Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Sep/2020 lúc 9:10am

Buồn Cho Cái Tuổi Già!


Cha mẹ và con cái.
Lạc quan hay bi quan ? Hay cần phải có cái nhìn triết lý ?
Bài nên đọc để hiểu rằng mình chỉ nên lo cho con cái xong bổn phận rồi thì đừng bao giờ trông cậy ở chúng điều gì. Mình hãy sẵn sàng khi già không còn làm việc nổi thì vào nursing home như vậy thì mình sẽ bớt khổ. Đời sống này ai cũng giống như vậy mà thôi ! Mình cũng còn có phúc hơn rất nhiều người là bên này mình được hưởng trợ cấp dù có làm việc hay không cũng được và có cả housing nữa vậy thì chả nên bi quan mà nên chấp nhận những gì cuộc đời đã dành sẵn cho mình rồi !
Không chừng tới khi già lại cùng các bạn đồng tuổi vào ở chung một nursing home thì lại còn vui nữa đấy !
Mời quí vị đọc và nhớ để đời hai thân già bớt khổ !!!
Quí vị thấy những cặp vợ chồng có 9, 10 người con, dù là kỹ sư, bác sĩ, họ vẫn khổ vì con cái bạc bẽo !!! Nói chi quí vị chỉ có 4 hay 5 con !
Chính bản thân tôi đã gặp nhiều cha mẹ khổ vì sự bạc bẽo của con cái ở xứ Mỹ này ! Con họ là những người có học, giầu có, nhưng họ vẫn phải đi “share” phòng hay “get line” sau lưng tôi để xin nhà “low income”… Bài đọc sau rất chính xác và thiết thực. Xin quí vị đọc và nhớ dùm tôi cho đời mình bớt khổ vì chính những đứa con mà mình đã suốt đời hy sinh cho chúng nên nguời. Tôi đã đọc được 1 bài rất hay: Nếu lỡ sanh con thì : vui với con khi chúng còn nhỏ. Lo cho chúng học hành nên người, và khi chúng trưởng thành, có gia đình rồi thì quên chúng đi để sống. Và đây là điều quan trọng : Đừng trông mong chúng báo hiếu, kẻo thất vọng nặng nề… !!!??? (sách nói nhé !).
Chính vì biết rõ điều này nên bản thân tôi, đã 73 xuân xanh, ngày ngày đi phòng “gym” 3 tiếng để tập thể dục, bơi lội… vì bà xã đã bịnh rồi, tôi bịnh nữa là chỉ còn nước dắt nhau vào “nursing home” thôi ???
Thân chào và chúc quí vị nhiều sức khỏe. Một bài rất hay, hãy ráng đọc cho hết, đừng đọc nửa chừng rồi cho qua !!!
Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con. Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.
Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đã dành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.
Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng; nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.
Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.
Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái :

“Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn.
Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ.
Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.
Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ.
Ốm đau trông cậy vào ai ? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”.
Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “Khác nhau là như vậy ! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình”.
Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp:“Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ thì có khác chi !”. Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.
Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm: “Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, có chín đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi !”.
Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không ? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế !
Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.
Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ.
Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2020 lúc 12:55pm

Cõi Già Trên Đất Lạ 


Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn.

Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.

Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.

Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.

Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.

Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.

Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi.
Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?

Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi; cả hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời: “Đó là lối sống của người Việt Nam”. Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn!

Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi.


Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa.

Andrew Lam

Chú thích: 

Andrew Lâm là một nhà văn trẻ, Việt Kiều, khá thành công trong những bài viết của ông về cộng đồng Việt cho độc giả Mỹ. Anh là con trai của Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi. Bài được viết theo tâm sự của mẹ tác giả, bà Lâm Quang Thi.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Oct/2020 lúc 9:02am

CHUYỆN KHÔNG MUỐN KỂ



War,%20Trauma,%20and%20the%20Mental%20Health%20of%20Vietnam%20War-Era%20Older%20Adults%20|%20%20Diverse%20Elders%20Coalition


Vừa đậu xe vô parking lot Hương đã thấy nhiều người nhốn nháo từ trong sân. Xe cứu thương hụ còi ầm ỹ rồi đỗ cái xịch, hai anh chàng cao to lực lưỡng mang cán khiêng chạy vô.
Hương lao vội vào căn nhà số 18 có giàn bầu xiêu vẹo, nhà của bà Phước, bệnh nhân từ hơn một năm nay của Hương.

Bà Phước đang nằm dài trên nền xi măng, la lối om sòm “Trả tiền cho tao, tao có mấy trăm tiền già mà tụi nó cũng lấy hết của tao!” Hai anh chàng nhân viên cứu thương ngỡ ngàng không hiểu bà Phước bị làm sao.
Hương mở lời:
- Tôi là y tá của bà, để tôi coi có chuyện gì.
Hương chạy tới lay tay bà Phước:
- Bà ơi bà có sao không? Bà kêu 911 có chuyện gì? Bà có đau lồng ngực trái không? Có tê bên tay nào không? Bà trả lời cho con đi...

Bà Phước nhìn Hương chằm chằm rồi nói:
- Sao giờ này cô mới tới? Tui muốn cô nói với cảnh sát là tui bị người ta lấy hết tiền già rồi! Hương sửng sốt:
- Sao chuyện này mà bà gọi 911?
Bà đứng lên chống nạnh:
- Chứ tao biết gọi ai? Tao gọi ai người ta nói gì tao cũng không hiểu rồi họ cúp máy. Chỉ có số này là có người tới.

Thôi Hương hiểu rồi. Bà Phước bị mất tiền, không biết đòi ai kêu ai nên bà gọi số điện thoại khẩn cấp. Người ta nghe tiếng bà già thì tưởng bà bị nguy kịch về sức khoẻ nên cho xe cứu thương tới. Hương đang quay qua giải thích cho mấy anh nhân viên cứu hộ thì đồng thời có viên cảnh sát người Việt cũng vừa mới tới. Anh cảnh sát nhíu mày:
- Bà này trong năm nay đã gọi 911 bốn lần. Mỗi lần vậy là tốn nhiều tiền của nhà nước lắm cô à. Rồi anh quay qua nhìn bà Phước:
- Bà nha, bà cứ kêu người ta hoài, tới nơi thì bà chẳng bị gì, thì lần sau bà kêu nữa họ không tới đâu.

Đám đông giải tán dần dần, ai về nhà nấy. Hương mới đỡ bà Phước tới ghế ngồi, lấy nước cho bà uống, rồi hỏi chuyện.
Bà kể hàng tháng bà ra ngân hàng lãnh $670 tiền già. Mà tháng này bà lãnh xong thì mấy cô ở ngân hàng lừa bà, lấy lại tiền của bà.
Hương nghe thấy có vẻ vô lý, bèn kêu chị hàng xóm và anh cảnh sát người Việt tới hỏi. Anh cảnh sát mệt mỏi:
- Cô ơi bà này bả quậy banh cái ngân hàng hồi sáng rồi. Người ta cho bả coi clip từ camera, thấy bả rõ ràng nhận tiền rồi bỏ vô giỏ đi ra. Bả để đâu mất hết giờ bả cứ tìm cách đòi lại.

Bà Phước lườm anh cảnh sát:
-Mấy người đóng phim giả mạo để cướp tiền già của tui!
Hương vuốt lưng bà:
 -Thôi bà coi như của đi thay người. Bà lớn tuổi vậy, ngân hàng lại có camera, thì ai dám lừa bà? Chắc bà để đâu rồi quên, lát con giúp bà tìm lại nha!

Anh cảnh sát ngao ngán lắc đầu bỏ đi. Hương đo huyết áp, nhịp tim, nhịp thở... khám tim, phổi, bụng... cho bà. Mọi thứ đều bình thường. Hương lấy cho bà ly nước, khẽ khàng:
- Bà thấy đỡ chưa? Sao bà không gọi cho con của bà trước?
Bà nhìn Hương chừng vài giây rồi thở dài:
- Con gái tui ở tiểu bang khác, tui kêu nó nó cũng đâu có tới được.
Hương tần ngần:
- Bà có còn người thân nào khác ở gần không?
Bà Phước bỗng dưng bật khóc:
- Đâu có ai đâu cô, chồng con tui chết hết rồi...
Hương đã nghe và đọc những câu chuyện kiểu này rất nhiều, mà từ khi làm y tá đến thăm tận nhà bệnh nhân, mọi thứ cứ như những thước phim sống động trước mắt Hương.

Bao nhiêu bi kịch sau cuộc chiến tranh mà một bên thì nói là nội chiến, một bên thì nhất định bảo là chống xâm lược, nhưng là gì thì cũng chỉ có người dân lành vô tội phải gánh chịu tất cả những nỗi buồn và hệ luỵ.

Bà Phước ngày xưa chắc phải là một mỹ nhân một thời. Bà cao khoảng một mét bảy mươi, chân dài, dáng thon thả, mũi cao, mắt sâu... Nhưng theo lời bà thì “Tui cao quá khó lấy chồng cô ơi”.

 

Nhưng rồi thì bà cũng tới tuổi lấy chồng. Người ta mai mối cho bà một anh lính mũ đỏ, hai người lập gia đình và bà sinh được một người con trai.
Những năm tháng đó miền Nam chìm trong binh lửa, vợ chồng bà một năm chỉ được gặp nhau vài lần. Rồi có một lần bà chờ mãi chờ mãi... Người ta gửi hung tin cho bà bằng một mảnh giấy báo tử vô tri vô giác. Bà thảng thốt dắt con chạy ra nơi nhận xác chồng, và rồi bà mất đi một nửa con người từ đó, cứ nhớ nhớ quên quên...

Nhưng hình như tạo hoá vẫn chưa muốn bù trừ cho bà. Cuối tháng tư năm 1975 ai cũng sợ hãi bỏ chạy, bà cũng dắt con chạy từ Vĩnh Long lên Sài Gòn.
Trong lúc hỗn loạn nháo nhào, bà bị người ta xô té ngất xỉu. Tỉnh dậy thì không thấy đứa con trai đâu. Bà vật vã khóc lóc van xin. Nhưng trong bối cảnh chạy loạn, chẳng ai để ý tới bà. Từ đó bà không tìm cách chạy nữa mà quay về quê cũ. Bà tiếp tục nghề làm nông nhưng lúc này phải làm cho hợp tác xã nên bà nghèo xác xơ.


Việc tìm kiếm con của bà coi như vô vọng vì chẳng ai có thể giúp. Tâm bệnh bà càng thêm nặng. Một ngày nọ, em gái của bà tới nhờ bà nuôi giùm đứa con gái lai Mỹ mới 6 tuổi để cô ấy đi lấy chồng. Bà đặt lại tên, làm lại giấy tờ khai sanh cho con bé để nó được đến trường.
Cuộc sống của bà khó khăn chật vật như bao con người khác sau những ngày cuối tháng tư 1975, nhưng có con bé thì bà vui hơn một chút. Bà vừa vất vả mưu sinh, vừa làm cha, vừa làm mẹ, vừa bảo vệ đứa con gái lai luôn bị chọc ghẹo ăn hiếp vì làn da đen bóng và mái tóc xoăn tít sát da đầu.

Một ngày nọ, người ta chộn rộn bàn tán về việc những gia đình có con lai Mỹ sẽ được chính phủ Mỹ giúp đỡ cho sang Mỹ định cư. Bà Phước thật sự chẳng muốn đi đâu khỏi cái làng bà đã sống hơn nửa đời người, nhưng bà quyết định phải đi cho con bé được đổi đời, được học hành tử tế, và nhất là không bị chọc ghẹo kỳ thị vì vẻ ngoài khác biệt của nó!

Rồi thì mẹ con bà cũng đặt chân tới nước Mỹ phồn vinh hoa lệ. Những ngày đầu có hội nhóm cộng đồng Việt Nam tại Houston Texas giúp đỡ rất nhiều. Mẹ con bà được cho chỗ ở, cho food stamps để lãnh đồ ăn, và cho thẻ đi khám bệnh miễn phí.

Do không biết tiếng Anh và không có bằng cấp, người ta cho bà đến làm ở một nông trại thu hoạch cantaloup (dưa lưới). Bà làm nông quen rồi nên công việc cũng phù hợp, có tiền trang trải cuộc sống, và có nơi ăn chốn ở tử tế nên bà thấy rất thoải mái.
Con gái bà qua Mỹ tuổi cỡ 14-15, đi học vài năm thì bỏ học, theo học nghề nails và chuyển sang tiểu bang khác làm ăn và lấy chồng sinh con. Từ đó cô rất ít khi liên lạc với bà, và hầu như không về thăm bà vì công việc quá bận rộn.

Bà nghĩ xứ Mỹ này con ruột còn bỏ mình đi, huồng hồ là con nuôi, nên bà cũng không mấy nặng lòng. Tới khi tuổi già ập đến, bà cảm thấy thật mệt mỏi khi ngày ngày phải đội nắng ra ruộng dưa, mà nông trại cũng bắt đầu sử dụng nhiều máy móc hơn cho việc thu hoạch, nên bà xin nghỉ là họ đồng thuận ngay.

 Bà nhờ cộng đồng giúp đưa bà về ở trong một làng Công Giáo dưới chân freeway 91 của thành phố Houston. Ở đây bà được hưởng đầy đủ phúc lợi của một người già. Ngoài tiền trợ cấp mỗi tháng, bà có dịch vụ hỗ trợ giúp dọn dẹp nhà cửa đến mỗi ngày, và y tá đến khám bệnh mỗi tuần.
Bác sỹ chẩn đoán bà bị cao huyết áp, cao mỡ, tiểu đường, và rối loạn lưỡng cực (bipolar) nhẹ. Nhưng bà vẫn có thể sống một mình an toàn.

Cuộc sống khá êm đềm thuận lợi, nhưng càng lúc bà càng thấy cô đơn tù túng vì cứ quanh quẩn mãi trong làng tháng tháng năm năm... Có một lần bà bật bếp gas nấu canh mà quên tắt, thế là đám cháy bùng lên. Người ta đến dập tắt lửa và từ đó cấm không cho bà nấu nướng.
Bà đã buồn nay còn buồn hơn. Tiếng Anh của bà học lúc còn ở nông trại chỉ đủ xài khi đi thi quốc tịch, sau đó là bà quên sạch. Thêm cái bệnh rối loạn lưỡng cực khiến bà càng lúc càng ngơ ngác nhớ trước quên sau.
Mà nghĩ lúc nào cũng ở trong cộng đồng người Việt nên bà cũng chẳng cần trau dồi. Như cái làng này có mấy trăm người, mà đâu được mấy người nói tiếng Anh, dù đã sống khá nhiều năm ở Mỹ, họ vẫn sống tốt đó thôi.

Trong làng có một cô tên Thanh, trạc tuổi 40, trông khá nhanh nhẹn, biết kha khá tiếng Anh và biết lái xe, được coi như vị cứu tinh của người già cả xóm. Ai có việc gì cần điền giấy tờ, ai không biết lái xe mà cần đi đâu, thì cô giúp với giá cả phải chăng.

Từ ngày về làng này ở thì bà Phước đi đâu hay cần gì đều trông cậy vào cô. Đến khi không được tự nấu nướng nữa thì tuần nào bà cũng nhờ cô chở ra chợ Việt Hoa mua đủ thức ăn nấu sẵn ăn cho cả tuần.
Mỗi tháng cô đều chở bà ra ngân hàng lãnh tiền già. Nhưng hôm nay cô bỗng dưng trở thành nạn nhân của bà! Tiếng bà Phước lại hét lớn làm Hương giật mình:
- Biểu con Thanh lại đây cho tao! Nó là đứa lấy tiền của tao!

Rồi bà giãy dụa la hét om sòm. Hương vội chạy ra kêu mấy người hàng xóm gọi cô Thanh. Cô Thanh bình tĩnh đi vào:
- Sao nữa đây bà? Tuần trước bà kêu 911 đòi kiện chợ Việt Hoa nấu canh khổ qua làm bà ăn bị tiêu chảy. Tuần này bà lại kêu 911 tố cáo người ta lấy tiền già của bà. Giờ bà kêu con qua có chuyện gì?
- Trả tiền cho tao! Từ nhà băng về đây chỉ có tao với mày trên xe, mày không lấy thì ai lấy?
Bà Phước mặt đanh lại, mắt long lên, gằn giọng từng tiếng. Cô Thanh tỉnh bơ quay qua Hương:
- Cô coi chừng nha, lát nữa bả đổ thừa qua cô à.

Rồi cô bước đi nhẹ tênh ra khỏi nhà bà Phước. Như thể đây là một điều thường xuyên xảy ra. Hương cảm thấy thật bối rối vì bà Phước cứ khóc tu tu, mà chỉ còn 30 phút nữa là Hương phải đi thăm bệnh nhân khác. Hương bèn khẽ khàng:
- Thôi bà để con khám tổng quát một lần nữa coi bà có khoẻ không, rồi bữa khác rảnh con quay lại giúp bà tìm số tiền.

Hương nghe tim, phổi, đo huyết áp xong thì thấy bà Phước cũng nguôi nguôi. Hương đỡ bà vô phòng trong nghỉ ngơi cho yên tâm. Căn phòng ngủ nhỏ xíu chỉ để vừa 1 chiếc giường đơn và cái giá treo quần áo. Nghe nói bà không cho ai bước vào nơi này, không hiểu sao hôm nay bà lại không cản Hương.

 Như một số người già Việt Nam, bà Phước dù nằm giường nệm vẫn thích trải lên đó một tấm chiếu quê nhà. Hương với tay vuốt tấm chiếu lại cho ngay để bà nằm, thì cảm thấy cái gì lộm cộm bên dưới. Hương lật chiếu lên, hàng trăm tờ giấy hai mươi đô la chen chúc trên tấm nệm khiến Hương thật sự hốt hoảng, vì lỡ bà lại đổ vấy gì cho Hương lúc này thì khổ!

Có một xấp tiền còn buộc dây thun nằm trong góc, chắc đây là số tiền già bà mới lãnh về hồi sáng. Còn những tờ tiền kia có lẽ là do bà để dành từ lâu rồi.
Linh cảm mách bảo Hương phải giả vờ như không hề thấy gì, nên Hương cất tiếng rụt rè:
- Bà ơi, bà lên đây nằm nghỉ...
Bà Phước tỉnh queo:
- Ừa nhưng mà tiền của tao đâu? tiền già tháng này của tao tụi nó lấy mất rồi huhuhu...

Bà Phước quay về chủ đề cũ và lại khóc tu tu khiến Hương ngao ngán. Hương gọi điện cho người quản lý để xin lời khuyên, nhưng tuyệt đối giấu chuyện đã nhìn thấy số tiền dưới tấm chiếu.
Người quản lý nói Hương đưa giấy chứng nhận đã thăm bệnh cho bà Phước ký tên vào, và phải rời nhà bà ngay rồi viết tường trình về mọi việc xảy ra để gửi cho công ty.
Sau đó bác sỹ và ban quản trị sẽ tính tiếp và ra quyết định về case của bà.

 

 Theo kinh nghiệm và hiểu biết của Hương thì những trường hợp quá già yếu mà còn có vấn đề hơi nặng về thần kinh thì sẽ phải vào nhà dưỡng lão ở, để bảo đảm an toàn cho bản thân và người xung quanh.
 Mà đối với người già Việt Nam thì vô nursing home chẳng khác nào bị chôn vào nấm mồ khi đang còn sống, tâm bệnh của họ sẽ càng nặng thêm.

Hương nhìn bà Phước vừa khóc vừa ký giấy chứng nhận đã được thăm bệnh mà thấy chạnh lòng. Bước chân Hương nặng trĩu đi ngang qua mảnh vườn nhỏ xác xơ trong ánh nắng trưa gay gắt.
Chẳng biết ngày mai bà có nhớ ra được bà đang nằm trên những tờ tiền già của bà hay không! Và chẳng biết ngày mai Hương có dám kể thật về những gì mình đã thấy dưới tấm chiếu đó hay không!

Alena Doan


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 07/Oct/2020 lúc 9:17am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Oct/2020 lúc 8:24am

Về Già...

Hình minh họa

Về già, là khi ta có một đôi mắt mờ đi nhưng lại nhìn cuộc đời rõ hơn trước. Vì có những thứ không thể nhìn bằng mắt thịt, và cũng có những điều không thể nghe bằng tai trần. 

Về già, là khi đôi chân mỏi mệt khi đã bị kéo lê gần hết quãng đường đời nhưng khi ngoái đầu lại ta dường như mới là đứa trẻ ngày hôm qua. Bây giờ ta bước chậm hơn trước, chắc hơn trước và cũng trân trọng hơn từng cái chạm đất, vì có thể ngày mai ta không còn bước đi được nữa.

Về già, là khi ta dùng đôi tai điếc của mình để nghe thiên hạ đang xôn xao về chuyện đời và ta biết rằng hơn một nửa trong số ấy không là thật. Bây giờ, âm thanh êm dịu duy nhất chỉ có tiếng chim tiếng gió và những âm thanh còn đọng lại trong lòng ta, của những người ta từng trân quý nhưng bây giờ không còn thể gặp lại nữa.

Về già, là khi ta nhận ra rằng ta đã may mắn như thế nào khi từng được hít thở không khí một cách thoải mái, vì bây giờ, mỗi hơi thở là một thước đo của sự sống. Ta thở ra nhưng ta không thể biết có thể hít vào một lần nữa được hay không? 

Về già, là khi những người tri kỷ ta còn ngồi lại cùng ta hoài niệm về một thời xa xưa, tuy là không nhiều. Âu đó cũng là quy luật tự nhiên, khi ta không còn giá trị, những bằng hữu sẽ rời xa ta, người còn ở lại nhất định ta phải trân quý. 

Về già, là khi ta nếm đủ ngọt bùi đắng cay của cuộc đời. Những thứ làm ta say đắm ngẫm lại vui sướng không là bao nhưng đau khổ lại rất nhiều. Có những thứ ta cứ tưởng nắm chặt trong tay rồi thì ngày mai lại trôi đi mất. Cuộc đời như một trò đùa mộng mị mà người chơi phải trả bằng cả tuổi thanh xuân của mình, bây giờ ngẫm lại chỉ toàn là hối tiếc...

 Suốt đời quý nhất cũng chỉ là hai tiếng bình yên. Hạnh phúc cũng không phải là điều gì quá xa vời, nhưng có những người gần lúc cuối đời mới nhận ra được điều đó.


st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2020 lúc 10:11am

Cái Dáng Rất Buồn



True%20love%20never%20grows%20old:%2025+%20of%20the%20sweetest%20and%20most%20heart%20touching%20%20photos%20ive%20ever%20seen%20-%20Blog%20of%20Francesco%20Mugnai%20|%20Stages%20of%20love,%20Old%20%20couples,%20Growing%20old
                                                                

 Anh bước vào giai đoạn lú lẫn (Alzheimer ) ở cuối đời. Mấy năm nay anh đã thay đổi rất nhiều. Bắt đầu anh quên quên nhớ nhớ, tiếp đến là anh dễ xúc động, anh hay khóc. Mấy năm trước, nghe cô bạn đọc Thơ của anh, anh cười, anh nhớ lại, đọc tiếp theo, chỉ độ một năm sau đó, anh không đọc theo nữa, anh chỉ nghiêng đầu lắng nghe, rồi bật khóc. Hình như anh biết được người kia vừa nói ra những câu gì rất thân yêu, rất thân thuộc với mình, và điều đó làm anh xúc động, anh khóc rưng rức. Chị lại nhỏ nhẹ dỗ anh:  
  • Nín đi, nín đi, Thơ của anh, cô ấy nhớ đấy mà, phải vui chứ.  

    Anh nghe chị, ngoan như em bé, lau nước mắt, bằng mấy ngón tay, rồi cười, một nụ cười rất thơ trẻ.  
Những năm kế tiếp, anh bắt đầu quên mặt họ hàng, quên mặt những người bạn thân, anh chỉ nhớ có chị thôi. Anh 85 tuổi, chị 80 tuổi. Hai vợ chồng già sống với nhau, con trai, con gái đều có gia đình. Đứa ở xa, đứa ở gần cũng vậy thôi. Một năm tụ họp gia đình đôi ba lần vào dịp Lễ, Tết.  
Khi anh mới bắt đầu lãng quên, sức khỏe anh vẫn còn tốt, sáng sáng chị chở anh tới Gym. Chị bơi lội, anh ngồi ngoài nắng hóng mặt trời. Chị đi chợ, đi tới nhà bạn họp mặt luôn luôn có anh đi theo. Mỗi ngày anh một chậm hơn và quên nhiều hơn nhưng anh vẫn tự lo được vệ sinh cho mình, chị chỉ cần nhắc.  

Rồi bỗng một ngày anh không làm gì một mình được nữa, chị phải phụ anh. Cơ thể chị nhỏ quá so với anh, chị không thể khênh vác, tắm gội cho anh được. Anh bắt đầu ngu ngơ như một đứa trẻ còn mặc tã, mà anh đang mặc tã thật, chị không thể nào khênh, đỡ anh làm những việc vệ sinh cá nhân cho anh. Chị gọi con, con trai chị từ tiểu bang xa về tìm Home Care để gửi Bố vào.  
Tìm mãi mới được một nơi gần nhà, Mẹ chỉ lái xe có 8 phút là thăm được Bố. Số tiền hơi cao, nhưng để con lo.  
Con ở lại thêm vài ngày nữa yên tâm có chỗ tốt cho Bố mà Mẹ không phải đi xa, muốn thăm Bố lúc nào cũng được. Chị ngậm ngùi :  
· Ừ thôi con về nhà với vợ, con đi.  

Mấy hôm có con, chị yên tâm. Con đi rồi, chị một mình trống trải, thấy căn nhà của mình sao nó rộng mênh mông thế này, căn nhà không có anh bỗng tự nhiên thành xa lạ, giống như chính chị cũng vừa dọn vào một ngôi nhà mới, chị buồn trống cả hồn. Buổi tối đi ngủ chị nghĩ tới anh ở nhà mới với những người xa lạ chắc anh còn buồn hơn chị bây giờ. Thương anh quá, chị mong sao cho đến sáng để vào thăm anh.  
Anh ở đã nhà mới được hai tuần, mỗi ngày chị tới thăm, người ta không cho chị vào hẳn phòng anh, ngay cả phòng khách cũng chưa được vào (Vì đang thời Đại Dịch) họ đưa anh ra ngoài hàng hiên, nơi đó có sẵn mấy cái ghế cho anh chị ngồi gặp nhau. Chị thấy anh sạch sẽ, tươm tất chị cũng mừng, nhưng mỗi lần thấy anh hiền lành như một đứa trẻ ngoan, chị lại mủi lòng.  

Sao anh thay đổi nhanh thế! Gặp chị anh không vui, chị đứng lên về anh không buồn, trên nét mặt anh chị không thấy một cảm xúc nào, anh nhìn chị như nhìn cái cây hay bức tường trước mặt, ánh mắt anh không vui, không buồn. Con chim sẻ sà xuống sân cỏ trước mặt hai người, chị cầm tay anh lay lay, chỉ anh, anh nhìn mà như không nhìn, ánh mắt anh không biểu lộ mộ cảm xúc nào.  
 Khi tới thăm anh, chị cứ đinh ninh là khi anh bước ra, thấy chị, ánh mắt anh sẽ sáng lên, miệng anh sẽ mỉm cười và khi chị bịn rịn chia tay về, ánh mắt anh sẽ buồn buồn, tay anh sẽ nắm chặt tay chị. Nhưng không, anh thản nhiên đứng lên đi vào, không hề quay đầu lại.  

Chị không thấy anh khổ, không thấy anh buồn hay vui. Hình như anh không còn cảm giác buồn vui nữa. Sao anh thay đổi nhanh thế!  
Chị nghĩ tới ba tháng mùa Đông sắp tới, người ta đã cho chị biết là sẽ không có thăm viếng vì trời lạnh người già yếu không thể ra ngoài hiên được và thân nhân vẫn chưa được quyền vào bên trong, nếu đại dịch vẫn còn.  
Chị nghĩ tới nét mặt vô cảm xúc của anh, nghĩ tới hình ảnh anh đi vào không hề quay đầu lại và chị đứng ứa nước mắt nhìn theo dáng cái lưng im lặng của anh khuất sau cánh cửa.  
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó, chị cũng không được nhìn thấy, mặc dù nó vẫn hiện hữu.  
 
Bất giác chị ôm mặt mình nấc lên.  


Trần Mộng Tú


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 16/Oct/2020 lúc 10:13am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Oct/2020 lúc 9:20am

Tương Lai Khi Bạn Già Đi ....



Tương lai khi bạn già đi, bạn mong đợi ai? Cùng nghe những lời thật tâm từ một nhóm bạn già.

Người già mong đợi vào ai? Bản thân, bản thân, câu trả lời vẫn chỉ có thể là bản thân.

Có một chiếc nồi của riêng mình, trước lúc chết tuyệt đối không được vứt bỏ, có một người vợ, hãy tận tâm đồng hành, có một cơ thể, hãy bảo trọng thật tốt; có một trạng thái tốt, hãy tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình!

Già rồi, chúng ta đã già rồi! Chỉ là sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc còn tỉnh táo, người già, mong đợi ai! Để bàn về chuyện này cần phân ra vài giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên

Sau khi nghỉ hưu độ 60-70 tuổi cơ thể còn tốt, có điều kiện. Thích ăn gì thì ăn nhiều một chút, muốn mặc gì thì mặc nhiều một chút, muốn vui chơi thì cứ mặc sức vui chơi. Đừng tiếp tục hà khắc với chính mình, quãng thời gian thế này không còn nhiều, cần trân trọng nắm giữ. Luôn giữ trong mình một khoảng tiền, giữ lại ngôi nhà, sắp xếp sẵn đường lui cuối đời.

Kinh tế của con mạnh là nỗ lực của các con, người con hiếu thuận là lòng cảm ân đối với phụ mẫu. Chúng ta không từ chối nhận tài trợ, chúng ta cũng không nên từ chối sự hiếu thuận từ các con. Nhưng cũng vẫn phải dựa vào bản thân mình là chính, tự an bài cuộc sống của mình.

Giai đoạn thứ hai

Sau năm 70 tuổi không bệnh không tật, cuộc sống vẫn có thể tự chăm sóc bản thân, điều này không phải vấn đề to tát gì, nhưng lúc này đây đã thực sự ý thức, bản thân già thật rồi, dần già thể lực và tinh lực đều không còn được như trước, phản ứng càng ngày càng tệ hơn, ăn uống chậm chạp – tránh bị nghẹn, đi đứng từ từ – tránh bị ngã. Bạn không thể tiếp tục dũng cảm, cần để ý chăm sóc bản thân!

Đừng tiếp tục quản này quản này, quản con quản cái, quản cả đời thứ ba, thật ra bạn đã quản cả một đời người, ích kỷ một chút, quản tốt bản thân mình là được rồi, mọi thứ cần kiếm chế mức độ vừa phải, giúp quét dọn, cố gắn giữ gìn sức khỏe của chính mình duy trì lâu thêm một chút. Hãy cho chính mình thời gian để có thể sống độc lập càng lâu càng tốt sẽ tốt hơn so với cuộc sống cầu người.

Giai đoạn thứ ba

Khi sức khỏe kém đi, cần có sự trợ giúp từ người khác! Nhất định phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, tuyệt đối hầu hết mọi người sẽ không thể lường trước ải này. Cần điều chỉnh tâm trạng, để thích ứng. Sinh lão bệnh tử là thường thái đời người nhất định phải đối mặt. Đã là giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời chẳng có gì đáng sợ hãi, khi đã có sự chuẩn bị bản thân sẽ không quá buồn tuổi.

Hoặc đi vào viện dưỡng lão hoặc thuê bảo dưỡng chăm sóc tại nhà, tùy vào khả năng,mà bố trí thích hợp, mọi thứ đều luôn có cách giải quyết, nguyên tắc là không để mặc con cái lo liệu, đừng tạo cho con trẻ thêm quá nhiều gánh nặng tâm lý, việc nhà, kinh tế. Bản thân tự khắc phục nhiều một chút, cả đời bươn trải có những đau khổ và khó khăn nào chúng ta chưa từng trải qua, tôi tin rằng cuộc hành trình cuối đời chỉ cần bình tĩnh chúng ta có thể vượt qua một cách dễ dàng.

Giai đoạn thứ tư

Khi tinh thần tỉnh táo, nhưng bệnh lý không cách nào chữa khỏi, cuộc sống hoàn toàn tồi tệ, chúng ta nên dũng cảm đối mặt với cái chết, kiên quyết không để gia đình,người thân và bạn bè lãng phí thời gian tiền bạc vô ích để giúp chung ta giành lại cuộc sống với tử thần.

Tóm lại, cho dù bạn thọ lâu đến mức nào, cuối cùng cũng là một con người, câu nói này tuyệt nhiên không bi ai, không khủng khiếp, tất cả phụ thuộc vào cách sắp xếp cuộc sống của bạn, để xem bạn có phải là người có một tâm lý trưởng thành. Cảm thấy xứng đáng thì hãy hành động ngay, đừng quên, kiếp người chỉ có một lần, bắt gặp niềm vui và hạnh phúc, thì đùng bao giờ để dành lại kiếp sau.

Cảm nghĩ: Những người bạn già hãy cùng ghi nhớ! Đời trước chúng ta hiếu thuận phụ mẫu,nhưng đến thế hệ sau lại bị bỏ rơi, tuyệt đối đừng bao giờ oán trách “Người trên thiên đàng, tiền trong tài khoản”, nào là “một người quá đỗi cô độc”, “già rồi, chẳng có ai chăm sóc.” … Điều này sớm đã trở thành suy nghĩ lỗi thời của thế hệ ngày nay.


st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2020 lúc 12:37pm
Tình… buổi hoàng hôn

Chiều%20buồn%20-%20Ngôi%20sao

-Bây giờ mày không chở mẹ đi phải không? Hu hu!!! Cực khổ nuôi mày mấy chục năm, giờ có chuyện nhờ cậy thì mày giả điếc, làm ngơ. Đồ con bất hiếu, vong ơn. Hu hu! tao không cần ai hết, tao lết bộ cũng được mà. Mày muốn theo phe thằng cha già dịch đó phải không?

Mai không biết nói sao, chỉ đưa mắt nhìn ba cầu cứu. Ông già nhìn thấy, nhưng cứ lờ đi như tự nãy giờ vờ dán mắt vào màn ảnh TV, không nghe, không thấy những gì đang xảy ra trước mắt. Mai muốn bỏ vào phòng, nhưng không dám, sợ mẹ lại đập vỡ cái màn ảnh TV như lần trước.

Không hiểu sao dạo này ba mẹ cãi nhau ngày một nhiều. Hồi còn trẻ, mẹ cũng thường dằn mâm, xán chén, ba cũng thường đá ghế, đập bàn. Nhưng Mai nghĩ, có lẽ ba mẹ còn trẻ nên nóng nảy, tự ái, sau này khi lớn tuổi chắc hai ông bà sẽ trầm tính lại và gia đình sẽ êm ấm hơn. Chẳng ngờ, càng về già mức độ chiến tranh càng gia tăng. Nhiều khi chuyện chẳng có gì, chỉ là bất đồng ý kiến về một vấn đề nhỏ nhặt không đáng kể, nhưng hai bên cứ lời qua tiếng lại, nên chẳng mấy chốc trở nên khốc liệt khi cả hai mỗi lúc càng nặng lời với nhau, rồi thì cha mẹ, anh chị em bên nội, bên ngoại đều được đưa lên bàn tranh luận, mổ xẻ tận tình.

Mới hôm qua, lúc nửa khuya, mẹ đùng đùng dọn đồ đạc, bảo Mai chở sang nhà anh Hai. Trời đất! anh chị Hai sáng còn phải đi làm sớm nữa mà. Tưởng chuyện gì ghê gớm, hóa ra chỉ là cái khăn tắm ướt nhem mà ai đem vào phòng, thảy lên giường, rồi ông đổ cho bà, bà đổ cho ông. Vậy là cuộc chiến bùng nổ. Vậy là bao nhiêu uất ức ấp ủ trong lòng suốt mấy mươi năm mẹ tuôn ra như thác đổ làm ba đỡ không kịp.

Hơn nửa đời người, ba quen được mẹ hầu hạ, phục vụ và ông hưởng thụ “diễm phúc” đó một cách thản nhiên. Thản nhiên đến độ vô tình. Bây giờ, khi có dịp tiếp xúc với những người đàn bà khác -những người may mắn hơn mẹ, được chồng tỏ lòng biết ơn mỗi khi nhận được sự chăm sóc, thương yêu từ người vợ tấm mẵng- mẹ chợt nhận ra những gì mình tận tụy lo lắng cho chồng bằng tất cả tấm lòng đã không được trân trọng. Và khi mẹ bộc lộ ý nghĩ so sánh đó, ba bỉu môi cười khinh khỉnh:

“Hứ! học đòi theo lối sống của Mỹ từ hồi nào vậy? Bộ bà quên câu tam tòng tứ đức của bà ngoại mấy đứa nhỏ dạy dỗ hồi đó rồi sao! Mấy chục năm nay có nghe bà than thở gì đâu, sao bây giờ bày đặt”.

Nhẹ nhàng góp ý không xong, mẹ bèn chơi chiến thuật mới là gọi bạn bè khắp nơi nói xấu ba. Khi chuyện tới tai anh em Mai, bị con cái trách móc, mẹ trợn mắt sừng sộ:

“Tao không nói xấu ai hết mà chỉ nói sự thật” .

Rồi mẹ bốc điện thoại tập họp dâu rể, cháu nội cháu ngoại, tuyên bố:

“Tao sẽ ly dị ba tụi bây!”.

Mấy chục con mắt như đứng tròng. Chuyện gì vậy trời? Vợ chồng sống với nhau mấy chục năm, không có được một ngày hạnh phúc ngoài những cãi vã, cắn đắng xảy ra như cơm bữa thì chuyện chia tay đôi khi đành phải chấp nhận. Nhưng đó là lúc còn trẻ, chứ bây giờ, đầu hai thứ tóc mà kéo nhau ra tòa ly dị thì thiệt là… tội nghiệp cho con cháu.

***

Thấy Phúc nhìn mãi chiếc điện thoại đang reo inh ỏi trên tay, Quyên sốt ruột hỏi:

-Ai vậy?

Bỏ máy vào chiếc xách tay sau khi bấm nút tắt, Phúc ngập ngừng một lúc rồi nói:

-Má tôi.

Quyên trợn mắt ngạc nhiên:

-Sao không trả lời. Lỡ nhà có chuyện gì thì sao?

Vuốt nhẹ lọn tóc vừa rơi xuống che khuất vầng trán thấp, Phúc thở dài:

-Có gì … ngoài chuyện má bắt tôi chở đến văn phòng luật sư để nhờ làm thủ tục ly dị.

-Cái gì? Đúng là tin sét đánh ngang mày. Bộ… ông già có bồ nhí hả?

Quyên nhổm người, nôn nóng nói tiếp:

-Trời! ông già sáu mấy rồi mà. Cầu trời cho điều này đừng xảy ra.

Sau tiếng thở dài thườn thượt, Phúc lắc đầu:

-Nếu điều đó xảy đến thì ít ra cũng có lý do chính đáng. Còn đây chỉ là chuyện …

-Nên nhớ, chuyện gì cũng vậy, dù nhỏ cách mấy nhưng nếu cứ tiếp diễn từ năm này qua năm kia thì nó sẽ trở thành đại họa.

-Có lẽ vậy!

Ba của Phúc quen kiểu gia chủ nên lúc nào cũng lên giọng dạy đời. Chẳng những thế, ông còn xem thường vợ ra mặt. Nhớ lúc hai ông bà cùng đi thi quốc tịch, với dáng vẻ đầy tự tin ông chơi ngay một câu xanh dờn:

“Cỡ tui thì may ra, chứ bà làm sao mà đậu nổi. Thôi đừng đi… mất công”.

Nhưng đúng là lù khù có ông cù độ mạng. Má Phúc không biết tiếng Anh nhiều, nên chăm chỉ học thuộc làu một trăm câu theo bài học được thu băng sẵn. Bà thi đậu quốc tịch Mỹ mà còn bán tín, bán nghi, có thiệt không bây? Còn ông già, cái vẻ hí hửng, tự tin lúc bước ra xe để lên đường “ứng thí” biến mất khi ông trở về nhà với bộ mặt thảm nảo của người “hỏng thi”. Mấy đứa con rù rì đoán mò:

“Chắc ba nghĩ mình giỏi tiếng Mỹ nên vô đó ‘nổ ‘ cho ông Mỹ trắng kỳ thị điếc con ráy. Ông ta bèn chơi sát ván bằng cách hỏi cho bí để phết dấu “fail” cho bõ ghét chứ gì!!!”.

Từ đó, má Phúc bắt đầu có cốt cách của người mang quốc tịch Mỹ. Bà phản pháo tối đa mỗi khi bị ông cao giọng bắt bẻ, chê bai chứ không còn thở dài cam chịu như thuở nào. Uy tín bị xuống thấp, ông già hận đời đen bạc nên trở thành người lạnh lùng, khó tính. Cái tính đã khó từ ngày trước bây giờ được nhân lên gấp đôi khiến má Phúc thẳng thừng tuyên bố:

“Thời bây giờ nam nữ bình quyền nên tôi không có bổn phận chìêu chuộng ai nữa. Thích thì ở, không thích thì đi chỗ khác chơi”.

Câu nói khiêu khích đó vừa chấm dứt thì má Phúc lãnh trọn cái tát tai như trời giáng. Cái thời “ráng nhịn ổng cho yên nhà, yên cửa” đã qua, bà không nói một lời mà giơ tay bốc điện thoại gọi cảnh sát. Thằng em trai của Phúc hoảng hồn, kéo ông già nhanh chân ra xe rời khỏi nhà trước khi cảnh sát đến. Từ hôm ấy, ngày nào má Phúc cũng rỉ rả kể tội chồng. Tội tình suốt mươi mấy năm dù có mười xe cam nhông chở cũng không hết. Anh em Phúc mỗi người tự tìm chỗ lánh nạn trong nỗi lo âu thấp thỏm “mình phải làm sao nếu chuyện ly dị xảy ra?”

***

-Mẹ em thì không đòi ly dị, nhưng quyết không ở chung nhà với “kẻ thù”. Bà ở với chị Hai. Ông ở với em. Mỗi lần chạm mặt nhau trong các ngày lễ giỗ bà nội hay ông ngoại thì mỗi người quay một hướng, đôi khi còn kèm theo tiếng hứ chất chứa căm hờn, nhìn thấy mà phát ơn.

-Nguyên do?

-Nguyên do thật lãng xẹt. Cách đây khoảng hai năm, tự nhiên ba em “muốn” mẹ phải diện đầm mỗi khi đi dự tiệc tùng cùng với ông. Mẹ em lắc đầu từ chối vì không thích. Nói đúng hơn là không dám, vì mẹ mặc cảm mình quê mùa, vóc dáng thô kệch chứ không sang trọng quý phái như người ta nên chỉ thích hợp với áo dài. Mẹ thường nói:

“Cho dù mặc áo dài có xấu mấy cũng không ai cười, vì đó là quốc phục của mình. Còn bày đặt đầm với đìa, lỡ người ta nhìn mình rồi phán “đồ ra đồ, người ra người” thì không biết dấu mặt ở đâu cho đỡ mắc cở”.

Vậy mà lần đó không biết ba thuyết phục cách nào mà mẹ lại bằng lòng mặc chiếc áo dạ hội do chính ba chọn mua. Thấy ba dìu mẹ ra xe, em thật sự ái ngại khi nhìn cái tướng mẹ khập khễnh trên đôi giày cao gót. Không đầy hai tiếng sau mẹ trở về nhà, một tay cầm giày, một tay kéo lê vạt áo. Chẳng thèm trả lời câu hỏi của em.

“Ủa! mẹ sao vậy? còn ba đâu?”

Mẹ đi thẳng vào phòng đóng cửa cái rầm. Còn ba thì suốt đêm đó không trở về nhà.

Ba mẹ không gây gỗ tiếng nào nên em chẳng biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng vài ngày sau thì mỗi người đi một hướng. Cũng phải cả năm em mới biết, hôm đó mẹ té chổng gộng khi vừa bước lên cầu thang để đi vào phòng tiệc. Có lẽ chuyện xảy ra quá bất ngờ, ngoài dự đoán khiến ba bối rối đến nỗi không biết phải làm gì, nên thay vì đỡ mẹ đứng dậy, ba lại xấu hổ bước lui ra cửa khi nghe những tiếng khúc khích từ phía sau lưng với câu nói đùa đầy ác ý:

“Già rồi, đi không vững mà diện chi dữ vậy Ngoại?”.

Quyên không dấu được nụ cười:

-Chắc bây giờ ông già đã nhìn thấy cái “muốn” tai hại của ổng rồi phải không?

-Em không biết vì ba rất kín đáo, nhất là đối với con cái. Nhưng dù sao em cũng rất yêu thương và nể phục ba, vì ba không tìm cái ba “muốn” nơi người đàn bà khác.

Những câu chuyện trao đổi giữa ba cô gái -đang tuổi mơ ước một mối tình thơ mộng- được chấm dứt sau khi Quyên đặt câu hỏi với vẻ tư lự:

“Chẳng lẽ… khi người ta bước vào tuổi già thì tình yêu cũng tàn dần trong buổi hoàng hôn của cuộc đời hay sao?”

Quay sang hai người bạn ngồi bên cạnh, Quyên đặt thêm một câu hỏi. Có thể đó cũng là nỗi băn khoăn của những người con đang sống trong một gia đình thiếu hạnh phúc:

-Không chừng… sống độc thân sướng hơn phải không bạn? []

(Viết theo chuyện kể của M)

Ngân Bình



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Oct/2020 lúc 12:44pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2020 lúc 8:52am

50 Tuổi Về Sau, Chuyện Đời Như Đá Mòn Trong Nước…




Đời%20người%20sau%20tuổi%2050%20và%206%20chữ%20vàng%20làm%20nên%20hạnh%20phúc

50 tuổi về sau, đã trải qua hơn nửa đời người, cuộc sống hãy nên là an tĩnh. Cả đời vốn đã vì tranh tranh đấu đấu mà chẳng lúc nào yên.
Lúc này, chỉ cần sống bình thường không cần quá nổi trội, thoải mái, bình an là tốt nhất.

Lấy lòng người khác, không bằng tự mình sống hạnh phúc!

Con người, thà rằng cô độc, cũng không dối lòng; thà rằng nuối tiếc, còn hơn tranh đấu thiệt hơn.
Chuyện quá khứ, như đá mòn trong nước, như gió thổi mây trôi, ta nên xem nhẹ.

Trải qua nhiều thăng thầm cuộc sống, nhiều tâm phàm đã yên xuống.
Thời gian quá nhanh, cuộc đời quá ngắn, nếu hiểu như vậy, hãy nên trân trọng nó!

Người hay phiền muội chính vì 12 chữ: Không buông được, nghĩ không thông, không nhìn thấu, không quên được.
Đã đi qua hơn 50 năm cuộc đời bão táp, đừng để người khác khuấy động tâm an tịnh của bạn.
Chúng ta ưa thích niềm vui và sự nhiệt tình của một số người, nhưng cũng có người sinh ra đã tính tình an tĩnh.
Bạn là ai thì hãy là như vậy!

50 tuổi về sau, yên tĩnh một chút cũng tốt, không cần phải chen nhau vào những cuộc tranh luận đúng sai, cũng không cần vui cười một cách miễn cưỡng.
Chúng ta muốn làm một người ôn hòa hiền lành, không cần phải sống tủi thân, bạn muốn trở thành người nào thì hãy trở thành người đó.
Chúng ta thường ao ước được sống như những người nào đó, nhưng không phải họ cũng luôn vui vẻ, hãy sống theo cách của bạn.

Ta chỉ cần sống bình thường không cần quá đặc sắc nổi trội, chỉ cầu thoải mái, bình an là tốt nhất.

50 tuổi về sau, những gì trước đó bạn chưa tha thứ được thì nên làm từ bây giờ.
Hãy giang rộng đôi tay, hãy mở rộng tấm lòng, bởi vì ai ai cũng nên được hạnh phúc.
Tiến thoái cũng đã nhiều rồi, cũng không cần tranh đấu với đời, chịu thiệt thòi không có gì là không tốt, chỉ cần tâm an tĩnh, tâm hồn thanh thản là được rồi.

50 tuổi về sau, cuộc đời đã quá nửa, còn sống, đừng làm người khác mệt mỏi, càng quan trọng hơn là, sau này hãy sống thật thoải mái.
Vậy nên, thời gian về sau cố gắng sống giản dị hơn, tự làm cho bản thân mình hạnh phúc hơn, nhẹ nhàng hơn, thanh tĩnh hơn, đó chính là điều quan trọng nhất.

Bạn nghĩ xem có đúng không?

st.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Oct/2020 lúc 8:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Oct/2020 lúc 9:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2020 lúc 12:15pm


Bố%20muốn%20về%20nhà%20%28Nguyễn%20Thị%20Thanh%20Dương%29%20—%20Bức%20Tranh%20Vân%20Cẩu


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Nov/2020 lúc 12:16pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.281 seconds.