Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2021 lúc 10:16am

GIỚi%20THIỆU%20SÁCH%20CỦA%20TRÀM%20CÀ%20MAU%20–%20Thanh-Thanh%20Lê%20Xuân%20Nhuận%20|%20Quảng%20Ngãi%20%20Nghĩa%20Thục


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Aug/2021 lúc 10:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2021 lúc 8:16am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2021 lúc 7:35am

Tuổi Thanh Xuân Đẹp Vì Ngoại Hình, Tuổi Lão Niên Đẹp Vì Khí Chất


Sức khỏe chính là số 1 đứng ở vị trí ban đầu.

tuoi%20gia

Vẻ đẹp của tuổi thanh xuân đến từ ngoại hình, vẻ đẹp của tuổi trung niên đến từ trải nghiệm, nhưng vẻ đẹp của tuổi lão niên lại đến từ khí chất và tâm hồn.
Vậy thì, làm thế nào để hình thành khí chất, làm thế nào để dưỡng được tâm hồn?

Xinh đẹp là một cuộc chạy bộ cự li dài, đó không phải là điều thuộc về giai đoạn tuổi tác nào đó, mà là toàn bộ đời người.

Trên hành trình cuộc đời, 20 tuổi là sống với thanh xuân, 30 tuổi là sống cùng sự nghiệp, 40 tuổi thì sống bằng trí tuệ, 50 tuổi sống một cách thản nhiên, 60 tuổi sống ung dung tự tại, còn 70, 80 tuổi lại trở thành bảo vật vô giá.
Đến lúc này, “xinh đẹp” hay “điển trai” đều trở thành “đẹp lão”. Dù cho có già đi, đầu tóc có bạc trắng, dung nhan đã xế chiều, thì cũng phải giữ vững phần đẹp đẽ nhất sâu thẳm trong tâm hồn.

Dù cho có già đi, đầu tóc có bạc trắng, dung nhan đã xế chiều, thì cũng phải giữ vững phần đẹp đẽ nhất sâu thẳm trong tâm hồn.

Có người nói năm tháng không bỏ qua người ta, lại càng không buông tha cho người phụ nữ.
Nhưng đằng sau tóc bạc da mồi, khoé mắt chân chim, sau những dấu hằn thời gian ấy, thì điều đáng sợ hơn cả chính là sự già cỗi của tâm hồn.

Bạn và tôi đều biết rằng, lão hoá là điều không thể tránh khỏi của đời người. Nhưng trên con đường trở nên già đi ấy, có người sống thật mệt mỏi, già nua, xấu xí, có người lại sống rất thảnh thơi, bình thản, tóc bạc da mồi mà vẫn mang khí chất ung dung.

Vậy thì, nếu muốn sống một cách ung dung thoải mái, và nếu muốn dưỡng thành khí chất của tuổi già, chúng ta cần có:

 - Một loại thái độ giữ vững vẻ đẹp
Con người ta không thể lựa chọn tướng mạo. Tướng mạo trời ban ấy có thể khiến bạn “xinh” trong mắt ai đó, nhưng không thể quyết định bạn có trở thành một người “đẹp” hay không.

Vẻ đẹp là một loại thái độ, cũng là một sự lựa chọn. Không kể bao nhiêu tuổi, chúng ta đều cần phải giữ gìn thân hình tao nhã, ăn mặc khéo léo, trang điểm phù hợp. Đây vừa là tôn trọng bản thân, cũng là tôn trọng mọi người.

- Một quá trình tu dưỡng tinh thần
Vẻ đẹp của tuổi thanh xuân đến từ ngoại hình, vẻ đẹp của tuổi trung niên đến từ trải nghiệm, nhưng vẻ đẹp của tuổi lão niên lại đến từ khí chất và tâm hồn. Khí chất ấy bắt nguồn từ quá trình tu dưỡng, từ việc tu tâm dưỡng tính mà trở nên đoan trang, mẫu mực, phong thái chính trực, đường hoàng.

Con người không thể lựa chọn ngoại hình, nhưng hoàn toàn có thể dưỡng thành nên khí chất. Chỉ cần có thể bồi dưỡng tính tình, bồi dưỡng nhân cách, làm dịu tâm hồn, thì bất cứ ai cũng có thể tu được vẻ đẹp, dưỡng được tinh thần.

- Một trái tim luôn thiện đãi chính mình
Dù bận trăm công nghìn việc, hãy lưu lại một chút thời gian cho bản thân, tận hưởng mỗi thời mỗi khắc.
Nếu như bạn không thể yêu thương, không thể thiện đãi với chính mình, thì còn trông mong ai sẽ đối tốt với bạn đây?

Mỗi một người bất kể lúc nào cũng đều phải có một loại tinh thần, đã yêu thương bản thân, lại càng yêu thương người khác, hãy để bản thân tràn đầy hào quang của lòng thiện lương.

- Một loại vận động giữ gìn sức khỏe
Trong 100 phút của đời người, sức khỏe chính là số 1 đứng ở vị trí ban đầu.
Không có sức khỏe thì cũng không thể làm được bất cứ điều gì. Làm người, thì không thể nửa đời trước dùng cả mạng sống để kiếm tiền, nửa đời sau dùng toàn bộ tiền bạc để mua lại mạng sống.

Trong 100 phút của đời người, sức khỏe chính là số 1 đứng ở vị trí ban đầu.
Giữa thế sự xô bồ, hãy dành một chút thời gian để lắng lại và sống cho chính mình. Ví như tạm dừng lại công việc để cùng với bạn thân ra ngoài dạo chơi tản bộ. Hoặc nhân lúc tiết trời mát dịu, hãy ra ngoài hóng gió, tắm mình dưới ánh nắng chan hoà. Đó là một chút vận động để giữ gìn sức khoẻ, cũng là cách để cảm nhận vẻ đẹp và yên bình của đất trời.

- Một phần thanh cao đạm bạc danh lợi
Đến độ tuổi lão niên, họ đã không cần phải hăng hái phấn đấu như thời son trẻ nữa, cũng đã xem nhẹ những thủ đoạn dối trá lừa gạt và mưu mô toan tính kia.
Thế gian ồn ào sôi nổi, thì hãy cứ mặc cho họ sôi nổi ồn ào.

Thực ra, sự cô đơn của một người là niềm vui hết mình của nhóm người còn lại, và vui vẻ hết mình của một nhóm người lại là sự cô tịch của một người.

Vẻ đẹp giống như một cuộc chạy bộ cự li dài. Nó không thuộc về bất cứ giai đoạn tuổi tác nào, mà là toàn bộ đời người.
Dù cho già đi, thì hãy già mà trông thật đẹp đẽ.
Dù cho đầu tóc bạc trắng, dung nhan xế chiều, thì hãy giữ lại phần tốt đẹp nơi sâu thẳm tâm hồn.

Thiện Sinh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2021 lúc 10:56am

Chuyện Buồn Người Cha

 

Vợ ông mất từ khi đứa con gái thứ 2 được 2 tháng vì bệnh tim. Ông một mình nuôi 2 con khôn lớn. Với đồng lương hạn hẹp của một giáo sư đại học lúc bấy giờ, ông thật vất vả để cho hai Cô con gái một cuộc sống no đủ. Rất nhiều cô gái thanh tân, phần vì thương, phần vì ngưỡng mộ tài học, phần vì kính trọng nhân cách của ông, sẵn lòng về làm vợ ông để chia sẻ với ông, cùng nuôi dạy hai con. Ông cũng có ý muốn đi bước nữa khi hai con đã hết cấp 3.

Nhưng sự đời khó đoán, khi ông mới dẫn vợ chưa cưới về nhà, hai cô con gái phản ứng quyết liệt. Có thể do ích kỷ không muốn chia sẻ ông với ai, có thể sợ sẽ bị dì ghẻ đày đọa, một cô bỏ nhà đi, một cô đi nhảy sông tự tử, mà không chết. Ông bị choáng nặng. Ông không ngờ, hai cô con gái ngoan hiền ngày nào lại đối xử với mình như thế. Vừa thương vừa giận, có lẽ thương con sợ hai con gặp bất trắc, ông lần lượt bỏ qua biết bao nhiêu cơ hội của cuộc đời. Lặng lẽ nuôi và nhìn con trưởng thành, ông ít nói ít cười hẳn, chỉ khi lên giảng đường, ông mới được là chính ông.


Các cô con gái lần lượt lấy chồng, sinh con và hay tụ tập ở nhà ông vào tối thứ bảy và chủ nhật. Ông vẫn một mình cơm niêu nước lọ. Chăm chăm chờ đến ngày được gặp con cháu. Ít lâu sau, ông phát hiện mình bị parkinson, tay chân run, không tự làm được gì. Hai cô con gái hớt hải chạy tới. Ai cũng phải lo cho gia đình riêng, ai cũng phải đi làm, ai đâu mà chăm cha. Họ rụt rè nói với ông, hay bố cưới cô nào về làm vợ để phục vụ bố lúc tuổi già đi. Ông giận run người, lắp bắp. Các con thật ích kỷ, bây giờ bố 65 rồi, lấy ai, người ta vì chờ bố đến giờ này vẫn ở vậy, mấy chục năm cấm cản bố, xỉ vả người ta chẳng ra gì, bây giờ bố bệnh thế này mặt mũi nào hỏi cưới người ta. Hai cô gục đầu xuống khóc, khi cơn giận khiến ông bị tai biến phải đưa vào cấp cứu ở bệnh viện.


Ông được ra viện, ánh mắt ông thật buồn, thật xa vắng. Hai cô nhờ người thuê được một người đàn bà lỡ thì rất xinh đẹp tới chăm ông. Lúc đầu bà chăm ông bằng nghĩa vụ, lâu dần bà chăm ông như chăm một người bạn già. Hằng ngày, khi đã xong hết việc, ông ra hiệu cho bà lại gần, ông viết tên các cuốn sách hay trên giá và khuyên bà đọc. Rồi ông bập bẹ phân tích cốt truyện cho bà nghe, cho bà biết cái hay cái dở của cuộc sống trong đó. Ông dần bình phục sau tai biến. Sau 5 năm bè bạn cùng ông, từ một người đàn bà ít học, sống trong gia đình nông dân nghèo, bà đã có thể đàm đạo với ông, một giáo sư nổi tiếng về rất nhiều lĩnh vực. Ông dạy bà cắm hoa, nghe nhạc, làm thơ và vẽ tranh.


Bà cảm phục và hết lòng yêu quý ông. Bà chủ động nhờ hai cô con gái nói giúp với ông cho phép bà được gá nghĩa trăm năm cùng ông. Hai cô đồng ý ngay, vì tình cảm của họ rất tốt. Bà thì thật thà, chân thành và dịu dàng. Từ lâu bà coi các con ông như con mình. Song, ông từ chối. Ông cười rất rất buồn và nói, cảm ơn cô đã có lòng với tôi, tôi già rồi và bệnh tật thế này còn mang lại hạnh phúc cho ai được đâu, cô còn trẻ và xinh đẹp, cô vẫn có thể xây dựng hạnh phúc với người khoẻ mạnh hơn tôi, hãy coi tôi như người bạn và đọc hết kho sách trong tôi đi, cô sẽ học thêm được nhiều điều có ích cho cuộc sống này.


Ngày ông trút hơi thở cuối cùng, bà khóc ngất đi. Bà quỳ xuống chân 2 cô con gái ông, xin các con cháu cho cô để tang ông ấy như để tang một người thầy, một người bạn tri kỷ và một người chồng duy nhất của cô. Hai cô con gái đỡ bà dậy, oà khóc, mẹ ơi...


Đưa đám ông xong, hai cô biếu bà căn nhà của bố, để con cháu có chỗ chạy đi chạy lại như khi ông còn tại thế. Hằng ngày, bà vẫn bầu bạn cùng ông và vợ ông trên bàn thờ, chuyện trò cùng họ, bàn bạc về mọi tác phẩm bà đọc và chờ đến thứ bảy và chủ nhật được đón các con cháu ông về cùng bà ăn cơm gia đình.


Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2021 lúc 7:21am
Chia hết gia tài cho con...




Có một ông gần 70 tuổi, góa vợ. Ông có 5 người con hiếu thảo và sống rất hòa thuận với nhau. Đứa nào cũng có gia đình riêng khá giả và thành đạt. Ông rất hài lòng, tin tưởng, tự hào về con cái mình. Xét thấy tuổi cao sức yếu, ông muốn chia toàn bộ gia sản cho con cái để chúng có thêm điều kiện phát triển cơ nghiệp. Ông nghĩ con mình ngoan, hiếu thảo thì mình sống với bất cứ đứa nào cũng tốt.

Căn nhà đang ở, giao cho vợ chồng đứa út và ông sống cùng nó. Phần tài sản lớn được chia gần như đều nhau cho các con.

Được vài tháng, không khí trong nhà trở nên ngột ngạt. Vợ chồng nó hay xì xào điều gì mà ánh mắt không mấy thiện cảm.

Vợ nó hay đụng thúng đá nia, chửi chó mắng mèo những chuyện đâu đâu làm ông nghe , cảm thấy chạnh lòng. Vợ chồng nó thường xuyên cãi nhau, ai cũng trở nên nóng nảy.

Con vợ la to: của cải chia đều mà mình phải nuôi ổng thật là không công bằng. Ông buồn, bỏ sang ở với vợ chồng thằng thứ 2, con thứ 3, thằng thứ 4, con thứ 5, mỗi nhà cũng chỉ được vài tuần là có chuyện.

Chúng hành xử như thể ông là người ở đậu, là của nợ. Chúng họp nhau căng thẳng phân chia nhiệm vụ nuôi báo cô ông.

Chúng bốc thăm theo tháng, đứa trúng tháng 2 (28 ngày) cười vui vẻ, đứa trúng tháng 31 ngày, méo mặt. Cứ đến chiều cuối tháng, chúng đẩy ông ra cổng.

Ông ôm bọc quần áo, ngồi chờ mấy tiếng đồng hồ, đứa kế mới đến đón. Quá buồn và thất vọng, ông hay ngồi trước mộ bà, nước mắt chảy dài, chỉ biết tâm sự cùng với bà cho khuây khỏa, trông mong một ngày sẽ đi cùng bà, được sống mãi những tháng ngày hạnh phúc và kiếp sau không mong có những đứa con này.

Thấy tình cảnh bi đát của ông, bạn ông (cũng khá giàu có) tổ chức bữa tiệc, mời tất cả 5 người con của ông đến dự. Trong men say là đà, ông rỉ tai từng đứa, dẫn đến căn phòng kín, chỉ vào chiếc rương to với nhiều ổ khóa và nói:

Đây là một nữa gia sản của ba tụi con gửi và ủy quyền cho chú, sau này sẽ chia cho tụi con. Di chúc đã lập chỉ chờ điền % cho từng đứa vào là xong. Lạ thay, ngày hôm đó chúng tranh nhau chăm sóc ông, đứa nào cũng muốn ông ở với nó.

Tình thương đối với cha lai láng còn hơn lúc trước khi chia tài sản. Ông hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, cảm động rơi nước mắt và nghĩ: Đây mới chính là những đứa con thân yêu, những dâu hiền, rể thảo của mình. Ông được sống những ngày tháng sướng nhất cuộc đời mình. Thời gian màu hồng cứ thế trôi đi thêm hơn mười năm nữa thì ông ngã bệnh, tiên lượng không qua khỏi trong vài ngày tới.

Chúng khóc lóc, nắm tay cha không nỡ buông ra, giây phút âm dương chia biệt ngậm ngùi.

Chiếc rương được bạn ông tức tốc chở đến đám tang và được đặt trịnh trọng cạnh quan tài, dưới hàng chục ánh mắt đau đáu nhìn vào.

Tang lễ được cử hành trang trọng, đầy tốn kém, phần mộ uy nghi bên cạnh mộ bà và ước nguyện theo bà của ông cũng đã thành.

Sau phần tang lễ là chiếc rương được chúng nhanh chóng bật nắp mà trong lòng ai cũng hy vọng mình được phần lớn trong di chúc do công chăm sóc, tình thương và hiếu thảo của mình với cha.

Nắp rương được mở... một rương đầy cát, một tờ di chúc với nét chữ thân thuộc xiêu vẹo và chữ ký của cha:

CHỈ CÓ NHỮNG KẺ NGỐC MỚI CHIA HẾT GIA TÀI CHO CON MÌNH KHI CÒN SỐNG.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2021 lúc 11:28am
NGƯỜI MẸ CÔ ĐƠN

Con%20cái%20nên%20gần%20gũi%20nhiều%20với%20cha%20mẹ%20vì%20người%20già%20dễ%20cảm%20thấy%20cô
Sáng nay rỗi việc, tôi nhận lời ủy thác của anh bạn nhờ tôi chở một bà cụ với hai cái va li và một tấm nệm từ Dallas đi Arlington, vì xe anh không chở được tấm nệm nên anh mới nhờ tôi.

Tôi đến căn nhà mới xây (theo địa chỉ). Nhìn qua cũng biết giá trị căn nhà hơn hai trăm ngàn. Tôi nghĩ nhà đất ở đây rẻ, chứ căn nhà mới này ở Cali, hay Boston, thì bạc triệu. Người Việt Dallas giàu quá khi tôi vừa lái qua những căn nhà xập xệ của người Mễ chừng vài chục ngàn.

Xe lăn bánh, tôi không khỏi ngậm ngùi với hành trang nghèo nàn của bà cụ nhỏ thó, bệnh hoạn. Ngoài tấm nệm, hai cái va li cũ, lớn nhỏ không đều, lại khác hiệu, đủ biết chủ nhân không giàu; một bà cụ gần đất xa trời còn lỉnh kỉnh túi xách, rổ nhựa đựng quần áo chưa giặt-có cả hũ thức ăn khô gì trong đó nữa… "Người đàn bà đi cầu hôn thần chết". Tôi đặt tên cho cụ trong tư tưởng kín bưng của mình.

Thấy cụ thở không ra hơi lúc lên xe làm tôi cũng hơi lo. Nhưng nhìn kiếng chiếu hậu thì cụ không đến nỗi khiến tôi phải đổi lộ trình vô bệnh viện gần nhất. Tôi mong đến nơi càng sớm càng tốt.

Xe ra xa lộ bon bon rồi. Cụ khoẻ lại sau cú leo lên cái xe hơi cao.

Cụ hỏi tôi, "Anh được mấy cháu?" -để mở đầu tâm sự của người mẹ cô đơn trên nước Mỹ bao la… Cụ vô chuyện lòng nhẹ hều như hơi thở của cụ ban nãy…

"…Ông nhà tôi ngày xưa là sĩ quan Phòng 7 – Tổng tham mưu. Sau 75 đi tù. Nhưng tôi nhờ được tay cán bộ lớn bảo lãnh chồng tôi ra. Tôi chỉ nói chồng tôi là người bắt điện thoại ở Tổng tham mưu ngày trước… Vì thế, ông nhà tôi về sớm, nhưng không được đi theo diện H.O là vậy! Ông ấy về sớm, nhưng buồn chán nên chết sớm…"

Bà cụ khóc trong kính chiếu hậu – thật cay đắng! Tôi nghĩ thế, nhưng không hiểu cay đắng lẽ gì? Cay đắng cho người vợ lính trong chiến tranh và hoà bình ở quê xưa, hay cay đắng cho chuyện nhờ cậy bên thắng cuộc, và hậu quả…

Cụ tỉ tê cho tôi nghe, từ băng sau xe, tiếng cụ rặt giọng bắc làm tôi nhớ mẹ tôi nhiều…

"… tôi kém phước anh ạ! Tôi có mười hai người con. Chín đứa còn ở Việt nam, ba đứa bên Mỹ. Tôi không đi ở nhà con này, con kia như anh nghĩ đâu. Tôi đi ở thuê nhà người ta đây! Vì con gái tôi ở Arlington thì nó đang sống chung với chồng con và bố mẹ chồng của nó. Tôi đâu ở chung được. Thằng con trai thì cũng sống chung nhà với vợ con và bố mẹ vợ của nó. Tôi cũng không ở chung được. Còn căn nhà mà anh đến đón tôi là nhà thằng con cả. Cả đời tôi mới ở nhà con đúng mười ngày thì phải nhờ anh đến dọn đi đây…"

"Bác qua Mỹ lâu chưa? Trước đây, bác ở đâu?" Tôi hỏi cụ,

"Tôi qua Mỹ được 9 năm. Mỗi năm tôi ở Mỹ 9 tháng, về Việt nam 3 tháng – toàn ở mướn chứ không ở với con cái nào được, như tôi đã nói. Nhưng bây giờ tôi phải ở Mỹ lâu dài để trị bệnh. Khổ là tôi không thể ở nhà thằng con cả được. Hôm tôi mới từ Việt nam qua, tháng trước. Tôi ở nhờ con cháu ở Apartment vì tôi bệnh quá nên cũng cần có người ở bên tôi đêm hôm. Nhưng phòng nó chật chội và phiền phức quá nên thằng cả đến đón tôi về nhà nó ở. Tôi cũng bất đắc dĩ vì bệnh hoạn chứ đâu muốn làm phiền con cái. Nhưng buồn lắm anh ạ! Tôi ở được đúng mười ngày thì hôm nay phải dọn đi thôi. Tôi định dọn về Houston, ở với đứa con gái của người hàng xóm với tôi bên Việt nam xưa kia. Nó hứa giúp tôi. Nhưng con gái tôi đã xin trị bệnh cho tôi ở Arlington, nên tôi phải dọn về Arlington để trị bệnh vài tháng. Không chết thì tôi dọn về Houston với con gái người hàng xóm…"

Tôi nghe tâm sự buồn nên cũng kém vui mà thưa cụ, "Bác lớn tuổi rồi, lại bệnh hoạn. Đâu thể xa con cái ruột của bác được, vì khi hữu sự thì ai lo cho bác. Và sao lại đi sống với người con của người bạn ở mãi Houston. Bác nên suy xét lại chuyện đó cho cảm giác của con cái bác. Các anh chị có hoàn cảnh đã khó, bác làm mẹ nên không nên… xử sự như thế! Bác hiểu ý cháu chứ! Bác ở share phòng ở nhà người dưng vì hoàn cảnh, nhưng gần con gái bác là ổn lắm rồi! "

"Thì bây giờ tôi dọn đến ở với hai vợ chồng ông này ở Arlington. Họ đã hơn sáu mươi tuổi, nhà không con cái. Ông chồng ở nhà ăn tiền bệnh, vợ còn đi làm. Tôi cũng gần con gái tôi rồi, có gì nó chạy sang giúp tôi… Anh nói cũng phải nhỉ!"

"Cháu xin lỗi…"

"Anh ạ! Họ cho tôi thuê một phòng, không hạn chế sử dụng restroom anh ạ! Tôi thật mừng."

"Bác nói sao…?"

"Cơ khổ. Ở nhà thằng con cả, thì con trai lớn nó ở riêng phòng lớn nhất, có restroom riêng trong đó. Không ai được vào phòng nó."

"Rồi! Thằng đó là bác sĩ hay nha sĩ?"

"Không.. Nó là dược sĩ. Nhưng sao anh hỏi vậy?"

"Cháu đoán thôi! Bác đừng nghĩ xấu về những người tuyệt đối vệ sinh nên không chung chạ được với ai! Hiểu thế, tốt hơn cho bác. Mọi phiền não nhẹ bay… ô-kê!

"Ô-kê. Tôi hiểu ý anh rồi…”

Cơ khổ. Còn lại hai vợ chồng thằng cả, thằng con nhỏ và tôi, bốn người xài chung một restroom. Mỗi sáng, tôi đã chịu khó nín nhịn chờ đợi, hỏi con trai, con dâu, cháu nội đã sử dụng restroom xong chưa, rồi mới đến mình. Thế mà thằng con cả vẫn quát vào mặt tôi chiếm dụng restroom lâu quá, chỉ vì một hôm nó đau bụng bất tử sau khi đã dùng restroom trước đó.

Tôi ở mới có chục ngày, mà sáng nào nó cũng cằn nhằn tôi đi restroom xoành xoạch suốt đêm thì nhà cửa nào chịu nổi… Tôi khổ quá! Mình bệnh hoạn, tuổi già, thật là phiền phức…"

"Sao bác không ở bên Việt nam với con cháu đông vui. Thui thủi bên này một mình làm gì cho khổ."

"Thì bệnh thì phải đi tìm thầy, tìm thuốc chứ sao anh.. Hóa trị với xạ trị thì tiền đâu cho đủ ở bên Việt Nam…"

"Cháu không hiểu được anh con cả của bác sao lại để bác bệnh hoạn, tuổi già như thế này mà đi ra ở share phòng với người dưng? Bác có chuyện gì ai lo? Cơm nước hàng ngày ai nấu cho bác ăn, ai giặt giũ cho bác…?"

"Thì phước phần là thế! Tôi bây giờ chỉ còn cậy vào đứa con gái. Nó cũng đã sáu mươi tuổi rồi. Nhưng còn làm dâu hàng ngày. Tôi lại còn làm khổ nó miếng cơm, tô cháo, gói quần áo cần giặt giũ… Nó làm sao mà kham nổi lo lắng cho chồng con, bố mẹ chồng ngày hai bữa, lại còn mẹ ruột bệnh hoạn phải chạy tới chạy lui. Tôi định về Houston là vậy!

Tôi nghĩ mà buồn cái thằng Cả nhà tôi sướng từ bé. Nó chẳng thiếu thứ gì vì thời trẻ tôi làm ăn được lắm! Cung phụng nó đủ điều hơn người. Nó đi đại học, ra trường, thì mê con vợ nó bây giờ đó. Nó về nhà bảo tôi cưới vợ lúc gia cảnh tan hoang. Tôi bấm bụng bảo nó, ai lại đi cưới vợ tháng bảy. Cho mợ một tháng để dọn dẹp nhà cửa, và cho qua tháng ngâu đã con. Nói thế để có thêm chút thời gian nghĩ cách cho con chứ mẹ nào từ chối được con cái chuyện nó muốn lập gia thất. Ai ngờ nó đi báo với bên nhà gái, bố mẹ nó đi vượt biên, chết hết rồi!

Có con cái nào như thế chứ! Đám cưới nó không có mặt tôi mà nó nhẫn tâm được. Nó bỏ nhà, bỏ mẹ, bỏ đàn em đi sống riêng, đến khi tôi gượng dậy làm ăn lại được thì nó mới mò về nhà, quát tháo…

Tôi làm ăn lại được thì mới có tiền cho gia đình thằng con trai với gia đình đứa con gái vượt biên, bây giờ chúng ở Arlington là vậy! Còn thằng cả thì làm ăn khá nên cho con nó đi du học, tìm cách ở lại rồi bảo lãnh bố mẹ với em nó qua sau…"

"Tức là thằng cháu đích tôn của bác. Anh chàng làm dược sĩ đó, sanh đẻ bên Việt Nam?"

"Phải."

"Cháu hiểu rồi! Không có gì thắc mắc nữa! Anh ấy không giống những người trẻ sanh đẻ bên Mỹ là vậy!"

"Cái thằng ấy làm tôi buồn còn hơn bố nó. Nó đi kiểm tra căn phòng tôi ở. Nó hỏi tôi đạo gì? Tôi nói, trên có Trời, Phật. Rồi đến Thần, Thánh… Nó bảo tôi: Cái đạo của bà là đạo cô hồn, chẳng ra gì hết. Tội lỗi, tội lỗi quá!

Nó hỏi tôi đẻ chi cho lắm, để chẳng ở với ai được, rồi làm phiền gia đình nó? Tôi bảo thời bà nào có biết kế hoạch hoá gia đình là gì đâu!

Tôi thấy phải dọn ra khỏi nhà thôi. Nhưng mấy hôm không khoẻ nên còn vướng bận để nó nói tôi, sao bà không ở bên Việt nam cho xong. Già cả, bệnh hoạn còn lết sang Mỹ làm gì… để phiền cho gia đình nó!

Tôi đi chậm vì chân tôi yếu. Tôi đâu có lết như ăn mày. Anh hiểu không, anh hiểu cái chữ lết nó làm tan nát lòng dạ tôi. Tôi đau đớn hơn ung thư nhiều…"

Nước mắt bà cụ lại chảy thành dòng trên gương mặt nhăn nheo. Làm tôi nghĩ đến cha nào con nấy. Lẽ ra người ta phải học thành nhân trước khi thành tài, thì đời nay tranh nhau lấy bằng… súc vật, để kiếm thật nhiều tiền, đi xe hiệu, ở nhà mới… Người con cả ở nhà mới xây mà để mẹ bệnh hoạn đi ở share phòng. Cụ nói trong nước mắt, "nhẽ như người ta, nó cũng đưa tôi đi, sắp xếp cho tôi chỗ ăn chỗ ngủ ở nơi lạ lẫm quê người này chứ! Anh thấy đấy, anh xin số điện thoại của nó để khi anh đưa tôi đến nơi thì gọi cho nó biết. Nó bảo không cần đấy phỏng! Nhưng khi nó thấy anh chất đồ, ràng buộc cẩn thận như người chuyên nghiệp, người làm việc có trách nhiệm, lương tâm… xe anh lại tốt và mới. Thì nó xin anh số điện thoại để khi nó cần chở đồ sẽ gọi anh. Đấy…"

Biết nói gì để an ủi bà cụ hơn là im lặng chia chung nỗi ngậm ngùi của phận người. Muốn kể cho bà cụ nghe chuyện Đức Phật đi hoằng pháp, nhưng người ta không biết ngài chính là Đức Phật nên hỏi ngài, "Thưa ngài, Đức Phật ở đâu, làm sao tìm gặp Người?" Đức Phật trả lời, "Phật ở trong nhà bạn. Cha mẹ của bạn là Phật. Hãy trở về nhà phụng dưỡng cha mẹ cho thật tốt, là thờ phụng Phật."

Nhưng kể ra câu chuyện đó là bất nhân với bà cụ vì người nghe phải là cha con anh cả. Càng nên kể thêm những chuyện nhân quả cho những người quên học bài học làm người trước khi học thành tài để giàu có. Phải chăng phong thổ địa dư làm nên người anh cả trong bài ca dao bất hủ,

"bốn con ngồi bốn góc giường mẹ ơi, mẹ hỡi, mẹ thương con nào mẹ thương con út mẹ thay thương thì thương vậy có tày trưởng nam trưởng nam ăn được gì đâu một trăm cái giỗ đổ đầu trưởng nam"

Thôi làm thằng anh Hai như đứa bé mồ côi theo phong thổ địa dư xứ nó, câu chuyện ngắn chữ mà dài ý, kiệm lời mà sâu xa. Nó không tốt nghiệp đại học nào, không có bằng cấp gì… mà ai cũng xem trọng cái khí khái của nó. Chuyện kể mắc cười mà người đọc chậm nước mắt như sau:

… một cái xe hơi bóng loáng đang chạy trên đường. Không ai biết bên trong xe có người mẹ giàu có, đang dỗ dành cậu ấm của mình ăn miếng bánh kem đi con, ngon lắm đó! Nhưng thằng bé nhà giàu cáu gắt với mẹ vì không muốn ăn, nó bấm kiếng xe hơi xuống và ném quách miếng bánh kem xuống đường.

Trong khi thằng bé mồ côi nhanh mắt thấy được, nhanh chân chạy đến, nhanh tay xớt ngay miếng bánh lên tay mình. Phải cái xe vận tải nhanh hơn lao tới nó. Nó thì nhanh hơn thần chết là lao mình thoát thân – miếng bánh tõm xuống miệng cống. Công cốc.

Con em gái nó khóc ré lên,

"Anh Hai thiệt tình! Làm bánh lọt xuống cống rồi lấy gì ăn?"

"Thôi nín đi em…"

Nó xoè bàn tay còn dính kem của nó ra, "Nè, cho em ba ngón. Anh Hai hai ngón."

Anh Cả với anh Hai khác nhau ở tư cách chứ không phải văn bằng, địa vị hay nhà, xe… Nhưng nói ra làm gì cho thêm đau lòng bà cụ…

Tôi đến căn nhà mà bà cụ sẽ ở trọ vài tháng để chữa bệnh. Tôi biết bà cụ này không chết đâu, sức khoẻ có tệ nhưng nghị lực lớn lắm! Khoẻ lại là cụ sẽ đi Houston. Linh tính tôi mách bảo về bà cụ mới gặp lần đầu nhưng hiểu cụ như thân vì tôi cũng không thích làm phiền, để khổ cho người nhà.

Con gái cụ xin nghỉ làm nửa buổi để giúp cụ dọn vô nơi ở mới. Tách xách theo túi cơm, canh nấu vội cho mẹ có cái ăn. Tội cả hai người bị hoàn cảnh hành hạ đến khổ tâm. Đêm nay, người con khó ngủ vì lo mẹ có ngủ được không ở chỗ lạ. Trong khi sáng mai chị vẫn phải thức dậy đúng giờ để còn đi làm. Chị còn phải lo chồng con, cha mẹ chồng… thêm người mẹ ruột bệnh hoạn cũng cần bàn tay con cái giúp đỡ lúc tuổi già, đau yếu,… Còn cụ, đêm nay có ngủ không, trong căn phòng lạ, khi nghĩ tới người con cả và thằng cháu đích tôn của mình. Ai rót cho cụ ly nước sau cơn ho khan đêm khuya, hay cụ tự hứng nước mắt mình để giải khát nỗi cô đơn trên xứ Mỹ lạnh lùng.

Tôi thì không ngủ được đêm nay rồi, vì bà cụ… đúng là "má tui"! Hoàn cảnh nào cũng chơi ngon, chơi đẹp, xả láng sáng về sớm. Tôi dọn nệm cũ trong căn phòng ấy ra, vì ông chủ nhà ăn tiền bệnh thì làm được gì, nhìn ông đi… còn chậm hơn bà cụ. Tôi bỏ nệm của cụ lên giường thẳng thớm, xách đồ vô phòng cho cụ xong xuôi.. Tôi chào từ biệt để ra về. Nhưng cụ,

"Này anh ạ! Cảm ơn anh đã giúp tôi tận tình. Nhưng thế này, hôm qua, bạn anh có nói với tôi là một trăm đồng tiền xe. Thì đây, tôi xin gởi anh một trăm. Tôi xin gởi thêm anh hai chục… biếu anh uống cà phê, chơi thôi!"

Đúng là bà già chịu chơi chơi tới cùng giăng mùng chơi tới sáng, nên tôi nói, "Thôi bác cất hết đi. Coi như cháu giúp bác. Cháu không làm nghề này, chỉ vì sáng nay rảnh và xe cháu chở được tấm nệm nên cháu mới đi giùm ông bạn cháu thôi."

"Đâu thế được! Anh cầm lấy cho tôi vui. Tôi còn một việc nhờ anh giúp, là sáng nay tôi không ăn sáng ở nhà thằng cả. Bởi tôi kể chuyện ngày xưa thì cháu nội bảo là bà chẳng có chuyện gì mới để nói hay sao? Tôi ở trong nhà từ sáng tới… sáng mai thì biết đâu chuyện mới để nói. Tôi kể về thằng cả ngày còn bé, thì vợ nó nói nhàm quá, kể hoài… Mà giời không cho tôi câm nên tôi đói vì giận – không ăn. Tôi định bụng bảo anh chở tôi đi ăn sáng khi ra khỏi nhà. Nhưng bây giờ thì tôi mời anh đi ăn… bữa kỷ niệm với tôi. Anh chở tôi đi ăn… món gì thật ngon vào. Tôi không có nghèo đâu, còn đồng nào trong túi thì cứ tiêu đồng ấy cho nó vui vẻ. Mình đi thôi anh ạ!"

Từ chối cách gì cũng không được với bà cụ. Ra nhà hàng thì lại chưa tới giờ mở cửa.. Tôi bảo cụ, bác cháu mình vô chợ rảo chơi, cho bớt nóng. Bà cụ kể chuyện đi thi quốc tịch bị rớt. Nhưng tôi cho là cụ quá giỏi tiếng Anh nên… rớt. Dù cụ đi thi quốc tịch không mất tiền vì đã tám mươi. Nhưng lần sau đi thi lại thì bớt nói tiếng Anh… sẽ dễ đậu hơn. Vì người hỏi thấy người được hỏi trả lời được là hỏi tới, hỏi tới… Bác chỉ cần nhớ cháu dặn là bác không bao giờ nói: Tôi không biết – I don't know. Mà bác chỉ nói: Tôi biết. Nhưng tôi quên – I know. But, I’m forgetting.

Bác quên chừng hai, ba câu là đậu liền. Vì người già có quyền quên, nhưng công dân Hoa Kỳ không có quyền không biết Tượng Nữ thần Tự do đặt ở đâu; Tổng thống đầu tiên của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ tên là gì, Tổng thống đương kim là ai?…

Bà cụ thật lanh trí, chỉ cần nghe và hiểu được một chữ trong câu hỏi là cụ đoán ra cả câu hỏi – và biết trả lời bằng tiếng Anh – đúng. Nên bị hỏi tới, hỏi tới, hỏi tới… rớt luôn là vậy! (Thường mấy tay phỏng vấn thi quốc tịch Mỹ nhưng là người Mễ ở Texas không có thiện cảm nhiều với người Việt thì ai cũng biết và thường nghe nói tới trong chuyện thi quốc tịch ở xứ cao bồi. Gặp người phỏng vấn mình là Mỹ đen là dễ nhất, Mỹ trắng khó hơn, nhưng công bằng. Chỉ có Mễ là không ưa Việt nam…)

Tôi đi ăn tô mì với bà cụ rồi chia tay. Biết nói gì hơn những lời chúc may mắn cho việc chữa trị bệnh tật của bà cụ. Chúc cụ chóng hồi phục, chừng nào muốn đi Houston thì gọi cho hay.. Tôi không làm nghề đưa đón nhưng với bà cụ thì tôi khoái cái lối chơi xả láng trước đi, đời có bao lâu mà hững hờ…

Tôi sẽ nhớ câu "còn đồng nào trong túi thì cứ tiêu đồng ấy cho nó vui vẻ." Tôi sẽ đưa cụ đi Houston khi cụ không thay đổi quyết định, vì nghĩ cho cùng những ngày ở trọ trần gian của cụ cũng chỉ còn ít ỏi như những đồng tiền còn lại trong túi thì tiêu hết đi, tiếc gì, miễn vui vẻ là được.. Cũng cóc cần chừa mặt mũi cho con cái khi con đẻ tống mẹ bệnh hoạn ra đường ở tuổi gần đất hơn trời…


Phan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2021 lúc 1:34pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2021 lúc 3:36pm
 Chị Tôi Lái Xe    <<<<<


This%20Old%20Lady%20Adheres%20to%20Road%20Signs%20All%20the%20Time
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Sep/2021 lúc 7:23am

Ai hiểu được SỰ BẤT LỰC của TUỔI GIÀ.  <<<<<


Các%20dấu%20hiệu%20sa%20sút%20trí%20tuệ%20ở%20người%20cao%20tuổi%20và%20cách%20chăm%20sóc%20|%20Vinmec


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Sep/2021 lúc 7:25am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Sep/2021 lúc 7:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.258 seconds.