Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN NGẮN Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 6 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2010 lúc 2:34am
TRUYỆN ĐỌC
Bà Ngoại
cúa Nhà Văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc


Mời các bạn thướng thức bài: Bà ngoại cúa nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc
Thân mến,

Phan Xuân Hùng

http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Ba-Ngoai-Nguyen-Thi-Hoang-Bac.IWZ99FI8.html


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Mar/2010 lúc 2:36am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Mar/2010 lúc 5:14am
Những mái rêu xưa

‘’ Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ! ‘’



Nhẩm lại bài thơ của thi sĩ Vũ Đình Liên, tôi thoạt hình dung thân phận mình lồng qua hình ảnh của ông đồ ngày xưa ấy, thời vàng son của chữ Nho, chữ Nôm hình vuông khuôn vàng thước ngọc, chữ thảo rồng bay phượng múa, thời ‘vinh qui bái tổ ‘ ‘áo gấm về làng’ ‘ngựa chàng đi trước võng nàng theo sau’ của các sĩ tử tên ghi trên bảng vàng trong các kỳ thi Hương thi Hội. Cũng như các cụ, tôi cũng có một quá khứ huy hoàng nổi tiếng. Cho đến bây giờ, như vẫn còn phảng phất dư hương màu sơn son thếp vàng của những câu đối chúc tụng trên thân thể tôi, da thịt tôi cũng được ‘xâm’, khắc khảm chạm trổ những bức tranh hoa bướm rồng phượng tinh vi, và ngay cả những y phục tôi cũng được trang trí mỹ thuật tô điểm bằng thư pháp hay hoa lá cành thêu tinh xảo. Chúng tôi đều thuộc thành phần cổ vừa tương phản vừa bổ túc nhau. Thầy đồ là nhà đào tạo, phân phát ban chia tri thức cho thế hệ tương lai, ngược lại tôi chỉ là sản phẩm nắn nót do bao tay nghề đóng góp, kẻ thụ hưởng tốt số, chứng nhân của văn hóa nghệ thuật kinh tế một thời hưng thịnh. Xin thưa ngay, tôi tên tộc là Nhà Cổ, nôm na gọi là Nhà Xưa, tuổi gần trên thế kỷ.
Thật ra, mỗi thời kỳ lịch sử đều có những nét thăng trầm xã hội đặc thù, có những sự kiện người đương thời khen thưởng trọng vọng, thời sau đó lại lên án bài trừ nhưng dù sao cái tinh túy cái hồn vẫn không mất mà tồn tại với thời gian. Hình thể của mái nhà hay nét chữ Nho tượng hình là do sự đúc kết công sức kỹ luật ý chí tinh thần của bao ngưòi tạo nên thành phẩm. Nhớ câu chuyện kể vào thời kỳ Nhật chiếm đóng Việt nam, một học giả Nhật nhờ một ông đồ già viết mướn trên lề đường một chữ Quốc. Sau khi bình tĩnh mài mực sửa lại cây cọ lông, cụ đồ không chút xao động tập trung vung bút. Chỉ cần quan sát qua phong cách của cụ đồ và nét chữ, nhà trí thức Nhật kết luận rằng dân tộc Việt nam khó có thể bị khuất phục, đầu hàng.
Hơn thế nữa, thời đại nào cũng thế có học vẫn hơn. Thế giới thay đổi luôn không ngừng, vậy kiến thức cần thiết để đẩy lùi ngu dốt mới tiến bộ được. Không thể ngăn chận dòng lịch sử đi tới vì thế đừng hòng một thế lực hùng mạnh độc tài nào đó có thể bắt câm bít miệng thế hệ đương thời cúi đầu dậm chân tại chỗ hoặc tàn ác ngu ngốc hơn đẩy lui quá trình đạt được trở về thời tiền sử.

‘Ai ơi đừng lấy học trò,
Dài lưng tốn vãi ăn xong lại nằm.’
‘Dài lưng thì có võng điều,
Tốn vãi thì có áo bào vua ban.’


Câu đối đáp mộc mạc trên cũng chứng minh thêm rõ rằng ngay trong thời kỳ quân chủ chuyên chế lòng hiếu học luôn được đền bù xứng đáng và bậc
thang xã hội cũng được định giá theo ‘có công mài sắt có ngày nên kim.’.
Thầy đồ, lúc bấy giờ, còn thuộc giai cấp lãnh đạo luôn được mọi tầng lớp xã hội kính trọng, do đó vị thế của thầy chỉ sau vua mà trước cả cha, câu ‘quân sư phụ’ xác nhận điều trên. Rồi theo giòng thời gian, cái còn cái mất, cũ mới, thay đổi biến thể không ngừng. Thời ‘Tam tự kinh’ cũng không khỏi bị ảnh hưởng soi mòn tàn phá. Chữ Nho đến lúc cũng phải nhường chỗ cho tiếng Việt qua mẫu tự la tinh.
Chúng tôi không được cái vinh dự ‘tôn sư’ ấy nhưng dù sao may mắn cũng thuộc vào thành phần giàu sang quý tộc ruộng đất ‘cò bay thẳng cánh’. Tôi hảnh diện thể hiện một phần nào mơ ước cao sang của mọi thành phần xã hội, bằng chứng của sự thành công cá nhân, gia tộc, địa phương, làng nước, chứng tích hữu hình lịch sử, niềm kiêu hãnh trong cuộc đời của lớp người tốt số, nét văn hóa đặc trưng của quốc gia. Chẳng những là ‘đứa con cưng ‘ chắt chiu phác họa sáng tác điển hình mỗi thời đại, khuynh hướng mới của nhà kiến trúc, nhà xây cất, chúng tôi còn được hình thành do tập trung công sức của bao ngành nghề tinh vi khéo léo khác. Người Việt ta mong rằng ‘Sống có nhà, chết có mồ’ như người Bỉ thường bảo ‘’ trong bụng người dân Flamand đều có viên gạch’ vậy. Hơn thế nữa, đây còn là nơi tập trung sinh sống qua bao thế hệ của một dòng họ, đậm đặc bao kỷ niệm chồng chất tản mạn khắc cốt sinh sôi phiêu bồng.
Vì thế giàu nghèo tùy theo ‘hầu bao’ ai cũng dự định xây cho mình một mái nhà. Nhìn những lâu đài cung đình nguy nga đồ sộ ngày xưa luôn vẫn còn phong độ đẹp bền hiên ngang bên cạnh những nhà nhiều tầng, nhà chọc trời với kiến trúc tân kỳ, quả thật óc sáng tạo kỹ mỹ thuật con người phong phú siêu đẳng tuyệt vời và biết luôn cải tiến. Ngắm phố cổ Hội An hay bao nhiêu nhà cổ rải rác ở thị thành hay làng quê tỉnh lẻ, với mái tóc phủ rong rêu, rui kèo cột gỗ ‘trơ gan’ qua bao phong sương bụi bặm tháng năm như những anh hùng luôn kiên cường thẳng đứng bảo vệ mái nhà tổ quốc, ai không chạnh lòng hoài cổ như bà huyện Thanh Quan :

« Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương. »


Như con người, phải có sự bồi bổ thường xuyên tuổi thọ mới cao. Để trùng tu những bức họa xưa nỗi tiếng thế giới trên trần cung điện Versailles ở Pháp chẳng hạn, người ta phải huy động nhiều thành phần nghệ sĩ chuyên gia phục hồi tái tạo màu sắc nước sơn nét vẽ mờ nhạt lột xác trở thành như nguyên bản. Mỗi tác phẩm kiến trúc tồn cổ, hoặc theo khuynh hướng thời đại, hay phối họp xưa nay đều tiêu biểu hiện trạng giai đoạn xã hội lịch sử cụ thể thời bấy giờ, như Dinh Độc lập do kiến trúc sư vang danh quốc tế Ngô Viết Thụ thực hiện ở thế kỷ XX.
Nói thế để thấy rằng việc trùng tu nhà cổ đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của giới trách nhiệm, không thể vịn vào thành kiến, mặc cảm, ý thức khác biệt, quan điểm chính trị lên án bắt triệt hạ. Vì kém hiểu biết, vụ lợi, độc tài vô ân, người ta chỉ biết phá hủy, làm biến chất cổ đi thay vì phục hồi di tích đáng được lưu truyền.

Hiện đại hóa tùy tiện tân tạo bừa bãi chỉ là « bức tử » cái hồn ngày xưa. Đập phá tan tành không tiếc thương rồi xây mới lại, như vậy đâu còn giá trị đích thực, kiến trúc của một thời mà nên nhớ rằng, ông cha ta xưa rất tinh tế thận trọng biết làm văn hóa bằng cả tâm hồn vả kỹ thuật riêng. Người ta có cảm tưởng là hiện nay ngay cả di tích lịch sử quốc gia có khi cũng còn không được phục hồi đúng cách, càng ngày càng bị lấn chiếm, cắt xén, xé manh mún, thu hẹp nhường chỗ cho phố phường trơ trẻn hiện tại.
Dòng lịch sử vẫn vô tình trôi, nhưng từ dòng luân lưu đó, con người cần rút kinh nghiệm, tìm bài học sống. Bên Trung quốc chẳng hạn, chẳng những phục hồi công trình vật chất, người Trung hoa còn biết cách khai thác lòng hoài cổ, tồn cổ qua cách tân cảnh vật dựa vào sử kiện liên quan quanh một triều đại lớn, những danh nhân anh hùng liệt nữ. Chẳng hạn như khi đến Hàng châu, dân chúng hay người du lịch có thể viếng chiêm ngưỡng ngôi đền lộng lẫy thờ vị anh hùng « tận trung báo quốc » thế kỷ thứ XII Nhạc Phi. Ở cửa đền có hai câu đối :

«Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt
Bạch cốt cô vô chú nịnh thần»
(Núi xanh may mắn được chôn xương bậc trung quân
Sắt trắng vô tội mà phải đúc bọn nịnh thần.)


Đặc biệt trong một góc tường trước mộ Ngài, người Trung hoa còn để tạc hai tượng bằng gang vợ chồng tên gian thần Tấn Cối và Vương thị bị trói đang quỳ, y với cái đầu láng bóng vì dân chúng đánh vò đầu. Tính chất khách quan trung thực của lịch sử cần được tôn trọng bảo trì. Người đương thời không thể phê bình sử kiện một cách chính xác, thế hệ tương lai mới có cái nhìn đúng hơn, vô tư không thiên kiến hơn trong việc phán xét, phân biệt rõ ràng hơn đâu là đúng sai, địch thù, công tội.

Vì vậy, nếu hiện tại không có chính sách đường lối đúng, vì lòng thù hận, do mặc cảm thắng bại, thiếu hiểu biết ít học đạo đức kém, độc đoán mà lại có quyền hành trong tay, thật là thảm họa cho đất nước, thay vì xây dựng tiến bộ, lại là chỉ làm phá hủy, đình trệ ngăn cản bước tiến cần thiết.
Phần đông những nhà xưa thuộc tư nhân, nhà từ đường thờ riêng của một dòng họ. Tôi cũng thuộc thành phần danh dự ấy và số phận tôi cũng theo vận nước nổi trôi. Như là một công dân trong nước, phải có khai sinh, lý lịch, đặc biệt tên chúng tôi là số, thuộc giai cấp nào như nhà trệt, ba gian hai chái, nhà dãy, nhà có gác có lầu, lâu đài biệt thự villa. Ngày xưa đại gia đình nhiều con đông cháu, hai ba bốn thế hệ thường sống chung với nhau, do đó nhà to rộng rãi. May cho tôi trước kia luôn được tu bổ và sửa chữa khuếch trương lại mấy lần nên còn giữ được phần nào vừa gia phong nề nếp xưa vừa thái độ thức thời tiến bộ.

Thế nhưng, hậu quả chiến tranh nhất là nội chiến không chừa một ai, nạn nhân không chỉ riêng là người dân, chúng tôi cũng thế nhất là nhà cổ miền Nam. Chúng tôi sinh sau nở muộn, lại sống trong vùng đất mới được thiên nhiên ưu đãi lại còn thừa hưởng bao nền văn minh Á Âu. Do đó kiến trúc của chúng tôi là sự hòa hợp mới cũ, ấn tích sự phối hợp linh hoạt giữa hai nền văn hóa xưa và Đông Tây. Tính hào phóng hiếu khách dễ dãi rộng lượng trong cuộc sống biến chúng tôi thành những tác phẩm văn minh vừa cổ vừa hợp thời mới. Có những nhà ba gian hai chái nhưng cách bài trí bên trong là sự hài hòa thẩm mỹ giữa phong cách đặc trưng miền Nam với bàn thờ uy nghi ở gian giữa xen lẫn bộ bàn ghế Trung quốc, bộ salon, bộ đèn pha lê Pháp. Cũng theo khuynh hướng mới đó, có những ngôi nhà lầu nhưng cách trưng bày trang trí trong nhà theo xưa, khánh thờ sơn son thếp vàng, bàn ghế tủ trường kỷ cẩn ốc xa cừ, chạm trổ theo mẫu truyền thống. Oái oăm làm sao, thay vì được đặc cách là di tích cổ đáng được lưu giữ, nhiều cô bác chú dì bạn bè xa gần tôi bị xem là ‘ tàn dư chế độ cũ’ bị lên án trớ trêu thay !

Hon thế nữa, lại còn có các cụ già xấu số bị kết tội là sản phẩm của ‘thành phần tư sản tư bản mại bản’ nên nhiều nhà bị tịch thu, trưng dụng thành cơ quan nhà nước. Sau một thời gian sử dụng, đồ đạc cổ quí trong nhà mất mát thất thoát từ từ, tình trạng nhà không ngân khoảng tu bổ sửa chữa nên càng ngày càng bị « mối mọt » đục khoét hư hao.Thế là phá hủy, cả cái nền móng nhà cho đến xóa hết mọi vết tích ngày xưa của lịch sử dù lịch sử không theo phe phái nào càng không thuộc kẻ thắng người thua.
Khu đất sẽ được chia lô phân phối bán lại theo thời giá cho giới ‘tư bản mới’, những « nhà cao tầng » ngạo nghễ từ đấy trồi lên chiếm thế thượng phong.
Có cụ xưa khác tốt số hơn được cho đóng « dấu ấn » mới « di sản cấp quốc gia » « cấp tỉnh » nên không bị triệt tiêu, cải tên ‘Nhà truyền thống’ chẳng hạn. Nhưng rồi, bước đi của thời gian mấy mươi năm qua tất nhiên cũng vô tình để lại dấu vết, mái nhà rong rêu dột bể, tường tróc sơn xi măng trơ gạch, thềm nhà loang lỗ dậm vá nhiều nơi,...

Thế là cuộc chỉnh trang thực hiện theo chủ trương mới, kỹ mỹ thuật ‘hiện đại’, phá bỏ cái nhà cũ rồi xây lại cái mới với cùng mẫu cũ mà vật liệu mới, ‘bình cũ rượu mới’, sơn phết màu sắc không nhất thiết như bản gốc, bề ngoài có vẻ như còn được tôn trọng riêng tinh thần công trình cũ « qua đường không ai hay ».
Nhìn những ngôi nhà cổ trong lớp áo ‘thời mở cửa’ loè lẹt nổi bật vàng trắng đỏ xanh, thật cảm thấy thương cho thân phận của thế hệ trước không hậu duệ kế thừa, người quá cố cũng không yên nghỉ trong mộ phần. Ông cha ta đã cố gắng tạo ra một kỳ tích để lưu truyền lại không phải chỉ cho con cháu trực hệ thôi, mà còn ước vọng khắc ghi niềm tự hào của làng của nước, nét văn hoá đặc trưng điển hình một thời đại, kỷ niệm sáng kiến canh tân, tâm tư nguyện vọng tiến thủ của người dân. Vậy mà con cháu sao chóng quên công ơn người trước !

Lịch sử như thời gian, không ai biết đâu là điểm đầu và điểm cuối, một con đường vô hình mà mang vết tích sử kiện hữu hình, mà quá khứ tương lai được tiêu biểu bằng trừ và cộng vô cực. Nói ví von như thế để thấy tầm quan trọng bề dầy, hồn thiêng của lịch sử, nếu không tìm hiểu sâu sắc hầu tiếp tục đúng hành trình, không tôn trọng lịch sử, anh hùng trở thành anh khùng không xa đâu.

Hình ảnh của Ông đồ
« Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.”


Hay những mái rêu xưa dù có bị phai mờ với thời gian vẫn là niềm tự hào của một nền văn hóa Việt nam đã biết vừa giữ truyền thống vừa cầu tiến. Cải cách viết theo mẫu tự La tinh quả là một bước tiến vào việc hội nhập văn minh quốc tế. Đặc biệt hơn là để khẳng định tính thích ứng cao độ dân tộc, ta đã phong phú hóa óc sáng tạo bằng nghệ thuật Thư pháp viết chữ đẹp, thảo chữ Việt với năm dấu như chữ Nho Nôm cổ truyền trong khuôn bằng bút lông mực Tàu như thời trước.
Lịch sử là tấm gương soi cho ta thấy cuộc đời ngắn ngủi, hợp tan, sướng khổ, mất còn, không có gì là vĩnh viễn, bất di bất dịch. Biết thế để nhắc nhở con người cần phải biết luận suy, rút kinh nghiệm sống từ dòng luân chuyển bất tận tuyệt vời ấy. ‘Cây kim trong bọc lâu ngày cũng trồi ra’, sự thật có cố tình bưng bít đậy che, thế rồi, cũng được phơi bày rõ trắng đen.’Cái gì thuộc về César phải trở về với César’ vì vậy không ai bóp méo sửa đổi mãi lịch sử được.

Xưa nay, công trình nào, hành động tốt xấu nào, kỷ niệm vui buồn nào cũng là dấu tích, cái mốc của quá khứ, lịch sử, ngay cả con người tiền sử cũng thế. Không có những bằng chứng hữu hình hay vô hình cổ xưa làm sao chứng minh hiện tại tương lai là có thật và thế giới luôn luôn biến đổi cải tiến không ngừng. Vật chất có thể phai mòn mất mát nên cố gắng bảo trì lưu niệm cho thế hệ sau làm kinh nghiệm bàn đạp vươn lên, và nhất là không được đánh mất cái tinh hoa của mỗi sự vật, như cái hồn thiêng đất nước mà ông cha ta qua bao thăng trầm lập kỳ công trong việc dựng giữ nước cho tới ngày nay.
.
Trần Thành Mỹ



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Mar/2010 lúc 5:15am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2010 lúc 7:49am

Chợ tình - Nguyễn Thị Châu Giang


Hai bà cháu ở trong căn nhà nhỏ. Mái lợp gianh, tường đắp bằng đất, bốn bề trồng đầy rau và cỏ dại Ngôi nhà nằm lặng lẽ trên đồi cao bốn mùa phủ sương và mưa gió. Từ ô cửa treo tấm màn màu cháo lòng nhìn ra một Sapa tỉnh lẻ buồn và lạnh giá, ngày ngày bà đứng chờ đứa con gái về.

Cái ngày đó cách đây đã lâu lắm rồi.

Trong ký ức của bà mọi thứ trở nên nhạt dần, nhưng riêng ngày đó thì bà nhớ mãi. Con gái bà sửa soạn quần áo cho vào cái vali màu nâu đỏ đã sờn hết góc, thỉnh thoảng lại ngơ ngẩn khóc. Bà ôm đứa cháu ngoại vào lòng hỏi khẽ: "Bây giờ con đi đâu". Con gái ngượng cười: "Mẹ nuôi cháu giúp con, chừng nào tìm được chồng con, con về". Bà âm thầm nhìn con, đau từng khúc ruột. Nhưng bà không biết nói gì, cũng không biết điều đó đúng hay sai. Đầu óc bà đặc lại. Bà chép miệng: "Con định đi đâu?". Chưa kịp trả lời, nó đã đi ra tới cửa. Nó đi xuống đồi, lưng áo ka-ki bạc phếch, ba lô con cóc đeo lủng lẳng trên tấm lưng gầy. Nó trở nên lạc lõng giữa bốn bề phủ rau xanh và những vồng cải vàng rực. Bà gọi với theo "Nhớ về con nhé" và chợt giật thót mình khi nhận ra lời nhắn nhủ rơi lọt thỏm vào không khí, khi sương mù ùm lên lấp kín bưng.

Bà quay vào nhà nhìn cháu ngoại đang khóc ngằn ngặt đòi mẹ, cay đắng "À... ơi... Gió đưa cây cải về trời... À... à... rau răm ở lại chịu đời đắng cay...". Bà rơm rớm nước mắt: "Cha bố mày, mama mày bỏ đi theo giai rồi. Chỉ còn hai bà cháu mình với nhau thôi. Ngoan nhé bà thương. Chừ làm thân con gái cực khổ trăm đường con ơi". Bà lại tẩn mẩn nghĩ, không biết con gái bà định đi đâu. Thành phố biết bao nhiêu là cám dỗ. Chiến tranh biết bao nhiêu là đau thương. Thằng bố của đứa bé này, nghĩ dại, có khi đã mồ yên mả đẹp ở một nơi nào đó rồi. Biết đi đâu mà tìm.

Con gái bà biệt tăm. Thời gian vẫn đều đặn trôi qua trên tuổi già của bà, ngày một nhanh hơn. Dưới chân đồi người ta xây những ngôi biệt thự sang trọng, trồng thêm nhiều thông và hoa tầm xuân, đóng thêm nhiều cọc gỗ treo biển nhà cho thuê, quán ăn, khách sạn. Bà ít xuống chợ dần, chỉ ở nhà lo chăm bón rau cho con cháu mang xuống chợ bán.

Buổi chiều cháu gái về nhà, quẳng phịch cái gùi vào góc bếp phụng phịu: "Sao người ta gọi cháu là con hoang?". Bà thót người, vội kéo cháu ngồi sát bên bếp lửa vỗ về: "Bậy nào! Cháu có cha, có mẹ. Cháu mới gọi bà là bà được chứ". Cháu gái nghi ngờ: "Thế mẹ đâu, bố đâu?". Bà đưa đôi mắt đục lờ nhìn xa xăm: "Họ xuống xuôi làm giàu rồi. Chừng nào giàu họ lên đón cháu về". Bà lại thầm nghĩ: "Nhưng mà bây giờ chúng nó ở đâu?", tay cầm que cời than run bần bật.
Cháu gái xoa đôi má hồng, hít hà: "Ngoài trời lạnh quá bà à?". Bà nghểnh tai nghe. Gió thổi rít từng hồi qua mái gianh, qua những góc đào. Một lúc mưa rơi lộp bộp, nặng dần như ai ném đá ngoài sân. Cháu gái bảo: "Mưa đá. Mai trời nắng lắm đây". Ừ, - Bà lo âu - nhưng hỏng rau với đào hết". Cháu gái hỏi: "Dưới phố thế nào hả bà?". Bà im lặng một lúc. Bà nhớ hồi còn con gái, ông chở bà đi khắp Hà Nội trên chiếc xe đạp cổ lỗ. Những phố nhỏ cũ kỹ và yên tĩnh. Sau này bà đưa con gái xuống xuôi, mua hàng. Phố xá đã thêm nhiều đèn xe và lọc lừa, và nhiều chia cách. Bà lầm bầm: "Có gì đâu chỉ toàn người với xe. Buồn lắm cháu ạ! Bà cháu mình ở thế này là sướng nhất". Bà quay lại thấy cháu gái đã ngoẹo đầu ngủ, mắt khép dài, hai khóe miệng nhếch lên nụ cười ngây thơ còn đọng đầy nước mắt. Bà lau mặt cho cháu, khe khẽ thở dài. Ngoài trời mưa đã tạnh. Tiếng côn trùng râm ran sau những luống cây buồn nẫu cả lòng.

Ông trưởng khu đi vòng quanh nhà, chỉ cái này, bảo cái nọ rồi ngồi phịch xuống chiếc ghế đẩu kê bên cái bàn gỗ mục thấp lè tè, tợp một cụm lớn nước chè. "Chuyện là thế này bà ạ - Ông căng người, kín đáo quan sát nét mặt của bà - Nước chè của bà ngon quá. Tôi muốn nói cái gì nhỉ? À, thế này. Có vài đứa sinh viên ở xuôi lên đây thực tập để vẽ vời gì ấy mà. Tôi thấy nhà bà rộng lại neo người - Ông ồ ề, cố gắng làm cho ra vẻ quan trọng. Cặp kính lão tụt lên tụt xuống trên chóp mũi - Nên tôi bố trí trước. Không biết ý bà thế nào?". Bà thở phào. Gớm cái ông này cứ làm bà thon thót cả người. Tưởng chuyện gì, chứ cái chuyện ở nhờ của bọn trẻ càng làm bà vui thêm chứ sao. Cháu gái của bà lại có dịp quen biết người ta. Nhưng bà vẫn thấy hơi tưng tức. Vì ông trưởng khu đặt bà vào chuyện đã rồi, hệt như ông chồng bà ngày xưa và con gái bà, toàn đẩy bà vào chỗ yếm thế. Cả đời, hình như chẳng có gì là của bà, là do bà quyết định cả. Bà nói mát: "Sao không báo tôi trước - Rồi nhỏ nhẹ - Để tôi chuẩn bị". Ông cười hề hề, những mụn trứng cá trên mặt từng lúc lại đỏ tấy lên vì lạnh.

Khoảng hai ba giờ chiều, sương mù loãng ra đã ùn ùn đổ tới một lớp dày đặc khác. Cháu gái đi chợ về kéo theo hai đứa con trai và một đứa con gái rất xinh với lủng củng bao nhiêu túi xách. Ngôi nhà nhỏ bé căng nứt những tiếng ồn ào và gió lạnh từ ngoài tràn vào. Chúng nó vây lấy bà. Cậu bé đeo cặp kính cận xề xệ trên chóp mũi, bảo: "Bà cho chúng cháu ở nhờ nhá". Bà hiền lành: "Tôi chỉ sợ các cô cậu chê nhà xấu". Chúng nó cười. Đứa con gái bảo: "Con là Linh, kia là Hiền, còn anh đeo kính trắng là Danh". Linh nhìn ngó một lúc, rồi bảo: "Bà ngồi chỗ này, tư thế này đẹp quá, để chúng con vẽ chân dung bà". Chúng nó mở túi lấy giấy, lấy màu bày khắp ra nhà. Bà ngồi ngượng nghịu, tay đặt lên đùi run run. Cháu gái đi vòng quanh nhà, lâu lâu ghé con mắt qua xuýt xoa: "Bà đẹp quá, giống quá". Bà nhìn chúng nó thấy tủi thân cho cháu gái. Lớn bằng này mà chưa ra khỏi Sapa, ngờ nghệch đến tội nghiệp. Lớn bằng này mà chưa biết tí gì về cuộc sống cả.

Cháu gái dắt mấy đứa nhỏ đi vẽ suốt ngày. Một mình bà lại ra vào thui thủi. Buổi sớm bà vẫn ra đứng ở cửa, nhìn xuống chân đồi đầy thông và cỏ dại, đợi con gái về. Bà nghĩ là mình đã không còn khóc được nữa.

Được khoảng hai tuần, chúng nó than nhớ nhà. Linh cầm một xấp thư ra đọc. Cháu gái mon men lại gần: "Thư ai nhiều thế chị Linh?". Linh tự hào: "Đây là thư mẹ, đây là thư bố. Còn đây là thư bồ". Mặt cháu gái thẫn ra. Nó bảo: "Em chưa bao giờ nhận được thư ai cả". Danh cười, không biết đùa hay thật: "Thế thì lúc nào về, anh sẽ viết thư cho em. Muốn thế nào? Tuần một cái hay nhiều hơn?" Hiền tủm tỉm: "Đừng tin nó, thằng này xạo lắm". Cháu gái cười mơ màng. Tưởng tượng một ngày kia cũng được cầm một xấp thư như Linh bây giờ. Tối thứ bảy cuối, Danh đi chơi với cháu gái khuya mới về. Bà nằm ngủ lơ mơ trong buồng, nghe tiếng kẹt cửa đã tỉnh ngủ hẳn. Cháu gái chui vào chăn, áp khuôn mặt lạnh ngắt vào người bà. Bà khẽ giật mình: "Cha mày, đi đâu về khuya thế con?" Cháu gái mơ màng: "Trời đẹp lắm bà ạ! Đêm nay rằm, có trăng. Chúng con xuống chợ tình xem người Dao kéo nhau, rồi đi dạo khắp nơi". Cháu gái thật thà: "Anh ấy hôn con và bảo yêu con. Liệu có tin được không bà?". Bà khẽ thở dài: "Coi chừng con ạ!". Bà định nói thêm mấy câu, đã nghe tiếng ngáy nhè nhẹ của cháu gái. Từng làn hơi phả vào gáy bà, ấm sực. Bà lồm cồm ngồi dậy, vạch cửa nhìn ra ngoài. Trăng rọi sáng lạnh, xanh như miếng thép bạc vào phòng. Không ngủ được, bà ngồi nghĩ ngợi lung tung. Thấy tội thân bà, thân con gái bà, bây giờ đến lượt đứa cháu gái. Cả đời khổ vì tình, lụy vì tình. Xa xôi cách trở thế, dần rồi cũng nhạt cả thôi. Xem cung cách của thằng Danh, chẳng có gì ràng buộc nó được.

Hai ngày sau đám sinh viên trở về Hà Nộị Danh tặng lại cháu gái bức ký họa vẽ chân dung cô đầy vẻ đắm đuối bằng màu nước, ngồi bên con đường mòn phủ đầy cỏ dại, mắt môi rạng rỡ. Cháu gái lặng lẽ đóng khung, treo trang trọng trên đầu giường. Ngày ngày xuống chợ bán rau, cô ta ghé qua bưu điện, nhìn người nhân viên to béo soạn thư từ chiếc thùng màu vàng nhạt và chờ đợi ông ta gọi tên mình. Nhưng không có gì ngoài cái nhún vai thất vọng và nụ cười thương hại của người đàn ông đáng mến đó. Cháu gái lủi thủi về nhà, nhìn bức chân dung lại ngẩn ngơ khóc.

Cháu gái biếng ăn biếng ngủ. Đêm lại giật mình thon thót, mồ hôi vã ra đầm đìa. Trong người cô có gì cứ cuồn cuộn lên, rồi sôi chảy đầy êm ả, ngọt ngào. Hệt như đêm nào cô nằm trong vòng tay Danh. Bà tội nghiệp: "Nó có hứa hẹn gì với cháu không?" Cháu gái trả lời: "Không, nhưng anh ấy bảo cháu là vợ của anh ấy". Bà sụp xuống, đầu óc quay cuồng. Linh tính nhắc nhở bà những chuyện đau lòng. Bà hỏi: "Tháng này cháu có kinh chưa?" Cháu gái lắc đầu: "Chưa, nhưng sao hả bà?". Bà rũ xuống, đau đớn nghĩ đấy là lỗi tại bà. Bà nuôi nó mà không dạy nó. Cũng chưa một lần kể về cha mẹ nó cho nó nghe. Những người lớn đã sinh ra nó rồi bỏ đi. Thật ra quá khứ dù tồi tệ đến mấy cũng là kinh nghiệm quý báu. Nhưng bà không nghĩ ra điều ấy. Bà đã muộn trong mọi việc. Bà nức nở: "Tội nghiệp cháu tôi". Rồi đùng đùng bỏ vào giường.

Bà ốm nặng. Đến ngày thứ ba bà mới gượng dậy, húp được ít nước cháo. Cháu gái ngồi bên cạnh, bóp nhẹ tấm lưng gầy của bà: "Bà ạ, có lẽ con phải xuống xuôi tìm anh ấy". Bà thảng thốt: "Con biết đi đâu mà tìm. Mẹ con ngày xưa đã bỏ bà đi như thế". Bà kể lể sự thật bà đã giấu diếm suốt mười tám năm trời, mong giữ chân cháu gái lại. Nhưng mọi thứ trôi tuột qua. Cháu gái vẫn nhất định im lặng. Cô nghĩ đến Hà Nội, đến Danh, đến đứa bé và hạnh phúc. Con cô cần có bố. Cô không thể bỏ rơi nó được. Và cô cần có Danh. Cô đứng dậy: "Chừng nào bà khỏi bệnh, con sẽ đi tìm anh ấy". Mặt cô tái xanh và cương quyết.

Hôm cô gái đi trời mưa tầm tã, trôi mất vài luống rau xà lách. Đường đi quệt thành bùn đặc quánh. Được một lúc mưa tạnh, mây mù kéo lên dày đặc. Mới một vài bước đã không còn thấy cháu gái đâu nữa. Tất cả trắng xóa, mịt mùng.

Bà đứng tựa vào cánh cửa gỗ mốc xỉnh và lạnh giá. Hai tay thu vào chiếc áo bông trấn thủ lỗ chỗ vệt gián nhấm. Bà nghĩ mình không thể nào khóc được nữa nhưng nước mắt chảy ra nhòe nhoẹt. Bà bấm đốt ngón tay, lẩm bẩm: "Chừng hai năm nữa, chúng nó sẽ về".

Một làn gió lạnh thổi qua. Trong mắt bà sương mù đang tan dần dưới chân đồi.

Hãy thử giải thích lí do truyện có tên "Chợ tình" nhé !


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Mar/2010 lúc 7:50am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2010 lúc 10:15am

 

 
 
 

Cà phê, sữa và nước đá     

 
Café

Café yêu Sữa, cái yêu say đắm, lắng đọng và cô đặc như chính nó. Nó ngắm nghiá Sữa, luôn thầm nhủ: “Ôi nàng mới ngọt ngào, sóng sánh làm sao. Có nàng, ta sẽ bớt đắng hơn, ta và nàng sẽ hòa quyện vào nhau, tạo nên hương vị cho nhau, vị đắng của ta sẽ hòa tan cùng vị ngọt của nàng. Ta và nàng sẽ thưởng thức thứ tình yêu hòan hảo ấy. Màu da đen nhẻm của ta sẽ được lớp áo vàng óng của nàng che phủ, tạo nên một màu nâu đẹp dẽ, hòan hảo. Ôi ước chi nàng là của ta.”

Café yêu Sữa bao nhiêu, thì ghét Nước đá bấy nhiêu, nó thường lánh xa Nước đá, và thường chửi rủa chàng Nước đá tội nghiệp: “Ôi thứ quái vật băng giá ghê tởm kia, ngươi làm ta tan chảy, làm vị đắng tuyệt vời của ta cứ tan dần tan dần cho đến khi ta lạt nhách. Ngươi chẳng mảy may có chút lòng thương, ngươi làm nàng Sữa từ sóng sánh ánh vàng chuyển sang trắng nhợt nhạt và bỏng bẻo. Ôi vì sao trên đời lại có thứ quái vật lạnh lùng như ngươi.”

Sữa
 
Sữa ghét Café, nàng thường tìm cách tránh mặt Cafe, nàng cho rằng Café làm cho màu da nàng không đẹp nữa, nàng vốn đã ghét màu áo vàng óng ánh của mình, thế mà Café còn làm cho nàng trở nên nâu xỉn, và làm đắng nàng, nàng thì ngọt, và nàng không thích hòa tan cái vị ngọt của mình vào vị đắng của Café.

Sữa yêu Nước đá, Sữa thường bảo với chàng Nước đá: “Ôi chàng mới tuyệt vời làm sao, chàng làm cho em tan chảy ra, hòa tan với chàng, làm cho em mát lạnh, làm làn da em trở nên trắng trẻo như thể em đi tắm trắng (ôi công nghệ làm đẹp). Chàng làm cho vị ngọt của em trở nên dịu hơn, dễ thưởng thứ hơn.”

Nước đá

Chàng Nước đá lạnh lùng chẳng yêu cũng chẳng ghét nàng Sữa, cũng chẳng rỗi hơi đi căm thù lại cậu Café. Bởi cậu biết, có yêu ghét nhau thế nào, rồi cũng có ngày 3 chúng ta sống chung. Cuộc đời là thế mà, có đắng, có ngọt và có lạnh lùng. Chàng cũng muốn nói cho nàng Sữa và cậu Café biết, nhưng bản tính chàng nó lạnh lùng thế, hơn nữa, chàng nghĩ “ Thế nào chả có lúc hai kẻ dở hơi ấy nghĩ ra, thôi thì để họ tự nhận ra tốt hơn là bị mình dạy bảo”

Và khách vào nhà, cô bé con xinh xinh chạy ra chào lễ phép, ba cô bé hỏi ông khách muốn uống gì? Ông khách trả lời ngắn gọn : “Café Sữa Đá” Ba cô bé nhìn cô bé trìu mến: “vào làm cho chú ấy một ly Café Sữa Đá con à”. Cô bé dạ một tiếng rõ to rồi nhảy chân sáo vào bếp, miệng hát vang, lâu lắm rồi - từ ngày mua hộp Café và hộp Sữa mới- mới lại có khách muốn uống Café Sữa Đá.



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 22/Mar/2010 lúc 10:17am

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2010 lúc 9:15pm

Truyền thuyết hoa anh đào

Ngày xưa ở xứ Phù tang chưa có hoa anh đào như bây giờ. Tại một ngôi làng xinh xinh ven núi Phú Sĩ ,có một chàng trai khôi ngô tuấn tú dũng cảm khác thường. Năm chàng mới tròn một tuổi ,có một đạo sĩ phiêu bạt ghé

qua nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi.
Lúc đấy đang mùa đông tuyết rơi tầm tã vị đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm: "Hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài nó sẽ trở thành một kiếm sĩ lừng danh”.

Cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùng mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: “Ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này”.
Chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một võ sĩ đạo lừng danh. Vị samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình “oan nghiệt” và chấp thuận. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với người kiếm sĩ. Tay kiếm của chàng khiến những samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè.
Nhưng còn thanh sắt? Chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực. Nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận. Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen? Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Cô gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng. Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên núi Phú sĩ, đêm đã tràn ngập trên xóm núi, cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động ,trầm tư bên bếp lửa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ

-Anh thân yêu! Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả ? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng thì anh sẽ mãi mãi buồn đau?
Nhìn vào bếp lửa ,chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòng và nói chậm rãi rất quả quyết
- Chỉ buốn đau thôi ư? Không đâu! Đối với anh,thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả…..làm sao anh có thể coi mình là một võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu? Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đến thế ? Sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuống kiếm.không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh?
Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình thôi
- Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của chàng một chút thôi.
Cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ra ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm hồng chiếc áo kimono trắng nõn, trinh bạch. Chàng trai hốt hoảng rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lửa bập bùng ,thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang loé lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu!
Nhưng từ đó, chàng trai hoàn toàn cô độc. Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm: "Tha lỗi cho anh. Anh đã hiểu ra rồi…” Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mạnh mẽ và rút kiếm ra phủ gục bên cạnh mộ. Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất….tuyết không ngừng rơi….đến sáng. Tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay của mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hoá thân từ thanh kiếm ấy. Người ta dặt tên hoa là Anh đào. Hoa anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa đươc ươm mầm và trổ bông ở vùng núi Phú sĩ.
sưu tầm


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Mar/2010 lúc 9:21pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2010 lúc 5:12am
Thương Nhớ Hoàng Lan
Posted%20Image //
 
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: “Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?” Nghe chuyện đời cha tôi, thầy bảo: “Hãy nhớ ngày này. Nếu có cơ duyên, mười năm sau ta sẽ trở lại”. Trở về thầy bỏ tăng viện, lên một ngọn núi hẻo lánh trong rú xa, dựng mấy nếp nhà cổ. Từ ấy, thầy ẩn tu, hiếm khi xuống núi.

Lớn lên, tôi giống cha tôi như đúc và rất được mẹ yêu chiều. Cha tôi mắt sáng, mũi cao, tiếng nói trầm ấm, tính tình hiền hoà trung thực. Khi còn là một chú tiểu đầu để chỏm, người đã nổi tiếng thông minh, mười lăm tuổi chép rành kinh chữ Hán. Rồi vì học giỏi, được cử làm giáo sư ở trường Trung học Bồ Đề, một trường phổ thông tư thục của Giáo hội. Lúc người sắp được phong Đại Đức thì gặp cô bé nữ sinh tinh nghịch, có đôi mắt hút hồn, đôi môi đầy đam mê và cái tính thích gì thì làm cho bằng được. Ban đầu, cô bé chỉ định quấy phá chơi để thử bản lĩnh của thầy. Nhưng rồi tình yêu là lửa, chính người muốn đốt lại cháy. Cả chùa ngẩn ngơ khi người thanh niên đạo hạnh vòng tay trước sư cụ trụ trì: “Yến bệnh nặng đã bốn tháng rồi, sợ rằng cô ấy chết. Thầy dạy con tu hành để cứu chúng sinh. Nay con có thể cứu một sinh linh, sao lại khước từ?” Cha tôi rời chùa, cô Yến khỏi bệnh rồi hai người thành vợ thành chồng. Ông bà tôi để lại một ngôi nhà, cha tôi cho dỡ đi, xây vào chỗ đó một ngôi chùa tư. Đã không bỏ đời theo đạo được, thì ông đem đạo về giữa đời. Sau khi đã có con, ông vẫn ăn chay, mặc áo nâu và tụng kinh sớm chiều. Có lần mẹ tôi đi chợ mua một xâu ếch, những con ếch theo phản xạ cứ chắp hai chân trước vái lia lịa. Một bà đi ngang bảo mẹ tôi: “Mấy con ếch lạy khéo không thưa thầy M.H” Rồi bà cười ha hả: “Đi tu mà chẳng chót đời, làm thân con ếch cho người lột da”. Tính mẹ tôi mau nước mắt, cứ vừa đi vừa khóc thút thít cho đến lúc tới nhà. Tối đó bà kèo nhèo mãi, năn nỉ mãi cha tôi tội gì không để tóc, ngả mặn, làm người trần cho sướng cái thân. Tu kiểu này, người ta nói không chịu nổi. Cha tôi chỉ cười, dường như chẳng để tâm. Cả đời người không tranh giành với ai mà như có phép thần thông, chạm vao đâu thì phất lên đến đó. Cơ sở làm hương trầm của người càng phát triển, mẹ tôi càng béo đẹp ra thì lời đàm tiếu của thiên hạ càng rần rần. Cuối cùng, chẳng hiểu vì sao, mẹ bỗng đột ngột bỏ đi mất tăm…

Cô ruột tôi giận lắm, bảo: “Mẹ mi là con yêu tinh, khi trước đã phá đời tu của cha mi, chừ lại phá luôn đời tục của ổng.” Ai cũng khuyên đăng báo tìm, nhưng cha tôi chỉ nói “Đừng”. Ông không trách móc gì, nhưng có lẽ ông buồn, tiếng tụng kinh đêm khuya nghe chừng khắc khoải. Chao ôi, với những con thuyền khắc khoải ấy, kiếp nào cha mới đến Tây Phương?

Cơ sở làm hương từ đó phó mặc cho cô tôi. Cô tôi cho chặt cây, nhổ cỏ, sửa sang lại khu vườn sáng sủa. “Thiệt là hư sự, ai đời lập chùa mà lại trồng hoàng lan trong sân. Mùi hoàng lan là mùi ma, hèn chi ma chướng nó phá cho như thế ni.”

Tôi dân dấn nước mắt nhìn người ta chặt cây hoàng lan, cành lá vứt bừa bãi trên mặt đất. Ngày xưa, gội đầu xong mẹ tôi thường hái hoa giấu vào búi tóc cho thơm. Bây giờ người đã đi, hoa cũng không còn…

Năm tôi mười tuổi, có vị Đại Đức trên núi về thuyết pháp ở chùa Diệu Đế. Tôi đi theo cô tôi đến nghe. Khi trở về tôi xin xuất gia. Cha tôi bảo: “Kinh sách ở đây, chuông mõ ở đây, con còn đi đâu?” Tôi chỉ lắc đầu…

Nơi thầy tôi ẩn tu là Bích Vân am – am Mây Biếc. Mười năm khai sơn, thầy đã cùng đồ đệ trồng hơn hai chục mẫu bạch đàn và ba ngàn giò phong lan đủ loại. Các sư huynh dạy tôi chăm hoa, tưới cây mỗi sáng. Buổi chiều đi học ở trường Nam Giao. Năm mười lăm tuổi tôi bắt đầu chướng tính. Sư huynh hạch tôi: “Bạch thầy, Đăng Ninh trốn học, la cà ở quán cà phê Tím. Người quanh đó ai cũng chê cười, họ nói cô ruột Ninh làm hương giàu có, cúng dường nhiều tiền nên thầy thả cho Ninh tha hồ tự tung tự tác”. Tôi ức, lầm lì không nói, thầy cũng không quở. Tính thầy rất nghiêm, không mấy khi la rầy mà đồ đệ ai nấy tuân lời răm rắp. Chỉ riêng với tôi, không hiểu sao thầy đặc biệt khoan thứ. Sợ thầy phạt, đợi lúc sắp tụng kinh, tôi biện bạch: “Bạch thầy, ngày xưa cha con thường bảo: tu trên núi, tu giữa chợ mới là khó. Không ở giữa đời, làm sao hiểu đời đục mà tránh?” Thầy hỏi: “Ai bảo con là đời đục? Đời không đục, không trong.” Tôi hụt hẫng, không hiểu ý thầy định nói gì.

Tu trên non bây giờ thật ra cũng không phải dễ. Thầy tôi tránh đời vào núi sâu nhưng rồi vườn lan Mây Biếc nổi tiếng quá nên người trần lại kéo lên thưởng ngoạn. Thứ bảy, chủ nhật, học trò đạp xe lác đác trắng trên con đường mòn tới thảo am. Mấy cô nữ sinh nhỏ tuổi mê hoa ngẩn ngơ ngắm bông súng tím trong hồ, chạy vào tới tận hiên, chỗ thầy ngồi viết sách. Thầy không quở, cũng không ngẩng lên nhìn. Một cô bé chạy đến gần tôi, nhìn những làn sương li ti mà tôi đang xịt lên những chồi đang đơm nụ. Cô hỏi tôi tên hoa, tôi giảng: “Đây là giống Tiểu Hồ điệp, nghĩa là bươm bướm nhỏ. Em thấy không, trông xa chấp chới như đàn bướm cải màu vàng”. Cô chìa tay với những ngón búp măng, hứng sương. Tôi cau mày: “Này, đừng nghịch”. Cô bé cứ đùa với những bụi nước, chẳng để ý lời tôi. “Anh cứ tưới đi, em cũng là Lan”. Tôi cáu, xịt cho nước rơi ướt cả tóc, cả áo cô bé. Mấy cô bạn cười rúc rích, khi về có cô còn nói vọng lại: “Con Lan hên quá, gặp chú tiểu vừa đẹp trai vừa quậy”. Tôi tủm tỉm cười. Sư huynh tôi cáu kỉnh: “Mấy con Thị Màu đời nay quá quắt lắm. Bay không biết quyến rũ sư tăng là tội đoạ địa ngục hử?” Tôi cự: “Người ta chỉ đùa thế, có gì mà gọi là quyến rũ”.




Từ đó, vài hôm một lần, Lan lại đến giúp tôi tưới hoa. Tôi dạy cho cô biết về phong lan, đây là cả một thế giới còn đa dạng hơn thế giới người. Phượng Vĩ đỏ rực, Tuyết Điểm thì trắng, Vũ Nữ thì như đang múa trước giò. Lan phụng phịu: “Hoa nào cũng có tên riêng, chỉ em không có”. Tôi nhìn khuôn mặt cô, đôi mắt trong trẻo với cái miệng hồn nhiên như trẻ thơ. “Vậy tôi đặt cho cô
một cái tên. Tên cô là Tinh Khôi”.




Posted%20Image

Thầy biết tình thân giữa tôi và Lan. Sư huynh không vui lòng, thầy chỉ bảo: “Không can gì”. “Bạch thầy, người này có bạn thì người kia có bạn, rồi con gái kéo đến đầy thảo am, còn cái thể thống gì nữa?” Thầy gật đầu. Chiều lại, tôi mài mực hầu thầy, thầy đem cho tôi xem bộ tranh mười bức vẽ mục đồng chăn trâu. “Đây là thập mục ngưu đồ, cũng là quá trình tu học của một con người. Trâu không là trâu, mà chính là cái tâm ta đó”. Tôi động lòng, hỏi: “Bạch thầy, con xem bức vẽ cuối cùng, không còn trâu, chẳng còn người, chỉ còn trăng soi. Vậy cớ gì phải sống trong dây trói. Ngày xưa Tuệ Trung Thượng Sĩ là bậc ngộ đạo mà không kiêng rượu thịt, vì chay mặn chỉ là hình tướng bên ngoài, không can hệ đến sự giác ngộ bên trong”. Thầy cười: “Đúng, con ạ, với bậc đắc đạo là thế. Nhưng khi ta còn là một người phàm, thì cũng như con trâu kia, phải có sợi dây buộc, có người chăn dắt. Đến khi cái tâm vững rồi, sáng rồi mới có thể như trâu đen thành trâu trắng, không ràng không buộc, chẳng những nhởn nhơ trên cỏ xanh mà còn bay lên chín rầng mây”. Tôi vái thầy mà thưa: “Con hiểu rồi, nhưng nhà chùa chẳng thể xua đuổi ai. Từ mai con xin thôi không giữ vườn lan nữa.”

Mấy hôm sau, Lan thấy sư huynh ra tưới vườn, còn tôi thì chẻ củi. “Anh không thích phong lan nữa sao?”. “Không. Muôn hồng nghìn tía, chẳng qua cũng chỉ để nhìn trong chốc lát. Một đời tôi chỉ riêng nhớ hoàng lan”. Tôi giảng cho cô bé biết hoa hoàng lan cánh mảnh mai, vàng như màu chim hoàng yến. Thuở trước, cứ rằm, mồng một, các bà hàng hoa lại đến mua, họ gói hoa trong lá chuối, từng gói nhỏ xinh xinh toả thơm ngây ngất. Lan bảo: “Thích ghê, em chưa thấy bao giờ”. Ừ, loài cây ấy có lẽ giờ đây đã tiệt giống rồi hay sao, nhiều lần theo sư huynh đi chợ mua bông chuối, tôi để ý tìm mà không thấy nữa. Tôi lớn lên, lòng bâng khuâng như thiếu vắng một thứ gì, cứ mơ hồ nhớ nhớ, thương thương…

Cuối năm, anh em tôi kẻ kéo người đẩy, chở phong lan xuống phố đổi gạo. Ông chủ tịch hội hoa cảnh hài lòng lắm khi thấy những giò mũm mĩm với chồi xanh đầy nụ. Ba bao gạo lớn được bưng ra. “Cha ơi, con có làm một ít bánh trái cây để cúng dường”.Tôi nghe tiếng, quay lại, sững người vì thấy Lan. Ông chủ tịch âu yếm bảo: “Cúng dường thì phải cung kính. Con phải tự lên chùa lạy Phật mà dâng”. Tôi hãi hồn, vội nói: “Thôi thôi, khỏi phiền nữ thí chủ. Nhận ngay ở đây”. Lan bật cười, lại cái cười tinh khôi. Rồi Lan nhìn tôi buồn thiu: “Sao lâu nay anh không ra vườn? Em lên chùa, biết anh trong bếp mà mấy chú không cho vào. Riết rồi em buồn không muốn đến nữa”.

Mấy buổi sau, tôi theo các bạn cùng lớp vào quán. Lan ngồi ở đó, sau chiếc bàn con bên cửa sổ. Các bạn tôi ai cũng nhìn về phía Lan, còn cô bé thì chẳng nhìn ai, cứ lặng lẽ một mình. Ngồi ở một bàn xa mà tôi như thấy cả bầu trời hoàng hôn tím, tím ngát ngoài kia đang in trong đôi mắt Lan. Mãi đến khi chúng tôi ra về, Lan mới ngoái nhìn, ánh mắt thơ ngây mà não nùng. Bỗng dưng đỏ mặt, rồi tôi thấy hoảng sợ vì mình đã đỏ mặt…

Một người con gái chiều nào cũng ngồi ở quán Tím, chẳng bao lâu đã thành đề tài để bọn con trai bàn tán.

“Con Lan sữa tươi trông xinh vậy chứ nó mắc bệnh sợ đàn ông. Đếch thằng nào đến gần được, nó tránh như tránh tà”. “Không phải đâu, nó giữ giá để chờ lấy Việt kiều, thằng Hùng ở Cali về ngày nào cũng trực ở nhà nó”. “Giữ giá cái gì, nó ưa thằng Quắn chạy bàn ở cà phê Tím. Tao thấy nó ngồi một bàn với thằng Quắn, khóc rưng rức”. Tôi im lặng, một lát sau mới bảo: “Khó tin”. “Ở đời chuyện gì mà chẳng có thể xảy ra – bạn tôi nói, vẻ ông cụ non – Chiều qua chính mắt tao thấy nó chạy ra sau quầy đưa bức thư cho thằng Quắn”.

Đạp xe về đã đến quá lăng Tự Đức, tự nhiên tôi bứt rứt không chịu được. Tôi quay xe, đạp về nhà Lan. Mưa phùn lướt thướt trên con đường về Bao Vinh xa tắp. Mẹ Lan hỏi: “Nhà chùa có việc gì mà nhắc cháu lên? Thấy Quắn về nhắn, tôi cho cháu đi ngay rồi”. Tôi tái mặt, không kịp chào, đạp xe đi như tên bắn. Tim tôi dội thình thịch vì âm vang những lời nói của sư huynh khi Lan mới lên thảo am lần đầu: “Cô gái này đẹp đẽ thanh tú nhưng đuôi mắt quá dài, môi mỏng, cổ cao, tai nhỏ. Đấy là tướng hồng nhan mệnh yểu.”… Trời chập choạng tối, tới Nam Giao. Nhìn dáo dác hai bên đường, tình cờ thấy Quắn và Lan cùng ngồi trong quán ốc. Quắn gọi rượu, đang ép Lan uống, Lan lắc đầu, Quắn cố nài. Tôi đi vào, đấm mạnh vào mũi Quắn: “Đồ lừa đảo. Từ nay chừa cái thói dỗ gái đi”. Quay sang Lan, tôi nạt: “Đi về!” Không biết Lan có bị một thứ thuốc mê gì không, mặt ngây ngây như bị bỏ bùa. Tôi chở Lan đi. Quắn biết tôi có võ Thiếu lâm nên đành chịu phép, hậm hực chùi máu mũi nhìn theo, cái nhìn của một con thú mất mồi…

Trên đường về, Lan tỉnh lại, gục mặt vào lưng tôi, khóc: “Em nhờ Quắn chuyển đến anh nhiều thư, anh có nhận được không?” Tôi cau mặt: “Em khờ lắm, sao lại đi với thằng Quắn?” “Quắn bảo em uống vài chén cho ấm rồi lên đàn Nam Giao chờ Ninh đến”. “Em đừng quên, tên em là Tinh Khôi. Đừng dại dột để bọn lưu manh làm nhơ bẩn”. Nước mắt Lan chảy thấm qua chiếc áo lam của tôi, thấm vào đến da thịt. Dừng xe, tôi ngồi xuống vệ cỏ ven đường. Lan ngồi bên tôi. “Đêm nào nằm mơ cũng thấy anh dắt em đi thăm vườn phong lan. Mình về trồng lan trong sân nhà em đi, có thích hơn không?” Tôi không trả lời, ngắt những cọng cỏ, vò nát trong đôi tay run run. Trên kia, trăng sáng quá, tròn và rực rỡ như chiếc mâm vàng giữa trời. Bỗng nhiên lòng tôi miên man nhớ những câu chuyện cha tôi vẫn kể ngày xưa… “Em có thích nghe chuyện cổ tích không?” “Thích”. Tôi kể cho Lan nghe chuyện người tử tù đội chiếc mâm vàng đầy nước đi từ cổng hoàng cung vào trước ngai vua mà không sánh ra ngoài một giọt, Lan nghi ngờ: “Sao có người làm được như thế?” Tôi gật đầu: “Ngày ấy, nhà vua cũng đã hỏi như vầy. Vị thiền sư trả lời: “Bệ hạ hứa nếu y làm được thì sẽ tha tội chết. Vì lẽ sống chết của y, nên dù việc khó vô cùng mà y vẫn chăm chăm làm bằng được. Nay nếu bệ hạ cầu giải thoát cũng như người này cầu sống thì việc tu hành dù khó mấy cũng có thể vượt qua”. Lan ngước nhìn tôi, lần đầu tiên tôi nhận ra trong hai cái giếng êm như nhung của mắt cô bé những tia sáng ương ngạnh lạ lùng. “Em hiểu rồi. Anh xem tu hành là chuyện sinh tử của anh. Vậy nếu em lại xem anh là chuyện sinh tử của em thì sao? Anh và em, ai đi trọn đường, ai bỏ cuộc?” Tôi bảo: “Em nói gì thế? Chuyện sống chết mà nghe cứ như là trò chơi sấp ngửa của trẻ con”. Lan cười… Bàn tay nhỏ nắm lấy tay tôi, ngón thon vuôn vuốt như cánh hoa ngậm sữa. Vẻ đẹp này có phải phù du? Vẻ đẹp này là sắc hay không? Chỉ thấy ngợp vì trăng. Trăng sáng quá. “Thôi, về đi em”. Tôi đạp xe, trước mặt tôi chập chờn lấp loá những con đường. Những mê lộ giữa đạo và đời, giữa ma và Phật…

Việc lộn xộn ở quán ốc chẳng mấy ngày đã đồn đến chùa. Cô tôi biết, tốc lên ngay. Tôi bảo: “Cô đừng lo. Chẳng có chuyện gì đâu”. “Không có lửa làm sao có khói. Ăn ốc, đánh lộn, dành gái. Thế còn gì là tu hành? Tau mà gặp con ma nữ đó, tau tước từ dưới tước lên”. Tôi ngẩn người một lúc rồi hiểu ra, không nín được cười. Cô bực tức: “Cháu tưởng chuyện gì cũng cười là xong sao?”

Quả là chuyện không thể cười mà xong. Mấy hôm sau, gia đình Lan mời tôi về.

“Con ma nữ” đã uống hai mươi viên Sedusen, may sao nhà biết được, chở đi cấp cứu. Mẹ Lan chắp tay lạy tôi như lạy Bồ Tát: “Bác biết tính con Lan lắm, từ nhỏ nó đã nói là làm, đã làm là làm tới cùng. Sợ e cứu thoát lần này, nó lại tự sát lần nữa. Con cứu nó cho bác đi con”. Tôi cuống quýt: “Bác bảo con làm sao được?” “Con cứ giả vờ ừ đi, bây giờ nó mới lớn, tính còn ngông cuồng, vài ba năm nữa chững chạc rồi tự nhiên nó hiểu ra”. Ông chủ tịch hội hoa cảnh mắt đỏ au, nhìn tôi chờ đợi một lúc rồi bảo vợ: “Nói như bà cũng khó. Chú Ninh đây tướng mạo khôi ngô, trước sau rồi sẽ có phước được che lọng vàng. Lẽ nào vì con mình mà để người ta mang tai mang tiếng”. Tôi thở dài: “Cháu đi tu không phải là mong lọng vàng che đầu. Chỉ vì nguyện giữ thân trong sạch để tụng cho mẹ cháu một nghìn lần kinh Thuỷ Sám”. Nhớ tới mẹ, tôi bất giác đau đớn trong lòng, đứng dậy đi…

Tôi về chùa, từ ấy không đi đâu. Thầy bảo: “Sao con bỏ học?” Tôi nói: “Suối ở xa, con muốn ra triền núi đào giếng”. Tôi tự đày mình trong những nhát cuốc trên sỏi đá, đêm về tụng kinh, vẫn đôi khi chợt nghe tiếng mình khắc khoải. Có lúc nửa đêm chợt tỉnh, thấy thầy ngồi bên giường, lâm râm niệm chú. Tôi hốt hoảng vùng dậy: “Bạch thầy”. Thầy tôi bảo: “Con giật mình, nói mê luôn, hất tung cả chăn.” Tôi nói: “Con tỉnh rồi. Rước thầy đi nghỉ, con xin ra bệ Phật niệm Cầu An”. Thầy lặng lẽ một lúc rồi bảo tôi: “Tâm không an, có cầu cũng vô ích”. Tôi gật đầu thú nhận. Bao nhiêu đêm, cứ chợp mắt là thấy Lan hiện ra, mảnh dẻ, thanh thoát, đầu đội chiếc mâm vàng sóng sánh nước đi thẳng đến bờ vực. Tôi nghe tiếng thét của nàng vang động cả giấc mơ, nàng nhào xuống rơi thẳng vào không gian mênh mông như chiếc lá lìa cành trước gió. “Thầy ơi, nếu vào Niết bàn mà phải đạp lên một chiếc lá, Phật có làm không? Xin thầy cho con hay, trời đất nặng hơn hay chiếc lá nặng hơn?” Thầy nhìn vào mắt tôi: “Chỉ có con tự trả lời được thôi. Ngày mai con hãy về, cứ nhìn thẳng vào nghiệp duyên mà tự quyết định lòng mình.” Tôi lắc đầu: “Thầy quên sao? Con đã thề khi nào đào xong giếng mới xuống núi”.

Ra xuân, đường lên núi khô ráo. Hai tay tôi ướt buồn đỏ, những giọt nước đầu tiên đã úa ra từ lòng đất sâu. Tôi chạy về chùa, định vào trình thầy nhưng người đang làm lễ. Có người thí chủ dâng hương trong bệ Phật, mùi trầm mới thơm thơm trong không gian.

Đang dội nước rửa tay, tôi nghe có người bước đến: “Chú Ninh!”

Tôi ngẩng lên. Mẹ của Lan. “Bác lên chùa cầu cho em đi bình an…” Bà đưa cho tôi một cái túi nhỏ, rồi vừa quay đi vừa đưa khăn lau mắt.

Những dòng chữ trong thư, mảnh mai và run run như những cánh lan:

“Bốn trăm ngày chờ anh ở quán Tím, cuối cùng em cũng hiểu ra là mình thua cuộc. Đã đi mà chẳng tới, lẽ ra thì phải chết. Nhưng em chết thì anh làm sao yên lòng đi trọn con đường tu. Vì vậy, em đã quyết định lấy chồng xa xứ. Trong cái túi này là cây hoàng lan con, em nguyện tìm cho anh bằng được rồi mới ra đi. Em vẫn nhớ lời anh nói, một đời anh chỉ thích hoàng lan…




Posted%20Image



Người ta cứ bảo em khôn, lấy ông Việt kiều đi Tây đi Mỹ cho sướng chứ theo chi chú tiểu trọc đầu. Nhưng đi Tây đi Mỹ không phải là chí nguyện của em. Lấy một người mình không thương, đến một nơi xa lạ với em còn khổ hơn là chết. Xin anh hãy tụng cho em một lần kinh cầu siêu thoát, một lần thôi…”

Bất giác, tôi oà khóc. Nước mắt theo nhau lăn trên má tôi như ép cho hết những dòng tục luỵ cuối cùng. “Cứ khóc đi con” – Thầy vỗ về khi thấy tôi luống cuống che mặt – “Thầy chưa nghe nói gỗ đá thành Phật bao giờ”. Tôi nức nở: “Bạch thầy, thầy có cho con trồng cây Hoàng Lan không?”

Thầy bảo: “Cỏ cây vô tội, sao mình không thể bao dung?” Rồi một tay dắt tôi, một tay cầm túi cây đến bên góc vườn, thầy tự mình trồng xuống.

Tôi tưới cây bằng nước giếng chùa. Hoàng lan lớn lên, năm này qua năm khác, nở hoa vàng mong manh. Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian.

Tôi cầm lòng thôi thương, thôi nhớ…


(Trần Thùy Mai)
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 26/Mar/2010 lúc 7:36am
 
Dưới Bóng Hoàng Lan





Thanh lách cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người, trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán bên ngoài trời nắng gắt rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bực cửa.

     Thanh bước lên thềm, đặt va li trên chiếc trường kỷ, rồi ngó đầu nhìn vào trong nhà, bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào, Thanh chưa nhìn thấy rõ gì cả, một lát, quen bóng tối, chàng mới nhận thấy cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y nguyên như chàng đi xưa. Sự yên lặng trầm tĩnh đến nổi Thanh trở nên nghẹn họng, mãi chàng mới cất được tiếng lên gọi khẽ:

     - Bà ơi!
    
Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn, Thanh định thần nhìn rõ: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo:

     - Bà mày đâu?

     Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
     - Cháu đã về đấy ư?
     Bà cụ thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng đưa lên nhìn cháu, âu yếm và mến thương.
     - Đi vào trong nhà không nắng cháu.
     Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy, chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ.
     - Nhà không có ai ư bà?
     - Vẫn có thằng Nhân, hôm nay nó đi đong thóc bên kia xóm. Dễ chốc nó về. Con đã ăn cơm chưa?
     - Dạ chưa. Con ở tàu về đây ngay. Nhưng con không thấy đói.
     Bà nhìn cháu, giục:
     - Con rửa mặt đi, rồi đi nghĩ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?
     Thanh cười:
     - Có một tý đường đất, cần gì phải xe. Con đi bộ hàng ngày cũng được.
     Nhưng Thanh cũng vẫn theo lời bà. Chàng đến bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng chàng lay động trong lòng bể với những mảnh trời xanh tan tác.

     Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng. Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ.

     Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ.

     Trên trường kỷ, ngọn đèn con va cái điếu cũ kỹ. Con mèo già tròn mình nằm bên cạnh, mắt lim dim trong sự bình yên và nhàn nhã. Thanh trông thấy cảnh ấy đã nhiều lần. Lần nào trở về với bà chàng, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà với thửa vườn này đối với chàng như một nơi mát mẻ và hiền lành, ở đấy bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng.

     - Ấy bà làm gì thế? Bà để mặc cháu...
     Bà cụ vẫn không thôi phẩy chiếc phất trần lên đầu giường:
     - Đã lâu không có ai nằm nên bụi bám đầy khắp cả.
     Thanh phải để mặc cho bà sửa chiếu và xếp lại gối. Chàng thấy mình bé quá.
     - Cháu đi nghỉ chẳng mệt. Để bà hái mấy lá rau nấu canh ăn cho mát.

     Bà cụ đi ra, Thanh bỗng thấy mệt mỏi. Chàng lặng nằm xuống giường, duỗi chân tay, khoan khoái. Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng, lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc chàng lẩm bẩm: "cây hoàng lan!" mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào, Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn.

Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi.
     Nghe tiếng bà đi vào, Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Bà lại gần săn sóc buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Gió quạt đưa nhẹ trên mái tóc chàng. Thanh vẫn nằm yên, nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình. Chàng không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra. Bà xuống bếp làm cơm hẳn. Tiếng dép nhỏ dần.
     Chàng cảm động gần ứa nước mắt. Bà yêu thương cháu quá, giờ chỉ có mình cháu, với mình bà. Mà bà làm bếp có một mình thôi ư?. Không, hình như có tiếng người khác nữa, tiếng trong và mau hơn. Thanh lắng nghe: một tiếng cười sẽ đưa lên. Tiếng ai? Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được.
     Chàng lẳng lặng ngồi dậy tỳ trên cửa sổ, cúi mình nhìn ra phía ao. Bóng cây hoàng lan lay động cả một vùng. Chàng chợt nhớ, chạy vùng xuống nhà ngang, gọi vui vẻ:
     - Cô Nga...
     Người thiếu nữ đương nhặt rau nghe tiếng gọi vội ngửng đầu: một nụ cười, đôi mắt trong sáng lên, rồi tiếng nhẹ nhàng:
     - Anh Thanh! Anh đã về đấy à?
     Thanh đứng tựa bên cột, chưa trả lời. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng. Cô Nga, cô bé hàng xóm vẫn sang chơi với chàng trong vườn, và mỗi lần về, chàng lại gặp ở nhà như một người thân mật.
     Một lát cô Nga nói:
     - Anh Thanh độ này khác hẳn trước. Anh chóng nhớn quá.
     - Tôi vẫn thế đấy chứ.
     Bà cụ cúi trên rổ rau, không nhìn cháu, đáp:
     - Cô trông em có phải gầy đi không? Không bằng độ còn ở nhà.
     Nga ngửng nhìn Thanh, cười:
     - Đấy em nói có sai đâu. Anh trông lại đen đi nữa.
     Lá rau tươi xanh ngắt bên bàn tay trắng hồng nhỏ nhắn. Thanh cũng ngồi ghé xuống. Thế là lại như lúc còn ở nhà, ngày ngày chàng cũng vẫn với Nga xuống bếp xem bà làm cơm. Câu chuyện vẫn vui và vẫn đậm, có lúc chàng lầm tưởng Nga chính là em ruột của mình.
     Lúc Nhân bưng cơm đặt lên bàn, bà cụ bảo cô thiếu nữ:
     - Ở đây ăn cơm một thể, cháu ạ.
     Thanh nhìn lên:
     - Ăn cho vui, cô Nga.
     - Xin phép cụ và anh thôi, em vừa mới ăn cơm xong ở nhà. Em đứng đây cũng được chứ gì.
     Thanh ra vẻ không bằng lòng:
     - Không, cô phải ngồi ăn cơ. Cô làm khách mãi.
     Nga sợ, vén áo ngồi bên bà cụ, nhưng nàng chỉ ăn nhỏ nhẻ, cầm chừng, và buông đũa luôn để xới cơm cho Thanh. Bữa cơm vui quá, Thanh ăn rất ngon miệng, lòng thư thái và vui sướng. Thỉnh thoảng chàng nhìn đôi môi thắm của Nga, hai má hồng. Và nụ cười tươi nở, nàng nhìn lại Thanh, một chút thôi, nhưng biết bao âu yếm.
     Ngoài vườn, trời vẫn nắng. Giàn thiên lý pha xanh một bên tà áo trắng của Nga. Những búp hoa lý non và thơm rủ liền trong giàn, lẫn vào đám lá. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó. Hai bàn chân nhỏ, lấm tấm cát, để dấu tự ngoài ao trở về... Chàng đột nhiên mỉm cười, rồi nói:
     - Cô Nga có còn hay đi nhặt hoàng lan rơi nữa không?
     Nga cũng cười hơi thẹn:
     - Vẫn nhặt đấy. Nhưng không có ai tranh nữa.
     Nàng nhìn Thanh, mắt như tụ lại những hình ảnh tự bao giờ, và sẽ vuốt mấy sợi tóc mai ra một bên. Thanh thấy quả tim đập nhẹ nhàng.
     Bà cụ thì mãi nhìn cháu. Bác Nhân khoanh tay đứng dựa bên cột nghe, bác cũng vui mừng vì thấy cậu về, vẫn mạnh khỏe và xinh trai như ngày trước. Còn cô Nga vẫn tươi đẹp và vui vẻ như thế. Có cô nhà cũng đỡ vắng, và bà cậu cũng đỡ buồn, hàng ngày cô chạy sang chơi giúp đỡ bà cụ giã cối trầu và nói chuyện đến người đi vắng ở trên tỉnh đã lâu không về thăm nhà.
     Bữa ăn xong, Thanh với Nga đã trở lại thân mật như khi còn nhỏ. Thanh dắt nàng đi xem vườn, cây hoàng lan cao vút, cành lá rủ xuống như chào đón hai người. Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan. Nhưng hoa lan chưa rụng, vẫn còn tươi xanh ở trên cành. Nga bảo Thanh:
     - Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá.
     Thanh chẳng biết nói gì, chàng vít một cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa, rồi nhẹ nhàng buông ra cho cành lại cong lên. Nắng soi vào vai hai người, nhưng dưới chân đất vẫn mát như xưa.
     - Bao giờ anh lên tỉnh?
     - Ngày mai thôi. Kỳ này được nghỉ ít. Nhưng mai sau, tôi sẽ về ở đây lâu hơn.
     Lòng Thanh dịu lại. Nga đến bên bể múc nước rửa hoa, rồi xếp bày trên quả trầu. Bà cụ nhìn cô, âu yếm:
     - Hoa hãy còn non lắm, sao hái sớm thế, con?
     Nga thưa:
     - Anh con hái đấy ạ! Và nàng nhìn Thanh mỉm cười.
     Đêm ấy, một bà, một cháu với một cô láng giềng chuyện trò dưới bóng đèn mãi tới khuya, khi trăng lên. Qua vườn, Thanh tiễn Nga ra đến cổng, đi qua hai bên bờ lá đã ướt sương. Mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió mát. Không lưỡng lự, Thanh cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình. Nga cũng đứng yên lặng. Lâu lâu, Nga rút tay sẽ nói:
     - Thôi, em về.
     Thanh đi trở vào rất thong thả. Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương mãi. Chàng đến trường kỷ ngồi ở bên đèn.
     Sáng hôm sau, Thanh đã phải lên tỉnh. Chiếc va li chàng nặng những thức quà bà chàng đã ban cho. Thanh cầm mũ đứng nghe bà khuyên bảo ân cần của bà già dưới giàn hoa lý. Chàng vẫn bé quá và lại đi xa.
     Tới cổng, Thanh còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Bác Nhân nhanh nhẩu cầm đỡ va li cho chàng. Thanh dặn khẽ:
     - Bảo tôi có lời chào cô Nga nhé.
     Rồi chàng bước ra đi, nửa buồn mà lại nửa vui, Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghĩ sau việc làm. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Mỗi mùa, cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương.

Kết Thúc (END)

THẠCH LAM





Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 26/Mar/2010 lúc 7:38am

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2010 lúc 4:56am
 

Câu chuyện đau lòng


5 năm trước hai người họ quen nhau, sau đó anh phải đi Nhật du học. Trước khi anh đi một ngày, hai người họ cùng nhau tản bộ trên đường.
Góc phố có một cô bé bán nhẫn, cô cứ nhìn về phía đó. Anh bỏ tiền, mua một chiếc nhẫn đeo cho cô. Chiếc nhẫn đó chỉ có giá 8 tệ, nhưng cô cảm thấy chiếc nhẫn thần kỳ không gì so được.

Tháng 3, anh đi rồi. Trước lúc đi anh nói, mùa xuân năm sau sẽ trở lại thăm cô, nếu như cô đồng ý gặp anh, thì ngày 14 tháng 2 đứng đợi anh dưới gốc cây ở đường Tân Kiện. Anh nói, đừng đánh mất chiếc nhẫn đó.

Mùa thu, cô đánh mất chiếc nhẫn anh tặng. Cô từng hứa sẽ đeo nó mãi mãi, nhưng chớp mắt thời gian ... cô trở thành một cô gái xinh đẹp, sau khi đánh mất chiếc nhẫn, trái tim cô dù không thay đổi, nhưng ngoài nó ra tất cả đều thay đổi.

Anh quả nhiên trở về. Ngày 14 tháng 2, đã hẹn cô. Đời người quan trọng nhất là lời hứa, nhưng cô không có dũng khi để thực hiện lời hứa đó. Nhưng cô không thể chịu đựng hơn được, cô nhờ bạn đi gặp anh. Bạn cô chưa gặp qua anh, sau khi trở về nói, nhìn thấy một người đàn ông mặc áo choàng đứng dưới gốc cấy, trên tay cầm một đoá hoa hồng, đêm hôm đó cô khóc, ướt đẫm cả khăn mui xoa.

Lễ tình nhân thứ hai, cô vô hồn bước trên đường, không biết làm cách nào lại đi đến đường Tân Kiện.

Dưới gốc cây đó có một chàng trai đang đứng, trái tim cô đập loạn, không thể điều khiển được đôi chân mình, cứ thế đi về phía chàng trai. Chính là anh.

Anh đưa đoá hoa hồng ra trước mặt cô, anh nói " Anh biết năm nay nhất định có thể đợi được em đến." cô hỏi : "nếu như em không đến" anh cười rồi trả lời " thì năm sau anh lại đợi"

Cô thuỷ chung không nhận hoa của anh. Lúc cô quay lưng ra đi thì nghe thấy anh hỏi : " chiếc nhẫn ngày xưa em còn giữ không ?" " xin lỗi em đánh mất nó rồi ". Cô không dám quay lại nhìn anh.

Từ đó về sau cô không gặp anh nữa. Chớp mắt đã mấy năm qua đi. Cô nghe tin anh sắp kết hôn.

"Em yêu anh" câu nói đấy cô đã giữ trong lòng bao năm nay. Nhưng cô không có cách nào mở miệng nói cho anh. Có lẽ anh chỉ thỉnh thoảng mới nghĩ về cô, nhưng thực sự cô có nỗi khổ của riêng mình. Mấy năm trước, trong lúc đi thực tập, cô mất đi không chỉ là chiếc nhẫn anh tặng, còn có cả một bàn tay trái.


 

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2010 lúc 10:19am
 

TÌNH YÊU VÀ ĐÔI CÁNH


Ngày xưa, trong ngôi nhà gỗ cạnh cánh rừng có một cô gái sống cô đơn. Hôm nọ, trong lúc dạo chơi cô thấy hai chú chim non mất mẹ đang thoi thóp trong tổ trên một chạc cây. Cô đem chúng về và nuôi trong một cái lồng rất đẹp.Với sự săn sóc chan chứa tình thương của cô, hai chú chim ngày càng trở nên vừa khỏe vừa xinh. Mỗi sáng chúng cất tiếng líu lo để chào cô. Đôi chim chính là... Tình yêu của cô!

Ngày kia, cô quên cài cửa lồng, thế là ,một con vọt ra, nhưng nó chưa bay đi hẳn mà lại lượn vài vòng quanh cô như muốn chào cô lần cuối. Cô gái buồn bả nhìn theo, cô không muốn phải xa rời nó, cô không muốn tình yêu của cô mất đi. Chính vì vậy, khi con chim bay đến thật gần, cô với tay tóm lấy nó, sung sướng giữ chặt nó trong tay. Nhưng một lúc sau, cô cảm thấy con vật yêu quý bỗng trở nên mềm nhũn, hốt hoảng xòe tay ra, cô bàng hoàng nhận thấy con chim đã chết, nó đã chết bởi chính tình yêu mà cô dành cho nó.

Thẫn thờ nhìn con chim lẻ bạn còn lại trong lồng và mường tượng rằng nó cần được tự do bay trên bầu trời, cô tiến đến mở cửa lồng và nhẹ nhàng tung chú chim vào không trung. Nó lượn quanh cô một vòng, hai vòng, rồi ba vòng, cô đón nhận niềm vui của nó bằng ánh nhìn rạng rỡ và trìu mến, những muộn phiền trước đó không còn nữa.

Bỗng nhiên chú chim dịu dàng đáp xuống đậu trên vai cô và hót vang những giai điệu mượt mà, chưa bao giờ cô được thưởng thức.

Qua tiếng hót dịu kỳ kia, cô chợt hiểu rằng cách nhanh nhất để đánh mất tình yêu là khi ta nắm giữ nó thật chặt. Trái lại, để giữ mãi sự yêu thương thì ta phải ân cần trao cho cuộc tình một đôi cánh tự do.


 

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2010 lúc 4:01pm
BỨC TRANH BI BÔI BẨN
Có một anh chàng họa sĩ từ lâu ôm ấp ước mơ để lại cho hậu thế một tuyệt tác. Và rồi một ngày kia chàng bắt tay vào việc. Ðể tránh sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống thường nhật, chàng dựng một khung vẽ rộng 30 mét vuông trên sân thượng một tòa nhà cao tầng lộng gió. Người họa sĩ làm việc miệt mài suốt nửa năm. Chàng say mê bức họa tới mức quên ăn quên ngủ. Khi bức tranh hoàn thành, nó sẽ đưa tên tuổi của chàng sống mãi với thời gian.

Một buổi sáng nọ, như thường lệ, chàng họa sĩ tiếp tục hoàn chỉnh những nét cọ trước sự trầm trồ của hàng chục du khách tham quan. Tuy nhiên sự có mặt của đám đông không hề ảnh hưởng tới họa sĩ. Chìm đắm trong cơn say mê điên dại, chàng ngây người nhìn ngắm thành quả lao động sáng tạo của mình. Cứ thế, chàng từ từ lùi ra xa để chiêm ngưỡng bức tranh mà không biết rằng mình đang tiến tới mép sân thượng. Trong số hàng chục người khách tham quan đang bị bức tranh hút hồn, chỉ có vài người phát hiện ra mối nguy hiểm đang chờ đón người họa sĩ: chỉ lùi một bước nữa là chàng sẽ rơi tõm xuống khoảng trống mênh mông cao cả trăm mét.Tuy nhiên, không ai có can đảm lên tiếng vì biết rằng một lời cảnh báo có thể sẽ khiến người họa sĩ giật mình ngã xuống vực thẳm.

Một sự im lặng khủng khiếp ngự trị trong không gian. Bất chợt một người đàn ông tiến tới giá vẽ. Ông ta chộp lấy một cây cọ nhúng nó vào hộp màu và bôi nguệch ngoạc lên bức tranh. Một sự hoàn mỹ tuyệt vời đã bị phá hủy. Người họa sĩ nổi giận, anh ta gầm lên đùng đùng lao tới bức vẽ, giật cây cọ từ tay người đàn ông nọ. Chưa hả giận, người họa sĩ vung tay định đập cho người đàn ông nọ một trận. Tuy nhiên, hàng chục người xung quanh cũng đã kịp lao tới, giữ lấy người họa sĩ và giải thích cho anh ta hiểu tình thế. Rồi một vị cao niên tóc bạc phơ đến bên chàng họa sĩ và nhẹ nhàng nói: "Trong cuộc đời, chúng ta thường mải mê phác ra những bức tranh về tương lai. Tuy rằng bức tranh đó có thể rất đẹp, rất quyến rũ nhưng chính sự quyến rũ, mê hoặc về những điều sắp tới đó thường khiến chúng ta không để ý tới những mối hiểm họa gần kề, thậm chí là ngay dưới chân mình".

-->
Vậy nên, nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giận. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn.
Sưu tầm


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Apr/2010 lúc 4:02pm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 6 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.