Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2019 lúc 5:17am

Trở lại Nha Trang


Nha%20Trang%20trước%20năm%201975

Trong biển nhạc mênh mông của quê hương mình , nhiều bài hát và nhiều tác giả đã đưa chúng ta sống lại cái thuở yêu đương của thời tuổi dại , những kỷ niệm của ngày xưa thân ái , cũng có tác giả dìu chúng ta đi cùng nhau suốt chiều dài cuộc chiến trên đất mẹ lầm than ,và không ít tác giả đã lột tả được nét đẹp quê hương và những tự tình của dân tộc .


Một trong những bài hát đã cho tôi nhiều cảm xúc trào dâng , khi nghe câu Hát : ” Nha Trang ngày về , mình tôi bên bãi khuya , tôi đi vào thương nhớ , tôi đi tìm cơn gió xây lại mộng mơ năm nào …” Thì lần nào cũng vậy hình ảnh Nha Trang , một người con gái mang cái tên Thật gần gũi với thành phố biển này , em mang tên Nguyễn Thị Nha Trang lại hiện về trong tâm trí tôi , ngày đó ….

* * *

Ngày ấy khi ngoài trời còn một màn đêm bao phủ thành phố , qua ánh đèn đường vàng vọt nhìn qua cửa sổ của Quân y Viện Nguyễn Huệ Nha Trang , tôi thấy nhiều toán người hối hả dắt díu bồng bế nhau chạy đi chạy lại trên con đường trước mặt, nhìn chiếc đồng hồ trên tay tôi thấy mới gần bốn giờ sáng mà sao người đi trên đường nhiều như trẩy hội , tôi mặc bộ quân phục vào người , lúc này tôi cảm thấy bộ đồ này như rộng hẳn ra , rồi tôi mới chợt nhớ mình nằm điều trị sốt rét ác tính tại nơi đây cả tuần rồi còn gì , kể từ cái hôm di tản chiến thuật từ Kontum theo liên tỉnh lộ 7B , con đường đau khổ đã hằn in nhiều nỗi thống khổ của mọi người thời bấy giờ theo dòng người nối đuôi nhau dài ngoằng, thiếu thốn đủ mọi thứ , rồi chết chóc , thất lạc người thân v.v.. một bức tranh thật buồn của những ngày tháng ba trên vùng cao nguyên này.

    * * *

Bất chợt cô y tá người mà hằng ngày chăm sóc bệnh tình tôi qua từng chai nước biển, từng phần cơm , từng viên thuốc sốt rét đang vội vã đi ngang , tôi lên tiếng hỏi thăm :

– Chị ơi ! có nghe tình hình gì không ? Mà tôi thấy ngoài đường chộn rộn quá vậy? .

Cô y tá hớt hải trả lời :

– Anh lo dọn đồ đạc đi nhanh ra cầu Đá may ra còn kịp đón tàu cặp bến cho di tản , quân y viện này họ bỏ đi gần như trống trơn , mấy ổng bên kia nghe nói đến gần Nha Trang lắm rồi .

Tôi nghỉ trong lòng :

– Tình hình tồi tệ đến nữa rồi đây .

Tôi chợt nhớ mới tuần trước đây thôi , khi đoàn quân của tôi di tản còn cách cầu sông Ba chừng vài cây số , chúng tôi rải quân nằm lại chờ trời sáng mới bắt đầu đi tiếp . Trời đêm rừng núi xuống thật nhanh , cầm chiếc bi đông lắc nhẹ tôi nghe chỉ còn một ít nước , nếu không có nước thì đêm nay chưa chạm súng với địch có khi mình chết khát cũng không chừng , bổng đâu thằng Kết bạn thân thiết của tôi nó lù lù xuất hiện trước mắt khiến tôi giật mình :

– Trời , nãy giờ mày ở đâu , giờ bất chợt xuất hiện như ma vậy , bộ tính nhát cho tao chết chắc ?.

Thằng Kết cười hiền nói với tôi :

– Đêm nay mà không có nước uống thì tao với mầy thành ma chắc luôn khỏi cần ai nhát hết . Tao mới nghe mấy xếp nói phía trước cách nơi mình đang đứng non chừng cây số thôi có con sông con suối gì đó , tao với mầy đi đến đó đi .

Đứng trước tình cảnh không còn con đường nào khác để tìm ra nguồn nước tôi đành làm theo lời thằng Kết , nhưng nghĩ đoạn đường từ nơi đóng quân tạm thời đêm ấy đến con suối nọ bao nhiêu bất trắc có thể đang chờ đón chúng tôi , nhưng có chết thì đàng nào cũng chết , nên tôi lấy cây đèn pile và khẩu súng , thằng Kết thì khoác trên vai một khẩu súng tay nó cầm gần cả chục cái bi đông được cột xỏ xâu lại mang đi cho tiện .

    * * *

Dường như đất trời cũng ủng hộ chúng tôi , đêm ấy nhờ ánh trăng treo trên trời , tuy không sáng vằng vặc như đêm rằm nhưng ánh sáng lờ mờ cũng đủ soi sáng con đường nơi chúng tôi bắt đầu hành trình đi tìm sự sống , từ trong mé rừng rẽ ra ngoài mí lộ chúng tôi phải băng qua một khoảnh rừng rậm , may có la bàn hướng dẫn nên chúng tôi ra đến liên tỉnh lộ 7 B cũng không mấy khó khăn , vừa đặt chân lên con lộ chúng tôi thấy một đoàn gồm cả trăm mạng người , già trẻ trai gái trẻ con đủ hết đi đến gần chúng tôi , giật mình thằng Kết kéo cơ bẩm cây M16 chĩa vào đoàn người nó hét to :

– Đứng lại , ai đó đi đâu ?

Tiếng người nhao nhao lên :

– Dân . Dân chúng không hà chú ơi , mấy chú là ai ? Làm gì ở đây ?.

Thằng Kết nghe mọi người hốt hoảng la to như thế , nó dịu giọng nói :

– Lính , lính đây , lính Sài gòn , bà con đi đâu đây ?

– Mấy chú nói thiệt không ? Mấy chú cho coi giấy tờ đi tụi tui mới tin .

Lúc này tôi và thằng Kết nhìn nhau hội ý ,nhưng tôi cũng thấy tức cười với cái suy nghỉ :

” Ai đời Dân mà đi xét giấy tờ lính , người không có vũ khí bắt người có vũ khí trình giấy tờ “

– Nè chứng chỉ tại ngũ của tụi tui nè , chú kia chú lại đây coi đi .

Nghe thằng Kết mời xem giấy tờ , hai người đàn ông lớn tuổi đi đầu chạy nhanh đến , qua ánh đèn pile do tôi rọi , một ông đọc lướt qua thật nhanh rồi bỗng nhiên cả hai ông cùng oà vỡ mừng vui reo lên :

– Mình sống rồi bà con ơi .. Mấy chú này đúng là lính Sài Gòn thứ thiệt rồi .

Tiếng reo hò bà con cô bác đúng gần đấy reo mừng khôn xiết , đợi cho đoàn người bớt phấn khích một ông vội xua tay ra hiệu cho đám đông im lặng rồi ông trịnh trọng nói :

– Hai chú em biết không , mấy ngày nay đoàn người di tản chúng tôi phải băng rừng vượt suối , đêm đi ngày nghĩ ,trên đường phát hiện có người vũ trang là tụi tui ” chém vè ” liền sợ gặp mấy ông phía bên kia không cho bà con di tản , may gặp mấy chú ở đây bà con mừng lắm .

Hai ông hỏi chúng tôi đi đây vào giờ này vì trời đã khuya ngoại trừ đoàn người mà chúng tôi gặp ở đây có cái không khí sôi động , chứ những nơi khác trong khu rừng này chỉ còn tiếng côn trùng rả rích , hoặc tiếng những con Nai, Mễn” tác ” liên hồi trong đêm , hình như chúng đang mời gọi bạn tình tìm nhau trong một mùa trăng nơi vùng sơn lâm chướng khí hoang vu này .

Tôi nói với ông chúng tôi đi tìm nguồn nước , vì trên bản đồ không ảnh đã thể hiện một con suối ở gần đây thôi , và qua con suối này có một nhà thờ có thể bà con mình đến tá túc tại đây .

Nghe tôi nói vậy mấy người dân trong đoàn mừng rỡ ra mặt , và rồi tôi và thằng Kết làm hướng dẫn bắt đắc dĩ , dìu dắt và bảo vệ đoàn người này đi đến ngôi nhà thờ phía trước được an toàn , cứ thế đoàn người chúng tôi lầm lũi đi theo tỉnh lộ 7b mà mấy chục năm qua không một dấu chân người , có chăng là những du kích quân của phía bên kia cắt rừng đi ngang đây rồi lủi nhanh vào rừng vì đi trên đoạn đường này ban ngày dễ làm mồi cho những máy bay quan sát bay tít trên cao phát hiện .

Chừng ba mươi phút sau chúng tôi đến được con suối , nước trong veo mát rượi từ những khe đá chảy ra , mọi người ào xuống suối uống căng bụng bất chấp hậu quả xảy ra , chúng tôi cũng vậy trước mắt phải uống cho đã cơn khát , múc đầy những bi đông cho đồng đội , chuyện gì nếu có xảy ra sau này hẳn hay .

Chúng tôi tiếp tục đi thêm ba trăm thuớc nữa thì cái nhà thờ sừng sững hiện ra trên nền trời mờ sáng của ánh Trăng , sương đêm ướt lạnh cả đôi vai , gió núi quật từng cơn khiến đoàn người co ro , cây lá ven đường thì xào xạc khua vang , đến trước cổng nhà Thờ cha xứ ra tận ngõ đón đoàn người , cha lấy tay vuốt dầu các em nhỏ , ân cần thăm hỏi các cô bác lớn tuổi , và đoàn người lần lượt vào nhà thờ tá túc , bất chợt chúng tôi thấy ấm lòng vì đang trong hoàn cảnh ly loạn đầy khó khăn thế mà tôi với thằng Kết đã ” Dũng cảm ” đưa bà con đến nơi an toàn , chúng tôi định chào cha xứ và hai người đàn ông lớn tuổi trong đoàn để trở lại tiép tục công việc nơi đơn vị đang đóng quân , cha xứ lên tiếng :

– Hai con thật dũng cảm , thể hiện trách nhiệm và tình yêu thương con người , cha thay mặt đồng bào xin cảm kích tấm lòng chúng con , cầu xin chúa giúp hai con bình an , may mắn .

Tôi với thằng Kết rưng rưng xúc động , chưa kịp đáp từ lời cha xứ dạy , thì một bác lớn tuổi nắm lấy bàn tay tôi và thằng Kết , ông còn lại đặt vào lòng bàn tay hai đứa tôi những xấp tiền toàn là giấy bạc mệnh giá lớn có in hình của Đức Thánh Trần Hưng Đạo .

Bất ngờ với thái độ trên của hai ông , chưa kịp phản ứng thì một ông nói ;

– Hai chú nè , ở đời ông bà mình nói : ” Thi ân bất cầu báo” , nhưng hai chú rất có tấm lòng , bà con góp lại một ít gửi mấy chú ít tiền làm quà cho vui , mong hai chú nhận cho .

Tôi nháy mắt thằng Kết ngầm bảo nó không nên lấy tiền bạc của đồng bào , thằng Kết gom tiền lại và nhét vào túi áo một ông rồi nó nói :

– Bà con đang di tản khổ sở thế này , chúng cháu không dám nhận , xin ông trả lại cho đồng bào , không khéo chúng cháu phải ân hận suốt đời nếu lấy tiền này của đồng bào .

Dường như trong nghịch cảnh thì tâm hồn của mọi người đều có cách suy nghỉ và hành động giống nhau , tự dưng chúng tôi , Cha xứ , hai người đàn ông nọ nấc lên nghẹn ngào , rồi thì cha xứ lên tiếng với hai ông nọ :

– Hai anh lính này xử sự rất đúng mực , thôi hai bác cất tiền trả lại cho bà con đi , hai anh em trở về đơn vị kẻo muộn .

Trên đường quay lại đơn vị tôi và thằng Kết thật sự vui sướng trong lòng vì mình đã làm một việc tốt theo dúng câu dạy của người xưa :

” Nhiễu điều phủ lấy giá gương .
Người trong một nước phải thương nhau cùng “.

Mấy hôm sau kể từ hôm đơn vị chúng tôi không tìm ra phương hướng khi cứ phải lòng vòng mãi trên một đỉnh núi rộng lớn, ở đây bạt ngàn những cây gỗ to hai ba người ôm không xuể , do nơi nầy bị từ trường trái đất nhiễu loạn làm cho la bàn không còn hoạt động như ý nữa , tuyệt vọng vô cùng vì lương thực và nước uống cạn đần , thời may trực thăng quan sát phát hiện đoàn chúng tôi họ đáp xuống và bốc chúng tôi ra ngay phi trường Động Tác của Tuy Hòa , cơn sốt rét trong người tôi bộc phát ngay lúc này , tôi được trực thăng chở thẳng một lèo vào quân y viện Nguyễn Huệ cho dến hôm phải tiếp tục làm người di tản tập 2 trong bộ phim nhiều tập ” người di tản buồn ” .

* * *

Nhìn dãy giường trong phòng bệnh tôi thấy hình như mấy anh em nằm ở quanh tôi họ đã lặng lẽ rời nơi đây tự bao giờ , lúc bấy giờ tôi thật sự lúng túng , trong người thì còn rất ít tiền , lại ở một nơi lạ nước lạ cái không một người quen tôi không biết mình xoay xở ra sao , cuối cùng tôi cũng bấm bụng rời khỏi quân y Viện , tôi bước ra khỏi cổng trước khi theo đoàn người xuôi ngược kia, tôi chỉ kịp ngoái nhìn lại nơi đã dung dưỡng tôi trong tuần vừa qua , Tôi chợt nghĩ trong tình hình này ở trong quân y viện ít ra cũng có cái tâm lý được che chở an toàn trong mọi tình huống , một khi bước chân khỏi nơi ấy xem như tôi đứt liên lạc với đơn vị , với người thân ở Sài Gòn .

Tôi hòa vào dòng người đang trên đường , tôi mất phương hướng vì không biết mình sẽ đi đâu về đâu với tình hình hỗn loạn này , chợt thấy một ông cụ già đang bước đi khó nhọc , tôi đến gần và hỏi thăm :

– Dạ chào cụ ạ , cho cháu hỏi thăm đường nào ra Cầu Đá Nha Trang vậy hả cụ? .

Ông ngước mắt nhìn tôi rồi hỏi :

– Cậu theo hướng đó , cứ đi khắc sẽ đến . Aø mà cậu chắc mới đến đây lần đầu phải không ? Loạn lạc triền miên , người khắp nơi đổ về đây khiến thành phố thêm chật chội ngột ngạt . Thế cậu đến Cầu Đá làm gì ?.

Tôi thuật lại cho ông biết tình trạng ” tứ cố vô thân ” ở vùng đất mình đang hiện diện , nghe xong ông chặc lưỡi và ôn tồn nói với tôi :

– Cậu theo tôi đến nhà tôi tá túc tạm thời ngày mai hoặc ngày mốt cậu hẳn đi , vì giờ này dưới cảng Cầu Đá người đông nghịt , con nước này tàu bè chưa thể vào được đâu , cậu cứ nghe tôi không việc gì phải sợ .

Như một kẻ đắm tàu đang lênh đênh ngụp lặn trong biển cả mênh mông , gặp ông cụ có tấm lòng nhân hậu này tôi như vớ được chiếc phao khi mình sắp chìm sâu trong lòng biển cả , vui mừng tôi nắm chặt tay ông rồi nói :

-Dạ con cám ơn ông , sau này khi nào đất nước hết cơn binh lửa , con sẽ nhất định tìm lại thăm ông .

Một già một trẻ , tôi và cụ dìu nhau về đến nhà cụ cách đấy không xa , nhà cụ nằm cách bãi biển bởi một con đường , hàng phi lao được trồng dọc dài theo bờ biển , những ngọn gió mát mang mùi của biển mặn thỉnh thoảng thổi nhẹ vào bờ , nơi đây nằm ở một góc khuất cuối con đường nên không gian thật yên tĩnh , tôi lấy lại tinh thần từ khi gặp cụ già này , ngồi trước sân nhà ông trên chiếc ghế đá cạnh hàng liễu rũ , một hòn non bộ nước róc rách chảy từ các khe của ngọn giả sơn , bên dưới một đàn cá đủ màu tung tăng bơi lội bên những nhánh rong xanh um ,
quan sát chúng sống nô đùa bên nhau khiến tôi chợt thèm cái không khí gia đình của mình thuở nào , cái không khí yên bình đó đã không còn trong tôi kể từ khi bước chân vào quân ngũ cho đến tận lúc bấy giờ …

– Nè cậu em , tôi pha cho cậu ly cà phê nóng đây , còn cái này tôi nghĩ cậu ăn tạm cho qua cơn đói .

Đang thả hồn theo cuộc sống thong dong của bầy cá , thì tiếng cụ già đã đưa tôi trở về thực tại , nhìn ly cà phê bốc khói thơm tho , nhìn ổ Bánh mì thịt jambon to tướng khiến ruột gan tôi cảm nhận được cơn đói đang cồn cào trong tôi , nhìn ông cụ trên gương mặt nhăn nheo của ông đang ngời lên một niềm vui vì cụ đang dang tay cứu lấy một con người , lúc này tôi mới chợt nhớ lại cái hôm tôi với thằng Kết làm ” Hiệp sĩ giữa rừng xanh ” đưa đoàn người đến cái nhà thờ đêm ấy , tôi nghỉ tâm trạng của ông cụ chắc hẳn là nó không khác với tâm trạng của hai đứa tôi đêm đó .

– Dạ con cám ơn , cụ thật chu đáo đã cho con ở nhờ còn cho con ăn uống nữa .

Không khách sáo cụ thúc giục tôi :

– Chẳng có gì ơn với nghĩa cậu ơi , mình là đồng bào với nhau thôi mà , tôi giúp cậu thì sau này tôi cơ nhỡ thì người khác giúp tôi thôi , ở đời mà cậu . Thôi cậu ăn đi cho đở đói .

Tôi ăn ngấu nghiến như chưa bao giờ được ăn , thú thật trong cơn hoạn nạn thì ổ bánh mì hôm ấy đối với tôi nó quý như vàng , nó vừa giúp tôi qua cơn đói rã rời nó vừa cho tôi nhận biết được cái tình người chân thật nơi ông cụ , cái mùi hương của ly cà phê và mùi của ổ bánh mì nọ nó vẫn còn thoang thoảng trong tôi mãi đến tận bây giờ .

– Chào chú ạ !

Vừa hớp một ngụm cà phê , chợt sau lưng tôi một giọng nói trong trẻo vang lên , tôi ngoái nhìn lại một cô bé tuổi trăng tròn đang khép nép đứng bên cụ và khoanh tay chào tôi , chưa kịp đáp lời thì cụ đã lên tiếng :

– A . Ha đây là cháu Trang , cháu ngoại của tôi đó chú , cháu học giỏi lắm nha cậu.

Tôi khẻ gật đầu chào cô bé , rồi buộc miệng hỏi :

– Em tên Trang à , mà Trang Gì mới được chứ . Chẳng hạn như Thanh Trang , Huyền Trang .

– Dạ ba mẹ đặt cho cháu Tên Nguyễn Thị Nha Trang đó chú .

Nghe cô bé giới thiệu cái tên thật đặc biệt của mình , sở dĩ tôi dùng từ đặc biệt là bởi cô bé Nha Trang này đang là cư dân của thành phố Nha Trang đẹp tuyệt trần này , sau này có dịp nhìn Diện mạo tổng quát thành phố biển xanh cát trắng này từ trên phi cơ tôi phải buột miệng :

” Nha Trang ơi , sao ” em ” đẹp lạ thường , cái đẹp thật hồn nhiên của hàng dừa cao xanh biếc , quyện gió trời sóng biển nhảy tung tăng , bờ cát trắng trinh nguyên như tính tình con gái , khiến hồn tôi xao xuyến khi nhìn ” em ” đang tuổi xuân thì ” .

Tôi vội khen nịnh :

– Tôi phải công nhận ba mẹ em hay thật khi lấy tên thành phố thân yêu này đặt cho em , như muốn gửi gấm vào đấy cái tình yêu nồng nàn với quê hương của mình đất với biển nơi này .

Nha Trang e Thẹn đưa mắt hỏi dò tôi :

– Chú ơi ! Chú Tên gì vậy ? chú là lính gì vậy ? Cháu thấy nhiều chú có quân phục giống y hệt chú hồi cháu về Dục Mỹ chơi với mấy đứa bạn , thôi cháu biết rồi chú là ..là .. Lính …

Tôi cướp lời cô gái :

– Là ..lính … Biệt động quân cháu ơi . Chú Tên Hung .. Huyền đó cháu .

– Ủa chú con trai sao tên Huyền , vì tên Huyền dành cho con gái không hà chú ơi , chú hổng thấy cô ca sĩ Mai lệ Huyền hát nhạc giật gân với chú Hùng Cường đó hay sao ,chú mà tên Huyền chắc nhiều cô ghẹo chú lắm đa .

Tôi cười ngất , khiến ông ngoại của Nha Trang cũng cười theo :

– Ai nói với em là tôi tên Huyền ?

– Thì chú mới nói thất thì chứ đâu ? Chú Nói Hung .. Huyền …í chết cháu xin lỗi chú Tên Hùng chứ gì , tại cháu nghe không kỹ , mà chú cũng cắc cớ thiệt nha , còn Ngoại nữa vậy mà cũng cười .

Khi biết tôi là người lính mũ nâu đôi mắt Nha Trang vui lên nhưng rồi đôi mắt Nha Trang dường như mang một nỗi buồn xa xăm nào đó , cô bé cười rồi kể cho tôi nghe câu chuyện của cô bé ..

– Chú biết không , cách đây hai năm hè năm ấy …

* * *

– Nha Trang .. Nha Trang kìa anh Quân của mình đang ra khỏi cổng kìa , bà thấy mặt ổng bà ” mết ” liền cho coi .

– Xí , ở quân trường Dục Mỹ thiếu gì anh lính đẹp trai , chắc gì anh bà bằng họ không , nhưng để tui coi nếu ông Quân mà bô trai thì tui ok liền ..ha ha…

Nha Trang và Hạnh Nhi đôi bạn học thân thiết , giờ họ đang có những ngày hè ở Dục Mỹ quê nhà của Hanh Nhi , ngày chủ nhật nọ hai cô đến Quân Trường Dục Mỹ để thăm người anh của Hạnh Nhi , người mà nôn nao trong lòng hôm ấy không ai ngoài cô bé Hạnh Nhi , thấy anh mình cũng gần quá lứa mà chưa có mảnh tình vắt vai nên cô đã cố gán ghép Nha Trang cho Quân , hai cô trau đổi với nhau nhiều về anh chàng này , hôm nay Nha Trang mới có dịp nhìn tận mặt người mà bà ” mai ” Hạnh Nhi muốn tìm cho mình cái đầu heo do công mai mối .

– Cha ơi , dữ không hôm nay mới đến thăm anh , à đây là Nha Trang phải không, anh chào hai em . Mình vào quán nước bên đường nhé .

Nhìn nhân dáng Quân người săn chắc đen dòn bởi nắng gió của vùng rừng núi nơi này , cách ăn nói chững chạc lịch sự khiến cho Nha Trang có cảm tình ngay từ cái buổi đầu tiên ấy, cái câu của thi sĩ nào đã nói thay tâm trạng Nha Trang :

” Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy .
Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên ” .

Từ khi gặp nhau Nha Trang và Quân yêu nhau thật lòng , ba mẹ Nha Trang cũng thuận lòng khi Nha Trang ăn học thành tài thì Quân sẽ là rể Đông Sàng của nhà mình .

Chiến trường quân khu 2 bổng dưng sục sôi trở lại , hai bên chạm súng liên tục , Quân thôi không còn làm huyến luyện viên của Quân trường nữa , anh nhận sự vụ lệnh làm đại đôi trưởng của một tiểu đoàn Biên Phòng , chưa một lần về phép thăm lại người yêu . Quân đã vĩnh viễn nằm lại miền Kontum đầy nắng gió , Tin dữ bay về Nha Trang , cô Bé Nha Trang cùng Hạnh Nhi bay lên KonTum nhìn lần cuối một nấm mộ buồn của Quân nằm cạnh buôn Làng người dân tộc .

* * *

Đã qua ngày thứ hai tôi vẫn chưa rời khỏi Thành Phố này , trong lòng tôi nôn nóng , cứ dò hỏi tình hình nhưng ông Bảy , cụ già đang cưu mang mình vẫn trả lời một cách từ tốn .

– Chưa có Tàu cặp bến chú Hùng ơi , kệ nó chú ở đây với tui , có buồn thì cháu Nha Trang dẫn chú ra biển trước nhà hóng mát , tui dặn mấy đứa cháu ở Cầu Đá rồi , hể có rục rịch thì mấy đứa về đưa chú đi ngay .

Nghe ông Bảy nói tôi cũng tạm an lòng , đêm ấy ánh trăng mười sáu đẹp mê hồn , trồi lên từ dưới nước , trăng nhanh chóng trèo lên cao , thấy tôi ngồi buồn buồn Nha Trang lắc vai tôi và nói :

– Chú Hùng nè , chú thấy trăng Nha Trang đẹp không , chú cháu mình dạo mát bờ biển đi chú , ra đó cháu nghỉ chú sẽ vơi bớt nỗi buồn ngay .

– Ừ thì đi , nhưng em nhớ mang áo khoác vào kẻo lạnh .

– Không cần đâu chú , Nha Trang quen rồi , chỉ sợ chú thôi chú còn đang bệnh mà
Nếu cô bé không nhắc thì tôi cũng quên phức mình bị con ma sốt rét đang hành hạ , khoác chiếc áo do ông Bảy trao cho , tôi và Nha Trang đi nhanh về phía Biển ..

Đi dạo dọc bờ biển , gió từ ngoài khơi từng đợt thổi ùa vào , thỉnh thoảng những đợt sóng dài chạy nhanh vào bờ , tôi thấy rõ từng vỏ ốc trồi hẳn lên mặt cát sau những cơn sóng rút xa bờ , rồi những lâu đài các của bọn dã tràng cũng tan biến sau từng cơn sóng vổ . Chọn một nơi khô ráo cách mép nước không xa lắm , tôi và Nha Trang ngồi nhìn mông lung ra biển , sóng vẫn lăn tăn chạy từ ngoài khơi vào , ánh trăng sáng phản chiếu bàng bạc xuống mặt biển một cảnh đẹp mà lâu lắm rồi tôi chưa bao giờ gặp lại , nhìn xa ra ngoài khơi vài chiếc tàu chở hàng neo đậu đèn trên boong sáng trưng :

– Chú Hùng này , chú có người yêu chưa vậy ? nha Trang thấy chú Chẳng vui bao giờ , bộ chú thất tình ai hả ?

Tôi thôi thả hồn về cỏi mông lung , trả lời cô gái trẻ tôi nói :

– Người yêu hả ? Có mà cũng như không , gì mà “Thất” tình , tôi có ” cửu ” hoặc
” thập ” tình rồi chứ thất thì nhằm nhò gì , mà em hỏi chi vậy ?.

Đôi tay mềm mại của Nha Trang vốc từng nắm cát trắng thật chặt nhưng nào giữ được trong tay , cát tuôn theo từng kẽ ngón tay , cát vuột khỏi tay em như em đã vuột mối tình thật đẹp với Quân , hết vốc cát nọ Nha Trang lại vốc tiếp nắm cát khác rồi cầm chặt tay lại dường như em muốn nắm bắt một điều gì , em nói với tôi :

– Nha Trang hỏi vậy thôi , nay mai trở về Sài gòn rồi chú có bao giờ nhớ đến Nha Trang không ?

Tôi hơi bất ngờ câu hỏi cô bé đặt ra cho mình , tôi công nhận cô bé Nha Trang này thông minh sắc sảo , cách đặt câu hỏi rất khéo , tôi nghỉ cô bé thừa biết tôi có câu trả lời như thế nào rồi , dĩ nhiên khi rời xa nơi đây chắc tôi chẳng thể nào quên Nha Trang , một người con gái có cái tên Nha Trang và Thành Phố Nha Trang yêu dấu này :

– Tôi nhớ cả hai .

Cô bé mỉm cười lộ chiếc răng khểnh thật duyên dáng ,rồi cố bắt bí tôi :

– Chú Hung … Huyền nói vậy là sao ?

– Thì cả Hai , thành Phố Nha Trang và cô bé Nha Trang này nè . Mà quên nữa cả ba mới phải , còn Ông Bảy Ngoại em nữa chứ

Nha Trang vui sướng reo lên :

– Chú mà quên Ngoại của Nha Trang là Nha Trang nghỉ chơi chú luôn . Hi ..hi .

Tôi và Nha Trang đang miên man suy nghỉ theo cái ý của mình , bỗng đâu từ phía đàng xa tiếng súng nổ và ánh lửa trên nòng súng lập loè , Theo phản xạ tôi nhào người đè Nha Trang nằm rạp xuống cát để tránh đạn , do lố đà Tôi vô tình đặt một nụ hôn lên gò má của Nha Trang , tôi ôm chặt em vào lòng như che chở làn đạn vô tình kia , Nha Trang thì hốt hoảng nhưng cũng nhận ra nụ hôn ngộ ngĩnh của tôi , em nói :

– Cảm ơn Anh đã che chở cho em , mình nằm đây chút nữa đi anh .

Tôi chưa kịp trả lời , thì nghe phía bên đường vang tiếng gọi của ông Bảy :

– Trang ơi ! chú Hùng ơi ! Về ngay nguy hiểm lắm .

Tôi tiếc nuối cái hơi ấm của Nha Trang chưa sưởi ấm lòng mình mà phải trở vô nhà , tôi dìu Nha Trang đứng dậy , phũi cát cho sạch người , hai đứa tôi vụt chạy nhanh vào nhà , đàng xa vẫn nhiều tiếng súng nổ …

Đang nằm mơ màng trên chiếc võng , tôi nghe ông Bảy lay nhẹ , ông nói :

– Chú Hùng , dậy đi tàu Hải quân cập cầu Đá rồi , nhanh lên chú mấy đứa đưa chú đi ngay , về trỏng rồi nhớ thư từ ra cho tui nha , gửi lời thăm cả nhà chú .

Chuẩn bị xong tôi ngó quanh vào trong nhà , như hiểu ý ông Bảy nói :

– Nha Trang nó còn ngủ , lúc nãy súng nổ cháu rất sợ , may mà có chú nếu không thì …

Ông bảy bỏ dở câu nói , tôi nghe giọng ông nghèn nghẹn , tôi hiểu ý ông Bảy không muốn Nha Trang ra tiễn biệt tôi vì ông không muốn Cháu ông lại mang thêm một nỗi buồn nữa kể từ khi Quân đi xa .

– Con cám ơn ông Bảy , nhất định con sẽ trở lại Nha Trang thăm mọi người . Ông cho con gửi lời thăm cô Nha Trang ông nhé .

Tôi ngồi sau lưng người cháu trai ông bảy , anh này lái chiếc Honda 67 chạy thật nhanh , trên đường đi anh cho tôi biết , cuộc nổ súng lúc đầu hôm do đám người xa lạ ở đâu đến cướp , họ bị bắn hạ một người khiến đám còn lại hoảng vía dông mất biệt . Chẳng mấy chốc Cảng Cầu Đá hiện ra , tôi ước chừng tập trung nơi này gần cả ngàn người đủ thành phần . Cảm ơn người cháu ông Bảy tôi bắt đầu tìm cách lên boong tàu , chen lấn rất vất vả qua bao lớp người ken dày đặc , không ít lần dưới chân tôi dẫm phải xác những em nhỏ nằm chết ngạt cứ mỗi lần dẫm phải ruột gan tôi như cồn cào , cảm giác tội lỗi giống như chính mình gây nên cái chết của các em .

Khi đến sát mép bờ đá do Tàu không thể cập sát mà phải đậu cách hơi xa , muốn lên tàu phải có người phía trên nắm tay rồi chân mình phải đạp trúng sợi dây cáp căng ngang phía dưới thì mới có cơ may lên được boong tàu , thiếu một trong hai yếy tố này thì không thể lên boong được, người từ phía sau lưng cứ đẩy tới , rất nhiều người bị lấn lọt khe giữa Tàu và bờ coi như một đi không trở lại , đến khi lên được boong tàu tôi mới tin mình còn sống …

Khoảng 4 h sáng tàu nhổ neo , chúng tôi chen chúc trên boong như những lũ cá mòi được xếp lộn xộn trong cái hộp , mặc dù tàu chạy ra ngoài khơi khá xa gió mạnh mà vẫn không xua được cái hơi của cả ngàn sinh linh trong cái không gian nhỏ bé của boong tàu …

Miền nam buông súng , mọi cái mới mẻ xa lạ áp đặt vào , rồi dần dà mọi người cũng phải làm , phải ăn phải sống . Lần nọ có dịp đi theo đoàn khảo sát tour du lịch Sài gòn Nha Trang Đà Lạt , tôi Trở lại Nha Trang vào buổi chiều nọ , khi đã làm việc với du lịch Khánh hoà xong xuôi , tôi nhờ anh Tài xế chở mình lại nơi con đường ngày xưa nơi ông Bảy đã dang tay cứu mạng , khi đến nơi tôi sững sờ căn nhà có hàng liễu rũ không còn nữa , nó biến mất tự bao giờ , tôi nghĩ mình bị lầm mà còn liên tưởng chuyện Từ Thức lên tiên , khi về trần xong Từ Thức quay lại đường cũ đễ gặp Giáng Huơng thì đường mây đã bít lối , tôi cứ ngỡ mình đang ở trong một giấc mơ , khi hỏi lại người chung quanh thì họ cho biết gia đình ông Bảy đi vùng kinh tế mới nào đó và mất liên lạc kể từ đó .

Kỷ niệm xưa ùa về hình bóng Nha Trang ngồi nơi mép biển ngày nào vẫn còn trong trí nhớ của tôi , vẫn còn đấy những vỏ ốc nằm chõng chơ nằm trên cát , vẫn nhiều chú dã tràng se cát xây lên những lâu đài để rồi sóng biển vô tình xoá đi công sức của chúng , bất giác tôi nghĩ mình cũng giống chú dã tràng kia , tôi chưa xây được lâu đài mà người ơn của tôi đã bị quét khỏi vùng biển mặn này , Nguyễn Thị Nha Trang em ơi , giờ đây chỉ còn mình anh ngồi trên biển vắng vốc cát đầy tay rồi nhìn nó tay chảy qua khe kẽ tay , như anh đã mất dấu của Nha Trang từ đây .


Hai Hùng SG



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Mar/2019 lúc 5:21am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2019 lúc 12:42pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2019 lúc 4:50am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2019 lúc 7:46am
Image%20result%20for%20Người%20lính%20già%20xa%20quê%20hương%20nghe%20trong%20tim%20đêm%20ngày%20trăn%20trở”



 “Người lính già xa quê hương
nghe trong tim đêm ngày trăn trở” *

Vancouver đã vào mùa thu từ lâu nay. Thời tiết sắp sang mùa đông. Nắng hay mưa tiết trời đều lạnh. Lắm khi trời nắng còn lạnh hơn lúc có mưa nhiều.

Từ chỗ đậu xe bên kia đường 12th, đi sang cổng phía nam của bệnh viện, Vancouver General Hospital, không xa cho lắm, chỉ chừng 50 bước chân. Rời khỏi xe, là biết trời đang lạnh. Cái lạnh khi thời tiết sang tháng Mười, làm các ngón tay co rút và lẫn tránh vào nơi ấm áp bên trong lớp vải áo quần. Cơn gió lùa qua, cái lạnh buốt trên làn da mặt; làm người ta hối hả bước nhanh chân hơn.

Gần bốn giờ chiều rồi!

Tội nghiệp cho những người kém may mắn, không nhà, sống lây lất qua ngày, lang thang ngoài khu phố. Giờ này, chắc họ đã phải tìm kiếm một mái hiên hay góc nhà để giữ một chỗ, hầu trốn tránh mưa gió, để còn sống sót, qua thêm một đêm trong giá lạnh; một đoạn đời còn lại, với từng ngày cứ phải lanh quanh, lẩn quẩn với lắm thứ bất hạnh, đen đủi…

Sau lớp kính dày của cửa vào, bên trong bệnh viện ấm áp, dễ chịu hơn. Màu sắc, trang trí chung quanh đây trông mỹ thuật, đem lại cảm xúc nhẹ nhàng, trang nhã. Nhưng cái gì đó vô hình, qua ánh mắt, trong hơi thở, len thấm vào lòng người tìm đến bệnh viện, làm lòng người bồi hồi, chùn bước. Ưu tư, lo lắng đến với người đến thăm viếng, vương vấn theo người ra về. Bên trong có nhiều căn phòng nhỏ. Từ tầng dưới đến các tầng trên, có hơn ngàn giường bệnh. Bệnh nhân được di chuyển lên tầng thứ 16, được hiểu rằng mình đang đến kề cận hơn với Đấng Tạo Hóa. Trong đây, cả ngàn đớn đau, quyến luyến…

Vòng đời!

Qua cửa chính, quanh sang trái là lối vào khu Jim Pattison Pavilion. Trên tầng thứ 8, phòng 740 là căn phòng nhỏ, dành cho một người. Trên giường bệnh, người lính già nằm như đang ngủ, thân quyến của anh chắc vừa bước ra ngoài. Người đi thăm ái ngại, tần ngần, xót xa đứng nhìn anh. Người lính già ốm gầy và trông già đi thật nhiều. Hơi thở anh ngắn. Màu da thiếu cạn sắc hồng của sinh lực. Nét mặt cùng những chuyển động quanh môi và mắt của anh, cho biết: anh không đang thật sự yên nghỉ.

- Anh còn thức?

Nghe tiếng hỏi nhỏ, anh xoay nhìn sang tiếng người quen còn đứng bên ngoài phòng. Ánh mắt anh vui mừng, ân cần:

- Vô đây!

- Ngại anh đang ngủ…

- Ngủ nghê gì!... nằm đó vậy mà…

- Anh… uống chút nước?

Hướng ánh mắt đến ly nước, trên chiếc bàn nhỏ bên giường:

- Ừ,… lấy cho anh ly nước…

Xoay ống hút cho anh ngậm, hút nước. Anh nuốt chậm, đến lần thứ hai thì ngưng, nói: “cám ơn”. Yên lặng một lúc, anh ngập ngừng:

- Thiệt!... từ khi vào lính… quân trường… tù đày… vượt biển… chưa bao giờ… bị khổ… như lúc này!....

Tiếng anh nói nghe thật yếu, thoang thoảng. Anh thở dài, nhìn ra khung trời thu hẹp giữa hai cánh màn...

- Chào mừng “Đàn Em”!

Mấy chữ “Chào mừng Đàn Em!” của toán Huynh Trưởng đến đón các Đàn Em mới vào quân trường, nghe như là thân thiết, đầy tình cảm. Có điều, âm vang của Huynh Trưởng sao kinh hồn, khô khan. Huynh Trưởng đã làm cho cả một đám đông, có đến gần ngàn người, đang được gọi là Đàn Em, cảm thấy rợn người.

Đoạn đường chiến binh đầu đời, trên chiếc quân xa GMC đưa vào quân trường, thật êm đềm. Mới đấy, trong phút chốc, tất cả an vui, hồn nhiên của tuổi trẻ đã tan biến, còn lại là ngỡ ngàng.

Túi xách, túi đeo, túi lớn, túi nhỏ, mớ gia tài của tuổi học trò bồng bềnh, bây giờ trở thành những món đồ thừa thãi, vướng víu, mỗi khi thi hành lệnh di chuyển vào khối, vào hàng….

Bóng mát và hàng bã đậu bên Vũ Đình Trường trong này, trông cũng giống những cây bã đậu trên con đường học trò, nơi tuổi mới lớn tình tứ khắc tên với yêu thương và hứa hẹn. Nhưng Đàn Em thừa hiểu: Hết rồi những hẹn hứa với thơ mộng, mộng mơ!

Đàn Em nhìn nhau, linh cảm cái gì đó kinh hoàng như lời đồn, như truyền thuyết.

Trăm con tim rung động!

Đàn Em mất tinh thần!

Đàn Em đứng yên, im lặng, nhìn Huynh Trưởng chờ đợi!

- Thao diễn… Nghỉ!

- Nghiêm!

- Đàn Em chuẩn bị?

Đàn Em lí nhí nói theo các Huynh Trưởng hướng dẫn:

- Sẵn sàng!

Huynh Trưởng chỉ huy thất vọng:

- Huynh Trưởng chưa nghe!

Thế là, mấy Huynh Trưởng hướng dẫn ngoài hàng nối theo hét lên:

- Yếu đuối quá!

- Đàn Em quờ quạng quá!

- Hô lớn lên coi mấy “Ông”!

- Hô lớn như Huynh Trưởng coi!

Đàn Em im lặng, biết lỗi.

Vũ Đình Trường im lặng, chờ đợi.

- Thao diễn… Nghỉ!

- Nghiêm!

Tiếng hô “Nghiêm!” từ xa, mà nghe như Huynh Trưởng đang đứng bên cạnh từng Đàn Em.

Huynh Trưởng nghiêm nghị nhìn khắp Đàn Em.

Vũ Đình Trường ngột ngạt!

- Đàn em chuẩn bị?

- Sẵn sàng!

Vũ Đình Trường vang dậy tiếng “Sẵn Sàng!”!

Đàn Em đã sẵn sàng!

- Ba lô?

- Lên!

- Đằng trước, chạy đều… Bước!

- Một! Một! Một Hai Ba Bốn! Một!

Rập! Rập! Rập! Rập!

Đàn em ráng chạy theo nhịp đếm của Huynh Trưởng!

Tiếng chân của Đàn Em nghe lạch bạch, rối loạn, lung tung; xen trong tiếng giày trận chắc nịch, nện mạnh mà thật nhịp nhàng của các Huynh Trưởng chạy hướng dẫn.

Vũ Đình Trường như cứ lớn rộng thêm, mênh mông hơn, mờ mịt hơn. Chân rã rời, hành trang nặng trĩu trên tay, trên vai. Chạy hoài, vẫn còn nghe Huynh Trưởng đếm nhịp.

Vũ Đình Trường nóng gay gắt, không khí khô khốc.

Tuổi trẻ thở dồn dập, áo quần xốc xếch. Tuổi trẻ lếch thếch, thê thảm, ráng sức chạy theo các Đàn Anh. Không mấy chốc, tuổi trẻ lao chao, lần lượt nghiêng ngã, nằm dài trên lớp sỏi nóng bỏng của Vũ Đình Trường hay tơi tả bên những chiếc lá bã đậu rơi rụng dưới hàng cây.

- Một! Hai! Ba! Bốn!

- Một! Một! Một Hai Ba Bốn! Một!

Rập! Rập! Rập! Rập!

Rập! Rập! Rập! Rập! Rập! Rập! Rập!

Tuổi trẻ nằm nhìn trời cao, nghẹn thở; tưởng như mình “chết được, chắc sướng hơn!”. Đàn Em chưa kịp yên thân, đã thấy mấy Huynh Trưởng như những “hung thần” ập ào tới thăm hỏi:

- Đàn Em yếu đuối quá?

- Tính “qua mặt” Huynh Trưởng hả “Ông”?

- Đứng dậy coi “Ông”?

- Chạy tiếp theo Huynh Trưởng coi “Ông”?

Rập! Rập! Rập! Rập!

- Một! Hai! Ba! Bốn!

Tiếng chân, tiếng đếm nhịp, tiếng la hét, thúc dục vang dậy.

Vũ Đình Trường chói chang ánh nắng, bụi tung mịt mù.

Vũ Đình Trường mênh mông, lờ mờ trong đôi mắt kiệt lực.

Đoạn đường chiến binh chỉ mới là khởi đầu!

Đàn Em có “yếu đuối” thật!

Đàn Em có “ma giáo”, có “qua mặt” Huynh Trưởng thật!

Nhưng Đàn Em đã nhận hiểu Trách Nhiệm, đã theo gót chân, theo nhịp đếm của Huynh Trưởng để trưởng thành và hãnh diện quỳ xuống nhận “Alpha” trên vai áo, từ các “Đàn Anh”.

Huynh Trưởng không còn là những “hung thần” mà thật sự chính là những Đàn Anh tận tình với Đàn Em, thật thương kính!

Và rồi, tuổi trẻ đã đứng dậy, hiên ngang trong quân phục Đại Lễ. Đàn Em được rời Trường Mẹ.

Tuổi trẻ đã thật sự trở thành người lính, với lời thề: Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm. Người lính già giặn hơn, già đi thật nhanh trong khói lửa, qua chiến trận. Người lính già gan lỳ hơn, chay đá hơn trong các trại tù gọi là “cải tạo của cộng sản.

Đoạn đường chiến binh bất tận!

Tuổi trẻ biết xót xa mất mát bên thi thể không vẹn toàn của đồng bào, chiến hữu. Và tuổi trẻ đã biết đến cái đớn đau thật tột cùng, khi mất cả quê hương!

Dạo này mưa nhiều hơn ở những miền đất thấp và nhiều hôm có tuyết rơi trên vùng núi, miền cao. Hôm nay, trời mưa suốt cả ngày. Chưa đến 3 giờ chiều, trông âm u, tưởng chừng như chiều tối. Mưa tầm tã. Đất trời buồn bã.

“Người lính già xa quê hương
Nhưng trong tim chưa tàn ánh lửa
Vẫn ước một ngày theo bước Quang Trung
Vẫn thấy quê hương đêm ngày réo gọi
Vẫn thấy trong tim canh cánh đường về
Vẫn thấy nơi đây chỉ là đất tạm
Thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương” *

Tiếng hát thật buồn, ngân vang trong khúc phim ngắn về một đoạn đời của người lính già.

Lòng người đến chào tiển anh, lặng đi trong bùi ngùi.

Bây giờ, người lính già đang nằm đây, trong ôm ấp của lá quốc kỳ, chắc hẳn anh “thấy còn hơi ấm non sông”!

Người lính già đã về yên nghỉ trong bình an!

Bùi Đức Tính

* Người Lính Già Xa Quê Hương – Nhật Ngân


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Mar/2019 lúc 7:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2019 lúc 11:51am
Em cúi xuống    <<<<<<

Image%20result%20for%20Em%20cúi%20xuống
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2019 lúc 12:11pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2019 lúc 12:20pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2019 lúc 9:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2019 lúc 12:09pm
CHỜ MONG TỜ ĐIỆN TÍN
                         
            boat%20people%202
Sau 1975 những người còn ở lại miền Nam Việt Nam không biết những ai đã nghĩ ra và những ai đã là người đầu tiên ra khơi vượt biển đi tìm tự do? để cho dòng người đi sau tiếp nối không bao giờ ngừng nghỉ nếu các trại tị nạn không đóng cửa chấm dứt chương trình cưu mang những người vượt biển.
Ai cũng mơ ước, cũng tính đường đi tìm tự do tùy theo hoàn cảnh khả năng tài chính của mình. Bao nhiêu người đã may mắn đến bến bờ và cũng bao nhiêu người bất hạnh bỏ xác ngoài biển khơi…

  boat%20people%20sinking boat%20people%204
Tôi nhớ mãi một  câu chuyện vượt biên dù đã  mấy chục năm qua rồi.
Khoảng năm 1983 nhà tôi quay trở lại bán cà phê và nước ngọt, lúc này công nhân viên của nhà máy Z751 ( tức “Lục quân công xưởng” trước 1975) không đông đảo như nhân viên và lính tráng  trước kia, nhưng khách hàng vẫn khá đông là bà con lối xóm.
Chú Bích là người hàng xóm hay ra uống cà phê tại quán tôi. Nhà chú ở trong hẻm, bước ra khỏi hẻm đi vài căn là tới qúan cà phê nên rất thuận tiện cho chú.
Lần nào ra quán chú cũng dẫn theo thằng con út tên Báu khỏang 10 tuổi và gọi cho nó một chai nước ngọt, hai bố con ngồi uống như hai người bạn, bố uống xong cà phê trước thì đợi thằng con uống xong phần chai nước ngọt hai bố con mới ra về, dù nó vừa uống vừa nói huyên thuyên với bố đủ thứ chuyện thật lâu.
Có lần hai bố con đang uống trong quán thì thằng Báu thấy ông bán cá Lia Thia cá Xiêm dắt xe đạp đi ngang qua, nó vùng chạy ra xem và đòi bố mua. Chú Bích bỏ dở ly cà phê đen nóng bước ra ngoài, ông bán cá đã đứng lại đợi khách, thằng Báu ngắm nghía đã đời từng con cá sắc màu đang bơi ngoe nguẩy trong những bịch ny lông treo tòn ten đầy trên khung giây  thép cứng chở sau xe của ông bán cá rồi mới chọn cho mình 1 con cá Xiêm vừa ý, thằng bé khôn thật cá Xiêm đắt tiền hơn cá Lia Thia và đẹp hơn, trẻ con nào cũng thích.
Khi trở vào quán ly cà phê của chú Bích đã nguội tanh mà cả bố và con cùng vui. Chú thương con và chiều con lắm.
Thằng Báu giống bố, đẹp trai giống bố. Hình ảnh hai cha con đi đâu cũng có nhau đã quen thuộc với tôi cũng như với mọi người hàng xóm, ngay cả khi chú Bích mang chiếc xe đạp ra tiệm sửa xe thằng Báu cũng lót tót đi theo, tôi cũng đang chờ vá chiếc xe đạp tại đây và nghe thằng Báu nói với bố:
-  Mai mốt con lớn con làm nghề sửa xe đạp, sửa xe cho bố không lấy tiền,
Lời nói ngây thơ mà chí hiếu, tôi nghe còn cảm kích nói gì chú Bích, chắc chú rất mát lòng.
Hai cha con thật thân tình và gần gũi như bóng với hình.
Chú Bích là đại úy của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ngày 30 tháng Tư năm 1975 chú đang nằm điều trị tại Tổng y viện Cộng Hòa.
Khi quân Việt Cộng chiếm bệnh viện và xua đuổi những thương bệnh binh chế độ cũ  ra ngoài, chú trở về nhà với vết thương điều trị dở dang..Nhưng nhờ thế mà chú không thể đi trình diện tập trung “học tập cải tạo” được,. ủy ban phường đã cho chú Bích ở nhà dưới sự quản chế của địa phương, chú Bích không thể đi đâu xa hay vắng mặt lâu được.
Mấy năm qua, từ ngày miền Nam bị “giải phóng” chú Bích chỉ ở nhà, làm việc nhà trong khi vợ chú bôn ba làm việc hết tổ hợp này đến tổ hợp khác để nuôi chồng và 3 con. Không ai hiểu vì sao chú không đi làm khi sức khỏe đã tương đối khá.
Vậy mà một hôm hàng xóm kháo nhau rằng chú Bích dẫn thằng Báu đi vượt biên. Người đời thính tai và tinh ý thật, nhà nào có ai đi vắng chẳng dấu được lâu, nếu một hai tháng không trở về thì một là đi vượt biển trót lọt, hai là chết biển hay là vào tù…
Bởi thế có ai đó đã chế ra câu “ Con đi được con nuôi má, con chết biển thì nuôi cá, và con ngồi tù thì má nuôi con”
Xóm tôi thời điểm đó đã có hai gia đình có con đi vượt biển bị mất tích.
Nhà bà Tịnh đứa con gái đi chuyến tàu chưa ra tới khơi xa đã bị đắm, nghe đồn những xác chết trôi tấp vào Mũi Né Phan Thiết, bà Tịnh đã tất tưởi ra Phan Thiết ăn chực nằm chờ thuê người đi tìm xác con gái mấy ngày mà không được..
Nhà bà Trí thì tang thương hơn, cả con và cháu là 5 người, họ ra đi biền biệt không một tăm hơi gì. Bà Trí chờ mong tin và đau khổ đến héo hon gầy rộc đi như một xác mắm khô. Nhưng bà vẫn can đảm một năm sau lại cho thằng con trai đi vượt biên tiếp, chuyến này trời không phụ lòng bà, chuyến tàu nó đi đã cặp bến bình yên.
Bà Trí từng tuyên bố với người bạn thân: “ Tôi cho các con đi vượt biển để tìm tương lai, các con đi được thì dù tôi có ra chợ ăn mày hay ai mang tôi ra chợ bắn chết tôi cũng chịu”
Tôi thông cảm cho hoàn cảnh chú Bích lắm, vì gia đình tôi cũng đang “xây mộng” cho các em đi vượt biển nên cầu mong nếu tin đồn ấy là sự thật thì hai cha con chú được bình yên đến nơi đến chốn.
Chú Bích không dẫn con đến quán tôi uống cà phê suốt hai tuần lễ liền. Có lẽ giờ này hai cha con chú đang lênh đênh ngoài biển khơi rồi?
Bây giờ thì hàng xóm đã hiểu ra, chú Bích không đi làm vì không muốn bị ràng buộc bởi công việc để dễ dàng toan tính chuyện vượt biên.
Nhà cô Bích thì cửa đóng then cài để tránh sự dòm ngó của hàng xóm và công an khu vực.
Cho đến tuần lễ thứ tư thì hàng xóm lại kháo nhau:
- Chú Bích đến đảo rồi.
- Hai cha con thật may mắn.
- Cũng may cho ông đại úy, ở nhà bị công an quản chế, cứ mỗi tháng phải ra trụ sở công an trình diện một lần, đi đâu phải xin phép, tù giam lỏng như thế ai mà chịu nổi, mấy năm qua tuy mang tiếng là hết hạn quản chế nhưng công an khu vực vẫn thỉnh thoảng đến nhà thì khác gì bị quản chế đâu.
Có bà không tin hỏi lại cho chắc ăn:
- Sao bà biết là đại úy Bích đến đảo rồi? mà đảo nào?
- Chẳng biết đảo nào, miễn là đến xứ tự do. Sáng qua chính mắt tôi thấy cô Bích hớn hở nấu cà ri gà, chắc mấy mẹ con ăn mừng vì được tin chồng vượt biển thành công.
- Sao bà biết cô Bích nấu cà ri gà?  bà có vào bếp nhà cô Bích không ?
Bà kia quyết liệt:
- Tôi đi chợ thấy cô Bích mua 1 con gà và bó xả..
Một bà có mấy đứa con đi vượt biển may mắn đến nơi đã tỏ ra hiểu biết:
Nay mai cô Bích có điện tín thì biết ngay,
boat%20people%205
không đảo Bidong Mã Lai, thì đảo Galang Indonesia,  không đến Songkla Thái Lan, thì đến Phi Luật Tuân, Hồng Kông…
Thế là tin đồn bố con chú Bích đi vượt biên đến nơi và ở nhà vợ chú đã nấu món cà ri gà ăn mừng bung ra, càng lúc càng lan rộng, mấy người hàng xóm đến quán tôi uống cà phê truyền tai nhau thoải mái thì làm gì mà công an khu vực và uỷ ban phường không biết.
Công an phường đã gọi cô Bích lên để chất vấn và dọa sẽ cắt hộ khẩu chồng con cô, cô Bích một mực chối cãi nói rằng hai vợ chồng bất hòa cãi nhau rồi ông chồng giận dỗi mang thằng út đi đâu cô không hề biết.
Tới giờ phút này thì khó có thể dấu diếm được nữa, với niềm vui mừng cô Bích đã  tâm sự kín đáo với vài người hàng xóm thân là chú Bích và thằng Báu đi vượt biển, hai người  cùng chuyến tàu đã đánh điện tín về nên cô rất mừng, chỉ yên trí đợi điện tín của chồng gởi về thôi.
Thế là tất cả những tin đồn đều là sự thật, kể cả chuyện nhà cô Bích nấu cà ri gà ăn mừng. “Tình báo” hàng xóm thật bén nhạy .
Ngày nào cô Bích cũng mong chờ anh đưa thư đi qua, thậm chí nhà không có thư cô Bích cũng vẫy anh đưa thư để hỏi thăm là có điện tín hay thư từ gởi đến địa chỉ nhà cô không?
Chắc cô Bích e rằng anh đưa thư để thất lạc tờ điện tín của chồng cô đâu đó, vì mỗi ngày qua mà vẫn bặt vô âm tín.
Vài tháng đã trôi qua, niềm vui mừng của gia đình cô Bích đã xẹp xuống bớt, cô băn khoăn và lo lắng ra mặt, ai hỏi thăm thì cô chỉ trả lời đang chờ đợi điện tín của chồng, cô đặt nghi vấn là có thể chú Bích làm mất chỉ vàng mang theo nên không còn tiền để thư từ hay đánh điện tín nữa? Hoặc chú muốn làm gia đình bất ngờ đợi đến Mỹ mới báo tin chăng?
Cô Bích đã bám víu vào những lý do mong manh ấy để hi vọng, để đợi chờ.
Và rồi không ai dám lên tiếng hỏi thăm cô Bích về tin chồng con của cô nữa, chỉ sợ làm cô hoang mang thêm và lo lắng thêm.
Nhưng cô Bích vẫn không ngừng hi vọng, cô vẫn chờ anh đưa thư mỗi ngày đi qua nhà. .
Anh đưa thư qúa quen thuộc với địa chỉ những người trong xóm, anh hiểu thấu tim gan người ta, biết tâm lý của người ta, nhà nào có thư thường tức thư nội địa trong nước Việt Nam thì anh làm xong nhiệm vụ một cách mau chóng, chẳng trông mong gì, nhà nào có thư từ nước ngoài gởi về anh hớn hở mang tới và bao giờ cũng nhận được tiền thưởng của người nhận thư dù chưa biết trong thư nói gì.. Nhất là nhà có người đi vượt biên gởi điện tín báo tin đã đến trại tị nạn là anh càng lãnh thưởng nhiều, anh biết mình sẽ là người đầu tiên báo tin vui, anh biết cách làm người ta sốt ruột mới chìa tờ điện tín ra.
Có lần anh mang tờ điện tín cho bà Sáu hàng xóm cạnh nhà tôi, 2 đứa con bà đi vượt biên 4-5 tuần lễ mà chưa có tin, gia đình bà như ngồi trên chảo lửa, anh đưa thư thong thả chống chân xe đạp và càng thong thả mở cái túi đeo trên vai đựng đầy thư từ rồi lại thong thả nói khi cả nhà bà Sáu đã đứng trước mặt anh nãy giờ::
-  Điện tín… từ Mã Lai nè…ai ra ký tên nhận giùm.
Cả nhà bà Sáu cùng vỡ òa niềm vui mừng không cần dấu diếm, nhận tờ điện tín và dúi vào tay anh đưa thư một nắm tiền không cần đếm..
Sau này anh đưa thư sắm xe Honda loại xịn đi đưa thư chắc là nhờ anh ky cóp những bổng lộc này.
Anh đưa thư đã mang tin vui đến cho nhiều người, nhưng nhà cô Bích thì không, nhìn vẻ mặt cô Bích hi vọng và thất vọng mỗi ngày khi không có thư từ, anh đưa thư cũng mủi lòng, anh né không dám đi ngang qua nhà cô Bích nữa mà đi lòng vòng lối khác để giao thư cho được yên thân. Tôi hỏi điều này thì anh đưa thư xác nhận:
-  Tôi không nỡ nhìn cô Bích thất vọng chị à, mỗi lần thấy tôi cô Bích không hỏi nữa chắc vì cô ngại đã hỏi nhiều lần mà không có gì, nhưng cô vẫn nhìn tôi với ánh mắt chờ mong..…
Tôi chỉ biết thở dài:
- Cô Bích cũng có lý chứ, biết đâu tin vui đến muộn? Không lẽ người đi cùng tàu đến nơi mà cha con chú Bích không đến nơi.
Đã nhiều lần cô Bích đến hai gia đình họ hàng bên chồng có người thân đi cùng chuyến tàu với chồng con cô để hỏi thăm tin tức nhưng vẫn không biết gì hơn.
boat%20people%209Rồi họ đã đi định cư ở nước ngoài do được bảo lãnh từ lâu, mà cô Bích vẫn chưa nhận được điện tín của chồng.
Điều bí ẩn ấy bao trùm lên gia đình cô Bích và hàng xóm suốt nhiều năm trời.
                *******************
Năm 1991 gia đình tôi sang Mỹ định cư diện HO.5, và hơn 10 năm sau tôi tình cờ bắt liên lạc được với người bạn thân cùng xóm tên Hằng sống ở Houston , Texas . Hằng di tản sang Mỹ từ năm 1975, Hằng là cháu ruột của chú Bích.
Sau những lần chuyện trò hỏi thăm nhau từ qúa khứ đến hiện tại kể từ khi biến cố 1975, tôi mới chợt nhớ ra và hỏi Hằng về chú Bích và đã biết sự thật đau lòng.
Chuyến tàu chở hơn 70 người đi vượt biển bị lạc hướng lênh đênh nhiều ngày trên biển, xăng dầu, thực phẩm và nước uống dự trữ hầu như cạn kiệt, thuyền trôi tự do và chờ chết chùm, không chết vì biển thì cũng chết vì đói khát, mọi người lo sợ  khóc lóc và đọc kinh cầu nguyện ngày đêm tùy theo tôn giáo của mình, cả  tàu tuyệt vọng và bi thảm như đại tang..Họ suy xụp cả thể xác lẫn tinh thần, đoàn người như những bóng ma trong con tàu trôi vật vờ vô định cả ngày lẫn đêm
Chiếc tàu trôi dạt vào gần một hòn đảo thì mắc cạn, ai nấy đều mừng rỡ coi như vừa chết đi sống lại, đám đông kéo nhau lên đảo, nước ngập lên tới cổ tới ngực tùy chỗ nông sâu.
Chưa biết trên đảo có gì nhưng biết là không  bị chết chìm ngoài biển khơi là mừng rồi.
boat%20people%207
Giữa cảnh chen lấn nhau lên bờ thằng Báu xảy chân ngã xuống biển, khi người ta biết và cứu được thì nó đã chết đuối rồi. Chú Bích ôm xác con lên bờ khóc lóc một cách điên dại.
Dù mệt mỏi và đuối sức, những người đồng hành cũng giúp chú Bích để xác thằng Báu vào một khe đá và lấy những tảng đá nhỏ khác che chắn lại coi như một nấm mồ.
Một nhóm  khác đi dạo thử trên đảo để xem xét tình hình, họ nói đây là đảo hoang  chỉ toàn là san hô và đá tảng với vài loại cây mọc thưa thớt chẳng thể tìm đâu ra lương thực hay nước uống cả.
Bây giờ đám thuyền nhân lại lo chết đói chết khát trên hòn đảo hoang vu  rộng lớn này. Họ quyết định rủ nhau đi tìm chỗ nào cao ráo nhất để đốt vải, đốt áo làm khói hiệu may ra có tàu nào trông thấy mà đến cứu còn hơn ngồi chờ chết.
Mọi người đi, nhưng chú Bích không chịu đi.Chú Bích bây giờ như một người điên, chú ngồi khư khư bên xác thằng Báu với đôi mắt vô hồn và miệng thì không ngớt lẩm bẩm một câu duy nhất:
-   Cứu con tôi! cứu con tôi! cứu con tôi!
Mọi người xúm vào khuyên giải và năn nỉ chú:
-  Đằng nào cháu cũng chết rồi, anh hãy đi theo chúng tôi để tìm sự sống…
Hai người cháu họ của chú cũng vừa rơi nước mắt vừa vỗ về chú như vỗ về một đứa trẻ con:
-  Chú ơi, chú để xác thằng Báu ở đây, đi với tụi cháu, chúng ta phải đi khỏi nơi đây may ra sẽ sống sót…
Nhưng chú Bích vẫn khăng khăng từ chối, chú lảm nhảm gọi tên con và khóc tu tu thảm thiết.
Thật không ngờ một người lính tác chiến từng vào sinh ra tử, chỉ sau những ngày lênh đênh trên biển với bao căng thẳng lo âu, bao suy nhược tinh thần và thể xác cộng thêm cái chết bất ngờ của thằng con thâu yêu mà người đàn ông can trường ấy bỗng hóa thành điên dại.
Không thể thuyết phục được chú Bích đoàn người để chú ở lại bên xác con và kéo nhau đi tìm chỗ khác trên đảo. Họ lôi thôi lếch thếch dắt díu nhau, bồng bế nhau, lôi kéo nhau đi trên những tảng đá  nhọn gập ghềnh cả nửa buổi trời đến nỗi nhiều người chân chảy máu hay sưng vù lên …
Tới một chỗ khá cao, tầm nhìn ra biển rộng hơn thoáng hơn thì họ dừng lại. Khi trông thấy bóng con tàu nhỏ xíu ngoài xa họ đốt áo cho khói lên liên tục nhưng chiếc tàu vẫn vô tâm không hề hay biết.
Sáng hôm sau họ tỉnh dậy sớm thì thấy một con tàu đang lù lù đến rất gần, nhiều người mừng vui qúa hét hò lên vang trời vang biển, nhiều người khác thì lo đốt áo làm khói hiệu và cả đám đông kéo nhau đứng trên những tảng đá cao nhất để giơ tay vẫy vẫy cầu cứu.
Tất cả những người trên chuyến tàu đã được cứu thoát như một phép nhiệm màu.trừ hai cha con chú Bích. Cùng đi môt chuyến tàu, cùng trải qua những gian nan nguy khốn vậy mà số phận đã nghiệt ngã với hai cha con chú, không được đến bến bờ mơ ước cùng với họ..
Có người thương tâm nói với thuỷ thủ trên tàu về trường hợp chú Bích, nhưng họ nói nếu không nhớ đích xác ở đâu thì họ không có thì giờ đi tìm được, và có những nơi trên đảo con tàu không thể đến gần vì san hô và đá ngầm.
Các thủy thủ cũng cho biết đây là đảo hoang không có con người và các phương tiện sinh hoạt khác.
Chuyến tàu của Indonesia đã đưa đoàn người vượt biển đến đảo Galang xong họ tiếp tục cuộc hành trình.
Hai người cháu họ của chú Bích đánh điện tín về cho gia đình, sau đó họ khuyên gia đình dấu kín cái chết thương tâm của cha con chú Bích trong nhiều năm, đợi thời gian như liều thuốc nhiệm màu từ từ chữa lành vết thương của gia đình người bất hạnh, mãi những năm sau này họ mới cho cô Bích biết .
Hằng đã liên lạc với hai người cháu họ ấy ở Mỹ và được biết sự thật chuyến đi vượt biên này từ họ..
Hơn 30 mấy năm qua tờ điện tín mà cô Bích mong đợi không hề đến và không bao giờ đến.
Không ai biết tin gì về cha con chú Bích, nhưng ai cũng có thể suy đoán đoạn kết vở bị kịch là chú Bích đã chết đói chết khát bên cạnh xác con trai mình trong tình trạng tâm thần điên loạn.
Cha con chú Bích đã thoát khỏi Việt Nam , chú Bích đã thoát khỏi cảnh công an quản chế giam lỏng.
Nhưng họ chỉ đi được nửa cuộc hành trình, đã bỏ xác nơi đảo hoang.
Hai cha con chú Bích vẫn bên nhau như ngày nào nơi mái nhà xưa, nơi hàng xóm cũ.Xung quanh hai cha con chú là biển khơi bao la.
 boat%20peole%208
Sóng và biển sẽ ru hai linh hồn bơ vơ kia giấc ngủ ngàn đời, ngàn đời…!!.
Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2019 lúc 12:34pm

 

  Related%20image


Binh lửa vừa tàn em vượt biên

Mênh mông biển lớn một con thuyền

Nhỏ như thuyền giấy chơi hồi nhỏ

Giọt nước tràn lên đủ ngửa nghiêng..!!

  Image%20result%20for%20linh%20vnch%20cai%20tao


Thuở ấy ta đang vòng lao lý

Làm sao chấp cánh để cùng đi

Làm sao chung lại mùa trăng qúi

Nguyệt Quế soi thềm ngâm cổ thi..!!


  Image%20result%20for%20rừng%20thu%20khóc%20lá%20bay


Hiu hắt rừng thu khóc lá bay

Âm thầm nhạn trắng rẽ đường mây

Ta nghe loáng thoáng ngày hôm đó

Mưa ướt vườn cau em ướt mi..!!



Image%20result%20for%20boat%20people%20in%20storm


 

Thầm nguyện thuyền đi được đến nơi

Ngờ đâu mây nước cuối chân trời

Nước mây mờ mịt con thuyền nhỏ

Mây trắng trời xanh giáp biển khơi..!!

  Image%20result%20for%20linh%20vnch%20cai%20tao



Mười năm cặm cụi trong khe núi

Diện bích tham thiền vào mỗi đêm

Tĩnh lặng thiền tâm đâu chẳng thấy

Chập chờn bóng dáng đóa hoa tiên..!!



Related%20image


 

Chiều nay dạo biển. Biển lặng trang

Một dải lụa xanh trải ngút ngàn

Tưởng nhớ ngày nao em vượt biển

Mây chiều rũ rượi trôi lang thang..!!


Image%20result%20for%20Hải%20âu%20bay%20lượn

 

Thầm hỏi bây giờ em ở đâu

Hồn nương ngọn sóng giạt phương nào?!

Hải âu bay lượn trên vùng biển

Có chở hồn em lên đỉnh cao..?!

 

 

NGUYỄN MINH THANH   

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Mar/2019 lúc 1:07pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.363 seconds.