Vào ngày mồng một, ngày rằm, xe cộ nườm nượp qua lại quán chay. Dù ở mặt tiền, đêm vẫn ngủ ngon giấc, chiều và gần sáng nghe tiếng chim ríu rít trên vòm lá. Suốt một đoạn đường dài không có một quán bia hơi. Vốn là người sống nơi nhộn nhịp giữa trung tâm thành phố, tôi thấy hơi buồn, buồn hơn là xa bạn bè. Nhưng ở đây tôi tìm lại được một niềm vui nhỏ, ở đây có cái chợ gọi là chợ Cây Xoài. Vùng quê tôi cũng có cái gọi là chợ Cái Xoài, cũng có người gọi là chợ Cả Xoài. "Cái" hay "Cả", chẳng biết tên nào đúng, nhưng "Xoài" thì rất đúng vì chợ nhóm bên gốc xoài, dưới bóng xoài trong một vườn xoài mênh mông. Tôi nghĩ, ở thành phố làm gì có cả một vườn xoài, nhưng chí ít cũng có một hàng xoài. Nhưng cái chợ Cây Xoài nầy không có một cây xoài nào cả. Hỏi một người già lâu năm ở đây, cụ bảo: "Tôi về đây hơn bốn mươi năm, biết mình về chợ Cây Xoài, nhưng không thấy cây xoài. Chắc có từ xa xưa." Đành biết vậy! Âấy cũng là chuyện thường tình. Thời buổi bây giờ, Sài Gòn có chợ Cây Quéo, không có cây quéo. Có chợ Cây Khế, cũng không có cây khế. Trên đường về Long An, nghe quán cháo lòng nổi tiếng - cháo lòng Cây Bàng. Tôi ghé ăn, không thấy cây bàng. Xưa nó có, nó bị đốn, chặt mất rồi, vì nó đẹp nên vẫn còn lưu luyến. Chợ Cây Xoài không nằm dưới bóng cây xoài mà nằm trong một con phố nhỏ. Hàng quán tràn ra hai bên đường, đủ thứ hàng ăn, hàng uống, rau cải thịt cá. Thật sầm uất, vào chợ, để tránh va chạm, thường phải đi nghiêng.

Vào đầu chợ là hàng ăn sáng. Như một cái chợ của một làng quê miền Tây được bốc lên từ mờ sáng. Một dãy hàng xôi: xôi trắng, xôi đậu phộng, xôi cẩm, xôi gấc, xôi vò, xôi bánh phồng. Bên này lề đường thì chè: chè đậu nước cốt dừa, chè trôi nước, bánh ít, bánh ú, lại có một bếp nhỏ đổ bánh khọt. Vừa túi tiền với người bình dân, hàng nào cũng đắt, mỗi thứ hàng người ta mua từ hai trăm, ba trăm, nhiều lắm là một ngàn, đủ bữa ăn sáng. Trong cái cảnh chen chúc ấy, nổi bật lên trước mắt tôi là nồi cháo đậu đỏ chiếm một diện tích bên lề đường chỉ trên dưới một mét vuông là nhiều. Một bên là nồi cháo đang bốc khói, một bên là cái rổ để tô chén, trước là cái mẹt để hủ muối mè, tô dưa mắm, hũ nước cốt dừa đặc quánh, một tô cá con kho tiêu, ngồi giữa là cô bán hàng. Cô bán hàng là nguời lam lũ khó đoán tuổi, tóc bới, áo bà ba, chắc chừng hơn ba mươi, người nhỏ mà tròn mập như hột mít.

Cái món cháo mà hồi còn đi học trường làng, tôi hay ăn trước khi tiếng trống nổi thùng thùng.

Ơở cái tuổi tôi bây giờ, tìm món ăn sáng rất khó. Phở hay hủ tiếu từ năm ngàn, bảy ngàn một tô, không thể nào ăn hết, lần nào ăn cũng bỏ mứa, vừa phí vừa coi kỳ. Xôi hay bánh mì thì nuốt không trôi. Có hàng bánh cuốn dễ ăn, nhưng bột bánh không ngon, nước mắm thì ngọt lại để giá, không như bánh cuốn Hà Nội, không đúng khẩu vị. Cứ chọn đi chọn lại, lần khần rồi chỉ uống ly cà phê, nhịn đến cơm trưa. Tôi thấy mình già. Bỗng một hôm, anh bạn nhỏ tuổi cũng than với tôi là dạo này anh rất lười ăn sáng. Sáng sớm, nổ xe đi làm, anh chạy chầm chậm dài theo đường, chọn quán ăn, không thấy quán nào vừa ý, thấy cái quán bên kia đường có thể vừa miệng, nhưng ngại đâm qua đường. Rồi đến cơ quan, lại lười, uống một ấm trà, nhịn đến trưa. Như vậy không phải một mình mình khó ăn, tôi tự an ủi.

Thấy nồi cháo đậu, tôi mừng, bèn sà xuống cái ghế đẩu bằng nhựa xanh, kêu một chén năm trăm, ăn với muối mè, thật vừa miệng, dễ nuốt. Nhưng ngồi ăn tại chợ thật bất tiện, khi thì xe đạp, khi Hon-da, khi chân người cứ quẹt qua lưng khiến tôi cứ chồm lên phía trước. Được cái ở đây có bán mang về, người mua không cần phải mang tô chén, cháo được rót vào bịch nilông trắng, sợi dây thun buộc túm lại với bàn tay khéo léo của cô bán hàng.

Sáng nào tôi cũng mua một bịch năm trăm đồng. Vậy là tôi đã có món ăn sáng, ngày nầy qua ngày khác, không biết ngán. Một buổi sáng, tôi ra mua cháo, chợt nghe cô nói chuyện với mấy cô ngồi ăn cháo, trẻ có, sồn sồn có, không ngờ cô chửi thề nghe ngọt sớt:

- ... Đ.má nó, lúc chưa cưới, mình muốn đi đâu thì nó vội vàng đem xe đến, đèo mình đi. Đi càng lâu, càng xa nó thích. Khi làm đám cưới rồi, hễ mình hở miệng muốn đi đâu thì nó biểu mình đi xích lô, đi xe ôm, Đ.má nó, đời là vậy!

Rồi cô ngửa mặt cười, người xung quanh cười theo. Cô chấp nhận cái nợ đời ấy thật hồn nhiên, không hờn, không giận, không tủi như chấp nhận cái thân phận của mình là cô bán cháo đậu. Mờ sáng tôi đã thấy cô từ một cái hẻm nhỏ bên kia đường, trên vai chiếc đòn gánh cong quằn, đầu trước là một rổ tô chén, đầu sau là nồi cháo. Vừa bé lại vừa thấp, hai cái đầu gánh cứ nhún nhẩy theo bước chân là dưới mặt đường. Chẳng biết nồi cháo lời được bao nhiêu mà nhọc nhằn quá. Tôi hỏi, cô không nói rõ số tiền mà nói đắp đổi qua ngày. Vào những ngày sắp tết, tôi thấy cô ngồi trong hàng cháo, đưa tay chỉ qua cô bán trái cây:

- Nè, để cho tao bốn thứ, cho tao cúng nghe chưa. Biết không? Mãng cầu, dừa, đu đủ với xoài.

- Sao lại cúng bốn thứ đó?

- Bác không biết sao? Mãng cầu là "Cầu", dừa "Vừa", đu đủ là "Đủ", xoài là "Xài". Cầu vừa đủ xài.

Nghèo và nhọc nhằn đến như vậy mà cũng cảm thấy không yên, phải cúng, phải vái sao cho vừa đủ xài. Tội quá!

Một buổi sáng, tôi đang ngồi ăn cháo thì một anh bạn đến bên tôi. Anh bạn tôi chưa đến bảy mươi nhưng đã vượt qua tuổi sáu mươi lăm, thiếu tướng về hưu, đang viết văn.

- Cậu ăn cái gì mà đỏ đỏ vậy?

- Cháo đậu đỏ.

- Có gì lạ đâu mà hai con mắt anh sáng lên.

- Nhà cậu nấu à?

- Không! Ơở chợ Cây Xoài.

Bất ngờ, giọng anh sôi nổi hẳn lên:

- Mầy làm tao nhớ hồi nhỏ quá. Có lúc tao thèm một tô cháo đậu đỏ nước dừa ăn với dưa mắm, nhưng chỗ tao ở không ai bán.

- Ông thiếu tướng với tôi là bạn cùng làng, anh học trên tôi một lớp.

- Mầy có nhớ dì bán cháo đậu cho tụi mình không?

- Nhớ!

- Mầy có nhớ cái thằng Còn, con ông chủ tiệm cầm đồ không?

- Nhớ ! Nó cũng là thiếu tướng, nhưng là thiếu tướng của Thiệu.

- Mầy còn nhớ thằng Đảnh, con ông thợ mộc không?

- Nhớ ! Nó là thiếu tướng Công an của mình, nó cũng vừa về hưu. Mấy thằng đó cũng như mầy với tao, bên này hay bên kia, lớn hay nhỏ đều ăn cháo đậu với nước cốt dừa. Tao với dì bán cháo có duyên lắm. Đừng có nghĩ bậy bạ. Năm đó, tao với mầy mới chín, mười tuổi, bả bằng má mình thì duyên cái gì? Duyên như vầy. Một hôm bả đón đường tao, bả bảo, nè cháu, cháu với dì có duyên lắm, cháu biết duyên gì không? Dạ thưa không! Hôm nào mà cháu mở hàng cho dì thì chớp một cái phải vét nồi. Bây giờ cháu cầm cho dì năm xu, sáng mai mở hàng cho dì, rồi mai dì lại đưa cho cháu năm xu, ngày nào cũng vậy. Cháu không muốn cầm tiền! Mai cháu mở hàng, dì đừng lấy tiền cũng được vậy! Âấy, ậy! Không phải như vậy. Hai chuyện khác nhau. Nếu cháu mở hàng mà dì không lấy tiền, coi như bán chịu, rồi cả nồi dì bán chịu hết. Cái duyên của tao với bà bán cháo là như vậy. Ăn cháo không mất tiền, tiền bà già cho, tao để dành, chiều ra tiệm chú Xồi ăn cháo quảy.

Từ chuyện cháo đậu, ông bạn thiếu tướng của tôi lại leo thêm chuyện khác.

- Hồi nhỏ tao qua chợ Cả Xoài, tao mua một gói xôi, tao thấy trong gói xôi của tao có cái nhân rất lạ, nho nhỏ màu hột gà. Tao bốc ăn thử, té ra là bông xoài. Bông xoài rụng xuống nắm xôi! Số là, buổi sáng hôm đó là buổi chợ nhằm mùa bông xoài. Tao thấy vui, ngơ ngác nhìn, thấy bông xoài rụng lên tóc mấy con nhỏ không đội khăn. Chỉ có như vậy mà suốt bao nhiêu năm đánh nhau, thỉnh thoảng lại nhớ bông xoài trên mái tóc của mấy con nhỏ...

Câu chuyện của ông bạn thiếu tướng không dừng ở lại đó, còn nữa, ghi thêm e lạc đề. Trước khi ra về, anh bắt tay tôi rất chặt và lắc mạnh bàn tay con nhà lính:

- Sẽ có một ngày nào đó, tao qua mầy thật sớm, hai đứa kéo nhau ra chợ ngồi ăn cháo đậu. Ăn để nhớ thời con nít. Mà, nè, cô bán cháo đậu của mầy múc nước cốt dừa bằng cái gì?

- Bằng cái vá i-nốc - Anh bạn như nhảy lên:

- Sao bằng vá i-nốc, phải bằng cái gáo mù u mới đúng - Biết anh có điều giống tôi, tôi chọc anh.

- Muôi hay gáo cũng vậy, miễn có nước cốt dừa cho anh thôi chứ.

- Biết vậy, nhưng không đúng kiểu.

- Thấy anh vẫn cay cú với gáo mù u, tôi kể:

Một hôm tôi chợt hỏi cô bán cháo:

- Sao cháu không múc nước cốt dừa bằng chiếc gáo mù u?

- Cô bán cháo ngước nhìn tôi cười:

- Mấy ông già bà già nào cũng hỏi như ba. Hỏi thiệt ba, ba là dân tập kết về?

- Sao cháu biết?

- Biết chớ. Người ở ngoải về, cái gì cũng chiếc, chiếc. Trong ta gọi cái áo, ở ngoải kêu chiếc áo, cái gáo thì kêu chiếc gáo. Ba thích, mai con đem ra, con múc nước cốt dừa bằng cái gáo mù u cho ba...

Y hẹn, sáng hôm sau, cô múc nước cốt dừa rưới vào chén cháo của tôi bằng cái gáo mù u, cái gáo mù u nhỏ tròn bằng đầu ngón chân cái, rất xinh, tôi có cảm giác chén cháo ngon hơn.

Anh bạn nhà văn thiếu tướng khoái, cười mà ngậm cả hai môi:

- Như vậy mới đúng ! Rồi anh gật gù ra vẻ tâm đắc - Những cái đẹp nho nhỏ mà không biết giữ thì cái lớn sẽ mất!

Từ cái gáo mù u, chúng tôi lại nhớ cây mù u.

Làng tôi không có cả một vườn mù u, mà thường mọc rời rạc bên bờ sông, bờ rạch hoặc một đôi cây ăn trái. Cây mù u không đẹp, thân nhiều u, lá dài với một màu xanh đậm. Hoa vừa trắng vừa to, bốn lá dài trắng với bốn cánh hao trắng và nhiều tiểu nhụy vàng trên một tấm bì - toàn là loài hoa đẹp với tuổi thơ của tôi. Cái trái của nó, trái mù u, vỏ làm gáo, ruột đem đốt tán nhuyễn trộn dầu dừa xức ghẻ. Nhớ thời Nhật qua, không có dầu lửa, cây mù u bỗng trở nên quý - Không có dầu thắp đèn, trái mù u được xắt lát phơi khô, rồi xỏ xâu, đốt làm đèn - Và nhà tôi, cây cột là cây mù u, và chiếc ghe buôn hàng xóm, cột buồm cũng là cột mù u - Cái giá trị kinh tế của nó khiêm tốn, nên nó mọc ở những thẻo đất thừa. Tôi bỗng nghĩ đến cô bán cháo. Cô và nồi cháo của cô cũng chỉ chiếm một khoảnh đất nhỏ ở rìa chợ.

Anh bạn thiếu tướng của tôi hẹn đến ăn cháo đậu, nhưng không thấy tới.

Tôi trở lại cái tính lười ăn sáng. Cùng với sự biến mất của cô bán cháo, tôi phát hiện ra con phố thay đổi quá nhiều. Người ta đập, người ta xây, khách sạn mi-ni hết cái này đến cái khác mọc lên, cửa hàng, cửa tiệm, tấm quảng cáo nào cũng lộng lẫy, đêm - những bóng đèn li ti mọc lên từ bên này đường qua tận bên kia đường, chớp nháy như đom đóm trên cây bần. Con đường không quá hai cây số mà mọc lên có đến sáu cái nhà hàng máy lạnh.

Khi tôi thấy họ mở cửa hàng, tôi nghĩ, chắc là mấy lão điên, dân xứ nầy ai đủ tiền vô nhà hàng, lại là nhà hàng máy lạnh! Hóa ra họ chẳng điên chút nào. Họ rất thính. Khách chơi từ nơi xa cứ đổ về, như nước chảy về lỗ trũng. Khách chơi đi Hon-da đời mới, đi ô tô biển trắng, cả biển xanh.Tôi nghĩ lẩn thẩn, các nhà hàng đó có cạnh tranh gì với cháo đậu mà cô bỏ nghề.

Cô bán cháo biến đâu đến mức tôi không còn nhớ nữa. Khi tôi quên thì cô lại xuất hiện, cũng ngay chỗ cũ với một nồi cháo. Rất ngạc nhiên là cô nhỏ lại như còn có phân nửa, như một cô gái mười ba mười bốn.

Tôi mừng, và thấy tôi cô cũng mừng.

- Đi đâu mà lâu vậy cháu?

- Bác ngồi xuống đây, con nói cho bác nghe. Con bị đụng xe.

- Vậy sao?

- Nói cho rõ là xe đụng con. Sáng sớm, con gánh cháo. Con nghe sau lưng ù ù chạy tới. Nghe cái cảng, con té, đau điếng. Con không bị chảy máu, nhưng nồi cháo của con tung tóe ra đường, đỏ lờm như máu, thấy chóng mặt.

- Cái thằng đụng cháu nó có đền gì cho cháu không?

- Dạ không, nó rú ga chạy mất, con không kịp nhìn số xe của nó nữa. Vô bệnh viện, không ngờ bị gẫy xương. Từ đó đến nay là tám tháng, bao nhiêu là thuốc men.

- Hèn chi thấy cháu ốm.

Cô bán cháo cười:

- Mạnh rồi, nhưng hai chân còn yếu, không gánh nổi, bận đi con đi xe xích lô, bận về, nhẹ, con gánh.

- Một chuyến xích lô mất bao nhiêu?

- Dạ, năm ngàn.

Bịch cháo năm trăm lần này tôi thấy ít hơn một vài muỗng. Tôi không thắc mắc, coi như tôi và người ăn cháo như tôi, mỗi người góp một vài muỗng cháo tiền thuốc thang cho cô.Tôi mang bịch cháo về, lâu ngày mới được ăn, đang ngon miệng, bỗng bị nghẹn - Ăn cháo mà bị nghẹn - Tôi phát giận vì chợt nghĩ cái tay chạy ẩu, cô bán cháo nằm sõng xoài, nồi cháo đổ lênh láng trên mặt đường như máu.

Tôi mong anh chàng ẩu nào đó, hãy có một phút giây ân hận.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Mar/2010 lúc 10:02pm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 6 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.359 seconds.