Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2022 lúc 8:53am

KHI BẠN QUA TUỔI 60 HÃY HƯỞNG THỤ NHỮNG GÌ  <<<<<

romantic%20couple%20sitting%20on%20bench%20park%20Stock%20Footage%20Video%20%28100%%20%20Royalty-free%29%2011629397%20|%20Shutterstock


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Jan/2022 lúc 8:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jan/2022 lúc 12:45pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Jan/2022 lúc 4:45pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Feb/2022 lúc 8:26pm

Già Vẫn Chưa Yên

Đời%20người%20sau%20tuổi%2050%20và%206%20chữ%20vàng%20làm%20nên%20hạnh%20phúc

 



Vài năm nữa tôi sắp bước vào thời kỳ thất thập cổ lai hi. Đời người đi qua mau như thế tưởng được yên, chẳng ngờ chuyện nhân tình thế thái cứ quanh quẩn và tôi lại tiếp tục bị quấy rầy.

Năm 1975 người Việt miền Nam đã mất những kỷ niệm quá khứ để ra đi, chỉ đem theo với mình tinh thần văn hoá dân tộc, trong đó ngôn ngữ, tập quán, phong tục, tín ngưỡng... là những nét đặc thù bất khả ly. Ra đến hải ngoại khi bước vào con đường kiếm kế sinh nhai là lúc người tỵ nạn phải học hỏi nhiều vấn đề về hội nhập mới với sự giúp đỡ về mọi mặt của chính quyền và dân chúng địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó họ phải đối diện những phiền toái khác về kỳ thi, về tỵ hiềm của một số ít người thiếu thiện cảm. Vài mẩu chuyện trong số nhiều câu chuyện có thật tôi xin kể cùng bạn đọc: Một công nhân người Mỹ cùng làm chung hãng đặt vấn đề với ban giám đốc về 3 người Việt, nhưng ban giám đốc trả lời rất tế nhị:

Hỏi:

-Tại sao không thuê người địa phương mà lại thuê người ngoại quốc"

Trả lời:

-Trong quá khứ, chúng ta có thuê 3 người. Họ làm việc rất hăng say và tốt đẹp, chúng ta không nên kỳ thị!

Một cậu học sinh lớp 5 đi trên chiếc xe bus nhà trường thấy chiếc xe theo sau mà người lái là người đàn ông Á châu, nó bèn đưa một ngón tay "mất dạy" lên. Ông bạn sửng sốt và quá tức giận về đứa con nít vô giáo dục, định lái xe qua mặt xe bus để buộc tài xế nhà trường ngừng lại, lên xe dạy cho nó "một bài học" vì cứ nghĩ xứ người cũng như xứ mình. Nhưng cũng may diều đó đã không xảy ra, không thì ông đã bị ghép vào tội cản trở lưu thông, hành hung con nít và nhiều tội khác là những điều ông cần phải biết. Luật lệ xứ này như màng nhện dễ dàng bẫy những "con mồi" yếu đuối, vô tình...vào vòng pháp luật.

Già vẫn chưa yên...tôi lại tiếp tục học văn hóa người Tây trong gia đình mà các "thầy cô" là những đứa con được đào tạo văn minh chữ nghĩa nơi trường học "nổi tiếng" Hoa Kỳ; còn lũ "học trò" da vàng mũi tẹt già khú đế là những người lớn chúng tôi, là những “du sinh" di tản từ nước Nam tới. Bài học đầu tiên được "thầy cô" dạy là nhún vai nhún cổ như con gà tây, cử chỉ này dạy học viên có thái độ lừng khừng (Thí du: khi người me hỏi con có cần tiền không thì người con chỉ nhún cả vai lẫn cổ, có nghĩa là cho tiền thì lấy, không thì thôi cũng được). Bài học kế tiếp là muốn gọi ai từ xa lại với mình thì chỉ cứ việc ngã lòng bàn tay lên trời rồi dùng ngón tay trỏ ngoắt lại, làm sao cho giống như đuôi tung tăng của mấy con rắn rung chuông lúc trở trời. -Bài học này đi ngược lại với hình thức thông dụng của Việt Nam là khi chúng ta muốn gọi ai lại thì chỉ việc úp cả lòng bàn tay xuống đất và dùng cả năm ngón tay rung" cùng một lúc thì người được gọi tới ngay.- Chưa hết, bài học về vận dụng tai mắt miệng lưỡi coi vậy mà khó hơn cả là mỗi lần nói chuyện với ai và muốn để họ thông cảm thì chỉ việc nháy lông mày, mỗi lần làm như vậy thì phải vận dụng gân guốc, da nhăn, miệng méo mới đúng cách. Lúc đầu tôi không làm được nhưng chịu khó thực tập, tôi đã dần dần quen đi mặc dù bây giờ gần như tôi bị mang tật.

Môn học nói về luân lý tức là đi thưa về trình thì "thầy cô" không quan tâm cho lắm, bởi "cô thầy" không học môn này ở nhà trường nên không biết cách xử dụng, cho nên khi "học trò" già chúng tôi muốn hướng dẫn "thầy cô" về môn tiên học lễ hậu học văn này thì chúng tôi mới được biết một bài thi phú làm theo thể thơ tự do bằng song ngữ do "thầy cô" sáng tạo như sau: Hi bà, Hi ba, Hi mẹ...bye bye you all. Chúng tôi cũng muốn "thầy cô" biết thêm về phong tục tập quán, đạo đức thánh hiền của giống nòi, thế nào là kính lão đắc thọ nhưng môn học này coi như đã lỗi thời đối với "thầy cô". Vì vậy chúng tôi thông cảm bảo nhau: "Trọng ấu đắc đạo" -trọng trẻ con mới phải đạo- và như thế có vẻ đắc nhân tâm hơn.

Trèo cao té nặng, chúng tôi bắt đầu bước vào con đường "đại học" và học nhiều môn thực hành; trước hết là hãy lắng tai nghe một "cô giáo"(cô con gái của tôi khi qua Mỹ mới 6 tuổi) nói chuyện với người lớn bằng tiếng Việt qua máy điện thoại. Câu chuyện người bạn gọi tới mời tôi đi họp Cộng Đồng, nhưng tôi không có ở nhà, khi nghe điện thoại reng cô con gái hí hửng nói:

-Hello

-Ba có ở nhà không" Giọng một người đàn ông bên kia hỏi.

Cô bé nhìn quanh nhà, thấy mẹ cô từ cầu thang đi xuống liền vui vẻ trả lời:

-Ba không có ở nà (nhà), có lấy mẹ không"

-Ơ, ờ..không..không. Ông bạn vừa chối vừa vội vàng cúp máy.

Khi gặp nhau tôi nghe người bạn kể lại câu chuyện, chúng tôi ôm bụng cười, nước mắt cứ chảy lúc nào mà không hay. Tôi tỏ ý hối tiếc về cách nói tiếng Việt của con tôi thì người bạn thông cảm cho biết đó là tình trạng chung, mấy đứa con ông cũng không hơn gì.

Còn tiếp, một bữa nọ mùa hè mà thành phố lại bị cúp điện. Bà ngoại ngồi thờ thẩn suy tư gì đó, thì cũng cô bé này đến hỏi an ủi bà:

-Bà ơi, thế chồng bà ở đâu".

Bà cụ vừa nín cười vừa chạy vội vào phòng vệ sinh đóng cửa lại không muốn cho cháu biết, bà toe miệng cười muốn vỡ bụng đến nỗi sặc sụa nín thở. Bên ngoài bé gái thừa thắng xông lên, tưởng bà ho hen bình thường nên bé lại hỏi:

-Bà có muốn help không"

Tội nghiệp bà cụ không dám ra ngoài, đợi cho cháu gái vào phòng riêng thì bà mới "hồi sinh."

Trong sinh hoạt hằng ngày tôi bắt đầu học nơi đồng hương những ngôn ngữ mới mà tôi không thể quên được. Tôi đến thăm một người bạn quen làm nghề thương mại khi tôi hỏi hàng hóa sắp về chưa thì ông nói sắp sửa on sale hàng đặc biệt. Tôi hỏi

-Có tốt không"

Ông trả lời.

-Ừ hứ tốt lắm !!!

Tôi lịch sự chào ra về thì ông đáp:

-À há !!!

Tôi bước ra khỏi tiệm thì ông:

-Bye, bye.

Một trường hợp khác một người bạn đồng nghiệp khuyên tôi sống theo nghĩa lè phè nhàn hạ, ăn cây nào rào cây ấy. Gặp tôi trong buổi da hội lấy tiền gây quỹ cho chương trình cứu nguy người vượt biển. Hắn ghé vào tai tôi nói:

-Mẹ kiếp, cày overtime gì mà dữ thế, để thời giờ enjoy đi mày ơi!.

Những ngày lễ tết Nguyên đán, tết Tây hay mùa Noel khi phe ta gặp nhau thì thường nói tiếng Ta lẫn tiếng Tây chúc nhau về hạnh phúc, an khang thịnh vượng, sống lâu trăm tuổi hay đi xa hơn nữa là chúc con cháu đầy đàn. Có một người mẹ dẫn đứa con trai hơn 4 tuổi đến chúc tuổi một bà cụ quen thân. Người mẹ bảo bé đến chúc tuổi bà, nó ngoan ngoãn đến trước mặt bà cụ vòng tay nhưng không biết nói gì. Bà cụ bảo:

-Con nói đi bà cho tiền lì xì.

Cậu con trai vẫn đứng yên phình mặt ra. Bà cụ móc túi lấy 5 đồng thì bé trai nhìn bà, nhìn mẹ định nói gì đó. Người mẹ cúi xuống ghé vào tai con bảo:

-Con nói như lần trước ngày birthday của grandma đó!

Thằng bé mở to mắt nhìn vào bà và nói.

-Ồ con nhớ rồi, mày mấy tuổi".

Người mẹ xin lỗi, bà cụ thông cảm... thì ra nó chỉ nhớ đoạn sau của bài Happy Birthday (...How old are you") mà thôi và gọi bà cụ bằng mày vì mẹ nó thường nói tiếng mày tao với nó nên quen đi.

Một số người Việt sống lâu ngày tại hải ngoại rất bị ảnh hưởng văn hóa xứ người. Đã nhiều lần tôi đã nghe một cặp vợ chồng khi nói chuyện họ thường xử dụng ngoại ngữ You và Me pha với tiếng Việt. Họ nói chuyện to tiếng như sau:

-Thứ bảy này me đi làm overtime, you ở nhà đi chợ, đừng la cà đi nhậu nghe chưa you!

-You không được sai me nghe, you phải ăn nói đàng hoàng với me.

Bây giờ tôi trở về quê hương thăm thân nhân bạn bè sau nhiều năm xa cách.

Khi phi cơ chở tôi đáp xuống phi trường Nội Bài thì hãng xe du lich Nam Việt đón về Hà Nội, dọc đường có nhiều bảng hiệu hướng dẫn lưu thông. Một thiếu nữ cùng đi khoảng 16 tuổi có dáng Việt kiều nhìn tấm bảng có mấy chữ: "Xe quá khổ" hỏi tôi:

-Người mới quá khổ chứ xe làm sao mà biết quá khổ hả bác"

Tôi đang lúng túng vì câu hỏi bất ngờ thì ông cụ ngồi bên cạnh tôi nói:

-Xe quá khổ là xe quá kích thước đó cháu.

Trên xe mọi người yên lặng, ông cụ đã giúp tôi hiểu thêm bài học "Chống nạn mù chữ". Tôi lưu lại Hà Nội thời gian ngắn thì vô Nam là nơi tôi sống với bao kỷ niệm từ tuổi thơ ấu đến khi lớn lên... Chuyến về thăm quê này, tôi học được nhiều tiếng Việt mới hội nhập vào miền Nam kể từ năm 1975 về sau. Những thay đổi từ ngữ, câu văn pha Hán tự hay thỉnh thoảng chen vào những tiếng lóng địa phương, nếu không có thân nhân bạn bè giải thích thì tôi rất khó hiểu.

Bà đầm tôi trước 75 là bên văn khoa, có cơ hội dạy Việt văn sau ngày miền Nam mất, nên chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa mới cũ, có kinh nghiệm nghề nghiệp nên đã giúp tôi rất nhiều. Tuy nhiên, có những vấn đề không thuộc phạm vi nghề nghiệp thì nàng chỉ cười trừ hay là không muốn tôi quan tâm. Khi tôi hỏi về chữ quá tải được xử dụng tại ngân hàng như: Máy ATM quá tải, nhà băng quá đông khách hàng thì cũng gọi là nhà băng quá tải. Tôi hỏi nàng mấy chữ quảng cáo đăng trên báo nói về máy móc điện tử TV như sau: -"Thu được 100 kênh phổ biến trên thế giới; Thu được truyền hình cáp (CATV); 02 ngõ vào & 01 ngõ ra cho Audio & Video; Chức năng dò đài tự động; Hiển thị tiếng Việt-Anh; Đa hệ màu; Hẹn giờ tắt mở"- thì nàng hiểu rất giới hạn về máy móc điện tử.

Tôi lại hỏi nàng về ngôn ngữ xử dụng trên tờ chỉ dẫn khách hàng của Ngân Hàng Ngoại Thương như sau: "Quý khách được lựa chọn hay toàn bộ dư nợ cuối kỳ sao kê khi đến hạn", một đoạn khác: "Quý khách thực hiện nhiều giao dịch ngân hàng khác nhau với các thao tác đơn giản.“ hay ”...đổi tiền, ứng tiền mặt, thay thế thẻ khẩn cấp v.v." thì nàng cười duyên huề vốn. Một hôm nàng đem tôi đi chợ mua mấy thước vải may quần áo, nàng hỏi người bán có giá mềm không", thấy tôi mở to mắt nhìn thì nàng giải thích giá mềm là giá rẻ hay giá bán phải chăng. Nàng đến tiệm sách người quen tìm mua cuốn "Giai thoại Kẻ Sĩ Việt Nam", nàng hỏi:

-Có giá hữu nghị không"

-Gớm, cả năm mới thấy chị, có chứ, sách đang khuyến mãi. Người bán trả lời.

Thấy mặt tôi vui lên muốn tìm hiểu thì nàng cho biết muốn mua gì với giá rẻ ở tiệm hàng quen thì dùng tiếng "hữu nghị" mới tiết kiệm được tiền, nàng tiếp:

"Bây giờ em đã dưỡng hưu nhưng còn đi dạy bồi dưỡng", tôi hiểu được là nàng đã về hưu và đi dạy thêm gì đó.

Đọc qua báo chí trong nước tôi như đi khám phá nhiều từ mới lạ, nàng hướng dẫn tôi như dạy học trò chuẩn bị dự thi tiếng Việt nhờ vậy mà tôi dám mạo muội chuyển đạt dễ dàng từ mới sang từ cũ, tuy chưa chỉnh lắm nhưng cũng tạm hiểu được tùy theo vấn đề như bàn về cầu cống đường xá bị hư, nứt phải sửa thì họ nói: "phun keo khắc phục sự cố nứt cầu..." có thể hiểu là dùng chất nhựa, xi măng vá (sửa) chỗ bị nứt. "...phải cưỡng chế nóng" hiểu là phải thi hành ngay. Nói về hành chánh thì dùng: "...có bút phê vào các văn bản ưu ái" tôi hiểu là...có bút phê vào các văn kiên ưu tiên hoặc ưu đãi". Nói đến đi bộ ngoài trời thì có câu: "Đi dã ngoại với cự ly mỗi lần khoảng 15 km." Tôi tạm hiểu là đi bộ ngoài trời mỗi lần đi với khoảng cách 15 km.

Nguời xưa nói -nhân bất học bất tri lý- nên tôi cứ tiếp tục con đường học vấn trong tuổi già, tuy không còn nhạy bén như xưa, thường thì học qua sách vở báo chí cho chắc khỏi bị lầm lẫn. Đọc báo có những câu, những từ ngữ nếu không hiểu thì hỏi bà đầm là cách tốt nhất. Đôi khi nàng khảo sát năng khiếu và trí tuệ xem tôi còn sáng suốt hay đã lẩm cẩm, nàng nói một câu mới thì tôi phải tìm một câu văn cũ cho tương xứng như:

"Sự cố kỹ thuật" là "Trở ngại kỹ thuật“ - ”Bước đột phá" là "Sự thay đổi bất ngờ“- ”Khám nghiệm hiện trường" là "Điều tra tại chỗ“ ”Cơ quan chức năng" là "Cơ quan thẩm quyền“- ”Công trường thi công" là "Công trường xây cất“- ”Động viên" là "Cổ võ, khuyến khích“- ”Di tản" là "Sơ tán“- ”Anten thông minh tự dò đài" là "Anten tự động“- ”Hội chữ thập đỏ là tổ chức phi lợi nhuận" là "Hội Hồng Thập Tự là tổ chức bất vụ lợi" v.v...

Tôi học thật nhiều mà không hết văn hóa mới rồi lại học nơi đứa cháu, một lần bác cháu gặp nhau thấy tôi đi chậm nó nói

-Khẩn trương lên bác!

-Khẩn trương thằng cha mày. Tôi mắng đứa cháu.

Tình cờ đọc một bức thư tình của đôi trai gái, tôi tìm được chữ nghĩa của hạnh phúc: "Theo đánh giá sơ bộ của anh thì chúng ta đã đạt được một sự nhất trí cao về một số mặt, đó là những thành công bước đầu trên quá trình tiến tới hôn nhân..."

Khi bước vào một quán ăn, tôi thấy có hai người đàn ông đứng tuổi to tiếng với nhau, một người nói:

-Ở đời này, chưa chắc gì anh đã hơn tôi.

Ngươi kia trả lời:

-Tôi không giàu hơn ai, nhưng tôi cho anh biết thế nào là lễ độ.

Nhân ngày tết Bính Tuất về quê thăm thân nhân và ăn Tết, tôi có dịp đi thăm chợ hoa, hội hoa các nơi tại Saigon, điều mà tôi xúc động và hạnh phúc nhất là khi nghe những bản nhạc Xuân trước năm 1975 phát ra từ các loa phóng thanh trong khu vực hội chợ. Những bản nhạc mà trước đây người dân miền Nam dù sống trong chiến tranh cũng phải cất lên: "...mời anh mời chị, mời em lên đây thăm tôi...Xuân ơi Xuân, nếu chẳng vui gì, hãy đừng, đừng tìm đến chi..." nay lại nghe tại Saigon. Tôi tìm đến dạ hội Xuân ở vườn Tao Đàn trong đêm mát trời bên cạnh người vợ đồng hành, chúng tôi và mọi người say mê những bài ca tiền tuyến mà sau năm 1975 người ta cố gắng khoác lên chiếc áo có tên là nhạc "Sến" và ai cũng tưởng nhạc "Sến" đó đã bị bỏ quên!.

Tuy xuân không có pháo nổ nhưng những người nghệ sĩ không phân biệt chính kiến, đã thay pháo đón xuân bằng cách gieo trong lòng người mến mộ những nụ cười thoải mái, ròn rã. Về quê ăn Tết mà lại nghe thấy nhìn thấy Xuân sống động, gợi những kỷ niệm đã qua thì có gì bằng.

 

Tống Chí Linh



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Feb/2022 lúc 9:05am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Feb/2022 lúc 9:03am
TRĂM NĂM TRONG CÕI NGƯỜI GIÀ
Trăm%20năm%20trong%20cõi%20người%20già:%20Một%20bài%20thơ%20về%20tuổi%20già,%20ai%20đọc%20xong%20cũng%20%20thấy%20mình%20trong%20bài%20viết


Trăm năm trong cõi người già
Chuyện gần nhớ ít, chuyện xa nhớ nhiều
Chuyện từ thời bé tẻo teo
Nhớ từng chi tiết chẳng quên điều nào
Thế mà chuyện mới kề bên
Chưa ra khỏi ngõ đã quên mất rồi
Mắt đang đeo kính hẳn hoi
Bà tưởng mất kính khắp nơi bà tìm
Tờ báo ông để ngăn trên
Ông lục ngăn dưới nên tìm chẳng ra
Chìa khóa bà để trên nhà
Bà chạy xuống bếp tìm ba bốn lần
Dép, giày ông để ngoài sân
Gầm giường ông kiếm nên lần không ra.
Gặp người hàng xóm chào qua
Nghĩ hoài không nhớ ông, bà tên chi
Thẫn thờ ngồi trước ti vi
Mắt tuôn đầy lệ bờ mi ướt nhòe
Thương người, cám cảnh, nhớ quê
Chuyện nhà, chuyện nước khó bề ngồi im
Xem ra cảm xúc đầy mình
Dễ hờn, dễ tủi, nặng tình nghĩa nhân!
Tai nghe phải nhắc nhiều lần
Tập trung cố gắng mười phần hiểu ba
Mắt nhìn mờ đến tối đa
Trông gà hóa cuốc, quạ thành đa đa
Lương hưu tưởng đã đưa bà
Ông yên chí cất đến ba, bốn ngày
Hết tiền bà giục đi vay
Giật mình thảng thốt: tiền đây thưa bà.
Bà lườm ông chỉ cười xòa
Quên tiền thì có, quên bà thì không.
***
Tác giả Đặng Thị Thanh An
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Feb/2022 lúc 10:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Feb/2022 lúc 1:42pm

Về Già Chúc Năm Mới 


20+%20Unique%20Chinese%20new%20year%202022%20vector%20graphics%20Transparent%20Background%20%20Images%20Free%20Download

Về già đôi mắt mờ đi

Nhưng nhìn đời thấy những gì rõ hơn

Bởi vì lòng dạ thế nhân

Khó thấy bằng mắt, khó tường bằng tai.

Về già chân mỏi đường đời

Quay đầu nhìn lại một thời đã qua

Giật mình tưởng mới hôm qua

Đôi chân son trẻ bước ra đường đời

Đôi chân giờ chậm nhiều rồi

Nhưng bước vững chắc hơn thời trẻ trung

Thận trọng vì biết đâu rằng 

Ngày mai còn có bước chăng được nào.

Về già những tiếng xôn xao

Đôi tai nghễnh ngãng chẳng vào bên trong

Cũng hay, vì đã biết rằng

Ngàn lời, trăm chuyện biết rằng thực hư?

Âm thanh vào tai bây giờ

Tiếng chim, tiếng gió mới là êm tai

Âm thanh vang động bên ngoài

Sao bằng tiếng nói của người thân yêu

Bên tai văng vẳng những điều

Của người thân quý đã nhiều vắng xa.

Về già là khi nhận ra

Hít thở không khí thật là phận may

Bây giờ từng hơi thở này

Là thước đo sự sống ngày hôm nay

Bởi vì ai biết ngày mai

Có còn hít thở như ngày nay chăng?

Về già nhìn lại tháng năm

Tri kỷ, thân hữu, còn chăng mấy người?

Có hợp thì có tan thôi 

Một lòng trân quý những người còn đây.

Về già nếm đủ đắng cay

Nghèo, giàu, thua, được, việc này đã xa

Đời như cơn mộng thoảng qua

Vô thường, muôn sự tiếc mà làm chi.

Nghĩ xem quý nhất là gì

Bình yên, hai chữ chẳng chi sánh bằng

Tìm chi ở chốn xa xăm 

Hạnh phúc luôn có trong lòng bàn tay

Hãy vui trọn vẹn hôm nay

Nếu không sẽ tiếc một ngày mai sau.


Bùi Phạm Thành

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Feb/2022 lúc 1:44pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2022 lúc 9:07am

Bữa Ăn Một Mình

Những%20người%20Mỹ%20ăn%20tối%20một%20mình

Nhà văn Huy Phương đã ra đi nhưng còn để lại đời những bài viết rất đồng điệu, thấm thía.

********

Hiện nay tôi đang sống với gia đình cô con gái út. Cháu có một gái đã trưởng thành sống ở tiểu bang khác và một cháu trai đang học năm cuối của trung học. Chồng cháu thỉnh thoảng phải đi làm xa. Hai vợ chồng tôi đã đến tuổi già gần đất xa trời, nên thời khắc biểu của những thành viên trong gia đình rất khác nhau, nên ít khi chúng tôi ngồi lại cạnh nhau cùng ăn chung một bữa cơm.

Buổi sáng thức dậy trễ, thì con cái đã đi làm, cháu đã đến trường, vợ thì luẩn quẩn ở sau khu vườn nhỏ, đành ngồi ăn sáng một mình. Buổi tối, thấy cơm canh đã sẵn sàng nhưng chưa thấy ai sẵn sàng cùng ăn với mình. Gọi vợ thì vợ bảo:

-“Ông cứ ăn đi, tôi mới ăn củ khoai, còn ngang bụng!” Gọi con thì con thưa: “Ba cứ dùng cơm đi, con đang bận tay!” Ðứa cháu thì khi hiện khi biến, chẳng mấy khi gặp mặt, có khi ăn ở trong bếp hay đem phần ăn lên phòng riêng để có sự tự do một mình.

Tôi muốn có những bữa ăn đông người, vui vẻ, có tiếng cười nói rộn ràng, nhưng thường là phải ăn những bữa ăn một mình. Bữa ăn một mình thì đâu cần đến mâm bàn dọn ra ngay ngắn, tươm tất, mà sao cũng cho xong một bữa ăn. Một tô cơm trộn thức ăn, và một cái muỗng, ngồi trước máy computer hay trước máy truyền hình. Bạn có nghĩ một bữa ăn như thế có dễ tiêu hoá, có lợi cho sức khoẻ hay không? Và một bữa ăn như thế có buồn không?

Tôi không bao giờ quên được những bữa ăn gia đình thời thơ ấu. Tất cả mọi người trong gia đình đều chờ nhau vào mâm cơm một lượt, dù là buổi sáng giờ trưa hay bữa chiều tối. Bữa cơm có cả ông bà nội, cha mẹ, cả anh chị cùng mấy đứa em nhỏ, kể cả thành viên nhỏ bé của đại gia đình là con mèo vàng luẩn quẩn chờ miếng ăn trong lòng bà nội tôi.

Rồi thời gian qua đi, kẻ còn, người mất, gia đình mỗi người một nơi. Tôi lớn lên, tạo lập một gia đình nhỏ, có những bữa ăn sum họp gia đình, nhưng không quên được những người đã đi xa, không còn hiện diện trên cuộc đời này nữa.

Rồi chiến tranh, tù đày, xô đẩy con người mỗi người đi mỗi hướng. Trong một trại tù nào đó, trên cái chõng tre tập thể, hay bữa trưa ngoài bìa rừng, tôi ngồi dùng đũa đếm những hạt ngô bung, xót xa nhớ đến những bữa cơm gia đình. Khi tôi từ nhà tù trở về, thì bữa cơm không còn là bữa cơm nữa. Con tản mát, vợ chạy gạo mỗi ngày, nồi cơm lạnh lẽo trên bếp, ai thấy thì ăn. Thời Cộng Sản vào nhà, không còn hai chữ “sum họp,” cũng chẳng còn câu “ngồi lại với nhau.”

Ra hải ngoại, thì cái văn hoá “bữa cơm gia đình” cũng đã mờ nhạt. Ly cà phê bữa sáng trên xe, cái hamburger cùng ly coke vào giờ lunch và những buổi tối về nhà trong giờ giấc trước sau không đồng nhất. Phải chờ đến những ngày Lễ Tết, sinh nhật, cha con, anh chị em họa hoằn mới có dịp ngồi lại trong những bữa tiệc cuối tuần.

Các bạn còn trẻ có lẽ chưa cảm nhận được nỗi buồn khi phải ngồi ăn một mình. Thức ăn có ngon đến đâu, bổ dưỡng đến đâu mà không “dịch vị” của tiếng cười, niềm vui, chỉ còn “gia vị” của cô đơn, buồn nản, thì bữa ăn ấy chỉ còn là bổn phận ăn để sống. Chính các vị y sĩ cũng đã khuyên người già “ăn uống phải có bạn, nên ăn chung với gia đình hay con cháu. Về phần con cháu, cũng không nên để cho cha mẹ mình ăn uống trong cô đơn buồn tẻ, vì khi ăn một mình, sẽ kém vui, và ăn ít đi, không tốt cho sức khoẻ. Sự cô đơn sẽ làm miếng ăn thêm cay đắng.”

Rõ ràng là tâm lý đã tác dụng vào sinh lý. Dù đau yếu, suy kiệt, mòn mỏi nhưng tôi vẫn nghĩ rằng những người sống chung với con cháu, hay còn vợ chồng có khả năng sống lâu hơn là những ông bà cụ già hiện đang sống một mình trong những căn phòng lạnh lẽo của những căn “nursing home.”

Trong nhà dưỡng hưu, tôi đã thấy những bữa cơm gọn gàng trong những cái khay nhỏ do nhà bếp đưa đến tận giường, để cả giờ nguội lạnh mà các ông bà vẫn chưa muốn ăn. Tôi đã đến thăm nhà thơ Nguyễn Chí Thiện lẻ loi trong căn nhà già ở Santa Ana lúc ông chưa vào bệnh viện. Lúc ấy vào buổi xế trưa, mà từ sáng đến giờ, nồi cơm điện còn nguyên chưa được xới ra trên bếp, thức ăn còn để lạnh ngắt trong tủ lạnh. Ông thú nhận là ông không muốn ăn, mà chỉ ăn vì “nghĩa vụ,” một nghĩa vụ nặng nề! Chung quy cũng vì nỗi buồn cô đơn, thui thủi một mình.

Keith Ferrazzi, tác giả cuốn sách “Ðừng bao giờ đi ăn một mình (Never eat alone) không nói về sự cô đơn mà nói về sự giao tiếp đưa đến sự thành công và hạnh phúc cho cuộc sống. Chúng ta không bàn đến chuyện “ăn một mình” theo lối này.

Ðã đi hết một chặng đường dài, đã lo toan cho mọi thứ, nhưng cuối cùng tuổi già cô độc bên mâm cơm, lặng lẽ một mình. Những bậc cha mẹ già không mong con tặng quà, phải chi con ghé nhà thăm, ngồi ăn với cha hay mẹ một bữa cơm, nói cười như thuở ấu thơ.


Huy Phương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Mar/2022 lúc 10:05am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2022 lúc 10:08am

Khi chúng ta già, chỉ mong hạnh phúc như thế này thôi


Những bức ảnh bình dị và câu chuyện mộc mạc của các vợ chồng già là minh chứng cho tình yêu bền chặt, nhắc nhở thế hệ trẻ sống chậm lại và yêu thương chân thành.

Những bức ảnh bình dị và câu chuyện mộc mạc của các vợ chồng già là minh chứng cho tình yêu bền chặt, nhắc nhở thế hệ trẻ sống chậm lại và yêu thương chân thành.

Khi%20chúng%20ta%20già,%20chỉ%20mong%20hạnh%20phúc%20như%20thế%20này%20thôi%20-%20Ảnh%201.

Hình ảnh đời thường này vừa được đăng tải lên một diễn đàn dành cho giới trẻ vào tối 25/8 và nhanh chóng được cộng đồng mạng thi nhau chia sẻ. Sau 14 giờ đăng tải, bức ảnh đã nhận được 90.000 lượt yêu thích, hơn 700 lượt chia sẻ cùng gần 500 lượt bình luận.

Khi%20chúng%20ta%20già,%20chỉ%20mong%20hạnh%20phúc%20như%20thế%20này%20thôi%20-%20Ảnh%202.
Khi%20chúng%20ta%20già,%20chỉ%20mong%20hạnh%20phúc%20như%20thế%20này%20thôi%20-%20Ảnh%203.

'Cảm phục hai bác. Yêu thương nhau đến đầu tóc bạc và độ tuổi đã ở bên kia sườn dốc mà vẫn rất tình cảm. Tiền bạc vật chất đúng là quý, nhưng quý nhân trọng nghĩa, sống tình nghĩa với nhau là điều tuyệt vời nhất', một bạn trẻ bình luận.

Khi%20chúng%20ta%20già,%20chỉ%20mong%20hạnh%20phúc%20như%20thế%20này%20thôi%20-%20Ảnh%204.

Nhiều Facebooker sau khi xem ảnh đã nhận ra ông bà cụ này thường bán mít quanh khu vực Sông Công, Thái Nguyên.

Khi%20chúng%20ta%20già,%20chỉ%20mong%20hạnh%20phúc%20như%20thế%20này%20thôi%20-%20Ảnh%205.

Hình ảnh cụ ông ngồi kiên nhẫn đọc báo, tinh tế và cẩn thận lấy đồ che chắn cho cụ bà với cái tay đang bó bột được nghỉ ngơi trọn vẹn từng được nhiều người ngưỡng mộ. Khoảnh khắc được chụp lại trong một rạp chiếu phim, có vẻ như đôi vợ chồng già đang chờ tới giờ xem phim.

Khi%20chúng%20ta%20già,%20chỉ%20mong%20hạnh%20phúc%20như%20thế%20này%20thôi%20-%20Ảnh%206.
Khi%20chúng%20ta%20già,%20chỉ%20mong%20hạnh%20phúc%20như%20thế%20này%20thôi%20-%20Ảnh%207.

Câu chuyện cụ ông đưa cụ bà đi khám tại bệnh viện được một người chứng kiến kể lại từng lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Điều khiến cho câu chuyện này được mọi người ngưỡng mộ là vì tình cảm mà hai cụ dành cho nhau rất giản dị và chân thành.

Khi%20chúng%20ta%20già,%20chỉ%20mong%20hạnh%20phúc%20như%20thế%20này%20thôi%20-%20Ảnh%208.

Không chỉ có những câu nói tình cảm mà những cử chỉ, những cái nắm tay của hai ông bà cũng khiến nhiều người phải nể phục. Rất nhiều cư dân mạng đã thể hiện sự ngưỡng mộ của mình với hai cụ, bởi qua thời gian, tình cảm hai cụ dành cho nhau dường như không hề thay đổi.

Khi%20chúng%20ta%20già,%20chỉ%20mong%20hạnh%20phúc%20như%20thế%20này%20thôi%20-%20Ảnh%209.

Bức ảnh cụ ông Phạm Xuân Theo (85 tuổi) và cụ bà Vũ Thị Hảo (87 tuổi) nắm tay nhau tình cảm trên bãi biển TP Nha Trang từng là chủ đề 'nóng' trên mạng xã hội.

Khi%20chúng%20ta%20già,%20chỉ%20mong%20hạnh%20phúc%20như%20thế%20này%20thôi%20-%20Ảnh%2010.

Nhiều người không khỏi tỏ ra ngạc nghiên: 'Tại sao ông bà lại có thể dành nhiều tình cảm cho nhau đến vậy khi đã ở tuổi gần 90?'.

Khi%20chúng%20ta%20già,%20chỉ%20mong%20hạnh%20phúc%20như%20thế%20này%20thôi%20-%20Ảnh%2011.

Giản dị, mộc mạc nhưng chân thành và ấm áp, đó là câu chuyện tình yêu của ông Nguyễn Văn Thành (79 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thủy (77 tuổi) sống ở bãi giữa sông Hồng (Hà Nội).

Khi%20chúng%20ta%20già,%20chỉ%20mong%20hạnh%20phúc%20như%20thế%20này%20thôi%20-%20Ảnh%2012.

Chuyện tình của họ được nhiều người ví là 'ngôn tình' có thực giữa đời thường, bởi suốt 47 năm qua, dù cuộc sống nghèo khó, dù không hôn thú, không con cái nhưng đến chặng cuối của cuộc đời, khi được hỏi về người vợ, ông Thành vẫn thành thật nói: 'Tôi vẫn yêu bà như hồi còn trẻ!'.

Khi%20chúng%20ta%20già,%20chỉ%20mong%20hạnh%20phúc%20như%20thế%20này%20thôi%20-%20Ảnh%2013.

Còn đây là hình ảnh của đôi vợ chồng ông Lê Sẻ (92 tuổi) và bà Nguyễn Thị Lợi (82 tuổi), sống tại làng rau Trà Quế, Hội An, Quảng Nam. Đằng sau họ là câu chuyện tình kéo dài đã hơn 60 năm qua khiến bao người ngưỡng mộ...

Vâng, hạnh phúc bình dị hóa ra có thể bền lâu đến thế!

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2022 lúc 3:47am

Chiều chiều dắt ra bờ sông…

 BM

Đó là bài hát nhại của một khúc hát quen thuộc thời đó, nhưng càng lớn tuổi thì tôi càng nghiệm thấy điều này hình như rất… đúng. Lấy le, “prendre des airs” (tiếng Pháp) được Việt hoá thành một từ rất dân gian là làm điệu, làm bộ, ve vãn… Thường người ta nói cậu thanh niên này lấy le trước mấy cô con gái, còn ờ đây bà già lại lấy le ông già mới là kỳ!

 

Các nghiên cứu về “Già học” đều cho thấy một điều là càng lớn tuổi thì ông già càng có vẻ chậm chạp, lừ đừ, có vẻ “hết pin” sớm hơn bà già. Không biết có phải tại vì hồi trẻ đã hoạt động quá độ không, kể cả trong thể dục thể thao, rồi lại rượu bia, thuốc lá làm cho các tế bào mau già cỗi đi, mau teo tóp lại, còn bà già thì càng lớn tuổi càng có vẻ năng động, hoạt bát, đầy sức sống…


BM


Nói chung, tuổi thọ ở nam giới ngắn hơn nữ giới. Ở Việt Nam, tuổi thọ trung bình của nam là 68, trong khi ở nữ là 71. Nam giới về già càng xuề xoà, đôi khi lôi thôi, lếch thếch, còn nữ giới thì quan tâm đến hình thức hơn, biết trang phục hơn, và biết cách làm cho người ta không thể nào đoán được tuổi của mình. Gần đây, trên các báo, có mục Tìm bạn bốn phương, Nhịp cầu bạn bè, Câu lạc bộ làm quen… ta thấy những lời nhắn gửi: “Nữ ngoài 60, cao …, nặng …, kinh tế vững vàng, ngoại hình dễ coi, sống nội tâm, muốn tìm bạn nam, hưu trí càng tốt”… “Nữ, ngoài 50, hết thanh xuân đến bạc đầu, hành trang vẫn là trái tim cô độc, kinh tế phong phú không san lấp nổi vực sâu một tâm hồn đơn lẻ”. “Nữ gần 70, con cái đã lớn, thích văn nghệ, biết nhảy, cần tìm bạn nam tuổi ngoài 70 để đi đó đi đây …”. Rõ ràng là các nhà tâm lý xã hội phải quan tâm đến hiện tượng mới mẻ này.

 

Giáo sư Toshihito Katsumura, một chuyên gia về người già ở Nhật nói để người già sống lâu và sống khỏe thì cần giúp họ có một chương trình vận động thể lực phù hợp. Vận động thể lực cải thiện được sức khoẻ và nâng cao được cuộc sống, tránh tình trạng “liệt giường liệt chiếu” lệ thuộc vào xe lăn, gậy chống… thường thấy ở người lớn tuổi. Vận động thể lực mới giữ được sự dẻo dai của xương khớp, tăng cường cơ bắp, giữ cảm giác thăng bằng linh hoạt cần thiết, giữ cho xương lâu bị loãng, giảm xơ vữa động mạch. Dĩ nhiên là người già phải rèn luyện theo một chế độ phù hợp với tuổi tác, nhiều khi phải có một giáo án riêng, như các cầu thủ phải được tập riêng một giáo án theo tình trạng “chấn thương” của mình vậy. Rèn luyện thể lực còn giúp người cao tuổi luôn giữ sự lạc quan, tính dí dỏm, hài hước, nhờ đó họ sống tích cực hơn, hoạt bát hơn, độc lập hơn. Tập luyện chung với nhau còn có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, tương tác. Rõ ràng, rất nên khuyến khích “bà già lấy le ông già” để “chiều chiều dắt ra bờ sông”. Không chỉ chiều chiều mà cả sáng sáng cũng nên dắt nữa. 


BM


Vài ba bạn già có dịp gặp gỡ, tâm tình, nói chuyện trên trời dưới biển thì cuộc sống nhộn nhịp hơn, cũng là dịp để bàn bạc những chương trình phục vụ xã hội phù hợp, như người có kinh tế khá có thể giúp trẻ mồ côi, người có kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe thì khám bệnh, người có kỹ năng nghệ thuật thì trình diễn, kẻ làm thơ người xướng hoạ, kẻ vẽ tranh người đánh đàn… cũng chẳng khoái ru?

 

“Bà già lấy le ông già, chiều chiều dắt ra bờ sông”… Không nói ai dắt, nhưng chắc phải bà già dắt, vì như đã nói, bà già thường nhanh nhẹn tháo vát hơn, sáng suốt hơn nên sẽ dắt ông già ra bờ sông. Tại sao bờ sông? Bởi vì chỉ có ở bờ sông người ta mới hưởng được không khí trong lành. Ở bờ sông, người ta mới có được sự yên tĩnh nghỉ ngơi, tránh ồn ào phố thị, có dịp thấy dòng sông trôi đi, lắng nghe dòng sông nhiều điều mách bảo. Dĩ nhiên là họ sẽ “nói chuyện tâm tình”. Cái thú vị ở đây là họ không cần cãi nhau nữa làm gì, họ chỉ cần tâm tình thôi cũng đủ thấy sảng khoái rồi. Điếc lác một chút cũng hay. Ông nói gà bà nói vịt vẫn vui vẻ cả làng, thay vì như hồi xưa luôn đấu lý, tranh luận, căng thẳng thần kinh. Bây giờ thì bà nói gì cũng đúng mà ông nói gì cũng hay! 


BM


Các nhà nghiên cứu phương Tây thấy tuổi thọ ngày càng cao thì người già càng có khuynh hướng sống chung hoặc kết hôn với nhau nữa. Ở tuổi này, người ta biết rõ nên chọn một người “bạn đời” như thế nào, “mẫu người lý tưởng” ra sao, vì họ không còn bị cái tình nồng nàn của tuổi trẻ làm cho “mù quáng”; họ cũng “lấy nhau vì tình”, vì nhu cầu có bạn chớ không phải vì tiền, vì… nhan sắc (vì lúc đó, nhan sắc ai cũng… giống ai!). Họ cũng chọn người “môn đăng hộ đối” hơn. Nói chung những người này thường có đời sống kinh tế tương đối ổn, không bị ảnh hưởng bởi con cháu và sống độc lập, ít sợ “dư luận”. 

 

Đó là chuyện bên Tây, nhưng rồi đây, các nước đang phát triển có tuổi thọ ngày càng cải thiện thì tình trạng này cũng sẽ nảy sinh như ta thấy gần đây trang mục “Tìm bạn”… ngày càng mở rộng trên báo chí, đáp ứng nhu cầu mới.

 

Lâm Ngữ Đường viết: “Ai cũng muốn sống lâu và nếu trời cho sống lâu thì tới một thời phải già. Phải tổ chức đời sống của ta sao cho thời kỳ vui vẻ nhất trong đời thuộc về tuổi già đó… Tuổi già, đó là tuổi của hoà bình, êm đềm, thơ sương, mãn túc …”.


BM


Tóm lại, “chiều chiều dắt ra bờ sông”… là một điều rất thú vị, rất đáng khuyến khích ở những người cao tuổi để có một cuộc sống có chất lượng cao hơn! 

 

 

 

Đỗ Hồng Ngọc

BM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.273 seconds.