Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Mar/2022 lúc 10:59am

Khi người tù trở về

Thời gian đày ải tù đày, những nổi uất nghẹn dâng trào không thể tỏ rỏ cùng ai, những phân biệt bất công…rồi cũng qua đi cho đến một ngày…

Cùng với những anh em HO khác, tôi cũng đã đến được miền đất Tự Do vào tháng 4 năm 1995. Tôi được định cư tại Thành Phố Chattanooga, Tiểu Bang Tennessee do một anh bạn cùng quê đi trước rồi hướng dẫn cách gởi hồ sơ cho hội Catholic bảo trợ gia đình tôi, lúc đó là chị Anh làm trong hội đứng ra lo cho những gia đình tị nạn HO sớm hội nhập đời sống bước đầu cũng như tìm công ăn việc làm để ổn định cuộc sống sau đó.

Đến trước tôi đã có một số đồng hương có mặt từ sau năm 1975 và vài gia đình HO, chúng tôi dần biết nhau qua công việc làm ở các hảng xưởng, sống gần gia đình tôi lúc bấy giờ có gia đình anh Khâm (Nhảy Dù) anh Tung Sư Đoàn 18, anh Đức (ĐPQ), anh Tường, anh Trấn, anh Phấn v…v... đa số đều mới qua nên còn bộn bề công việc.

Ngày tháng trôi qua, năm hết Tết đến, mấy anh em bàn tổ chức Tết, phải có chào cờ đầu năm. “Chúng ta ra đi không mang theo quê hương giờ chỉ còn lại lá cờ Vàng ba sọc đỏ làm hành trang trong lòng người lính xa quê đang sống đời tị nạn.” Nhưng nhìn lại anh em không đủ nhân lực tưởng chừng như khó thực hiện được. Mấy hôm sau, anh Khâm cho biết nếu không có gì trở ngại, anh sẽ nhờ toán Quốc Quân Kỳ của binh chủng Nhảy Dù ở Atlanta qua giúp và Tết năm đó vui Xuân có chào cờ rất trang trọng.

Trong toán (Q.Q.K) cùng chúng tôi tay bắt mặt mừng từng bạn, và còn niềm vui nào hơn khi biết được Hùng (Dù) cùng chung khóa 8 B+C Bất Khuất với tôi và Hùng cho biết có nhiều anh em vẫn thường về sinh hoạt với nhau ở nam Cali, tôi như cánh chim lạc đàn tìm được về với Tổ Ấm của mình, những anh em đồng môn từ ngày mãn khóa ra trường Sĩ Quan Thủ Đức. Mỗi người đi một hướng, sau ngày tàn cuộc chiến biết ai còn ai mất, biết bao nhiêu là tâm sự, gặp mặt rồi chia tay, chúng tôi hẹn kỳ họp mặt khóa tới sẽ lại gặp nhau

Tôi cũng biết được có thêm bạn cùng khóa Bất Khuất như Thắng 34 Biên 31 cả hai cùng ở Menphis Tennessee cách tôi 6 tiếng lái xe, mặc dù chúng tôi ở cùng Tiểu Bang, thành phố Atlanta Tiểu Bang Georgia thì có Hùng 35, Châu 31, Tốt 32, Hưởng 34 và Tùng 35. Thỉnh thoảng hoặc thường xuyên chúng tôi gọi thăm nhau sau một thời gian dài chúng tôi mất liên lạc.

Mùa Đông rồi cũng đi qua, những tia nắng ấm áp của mùa Xuân trở về trên thành phố Chattanooga-Tennessee. Những nụ bông vừa hé nở sau thời gian ngủ Đông bây giờ bừng sống dậy.

Một ngày cuối tuần có Châu, Hưởng, Tốt, Tùng ghé nhà tôi cùng vài người bạn gần đó cũng đến chung vui, trong lúc trà dư tửu hậu thường ôn lại những câu chuyện vui buồn của ngày tháng cũ, có những ký ức lụi tàn theo năm tháng theo thời gian, nhưng đối với những người lính QLVNCH sau bước ngoặc 30-4-1975 bị đày đọa, hành hạ thật độc ác làm sao mà quên được…Có người cho rằng: bao nhiêu năm áo lính là bấy nhiêu năm áo tù, với tôi thì 3 năm áo lính, 5 năm 6 tháng áo tù. Những trại tù tôi đã bị đày ải như: Katum Tây Ninh, Bù Gia Mập Phước Long rồi về Z30D Hàm Tân căn cứ 5 rừng lá lần lượt chuyễn trại từ K1 …K2….K3…Mỗi lần chuyễn trại là chúng dùng từ gọi là “biên chế”, những trại nầy đều do tù cải tạo xây cất lên cho thật kiên cố để tự nhốt mình, dưới sự canh giữ của bọn bò vàng (công an) ác ôn.

Cho đến gần cuối năm 1980, một ngày như mọi ngày, buổi sáng chúng dẫn đám tù ra cổng trại để đi lao động thì nghe có lệnh tập trung lại để tên trưởng trại đọc thông báo…Sau đó gọi tên một số người đứng qua một bên, có tôi và 5 anh em khác được đưa ra ngoài một cái nhà lá phía bên ngoài trước khu trại, và họ cho biết chúng tôi đã được tha về, nhưng vẫn ở đây tạm thời chờ làm thủ tục giấy xuất trại.

Hằng ngày chúng tôi cữ một người vào trại để nhận cơm, lúc nầy phần ăn có khá hơn, mỗi người được 1 chén cơm trắng đầy, còn thức ăn thì tự đi kiếm thêm quanh đâu đó. Ở đây được một tuần, chúng tôi nhận được giấy ra trại cùng một ít tiền làm lộ phí đi đường, ai cũng vui mừng khôn tả, cùng nhau đi thật nhanh ra đường. Từ trại tù ra quốc lộ 1 ước chừng hơn 2 cây số, chúng tôi ghé vào một quán lá nhỏ ven đường, tôi cùng anh bạn tên Trần Quế Anh gốc Cảnh Sát, gọi mỗi người 1 ly cà phê đá, vừa uống vào một ngụm tôi vội nhã ra không kịp, tưởng chừng như cả hai hàm răng cũng rụng theo luôn.

Vậy mới biết sau bao năm người tù cải tạo sống xa cách với thế giới bên ngoài, đã biến chúng tôi thành một thứ người rừng, hay là một loài Vượn trong bài thơ của: Tô Thùy Yên.

“Vĩnh biệt ta mười năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân làm Vượn cổ sơ.”

Nghe thật thấm thía và ngậm ngùi ….!

Chiếc xe đò cũ kỹ ì ạch dừng lại, chúng tôi vội lên xe, có lẽ chủ xe biết là tù mới được tha về nên không lấy tiền xe. Rồi xe từ từ lăn bánh, tôi nhìn hai bên đường nhà cửa dân chúng vẫn còn lưa thưa tiêu điều. Qua nhiều làng mạc, càng vào gần thành phố, có những dãy nhà bị dỡ bỏ mất mặt tiền nhà…? để làm mới lại hay bị giải tỏa chăng…? hay để sớm đưa cả nước tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa, theo chủ trương đường lối của nhà nhà nước CS đó là cuối năm 1980…

Về đến bến xe Biên Hòa, từ đây chúng tôi chia tay nhau mổi người một ngã, đón chuyến xe kế tiếp để về nhà và hẹn ngày gặp lại nhau nếu có thể.

Xế chiều hôm ấy tôi cũng về đến nhà. Thật bất ngờ Ba Má tôi mừng rơi nước mắt gặp lại thằng con trai với thân hình tiều tụy võ vàng vì bệnh sốt rét khi tôi còn ở trại tù Bùi Gia Mập, nay vẫn còn thỉnh thoảng tái phát hành hạ, Ba Má tôi cho biết vợ tôi cũng vừa lên trại thăm tôi lúc sáng sớm nầy, vì có nhận được giấy cho thăm nuôi gởi về.

Ở lại nhà Ba Má tôi tại Thủ Đức được vài ngày. Sau đó tôi cùng vợ con trở lại Mộc Hóa theo nơi giấy ra trại cho về.

Trên đường đi về Mộc Hóa, qua khỏi cầu cửa Đông xe dừng lại, vợ chồng tôi xuống xe để đi bộ về nhà, cô bác lối xóm chạy ra mừng rỡ, người thì nói: thằng Hai… mầy mới được thả về đó hả? Người thì gọi Dượng Hai, người lại gọi anh Hai, theo thứ bên vợ của tôi qua cách cư xử của người miền quê thật thà chân chất. Tôi rất lấy làm cảm động vì tình nghĩa bà con đối xử với tôi, dù hôm nay mang thân phận của người TÙ trở về với gia đình và bà con hàng xóm.

Sáng hôm sau tôi lên đồn công an.trình diện, tên công an đưa cho tôi tờ khai báo, tôi viết nhanh xong đưa cho hắn, rồi hắn gằn giọng:

- Anh viết gì mà tôi đọc không được, anh phải viết lại…!?

Tôi viết lại đưa cho hắn, hắn ghi vào sổ nắn nót từng chữ giống như học trò mới tập viết vậy, thật là nãn!

Hắn bảo tôi về viết kiểm điểm mỗi tuần mang lên nạp cho chúng, thời gian giam lỏng là 12 tháng, không được rời khỏi địa phương, hằng ngày có sự giám sát của công an khu vực.

Thật ra mãi đến 2 năm sau tôi mới nhận được giấy trả lại quyền công dân của một nước CS bằng những nổi khổ đau, những đày ải trong trại tù và ngoài xã hội.

Một tháng sau đó, có giấy mời tôi lên thị trấn trình diện, họ cho biết sẽ lập một toán đi rà gỡ mìn, sẽ do người bên huyện đội hướng dẫn, toán chúng tôi gồm có 6 người, thời gian đi là 3 tháng, còn địa điểm bắt đầu từ Trung Môn chạy dài lên quận cũ Long Khốt, Vĩnh Trị, Thái Trị nơi đây giáp với phần đất của Cam Bốt. Vào mùa khô thì nắng nóng, còn mùa nước nổi, nước từ bên kia biên giới chảy xuôi dòng vào con sông Vàm cỏ Tây đổ tràn về Mộc Hóa Kiến Tường gây cảnh lụt lội hằng năm.

Cảnh cũ người xưa, nơi đây tôi đã từng đóng quân lập đồn ngăn cản và tiêu diệt bọn CS. Vào mùa nước tràn đồng thì cộng quân ít hoạt động còn mùa khô thì chúng lợi dụng gần biên giới, ban ngày thì pháo kích qua, ban đêm chúng tấn công vào mấy tiền đồn rồi rút quân về an toàn khu của chúng ở bên kia biên giới.

Tôi vẫn còn nhớ như in về những địa danh nầy. Vào khoảng giữa năm 1974, lúc đó tôi quyền xử lý Đại Đội Trưởng đại đội 4 Tiểu Đoàn 503 ĐPQ thuộc Tiểu Khu Kiến Tường, chịu trách nhiệm lập một cái đồn, ở giữa hai xã Vĩnh Trị và Thái Trị đều nằm dọc theo bờ sông Vàm Cỏ Tây, để giữ gìn an ninh cho dân chúng yên tâm làm ăn sinh sống.

Cũng vùng đất nầy, gần 6 năm sau tôi trở lại với thân phận một người có tội với nhân dân, với đất nước theo luận điệu tuyên truyền của chúng: là đi làm công việc nguy hiểm, đi gỡ những quả mìn mà trong chiến tranh do cộng quân gài lại để chống chiến xa M113 của QLVNCH, chúng cố ý đưa chúng tôi làm công việc nầy là để diệt lần, diệt hồi chúng tôi.

Chiều hôm đó, sau một ngày đi gỡ mìn trên đường về tôi và anh bạn tên : Nho (cán bộ xây dựng nông thôn) quá giang xe Trâu đi cho đỡ mõi chân, khi đến một đìa nước cạn thấy có cá ăn móng, hai đứa tôi nhảy xuống để bắt cá, chiếc xe Trâu vẫn tiếp tục đi thêm một đổi nữa bổng nghe một tiếng nổ lớn, sau đó mới biết xe Trâu cán nhầm mìn chống Tăng do bọn V.C. gài trước đây, cô gái chủ chiếc xe Trâu bị thương nặng được chở đi cấp cứu, nhưng không qua khỏi, tôi và anh bạn phải một phen hú vía, thành thật chia buồn cùng gia đình người bị mất.

Cuối năm âm lịch chúng tôi được tạm ngưng gở mìn và sẽ trở lại công việc sau Tết .

Sáng 30 Tết, tôi đưa vợ con ra bến xe đò để về quê ăn Tết với gia đình ba má tôi, do tôi không đi được vì còn phải bị giam lỏng. Vợ con tôi đi rồi, tôi về nhà sao nghe quạnh vắng nói là cái nhà cho sang vậy, thật ra chỉ là mái lá nhỏ có dừng vách xung quanh, hơn cái chòi một chút .

Trong khung cảnh người-người chuẩn bị đón Xuân về sao lòng tôi nghe như chùng xuống… nhớ đến ba má tôi, các em, trong một gia đình có đông con, nhưng ba má tôi cũng cố gắng lo cho tôi được ăn học, rồi lớn lên đi lính xa nhà, tiếp theo những tháng năm tù đày đến nay vẫn chưa có một lần nào về ăn Tết với ba má tôi, và đốt lên bàn thờ ông bà tôi một nén nhang trong ba ngày Tết .

Đang miên mang suy nghĩ thì xuất hiện trước cửa nhà gương mặt của tên huyện đội trưởng dẫn đầu toán đi gỡ mìn, hắn tên là bảy Đợi cùng đi với hắn là hai người nữa, nhìn tôi hắn ta nói:

- Nè,chiều nay tôi ghé kiếm gì nhậu nghe.

Nghe hắn nói tôi gượng cười đau khổ gật đầu

- Dạ, vậy chiều nay mời mấy anh đến.

Trong lòng tôi lo lắng không biết xoay sở làm sao cho có bửa nhậu cho chúng chiều nay…?

Trước khi đi về quê ăn Tết, vợ tôi có kho một nồi thịt với trứng vịt và làm một hũ dưa cải chua để tôi ăn trong ba ngày Tết, còn đồ nhậu thì tìm đâu ra, còn rượu kèm nữa chớ, mà bọn nầy nó uống rượu dữ lắm.

Chầm chậm bước chân ra sau nhà, như nghe thấy có tiếng động, con gà mái đang ấp trên ổ kêu lên nho nhỏ. Một tia sáng chợt lóe lên trong đầu …”Đây rồi …con gà mái ấp với 18 cái trứng.Tôi không còn con đường nào chọn lựa nữa rồi.” Nếu chiều nay không có bữa nhậu để vui lòng bọn chúng thì thân phận của tôi sau đó chắc cũng thê thảm lắm…!?

Ba hôm sau vợ con tôi trở về nhà, chỉ một lát sau cô ấy hỏi tôi:

- Ủa anh! con gà mái ấp đâu rồi?

Như đã có sự chuẩn bị sẵn tôi liền trả lời:

- Lúc em đi ở nhà con gà nó bị bệnh cú rũ nên anh làm thịt nó luôn rồi.

Cô ấy nói với giọng tiếc rẻ:

- Em hy vọng nó ấp được một đàn gà con để làm vốn…không ngờ…!!!

Sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn bị nhuộm đỏ bởi chế độ cộng sản thì đời sống con người thua cả một con vật, huống chi là mạng sống một con gà nhưng sao lòng tôi vẫn ray rức không yên khi nhớ đến hình ảnh con gà mái ấp của tôi ngày ấy.

Năm tháng trôi qua, một lần nữa tháng Tư đen lại đến, xin mượn hai câu thơ của một tác giả mà tôi không nhớ tên để nói lên tâm trạng của người lính già nầy :

“Mỗi năm cứ đến ngày tang khó
Ta đốt trong lòng một nén hương.”

Một nén hương lòng tưởng nhớ những người con yêu của Tổ Quốc QLVNCH đã nằm xuống trong lòng đất Mẹ, những người bạn đồng đội đã hy sinh một phần thân thể của mình để chúng tôi có được ngày hôm nay. Cám ơn những người bạn cùng khóa 8 B+C Bất Khuất giúp tôi trở về với mái ấm gia đình trong tình Huynh Đệ Chi Binh.

Ngày 30-4 hằng năm nhắc nhở chúng ta Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm và những món nợ ân tình cùng các đồng đội anh em.

BK Năm 32
Ngày 1 -3 - 2022

* Hình ảnh trích từ Goole website: Hình ảnh người tù trong trại cải tạo CS.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2022 lúc 9:49am

Chiếc Ba Lô Để Lại 

1.

Sau cơn mưa, đường ngập linh láng như biển. Chiếc xe 14 chỗ ngồi của chúng tôi vừa lội vừa thở phì phò, xém tắt thở nhiều lần mới thoát được vùng ‘biển hồ’ Minh Phụng để quẹo vô đường 3 Tháng Hai. Khúc nầy tương đối ít ngập, chỉ tới nửa bánh, xe cộ vì vậy cũng nhiều hơn. Nước không còn tạt vũ bão ra hai bên hông như trước mà phóng ra với vẻ hiền thục dễ thương. Sau thời gian đụt mưa thiên hạ gấp về, nhiều anh vọt lẹ, lắm khi xẹt qua đầu xe lớn đương ngon trớn mà coi như không, khiến anh tài xế lâu lâu lại chắt lưỡi lắc đầu.

Bỗng nhiên có tiếng thắng mạnh. Mọi người bị giựt ngược, tỉnh ngủ. Tài xế mím môi, la lớn:

‘Khiến!’

Rồi anh xuống giọng như nói với mình:

‘Không mau chưn mau cẳng thì bà hú nó rồi!’

Hành khách trong xe nhớn nhác ngó nhau. Hai ba người đàn bà đưa tay vuốt ngực.

Chiếc xe gia tốc, chồm tới, cố gắng bắt kịp người thanh niên phóng bạt mạng kia. Đèn đường bật lên đỏ. Cả hai đậu song song chờ.Tài xế quay cửa kiếng xuống, chồm đầu ra ngoài, phun nước miếng cái phẹt xuống đường, nói lớn với kẻ làm anh giựt mình hồi nãy:

‘Mầy đứng lại cho tao lạy mầy mấy cái chớ mầy chạy kiểu đó chắc tao chết vì đứng tim. Mầy tội nghiệp tao với chớ! Tao đâu có muốn vô tù đâu!’

Người thanh niên nhăn răng cười rồi chỉ chờ đèn đường bên kia vừa bật qua màu vàng là phóng thẳng bất kể những chiếc chót của làn lưu thông ngược chiều chưa qua hết khoảng đường trước mặt.

Tôi cười thầm. Anh tài xế nầy nói chuyện có văn hóa giao thông ghê. Chẳng bù với tháng trước tôi ngồi trên xe buýt, cũng trường hợp tương tợ, tên nhóc tì phụ xế kiêm bán vé đã ló đầu ra ĐM lia chia rồi tuyên bố một câu xanh dờn:

‘Mấy muốn tự tử thì về nhà mà tự tử, ngon thì vô đồn công an mà tự tử. Mầy nên nhớ mạng mầy chỉ có ba chục triệu thôi không hơn đâu.’

Không khí im lặng nãy giờ trở nên sôi động bằng những lời bàn tán chung quanh chuyện chạy ẩu của xe nầy xe kia. Anh tài xế nói lớn:

‘Làm nghề nầy thấy cái chết của thiên hạ quá thường nên nhàm luôn, trở thành vô cảm trước máu me. Chết vì chạy ẩu xị, chết vì do xe lớn lấn đường, do tài xế mệt mỏi, xỉn xay, ngáo đá, hay do đường xá xấu hư làm lạc tay lái... Muôn ngàn lý do, kề tới mai chưa hết!.’

Tôi lên tiếng cho vui:

‘Chết vì tài xế mua bằng nữa đó cha nội. Học ba xí ba tú, lái chưa rành, mót tiền quá chạy đi mua bằng, lên xe ngồi điều khiển mà không hiểu luật lại vụng về nên thường làm chết thiên hạ rồi bỏ xe lẫn trốn… chuyện nầy xảy ra hà rầm.’

Anh tài xế dễ thương tuy nghe nói đụng chạm tới giới của mình nhưng vẫn làm thinh.

Tiếng ai đó, giọng của người đứng tuổi:

‘Thét rồi hết muốn ra đường. Sợ quá! Những cái chết nát thây không báo trước. Còn hơn là ngày xưa đi hành quân hay nhảy toán. Đời sống bây giờ thiệt là bất an!’

Không khí trong xe tới đây thì lắng xuống, ai nấy theo đuổi tư tưởng mình.

Khi xe quẹo vô đường Nguyễn Kim thì người bạn tôi nói vọng ra sau:

‘Nếu chừng mờ mờ sang đi tới đây, góc Nhật Tảo và Nguyễn Kim nầy, dưới gốc cây dầu bự chảng bên tay trái, thì sẽ gặp một người đàn ông còm cõi đứng phụ vợ bán bánh giò. Đó là người bạn lính trước đây cùng đơn vị của tôi ở Pleiku. Anh ta tên Thanh, bị lựu nổ mất nửa bàn tay mặt, đương chờ giải ngũ thì đứt phim. Lãnh lịch hết gần chục có đầu. Nay gặp lại bạn bè xưa nhiều khi anh làm lơ hay ngồi cho có mặt, thường ngó mông lung. Lạ lắm!’

Tôi ngạc nhiên hỏi lại vì cái chép miệng sau khi xuống giọng của bạn:

‘Chục có đầu sao không đi H.O. mà ở lại cho cực thân.’

‘Vậy đó!’

Tôi không biết gì thêm từ hai tiếng trả lời gọn lỏn kiểu miền Tây của bạn nhưng biết chắc chắn rằng người đàn ông phụ vợ bán bánh kia là người đặc biệt. Và tôi thấy mình cần phải tìm hiểu anh ta.

Vậy mà sau gần cả tháng tôi mới làm thân được với Thanh. Cũng nên kể ra đây lần gặp gỡ của tôi với Thanh.

 

2.

Sáu giờ sang trời còn lờ mờ nhưng thành phố đã thức. Những người lớn tuổi đi bán giấy số bắt đầu đổ xô ra đường. Mấy chiếc xe bán thức ăn nầy nọ đã được đẩy ra vị trí và đốt lò. Tôi thay quần sọt ra đi tới chỗ người bạn tôi chỉ hôm nọ và ngồi xuống một cái ghế nhỏ không thể nhỏ hơn để kế bên hai xửng bánh bao bánh giò của cặp vợ chồng nầy. Người vợ luôn tay lấy bánh bỏ vô bao xốp trao cho khách với nụ cười giao tế. Người chồng lãnh nhiệm vụ thâu tiền. Nụ cười cũng có trao đổi với khách nhưng hơi gượng gạo. Tiếng cám ơn luôn luôn thốt ra mỗi khi anh hoàn thành một dịch vụ.


Ngồi câu giờ cố ăn hết một cái bánh bao và một cái bánh giò nóng, tôi liếc chừng chừng quan sát con người đặc biệt kia.

Hình như anh ta cũng bắt thóp được ý định của tôi nên thỉnh thoảng đưa mắt ngó. Tôi phóng ra con bài ngoại giao bằng nụ cười và cả cái nheo mắt nhưng anh cố tình làm lơ. Ăn xong ý chừng đã ngồi hơi lâu tôi mua thêm một cặp bánh nữa và đưa cho anh tờ giấy nửa triệu, với câu nói nhỏ:

‘Anh khỏi thối, mình xin phép được chia sẻ với anh.’

Tôi nhận được câu trả lời lạnh băng như là người đối thoại cố tình làm cho mình tức giận:

‘Chúng tôi buôn bán, không ăn xin! Anh cầm tiền thối.’

Tôi vớt vát:

‘Mình cùng cảnh ngộ ngày trước’, tôi thấy mình hay ho tận mạng khi đem ra xài mấy chữ nầy, vừa nói vừa ren rén ngó mau về bàn tay phân nửa của anh ám hiệu rằng cùng là cựu quân nhân. ‘Bây giờ khá hơn anh nên xin chia sẻ. Anh nhận để mua quà cho các cháu.’

Người bán hàng đẩy mạnh tay tôi ra với số tiền thối lại, quyết liệt:

‘Chúng tôi không có con. Xin lỗi anh. Anh cầm. Tôi còn phải thối tiền các khách khác.’

Thế mà tôi vẫn kiên nhẫn lập lại lời yêu cầu nầy hai lần tới sau đó nữa. Lần thứ ba thì anh chắt lưỡi, bỏ tiền thối vô xấp tiền anh cầm. Chắc là lần nầy nhờ tôi nhắc tên người bạn chung. Tôi ngồi nán lại để anh dãn khách, nói vài ba câu vô thưởng vô phạt rồi ra về. Hai bên nói chuyện tâm tình bên mấy ly trà nóng một cách tự nhiên những lần sau đó…

 

3.

Tôi ra trường với lon Thiếu Úy lúc 24 tuổi, tình nguyện vô binh chủng cọp ba đầu rằn. Thời chiến chinh, mỗi người làm hết bổn phận mình trong chức vụ mà xã hội phân công, cách nầy hay cách khác, đó là điều bắt buộc. Cam đảm hay hèn nhát gì cũng không bằng hên xui: bà độ hay bà xô vô chỗ tử. Phải giữ vững tinh thần, lương thiện và không nghĩ đến cái chết mới sống đúng nghĩa người trai. Hơn một năm sau khi ra trường tôi về tiểu đoàn sau khi lên Trung Úy.


Những lúc rảnh rỗi, ngó lại anh em dưới quyền trong đơn vị, so sánh với cuộc sống lạc điệu của hậu phương, tôi cũng văng tục thầm. Mẹ ơi, hậu phương làm mình giận muốn nổi cơn điên. Cho nên binh sĩ dưới quyền, tôi thương hết biết. Nhiều đứa đi phép về trễ vài ba ngày tôi cũng nạt nộ để tụi nó không lờn nhưng báo cáo hay làm gì đó nặng hơn thì không.

Cầm đầu phải làm gương, tôi xông vô nguy hiểm coi như đạn có bổn phận tránh mình. Cũng làm thơ hào hùng kiểu Hồ trường: Ta xông pha hề, trận mạc. Coi tử sinh hề, cỏ rác dưới chân. Thỉnh thoảng hớp ngụm rượu của đàn em rồi sảng khoái ngâm nga tử sinh hề, cỏ rác… vui đời lính, thương đồng đội, quên mình đương ở tuổi cần có bên mình một bóng hồng…

Trong trận Hạ Lào năm đó, Tiểu đoàn tụi tôi bị tụi nó cầm chưn. Được bỏ thêm để giải vây cho đồng đội, nhưng chúng tôi bị lún. Chúng pháo kích ngày đêm nhưng tấn công lần nào cũng bị tiêu diệt trọn. Bên mình cũng hao bộn do mỗi lần một ít. Tôi được lịnh là sáng mai lúc trời hơi tan sương mù thì trực thăng bốc, ưu tiên thương binh.

Vậy mà chuyện đau lòng xảy ra đêm đó.


Thằng Tánh trung sĩ thường trực, đệ tử ruột của tôi bị nạn. Cái thằng cũng trí thức lắm, nó rớt Tú Tài nên đi Trung sĩ. Khuya tôi đương thiu thiu ngủ sau ba ngày trắng dờ con mắt thì nghe báo cáo Tánh bị đạn nặng lắm. Tôi nói nó ngủ trong hầm mà bị đạn cái củ c. gì. Nãy giờ có trái nào nổ gần đâu.

Thiệt ra thì khuya thằng con bò ra ngoài đi tiểu. Miểng nhỏ pháo kích từ đâu bay ra cắt đứt mạch máu chủ ở háng.

Tôi tới thì anh em đương xúm bên nó, lo lắng. Quân y cố hết sức cầm máu. Thằng Tánh thấy tôi thì mắt sáng lên nói thiệt lẹ, rõ ràng:

‘Em không sao đâu Trung Úy. Chuyện nhỏ! Sẵn dịp lên trực thăng về thăm vợ luôn. Con vợ em đương có bầu ba tháng. Chắc nó cũng nhớ em.’

Tôi đuổi mấy đứa không có phận sự ra chỗ khác. An ủi nó. Nó cứ lập đi lập lại hoài điệp khúc ‘không sao đâu là không sao đâu’. Bác sĩ Quân Y ngó tôi với cặp mắt buồn, nói thiệt nhỏ trong khi thằng Tánh vẫn nói không sao đâu:

‘Không xong, máu ra nhiều quá, vết thương lớn không bịt được.’

Nó thấy mặt tôi buồn chắc là hiểu được điều chúng tôi trao đổi nên trở giọng:

‘Em lạnh quá Trung Úy! Có bề gì thì Trung Úy mang ba-lô em về cho bà xã em. Bả tên Trinh, địa chỉ ở trong đó. Tiền lương tháng nầy với phần còn lại từ trước cũng mấy ngàn. Nó cấn thai được ba tháng. Trung Úy giúp đỡ nó với con em giùm. Tụi em đồng ý đặt tên con là Trần Trinh Thảo Tánh. T tứ thừa đó Trung Úy. Cái tên tụi em nghĩ nát óc mới đặt được đó Trung Úy.’

Thằng Thạch Buôn, từ xa diễu dở bằng mấy tiếng ‘Nôm luôn! Hốt hụi chót!’ Tôi đứng rột dậy, lên cò súng quát lớn: ‘Mầy nói lại một lần nữa đi!’

Thạch Buôn lạy như tế sao rồi chuồn thẳng.

Tôi cởi áo trận đắp cho Tánh. Nó run lập cập than lạnh liên hồi. Hai tay tôi nắm hai bàn tay lạnh ngắt của nó nói: Không sao đâu để anh đem ba-lô về cho. Mà chắc không cần nữa, em lo được chuyện đó. Dễ mà! Nó nhắm mắt thì thào: ‘Coi tử sinh cỏ rác dưới chân…’ Tôi vuốt mắt nó, đứng dậy chùi nước mắt của mình. Chúng tôi ở kế nhau cũng hơn một năm. Mến tay mến chưn. Nó đoán biết ý của tôi, không bao giờ làm trái, cũng không sa đà trong chuyện cờ bạc, gái gú mỗi khi ra thị xã…

Đạn trung liên của địch bắn liên hồi nhưng chiếc trực thăng bốc quân điêu luyện luồn lách cũng hạ xuống an toàn. Chừng chục thương binh được di chuyển lên sàn phi cơ lẹ làng không thể tưởng. Viên Trung Úy trách nhiệm ra lịnh cho những ai lên trước lên sau sắp hàng thứ tự. Cuối cùng khi phi cơ vừa nhấc mình lên thì cũng là lúc ông chạy ra cố gắng cho phần mình.

Cái ba lô nặng làm ông chạy chậm, gió phần phật từ cánh quạt gần như đuổi ông ra xa. Cuối cùng trong lúc gần hụt thì hai tay giơ lên của ông được hai binh sĩ nào đó trên phi cơ chụp dính.

Phi cơ bốc lên cao, khỏi ngọn cây. Đạn bắn chéo chéo bên tai và gió thổi vù vù. Viên Trung Úy thấy mình càng lúc càng tuột ra khỏi tay người nắm. Cái chết đã cận kề. Bỗng nhiên ông thấy mình được nắm vững, thân mình ông với cái ba lô trên vai treo tòn teng song song với càng trực thăng. Một người thương binh nào đó đã cố nhoài mình ra nắm được hai cái quai đeo của ba lô. Chắc chắn.

Mọi người reo hò khi viên Trung Úy được kéo lọt vô sàn. Bên ngoài đạn vẫn vẽ những lằn đỏ cong cong. Tiếng người phi công nói:

‘Anh may mắn cùng mình, những trường hợp như vừa rồi một trăm phần trăm là rớt xuống.’

Viên Trung Úy lột ba lô ra, cúi xuống vỗ vỗ, nói trong sự ngạc nhiên của những người không biết chuyện Trung sĩ Tánh:

‘Cám ơn em đã cứu anh, anh sẽ làm tròn lời hứa… chắc chắn như đinh đóng cột.’

Tôi không thể nào chịu nổi cảnh người vợ khóc chồng. Cô ta ngã xuống như cái bị rách ai đó liệng xuống đất, đầu úp lên cái ba-lô, hai tay ôm choàng như ôm người tình.

Đau lòng như xé ruột tôi muốn bỏ đi nhưng nhà cô ta đơn chiếc quá, chỉ có một mẹ già, bà đương đứng xơ rớ với cặp mắt đỏ hoe, không biết thương cho số phần con cháu mình hay thương thằng rể vắn số. Chừng một giờ sau tôi kiếu, đi chập choạng như về từ đám tang người em ruột thịt của mình, không còn nhớ mình lang thang ngoài đường đã bao lâu.

 

4.

Tôi trở lại căn nhà đó chừng năm lần nữa mỗi khi về phép. Lần nào cũng vậy, tôi cố tình ngồi lại trong thời gian thiệt ngắn. Tôi sợ tình cảm trai gái nẩy nở. Mọi chuyện rồi không biết sẽ về đâu. Đúng hay sai. Con bé T tứ thừa học càng ngày càng giỏi. Mẹ bé cho biết cha bé ngày trước đùa là nếu anh hy sinh thì bất cứ giá nào em cũng xin cho bé vô trường Quốc Gia Nghĩa Tử. Tôi có đến đó hỏi thì được biết phải chờ cho bé xong Tiểu Học mới được. Trường chỉ bắt đầu bằng lớp Sáu thôi.

Rồi tôi bị thương ở bàn tay nầy. Chưa kịp báo tin cho ai thì phải đi gỡ lịch. Trong thời gian dài tôi tập sinh tồn bằng cách quên hết mọi chuyện bên ngoài, nhắm mắt trước những bất công và vô lý, tập quên mình là ai.

Khi được thả ra thì biết bao nhiêu chuyện đổi thay đã ụp xuống vùng đất thua trận. Nhà cô ta đã đổi chủ hai ba lần. Không ai biết cái gia đình ba người đàn bà ba thế hệ đó trôi dạt về đâu. Ai cô thế mà ở yên được với chánh sách dãn dân vô lý trong thập niên đầu họ từ rừng chui ra?


Nhiều khi ngủ tôi chiêm bao thấy lại cảnh thằng Tánh nói ‘Em lạnh quá’ rồi i ỉ ngâm nga ‘Coi tử sanh hề, cỏ rác dưới chân… Cảnh nầy đan chéo với cảnh cái bàn thờ đơn sơ có tấm hình nó cười, dưới chưn bàn thờ là người đàn bà tóc tai rũ rượi ngồi khóc, kế bên bàn thờ là cái ghế cao cẳng có đặt đứng cái ba lô của nó. Cái ba lô đã cứu mạng tôi. Cái ba lô tượng trưng cho tình yêu của nó và gợi lên mặc cảm của tôi về sự không làm tròn lời hứa. Tôi thấy mình như có lỗi với Tánh và với con bé T tứ thừa.

Đó cũng là một lý do khiến tôi không góp đơn ra đi theo dạng H.O. Lý do khác là tôi muốn chứng kiến tận mắt coi người ta đọa đày đất nước nầy tới nước nào. Tôi không phải là người được đào tạo để làm theo cách thế của bất kỳ ai khác dầu cho họ là đám đông khôn khéo tới mức nào đi nữa, tôi có hệ thống giá trị của riêng mình. Và tôi theo nó tận cùng…

 


Nguyễn Văn Sâm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2022 lúc 2:19pm

Phan Văn Hưng - Bạn Bè Của Tôi    <<<<<

Phan%20Văn%20Hưng%20-%20Bạn%20Bè%20Của%20Tôi%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Mar/2022 lúc 3:19pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2022 lúc 8:46am

Thơ: KHÓC EM - Autumn Rose   <<<<<


Sand%20rose%201080P,%202K,%204K,%205K%20HD%20wallpapers%20free%20download%20|%20Wallpaper%20Flare


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Mar/2022 lúc 8:49am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2022 lúc 7:38am

Hành Trình Tháng Tư Đen 


Đến cuối tháng 4 này, là 90 ngày kể từ ngày anh từ giả cõi trần 29 tháng 01 năm 2020. Em không ngăn được xúc động mỗi ngày thắp nhang trước di ảnh của anh.
 

Cali đang vào tháng 4/2020, em nhớ lại kỷ niệm vào tháng 3 năm 1975, em và con gái đầu lòng Ngọc Anh sanh ở Pleiku, được anh đưa 2 mẹ con vào tạm trú trong phi trường. Được mấy ngày thì Phi Đoàn 229 Lạc Long nhận  lệnh đưa vợ con di tản khỏi Pleiku vì tình hình tại đây bất an. Mẹ con em được về Saigon bình an.

Tình hình mỗi ngày càng xấu, mang lo âu cho mọi người. Anh và em đã bàn bạc sẽ mua vé máy bay dân sự cho mẹ con em ra Phú Quốc vì ở đó có người quen tạo điều kiện cho mẹ con đi trước, còn anh ở lại tiếp tục làm việc trong Phi Đoàn 229. Nếu giờ phút cuối gặp bất trắc, anh sẽ rãnh tay để xoay sở.
 
Anh ơi, cứ như giấc mơ, mình ước hẹn sẽ tìm đến nhau dù trôi giạt bất cứ đâu sau này nghe anh!
Để em kể Đỉnh nghe, cuộc hành trình của em quá bất ngờ. Máy bay đáp Phú Quốc lúc 3 giờ chiều ngày 24 tháng 4 năm 1975 thì buổi tối đó có lệnh giới nghiêm. Lúc này em mới nghĩ sao mình dại thế. Do hoang mang, lo sợ, nói đi là đi, một thân một mình, trong khi tay thì bế con, bụng thì đang mang bầu 4 tháng. Ước gì được gặp anh tại đây, ngay lúc này!. Em nhìn lên trời mong thấy được trực thăng bay qua để xin quá giang về Saigon.
 
Từ phi trường Phú Quốc muốn về An Thới phải dùng ghe. Em đang ôm con đứng khóc ngoài bến thì thấy một xe đò chở một quan tài một người lính tử trận phủ cờ Việt Nam Cộng Hòa và mẹ già đi nhận xác con chuyển xuống đò về mai tang ở Thới. Em xin quá giang ghe như là người thân và qua sự linh thiêng của người lính vắn số, em được nhận lời. 
 
Ngồi dựa vào quan tài trên chiếc ghe nhỏ chồng chềnh, rồi cũng cập bến an toàn.
-          Xin lạy ba lạy cám ơn hương linh người lính chết trận và bà Mẹ Việt Nam đã giúp mẹ con em!
 
Khi tìm được điểm hẹn của người quen như dự trù thì họ đã đi… xa rồi! Đỉnh biết không, em thật sự lo sợ vì bơ vơ lạc lỏng. Đồng bào di tản đông đúc trên đường, người nói hướng này người nói hướng kia sẽ có tàu Mỹ đến đón.
 
Khổ thay, vì còn lệnh giới nghiêm nên quân đội đến bắt giải tán. Em được một gia đình hảo tâm cho mượn cái đi-văng kê ngoài cửa để trú qua đêm vì thấy cảnh con dại và đang mang thai. Nhưng làm sao ngủ được anh, cứ thấy dân đi ngoài đường là em thấp thỏm, bèn liều tháp tùng đoàn người.
 
Ơn trên dẫn đường, một tàu Mỹ tư nhân ra điểm hẹn tại đảo Phú Quốc đón những nhân viên làm sở Mỹ, vì lòng nhân đạo, họ ghé đón một số người ưu tiên cho phụ nữ và trẻ con lúc 10 giờ tối ngày 30 tháng 4 năm 1975!
 
Sau 7 ngày, tàu đến đảo Guam. Mấy ngày sau, mẹ con em được đi chuyến bay đầu tiên sang trại tị nạn Fort Chaffee ở bang Arkansas. Anh à, con gái Ngọc Anh bị sưng phổi, vừa nhập trại làm thủ thủ tục giấy tờ, em ôm con lang thang tìm chưa ra địa điểm trạm xá thì con đã chết trên tay em! Còn nổi đau nào hơn nỗi đau Mẹ mất con trong trại tị nạn không Đỉnh ơi?
 
Hội Hồng Thập Tự của trại đã giúp tìm kiếm anh ở các trại nhưng không thấy tin tức gì. Hai ngày sau, Linh Mục Phan Công Nghị (hiện đang ở Los Angeles) đến an ủi em, báo tin Hội cho biết một ai đó kể, một trực thăng rớt ngoài khơi, phi công lại trùng tên với anh. Em nghe tan nát lòng, không còn hy vọng gặp anh nữa.
 
Ngày mai, ngày 15 tháng 5, Hội Hồng Thập Tự và linh mục Phan Công Nghị và em được giấy phép của trại để chon cất con gái tại nghĩa trang ở ngoài thành phố Arkansas. Con được thông báo là đứa bé tị nạn đầu tiên chết trên nước Mỹ vào thời gian đó.
 
Về đến trại, Cha cùng đồng hương dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho anh và con. Đặc biệt, trên bàn thờ để một tấm bản nhỏ, “Xin cầu nguyện cho Linh Hồn Đôminicô và Anna vừa qua đời”.
 
Một ngày sau, em trở thành góa phụ lãng trí, lang lang, vô hồn, chỉ biết khóc. Hội Hồng Thập Tự cho em biết, có một gia đình ở Mỹ đang tìm một em bé để bảo trợ. Lúc đó trong trại không có em bé nào nhưng có một bà bầu vừa mất một con gái vừa là góa phụ, rất cần giúp đở. Bà Margie Pinckark liền nhận bảo trợ cho em. 
 
Nhờ ơn Trên, em gặp lại anh chị Huỳnh Công Đáng (bạn cùng Phi Đoàn 229 Lạc Long Pleiku của anh) vừa nhập trại. Anh Đáng cho biết, anh nghe trên tần số, máy bay của Đỉnh bay về hướng đảo Wake.  Và anh Đáng như là một thông dịch viên, hướng dẫn em liên lạc Hội Hồng Thập Tự, và cuối cùng Hội đã tìm được anh cũng như tìm cách đưa em vào nhà thương chữa bịnh mất trí và khám thai cho em.
 
Sự mầu nhiệm của Thiên Chúa đã ban cho em được trở lại bình thường, được sống bên anh, đợi chờ ngày chào đời của đứa con thứ hai, bây giờ là Don Ngoc Nguyen, Trưởng Nam của mình.
 
Chúng mình may mắn được Ông Bà Gerald and Margie Pincard bảo trợ về định cư tại thành phố Shreveport, Louisina vào ngày đầu tháng 6 năm 1975. Chúng mình sống chung với ông bà một năm. Ông bà đưa chúng mình vào hãng Western Electric để làm việc. Bà Margie Pinckark dạy em học Anh văn. Anh đã hướng dẫn em học hỏi để hội nhập với cuộc sống mới. Đứa con gái mình đặt tên Margie Nguyễn như là để bày tỏ lòng biết ơn bà Margie Pincard. Con gái thứ hai là Nancy Nguyễn và hiện chúng mình có  5 cháu nội ngoại là Remy, Ava Rose, Riley, Isabella và Jaxon.
 
Đến năm 1982, gia đình mình dọn về California lập nghiệp.
 
Vào ngày 31 tháng 5 năm 2012, anh bắt đầu lâm bệnh, nhưng anh vẫn  quây quần vui sống hạnh phúc bên em và các con các cháu.
 
Ngày 29 tháng 01 năm 2020, nhằm ngày mùng 5 Tết Canh Tý, vào lúc 4 giờ chiều, anh nắm tay em và từng đứa con, nhìn thật trìu mến như đang nói lời vĩnh biệt.
 
Và anh đã an lành ra đi, vĩnh biệt trần gian lúc 6:58 chiều hôm đó.
 
Tiễn anh ngày mồng 8 tháng 02/2020 là một ngày thật đẹp trời, nằng thì hồng, bầu trời màu xanh điểm vài tảng mây trắng. Tại nhà thờ Đức Mẹ La Vang, có đến 5 linh mục cử hành Thánh Lễ cho anh. Sau đó, linh cửu của anh được đưa đến nghĩa trang Westminster Memorial Park, nơi an nghỉ cuối cùng.
 
Ngoài gia đình mình, anh em con cháu và bà bảo trợ Margie Pincard còn có đồng đội bạn bè thân hữu của anh cùng đồng ca bài Không Quân Hành Khúc thật hùng hồn để tiển biệt anh về nơi Vĩnh Hằng.
 
Thôi, Anh hãy ngủ yên trong giấc ngủ ngàn thu nhé!
 
Nhớ Anh, Giang Triệu Thanh,
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2022 lúc 9:55am

 

Bây giờ Em ở đâu?

Bây%20Giờ%20Em%20Ở%20Đâu?%20-%20Quốc%20Duy%20-%20YouTube
Binh lửa vừa tàn em vượt biên
Mênh mông biển lớn một con thuyền
Nhỏ như thuyền giấy chơi hồi nhỏ
Giọt nước tràn lên đủ ngửa nghiêng..!!

Thuở ấy ta đang vòng lao lý
Làm sao chấp cánh để cùng đi
Làm sao chung lại mùa trăng qúi
Nguyệt Quế soi thềm ngâm cổ thi..!!

Hiu hắt rừng thu khóc lá bay
Âm thầm nhạn trắng rẽ đường mây
Ta nghe loáng thoáng ngày hôm đó
Mưa ướt vườn cau em ướt mi..!!

Thầm nguyện thuyền đi được đến nơi
Ngờ đâu mây nước cuối chân trời
Nước mây mờ mịt con thuyền nhỏ
Mây trắng trời xanh giáp biển khơi..!!

Mười năm cặm cụi trong khe núi
Diện bích tham thiền vào mỗi đêm
Tĩnh lặng thiền tâm đâu chẳng thấy
Chập chờn bóng dáng đóa hoa tiên..!!


*   *   *   *   *

Chiều nay dạo biển... biển lặng trang
Một dải lụa xanh trải ngút ngàn
Tưởng nhớ ngày nao em vượt biển
Mây buồn rũ rượi bay lang thang..!!

Ngùi hỏi bây giờ em ở đâu
Hồn nương ngọn sóng giạt phương nào?!
Hải âu bay lượn trên vùng biển
Có chở hồn em lên đỉnh cao..?!


Nguyễn Minh Thanh

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2022 lúc 9:57am

Hãy nhặt giùm cha

 

(Chúc Thư Người Lính Mũ Xanh)

 

 


 


- kính dâng Mẹ Việt-Nam -
( cho các con k.duy-k.long-th.lan- m.chau- tuổi trẻ ViệtNam quê nhà và hải ngọai tha hương )

hãy nhặt giùm cha chinh y, giày trận
súng, đạn, thẻ bài, nón sắt, ba lô
hãy lấp quân trang cho đầy huyệt mộ
thịt hộp, cá khô, gạo sấy, bản đồ

hãy nhặt giùm cha poncho, áo giáp
claymore, lựu đạn, hỏa pháo, lưỡi lê
con hãy đứng lên mà lau khô hạt lệ
chờ đợi một ngày sau sẽ có lúc trở về

hãy nhặt giùm cha cọng rơm ngọn rạ
bông lúa chín vàng và tiếng chim ca
linh khí non cha và hồn thiêng sông mẹ
để thương tiếc quê hương một thuở an hòa

hãy nhặt giùm cha tuổi thơ con đã mất
khi giặc hung tàn từ Bắc vô Nam
bao thịt nát xương tan, bao máu lệ chan hòa
ngày tổ quốc bi thương nhuộm màu tang trắng

hãy nhặt giùm cha mảnh dư đồ rách
là xương máu cha anh đã nhuộm thắm sử xanh
con gói lại chưng trên bàn thờ quốc tổ
để một sớm mùa xuân hồn cha sẽ trở về...

để lật lại từng trang... từng trang quân sử
để nuốt lệ tri ân những anh hùng vị quốc vong thân
con hãy nhặt cho cha những điêu tàn chứng tích
và thảm cảnh kinh hòang vào Tháng Tư Đen

hãy nhặt giùm cha ánh đuốc đất người
sau này con về thắp lại lửa quê hương
hãy khắc cốt ghi tâm nỗi hờn mất nước
để ngày kia cha có thác cũng ngậm cười...


dzuylynh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2022 lúc 3:30pm

 

Món nợ ân tình


Lòng cao thượng của một Sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa


Cha%20và%20Con%20gái%20|%20Young%20Studio

 


Tôi sang Mỹ cùng với Ba Dượng theo diện H.O - nhờ tờ khai sinh giả tôi có được qua những đồng tiền đút lót mà tôi trở thành con ruột của Ba. Cha mẹ tôi và một đứa em trai còn ở lại Việt Nam. Nhiều người rất ngạc nhiên, không hiểu vì sao mỗi khi nhắc đến gia đình ruột thịt tôi có phần lạnh nhạt trong khi tôi lại rất thương yêu và chăm sóc Ba Dượng. Thật sự, tôi thương Ba Dượng hơn cha ruột của tôi rất nhiều. Tôi không biết điều đó đúng hay sai nhưng tình cảm luôn xuất phát từ trái tim, không thể gượng ép và cũng không thể theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Duy nhất một điều tôi có thể hiểu được là cha tôi chưa một ngày bồng ẵm tôi nhưng Ba Dượng đã nuôi nấng tôi từ thuở ấu thơ.


Khi mẹ mang thai tôi được sáu tháng thì cha đã bỏ mẹ con tôi để vào rừng, theo “Quân giải phóng”. Mẹ ở lại, một mình một thân yếu đuối với cuộc sống vất vả nghèo nàn, vừa nuôi mẹ chồng, vừa nuôi con dại. Ngay lúc ấy, Ba Dượng tôi xuất hiện. Ông là một Sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ Thành phố ông thuyên chuyển về nơi gia đình tôi đang sinh sống. Tôi không nhớ rõ những gì đã xảy ra, chỉ biết rằng đến khi bốn tuổi tôi mới có được một người mà tôi gọi bằng Ba. Ba là một người hiền lành, chân thật và rất vui tính, cởi mở. Ba chăm sóc bà nội như mẹ ruột, vì thế bà nội cũng rất thương Ba. Ngược lại, mẹ tôi không yêu Ba. Mẹ tiếp nhận Ba - một cuộc hôn nhân không giá thú - chỉ để tìm nơi nương tựa. Ba biết điều đó nhưng vẫn chấp nhận.


Năm bảy mươi lăm cha tôi bất ngờ trở về, còn Ba thì lại khăn gói vào “trại cải tạo”. Mẹ vui mừng vì sự trở về của cha bao nhiêu thì tôi lại đau lòng vì sự tù tội của Ba bấy nhiêu. Tôi không hiểu được tình cảm của mẹ. Tại sao với một người chồng hết lòng thương yêu mẹ mà trái tim bà vẫn dửng dưng? Tại sao chỉ một năm ngắn ngủi sống với cha mà tình yêu bà vẫn bền vững suốt cả chục năm hơn? Tại sao mẹ có thể chấp nhận việc cha đã có vợ khác và người vợ “đồng chí” của cha đã nghiễm nhiên trở thành vợ chính thức, còn mẹ, chỉ là một người vợ danh không chính, ngôn không thuận, để mỗi lần đến thăm, cha phải nhìn trước, ngó sau như một kẻ đang phạm tội ngoại tình. Chưa kể có lần vợ của cha còn đến nhà, mắng chửi mẹ là “dâm phụ” và cũng không cần biết bà nội tôi là ai, bà chống nạnh xỉa xói:


- Cả nhà chúng mày phải tránh xa chồng bà, không thì bà cho chết cả lũ về cái tội cấu kết với cái thằng lính ngụy đang ở tù rục xương.


Cha tôi nắm tay kéo bà vợ đi xềnh xệch trước những cặp mắt tò mò của hàng xóm. Mặt bà nội xanh như chàm, bàn tay cầm cây gậy run lên bần bật vì tức giận. Mẹ ngồi bệt xuống sàn nhà với những giọt nước mắt không ngừng tuôn chảy trên khuôn mặt lơ lơ, láo láo như người mất hồn. Tôi cũng không nhớ rõ cảm giác của mình lúc ấy ra sao nhưng hình như có một nỗi vui nào đó hiện đến rất nhanh khi tôi chợt nghĩ, đây cũng là một điều hay để giúp mẹ tôi sáng mắt ra mà nhận biết ai là người thật sự yêu thương mình. Nhưng không, mẹ tôi vẫn tối tăm quay cuồng trong mớ tình cảm hỗn độn đó dù bà nội khuyên mẹ hãy quên cha tôi đi để lo thăm nuôi Ba đang chịu tù tội, đói khát.


Phần tôi, tôi rất bất mãn trước thái độ của mẹ khi bà không có một chút quan tâm, lo lắng nào dù thật nhỏ cho cuộc sống của Ba trong cảnh khốn cùng. Mỗi lần theo cô Tư đi thăm Ba, tôi phải nói dối đủ điều về lý do tại sao mẹ vắng mặt. Dĩ nhiên, cô Tư cũng không muốn anh mình phải đau khổ - nếu biết được người vợ đầu ấp tay gối đã nhẫn tâm phủi tay, rũ bỏ tình nghĩa vợ chồng bao nhiêu năm - nên cô dặn dò tôi phải nói dối với Ba rằng mẹ đi buôn xa không về kịp, hoặc bà nội bệnh bất ngờ mẹ phải ở nhà chăm sóc.


Có lần, sau khi thăm Ba trở về, tôi hỏi mẹ bằng thái độ khó chịu:


- Ba ở tù bốn năm rồi mà sao mẹ không đi thăm Ba một lần?


Mẹ trả lời một cách thản nhiên:


- Vì mẹ không thể phản bội cha con!


Tôi tức giận:


- Mẹ không thể, nhưng mẹ đã phản bội cha rồi.


Mẹ cho rằng tôi bất hiếu vì không phân biệt ai là cha ruột, ai là cha nuôi. Tôi cười chua xót:


- Con không cần biết ai là cha ruột, ai là cha nuôi. Con chỉ biết Ba là người đã cực khổ nuôi nấng con từ lúc còn bé. Con chỉ biết Ba là người đã bất kể hiểm nguy, giữa đêm khuya bế con đến Bệnh viện cứu cấp khi con đau nặng. Mẹ không nói cho con biết nhưng bà nội vẫn nhắc hoài chuyện ấy.


Mẹ quay đi sau khi ném cho tôi ánh mắt giận dữ. Tôi biết mẹ không thể bỏ cha ruột của tôi, dù ông đối xử với bà tình không trọn mà nghĩa cũng chẳng tròn, nhưng ít ra bà cũng không nên rũ sạch ơn nghĩa cưu mang của Ba hơn chục năm trời.


- Mẹ hãy dẹp tình cảm qua một bên để tỉnh táo suy nghĩ xem cha đối với mẹ như thế nào. Ông đi bao nhiêu năm trời không một tin tức. Chắc trong lòng ông không hề vấn vương, thương nhớ mẹ hay nghĩ đến đứa con chưa kịp chào đời. Bằng chứng là đứa con riêng của cha nhỏ hơn con một tuổi, có nghĩa là xa mẹ chưa đầy một năm cha đã có người đàn bà khác. Rồi khi trở về đây gặp lại mẹ, đáng lẽ cha phải giải thích cho bà vợ của cha hiểu ai là người đến trước, ai là người đến sau, chứ lẽ nào cha đứng đó để chứng kiến bà ta làm hùm làm hổ với mẹ, cứ y như mẹ cướp chồng của bà ta...


Nhìn bà nội ngồi ở góc bàn sụt sùi lau nước mắt, tôi cảm thấy ân hận nên quỳ xuống cạnh bà:


- Nội à! con không muốn nói những lời làm đau lòng nội. Nhưng thật tình con không thể nào chấp nhận thái độ bạc bẽo của mẹ con. Nội thử nghĩ, nếu như ngày xưa không có Ba thì cuộc sống của gia đình mình sẽ ra sao? Nội bệnh hoạn cũng một tay Ba lo thuốc men mà không hề phân biệt rằng, đây là mẹ chồng chứ đâu phải mẹ ruột của vợ tôi. Ba nuối nấng con từ nhỏ đến lớn không rầy la một tiếng dù con có phạm lỗi lầm. Ba thương yêu con như một đứa con ruột thịt...


- Rồi sao nữa? Cái thằng Sĩ quan ngụy đó cũng giỏi thiệt... nó dụ dỗ được mày đứng về phe nó để chống lại cha mẹ.


Cha tôi bước vào nhà, quăng cặp táp lên chiếc phản gỗ, tay đập bàn rầm rầm:


- Anh đã nói với em rồi, con bé này đã bị thằng ngụy đó đầu độc mười mấy năm không thể nào tẩy não được mà.


Tôi lùi lại, đứng sau lưng bà nội. Dù trong lòng cũng có chút nao núng, nhưng khi nghe cha xúc phạm đến Ba, tôi tức giận đến độ không còn biết sợ là gì:


- Thưa cha, cha có biết cái “thằng ngụy” xấu xa đó đã dạy con điều gì không?


-...


Tôi cười chua chát tiếp lời:


- Ông ấy đã dạy con, dù đi đâu xa cũng phải nhớ ngày giỗ của cha mà về nhà đốt nén nhang cho bà nội và mẹ vui lòng. Hồi mẹ được tin cha chết, mẹ khóc lóc, đau khổ nhưng không dám lập bàn thờ, thì chính cái “thằng ngụy” mà cha luôn miệng chửi rủa đó đã mang ảnh ba ra tiệm hình để rọi lớn, rồi đem về trịnh trọng đặt lên đầu tủ với lư hương, với chân đèn để làm bàn thờ cho cha. Nếu đêm nào mẹ lỡ quên vì bận bịu thì cũng chính “thằng ngụy” đó dù đã lên giường cũng vội vàng leo xuống để đốt nhang cho cha. Chưa bao giờ con nghe “thằng ngụy” đó nói một lời thất lễ với cha, nhưng cha thì lúc nào cũng chửi bới người ta, trong khi đáng lẽ cha phải cám ơn người đã thay cha gánh vác việc gia đình. “Thằng ngụy’ đó đã cho con thấy hình ảnh một người chồng, người cha cao thượng, nhưng cha thì sao?... cha hãy suy nghĩ lại để từ nay đừng bao giờ xúc phạm đến Ba của con.


Hình như tình thương đối với Ba đã cho tôi thêm sức mạnh và sự bình tĩnh để dõng dạc nói lên suy nghĩ của mình không chút sợ hãi. Điều đó khiến mẹ tôi lo quắn quíu:


- Con này... ma nhập nó rồi hay sao mà ăn nói bậy bạ, hỗn láo!


Mặt cha tôi như xám lại, ánh mắt ông long lên sòng sọc, đôi môi mím chặt khiến khuôn mặt ông đanh lại, hung hãn không thua gì các diễn viên đang vào vai một nhân vật phản diện độc ác. Cha đưa chân đạp chiếc ghế văng vào bàn. Ông quay lại hét vào mặt mẹ tôi:


- Em dạy dỗ con cái như thế này đây hả? Nó nói chuyện với cha nó như một phường mất dạy. Anh nói rồi... ngày nào nó còn ở trong nhà này anh sẽ không bao giờ đặt chân đến đây nữa.


Tôi nghênh mặt khiêu khích:


- Cha không cần đuổi con cũng sẽ ra khỏi nhà ngay hôm nay. Con xin nói thật... con không muốn gặp mặt người cha vô trách nhiệm, bỏ vợ, bỏ con mấy mươi năm rồi bây giờ trở lại trách vợ mình không dạy dỗ con. Cha có biết trách nhiệm dạy dỗ con thuộc về ai không?


Cái tách trà bay về phía tôi, chạm vào thành ghế bà nội đang ngồi vỡ toang. Tôi không biết nếu cái tách trúng ngay đầu bà nội thì việc gì sẽ xảy ra? Có lẽ tôi lại hứng thêm một cái tội “Tại cái con mất dạy này mới ra cớ sự!”


***


Sau cuộc cãi vã đó tôi thu dọn quần áo ra đi. Bà nội chạy theo níu tay tôi mếu máo dặn dò:


- Con xuống nhà cô Tư ở, đừng đi đâu bậy bạ nghe con.


Tôi cười trong nước mắt:


- Con có tư cách đến nhà cô Tư sao bà nội? Cô Tư đâu phải ruột thịt gì của con!


Mẹ đứng ngang ngạch cửa mai mỉa:


- Biết vậy là khôn đó con. Cứ đến ở thử vài ngày để xem người ta đối xử ra sao cho biết thân.


Không hiểu sao câu nói nào của mẹ cũng châm chích, cay nghiệt. Không lẽ mẹ đã quên hết những ngày cô Tư chạy đôn chạy đáo đem hàng về cho mẹ bán kiếm lời. Chẳng những thế, cô còn nhường cả khách hàng của cô cho mẹ. Ngay từ lúc Ba đến với mẹ, đâu phải cô Tư không biết tôi là con riêng của mẹ, nhưng lúc nào cô cũng đối xử với tôi ngọt ngào, thân thương như đứa cháu ruột. Mẹ không nhớ hay cố tình chối bỏ? Tôi thất vọng não nề vì cách cư xử của mẹ nên cay đắng trả lời:


- Cô Tư đối xử với con ra sao thì cả chục năm nay con đã biết rồi không cần phải thử đâu mẹ. Con nghĩ người mà con cần thử là cha đó, cả mẹ bây giờ nữa... Mẹ à! mẹ thay đổi quá nhiều... đến độ con không còn nhận ra mẹ là người con vẫn hằng yêu quý. Trời cao, đất rộng không tha thứ cho mẹ cái tội bạc đãi Ba đâu.


Tôi quay lưng đi mà không chút luyến lưu, nuối tiếc. Tội nghiệp bà nội. Bà vừa khóc vừa gọi tên tôi rồi lúc thúc chạy theo, dúi vào tay tôi một nắm tiền:


- Cầm tiền theo mà tiêu xài đi con. Ở đâu nhớ cho nội biết để nội an tâm. Có đi thăm Ba thì lấy tiền này mua một chút đồ ăn đem theo, nói nội gửi cho Ba và xin lỗi Ba dùm... nội già yếu rồi không thăm Ba con được.


Tôi ôm chặt lấy bà nội, nước mắt chan hòa.


***


Sau sáu năm học tập Ba được thả về. Hộ khẩu của Ba là căn nhà ngày xưa gia đình tôi đã chung sống, nhưng nay mẹ không đồng ý cho Ba vào nhà. Bà nội khóc hết nước mắt cũng không lay chuyển được quyết định của mẹ - đúng hơn là mẹ đã làm theo lệnh của cha tôi. Ông Năm hàng xóm thương Ba sa cơ thất thế, giận mẹ tôi là “Phường vong ân bội nghĩa” - cụm từ này đã thay vào tên mẹ tôi mỗi khi ông nhắc đến - ông cho Ba cất cái chái nhỏ phía sân sau của ông, sát cạnh nhà mẹ trong thời gian chưa ổn định vì hàng ngày Ba phải ra Công an phường trình diện.


Ba hoàn toàn không nói một lời trách móc mẹ. Tất cả nỗi đau Ba giấu kín trong lòng. Có lần bà nội sang thăm Ba, bà ân cần nắm tay Ba nói trong nước mắt:


- Má xin lỗi con. Má không biết phải làm sao cho đúng!


Ba cười hiền từ:


- Cũng là số phận của con thôi. Má đừng buồn!


Phải hơn nửa năm sau cô Tư mới đút lót được Công an để chuyển hộ khẩu của Ba về nhà cô. Và tôi đã có những ngày tháng vui vẻ sống bên cạnh Ba và cô Tư. Một mái gia đình đâu phải thật sự là của tôi nhưng sao tình cảm tôi nhận về quá thiết tha, sâu đậm. Cha “bắn tiếng” hăm dọa sẽ từ bỏ, không nhận tôi là con nữa. Ba khuyên tôi nên trở về xin lỗi cha mẹ, tôi nhăn mặt trách Ba:


- Con đang ở thiên đàng sao Ba lại nỡ lòng đẩy con xuống hỏa ngục. Ba hết thương con rồi phải không? Ai muốn từ con thì cứ từ... con không sợ. Con chỉ sợ Ba từ con thôi.


Đôi mắt long lanh, đỏ hoe của Ba cho tôi biết rằng Ba đang rất hạnh phúc khi biết rằng, trong lòng tôi, Ba mới thật sự là người cha tôi yêu kính.


Ngày bà nội mất Ba không đến nhưng trong căn phòng hẹp của Ba, Ba đã lập một bàn thờ nhỏ và lặng lẽ quấn vành khăn tang. Nếu mẹ đã làm tôi thất vọng vì sự bạc tình, bạc nghĩa đối với Ba thì tình cảm của Ba và bà nội làm tôi cảm động rơi nước mắt. Ba nói “Ba mồ côi từ bé, bà nội lại đối xử với Ba rất tốt, nên Ba thương bà nội như chính mẹ của mình”.


***


Những năm gần đây Ba mang một chứng bệnh nan y. Có lẽ, Ba sợ khi mất đi tôi sẽ bơ vơ vì không có ai là người thân thích ruột rà nơi đất khách quê người nên cứ nhắc nhở tôi trở về Việt Nam thăm “gia đình” nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến điều đó. Sự oán giận và ray rứt trong lòng tôi vẫn chưa nguôi ngoai dù thỉnh thoảng tôi vẫn gửi tiền về cho mẹ theo lời khuyên nhủ, nhắc nhở của Ba. Tôi muốn được ở cạnh Ba cho đến ngày cuối cùng để đền bù món nợ ân tình quá lớn mà mẹ tôi đã nợ của Ba.

 


Ngân Bình
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2022 lúc 8:39am

Tháng Tư! Vùi đất lạ!

Thi%20nhau%20“xí”%20đất,%20vun%20mộ%20làm%20giàu%20|%20Báo%20Dân%20trí

Tháng Tư! Vùi đất lạ!
Cứ mỗi độ tháng Tư về, những người tha hương như chúng ta lại nhớ, lại bùi ngùi trong tấc dạ với lòng thương cảm hướng về đồng bào ruột thịt, đã bỏ mình trên biễn cả! Về thân phận những người Việt Nam phiêu bạt quê người, nhà thơ Du Tử Lê viết về cái chết: “Vùi đất lạ thịt xương e khó rã. Hồn không đi sao trở lại quê nhà?”
***
Bán đảo Kuku chỉ là môt trong hàng chục trại tạm cư dành cho thuyền nhân Việt Nam khắp vùng Đông Nam Á. Kuku là một rẻo rừng dừa trên đảo Jemayah, thuộc quần đảo Anambas, tỉnh Riau, cách thủ đô Jakarta của Nam Dương hơn 1300km.
(Kuku có nghĩa là “Cậu”, theo tiếng Hoa! Vì cách đây hơn nửa thế kỷ có một người Tàu đã đến đây khai hoang để trồng dừa. Ông là một người tốt bụng, thường giúp đỡ dân nghèo nên được mọi người thương mến gọi bằng “Cậu”. Sau đó, dân địa phương ở đây đặt tên rừng dừa này là Kuku.)
Từ năm 1979 đến giữa thập niên 1980, có lần lượt khoảng 40.000 thuyền nhân Việt Nam đã đặt chân lên Kuku. Cả Nam Dương thì con số này lên đến 180.000 thuyền nhân. Khi những thuyền nhân VN cuối cùng rời trại Kuku để chuyển về trại Galang, chờ đi định cư ở một nước thứ ba; Kuku lại trở về hoang vắng, tiêu điều như thuở ban sơ. Cả một rẻo rừng rộng lớn, từng xôn xao bóng hàng chục ngàn thuyền nhân năm nào, bây giờ chỉ là một vạt rừng dừa xanh ngăn ngắt, hoang vu!
Bãi biển thênh thang ngày xưa bây giờ hẹp lại vì rừng lấn dần ra biển! Cầu tàu, rồi các dãy lều tạm cư đã biến mất vào hư vô? Chỉ còn xác mấy chiếc thuyền vượt biên trơ sườn; vì cát biển theo hàng vạn đợt thủy triều, nắng gió đã chôn vùi phần đáy, nhưng vẫn còn ráng nhú mũi ghe lên nắm níu, như một bia mộ của một thời dâu bể! Ðâu rồi lán trại, chùa, nhà thờ, văn phòng Cao ủy? Ðâu rồi Trạm xá ? Ðâu rồi bãi đáp trực thăng trên đỉnh đồi?
Những năm 80, hàng ngày có cả chục, cả trăm người chết… Xác tấp vào bờ hoang, xác trôi bập bềnh giữa biển, xác nằm vắt trên ghe… Thảm lắm! Các câu chuyện thuyền nhân bi thảm đó như thể mới vừa xảy ra hôm qua đó thôi!
Khi những người năm cũ trở lại rừng xưa đã khép, không còn gì nữa cả. Nếu còn chỉ là mộ thuyền nhân nằm rải rác trên đồi thân nhân đến viếng mộ phải băng qua con suối hoặc trảng cỏ và những con dốc cheo leo. “Mẹ tôi chết! Con tôi chết! Chồng tôi chết! Vợ tôi chết… Hiện giờ còn đang nằm lại ở Ku ku!”
Mỗi ngày ít nhất có một người chết. Khi họ chết rồi cũng không có gì để liệm, chỉ có một bộ đồ dính thân. Bà con đào một cái lổ, hạ huyệt, lấy một cục đá hay cành cây viết họ tên người chết mà thôi.
Mộ phần thuyền nhân hoang phế, mộ bia nghiêng ngã, bể gãy, cỏ mọc cao tới đầu rất thảm thương” khiến người trở lại viếng thăm không cầm được nước mắt trong hoàng hôn bủa lưới nhanh trên biển, ráng chiều từ từ lặn xuống cuối chân mây!
***
Năm 1987, lúc đó tôi mới 15 tuổi, tôi đâu có ngờ đó là lần cuối tôi còn thấy mặt mẹ tôi. Thuyền chở theo 114 người, ra khơi, may mắn là được tàu Tây Đức vớt và đưa trại tỵ nạn Hong Kong. Năm 1988, tôi qua Úc!”
Năm 1989, nghe nói trại tỵ nạn toàn vùng Đông Nam Á sắp đóng cửa vào tháng Tư, không thể chờ được nữa, mẹ tôi liều chết ra đi. “Mẹ tôi mất khi tàu đã gần tấp vô đảo. Thi thể được bà con chôn cất trên đảo Kuku! “Trong nhiều năm liền, tôi vẫn thấy mẹ tôi trong giấc mơ!”“Sao mình có thể để mẹ nằm lại lẻ loi nơi đảo vắng? “Dù mỗi lần thăm, là một đường xa vạn dặm, mất hai ngày rưỡi chỉ để đi về.”
Băng qua một trảng cỏ, vượt qua một sườn dốc, cây cối rậm rạp để lên viếng mộ nằm cạnh một bãi đáp trực thăng, chỉ có tiếng gió xào xạc và vài tiếng chim lẻ loi trên ngọn đồi u tịch! Khi ánh nắng cuối ngày sắp tắt, trước lúc rời đảo về lại đất liền, nguời con chí hiếu nầy đi một vòng thắp những nén nhang cho những đồng bào xấu số vùi thân nơi đất lạ, nằm lại ở Kuku.
***
Tháng Sáu, năm 1982, sau một chuyến hải hành gian nan đã đến được Kuku, Nam Dương. Mừng vì đến được bến bờ tự do chưa thỏa thì đau đớn thay chỉ hai tháng sau, cơn sốt rừng ác tính đã mang vợ tôi đi mãi mãi!”
Một thuyền nhân tỵ nạn ở Ku ku ngày xưa hồi tưởng: “Tôi đã chôn theo em gương, lược, áo quần! Chiếc nhẫn cưới em vẫn còn đeo trên ngón tay áp út!”Mộ em trên sườn đồi, cạnh bãi đáp trực thăng, là một vùng đất sét pha cát, khá xốp, chứ không phải đá núi nên chiếc quan tài của Cao ủy trong đó xác bọc bằng một tấm ni long lúc hạ huyệt cũng sâu tới hai thước đất. Một chiếc thánh giá bằng gỗ đơn sơ, tên em và ngày mất được khắc lên trên đó. Giờ khai quật, cẩn trọng đào xuống gần hai tiếng đồng hồ, chiếc áo quan hiện ra, nắp ván thiên đã mục rã thành cát bụi sau thời gian dài đăng đẳng. Trên nền xi-măng của bãi trực thăng dưới cơn mưa nặng hạt, tôi thu nhặt toàn bộ mẩu xương cốt, những di vật, gương lược và chiếc nhẫn cưới ngày xưa trên ngón tay áp út tôi đã từng chôn theo em, được bỏ trong chiếc bọc ni long.
Hài cốt được hỏa thiêu dần dần biến thành tro trắng! Cát bụi đã trở về cát bụi!
Nhìn lên đỉnh đồi phủ mờ mây trắng như một dải khăn tang nghìn trùng xa cách
Xin tạ ơn đất trời Kuku, dẫu quê người, vẫn rộng lượng cho xác thân em tạm nương náu suốt 37 năm qua.
Ngày xưa, khi chiếc tàu Cao ủy xa dần Kuku, tôi đã thầm nói lời từ biệt với em và hẹn ngày trở lại. Bây giờ tôi trở lại vì ai nỡ bỏ em mồ hoang cỏ lạnh cho đành!
Trời Kuku bỗng đổ một cơn mưa rừng nhiệt đới! Cơn mưa rừng nhiệt đới ngày xưa phân ly, tôi đi, em ở! Và cơn mưa rừng nhiệt đới chiều nay tôi trở về Ku Ku để tìm lại em…”
Tháng Tư lại trở về trên quê người viễn xứ! Xin hãy rót xuống một giọt rượu để giải oan cho những cái chết tức tưởi trong cuộc biển dâu nầy!

Đoàn Xuân Thu.
Melbourne.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Apr/2022 lúc 8:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2022 lúc 10:38am

Biển Vẫn Đợi Chờ

Hồi%20Ký%20Miền%20Nam%20|%20Biển%20Vẫn%20Đợi%20Chờ%20-%20YouTube


Năm 1975, ở Việt Nam cảnh vật đổi thay.

Kim Cúc và gia đình di tản từ Đà Nẳng vào Sài Gòn – không hộ khẩu, với những bàn tay trắng và vài bọc áo quần củ. Cả gia đình tạm trú trên một gát xếp cùng với hai gia đình lạ khác. Ba Cúc mất sớm, người Mẹ sau lần di tản 75, không còn chi, phải nuôi bốn con trong tuổi trưởng thành. Cúc bôn ba giúp Mẹ với sạp thuốc lá lẻ bên cạnh nhà thờ Vinh Sơn.

Lúc ấy gia đình Hồ Lịch cũng lâm vào hoàn cảnh thật khó khăn.Mạ gánh bún bò rong, ngày hai cử từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm, thế mà vẫn không đủ nuôi con. Mấy em nhỏ, ra ngoài vĩa hè bán mấy chai xăng pha. Thế mà vẫn không có cơm gạo để no – BOBO hạt cứng và to vẫn không đủ để lấp đầy bao tử.
Ba của người viết, một hôm thấy được nghề vấn thuốc lá lẻ trong năm 1976, là một nghề có thể sống được. Người nghiên cứu…..

Cúc đến với gia đình từ năm ấy để phụ vấn thuốc.

Còn nhớ ngày đầu gặp Cúc tại nhà. Khuôn mặt thật tươi với chiếc răng khểnh dễ thương. Một rung động thật mạnh đến lúc nào không hay. Thế mà một tháng sau vẫn chưa nói được lời nào với Cúc. Cô em gái, bé Linda, biết anh trai mình thích nên giới thiệu.

Từ ấy …… tình yêu nảy nở. Cô bé răng khểnh được anh công nhân xí nghiệp hộ tống về mỗi tối. Cứ mong đoạn đường dài thêm ti tí để được nắm bàn tay ấm của Cúc lâu hơn. Những đêm sáng trăng hai đứa ngồi ở khuôn viên Viện Hóa Đạo, với lời hẹn ước, với giấc mơ một tương lai hạnh phúc bên nhau.

Nhưng cuộc sống vật chất lúc ấy khó khăn quá, bôn ba với công việc hàng ngày để kiếm đủ miếng ăn là may rồi, tương lai chỉ là ước mơ. Có lần mời một anh bạn đến nhà cô bạn gái của mình ăn mì gói và uống vài ly rượu đế cho ấm bụng và….quên đời. Anh bạn cố vui bửa ấy. Nhưng gặp lại anh vài ngày sau, anh than rằng gia đình của Cúc có cuộc sống quá khó khăn, chỉ có ý chí muốn sống mới kéo đựợc gia đình qua cơn bỉ cực này mà thôi.

Cúc, dù vậy, vẫn lạc quan trong cuộc sống. Đó là sức mạnh của Cúc.

Còn nhớ, có một lần :”đèo” Cúc trên một chiếc xe đạp củ ra phố Sài Gòn chơi. Ngừng lại trước Công Viên :”Dinh Độc Lập” nghĩ chân. Tối ấy không trăng sao !! Chẳng bao lâu có hai bộ đội cầm hai khẩu súng dài đến hỏi giấy tờ đôi nhân tình ấy. Người viết run bần bật, nhưng Cúc tỉnh bơ đối đáp với hai bộ đội trẻ ấy. Hai bộ đội trẻ ấy nhìn nhau rồi khuyên đôi tình nhân rời :”khu quân sự”. Hú hồn.

Một lần khác, mời Cúc vào một nhà hàng nổi bán bia hơi. Vào sắp hàng đến khi móc tiền thì khộng đủ, đành ra về. Cúc vẫn nở nụ cười, hẹn lần tới.

Năm 1978, khi cuộc chiến của Việt Nam và Trung Quốc, Cam Bốt bùng nổ lớn, người viết được xí nghiệp cử :”đi nghĩa vụ !!!”. Gặp Cúc, nói tin này. Cúc không muốn mình đi với vỏn vẹn lời khuyên :”ANH PHẢI SỐNG”. Tuy nhiên, đúng hẹn, người viết vẫn đến trình diện lúc 8 giờ sáng. Sau phần nghi lể với nhiều huấn từ, :”đồng chí vụ trưởng” đột nhiên tuyên bố là tất cả những người trình diện sáng nay được hoản nghĩa vụ……. Mừng muốn khóc, định chạy bộ về báo tin cho gia đình và Cúc biết, thì thấy trong đám đông, một PK cùng lớp thật thân. Anh bảo lên xe Honda chở về.Ngạc nhiên, thì anh giải thích : Cúc khóc và bàn với anh bằng mọi giá phải giúp chở người viết đi về một nơi an toàn, nếu……Cúc ơi, em muốn cho anh còn mãi mãi với em phải không Cúc. Vì tình yêu em đã hy sinh. Thật may với :”happy ending trong ngày hôm ấy “.


Rồi thời gian qua, gần với Cúc nhiều hơn nữa… cho đến ngày rời Việt Nam và đến Úc một mình. Vẫn liên lạc đều với Cúc, vẫn nhớ mong, mong nhớ, hẹn ngày đoàn tụ.

Đầu năm 1983, Cúc gởi cho người viết bức hình cuối từ Việt Nam, tay ôm một nhánh hoa hồng trong cảnh hoàng hôn, bầu trời còn chút ánh sáng vàng đen. Bức hình thật đẹp, nhưng ngờ ngợ sẽ có chuyện gì xảy ra.

Thế rồi, ngày 15/3/83, Cúc rời Việt Nam trên một chiếc thuyền con cùng với 200 thuyền nhân khác.

Trong đêm tối mịt mù ấy, chiếc thuyền con quá tải, đụng đáy, sau hai giờ kinh hoàng đã đắm chìm vào đại dương, cách bờ Vũng Tàu khoảng 6 cây số.

           THÁNG BA…..THÁNG VĨNH BIỆT.

Ngày nhận được tin từ người cha già, giọng tức tưởi qua điện thoại, Hồ Lịch thấy một luồng điện thật mạnh chạy toàn thân, rồi đứng lại, chỉ hỏi được Ba :”có phải vậy không Ba ???”.

Từ ngày ấy sống trong muộn phiền nhung nhớ.

Ba Mạ, khi được bảo lảnh đoàn tụ tại Úc năm 1984, đã ôm chầm người viết lúc vừa đặt chân xuống phi trường Sydney :”thôi con, hảy quên… cố nhìn về tương lai “.

Sau khi tạm ổn định cuộc sống mới và tình thế tại Việt Nam cởi mở hơn, từ năm 1994, người viết mỗi năm cố trở về quê hương, đi dọc theo bờ biển Vũng Tàu….cũng màu xanh đại dương ấy, cũng tiếng sóng vỗ đó, nhưng cảm thấy màu biển ở đây xanh đậm hơn, sóng vỗ mạnh hơn lẩn với tiếng rì rào ( như tiếng ai nhắc nhở, thì thầm ). Cúc ơi, biển vẫn đợi chờ, phải không em.

Chiều nay, rủ Đặng thành Danh đi dạo biển. Chia cho Danh mười ổ bánh mì cho chim ăn, trong khi HỒ LỊCH đi thắp mấy cây nhang bên một gốc PHƯỢNG. Nhìn Thành Danh bỏ mấy mẫu bánh mì trên tay cho đàn chim biển bay đến ăn, dưới bầu trời trong xanh, trong tiếng sóng đong đưa, hình ảnh thánh thiện quá.

Sydney, mười ngày qua, được tiên đoán :”heat waves” sẽ tràn qua. Nhưng cơn nắng nóng ấy không đến. Có đến thì chỉ đến trong tim người viết. Trời dịu hẳn với những cơn mưa tầm tả, như những giọt lệ xót xa của tháng ba.

Thôi em hảy ngủ yên. Ngàn năm vẫn nhớ người mang tên CÚC.

Vài hàng tiển em. Cho một người một lần thương và mãi mãi thương Kim Cúc.

Ngàn năm yên nghỉ.

HỒ LỊCH



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Apr/2022 lúc 10:41am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.301 seconds.