Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Dec/2018 lúc 12:06pm

Có Những Niềm Đau


Image%20result%20for%20real%20burningchristmas%20candle
Phần 1 :

Hắn đứng trườc ngôi biệt thự trên đường Trần Cao Vân, qua cánh cổng sắt nhìn vào trong hắn thấy căn nhà đẹp quá, nhưng cây kiểng được cắt tỉa tỉ mỉ, những chậu hoa đang khoe sắc, dưới cái nắng chói chang của thành phố nhưng nhìn vào trong hắn cảm thấy thật mát mẻ - Hắn đang lữơng lự không biết có nên bấm chuông gọi cửa hay là bỏ đi, bỗng có tiếng hỏi sau lưng :
- Cậu tìm ai đó ???
Hắn giật mình quay lại, một người đàn bà mặc quần đen áo bà ba tay xách chiếc giỏ đầy thức ăn đang đứng sau lưng hắn; Hắn vội lên tiếng :
- Thưa Dì! cháu đọc báo thấy ở đây cần người dạy kèm nên cháu đến xin việc
- Vậy cậu đợi chút nhen; Nói xong bà ta mở cổng bước vào rồi đóng cổng lại.
Hắn đứng đó nhìn quanh quẩn và trong lòng lo lắng không biết có được nhận hay không vì dạo này hắn túng quẩn quá, người anh tinh thần thường giúp đỡ hắn thì đang bị bịnh mà hắn thì không muôan làm phiền anh ấy cộng thêm sắp sửa đầu tháng đủ mọi thứ đều phải chi dùng, đang miên mam suy nghĩ thì tiếng người đàn bà lúc nãy vang lên :
- Mởi cậu vô đây
Nói xong bà mở hé cổng sắt cho hắn bước vào xong đóng cổng lại và đi trước, hắn bước theo sau và lễ phép hỏi :
- Thưa Dì! ở đây cần dạy kèm mấy người ạ
- À, nhà này có hai cô, cô hai đang học lớp 10, còn cô ba lớp tám, tui cũng không biết nữa, chút xíu cậu gặp bà chủ mà hỏi; giọng bà rất nhà quê nhưng trong giọng nói thật là hiền từ khiến hắn cũng bớt lo lắng
- Cậu ngồi đây đợi nghen, tui vô thưa bà chủ hay
Hắn " dạ" nhỏ rồi ngồi nép xuống chiếc ghế gần đó và đưa mắt nhìn quanh phòng khách thật là tráng lệ với đầy đủ tiện nghi của một gia đình giàu sang; chợt hắn nghe tiếng tằng hắng ở phiá cửa hông, hắn vội vàng đứng dậy và nhìn về hướng đó, hắn thấy một thiếu phụ mập mạp, da dẻ trắng hồng mặc bộ đồ xoa màu xanh thẳm đang bước ra, hắn vội cúi đầu chào :
- Thưa bà! cháu đến xin dạy kèm
Người đàn bà chưa thèm trả lời, bà từ từ đi đến và ngồi xuống chiếc ghế xa lông đối diện hắn và khẽ gật đầu ra hiệu cho hắn ngồi xuống, hắn khép nép ngồi xuống chiếc ghế lúc nãy, người đàn bà cũng chưa thèm lên tiếng chỉ chăm chú nhìn hắn như để nhận đánh giá một điều gì, trong ngôi nhà thật là yên lặng, hắn ngồi đó với những lo âu trong lòng vì không biết có được nhận hay không hay cũng như các chỗ khác khi hắn đến đều bị từ chối; Một lúc lâu sau bà ta mới lên tiếng :
- nhà cậu ở đâu ?
- Thưa bà! nhà cháu bên Phú Nhuận, hắn lễ phép trả lời
- Cậu học tới lớp mấy ???
- Thưa bà, cháu năm nay học lớp 12; Trả lời xong câu đó hắn chợt nhìn thấy ánh mắt bà ta lộ vẻ thất vọng nhưng chỉ trong thoáng chốc bà ấy hỏi lại hắn :
- Cậu mới lớp 12 thì làm sao dạy kèm nổi ???
Lòng tự ái của hắn nổi lên, lúc đó hắn quên hết tất cả những gì thiếu thốn đang chờ trước mắt hắn và hắn bình tĩnh trả lời :
- Thưa bà, cháu xin lỗi bà cho cháu được nói, vừa nói hắn vừa nhìn thẳng vào mặt ngưởi đàn bà, nhìn thấy ánh mắt hắn bà ta có vẻ bối rối và giọng dịu xuống :
- Được cậu cứ nói
- Thưa bà, theo cháu nghĩ, cháu hiện đang học lớp 12, những lớp nhỏ hơn cháu mới vừa học qua cho nên những môn học cháu đều cón nhớ, cháu có thể kèm các lớp nhỏ hơn cháu được, xin lỗi bà, cháu không dám quơ đũa cả nắm nhưng những người đang học Đại học hoặc tốt nghiệp Đại học rồi có khi họ không còn nhớ đến các môn học của các lớp nhỏ đâu trừ các Gíáo sư dạy chuyên nghiệp, cho nên cháu có thể khẳng định với bà là cháu có thể dạy kèm được - Hắn nói bằng giọng nói đầy tự tin.
Sau một lúc suy nghĩ, bà ta gật đầu và nói :
- Cậu nói vậy tôi nghe cũng có lý, như vậy đi, được rồi, tôi nhận cậu đến dạy kèm cho hai đứa con tôi, một đứa đang học lớp 10 một đứa lớp 8, vậy bắt đầu thứ hai tuần sau cậu đến dạy kèm cho tụi nó; Tui quyết định như vầy, cậu dạy tuần ba buổi thứ hai, tư, sáu, từ 6 giờ tới 8 giờ, lương tháng tôi trả đổ đồng hai đứa là 10.000 đồng một tháng, vậy cậu thấy sao; chưa dứt lời bà lại lên tiếng tiếp :
- Á mà tui nóí để cậu rõ nghen là dạy phải đúng giờ và không có được nghỉ ngang xương đó, nếu cậu đồng ý thì thứ hai tuấn sau bắt đầu
Lòng hắn bây giờ vừa mừng vừa lo, mừng vì hắn đã kiếm được chỗ làm nhưng hắn lo là một tháng chỉ có 10.000 đồng bạc làm sao đủ chi phí; tuy nhiên trong lòng hắn tự nhủ " thôi rán chịu" còn những ngày còn lại hắn sẽ cố gắng tìm thêm công việc khác nên hắn vội trả lời :
- Thưa bà, cháu xin nghe lời bà
- Như vậy được rồi; rồi bà lên giọng :
- Dì Hai đâu? ra mở cổng cho cẩu về
Hắn vội đứng lên
- Thưa bà cháu về
Rồi lững thững bước ra đường

Phần 2 :

Trong căn nhà nhỏ bên hông chợ Phú Nhuận, khi tên đàn em đưa hắn vào thì cuộc họp cũng vừa chấm dứt, ngồi quanh bên giường là 5 tên đàn em thân tín. Đại ca là một thanh niên khoảng 28 tuổi, tướng cao lớn, mặc dù còn đang bịnh nhưng nhìn phong độ anh rất đẹp trai, anh đang nằm trên giường và với giọng nói thật trầm ấm :
- Như vậy là xong, các chú còn thắc mắc gì không ???
- Thưa không Đại ca; cả năm cái miệng cùng lên tiếng
- OK, tốt, các chú cứ thế mà làm; giọng anh ra lệnh một cách dứt khoát và ngước nhìn hắn, anh đưa tay lên vẫy
- chú lại đây, sao đến trễ vậy ???
- Thưa Đại ca; hắn vội lên tiếng nhưng chưa dứt lời đã bị anh ngắt lời :
- Anh đã nói với chú bao nhiêu lần, anh là Đại ca tụi nó chứ không phải là chú, chú cứ gọi anh là anh, chú có hiểu không ?
- Thưa anh em hiểu !!!
- chú ngồi xuống đây
- Vâng, thưa anh; vừa trả lời hắn vửa ngồi xuống bên cạnh người thanh niên
Giọng anh vẫn đầm ấm :
- Dạo này chú ra sao? có cố gắng học hành không ?
- Thưa anh có ạ!
- Hôm nay chú có bận gì không ?
- Thưa anh không ạ!
- chú ở lại đây với anh nhé? và anh quay qua hỏi
- còn các chú xong rồi biến đi chứ ???
Năm thanh niên vội vàng trả lời :
- Dạ Dại ca; và lục tục kéo nhau ra cửa nhưng anh đã nói với theo :
- À Dũng nè !!!
- Thưa Đại ca, người thanh niên tên Dũng vội vàng quay lại đền bên giường
- Đại ca còn điều gì căn dặn ???
- chú cho đứa nào mang đến đấy một két bia và đồ ăn nhé
- Dạ Đại ca, Dũng trả lời và bước ra cửa

Bây giờ trong ngôi nhà chỉ còn anh và hắn, giọng anh vẫn hiền từ :
- chú có giận anh không ?
- thưa anh không ạ!!!
- Hôm đó anh quá nóng nên đã đánh chú một bạt tay, sau anh nghĩ lại chú làm vậy mà đúng, vì nếu hôm đó chú theo lệnh anh mà xử phạt tụi nó thì nay anh đã bị hao hụt nhân lực rồi, mà có khi tụi nó cũng không phục nữa, tụi nó bây giờ kính trọng anh và thương chú lắm
Anh nói đến đó thì có hai tên đàn em kệ nệ khiêng vào một két bia 33 và mấy bịch thức ăn, chúng bầy ra bàn và lặng lẽ rút lui
Anh ngồi dậy và nói với hắn :
- Đêm nay chú ở đây và uống với anh nhé
- Vâng! thưa anh
Hai người ngồi bên bàn bắt đầu ăn uống, trong lúc ăn với giọng nghiêm nghị anh lên tiếng :
- Tại sao tháng rồi chú không đến Dũng lấy tiền đóng tiền trường ???
Hắn cuí đầu nhỏ nhẹ đáp :
- Thưa anh, em thấy anh đang bịnh mà phải còn nuôi đàn em nữa nên em không dám làm phiến anh
Người thanh niên uống một ngụm nhỏ bia rồi giọng anh trầm xuống như những lời tâm sự :
- Trong đám anh em, anh thương chú nhất, tụi nó là thứ vai u thịt bắp chuyên môn đánh đấm thì xài được nhưng nói đến đi học thì đứa nào đứa nẫy dẫy nẩy lên, duy chỉ có chú, anh biết chỉ có chú là còn học được cho nên anh đã dặn tụi nó là hàng tháng phải chu cấp cho chú đầy đủ, anh hy vọng mai sau chú sẽ không đi vào con đường của anh đang đi, chú có hiểu không ???
- Thưa anh! em hiểu
- Tháng rồi chú lấy tiền đâu mà sống ???
- Thưa anh, em mới tìm được chỗ dạy kèm
Ánh mắt anh chợt vui lên và anh quàng tay qua vai hắn nhỏ nhẹ
- Đi làm Thầy gíáo rồi à? vậy cũng tốt, vừa học vừa ôn lại được những bài cũ, chú dạy ở đâu? lương lậu thế nào?
Hắn vội vàng trình bày :
- Thưa anh, em dạy kèm hai cô gái tuần ba buổi, mỗi buổi hai tiếng trên đường Trần Cao Vân, hắn không dám nói tới lương, nhưng anh đã hỏi lại :
- Người ta trả lương thế nào ?
Bất đắc dĩ hắn phải trả lời :
- Thưa anh, họ trả 10.000 đồng một tháng
Vừa nghe đến đó anh tỏ vẻ bất bình mặt cau lại với tiếng chửi thề
- Thât là bóc lột, có 10.000 đồng một tháng sao???
Hắn vội an ủi anh :
- Thưa anh, như vậy cũng là tốt rồi anh ạ, em chỉ mới học lớp 12 thôi chứ đâu phải Đại học mà đòi lương cao, với lại công việc cũng nhẹ nhàng cộng thêm em vừa dạy vừa ôn lại bài của mình nữa đồng thời cũng bớt được gánh nặng của anh
Nghe đến đó mặt anh vui lại, vừa vỗ vỗ vào vai hắn vừa cười vừa nói :
- chú nói vậy anh cũng an tâm, tuy nhiên 10.000 đồng không đủ đậu đến đâu, mỗi tháng chú phải đến Dũng nhận tiền thêm chú hiểu không ???
- Thưa anh! em hiểu, anh thương em qúa

Phần 3 :

Mỗi tuần ba buổi, hắn đều đến dạy kèm cho hai cô gái, hắn đến rất đúng giờ mặc dù có khi trời mưa tầm tã, những buổi đầu hắn còn ngượng ngập vì khung cảnh gia đình hai cô gái giàu sang quá; Tuy nhiên vì là tuổi trẻ chỉ xê xít nhau có vài tuổi nên hắn và hai cô gái cũng dễ hoà đồng và mau thân nhau hơn; Lúc đầu hai cô gọi hắn bằng "Thầy" xưng "Em" như những học sinh trong lớp nhưng sau dạn dĩ dần hắn liền đề nghị hai cô cứ xem hắn như một người anh và sau đó tiếng "Anh Em" thân mật đã vang lên, thêm vào đó Dì Hai người làm cũng qúi mến hắn, hắn nghĩ chắc cảnh nghèo với nhau nên Dì dễ thông cảm và trong những buổi hắn đến dạy thì Dì Hai cũng chiếu cố đến hắn tận tình, khi thì ly nước cam, lúc ly nước chanh nên hắn rất cảm động và mang ơn Dì vô cùng.
Hôm nay, chiều thứ sáu, mọi ngày cũng như một ngày, chưa đến 6 giờ chiều hắn đã có mặt tại nhà hai cô - vừa bước chân vào cửa, cô chị đã chạy ra với giọng vui vẻ :
- Anh đã tới! hôm nay anhkhỏi phải dạy vì tụi em sửa soạn đi Vũng Tàu đây; và với giọng liếng thoắng cô tiếp :
- Anh đi với tụi em nha ???
- Làm sao anh đi được??? lỡ Mẹ em biết được ???
- Mẹ em ngày mai mới ra chung với gia đình Dì Ba
- Nhưng anh không mang theo quần áo - Hắn thoái thác
- Để em nói Bác Tài ghé ngang nhà anh
Hình như đã có chuẩn bị sẵn nên vừa nói nàng vừa nắm tay hắn kéo chạy về phía nhà xe và cũng đồng thời không để cho hắn có thì giờ từ chối; Đến nơi, hắn đã thấy Bác tài xế ngồi bên tay lái, phía bên kia là Phượng, em nàng, nàng mở cửa sau đẩy hắn lên xong vừa lên theo chưa kịp đóng cửa xe đã hối bác tài :
- Chạy đi Bác ơi! trễ rồi
Chiếc xe Renault 9 từ từ lăn bánh ra cổng, đến ngoài đường lớn nàng lại lên tiếng :
- Bác ơi! chạy qua Phú Nhuận cho ảnh lấy đồ nghen Bác
Không biết bác tài xế có trả lời không nhưng chiếc xe bỗng đổi hướng chạy lên Công Trường Con Rùa quẹo trái ra đường Hai Bà Trưng, qua Tân Định, Cầu Kiệu và dừng trước chợ Phú Nhuận; hắn vội nhảy xuống, ba chân bốn cẳng chạy lẹ vào nhà, hắn lấy một bộ đồ và cái quấn tắm bỏ vào túi xách rồi vội vàng chạy ra nhảy lên xe - Trong lúc đó hắn không còn suy nghĩ gì nữa, chỉ cảm thấy trong lòng có một nỗi háo hức hân hoan.
Xe quẹo phải ở ngã tư Phú Nhuận theo đường Chi Lăng qua chợ Bà Chiểu để ra Hàng Xanh, qua khỏi ngã tư Hàng Xanh xe bắt đầu tăng tốc độ, ngồi trong xe hắn thấy cảnh vật về chiều đang chạy thụt lùi về phía sau hắn, nàng bậy giờ mới lên tiếng và hai chị em cười đùa vui vẻ vì có lẽ đây là lầy đầu hai chị em được đi riêng mà không có người lớn. Hắn vẫn ngồi im lặng, trong lòng bây giờ mới bắt đầu lo sợ vì dám đi như thế này, nếu mẹ nàng biết được thì hắn sẽ bị mất việc. Hai chị em vẫn vô tư cười đùa với nhau nhưng bỗng nàng vụt quay đầu lại hỏi hắn :
- sao anh làm thinh hoài vậy ?
Hắn nói thật lòng mình
- Anh đang sợ mẹ em biết được
Nàng như hiểu được tâm sự của hắn nên vội trấn an :
- không sao đâu anh, bác tài không nói, Phượng nó cũng không nói thì làm sao mẹ biết được? anh biết không? đêm nay là đêm rằm cho nên em muốn ngắm biển đêm trong ánh trăng, em và Phượng năn nỉ mãi mẹ mới đồng ý cho đi trước, đáng lý tụi em đi từ lúc trưa lận nhưng em cứ làm bộ lần chần hoài để đợi anh tới và rủ anh cùng đi đó
Rồi như muốn xóa tan cái không khí nặng nề nàng bắt đầu kể chuyện ở trường có cô em phụ họa, hai chị em cứ như đôi chim ríu rít mãi cho đến khi xe đến Vũng Tàu; xe vòng qua bãi trước theo đường núi về bãi sau, khi đến nửa đường bãi sau là bãi dứa bác tài cho xe chạy lên một đường tráng xi măng trên đó có ngôi nhà nghỉ mát của gia đình nàng
Đến nơi, trời cũng bắt đầu tối, ánh trăng thượng tuần đã từ từ nhô lên ở cuối chân trời trong làn nước bạc, nàng vội vàng nắm tay hắn kéo hắn chạy xuống bãi biển, vừa chạy nàng vừa gọi vọng lại :
- Phượng ơi! có muốn tắm thì xuống nhanh lên

Hắn ngồi trên một mỏm đá nhìn hai chị em đang đùa giỡn với làn nước biển đêm dưới ánh trăng, khung cảnh thật đẹp, thật lung linh và mờ ảo. - Đã lâu hắn đã ngờ ngợ mỗi khi nhìn vào mắt nàng, cặp mắt ấy không còn tinh nghịch trẻ thơ như xưa mà nó toát lên một vẻ đầm ấm dịu dàng mỗi khi nàng nhìn hắn; Người ta nói "Cặp mắt là cửa sổ của tâm hồn", mặc dù hắn còn trẻ nhưng mỗi khi nhìn vào cặp mắt ấy hắn cũng có thể thấu hiểu nàng muốn nói gì; tuy nhiên hắn đã cố gìm lòng xuống và thầm nhủ giữa nàng và hắn có một khoảng cách giai cấp quá xa, cho nên mỗi khi nhớ về nàng hắn lại hát nho nhỏ bài hát :

" Vì nàng đẹp như một bông Hồng
nên tôi không dám yêu nàng
đôi môi xinh đẹp như cánh Lan ......"

- Anh ơi! xuống tắm với tụi em đi
Tiếng nàng vặng vẳng từ ngoài xa theo làn gió biển đưa vào
Hắn tự nghĩ đã ra đền đây rồi và trong biển đêm nay thật đẹp cho nên hắn đứng lên cởi bỏ quần áo rồi nhảy khỏi mõm đá và hoà vào dòng nước biển nhưng hắn chỉ lội ở phía xa chứ không dám đến gần hai chị em nàng.
Một lúc sau, Phượng cô em nàng than lạnh đòi về trước, đợi Phượng đã đi lên hết dốc đá nàng từ từ bơi về hướng của hắn
- Sao anh không lại tắm chung với tụi em? tiếng nàng trong vắt trong biển đêm
- Anh sợ!!! hắn trả lời
- Anh sợ gì ???
- Anh sợ biển sẽ ghen với anh, giọng hắn tinh nghịch
Tiếng nàng phá lên cười trong như thủy tinh trong đêm biển vắng.
Rồi bỗng như một bình hơi nén đã lâu ngày, bây giờ nó không còn chưá nổi hơi nữa cho nên bất thình lình nàng nhoài người phóng về hướng hắn, hai tay nàng ôm lấy cổ hắn và môi nàng đã tìm đến môi hắn tự bao giờ
Tất cả như òa vỡ trong khoảng khắc, hắn không còn biết mình là ai, cái ranh giới giữa nàng và hắn đã bị phá bỏ, vũ trụ như ngừng lại, gió ngưng thổi, sóng biển ngừng nhấp nhô để chỉ còn hai tâm hồn đang quyện chặt với nhau trong những lời yêu thương bất tận.....

Phần 4:

Chưa bước chân vào tới cửa, hắn đã nghe tiếng đàn anh giọng giận dữ :
- Anh đã dặn các chú nhiều lần phải trông chừng và dạy bảo tụi nó, người ta nghèo mới phải đi buôn gánh bán bưng, mình đã không giúp đỡ hay bảo vệ cho người ta lại còn đi ăn quỵt và đòi người ta phải đóng hụi chết nữa, các chú có còn là người không ???
Hắn vội vàng bước vào, cảnh tượng đập vào mắt hắn đầu tiên là dưới nền gạch có một tên đàn em mặt mày bầm tím đang qùi ở đó, đứng chung quanh vẫn là 5 đàn em thân tín của anh, hắn nhận thấy sắc mặt anh rất giận dữ; Hắn vội lên tiếng :
- Thưa anh!!!
Nhìn thấy hắn gương mặt anh dịu xuống và giọng anh bình tĩnh trở lại :
- chú vào đây
- Dạ!!! hắn bước đến đứng cạnh bên anh
- chú biết chuyện này chưa ???
- Thưa anh, em cũng mới vừa biết
- chú nghĩ thế nào ???
- Thưa anh, em không dám ...
Anh nhẹ nhàng vỗ vai hắn và với giọng thân thiết :
- chú cứ nói
Trong lúc này hắn trở thành Quan tòa bất đắc dĩ, nếu hắn vội vàng kết tội thì chắc chắn tên đàn em này sẽ bị xử theo luật giang hồ là bị cắt gân chân, còn nếu lên tiếng binh vực thì hắn sợ anh sẽ phật lòng, hắn phân vân suy nghĩ.
Hắn biết trong con người anh rất tình cảm, dưới tay anh có rất nhiều đàn em và anh thương họ như chính bản thân anh, anh mồ côi mẹ, ba anh đi bước nữa và trong cái cảnh "mẹ ghẻ con chồng" anh không thể sống nổi cho nên anh đã bỏ nhà lăn lóc chợ đời, đầu tiên cũng chỉ là một tên tép riu không tên tuổi, từ từ anh đã ngoi lên để bây giờ hùng cứ một phương, tánh anh rất ghét ỷ mạnh hiếp yếu và bạc đãi những người nghèo; đang suy nghĩ thì tiếng anh lại vang lên :
- chú nghĩ thế nào ? cứ nói
- Thưa anh, (bây gờ hắn đang làm Công tố viên buộc tội), xét về mặt đạo lý giang hồ và những điều do anh qui định thì chú ấy có tội rất nặng, dám coi thường luật lệ của anh (hắn muốn vuốt ve tự ái của anh), nội cái tội coi thường luật lệ của anh cũng đủ để xử phạt rồi thưa anh, tội của chú ấy đã rành rành bây giờ em không cần kể ra nữa vì ai cũng đều biết nhưng thưa anh, nói đến cái tội thì cũng nên nói sơ qua cái công của chú ấy (hắn bây giờ biến thành Luật sư bào chữa), chú ấy là một đàn em trung tín, rất là gan dạ, từ ngày về với anh chú ấy chưa hề phạm lỗi lầm, trong tất cả công việc anh giao chú ấy làm rất xông xáo và không hề bê trễ, cộng thêm vào nữa thưa anh, chú ấy còn một mẹ già và chú là con người rất có hiếu, tất cả tiền bạc làm ra chú đều mang về cho mẹ (hắn nhấn mạnh ở đây như để khơi dậy tình cảm của anh) thưa anh, theo em nghĩ cũng vì muốn phụng dưỡng mẹ già được tốt hơn cho nên trong một phút chốc chú đã gây nên lỗi lầm, thưa anh! theo em nghĩ anh nên tha cho chú ấy lần này và cho chú ấy một cơ hội để sửa sai, nếu bây giờ anh quyết định xử chú ấy đúng luật thì em cũng không dám phản đối, nhưng thưa anh! chú ấy còn mẹ già lấy ai chăm sóc (vừa nói hắn vừa để ý sự thay đổi trên khuôn mặt của anh, hắn thấy trong đôi mắt ấy đã ánh lên những dòng nước mắt, hắn biết hắn đã thành công khi thuyết phục được anh để cứu lấy một đàn em), cho nên, thưa anh, anh nên suy nghĩ lại tha tội cho chú ấy....!!!
Nói đến đấy hắn im lặng, trong gian nhà bây giờ cũng hoàn toàn im lặng, một sự im lặng đáng sợ hay dễ chịu hắn cũng không biết
- Các chú, có đúng như vậy không ???
Anh lên tiếng phá tan đi cái im lặng trong gian nhà và giờ đây giọng của anh cũng đầm ấm trở lại
- Thưa Đại ca đúng ạ!!! bao nhiêu cái miệng đang có trong gian nhà đều đồng thanh đáp
- Thôi được, mấy chú dẫn hắn ra ngoài và nhớ từ nay phải cận thận hơn, còn Dũng! chú xem mình còn tiền thì chu cấp cho nó thêm để nuôi mẹ nghe không ???
- Dạ thưa Đại ca!!!
Nói xong cả bọn vội vàng rút ra ngoài, bây giờ anh mới thân mật đưa tay choàng qua vai hắn và hai anh em bước đến bên bàn ngồi xuống; Rồi giọng nửa đùa nửa thật anh nói :
- Sau này chú nên đi học luật thì tốt lắm
Hắn còn đang bối rối thì anh tiếp :
- Dạo này chú vui vẻ lắm phải không? có tình yêu rồi chứ gì? nhìn vào mắt chú anh thấy cả một trời hạnh phúc, thế nào, có phải cô bé mà chú dạy kèm không? bây giờ hết làm thầy trò rồi chứ gì, anh nói luôn một hơi không để hắn trả lời
- Anh cũng mừng cho chú, nhưng mà cũng nên cẩn thận đấy vì nhà cô ta quá giàu
- Thưa anh em hiểu
Bỗng giọng anh thoáng trầm buồn :
- Chắc anh phải tìm cách về nhà một lần, anh nhớ em của anh lắm, nghe nói nó sống cũng không được vui vẻ
- Nhưng thôi, bỏ chuyện đó đi, chú có rảnh thì đi với anh xuống Sài Gòn mình lai rai tâm sự; Vừa nói anh vừa đứng dậy lôi hắn theo
Trên chiếc xe Honda 67 hai anh em nhắm thẳng hướng Sài Gòn

Phần kết :

Trong một góc tối của Vũ trường có một thanh niên ngồi một mình bên cái bàn nhỏ trên đó là một chai wishky đã cạn hơn nửa và chung quanh mịt mù khói thuốc, nhìn kỹ chính là hắn, phải chính hắn đang tìm quên trong men rượu và khói thuốc: Hắn đang buồn??? có chuyện gì đã xảy ra cho hắn khi hắn đang có một tình yêu cộng với một tình thương??? Hãy dõi theo dòng tâm sự của hắn :

Cuộc tình của hắn và nàng cứ êm đềm trôi qua trong sự trợ giúp của ba người - Dì Hai thì làm cánh én, mỗi buổi sáng đi chợ dì mang đến cho hắn những dòng thương nhớ của nàng và mang về cho nàng nỗi niềm riêng của hắn; Phượng, em nàng thì luôn đi chung với chị mỗi khi hai đứa hẹn hò mà bác tài xế làm trung gian đưa đón.

Hơn 2 năm, với gần cả ngàn ngày hắn ngụp lặn trong hạnh phúc. Giờ hắn đã vào Đại học và theo lời anh hắn theo phân khoa Luật, còn nàng cũng vừa xong lớp 12. Hắn tưởng mùa hè này sẽ là mùa êm đẹp nhưng không ngờ đã hơn tháng qua hắn đã không nhận được tin nàng, hàng ngày hắn vẫn đón nơi chỗ cũ nhưng bóng Dì Hai cũng chẳng thấy đâu, hắn đến nơi hẹn với nàng để chờ cả buổi nhưng bóng nàng vẫn biền biệt, cộng thêm một nỗi đau tâm hồn là hắn đã vĩnh viễn mất đi người anh tinh thần mà hắn yêu kính chỉ vỉ trong một đêm quá nhớ người em gái đang chịu nhiều đau khổ, anh đã trở về nhà và trong khi leo qua tường rào để vào thăm em, anh đã bị một đội tuần tra bắt gặp và một viên đạn vô tình đã cướp mất anh đi.....Hắn có trở lại căn nhà cũ của nàng nhưng giờ đây đã đổi chủ, hắn không biết gia đình nàng đã dọn đi đâu??? Rồi sáng nay hắn vô tình gặp lại được Dì Hai, người cho biết Ba của nàng là dân chạy áp phe, mấy lúc gần đây bị đổ bể, vì sợ tội nên dự định trốn đi xa trong lúc đó có một Hoa kiều trong Chợ Lớn đã lo lót làm giấy tờ để gia đình nàng xuất ngoại với một điều kiện là phải gả nàng cho hắn ta và giờ đây gia đình nàng đang sống ở nước ngoài và vừa rồi nàng đã bước lên xe hoa

.....

Và giờ đây hắn cỏn lại những gì????giờ chỉ có những niềm đau trong hắn

Trên sân khấu người nam ca sĩ đang thổn thức

"Vì nàng đẹp như một bông Hồng
nên tôi không dám yêu nàng
đôi môi xinh đẹp như cánh Lan ........."

bienchet


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Dec/2018 lúc 12:26pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2018 lúc 2:58pm

Giáng Sinh Trắng

Image%20result%20for%20snow%20falling%20ship%20in%20harbor
   Vòng cửa kiếng trong phòng bếp của chiếc Tina có đường kính rộng đúng sáu tấc tây, đủ để nhìn không gian bên ngoài biến đổi từng vùng, từng mùa. Bây giờ là mùa đông, ngoài boong dầy lên một lớp trắng mịn, vậy mà trên không tuyết cứ tuôn xuống ào ào. Cái mửng nầy tiếp tục cho tới ngày tàu xuống hàng mặc sức thủy thủ đoàn vừa xúc tuyết đem đổ vừa lạnh teo...
Chiếc Tina cặp bến Bremen nhằm chiều hăm bốn tháng Chạp dương lịch, tàu đậu nối đuôi chiếc Đại Dương. Sáng nay bên chiếc Đại Dương xuống hàng với hai cần trục và rất nhiều xe vận tải chạy tới chạy lui dẫm tuyết lên bùn nhầy nhụa. Trông công việc gấp rút chắc chắn chiếc Đại Dương sẽ khởi hành trong vài giờ sắp tới. Vậy là thủy thủ đoàn bên chiếc Đại Dương sẽ mở tiệc Giáng Sinh trên biển và luôn cả tết tây tàu họ vẫn còn lênh đênh trên sóng nước.

Chiều hôm qua thuyền trưởng thông báo chiếc Tina đậu lại qua Giáng Sinh mới khởi hành. Ông nhắc đầu bếp chuẩn bị lo cho bữa tiệc Giáng Sinh trưa hôm nay. Dĩ nhiên không cần ông phải nhắc nhở, tôi là đầu bếp, đó là nhiệm vụ tôi phải lo. Tôi đã ướp gà tây, thỏ và chuẩn bị những món nhậu sẵn từ chiều hôm qua. Mùa Giáng Sinh bên Âu châu người ta ăn uống nhiều lắm. Mặc dầu mấy ngày nầy thức ăn luôn lúc nào cũng đầy bàn, đầy tủ lạnh. Vậy mà ngày nào đầu bếp cũng nghe hỏi:

– Xếp!!! Hôm nay có món nào đặc biệt không?

Đặc biệt! Thực đơn thường ngày cho thủy thủ đoàn, tuy không sang trọng như nhà hàng nhưng phẩm chất ăn đứt những căn tin tập thể trên đất liền và hơn hẳn bữa ăn bình thường ở nhà. Bữa ăn nào cũng năm món và một vài món tráng miệng. Ấy vậy có tên ngồi trước mâm ngó dáo dác không biết ăn món nào. Cuối cùng đứng dậy đi vô phòng bếp hỏi đầu bếp món đặc biệt. Khi đầu bếp hỏi lại:

– Cái gì đặc biệt?

Thì hắn ta giơ tay lên gãi gãi đầu, đưa cái bản mặt đần độn ra, nói:

– Không biết. 

Nếu là thủy thủ bình thường có ba trợn chút đỉnh coi cũng được. Đây là chuyên viên trong trường kỹ thuật hàng hải, lâu lâu lẫn lộn một vài tên ngốc nghếch xuống tàu làm rối loạn trật tự và phiền nhiễu mọi người. Làm như trong ngày Giáng Sinh không ăn được thỏ và gà tây thì sau khi chết sẽ sa vào hỏa ngục hay sao. Hễ cứ đến tháng Chạp thì có người nhắc nhở đầu bếp phải đặt mua hai loài vật nầy để sẵn trong tủ đông đá. Phải chi thịt gà tây và thịt thỏ là món ngon lành gì cho cam, đằng nầy gà thì khô khốc, lạt nhách, không mùi vị hấp dẫn. Nếu may mắn gặp đầu bếp khéo tay ướp gia vị đúng cách, pha nước xốt ngon mới ăn được, bằng không hai miếng thịt dưới ức coi như đồ bỏ. Thỏ nấu rượu chát trước kia còn có người ăn, ngày nay dọn ra để ngó chơi chớ ít thấy người rớ tới.

Hơn hai mươi năm làm đầu bếp trên tàu buôn, tuy tôi chưa từng cắt cổ, nhổ lông thú vật nhưng ngày nào tay tôi cũng dính máu, không con nầy cũng con kia. Trong những ngày cuối năm, tôi thịt ít nhứt cũng một chục ký gà tây và bốn năm con thỏ, đó là chưa kể tới những món thịt khác và tôm, cá mà tôi chế biến thức ăn hàng ngày và các món nhậu lai rai. Quả thật, nếu có luân hồi, quả báo thì kiếp sau tôi khó trở lại làm kiếp con người.

– Xếp có chuyện gì phụ không?

Tôi ngoái lại thấy Bobby đứng ngoài cửa phòng bếp. Tôi chỉ tay qua bình cà phê, nói:

– Có, nhưng rót cà phê uống và ăn cái gì đi đã.

Bobby mới xuống tập sự, nó theo đạo Tin Lành, gặp mấy tên thủy thủ hải hành hơn nó vài năm, theo đạo Hồi. Mấy tên thấy ma mới, bèn hè nhau đì thằng nhỏ. Vì vậy Bobby không biết chơi với ai nên nó mới lẽo đẽo theo làm quen với tôi. Tôi rất thông cảm cho Bobby, có cơ hội tôi giúp đỡ và an ủi nó. Nhưng bề mặt lúc nào tôi cũng giữ khoảng cách, là đầu bếp muốn thân thiện với người nào cũng cần phải có thời gian, hấp tấp kết bạn lỡ gặp tên không biết điều sẽ gây rắc rối trong việc ăn uống sau nầy. Chờ Bobby ăn uống xong, tôi phân công nó lột tôm và chỉ cách đánh nước xốt làm cốc-tai. Phần tôi thì lo nướng gà và hầm thỏ.

– Xếp à.

– Gì đó?

– Năm nay mình có Giáng Sinh trắng.

– Vùng nầy mùa đông nào lại không có tuyết.

– Hồi nhỏ tới lớn lần đầu tôi thấy tuyết.

– Vậy là ở In Ðô Giáng Sinh đen.

– Ha ha...

– Cười khỉ gì, nếu không trắng thì đen, nhưng Giáng Sinh bên mầy có ăn gà tây và thỏ không?

– Có những gia đình theo đạo Tin Lành và Thiên Chúa thôi, chớ đạo Hồi thì không.

– Hèn chi..

– Gì xếp?

– Đúng ra giờ nầy thủy thủ xuống, dọn dẹp trang hoàng phòng ăn, chớ có đâu mạnh thằng nào nấy nằm trong phòng riêng lo sụt ***.

– Ha ha, để tôi lột tôm, đánh xốt xong tôi ra trang hoàng phòng ăn cho. Hôm kia thuyền phó thấy cây thông bị sóng lắc ngã kêu mấy ông dựng lại. Mấy ông nói, Giáng Sinh không phải lễ của đạo Hồi nên không ông nào chịu làm.

– Chờ người ta làm sẵn nhào vô đớp. Đạo gì mà khôn quá vậy.

– Đạo Hồi chớ đạo gì.

– Phải chi được ở bên In Ðô tao cũng theo đạo Hồi cho sướng. Chiều hôm qua hội nhà thờ xuống tặng quà ông nào cũng vui vẻ đón nhận và rối rít cám ơn, nhưng khi người ta đi rồi mấy ông lựa lấy quà còn sách báo, kinh thánh mấy ông đem liệng thùng rác. Nhưng thôi, bỏ cái chuyện đạo Hồi qua một bên. Hôm nay Giáng Sinh mình lo chuyện đạo Chúa cái đã. Mầy cũng không cần phải trang hoàng phòng khách làm gì. Mầy thấy đó, trên tàu thuyền trưởng nghịch với thuyền phó, thợ máy chánh, thợ máy phụ cũng không thuận thảo gì cho lắm. Thủy thủ có bốn thằng mà cũng chia phe chia cánh. Trông cái mửng nầy bữa tiệc không kéo dài hơn một giờ đồng hồ đâu. Nấu cho người ăn thì phải khác hơn cho ngợm, bày biện nhiều ra chỉ tốn công vô ích.

Trong phòng ăn không căng giấy màu, cây thông dựng tuần trước bị sóng vật ngã mấy lần làm lá thông rụng sạch không còn lấy một màu xanh, những nhánh cây khẳng khiu bám vào thân cây xám xịt, mấy món đồ chơi và dây kim tuyến treo lủng lẳng làm quằn chiếc cành, vài nhành bị gãy cụp xuống, đèn điện bóng cháy bóng tắt. Quả thật, nếu khắp nơi người nào cũng mừng Chúa giáng sinh với cành thông thê thảm như vầy, tôi tin chắc ông Jêsu sẽ không bao giờ trở lại trần gian như lời ông đã hứa.

Thuyền trưởng ôm thùng quà xuống, phát cho mỗi người một gói giống như người ta phát quà cứu nạn bão lụt. Không có nhạc Giáng Sinh, không nâng ly mời rượu, không chúc lành nhau. Mạnh ai nấy ăn, nấy uống giống như dân Phi Châu bị nhịn đói lâu ngày...

Đúng như tôi tiên đoán, chưa đầy một giờ đồng hồ, bàn tiệc bắt đầu rời rạc. Mấy ông thủy thủ In Ðô định đứng dậy về phòng. Chợt nghe đầu bếp thông báo, chiều phòng bếp đóng cửa. Như hay tin bão lụt tới nơi, mỗi anh bốc thức ăn bỏ đầy dĩa bưng lên phòng dự trữ. Đám sĩ quan ngồi cầm cự một lát rồi cũng đứng lên về phòng. Bữa tiệc chấm dứt chưa tới ba giờ chiều.

Xong công việc. Tôi tắm rửa sạch sẽ, rồi leo lên giường đánh một giấc. Chiều thức dậy, tôi sửa soạn đi chơi. Giáng Sinh xa nhà, tôi ưa lang thang ngoài trời, sau đó ghé hội quán mua chai rượu đỏ, tới chiếc bàn trong góc nơi dựng cây thông, ngồi đây tôi có thể vừa nhâm nhi rượu vừa ngửi mùi dầu thông tỏa thơm ngai ngái và nhìn được sinh hoạt bên trong hội quán.

Khi bước lên bến, tôi thấy Bobby tay kẹp điếu thuốc đi tới đi lui trên kè đá. Ngạc nhiên tôi hỏi nó:

– Sao mầy còn đứng đây?

Mặt rưng rưng buồn, nó nói:

– Tôi không biết đi đâu hết Xếp à.

– Sao mầy không theo xe hội quán?

– Mấy người kia không cho tôi theo.

– Xe của hội quán chớ xe của mấy người kia sao?

Bobby lắc đầu:

– Tôi không biết.

Nhưng tôi biết. Đã sống chung chạ với dân In Ðô ngót hơn hai mươi năm, tôi đâu còn lạ gì tánh tình của họ, mười người hết bảy tám, mới ra làm việc nước ngoài mặt thằng nào cũng ngơ ngơ ngáo ngáo như người rừng ra phố. Sau một hai năm, quen bơ, quen sữa bắt đầu hống hách nghênh ngang. Muốn chứng tỏ văn minh hơn đồng hương, không còn cách nào khác ngoài chuyện bỏ tập tục ăn bốc và chê món ruốc khô (tr***ie), món quốc hồn quốc túy của In Ðô, thúi ăn không vô. Lại thêm cái màn ma cũ bắt nạt ma mới. Mấy tháng nay Bobby bị mấy ông đì. Tôi biết hết nhưng đó là chuyện riêng tư của họ, tôi không muốn xía vô. Biết đâu Bobby đi được một vài năm thì cũng cá mè một lứa. Mặc kệ nó, tôi nhấn mạnh gót giày, quay lưng cất bước.

Chiếc Đại Dương rời bến hồi nào không biết. Dấu nhầy nhụa như bùn của những bánh xe bốc hàng ban sáng đã bị tuyết lấp không còn dấu vết nào. Tôi có thói quen mùa Hè tôi bận áo mỏng, Xuân, Thu tôi khoác áo dầy vừa phải, mùa Đông tôi bận áo dầy cộm, choàng khăng cổ, nhờ vậy tôi cứ thản nhiên tà tà thả bộ năm ba cây số là chuyện thướng.

Đêm hôm ấy người ta kết hàng ngàn bóng đèn nhỏ thành hình ngôi sao, trái tim và hình cây thông gắn trên những chiếc cần trục dọc theo bến cảng. Chiếc cầu dài bắt ngang dòng sông Elbe rực rỡ ánh đèn, uốn cong dưới nền trời tăm tối. Tiết trời lạnh, không gian im lìm nhưng tràng đầy thánh thiện. Vạn vật như thể hồi sinh câu chuyện cách đây hơn hai ngàn năm ở thành Bết-lê-hem.

Khi chưn bước đều và tâm tư lắng đọng, chợt gương mặt dàu dàu của Bobby hiện ra làm tôi chạnh lòng. Trong đời tôi cũng có một lần trong đêm Giáng Sinh bị bạn bè vu khống, nhờ còn nghĩ chút tình đồng hương, nếu không tôi đã bị ăn đòn hội chợ. Sau khi thu hết những lời lẽ bẩn thỉu, hạ cấp, nhục mạ tôi vô băng nhựa, cả bọn tống cổ tôi ra khỏi nhà như tống một con vật dơ dáy. Đêm hôm ấy tôi lang thang giữa trời đầy tuyết. Trong lúc tôi toan tính chuyện rửa hờn, thì chợt nghe thinh không chuông nhà thờ reo inh ỏi. Tôi đứng lịm hồi lâu, lạ thay tôi cảm thấy trong không gian lạnh lẽo kia vẫn còn có sự ấm áp. Ý nghĩa của đêm Giáng Sinh là đây. Tôi không theo đạo, nhưng từ trong tâm thức vọng về hai tiếng ăn năn. Cũng từ đó trở đi, đêm Giáng Sinh tôi hay lang thang ngoài trời để tận hưởng sự huyền dịệu của đêm vô cùng.

Có lẽ tâm trạng của Bobby bây giờ cũng giống như tôi trong đêm Giáng Sinh năm ấy, cô đơn, tủi nhục và nhớ nhà. Trên bước đường xa xứ nó không còn hy vọng trong tình đồng hương, vậy tôi còn hẹp hòi gì không chia sẻ cho nó chút tình người.

Tuyết lại đổ nữa rồi. Tôi ngoái lại thấy Bobby đứng trơ như pho tượng mặt ngó ra dòng sông Elbe, tuyết tuôn lên người mà nó vẫn không xuống tàu trốn tuyết. Tôi chụm hai bàn tay lên miệng làm loa kêu lớn:

– Bobby!!!

Lâu lắm rồi tôi mới nghe tiếng kêu của mình rền vang trong không khí. Ngày còn là ngư phủ bên bờ vịnh Thái Lan, tôi đã từng quát tháo mỗi khi gặp bầy cá nổi ngoài khơi. Âm thanh ấy đêm nay vẫn còn mãnh lực làm giựt mình cái pho tượng đứng trơ mặt ra dòng sông Elbe. Bobby tức tốc day lại và đi nhanh về phía tôi đứng:

– Chuyện gì đó xếp?

– Mầy muốn đi chơi với tao không?

Như người đắm thuyền bá được phao, nó nói nhanh:

– Dĩ nhiên.

– Nhưng tao đi bộ lên hội quán chơi thôi.

– Được, được! Xếp đi đâu tôi theo đó.

– Vậy thì mình đi.

Bobby hỏi tôi:

– Đêm nay trên hội quán có gì vui?

– Vui buồn là do lòng mình, tôi câu vai thân mật nói tiếp, đêm nay ngồi nơi yên ổn uống rượu nho, nghe nhạc Giáng Sinh ấm áp vô cùng. Nhưng, nếu trên hội quán không làm mầy được vui thì năm nay mầy cũng có một Giáng Sinh trắng. Phải không?

Gương mặt đưa đám ma ban nãy biến mất, nó cất tiếng cười vang:

– Ha ha... đúng lắm, đúng lắm.... Đêm nay tôi với xếp uống cho say mới được.


Nguyễn Lê Hồng Hưng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Dec/2018 lúc 3:22pm
CÓ HẬU


Image%20result%20for%20peacok%20orchid%20flower

Tôi kể chuyện này có thật ít nhất cũng được 51%. Có thể bạn hỏi sao không là 100% mà lại là 51. Thôi thì, tôi cũng xin thú thật chỉ có 51% là thật, còn 49% là giả. Giả chứ không phải dối! Giả chứ không phải gian! Và bạn có thể cho tôi chỉ biết hư cấu, hư cấu theo cái cách của bọn làm văn nghệ. Cũng được, nếu bạn nghĩ như thế.
Chuyện là thế này.
Mà tôi bắt đầu kể như thế nào đây khi tôi chứng kiến tại xóm tôi có hai người. Cứ gọi tên cả hai là ông Thật và ông Giả. Tôi xin chú ngoặc xin lỗi những ai có tên trùng với hai ông ấy. Thật lòng tôi chẳng biết đặt tên khác được.
Vì là hàng xóm láng giềng, nên tôi chơi thân cả hai người. Biết hai người không ưa gì nhau, nên tôi cũng tùy thời cơ tạo mối quan hệ gắn bó. Thế nhưng, tội cho thân tôi, tội cho những việc làm, những nghĩ suy của tôi hòng làm cho ông Thật và ông Giả thân thiện nhau. Nhiều lần, tôi chơi oách, làm tiệc mời, nhất là tất niên mời cả hai đến dự. Cả hai chẳng thèm đến. Chỉ có bà con láng giềng. Hoặc năm khi mười họa, lão Thật đến thì lão Giả xin khất hẹn, khi lão Giả có mặt thì lão Thật vắng bóng. Dù cả hai không thèm gặp mặt nhau, nhưng bà con trong xóm thấy tính tôi hiền, lại thật thà, có chi nói nấy, nên bà con tin tưởng, giao cho tôi nhiệm vụ hòa giải, tạo sự liên kết mối tình hàng xóm láng giềng cho hai lão. Tôi mặc lời cảnh báo của vợ tôi: “Ông mà rớ vô chuyện của hai ông ấy thì phiền lắm đấy!”...
Không thể một lúc gặp được cả hai người, tôi chỉ còn cách tìm từng người để trò chuyện. Thôi thì đủ chuyện, đủ lời qua tiếng lại giữa tôi và họ. Thường là những sáng chủ nhật, tôi hẹn gặp họ uống cà phê. Một hôm, tôi gọi điện mời họ. Cả hai đều hứa sẽ đến quán. Tôi đến trước ngồi đợi. Lão Thật đến trước. Lão Giả đến sau. Chẳng thèm chào tôi, lão Giả quay lưng một mạch ra khỏi quán. Tôi chỉ còn biết cười trừ. Cả buổi sáng hôm ấy, lão Thật tâm sự hết với tôi những điều chất chứa trong lòng. Và có khi có chút gì vui vui, tôi gọi mời hai lão. Lão Giả đến trước. Thế là tôi và lão cụng li, nói chuyện rề rà suốt buổi. Còn lão Thật, có thể lão đến, nhưng không thèm ngồi với tôi vì bên tôi đã có lão Giả.
Như cái nhà kho sau vườn của những ông chủ giàu có, tôi đang tích trữ những tâm sự, những nỗi lòng của hai lão. Tôi nghe đủ cả niềm vui, nỗi buồn, sự lo lắng, thương yêu, gắt gỏng của cả hai. Tôi đựng chứa đầy ắp những tiếng cười, những giọt nước mắt của cả hai. Tôi xếp chồng trong tôi một mớ hỗn độn, xen kẻ giữa những ý nghĩ, hành động, lời nói, giữa những quá khứ, hiện tại và tương lai của hai lão.
Có lúc tôi mệt nhoài vì lời qua tiếng lại của hai lão mà chỉ có một mình tôi nghe, nhận lấy. Tôi thường nói đi nói lại cái điệp khúc với hai lão khi chia tay (chỉ một trong hai lão thôi): “Thôi mà! Cũng là bà con hàng xóm láng giềng, thương nhau chín bỏ làm mười. Có thế bà con hàng xóm mới vui!”. Chắc các bạn cũng đoán được lời của cả hai lão!...
Tôi có lúc chán vì chuyện bao đồng. Ngẫm đi ngẫm lại lời vợ tôi cũng có chỗ đúng. Nhưng rồi tôi nghĩ, mình ở giữa hai người, như là số mệnh đi. Đã là hàng xóm, tôi không thể chọn một trong hai để chơi. Phải chọn cả hai mới hợp lẽ. Vì lẽ nhà tôi nằm lọt giữa hai nhà của họ. Bên trái nhà tôi là nhà lão Thật, bốn tầng. Bên phải nhà tôi là nhà lão Giả cũng bốn tầng. Còn nhà tôi là nhà cấp bốn. Lọt phỏm giữa hai nhà, tôi chỉ còn biết cam phận làm người hòa giải chứ biết làm gì bây giờ. Không ai gần hai lão bằng tôi, xét về phạm vi không gian lẫn thời gian. Tôi cười vu vơ cho ý nghĩ không đâu vào đâu của mình.
Đang lúc suy nghĩ mông lung, tôi nhận được tin nhắn. Tôi mở di động ra xem. Không phải một tin, mà là hai tin. Tin thứ nhất: Mời thầy uống cà phê ở quán Hương Sen. Đó là tin của lão Giả. Còn tin thứ hai là của lão Thật cũng nội dung như lão Giả nhắn. Tôi không muốn làm mất lòng của hai lão. Tôi chẳng biết nên trả lời như thế nào đây. Nếu không trả lời, thì sợ cả hai trách. Tôi đang phân vân thì có tiếng vợ tôi: “Anh chuẩn bị xong chưa? Sáng nay anh chở em may áo quần mà”. Tôi sực nhớ lại lời hứa với vợ. Tôi bèn điện lại báo cho cả hai biết là tôi không thể đến uống cà phê được vì lí do rất ư là chính đáng. Thật may cho tôi. Tôi thầm cảm ơn vợ tôi đã cứu tôi bàn thua với hai lão hàng xóm.
Tôi chở vợ đi vòng vòng khắp phố, thư giãn sau khi cô ta tốn khoảng 1 tiếng 55 phút cho việc chọn vải và đo ở tiệm may Làm Đẹp. Gọi là thư giãn cho nó có vẻ nhàn nhã, chứ thật ra tôi chở vợ ghé chợ, tiện thể cô ta mua ít thức ăn cho bữa trưa. Mất thêm cả tiếng nữa ở chợ. Cả buổi sáng hôm ấy, tôi thoát cảnh khó xử với lão Thật và lão Giả, nhưng lại mang cái vòng nặng nợ vợ nhà. Tôi tự an ủi chính mình là có lúc phải như thế mới hợp với những bức tranh thư pháp ghi một loạt chữ “nhẫn” được bày bán, được tô vẽ bởi gương mặt của những người treo nó. Khi chở vợ về, tôi cố nở bung xòe nụ tươi, nhưng tôi cảm thấy từng cánh mày, cánh mép của tôi đang cụp xuống. Tôi vẫn cố làm như chẳng có gì. Vợ tôi thấy tôi có vẻ lạ, bèn hỏi: “Hôm nay, anh làm sao thế?”. Tôi ấp úng: “Chẳng có chi…, chẳng có chi...”. May mà còn 15 phút nữa là đúng 12 giờ, nên vợ tôi hối: “Chở em về nhanh đi anh!”. Lần đầu tiên, kể từ khi hai đứa lấy nhau đến giờ, cô ấy mới hối tôi như thế.
Tôi muốn kể về vợ tôi, về chuyện của hai đứa tôi cho các bạn nghe. Kể nhằm để quên lão Thật và lão Giả. Nhưng như ở phần đầu, tôi ở giữa hai lão. Muốn tránh hai lão cũng chẳng được. Vả lại, tôi là thầy giáo, đang mưu sinh bằng nghề dạy. Tôi nói mưu sinh là vì ngoài đồng lương nhận từ tiền thuế của dân, tôi phải dạy kèm thêm những đứa trẻ hàng xóm, trong đó có con của lão Thật và lão Giả.
Các bạn biết không? Rất là lạ. Con của hai lão lại thân thiết với nhau. Rất là thân là khác. Ngược hai lão 180 độ. Tôi lấy làm mừng vì các con của hai lão có tình thân như vậy. Bọn chúng là học trò của tôi kia mà. Thực ra, tôi dạy ở trường Cao Thắng, trong khi chúng học tại Phan Bội Châu. Tôi chỉ dạy kèm chúng từ lớp 6 đến lớp 9, lại kèm bộ môn văn, cái môn tưởng dễ, nhưng khó gặm, nên cũng có tình cảm thầy trò với bọn chúng.
Lão Thật có hai đứa con: trai đầu, gái út. Lão Giả cũng vậy. Hai đứa con trai của hai lão đều sinh giống cả ngày, tháng, năm sinh. Hai đứa con gái của hai lão kém anh 4 năm 2 tháng 12 ngày 6 giờ 15 phút.
Còn tên của các con lão lại hiệp nghĩa với từng lão như bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng muốn tên con mình có ý nghĩa gắn kết với mình. Thằng Nam, con Nữ là con của lão Thật; thằng Trai, con Gái là con của lão Giả. Cứ cho là cũng thuận tai: Thật – Nam - Nữ; Giả - Trai – Gái.
Nhân ngày 20 – 11, ngày lễ dành cho những người dạy học như tôi, một chút buồn, một chút vui, một chút bâng khuâng cho nghề nghiệp. Tôi đang ngồi đọc những bài thơ trong tập san của Sở giáo dục viết về nghề giáo, thì có tiếng gọi:
- Thầy ơi! Chúng em đến thăm thầy đây.
Ra mở cổng, thì ra là Nam và Trai, con của lão Thật và lão Giả đến thăm tôi. Hai đứa ra bộ thân ghê lắm. Mới đó mà chúng đã 28 tuổi rồi. Cùng chung lớp, chung trường, chung cả thầy dạy, kể cả tôi, giờ chúng lại cùng nghề. Công việc của bọn chúng cũng khá – khá theo cái kiểu kiếm khá tiền ấy mà.
Qua chuyện trò, tôi biết thêm về hai gia đình của lão Thật và lão Giả. Biết qua lời kể của Nam và Trai. Thật là kì cho hai lão. Thằng Nam nháy mắt với Trai, rồi nói:
- Thưa thầy! Ba em lạ lắm. Thấy bác Giả có thứ gì là ba em phải sắm thứ ấy cho kì được. Tết vừa rồi, bác Giả sắm được chậu mai cảnh, thì ba em cũng tìm cách có chậu mai như bác Giả.
Tôi nghe Nam nói thế, bèn nhớ lại. Đúng rồi! Tết vừa rồi đi thăm hàng xóm, lão Giả đã tâm sự với tôi: “Thầy thấy đó, lão Thật hơn gì tôi. Thấy tôi mua chậu mai, lão nóng mặt nóng mũi thế nào cũng mua chậu mai cho hơn tôi. Nhưng nào có hơn được. Chậu mai tôi mua 4 triệu, còn chậu mai lão có 3 triệu 9. Hơn gì được tôi, phải không thầy?”.
Thằng Trai lại ngắt lời Nam:
- Ba em cũng lạ lắm thầy ạ. Thấy bác Thật mua chiếc xe máy đời mới là ba em hối em đăng báo bán chiếc xe cũ, và mua chiếc xe giống như xe của bác Thật. Chỉ tội cho tụi em phải chiều ý của ba mình.
Tôi cười nhớ lại cái lần lão Thật tâm sự cùng tôi khi uống cà phê: “Thầy thấy đó, lão Giả hơn gì tôi, thấy tôi có xe, lão cũng mua xe. Bắt chước tôi thì có, thầy ạ!”.
Trong tôi, một chuỗi các sự việc, sự kiện của hai lão hàng xóm, sát cạnh nhà tôi hiện lên trong trí nhớ của mình. Nhà lão Thật có gì, thì lão Giả cũng phải tìm thứ ấy, dù chẳng biết để làm gì. Dẫu không thích đọc sách, nhưng thấy lão Thật sắm một tủ sách để đọc, để nghiền ngẫm, lão Giả bèn tìm cách lôi kéo tôi: “Thầy thích đọc sách gì cứ qua nhà tôi lấy mà đọc. Chữ nghĩa trong sách nhà tôi thiếu thứ gì. Đâu phải chỉ có lão Thật mới có sách? Tôi mới sắm một tủ sách ngon lắm. Thầy qua lão Thật làm gì cho mất công”. Tôi ầm ừ trả lời: “Cảm ơn! Khi nào cần, tôi sẽ qua mượn”. Lão Giả cười vui: “Nhớ nghe thầy!”. Còn lão Thật, trong một lần bách bộ, tôi cùng lão vừa đi vừa nói chuyện, lão mời tôi: “Mời thầy qua nhà tôi hát karaoke. Tôi vừa sắm một dàn máy xịn lắm”. Chả là lão sắm để cho bằng lão Giả ấy mà! Và từ đó, mỗi lần nhà lão Giả vang lên tiếng nhạc, thì nhà lão Thật cũng tiếng nhạc vang lên. Nhà tôi ở giữa, dù không sắm dàn máy, vẫn được nghe nhạc miễn phí. Giống như cửa hàng, siêu thị khuyến mãi trong các đợt giảm giá những mặt hàng gần hết hạn sử dụng cùng các mặt hàng lỗi thời, các mặt hàng ế..., tôi cũng được hai lão hàng xóm khuyến mãi những dòng nhạc, bài hát thịnh hành của thời hiện đại.
Một hôm, tôi bị ốm. Sốt cao. Giọng đờ ra, tôi như người mất tiếng nói. Tôi nằm liệt giường. Sau này, tôi biết cả hai lão hàng xóm nhắn tin mời tôi uống cà phê buổi sáng. Không thấy tôi nhắn lại, cả hai đến thăm tôi. Tôi không nhớ lão Thật hay là lão Giả thăm tôi trước. Trong đầu tôi như đun nóng bởi cái nóng khủng khiếp như chưa từng có. Tôi như không biết gì...
... Bên tai tôi có tiếng thì thầm của vợ: “Nè anh! Lão Thật chết rồi. Bị trúng gió chết. Tội cho lão thật!”. Vừa lúc đó thằng con trai tôi ở ngoài chạy vào, báo tin: “Ba ơi! Bác Giả chết rồi! Bị nhồi máu cơ tim”. Tôi vội dậy, đến thăm hai lão. Tôi không biết phải thăm ai trước, ai sau. Nhưng rồi, thuận theo quy luật âm thanh, tôi đến thăm lão Thật trước. Tôi không ngờ mới cùng lão trò chuyện, uống cà phê, giờ lão đã từ trần. Dù gì đi nữa, lão cũng là hàng xóm, là bạn hàng xóm của tôi. Biết tôi có thể viết chữ tương đối rõ, đẹp, nên gia đình lão nhờ tôi đã ghi cáo phó giúp, để gọi là... Xong việc, tôi lại đến thăm lão Giả. Như lẽ tự nhiên dành cho người có chút chữ, bà con hàng xóm nhờ tôi viết cáo phó cho lão Giả. Tôi không thể tin được. Hai lão đến cái chết cũng trùng nhau: cả hai đều từ trần cùng thời điểm – cùng giờ cùng ngày; kể cả năm sinh cũng như nhau; chưa hết, giờ nhập quan, thành phục, lễ viếng, đưa linh, di quan, hạ huyệt cũng trùng nhau; chưa hết cả hai an táng cùng một nghĩa trang. Chỉ có cái tên, cái họ là khác thôi.
Cả xóm tôi được nổi tiếng khắp quận. Nổi tiếng vì tin đồn có hai đám tang cùng xảy ra một lúc, lại gần nhau, chung một tổ dân phố. Cả hai đêm, cả tổ phải nghe những điệu nhạc ai oán bởi những nghệ nhân dân gian trình tấu. Kèn trống nổi lên. Âm thanh tang chế vang lên như báo cho mọi người biết kiếp người đang hết. Giờ, tôi không còn được hai lão khuyến mãi dàn âm thanh hifi khi cả hai ra sức hát karaoke nữa. Giờ, tôi cũng không còn được hai lão khoe những quyển sách; cũng không còn ai rũ đi uống cà phê. Tôi đang được gia đình hai lão khuyến mãi điệu sầu bi.
Cả hai gia đình lão cùng thuê dịch vụ mai táng một chỗ. Việc mai táng tiến hành đồng thời. Trong khi đưa tang hơi lộn xộn một tí. Gọi là một tí vì không biết nên di quan tài của ai trước. Cuối cùng một sáng kiến cực vui trong tang lễ là làm cái lễ bốc thăm để có quyền di quan trước. Chứng kiến lễ bốc thăm, tôi sực nhớ tới những năm tháng khó khăn, có được mặt hàng phân phối nào là phải tiến hành bốc thăm để được nhận. Giờ, không thể không bốc thăm, vì hai gia đình ai cũng muốn xong việc di quan, an táng. Chỉ tiện cho hàng xóm khi đưa tang là lên bất cứ xe nào cũng được, vì tất cả các xe đưa tang đều cùng đến một chỗ. Chợt có tiếng ai đó như đang đùa khi xe chạy được một quãng: “Tất cả cùng về La Mã”.
Ngồi trên xe đưa tang, tôi chợt nhớ tới việc làm của hai lão. Cả hai, chẳng ai chịu thua ai. Khi lão Thật dành dụm tiền, sắm cho vợ cái vòng vàng, đeo ở cổ tay, thì lão Giả, chẳng biết nghe ai, cũng mua chiếc vòng giả vàng để đeo cho vợ. Lão Giả đã khoe với tôi: “Thầy biết đó, thời buổi này, làm đẹp, tội gì mua vàng thật. Lỡ bị cướp, bị trấn lột thì khổ! Thật quá hóa ngu mà thầy”. Nghe lão khoe, tôi chỉ cười trừ cho cái lí sự của lão. Chưa hết, lão còn lên lớp tôi: “Thầy thấy ở cuộc đời này, có bao nhiêu thứ thật thì có bấy nhiêu thứ giả. Có Phật thật, thì cũng có Phật giả; có tiền thật thì cũng có tiền giả; có bằng cấp thật thì bằng cấp giả thiếu gì; đạo đức thật có đó, thì cũng có đaọ đức giả thôi... Có bao nhiêu thứ thật thì có bấy nhiêu thứ giả ở trên đời... Nhiều khi, những thứ giả lại cần hơn những thứ thật kia mà!”. Nghe lão nói một hơi, tôi nghiệm ra lời lão cũng có điểm đúng. Cây mai giả lão mua, đã chưng 5 cái Tết rồi mà vẫn còn đẹp, luôn hợp thời; chớ mai thật như của lão Thật, có năm mai nở sớm, có năm mai nở muộn, thì chẳng có mai để chưng Tết. Hoặc như mấy thằng cha có bằng giả mà làm chức này chức nọ lại có quyền lợi hơn những người có bằng thật và sống thật. Hoặc đâu đó, có kẻ sử dụng âm vật giả, dương vật giả, đôi khi lại rung, bóp hơn cả thật, chớ chẳng chơi đâu... Tôi thở dài cho chuyện thật giả.
Rồi xe cũng đến nghĩa trang. Hai cái huyệt của hai lão nằm sát bên nhau. Khi cả hai quan tài nằm yên dưới ba tấc đất, người thân, bà con, bạn bè đã bỏ chút đất cho người dưới mộ. Tôi nắm đất hai tay, cùng bỏ một lượt xuống hai huyệt. Tôi thầm khấn : “Hai người giờ đã yên phận. Chắc cả hai không còn tranh hơn thua. Xin chúc hai người an lạc bên nhau!”.
... Tôi chợt tỉnh giấc. Đầu tôi vẫn còn nặng trịch.
Mấy ngày sau, tôi khỏe hẵn. Lại đến trường dạy. Chuẩn bị cho hội trại mừng ngày thành lập trường, học sinh lớp tôi chủ nhiệm đang tập văn nghệ. Chúng đã kéo tôi vào sự đam mê của chúng. Chúng nhờ tôi cho ý kiến về kịch bản, cách đóng... Đọc kịch bản, tôi thấy bọn nhỏ bây giờ khác thế hệ chúng tôi trong cách nghĩ. Chúng có cái hay, cái đúng của chúng. Cuộc sống tương lai đâu có dành cho những kẻ chớm lão như tôi. Cuộc sống của chúng thì để cho chúng quyết định. Thế hệ chúng tôi nào có quyết định được gì khi không còn hơi sức để làm việc.
Và rồi, tin lão Thật và lão Giả làm sui với nhau làm cho cả xóm tưng hửng. Trừ tôi! Thằng Nam thì lấy con Gái. Thằng Trai thì lấy con Nữ. Bọn chúng đã làm cho cha chúng vào cái thế chẳng đặng đừng. Dù hai lão không ưa nhau, nhưng con cái hai lão ưa nhau, thì chúng có quyền bắt hai lão phải chiều chúng. Chúng dọa, nếu chẳng sống được cùng nhau thì chúng chẳng thèm lấy ai, để cho gia đình hai lão tiệt nòi. Sợ tiệt, nên hai lão tìm đến tôi phân trần. Tôi đã thuyết phục hai lão nên vì con mà chấp nhận cho chúng lấy nhau. Chúng quyết định đời chúng, chứ những người thuộc thế hệ như hai lão, như tôi, thì có quyết định được gì cho cuộc sống sau này của chúng. Tôi đưa ra cái lí là bọn chúng lấy nhau không vi phạm đạo đức, không vi phạm luật pháp. Chẳng có điều gì khó xử ngoài chuyện niềm vui nhân theo cấp số nhân.
Hai lão đồng ý trở thành sui gia. Và ngày cưới của con các lão cũng trùng nhau. Cả hai đều thống nhất ngày rước dâu, đưa dâu. Thống nhất tổ chức hôn lễ tại nhà hàng lớn của thành phố. Hai lão nhờ tôi giúp ý kiến in thiệp cưới, thiệp mời như thế nào cho phải. Tôi cười:
- Hai bác lo gì chuyện ấy. Tôi nghĩ nên ghi cả tên vợ chồng các bác và tên thằng Nam - con Gái, thằng Trai – con Nữ vào cả.
Cả hai lão ôm tôi, ghì chặt lấy tôi. Người tôi có chút đau bởi vòng tay của hai lão. Tôi đau, nhưng hạnh phúc, hạnh phúc bởi hai lão là hàng xóm của tôi, không còn ganh ghét nhau nữa.
Tôi mường tượng trước mắt tôi, cháu của hai lão xúm xít bên nhau. Cháu nội của lão Thật là cháu ngoại của lão Giả; còn cháu nội của lão Giả là cháu ngoại của lão Thật. Bọn chúng vui hát bên nhau. Chúng hát rằng chúng có ông nội, ông ngoại tên là Thật, là Giả. Và bên tai tôi vẳng lên bài hát “Đám cưới đầu Xuân”.
Bạn có cùng tôi dự đám cưới con của hai lão không? Xin mời bạn đi coi cũng được!



Phan Trang Hy



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Dec/2018 lúc 3:26pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Dec/2018 lúc 8:23am

Đóa Hồng Giáng Sinh

******

Hoa%20hồng%20được%20người%20tiêu%20dùng%20ưa%20chuộng%20nên%20bán%20chạy%20nhất.  

    Tuyết bắt đầu rơi thì Chị Hồng cũng vừa bước đến cửa hàng bán hoa của mình. Chị lấy chìa khóa mở cửa, bước vào tiệm, mở đèn lên, sắp đặt mọi việc để chuẩn bị cho một ngày bận rộn. Chị cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Tối nay là lễ Giáng Sinh và chị biết sẽ có nhiều người đến đặt hàng, mua hoa. Chị Hồng không hiểu tại sao
người ta cứ đợi đến giờ chót mới đi mua sắm, cũng không hiểu tại sao chị đã quá mệt mỏi mà cũng mở cửa hàng hôm nay. Chị không cần kiếm thêm tiền vì suốt năm buôn bán cũng khá rồi. Nhưng hình như ra bán hàng, và đứng chăm sóc những cành hoa giúp chị thấy êm ả trong lòng và cũng lấp đầy những ngày vô nghĩa trong cuộc sống. Chị Hồng đang suy nghĩ như thế thì chiếc radio nhỏ trên bàn phát ra câu hát: “Giáng Sinh này con sẽ về…” (I’ll be home for Christmas). Mấy chữ “trở về,” làm chị Hồng nghĩ đến căn nhà đang ở. Nhà chị trang hoàng rất đẹp, có thể nói đó là căn nhà đẹp nhất trong xóm, nhưng nhà đẹp để làm gì khi vợ chồng chị không có con. Đời sống chị khá thoải mái: hai vợ chồng có tiền trong nhà băng, có bạn bè nhiều nên không cô đơn. Vì bận rộn với công việc, vợ chồng chị cũng chẳng có thì giờ để nghĩ xem mình có hạnh phúc hay không. Mỗi tháng anh chị phải trả nợ nhà, nợ xe, và nợ của chiếc tàu mới mua. Chị Hồng thở dài, dù nghĩ đến nét mặt chồng sung sướng khi được chiếc áo vét đắt tiền chị đã mua làm quà Giáng Sinh cho anh năm nay, chị cũng chẳng thấy vui chút nào. Còn quà anh mua cho chị thì có lẽ là một cái gì đó thật đẹp, thật đắt tiền, nhưng chị cũng chẳng buồn nghĩ đến. Chị cũng chẳng nhớ năm ngoái chồng tặng mình cái gì và cũng chẳng nhớ lần chót hai vợ chồng thật sự tâm tình, trò chuyện với nhau là lúc nào, nói như thế có nghĩa là lâu lắm rồi vợ chồng chị chẳng có thì giờ trò chuyện với nhau. Như những đêm Giáng Sinh trước, tối nay vợ chồng chị cũng sẽ đi chơi, đi dự tiệc ở một nơi sang trọng… Đời sống đầy đủ vật chất nhưng thật là nhàm chán.

Thưởng%20Thức%20Bộ%20Hình%20Nền%20Hoa%20Hồng%20Trắng%20Đẹp%20Tinh%20Khôi

    Chị Hồng đang suy nghĩ miên man những điều đó thì cái chuông nhỏ trên cửa báo hiệu có khách vào. Đang chán nản, chị không buồn quay ra xem người khách đó là ai. Người khách lên tiếng chào, giọng khàn khàn, có vẻ đã lớn tuổi: “Chào cô!” Chị Hồng quay lại thì thấy đó là một ông cụ tóc bạc trắng, vẻ mặt hiền lành. Ông ôm chiếc mũ vào ngực như cúi chào chị và nói: “Cô ơi, tôi muốn mua một ít hoa cho vợ tôi.” Chị Hồng nhìn vẻ mặt tươi sáng của ông cụ khi nói hai tiếng “vợ tôi” và thầm nghĩ: khi nhắc đến mình anh ấy có bao giờ trân quý như thế không nhỉ. Chị đáp lời ông cụ: “Vâng, để cháu tìm cho cụ một ít hoa đặc biệt.” Cũng với giọng khàn khàn, ông cụ nói: “Cảm ơn cô,… nhưng không phải hoa nào cũng được, tôi cần bông hồng Giáng Sinh thôi!” Chị Hồng đáp: “Trong tiệm cháu có nhiều bông hồng lắm, thưa cụ. Bông màu đỏ, màu hồng, màu vàng, đủ màu hết!” Ngắt lời chị, ông cụ nói: “Cảm ơn Cô, nhưng tôi không cần hoa hồng nhiều màu, tôi chỉ muốn hoa hồng Giáng Sinh, là loại hồng trắng như tuyết đó, và xin cô bó chung với một ít cộng đuôi chồn rồi cột thêm cái nơ đỏ vào.” Thấy ông cụ có vẻ ‘đòi hỏi’ hơi nhiều, chị Hồng nói: “Cụ ơi, tối nay là Giáng Sinh rồi, cháu sợ không tìm ra hoa hồng trắng như cụ muốn đâu.” Cụ già không để ý lời chị Hồng, tiếp tục nói: “Vợ tôi yêu bông hồng màu trắng lắm.

Các%20loại%20sản%20phẩm%20handmade%20cũng%20được%20ưa%20chuộng

Bông hồng trắng nhắc bà nhớ đến Chúa Hài Đồng trong lễ Giáng Sinh, nhắc đến đức thánh khiết của Chúa. Đã lâu lắm rồi nhà tôi không được nhìn thấy bông hồng trắng. Và bây giờ…” Chị Hồng nhìn ông cụ, thấy ông cúi đầu xuống rồi ngẩng mặt lên như vừa thấy một điều gì tươi đẹp. Ông cụ nói tiếp: “Bây giờ nhà tôi đang bệnh nặng. Chúng tôi phục vụ trong một bệnh xá ở châu Phi suốt hơn ba mươi năm nhưng rồi nhà tôi bị bệnh Alzheimer’s nên phải trở về nước. Bây giờ chúng tôi sống trong viện dưỡng lão.” Nghe vậy chị Hồng nói: “Ồ vậy sao, tội nghiệp quá!” Người đàn ông nói tiếp, không một chút cay đắng hay buồn phiền: “Chúng tôi sống với nhau trong một cái phòng nhỏ gần bên chỗ mấy cô y tá làm việc. Mỗi ngày chúng tôi ăn cơm chung với nhau và nhắc lại những kỷ niệm đẹp của hai vợ chồng. Thiên Chúa hậu đãi chúng tôi nhiều lắm.” Chị Hồng không hiểu tại sao ông cụ này có thể nói những lời tốt đẹp trước một hoàn cảnh đau buồn như thế, nhưng chị phải nhận là ông cụ nói với lòng rất thành thật.

Quà%20tặng%20giáng%20sinh%20cho%20bạn%20gái%20mới%20quen%20độc%20đáo%20và%20ý%20nghĩa%20-%20ảnh%204

   Hoa hồng trắng cho đêm Giáng Sinh? Chị có thể tìm cho ông cụ ở một tiệm khác nhưng phải vất vả lắm. Ông cụ nói thêm: “Chúng tôi sẽ mừng Giáng Sinh với nhau trong căn phòng nhỏ, chỉ có hai vợ chồng chúng tôi thôi – Hoa hồng màu trắng cho vợ tôi là món quà thích hợp nhất.” Chị Hồng liền nói: “Có thể cháu sẽ gọi một tiệm hoa ở xa và bảo họ gởi đến đây.” Nói xong chị thấy mình hứa “hơi bạo,” vì chỉ có phép lạ mới tìm được hoa hồng trắng tối nay và còn chi phí nữa, dĩ nhiên là không rẻ. Chị hỏi ông cụ: “Cụ định mua khoảng bao nhiêu tiền?’ Người đàn ông đặt chiếc mũ lên quầy tính tiền, lấy trong túi ra một cái ví đã bạc màu, rồi rút ra bốn tờ giấy bạc năm đô-la, nói với giọng hy vọng: “Tôi mong là chỉ tốn chừng này thôi.” Nhìn mấy tờ giấy bạc, chị Hồng nói: “Cháu có thể làm cho cụ một bó hồng đỏ, cắm trong một chiếc lọ đẹp, được không?” Và chị thầm nghĩ: Một bó hồng trắng ít nhất cũng phải ba mươi lăm đồng, tiền gởi cũng phải hai mươi đồng nữa, nhất là nếu muốn kịp cho lễ tối nay, mà chưa chắc đã tìm được hoa hồng trắng. Nghe chị Hồng nói có thể làm cho ông một bình hoa hồng đỏ, ông cụ có vẻ thất vọng, nói: “Tôi cứ mong là sẽ tìm được một ít hồng trắng đặc biệt cho vợ tôi.” Thấy vẻ thất vọng trên nét mặt cụ, chị Hồng nói: “Thôi được, cụ để cháu lo, cháu sẽ cố gắng tìm hoa hồng trắng cho cụ.” Chị Hồng cũng ngạc nhiên không biết sao chị dám hứa như vậy. Quá mừng, ông cụ vói tay qua quầy hàng, nắm lấy tay chị Hồng, nói: “Cảm ơn cô, xin Chúa ban phước cho cô! Cô có thể cho người mang đến khoảng bốn, năm giờ chiều được không? Nhà tôi sẽ ngạc nhiên lắm. Thật tôi không biết nói sao để cảm ơn cô cho hết.” Người đàn ông vui mừng cầm chiếc mũ, đội lên đầu vừa đi ra phía cửa vừa nói vói lại, giọng thật vui vẻ: “Cô nhớ nhé, tên là Arnold Herriman, phòng số bảy, chúc mừng Giáng Sinh cô, xin Chúa ban phước cho cô!” Chị Hồng thầm nghĩ: Một người già yếu, có vợ đang đau nặng, sống trong nghèo nàn, điều gì đã giúp ông cụ vui như vậy? Sau khi bán hàng cho một vài người khách khác, chị Hồng gọi đến tiệm bán hoa sỉ ở một thành phố khác. Họ bằng lòng để cho chị một chục hoa hồng trắng với giá bốn mươi hai đô-la, 50 xu, nhưng phải đến 4 giờ chiều họ mới đem đến cho chị được. Chị Hồng mừng, cảm ơn người bạn hàng, nhưng hơi lo vì biết rằng chắc chính chị phải đi giao hoa cho ông cụ chứ không thể nhờ ai khác, nhưng chắc cũng không sao, chồng chị vì bận gặp mấy người khách hàng chắc cũng sẽ về trễ. Hoa hồng trắng chị Hồng đặt mua được người ta đưa đến đúng bốn giờ kém mười. Chị vội vàng cắm hoa vào một bình lớn bằng bạc, thêm vào ít lá xanh và những cành hoa nhỏ li ti màu trắng rồi thắt một dây nơ đỏ và vội vàng lên đường để đem hoa đến cho ông cụ đặt mua sáng nay.

Thưởng%20Thức%20Bộ%20Hình%20Nền%20Hoa%20Hồng%20Trắng%20Đẹp%20Tinh%20Khôi

   Khi đến đúng khu vực mà ông cụ đã chỉ, chị Hồng thấy nơi ông bà cụ ở chẳng xứng tí nào với cái tên xinh đẹp người ta đặt cho nó, và chị thầm nghĩ: “Hai con người đã hy sinh cả cuộc đời để chăm sóc những người bệnh hoạn ở Phi châu xa xôi đáng được ưu đãi hơn thế này, trong tuổi xế chiều của cuộc đời mình.” Chị đi thêm vào và tìm được căn phòng số bảy. Thấy chị đến, ông cụ vui mừng ra đón, vẫn trong bộ quần áo cũ, với chiếc cá vạt đỏ như sáng nay. Bước vào phòng, chị thấy bàn ghế giường tủ thật là đơn sơ, trên tường treo đầy những hình ảnh cũ và bằng cấp, chứng chỉ. Đặc biệt trên bàn có một tấm bảng nhỏ với hàng chữ: “Chúa Hài Đồng và tấm lòng trong trắng của Ngài,” đúng như câu ông cụ nói với chị sáng nay. Bà vợ ông gầy ốm, đắp mền và ngồi trên chiếc ghế bành. Da mặt bà cụ trong sáng, đôi gò má đỏ hồng nhưng đôi mắt xanh thì ngơ ngác. Ai đó đã buộc lên mái tóc bạc trắng của bà cụ một cái nơ màu đỏ. Đôi mắt bà cụ mở to khi nhìn thấy bó hoa, nhưng chỉ trong khoảnh khắc bỗng ngập tràn nước mắt. Ông cụ đến, ôm đôi vai gầy yếu của vợ, và nói: “Mình ơi, bông hồng Giáng Sinh, đặc biệt cho mình đó!” Bà cụ đưa tay ra nhận bó hoa, nói: “Ồ đẹp quá, đẹp quá!” Nét mặt sáng hẳn lên, bà cụ sung sướng áp gò má nhăn nheo vào mấy cánh hồng. Bỗng bà quay nhìn chị Hồng và hỏi: “Chào cô, tôi có quen cô không nhỉ?” Ông cụ liền nói: “Đây là người bán ở tiệm hoa, cô làm bó hoa này cho mình đó!” Bà cụ hỏi chị: “Cô ở nán lại với chúng tôi một chút được không? Chúng tôi chăm sóc hết các bệnh nhân trong ngày hôm nay, rồi chúng tôi sẽ mời cô về nhà uống trà.” Chị Hồng đáp: “Dạ thưa, cảm ơn cụ nhưng cháu phải về.” Ông cụ đến ôm vai vợ và nói: “Mình ơi, bệnh nhân về hết lâu rồi, mình đang ở nhà đây, tối nay là lễ Giáng Sinh.” Nghe những lời ông cụ nói, chị Hồng cảm động, nghẹn ngào muốn khóc. Chị cảm thấy tại đây, trong căn phòng nhỏ bé nghèo nàn này có một điều gì đó thật đẹp, thật cao thượng mà chị không có một phần nào trong đó. Phải chăng điều cao đẹp đó là, vì suốt đời sống cho người khác, ông bà cụ không có gì cả, ngoài hai vợ chồng và bó hồng Giáng Sinh, nhưng ông bà cụ có tất cả những gì quý nhất trên đời. Bà cụ rút một cành hồng trắng trong bó hoa xinh đẹp, đưa cho chị Hồng và nói: “Xin tặng cô một bông hồng, cô nhận đi, tôi có nhiều quá.” Ông cụ liền lấy cành hoa nơi tay vợ, đưa cho chị và nói: “Vâng xin cô nhận giùm, cảm ơn cô đã vất vả để kiếm cho chúng tôi bó hoa đặc biệt hôm nay. Cầu xin Thiên Chúa ban phước cho cô.” Chị Hồng thật cảm động, chị muốn nói với ông bà cụ rằng Chúa đã ban phước cho chị thật nhiều đêm nay. Trước hết, đem hoa Giáng Sinh đến cho ông bà cụ đã khiến lòng chị tràn ngập niềm vui, một niềm vui mà lâu lắm rồi chị không có. Ơn phước thứ hai Chúa ban cho chị là, trong đêm Giáng Sinh này chị học được ý nghĩa đích thực của Giáng Sinh, là điều chị chưa bao giờ biết.

 

The Christmas RoseBy Lieutenant Colonel Marlene Chase
Minh Nguyên chuyển ngữ

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2018 lúc 4:59pm
Trở Về

Image%20result%20for%20thị%20trấn%20vùng%20cao%20nguyên

Bầu trời một thị trấn vùng cao nguyên sau cơn mưa đã mát dịu hẳn lại, trời trong xanh và ánh nắng chan hòa, thỉnh thoảng có vài cụm mây lãng đãng trôi ngang thị trấn và được những làn gío nhẹ đưa về cuối trời xa.

Image%20result%20for%20Chiếc%20xe%20đò%20liên%20tỉnh

Chiếc xe đò liên tỉnh từ từ vào bến và đậu lại, trên xe mọi người đều nhốn nháo, người thì gọi nhau, kẻ thu dọn đồ đạc để mau chóng xuống xe, dưới đường cũng nhốn nháo không kém, tiếng mời chào cộng vào những âm thanh của đủ mọi tiếng động làm bến xe thêm huyên náo, duy chỉ trong một góc xe trên băng trước một người đàn ông trung niên vẫn bình thản ngồi đó nhìn khung cảnh náo nhiệt chung quanh mình bằng cặp mắt lơ đãng, nhìn vào đôi mắt ấy khiến người đối diện không hiểu ông đang nghĩ gì .- Đợi cho mọi người xuống hết và những tiếng ồn ào bớt hẳn đi, ông mới từ từ đứng dậy xách túi hành lý của mình rồi thong thả xuống xe, có vài tiếng chào của những người lái xe ôm nhưng ông chỉ mỉm cười cảm ơn rồi xách túi hành lý rảo bước ra khỏi cổng bến xe.

*
* *

Image%20result%20for%20Trên%20con%20đường%20sau%20cơn%20mưa


Trên con đường sau cơn mưa vẫn còn những vũng nước mưa đọng lại, ông thong thả tránh và bước dọc theo con đường . Bao nhiêu năm rồi ông mới trở lại thị trấn này, thời gian trôi qua ông không còn nhớ nữa, quang cảnh cũng dã có nhiều đổi thay, thị trấn đổi thay và trong con người ông cũng có những sự đổi thay, ông vẫn bước đi với những bước chân thong thả, khi đi ngang qua một tủ bán thuốc lá chợt ông dừng lại; cô bé bán thuốc tuổi độ 12, 13 nhìn ông và vui vẻ mời chào :

Image%20result%20for%20tủ%20bán%20thuốc%20lá


- chào chú, chú cần gì ???

- cho tôi một gói thuốc 555, ông chậm rãi trả lời

Giọng cô bé còn trẻ con vội cất lên :

- chú ơi! tủ thuốc của cháu nhỏ quá không đủ một gói cho chú đâu!!! chú đợi cháu một lát cháu chạy sang bên kia lấy thêm nhé ...

Ông mỉm cười gật đầu và cô bé vội vàng chạy đi chỉ trong thoáng chốc đã quay về cùng với gói thuốc trên tay

- thưa chú đây

- bao nhiêu vậy cháu ???

- thưa chú 18.500 dồng ạ

Ông móc bóp rút ra 2 tời giấy 10.000 đồng trao cho cô bé và giọng ông trầm xuống

- cháu cứ cầm lấy hết khỏi thối lại

Cô bé cầm tiền vội ngước mắt nhìn ông

- chú !!!!

- cháu cầm ăn qùa, chú tặng cháu đấy

- cháu cảm ơn chú; tiếng cô bé run run

- à cháu nè, đường nào dẫn về đường này vây cháu ???

- ủa không phải chú ở thị trấn này sao ???

- ngày xưa chú có ở đây, nhưng lâu quá rồi, chú quên mất nhiều rồi cháu ạ

Cô bé cầm lấy mảnh giấy đọc lướt qua và giọng liếng thoắng chì

- chú đi hết con đường này qua ba cái ngã tư rồi quẹo phải là đến

- cảm ơn cháu

Ông xách túi hành lý lên lại thong thả bước đi, được vài bước bỗng nghe tiếng cô bé bán thuốc vọng ở sau lưng :

- chú ơi! sao chú không kêu xe đi cho nhanh ???

Ông dừng lại và quay đầu nhìn lại nhưng không nói gì chỉ mỉm cười và đưa tay lên vẫy như chào tạm biệt cô bé rồi tiếp tục rảo bước

*
* *

Image%20result%20for%20cửa%20hàng%20cho%20thuê%20internet
 Ngang qua căn nhà bây giờ đã có nhiều thay đổi, bây giờ nó đã được mở thành một cửa hàng cho thuê internet, ông không dừng lại mà vẫn thong thả bước đi về cuối con đường rồi ghé vào một phòng trọ thuê một phòng ngủ, bỏ lại hành lý, khóa cửa xong ông lại lang thang trên những con đường của thị trấn cho đến đêm xuống thật khuya ông mới trở về phòng trọ

*
* *

Image%20result%20for%20quán%20cà%20phê

7 giờ sáng trong một quán cà phê, bây giờ rất huyên náo tấp nập kẻ ra người vào, trong một góc nhỏ, người đàn ông bên ly cà phê đen, trên môi điếu thuốc tỏa khói, ông dõi mắt trông qua đường nhìn vào cửa hàng trước mặt ; Khoảng một tiếng sau hai cánh cửa được hé mở và một cô gái xuất hiện, đợi cho cô gái chuẩn bị xong, ông mới lững thững đi qua đường và bước vào cửa hàng, cô gái đang ngồi bên quầy tính tiền vội ngước lên nhìn ông

- thưa ông cần gì ???

- tôi có thể mướn một computer có internet được không ?

- dạ được, tiếng cô gái thật trong và thật hiền

- bao nhiêu một giờ ? ông vẫn chậm rãi hỏi

- thưa 4.000 đồng một giờ ông ạ

- cô cho tôi mướn 10 giờ, vừa nói ông vừa đưa cho cô gái bốn tờ giấy 10.000 đồng

- tôi có thể ngồi ở đâu ??

- thưa ông là khách đầu tiên, ông có quyền chọn lựa chỗ nào ông thích, thưa ông

Tiếng nói của cô gái vẫn vang lên, ông chỉ cúi đầu nói hai tiếng cảm ơn rồi đi đến một bàn máy trong một góc nhưng ở đó ông có thể nhìn được tất cả kể cả quầy tính tiền có cô gái đang ngồi - Thời gian trôi qua chầm chậm, cửa hàng bây giờ đã đông khách, cô gái lâu lâu lại rời quầy tính tiền đi tới đi lui, khi đến bên cạnh người đàn ông cô chợt thấy ông vẫn ngồi yên lặng bên máy và không làm gì cả, cô vội lên tiếng :

- thưa ông! máy có gì trục trặc sao ông không gọi ?

Ông ngước đầu nhìn lên hai mắt ông nhìn xoáy vào mặt cô gái và chậm rãi trả lời :

- không, máy không hư, nhưng tôi đang chờ

- ông đang chờ bạn ông ?

- không tôi đang chờ một người thân yêu nhất ...

vừa nói ông vẫn nhìn thẳng vào mặt cô gái và cô gái cũng thế cũng đăm đăm nhìn lại ông và bất chợt cô nhào đến ôm chầm lấy ông, trên mặt cô bây giờ ngập đầy nước mắt hòa trong tiếng nức nở :

- Trời Đại ca!!! anh đã về ...

Ông cũng đứng lên ôm lấy hai bờ vai cô gái

- phải Đại ca đã về ...

- Đại ca về hồi nào ? sao không cho Út hay ? Đại ca đang ở đâu ? Đại ca có khỏe không ? sao Đại ca không về đây liền ?????

Tiếng cô gái vẫn nức nở nhưng trong lời nói toát lên vẻ vui mừng và cô hỏi dồn dập

- từ từ mà Út, em hỏi vậy sao anh trả lời kịp

Bỗng cô gái buông người đàn ông ra và dùng hai tay đập liên hồi vào ngực ông

- Đại ca ác lắm! Đại ca bỏ đi mà không nói một lời

- Thì bây giờ Đại ca đã về rồi đây, giọng ông vẫn trầm buồn như thủa nào

Sau những phút xúc động khi gặp lại người thân, cô gái giờ đây bình tĩnh lại và ngồi xuống bên ông chậm rãi hỏi :

- bây giờ anh ở đâu ?

- anh đang ở nhà trọ cuối con đường này

- sao anh không lại đây ?

- Út hiểu tánh anh mà !!!

- Đại ca vẫn ngang bướng như ngày nào

Ông chỉ lặng thinh mỉm cười

- Bao nhiêu năm rồi Đại ca nhỉ ? từ ngày chị ấy ra đi, rồi Đại ca cũng biệt tăm luôn ....

- Út tưởng Đại ca đã chết ?

Ánh mắt ông vẫn hiền từ nhìn cô gái nhưng trong đó ánh lên một sự tinh nghịch

- Út không nghĩ như vậy đâu, tiếng co gái nũng nịu

- Út đóng cửa tiệm đưa Đại ca đi chơi nhe ?

- không Út, cứ làm việc đi, Đại ca ngồi đây nói chuyện với Út cũng được rồi

*
* *

Image%20result%20for%20đồi%20trà,

Ánh nắng trải dài trên những đồi trà, mặt trời đã lên cao tỏa muôn tia sáng mang sức sống đến cho mọi loài trên trái đất, những đồi trà chạy típ tắp nhấp nhô đến tận chân trời được phủ bằng màu xanh của lá, thoang thoảng mùi hương trà theo gió lẫn trong không gian tạo nên một cảnh sắc thật hữu tình và thơ mộng

Image%20result%20for%20đồi%20trà%20bảo%20lộc


Trên con đường dẫn lên đồi trà, có hai bóng người một nam một nữ, người đàn ông trung niên mang dáng dấp phong trần và cô gái khoảng chừng 25 tuổi - Người đàn ông thong thả bước, mắt dõi nhìn về chốn xa xăm trong khi đó cô gái trông giống như một cánh bướm tung tăng, có khi chạy nhanh về phía trước, khi dừng lại cúi xuống nhặt một vật gì đó, có khi cất tiếng cười trong trẻo phá tan sự im lặng của rừng trà - Cứ như thế họ loanh quanh hết khu vườn trà này đến đồi trà khác cho đến khi mặt trời đã bắt đầu đứng bóng

- Út ơi! mệt chưa em ? tiếng người đàn ông vang lên

- Út chưa mệt đâu Đại ca ơi! hôm nay là một ngày vui nhất của Út, được thảnh thơi đi dạo với Đại ca, Út chỉ sợ Đại ca mệt thôi

- Trưa rồi Út à, kiếm chỗ nào nghỉ chân thôi

- Dạ! Đại ca

Vừa trả lời cô gái vừa lôi trong túi xách ra một tấm vải nhựa và trải xuống một gốc trà có tàn lá xum xê vửa hỏi :

- ở đây được không Đại ca ?

- chỗ nào cũng được Út ạ! tiếng người đàn ông vẫn trầm buồn

Trong lúc cô gái sửa soạn chỗ nghỉ chân thì người đàn ông vẫn chậm rãi bước những bước chân loanh quanh gần đó cho đến khi nghe tiếng cô gái vang lên :
- xong rồi Đại ca ơi! lại đây ngồi nghỉ đi

- ừ Út ơi! Đại ca tới liền

Trả lời xong, người đàn ông dã bước đến bên gốc trà nhìn xuống và nói :

- Út giỏi quá, có cà đồ ăn nữa à ?

- tại Đại ca cho Út biết trễ quá nên Út không mang theo được gì nhiều

- như vậy cũng đủ rồi Út ơi! Đại ca đâu có ăn nhiều, vừa nói ông vừa mỉm cười

- tại Đại ca không chịu ăn nhiều, trông tướng Đại ca kìa; tiếng cô gái thật là nhõng nhẽo

Ngưởi đàn ông ngồi xuống bên mép tấm nhựa và chỉ mỉm cười, hai người bắt đầu ăn, trong khi ăn cô gái cứ luôn miệng nhắc chừng

- Đại ca ăn đi nè, đây nữa nè ... thêm nữa nè ....khiến người đàn ông phải phì cười thành tiếng

- Út làm như bụng Đại ca bự lắm vậy ?

Bữa ăn trôi qua thật nhanh và trong lúc thu dọn cô gái lên tiếng

- Đại ca nè, Đại ca có hứa với Út là kể chuyện của Đại ca sau khi bỏ đây ra đi, vậy hôm nay Đại ca kể đi

Người đàn ông muốn thoái thác nên hỏi :

- ủa chứ Út không phải về coi cửa hàng sao ?

- không, Út nhờ nhỏ bạn coi dùm rồi; và giọng dỗi hờn cô gái tiếp

- hôm nay Đại ca phải kể cho Út nghe không thôi Út không về đâu

- chuyện của Đại ca đâu có gì thú vị đâu Út

- nhưng Đại ca đã hứa rồi, Đại ca là Đại ca hứa là phải giữ lời

- thôi được nếu Út muốn nghe

Ông chậm rãi rút một điếu thuốc gắn lên môi và châm lửa, hút vài hơi giọng ông trầm hẳn xuống

- Sau ngày ấy Đại ca trở lại Thành phố, sống cuộc đời lang bạt, làm đủ mọi chuyện và bất kể giờ giấc để cố quên đi dĩ vãng, được một thời gian Đại ca gặp lại một người bạn thân đang định mở vũ trường mời Đại ca về hợp tác và Dại ca làm quản lý cho vũ trường để mỗi đêm dưới ánh đèn màu trong những tiếng hát nức nở Đại ca lại càng buồn thêm; Út biết rồi đó, chân Đại ca là chân đi mà bây giờ bắt ngồi một chỗ lại mỗi đêm nghe những tiếng hát như xoáy vào tim mình cho nên đã nhiều lần Đại ca ngỏ ý với ngưởi bạn lá Đại ca ra đi nhưng bạn Dại ca năn nỉ quá nên Đại ca vẫn phải ở lại cho đến một đêm, phải một đêm ấy và trong đêm ấy Đại ca đã quyết định lại ra đi vì Đại ca gặp lại người ấy

- chị ấy có nói gì với Đại ca không ? cô gái vội xen vào

- không, vì Đại ca không muốn gặp mặt, cho nên khi nhìn thấy người ấy vừa bước vào cửa là Đại ca giao lại cho thằng đàn em phụ trách tiếp khách và Đại ca lui vào bên trong - Suốt đêm ấy Đại ca không hề chợp mắt, bao nhiêu những gì ngày xưa bỗng lại hiện về trong tâm tư Đại ca để rồi sau một đêm mất ngủ, sáng hôm sau Đại ca quyết định ra đi giao lại toàn bộ vũ trường cho người bạn trông coi

- rồi Đại ca đi đâu ? giọng cô gái buồn hẳn xuống như cô đang là người trong cuộc

- Đại ca về miền Tây, đầu tiên là Cần Thơ còn được mệnh danh là Tây Đô, đại ca đi hết các chốn từ Bình Thủy, Phong Điền, Hỏa Lựu, à Cần Thơ còn có bến Ninh Kiều nữa đó Út

- Đại ca biết nhiều qúa, Út chỉ nghe chứ chưa một lần đến, rồi sao nữa đại ca ?

- công việc làm ăn đang xuôi chèo mát máy thì một hôm sau bữa tiệc các bạn đại ca rủ nhau đi vũ trường và thật là một định mệnh, hình như cái định mệnh ấy hay đến trêu chọc đại ca ở khung cảnh vũ trường - Út biết không ? đại ca chạm mặt người ấy ...

- ồ !!! cô gái vội chồm lên và hai mắt mở to ....

- rồi đại ca lại trốn ????

- đụng mặt rồi làm sao còn trốn được nữa hả Út ? - vừa trả lời người đàn ông vừa mỉm cười

- vậy rồi sao đại ca ?

- thì Đại ca phải mời người ấy ngồi chung bàn, đến lúc ra sàn nhảy người ấy gục đầu vào vai đại ca khóc nức nở kể lại chuyện xưa

- Út nhớ rồi, ngày ấy vui quá phải không đại ca, hình như cô gái muốn phá tan nỗi u buồn trong lòng ngưởi đàn ông mà cô kính yêu nhất nên cất cao giọng vừa cười vừa nói :

- ngày đó chị ấy đang chở Út đi thì Đại ca không biết đang nhớ tới ai mà khi qua đường cũng không thèm dòm khiến chị ấy đụng phải đại ca trong lúc té xuống Út tưởng đại ca bị sao rồi, ai dè đại ca chẳng bị gì cả, chị ấy thì bị bể đầu, còn Út bị trẹo chân, trông đại ca lúc đó Út tức cười quá cứ lăng xăng lít xít và đại ca vôi đưa hai chi em vô bịnh xá, sau đó hàng ngày đại ca đều đến - chợt giọng cô gái vút lên cao thật nhí nhảnh

- nhưng chỉ có Út là sướng nhất, được một lúc tới hai người chiều chuộng, đi đâu Út cũng được đi theo, Út được tất cả những gì của hai người cộng lại; Rồi sao nữa đại ca ? kể tiếp đi, lúc đó chắc đại ca xúc động lắm ???

- đúng đó Út! đại ca cũng là người mà, lại là người mang vết thương chưa lành nữa nên lúc đó đại ca rất xúc động khi người ấy kể chuyện mình bây giờ, người ấy nói : " khi bỏ đại ca ra đi một thời gian sau mới thấy mình lầm lẫn và bây giờ người ấy khổ thật nhiều phải đi làm để nuôi một thằng đàn ông ăn bám suốt ngày chơi bời nhậu nhẹt ....."

- rồi đại ca tính sao ???

- tính gì nữa Út ! mặc dù trong tim đại ca vẫn còn máu nóng nhưng đại ca đã gác kiếm qui ẩn giang hồ, cộng thêm người ấy giờ như ván đã đóng thuyền rồi đại ca lấy tư cách gì mà can thiệp được - Tuy nhiên đại ca cũng buồn không ít để đêm đó vế lại thức trắng một đêm, rồi hôm sau đại ca lại từ bỏ ra đi, đại ca muốn quên những gì quá khứ, đại ca lại lao vào công việc để tìm quên và để cố quên

- đại ca đi đâu ? tiếng cô gái thật nhỏ nhẹ

- đại ca đi xuống Kiên Giang, qua Hà Tiên một thời gian rồi lên Long Xuyên sau đó lên Châu Đốc; tại Châu Đốc đại ca ở lại lâu nhất vì nơi đây làm ăn được - Những công việc bận rộn khiến đại ca cũng khây khỏa và lẵng quên dần cho đến mấy lúc gần đây đại ca bị thất bại mấy phen để đại ca phải suy nghĩ lại, đại ca nghĩ chắc mình đã già rồi không còn xông xáo được như xưa, nay chắc ông trời bắt mình phải về ở ẩn và trong lúc suy nghĩ đó đại ca lại chợt nhớ về cái thị trấn bé nhỏ này đây, vì ở nơi đây đại ca còn có một cô em bé nhỏ, thế là đại ca thu xếp tất cả để trở về và cũng còn may mắn vì em vẫn còn ở đây

Mặt trời đã chếch về tây, khu đồi trà đã bắt đầu nhập nhòa trong bóng tối

- thôi về Út ơi ! trời sắp tối rồi

- dạ đại ca

*
* *

Image%20result%20for%20căn%20nhà%20nhỏ%20cuối%20thị%20trấn
Sau đó ông mua một căn nhà nhỏ cuối thị trấn, có con đường dẫn lên những đồi trà trong vùng, ông nhất quyết không đến ở chung với cô gái vì ông muốn tự do. Hàng ngày ông đến phụ với Út trông coi cửa hàng và trong những thì giờ rảnh rỗi ông lang thang khắp các đồi trà, đôi chân ông vẫn đưa ông đi vào những cuộc lãng du nhưng trong thâm tâm ông tự nhủ
- mình sẽ chọn thị trấn này cho đến hết cuộc đời



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 21/Dec/2018 lúc 5:02pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Dec/2018 lúc 9:14am

Chuỗi ngọc lam

Đây là một câu chuyện rất nhân văn của tác giả Fulton Oursler được dịch bởi Nguyễn Hiến Lê. Câu chuyện còn được đưa vào giảng dạy trong môn Tiếng Việt lớp 5 học kì I ( Tập đọc, tuần 14, trang 134). Các nhân vật trong truyện đều là những người tốt, họ có tấm lòng nhân hậu, biết sống vì nhau và mang lại hạnh phúc cho nhau trong dịp lễ Noel khiến cho không khí của kì nghỉ lễ tưởng chừng như cô quạnh và thiếu thốn bỗng ấm áp và thân thương, chan chứa tình người. Chú Pie mang lại niềm vui cho cô bé Joan. Còn bé Joan lại mong muốn đem lại niềm vui cho người chị gái đã thay mẹ nuôi mình. Câu chuyện có ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu sắc: Đem lại niềm vui cho người khác cũng chính là đem lại niềm vui cho bản thân. Đồng thời câu chuyện còn đề cao tính trung thực.
        
        Ngày cô bé Joan Grace đẩy cửa bước vào tiệm của Pierre Richard thì Pierre là con người cô độc nhất thành phố. Có lẽ hồi ấy các bạn đã được nghe phong phanh câu chuyện đó. Nhưng báo chí không nêu tên mà cũng không kể chi tiết nên hôm nay tôi xin thuật lại tường tận. Pierre đã được ông nội để lại cho một cửa tiệm bán đồ cổ. Trong cái tủ kính nhỏ xíu anh chất đủ các thứ đồ kỳ cục: vòng, mề đay đeo vào dây chuyền có từ thế kỷ trước, nhẫn vàng, hộp bạc, ngọc thạch hoặc ngà chạm trổ, tượng nhỏ bằng sứ.

         Buổi chiều, mùa đông hôm đó, một em gái đứng áp trán vào tủ kính, trố mắt ngó kỹ từng vật cổ lỗ đó như muốn kiếm một vật gì. Bỗng em ngững đầu lên, vẻ khoan khoái rồi đẩy cửa bước vào tiệm. Tiệm tối tăm mà còn bừa bãi hơn mặt tiền nữa. Có những ngăn tủ muốn sập vì chất quá nặng: hộp đựng tư trang, súng lục cũ không còn dùng được nữa, đồng hồ chuông đèn; còn trên sàn thì chất đống nào là giá để củi trong lò sưởi, đờn măng-đô-lin và những đồ cũ kỹ khó mà phân loại được. Pierre ngồi ở sau quầy. Mặc dầu mới ngoài ba mươi mà tóc của anh đã hoa râm. Anh ngó cô bé. Em hỏi :
- Thưa ông, con có thể coi chuỗi ngọc lam bày ở tủ kính không ạ?
        Pierre kéo tấm màn, lấy chuỗi ngọc ra đưa cho cô bé xem. Những viên ngọc lam chiếu rực rỡ trong bàn tay xanh xao của anh. Em đỡ lấy, thốt lên lời khen :
- Đẹp quá! Xin ông gói lại thành một gói đẹp cho con.
      Oierre lạnh lùng ngó em :
- Có ai sai em đi mua hả?
       Thưa không. Con mua cho chị Hai con. Chị đã nuôi nấng con từ khi má mất. Đây là lễ Noel đầu tiên chị em con được ở gần nhau. Con muốn tặng chị một món quà đẹp.
      Pierre nghi ngờ hỏi :
- Em có bao nhiêu tiền?
      Em mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm bạc xu, bảo :
- Con đã đập con heo của con ra đấy.
       Pierre Richard ngó em, vẻ trầm tư. Rồi anh ý tứ cầm chuỗi ngọc lên, sợ em trông thấy giá tiền. Nói thẳng cách nào cho em biết được? Cặp mắt xanh đầy tin tưởng của em gợi cho anh nhớ lại vết thương lòng thời trước. Quay lưng lại em, anh bảo :
- Em đợi một chút nhé.
     Rồi vừa lúi húi làm một việc gì đó, anh vừa quay lại hỏi:
- Em tên gì?
- Thưa, Joan Grace.
       Khi quay lại thì trong tay anh đã cầm một gói nhỏ bao bằng giấy lụa đỏ và cột bằng một băng lụa màu xanh lá cây. Anh đưa cho em bé và bảo:
- Này, coi chừng em đừng đánh rơi nhé.

        Em Joan mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt về nhà. Anh nhìn theo, một nỗi buồn mênh mông dâng lên trong lòng. Em nhỏ đó và chuỗi ngọc lam khêu gợi lại một vết thương lòng không bao giờ lành hẳn của anh. Tóc em vàng như lúa chín, mắt em xanh như nước biển; mới mấy năm trước, anh đã yêu một thiếu nữ cũng có mớ tóc đó, cặp mắt đó. Chuỗi ngọc đã tính để tặng nàng. Nhưng một chiếc cam nhông trượt bánh trên con đường trơn trợt một đêm mưa đã làm tiêu tan ước mơ. Từ đó anh sống cô độc, ôn lại hoài nỗi khổ tâm. Anh ân cần lễ độ tiếp khách, nhưng ngoài công việc ra, anh thấy đời trống rỗng vô nghiõa một cách khủng khiếp. Lầm lì, không giao thiệp với ai, anh rán quên mà không quên được, nỗi thất vọng như sương mù cứ mỗi ngày mỗi dày đặc. Cặp mắt xanh của em Joan Grace gợi cho anh hình ảnh người yêu. Vào dịp lễ này, khách hàng tới đông, ai cũng bộc lộ niềm vui làm cho anh càng đau lòng. Khách qua đường bước vào tiệm, chuyện trò, sờ mó các món đồ, trả giá lăng xăng. Đêm Noel đã khuya rồi, khi người khách cuối cùng bước ra, Pierre Richard thở phào nhẹ nhàng. Thôi thế là qua được năm nay. Nhưng anh đã lầm.

        Cửa thình lình mở ra, một thiếu nữ xông vào. Anh thấy nhói ở tim: thiếu nữ có vẻ mặt quen quen nhưng anh không nhớ rõ đã gặp ở đâu, hồi nào. Tóc cô vàng hoe, mắt xanh thăm thẳm. Cô im lặng lấy trong túi xách ra một gói nhỏ bao vội vàng một thứ giấy lụa đỏ, lại có cả cái băng lụa màu xanh lá cây đã mở ra rồi. Và những viên ngọc lam chiếu rực rỡ trên bàn:
- Chiếc chuỗi ngọc lam này có phải của tiệm ông không?
       Pierre ngước mắt lên nhìn cô, nhẹ nhàng trả lời:
- Phải.
- Phải ngọc thật không?
- Nhất định rồi. Không phải thứ ngọc quý nhất nhưng ngọc thật đó.
- Ông có nhớ đã bán cho ai không?
- Bán cho một cô bé. Tên em là Joan. Em mua để tặng quà Noel cho chị Hai của em.
- Giá bao nhiêu?
     Pierre nghiêm mặt đáp:
- Tôi không khi nào nói giá tiền khách hàng đã trả cho tôi.
- Em Joan chỉ có ít đồng tiền tiêu vặt làm sao em có đủ tiền mua chuỗi ngọc này?
      Trong lúc đó, Pierre vuốt kỹ lại tờ giấy lụa, gói lại chuỗi ngọc. Anh bảo :
- Em đã trả đắt hơn hết thảy các người khác. Có bao nhiêu tiền em đưa tôi hết.
      Hai người làm thinh. Cửa hàng bỗng tĩnh mịch lạ thường. Tiếng chuông từ một giáo đường ở gần đó bắt đầu đổ, văng vẳng đưa lại. Cái gói nhỏ đặt trên bàn, vẻ thắc mắc dò hỏi trong cặp mắt thiếu nữ và cảm giác hồi sinh kỳ dị dồn dập dâng lên trong lòng Pierre, tất cả những cái đó đều là do tình yêu của một em nhỏ.
- Nhưng sao ông lại làm như vậy?
    Pierre vừa đưa gói nhỏ đó cho cô vừa trả lời :
- Hôm nay là ngày Noel. Tôi bất hạnh không có ai để tặng quà. Cô cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Noel vui vẻ với gia đình nhé!
      Thế là trong tiếng chuông đổ hồi, giữa một đám đông vui vẻ, Pierre Richard và một thiếu nữ mà anh chưa biết tên, cùng nhau bước qua một ngày mới đem lại nguồn hy vọng tràn trề trong lòng mọi người.                                                                                                                           Tác giả:  
Fulton Oursler

                                                                                                                         
Chuỗi%20ngọc%20lam
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Dec/2018 lúc 3:15pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2018 lúc 9:07am

Những Bông Hoa Cuối Mùa


2985%20NhungBongHoaCuoiMua%20NguyenNhung


      Xếp lá thư của Chuyên vào túi áo, Ngọc mỉm cười xa vắng. Lá thư từ miền hỏa tuyến gửi về thành phố đến tay Ngọc vào những ngày đầu tháng mười hai, báo tin Chuyên sắp về phép trong mùa Giáng Sinh khiến Ngọc nôn nao chờ đợi. Nhớ lại Noel năm ngoái Chuyên không về được vì phải ở lại đơn vị, chỉ có mình Ngọc đi lễ nửa đêm với cô em gái, nghe hồi chuông ngân lan lan trên nóc nhà thờ giăng giăng những ánh đèn chớp tắt, Ngọc lại nhớ Chuyên da diết . . .
     Đứng dưới giàn mướp ở góc sân sau,  bóng nắng sớm in xuống nhảy múa đậu trên chiếc áo trắng của Ngọc, tưởng như cũng biết cười với nỗi vui thầm kín của người con gái. Những bông hoa cuối mùa, dù đợt gió cuối năm hơi lành lạnh đã làm những chiếc lá trên giàn ngả màu vàng úa, đang xào xạc theo từng cơn gió mùa thổi tới.
      Bầu trời cao và trong, xanh biếc, nắng vẫn óng ả trên những cây cỏ trong trong vườn. Chuyên về. Ngọc nghe những tiếng reo vui ấy cứ ấm áp ngân mãi trong lòng, như tiếng chuông đêm giáng sinh năm nào. Rồi Ngọc chợt buồn cười nhớ lại những kỷ niệm vui vui lần đầu gặp Chuyên mùa Giáng Sinh hai năm về trước, để từ đấy hai đứa đi vào đời nhau như một giấc mơ huyền nhiệm.
      Chuyên nhập ngũ khi tròn hai mươi tuổi, tâm hồn người thanh niên thời loạn đã sớm nhìn ra chiến tranh đang giăng bủa trên quê hương, với những trăn trở mơ ước đất nước được an bình, bạn bè chàng lớp lớp lên đường tòng quân nhập ngũ. Mới đó mà chín tháng quân trường trôi nhanh, đời chinh chiến đưa đẩy Chuyên làm người lính xa nhà, dù chưa có một mối tình nồng đậm ở hậu phương, nhưng vài khuôn mặt dễ thương tuổi học trò vẫn ẩn hiện trong tim người lính
      Ra đơn vị một thời gian, nhiều lần hành quân thử lửa nơi chiến trường lửa khói, viên đạn địch ghim vào chân bên phải và phá vỡ xương đùi, chàng phải nằm bệnh viện dưỡng thương một thời gian. Vết thương sau khi lành lặn đã để lại cho người lính một kỷ niệm khó quên, thời gian ấy lại rơi đúng vào mùa Giáng Sinh nên Chuyên có được những ngày nghỉ hiếm hoi trong đời lính với mái ấm gia đình. Bây giờ chàng sĩ quan mặt búng ra sữa ấy trông đã có vẻ lì lợm, chững chạc hơn so với ngày mới bước chân vào đời lính, không biết sao lại ngoan ngoãn theo bố mẹ đến nhà Ngọc dự bữa tiệc đêm Giáng Sinh năm ấy. Ngọc và lũ em không làm sao nín cười được, khi Chuyên mặt đỏ bừng vì ngượng, vâng lời cha mẹ khoe chiến thương cho mọi người xem. Mấy đứa con gái kéo nhau vào phòng trong rúc rích cười,  con em út đã nghịch ngợm bảo Ngọc:
"May quá chị Ngọc nhỉ? Nếu anh Chuyên bị thương ở trên bụng thì em không biết . . . "
      Ngọc vội vàng bịt miệng em kịp lúc, rồi mấy chị em lại rúc rích cười với nhau, tha hồ bàn tán về anh chàng sĩ quan trẻ ngượng nghịu ngoài phòng khách. Sau này, khi hai đứa yêu nhau, Ngọc có kể lại chuyện này cho Chuyên nghe, hai đứa cứ rũ ra cười, khi đang yêu họ ríu rít như đôi chim non, mỗi lần về phép là những ngày vui dài bất tận. Đó cũng là những kỷ niệm đẹp ghi đậm trong tâm khảm hai người, và mùa Giáng Sinh năm ấy bỗng lại là mùa Giáng Sinh đẹp nhất trong đời Ngọc. Để rồi sau mỗi lần về phép, Chuyên trở ra đơn vị, Ngọc lại hồi hộp chờ đợi và mong mỏi chàng trở về với một xác thân lành lặn.
      Ngọc tuy không đẹp nhưng rất có duyên, còn Chuyên thì khỏe mạnh, đầy nam tính. Chàng có cái lì lợm toát ra từ vẻ mặt, từ đôi mắt, bởi vậy lần đầu tiên gặp Chuyên, Ngọc đã nhìn thấy đôi mắt ấy hình như có lửa, đã đốt cháy trái tim Ngọc ngay khoảnh khắc đầu tiên. Người ta gọi đó là "tiếng sét ái tình", dù hai bên gia đình hình như đã có sự sắp xếp để hai đứa gặp nhau. Riêng Ngọc, nàng lại cho là có sự sắp xếp của định mệnh, để hai người vĩnh viễn bước vào đời nhau đúng vào đêm Chúa sinh ra đời.
oOo
      Ngọc đang sửa soạn những món ăn cho đêm Noel thì Chuyên về. Suốt ngày hôm đó Ngọc nôn nao mong đợi, nào ai biết được những gì xảy ra cho người lính. Mãi tới khi thấy Chuyên đứng bên ngưỡng cửa, bộ đồ nhà binh còn bám bụi đường xa, nụ cười rạng rỡ của chàng khi cô em út đã nhảy ra mừng trước chị, Ngọc mới yên chí là chàng về thật. Một kỳ nghỉ phép vào mùa Giáng Sinh thật hiếm hoi cho đời lính, những cuộc đụng độ bất ngờ trong giờ hưu chiến vẫn có thể giữ Chuyên ở lại đơn vị là chuyện thường. Đánh đổi những ngày phép hiếm hoi này không phải dễ cho một người lính ở đơn vị tác chiến như Chuyên, ròng rã nhiều tháng ngày Ngọc làm tượng đá chờ đợi, nàng mới cảm thông được nỗi buồn của những người vợ lính. . .
      Việc đầu tiên trong kỳ nghỉ phép rất hiếm hoi này, Chuyên chạy vội đến một cửa hàng bách hóa để mua quà Giáng Sinh cho Ngọc. Đứng trước bao nhiêu món quà trưng bày trong tủ kính, cuối cùng chàng đã tìm được món quà cho người yêu, con búp bê thật xinh với dáng đứng và khuôn mặt của cô bé tuổi mười lăm, duyên dáng và ngây thơ như Ngọc. Ngoài ra Chuyên còn mua thêm vài món quà nữa, những món quà này Chuyên dấu kín trong một túi giấy, với một bí ẩn mà chắc rằng chỉ có chàng mới hiểu được ý nghĩa cao đẹp của nó.
      Sau khi tiếp mẹ nấu nướng những món ăn cho bữa tiệc đêm Giáng Sinh, Ngọc vội vã vào phòng riêng trang điểm chờ Chuyên tới đưa nàng đi chơi đêm Noel. Thành phố vẫn tưng bừng trong không khí rộn rã của đêm Noel, trong khi ấy chắc hẳn có những người lính ở miền xa đang căng mắt chờ đợi những bất an xảy đến cho họ. Đã có một " party " thật vui nhộn do cô bạn thân mời, Ngọc có thể xin phép mẹ để được đi chơi với Chuyên mà không bị nhắc nhở, dặn dò, lo lắng như những lần được bạn bè mời đi ăn sinh nhật trước kia. Hay là bây giờ Ngọc đã lớn, bố mẹ đã hoàn toàn tin tưởng nàng chọn lựa đúng người để gửi gấm yêu thương. Bố vẫn nói đùa với mọi người, có lũ con gái ở trong nhà như bom nổ chậm, lòng ngay ngáy không yên. Mỗi lần thấy con gái đi theo để thưa với bố điều gì, ông lại hồi hộp không biết có phải tin báo giờ bom sắp nổ. Bố vui tính hay đùa, chứ ba đứa con gái của ông là ba bông hoa tươi thắm, đã khiến ngôi nhà vang lên những tiếng cười trong trẻo, óng ánh như tia nắng đầu ngày trải trên giàn mướp hương hoa vàng ở mảnh vườn sau.
      Khi Chuyên trở lại để xin phép mẹ đưa Ngọc đi chơi, chàng thật bảnh bao trong bộ quần áo "civil" thẳng nếp, tóc tai chải gọn gàng, mày râu nhẵn nhụi, khác hẳn khuôn mặt phong trần, xạm nắng trong bộ quân phục chàng mặc lúc ban chiều. Trên tay chàng là gói quà nhỏ tặng Ngọc, ngoài ra còn một gói to hơn, bọc kín mít trong một túi giấy, bỏ vào chiếc túi ny lông, hơi cồm cộm, Ngọc đoán là giầy dép, hay quần áo. Món quà ấy Chuyên nhờ Ngọc cầm hộ, khi hai người chở nhau trên chiếc xe Honda, Ngọc chỉ mơ hồ đoán đó là món quà Chuyên dành cho ai đó nhưng không tiện hỏi.
      Cả tuần nay, Ngọc  băn khoăn chọn chiếc áo dài có màu sắc thích hợp cho đêm Giáng Sinh. Dưới ánh đèn mờ thì màu đỏ huyết dụ sẽ làm khuôn mặt Ngọc nổi lên những đường nét quyến rũ, dù rằng Ngọc rất thích chiếc áo màu thiên thanh, đi trong nắng sẽ làm vẻ tươi thắm của khuôn mặt trở nên dịu dàng hơn, nhưng  dưới ánh đèn qua sự phản chiếu ánh sáng, nó sẽ bị lợt lạt đi. Băn khoăn mãi, không biết sao Ngọc lại chọn màu áo trắng học trò, có thêu những chiếc hoa xinh màu xanh nhạt dưới hai tà áo. Ngọc thấy sự giản dị của màu áo lại khiến mình có nét ngây thơ của một cô em gái hậu phương, có lẽ vì Chuyên là một người lính? Ý nghĩ ấy khiến Ngọc mỉm cười hoài một mình, chỉ màu áo mà cũng làm những kẻ đang yêu nghĩ ngợi mãi, có phải vì Ngọc vẫn nghĩ tới Chuyên với một tâm tình trong sáng của tuổi trẻ còn nguyên vẹn.
      Trên đường phố đã nhộn nhịp người qua lại, xe cộ dập dìu như mắc cửi, nhưng sao  trong đôi mắt Chuyên, Ngọc thấy niềm vui như vẫn phảng phất một nỗi buồn. Ngọc không dám hỏi Chuyên về những điều thầm kín đó, và khi thấy Chuyên chở mình đi về hướng ngoại ô của thành phố, qua những con đường đầy ổ gà chỉ có ánh đèn đường vàng vọt, chen chúc những căn nhà ván lợp lá nghèo nàn khuất dưới tàng cây tối thẫm, Ngọc lại bâng quơ nghĩ tới những chuyện không vui, mà vẫn không đủ can đảm hỏi Chuyên tại sao lại tới đó. Trong lòng Ngọc nhen nhúm chút buồn bã, vì Ngọc tưởng một đêm Noel trọn vẹn của hai đứa, phải là những tiếng cười rộn rã với bạn bè, màu rượu đỏ óng ánh trong chiếc ly thủy tinh, phải là những bước chân quấn quýt dìu nhau trong thế giới cuả âm nhạc, những bài ca Giáng Sinh vang vang trên đường phố. Và cuối cùng, trong không khí ấm áp của ngôi giáo đường rền rền tiếng chuông ngân, hai đứa sẽ thì thầm với nhau những lời ước nguyện đẹp đẽ.
      Đêm Noel là đêm an bình mà ở một góc trời xa vẫn bừng lên ánh hỏa châu trên vùng trời đen thẫm, có điều gì khắc khoải trong tâm hồn Ngọc khi nghĩ  sau những ngày nghỉ phép thần tiên, Chuyên lại trở ra đơn vị. Lại những chiến trường xa gian khổ, lại những bất trắc rình rập quanh đời sống của chàng, Ngọc cố xua đuổi những nỗi buồn vô cớ để hưởng trọn tình yêu đêm giáng sinh với người yêu. Mãi tới khi chiếc xe Honda quẹo vào một con ngõ tráng xi măng ngoằn nghoèo, con hẻm sâu và tối, thỉnh thoảng có một nhà treo đèn ngôi sao trước cửa, như dấu hiệu của một mùa Giáng Sinh buồn bã nơi những gia đình nghèo khổ và cô đơn
      Nỗi thất vọng và buồn bã lại nhen nhúm trong lòng cô gái trẻ, Ngọc cứ bâng khuâng tự hỏi, Chuyên định làm gì mà hoang phí những giờ phút quý hiếm của lần về phép, với đêm Giáng Sinh tuyệt vời như vậy? Ý tưởng ấy cứ miên man trong lòng Ngọc, cho đến khi Chuyên ngừng xe trước thềm một căn nhà đơn sơ, cửa vẫn mở để Ngọc nhìn thấy tất cả sự nghèo nàn của nó.
      Duy nhất một ngọn đèn trần vàng úa tỏa xuống những đồ đạc rẻ tiền. Trên chiếc giường con kê ở góc nhà, hai đứa trẻ con đang nằm chơi với nhau, bi bô nói chuyện. Và ở chiếc võng phía bên kia, theo tiếng võng kẽo kẹt đưa có tiếng người mẹ ru con buồn não nuột. Chắc người mẹ còn trẻ, vì Ngọc nghe tiếng ru tuy rất buồn nhưng âm thanh còn trong trẻo, không khí phảng phất chút hiu quạnh với bức ảnh của người đàn ông mặc quân phục còn khá trẻ, đặt trên bàn thờ  ở giữa nhà dưới ngọn đèn dầu leo lét.
      Mãi tới khi Chuyên cất tiếng gọi, thiếu phụ ngồi nhỏm dậy quấn vội mái tóc mây, đứa bé bồng trên tay mở to đôi mắt trong veo nhìn hai người xa lạ chực khóc, và hai đứa bé đang chơi trên chiếc giường nhỏ chạy ùa tới nhìn khách chăm chăm. Ngọc đã gần  đoán hiểu ra được sự thăm viếng đột ngột của Chuyên dành cho gia đình một người lính cùng đơn vị, khi anh ta đã nằm xuống mấy tháng trước đây trong một cuộc đụng độ giữa hai bên.
      Người phụ nữ còn trẻ, chắc dưới tuổi ba mươi, ngạc nhiên vì sự thăm viếng khá bất ngờ của người sĩ quan chỉ huy cùng đơn vị với chồng mình và cô bạn trẻ, trong chiếc áo dài trắng đơn sơ. Có lẽ hình ảnh ấy khiến chị nhớ đến hình ảnh một thời của mình, và cái chết quá mới mẻ của chồng khiến chị vừa cảm động, vừa tủi thân. Trong tiếng nói cuả chị, Ngọc nghe như có chút nghẹn ngào khiến nàng cảm động:
"Chào Trung  Uý, chào cô . . . "
     Rồi chị nín bặt như sợ nói thêm sẽ có thể bật lên khóc. Để tránh sự xúc động, Chuyên nắm tay hai đứa bé lôi vào lòng xoa đầu chúng một cách trìu mến, rồi chàng giơ tay bồng đứa bé độ bảy, tám tháng trên tay chị. Mấy đứa nhỏ quấn ngay lấy chàng, như đã lâu lắm rồi chúng chưa được nắm lấy bàn tay yêu thương của một người nào giống như cha chúng. Chuyên vội giới thiệu với Ngọc:
"Đây là chị Luân, trước kia anh Luân cùng đơn vị với anh. Còn đây là Ngọc, em gái hậu phương của tôi đấy."
      Chàng cố pha trò cho không khí bớt phần buồn bã, vì nhìn những đứa bé còn nhỏ như vậy, Ngọc hiểu anh Luân chỉ ra đi ít lâu nay, và cái buồn hình như còn y nguyên trong lòng người vợ. Chị Luân định chạy đi tìm nước mời khách, nhưng Chuyên đã ngăn lại, rồi hướng về mấy đứa bé, đang nhìn chàng bằng những đôi mắt đen lay láy. Chuyên nói:
     "Chú có quà cho các cháu đây. Nguyên năm tuổi, học mẫu giáo rồi phải không, chú cho con hộp viết chì màu để tô hình nhé. Bé Tiên thì lại làm cô tiên, cái áo đầm này đẹp chưa? Nào em bé ra đây, bé thế này thì chỉ có sờ tí mẹ thôi, chú cho bé con thỏ biết nhảy để ba anh em chơi chung với nhau nè!"
       Hai đứa lớn mừng rỡ xà vào lòng Chuyên, bây giờ mới ríu rít kể chuyện. Những chuyện của trẻ con thật dễ thương, điều thương cảm hơn cả là chúng chưa hiểu gì về sự vắng mặt của người cha. Ngọc đã phải bậm môi để đừng chảy nước mắt khi nghe thằng Nguyên nhắc về cha nó, với nỗi mong đợi của đứa bé ao ước được gặp bố, sau nhiều tháng chưa thấy bố về phép như mọi khi. Nó thỏ thẻ hỏi Chuyên:
"Chừng nào bố con về hở chú?"
Chuyên vội quay đi để tránh cái nhìn tha thiết trong đôi mắt trẻ thơ của thằng bé:    
     "Bố  còn bận lắm chưa về được, nhưng bố nhắn chú về mua quà cho con và mấy em rồi. Con phải ngoan, nhớ trông em cho mẹ, kỳ tới chú về bố con sẽ gửi quà nhiều hơn."
      Những câu nói dối để xoa dịu nỗi mong đợi nơi thằng bé năm tuổi, khiến người lớn nghe thắt cả lòng. Đằng sau những vinh quang của vòng hoa tươi thắm quàng lên cổ áo người lính trở về từ mặt trận, những khuôn mặt rắn rỏi và kiêu hùng trong tiếng nhạc rộn ràng kia, có bao giờ lại thiếu những hồi kèn truy điệu thiết tha, ngân lên rồi đọng lại trong lòng người ở lại sự vắng mặt của người đã nằm xuống, không bao giờ trở về.
      Chuyên trở lại câu chuyện với chị Luân, người góa phụ còn xuân sắc với ba đứa con thơ trên tay, Ngọc không hiểu chị có đủ nghị lực và can đảm để vượt qua cái chênh vênh của cuộc sống chật vật và cô đơn ấy được bao lâu. Cho dù thời gian qua đi, một mai đất nước có thanh bình, nhưng chiến tranh đã để lại những dấu tích bi thảm trên thân phận người vợ lính, những đứa bé không cha dẫy đầy trên mảnh đất quê hương. Nghĩ tới đây, rồi nhìn thấy đôi mắt ướt của người góa phụ còn trẻ, Ngọc bỗng rùng mình, và mắt nàng cũng rưng rưng một màn lệ mỏng . . .  
      Tuy nhiên, mùa Giáng Sinh năm ấy lại là mùa Giáng Sinh ý nghĩa nhất trong đời Ngọc, nó đã trở thành một kỷ niệm đẹp của hai người, để Ngọc có dịp đánh giá tâm hồn Chuyên sâu sắc hơn. "Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè", có phải đấy là giá trị duy nhất mà một người Lính sau bao nhiêu lần thử thách với cái chết còn giữ được, ngay cả mạng sống của họ. Bây giờ Ngọc mới thực sự nhìn ra tâm hồn cuả người yêu, rồi nhận ra những cảnh đời cô đơn, cùng khổ đang nhan nhản xảy ra xung quanh nàng, tự nhiên Ngọc không còn thiết tha gì với những cảnh xa hoa, hào nhoáng ở ngoài kia, nó như  những mảnh vải màu sắc rực rỡ, vá lên một chiếc áo rách tả tơi. . . .
oOo
      Năm nay, mùa Giáng Sinh lại tới, Chuyên và Ngọc đã về với nhau được hơn ba mươi năm, đôi bạn tình đã trải qua nhiều đau khổ với cảnh tan nát của nước non. Chuyên may mắn thoát chết trong những ngày chinh chiến gian khổ, nhưng sau đó chàng nếm thêm nhiều năm tù tội khi đất nước hòa bình. Hoàn cảnh lại xô đẩy Ngọc giống như chị Luân, vợ một người lính đã nằm xuống, nhưng có điều là nàng vẫn còn niềm hy vọng, vì cuối cùng Chuyên cũng trở về với Ngọc và các con. Chẳng hiểu sao định mệnh cứ đưa đẩy đất nước vào những nghịch lý triền miên như vậy, và điều ấy khiến con người càng ngày càng xa cách nhau hơn.
       Rồi dài theo những bước chân và sự xoay vần của lịch sử, hai vợ chồng và mấy đứa con lại trôi nổi nơi xứ lạ quê người. Trong mảnh sân vuông vức, Ngọc vẫn trồng một giàn mướp đằng sau vườn để nhớ tới mảnh vườn ở quê nhà năm xưa. Nhìn tia nắng ban mai chiếu ánh sáng qua giàn lá xanh như ngọc, Ngọc lại không quên được những kỷ niệm êm đềm của những mùa Giáng Sinh xưa. Những đợt gió cuối mùa ở quê người, là cái dữ dội của con dao cắt vào ruột kẻ tha hương, chứ không phải cái hiu hắt dịu êm của chút gió cuối năm ở quê nhà những mùa Noel cũ.
      Trời khi nóng khi lạnh, khiến giàn mướp đã xơ xác vẫn còn những chiếc lá thưa thớt xào xạc thoảng qua tai Ngọc, như  tiếng ngân của một cung đàn đềm êm trong quá khứ. Những bông hoa cuối mùa, dường như vẫn giữ lại trong lòng Ngọc biết bao kỷ niệm một thời tuổi trẻ dễ thương nhất của cuộc đời, mà những kỷ niệm ấy như những tiếng chuông mùa Giáng Sinh, vẫn ngân nga trong lòng nàng mỗi khi mùa Giáng Sinh trở lại.
      Ở góc vườn bên kia, bóng Chuyên lom khom xới đất để sửa soạn trồng những cây hoa pensée mùa Đông. Một thời tuổi trẻ đã qua rồi, nhưng sao lòng Ngọc vẫn ấm áp khi nhớ lại đêm Giáng Sinh năm ấy, chính vì thế trong mắt nàng Chuyên vẫn là Chuyên của những năm tháng cũ. Nắng đã lên rực rỡ, chỉ còn Ngọc đứng dưới giàn mướp đã thưa thớt lá. Nhìn bóng nắng  nhảy múa trên  vai áo mình,  Ngọc tự nhiên nhớ lại mùa Giáng Sinh năm xưa, và mỉm cười vu vơ như thuở nàng còn là người yêu của lính.


Nguyên Nhung


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 27/Dec/2018 lúc 9:07am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2018 lúc 7:38am
RỒI TẾT LẠI ĐẾN

Image%20result%20for%20RỒI%20TẾT%20LẠI%20ĐẾN


Thấy có nắng, Vinh trải cái nóp lên trên băng ghế ngồi lái tàu, để phơi cho khô. Sương xuống suốt đêm hôm qua, thấm vào cọng bàng dệt nóp, ướt đẫm cả mảng lớn, thành màu thâm nâu nâu. Người lớn lên với đời sống không thiếu thốn phương tiện hay chỉ ở tỉnh thành, đô thị, rất hiếm dịp biết qua cái “nóp” và cỏ “bàng”.

Bàng là loại cỏ cao hơn cả mét, chỉ có ở miền Tây, mọc nơi đất ngập nước phèn chua, nhiễm mặn như vùng Nhà Bàng – Thất Sơn, Cà Mau, Hà Tiên... Trái lại, cỏ Lác (người miền Bắc gọi là Cói) mọc khắp Bắc, Trung, Nam; từ vùng sông Hồng, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, xuống Đồng Tháp Mười ở miền Nam. Sợi Lác bán có giá hơn cỏ Bàng, thường dùng dệt chiếu.

Dân miền Tây, đồng bằng sông Cửu Long, lấy cỏ bàng đập dẹp phơi khô, đan thành những vật dụng như túi xách, đệm… Tấm đệm có hình vuông, mỗi cạnh 1,7 mét. Đệm bàng rẻ tiền, nhưng có đặc điểm dai mềm hơn manh chiếu lác, thường dùng cho công việc tạp nhạp ngoài đồng áng.

Chừa ba tấc, gắp phần đệm còn lại làm đôi, rồi may kín hai đầu, để trống một cạnh dài, tấm đệm bây giờ trông giống cái bao thư lớn, gọi là cái “nóp”. Sau khi chui vào nóp nằm, người ta tự kéo mép dư chèn xuống lưng, thành cái túi ngủ kín cả bốn phía, muỗi không chui vô được và kim của chúng nó không thể nào đâm thủng lớp đệm bằng cỏ bàng. Chưa quen ngủ trong nóp, cảm thấy bị ngộp hơi. Tuy vậy, một lúc sau rồi quen, hơi thở dễ chịu hơn. Nóp “hai đệm” được dệt rộng hơn, chừa mép bằng chiều ngang; để khi chèn mép vào hết bên dưới lưng, người ta được nằm trên hai lớp đệm, cảm thấy êm và ấm lưng hơn.

Còn có loại “nóp đôi”, cho hai người ngủ chung. Thường thì, chỉ có vợ chồng mới chịu hao tốn hay chịu khó quảy theo cái nóp cồng kềnh gắp đôi và chịu ngủ chung đụng với nhau. Hai người ngủ chung “nóp đôi” mà loại “hai đệm”, có cái thú vị riêng, nhưng cần khéo léo hơn; cả hai phải đồng lòng, nương chìu nhau, cùng lăn, cùng trở,… mới luồn trọn vẹn phần mép nóp vào bên dưới lưng cho cả hai. Cho dù nằm dưới mái lá trống bốn bề hay giữa trời đầy sao, bên trong nóp vẫn thấy kín bưng; một thế giới riêng tư của cả hai…

Nóp là mùng và là chiếu, cũng là lều của đồng bào miền Tây, của dân nghèo; được dùng từ trên đất bờ, ruộng đồng, xuống ghe thuyền lênh đênh theo dòng sông, con rạch. Có hơn cả trăm năm, nóp đã là bạn đồng hành không thể thiếu của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những nơi hoang dã nhiều muỗi, mòng, rắn, rết,… nơi người dân không khả năng mua sắm mùng, hay vì sinh kế khổ cực phải nay đây-mai đó, ngủ lây lất chốn hoang dã với màn trời-chiếu đất,…

Thường thì Vinh chỉ cần nằm trên băng ghế, trùm qua cái mền là ngủ được. Thế nhưng, khởi từ đêm 28 Tết, chẳng biết chúng nó âm mưu và tụ tập nhau từ lúc nào, muỗi cả đám cả đàn, kéo về khu bến tàu này. Mấy đêm nay muỗi nhiều quá, chúng tìm mọi kẻ hở và các chỗ da thịt sát với mền để châm chích, nên Vinh phải chui vào nóp mà ngủ. Từ lúc trời mới chạng vạng, muỗi đã túa ra, vi veo inh ỏi gọi nhau bay đi kiếm ăn. Muỗi nơi đây thô kệch, chớ không thanh nhã, mềm yếu, ẻo lả… như muỗi tỉnh thành, muỗi Sài Gòn; đã thế, chúng nó lại rất hung hăng, tàn bạo như loài quỉ đỏ khát máu.

Vũ cũng thức rồi, leo lên đứng bên trên hầm máy, ló người qua mui tàu, đốt thuốc hút, nhìn quanh quẩn một lúc:

- Ê, vắng quá há mậy!

Vinh ngó lòng vòng từ trên bến tàu xuống dòng sông, rồi lừng khừng nói theo bạn mình:

- Ừ,… vắng thiệt…!

Bến tàu vắng lặng thật!

Không chuyến đi, không chuyến về, như thường ngày. Thường ngày, bến tàu ồn ào gần như suốt cả ngày đêm: tiếng máy tàu, tiếng người, tiếng hàng chuyển lên nhà máy, tiếng thùng không kéo xuống,… Trưa hôm qua, chuyến chở hàng về của ghe chú Tài là chuyến cuối cùng trong năm. Sau đó, các quan thầy cùng nhân viên bắt đầu rỗi rãi, thảnh thơi ăn nhậu “Tất Niên”, tà tà cho hết ngày 30. Ngày Tết, văn phòng, công ty đóng cửa nghỉ Tết. Ghe chở hàng cũng nghỉ Tết. Nhân dịp này, ghe tàu chở hàng chạy về quê nhà hay bến quen của mình, để đón Giao Thừa, ăn Tết với thân quyến, bạn bè. Mấy chiếc từ xa xuống đây làm ăn, như ghe của Vũ, thì nằm lại bên bến của công ty. Hai đứa lẩn quẩn ở đây để coi chừng ghe; để lắm lúc bâng khuâng, nghe lòng mình bùi ngùi: xuân này vắng nhà!

Chiều 30, chợ tan sớm. Mấy chiếc xuồng con con lấp lửng mặt nước, chở dưa hấu, chở mấy chậu hoa cúc, hoa vạn thọ,… các thứ bán không hết về nhà. Trời về chiều u buồn, càng buồn thảm hơn cho cảnh buôn bán ế ẩm…

Đêm hôm qua, đêm Giao Thừa trong âm thầm, vắng lặng; không tiếng pháo đón mừng Xuân sang, như những ngày Xuân trước đây, trước Tết Mậu Thân.

Tết Mậu Thân, năm 1968, cộng sản xua quân tấn công miền Nam, gieo tang tóc khắp nơi nơi, nhất là thảm sát vô cùng man rợ ở Huế. Bây giờ, cộng sản chiếm được miền Nam, nhưng không bao giờ chiếm được lòng người. Thừa biết lòng dân căm thù cộng sản, cho nên chúng nó cứ nơm nớp sợ hãi mọi người và mọi thứ chung quanh, sợ cả tiếng pháo nổ.

Rồi Tết lại đến!

Sáng nay, ngày Đầu Năm, không mấy ai muốn nhóm chợ. Nãy giờ, lèo tèo vài chiếc xuồng chèo ra hướng chợ, nhưng không thấy chở theo hàng hóa để bán buôn chi cả, chắc người ta chỉ đi đâu đó.

Sông nước tĩnh lặng. Nước vào đầy sông. Dòng sông lững lờ, ngừng trôi chảy, trông như mặt hồ, như dòng sông Hương của Huế.

“Hò lơ ơ ơ ..... con sông dùng dằng, con sông chảy,
Sông chảy vào lòng,… ơ… ơ…
Hò ơ… Sông chảy vào lòng, nên Huế rất sâu… ơ… hò…”

Con sông dùng dằng. Người muốn rời Huế, dùng dằng không đi được!

Sông chảy vào lòng sông như sông chảy vào lòng người. Mà lòng người Huế thì rất sâu, rất đậm trong vui buồn, trong nhung nhớ, trong yêu thương!

Để rồi, từ sau Tết năm Mậu Thân, ở Huế, câu hò còn làm người ta liên tưởng: còn xác người bị thảm sát mà chưa được vớt lên, làm cho con sông dùng dằng, quyến luyến, không muốn chảy qua? Linh hồn người chết oan, chết thảm hồi Tết năm 68 chưa siêu thoát được, làm cho dòng nước khi chảy qua đó, bỗng tiếc thương, ngại ngùng, không muốn trôi?!

Sông Hương có hai nhánh sông, thường gọi là Tả Trạch và Hữu Trạch, nhập vào nhau phía trước lăng vua Minh Mạng, chỗ có bến đò Tuần. Nơi hai nhánh sông Hương gặp nhau, lưu lượng hợp lại làm cho dòng nước chảy mạnh hơn, lượn theo hướng tây-nam lên đông-bắc. Thế nhưng, chưa được bao xa, thì khúc sông gần chùa Linh Mụ gặp đồi Hà Khê ngăn chận. Bị ngăn chận, con sông đổi hướng, quanh sang phía tây-đông. Cũng vì đồi Hà Khê chận dòng nước, đoạn sông này không còn chảy mạnh như trước. Nhưng qua khỏi Hà Khê thì sông Hương lại rộng hẳn ra, gần gấp đôi, đủ chứa hết lượng nước qua khỏi khúc quanh Hà Khê mà tràn vào. Do sức chứa của khúc sông rộng, làm cho nước chảy chậm lại hơn. Rồi dòng nước lại gặp cồn Giả Viên; bị ngăn thêm một lần nữa: dòng nước càng chậm, êm ả. Khi sông Hương chảy ngang trước thành Huế, sông chảy lờ đờ. Đã thế, dòng nước lại còn phải đụng nhằm Cồn Hến, nước sông dồn ứ lại. Thành ra, đoạn sông Hương ở cầu Trường Tiền, nước chảy chậm lắm, gần như không nhìn thấy, cứ tưởng là dòng sông đứng yên một chỗ, trông giống cái hồ lớn rộng, thật yên bình...

Qua khỏi cồn Hến, sông Hương lại quanh quặt về hướng tây-bắc, hai nhánh sông Hương nhập lại. Vùng đất nơi đây là đất bồi, rất tốt, gọi là Bãi Dâu.

Bãi Dâu, Gia Hội là hai địa danh có nhiều hầm hố chôn người tập thể nhất.

Riêng Bãi Dâu, đã bị quân cộng sản biến thành bãi tha ma; hàng trăm người bị bọn cờ đỏ, băng đỏ tàn sát, bị chôn sống ở đó. Thảm sát ở Bãi Dâu, tội ác của cộng sản, ghi khắc muôn đời trong những trang lịch sử tang thương, trong lòng người,… trong cả lời ca “Hát Trên Những Xác Người” của Trịnh Công Sơn:

“Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người.
Tôi đã thấy, tôi đã thấy, những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em.”

Phản bội hiệp ước đình chiến Tết Mậu Thân, quân cộng sản tấn công nhiều thành phố và địa phương trên miền Nam Việt Nam - trong đó có Sài Gòn và Huế.

Huế bị tang thương nhất!

Đêm Mồng Một Tết Mậu Thân 1968, cộng quân tràn vào thành phố Huế và chiếm đóng suốt 25 ngày đêm; chúng đã biến Huế thành địa ngục trần gian. Bọn nằm vùng cùng những tên đi theo cộng sản trở lại Huế, có nhiều cơ hội, có nhiều thời gian, để lùng bắt và giết tất cả những người, những gia đình mà chúng nó không ưa thích hay cho là thù địch của đảng.

Chỉ một đoạn ngắn trong Hồi Ký “Giải Khăn Sô Cho Huế” của Nhã Ca, người ta đã đủ phải kinh khiếp trước cái dã man của những kẻ xưng danh là “giải phóng” tàn sát đồng bào mình:

“Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đoan, một cô bạn học cùng lớp với tôi ngày nào, đang ngồi trên ghế đại học ở Sàigòn, bỗng về Huế, đeo băng đỏ nơi tay, dát súng lục bên hong, hăng hái đi lùng người này, bắt người khác, để trở thành một nữ hung thần trên cơn hấp hối của Huế.

Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đắc một sinh viên trẻ trung, hăng hái. Thời trước Đắc làm thơ, Đắc tranh đấu, rồi bỏ ra khu. Để rồi trở lại Huế lập những phiên tòa nhân dân, kêu án tử hình hàng loạt người, rồi đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Đắc, tên Mậu Tý, dơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Đắc :

- Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm... Hồ chủ tịch muôn năm.

Nhưng mặc Mậu Tý năn nỉ, hoan hô, Đắc vẫn nhất định nổ súng vào người bạn nhỏ….”

Tên Đoan mà Nhã Ca nhắc đến, chính là Nguyễn Thị Đoan Trinh. Trinh là con gái của Nguyễn Đóa, là sinh viên Dược-Sài Gòn, về Huế ăn Tết. Còn tên Đắc, chính là Nguyễn Đắc Xuân. Xuân là sinh viên Sư Phạm, theo quân cộng sản. Tết Mậu Thân, trở về Huế, chỉ huy các cái như: Lực lượng Học sinh, Sinh viên Giải phóng Huế… Đồng thời, Xuân cùng với Hoàng Phủ Ngọc Phan chỉ huy các Đoàn Thanh niên Võ trang An ninh Bảo vệ Khu phố (các Đội Tự vệ Thành). Lực lượng man rợ này đã gieo tang tóc kinh hoàng cho dân Huế trong hơn ba tuần lễ chúng chiếm thành phố Huế. Xuân và Phan còn dự phần xét xử trong cái gọi là “Tòa án Nhân dân” do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa và quân “giãi phóng” đã kết án tử hình hàng trăm người dân Huế…

Sau Tết Mậu Thân, đến khoảng rằm tháng Giêng, tình hình ở Sài Gòn và hầu hết các thành phố khác ở miền Nam bắt đầu có phần ổn định hơn. Tổng nha Thanh niên kêu gọi tham gia cứu trợ đồng bào Huế, chủ yếu là giúp tìm xác trong các hố hầm chôn người tập thể của quân cộng sản. Lúc đó, thành phố Huế nhiều nơi vẫn còn bị cộng sản chiếm giữ, chưa thật sự an ninh. Đến cuối tháng Giêng, tình hình Huế an ninh hơn, chương trình cứu trợ được xúc tiến.

Vì hoàn cảnh dân chúng ở Huế, mới vừa thoát khỏi thảm nạn cộng sản, thiếu hụt mọi bề, nhất là thực phẩm… địa phương chỉ lo cho đoàn cứu trợ có nơi trú ngụ tạm thời, chính phủ giúp phương tiện di chuyển. Thiện nguyện viên phải tự mang theo gạo, mì khô, đồ hộp…. Mỗi người mang theo hai ba-lô, đeo sau lưng và cả trước ngực; gồm lương thực, vật dụng cá nhân cho mình trong hai tuần.

Máy bay C130 chở 100 người tình nguyện đáp xuống phi trường Phú Bài, thì có đoàn xe GMC chở vào thành phố Huế, đưa tất cả về ở Câu lạc bộ Thể thao Huế (Cercle Sportif de Huế), gần chợ Đông Ba. Bên Tả ngạn sông Hương, ở vườn Bông cửa Thượng Tứ nhìn qua bên kia sông thấy hình Câu lạc bộ này vươn ra sông, người Huế hay nói: “bên Xẹc (cercle) Hữu ngạn”. “Xẹc” là câu lạc bộ chuyên về các môn thể thao dưới nước, nên được xây cất sát bờ sông Hương.

Ai ơi có nhớ, nhớ về xứ Huế.
Đây quê hương: núi Ngự, sông Hương,
Sóng lưu tình đôi bờ thương nhớ,
Cầu Trường Tiền: lắm nhịp yêu thương.


Huế: núi Ngự, sông Hương, áo tím Đồng Khánh cùng tà áo dài trắng thướt tha, giờ tan trường trên trên các nhịp cầu Trường Tiền… Huế đã đi vào thơ văn, đã làm xao xuyến lòng người. Nét đẹp, hồn thơ của Huế còn mãi đó với thời gian.

Huế: duyên dáng, yêu kiều, ngẩn ngơ, mộng mơ,… thơ thẩn người đi, chân bước không đành.

Một tiếng dạ! Huế ơi, lòng xao xuyến
Tà áo dài tha thướt ướt hoàng hôn.

Mùa Xuân miền Trung năm này lạnh. Mỗi người được một cái mền mới, tuy làm bằng giấy, của quân đội Mỹ, cũng đủ ấm và bền đến cả tháng.

Sau khi được các giới chức có trách nhiệm đến thăm chào, tiếp nhận và thuyết tình tổng quát về tình hình ở địa phương, mỗi người được cấp cho bảng tên đeo trên ngực “Đoàn Cứu Trợ- Tổng Nha Thanh Niên” và chính thức nhận việc.

Đây, Huế!

Huế bây giờ hãy còn đầy thê lương, tang tóc… trong hơi thở, trong ánh mắt của mọi người.

Đây, cầu Trường Tiền!

Cầu Trường Tiền bây giờ nằm gãy gục xuống dòng sông Hương, như thi thể những nạn nhân cong vẹo trong các hố chôn người của cộng sản. Chúng nó đã nhẫn tâm tàn sát dân lành một cách vô cùng man rợ và còn giật sập cầu Trường Tiền. Cầu Trường Tiền là phương tiện lưu thông giữa hai miền tả ngạn và hữu ngạn sông Hương, đoạn chảy ngang thành phố Huế. Cầu Trường Tiền còn là biểu tượng thân yêu của Huế. Sau thảm sát Tết Mậu Thân 68, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã khóc thương cho Huế qua bài "Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy":

“Tình người về giữa đêm xuân chưa dứt cuộc vui
Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi.
Cầu thân ái đêm nay gãy một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài
Vì sao không thương mến nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu
Mối thù chờ sang ngày nào nối lại nhịp cầu rửa hờn cho nhau”.


Lúc này, Công binh của quân lực miền Nam đã bắt hai cây cầu tạm. Tuy chỉ một lối đi bộ hẹp trên mỗi chiều, nhưng giúp nối liền hai bên bờ sông Hương.

Qua bên kia bờ sông Hương, qua cầu Đông Ba, khỏi ngã ba Nguyễn Du, đoàn Cứu Trợ qua thêm hai ngã ba đường lớn, bên phải gặp Trường Trung học Gia Hội; đi xéo phía trước thêm chút là đến Tăng Quang Tự, còn được gọi là Chùa Áo Vàng, tọa lạc bên trái con đường.

Trong sân chùa và trường học, một số hầm hố chôn người đã phát hiện và đang khai quật. Thân nhân cùng dân chúng đào xới đất, để tìm thi thể nạn nhân bị vùi dập trong đó. Tình người, tình đồng bào, đã giúp cho những người dù không phải là thân quyến, không còn e dè trước mùi tử thi đậm đặc trong không khí.

Hầu hết, nạn nhân bị cộng sản giết bằng cách đập vỡ đầu với các vật cứng như xẻng đào đất, hay bị đạp cho rớt chúi xuống hố rồi bị chôn sống. Trong số những người bị chôn có chị Tâm Tuý, cô bạn trường Đồng Khánh của nhà văn Nhã Ca:

“Khi xác được đào lên, thấy tóc mọc dài hơn, móng tay mọc dài hơn. Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống, như nhiều nạn nhân khác.”

Xác còn bị trói ghịt hai tay và cột nối với nhau thành từng xâu 10 đến 12 người, bằng các thứ dây oan nghiệt: dây điện thoại, dây kẻm gai sắc nhọn, … Trong đất bùn nhầy nhụa có xác thịt con người bất hạnh bị rữa nát, có mảng xương sọ còn lọn tóc rối nùi dính theo. Xác gồm thanh niên, sinh viên, học sinh, đàn ông, phụ nữ và cả trẻ em. Thi thể nạn nhân đủ các dạng nằm, ngồi, cong queo, gãy gập….

Cảnh tượng vô cùng thương tâm!

Cho dù đã được nghe biết trước, tất cả những thảm thương trước mắt và quanh mình là nỗi kinh hoàng không sao ghi trọn vẹn bằng ngôn ngữ!

Huế chưa thật sự an bình. Thành phố còn trong luật giới nghiêm từ 2 giờ trưa đến 8 giờ sáng hôm sau. Đến giờ giới nghiêm, dân chúng cùng thân quyến tìm được xác người thân hay chưa đều phải về nhà. Những người có trách nhiệm được ở lại, tiếp tục công cuộc đào xới, cắt bỏ dây trói,… đem thi thể nạn nhân lên trên mặt đất, cùng các di vật may mắn tìm thấy, được bao bọc và đặt bên cạnh đầu nạn nhân, hầu giúp thân quyến dễ nhận xác. Đến khoảng 4 giờ chiều, tất cả mọi người mới nghỉ việc để trở về nơi tạm trú ở Câu lạc bộ Thể thao Huế.

Nhúng áo quần đã mặc đi đào xác vào chảo nước sôi lớn có pha xà bông bột. Khói hơi tử thi bốc lên ngùn ngụt trong sân. Nước sôi, rồi nước sông Hương, giặc giũ mãi, mùi xác chết vẫn còn đó, còn ướp đậm trong từng sợi vải.

Công tác giúp đồng bào Huế tìm xác thân nhân qua hơn hai tuần dự trù, phải thêm tuần thứ ba mới tạm gọi là xong. …

Hàng ngàn dân Huế bị chôn vùi; không chỉ trong núi trong rừng, nơi họ bị chôn còn là đất chùa, đất nhà thờ, đất trường học, và ngay tại vườn nhà… Khu chôn người tập thể ở trường trung học Gia Hội và chùa Áo Vàng chỉ là 2 trong hơn 20 địa điểm chính có hầm hố chôn người tập thể ở Huế, như: Tiểu chủng viện, cửa Đông Ba, Cồn Hến, Nam Giao, Phú Xuân, cạnh Lăng các vua, khu vực Dòng Thiên An, Phú Xuân, Phù Lương, làng Châu Chữ, câu An Ninh, trường An Ninh Hạ, Chợ Thông, gần chùa Linh Mụ, truờng Văn Chí, Phú Thứ, Tiên Nộn, Đồng Di, Tây Hồ, Khe Đá Mài, Khe Lụ, sau làng Đình Môn…

Huế!

Mậu Thân 1968!

Nơi đây, “tôi đã thấy, tôi đã thấy: những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em!”

Nơi đây, không có tiếng hát trên những xác người, chỉ nghe vang dậy tiếng kêu gào thảm thiết!

Huế! Thảm sát Mậu Thân 68!

Vòng khăn sô, nước mắt uất hận còn âm ỉ mãi mãi trong lòng người!

Rồi Tết lại đến!

Trống vắng dễ gợi nhắc dĩ vãng thương tâm. Muốn tìm cái gì đó sinh động hơn, cho khuây khỏa dòng ký ức vẫn còn thao thức, Vinh lên tiếng:

- Tao đi lấy nước, nấu chút nước sôi…

Vinh nói với Vũ, rồi bước xuống phía sau đuôi ghe lấy cái ấm trong góc bếp, đi ra thùng nước ngọt phía trước mũi để lấy nước. Nghe vậy, Vũ rút người xuống mui, soạn ly tách, chuẩn bị pha trà để cúng và cà phê cho hai đứa.

Sắp bánh, châm trà cúng xong, cà phê cũng sẵn sàng. Hai đứa dựa lưng vào vách mui, nhâm nhi mùi thơm vị đắng của cà phê, cà phê sáng sớm. Bây giờ, trong lúc mọi thứ bị khan hiếm dưới chế độ cai trị khắc nghiệt của cộng sản, cái chất đắng ấy không biết chắc là từ những gì. Thế nhưng, may mắn có cà phê như thế này, đời còn ấp áp và hương vị lắm.

Nghe có tiếng tàu đánh cá lớn chạy tới, Vinh ngó Vũ có ý dò hỏi:

- Tụi nó?!

Vũ gật đầu, vói tay kéo mở cửa sổ để hai đứa nhìn ra ngoài sông. Và cái khối gỗ to dềnh dàng màu xám tro vẹt nước phóng ào qua khung cửa sổ nhỏ. Vũ buột miệng:

- Mẹ! bọn...

Vũ nén giận bỏ lửng câu nói, rồi bực dọc kéo cửa đóng lại, ngồi tư lự hút thuốc. Đúng như cả hai đã đoán biết. Không ai đi đánh cá sáng Mồng Một Tết. Không cần biết lai lịch chiếc tàu đánh cá màu xám tro này, cũng đoán ra là tàu đánh cá trá hình của công an biên phòng. Chiếc tàu này không xa lạ gì với dân địa phương, nhất là với Vũ và Vinh. Đêm cuối tháng Tư năm trước, công an trên tàu này đã hung hăng bắn chận ghe của hai đứa, hống hách tràn qua lục xét ghe xong, lại bắt phải chạy theo giúp chúng nó lùng kiếm chiếc ghe vượt biển đang còn trốn lánh đâu đó trong vùng. May nhờ có trách nhiệm vận chuyển tôm tươi, mới được chúng nó cho chạy ghe về công ty để giao hàng…

Sáng nay, tàu “đánh cá” của công an biên phòng phóng ra cửa biển, chắc cũng là để tìm bắt ghe thuyền vượt biển tìm tự do.

Máy tàu chúng nó mạnh lắm, cuộn sóng dậy đì đùng. Vũ và Vinh cầm lấy ly của mình lên, giữ cho cà phê đừng bị sóng làm đổ tạt ra ngoài. Và sóng ào ào đùa vào tới, xô đập và nhồi lắc các chiếc ghe thuyền nằm cập bến tàu nghiêng ngả dữ dội một lúc lâu.

Hai đứa ngồi lặng yên.

Dòng nước bây giờ hãy còn lặng yên, như lòng người còn dùng dằng, nấn ná, chưa muốn ra biển, xa rời dòng sông quê hương.

Mậu Thân 1968 - Mậu Tuất 2018

“Đã 50 năm qua, nhưng ký ức không thể phai mờ!”

Bùi Đức Tính

 

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2018 lúc 9:27am

Buổi đấu giá và chúc thư cuối cùng


hoa-si-giaCó một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.

Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của các họa sỹ nổi tiếng.

Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của mình khi anh cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.

Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai cũng như mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu chuyện xảy ra…

Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con mình. Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người. Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.

Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay cầm một bọc lớn.

Chàng trai nói: “Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu.”



Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai: “Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này”.

Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian.

Cuối cùng thì buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người.

Người điều khiển đứng lên và nói: “Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này…”

Có người la lên: “Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?”

Người điều khiển nói: “Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!”

Người điều khiển bắt đầu: “Ai sẽ mua với giá 100 đô?”

Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp: “Ai sẽ mua với giá 50 đô?”

Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi: “Có ai mua với giá 40 đô?”

Cũng không ai muốn mua.

Người điều khiển lại hỏi: “Không ai muốn trả giá cho bức tranh này sao?”

Một người đàn ông già đứng lên: “Anh có thể bán với giá 10 đô được không? Anh thấy đấy, 10 đô là tất cả những gì tôi có. Tôi là hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý không?”

Người điều khiển nói: “10 đô lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!”

Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau: “Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!”

Người điều khiển nói: “Xin cảm ơn mọi người đã đến. Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Buổi đấu giá hôm nay chúng ta sẽ dừng tại đây!”

Đám đông nổi giận: “Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?”

Người điều khiển nói: “Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây: NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”


st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 2.220 seconds.