Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 93 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2021 lúc 11:15am
Tình Người Vợ Tù

  Em cũng hơi mềm lòng; nhưng nhớ lại lời chị Ba căn dặn trước khi đi:

              - Em đừng có dại mà nghe chúng nó lường gạt ký tên nhận bất cứ điều gì nha!

              - Dạ! Em biết!

          Hơn nữa, với kinh nghiệm bản thân, hằng ngày em đã chứng kiến không biết bao nhiêu cảnh những người vợ các anh đi cải tạo bị lừa, bị gạt mất nhà, mất đất, mà chồng con có được thả về đâu! Em nhứt quyết cố chống chỏi tới cùng. Chúng kêu em tới lui ‘làm việc’ mấy ngày liên tiếp. Có khi ngồi từ sáng đến chiều, thấy em vẫn tỉnh bơ, không tỏ vẻ gì run sợ, rúng động, chúng đành cho em ra về.

Anh biết không? Chúng dọa nạt không xong, quay qua kế... thả dê! Tên Công An Trưởng Phường tìm đến nhà. Lấy cớ ‘điều tra tại chỗ’. Chúng bảo rằng:

              - Thằng Tư nó đã khai hết rồi! Nó đã nhận tôi hoạt động cho CIA Mỹ. Nó về đây cùng với cô "hợp đồng" tổ chức vưọt biên. Ðây này, ‘Bản Tự Khai’ của Thằng Tư đang ở trong nằy đây này! Cô nhận tội đi!

          Một thoáng lo ngại, tim đập thình thịch! Chúng vừa nói, vừa vỗ tay vào cặp da bình bịch. Nhưng không đưa ra bất cứ tờ giấy nào cả! Em hơi yên tâm. Chúng lục soát tứ tung. Không một nơi nào mà chúng không bươi móc, lật tung ra. Nhưng vẫn không tìm ra được gì, ngoài vài cây thuốc lá.       Chúng lập biên bản 'tịch thu hàng lậu'.

          Anh thấy có lo cho em không? Sau này, anh về, em sẽ kể anh nghe. Thú vị lắm! 'Vỏ quít dày, có móng tay nhọn', và 'kẻ cắp gặp bà già' phải không anh? 

          Biết không có cách gì "gỡ gạt" ở em, tên Công An trở mặt. Mấy ngày sau, chúng bắt thằng Minh, với lý do "lấn chiếm lòng lề đường" vá vỏ xe đạp. Chúng giữ Minh suốt một ngày, rồi hai ngày. Nóng long lo lắng cho Minh, em phải đóng tiền phạt, Minh được thả về.

          Anh,

          Còn nhiều chuyện nữa, vô cùng rối rắm; nhưng bây giờ em muốn hỏi thăm về anh.

Không! Em muốn nói: Em nhớ Anh! Nhớ anh vô cùng! Anh nhớ bài hát Không Bao Giờ Quên Anh của Hoàng Trang không anh? Em hát anh nghe nha!

          Nhớ lúc chia phôi, cầm tay chưa nói / Hết bao nhiêu niềm thương của tuổi xuân vừa tròn. /Xa nhau, mấy người không buồn không nhớ / Xót xa cho tình yêu / Nối tiếc xa xôi, ngày xưa anh nói / Vẫn yêu em nghìn năm, vẫn đợi em trọn đời.

          Anh,

          Trong lúc anh bị dồn vào đường cùng, không nơi nương tựa, định mệnh, không, em muốn nói dòng đời đưa đẩy đã cho em gặp được anh. Trước khi được gọi là hạnh ngộ với anh trước mặt ông Sáu Râu, em đã thấy anh đi lang thang trên Bãi Trước qua nhiều ngày rồi. Em đoán, anh đang ‘lặn lội’ tìm đường ‘xuất ngoại’. Em có mời anh mua trái cây, nhưng anh hững hờ từ chối.

         Anh đừng cười em nha! Chính em cũng đã đắn đo khi mở miệng mời anh. Với những du khách khác, em mời hỏi một cách tự nhiên, đến độ vô hồn, khuôn sáo, ước lệ; nhưng với anh, duờng như em hơi lúng túng, thiếu tự nhiên. Nét mặt của anh không khắc khổ, tuy bề ngoài, quần áo quá ‘tang thương’ rách nát như ‘cái bang’.  Ðôi mắt anh trong và sáng tuy có vẻ u uẩn đau thương cho phận mình, cho mệnh nước, vẫn chất chứa kiếm tìm một niềm hy vọng ở tương lai cho mình, cho tiền đồ tổ quốc. Nhất là nụ cười của anh. Sao em không thấy héo hắt với tấm thân gầy gò, suy dinh dưỡng, đói khát; ngược lại vẫn tươi, vẫn chan hòa mạng mạch của lòng nhiệt huyết, của ý chí kiên cường, bất khuất. Ðúng không anh?

          Anh,

          Sau hơn một tháng ngóng tìm tin Anh, chiều Thứ Bảy, có một người tìm đến nhà, gặp em. Hắn rụt rè noí:

              - Chị có phải là Lan không? Chị là... vợ của Anh Tư phải không?

Em hơi nghi ngại, dò xét:

              - Có chuyện gì không anh? Có phải anh là công an đến điều tra không?

          Hắn lắc đầu nguầy nguậy:

              - Không! Không! Em bị nhốt chung với Anh Tư trong Trại Khu Gia Binh. Em trước đây là Công An Vũng Tàu, nhưng bị chúng gài bắt về tội Bán Bãi, nhốt hơn ba năm rồi. Chúng đưa em ra nhốt ở dãy nhà dành cho Tù đi Lao Ðộng bên ngoài. Nên em có thể đi quét tuớt dọn dẹp, đi chợ, nấu cơm, đêm cơm phát cho các Phòng Giam khác. Anh Tư có cho địa chỉ của Chị, về nói cho Chị biết, ảnh đang bị nhốt ở trong Khu Trại Gia Binh. Nếu chị muốn gởi thơ, chị viết đi, ngày mai, trước khi trở vô Trại, em sẽ trở lại lấy.

          Lan chưa hết ngờ vực:

              - Xin lỗi anh! Từ ngày Anh Tư bị bắt đến giờ, nhiều người tự xưng là bạn, là bà con, là ở tù chung, đến đây kêu tôi gởi quà, gởi tiền cho anh Tư; nhưng tôi chỉ biét cảm ơn, vì không một chứng cớ cụ thể nào của anh Tư gởi về! Làm sao mà tin được phải không anh?

              - Chị nói rất đúng! Tôi quên cho chị biết tên: Tôi tên là Mạnh, Tám Mạnh. Mấy thằng bạn xấu mồm, thường gọi là Mạnh Hô! Vì, như chị thấy, tôi hô duyên!

          Em không khỏi cừơi thầm, ngay khi nhìn thấy anh ta, hình ảnh đầu tiên đã đập vào mát nàng là... hô. Anh Ta hô quá khổ! Hô hơn bàn nạo dừa khô! Nghe anh ta tự nhận, em cũng phải khen là anh ta thật thà, bộc trực. Trong khi em đang miên mang nghĩ về anh ta, thì Mạnh Hô lần túi lấy một mẩu giấy nhỏ cuộn tròn đưa cho em:

              - Chị đọc sẽ biết phải thư của anh Tư hay không!

          Em nhìn anh ta, quan sát từng động thái, và đưa tay cầm lấy mẩu giấy nhầu nát. Em mở ra đọc, võn vẹn:

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2021 lúc 11:26am
Tình Người Vợ Tù

"Lan em, Anh đây! Tư"

          Nét chữ run run, vội vàng, vẫn biểu tỏ đúng là chữ của anh như đã viết trên những tờ giấy ‘Giao Hàng’ đưa cho Minh đi bỏ thuốc ngoài chợ. Em rót nước mời Mạnh Hô:

              - Ngày mai anh lại lấy ít quà mang vô cho Anh Tư nha! Có cả quà cho anh nữa! Cảm ơn anh nhiều lắm!

          Tiễn Mạnh Hô ra khỏi cửa. Lòng mừng vô hạn, hơn bắt được vàng! Em đã nhìn được chữ viết như nhìn được hình bóng của Anh! Như gặp được anh! Em đưa ‘bức thư’ lên môi, hít nhẹ thật dài, như hôn vào má, vào mắt, vào môi người mình yêu! Ðê mê! Nồng nàn! Anh, anh có cảm nhận được không anh?

***

Không biết vô tình hay cố ý, từ góc phòng bên kia, anh Sáng, người ca nhạc sĩ Phòng... Giam, cất tiếng hát mượt mà:

          Tôi viết lên đây với tất cả chân thành / Của lòng tôi trao anh /Ngày nào đã quen nhau, vì chung hướng đời, / Mình trót trao nhau nụ cười / Và tình yêu đó, tôi đem ép trong tim / Dù bụi thời gian có làm mờ đi kỷ niệm / Của hai chúng mình / Tôi cũng không bao giờ / Không bao giờ quên anh.

         Tư mơ hồ tiếng nói của Lan đang thỏ thẻ bên tai mình. Lá thư được dấu kín trong lon guigoz đứng muối đậu phọng do Mạnh Hô mang vô. Vì cùng là bạn cùng ngành Công An với nhau, nên Mạnh Hô trở vào trại, không bị khám xét, lục soát! Mạnh Hô lợi dụng lúc phát cơm đã khéo léo lén trao thư cho Tư trưa nay.

Sáng vẫn réo rắt bản Bao Ðêm Không Ngủ của nhạc sĩ Vinh Sử:

          Bao đêm không ngủ gối chiếc đã hoen lệ sầu / Bao đêm không ngủ tiếng khóc xót thuơng tìm nhau / Anh ơi đi đâu phương trời nào có thấu / Những nỗi đắng cay buồn đau cho tình ban đầu / Bên sông mưa đổ chiếc bóng nhớ thuơng nhiều rồi!/Tim em đau khổ biết nói với riêng mình thôi / Canh khuya đơn côi quanh mình là bóng tối / Nước mắt đã bao lần rơi dòng đời vẫn trôi / Anh ơi! Bao giờ anh về / Bao giờ anh về nghe tiếng nói dịu êm./Anh ơi! Chim kia tìm tổ ấm / Nước vẫn trôi về nguồn sao nỡ để em buồn / Cho em hơi thở ấm cúng những khi lạnh lùng / Cho môi em nở thắm thiết giữa đêm trời đông / Đôi ta trao nhau huơng đời và ý sống/Nối tiếc với bao ngày xanh đừng phụ nhé anh...! 

            Tiếng bước chân dồn dập hướng về phòng giam. Tiếng mở khóa! Cánh cửa hé mở. Ánh sáng vàng vọt các ngọn đèn đêm làm mờ bóng người lố nhố ngoài sân:

              - Nê Văn Tư đâu? Ra đây ngay!

     Tư chết điếng! Chắc chắn, chúng gọi mình nửa đêm, chỉ là để... đem bắn! Thế là xong! Toàn thân bủn rủn, nhũng mềm ra như bún thiu! Thằng Òn, thằng Bé và dường như tất cả tù nhân trong phòng đều ngồi chõm dậy, hướng mắt về Tư, dọ xét! Anh Hai, người "tù trưởng phòng" đến bên Tư thương cảm:

              - Sao vậy anh Tư? Tất cả anh em cầu nguyện Bồ Tát Quan Âm phù hộ cho anh!

     Tư mất thần bước ra. Cánh cửa phòng giam đóng sầm lại.

     Cảnh tượng trước mắt làm mắt Tư hoa lên. Một người mặc bộ đồ tù còn mới bị xích hai chân, còng hai tay đang té qụy, được một người tù khác to lớn vạm vỡ đứng kềm chặt bên cạnh; xung quanh là một lũ công an, súng Ak tua tủa. Tư thoáng nhận ra anh Bảo Châu, một võ sĩ, cũng có thể nói một võ sư Thái Cực Ðạo, bị tù đã hơn 3 năm rồi về tội vượt biên. Và... người tù mặc áo mới kia là anh Trịnh Thiếu Hoa.

     Tư chưa dứt hết ý nghĩ, đã bị một tên công an đến bên quát tháo:

              - Hai đứa bây, thằng Bảo Châu và mày, Nê Văn Tư, có nhiệm vụ giữ chặt tên phản quốc kia. Còn việc gì nữa sẽ có "nệnh" sau. Nghe chữa?

          Ðã nghe tiếng và biết Tư bị bắt từ mấy tháng nay, nhưng vì bị nhốt riêng biệt ở hai dãy nhà khác nhau, nên Bảo Châu chưa có dịp nói chuyện với Tư, một võ sinh Taikwondo có đẳng cấp cao hơn mình, cùng tu huấn tại Ðại Hàn, từ những năm trước 1975.

          Tư chợt hiểu ra, lý do mà bọn Trại giam kêu Bảo Châu và Tư "hộ tống" tử tội đến "pháp trường".       Trên chiếc xe jeep của chế độ cũ, nhìn Trịnh Thiếu Hoa bị bịt mắt vẫn tỉnh veo, như không có chuyện gì đang xảy ra quanh mình, Tư nghe ớn lạnh chạy dài suốt xương sống:

              - Không biết, chỉ mỗi mình Trịnh Thiếu Hoa bị... hay luôn cả mình nữa!?

          Ðoàn xe gồm 4 chiếc quẹo vào cổng Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Bình Ðịnh Xây Dựng Nông Thôn ngày trước. Chạy quanh co một hồi, ra gần đến bờ biển, đoàn xe dừng lại trong rừng thông. Ánh trăng tù mù sắp lặn bên kia dãy núi Lớn, những bóng người nhảy vội xuống xe, dang thành hàng ngang. Một tên công an mang lon 4 sao, đại úy, bước tới ra lệnh:

              - Cho chúng nó xuống xe.

          Bảo Châu và Tư cả hai dường như đều toát mồ hôi lạnh. Tay run run, cố gắng dìu bạn đồng tù. Trịnh Thiếu Hoa hỏi nhỏ:

              - Ðến chỗ rồi hở hai anh?

          Không chờ câu trả lời, Trịnh Thiếu Hoa nói tiếp, vẫn giọng trong, ấm "bình thường":

              - Chúc Anh Bảo Châu và anh Tư ở lại mạnh giỏi nha! Cho em gửi lời thăm vợ và con em. Các anh nhớ tiêu diệt Cộng sản, trả thù cho dân tộc nha!

          Hai tên công an đẩy Bảo Châu và Tư lôi Trịnh Thiếu Hoa tới một gốc cây thông. Bảo hai anh  cầm lấy sợi dây thừng quấn chặt hai khủy chân, và hai cánh tay Trịnh Thiếu Hoa kéo vòng ra sau cột lại. Quan sát thật kỹ, hai tên công an bảo Tư và Bảo Châu lùi ra phía trước đầu xe, đậu cách đó chừng hơn 30 mét. Một toán 6 tên "sát thủ" dưới quyền chỉ huy của một tên khác, chạy đến xếp hàng, cách Trịnh Thiếu Hoa chừng... 3 mét. Một tên "kiểm tra" lại băng bịt mắt.

Trước một tích tắt, loạt súng AK chát chúa nổ, Tư nghe:

              - Ðả đảo Cộng Sản. Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!

          Ðầu Trịnh Thiếu Hoa gục sang bên. Một phát, rồi hai phát súng "ân huệ" vào mang tai người đã chết, kèm theo tiếng chửi thề:

              - Đ.M. Ðồ ngoan cố! Ðến chết vẫn còn "phản động"!

Một tên tay trái mang bămh có chữ thập đỏ, chắc là "giám y" "báo cáo" đến khám xác người, quay lại chào tên đội trưởng:

              - Xin báo cáo! Nó đã chết!

          Bảo Châu và Tư được lệnh tháo dây và khiên xác bỏ vào một cái hố đã đào sẵn, lắp cát cho bằng, không được để lại một dấu tích gì!

          Phía chân trời xa, một vi sao rơi vào biển cả mênh mông. Tiếng sóng vỗ tức tưởi, nghẹn ngào! Trên đầu sóng mang trên bao vành khăn trắng! Rừng thông đang ngủ yên, chợt lao xao, rì rào như lên tiếng tiễn đưa một linh hồn trai trẻ về bên kia bờ đại dương, nơi mà người vừa nằm xuống muốn tìm đến, nhưng đành ở lại nơi đây trước họng súng của kẻ bạo tàn khát máu!

          Tư thất thểu, bước chệnh choạng trở lại phòng giam. Trời vẫn còn mờ mịt tối. Nhưng, những hình ảnh vừa qua đã bùng cháy trông tâm thức, trong con mắt của chàng. Kinh dị! Đau xót! Hận thù!

***

Trịnh Thiếu Hoa!

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Dec/2021 lúc 12:55pm
Thơ%20Nguyễn%20Thị%20Thêm%20-%20CHO%20NGƯỜI%20NẰM%20XUỐNG%20-%20Thơ%20-%20Hội%20Ái%20Hữu%20Cựu%20Học%20Sinh%20%20Ngô%20Quyền%20Biên%20Hòa
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2021 lúc 2:29pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2021 lúc 1:27pm



Phạm Tín An Ninh





Dừng xe trước quán cà phê nằm bên triền núi, tôi kéo Lân vào ngồi bên chiếc bàn nhỏ, nằm riêng rẽ dưới bóng mấy cành thông. Ngày thường, quán vắng khách. Đã hơn bốn giờ chiều mà mặt trời đang ở trên đỉnh đầu. Mùa hè Bắc Âu ngày dài ra, có những ngày cuối tháng sáu, gần như không thấy bóng đêm. Trời nắng, nhưng không nóng lắm. Thỉnh thoảng có vài cơn gió làm lung lay những cành thông, như muốn khuấy động cái không gian tĩnh mịch và tạo thêm chút mát mẻ, thư thái cho khách nhàn du.

Đến đây đã nhiều lần, dần dà bọn tôi trở thành khách quen của ông chủ quán, người Na- Uy, vốn trước kia ở cùng xóm với tôi, nên đã dành cho chúng tôi sự tiếp đãi đặc biệt, thoải mái. Hơn nữa đã từng nghiên cứu về Đạo Phật, nên thấy Lân trong bộ áo thầy tu, ông chủ cũng tỏ ra ít nhiều tôn kính, có khi trao đổi đôi điều về Phật và Thiền học, mặc dù ông chưa hề biết quá khứ, nhất là cả một thời tuổi trẻ đầy sôi nổi, hào hùng và biến động của Lân.

Gần mười năm nay, sau khi về hưu, hằng năm, vào khoảng giữa tháng Mười, vợ chồng tôi thường sang Cali ở sáu tháng để trốn mùa Đông Bắc Âu, mà với tuổi già càng lúc cái lạnh như càng ngấm vào da thịt và cả trong lòng mình. Đến hè, mỗi lần trở lại Na- Uy, tôi thường ghé lại thăm Lân. Từ lúc nhận ra tuổi già qua nhanh quá, cái quỹ thời gian không còn nhiều, và một số bè bạn đã lần lượt ra đi, chúng tôi dành nhiều thì giờ cho nhau hơn. Lân về hưu trước tôi một năm, và anh đã chọn một hướng đi đặc biệt cho tuổi già: tu tại gia. Anh xuống tóc, ăn chay trường và mỗi ngày sống với kinh kệ như một vị thầy tu, mặc dù không đến chùa. Anh cho rằng cái khung cảnh và sinh hoạt ở một số chùa chiền bây giờ không thích hợp với anh. Hầu hết bạn bè và những người quen biết đều tôn trọng cái quyết định đó, cũng như rất mến mộ phong cách, đạo đức của anh. Thực ra, trước khi chọn con đường tu hành, anh cũng đã có đầy đủ tố chất của một vị chân tu rồi. Hiền lành, đạo hạnh, luôn chia sẻ tấm lòng với tha nhân, nhất là những người không may, gặp điều khốn khó, và với ai anh cũng luôn nở một nụ cười hiền hòa nhân ái. Lân dùng nguyên ngôi nhà ở sửa sang lại làm tịnh thất, nằm trong khu ngoại ô, bên bìa rừng yên tĩnh. Anh sống ẩn dật, chỉ tiếp vài ba người bạn chí thân. Tôi thường đến đây với Lân, có khi ở lại cả tuần, theo anh ngồi tĩnh tâm hay tập thiền, nhưng thỉnh thoảng Lân cũng chìu tôi, theo tôi ra ngồi ở cái quán cà phê bên vách núi yên tĩnh này. Tôi nghĩ đây là nơi lý tưởng để Lân còn nhìn thấy một chút “thế gian” và chúng tôi có thể ngồi hằng giờ tâm sự chuyện đời xưa, nhắc nhớ khoảng thời gian khá dài mà chúng tôi có cùng chung quá khứ.

Tháng sáu năm 1976, sau khi bị chuyển tù ra Bắc, đến Trại Hang Dơi thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, tôi gặp lại người bạn cũ, có thời ở cùng đơn vị. Anh ở khác lán với tôi, nhưng cùng tổ và nằm bên cạnh Lân. Qua anh bạn này, tôi quen biết Lân từ đó, để rồi sau này trở thành thân thiết. Điều đặc biệt là dù qua bao lần “biên chế”, bị chuyển đi nhiều trại, Lân và tôi đều được may mắn, đi chung với nhau cho đến ngày Lân ra tù, tháng 9 năm 1981.

Trước ngày miền Nam thất thủ, Lân là thiếu tá, làm việc ở Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân (thuộc Bộ Tư lệnh Không Quân). Một công việc bất đắc dĩ, ngoài sở thích của Lân. Anh vốn là phi công trực thăng được chuyển về đây sau khi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa và được Hội Đồng Giám Định Y Khoa xếp vào loại 2, không thể phi hành hay chiến đấu được. Anh bị trọng thương trong một chuyến bay cấp cứu (rescue) một phi hành đoàn bạn bị bắn rơi trong trận chiến An Lộc.

Lớn hơn tôi một tuổi. Lân tình nguyện vào Không Quân và được sang Mỹ học ngành hoa tiêu trực thăng. Về nước được bổ sung cho Phi Đoàn Long Mã 219 ở Đà Nẵng, từ thời còn xử dụng trực thăng loại H- 34, về sau này được thay thế bằng UH- 1. Đây là một phi đoàn đặc biệt. Trên các máy bay sơn toàn màu đen, không vẽ quốc kỳ và bất cứ danh hiệu hay mã số nào, ngoài hình những lá bài “ách xì” cơ, rô, chuồn, bích. Phi Đoàn có nhiệm vụ thả và bốc các toán lôi hổ, biệt kích, hoạt động trong vùng đất địch. Lân nổi tiếng là một phi công tài giỏi, thông minh và can đảm.

Sau đó, được thuyên chuyển về một phi đoàn thuộc Vùng 3. Năm 1970, Lân cùng phi đoàn đã đóng góp nhiều chiến công trong các cuộc hành quân sang lãnh thổ Cam- Bốt. Năm 1972, tham dự trận chiến An Lộc, đổ quân, tản thương cho Liên Đoàn 81 BCND và một số đơn vị thiện chiến khác, Lân mấy lần bị thương nhẹ, được đặc cách thăng cấp thiếu tá. Khi đã có lệnh và đang chờ thuyên chuyển đến một phi đoàn khác để giữ chức vụ Phi Đoàn Phó, thì anh tình nguyện tham gia phi vụ cấp cứu (rescue) một phi hành đoàn bạn bị bắn rơi. Nhờ tài năng, lòng dũng cảm và nhất là tình đồng đội “không bỏ anh em không bỏ bạn bè”, anh đã bất chấp mọi hiểm nguy, cứu được 3 trong 4 người của một phi hành đoàn, khi phi cơ phải đáp khẩn cấp vì bị trúng đạn phát hỏa, người xạ thủ đã bị tử thương. Được bốn gunships yểm trợ, Lân đã lừa địch và bất ngờ đáp xuống trong màn lưới đạn, bốc ba người bạn đang bị Cộng quân truy bắt. Nhưng khi vừa bốc phi cơ lên, Lân bị trúng hai viên đạn, làm gãy xương cánh tay và ống chân trái. Sau này, trong một dịp tình cờ, tôi gặp anh co- pilot trong phi vụ này, kể lại chuyến bay rescue vô cùng hiểm nguy với tất cả lòng thán phục Lân. Anh bảo, nếu không có Lân hôm ấy, chắc chắn việc cấp cứu đã không thành và ba người bạn cùng phi đoàn đã bị địch quân giết hay bắt sống.

Khi ở trại Nghĩa Lộ, tôi được sắp xếp cùng tổ với Lân. Chúng tôi thuộc đội phát rừng (vào mùa Đông) và tăng gia (vào mùa Hè, vì mùa Đông, ở vùng này rất lạnh, không trồng rau được). Tù ăn uống thiếu thốn và lao động cực khổ, nhưng Lân rất khỏe mạnh. Có lẽ nhờ vào khả năng mưu sinh. Phải nói đây là một sở trường đặc biệt của Lân mà bạn tù ai cũng nể phục. Anh có thể bắt tôm, cá bằng tay không, khi đứng giữa một dòng suối hay con sông. Nhìn dấu chân các loài vật anh biết ngay đó là con vật gì. Chỉ cần một nhánh cây anh có thể “sáng chế” thành một cái bẫy để bắt các loại chim, chồn, và cả thỏ rừng. Nhờ vậy mà anh nuôi sống cả một tổ tù, đặc biệt cứu vài người bị đau bệnh, kiệt sức. Anh còn biết cả thuốc Nam, các loại lá, vỏ cây trị bệnh. Một lần đi rừng chặt nứa, tôi bị một con ong đất chích vào tay, sưng vù lên và tím cả một vùng da. Lân cho biết nọc loài ong này rất độc, có thể làm chết người. Anh dùng dây rừng cột chặt cánh tay tôi lại, đi tìm một loại lá và vỏ cây gì đó đắp lên. Chỉ sau một giờ đồng hồ vết sưng biến mất. Một buổi trưa nhân ngày lễ, được nghỉ lao động, anh đã câu được gần ba mươi con ếch ngay trong trại, dưới các rãnh mương thoát nước. Chính tay trưởng trại đã đi theo xem và phục tài của Lân. Tất cả ếch câu được đều giao cho nhà bếp “hậu cần” để có thêm chất thịt cho anh em. Lân cho biết là chỉ cần nghe tiếng ếch kêu đêm hôm trước là anh biết có khoảng bao nhiêu con và đang trốn ở đâu. Cần câu chỉ là một thanh tre và một sợi chỉ từ cái bao cát được Lân xe lại, và mồi câu chỉ bằng một miếng bông gòn nhỏ. Tối hôm ấy, tôi khuyên Lân nên chấm dứt chuyện câu ếch và cần phải giấu kín cái tài mưu sinh, vì có thể bị bọn cai tù nghi ngờ, “ra tay” trước đề phòng khả năng anh trốn trại. Tôi cũng ngạc nhiên, khi Lân là một phi công “hào hoa”, nhưng khả năng mưu sinh thoát hiểm rất tuyệt vời. Lân cho biết, khi còn nhỏ, nhờ cả thời tuổi thơ sống bên quê ngoại, một vùng quê ở Tây Ninh, anh đã theo đám bạn bè và cả những người nông dân lớn tuổi, học được rất nhiều điều như thế.

Điều làm tôi nể phục hơn, ngoài mưu trí, lanh lẹ, Lân còn là một con người gan dạ, liều lĩnh và chí tình với bạn bè. Một lần trải qua một trận kiết lỵ kéo dài, thuốc men không có, tôi chỉ còn khoảng ba mươi ký, kiệt sức đứng không vững. Lơi dụng lúc đi lấy “phân xanh” (loại lá cây để ủ thành phân bón), không có vệ binh canh giữ, Lân đã lén vào trại heo của Hợp Tác Xã (cách trại khoảng vài trăm mét, mà trước đó đám tù bọn tôi có đến vài lần làm chuồng cho họ) bắt một chú heo con (heo sữa) mang về giấu ngoài khu vực tăng gia (nằm sát bên hông trại), để hôm sau vùi vào hầm lửa ( do tù đào và dùng các gốc cây đốt lửa sưởi ấm) cho tôi ăn dần. Nhờ đó mà tôi sớm lấy lại được sức. Một lần khác, khi được giao cho công việc lên phơi lúa trên sân trại, nằm ngay trước ban chỉ huy trại, Lân thấy có một buồng chuối thật dài sắp chín được đám bộ đội chăm sóc cẩn thận, bao lại bằng mấy tấm bao cát và chống lên bằng hai thanh gỗ. Vài hôm sau, trong một buổi sáng sớm mùa Đông, khi sương mù còn dày đặc (đứng cách vài thước không nhìn thấy nhau), Lân đã lẻn lên sân trại cắt trộm cả buồng chuối mang ra chôn giấu ngoài khu lao động. Hai hôm sau chuối chín, chờ lúc không có mặt tay quản giáo, Lân đào buồng chuối lên để cả tổ cùng ăn. Vì sợ mùi chuối chín dễ bị phát hiện, nên Lân đề nghị phải ăn cho hết. Một thời gian quá lâu thiếu chất đường, nên cả tổ tám người thanh toán buồng chuối khoảng một trăm quả trong vòng 20 phút đồng hồ mà vẫn chưa thấy ngọt. Nhưng vì ăn nhiều quá, nên khi vừa đứng dậy, cả bọn bị ói thốc tháo ra toàn là chuối.

Biết tài bắt cá của anh, nên mỗi lần trại tù hay hợp tác xã bên cạnh tổ chức “tảo” các hồ cá để thả cá con, Lân đều được chọn đi bắt cá. Hầu hết các hồ chỉ nuôi loại cá trắm cỏ, nhưng có nhiều loại cá khác, như cá lóc, cá trê sống trong đó, sẽ ăn hết đám cá trắm cỏ con. Nên trước khi thả cá, phải “tảo”hồ, băng cách bơm cạn và bắt tất cả các loại cá khác nằm dưới bùn. Lân sở trường về việc này. Nhưng thay vì phải giao tất cả cả bắt được cho trại, anh tìm vài cái hang dưới bờ hồ, tạo thành những cái hộc để nhốt một số cá lóc vào đó. Những cái hồ cá này, cũng là nơi cho tù rửa ráy hay tắm sau giờ lao động. Và cứ mỗi lần tắm, Lân lại bắt một con cá nhốt sẵn trong hộc, mang về cho cả tổ cùng ăn. Vì là đội tăng gia, được giữ mấy cái bình tưới bằng nhôm, nên dễ dàng giấu cá trong đó mà không bị “phát hiện”.

Có một kỷ niệm tôi không thể nào quên. Một khoảng thời gian ở Trại Hang Dơi, bọn CS luôn tìm mọi cách vắt kiệt sức của chúng tôi. Tất cả tù đều phải lên rừng chặt nứa (loại tre nhỏ) mang về bán cho nhà máy giấy Việt Trì, theo hợp đồng của trại. Chỉ tiêu mỗi ngày là ba mươi cây. Nếu không đủ, sẽ không được nhận khẩu phần ăn. Chỉ sau một tháng là nứa ở các vùng núi chung quanh trại tù hết sạch. Chúng tôi phải chia nhau một toán ba người đi rất xa lên các dãy núi cao tìm nứa. Lân và tôi luôn đi chung một toán. Trời mùa Đông, lạnh buốt xương, và suốt cả ngày mưa phùn rả rích. Các lối mòn, ngõ ngách lên núi biến thành bùn nhão, trơn như mỡ. Bọn tôi phải đóng những cái cọc ngắn dọc trên các con đường, mỗi lần vác nứa xuống, dùng đầu ngón chân tì vào các cọc để không bị trượt ngã xuống vực. Nguy hiểm hơn là khi bị té ngã, bó nứa chùi xuống đâm vào người đi trước, có thể mất mạng. Một buổi trưa, len lỏi trong rừng già, rất khó khăn để chui qua những cây mây già, nằm chằng chịt như những con trăn dài chặn các lối đi, những cây cổ thụ cao to che hết ánh sáng mặt trời. Khi bọn tôi đang lo âu có thể bị lạc đường, chia nhau đi chặt vào các thân cây làm dấu, thì bất ngờ một một cây cổ thụ bỗng rung rinh, lá cây xào xạc, bóng một con vật to lớn nhảy xuống. Cả ba thằng khựng lại, rồi như theo bản năng, nhanh chóng tìm lại ngồi sát vào nhau, mặt thằng nào cũng tái xanh. Bỗng Lân quát lớn: “Đừng sợ, đứng dậy, đưa dao lên!” Tôi làm theo Lân như cái máy. Khi hoàn hồn, nhận ra ngay trước mặt mình không xa, một con dã nhân (vượn người?), cao to bằng ba con người, lông lá đầy mình, mặt mày dữ tợn, đang rú gào đe dọa chúng tôi. Lân rất bình tĩnh, bảo bọn tôi cùng hét thật lớn và bước tới với con dao đưa lên chém vào không khí. Không ngờ con dã nhân lùi lại, rú thêm mấy tiếng rồi nhảy phóc lên cây, phóng đi nơi khác. Hôm ấy bọn tôi về tay không và biết là sẽ bị phạt mất phần ăn, nên Lân đã đi tìm mấy mụt măng rừng và luộc lên cho bọn tôi ăn đỡ đói. Tôi và anh bạn tù kia phục Lân vô cùng. Nếu hôm ấy mà không có Lân, chẳng hiểu bọn tôi sẽ phản ứng ra sao. Cũng đã từng bao lần vào sinh ra tử, nhưng đứng trước một tình huống quá bất ngờ này, thực tình chúng tôi mất hết bình tĩnh, chẳng biết cách nào đối phó. Đây cũng là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một con vật lạ lùng, ghê sợ, mà trước đây chỉ biết mơ hồ qua sách vở và lời kể của ông bà.

Năm 1979, trước khi chuyển trại để rời khỏi Hoàng Liên Sơn, vì Trung Cộng đang tấn công vào các tỉnh biên giới phía Bắc, đội tù chúng tôi được chọn ra hai tổ đi lao động “thông tầm”, gặt lúa cho một HTX nông nghiệp, ở cách xa trại khoảng mười cây số. Lân được chọn làm toán trưởng. Chúng tôi khoảng 20 người, đi bộ, có hai tên vệ binh đi theo. Đến nơi vào buổi chiều, trời sắp tối, bọn tôi được trú ngụ trong một cái đình làng bỏ hoang, một phần mái và một bức tường đã rệu rã. HTX dùng cái sân đình để chứa và phơi lúa. Không biết có phải để “khuyến khích tinh thần” hay tạo thêm sức, HTX “bồi dưỡng” cho bọn tôi một bữa xôi nếp với thịt trâu khá no nê. Có cả một xị rượu mía. Đây có lẽ là bữa ăn thịnh soạn nhất trong đời tù bọn tôi.

Sáng hôm sau, tay Chủ nhiệm HTX hướng dẫn chúng tôi ra khu ruộng, nằm cách ngôi đình làng khoảng 100 mét. Khi đến nơi bọn tôi mới ngỡ ngàng. Đây là những đám ruộng sình, lúa rất tốt, nhánh nào cũng trĩu đầy hạt, nhưng nếu bước chân xuống ruộng, người ta sẽ bị lún sâu xuống ngay, khó mà ngoi lên được, vì càng cử động, tìm cách thoát lên, lại càng bị lún xuống thêm, có thể ngập đầu. Bọn tôi lắc đầu ngán ngẩm, khi vừa hiểu ra cái giá của bữa cơm nếp có thịt trâu, rượu mía tối hôm qua. Trong khi cả bọn nhìn nhau bất lực, Lân đưa ra sáng kiến. Dùng các tấm cửa cũ của ngôi đình bỏ hoang, cột dây kéo hai đầu, chỉ cần một người (chọn những người nhẹ ký nhất) ngồi trên tấm cửa, gặt lúa, những người còn lại, đứng trên bờ hai đầu, thay phiên kéo và giữ thăng bằng tấm cửa và an toàn cho người gặt lúa. Một tấm cửa khác kéo theo bên cạnh, để chứa những bó lúa gặt được. Khi nào đầy lúa, người gặt ra dấu, để được kéo vào bờ. Sáng kiến của Lân được mọi người hoan nghênh, kể cả tay Chủ nhiệm. Khoảng mười tấm cửa cũ đủ loại lớn nhỏ được mang ra sử dụng, một số cuộn dây được cung cấp, kể cả một số tre được mang tới để vài anh chẻ ra đan thành những cuộn dây dài. Không ngờ sáng kiến của Lân lại tuyệt vời. Chỉ hai hôm, tất cả lúa trên hơn mười thửa ruộng sình được gặt xong. HTX “thu hoạch” được số lượng lúa khá lớn. Tay Chủ nhiệm xin cho bọn tôi được ở lại thêm một ngày để nghỉ ngơi và “liên hoan”. Ăn cơm trắng với cá “trám cỏ”. Thấy có một cái trống rách, bỏ nằm lăn lóc trong góc đình, Lân bèn nghĩ ra một điều “kỳ lạ” khác. Anh tháo da từ cái trống ra, mượn một cái chảo đun sôi gần cả một đêm, sáng hôm sau, các miếng da nở ra, mềm, dẻo và trắng mướt. Lân thái nhỏ ra, xin thêm đậu phụng (lạc), giã nát cùng với ít rau, rắc lên. Miếng da rách trong chiếc trống lăn lóc ngày hôm qua, bây giờ đã trở thành một món ăn khoái khẩu. Những bạn tù hôm ấy chắc chắn không ai có thể quên Lân và những ngày tù thật đặc biệt này.

Sau khi được chuyển về Trại Nghệ Tĩnh, Lân rủ tôi và một người bạn thân nữa tổ chức một cuộc trốn trại. Tôi rất tin tưởng vào khả năng vượt thoát của Lân. Thời gian này bắt đầu được thăm nuôi, Lân đã nhờ người nhà mang theo nhiều thức ăn khô, một số tiền mặt và một cái địa bàn nhỏ dấu kín trong hũ mắm ruốc. Nhờ hối lộ hậu hỉ cho tên công an phụ trách, nên mọi thứ đều trót lọt. Nhưng chưa tới ngày thực hiện thì bất ngờ Lân có lệnh thả. Anh rất ngạc nhiên về việc này. Kế hoạch trốn trại phải hủy bỏ, vì tôi và người bạn còn lại không tin vào khả năng của mình, nếu không có Lân.

Năm 1983, sau gần một năm được chuyển về Trại Z- 30 C Hàm Tân, tôi được thả. Ra trại, thay vì về quê ngoài Nha Trang, tôi vào Sài gòn tìm Lân. Vì trước lúc chia tay, Lân cho biết là sau khi về nhà, anh sẽ mua ghe tổ chức vượt biên. Anh còn dặn dò, bất cứ lúc nào ra khỏi tù, tôi nhớ tìm gặp anh ngay. Tôi luôn tin tưởng vào khả năng, đạo đức và chân tình của Lân.

Thời gian trong tù, qua tâm sự của Lân, tôi biết rất rõ về nhà cửa, địa chỉ và tất cả những người trong gia đình anh. Ông cụ đã mất trước 75, Lân chỉ còn bà cụ đang sống với hai cô em gái trong ngôi nhà khá lớn ở bên Quốc lộ, gần Ngã Tư Hàng Xanh. Ông anh duy nhất là một Biên Tập Viên Cảnh Sát, làm việc tại Sài gòn, đã kịp rời khỏi Nhà Bè vào sáng sớm ngày 30.4.75.

Lân được cả nhà, đặc biệt là bà mẹ hết lòng yêu thương. Chính vì điều này mà Lân đã không đành bỏ mẹ để ra đi khi CS chiếm Sài gòn, mặc dù khi ấy Lân có nhiều phương tiện trong tay, đã giúp khá nhiều bạn bè ra khỏi nước. Sau này Lân còn cho tôi biết, chính mẹ và các em gái của Lân đã bán nhiều tài sản và dùng vàng bạc giấu được sau các đợt “đánh tư sản”, tìm đường dây đến một tay thứ trưởng Bộ Nội Vụ CS mua cho Lân cái giấy ra trại, để vượt biên sớm. Lân là một trong số rất ít tù được thả sớm từ miền Bắc trong thời gian ấy. Khi tìm đến nhà, tôi gặp mẹ và cô em lớn của Lân. Bà mẹ cũng là một người tu hành. Bên kia phòng khách, tôi nhìn thấy một tượng Phật Quan Âm lớn hơn một người thật, cao gần đến trần nhà. Tôi bảo tôi là bạn tù rất thân của Lân vừa mới được thả ra, tìm đến thăm Lân, nhưng cả mẹ con đều bảo Lân đang sống ở vùng kinh tế mới dưới Phước Tuy. Nhìn vẻ mặt của hai người tôi biết là họ đang nghi ngờ tôi, có thể là một gã công an nào đó muốn thăm dò tin tức Lân. Khi tôi hỏi xin địa chỉ nơi ở của Lân trong vùng kinh tế mới để đi thăm, viện cớ là tôi ở ngoài Trung, sau này khó có thể gặp Lân, hai người bảo là không biết, hơn nữa người lạ cũng không được phép đến đó. Đoán là có điều gì xảy ra cho Lân, nên cả mẹ và em Lân cố tình giấu giếm, tôi lấy tờ Giấy Ra Trại đưa cho cô em xem và kể thêm một số chi tiết về Lân cũng như những người trong gia đình. Khi ấy hai người mới tin và cho tôi biết là Lân tổ chức vượt biên, kéo theo một số bạn bè, nhưng chẳng may ghe bị mắc cạn ở cửa sông Mỹ Tho, Lân bị bắt và đang bị nhốt trong một trại tù rất khắc nghiệt. Tôi cám ơn và xin tạm biệt, nhờ chuyển lời thăm Lân khi có thăm nuôi. Tôi cũng để lại địa chỉ và nhờ nói lại với Lân, khi ra tù nhớ liên lạc với tôi. Mẹ của Lân bảo cô em vào lấy một số tiền biếu tôi. Tôi từ chối nhưng hai mẹ con nhất mực bắt tôi phải nhận. Cô em đã nhét tiền vào túi áo của tôi.

Sau hơn tám năm, trở về nhà, chưa kịp làm quen với mấy đứa con, nhất là con gái út còn nằm trong bụng mẹ ngày tôi vào tù, và cũng chưa kịp hỏi được tin tức về nơi chôn cất cha tôi, ông đã chết trong một trại tù khác trong Nam từ tháng 6/1976, thì bốn hôm sau, tôi được “mời” ra công an thị trấn, nhận cái giấy trả lại trại tù, với lý do “nhân dân địa phương không chấp nhận cho tôi được tạm trú”. Khăn gói vào lại trại tù Z- 30C, được cho ở tạm nhà thăm nuôi ba hôm, sau đó nhận một tấm Giấy Ra Trại khác, với nơi chỉ định tạm trú mới là sinh quán của tôi. Ở đó tôi chẳng còn ai, ngoài bà cô già, góa bụa sống trong ngôi nhà từ đường của ông bà nội tôi để lại. Tôi lại bị chính quyền CS ở đây hành hạ, làm nhục đủ điều. Không còn con đường nào khác, ngoài vượt biên. Nhờ một ông anh con ông cậu ruột, nguyên là một HSQ Hải quân, đang có sẵn ghe đánh cá, tôi liều lĩnh âm thầm khuyến khích và tổ chức vượt biên, chỉ dành cho gia đình và những người thân thiết nhất. Tôi nhờ đứa cháu vào nhà Lân. Rất may là Lân vừa mới ra khỏi tù hơn một tuần lễ, cũng nhờ bà mẹ lo lót. Lân mua giấy tờ giả, đóng vai một “cán bộ thương nghiệp” ra Nha Trang công tác. Tôi gởi Lân ở chung nhà với một người bạn thân khác của tôi, là căn phòng nhỏ ngay phía sau một trường tiểu học mà anh là hiệu trưởng, không ai để ý. Đúng giờ hẹn, tôi cho người đón Lân bằng xe Honda và đưa Lân trốn trong một ghềnh đá sát bên bờ biển ở một nơi an toàn. Tôi hẹn cho ghe ghé đến, đậu xa bờ khoảng 200 mét, báo mật hiệu bằng đèn và cho thằng cháu chèo thúng chai vào đón. Nhưng Lân bảo không cần, vì thúng chai chèo chậm lắm, anh sẽ bơi ra tàu cho nhanh. Khi kéo Lân lên tàu, hai đứa ôm chầm lấy nhau, như thầm hứa hẹn một “trang sử” mới.

Mặc dù có người anh định cư ở Mỹ từ 1975, nhưng Lân quyết định cùng đi Na- Uy với chúng tôi. Mấy lần tôi hỏi, có phải trong lòng Lân còn “hận” Mỹ, đã phản bội, bỏ rơi người bạn đồng minh, để đất nước và cả dân tộc mình điêu đứng lầm than? Lân cười, bảo chỉ muốn sống gần tôi, người bạn đã cùng sống chết với anh trong suốt đoạn đời tù đày khốn khổ.

Lân cùng học rồi cùng vào làm một sở với tôi cho đến ngày về hưu. Chúng tôi cùng hăng say hoạt động trong một tổ chức kháng chiến ngay từ ngày đến Trại Tị Nạn Bataan, Phi Luật Tân. Vào thời điểm ấy, tổ chức này rất nổi tiếng và được nhiều người khắp nơi tham gia, ủng hộ. Khi một cán bộ cao cấp của tổ chức từ Hoa Kỳ đến Na- Uy sinh hoạt, cả Lân và tôi xin tình nguyện được về “chiến khu quốc nội”(?), nhưng ông ta bảo không còn cần thiết nữa. Chỉ một tháng sau đó, tổ chức này rạn nứt, tan vỡ, phơi bày bao điều không thật, đau lòng. Chúng tôi thất vọng và phẫn nộ khi có cảm giác mình bị lừa dối. Những năm sau, Lân sang Mỹ nhiều lần, thăm ông anh, họp bạn bè và tìm hiểu các tổ chức, hội đoàn hoạt động ở đây. Anh háo hức, thiết tha mong được đóng góp phần mình. Lân thường bảo, cuộc sống lưu vong này sẽ trở nên vô nghĩa, nếu chúng ta không làm được điều gì. Chẳng lẽ rồi bọn mình cũng chỉ là những “con chim ẩn mình chờ chết!”hay sao?

Cuối cùng, dường như Lân đã không tìm được một “ánh sáng nào ở cuối đường hầm”. Anh bảo những hình thức, phô trương, những bộ quân phục và lon lá bị lạm dụng, những ông bà háo danh chủ tịch, tranh giành cộng đồng này, hội đoàn nọ, tệ nhất là mấy cái chính phủ với đám tướng tá tự phong, tự diễn, lố bịch như đám phường tuồng, làm anh muốn buồn nôn.

Có những ông chưa có một ngày trong lính, nhưng lúc nào cũng tỏ ra là một nhà quân sự tài ba, huênh hoang chê bai ông tướng này ông tá khác, phê phán đủ các trận chiến ngày xưa. Cũng có những ông gốc lính, chẳng biết tài năng đến đâu, chửi bới không sót một người nào, từ các cấp chỉ huy của mình ngày trước cho đến tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bằng lời lẽ hạ cấp bẩn thỉu, chụp mũ người này người khác, nếu không hoan hô “cái tài thao lược” của phe ông.

Bạn bè thì một số thoải mái với cuộc sống mới và đã biến thành những con người mới, quên mình đã từng là lính và bị tù đày. Một số thì tìm đến với nhau trong những hội hè, mong có nhiều cuộc họp mặt tiệc tùng, để có dịp mặc bộ quân phục, tìm lại chút “dư âm ngày cũ”. Chưa kể một số đua nhau về Việt nam, để đi trở lại trên những “đường xưa lối cũ.” Lân bảo, vẫn biết mỗi người có quyền chọn cho mình một cách sống riêng để bù đắp những mất mát hay xoa dịu phần nào vết thương quá khứ, tất cả đều tội nghiệp, nhưng sao anh vẫn thấy có điều gì đó làm xót xa, đau đớn trong lòng.

Đôi khi Lân than thở với tôi:

- Đã hơn 30 năm sống trong cái cộng đồng ly hương này, sao nhiều lúc mình vẫn có cái cảm giác bồng bềnh như ngày nào còn ngồi với bạn trên chiếc thuyền vượt biển ra khơi!

Tôi lên mặt lý sự cốt an ủi Lân:

- Bạn đừng lý tưởng quá, thời gian nó sẽ xói mòn và làm đổi thay tất cả. Trong cái xô bồ, mình phải gạn lọc để chấp nhận và trân trọng những gì tương đối, bởi rất nhiều anh em, cũng như chúng ta, đành phải “lực bất tòng tâm” trước những ước vọng đó sao!

Tôi thầm tiếc và tội nghiệp cho Lân, một con người yêu nước, tài ba, can đảm và đức độ như vậy mà chẳng còn một nơi nào để “dụng võ”.

Nhiều lúc thấy Lân trầm ngâm, ngồi im lặng như một thiền sư, tôi tự hỏi, từ ngày chọn con đường tu hành, ngày đêm với kinh kệ, không biết trong lòng Lân có còn nỗi khắc khoải nào không? Tôi ngại không dám hỏi Lân. Mới đây, trong lúc ngồi bên nhau Lân nói với tôi:

- Bây giờ tôi chỉ còn mong ước hai điều, trước khi chết được thấy đất nước mình đổi thay, không còn Cộng sản, và khi nhắm mắt được có bạn ở bên cạnh để vuốt mắt và niệm cho tôi một bài kinh A Di Đà!



Con chim gỗ trên chiếc đồng hồ treo trong quán cà phê vừa hót lên bảy tiếng. Như vậy là bọn tôi ngồi đây đã ba giờ đồng hồ. Trời không tối nên cứ tưởng còn sớm lắm. Ánh mặt trời vẫn chói chang qua những tàng cây. Tôi đứng dậy dành đi trả tiền. Lân bước ra trước, đứng chờ ở vệ đường, nhắm mắt ngước mặt lên trời. Không biết anh đang cầu nguyện điều gì hay muốn xóa đi, quên hết những gì mà chúng tôi vừa tâm sự, để trở về với cái tâm yên tĩnh của một thầy tu. Anh đứng yên lặng nhưng cái bóng của anh lung linh, sống động trải dài theo bờ con dốc đá. Nhìn cái bóng, tôi mơ hồ như bất ngờ được gặp lại người phi công trẻ, hào hoa, oai hùng, mà mình đã từng quen biết từ một thời nào xa xưa như trong tiền kiếp.

Bỗng dưng, tôi nhớ tới những đồng đội bạn bè đã hy sinh, nhớ tới những chàng phi công hào hùng đã từng sống chết với đơn vị tôi trong Mùa Hè 1972 và suốt một thời binh lửa. Khi bước đến bên Lân, tôi vẫn thấy anh đứng lặng yên, bất động, hướng mắt nhìn về một nơi xa xăm nào đó. Trên không gian bao la chỉ có vài áng mây đang chầm chậm bay về phía cuối chân trời.


Phạm Tín An Ninh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2021 lúc 9:14pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2021 lúc 1:48pm

 

Anh đi!

Thao trường nung cháy màu học trò, hun đúc tuổi trẻ. Tuổi trẻ đã trưởng thành, thành người lính đứng thẳng nhận lãnh Trách Nhiệm. Để rồi, người lính biết xót đau tận cùng khi mất cả quê hương, biết tủi nhục trong ngục tù, biết… trăm đắng nghìn cay!

Xưa nay chinh chiến, mình chọn ngày đi, mấy ai chọn được lúc về.

Đàn anh ra đi!

Đàn em không quên lời xưa đã ước thề!

. . .

Mặt trời đã lên khá cao. Không khí nóng hầm hầm. Cán bộ và bộ đội chui rúc vào bóng mát bên dưới các tàn cây lớn để tránh nắng tự hồi nào rồi. Họ ngồi phì phà hút thuốc lá, miệng chuyện trò và mắt thì canh chừng tù. Trong căn trại gần đó còn có một đơn vị bộ đội, và thêm một trạm gác ngay phía sau bìa rừng. Đứng trước khu rừng đen thẫm mênh mông bạt ngàn, toán tù nhân làm công tác phá rừng trông thật nhỏ bé chơ vơ…

Dụng cụ phá rừng gồm có cưa và dao. Một lưỡi cưa dài, loại do hai người kéo; dùng để cắt những thân cây to lớn. Khoảng 20 cây dao, tùy theo số người còn sức đi vào rừng. Dao do đội tù “Lò Rèn” biến chế từ cọc sắt hàng rào của quân đội, nên thép không đủ độ cứng và bền. Cây dao cùn mới được rèn và mài lại, chỉ chặt được chừng vài chục nhát thì lưỡi dao đã bị cuốn mép, hết bén; cũng nhờ vậy mà đội “Lò Rèn” có việc làm hoài. Dao cùn thì cần nhiều sức hơn để mà chặt cây. Dao bén thì đốn được nhiều cây hơn. Nhưng, nhiều hay ít, chúng tôi đều phải chặt cho đến hết giờ mới được cho về trại. Có điều, khi lưỡi dao hết bén, nó chỉ cắt vào thân cây một phần, năm mười phần khác trở thành lực dội ngược vào bàn tay và cánh tay. Da tay phồng lên lúc nào không hay, lúc bọng nước dập đi gây đau rát thì mình mới biết…

Gió đùa mùi thuốc lá thơm thoang thoảng trong không khí. Mấy năm sau này, những người vào chiếm miền Nam không còn phải vấn thứ thuốc rê, thuốc giồng mà bập bập lấy khói, hay hút các thứ thuốc lá nặng mùi khét lèn lẹt của Hà Nội làm. Bây giờ họ hút các thứ thuốc lá có mùi vị thơm ngon hơn, sản xuất từ các hãng thuốc lá MIC hay Bastos mà họ chiếm được ở miền Nam mình. Cái “đài”, chữ của quân miền Bắc dùng để gọi máy phát thanh, ngày nào cũng thế, nó ra rả suốt từ sáng cho đến giờ ăn trưa. Hết các bài hát nheo nhéo, lại đến giọng đọc chanh chát chói tai; các thứ chữ nghĩa mới nó kỳ dị, cắt ghép lạ lùng. Như khắp phường khóm trong nước bây giờ, loa phát thanh của trại cũng ong óng các thứ ấy từ sáng sớm, cho đến giờ đi ngủ. Ra ngoài rừng, chúng tôi lại phải nghe các thứ âm điệu khó nghe ấy. Không muốn nghe, cũng phải nghe!

Nghe năm này sang năm khác, nghe mãi mà tai cũng vẫn chưa sao quen được. Cái mệt vì phải chặt đốn cây rừng và ánh nắng nóng bức, vẫn dễ chịu hơn tiếng phát ra từ máy phát thanh…

Vặn tiếng cái “đài” cho nhỏ bớt, cán bộ hất mặt bảo bộ đội ngồi gần đó:

- Cho ăn trưa đi!

Nói xong, anh ta uể oải đứng dậy, vói tay lấy cái túi vải máng trên nhánh cây, đeo chéo qua người cùng cái “đài” của mình, rồi đủng đỉnh đi qua căn trại của đơn vị canh gác khu rừng này. Ngày nào cũng thế, anh ta sẽ ở lại trong ấy cho đến giờ về trại.

Tiếng cái “đài” đi xa dần.

Khi im vắng thứ tiếng chói tai nhức óc của đài phát thanh, thì không gian quanh chúng tôi lắng đọng, trở về với an bình, dễ chịu hơn …

. . .

Và rồi ngày sắp tàn, ánh sáng trong rừng vàng vọt u tối.

Có tiếng máy phát thanh léo nhéo văng vẳng, càng lúc nghe càng lớn. Không cần nhìn tìm, ai cũng biết là cán bộ cai tù đang đi tới với cái “đài” đeo trên vai. Anh ta trở qua, là lúc tù được về trại, sắp hết một ngày dài. Rời trại từ 5 giờ sáng, lội hơn 4 cây số để vô rừng. Chặt cây, phá rừng đến năm hay sáu giờ chiều, tùy theo ánh sáng cuối ngày.

Chiều xuống, trong rừng rậm và bắt đầu đổ mưa như thế này thì trời tối sớm lắm.

Khi có lệnh đi về, tù nhân trả lại dao, rồi đi lấy thân cây mà mình đã chuẩn bị sẵn; vác nó ra đứng sắp hàng cho họ kiểm người và cây. Cuối ngày, mỗi người phải có một thân cây với đường kính 2 tấc trở lên, dài phải hơn 1 sải tay, và là loại gỗ tốt, để dễ bán và được giá cao; nhưng gỗ tốt thì thân cây nặng.

- Khẩn trương lên, mưa lớn đó!

Anh ta thích ra oai thế thôi. Bữa nào không mưa thì nhăn nhó là “chiều tối rồi đó!”, có hôm chỉ cộc lốc mà la “Khẩn trương coi!”

Có tiếng cai tù cằn nhằn làm mấy chú nhỏ bộ đội lăng xăng, lốc xốc, súng đạn khua lốc cốc, miệng rối rít hối chúng tôi vào hàng…

Đủ người, đủ cây; đoàn người tù lầm lũi bước, mắt ngó chừng để tránh vô số các gốc cây lớn nhỏ, bị đốn chặt còn ló lấp xấp trên đất. Các gốc cây nhỏ bị chặt xéo, đầu chĩa lố nhố như cây chông. Ngón chân khi bấu xuống đất ướt, lúc bám vào đám lá mục, giữ cho đừng trợt té. Thân cây nặng và cồng kềnh, lắc lư trên vai; vỏ cây sần sùi cạo rát da cánh tay và cổ.

Cái đói triền miên, mỏi mệt, vác nặng,… làm con đường về trại dài hẳn ra!

Hình bóng người tù và thân cây dài vác trên vai in trên nền trời chiều, trông thật ảm đạm. Tôi ngẫm nghĩ, nếu đóng thêm thanh ngang lên các thân cây ấy thì giống thập tự giá của tù nhân thời Đế quốc La Mã, họ phải tự vác thập tự giá đi đến nơi thi hành án; loại hình phạt dành cho tử tội không phải là công dân La Mã.

Dấu hiệu của ô nhục, của… cái chết kéo dài trong đau đớn!

Thân cây bị đốn ngã, nằm ngang dọc la liệt khắp nơi trên lối về; cảnh tượng thật thê lương buồn thảm. Thế nhưng, nhiều loại cây rừng có sức sống mãnh liệt lắm. Các gốc cây bị chặt đứt, hầu như ít nhiều đều thấy đâm chồi nảy lộc. Bên thân cây nằm bất động, gốc cây đã bị chặt cụt giờ mọc ra nhánh nhỏ mới, lú nhú các nụ bụ bẫm và lá non. Mầm xanh tươi của sự sống vươn lên trong hủy diệt chết chóc, cho chúng tôi niềm tin và ước mơ.

Niềm tin sẽ có tuổi trẻ đứng lên, nối bước cha ông đã nằm xuống vì tự do của dân tộc!

Ước mơ… một ngày mai, khi thức dậy, chợt thấy mình không còn ở đây, không còn bị giam cầm!

Mơ thấy chiều Suối Máu, chiều Sơn La, chiều trên Cổng Trời,… mưa đã không còn nhạt nhòa nước mắt thương đau!

Chiều Việt Nam mưa sẽ vẫn rơi và mưa rơi cho mầm non tươi xanh. Hạt mưa cho cây rừng sống lại. Tuổi trẻ sẽ là mầm sống mới, đã thoát khỏi một thời xưa tối ám, sẽ làm sáng ngời đời dân Việt Nam...

Hết một ngày vào rừng, khi quay trở ra, thì ráng chiều mờ khuất trong màn mưa âm u. Càng đi, phía trước mình càng lúc càng u tối. Cái âm u, đen tối như cứ quanh quẩn bám theo đời tù binh “cải tạo”.

“Chiều ơi ! Lúc chiều về là lúc yên vui
Qua đường mòn ngửi lúa thơm ngơi, ới chiều!”

Chiều về trong ca khúc Nương Chiều của nhạc sĩ Phạm Duy thật êm đềm, bây giờ sao xa vời, yên vui không về trong giấc mơ; biết bao giờ mình được thấy lại… lúc yên vui, như trong… Nương Chiều!

. . .

Trên đất nước Việt Nam mình…

Sau khi miền Nam đã bị cưỡng chiếm. Những người lính, những công chức, văn nghệ sĩ, nhà báo và cả những thường dân ở miền Nam; tất cả những ai bị nhà cầm quyền cộng sản kết tội có liên hệ với chế độ Tự do của miền Nam, đều bị tống giam vào các trại tù, dưới tên gọi là “trại cải tạo”. Ngay cả thương binh cũng không thoát khỏi chính sách trả thù hèn hạ, hiểm độc. Họ bị tống đuổi ra khỏi bệnh viện, bất kể tình trạng thương tích trên người như thế nào.

Ai sống, ai chết… mặc tình!

Không tình nhân loại!

Không nghĩa đồng bào!

Năm 1975, nhạc sĩ Thục Vũ, bị cộng sản giam giữ tại Long Giao, rồi chuyển đến trại tù Tân Hiệp (Biên Hòa). Ở đây, nhạc sĩ Thục Vũ có viết bài "Suối Máu" với 8 câu thơ cảm đề của mình:

"Em ở Sài Gòn anh ở đây
Đồi pha cát trắng kẽm gai đầy
Ngẩn ngơ dăm chuyến tàu xuôi ngược
Để nhớ nhung về che khuất mây
Tôi vẫn thường đêm thương nhớ con
Thương em tình nghĩa vẫn vuông tròn
Thương mình ray rứt từng đêm trắng
Thương bạn anh trong chuyện mất còn”

Chỉ vì lời bày tỏ tình cảm nhớ vợ con, thương bạn mình, người viết nhạc đã bị quân cộng sản đày đọa lên trại tù Sơn La, ở chốn rừng thiêng nước độc. Tại trại tù Sơn La, vào ngày 15 tháng 11 năm 1976, chỉ sau một thời gian ngắn bị giam giữ, nhạc sĩ Thục Vũ gục chết tại nơi đây.

Người tù Sơn La Nguyễn Quang Tuyến, cũng là nhà văn Văn Quang.

Sau năm 1975 ông bị bắt giam hơn 12 năm tù.

Trong bài Mừng Cho Người Chết Trong Nhà Tù “Cải Tạo”, nhà văn Văn Quang có viết về cái chết của bạn tù Vũ Văn Sâm, tức nhạc sĩ Thục Vũ:

“Anh Tô Kiều Ngân không ở cùng trại tù với tôi, anh đi “lao động” bị ngã gãy tay, phải đưa về trạm xá gần trại giam tôi ở từ năm 1976 khi được đưa ra Sơn La “học tập”. Dịp đó, nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, ở cùng đội với tôi, anh bị đau gan đến vàng mắt. Khi bệnh tình quá nặng, Thục Vũ được đưa sang bệnh xá. Nói là bệnh xá, chứ ở đây cũng chẳng có thuốc men gì chữa chạy cho bệnh nhân. Thậm chí mỗi lần lên khám bệnh xong, anh y tá bôi cho tí dầu “cù là” vào tay rồi bảo về uống đi hoặc nằm ngửa cổ ra để “cán bộ y tế” nhỏ cho vài giọt nước củ tỏi vào mũi. Thế là xong. Bệnh nhân nặng chỉ còn việc nằm chờ chết. Thục Vũ cũng ở trong trường hợp ấy.

Một buổi sáng sớm, …

Tôi nhận ra ông Phan Lạc Phúc, khoác chiếc áo trây di cũng tả tơi “đồng bộ” với cái quần rách. Nước mắt ông Phúc chảy rất chậm trên mặt, ông nghẹn ngào cất tiếng:

- Thằng Sâm chết ở bệnh xá đêm qua rồi.

Tôi lặng người, bởi mới hôm qua, tôi lẻn sang bệnh xá thăm, Thục Vũ đưa cho tôi hai gói thuốc lào nhỏ, anh nói: “Tôi mệt không hút thuốc được nữa”. Ngồi nói chuyện vài phút, anh Tô Kiều Ngân ở trạm xá này cũng đến ngồi chơi. Tôi thấy Thục Vũ vẫn còn khỏe, vậy mà đêm qua đã ra đi.

Sau đó, anh Tô Kiều Ngân nói với tôi lời an ủi đúng nhất, ngắn nhất và cũng bi thảm nhất: “Mừng cho nó, từ nay nó không còn biết đói rét và không ai hành hạ được nó nữa”.

Đám tang Thục Vũ, hình ảnh bi thảm nhất trong cuộc đời chúng tôi.

Vào buổi chiều năm 1977, khi đồi núi Sơn La bắt đầu chạng vạng, bất chợt nhìn sang lối ra từ bệnh xá một khung cảnh hết sức đau lòng. Trên con đường đá cũ nhỏ, vòng theo sườn núi cao vút chập chùng, cách vườn rau là cái ao, đám tang bắt đầu di chuyển chậm chạp. Hai cai tù vác súng AK đi đầu, theo sau là một anh tù cầm vài nén nhang, đến 4 anh tù khiêng cỗ quan tài mộc, sau cùng lại là 2 cai tù vác súng AK. Suốt con đường dài âm u đó, chỉ có đám người ấy lặng lẽ chuyển động như những bóng ma.

Ở vùng đồi núi bóng tối đổ xuống rất nhanh, mang theo sương mù mỏng, dăng ngang triền dốc dựng đứng như những bức tường đá của nhà giam thiên nhiên, chẳng cách nào thoát ra được. Chúng tôi biết chắc đó là đám ma Vũ Văn Sâm tức nhạc sĩ Thục Vũ. Tất cả hơn ba chục tù nhân trong đội đứng ngẩn ra, dán mắt nhìn theo cái đám ma thê thảm ấy. Ông Phan Lạc Phúc, đến bên tôi, không nói lời nào, quay mặt đi giấu nước mắt. Nhìn sang phía bên trạm xá, Tô Kiều Ngân và mấy anh bác sĩ trẻ cũng là tù, đứng sau hàng rào kẽm gai cũng ngẩn ngơ. Ngân vẫy tay cho tôi và anh Phan Lạc Phúc chẳng biết để làm gì. Là một sự cảm thông tận cùng hay nói lời từ biệt.

Tất cả đứng như tượng gỗ dõi theo đám tang đi trong buổi hoàng hôn lạnh ngắt, dần khuất vào cuối con đường cong phía chân núi. Sương mù bắt đầu tỏa xuống…

Hình ảnh cái đám ma Thục Vũ còn in đậm trong tâm khảm chúng tôi cho đến bây giờ. Tôi chắc anh Tô Kiều Ngân, đến cuối đời cũng chưa quên được hình ảnh này. Nó trở thành những kỷ niệm rất riêng nhưng cũng lại rất chung của những ai đã từng sống dở chết dở qua những cái được gọi là “trại cải tạo”.

. . .

“Ôi đời ta, ngờ đâu trăm đắng nghìn cay
Khúc sắn bát ngô vơi đầy
Sầu nuôi thân xác hao gầy
Bao ngày qua đợi chờ tin vui chẳng thấy
Hận thù yêu thương còn đấy
Vui đành như cánh chim bay” *

Thảm cảnh đày đọa và chết chóc trong trại tù cộng sản, đã được biết bao nhân chứng may mắn còn sống sót kể lại. Nhưng… chữ nghĩa không thể nào diễn tả trọn vẹn được nỗi đau đớn của họ cùng thân quyến. Nỗi đau của những vết thương nhục hình này không bao giờ lành được theo thời gian, sẽ còn đó mãi mãi cùng xương cốt của những người tù, vẫn còn nằm lại trong các nấm mộ hoang…

Anh ở đây!
Anh vẫn còn ở đây!
Chiều Suối Máu, chiều Sơn La,….
Chiều Việt Nam mưa vẫn rơi, mưa rơi nhòa nước mắt!

… để nhớ về Ngày Quân Lực 19/6

Bùi Đức Tính
………………………………………………………………..…………….
* “Anh Ở Đây” nhạc: Thục Vũ & Vũ Đức Nghiêm.

Audio: https://youtu.be/hgQiVIqZPws
 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Dec/2021 lúc 2:52pm

Anh Tư Kiên

Hát%20cho%20anh,%20người%20thương%20binh%20VNCH%20—%20Tiếng%20Việt

Anh Tư Kiên nằm bất động trên chiếc giường tre cũ kỹ. Đó là nơi tựa lưng giữa ban trưa nóng bỏng và cũng là chỗ ngủ của anh mỗi khi chiều xuống hay lúc đêm về. Nhà anh là cái chòi lá trống không, tạm che mưa đỡ nắng, nằm khép nép sau hàng mù u mà chòm xóm đã góp công dựng hững hờ trên một nền đất cũ. Nhiều năm nay, cơn tai biến ập đến khiến sinh hoạt của anh vốn đã giới hạn lại thêm phần khó khăn. Anh sống nhờ vào sự giúp đỡ của hàng xóm gần xa, chén cháo của chị Hai, hột cơm của chú Bảy. Họ tuy là dân lao động nghèo xác xơ nhưng có tấm lòng nhân ái dạt dào.

Đôi mắt anh hướng ra khung cửa và đăm chiêu nhìn những tàu chuối nhẹ bay trong gió chướng. Mùa gió nóng ran báo tin xuân về, tết đến làm cho ruộng đồng khô hạn nứt nẻ nhiều hơn. Anh hồi tưởng lại những trang đời đã trôi qua vội vã, vội vàng hơn cả bóng thời gian. Ngày đó, trên bước đường hành quân gian khổ, thấy nhánh mai rừng trổ hoa vàng giữa lưng chừng vách núi, anh cùng đồng đội nhắc nhở nhau năm cũ sắp đi qua. Anh em lại sống thêm một cái tết xa nhà, ai nấy cũng còn quá trẻ và chưa có người yêu, lòng bồn chồn nhớ mẹ cha, nhớ những con đường Sài-Gòn, đèn ngọn xanh ngọn đỏ. Nếu không có chiến tranh, có lẽ cuộc đời anh đã rẽ sang một trang khác, nghĩa là anh cũng có gia đình như bao trai tráng cùng trang lứa, thêm con thêm cháu, đến khi về già được vui thú điền viên và ngâm nga vài ba câu vọng cổ.

Tuổi đời đôi chín, anh rời trường lớp với mảnh bằng tú tài đệ nhất cấp. Không giống như các bạn cùng trang lứa, lựa chọn và thi vào những ngôi trường đại học tiếng tăm ở Sài-Gòn, chí làm trai giữa thời loạn lạc đã khiến anh lặng lẽ nộp đơn vào quân ngũ, lên đường bảo vệ non sông. Ngày tái chiếm cổ thành Quảng-Trị cũng là ngày anh để lại một phần thân thể giữa chiến trường còn nồng tanh mùi máu lẫn trong khói súng hận thù.

Sau ngày miền Nam thất thủ, trong cái rủi anh cũng gặp điều may, được miễn đi tù vì thân thể không còn nguyên vẹn. Với một bên nạng gỗ, cuộc sống chống chèo đã cuốn dạt anh về Mỹ-Thuận, độ nhật với lời ca tiếng đờn và xấp vé số trên tay. Bà con qua phà hay kẹt bắc thấy anh thương binh có gương mặt hiền lành như hột lúa củ khoai, với giọng ca buồn thiu mà ngọt lịm nên kẻ ít người nhiều đã giúp đỡ anh từng tờ vé số cũng như chén gạo, đồng tiền. Vợ con chưa có, họ hàng thân thích cũng không còn, anh Tư luôn mang một bề ngoài tư lự. Anh lặng lẽ sống và ngày từng ngày trải tâm sự mình cùng bốn bề sông nước. Anh thường chỉ mĩm cười cho qua chuyện và rất kiệm lời, mặc dù trong lòng anh vẫn đâu đáu những ngày cùng đồng đội vào sanh ra tử, một thời lẫy lừng đuối giặc nơi tuyến đầu khói lửa.

Mấy chục năm lặng lẽ đi qua, những tưởng cuộc sống cứ âm thầm như những chuyến phà xuôi ngược hay những dề lục bình bềnh bồng trôi trên mặt sông đầy. Ngày kia, chiếc cầu Mỹ-Thuận bắc ngang hai bờ sông Tiền đã khiến cho đời sống của anh và người dân nơi đó bước vào khúc quanh mới, nghiệt ngã hơn. May mắn thay, anh vẫn sống trong sự đùm bọc của bà con lối xóm, cùng chung một kiếp khổ nghèo. Nhờ ơn trời, gian nan mấy anh cũng vượt qua, hoạn nạn đến đâu cũng có người giúp đỡ.

Mấy năm nay, nhà thờ Chúa cứu thế Kỳ Đồng đã tổ chức những cuộc gặp gỡ và giúp đỡ nhằm âm thầm tri ân những người lính đã một thời sống còn cho quê cha, đất mẹ. Anh Tư được may mắn gặp lại những người bạn chiến đấu năm xưa, dẫu không cùng binh chủng, nhưng ít ra cũng một thời đồng chung chí hướng, chống giặc xâm lăng phương bắc và giương cao ngọn cờ tự do, bảo vệ chính thể cộng hòa. Những món quà nho nhỏ, tượng trưng nhưng đối với anh mênh mông như sông dài, biển rộng. Thân tàn nhưng danh không phế, anh và các chiến hữu vẫn còn hiện diện đâu đó trong lòng người miền Nam yêu chuộng tự do và chính nghĩa. Tinh thần các anh được ủi an ít nhiều với những ân cần, quan tâm của một thiểu số trong cái xã hội đã quá nhiễu nhương này.


Các cuộc săn đuổi và cấm đoán những chương trình tri ân thương phế binh Việt-Nam Cộng Hòa từ hai năm nay đã làm mọi điều tan tác đến ngỡ ngàng. Một chút sớt chia, một chút nghĩa tình cho những người có số phận không may mắn đã bị ngăn trở. Hơn sáu vạn thương binh của chế độ trước bị ngấm ngầm trả thù trong cuộc chiến mới không tên, không đạn bom nhưng lại vô cùng tàn nhẫn, thiếu hẳn tình người. Hòa bình của một đất nước sánh đôi với lòng hận thù và sân si ngút trời của đám người chiến thắng cho dù đã bốn mươi lăm năm dâu biển. Vạt nắng cuối chiều còn vương vấn trên những mái đầu trắng xóa và đâu đó trên một quê hương tan tác, lầm than.

Vưu Văn Tâm



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Dec/2021 lúc 2:55pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Dec/2021 lúc 8:33am

Vết Chân Kỷ Niệm


Cuộc%20Rút%20Quân%20Tại%20Chu-lai%20Và%20Cuộc%20Rút%20Quân%20Tại%20Đà-nẵng%20-%20Bình%20Luận%20-%20Việt%20%20Báo%20Văn%20Học%20Nghệ%20Thuật

Ba chữ Ga Hải Phòng vừa khuất, Đông khép mắt, muốn giữ lại trong lòng hình ảnh của Hải Phòng. Bất ngờ, tiếng violon nỉ non từ Iphone của Hà – vợ của Đông – rồi tổng hợp âm thanh của piano và nhiều nhạc cụ nhẹ cùng hòa vào, tạo nên dòng nhạc thiết tha, mượt mà như từng lượn sóng rạt rào ve vuốt giải cát vàng. Chỉ một thoáng thôi, giọng soprano vút cao:

“Lìa xa thành đô yêu dấu,

một sớm khi heo may về…

Nhìn em mờ trong mây khói,

bước đi nhưng chưa nỡ rời…” (1). 

Đông chợt cảm thấy bồi hồi, xót xa như ai vừa khơi dậy từ tâm thức u hoài của chàng hình ảnh chàng đang bịn rịn chia tay với Yến, khi chàng theo gia đình xuống tàu “há mồm”, di cư vào Nam, năm 1954.

Năm 1954, trong khi sắp hàng chờ xuống tàu, nghe tiếng gọi “Anh Đông! Đông quay sang. Nhận ra Yến, Đông vội rời hàng chạy nhanh đến:

-Yến! Em làm gì ở đây?

Yến chỉ quẹt nước mắt. Đông cầm tay Yến, tiếp:

-Yến đi với gia đình anh, nhé!

Yến lắc đầu. Vừa khi đó, Đông nghe tiếng Bố gọi “Đông!” Đông vội thả tay Yến ra. Yến khóc lớn:

-Anh Đông! Ở lại với em, đừng đi

Đông chưa kịp tỏ thái độ thì Bố đến, nắm tay, kéo Đông trở lại với gia đình!

Sau này, nhiều khi nhớ lại mối tình thơ và hình ảnh Yến trong buổi chia xa năm xưa, Đông thường tự hỏi không biết cuộc đời của Yến bây giờ ra sao? Nàng có trở thành “nữ hộ lý” hoặc “cán bộ gái” trong đoàn quân xâm chiếm miền Nam hay không? Những khi chiến hạm công tác dài hạn, đêm đến, từ đài chỉ huy nhìn về phương Bắc, Đông nhận biết lòng chàng gợn lên nhiều nỗi luyến thương! Sau phiên trực, trên cầu thang trở về phòng ngủ sĩ quan, đôi khi nghe tiếng hát từ radio của nhân viên trực – văng vẳng trong không gian tràn ngập ánh trăng:

“…Rồi đây dù lạc ngàn nơi,

ta hướng về chốn xa vời…

Nghẹn ngào thương nhớ ‘em’, Hà Nội ơi!...” (2) 

Đông đứng lặng trên cầu thang, vì niềm thương nhớ dạt dào đang dâng tràn! Nhìn vào bờ, thấy ánh đèn rực rỡ, lung linh, Đông chỉ ước mơ được nắm tay một thiếu nữ, bước chầm chậm trong vùng không gian huyền diệu đó.

Ước mơ như thế, nhưng khi Dương Vận Hạm – LST Landing Ship Tank – Nha Trang, HQ 505, cập hải cảng Đà Nẵng vào chiều cuối năm, Đông lại lưỡng lự, không biết chàng nên “đi bờ” (3) hay không; bởi vì Đông không có một thiếu nữ nào để nắm tay! Vừa khi đó, Hoàng – sĩ quan trên HQ 505 – rủ Đông “đi bờ”.

Lang thang trong thành phố nhộn nhịp, khi đi ngang nhà thờ, nghe tiếng organ và tiếng hát vọng ra, Đông bảo:

-Trời lành lạnh, nghe Thánh ca “moa” chịu không được! “Moa” muốn vào xin lễ.

-Thì vào, có gì đâu, Hạm Phó!

Vào đến cửa bên hông nhà thờ, Đông và Hoàng đều lấy “nón kết” kẹp vào tay trái, đưa tay phải làm dấu thánh giá.

Thấy hai “chàng” Hải Quân mặc quân phục tiểu lễ trắng, áo dạ màu xanh đậm, làm dấu thánh giá, nhiều người đứng hàng đầu xích sát vào nhau, ra hiệu mời Đông và Hoàng đứng vào. Đông và Hoàng vừa đứng vào, bản thánh ca do cả hội trường đồng ca cũng vừa dứt. Mọi người ngồi xuống.

Nam nữ học sinh từ phía sau bước ra, sắp hàng dưới bục giảng của Đức Cha. Một nữ sinh bước ra, đứng phía sau ca đoàn nhưng trên một bục gỗ cao. Đông nghĩ có lẽ cô này là giọng nữ chính.

Tiếng organ vang lên trầm trầm, uyển chuyển rồi chậm dần để ca đoàn “bắt” vào:

“Bài thánh ca còn đó nhớ không em?

Noel năm nào chúng mình có nhau.

Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt.

Áo trắng em bay như cánh thiên thần...” (4).

Cô gái đứng phía sau ca đoàn thường ngẩng mặt lên mỗi khi cô hát những chữ ở âm vực cao. Nhìn sóng mũi cao, ánh mắt rực sáng và khuôn mặt diễm kiều của cô gái, Đông xúc động bồi hồi và tưởng như vẻ đẹp thánh thiện của cô gái chờn vờn trong ánh nến lung linh.

Vẻ đẹp thánh thiện của cô gái, tiếng organ ngân dài và tiếng ca trong vắt của các nam nữ sinh làm cho tâm hồn của Đông bềnh bồng, tưởng như thoát khỏi thế giới loạn lạc, đảo điên trên mảnh đất đầy máu và nước mắt này! Đông quên nỗi cô đơn vô tận trên những chuyến hải hành dài hạn! Đông quên tiếng B40/B41 của Việt cộng, từ những khúc quanh ngặt, xé không gian, rơi quanh đoàn chiến đỉnh! Đông quên gương mặt non choẹt của tù binh Việt cộng – khoảng 14, 15 tuổi – nhìn chàng như sợ hãi, như van lơn! Đông quên luôn khuôn mặt thơ ngây và buổi chia xa với Yến tại bến cảng Hải Phòng. Nhưng Đông lại không thể quên được pháo thủ Phi!

Khi đoàn chiến đỉnh bị phục kích tại Gia Rai, Đông vẫn đứng thẳng, gần mũi chiếc Command, tay trái cầm ống liên hợp để chỉ huy. Bất ngờ Đông bị trúng đạn, ngã xuống. Phi vội vàng rời pháo tháp, chạy đến bên Đông. Đông chưa kịp phản ứng thì một trái B40 xẹt ngang. Phi gục xuống! 

Khi nào hình ảnh Phi hiện về Đông cũng cảm thấy mủi lòng. Đông kín đáo làm dấu thánh giá, thầm cầu nguyện cho linh hồn Phi. Hoàng khẻ nói:

-Khuôn mặt của “cô bé đứng một mình” phảng phất nét đẹp quý phái của Grace Kelly, phải không, Hạm Phó? Đông gật đầu. Nhìn “cô bé”, Đông chợt nhận biết tình cảm của chàng giao động rộn ràng chẳng khác chi tình cảm chàng dành cho Yến năm xưa. 

Bài hợp ca chấm dứt. “Cô bé” bước thẳng đến người đàn ông cao tuổi ngồi cạnh Hoàng và Đông, cúi đầu:

-Dạ, con xin chào Bác.

-Cháu hát hay lắm!

-Dạ, con cảm ơn Bác. Thưa Bác, con xin phép Bác, con đến ngồi với Ba Má con.

Nhìn dáng đi thướt tha của “cô bé”, Đông tưởng như đôi chân của chàng muốn bước theo; nhưng chợt nhớ cương vị của chàng, Đông đành ngồi yên. Hoàng quay sang cụ ông, khẻ hỏi:

-Thưa bác, cô cháu của bác học trường nào ạ?

Cụ ông kề vào tai Hoàng, đáp:

-Cháu nó học trường Phan Chu Trinh.

Tối hôm đó, sau khi trở về chiến hạm, Đông ôm trong lòng hình bóng “cô bé” và tự hứa sẽ cố tìm nàng sau khi chàng đi phép thường niên.

 Trong khi Đông đi phép, khi chiến hạm vào bến sau chuyến công tác, Hoàng xin phép “đi bờ”.

 Hoàng ngồi nơi quán nước đối diện trường Phan Chu Trinh. 

Lúc học sinh tan học, Hoàng đi tới đi lui trước trường, với mục đích tìm “cô bé”. Bất ngờ, Hoàng thấy một thanh niên lái Vespa chầm chậm từ trong trường ra cổng. Nhận ra người bạn xưa, Hoàng gọi: 

-Trịnh! Trịnh ơi!

Trịnh dừng Vespa, ngạc nhiên:

-Ủa, Hoàng, mi làm chi đây?

 -Tau tìm một người mà tau không biết tên. Còn mi?

-Tau dạy ở đây. Mi tìm người mà không biết tên! Chán mi quá! Chắc ‘mết’ con bé nào rồi, phải không? Tả hình dáng, mặt mày của nàng” cho tau nghe, may ra tau sẽ giúp mi.

-Mi vào quán uống nước, nói chuyện.

-Không được! Tau phải kiếm tý chi ăn tạm rồi trở lại trường ngay; vì tụi hắn đang tập chung kết cho buổi văn nghệ cuối năm.

Hoàng đáp rất thật lòng:

-Tau sẽ mời mày ăn trưa. Còn về “cô bé”, tau chỉ thấy và nghe cô ấy hát có một lần tại nhà thờ thôi. Cô ấy đẹp như lai và giọng soprano của cô nàng không thua gì Thái Thanh!

-Rứa thì tau biết rồi. Cô nàng là học trò của tau, đệ Nhị C, tên Uyên. Uyên là “thỏi nam châm” của Đà Nẵng đó. Mi là Hải Quân, lang thang hoài mần răng…

-Mi đừng lo, cứ giới thiệu cho tau, mọi việc khác để tau lo!

Trong bữa ăn trưa vội vàng tại một nhà hàng gần trường, Trịnh căn dặn:

-Người ta con nhà gia giáo, nề nếp, mi đừng “ẩu tả”, tội nghiệp con người ta, nha!

-Mi biết tính tau “ba gai”, xem đời như…củ khoai; rứa mà không hiểu tại răng từ hôm thấy “cô bé” đến chừ tau nghĩ rằng tau không thể sống mà thiếu cô nàng!

-Vừa thôi! Răng giống cải lương rứa, mi?

-Tau nói thật mà!

-Được rồi, ăn xong tau chở mi tới trường. Mi quan sát tụi hắn tập dượt, có nhận xét chi thì cho tau hay.

******

Ngồi cạnh Trịnh, quan sát nhạc cảnh Hòn Vọng Phu, Hoàng nghiêng sang, nói với Trịnh:

-Mi chọn Uyên vào vai ni là “hết sẩy”! Giọng hát của nàng sẽ làm khán giả xúc động nhiều.

Sau màn nhạc cảnh, trong khi Uyên cùng nhóm học sinh rời “sân khấu giả”, Hoàng nhìn nàng không rời. Không hiểu vì trực giác bén nhạy hay là vì bộ quân phục Hải Quân của Hoàng, Uyên quay nhanh lại, nhìn Hoàng. Bốn mắt giao nhau!

Cử chỉ của Hoàng và Uyên không thể nào thoát được ánh mắt của Trịnh. Trịnh cảm thấy se lòng! Vừa khi đó, một nam sinh đến cho Trịnh biết chỉ còn mục hợp ca Con Đường Vui nữa thì buổi tổng dượt sẽ chấm dứt. Trịnh gật đầu, quay sang Hoàng:

-Hoàng! Chỉ còn một mục nữa thôi. Mi muốn đi ăn với tau rồi tối mai trở lại xem văn nghệ hay không?

-Không được! Tau phải trở lại tàu. Tàu sẽ rời bến tối ni.

-Khi mô mi trở lại?

-Chưa biết, vì tau nhận được lệnh đổi đi Giang Đoàn rồi.

-Giang Đoàn là mấy đơn vị chuyên “wuýnh” nhau, phải không?

-Ừ!

-Mi muốn hát một bài để chinh phục cảm tình của Uyên không?

-Mi “đi guốc trong bụng tau”! Cảm ơn mi.

Trịnh đến micro:

-Tôi thành thật cảm ơn các em đã chịu khó tập dượt. Tôi nghĩ rằng đêm văn nghệ mừng Xuân năm nay sẽ thành công mỹ mãn. Nhân đây, tôi muốn giới thiệu với các em người bạn thân của tôi, trung úy Hoàng. Vì lý do đặc biệt, Hoàng không thể tham dự văn nghệ tối mai. Hoàng có một kỹ thuật trình diễn rất khác lạ. Tôi yêu cầu Hoàng hát tặng chúng ta một bài trước khi các em rời trường để chuẩn bị cho tối mai.

Tiếng vỗ tay vang lên. Hoàng tươi cười, choàng guitar qua cổ, đến sau micro. Muốn nhân cơ hội này gián tiếp tỏ tình với Uyên, Hoàng nói:

-Xin cảm ơn “thầy” Trịnh, người bạn thân thiết nhất của tôi và cảm ơn các bạn. Tôi xin hát tình khúc bất tuyệt của Elvis Presley: It’s Now or Never.

Mọi người lại vỗ tay. Hoàng dạo Cha Cha Cha rồi “bắt” vào:

“It's now or never, come hold me tight.

Kiss me my darling, be mine tonight.

Tomorrow will be too late, it's now or never.

My love won't wait…”

Thấy Hoàng vừa đàn vừa hát vừa lắc vai vừa gật đầu và đôi chân như đang khiêu vũ,  nhóm học sinh tròn mắt nhìn nhau. Thấy Uyên nhìn Hoàng không rời và môi nàng như mỉm cười, Trịnh cúi mặt, thở dài!...

******

Suốt ngày đi thăm nhiều nơi quanh Vũng Áng, Đông không thấy nụ cười nào trên môi người dân. Nhưng khi Đông và Hà bước vào nhà hàng trong khách sạn – nơi vợ chồng Đông ngụ lại sau khi rời Hải Phòng – thì lại nghe tiếng nói cười rộn ràng!

Đông và Hà được đưa đến chiếc bàn nhỏ vừa khi một nhóm khách mặc quân phục màu “cứt ngựa” bước vào và cười nói oang oang. Đông cứ trầm ngâm, cố nén vẻ khó chịu vì sự tương phản quá lộ liễu giữa vấn nạn của người dân và từng tràn cười hô hố của nhóm thực khách mặc quân phục.

Nhóm đàn ông ngồi vào chiếc bàn lớn. Bà chủ khách sạn từ đâu bước vào. Nhận ra nhóm khách quen, bà chủ vội bước về chiếc bàn có nhiều người mặc quân phục để chào hỏi. Theo cách thăm hỏi, Đông hiểu rằng những người này là khách thường xuyên. Bà chủ, nhờ kỹ thuật thẩm mỹ, trông trẻ hơn tuổi thật rất nhiều. Một người mặc quân phục hỏi bà:

-Chị Yến! Càng ngày trông chị càng đẹp, càng trẻ ra, lại ăn mặc như mấy “em chân dài”. Chị đi thi hoa hậu phu nhân, đi!

-Úi giời! Các anh mà thấy tôi lúc trẻ, các anh đi không đành đâu!

Một tên lả lơi:

-Bây giờ tôi cũng đi không đành, nói gì thấy chị lúc chị còn trẻ.

-Không, thật đấy! Lúc trẻ tôi đẹp lắm cơ. Vì Bố Mẹ tôi không chịu trốn vào Nam cho nên tôi mới cơ cực, phải tham gia đánh Mỹ “kíu” nước; nếu Bố Mẹ tôi di cư thì tôi đã là phu nhân của một “thuyền trưởng” Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) rồi đấy.

-Ôi giời! Lại có chuyện tình đẹp thế cơ?

-Không bịa đâu! Thằng láng giềng của tôi mê tôi lắm, muốn tôi theo gia đình hắn vào Nam nhưng tôi không dám bỏ Bố Mẹ. Sau này nghe tin hắn mang “quân hàm” trung tá và là “thuyền trưởng” chiếc tàu “há mồm” đấy.

Đông giật mình, nhìn Yến, nhưng không thể thấy được dấu vết nào của cô láng giềng hiền dịu năm xưa! Một tên khác chuyển đề tài:

-Chị Yến! Ai làm gì phía sau mà nghe ồn ào thế?

-Ô, mấy thằng đui, mù, cụt, què í mà!

-Chúng nó làm gì sau “nhà nghỉ” của chị?

-Cứ lâu lâu có vài người “nước ngoài” về, gọi chúng đến, thuê sân sau của tôi và cho chúng ăn một bữa để giàn cảnh quay phim, quay video đem về bên ấy khoe là đi làm từ thiện! Nghe nói mấy nhóm ấy bảo chúng làm hồ sơ có hình, giấy chứng thương, giấy giải ngũ, v. v…rồi gửi sang bên đó để họ cứu xét xem hồ sơ thật hay giả rồi mới gửi tiền về cho. Làm hồ sơ, chụp hình, tiền cước phí, v. v…cái gì cũng tốn tiền nhiều quá nhưng gửi đi rồi, chờ mãi chả thấy xu teng nào gửi về!

Mặt Đông nóng bừng. Đông bậm môi, cố giằn cơn giận. Hà nắm tay Đông:

-Anh! Mình đang ở Việt Nam!

Vừa khi đó, một người đàn ông mù mắt cõng một người đàn ông mất cả hai chân, bước vào. Mọi người quay sang nhìn. Đông đứng bật dậy, bước nhanh đến bên người đàn ông mù, vừa đưa tay đỡ người cụt hai chân vừa nói:

-Anh thả anh này ra. Tôi giúp hai anh. Hai anh cần gì? Cần đi đâu?

-Thằng này có mắt, tôi có chân, giúp nhau đến đây; vì được biết có người trợ giúp Thương Binh V.N.C.H. tại đây.

Yến bước nhanh đến, lớn tiếng trong khi Đông “ẳm” gọn anh Thương Binh trên tay:

-Lại cũng… trò khỉ nữa! Cổng sau mở để cho vào tại sao không vào, lại đi cửa chính? Mấy người có biết khách của chúng tôi toàn là những người có quyền cao chức trọng hay không, hả?

Đông nhìn Yến, cố lấy giọng trầm tĩnh:

-Không có lý do gì chị phải nặng lời với hai anh này. Chị chỉ tôi ngõ sau, tôi sẽ đưa hai anh này đi ngõ sau.

-Ra cửa, rẽ phải, cổng màu xanh đấy.

Đông chẳng thèm lịch sự cảm ơn người phụ nữ – mà chàng nghĩ rằng đó là “người xưa” của chàng – chỉ quay sang người bị mù, bảo:

-Anh vịn vai tôi, đi theo tôi.

 Hà vội bước đến:

-Để em giúp anh ấy đi theo anh.

Thấy vợ chồng Đông như sắp bỏ đi, Yến quay sang, tru tréo:

-Này! Này! Thức ăn gọi rồi, bỏ đi cũng phải trả tiền. Biết chưa?

Đông bảo Hà:

-Em bảo họ cho room service. Anh trở lại đón em ngay.

Khi Đông trở lại, Hà bảo:

-Họ bảo không có room service.

-Tốt!

Đông bảo người hầu bàn:

-Em cho thức ăn của chúng tôi vào hộp để đem đi.

Sau khi trả tiền, cầm thức ăn bước ra cửa, Đông thầm nghĩ, ngôn ngữ và tư cách của “Yến bây giờ” đốt cháy hình bóng của “Yến ngày xưa”, bên bến cảng Hải Phòng!

Qua khỏi cổng màu xanh, Đông và Hà chợt nghe tiếng hát não nùng:

“…Con có hay chăng cha về.

Lời ca hồn nhiên líu lo ngoài kia.

Chinh chiến đã qua một thì.

Tuổi thơ nở trên biết bao ê chề…”(5)

Thấy nhiều Thương Binh ngồi dọc chiếc bàn dài, Hà không hiểu gì cả. Đông bảo:

-Mình sẽ cùng ngồi ăn với họ.

Thấy Đông trở lại, Châu – anh Thương Binh cụt chân mà lúc nãy Đông đã bế từ phòng khách đến đây – vui mừng:

-Mời anh chị ngồi đây.

Để thức ăn lên bàn, gật đầu chào mọi người xong, Đông và Hà ngồi cạnh Châu. Trong khi nhà bếp dọn thức ăn, Châu nói với Đông:

-Anh biết không, tụi em cơ cực lắm, vậy mà vẫn có người “phe mình” lợi dụng tụi em cho mục đích không tốt của họ!

Chợt nhớ câu Yến nói lúc nãy, Đông hỏi:

-Tôi có nghe như thế, nhưng không biết có đúng là “phe mình” không?

-Nghe họ nói chuyện, tụi em biết. Tụi em bị cộng sản Việt Nam (csVN) hất ra khỏi xã hội cho nên tụi em thương nhau lắm, vui buồn gì cũng chia xẻ với nhau. Anh cứ hỏi tất cả mấy “đứa” này xem có “đứa” nào không từng là nạn nhân của trò Việt kiều về kêu gọi, cho ăn một bữa, quay phim, video, bảo làm hồ sơ gửi qua bển, khi họ nhận được, họ sẽ gửi tiền về cho. Tốn tiền chụp hình, làm copy, gửi bưu điện, v.v… Chờ dài cổ chẳng “đứa” nào nhận được đồng xu nào cả. Bị mấy lần như vậy, tụi em “tởn”, ai mời, cho ăn tụi em cũng chẳng thèm tới…

-Thế sao hôm nay…?

-Hôm nay là trường hợp đặc biệt; vì đây là lần đầu tiên tụi em sẽ được gặp người ơn mà suốt mấy năm qua người ơn này âm thầm gửi về cho tụi em, mỗi “đứa” $100.00 U.S. đô la.

-Ở ngoại quốc làm ăn rất cực nhọc mà ai làm được những việc như thế thật là quý. Nhưng làm thế nào người đó biết các anh mà liên lạc

-Dạ, lúc đầu, người đó được một tờ báo chuyên lo yểm trợ Thương Binh V.N.C.H. giao một hồ sơ để giúp trực tiếp. “Thằng” này cho “thằng” bạn cùng cảnh ngộ với nó địa chỉ của người đó thì “thằng” bạn của nó cũng được người đó cho tiền. Cứ vậy, bây giờ Thương Binh V.N.C.H. cả huyện đều được quà mà không “đứa” nào biết mặt người đó cả.

-Thế hôm nay ai trả phí tổn này?

-Hôm nay là ngày đầu tiên người đó trở về thăm Quê Hương.

-Thế anh gặp người đó chưa?

-Chưa, tý nữa. Nghe nói ông đang đem nước ngọt đến cho từng người là chồng của bà đó.

Nghe Châu nói đến đây, Hà nói nhỏ với Đông:

-Em về phòng, tý em trở lại.

Đông “okay” rồi nhìn người đang phân phát nước ngọt và thấy khuôn mặt quen quen. Vừa khi đó, người phát nước ngọt ngẩng lên, nhíu mày nhìn Đông rồi vừa reo “Commandant” vừa vội vàng đến bên Đông:  

 -Commandant làm gì đây?

-Hoàng! Ngày xưa “toi” “ba gai” lắm mà sao bây giờ “toi” làm được những việc như thế này?

-Việc như thế này là việc như thế nào, Commandant?

-Giúp anh em Thương Binh.

-Ô, không! Đó là bà xã của Hoàng âm thầm làm chứ Hoàng không biết. Ngày nay đi thăm Vũng Áng, thấy thiên hạ khổ quá, bà ấy khóc rồi mua bánh mì thịt cho trẻ em. Cách đây mấy tiếng đồng hồ, bà ấy nhờ Hoàng đi thuê micro và guitar để anh em Thương Binh ca hát cho vui. Hoàng cật vấn hoài bà ấy mới “bật mí” chuyện Thương Binh.

Hoàng vừa dứt câu, Đông thấy một thiếu phụ từ khách sạn bước ra. Hoàng vừa gọi vừa đưa tay ngoắt:

-Uyên, lại đây!

Thấy người phụ nữ bước về phía Hoàng, Đông nghi ngờ, quay nhìn Hoàng bằng ánh mắt khó hiểu. Hoàng cười thật tươi, giới thiệu:

-Đây là vị cựu Hạm Phó của anh; đây là Uyên, bà xã của Hoàng.

Nhìn nụ cười của Hoàng rồi thấy cung cách Uyên cúi đầu chào, Đông biết chàng không thể nào nhầm phụ nữ này với “cô bé trong nhà thờ”! Đông thở dài, chưa kịp thăm hỏi Uyên thì Hoàng xin lỗi, đến giờ chàng phải giúp Uyên phân phát quà cho Thương Binh trước khi họ ăn tối và “hát cho nhau nghe”. Đông thấy Uyên và Hoàng trao mỗi Thương Binh một phong bì.

Từ khách sạn bước ra, Hà ngồi cạnh Đông và trao cho chàng một xấp bì thư:

-Đây, em đếm đủ cả rồi. Tý nữa anh phát cho mỗi ông Thương Binh một thư, nhá!

-Em làm cái gì anh chả hiểu?

-Lúc nãy nghe anh Châu nói về việc làm âm thầm của bà nào đó em cảm thấy áy náy là từ trước đến giờ em không biết gì về Thương Binh V.N.C.H. Bây giờ mình có tý quà, anh tặng mấy ông ấy hộ em.

Đông chợt hiểu. Từ nãy giờ Ngân Hà vào văn phòng khách sạn xin bì thư, cho tiền vào từng bì thư. Đông nắm tay vợ:

-Em quả thật là người vợ tuyệt vời! Em tặng mỗi người bao nhiêu?

-Dạ, $100.00 Mỹ kim.

-Anh sẽ đi với em. Nhưng công khó của em, em nên trao tận tay từng người.

Khi trao bì thư cho mỗi Thương Binh, giọng Hà xúc động:

-Chúng tôi biết ơn các anh nhiều lắm!

Tặng quà xong, Hoàng và Uyên đến ngồi cạnh vợ chồng Đông, cùng vui vẻ ăn uống với Thương Binh. Ăn xong, Đông cáo từ để về phòng, nghỉ – dù Hoàng hết lời năn nỉ Đông ở lại.

Cùng Hà buớc lên bậc cấp để về phòng, Đông chợt cảm thấy có lỗi với ; vì hình ảnh và tiếng hát cao vút của “cô bé trong nhà thờ” năm xưa đang bừng sống trong lòng chàng. Đông bồng bột thương , vội nắm tay , thủ thỉ:

-Anh cảm ơn em. Mấy mươi năm qua em đã tận tụy và hết lòng với anh.

-Ơ, cái gì thế?

-Lòng tốt của em đã giúp anh đỡ bị “quê” với Hoàng.

-Có thế mà cũng…bày đặt!

Đông mở cửa, kéo sát vào chàng:

-Em thay đồ. Anh ra lan can nhìn biển một chốc.

-Lại mơ mộng nữa rồi! Anh thì thôi!

Đông tựa vào lan can, tự hỏi: Từ lúc nào và làm thế nào Hoàng có thể chinh phục được “cô bé trong nhà thờ”? Không thể tìm được câu trả lời, Đông nhìn vùng trời mờ sương. Chính lúc đó, Đông tưởng như có thể thấy được Dương Vận Hạm Nha Trang, HQ 505, đang hải hành nơi cuối trời! Đông thở dài, cảm nhận được từng vết chân kỷ niệm đang dẫm nát tim chàng!


ĐIỆP MỸ LINH



1 và 2.- Giấc Mơ Hồi Hương của Vũ Thành.

3.- Có nghĩa là rời chiến hạm/chiến đỉnh/đơn vị để đi phố.

4.- Bài Thánh Ca Buồn của Nguyễn Vũ.

5.- Ngày về của Phạm Duy.

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Dec/2021 lúc 8:40am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jan/2022 lúc 12:57pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 93 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.328 seconds.