Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công  
Message Icon Chủ đề: GÒ CÔNG...VỀ TẤT CẢ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 201 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2023 lúc 3:12pm

Chiều mưa qua sông      <<<<<<


Image%20result%20for%20raining%20%20by%20river
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2023 lúc 4:19am
Thương một người ở xa   <<<<<<     
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Apr/2023 lúc 2:57am
NGHĨ VỀ QUÊ HƯƠNG

Related%20image

Có những kỷ niệm mà mình luôn mơ sống lại hết lòng,

Có những hoàn cảnh vui buồn mà suốt cả cuộc đời ta không bao giờ quên được,

Có tình cảm sâu thẳm nào còn mãnh liệt hơn cả tình yêu đôi lứa,


Hình%20ảnh%20quê%20hương%20Việt%20Nam%20tuyệt%20đẹp%20khiến%20bạn%20ngất%20ngây%20-%20Tin%20tức%20Người%20%20Việt%20Nam


Có những con đường mình đi qua một hay nhiều lần tưởng như không bao còn nhớ nổi mà vẫn còn gây nhớ vương thương,

Có những khuôn mặt hình dáng khuất lấp rải rác thuở nào nghĩ rằng nằm gọn trong vô thức vẫn bồng bềnh trong bộ nhớ,

Bài%20văn%20mẫu%20chi%20tiết%20phân%20tích%20bài%20Quê%20hương%20của%20nhà%20thơ%20Tế%20Hanh

Có những tiếng cười mủm mỉm reo vang hay ngượng ngập khó tả, tiếng khóc thút thít hay òa vỡ, nỗi buồn ra rít của một ai ấy đó sao mà mình mong nghe thấy lại một lần,
Hát%20ru,%20con%20lớn%20lên%20từ%20ngọt%20ngào%20môi%20mẹ%20—%20Tiếng%20Việt


Có tiếng ru à ơi, ầu ơ điểm đệm bằng tiếng kẽo kẹt đu đưa của chiếc võng mắc bên mái hiên nhà giữa trưa hè nắng gắt, sao mà thắm thiết gợi nhớ gợi t,

Gà%20báo%20thức


Có tiếng gáy ò ó o của chú gà trống dương oai lẫm liệt bên các nàng gà mái đang cục tát bươi đất tìm mồi cho đàn gà con lẩn quẩn chạy quanh,


Chó%20tru,%20chó%20hú%20ban%20ngày%20có%20điềm%20gì%20không?%20-%20Ngày%20Âm%20Lịch



Cả tiếng chó tru, tiếng mèo ngao thống thiết trong đêm khuya khoắt, tiếng vó ngựa nện nhịp vang trên đường đá từ làng xa ra chợ,

Image%20result%20for%20quê%20hương%20là%20tất%20cả%20trong%20trai%20tim



Tiếng cười nắc nẻ, tiếng khóc oa oa của các trẻ hàng xóm, kể cả tiếng gây gổ nẩy lửa giữa các hàng xóm, tất cả vẫn còn có thể trồi lên bất chợt làm nhịp tim ta nhanh chậm liên hồi,

Có biết bao chuyện bực mình ngày xưa ấy, cái nhìn lạnh băng, cử chỉ vồ vập, lời nói đầu môi, thái độ hững hờ bội bạc,… với dòng thời gian cũng được xoa dịu phôi pha biến đổi để trở thành một phần đời nào đó vẫn còn trong ta, thoạt hiện thoát bay.

Các kỷ niệm ấy, hoàn cảnh ấy, tình cảm ấy, sinh vật ấy, đều là dấu mốc vô hình đã được sàng lọc chôn chặt trong ngăn vô thức hay trên hộc cao hơn, tiềm thức, rồi đến một lúc nào đó bật lên ý thức, tất cả đều thể hiện một chi tiết về sự kiện, dáng vóc hình hài hay tâm linh, một phần nào đó liên quan đến nguồn cội mỗi con người trên thế gian nầy mang tên Quê Hương.

Hình%20Ảnh%20Miền%20Tây%20Nam%20Bộ%20–%20Hình%20Ảnh%20Quê%20Hương%20Miền%20Tây%20Sông%20Nước%20Tuyệt%20Đẹp%20%20–%20Website%20WP
Nếu không có quê hương, ta không biết mình là từ đâu đến, gia đình đồng hương.
Nếu không có quê hương, có thể ta không được biết cái ngọt ngào hay cay đắng của tình yêu, động cơ tuyệt vời có thể giúp ta làm nhiều điều kỳ diệu như cũng như biến đổi con người thành ác thú.

Image%20result%20for%20quê%20hương%20là%20tất%20cả%20trong%20trai%20tim



Nếu không có quê hương, ta không biết tình đoàn kết trên thế gian nầy là cần thiết, không một ai có thể sống không sự giúp đỡ của người khác như Sully Prud’homme đã viết « Nul ne peut se vanter de se p***er des aưtres ».

Nếu không có quê hương, chắc ta cũng không hiểu tình nhớ lòng thương sao mà sâu sắc ngọt lịm hay nỗi thống khổ tận cùng tim gan huyết mạch như thế nào.

Tải%20Hình%20Ảnh%20Phong%20Cảnh%20Quê%20Hương%20Việt%20Nam%20Đẹp%20Nhất

Nếu không có quê hương, chắc chắn ta không bao giờ biết được lòng tự trọng tự hào của một công dân yêu nưóc tự do dân chủ, hay nỗi tủi nhục của một dân tộc nô lệ bị xâm lăng.

Thật ra, chúng ta ai cũng có đất tổ quê cha.

Không có khoa học kỹ thuật hiện đại tân tiến nào ngay cả kỹ nghệ thẩm mỹ vẫn không biến nổi một người Á thành Âu hay da đen thành trắng được.

Sống tha hương bao nhiêu lâu chăng nữa, dù việc hội nhập rất nhuần nhuyễn, nói năng lưu loát có địa vị cao, thành đạt trong nhiều lãnh vực trong xã hội, người ta cũng có thể phân biệt được nguồn gốc mỗi người.

Dù biết rằng hoàn cảnh của thế giới ngày nay càng ngày càng phức tạp, việc thay đổi quốc tịch không làm cho ai ngạc nhiên, tuy nhiên dân tộc nào cũng vẫn còn giữ những nét đặc thù của quê hương mình, ít nhiều truyền thống phong tục của cha ông.

Vậy thì đừng để tính mặc cảm tự ti hay chán nản bi lụy, thờ ơ trước hoàn cảnh riêng hay chung của đất nước mà luôn luôn cố bình tĩnh tập thích nghi hội nhập, sống tự trọng tự lập vươn lên.

Không nên quá bận tâm cho tương lai thế hệ sau nầy, dù con cái ta có bị bứng khỏi nguồn cội ông cha, nhưng với chiếc gương trước mặt là cha mẹ, đồng hương cộng thêm một nền giáo dục tân tiến trong một xã hội văn minh, thế hệ kế tiếp sẽ có thái độ thích ứng, đúng đắn, chính chắn, rạch ròi hơn trong mọi tình huống chắc chắn là khác trước kia.

Image%20result%20for%20quê%20hương%20là%20tất%20cả%20trong%20trai%20tim

Đối với ông bà quê hương là tất cả, ta thương ta nhớ và hằng mong một ngày trở về trong tâm tình ngày trước, còn nước tiếp nhận cho ta tị nạn chỉ là quê hương thứ hai, như tâm trạng tình cảm của một người con nưôi dù được đùm bọc tận tình.

38%20Prettiest%20Warm%20Places%20in%20Europe%20in%20October%20%5b2023%5d

Ngược lại con cháu chúng ta lại xem nước định cư quê hương của họ, đó là điều tự nhiên đúng thôi. Phong tục tập quán truyền thống giáo dục cũng không giống nhau, có khi hoàn toàn khác biệt nữa là. Con cháu mình đâu có tắm trong văn hóa văn minh ngày trước làm thế nào hiểu được cái hay cái đẹp để bảo tồn phát huy.

Hơn thế nữa, phải công nhận tiếng Việt, một tiếng đơn âm có dấu rất phong phú dồi dào không dễ gì hiểu thấu đáo, phát âm hay viết cho đúng, và sử dụng lưu loát dễ dàng. Xin thử nghe một người sống lâu ở nước ngoài, ta có thể đoán được ngay người ấy cư ngụ định cư ở đâu vì thông thường trong một câu nói, vô tình hay hữu ý, thường pha trộn một vài tiếng ngoại thật…Việt. Và càng sống lâu ở nước ngoài và tiếp xúc thường xuyên với môi trường sinh hoạt, cách phát âm cũng mang ảnh hưởng đậm tiếng nước sở tại không hoàn toàn như tiếng mẹ quê hương.

Du%20lịch%20hè%20rủ%20nhau%20về%20miệt%20vườn%20miền%20Tây%20–%20Funny%20Fruit

Nước chảy xuôi dòng, nếu ta nhận chân rằng không thể ngăn chận sự luân lưu biến đổi trên thế giới thì cố gắng vui sống hội nhập, tự lực, tự trọng và nếu còn có thể góp phần bằng trí lực khả năng của mình trong cuộc sống thường nhật xã hội bất cứ nơi nào trên thế giới.

Vẫn biết rằng nếu ta không yêu quê hương ta thì ta không thể nào thương được nước người. Nhưng mối tình quê hương ấy cũng không giống nhau, mỗi người mỗi cách.

Vậy thì, thầm nghĩ rằng nếu mỗi người chúng ta đều cố gắng sống tốt hết lòng tha nhân mà vẫn không để mất cái « mình» thiện của mình trong mọi hoàn cảnh đã đều xứng đáng là một người con lương dân của tổ quốc quê hương.

Trần Thành Mỹ



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Apr/2023 lúc 3:08am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2023 lúc 11:42pm

NHỚ MÙA SƠ RI CHÍN

(Riêng tặng bạn bè cũ Gò Công)

Cây%20Sơ%20Ri%20-%20TRẠI%20CÂY%20GIỐNG%20BA%20BẰNG

Cống Bà Chài* mùa sơ ri chín đỏ

Tôi đưa em về chợ nhỏ Gò Công

Năm tháng phôi pha số phận long đong

Vẫn nhớ trường xưa khung trời kỷ niệm

Thương biết mấy mỗi lần em nũng nịu

Mình trao nhau câu chuyện mốí tình đầu

Tay trong tay theo nhịp bước dài lâu

Màu tươi thắm bông sơ ri nở muộn…

Image%20result%20for%20câu%20cá%20ruộng

Hè năm đó rũ nhau câu cá ruộng

Đến bất ngờ chim sáo vụt bay mau

Em mừng vui vung vẩy phất tay chào


Related%20image

Tôi cũng thấy lòng nôn nao rộn rã

Thơm lúa chín và thơm mùi rơm rạ

Mùi quê hương pha lẫn tóc em thương

Hồn lâng lâng nghe sầu nặng vấn vương

Image%20result%20for%20mùa%20sơ%20ri

Trưa nắng cháy mà sao tim xao xuyến?

Nhà ai đó vườn sơ ri quyến luyến

Đưa em vào mua những trái thơm ngon

Vói tay em giật mạnh nhánh cây dòn

Vụt té ngửa vào lòng tôi bất chợt

Mặt đỏ bừng bảo tôi khéo đùa cợt

Rồi dỗi hờn lẩn tránh, bỏ tôi đi

Rằng tại tôi chậm phản ứng tức thì

Image%20result%20for%20cho%20go%20cong

Tôi đứng lặng nghe hồn đau nặng trĩu

Bóng em khuất, đâu còn mơ dáng điệu

Tôi buồn lòng nhưng lại thấy càng yêu

Vẫn thương em người con gái mỹ miều

Hứa không ghé mua sơ ri lần nữa!

Thời thế đổi thay tôi vào binh lửa

Xa mái trường xa cả bạn bè xưa

Tiền đồn xa đêm lạnh bóng trăng thưa

Image%20result%20for%20mùa%20sơ%20ri

Nhưng vẫn nhớ mùa sơ ri thuở ấy

Hôm nay ngồi đây như còn nhìn thấy

Gò Công Đông chợ Mới với trừơng Nam

Nghe đâu đây câu hát vọng âm vang

Đem thương nhớ mang về khung trời cũ

Gò Công bây giờ chìm vào quá khứ

Nhưng trong tôi vẫn một dạ thủy chung 

Gió hắt hiu lạnh, buồn nhớ mông lung

Gò Công ơi! vẫn còn trong kỷ ức !!!


Nguyễn Cang

(hè, 2019)

*Cống Bà Chài: một địa danh ở Gò Công, trồng nhiều sơ ri, bên kia Cầu Đúc. Xuồng một khoảng nữa là cánh đồng ruộng mênh mênh (thời điểm 1965), cách chợ tỉnh độ 1km, đường đi Tăng Hòa.



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2023 lúc 8:39am


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Apr/2023 lúc 8:40am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2023 lúc 12:28am

NGỌN CỎ GÍO ĐÙA của Hồ Biểu Chánh, diễn đọc Thanh Phương    <<<<<<

Nguyễn%20Ngọc%20Chínhs:%20Đông%20&%20Tây%20gặp%20nhau%20qua%20Victor%20Hugo%20&%20Hồ%20Biểu%20Chánh

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Apr/2023 lúc 12:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2023 lúc 10:02am

Kỳ thú chuyện về vùng đất linh thiêng Gò Công

Vào năm 1834, bắt chước cách tổ chức hành chính của nhà Thanh, vua Minh Mạng cho đổi tên “trấn” thành “tỉnh”, rồi lập thêm tỉnh mới An Giang, như vậy Nam Kỳ lục tỉnh ra đời. Từ lúc đó Tân Hóa gồm phần đất thuộc tỉnh Gò Công sau này, mặc dù nằm sát nách Định Tường, nhưng được sáp nhập vào tỉnh Gia Định do tình cảm và ý muốn của vua Thiệu Trị.

Khi ký hàng ước 1862, cắt phân nửa Nam Kỳ “nhường” cho Pháp, trong đó có Gò Công, vua Tự Đức buồn rầu mất ăn mất ngủ mấy tháng liền. Vì thế người ta không lấy làm lạ khi triều đình Huế bất chấp mọi tốn kém, gửi sứ giả Phan Thanh Giản qua Pháp điều đình xin chuộc lại.

Năm năm sau, Pháp xua quân chiếm 3 tỉnh miền Tây còn lại. Bất chấp mọi tư cách pháp lý, Pháp tự ý chia Nam Kỳ thành những đơn vị hành chánh nhỏ (lúc đó gọi là sở tham biện) để cho dễ kiểm soát.

Về sau, Pháp đổi “Sở tham biện” thành “hạt” rồi “tỉnh”. Ba tỉnh Tân An, Gò Công, Mỹ Tho là do tỉnh Định Tường cũ tách ra. Ngay khi mới chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Gò Công nhờ vị trí hiểm yếu, sông rạch chằng chịt, giao thông trắc trở, lại thêm rừng rậm hoang vu đã trở thành những cứ điểm kháng chiến cho các lãnh tụ Trương Công Định, Thủ Khoa Huân…

Vì sao có tên Gò Công?

Với non 30km bờ biển, nép mình trên biển Đông Hải, tỉnh Gò Công nằm lọt trong lưu vực sông Vàm Cỏ, phía Bắc giáp tỉnh Chợ Lớn (hủy bỏ sau năm 1945) trù phú và tỉnh Tân An lặng lẽ, phía Nam dựa vào tỉnh Mỹ Tho. Hai sông Cửa Tiểu, Cửa Đại (Tiền Giang) làm ranh giới thiên nhiên giữa Gò Công với Bến Tre.

Tỉnh Gò Công chiếm một diện tích khiêm nhường khoảng 600 km2. Hai sông Vàm Cỏ Đông (còn gọi là sông Bến Lức) và Vàm Cỏ Tây (còn gọi là Tân An hay Vũng Gù) phát nguyên từ biên giới Campuchia – Việt Nam, chạy qua Đồng Tháp Mười sình lầy ngập phèn, nên dòng nước trong xanh nhìn thấy dưới đáy.

898ad07993387a662329%202%20Kỳ%20thú%20chuyện%20về%20vùng%20đất%20linh%20thiêng%20Gò%20Công

Tới vị trí Bần Quỳ (cây bần ngả có vị thế như người đang quỳ gối) thuộc quận Cần Đước xưa, tỉnh Vĩnh Long, thì cả hai sông hợp lại chảy qua địa phận Gò Công, Vàm Láng, đổ ra cửa Soài Rạp.

Tâm Bôn là đất Long An sau này. Chỗ hợp lưu hai sông Bần Quỳ, còn có sự tích ông Mai Bá Hương làm chức Xà-sai-ty dưới thời các chúa Nguyễn ở Nam Hà, trên đường vận lương tiếp viện (1705), khi biết thuyền lương sắp rơi vào tay đối phương, bèn ra lệnh đục thủng thuyền và chết theo thuyền. Để kỷ niệm và lưu truyền cái chết của con người trung nghĩa ấy, dân chúng gọi chỗ này là “sông Xá Hương”.

Theo các thương nhân đi ghe thương hồ xuôi ngược Sài Gòn về miền Tây và ngược lại thời xưa, mỗi lần qua miễu Bần Quỳ, thường hay bị cướp chặn đường. Một nữ tướng cướp nổi danh thế kỷ 19 còn gọi “Bà Nở” nghe đâu là con gái ông Quản Xô, cựu nghĩa binh thất trận về hùng cứ nơi đây. Hai bên bờ sông Vàm Cỏ từng in dấu vết chân của nghĩa quân Trương Công Định, Thủ Khoa Huân qua lại nhiều lần.

Những địa danh như Trường Bình, Vàm Bao ngược, đám lá tối trời, đồn Kiểng Phước… đều nhắc lại những sự kiện lịch sử, những chiến công của nghĩa quân kháng Pháp hồi cuối thế kỷ 19: “Trên trại đồn điền hoa khóc chủ/ Dưới Vàm Bao ngược sóng kêu oan!” (thơ Nguyễn Đình Chiểu)

Dõi theo bước Nam tiến, người xưa tới vùng đất mới thường chọn những giồng đất cao lập nghiệp: Gò Sơn Quy, Gò Khổng Tước, Gò Tre, Gò Cát, giồng ông Huê, giồng Tháp, giồng ông Nâu… Cuối thế kỷ 19, Gò Công còn hoang vu, nhiều lùm bụi, chưa khai phá.

Dọc theo bờ biển từ Vàm Láng xuống Tân Thành, Cửa Tiểu, là những rừng cây ngập mặn như đước, vẹt, sú, lá dừa đầy đặc, che khuất, kín đáo. Vì lẽ đó, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của các sĩ phu miền Đông, sau khi thất bại đều rút về Gò Công để củng cố binh lực.

13734f800cc1e59fbcd0%202%20Kỳ%20thú%20chuyện%20về%20vùng%20đất%20linh%20thiêng%20Gò%20Công

Cây cầu có tên Long Thạnh tại Gò Công năm 1920

Khi những đợt di dân đầu tiên từ miền ngoài tới đây hồi cuối thế kỷ 17 tìm nơi cao ráo, nơi sông sâu nước chảy dựng nhà, phá rừng làm rẫy, làm ruộng. Địa danh “Gò Công” còn nhắc lại sự tích, một địa thế thiên nhiên “Gò đất cao ráo, có nhiều chim công làm ổ, sanh sôi nẩy nở từ thế hệ này qua thế hệ khác”.

Thuở đó, Gò Công chưa có đường bộ. Mọi việc giao thông, chuyên chở, đi lại đều dùng thuyền, tam bản, xuồng ba lá và ghe chài. Sông Tra, nối liền với sông Vàm Cỏ, là thủy lộ quan trọng giúp người Gò Công qua lại Tân An, Thủ Thừa, Mỹ Tho, lên Chợ Lớn, Sài Gòn…

Vua Tự Đức (1848 – 1883) cho đắp “con đường sứ” nối từ Gia Định xuống giồng Sơn Quy để liên lạc với quê ngoại. Người xưa thường nói “nghe ông bà kể lại hồi đắp con đường này, bắt dân chúng phục dịch lao khổ để phá rừng, đào mương đáp lộ, bắc cầu trong hoàn cảnh đất đai hoang vu đầy muỗi mòng, rắn rít, thú dữ và sơn lam chướng khí, nên bị bệnh và chết rất nhiều”.

Giữa thế kỷ 20, di tích “con đường sứ” vẫn còn, là con đường trải đá nối tỉnh lỵ Gò Công ra bến Bắc Mỹ Lợi để đi Cần Giuộc, Chợ Lớn. Nhờ con đường sứ, nhiều công văn, tin tức liên lạc được liên tục. Sau này “con đường sứ” đã trở thành liên tỉnh lộ 5, nối Gò Công với Chợ Lớn.

Thưở khai hoang vất vả

Theo bản đồ hành chánh Nam Kỳ vào năm 1939, Gò Công có 5 tổng và 40 làng. Lúc đó, địa danh “quận” chưa xuất hiện. Nhiều tên tổng và làng còn tồn tại tới sau này như Hòa Đồng hạ, Hòa Đồng trung, Hòa Đông hạ…

Tới những thập niên đầu thế kỷ 20, Gò Công hình thành các chợ ở đầu mối giao thông đường thủy, có những cửa hàng buôn bán cố định thay vì buôn gánh bán bưng và họp chợ phiên. Chợ tỉnh lỵ Gò Công, có từ năm 1897. Về mặt giáo dục, cùng năm đó, Pháp mở trường tổng tại tỉnh lỵ và 4 tổng khác trong tỉnh, đặt tại các làng Tân Niên Tăng, Tăng Hòa, Vĩnh Lợi và Đồng Sơn.

ca3588c6cb8722d97b96%202%20Kỳ%20thú%20chuyện%20về%20vùng%20đất%20linh%20thiêng%20Gò%20Công

Công trình ở Gò Công đầu thế kỷ 20

Đến năm 1939, Gò Công bắt đầu phát triển các chợ. Phố xá buôn bán sầm uất. Hàng hóa trao đổi lưu thông dồi dào.

Những năm 1955 – 1963, tỉnh Gò Công sáp nhập vào tỉnh Định Tường. Năm 1963, Gò Công tách riêng thành lập tỉnh cũ như dưới thời Pháp thuộc, gồm 4 quận, đều bắt đầu bằng chữ “Hòa” như Hòa Tân, Hòa Lạc, Hòa Đồng, Hòa Bình…

Căn cứ theo gia phả một số dòng họ, thì một số người từ miền Trung như Quảng Ngãi vào lập nghiệp tại Gò Công. Vùng này hồi đó là sình lầy, rừng bụi hoang vu, chạy thẳng ra tới mé biển… Những chỗ trũng, thấp, nằm giữa các giồng đất được khai phá thành từng khoảng để làm ruộng, làm rẫy theo kiểu “tằm ăn lá dâu”.

Hồi trước chỗ nhiều cỏ, lác, bùn, lầy gọi là “thảo điền”. Người xưa kể lại rằng vùng này hồi trước nắng khô, nứt nẻ, nhiều hố sâu. Đến khi mưa xuống, nước ngấm vào, đất mềm mới cày bừa làm ruộng được. Mỗi lần cày ruộng, phải lùa trâu đực, móng chân cao cho khỏi mắc lầy, nếu không nhiều con trâu bị lún xuống bùn đi không nổi.

Quyển “Địa bạ tỉnh Định Tường” viết từ thời Minh Mạng (1820-1840) , nhận thấy phần lớn đất đai ở Gò Công (giáp Định Tường) phần lớn do phụ nữ giữ quyền sở hữu. Điều đó chứng tỏ hồi xưa vai trò người phụ nữ thực sự nắm quyền sở hữu ruộng đất, quản trị kinh tế gia đình, là một nét đặc biệt trong vùng đất mới, xa kinh đô.

Cho tới những năm nửa đầu thế kỷ 20, Gò Công vẫn còn là một chỗ xa xôi, biệt lập vì địa thế cách trở, mặc dầu chỉ cách Sài Gòn – Chợ Lớn chừng 50 km đường chim bay.

Dưới chế độ nhà Nguyễn, ngoài “con đường sứ” nối từ Gia Định về Gò Công, tất cả mọi sự giao thông khác trong vùng, phải vận chuyển bằng đường thủy, Từ Gia Định về Gò Công, các ghe thuyền từ sông Vàm Cỏ rẽ vào sông Tra, vào rạch Băng đến Bình Xuân trước khi tới tỉnh lỵ Gò Công.

Hồi đó các ghe chở gạo, ghe cá, ghe củi chạy buồm từ Gò Công qua vàm Bao Ngược (vượt sông Vàm Cỏ) để qua Cần Giuộc về Chợ Lớn. Từ phía Mỹ Tho đi Gò Công thường phải theo sông Cửa Tiểu vô vàm Giồng, tới rạch Vểnh Lợi, tiếp qua rạch Gò Công.

13e252111150f80ea141%202%20Kỳ%20thú%20chuyện%20về%20vùng%20đất%20linh%20thiêng%20Gò%20Công

Bản đồ Gò Công năm 1881

Đường bộ nối Gò Công với các tỉnh và Chợ Lớn mới thành hình từ thập niên 1930 đều phải qua bắc: Bắc Chợ Gạo nối Gò Công với Mỹ Tho, bắc Mỹ Lợi nối Gò Công với Cần Giuộc, Chợ Lớn. Từ bắc Chợ Gạo, xe đò phải chạy tiếp tới Thanh Thủy, Thạnh Nhựt, Gò Bầu trước khi vào tỉnh lỵ Gò Công… Vì nằm chệch thủy trình về miền Tây và quốc lộ số 4, tỉnh lỵ Gò Công chưa bao giờ phát triển sung túc, sầm uất như Mỹ Tho, Cần Thơ.

Con đường quan trọng nhất trong tỉnh lỵ chạy từ Yên Luông Đông xuống chợ, phải qua một cây cầu bắc ngang con rạch nhỏ, phía trên lăng mộ của Trương Công Định. Lâu ngày, con rạch này cạn dần phải lấp đi, để mở rộng châu thành, và từ đó chỗ này gọi là “đường kinh lấp”.

Sách “Cảnh cũ người xưa” kể lại: “Bên chợ thì cạn, nhiều bùn lầy, chạy từ cầu Long Chánh đến Cầu Phủ. Những thuyền, tam bản từ các nơi về đậu ở bên chợ dỡ hàng lên bán như gạo, củi, cây lá, tre, dừa chuối, khoai bắp, cùng súc vật gà heo… Thỉnh thoảng có một ít ghe thuyền từ Cần Giuộc hoặc Định Tường đến mua gạo, gà heo… chở đi bán các nơi khác…”.

Kinh Chợ Gạo, làm ranh giới cho hai tỉnh Gò Công, Mỹ Tho là đường thủy chiến lược nối từ sông Cửa Tiểu qua sông Vàm Cỏ. Kinh này được đào dưới thời viên Thống đốc người Pháp có tên Dupré, nên dược gọi “Canal Dupré”, rút ngắn thủy trình chuyên chở lúa gạo từ miền Tây về Chợ Lớn để thay thế cho kinh Bảo Định vừa hẹp vừa cạn.

Kinh Chợ Gạo được đào ròng rã hai tháng, vét một triệu mét khối đất, đắp cao hai bên bờ để làm lộ xe đi lại. Ngày ăn lễ lạt tổ chức hết sức trọng thể. Những nhà ở hai bên bờ kinh có treo cờ, giăng đèn, kết hoa, làm cổng chào và dặt bàn hương án. Chính Dupré, Thống đốc Nam Kỳ đến tham dự. Khi chiếc tầu sắt chở Dupré vừa đào kinh, hai bên có lính mã tà cưỡi ngựa đi song song. Lại còn có thả khinh khí cầu để khoa trương kỹ thuật Tây phương.

9e79de8a9dcb74952dda%202%20Kỳ%20thú%20chuyện%20về%20vùng%20đất%20linh%20thiêng%20Gò%20Công

Vua Thành Thái thăm Gò Công năm 1897

Hai năm sau, số lượng lúa gạo chở lên Sài Gòn gia tăng gấp đôi, gấp ba lần. Vào những năm cuối thế kỷ 19, hàng ngày có hàng trăm ghe chài qua kinh Chợ Gạo. Dọc theo thủy trình về miền Tây trong phạm vi tỉnh Gò Công có nhiều chỗ giáp nước, những vị trí thuận lợi được hình thành các chợ để ghe thương hồ ghé mua bán, trao đổi hàng hóa như Chợ Gạo, chợ Mỹ Lợi, chợ Trường Bình.

Sóng nước Gò Công

Gò Công còn có Vàm Bao Ngược, thường có sóng lớn vào buổi chiều, thường gây mối ám ảnh cho các ghe thương hồ lục tỉnh. Câu hát xưa còn nhắc: “Anh đi ghe lúa Gò Công/ Vô vàm Bao Ngược, bị giông (gió lớn) đứt buồm”.

Vàm Bao Ngược là chỗ nhận chìm biết bao nhiêu ghe xuồng qua lại mỗi khi chèo ra giữa sông bị sóng gió nổi lên thình lình. Chỗ khúc sông này tạo ra nhiều thảm cảnh thương tâm cho những người sống trên sông nước: “Thuyền anh cao, nhưng sóng cả nhận chìm,/ Em trông sông bao nhiêu khúc, nỗi niềm ruột đau”.

Vàm Bao Ngược là chỗ gặp gỡ của các dòng nước: Nước sông Vàm Cỏ từ Tân An, Bến Lức đổ ra, kinh Chợ Gạo từ Mỹ Tho chảy xuống hợp với sông Tra từ Gò Công, tạo ra một khúc sông sâu, rộng mênh mông. Bên này vàm Bao Ngược là bến phà (bắc) Mỹ Lợi đưa các xe đò, xe hàng và hành khách qua sông để đi Cần Giuộc, Chợ Lớn. Vì khúc sông nguy hiểm, nên mỗi lần sắp qua sông, bạn chèo ghe phải sửa soạn dầm, chèo, quai chèo, buồm cho vững chắc.

Vàm Bao Ngược cũng là khúc sông lịch sử. Sau khi hạ đồn Kỳ Hòa (Chí Hòa), Pháp xua binh xuống đánh Mỹ Tho (lúc đó gọi là Định Tường). Các chiến thuyền theo cửa Soài Rạp vô vàm Bao Ngược, rẽ vào sông Tra đánh nghĩa quân Gò Công. Nghĩa quân của ta mai phục sẵn, đắp những mô đất cao tại dập Bà Thái, phía ngoài Bình Xuân chống trả mãnh liệt.

bdb7fa44b905505b0914%202%20Kỳ%20thú%20chuyện%20về%20vùng%20đất%20linh%20thiêng%20Gò%20Công

Một người giữ vị trí cai tổng ở Gò Công năm 1921

Vượt vàm Bao Ngược đã tới cửa ngõ “đất kinh kỳ”. Đầu thế kỷ 20, đi ghe thường phải chèo hoặc chạy buồm nhờ sức gió, không có máy móc nhiều như sau này, do đó bạn chèo rất mệt mỏi, trông cho mau tới chỗ để được nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm và đợi con nước để tiếp tục lên đường.

Hồi trước, ghe thương hồ xuôi ngược lục tỉnh phải qua Chợ Đệm, nằm ở phía dưới cầu Bình Điền sau này. Qua khỏi Bến Lức, men theo con nước thuận, các ghe chèo luôn một mạch tới “ba Cụm”. Tại chỗ này là nơi giáp nước: Sông Chợ Đệm chảy ra, sông Bến Lức chảy vào. Hai dòng nước gặp nhau, là cái bến tạm để ghe xuồng đậu nghỉ, chờ con nước sau.

Theo kinh nghiệm, những người chèo ghe theo nước lớn vô Ba Cụm, phải “canh” làm sao cho khi vừa tới chỗ giáp nước, thì nước phía bên kia cũng “giựt ròng”, để chèo luôn cho nhẹ. Các ghe buôn từ lục tỉnh, mỗi lần qua Chợ Đệm thường ghé lại mua đệm may buồm, mua bao cà ròn, mua nóp để ngủ thay mùng.

“Ghe Cần Đước” một thời nổi tiếng cả Nam Kỳ, có mũi cao, cản nước, đi chậm, cặp mắt xếch ngược như mắt Quan Công. Tương truyền ghe Cần Đước do thợ người Minh Hương, con cháu di thần nhà Minh Dương Ngạn Địch, Huỳnh Tấn ở Vũng Gù, Cù Úc, Mỹ Tho đóng. Ghe chài Cần Đước đi từ từ, đi tới đâu cũng nhìn thiên hạ như thách thức.

Khi việc chuyên chở đường sông còn thịnh hành, bạn chèo ghe chài Cần Đước thường là dân giỏi võ nghệ. Một lần đoàn ghe chài Cần Đước đụng với đám cướp ở Tân Châu để cứu giá đoàn ghe thương hồ lục tỉnh, làm cho giới sống trên sông nước miền Nam còn nhớ mãi.

Gò Công là tỉnh cũ ở miền Tây Nam Bộ. Tỉnh này được thành lập vào ngày 1/1/1900, tồn tại vào thời Pháp thuộc và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể vào cuối năm 1956. Tuy nhiên, sau đó tỉnh Gò Công lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập vào năm 1963.

Sau giải phóng, tháng 2/1976, tỉnh Gò Công hợp nhất với tỉnh Mỹ Tho và thành phố Mỹ Tho thành tỉnh Tiền Giang. Địa bàn tỉnh Gò Công lúc bấy giờ được chuyển thành huyện Gò Công và thị xã Gò Công cùng thuộc tỉnh Tiền Giang.

Sau nhiều lần thay đổi hành chính, địa bàn tỉnh Gò Công cũ hiện nay tương ứng với thị xã Gò Công và các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang.

Hiện nay, địa danh “Gò Công” chỉ còn được dùng để chỉ thị xã Gò Công, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Tiền Giang.

Vũ Hải (biên soạn)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/May/2023 lúc 10:00am

CÂU CHUYỆN VỀ VÙNG ĐẤT GÒ CÔNG <<<<<<

CÂU%20CHUYỆN%20VỀ%20VÙNG%20ĐẤT%20GÒ%20CÔNG%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/May/2023 lúc 11:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/May/2023 lúc 8:34am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22118
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/May/2023 lúc 6:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 201 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.436 seconds.