Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Aug/2019 lúc 4:08am

Người Góa Phụ Giờ Thứ 25

Tôi gặp chị trong buổi họp mặt của các anh Khóa 17 Võ Bị Đà Lạt, được tổ chức  tại một nhà hàng ở thành phố Westminster, Nam Cali, nhằm kỹ niệm 55 năm ngày mãn khóa. Vợ chồng tôi có chút cơ duyên được xếp ngồi cùng bàn với chị. Qua đôi lời chào hỏi đầu tiên, chúng tôi biết chị từ Việt Nam mới sang theo lời mời của Ban Tổ Chức, muốn dành cho chị một ân tình đặc biệt để có cơ hội gặp lại những người bạn cùng khóa Lê Lai với phu quân của chị, Cố SVSQ Đoàn Đình Thiệu.

Sau nghi thức chào quốc kỳ là một lễ tưởng niệm những vị đồng môn đã hy sinh trong không khí rất trang trọng, cảm động và mang nhiều ý nghĩa. Trên bàn thờ, phía sau những ngọn nến lung linh là hình phóng lớn của tấm bia đá tưởng niệm có khắc đậm tên 79 vị sĩ quan Khóa 17 đã lẫm liệt hy sinh trong cuộc chiến. Tấm bia này là một kỳ công được các cựu SVSQ Khóa 17 thực hiện và dựng tại Công viên Victor Memorial Veterans Park, thuộc Thành phố Greer, Tiểu Bang South Carolina, Hoa Kỳ từ tháng 6 năm 2008.
Khi chị Thiệu cùng một số cô nhi quả phụ khác của Khóa 17 được mời lên thắp hương trước bàn thờ tử sĩ và nhận món quà lưu niệm của Khóa, qua lời giới thiệu của người điều khiển chương trình, chúng tôi được biết nhiều hơn về chị. Và trong số những cô nhi quả phụ cùng đứng chung với chị chúng tôi còn nhận ra cháu Võ Hải, trưởng nam của Đại Tá Võ Toàn, vị đại tá duy nhất của Khóa, đã hy sinh cũng vào giờ thứ 25 khi Quân Đoàn I di tản, đến bây giờ chưa biết thân xác nằm  ở  nơi đâu;  và phu nhân  của Trung Tá Võ Vàng,  một cấp chỉ huy nổi tiếng trong Binh chủng Biệt Động Quân, đã bị kẻ thù sát hại dã man tại trại tù Kỳ Sơn – Quảng Nam, sau 1975.
Thiếu Tá Đoàn Đình Thiệu tử trận tại Phú Lâm vào khoảng 12giờ 30 trưa ngày 30.4.75, hơn một giờ sau lệnh “buông súng” của Tướng Dương Văn Minh. Khi ấy anh là Tiểu Đoàn Phó của Tiểu Đoàn 86 BĐQ mà Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Trần Tiễn San, một niên đệ Khóa 19 Võ Bị của anh.
Trước khi ra đơn vị này, Thiếu tá Thiệu phục vụ nhiều năm tại TTHL Biệt Động Quân Dục Mỹ với chức vụ Trưởng Khối Yểm Trợ. Do quyết định của Tướng Đỗ Kế Giai, Chỉ Huy Trưởng Binh chủng Biệt Động Quân, một số sĩ quan phục vụ lâu năm tại quân trường hay giữ những phần hành tham mưu được điều động hoán chuyển ra các đơn vị tác chiến.  Cuối năm 1974, đúng vào lúc Thiếu Tá Thiệu nhận lệnh hoán chuyển,  tại TTHL/BĐQ đang có Liên Đoàn 8/BĐQ vừa mới được thành lập với đa phần quân số từ các Tiểu Đoàn 7, 9, 11 Quân Cảnh giải tán bổ sung cho Binh chủng Biệt Động Quân, nên nhân tiện, ông xin ra phục vụ ở đơn vị tân lập này. Vì ở quân trường và đảm trách một phần hành tham mưu khá lâu, nên khi ra đơn vị tác chiến, ông không thể đảm nhận một chức vụ chỉ huy ngay trong thời gian ban đầu, do đó ông tìm gặp Thiếu Tá Trần Tiễn San, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 86 và ngỏ ý muốn được về làm Tiểu Đoàn Phó cho Thiếu Tá San, một niên đệ Khóa 19, mà lúc còn trong trường Võ Bị Đà Lạt, ông có trách nhiệm hướng dẫn, dạy dỗ với tư cách niên trưởng. Biết ông là niên trưởng lại có thâm niên cấp bậc hơn mình, Thiếu Tá San muốn giúp đỡ, nhưng rất e ngại nên đề nghị ông phải làm đơn gởi lên Thiếu Tướng CHT/BĐQ để trình bày nguyện vọng của mình. Cuối cùng ông được toại nguyện. Để nhận Thiếu Tá Thiệu về làm Tiểu Đoàn Phó cho mình, Thiếu Tá Trần Tiễn San còn phải giải quyết một vài khó khăn tế nhị khác. Vì lúc ấy Tiểu Đoàn đã có Tiểu Đoàn Phó là Đại Úy Phan Trí Viễn. Thiếu Tá San đã năn nỉ Đại Úy Viễn sang làm Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn và xin Liên Đoàn nhận anh Đại Úy Trưởng Ban 3 cũ về giữ một chức vụ tại BCH/ Liên Đoàn. Thông cảm cho anh, tất cả đều vui vẻ chấp nhận sự sắp xếp của anh.
Kính nể một niên trưởng có tư cách, Thiếu Tá San đã dành cho vị Tiểu Đoàn Phó nhiều ưu ái đặc biệt. Có điều đúng vào thời điểm Thiếu Tá Thiệu ra đơn vị, cuộc chiến đang ở giai đoạn khốc liệt nhất. Sau khi Mỹ bất chấp những phản đối của VNCH, đã tự cho mình ngồi ngang hàng với Cộng Sản Bắc Việt và đơn phương nhượng bộ quá nhiều điều trong Hiệp Định Paris ký kết ngày 27.1.1973, chứng tỏ ý định sớm bỏ rơi đồng minh, phủi tay cuộc chiến.  Lợi dụng điều này, Cộng quân đã ồ ạt tung nhiều sư đoàn với lực lượng chiến xa, từ miền Bắc và Lào, theo đường mòn ************ xâm nhập Nam Việt Nam, đồng loạt mở các cuộc tấn công qui mô vào các đơn vị phòng thủ của ta. Phước Long là tỉnh đầu tiên bị thất thủ vào ngày 6 tháng 1/1975  nhưng không có bất cứ dấu hiệu nào từ phía Hoa Kỳ can thiệp hay phản đối CSBV vi phạm hiệp định,. Điều này đã báo hiệu cho số phận của VNCH.
Liên Đoàn 8 BĐQ ban đầu đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Vũ Phi Hùng, với ba vị tiểu đoàn trưởng  đều là niên đệ Võ Bị của Thiếu Tá Đoàn Đình Thiệu. Thiếu Tá Nguyễn Văn Nam (K.20) TĐT/TĐ 84, Thiếu Tá Trần Tiễn San (K.19) TĐT/TĐ 86, và Thiếu Tá Nguyễn Hữu Mạnh (K.20) TĐT/TĐ 87. Thiếu Tá Thiệu chọn về làm Tiểu Đoàn Phó cho một niên đệ Khóa 19, là khóa đàn em có nhiều gắn bó và xem như học trò của Khóa 17 thời họ còn là những sinh viên sĩ quan.
Dù chưa được trang bị và huấn luyện đầy đủ, Liên Đoàn nhận lệnh của Bộ TTM di chuyển về Sài gòn để giữ an ninh trong dịp Tết nguyên đán. Liên Đoàn đặc trách phòng thủ khu vực từ QL 1 đến  QL 4, ngoại trừ TĐ 84 đặc trách một khu vực kế cận. Vào những ngày đầu tháng 4/75, Liên Đoàn 8 BĐQ thường phối họp cùng Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù tân lập mở các cuộc hành quân vào Mật khu Lý Văn Mạnh và đã phát giác có sự hiện diện của nhiều đơn vị chính quy Bắc Việt đang hoạt động, ém  quân tại đây.
Để đề phòng cho trường hợp bị tấn công bởi các đại đơn vị này của địch, Đại tá Vũ Phi Hùng, Liên Đoàn Trưởng bàn bạc với các Tiểu Đoàn Trưởng, vạch ra một kế hoạch ứng phó khi tình hình trở nên nguy ngập, được gọi là kế hoạch “Bravo”: Các tiểu đoàn tự rút về Giáo xứ Tân Phú của Linh Mục Đinh Xuân Hải để tái phối trí và tiếp tục chiến đấu tại đây.
Khoảng hai tuần lễ sau đó, Sư Đoàn 106 BĐQ được thành lập, với vị Tư Lệnh là Đại Tá Nguyễn Văn Lộc. Đại Tá Vũ Phi Hùng, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 8 BĐQ được chỉ định giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng, và bàn giao Liên Đoàn cho Trung Tá Chung Thanh Tòng từ BĐQ Vùng I di tản.
Ngày 27/4/75 Cộng quân mở các cuộc tấn công liên tục vào tuyến phòng thủ của Tiểu Đoàn 84 và 87. Hai vị Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc cùng xuất thân Khóa 20 VB đã anh dũng điều quân chiến đấu, yểm trợ cho nhau để giữ vững phòng tuyến. Lực lượng địch quá đông và có chiến xa T 54 hỗ trợ, trong khi bên ta đã có nhiều binh sĩ thương vong, đạn dược cạn dần. Đến tối ngày 29/4/75 tình trạng trở nên tồi tệ hơn nên các đơn vị đề nghị thực hiện kế hoạch “Bravo”, rút về Giáo xứ Tân Phú lập tuyến phòng thủ mới như đã dự trù. Nhưng Đại Tá Vũ Phi Hùng từ BTL/SĐ 106 cho biết kế hoạch này không thể thực hiện được nữa, vì nhiều đơn vị Cộng quân đã thâm nhập vào Sài gòn từ các hướng khác.
Trong tình huống này, vẫn không có cách nào khác hơn, sáng sớm ngày 30/4 Liên Đoàn ra lệnh bằng mọi giá phải mở đường máu lui binh về hướng Sài gòn. Tiểu Đoàn 84 của Thiếu Tá Nguyễn Văn Nam lúc ấy đang bố trí dọc theo xa lộ Đại Hàn, bị áp lực nặng nề nhất do nhiều chiến xa của địch bao vây tấn công liên tục. Tiểu Đoàn 87 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Mạnh rút ra từ Mật Khu Lý Văn Mạnh, mở đường cho BCH/ Liên Đoàn và Tiểu Đoàn 86 của Thiếu Tá Trần Tiễn San vừa rút ra sau cùng, vừa làm lực lượng án ngữ bọc hậu.  Cuộc lui binh rất khó khăn trong lúc bị địch quân bao vây, tấn công  từ mọi phía.
Thiếu Tá San ra lệnh cho Tiểu Đoàn Phó Đoàn Đình Thiệu thu nhặt hết số súng thặng dư bỏ vào ụ súng cối 81 ly để thiêu hủy. Pháo Đội Pháo Binh trong căn cứ BCH/ Liên Đoàn có bốn khẩu đại bác 105 ly, nhưng mỗi khẩu chỉ còn một quả đạn trong nòng. Thiếu Tá San cho lệnh bắn trực xạ vào những điểm địch quân tấn công mạnh nhất, sau đó phá hủy súng, và yêu cầu Pháo Đội rút theo BCH/ Liên Đoàn. Tiểu Đoàn phải mở đường máu để có thể thoát ra khỏi vòng vây của địch, nên tất cả thương binh đành phải bỏ lại phía sau. Trong lúc vừa điều quân vừa chiến đấu, Thiếu tá San bị thương ở mặt, phải bò đến một mô đất tạm ẩn nấp để tự băng bó.  Đúng lúc ấy,  Trung Úy Đoàn Ngọc Lợi (K.26VB), Đại Đội Trưởng ĐĐCH chạy đến báo cáo là Niên trưởng Đoàn Đình Thiệu vừa mới hy sinh bên bờ ruộng. Ông bị bắn đứt động mạch ở chân.  Mấy người lính trung thành ngỏ ý cõng ông theo, nhưng ông khoác tay, bảo “chạy gấp đi, anh không thể sống được!” Trung Úy Lợi còn cho biết, trước khi nhắm mắt ông hỏi Lợi: “Moa chết rồi ai sẽ nuôi vợ con đây?” Lúc ấy khoảng 12 giờ 30 trưa ngày 30/4, sau đúng một giờ Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng!
Sau đó Thiếu Tá San cùng nhiều cấp chỉ huy khác bị bắt đưa vào làng. Vì bị thương ở đầu, máu ra nhiều, nên anh được cho về, gia đình đưa vào điều trị tại Bệnh viện Triều Châu. Một ông chú nghe tin vào thăm, biếu anh 30.000 đồng. Anh cho người nhà tìm gặp gia đình Thiếu Tá Đoàn Đình Thiệu báo tin về cái chết của người niên trưởng. Chị Thiệu tìm đến thăm anh và hỏi kỹ địa điểm anh Thiệu đang nằm để đi tìm. Anh San chỉ dẫn, chia buồn và biếu chị Thiệu 30.000 đồng mà ông chú vừa mới cho anh.
Theo lời kể của chị Thiệu, vì tình hình lúc ấy rất hỗn loạn, tiếng súng vẫn còn nổ khắp nơi, nhiều đơn vị của ta không chịu buông súng và vẫn tiếp chiến đấu, nên chị không dám đi tìm anh Thiệu, hơn nữa chị cũng không rành đường sá ở đây,  đành phải nhờ cậu em trai, dùng xe Honda len lỏi tìm đến vị trí mà Thiếu Tá San chỉ dẫn. Cậu em tìm được xác anh Thiệu, nhưng không thể tìm được bất cứ một phương tiện nào để chuyên chở, và cũng không biết sẽ chở về đâu, trong tình thế lúc này. Cuối cùng, rất may mắn, một anh tài xế xe rác nặng tấm lòng với QLVNCH, đã vui vẻ nhận lời giúp đỡ. Sau khi đổ hết rác trên xe xuống vệ đường, theo sự hướng dẫn của cậu em chị Thiệu, nhưng cũng rất nhiều khó khăn, anh tài xế mới đưa xe đến được vị trí, nơi anh Thiệu nằm. Sau một lúc thảo luận, cuối cùng hai anh chở xác Thiếu Tá Thiệu đến Nhà Thờ Bùi Phát để nhờ giúp đỡ. Và cũng rất may mắn, đã gặp đúng một vị linh mục nhân từ. Cha Trần Quốc Phú vui vẻ nhận lời, đứng ra tẩm liệm và chôn cất Thiếu tá Thiệu ngay trong khu đất của nhà thờ.
Chị Thiệu thường xuyên đưa các con đến đây thăm viếng và xây lại ngôi mộ cho chồng. Mấy năm sau, chị xin hỏa táng, và mang tro cốt anh về thờ tại tư gia ở Mỹ Tho. Lúc Thiếu Tá Thiệu mất, anh chị có ba con, hai trai 9 và 7 tuổi, cô con gái út chưa tròn 12 tháng. Sau này, cháu trai lớn mất, cháu gái định cư ở Úc.  Hiện nay chị sống với cậu con trai thứ tại Mỹ Tho, quê hương của chị. Điều đáng ngưỡng mộ hơn, khi chồng hy sinh, chị còn khá trẻ, nổi tiếng có nhan sắc, nhưng không hề bước thêm một bước nào nữa, ở vậy nuôi dạy các con trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nghiệt ngã. Cả hai cháu đều nên người, thành đạt, hiếu thảo và luôn sống với niềm tự hào về người cha Võ Bị, từng sống rất tư cách và chết hiên ngang.
Cuộc chiến Việt Nam đã gây ra biết bao đau thương tang tóc. Vào giờ thứ 25 của cuộc chiến có biết bao nhiêu người đàn bà trở thành góa phụ, biết bao đứa con thơ  trở thành cô nhi, nhiều cháu chưa hề biết mặt cha mình. Không những không được hưởng bất cứ một ân sũng nào của quôc gia khi chồng, cha hy sinh cho Tổ Quốc mà họ còn bị kẻ thù phân biệt đối xử, nhục mạ và phải đương đầu với muôn vàn khó khăn trong cuộc sống. Những người như chị Đoàn Đình Thiệu rất xứng đáng để chúng ta biết ơn và ngợi ca. Sự hy sinh nào của những người lính, hay vợ con của lính, cũng đều tiềm ẩn những ý nghĩa cao quý, cho dù những cái chết vô danh, không được truy thăng hay chôn cất theo lễ nghi quân cách. Với Tổ Quốc và lịch sử dân tộc, những hy sinh dù trong âm thầm, vẫn mãi mãi là điều bất diệt.
Viết những dòng này, xin được thay bó hoa hồng tươi thắm nhất, gởi đến Chị Đoàn Đình Thiệu và các cháu cũng như những cô nhi quả phụ khác của giờ thứ 25, lòng tri ân và ngưỡng mộ của những người một thời từng là đồng đội, là huynh đệ của phu quân các chị, người cha đáng kính của các cháu. Và xin cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho những người đã sẵn sàng chấp nhận những số phận nghiệt ngã, hy sinh, nhưng vẫn luôn hãnh diện có chồng, cha là lính chiến VNCH, đã dám chết cho quê hương, dân tộc.
Phạm Tín An Ninh


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Aug/2019 lúc 4:08am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Aug/2019 lúc 10:12am

Chơi vậy, chơi với ai???

Image%20result%20for%20tear

Nhân việc chính quyền liên bang Mỹ đang đưa ra ánh sáng những trường hợp công dân Mỹ gốc Việt gian lận tiền thuế, khai gian để hưởng lợi an sinh xã hội, tôi cũng có ba câu chuyện để chia sẻ, để… góp buồn.

Chuyện thứ nhất: Nhóm vượt biên của chúng tôi đi theo lộ trình của ban tổ chức dẫn đường, lên xe tại Sài Gòn vượt qua biên giới Kampuchia nửa đêm, đến Phnom Penh nghỉ ngơi vài ngày, rồi bắt xe đến thành phố biển Kongpongcham. Ðoạn đường này, chúng tôi bị bắt giam hai lần, sau đó ban tổ chức chuộc ra và đưa xuống tàu ra biển, trực chỉ Thailand. Khi cả nhóm bị mắc cạn trên bãi đá ong sát bờ biển Thái lúc màn đêm dần xuống, lạnh run, hoảng hốt đốt áo quần giầy dép để kêu cứu, một chú kia đã chửi đổng chủ tàu tổ chức (đang ở Việt Nam) và tuyên bố sẽ không trả sáu cây vàng tiền vượt biên (chú ấy đi với thằng con trai). Cái này lạ à nhe! Nếu đêm đó thuỷ triều dâng lên, nhấn chìm cả đám xuống đáy biển chầu Diêm Vương thì không ai phải trả tiền cho chủ tàu, nhưng khi vào được bờ, đến trại tỵ nạn thì phải trả cho người ta chớ.

Trước khi đi, đã thoả thuận sòng phẳng, còn chuyện bị bắt ở Kampuchia, chuyến hải hành gặp mưa bão, thừa chết thiếu sống là chuyện ngoài ý muốn, nào phải lỗi của chủ tàu? Nay đã vào trại, không bị hải tặc cướp bóc hãm hiếp, thì hà cớ gì đòi quịt tiền người ta?


Image%20result%20for%20boat%20people

Vài tháng sau khi đến trại, tôi hỏi chú ấy, vẫn câu hỏi cũ là trả tiền chưa, chú ấy gân cổ lên: “Dĩ nhiên là…chưa! Vì bây giờ phải đợi thanh lọc xem đậu rớt ra sao. Nếu đậu, qua được Mỹ tôi sẽ trả, còn nếu rớt, hồi hương về Việt Nam thì thôi”. Ủa, trại tỵ nạn đóng cửa là chuyện của Cao Uỷ, thanh lọc là việc của Bộ Nội Vụ Thailand, họ đâu có “bà con” gì với chủ tàu, mà kiếm cớ không trả tiền?!

Cứ đà này, tôi dám ngờ rằng, nếu chú ấy có đậu thanh lọc, qua Mỹ, sẽ còn nhiều lý do lý trấu để chạy nợ, nào là mới qua chưa ổn định, rồi chờ có việc làm, sau đó phải mua nhà mua xe, chờ con cái học xong, dựng vợ gả chồng êm xuôi…Nói theo ngôn ngữ bình dân bàn nhậu hay quán trà đá vỉa hè, thì chú này “chơi cha thiên hạ”. Khi mượn nợ thì năn nỉ ỉ ôi, xong việc rồi phải trả nợ thì xót xa, đứt từng khúc ruột. Chơi vậy, chơi với ai?!

Chuyện thứ hai: Những người từ trại tỵ nạn, khi qua định cư nước thứ ba, được chính phủ cho vay tiền vé máy bay, sau này trả lại. Họ cũng biết chúng ta mới qua còn nhiều khó khăn, nên mỗi tháng gửi thơ đòi nợ rất lịch sự, có thể trả mức thấp nhất là mười đô, hoặc nhiều nhất là năm mươi đô, từ từ mà trả, vài năm cũng xong. Vậy mà có một vài người đi chung chuyến bay với tôi từ trại Thailand qua Canada, hớn hở khoe “thành tích” tuyệt chiêu rằng, mỗi tháng nhận thư đòi nợ là họ xé bỏ vào thùng rác, không quan tâm.

Sao vậy, tôi thắc mắc, họ đáp tỉnh bơ, chính phủ Canada đã bảo lãnh mình qua đây theo diện nhân đạo, trợ cấp hai năm cho mọi chi phí ăn ở, sinh hoạt, mà có cái vé máy bay cũng đòi, nên tui hổng trả (Ngon dữ hen!). Luật của nước người ta như thế, xin đừng “tự diễn biến” rồi tự quyết định… xù nợ. Bộ kiếp trước Canada mắc nợ mấy người, nên giờ phải rước mấy người qua, cho trợ cấp, bao luôn mọi thứ từ A đến Z hay sao ? Thấy người ta nhân đạo rồi làm tới, thử hỏi nếu còn ở với cộng sản Việt Nam thì có dám không, hay lại líu ríu xếp hàng để nộp tiền cho họ?

Một thời gian sau tôi nghe tin, khi mấy người đó xin giấy tờ qua Mỹ chơi, đã bị phía Canada từ chối vì hồ sơ Sở Thuế còn ghi rõ: Nợ tiền vé máy bay chính phủ, “quên” thanh toán!

Chơi vậy, chơi với ai?!

Chuyện thứ ba: Gặp lại chị bạn cũ qua phone, hỏi thăm chị ấy về hai đứa con gái đang tuổi cập kê và tiêu chuẩn chọn rể, chị hăng hái phát biểu:

– Chị dặn chúng nó rồi, ưu tiên một là quen người Việt Nam vì cùng màu da, ngôn ngữ, văn hoá; tiếp theo là các dân Châu Á, ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thailand, Tàu Singapore, Tàu Hongkong, chứ đừng Tàu Cộng nhe. Tụi Ấn Ðộ tuy hôi mùi cà ri nhưng được cái thông minh, ham học, và dứt khoát phải tránh xa tụi Philippines vừa dơ vừa đểu. Còn nếu không chọn được ai trong đám Châu Á thì phải quen tụi da trắng văn minh lịch sự, đừng có dại mà dẫn mấy thằng da đen mọi rợ về là tao nhảy lầu à …

Chị nói một mạch nên tôi không kịp cản lại để nêu vài thắc mắc, ví dụ như, chị dựa vào đâu mà nói dân Philippines “dơ và đểu”, dơ chỗ nào, đểu chỗ nào? Chị nói da trắng văn minh lịch sự hở, tôi có thể kể tên mấy thằng lôm côm không ra gì cho chị coi, và chưa kể cái tư tưởng sặc mùi kỳ thị của chị khi phân biệt da trắng, da đen này kia…

Lần sau nếu có dịp nói chuyện nữa, chắc chắn tôi sẽ hỏi chị:

– Chị nè, nếu con gái chị quen với một anh chàng da trắng văn minh lịch sự đúng ý của chị, nhưng ví dụ như, (ví dụ thôi nhe), nếu đó là một gia đình cũng có máu kỳ thị, chị nghĩ sao nếu họ dặn con trai họ: Con nên tìm quen cô gái da trắng vì cùng màu da, văn hoá, phong tục tập quán, và nhớ tránh xa đám dân Châu Á, nhất là Việt Nam vì những lý do sau đây: Có những cặp vợ chồng sẵn sàng ly dị giả để ăn tiền “single mom”, những người làm tiền mặt trốn thuế để hưởng trợ cấp “low income”, những người ăn welfare nhưng mặc toàn đồ hiệu, mang giỏ xách LV, những người nghề nghiệp không ổn định mà chạy xe Lexus, ở nhà đẹp nhà to, những người đeo đầy hột xoàn nhưng vào chợ thì lục tung các thùng xoài các bịch nho để lấy những trái ngon nhất, mặc kệ những người xung quanh?!

Vậy nghen chị, dân tộc nào, sắc dân nào cũng có đủ loại người, chớ vội vàng vơ đũa cả nắm, và cũng đừng tập tành thái độ kỳ thị, coi thường người khác.

Chơi vậy, chơi với ai?!

                                                                                                         KL

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Aug/2019 lúc 10:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2019 lúc 1:18pm

Người Lính Già Chỉ Mờ Đi






Trong ánh sáng dìu dịu của ngọn đèn chong nhỏ, tôi thấy Ba tôi ngồi như một cái bóng mờ. Tôi rón rén đến gần. Ba nhìn lui. Tôi hỏi nhỏ:

“Sao Ba không mở đèn sáng lên hở Ba?”
“Ba xong rồi.”
Tôi đặt tách trà gừng lên bàn, liếc nhìn màn hình computer. Chỉ có tấm ảnh gia đình, Ba thường cho nó “hiện lên” sau khi đã làm xong việc. Tôi hơi mỉm cười, mừng vì Ba có thể nghỉ ngơi sớm.
Tôi kéo một chiếc ghế lại để ngồi gần Ba. Ba hỏi:
“Hôm nay chuyến đi của con thế nào?”
“Dạ vui, mà cũng buồn Ba à!”
“Kể Ba nghe.”
“Chỗ nursing home này vui vì có nhiều người Việt. Họ cùng ca hát với mình vì những bài hát khá quen thuộc với họ. Mà buồn vì cũng có nhiều người không thể thưởng thức, không thể hòa mình được. Họ ngồi ủ rũ, lờ đờ.”
“Tội nghiệp! Nhưng chắc là họ có nghe, có nhận được hở con?”
“Dạ con tin là thế. Bởi vậy con thấy buồn. Nhiều người là cựu quân nhân Ba à!”
Dù đèn mờ, tôi vẫn thấy được Ba nhíu mày. Ba thở dài nhè nhẹ…
“ Ba ơi, nếu có thể quay ngược lại như một cuốn phim, con tưởng tượng những người đó sẽ đứng lên, vui cười, đàn hát. Họ trở lại thời tuổi trẻ…”
Ba gật đầu:
“Phải, nếu có thể…”
Tôi chợt nhìn Ba thật kỹ. Ôi, nếu tôi có phép thần làm thời gian quay ngược lại, tôi sẽ thấy Ba của thời trai trẻ. Ba đang ở trong trường lớp. Ba đang ở trong quân trường. Ba đang ở ngoài mặt trận. Sinh động quá, Ba của tôi! Nhưng đó cũng chỉ là những điều tôi tưởng tượng ra mà thôi! Vì tôi đâu có thấy Ba những lúc như vậy ngoài đời thật. Tôi chỉ biết “Ba lúc trẻ” qua những tấm ảnh còn lưu lại, cất trong quyển album gia đình với những trang giấy bọc plastic đã cũ vàng. Tôi còn quá nhỏ lúc đi theo Mẹ vào thăm Ba ở nơi gọi là “trại cải tạo.” Lúc đó, Ba trông rất cằn cỗi mặc dù tuổi còn khá trẻ. Tôi là đứa con gái út, ba tuổi, được Mẹ bế trên tay khi đi vào trại. Lóc ca lóc cóc đến lần thăm Ba sau cùng tôi đã là một cô bé mười lăm tuổi. Ba đi hết trại này đến trại khác, trong Nam ngoài Bắc. Khi Ba ra khỏi trại tù, mái tóc Ba đã bạc hơn một nửa. Ôi! Nếu tôi có thể quay ngược được thời gian để thấy Ba trẻ lại…


2
Ba chuyển hết những bài Ba viết cho tôi đọc để tôi sửa lỗi đánh máy nếu có. Đó là những trang quân sử. Ba nói khi còn đi học, Ba rất say mê môn Sử. Trải qua thời gian sống trong quân đội, Ba càng nặng lòng với môn này, lúc đó không còn là môn học bắt buộc nữa, mà trở thành một niềm đam mê. Bây giờ, hằng ngày, hằng đêm, Ba miệt mài viết. Trước thì viết, sau là “gõ”. Ban đầu các con phụ “gõ” cho Ba, sau Ba tập dùng computer và tự mình gõ. Bây giờ chúng tôi “gõ” không lại Ba đâu! Ba nói chiếc máy computer đã giúp con người được tự do. Ba tra cứu tài liệu, kết hợp với kinh nghiệm chiến trường của Ba, ghi lại những dòng, những trang khiến chúng tôi say sưa đọc. Không chỉ là những sự kiện, mà còn có trong đó mồ hôi, nước mắt, máu và thịt xương.
Công việc của Ba là một công việc lâu dài. Chưa biết lúc nào Ba sẽ dừng. Ba thong thả ngồi trước máy, gõ chăm chỉ. Có khi chúng tôi đưa Ba đi thư viện để Ba xem sách, tìm kiếm tài liệu cho đúng ý. Từ ngày Ba bị té sái khớp bàn chân, chúng tôi không cho Ba lái xe nữa.

Có khi tôi bắt gặp Ba ngồi trước ảnh của Mẹ, nói lẩm bẩm những gì tôi nghe không rõ. Đôi lúc Ba mỉm cười thú vị, nhưng cũng có khi Ba lau nước mắt. Ba sống với kỷ niệm vui buồn. Ba xem như Mẹ còn sống bên Ba. Nhưng Ba lại cũng rất thực tế, đúng vậy. Ba giúp các con các cháu khi chúng cần đến Ba. Ba không phàn nàn, không trách móc, không đòi hỏi. Ba nói Ba rất may mắn vì Ba vẫn còn hữu dụng. Ba nói khi nào Ba yếu quá rồi thì các con đưa Ba vào viện dưỡng lão, vào “nursing home”. Nhưng anh em chúng tôi không chịu. Chúng tôi dư sức chăm sóc Ba mà! Tôi là con gái út chưa muốn lập gia đình, tự nguyện chăm sóc Ba. Anh chị tôi chia nhau ngày nào cũng có người đến thăm, khi Ba bệnh thì ở lại đêm để phụ tôi lo cho Ba. Chuyện đơn giản như thế.

3
Sau giờ làm, tôi đưa Ba đến viếng đám tang một người bạn của Ba. Bác ấy mất trong viện dưỡng lão. Thời gian gần đây Ba vẫn có những cuộc “viếng thăm” như vậy. Ba đứng rất lâu trước quan tài người bạn, Ba nói như thì thầm với người nằm trong đó. Khi ra về, ngồi vào xe, thấy tôi có vẻ ái ngại, Ba nói:
“Ba không sao đâu, con gái!”

Tôi nắm chặt bàn tay Ba, an ủi:
“Ba, con biết Ba rất buồn.”
“Phải, Ba rất buồn vì mất một người bạn. Nhưng Ba rất vui vì Ba đã từng có được một người bạn quý như vậy.”
“Ba!”
“Con biết không, bác ấy là một người “chiến sĩ” đúng nghĩa của nó. Tuy là một vị chỉ huy, nhưng bác ấy sống gần gũi với anh em trong đơn vị, sống đúng với nghĩa “chia ngọt sẻ bùi” con ạ. Khi bác ấy qua bên này, bác ấy đi làm cực khổ nhưng vẫn gom góp gửi tiền về giúp các anh thương binh nghèo khổ trong nước. Bác ấy thương đồng đội, thương lính như thế!”
Tôi vui lây với lời kể của Ba, tôi nhắc:
“Ba, Ba cũng thương đồng đội, thương lính vậy. Ba chẳng đã nói rằng Ba còn vô số mảnh nhỏ trong người chưa gắp ra hết, vì Ba che cho lính khi trái mìn nổ.”
Ba cười:
“Ừ, Ba không chết là may!”
Hai cha con về đến nhà. Ba lại ngồi vào bàn viết. Thế mà tôi vẫn cứ lo Ba ủ dột, buồn phiền. Nhìn Ba ngồi gõ bài, bỗng tôi có cảm tưởng Ba đang chạy đua với thời gian. Đừng, Ba ơi! Con muốn Ba sống lâu với con!


4
Tôi lại đưa Ba đến một nơi. Là bệnh viện. Ba đến thăm một thuộc cấp của Ba ngày xưa. Chú ấy vừa qua một cuộc giải phẫu. Dù còn mệt mỏi, chú ấy tỏ vẻ rất vui khi thấy Ba. Ba hỏi:
“Chú ra sao?”

“Dạ thưa niên trưởng, em… còn sống ạ!
Ba phì cười:
“Tốt!”
“ Niên trưởng coi, còn cái chân để cà nhắc qua ngày mà ông bác sĩ cũng lấy luôn. Thiệt khổ ghê!”
Tôi nghe quặn thắt cả ruột. Nhưng hai người anh em kia vẫn trêu nhau vui vẻ. Nước mắt tôi chực trào ra. Chú ấy đã bỏ lại một chân trên chiến trường. Sau này gia đình bảo lãnh chú qua Mỹ sống cũng tạm yên. Cái chân còn lại, do chú bị bệnh tiểu đường, bị hoại tử phải cắt bỏ. Từ nay chú sẽ có thêm một người bạn đồng hành là chiếc xe lăn.
Người vợ mang cháo đến, đút cho chú ăn. Chú còn trêu vợ:
“Anh còn tay mà em!”
Rồi quay sang Ba, chú nói:
“ Em còn may mắn quá phải không niên trưởng?”
Ba gật đầu cười. Tôi thấy trong mắt Ba dâng lên một niềm cảm động.


5
“Con lại đi với Ba chứ?”
“Dạ có, Ba! Anh chị và các cháu cũng đi nữa.”

Lần này là ngày Chủ nhật. Tôi đưa Ba đến nhà sinh hoạt cộng đồng. Đây không những là nơi có những hoạt động tương thân tương trợ mà còn là nơi tổ chức những sinh hoạt văn hóa lịch sử để cho lớp trẻ sinh trưởng trên đất Mỹ tìm hiểu về nguồn cội và không quên mình là người Việt. Theo từng thời điểm trong năm, nhà sinh hoạt tổ chức lễ giỗ các vị anh hùng dân tộc của Việt Nam. Ba cùng quý vị bô lão thắp hương trước bàn thờ Tổ Quốc. Rồi Ba chia sẻ một bài nói chuyện về Hồn Thiêng Sông Núi. Đó là một giá trị thiêng liêng vẫn luôn có trong lòng những người con dân nước Việt. Nhiều người trẻ sau đó đến gặp Ba để nghe Ba khuyên bảo, tâm tình.
Và cũng như mọi lần, khi về đến nhà, Ba lại ngồi vào bàn viết. Ba gõ thư thăm các bạn của Ba ở xa. Tôi mang đến cho Ba một tách cà phê theo yêu cầu. Ba muốn được tỉnh táo để viết nốt chương sách về những ngày khói lửa mà Ba có mặt trong đó. Tôi sợ Ba mệt. Nhưng không, Ba gõ một hơi không nghỉ. Rồi sau đó, Ba kêu tôi lại, bảo tôi ngồi gần bên, nghe Ba nói.
“Tướng Mac Arthur dẫn một câu trong bản ballad nước Anh, một bản “nhạc lính”, khi ông đọc bài diễn văn tại Quốc hội Mỹ trước khi chấm dứt binh nghiệp. “Old soldiers never die, they just fade away.” Câu này nhiều người đã trích lại, đã lấy làm cảm hứng làm thơ, đặt nhạc. Có người thấy câu nói này đầy tính tích cực, tôn vinh người lính. Nhưng cũng có người cho rằng người lính khi về già thật là buồn, như một cái bóng mờ nhạt.
“Những người lính Việt Nam ở thế hệ của Ba, bên chiến tuyến của Ba, có một thân phận rất đặc biệt. Họ đã từng có và rồi như đã mất đi. Họ mất quê hương. Và có khi họ không còn nhìn ra chính mình. Có khi họ nghĩ rằng thà chết đi trên chiến trường lửa đạn khi họ còn là người lính trẻ mà hay. Còn những người lính già, khi sống cuộc đời lưu vong hay ở lại trong nước, họ có những nỗi buồn riêng. Ba có cái nhìn của Ba. Ba nghĩ xa hơn cái thân phận của mình. Ba tin rằng Thượng Đế đặt cho mỗi người một nhiệm vụ, và cho họ ánh sáng để nhìn thấy nhiệm vụ đó. Ba đã chiến đấu với chính mình để thoát ra khỏi sự dằn vặt đến quằn quại sau chiến tranh, tình xót xa đối với chiến hữu, lòng thương nhớ quê hương mà mình đã phải bỏ lại mà đi.”
“Con hiểu Ba. Ba ơi, khi con thấy Ba hết lòng gắn bó với thế hệ trẻ, thương yêu bạn bè đồng đội, con biết người lính già này rất đáng kính. Ba chọn đứng khiêm nhường như một vai phụ trên sân khấu, chỉ mờ đi, nhưng là một điểm tựa rất vững chắc cho chúng con. Con hãnh diện lắm Ba à!”

6
Hôm nay đẹp trời, nhưng Ba không đi đâu. Ba dành một buổi gọi điện thoại cho bạn bè. Xem ra Ba vui lắm. Tôi chỉ “bị nghe lóm” những câu chuyện của Ba cũng đủ thấy vui theo rồi.
“Ông tướng, còn sống hở? Ông có nghe lời tôi, "scan" hình gia đình lại chưa? Chưa được hả? Thì kêu “sắp nhỏ” nó giúp mình. Đời này con trẻ giỏi hơn người lớn rất nhiều. Mình đừng có tự ái, kêu nó bày cho. Ông mà làm ra cái album gia đình, chắc chắn ông sẽ vui lắm, mà con cháu sẽ phục ông sát đất. Chúng nó sẽ có tài liệu quý giá về gia đình, không phải ai cũng làm được đâu!”
“Ông bạn già, khỏe không? Sao, quyển hồi ký của ông viết đến đâu? Quên cái gì, bảo tôi. Tôi quên cái gì, sẽ tìm trong tài liệu vậy. Trí nhớ của mình bây giờ nhiều khi không như mình muốn. Nhưng lớp già như bọn mình, viết hồi ký để lại cho con cháu đọc để biết cái đời của mình ra sao, là điều đáng làm, và cũng là để “tập thể dục” cho trí óc của mình nữa. Tôi biết tính ông, thích cái gì trung thực. Viết hồi ký là phải trung thực. Chính vì thế mà tôi rất quý ông đấy, ông bạn!”
“Em, sao rồi? Vết thương cũ lại hành phải không? Anh cũng vậy thôi, trời động là nhức lắm. Biết sao hơn bây giờ? Không ai gánh cái đau giùm cho ai được. Thôi mình chấp nhận em à! Đồng hành với cái đau. Vợ con em khỏe không? Mấy cháu chắc ra trường hết rồi? Các cháu có việc làm chưa?”
“Em, khỏe không? Gia đình thế nào? Bên nhà trời mưa nhiều không? Ngõ vô nhà em chắc ngập hết? Cần gì em cứ nói cho anh biết, đừng ngại. Anh giúp được gì sẽ ráng giúp. Em đừng buồn. Dù cho chế độ đó có ruồng rẫy anh em, nhưng lòng dân vẫn thương quý và biết ơn anh em.”
Tôi vào bếp nấu nướng một lát, quay lại thấy Ba còn chuyện trò trên điện thoại. Ba đi qua đi lại, như một ông thầy giáo đang say sưa giảng bài. Tôi lại được “nghe lóm”:

“Chú à, đến ngày Trời kêu mình đi, thì mình đi thôi. Gánh đời buông xuống. Cốt sao mình sống cho vui vẻ. Vui với gia đình, con cháu nếu có. Vào nursing home cũng chấp nhận. Cũng có những người như con gái tôi vào giúp cho mình, an ủi, ca hát với mình. Ai rồi cũng sẽ ra đi, mình cũng như bao người, không có gì lạ. Chỉ có một điều khác: đó là mình đã từng là người lính. Tôi hãnh diện về điều đó. Tôi không oán hận, mà tin tưởng vào tương lai…”
Ba quay lại, nói với tôi:

“Là chú hôm trước mình vào thăm trong bệnh viện đó con! Sức khỏe khá lên rồi. Mới khoe với Ba là chú ấy đã cầm điện thoại lên, “on air” trên cái đài của chú ấy, đài nói tiếng Việt. “Chì” thật!”


Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2019 lúc 1:23pm
Giọt nước mắt của lính

Đây là chuyện thật của người bạn học cũ của tôi và người lính Biệt Động Quân VNCH, sau 40 năm thất lạc nhau vì chiến tranh, một bất ngờ duyên trời đã cho anh chị gặp lại nhau, và tôi được nghe anh chị kể cho tôi về một phần đời của họ đầy vui, buồn, sợ hãi, chán chường của một người con gái đẹp đã vì hoàn cảnh mà ra nông nỗi ấy, của một người trai thời loạn thất chí, vì không làm tròn trọng trách đối với núi sông. Hôm được anh chị mời đến nhà chơi, qua một tách trà sen Huế (anh chị và tôi đều gốc Huế), anh nhìn vợ, âu yếm bảo:

- Em kể lại chuyện tình mình cho Mousti ( nick của tôi ) nghe đi, anh nghĩ Mousti sẽ thích chuyện tình đẹp của mình, đẹp như một cổ tích...và chị bắt đầu kể, anh ngồi nghe, lâu lâu thêm vào một vài chi tiết..

Anh nhìn tôi, tay vuốt tóc chị, nói với tôi:

- Cánh Hoa Thời Loạn. Xong quay lại nói với chị:

Anh phải đem em về lại Huế ngày nào đó nhé cưng.
Hạnh phúc thật là nhỏ bé mà đồng thời cũng thật lớn vô cùng.
Gặp nhau chỉ có một giờ
tình yêu bất tận chẳng ngờ tái sinh...( Thơ của anh )
*
Tôi mất anh đã hơn 40 năm rồi, ngày mà quê hương còn rền vang tiếng súng, tiếng đại bác.. của những trận chiến ác liệt như Pleime, Đồng Xoài, Bình Giả...
 
Lúc đó tôi còn là một người đàn bà 25 tuổi, mở một quán rượu gần đồn lính, thời bấy giờ không biết làm gì để nuôi cuộc sống còn của mình, cha mẹ chết, có người yêu đi lính cũng đã gục ngã trên chiến trường, nhà cửa tiêu tan vì chiến tranh, buồn quá, nhân có con bạn học cũ hoàn cảnh gần như tôi, nhưng nó còn đau hơn tôi là chồng nó bỏ gia đình đi tập kết ra Bắc, bỏ lại vợ con nheo nhóc buôn thúng bán bưng sống qua ngày. Hai đứa tôi, nhìn vẫn còn mặn mà lắm, ngày còn đi học là hai hoa khôi của Gia Long. Bây giờ nghĩ lại thời gian đẹp này chỉ còn trong hoài niệm. Tôi bây giờ đau đớn nói ra, mình đã là một cô gái giang hồ, nôm na là gái điếm. Khách của Vân và tôi gần như là lính, vì thành phố tôi đang ở gần một trại lính. Vân rủ tôi mở quán rượu ở đây vì vậy, lính là những người không có tương lai, sống chết không biết ngày nào nên họ ăn chơi bạt mạng, hễ cuối tháng lãnh lương ra là đến quán nhậu, rượu chè, gái...họ sống như vậy, lao mình vào những ly rượu mạnh hay những cuộc truy hoan để quên nỗi sợ những tiếng súng, những tiếng đại bác, những hầm chông cọc nhọn đang chờ, quên đi tử thần đang rình đâu đó..
 
 
Cũng may là Vân và tôi không còn gia đình, nếu không tôi không biết phải ăn nói làm sao với cha mẹ mình về cái nghề tôi đang làm! Lúc mới đầu chưa quen với nghề này, tôi ghét lắm những bàn tay vô tình để lên không đúng chỗ trên thân tôi, hay tiếng đùa giỡn quá trớn của những anh lính uống say, khi tôi đi ngang qua bàn, víu vai tôi xuống, ôm mặt tôi đặt chiếc hôn nặc nồng mùi rượu... có lúc tôi chán nản, muốn bỏ nghề đi tìm một nghề khác dù không đủ tiền nuôi mình, nhưng sau đó, ngày qua ngày, tháng qua tháng rồi cũng bắt đầu quen. Tuy vậy nhiều khi nhìn Vân ngả ngớn với mọi người, ăn mặc hở hang, lắm lúc nó ngồi luôn trên chân khách, ỏn ẻn như muốn làm tình luôn ngay tại chỗ. Tôi nhìn những cử chỉ ấy, rồi thấy tởm cho chính mình luôn. Có những chàng lính trẻ khuôn mặt còn non, có thể nặn ra sữa được, phần đông là học sinh bị rớt Tú Tài, đến tuổi phải đăng lính thì nhiều lắm là cỡ tuổi em trai út mình thôi, vậy mà phải chịu đựng khói thuốc trong căn phòng bẩn không mấy sạch, vì làm gì có thời gian để thay đổi chiếu, chăn, nhiều đêm phải tiếp vài người khách là gần trắng đêm rồi, vì họ cho rằng tiền trao cháo múc, có những lần tôi gọi là xáp lá cà vì sự hùng hục không chút dịu dàng, sao cho thoả mãn sinh lý là được, không tình cảm trong đó, chính tôi, tôi cũng chẳng muốn có tình cảm, tôi tuy là một gái điếm nhưng tôi vẫn trọng phần hồn mình, chuyện làm tình với bất cứ ai chỉ là chuyện kiếm cơm mỗi ngày, không ăn thua gì đến trái tim mình cả, quan niệm tôi là vậy.
Tôi cũng không bao giờ hy vọng hay ước mong ngày nào đó sẽ có một người sẽ đến yêu tôi và đưa tôi ra khỏi chốn bùn nhơ này. Rồi ngày tháng vẫn trôi qua, cuộc đời của Vân và tôi vẫn vậy, vẫn nhịn nhục chiều chuộng những người đàn ông thoáng qua đời chúng tôi trong vài giờ ngắn ngủi rồi ra đi, không để lại chút gì luyến tiếc. Tiền trao cháo múc mà! Rất hiếm những lần truy hoan có người nhìn tôi âu yếm, hay cử chỉ dịu dàng, chỉ có vừa mới chưa kịp cổi đồ là mình đã như con vật bị lên bàn mổ vậy, hùng hục, hùng hục, đúng như nghĩa của chữ này vậy, xong rồi, nằm thở dốc, hút điếu thuốc, mặc lại quần áo và mở cửa bước ra, không một lời chào hay một cái ngoắc tay từ giã.... Toán lính này đi, toán lính khác đến, không có gì thay đổi trong cuộc sống, không biết Vân nghĩ thế nào, phần tôi, tôi nhầy nhụa thêm như mình đang lội trong vũng bùn cuộc đời vậy.

Vậy mà, một hôm anh đến, anh vừa đổi đến đơn vị này; hôm ấy là ngày phép của anh, anh theo đồng bạn đến quán, gọi một chai martell thứ nặng nhất, mắc nhất uống với nhau. Con Vân đi ngang bàn, ngả ngớn với bạn anh, vuốt tóc anh, anh để tự nhiên cho Vân làm, chỉ mỉm cười chào lịch sự. Bàn anh gọi thức nhậu, Vân lo tán tỉnh với bạn anh, nó ngoắc tay nhờ tôi làm giùm. Tôi mang mấy dĩa đồ nhậu đến bàn anh, tôi thấy ánh mắt anh đậu lại trên mắt tôi một khắc, mỉm cười cám ơn; cà bàn gom tiền lại trả, anh móc túi cho riêng tôi một số tiền khá, anh cầm tay tôi, mở tay tôi ra, đặt tiền vào đó và đóng tay tôi lại, rồi thôi.
Chiều ấy, anh nói với Vân muốn tôi tiếp anh, tôi bằng lòng, đưa anh lên phòng. Trong lúc anh ngồi trên ghế, tôi lấy drap và áo gối mới thay, vì chăn chiếu cũ đã có nhiều người nằm trên ấy, mùi thuốc lá, mùi đàn ông, những dấu vết vàng vàng của những lần làm tình trước dơ dáy.

Không hiểu vì sao tôi lại đối với anh đặc biệt như vậy, tôi cũng tự đang hỏi mình. Anh có một khuôn mặt thật...tôi không biết tả ra sao, cái nhìn ấm áp khi anh nhìn tôi. Sửa soạn giường gối sạch sẽ, tôi như bình thường, mời anh lại giường, tôi đứng cởi đồ trước mặt anh, xong tôi dìu anh nằm dài xuống, và từ từ cởi quần áo cho anh, anh để yên cho tôi làm, xong tôi ngồi xuống giường, nằm xuống cạnh anh, anh dang tay anh ra cho tôi đặt đầu lên, xong quay lại vuốt tóc tôi, hôn lên môi tôi dịu dàng, làm tôi hụt hẫng, bất ngờ trước những cử chỉ trìu mến ấy, rồi anh bắt đầu cuộc chơi. Tôi thú nhận là lần đầu tiên từ ngày tôi làm điếm, tôi có cảm tưởng như tôi là người con gái còn trinh được người yêu yêu mình lần đầu, có một rung động không tên chuyền vào tôi, tôi đáp trả lại anh, tôi không gọi lần này là cuộc truy hoan của một người đàn ông và cô gái điếm. Xong cuộc, anh lấy tấm khăn để trên bàn lau cho tôi và anh, xong anh bảo tôi nằm yên đó, anh chồm dậy lấy bao Capstan châm lửa hút, chợt anh nghe tôi ho, anh giập tắt ngay điếu thuốc chưa kịp hút.
 
 

- Tôi làm em ho? Em không chịu được khóí thuốc? 

Tôi giật mình xin lỗi nói không phải vì khói thuốc mà ho mà tại tôi có cái tật từ nhỏ là nhạy cảm, và lúc nào bị xúc động là tôi ho. Nghe tôi trả lời, anh ôm đầu tôi lại gần và hôn tôi như anh đang hôn người tình của anh vậy. Rồi hứng lên, anh lại đưa tôi vào cuộc chơi thứ nhì.
Sau lần yêu này, anh đặt đầu anh giữa hai vú tôi, hôn lên đó, và hai vai anh bỗng rung lên, anh khóc nức như đứa trẻ làm tôi sửng sốt. Tôi ôm đầu anh, trìu mến, hỏi anh nguyên do nhưng anh không muốn trả lời...

Anh và tôi nằm yên như vậy một lúc lâu, tôi không còn nghe anh khóc nữa, tôi nhìn anh, anh đang ngủ trên ngực trần tôi. Tôi lấy tay gỡ nhẹ đầu anh, đặt đầu anh lên gối, nhìn anh ngủ, lòng tôi chùng xuống, một tình cảm mới mẻ hiện ra trong tôi không có tên.

Tôi đứng dậy đi tắm và trước khi xuống quán, tôi nhìn anh ngủ, tôi cúi xuống đặt lên môi anh một chiếc hôn hình như có thương yêu trong đó, tôi cũng không hiểu luôn cử chỉ này tại vì sao nữa! Từ ngày hành nghề, tôi luôn tránh nếu có thể những chiếc hôn môi, cái cảm giác lợm giọng hôi nồng nặc thuốc lá và rượu làm tôi muốn ói, nhiều khi khách hôn mình, tôi muốn đấm vào mặt khách một cái, đạp cái thân thể trần truồng xuống đất và chồm dậy mặc nhanh áo quần, chạy trốn như vừa gặp phải ma. Vậy mà chính tôi lại hôn anh.

Tôi xuống quán xem Vân có cần đến tôi không, nhưng tối nay ít khách nên Vân để cho tôi yên.

Tôi xuống bếp làm vài món ăn đem lên phòng, anh đã tỉnh, vẫn nằm yên trong tư thế con nhộng,trên môi một nụ cười hóm hỉnh, nhìn tôi như nói:

- Em thẹn thấy anh trần truồng phải không? Tôi cười nhẹ không trả lời, trả lời sao bây giờ trong hoàn cảnh tôi, một cô gái điếm mà lại mắc cỡ đứng trước người đàn ông trần truồng như gái nhà lành!

Tôi nói anh đi tắm rồi ra ăn cơm với tôi. Trong lúc anh tắm, tôi lại giường, nằm xuống úp mặt lên gối, ngửi mùi tóc anh và mùi mồ hôi anh còn thoảng trên đó, có chút gì thật dễ thương khó quên!

Xong buổi cơm chiều, hai đứa cởi hết đồ, ôm nhau nằm trên giường, chợt nghe anh thở dài, tôi hỏi anh tại sao và anh chưa hề hỏi cho biết tên tôi cũng như tôi chưa biết tên anh, anh nói:

- Anh với em, mình không có tương lai, mai anh đi rồi, biết sống chết ra sao, và em cũng vậy, ngày anh may mắn còn sống trở về, chắc gì mình còn gặp lại nhau, thì thôi nếu em có chút tình cảm cho anh thì cứ giữ vậy làm kỷ niệm, anh không hề xem em là cô gái giang hồ, chỉ xem em là người con gái bất hạnh của cuộc đời trong chiến tranh mà thôi.

À, mà đây, vừa nói anh vừa tháo ở cổ anh sợi dây chuyền vàng có miếng mề đay nhỏ bằng vàng hình trái tim, có khắc số quân của anh. Tôi ngơ ngác, giương mắt nhìn anh:

- Đó là quà cuối cùng của Mẹ anh cho anh trước khi bà mất trong Tết Mậu Thân Huế, bà cho thợ vàng khắc số quân của anh khi lỡ anh chết trận, có trên cổ anh vừa tấm thẻ bài lính và số quân này, như vậy chắc ăn hơn, bà nghĩ vậy. Bây giờ anh gửi tặng em, giữ lấy như quà cưới, vì hôm nay anh không ngờ trước một sự gặp gỡ dễ thương và đáng nhớ như vầy, xem như hôm nay là ngày cưới anh và em, và đêm nay là đêm động phòng của mình. Anh cảm nhận được tình cảm em qua mấy lần yêu nhau chiều nay, em đã đặt tình cảm em trong đó; anh hiểu rõ lắm, vì trước đây, anh cũng đã sống trong trụy lạc, mê đắm trong thuốc lá, trong rượu, cùng gái điếm với những đêm truy hoan nhưng thú thật em, chỉ vì lâu ngày thèm khát đàn bà, với em hôm nay, anh không thèm khát chuyện xác thịt, lúc đầu anh cũng nghĩ sẽ như những cuộc truy hoan với những cô gái giang hồ khác (trong cuộc nói chuyện, anh vẫn tránh chữ gái điếm, và tôi thầm cảm ơn, sự tế nhị này của anh.) nhưng hôm nay thì không, anh có cảm tưởng người đang nằm bên anh là người yêu của anh.
Anh xem em như người bạn đời của anh dù chỉ gặp nhau trong một đêm, và cuộc tình ngắn ngủi này sẽ theo anh suốt dọc quãng đường anh đi tiếp. Tôi tháo chiếc nhẫn bạc kỷ niệm sinh nhật 18 tuổi của mình, đeo vào ngón tay út anh.

Tôi tắt đèn, và hai đứa lại lao vào những trận yêu bỏng cháy đầy tình cảm...

1. Chút Quà Gửi Em
Liên tiếp tuần sau đó, tôi gặp lại người lính không tên này ngày chủ nhật. Anh đến quán cùng với vài người bạn lính khác, các anh và anh, nhất là anh vẫn oai hùng trong bộ quân phục với áo hoa rừng và chiếc mũ nâu, cũng vẫn khuôn mặt dễ mến mà từ tuần trước khi anh ra về, tôi ra điều kiện với Vân, nếu Vân còn muốn tôi giúp Vân trông nom quán tiếp Vân, tôi sẽ không tiếp khách nữa. Vì hình như tôi vẫn đợi anh đến, tình cảm tôi hình như có sư đổi thay, và hình như tôi có linh tính là cuộc đời tôi đang đến một ngã rẽ khác.
Anh ngồi chơi với bạn, uống một chai bia lạnh hiệu 33, trong không khí đầy khói thuốc lá, mùi rượu, những mẩu chuyện lính đầy tính chất gái giang hồ, và sexe; tôi lén để ý anh, anh chỉ ngồi cười nghe bạn, không hoà đồng vào với bạn, Vân lăng xăng ôm cổ người này đến người khác, bằng lòng cho khách hôn hít, sờ soạng...
Tôi đứng yên sau quầy rượu, giả vờ lau ly, cốc... Anh quay lại nhìn tôi, mỉm cười chào nhẹ bằng một nụ cười thật hiền và dễ thương. Anh làm hiệu cho tôi đến gần anh, anh đứng dậy kéo ghế cho tôi ngồi cạnh. Nhiều bận mấy đồng đội anh định giở trò ờm ờ, những cử chỉ như đối với Vân, anh đưa tay như bảo họ stop, và lạ lùng nhất là họ nghe anh răm rắp, tôi nghĩ trong toán lính này, anh là huynh trưởng của họ, vai vế lớn hơn.
Sau đó, chiều lại, mấy người lính kia đứng dậy đi về trại, anh ngồi lại quán, hỏi Vân với tôi có thể cho anh ăn cơm chiều ở đây không, Vân cười nhìn tôi, ý là cô nàng hiểu anh muốn gì.
Vân đứng dậy dọn ly cốc và vỏ chai không trên bàn, đem đổ tàn thuốc, đưa mắt cho tôi như bảo: Mày lo cho chàng đi. Mâm cơm chiều này tự tay tôi nấu, ngon hay vì cảm tình anh dành cho tôi mà anh thấy ngon?
Chiều nay anh uống hơi nhiều một chút, rồi ngà ngà say, Vân và tôi không để anh về một mình, giữ anh lại cho anh ngủ lại đây.
Sáng hôm sau, khi anh ấy dậy, tôi pha nước cho anh tắm, bưng điểm tâm lên phòng cho anh vì tôi muốn hưởng trọn với anh ấy những giờ phút cuối trước khi anh ấy trở về đơn vị.
Anh kéo ghế sát lại, bảo tôi ngồi cạnh anh, một tay anh cầm cốc café, tay kia anh ôm ngang người tôi, tôi cảm nhận được hơi nóng từ thân thể anh thấm vào người tôi, lòng tôi nhũn ra, nước mắt muốn ứa nhưng không dám vì sợ anh buồn biết tôi đang buồn.
Anh ôm tôi chặt trong vòng tay mạnh mẽ của anh, chặt nhưng trìu mến chứ không như lũ khách tôi thường gặp.
Rồi cũng phải đến giờ xa nhau. Anh cầm tay tôi, quàng cổ tôi đi xuống cầu thang, tôi không để ý đến bao thuốc Capstan anh quên trên bàn. Xuống quán, anh hôn má Vân từ giã, và hôn tôi nồng nàn, môi tôi và anh như bị gắn chặt bởi một thứ keo đặc biệt mà thiên hạ gọi là keo sơn. Vân hỏi anh bao giờ anh ghé ngang, anh chỉ cười, đưa tay lắc lắc như nói không biết được, rồi anh đi. Tôi nhìn theo bóng anh, tim tôi muốn ngất đi vì thương nhớ.
 
 

ôi bỏ Vân một mình vì sớm quá, quán chưa đông, tôi lên phòng, đóng cửa định ngồi khóc cho đã, cThợt nhìn thấy trên bàn gói Capstan anh quên, nhưng tôi biết anh xa rồi nên thôi. Tôi mở gói thuốc xem còn thuốc nhiều hay không, chợt tôi khựng lại; trong bao thuốc có một bao giấy gói, tôi mở ra xem: một photo anh ngày còn sinh viên chắc, vì trẻ lắm, một số tiền và một lá thư ngắn có theo một bài thơ.
- Em giữ hộ anh nhé khoản tiền lương tháng này anh vừa lãnh, vì lúc này anh chưa cần đến, và anh tặng em hình chụp ngày anh vừa 17 tuổi như một kỷ niệm. Em giữ số lương anh đến khi nào gặp lại anh em hãy đưa trả anh, còn nếu rủi không gặp nữa, em cứ giữ lấy phòng thân vì không ai biết ngày mai như thế nào với chiến tranh.
2-Gửi Em Chút Quà

(Bài thơ này anh viết trong đêm khi em ngủ ngon giấc bên cạnh, anh ngồi dậy viết vội tặng em.)

mai lên nớ bao giờ gặp lại
ta biết em trong phút si cuồng
thằng lính trận thấy lòng ấm lại
tình của mình dù chỉ một đêm....

mai lên nớ thèm môi nào ngọt
phút hiến dâng như cả đời mình
ta bỗng chốc thành thằng ngu độn
chín bệ vàng hoàng hậu nương nương

mai lên nớ say cùng chiến trận
dòng chữ ghi ân hận chút tình
bao giấy thuốc thơm tình lính trận
gửi cho người tấc dạ trung trinh

mai lên nớ nhớ thân thể nóng
em rướn người vào bóng trăng tan.....

Người lính không tên...
*
Trước khi anh đi, Anh hỏi tôi có tấm hình nào không? Tôi mở tủ, tìm được một tấm hình mặc áo dài trắng có gắn huy hiệu bông mai của trường Gia Long, hình này tôi giữ kỹ vì để nhớ thời gian mình còn là một nữ sinh trong trắng chưa vướng bụi đời. Tôi đưa cho anh, anh bảo như vậy những khi nhớ tôi anh sẽ nhìn cho nhớ mặt tôi vì hình lúc 10 năm về trước và tôi bây giờ không khác nhau bao nhiêu, tôi ngồi thừ trước hình anh... nước mắt chan hoà..

Sáng hôm sau, anh dậy sớm trở về trại vì đã hết phép. Anh hôn tôi nồng nàn, từ giã Vân và tôi. Tôi nhìn theo anh...hình như tôi vừa mất một cái gì thật thương qúi...

3. Giọt Nước Mắt Biết Đau

Quán Vân và tôi bây giờ khách thật đông, ngoài trại lính bên cạnh, tấp nập khách thương di chuyển hàng ngang thành phố, thêm gia đình vợ con lình cũng lên đây để thăm viếng chồng, anh, em trai cho tiện. Quán bây giờ không còn là ổ gái giang hồ mà là quán café và quán ăn. Vân cũng chán cái nghề mà thiên hạ vẫn gọi là nhơ nhớp và đê tiện. Vân trở về với đời sống bình thường, ngày ngày lo công việc rót rượu và các thức uống, mướn thêm người để tiếp khách, phần tôi vì tôi giỏi về nấu ăn nên Vân để trọng trách này cho tôi đảm đương.

Cuộc đời tôi không ngờ lại có sự thay đổi bất ngờ không tính trước, vì vài tháng sau, tôi đang thái rau cải, bỗng cơn buồn nôn thúc tôi chạy vào nhà sau ói, và tắt kinh: tôi mang thai với người lính không biết tên. 

Tôi nửa mừng nửa lo, mừng là tôi sẽ lên chức mẹ, nhận ra tôi đã yêu thương anh ta vô cùng và tôi muốn giữ cái bào thai này như một kỷ niệm đẹp của đời mình, lo là không biết rồi đây cái thai lớn lên, rồi tôi sẽ làm gì và đi đâu, tôi kể cho Vân nghe, tôi muốn bỏ quán đi về quê quán để sinh nở nhưng Vân cản lại, Vân bảo thứ nhất là tôi mang thai, không chồng lại mang tiếng đồ gái chửa hoang, thứ hai tôi lấy gì để sống và nuôi cháu bé, 

Vân bảo tôi hãy ở lại với Vân, nó rất tốt với tôi, thương tôi như ruột thịt, ở lại đây, dù sao tôi vẫn sống qua ngày được, tôi mềm lòng, cảm ơn Vân và tiếp tục công việc của mình.
Đêm đêm trước khi ngủ, tôi vẫn lấy hình người lính không biết tên ra nhìn, nhớ anh ấy như nhớ người tình hay người chồng của mình. Nhiều khi tôi nghĩ dại, lỡ anh chết ở chiến trường, chắc tôi khóc đến giọt nước mắt cuối cùng, và vui là biết bây giờ tôi còn thêm một kỷ niệm sống với anh sau mấy đêm thương yêu nhau thật như hai người tình.

Ngày tháng cứ theo nhau trôi qua, cuộc sống tạm ở quán Vân và tôi cũng đắp đổi qua ngày. Bây giờ tôi đã sinh nở xong, cháu bé trai ra đời trong tình thương của tôi và Vân.Tôi đặt tên cho cháu là Việt Nam, gọi Vân là dì Vân giùm cho cháu bé. Mỗi lần tôi ngồi cho con bú, tôi nhớ anh ấy kinh khủng, không biết bây giờ tiểu đoàn của anh đã trôi nổi ở chiến trường nào.

Quán chúng tôi bây giờ rất đông đảo, tấp nập đủ hạng khách, nhất là lính. Nhưng lúc này tôi cảm nhận hình như có gì không yên ổn lắm; trên gương mặt của những đám lính đến uống nước ở quán, lúc này có vẻ lo âu, tôi nghe lóm ở họ những tiếng di chuyển, thuyên chuyển, nào những địa danh như Đồng Xoài, Bình Giả...Pleime.

Tiếng máy bay trực thăng rền trên đầu, ngoài đường cái những xe tăng, xe cứu thương, xe jeep, từng đoàn convoi chở đầy lính không biết đi đâu... và càng ngày càng nghe tiếng súng, tiếng đại bác, tiếng bom gần lại. Tôi đâm lo, tôi nói với Vân, Vân cũng nghĩ như tôi, thấy tương lại bấp bênh quá.

Trong toán lính còn đóng ở đơn vi cạnh quán, có một người mặt mày thật chân hậu, dễ mến, xem ra hình như rất cảm nàng Vân và nàng ta cũng vậy, Vân đối với anh ta rất đặc biệt. Thấy anh mặc áo hoa rừng, trên vai có mang chữ V, tôi hỏi nhỏ một người lính bạn anh, anh ấy trả lời, ah, Hậu nó mang lon trung sĩ mà chữ nghĩa lính gọi là cánh gà đó chị.
Một trưa quán ít khách, tôi ngồi ru cháu bé ngủ ở nhà sau, để cho Vân và Hậu (anh ta tên là Nghĩa Hậu) nguyên buổi trưa. Lúc Hậu trở về đơn vị, Vân gọi tôi tâm tình, Vân thố lộ với tôi là hai anh chị mết nhau lắm, và Hậu bảo Vân, Hậu muốn cùng Vân thành vợ chồng ngày Hậu mãn lính. Vân bằng lòng chờ đợi anh. Vân thú hết với Hậu về đời Vân, nhưng Hậu bảo Hậu không nề hà dĩ vãng của nàng, Hậu bảo Vân và tôi là hai sắc hoa trong thời loạn. Vân rất vui và cảm động tấm lòng độ lượng của Hậu, Vân nói nhưng làm sao anh giới thiệu Vân với gia đình của Hậu ở Đà Lạt lần tới khi anh được nghỉ phép vài ngày, Hậu trả lời không cần phải nói rõ Hậu gặp Vân ở đâu, hơn nữa, anh lớn rồi và anh là lính cuộc đời nay sống mai chết nên anh muốn cho Vân hưởng hạnh phúc cùng anh cho dù vài tháng, vài ngày, vài giây.... Vân hứa sẽ lấy Hậu làm chồng và sau đó sẽ gửi quán lại cho tôi trông nom.

Tuần sau đó, Vân bảo tôi Vân sẽ về thăm người dì ruột ở Quảng Trị và hôm rồi sẽ trở về với tôi trông coi quán và chờ Hậu về. Nhưng Vân sẽ không bao giờ về với mẹ con tôi nữa. Chuyến xe đò trong đó có Vân đã trúng mìn, tất cả xe đều chết hết.

Thế là tôi lại bơ vơ thêm lần nữa, mất người bạn thiết, lạc người lính không biết tên mà tôi đã đem lòng yêu thương, tôi khóc hết nước mắt. Hậu cũng đi rồi, không biết phải ra chiến trường nào! Nhiều lúc nghe tiếng súng và đại bác gầm trong đêm, tôi ước có viên đạn lạc nào đó lấy luôn sự sống của tôi cho rồi, nhưng khi tôi nghe tiếng khóc con thơ bên cạnh, tôi sực tỉnh cơn ác mộng. Tôi đã tự hứa với mình là tôi sẽ nuôi cháu cho thành người vì tôi vẫn có hy vọng có thể ngày nào đó mẹ con tôi sẽ gặp lại người xưa.

Tôi vẫn tiếp tục ngày ngày cho quán, nhưng rồi cũng bối rối quá vì hình như có cái gì đó không ổn. Ngoài đường bây giờ từng đoàn người tay nải, tay bế tay bồng chạy, mà chạy đi đâu, không hỏi ai được, rồi thêm vào đó xe chở lính đầy đường, máy bay trực thăng bay rền trời, tôi cũng đâm hoảng, lúc này không còn thấy lính đến uống nước nữa.
...

Cuối tháng Tư 75.

Đang hoang mang chưa biết phải làm gì thì ngay sáng hôm đó, Hậu không biết từ đâu chạy bay vào quán, réo tôi bảo thu xếp vài thứ cần thiết cho cháu bé, bảo hai cô gái giúp quán cũng vậy, tôi đang còn tần ngần không biết đem gì bỏ gì thì Hậu hét to lên bỏ hết, bỏ hết, mau lên, xong Hậu bồng thằng Nam, một tay nắm tay tôi dắt ra cửa, hai cô gái một cô dùng dằng không chịu đi vì em ấy còn mẹ già và em trai nhỏ, bảo chúng tôi cứ đi, để quán lại em lo tiếp.

Hậu bồng Nam ra xe, trao cháu cho người lính ngồi trên xe, đẩy tôi và cô gái tên Uyên lên xe rồi nhảy phóc lên chỗ tay lái, cho xe chạy thẳng. Trên đường bây giờ thiên hạ như tổ ong vỡ, vừa chạy vừa gào vừa khóc, không còn biết chạy hướng nào nữa. Chiếc xe jeep Hậu phải lách tránh vừa người, vừa con voi lính, phải tay lái cừ lắm mới không đụng ai và cán ai, có nhiều người muốn níu xe lại xin cho quá giang, như Hậu không ngừng, thì giờ khẩn cấp quá rồi. Tôi như con ngáo, hỏi Hậu là thế nào, mới hay là miền Nam đã mất vào tay cộng sản, và chúng tôi đang tìm đường thoát.

Tội thằng Nam, chắc nó cũng cảm được gì đó không an, nó ngồi êm rơ trong lòng người lính. Xe chạy như vậy không biết đã bao lâu và hướng nào vì đi từ sáng sớm tinh mơ, giờ đã tối thui. Hậu bảo chúng tôi là sắp đến Vũng Tàu. Tôi và cô gái cũng không dám hỏi thêm.
Sau cùng, tôi nhận ra bãi biển Vũng Tàu với những hàng dừa như ngái ngủ bây giờ bị dựng đầu dậy bởi tiếng khóc, tiếng réo, tiếng cầu cứu loạn xà ngầu của đám người chạy loạn cũng đang tìm cách thoát ra khơi bằng đủ cách. Vì Hậu hình như đã tính toán sẵn trước nên khi vừa đến Bãi Trước, anh hối mọi người theo anh chạy xuống mé biển, ở đấy đã có sẵn một chiếc tàu quân sự nhỏ đang chờ chúng tôi, anh để người lính bạn nhảy lên tàu trước, đưa Nam cho anh ta, xong đến cô gái, đến tôi và Hậu cuối cùng, chiếc tàu nhổ neo chạy vọt ra khơi.

Chiếc tàu chúng tôi chạy ra xa, và tiếng máy hình như vừa ngừng lại, trước mắt là một chiếc tàu lớn của binh chủng Mỹ vì có treo cờ Mỹ. Chiếc tàu dừng hẳn lại, trên tàu Mỹ, có mấy người lính Mỹ thả xuống một cái thang bằng dây. Hậu bảo người lính bạn leo lên, Hậu buộc cháu Nam trên lưng anh ta, xong Hậu đỡ tôi leo lên sau, rồi đến phiên cô gái và Hậu.
Thường ngày, leo thang bằng dây như vậy thật là khó khăn, nhưng hôm nay, sự lo lắng và sợ hãi đã làm cho tôi như mọc cánh, leo thật dễ dàng. 

Lên đến tàu rồi, thấy Hậu lăng xăng nói chuyện với mấy người lính Mỹ anh gặp. Trong lúc đó tôi nhìn quanh, chiếc tàu lớn này chở có lẽ đến 5, 6 ngàn người vừa lính Mỹ, vừa quân nhân Việt Nam Cộng Hoà, vừa đám người tị nạn như tôi, vợ con quân nhân...những người đầy may mắn chạy thoát đặc biệt như vầy.

Qua khỏi cơn kinh hoàng, bất chợt tôi vừa nhận ra mình sẽ rời xa mãi Việt Nam thân yêu, tôi quay lại nhìn về phía Vũng Tàu, xa lắm nên tôi không còn thấy và nghe tiếng đám người chạy loạn, chỉ thấy lửa; toàn lửa đỏ cả một góc trời và đám khói đen nghịt bốc cao, Vũng Tàu vừa bị đốt. Tôi thở dài, thế là quê hương thân yêu tôi đã bỏ lại sau lưng mình! 

Tôi tìm anh lính để cám ơn anh đã lo cho Nam, tôi tìm Hậu để muốn nói một lời nào đó, và để hỏi Hậu về tin tức mình sẽ đi về đâu...Hậu thấy tôi đến gần, anh nhìn tôi, nở một nụ cười đón tôi nhưng thật buồn, rồi thôi, hai chúng tôi đứng bên nhau không nói thêm gì nữa, tôi thấy mắt Hậu nhìn về phia tôi cũng vừa nhìn lúc nãy, đôi mắt anh chứa một nỗi buồn kín đáo, trầm lặng, tôi biết anh đang nghĩ đến quê hương vừa bỏ mất, đến Vân, tình yêu đầu đời của anh nay chỉ còn là một hoài niệm khó quên, hình ảnh của những mảnh thịt da tan tác đó đây, nhầy nhụa máu cùng đất đỏ cao nguyên của Vân, của những người lính đồng đội của anh đã nằm xuống, của những người dân chết vì một viên đạn, một mảnh bom vô tình rơi trúng trên một quãng đường nào đó của quốc lộ...
 

4 - Giọt Nước Mắt Trở Hồng Long Lanh
( Tiếp theo giọt nước mắt biết đau )

Trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ chở dân tị nạn chúng tôi bây giờ bớt người, vì đến đảo Subic Bay, có khu trục hạm khác đang đậu chờ để chia bớt số dân di tản chia làm hai ra, dân trên tàu chúng tôi thấy tàu kia tản bớt còn ít người nên ùn ùn xuống bớt tàu nầy qua bên tàu kia. Không biết là chiến hạm này sẽ đi Canada hay Úc thì tôi không rõ lắm.
Thấy bớt được người, Hậu bảo anh bạn lính, Uyên và tôi cứ ở lại đây vì Hậu bảo tàu này chắc sẽ qua thẳng đảo Guam.

Tôi mở ngoặc nói về người Mỹ một chút, những ngày trên tàu, hầu hết lính Mỹ đối với đám dân tị nạn chúng tôi rất tốt, chúng tôi mỗi ngày vẫn nhận được 3 bữa ăn có cơm chỉ khổ là họ không biết biết nấu kiểu Việt Nam, nhiều nước quá nên cơm nhão, nhưng dù sao khi đói ăn gì vẫn thấy ngon, đồ ăn toàn là đồ hộp như thịt hộp...các cháu bé thì được phát thêm sữa bột Mỹ...Tôi cám ơn những người Mỹ đã đón nhận chúng tôi với nỗi thông cảm sâu sắc tình người.

Vì bớt người nên chúng tôi không còn nằm như cá mòi sắp lớp nữa, Hậu tìm được cho bọn con gái chúng tôi một chỗ trên boong, thoải mái. Những người lính Mỹ đem cho chúng tôi mỗi người một tấm nệm bằng cao su,một tấm mền.vừa ấm cũng vừa êm nên cũng đỡ khổ cho tấm lưng gầy, mấy hôm nay bị cong vì nằm hụt chỗ.

Đêm nay, đêm bình yên đầu tiên tôi nhìn thấy trăng, bao ngày lênh đênh trên biển, sự lo âu và đau buồn vì cớ cái chuyện rời bỏ quê hương đang bị dày xéo bởi chế độ khắc nghiệt độc tài sau chiến tranh. Nhớ cái chết thảm thương tội nghiệp của Vân, tôi như người ngồi trên lửa và mắt tôi như mù đi. Đêm nay ngồi ôm cho bé Nam ngủ, tôi ngồi cạnh Hậu, Sang – anh lính chưa quen và Uyên, tôi chợt thấy trên nền trời đêm xanh trong, có mặt trăng và những ngôi sao lấp lánh, chợt tôi nhớ đến 4 câu thơ của người lính không biết tên đọc cho tôi nghe lúc anh nằm cạnh, anh vuốt tóc tôi âu yếm:

Giữa khuya tay gối đợi chờ
em đi vào giấc mơ đời lênh đênh
trăng vào xiêm áo nhẹ tênh
oằn thân ngà ngọc cong vênh cội nguồn....

 
 
mắt tôi chợt ướt, tôi lắc đầu cho quên đi kỷ niệm, vì giờ này đâu còn là lúc để nhớ mà chỉ lo ngay ngáy ngày mai mình và con sẽ ra sao, tương lai sẽ đi về đâu...

Lênh đênh trên biển như vậy, sau 11 ngày, thì chiến hạm đến hải phận của đảo Guam. Trước khi cho chúng tôi sang những chiếc tàu nhỏ của tuần dương hạm để vào đảo, họ phát cho chúng tôi ít quần áo, các người đàn ông mỗi người một chiếc sơ mi chim cò kiểu người Phi Luật Tân .

Bỗng tôi nghe có tiếng thét từ trên boong cao, tôi đưa cháu Nam cho Uyên, đưa mắt tìm Hậu nhưng không thấy, tôi chạy vội leo lên boong, thấy Hậu và một nhóm người đang nhìn xuống biển, tôi vội vàng chạy đến tìm Hậu, đưa mắt hỏi. Chỉ nghe Hậu thở dài và đám người kia phần nhiều là quân nhân VNCH, mặt họ thật buồn.

Hậu kể cho tôi nghe câu chuyện từ đâu có tiếng thét nhói tim người nghe lúc nãy: Lúc mọi người được phát  cho quần áo, chiếc áo sơ mi chim cò kiểu Phi Luật Tân vẫn mặc. Như mọi người quân nhân khác, Hậu cầm chiếc áo trong tay, tần ngàn không biết nên cởi bộ quân phục đang bận trên người để thay, chợt Hậu thấy đằng xa một anh quân nhân cầm trên tay chiếc áo, vẻ mặt như đang nghĩ ngợi một điều gì quan trọng, có lẽ anh ta đang đối diện với một sự thật tàn nhẫn không thể chối bỏ hay quên được: Đó là danh dự tổ quốc, lý tưởng của người làm trai đã hy sinh cả cuộc đời, tuổi trẻ, gia đình để bảo vệ miền đất tự do của anh đã mất hết. Trong một khắc ngắn, như đã quyết định, anh leo lên bờ boong tàu, lao mình xuống biển mà sóng đã nuốt chửng mất hút thân anh trong biển mênh mông trong lúc Hậu chưa kịp làm một cử chỉ gì để giữ anh lại! Vậy là bao nhiêu chí lớn trong một khắc ngắn đã chìm theo những bọt sóng vô tình....Hậu nắm tay tôi, ngậm ngùi cho hoàn cảnh của những người cầm súng không giữ được quê hương! Hậu nghĩ trong đầu, khi cầm chiếc áo chim cò anh vừa nhận được, anh cảm thấy lòng anh rất thẹn, thẹn vì anh thấy mình thật bất lực, anh là một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, trong tay anh cầm súng cùng với anh em chiến hữu cố chiến đấu đến phút cuối cùng, vậy mà không làm tròn được sứ mạng của người trai lúc quê hương đang gặp nguy biến, không ngăn chận được kẻ thù, anh cũng đã nghĩ đến chỉ có cái chết mới có thể xin tạ lỗi cùng quê hương, nên anh rất hiểu tâm trạng người quân nhân vừa đã nhảy xuống biển tự vẫn vừa rồi.

Tôi nhìn Hậu, thấy sự xót xa trong mắt Hậu, tôi vội bấu chặt lấy cánh tay Hậu:

- Hậu, Hậu đừng làm vậy, đã không có ích gì mà còn làm cho Vân dưới suối vàng buồn thêm, và còn những người còn sống, đồng bạn Hậu, mẹ con chị còn cần đến Hậu.
Vào đến đảo, chúng tôi cũng được đón tiếp đàng hoàng. Mỗi gia đình được chia cho một căn lều vải. Chúng tôi là những người gần như đầu tiên đến đảo, được đối đãi rất tốt. Mỗi ngày nhận được 3 khẩu phần. Cuộc sống trên đảo cũng tạm qua ngày trong lúc chờ đợi Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc quyết định cho tương lai của những người di tản. 

Trên đảo có một văn phòng đại diện Liên Hiệp Quốc, họ cần những người biết tiếng Pháp, tiếng Anh để làm thông dịch viên. Hậu và tôi tình nguyện vào làm vì chúng tôi nói thạo 3 thứ tiếng.

Sau đó thấy Hậu độc thân, họ hỏi anh muốn đi đâu và có thân nhân ở đâu, Hậu bảo anh đã liên lạc được với vợ chồng em gái anh ở Mỹ và chịu bảo trợ cho anh, và anh đã được đồng ý cho đi Hoa Kỳ. Sau đó đến tôi, thấy tôi thạo tiếng Anh, và có con nhỏ, họ bảo tôi được quyền ưu tiên chọn xứ, và sau đó do sự bảo trợ của nhà thờ, họ tìm được cho tôi một gia đình hai vợ chồng người Mỹ cao tuổi đang cần một người giúp việc nhà, họ liên lạc với gia đình này và tôi được nhận.

Cuộc đời mẹ con tôi đến một ngã rẽ may mắn, nhiều khi nghĩ lại, tôi cũng tự hỏi có phải tôi đẻ bọc điều không, hay định mệnh do Trời Phật xếp đặt.

Ông bà Mỹ đối với mẹ con tôi như người nhà. Ngoài những giờ làm việc, bà chủ cho tôi theo học lớp tiếng Anh cho người ngoại quốc, vì dù tôi thạo tiếng Anh, nhưng ở Mỹ họ nói mau quá khó nghe vì nuốt chữ. Và vì chợ búa, món ăn tôi chưa thạo việc lắm, chỉ có cái vui là ông bà rất thích đồ ăn Việt nên mê những món tôi nấu.

Ở đây có nhiều hội từ thiện các nhà thờ, thường cho mẹ con tôi quần áo …có mặc rồi nhưng chưa cũ lắm, cháu Nam thì ban ngày được đi mẫu giáo, tóm lại, cuộc đời tôi không đến nỗi nổi trôi lắm nếu hai ông bà Mỹ không mất đi. Từ đó, tôi lại phải lo tìm việc khác để làm nuôi con.

Tôi nhờ nhà thờ tìm cho tôi chỗ làm, và tôi được nhận vào nấu ăn cho một nhà hàng Việt, với sự dành giụm, mấy năm sau tôi mua được một căn nhà nhỏ đủ cho mẹ con tôi ở. Tôi tiếp tục như vậy và nuôi con cho đến lúc nó ra đại học. Bây Giờ Nam đã là một luật sư. Nó tìm được chỗ làm tốt cùng với một luật sư người Mỹ gốc Việt.

Hiên nay tôi đã ngoài lục tuần. Tôi vẫn sống độc thân nuôi con, dù có rất nhiều người thương và xin cưới tôi. Trong tim tôi, bao giờ cũng chỉ có một hình bóng duy nhất của người lính không biết tên mà tôi vẫn xem anh như chồng mình. Tôi cứ cầu nguyện Trời Phật cho tôi gặp lại anh ấy dù chỉ một lần là đủ mãn nguyện rồi. Nam từ nhỏ vẫn hỏi cha nó đâu, tôi giải thích cho con cha nó là một người lính trước đây của binh chủng Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà.

40 năm sau
.......


Buổi tối hôm đó, tôi đi dự đám cưới con của bạn, tôi không thể nào ngờ là mình đã gặp lại người xưa. Anh đưa tôi về nhà, tôi mời anh hôm sau đến chơi và để cho anh biết một chuyện mà anh không bao giờ ngờ đến.

Trong một bữa tiệc cưới con trai bạn, tôi đi dự hôm đó, mặc chiếc áo dài tím như thời còn là học trò nhưng hở cổ, thân người vẫn mỏng mảnh, và nhìn chung sắc diện cũng còn dễ coi, chưa bị thời gian hằn những nếp nhăn mặc dù đời tôi quá ê chề lúc trẻ. Trên cổ trắng ngần của mình, sợi dây chuyền người lính không biết tên đã tặng vẫn nằm yên cùng chỗ khi người ấy đeo vào cho tôi. Tôi đang đứng nói chuyện với mẹ cô dâu, chợt thấy có một người đàn ông tóc hơi hoa râm nhìn tôi chăm chú, tôi cố nghĩ tìm xem có quen không, thì người ấy đã đi về phía tôi, nhìn đăm đăm vào khoảng cổ trần của tôi:

- Xin lỗi bà về tội tôi đường đột sắp hỏi môt câu, nếu có gì thấy thất lễ, mong bà lượng thứ cho. Chưa kịp trả lời bằng lòng hay không, ông ta tiếp theo:

- Xin lỗi bà, làm sao bà có sợi dây chuyền này? bất giác tôi nhìn tay ông ta đang cầm cốc rượu, một chiếc nhẫn bạc quen thuộc trên ngón tay út, cả hai người, ông ta và tôi đánh rơi hai cốc rượu xuống đất cùng một lần theo sau hai tiếng như thoát ra từ ngực mỗi người:

- Anh

- Em... 

Anh đưa tôi về nhà, tôi mời anh hôm sau đến chơi và để cho anh biết một chuyện mà anh không bao giờ ngờ đến.

Hôm ấy tôi làm một bữa cơm thật giản dị nhưng để hết thương yêu vào những món mà ngày anh đến quán Vân tôi đã tự tay nấu cho anh và nhân thể tôi gọi Nam đến ăn cơm nhưng chưa cho con biết vì sao, tôi căn dặn con là phải đến. Hôm nay tôi cũng sửa soạn làm đẹp một chút và nhìn gương, tôi rất tự hào mình vẫn còn những nét xưa.

Nghe chuông cửa reo, tôi vội vàng ra mở cửa, thấy anh ôm trên tay một bó hồng đỏ và chào tôi bằng một nụ cười thật tươi, tôi sững hết một phút, ban ngày nhìn rõ, nụ cười đó của anh vẫn dành cho tôi những ngày ngắn ngủi thương yêu nhau ngày xưa. Anh đưa cho tôi bó hồng, anh bảo có 40 đoá hoa, tôi hỏi tại sao lại 40 đoá hoa?

- Vì đã 40 năm anh chưa gặp lại em. Và mỗi một đoá hồng là một năm tròn anh nhớ em đó em.

Nước mắt tôi ứa ra vì cảm động. Tối qua ở tiệc cưới, anh bảo anh vẫn ở một mình đến bây giờ vì cũng thầm mong ngày nào đó gặp lại tôi.

Tôi mời anh vào nhà, mời anh vào salon, mời anh ngồi ở chiếc ghế bành một chỗ bên tay trái tôi, tôi mở chai champagne, rót vào hai cốc, mời anh uống rượu khai vị. Anh nắm tay bảo tôi ngồi xuống cạnh anh, anh ôm tôi hôn nồng nàn như đêm đầu tiên mới gặp.

Qua hết những phút cảm xúc, tôi đứng dậy, đi lại bàn viết, mở hộc tủ lâu nay tôi vẫn khoá, tôi lấy bao thuốc lá Capstan cũ đưa cho anh, anh ngạc nhiên nhìn tôi, tôi ra dấu cho anh mở đi.

Anh cầm bao thuốc, mở ra, anh như sững lại: trong bao thuốc anh để lại trên bàn khi anh trở về đơn vị còn y nguyên số tiền lương tháng cuối cùng anh để lại cho tôi, tấm ảnh cũ của anh và bài thơ anh viết vội tặng tôi trước khi anh lên đường. Anh lặng người đi mấy phút, xong anh kéo tôi lại, dang tay ôm trọn tôi trong vòng tay anh.
 

- Sao em lại để dành số tiền này vậy?

- Vì đó thuộc về những kỷ niệm ít oi anh để lại cho em trước khi anh đi.

- Anh bảo em nếu em cần thì tiêu, không thì ngày gặp lại, em trả lại anh cũng được

- ???

- Vì em không phải cần đến số tiền đó nên...

Ngay lúc ấy, cửa nhà mở, cháu Nam bước vào, thấy anh, nó khựng lại một giây, xong bước lại gần, đứng cụp hai chân với nhau và đưa tay phải lên trán chào anh theo kiểu nhà binh.Thấy anh bỡ ngỡ, Nam lên tiếng trước:

- Con chào Ba, rồi đến gần hôn anh trên má.

Anh ngạc nhiên nhìn Nam rồi nhìn tôi, tôi chưa kịp lên tiếng thì Nam đã giành nói:

- Thưa, con biết là Ba, vì khi con vừa bước vào phòng khách, thấy Ba ngồi trên chiếc ghế mà Mẹ con không mời ai ngồi trên ấy, kể cả bạn bè của Mẹ hay ngay cả chú Hậu, vì Mẹ con vẫn nói với con là người đàn ông nào bước vào nhà và được Mẹ con mời ngồi vào chiếc ghế này sẽ là cha của con mà thôi, vì vậy mà con biết là Ba.

Anh nhìn tôi, tôi hiểu ra, tôi nói :

- Mấy tháng sau khi anh đi, em đã có thai, và đây là con trai chúng mình đấy anh, con tên là Nam, Nguyễn Việt Nam, em khai họ mẹ vì không biết anh tên gì và họ gì, anh cười thật tươi:

- Anh là Cường, Nguyễn Việt Cường.

- Còn em là Trầm Hương, anh trả lời hộ tôi, vì phía trong chiếc nhẫn em tặng anh đêm đó, anh đọc thấy tên em khắc trong nhẫn : Tôn Nữ Trầm Hương, rồi ôm tôi âu yếm...Hạnh Phúc thật bất ngờ còn đến với những người bạc hạnh như tôi.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2019 lúc 4:08am

 

Tôi nằm gác tay lên trán


Related%20image

 


Hồi nãy, nằm một mình trong phòng, tôi gác tay lên trán hồi nào tôi không hay! Một cử chỉ rất tầm thường, ở quê tôi - Việt Nam – thiên hạ hay làm như vậy khi suy nghĩ chuyện gì hay khi gặp khó khăn gì. Và thường thì cử chỉ “gác tay lên trán”  đó lâu lâu có kèm theo tiếng thở dài … làm như để trút ra một cái gì đang đè trong lồng ngực.

 

Nhớ hồi nhỏ, nằm gác tay lên trán là bị người lớn rầy : “Lất tay xuống! Làm vậy không nên!”. Không ai giải thích tại sao không nên, nhưng rồi khi lớn lên, không ai dạy mà tự nhiên cũng biết nằm gác tay lên trán, và cũng không ai dạy mà tự nhiên cũng biết thở dài …

 

Tôi bỏ xứ đi chui từ cuối 1978. Bao nhiêu năm “trôi sông lạc chợ” ở nhiều nơi, tôi không thấy ai nằm gác tay lên trán hết! Và tôi cũng quên mất cái cử chỉ tầm thường đó, cho đến hồi nãy đây tôi bắt gặp lại “nó” trong lúc nằm một mình trong phòng. Thì ra “nó” đã theo tôi đi lưu vong, ẩn mình một cách khiêm nhường trong tiềm thức, để bây giờ “nó” cầm cánh tay tôi gác lên trán, tự nhiên như ngày xưa – ba mươi năm trước – khi tôi chưa rời khỏi quê hương …

 

Ở đây - ở Pháp - thời tiết đang vào thu. Lá cây chỉ mới lai rai ngả màu vàng chớ chưa rơi rụng vội. Trời còn sáng trong, đầy nắng chớ chưa ảm đạm âm u và cũng mới se se lạnh thôi, chỉ cần quấn cái khăn lên cổ là ra đường đủ ấm.

 

Một chút “tả cảnh” để thấy tôi không bị tù chân tù cẳng trong chung cư như vào mùa đông tháng giá, cái mùa mà một người già “tám bó” như tôi ngày ngày vì sợ lạnh nên cứ ru rú trong nhà bước qua bước lại trong sáu chục thước vuông hay xem tê-lê để ngủ gà ngủ gật! Như vậy, thì đâu có gì bắt tôi phải nằm nhà để gác tay lên trán?

 

Kể ra, từ ngày tôi vượt biên rồi định cư ở Pháp, chắc nhờ Ông Bà độ nên cuộc đời lưu vong của tôi đã không bị “ba chìm bảy nổi”. Có … lang bang ba tháng đầu đi tìm việc làm, nhờ tiền trợ cấp của nhà nước nên không đến nỗi te tua, mấy đứa con cũng có chỗ ăn chỗ học. Rồi duyên may đưa tôi qua Phi Châu làm việc hết mười mấy năm, khi về hưu ở Pháp thì con cái đã lập gia đình và “ra riêng” hết. Vợ chồng tôi thâu gọn lại, liệu cơm mà gắp mắm, nên cuộc sống cũng an bày. Lâu lâu chạy lại nhà con giữ cháu nội cháu ngoại, và lâu lâu đi “đổi gió” xa xa gần gần … Tóm lại, cuộc sống về già mà được như vậy là … “có phước rồi còn muốn gì nữa?”. Vậy mà hồi nãy tôi đã nằm gác tay lên trán và lâu lâu lại thở dài …

 

Hồi sáng, một thằng bạn già gọi điện thoại cho hay vợ chồng thằng A về Việt Nam bị chận lại ở phi trường Tân Sơn Nhứt. Sau đó, “họ” cho bà vợ “nhập khẩu” còn ông chồng thì bị đuổi trở về Pháp, dĩ nhiên là không cho biết lý do ! Ông chồng khuyên vợ cứ vào đi, dẫu là gì gì đi nữa thì cũng là quê hương mình mà! Nghe kể đến đó, tôi tưởng tượng như chính tôi đang đứng ở trong nhà ga phi trường Tân Sơn Nhứt, nhìn qua các khung cửa kiếng thấy quê hương tôi ở ngay bên ngoài, cái quê hương mà ba mươi năm tôi chưa nhìn lại, cái quê hương mà ngay bây giờ, mặc dầu đang đứng bên trong nhà ga, khứu giác của tôi vẫn nghe rõ được mùi …

 

Ờ … mùi quê hương! Có mùi bông lài, bông bưởi, bông cau … Có mùi lúa chín, mùi rơm mùi rạ …Rồi mùi đống un, mùi chuồng trâu chuồng bò …Rồi mùi bùn non khi nước ròng bỏ bãi, v.v... Tôi biết, vợ chồng thằng A - nhỏ hơn tôi gần một con giáp – cũng có gốc “ruộng” như tôi, nghĩa là đã lớn lên ở thôn quê, đã lội bưng lội đồng bắt cá mò cua từ thuở nhỏ bị nước phèn đóng lớp vào tay chân nên lúc nào cũng thấy mốc cời! Tôi chắc chắn vợ chồng nó đứng trong ga phi trường cũng nghe mùi quê hương như tôi đã tưởng tượng. Vợ thằng A - người VN được chánh quyền VN cho phép về quê hương để dời mồ mả ông bà cha mẹ họ hàng ra khỏi đất hương hỏa theo lịnh của nhà nước – nghe lời chồng khuyên “vào đi em” bèn nhìn qua lần cửa kiếng để nhận thấy cái mùi quê hương nó hấp dẫn vô cùng, nó lôi kéo vô cùng, chỉ cần bước có mấy bước là đặt chân vào mảnh đất thân yêu mà mình đã xa cách gần ba mươi năm … Tôi biết, vợ thằng A là một người dàn bà thật thà trung hậu, chắc thế nào cô ta cũng quay lại nhìn chồng rồi rơi nước mắt lắc đầu.

 

Đúng như tôi nghĩ, thằng bạn già kể tiếp trong điện thoại: “Hai đứa nó đã về đến Paris hồi sáng, phone từ phi trường Charles de Gaulle cho hay nội vụ và nhấn mạnh rằng tụi nó coi như tụi nó thí cô hồn!”. Nói xong, thằng bạn già cười vang khoái trá trước khi nói “au revoir”!

 

Tôi gác máy, nhìn quanh nhớ lại hôm nay rằm vợ tôi đi làm công quả ở chùa tới tối mới về, tôi bèn vào phòng nằm đọc báo. Tờ Figaro đầy chữ như vậy mà tôi không làm sao đọc được một hàng! Trong đầu tôi còn vang vang tiếng cười của thằng bạn già và câu nói “thí cô hồn” của vợ chồng thằng A. Tôi buông tờ báo, nghiêng người nhìn ra cửa sổ, nghĩ đến cảnh vợ chồng nó bị “quây” trong phi trường Tân Sơn Nhứt, mà thương! Ở xứ người, mình vào ra dễ dàng – dĩ nhiên là đừng … mang dao hay mang bom mang súng, cũng đừng mang bạch phiến cần sa! – còn mình về xứ mình, mặc dầu trong thông hành có “Giấy Miễn Thị Thực – Certificate Of Visa Exemption” do Đại Sứ Quán VN tại Pháp cấp, mình vẫn gặp khó khăn trắc trở bất ngờ mà mình không bao giờ được biết lý do! Vợ chồng A “thí cô hồn” là phải! Ở đó mà cãi à? Toàn là một lũ cô hồn thì nói thứ tiếng gì cho chúng nó hiểu?

 

Tôi trở mình nhìn lên trần nhà, miên man nghĩ về quê hương, hay nói cho rõ hơn, tôi nhớ về cái làng quê của tôi nằm bên sông Vàm Cỏ. Không biết cái “Chợ Nhỏ” bây giờ còn đó hay đã bị “di dời” đi nơi khác, theo … truyền thống đổi đời của cách mạng? (Trong làng chỉ có một cái chợ, vậy mà thiên hạ gọi là Chợ Nhỏ, làm như còn một cái chợ nào khác lớn hơn vậy!) Còn “Ngã Ba Cây Trôm” nằm trên con lộ cái, chỗ có bãi đất trống để xe đò tấp vô rước khách, chỗ có cây trôm mà dân trong làng hay đem dao đến chém vào thân cây để lấy mủ đem về pha nước đường uống giải khát giải nhiệt … không biết có nằm trong một “quy hoạch cải cách đô thị có trình độ khoa học cao” của nhà nước? Còn cái đình làng, bây giờ đã thành một cơ quan gì chưa? Cái bến cát nằm dài theo ven sông, chỗ mà ngày xưa - thuở nhỏ - tụi tôi kéo nhau một lũ cởi truồng tắm giỡn đùng đùng … bây giờ vẫn còn là bến cát hay đã bị chiếm dụng để mấy “ông lớn” xây dinh thự với tường rào kiên cố và nhà thủy tạ có cầu tàu nằm trườn ra sông ngạo nghễ? Cái lò đường trong Xóm Mới, vào mùa mía chạy che ép mía ngày đêm nghe trèo trẹo, nấu đường làm mùi thơm ngọt lịm bay trùm cả xóm … bây giờ còn là “Lò Đường Ông Út K” hay đã … biến thành “Nhà Máy Đường của Nhà Nước”? Trường tiểu học mà thời tôi còn đi học, ông đốc H cho gắn trên trụ cổng tấm bảng “Cấm Trâu Bò Vào Trường” vì mấy ông chủ bò hay thả bò vào ăn cỏ dọc hàng rào bông bụp … bây giờ đã thành … cái gì rồi? Và nghĩa địa của làng, thường gọi là “gò đồng mả”, nằm một bên con đường đất đỏ dẫn vào Xóm Trong, cái gò đó - cả trăm năm – là nơi an nghỉ cuối cùng của dân trong làng, không phân biệt lớn nhỏ giàu nghèo … vẫn còn đó hay đã nhường chỗ cho những “Công Trình Văn Hóa Phục Vụ Nhân Dân”?

 

…Nhớ đến đó, tự nhiên tôi thở dài … Rồi tự nhiên tôi gác tay lên trán … Tôi vẫn nhìn lên trần nhà: trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết. Rồi tôi nghĩ: nếu tôi có trở lại VN, có “được phép” đặt chân lên vùng đất mẹ, chắc chắn tôi sẽ không tìm lại được những hình ảnh cũ. Bởi vì quê hương tôi đã bị “họ” bôi xóa trắng như trần nhà tôi đang nhìn, để thay vào đó một cái gì không ra một cái gì hết, mang nhãn hiệu “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”, nghe mà … điếc con ráy !

 

Bây giờ, tôi hiểu tại sao tôi đã nằm gác tay lên trán mà thở dài …

 

 

Tiểu Tử

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Aug/2019 lúc 4:11am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2019 lúc 4:24pm

Anh Hùng Không Tên


 

 

Bình minh rạng rỡ rừng xanh thẳm
Xào xạc gió đùa cành lá reo
Lanh lảnh nói cười xuyên nắng ấm
Sơn nhân thấp thoáng dưới chân đèo

Vai gùi, tay rựa, chân trần bước...
Anh theo lối mòn dáng lặng thinh
Đôi mắt đăm chiêu về phía trước
Bên đường lác đác khóm hoa xinh

Tò mò tôi lẻn qua đường tắt
Dẫm bước rào rào trên lá khô
Mùi cỏ hoa rừng xông hăng hắt
Cây xanh bóng mát tỏa bên hồ

Anh dáo dác, như tìm ai đó
Sơn nữ cùng anh chắc hẹn hò?
Âm vọng vi vu rừng lộng gió
Tiếng thác ầm tuôn khối nước to

Vạch cây, rẽ lá nhìn thêm rõ
Người ấy chung trường trên lớp tôi!
Nhà ở cuối thôn vàm Rạch Cỏ
Xa nhau từ lửa dậy bên trời

Anh đứng đó, chừng như xa lạ
Bất chợt thấy lòng mình bâng khuâng
Nắng len nhẹ cành cây kẻ lá...
Những kỷ niệm xưa... sao mà gần!

Ngày xưa hai đứa trưa hè nắng
Xách giỏ đi câu rạch sau nhà
Hớt cá lia thia đùn bọt trắng
Dưới trời xanh... trải nắng bao la

Anh tặng rau đắng tươi xanh ngát
Tặng cá bãi trầu nuôi trong keo
Tặng rổ ốc bưu, mớ ốc lác...
Ý tình anh đó, nước trong veo

Một hôm tan trường trời nổi gió
Cùng vào trại ruộng tránh cơn mưa
Anh bày xoài xanh, ổi, mận đỏ
Chấm cùng muối ớt mặn cay chua

Hết cấp một, anh lên trường tỉnh
Tôi theo cha mẹ cũng ra thành
Xong phần hai anh xin vào lính
Bởi giặc khơi ngòi lửa chiến tranh

Từ đó chúng tôi không dịp gặp
Bôn ba anh trẩy khắp tiền đồn...
Đôi khi tôi thấy lòng se thắt
Bồi hồi nhớ người bạn cuối thôn

 

 


 

Biệt kích anh theo ngành Thám Báo
Liệt oanh ngang dọc khắp sa trường
Ngày Quân Lực theo đoàn ủy lạo
Tôi gặp anh nơi trại dưỡng thương!

Cảm động nhìn anh, tôi chợt khóc!
Nhạc lòng năm cũ vọng dư vang
Kỷ niệm xưa, ý tình châu ngọc
Cùng tấm lòng thành, em gái ngoan

Tôi khẽ gọi... bùi ngùi giây phút!
Anh sửng nhìn... hết sức bất ngờ!
Từ giặc tràn vào không tin tức
Nay gặp giữa rừng... tưởng trong mơ!

“...Sau giặc chiếm quê hương thay đổi
Cha bị xiềng gông tội nguỵ quyền
Theo mẹ em đi kinh tế mới...
Phận bèo há quản cuộc truân chuyên!

Em ngỡ rằng anh ra ngoại quốc
Nửa đời bên đó sẽ giàu sang...
Không ngờ sau ngày miền Nam mất
Anh bỏ vào bưng lánh nguy nàn

Tìm kiếm bạn cùng chung chí hướng
Quyết lòng chống lại bọn cường lang
Nuôi bầu lửa dũng trong tâm tưởng
Giành lại quê hương, diệt bạo tàn...”

Anh kể tôi nghe: “...Vùng Việt Bắc
Khí thiêng từ Huế đến sông Hồng
Hậu Giang sôi sục qua Đồng Tháp
Hờn oán sóng thần dậy Cửu Long...

Có những chiều buồn bên tháp cổ
Thành quách phế tích vỡ... hoang tàn
Tiếng kêu đứt ruột từ đâu đó...
Hận cũ Đồ Bàn dậy khóc than!

Những đêm ở giữa lòng đô thị
Nhớ kẻ mài gươm dưới ánh trăng
Nhắc lại người sau nuôi dũng khí
Bất công, bạo lực... sẽ san bằng...”

Nhìn nhau mỉm cười... chào từ giã!
Anh cùng sơn nữ đi vào rừng...
Còn tôi dưới nắng trưa êm ả
Xao xuyến tấc lòng, nước mắt rưng!

Hỡi những anh hùng không tên tuổi!
Hỡi những người phụ nữ tuyệt vời
Lòng tôi hổ thẹn cùng sông núi!
Thẹn với rừng già, thẹn với tôi!

DƯ THỊ DIỄM BUỒN

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2019 lúc 8:54am

M-16

 Image%20result%20for%20m-16%20gun

Ta với Em Mười Sáu thuở nào
Chúng mình vừa gặp đã yêu nhau
Trong cơn thác loạn trao thân phận
Ôm xiết ghì em giữa chiến hào

Ánh hỏa châu soi rực chiến hào
Kề vai áp má chốn binh đao
Tuy không hò hẹn mà sinh tử
Mà chẳng rời tay một phút nào

Đâu quản gian truân nguy hiểm nào
Băng ngàn lũng thấp vượt đồi cao
Bốn vùng chiến thuật mình khăng khít
Mỏ vẹt, Khe xanh, đến Hạ Lào

Kỷ niệm không quên ở Hạ Lào
Đêm vùng hỏa tuyến đẹp trăng sao
Đưa nhau vào trận như vào mộng
Ta tắm em trong suối máu đào

Từng biết bao phen nhuộm máu đào
Tung hoành Bến hải tới Cà mâu
Diệt thù, quyết bảo toàn sông núi
Gối đất nằm sương trấn địa đầu

Thép lửa bừng hoa tại tuyến đầu
Ai ngờ một thoáng đã tàn mau
Ta đi cúi mặt lìa sông núi
Lê bước chân hoang khắp địa cầu

Duyên cũ không như ý sở cầu
Nửa chừng dang dở bởi vì đâu
Xưa nay Lính và Em Mười Sáu
Tình vẫn mang mang vạn cổ sầu

Quốc phá Gia vong vạn cổ sầu
Nhưng còn sông núi, vẫn còn nhau
Chúng mình ươm lại hoa đầu súng
Dành lại Quê Hương một thuở nào.

                    Trần Quốc Bảo



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 15/Aug/2019 lúc 8:55am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Aug/2019 lúc 10:31am

Chiếc Áo Len 

Image%20result%20for%20old%20hot%20pink%20wool%20sweater

Năm 1969, Minh học lớp Đệ Nhất trường Quốc Học Huế. Gia đình Minh  ở Vỹ Dạ, một vùng ngoại ô quen thuộc đối với người Huế. Năm nay Minh đã 19 tuổi, nhưng Minh rất nhút nhát trong việc giao thiệp với người khác phái, vì vậy cho đến nay, Minh vẫn chưa có bạn gái.
.
Minh có một sở thích khá lạ lùng, là mỗi buổi sáng, anh thích đứng trước nhà, nhìn người qua lại một lúc trước khi đạp xe đạp đi học. Môt thời gian sau, anh đã  nhớ mặt bác đạp xích lô, với chiếc áo nhà binh đã bạc màu, chị bán bánh dầy, một bà đứng tuổi với gánh bún bò thơm ngát...
.
Nhưng cái  đặc biệt mà Minh nhớ nhất là  việc  chú ý đến một cô gái gánh đậu hủ trên vai, nhẹ nhàng thoăn thoắt đi bên kia đường. Anh không nhìn rõ mặt cô gái , vì chiếc nón lá che khuất nửa khuôn mặt của cô ấy; anh chỉ nhìn được chiếc lưng thon nhỏ của cô. Cô gái mặc một chiếc áo dài vải thô màu hạt dẻ, ôm lấy thân hình mảnh mai của cô. Minh ngạc nhiên , vì đang mùa đông lạnh lẽo  mà sao cô ấy ăn mặc sơ sài quá vậy. Từ đó, mỗi buổi sáng, Minh ra đứng  trước cửa nhà, nhưng anh không còn nhìn vẫn vơ như trước nữa, anh đã có đối tượng để trông chờ, đó là cô gái bán đậu hủ. Từ xa, anh đã thấy cô gái đang đi tới, cô vẫn mặc chiếc áo dài cũ kĩ, mỏng manh. Tự nhiên, Minh thấy lạnh, không phải anh lạnh vì thời tiết , nhưng anh cảm nhận cái lạnh từ cô gái...Một ý nghĩ đáng yêu thoáng qua trong trí óc anh: "tại sao mình không tặng cho cô âý chiếc áo len, để cô đỡ rét trong những ngày đông giá lạnh nầy".
Minh đánh liều , xin mẹ anh đan cho anh một chiếc áo len con gái. Mẹ anh mĩm cười :" Đã có chuyện rồi đây!"
Ba ngày sau, mẹ anh trao cho anh chiếc áo len mịn màng , màu cánh sen. Minh lí nhí cám ơn mẹ.

Hôm sau, anh ra đứng trước cửa sớm hơn thường lệ, tay ôm chiếc áo len, lòng rộn ràng...Minh đã thấy cô gái đi đến, với dáng điệu quen thuộc . Minh thu hết can đảm , băng qua bên kia đường để đón cô gái. Minh đứng chắn ngang đường , làm cô gái bỡ ngỡ dừng lại ngạc nhiên nhìn anh. Đây là lần đầu tiên anh được đứng gần cô gái và nhìn rõ mặt cô ấy, lòng anh lâng lâng như vừa uống một ly rượu mạnh. Chàng nhỏ nhẹ  nói với cô gái:"Tôi tặng cô chiếc áo len nầy.. " và trao chiếc áo cho cô gái. Ngần ngừ một chút, cô gái mới đón chiếc áo len. Cô nhìn Minh, cảm động  nói : "Cám ơn anh". Cô khoác chiếc áo len vào người, thong thả đặt gánh đậu hủ lên vai, rồi từ từ bước đi. Minh ngẩn ngơ nhìn theo cô gái, anh thấy lòng mình rộn rã, chơi vơi...anh đang sống những giây phút đẹp nhất mà anh chưa bao giờ có trong đời.

Hôm sau, và hôm sau nữa, mỗi buổi sáng, Minh lại ra cổng đứng nhìn cô gái đi qua. Mấy hôm nay, anh thấy hình như cô gái có ngước nhìn anh, khi đi ngang qua chỗ anh đang đứng, chỉ có thế mà anh vui vẻ suốt ngày, anh cảm thấy cuộc sống thật hạnh phúc. Tuy nhiên, những ngày hạnh phúc đó sớm qua đi, chỉ mấy tháng, sau khi anh đậu Tú Tài toàn phần, anh nhận được giấy gọi nhập ngũ. Anh theo học khóa Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Giữa năm 1970, anh ra trường với cấp bậc Chuẩn Úy. Anh được điều động về phục vụ ở Tiểu khu Phong Dinh, anh xa Huế từ đó. Anh được cử giữ chứcTrung Đội trưởng, rồi Đại Đội Trưởng Địa Phương Quân ở Chi khu Phụng Hiệp, thuộc Tiểu khu Phong Dinh ( Cần Thơ). Những lúc đi hành quân, hay những đêm ngủ ngồi trên bờ kinh...anh nhớ cô gái ấy lắm. Nhưng đời binh nghiệp trong thời chiến đã giữ chân Minh, ngày đêm sống chết với  mãnh đất nầy, anh chưa có cơ hội nào để về thăm lại "người yêu".
.
Rồi ngày 30 tháng 4 -1975 ập đến. Cũng như các Sĩ Quan khác của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, anh bị bắt đi tù cải tạo. Anh bị chuyển từ trại nầy qua trại khác ở Miền Tây , cho đến năm 1985, anh được trả tự do. Trước khi được tha về, họ hỏi anh "về đâu" để họ viết vào "Giấy Ra Trại". Anh trả lời : "Nhà của tôi ở Huế đã bị họ lấy, cha mẹ tôi đều đã qua đời". Họ lại hỏi "Trước khi đi lính, anh ở đâu?" Anh trả lời :" Ở Huế .." Và họ ghi vào giấy ra trại của anh "Về trình diện chính quyền thành phố Huế"
.
Ở trại giam ra, họ phát cho anh 16 đồng. Minh mua vé xe đò, đi về Sàigòn, xin tạm trú ở nhà một người bà con. Người nầy cho anh biết, mẹ  của anh qua đời năm 1979, sau khi bà mất, họ cướp luôn căn nhà của anh.
.
Trong mấy ngày ở Sàigòn, anh đi lang thang hết đường nầy , đến đường khác. Tình cờ anh đi ngang qua Nhà Thờ Ba Chuông, anh đi vào nhà thờ. Chung quanh anh, nhiều người đang quì gối đọc kinh, cầu nguyện. Nhìn lên Chúa chịu nạn trên bàn thờ, anh lâm râm  cầu nguyện với Chúa: "Lạy Chúa, con biết Chúa yêu thương con, Chúa đã phù hộ, nâng đỡ con từ nhỏ, cho đến hôm nay. Nhưng lạy Chúa, con đã mất tất cả mọi sự ở đời nầy, nhưng phúc cho con còn có Chúa. Lạy Chúa, con biết làm gì bây giờ, xin Chúa chỉ cho con." Anh vô cùng ngạc nhiên khi nghe một tiếng nói mơ hồ, từ sâu thẳm vọng lại :"Con nên đi về Huế"
 .
Minh như sực tỉnh, anh mua ngay vé xe lửa để về Huế. Qua một đêm, sáng hôm sau xe dừng  lại ở ga Huế. Hành khách vội vã xuống xe; nhưng Minh cứ ngồi thừ ra đó, vì anh không biết đi đâu bây giờ. Bỗng anh  có ý nghĩ là hãy về xem lại căn nhà cũ của mình...
.
Căn nhà quen thuộc của anh, nay đã thay đổi, hoàn toàn xa lạ. Anh đứng trước nhà, lơ đãng nhìn người qua lại. Bỗng anh tái mặt, run rẫy khi thấy từ xa, một cô gái gánh đậu hủ đang đi đến. Anh quá bối rối, không tin ở mắt mình nữa. Nhưng kìa cô gái đã đến gần, anh vội vã đi qua bên kia đường, đứng đón cô ấy. Một điều làm anh vô cùng sững sốt là cô gái lại mặc chiếc áo len màu cánh sen mà năm xưa anh đã tặng cho người con gái anh thương,  nhưng khi nhìn kỹ, Minh thấy cô gái nầy còn trẻ quá, khoảng 15, 16 tuổi, không thể là  người mà anh đã thầm yêu, trộm nhớ. Thế còn chiếc áo len ? Minh đánh bạo hỏi cô gái : "Cô ơi, cô có thể cho tôi biết, ở đâu mà cô có chiếc áo len nầy ?" Bỗng nét mặt của cô gái tươi hẵn lên. Cô không trả lời anh, cô lại nhìn vào khoảng không và nói như reo :"Tạ ơn Trời Đất, chắc mẹ tôi vui mừng lắm, vì tôi đã gặp dược ngươì mà mẹ tôi trông chờ từ bao năm nay!" Cô gái nhìn Minh và thân mật nói :"Nếu ông muốn biết ở đâu mà tôi có chiếc aó len nầy, ông đi theo tôi.."
.
Không chờ Minh trả lời, cô gái nhẹ nhàng gánh đậu hủ lên vai, và đi ngược lại hướng chợ Vỹ Dạ. Anh lặng lẽ đi theo cô gái, anh không biết chuyện gì sẽ xảy đến với anh đây. Cô gái đi vào một căn nhà xưa cũ, cô đặt gánh đậu hủ xuống trước sân. Bỗng có tiếng từ trong nhà vọng ra: "Ủa ! bửa nay sao con về sớm rứa mà có ông nào đi với con vậy ?". Cô gái hớn hở nói lớn:"Mạ ơi, mạ có tin vui, có ông nầy hỏi con ở đâu mà con có chiếc áo len nầy, nên con đưa ông ấy về nhà đây"
.
Im lặng một lúc, rồi một ngươì đàn bà khoảng 40 tuổi xuất hiện ở ngưỡng cửa. Khi nhìn thấy Minh, bà không dấu được sự xúc động tột cùng của mình, bà cảm động thốt lên : "Ông Trời không phụ tấm lòng của tôi, tôi đã đợi chờ ngày nầy, từ 20 năm nay!" Minh nhìn kỹ ngươì đàn bà, anh nhận ra ngay đây là cô gái mà anh đã yêu từ lúc còn đi học.  Người đàn bà nhỏ nhẹ nói với Minh : "Mời ông vào nhà"
.
Trước đây, dù yêu nàng, nhưng anh đã không đủ can đảm để hỏi tên của nàng. Và nàng cũng không biết anh là ai. Nhưng Ông Trời đã sắp đặt cho hai người yêu nhau. Trải qua biết bao biến đổi của cuộc đời, hôm nay Minh được đứng cạnh người mình yêu và nhìn thẳng vào đôi mắt của nàng. Minh thầm nghĩ, đây là mộng hay thực?
.
Một giọng nói âu yếm vang lên, cắt ngang tư tưởng của Minh: "Ngày ấy sao anh không hỏi tên em?' Minh ngập ngừng trả lời: "Lúc đó, anh là một đứa con trai mới lớn, dù đã để ý đến em, nhưng anh luôn luôn xem em như một nàng tiên, anh sợ đến gần em, hỏi han em..có thể nàng tiên sẽ bay đi mất. Anh chỉ đứng bên nầy đường nhìn em đi ngang qua, cũng đã cảm thấy hạnh phúc lắm rồi "
.
Cô gái bùi ngùi nói với Minh: "Anh biết không, vì sự lãng mạn của anh , đã làm   cho em phải chờ đợi anh qua bao năm tháng. Tinh thần và thể xác của em đã quá mõi mòn. Vì vậy, cách đây khoảng hai năm, em đã chuyển nghề bán đậu hủ nầy cho con gái của em. Em bắt cháu mỗi khi đi bán, phải mặc chiếc áo len mà anh đã tặng cho em, với lời dặn dò con rằng  nếu có ông nào hỏi con về lai lịch của chiếc áo len nầy, thì người ấy là mối tình đầu của mẹ đó. Em mong chờ, em hy vọng.. Tạ ơn Trời Đất, hôm nay em đã được gặp anh!"Cô gái thân mật hỏi Minh: "Thế bây giờ anh có muốn biết tên của em không ? Tên của em là Nga" Minh đáp ngay:"Còn tên của anh là Minh". Nga vui vẻ hỏi Minh: "Tại sao lúc đó, tự nhiên anh biến mất vậy? Mỗi buổi sáng khi đi ngang qua nhà anh, không thấy anh đứng đó, em buồn lắm!". Minh thổn thức: "Năm đó, anh đậu Tú Tài toàn phần, chỉ mấy tháng sau, anh bị gọi động viên  đi Thủ Đức. Ra trường, anh được điều động về phục vụ ở Tiểu Khu Phong Dinh. Đời binh nghiệp đã giữ chân anh ở đó, cho đến năm 1975, anh bị đi tù cải tạo, vừa mới được tha về từ tuần trước đây."  Minh buồn buồn tâm sự với Nga: "Nhà của anh đã bị họ lấy mất, người  mẹ thân yêu của anh cũng đã qua đời khi anh còn trong trại tù. Giờ đây anh là một kẻ tứ cố vô thân!"
.
Giọng  Nga trầm hẳn xuống: "Vậy em mời anh ở lại đây với mẹ con em nhé !". Hạnh phúc chợt đến quá bất ngờ, làm Minh ngây ngất. Anh âu yếm nắm lấy tay Nga. Thân hình của nàng bủn rủn ngã vào lòng anh, hai hàng nước mắt chảy dài xuống má Nga.
.
Minh ôm Nga vào lòng mà ngỡ như mình đang sống trong mơ.
Ngoài vườn, ánh nắng lung linh, reo vui...
. 
Bửu Uyển
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2019 lúc 8:18am

Con Trai Của Một Bác Sĩ Hy Sinh Trận Phước Long 12/12/74


Bác sĩ Nguyễn Vũ Thanh Sơn, chạy vội lên cầu thang, nhảy từng ba bậc một để lên lầu 4. Không dùng thang máy vì phải đợi quá lâu, bác sĩ Sơn vừa chạy vừa nói vào điện thoại cầm tay, ra lệnh cho y tá chích thuốc giải cơn động kinh ngay cho người bệnh nhân nằm trong phòng 412. Chàng mở cửa phòng bước vào, cô y tá người Phi Luật Tân, nhỏ nhắn dễ thương như phần lớn những y tá gốc người Phi làm việc tại bệnh viện của đại học y khoa Irvine này, cười trấn an chàng:

- Êm rồi! Lúc nãy ông ta làm dữ quá!


Chàng gật đầu tiến đến gần giường người bệnh, lấy hồ sơ đọc. Ông Lê Hoàng Sử, 62 tuổi, ung thư chính gốc tại gan, đã chạy lan sang phổi và não bộ, bắt đầu lên những cơn động kinh thưòng xuyên và nhập viện được 3 ngày nay. Chàng thuộc nhóm bác sĩ chuyên môn về ung thư của đại học UCI,hôm nay là ngày trực của chàng, phải trông coi hơn chục người bệnh của khu ung thư nằm tại lầu 4 này. Sơn nhìn người bệnh. Mắt ông ta nhắm lại, tay chân duỗi ra, đang ở trạng thái của người bị kinh giật vừa chấm dứt. Người bệnh trông đầy quen thuộc, như thể chàng đã gặp nhiều lần nhưng không nhớ đích xác. Sơn cố ngẫm nghĩ. Tại sao ông ta trông quen quá vậy? Chàng gặp ở đâu? Lúc nào? Sơn lắc đầu. Không thể nhớ được. Chàng hỏi người y tá về những kết quả thử nghiệm máu mới nhất. Cô y tá ra khỏi phòng để dùng máy in ra kết quả gửi lên từ phòng thí nghiệm. Trước khi ra cô ta quay đầu lại hỏi:
- Bác sĩ cần gì khác nữa không?

Sơn lắc đầu. Chàng nhìn lại người bệnh. Bỗng dưng ông ta mở mắt ra, nhìn dáo dác một lúc rồi dán mắt vào Sơn. Tiếng rú từ người bệnh làm chàng giật nảy người, cô y tá vừa bước ra ngoài chạy vội trở lại đến giường bệnh. Ông Sử nhỏm phắt người lên, hai tay chắp lại, vái chàng lia lịa như tế sao:
- Ông Thày! Ông Thày! Em, Sử đây ông thày ơi! Ông Thày đừng bắt em tội nghiệp!

Cô y tá tiến lại, định đè ngưòi bệnh xuống và chích thêm một liều thuốc giải động kinh nữa. Nhưng Sơn ngăn lại. Chàng biết người bệnh lên cơn mê sảng, ảo giác tưởng chàng là ai khác. Chàng nắm lấy tay người bệnh, nói tiếng Việt:
- Không sao đâu bác! Tôi là bác sĩ Sơn. Bác thấy trong người ra sao?
Ông Sử tiếp tục lắp bắp:
- Ông Thày ơi! Em không dám trái lời ông thày đâu. Em vẫn theo dõi con ông thày mà!


Sơn nhìn lại người bệnh. Câu nói của ông Sử như khêu gợi trí nhớ Sơn, làm chàng đột nhiên nhận ra người đàn ông trước mặt. Chàng đã gặp người này nhiều lần, từ gần hai mươi năm nay. Ông ta đã có mặt trong tất cả những ngày trọng đại của chàng. Ngày chàng học xong trung học, trong buổi ra trường, Sơn là thủ khoa valedictorian, chàng đứng trên bục để đọc diễn văn, người đàn ông này đã ngồi ngay hàng ghế đầu, nhìn chàng chăm chăm. Sơn thấy lạ, nhưng đoán ông ta là phụ huynh của bạn học cùng lớp. Ngày chàng học xong đại học, sau 4 năm tiền y khoa, khi mặc mũ áo chụp hình với gia đình, chàng thấy ông ta lẩn quẩn đứng bên, nhìn chàng chăm chú. Nhưng cũng chỉ nghĩ là người nhà của các bạn khác đang chụp hình bên cạnh. Ngày chàng được nhận vào đại học y khoa University of California ở Irvine này, gia đình Sơn ăn mừng ở tiệm ăn, chàng cũng thấy ông ta ngồi bàn bên cạnh. Buổi lễ mặc áo trắng của năm thứ nhất, white coat ceremony, chàng cũng thấy người này ngồi hàng ghế đầu. 


Ngày Sơn ra trường với mảnh bằng bác sĩ, cũng có mặt ông ta. Bây giờ Sơn đã quả quyết. Người bệnh nhân đang lên cơn mê sảng trước mặt chàng, đã theo dõi chàng từ gần hai mươi năm nay. Nhưng tại sao? Và chàng còn nhớ lại nhiều điều khác. Sơn được nhiều học bổng của các tổ chức người Việt ở Quận Cam này, phòng thương mại, hội bảo vệ văn hóa, hội các thương gia... Chàng thấy tên Lê Hoàng Sử khá quen, hình như ông ta đã là chủ tịch của nhiều hội của người Việt tại Quận Cam này nhiều năm qua. Có thể nào những học bổng dành cho chàng đó là do chính ông Lê Hoàng Sử này? Rồi nhiều lần chàng đã ngạc nhiên khi thấy tiền học phí đã được ai trả hết, có hỏi văn phòng tài chánh của trường cũng không biết, chỉ thấy là account của chàng về học phí đã được chuyển tiền bằng điện tử để thanh toán, không biết ai là người gửi.

Người bệnh chợt im lặng, nằm xuống lại. Một lúc sau, ông ta mở mắt ra. Lần này cặp mắt đã tinh anh, nhận biết khung cảnh chung quanh, như một người đã tỉnh táo sau cơn mê sảng. Ông ta nhìn thấy Sơn và cất tiếng:

- Chào bác sĩ Sơn! Tôi mừng thấy ông làm việc ngày hôm nay. Tôi có nhiều điều cần nói với bác sĩ. Ông Sử đã lấy lại phong thái của một người giàu có, được mọi người kính nể. Sơn bây giờ nhớ lại đã nghe nhiều người nói. Ông Lê Hoàng Sử là một trong những người Việt thành công và giàu nhất tại Quận Cam này, chủ nhân ông của một khu shopping lớn trên đường Bolsa, cũng như có nhiều khu apartments cho thuê ở Garden Grove. Ông Sử thở dài:

- Tôi biết tôi không còn sống được bao lâu nữa. Bác sĩ biết rõ hơn tôi. Tôi đã yêu cầu để đổi ngày trực của bác sĩ sang hôm nay. Vì tôi không biết có còn đến được ngày mai nữa hay không!

Sơn nhìn lại hồ sơ bệnh lý. Hình CAT scan cho thấy ông Sử đã có ung thư chạy đầy trong phổi, trong xương. Trên não bộ đã có 4 chấm lớn trong thùy thái dương, không lạ gì ông ta bị động kinh và mê sảng nhiều. Nhưng bây giờ chàng thấy ông Sử tỉnh táo và sáng suốt như một người bình thường, không chút bệnh tật. Ông Sử tiếp tục:
- Bác sĩ ngồi xuống đi! Điều tôi cần nói với bác sĩ tôi phải kể hết và sẽ gây ra nhiều bất ngờ. Tôi muốn bác sĩ bình tĩnh!
Sơn mỉm cười. Chàng có nhiều người bệnh lạ thường, nhưng không ai như ông này. Vừa dứt cơn động kinh, mê sảng, lại khuyên chàng phải bình tĩnh. Sơn kéo ghế ngồi. Ông Sử bắt đầu:
- Cha của bác sĩ là bác sĩ Phan Kim Trấn, tử trận tại bệnh viện tiểu khu Phước Long ở Việt Nam ngày 6 tháng 1 năm 1975. Tôi là y tá của bác sỉ Trấn. 

Sơn lặng người. Chàng không tin ở tai mình. Ông Sử nói bằng một giọng trịnh trọng, thành khẩn. Như một người tin mình đang ở trong giây phút thiêng liêng nhất, để trút lộ một bí ẩn đã đeo đuổi hàng mấy chục năm qua, đã chờ đợi hơn nửa đời người để được giải thoát khỏi một gánh nặng, canh cánh bên mình. Ông Sử im lặng. Sơn cũng không nói. Nhưng trong đầu óc chàng hàng trăm ngàn ý nghĩ khác nhau vùn vụt hiện đến. Những thắc mắc, nghi ngờ từ khi còn thơ ấu, những câu hỏi phải dấu kín không dám hở môi để hỏi ai. Tại sao chàng cao lớn như vậy, trong khi mấy em đều thấp nhỏ. Khuôn mặt chàng cũng khác hẳn hai người em trai. Dáng điệu cũng như tính tình của chàng cách biệt quá nhiều với những người em khác. Không ai nói ra nhưng Sơn biết. Chàng xin ra ngoài ở riêng rất sớm và gia đình chàng vẫn vui vẻ, hòa thuận. Nhưng những câu hỏi vẫn nằm đó, chưa bao giờ được trả lời. Cho đến ngày hôm nay. Ông Sử nhìn chàng, như để thăm dò phản ứng. Rồi ông nói tiếp:
- Tôi xin phép để gọi bác sĩ là cháu. Vì lúc nào tôi cũng nghĩ tôi là em của bác sĩ Trấn, đã từ hơn 35 năm nay! Bác sĩ Phan Kim Trấn ra trường về làm việc tại bệnh viện tiểu khu của tỉnh Phước Long đầu năm 1974, lúc đó chú đã là y tá làm việc tại bệnh viện này được hơn một năm. Chú được bác sĩ Trấn nhận làm y tá thân cận. Tiếng Việt hồi đó hay gọi là đệ tử, hay còn gọi là "tà lọt", những chữ này chắc cháu không nghe đến, tuy chú biết cháu giỏi tiếng Việt. Cháu chỉ cần biết là bác sĩ Trấn rất thương chú, cũng như chú kính trọng và sẵn sàng xả thân để làm mọi chuyện cho bác sĩ Trấn, không quản ngại bất cứ điều gì. Chú không biết cháu có tìm hiểu nhiều về Việt Nam hay không, tuy chú vẫn theo dõi cháu và biết hết những sở thích cũng như những học hỏicủa cháu. Nhưng cuộc chiến ở Việt Nam đầu năm 1975 khốc liệt vô cùng và tỉnh Phước Long, nơi ba cháu và chú làm việc đã chịu tai họa nặng nề nhất trong các trận đánh của miền Nam lúc đó. Ngày cháu sinh ra đời, mẹ cháu đánh điện tín lên báo tin sinh cháu, ba cháu mừng vô cùng. Nhưng ba cháu không thể về thăm được. Vì tỉnh Phước Long lúc đó đã bị bao vây bốn phía, con đường duy nhất để về là bằng máy bay, ngoài ra là kẹt hết. Hôm đó cũng là ngày người bạn thân của ba cháu, là phi công chở đồ tiếp tế cho tiểu khu bay chuyến bay chót đến Phước Long. Người bạn ba cháu khuyên ba cháu về cùng với ông ta nhưng ba cháu không chịu. Ba cháu bắt chú đi cùng với người bạn và ba cháu ra phố để làm chuyện này.

Ông Sử im lặng một lúc. Rồi tháo vòng dây đeo cổ bằng vàng, có xỏ một miếng ngọc xanh biếc hình chiếc lá, chạm trổ cực kỳ tinh vi. Ông Sử ngắm nghía một lúc và thở dài:
- Ba cháu lúc nào cũng đeo hai miếng ngọc bích này, nói là bùa hộ mệnh. Hai miếng ngọc này giống hệt nhau, ba cháu bắt chú đi theo ra tiệm kim hoàn và mua một dây đeo cổ khác để làm thành hai vòng dây đeo, mỗi vòng dây xỏ một miếng ngọc bích này. Ba cháu giữ một vòng, còn vòng kia đưa cho chú. Ba cháu nói:
- Sử! Mày về đưa chiếc vòng này cho vợ tao, để khi nào con tao lớn cho nó đeo. Tao đã nói chỉ huy trưởng ký giấy phép cho mày về Sài Gòn, giấy phép đây. Mày đi theo anh Kha bay về Sài Gòn để lo cho vợ con tao. Chú khóc như mưa. Vì chú biết rằng ở lại Phước Long là chết. Ba cháu vì nghĩa vụ, không chịu về. Nhưng đã lấy giấy phép cho chú để về cùng với đại úy Kha, bay chuyến chót về Sài Gòn. Để lo cho mẹ cháu và cháu. Vì ba cháu đã linh cảm biết mình không qua được trận đánh này!

Ông Sử ngậm ngùi, mắt nhắm lại. Như hồi tưởng lại những hình ảnh cũ, đã hơn 35 năm, nhưng lúc nào cũng hiển hiện như ngày hôm qua. Ông nhìn Sơn, ngập ngừng:
- Chắc cháu đang tự hỏi tại sao đến bây giờ chú mới nói chuyện này. Và sao chú giữ vòng dây đeo cổ này từ đó đến nay?
Ông cúi đầu xuống, như kẻ ăn trộm bị bắt quả tang. Nhục nhã, tự khinh mình.
- Chú đeo miếng ngọc bích này vào cổ. Và chú không muốn rời nó ra nữa! Ngay đêm hôm sau khi chú về tới Sài Gòn, Phước Long thất thủ và chú nghe tin ba cháu chết trong đêm đó. Chú nhiều lần đến nhà cháu để giữ lời với ba cháu, nhưng nửa đường chú đều quay về. Vì chú tự nhiên có ý nghĩ, miếng ngọc bích này đã cứu mạng chú, nó mang lại cho chú sự may mắn quá lớn. Rời nó ra là chú sẽ chết. Và chú đã phản bội lời hứa với cha cháu. Chú đã giữ miếng ngọc này, đến ngày hôm nay. Chú là kẻ cắp, chú là một kẻ khốn nạn! Nhưng miếng ngọc này đã cho chú những may mắn lạ thường. Từ khi sang Hoa Kỳ đến nay, tuy chú ít học nhưng làm cái gì cũng thành công. Chú tạo được tài sản rất lớn ở đây, tất cả là nhờ chú đeo miếng ngọc ba cháu đưa cho chú, để trao lại cho cháu!Chú lúc nào cũng bị cắn rứt về sự phản bội ba cháu. Và chú đã kiếm ra tông tích gia đình cháu từ hơn hai mươi năm nay, để theo dõi cháu, đỡ đần cho cháu. Cháu bây giờ đã thành công, làm bác sĩ như ba cháu, chú cũng đỡ ân hận phần nào. Nhưng bây giờ chú không còn sống được bao lâu nữa, vật xưa phải hoàn lại cố chủ, miếng ngọc này là của cháu, chú xin trả lại cho cháu.

Ông Sử trao chiếc vòng dây đeo cổ xỏ miếng ngọc bích hình chiếc lá cho Sơn. Và ông rút trong túi áo ra một miếng giấy nhỏ. Ông nói:
- Chú không biết đây là điềm gì! Nhưng tuần trước, lúc chú còn đi lại được, chú ra ngoài Phước Lộc Thọ và tình cờ chú gặp lại đại úy Kha. Ông nói muốn tìm tin tức cháu. Chú không nói gì nhưng có ghi số điện thoại của ông để liên lạc sau. Cháu gọi cho ông ta!

Ông Sử như đã quá mệt, thở dốc một hồi rồi nhắm mắt lại. Sơn nhìn ông ta, cảm xúc tràn đầy trong lòng. Chàng không biết nói gì, hỏi gì hơn. Tất cả đến quá đột ngột, chàng cần thời gian để lãnh hội và tìm hiểu. Sơn đeo chiếc vòng dây vào cổ. Miếng ngọc bích mát rượi trên ngực chàng, bỗng dưng đem lại cho chàng một cảm giác lạ lùng chưa bao giờ thấy. Như một sự an bình, như một sự trở về. Nhưng đồng thời vẫn có một thôi thúc nào đó, đòi hỏi sự tìm kiếm. Như nửa phần vẫn thao thức để tìm nửa phần còn lại. Sơn không hiểu nữa. Và chàng cố gạt mọi ý nghĩ để trở lại với công việc, với những người bệnh nhân đang chờ chàng để được săn sóc, để được hồi phục. Chàng phải quên chuyện riêng bây giờ để thi hành nghĩa vụ của chàng trước đã. Như bác sĩ Phan Kim Trấn 35 năm về trước. Sơn vẫn chưa thể nghĩ đến hình ảnh của người bác sĩ này như cha mình được. Chàng cần thêm thời gian.

* **
Sơn bước vào khu Phước Lộc Thọ. Chàng thấy ngay ông Kha ngồi uống bia một mình bên chiếc bàn nhỏ. Qua điện thoại, ông ta đã dặn chàng:
- Tôi sẽ đội một chiếc mũ nâu, quấn khăn cổ màu nâu, ngồi ở quán ăn nhỏ đầu tiên cạnh đường đi, đối diện với tiệm sách. Đúng một tiếng đồng hồ nữa, tôi sẽ đợi cháu ở đó nhé!

Ông Kha đã sửng sốt bên kia đầu dây khi Sơn gọi, nói chàng muốn biết thêm về bác sĩ Phan Kim Trấn. Chàng không nói gì nhiều hơn. Nhưng chừng như ông Kha đã linh cảm được, và muốn gặp chàng ngay tại khu Phước Lộc Thọ này. Ông Kha đứng lên khi thấy Sơn bước vào. Phản ứng của ông y hệt như ông Sử, khi gọi chàng là ông Thày trong cơn mê sảng. Ông Kha sững sờ, ôm chầm lấy chàng, nghẹn ngào:
- Trấn! Đúng là mày đây rồi Trấn ơi!
Vòng tay ông ôm siết làm Sơn gần ngộp thở. Chàng khẽ nới tay ông ra và giơ tay ra bắt tay ông Kha:
- Cháu là Nguyễn Vũ Thanh Sơn. Bác Kha phải không ạ!
Ông Kha như đã tỉnh trí. Ông ngắm nghía Sơn một lúc rồi nói:
- Cháu giống bố cháu như hệt! Không khác một điểm nào cả! Bác không cần phải hỏi gì nữa, ai nhìn thấy cháu cũng biết cháu là con của bác sĩ Phan Kim Trấn rồi!
Ông kéo ghế cho Sơn ngồi:
- Cháu ngồi xuống đây đi. Đúng là lòng trời run rủi! Bác về đây ở vùng này đã ba năm, lúc nào cũng tìm tin tức gia đình cháu. Ai ngờ đâu cháu ở ngay đây. Lại là bác sĩ nữa. Như bố cháu ngày xưa. Ông Trời có mắt thật!

Ông gọi món ăn. Bảo chàng còn bao nhiêu chuyện để nói, phải ăn chút ít để nghe ông kể!
- Bác là bạn thân của ba cháu từ khi còn nhỏ, ở cùng chung xóm. Gia đình ba cháu ngày xưa nghèo lắm. Ông nội cháu từ Bắc di cư vào Nam, làm ăn rất khó khăn, rất chật vật. Bà nội cháu mất sớm, chỉ còn mình ông nội cháu nuôi ba cháu ăn học. Cháu không thể tưởng tượng công lao cực khổ của ông nội cháu lúc đó. Ông cháu đạp xích lô ban ngày, đến chiều về lại còn phải đạp xe ba bánh để đem bán những gạch vụn cho những ai xây cất nhà cửa, tiếng Việt gọi là xà bần, chữ này chắc cháu chưa nghe bao giờ, nhưng không sao. Cháu nói và hiểu tiếng Việt như thế này đã là giỏi lắm rồi.Ba cháu học rất giỏi, nhà nghèo và cực khổ như vậy nhưng vẫn cố gắng để thi đậu vào trường Y Khoa ở Sài Gòn. Bác cùng học lúc nhỏ chung với ba cháu, không hiểu ba cháu lấy thời giờ ở đâu để học. Vì ba cháu sau khi tan trường về vẫn phụ với ông nội cháu để đạp xe ba bánh, thu nhặt từng miếng gạch vụn để đem bán. Nhà cháu có cái ao rau muống nhỏ, cuối tuần ông nội và ba cháu phải cắt rau, bó từng bó rồi mang ra chợ bán để kiếm tiền. Nhà nghèo như vậy, cực khổ đủ đường như vậy, mà ba cháu vẫn cố gắng để học thành tài, để ra bác sĩ là chuyện phi thường. Bác không thể tưởng tượng nổi là ý chí con người mạnh đến chừng đó. Ông nội cháu hãnh diện biết bao khi con mình ra được bác sĩ, đó là niềm an ủi duy nhất của ông nội cháu. Vì lúc dó ông nội cháu sức khỏe đã suy kém lắm rồi. Bao nhiêu năm lao lực, làm sao còn giữ được mạnh khỏe như trước nữa. Vì thế mà khi ba cháu chết...

Ông Kha không nói nữa. Những cảm xúc làm ông nghẹn lời. Một lúc sau ông mới nói tiếp:
- Bác lại nhảy đoạn rồi. Cháu nói đã nghe anh Sử kể về ngày cuối ở Phước Long rồi phải không? Để bác nói thêm vài chi tiết nữa. Khi ba cháu, bác và y tá Sử của ba cháu ra phố, đúng như anh Sử đã kể cho cháu, bác khuyên ba cháu bỏ nhiệm sở để về Sài Gòn. Vì bác là phi công bay tiếp tế chuyến chót lên tỉnh, bác có vào họp các sĩ quan lúc đó, mới biết rõ là tình hình nguy ngập đến cực độ. Việt Cộng đã bao vây toàn thể tỉnh lỵ, cả hai sư đoàn sửa soạn để tấn công trong nay mai. Trong khi đó bên phía mình, thiếu đạn, thiếu xăng. Phi cơ có sẵn nhưng không đủ xăng để bay oanh tạc. Đạn trọng pháo đã hết sạch, không thể bắn lại được. Binh lính bỏ đơn vị vì súng đạn không đủ để bắn. Bác biết rõ nên nói với ba cháu. Đây là cơ hội chót để thoát thân. Nhưng ba cháu trả lời là cả bệnh viện bây giờ chỉ còn hai bác sĩ, làm việc không xuể. Ngoài thương binh về mỗi lúc mỗi nhiều, còn mấy sản phụ đẻ khó các cô mụ đỡ không nổi, cần có ba cháu đỡ đẻ bằng forceps, sắp sinh trong đêm nay. Nếu ba cháu bỏ về sẽ có nhiều người chết vì không được săn sóc. Nghe bác nói ông nội cháu bây giờ bệnh hoạn lắm, ba cháu gửi bác trụ sinh và mấy chai nước biển để đem về cho ông cụ. Cháu thấy ba cháu khổ sở không? Biết cháu sinh ra đời mà không về được. Biết cha mình ốm đau, mà không thể về để săn sóc. Vì nghĩa vụ phải ở lại, vì nghĩ đến các thương binh, các bệnh nhân không được chữa trị. Ba cháu ở lại dù biết là đầy hiểm nguy, cái chết đến như không. Cũng như một người bạn bác sĩ khác đồng khóa của ba cháu, đang ở Sài Gòn nhưng hạn đi phép hết đã trở lại Phước Long trong ngày hôm đó để làm việc lại, dù biết là đi vào chốn của tử thần. Ba cháu chết trong đêm Việt Cộng pháo kích tấn công, nhưng không ai biết được mồ chôn của ba cháu nơi đâu. Bác nghe nói lại là sau đó, Việt Cộng cho chôn tập thể, khó tìm ra dấu tích. Ông nội cháu nghe tin Phước Long mất và con mình chết, đã gần như điên cuồng. Ông nội cháu nhất định không tin là ba cháu đã mất, nói là chưa có xác, vẫn còn hy vọng sống. Bác thương ông nội cháu và ba cháu lắm vì ở cùng xóm bao nhiêu năm, nhưng bác cũng không biết làm gì hơn. Tôi nghiệp ông nội cháu. Cả đời hy sinh lo cho con ăn học, nghèo khổ đến như vậy, nuôi con ra được bác sĩ, rồi chỉ mấy tháng sau, con đã tử trận vì cuộc chiến. Ông nội cháu không đầy một năm cũng qua đời vì quá đau khổ trước cái chết của ba cháu. Ngày hôm nay bác gặp được cháu là một điềm kỳ lạ. Hôm trước khi thấy anh y tá Sử của ba cháu, bác nhận ra được vì anh ta đeo chiếc vòng dây đeo cổ với miếng ngọc bích này. Cháu bây giờ đeo nó là anh ta đã ăn năn trao lại cho cháu. Bác nghĩ mọi sự đều có cơ duyên cả. Việc anh Sử sắp chết trao lại miếng ngọc này cho cháu, việc bác đang đi tìm cháu, rồi gặp được anh Sử và sau cùng gặp được cháu. Vì chỉ cách đây hơn một tuần, bác được tin lớp học y khoa chung với ba cháu đang tìm cách để tìm ra hài cốt của ba cháu ở Phước Long và xây mộ phần cho ba cháu để tưởng niệm và vinh danh người bạn đồng môn duy nhất đã tử trận trong cuộc chiến ở Việt Nam. Phải có sự xui khiến gì để lớp học y khoa ra trường năm 1973 với ba cháu có ý định tìm hài cốt của ba cháu và xây mộ phần. Phải có sự trùng hợp nào kỳ diệu để một người bác sĩ trong nhóm đó quen với bác và hỏi thăm về tin tức gia đình của cháu và sau cùng bác tìm được cháu.

* ** 
Sơn tiến về phía căn nhà lợp mái tôn. Chàng được cho biết nơi đây đang chứa những bộ xương khai quật từ tuần trước, trong đó có thể có bộ xương của ba chàng. Sơn đã bay về Việt Nam sau khi gặp ông Kha và về đến Sài Gòn ngày hôm trước. Chàng liên lạc với nhóm bác sĩ đồng môn với ba chàng và được cho biết mồ chôn tập thể tại Phước Long sau trận đánh 35 năm về trước đã được tìm ra. Nhóm bác sĩ ra trường năm 1973 đã tổ chức và cử người về cùng với mấy bác sĩ đồng môn còn ở lại Việt Nam, ra tận Phước Long để tìm manh mối về mồ chôn. Một người lính cũ trước kia đào mồ chôn tập thể cho những người chết tại bệnh viện tiểu khu đã dẫn họ đến địa điểm này. Sau khi được giấy phép khai quật, 12 bộ xương đã được đưa đến căn nhà lợp mái tôn này để được khảo nghiệm và xác định, chờ đợi thân nhân đến nhận. Nếu không có thân nhân, những bộ xương còn lại sẽ được chôn cất riêng rẽ và làm mộ bia cho từng người, duới danh nghĩa chiến sĩ vô danh. Các phí tổn đều do nhóm bác sĩ ra trường năm 1973 đảm nhận. Sơn mở cửa bước vào. Các bác sĩ đồng môn với ba chàng đang đứng nhìn từng bộ xương một. Làm sao biết được bộ nào là bác sĩ Phan Kim Trấn của 35 năm về trước? Một bác sĩ vui mừng nói với chàng:

- Cháu Sơn đến rồi! Chúng ta có thể thử DNA cho từng bộ xương. Bộ nào có DNA phù hợp với cháu Sơn là của Trấn thôi. Nhưng có điều phải thử cả 12 bộ. Sơn bắt tay từng người bác sĩ và cảm ơn họ. Những người bạn đồng môn của ba chàng đã khổ công để tìm cho ra hài cốt của ba chàng, tìm được tung tích của chàng, để xác định chắc chắn đâu là bộ xương của ngườ bạn đồng môn thân thiết đã mấy chục năm về trước. Để cho trọn tình trọn nghĩa của những người bạn cùng học chung dưới mái trường năm xựa. Sơn đi qua từng chiếc bàn, mỗi bàn chứa một bộ xương. Chàng dừng lại tại mỗi bàn. Nhưng sự gì đã thôi thúc để chàng sau cùng tiến đến bàn cuối cùng, chứa bộ xương của một người lúc sinh tiền phải là cao lớn. Chàng cúi xuống nhìn rất lâu. Và những cảm xúc chợt ùa đến. Chàng nghĩ đến người cha không bao giờ biết mặt, người cha đã không được nhìn thấy con mình, dù chỉ một lần. Chàng nghĩ đến người ông chàng không bao giờ biết đến, điên cuồng vì cái chết của con.


Chàng nghĩ đến hai thế hệ trước chàng, đau khổ và thê thảm suốt cả cuộc đời. Đã hy sinh tất cả. Và không được lại điều gì. Chỉ bây giờ 35 năm sau mới thấy được thế hệ thứ ba là chàng, đang đứng trước mặt đây. Có phải bộ xương này là của ba chàng? Và Sơn đứng đó, những giọt lệ lan trên má, lúc đầu chậm nhưng càng lúc càng chảy đầm đìa, tuôn tràn, như không thể ngưng lại được. Những giọt nước mắt nóng rơi xuống từng giọt, từng giọt trên bộ xương. Những giọt nước mắt đó, như được hướng dẫn, rơi vào một điểm gồ lên trên xương chẩm của lồng ngực. Và bùn đất tích tụ bao nhiêu năm trên điểm gồ này tan dần để lộ ra một màu xanh kỳ lạ. Ánh nắng lọt từ khe mái tôn chiếu thẳng vào điểm gồ làm màu xanh càng lúc càng bừng lên. Bùn đất bây giờ đã tan hết để lộ rõ ràng miếng ngọc bích màu xanh, nằm ngay trên xương lồng ngực.


Sơn vội vàng kéo vòng dây đeo cổ của chàng ra ngoài áo. Ánh nắng chiếu vào miếng ngọc bích trên bộ xương như nhảy múa và phản chiếu lại vào miếng ngọc trên ngực chàng. Sơn đứng sững người. Màu xanh của hai viên ngọc như quyện lấy chàng, như ve vuốt chàng, mềm dịu, âu yếm, chập chờn trên gò má chàng, trên sống mũi, trên miệng, trên môi chàng. Như muốn nhận biết đây là người con trai yêu quý, người con chưa bao giờ biết mặt, sau hơn 35 năm đã đến đây, để nhận biết người cha của mình, để biết đâu đã là nguồn sống của mình. Và sau cùng đã đến để giải thoát cho oan hồn của người cha, từ bao lâu nay chỉ chờ đợi giây phút này. Khi những giọt lệ của người con trai dấu yêu đã xóa bỏ những hờn oán, những phẫn nộ không nguôi, những uất ức triền miên và những thành trì trói buộc, để được siêu thăng về nơi chốn của vô cùng và của mãi mãi.

Nguyễn Đình Phùng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2019 lúc 8:54am

CÒN SỐNG LÀ CÒN PHỤC VỤ


Cha và con cựu Đại Úy Quách Vĩnh Trường ‘còn sống là còn phục vụ’


Cả gia đình phục vụ. Từ trái, ông Quách Vĩnh Trường, phu nhân Nguyễn Thị Bích Kiều, con Quách Vĩnh Tiến và cháu Sidney Vĩnh Quách. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

HUNTINGTON BEACH, California (NV) – Có những người lính coi trọng bổn phận, trách nhiệm đến độ hy sinh thân thể mình để bảo vệ quê hương vẫn chưa đủ. Cựu Đại Úy Quách Vĩnh Trường là một trong số đó. Ông là người được Hội Đồng Y Khoa Quân Đội VNCH kết luận tàn phế 170% năm 1966, nhưng đến giờ phút này, ông vẫn không ngừng phục vụ non sông.
Tinh thần phục vụ cao độ của ông đã ảnh hưởng đến vợ con ông.
“Chỉ bị cụt một tay hay một chân là bị thương tật 100% rồi,” ông giải thích. Nhưng riêng ông thì “Tôi mất tay trái, chân trái, bị hư phần xương mặt bên phải và hư hai màng nhĩ.”
Lần ấy, vào năm 1966, trong lúc đang phân công tác tại một bộ chỉ huy ở Gò Công, bất thình lình, Việt Cộng nằm vùng quăng lựu đạn vào. Không đắn đo, Trung Úy Trường chạy đến dùng chân trái đá quả lựu đạn ra ngoài. Chẳng may, chân vừa chạm, quả lựu đạn nổ tung, giết chết người y tá đại đội đứng gần đó, đồng thời cướp đi tay trái và chân trái của viên sĩ quan 26 tuổi này.
“Tôi bị hất tung lên rồi ngất đi. Nhưng may mắn, tôi cứu sống được trên dưới 30 anh em binh sĩ hôm ấy,” ông hồi tưởng.
Trước Tết Mậu Thân 1968, ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gắn Ðệ Ngũ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương có kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, nhằm tưởng thưởng và cám ơn ông đã hết lòng phục vụ tổ quốc.
Thế nhưng, mất mát tưởng như quá to tát ấy không thể khuất phục được người chiến sĩ QLVNCH.
Ông xin được tiếp tục phục vụ quân đội. Là người đầu tiên xin ở lại quân đội sau khi được xếp vào tình trạng giải ngũ, ông gặp rất nhiều khó khăn. Ban đầu, không ai cứu xét cho ông cả.
Dần dà, ý chí kiên trì và nghị lực siêu phàm của ông đã làm cấp trên phải quan tâm.
Ông kể: “Trước tôi, chưa hề có trường hợp này bao giờ. Tôi phải chật vật lắm mới xin được Thủ Tướng Trần Văn Hương ký quyết định cho tôi được tiếp tục ở lại phục vụ quân đội.”
Cuối năm 1968, nhờ quyết định đặc biệt này, ông được Trung Tướng Trần Văn Trung nhận về Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị và được Thiếu Tá Phạm Hậu đón nhận về phục vụ cho Ðài Tiếng Nói Quân Ðội.
Mất nước, cũng như bao nhiêu cựu chiến binh, gia đình ông lâm vào cảnh cùng kiệt.
Được chính phủ Mỹ bảo lãnh với tư cách tị nạn chính trị năm 1986, trước khi có chính sách H.O., ông cùng vợ và con trai Quách Vĩnh Tiến lên đường làm lại cuộc đời.
Anh Quách Vĩnh Tiến (phải) và cựu Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. (Hình: Quách Vĩnh Trường cung cấp)
Vĩnh Tiến, đứa con trai sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu lòng yêu nước, dĩ nhiên, đã tiếp bước chân cha, chọn binh nghiệp làm lẽ sống.
Sau khi tốt nghiệp cao học ngành tâm lý học, anh thực hiện ước muốn từ khi còn nhỏ: Vào quân đội như cha.
Năm 2009, anh là người gốc Việt duy nhất được Bộ Binh Hoa Kỳ phong tặng danh hiệu “Người Lính Xuất Sắc Nhất California,” một danh hiệu đòi hỏi phải vượt qua một cuộc thi đầy khó khăn, phải có kiến thức trong nhiều lãnh vực khác nhau, như thể thao, lịch sử quân đội, sơ cấp cứu, bản đồ địa lý, quy tắc, quân phong, quân kỷ…
Hiện anh đang làm việc tại bệnh viện V.A. Hospital, Long Beach.
Anh Tiến nói: “Tôi muốn sống và phục vụ mọi người để được xứng đáng là con trai của cha tôi.”
“Ngay từ nhỏ, tôi đã được thấm nhuần ý chí cống hiến đời mình cho cộng đồng của ông,” anh nói một cách nhỏ nhẹ. “Tôi ngưỡng mộ tinh thần chiến sĩ QLVNCH của cha tôi.”
Nhìn cha với ánh mắt kính phục, anh nói: “Tôi vô cùng hãnh diện được làm con ông, và tôi muốn cha mẹ tôi hãnh diện vì mình.”
Sau khi có bằng cao học ngành tâm lý, anh đã giúp biết bao người có được cuộc sống ấm no.
Một thí dụ đơn cử là anh giúp một cựu quân nhân từng tham chiến tại Việt Nam. Tinh thần không ổn định vì cuộc chiến, người lính này không nhớ được đơn vị cũ của mình cũng như những thông tin cụ thể để được hưởng trợ cấp của chính phủ.
“Tôi phải mày mò trong những hình ảnh ông còn giữ để truy lục tất cả những gì chính phủ cần để hoàn tất hồ sơ cho ông,” anh Tiến kể. “Nếu gặp người khác thì ông sẽ chỉ là một người vô gia cư thôi.”
Nhờ sự giúp đỡ của anh, đến nay, vị cựu chiến binh ở tuổi gần 80 này đang nhận $3,000 hằng tháng và đang làm chủ một căn nhà.
Ngoài ra, anh luôn chọn những công việc trực tiếp giúp người.
“Hồi 2017, đang có bão Harvey, chúng tôi đến Houston, Texas. Rồi đến bão Irma, chúng tôi đến Florida Keys, Florida. Chỗ nào có thiên tai, hỏa hoạn là chúng tôi đến ngay. Miền Bắc California hay có cháy rừng lớn nên chúng tôi thường có mặt ở đó,” anh Tiến cho thí dụ.
Vẫn nể trọng tinh thần bất khuất của cựu chiến binh QLVNCH, anh Tiến thường tham gia sinh hoạt cộng đồng. Đã có lần anh tham gia diễn hành Tết trong cương vị một quân nhân.
Là quân nhân Mỹ, anh Quách Vĩnh Tiến vẫn tham gia sinh hoạt cộng đồng. (Hình: Quách Vĩnh Trường cung cấp)
Ngoài ra, anh cũng tham gia những sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng người Việt. Anh từng đóng vai “Sơn” trong vở kịch “Mong Chờ” của ban kịch Quang Minh-Hồng Đào trong DVD Asia 64 “Thế Giới Mùa Lễ Hội.”
Để có những đóng góp đa dạng như vậy, anh Tiến cho rằng tất cả là nhờ cha mẹ mình. Cha anh cho anh tinh thần phục vụ không mệt mỏi. “Mẹ tôi thì không bao giờ ngăn cản ý muốn của tôi dù trong tâm, bà không hề thích tôi đi lính,” anh Tiến nói. “Nhờ đó, tôi mới có thể an tâm mà phục vụ xã hội.”
Mẹ anh, bà Nguyễn Thị Bích Kiều, người nữ luật sư không ngại biết bao gian khổ bên người chồng tật nguyền để cùng nhau sống trọn kiếp người, đã cho anh thêm nghị lực để quên mình.
Mẹ anh, người đồng ý thành vợ ông Trường sau khi ông chỉ còn một tay, một chân, điếc tai, lại đang sống cơ cực dưới ách Cộng Sản đã cho anh niềm tin vào lý tưởng phục vụ.
Bà Kiều nở một nụ cười nhân ái rồi nói: “Còn sống đến hôm nay, gia đình chúng tôi nhờ vào nhau.”
Bà giải thích: “Tôi giúp anh có niềm vui để sống còn, nhưng anh cho tôi tinh thần bất khuất trước mọi nghịch cảnh. Anh thường nói, ‘Còn sống là còn phục vụ.’ Tinh thần phục vụ nhân quần, cháu Tiến học từ ba nó.”
Riêng phần cựu Đại Úy Trường, ông vẫn không quên nhiệm vụ của một chiến sĩ QLVNCH. Ông dùng kỹ năng photoshop để giúp thực hiện những bộ sách như “Lược Sử Quân Lực VNCH” của ông Hồ Ðắc Huân (đồng tác giả) qua những công trình sưu tập và phục hồi những bức hình bị hư nát vì thời gian.
Ngoài ra, ông còn đóng góp tiền bạc và dùng sự quen biết để kêu gọi quyên góp cho các thương phế binh còn sót lại ở Việt Nam. Ông vẫn chưa cho là đủ, ông tâm sự: “Hối tiếc duy nhất của tôi là nguyện vọng đóng góp cho Việt Nam vẫn còn dang dở.”
Không rõ quan niệm về sự đóng góp của anh như thế nào, nhưng từ đời cha đến đời con, gia đình họ Quách đã không ngừng phục vụ xã hội.
Năm 2003, bác sĩ cho biết ông bị ung thư ruột. Năm 2016, bác sĩ lại cho biết ông bị ung thư nhiếp hộ tuyến.
Nhưng với bản tính “phải sống để phục vụ” cố hữu của mình, ông vượt qua tất cả và ngày nay, bác sĩ cho biết ông hoàn toàn không bị ung thư gì nữa.
Có con gái đầu lòng mới tròn ba tháng tuổi, anh Tiến cười vang khi hỏi con anh, sau này có đi lính không. “Tôi không biết cháu sẽ quyết định ra sao về chuyện này, nhưng tôi dám chắc rằng con tôi sẽ là một công dân hữu ích cho xã hội, cho quê hương.”
Gia đình ông Trường hiện sống tại Huntington Beach, California, và rất vui vì thành viên mới nhất, bé Sidney Vĩnh Quách.
Cả gia đình cùng chọn con đường phục vụ xã hội. (Đằng-Giao)


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Aug/2019 lúc 8:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.316 seconds.