Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2018 lúc 2:32pm

Mùa Hạ Qua Nhanh


      Cô Út ngồi chống cằm trong sân hãng Silver Line, đôi mắt nhìn lên hàng cây trước hãng, mà lòng nghe buồn man mác. Trời mới chớm sang hạ mà đã nóng bức, mặc dù ánh nắng của buổi ca chiều có phần dịu hơn nhưng cô vẫn thấy khó chịu. Cô thích ngồi nơi đây, tĩnh lặng để suy ngẫm cuộc đời, thấm thoát mà đã ba năm kể từ ngày cô rời khỏi Việt Nam sang định cư nơi quê hương xa lạ này. Cô cảm thấy thời gian qua rất nhanh, thoáng chốc, mà tóc cô đã lấm tấm vài sợi mây chiều.
 
     
     Cô vào Silver Line làm được hai tháng, trong hãng cô may mắn được nhiều ngưi giúp đỡ, lane 2100 là nơi cô nhận việc đầu tiên, thoạt đầu cô hơi bỡ ngỡ và lúng túng, nhưng rồi cũng quen dần đi. Chị Đậu là người tận tình dìu dắt cô trong công việc, chính công việc này đã làm cô tạm quên nỗi buồn của tháng ngày xa xứ. Chị Đậu hay an ủi và có những lời khuyên hữu ích, cô rất cảm động, những lúc rảnh rỗi cô cũng thường hay tâm sự với cô Ba, người bạn thân thiết cùng lane, nhỏ tuổi hơn cô, tánh tình hiền lành dễ mến. Cô Ba có một vườn rau nho nhỏ sau hè, nhà cô Ba có con suối nhỏ chảy quanh co luồn lách trong mấy hàng cây to lớn. Nhìn con suối ấy cô chạnh nhớ quê nhà, quê cô nằm bên bờ sông Tiền quanh năm rợp bóng mát bởi những hàng dừa cao, với những con rạch nhỏ chạy len lỏi qua từng cụm dừa nước xanh mướt.\



Mỗi lần cô chèo ghe qua con rạch ấy để đến chợ Xã, cô hay nhìn vào ngôi trường làng mà ngày xưa cô đã từng cắp sách ra vào lớp học. Cây phượng sân trường vẫn đơm bông vào mỗi mùa hè, cô thích màu đỏ bông phượng, lúc còn nhỏ cô đã biết cảm xúc khi nhìn những nhánh bông màu đỏ rực rỡ qua khung cửa của lớp học. Cô biết mơ màng khi nhìn ánh trăng thượng tuần treo lơ lửng trên ngọn trâm bầu, biết xúc động khi thấy xa xa khói lam chiều bay lãng đãng cuối chân trời, rồi cô nhớ vùng trời quê hương thơ ấu, nhớ tiếng trống trường vang lên báo hiệu tan giờ học, nhớ bến đò cây bần cùng lũ học trò chen chúc xuống để kịp về nhà và nhớ….nhớ người 
- Tôi đố trò bông phượng có mấy cánh
- Bông ở trên cao làm sao tui biết được mà trò hỏi.
- Con gái gì mà khờ quá.
 
      Cô giận Sơn câu nói đó, dám chê cô khờ, mấy tháng trời cô cũng không thèm nhìn Sơn. Có lúc tan trường đám học trò đi về dọc mé sông cười đùa vui vẻ. Con Mảnh và cô thi nhau bẻ bông chuối nước, nó lựa mấy cây màu vàng mà bẻ, còn cô tìm bông màu đỏ, trong khi thằng Hùng bẻ nhánh cây ven đường đập vào mấy bụi mắc cỡ cho cây xếp lá lại, rồi đắc ý cười khoái chí. Bỗng Sơn dừng lại ngó chăm chăm lên ngọn bần và nói:
- Có ổ ong ruồi nè, trò Út cầm giùm tui cái cặp táp, tui leo lấy mật ong ruồi cho trò ăn.
- Ứ, không thèm, mà…..mà trò tay không làm sao lấy được.
- Không thèm mà hỏi làm chi… ngớ ngẩn.
 
      Cô lại giận, quăng mấy nhánh bông vừa bẻ xuống sông, chạy về nhà một mạch không thèm nhìn lại, mặc cho đám học trò cùng xóm đua nhau cười như nắc nẻ.
      Đến cuối niên khóa, học trò chuẩn bị bước lên trung học, có một số rất ít đậu vào trường công lập trong số đó có Sơn. Cô và các bạn khác trợt, nên vào học trường tư, có bạn nghỉ ở nhà làm ruộng, làm vườn, và hết thẩy đều có những lý do khác nhau. Mùa hạ qua nhanh, sắp sửa chấm dứt ba tháng hè để chuẩn bị bước vào niên học mới của thời trung học. Một hôm cả bọn kéo nhau ra sông tắm, cô không tham gia, chỉ đứng trên bờ dựa vào gốc bần, nhìn đám bạn cùng xóm lội bì bõm dưới nước, bông bần mùa này rụng trắng mặt sông, theo từng lượn sóng nhấp nhô dạt vô mé sông, len lỏi vào mấy bụi ô rô, cốc kèn. Vài con chim se sẻ tha những cọng rơm khô về xây tổ trên ngọn cây bần, gió mát rượi, cô buồn ngủ định quay về thì nghe tiếng Sơn nói lớn:
- Út ơi, có thích bông lục bình không? Tui hái cho.
- Thích, bạn hái đi.
Sơn vội vàng bơi theo đám lục bình vừa trôi ngang, ngắt vội mấy đóa bông rồi bơi ngửa vào bờ.
- Tặng Út nè, sao bạn buồn quá vậy, không xuống sông tắm với tui và tụi nó cho vui.
-  Tui……tui……vài ba nữa là… bạn lên tỉnh học rồi hả?
-  Ừa, sao hôm đó bạn không ở lại cho tui lấy mật ong, mai mốt tui lên tỉnh học đâu có dịp lấy mật ong cho bạn nữa.
     
      Cô im lặng nhìn ra dòng sông, ngày rằm con nước lớn đầy, tiếng bìm bịp kêu quanh quẩn đâu đây. Nắng đã lên cao, xa xa từng vạt lục bình trôi lững lờ dưới ánh nắng gay gắt của buổi trưa hè. Cái ngày Sơn thi đậu tú tài, gia đình làm tiệc ăn mừng, cô không đến dự, không phải cô mặc cảm vì thi rớt, nhưng cô buồn cho số phận của mình. Từ ngày Sơn lên tỉnh học, cô và Sơn ít có gặp nhau, mặc dù hai nhà không cách xa nhau mấy, năm nào cô cũng trông cho mùa hạ mau đến, để được gặp Sơn, nhưng vì bận bịu việc học nên Sơn cũng ít về quê, cô cảm thấy mình lẻ loi cô độc, rồi cô biết mình đã thầm thương người ấy, nơi nào cũng có hình ảnh của Sơn, cô chịu đựng sự nhớ thương ấy trong suốt mấy năm trường.
      Một buổi chiều cô chèo xuồng đi đốn vài tàu lá dừa nước về làm chòi cho vịt. Cô mới nuôi được hai trăm con vịt Bắc Kinh để đẻ, đang lom khom cột xuồng vào góc bần, nơi cô từng đứng nhìn lũ bạn tắm sông thuở trước thì có tiếng gọi:
- Út… Út làm gì vậy?
Cô ngẩng đầu lên, thấy Sơn đứng trên bờ mỉm cười. Sơn bây giờ là một thanh niên cao lớn, có giọng nói êm đềm hơn ngày xưa.
- Em định làm gì…, anh phụ giúp cho.
Cô nghe tim mình rạo rực khi Sơn gọi bằng tiếng em ngọt ngào, cô cảm động nói không nên lời.
 - Em ráng học đi, cố gắng thi đậu rồi lên thành phố học, anh nghĩ rằng sự cố gắng sẽ dễ dàng đi đến thành công, anh tin ở em.
Cô cúi đầu, nước mắt chảy dài trên khuông mặt, những giọt nước mắt hạnh phúc ướt đẫm vai áo Sơn, anh nắm tay cô vỗ về.
- Anh thương em lắm, hôm nay anh muốn ra nơi đây để ôn lại kỷ niệm ngày xưa.
- Mỗi lần bơi xuồng qua đây, em hay dừng lại ít phút…
 
      Cô và Sơn ngồi dưới góc bần tâm sự, kể cho nhau nghe những nỗi vui buồn của tháng ngày xa cách. Sơn ước ao sau này tốt nghiệp ra trường mình sẽ làm một Luật Sư giỏi để giúp ích cho xã hội, bênh vực cho công lý, còn cô có một ước mơ nho nhỏ sẽ trở thành một người viết văn, cô viết về quê hương mình, về đất nước mình, về con người mình, về tất cả những gì hiện hữu trên xứ sở mến yêu, và cô sẽ cố gắng học, giữ vịt ngoài đồng cô sẽ mang theo bài vở, cô tâm niệm thất bại là mẹ thành công. Dù đã nhiều lần thi rớt, nhưng cô không buồn, vì cô biết mình học chưa đúng mức, cũng có nhiều lý do, nhưng lần này Sơn khuyên cô, cô nhất định không phụ lòng người mà cô đã từng yêu thương, tưởng nhớ. Trời chiều lộng gió, tóc cô bay bay, Sơn nhìn cô rồi đưa tay vuốt mái tóc dài đen nhánh:
- Anh thích mái tóc của em lắm, đừng bao giờ cắt ngắn nha, con gái để tóc thề mới d thương.
Cô mm cười kh gật đầu, bìm bịp lại kêu con nước lớn, từng vạt lục bình cũng trôi lờ lững đẩy ra xa những bông bần rụng trắng ngoài sông, con chim se sẻ vẫn tha cọng rơm khô về xây tổ, cảnh cũ vẫn còn nguyên đó chỉ  có nụ hôn nồng nàn của hai kẻ yêu nhau là mới.
 
      Cô Út thi đậu tú tài, cô ghi danh vào trường Văn Khoa theo nguyện vọng, rồi lên thành phố tiếp tục việc học, bỏ lại cái chòi vịt xơ xác giữa đồng, bỏ chiếc xuồng ba lá cột dưới gốc cây bần, bỏ lại dòng sông tuổi thơ đầy kỷ niệm, lúc cô thi đậu không gặp được Sơn để báo tin vui. Một năm sau, truyện ngắn đầu tiên của cô được đăng trên báo, cô tìm Sơn để khoe về đứa con tin thần của mình, nhưng cũng không gặp Sơn.
 


 
      Sau ngày 30-4 nghe nói cả gia đình Sơn đi vượt biên bị chìm tàu giữa biển Đông, cô Út rất buồn, mảnh bằng tú tài trong tay không còn ý nghĩa. Sơn mất rồi là mất tất cả, cô không can đảm trở về bến sông xưa để nhìn lại cảnh cũ, cô không còn muốn thấy màu trắng bông bần rụng đầy sông mà ngày trước cô cho là đẹp, bây giờ là màu tang trắng tiễn người bạn thơ ấu và cũng là người yêu đầu đời của cô về nơi yên nghỉ cuối cùng. Cô không còn chờ mùa hạ đến nữa, một mùa hạ đau thương. 
 
Ba mươi bảy năm rồi, cô vẫn chưa quên câu chuyện cũ,  cô vẫn còn để mái tóc dài theo ý nguyện của người xưa. Bây giờ là mùa hạ, cô đã đến tuổi lục tuần, cô muốn gởi về biển Đông một đóa hoa trắng thay thế bông bần năm xưa để tưởng nhớ một mối tình thơ mộng đã đi vào quá khứ, nhưng bất tử…. 
                                             
Lợi Trân
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2018 lúc 10:47am

Gió Ơi Xin Đừng Thổi  <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Jun/2018 lúc 10:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jul/2018 lúc 8:19am

Chuyện "Cô Tiên" 


Ba tôi qua đời bất ngờ năm 1964, nhỏ em út còn trong bụng Má. Tôi phải nghỉ học ... tìm việc làm ngày đêm để phụ giúp Má tôi nuôi 6 đứa em còn nhỏ dại.

Đầu năm 1965, tôi được mời đến dạy kèm Toán cho cô con gái lớn một gia đình người Việt ở Nam Vang. Mỗi ngày 2 tiếng, từ 7 đến 9 giờ tối, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Em học trường Providence, còn gọi là trường Bà Phước, lúc đó chỉ dành cho nữ sinh. Em nhỏ hơn tôi một tuổi nhưng mới ở lại Cinquième, trong khi tôi đã đậu Brevet d’Études du Premier Cycle hai năm trước. Có lẽ vì là con gái nhà khá giả nên em hơi... làm biếng học, nhất là toán, Géometrie và Algèbre.


Lúc đầu, tôi hơi nản lòng vì.... em nhìn bài vỡ như thấy ma, tôi thường phải làm bài dùm em nhưng từ từ ... em nghe lời tôi khuyên, em chịu làm bài, chịu học bài, và được lên lớp mỗi năm. Đầu năm 1968, em học Troisième, chuẩn bị thi Brevet. Tôi kèm em từng môn, giúp em làm những bài vỡ mà đúng ra tôi không cần giúp. Em trả ơn bằng cách mời tôi ở lại ăn cơm tối.

Tôi cho em mượn những quyển sách mà tôi đã học qua nên một lần trả sách, em kèm theo tấm giấy chỉ viết một câu “cho moi làm amie intime của toi nha”. Tôi gật đầu vì sợ em giận, em không thèm học nữa. Từ đó, em hẹn tôi đi chơi cuối tuần, tôi cũng gật đầu với điều kiện là em phải xin phép Ba Má đàng hoàng và phải ráng học.. Tôi biết em thương tôi, tôi cũng thương em. Tôi gọi em là “cô Tiên” vì em có dáng dấp qua cầu gió bay, có bước đi lả lướt nhẹ nhàng như các nàng tiên nữ trong vũ khúc nghê thường, vì em đã mang đến cho tôi những gì mà người trần gian chưa từng cho tôi trước đó.

Những ngày mưa, không đi chơi được thì tôi ngồi hát em nghe bên mái hiên nhà ...

.... Một chiều cuối tuần mưa bay lất phất và mây trắng giăng giăng. Em đến thăm anh, vì trời mưa mãi nên không kịp về. Bên anh, em lặng nhìn bầu trời và ánh mặt mộng mơ. Sợ người yêu khóc, khe khẽ bên tai, anh kể chuyện ngày xưa ... 
.... Chuyện xưa kể rằng trên thiên giới ấy ngày vui kết hoa đăng. Thiên Quốc đang vui một nàng tiên nữ lỡ làm rơi ly ngọc ngà. Ðang say nên trời bèn đọa đày nàng xuống dưới trần gian. Làm người dương thế không biết bao lâu mới cho quay về trời ...
Em ơi ! nàng tiên ấy xuống dương trần một chiều mây bay nhiều. Và vì thương đời lính thương kiếp sống phong sương nên dù rằng một hôm. Thiên Quốc trời sai đem mây hồng làm xe đưa tiên về. Tiên nói dối ... tiên còn đang giận trời nên tiên chưa về đâu ... 
.... Nàng tiên giáng trần trong đôi cánh trắng và đang ngắm mây bay. Tiên đứng bên anh nguyện thầm mưa mãi cho tiên đừng về. Em ơi, nếu mà trời gọi về thì em có về không ? Mỉm cười em nói : “Tiên thích dương gian với chiều mưa thật nhiều....”

Nhưng tôi luôn nhớ mình là con trai nhà nghèo, chỉ có chiếc Mobylette cà tàng làm chân đi kiếm cơm mỗi ngày. Em là con gái nhà khá giả, đi học có xe đưa rước, về nhà không làm động móng tay vì đã có chị bếp, chị bồi, chị vú lo toan mọi việc. Nếu hai đứa thành vợ thành chồng, em cực thân là cái chắc.

Trong một lần kề vai nhau đi quanh công viên Chùa Tháp, trời bỗng dưng mưa. Tôi bật dù che hai đứa nhưng mưa càng lúc càng nặng hột ... em bỗng xoay người lại ôm hôn tôi dưới mưa. Tôi than thầm trong bụng “gặp oan gia truyền kiếp rồi”. 

Năm đó, em thi đậu Brevet và tôi nghỉ dạy vì vừa xin được cái job thư ký kế toán ở hãng L’UCIA, Nam Vang.

Lúc trước gặp nhau 5 ngày mỗi tuần, có nhiều thì giờ để nói với nhau những gì muốn nói. Giờ phải chờ đến cuối tuần mới được gặp nhau vài tiếng, nhớ ơi là nhớ. Tôi bắt đầu làm thơ “nhớ em” ....

Nhớ lúc xưa kia mới biết nhau
Rồi thương rồi nhớ suốt đêm thâu
Ðêm nào cũng vái cho mau sáng
Nhớ quá trời ơi ! Nhớ phát rầu.
Nhớ những chiều em qua phố vắng
Dáng hồng xen lẫn bóng hàng cau
Mân mê vạt áo, em e lệ
Những lúc anh nhìn, má đỏ au.
Nhớ lúc mình đan tay đếm bước
Em run run hỏi : - Sẽ ra sao ?
Anh cười, anh nói như đinh đóng :
- Anh sẽ yêu em đến bạc đầu !

Đưa bài thơ cho em, em bỏ túi nói sẽ về nhà đọc.

Tuần sau gặp nhau, em không nhắc gì về bài thơ của tôi mà hỏi tôi nghĩ gì về cuộc sống hai đứa sau này.

Tôi nói là nhà tôi nghèo, em nói em biết rồi, tôi phải đi làm giúp Má nuôi các em còn nhỏ, em nói em cũng biết rồi, nếu mình cưới nhau thì em sẽ cực thân hơn là sống với Ba Má em ...

Em trả lời làm tôi chưng hửng “hiện nay ... cái khổ nhất mà moi phải chịu đựng hàng ngày là nhớ toi, cái cực nhất mà moi phải chịu đựng hàng ngày là làm sao để gặp toi sớm hơn, nên moi không sợ gì cả. Trời sanh voi sanh cỏ”. Tôi khuyên em nên kiên nhẫn, nói cho em hiểu lúc này là thời gian đẹp nhất trong cuộc tình hai đứa, cái nhớ cái thương bây giờ sẽ làm mình gắn bó nhau hơn sau này, v.v....

Em nghe lời tôi và chuyện hẹn hò của chúng tôi kéo dài cho tới đầu năm 1970.

Tướng Lon Nol lật đổ vua Sihanouk, tự phong là tổng thống xứ Kampuchea (Cao miên). Một số người Miên quá khích thừa nước đục thả câu, “cáp duồn” (nghĩa là chặt người Việt) lẻ tẻ. Đang đêm, họ đến gõ cửa nhà người Việt ở những vùng thôn quê hẻo lánh ... một số người Việt không may đã bị họ chặt đầu, xác thả trôi sông về tới Tân châu, Hồng ngự ... Nhiều người Việt có chút của ăn của để ở Cao miên bán tháo tài sản để về Miền Nam Việt Nam lánh nạn. Ba Má em cũng không ngoại lệ.

Em gặp tôi bàn chuyện này. Tôi đem việc này hỏi ý kiến ông giám đốc hãng L’UCIA. Ông giám đốc đưa hai đứa tôi về biệt thự do hãng mướn cho ổng ở trên đại lộ Norodom, ngay trung tâm thủ đô Nam vang. Ổng nói “nhà tao có 2 người bồi bếp, có 2 con chó Berger giữ nhà. Nhà có 5 phòng, tao ở chỉ một phòng. Nếu hai đứa thấy ở nhà mầy không an toàn thì đến đây ở với tao. Tao tin tưởng và cần thằng B. giúp tao giữ gìn sổ sách của hãng nên hai đứa mầy muốn ở phòng nào, muốn ở bao lâu cũng được”. 

Nghe vậy, chúng tôi yên tâm và quyết định ở Nam vang dù Ba Má em có về Sàigòn.

Em về xin Ba Má cho hai đứa làm đám cưới. Má em có cảm tình với tôi nên gật đầu. Ba em im lặng vì biết tôi nghèo, sợ con gái cưng của ông sẽ cực khổ khi về làm vợ tôi. Em nói với Ba Má em “nếu Ba Má không tổ chức đám cưới cho hai đứa con, tụi con sẽ tự lo. Con muốn làm vợ anh B. danh chánh ngôn thuận”.

Và hai đứa tôi tự tổ chức lễ cưới của mình. 

Sáng ngày 24/02/1970, Má tôi và tôi mang trầu cau và phẩm vật đến xin cưới em. Chúng tôi lạy bàn thờ tổ tiên nhà em, xin quý ngài chứng giám cho chúng tôi thành vợ thành chồng. Tôi mướn xe Mercedes để rước “cô Tiên” xuống trần ... Tối đến là tiệc cưới tại nhà hàng La Lune, đối diện State Olympic, với 200 quan khách, họ hàng và bạn bè nhà trai, nhà gái. Dĩ nhiên là có nhạc sống do mấy tên bạn tôi tự mang đồ nghề đến giúp vui ... Đêm đó, hai đứa tôi khiêu vũ và cụng ly với bạn bè gần tới sáng.

Xin ngừng ở đây, kể lễ hoài cũng ngại bà con than phiền là “ông già nhiều chuyện” !

Chuyện Cô Tiên P2.

Khi kể lại chuyện tình của tôi và cô Tiên, từ ngày quen biết rồi yêu thương nhau đến khi thành vợ thành chồng, tôi nghĩ vậy là đủ rồi. Hổng dè bà con yêu cầu kể tiếp với hơn 300 cái likes. Thôi thì ... một liều ba bảy cũng liều, coi như đây là “chuyện cô Tiên tập 2” cũng là tập cuối.

Vô đề nha ...

Sau ngày chúng tôi thành hôn thì tình hình chính trị giữa hai nước Kampuchea và Miền Nam Việt Nam biến chuyển dồn dập. Ông bà nhạc tôi và gia đình bay về Sàigòn vài ngày sau đó. Vợ chồng tôi vẫn ở Namvang. Tôi vẫn đi làm ở L’UCIA.

Khi xác nhiều người Việt trôi về tới Hồng ngự, Tân châu, ông Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó là Phó Tổng Thống VNCH, ra lệnh cho Quân-đoàn 3 tràn qua biên giới, lấy cớ là để “bảo vệ kiều bào VN”. Trung tướng Đỗ Cao Trí nhận lệnh với lời tuyên bố làm chấn động chính phủ Cao miên : “Cho tôi 24 tiếng, tôi sẽ chiếm Nam vang”.

Ông Lon Nol nghe muốn té đái. Mới làm tổng thống có mấy ngày, nếu để QLVNCH chiếm Nam vang thì mất mặt bầu cua. Ông gọi điện năn nỉ chính phủ VNCH đừng chiếm Nam vang nên Quân-đoàn 3 dừng lại ở Neak Luong (người Việt mình gọi là Hố Lương), một bến phà chỉ cách Nam vang 60 cây số.

Nghe tin QLVNCH tràn qua biên giới, cả trăm ngàn kiều bào VN ở Cao miên, trong đó có vợ chồng tôi, bỏ tất cả tài sản, dắt díu nhau vào các trại tị nạn. Các sân trường trung học, chùa, nhà thờ bỗng trở thành những trại tị nạn khổng lồ. Vợ chồng tôi vào trường Seminaire, nơi tôi đã học năm cuối chương trình Tú tài Pháp hai năm trước.

Trong trại Seminaire, người ta chia ra nhiều nhóm, mỗi nhóm 10 gia đình, trước hết là để lãnh nước uống, sau là thức ăn, lúc đó chỉ có khô cá lóc do Red Cross cung cấp. Tôi làm trưởng nhóm 31.

Đầu tháng 5/1970, ông NCKỳ bay lên Nam vang, nói là thăm xả giao tướng Lon Nol nhưng thật sự là đi thanh tra các trại tị nạn. Tối đêm trước, tôi và các trưởng nhóm được lệnh phải thu tất cả những những gì có thể coi như là vũ khí gồm dao, gậy, v.v... và cùng nhiều người thức gần sáng đêm để dựng cái sân khấu dã chiến.

Khi ông Kỳ vào trại Seminaire, ông đến từng lều, bắt tay và hỏi thăm từng người. Điều làm mọi người chú ý là 2 anh đại-úy cận vệ. Họ cao hơn ông Kỳ 1 cái đầu, mặc đồ bay, mang súng ngắn dưới nách, nhưng không cản trở khi kiều bào đến bắt tay, thậm chí ôm hôn ông Kỳ.

Ông Kỳ lên sấn khấu, nói vài lời thăm hỏi xã giao rồi hứa : “Tôi sẽ đưa tất cả đồng bào về quê hương” ! Ông nhận được những tràng pháo tay như sấm động của mấy ngàn người trong trại Seminaire. Nhiều bà lão bò ra khoảng trống trước sân khấu lạy ông Kỳ như tế sao.

Vài ngày sau, chúng tôi được phát thịt heo lần đầu, dù không ai biết ai cho nhưng mọi người nghĩ là từ chính phủ VNCH. Tuần sau, một đoàn “tàu há mồm” của Hải quân VNCH cặp bến sông Mekong. 

Danh sách từng nhóm được gọi để rời trại xuống tàu về nước. Vợ chồng tôi thuộc danh sách thứ 31 nên gần cuối tháng 5/70 mới được rời trại. Sau 1 ngày lênh đênh trên sông Tiền (hay sông Hậu ?) thì về tới trại Đồng Tâm, Mỹ Tho, lúc đó là hậu cứ của Sư-đoàn 7 BB.

Vợ chồng tôi chỉ ở trại Đồng Tâm 5 ngày. Làm giấy tờ nhập cảnh xong thì Ba em lái xe xuống rước về Sàigòn.

Cuộc sống chúng tôi từ ngày về Sàigòn không còn ... tà tà như lúc ở Nam vang. Cũng như tất cả Việt kiều hồi hương lúc đó, tôi được hoãn dịch 18 tháng. Thời gian không nhiều nên tôi làm ngày làm đêm. Em cũng đi làm. Cuối tuần hai đứa đưa nhau đi ăn mì xào dòn, hay ăn nghiêu luộc.

Mỗi tối đi đàn về ... tôi chạy thẳng vô Chợ Lớn mua cho em cái bánh bao Ông Cả Cần của Bà Năm Sa-Đéc. Lúc này em không còn thơ thẩn, mà ngược lại ... em ăn rất bạo. Dù không nói ra, tôi biết em đang chuẩn bị cái bụng cho đứa con đầu lòng của chúng tôi ... dù không biết lúc nào nó sẽ tượng hình. Nhiều người trong gia tộc hai bên thường trề môi nói “thằng B. con nhà lính tính nhà quan, mới ở Nam vang về tay trắng mà vợ nó muốn gì được nấy” v.v... 

Mấy người này không biết là lúc còn độc thân, tôi đã đọc một câu định nghĩa “người phụ nữ lý tưởng” của 1 người đàn ông như sau : “Người phụ nữ lý tưởng của một người đàn ông là người bạn, người tình và là người vợ của người đàn ông đó”.

Hồi đọc câu đó, tôi chưa gặp cô Tiên nên tôi đã tự hỏi ngược lại là “tôi có thể vừa là người bạn, vừa là người tình, và là chồng của vợ tôi không” ??? Ông nào muốn biết cái vụ này nó khó cở nào cứ thử cua một cô bạn gái rồi cưới cổ về làm vợ thì sẽ hiểu câu ... “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”.

Nhưng khi gặp rồi thương yêu cô Tiên, cái định nghĩa xưa tự nó cho tôi lời giải đáp.

Lúc mới thương nhau, tôi thường kể em nghe chuyện bồ bịch của tôi lúc trước. Em chẳng những không ghen hờn, mà còn góp ý ... đôi khi rất tiếu lâm, rồi hai đứa cười hí hí. Lúc hai đứa đi chơi, gặp cô nào có “ngực tấn công, mông phòng thủ” là tôi hay quay lại nhìn, em im lặng nắm tay tôi, đợi cô đó đi khỏi tầm mắt mới hỏi “bộ toi hổng thấy cổ đi hai hàng hả ?”. Khi vào tiệm bán sách, tôi có cái tật (hổng biết xấu hay tốt) là đứng hơi lâu trước mấy cái đặc san người lớn như PlayBoy. Em im lặng đứng bên tôi, đến khi rời tiệm sách em mới phê bình .... “nhỏ này vú đẹp, cô kia mông teo, v.v...”. Chỉ khi đến kệ bày mấy cuốn Salut les Copains, em mới thò tay lựa cuốn mới nhất và tự ra quầy trả tiền. 

Em chưa bao giờ bắt tôi trả tiền những gì em mua cho riêng em. Em chưa bao giờ lớn tiếng hay dùng lời lẽ không lịch sự với bất cứ ai, dù đôi khi tôi hay ai đó vô tình hoặc cố ý làm em giận.

Ba em nói với em “Ba thấy nó đi nhảy đầm, tay trái một con, tay mặt một con”. Em trả lời “những gì ảnh làm lúc còn độc thân là quyền của ảnh ... con không cần biết (thật ra tôi đã kể em nghe hết rồi). Chỉ cần biết hiện giờ hai đứa con thương nhau thật lòng là được rồi”. 

Em có cách hôn, chỉ phớt nhẹ, làm tôi hồn phi phách tán. Khi thấy tôi buồn, em cầm tay tôi, xoa nhè nhẹ lên mu bàn tay, khiến tôi quên hết mọi phiền não. Sau này thành vợ thành chồng, em vẫn là người tình tuyệt vời. Em biết cách làm tôi quên những nghiệt ngã mà tôi đã trải qua trong ngày hôm đó. 

Em biết tiết kiệm, vén khéo với số tiền mà chúng tôi kiếm được. Em không se sua, dù luôn ăn mặc thanh lịch. Mỗi lần hai đứa ra đường là tôi phải ngó trước nhìn sau, coi có tên nào nhìn lén em không. Khi đứa con đầu lòng của chúng tôi chào đời năm 1972, em tự nguyện bỏ bớt chuyện mua sắm cho riêng mình, để có đủ tiền cho con chúng tôi bú sữa Guigoz 3 năm liên tục. 

Cô Tiên đã là một người bạn, một người tình và là người vợ tuyệt vời của tôi. Được một người vợ như cô Tiên, em muốn gì được nấy không có gì quá đáng. Bán nhà cho em cũng được, huống chi là ba cái lẻ tẻ.

Tháng 4/1972, tôi hết hạn hoản dịch, phải đi lính cho tới ngày tan hàng. 

Chuyện lính tráng sẽ kể quí vị nghe dịp khác ... nếu siêng. Chuyện lính của tôi có dính dáng tới cô Ngọc Đan Thanh, hiện giờ làm MC cho trung tâm Asia. Chuyện rất buồn nhưng bỏ qua rất uổng.

Trở lại chuyện cô Tiên,

Sau 75, có ngày hai đứa phải ăn sáng bằng ... cơm nguội, nhưng em luôn dành 1 hoặc 2 đồng cho con chúng tôi có gói xôi nóng hay tô cháo huyết. Cực nhất là lúc chúng tôi về quê tôi sống từ năm 1976 đến năm 1979 vì Má tôi nằng nặc biểu tôi phải về quê. Bà già biết tánh tôi ... “biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa”, mà tôi thì biết nhiều tội ác “trời không dung, đất không tha” của mấy ông đi mộ quân cho MTGPMN từ những năm 60 -70 ở Cao miên. 

Chính tôi và bạn bè tôi bị họ dụ nhiều lần, nhiều cách. Thường là tiền, có khi là gái. Nhiều thằng nhẹ dạ đã đi không về, có đứa về sau 75, hình hài te tua không giống con giáp nào hết, khi nhậu say chửi cán bộ lấy tàu xà-lúp chở. Tôi quay lưng với họ từ đầu nhờ Má tôi dặn “Theo mấy ổng, hổng có gạo ăn”. Bà già sợ tôi bực mình ... “phát ngôn bừa bãi” thì hậu quả khó lường.

Má tôi cho 2 công ruộng và nửa công vườn, đủ cho gia đình chúng tôi sinh sống, không cần phải đi làm mướn, làm thuê. Nhưng không may là hai năm 77-78, lũ lụt tràn vào ngập ruộng trước khi lúa chín. Nông dân vùng Tân châu đói thể thảm. May mà tôi cất nhà sàn, cao khoảng 1.5m, nên nước ngập lé đé sàn nhà.

Nhiều nông gia ở nhà đất, phải kê tủ giường lên cao, có người kê giường tới gần đụng nóc nhà. Mỗi ngày, cô Tiên ngồi trên sàn nước, miệt mài câu từng con cá chốt, cá sặc, cá lòng tong. Tôi không dám nhìn lâu. Đến bữa ăn chỉ có món cá kho thập cẩm vậy mà thằng con khen “má kho cá ăn ngon”. Tôi mắc nghẹn từng hồi. Rồi cũng qua.

Ở quê, em không cho con đi học, nói mấy ổng dốt mà dạy cái gì ! Vợ chồng tôi thay nhau dạy con nói và viết tiếng Việt, tiếng Pháp. Bài học tiếng Việt đầu tiên là bốn câu thơ của ngài Lý Thường Kiệt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Tiếng Pháp thì chúng tôi dạy con nói và viết những câu chào hỏi thông thường, không ngờ khi qua Úc nó học tiếng Anh nhanh hơn những bạn tị nạn khác nhờ tiếng Pháp và tiếng Anh có nhiều chữ giống nhau.

Qua năm 79, tôi trúng mùa. Bán mấy chục giạ lúa, thêm chút tiền dành dụm, mua được cái ghe nhỏ, tính chuyện lớn. Khoang ghe chỉ vừa đủ cho hai người lớn và một đứa nhỏ chen vai nhau ngủ. Tôi không biết chèo, tập cả tháng sau mới chèo được 2 chèo. Em không biết lội nhưng nhất quyết đòi đi đến những nơi có thể cho chúng tôi thấy được tương lai. Em nói “mình đã sống mấy năm ‘có miệng không nói lại câm, hai hàng nước mắt chan dầm như mưa’ ! Đủ rồi, phải đi tìm tương lai cho mình và cho con”.

Vậy là đi. Chèo từ Tân châu tới Long xuyên mất hai ngày. Nghỉ xã hơi một ngày rồi chèo tiếp tới Ô môn, Cần thơ, Ngã 7, Sóc Trăng, Hộ Phòng, Gành hào, và sau cùng là ngã 3 cây Tàn. Ở ngã 3 cây Tàn hơn 1 tháng vì có người mướn tôi đào ao nuôi cá. Đào ao 1 tháng được 2 giạ gạo và một mớ tiền. Chúng tôi trở ra Gành hào vì thấy nơi này là nơi lý tưởng để ra đi. Tôi giấu dưới khoang ghe cái máy đuôi tôm, thường ngày không dám xử dụng, sợ người ta dòm ngó, định khi nào đi mới xài. 

Ở Gành Hào đêm trước, thì đêm sau bị bão.

Mưa như trút nước, sấm chớp đầy trời. Chiếc ghe tôi lắc lư như người say rượu, nửa đêm đứt dây buộc sào trôi ra giữa sông. May là lúc đó nước lớn, nước từ ngoài biển đổ vô sông, nếu ngược lại thì có thể bão đã đưa chúng tôi qua Thái lan hay hổng chừng ... vô bụng cá. Tôi cột sợi dây quanh bụng, cố gắng lội vô bờ. 

Hình như ... lúc không còn cái gì để sợ nữa thì mình mạnh hơn bình thường nên tôi đã kéo chiếc ghe tới dưới dạ cầu chợ Gành hào. Buộc dây ghe lại đàng hoàng là tôi ngã lăn ra thở dốc, lạnh run cầm cập. Em lau mình cho tôi và đưa tôi cái bánh bía, hổng biết em mua lúc nào, đúng là cô Tiên. Ăn cái bánh bía đêm đó, hương vị thơm ngon còn phảng phất tới bây giờ.

Bye bye Gành hào, tôi gắn máy đuôi tôm chạy về Long Xuyên. Chúng tôi ở Long xuyên gần 3 năm. Tôi làm bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện, để có tiền nuôi vợ con. Có lúc đạp xe lôi, có lúc vác lúa gạo ở các nhà máy xây lúa, có lúc làm tạp nhạp.

Đến tháng 2/1982, em tìm được đường dây vượt biên vừa với khả năng của vợ chồng tôi lúc đó. Cái may là chúng tôi chỉ đi một lần là tới Mã Lai. Ở Bidong 1 tháng rưởi là được phái đoàn Úc nhận. Qua trại chuyển tiếp Sungei Besi 2, ngoại ô Kuala Lumpur để khám bệnh, bổ túc hồ sơ. 3 tháng rưởi sau là chúng tôi có list đi Úc.

Hy vọng bà con không yêu cầu tôi kể thêm chuyện gì nữa. 
Già rồi, gõ máy hoài ... mỏi tay quá ...

.......
Khi bắt đầu gõ “chuyện cô Tiên” tôi nghĩ ... nên chia sẻ với bà con cái quan điểm sống của bà xã tôi là “vouloir c’est pouvoir”. Em muốn làm là em làm, dĩ nhiên là làm những việc tốt cho tôi, cho em, cho gia đình tôi và bạn bè của chúng tôi, dù khó khăn tới đâu em cũng cố gắng làm tới nơi tới chốn.
Ví dụ như ... vài ngày sau khi đặt chân lên đất Úc, lúc đó chúng tôi chỉ biết tiếng Pháp chưa biết tiếng Anh. Em nói với tôi “moi không thích nhờ thông dịch, nhà mình phải có một người giỏi tiếng Anh, toi phải đi học. Moi sẽ đi làm nuôi toi và con” ! 

Nghe ghê chưa ?
Mà em cũng không biết tiếng Anh thì đi làm cái gì ?

Em quên mình từng là một tiểu thơ được cơm bưng nước rót, em quên mình từng đi học có xe đưa rước, em quên mình là ... cô tiên của tôi ... nên ai mướn gì làm nấy. Quét dọn nhà cửa cho người Úc, chăm sóc con em của đồng hương, làm chả giò bán sỉ (không biết em học ở đâu mà làm chả giò và đổ bánh xèo ngon nhất Darwin).

Tôi cũng đi làm ban ngày, đi học ban đêm. Bảy năm ròng rã, tôi lấy được 2 cái Certificates về kế toán và quản trị địa ốc và xin được cái job “Security Administrator” tại trường đại học Charles Darwin University ở Darwin đầu năm 1985. Tôi làm việc tại CDU liên tục hơn 27 năm, đến khi nghỉ hưu cuối năm 2012.

Em không đi học tiếng Anh một ngày nào nhưng sau này ... lại làm thông dịch cho bạn bè, nhiều nhất là mấy cô lấy chồng Úc, mới qua Úc chân ướt chân ráo, tìm đến em nhờ giúp đỡ. Em chở họ đi làm hồ sơ nhập cư, điền đơn xin tiền ASXH, v.v... Bà xã tôi thương đồng hương nên ai nhờ thì giúp, cứ ăn cơm nhà vác ngà voi, không đòi hỏi ai phải trả đồng bạc nào dù biết làm thông dịch cũng được trả tiền. Mấy cô vợ Úc thương em lắm, cuối tuần là ghé nhà tôi xào xào nấu nấu ... thật vui.

Hỏi em mới biết ... em học tiếng Anh bằng cách theo dõi các chương trình Play School trên TV. Chương trình này dạy con nít Úc nói/viết tiếng Anh để chuẩn bị vô mẫu giáo. Em đọc báo tôi mang về mỗi ngày. Không hiểu chữ nào, đoạn nào thì em hỏi tôi hay tra tự điển.

Tiếu lâm nhất là khi bà hàng xóm nhờ em làm thông dịch. Bà này gốc Ý (Italy), có chồng gốc Tây Ban Nha (Spain). Bà ta đến Úc theo diện vợ chồng năm 1978 và không đi học ngày nào. Khi rảnh rỗi bà ta qua nói chuyện với bà xã tôi. Bà ta nói “broken english” với giọng Ý nên tôi và mọi người không ai hiểu cả. Vậy mà bà xã tôi hiểu nên mỗi lần bà hàng xóm cần đi bác sĩ, hay bất cứ cơ quan công quyền nào ở Darwin là qua năn nỉ nhà tôi theo làm thông dịch.

Một năm sau ngày đến Úc, tôi được bầu làm tổng thư ký Hội Người Việt Tự Do tại Darwin, sau đổi tên thành CĐNVTD Bắc Úc cho tới bây giờ. Tôi dính với các sinh hoạt của CĐ mình cho tới năm 2017 mới rút chân ra được. Suốt thời gian này, bất cứ tôi làm cái gì đều có sự giúp đỡ, yểm trợ khi công khai khi âm thầm của cô Tiên.

Đứa con thứ hai của chúng tôi chào đời năm 1984 tại Darwin.

Nhìn em cho con bú, tắm rửa cho con, nâng niu thằng nhỏ như vàng như ngọc, tôi nhớ lại những ngày hai đứa mới thương nhau, mỗi lần bên nhau là bàn chuyện mai này ... tôi viết bài thơ tặng em...
Một chiều lãng đãng ánh tà dương
Em kể anh nghe chuyện mộng thường
Đôi mắt em nhìn xao xuyến quá 
Như sao lấp lánh một trời thương.
Từ đó đời mình hết lẻ loi
Đan tay qua phố bước chung đôi
Em cười rạng rỡ như tiên nữ
Tiên nữ của anh - cũng được rồi.
Từ đó đời mình ươm ước mơ
Từng đêm anh cắn bút làm thơ
Mỗi dòng ôm ấp ngàn thương nhớ
Thương nhớ lớn theo nỗi đợi chờ.
Từ đó mình bàn chuyện lứa đôi
Mai này, mình có hai con thôi
Trưởng nam, phần nó lo hương hỏa
Em nó, cô Ba - có rượu mời.
Từ đó mình bàn chuyện cưới nhau
Anh giành chọn áo cưới cô dâu
Màu vàng, hoàng hậu lòng anh đó
Em nói : - Màu hồng, áo cô dâu !
Từ lúc về làm vợ của anh
Âm thầm mình kết mộng ngày xanh
Trưởng nam bật khóc, cưng như ngọc
Đứa kế trai luôn, quý tựa vàng.
Nhiều đêm nằm gác tay lên trán
Anh cám ơn Trời, cám ơn em
Bảy nổi ba chìm mình chẳng ngán
Vì em có anh, anh có em.

Từ năm 2005 đến năm 2015, chúng tôi tổ chức những bữa ăn cứu trợ Thương Phế Binh QLVNCH còn sống khổ sở nơi quê mình bằng cách ... tổ chức BBQ tại nhà tôi. Thức ăn do bà xã tôi và vài người bạn thân cùng chung sức nấu nướng, tôi bỏ tiền túi mua bia và nước giải khát. Ăn uống free. Tôi để 1 cái “Thùng Cứu trợ” trên bàn, ai cho bao nhiêu, tôi gởi về VN giúp anh em TPB bấy nhiêu, theo tiêu chuẩn mỗi người 100 Úc kim.

Vì số người Việt ở Darwin rất khiêm nhường, chỉ có vài trăm người, nên lúc đầu chỉ được vài ngàn. Từ từ, bà con tin tưởng nên khi có dịp đi ngang nhà tôi là họ bỏ tiền vô thùng thơ, không đợi đến Bữa ăn Cứu trợ.

Năm 2015, số tiền cứu trợ tôi nhận được trên 12,000 Úc kim, gởi giúp trên 120 anh em TPB ở VN.

Gõ máy tới đây, bỗng nhiên làm biếng ... không muốn gõ máy nữa, vì đang nhớ cô Tiên, nhớ quá xá nhớ ...

Tôi biết không có cái gì bí mật mãi với thời gian, nên xì ra phức cho rồi ... cho nhẹ lòng ...

Thưa bà con,
Cô Tiên của tôi đã về trời sau khi đã cùng sống chung với cha con tôi 43 năm, 3 tháng, 27 ngày hạnh phúc.

Em quy tiên sau một cơn bạo bệnh. Từ một người mạnh khỏe bình thường, đúng 5 tuần sau thành người thiên cổ.

Trong những ngày cuối của cuộc sống nơi dương thế, khi thấy hai con đứng nhìn em, nước mắt lưng tròng, em cầm tay con lắc lắc, mỉm cười nói : “Chúa cũng chết, Phật cũng chết, thì Má cũng chết. Má đã trả xong món nợ ân tình với Ba con và các con thì Má đi. Con trai khóc ... xấu lắm”. Con tôi quẹt nước mắt ... miệng cười méo xẹo.

Trong Hospice Hospital, nơi dành cho những bệnh nhân ... “terminally ill”, mỗi ngày có y tá đến đánh răng và lau mình cho em. Có một lần em cám ơn họ “Thanks so much for keeping my body clean. I know it’s shutting down”. Cô y tá người Úc trợn mắt nhìn em, rưng rưng nước mắt. Sau này, cô nói với tôi “Tao chưa thấy ai sắp chết mà còn lịch sự và tỉnh táo như vợ mầy”.

Khi biết mình sắp trả xong cái nghiệp ở dương gian, em nắm tay tôi dặn dò phải tổ chức tang lễ em như thế nào. Thỉnh vị tăng ni nào chủ trì tang lễ, xong phải hỏa thiêu và chỉ giữ tro cốt 100 ngày. Sau đó mang tro cốt em rải trên sông Parramatta, đoạn gần Opéra House ở Sydney, là nơi em thích đi dạo mỗi lần đi thăm con. Em nói nhỏ nhẹ như đang lo tang lễ của ai khác. Tôi chỉ biết im lặng gật đầu, ráng kềm cho nước mắt đừng chảy ra. Tôi đã làm đúng theo lời em dặn.

Từ ngày cô Tiên về trời, cha con tôi đứt ruột đứt gan, tan nát trong lòng. Tôi đã sống những ngày .... như người chết chưa chôn.

Nhưng nếu không nói ra chuyện buồn này thì bà con thúc tôi kể chuyện cô Tiên hoài ... 

Cô Tiên đã về trời, tôi đâu còn chuyện gì kể cho bà con nghe nữa???

Xin mượn thơ ông Xuân Diệu, sửa vài chữ cho hợp với hoàn cảnh của tôi để chấm dứt “chuyện cô Tiên”...

Em đi ... một nửa hồn tôi chết.
Một nửa hồn kia bỗng ... khật khùng.

Chân thành cám ơn tất cả quý vị đã góp ý, chia vui, chúc tụng, v.v....

Khi có rảnh, tôi sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi mà tôi có thể trả lời được, đặc biệt là các chiến hữu thuộc LĐ5/BĐQ. Khi nào siêng siêng, tôi sẽ viết lại chuyện tôi đi lính, dù chỉ có 3 năm ngắn ngủi nhưng cũng có nhiều giai thoại lý thú, buồn nhiều hơn vui.

Tạm biệt nha ... hu hu hu :

Buu Nguyen
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2018 lúc 7:25am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2018 lúc 8:09am

ĐỐI THỦ.



                          *
   Tiết trời bắt đầu bước sang tháng ba, cái tháng đỉnh điểm cho mùa nắng nóng, cái nắng cháy da trên khắp xóm làng ở miền nam khiến cho người già cảm thấy bức bối trong người, trẻ nhỏ thì la hét om sòm do nóng nực, còn đám "loi choi" học trò thì đâu có sá gì cái thời tiết khắc nghiệt này, vì bằng cách này cách khác cả đám xúm lại bày trò chơi này nọ khiến đứa nào cũng mê mẫn quên đi cái nóng hầm hập của ông mặt trời trên cao.

  Tôi với thằng Quý và con Vân đang mãi mê chuyền cành để hái những trái ổi chín trong vườn nhà bà Hai Mập, buổi trưa hôm ấy trời không có được một ngọn gió, không gian như đặc quáng lại, cái nóng bao trùm cả khu vườn khiến bà Hai và người nhà đều trốn hết vào trong nhà, họ bỏ thí khu vườn cây trái mặc cho đám "Quỷ nhỏ" chúng tôi muốn làm gì thì làm, thằng Quý vốn dân ở miệt vườn chánh cống, nên việc leo cây và chuyền cành đối với nó dễ như trở bàn tay, tội cho tôi và con Vân hai đứa là dân thị thành nên ít có dịp leo cây như thằng Quý, vì thế những trái ổi chín vàng đều bị thằng Quý hái một cách nhanh chóng, tôi và con Vân loay hoay mãi, vì vừa sợ trượt chân vừa sợ bà Hai Mập xuất hiện bất tử coi như "Lúa vàng" luôn cho cả đám, bởi vậy hai đứa tôi chỉ hái được một vài trái gần tầm với mà thôi.

  Cả ba đứa chúng tôi say sưa làm "Đạo chích", tôi thấy thằng Quý nó guộn mấy trái ổi vào cái lưng quần xà lỏn trong thật mắc cười, đang tưởng tượng chút xíu nữa thôi những trái ổi chín kia nằm gọn trong bụng mình, bổng tiếng nói của ai đó từ phía dưới đất nói vọng lên khiến tôi và con Vân vừa điếng hồn vừa cười thầm trong bụng bởi câu nói của người nọ, riêng con Vân ngoài hai yếu tố trên nó phải thẹn thùng khi nghe lời trách móc của ông ta dành cho thằng Quý:

 -Ai như thằng Quý phải không bây, cha chả hôm nay "Lộng giả thành chơn" rồi hả bây, bà Hai Mập biết được tụi bây "Đại náo" vườn ổi là bả la mấy đứa bây "Xanh xương" luôn đó nghe, đã vậy bây còn mặc quần (xà lỏn) nữa, may phước  cho bây có mình tao dưới đây, chứ gặp mấy đứa nhỏ trong xóm tụi nó nhìn thấy bây để "Lòng thòng" như (dậy) thì Tây nó cũng không dám dòm nữa đó nghe ông con ơi!, nè nè mơi mốt nhớ ăn mặc cho đành hoàng, ngày một lớn rồi phải giữ ý tứ một chút chứ.

  Thằng Quý nghe Ông già Tư "Lật tẩy" mình, nó vừa ngượng ngùng vừa đưa mắt nhìn về phía con Vân như thăm dò thái độ con nhỏ phản ứng ra sao, cũng may cho thằng Quý, con Vân nó làm ra vẻ "Tĩnh bơ sư cụ" sau khi nghe ông Tư quở thằng Quý, nên thằng Quý mạnh dạn trả lời ông Tư:

 -Chèn ơi ! Tưởng ai chứ nào dè ông Tư làm tui hết hồn, úi trời dưới quê mình mặc quần (dậy) không hà, mặc (dậy) nó mát ông Tư ơi.

 Ông Tư già nghe thằng Quý nói vậy, ông bèn rầy nó:

 -Cái thằng quỷ này, tao nói cốt ý là để tốt cho bây, đành là mặc quần xà lỏn cho nó mát khi mùa  Hè đến thì đúng rồi, nhưng bây làm ơn ở dưới đất giùm tao, bây leo cây mà... mà như (dậy) coi sao đặng, mấy đứa con gái xóm này nó thấy bây (dậy) nó chạy mất đất, rồi tụi nó xúm lại đồn đãi thì sau này bây ế (dợ) là cái chắc nghe chưa con.

 Tôi nghe ông Tư già nói cà rỡn với thằng Quý như vậy, tôi bật lên tiếng cười khanh khách khiến mặt mày thằng Quý đỏ bừng và xuội lơ một cách thảm hại, mà đâu phải riêng mình tôi cười,vì tôi thấy con Vân nó cũng cười e thẹn, dường như để khỏa lấp đi cái thế bí hiện tại đang gặp phải, thằng Quý nó lái câu chuyện sang hướng khác, nó vừa tuột xuống đất vừa nói:

 -Dạ con biết rồi ông Tư, mà sao hôm nay ông Tư rảnh rang dữ (dậy) ha, mọi lần giờ này con thấy ông " Quắc cần câu" rồi.

Ông Tư đưa tay che miệng ngáp dài một cái rồi trả lời:

 -Cha chả, bây cũng theo dõi và để ý tao dữ hung nghe, sáng giờ tao bận làm cho xong "cái bộng" để lấy nước vô đám ruộng, không có (dụ) đó thì chắc giờ này tao mần với anh Tám tía của thằng Nên cỡ hai xị rồi đó, mà bây hây thiệt nghe, lớn lẹ đi rồi mần thám tử có nhiều tiền lắm đó con.

 Thấy ông già Tư cũng vui tánh nên sau câu nói của ông, cả ba chúng tôi cảm thấy vui trong lòng, bao nhiêu sợ hãi khi bị bắt quả tang cái việc làm xấu xa này đã tan biến đi tự lúc nào, khi cả ba đứa chúng tôi trèo xuống đất thì ông già Tư ngoắc thằng Quý đi lại gần ông, hai người to nhỏ chuyện gì tôi và con Vân chẳng hề biết được, đôi lúc tôi thấy thằng Quý gật đầu khoái trá, trao đổi công việc xong ông già Tư hướng về tôi và con Vân ông nói:

 -Hai đứa (dìa) đi, để ông dẫn thằng Quý qua bên sông đốn Dừa nước phụ ông, có cần chuyện  gì thì chiều nay mấy đứa gặp lại.

 Hai đứa tôi chưa kịp phản ứng thì thằng Quý nó đi nhanh lại bên hai đứa tôi, nó lận trong lưng quần ra mấy trái ổi thơm phức đưa cho con Vân và tôi, nó hấp tấp nói:

 -Tao nhận lời phụ ông già Tư rồi, ông than công (diệc) nhiều quá chừng, mà thằng Lai con ổng cứ bỏ đi chơi riết nên không ai phụ, thôi hai đứa bây đi đi, chiều nay tao (dìa) mình gặp lại.

  Một chút bỡ ngỡ vì thằng Quý bấy lâu nay tôi thấy lúc nào nó cũng hay ganh tị với tôi trong mọi chuyện, kể cả chuyện không  bao giờ nó để cho tôi và con Vân cặp kè chơi riêng với nhau, nó cà nanh từng chút với tôi khi cuộc chơi nào có mặt tôi và con Vân, có hôm nọ tình cờ trong khi đi học về, tôi thấy nó to nhỏ với con Vân điều gì mà con nhỏ sượng trân hiện ra trên khuôn mặt, đến chừng hai đứa phát hiện ra tôi đang đến gần thì thằng Quý nó bối rối như "Gà mắc tóc", tôi bèn làm lơ đi thẳng một nước để cho hai đứa được tự nhiên, rồi vài hôm sau trong một lần tôi đến nhà con Vân mượn tập để chép bài, như  muốn chứng tỏ mình là người thật thà nên Vân nhà ta thú thật cho tôi biết :

 -Cái ông Quý mắc dịch mắc toi gì đâu á, bữa nọ tự nhiên ổng nói ổng thương tui, chèn ơi  ai cũng còn nhỏ xíu mà yêu thương cái giống gì, tui rầy ổng một chập ổng sợ quá dặn tui đừng cho ông biết đó.

  Tôi cắc cớ vặn lại con Vân: 

 - Ổng dặn Vân rồi (dậy) sao bữa nay nói cho tui nghe mần chi, chuyện của ổng kệ ổng đi, dính líu gì tui đâu Vân nói ra chi ổng biết ổng buồn tội nghiệp.

 Vân nở nụ cười thật hiền trồi đáp:

 -Nếu Vân không nói ra sau này ông biết ông cũng buồn (dậy), thà nói huỵch toẹt ra cho nhẹ lòng .

 Con Vân thốt ra những lời trên khiến cho tôi có cái cảm nhận lờ mờ hình như cô bé này có cảm tình với mình hơn thằng Quý, từ cảm nhận này khiến cho đầu óc tôi nó lâng lâng một  niềm vui khó tả, rồi tháng ngày trôi qua dần dà thằng Quý cũng nhận ra điều này, kể từ khi nó hiểu được chuyện như vậy thì tôi đã trở thành đối thủ của nó từ đây. Vậy mà hôm ấy chẳng những nó  "Hào hiệp" cho hai đứa tôi cùng nhau ra về mà còn tiếp tế cho hai đứa tôi thật nhiều ổi, trong bụng tôi nghĩ tại sao thằng quỷ này nó lại mở "lòng từ bi" bất ngờ cho đối thủ của mình vậy sao? Câu hỏi này cho đến gần bốn năm sau tôi mới được thằng Quý giải mã cho tôi biết mà tôi sẽ kể ở phần sau.

  Thằng Quý nó vốn là con của một gia đình nông dân chánh gốc, nhà nó cách khu vườn bà Hai Mập này chừng chục  con mương, nói thì nghe gần nhưng vì mấy dạo gần đây tình trạng người lạ hay len lỏi vào các khu vườn, nên bà con ái ngại  ai nấy lo rào giậu khoảnh đất mình lại, nếu thông thường thì băng qua băng lại đất nhà này nhà nọ thật nhanh chỉ cần bước qua cái cầu ván bắc ngang con mương là xong, từ khi rào giậu thì muốn thăm nhau bà con phải đi bằng đường đê, phải đi quanh co vòng vèo rất mất thời gian nên tình nghĩa xóm làng cũng ít gắn bó như trước, dần dà thì cảnh đèn nhà ai nấy sáng khiến người trong xóm ít thấu hiểu nhau hơn, khi học xong tiểu học ở quê thì tình trạng an ninh nơi đây không còn như xưa, thỉnh thoảng người của hai bên chiến tuyến đụng độ nổ súng vang rền, thấy tình hình không xong nên tía thằng Quý gửi nó lên xóm tôi để tá túc, ông anh thằng Quý là ông Bảy thợ Rèn trong xóm tôi là một người chất phát hiền lành, thằng Quý về ở chung với ông Bảy khiến cho xóm làng thêm vui, vì nó có cái miệng nói năng dẻo quẹo khiến ai cũng có cảm tình, Kể từ đó nó với tôi và con Vân thằng bạn thân trong xóm, rồi lâu lâu nó lại rủ rê tôi và con Vân về quê nó chơi để thăm lại vườn cây, thăm cảnh ruộng lúa đồng quê cò bay thẳng cánh...

                         ***
 Tình hình đất nước càng ngày càng rối ren, tin tức hàng ngày trên nhật trình chiến sự nổ ra khắp nơi khiến cho dân tình điêu linh thống khổ, tôi cùng mấy đứa bạn trong xóm phải xếp bút nghiên để lên đường làm bổn phận người trai thời loạn, lúc này thì tình bạn bộ ba của chúng tôi càng thắm thiết, chỉ có vài năm thôi mà nhỏ Vân nó trổ mã thành cô gái có vóc dáng thật dễ thương, tôi và thằng Quý cũng từ bỏ những cái quần "Xà lỏn" ngày xưa, rồi hai đứa cũng là đối thủ của nhau thật sự, tuy bề ngoài ba đứa chúng tôi là bạn bè thân thiết vô tư, nhưng trong hai đứa tôi như những cơn sóng ngầm, hết đợt sóng này xô đợt sóng kia nhằm giành nhau hôn vào bờ cát trắng trải dài vô tận, còn em Vân nàng ta đương nhiên là bãi cát trắng tinh khôi kia, nàng dửng dưng mặc cho những con sóng xô bờ để rồi khi thủy triều rút đi hai con sóng( Tôi và thằng Quý)  kia không còn cơ hội xô bờ lần nào nữa.
                       ***
  Một đêm Hè thôi theo đơn vị hành quân, đêm trăng thật sáng chúng tôi đóng quân trong rừng dừa bạt ngàn vùng đất Tam Quan, trời đêm vắng lặng gió biển rì rào thổi nhẹ, mùi biển lan tỏa trong khứu giác khiến tôi cảm thấy dễ chịu, tôi lần mò ra mép nước sát biển, nhìn những đợt sóng thi nhau vỗ bờ cát trắng lao xao khiến tôi nhớ thằng Quý và Con Vân da diếc, lúc này tự dưng thằng Kết bạn cùng đơn vị tôi nó cũng mò ra và đứng cạnh tôi, nó mang theo cái radio nhỏ tôi nghe loáng thoáng một cô ca sĩ nào đó đang trình bày ca khúc "Chuyện ba người" nó càng làm cho tôi nhớ quay quắt hai người bạn thời thơ ấu, chừng như cảm xúc dâng trào nhiều quá, tôi nói với thằng Kết:

 -Mầy làm ơn tắt cái radio đi thằng quỷ, đi hành quân mà mở radio lồng lộng hà, bộ muốn ăn đạn hả mậy.

 Thằng Kết bạn tôi thấy vô cớ tôi nỗi sùng với nó, nó tắt cái radio rồi rút lui có trật tự, lúc này tôi mới thấy mình thật vô lý khi đối xử với thằng Kết hơi quá đáng, may mà nó không giận tôi thật là điều đáng mừng.

 Sương đêm phủ kín mọi bề, chung quanh nơi tôi đóng quân một màn sương mờ đục, sau buổi hành quân tôi về căn cứ khi đi ngang nơi tạm giữ tù binh tôi nghe tiếng của ai như tiếng thằng Quý bạn tôi ngày nào đang vang lên từ dưới hầm, tôi ghé mắt vào rồi hỏi:  

-Dưới đây có ai tên Quý không, Quý ở ......

 Thằng Quý nó cũng nhận ra giọng nói của tôi, nó mừng rỡ kêu lên:

 -Thằng Thành phải không? Chèn ơi mầy ở đâu (dậy).

 Biết đích xác trong nhóm tù binh này có thằng Quý, cái thằng đối thủ trong tình yêu của tôi ngày nào mà bổng dưng nó hiện diện nơi này, một nơi nó không nên có mặt, sự việc này khiến lòng tôi đau quặn thắt, tuy hai đứa tôi ganh đua giành tình cảm của em Vân về mình, hai đứa tôi là đối thủ của nhau nhưng chúng tôi vẫn xem nhau là bạn, vậy mà hôm ấy tôi lại gặp lại "Đối thủ" của mình ngoài chiến tuyến, tôi cất tiếng kêu thằng Quý:

 -Mầy ra ngoài cửa hầm tao hỏi chút chuyện coi, tại sao ra nông nổi như vầy vậy thằng quỷ.

 Thằng Quý ló mặt ra sau hàng song sắt, tôi thấy nó đen đủi ốm nhom không còn cường tráng khỏe mạnh như ngày nào, tôi kêu nó chờ tôi một chút rồi tôi chạy u lên gặp vị sĩ quan chịu trách nhiệm về tù binh, tôi xin phép ông cho tôi được tiếp xúc và giúp đỡ cho thằng bạn thân đang "sa cơ thất thế", được sự đồng ý của ông tôi quay trở lại đem nước uống bông băng và một ít lương khô hành quân cho thằng Quý.

 Sau hồi lâu ôn lại chuyện xưa, thằng Quý mới hé lộ cho tôi biết, chính cái hôm ông Tư già kêu thằng Quý phụ đốn Dừa nước là cái hôm ông Tư móc nối để thằng Quý tham gia vô mật khu, nó làm nhiệm vụ giao liên gì đó, do phần đông dân quê nơi Quý ở họ theo phía bên kia nên ít nhiều thằng Quý nó có cảm tình với bên đó hơn, vậy là khi ông Tư già vận động nó nghe theo cái rụp, sau này khi tôi vào quân ngủ thì nó cũng vào bưng biền trực tiếp tham gia chiến đấu. 

 Vậy là thằng Quý thành đối thủ của tôi tự bao giờ mà tôi chẳng hay biết, nó ẩn mình thật tài, nếu không có dịp hội ngộ nơi vùng hỏa tuyến chắc tôi cũng chẳng bao giờ biết được đối thủ của mình lợi hại cỡ nào.

 Sau mấy mươi năm bặt tin, tôi nghe phong phanh thằng Quý và nàng Vân ngày xưa đã nên duyên tơ tóc, và họ đang tung tăng ở bên kia nửa vòng trái đất.

 Tôi mở lại bản nhạc chuyện ba người, vừa nghe vừa nhớ lại những ngày xưa thân ái, giá mà đừng có chiến tranh, đừng có hận thù, thì tôi đâu có ngồi ôn lại kỷ niệm vừa vui vừa đau buồn như thế



    Hai Hùng SG
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2018 lúc 1:16pm

Muộn   <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Jul/2018 lúc 1:17pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jul/2018 lúc 6:50am

Ngày Về…


      Anh Long nhìn dòng nước cuồn cuộn chảy về phía xa xa, từng đàn chim cất cánh bay cao, tung cánh lượn giữa nền trời xanh thẳm. Anh cảm thấy có một chút vui mừng nào đó đang hiện diện trong anh, pha lẫn một ít đau buồn âm ỉ trong lòng, ngày về của anh là cả một trời thương nhớ.
 
 
      Đứng trên chiếc phà Rạch Miễu, trôi nhè nhẹ đưa anh về quê hương xứ dừa. Chiếc phà ngày xưa, anh đã mấy lượt đi về, mấy lượt mang những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc đời của anh. Chiếc phà chở bao ước vọng của thời trai trẻ và bây giờ là nỗi ưu tư khoắc khoải của tuổi xế chiều.
 
      Ngọn gió Đông về chớm lạnh, anh đưa tay vuốt nhẹ mái tóc pha màu sương muối và đưa ánh mắt nhìn từng vạt lục bình trôi hững hờ, không định hướng, những cánh hoa màu tim tím giản dị và dấu yêu của quê nhà làm chạnh lòng người viễn xứ…
 
      Thuở ấy, anh là một chàng trai năng động, vui tính đã đem lòng yêu cô giáo xứ dừa, sau khi xếp bút nghiêng vào trường võ bị Thủ Đức, ra trường, lần lượt đổi đi nhiều nơi trên địa bàn các Tỉnh vùng 4 chiến thuật. Chắc có một duyên phận nào đó hay có một bàn tay vô hình sắp xếp, anh được đổi về phục vụ tại xứ dừa Bến Tre, rồi gặp và yêu cô giáo Kim Châu. Người thiếu nữ đang xuân với mái tóc dài mượt mà thả ngang lưng, nước da trắng ngần, nói năng nhỏ nhẹ đã khiến lòng anh đắm đuối. Đôi mắt mơ buồn của nàng cho anh một thoáng bối rối trong mỗi lần nhìn và nụ cười hiền hòa làm anh mấy bận ngẩn ngơ.
 
      Bờ hồ Chung Thủy đã chứng kiến bao cuộc hẹn hò, bao lời thề ước. Dòng Hàm Luông êm đềm bao lần soi bóng anh chị. Gió Ba Tri còn thơm nồng mùi biển mặn. Ôi! Những kỷ niệm, những kỷ niệm vẫn ở bên anh trong suốt cuộc đời lưu lạc.
 
      Vào một ngày sau 30 tháng 4, khi đất nước lâm vào cảnh đen tối, vì cuộc đổi đời hay vì định mệnh đã đưa đẩy anh cách xa quê dừa nửa vòng trái đất và từ đấy anh bặt tin chị. Trong cuộc sống mới, anh bôn ba nơi xứ người, làm đủ các ngành nghề để mưu sinh. Thời gian này, anh cũng lận đận với bao cuộc tình duyên mới, để rồi cuối cùng anh vẫn một mình đơn chiếc với những buồn đau chất chồng.
 
      Một hôm, anh nhận được tin chị đã từ giã cõi đời, sau một cơn bạo bnh mà mấy mươi năm trời anh chưa lần nào gặp mặt. Trong anh, chị vẫn là cô giáo ngoan hiền, đứng trên bục ging. Anh hối hận và nuối tiếc, thêm một nỗi đau trong đời, một hình ảnh mà anh không thể nào quên được. Anh thầm nghĩ – anh sẽ về, về thăm lại dòng Hàm Luông chan chứa tình và thắp lên nén hương trên mộ chị, để tưởng nhớ người xưa. Anh không thể tả được sự đau thương và nỗi mất mát to lớn đó khi nghĩ đến chị.
 
      Rồi một ngày, anh trở về quê hương Việt Nam, sau mấy mươi năm trời xa cách. Anh lại nhận được tin mà anh không thể ngờ được. Cô giáo Kim Châu – người anh yêu thương – nay còn sống và vẫn chờ đợi anh. Người mà anh hay tin đã chết là cô em gái của chị, đó là cô Kim Chung – một hoa khôi của xứ dừa Bến Tre. Trong lòng anh bây giờ lẫn lộn giữa vui buồn, anh không biết nên buồn hay vui khi nhận được hai tin cùng một lúc.
 
      Ngày xưa, cô bé Kim Chung thường được chị dẫn đi chơi với chị. Anh Long thường bị bắt đền bằng những chầu kem mỗi khi cô bé dỗi hờn đòi chị dẫn về nhà.
 
 
     Vài hạt mưa cuối mùa lác đác rơi phất phới trên mặt làm anh nhớ lại nỗi nao nức ban đầu khi anh gặp lại người trong mộng. Chị vẫn phòng không chiếc bóng, thế rồi tình cũ không rủ cũng về. Anh nối lai cung đàn xưa, dạo lên bản tình ca mới, hạnh phúc trong tầm tay, dù đã muộn màng. Anh nhìn chị, chị nhìn anh với ánh mắt trìu mến.
 
     Kỷ niệm thuở ban đầu như dòng suối dồn dập tràn về trong lòng anh, anh vội nắm tay chị, chị bồi hồi xúc động, giọt nước mắt hạnh phúc, vui mừng lăn tròn trên má chị…
 
      Dòng Hàm Luông lững lờ trôi soi đôi bóng như xưa, không còn sự cách ngăn. Anh vòng tay choàng vai chị, môi nở nụ cười hạnh phúc.
 
      Ánh trăng thượng tuần còn e ấp bên sông, sau lùm cây như mm cười … Ôi! Những ngày xưa yêu dấu đang sống lại từng giờ từng phút giữa đôi uyên ương đã bao năm xa cách, nay đã cận kề bên nhau…
 
 
Lợi Trân
 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2018 lúc 9:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2018 lúc 10:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jul/2018 lúc 9:34am

Có Một Tình Yêu

Không, điều ấy không bao giờ xảy đến,
Anh hứa đi, sông vẫn chảy miệt mài,
Anh vẫn yêu em tình không bờ bến,
Chẳng bao giờ sông ấy rẽ thành hai.

Không, điều ấy không bao giờ là thật,
Anh hứa đi, mây vẫn bốn phương trời,
Anh vẫn yêu em tình yêu duy nhất,
Chẳng bao giờ mây ấy sẽ ngừng trôi.

Hiên chủ nhà mời Phượng ra sau nhà uống chút rượu trong khi hai bà vợ của hai ông đang rủ nhau đi shopping. Đàn bà hầu như ai cũng thích shopping kể cả lúc đi du lịch hay đi chơi đâu đó họ cũng không chịu ngồi yên ở nhà. Hai bà sẽ đi shopping thoải mái đến chiều về cả đôi vợ chồng chủ cùng vợ chồng khách sẽ đi ăn tiệm.

Khi Phượng bước ra cái deck đã thấy Hiên bày xong chai rượu cùng 2 cái ly, đĩa sausage vừa hâm nóng và đĩa dưa leo muối trên chiếc bàn tròn có bộ ghế xinh đẹp.

Trời mùa Xuân buổi trưa mát mẻ với nhiệt độ khoảng 70 độ F. thật thú vị khi được ngồi ngoài trời nhâm nhi ly rượu cùng với bạn hiền và thiên nhiên tươi đẹp.

Bây giờ Phượng mới ngắm kỹ cảnh trí cái deck nhà Hiên hơn. Hôm qua hai vợ chồng Phượng đến nhà bạn sau khi được sắp xếp chỗ ở trong căn phòng lịch sự vợ chồng Phượng chỉ thoáng nhìn cái deck sau nhà qua khung cửa kính nơi phòng ăn chứ chưa có dịp ra ngoài.

Phượng nhìn những chậu hoa bày trang trí nơi sát hàng rào deck làm bằng gỗ sơn màu trắng nổi bật những đóa hoa hồng đỏ thắm và nơi góc hàng rào một cái chuông gió lửng lơ đang nàm đợi gió. Phượng bật thốt lên:

- Hoa hồng và chuông gió …

Hiên bình thản:

- Hoa hồng và chuông gió có gì lạ mà anh phải ngạc nhiên nhỉ…

Phượng khẽ đáp:

- Vì tôi đã từng yêu thích hai thứ này, tôi ngắm hoa hồng và đợi tiếng chuông gió ngân nga.

Hiên vẫn bình thản:

- Thỉnh thoảng vợ chồng tôi ngồi đây ngắm nghía chúng, nhưng chiều nay tôi và anh ngồi đây để uống lai rai chứ chẳng phải ngắm hoa suông.

Hai người ngồi đối diên nhau mỗi người tay cầm ly rượu của mình và nói chuyện đời, nhưng Phượng không muốn rời hình ảnh những hoa hồng màu đỏ kia bỗng dưng làm lòng chàng xao động.

Có phải vì hơi men làm cho tâm hồn chàng lênh đênh?

Có phải vì cảnh Xuân nắng đẹp gío êm và hoa xinh đã làm tâm hồn chàng thức dậy một kỷ niệm cũ?

Hình bóng nào vừa thoáng qua và chưa chịu bay đi…

Uống cạn mấy ly rượu thì Hiên rủ Phượng vào nhà nghỉ ngơi nhưng Phượng nói:

- Anh Hiên cứ vào nhà nghỉ trưa đi tôi thích ngồi đây thêm một lát.

Phượng ngả người ra ghế phóng tầm mắt nhìn ra những chậu hoa hồng có những hoa màu đỏ thắm xinh đẹp lòng Phượng nhói lên một niềm thương nhớ, một niềm đau, chàng tưởng như ngay lúc này Thương đang ở đâu đây rất gần với chàng.

Biết đâu nàng là hàng xóm nhà Hiên và thần giao cách cảm theo màu hoa hồng đỏ này đang đến tìm chàng, nàng thích hoa hồng đỏ lắm mà...

Phượng mỉm cười thầm vì sự hoang tưởng của mình. Trên cõi đời này có bao nhiêu người thích hoa hồng đỏ nào phải chỉ mình Thương.

Nàng đã đến và nàng đi đã bao năm...

Phượng rời vợ con đi vượt biên đến Mỹ định cư năm 1985, sau một thời gian dài ổn định cuộc sống độc thân tại chỗ nơi xứ người thì Phượng gặp Thương, từ lần gặp gỡ ban đầu hai người đã cảm thấy quyến luyến nhau và tình yêu đến nhanh như cơn mưa bất chợt đổ xuống mảnh đất khô cằn hai tâm hồn cô đơn khao khát...

Cha mẹ Thương đã mất trong chiến tranh, gia đình người chú họ thương tình đứa cháu bơ vơ đã cho nàng đi cùng chuyến tàu vượt biên do họ tổ chức và đến Mỹ sớm hơn Phượng vài năm.

Yêu nhau tưởng như không thể nào xa nhau nhưng một khoảng cách vô hình đã chia cách hai người.

Phượng kể cho Thương nghe về hoàn cảnh mình, chàng còn vợ và hai đứa con nơi quê nhà đang chờ mong, chàng không thể bỏ rơi họ, chàng phải gởi tiền về Việt Nam giúp đỡ vợ con và sẽ bảo lãnh họ sang Mỹ đoàn tụ.

Thương chấp nhận làm người vợ không bao giờ cưới của Phượng, nàng yêu chàng, được sống bên chàng ngày nào là vui ngày ấy và hứa sẽ ra đi khi vợ con Phượng sang đến Mỹ.

Họ sống với nhau như đôi vợ chồng son trong một căn phòng apartment rẻ tiền nhưng có bàn tay khéo léo của Thương tổ ấm trở nên sạch đẹp và ấm cúng. Một chiếc giường rộng, một bàn ăn nhỏ, một khung bếp hẹp mà biết bao hạnh phúc đi qua từng ngày, từng mùa, từng lúc thời tiết ấm lạnh nắng mưa.

Căn phòng ở tầng trệt có một khoảng đất nhỏ sân sau đủ cho nàng trồng vài cây hoa hồng đỏ và treo bên hiên nhà một cái chuông gió. Hai thứ này nàng và Phượng cùng yêu thích.

Mỗi chiều đi làm về Phượng thường vào bằng lối cửa sau nghe tiếng chuông gió reo và lướt mắt qua những đoá hoa hồng đỏ để quên đi những mệt nhọc của một ngày làm việc. Hoa hồng nở kéo dài từ mùa Xuân đến mùa Thu và chớm vào mùa Đông, chỉ thực sự héo hon tàn tạ trong gió Đông lạnh. Nhưng tình yêu của họ dài đủ bốn mùa, và hết năm này qua năm khác.

.Thương nhiều lần thì thầm bên chàng:

- Hoa Hồng đỏ biểu tượng của tình yêu, điều đơn giản này cũng là tình của em cho anh.

Nàng yêu và lãng mạn quá. Phượng ôm nàng trong tay vỗ về:

- Anh cũng yêu em như thế dù tình yêu này muộn màng rồi, mối lương duyên lỡ nhịp rồi. Anh không có lý do gì từ bỏ vợ con.

- Em ước gì điều ấy không bao giờ là thật, điều ấy không bao giờ xảy đến, chỉ có anh và em trên cuộc đời này anh nhỉ…

- Anh không đủ tư cách để yêu em, con đường em đi không có anh sẽ đẹp hơn…

Nàng đã níu gương mặt Phượng gần hơn và hôn lên môi chàng:

- Đừng nói thế, ngày nào còn ở bên em anh hãy chỉ nói yêu em. Anh hứa đi.

Chàng đã trả lời cho câu hứa bằng một nụ hôn dài.

Ngày xưa chàng và Yến yêu nhau cũng hẹn thề cũng quấn quýt nhưng không đủ lửa đam mê như tình yêu của chàng và Thương. Chàng và Yến đi đến hôn nhân, tình yêu và tình vợ chồng vẫn êm đềm. Yến đã thu vén tiền bạc để chàng đi vượt biên tìm tự do, chàng là cột trụ của gia đình, Phượng sẽ lo cho vợ con và bảo lãnh vợ con sang Mỹ tìm cuộc sống mới mẻ và tương lai cho hai con, đó là mộng ước hai vợ chồng chàng đã xây đắp.

Phượng đã chờ đợi có quốc tịch, có công ăn việc làm vững chắc mới đủ điều kiện bảo lãnh vợ con.

Đến lượt Yến phải chờ đợi ở Việt Nam vì khi vượt biên đến đảo Phượng đã khai rút đi vài tuổi hi vọng sẽ có cơ hội dài để học hành và làm việc kiếm tiền bảo lãnh vợ con, giấy khai sinh của Phượng đã không khớp với giấy tờ hôn thú của hai vơ chồng thế là Yến phải cất công chạy chọt làm lại giấy tờ nên hồ sơ bảo lãnh chưa thể hoàn tất để gởi đi.

Thời gian kéo dài thêm cho đôi tình nhân ở Mỹ được gần nhau thêm, hơn 6 năm kể từ ngày Phượng đến Mỹ mới được tin vợ con sắp sang Mỹ đoàn tụ.

Phượng đau đớn bị giằng co giữa tình vợ chồng và tình yêu với Thương, chàng không thể bỏ vợ con nhưng cũng không muốn chia lìa người mình yêu.

Có những ngã ba đường người ta không thể cất bước về một phía nào.

Nhưng Thương đã tự nguyện chỉ đường cho chàng:

- Em không thể là người cướp đoạt hạnh phúc của vợ con anh, thà đau khổ một mình em hơn là ba người kia phải đau khổ.

Những ngày ngắn ngủi còn lại bên nhau Thương khóc nhiều, khóc cả khi trong vòng tay ân ái của chàng. Phượng chỉ biết vỗ về an ủi nàng:

- Dù muốn dù không em phải quên anh, em sẽ lập gia đình và có những đứa con, em không thể vì yêu anh mà phí cả tuổi thanh xuân của em. Cố lên nhé Thương.

- Em chỉ có một tình yêu là anh.

Phượng nghĩ đó là lời nói lãng mạn trong phút giây đắm say thời gian sẽ là liều thuốc nhiệm màu nhất để phôi pha những ân tình những kỷ niệm. Chàng luôn cầu nguyện cho người mình yêu sẽ có mối tình khác, sẽ trăm năm hạnh phúc.

Phượng đã thuê một căn nhà 3 phòng để đón vợ con sang. Một tuần trước khi họ đến Mỹ, Thương đã cùng Phượng đi mua sắm những đồ đạc trong nhà, nàng cùng với chàng kê chiếc giường trong phòng ngủ và mọi thứ đồ dùng khác.

Thấy Thương đứng lặng lẽ nơi cửa sổ phòng ngủ Phượng đã đến bên nàng, chỉ có thế Thương đã ôm chầm lấy Phượng và òa khóc nghẹn ngào.

- Em đang sắp đặt hạnh phúc cho anh, cho người mình yêu. Còn em…

- Anh có vui gì hưởng hạnh phúc như em nói đâu.

Chàng lại hôn nàng nụ hôn thấm vị mặn của nước mắt hai người.

Trước ngày vợ con Phượng đến Thương đã bỏ ra đi, ra đi biền biệt để Phượng không phải bận lòng.

Mối tình già nhân ngãi non vợ chồng khéo dài 3 năm bỗng chỉ là một giấc mơ…

Hôm Phượng ra phi trường đón vợ con vui ít buồn nhiều...

Bên vợ con với bao trách nhiệm Phượng vẫn cảm thấy một nỗi trống vắng khó tả.

Chàng bắt đầu cuộc sống mới với vợ con cũ, Yến hội nhập vào cuộc sống ở Mỹ nhanh chóng, nàng càng ngày càng khác xưa, cô Yến hiền dịu khép nép bên chồng không còn nữa, nàng xông xáo lanh lợi và bon chen với người đời. Yến đã bĩu mội chê chồng:

- Anh qua Mỹ thời gian dài mà tài sản chẳng có gì, vợ con qua anh đón vào căn nhà cũ này, mà lại đi thuê nữa...Thảm quá!

Phượng bị tổn thương vì bao công lao của chàng đã bị vợ đổ sông đổ biển:

- Em à, anh đã phải sống tiết kiệm để gởi tiền tối đa về cho em và hai con suốt mấy năm trời chưa kể thỉnh thoảng em đòi hỏi anh gởi về giúp người thân bên phía em nữa, em tưởng anh ở bên này gặt hái ra tiền dễ dàng sao.

Yến đi học nghề làm nail, thành thạo nghề nàng mua tiệm làm chủ mọi sự việc đều may mắn với Yến. Kiếm tiền càng nhiều Yến càng coi thường chồng, Phượng bỗng lép vế vợ lúc nào không hay.

Lạc lỏng trong tình yêu vợ chồng Phượng càng thương nhớ Thương, nàng đã yêu chàng không so sánh thiệt hơn, căn nhà thuê có 3 phòng là nơi Yến bất bình rẻ rúng nhưng căn phòng nhỏ bé apartment rẻ tiền đã là nơi hạnh phúc nhất của Thương.

Vợ chồng chàng đã mua một căn nhà mới rộng đẹp, mỗi khi có dịp đi qua khu apartment cũ Phượng thường dừng chân nhìn lại căn phòng của chàng và Thương ngày nào tiếc nuối và bâng khuâng tự hỏi có ai trồng hoa hồng đỏ và treo chiếc chuông gió nơi góc vườn ấy không? Có ai yêu nhau như chàng và Thương ngày ấy không?

Mấy năm qua Phượng vẫn nghĩ đến Thương dù chẳng thể thay đổi được cuộc đời nhau... Thì ra tình yêu chàng dành cho Thương chưa bao giờ nguôi.

Hôm nay nhìn những chậu hoa hồng đỏ nhà Hiên, Phượng lại chạnh lòng và nhớ Thương quá chừng. Hơn 10 năm xa nhau rồi có lẽ Thương đang bận bịu với cuộc sống bên chồng bên con, không biết có giây phút nào Thương nhớ đến chàng?

Thôi thế cũng đành, còn hơn gặp lại để bẽ bàng duyên phận.

Phượng đang lơ mơ ngủ thì tiếng Yến oang oang ngay bên cạnh:

- Trời ơi, hết chỗ ngủ sao mà anh nằm đây hả, hả?

Phượng mở choàng mắt, hình bóng Thương vụt biến mất khi trước mặt chàng là Yến đưa chàng trở về thực tế:

- Ngoài này mát mẻ anh uống tí rượu rồi ngủ quên…

Yến khó chịu:

- Người gì mà chỗ nào cũng ngủ, tới nhà người ta anh phải lịch sự chứ!

Phượng đã quen với những lời đanh đá của vợ. Khi không thể thay đổi được điều gì đó thì người ta đành chấp nhận sống với nó, như người bệnh sống với bệnh, như người đi biển đi sông sống cùng với sóng to và thác lũ...

Yến ngoe nguẩy đi vào trong nhà và ra lệnh:

- Anh vào mà sửa soạn, chúng ta đi ăn cùng với anh chị Hiên.

*
***

Ngày cuối cùng ở nhà bạn, vợ chồng Phượng mời vợ chồng Hiên đi ăn cơm chiều vừa để tạm biệt vừa để đáp lễ lại những ân cần tiếp đãi của chủ nhà đã dành cho vợ chồng chàng.

Họ đến một nhà hàng Việt Nam để ăn bữa cơm chiều thân mật.

Ăn xong khi mọi người đứng lên sắp sửa ra về thì giữa những người khách đi lại qua bàn ăn chị Hiên đã nhận ra ai đó chị reo lên:

- Thương ơi… có phải em đó không?

Phượng giật mình vì cái tên đã từng vang vọng trong trái tim chàng từ quá khứ cho đến bây giờ.

Người phụ nữ trẻ đi bên cạnh đứa bé trai đã dừng chân lại bên chị Hiên và cũng mừng rỡ:

- Chị Hiên, em đây. Không hẹn mà gặp chị vui quá…

- Hai mẹ con em đi đâu mà lạc vào nhà hàng này?

- Hôm nay em có công việc qua đây…

Chị Hiên ríu rít quay ra giới thiệu:

- Coi như duyên hạnh ngộ, tôi đã gặp lại các bạn cũ cùng một lúc. Đây là vợ chồng anh Phượng chị Yến là bạn hàng xóm xưa của chúng tôi từ ngày còn ở Việt Nam, còn đây là mẹ con Thương cô bạn hàng xóm nay của chúng tôi tại thành phố này, Thương đã dọn nhà đi nơi khác chỉ cách nhau một tiếng lái xe mà cả năm nay chúng tôi mới gặp lại nhau...

Phượng run người như đang lên cơn sốt và Thương cũng đang sững sờ nhìn chàng. Họ cũng là người xưa của nhau, họ đã nhận ra nhau.

Yến vô tình và xã giao:

- Vợ chồng tôi hân hạnh được biết Thương.

- Vâng, Thương cũng hân hạnh được biết anh chị.

Chị Hiên nhanh nhẩu:

- Thôi hai mẹ con vào bàn gọi bữa ăn đi rồi về nhà kẻo trời tối. Hẹn lúc khác gặp sẽ chuyện trò nhiều hơn.

Mọi người chào nhau, Phượng vẫn bàng hoàng nhìn Thương, chàng thấy đôi mắt nàng nhìn chàng tuy cố tạo ra bình thản mà vẫn bối rối đượm buồn và hình như sắp sửa đẫm lệ.

Phượng là người bước đi chậm nhất, chàng chưa nói được với Thương một lời tao ngộ nên chân bước đi không đành, chàng chỉ biết tự an ủi dù sao Thương cũng đã có gia đình con cái, có một bến bờ cuộc đời như chàng từng mong muốn.

Bất giác chàng quay đầu nhìn lại và thấy Thương vẫn đứng sững nơi đó đang dõi nhìn theo chàng, nàng cũng chưa nói được lời tao ngộ nào với Phượng. Hai người chỉ cách nhau một khoảng cách chục bước chân mà xa nhau vời vợi.

Vừa đi ra chỗ đậu xe chị Hiên vừa kể:

- Cô Thương này… dễ thương như cái tên của cô ấy. Ngày Thương mới về đây thuê một căn nhà nhỏ cuối đường khu nhà tôi, chúng tôi đã là bạn bè hàng xóm khá thân, cô vừa dọn đi nơi khác cho gần chỗ làm việc mới.

Anh Hiên chợt nhớ ra vội xen vào để nói với Phượng:

- Đấy, đấy là cô bạn đã tặng hoa và chuông gió cho cái deck của nhà tôi mà anh đã thích. Lúc nãy tôi quên không kể cho cô Thương món quà cô tặng đã thêm người thưởng ngoạn.

Ôi, một chút tri kỷ chẳng ai quên.

Phượng bối rối tưởng như mọi người đã đọc được tâm trạng của chàng lúc này với Thương:

- Anh Hiên đã bảo hoa hồng và chuông gió không có gì lạ mà, nhà nào chẳng có hai thứ này...

Yến thẳng thừng:

- Trồng hoa đẹp mắt thật đấy nhưng tôi vẫn thích những gì thực tế hơn, vì thời tiết không cho phép nên tôi trồng một cây chanh trong chậu mùa đông phải bê vào garage hay nhà kho vất vả lắm...

Chị Hiên ngạc nhiên:

- Chị Yến thích cây chanh đến thế!

- Chỉ vì tôi thích món thịt gà luộc ăn với lá chanh, lá mọc ra… không kịp cho tôi hái nữa đó.

Mọi người cười ồ vui vẻ và dường như quên chuyện cô Thương. Phượng băn khoăn tìm cách để được nhắc đến tên nàng:

- Cô Thương tặng anh chị Hiên hoa và chuông gió để khi cô đi xa anh chị vẫn nhớ đến cô...

Chị Hiên gật gù:

- Ừ nhỉ… thỉnh thoảng ra deck nhìn hoa nhìn chuông gió tôi vẫn nghĩ đến Thương, đến hai mẹ con cô ấy…

Giọng chị Hiên chợt bùi ngùi:

- Ngày Thương về đây bụng mang dạ chửa, cô có một chuyện tình dang dở chắc là rất đẹp nên cứ ở vậy nuôi con đến bây giờ, thằng bé mười tuổi rồi chứ ít gì, mấy lần tôi có ý định làm mai giới thiệu cho Thương một người đàn ông tốt nhưng cô ấy nói nửa đùa nửa thật em chỉ lấy người nào giống y như người cũ của em hoặc là không bao giờ. Thì ra có tình yêu bất diệt luôn đi cùng với thời gian.

Phượng từ bàng hoàng này đến bàng hoàng khác, mỗi lời nói của chị Hiên làm chàng ngạc nhiên và đau đớn thắt ruột thắt gan. Chàng nhớ những ngày cuối chàng và Thương càng quấn quýt bên nhau, linh tính cho chàng biết thằng bé là kết quả của những lần aí ân đầy nước mắt mà nồng nàn say đắm ấy...

Yến tỏ vẻ ngưỡng mộ:

- Phải là một mối tình thắm thiết và tri kỷ lắm họ mới chung tình đến thế...

Phượng thẫn thờ lập lại:

- Phải là một mối tình thắm thiết và tri kỷ lắm họ mới nhớ nhau đến thế.

Bốn người đã ra xe. Ngay lúc này Phượng bỗng thấy mình lại đứng ở ngã ba đường.

Chàng muốn chạy lao vào trong nhà hàng để đến bên Thương ôm gọn nàng trong vòng tay yêu thương, để thốt lên hàng vạn lời nhung nhớ và rồi Thương sẽ âu yếm cầm tay chàng chạm vào tay thằng bé kia để hai cha con nhận ra nhau.

Nhưng chiếc xe anh Hiên lái đã lăn bánh, vợ chồng Hiên và Yến lại vui vẻ nói về một đề tài nào đó.

Chiếc xe tăng tốc độ chạy nhanh về phía trước mà tâm hồn Phượng tràn ngập thương yêu lẫn khổ đau đang tuyệt vọng chạy ngược về phía sau, nơi nhà hàng có hai mẹ con Thương còn ngồi trong đó.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Jul/2018 lúc 11:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.508 seconds.