Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Oct/2021 lúc 3:49pm

Sài Gòn "Bao" Thương | Giọng đọc: Trần Ngọc San | PHỐ RADIO   <<<<<

Sài%20Gòn%20&quot;Bao&quot;%20Thương%20|%20Giọng%20đọc:%20Trần%20Ngọc%20San%20|%20PHỐ%20RADIO%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Oct/2021 lúc 3:50pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Oct/2021 lúc 11:45am


Tình ruột thịt






Qua nhiều đêm trằn trọc, mất ngủ, bà Hai quyết định trở về Việt Nam thăm họ hàng sau nhiều năm xa cách. Bà sang Mỹ theo diện con lai vì con của bà lai Tây. Chuyện bắt đầu từ thời má của bà lấy chồng Tây và bây giờ con của bà chỉ lai Tây có 25 phần trăm thôi. Nhưng mấy ông cách mạng đâu cần biết chuyện nầy. Cứ thấy có nét lai (Mỹ hay Tây như nhau mà) là lên danh sách cho đi Mỹ. Càng đi nhiều, cán bộ càng có lợi. Ở đây, ta mới thấy cái tầm nhìn xa của các đỉnh cao trí tuệ, khi khúc ruột ngàn dặm biến thành con bò sữa. Trước ngày lên đường, làng xóm tấp nập đến chúc mừng, ca tụng gia đình thế mà có phước, được sang Mỹ như trúng số lớn.

Rồi bà Hai cùng cô con gái sang Mỹ. Đất lạ, quê người, bà lại không biết chữ (Việt và Mỹ), nên suốt ngày chỉ quanh quẩn với công việc nhà, chăm sóc vườn rau xanh, và ngồi chờ con đi làm về để nói chuyện. Chuông điện thoại có reo vang cũng chẳng dám giở máy vì tiếng nói lạ hoắc, nghe mà không hiểu gì.

Từ ngày sống ở Mỹ, bà Hai được hưởng tiền già (thời tổng thống Reagan, người ta hay nói đùa là “tiền của ông già”), mặc dù tuổi bà chưa tới 60, lại khỏe mạnh.

Một người không tay nghề, lại câm và điếc (dù tai, miệng bình thường) nên lẽ tự nhiên chẳng hảng nào dám nhận.

Như vậy dư luận trong làng đúng phong phóc: bà cứ qua Mỹ đi, người già bên đó không cần làm gì, có chính phủ nuôi. Người khác lại kể chuyện con Mén con của bà Tư ở xóm trên mới về thăm nhà năm rồi.

Ôi thôi! Quần áo lượt là, vàng đeo đầy người, trái ngược với cái nghèo lúc còn ở Việt Nam. Nghe nói làm gì đó bên Mỹ, chắc là làm lớn lắm vì muốn đi đâu đều có xe và tài xế, con cái đi học cũng có xe đưa rước miễn phí, hàng tháng có tiền chính phủ gởi đến tận nhà. Xứ Mỹ thật là thần tiên, vì một con nhỏ nghèo, thất học, con cái đùm đề, bỗng đổi đời trở nên giàu có, sang trọng! Đúng là chuyện “cô bé lọ lem trên đất Mỹ.”

Nhờ sống chung với con nên mỗi tháng bà Hai dành dụm được ít tiền phòng khi hữu sự. Trong khi đó, thư từ của bà con ở Việt Nam tiếp tục đổ sang Mỹ.

Thư nào cũng chan chứa tình cảm họ hàng với nhiều nước mắt nhớ thương, mong bà Hai sớm trở về thăm quê hương, làng xóm và kết thúc với một điệp khúc:

- Xin giúp đỡ tiền bạc vì ai cũng nghèo.

Có người còn bảo bà ra máy tự động lấy tiền gởi về cho họ vì ở Mỹ chính phủ in tiền để sẵn trong máy cho dân lấy xài thoải mái.

Lương tháng một người lao động ở Việt Nam lúc đó chỉ 30 đô. Mỗi tháng bà gởi hai trăm đô nhưng dường như chẳng thấm vào đâu vì gần đây thư kêu cứu càng thêm gấp rút và nhấn mạnh gia đình cần một ngàn đô mỗi tháng.

Bà Hai đọc thư mà tay chân lạnh ngắt vì số tiền to lớn nầy. Tất nhiên, lớn đối với bà, còn quá nhỏ với người Việt Nam có thân nhân ở Mỹ.

Con gái bà đi làm hãng, mỗi tháng được ngàn rưỡi đô trừ tiền nhà, xe, điện, nước, ăn uống… còn dư chút đỉnh. (Phải nói rõ là con nhỏ làm mỗi ngày từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối mới được đồng lương như vậy.) Nay bên Việt Nam đòi số tiền lớn hàng tháng thì lấy tiền đâu mà gởi nên bà run là phải.

Bà Hai và con gái về đến phi trường Tân Sân Nhứt vào một ngày nắng đẹp nhưng trong lòng bà thì lắm mối u sầu.

Bà hận mình không giúp được họ hàng như bao Việt kiều khác.

Sau khi xong thủ tục nhập cảnh, tiến ra ngoài, bà Hai giựt mình, chới với khi chạm mặt gần 50 người đang chờ đón bà và con gái.

Tiếng gọi chị, bà, cô… vang lên ơi ới: Nhứt là đám con nít tranh nhau đến mừng bà về.

Bà Hai thật ngạc nhiên hôm nay sao có nhiều bà con như vậy.

Nhiều người bà chưa gặp bao giờ. Rồi mọi người lên xe được mướn sẵn trực chỉ về Hậu Giang. Đứa nhỏ nào cũng đòi ngồi kế bà của tao. Xe chưa ra khỏi thành phố thì mọi người nhao nhao và nhứt là lũ trẻ đồng loạt kêu đói bụng vì từ sáng sớm chưa ăn gì.

Tài xế không biết tình cờ hay cố ý cho xe chạy trên con đường với nhiều quán ăn, rồi đột ngột ngừng xe trước một tiệm khá khang trang.

Chủ tiệm và nhân viên biết hôm nay trúng mối Việt Kiều miệng cười toe toét, vồn vã chào mời.

Một giờ sau, mọi người no bụng, vui vẻ. Lẽ cố nhiên khổ chủ của bữa tiệc bất đắc dĩ là mẹ con bà Hai.

Điều oái ăm là mẹ con bà Hai chưa bao giờ đi ăn tiệm trong 5 năm ở Mỹ.

Nhiều người còn nói lâu lắm rồi mới được ăn ngon như thế nầy, ước gì bà Hai về đều đều thì hay biết mấy. (Như vậy đi ăn chớ đâu phải đi đón Việt kiều.)

Xe về quê bà Hai, một làng nhỏ ở miền Tây. Cảnh cũ, người xưa không thay đổi. Đêm đầu tiên chị em thức khuya kể chuyện gia đình. Ai cũng than công việc làm ăn khó khăn, con cái nheo nhóc, đời sống quá nghèo dù có tiền viện trợ hàng tháng của bà Hai. Mới hừng đông, ngoài ngõ đã nghe xôn xao tiếng người đến mừng bà Hai về thăm quê nhà. Nhà thì nhỏ, khách lại đông, không đủ chỗ ngồi, đứng cả ngoài sân. Khách cứ rề rà, không ai chịu ra về dù trời đã đứng bóng.

Cuối cùng, một người đại diện đám đông chúc mừng bà Hai và con gái rồi chấm dứt với điệp khúc xin chút ít quà từ Mỹ.

Bà Hai cũng thông cảm tình cảnh của đồng hương nên cầm một xấp tiền, định cho mỗi nhà 20 đô làm phước.

Thật là bất ngờ khi có một người vọt nói: ở đây không ai xài số tiền nầy, phải 50 trở lên mới được.

Bà Hai thiếu điều muốn xỉu. Bà nhớ có lần ở Mỹ bà đang đứng trước chợ thì có một người Mỹ đến xin “quarter,” bà cho 1 đô.

Người Mỹ được tiền chắp tay cám ơn bà rối rít. Còn ở đây xứ nghèo sao lại chê tờ 20 đô. Nhưng bà cũng phải bấm bụng phát cho mỗi gia đình 50 đô. Xong đám đòi nợ lại đến cô em dâu xin tiền đi chợ vì không lẽ để bà và con gái ăn cơm với nước mắm.

Bà Hai ngạc nhiên thấy mấy người trong nhà không đi làm. Sáng 11 giờ mới thấy mọi người thức dậy.

Đàn ông thì ra quán cà phê ngồi, tới trưa về nhà ăn cơm, ngủ một giấc đến 4, 5 chiều rồi ra quán nhậu. Đàn bà thì gầy sòng tứ sắc.

Nếu có hỏi tại sao thì câu trả lời như một điệp khúc: Có việc gì đâu mà làm. Con nít ăn no chỉ chạy rong chơi, chẳng thấy đi học. Cơm nước, việc nhà, kể cả việc chia bài đã có mấy đứa nhỏ hàng xóm sang phụ giúp. Như vậy nguyên nhân cái nghèo thấy rõ ràng trước mắt.

Ngày hôm sau, mới vừa tảng sáng đã thấy một đám người gồm hai công an xã và hai người lạ đến đòi gặp anh Tư (em ruột bà Hai.)

Hai người lạ cho biết, từ 5 năm nay, anh Tư có mượn của họ một số tiền Việt Nam tính ra là năm ngàn đô. Họ đưa cho xem giấy ký nợ.

Lâu nay hẹn lần không chịu trả, chỉ trả tiền lời thôi. Nay họ phải nhờ công an giải quyết. Phía công an cho biết nếu hôm nay không trả họ phải giải anh Tư về xã chờ đưa lên huyện ra tòa.

Cô em dâu khóc lóc, kể lể vì nhà nghèo phải mượn tiền để sống, may mà có thân nhân là Việt kiều nên có người cho mượn. Nay xin chị cứu giúp em ruột, vì nếu bị giải lên huyện sẽ bị kêu án tù. Bà Hai trông thật khổ sở, nói không ra lời. Tiền thì bà không có đủ. Mới về có một ngày đã tốn hết mấy ngàn. Nay lấy đâu ra năm ngàn trả nợ cho em.

Bà đưa mắt cầu cứu con gái. Cô nầy không nói gì. Sau một hồi chờ đợi, đám công an giải anh Tư đi mất.

Vợ anh Tư rống lên thảm thiết như chồng chết. Bà Hai chịu không nổi nên năn nỉ con gái cho bà mượn bốn ngàn, cộng với một ngàn còn trong túi của bà đưa cho cô em dâu đi chuộc người. Bà phải hứa với con gái khi qua Mỹ sẽ lấy tiền già trả lần.Và anh Tư về nhà vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy ra.

Bà Hai dự định về thăm quê một tháng. Nhưng được một tuần thì cô con gái đòi trở lại Mỹ với lý do:

- Không đủ tiền chợ cho vợ anh Tư. Mỗi ngày phải chi 200 đô thì sạch túi trước thời hạn.

Hai mẹ con lên Saigon đổi vé máy bay qua Mỹ. Khi từ giã không thấy vợ chồng anh Tư cản trở, cũng không thấy người trong xóm đến tiễn đưa.

Máy bay chuẩn bị cất cánh. Qua khung cửa kiếng, bà Hai nhìn mảnh trời quê hương bỏ lại mà thấy lòng se thắt vì bà biết rằng đây là lần cuối cùng.

Mấy tháng sau, bà Hai nhận được thư từ Việt Nam của một đứa cháu kêu bà bằng cô. Nó nói rằng vụ công an đòi nợ là việc sắp đặt giữa vợ chồng bác Tư của nó và đám công an để moi tiền bà Hai.

Công an lấy hai ngàn. Bác Tư gái thì lấy ba ngàn đi sắm vàng.

Chuyện xì ra vì bác Tư trai muốn lấy tiền đi nhậu, bác gái không cho. Hai vợ chồng cãi nhau dữ quá. Cả xóm đều biết chuyện nầy.

Trời ơi! Khốn nạn quá! Là những tiếng kêu của bà Hai trước khi bà ngất xỉu…

Nguyễn Đan Tâm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Oct/2021 lúc 7:49am

Tình Người


I%20Love%20You%20Candles%20GIF%20-%20I%20Love%20You%20Candles%20Hearts%20-%20Discover%20&amp;%20Share%20GIFs

"Em vì hiếu thuận với cha mẹ nên không trọn được tình với anh. Anh thứ lỗi cho em. .." Câu nói này của Huyền tôi nghe hình như quen tai lắm,  đâu đó trong các phim bộ Tàu, hay trong các vở tuồng cải lương của người Việt mình. Nhưng cũng rất đúng trong trường hợp của tôi với Huyền. Cha mẹ Huyền không bằng lòng cho Huyền lấy tôi, cho rằng tôi nghèo, không thân, không thế, không thể nào đem lại đời sống hạnh phúc cho Huyền. Chúng tôi chia tay trong nước mắt. Lần đầu tiên trong đời tôi  khóc vì một cuộc tình buồn. Tôi phải rời khỏi Quận Cam này ngay. Tôi phải đi đâu thật xa. Thật xa. Để không còn nhìn thấy lại những con đường quen thuộc có tôi với Huyền cùng tay trong tay chung bước. Để không còn nhìn thấy lại căn tiệm cà phê của cha mẹ Huyền, có bóng dáng xinh đẹp của Huyền với đôi mắt bồ câu đen lay láy và nụ cười duyên dáng nở trên môi mỗi khi thấy tôi đến. Tôi hy vọng ở một nơi xa khuất, lạ chỗ, lạ người, tôi có thể dần quên đi Huyền. Vậy là tôi lên đường, với hành lý chỉ có một va li nhỏ quần áo và vỏn vẹn 300 đồng trong túi.

... . .

Trên đường phiêu lãng, tôi ghé San Jose để thăm một anh bạn sơ giao tên Phan, quen năm ngoái ở quán cà phê Dễ Thương, Quận Cam. Sẵn nhà còn trống một phòng nên ảnh bảo tôi hãy ở lại và kiếm việc làm, có tiền lương cuối tháng thì trả tiền nhà cho ảnh. Nghe theo lời ảnh, tôi vào làm bồi bàn cho một nhà hàng, lương 6 đồng một giờ. Ngày đầu làm việc, tôi bị mấy bạn làm chung đố kỵ vì nghe chị chủ khen tôi nhanh nhẹn. Họ đâm thọc với mấy chị trong bếp, khiến mấy chị thấy ghét tôi. Trong lúc đứng trong bếp chờ bưng thức ăn, có chị đứng quay lưng về phía tôi và nói móc:

  - Đứng chật chổ thêm.

    Một chị khác nói hùa theo

- Có làm được gì đâu mà cũng khen

    Ngày hôm sau, trong lúc đang dọn bàn, tôi nghe vài bạn chụm lại nói với nhau:

 - Nó chỉ lãnh tiền giờ, không có chia típ đâu. Coi chừng nó ăn cắp tiền típ của tụi mình đó.

    Tôi biết cái nạn "ma cũ ăn hiếp ma mới" ở đâu cũng có, nên tôi cố gắng nhẫn nhịn, không đôi co với ai. Nhưng, một bạn khác còn chơi xấc hơn, trong lúc tôi bưng thau chén dĩa dơ đi ngang, đã thình lình đưa chân ra chặn bước chân tôi. Tôi ngã chúi về phía trước, nhưng may kịp lấy được thăng bằng, không bị té. Tôi không trách móc gì, chỉ lẳng lặng bưng thau chén dĩa vào trong bếp, nghe sau lưng có tiếng chị chủ la anh bạn đó:

 - Mày còn chơi vậy lần nữa là tao đuổi mày ngay.

 Cố gắng làm đến giờ đóng cửa, tôi xin nghỉ việc. Hai ngày sau, tôi vào làm cho môt nhà hàng khác, cũng bị nhiều chuyện phiền phức bởi sự sân si, ganh ghét. Tôi lại xin nghỉ. Tôi nghĩ, San Jose là thành phố đông người Việt nhất trên xứ Mỹ này, cả trăm ngàn người Việt đang được an cư lạc nghiệp, sao tôi có thể không được? Nghĩ vậy, tôi lại tìm việc làm. Bà bạn thân của anh Phan kêu tôi đi phụ bán chợ trời 2 ngày cuối tuần cho bả. Một người làm khác được bả trả 60 đồng một ngày. Riêng tôi, hai ngày qua cũng khuân vác, phụ bán hàng, rồi dọn dẹp, rất mệt, nhưng lại không được trả tiền công. Tôi hỏi, bả trả lời:

  - Có ăn, có uống cả ngày là may rồi. Đang thất nghiệp mà đòi hỏi.

      Tôi nói lại cho anh Phan biết, ảnh lại binh vực bà bạn của ảnh: 

 - Bả nói vậy không đúng sao? Nếu không, thì Quý chết đói. Tôi đâu có nuôi cơm Quý được. Nếu Quý không thích vậy thì đi đâu thì đi.

    Chán cho tình đời. Tôi quyết định rời khỏi nhà anh Phong, đi San Francisco . Bấy giờ là đầu tháng 10, 1996.

    Từ bến xe Grey house, tôi kéo va li đi dọc theo đường 4 TH, hướng về những tòa nhà cao ngất ngưỡng. Tôi biết chỉ có Downtown mới có nhiều tòa nhà cao như vậy. Tôi nhìn đồng hồ, đã 9 giờ tối rồi. Khí trời mát mẻ. Bầu trời thăm thẳm,  ngàn sao lấp lánh, có Chị Hằng sáng tỏ đang bay theo bước chân phiêu lưu của tôi. Phiêu lưu thật, vì tôi chỉ còn 100 đồng và chẳng quen biết ai ở San Francisco mà cũng cứ đâm sầm đến, để tìm một lãng quên tình cảm !

            Trước mặt tôi là đại lộ Market, có nhiều cây cao dọc hai bên đường. Xe cộ chạy qua lại dập dìu. Ở giữa đại lộ có tuyến đường sắt dành cho xe điện. Một chiếc xe điện từ xa đang chạy đến. Tôi hỏi một người Mỹ đen đang đứng ở góc đường xe điện đó chạy đi đâu,  anh cho biết chạy về Castro, khu dân Gay. Không phải chỗ của tôi. Tôi nhờ anh chỉ đường đi đến Chinatown rồi tiếp tục kéo chiếc va li đi. Từ lâu, tôi vẫn nghe bạn bè cho biết nước Mỹ có hai khu Chinatown lớn nhất, lâu đời nhất của người Hoa. Một ở New York và một ở San Francisco . Tôi nghĩ thầm, đến ở khu người Hoa chẳng ai biết mình, sống và làm việc với họ chắc dễ chịu hơn. 
   Đi theo đường Kearny qua khỏi đường California , tôi biết mình đã đi vào Chinatown , vì trước mắt là những cửa tiệm sáng trưng có bảng hiệu chữ Tàu. Tôi mừng rỡ bước nhanh hơn về phía trước. Cả khu phố Broadway sáng rực ánh đèn. Người Mỹ, người Hoa qua lại tấp nập ở hai bên đường. Tôi dừng lại, châm một điếu thuốc hút, nhìn ngó cảnh trời Chinatown về đêm thật đẹp, thật rộn ràng sức sống. Trước mặt tôi, nhiều tiệm Showgirl chạy đèn chớp chớp, có nhiều cô Mỹ trắng trẻ đẹp mặc quần áo hở hang đứng trước cửa, uốn éo thân mình mời khách qua đường. Một chị Mỹ đen thấy tôi hút thuốc thì đi đến xin. Tôi móc ra ngay 3 điếu đưa cho chị. Hai anh Mỹ đen khác đứng gần đó thấy vậy cũng chạy lại xin. Tôi cũng đưa mỗi anh 3 điếu. Một anh nói

: - You good men. Can you give me one dollar ?

            Tôi lại móc túi lấy cho mỗi anh một đồng , rồi hỏi chỗ nào có hotel rẻ tiền. Nhờ sự chỉ dẫn của họ, tôi có được một giấc ngủ thật ngon lành trong một hotel của người Hoa với giá 35 đồng một đêm. Hôm sau tôi đi tìm việc làm ngay. Khu chợ Tàu mới 9 giờ sáng đã đông nghẹt người Hoa qua lại hai bên đường. Đi không khéo có thể dẫm chân nhau hoặc đụng vào nhau. Tôi vào từng cửa tiệm để hỏi việc, nhưng đều bị từ chối. Chỗ thì chê tôi ốm yếu không làm được việc nặng. Chỗ đòi phải biết nói tiếng Hoa mới nhận. Nhiều chỗ khác cho biết đã đủ người rồi, kêu tôi cho số phone nhà, khi cần sẽ gọi. Tôi làm gì có phone nhà. Lại đi lòng vòng hỏi việc cho đến chiều, tối về lại hotel ở thêm một đêm nữa. Tôi bắt đầu lo lắng. Chỉ còn có 20 đồng, ngày mai mà không tìm ra việc làm thì biết ăn đâu, ở đâu ?.. .. 
 Thêm một ngày tìm không ra việc làm, tôi trở thành người Homeless. Buổi tối đầu tiên của đời không nhà, tôi ngủ trên lề đường 4 TH gần bến xe Grey house. Nửa đêm, trời trở lạnh, khí lạnh từ nền xi măng bốc lên thấm vào da thịt lạnh buốt khiến tôi phát run. Tôi ngồi dậy mặc thêm 5 cái áo vào người rồi nằm co ro cố ngủ tiếp. Giấc ngủ chập chờn nửa tỉnh, nửa mê. Đến sáng, ăn cái bánh ngọt xong tôi lại kéo chiếc va li đi vào Chinatown tìm việc làm. Các chủ tiệm thấy tôi kéo theo vali  thì biết tôi là dân Homeless nên đều lắc đầu. Còn có 5 đồng, tôi vào một tiệm "food to go" ăn trưa, mua thêm vài cái bánh để tối ăn. Thế là cạn túi. Ăn xong, tôi hỏi chị chủ tiệm có cần thêm người làm không. Chị cũng lắc đầu và chỉ đường cho tôi đến hỏi việc ở khu thương mại của người Việt. Người Việt ở San Francisco không nhiều, khoảng mười mấy ngàn người, nên khu thương mại chỉ tập trung trên đường Larkin. Tôi kéo va li đi qua các cửa tiệm người Việt, chỉ nhìn nhìn mà không dám vào hỏi việc, vì mặc cảm đang bị homeless. Hoàng hôn đến, tôi lại về bến xe. Tôi bắt chước mấy người Mỹ homeless khác, tìm vài thùng carton ở thùng rác lót làm chổ nằm. Dù đã mặc thật nhiều áo, tôi cũng bị thức dậy lúc nửa đêm vì khí trời lạnh rét. Một chiếc xe dân chơi về đêm chạy ngang, không hiểu sao chạy chậm lại, ném lon bia đang uống vào người tôi rồi cười ha ha và vọt xe chạy nhanh. Trời đất ơi. Tên nào ác ôn thế?! Sao mà khốn kiếp vậy?! Tôi lầm bầm rủa thầm rồi cởi cái áo ướt nước bia ra, mặc thêm vài áo khác vào. Tôi không ngủ được nữa, ngồi co ro chịu đựng cơn lạnh đến sáng.

Tôi vẫn cứ ngồi co ro vậy cho đến mặt trời lên trên đỉnh đầu. Đói bụng quá. Làm sao đây? Một thời làm Bầu show ca nhạc, vui sướng tận cùng, bây giờ phải đi ăn xin sao? Tôi nghĩ thầm rồi bất chợt nước mắt tuôn trào. Khóc một hồi, tôi nằm dài ra trên tấm carton ngủ một giấc đến tối thì thức dậy. Tôi nhớ lại Quang, người bạn tốt thâm niên của tôi ở Houston , có dặn nếu bị gì thì phone cho Quang để Quang gửi tiền  cấp cứu. Tôi đến một trạm phone công cộng, mấy lần nhấc phone lên rồi đặt xuống. Tôi thấy xấu hổ với bạn, nên thôi. Cái đói lại cồn cào bao tử tôi suốt đêm. Trưa hôm sau, thật may mắn, một anh Mỹ đen, cũng dân Homeless, đến ngồi bên tôi, hỏi: 

- Are you hungry?

Tôi mau mắn trả lời: 

- Yes. I am very hungry!

Anh Mỹ đen kéo tay tôi đứng dậy: 

- Ok, go with me. 

- Where are we go ?

- Go to the church for eat. 

Tôi mừng quá đi theo anh. Đến nơi, tôi đã thấy một hàng dài mấy trăm người Mỹ homeless đang chờ vào nhà thờ để ăn bữa cơm từ thiện. Đứng vào hàng rồi, nước mắt tôi tự nhiên lại ứa ra. Tôi đã thật sự là dân Homeless ở thành phố xa lạ này.

Nhờ có nhà thờ ở đường Jones giúp cho ăn  bữa trưa, tôi tạm thời giải quyết được cái bao tử lây lất qua ngày. Cứ ngày thì đến nhà thờ ăn trưa, tối về bến xe, nhịn đói, và ngủ trong trời giá lạnh. Tính ra đã bị homeless nửa tháng rồi. Một hôm, sau khi ăn trưa ở nhà thờ, tôi đến công viên ở khu Civic Center trên đường Larkin, ngồi trên ghế đá nhìn trời mây bao la mà buồn cho thân phận. Anh Mỹ trắng ngồi gần bên thấy tôi có chiếc va li mới hỏi: 

-  Are you Chinese? Where are you come from?

Tôi nhìn anh một lúc rồi trả lời: 

- Yes, I am Chinese. I came from Orange County , South California . I have been here for 3 weeks. Now, I am homeless. No home, no money!

Anh cũng nhìn tôi một lúc rồi nói: 

- Why you don' t go to Social Office? They' ll help you Food Stamps emergency and Voucher hotel for seven days.  

Trong hoạn nạn, vì quá buồn, tôi đã quên mất chương trình An sinh Xã hội giúp người khốn khổ. Tôi cũng không ngờ ở thành phố San Francisco này lại có thêm chương trình giúp Voucher hotel cho người lỡ đường không có chỗ ở.  Mừng quá, tôi nói: 

- I don't know where Social Office. May you help me? 

- Ok. I help you. Go!

Thần may mắn đã mỉm cuời với tôi. Anh Mỹ trắng tốt lòng dẫn tôi đến trước cửa Sở Xã hội,  dúi vào tay tôi tờ giấy 10 đồng rồi bỏ đi ngay. Tôi cảm ơn anh nhiều lần. Anh đi đã hơi xa nhưng còn ngoái đầu lại nói: Good luck. Tôi thấy xúc động, nước mắt lại ứa ra. Từ khi thất tình Huyền đến những ngày homeless vừa qua, tôi trở thành "mít ướt"! Trời sinh ra con người cũng ngộ: Buồn khổ, đau thương thì khóc đã đành, cảm động, vui mừng cũng khóc. 

Điền các thứ giấy tờ xong, tôi ngồi chờ khoảng một tiếng thì được gọi vào gặp cán sự phỏng vấn. Người tiếp tôi là một chị người Việt, tên Tường, khoảng 45 tuổi.

Chị nói chuyện nhỏ nhẹ, dịu dàng. Nghe tôi kể hoàn cảnh cha mẹ, anh chị em ruột thịt đã chết hết trong chiến tranh Việt Nam, qua Mỹ một mình, bị thất tình rồi trải qua những ngày homeless, chị tỏ ra cảm thông:

- Tội nghiệp em quá. Chị ở San Fran này 20 năm rồi, lần đầu tiên mới thấy một người Việt bị homeless như em. Trông em ốm quá. Có bị bệnh không?
- Dạ, trong hơn nửa tháng qua, mỗi ngày em chỉ ăn có một bửa trưa ở nhà thờ. Tối lại lạnh quá nên ngủ không được. Nhiều hôm bị cảm sốt, cũng phải rán chịu đựng. Em bị khủng hoảng tinh thần,  cảm thấy chán đời lắm.

Chị Tường thở dài rồi tiếp tục ghi chép hồ sơ. Sau đó, chị bảo tôi ký tên vài chổ trên hồ sơ và nói:

- Em được trợ cấp Food Stamps mỗi tháng 145 đồng để ăn uống. Còn đây là phiếu ở tạm Shelter 3 ngày. Nơi đó có tắm rửa, ăn uống, giường ngủ đàng hoàng, lại có bác sĩ MD mỗi chiều đến khám bệnh cho thuốc uống.. Em hãy xin bác sĩ làm giấy chứng nhận em có bệnh. Sau 3 ngày, em trở lại đây để nhận Voucher ở Hotel 7 ngày, và cán sự phụ trách y tế sẽ phỏng vấn em lần nữa. Nếu được họ thông qua, em sẽ được trợ cấp tiền mỗi tháng 345 đồng để tiêu xài và mướn chỗ ở lâu dài, không còn lo homeless nữa.  

Nóí xong, chị móc ví lấy ra tờ giấy 20 đồng đặt vào tay tôi. Chị nói: 

- Đây là chút tấm lòng riêng của chị. Trong khi chưa có tiền trợ cấp, em giữ để tiêu xài lặt vặt. Chị chúc em từ nay về sau sẽ luôn gặp nhiều may mắn.

 Tôi cảm động quá, chẳng biết nói gì, chỉ biết cảm ơn chị rồi đứng dậy. Chị tiễn tôi ra tới ngoài cửa văn phòng.

    Shelter là nơi tạm trú ngắn hạn dành cho người Homeless. Mỗi Shelter có quy định riêng. Shelter dành cho phụ nữ thì cho ở từ một tháng trở lên, đến khi nào phụ nữ đó có đời sống ổn định. Shelter dành cho nam giới, tùy theo trường hợp, cho ở 3 ngày, một tuần, tối đa là một tháng.. Có Shelter còn trống một số giuờng thì cho xổ số hàng đêm để người Homeless nào trúng số thì được vào ngủ, chỉ một đêm, hôm sau là phải đi. Shelter tôi ở có hai tầng, tọa lạc trên đường 10 TH gần đại lộ Market. Buổi chiều, người Homeless đã tụ về đông đảo,  tụm năm tụm ba nói chuyện ồn ào trong phòng sinh hoạt. Đa số là Mỹ đen. Tôi làm thủ tục nhận giuờng ở tầng 2 xong là vội vàng đi tắm. Sau hơn nửa tháng dơ bẩn ngoài đường, giờ được tắm, cảm giác vui sướng không thể tả hết được. Tắm xong cũng vừa tới giờ ăn chiều. Đến 7 giờ tối, có bác sĩ và y tá đến khám bệnh. Vị bác sĩ và cô y tá trẻ đều có nụ cười luôn nở trên đôi môi, ân cần hỏi han từng bệnh nhân. Tôi cũng được khám và được cho thuốc uống. Tôi xin bác sĩ viết giấy chứng nhận bệnh cho tôi, ông vui vẻ làm ngay. 

Tôi đã có 3 ngày sống thật an vui trong Shelter. Hết hạn, tôi lại kéo va li đến Sở Xã Hội. Lần này, người phụ trách hồ sơ của tôi là chị Liên, trông trẻ hơn chị Tường. Sau khi đưa cho tôi Voucher hotel 7 ngày, chị dẫn tôi qua phòng cán sự phụ trách về y tế cho họ phỏng vấn bệnh trạng của tôi. Thật may mắn, tôi được thông qua. Tôi trở lại bàn làm việc của chị Liên. Chị cười thật tươi và nói: 

  - Như vậy là anh Quý được hưởng tiền trợ cấp mỗi tháng 345 đồng rồi đó. Tiền này anh không phải trả lại. Tiền trợ cấp chỉ ngưng khi anh khoẻ mạnh và đi làm, có lợị tức sinh sống. Tôi có nghe chị Tường nói lại, về hoàn cảnh của anh. Tôi cũng thấy xót xa cho anh lắm. Anh ngồi chờ tôi hoàn tất hồ sơ cho anh nhé

- Vâng, cảm ơn chị nhiều

Khoảng nửa tiếng sau, chị Liên bảo tôi ký vài chỗ trong hồ sơ rồi cười thật vui vẻ:  

- Chúc mừng anh qua cơn hoạn nạn. Anh đạo gì vậy?

- Tôi đạo Phật

- Tôi thì đạo Công giáo. Đạo nào cũng tốt thôi. Tôi có cái này tặng anh.

Chị mở túi xách lấy ra một bao thư, rồi mở bao thư lấy ra một thánh giá nhỏ bằng vàng đưa cho tôi, chị nói: 

- Đây là thánh giá vàng thật. Anh cất vào bóp để có được sự may mắn. Chúa sẽ luôn phù hộ anh. Còn 20 đồng trong bao thư là tấm lòng tôi, cũng giống như chị Tường vậy. Để anh tiêu lặt vặt. Vì một tuần sau anh mới nhận được tiền trợ cấp của chính phủ. Anh nhận cho tôi vui. 

 Tôi lại thêm một lần xúc động, nhưng cố gắng kềm nén không cho nước mắt trào ra. Một lúc sau, tôi mới nói được nên lời: 

 - Tôi thật không biết nói như thế nào để tỏ lòng biết ơn chị Liên và chị Tường. Tôi thật may mắn gặp được hai chị tốt quá. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Tôi sẽ luôn nhớ đến tình cảm tốt lành của hai chị dành cho tôi. Tôi kính chúc chị và gia đình luôn mạnh khoẻ, an vui. Tôi cảm ơn chị nhiều.

Chị Liên cũng tiễn tôi ra tới cửa. Chị dặn:

- Tôi phụ trách hồ sơ của anh, nếu có gì thắc mắc thì anh cứ gọi phone đến Sở Xã Hội,  bấm thêm mã số của tôi thì sẽ nói chuyện được với tôi. Chúc anh nhiều may mắn. 
   Tôi cảm ơn chị và cúi đầu chào chị rồi kéo va li đi. Vừa ra khỏi Sở Xã Hội, tôi giơ thẳng cánh tay trái lên và hét lớn:

 - Vui quá Trời ơi. Ông Bà, Ba Mẹ, Anh Chị Em của Quý ơi. Con vui sướng quá. Con hết homeless rồi... Hết homeless rồi. ..Sau một tuần ở hotel, cũng vừa lúc tôi nhận được tiền trợ cấp 345 đồng và Food Stamps 145 đồng. Tôi lại may mắn xin được trợ cấp Housing của City San Francisco dành cho người lợi tức thấp, và tìm được một building cho mướn phòng theo chương trình Housing, chỉ 98 đồng một tháng. Cuộc sống ổn định, tôi có lại những ngày tháng an vui, lo học hành thêm để có được sự thăng tiến đời sống cho những năm tháng về sau này.

 .....

Trong những ngày tháng êm đềm về sau này, tôi nhớ lại... Có lần trong giấc ngủ dưới gầm cầu xa lộ gần bến xe, tôi chợt cảm thấy một luồng hơi ấm từ dưới đôi chân chạy dần lên tới ngực, rồi tới đầu, giúp cho tôi chống lại được tiết trời San Francisco giá lạnh. Và Mẹ tôi hiện ra bên cạnh tôi, đẹp rạng rỡ như nàng tiên trong chuyện cổ tích tôi thường đọc thời thơ ấu. Mẹ âu yếm vuốt tóc tôi và dịu dàng nói: "Con đừng bao giờ chán nản cuộc sống dù có gặp muôn ngàn cay đắng, khổ đau. Con phải dũng cảm vươn lên, vượt qua những phong ba, bão tố để sẽ tìm thấy được bờ bến yên lành, hạnh phúc. Cuộc đời có lấy ở con cái này thì sẽ cho con có được cái khác. Con hãy luôn ghi nhớ ở hiền thì sẽ gặp lành. Số con có Ơn Trên Thiêng Liêng phù hộ. Sẽ có rất nhiều người tốt thương mến, giúp đỡ con trên những bước gian nan của cuộc đời. Sau này, khi có được sự thành công, con hãy trả ơn đời bằng cách luôn yêu thương tất cả mọi người, làm thật nhiều việc thiện cứu giúp những người bất hạnh, khổ đau khác. Và còn phải lo giúp Dân giàu Nước mạnh. .. Ví thử cuộc đời bằng phẳng cả, Anh hùng hồ dễ có mấy ai?..." 

Mẹ tôi ngâm khe khẽ hai câu thơ rồi biến mất. Tôi chìm vào giấc ngủ,  một giấc mơ khác lại đến. Tôi thấy tôi bay bay trong không gian trong lành tràn ngập ánh sáng dìu dịu. Hồn tôi lâng lâng vui sướng. Tôi thấy thế giới này trở thành một Thiên Đàng. Tôi bay đi khắp cùng trái đất.  Đâu đâu cũng có cảnh sắc đẹp tuyệt vời, cỏ cây tươi xanh, ngàn hoa khoe sắc thắm,   tỏa hương thơm ngát, và chim muông nhảy nhót, líu lo bên cạnh con người. Con người ở khắp năm châu đều có cuộc sống an bình, thịnh vượng. Không còn có sự đe dọa của bom nguyên tử và những vũ khí độc hại tàn sát loài người. Không còn có những kỳ thị màu da, sắc tộc. Không còn có những tranh chấp lợi quyền,  hận thù, ganh ghét giết hại nhau. Nhân loại sống với nhau thật hiền lành, hòa ái, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cùng có được đời sống an lạc, vui sướng, hạnh phúc vĩnh cửu. .. 

Giấc mơ đó bao giờ sẽ thành sự thật?

 ....

Như trăng có khuyết, có tròn ; như ngày có mưa, có nắng ; như khí hậu có thời lạnh, thời nóng; ý nghĩa " tình người " cũng có hai mặt tương phản: xấu và tốt. Nhưng thường, người ta hiểu hai chữ "tình người" theo ý tốt: Lòng Bác Ái. Trường hợp tôi ở San Francisco , cũng vậy. Tôi đã gặp được những con người xa lạ không có tình thân thuộc, nhưng đã hết lòng giúp đỡ tôi vượt qua nghịch cảnh. Và, nhớ lại thời hoạn nạn vượt biển, vượt rừng của mấy triệu người Việt tỵ nạn, có tôi trong đó, cũng nhờ có Tình Người  của hàng tỉ người dân nhiều nước trên thế giới, thể hiện Lòng Bác Ái thông qua Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, Hồng Thập Tư Quốc Tế, đã cứu giúp tất cả chúng ta có được cơm no,  áo ấm ở trại tỵ nạn, và nhận hưởng ánh sáng tự do, dân chủ ở các nước thứ ba, để từ đó được thăng hoa đời sống, hình thành Cộng đồng người Việt hải ngoại phát triển lớn mạnh như ngày nay. Riêng tại Mỹ, đã có hơn một triệu rưởi người Việt đang có được cuộc sống thành công, vui sướng. Xin trân trọng biết ơn nhân dân Mỹ, chính phủ Mỹ, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, Hồng Thập Tự Quốc Tế, cùng hàng tỉ con người có Lòng Bác Ái trên trái đất này. Và, xin được vinh danh hai chữ: Tình Người.

 

Quy Ly



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Oct/2021 lúc 7:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Oct/2021 lúc 8:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2021 lúc 8:10am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2021 lúc 12:54pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Oct/2021 lúc 10:48am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Oct/2021 lúc 8:13am

Truyện Ngắn Thái Bá Tân


 
LẠI NÓI VỀ CHIẾN TRANH

Một cô thanh niên xung phong bị phát hiện đang lén lút làm cái việc “tự sướng” bên con suối nhỏ sâu trong rừng. 

Suốt ba đêm liền, từ sau bữa ăn tối cho đến gần sáng, cô bị đồng chí của mình, toàn nữ, kiểm điểm gay gắt và không ngớt lời sỉ vả. “Ghê tởm, thật ghê tởm!” “Một biểu hiện suy đồi đạo đức!” Một hành động bêu xấu hình ảnh người chiến sĩ cách mạng, đi ngược với lý tưởng và lối sống cách mạng tốt đẹp!” “Xử bắn con đĩ tư sản thối nát ấy đi!”. Vân vân. 

Sang ngày thứ tư, không chờ đồng đội xử bắn, “con đĩ tư sản thối nát” ấy đã treo cổ tự tử trên cành cây bị bom chặt đứt một nữa. 

Chủ trì và cũng lớn tiếng sỉ vả nhất trong ba đêm đấu tố ấy là cô Duyên. Đơn giản vì cô là đội trưởng đội thanh niên xung phong ấy. Duyên là người làng tôi, thậm chí suýt thành chị dâu, nếu anh trai con ông bác tôi không hy sinh ở Quảng Trị năm 68. Tự cô kể tôi nghe chuyện này khi hết chiến tranh trở về nhà.
“Tội nghiệp nó! Người ta bảo thì bọn chị phải làm thế chứ thương lắm!” cô nói, rơm rớm nước mắt. “Khối đứa như nó. Chị biết”.
“Cả chị?” tôi hỏi.
Ngập ngừng một lúc, chị nói, giọng thách thức:
“Thì sao? Chị không là người chắc? Cả bầy con gái thui thủi một mình trong rừng không một mống đàn ông suốt mấy năm trời! Đơn vị chị thì không, nhưng nghe nói ở Đrao, Tây Nguyên, có mấy chục đứa phát cuồng, lúc ôm nhau cười mãi không thôi, lúc xé hết quần áo kéo chạy tồng ngồng gữa rừng như những con điên.
Mắt chị lại rưng rưng.

Về làng được bốn năm, do lỡ thì, và cũng do chẳng còn đàn ông nào nữa mà lấy, chị Duyên xuống tóc đi tu, ở ngay Chùa Mít bên sông Bùng. Vợ chồng bác tôi thương lắm, nhưng chẳng can ngăn. Trong thâm tâm hai cụ vẫn coi chị là con dâu. Có người nói chị bị ai đó trên tỉnh lừa tình. Chuyện này thì tôi không rõ, mà cũng chẳng quan trọng. Tôi chỉ thấy ngỡ ngàng, thậm chí đau nhói trong ngực khi hình dung chị dâu hụt của tôi, - một người xinh đẹp, yêu đời, từng nhiều năm làm đội trưởng đội văn nghệ xã, - lại tự nguyện giam mình trong ngôi chùa hiu quạnh, đổ nát, với bộ quần áo màu nâu nhà Phật. Mấy ngày sau, tôi đến tìm chị, định hỏi cho ra chuyện, nhưng tôi đã không vào chùa khi đứng từ xa nhìn thấy chị đang thẫn thờ đưa chổi quét đi quét lại cái sân vốn đã sạch.

Lặng lẽ ra về, tôi cố lý giải mà không lý giải nỗi cái gì đã biến một cô gái tươi vui, hồn nhiên, tràn trề hạnh phúc và xứng đáng được hưởng hạnh phúc thành một người yếm thế, bất hạnh như vậy.

Chiến tranh? Phải chăng đây là cái giá của chiến tranh?
Bẵng đi nhiều năm, tôi lại vào chùa Mít.
Nó vẫn thế. Hai cây nhãn trước chùa vẫn thế, và vẫn thế, chúng không chịu cho quả.
Đang vắng người, tôi vào thẳng phòng riêng sư trụ trì, sư thầy Đàm Duyên. Sư thầy chứ không phải sư cô như ngày nào.
“Chào chị Duyên,” tôi lên tiếng, không hiểu sao còn cố tình nói to.
“Mô phật. Xin xưng hô với kẻ tu hành này theo đúng cách của nhà phật. Chào chú.”
Đứng chắp tay trước mặt tôi, đầu hơi cúi, là một bà già nhỏ bé, khô đét và không còn tí dấu vết nào của cô Duyên ngày xưa cũng như sư cô Đàm Duyên sau đó tôi gặp. Nét mặt bà không chỉ vô cảm mà bất động như được nặn bằng sáp. Cái đầu trọc bóng loáng cũng có lớp sáp nhờn nhợt ấy.
Bất giác, tôi chợt nghĩ: “Nếu không trọc, không biết tóc chị sẽ bạc đến đâu?”
“Chị khỏe chứ?”
“Mô phật.”
“Người ta nói nay mai chùa Mít bị đập bỏ để xây đường lớn lên Đô Lương và sang Lào?”
“Mô phật,” và chị khẽ cúi đầu.
“Thế chị và mọi người đi đâu?”
Sư thầy Đàm Duyên không đáp. Chất sáp trên mặt và cái đầu trọc của bà càng trở nên rõ nét hơn. Hình như bà đang khóc, dù đôi mắt sâu vô hồn vẫn ráo hoảnh. 

Lát sau tôi bỏ về, vô cớ hậm hực với ngôi chùa tội nghiệp sắp bị phá bỏ, với hai cây nhãn xum xuê mà không chịu cho quả. Với cả chính tôi vì mãi vẫn lấn cấn tìm lời giải thích cho số phận chị dâu mình và những người như chị. 

Chiến tranh! Ừ, chiến tranh! Tiên sư thằng chiến tranh!
Tôi thấy có cái gì nghèn nghẹn trong cuống họng, muốn văng tục chửi ai đó, đập phá cái gì đó mà không được. Chửi cái thằng gây ra chiến tranh chẳng hạn. Tiên sư thằng gây ra chiến tranh!
Đừng nói với tôi về chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chính nghĩa. Tôi đã đủ khôn lớn để hiểu rằng cái cuộc chiến tranh ấy, nếu quả là bảo vệ tổ quốc và chính nghĩa như người ta nói, cũng chẳng là gì nếu nó là thủ phạm của hàng triệu cái chết dân Việt, hàng chục triệu cuộc chia ly đau đớn, thủ phạm của một sự đảo lộn triệt để các giá trị truyền thống dân tộc. Nó trở thành nhảm nhí khi vì nó các cô gái của chúng ta phải “tự sướng” và tự treo cổ, khi một người trẻ trung, tươi vui và tràn trề nhựa sống như chị Duyên của tôi phải biến thành một hình sáp vô hồn.
“Ừ, mà nếu không cạo đầu, tóc của chị sẽ bạc đến đâu nhỉ?”
14. 11. 2011


CÔ GÁI MÙ

Đó là một cô gái xinh đẹp, nhỏ nhắn, với chiếc cổ trắng thon dài, mái tóc xoăn tự nhiên có màu nâu vàng nhạt, chắc cũng tự nhiên. Khuôn mặt cô hao hao giống Đức mẹ Đồng trinh ta thường thấy trong nhà thờ. Ở cô toát lên một sự hiền dịu và sạch sẽ đến mức thánh thiện.
Chỉ tiếc cô mù. Cũng có thể vì mù, không phải chứng kiến bao cảnh bẩn thỉu của cuộc đời nên cô có được sự hiền dịu và sạch sẽ thánh thiện ấy.
Tiếc nữa là cô nghèo, và phải tự kiếm sống nuôi mình.
Hàng ngày, từ sáu giờ sáng người ta đã thấy cô ngồi bán hoa bên cột đèn điện ở góc một con phố nhỏ yên tĩnh. Con chó bé xíu màu vàng dắt cô đi về hàng ngày ngồi bên, hếch mõm, nghiêng đầu nhìn mỗi lần có khách dừng lại mua hoa. Nó khôn lắm, chăm chăm nhìn khách đếm tiền, và biết sủa hai tiếng chép chép khi khách quên hay chậm thanh toán. 

Khu phố này nghèo, người dân lam lũ, nhưng vì hoa rẻ và chắc muốn giúp cô gái mù dễ thương nên người ta vẫn mua hoa của cô. Nhiều người cẩn thận chọn hoa, trả tiền xong lại lặng lẽ đặt vào chỗ cũ. Cô gái không nhìn thấy, chỉ mỉm cười cảm ơn. Con chó thì biết, nhưng nó im, ngoe nguẩy cái đuôi ngắn tũn. Cây cột điện bê tông đầy giấy dán quảng cáo và những dòng chữ bậy bạ đỡ trơ trẽn hơn nhờ nó. Nhờ chủ nó, người dân ở đây, trong đó có vợ chồng tôi, hình như cảm thấy đời đẹp hơn và ấm áp hơn chút ít. 

Mọi việc cứ thế đều đều diễn ra, lặng lẽ, bình dị và quen thuộc.
Bỗng một hôm không thấy cô gái mù bán hoa cùng con chó nhỏ của cô. Hôm sau mọi người nhốn nháo bàn tán. Hôm sau nữa thì cả phố xếp hàng đưa tang cô. Cô gái xinh đẹp, tội nghiệp ấy đã bị ai đó cưỡng hiếp rồi giết chết, vứt xác xuống hồ Thanh Nhàn ngay giữa trung tâm thành phố. 

Vợ chồng tôi theo đám đông cùng lặng lẽ đưa tiễn cô. Mọi người cúi mặt bước đi, xấu hổ với cảm giác bất lực không bảo vệ được cô khỏi cái ác đang ẩn nấp đâu đó ngay trong cộng đồng mình. Sao người ta nỡ cướp đi mạng sống của một thiên thần vô hại như cô? Sao người ta nỡ tước đi của chúng tôi một trong số những bông hoa hiếm hoi mang chút hơi ấm cho cuộc đời lạnh lẽo này? 

Không còn cô, con phố trở nên vắng hẳn. Hình như rác bụi cũng nhiều hơn.
Không còn cô, con chó nhỏ trở thành chó hoang, để lại cây cột đèn bê tông một mình không bạn. Nó sẽ phải tự vật lộn kiếm sống, cạnh tranh với những con chó hoang như nó nhưng lọc lõi và độc ác hơn. Hơn nữa, nó còn phải luyện chạy thật nhanh, nhìn thật rõ để khộng bị người ta bắt làm thịt. Tội nghiệp nó. Nếu biết suy nghĩ và viết văn như tôi, liệu nó sẽ nghĩ và viết gì nhỉ?

Ai đó đặt chiếc bàn thờ nhỏ bằng gỗ ọp ẹp lên chỗ cô gái mù vẫn hàng ngày thường ngồi bán hoa. Trước nén hương nghi ngút khói là hoa, rất nhiều hoa màu trắng.

Cô trao cho đời những bông hoa đẹp đủ màu, giờ nhận được chỉ toàn hoa màu trắng.
16. 11. 2011


NHỤC
Hay tin, ông bỏ cả việc đang làm giở ở Sài Gòn, vội vàng bay ra Hà Nội.
Vừa đặt va-li xuống nền nhà, ông cao giọng hỏi vợ:
“Làm sao mà người ta trả lễ?”
“Vì con ông làm công an.”
“Công an thì sao mà trả lễ?”
“Ông đi mà hỏi người ta ấy.”
“Nhưng trước đồng ý, người ta đã biết nó là công an rồi cơ mà?”
“Tôi biết đâu đấy. Sao ông cáu với tôi?”
“Nhục!”
*
Con trai ông và con gái gia đình ông giáo phố bên học cùng nhau từ bé rồi yêu nhau và định lấy nhau. Cả hai đều ngoan, lại môn đăng hộ đối, tưởng chẳng còn gì nữa phải bàn. Thế mà khi nghe tin con ông vào Học viện công an, gia đình ông giáo có ý ngãng ra. May hai đứa yêu nhau thực sự nên cuối cùng cũng xuôi xuôi, và tuần trước họ đã đồng ý cho làm lễ dạm hỏi. Thế mà bây giờ... Trả thì trả, thành phố này thiếu gì con gái! ông nghĩ. Đành là thế, nhưng ông thấy bị sĩ nhục. Một gia đình như ông, với một thằng con hiền lành, tử tế như con ông mà bị trả lễ thì thật nhục. Hàng xóm sẽ khối anh được dịp đơm đặt.
Tối đến, ông gọi riêng con trai ra một chỗ, hỏi chuyện.
“Lý bảo bố mẹ cô ấy lần này làm căng, dứt khoát không chịu.” Anh con nói.
“Vì sao?”
Anh ta im một lúc mới đáp:
“Vì có ai đó nhìn thấy con hôm công an dẹp vụ cưỡng chế đất ở Cống Bầu.”
“Con ở đấy thật à?”
“Vâng.”
“Tưởng con lính văn phòng không phải làm những việc đó...”
“Bây giờ cần là người ta điều hết.”
“Thế con làm gì ở đấy?”
Anh con ngước mắt nhìn bố, vẻ ngạc nhiên:
“Làm những việc công an phải làm với bọn phản động. Bọn bị các thế lực thù địch kích động làm loạn...”
Đến lượt ông bố dướn mắt ngạc nhiên:
“Con có đánh người ta không? Thậm chí nổ súng?”
“Con thì không, vì chưa cần.”
“Còn nếu cần?”
Anh con không trả lời.
“Hôm dẹp mấy vụ biểu tình chống Tàu con có tham gia không?
“Có.”
“Có đánh ai không?”
“Không. Chỉ xô đẩy. Mà bố hỏi kỹ thế làm gì nhỉ? Đấy là việc của con. Nhiệm vụ của chúng con là bảo vệ đảng, bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân.” Anh con thậm chí cao giọng, là việc xưa nay ông chưa từng thấy, vì nó vốn là đứa hiền và ngoan nhất nhà.
Rồi anh ta nói thêm:
“Trước bố đi bộ đội, cũng để bảo vệ đảng, bảo vệ đất nước và nhân dân như con bây giờ thôi. Việc bố xưa bố làm. Việc con nay con làm. Thế cả.”
Ông thấy vương vướng trong cuống họng.
“Không, khác hẳn. Xưa bố đánh giặc, đánh Mỹ. Nay chúng mày đánh nhân dân. Xưa nhà nước lấy đất người giàu chia cho người nghèo. Giờ thì ngược lại.”
Ông định nói thế. Thậm chí định tát và mặt thằng con của mình, nhưng nghĩ thế nào, ông im lặng bỏ vào phòng mình. 
*
Ông nằm ngửa, mắt nhìn trân trân lên trần nhà.
Vậy là con ông đã thay đổi. Trong nhà với bố mẹ có thể nó vẫn như xưa, nhưng ra ngoài thì đã khác. Mà chỉ sau mấy năm học ở trường cảnh sát. Người ta đã dạy cho nó những gì nhỉ? Chắc các ông thầy ở đấy phải giỏi lắm mới thuyết phục được nó tin mấy ông bà nông dân chân đất mắt toét và mấy vị trí thức già yêu nước là phản động để xô đẩy và đánh họ. Hay đạp vào mặt họ. Hay thậm chí có thể bắn họ. Lúc nãy nó chẳng bảo “chưa cần” đấy thôi.
Láo! Nhục!
Hôm sau, ông nhẹ nhàng bảo vợ:
“Thôi, bà ạ. Người ta đã muốn thế thì mình cũng im đi cho xong. Chắc họ phải có lý do của họ. Nhục cũng phải chịu chứ biết làm thế nào.”
Bà vợ ông chỉ hiểu chữ “nhục’ theo nghĩa bẽ bàng với hàng xóm chứ không biết ông hàm ý cái nhục khác còn lớn hơn.

Thái Bá Tân
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Oct/2021 lúc 7:31am

Người lính rừng

CẢM%20NHẬN%20CA%20KHÚC%20&#39;RỪNG%20LÁ%20THẤP&#39;%20–%20NỖI%20BUỒN%20CHIẾN%20TRANH%20–%20Nhạc%20Vàng

Ông già Randy bán hot dog trên chiếc xe đẩy bằng nhôm sạch sẽ ở góc đường Washington, ngay khu đi bộ downtown Boston, sát cửa tiệm Macy, tới Halloween này là chẵn 15 năm.

Mỗi ngày, mùa nào cũng vậy, 9 giờ sáng là ông Randy đã đứng đó với chiếc xe nồng mùi xúc xích bò ướp tỏi, hot dog Ba Lan thơm lựng.

– Hi, Randy!

Bà Rosa, bán hàng ở cửa tiệm nữ trang, đồng hồ xéo bên kia đường đưa tay chào:

– Ok! Một xúc xích Ý, lớn, nướng thật cháy, không bỏ tỏi chua như thường lệ, lúc 12 giờ!

Ông Randy, vừa chào vừa nói, tay đảo mấy cái xúc xích trên lò:

– Bà có một ngày thật đẹp! Chúa ở với bà!

Bà Rosa mập mạp, bước tới bỏ tờ $20 vô hộp giấy, cười thật điệu, nụ cười ỡm ờ của người lớn tuổi, không chồng:

– Cha ơi, tôi cần đàn ông ở với tôi. Không phải Chúa! Giữ lấy tiền thối!

– Cám ơn!

– Hello Randy!

– Hi, Nicky!

Vicky ẹo ẹo bước tới, đưa tay điệu đàng như đứa con gái:

– Nhớ 2 cái xúc xích bò nhe cưng!

Ông Randy cười, Vicky cũng bỏ vô hộp giấy $20, ẹo ẹo băng qua đường, vô tiệm áo quần thời trang.

Ông cảnh sát ở trạm thường trực ngay đường xe điện ngầm:

– Randy! Một dog và coke.

– Hi, chưa về à? Randy hỏi.

– Chưa. Mấy ngày gần Halloween hay lộn xộn. Bữa nay tao trực tới 10 giờ tối.

Randy đưa gói giấy hot dog và lon coke cho người cảnh sát:

– Xong!

Ông lấy khúc bánh mì chả lụa, lon trà Lipton đá, kéo cái ghế vải, ngồi ăn bữa trưa.
nguoi%20linh%20rung
Hồ Đắc Vũ

Hôm nay không khí như nghẹt lại dưới những đám mây xám, một ngày tháng 10 không đẹp của Boston. Halloween nào cũng vậy, làm như ma quỷ hiện về nhiều quá nên giăng ám khí đầy trời, mấy cây đèn đường cứ nèn nẹt khét mùi điện cháy.

3 giờ chiều, hơn 20 bao chips đủ loại sạch trơn.

Nancy, cô gái trẻ, bán mỹ phẩm trong cửa hàng Macy, cười:

– Randy, ông làm tôi tăng ký vì mấy bao khoai lang khô.

Randy cười, đưa tay lên trời:

– Alah, chips là của tui. Cô ăn là do ý Chúa.

Nancy cười, lấy bao chip khoai lang, biến sau cửa kính.

Giờ ăn nhẹ tấp nập với những người làm việc quanh khu này, Randy có một ngày đắt hàng như mọi ngày.

5 giờ chiều, trời bỗng chập choạng tối, mưa lâm râm lạnh.

Vắng khách, ông Randy kéo chiếc ghế vải, đúng lúc đang khom người định ngả lưng thì anh ta, người đàn ông trẻ mặc quần áo lính, đội nón vải đi rừng, quấn mình trong chiếc mền loang những vết nâu đậm, đã ngồi thù lù ở đó, ngay góc cửa tiệm Macy, cách Randy chừng 20 feet.

Randy nghi ngại hỏi:

– Hi, khỏe không?

– Cám ơn. Tôi không bao giờ khỏe. Ông thì sao? Buôn bán phát đạt?

Randy nhún vai:

– Yeah! Một ngày như hôm qua.

Randy ngồi xuống ghế vải, có thì giờ nhìn người lạ rõ hơn.

Anh còn trẻ, tóc tai như nùi giẻ chùi nhà nhét trong chiếc nón vải đi rừng sụp xuống che đôi mắt đen mệt mỏi trên khuôn mặt trắng xanh có những vệt xám ám khói. Chắc là mấy tay cựu chiến binh hồi hương bụi đời thường thấy trên khu downtown chứ gì. Randy nghĩ vậy.

– Du lịch?

Randy hỏi.

– Không, lính rừng. Ngồi chơi.

– Góc này buồn thiu.

– Nhưng tôi thích.

Anh cười.

– Xin lỗi, tôi là Mark.

– Randy.

– Tôi biết.

– Hê, sao biết?

Anh nhún vai:

– Tự nhiên. Ở đây ai cũng biết.

Mấy người khách tới, Randy bán buổi chiều ngon lành, hộp xúc xích bò 20 cây sạch trơn.

– Ông bán đắt hàng quá.

– Ô, ngày may mắn. Mấy người thích ăn xúc xích bò ướp tỏi của Ý, mình bán rẻ hơn người khác 50 xu. Hơn nữa, chắc họ thấy lớn tuổi, thương tình.

Ông lau tay, quay lại:

– Anh có muốn làm một cái xúc xích Ý không?

Mark cười nhẹ dưới vành nón:

– Tôi không tiền, xin lỗi tôi không xài tiền!

– Tôi mời.

– Cám ơn tôi không ăn được.

– Không ăn được? Anh ăn chay?

Mark cúi mặt:

– Không.

Ông Randy cười:

– Vậy tui ăn. Anh uống gì? Làm ly coke đi.

– Tôi cũng không uống.

Randy đứng dậy, đưa 2 tay lên, bất mãn:

– Không ăn, không uống. Anh nên coi lại mình! Man, cây trụ điện còn phải uống nước tiểu của chó đái mà.

Mark cười, tiếng cười như xe gắn máy nghẹt ống bô. Dãy đèn hiệu của tiệm đồng hồ bên kia đường bỗng chớp nháy, mùi kim loại cháy lại bốc lên.

Ông Randy bắt đầu thu dọn.

Ðã 8 giờ tối, trời tháng 10 se lạnh, ông khoác chiếc jacket, quay lại, định chào Mark. Nhưng Mark đã không còn ở đó, ngay góc Macy chỉ là đống mền dù.

– Có thể nó đi ăn phố Tàu. Cũng có thể ra đó làm một màn chích choác. Mẹ, ai biết.

Hôm sau, đúng ngày Halloween, ông Randy dọn hàng như mọi ngày, chỉ khác là bữa nay ông có thêm hai thau đủ thứ kẹo cho tụi nhóc con tối nay. Mấy người khách du lịch đi ngang, nhìn nhìn, bỏ đi.

Như mọi năm, ngày Halloween lúc nào cũng ế, chắc là ngày ma quỷ, con người biếng ăn.

3 giờ chiều. Ông Randy tắt lò nướng, uống hết ly trà đá, lim dim ngả người ra ghế vải định nhắm mắt vài phút, thì có tiếng điện xẹt xè xè.

Một giọng nói lạnh ngắt:

– Hello, ông Randy!

Ông bật dậy. Mark như đã ngồi trong đống mền dù từ bao giờ, anh nhìn ông với đôi mắt cá ươn:

– Bữa nay ế phải không?

Ông nhún vai, Mark tiếp:

– Halloween mà! Người ta dành cho ma quỷ ăn.

Lần đầu tiên ông Randy thấy Mark cười, nhe hàm răng trắng.

Ông kéo ghế gần bên Mark:

– Hê, dân bụi đời?

– Ừ. Không nơi nương tựa.

Mark buồn bã.

– Không một nơi trú thân.

Ông Randy thở dài.

Mark nói, tiếng của anh nghe như bản lề cửa khô nhớt.

– Mới năm rồi…

                                                                                                o O o

Tiểu đoàn Ranger của anh đóng tại trại Pratt, thuộc vành đai đầy núi đá và đèo quanh co ở thành phố Mazar-e-Sharif với trách nhiệm truy lùng, tiêu diệt hang ổ của Taliban và những căn cứ mật phía biên giới Ðông Bắc, sát Pakistan. Lần nào tiểu đội 6 A của Mark đi tuần vòng đai, họ cũng ghé tiệm tạp hóa trong khu làng nhỏ sát chân đèo Termez, nghỉ và dò la tin tức của bọn Taliban.

– Chào Esin.

– Chào các anh.

Esin là con gái bà chủ quán góa chồng (hoặc có chồng chạy theo Taliban), cô 17 tuổi, đẹp hơ hớ giữa vùng núi đá khô hốc Mazar-e-Sharif này.

Mark phải lòng, anh hay nói chuyện và cho cô vài bao thuốc lá (dù anh chưa bao giờ thấy cô hút), mấy bao kẹo chocolat, chai whiskey.

– Esin khỏe không?

Esin cúi xuống ho, bộ ngực căng cứng dưới tấm khăn choàng mỏng như mạng nhện.

– Em ho, khó thở vì bị lạnh mỗi đêm.

Vậy là 2 ngày sau.

– Ðây, mền và đồ ấm, thuốc ho cho em.

Mark đã vi phạm điều lệ của quân đội, tiếp tế cho dân vùng địch, nhưng anh không quan tâm vì Mark yêu Esin.

Toán trưởng, đại úy Andy đã cảnh cáo, nhưng ông thông cảm vì số vật liệu cung cấp cho Esin không là bao nhiêu.

– Mark, Ðừng làm chuyện tầm phào.

– Tội nghiệp, nhà cổ nghèo.

– Cả khu này ai cũng nghèo như nhau.

Andy cúi xuống Mark:

– Tụi nó làm tuồng để sống bám vô quân đội Mỹ.

Ông nổi nóng:

– Mẹ, mình phải nuôi báo cô mà lúc nào cũng nơm nớp… Hở ra là nó chơi B-40 vô mặt mình.

Chỉ tay vô Mark:

– Bao nhiêu thằng con đã “rửa chân” vì tụi nó…

Andy bỏ ra ngoài.

                                                                                            o O o

Ông Randy kéo chiếc ghế, lấy cây xúc xích bò, cuốn trong giấy nhôm, kéo tủ, lôi chai Vodka nhỏ bọc trong bao vải:

– Làm một chút, nghe chuyện lính tráng của mầy.
                                                                                            o O o

… Hôm sau lại đi tuần tra dưới cái nắng khét da, tiểu đội ghé tiệm của Esin.

– Chào các anh.

– Chào Esin.

Cô rất ưu ái Mark, mang ra một miếng dưa hấu to và bình nước trà pha sữa dê, kiểu Ả Rập:

– Mời anh.

Mark định trả tiền, Esin ngăn tay.

Và chỉ như vậy, 3 tháng sau, 2 người rớt vô tình yêu. Lần mặn nồng nhất là Mark hôn Esin lúc cô đang ngậm miếng dưa hấu của Mark mời, cô nghẹn thở, trợn mắt, Mark có cớ làm cấp cứu, và hôn cô tới tấp, cả tiểu đội cười, riêng Esin vẫn trợn mắt nhìn Mark vì phong tục khó khăn của dân Afghanistan trong quan hệ trai gái.

– Hê, Mark, tới đây.

Andy gọi, Mark ngồi xuống.

Andy nhỏ giọng:

– Quân báo cho biết, Taliban ở vùng đèo Termez có cấp số đại đội.

Mark nhún vai:

– Mình vẫn đập tụi nó như thường.

– Không phải chuyện đập. Họ tình nghi lão Shahram là chỉ huy.

– Thì xơi luôn cha đó.

– Nhưng lão chột Shahram là người cha thất tung của Esin.

Mark há miệng, Andy tống thêm:

– Mà anh lại dan díu với Esin.

Andy ngồi xuống ghế, nhìn chằm chằm vô mặt Mark.

Mark đóng miệng, nhìn chằm chằm vô mặt Andy.

Yên lặng…

Cùng lúc đó, tại một hang núi đá gần đèo Termez.

Ba máy đèn chạy bình rải ánh sáng xám xanh yếu ớt trên mặt của vài chục tay chiến binh Taliban, đầu quấn khăn đen, mình trùm vải xô, như con bù nhìn di động, những ánh mắt đỏ ngầu, môi che không hết mấy hàm răng đen ố vàng vì nhựa thuốc phiện. Một đống giẻ rách khác từ hốc đá bước ra, tay đưa cao khẩu AK báng xếp, bầy Taliban rú lên như gặp Alah tới ăn cháo khuya.

Giọng rè rè:

– Alah sẽ trợ lực cho chúng ta hốt ổ bọn Mỹ ở trại Pratt của Mazar-e-Sharif trong chiến dịch hành quân vào tuần tới.

Ðám Taliban lại rú lên. Bỗng ánh sáng tắt ngúm.

Tiếng lao xao “Chuyện gì?” “Tại sao vậy?”.

Tiếng trả lời thật lớn:

– Mẹ, hết bình.

Khuya đó, Esin được 2 người chở bằng xe tải nhỏ tới căn hầm mù mờ trong núi đá. Người đàn ông bịt mặt đã ngồi sẵn trên gối.

Ông đưa tay mời Esin ngồi, hai người cùng gỡ khăn.

Esin buột miệng:

– Alah!

Cô nhào tới ôm người đàn ông râu quai nón dài.

Không phải Alah, ông là Shahram, người cha bỏ nhà bao nhiêu năm theo Taliban của cô. Tất nhiên là vui mừng và tỉ tê kể lể…

Sau màn ăn uống phủ phê, Shahram đưa con gái vô phòng bên, bàn luận cả giờ. Chỉ biết Esin buồn thiu, thút thít khóc khi người tài xế đưa về nhà…

                                                                                             o O o

…Bốn đứa trẻ hóa trang, cùng đi với mẹ đứng trước xe, ông Randy chìa ra hai chiếc thau kẹo.

– Cám ơn ông Randy.

Ông Randy quay qua:

– Như vậy là nguồn tin từ quân báo rất chính xác.

– Tất nhiên, nhưng lại rắc rối cho tôi.
                                                                                              o O o

Từ đó mỗi lần vô tiệm của Esin, mọi người dè chừng nhìn cô ta như một tay sát thủ Taliban. Taliban bắt đầu có những trận đánh du kích, pháo chạy (gài pháo tự động rồi chạy) phục kích quanh khu này.

Một hôm ghé Esin, mọi người ngồi ngoài nhà, chỉ có Mark vô trong.

Esin rót một ly trà sữa dê, Mark đưa cho cô gói áo quần, thuốc men anh tự mua tại đơn vị. Anh ôm Esin:

– Khi về nước, anh sẽ làm bảo lãnh hôn thê cho em, và tụi mình sẽ đoàn tụ tại Mỹ.

Mặt Esin buồn như sắp chết, cô không nói năng gì, chỉ hôn đôi mắt của Mark:

– Em cảm ơn anh.

Cô ôm đầu Mark vào lòng:

– Những ngày tới Taliban sẽ đánh mạnh.

Giọt nước mắt rơi trên má Esin.

– Nói với tiểu đoàn, đề phòng khi tới đèo Termez…

Cô lắc đầu:

– Nguy vô cùng…

                                                                                             o O o

– Vậy thì Esin dễ thương quá! Cô giúp lính Mỹ.

Ông Randy hào hứng.

Mark từ tốn:

– Ðúng!

– Nên anh mang cô về nước.

– Ðó chỉ là dự định.

– Nhưng là bằng chứng của tình yêu.

Hai đứa nhóc ghé vô.

Ông Randy đưa thau kẹo.

– Cám ơn ông.

Ðã 7 giờ tối, ông Randy tắt lò nướng, dọn dẹp qua loa, ngồi xuống ghế, lấy chai Vodka, làm một ngụm, cười hà hà:

– Mark! kể tiếp chuyện tình Romeo lính và thôn nữ Juliet của cha đi. Sắp tới đoạn chia tay mùi mẫn chưa? Nói trước cho tao khóc. Mẹ, lâu quá rồi chưa được khóc.

Mark lặng yên, ông Randy quay lại, đống mền nhúc nhích, chiếc nón đi rừng ló ra, hai con mắt trắng dã nheo lại:

– Chuyện buồn lắm.

Mark cúi mặt:

– Buồn hơn Romeo và Juliet nhiều. Chưa có cuộc chia tay nào bi thảm bằng.

– Tao không biết, xin lỗi mày.

– Nhưng vì hôm nay là Halloween…

                                                                                              o O o

Mark nói tiếp.

… Tuần đó, đơn vị tung ra 4 toán tuần tra, quần nát khu vực gần chân đèo Termez, nhưng bọn Taliban đã biến trong các hang núi đá chung quanh, lệnh là tuyệt đối không được xâm nhập vô hang. Ði ngang nhà của Esin, cửa đóng chặt, chỉ còn đống vỏ dưa hấu và bầy ruồi bu kín đen, Mark hoang mang, không biết Esin ra sao.

4 giờ chiều, mặt trời xuống thấp ở vùng núi đá Mazar-e-Sharif. Phòng hành quân, 3 toán Rangers chuẩn bị xuất phát.

Toán trưởng Andy:

– Các “mẹ” nghe cho rõ…

Lặng yên.

– Ðây là màn “hit & run”, đúng 5 giờ chiều, khi tụi “rệp” đang mần lễ Maghrib (cầu nguyện)

Andy đập tay xuống bàn:

– Ầm! Trực thăng MH6 thả cấp kỳ, sát đất, mình nhào vô hang A 1, ngay đèo.

Các khuôn mặt Rangers nghẹt thở.

– Chỉ đánh tới 20 feet trong hang và…

Andy lấy cái zippo trong túi quần, bật nhanh, ngọn lửa xanh lè bùng lên.

– Chơi màn hỏa công, hun khói bắt chuột.

Cả đám Ranger cười.

– Mấy “mẹ” mang mỗi người 5 trái mìn lửa sát thương, có lệnh là mần.

Andy cười.

– Mần xong chạy liền, trước khi chopper xuống thấp, chơi rốc kết thẳng vô hang.

Andy dang hai tay:

– Xong, tiễn bọn chuột về với Alah.

Nhưng chuyện không xảy ra như vậy.

5 giờ chiều hôm sau, cả trăm đứa Taliban không làm lễ Maghrib, tay chỉ huy khát máu Shahram, ba của cô gái tội nghiệp Esin, lùa đám khủng bố ra đèo Termez chơi màn phục kích hạng nặng với dã tâm tàn sát quân Ranger ngay từ đầu.

Shahram với cặp mắt đỏ như ăn ớt:

– Sau màn của Esin, tụi bay mần luôn 30 cây B40, nổ ngay 2 loạt lúc đầu, áp sát đánh lựu đạn sẽ hốt gọn tụi nó trước khi chopper yểm trợ tới.

Nhưng bên Rangers và Shahram của Taliban đều trật lất hết.

Ðúng là 3 toán Rangers và Mark đã nhảy trực thăng gần dãy núi đá, ngay vô vòng phục kích của Taliban.

“Nói với tiểu đoàn, đề phòng khi tới đèo Termez…”, Esin đã cho Mark hay, nên cuộc phục kích không gây ngạc nhiên lắm cho Ranger. Gần 20 cái hỏa tiễn cá nhân M72 đập lại.

Khói lửa vừa tan thì bên Taliban có người nhắm tuyến tác chiến của Ranger đi tới.

Mark đưa tay:

– Ngừng bắn, có chuyện!

Người đi tới quấn mình trong chiếc áo trận rằn ri của Ranger, mặt phủ khăn đen, bỗng đứng lại, rút khăn ném theo gió.

Mark rú lên:

– Esin!

Cả đám Ranger chưng hửng, Andy kéo khẩu đại liên M60 sẵn sàng bắn.

– Ðừng bắn Andy!

Mark la.

Esin nói lớn:

– Các anh hãy quay lại để còn sống, nếu tiến lên…

Esin đưa cao tay cầm chốt phát nổ, người cô như còm xuống với 2 vòng C-4 quanh người.

Esin bước thêm hai bước, cô ngừng lại:

– Các anh đang trong vòng sát thương, rút lui nhanh đi.

Tiếng cô khàn lại, nức nở:

– Mark, em sẽ không còn trên đời này. Anh chỉ có 3 giây để chạy về cõi sống.

Esin thét lên:

– Run!

Andy cũng la lớn:

– Run!

Toán Ranger bỏ chạy, riêng Mark đứng sững, anh gào lên:

– Esin!

Mark ngu ngốc nhào tới phía Esin.

Bỗng Esin quay phắt lại đám Taliban lố nhố sau những mõm đá, cô bắt đầu chạy nhanh về phía họ, phía ba cô, người đã bắt buộc cô đánh mìn hy sinh.

– Esin, Esin!

Mark như điên dại, chạy theo.

– Ầm!
                                                                                               o O o

Ông già Randy đang chùi lò nướng, hỏi:

– Vậy là Esin tự chết thảm?

– Ừa! Còn thêm một đám Taliban quá giang về với Alah.

Ông ngập ngừng:

– … Mark cũng đi đời luôn khi chạy theo Esin?

– Ủa, bộ ông tưởng tui còn sống à?

Ông Randy giật mình, quăng miếng vải chùi, quay lại.

Nơi Mark ngồi, chỉ còn lại tấm mền dù rách, loang những vết máu nâu khô, tấm mền mà các đồng đội đã gói xác Mark ngày nào ở đèo Termez.

                                                                                                                                                                             


Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Nov/2021 lúc 10:49am

Chim Mỹ Thuận!


Bến%20phà%20Cao%20Lãnh%20sẽ%20được%20bố%20trí%20lại,%20chạy%202%20phà%20nhỏ%20-%20Baogiaothong.vn

Đã 45 năm rồi mất nước, làm thân phận bèo dạt hoa trôi viễn xứ. Đêm đêm ngồi trầm trầm bên ly rượu đỏ, màu vang đỏ như màu nước mắt hồng quê hương (khóc đến mắt chảy máu). Cạn hết vài ly, lúc xỉn xỉn, lưng chừng say, tui lại thả hồn mình về quê cũ.

Người ta nói tuổi trẻ sống cho hiện tại rồi nghĩ về tương lai. Còn tuổi già sống cho hiện tại lại ‘U turn’, nghĩ về quá khứ. Tui cũng vậy! Già rồi, thân xa quê, tui nhớ nhà, tức cái quê của mình, thuở còn thanh xuân sao mà tha thiết?.

Vậy là tui lại dỡ những bài thơ cũ ra đọc:

“Đêm qua Bắc Mỹ Thuận.
Mối sầu như nước sông!”

***

Nhưng em yêu của tui, tức con vợ tui, lại có tâm hồn ăn uống chớ không thơ ca gì ráo trọi!

Từ Cần Thơ theo chồng, tức là tui, về Mỹ Tho làm đám giỗ Má của tui, gặp bữa kẹt Bắc Mỹ Thuận tới cả tiếng đồng hồ. Qua Bắc rồi mà xe lại chưa qua tới thì em yêu xề ngay vô mấy cái sạp bán nem Lai Vung, bánh phồng tôm Sa Đéc, mấy cái sạp bán ổi xá lị Mỹ Thuận, nhai dòn rụm hay xoài cát Hòa Lộc ôi thôi nó ngọt như đường cát, mát như đường phèn. Em mua vài chục (chục tới 14) cho tui xách thấy Tía tui luôn!

Sở dĩ em yêu thích mua mấy thứ đó là để làm quà, hối lộ mấy đứa em chồng (Kẻo chị dâu, tụi nó ghét, len lén nó bỏ thêm muối vào nồi canh em mới nấu, (mặn chát ai mà ăn cho được?)… là có nước đem đi đổ chớ cúng kiến gì?

Còn tui không phải mua để hối lộ như em yêu mà tui mua thứ tui thích, tui ăn.

Tui thích ăn ‘chim’!

(Cái sở thích ăn chim Mỹ Thuận chẳng qua tui theo cái truyền thống của Tía tui đấy thôi! Ôi nhớ xưa trào Đệ nhứt Cộng hòa thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, cái thuở VC chưa có dậy, chưa đồng khởi vùng lên mất tự do gì gì đó thì đất nước, quê mình thiệt là thanh bình hết biết.

Mấy người bạn văn chương làm báo chung với Tía tui, chiều sập tối rồi mà từ Sài Gòn còn chạy xe ‘Traction’ đen xuống ghé nhà tui ở Cua Đạo Ngạn Mỹ Tho để rù quến rủ rê Tía tui đi Mỹ Thuận ăn chim.

Tui xin theo nhưng mấy ồng hổng cho, còn phán rằng:

“Con còn nhỏ chưa biết ăn chim đâu. Trộng trộng thêm chút nữa, chim thiếu gì thì ăn đâu có muộn!”

Sau nầy lớn lên, tui mới biết là mấy ông thần văn nghệ văn gừng nầy hổng muốn con nít theo chộn rộn mất vui cả đám. Phần có con nít theo mấy em Mỹ Thuận lại nghĩ trùng ngay chóc là: “Anh có vợ con đùm đề rồi sao còn ve vãn, ‘dê’ em nữa mà chi?)

***

Mỹ Thuận cũng không xa miệt Đồng Tháp Mười lắm đâu, nơi chim trời cá nước ai bắt được nấy ăn. Vào đầu mùa mưa, khoảng tháng Ba, tháng Tư Âm lịch, lúc ấy lúa đang ngậm sữa trổ đòng, đàn chim trời kéo đến kiếm ăn, nào le le, chằng nghịch, cúm núm, gà nước, quốc, trích, ốc cao, võ vẽ…

Dĩ nhiên thịt chim ngon hơn thịt gà. Vì nó bay lượn nhiều, tập thể tháo nhiều là thịt nó cứng hơn; ngon hơn hè.! Nên bà con mình lũ khủ kéo nhau đi bắt ‘chim’! Vừa có ‘chim’ ăn; vừa ngăn không cho phá lúa!

Còn anh nào dở ẹc như tui, chỉ biết ăn thôi hỏng biết gì; hỏng biết bắt chim trời, cá nước gì hết ráo thì đành phải bỏ tiền ra mua! Mua mấy con cúm núm, gà nước hay một chị le le, về ‘rô ti’ ăn với bánh mì như Tây là bá cháy.

Có người gọi là khìa, còn ai khoái tiếng Tây thì gọi là ‘rô ti’. Tên khác nhau như xét cho cùng cũng vậy!

Cách làm nhổ lông chim cũng như nhổ lông gà! Xong để ráo nước, rồi xát gừng, ngâm rượu trắng quanh mình. cho thơm thịt chim. Ướp tiêu, muối, bột ngọt, đường, hành, tỏi để thấm khoảng một giờ. Phi hành tỏi thật thơm, bỏ thịt vào chiên vàng đều, đổ nước dừa tươi rim thật vàng, nước còn sền sệt là được.

Xong dọn xuống ‘quất’. Thêm một xị rượu đậu nành! Rồi có chết cũng đành!

Mẹ%20đảm%20trổ%20tài%20làm%20chim%20cút%20khìa%20nước%20dừa%20ăn%20một%20lần%20là%20mê%20-%20Ẩm%20thực%20-%20Việt%20%20Giải%20Trí

***

Một em bán chim, đẹp mặn mòi, hương đồng gió nội, thấy tui xà lại, bèn ăn nói gió đưa ngọt ngào như mận Trung Lương:

“Anh qua Bắc Mỹ Thuận.
Nhộn nhịp khách lữ hành.

Nên em mời đon đả:

“Ăn ‘chim’ em đi anh!”
“Chim em toàn những nạc.
Chim em chẳng có xương.
Anh sờ đi: toàn thịt!
Lại to hơn chim thường!”

Tui dáo dác dòm chừng; thấy em yêu đứng cách tui hỏng có bao xa, thủ trước cho chắc ăn, bèn xuống xề, hạ giọng nho nhỏ với em bán chim trên bờ Bắc Mỹ Thuận như vầy:

“Ừ! Chim em bự lắm!
Nhưng anh cũng… có rồi?”

***

Tui xa quê thiệt là lâu, đã ¼ thế kỷ, tức tới 25 năm, mà chưa có về khi còn mấy đứa răng hô, mang ‘sắc cốt’, chưn dép râu, đầu nón cối, ngồi kiểu nước lụt đang làm cha trên cái đất nước yêu thương đã từng bị thương vì đạn pháo 130 li của Nga Xô, Trung Cộng năm nào.

“Em như hoa tím lục bình.
Nhấp nhô trên sóng biết mình về đâu?
Chiều về óng ả ngàn dâu ?.
Hoàng hôn không khói biết đâu là nhà. ..”

***

Mai%20này,%20khi%20không%20còn%20Phà%20Rạch%20Miễu%20-%20Báo%20Cần%20Thơ%20Online

Thôi thì chỉ biết đêm nay, đêm của những ngày sắp 30 tháng Tư oan khốc đó, tui xin đốt nén hương lòng để nhớ về:

“Những người muôn năm cũ!
Hồn ở đâu bây giờ?.

Cho dù bây giờ đất nước có tự do, tui có bò về thăm quê cũ thì tất cả đã muộn màng hết cả rồi!

Tui đã già rồi. Hết xí quách rồi!

Chim Mỹ Thuận, nếu thấy, tui chỉ còn biết ‘dòm’ thôi!

Răng cỏ đâu mà nhai rau ráu cả xương lẫn thịt như ngày xưa, thuở còn thanh xuân nữa?

Giờ qua sông Mỹ Thuận
Nhớ chiếc Bắc ngày mơ!
Thương cô em mười tám.
Biết tìm đâu bây giờ?…
Chim ơi!”

Đoàn Xuân Thu.

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Nov/2021 lúc 10:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.492 seconds.