Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN NGẮN Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 6 phần sau >>
Người gởi Nội dung
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 03/Apr/2010 lúc 9:13am
 

Café sữa, Lipton




 Nắng, em đi lang thang dạo trong phố nhỏ. Cái quán café nhỏ xíu cũ kỹ nhưng lại đông khách một cách lạ kỳ, có lẽ do nó nhỏ nên cảm giác ấm cúng nhiều hơn chăng?

Mùi café thơm phức như mời gọi bao khách đi qua. Em cũng chen chân vào, theo chân cô hầu bàn dễ thương chiều ý em chọn một chiếc bàn nhỏ kế bên cửa sổ.

Trời cuối đông không lạnh lắm. Em chọn món café sữa vẫn không quên dặn thêm "café ít nhiều sữa" vì khi uống café nhiều, tim em sẽ đập như trống liên hồi và sẽ mất ngủ một đêm. Vậy mà vẫn cứ thỉnh thoảng uống café.

Nhìn ly café nghi ngút khói thơm dịu, nhìn qua khung cửa sổ những giọt mưa đang lấm tấm rơi trên tóc bao người đi trên đường. Chợt kỷ niệm ùa về. Nơi ấy có em và anh.

Cách đây 4 năm về trước mùa mưa tháng 6, quán café hẹn hò đầu tiên sau 4 tháng quen biết là Thềm Xưa, cái quán vừa đủ lãng mạn và dễ thương cho bao bạn bè ở cuối con hẻm đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Anh đến sớm chỉ cố ý nhìn em từ xa, em bẽn lẽn trong cái lạnh co ro vì mưa làm ướt áo. Anh chỉ biết nắm lấy bàn tay bé nhỏ của em đặt vào tay anh cố sưởi ấm. Em vẫn gọi café sữa ít café nhiều sữa trong cái liếc nhìn vì anh biết em sẽ mất ngủ và chắc chắc anh cũng mất ngủ vì những tin nhắn em liên tục gởi đi.

Anh gọi trà nóng, chủ yếu để cho em ốp bàn tay vào cái ly nóng cho bớt lạnh. Rồi anh lại cằn nhằn em, nhéo mũi em khi em lại bày trò nhõng nhẽo hay cãi lời. Anh là vậy đó, cứ nói thương em vì lý do gì không biết. Anh lại bảo em hung dữ hay ăn hiếp anh, lúc nào cũng đòi là người thắng cuộc trong các trò chơi hay tranh luận.

Những buổi café tiếp theo cứ lần lượt đi qua theo những cuối tuần, em và anh cũng cứ Lipton và café sữa.

Rồi lần hẹn hò cuối cùng, anh chỉ im lặng khi em bảo sẽ đi xa vào tháng tới. Anh ngạc nhiên đến giận em, bảo em sao không cho anh biết sớm, rằng em không thương anh nên mới ra đi. Nhưng anh đâu biết chính em cũng ngạc nhiên khi mà lãnh sự quán chấp nhận đơn xin học bổng của em tuần rồi.

Đó là lần cuối em và anh cùng ngồi ở quán cũ, câu chuyện như dài thêm, thời gian ngắn hơn. Anh im lặng khi chia tay.

Ngày em đi, anh chỉ biết nắm tay em và bảo hãy nhanh về, anh sẽ chờ em ở quán xưa, cùng ngồi vào chiếc bàn cũ và anh sẽ gọi Lipton nhưng anh sẽ can đảm ôm em vào lòng để sưởi ấm cho em.

Em hứa trong vội vã, nén giọt nước mắt đi thẳng vào khu dành cho hành khách, tay cầm hộ chiếu bên trong ép một tấm thư mời của một trường đại học ở Toulon thành phố miền nam nước Pháp.

Bốn năm rồi, em vẫn chưa về thăm gia đình, chưa về gặp anh và chưa thực hiện được lời hứa năm nào.

Ngồi đây, em lại ước gì có anh bên cạnh, em sẽ không e thẹn mà co rút vào người anh tìm hơi ấm của ngày đông...


 

Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 23/Apr/2010 lúc 4:14am

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2010 lúc 7:18am

 

YÊU CHỊ

 
Tôi tình nguyện gọi người ấy là chị vì lớn tuổi hơn tôi và chín chắn hơn tôi trong suy nghĩ. Tôi đã rất hạnh phúc khi được là em của chị.

Qua thời gian tiếp xúc, chia sẻ và đồng điệu, tôi nhận ra tình cảm của tôi dành cho chị có thêm những nỗi nhớ vu vơ. Và rồi tôi biết mình... yêu chị!

Khi đó tôi 22 tuổi, mới ra trường, chưa từng trải qua cuộc tình nào. Chị làm tôi rung động có lẽ vì chị đến với tôi quá tình cảm, sự quan tâm quá ngọt ngào, sự chăm sóc nhẹ nhàng bằng những lời nhắc, câu chúc...

Con người ta sống - yêu và gắn kết với nhau vì điều gì? Tôi tự hỏi và tự trả lời: vì cả hai muốn cùng xây đắp những hạnh phúc chung. Và tôi nhận ra sự thật: tôi thấy hạnh phúc khi ở bên chị, tôi có thể tin tưởng, chia sẻ với chị nhiều điều.

Điều tôi muốn sẻ chia là khi yêu ai đó bạn nên hỏi trái tim mình đã yêu thật lòng, yêu hết mình? Và bạn có thể cùng người ấy “đồng cam cộng khổ” để bước qua những ranh giới của cuộc sống mà hai người có thể gặp trong chặng đường yêu, đi đến hôn nhân và tìm kiếm hạnh phúc trong tình yêu?

Nếu câu trả lời là có thể thì bạn hãy tỏ tình, hãy vun vén tình yêu của mình để không bị bất kỳ một ngoại cảnh nào tác động làm tình yêu của bạn bị tổn thương!

Tôi bày tỏ nỗi lòng mình qua tin nhắn: “Chị có biết là ngày hôm nay không nói chuyện với chị em cảm thấy… nhớ lắm không?”. Vừa nhấn phím gửi đi, tôi vừa hồi hộp, vui vui, mắc cỡ.

Nhiều lần như thế cho đến một lần chị hồi âm: “Vì sao em nhớ chị? Những tin nhắn của em làm chị suy nghĩ rất nhiều. Và chị cũng đã mất ngủ khi phải đọc đi đọc lại tin nhắn ấy hàng chục lần! Em có biết là em đang làm khổ chị?”.

Tôi vỡ òa khi đọc tin ấy. Cái rụt rè của thằng con trai 22 tuổi bỗng biến đâu mất, tôi nhắn tin giãi bày: “Em cũng không biết nữa, em rất quý chị, không biết có phải đó là tình yêu?”. Vậy đó, tôi bắt đầu ngỏ lời như thế. Mãi đến mấy tháng sau mối tình đầu của tôi mới chớm nở khi chị gật đầu nói… yêu tôi.

Những ngày yêu nhau thật hạnh phúc nhưng cũng thật ngắn. Chị nhận được nhiều lời châm chọc, có thể lúc đầu là đùa nhưng dần dần người ta bảo chị “dụ dỗ” tôi - chàng sinh viên mới ra trường. Bạn bè tôi thì bảo: "Quen với chị sẽ được bảo bọc tốt, khôn thiệt!”. Những búa rìu dư luận ấy đẩy chúng tôi vào ngõ hẹp.

Cả tôi và chị không vượt qua được cái tự ái của bản thân. Tôi còn trẻ nên tôi không thể nhẫn trước những câu ác ý của bạn bè và vài người thân. Tôi sợ hãi. Chính tôi nói lời chia tay dù vẫn thương chị. Có lẽ chị rất buồn nhưng là người biết lắng nghe nên chị nhẹ nhàng chấp nhận…

Mãi đến bây giờ, khi chị đã có chồng, tôi vẫn chưa dám yêu thêm lần nữa. Tôi cũng nhận ra rằng thời điểm tôi ngỏ lời yêu chị, tôi chưa chuẩn bị hết những tình huống xảy ra trong mối quan hệ “em yêu chị”. Tình yêu ấy cũng chưa đủ lớn để vượt qua dư luận.

Tiếc lắm, nhớ lắm một mối tình không trọn...



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Apr/2010 lúc 1:40pm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2010 lúc 10:20pm
 Tiếng Gào Trong Đêm PDF Print E-mail
Tác Giả : Nguyễn Thị Ngọc Nhung   
Dưới đây là một truyện ngắn giá trị của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Nhung,

 mô tả những diễn biến rùng rợn của một chuyến vượt biên, trong đó tác giả là nạn nhân. Truyện được viết dưới dạng tự thuật, nên lôi cuốn từ đầu đến cuối, khiến người đọc vô cùng hồi hộp, như được sống lại những kỷ niệm hãi hùng của ngày xưa... vượt biên. Ghe chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt láo liên nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi dồn đống trong khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ trên mui báo hiệu đã đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động đôi chút. Người chèo mũi vén tấm lá che mui nhìn vào.
"Bây giờ mình phải đi bộ một khoảng, tui dẫn hai người một lần. Chia ra để khỏi lộ. Mấy người khác cứ ngồi đợi đến phiên, nhớ đừng nói chuyện lớn tiếng."

Hắn dẫn hai người đàn bà ngồi sát cửa mui đi trước. Cả đám ngồi đợi ẩn nhẫn. Tim tôi chưa hết hồi hộp đập thình thịch thể như bất cứ người nào ngồi gần cũng đều có thể nghe được nhịp ấy. Phong nắm tay tôi. Tay Phong đẫm mồ hôi và lạnh. Tôi phải ngồi bệt và khom lưng, hai đầu gối co đụng cằm, gọn lỏn trong lòng Phong. Khoang ghe quá chật cho mười người ngồi lèn nhau, phía ngoài còn tấn mấy buồng chuối mùi nhựa nồng chát. Bên trái tôi, cha mẹ Phong dúi sát nhau. Một bé trai độ bốn, năm tuổi, bị uống thuốc ngủ, nằm im lìm trong lòng cha nó. Bà vợ ngồi kế bên, chân trái đạp chân tôi nhưng hình như bà không biết và tôi cũng không thể dời chân đi nơi khác. Đành chịu. Người con gái ngồi kế có lẽ là em gái bà, mặc bà ba đen như gái quê, mặt từa tựa nét.

Khí trời đêm hơi lạnh nhưng bên trong khoang, nóng hầm hơi người. Hình như cái nóng hậm hực ấy tăng gấp bội vì trộn lẫn với nỗi căng thẳng bập bùng ngập ngụa không gian. Tôi lén nhìn đồng hồ giấu trong ngực áo. Khoảng 2g15 sáng. Tôi thì thầm nơi tai Phong "Hơn hai giờ sáng rồi anh." Phong gật nhẹ đầu. Người đàn ông chèo lái ngồi im như pho tượng. Đôi khi ánh mắt của hắn lấp lánh nhẹ dưới ánh trăng khi chớp. Cái mũi dài mang nét khoằm khiến mặt hắn lộ đầy vẻ gian ác nhưng nụ cười nở rộng với hàm răng thưa làm giảm bớt ấn tượng xấu nơi người đối diện. Hắn mặc áo bà ba đen, tay áo xắn quá cùi chỏ.

Người đàn ông đưa hai người đàn bà lội bộ băng qua hàng cây thấp trở lại. Hơi thở của hắn nóng hôi hổi phà ngay mặt tôi khi thò đầu vào khoang kêu người đàn ông ẵm đứa con ngủ mê mệt. Người chồng bò ra đằng lái, vác đứa bé trên vai như vác bị gạo mò mẫm bước lên bờ. Vấp phải vật gì trên bờ đất, ông chúi nhủi suýt té, tay cố giữ thằng bé, người lảo đảo bước quàng xiên lòm khòm rồi mới đứng thẳng lên được.

Tên đàn ông dẫn đường mặc áo sơ mi màu nâu đen, quần tây nhàu nát ống nhỏ túm hơi ngắn trên mắt cá, có chỗ sờn, đôi dép mỏng. Hắn ta tương đối trông được hơn người ngồi lái. Với nước da tái, môi thâm vì thuốc lá nhưng lại vẽ nên một nụ cười thật đẹp với lúm đồng tiền bên trái, kẽ răng đóng nhựa thuốc. Đôi mắt mí to với hàng mi rậm, duy có ánh mắt của hắn là không thẳng thắn, còn ngoài ra hắn dễ dàng lấy cảm tình của người xa lạ với giọng nói trầm và chậm.

Tôi và Phong chưa bao giờ gặp hai người đàn ông này. Chuyến đi này chúng tôi qua trung gian bởi người bạn thân giới thiệu. Người bạn đó đã đến Mã Lai an toàn, chính vì vậy mà tôi và Phong mới tin tưởng nơi người trung gian này. Hơn nữa, chuyến đi có cả gia đình người thân gì đó của người trung gian cùng đi, như vậy thì không có gì để chúng tôi lo ngại. Thường là chắc ăn, người trung gian mới dẫn gia đình đi sau khi đã mối lái nhiều lần có vàng có tiền làm của hoặc manh mối bắt đầu bị lộ. Ba mẹ Phong và tôi phải xuống Cần Thơ, giả đi thăm bà con. Tôi mặc hai bộ đồ trên người, giấu theo ít vàng và nữ trang. Phong mặc quần áo nhăn nhíu không ủi. Mẹ Phong thì mặc bà ba quần thâm. Ba Phong thì vận đồ rách, vá chùm vá đụp mấy chỗ, chân mang dép rách quai cột nối bằng cọng kẽm. Tất nhiên là không dễ gì qua mắt người miệt quê đó nhưng hình như họ cảm thông (hay tội nghiệp) trước sự trá hình không mấy chỉnh nên tôi thường bắt gặp ánh mắt ái ngại nhìn mà không dám hỏi vài lần suốt đường đi.

Đến nơi, cả bốn được dẫn đến một căn nhà nằm dựa mé sông chờ đến tối mới xuống ghe nhỏ theo sông ra cửa biển nơi có ghe lớn đợi sẵn. Trong nhà có độ hơn mười người khác đợi sẵn khi chúng tôi đến rồi chia nhóm theo ghe. Tôi dặn Phong tìm cách đi chung với người trung gian, bảo đảm hơn. Phong gật nhưng gia đình người đó cả thảy là tám, thêm hai người thì vừa đủ cho một chuyến. Nhưng tôi lẫn Phong đều không muốn đi tẻ riêng thành ra đành phải chờ chuyến chót, mười người, hơn mười giờ tối.

Thoạt đầu, ngồi chen chúc trong khoang, tôi muốn ngộp thở với hơi người và mùi bùn non lẫn mùi nước đọng hôi hám nơi đáy ghe. Hai người chèo bắt chúng tôi khom lưng gần như nằm mọp xuống, tấn bên ngoài dằn bên trên, mấy buồng chuối xanh ngắt sau khi đậy bao bố tời dơ bẩn lên đầu mọi người. Đường đi may mắn yên tĩnh không có chuyện gì xảy ra tuy rất chậm và kéo dài như không bao giờ đến nơi.

Người đàn ông dẫn đường trở lại, kêu bà vợ và cô em gái của bà cùng đi. Tôi chợt ngửi phải mùi nồng tanh tưởi nơi áo hắn khi hắn nghiêng người khều vai bà vợ. Bỗng dưng tôi nghe lợm giọng không hiểu tại sao. Cái mùi thật lạ lùng. Bóng tối trong khoang không cho phép tôi nhìn rõ mặt hắn. Mùi tanh đến lạ. Hơi thở của hắn cũng nặng nề hơn. Tôi thì thào với Phong sau khi hắn đã đi.
"Anh có nghe mùi gì không?"
"Không. Mùi gì?"
"Có mùi tanh tanh kỳ lắm... "
Phong bâng quơ qua chuyện.
"Mùi bùn đó mà."
Cũng khá lâu người đàn ông dẫn đường mới trở lại. Có thể hắn đi không lâu lắm nhưng khi chờ đợi thì năm ba phút dễ biến thành năm ba giờ. Chỉ còn bốn người trong khoang. Hai tên đàn ông bàn tính nho nhỏ trên bờ. Tôi bỗng nghe gai ốc nổi đầy người. Tôi nắm chặt tay Phong. Mồ hôi tươm ướt lưng. Người đàn ông đẹp trai kêu chúng tôi ra khỏi khoang. Hắn nói, giọng khoan thai.
"Bây giờ tui dẫn ông bà đi, hai người một. Để khỏi mất thì giờ, hai người đi với anh Ban, hai người đi với tui. Tụi tui đi hai đường nhưng đường nào cũng dẫn tới chỗ ghe lớn. Đi đông nhiều tiếng động dễ bị lộ. "

Rồi không đợi phản ứng của người nào hết, hắn hất hàm người mũi khoằm tên Ban, đẩy cha mẹ Phong về phía đó. Quay nhìn hai đứa tôi, hắn cười, hàm răng lởn nhởn dưới ánh trăng, bóng đen lúm đồng tiền nổi rõ trên má, rồi hắn quay lui bắt đầu đi về phía rừng cây thấp. Phong nắm tay tôi đi theo hắn. Rừng cây tối mờ dù là rừng thưa, bóng lá đen ngòm trên đường lồi lõm. Tôi vấp té loạng choạng nhiều lần, đi chậm hẳn lại.

Chợt một nhánh cây đập vào mặt đau điếng, tôi khựng lại, giằng tay khỏi tay Phong rồi đỡ nhánh cây cúi người lom khom. Bỗng dưng, tôi nghe thấy... không chắc mình nghe đúng, nhưng tứ chi chai cứng. Thứ âm thanh nhọn như tiếng mèo gào giữa khuya. Tim tôi đập nhịp cuồng. Tôi quờ quạng tìm tay Phong. Chàng đứng sát tôi, chợt tôi cảm thấy cả người mệt mỏi và thỏng dài. Người đàn ông dẫn đường quay nhìn hai đứa tôi. Bóng tối mờ nhưng tôi vẫn thấy được ánh mắt kỳ lạ của hắn. Bỗng nhiên nỗi sợ hãi ùa tới tràn ngập người tôi với sự im lặng kỳ lạ của người dẫn đường không thúc hối khi thấy chúng tôi khựng lại. Hắn không hề kêu chúng tôi nhanh bước. Thời gian đứng khựng và cả ba đứng im như chờ đợi phản ứng của nhau. Chợt Phong kéo ngược tay tôi chạy trở lại hướng vừa rời đi lúc nãy. Tôi chạy cuống cuồng theo tay kéo mù loà. Rừng cây như mê hồn trận, chúng tôi chạy bất kể mọi thứ.

Rồi cả hai cũng trở lại được bờ sông nơi ghe cặp bến. Người đàn ông tên Ban đang cúi khom lục lọi chi nơi bóng đen nằm im bên chân hắn. Tôi đứng sựng kêu không ra tiếng. Miệng lưỡi dính thành một khối nghèn nghẹn. Bóng đen dưới chân hắn là mẹ Phong, nửa trên loã thể, tư thế co quắp, mặt úp xuống bùn. Ban hình như cũng không ngờ sự có mặt của tôi và Phong. Hắn đờ người, tay còn cầm sợi dây chuyền vàng lòng thòng. Trong khoảnh khắc chúng tôi nhìn hắn, nhìn cái búa bửa củi vất bên chân. Tôi không thấy máu vì bóng đêm làm nhoè bẩn mọi thứ. Nỗi sợ hãi dâng lấp trí óc. Ý nghĩ lướt thật nhanh trong đầu. Tôi đã hiểu tại sao chúng muốn dẫn từng hai người một. Tôi sực nhớ đến người dẫn đường. Đầu óc hoảng sợ nhưng vẫn còn sáng suốt để nghe rõ tiếng chân chạy đuổi và tiếng la của hắn đâu đó "Ê Ban, coi chừng tụi nó chạy. Ban! Ban! Tụi nó chạy rồi!" Phong vụt chạy về chỗ neo ghe. Tôi chạy theo tay níu của Phong đến sát mé nước, chân vấp vật gì. Tôi ré lên như đạp phải giòi. Nhìn xuống, ba Phong nằm nửa người vùi dưới nước. Phong khựng lại vì tiếng la của tôi rồi đẩy tôi ra sông. Tôi sặc sục, nước mới ngang ngực. Phong hét vào tai tôi. "Lội mau lên, lội ra giữa sông."

Tôi bơi hối hả, tay chân nặng chình chịch vì hai bộ đồ ướt nước. Tôi quay cuồng tứ phía, không rõ mình bơi về hướng nào mới đúng. Tiếng người la hét sau lưng nghe chói tai đến độ hãi hùng. Một tràng đạn bắn vãi quanh tôi và Phong. Chàng đè đầu tôi ngụp xuống nước. Không mấy lâu, tôi ngộp thở hất tay Phong trồi lên hớp không khí. Súng nổ liên hồi như sát mang tai. Tôi luýnh quýnh đập tay chân loạn xạ, chưa đầy mấy phút đã mệt lả. Tôi càng ráng trồi lên chừng nào thì lại càng chìm xuống nhanh chừng nấy. Tôi lặn hụp lên xuống như người sắp chết đuối. Có lẽ nhờ vậy mà tôi tránh được đạn bắn xối xả chung quanh. Phong khi lặn kéo tôi hụp xuống, khi nổi đẩy tôi trùi tới. Tôi bơi tới tấp với cảm tưởng mình nổi ì một chỗ. Đầu óc tôi rối loạn nhưng hình như vẫn tỉnh táo, rất tỉnh táo để thấy ánh trăng mờ trên cao, cây cối đứng im nơi bờ, bóng nước lấp lánh quanh mình, hơi thở hào hễn, cơn mệt muốn đứt hơi và mấy bóng đen trên bờ với loạt đạn dữ dội. Tôi bơi như máy, hơi thở dần ngắn với nước tuôn vào mũi mồm sặc sục. Biết mình không đủ sức, tôi thả ngửa để Phong vịn vai đẩy đi. Hình như chúng tôi đã ra được giữa sông. Tôi nhìn vào bờ, chỉ thấy dạng cái ghe, hai bóng đen tàn ác nhoè lẫn trong bóng đêm nhưng ánh lửa nháng với tiếng nổ vẫn hiện hữu. Tôi đạp chân phụ sức với Phong, mắt nhìn thẳng lên lòng đêm có trăng sao đầy đủ. Trời đất có đó nhưng hình như bịt tai im lặng trước hành động dã man. Tôi nhẩm cầu những đấng tối cao mà tôi có thể nghĩ đến trong nhịp tim hỗn loạn.

Tiếng súng bỗng im. Sự im lặng hãi hùng đè chụp lấy tôi. Tiếng đập nước vùng vẫy của chúng tôi bỗng trở thành tiếng động duy nhất rõ mồn một trong đêm. Tôi lật sấp người lại tiếp tục bơi, bờ bên kia vẫn còn xa thăm thẳm. Có bơi mới thấy con sông không nhỏ như tôi tưởng khi còn ngồi trên ghe. Phong nhìn lại rồi nói qua hơi thở đứt quãng.
"Tụi nó chèo theo... bơi lẹ... lên em... May ra mình... thoát."

Câu nói của Phong lại được đệm bằng tiếng súng nhưng rời rạc hơn lúc nãy. Tôi muốn bịt tai để đừng nghe thứ âm thanh dữ dằn chở đầy gai nhọn đâm thẳng tim óc. Tôi nhìn lui, không hiểu sao trong lúc bấn loạn, trí óc vẫn tiếp tục có lúc minh mẫn để thấu suốt những thứ không dính dáng gì hết, quanh mình. Chiếc ghe trôi lừ lừ ra giữa sông thật nhanh. Lửa đỏ loé quanh. Tôi nghe được tiếng giầm quậy nước lẫn với tiếng súng mỗi lúc thưa hơn. Tiếng lủm chủm của đạn rơi không còn nghe gần đâu đây nữa mà vạt xa xa về phía bờ bên phải. Phong kề tai thì thào.
"Tụi nó không thấy mình. Em bơi nhẹ dưới nước trôi lần vào bờ, đừng gây tiếng động mạnh. Khi tụi nó bắn thì mình bơi nhanh hơn một chút."
Đám lục bình nhẩn nha trôi đâu đó làm hai tên đàn ông lầm lẫn. Chúng la hét lẫn nhau.
"Mày bắn lục bình không hà, Ban! Ê. Đụ mẹ, tụi nó trôi hướng này sao mày cứ bắn hướng đó hoài vậy? Đụ mẹ, giết có hai đứa mà cũng không xong, biết làm gì ăn đây mậy?"
"Câm cái miệng của mày lại. Đứa nào để xẩy? Hả? Mẹ cha nó, tao bắn đúng chỗ, chắc tụi nó chìm rồi. Không tin thì thôi. Đụ má, bỏ cho rồi. Sống chết kệ mẹ tụi nó. Về cho xong, trời gần sáng rồi, làm cả đêm, mệt chết mẹ!"

Mọi thứ vụt im. Không có tiếng chèo lẫn tiếng chửi thề. Tay Phong nắm cứng vai tôi trong khoảnh khắc rồi buông. Tôi chúi đầu sát mặt nước, tay chân cố khuẫy thật nhẹ nhưng vẫn mang cảm tưởng nặng chịt lào xào khuyấy nước. Im lặng nặng như tấm màn sũng nước phủ đè lên tâm trí. Tim tôi đập rối rít, mạch máu nhảy theo nhịp tim hào hễn, tai tôi nghe được tiếng bình bịch của tim mình tưởng như ai cũng đều nghe ra. Chợt có người dúi chân tôi xuống. Tôi hơi giật mình khi chân đạp phải lớp sình mềm. Phong đứng, mặt ngửa chừa mũi thở, cả đầu dìm gần hết dưới nước. Tôi bắt chước Phong, đỡ mệt vì chân chạm đáy sông nhưng phải đổi chân chống vì lớp sình mềm khiến chân chuồi nghiêng không vững. Được một lát, tôi ngẩng nhìn vừa lúc bóng đen nơi ghe lên tiếng.
"Đằng kia kìa. Đó. Đụ... tụi nó vừa hụp xuống. Chỗ này nè. Mày bắn chỗ đó coi."

Phong nắm tay tôi kéo hụp xuống nước. Nghe được câu nói của người trên ghe nên tôi kịp chuẩn bị để hít một hơi không đến nỗi chịu ngộp lâu. Đạn bắn tung toé sát nơi tôi đứng. Phong dò dẫm bước đi dưới nước. Tôi bước theo mò mẫm, chân đạp sình loạng choạng nhằm nơi trũng sâu làm tôi hốt hoảng bíu chặt tay Phong. Miệng há ra bất ngờ khiến nước ùa vào mồm, tôi ngột ngạt trồi đầu lên thở. Trước mặt, đám lục bình kẹt nhánh cây chết dồn đống bên bờ. Tôi truồi sâu vào đám lá, chỗ nước cạn ngang bụng nên ngồi chồm hỗm dưới nước. Bóng ghe đi ngang thật rõ. Tiếng nói chuyện vang vang.
"Kệ mẹ tụi nó, về cho rồi. Mày cất đồ chưa?"
Giọng trầm khoan thai trả lời như không bị ảnh hưởng chi hết với hỗn loạn máu me vừa rồi.
"Rồi, hỏi hoài! Xét hết mấy cái thây rồi. Trừ khi nào họ nuốt vô bụng thì tao chịu chớ... Ờ, hay là mình quay lại mổ mấy cái thây đàn bà. Tụi nó có khi nuốt hột xoàn..."
Giọng kia bẳn gắt hơn. "Sao hồi nãy hổng nói? Mẹ nó. Xì. Đụ má, gì cũng mày. Đợi xong rồi mới nói. Xẩy hết hai đứa... Gần sáng rồi, mổ miết gì nữa. Đụ má."

Tiếng nói nhỏ dần theo dạng ghe loãng dần trong đêm tối. Phong đứng dậy, lần mò trượt lên trượt xuống với lớp sình nơi bờ rồi mò lên bờ đất. Tôi đạp sình nhão nhoẹt len chảy qua mấy kẽ chân, theo Phong lên chỗ có đất cứng. Bờ đất đầy rễ chằng chịt của thân cây chết, không rõ cây gì. Tôi lại vấp chân đau điếng nhưng cơn đau không đủ nồng độ để tôi nhận biết lâu hơn. Ngồi bệt xuống, tôi lần mò ngực áo tìm đồng hồ. Ánh lân tinh mờ ảo. 4g20 sáng. Tôi nói với Phong, hơi khựng lại khi nhận ra mình lạc giọng.
"Gần bốn rưỡi rồi anh. Giờ tính sao đây?"

Phong cởi áo vắt nước không trả lời. Tôi cởi bớt một bộ đồ bên ngoài cố vắt cho ráo rồi phơi đại trên mấy nhánh cây gần đó. Hơi lạnh thấm qua lần áo ướt còn lại trên người khiến tôi nổi ốc. Cả người tôi run từng cơn theo phản xạ cơ thể. Tôi ngồi bó gối, hai tay ôm chân co ro. Phong choàng tay qua vai tôi cho ấm. Hai đứa chúi vào nhau. Trí óc tôi dần dần tỉnh và tôi cố tránh không nghĩ đến những gì vừa xảy ra.

Rừng cây thưa thớt không một bóng nhà hay bóng đèn. Sao thật sáng và thật nhiều. Tiếng ếch nhái ễnh ương đâu đó nổi lên thật bình yên như không có chuyện gì xảy ra. Nước mắt tôi rơi chầm chậm nhiểu trên tay mới hay. Cơn sợ hãi lắng xuống, giờ chỉ còn lạc lõng khốn cùng sau cơn bão tàn khốc. Tôi mang cảm tưởng vừa rỗng không vừa đầy ắp đến độ muốn nôn. Không biết tôi nên nói gì, làm gì. Sau con giông tàn bạo, sực thấy mình không là gì cả, tay chân dư thừa, đầu óc đầy rẫy những hình ảnh chết chóc và cảm tưởng mình rất mỏng manh dễ bị xúc phạm thì lấp đầy cả người.

Giọt nước mắt đầu rơi xuống, khơi dậy trùng dương trong tôi. Tôi khóc ngon lành như chưa bao giờ được khóc. Trí óc lần mò trở lại xác người vấp phải nơi mé nước, sợi dây chuyền vàng đong đưa nơi tay gã đàn ông cúi mình trên cái xác trần. Hoá ra, tim tôi hụt nhịp, những người chung ghe đã chết. Tôi nhớ đứa bé trai ngủ mê vì thuốc. Cô gái trẻ thì thầm với tôi "Bồ em ở Texas. Ảnh hứa sẽ đón khi em tới đảo. Mấy năm rồi em chỉ đợi có dịp này. Tưởng sẽ không bao giờ gặp rồi chứ. " Giọng cười khẽ vui sướng đầy hy vọng của cô. Giờ thì thật là không bao giờ gặp. Tôi gục đầu ủ rũ với nước mắt. Phong ngồi im lặng lẽ. Chúng tôi đã gặp phải lũ cướp cạn tàn ác. Lũ cướp cùng màu da cùng tiếng nói với mình. Tôi thường nghe nói đến hải tặc Thái lan nhưng chưa nghe nói đến lũ cướp cùng màu da tiếng nói với mình. Giờ thì tôi hiểu, nạn nhân chết cả, lấy ai kể lại câu chuyện thương tâm nơi bờ sông vắng. Biết bao bờ sông vắng đã chứng kiến những cảnh tượng tương tự? Tôi lau nước mắt trên tay áo còn ẩm ướt, nằm lăn ra đất. Phong nằm theo, gối đầu tôi lên tay chàng. Tôi sờ soạng mặt Phong trong đêm tối mờ, ngón tay tôi ướt khi lướt ngang mắt. Tôi vùi mình trong lòng Phong, cảm kích và đau đớn vô vàn.

Bà ngoại Phong mất khoảng sau hai giờ sáng cùng ngày hôm ấy. Dì Sáu cho chúng tôi hay mấy ngày sau, khi hai đứa mò về đến nhà. Bà mất cùng ngày chúng tôi bị nạn. Lúc hai giờ, bà còn đòi dì Sáu rót cho tách trà. Sau đó, dì Sáu về giường của mình. Đến sáng thì bà đã chết cứng, hai chân thò ra ngoài như sửa soạn xuống giường, tay phải níu chặt thành giường, mắt mở hé.

Phong ngồi ôm đầu nghĩ ngợi. Chập sau Phong hỏi.
"Dì có chắc là sau hai giờ không?"
"Chắc. Dì cho ngoại uống nửa tách trà. Lúc để tách xuống bàn sực thấy đồng hồ gần hai giờ chớ dì có tính coi giờ đâu mà nhớ."
Dì Sáu là em út của mẹ Phong. Dì lớn tuổi nhưng không con. Chồng dì còn ở trại học tập nên dì không đi với chúng tôi, vả lại không ai trông nom bà ngoại, đã hơn bảy mươi lăm già yếu nhiều bệnh tật. Dì giống mẹ Phong nhiều nét nhưng khô khan cằn cỗi hơn. Mặt dì sưng húp vì khóc nhiều.
Lúc mở cửa thấy hai đứa tôi, dì oà khóc như trẻ nhỏ. Thấy trở về, hiểu ngay là không thoát, phần mới chôn mẹ một mình nên dì tủi thân. Đến khi biết cha mẹ Phong tử nạn, dì khóc thảm thiết hơn. Phong chỉ ngồi yên nhìn tôi và dì Sáu, mặt chàng chai cứng với giận dữ và oán hờn.
Tối hôm đó, Phong ngồi nơi giường ngoại, vụt nói một câu lạ.
"Mình thoát được là nhờ ngoại!"
Tôi nhìn Phong không hiểu. Dì Sáu hỏi.
"Sao? Con nói sao?"
Phong chậm rãi kể, mắt nhìn mông lung.
"Lúc Ngà giật tay con đứng lại, tự nhiên con thấy bà ngoại. Thấy như thế nào thì con không biết, chỉ biết là thấy mà trong người không hề thắc mắc tại sao. Bà ngoại xua xua tay nói. Chạy đi con, lội qua bên kia sông. Lẹ lên. Chạy đi con! Con nghe rõ ràng giọng thúc hối nóng lòng của Ngoại. Con đang hoang mang chưa biết làm gì thì lại nghe bà nói. Mẹ mày chết rồi. Chạy mau lên con ơi. Rồi như có gì ám, con lôi tay Ngà chạy về phía bờ sông theo lời Ngoại. "

Tôi nghe lạnh nơi sống lưng. Tôi đã không kéo tay Phong đứng lại vô cớ, rõ ràng có nhánh cây đập nơi mặt đau như trời giáng nên tôi đứng lại không suy nghĩ.

 Khi mặt trời lên, Phong nhìn và không thấy vết bầm hay trầy trụa nào trên mặt tôi cả. Điều này khiến tôi ngạc nhiên vì cái đau xé da thịt kia không thể nào không để lại dấu vết trên mặt. Còn tiếng gào, thứ tiếng đau đớn của một con thú bị nạn. Thứ âm thanh chỉ có thể tạo được bởi cơn đau tận cùng xương tuỷ. Phong đã không nghe tiếng gào nào hết khi giật tay tôi quay lui chạy ngược về hướng cũ. Không dám suy tưởng nhiều hơn, tôi chỉ giản dị cho rằng mẹ Phong đã tìm cách cứu chúng tôi bằng tiếng gào mà bà đã không kịp thoát thành tiếng. Tôi đã nghe được thứ âm thanh xé rách màn đêm chọc thẳng óc mình, đã ngửi được mùi máu trên áo kẻ giết người. Nếu không có nhánh cây quật mặt, tôi đã không dừng lại và đã tiếp tục ngoan ngoãn đi theo tên dẫn đường gian ác. Nếu không có tiếng gào, có lẽ tôi vẫn tiếp tục đi không chút ngờ vực. Tiếng gào và cái đau của nhánh cây quật mặt, cả hai đều thật, thật như nỗi hãi hùng của cuộc thảm sát ghê rợn nơi bờ sông vắng.

 Tôi đã cảm thấy được tất cả mọi thứ bằng mọi giác quan trên người. Có thể, nhánh cây làm tôi đau nhưng không để lại dấu vết, nhưng còn tiếng gào, tôi phải giải thích làm sao khi Phong không hề nghe có tiếng gào nào hết. Hai đứa tôi đã được báo động cùng một lúc bằng hai hình thức khác nhau. Và nhờ hành động vụt chạy bất thần khiến tên dẫn đường không kịp trở tay. Nếu không, nếu không... tôi vẫn thường tự hỏi, nếu không, nếu không, chuyện gì sẽ xảy ra và tôi sẽ làm gì nếu gã đàn ông không gờm tay với mình giả như tôi và Phong cùng rơi vào tình trạng sống chết dưới tay hắn? Đây là nỗi ám ảnh không biết đến khi nào tôi mới được quên dù đã yên ổn xứ người nhiều năm sau đó.



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 09/Apr/2010 lúc 3:15pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2010 lúc 3:14pm

Mắt Thuyền


Biển lặng những ngày sau. Tôi vẫn không đủ can đảm nhìn xuống lòng đại dương sâu hút. Đôi mắt thuyền vẫn ở đó. Trong thâm tâm tôi biết đôi mắt ấy vẫn dõi theo tôi từ khi rời khỏi mặt nước. Biển trong lòng tôi đã lặng. Cả những lượn sóng sôi. Nhưng đôi mắt vẫn ở đó trong sâu tận đáy lòng. Đôi mắt làm bằng ván của quê tôi, của Tam Kỳ tuổi thơ, của những gốc phi lao rì rào. Những gốc cây trơ gầy vậy mà chúng cũng ghép lại được để chở mang tôi ra xa, vượt những ngọn sóng, vượt những lượn triều, vượt trời nước mênh mông để khi tôi quay nhìn lại thì Tam Kỳ đã biến mất. Quê tôi không biến mất, Tam Kỳ chưa biến mất. Tam Kỳ gửi theo tôi đôi mắt ván thuyền.

Đó là năm 83, khi tôi bước chân xuống chiếc thuyền chòng chành ở mấp mé bờ nước.

Thuyền đi đã bao lâu, tôi không thể nhớ. Tôi thức giấc giữa lòng ghe. Chung quanh im phắc. Ánh sáng lờ mờ từ nắp ghe hắt xuống những thân người nằm ngồi ngả nghiêng. Các chị tôi ngồi dựa lưng vào thành thuyền, lờ đờ. Mùi nôn mửa xú uế trùm kín vùng không gian hẹp. Ngộp thở, tôi lại muốn nôn. Nhưng bao tử thắt chặt co bóp. Không còn gì để nôn ra. Tôi bò về phía có ánh sáng. Không ai la mắng khi tôi bò lên thân họ, dẫm lên mặt họ. Tôi đưa đầu lên khoảng sáng. Mùi gió mặn thốc vào mặt làm tôi tỉnh táo. Biển nhám hiện ra lờ mờ trong vũng sương. Trời và nước cùng xám đục. Hình dáng vài chiếc ghe hiện lên xa tít, lung linh mờ ảo như buổi sáng ban mai đang êm dịu.

Đêm qua, chúng tôi rời bến Bình Triệu. Thuyền xoáy đuôi tôm từ bên này bờ sang bên kia thì mắc cạn. Những giây phút chờ nước lên trở thành vô tận. Lúc đó tôi còn hồi hộp, tim đập thình thịch vì cách nhổ bãi chớp nhoáng. Hầm tàu tối om. Mọi người co rút lặng lẽ. Người theo đạo Công Giáo lẩm nhẩm đọc kinh. Người theo đạo Phật lầm thầm tụng niệm. Lúc chiều tôi để ý nhiều người xách theo tượng Phật và cả nhang đèn. Con người cầu cạnh thượng đế những khi yếu đuối nhất. Sao không yếu đuối khi tất cả diễn ra mong manh vừa thúc đẩy mỗi chúng tôi dấn bước vào định mệnh.

Từ buổi chiều nhập nhoạng, chúng tôi theo người dẫn đường đến tụ tập tại điểm hẹn tại một ngôi nhà thờ trong khu cư xá Tam Đa. Gia đình tôi và các anh chị họ được đưa đến đầy đủ. Thánh lễ chiều vừa xong, giáo dân lục tục ra về. Chúng tôi vào nhà thờ cầu nguyện. Đức Mẹ giang tay an ủi. Chúa Giêsu cúi nhìn từ thánh giá. Trời tối mau. Cơn mưa rả rích từ chiều vẫn chưa dứt. Ở bên ngoài, tôi thấy thêm nhiều tốp người đứng lố nhố. Họ không phải giáo dân ở đây. Như chúng tôi, họ chờ giờ khởi hành. Tôi thấy má bắt đầu bồn chồn. Đứa em nhỏ tám tháng của tôi khóc leo nheo. Đám đông đứng lớ ngớ, tay xách nách mang. Trong chiếc giỏ bàng ở chân cột có hình Quán Thế Âm và bát nhang.

“Không biết họ đi đâu? Hôm nay làm gì có chầu.”

Một con bé đang nhảy dây nơi sân đứng lại hỏi han. Không ai trả lời cho nó. Mắt tôi nhìn sững vào vòng dây quay đều trên sân. Tôi cũng hay cột hai tà áo dài để nhảy dây ở sân nhà thờ sau buổi lễ. Đám bạn tôi, Bích, Yến, Mai, Tươi. Chúng nó có thắc mắc tìm tôi sau buổi lễ chiều nay? Chúng nó có biết tôi đang ở đây, chờ một chuyến đi để phải xa chúng nó mãi mãi?

Bóng tối lan nhanh. Mưa vẫn phớt mặt Chúa qua lớp tôn chắn kêu rào rào. Chúng tôi đứng ép vào hiên nhà thờ. Ông Từ nhà thờ bảo chúng tôi vào xin phép cha xứ. Nhà thờ đã đến giờ đóng cửa. Tôi thấy hai cánh tay Chúa chịu nạn vươn dài khỏi lỗ đinh rướm máu. Hai cánh cửa nhà thờ đóng lại. Không thể chờ ở đây, chúng tôi phải đi đâu đó khỏi khuôn viên nhà thờ. Đám người lục tục xách giỏ lên tay. Ai cũng nhìn nhau lo lắng. Ba và bác Niếp tới kịp ngay lúc ấy. Không cần hiệu lệnh, chúng tôi vội theo sát chân hai ông. Đám người bước hỗn loạn, tất tả trong con hẻm nhỏ ra bến đò. Mỗi người thúc nhau đi mau. Tôi xách đôi dép da chạy theo ba. “Họ đi đâu mà đông dữ vậy?” “Chắc đi ăn đám giỗ.” Cánh đàn ông trong hãng cưa đứng bên kia đường láo xáo hỏi. Không ai trả lời. Chúng tôi cắm đầu chạy. Mưa rơi lất phất lên tóc tôi, lạnh tanh trên trán, rồi lạnh buốt da mặt. Mặc, tôi cứ chạy. Thuyền neo tại bến đò. Một mảnh ván xiêu bắc ngang làm cầu. Ba tôi đứng bên kia đầu ván, kéo tay chị em chúng tôi và đẩy từng đứa xuống hầm. Tôi rớt xuống vùng không gian tối mù, đôi dép văng khỏi tay lúc nào không rõ. Chung quanh tôi, tiếng người và dép guốc rơi lộp bộp. Trong bóng tối, chị em chúng tôi tìm nhau. Má và mấy đứa em nhỏ không ở chung khoang thuyền. Tôi chỉ tìm thấy tay của các chị. Không có cảm giác nào an toàn hơn được nắm tay người thân của mình trong bóng tối lo âu, mịt mùng đầy bất trắc. Thuyền nổ máy. Tiếng vang rền, dòn tan. Mùi dầu, khói. Thuyền rú ga phóng ra khỏi bến, nhưng chỉ được ít phút, bỗng khựng lại. Máy thuyền tạch tạch một lúc rồi tắt lịm. Không khí đông cứng. Ngột ngạt. Mọi tiếng thì thầm bặt câm. Chúng tôi nín thở. Tôi nghe tiếng nước vỗ róc rách vào mạn thuyền; tiếng mưa rơi long tong lên mặt ván gỗ trên đầu. Thỉnh thoảng, có tiếng ghe máy sè sè vọng lại. Tim tôi vồng lên hồi hộp. Thời gian trôi chậm nặng nề. Nắp hầm đột nhiên mở rộng. Bác Niếp nói vọng xuống, thuyền mắc cạn, phải chờ nước lên. Mọi người tuyệt đối giữ im lặng. Hầm thuyền vẫn tối om. Mồ hôi tôi đổ đẫm lưng áo. Lưng con gái sớm biết sợ. Tôi khua tay tìm bàn tay chị. Chị đang lần hạt bằng những đốt ngón tay ẩm. Ngón tay chị lạnh ngắt. Một lát, có tiếng ì oạp của mái chèo, tiếng lục cục của gỗ va vào nhau. Chúng tôi hồi hộp chờ đợi. Nhất định là công an đến kiểm tra.

“Anh Uyển ơi, về đi. Trên bờ họ biết cả rồi. Họ còn biết thuyền đang mắc cạn nữa.” Tôi nhận ra giọng nói của chú Tôn. Chắc chú lọt lại trên bờ khi thuyền vội vã rời bến khi nãy. Tim tôi lại dội lên thình thịch. Trên bờ họ biết cả rồi. Chẳng mấy chốc, công an sẽ đến. Trời ơi! Nhóm tổ chức toàn là những người bạn tù của ba. Cái tội “Ngụy” chưa ráo, tội vượt biên sẽ mang họ về đâu. Tôi tưởng tượng đến lúc ba bị bắt đưa vào trại cải tạo lần nữa. Hiện ra trước mắt tôi đồi núi Nghệ Tĩnh khô cằn. Cả vùng chỉ trồng toàn sắn là sắn. Ba ốm nhom trong bộ quần áo lao động. Lưng áo ba đóng triện đỏ. Ba chữ Tù Cải Tạo đỏ lòm như cổng chào. Tiếng mái chèo ì oạp xa dần. Tôi thầm mong ba nghe lời chú Tôn lên ghe vào bờ. Nhưng hai cha con chú quyết định ở lại. Ba cũng ở lại. Tôi lại tìm tay chị. Chị vẫn lần hạt bằng những đốt ngón tay ẩm. Tôi lầm thầm đọc kinh, nghĩ đến cánh tay Chúa Giêsu chịu nạn. Tay Chúa có lạnh giá? Lưng Chúa có đổ mồ hôi? Dù Chúa ở trong nhà thờ đóng cửa, chị em tôi vẫn cầu nguyện. Tôi lần hạt hết Năm Sự Thương, Năm Sự Mừng, Năm Sự Vui mà nước vẫn chưa lên. Tôi chưa bao giờ lần hạt nhiều đến như vậy.

Tôi giật mình bởi những tiếng súng nổ. Thuyền tăng tốc độ. Máy rú gầm, phóng lao. Chị em tôi nắm chặt tay nhau kinh sợ. Thuyền bốc thêm người ở hai nơi. Địa điểm thứ nhất lên được cả. Địa điểm thứ hai bị công an gác bến đuổi bắn. Chúng tôi phóng chạy, bỏ lại một số người. Sau này tôi được biết vì thuyền mắc cạn hai giờ đồng hồ, công an gác bến đổi phiên. Toán công an sau không được ăn chia nên ra lệnh bắn. Hầm thuyền vẫn tối mù. Khoang tàu như thu nhỏ lại với số người mới lên. Chúng tôi ngồi dèn lên nhau, lưng khòm theo mạn thuyền. Hơi người hầm hập. Thuyền sóc mạnh. Vài người bắt đầu nôn oẹ. Tôi muốn ngộp thở. Mùi nôn mửa bốc lên chóng mặt. Chị đã thôi lần hạt bằng những ngón tay ẩm. Chị cũng gập người nôn thốc tháo. Tôi dựa vào vai chị, người mệt bã. Tôi nhắm mắt. Khoang thuyền tối. Tôi mở mắt. Khoang thuyền vẫn tối bưng. Khi mở mắt tôi không thấy gì ngoài bóng tối. Nhưng nhắm mắt tôi có thể hình dung đến tương lai. Tôi hình dung đến bờ bên kia của biển cả. Vượt biên đối với tôi lúc ấy giống như đi đò từ bên này sông sang bên kia sông. Chỉ một lát thôi, tôi sẽ đến bến. Ý nghĩ ấy làm tôi nhắm nghiền mắt lại. Tôi thiếp dần vào giấc ngủ mê mệt. Trong giấc ngủ, hình ảnh ba còm cõi cuốc đất trồng sắn không ngừng ám ảnh.

Cũng ngay tại đây, ngay tại ga xe lửa Bình Triệu, lần đầu tiên tôi biết đến sân ga. Chúng tôi mua vé tàu suốt đi từ ga Bình Triệu đến ga Vinh. Ba bị cải tạo ở đó. Chúng tôi mới được giấy phép thăm nuôi. Ba ra đi biệt tăm từ tháng Năm năm 75. Bây giờ đã là tháng Sáu năm 79. Tôi được mười tuổi, bằng tuổi của má ngày di cư vào Nam.

Gia đình tôi gốc Bắc. Hai bên nội ngoại di cư vào Nam năm 54. Chị em chúng tôi hầu hết sinh ra ở miền Trung, theo bước chân hành quân của ba. Tôi sinh ở Quảng Ngãi. Em M sinh ở Quảng Tín. Em K sinh ở Tam Kỳ. Gia đình tôi ở Tam Kỳ cho đến ngày phải di tản về Sàigòn. Tam Kỳ mưa phùn lạnh lẽo trong trí nhớ tôi non nớt. Tôi đứng bên
song cửa thèm thuồng nhìn những đứa trẻ hàng xóm long nhong tắm mưa. Má cấm chị em tôi dầm mưa. Mùa đông Tam Kỳ chúng tôi mặc áo măng tô bên trong, áo mưa bên ngoài chờ chú Mới đưa đi học bằng xe Jeep. Thỉnh thoảng chú chở chúng tôi vào căn cứ Chu Lai thăm ba bận việc không về nhà. Căn cứ Chu Lai có lá quốc kỳ vàng bay phất ở cổng vào. Cuối tuần chú chở chúng tôi ra Đại Chủng Viện Đà Nẵng thăm bác dạy học tại đó. Chúng tôi chạy nhảy tha hồ dưới những cây dừa rụng bông trắng xóa. Ba hay vắng nhà, chúng tôi ở nhà với má và bà vú. Chị em tôi hay cười khi bà bảo, en cem meo meo rồi đi ngủ hỉ. Mỗi chiều, tôi chờ tiếng xe Vespa của ba reo vui ở đầu ngõ. Chị em tôi chạy ùa ra đường, đứa trèo đứng đằng trước, đứa leo đằng sau để ba lái xe vào sân nhà. Đêm trăng sáng, trẻ con hàng xóm tụ tập ở sân nhà tôi múa hát. Chiến tranh đang xảy ra ở căn cứ Chu Lai hoặc nơi nào đó trên quê hương. Nhưng chiến tranh trong tuổi thơ tôi đầy êm đềm vì đã có những người lính như ba chết để bảo vệ chúng tôi. Cảnh nhà tôi vẫn ấm cúng. Những người lính đem đến ấm cúng, đem đến hòa bình giữa chiến tranh. Chúng tôi yên ấm giữa bom đạn mù lòa.

Năm 74 tôi chỉ mới vài tuổi. Tôi không biết đấy là lúc quân cách mạng ồ ạt vượt dãy Trường Sơn để vào giải phóng chúng tôi. Anh Lê Văn Tám hy sinh làm bó đuốc sống phá tan kho đạn Thị Nghè. Anh giao liên Kim Đồng thông minh lanh lợi lập nhiều chiến công. Em bé quê dùng dầu gió bắt sống lính Mỹ. Chị Út Tịch mang bầu bảy tháng giả kế mỹ nhân quyến rũ sĩ quan Ngụy chiếm bót Tám Thế. Sau này tôi được trường học dạy như thế. Tôi học những bài học lịch sử đứt đoạn, từ thời Ngô Quyền nhảy vọt đến cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Tháng Ba năm 75. Chiến tranh lan như vết rắn bò trườn. Ba đi hành quân liên miên. Má lo âu võ vàng. Bom đạn phủ xuống đời sống. Đạn pháo cách mạng rình rập. Lưỡi lê giải phóng canh chừng. Chúng tôi lo lắng. Chú Mới đón chị em tôi ở trường học. Con đường yên tĩnh từ trường về nhà giờ mang đầy thương tích. Dãy phố cháy, khói bốc cao thành cột. Bụi tre ở đầu ngõ bị bom đánh gẫy. Cờ phủ vàng những chiếc quan tài trong xóm. Chiến tranh phơi bày bộ mặt tàn khốc. Tam Kỳ chìm vào lửa. Chúng tôi phải chạy về Sài gòn bằng máy bay quân sự, không có ghế phải ngồi trên sàn. Ba ở lại với các đồng đội. Khi miền Trung mất, chúng tôi mất liên lạc với ba nhiều ngày. Ở Sài gòn ông nội lo lắng từng giây. Hai người con trai của ông còn kẹt lại ở miền Trung không có tin tức. Cả ngày ông ôm khư khư cái
radio theo dõi từng biến chuyển của cuộc tháo chạy, sừng sộ với bất cứ một tiếng động nào. Không khí trong nhà nghẹt thở. Cuối cùng, ba và chú cũng trở về được vài ngày sau đó. Ông bà nội rơi nước mắt khi thấy hai con trai của mình tơi tả bước vào cổng.

Chúng tôi về bên ngoại tá túc. Bà ngoại ở gần bến Bạch Đằng. Mỗi chiều, ba dắt một hai đứa chúng tôi ra bến xem người ta di tản. Họ rủ ba đi, nhưng ba lắc đầu. Ba dẫn chúng tôi xuống tàu chơi, rồi lên bờ khi tàu nhổ neo. Sau này, trong những năm ba ở tù, tôi thường tự hỏi tại sao ba không theo tàu di tản vào thời gian đó? Ba có bao giờ ân hận vì cái lắc đầu ngày ấy? Ba nghĩ gì? Ba tin vào điều gì?

Tháng Năm năm 75, ba ra trình diện chính quyền mới. Tôi nhớ ngày đi ba mặc chiếc áo in hình bánh qui. Bánh rơi đầy vai ba như có ai vừa mở tung nắp hộp thiếc. Những chiếc bánh qui hình vuông, viền răng cưa thơm thơm ngọt tan trong miệng. Chúng tôi không cho ba đi. Chúng tôi đeo theo, đứa đu tay, đứa ôm chân. Ba đeo túi lên vai, hẹn mười ngày sẽ về. Em trai út vừa sinh chưa tròn tháng, ba bảo chờ ba về hãy rửa tội cho em. Ba thanh thản đến nơi tập trung. Ba nghĩ đến tình anh em Nam Bắc một nhà. Ba tin vào lòng khoan hồng của kẻ chiến thắng. Ba tin vào lời hứa “mười ngày”. Nhưng ba đã thất vọng. Gia đình tôi đã tuyệt vọng. Niềm tin không cứu được ba. Hòa bình bắt đầu bằng sự khát khao thanh trừng của kẻ chiến thắng. Ba đột nhiên biến mất khỏi cuộc đời chúng tôi lúc đó. Tôi không thể hiểu. Đất nước thanh bình mà gia đình tôi tan nát.

Chị em chúng tôi lớn lên với má và bà ngoại trong một căn nhà ở ngoại ô Sàigòn. Hai người đàn bà chật vật nuôi năm đứa trẻ. Chị cả mới lên tám và em út chưa đầy tháng. Ngoài giờ dạy học, má đạp xe chạy lùng khắp nơi, đến từng nhà giam trong thành phố tìm tin tức của ba. Bà ngoại ở nhà nuôi đứa bé sơ sinh bằng nước cháo pha muối. Đứa bé ba đặt tên Hòa Bình. Vừa ra đời đã thiếu cha. Ba còn sống hay đã chết? Đối với mọi người chung quanh, ba đã không còn hiện hữu. Tấm hình ba oai phong trong bộ quân phục bị nhét sâu dưới đáy rương, nằm lẫn lộn giữa quần áo cũ và những viên băng phiến hắc. Ba có khác gì một người đã khuất. Chỉ còn thiếu tấm hình của ba trên bàn thờ là bà ngoại sẽ xin lễ giỗ cho ba hàng năm.

Ba ra đi, mang theo những chiếc bánh thơm lừng tuổi thơ của chúng tôi. Nắp hộp thiếc đóng chặt từ ngày ấy. Sau này, lâu lắm, khi sang Mỹ tôi mới được nếm lại mùi bánh qui. Tôi nhai bánh như nhai giấy. Mùi vị không còn ngọt ngào béo ngậy như trong trí nhớ. Tôi không còn là con bé sáu tuổi đeo lên lưng ba vờ ăn bánh. Tôi không còn thèm bánh qui nữa. Tôi thèm ly nước chanh mát lạnh trên đường vượt biển.

Từ lúc lên được boong, tôi không muốn xuống hầm nữa. Boong thuyền không còn chỗ trống. Người nằm ngồi la liệt. Tôi chỉ đủ chỗ dựa lưng vào thùng phi chứa nước. Nước trong thùng chỉ còn lấp xấp. Chúng tôi chưa đi được bao xa. Nước uống phải để dành, phải dè sẻn. Tôi khát khô cổ. Tôi tìm bóng dáng một chiếc tàu ngoại quốc. Tàu nào cũng được. Tàu nào có thể cho tôi một ly nước đá chanh ngọt lịm. Buổi sáng nắng trong. Mặt biển óng ánh như kính nhuyễn. Thuyền phóng băng băng mà cứ như đứng một chỗ, giống xả hết tốc độ mà vẫn như neo lại trên vũng nước. Tôi nhìn đại dương bao la không thấy bến bờ, không thấy tàu bè. Mênh mông bạt ngàn những trận gió. Con thuyền như chiếc tàu giấy con con tôi xếp thả vào ao nước mưa. Những cơn mưa ngập lụt đất Tam Kỳ. Tôi vẽ đôi mắt thuyền nguệch ngoạc. Đôi mắt ấy giờ theo tôi ra đại dương. Cũng như thuyền, tôi chưa bao giờ ra biển. Tôi hoàn toàn không hình dung hết được hiểm nguy chực chờ. Nếu chúng tôi bị giông bão? Nếu chúng tôi gặp hải tặc? Nếu chúng tôi chết trên biển? Dù sao chúng tôi cũng có nhau. Ba nói: chết thì chết cả nhà.

Trời nóng. Gió biển rì rì nhưng vẫn nóng. Mặt trời phả hơi xuống những thân người nằm phơi như cá. Tôi say nắng. Người nóng rực như sốt. Biển trải rộng. Biển vô cùng. Màu xanh bất tận chạy dài ngút ngàn. Tôi thấy bà ngoại mấp máy, miệng móm mém. Bà pha cho tôi ly nước chanh thật to. Chiếc ly sành vẽ hai con cò trắng lung linh. Uống đi con! Vậy là chúng mày bỏ bà mà đi. Tôi muốn cầm ly nước bà đưa, nhưng tay mỏi rã rời. Bà ngoại không đi. Bà ở nhà giữ hộ khẩu, nhỡ bị bắt còn có bà thăm nuôi, còn có nhà để về. Bà nuôi chị em chúng tôi từ ngày giải phóng. Em út tôi là con
trai của bà mới đúng. Bà chăm sóc nó từ ngày lọt lòng. Không có bà, tôi biết má không sao đứng vững được. Chạy về từ Tam Kỳ, chúng tôi không còn gì ngoài hai bàn tay trắng. Chúng tôi mất tất cả. Ngôi nhà nhỏ xinh có mảnh vườn trồng rau. Mỗi buổi sáng tôi theo ba ra vườn bắt ốc sên. Đất Tam Kỳ đỏ quạch bám nhão gót giầy. Sau nhà có con sông nước lênh láng mỗi chiều. Hoa lục bình trôi tím mặt sông. Tôi dõi mắt cố tìm một cánh lục bình trên biển, chỉ thấy sóng bạc nhấp nhô. Sóng bạc của Thái Bình Dương ngợp nắng. Người tôi vẫn nóng hực. Tôi nhắm mắt lại cho đỡ lóa. Lẽ ra chúng tôi đã ra biển trước đây mấy tuần. Lần ấy chủ thuyền định đổ bến gần Bà Rịa. Gia đình tôi từ Sàigòn ra Hải Sơn chờ ngày đi. Ông bà nội ở đó. Ngày đi, bà nội dậy lúc gà gáy, lục đục thổi xôi luộc gà. Chúng tôi mặc quần áo ấm, khăn gói ngồi chờ đến khi trời sáng rõ. Ông nội nói bể rồi không đi được nữa đâu. Giọng ông buồn mà mắt ông lại tựa như đang vui mừng. Ông cười lấp lánh răng vàng. Ông bảo bà rỡ xôi gà ra cho chúng nó ăn. Con cháu ông đã rủ nhau ra biển.Chúng tôi đi, ông chẳng còn ai. Ngày di cư vào Nam, chắc ông chẳng bao giờ ngờ lịch sử lập lại. Con cháu phải bồng bế nhau xa rời quê hương lần nữa.

Chiều đến. Mặt trời biến nhanh lắm. Một thoáng thôi, đã mất hút. Nền trời xám xịt. Gió bắt đầu thổi mạnh. Mây sà xuống boong, trĩu nước. Sóng không còn đập hiền hòa vào mạn thuyền. Từng con sóng giận dữ quật xuống. Sóng nhồi suốt cho đến đêm. Trời tối đen. Tôi không thấy gì ngoài bóng tối đặc sệt. Tôi hình dung đến đôi mắt thuyền phăng phăng rẽ sóng. Thuyền đưa tôi đi qua biển dữ. Gió vẫn mạnh. Sóng đập vào mạn thuyền tung nước lên boong. Thỉnh thoảng mưa đổ ào rồi ngưng. Người tôi ướt đằm. Cái lạnh thấm vào da thịt, buốt giá. Thái Bình Dương đen. Đêm bao la chỉ một ánh đèn le lói trên
cabin. Gương mặt chú Thiện căng thẳng. Chú Thiện sĩ quan hải quân bạn ba. Chú vẫn nghiêm trang ít nói mỗi lần đến nhà. Lần nào chú cũng trốn ngay lên lầu làm việc gì đó với chiếc la bàn. Ba dặn: có người lạ tới phải báo ngay cho ba. Tôi hồi hộp với vai trò gác cửa, mắt đau đáu nhìn ra ngõ. Đột nhiên có tiếng la to: Tàu lớn kìa! Tôi mở choàng mắt. Xa thật xa, trong tối đen mịt mù, một ánh đèn bập bềnh ẩn hiện. Mắt tôi mở dán vào vùng không gian phía trước. Ánh đèn chấp chới tựa bóng ma lúc ẩn lúc hiện. Tôi dụi mắt ngỡ mình nằm mơ. Không phải tôi mơ. Ánh sáng có thật. Ánh sáng bừng lên chói lọi như mặt trời vừa mọc. Nhưng lạ quá, ánh sáng cứ bừng lên rồi tắt lịm. Thuyền chao qua. Ánh sáng tắt ngúm. Sóng bắn tung vào người tôi. Thuyền nhảy lên. Ánh sáng bừng lấp lánh. Chúng tôi cứ tiến tới. Tôi tưởng tượng đến con tàu đằng xa. Con tàu đèn điện sáng trưng. Những người đàn ông đàn bà tóc vàng mũi lõ tử tế. Tôi cầm trong tay ly nước đá chanh. Màu xanh lá mạ dịu dàng sóng sánh. Những viên đá nhỏ reo lanh canh. Chúng tôi đi về phía mặt trời ẩn hiện. Sau này tôi biết chẳng phải mặt trời chơi trò ú tim. Chúng tôi đang vật lộn với sóng lớn. Khi sóng đưa thuyền lên cao, tôi nhìn thấy ánh sáng. Khi con thuyền rớt xuống chân sóng, ánh sáng biến mất vào biển đêm. Tôi vẫn rùng mình mỗi khi nghĩ lại.

Chúng tôi vẫn đi về phía mặt trời. Khối đen trước mặt hiện dần hình con tàu. Mặt trời chiếu ra từ cột quan sát. Chúng tôi bật đèn cấp cứu. SOS. Đèn đỏ nhấp nháy. SOS. Chúng tôi đến gần hơn. Boong tàu thấp thoáng bóng người. Tôi không nằm mơ. Thật sự là một con tàu. Một con tàu to kềnh càng. Tôi cầm lấy ly nước đá chanh. Mặt trời vẫn sáng rực trên cao.

“Tàu Liên Xô! Chạy ra, chạy ra.”

Tiếng người hét thất thanh. Tôi sực nhìn lên. Mặt trời sáng rực lóa mắt.

“Cờ búa liềm! Cờ búa liềm. Trời ơi!”

Tài công dùng dằng, tiếc rẻ. Tôi cũng tiếc. Một con tàu to kềnh hẳn an toàn hơn chiếc thuyền mỏng manh. Tôi thèm được cuộn mình trong chăn ấm. Tôi đang lạnh run. Và khát. Ly nước đá chanh vẫn ám ảnh. Con thuyền quay đầu, phóng chạy. Sau giây phút xôn xao, rồi sợ hãi, mọi người im lặng. Chỉ còn tiếng gió gầm gừ. Chỉ còn tiếng sóng đập tung vùng biển động. Chúng tôi chạy trốn mặt trời.

Cơn bão thứ hai dội xuống đại dương một ngày sau đó. Lúc ấy chúng tôi đã an toàn trú ẩn trong khoang tàu Nhật Shonan Maru. Những con tàu mang ly nước đá chanh không thèm ngừng lại. SOS. Tín hiệu báo lâm nguy chưa đủ thảm thương. Shonan Maru ngừng lại và chúng tôi lập tức leo lên. Ba ghi tên điểm danh 105 người. Số thuyền nhân nhiều gấp hai số thủy thủ trên tàu. Chiếc Shonan Maru chở sinh viên thực tập trên biển. Cả tàu không có một nữ sinh viên. Vị thuyền trưởng cho kéo theo chiếc thuyền rách nát vượt đại dương của chúng tôi. Mắt thuyền lập cập. Thuyền như con nhái bám vào vách giếng. Thủy thủ đoàn đưa chúng tôi xuống hầm tàu. Họ không có đủ chăn đắp nhưng sàn tàu sạch sẽ láng bóng. Quanh chỗ tôi nằm là nơi dự trữ gạo. Gạo Nhật hạt to tròn trĩnh. Nấu lên ăn dẻo như cơm nếp. Ngày đầu nhà bếp mang ra một khay cá sống. Từng lát cá tươi rói trong veo bắt mắt nhưng không ai dám ăn. Lúc đó tôi chưa biết mê sushi. Tôi chỉ dám ăn món cháo cá nấu nhão với rong biển suốt những ngày trên tàu.

Sau đêm bão lớn, tôi lò dò lên boong. Biển êm. Gió đã nhẹ lắm tuy sàn tàu vẫn còn đẫm nước. Bên cabin, vài người con trai đứng lố nhố chõ mắt vào hai ô cửa kính. Tôi cũng tò mò chen vào xem. Bên trong, đám sinh viên Nhật đang xem tivi. Màn ảnh màu rực rỡ hiện ra đôi trai gái. Họ ăn mặc rách nát hơn chúng tôi hôm lên tàu Nhật. Đứa con gái tóc dài đến lưng, quấn hai mảnh vải tả tơi ôm chầm lấy đứa con trai đóng khố. Những đôi mắt thuyền nhân mở to chiêm ngưỡng. Đó là phim The
Blue Lagoon sau này tôi xem khi đến Mỹ. Biển trong phim êm ả không dữ dằn những đợt sóng sôi. Từ chỗ tôi đứng, biển bao la xanh ngắt. Tàu Nhật thênh thang, tôi hay đi thơ thẩn dưới hầm và trên boong. Tôi ngỡ mình đang ngắm biển Cà Ná hùng vĩ từ trên xe lửa. Chuyến xe lửa đưa tôi đi gặp ba tại trại cải tạo Tân Kỳ. Từ ga Vinh, chúng tôi đi một chuyến xe đò gập ghềnh, thêm một quãng đi bộ mới đến trại. Buổi trưa u buồn vắng vẻ. Cả vùng núi lặng lẽ dưới nắng. Đâu đó vọng lại tiếng gà gáy kêu lơ thơ ở một hốc bụi nào. Xa về phía núi là nơi giam giữ ba. Chúng tôi chờ ba cả buổi chiều. Tôi thấy ba từ ngoài cổng. Ba ốm nhom. Da đen sạm. Tôi chạy thật nhanh ra cổng. Ba đón lấy, nhấc bổng tôi lên lòng. Tôi khóc. Khóc chan hòa vì tưởng sẽ không bao giờ còn được gặp ba. Khóc cho hết nỗi cô đơn không cha, cho vơi những nhọc nhằn từ ngày giải phóng. Tôi khóc trên vai ba như tôi đeo lên vai ba trong ngày ba ra đi. Vai áo ba không còn những chiếc bánh thơm. Tôi ngửi mùi nắng cháy khét trong tóc ba. Ba lấy trong túi ra một nhánh hoa tím.

“Đây là hoa mua, ba hái cho con. Giống như hoa sim ngoài Bắc mình.”

Lúc ấy tôi chưa biết buồn vì màu tím, cũng chưa thuộc thơ Hữu
Loan tím cả chiều hoang biền biệt. Tôi chỉ thấy cảnh tù đày phi lý. Ba có tội gì? Chúng tôi có tội gì? Má xoay sở đầu chợ cuối chợ mới mua được vé xe. Chúng tôi đứng nhìn con tàu Thống Nhất sang trọng sáng choang chạy qua trước mắt. Tôi nhặt bao nhiêu lon sắt, giấy vụn; tôi dang bao nhiêu cơn nắng, nhưng tôi phải đi xe lửa chợ cũ rích ghế gỗ cứng ngắc đau mông. Con tàu Thống Nhất không dành cho tôi một chỗ ngồi như đất nước đã từ chối ba làm một công dân. Chúng tôi lặn lội ba ngày ngủ đứng ngủ ngồi trên xe lửa. Chúng tôi bị mất cắp bị chen lấn bị chèn ép trong các toa xe. Qua ngần ấy gian nan để chỉ được gặp ba một giờ đồng hồ. Chú cán bộ ngồi đầu bàn theo dõi từng cử động. Tôi có bao điều muốn kể với ba. Nhưng tôi chỉ dám ngồi yên trong lòng ba. Một giờ đồng hồ qua nhanh như chớp mắt. Tôi và má đứng ngẩn nhìn ba bước về trại giam. Lưng áo ba in chữ đỏ. Tù Cải Tạo.

Tôi theo ba lên cabin gặp vị thuyền trưởng. Phòng ông có tivi màu và tủ đựng nước ngọt. Ông bấm vào nút, một lon nước ướp lạnh chạy ra. Tôi tròn mắt nhìn ông làm ảo thuật. Ông đưa cho tôi lon nước mở sẵn. Tôi ủ lon nước lạnh ngắt vào đôi tay. Ly nước đá chanh tôi ao ước. Ngụm nước đọng trên đầu lưỡi, lạnh buốt suốt tuổi niên thiếu. Vị thuyền trưởng nói chuyện với ba bằng cuốn tự điển. Ba nói tiếng Anh. Ông tra tự điển rồi trả lời. Tôi ngồi xem tivi, không hiểu gì cả. Mãi mãi ghi sâu trong trí nhớ tôi vùng không gian nhỏ bé bình yên, màn hình tivi với ngôn ngữ lạ, nước cam lạnh, chiếc tủ nước ngọt, và ông Nhật biết làm ảo thuật. Mỗi lúc tình cờ bấm tivi sang một đài nước ngoài hoặc lạc vào đám đông với ngôn ngữ lạ, tôi thấy mình nhỏ lại như năm mười bốn, ngồi bên cạnh ba và vị thuyền trưởng. Ba múa tay giải thích với vốn liếng Anh ngữ từ thời đi dạy. Tôi nhìn ba ung dung, tự tin, nhớ lại những lần đứng thập thò nghe ba nói chuyện e dè với công an khu phố.

Ba trở về sau sáu năm sáu tháng hai mươi hai ngày “cải tạo”, thể xác héo mòn, tinh thần kiệt quệ. Tôi không biết thực sự ba đã được “cải tạo” những gì trong những năm tháng đó, ngoài những cơn đói triền miên và những ngày lao động cực khổ. Ba ra tù, về chịu sự quản thúc của chính quyền địa phương. Công an dân phố ghé qua sáng chiều. Ở trường học, mỗi tuần chúng tôi xếp hàng đi bộ đến nghĩa trang liệt sĩ làm cỏ. Trời đổ lửa. Chúng tôi mặc áo trắng quần đen đi theo hàng. Nghĩa trang liệt sĩ nằm kề bên con đường lớn. Ở giữa, một khung đài tưởng niệm nhang khói lâm thâm. Lần nào về tôi cũng ấm đầu.

Ra đi là con đường duy nhất để chúng tôi được sống đúng với ý nghĩa một con người. Đối với ba má, đó là một sự chọn lựa đau đớn và liều lĩnh. Ra đi là đánh cuộc với mạng sống của tám thành viên trong gia đình. Tôi không ngạc nhiên vì quyết định của ba má. Như thể đó là định mệnh. Chúng tôi không còn con đường nào khác.

Biển lặng những ngày sau đó. Tôi vẫn không đủ can đảm nhìn xuống biển từ lan can tàu. Màu xanh hun hút làm tôi chóng mặt. Nếu không được tàu Nhật vớt, chúng tôi có thể chống nổi với cơn bão chiều ấy? Biển đẹp man rợ. Biển mênh mang không thấy bến bờ. Biển lan như trên mặt đất chỉ toàn nước. Biển xanh lục như trên mặt đất toàn rêu. Biển nhấp nhô như tinh thần chúng tôi hãy còn chông chênh chưa tin đang hít thở khí quyển tự do.

Chúng tôi dần lại sức. Cháo cá rong biển đậm đà không còn vô vị. Chúng tôi sẽ đáp bến Manila nay mai. Vị thuyền trưởng ra lệnh chặt dây thừng bỏ con thuyền rách nát đã theo chúng tôi dọc Thái Bình Dương. Tôi nhìn đôi mắt thuyền ướt nước ngỡ như đang nhìn chính mình. Chiếc thuyền tang thương bẩn thỉu mang hình ảnh của chúng tôi ngày hôm qua. Đêm nay thuyền sẽ về đâu? Con mắt thuyền ướt đẫm. Mắt thuyền lặng câm. Thuyền xa bến như tôi xa quê hương. Biết thuyền có tìm được đường về. Thuyền lênh đênh tôi cũng lênh đênh. Thuyền trôi dạt, tôi cũng trôi dạt. Mười bốn năm, tôi mất tuổi thơ hai lần. Tôi mất Tam Kỳ tháng Tư năm 75. Năm 83, tôi mất Sàigòn. Chiến tranh phá hủy tuổi thơ. Hòa bình đẩy tôi dạt ra biển cả. Những giọt nước mắt con gái khóc chia tay; không phải tôi khóc mà mắt thuyền đang khóc.

Nhiều năm sau tôi vẫn nhớ đôi mắt thuyền ai oán. Mỗi khi soi gương tôi vẫn thấy mắt thuyền
long lanh trong mắt mình. Tôi mang đôi mắt ấy, đôi mắt Tam Kỳ và những mảnh vụn ký ức không thể ráp nối. Tôi chưa vào đến đất liền. Chưa vào đến Bataan hay hải đảo Palawan huyền hoặc. Tôi trôi mãi trên biển Đông ở vùng hải phận quốc tế.

Ngày mai mất biển Đông, tôi sẽ trôi về đâu ?
Nguyễn Xuân Tường Vy



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 09/Apr/2010 lúc 3:16pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2010 lúc 9:58am
Kiếp Người
Nước trắng xóa




- Cha ơi, tui chịu không nổi rồi.

- Lên đây, để cha xuống dưới.

Ông cha hét lên và chỉ vào bánh lái tàu, chỗ ông ta đang nói, cả hai người trao đổi tiếng nói trong hơi thở dồn dập.

Chỉ một vài phút sau, ông cha biết rằng, đằng sau bánh lái tàu, chỉ có thể cho một người bám vào để sống. Ông gượng người lên nói, trong tiếng được, tiếng còn:

... Cha đi con ơi, .. gắng sống, ...cha phù hộ cho con.

Nói rồi ông bỏ tay ra, chỉ trong khoảnh khắc, không thấy ông đâu, chỉ có bọt nước trắng xoá duỗi dài ra sau.

Người con kể lại cho tôi, và tôi hình dung được rõ ràng như thế. Nhìn anh như sống trong một thế giới khác, mặt anh lặng lẽ ít biểu lộ cảm giác ra ngoài.

Không biết đến bao lâu, tàu mới về gần đến bến. Hai bên bờ, có người chỉ cho thuỷ thủ trên tàu biết rằng có người, đang bám theo bánh lái. Đến lúc đó, anh ta được chiếc tàu vớt lên. Người lạnh và đói khát, đến cả mấy ngày sau, anh ta mới mường tượng được nơi anh đang bị cầm giữ. Lúc chưa hồi tỉnh hẳn, anh có nghe giọng nói của cô bé gái nhỏ hỏi han và đút từng muỗm cháo cho anh. Cô ta nói thì thầm nhẹ như nói cho chính cô:

-Tội cho anh quá, họ chẳng tha cho đâu. Trốn đi ! Anh có nghe tôi nói không. Trốn đi !

Khi anh tỉnh thì đã thấy đang bị trói chân vào thành giường.

Mỗi lần đút cháo, thì lại có người đứng canh chừng. Họ không cho hai người nói chuyện với nhau. Cô gái nhỏ chừng 13 tuổi, người Tàu Việt. chỉ một lần lỡ lên tiếng hỏi han, đã bị đánh giáng từ đằng sau, đánh tới. Rơi cả chén cháo xuống nền đất. Vậy mà cô gái chỉ giật mình, nức nở một đôi tiếng rồi im ngay. Cô gái nhỏ, đã quen bị như thế, không biết đã từ bao lâu.

Mấy lần sau, cũng cô gái đó làm thông dịch cho biết rằng họ đang tìm chỗ người tị nạn đang ở, họ sẽ cho đi đến đừng có ý trốn.

Đến buổi chiều, trong lúc còn đút cháo, anh đặt bàn tay anh vào lòng bàn tay cô con gái xin cô, kiếm cho anh một chiếc lưỡi lam. Lúc chạng vạng, trong khi đưa nước, cô gái nhỏ đã dấu dưới ly nước, vật anh hỏi. Tối hôm đó, anh đã cắt được sợi giây trói. Trong lúc quá vội vã cái lưỡi lam gẫy làm hai, cắt cả vào tay chân của anh mà anh cũng không biết đau.

Trốn ra ngoài bằng cửa sổ, gần sáng anh lần mò ra được chợ. Nơi đó vừa là chợ, vừa là bến xe. Chỉ quanh quẩn vài tiếng đồng hồ khi mặt trời vừa lên thì họ đã tìm thấy anh. Bị bắt lại, mang về căn phòng cũ, anh thấy cô con gái nhỏ bị lột trần truồng, đang ngồi ôm gối trong góc nhà còn đang khóc. Họ thừa biết cô gái giúp cho anh. Hai người tuy quá chênh lệch tuổi tác, nhưng phận số có lẽ đau đớn như nhau.



Biển mênh mông:

Ngay sau đó, anh bị nhốt vào một cái rọ bằng mây. Cái rọ, dùng để thả xuống biển sâu, bắt tôm càng. Rọ được nối với một sợi giây vài chục mét vào cái phao nổi. Muà tàu đi bắt tôm càng, mang theo cả hằng trăm cái rọ. Khi thả xuống vùng nước biển thường bắt tôm, những phao nổi được đặt chìm dưới mặt nước chừng một sải tay, để dấu các tàu lạ từ xa đến và tránh để quấn vào chân vịt. Khi bắt tôm, Rọ sẽ được kéo lên bằng cây móc sắt, qua cái phao nổi. Phao tàu nào, được đánh dấu màu của tàu nấy. Đêm nay tàu sẽ ra khơi, và anh sẽ bị mang theo tàu.

Cả gần nửa ngày, anh cố gắng di chuyển cả cái rọ và anh để với đến cái nửa lưỡi lam bị gẫy. Từ hồi khuya, mảnh gẫy vẫn còn ở chân giường. Phần còn lại của ngày hôm đó, anh đã tận lực cắt cái đáy rọ. Rọ làm bằng dây mây, không dễ gì cắt đứt. Tay chân anh tê dại, và đọng máu khắp nơi. Những người hải tặc, mang anh lên tàu ra khơi, lúc rỏ mây vẫn chưa cắt đứt hẳn. Tàu đi cả ngày hôm sau, lúc trời gần sáng còn mù sương, họ mang anh lên boong tàu, họ ném cả rọ và anh ta xuống biển mênh mông, không một bóng của sự sống.

Những lá thơ không gởi:

Khi tôi gặp anh, anh vẫn còn viết những lá thơ cho gia đình anh.

Anh ta cứ viết thơ, cẩn thận từng dòng một, bỏ vào phong bì dán kỹ lưỡng rồi bỏ vào góc phòng. Cứ thế, đống thơ từ từ cao lên. Người Care taker của nhà thờ, lặng lẽ dọn bớt đi.

Không dễ gì, hỏi chuyện được anh. Chúng tôi cùng đi đến thư viện rất sớm, và về rất trễ. Ý thức rằng phải có một cái nghề để sống nên tôi đầm người vào chữ nghĩa và thi cử. Một hôm, tôi gợi chuyện về việc đi đến sớm là vì không có dễ kiếm chỗ đậu xe. Anh ta chỉ cho tôi một chỗ đậu xe, chỉ việc băng qua đường, bên kia có rất nhiều khoảng trống, ít người biết đến.

Khi hỏi tại sao anh ta biết chỗ này, anh ta nói cho tôi biết rằng anh ta đang ở gần nơi nơi đó.

Đến một hôm tôi phải kiếm chỗ đậu xe, chợt nhớ đến nơi anh ta chỉ. Quả nhiên rất nhiều chỗ trống. Tôi nhìn thấy anh ta bước ra từ một cửa bên của nhà thờ. Khi lớp học chấm dứt, tôi cùng về và biết được chỗ cuả anh ta đang ở. Anh ta được một nhà thờ Tin lành bảo trợ. Người
Care taker của nhà thờ, rất hớn hở và đề nghị tôi có thể đậu luôn trong khu vực nhà thờ. Thái độ tốt bụng một người mới gặp làm tôi liên tưởng đến việc rằng ông ta đang tha thiết kiếm bạn cho người ông ta bảo lãnh.

Khi bước vào nơi anh đang ở tạm, một cái phòng nhỏ với một cửa sổ. Chỉ đủ để kê cái gường và một cái bàn rất nhỏ. Không đủ chỗ trống để đặt cái tủ, quần áo để luôn vào một cái thùng giấy. Nhìn thấy tôi đâm áy náy, rõ ràng là người mới từ đảo qua, lại thêm một đống thơ ở góc phòng. Tôi đề nghị anh ta lấy tiền tôi mà mua tem, giúp dùm những người từ bên đảo gởi thơ. Để cho anh nhận, tôi cho anh biết trước kia tôi cũng được người khác giúp như vậy.

Ép mãi anh ta mới nói cho biết là thơ của anh, và anh viết cho ba má, chị em, dì và cả vợ của anh nhưng họ chết trên biển hết rồi, bên Việt nam không còn ai nữa. Vài lần gợi chuyện sau đó, anh ta kể cho tôi nghe phần đời của anh.



Vượt Biên

Nhà anh gần bờ biển, trong một làng đánh cá. Cả gia đình, họ hàng cùng lên 1 tàu vượt biên. Đến ngày thứ hai, thì bị bão và sóng dữ dội, tàu tắt máy, bị trôi dạt cả tuần lễ.

Sau cơn bão lớn, biển đột nhiên im lìm, nhìn xa được cả tận chân trời, thì hải tặc Thái lan bắt đầu đến hành hạ.

Đàn bà, con gái bị đưa lên tàu Thái ăn uống, tắm rửa và bị hiếp sau đó. Đàn ông bị dồn về một góc cuả hầm tàu. Hải tặcThái lan sau khi tìm kiếm của cải, chúng bắt từng người lên, dùng búa chém loạn xạ vào đầu gối từng người và đẩy xuống biển. Chỉ một số nhỏ người may mắn nhìn được và tự ý nhào xuống biển trước để khỏi bị chém. Sau đó hải tặc Thái lan đã đục thủng tàu, rồi cắt giây bỏ tàu đằng sau.

Phần lớn người ta đã chết từ một vài phút đầu tiên, khi tàu chìm. Những người khác, phải ôm những thùng nước, mảnh ván nổi. Máu loang trên mặt biển cả một vùng.

Chừng nửa ngày sau, Chiếc tàu Hải tặc đó, quay lại, vờn trước, vờn sau để giết nốt những người còn sống sót. Những cái cây sắt có móc nhọn, cây sắt dùng trong việc móc những cái phao để kéo, những rọ tôm hùm từ dưới biển lên. Họ đã dùng để đánh cho chết hẳn những người còn lại.

Chỉ có hai người bám được vào đằng sau bánh lái của chiếc tàu hải tặc. Nhưng cuối cùng chỉ còn có anh là người còn sống sót. Trong nhiều ngày tháng của sau cuộc đời anh, anh toàn nằm mơ thấy bọt trắng xóa từ sau con tàu. Trong những giấc mơ đó, anh cố ngoái nhìn, cố tìm vô vọng, mái tóc bạc người cha trong đám bọt nước.

Những miếng phao nổi

Bị ném xuống biển, anh thoát ra khỏi rọ bằng khoảng trống mà anh cắt ra bằng chiếc lưỡi lam gẫy.

Anh làm nghề biển từ thuở nhỏ. khi gặp đàn cá, phải nhảy xuống giữ một đầu lưới, để tàu vòng đánh lưới bao. Lần đầu tiên, năm anh 13 tuổi, nửa đêm phải xuống nước lạnh cắt, nỗi sợ hãi và cô đơn tràn ngập trong người, cậu bé chỉ sợ tàu quên, hoặc không tìm thấy mình. Nhưng hoàn cảnh này lại khác, anh lại sợ tàu hải tặc biết được và chỉ vài phút sau thì sợ hãi còn kinh hoàng hơn ngày đầu tiên xuống nước, đánh cá bao.

Xung quanh không một bóng tàu, không có một tăm hơi của con người quanh đó. Trước đó có vài ngày, thì biển động dữ dội bây giờ thì biển xanh mênh mang, không có một tiếng động, không có một chút sóng. Biển phẳng lặng như tờ giấy. Muà của gió nồm và gió bấc đổi nhau. Chỉ có giòng nước biển đang trôi.

Anh đương đầu với thất vọng cùng cực, anh không muốn sống nữa, trong khoảnh khắc của sự sống và sự chết, anh không thấy đau đớn nữa. Anh nhớ đến gia đình anh. Người vợ mới cưới. Anh nhớ đến cha mẹ, anh em. Anh nhớ đến bọt nước trắng xoá, từ đằng sau tàu, tiếng được tiếng còn của người cha. Anh khóc nức nở, khi nhớ lại cha anh nhường chỗ. Anh đột nhiên cười khi nhớ lại nụ cười của đứa con đầu lòng. Những hình ảnh chập chùng, anh ngừng bơi mấy lần, nhưng lại vẫn trồi lên.

Anh nghe tiếng la khóc, kêu gào của những người em gái, bị hiếp và đang bị giết. Anh ngoi lên để nhìn họ. Anh bắt gặp lại, ánh mắt tuyệt vọng, im lìm của mẹ anh, nhìn về hướng của những người đàn ông trong tàu, trong lúc tàu đang chìm.

Rồi, trong tai anh lại có tiếng nói cuối cùng của cha anh rồi bọt nước của đằng sau bánh lái.

Những cảnh tượng những âm thanh xôn xao như thế, cứ tiếp tục diễn đi, diễn lại. Cho đến khi anh được người ta vớt lên.

Con người thực ra cũng không dễ gì tự chết. Ngoài biển, vẫn có giòng nước và anh vẫn nương theo nước. Thình lình, anh đã nhìn ra được, những miếng phao nổi có màu, những miếng phao dùng để đính với những cái rọ bắt tôm hùm. Những miếng phao màu, đặt ngầm dưới mặt nước, rất dễ nhận ra. Anh mừng rỡ, và trồi hụp lặn để gỡ những miếng phao ra rồi dùng cái áo của anh, kết lại vừa đủ để nằm tựa lên trên. Không rõ đến bao lâu, thì có một tàu đánh cá khác thấy được.

Đứa bé gái Tàu Việt

Người của Cao ủy Liên hiệp quốc, đưa anh đi nhiều nơi để nhận diện. Cho đến khi trúng ngay, cái làng đánh cá Thái lan đó.

Chỉ trong vòng nửa ngày, anh đã nhận diện được một phần những người hải tặc cùng tàu.

Trong đám những người bị nhận diện, có một hay hai người đang làm cho một tàu đánh cá khác, không dính líu đến tàu hải tặc. Bấy giờ anh không thể nhớ rõ và không tập trung trí nhớ được lâu, nhưng mọi người đều muốn giải quyết nhanh chóng.

Cho đến lúc, người ta đều nghĩ rằng anh ta cần phải tĩnh dưỡng một thời gian,để hồi phục trí nhớ. Anh được đưa vào chỗ tạm trú, vì trại tị nạn xa quá. Nơi đó lại là nơi tạm giữ của chính quyền Thái lan.

Người biệt phái điều tra là người bản xứ. Ngôn ngữ trở nên khó khăn. Mỗi lần điều tra, phải cần hai người thông dịch. Một người thông dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Một người thông dịch từ tiếng Anh sang tiếng Thái và ngược lại. Vì nhận diện không hoàn toàn đúng và thiếu nhân chứng. Công việc, trở nên khó khăn và kéo dài hằng tháng sau đó.

Khi ra toà án, không thể giải quyết vì yếu tố nhân chứng.

Người ta quyết định đưa cả những người bị truy tố và người truy tố vào trong chỗ tạm giữ ở tỉnh. Đó là một nhà tù lớn. Nhà tù hình sự, Chỉ có khác, là người truy tố và những người bị truy tố ở 2 khu vực tách rời.

Sau đó, ai cũng ngại mở hồ sơ cho anh, vì ngoài việc nhân chứng còn có nhiều điều khác không thể kết thúc. Cho đến hôm, anh tỉnh táo và hiểu được câu chuyện, anh nhắc đến đứa bé gái Tàu Việt.

Những người của Cao ủy Liên Hiệp quốc, lần nữa về cái làng đánh cá Thái lan, để đi tìm tông tích cô gái nhỏ Tàu Việt, nhưng không ai hề biết và không ai từng thấy. Thực ra không ai muốn liên can đến và vấn đề kiếm người nói được tiếng Anh trực tiếp với người cao uỷ không phải là điều dễ dàng.

Thời gian sau đó, Cao ủy Tị nạn, không mấy tin tưởng vào người biệt phái điều tra. Cao uỷ xin đổi người khác. Thủ tục chậm lại hơn nữa. Viên Cao uỷ sốt sắng với công việc, phải chuyển đi nơi khác. Mọi chuyện rơi vào lúc ban đầu.

Trong tù Thái lan

Anh ở trong tù Thái lan như vậy là được 2 năm, anh được chuyển đến vài nơi. Không có người nhà thăm viếng như những người tù khác, anh bị suy dinh dưỡng đến trầm trọng. Những chiếc răng của anh, ngay cả răng cửa đã bị đen và ăn mòn và vỡ. Mặt anh dường như sưng lên, nhìn anh người ta ngần ngại nhìn thẳng.

Một hai lần, người cao uỷ tị nạn chuyển đi, người khác chuyển về. Sự vụ, không giải quyết được, nên nhà cầm quyền Thái lan phải tạm giữ anh. Những người tình nghi, hoặc đã dính vào tội ác, được tạm giải quyết về làng đánh cá, làm ăn, sinh sống như cũ. Chỉ có anh, người truy tố, vẫn bị giam giữ.

Những người cao uỷ tị nạn, thường mang đến thực phẩm và quần aó cho anh nhưng sau này, vì công tác chấm dứt, công việc rất cần thiết này họ lại quên mất. Có những lần nửa năm, anh vẫn chưa gặp được họ.

Người đàn bà Cao ủy Úc

Anh ở như vậy cho đến năm thứ 4, thì anh có gặp được một người nhân viên Cao uỷ Úc, đến thăm. Cô ta ái ngại nhìn anh, thủ tục cũng như mọi lần, họ cho anh một ít tiền, một ít đồ đạc, quần aó và hỏi anh có chuyện gì muốn nói gì không.

Hôm đó trời xui, đất khiến. Anh xin được ra ngoài phố. Câu chuyện bắt đầu chuyển hướng từ đó, người ta không muốn cho anh ra vì chưa giải quyết được. Người đàn bà Cao ủy Úc, thắc mắc, tại sao anh không được ra. Anh ta là người truy tố, và được đại diện bởi Ủy viên Liên Hiệp Quốc, anh ta chưa hề phạm tội, tại sao phải ở trong giam cầm?. Câu chuyện giằng co thêm giữa hai bên. Trong một hôm, anh được người Cao ủy Úc, nói rằng cô ta sắp về nước. Trại tị nạn sẽ được bàn giao lại cho chính phủ Thái lan quản trị.

Điều quan trọng là, cô không tin rằng người khác, những người sau này, còn nhớ đến vụ của anh. Mọi người có quá nhiều những vụ tương tự như vậy. Cô e rằng giấy tờ của vụ truy tố của anh sẽ không được quan tâm đến. Cô ta có lẽ là người cuối cùng đang biết đến anh. Điều tốt hơn cả, là bãi nại chuyện truy tố và theo cô ta về Úc.

Cô ta sẽ dàn xếp với chinh quyền Thái lan về việc bãi nại, giấy tờ sẽ được hoàn tất trước khi họ đổi ý kiến. Sau đó, cô ta sẽ kiếm hội đoàn tôn giáo bảo lãnh cho anh và không phải ai cũng may mắn như thế. Đó là những điều cô thuyết phục anh.

Hơn mười năm sau

Trong tuần vừa qua, tôi tình cờ nhìn thấy trong những người đang băng ngang qua đường, có dáng một người đang lầm lũi. Bấy giờ tôi ngồi lái xe và mọi xe đang nhường bước cho bộ hành. Tôi trồm người lên tay lái, sững nhìn lại anh. Từng bước chân, từng nét mặt, anh ta không thay đổi gì cả, dẫu đã hơn mười năm trôi qua rồi. Có những hoàn cảnh quá đau thương, đến với một con người làm họ trở nên già trước thời gian, đến nỗi rằng thời gian dẫu có trôi đi, nhưng không thể làm cho họ già hơn được nữa ./.



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 10/Apr/2010 lúc 3:00pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2010 lúc 10:29am
Posted%20Image
Hãy yêu nhau nhiều hơn khi còn bên nhau
Ngày đẹp trời, một cặp vợ chồng khoảng 70 tuổi đến văn phòng luật sư. Họ muốn làm thủ tục ly hôn. Lúc đầu vị luật sư vô cùng ngạc nhiên, nhưng sau khi nói chuyện với đôi vợ chồng già, ông đã hiểu ra câu chuyện...

Hơn 40 năm chung sống, cặp vợ chồng này luôn cãi nhau, suốt cuộc hôn nhân của họ, và dường như chẳng bao giờ đi đến quyết định đúng đắn.

Họ chịu đựng được như vậy đến tận bây giờ là vì những đứa con. Giờ con cái đã lớn, đã có gia đình riêng của chúng, đôi vợ chồng già không còn phải lo lắng điều gì. Họ muốn được tự do sau những năm tháng không hạnh phúc. Cả hai vợ chồng đều đồng ý ly hôn.

Hoàn tất thủ tục ly hôn cho cặp vợ chồng này, với vị luật sư, là điều không hề dễ. Ông thực sự không hiểu vì sao, sau 40 năm chung sống, đến tuổi 70, đôi vợ chồng ấy vẫn muốn ly hôn.

Vừa ký các giấy tờ, người vợ già vừa nói với chồng: "Tôi thực sự yêu ông, nhưng tôi không thể chịu đựng hơn được nữa. Tôi xin lỗi".

"Không sao mà, tôi hiểu..." - Ông chồng già đáp lời.

Nhìn cảnh này, ông luật sư đề nghị được mời hai vợ chồng ăn tối. Người vợ nghĩ: "Sao lại không? Dù ly hôn vẫn sẽ là bạn cơ mà".

Bên bàn ăn, một không khí im lặng đến khó xử.

Món ăn mang ra đầu tiên là gà quay. Ngay lập tức người chồng gắp một miếng đùi gà cho vợ: "Bà ăn đi, đó là món bà thích mà".

Nhìn cảnh này, vị luật sư nghĩ "vẫn còn cơ hội cho họ". Nhưng người vợ đã cau mày đáp lại: "Vấn đề ở đấy đấy. Ông luôn đề cao mình quá và không bao giờ hiểu cảm giác của tôi. Ông không biết tôi ghét đùi gà thế nào à?".

Nhưng người vợ không biết, bao nhiêu năm qua, người chồng luôn cố gắng để làm hài lòng bà. Bà không biết, đùi gà là món yêu thích của ông, cũng như ông không biết, bà chưa bao giờ nghĩ rằng ông hiểu bà. Ông không biết bà ghét đùi gà, mặc dù ông chỉ muốn dành những miếng ngon nhất, những điều tốt nhất cho bà thôi.

Đêm đó cả hai vợ chồng già đều không ngủ được. Sau nhiều giờ trằn trọc, người chồng không thể chịu đựng được nữa, ông biết rằng ông vẫn còn yêu bà và không thể sống thiếu bà. Ông muốn bà quay trở lại. Ông muốn nói lời xin lỗi, muốn nói "tôi yêu bà".

Ông nhấc điện thoại lên và bắt đầu bấm số của bà. Tiếng chuông không ngừng reo, ông càng không ngừng bấm máy.

Đầu bên kia, bà vợ cũng rất buồn. Bà không hiểu điều gì đã xảy ra sau tất cả những năm tháng sống cùng nhau đó. Ông ấy vẫn không hiểu bà. Bà vẫn rất yêu ông nhưng bà không thể chịu đựng cuộc sống như vậy nữa.

Mặc cho chuông điện thoại reo liên hồi, bà không trả lời dẫu biết rằng đó chính là ông. "Nói làm gì nữa khi mọi chuyện đã hết rồi. Mình đòi ly hôn mà, giờ đâm lao phải theo lao, nếu không mất mặt lắm". Bà nghĩ, chuông điện thoại vẫn cứ reo và bà quyết định dứt dây nối ra khỏi điện thoại.

Bà đã không nhớ rằng ông bị đau tim...

Ngày hôm sau, bà nhận được tin ông mất. Như một người mất trí, bà lao thẳng đến căn hộ của ông, nhìn thấy thân thể ông trên chiếc đi văng, tay vẫn giữ chặt điện thoại. Ông bị nhồi máu cơ tim trong khi đang cố gắng gọi cho bà.

Bà đau đớn vô cùng. Một cảm giác mất mát quá lớn bao trùm lên tâm trí.

Bà phải làm rõ tất cả tài sản của ông. Khi bà nhìn vào ngăn kéo, bà thấy một hợp đồng bảo hiểm, được lập từ ngày họ cưới nhau, là của ông làm cho bà.

Kẹp vào trong đó, bà thấy có một mẩu giấy ghi rằng: "Gửi người vợ thân yêu nhất của tôi. Vào lúc bà đọc tờ giấy này, tôi chắc chắn không còn trên cõi đời này nữa. Tôi đã mua bảo hiểm cho bà. Chỉ có 100 đô thôi, nhưng tôi hy vọng nó có thể giúp tôi tiếp tục thực hiện lời hứa của mình khi chúng ta lấy nhau. Tôi đã không thể ở cạnh bà nữa. Tôi muốn số tiền này tiếp tục chăm sóc bà. Đó là cách mà tôi sẽ làm nếu như tôi còn sống. Tôi muốn bà hiểu rằng tôi sẽ luôn luôn ở bên cạnh bà. Yêu bà thật nhiều".

Posted%20Image
Nước mắt bà tuôn chảy. Bà cảm thấy yêu ông hơn bao giờ hết.
Bà muốn nói lời xin lỗi, muốn nói "tôi yêu ông".
Nhưng ông đã không thể nghe được nữa.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Apr/2010 lúc 10:44am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2010 lúc 8:48am

Hoa Tường Vi Vẫn Nỡ                                                                                          

Hồng Hoang

 

Từ cửa sổ phòng khách nhìn ra, mắt Khanh bổng sáng lên. Chiếc xe thể thao, màu đen bóng nhoáng, vừa đậu lại trước cửa. Cô thư ký riêng của Khanh, soi lại khuôn mặt mình trong kính chiếu hậu, trước khi mở cửa bỏ chân xuống đất. Nét mặt nhí nhãnh, nửa chính chắn, nửa thơ ngây của nàng vẫn còn chút gì đó chao động lòng chàng. Cô nghiêng mình vói lấy con gấu trắng ở băng ghế sau. Tiếng giày cao gót nện nhẹ nhàng trên những bậc thềm nhà bằng gỗ.

Sau lưng Khanh, Mai nhót chân nhìn qua vai chồng rồi vội vàng chạy ùa ra mở lớn cửa, reo lên:

- Kìa, chị Tường Vi! Chà.. lâu quá không gặp chị, hén. Tui thấy chị vẫn trẻ và đẹp quá hén.

- Cám ơn chị Mai. Chị khỏe không?

Mai cười, hai mắt nhắm híp lại: - Tui khỏe chứ có gì đâu. Chỉ con bé Ngọc Anh, cứ bị nóng đầu hoài. Tui nghĩ, chắc nó mọc răng hay sao đó. Một tuổi mới mọc răng là chậm quá, phải không chị Tường Vi? Nhưng, không sao cả, mọc chậm thì sẽ rụng chậm hơn. Má tui nói hồi đó tui cũng mọc răng chậm, bây giờ con tui giống tui chứ có giống ai khác đâu mà lo, phải không chị?

- Kìa, em mời Tường Vi vào nhà đi, sao em cứ đứng choán hoài ngay cửa vậy?

Mai bước nhích sang một bên, cười rũ ra: - Trời ơi, lâu ngày mới gặp chị, tui mừng quá, quên mất. Mời chị Tường Vi vô nhà. Vô nhà đi chị Tường Vi.

Tường Vi đi vào, Mai chận lại.

- Kìa, chị Tường Vi cởi giày để chỗ này nè. Chị coi đó, cái sàn nhà tui lau bóng lưỡng đến không thấy một hột bụi. 

- Không sao đâu em, đừng yêu cầu khách bỏ giày ra. Kỳ lắm. Gót giày đàn bà nhỏ tí xíu, có dính cũng chỉ vài hạt bụi, thấm vào đâu? Em vẫn lau nhà ngày hai, ba lần, tí nữa em cũng sẽ lau thôi. Tường Vi đừng ngại gì hết.

Cô thư ký bướng bỉnh chỉ hơi ngập ngừng vài giây rồi tiến thẳng vào phòng khách. Tính nàng không thích cởi giày khi đã ra khỏi nhà. Mai chau mày, khó chịu. Vừa đi vào nhà bếp, Mai vừa hỏi:

- Chị Tường Vi muốn uống gì không? Trà, cà phê hay nước ngọt?

- Em cứ mang nước ra mời khách, ai lại hỏi khách có muốn uống gì không.

- Em hỏi coi chị Tường Vi thích uống gì. Em để cho chị ấy chọn mà anh cũng la em nữa.

- Cám ơn chị Mai, lúc nào muốn uống, em sẽ tự đi lấy.

Đặt con gấu nhồi bông lên bàn, cô thư ký nheo một mắt:

- Anh hơi khó tính đấy, chị ấy thật thà, nghĩ sao, nói vậy.

- Thật thà là tính tốt, nhưng khi nói mình phải chọn lời, giống như khi ăn mình chọn món.

Tường Vi ngồi xuống sofa, bâng quơ: - Như khi lập gia đình mình phải chọn người.

Khanh ngồi xuống chiếc ghế đối diện, nhìn vào mắt Tường Vi: - Dường như việc gì mình cũng phải chọn lựa hết?

- Yêu không thể chọn.

- Ai cũng nói giống vậy. Đã chọn thì không phải là yêu nữa rồi.

- Anh có nghe ai nói: một người yêu không chọn và một người chọn để lập gia đình? Đàn ông giỏi ở điểm đó.

- Ừ, anh thấy mình hay thật.

Bỗng nhiên cả hai lắng tai, chăm chú nghe. Có tiếng khóc nho nhỏ trong phòng ngủ.

- Dường như chị Mai đang khóc?

Khanh thản nhiên: - Mai rất dễ rớt nước mắt, chuyện có gì hoặc không có gì cũng khóc. Cần là khóc, không cần thì thôi. Đang giờ giới nghiêm cũng mặc. Dường như túi chứa nước mắt của bà ấy không có nắp đậy, sẵn sàng trào ra bất cứ lúc nào.

- Anh vào hỏi thăm chị ấy đi.

- Hỏi thăm hoài, đâm ra mệt, chẳng còn muốn biết lý do thêm nữa. Anh đã nhàm với tiếng khóc của Mai lắm rồi.

- Để em nghen.

Tường Vi đứng lên, ôm con gấu đi thẳng vào phòng ngủ. Mai đang ngồi xoay lưng ra ngoài.

- Chị Mai, em tặng bé Ngọc Anh món quà, mừng cháu đầy năm. Để em đưa cho cháu nghen.

Mai xoay mặt lại, nước mắt đoanh tròng: - Chị Tường Vi để đó đi, con gái tui còn đang ngủ. Tui không muốn phá giấc ngủ của nó.

- Sao chị Mai khóc vậy?

- Tui buồn quá mà.

- Chuyện gì buồn, chị Mai nói em nghe với?

- Anh Khanh chê tui hoài hà. Ảnh la mắng tui như đứa con nít vậy đó. Phải chi ảnh chê tui trước khi cưới thì tui đâu có ưng ảnh. Tại bây giờ tui có con rồi, ảnh chán tui, mê người khác. Chị coi có khổ không chứ? Đàn ông dễ chán lắm, mới có một đứa con, còn như vậy, mai mốt có nhiều đứa, tui già hơn, thì hết nói luôn.

Tường Vi đi tới gần hơn: - Chị Mai nè, em nghĩ không phải vậy. Em làm trong văn phòng anh Khanh mỗi ngày, em biết, anh ấy chẳng có ai cả.

- Chị làm sao biết hết được, ở nhà ảnh kỳ cục với tui lắm à. Tui nói gì ảnh cũng la. Tui làm gì ảnh cũng chê. Tui tức muốn chết luôn. Tui khóc ảnh cũng không thèm để ý tới...

Khanh bước vào: - Anh phải vô văn phòng có chút việc đây. Tường Vi, nếu cô không bận, tôi nhờ cô giúp giùm một việc.

Tường Vi mở lớn mắt tỏ vẻ ngạc nhiên: - Em không bận gì cả, nhưng hôm nay là sinh nhật của cháu bé, anh không ở nhà sao?

Khanh xoay lưng đi trở ra: - Anh sẽ về sau, còn cả một ngày mà.

Khanh đi luôn ra cửa. Mai vùng đứng lên, quẹt nước mắt, chạy theo: - Anh đi đâu vậy?

- Anh đã nói rồi, em không nghe thấy sao, còn hỏi?

- Nhưng mà... bạn em sẽ đến, anh không có ở nhà, em trả lời sao với họ?

- Em cứ tiếp chuyện với bạn, anh sẽ về sau, có gì khó trả lời đâu?

Mai vùng vằng, nặng chân quay trở vào, buông mình ngồi phịch xuống ghế. Tường Vi ái nái, ngồi xuống bên cạnh:

- Chị Mai, anh Khanh nói anh vào văn phòng có chút việc.

- Chị không biết đâu. Ảnh chỉ nói vậy thôi,  mỗi lần thấy tui khóc là ảnh kiếm chuyện bỏ đi mất tiêu. Tui biết hết trơn à. Ảnh cứ tưởng tui ngu, không biết gì.

- Vậy là anh Khanh không thích nhìn thấy chị khóc. Nhiều đàn ông khác cũng vậy, họ cảm thấy khó chịu khi phải nhìn thấy nước mắt đàn bà. Hơn nữa, chị Mai à, đôi khi khóc không giải quyết được gì. Mình phải nói chuyện để thông cảm với nhau.

Mai quẹt ngang dòng nước mắt trên má: - Chị nghĩ tui muốn khóc lắm sao? Ảnh có bao giờ nghe lời tui đâu mà nói chuyện, nói trò. Tui nói chưa dứt câu, ảnh đã nhảy ngay vô họng tui ngồi rồi, làm sao tui nói được? Bộ chị tưởng tui ngu lắm sao? Chị không biết chứ... đàn ông đều hư giống nhau hết.

- Chị Mai nói oan cho đàn ông rồi đó nghen.

- Oan chỗ nào? Ba tui cũng vậy, ổng có chịu nghe lời má tui đâu? Ổng đi đánh bài đến tan gia, bại sản, đến nghèo mạc luôn. Bây giờ anh Khanh không đánh bài, nhưng mê gái, cũng đủ tàn đời.

- Anh Khanh mê ai, chị biết không?

- Làm sao tui biết được, cả ngày tui chỉ ở nhà ôm con, giống như con ếch ngồi chong ngóc trong hũ nhìn lên, thấy trời chỉ lớn bằng nắm tay. Ảnh cũng đâu có dại gì để cho tui biết?

- Không biết, sao chị ghen được?

- Tui có bằng chứng nè! Chị thử nghĩ coi, vợ chồng gì mà cả tháng ảnh mới... ôm tui một lần. Trước kia, ảnh ôm tui... nhiều lần lắm. Vậy chứ bây giờ ảnh ôm ai? Đàn ông không ôm đàn bà đâu chịu nổi, vậy mà ảnh tỉnh bơ như thường.

Mai bỗng nhìn trân trân vào Tường Vi: - Mà ảnh có gì với... chị không vậy?

Tường Vi lắc đầu, cười: - Chị Mai đừng lo, em là bạn anh Khanh trước khi anh ấy lập gia đình với chị. Nếu có gì thì đã có trước rồi, chứ không đợi tới bây giờ.

- Trời ơi, đàn ông họ đổi ý không mấy hồi. Trước kia, thấy khác, bây giờ nhìn lại, thấy khác. Chị và ảnh gặp nhau mỗi ngày, giống như "lửa gần rơm, không trầy thì trụa".

Tường Vi đứng lên: - Thôi, em phải đi. Chắc anh Khanh đang đợi em ở văn phòng.

Không đợi Mai trả lời, Tường Vi đi thật nhanh ra cửa. Mai tiếp tục khóc rấm rức.

Khanh đang ngồi trong xe, trước cửa văn phòng. Xe Tường Vi vừa ngừng lại, Khanh bước ra. - - Vi có thể đi với anh một chút được không?

- Được, đi đâu vậy anh?

- Chưa biết nữa. Chỉ biết là anh đang cần có một người bạn thân bên cạnh, vậy thôi.

Nhìn nét mặt buồn buồn của Khanh, Tường Vi không hỏi gì thêm, chỉ lẳng lặng đi theo bên cạnh. Khanh lái xe vào con đường chính trong phố. Hai bên, người đi dạo đông như đàn kiến nối chân nhau. Mùa xuân mới bắt đầu, các quán cà phê bày bàn ra sân. Bàn nào cũng có khách ngồi kín hết. Khanh cho xe quẹo vào, ngừng lại trước cửa khách sạn Four Seasons. Người đàn ông mặc đồng phục bước ra mở cửa cho Tường Vi khiến nàng ngơ ngác nhìn Khanh.

- Mình vào đây một chút nghen Vi.

- Vào khách sạn?

- Ừ.

- Anh đang tỉnh hay mơ vậy, anh Khanh?

Khanh phì cười: - Mình chỉ vào khu giải khát của khách sạn chứ không phải vào phòng khách sạn. Chưa chi em đã vội lo.

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

- Em "phòng" kỹ quá, chẳng anh chàng nào dám bén mảng tới cầu hôn. Ngày trước, phải chi...

Khanh bỏ lững câu nói. Hai người chọn cái bàn gần bên suối nước nhân tạo. Tiếng nước chảy róc rách, vui tai. Tiếng đàn dương cầm văng vẳng, nhẹ nhàng.

- Anh nói dối chị Mai là anh vào văn phòng.

- Em nghĩ, anh có nên nói thật trong trường hợp này không?

- Không ai thích nghe nói dối cả.

- Em nghĩ, anh thích nói dối sao? Chưa lần nào anh nói dối với em hết. Ngoài chức vụ thư ký, em còn là một người bạn... rất thân. Hầu như chuyện gì, anh cũng hỏi ý kiến em. Người đàn ông nào được diễm phúc làm chồng em, chắc sẽ là người hạnh phúc nhất trên đời này.

- Nếu trước kia anh nghĩ được như vậy, bây giờ chuyện đã đổi khác rồi.

- Có chứ, nhưng...

- Anh Khanh, chuyện đó xa lắm. Mình nói chuyện gần hơn đi anh.

- Chuyện gì?

- Chuyện gia đình anh.

Khanh ngã người ra sau ghế, thở dài:  - Chuyện gì về gia đình anh?

- Em cảm thấy tội nghiệp chị Mai.

- Sao em không tội nghiệp anh?

- Em vẫn quý mến anh. Chị Mai nói anh đang có nhân tình. Dĩ nhiên không phải là em, nhưng chị Mai nghi ngờ luôn cả em nữa. Anh đã xác nhận chưa lần nào nói dối em, hy vọng hôm nay, anh vẫn còn nói thật. Chị Mai nói đúng hay sai?

- Sai!

Khanh bưng ly nước trái cây uống một ngụm. Thêm một ngụm nữa. Xoay qua nhìn suối nước chảy: - Em có biết, từ ngày đầu gặp nhau, tới ngày hôm nay, anh chưa từng một lần nói anh yêu Mai?

- Em đọc được trong mắt anh điều này và tự hỏi, anh có điên không?

- Chắc có, chỉ tại mình không biết? Lập gia đình chỉ vì mình lớn tuổi, theo ông già bà xưa thì "an cư" đi trước, "lạc nghiệp" theo sau. Đồng thời, tránh được cảnh cha già con muộn. Phải có con nối dòng chứ em.

- Trời ơi! Ông ơi, ở đây có rất nhiều đàn ông, ngoài năm mươi tuổi, triệu phú, vẫn còn độc thân. Họ đã lạc nghiệp trước khi an cư. Ông già sáu mươi, vẫn còn cơ hội có con nối giòng. Anh đã ăn bơ, uống sữa văn minh gần hai mươi năm nay, vẫn chưa hấp thụ được quan niệm sống của họ. Thời đại điện toán mà anh vẫn còn hì hục  mãi, chưa bơi ra khỏi dòng tiền sử, kể cũng lạ.

- Em nói có phần đúng, có phần oan. Lúc đó, cơ sở này mới thành lập, ngày nào anh cũng bận rộn bù đầu, thì giờ đâu tính chuyện bản thân. Lo "hoàn tất" chuyện gia đình để còn thì giờ lo cơ nghiệp.

Tường Vi nhìn thẳng vào mắt Khanh: - Không oan cho anh chút nào hết. Đầu óc anh là cả một khối bảo thủ. Anh đã nói dối. Anh đã đối xử bất công với chính anh. Anh đã dùng hết can đảm để chối bỏ mối tình chân thật phát xuất tự đáy tim anh.

Lòng Khanh đau nhói lên. Chàng bỗng cầm lấy bàn tay Tường Vi đang để trên bàn:

- Anh... xin lỗi em.

Tường Vi rút tay lại, thấp giọng: - Quá muộn để xin lỗi.

Tiếng nước chảy róc rách nghe như gần hơn, rõ hơn. Tường Vi mân mê mãi chéo khăn trải bàn. Có một khoảng thời gian, nàng đã oán hận Khanh. Oán hận chàng đã để cho tính bảo thủ lấn áp con tim. Khanh đã âm thầm, chấp nhận cưới Mai qua sự dẫn mối của người Dì. Khanh vẫn hiểu rõ tình yêu chàng dành cho Tường Vi là mối rung cảm thật sự. Theo quan niệm của Dì: Khanh chưa từng lập gia đình, lại thành công trên đường đời, nên không thể cưới "đàn bà" đã có một đứa con. Vợ Khanh phải là con gái còn trinh. Tự nhiên, Tường Vi muốn la lên: Đó! Anh hãy gánh chịu hậu quả của một quyết định sai lầm, đừng hối hận! Chị Mai nhờ ở Việt Nam mới qua, nên gần 30 tuổi vẫn còn trinh chứ con gái lớn lên ở đây, 15 tuổi đã biết làm tình. Hơn nữa, bên Việt Nam, tuổi gần 30 mươi đã bị coi là "trái cây chín héo", chỉ mong được mấy ông chết vợ lãnh về nuôi, hãnh diện gì đó mà trinh với không?  

 Tuy nhiên, chỉ là thoáng qua, Tường Vi cười cười: - Bên mình, con gái chừng hai mươi lăm đã lính quính, chạy quanh tìm người để gã, bán, sợ trở thành gái già không chồng, cho dù biết rằng "gái có chồng như gông đeo cổ". Em nhờ sống trong xứ của các bà chủ trương độc thân.. tự do, đã ngoài ba mươi, vẫn tà tà ở vậy... nuôi con, sợ gì ai? Chỉ sợ bị cái gông đeo vào cổ thôi.

Khanh cảm thấy nhẹ nhỏm, cười theo: - Gông bằng vàng, em chịu không?

- Vàng hay thau gì vẫn là cái gông. Tròng vào cổ rồi thì khó thở lắm.

- Tại em chưa chịu yêu ai. Yêu rồi, em sẽ không ngần ngại đưa cổ ra cho người ta đeo gông.

- Anh nói giống như em còn bé tí teo, chưa biết gì.

Khanh bỗng thở dài:  - Phải chi Mai biết nói chuyện được như em,  anh cũng đỡ khổ.

- Anh nói làm như chị Mai câm vậy?

- Thà câm còn hay hơn. Nói được mà nói chẳng đâu ra đâu hết, đã vậy còn nói nhiều. Nói láp dáp, chẳng ra con giáp nào hết! Tiếng Anh gọi là "big mouth".

- "Big" hay "small" gì cũng lỡ rồi. Anh không thể để tình trạng này kéo dài. Một lúc nào đó, không điên cũng tự tử mất!

- Em cho ý kiến xem anh phải làm gì? Ly dị cũng khổ cho đứa con, sự nghiệp anh cũng không còn được nguyên vẹn.

- Em thấy, người có thể giải quyết chuyện này chính là anh. Chị Mai không có khả năng đó.

- Em có nghĩ, một người đàn ông cần tới hai người đàn bà không? Một người lo nhà cửa, con cái; người kia lo sự nghiệp và rong chơi.

- Một người đã thấy khổ; hai người sẽ là cái khổ nhân bốn.

- Nếu được một người như em, anh nghĩ, cái khổ sẽ được trừ đi, chứ không phải nhân lên.

Tường Vi bưng ly nước trái cây uống cạn: - Theo em, anh nên tập chịu đựng cá tính chị Mai. Mỗi người đều có cái tốt và cái xấu. Chị Mai có thể "xấu" ở cách nói chuyện, nhưng lại rất tốt trong cách săn sóc nhà cửa, con cái. Em không thể nào lau sàn nhà ngày hai, ba lần như chị ấy được. Tuần lễ lau một lần là may mắn lắm rồi. Chị Mai rất nhạy cảm, nếu anh tế nhị hơn một chút, chị ấy sẽ không thể khóc được. Hơn nữa, đàn bà có dư nước mắt, không khóc cho bớt đi, để dành làm gì?

- Em nghĩ, anh không tế nhị sao, nhưng sự chịu đựng nào cũng có hạn. Đôi lúc, anh chưa kịp nói gì, Mai cũng đã khóc rồi.

- Kiên nhẫn thêm nữa, anh Khanh. Vẫn còn may mắn là vợ anh chưa ngoại tình hoặc ngồi sòng bạc nếu so sánh với một số trường hợp khác. Trong văn phòng, anh là chủ, sai khiến người làm. Ở nhà, anh nên đổi lại, làm tớ cho bà xã, cho quân bình, có ai biết mà xấu hỗ? Thêm vào đó, bao nhiêu khó khăn trong sở, anh phải giải quyết bù đầu, tối mắt. Về nhà, gặp cơm không lành, canh không ngọt, sớm muộn gì cái "điền cũng đâu" tức là cái đầu cũng điên đó!

 - Em làm cố vấn gia đình chắc thành công.

- Chuyện người, mình sáng suốt. Chuyện mình, mình tối đen. Anh có biết bao nhiêu người làm cố vấn gia đình, trong lúc chính hoàn cảnh họ lại rối ren không biết đâu mà gỡ? Anh nghe lời khuyên của em đi, thử đi, nghen?

Tường Vi đứng lên: - Chắc chị Mai đang trông anh về tiếp khách. Em gởi lời chúc Happy Birthday Ngọc Anh.

Khanh chuẩn bị nét mặt thật vui khi mở cửa bước vào nhà. Mọi thứ đều im lặng. Khanh đi ngay vào phòng ngủ. Mai đang thay tả con. Khanh tới gần bên, giọng ân cần:

- Các bạn em chưa tới à?

- Tới rồi, mà cũng về hết rồi!

- Sớm vậy? Sao không chờ anh về?

Mai thẳng tay quăng cái tả dơ vào giỏ rác ở góc tường kêu cái bịch.

- Chờ làm gì? Tui biểu tụi nó đi về đó.  Ở lại, nhìn thấy mặt anh, tụi nó biết liền anh đi đâu mới về. Anh chỉ kiếm cớ bỏ đi để tới nơi hẹn với... với con nào. Tui gọi phôn tới văn phòng coi thử, có anh ở đó đâu? Coi kìa, cái mặt anh tươi rói. Chắc gặp nhau hạnh phúc lắm, anh đừng chối. Anh đi nữa đi. Đi đi. Ly dị cho rồi đi. Chia phân nửa tài sản cho mẹ con tui đi sống riêng cho rồi, tui không cần anh nữa đâu.

Mai lại oà ra khóc. Khanh tức nghẹn trong cổ: - Từ từ, để anh giải thích. Em đừng khóc mà.

Mai la lớn: - Giải thích gì nữa chứ? Anh thích chứ tui không thích. Tui biết, anh đâu còn yêu thương tui nữa. Ly dị đi! Anh không lo, tui lo. Ngày mai tui đi hỏi luật sư. Anh tưởng tui ngu lắm, không biết gì hết sao? Đừng hòng ăn hiếp đàn bà. Luật pháp ở xứ này bảo vệ đàn bà tối đa luôn...

- Em nói gì kỳ vậy? Anh đâu muốn ly dị. Anh cũng đâu ăn hiếp em? Em phải chờ nghe anh giải bày, chưa chi đã buộc tội anh rồi.

- Phải mà, anh vô tội mà. Hứ! Tui nói oan cho anh lắm, phải không? Giải bày cái gì? Tui nghe làm gì? Mệt lỗ tai quá đi! Anh sẽ nói anh đúng còn tui thì sai. Phải mà, lúc nào tui cũng sai hết. Lúc nào anh cũng đúng hết.

Bé Ngọc Anh khóc ré lên. Mai thẳng tay giựt đứa con lên khỏi giường, đi xồng xộc ra phòng khách. Khanh cắn môi nén cơn giận xuống: - Em đưa con đây cho anh.

Mai vùng vằng: - Con của tui mang nặng, đẻ đau. Anh sai quấy, anh không đáng làm cha.

Cơn giận bùng nổ, Khanh trợn mắt lên: - Cô có câm cái miệng lại được không? Lúc nào cũng ăn nói hồ đồ.

- Ừ, tui ăn nói hồ đồ đó, anh muốn làm gì tui thì làm đi!

Khanh giận dữ sấn tới giơ thẳng cánh tay lên. Mai hất mặt ra:

- Muốn đánh tui hả? Đánh đi! Đánh đi! Tui kêu cảnh sát tới còng tay anh, anh đừng tưởng tui ngu, không biết gì.

Khanh nghiến răng, cố dằn cơn nóng, bỏ tay xuống. Mai bỉu môi:

- Tui tưởng anh tài giỏi, không biết sợ cảnh sát chứ?

Mắt Khanh long lên: - Đưa con đây cho anh!

- Không!

- Đưa đây!

- Không! Anh muốn đánh tui cứ đánh, con tui đẻ, tui có quyền.

Khanh vói tay giành đứa bé. Mai vừa giựt con lại, vừa vươn năm ngón tay cào nhanh vào mặt Khanh. Những vết sướt đỏ hằn trên má, đau điếng. Một lần nữa, bàn tay Khanh giận giữ đưa lên cao. Một lần nữa, khuôn mặt Mai hất lên, thách thức. Cánh tay giáng xuống. Không sai mục tiêu!

Mai choáng váng, quăng đứa con xuống sofa. Một tay ôm gò má đang đỏ ửng, tay kia chụp vội cái điện thoại, bấm số. Con bé chới với, khóc ré lên từng cơn.

 Khanh xoay lưng bỏ đi nhanh ra cửa, miệng lẩm bẩm:

- Mày muốn tan nát, tao cho tan nát luôn!

Ra khỏi nhà, nhập vào dòng xe cộ trên đường, Khanh lấy điện thoại, bấm số của Tường Vi. Chàng không còn ai khác hơn để gọi trong giờ phút này.

                                                                                               
 Hồng Hoang



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Apr/2010 lúc 8:49am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2010 lúc 3:43am
 

CHUYỆN CHÚNG MÌNH .

Anh và em quen nhau trong một câu chuyện thật tình cờ . Tình cờ đến độ ngày nay anh đã có 5 con 11 cháu mà vẫn không tin được .

Thuở ấy anh là một tân sĩ quan mới ra trường mang lon chuẩn úy . Mặt còn non choẹt gần như bơ sữa hiệu con bò thường bán ở chợ Phước Lộc Thọ . Hôm lên phi trường về Huế ngày mãn khóa , tôi mặc đồ dân sự . Đang lóng ngóng ở Phi trường Tân Sơn Nhất chưa biết lối ra . Tôi mạnh dạn đến bên cô bán hàng đồ lưu niệm đang ngồi xem báo không buồn để ý khi tôi bước vào :
- Cậu em muốn mua gì ?
- Không ! Tôi muốn hỏi đừơng nào ra khỏi phi trường .
Trời đất Thánh Thần ơi ! Cô ta độ 18 tuổi trong khi tôi đã ngoài 24 , thế mà nhìn gà hóa ra cuốc , cô ta lại gọi tôi bằng " cậu em " , hay tôi còn con nít thật .

Thế đấy ! Thuở ấy gặp em đang lớ ngớ đứng ở trạm xe buýt . Tôi dừng xen Honda và ngõ ý muốn cho em quá giang . Mặt em lạnh lùng ngõanh đi và trả lời :
- Cám ơn cậu ! Tôi không gấp lắm .
Oan ơi ông Địa . Tôi 24 tuổi rồi mà cô nào cũng cho tôi đáng vai em nên cứ tự nhiên kêu là " cậu em " . Tôi lỳ lợm không chịu bỏ cuộc :
-Cô không quá giang thì tôi bị Tổ phạt .
-Tổ nào mà phạt cậu rứa hỉ ?
-Giá là tôi tu theo hạnh nguyện từ thiện , làm phước giúp đời . Nếu một ngày tôi không làm được một việc thiện thì tối đến Tổ phạt , tự đấm mình đấm mẩy của tôi cho đến ngất ngư .

Có lẽ nghe câu chuyện phịa của tôi nên nàng chịu lên xe . Tôi cứ lái lòng vòng quanh thành nội , xem cung điện nhà vua Triều Nguyễn , rồi lái quanh các hồ sen ngắm cảnh . Lúc này tôi bạo hơn và cô ta cũng dạn dỉnh khi tìm bên tôi cũng có một chút dáng đàn ông ra phết . Từ cách xưng cô , tôi đã đổi sang em lúc nào không biết và cô ta cũng xưng em ngọt xớt . Tôi hơi vững bụng bắt đầu mở màng " làm ăn " . Khi ngang hồ sen Tịnh Tâm tôi đố nàng :
- Đố em sen có mấy lá ?
Có lẽ em nghĩ rằng " thằng cha mắc dịch này đố xàm " vì thế em làm thinh . Dù nàng nói có bao nhiêu lá cũng trật . Vì trong tim tôi chỉ có anh và em nên tôi gở mí :
-Có hai lá .
-Làm sao cả hồ sen vậy mà có hai lá rứa tề ?
-Thì một lá cho anh , một lá cho em .

Ngày ấy anh đố em "Sen có mấy lá ". Em hồn nhiên không biết là bao nhiêu lá ? Nàng nhéo vào hông tôi một cái điến hồn , nhưng tôi vẫn cười sung sướng . Ít ra tôi cũng đã lừa được em . Những lần sau đó tôi hẹn hò cùng nàng , lúc thì đi chơi lăng Tự Đức ,lăng Đồng Khánh , khi thì lên chùa Thiên Mụ , khi thì đồi Vọng Cảnh sau lưng núi Ngự Bình trước tròn sau méo .

Hôm ấy vào một chiều thu khi cơn mưa vừa đổ xuống , anh ôm em vào lòng cho ấm, mình núp dưới cây dù tránh mưa và anh thì thầm bên tai em " Chúng mình chỉ hai lá thôi nhé " Sau này, mỗi khi anh hỏi thì em nhí nhảnh trả lời "xin thưa là… sen chỉ có hai lá ". Mình giao ước nhau rằng, lỡ khi lạc nhau anh sẽ đi tìm và hỏi từng người " sen có mấy lá ?", nếu ai đó trả lời được thì đó là em, là mình lại tìm thấy nhau.

Ngày ấy em sờ thấy trên người anh một nốt ruồi, em giật mình vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ vì cùng vị trí ấy, trên người em cũng có một nốt ruồi như thế! Sau này mỗi khi giận nhau, mình bảo sờ giùm nhau nốt ruồi . Thế là mình không những hết giận mà còn yêu thương nhau hơn. Thấm thoát đã hơn 39 năm mình nắm tay đi qua ghềnh thác với hạnh phúc vô bờ bến , cùng những khó khăn trở ngại, vui buồn sướng khổ mình đều đã trải qua , những ngày sóng gió khi anh tù tội , em kiên trì lặn lội bới xách thăm nuôi anh . Dạo ấy lớp tù HO của chúng anh thường tâm niệm :" Vợ ta tuy không sinh ra ta nhưng có công bới xách , nuôi nấng ta như cha mẹ vậy " .Trải qua bao nhiêu sóng gió của cuộc đời , mình hiểu nhau như thuyền và biển, những cái tốt và cả những cái xấu khó ưa của nhau … Đó là hành trang quý giá và đủ đầy cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bền vững từ nay và mãi mãi về sau .

Có một dạo anh đưa em đi ăn cưới nhà bạn , em rụt rè và nhỏ bé bên anh, anh dìu em đi rồi động viên em từng bước. Ngày ấy, em nào có dám lên sân khấu để hát cho ai nghe đâu. Anh bảo em hát được mà, để anh đăng ký bài "Trả lại cho anh " để em hát nhé (bài mà em thường hát và hát rất hay). Rồi anh luôn nhìn em trong lúc em hát để mỗi khi cảm thấy run, em nhìn xuống là bắt gặp ánh mắt anh khích lệ làm em tự tin và hát hay hơn . Hôm ấy nhiều người vỗ tay không dứt , và anh không quên thằng cha râu dê mắc dịch lên tặng hoa cho em và còn muốn ôm em vào lòng để tỏ tình ngưỡng mộ . Thấy có ghét không ?

Khi biết anh phải đi học Tình Báo trung cấp sáu tháng ,hai đứa mình buồn lắm và bịn rịn khôn nguôi cho dù hơn 3 tuần nữa anh mới đi. Có khi nào mình xa nhau quá một ngày đâu! Em tiễn anh ra sân bay rồi lầm lủi quay về. Em tủi thân vì những ngày tới không có anh bên cạnh. Anh nhìn em mà lòng yêu thương em vô hạn. Xa nhau mình mong ngóng nhau từng ngày, nói chuyện qua điện thoại bao nhiêu cũng không đủ. Anh bảo em mở máy ghi âm lên, sẽ nghe giọng anh nói . Em hồi hộp và mừng rỡ xúc động khi nghe những lời anh dặn dò mỗi ngày bằng mỗi file ghi âm anh lưu lại trong máy trước lúc anh đi.
Nào là lo đi ngũ sớm .....không được nhịn đói và nhớ uống thuốc trước khi đi ngũ một giờ .... không được nghĩ vớ vẫn và khóc nhè ......

Rồi dịp em sanh bé gái đầu lòng rất khó khăn . Anh là nguồn an ủi , vỗ về bên em để vượt qua cơn đau đẽ . Rồi em cũng đậu được Tú Tài sau một thời gian bận rộn cuộc hôn nhân và sau đó em sẽ tiếp tục lên Đại Học như anh đã làm ngày xưa . Chỉ có sự học là chiếc chìa khóa của tương lai . Trong khi đó em đã là một nhà thơ bộc phát từ tuổi trẽ .

Những ngày nghĩ lễ hay chiều chủ nhật anh chở em đi dạo, em ngồi sau ôm anh thật chặt và ngả vào vai anh . Tuy mình luôn gần gũi nhau nhưng mình luôn có những khoảnh khắc đẹp, lãng mạn và ngọt ngào. Những tấm hình lưu niệm , những tin nhắn hằng ngày đã được mình trân trọng lưu lại thành file mà anh đã đặt tên là "Nhật ký chúng mình ". Giờ mỗi khi mở ra xem lại hình, đọc lại tin nhắn hai mình bồi hồi xúc động và tự hào vì những gì mình đã trải qua, thật đẹp và cũng thật ý nghĩa.

Bây giờ những ngày sống trên đất Mỹ , không còn những buổi chiều gió heo may thổi qua cánh đồng quê . Nhưng bù lại anh và em đã hòa mình vào cuộc sống mới văn minh đầy vật chất thừa mứa hơn . Hai chúng mình vẫn dành cho nhau những ngày đi chơi xuyên bang thăm bạn bè . Hai đứa mình lúc nào cảm thấy cô đơn , trống trải khi đàn con bận bịu làm ăn chẳng ghé thăm . Chúng mình chở nhau du lịch thành phố " Silver dollas" ở Branson . Nơi đó tuy hai đứa mình đã đi lại lắm lần . Năm nào em cũng mua sẵn hai vé mùa ( all season ) để muốn đi giờ nào cũng được . Có những lần hai đứa ngồi tựa vào nhau trên đoàn tàu hõa trò chơi , hay cùng nhau bắn súng nước giải trí và đáng cười nhất là em thích món kẹo nóng " Thèo lèo " mà anh nuốt không vô . Tình ta là thế đấy . Không biết ngày mai sẽ ra sao . Nhưng thôi ! Vẫn cứ sống lạc quan vì có nghĩ cũng vô ích khi biết " Đời là vô thường ."

 

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2010 lúc 4:12am
 
 
CUỘC SỐNG LÀ NHỮNG VA ĐẬP...
 
 

 
Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.
 
Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”.

Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau?

 
Có thể là bạn, có thể là tôi, cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc. Vượt qua được gian khổ, vượt qua những cuộc thử thách, vượt qua được những nỗi đau là bạn đã tự làm hoàn thiện chân dung mình.
Cuộc sống là vô vàn những điều biến động.
 
Vì vậy, cho dù trong khó khăn hay trong hạnh phúc, cũng mong bạn luôn nhớ cuộc hành trình của hòn sỏi để sống tự tin hơn, để mang những yêu thương xoa dịu và làm lành những vết thương. Sự va đập của cuộc sống chẳng có gì đáng sợ đâu bạn ạ!
 
 


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 23/Apr/2010 lúc 4:15am

IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2010 lúc 4:29am
 

BÍ MẬT VIÊN ĐÁ HÌNH TRÁI TIM !!!


trong%20soi%20da%20ta%20co%20nhau%20Pictures,%20Images%20and%20Photos

Tôi - một trái tim đá! À mà không, chính xác thì tôi là viên đá hình trái tim mới đúng.

Tôi có một bí mật trong trái tim đá, à lại quên, bí mật trong một cục đá hình trái tim.

Tôi vừa tỉnh thức và giờ tôi muốn chia sẻ bí mật của mình như một câu truyện kể.

Hình như tôi đã ngủ quên từ lâu lắm rồi hay sao ấy. Tại tôi có cảm giác như mình vừa tỉnh dậy một giấc ngủ dài! Đừng nhìn tôi như thế, tôi nói thật mà! Mà cũng đừng hỏi sao tôi không ngủ luôn đi, dậy làm chi, có lý do mới dậy chớ bộ. Nhưng tôi biết lí do tôi tỉnh dậy à nghen, đó là do tôi bị đánh thức bởi một giọng nam nào đó đang hát những lời nhạc:

"Có hòn đá cô đơn xa xăm, đứng ở đó cớ sao một mình. Phải chăng đá cũng thất tình?

Có chị gió bay ngang qua, khẽ nhẹ vuốt mát tâm hồn mình… buồn làm chi hỡi em?

Có giọt nước rơi trên mi, khẽ nhẹ thấm xót xa trong lòng…

Ta ôm một chút đau thương thôi, dấu thật kín mãi trong hồn mình"

... Tiếng đàn, giọng hát làm tôi giật mình và tỉnh giấc. Tôi nhìn hoang mang khi không biết tôi đang ở đâu. Đáng lý ra phút này tôi cần tìm lời giải đáp rằng vì sao mình lại ở đây, nơi này.Thế nhưng, nghe bản nhạc ấy trong tôi trỗi dậy những chuỗi kí ức đã ngủ từ lâu lắm rồi. Phải rồi! Tôi đang nhớ về tôi của những ngày đã xa, xa lắm…

Ngày ấy, ngày tôi còn vô ưu bên cạnh thành phố sỏi và đá. Sống chung một cộng đồng lớn, tôi cũng được đi học, được đến trường như bao bạn bè khá . Rồi giữa mớ hỗn độn đá và sỏi tôi cũng tìm cho mình một cô nàng dễ thương. Mối tình đầu với viên Đá Xanh ấy chẳng đi đâu đến đâu vì một ngày kia cô ấy được đưa đi nơi khác và rời xa tôi, tôi thì học cách lãng quên cô ta và tự nhủ rằng, sống trên đời đôi khi phải biết quên đi một vài thứ. Tôi chọn cách quên cô ta và tôi để cho thân thể mình một vết rạn nho nhỏ.


soi%20da%20Pictures,%20Images%20and%20Photos

Đá sỏi cũng có đời sống của đá sỏi, tôi vẫn tồn tại giữa cộng đồng của tôi. Là một viên đá, hằng ngày tôi phải phơi mình giữa cuộc đời thực, hứng những cơn nắng quái đến bỏng da bỏng thịt, hứng những trận mưa điên cuồng mà đôi khi sau cơn mưa ấy tôi bị chìm hoàn toàn trong nước là nước. Ngày cũng như đêm, tôi tồn tại giữa nắng gió của cõi tục như một điều cần phải có trong đời đá của tôi. Và như thế thân thể tôi có thêm nhiều, nhiều nữa những vết rạn mang tên cuộc sống. Nhiều vết rạn như thế nhưng tôi chưa vỡ vụn ra, tôi vẫn trơ ra cùng năm tháng. Rồi, tôi vô tình quen biết cô Đá Hồng. Cô ấy là một viên đá vừa nâu đỏ vừa hồng hồng, nhưng tôi thích kêu cố ấy bằng Đá Hồng. Chúng tôi trở thành bạn và trao đổi với nhau rất nhiều thứ, tôi bắt đầu muốn tìm cho mình một tình bạn giữa 2 người khác phái, tôi tìm thấy điều đó ở cô Đá Hồng ấy! Tôi có một tình bạn.

TY%20SOI?%20DA%20Pictures,%20Images%20and%20Photos

Ngày kia, tôi phát hiện ra mình đang yêu. Từ dạo mối tình đầu với nàng Đá Xanh, giờ tôi thấy mình đang yêu lần nữa. Người con gái tôi yêu là cô nàng Đá Trắng. Tôi yêu cô ta một cách chân thành, ngày đêm tôi đều mong ngóng được nhìn thấy cô ấy. Cô ấy trong mắt tôi là trong sáng, là đáng yêu, là hạnh phúc của tôi. Tôi càng hạnh phúc tin tưởng nhiều vào tình yêu hơn khi biết cô ấy cũng yêu tôi, tôi cảm nhận được tình yêu khi cả hai chúng tôi ở cạnh nhau. Lúc ấy, tôi thấy đời như thế là trọn vẹn, tốt đẹp lắm rồi.

Thế nhưng, ở đời ai mà đoán được chữ ngờ… Sau khi tôi đang tận hưởng niềm hạnh phúc trong tình yêu với người yêu Đá Trắng của tôi, đến một lúc thì tôi lại cảm giác được sự nhạt nhẽo trong tình yêu, à - phải kêu là sự nhàm chán mới đúng.

Những khi ấy, tôi thường tìm đến Đá Hồng. Chúng tôi lại nói chuyện cùng nhau về đủ thứ vấn đề một cách rất hợp ý như thể những ngày tôi còn chưa "bận rộn" với tình yêu cùng nàng Đá Trắng của tôi. (Sau khi tôi có người yêu, xoay xoay trong vòng quay hạnh phúc khiến tôi quên đi mất người bạn Đá Hồng của mình). Chính điều này làm tôi nghĩ tình bạn chúng tôi thật tuyệt vời, thật đáng trân trọng biết là bao nhiêu.

Tôi càng không thể ngờ là trái tim của tôi lại còn có thể yêu Đá Hồng. Không ngờ rằng nàng cũng yêu tôi. Tình bạn của chúng tôi trở thành tình yêu tự lúc nào không biết nữa. Tôi nhận ra tôi yêu Đá Hồng nhiều lắm, tôi yêu bằng tình bạn, bằng tình yêu. Cô Đá Hồng ấy, cô ấy làm thắp sáng trong tôi nhiều thứ lắm, cô ấy cũng khiến tôi thay đổi nhiều lắm. Tôi không biết nên kể thế nào về những gì cô ấy gây ảnh hưởng với tôi, dù rằng khi nhận ra mình đang yêu cũng là lúc mình không thể yêu Đá Hồng được – tôi vẫn còn một tình yêu là nàng Đá Trắng của tôi. Trái tim tôi đau lắm, ngày nào nó cũng như muốn vỡ tan ra. Tôi dằn vặt mình rằng không thể phụ bạc Đá Trắng, nhưng nếu thế thì tôi đành giấu thật kín tình yêu dành cho cô Đá Hồng trong tâm hồn mình mà thôi.

Khi Đá Hồng biết chuyện tôi giấu cô ấy về Đá Trắng, cô ấy khóc! Tim tôi như càng đau đớn rạn vỡ thêm nhiều! Và rồi, Đá Hồng lựa chọn ra đi trong cuộc tình tay ba mà tôi là kẻ tội đồ… Ngay cả việc kéo giữ một tình bạn giữa chúng tôi cũng đã không còn chút ý nghĩa nào cả. Từ ngày Đá Hồng ra đi, tôi những tưởng thờì gian sẽ làm tôi quên Đá Hồng như từng quên mối tình đầu với Đá Xanh. Nhưng chẳng có vẻ gì là quên đi cả, tôi sống trong tiếc nuối vô vàn vì để Đá Hồng xa cách tôi mãi mãi cũng như buồn thật nhiều khi nghĩ một ngày nào đó Đá Hồng sẽ quên mất tôi.

Đá Trắng cũng biết chuyện. Nàng khóc rất nhiều. Nhiều lắm. Và rồi, sau một đêm mưa lớn lắm, nàng cũng bỏ tôi mà đi.

Còn tôi? Tôi bây giờ thì sao, một vết sẹo lớn trong tâm hồn và vô vàn những vết rạn trên khắp thân thể tôi. Vì sao tôi ngủ mê đi tôi không biết nữa, chỉ biết tôi bây giờ mang hình thù là một trái tim của con người, một trái tim đá đầy vết rạn nứt, và đang làm công việc là viên đá chặn giấy. Chán dễ sợ !!!




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 25/Apr/2010 lúc 3:26am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 6 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.221 seconds.