Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Aug/2019 lúc 10:05am

CON ƠI CHO MẸ VỀ NHÀ


Viện Dưỡng Lão
Nhà tôi cũng đã tình nguyện đi thăm ba nhà già mỗi tuần trong bẩy năm trời với tư cách là người đi kiểm tra tình trạng vệ sinh của các nơi này và bá cáo cho Quận Faitfax biết. Ban giám đốc các nơi này cũng rất e ngại mỗi khi nhà tôi ghé thăm. Nhờ vậy mà những cụ già cũng được họ chăm sóc tử tế hơn và giữ gìn nơi chốn sạch sẽ hơn.
Tôi có tháp tùng nhà tôi mấy lần nhưng tôi hơi bị depressed vì thấy có lần một cụ già đứng ôm cái walker và kêu liên miên: “Help me! Help me!” mà không có ai tới giúp. Mùa đông một cụ khác ngồi xe lăn, mặc áo dài không che được hai cái chân. Cụ là người Việt Nam không biết nói tiếng Anh. Thấy chúng tôi, cụ xin mặc cho cụ cái leg warmer cho đỡ lạnh. Cụ khác thì bốc cả phân của mình trên giường mà ăn. Có cụ thì vào nhầm phòng và leo lên giường người khác nằm. Nhà tôi đã về hưu từ lâu nên đã bỏ thì giờ để làm công việc thăm nom này. Đến năm 72 tuổi mới thôi tình nguyện thăm nhà già.
Bài viết dưới đây của Trịnh Gia Mỹ mô tả đúng tâm trạng của tôi khi đến các viện dưỡng lão. Tôi có nói với các con tôi là bố muốn chết trong nhà chứ không muốn vào viện dưỡng lão. Ước mong được như vậy.
* * * * * * *
Sáng Thứ Tư , Ngọc thường vào Viện Dưỡng Lão thăm những người Việt Nam ở đó. Lâu ngày, việc này trở thành một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt hàng tuần của Ngọc. Khu nhà lạnh lẽo, có dãy hành lang dài sơn màu trắng, lạnh lẽo như bệnh viện chẳng có gì hấp dẫn mà sao nó mời gọi Ngọc đến thế? Khu nhà có những căn phòng nhỏ vuông vức thoang thoảng mùi ngay ngáy, khai nồng của nước tiểu đôi khi xen lẫn phân vương vãi trên những tấm nệm mỏng sao mà nó làm cho Ngọc thiết tha đến thế ? Khu nhà vô tri mà có lúc Ngọc nghĩ nó như một nấm nhà mồ vĩ đại chôn dần những Cụ già đang bị đời sống quên lãng, chờ giờ để lên đường. Vậy mà sao nó vẫn làm cho Ngọc cảm thấy ray rứt, cảm thấy khó chịu nếu tuần lễ nào bận việc không đến được. Các Cụ đã trở thành một phần trong đời sống của Ngọc.

Đến thăm viếng các Cụ thường xuyên, Ngọc quen và biết rành cá tính từng người. Cụ Cơ hiền lành, ít nói nhưng hay tủi thân. Đụng gì Cụ cũng khóc, làm gì Cụ cũng lẫy hờn. Nhiều khi Cụ bỏ cả bữa cơm chiều chỉ vì một lời nói bâng quơ. Bác Tám nóng nảy, hay la hét mỗi khi có điều gì không vừa ý. Nếu Miền Nam không mất thì giờ này Bác đã làm đến cái chức gì rồi đó chứ! Mấy đứa khó ưa ở đây làm gì có được cái diễm phúc sờ vào chân của Bác, nói chi là chúng nó dám la mắng Bác như bây giờ! Cụ Điền thì chỉ thích nói tiếng Mỹ nhưng lại có cái tật pha tiếng Tây nên chẳng ai hiểu, hoặc nếu có ráng hiểu thì cũng phải đoán lờ mờ. Khổ nỗi là Cụ chẳng bao giờ chịu nói tiếng Việt. Cụ bảo phải tập nói tiếng Mỹ cho nó quen, để còn nói chuyện với đám cháu của Cụ khi chúng vào thăm, nhưng chưa lần nào Ngọc gặp con cháu của Cụ vào thăm cả !
Ngọc thân với Cụ Lũy và Bác Nga hơn hết. Phòng của Cụ Lũy ở giữa khu Buiding và phòng của Bác Nga thì ở cuối tòa Buiding. Cuộc sống của hai người hoàn toàn đối lập cho Ngọc một cái nhìn trung dung về cuộc đời. Cụ Lũy âm thầm trong khi Bác Nga thì ồn ào. Cụ Lũy lúc nào cũng sống trong sự chờ đợi, mong mỏi trong khi Bác Nga thì có vẻ chẳng mong mà lại có được đầy đủ. Cụ Lũy chịu đựng còn Bác Nga thì thỏa mãn. Hai cuộc đời khác biệt như hai mặt của sự sống và sự chết. Lần đầu tiên gặp Cụ Lũy, Ngọc để ý đến Cụ ngay. Nhìn Cụ bây giờ, không dễ gì người ta hình dung ra được một Vị quan quyền oai phong lẫm liệt ngày nào.
Cụ tiều tụy đến thảm hại. Thân hình Cụ mỏng dính, dán sát xuống mặt nệm nhàu nát và mỏng manh như chính thân hình Cụ ! Qua cái chăn phủ trên người, Ngọc có cảm tưởng tấm thân còm cỏi của Cụ Lũy chỉ còn toàn xương. Cụ nằm im như pho tượng. Khuôn mặt không lộ một chút cảm giác nào. Nếu không có cặp mắt còn đưa qua, liếc lại một cách chậm chạp thì chắc người ta không thể nhận biết Cụ còn sống! Cụ Lũy rất ít nói, họa hoằng lắm mới nghe Cụ nói một vài tiếng. Có thể vì ít nói quá cho nên mỗi khi muốn nói, Cụ Lũy phải cố gắng uốn cái lưỡi khá lâu rồi mới rặn ra được một câu, thường là câu ngọng nghịu, khó nghe! Phải để ý lắm mới hiểu Cụ muốn nói gì. Đôi lúc đến thăm, Ngọc ở với Cụ Lũy lâu hơn và thường đem những chuyện vui trong Sở kể cho Cụ nghe.
Thỉnh thoảng Ngọc cũng làm cho Cụ cười nhưng Ngọc thấy nụ cười hiếm hoi của Cụ Lũy sao mà nó héo hon! Sao mà nó tội nghiệp! Mỗi khi Ngọc ngừng kể, Cụ đưa mắt nhìn Ngọc, Cụ giơ cánh tay khẳng khiu của Cụ lên, như muốn đòi Ngọc kể tiếp. Ngọc luôn lợi dụng những cơ hội như vậy để bắt bí Cụ, để dỗ cho Cụ ăn. Lâu dần, Ngọc khám phá ra một điều là chẳng có phương pháp nào khuyến khích Cụ Lũy hay cho bằng phương pháp nói với Cụ là : Cụ hãy chịu khó ăn uống, hãy chịu khó tập đi rồi các con của Cụ sẽ vui và sẽ tới đón Cụ. Những lúc nghe nhắc đến con, đôi mắt của Cụ Lũy sáng lên, người của Cụ như được truyền thêm nghị lực, Cụ ráng đứng dậy, gập người trên chiếc máy tập đi mà lê từng bước. Cụ cũng ráng ngồi, vừa thở hổn hển vừa cố tựa lưng vào thành giường mà múc từng muỗng soup lạnh tanh đưa lên miệng, trệu trạo nuốt. Cánh tay Cụ yếu ớt, run run có lúc làm đổ cả soup ra giường.
Cụ Lũy âm thầm vậy, nhưng ngược lại, Bác Nga thì đầy sinh động. Lúc nào Bác cũng là người cuối cùng Ngọc ghé thăm. So với Cụ Lũy thì Bác Nga tương đối còn trẻ. Ngọc đoán chắc là Bác độ chừng hơn sáu mươi hoặc xấp xỉ bảy mươi. Lần nào đến, Ngọc cũng thấy Bác ngồi trên chiếc xe lăn ở ngay ngoài cửa phòng. Môi Bác thường nở nụ cười và đầu tóc Bác tươm tất. Bác Nga thích nói, nhất là về những người con của Bác. Bác Nga có hai hay ba người con gì đó, Ngọc không nhớ rõ lắm. Người nào nghe nói cũng ăn học thành tài và có hiếu với Mẹ. Bác khoe là hai người con của Bác thường gọi điện thoại thăm Bác, nói chuyện cho Bác vui. Họ cũng thay phiên nhau vào săn sóc cũng như giúp Bác tắm rửa, vệ sinh.
Nghe Bác Nga nói, đôi khi Ngọc có hơi thắc mắc là sao những người con của Bác không để Bác ở nhà khi Bác cũng chưa già lắm để phải trải những chuỗi ngày còn lại của Bác ở nơi này ? Nhưng Ngọc vội xua đuổi ý tưởng đó ngay. Ngọc đoán hai người con của Bác Nga chắc là thường vào thăm Bác vào những lúc cuối tuần hoặc đầu ngày, vì từ khi biết Bác, Ngọc chưa lần nào được gặp họ. Bác Nga luôn hãnh diện về những người con của Bác. Có lần Bác chỉ cái hình chụp một tòa nhà cao ngất dán bên tường, bảo là do con trai của Bác xây khiến Ngọc phục quá. Quả là một công trình xây dựng lớn. Lâu lâu cao hứng, Bác ngâm những đoạn thơ tình rất mùi do con gái Bác sáng tác làm Ngọc càng phục hơn. Nhìn gương mặt rạng rỡ của Bác Nga khi nhắc đến những người con, Ngọc cũng vui lây.
Nhưng có một lần, Bác Nga bảo Ngọc đẩy Bác vào phòng, buồn bã nói hôm nay là Ngày Sinh Nhật Bác mà chẳng thấy đứa con, đứa cháu nào đến thăm hoặc gọi điện thoại. Bác bảo chẳng đứa nào còn nhớ tới Bác ! Nghe Bác Nga nói mà Ngọc thấy tim mình se thắt. Ngọc liên tưởng thật nhanh đến những tháng ngày sắp đến của Bác trong căn phòng này, Bác còn ngồi trong chiếc xe lăn đó bao lần nữa để nhìn ngày Sinh Nhật của Bác âm thầm đến trong sự chờ đợi và cô đơn? Ngọc nghiêng xuống sát tai Bác, buông một câu khách sáo không ngờ:
" Happy Birthday Bác ”.
Ngọc nghe tiếng mình lạ hoắc, như tiếng ngói gạch vụn vỡ, chập chờn. Bác Nga quơ tay ra đằng sau, tìm tay Ngọc. Bác ríu rít nói những lời cám ơn Ngọc xen lẫn trong tiếng cười dòn mà Ngọc nghe không rõ. Nhưng Ngọc biết là Bác vui, và đôi mắt Bác chắc là đang ánh lên một niềm hạnh phúc….
Ngày Tết, Ngọc cũng vào thăm. Cụ Lũy ăn mặc chỉnh tề. Trên đầu còn thêm cái nón nỉ nên trông Cụ có vẻ mạnh khỏe, khác hẳn mọi ngày. Cụ nhìn Ngọc, cười, uốn cái lưỡi rồi nói: “Về” , và ngó mong ra cửa. Ngọc thấy ánh mắt Cụ Lũy y hệt ánh mắt của một đứa trẻ thơ mong Mẹ về chợ.
“Thời thơ trẻ thứ hai”
Ai đó đã nói chắc không sai. Ngồi với Cụ Lũy một chút, định tiễn Cụ ra xe khi các con Cụ đến đón mà mãi vẫn chưa thấy nên Ngọc đành phải từ giã Cụ để sang thăm Bác Nga, trong lòng cứ sợ trễ, cứ sợ là Bác đã về. Đúng như Ngọc đoán, phòng Bác Nga trống trơn, cái xe lăn Bác thường ngồi nằm chõng chơ ở một góc phòng. Chắc là Bác đã về ăn Tết với các con của Bác rồi! Vừa lúc Ngọc quay gót thì Cô Y Tá đi ngang, nhìn thấy Ngọc Cô dừng lại:
- Bà Nga đổi sang phòng 109 từ hôm qua rồi !
Ngọc ngạc nhiên:
- Ô, sao vậy ?
- Bà bị Stroke, giờ đang nằm mê man chẳng biết gì hết, chúng tôi liên lạc với gia đình mà chưa được !

Ngọc cám ơn người Y Tá rồi đi ngược lại phòng 109. Bác Nga nằm một mình với những ống dây chằng chịt nối vào người. Mắt Bác nhắm nghiền còn miệng Bác thì há to, thở những hơi thở nặng nhọc nghe như tiếng ngáy của một người đang trong cơn ác mộng. Một tấm khăn trải giường mỏng phủ dài từ ngực đến chân. Bên cạnh giường Bác Nga, cái biểu đồ vô nghĩa đang chạy những lằn lên xuống như những đợt sóng nhấp nhô ngoài khơi. Những lằn vẽ chậm chạp đang thu nhỏ dần khoảng cách giữa sự sống và chết của một kiếp người! Thỉnh thoảng Bác Nga cựa mình, ú ớ những tràng âm thanh vô nghĩa.
Ngọc đứng sát vào mép giường, cảm thấy đời sống Bác Nga cũng mấp mé ở đâu đó, đang dần trôi. Một hồi lâu thì Bác Nga mở mắt, dường như có một đóm lửa nào đó leo lét vừa lóe lên trong đôi mắt đã lờ đờ:
- Con… tới rồi đó à ?

Ngọc dạ nhỏ, tiếng dạ nghe mơ hồ như từ một cõi xa xăm nào đó vọng về.
- Con cho Mẹ về… đón Ông Bà… ăn Tết hả con ?

Ngọc dạ lớn hơn. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má Bác Nga. Bác cựa mình, cố gắng giằng sợi dây đang cột chặt đôi tay Bác vào những thanh sắt. Ngọc luồn tay xuống giường, nắm lấy tay Bác, siết chặt, như muốn truyền cho Bác thêm nghị lực.
Bỗng nhiên Ngọc rùng mình vì bàn tay của Bác Nga lạnh ngắt! Một hồi lâu, Bác lại mở mắt, thều thào:
- Con cho Mẹ ở nhà… đừng bỏ Mẹ ở đây nữa… Mẹ sợ…
- Vâng, vâng, thưa Mẹ…

Ngọc cảm thấy đôi mắt mình cay cay. Có một cái gì đó như vừa đổ ập xuống, gãy vụn.
À, thì ra đây mới là giây phút sống thật của Bác.. Hóa ra bấy lâu nay Bác Nga sống bằng ảo tưởng. Bác sống bằng mộng mơ. Bác sống bằng những vở kịch mà Bác vừa là Đạo Diễn, vừa là Diễn Viên và cũng vừa là Khán Giả. Bác leo lên sân khấu rồi Bác lại chạy xuống ghế ngồi. Bác vỗ tay, Bác cười, Bác khóc bâng quơ một mình, cô đơn một mình ! Ngọc thầm ước phải chi con gái Bác có mặt ở đây, giờ này, để nghe những lời ao ước của Mẹ.
Bác Nga cố gắng thều thào một cách khó khăn:
- Con… cho Mẹ về… thật hả con?
- Vâng, thật, về bây giờ, về ngay !

Ngọc siết chặt tay Bác Nga, cảm thấy hai hàng nước mắt nóng hổi của mình đang trào ra, lăn xuống đôi môi, mặn chát.
- Con … cho Mẹ ở nhà… thật hả con?
Ngọc gật gật, nghe tiếng lòng mình nức nở:

- Vâng, vâng …. ở nhà. Con không để Mẹ ở đây nữa đâu, Mẹ yên tâm!
Bác Nga cười, nhắm nghiền đôi mắt. Bác nói những câu gì đó mà Ngọc không nghe được nữa. Tiếng Bác nhỏ dần…, nhỏ dần…im bặt…rồi Bác thở hắt ra một cái, đầu Bác nghẻo sang một bên !
Trịnh Gia Mỹ

                  Image%20may%20contain:%20one%20or%20more%20people,%20people%20sitting%20and%20indoor
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Aug/2019 lúc 1:17pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Aug/2019 lúc 6:52am

15/MAR2919 - THẾ NÀO LÀ BẠN GIÀ?   <<<<<


Related%20image


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Aug/2019 lúc 6:58am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2019 lúc 11:05am

Xế bóng cuộc đời ‘Thôi mình đi em nhé…’’!






Hồi mới qua Mỹ, lần đầu thấy tấm bảng ghi là Estate Sale cắm ở góc đường, tôi đoán là một hình thức bán bớt đồ cũ trong nhà. Như bày bán ở Garage thì gọi là Garage Sale; bày bán ở sân sau nhà thì gọi là Yard Sale; dọn nhà thì người ta bán bớt những thứ không tiện đem theo với bảng cắm là Moving Sale, còn Estate Sale… chắc cũng tương tự. Tự dặn là về phải tra tự điển, nhưng rồi tôi quên luôn! Nhớ lại những ngày mới đến Mỹ, ra đường thấy chữ gì không hiểu thì cứ nhủ lòng về tra tự điển, nhưng bao giờ cũng quên nhiều hơn là nhớ


Góc của Phan: Estate Sale…


Cho tới một hôm tình cờ nghe cô bạn Mỹ làm chung kể chuyện, tôi mới hiểu chính xác Estate Sale là bán sạch gia tài. Cổ kể là vợ chồng cổ mua được bộ bàn ăn thuộc loại đắt tiền, còn rất mới nhưng với giá chỉ một phần mười giá trị thực của bộ bàn ăn đó. Theo cô ấy cho biết, bộ bàn ăn trị giá năm ngàn đồng, dù nó còn mới được tám mươi phần trăm, nên có phải mua với giá một, hai ngàn đồng, cô ấy cũng đồng ý mua. Vậy mà vợ chồng cô ấy mua được với giá chỉ năm trăm đồng, từ một căn nhà treo bảng Estate Sale. Cô ấy phải ghi xuống giấy ngày, giờ và địa chỉ của căn nhà đó. Rồi thông báo cho chồng cô ta biết trước mấy ngày để đến đúng hôm đó, hai vợ chồng phải dậy sớm mà đi xếp hàng. Khi lọt được vào ngôi nhà Estate Sale, cô nhanh chóng quyết định, phải kể là may mắn nên cô đã mua được bộ bàn ăn thuộc loại đắt tiền với giá quá rẻ.

Trò chuyện thêm với cô bạn, tôi mới hiểu ra Estate Sale là bán toàn bộ đồ đạc trong nhà: từ ly tách muỗng chén, đến quần áo, giường ngủ, tủ trà, bệ thờ; tới cả tranh, tượng, đồ kỷ niệm… Nhưng giá bán của Estate Sale không rẻ như Garage Sale, Yard Sale, hay Moving Sale vì không phải là đồ thừa trong nhà. Lý do bán hết các thứ trong nhà vì chủ nhà phải vô viện dưỡng lão chẳng hạn: những người già neo đơn ấy không có thân nhân để có thể cho lại nên họ bán hết, bán sạch, với giá cao hơn bán đồ cũ, đồ thừa của Garage Sale, Yard Sale, hay Moving Sale…

Và người Mỹ đi Estate Sale như đi hội chợ, nhất là Estate Sale ở những khu nhà giàu. Ngay từ sáng sớm thiên hạ đã xếp hàng ghi tên, xe đậu dài hai ba blocks đường. Tới giờ mở cửa, người ta tranh nhau mua. Sau đó bưng bê nườm nượp, náo nức như được chia của.

Câu chuyện về Estate Sale như một hiểu biết thêm về đời sống Mỹ trong đầu óc mới tới định cư của tôi. Rồi thời gian và cuộc sống cá nhân, gia đình quay cuồng theo cơm áo gạo tiền nên chả nhớ gì tới Estate Sale nữa. Cho tới một sáng cuối Thu, đã bảy giờ nhưng mặt trời còn chưa ló dạng. Không gian yên ắng tới chỉ nghe mỗi tiếng đồng hồ tích tắc trên tường. Ngoài cửa sổ, sương còn phủ ngọn đồi sau nhà mờ ảo màu lá vàng phai. Không gian đẹp nhưng buồn quá, nhất là cái lạnh đã len lỏi về, đậu trên những ngón tay cảm giác điêu tàn. Tôi đi thay quần áo để đi giúp một ông bạn già: Hôm nay ổng bán Estate Sale. Tuy hẹn chín giờ nhưng tôi đi sớm để có thời gian ngồi uống với ông bình trà. Bởi đêm qua thao thức về ông, tôi nghĩ sau hôm nay, có thể là lần cuối tôi gặp ông trong đời. Nhớ lại, tôi quen biết ông chừng năm, bảy năm trước, dịp tôi phỏng vấn cựu Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai ở trung tâm sinh hoạt cao niên trong thành phố. Bữa đó, chính ông đã đến bắt tay tôi trước, hỏi tôi có phải là Phan mà ông thường đọc đó không? Tôi có cảm tình ngay với một người lớn tuổi, hiền lành, đôn hậu. Tình thân chưa có nhưng lòng cảm mến thì nhiều, tôi cho ông số điện thoại để tiếp tục nói chuyện vào dịp khác bởi tôi đang bận với cuộc phỏng vấn,…

Rồi tình thân nảy nở sau những lần ông mời tôi đi uống cà phê, rất thỉnh thoảng, nhưng ông thực sự có hiện diện trong tôi như một người bạn mà tôi thường tự trách là ít thăm hỏi ông, hay mời ông đi uống ly cà phê. Giao tiếp với người già chỉ mất ít thời gian mà được lợi rất nhiều về kiến thức và kinh nghiệm sống. Biết thế, nhưng khi có thời gian rảnh thì tôi vẫn đi chơi với bạn trẻ nhiều hơn; Chỉ khi cần hỏi, là cần tới người già thì tôi mới nhớ tới ông, gọi ông, mời ông đi uống ly cà phê… để hỏi. Tôi là một con người hiện đại qua cách tìm thông tin là biết hỏi ai; và ông bạn già là người thuộc thế hệ cũ qua việc sẵn sàng cho không kiến thức, kinh nghiệm tích lũy cả đời. Sự cho và nhận co giãn theo tuổi đời, tôi co thì ông giãn. Ðó là ý nghĩ hôm trời mới chớm Thu, tôi gọi ông, mời ông đi uống ly cà phê vào một sáng cuối tuần. Hôm đó, tôi không có gì để hỏi ông mà chỉ là bỗng nhớ tới một người bạn mà quỹ thời gian của người đó không còn nhiều nên tôi dành thời gian rảnh rỗi có được cho ông.

Hôm đó ông nói với tôi là, “…anh cũng đã già.” Tôi tin nhận xét của ông vì tôi đã vừa từ chối bạn bè trang lứa rủ nhau đi nông trại của một người bạn từ sáng sớm để hạ một con dê và nhậu tới chiều. Chắc chắn là một cuộc vui, nhưng rồi cuộc vui nào cũng tàn. Bạn bè chưa già thì còn dịp khác để gặp. Nhưng ông bạn già hiu hắt như gió thu, hôm tình cờ gặp nhau ngoài chợ, lòng tôi bất an sau khi chia tay…

Hôm đầu Thu đó, hỏi thăm ra mới biết, vợ ông đã qua đời hồi Hè. Ông không cho tôi biết vì bà đi thăm con gái với cháu ngoại bên Cali, bị đột quỵ và mất luôn ở bên ấy. Ông muốn đưa bà về Dallas để lo ma chay vì bà đã sống ở Dallas mấy chục năm. Nhưng người con trai ông sống ở Dallas thì lại muốn em gái lo ma chay cho mẹ luôn bên Cali cho tiện. Cái lý của anh ta đưa ra là chết ở Mỹ thì lo ma chay ở đâu cũng chỉ là cái nhà quàn như nhau…

Tôi chỉ quen biết ông như người viết với độc giả, chưa bao giờ tôi uống với ông một ly bia vì ông không rượu bia, không thuốc lá. Nhưng hôm đầu Thu đó, ông tự tay mượn điếu thuốc lá đang cháy dở trên tay tôi; ông hút một hơi thuốc thật sâu rồi trả lại tôi. Tôi sợ ông sặc, nhưng ông không sặc như tôi sợ. Ông nhả khói chậm rãi, và chìm vào tâm sự, “Tôi chưa bao giờ nói với anh, cũng không nghĩ tới chuyện nói với ai. Nhưng nỗi buồn trong tâm khảm tôi lớn dần như mầm bệnh ung thư tới hồi bộc phát. Tôi biết là trước sau gì cũng chết, tôi không sợ chết, chỉ buồn lòng người làm cha mà không biết dạy con mình… Vợ chồng tôi chỉ có hai người con. Lo được cho thằng lớn ăn học tới ra đại học không phải nợ tiền học đồng nào. Nó đi làm, lãnh lương cất riêng vào trương mục nhà băng của nó. Ngày ngày vẫn về nhà ăn, ở, cha mẹ lo. Nó cho đó là lối sống Mỹ, và nó chọn cách sống ấy.

“Cha mẹ đừng tọc mạch vào thu nhập của con cái.” Nhưng khi nó muốn lấy vợ thì nó chọn lối sống của người Việt là dù sống ở đâu trên địa cầu thì chuyện cưới hỏi của con cái, cha mẹ người Việt cũng đứng ra lo cho con.

Thế là vợ chồng tôi lo cưới vợ cho con trai. Tôi không lấy gì làm buồn lòng vì cha mẹ tôi cũng đi cưới vợ cho tôi khi xưa. Nhưng rồi con tôi muốn mua nhà. Nó trình bày với vợ chồng tôi, nó mua nhà trăm rưởi, cần mượn nhà băng một trăm ngàn, nếu trả trong ba mươi năm thì tổng số tiền nó phải trả cho nhà băng lên tới ba trăm ngàn. Nghĩa là một trăm ngàn vốn với hai trăm ngàn tiền lời trong ba mươi năm. Nó muốn cha mẹ giúp đỡ cho nó mượn một trăm ngàn để nó trả dứt căn nhà ngay khi mua, không phải trả tiền lời cho nhà băng. Nếu nó phải trả ra số tiền ba trăm ngàn trong ba mươi năm thì mười năm cho một trăm ngàn. Nó sẽ trả cho cha mẹ một trăm ngàn trong mười năm là khả năng có thể.

Tôi bắt đầu thất vọng về con trai tôi. Vì gom hết tiền 401-K của cha mẹ thì đủ một trăm ngàn cho nó mượn. Vợ chồng đã về hưu thì tiền già gói ghém cũng đủ sống, nhưng tiền đâu lo cho con em nó còn trong đại học để khỏi mượn nợ học như nó? Tôi suy nghĩ nhiều đêm, đằng nào cũng mất con rồi! Ðó là cái giá phải trả cho mưu cầu tương lai của con cái. Tôi đưa nó đến Mỹ chứ tự nó đâu đi một mình được. Tôi sinh ra nó, chứ nó đâu tự xuất hiện trên đời này được… Nhưng tôi thất bại trong chuyện dạy nó sống đùm bọc với người thân. Tôi có lỗi đã để nó hấp thụ lối sống ích kỷ của xứ sở này. Ðằng nào tôi cũng mất con rồi. Nếu đồng ý cho nó mượn một trăm ngàn không tiền lời là tôi đã thẳng thắn nhìn nhận mình thua cuộc; không bao giờ dạy được con quay lại lối sống đùm bọc nhau của người Việt mình nữa. Nhưng từ chối nó… thì tôi mất luôn vợ! Vì mẹ nào chả thương con, thương càng mù quáng tình mẫu tử càng lên ngôi.

Nó trả lời cho tôi câu hỏi, “Tiền đâu để lo cho em nó?” “Thì ba mẹ lấy tiền con trả hàng tháng để lo cho nó.” Tôi định hỏi câu hỏi quan trọng nhất theo kinh nghiệm của tôi là, “Nhưng con có chắc là con sẽ trả cho ba mẹ hàng tháng. Hay trả vài tháng… rồi quên luôn?”

Tôi thương vợ tôi nên đã làm điều tôi biết trước nhưng vẫn làm là tôi cho con trai tôi mượn một trăm ngàn. Vợ tôi mất tinh thần nhiều năm sau đó vì đúng là nó không trả. Nhưng chúng tôi được Trời Phật cho lại đứa con gái muộn màng. Nó là nguồn an ủi, niềm vui còn lại cho vợ chồng tôi. Lúc nào nó cũng vui vẻ nói là ba mẹ chết rồi thì tài sản cũng để lại cho anh em con thôi. Anh Hai cần trước thì anh Hai lấy trước. Ba mẹ đừng có giận anh Hai nữa, chỉ tổn hao sức khỏe cho ba mẹ thôi. Còn con, nợ học thì ai đi học ở Mỹ mà không nợ. Chừng con ra trường thì con trả. Ba mẹ đừng lo nữa…

Con bé lạc quan nói sao làm vậy. Về sau, nó lấy chồng bên Cali nên về Cali sống. Vợ tôi muốn bán nhà, dọn về Cali ở với con gái thì thằng con trai không cho đi vì bà nội phải ở Dallas để trông con cho vợ chồng nó đi làm…

Ðến cái chết đột ngột của mẹ nó. Tôi muốn đưa bà ấy về Dallas để lo ma chay vì bà ấy sống ở đây đã như là quê hương. Nó ngại tốn kém nên lý lẽ bất dung tình với cả cha mẹ. Tôi không buồn sao được anh…

Ôi, cái hôm đầu Thu đó! Nhớ lại sao mà buồn. Và tại sao lại có hôm nay, tôi đến giúp ông bạn bán Estate Sale, bán hết gia tài một lần để giã biệt. Buổi chiều cuộc đời như không gian thu tràn ngập lá vàng bay, những nảy nở mùa xuân, khoe sắc hạ, thu úa, đông về… Người ta có sống tới trăm tuổi thì mùa thu thứ một trăm của cuộc đời cũng phải rời bỏ ngôi nhà không cần bật đèn giữa nửa đêm cũng biết lối đi tới nơi muốn tới; bán bỏ cả cái thìa khuấy ly cà phê mỗi sáng đã không thể nhớ nổi nó có trong nhà từ bao giờ mà người gia chủ chỉ nhớ chắc là khuấy ly cà phê bằng cái thìa khác sẽ không ngon; bức tranh mua garage sale có vài đồng bạc hồi mới qua Mỹ, nhưng không có nó trên tường nhà thì cứ tưởng mình đang ở chơi nhà bạn, hay nhà bà con chứ không phải nhà mình; đến tiếng cái đồng hồ nhà mình cũng khác hẳn tiếng đồng hồ nhà khác mà chỉ có mình phân biệt được… lại còn nắm đất quê hương trên bàn thờ, hồi ra đi mình mang theo để nhớ đường về. Nhưng nó nằm im lặng đã bốn mươi năm. Bây giờ người đem nó đi còn gởi lại nắm xương ở quê người thì nắm đất quê hương ấy trở thành oan nghiệt. Cho không ai lấy, bán chẳng ai mua, mà ném qua cửa sổ thì hóa ra mình đã biến thành thú vật.

Tôi ứa nước mắt trên tay lái, làm sao ông bạn tôi có thể sống sau hôm nay khi chính tay ông bán hết những gì đã gắn bó với ông cả đời. Tôi, chính tôi, đã tiếp tay thần chết sớm bắt ông rời bỏ thói quen và kỷ niệm; rồi rời bỏ tới người thân, cuối cùng là rời bỏ cuộc đời… Nhưng nhớ lại tâm sự đầu Thu của ông, ông đi dự đám tang của vợ ông bên Cali như người quen biết cũ, mấy chục năm vợ chồng còn lại cái trống không trong lòng già; con trai ông đi dự đám tang của mẹ dửng dưng đến mức trên đường về, anh ta nhắc ông trên phi cơ là ba phải làm di chúc căn nhà lại cho con, vì ba đi đột ngột như má thì chính phủ sẽ lấy nhà…

Tôi nghĩ chắc anh ta không chỉ muốn lấy căn nhà đã trả hết mà muốn lấy luôn cả phần bảo hiểm nhân thọ của cha nên mới chọc giận ông đúng thời điểm tinh thần và thể lực của ông suy kiệt nhất sau mấy ngày đám tang bên Cali. 

Tôi biết anh ta, có gặp mặt vì Dallas đâu có mấy nhà hàng của người Việt. Nhưng chưa chào hỏi anh bao giờ để cất giữ bí mật cho cha anh – là bạn tôi. Anh là ai trong gia đình lớn của anh, gia đình nhỏ của anh, trong xã hội anh đang sống… Tôi không quan tâm tới địa vị hay tên tuổi của anh ở địa phương. Tôi chỉ biết là tôi đã có lỗi với một người không có lỗi gì với tôi là anh. Tôi đã đồng ý với con gái của ông bạn, dù chỉ nghe ông kể, “…con còn phải đi làm và lo lắng cho gia đình con. Con không thể chăm sóc cho ba mỗi ngày như má. Nhưng má mất rồi thì ba không thể ở một mình. Ba có chuyện gì, không ai biết, không ai hay… làm sao con yên tâm. Con xin ba giao hết nhà cửa cho anh Hai… muốn làm gì làm bên Dallas. Ba về Cali với con. Ba phải ở viện dưỡng lão vì con không thể và không có thời gian để lo cho ba như má. Nhưng vài hôm con sẽ có thời gian ghé thăm ba một, hai tiếng đồng hồ; con nấu được gì ngon, con đem vô cho ba ăn… ba có chuyện gì, người chăm sóc cho ba sẽ báo ngay cho con, con vô ngay với ba…”

Tôi có tào lao lắm không khi không lên tiếng về chuyện nhà người khác? Tôi nói với ông hôm đầu Thu, “Chia buồn với ông về sự mất mát người thân nhất của ông mà tôi không biết, cho dù ông có cho hay thì tôi chắc cũng không có điều kiện bay qua Cali để viếng tang của bà. Thôi thì ngày nào còn sống hãy tính chuyện đời cho xong để êm xuôi khi ra đi. Ông bà đã giúp con trai không phải nợ tiền học (tôi tính nhanh là ông bà đã cho anh ta) năm chục ngàn. 

Ông bà cho mượn một trăm ngàn mua nhà, không hoàn lại. Vậy là ông bà đã cho con trai một trăm năm chục ngàn. Nên bây giờ ông bán căn nhà đã trả hết mà ông đang ở, cũng cỡ một trăm năm chục ngàn. Số tiền đó cho hết con gái, là công bằng với con cái. Ông về Cali sống với đề nghị của con gái là hoàn toàn hợp lý. Số tiền bảo hiểm nhân thọ của vợ ông, gởi con gái để lo cho ba những ngày cuối đời ba, lo cả hậu sự cho ba. Thừa thiếu gì thì tôi tin là con gái ông không tính toán với ông. Còn phần bảo hiểm nhân thọ của ông thì di chúc lại cho con gái. Nhưng chỉ nhờ cô ta quản lý số tiền đó để về sau chia đều cho hết cháu nội, cháu ngoại của ông bà. Cứ đứa nào vô đại học thì được nhận một khoản tiền do ông bà để lại cho con cháu ăn học. Tôi biết, với đà lạm phát và trượt giá ở nước Mỹ thì số tiền học bổng miễn hoàn lại cho con cháu sẽ không nhiều, nhưng rất có ý nghĩa về mặt tinh thần với đời thứ ba của gia đình ông trên nước Mỹ…”

Câu chuyện đầu Thu mới đó mà đã cuối Thu rồi! Ông bạn tôi đúng là người độ lượng như tôi đã tin ông sẽ hành xử như thế! Ông giao căn nhà cho con dâu để cho mướn kiếm thêm tiền chợ cho cháu nội ông được sống sung túc hơn. 

Ông di chúc lại căn nhà cho con dâu của ông chứ không bán. Giấy tờ xác quyết là tài sản riêng của con dâu,“để nhỡ… vợ chồng con xảy ra chuyện gì bất trắc sau khi ba mất. Thì ba mẹ chỉ giúp được con một chỗ ở để nuôi mấy đứa cháu nội của ba mẹ. Cảm ơn con.”

Ông cho hết con gái khoản tiền bảo hiểm nhân thọ của mẹ cô ấy. Ông nghe tôi về khoản tiền bảo hiểm nhân thọ của ông. Ông chỉ còn giữ lại hàng hà kỷ niệm trong từng đồ vật mà tôi đang bán ra cho những người không quen biết. 
Thế nên mắt ông lạc thần trông theo từng kỷ niệm vĩnh biệt ông lần cuối khi ra cửa một mái ấm gia đình đã tới hồi kết.

Buổi sáng một ngày cuối Thu mà tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh một người đàn ông biệt xứ lúc cuối đời, tay khép lại cánh cửa nhà mình lần cuối, bình thản nói với vợ, “Thôi, mình đi nghe em…” là di ảnh của bà mà ông kẹp ở nách để khóa cửa ra đi…

Ngoài đường, những trang trí cho ngày lễ Halloween đã lên đèn dọc lối đi. Tôi nhìn ông thả bộ ra xe mà thấy một kiếp người đến với cuộc đời cách nay tám mươi năm, chỉ có tiếng khóc là gia tài thì hôm nay là món cuối cùng Estate Sale. Bởi ông trầm ngâm buổi sáng, thở dài buổi trưa, rồi ngấn lệ buổi chiều theo từng kỷ niệm vĩnh biệt ông ra đi. Nhưng cuối ngày ông lại mỉm cười với di ảnh vợ lúc khóa cửa, cái nháy mắt tinh nghịch của ông với di ảnh bà là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc, nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình. 

Tôi nhìn theo ông ấy tan vào thế giới ma quỷ và màn đêm phủ về. Nhìn lại mình sau một ngày tiếp tay thần chết, nách tôi kẹp chai rượu thần chết thưởng cho tôi nhưng quân sĩ của thần chết đã giao lộn vào nhà một người không uống rượu nên phải nằm chờ tới Estate Sale của ông bạn.

Tới Estate Sale của tôi, cũng là kinh doanh từ vốn một tiếng khóc chào đời, tôi sẽ kẹp nách mang theo được gì lúc ra đi? Chỉ biết chai rượu thường nhưng để lâu năm cũng ngon như nước cam tuyền… từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau.

Ðâu đó là thơ Bùi Giáng. Nên, uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời…
Khi hiểu được thơ Bùi Giáng thì cuộc đời coi như đã tàn Thu. 

Còn bạn?


Phan


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Aug/2019 lúc 11:06am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2019 lúc 8:43pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Sep/2019 lúc 4:43am

Chén Tình Mình Uống Với Nhau


Chén tình mình uống với nhau
Em ơi chẳng có nỗi sầu riêng tây
Mấy ai được diễm phúc này
Còn nhau đi giữa đọa đày trần gian

Ô kìa bến đỗ bình an
Bên đồi nắng xuống, chiều tàn mờ sương
Có đôi tim nát đoạn trường
Quấn vào nhau giữa thê lương cuộc đời

Tưởng đâu bến đỗ xa vời
Hóa ra trong cõi lòng người yêu nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Có cay đắng, có ngọt ngào buồn vui

Có hân hoan, có ngậm ngùi
Có hương ân ái, có mùi tân toan
Có khi bỉ cực gian nan
Có hồi hạnh phúc vô vàn thánh thiêng

Mỗi người một mảnh đời riêng
Cùng nghiêng một hướng, cùng xiềng một khoanh
Tim nồng, trí tịnh, lòng thanh
Tình yêu dâng hiến hùng anh bao là

Bấy giờ muôn nỗi xót xa
Hóa thành điệu nhạc, lời ca thiên đường
Tạ ơn nhau những mùa thương
Dìu nhau qua vực đoạn trường đớn đau

Chén tình mình uống với nhau…

gã tuần phiên, cuối tháng 8-2019
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Sep/2019 lúc 7:20pm

TÌNH NHƯ LÁ THU

Image%20result%20for%20beautiful%20old%20couple%20in%20autumn
Tới tháng ba năm nay là bà tròn tám mươi mốt tuổi. Nhưng với mái tóc nhuộm đen nhánh, với hàng lông mày được xâm theo hình lá liễu cong cong, với cặp môi tô son đỏ – màu của sự gợi cảm, người đối diện nghĩ rằng bà chừng bảy mươi lăm là cùng.
Vốn là nhà thời trang nổi tiếng của thành phố Sài Gòn trước đây, bà cố gắng ăn uống điều độ và tập thể dục hàng tuần để thân hình không phì nhiêu cũng không nhão nhét. Trời cũng không phụ lòng mong đợi của bà. Càng nhìn bà, người ta càng kinh ngạc, cứ tưởng thời gian đã quên đi, không hề nhớ tới sự hiện hữu của bà trên cuộc đời này.
Cách đây tám năm, chồng bà mất. Mất chồng ở tuổi bảy mươi ba đúng là một bi kịch. Ban ngày bà loay hoay đi ra đi vào một mình, ban đêm bà trằn trọc không ngủ vì nhớ tiếng ho nhè nhẹ của ông, nhớ tiếng dép lẹp xẹp trên sàn gỗ, nhớ tiếng nước chảy vào ly thủy tinh mỗi khi ông rót trà... Mất chồng ở tuổi bảy mươi ba, bà không khóc lóc như những phụ nữ trẻ tuổi, bà chỉ bàng hoàng trong im lặng, đôi mắt bà ráo hoảnh nhưng đôi môi bà cứ run run như muốn gọi tên ông.
Rồi những ngày tháng lạnh lùng kinh khủng đó đóng chặt lại và trở thành quá khứ sau khi bà gặp ông Luân trong một cuộc tiệc cưới cháu ngoại của người bạn. Hôm đó bà ngồi bên cạnh một người đàn ông có mái tóc bạc được hớt cao gọn ghẽ, có giọng nói chậm rãi nhưng ấm áp, có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt tới bà khiến bà cảm thấy lạ lùng trước điều đó. Ông Luân chỉ phục vụ một mình bà, thỉnh thoảng ông gắp thức ăn để vào trong chén của bà, ông hỏi bà ngon miệng không, ông lựa những phần gỏi bắp cải không có ớt vì sợ bà cay, thậm chí ông thận trọng lột vỏ từng con tôm xú luộc rồi đưa bà ăn. Bà cảm kích nên hỏi tên ông, hỏi tuổi ông. Ông không giấu diếm, ông nói ông đã bảy mươi bảy tuổi rồi.
Bà nhìn ông cười, ánh mắt lẳng lơ:
-Bảy mươi bảy tuổi còn yêu được không nhỉ?
Ông Luân cũng nheo nheo mắt nhìn bà, cười đáp lại:
-Sao lại hỏi vậy? Cứ yêu thử đi rồi biết.
Tối hôm đó bà đi lòng vòng trong cư xá nửa tiếng đồng hồ để suy nghĩ thật chín chắn rồi quyết định gọi điện thoại cho ông. Chuông vừa reng lên một tiếng ngắn là ông mở máy trả lời liền, cứ như suốt cả buổi tối ông chỉ làm mỗi một việc là ngồi rình cái điện thoại, đợi nó reng lên là bấm nút “A-lô” ngay. Ông hỏi bà đang làm gì, bà nói bà đang đi bộ trong cư xá. Ông nói ông sẽ đến để cùng đi bộ với bà. Bà không tin lắm, nhưng chỉ cười cười. Vậy mà ông đến thật. Ông đưa cho bà một ly giấy to tướng đựng đầy bắp rang, bà chìa tay cầm lấy và trong một thoáng bà cứ ngỡ vẫn còn đang ở tuổi mười tám đôi mươi. Bà hít một hơi dài rồi ngước lên nhìn ông bằng đôi mắt có hàng trăm vì sao trời đang lấp lánh trong đó.
-Em thấy bắp rang ở đây không thơm như bắp rang ở Sài Gòn.
-Ừ, bắp rang trên con đường Hai Bà Trưng thơm mùi bơ. Anh nhớ mỗi lần đi ngang xe bắp rang bơ là phải dừng lại, mua một gói, rồi vừa đi vừa ăn vì không thể nhịn thèm nổi.
Bà cười khẽ. Giọng cười của bà dù có khàn đi nhưng nghe cũng còn quyến rũ lắm.
-Có những món ăn ngày xưa em thích mê tơi, thí dụ món ốc leng xào dừa, ngày nào em cũng phải ăn một dĩa đầy mới đã, còn bây giờ mới nhìn thấy là ngao ngán liền. Em không hiểu tại sao nữa.
-Vì bây giờ mình trưởng thành hơn, mình hưởng thụ cũng nhiều hơn nên cơ thể cảm thấy không cần thêm nữa. Chỉ mới vài năm trước anh còn khoái ngồi uống bia với bạn bè, tối nào cũng phải một chai ướp lạnh mới ăn cơm được, nhưng từ sau lần anh bị ói ra mật xanh phải vào bệnh viện, nghe nhắc tới bia hay nhìn thấy chai bia là anh xanh mặt liền.
Không khí ban đêm lành lạnh nên bà đi sát vào người ông, nép vai bà bên vai ông, nhưng bà vẫn cố ý đút hai bàn tay vào trong túi áo khoác để có một lần vải ngăn cách giữa hai người. Ông Luân nhận ra điều đó. Ông tìm ngón út của bà và giữ chặt nó một lát trong tay ông. Xuyên qua lớp vải dày của chiếc áo khoác, bà vẫn cảm nhận được sự rung động nhẹ nhàng của người đàn ông có độ tuổi đã chấm tới con số bảy mươi bảy. Bà im lặng, không rụt ngón tay lại, để mặc cho trái tim đột nhiên thay đổi nhịp đập rộn ràng như pháo nổ ngày Tết. Bà cần tình yêu như như đũa có cặp, bà cần một người đàn ông bên cạnh bà như dép có đôi. Bà sẵn sàng thú nhận bên tai ông điều đó mà không cảm thấy xấu hổ.
Ông Luân có tiền hưu, có tiền con cái chu cấp, có tiền tiết kiệm trong ngân hàng nên cứ đến cuối tuần là ông dẫn bà đi ra khỏi thành phố, tận hưởng một không gian vắng lặng chỉ có hai người. Những nụ hôn hiếm hoi ông dành cho bà thật nồng nàn trên trán, trên má, nơi khóe môi. Bà cũng đáp lại cuồng nhiệt, bà ôm ghì lấy đầu ông, vừa hôn vào mép tai ông vừa vò vò mái tóc bạc được hớt cao gọn ghẽ. Ông Luân thích thú trước tình cảm của bà, bấu bấu những ngón tay có móng hình vuông được cắt ngắn vào vai bà. Họ ngồi trên băng ghế đá âu yếm nhau mười lăm, hai mươi phút giữa khung cảnh thiên nhiên lãng mạn, tĩnh mịch và đồng lõa. Tình yêu mà họ dành cho nhau chỉ có vậy thôi, có muốn hơn nữa thì cũng không được bởi vì ở tuổi bảy mươi bảy, khả năng tình dục của ông đã hết rồi – đã chết rồi!
Hai người thuê một ngôi nhà gỗ ở bìa rừng để họ có thể lái xe đến đó bất cứ lúc nào họ muốn. Chiều cuối tuần, ông Luân ngồi bên bờ suối câu cá, bà ngồi bên cạnh nép vào ông, theo dõi từng con cá vô tư lượn lờ qua qua lại lại nhưng chẳng con cá nào tỏ vẻ thích miếng mồi trùn sống đang ngo ngoe của ông. Thỉnh thoảng bà cười tủm tỉm khi thấy ông sốt ruột thở dài vì cá không cắn câu. Bà đặt bàn tay phải của bà lên đùi ông như khích lệ, thấy vậy ông cũng đặt bàn tay trái của ông lên bàn tay bà và giữ thật lâu. Đột nhiên bà nhổm người lên chỉ xuống dòng suối, khuôn mặt bà hớn hở với giọng nói vang vang như xé toạt sự yên tĩnh của thiên nhiên:
-Kìa, cá dính câu rồi kìa anh! Giựt lên đi! Giựt lên đi!
Ông Luân dùng cả hai tay giựt chiếc cần lên cao, miệng nở nụ cười thật rộng khi nhìn thấy một con cá đang vùng vẫy dữ dội nơi đầu sợi dây. Bà mở nắp máy chụp hình ra và chụp ông vài tấm hình cùng với “chiến lợi phẩm”. Sau đó ông vụng về loay hoay gỡ con cá tội nghiệp ra khỏi chiếc lưỡi câu và nhẹ nhàng thả nó xuống nước. Con cá sung sướng quẫy mạnh cái đuôi, lướt sang chỗ khác sau khi bị một phen hoảng hốt.
Hai ông bà sống hạnh phúc với nhau được ba năm thì ông Luân tỏ ý muốn đi du lịch sang Canada để thăm con cháu. Bà vui vẻ để ông ra đi. Nhưng sau đó con cháu ông viện cớ ông đã tám mươi tuổi rồi, sức khỏe yếu kém lại bị thấp khớp nên họ không cho ông quay trở về với bà nữa. Khi nghe ông thông báo tin tức đó qua điện thoại, bà chưng hửng – nhưng đành thở dài cam chịu. Một lần nữa bà chấp nhận cảnh cô đơn, nhưng lần này sống cô đơn ở độ tuổi bảy mươi sáu, ở độ tuổi bà nhận ra mình đang già đi thật nhanh, là điều bà không thể quen thuộc nổi. Tạo hóa đã sinh ra muôn vật sống phải có đôi, có cặp, bà không thể sống trái với quy luật sinh tồn của Tạo hóa. Bà cần một người đàn ông, cho dù người đàn ông đó đang lọm thọm chống gậy ở tuổi tám mươi thì ông cũng vẫn là một người đàn ông!
Trong một buổi tiệc cưới của đứa cháu ngoại của một người bạn khác, bà tình cờ ngồi bên cạnh ông Nguyện và một lần nữa duyên số lại kết hợp hai ông bà với nhau. Tuổi tám mươi nhưng ông Nguyện còn khỏe mạnh, còn lái xe được và đi đứng thẳng thớm chứ chưa đến nổi phải vịn tường lết đi từng bước. Ông Nguyện sống một thân một mình, đám con lớn có vợ có chồng ra riêng hết chẳng thèm ngó ngàng tới cha gì, thỉnh thoảng cuối tuần bọn họ ghé vào thăm ông, hỏi han mấy câu: “Ba có mạnh giỏi không?”, “Ba có cần ăn uống gì không?”, rồi lên xe dông đi mất.
Thấy tội nghiệp ông, bà mở lời đề nghị:
-Anh dọn qua ở với em luôn đi.
Ông nhìn bà, ngỡ ngàng rồi lắc đầu:
-Cảm ơn em, nhưng anh không muốn làm phiền em đâu.
-Phiền gì mà phiền? Coi như anh với em góp gạo nấu cơm chung. Anh nấu cơm thì em rửa chén. Em quét nhà thì anh lau nhà.
Ông bóp bóp bàn tay bà, giọng nói tràn ngập cảm xúc:
-Cảm ơn em. Để anh thu xếp rồi anh sẽ trả lời em sau.
Nhưng rồi ông Nguyện giải quyết theo cách khác, ban ngày ông ở nhà bà, ban đêm ông về nhà ông, họ sẽ sống với nhau không hẳn như hai người tình mà là như hai người bạn, dù sao “tương kính như tân” vẫn hơn “thân quá hóa lờn”. Bà lắc đầu chịu thua, đành phải làm theo quyết định của ông. Nhưng rồi bà lại thấy ý kiến đó hay ho và thú vị. Buổi sáng ông lái xe đến, nhẹ tay mở cửa và bước vào trong nhà cùng với một món ăn điểm tâm cho hai người. Tính bà thích trang điểm kỹ lưỡng cho nên sau khi son phấn lượt là xong bà mới bước ra khỏi phòng ngủ để đón ông. Bà quàng tay ôm cổ ông và đi vào bếp pha cho ông một tách cà phê nóng, pha cho bà một tách sữa ca cao. Nơi bàn ăn, chỗ ngồi của ông phải là chiếc ghế đối diện với bà, ông không bao giờ muốn ngồi ở chỗ khác cho dù đó là chiếc ghế đặt bên cạnh bà.
-Tại sao kỳ cục vậy anh?
-Kỳ cục gì đâu? Tại vì anh thích vừa ăn vừa ngắm em vừa nghe em nói. Nhan sắc của em vẫn còn mượt mà và trẻ đẹp trong mắt anh. Giọng nói của em vẫn còn ngọt ngào và êm ái trong tai anh.
Bà biết ông nói thật. Người đàn ông ở lứa tuổi nào cũng có thể nói dối hoặc nói cho qua chuyện, nhưng khi đã bước qua tuổi bảy mươi, họ chỉ thích nói thật. Bởi vì nếu hôm nay họ không nói thật lòng, biết đâu ngày mai họ chẳng còn cơ hội để làm điều đó nữa.
Bà và ông Nguyện ngồi đối diện nhau, vừa nhâm nhi ăn sáng vừa rủ rỉ nói chuyện. Chuyện tuyết rơi ở New York. Chuyện hoa mộc lan nở tím trên cành. Chuyện mấy con quạ kêu ầm ĩ mỗi khi kéo nhau bay ngang qua mái nhà. Chuyện ông Bill đi lượm chai trong bồn rác để mang đi bán kiếm vài đồng. Họ ăn xong bữa sáng rồi mà câu chuyện vẫn chưa dứt.
Buổi trưa nếu bà làm biếng nấu nướng thì ông đi bộ tới tiệm cơm ở bên kia đường để mua hai hộp cơm mang về. Sau đó ông cầm bịch rác to tướng mang ra khỏi nhà, lững thững đi tới bồn rác ở cách nhà khoảng bốn trăm thước, vừa đi vừa hít thở cho tiêu cơm.
Buổi chiều hai ông bà rủ nhau đi lòng vòng quanh cư xá để tập thể dục. Họ bước chầm chậm trong ánh nắng chiều vàng vọt, trong sự im lặng và tĩnh mịch của buổi hoàng hôn.
-Anh có thấy lạnh không anh?
-Không, em. Anh mặc đủ ấm rồi em.
-Một lát nữa mình ăn tối với cái gì nong nóng nghen anh.
-Nếu em thích ăn mì vịt tiềm thì anh đi mua cho.
-Mì vịt tiềm của tiệm Lục Đỉnh Ký ăn được lắm đó anh.
-Ừ. Lát nữa anh đi mua về cho em.
Ông Nguyện chìu chuộng bà như thuở vẫn còn đôi mươi, còn bà thì mềm mỏng và dịu dàng như cô thiếu nữ mười tám. Họ nói chuyện thủng thẳng với nhau, không cáu kỉnh cũng chẳng giận hờn, cứ hết lòng “tương kính như tân” với nhau. Khi bà mệt thì ông đứng sau lưng bà, bóp vai, bóp lưng. Khi ông mệt thì bà đỡ ông nằm xấp xuống, xoa dầu, cạo gió cho ông. Bà nương vào ông, ông tựa vào bà, họ cần có nhau như đũa phải có cặp, dép phải có đôi, không cần biết ngày mai ngày mốt ai sẽ là người ra đi trước, ai là người khóc ai trước, ai sẽ là người tiễn đưa ai trước.
Sau bữa ăn, bà đứng trong khung cửa sổ nhìn theo ông tay cầm bịch rác to tướng, đi chầm chậm tới bồn rác. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm trái tim bà gợn lên chút xót thương. Sống với nhau hơn gần hai ngàn ngày (chỉ là ngày thôi, không hề có đêm) bà nhận được biết bao sự chăm sóc tự nguyện mà ông dành cho bà. Bữa điểm tâm sáng nóng hổi. Bữa cơm trưa nhẹ nhàng với dĩa trái cây ngọt ngọt, chua chua. Bữa ăn tối nóng sốt dưới ngọn đèn chùm màu vàng cùng với một ly rượu chát nhỏ chia đôi. Những hình ảnh ấm cúng giữa ông với bà như cuộn phim quay chậm cứ hiện về rõ mồn một trong trí óc khiến có lúc bà mỉm cười một mình khi vân vê tấm rèm vải trong tay, chờ đón ông đẩy cửa bước vào trong nhà.
Tình yêu của người già mong manh như chiếc lá úa vàng trong mùa thu. Lúc đó những chiếc lá khô quắt queo lại chỉ dính một chút xíu vào cành cây chực chờ một cơn gió nhẹ thoảng qua là rơi rụng lả tả. Bà hiểu điều đó nên rất trân quý tình yêu, tình bạn của ông Nguyện dành cho bà. Đi đâu (đi shopping, đi mua sắm) bà cũng năn nỉ ông đi theo, để bà được nắm tay ông, để bà có thể làm bộ hỏi ý kiến ông về món đồ muốn mua, để bà được hưởng cảm giác bà vẫn là một nhân vật quan trọng, quan trọng nhất trong đôi mắt ông.
Tới tháng ba năm nay là bà tròn tám mươi mốt tuổi. Còn ông Nguyện thì được tám mươi lăm. Già thì già, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc – hạnh phúc hơn một tỷ người khác – cho dù hạnh phúc đó vẫn được họ đếm từng ngày sau mỗi buổi sớm mai thức dậy…
 
NGUYỄN THỊ BÍCH NGA
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Sep/2019 lúc 9:17am
Đôi vợ chồng mù loà nhường đồ ăn cho nhau khiến nhiều người rơi lệ


Tại một quán bún phở nằm khuất sâu trong con hẻm nhỏ, mỗi ngày vào buổi trưa, luôn có một đôi vợ chồng đứng tuổi đến dùng bữa. Người vợ bị mù cả hai mắt, người chồng may mắn vẫn còn một con mắt có thể nhìn được. Họ mưu sinh qua ngày bằng nghề đàn hát xẩm trên phố.

Ngày nào cũng vậy, sau khi dìu vợ ngồi xuống ghế, người chồng luôn hướng về phía chủ quán và gọi lớn: “Hai suất bún, bát to!”. Sau đó ông tháo cây đàn đeo bên hông ra, cẩn thận dựng sát vào tường, rồi thì thầm vào tai vợ:
– Mình đợi chút nhé, tôi đi lấy đũa!
Người chồng đi vào phía trong lấy đũa và giấy ăn, tiện thể trả tiền cho chủ quán và nói nhỏ điều gì đó nghe không thật rõ lắm. Sau đó, ông trở về bàn và ngồi xuống chờ họ mang bún lên và cả hai bắt đầu dùng bữa.
Một ngày nọ, hai vợ chồng lại đến ăn. Như thường lệ, người chồng vẫn dìu người vợ ngồi rồi gọi lớn: “Hai suất bún, bát to!”. Sau đó, ông lại tháo cây đàn đeo bên hông ra, dựng sát vào tường, đi lấy đũa, trả tiền, nói với chủ quán mấy câu rồi quay về bàn và đợi bún.
 Ảnh minh hoạ: foody.
Khi hai bát bún được mang lên, người chồng cho thêm gia vị vào bát của vợ rồi trộn đều. Sau đó, ông đưa bát bún về phía vợ, cầm đôi đũa đặt vào tay vợ và nói:
– Mình đói rồi, ăn nhanh lên kẻo nguội.
Sau đó, người chồng cũng cho gia vị vào bát bún của mình rồi trộn đều và ăn.
Người vợ hỏi nhỏ:
– Mình ăn thế đủ không? Mình là đàn ông, phải ăn nhiều. Để tôi gắp sang cho thêm một ít!
Người chồng vội nói:
– Không cần đâu. Tôi ăn một bát to bự thế này đã no lắm rồi. Mình cố gắng ăn nhiều vào
Cậu bé ngồi bàn bên cạnh chăm chú nhìn cặp vợ chồng, cảm thấy có điều gì đó không đúng. Thế rồi, không kìm nổi, cậu bé liền chạy sang nói với ông chồng:
– Ông ơi, bát bún của ông bị nhà hàng đưa không đúng rồi! Ông gọi hai bát to nhưng họ lại đưa ông bát bé này. Chắc là chủ quán nhầm, ông kêu đổi sang bát to đi!
Người vợ không nhìn thấy gì, nghe cậu bé nói vậy thì tỏ vẻ ngạc nhiên:
– Đúng rồi, mình vừa rồi gọi hai bát to cơ mà?
Người chồng vỗ nhẹ vào tay người vợ trấn an:
– Đúng thế, bát của tôi là bát to. Người ta không phải đang nói bát của tôi đâu!
Cậu bé vẫn quả quyết:
– Không phải! Bát ông đang ăn là bát nhỏ mà. Bát nhỏ thì ít tiền hơn. Ông nói rõ với chủ quán đi kẻo họ tính nhầm.
Ảnh minh hoạ: tin365
Cả quán ăn đều quay sang nhìn hai vợ chồng, tất cả đều tỏ ra rất hiếu kỳ và bắt đầu nghĩ rằng chủ quán đưa nhầm bát nhỏ cho ông. Cậu bé liền chạy tới nói với bà chủ quán:
– Cô ơi, cô bị nhầm rồi. Ông ở bàn kia gọi hai bát to nhưng cô lại mang lên một bát to và một bát nhỏ. Xin cô đổi lại cho ông ấy!
Chủ quán mỉm cười với cậu bé rồi nói:
– Không sai cháu ạ. Mỗi lần ông ấy đến quầy trả tiền đều bảo cô đổi sang bát nhỏ.
Người chồng trở nên lúng túng, ngượng ngùng. Đôi mắt không còn nhìn thấy của người vợ bỗng chốc đã ầng ậng những giọt nước mắt .– Mình lại dối tôi rồi!
Người chồng ấp úng:
– Không phải, là vì tôi không đói đó thôi. Tôi thực sự là không đói mà! Mình đừng như thế, mọi người đang nhìn đấy.
Nói rồi, ông vội đứng lên, vụng về lấy tay áo lau khô những giọt nước mắt đang lăn tròn trên hố mắt người vợ.
Chờ vợ ăn xong, người chồng lại lặng lẽ dìu bà rời khỏi quán…
Ảnh minh hoạ: Sujata Setia
Họ đã luôn cùng nhau như vậy suốt bao nhiêu năm tháng qua, và vẫn luôn như vậy cho đến rất lâu sau này nữa./.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2019 lúc 11:05am

Chiếc Lá Héo Khô


Bà Ann chưa bao giờ trễ, mỗi trưa thứ năm cứ đúng 5 giờ là bà có hẹn làm móng tay và móng chân. Nhưng hôm nay bà đã trễ nửa tiếng mà không thấy gọi gì cả. Thoa lo lắng, vì rất quý bà khách đúng hẹn, thay vì hai tuần một lần bà hẹn mỗi tuần mà tiền tip lại rất cao. Thoa đợi khoảng 15 phút nữa rồi bốc điện thoại gọi về nhà. Có một người lạ trả lời:
- Hello! Koeing residence.
- Hello! May I speak to Mrs Ann"
Bà Ann lên phone giọng buồn xin lỗi là quên gọi báo tin hôm nay không đến được và cho hay là cũng như mọi ngày sau khi đi đón hai con đi học về bà ghé nhà cho chúng ăn tí gì qua loa rồi đến beauty salon, nhưng hôm nay khi về đến nhà bà khám phá ra chồng bà nằm chết trên nền nhà, hiện cảnh sát và cứu thương đang lập biên bản và mang xác ông ta đi để khám nghiệm. Trước khi gác máy bà hứa sẽ gọi lại.

Bẵng hơn một tháng bà điện thoại làm hẹn như ngày giờ vẫn định từ mười năm nay. Bước vào ngồi trên ghế trước mặt Thoa, bà trông dáng vẻ mệt mỏi hơn là buồn khổ, hai đứa con đi theo bà cũng như mọi khi tản ra tìm mỗi đứa một nơi ngồi, lôi sách ra đọc. Thoa ân cần hỏi thăm cớ sự. Bà chậm rãi kể là chồng bà bị biến chứng tim đột ngột mà ông mới có năm mươi ngoài tuổi.

Bà Ann là người đàn bà Do Thái nhỏ nhắn, sắc đẹp bình thường, bà hút thuốc liên tục, vẻ mặt không lúc nào tươi, ít khi bà cười hay nói chuyện lăng nhăng như những người đàn bà khác vào tiệm, nhất là lại không huyên thuyên cười hô hố như những người đàn bà Mỹ sồn sồn. Bà ít bắt chuyện làm quen với ai. Nhưng lúc nào cần nói chuyện bà nhỏ nhẹ và nhạt nhẽo tuy vậy bà rất tốt và thảo với Thoa. Là Do Thái nhưng bà có hai đứa con sinh đôi da đen. Thoa thắc mắc sao bà này Do Thái lại nuôi con da đen, không dám hỏi nhưng Thoa nghĩ là bà có quả tim rộng lượng đón trẻ mồ côi về nuôi thì đâu ngại gì màu da.

Năm nay chúng được mười hai tuổi, bà nói với Thoa là lấy chồng được mười năm thì bà biết được là không thể sinh đẻ gì nên hai vợ chồng đồng ý tìm con nuôi. Đợi mãi mới được gọi là có hai đứa sinh đôi một trai, một gái nếu nhận bà phải nhận cả hai. Hai vợ chồng đồng ý đi đón hai đứa bé da đen đỏ hỏn mới có một tháng mang về nuôi nấng tưng tiu, cho đi học toàn trường tư đắt tiền. Năm ngoái bà phải thuê người kèm hai đứa để được thi vào cái trường tư trên đồi Palos Verdes mà trong quyển Mommy Dearest kể lại đời nữ tài tử Joan Crawford có nói đến.

Thoa gặp hai đứa bé từ khi chúng mới có ba tuổi xinh xắn ngộ nghĩnh. Nhìn hai đứa xinh đôi da đen ngoan ngoãn do người mẹ nghiêm nghị dạy dỗ, hàng tuần năm này qua năm khác hai đứa lớn lên trong thời khóa biểu đều đặn của người mẹ với beauty salon của Thoa thành như một nơi bà con quen thuộc, nên khi đến chúng biết cư xử thế nào để không làm mẹ phải giận, đôi khi ngày sinh nhật của chúng hay những ngày lễ chúng cũng được ngồi vào ghế khách để các cô thợ dũa móng tay và thoa bóp kem mềm chúng thích lắm cứ nhìn nhau cười khinh khích, thằng con trai làm nghiêm bặm môi ngó trần nhà để khỏi nhìn cô em đang muốn lôi mình vào cái cười không đâu vô duyên.

Cứ thế Thoa nhìn chúng lớn lên từ từ, đứa con trai thi đậu vào trường còn đứa con gái phải học lại hai tháng sau mới được vào mà nếu học lơ mơ là sẽ bị đuổi vì vậy bà Ann lo lắm. Sau khi Thoa có bằng m***age thì bà rất mừng hẹn mỗi tháng một lần nhưng bà muốn Thoa đến nhà vào chiều tối sau khi cơm nước như vậy thoa bóp xong bà đi ngủ luôn một giấc ngon lành đến sáng.

Hôm đầu tiên đến nhà Thoa mới biết bà Ann rất giàu. Nhà bà ta rộng hai tầng có cả người giúp việc tại nhà. Phòng ngủ của bà rộng như cả một cái nhà của Thoa. Hai đứa bé súng sính trong bộ đồ ngủ chạy sang hôn mẹ và chào Thoa good night. Một hôm Thoa đến thì bà Ann không có nhà, không phải là chị người làm mà là người đàn ông da đen khoảng trung tuần chững chạc đẹp trai ra mời Thoa vào. Ông ta tự giới thiệu là chồng bà Ann, lễ phép mời ngồi rót nước xin lỗi Thoa phải đợi, vì bà Ann và hai con sang thăm người mẹ ốm chưa về, rồi ngồi đối diện truyện trò như đã quen Thoa từ lâu:
- Vợ tôi có nhiều về cô. Cám ơn cô bấy lâu nay làm vui lòng vợ tôi, những người Á Đông quả có tấm lòng tốt và chịu khó. Chúng tôi lấy nhau lâu rồi, tôi quý Ann lắm vì vợ tôi tánh tình dễ dàng không bao giờ cằn nhằn đòi hỏi gì cả. Chúng tôi có hai night club làm ăn cũng phát đạt, có một nhà ở Palm Spring và một chiếc tàu sáu mươi feet. Vợ tôi ngoài việc lo cho hai cháu thì họp bạn đánh bài hai tối một tuần giải trí. Vợ tôi cũng là đứa con rất có hiếu với người mẹ góa.

Chỉ trong nửa tiếng Thoa biết bà Ann nhiều hơn là đã biết bà mấy năm nay.
Hèn nào không bao giờ Thoa gặp ông ta tuy là sau khi xong việc Thoa ra khỏi nhà thì cũng đã mười giờ đêm. Căn nhà rộng mênh mông, hai đứa bé đã ngủ, chị người làm ngủ không biết chung quanh. Không khí vắng lặng. Thường mỗi khi xong việc bà Ann khoác vội cái robe trắng theo Thoa xuống nhà tiễn ra cửa, nói nhẹ nhàng lời chào cám ơn và good night. Không biết tại nhà Thoa đã nhỏ lại đông người nên cả những giờ đi ngủ cũng lăng xăng ồn ào. Hay một cái gì đó trong không khí ngôi nhà đồ sộ này bàn ghế trang trí đắt tiền mà như nặng chìm vào nơi u tịch xa khuất không có bóng nhân sinh từ lâu.
Sau khi người chồng mất, bà Ann lại còn ít nói hơn và hút thuốc nhiều hơn. Thoa luôn luôn ân cần hỏi thăm sức khỏe của bà.
Một hôm tiệm vắng người bà thong thả kể với Thoa là sau khi an táng chồng xong bà soạn giấy tờ thì khám phá ra ông có tình nhân từ bao giờ không rõ. Bà cũng không muốn tìm hiểu xem người đàn bà đó là ai mà giao cho người em chồng lo liệu tất cả. Chồng bà tạo riêng cho người tình của ông nhà cửa khang tranh, tiền mặt trong băng chẳng còn bao nhiêu có lẽ tiền đã tiêu hết vào cô vợ bé, hai cái night club thì mang nợ, ông giả chữ ký của bà vay nợ trên hai cái nhà. Giọng bà nhỏ nhẹ không vui không buồn. Bà nói sau khi khám phá ra sự thể bà không biết mình có buồn vì chồng chết hay giận người chết đã phản bội để lại cho bà cả một gia tài rỗng tuếch mà bà không biết phải xoay trở ra sao.

Nghe hết câu chuyện, Thoa ngẩn ngơ nhìn bà không biết phải nói năng gì để an ủi mà chỉ biết xoa bóp hai bàn tay bà lâu hơn.
Cũng từ ngày chồng bà mất Thoa không còn đến nhà bà Ann để làm m***age cho bà mỗi tối thứ ba nữa, chỉ đôi ba tháng bà lại ở lại trễ để được m***age tại tiệm. Mỗi ngày bà Ann mỗi gầy đi, những hôm m***age cho bà Thoa thấy lòng thương hại rạt rào thân thể xương xẩu cứng nhắc của bà.

Ít lâu sau bà lại nhẹ nhàng cho Thoa biết mẹ bà mất tháng rồi, có ít nữ trang để lại cho bà nhưng người chị kiện bà là phần của mẹ để lại chia không đều. Thoa không dám hỏi thêm là bà sẽ xử như thế nào, chỉ hỏi thăm xem công việc night club và nhà cửa bà lo xong chưa. Bà cho hay là cái nhà ở Palm Spring và cái tàu thì bán để trả nợ hết cái nhà đang ở. Cũng bán luôn một night club để xóa nợ còn một cái hùn chung với người em chồng để ông ta lo cho có chút tiền mẹ con sống.

Một năm sau đó bà vẫn giữ hẹn mỗi tuần đều đặn, nhưng hai đứa trẻ ít theo bà đến tiệm, mà có đưa đến thì chúng cũng không ngồi yên như trước vì chúng cao lớn ngồi đâu cũng thấy không còn thoải máu, nên cái beauty salon này của mẹ chúng trở thành nhàm chán hơn là nơi thân mật. Có đến thì đứa con trai hay vòi tiền mẹ chạy sang bên cạnh chơi máy arcade còn đứa con gái thì chỉ mua chip ngồi nhau roam rốp. Bà Ann lại hay đến với một người bạn gái là Gloria mà bà giới thiệu là hàng xóm. Hai vợ chồng thường là bạn hầu bài bà Ann, không có con nhưng rất yêu trẻ. Bà này cũng lại thành một khách hàng của tiệm, bà Gloria xinh đẹp cười nói huyên thuyên và chăm cho đứa con gái hơn cả chính bà Ann.

Hai đứa trẻ không còn học trường tư đắt tiền nữa mà học cái trường công gần nhà, chúng có thể đi về một mình. Bà Ann xin được làm cho văn phòng nha sĩ tiếp khách trả lời điện thoại. Không còn người giúp việc nữa nên bà tự làm lấy mọi thứ trong nhà, ba mẹ con thường hay ăn ngoài. Nhiều buổi hai đứa trẻ bước vào tiệm với hai cái hamburger còn bà Ann chỉ có ly nước Pepsi Cola và bao thuốc lá.

Một hôm bà Ann bảo Thoa hôm nay không phải sơn móng tay và móng chân vì hai hôm nữa bà sẽ vào nhà thương để mổ ngực vì bị ung thư. Thoa lặng người ngửng lên nhìn bà không tìm thấy một nét hốt hoảng sợ hãi nào mà chỉ thấy mặt bà tái hơn trước nhiều.
Như đọc được ý của Thoa, bà Gloria liếng thoáng:
- Tôi sẽ đưa Ann đi nhà thương và lo cho hai đứa con.
Bà Ann vẫn lặng lẽ hút thuốc không nói gì chỉ khẽ bảo:
- Tôi không lo sợ gì cả, đau thì đi mổ lấy ra có gì mà sợ, cô đừng lo nhé.

Thời gian ở nhà thương và dưỡng bệnh bà có nhắn là đừng bỏ thời giờ đi thăm bà rồi bà sẽ trở lại ngay ấy mà. Rồi bà trở lại gầy và xanh hơn trước. Ngồi xuống bà nói ngay:
- Cắt hết cả hai vú bây giờ phải làm chemo, nhưng tôi thấy vô ích. Hôm dưỡng bệnh ở nhà tôi giặt quần áo cho con móc ra trong túi quần đứa con trai một ngàn rưỡi đôla, tôi cứ tưởng là nó ăn cắp tiền của tôi nhưng tôi làm gì có số tiền mặt như vậy để ở nhà. Sau khi tra gạn thì rõ ra là cậu con nghe lời xúi biểu bạn bè buôn bạch phiến.

Bà vội gửi thẳng nó vào nơi cải huấn tư mỗi tháng trả rất đắt. Còn đứa con gái hay cười thì lúc này cười nhiều hơn nói. Bác sĩ bảo là nó không được bình thường nên phải chữa trị. Vì vậy bà không thể đến mỗi tuần nữa mà có lẽ ba tuần một lần. Thoa nén tiếng thở dài thảng thốt qua lời kể trầm trầm của bà Ann y như bà kể chuyện của ai.

Sau đó kỳ hẹn không định sẵn nữa mà chỉ khi nào bà gọi. Đôi khi Thoa phải dời khách để cho bà có giờ hẹn. Lúc bà biết điều đó bèn dặn Thoa đừng làm vậy nữa bà không muốn phiền ai cả. Sau khi làm móng tay và móng chân bà đều có m***age, lúc bà cởi áo ra Thoa tò mò nhìn lén lồng ngực đàn bà phẳng như ngực đàn ông. Hai cái thẹo đã lành. Cái sú cheng vắt trên thành ghế có lót đội chất silicon mềm hình dáng hai cái vú.
Những lúc được thoa bóp bà buông thả để mặc Thoa muốn làm gì thì làm. Bà nhắm mắt nhưng không thiếp ngủ đi chốc lát như ngày xưa. Đôi khi Thoa muốn bà ngủ vài phút cho tâm bà bỏ lại giây lát những rối rắm của đời bà.
Mỗi ngày bà đến một thưa dần, bà Gloria vẫn đến đều đặn với đứa con gái lúc này cao lỏng khỏng ngồi yên một chỗ không cười cũng không nói, mà cứ nhìn xuống nhai mấy đầu móng tay.

Một hôm mưa to bà Gloria mang đến một tin mà Thoa không muốn đợi là bà Ann phải check vào hospice vì ung thư đã đến xương sống lưng vô hy vọng. Trước khi vào hospice bà ký hết giấy tờ nhà cửa với luật sư để tên hai đứa con và ông bà Gloria là quản lý, thằng con trai năm nay cũng đã mười lăm sau vài lần vào ra nhà thương nó khá hơn, biết mẹ sắp chết nên những khi về thăm nhà biết lo lắng dọn dẹp. Còn đứa con gái thì gần như ở hẳn với bà Gloria vì nó quá ngờ nghệch không thể ngó lơ được. Có lần nó ra cửa bỏ đi đâu mất hết hai hôm bà Gloria lo mất ăn mất ngủ thì lính tìm ra nó đi lang thang ngoài đường, hỏi gì cũng chẳng nhớ đi đâu còn bảo là đi theo boyfriend, bà Gloria chỉ sợ nó mang bầu thì tội con bé.

Gần cuối năm đó bà Ann mất. Tin bà Ann qua đời cũng âm thầm như suốt hơn mười năm bà là khách hàng của Thoa, yên lặng nhẹ nhàng như chiếc lá khô mùa thu đong đưa rời khỏi cành rơi nhẹ không gây một tiếng động, không khoắng rộn hơi gió loanh quanh. Bà không cho ai đến thăm bà trừ bà Gloria và hai con.

Nhớ bà Ann, trong Thoa chợt bùng vỡ một triết lý gì đó, a thì ra sau cái chết của người chồng phản bội, dồn dập mẹ chết, người chị không còn là chị em nữa. Tài sản tan tành. Hai đứa con nuôi sinh đôi là hai cái họa vào cuối đời bà. Bà không muốn kéo lê ngày qua ngày cái tương lai bất định. Bà đã không đoán trước được tình người chị cùng một mẹ chui ra, không đoán được tương lai hai đứa con không phải ruột thịt giờ nó lớn lên trở thành quá xa lạ mà bà cứ tưởng bấy lâu bà là mẹ.

Thoa đã nghĩ bà Ann là người đàn bà biết chịu đựng, cái chịu đựng an phận mong ngày mai có gì khá hơn chăng. Bà Ann chắc có biết điều gì đó ở người chồng đi sớm về khuya, căn nhà lạnh lẽo. Mỗi tối bà lên cái giường rộng mênh mông nằm dỗ giấc ngủ một mình, hai đứa con có ít cơ hội chào good night daddy.
Tại sao bà hút thuốc nhiều vậy" Tại sao bà có dáng điệu nhạt nhẽo hiền lành ít nói"

Không phải đời bà thất bại mà bà phải bỏ cuộc chơi, vì cuộc chơi đã tan từ lâu rồi, mọi người trong cuộc không chơi nữa. Bà như chiếc lá khô nước chỉ đọng rồi lại rơi mà không làm ướt được. Hoàn cảnh xoay quanh bà lưu chuyển dồn dập mà Thoa không bao giờ thấy bà giỏ một giọt nước mắt hay có nét giận buồn dù trong ánh mắt.
Chiếc lá héo khô đã rơi trong im lặng.
Trời buồn trời chẳng thở than
Thu buồn thu đắp lá vàng ngủ yên.

Thiên Hương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Sep/2019 lúc 9:13am


Related%20image


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Sep/2019 lúc 9:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.293 seconds.