Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công  
Message Icon Chủ đề: GÒ CÔNG...VỀ TẤT CẢ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 202 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22273
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2022 lúc 4:09pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22273
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Feb/2022 lúc 3:41pm
Sợi tình sợi nghĩa




Chuông điện reo. Cửa mở. Người phát thư đưa sổ bắt ký giấy nhận quà. Ngạc nhiên nhìn tên người gởi, từ phương trời Úc xa xôi. Vội đóng cửa lại, hồi họp khui thùng ra, lần giở hai lớp báo Việt cuộn tròn phía trên thì hiện ra một màu hồng dịu mát gợi nhớ gợi thương, hũ mắm tôm chà với gói tôm khô to bắt mắt. Quê hương đang trải ra truớc mặt, món ‘tam bảo vị’ khơi lại dĩ vãng kỷ niệm thân thương.
Cây%20Sơ%20Ri%20-%20VƯỜN%20ƯƠM%20HỒNG%20TƯƠI

Nói đến Gò công, ngoài lúa nặng hột vì nước mẵn chỉ trồng có một mùa, thịt heo thơm ngon vì được tẩm bổ bằng lá keo, rau lang, rau muống, chuối cây xắt nhỏ trộn hèm, nước cặn thức ăn với cám xay ít lẫn trấu càng, sơ ri Gò công chắc ít vùng nào tranh nổi. Khác hẳn với sơ ri Âu châu với hạt tròn cứng, sơ ri Gò công xinh xắn màu cam đỏ rực chia ba múi như ba miền đất nước và ba hột xơ xơ như ba lá phổi Bắc Trung Nam.
Cách%20Làm%20Món%20Mắm%20TÔM%20chua%20trộn%20đu%20đủ%20kiểu%20miền%20Tây%20của%20Hoàng%20Thị%20Tố%20Hà%20|%20%20Receita%20|%20Mắm%20tôm,%20Bếp,%20Tôm

Mắm tôm có thứ tôm chà thứ loại tôm chua trộn đu đủ chín hườm hườm bào thành sợi nhỏ với lá chùm ruột tươi non, tỏi ớt sừng trâu xắt mỏng. Món mắn tôm chua nầy ăn rất ngon nhưng không để dành lâu được, thịt tôm rả đi chỉ còn trơ lại vỏ hồng.
Biển%20Tân%20Thành%20Gò%20Công%20-%20Thiên%20đường%20cho%20các%20"tín%20đồ"%20đam%20mê%20hải%20sản

“Gò công giáp biển, nổi tiếng mắm tôm chà,
Mắm tôm chua ai ai cũng chắt lưỡi hít hà,
Saigon, chợ Mỹ ai mà không hay.”
(Ca dao)
Tôm%20Đất

Tôm đất, tôm bạc luôn được ướp rươu đỏ gay lên như má cô gái thẹn thùng mắc cở hay thí sinh trúng tuyển trong các kỳ thi. Mắm tôm chà là do chất thịt nguyên thủy của tôm được giả mịn, chà lọc nêm muối cho mặn môi, thêm ớt cay cay kích thích giác quan khẩu vị.
Còn lại được đem ra phơi nhiều nắng biến thịt tôm chín hồng đậm đặc thơm ngon. Vỏ tôm nấu sôi lên tạo ra nước mắm tôm, chất còn lại thêm vào thức ăn cho heo gà hay làm phân cho rau cây xanh tốt.
Mắm%20còng%20lột%20Gò%20Công

Mắm còng lột sau ngày mùng 5 tháng 5 thường được dân Gò mang biếu bạn bè xa gần quen thuộc, hảnh diện có thứ mắm ‘đậm mùi’ mà thơm ngon, ăn thử rồi thường là nhớ hoài không chán, cho đến khi nào bị Tào Tháo rượt một lần mới ngán tởn một thời gian. Rồi tật nào cũng khó kiêng, tật nấy cũng khó chừa, bổn cũ soạn lại mà tưởng như món lạ, quí hiếm.
Về%20nơi%20phố%20cổ%20Gò%20Công%20-%20Ban%20Tuyên%20giáo%20Tỉnh%20ủy%20Tiền%20Giang

Viếng Gò công một lần đi bạn, bạn có dịp thử nghiệm câu :
‘’ Đèn nào cao bằng đèn Châu đốc,
Gió nào độc bằng gió Gò công ‘’
Mà ‘độc’ thật bạn ơi nhưng là ‘độc nhất’ vì nếu không làm sao có đến hai hoàng hậu nổi danh Từ Dũ, Nam Phương !
Hoặc để ngừa ‘phong’gió theo ông bà ta thường dạy ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’, bạn hãy dò la săn tin tức trước, rút tỉa kinh nghiệm của các chàng rể, nàng dâu xứ Gò, hay bạn bè quen thuộc dân, quân, cán, chính, những ai đã có lần sống qua một thời gian ở vùng đất mẵn đồng trơ nầy. Chắc độc đáo mà không độc ác vì Gò công thường chỉ ‘đi dễ khó về’, ‘ Trai đi có vợ gái về có con’ thôi.
Dân ở đây lại biết ‘hô phong hoán võ’, sành ‘bắt gió’(inhalation) , ‘cạo gió’ (fumigation), đấm bóp, cắt, giác (révulsion) rành mạch có ‘bài bản’ gia truyền. Bạn có lỡ bị ‘trúng gió’ cũng đừng lo, ‘m***age’ đúng cách, khoẻ khoắn vô sự bình an.
Nguồn%20gốc%20tên%20gọi%20Ao%20Trường%20Đua%20-%20Gò%20Công%20-%20Tiền%20Giang%20|%20Mỹ%20Tho%20Đại%20Phố

Vùng nước mẵn nên người dân Gò luôn ý thức nước ngọt tối cần. Bạn đừng ngạc nhiên khi thấy người ở đây quí từ bụm nước mưa, ao. Nhà nhà đều phải biết hứng, xách, gánh, lọc nước vì thế tình yêu nước như đã thắm nhuần trong huyết quản của mỗi công dân. Về đây, bạn còn có dịp ngắm những con trâu ‘nghé ngọ già đời quen nghé ngọ’ với cặp sừng cong to nhọn đầm mình trong vũng nước sình lầy, miệng không có chewing gum mà luôn luôn nhơi không ngớt.

Vì%20Sao%20Cây%20Năng%20%28%20Năn%20Bộp%20%29%20Được%20Ví%20Như%20Lộc%20Trời%20Mùa%20Nước%20Nổi

Băng đồng khô bạn có thể sụp lỗ chân trâu khám phá các củ năng nhỏ bằng đầu ngón tay tròn xinh dòn ngọt, những con rạm đầy gạch đỏ rang muối ớt dòn rụm phát thèm, hay con cà cuống làm tăng mùi vị nước mắm nhỉ mà tục ngữ có câu ‘ăn búng thang cả làng đòi cà cuống’! Mệt mỏi, bạn có thể tựa lưng bên cây rơm khô thơm mùi lúa mới thấp cao định giá mức thu nhập của chủ nhân, bên cạnh những ‘con cúi’ thắt bằng rơm ngắn dài làm mồi giữ lửa.
Nấm%20rơm%20và%2015%20Công%20dụng%20“tuyệt%20vời”%20cho%20sức%20khỏe


Nếu ‘yếu bóng vía’, sáng sớm, bạn hy vọng bất ngờ thích thú tìm được vài mảng nấm rơm tươi lú nhú dưới lớp rơm rạ ủ rã còn ẩm nước, dùng lá nghệ gói kèm với gan heo tim cật, nướng lửa rơm, chấm tương ớt, các ông lai rai với ‘nước mắt quê hương’ là đế vương rồi..
Đất lại khô cằn nứt nẻ trong mùa nóng bức, dù không đến đỗi cháy da phỏng trán như Phi châu, cũng đủ làm tê liệt nửa năm cho chăn nuôi trồng trọt. Những đám rau cải, cần, cà ...đâm chồi nẩy lộc đòi hỏi bao công sức tưới vun mỗi ngày hai ba lượt. Cha mẹ trồng, con cái tưới. Học sinh ở đây sau giờ học thường phụ giúp gia đình
Haohao%20Haohao%20%28haohaohaohao%29%20-%20Hồ%20sơ%20|%20Pinterest


Nhìn thanh thiếu niên, đầu đội nón lá, ống quần xoắn cao lên gần tới gối, quảy hai thùng nước có vòi, bước thung dung trên chiếc cầu gập ghềnh lắt lẻo ướt nhem, ngồi thụp xuống chân trước chân sau giữ thế, một đầu gối chạm ván cầu ghép bằng vài thân gỗ gồ ghề lem nhem chưa tróc hết vỏ, đòn gánh quay ngang vai tựa trên ót cổ, nghiêng một bên múc nước sóng sánh đầy thùng, sang bên khác khỏa bọt bèo thêm thùng nước đầy phản chiếu mây trời xanh lặng gió, nhẹ nhàng vững chãi lấy thăng bằng đứng lên, thoăn thoắt quảy nhanh. Rồi giữa những luống rau xanh, hai vòi rồng phun nước ngọt ít nhiều theo tuổi thọ dáng dấp của cây. Động tác đứng lên ngồi xuống, xuôi ngược dọc ngang nầy được lập đi lập lại nhiều lần tùy kinh nghiệm thời tiết đổi thay. Cảnh tượng trên làm liên tưởng đến những cảnh tập võ Thiếu lâm sôi động, dày công của trường phái ‘công phu’(kungfu) Shaolin Trung quốc.
Nước da các cô gái ở đây ngâm ngâm nhưng chưa bánh mật, mà cũng không trắng trẻo tươi mát như các thiếu nữ xứ dừa, nhưng có nét duyên dáng ngấm ngầm riêng. Nhìn các cô kẹp tóc dài đen nhánh đầu đội nón lá buông bài thơ với quai nón lụa màu nghiêng nghiêng đùa gió, má hồng căng phồng sức trẻ, uyển chuyển vui đùa đua nhau gánh hai thùng nước ao làng đầy, nhịp nhàng dao động nhẹ dưới vài lớp lá chuối tươi xanh, hay hai thúng giỏ cải, rau, cà còn đọng nước, bạn sẽ thấy người dân ở đây chịu khó, cần cù, cả gái lẫn trai.
Gòcông như một hòn đảo luân lưu với các tỉnh lân cận bằng hai chiếc phà Mỹ Lợi và Chợ gạo. Sông Bao ngược giáp ranh hai dòng nước biển sông trong đục, một thời oanh liệt đưa du khách qua lại viéng bãi biển Tân thành cát nâu sẫm lài dài ra xa tít.

Hình%20ảnh%20

Bắc Chợ Gạo mang người sang Mỹ...Tho nay là Tiền giang thuộc hàng ‘cổ lỗ xĩ’ nhất thế giới, gần cuối thế kỷ thứ 20 rồi mà vẫn còn kéo giây cáp bằng tay. Các bác ‘thợ máy’ gầy nhom, mỗi người một cái móc gỗ kéo giây cáp giăng ngang dòng sông sâu hẹp, chen chúc người xe mà từ bên bờ nầy có thể nhận diện bạn bè bên bờ khác. Chiếc phà già nua lịch sử từ từ tách bến chậm chạp nặng nề không vội vã làm khách sang sông nôn nả muốn phụ đẩy cho nhanh.
Khánh%20thành%20cầu%20Chợ%20Gạo%20-%20QL%2050%20tỉnh%20Tiền%20Giang%20|%20VTV.VN

Sau đó trước 75, chiếc phà nầy được thay bằng chiếc cầu nối liền xa lộ từ Saigon, Mỹ tho đến tận Gò công. Và kế hoạch đặt ống cống dẫn nước ngọt từ Tiền giang về ‘ngọt hoá’ vùng nước mẵn nầy bắt đầu thực hiện. Mà ở đâu có sự đổi thay thì đãy cũng là nơi gặp gở, có chia cắt tất có hạnh phúc manh nha, kết tụ. Từ đó cũng là nhịp cầu thông cảm, gắn bó, hợp tan, lẫn lộn buồn vui.
Thăm Gò công môt phen đi bạn, bạn sẽ thấy dân Gò cần nước đến dường nào !
“Lạy trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đài bắc cơm,
Lấy rơm đun bếp”
thể hiện đúng tâm tình người dân Gò rõ nét.
Mùa nắng, ao làng là nơi tập trung thanh niên thiếu nữ quảy thùng gánh nước, thi đua, chọc phá, tán tỉnh, hẹn hò. Hình ảnh chiếc đòn gánh còn gợi lên hình thể chữ S, dáng đứng của Mẹ Việt nam với hai thúng gạo quê hương hoặc cha anh với hai thùng nước sông Hồng và Cửu long. Từ tấm bé đã được thuấm nhuần ơn ‘mưa móc’ nên người dân thường trọng nghỉa biết ơn..
Kinh%20nghiệm%20du%20lịch%20biển%20Tân%20Thành%20Gò%20Công%20cực%20đẹp%20cực%20vui

Viếng Gò công một chuyến đi bạn, bạn sẽ thấy người dân hiếu khách như thế nào. Ở đây bạn không tìm được nhiều vườn trái cây ngon tươi mát, cũng không có tôm cá chim chóc bạt ngàn nhưng tình người không thiếu. Họ đãi bạn bằng món ăn ngon nhất của họ qua cách nấu nướng trình bày riêng theo địa phương, với tâm tình ‘nghèo cho sạch rách cho thơm’, ân cần, niềm nở, không môi miếng, khách sáo, chứ không phải ‘miệng mời vái trời đừng ăn’ đâu. Cũng có lẽ vì ‘cảm’ tấm lòng chân chất ấy mà tỉnh nhỏ đất mẵn đồng khô nầy có thêm bao rể quí dâu hiền và bạn bè đồng hương mới.
Tuy nhiên phải công nhận ở đây trái cây tuy không nhiều nhưng thường lạ và đặc biệt ngon vì vị ngọt mặn càng ăn càng thấm. Không những chỉ có sơ ri mà còn táo nữa, táo ta táo Tàu táo Thái lan hột tròn hột hình thoi dòn rụm ngọt mẵn chua chua.
Ngay cả trái bần mà giàu sụ vitamine C, cũng có loại bần rạch bần sông bần ổi, quẹt với mắm ruốc sậm nâu, cắn ‘nhí’ một tí miếng ớt cay xé miệng chảy nước mắt, nhâm nhi thêm chút rượu nếp nhum, rượu đế làm quên bẵng đi mùi vị chát chua của đặc sản nầy.
Còn me nữa, me ván cong như vòng liềm lưỡi hái, bản dầy mắt to từng chùm nặng quằng sai quả, me đậu phộng hình dáng như hạt đậu phộng được kéo dài ra. Me vốn là chua thế mà ở đây có thứ me ngọt lịm ít vùng nào trồng được.
Gần Mỹ tho, người dân Gò vẫn thích lên Saigon hơn qua Mỹ tho dù bao lần Gò công thuộc hàng quận lớn của tỉnh Tiền giang vì:
‘’Đèn Saigon ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ tho ngọn tỏ ngọn lu.
Anh về anh học chữ Nhu,
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.”
(Ca dao)
Cũng có thể là niềm tự hào vùng địa linh nhân kiệt đã thấm khắc vào tâm khảm của ngưòi dân nên dường như ở họ luôn luôn có hai dòng tư tưởng như khắc chế nhau vừa cầu tiến và vừa bảo thủ. Người trẻ thường đi học hoặc làm ăn xa, thường mọc gốc rể ở vùng đất khác. Nhưng những ngày giỗ chạp, quan hôn tang tế, ngày Tết họ luôn về bên nội ngoại thăm viếng, trở về nguồn. Hàng xóm láng giềng lâu đời trở thành như thân thuộc, và bà con từ mấy thế hệ mà tưởng chừng như trực hệ chú bác cô dì.
Ngày xưa, gia đình giàu có thường có nhà thờ Tổ, nhà Từ Đường cho cả mấy đời dòng họ. Họ dành riêng một số ruộng đất gọi là ‘hương hỏa’ cho người thừa tự phụng thờ. Nếu con trai đông, mỗi ‘chi’ trai được ‘luân phiên’ nhau cúng giỗ hằng năm. Do đó đại gia đình ở đây nói chung không chỉ gồm từ ông nội, ngoại trở xuống mà thôi. Vậy khi nào bạn nghe trả lời là ‘bà con từ đời Hồng Bàng’ tức là không họ hàng gì cả, còn bà con mấy đời từ đời ông cố, ông sơ là có họ hàng thật sự, và bà con từ hồi ông ‘cố lỷ cố lai’ tức là xa ‘tí mú tí tè’ không có gia phả để xác định.
Hơn thế nữa, người quen dễ nhận diện được dân Gò công qua cách dùng vài từ ngữ đặc biệt, ngày nay thì không còn nữa, như ‘đeo giày, đeo guốc’, tên thường thêm chữ ‘bé’ như Bé Hai, Bé Tí..., nói trại vì cử tên như ‘đồng giờ’ thay vì ‘đồng hồ’, đà đạc thay vì đồ đạc...
Có lẽ vốn đã được hun đúc theo gương người trước nên người dân ở đây thường biết giữ tiếng tăm, chịu khó, siêng năng, tự lập, thẳng ngay, trung hậu và ham học hỏi. Bằng chứng là ngay cả phụ nữ như cô Nguyễn thị Châu là Hiệu trưởng Việt đầu tiên ở Nữ Trung học Gialong (Saigon), nữ sĩ Manh Manh Nguyễn thị Kiêm với phong trào thơ mới đã gây bao cuộc bút chiến sôi nổi...
Thật ra quê hương nơi nào cũng có điểm độc đáo của nơi ấy nhưng quê mình thì mình biết rõ ràng hơn. Việt nam ta bao lần bị lệ thuộc xâm lăng nên chứng tích anh hùng tràn đầy khắp nẻo.
Đây cũng là mồ chôn của bao dân tộc khác đủ giống màu đau khổ như nhau. Đâu đâu cũng có những trang sử oai hùng, dấu vết thịnh suy của thời dựng giữ nước. Thành phố làng mạc xa xôi đầu non góc bể, bạn cũng sẽ được nghe bao chuyện kể về thành tích vẻ vang vui buồn đủ loại.
Bạn cũng như tôi, người dân nào cũng thế, tự hào ngầm về nơi chôn nhao cắt rún của mình, tưởng chừng như độc nhất vô nhị, bất cứ ở đâu thành thị hay thôn quê, núi non hay biển cả. Có dịp viếng thăm vùng đất khác trao đổi kiến thức tâm tình, gia vị biến thiên của cuộc đời phong phú hóa tâm hồn khi thì làm mặn môi cay mắt, khơi dậy bao sợi luyến thương cảm phục, khi khỏa lấp chôn dấu dứt khoát với bao kỷ niệm buồn vui. Anh và tôi kể chuyện quê mình cho nhau nghe như anh em cùng mẹ, dù ở phương trời nào hay xa xôi cách trở luôn luôn vẫn nhớ đến gốc gác cội nguồn.
Quê hương mình giăng mắc đầy sợi tình sợi nghĩa, những mắt võng làng mạc tỉnh thành đan quyện đong đưa. Anh thương quê anh, tôi quê tôi. Anh viếng quê tôi để tìm thấy cái hay lạ của mỗi vùng đất nước, tôi đến quê anh để học, suy bao chứng tích kinh nghiệm hào hùng. Lịch sử nước mình là kết hợp của bao cuộn sóng thủy triều lan dần từ Bắc vào Nam, từ màu nước đỏ của sông Hồng, trong êm của Hương giang trầm mặc, đến chín cửa ngọt ngào trù phú Cửu long. Quê của anh hay của tôi tuy hai mà là một vì đều phát xuất từ mẫu đất Việt nam.

Trần Thành Mỹ

Ảnh%20động%20hoa%20hồng%20-


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22273
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2022 lúc 10:09am
NGHĨ VỀ QUÊ HƯƠNG

Related%20image

Có những kỷ niệm mà mình luôn mơ sống lại hết lòng,

Có những hoàn cảnh vui buồn mà suốt cả cuộc đời ta không bao giờ quên được,

Có tình cảm sâu thẳm nào còn mãnh liệt hơn cả tình yêu đôi lứa,


Đường%20quê%20-%20BaoHaiDuong


Có những con đường mình đi qua một hay nhiều lần tưởng như không bao còn nhớ nổi mà vẫn còn gây nhớ vương thương,

16%20sao%20nữ%20có%20khuôn%20mặt%20phụ%20nữ%20Hàn%20&quot;thèm%20thuồng&quot;%20nhất:%20&quot;Điên%20nữ&quot;%20vừa%20nổi%20đã%20%20vượt%20mặt%20dàn%20nữ%20thần,%20đại%20diện%20BLACKPINK%20gây%20bất%20ngờ


Có những khuôn mặt hình dáng khuất lấp rải rác thuở nào nghĩ rằng nằm gọn trong vô thức vẫn bồng bềnh trong bộ nhớ,

5%20kiểu%20phụ%20nữ%20khiến%20đàn%20ông%20yêu%20ngay%20từ%20cái%20nhìn%20đầu%20tiên

Có những tiếng cười mủm mỉm reo vang hay ngượng ngập khó tả, tiếng khóc thút thít hay òa vỡ, nỗi buồn ra rít của một ai ấy đó sao mà mình mong nghe thấy lại một lần,

A-Z%5d%20Hướng%20dẫn%20cho%20người%20lần%20đầu%20chăm%20sóc%20trẻ%20sơ%20sinh%20mà%20các%20mẹ%20nên%20biết%20|%20%20Samya

Có tiếng ru à ơi, ầu ơ điểm đệm bằng tiếng kẽo kẹt đu đưa của chiếc võng mắc bên mái hiên nhà giữa trưa hè nắng gắt, sao mà thắm thiết gợi nhớ gợi t,

Giải%20thích:%20Vì%20sao%20gà%20trống%20gáy%20vào%20buổi%20sớm?%20-%20Tech12h


Có tiếng gáy ò ó o của chú gà trống dương oai lẫm liệt bên các nàng gà mái đang cục tát bươi đất tìm mồi cho đàn gà con lẩn quẩn chạy quanh,



Con%20chó%20tru,%20hú%20vào%20ban%20đêm%20là%20điềm%20báo%20gì?%20lành%20hay%20dữ


Cả tiếng chó tru, tiếng mèo ngao thống thiết trong đêm khuya khoắt, tiếng vó ngựa nện nhịp vang trên đường đá từ làng xa ra chợ,


CHỦ%20ĐỀ%20102%20:%20TỪ%20VỰNG%20MIÊU%20TẢ%20CÁC%20KIỂU%20CƯỜI%20-%20TIẾNG%20ANH%20IKUN


Tiếng cười nắc nẻ, tiếng khóc oa oa của các trẻ hàng xóm, kể cả tiếng gây gổ nẩy lửa giữa các hàng xóm, tất cả vẫn còn có thể trồi lên bất chợt làm nhịp tim ta nhanh chậm liên hồi,

Có biết bao chuyện bực mình ngày xưa ấy, cái nhìn lạnh băng, cử chỉ vồ vập, lời nói đầu môi, thái độ hững hờ bội bạc,… với dòng thời gian cũng được xoa dịu phôi pha biến đổi để trở thành một phần đời nào đó vẫn còn trong ta, thoạt hiện thoát bay.

Các kỷ niệm ấy, hoàn cảnh ấy, tình cảm ấy, sinh vật ấy, đều là dấu mốc vô hình đã được sàng lọc chôn chặt trong ngăn vô thức hay trên hộc cao hơn, tiềm thức, rồi đến một lúc nào đó bật lên ý thức, tất cả đều thể hiện một chi tiết về sự kiện, dáng vóc hình hài hay tâm linh, một phần nào đó liên quan đến nguồn cội mỗi con người trên thế gian nầy mang tên Quê Hương.

 
Nếu không có quê hương, ta không biết mình là từ đâu đến, gia đình đồng hương.
Nếu không có quê hương, có thể ta không được biết cái ngọt ngào hay cay đắng của tình yêu, động cơ tuyệt vời có thể giúp ta làm nhiều điều kỳ diệu như cũng như biến đổi con người thành ác thú.

Image%20result%20for%20quê%20hương%20là%20tất%20cả%20trong%20trai%20tim



Nếu không có quê hương, ta không biết tình đoàn kết trên thế gian nầy là cần thiết, không một ai có thể sống không sự giúp đỡ của người khác như Sully Prud’homme đã viết « Nul ne peut se vanter de se p***er des aưtres ».

Nếu không có quê hương, chắc ta cũng không hiểu tình nhớ lòng thương sao mà sâu sắc ngọt lịm hay nỗi thống khổ tận cùng tim gan huyết mạch như thế nào.

Cảnh%20đẹp%20miền%20Tây%20làm%20xao%20xuyến%20lòng%20người%20-%20Thiên%20Tân%20Group

Nếu không có quê hương, chắc chắn ta không bao giờ biết được lòng tự trọng tự hào của một công dân yêu nưóc tự do dân chủ, hay nỗi tủi nhục của một dân tộc nô lệ bị xâm lăng.

Thật ra, chúng ta ai cũng có đất tổ quê cha.

Không có khoa học kỹ thuật hiện đại tân tiến nào ngay cả kỹ nghệ thẩm mỹ vẫn không biến nổi một người Á thành Âu hay da đen thành trắng được.

Sống tha hương bao nhiêu lâu chăng nữa, dù việc hội nhập rất nhuần nhuyễn, nói năng lưu loát có địa vị cao, thành đạt trong nhiều lãnh vực trong xã hội, người ta cũng có thể phân biệt được nguồn gốc mỗi người.

Dù biết rằng hoàn cảnh của thế giới ngày nay càng ngày càng phức tạp, việc thay đổi quốc tịch không làm cho ai ngạc nhiên, tuy nhiên dân tộc nào cũng vẫn còn giữ những nét đặc thù của quê hương mình, ít nhiều truyền thống phong tục của cha ông.

Vậy thì đừng để tính mặc cảm tự ti hay chán nản bi lụy, thờ ơ trước hoàn cảnh riêng hay chung của đất nước mà luôn luôn cố bình tĩnh tập thích nghi hội nhập, sống tự trọng tự lập vươn lên.

Không nên quá bận tâm cho tương lai thế hệ sau nầy, dù con cái ta có bị bứng khỏi nguồn cội ông cha, nhưng với chiếc gương trước mặt là cha mẹ, đồng hương cộng thêm một nền giáo dục tân tiến trong một xã hội văn minh, thế hệ kế tiếp sẽ có thái độ thích ứng, đúng đắn, chính chắn, rạch ròi hơn trong mọi tình huống chắc chắn là khác trước kia.

Image%20result%20for%20quê%20hương%20là%20tất%20cả%20trong%20trai%20tim

Đối với ông bà quê hương là tất cả, ta thương ta nhớ và hằng mong một ngày trở về trong tâm tình ngày trước, còn nước tiếp nhận cho ta tị nạn chỉ là quê hương thứ hai, như tâm trạng tình cảm của một người con nưôi dù được đùm bọc tận tình.



Ngược lại con cháu chúng ta lại xem nước định cư quê hương của họ, đó là điều tự nhiên đúng thôi. Phong tục tập quán truyền thống giáo dục cũng không giống nhau, có khi hoàn toàn khác biệt nữa là. Con cháu mình đâu có tắm trong văn hóa văn minh ngày trước làm thế nào hiểu được cái hay cái đẹp để bảo tồn phát huy.

Hơn thế nữa, phải công nhận tiếng Việt, một tiếng đơn âm có dấu rất phong phú dồi dào không dễ gì hiểu thấu đáo, phát âm hay viết cho đúng, và sử dụng lưu loát dễ dàng. Xin thử nghe một người sống lâu ở nước ngoài, ta có thể đoán được ngay người ấy cư ngụ định cư ở đâu vì thông thường trong một câu nói, vô tình hay hữu ý, thường pha trộn một vài tiếng ngoại thật…Việt. Và càng sống lâu ở nước ngoài và tiếp xúc thường xuyên với môi trường sinh hoạt, cách phát âm cũng mang ảnh hưởng đậm tiếng nước sở tại không hoàn toàn như tiếng mẹ quê hương.



Nước chảy xuôi dòng, nếu ta nhận chân rằng không thể ngăn chận sự luân lưu biến đổi trên thế giới thì cố gắng vui sống hội nhập, tự lực, tự trọng và nếu còn có thể góp phần bằng trí lực khả năng của mình trong cuộc sống thường nhật xã hội bất cứ nơi nào trên thế giới.

Vẫn biết rằng nếu ta không yêu quê hương ta thì ta không thể nào thương được nước người. Nhưng mối tình quê hương ấy cũng không giống nhau, mỗi người mỗi cách.

Vậy thì, thầm nghĩ rằng nếu mỗi người chúng ta đều cố gắng sống tốt hết lòng tha nhân mà vẫn không để mất cái « mình» thiện của mình trong mọi hoàn cảnh đã đều xứng đáng là một người con lương dân của tổ quốc quê hương.

Trần Thành Mỹ



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Feb/2022 lúc 10:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22273
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Feb/2022 lúc 11:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22273
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Feb/2022 lúc 3:57pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22273
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Feb/2022 lúc 5:12pm
Hoa Đào Năm Cũ     <<<<<<

Image%20result%20for%20Hoa%20Dao%20Nam%20Cu

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22273
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Feb/2022 lúc 12:13pm

CHỊ CHÍN
 
Ngoại tôi thuộc vào hạng khá giả trong làng Vĩnh Hựu với ba ngôi nhà rộng lớn, vườn tược bao chung quanh, có đầy đủ thứ cây ăn trái và một cỗ xe ngựa để ông ngoại tôi dùng làm phương tiện di chuyển mỗi khi đi họp ban hội tề. Năm đó tôi lên tám tuổi, sống với ngoại tôi và học lớp 3 nơi trường làng, một ngôi trường duy nhất nằm cạnh nhà việc và chùa Quan Âm.

Tôi quên khoảng thời gian nào mà chị Chín và những cô chú trong nhóm của chị đến ở tại nhà ngoại tôi, nhưng tôi nhớ tất rõ, một hôm đi học về, tôi thấy trong nhà ngoại tôi có rất nhiều người lạ mặt, họ có vẻ từ phương xa tới vì chưa bao giờ tôi gặp họ trong làng. Tôi biết tất cả, từ dượng Mười hớt tóc ở ngã ba đến chú Thiều bán thịt ở lộ mới, từ bà Tám bán xôi ở trường học đến cậu ba Quít ở bến đò... Trong nhóm những người đến làm việc tại nhà ngoại tôi có chị Chín là có vẻ mến tôi hơn cả. Chị trạc khoảng hai mươi lăm tuổi, người miền Nam, mảnh khảnh và với cặp mắt trẻ thơ của tôi lúc đó, tôi cho là chị rất đẹp. Bà ngoại tôi dành phân nửa ngôi nhà lớn phía trên để cho chị Chín và các bạn của chị sử dụng. Họ làm việc rất hăng say từ sáng đến chiều tối và có khi làm luôn suốt cả đêm. Tôi thấy họ loay hoay với đủ thứ máy móc, thứ để đánh máy giấy tờ, thứ để in truyền đơn và những thứ máy kỳ lạ mà sau này lớn lên tôi mới biết đó là máy truyền tin. Súng ống, đạn dược các loại được để gọn trong góc nhà...

Bà ngoại tôi và những ngưới làm trong nhà ngày ngày lo cơm nước cho những người khách lạ đó rất đầy đủ, tươm tất. Vài ngày sau, tôi thấy họ làm việc ít hơn những ngày đầu khi mới đến, thỉnh thoảng có vài người vắng mặt đôi ba ngày rồi lại trở về, duy có chị Chín là không đi đâu cả, chị ngồi trước máy đánh chữ gõ lạch cạch suốt ngày. Những lúc rỗi rảnh, chị thường dẫn tôi ra phía sau vườn và dưới bóng mát của buội chuối hay bên gốc dừa, chị dạy tôi hát những bài hát như:
Mùa thu rồi, ngày hăm ba
Ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến...

hay:
Còn đâu nơi chiến khu trong rừng chiều
Êm đềm tiếng suối reo ngàn thông reo
Còn đâu nơi chiến khu trong rừng chiều
Bên đồi tiếng suối reo đạn bay vèo...

hoặc:
Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm ngưồn tươi sáng
Ta nguyền đồng lòng điểm tô non sông
Từ nay ra sức anh hào
Đoàn ta chen vai nề chi chông gai lên đàng...

Với mớ tuổi non dại của tôi thuở đó, tôi mường tượng ra một cảnh nên thơ nơi miền sơn cước lúc chiều tà, có những người tuổi trẻ, cả trai lẫn gái quây quần bên nhau làm việc như họ đang làm việc nơi nhà ngoại tôi lúc này vậy. Chị Chín còn dạy tôi những bài thơ mà cho đến nay, hơn nửa thế kỷ qua, tôi vẫn còn nhớ:
Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm uû
Băng trắng đầu mình những vết thương...

Cũng với trí óc non dại của tôi, tôi ước muốn trở thành một cứu thương để được gần các anh chiến sĩ ở sa trường, để được tự tay mình băng bó những vết thương cho những anh chiến sĩ, mà theo lời chị Chín là những người hy sinh thân mình để chống lại kẻ xâm lăng.

Sự thân mật giữa riêng tôi và chị Chín mỗi ngày mỗi tăng vì mỗi khi chị có việc vắng mặt ở nhà ngoại tôi một ngày là tôi thấy nhớ chị, nhớ gương mặt của chị cũng như nhớ giọng nói êm đềm của chị khi chị dạy tôi một bài hát hay đọc cho tôi nghe một bài thơ. Ông bà ngoại tôi cũng có cảm tình sâu đậm với chị và tất cả mọi người làm việc chung vôùi chị và trái lại, theo cặp mắt tôi, những người này cũng đối đãi với ông bà ngoại tôi bằng một tình yêu thương đậm đà qua những lời nói kính mến, những cử chỉ lễ độ. Có dịp đi đâu về, ai ai cũng có một món quaø nho nhỏ để tặng ngoại tôi mà họ cũng gọi là «ngoại» như tôi vậy. Cái này dành cho ngoại, cái kia cũng dành cho ngoại. Khi thì một chú cho bà ngoại tôi một cái ngoáy trầu làm bằng vỏ đạn, khi thì một chị tặng cho ông ngoại tôi một con dao nhỏ, trên cán có khắc hình ngôi sao.

Thắm thoát mà chị Chín và những người bạn của chị ở tại nhà ngoại tôi đã được một năm và trong thời gian này ông bà ngoại tôi xem họ như là người trong nhà. Thỉnh thoảng họ dọn dẹp để dựng một sân khấu nơi cuối dãy nhà trên để trình diễn văn nghệ cho bà con trong làng xóm xem. Hình ảnh các anh chiến sĩ hiên ngang mà tượng trưng là những người cầm súng trong các vở kịch, trong các nhạc cảnh đã gieo vào lòng tôi nhiều cảm mến. Tuổi trẻ thơ ngây của tôi không khỏi xúc động khi thấy những chiến sĩ như những bóng ma âm thầm, lần mò đi trong đêm tối, nơi rừng sâu thăm thẳm, giữa mùa dông buốt giá trong khi tiếng hát cao vút từ hậu trường cất lên:
"Mùa đông gió lạnh lùng, gió lạnh lùng.
Chim thôi bay nhìn mưa gió hãi hùng.
Ngoài xa, ngoài biên cương, bao chiên binh..."

Nhóm ngườøi của chị Chín vẫn đi đi về về nơi nhà của ngoại tôi, thỉnh thoảng lại có thêm vài người lạ mặt, nhưng cũng mất đi vài người cũ, duy chỉ có chị Chín vẫn ở luôn tại nhà ngoại tôi làm việc.

Năm mười một tuổi, học xong lớp Nhất, tôi thi đỗ bằng Sơ học thì một biến cố xảy ra. Một hôm chị Chín thỏ thẻ với bà ngoại tôi để xin cho tôi theo làm việc với chị. Chị khen tôi học giỏi, thông minh, sẽ có tương lai rực rỡ sau này nếu tôi được bà tôi cho phép đi theo chị. Chị cũng cho bà ngoại tôi biết là lần này chị và các bạn của chị sẽ đi xa, không trở lại nhà ngoại tôi nữa và nếu bà ngoại tôi bằng lòng thì ba hôm nữa tôi sẽ tháp tùng cùng đoàn người của chị để lên đường. Thật ra lúc đó tôi không có ý kiến gì cả trong khi chị Chín đưa ra lời đề nghị như vậy vì tôi chưa biết chị đưa tôi theo để làm gì? Trong trí óc non nớt của tôi, tôi nghĩ rằng có lẽ mình sẽ được như các anh chiến sĩ trong các vở kịch, trong các nhạc cảnh, sẽ được mọi người thương yêu, kính mến, hoặc nếu được chị cho làm cứu thương, tôi sẽ được ở cạnh các anh chiến sĩ ngoài sa trường.

Nhìn ngoại, tôi thấy bà trầm ngâm, có vẻ suy nghĩ thật nhiều khi nghe chị Chín nói như vậy và cuối cùng ngoại tôi cương quyết từ chối lời yêu cầu của chị Chín, lấy lý do rằng tuy tôi sống với ông bà ngoại nhưng còn ba má tôi ở xa, quyền định đoạt là của ba má tôi... Hơn nữa tôi mới được mười một tuổi, lứa tuổi còn phải cắp sách đến trường để học hỏi, chưa phải là tuổi «hoạt động», nói theo tiếng của chị Chín. Kể từ lúc đó, một không khí ngột ngạt, khó chịu, nẩy nở trong nhà ngoại tôi, không bên nào nói với bên nào một lời gì. Chị Chín cũng lầm lầm lì lì, không còn những lời nói ngọt ngào, dịu dàng đối với tôi. Chị cũng không còn dạy tôi những bài hát, đọc cho tôi nghe những bài thơ nữa. Ba hôm sau, cả đoàn người âm thầm lên đường cũng như khi họ đến.

Tháng với ngày lần lượt trôi qua, chúng tôi, cả ngoại và tôi đều quên dần dần gương mặt của những người đã đến trú ngụ trong nhà chúng tôi, duy chỉ có một người mà tôi còn nhớ rất rõ, đó là chị Chín, cũng như tôi còn nhớ những bài hát, những bài thơ chị Chín đã dạy cho tôi mà những khi một mình thơ thẩn ngoài vườn, tôi thường hay ngân nga nho nhỏ những âm điệu quen thuộc đó. Riêng ông ngoại tôi thì vẫn mỗi tuần hai lần đi hội họp ban hội tề ở nhà việc trên một cỗ xe ngựa do người giúp việc đưa đi hoặc do chính ông tôi điều khiển lấy.

Bỗng một đêm, trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, chị Chín lại xuất hiện, nhưng lần này với một nhóm ngưòi lạ, khác với nhóm người lần trước, và chị Chín cũng trông khác hẳn lúc xưa. Lần này chị mặc một bộ đồ bà ba đen, khác với trước kia chị thường mặc một quần đen và một chiếc áo bà ba trắng bông xanh, lúc ngắn tay, khi dài tay. Trên cổ chị bây giờ lại có thêm một chiếc khăn rằn, chân chị mang một đôi dép cao su... Những người đi với chị trông không có cảm tình chút nào, người nào người nấy mặt đằng đằng sát khí, cũng như chị Chín không còn nét dễ thương của chị ngày trước nữa. Ông bà ngoại tôi không nhận ra chị Chín, duy chỉ có tôi biết ngay là chị dù hôm nay chị thay đổi quá nhiều, từ cách ăn mặc cho đến cử chỉ, lời nói...

Chị Chín cho biết lý do ngay lúc vào nhà là để, theo lệnh ở trên, mời ông ngoại tôi về ủy ban làm việc. Chị cũng cho biết thêm ông ngoại tôi ngoài tội là điền chủ còn làm hương cả trong làng nên tội gấp đôi. Mặc những lời van xin khóc lóc của bà ngoại tôi và tôi, đoàn người đi theo chị trói hai tay ông ngoại ra phía sau lưng và dẫn ông ngoại tôi ra đi trong đêm tối.

Kể từ ngày đó cho đến khi bà ngoại tôi vì đau buồn nên sinh bệnh mà từ giã cõi đời, vẫn không có tin tức gì về ông ngoại tôi, trong khi vào khoảng thời gian đó, hàng ngày không có ngày nào là không có xác người nổi trôi lềnh bềnh trên khúc sông gần bến đò, có cái xác thì bị trói tay ra đàng sau, mắt còn bị bịt kín, có cái xác không có đầu, có cái xác mất chân... Có lẽ ông ngoại tôi cũng là một trong những cái xác nổi trôi, vô thừa nhận đó.

Ngôi nhà thân yêu của ông bà ngoại tôi, nơi ghi dấu hơn mười năm kỷ niệm thời thơ ấu của tôi, ít lâu sau, bị lính Pháp thiêu hủy, vườn tược đều bỏ hoang, cây cỏ dại mọc um tùm. Tôi từ giã xóm làng cũng từ năm đó để xuống Gò Công tiếp tục việc học và lần nào mỗi khi ra đường gặp một người đàn bà mặc bộ đồ bà ba đen, khăn rằn quấn cổ, tôi liên tưởng ngay đến chị Chín, đến lòng dạ của một con người mà tôi cho rằng còn kém xa loài thú vật...
 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22273
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Feb/2022 lúc 2:53pm
  • Khe khẽ
    Khe khẽ mà nghe họ nỉ non,
    Than thầm than thở việc lớn con.
    Phen nầy quyết bán toàn khăn giấy,
    Xóa sạch xước trầy chẳng vết mòn.
    Khe khẽ nhìn xem họ khóc vang,
    Chào đời lúc chết cũng rình rang.
    Phen nầy lọ hứng châu sa hiếm,
    Cần quảng cáo chi... vẫn đắt hàng.
    Khe khẽ mà xem họ choảng nhau,
    Bất chấp thấp cao cả trước sau.
    Phen nầy quyết bán riêng loại sách,
    “Việt Võ mồm khoa” chốc sụ giàu.
    Khe khẽ mà nghe họ rù rì,
    Bất cần sai đúng chẳng nề chi.
    Phen nầy quyết học nghề bói toán,
    Khối kẻ mặt hoa xám xịt chì.
    Khe khẽ xem qua kẻ cười khan,
    Hì hà hỉ hả mặc ai than.
    Phen nầy độc quyền thời trang mới,
    Loại khẩu trang Hề đẹp hết can.
    Khe khẽ mà xem việc đổi dời,
    Tình người đen đỏ giống trò chơi.
    Phen nầy quyết học nghề phù thủy,
    Lắm kẻ tin theo ngỡ phép Trời.
    Khe khẽ mà nghe họ cầu xin,
    Tai qua nạn khỏi hết lòng tin.
    Bệnh tật tiêu trừ tâm quyết chí,
    Lời hứa bay đi lọ giữ gìn.
    Biết thế thôi thì chán nản chi,
    Cuộc đời là thế bởi ..tại vì.
    Bao giờ ai biết cho cùng tận,
    Chấm phá đời qua một tiếng... khì.
    Trần Thành Mỹ
  • Ảnh%20động%20hoa%20hồng%20-


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Feb/2022 lúc 3:17pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22273
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2022 lúc 6:20pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22273
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2022 lúc 1:07pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 202 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.336 seconds.