Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jul/2019 lúc 9:49am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2019 lúc 11:02am
 

Một Kiếp Phù Sinh !


     Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời.. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng!

Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết:

- Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.

Bà biết Quang đã đặt mua vé máy bay hơn hai tuần trước nên chuyện mưa bão hoàn toàn là do "ý trời". Hôm Quang gọi điện thoại báo tin sẽ sang thăm và ở chơi gần một tuần lễ, bà thật vui mừng và không tin vào tai mình, nhưng vẫn thấy lo lo trong lòng nên đã hỏi lại:

- Lần này con qua thăm má lâu vậy mà sao lại đi có một mình vậy con?

Quang hiểu ý má nên nói ngay để bà yên tâm:

- Hè này ba má vợ con từ Việt Nam sang thăm và ở chơi với tụi con trong vòng ba tháng. Họ đã ở nhà con được sáu tuần rồi, giờ đây muốn đi thăm bà con ở những tiểu bang khác. Nhân tiện mấy đứa nhỏ được nghỉ hè nên vợ con sẽ dắt chúng đi chơi cùng ông bà Ngoại. Con nghĩ đây là dịp hay nhất để sang "hủ hỉ" với má ít hôm để má đỡ buồn!

     Bà có tất cả ba người con. Quang là anh cả và cũng là đứa quan tâm đến bà nhất nhưng ông trời cũng khá trớ trêu nên hai mẹ con gần như lúc nào cũng sống xa nhau. Hồi nó mới 13 tuổi đã phải theo ba xuống tàu vượt biên. Gần mười năm sau hai má con mới gặp lại thì nó đã trưởng thành và thường xuyên phải đi công tác xa nhà hai người cũng ít có dịp sống cạnh nhau. Nó là đứa vất vả với gia đình nhiều nhất và cũng là đứa có hiếu nhất trong mấy anh em.

     Ngay từ những ngày mới đặt chân lên nước Mỹ nó đã đi bỏ báo, chạy bàn làm đủ thứ việc để kiếm tiền phụ giúp ba lo cho má và hai em còn kẹt ở lại Việt Nam. Rồi đến khi xong lớp mười hai thay vì vào Đại Học thì nó lại quyết định theo khóa đào tạo chuyên viên kỷ thuật hai năm để sớm ra trường kiếm việc làm phụ giúp ba bảo lãnh một nữa gia đình sang Mỹ đoàn tụ. Phải chờ đến khi nhà cửa đã ổn định, các em đã vào đại học hết nó mới chịu quay lại trường để lấy bằng Kỷ Sư Xây Dựng.

     Hai đứa em nó thì may mắn hơn thằng anh rất nhiều vì không phải nếm mùi "vượt biên" và lúc nào cũng có mẹ bên cạnh chăm sóc. Có lẻ chính vì thế mà tụi nó không có những đức tính chịu thương, chịu khó như anh của chúng. Con gái lớn của bà sau khi xong trung học thì vào Y Khoa rồi tốt nghiệp Bác Sĩ một cách khá dễ dàng, nó ra trường hai năm sau thì kết hôn với anh chàng Mỹ trắng lớn hơn vài tuổi và cùng học chuyên ngành Giải Phẩu. Cuộc sống của hai vợ chồng nó cũng khá hạnh phúc. Bà mừng cho con gái của mình.

     Riêng thằng Út sau khi xong Đại Học ngành Tài Chính đã về đầu quân cho một hãng xe hơi khá nổi tiếng trong vùng. Làm được vài năm thì nó kết hôn với một cô Việt Nam vốn thuộc dòng danh gia quý tộc từ trước năm 1975 tại Sàigòn. Vợ chồng nó cũng khá đầm ấm. Bà cũng mừng cho thằng Út của mình.

     Tuy nhiên, điều lo lắng nhất của vợ chồng bà là Quang đã ngoài ba mươi tuổi mà vẫn chưa chịu cưới vợ. Thấy ba má cứ hối thúc chuyện vợ con thì nó bảo:

- Má ơi! Mấy cô Việt Nam lớn lên bên này nhìn cao lắm con với không tới nổi đâu, còn mấy nàng người Mỹ thì lại không phù hợp với tính cách của con. Chắc ba má còn lâu lắm mới có "cháu Nội đích tôn" để ẩm bồng!

     Ấy vậy mà chỉ vài năm sau đó khi nhà máy chuyển sang làm việc ở Florida thì Quang tình cờ quen với một cô du học sinh Việt Nam mới ra trường và đang đến hãng nó xin việc. Hai đứa quen nhau, yêu nhau và tiến đến hôn nhân như là một duyên phận được sắp xếp từ kiếp nào! Bà cũng mừng cho tụi nó quá!

     Có thể nói đây là khoảng thời gian viên mãn nhất của gia đình bà khi con cái đã lớn, đều thành đạt và có cuộc sống khá ổn định. Sau những chia cắt, mất mát, hy sinh giờ đây vợ chồng bà đã có thể mỉm cười khi thấy thành quả của mình gieo trồng bấy lâu nay đã sinh quả ngọt.

***

     Nhưng rồi tai ương hoạn nạn bỗng đổ xuống cho gia đình bà một cách bất thình lình! Mười năm trước chồng bà được phát hiện có khối u trong trong não. Bệnh trạng của ông biến chuyển quá nhanh và ông đã ra đi chỉ trong vòng vài tháng sau đó. Ông mất quá bất ngờ khiến cho bà thật sự bị hụt hẩng, biết bao dự tính mà hai vợ chồng bà đã phát thảo cho tuổi già của hai người đành phải bỏ dở dang. Năm đó bà mới 62, vẫn còn đi làm part-time nhưng vì tinh thần và sức khỏe quá suy sụp nên các con đã khuyên thôi má hãy về hưu sớm đi, tụi con đủ khả năng lo cho má mà. Bà cũng không thể nào làm khác hơn vì thấy sức khỏe của mình ngày càng xuống dốc trầm trọng!

     Khi chồng mất rồi bà mới cảm nhận hết nổi trơ trọi trên đời. Bốn mươi hai năm cùng sánh bước bên nhau, tuy có một khoảng thời gian chia cắt nhưng họ vẫn luôn tin tưởng sẽ có ngày trùng phùng..

2782%201%20MotKiepPhuSinh%20NgBichThuy%20HaDuong%20ST

     Giờ đây chỉ còn lại một mình bà lủi thủi ra vào trong căn nhà trống, bà bắt đầu thấy sợ bóng đêm, sợ một mình, sợ ngày dài và sợ cả đêm thâu. Bác sĩ cho biết bà đang bị trầm cảm nặng, trước mắt cần phải thay đổi môi trường sống thì mới mong thuyên giảm.

     Ba đứa con họp lại bàn với nhau sẽ đưa má về ở với ai? Trước tiên vợ chồng Quang có mời bà sang ở với tụi nó, bà cũng muốn lắm nhưng ngặt một nổi nó cứ đi công tác xa nhà luôn nên bà ở lại Cali vẫn hay hơn. Dẫu sao bên này bà vẫn còn hai đứa con và đám cháu Nội, Ngoại. Nhưng giữa đứa con gái và thằng Út bà sẽ chọn ai? Nhất định bà không muốn sẽ trở thành người-nước-ngoài khi sống trong gia đình của con gái mình, tụi nó nói toàn tiếng Mỹ, làm sao bà có thể hoà nhập được. Cuối cùng bà quyết định về ở với thằng Út, vợ nó đang mang bầu đứa thứ hai bà nghĩ mình sẽ có thể "hụ hợ" chúng trông chừng đám cháu Nội sau này.

     Nghĩ như thế nên bà quyết định bán căn nhà bốn phòng ngủ của mình để đưa tiền cho thằng Út mượn-vốn-làm-ăn. Với số tiền của bà cộng thêm tiền của ba má vợ, tiền vay ngân hàng và tiền dành dụm của hai vợ chồng nó bấy lâu nay cũng tạm đủ cho thằng Út "ra riêng" mở một đại lý bán xe khá khang trang. Đồng thời từ ngôi nhà nhỏ ba phòng ngủ hai vợ chồng nó đã mua một căn nhà trên núi thật tráng lệ.

     Lúc còn sống trong căn nhà nhỏ mỗi ngày bà còn thấy thằng Út, nhưng từ khi dọn sang nhà mới bà hầu như không thấy mặt con mình đâu nữa cả. Nó đang bơi trong cả núi công việc nên làm sao có thời gian dành cho bà! Thêm vào đó căn nhà rộng lớn thênh thang quá, nó dường như kéo tình mẹ con của bà ngày càng xa thêm. Khi thằng Út đi làm về thì bà đã an giấc, vào buổi sáng lúc bà đang lui cui lo điểm tâm sáng cho cả nhà thì nó từ trên lầu đi xuống tai vẫn áp vào cái điện thoại, nó đưa tay vẫy vẫy như chào bà rồi đi thẳng vào garage lấy xe đến chỗ làm.

     Chỉ vào dịp cuối tuần thì thằng Út mới nghỉ trọn vẹn ở nhà vào ngày Chúa Nhật. Đây là lúc nó dành thời gian cho vợ con của nó! Thường gia đình nó hay đi chơi cả ngày, khi về đến nhà thì vợ chồng con cái kéo nhau lên lầu, sau khi hỏi thăm bà vài câu xã giao lấy lệ. Mùa hè gia đình nó đi chơi xa có khi một hay hai tuần mới về.

     Bà ở nhà bơ vơ, buồn tủi, đơn độc. Lúc đó bà chỉ biết khóc thầm một mình với mây trời, hoa lá và chim chóc trong vườn.

     Còn đứa con gái của bà thì cũng không khá hơn em nó chút nào. Từ ngày bà dọn về sống với thằng Út nó chỉ ghé thăm bà "năm khi, mười họa" lấy cớ bây giờ má ở xa quá và cao quá con phải lái xe cả tiếng đồng hồ mới đến nơi. Nó luôn than thở rằng lúc này con phải vừa đi dạy, vừa làm việc trong bệnh viện nên bận lắm má à! Bà chỉ biết cười buồn mà chẳng nói được lời nào!

2782%202%20MotKiepPhuSinhNgBichThuy%20Haduong%20ST

     Khoảng thời gian này niềm vui hiếm hoi nhất của bà là mỗi lần Quang về thăm. Đó là dịp duy nhất mà gia đình cùng sum họp bên nhau. Trong một lần cả nhà đang quây quần bên bàn ăn thì bà buông đũa nhìn từng đứa con của mình rồi chậm rãi nói:

- Má xin các con hãy giúp má thực hiện ước nguyện cuối cùng của đời mình.

Mọi người bỗng im lặng và đổ dồn ánh mắt về phía bà. Quang hỏi bà với giọng khá ôn tồn:

- Chuyện gì vậy má. Má hãy nói cho mấy anh em tụi con biết ngay đi.

Bà cười buồn và chậm rãi nói:

- Má muốn vào Nursing Home ở con à! Má nghĩ trong đó sẽ tốt cho má và tốt cho cả … các con nữa. Từ nay các con không phải lo lắng nhiều cho má như trước!

     Quang im lặng suy nghĩ vài giây rồi ngẩng lên nhìn hai đứa em. Chúng nó đang cuối mặt lẫn tránh ánh mắt của anh. Quang đã hiểu ra tất cả rồi và bằng giọng khá điềm tĩnh, anh nói:

- Ngày mai chúng con sẽ chở má đi chọn Viện Dưỡng Lão. Nếu má thấy ưng ý cái nào nhất thì tụi con sẽ thu xếp cho má vào ở ngay trước khi gia đình con về lại Florida. Con hứa trong thời gian tới sẽ bay qua thăm má thường xuyên hơn.

     Sáng hôm sau thằng Út lấy cớ có hẹn với khách hàng và cô con gái của bà bảo phải trực bệnh viện nên cả hai không thể đi cùng.. Chỉ có vợ chồng Quang dẫn bà đi chọn Nursing Home. Mặc cho Quang nài nỉ khuyên bà hãy chọn một nơi "cao cấp" chút để ở nhưng bà nhất định từ chối. Cuối cùng bà đã vào sống trong Viện Dưỡng Lão này vì thấy không khí và cách phục vụ của mọi người khá chu đáo, thân thiện. Nhưng điều quan trọng nhất khiến bà đưa ra quyết định này là vì nó nằm ở khoảng giữa và không xa nhà của hai đứa con là bao, cũng tiện đường cho tụi nó có đi đâu thì dễ dàng tấp vô thăm bà.

     Những suy tính của bà tưởng sẽ khả thi nhưng suốt thời gian hơn ba năm bà sống trong Viện Dưỡng Lão cho đến nay thằng Út chỉ đến thăm bà đếm chưa đủ trên mười đầu ngón tay. Lý do nó đưa ra chính đáng quá mà, má ơi dạo này con mới mở thêm một cái chi nhánh bán xe nữa ở tiểu bang khác nên phải bay đi bay về như con thoi. Mỗi lần nó đến thăm bà chừng độ nữa tiếng là tối đa nhưng nó nói chuyện với bà thì ít mà nói với cái điện thoại của nó thì nhiều. Bà đâm ra mang mặc cảm làm phiền nó, nên có lần bà đã bảo:

- Chừng nào con có thời gian rãnh rỗi thì thu xếp vô thăm má. Má ở trong này cũng tốt lắm, các Bác Sĩ, Y Tá và nhân viên đều rất tận tình, chu đáo. Con cứ yên tâm mà lo công việc của mình.

     Thế là sau này nó chỉ nhắn tin "thăm" bà trên điện thoại là chủ yếu. Vậy cũng tốt cho nó và cả cho bà. Bà khỏi phải mong ngóng và chờ đợi những lần nó đến thăm và nếu vì lý do gì đó nó không đến được thì bà sẽ không phải buồn suốt mấy ngày liền. Thêm một điều nữa là từ ngày dọn vào đây sống bà không hề thấy bóng dáng của con dâu và ba đứa cháu Nội đâu cả. Bà nhớ ba đứa cháu của mình nhiều lắm vì bà cũng đã từng gần gũi, chăm sóc chúng suốt năm năm trời rồi còn gì. Sau này bà mới biết rằng hai vợ chồng thằng Út không muốn dẫn con vô đây thăm bà Nội vì sợ môi trường sống của người già sẽ dễ lây bệnh cho tụi nhỏ!!!

     Con gái của bà thì cũng không hơn gì em nó. Lúc trước nó hay tạt vô thăm bà trên đường đi làm về nhưng cũng chỉ là vài tháng một lần, mà lần nào nó cũng đều than rằng lúc này con bận dữ lắm vì sắp tới Mark và Ben sẽ vào Đại Học, tụi con đang cật lực kiếm tiền để chuẩn bị cho hai anh em nó vào Harvard hay Yale. Tính sơ sơ chi phí của hai đứa sau bốn năm cũng cỡ nữa triệu đô la là ít.

     Đây cũng là một lý do chính đáng nó đưa ra khi không thể vào thăm bà thường-xuyên-như-trước. Bà chỉ nuốt nước mắt vào lòng. Nhớ mới ngày nào lúc ba mẹ con còn ở lại Việt Nam, khi chồng và con trai còn ở đảo, mỗi ngày bà phải đi buôn bán nên thường gửi con cho hàng xóm ngó chừng dùm. Chiều nào về tới nhà cũng thấy hai chị em nó mếu máo đứng chờ; hôm nào bà nghỉ bán thì tụi nó mừng lắm, xúm xích bên má không rời nữa bước. Giờ đây mọi việc đã khác xưa rồi! Các con nay đã lớn. Bà thì đã già. Tụi nó cần gì ở bà nữa chứ?!

     Càng nghĩ bà càng thương cho thằng Quang. Cứ mỗi buổi chiều sau khi ra khỏi hãng là nó gọi nói chuyện với bà suốt đoạn đường lái xe về nhà. Rồi thì cách vài tháng là nó bay sang thăm bà một lần, nếu là dịp lễ thì nó đi với vợ con, thường thì nó bay sang một mình ở chơi với bà từ chiều Thứ Sáu đến chiều Chúa Nhật thì về, để sáng thứ hai đi làm sớm. Hai mẹ con tuy xa nhưng cũng thật gần. Nó là niềm an ủi duy nhất mà bà có được ở tuồi gần đất xa trời này.

***

     Vào sống trong Viện Dưỡng Lão lâu ngày bà càng thấy thương cho những người đồng cảnh ngộ như mình. Cho dù họ là Trắng, Đen, Vàng hay… "pha trộn" thì họ và bà cũng đều có chung một nổi buồn của tuổi già như nhau. Ở trong này mỗi khi ai đó có con cái sắp sửa vô thăm là dễ biết lắm.    Họ sẽ chộn rộn chàng ràng suốt từ mấy hôm trước. Họ nói năng huyên thuyên, cười đùa luôn miệng. Đó là dịp cho họ lôi những bộ cánh lâu ngày được cất kỷ trong tủ ra mặc thử, đi tới đi lui ngắm nhìn mình trong gương, như sắp chuẩn bị đi dự giải Oscar. Thiết nghĩ vào thời điểm 50 hay 60 năm trước thì buổi hẹn hò đầu tiên của họ chắc cũng chỉ hân hoan và hạnh phúc đến thế là cùng!

     Có lần một bà Mỹ Trắng sống cạnh phòng bà sang khoe rằng ngày mai con trai của bà ấy sẽ đến thăm và chở đi xem phim vì là Sinh Nhật 80 tuổi của bà. Nhiều người đã đến chúc mừng cho bà mẹ hạnh phúc này. Tới ngày hẹn, bà mẹ đó đã dậy thật sớm, ngồi trang điểm hàng giờ thật cẩn thận trước gương và thay bộ đầm mới nhất chưa một lần mặc qua rồi chờ con trai đến đón.

     Thời gian chậm rãi trôi qua một giờ, hai giờ… cho đến bốn, năm giờ đồng hồ sau bà vẫn không thấy bóng dáng con mình đâu cả. Bà sốt ruột gọi cho nó nhưng điện thoại đã tắt mất rồi!!! Cuối cùng, một nhân viên của Nursing Home với vẻ mặt đầy ái ngại đã mang đến trao cho bà một bó hoa thật lớn, thật đẹp và một tấm thiệp với biết bao lời lẽ thật hoa mỹ. Lý do con bà không đến được vì có công việc đột xuất vào giờ chót và anh ta hứa sẽ đến thăm mẹ vào một-dịp-khác.

     Bà mẹ đáng thương kia đã ôm bó hoa và chết lặng trong lòng. Không ai dám bước đến để an ủi bà một lời nào cả. Bà lẳng lặng ôm bó hoa vô phòng mình, lẳng lặng đặt nó lên giường và sáng hôm sau bà đã lẳng lặng ra đi với chiếc áo đầm mới tinh còn mặc trên người.

     Người mẹ tội nghiệp kia cũng mang một chứng bệnh tim như bà, cũng có một đứa con bận rộn như hai đứa con của bà. Tuy nhiên, sức chịu đựng của bà xem chừng tốt hơn người mẹ kia vì con gái và thằng Út cũng đã từng thất hứa với bà khá nhiều lần!!! Cũng từ sau cái chết của bà-hàng-xóm mọi người đã cảnh báo với nhau rằng không được tin bất kỳ lời hứa hão nào cả, dù cho đó là lời hứa của núm ruột mà mình đã đẻ ra!

***

     Mải lo suy nghĩ miên man mà bà quên khuấy rằng mưa ngoài trời đã tạnh từ bao giờ. Ngó nhìn đồng hồ. Ôi chao trễ quá rồi! Quang có nói khoảng ba giờ máy bay sẽ đáp xuống, con đi hành lý rất gọn nhẹ nên sẽ ra mướn xe liền; chắc trễ lắm là năm giờ con sẽ đến chỗ của má. Bây giờ đã gần tám giờ tối rồi nhưng vì mùa hè nên trời vẫn còn sáng, bà nghĩ chuyến bay của con mình chắc đã tạm hoãn ở đâu đó và có lẽ nó cũng sắp đến rồi. Bà nhìn ra cửa sổ lần nữa, những tia nắng yếu ớt bắt đầu chiếu xuyên qua các đám mây đen còn lãng đãng trên cao. Từng mảng bầu trời trong xanh dần xuất hiện sau gần một ngày lẫn trốn biệt tăm.

     Trong niềm vui mừng khôn tả bà lục trong ngăn kéo lấy thỏi son đã lâu ngày không dùng tới, bà cầm nó lên định tô phớt hồng đôi môi của mình thì mắt bà bỗng vô tình dừng lại ở cái TV đang treo trên tường. Tiếng cô xướng ngôn viên đang thông báo trong mục Breaking News cho hay chiếc máy bay mang số 707 của hãng hàng không XXX đến từ Florida đã gặp tai nạn khi đáp xuống đường băng tại phi trường Los Angeles vào lúc 3:10pm chiều hôm nay do thời tiết quá xấu. Một nhân viên của phi hành đoàn và vài hành khách đã bị thương nặng, những nạn nhân đã được đưa vào bệnh viện hiện trong tình trạng khá nguy kịch. Mọi chi tiết sẽ được thông báo sau.

     Thỏi son trong tay bà rơi ngay xuống đất. Bà thấy như mọi thứ đều tối sầm lại. Ngay khi lúc đó bà nghe ngực mình đau khủng khiếp như không còn đủ hơi sức để thở. Bà cũng không còn kiểm soát được tứ chi của mình nữa nên đành để nó đổ quỵ xuống sàn nhà. Trong giây phút giữa đôi bờ sanh tử bà bỗng nghe tiếng con trai của mình gào lên thản thốt: "Má ơi! Con đây nè má!" Bà cố nhướng mắt lên nhìn gương mặt thân yêu của con mình lần sau cuối, mỉm môi cười đầy mãn nguyện với nó, rồi thanh thản từ từ khép mắt lại.

2782%203%20MotKiepPhuSinhNgBichThuy%20HaDuong%20ST

     Một chiều mưa bão trong Nursing Home có một người mẹ đã vĩnh viễn ra đi và có một đứa con đã vĩnh viễn mất mẹ!

     Chuyện bình thường cũng như bao chuyện bình thường khác đã xảy ra trên thế gian! Người ta đến cuộc đời này với những hạnh phúc, những khổ đau rất riêng và cũng rất chung để rồi lần lượt ra đi sớm hay muộn, trước hay sau … không trừ một ai!

Kiếp người vốn dĩ chỉ là duyên hợp. Chỉ là vô thường!

Nguyễn Bích Thủy



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Jul/2019 lúc 11:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Jul/2019 lúc 12:37pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Aug/2019 lúc 2:58pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2019 lúc 8:50am

Đất lành chim đậu


                                                                  Tập truyện ngắn “và tôi cười khóc”

mh%20dat%20lanh%20chimChiều nay trời trở lạnh, cái lạnh nhẹ của những ngày xuân, tôi ngáp dài, hết muốn ngồi nhà,… Thôi! Ra ngoài ăn tối, tìm gì uống.

Tới cái tiệm ăn nhỏ quen thuộc ở Victoria, nơi tôi thường ghé uống vài chai bia, nói chuyện trôi nổi thế gian với ông chủ, người thiếu tá Dù năm nào tuy lớn tuổi vẫn còn nóng bỏng khí thế một thời, hoặc lâu lâu gặp bạn cũ, ngồi khề khà, quanh quẩn chuyện đời xưa nay.

– Ê! Lâu quá không thấy?

– Dạ bận, bữa trước ghé, không có anh.

– Ừ! Ăn gì? Hay uống thôi.

Thật ra đây không phải là quán nhậu, là nhà hàng chuyên bán đồ Huế, nhưng ông anh vui tính, thấy có bạn là nhường hết chuyện buôn bán tiếp khách cho bà vợ, kéo ghế ngồi khề khà luôn.

– Làm chai đi, bữa nay có món lạ, từ xa nhập về, hiếm lắm, anh mời, nhưng phải kín đáo vì thứ này quốc cấm!

Tôi chọc

– Bàn tay gấu? Hay pín cọp?

Anh nhìn tới nhìn lui, thì thầm.

– Không bán cho người nước ngoài, chỉ dành cho bọn Giao Chỉ thôi!

– Thứ gì mà dữ quá anh?

– Chậc! chú ăn tạm cái tré đi, tao vô làm, chút mang ra… biết liền.

Ông anh biến sau cửa bếp.

Quán bắt đầu vắng, tôi uống tới chai bia thứ ba thì ông ra, trên tay một dĩa đầy

– Thấy gì chưa?

– Sao rau không vậy?

– “NÓ” ở dưới.

Tôi lấy đũa đẩy lớp rau trên mặt.

– Ủa! Cút con?

– Bá láp! Cút đâu mà cút….

Ảnh ghé sát tai tôi, nói nhỏ

– C… h… i… m… s… ẻ… rô -ti

Tôi nhìn lại, đúng rồi! Ðúng đúng… những con chim sẻ rô-ti nằm xếp hàng dài trên chiếc dĩa.

– Sao anh có được vậy?

Ông cười lớn.

– Ha! Làm sao có được! Vậy mới hay chớ chú em, ăn thử đi. Ðúng là chim sẻ không? Hà! Hà!

Tôi gắp con chim bỏ vô miệng nhai cái rột…thịt xương ngọt lịm, giòn tan.

…Xưa, ai về miền Tây mà không nhớ bắc Mỹ-Thuận, nhớ bắc Mỹ-Thuận thì làm sao quên được chim sẻ rô-ti, gà nước nướng… Mười con chim bằng ngón tay cái cong cong phơi cái bụng vàng ngậy, thơm phức trên chiếc xiên tre. Nhớ Mỹ-Thuận đã đành, tôi còn nhớ cô con gái xinh xắn, dễ thương con chủ tiệm MKphoto… ngày nào tôi về dạy làm phim hoạt hình cho Ðài Truyền Hình Cần Thơ. Ðêm sân thượng, hoa kiểng thoang thoảng, bàn rượu ngon. Trí, Tòng, Bá những người bạn Cần Thơ. Ðĩa khô sặc rằn xé nhỏ, trộn bưởi chua, chục xâu chim sẻ giòn rụm.Bàn tay trắng xanh, còn dấu vết học trò của cô gái lớn, con anh chủ nhiệm khéo léo bày biện. Ngày về Sài Gòn, tôi nhận thêm món quà kín đáo, giấu riêng trong túi xách, tới nhà khui ra, mấy chục xâu chim rô-ti, bao cá sặc khô xé sẵn và mảnh giấy nhỏ: “biết anh thích, em làm để anh mang về trển nhậu với bạn.”

Tôi thích cô gái và càng mê chim sẻ rô-ti hơn từ đó, sau này mỗi lần muốn ăn phải ra Chợ Cũ tìm cho bằng được, nhưng không phải lúc nào cũng có, riêng cô gái ở Cần Thơ nhưng bận bịu với công việc nên cũng dần dà quên đi.

– Sao? Ngon không chú em?

– Ngon anh, gần hai mươi năm mới thấy, thêm bia đi anh!

Cả két bia nằm dài dưới quầy, hơn 12 giờ đêm.

– Làm sao mua được?

– Ai bán mà mua, Ở đây đụng tới chim nhỏ ra Tòa!

Ông anh cười hà hà.

– Chim lớn ly dị…Vô tù! Có người ở xa mang tới bán lậu!

– Tây?

Ông trợn mắt

– Không! Tây mà biết ăn vụ này thì xứ này đâu còn chim nữa, người Việt, anh cũng không biết chả ở đâu, một hai tuần tới một lần, hỏi muốn bao nhiêu, hôm sau mang giao, lấy tiền liền, không giờ giấc chính xác, lúc nào cũng nhỏ nhẹ: “Anh làm ơn đừng cho ai biết tui bán cái này, ở tù không ai nuôi vợ và năm đứa con”. Tướng chả hiền lành lắm, khi nào em muốn ăn ghé đây, hoặc anh mua giùm cho.

Tôi ăn bữa tối: Toàn chim, bia và chuyện đời buồn vui, chuyện Sài Gòn mới cũ.

Hai tháng sau, tôi đi Ottawa nghỉ hè, đang lang thang dọc bờ sông, định vào tiệm Ý ăn thì tình cờ gặp Ðực, người em hàng xóm lúc ở trại tị nạn Palawan, Phi-Luật-Tân.

– Trời ơi! Anh H, ở đâu? Mười mấy năm rồi, tụi em nhắc anh hoài, ôi ông thầy của tui, làm gì đứng đây? Tính nhảy sông hả?! Không được, còn lạnh lắm, thôi về nhà em chơi đi! Ðực kéo tôi lên xe.

Những ngày buồn bã ở trại tị nạn, tôi làm việc buổi sáng cho Cao-Ủy, chiều vẽ tranh, Ðực tới trại sau ngày đóng cửa, trại quá đông, không còn chỗ ở, tôi cho Ðực cất cái chái nhỏ bên hông nhà. Ðực hay quanh quẩn coi tôi vẽ, nó không thân nhân, họ hàng, sinh ra ở cái làng nào đó của quận Ðức-Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ðực làm nghề biển từ nhỏ, ăn nói chất phác, hiền lành như muối hột, một hôm nó lấy phần lương thực bán cho tụi Phi, mua được sáu chai bia, đem tới mời tôi uống.

– Tiền đâu em mua bia?

– Em bán phần thịt.

Ðực tỉnh bơ.

– Thấy anh hay uống bia, em mời!

– Lần sau đừng làm vậy, thích uống bia, vô đây uống với anh.

Ðực cúi đầu.

– Hổng giấu gì anh, em tính xin anh học…

– Học gì?

– … Dạ! dạ!…Học chữ….Em mù chữ….

Tôi xúc động, yên lặng…

Khi làm hồ sơ phỏng vấn cho Cao Ủy, tôi đã biết có nhiều người mù chữ, chừng hai người lớn tuổi, ba cô gái, và hai thanh niên, không ngờ Ðực ở trong số người đó. Tôi nhìn Ðực, tội nghiệp.

– …Mỗi tối em vô đây anh dạy cho.

Chẳng bao lâu Ðực học xong chữ cái, bắt đầu đọc và viết, tôi xuống thư viện tìm tòi sách về cho Ðực tập đọc, nó rất thích những câu châm ngôn, ví von và hay hỏi tôi về phép lịch sự thường thức cuả cuộc sống. Mấy tháng ở trại, Ðực thay đổi hẳn, bây giờ nó biết chào hỏi, thưa gởi mọi người rất lễ phép, ăn mặc tề chỉnh hơn, tôi cho Ðực bộ đồ mới của gia đình ở Sài Gòn mới gởi qua.

Ðực thút thít.

– Từ xưa tới giờ em chưa bao giờ có được bộ đồ đẹp này, em nhớ ơn anh.

Từ hôm đó, khi nào ra ngoài, Ðực cũng diện bộ đồ mới, tuy không ủi, nhưng sạch và đẹp, nó giống như cậu học sinh ở làng xa ra tỉnh trọ học.

Một tuần sau, nhân có dịp, tôi lén lấy hồ sơ Cao Ủy, đổi tên cho nó.

Ðực bây giờ là: ÐỨC!

Ðực có cái thiên tính của dân đi biển chuyên nghiệp, ngày nào cũng vậy, đúng con nước xuống là nó xách cái chĩa nhọn ra biển, một hồi trở về với ốc nhảy, ghẹ, sò, đôi khi có mấy con chình cỡ bằng cườm tay, Ðực loay hoay làm cả buổi chiều, đến tối mang qua dĩa gỏi chình và tô cháo thơm ngát hành cho tôi nhậu, Ðực ít uống, nó ngồi nhìn tôi uống và nghe đủ chuyện, từ Sài Gòn ngày xưa lúc tôi còn đi học, học nhạc, học vẽ… học làm phim hoạt hình cho tới khi làm ở hãng phim Lidac, chuyện tôi với bạn bè, với hai đứa con gái ở bên Pháp, chuyện đi Nga, đi Pháp…Chuyện làm đạo diễn… đến khi vượt biên, Ðực khoái câu: trời sinh voi, sinh cỏ, nó học nằm lòng để ví von với thân mình.

Biết đọc, biết viết, Ðực cố học thêm tiếng Anh, lúc nào cũng: how are you, I love you, yes sir, no sir…

Ðến khi Ðực biết tra tự điển để cố đọc những mẩu tin ngắn trong mục thế giới của tờ báo Time tôi mang trên văn phòng Cao Ủy về thì có tin định cư Canada. Hai tuần sau, tôi giã từ trại, giã từ Ðực với món gỏi chình, cháo chình hành lá, I love, I like, yes sir, no sir.

Mười mấy năm trôi qua, hôm nay tình cờ gặp lại người em, và bây giờ đang ngồi bên Ðực với gia đình trong căn nhà ở vùng nông trại gần thành phố Ottawa.

– Dạ thưa anh đây là con vợ em, Hường, phải hồi đó gặp nhau sớm, em đã nhờ anh đổi lại thành tên Hương rồi…. Hường nghe màu mè quá!…

Ðực cười hè hè

– Mấy con đâu? ra chào bác.

Ðực quay qua tôi.

– Năm đứa cả thảy anh.

Năm đứa, hai trai, ba gái đứng xếp hàng trước mặt, năm khuôn mặt mang nét của Ðực cùng cúi xuống thật đều…

– Dạ! Kính chào bác.

Tụi nhỏ chạy vô trong.

Tôi nhìn Ðực, bước tới vỗ vai nó.

– Giỏi đó em.

Ðực rơm rớm nước mắt.

– Em cảm ơn anh.

Trên bàn dọn sẵn bia và đồ ăn, vợ Ðực chắp tay mời tôi…

– Tụi em ngồi ăn với anh cho vui….

Ðực ngồi xuống bàn, cô vợ bước ra sau.

– Anh biết không, tụi em qua đây khó khăn lắm, vì còn phải thanh lọc, nhờ bài bản anh chỉ cho, nên tụi em đi được, mừng quá nên tới đây chừng tháng là em có bầu.

– Lấy nhau bên trại hả?

– Dà!

Ðực kể.

– Lúc mới tới, tụi em làm nhổ hành, hái dâu cho nông trại, làm quá nên tay chân hai vợ chồng cứ cong lại như càng cua cũng vì ham tiền, làm bất kể ngày đêm nên vợ em sinh non…

– Chắc hồi đó em hay bắt ghẹ cho anh ăn nên tay cong là đúng rồi, đâu phải tại nhổ hành.

– Khổ lắm anh, em như “anh hùng mạt vận” không biết làm sao có tiền sống, trợ cấp của chính phủ như muối bỏ biển.

Tôi vui khi nghe Ðực biết thêm nhiều câu ví von.

– Em nghĩ “trời sinh voi, sinh cỏ” như anh dạy, nhưng sao thấy cỏ càng ngày càng ít, mà voi nhà em thì càng đông! Em phải tìm cách cho có “Cỏ” lẹ lẹ.

Rồi như nhớ ra điều gì, Ðực đứng dậy

– À! nhân tiện em mời anh nhậu cái này chơi.

Ðực vô bếp, tôi ngửi thấy mùi thơm quen thuộc.

– Ðây! Dạ mời ông thầy.

Những con chim sẻ rô-ti vàng ngậy, xếp vòng quanh trong chiếc dĩa đầy xà lách son.

– Ở đâu em có thứ này? Chỗ nào bán?.

Ðực cười

– Ông anh thích lắm hả?

Nó gắp hai con bỏ vô chén tôi.

Tôi cắn một con, cái đầu tan rau ráu trong miệng, mùi thịt thơm lừng, rộn ràng qua cổ họng, tê tê chân răng….

– Anh biết không, con vợ em…

Tôi sửa sai.

– Vợ em, không phải con vợ em.

– Dà! Cám ơn anh, vợ em biết em thèm con, cuối năm đó làm hai đứa, em hơi run, đầu gối không còn dẻo để lom khom nhổ hành nữa…

Ðực rót thêm bia.

– … Hôm đó đi nhổ hành về, em buồn buồn ngồi ngoài công viên ăn bánh mì, bỗng đám bồ câu, chim sẻ bay lại, em thương chim lắm, nên bẻ bánh cho tụi nó, cả chục con tham ăn, dạn dĩ chui vô tận trong cái xách của em, lúc đứng lên em vô tình kéo khóa lại mấy ảnh kẹt cứng, tự nhiên ‘’Bần cùng sinh đạo tặc’’!

Ðực chúm chím cười với câu ví von.

– Ðầu em nghĩ ra chuyện khác, nên chạy về nhà, lén vợ nhổ lông, rô-ti đám chim, kêu thằng bạn tới nhậu.

– Ngon quá mầy! Làm sao có món này vậy?

– Bạn cho!

– Mầy mua giùm ít con được không?

– Hổng biết nữa, để tao hỏi, mai tao phone!

Hôm sau cái lưng đau quá, em nghỉ nhổ hành, mò ra công viên, nhìn trước, ngó sau thiệt kỹ, tìm chỗ ngồi kín đáo.

Em lôi ổ bánh mì Việt Nam, ăn hết nửa, còn phân nửa bẻ nhỏ ném vòng quanh dụ chim, cả bầy chim đáp xuống ăn, từ từ chui hết vô giỏ xách một cách ngoan ngoãn, em làm năm chuyến, cả thảy 60 con, mang về nhà, giấu dưới basement, tối lén vợ nhổ lông, bắt chảo rô ti!

– Anh chiên gì vậy?

– À! Cút con, mua ở chợ, làm giùm cho bạn!

Chiên xong, em gọi thằng bạn.

– Hêlô! Có rồi, 60 con, làm sẵn, chỉ việc đem tiền tới nhà tao lấy, một đồng một con… mắc gì! Của quý, của hiếm mà mầy, không lấy thì thôi!…

Ðực kể tiếp.

– Nói cho ngon, thằng bạn không lấy thì làm sao em nuốt hết sáu chục con! 10 phút sau nó lấy đãi bạn bên Mỹ qua, ăn xong ai cũng khoái nên nhờ đặt dùm cho mỗi người vài chục, làm thêm đi anh! Chim mùa này thịt nhiều, béo lắm!

Tôi gắp con chim, nốc ly bia ngọt lịm, Ðực lấy thêm rau xà lách son.

– Sáng hôm sau, em mang cái xách bự hơn, thay đổi nhiều công viên khác nhau, tốn tới ba ổ bánh mì…

Tôi hỏi.

– Em biết như vậy là phạm luật không?

Ðực cười.

– Biết! Cho nên em kín lắm, có gì xảy ra ai nuôi vợ, con! “Ðói, đầu gối phải bò”!

– Giỏi!

Ðực tiếp.

– Có điều lạ, chim ở đây cũng thích bánh mì của mình như Tây, nên em làm luôn tám chín chuyến, hôm sau kiếm được 400 ngon ơ! Em thành thật khai với vợ, và từ đó vợ em phụ một tay…

Ðực gắp thêm chim cho tôi, rót đầy ly bia.

– Làm đi anh! “Cây nhà lá vườn” mà, xuống đây em cho coi!.

Tôi theo Ðực xuống hầm.

– Nhờ bán chim sẻ rô ti, ba năm sau em mua cái nhà ở vùng nông trại này, bề ngoài trồng trọt bậy bạ, em dân biển, biết canh tác gì đâu… Anh coi đó!

Ðực chỉ tay.

Trong căn hầm mốc meo, cả đàn chim bay, chim đậu tứ tung…

– Bây giờ em bắt chim tại nhà, phương pháp hiện đại hơn. Em làm thêm nhiều cửa sổ, bốn mùa mở rộng, đồ ăn rải đầy từ ngoài tới trong, mấy anh chị chim tha hồ bay vô ăn, tối bay vô ngủ, mùa Ðông bay vô tránh tuyết, gần chín mười giờ tối, em ra ngoài quan sát kỹ càng rồi đóng cửa sổ lại…

Ðực cười, xoa tay.

Một phút yên lặng. Tôi nhìn hai vợ chồng Ðực.

Ðất vàng đãi công người chịu khó.

– Uống em!

Tôi đưa cao ly bia.

– Rồi cuộc đời sẽ cho vợ chồng em nhiều tốt đẹp nhất.

– “Có công mài sắt… Ừ… Có ngày nên kim” phải không anh.

– À! không em, “Ăn cái súp mà mình nấu.”

Ðực xoa hàm, nheo mắt…

– Khó hiểu ông Thầy.

Ðực rờ râu

Một phút.

– À! Em hiểu. Em hiểu, em làm sao thì sẽ hưởng như vậy, đúng anh?

– Ðực cụng ly.

– Nông trại này ở nơi hẻo lánh, chim nhiều, tụi nó ăn toàn hoa quả ngũ cốc nên thịt rất ngon và vệ sinh, hơn nữa chung quanh không ai dòm ngó, họ chỉ biết tụi em trồng rau thôi! Nhờ vậy em có “Cỏ” nuôi bầy con ăn học.

Vợ Ðực đem ra một đĩa lớn hơn

– Dạ! Tụi em mời anh.

Ðực chồm sát tôi.

– Mời ông thầy món đặc biệt hảo hạng.

Sáu con chim lớn nằm trên lớp rau xanh điểm những lát cà chua đỏ…

– Cút?

Ðực lắc đầu.

– Thưa ông anh, món bồ câu rừng rô ti.

Tôi ngạc nhiên, bao tử ngứa ngáy.

– Xin mời anh!

Tôi gắp một con, nhai cái đùi. Ðây là con bồ câu ngon nhất trong những lần ăn của tôi kể cả Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồ Nam, và cái nhà hàng nhỏ xíu Tân Nhã gần khách sạn Ðông Kinh, khu Cảnh Sát Ðô Thành năm xưa

Thịt da giòn tan, rùm rụm trong miệng, trôi nhẹ qua cổ họng, để lại vị thơm thoảng mùi rô ti dính khe răng.

Ðực lôi ra chai Remy Martin.

– Hồi đó ở trại tị nạn, anh nhận quà người bạn bên Pháp qua thăm, chai Cognac Remy, anh cho em một ly và nói chuyện với em về rượu ngon của Pháp, em còn nhớ cái hiệu này, mua một chai để dành mời khách, hôm nay mời anh. Ông thầy!

Tôi cảm động.

Những ngày trại tị nạn bỗng về!…. Từ văn phòng Cao Ủy, phỏng vấn Mỹ, phỏng vấn thanh lọc, Ðực và những người khác, đám du côn trùm Trại, con em cựu quân nhân biểu tình, Chủ Tịch bị chém đứt ngón tay, anh em Hải Phòng… tôi vẫn rất vui khi nhớ những gì mình đã làm.

Ðực ngà ngà.

– …. Bữa kia em thấy trong đám chim vô nhà, có mấy chị bồ câu rừng…

Ðực cụng ly.

– Vậy là em có ý mới!

Tôi ngà ngà.

– Em đóng hai chuồng chim thiệt to, bỏ đầy đồ ăn, đặt sau vườn, sát bên rừng, hôm sau cả chục con bồ câu bay về chen chúc, ngủ đó, đẻ ở đó cho tới bây giờ đã thành vài trăm con!…

– Dzô cái anh!.

Tôi làm hết ly.

– Hàng này chỉ đặc biệt cho tiệc tùng ở nhà của dân Việt Nam ở Montreal, ai biết, có ngay, lâu lâu tiệc cưới dân giàu, em trúng cả vài trăm Ðô một ngày!

Tôi cười lớn, bước tới ôm Ðực.

– ..Giỏi! Em giỏi thiệt.

– Còn nữa anh, em có số sống nhờ chim, mùa hè chim trĩ ở rừng kéo tới, em làm thêm hai chuồng, tuần nào cũng bán vài chục cho nhà hàng, hoặc dân ăn nhậu Montreal, chim trĩ xé bóp gỏi, ngon hơn gà tươi trăm lần.

Tối đó tôi có dịp coi hai vợ chồng Ðực làm việc tới khuya, và cũng là lần đầu tiên tôi với nó say quá trời.

Sáng hôm sau, Ðực gói cho tôi một bao lớn cả mấy chục con chim sẻ, bồ câu rô ti, trĩ.

– Anh về vui vẻ, lúc nào rảnh ghé tụi em, à! Em cũng lên đó giao hàng hoài, em còn giao tới Toronto nữa mà, cho em số phone, khi qua Montreal, em ghé anh nhậu chơi.

Tôi cảm động nhìn Ðực.

– Anh mừng cho vợ chồng em… Nhưng cẩn thận.

– Nhờ hồi đó anh chỉ dạy, cho nên em cũng khôn ra, cũng biết lo thân chứ anh, ‘’Xứ lạ quê người’’ mà!

Tôi chợt nghĩ về mình, bao nhiêu năm đổ mồ hôi vì cuộc sống, cũng may tôi vẫn còn nghề nghiệp, nhẹ nhàng hơn nhiều.

Quay lại hai vợ chồng Ðực

– Tụi em giỏi lắm!

Ðực tần ngần nhìn tôi.

– Cám ơn anh, thì tụi em cũng cố, có gì đâu “Chim trời cá nước”, em dân biển, sống bằng “Cá nước’’, bây giờ đổi đời, sống qua “Chim trời’’ cũng ra trò vậy… “Ðất lành chim đậu” mà anh!..

– À!… Giỏi quá. Mấy câu đó em học hồi nào?

– Dạ! từ ngày sống nhờ chim.

– Nhưng chim vô nhà em đều ngỏm! Thì đâu là “Ðất lành?!

– Noooo! My teacher! “CHIM” is me!

Tôi quàng vai Ðực, hai anh em cười lớn, bước ra xe.

                                                 Hồ Đắc Vũ

                                                 Melrose, MA



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Aug/2019 lúc 8:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Aug/2019 lúc 3:12pm


Related%20image
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Aug/2019 lúc 2:40pm
Hai Hùng SG

Image%20result%20for%20Tôi%20Đã%20Gặp%20Ma..


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Aug/2019 lúc 2:53pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2019 lúc 11:22am
Có Những Con Đường.
 
 
 
Ăn cơm xong Khoa và Huy ra ghế sofa khi Nhi mang đến hai tách trà nóng mới vừa pha, hai người đàn ông nhâm nhi uống trà, còn Nhi dọn dẹp bàn ăn.
 
Huy vẫn thường được vợ chồng Khoa mời đến ăn cơm như thế này, hơn cả tình bạn, Huy như một thành viên trong mái nhà này.
 
Tiềng Huy đằng sau lưng Nhi đang đứng rửa bát:
 
- Hôm nay Huy có một món quà nhỏ tặng vợ chồng Khoa, nhưng sẽ có ích cho Nhi đấy.
 
Nhi quay đầu lại:
 
- Anh Huy làm cho Nhi hồi hộp, cái gì vậy anh?
 
- Một bức tranh Huy mới vẽ, xứng đáng để treo ở …bếp của Nhi, để Nhi vừa rửa bát vừa nhìn tranh cho mau xong việc ấy mà !
 
Huy lấy từ cái túi xách ra một bức tranh đưa ra trước mặt vợ chồng Khoa
 
 Nhi đứng sựng nhìn bức tranh, đó là một rừng Thu lá đổ có những con đường nhỏ quanh co và mất hút sau những gốc cây xa tít ở cuối trời.Tất cả là một màu vàng úa, hiu quạnh và nên thơ.
 
Khoa tấm tắc khen:
 
- Đẹp ! Huy vẽ bức tranh này lâu chưa?
 
- Mới tuần trước Huy coi movie trên ti vi, cảnh rừng Thu làm Huy xúc động nên cố ghi nhớ những hình ảnh, màu sắc, để vẽ lại, chỉ trong vòng vài ngày là xong.
 
 Nhi thì kêu lên:
 
- Anh Huy là hoạ sĩ từ bao giờ thế?
 
- Tay vẽ nghiệp dư ấy mà, khi nào Huy thích thì mới vẽ.- Huy đáp.
 
- Trời ơi, vẽ được thế này thì là hoạ sĩ rồi, vậy mà bây giờ Nhi mới biết. Anh Khoa, chúng ta phải treo bức tranh này ở phòng khách, phải không anh?
 
- Ừ, phòng khách nhà mình đang cần một bức tranh.
 
- Thế mà anh Huy nói treo bức tranh này ở trong bếp, anh định chê Nhi không biết thưởng thức tranh đấy hả?- Nhi nói giọng trách móc, rồi cô nhìn Huy- mà anh Huy đã đặt tên cho bức tranh này chưa?
 
- Huy gọi nó là “Có những con đường”. Còn ý kiến của Khoa và Nhi?
 
Khoa vừa nâng ly trà vừa ngẫm nghĩ:
 
- Để Khoa xem nào…Tại sao cả một cảnh rừng Thu bát ngát thế kia bị bỏ quên, để chỉ biết đến những con đường mòn nhỏ ?? Phải gọi là “Mùa Thu chết”, hay “Thu vàng” hay là “Mùa Thu lá bay”.
 
Nhi bật cười ôm lấy vai chồng:
 
- Anh ơi, anh chỉ toàn lấy tên ở các bản nhạc ra thôi…
 
- Thế Nhi hay hơn anh thì hãy đặt một cái tên đi!
 
- Em cần phải có thời gian, để lòng mình thấm với tranh, và sẽ có một cái tên chính xác.
 
Khi Huy giã từ vợ chồng bạn để ra về, Nhi vẫn chưa nghĩ ra tên nào khác đặt cho bức tranh.
 
.Khoa đang loay hoay tìm một góc tường để treo tranh, anh trân trọng ướm hết chỗ này đến chỗ kia, làm Nhi phải liếc anh một cái và nũng nịu:
 
- Anh cưng bức tranh hơn em nữa, em ghen cả với anh Huy đấy.
 
- Yên trí đi em, vợ anh là nhất mà bạn anh cũng …nhất. Nghe thì ba phải nhưng tình vợ chồng, tình bạn bè khác nhau, làm sao em so sánh được. Huy và anh là bạn thân từ Trung học đến Đại học, có cả một thời gian dài gần gũi và chia xẻ những buồn vui…
 
- Thôi em hiểu rồi, tình bạn của hai anh bao la như anh đã từng nói chứ gì. Nhưng này anh, em ngạc nhiên thật đấy, Huy có học vẽ bao giờ đâu mà vẽ bức tranh này đẹp thế?
 
- Anh ta có khiếu về vẽ, và nhất là cái cảnh rừng Thu kia đã gây một ấn tượng nào đó với Huy, nên Huy mới vẽ xuất thần và nhanh chóng như thế.
 
Nhi âu yếm nhìn chồng:
 
- Cũng như anh đấy nhỉ, tính đơn giản thực tế thế mà ngày xưa viết thư tình cho em thật là lãng mạn đam mê, làm em cảm động, có bao nhiêu lá thư tình của anh em đều thuộc hết.
 
Khoa vụng về gạt đi:
 
- Thôi đừng làm anh mắc cở, cái thuở mới yêu ấy mà…
 
 
 
*****             *****
 
Một tuần sau Huy vào nằm bệnh viện vì bị cảm, vợ chồng Khoa trên đường đến thăm bạn, Khoa nói với vợ:
 
- Bệnh cảm nghe đơn sơ tầm thường như vậy có thời đã thành dịch làm chết bao nhiêu người trên thế giới, mà nếu không chết thì cũng làm khổ người ta, sổ mũi sụt sùi cả ngày, đau cuống họng, mệt mỏi chẳng muốn làm việc gì cả…
 
Nhi đùa:
 
- Mà những anh chàng độc thân như Huy không có tay vợ chăm sóc càng dễ bị cảm hơn. Sao anh không giục Huy lấy vợ đi, tội tình gì mà cứ độc thân mãi thế?
 
- Ai mà biết được cái thằng bạn gàn của anh!
 
- Gàn thật đấy anh ạ, người gì mà hiền lành ít nói, ế vợ là phải rồi.
 
Khoa bênh cho bạn:
 
- Còn lâu Huy mới ế vợ, có mấy cô theo mà anh ta chưa thèm đấy !.
 
Đôi bạn vào đến phòng, Huy nằm trên giường bệnh, chăn phủ lên tới ngực, anh kể bị cảm , bác sĩ cho thuốc không khỏi, nên phải vào bệnh viện.
 
Nhi lập lại điều cô vừa nói với chồng:
 
- Tại anh Huy độc thân nên trời bắt anh cảm đấy. Anh Khoa có bao giờ bị cảm nặng thế này đâu!
 
Huy giữ im lặng, anh thường hay trả lời bằng sự im lặng, vợ chồng Khoa đã quen với cá tính của anh rồi, dù đôi khi họ không thể hiểu anh đang nghĩ gì!
 
Về đến nhà Khoa bảo Nhi :
 
- Chiều mai em chịu khó nấu ít cháo gà cho nhiều hành lá, hạt tiêu…mang vào cho Huy. Đang cảm, ăn một bát cháo nóng ngon lành là nhẹ người ngay. Tội nghiệp Huy, sống xa thân nhân, chỉ có vợ chồng mình bên cạnh, nên anh phải lo cho Huy, em nói đúng, nếu Huy lấy vợ, ấm thân nó mà cũng…khoẻ thân anh.
 
Nhi mắng yêu chồng:
 
- Anh chiều bạn quá đấy, lo còn hơn con mọn.
 
Hôm nay Nhi nấu một nồi cháo gà, cho Huy và cho hai vợ chồng cô cùng ăn luôn, mỗi lần Khoa bị cảm anh đều thích được ăn cháo gà để giải cảm, lần này đến lượt Huy.
 
Khoa dặn Nhi mang cháo vào bệnh viện sớm cho kịp giờ ăn chiều, đừng đợi anh về sẽ muộn.
 
Nhi sửa soạn một hộp cháo và bát thìa đầy đủ. Đến bệnh viện cô vào thang máy lên lầu 3, đang lúng túng chưa biết nên đi hướng nào thì có một cô y tá đi tới, Nhi hỏi phòng 303 ,.cô y tá chỉ đường và nói hôm nay ca làm việc của cô chăm sóc cho bệnh nhân phòng 303. Nhi cám ơn và xách giỏ đi tiếp, vừa đi Nhi vừa nghĩ nếu Huy có vợ thì cái việc vặt này đâu phải của Nhi.
 
Đến trước cửa phòng 303, Nhi nhẹ xoay nắm cửa bước vào, cô tưởng sẽ thấy Huy mỉm cười, rồi cô sẽ đặt giỏ xuống, múc cháo nóng ra tô cho Huy ăn, và cô sẽ kể một câu chuyện nào đó vui vui trong ngày của hai vợ chồng cô cho Huy nghe…
 
Nhưng Nhi hơi khựng lại, Huy đang nằm ngủ, một giấc ngủ sâu thì phải, Nhi lúng túng không biết phải làm gì, cô không muốn đánh thức Huy dậy, giấc ngủ sâu cần thiết cho người bệnh hơn là một tô  cháo, nhưng chẳng lẽ cô ra về? công lao nấu một nồi cháo ngon để mang đến đây. Thôi thì đành ngồi đợi một lúc.
 
Nghĩ thế Nhi nhè nhẹ ngồi xuồng ghế, và ngó ra phía cửa sổ, chỉ thấy trời mây, Nhi không dám nhìn Huy, vì nhìn trộm khi người ta đang ngủ là một điều bất lịch sự, mà cô không thể hoá thân thành bức tượng để nhìn ra cửa sổ mãi được. Nhi nhè nhẹ mở ngăn kéo bàn cạnh giường Huy mong tìm được một cuốn báo hay  cuốn kinh thánh cũng được, để  đọc cho đỡ sốt ruột
 
Bên trong ngăn kéo có một cuốn sách nhỏ, bìa màu đen xinh xắn trông như một cuốn Kinh thánh.
 
Nhi mở cuốn sách, thì ra đó là cuốn nhật ký của Huy, một trang, hai trang và Nhi kinh ngạc khi thấy những lá thư tình của Khoa gởi cho Nhi trước kia được chép lại đầy đủ. Sao lại thế này nhỉ? Trời ơi ! những trang thư riêng tư ấy là do Huy viết, Huy viết giùm cho Khoa, nhưng cho chính cả lòng Huy nữa. Thì ra Huy cũng yêu Nhi, thuở cả ba còn ở giảng đường đại học. Khoa và Huy cùng có cảm tình với Nhi, nhưng Huy tự ý rút lui vì cuộc tình tay ba nào cũng sẽ có một kẻ dư thừa, anh làm kẻ dư thừa để cho Khoa tiến lên, Khoa không hề biết điều đó, Khoa vô tình và đơn giản quá, đôi khi anh không hiểu nổi những thầm lặng sâu kín của Huy dù họ rất thân nhau. Khoa biết mình vụng về không có tài ăn nói nên nhờ Huy trổ tài văn vẻ viết giùm những lá thư tỏ tình với Nhi, và lấy được người mình yêu.
 
Nhi bàng hoàng run rẩy gấp vội cuốn sách bỏ vào ngăn kéo, thuở đó cô mến cả Khoa và Huy,  hai anh đều đứng đắn thành thật, mỗi người có những ưu điểm riêng, nhưng rồi những lá thư tỏ tình ký tên Khoa làm cho cô cảm động và xiêu lòng với lời cầu hôn của Khoa.
 
Đã ba năm làm vợ Khoa, cô vẫn giữ những lá thư tình đầy ắp yêu thương ấy nào đâu biết rằng là những cảm xúc của một người khác gởi cho cô.
 
Nhi đỏ mặt bối rối khi nghĩ nếu ngày xưa Huy cứ đến với Nhi biết đâu cô đã là vợ Huy, người đàn ông đang nằm ngủ trên giường này, bên cạnh cô, là chồng của cô, chỉ một chữ “nếu” đơn sơ mà thay đổi cả một kiếp người. Ai mà biết được !!
 
Nhi xách giỏ đứng dậy, cô muốn chạy trốn ra khỏi đây ngay, cô sợ Huy thức dậy bất ngờ thì anh sẽ đọc thâý những bối rối vụng về của cô và Nhi không biết phải ứng xử làm sao cả.
 
May quá Huy vẫn ngủ say, Nhi đi như chạy trong hành lang bệnh viện, hình như cái hành lang quá dài hay tại cô chạy quá chậm? mà cô vẫn còn luẩn quẩn nơi đây và lại đối diện cô y tá lúc nãy, cô ta mỉm cười với Nhi.
 
Về đến nhà Khoa vẫn chưa đi làm về, Nhi đổ hộp cháo đi và ngồi thừ người ra ở phòng khách, nghĩ ngợi lung tung, bất chợt cô nhìn lên bức tranh Huy vẽ đang treo trên tường, bức tranh được Huy đặt tên là “Có những con đường”.
 
Nhi là người nhạy cảm, bây giờ thì cô đã hiểu ý nghĩa của bức tranh, đó là những con đường của Huy và Nhi đi bên nhau nhưng chẳng bao giờ gặp nhau ở một điểm, những con đường tuyệt vọng trong màu vàng úa của mùa Thu chết. Cô đã hiểu cái tâm hồn nghệ sĩ của Huy, khi yêu người ta làm được nhiều thứ, những lá thư tình kia, bức tranh này , là lời của trái tim Huy dành cho cô.
 
Khoa đi làm về tới nhà là hỏi ngay:
 
- Em đã mang cháo đến cho Huy chưa, nó có ăn hết không?
 
Lần đầu tiên trong đời cô nói dối chồng:
 
- Em mang cháo đi, vừa xuống xe, chỗ parking, hấp tấp làm sao rơi cả giỏ, cháo đổ hết nên phải quay về nhà.
 
Khoa nhăn mặt:
 
- Em bao giờ cũng là người chu đáo cẩn thận sao lần này đoảng thế! Nhưng sao em không về lấy cháo khác mang lên cho nó?
 
Nhi thoái thác:
 
- Thôi để lần khác, bây giờ chắc Huy cũng ăn bữa chiều rồi.
 
- Ừ thôi vậy, để chốc anh gọi hỏi thăm nó.
 
 
 
  ***         ***
 
Huy thức giấc, anh vừa trải qua một giấc mơ đẹp tuyệt vời, trong một góc rừng Thu vắng như trong bức tranh mà Huy đã vẽ, Huy và Nhi đi trên những con đường mòn đó, anh nắm tay Nhi, cùng bước nhẹ trên lá vàng khô, trong gió thổi êm êm Nhi nũng nịu tựa đầu lên vai anh, tóc cô bay lất phất qua mặt anh một mùi hương quen thuộc làm anh ngây ngất, cái mùi thơm mà anh vẫn gọi là “ảo ảnh”.
 
Đó là mùi thơm trong giấc mơ, nhưng bây giờ mùi thơm ấy hình như vẫn đang quanh quẩn ở bên anh? Mộng và thực nối liền nhau như chuyện liêu trai….
 
Mỗi lần Huy đến chơi nhà vợ chồng Nhi, chỉ cần Nhi thoáng qua bên anh, anh sẽ nhận ra ngay Nhi đang đứng ở hướng nào, vì Huy đã quen với mùi thơm của Nhi, anh không biết Nhi đã dùng lotion, dầu thơm hiệu gì, nhưng mùi hương làm anh bị mê hoặc, anh gọi mùi đó là “ảo ảnh”, vì mùi hương và người đều ở xa quá tầm tay anh.
 
Có lần như một kẻ thất tình Huy lang thang đi Mall một mình, anh vào một tiệm bán mỹ phẩm thử tất cả các loại lotion, các loại dầu thơm để cố tìm ra mùi hương nào quen thuộc của Nhi. Bất ngờ Huy nghe có tiếng cười khúc khích phía sau, là Nhi, anh như một thằng bé con đang ăn vụng bị bắt gặp, anh đỏ mặt nghe Nhi nói:
 
- Bắt gặp quả tang anh Huy đi mua quà tặng người yêu rồi nhé, anh thích loại gì? Có cần Nhi góp ý kiến không?
 
Lúc đó Huy chỉ muốn được nắm lấy bàn tay Nhi mà nói:” Đây là mùi hương mà anh yêu thích, anh đang đi tìm em”.
 
Nhưng Huy chỉ bối rối nói:
 
- Có nhiều mùi hương… lạ qúa…mùi nào cũng như… ảo ảnh, không là thật Nhi ạ..
 
Kể từ hôm đó cho đến giờ Huy vẫn chưa tìm ra mùi hương “ảo ảnh” đó.
 
Cô y tá mở cửa phòng bước vào làm Huy trở về thực tế, cô vừa sửa soạn làm thuốc vừa mỉm cười:
 
- Trông anh vui quá, anh vừa nói chuyện với một cô bạn gái thật dễ thương mà.
 
Huy ngạc nhiên:
 
- Tôi có gặp ai đâu?
 
Cô y tá cũng ngạc nhiên:
 
- Cô ấy hỏi thăm tôi phòng 303, cô mang theo một giỏ đồ ăn, tôi tửơng cô đã gặp anh rồi.
 
Cô y tá không đùa, Huy linh cảm là Nhi đã đến đây, thảo nào khi vừa tỉnh giấc Huy đã ngửi thấy mùi hương “ảo ảnh” quen thuộc.
 
Anh đã mơ một giấc mơ mà người trong mơ đang ngồi bên cạnh, gần mà xa, xa mà gần ! Nhưng tại sao Nhi lại ra về, không chờ anh thức dậy??
 
Đợi cô y tá vừa ra khỏi phòng, Huy mở ngay ngăn kéo bàn, cuốn nhật ký của anh để vội vàng lệch lạc, cuốn nhật ký mà Huy luôn luôn mang theo bên mình, để bất chợt có thể ghi lại những cảm xúc của mình.
 
Huy cầm cuốn sách lên, Nhi đã đọc nó, những ngón tay Nhi đã chạm vào đây, như đã chạm vào trái tim anh.
 
Tiếng điện thoại reo, Huy nghe đầu dây bên kia là Khoa, Khoa hỏi thăm và kể anh đã bảo Nhi nấu cháo để mang đến cho Huy, nhưng cô ấy sơ ý làm đổ cháo ngay tại parking bệnh viện, nên không vào thăm Huy được. Thôi, xin lỗi nhé, bao giờ Huy về sẽ được ăn bù bất cứ món gì.
 
Thế là Huy hiểu Nhi đã đến đây, một niềm vui, nỗi khổ và sợ hãi cùng lúc đến với Huy.
 
                            *      *     *     *     *    *
 
Sau hôm rời bệnh viện, Huy đến nhà Khoa dùng bữa cơm chiều như đã từng đến, căn nhà bạn vẫn ấm cúng, Khoa vẫn nồng nhiệt, chỉ có Huy là lúng túng ngại ngần như một kẻ phạm tội có thể bị kết án bất cứ lúc nào. Anh thực sự chỉ muốn tình yêu thầm kín của anh được dấu mãi trong lòng, dù suốt cả đời người, để anh được gìn giữ nâng niu như một báu vật. Thế thôi!
 
Khi mới bước vào nhà anh đã nhìn thấy Nhi, cử chỉ cô cũng bối rối như anh.
 
Như thường lệ, sau bữa cơm Nhi lại dọn trà ra phòng khách cho hai người bạn nhâm nhi, và có thêm Nhi nữa, chắc cô đã qua được cơn bối rối, cô chỉ vào bức tranh của Huy và nói:
 
- Anh Huy này, Nhi cũng nghĩ ra một cái tên cho bức tranh rồi.
 
Khoa cười và đùa:
 
- Gớm, Nhi suy nghĩ đến mấy tuần mới xong một cái tên, chắc là phải độc đáo lắm?
 
- Em cũng gọi đó là “ Có những con đường”.
 
- Thì có khác gì cái tên Huy đã đặt đâu?
 
-Vâng, em cũng thích thế! rất có ý nghĩa, như Huy và vợ chồng chúng ta luôn đi bên nhau, gần gũi nhau…Chúng ta mãi mãi là những người bạn quí của nhau cho dù cuối đời hay cuối trời cuối đất như những con đường trong bức tranh kia…có phải không anh Huy?
 
Huy nhìn Nhi, trong đôi mắt trong sáng và trung thực của cô anh nhận thấy cả một trời bao dung dịu dàng, lòng anh bỗng nhẹ nhàng thanh thản, và anh tin rằng những con đường tình tuyệt vọng trong bức tranh của anh rồi đây sẽ trở thành những con đường bạn bè đẹp đẽ giữa anh và vợ chồng Nhi mãi mãi.
 
 
 
 
Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Aug/2019 lúc 11:47am

Ví Dầu Tình Bậu Muốn Thôi


Ví dầu tình bậu muốn thôi,
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra.

(Ca dao)

 Chấn nhìn theo anh Ba Đực đang cày ruộng, trước mặt Ba Đực là cặp trâu ông Hội Đồng Là cưng nhất. Cặp trâu này khỏe và mập mạp. Vừa đẩy cái cày đi theo cặp trâu, Đực vừa hét lên những tiếng thá dí cho cặp trâu tuân theo. Không hiểu sao trâu cũng biết nghe theo những tiếng thá dí của Đực. Sự thật thì trâu đâu có ngu cho nên trâu có thể hiểu tiếng người lắm. Người ta nói "ngu như bò", đâu có ai nói ngu như trâu bao giờ.

 Theo chuyện xưa tích cũ thì con trâu là hiện thân của một vị tiên trên trời. Ông tiên này được Trời giao cho nhiệm vụ gieo 4/5 hạt thóc và 1/5 hạt cỏ xuống trần gian. Sau đó ham chơi quên mất lời dặn của Thượng Đế, ông tiên gieo ngược lại 4/5 hạt cỏ và 1/5 hạt thóc. Từ đó ở nhân gian, cỏ mọc tràn lan và dễ dàng. Trái lại, lúa là thức ăn nuôi sống loài người lại rất khó trồng. Loài người không ăn cỏ được, lâm vào cảnh chết đói, than phiền thấu tai Thượng Đế cho nên ông tiên bị Trời phạt đày xuống trần làm trâu giúp con người cày đất trồng lúa và ăn cỏ cho mau hết phần cỏ ông đã gieo bậy trước kia. Bởi vì trâu ăn mãi cũng không hết cỏ trên mặt đất nên đời này sang đời khác, trâu vẫn mang hoài số kiếp kéo cày trả nợ cho loài người.

 Chấn được sinh ra và lớn lên ở một làng nhỏ thuộc quận Củ Chi: làng Trung Lập. Bấy giờ là những năm đầu của thế kỷ 20, xã hội Việt Nam vẫn còn sơ khai nhiều so với nền văn minh của thế giới. Cha của Chấn là ông Hai Là, thuộc hàng vai vế của làng bởi vì ông làm Hội Đồng Làng và người ta hay gọi ông là ông Hội Đồng Là. Mặc dù vùng đất Củ Chi là vùng đất gò nhưng ông Hội Đồng Là có những cánh đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Nhà ông có của ăn của để, có Nhà Máy xay lúa, dân làng đa số là người làm công cho ông.

 Tuy giàu có và quyền thế nhưng ông Hội Đồng Là hiền lương, hay giúp đỡ người nghèo. Ông chỉ lo cho cô con gái lớn của ông là cô Hai Chấn đang tuổi cặp kê, có quá nhiều ong bướm dòm ngó. Vì ở nhà quê cho nên Chấn không được đi học, nhưng với sự thông minh sẵn có, Chấn đã biết viết và biết đọc chữ quốc ngữ qua người em trai kế là Cậu Ba Tuội. Cậu Ba Tuội là con trai độc nhất của ông Hội Đồng Là. Ông Là dốc hết tiền bạc để lo cho cậu Tuội ăn học. Sau khi cậu Tuội học hết lớp năm ở Củ Chi, ông Là đã không ngại tốn kém đưa cậu Tuội lên Sài gòn học lớp cao hơn.

Chấn đứng trên bờ ruộng gọi vọng xuống Đực:

- Anh Ba à, nghỉ tay ăn cơm chút anh Ba. Trưa trờ trưa trật rồi chắc anh Ba đói bụng lắm.

Đực nói với ra:

- Cô Hai để đó đi, tui cày cho xong luống này rồi tui ra.

- Hổng được đâu, tui chờ anh rồi tui mới đi. Tui mà để cơm nước ở đây hổng có ai coi chừng mấy con gì nó ăn thì uổng lắm đó anh Ba ui.

- Được, tui ra liền.

 Tới mùa cày hay cấy gặt, ông Hội Đồng đều kêu Chấn nấu cơm trưa rồi đem ra ruộng cho những người làm của gia đình ông. Phần ăn của những người thợ khác, có anh Mót làm công gánh đem ra. Riêng phần của Đực là Chấn đem riêng. Chấn không quên bỏ thêm một phần thức ăn cho Đực. Có khi là thêm một khúc cá hay một miếng mắm lóc. Hôm nào người làm ăn mắm ruốc xào sả là Chấn lựa nhiều thịt ba rọi cho Đực. Gia đình Đực nghèo, cái nghèo đeo đuổi đến mấy đời. Đến đời Đực, mặc dù Đực chịu khó làm lụng nhưng vẫn không khá được. Lúc nào quần áo Đực cũng vá chằng chịt, vải vá còn nhiều hơn là vải quần áo đến nỗi người ta cũng không biết vải quần áo Đực mặc nguyên thủy màu gì.

 Hôm nay Chấn mặc áo quần bà ba đen vải Nam Định. Mấy chiếc quần vải mỹ a chỉ mặc khi ăn tiệc hay giỗ Tết. Vì đi ra ruộng nên Chấn xăng quần ống thấp ống cao, đi chân đất. Tuy là gái quê, nhưng Chấn không có vẻ đen đúa quê mùa. Mấy anh trai làng và các anh làng bên hay ngắm Chấn, chỉ có Đực mỗi lần gặp Chấn là anh ta cúi gầm mặt xuống đất. Lần này cũng vậy, sau khi cột cặp trâu vào cái cọc, Đực bước tới chỗ Chấn đang ngồi dưới cây xoài và cúi mặt xuống không dám nhìn Chấn.

- Cám ơn cô Hai. Cô Hai ăn cho vui. Mà cô Hai đâu có ăn giống như tụi tui đâu.

- Anh Ba hổng có biết đâu, Cha tui hà tiện lắm, mấy anh ăn gì là Cha tui cũng ăn giống vậy. Má tui đâu có để ý gì đâu anh Ba. Từ hồi tui biết coi mấy đứa em tới giờ, việc nhà Cha với Má tui giao phó cho tui hết.

- Tội nghiệp cô Hai thì thôi. Gia đình có tiền mà sao tui thấy cô Hai cực quá. Mấy việc này mà ông Hội Đồng cũng bắt cô Hai làm. Cô Hai thấy nhà ông Hương Quản hông? Con cái người ta có động tới móng tay đâu nà.

- Cha tui nói tui phải ráng làm lụng cho giỏi để sau này còn làm dâu người ta.

 Nói tới đây Chấn thấy buồn, không biết Cha sẽ gả Chấn cho ai. Đực bỗng im lặng không muốn ăn cơm nữa. Miếng cơm tự nhiên mắc nghẹn ngang cổ họng. Đực biết thân phận mình, nhà nghèo, nên không dám mơ tưởng Chấn nhưng Đực cũng nghe tủi thân. Đực thấy mình như câu ca dao:

Gối rơm theo phận gối rơm
Có đâu dưới thấp mà chồm lên cao

Đực bỗng tò mò:

- Cô Hai nè, tui thấy ngộ thiệt nghe cô Hai. Má của cô, Bà Hội Đồng đó, tui thấy bả ít khi ở nhà. Bả cũng ít khi nào ẳm bồng cô Tư với cô Năm. Hồi tháng trước cô Năm đau nặng, tui thấy chỉ có mình cô Hai với ông Hội Đồng chạy thầy chạy thuốc cho cô Năm thôi hà. Hổng phải tui nhiều chuyện đâu cô Hai à. Tại tui thấy cô Hai cũng con nhà giàu mà sao số cô Hai cực quá.

- Thì anh Ba biết đó, Má tui là dân Sè goòng. Cha tui là dân quê mùa. Hồi đó hổng biết sao ông Ngoại tui gả Má tui cho Cha tui. Dìa ở đây hổng xa Sè goòng bao nhiêu nhưng Má tui hổng quen.

- Vậy chắc Bà Hội Đồng hay dìa Sè goòng hả cô Hai.

Giọng Chấn buồn buồn:

- Tui có biết Má tui đi đâu đâu nà. Hồi nhỏ thì tui hổng nhớ. Tới chừng tui lớn một chút thì Má tui hổng có bao giờ dắt tui đi theo.

Đực tiếp lời:

- Úy trời, nãy giờ cũng lâu rồi, cô Hai dìa đi, tui xuống cày cho xong đám ruộng này. Cám ơn cô Hai đem cơm ra cho tui.

- Có chi đâu anh Ba. Tui có cái này cho anh nè. Mà anh đừng có nói ai biết nghe hôn. Cha tui mà biết ổng cạo đầu khô tui đó.

Vừa nói Chấn vừa đưa cái gói mo cau ra.

- Chi đó cô Ba, quý quá thì tui hổng dám nhận đâu.

- Cơm nếp chớ có gì đâu. Hồi sáng này Cha tui thèm ăn cơm nếp, tui nấu cho ổng rồi tui gói một ít để chiều nay anh Ba đem về nhà ăn. Tui gói nó vô mấy cái bánh tráng nè, rồi tui bọc trong lá chuối đó, phía ngoài tui bao bằng lớp mo cau rồi tui cột lại bằng dây chuối. Tui treo lên cây xoài nghe anh Ba. Chừng dìa, anh Ba nhớ đừng có quên.

- Cám ơn cô Ba. Cô nói một chút chứ tui thấy chắc cũng khoảng nửa nồi có đó.

- Thì sẵn tay thôi mà anh Ba. Tối nay anh nhớ ăn cho no bụng chớ trưa mai tui mới đem cơm được.

 Chấn quay lưng bước đi. Đực nhìn theo dáng người thon thả của Chấn mà ngậm ngùi cho mình và cũng cảm thương cho một người con gái sao quá cực nhọc. Trời đã lên thật cao và nóng bức hơn ban sáng. Đực không biết chữ nhiều. Đực và Chấn hay chơi đùa với nhau từ hồi còn nhỏ. Những lúc rảnh Chấn hay đọc những cuốn truyện bằng thơ rồi kể lại cho Đực nghe như truyện “Thạch Sanh Lý Thông”:

“Đàn kêu tích tịch tình tang
Ai đem Công Chúa lên hang mà về.”

 Đực thấy ghét cái thằng Lý Thông gian ác. Con người sao không biết thương nhau mà cứ vì danh lợi tìm cách hại người khác như Lý Thông cứ năm lần bảy lượt hại Thạch Sanh. Nhìn mặt trời, Đực nhớ Chấn kể về câu đố, buổi sáng và buổi trưa, lúc nào thì mặt trời ở xa nhất. Nếu buổi sáng mặt trời ở xa thì tại sao mặt trời lại lớn hơn buổi trưa. Nếu buổi trưa mặt trời ở xa thì tại sao mặt trời lại nóng hơn buổi sáng. Đực thấy Chấn hiểu biết nhiều chuyện hơn Đực. Đực lắc đầu, không dám nghĩ tiếp. Đực biết thân mình, người ta bề gì cũng là con gái của ông Hội Đồng.

 Chấn về tới nhà thì ông Hội Đồng Là còn đang ở Nhà Việc của làng chưa về. Chấn ra sân để coi lại mấy cái nia trà mà Chấn đã đem ra phơi hồi sáng. Trà này Chấn đã ướp với bông lài là loại trà mà Cha Chấn rất thích. Ngay trước cổng nhà là hai cây bông lài đã trồng từ đời nào. Khi Chấn lớn lên là đã thấy hai cây này rồi. Trà xanh thì ông Hội Đồng có trồng một góc vườn ở sau nhà. Thỉnh thoảng Chấn hái những lá trà già rồi trộn chung với bông lài đem phơi khô để dành. Ông Hội Đồng Là có nhiều khách ghé thăm nên Chấn phải lo làm sao có đầy đủ trà, nếu không, phải mua trà Thiết Quan Âm, tốn tiền mà ông Hội Đồng Là không thích. Trà Tàu không có vị chát của trà xanh nhà trồng. Hơn nữa mùi thơm của bông lài ở nhà thơm đậm đà hơn.

 Sân sau nhà là một khoảng vườn bát ngát. Chấn trồng mấy giàn sương sâm để những buổi trưa khi nào ông Hội Đồng Là không bận việc, Chấn hái vô làm sương sâm với đường cát cho Cha ăn. Chấn hái mấy lá sương sâm già, đem rửa sạch rồi bỏ vô cái chậu vò cho thiệt nát, xong bỏ vô cái bòng vải lọc xác lá lại. Chấn lấy miếng nang mực gác trên nóc bếp xuống, mài một chút xíu cho ra bột rồi trộn nước sương sâm với bột nang mực, để yên một hồi, nước sương sâm đặc lại, thành món ăn giải khát rất Mát. Làng Trung Lập không có chợ, chỉ có quán chạp phô của chú Chệt mà cả làng quen kêu là chú Hắn Chói. Quán này bán hầm bà lằng từ kim chỉ, dầu hôi đến rượu đế … Dân làng mua sắm gì nhiều phải đi xe ngựa ra chợ Củ Chi hay chợ Hóc Môn. Cả làng chỉ có một chiếc xe ngựa của ông Năm Ta ngày hai bữa đi về Trung Lập- Hóc Môn- Củ Chi. Nhà ông Năm Ta không ở Trung Lập mà ở Tân An Hội. Ông bà Năm Ta có vườn cao su, và có xe ngựa chở khách. Con cái ông bà Năm Ta cũng đông lắm, tới 8 người con. Theo xe ngựa với ông Năm Ta là cậu Sáu Tôn con trai ông. Cậu Sáu này chỉ lớn hơn Chấn hai tuổi nhưng nghe chừng đâu miệng cậu lanh lắm. Dân đánh xe ngựa mà.

 Vài ba tháng một lần, Chấn đi theo Cha ra Hóc Môn bằng xe ngựa để mua tương hột, bánh tráng và thịt heo quay, bánh hỏi. Mỗi lần Chấn đi xe ngựa gặp cậu Sáu Tôn là cậu ta không bao giờ lấy tiền xe của Chấn. Tương hột và bánh tráng Hóc Môn ngon có tiếng. Tương hột được bán trong khạp nhỏ bằng sành. Bánh tráng Hóc Môn nổi tiếng là dẽo mà không có mặn. Chấn cũng biết tráng bánh tráng nhưng không cách nào ngon và dẽo được bằng bánh tráng Hóc Môn. Không biết họ pha bột cách nào mà ngon sao là ngon. Cha Chấn hay ăn bánh tráng cuốn với thịt phay. Thịt phay là thịt đùi heo luộc lên rồi chiên lại với chút mỡ, chút đường cát cho thịt vàng cháy xém lên, xong xắt thịt ra thành miếng dài vừa cuốn bánh tráng, có chút thịt, chút mỡ, chút da. Rau cuốn bánh tráng có xà lách, rau húng, dấp cá, lá xoài non, dưa giá, dưa leo. Bánh tráng cuốn chấm với nước mắm. Nước mắm pha giấm đường và ớt sừng trâu. Ớt sừng trâu là loại ớt của dân miền Đông. Trái ớt có màu vàng hay màu đỏ, da ớt nhăn nheo, trái ớt cắn vô một miếng trong miệng nghe giòn rụm mà cay xé họng. Cha Chấn để nguyên trái ớt trong chén nước mắm rồi lấy muỗng dầm ớt nhỏ ra chứ không có giã ớt. Giấm pha nước mắm thì Chấn nuôi bằng chuối sứ và nước dừa xiêm. Chuối sứ chín mềm để giữa hai miếng lá chuối, lấy thớt đè lên cho trái chuối nát ra. Xong lấy lá chuối ra, bỏ chuối vô hũ keo, cho chút rượu đế rồi cho nước dừa xiêm vô. Lấy lá chuối che kín chung quanh hũ giấm lại. Chỉ cần vài tuần lễ là hỗn hợp này thành giấm, từ từ con giấm hình thành và đóng rất dầy. Chấn chắt nước giấm qua hũ keo khác. Còn con giấm thì bỏ thêm nước dừa vô nuôi giấm tiếp. Gần Tết, Chấn nuôi giấm nhiều hơn để làm củ kiệu với lỗ tai heo ngâm giấm, rồi còn giấm pha nước mắm, pha mắm nêm để Cha và khách khứa ăn trong mấy ngày Tết. Canh thì Cha thích canh lá dang thịt gà. Lá dang là loại lá rừng đặc biệt của dân miền Đông. Đây là loại dây leo. Tuốt lá ra, rửa sạch rồi vò nát một chút, bỏ vô nồi thịt gà thành món canh chua, không cần trái me, trái thơm hay trái khế. Vị chua của lá dang thanh thanh mà các loại trái me, trái thơm hay trái khế không có.

 Ông Hội Đồng Là tuy giàu có như vậy nhưng ông cũng nuôi mấy chục con heo trong nhà để bán. Phần thì để khi nhà có giỗ tiệc, ông có sẵn heo khỏi phải mua. Trong chuồng heo lúc nào cũng có ít nhất 5 con heo nái. Chấn phải thức khuya canh chừng để đỡ đẻ cho heo nái. Chấn sợ không có Chấn ở đó, heo con dễ bị heo mẹ đạp chết. Ngoài ra nhà cũng có cả chục cặp trâu cho thuê cày ruộng. Từ lúc 7, 8 tuổi Chấn đã bắt đầu chăm sóc việc nhà, quần quật từ sáng đến tối mà vẫn không hết công việc. Chấn gần gũi với Cha nhiều hơn là Má. Mỗi khi gặp Má, Chấn thấy sợ, có lẽ Má Chấn hay la rầy vô cớ. Má lúc nào cũng than thở: “Hổng biết sao tui phải khổ như vầy?” Chấn hổng hiểu sao Má lại khổ nổi. Cha không hề gây gỗ với Má một lần nào hết. Má muốn gì Cha cũng ưng. Từ hồi Chấn biết chuyện tới giờ, Má ít khi ở nhà. Cha nói Má hổng quen ở nhà quê, Má phải về Sài Gòn thăm ông bà ngoại cho đỡ buồn. Mỗi khi heo con lớn lên sẻ bầy, Chấn nuôi thúc cho chúng lớn để rồi bán. Chấn phải coi việc bán heo. Mấy ông lái heo ăn gian lắm. Khi cân heo, mấy ổng có mánh lới làm giảm ký lô để mấy ổng trả tiền ít đi. Mấy ổng chỉ cần lắc lắc cái cân vài cái là mất mấy chục ký lô như không. Mấy ông lái heo này không phải người làng mà hình như là từ Củ Chi. Họ đi vòng vòng khắp nơi để tìm mua heo. Bán heo cho mấy ông này là bán dứt luôn, họ không cho lại miếng thịt nào hết. Bán heo cho dân làng để họ làm đám giỗ tiệc gì thì thế nào họ cũng kiếng lại một chút thịt, một chút lòng.

 Đã tới giờ nấu cơm chiều cho Cha. Chấn vô bếp, lấy cái rá xúc gạo rồi đem ra sau hè cạnh lu nước, múc nước vô chậu để vo gạo. Nước vo gạo, Chấn để dành nấu cám heo. Nước vo gạo buổi sáng, Chấn lắng lại, lấy phần cám đọng ở dưới để mỗi tối Chấn đắp mặt. Người ta nói đắp mặt như vậy, da mặt sẽ đẹp và không có mụn. Không biết người ta nói đúng hay da mặt Chấn tốt, nhưng Chấn không có mụn bao giờ. Chấn trút gạo từ rá vô nồi, canh nước rồi bắt nồi lên bếp lò. Bếp có 3 ông táo, Cha Chấn đắp bằng đất sét. Bếp đốt bằng củi nên lọ nghẹ đầy bếp đầy nồi. Chiều nay Chấn cho cả nhà ăn canh chua thơm nấu với cá trào, thịt kho ăn với dưa leo và rau sống. Cha Chấn chỉ cho người làm ruộng ăn cơm trưa, nên ăn chiều Chấn nấu cho Cha và mấy đứa em, không phải nấu nhiều như buổi trưa nấu cho người làm ăn.

Nồi cơm chín xong, Chấn ủ vào tro cho giữ hơi nóng. Chấn đang loay hoay thì nghe tiếng bà Hội Đồng ngoài trước:

- Con Chấn đâu rồi, nhà cửa gì không chịu quét dọn gì hết. Lá ngoài sân đầy nhóc kìa. Chấn ơi Chấn. Đồ con quỷ sứ, mầy mần cái gì mà mấy cái nia trà chiều tối rồi mầy cũng hổng chịu đem vô. Bộ mầy tính phơi sương mấy cái nia trà sao cà.

Chấn lật đật chạy lên nhà trên:

- Dạ Má mới dìa.

- Tao mới dìa hay cũ dìa thì mầy biết rồi, cần gì mầy phải nói. Thiệt con với cái, toàn là của nợ. Còn đứng đó chi. Rót tao ly nước trà coi.

- Dạ, Má.

- Dạ dạ cái gì. Tao khát gần chết nè, ở đó mà dạ dạ, đem nước ra mau cho tao đi. Đồ cái quân gì chậm lụt. Nó là con tui mà sao mặt mày nó giống ai đâu không á, lúc nào cũng chầm dầm cái mặt.

Chấn bước vô bàn ở nhà bếp rót ly nước trà đem ra cho bà Hội Đồng.

Vừa mới uống một ngụm, bà Hội Đồng phun ra:

- Mầy muốn thuốc tao chết hả? Nước gì nóng dữ làm phỏng miệng tao rồi.

- Nước trà phải nóng chớ Má.

Bà Hội Đồng xáng cho Chấn hai bạt tai:

- Ai dạy mầy cãi lợi tao hả con kia? Tao có cho phép mầy cãi hôn vậy mậy? Thằng Cha mầy còn hổng dám cãi tao nữa ở đó mầy. Mầy mà còn cãi nữa tao quánh chết Cha mầy luôn.

Chấn đứng đó nước mắt lăn dài trên Má. Kịp thời ông Hội Đồng vừa về tới nhà:

- Má con Chấn dìa rồi à? Cha Má cũng khỏe hả?

- Khỏi hỏi mấy cái chuyện đó đi. Tui lật đật dìa là lo cái chuyện hôn nhơn của con Chấn. Con gái 15 tuổi rồi ở nhà như là hũ mắm treo đầu giường. Có đám này quen với Cha Má tui. Tui bàn với ông gả nó phứt đi cho rồi, khỏi mắc công lo.

- Quen với Cha Má thì tui chắc là chỗ đàng hoàng rồi. Nhưng tui hổng biết thằng đó ra sao, hổng biết con Chấn có ưng hôn?

- Ông sao khéo lo. Cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đó. Con Chấn biết gì mà ưng hổng ưng. Hồi đó tui đâu biết ông ra sao Cha Má tui cũng gả tui cho ông. Tui nói chỗ này được là được.

- Vậy chớ gia đình họ ra sao? Làm gì? Ở đâu? Tui hổng muốn gả nó xa quá.

- Xa gì mà xa. Ở An Nhơn Tây chứ đâu. Đi qua Bến Súc là tới rồi. Nhà người ta giàu, ruộng vườn biết bao nhiêu mà kể. Thẳng lại học hết đíp lôm gì đó. Nhà có người ăn người làm. Con Chấn là con tui, tui cũng muốn nó được sung sướng. Vuột chỗ này rồi là tui hổng biết còn chỗ nào tốt hơn hôn. Ông tính sao? Liệu để tui trả lời cho Cha Má.

- Thì tui cũng phải gặp họ, còn gặp thẳng nữa chớ. Hổng biết gì hết làm sao tui quyết định?

- Ông hổng tin tui thì tui hổng nói mần chi. Ông hổng tin Cha Má tui là có chuyện đó nghen. Ông có nhớ Ông Cai Tổng Thiệt hôn?

- Có phải thằng con trai lớn của vả là thằng Hai Tiệm đó hôn?

- Đúng rồi đó đa. Đúng thẳng đó.

- Thẳng coi cũng được đứa. Ông Cai Tổng cũng đàng hoàng. Chỉ có Bà Cai Tổng coi bộ khó à Má con Chấn.

- Chớ bây giờ ông muốn cái gì? Người ta khó thì nó cũng phải biết làm dâu, hổng khó nó cũng phải biết làm dâu. Nó dìa làm dâu người ta chớ bộ người ta cưới nó dìa làm bà cố nội người ta sao mà ông nói khó này khó nọ. Vậy đi nghen. Coi như ông đồng ý hén. Mơi sớm tui dìa Sè goòng nói với Cha Má tui là ông ưng gả con Chấn rồi đó đa.

- Má con Chấn à, để tui nói với con Chấn một tiếng.

- Ông nói với nó một tiếng hay nhiều tiếng thì ông nói, đừng có kêu tui nói. Nói chuyện với nó một hồi mắc công tui nổi nóng. Úi, mà nói gì, nó ưng hay hổng ưng thì kỳ này tui cũng gả nó phứt đi cho rồi. Tui ít ở nhà chớ tui cũng nghe nó có tình có ý gì với thằng Đực ở đầu xóm. Ông hổng gả nó cho mối này hay là ông tính gả nó cho thằng Đực?

- Má con Chấn nói sao kỳ cục quá. Thằng Đực với con Chấn chơi với nhau từ hồi tụi nó còn nhỏ tới giờ chớ tình ý gì đâu. Nếu bà thấy đám Cai Tổng Thiệt này được bà kêu nhà trai nhờ mai mối tới đi. Tui gả.

Chấn ở sau bếp nghe Cha và Má nói chuyện về mình mà không ai thèm đếm xỉa tới Chấn coi Chấn suy nghĩ ra sao. Chấn lo là Chấn đi lấy chồng rồi, ai lo cho Cha và mấy đứa em. Con Năm Xẩm đau ốm quặt quẹo hoài. Chấn cũng không hiểu sao mỗi lần gặp Chấn là Má khó chịu. Tuy Má không ẳm bồng con Tư Phuống với con Năm Xẩm hay thằng Ba Tuội, nhưng ít khi Má la tụi nó. Chấn có cảm giác là Má không thương mấy đứa con của Má hay là Má không thương cái gia đình này. Chấn chợt nghĩ tới Đực. Nhà Đực nghèo lắm, có lẽ vì vậy mà Chấn tìm cách giúp đỡ Đực chuyện này chuyện khác. Hồi nhỏ Đực hay dạy cho Chấn cách bắt cua bắt cá, đăng tôm. Đực cũng chỉ Chấn cách làm mắm lóc, mắm sặc rồi món mắm bằm làm sao cho ngon. Chấn biết là Cha Má không bao giờ chịu gả Chấn cho Đực vì không môn đăng hộ đối. Không biết mai mốt này Chấn đi lấy chồng An Nhơn Tây, xa Trung lập, Chấn không có cơ hội giúp đỡ Đực, Đực sẽ sống ra sao? Chấn bỗng thở dài, lắc đầu không muốn nghĩ tới nữa.

***

 Ngày cuối năm, Chấn đã chuẩn bị đủ mọi thứ cho ba ngày tết. Tháng trước đàng trai đã cho nạp sính lễ và làm đám hỏi. Ra giêng họ sẽ rước dâu. Hôm đàng trai đến, Chấn trốn trong buồng không dám bước ra. Tuy nhiên Chấn cũng lén vén tấm màn cửa sổ liếc nhìn chú rể. Chỉ nhìn thoáng qua, Chấn cũng thấy anh ta cao ráo lịch sự. Hôm đó chú rể mặc áo dài the đen phía ngoài áo dài trắng, chân đi giày ba ta. Chấn cũng nhìn sơ qua bà già chồng. Coi bộ bả nghiêm khắc, nhưng biết làm sao, lệnh Cha Má, Chấn đâu dám cãi. Trước đó, Chấn có tâm tình với Cha:

- Cha à, tui chưa muốn lấy chồng. Tui lo cho Cha dí lợi thằng Ba Tuội còn đi học rồi con Tư Phuống còn nhỏ quá, con Năm Xẩm thì bịnh hoài. Cha huỡn huỡn vài năm nữa được hôn Cha. Tui đi xa rồi ai đâu lo cơm nước cho Cha. Tui hổng có yên cái bụng.

Ông Hội Đồng Là nạt ngang:

- Bây khéo lo. Cha lo cho Cha được. Con gái lớn rồi thì bây phải đi lấy chồng chứ bây ở nhà hoài sao. Chỗ này gia đình người ta danh giá. Nghe đâu thẳng cũng có học có hành. Gả bây vô chỗ này Cha cũng đỡ lo cho bây.

 Cha nói như vậy, Chấn đâu dám cãi nhưng trong lòng Chấn không yên. Con gái lấy chồng như thau nước tạt ra ngoài sân, có muốn về thăm Cha coi bộ khó. Làm thân con gái 12 bến nước, biết bến nào trong bến nào đục đây? Rồi không biết Chấn ăn ở có vừa lòng gia đình chồng hay không? Theo Chấn được nói lại, anh ta là con trai lớn và lại là con trai độc nhất, sau anh ta có 4 người em gái. Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng, mà đàng này có 4 bà cô, liệu Chấn có được sống êm ấm với gia đình chồng chăng?

 Vừa nghĩ ngợi, Chấn đem nếp đã ngâm đêm qua đem ra để ráo nước đặng gói bánh tét. Cha Chấn năm nào cũng gói bánh tét hột điều. Những nơi khác gói bánh tét đậu xanh. Riêng vùng Củ Chi đa số gói bánh tét hột điều. Chấn đem hột điều đã ngâm nước một đêm, mỡ thịt cắt miếng dài đem ướp với chút muối, phơi ngoài nắng một canh giờ, lá chuối đem phơi cho héo héo một chút, dây chuối cũng tướt ra phơi khô từ mấy bữa trước, để sẵn trên bộ ván gõ ở nhà giữa. Vậy là Chấn cùng vài người làm bắt đầu gói bánh tét. Chấn xếp mấy lớp lá theo chiều dọc, lá chuối gói bánh phải là lá của cây chuối hột thì bánh mới có màu xanh tươi, Chấn đong nếp cho vừa một đòn bánh rồi lấy phân nửa nếp đổ lên lớp lá chuối, kế đến là hột điều rồi đến lớp mỡ, xong lại một lớp hột điều và một lớp nếp nữa che lên trên. Chấn bắt đầu khoanh tròn đòn bánh, vén hai đầu bánh cho tròn trịa, rồi lấy lá chuối cột đòn bánh lại. Cột cho dư dây chuối trên đầu để sau khi luộc bánh chín lại sẽ treo đòn bánh lên xà nhà.

 Năm nào Cha Chấn cũng bắt gói cả trăm đòn bánh tét, lớp tiếp khách mấy ngày Tết, lớp cho mấy người làm công cho ông Hội Đồng. Mỗi người được ông Hội Đồng biếu một cặp bánh. Nhà bình dân không có gói bánh tét hột điều tại hột điều mắc tiền, họ chỉ gói bánh tét đậu xanh. Năm nào Chấn cũng lén cho Đực thêm một cặp bánh ngoài cặp bánh của Ông Hội Đồng biếu. Nghĩ tới đây, Chấn thấy lòng buồn buồn. Năm tới chắc Chấn không có giúp Đực được, không biết Đực làm sao có thêm bánh tét ăn tết. Khi bánh tét chín, Chấn vớt ra treo lên, Chấn lựa một đòn có vẻ ngon, lột lớp vỏ chuối bên ngoài ra rồi lấy sợi chỉ giữ một đầu, đầu kia của sợi chỉ choàng qua đòn bánh rồi Chấn kéo mạnh, từng khoanh bánh tét rơi ra trên dĩa, tròn trịa và mướt lớp mặt bánh. Đây là cách tét bánh của bánh tét, có lẽ vì thế cho nên được gọi là bánh tét. Chấn không có dùng dao cắt bánh vì chất nhựa của nếp dính dao khó cắt bánh cho đẹp, dao lại khó rửa. Dân Trung Lập chỉ tét bánh theo kiểu này.

 Ngày hôm qua bên nhà trai đã cho người đem biếu bánh mứt họ mua ở Sài Gòn và một cặp rượu tây. Cha cũng thiềng lại sui gia cặp gà trống thiến và hai hộp trà Thiết Quan Âm với một hộp bánh tây đựng trong hộp thiếc có in hình bà đầm tây xòe cây dù. Ngày hôm qua Chấn kho một nồi thịt đùi với hột vịt. Cá lóc với cá tràu Chấn rộng một lu đầy. Dưa kiệu, dưa giá, dưa mít, cải chua, mỗi thứ Chấn ngâm một chậu sành. Chấn làm sẵn cho Cha 2 khạp rượu nếp than. Khi gói bánh tét xong, Chấn luộc hai bộ đồ lòng, mấy cái đùi thịt phay, tối Chấn luộc con gà trống để rước ông bà và ông táo. Tết năm nào Chấn cũng bận rộn cho đến ra giêng. Lớp mấy ông trong Nhà Làng thăm viếng nhậu nhẹt rồi còn bà con hàng xóm nữa. Năm nay còn phải lo đón tiếp bên đàng trai chắc là Chấn sẽ không có phút nào ngơi nghỉ.

 Bầy heo ở nhà trước Tết Chấn đã bán bớt đi một mớ nên chuồng heo bây giờ cũng đỡ phải dọn dẹp. Kỳ này có ông lái heo mới, ông Năm Bụng. Ông này tính tình vui vẻ, người ta kêu ông là ông Năm Bụng nhưng thực ra bụng ông đâu có bự. Ông có chiếc xe đạp, trên xe ông có treo cái cân, ông hay đi từng nhà mua heo, sau khi cân và trả tiền xong, ông đi mướn chiếc xe bò rồi ông đi một vòng gom hết mấy con heo ông đã mua. Ông chở chúng đi đâu Chấn cũng không rõ. Cứ mỗi tháng ông hay về làng này để cân heo. Hôm trước, khi bán lứa heo, Chấn có nói với Cha:

- Khi tui đi lấy chồng rồi, Cha nói Má dìa nhà lo việc nhà, chứ mình Cha làm sao Cha lo được. Cha mắc công việc làng rồi ai coi mấy đám ruộng với bầy heo.

- Bây yên tâm mà đi lấy chồng đi. Chuyện nhà Cha Má biết tính.

Cha nói vậy, nhưng Chấn biết tính của bà Hội Đồng, Má Chấn ít để tâm đến việc nhà, bà lại hay la mắng kẻ ăn người làm. Cha Chấn chẳng biết gì về việc nhà. Chấn lo quá là lo. Nhưng con gái lớn mà không có nơi nào hỏi cưới cũng lại bị tiếng đời mai mỉa. Bây giờ Chấn không ưng đám này, biết sau này có đám nào dám cưới Chấn hông.

***

 Vậy mà Chấn lấy chồng đã được 6 năm. Ngày Chấn sanh con trai đầu lòng, thằng Hai Thinh, cà nhà chồng đều vui mừng và làm đầy tháng thiệt là lớn. Chấn được bà già chồng lo lắng đủ điều. Suốt ba tháng trời sau đó, Chấn không phải làm gì hết, chỉ ở cữ trong phòng, nằm than, ăn cá kho nghệ. Mỗi buổi sáng sớm, bà già chồng chịu khó qua nhà hàng xóm, năn nỉ xin nước tiểu con nít về cho Chấn uống. Chồng Chấn cũng rất cưng chiều Chấn, mỗi bữa cơm, chính anh ta đem cơm vô tận trong buồng cho Chấn. Cưng đứa cháu nội đích tôn nên Má chồng Chấn giữ riệt lấy thằng Hai Thinh. Mỗi lần tết Chấn cùng chồng về Trung Lập thăm nhà, bà giữ cháu nội ở nhà không cho Chấn đem theo lấy lý do đường xa bụi bặm, Hai Thinh dễ mắc bệnh.

 Khi Hai Thinh được hai tuổi, Chấn lại sinh đứa con gái, con Lang, gia đình chồng có phần lợt lạt hơn. Chấn không trách họ tại vì Chấn biết nhà chồng có một người con trai duy nhất cho nên họ mong có nhiều cháu trai. Lần này Chấn chỉ ở cữ được có 10 ngày là phải ra ruộng cấy lúa. Bà già chồng nói là sanh con rạ nên không cần ở cữ lâu.

 Hôm nay Chấn mang cái bụng bầu 6 tháng, ì ạch gánh hai cái thúng, lê bước về nhà Cha. Một đầu thúng là con Lang, đầu kia là đồ đạc nhà chồng trả lại cho Chấn. Mặc dù Chấn đã khóc hết nước mắt, năn nỉ bà già chồng, năn nỉ chồng là Chấn không có tội lỗi gì từ ngày làm dâu đến nay nhưng nhà chồng vẫn cương quyết ra nhà làng làm giấy chia của.

Bà già chồng còn xỉa xói:

- Bây giờ mầy không có lỗi gì với con tao nhưng ai biết được là mấy năm nữa mầy cũng đi theo trai như con gái mẹ của mầy. Mầy không có lỗi tao mới chia của cho mầy, chứ thứ mầy có lỗi tao cạo đầu khô mầy bôi vôi rồi chứ không có cho mầy giữ hết số vàng đồ cưới đâu. Đúng là tao không có con mắt mới cưới mầy cho con trai tao. Thiệt là cái quân…

 Đứa con trai đầu lòng, bên chồng giữ nuôi, giao cho Chấn đứa con gái và đứa con trong bụng. Họ còn nói nếu Chấn sinh con trai họ cũng bắt luôn, là con gái thì Chấn nuôi. Mặt trời đang từ từ lặn, giờ này mọi nhà trong làng chắc đang tụ họp ăn cơm chiều, con đường làng vắng bóng người qua lại. Chấn thấy ngôi nhà của Cha thấp thoáng đàng sau khóm trúc. Chấn mong là Cha có nhà để Chấn được gặp Cha. Khi nhà chồng báo với Cha là trả Chấn về, Cha đã qua An Nhơn Tây bàn lại, nhưng chồng Chấn cũng có ý nghe lời Má chồng Chấn, không hề cất một tiếng nói để xin cho Chấn được ở lại. Cuối cùng Cha phải nói với Chấn:

- Chấn à, vợ chồng là duyên nợ, bây không nên cưỡng cầu. Tại cái số bây như vậy, bây cũng đừng trách Má bây.

- Cha không trách làm sao tui dám trách Má.

 Chấn nói với Cha như vậy, nhưng trong lòng Chấn rất buồn việc làm của Má. Sau khi Chấn theo chồng về An Nhơn Tây, Má ở nhà thường xuyên hơn. Lúc đó Cha rất vui. Cha mướn thêm chị Ba Tương phụ giúp công việc nhà cho Má. Chị Ba Tương cũng trạc tuổi Chấn, dáng người vạm vỡ, đỡ đần công việc cho Má rất nhiều. Mỗi tháng ông Năm Bụng hay ghé nhà gặp Má để coi việc mua heo và hay nói chuyện với Má về chuyện nuôi heo. Lần nào ông Năm cũng ngồi ở phòng khách tới chiều khi Cha Chấn gần về, ông ta mới đi. Mỗi lần bán heo, Má đưa Cha ít tiền đi, Cha thắc mắc:

- Má con Chấn nè, bây giờ heo lên giá mà sao tiền Má nó đưa cho tui ít đi là sao?

Má gây lại:

- Ông nói cái gì vậy chớ? Heo có giá hết mà, heo cân bao nhiêu thì người ta trả mình bấy nhiêu tiền thôi chớ.

- Có phải bà bán cho ông Năm Bụng đó hôn?

Má nổi sùng lên:

- Ông nghi ngờ tui cái gì đây?

Cha đấu dịu lại:

- Má nó thiệt là. Tui chỉ nói vậy thôi mà.

- Ông không bằng lòng chuyện nhà giao cho tui thì tui về Cha Má tui tui ở.

Ông Hội Đồng Là tưởng bà Hội Đồng chỉ nói vậy thôi, ai dè, ngày hôm sau khi đi làm về, bà Hội Đồng đã không còn ở nhà nữa. Ông la lên:

- Tương à Tương, bà đâu rồi.

Cô Ba Tương trả lời:

- Bà dọn đồ đi rồi ông ơi. Bà kêu con nói với ông là đừng đi kiếm bà. Bà không muốn về nhà này nữa.

- Bây có biết Bà đi đâu hôn?

- Bà hổng có nói cho con biết ông ơi. Mấy tháng trước con có nói ông coi chừng ông Năm Bụng nhưng ông hổng tin còn bạt tai con nữa. Có khi nào bà đi theo ông Năm Bụng hôn ông?

- Bây câm cái miệng của bây lại. Nói tầm bậy tầm bạ không hà.

 Tuy trả lời Ba Tương như vậy nhưng ruột gan ông Hội Đồng rối bời. Chẳng lẽ Bà Hội Đồng lại làm chuyện đó sao? Ông xét lại ông không làm gì có lỗi với bà. Suốt đêm ông Hội Đồng trằn trọc, chờ đến sáng là ông đi xe ngựa xuống nhà nhạc gia để rước vợ về. Nhưng Bà Hội Đồng như bóng chim tăm cá, không có ở nhà Cha mẹ vợ, ông Hội Đồng Là cũng không biết đi đâu tìm bây giờ. Ông Hội Đồng Là lấy chìa khóa mở tủ coi lại giấy tờ, ông chợt thấy giấy tờ bán ruộng và bán Nhà Máy xay lúa. Ông lẩm bẩm:

- Ủa, lạ kìa. Tui đâu có bán ruộng với Nhà Máy xay lúa hồi nào đâu cà.

 Ông nhìn kỹ tờ giấy bán ruộng và tờ giấy bán Nhà Máy Xay Lúa đã được Làng chứng, hóa ra Bà Hội Đồng đã bán hết mấy trăm mẫu ruộng của ông, chỉ còn vài mẫu ruộng gần nhà là Bà để lại. Ông Hội Đồng choáng váng mặt mày như người té từ trên cao xuống. Đột nhiên ông trở thành kẻ trắng tay. Ông gục đầu xuống bàn, sáng mai ông sẽ từ chức Hội Đồng, còn mặt mũi nào mà ra Nhà Làng làm việc. Chuyện nhà lo không xong còn lo chi đến chuyện Làng, chuyện Nước.

 Chuyện xấu nào cũng lan truyền rất nhanh. Chuyện Bà Hội Đồng Là bỏ chồng con đi theo người đàn ông khác chẳng mấy chốc đầu trên xóm đưới đều rõ chuyện. Chuyện lan đến An Nhơn Tây. Ba Má chồng Chấn kêu Chấn ra hỏi chuyện, rồi từ đó thái độ của họ đối với Chấn càng ngày càng xấu đi. Anh Hai Tiệm cũng lạnh nhạt với Chấn. Hồi đó mỗi khi anh Hai Tiệm ra bờ sông câu cá là hay dắt Chấn đi theo. Hai vợ chồng ngồi ngắm trời ngắm đất và anh Hai Tiệm kể chuyện cho Chấn nghe. Chuyện bà con họ hàng, chuyện thời sự, chuyện bên tây bên tàu… Chấn vừa thương chồng vừa cảm phục sự hiểu biết của chồng. Chấn thấy Chấn rất hạnh phúc và may mắn có được một chỗ nương tựa tốt đẹp. Dòng sông bây giờ vẫn còn đó nhưng Chấn đã trở thành kẻ sống thừa trong nhà chồng. Hầu như ngày nào bà già chồng cũng chửi và đánh đập Chấn không tiếc tay. Chấn làm việc nhà rất giỏi nhưng cũng không làm bà vừa lòng. Tết nhất, giỗ quảy gì cũng một tay Chấn lo nhưng hình như nhà chồng không cần sự có mặt của Chấn nữa. Có lần bà ta còn lấy một que sắt bỏ vào lò nướng đỏ lên rồi ấn vào đùi non của Chấn. Mặc kệ Chấn van xin khóc lóc, bà cũng không ngừng tay. Hai bên đùi Chấn nổi lên những vết thẹo lằn ngang lằn dọc. Cho đến một hôm anh Hai Tiệm kêu Chấn ra nói riêng:

- Má thằng Thinh, tui nói mình nghe, tui thấy mình bị Má ghét bỏ như vậy, tui cũng đau lòng lắm. Tui nói hết lời với Má rồi mà cũng không được. Má kêu tui thôi mình. Nhà chia dọc của chia hai. Tui cũng hổng biết làm sao, chỉ có như vậy mình mới không phải khổ nữa.

 Chấn chua xót khi nghe những lời nói vô tình của anh Hai Tiệm. Tình nghĩa vợ chồng mà lúc nào Chấn cũng tôn thờ bây giờ không còn gì để mà quý nữa. Người chồng có bằng cấp, chữ nghĩa nhiều mà sao tình yêu quá ít ỏi.

 Ngày đám cưới Chấn, hai họ đưa rước ồn ào, mọi người vui vẻ tấp nập. Hôm nay một mình Chấn lặng lẽ trên đường về nhà. Anh Ba Đực sau ngày đám cưới Chấn nghe đâu cũng đã bỏ xứ ra đi. Đi ngang qua thửa ruộng ngày trước anh Ba Đực vẫn hay cày bừa cho Cha Chấn, Chấn nghe trái tim nhói đau. Chấn mường tượng như anh Ba Đực còn buông tiếng thá dí với cặp trâu của gia đình. Những lời anh Đực nói ngày nào còn văng vẳng: “Tội nghiệp cô Hai thì thôi. Gia đình có tiền mà sao tui thấy cô Hai cực quá.”. Cây xoài bên cạnh thửa ruộng mà ngày xưa Chấn hay ngồi chờ anh Ba Đực dưới gốc cây để anh Đực ăn cơm trưa vẫn còn đó, nhưng anh Đực đã không còn ngồi đó nữa. Nước mắt của Chấn bỗng lăn dài trên má. Cảnh cũ vẫn còn đây nhưng tất cả đã thay đổi hết rồi. Chấn thở dài lo lắng cho những ngày tháng sắp đến. Chấn thương yêu chồng, nhịn nhục chịu đựng sự hành hạ của Má chồng cùng sự quá quắt của 4 cô em chồng. Chấn tưởng rằng sẽ được cùng chồng răng long đầu bạc, ai ngờ nửa đường đứt gánh. Chấn không có lỗi gì hết nhưng bên chồng tìm cách đổ lỗi cho việc bỏ nhà ra đi của Má Chấn để ruồng bỏ Chấn. “Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra”. Tương lai của Chấn hoàn toàn đen tối. Cha Chấn đã suy sụp từ ngày Bà Hội Đồng bặt tăm. Thằng Ba Tuội phải nghỉ học ngang xương, Cha không còn tài sản để lo cho nó học ở Sài Gòn nữa. Con Tư Phuống phải mở quán bán cháo lòng để phụ giúp cho Cha, Năm Xẩm thì cứ suốt ngày khóc đòi Má rồi lại ốm đau hoài. Cành nhà ngày nào khá giả bỗng chốc trở thành bần hàn. Chấn biết trách ai bây giờ cho số phận của Chấn quá bi thương. Chấn nhớ lại sự tích con trâu. Hay là kiếp trước Chấn là vị tiên gây nên lỗi lầm nên kiếp này phải chịu khổ như kiếp của con trâu. Trâu kéo cày trả nợ loài người, Chấn chịu đau khổ để trả nợ này cho ai đây? Nhìn lại đứa bé còn nhỏ ngồi trên cái thúng, Chấn ngậm ngùi lại cất bước đi .....



Thanh Huyền



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Aug/2019 lúc 11:49am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2019 lúc 3:50am

NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI



Image%20result%20for%20NHỮNG%20NGÀY%20XƯA%20THÂN%20ÁI

              

Tui xin mượn tên nhạc phẩm "Những ngày xưa thân ái" của nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ làm tựa cho câu chuyện dưới đây, nhằm để diễn tả lại đoạn đời của tuổi thơ tui sống và lớn lên ở nơi này,  đó là vùng đất ven đô bởi nó mang dấp dáng của xóm làng vùng quê miền nam, lại có chút  hơi hướng của thị thành, nơi tui muốn đề cập là con đường đất đỏ ở miệt Gò vấp cũng là nơi mình mở mắt chào đời.

                             



  Ba má tui vốn là cư dân miền Lục tỉnh, Ông nội tui là ông Phán Ngọ sinh sống lâu đời ở Làng Bình Đức thuộc thị xã Long Xuyên ngày xưa, thời những năm đất nước chìm trong khói lửa, như những người con yêu nước khi quê cha đất tổ bị ngoại xâm chiếm đóng,  ba má tui cũng theo phong trào kháng chiến chống Pháp, mỗi lần khi lính Pháp đi tuần bố ráp, ba má phải cho ông anh tôi chui vô đám ô rô cốc kèn để lẫn tránh, khi lính Pháp rút đi thì mới chui ra, cuộc sống rất vất vả, đến khi đình chiến ba má tui rời xa quê để ra
 "Ngoài thành"  là vùng đất mới đầy xa lạ để sinh sống, vùng đất Gò Vấp một địa danh ven đô (theo các nhà sử học họ cho rằng sở dĩ vùng đất này có tên Gò Vấp là do nơi đây là vùng gò đồi có cây (Vấp) một cây thân gỗ to cao sinh sống, nên người xưa ráp hai yếu tố trên để đặt tên cho vùng đất thân thương này). 

  Nhà cửa cất xong,  từ đó về sau ba má tui cho ra đời thêm (tám trự) nữa cả trai lẫn gái tổng cộng chín anh chị em trong nhà, cả đống (xây lố cố) như vậy mà thời ấy một mình ba tui đi làm thì nuôi được cả nhà, cuộc sống tuy không đủ đầy nhưng cũng đắp đổi qua ngày,  vào  anh em tôi lớn khôn trên con đường "Đất đỏ" nhiều kỷ niệm này. 

 Đường đất đỏ,  một con đường dài chưa đầy một ngàn thước,  mà "Danh tiếng" lẫy lừng, nói lẫy lừng ở đây nó nhiều khía cạnh,  tui sẽ dần thể hiện lại cái lẫy lừng này trong phần dưới đây... 
                         
 Như đã nói con đường tuy dài chưa đầy ngàn thước này, (chạy song song dọc theo đường ray xe lửa) nó được chia theo cách nhận thức của tui một thằng con nít chín mười tuổi như sau,  cuối đường đất đỏ giáp một con đường trải nhựa bởi cái ngã ba bần(Cầu hang dưới),  nơi đây thời Pháp thuộc tui nghe cô bác lớn tuổi kể lại rằng :

 -Ở đây thời Tây mỗi khi nghe tin họ chuẩn bị đi ruồng, bố ráp,  để tìm những người theo kháng chiến họ sẽ bắt bớ,  khi nghe tiếng xe "Nhà binh" thắng lết bánh ngoài lộ đất đỏ thì bà con chui xuống hầm trốn hết,  dân chúng rất sợ mấy ông lính "Pặc tê Giăng"này vì họ hay làm ẩu,  đàn bà con gái là tụi họ ham lắm bởi các cô gái miền nam tóc dài da trắng,  điệu bộ dáng đi thướt tha nên mấy ông Tây nhất là mấy ông gốc phi châu rất khoái. 

 Ông kể có hôm vài ba cô gái chưa kịp dọn đồ đạc để đi trốn thì bị họ bắt,  có cô bị hãm hiếp  tại chỗ,  có cô thì bị dẫn đi mất đất không biết đâu mà tìm,  thân Phận người dân lúc bấy giờ thật tăm tối,  vì ở vùng ven đô gần các chiến khu như An Phú Đông, Đồng ông Cộ, Bà điểm Hốc môn nên Người Tây nhìn ai cũng là dân kháng chiến.. 

 Từ ngã ba này chạy lên đến hảng ép dầu trên đường đất đỏ đám con nít tụi tôi đặt là xóm dưới,  xóm của những người Lao động làm đủ thứ nghề,  từ Xích lô máy,  mua bán ve chai, V. v...  Nói chung đủ thành phần và phần lớn nhà nào cũng nghèo,  trình độ dân trí thấp từ đó đẻ ra nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc,  gái làng chơi, du đảng,  và rất anh chị bự giang hồ về hùng cứ.  

 Xóm giữa của con đường đất đỏ là từ hảng ép dầu ( hột cao su để làm xà bông cục)  cho đến hẻm lò bánh Ú. Nhà tui ở trong xóm này, theo nhận định của tui cái xóm này có mức sống trung bình và trong sinh hoạt hàng ngày chòm xóm rất thân tình, đùm bọc lẫn nhau khi "Tối lửa tắt đèn",  phần đông cũng là dân lao động sống chung với các gia đình công chức nên dân trí nơi đây hơn xóm dưới đôi chút, 
(Tui xin lỗi đây là nhận thức của đứa con nít ăn chưa no lo chưa tới,  mong bà con xóm dưới cũng đừng vì việc này la rầy tui thì tội nghiệp lắm) 

 Xóm trên,  đây là xóm từ lò bún chạy dài lên đến tận ngã ba gần "Cầu hang trên" bao gồm khu cư xá Kiến thiết,  đây là khu "Sĩ Quan" theo đúng nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, cư dân nơi đây là các gia đình sĩ quan họ sống trong các biệt thự song lập có diện tích lớn và có khoảng sân rộng phía trước mỗi căn nhà,  ngày xưa mỗi lần đi học về ngang những căn nhà này,  tui ao ước mình được một lần đặt chân vào những ngôi nhà đó,  lúc bấy giờ tôi nghĩ nếu được vậy thì không còn gì hạnh phúc cho bằng,  nhà nào cũng có hàng rào cao bao bọc khu nhà,  ngoài sân và trong nhà đều lát gạch bông loại gạch mà hảng gạch bông "Đời Tân" sản xuất ( Nghe đâu hảng này do thân phụ ông Nguyễn Tấn Đời chủ Tín nghĩa ngân hàng lập thành và sau đó ông Nguyễn Tấn Đời tiếp tục duy trì khi thân phụ ông mất (Chi tiết này không rõ đúng sai nếu các bậc tiền bối ai biết có sai sót  gì xin đính chính giùm),  thời đó nhìn loại gạch này là ta có cảm giác "thấy" mát rượi và vui mắt bởi màu sắc của viên gạch, vì phần đông nhà cửa lúc bấy giờ một số nhà khá dả họ lót nền bằng gạch tàu,  hoặc tráng xi măng với lớp hồ dầu láng mướt,  còn nhà nghèo thì để nền đất (Coi nghèo vậy mà nền đất rất mát không bị  hơi nóng của mặt trời hắt lên) . 
                        ***
 Thời bấy giờ đám tụi tui đi học thì "Lội bộ" khá xa,  từ nhà tui đi đến trường "Chánh" ở đầu trên của chợ Gò vấp quảng đường xa chừng ba cây số, có những ngày mưa gió thì được ba má lấy miếng nylon trải bàn quấn lên vai làm áo mưa đi đến trường,  ngày đó xe cộ thưa thớt,  chủ yếu là xe thổ mộ (Xe ngựa)  xe đạp và vài loại xe gắn máy,  khổ biến là xe Gobel,  xe Mobiles,  xe Veloxolex
Và xe công cộng có xe đò Liên Hữu chạy từ chợ bà chiểu về Hốc môn,  hoặc xe ô tô buýt vàng chạy từ Gò vấp ra Sài gòn,  tuy vậy chúng tôi ít có dịp nào được đi xe,  một là nếu đi xe thì quá gần,  hai là tụi tôi còn nhỏ quá không dám đi xe vì sợ xe chạy lố sẽ bị lạc đường. 

 Tui nhớ năm nọ tui học đến lớp Nhẩt (lớp 5) hiện nay, một bữa nọ tiếng trống trường gõ liên hồi báo hiệu giờ tan học, cả lớp nhốn nháo hò hét ồn ào như vỡ chợ,  cô giáo lấy thước kẻ nhịp nghe đen đét  trên mặt bàn để vãn hồi trật tự. 

  Xuống sân xếp hàng  để ra về ,  trong lúc xếp hàng do mấy đứa phía sau tinh nghịch, có ai đó xô đẩy mạnh phía sau lưng làm tui ngã nhào về phía trước đè trọn lên thân hình của thằng Võ Minh Trí ( Thằng Trí này dân xóm trên nhà phía sau miếu thờ,  nơi đây ngày xưa trụ sở ấp ở ké),  bất ngờ bị tui đè thằng Trí mặt mày đỏ ké vì nổi sùng, nó chửi tui một trận,  kèm theo câu hăm dọa:

 -Chút nữa về tới đầu đường (Đất đỏ)  mầy biết tay tao. 

 Tui miệng thì xin lỗi nó rối rít,  tay thì phủi bụi cái áo trắng của nó bị lấm lem,  thằng Trí này vốn dân "Dữ dằn" ,  tuy mới có nhiêu tuổi mà muốn làm dân anh chị nên nó chẳng thèm đoái hoài tới lời xin lỗi của tui,  nó dùng tay xô tui ra và hăm he tiếp:

 -Không xin lỗi gì hết trơn,  mầy xô tao té,  chút về tới đầu đường tao (quánh)  lại mày. 

Nghe thằng quỷ này cứ đòi đánh mình hoài,  suy cho cùng đâu phải lỗi tại tui đâu,  cố nhẫn nhịn  tui nở nụ cười cầu tài với nó cũng chẳng ăn thua,  tức quá vì bị dồn nén như chiếc lò xo sẽ bật lại phản ứng lực đã nén lên nó,  tui nói cứng lại thằng Trí:

 -Tao hổng có sợ đâu,  muốn quánh nhau thì "Bặc co" tay đôi nha,  không giao kêu thêm ai quánh phụ nha mậy. 

Thằng Trí nó cũng thuộc lòng tính cách của dân "Giang hồ mã thượng" ,  nó dứt khoát nói:

-Chơi thì chơi chứ sợ gì,  hẹn mầy ngay cái "Phông tên" ( Trụ nước máy công cộng ngày xưa) đó. 

 Thấy thằng này quyết ăn thua đủ với mình tui đâm ngán, vì so về hình vóc nó lớn con và khỏe mạnh hơn tui,  còn tui ngoài cái tên thường gọi hàng ngày tụi nhóc trong xóm gắn cho tui thêm cái biệt danh "Ròm" thì làm cách nào tui đánh thắng thằng quỷ này cho được,   không lẽ từ chối nó sẽ cho là tui hèn nhát,  rồi có khi được "Đàng chân nó lâng đàng đầu" thì khốn khổ  cho mình, tui bèn gật đầu và đưa ngón tay trỏ ra móc ngoéo với thằng Trí để xem như lời chấp nhận cuộc tỷ thí. 

 Trên đường về gần tới cái ngã ba,  tui hồi hộp trong lòng dữ lắm,  thú thật từ nhỏ đến lúc đó chưa bao giờ tui đánh nhau hoặc cãi cọ với đứa nào,  vậy mà hôm ấy tui sẽ đối mặt với thằng "Du côn" thứ thiệt,  bổng tui nhớ đến hai ông anh tui ở nhà,  tui thầm nghĩ cứ đánh nhau với thằng này một trận tới đâu thì tới,  nếu lỡ làm "Bại tướng" thì tui sẽ "Cầu viện" hai ông anh mình,  nghĩ nhiêu đó lòng tui phấn chấn lên không còn sợ sệt,  tuy vậy khi sắp đến cái "Phông tên" nước tui lại chực nhớ,  dọc đầu đường đất đỏ này,  phía bên phải từ nhà của tiệm mỳ (Ba Thằng Cánh)  đi dài dài xuống xóm tui toàn là nhà bà con với thằng Trí này,  lúc đánh nhau lỡ nó kêu cả đám anh em nó ra xin tui "Tí huyết" thì coi như "Tiêu tán đường",  lúc đó Trời cứu may ra còn kịp,  chứ hai ông anh tui có đem viện binh ra chắc cũng tàn chiến cuộc rồi còn gì,  đang miên man tìm kế sách gì cho hay nếu không đánh nhau càng tốt thì thằng Trí đã đứng ngay cái trụ "Phông tên" nước với gương mặt hầm hầm muốn ăn tươi nuốt sống tui,  chưa kịp phản ứng gì thì thằng này nhào vô đánh tui tới tấp,  bị đánh đau tui quên cả sợ hãi tui cũng vung tay,  giơ chân lên đáp trả lại nó, hai đứa ôm nhau vật xuống vũng nước đỏ au kế bên cái "Phông tên",  quần áo đầu cổ lấm lem không ai có thể nhìn ra hai thằng tui nữa,  cuộc chiến đang bất phân thắng bại bổng tui nghe tiếng Chú Hai "Cắt chú" la lên :

 -Hai thằng bây bỏ ra,  học trò mà quánh nhau giữa đường giữa đường giữa sá không sợ bà con chê cười hả. 

 Chú Hai tắt máy chiếc xích lô chú nhảy xuống lôi hai đứa tui dậy,  rồi cô Ba,  cô Sáu đang hứng nước ở "Phông tên" cũng chạy đến can ngăn,  tuy được kéo ra xa nhưng thằng Trí còn cay cú nên nó ném một cái nhìn mang hình "Viên đạn" về phía tui và kèm theo câu nói:

 -Chưa, xong đâu nha mậy.  Hẹn mầy bữa khác. 

 Cũng tại thằng quỷ Trí kiếm chuyện làm tui về nhà với bộ quần áo đỏ lè như mấy người  thổ dân ở Trung phi,  ba tui cho tui một trận với cây chổi lông gà mới mua đau thấu trời xanh,  mặc dù tui có phân bua vì sao xảy ra cớ sự,  không cần biết lỗi phải bên nào ba tui cứ "Tấp bi" lia lịa khiến thằng tui tơi tả như cái mền rách,  má tui thấy con bị đòn đau nhưng can ngăn không được vì ba tui ổng nóng như Trương phi ai cũng ngán càng. 

 Tưởng rằng sau chuyện này thì thằng Trí nó buông tha cho tui,  nhưng không, vô lớp nó tìm cách quấy phá tui,  ra chơi nó cũng tìm đến chọc tức,  một hôm sau khi thủ sẳn "Đồ nghề" tui phản ứng lại nó:

 -Ê mầy ngon,  trưa nay về xuống hẻm nhà bà Năm Minh ( hẻm vô lò bún nhà dì Hai Huệ) "Bặc co" với tao tiếp đi. 

 Như con gà chọi lì đòn,  thằng Trí hăng tiết Vịt nó nhận lời ngay không cần suy nghĩ,  cũng giao ước với nhau chỉ hai thằng tui đánh nhau không có người thứ ba xen vào. 

 Đến giờ hẹn tui lững thững đi đến hẻm nọ, thằng Trí và thằng Méo một người anh em bà con nó đứng đó tự bao giờ,  thấy thằng Trí không giữ lời hứa,  tui lên tiếng:

 - Đã giao kèo lúc sáng rồi sao mầy còn kéo thằng Méo xuống mần chi,  tao không quánh với mầy nữa,  tao dìa. 

 Thằng Trí thấy vậy nó bèn khích tướng tui :

 -Thằng chết nhát,  sợ tao rồi phải hông,  mầy kêu tao bằng Sư phụ đi tao sẽ tha cho. 

( Thời đó màn ảnh rộng các rạp chớp bóng hay chiếu các loại phim Cowboy miền viễn tây Hoa kỳ chiến đấu với mọi da đỏ, phim ca vũ nhạc Ấn độ và xuất hiện thêm các loại phim chưởng của điện ảnh Hồng Kong,  khi rạp chiếu phim Hỏa thiêu Hồng Liên Tự. Tụi tui thấy các tay hảo hán hay xưng đại ca khiến thằng Trí nhiễm nặng nên nó muốn làm đại ca của tui) 

 Nghe thằng ôn dịch này chê mình chết nhát,  máu nóng trong tui sôi sục lên, tui nhào vô ăn thua đủ với nó liền,  sở dĩ tui dạn dĩ ăn thua đủ với nó là tui được thằng Răng Nhỏ ở xóm dưới bày cho cái mẹo " Lấy nhu thắng Cương" tui thủ sẳn gói tiêu bột trong lưng quần,  đánh nhau một hồi coi bộ chắc không thắng nổi thằng này tui bèn tung chiêu độc,  tui tháo gói tiêu bột ra quăng vô mặt thằng Trí,  nó đang xung độ vậy mà vướng "Ám khí" của tui bị cay mắt khiến nó la làng đến thấu cả trời xanh,  nhân dịp nó đang oằn oại  dưới đất tui dông mất biệt. 
                         ***
   Sau trận "Thư hùng" này,  không biết có phải thằng Trí nó "Ngán càng" tui hay không,  tự dưng nó đổi tánh hoàn toàn. 

 Hôm sau vô lớp,  nó không còn nhìn tui với con mắt kênh kiệu  nữa,  tui đang làm vệ sinh lớp nó men lại gần rồi nói điều mà tui chẳng thể nào ngờ thốt ra nơi cửa miệng của thằng "Du côn" này:

 -Nè Phương,  cho tao xin lỗi mầy nha,  tao không ăn hiếp mầy nữa đâu,  má tao nói bạn học phải yêu thương với nhau,  còn hàng xóm phải chơi với nhau thân thiện không được đánh lộn như mấy ngày qua. 

 Tui mừng muốn rơi nước mắt,  tui không ngờ cái thằng ương ngạnh như nó mà chỉ sau một trận đòn "Chí tử" của tui mà đã cảm hóa được nó,  tui thầm cảm ơn thằng Răng nhỏ,  nhờ nó bày chi tui cách dùng "Ám khí tiêu bột" mới trị được thằng Trí,  bằng không thì nó sẽ ăn hiếp tui hà rầm  sao tui chịu được. 
         
 Thằng Trí,  thằng Răng nhỏ ở xóm tui,  giờ tụi nó đã "Theo ông bà" gần chục năm rồi, còn tui thì tóc bạc da mồi không còn khỏe như xưa nữa, Đường đất đỏ nay đã được tráng nhựa,  nhà cửa mọc lên san sát,  cái "Phông tên" nước ngày xưa cũng đã bị phá bỏ,  mỗi khi đi ngang nơi đây tui chạnh nhớ lại diễn tiến hôm đánh nhau với thằng Trí,  bông dưng mắt tui lệ nhòa,  tui nhớ nó nhiều lắm,  tuy ngang tàng nhưng biết phục thiện thật đáng quý.  Tui nói thầm như chỉ cho nó nghe:

-Về dưới mầy đừng có ba gai nữa nha thằng quỷ,  mơi mốt tao "xuống" mà biết mầy cũng mang cái tật cũ là tao trị mầy tới bến luôn đó nghe chưa. 

 Tui ngước nhìn lên khoảng trời xanh mênh mông,  tui tưởng tượng gương mặt tươi cười của nó với cái răng khểnh sau khi nghe tui nói nhắn với nó câu trên  thật đáng yêu biết dường nào .

còn tiếp.....


             Hai Hùng SG


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Aug/2019 lúc 3:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.488 seconds.