Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Sep/2021 lúc 11:48am

Chiếc áo nhà binh

Những%20địa%20chỉ%20sửa%20quần%20áo%20ở%20Hà%20Nội%20chi%20phí%20phải%20chăng,%20chất%20lượng

Ðúng mười sáu tuổi Hương mới được mẹ cho phép đến giúp mẹ ở tiệm sửa quần áo ‹Sew & Care› nơi mẹ làm mướn rồi trở thành chủ nhân gần 6 năm nay. Mẹ, Hương và em Hùng ở trong một khu chung cư cách tiệm có vài trăm mét nên việc đi lại rất tiện lợi. Mỗi ngày, đi học về Hương đến tiệm giúp mẹ hai tiếng đồng hồ; thứ Bảy bốn tiếng vào buổi trưa, sau khi Hương đã xong bài vở thầy cô cho làm cuối tuần; Chúa Nhật, tiệm đóng cửa nghỉ, ba mẹ con đi nhà thờ rồi suốt ngày quây quần bên nhau. Hùng mới 14 tuổi nên nó chưa được mẹ cho phép giúp ở tiệm, nó chỉ phụ làm việc nhà như hút bụi, rửa chén, giặt đồ, bắc nồi cơm điện… mà thôi.


Từ%20lệnh%20bỏ%20Huế%20ngày%2025/3/1975:%20Vĩnh%20Biệt%20Chốn%20Kinh%20Kỳ!%20–%20Bến%20cũ

Mẹ, Hương và em Hùng định cư ở thành phố miền Bắc Mỹ này từ tháng tám năm 1975
cha thì bị kẹt lại ở Việt Nam. Năm ấy, Hương mới có mười tuổi nhưng Hương vẫn còn nhớ rất rõ hôm cha đưa mẹ, Hương và em Hùng vào phi trường 31 Cần Thơ để lánh nạn cùng với vài chục người là vợ con của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ phi đoàn. Cha căn dặn mẹ nếu được di tản, mẹ con cứ ra đi, đừng lo cho cha vì cha nhận lệnh chỉ được phép rời căn cứ vào phút chót với anh em đồng đội mà thôi. Hương còn nhớ, trước khi trở về phi đoàn cha ôm mẹ, Hương và em Hùng, cả gia đình làm dấu Thánh Giá và vì gấp quá nên chỉ có thể đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh, cầu xin ơn bình an của Chúa và Ðức Mẹ mà thôi. Sau đó cha cởi chiếc áo khoác nhà binh của mình, choàng vào vai mẹ, Hương và em Hùng, nói để che nắng, che mưa, chống lạnh rồi cha leo lên xe jeep ra đi. Hôm sau, cả đoàn người được di tản bằng máy bay trực thăng ra Côn Ðảo, rồi đến Ðệ thất Hạm đội. Vài ngày sau, mọi người được chuyển sang một tàu buôn đi Phi-Luật-Tân và sau đó đến trại tỵ nạn trên đảo Guam. Ở đó, thấy nơi nào đồng bào dán giấy tìm kiếm thân nhân, mẹ cũng có một tờ tìm cha. Mẹ cũng có nhờ trại phát loa nhắn tin nhiều lần nhưng không nhận được tin tức nào của cha. Sau khi định cư ở Mỹ được gần sáu tháng, mẹ nhờ một người bạn chuyển thơ của mẹ từ Pháp về Cần Thơ cho ông bà nội. Mấy tháng sau, mẹ mới nhận được thơ trả lời của ông bà nội nói bóng, nói gió nhưng mẹ hiểu được là cha bị tai nạn máy bay nên kẹt lại, nhờ ơn Ðức Mẹ chở che, cha chỉ bị thương nhẹ thôi. Cha trở về nhà và như mọi sĩ quan quân đội miền Nam, cha bị vô tù cải tạo.


Thu%20hơn%2030%20triệu/tháng%20từ%20kinh%20doanh%20thời%20trang%20&quot;làm%20lại&quot;%20-%20BYTUONG

Khi xưa mẹ là một cô giáo tiểu học. Tiếng Anh mẹ chỉ bập bẹ, nhờ mẹ biết may vá nên mẹ được bà goá phụ Lindberg, một giáo dân của nhà thờ bảo trợ và là chủ tiệm ‘Sew & Care’, mướn làm thợ sửa quần áo. Bà Lindberg thật tốt bụng, ông con trai của bà ở trong quân đội, từng phục vụ ở Việt Nam nên bà hiểu hoàn cảnh và có nhiều cảm tình với người Việt. Bà tận tình dạy nghề, dạy luôn tiếng Anh cho mẹ. Sau bốn năm, tay nghề của mẹ trở nên vững chắc, mẹ hiểu và nói tiếng Anh khá hơn nhờ được tiếp xúc hàng ngày với khách hàng và đồng nghiệp. Vì thế, khi bà Lindberg tới tuổi nghỉ hưu, bà không ngần ngại nửa cho, nửa bán trả góp tiệm ‘Sew & Care’ cho mẹ, tiếp tục giúp mẹ nuôi sống gia đình. Nhờ vậy mà mẹ có thể gởi chút đỉnh tiền về Việt Nam giúp ông bà nội ngoại và nhờ cô Út thăm nuôi cha.

Việc may vá Hương còn vụng về, cần phải học thêm nên Hương được mẹ giao trách nhiệm đón khách và giao hàng. Lúc nào vắng khách, Hương được mẹ dạy cách lên lai quần. Ðó là công việc chạy nhất của ‘Sew & Care’. Hương cũng biết đơm nút áo. Công việc này thì mẹ không bao giờ tính tiền để lấy cảm tình của khách.

Hôm ấy có một ông khách đầu tóc bạc phơ đến tiệm nhờ thay bên trong cổ của hai chiếc áo sơ-mi vì chúng đã mòn lẳn, gần rách. Hương ước tính tiền công thay cổ áo ít nhất cũng đến 10 đô-la một áo vì Hương thấy rất tốn thời giờ, còn hơn lên lai quần, 5 đô cho mỗi cái nữa. Thấy hai chiếc áo đã cũ mèm, thay vì gọi mẹ đến xem xét, định giá với khách, Hương mỉm cười, nói với ông khách:


Ephesians%204:17-24%20—%20City%20Church%20Tallah***ee

“Dạ thưa ông, hai chiếc áo này đã , sao ông không mua áo mới? Cháu nghĩ tiền mua áo mới còn rẻ hơn tiền công thay cổ áo nữa.”

Hương nghĩ mình rất lễ phép và thành thật, ai ngờ ông khách không bằng lòng, đòi nói chuyện thẳng với bà chủ ‘Sew & Care’, giọng nói của ông nghe rất nghiêm nghị. Hương vội vàng xin lỗi ông khách rồi cáo lui vào phòng may vá gọi mẹ.

Mười lăm phút sau, khi ông khách đã rời tiệm, mẹ gọi Hương trở ra trông nom tiệm để mẹ vào trong tiếp tục may vá. Vì mẹ im lặng, không nói gì về ông khách và hai chiếc áo sơ-mi, Hương đâm ra thắc mắc, không hiểu khi nãy mình nói như vậy có đúng không và tại sao ông khách có vẻ phiền giận. Hương bèn hỏi mẹ:

“Mẹ ơi, con chỉ đề nghị ông khách bỏ đi hai cái áo, mua áo mới rẻ tiền hơn sửa cổ áo. Vậy mà tại sao ông có vẻ giận con vậy mẹ?”

Mẹ Hương trả lời, giọng man mác buồn:

“Ông Margotto là khách quen của tiệm mình, sau khi bà vợ của ông qua đời. Ông nói chính bà đã chọn và mua cho ông hai cái áo đó nên ông rất yêu quý chúng, mặc hoài nên sờn cổ mà ông không muốn bỏ đi. Ðây không phải là lần đầu tiên ông đến nhờ tiệm chúng ta giúp ông giữ lại những kỷ vật của bà. Con nói rất đúng, nhưng không đúng hoàn cảnh nên ổng giận. Nhưng thôi, con đừng lo ngại, con đâu có biết chuyện của ổng, con chỉ thật thà khuyên ổng thôi mà!”


US%20ARMY%20SHIRT%20CAMO%20USED%203%20COLOR%20DESERT%20STORM%20BDU%20DCU%20COAT%20VINTAGE%20JACKET%20|%20%20eBay

Câu trả lời của mẹ làm Hương nhớ đến chiếc áo nhà binh ngày xưa cha choàng lên vai mẹ, Hương và em Hùng. Hương chưa bao giờ thấy mẹ giặt chiếc áo ấy, mẹ cất nó kỹ lưỡng trong một hộp giấy để trong tủ áo. Thỉnh thoảng mẹ mang nó ra, mẹ ngồi một mình, mẹ áp nó vào mặt, ôm nó vào lòng… Nhớ đến đó, Hương muốn chạy đến ôm mẹ, nói mẹ ơi con đã hiểu, con đã hiểu rồi nhưng khi ấy có một bà khách bước vào tiệm…

Hương cố gắng nở một nụ cười chào bà khách mà lòng thì chất ngất nỗi nhớ cha, thương mẹ… Hương thì thầm cầu nguyện, Mẹ Maria ơi, xin Mẹ xót thương…

                                                                                                                                                        ĐAD



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Sep/2021 lúc 11:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Sep/2021 lúc 8:48am
                                                                                    NHẪN

NHẪN (nghĩa Hán-Việt) là nhẫn nhịn, nhẫn nhục, hiền lành khiêm nhường, chấp nhận khổ đau, thua thiệt để sống tròn chánh đạo.
Nhẫn là từ bi nhẫn nại, kiên nhẫn bền gan, trì chí giữ vững lý tưởng tới cùng

Đức Nhẫn quí hơn tượng vàng,
Ai càng nhẫn nhục, thì càng phúc to!

Thiên Chúa Giáo trong Kinh Tám Mối Phúc Thật, chúc phúc cho người có lòng nhẫn nhịn, nhẫn nhục, hiền lành khiêm nhường chấp nhận khó khăn, đau khổ để giữ vững nhân đức trọn lành. Ấy là “Phúc Thật”, sẽ được gọi là “Con Thiên Chúa.”

Yêu thương Nhẫn nhịn cho tròn
Hiền lành khiêm hạ, xứng con Chúa Trời

Phật Giáo hoằng dương “Nhẫn” là 1 trong 10 “Hạnh” căn cốt của “Đạo” - Đức Phật Quan Âm là biểu tượng tuyệt vời của hạnh Nhẫn.
Đời là bể khổ, Nhà Phật khuyên ta, lấy từ bi làm cứu cánh, vui lòng chịu đựng mọi thử thách của cuộc đời, nương theo duyên mà biến đổi cảnh thế, không ngã lòng thối chí. Thành không kiêu, bại không nản. Ấy là “Hạnh Nhẫn Nhục 行 忍 辱”

Hạnh Nhẫn nhục, đặng phước lành
Từ bi nhịn nhục, công thành, Đức cao

Nhẫn là bí quyết của Thành công. Mọi sinh hoạt trong đời, như: học vấn, kinh tế, công nghiệp, đến cả việc chiến tranh, quân sự… muốn đạt kết quả trọn vẹn, đều phải kiên nhẫn tới cùng. Ta có những câu châm ngôn làm kim chỉ nam, ca tụng đức Nhẫn, như: Có công mài sắt, có ngày nên kim ; Kiến tha lâu đầy tổ, Kiên nhẫn là mẹ thành công …

Ai ơi, có chí thì nên
Việc gì nhẫn nại cho bền cũng xong!

Nhẫn là cẩm nang bảo vệ hạnh phúc gia đình. Vợ chồng lấy tình yêu thương làm nền tảng bản gắn bó, sống chung trọn đời với nhau. Nhưng đã có biết bao gia đình nửa đường tan vỡ. Vì sao? - Vì bất cứ căp vợ chồng nào, thì cũng có lúc sảy ra chuyện bất đồng. Gặp lúc ấy, nếu một trong hai người biết nhẫn nhịn, không kể phải trái, biết khiêm nhường hòa dịu, kiểu như: “Vợ giận thì chồng làm lành. Thôi anh nhận lỗi, giận anh làm gì!” hoặc: “Chồng giận thì vợ ít lời. Cơm sôi nhỏ lửa, một đời không khê!” Đó là hành xử “Nhẫn” (nhẫn nhịn, nhẫn nhục) làm cẩm nang bảo vệ hạnh phúc gia đình, nhờ (Nhẫn) đó, chuyện sóng gió sẽ qua đi. Thiếu Nhẫn, nghĩa là chẳng ai chịu ai, thì ngọn lửa từ que diêm nhỏ, có thể bùng hỏa hoạn lớn, hạnh phúc thiêu hủy. gia đình tan vỡ, vợ chồng chia ly.
Cẩm nang bảo vệ gia đình,
Ấy là chữ NHẪN, cột tình phu thê.

Chữ NHẪN  là chữ làm sao?

“Nhẫn” là chữ Việt Hán ; Trên chữ “Nhận 刃 ” dưới chữ “Tâm 心 ”
Nhận 刃 là lưỡi dao kiếm sắc bén; Tâm 心 là trái tim,
Ý nói, , là từ bi nhẫn nhịn, khiêm nhường nhẫn nhục, chấp nhận chịu đựng sự đớn đau thua thiệt, tưa hồ dao sắc cứa vào trái tim, mà không oán than. Đươc vậy, gọi là Nhẫn. Nói tới Nhẫn: Từ ái Nhẫn nhịn, Hiền lành Nhẫn nhục… nghe thì ngon, hiểu cũng dễ, song hành xử Nhẫn toàn vẹn, không phải dễ! Bởi vì:
Nhẫn là chấp nhận thương đau
Ví như dao sắc, cắt vào trái tim!

NHẪN (thuần túy nghĩa tiếng Việt)

NHẪN theo nghĩa tiếng Việt, là chiếc Nhẫn đeo ngón tay, ý nghĩa thông thường, Nhẫn là đồ trang sức.
Trong một vài lễ nghi, có việc trao Nhẫn, chiếc Nhẫn khi ấy tượng trưng cho lời thề hứa (như Lễ Phong chức Giáo Hoàng, Giám Mục,.v.v…)
bao%20nhan%201

NHẪN CƯỚI. Đăc biệt Lễ Cưới, thì bất cứ ở đâu cũng có nghi thức cô dâu chú rể trao Nhẫn cho nhau.
Chiếc Nhẫn Cưới mang hai ý nghĩa quan trọng:
Thứ nhất là vợ chồng trao nhau kỷ vật tình đầu, với lời thề yêu thương nhau trọn đời.
Thứ nhì là trao chữ “NHẪN”, đó là trao cái cẩm nang (bí quyết) để cùng nhau Bảo vệ Hạnh Phúc Gia Đình, như đã nói ở phần trên.
Hóa ra tiếng Việt mình thâm thúy thật! Cái khoen vàng xỏ ngón tay, đôi tân hôn trao nhau, mà ta gọi là “Nhẫn” thì thật là một thứ ngôn ngữ quá tuyệt vời!. Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa Việt, nghĩa Hán-Viêt đều qui về một mối: “Ngôn ngữ tải Đạo 道” - Vạn quốc, có tiếng nói nước nào sánh ngang bằng không?
Tôi yêu Tiếng Nước Tôi!” là bởi như vậy đó!
bao%20nhan%202

                  NHẪN

      Chữ Nhẫn, là chữ làm sao?
Là như dao sắc, cắt vào trái tim
      Khiêm nhường nhịn nhục im lìm
Hy sinh chấp nhận để tìm an vui
      Chữ Nhẫn quí lắm, người ơi!
Ai mà Nhẫn được, thì đời thành công
      Nhẫn là tích đức trong lòng
Bảo vệ hạnh phúc vợ chồng trăm năm

                    Trần Quốc Bảo

60+%20Beautiful%20Good%20Morning%20Flowers%20Images%20for%20Whatsapp
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2021 lúc 1:18pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2021 lúc 9:57am

VÔ THƯỜNG   <<<<<


Romantic%20Vacation%20Ideas%20That%20Will%20Leave%20the%20Two%20of%20You%20Mesmerized%20|%20The%20%20Mansion%20on%20Main%20Street%20-%20Wedding%20and%20Event%20Venue%20in%20South%20Jersey
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2021 lúc 1:15pm

Anh Đừng Lỗi Hẹn


Lỗi%20Hẹn/%20Dành%20Riêng/%20Khóc%20-%20Hai%20bờ%20giấy

Chiều hôm ấy, có một cháu gái chừng mười bốn tuổi đến gõ cửa phòng tôi. Cháu đưa cho tôi chiếc phong thư, dán kỹ, hồ còn ướt, ngoài không đề tên người gửi và người nhận. Nhưng cháu gái cũng bảo: “Cô Hằng nhờ cháu đưa đến chú”. Nói rồi cháu chào tôi, vội vã ra về.

Tôi mở phong bì. Lá thư Hằng gửi cho tôi vỏn vẹn có một dòng:

“Em hơi khó ở; rất cần đến anh”.

Lúc ấy, tôi không kịp nghĩ rằng, tôi là ai, và đang ở trong một hoàn cảnh thế nào, nếu tôi lui tới với Hằng sao tránh khỏi tiếng đời dị nghị; tôi chỉ biết một đIều: chắc là Hằng có việc gì hệ trọng, đang cần sự giúp đỡ của bạn bè. Chổ quen biết, Hằng lại đang đơn độc, có chuyện gì… sau này biết thanh minh ra sao. Thế là tôi dẫn xe ra cổng…

Khi tôi đến, cô bé đưa thư lúc nãy tế nhị xin phép ra về. Hằng cám ơn, mắt cô sáng lên một niềm vui nho nhỏ.

Nhìn Hằng, tôi hiểu ngay là cô vừa trải qua một cơn bệnh nặng: chiếc khăn ướt đẫm đắp trên trán; đầu giường, một ly nước chanh, một lọ thuốc đIều hoà nhịp tim, và bát cháo vẫn còn nguyên, nguội ngắt.

Tôi mạo muội cầm tay Hằng xem mạch. Nhịp đập nhanh nhưng da thịt cô mát rượi, chắc là cơn sốt đã đi qua. Và khi ngước nhìn lên, tôi đã bắt gặp một đôi mắt thật khác thường.

– Em bị cảm sốt. Còn thêm cái bệnh suy tim – Hằng khẽ mỉm cười – nụ cười làm cho nước mắt ứa ra.

Từ lúc tôi đến, Hằng vẫn nằm, rõ ràng là cô không muốn ngồi dậy và cũng chẳng làm bộ cần ngồi dậy; cô đang bệnh – đấy là lý do chính đáng. Tôi còn hiểu rằng: Hằng tin tôi, phó thác số phận cho tôi, ít nhất là trong lúc này. Thú thật, dù nhân danh ai, trước một sinh linh vừa mỏng manh, yếu đuối lại vừa tròn trịa… sinh linh ấy đã phát ra tín hiệu “màu xanh” – một tín hiệu không thể không gieo vào lòng gã đàn ông đơn độc như tôi một chút khát khao. Tôi muốn nâng đầu Hằng dậy, ấp vào ngực mình, vỗ về an ủi như một người cha, như một người anh và hình như, có cả tình cảm của một người chồng.

Nhưng, khoảng cách giữa tôi và Hằng đã bị ngăn cách, bởi một bức màn rất mỏng manh mà đầy gai sắc – sắc đến nỗi, nếu đưa tay ra, cả tay và tim tôi đều ứa máu. Tôi hỏi thật lòng:

– Chị có cần điện cho anh ấy về..

Bỗng nhiên cả thân Hằng co rúm lại. Cô đưa cả hai tay để lên ngực, hàm răng cắn chặt lấy vành môi tím ngắt, và lịm đi trong một cơn đau đớn khôn cùng. Khi cơn đau dịu xuống, Hằng nói khẽ:

– Anh hứa với em là đừng bao giờ nhắc đến anh ấy nữa!

Tôi gật đầu và xin lỗi Hằng. Vậy mà lâu nay tôi vẫn cứ tưởng cô vẫn còn tiếc nuối. Tôi hỏi thăm tình trạng sức khỏe hiện tại của Hằng, triệu chứng mấy ngày gần đây… tại sao cô không đi bệnh viện… Hằng trả lời cho có lệ, cô cứ nhìn tôi bằng cái nhìn rất lạ – cái nhìn ấy làm tôi vừa lo lắng lại vừa bối rối. Tôi mơ hồ cảm thấy rằng, lúc này mọi sự an ủi, hỏi han đều trở nên nhạt nhẽo và lố bịch. Nhưng, nếu cứ ngồi yên, còn đáng sợ hơn. Mỗi phút trôi qua, tôi lại thấy có điều gì không ổn. Trong căn phòng chỉ có hai người, im lặng, người ta nghe rõ cả hơi thở của nhau.

Tôi xem mạch cho Hằng một lần nữa và cảm thấy yên tâm.

– Tốt rồi, chị nằm nghỉ, tôi về…

– Tối nay anh đến nhé?

Bất ngờ, đến nỗi trong mấy giây tôi cứ đứng ngây như ngỗng. Trong trường hợp này, dù có liều lĩnh tới đâu, tôi cũng không thể trả lời ngay là sẽ đến hay tìm lời thoái thác. Nhưng khi nhìn gương mặt Hằng, tôi chợt nhớ đến một cô gái sắp chết đuối ở dưới cầu Hoàng Diệu, được người ta vớt lên hồi tháng trước: sợ hãi làm cho da mặt cô tái mét, đôi mắt trẻ thơ của cô cứ mở to, gần như không dám khép, còn đôi tay thì bấu chặt lấy người vừa cứu nạn – cô sợ người ấy bỏ đi. “Không, tôi không có quyền bỏ mặt Hằng lúc này”. Ý nghĩ ấy cho tôi sự thanh thản và lòng can đảm.

– Chị nằm nghỉ, tôi sẽ quay trở lại.

Gương mặt xanh xao của Hằng bừng sáng lên một niềm hạnh phúc. Tôi thấy trong đôi mắt cô có cả lòng biết ơn và hy vọng.

Trong đời, tôi đã từng làm được một vài công việc có thể gọi là có ích, nhưng chưa bao giờ tôi có được giây phút sung sướng như lúc ấy: tôi là một nhân vật quan trọng, thực sự cần thiết cho một người, và người ấy là một phụ nữ, đang đợi chờ sự có mặt của tôi.

Ra tới cổng, tôi đã định “thôi, về làm gì cho mệt, sà vào quán, uống một cốc cà phê rồi quay lại với Hằng”. Nhưng đi được một quãng tôi lại nghĩ “việc gì mà phải vội, mình cứ về nhà, ăn một chút, uống một chút, tắm rửa sạch sẽ, nghỉ ngơi cho tỉnh táo, rồi hãy đến…”

Tôi đã làm đúng như sắp lịch. Chỉ đến khi nằm lên đi-văng, vắt tay lên trán tôi mới thấy hơi lưỡng lự: sự thăm viếng của tôi – đúng hơn là một cuộc hẹn hò – có cái gì đấy thầm lén và vụng trộm. Tại sao phải thế và việc gì phải thế? Dù tôi có tự trấn an, rằng: tôi chỉ đến thăm Hằng với tư cách bạn bè, thì tại sao tôi lại phải đến vào ban đêm, nhà chỉ có một người, người ấy là đàn bà con gái, và điều kiêng kị: người ấy – hai năm trước đây còn là vợ của bạn tôi.

Hằng nhỏ hơn tôi sáu tuổi, nhưng chồng Hằng lại lớn hơn tôi bốn tuổi, mỗi lần đến chơi, tôi thường gọi họ bằng anh, bằng chị – chị Hằng. Họ đã li dị hơn hai năm nay. Khi ra toà, Hằng được ở lại căn nhà cũ – tài sản phân chia theo luật định.

Còn tôi?

Tôi là một gã đàn ông vừa bước qua cái tuổi bốn mươi, tôi đã từng có vợ nhưng chúng tôi đã lặng lẽ chia tay vài tháng sau ngày cưới – chúng tôi không tìm thấy ở nhau, cái mà mình hy vọng. Tôi sự một cuộc hôn nhân tương tự, và đến nay tôi vẫn sống độc thân. Điều làm tôi lưỡng lự lúc này, khi chuẩn bị đến thăm Hằng, chính là vì: tôi và chồng Hằng trước đây cùng ở một công ty, chúng tôi khá thân nhau. Hiện nay anh được đề bạt lên làm tổng giám đốc công ty, nhưng chúng tôi vẫn thường liên hệ với nhau mỗi tuần vài lần bằng điện thoại. Mới cách đây ba hôm, chúng tôi còn ngồi chung một bàn, trong một bữa tiệc than mật tại nhà hàng An Lạc. Anh ấy không một lần nhắc đến Hằng, nhưng có lúc anh lại nhìn tôi như dò hỏi điều gì?…

Một lần, một người bạn đã vui vẻ nửa đùa nửa thật:

– Cổng nhà chàng đã thấp thoáng bóng hồng?

Tôi hiểu ý anh bạn, chỉ biết cười trừ.

Anh lại bảo:

– Hãy coi chừng.

Tôi cam đoan với anh là sẽ không có chuyện ảnh hưởng tới “hoà bình thế giới”. Anh cười, nhếch một bên mép, rồi đưa hẳn một ngón tay, chỏ vào ngực tôi nói nhỏ: “Đừng quá tự tin, cái thứ dây tơ hồng nhỏ như sợi chỉ, rất mềm, rất giòn, dễ đứt, dễ gãy… Nhưng một khi nó đã buộc vào ai thì đừng mong cựa quậy. Nhiều đôi trai gái tưởng không thể sống với nhau thêm một ngày nào nữa, họ cãi nhau như cơm bữa, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, ghét nhau, thậm chí còn thù nhau… vậy mà gỡ ra không được!”

Lần khác anh lại thân tình nói thẳng: “Có lẽ cậu nên dứt khoát đi là vừa. Thứ nhất – người như cậu ngắm đâu chẳng được vợ. Thứ nhì – cậu với thầy hai lại là chỗ bạn bè. Lỡ có chuyện gì, mang tiếng. Mà thói đời, cậu nên biết…”

Chính lúc ấy.. thằng bé con anh khóc thét lên. Anh quay sang, đã không dỗ mà còn lắc đầu, cười: “Cậu thấy không – con búp bê, tôi mua cho nó hồi năm ngoái, chơi đã chán chê, bẹp dúm bẹp dó vứt vào xó nhà! Vậy mà ai đụng tới hét toáng lên ngay…”

Anh lại lắc đầu: “Người lớn mình nhiều khi cũng thế, cắt rồi, “phăng” rồi, ra toà rồi, nhưng vẫn không muốn cho ai cưu mang, ôm ấp người mà mình đã chia tay…! Cặp ấy không hy vọng là sẽ hàn gắn lại. Nghe nói ông Hai nhà ta cặp với một cô rất trẻ, nhưng hắn vẫn tích cực thu lượm tin tức về cô vợ cũ. Vậy đấy. Thói đời…”

Tôi cứ loanh quanh, lẩn quẫn mãi với những lời khuyên, những thói đời, bạn bè, quen biết, như một mớ bòng bong không có đường ra. Đồng hồ, lúc ấy – hoá ra – là một sinh linh có nghĩa. Nó kêu lên một hồi chuông, và tôi giật mình đứng dậy. Nhưng rồi.. tôi lại băn khoăn “tôi có đủ lý do để đến nhà một người đàn bà đơn chiếc vào mười một giờ khuya? Người ấy hai năm trước đây còn là vợ của bạn tôi!”

Tôi chém tay vào không khí, dứt khoát “tốt nhất là không đến. Sáng mai nói cho Hằng thông cảm”.

Nhưng… tôi vẫn không sao yên lòng; tôi bồn chồn, nôn nóng… thấy rõ một người bạn gái đang nằm trơ trọi một mình trong cơn bệnh hoạn, đôi mắt đăm đăm nhìn qua cánh cửa, rồi cũng chính người ấy, mắt ngời lên niềm hạnh phúc, biết ơn và hy vọng khi tôi hứa và khi tôi đến. Giờ này, Hằng đã ngủ hay là vẫn thức?

Tôi mở cửa bước ra sân… trăng rất sáng, nhưng đồng hồ đã chỉ một giờ khuya. Tôi thì thầm hỏi trăng – trăng hững hờ; tôi lồng lộn như một con hổ bị nhốt trong sở thú, đi tới đi lui, căm giận bóng đêm, căm giận thời gian trôi lâu đến thế; sao không sáng nhanh lên để tôi đến với Hằng giữa thanh thiên bạch nhật. Nhưng.. cái chính là tôi hận thói đời – cái thói khắt khe, ích kỷ của người đời – bức tường vô hình và mỏng manh đây gai sắc, có thể làm cho da thịt và trái tim ứa máu, có thể dập tắt cả niềm hy vọng.

Mãi cho đến 5 giờ… vừng đông hửng sáng. Con chim hoạ mi bị nhốt trong lồng ở nhà bên cạnh đã hót lên lảnh lót, tôi mới tự hỏi lòng: suốt đêm qua mi không ngủ được – đơn giản chỉ là vì trách nhiệm đối với bạn bè, tình thương đối với một người trong cơ bệnh hoạn hay là vì (…)?

Tôi bàng hoàng và thú nhận với lòng mình: chính tôi cũng đang có một nhu cầu – nhu cầu có Hằng bên cạnh. Hình như tôi đã yêu Hằng, không phải mới chiều hôm qua, hôm kia mà đã từ lâu lắm! Nếu điều ấy đã được sắp đặt và thuộc về số phận thì tại sao tôi lại cứ phải lẩn tránh, liệu tôi có thể lẩn tránh được không? Thật đáng tiếc. Lẽ ra, tôi phải đến với Hằng từ hôm qua, 8 giờ, 9 giờ, hay 12 giờ khuya – bất cứ giờ nào. Dù sao, lúc này cũng chưa phải là đã muộn. Chắc Hằng sẽ tha thứ cho tôi…!

Quả là chưa muộn, Hằng vẫn đợi tôi.

Cửa nhà khép hờ, tôi đẩy nhẹ bước vào. Hình như cô đang ngủ. Hằng mặc chiếc áo dài màu hoàng yến, quần xoa trắng. Bóng đèn 75 wát soi rõ trên gương mặt vừa được trang điểm một làn phấn mỏng, phớt hồng. Tôi thật là một người hạnh phúc. Rõ ràng, Hằng làm đẹp là để dành cho tôi và để đón tôi. Tôi rón rén đi lại nơi Hằng nằm, cúi xuống khẽ đặt lên môi cô một nụ hôn. hai hàng mi khép hờ rồi động đậy, rồi từ từ mở ra một chút. Tôi giật mình, hoảng sợ: đôi mắt vô hồn, không còn sự sống. Khi định thần, tôi ôm choàng lấy em. Toàn thân Hằng lạnh ngắt. Suýt nữa thì tôi la lên, kêu trời… nguyền rửa sự bất công của đấng cao xanh. Nhưng cô bé nhà bên dẵ chạy sang, cô vừa đưa tay dụi mắt vừa vui vè nói:

– Tối hôm qua cô Hằng thức đến 12 giờ đợi chú. Cô ấy đau nhiều, nhưng hễ có tiếng chó sủa ngoài cổng là cô ấy hết ngay. Cô bảo: “Chắc là chú Hưng đang đến”. Gần 1 giờ cô ấy nhờ cháu tìm giùm hộp kem trang điểm và mảnh giấy – chắc là cô ấy làm thơ; Thơ cô Hằng hay lắm, cô ấy đã làm được cả một tập thơ…”

Bấy giờ tôi mới để ý, dưới chiếc gối nơi Hằng nằm có một phong thư dán kỹ – thư đề gửi tên tôi, cây bút bi rơi ra bên cạnh.

Đau buồn, ân hận, làm cho lòng tôi tê dại. Tôi chỉ còn biết ôm chặt lấy em, truyền cho em hơi ấm và cầu xin em tha thứ cho tôi. Lúc ấy, cháu gái đã hiểu chuyện gì đã xảy ra, nó vật vã, giãy giụa như chính mẹ cháu vừa đột ngột qua đời.

° ° °

Tiết thanh minh năm nay cũng là lần thứ ba tôi đi tảo mộ cho Hằng. Cỏ đã lên xanh và tôi cũng bước vào tuổi bốn lăm – cái tuổi thường có những lo lắng bâng quơ, dễ buồn, dễ tủi. Tôi cũng chợt nhận ra: cô độc thật là khủng khiếp. Đôi lúc tôi đã nghĩ đến chuyện phải tìm một người bạn gái để nương tựa nhau lúc tuổi già. Nhưng, cứ vào những lúc ấy, tôi lại lấy lá thư của Hằng ra đọc. Tôi đọc thư này không biết là lần thứ mấy mươi, đến thuộc lòng từng câu từng chữ. Và, mỗi lần như vậy, tôi lại nhủ lòng “Thôi, hãy khoan”, và tôi nấn ná một thời gian nữa.

“Anh quý yêu!

Em đã thức suốt đêm để đợi anh – đợi anh trong nỗi khắc khoải và đau đớn. Hồi hộp giày vò em, còn đâu đớn hành hạ em. 8 giờ, 9 giờ, 10 giờ rồi 12 giờ! Em vẫn còn hy vọng. Em cho anh bao nhiêu là giải thiết: chắc nhà có khách nên anh chưa đi được; có thể anh lỡ uống rượu say; xe hư hỏng… Nhưng đoạn đường từ đấy sang đây đi bộ cũng chỉ 20 phút. Lẽ nào?!

Cuối cùng thì em tìm ra lời giải đáp: “Chắc là anh sợ người đời dị nghị”. Đến lúc này em mới chịu thừa nhận rằng: anh không đến! Buồn quá. Nhưng, cũng chính lúc này em vô cùng tỉnh táo. Tạo hóa thật nhân từ. Người ban cho ta những phút tỉnh táo hiếm hoi khi cận kề cái chết để ta được sống thật với mình, để ăn năn, sám hối và để yêu thương cho trọn vẹn. Chỉ tiếc là trước đó người đã bắt em phải chấp nhận một thử thách quá đớn đau, khắc nghiệt: Người đã gán ghép em với một con người mà em không yêu rồi lại đưa một con người đến cho em yêu thương kính trọng (em yêu một người mà cứ phải ăn, ở với một người). Cũng lạ: hai người đàn ông khác hẳn nhau mà lại là bạn của nhau. Nhiều lúc em nghĩ, có thể đấy là luật bù trừ. Nhưng em vẫn ước ao – ước ao sự giàu có của anh mà chồng em không có. Trong khi vật chất, tiền của, anh ta thừa mứa. Anh ấy chỉ biết hưởng thụ mà chẳng biết nâng niu và yêu thương bất cứ thứ gì; tẻ nhạt và tàn nhẫn; anh ấy kiếm tiền dễ quá (?). Những đồng tiền mà mỗi khi em cầm lại cảm thấy lo âu. Có lẽ bệnh tim của em phát sinh từ đấy. Em đã trút bỏ được những lo âu triền miên và em được tự do. Nhưng tự do cũng chưa cho em hạnh phúc. Bởi vì, em còn một nỗi khát khao, và nỗi khát khao cũng thật éo le: chỉ vì một lý do đơn giản, đó là: Người em yêu, đã từng là bạn của người vừa bước chân ra khỏi trái tim em. Bức rào cản ấy rất mong manh, nhưng trong một chừng mực nào đó về quan niệm, anh khó mà vượt qua – dù là anh – sau cuộc bể dâu em đã chọn: con người vị tha, nhân ái. Em cảm nhận, ở bên anh sẽ hạnh phúc nhường nào.

Em còn biết, trong truyền thuyết và trong lịch sử, đã từng có những người đàn ông vì tự ái, vì danh dự (?), họ thà để tuột khỏi tay người mình yêu dấu để bảo toàn tình bạn. Trong những trường hợp ấy, đàn bà chúng em thường được đặt lên bàn để làm vật hy sinh!

Anh quý yêu, anh có tin rằng có một thứ bệnh nan y mà chỉ cần chữa bằng tình yêu của con người; và cũng chính tình yêu đã từng là độc dược giết chết con người nhanh hơn cả bệnh nan y.

Hàng mấy tiếng đồng hồ em phải đấu tranh quyết liệt, để giằng co không cho tim ngừng đập, và cũng mấy lần nó đã co thắt lại, từ chối không nhận máu từ tĩnh mạch chảy về. Nhưng cứ nghĩ là anh đang đến (vì thi thoảng lại có tiếng chó sủa dậy lên ngoài ngõ, rồi lại một cơn gió làm cho đám lá khô xào xạc). Thế là đau đớn dịu đi.

Mãi đến khi đồng hồ chỉ 12 giờ thì em hiểu rằng: “Anh không đến!”. Bỗng nhiên em hoàn toàn tỉnh táo như chưa bao giờ đau ốm – linh cảm báo cho em biết: đây là ân huệ cuối cùng của tạo hoá, và em đã cầm bút viết những dòng tâm sự cùng anh.

Vừa có một con dơi hoặc một cái gì đại loại là như vậy, lướt qua cửa sổ! Có lẽ sắp đến giờ em phải “đi” rồi!

Cho em xin một lời nhắn nhủ: nếu có những người phụ nữ chờ đợi anh – như em đã từng chờ đợi – thì anh đừng lỡ hẹn nhé… anh yêu!


Vũ Đức Nghĩa



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Sep/2021 lúc 1:17pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Sep/2021 lúc 11:45am


Related%20image


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2021 lúc 3:27pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Sep/2021 lúc 9:02am
Chị Nguyệt



🌈💃1001%20CÁCH%20POSE%20TẠO%20DÁNG%20CHỤP%20ẢNH%20ĐẸP%20CÙNG%20ÁO%20BÀ%20BA%20|%20Chụp%20ảnh,%20Tạo%20%20dáng,%20Anh%20chị%20em
Chị tên Nguyệt, lúc đó chị khoảng 13 tuổi, còn tôi khoảng 11. Theo lời người ta kể thì chị mồ côi cha mẹ được vợ chồng người hàng xóm đem về nuôi. Ông Bà Chín không có con nên họ xem chị như con cái trong nhà, cho chị đi học. Đổi lại, chị phải dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc Ông Bà Chín. Chị học trên tôi hai lớp, tôi đệ thất, còn chị lớp đệ ngủ. Theo như chị kể lại, quê chị ở Tân Thành bị Việt Cộng về chiếm làng, ba má chị mất tích chỉ hai ngày sau đó. Người cậu của chị phải dẩn cả gia đình chạy di tản ra quận lỵ nơi tôi ở. Họ dẩn chị theo nhưng không đủ điều kiên nuôi cả gia đình gần 10 người nên cho Ông Bà Chín làm con nuôi.

Nhà chị đối diện nhà tôi trên đường dẩn ra bờ sông Tiền Giang. Buổi sáng đầu tiên tôi gặp chị trong bộ bà ba đen củ đã ngả màu phèn vàng úa và đôi dép đứt quay phải nối lại bằng giây kẽm. Chị đang quét nhà, từ trong ra ngoài thì bị bà Chín rầy, bảo phải quết từ ngoài vào trong. Bà giải thích quét ra là đẩy hết cái phước ra ngoài, phải quét vô để nhận được phước. Tôi thấy hai mắt chị long lanh nước mắt như muốn khóc nên vội chạy tới hỏi:

- Bộ mầy mới tới đây làm cho bà Chín hả?

Chị trả lời:

- Hông phải, tao là con nuôi của ba má Chín.

Tôi nói với chị:

- Tui tên Bình, nhà tui bên đó.

- Tao tên Nguyệt, mầy mấy tuổi?

- 11.

- Tao 13, mầy phải gọi tao bằng chị.

- Ừ, chị Nguyệt hé.

Vậy là tôi làm quen được với chị từ đó. Năm chị học hết đệ tứ thì phải thôi học do Ông Chín bịnh nặng rồi qua đời, Bà Chín một mình không đủ điều kiên cho chị tiếp tục đi học. Mỗi ngày chị ra sạp vải ngoài chợ tiếp Bà Chín buôn bán. Năm tôi 15 tuổi phải xa nhà lên tình tiếp tục học thi tú tài một, rồi tú tài hai nên ít khi được gặp lại chị. Sau khi đậu tú tài hai chuẩn bị vào đại học thì nghe tin Bà Chín cũng vừa qua đời, bỏ lại ngôi nhà củ nát vì không có người đàn ông chăm sóc. Lúc này tôi đang rảnh rang nên tình nguyện giúp chị sửa sang lại căn nhà của chị được thừa hưỡng. Mỗi ngày trước khi chị ra sạp vải, chị hay hỏi tôi cần mua vật dụng gì để chị gọi người đem tới, tôi khỏi phải mua. Sau ba tháng hè, tôi cũng tạm sửa lại căn nhà của chị, tuy không khéo nhưng cũng không dột trước hổng sau.

Khi cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt, tôi bị động viên, vào trường Bộ Binh Thủ Đức. Ngày ra trường về thăm ba má thì gặp lại chị Nguyệt. Lúc nầy chị đã là gái đôi mươi, có rất nhiều chàng trai đang theo đuổi nhưng chị vẫn phòng không gối chiếc. Nhiều lần chị tâm sự với má tôi:

- Con trai cái quận nầy sao mà như công tử bột, tối ngày chỉ biết lo tán gái, nhậu nhẹt, nhìn như cọng bún thiu cô nào vô phước mới rước họ về làm chồng.

Hai tuần phép qua rất nhanh. Ngày tôi chuẩn bị trình diện sư đoàn, chị đem tượng Phật nhỏ qua đưa cho tôi, bào giữ trong người làm vật hộ thân. Hai mắt chị long lanh nước mắt như muốn khóc. Tôi vội nói:

- Vài bửa có phép thường niên tôi về thăm chị. Chị ráng giữ gìn sức khỏe.

- Bình đi mạnh giỏi, Nguyệt mỗi đêm sẽ đọc kinh cầu xin Trời Phật che chở cho Bình.

Tôi hơi giật mình khi chị xưng Nguyệt chứ không còn mầy tao như ngày xưa. Thật sự mà nói, lúc nào tôi vẫn xem chị như người thân trong gia đình, không có một chút tình cảm trai gái giửa tôi và chị.

- Cảm ơn chị lo lắng cho tôi.

Tôi ra đi biền biệt. Hơn mười tháng sau tôi trở về thăm nhà sau khi xuất viện do bị thương chân phải. Đêm đầu tiên vừa về tới nhà là chị qua thăm, hỏi như muốn khóc:

- Sao Bình bị thương mà không cho Nguyệt hay để đi thăm?

- Vết thương không có gì trầm trọng lắm đâu chị, vả lại tôi không muốn chị lo lắng, lặn lội đường xá xa xôi nguy hiểm cho chị.

- Bình nói vậy coi Nguyệt như người dưng sao?

- Đâu phải vậy chị, tôi thương chị như người thân trong nhà mà.

- Ừ nhớ đó nhe, thương như người thân trong nhà.

Trong những ngày phép dưỡng thương đó nhiều khi chị làm bộ gọi tôi qua sửa dùm cây đèn dầu hay đóng lại chân bàn bị lung lay. Chị nấu đủ món cho tôi ăn, bảo là tẩm bổ để khi trở lại đon vị có đũ sức đi hành quân. Có ngày chị đóng cửa sạp vài, lấy cớ mệt về nhà nghỉ. Chị bảo muốn về để gần gủi, tâm sự với tôi trước khi về đơn vị. Không biết ba má tôi nghỉ gì mà cứ thỉnh thoảng hỏi khi nào tôi lập gia đình. Tôi viện cớ đang thời chiến tranh chưa muốn lập gia đình.

Lần lượt hai đứa em gái tôi lấy chồng phương xa, bỏ lại ba má tôi già yếu. Thằng em trai còn đi học viện đại học Cần Thơ, được miễn dịch phải bỏ học về nuôi ba má. Tôi thì ra đi biền biệt, cả năm mới về thăm nhà. Mỗi lần về chỉ năm ba hôm rồi lại ra đi. Chị thì vẫn phòng không đơn chiếc. Có lần tôi hỏi:

- Sao chị chưa chịu lấy chồng để có người lo lắng trước sau cho chị?

- Bình nhìn chung quanh đây xem ai là người xứng đáng cho Nguyệt nâng khăn sửa túi? Nguyệt thà ở giá suốt đời chứ không muốn chung chăn với những người hèn nhát, chạy chọt giấy tờ trốn quân dịch.

- Vậy cớ người đàn ông như thế nào chị mới chịu?

- Người ấy phải giống như Bình, sống đời trai hiên giang lo giúp nước, diệt giặc, bảo vệ quê hương.

- Vậy để tôi tìm ông nào trong đơn vị giới thiệu cho chị nhe.

- Đồ quỉ, đùng có chọc Nguyệt như vậy nữa, Nguyệt nói thiệt mà.

Cuộc đời cứ thế trôi đi. Ngày 30 tháng 4 1975. Tôi bị bắt rồi đi tù trại cải tạo Vườn Đào. Năm sau chị đến thăm tôi. Chị cho hay thằng em tôi bị bọn công an phường bắt tội phản động. Nó rải truyền đơn bị bắt. Họ đánh nó chết trong tù. Hai đứa em gái theo chồng vượt biên ngày đất nước rơi vào tay cộng sản, không biết tin tức gì cho đến nay. Ba má tôi quá đau buồn bịnh nặng không đi thăm tôi được nên nhờ chị đi dùm. Chị còn kể là sạp vải của chị đã bị xung vào hợp tác xã. Bây giờ chỉ sống nhờ chăm sóc khu vườn nhỏ của ba má tôi kiếm huê lợi nuôi sống ba má tôi và chị. Nhìn chị già đi rất nhiều so với ngày xưa. Mắt chị hoằn đen, hốc hác, tiều tụy đi. Tôi cũng không hơn gì chị sau một năm tù đày, lao động, thiếu ăn.

Ba má tôi lần lượt qua đời không có một đứa con về để tang. Chị phải bán ngôi nhà của chị để có tiên chôn cất ba má tôi. Đều dặn mỗi ba tháng là chị đến thăm một lần tiếp tế cho tôi thêm chút thức ăn phụ vào phần ăn ít ỏi của người lính tù thất trận. Bốn năm sau thì họ thả tôi. Ngày ra trại với vài chục đồng chi phí xe cộ và mảnh giấy ra trại. Tôi với năm người bạn tù đi bộ ra đến chợ Mỹ Phước Tây đón xe ra Cai Lậy. Mấy bà bán hàng trong chợ nhìn chúng tôi trong bộ quần áo rách bươm liền gọi:

- Mấy cậu vô đây ăn sáng rổi hãy đi, 2 tiếng nữa xe mới chạy.

Họ đem cho chúng tôi 6 dỉa cơm sườn bì và sáu ly cà phê đen. Đó là bửa cơm ngon nhất trong bốn năm đời tù cãi tạo của tôi. Mọi người chung quanh bu nhau kẻ cho trái băp, người cho gói xôi bảo là để dành đi đường ăn đở đói. Chúng tôi nhìn họ mà nước mắt cứ tuôn tràn không nói nên lời, dù chỉ một tiếng cám ơn. Khi đến giờ xe chạy, người tài xế xe nhất định không lấy tiền cho dù chúng tôi cố dúi tiền vào tay anh. Tôi nhớ lại tên quản giáo Ba Phần lên lớp chúng tôi:

- Các anh có tội rất lớn với nhân dân. Chúng tôi giữ các anh trong vòng rào kẻm gai là để bảo vệ các anh vì nhân dân sẽ trả thù cho những tôi ác các anh đã gây ra.

Nhân dân chợ Mỹ Phước Tây đã trả thù chúng tôi với những dĩa cơm sườn, những gói xôi, những trái bắp mà họ có thể để dành cho người thân của họ trong lúc cả nước phải thắt lưng buột bụng trong thời kỳ bao cấp, củi quê gạo châu này.

Khi xe đến Cai Lậy thì khoảng 2 giờ chiều . Năm người bạn tù chờ xe về Sài Gòn, còn tôi về miền Tây. Anh lơ xe chạy ra ngã ba Cai Lậy ngoắc xe lại gởi tôi lên chuyến xe cuối cùng. Trước khi lên xe, anh đưa cho tôi một ổ bánh mì thịt rồi chào tay kiểu quân đội. Như cái máy, tôi chào lại vì theo phản ứng tự nhiên của một người lính VNCH dù đã thất trận. Anh nói vội rồi chạy vào trong chợ Cai Lậy.

- Ông thầy đi đường bình an.

Tôi nhìn theo anh lơ xe, cố nhớ gương mặt anh để khi nào có dịp tôi sẽ trả lại ơn nghĩa anh đã dành cho chúng tôi. Một lần nữa, anh tài xế nhất định không chịu lấy tiền xe. Mấy người đàn bà trên xe nhìn tôi với ánh mắt thông cảm. Họ nhường cho tôi một chổ ngồi hàng ghế cuối xe.

Tôi về đến nhà khoảng 10 giờ đêm. Ngôi nhà cũ kỷ cửa đóng im lìm. Tôi gõ cửa.

- Ai mà gõ cửa ban đêm ban hôm vậy?

Tiếng chị Nguyệt đang ngáy ngủ từ bên trong.

- Bình đây chị.

Tôi nghe tiếng chân trần chạy hấp tấp ra cửa. Chị Nguyệt mớ cửa rồi ôm lấy tôi khóc:

- Nguyệt không biết Bình về hôm nay. Có đói không để Nguyệt hâm cơm lại cho Bình ăn?

- Trên đường về tôi được người ta cho ăn nhiều lăm, đến giờ còn no lắm.

Tôi đến trước bàn thờ ba má, quì lạy xin lỗi tội bất hiếu không về chịu tang ngày hai người mất. Tôi nhìn khói nhang quyện vòng theo cây đèn dầu le lói như ba má về thăm thằng con xấu số mới ra tù. Tôi quì trước bàn thờ mà nước mắt cứ tuôn tràn.

- Ba má tha tội cho con, vì hoàn cảnh tù đày mà con không về để tang cho ba má.

Chị đặt tay lên vai tôi:

- Hai bác rất hiểu cho Bình, đừng quá đau buồn, hảy ráng lên để đối đầu với những ngày sắp tới.

Và những ngày sắp tới đến với tôi trong khổ cực của “thằng sĩ quan Ngụy”. Họ bắt tôi trình diện hàng tuần, không được đi xa khỏi xã. Tất cả những hành vi của tôi đều bị theo dõi. Đôi khi bọn công an xã đến gõ cửa ban đêm để kiêm tra, xét nhà và muốn biết chắc chắn là có tôi trong nhà. Tôi sống như người bị giam lỏng trong nhà tù lớn.

Tôi nhìn chị chăm sóc cho tôi từng miếng ăn, giấc ngủ như một người vợ lo cho chồng mà nghĩ đến cái vô tình của tôi.

- Chị Nguyệt.

- Gì đó Bình?

- Tôi muốn hỏi chị chuyện nầy. - Ừ, Bình nói đi.

Ngập ngừng một hồi tôi nói:

- Chị nhớ lúc mới quen, chị bảo tôi phải gọi chị hay không?

- Nhớ chớ sao không. Những ngày vui đó qua mau quá.

- Chị còn muốn tôi gọi chị nữa hay không?

- Vậy Bình muốn gọi tôi gì đây?

- Tôi gọi chị là vợ tôi được không?

Chị Nguyệt nhìn tôi với ánh mắt rất ngạc nhiên rồi đổi sang mừng rỡ:

- Em chờ câu nói đó của anh lâu lắm rồi.

Hai tháng sau chúng tôi làm đám cưới. Tiệc cưới rất đơn giản, chỉ mời bà con lối xóm. Hai năm sau Nguyệt cho tôi đứa con trai đầu lòng. Tôi đặt tên Nhẩn để nói lên cái nhẩn nại của chị dành cho tôi. Năm sau nữa thì chị cho tôi thêm đứa con gái, chị đặt tên nó là Cam để nói đến cái cam khổ của vợ chồng chúng tôi. Một hôm đầu năm 1990, chị chạy hớt hãi về nhà:

- Anh ơi! Họ muốn cho mình đi định cư bên Mỹ.

- Em lại mơ tưởng viễn vong. Ai lại cho thằng sĩ quan Ngụy như anh đi khỏi Việt Nam.

- Đây nè, coi đi.



Chị đưa cho tôi xem tờ báo cho biết Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Mỹ chấp thuận cho tù nhân chính trị được đi định cư tại Mỹ ký ngày 30/7/1989. Lòng vòng lo nạp đơn, lót tiền cho họ ký giấy cũng hơn hai năm. Tôi dở mộ đem xương cốt ba má thiêu rồi đem gởi vô chùa vì tôi biết là sẽ lâu lắm mới trở lại quê hương nầy. Tuy đã nuôi tôi lớn lên, tuy nhiều người vẫn còn tình người sẳn sang đùm bọc che chở người thất trận. Nhưng tôi phải ra đi để con tôi có tương lai hơn, có nhiều cơ hội để vương lên với đời hơn.

Bao nhiêu tiền chúng tôi dành dụm đều cạn sạch. Ngày gia đình tôi lên máy bay đi Mỹ, trong túi còn đủ 200 đồng đô la sau khi bán nhà, bán đất của cha mẹ để lại. Đáp xuống phi trường JFK thành phố New York. Cả gia đình hai đứa em gái tôi có mặt đầy đủ đón gia đình tôi. Ba anh em chúng tôi ôm nhau khóc sau hơn 17 năm xa cách. Mấy đêm đầu tiên tôi không ngủ được, vừa lạ chổ, vừa lo lắng cho tương lai sắp đến. Mình phải làm gì lo cho gia đình, cho con cái đi học, và đủ mọi chuyện cứ liên tục hiện lên trong đầu. Từ quê hương bỏ lại sau lưng, từ quê hương thứ hai sẳn sàng bao dung cho người lính thất trận.

26 năm sau, nhìn lại từ ngày đến đất nước Mỹ giàu lòng nhân đạo nầy, hai đứa con tôi đã ra trường đi làm xa. Vợ chồng tôi nghĩ hưu dời về vùng đất ấm Florida. Chị Nguyệt nay đã gần 70 nhưng vẫn còn nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam luôn lo cho chồng, cho con. Sáng nào tôi cũng có ly cả phê sữa nóng ít sữa, còn chị thì vẫn một ly trà cúc đường phèn. Nhiều lần tôi nói lời cảm ơn chị đã cưu mang ba má tôi khi tôi còn trong tù cải tạo. Chị chỉ cười đưa hàm răng khểnh rồi nói:

- Em kết anh từ lúc mình mới gặp nhau lần đầu.

- Vậy tại sao bắt người ta kêu bằng chị?

- Làm chị cho nó oai chút chơi mà …

- Lúc nào em cũng là Chị Nguyệt của anh. (Phạm Đức Thụy MĐC67 sưu tầm)



• Cửu Long - Viết theo lời kể của một HO.
• Copy từ Anka Pham@ Trang Hoài Niệm Miền Nam Một Thờ



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Sep/2021 lúc 9:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Oct/2021 lúc 7:25pm

MỘT LÁT CẮT CỦA CHIẾN TRANH



https://res.cloudinary.com/twenty20/private_images/t_watermark-criss-cross-10/v1511906217000/photosp/f23a3e1b-265a-4612-b2ec-a983bd3cb637/stock-photo-gr***-shadow-water-tree-sky-reflection-sea-lake-dark-f23a3e1b-265a-4612-b2ec-a983bd3cb637.jpg
Nửa đêm, biển động! Hắn tỉnh dậy chậm chạp mặc quần áo rồi ra đứng trước ban thờ châm một nén hương, chỉ một nén hương cắm vào bát hương trên bàn thờ rồi cứ thế đứng lặng chăm chăm nhìn vào hai bức ảnh trên ban thờ. Một bức ảnh là một ông già, có lẽ là bố hắn. Lồng cùng bức ảnh là một tờ lịch đề ngày 18 tháng tư .Dưới bức ảnh ấy là vỏ của một chai thuốc trừ sâu được đặt trên những quyển sách chữ nho đã cũ nát cùng năm tháng. Bên trái ban thờ là ảnh một người đàn bà còn rất trẻ và cũng có một tờ lịch cùng đề ngày mười tám tháng tư . Dưới bức ảnh là một sợi dây thừng được xếp lại thành một bó dài.
Hắn cứ đứng như thế cho đến khi cái chấm đỏ cuối cùng trên cây nhang tắt hẳn , tàn của chiếc nhang không gãy rụng mà mà uốn cong về phía hắn. Đợi cho khói hương tan hết, hắn mở cửa đi ra ngoài bãi biển.
.Năm nào cũng thế, cứ đúng đêm nay hắn lại ra đứng suốt đêm bên bờ biển và hình như từ khi hắn đến ở đây năm nào vào đêm nay biển cũng động. Đêm mưa bão, bầu trời đen kịt. Những đám mây dông vần vũ che kín cả bầu trời. Xa xa phía cuối đường chân trời nhưng lằn chớp trắng lóa đang đua nhau rạch nát trời đêm . Những con sóng lừng đen ngòm cao năm sáu mét lừng lững từ ngoài khơi xa xô lại phía hắn rồi đâm sầm vào vách đã dựng đứng của một dải núi ăn ra biển để lại một cột nước trắng xóa . Những con sóng liên tiếp nhau như muốn xô đổ vách núi . Gió hú lên những tiếng hú dài điên loạn. Trời giận dữ! Biển cuồng nộ còn hắn cứ đứng lặng im bất động phóng tầm mắt hút về phía chân trời.
- Anh ơ...i
Một tiếng gọi vọng lên từ lòng biển sâu thẳm.
-Con ơ....i
Một con sóng lừng hất tung tiếng gọi con nức nở lên cao để ngọn gió điên cuống ném tiếng gọi ấy về phía hăn. Hắn nhô người vươn tay ra phía biển như muốn níu giữ, nắm bắt một cái gì. Rồi bỗng nhiên hắn nghe thấy một tiếng thì thào đứt quãng.
-Đ..ừ....tr...á...ch v..ợ c...on.

Trời bắt đầu mưa. Bỗng ai dó khoác lên vai hắn một chiếc áo mưa. Hắn quay lại. Con gái hắn. Hắn nhìn con gái một thoáng trong ánh mắt lộ ra một tia sáng cảm động rồi hỏi bằng một giọng trầm đục.
-Con về bao giờ thế?
-Con vừa về. Vào nhà không thấy bố con biết là bố lại ra đây. -Giọng cô gái bỗng trở nên cầu khẩn. -Về thôi bố! Trời bắt đầu mưa rồi.
Hắn cắn môi, nuốt khan một cái như định nói điều gì nhưng rồi hắn dừng lại chậm chạp cùng cô con gái quay lại ngôi nhà bên bờ biển.
-Năm nay bố vẫn không cho em con về giỗ mẹ hả bố?

Tiếng cô gái hỏi, hắn chỉ khẽ gật đầu. Một tia chớp bừng lên đủ giúp cho cô gái nhìn thấy hai hàm răng hắn nghiến lại. Tia chớp dội vào mắt hắn để rồi từ đấy hắt ra một tia sáng âm u, lạnh lẽo đến rợn người. Cô gái im lặng không hỏi gì nữa. Cô sợ!
*
* *
Hôm sau nhà hắn có giỗ. Không có khách khứa, chỉ độc nhất có hai bố con. Hắn châm ba cây nhang cắm lên bát hương, không chắp tay khấn vái mà chỉ đứng lặng nhìn không chớp mắt vào hai bức ảnh, một ảnh ông già bố hắn và một ảnh một người đàn bà còn rất trẻ vợ hắn. Con gái hắn đứng cạnh chắp tay lầm nhầm khấn tuy là khấn rất nhỏ nhưng vì đứng ngay nên cạnh hắn vẫn nghe thấy rất rõ.
-Ông ơi! Mẹ ơi! Xin hai người hãy phù hộ cho bố con có thể quên đi!.
Nghe con gái khấn, tự nhiên môi hắn nhếch lên một nụ cười cay đắng và từ đôi mắt già nua, nhăn nheo, một giọt nước mắt, chỉ một giọt thôi, trào ra rơi xuống làn môi đã héo quắt và nứt nẻ một giọt mặn chát.
Hương tàn, con gái hắn hạ mâm cỗ xuống còn hắn rót rượu ra chén và uống! Con gái hắn ngồi cạnh, không nói gì chỉ thỉnh thoẳng gắp thức ăn vào bát cho bố và nói với giọng nằn nì.
-Bố ăn miếng này đi .
Còn hắn , hình như hắn không dám cãi lời con gái, hắn gắp lấy miếng thức ăn mà cô vừa bỏ vào trong bát đưa lên miệng. Mắt hắn đã kè đỏ.
-Có phải con vẫn muốn biết ông và mẹ con chôn ở đâu phải không?
Hắn bỗng hỏi. Mắt cô gái sáng lên, nhưng rất nhanh chóng cô đã che dấu được tia sáng đó.
-Vâng! - Cô nói nhỏ . –Con muốn xây mộ cho ông và mẹ bố ạ. Bố nói cho con biết đi.
Hắn đặt chén rượu xuống bàn trân trân nhìn con gái. Không ai đọc nổi ánh mắt ấy nghĩ gì. Đột nhiên, hắn cầm chén rượu còn đầy nguyên lên uống ực một nhát cạn trơn rồi hất hàm ra phía biển nói bằng một giọng khê đục.
-Ở đó!
Mắt cô gái hơi nhíu lại tỏ vẻ nghi ngườ.
-Sao bố bảo ngày ấy bố chôn ông và mẹ ở quê cơ mà.
Ừ! -Hắn khẽ gật đầu thừa nhận. –Nhưng rồi sau đó bố đã quay trở về quê đào trộm mộ hai người mang cốt về đây hỏa táng. Bố đã trộn tro của hai người vào nhau và mang rắc xuống biển.
- Vào đêm hôm nay hả bố
Cô gái hỏi, hắn khẽ gật đầu. Cô gái không hỏi gì nữa. Cô biết bố đã nói thật. Năm nào cũng thế cứ đúng đêm hôm giỗ là cô lại thấy bố mình ra đứng suốt đêm bên bờ biển
Bỗng nhiên cô cảm thấy sợ! Một nỗi sợ vô hình ám ảnh cô. Đã bao nhiêu năm rồi bố cô luôn giấu kín điều này . Sao hôm nay ông lại nói ra? Cả hai im lặng ngồi ăn. Cái im lặng ngột ngạt của một cơn bão sắp kéo đến.
-Em con ….dạo này ….thế nào?
Hắn hỏi giọng ngắc ngứ khó nhọc. Hình như hắn phải dồn hết nghị lực để hỏi câu hỏi đó. Hỏi xong, hắn lại nâng chén rượu lên uống ực một nhát như để chiêu đi một cái gì vẫn còn vướng víu trong cổ họng. Cô gái nhìn bố. Cô đắn đo không biết mình nên nói với bố thế nào. Một cái gì lành lạnh chạy dọc sống lưng cô. Chưa bao giờ ông hỏi về đứa em trai của cô. Đây là lần duy nhất kể từ khi ông bỏ đi để lại toàn bộ tài sản rất lớn cho hai chị em với một mảnh giấy với duy nhất một dòng chữ ngắn ngủi.
“Con hãy chăm sóc em thay bố”
-Nó vẫn tốt bố ạ . Nó vừa nhận được học bổng nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của trường đại học Harvard Có lẽ tháng sau nó đi Mĩ.
-Thế à!
Hắn buông hai từ gọn lỏn rồi lại nâng chén rượu lên. Cô gái đột nhiên giữa lấy tay hắn, cô quỳ sụp xuống ngước lên nhìn bố giọng run run.
- Đừng uống nữa! Con xin bố . Sao bố lại hận em con đến thế? Bố cho con biết đi. Cánh tay cầm chén rượu đang đưa lên bỗng dừng lại. Hắn cúi xuống nhìn con gái. Mặt con gái hắn ướt đẫm. Hắn không nói gì , lặng lẽ gỡ bàn tay đang níu chặt tay mình của đứa con rồi loạng choạng đi về phía trước ban thờ. Hắn nhấc tấm ảnh của bố ra khỏi giá , cầm trên tay và nhìn như đóng đinh vào tấm ảnh.
- Bố nghe rõ rồi chứ? -Hắn lẩm bẩm. –Em con đã nên người. Dòng họ Đặng của bố đã có người tiếp nối. Bố có vui không? Còn con…?
Đột nhiên hắn gầm lên một tiếng. Một tiếng gầm thê lương như xé rách cả trời xanh. Hắn nâng bức ảnh lên cao rồi thẳng cánh quật bức ảnh vào cạnh chiếc bàn thờ. Bức ảnh vỡ tan. Bàn tay gân guốc của hắn nắm lấy một miệng thủy tinh to và sắc nhọn như một mũi dao găm, thẳng cánh đâm vào cổ mình.
- Bố !
Tai hắn còn kịp thoảng nghe một tiếng kêu đầy đau đớn của cô con gái.

*
* *
-Không!
Hắn hét lên một tiếng . Tiếng hét phá tan cái yên tĩnh của cái bệnh viện tuyến huyện vắng vẻ lức nửa đêm. Cô bác sĩ trực nhảy bổ đến gường bệnh. Người hắn quằn quại trong cơn mê sảng. Con gái hắn đang cố gắng ghì chặt lấy cánh tay hắn không cho cái kim truyền máu bật ra. Hắn lại nằm im, rồi một tiếng nấc rồi tiếp theo là một tiếng lầm bầm.
-Sao em lại bỏ con, bỏ anh. Anh có trách em đâu.
Cô bác sĩ nhìn vào mặt hắn. Trong cơn mê sảng nhưng một dòng nước mắt vẫn cứ ứa ra.
-Bố em hình như gặp phải một chấn động cực lớn về tâm lí thì phải. Chuyện gì vậy?
Cô bác sĩ nhìn con gái hắn thăm dò. Con gái hắn lắc đầu.
-Em cũng không biết chị ạ. – rồi như để cho người bác sĩ tin điều mình nói là thật. Cô gái nói tiếp. –Em cũng rất muốn biết chuyện gì đã xảy ra với bố em trong quá khứ nhưng ông không chịu nói.
-Chắc phải là một điều gì đó khủng kiếp lắm .
-Vâng ! Em cũng nghĩ thế.
Nói xong, con hắn thở dài lấy khăn khẽ lau dòng nước mắt trên mặt bố. Hắn nằm im, ngực lên xuống một cách khó nhọc. Miệng hắn cứ lầm bầm một điều gì đó . Con gái hắn quỳ hẳn xuống dưới đất ghé tai vào sát miệng hắn cố gắng nghe xem bố mình đang nói điều gì. Cô chỉ nghe thấy nhưng tiếng đứt quãng.
- Đừng …..em đồng ý ?….. nối dõi……dòng họ….
Rồi đột nhiên hắn chồm lên ngồi thẳng dậy, mắt mở trừng trừng, sợi dây truyền máu đứt tung máu phun ra lênh láng cả chiếc giường bệnh. Hắn thét to, Tiếng thét như một mũi dùi khoan vào màn đêm sâu thẳm.
-Ông chết đi!
Rồi hắn lại đổ vật xuống, người hắn quằn quại. Con gái hắn và cô bác sĩ trực đêm cố gắng ghì chặt lấy người hắn nhưng không được. Hắn vung mạnh hai cánh tay xô ngã cả hai người rồi hắn bật dậy đứng sừng sững giữa căn phòng, hai cánh tay hắn vươn lên cao ngửa mặt lên trời cười cuồng loạn. Những vòng băng ở vết thương sổ tung, máu phun thành vòi lên mặt con gái hắn.
-Cháy! Cháy rồi ! Cháy hết đi !
Hắn gào lên trong tiếng cười man dại rồi đột ngột, tiếng cười tắt ngấm, hắn đổ sập xuống nền nhà.
- Bố!
Con gái hắn kêu lên một tiếng rồi cứ thế gục vào ngực bố mình ngất lịm.

*
* *

Bàn thờ nhà hắn có thêm một bức ảnh mới. Ảnh hắn. Đứng trước ban thờ là hai chị em. Người em hình như chỉ nhỏ hơn chị mình có vài tuổi và có khuôn mặt giống ông nội như tạc.
_ Chị!
Người em gọi một tiếng khe khẽ, người chị khẽ quay người nhìn sang đứa em mình chờ đợi còn người em môi mấp máy như muốn nói một điều gì đó nhưng lại không dám nói. Anh ta sợ. Người chị cũng sợ. Không một ai dám nói lên một cái điều lờ mờ trong tâm trí . Người em thu hết can đảm, anh ta khẽ nắm lấy tay chị gái mình.
- Có điều gì xảy ra với bố vậy hả chị.? Có phải là lỗi tại em không. ?
Người chị nhẹ kéo em trai lại khẽ ôm lấy đứa em trai mình .
- Chị không biết điều gì đã xảy ra với bố. Nhưng chắc chắn là em không có lỗi. Lỗĩ là của chiến tranh.
- Nhưng chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm rồi mà chị.
Người em hỏi. Người chị khẽ lắc đầu.
- Chưa đâu em ! Chiến tranh vẫn đang hiện diện trên mảnh đất này.
Người em không hỏi gì nữa. Anh ta biết , chị mình đã nói đúng. Tiếng súng đã ngừng mấy chục năm nay nhưng tiếng nổ của chiến tranh chưa dứt. Thỉnh thoảng ở một đâu đó trên mảnh đất đầy đau thương này lại có một tiếng nổ phát ra do chiến tranh để lại.
Hai chị em rời bàn thờ, họ mang đồ đạc của hắn ra kiểm lại. Kỉ vật của hắn không có nhiều. một vốc nhưng huân chương, một tờ giấy báo tử, một tấm bằng gia đình vẻ vang và một cuốn sổ ghi chép đã vàng úa theo thời gian.
Người em cầm tờ giấy báo tử lên chăm chú đọc. Lông mày anh ta nhíu lại. Anh ta đưa cho chị mình tờ giấy báo tử.
-Chị ! chị đọc cái tờ giấy báo tử này đi !
Người chị ngạc nhiên nhìn em.
-Sao có điều gì à ?
- Bố mất trước khi em ra đời.
Người chị vội vàng giật lấy tờ giấy báo tử trong tay em trai mình . Cô gái lặng người đi mắt không rời nói tờ giấy báo tử.
-Chị ! -Người em khẽ nắm lấy tay chị mình gọi nhỏ. –Có phải là..... ?
Người chị như bừng tỉnh, cô hấp tấp dùng bàn tay nhỏ nhắn của mình bịt miệng em trai lại.
-Em đừng nói gì cả !- Giọng cô nghẹn lại - Chị xin em !
Một thoáng ngắn ngủi, ánh mắt hai chị em gặp nhau và cả hai cùng bối rối nhìn đi nơi khác. Họ tiếp tục lục tìm trong những di vật mà người bố để lại một cái gì đó mà không ai dám nói ra nhưng cả hai đều mong muốn, một cái gì có thể phủ định cái điều mà họ đã manh nha nghĩ trong đầu.
- Chị !
Người em trai thoảng thốt kêu lên. Toàn thân anh ta run bắn . Mấy tờ giấy trong tay anh ta rung bần bật. Năm ngón tay anh co quắp lại chọc thủng cả mấy tờ giấy to bản loại năm hào hai ngày xưa mà anh ta đang cầm. Người chị vội vàng nắm chặt lấy bàn tay em trai mình cố gắng gỡ những ngón tay đang co rút bấu chặt lấy mấy tờ giấy để cho nó khỏi bị rách. Cô ôm lấy mặt bật khóc. Người em quỳ xuống , anh ta ôm chặt lấy chị mình nghẹn ngào.
-Chị ơi! Đó là lỗi của em.
Người chị đã bình tĩnh lại. Cô gái nhẹ nhàng vuốt tóc đứa em trai mình khẽ nói.
-Em đừng nghĩ vậy ! Không một ai có lỗi cả. Em chính là một sự hi sinh cho tình yêu. Em đọc lại những lời của mẹ đi.
Vừa nói , người chị vừa trải rộng tờ giấy ra trước mặt em trai mình. Tờ giấy viết bằng máu. Có lẽ người mẹ đã cắn ngón tay mình để viết lên trang giấy.
ĐỪNG TRÁCH BỐ. ! EM YÊU ANH NÊN KHÔNG THỂ ĐỂ CHO DÒNG HỌ ĐẶNG CỦA ANH BỊ DỨT MẠCH
- Thế còn ông ! Sao......
Người em giận dữ nói gần như quát lên nhưng đột nhiên anh ta bắt gặp ánh mắt tức giận của người chị nên vội vàng ngừng lại. Người chị nét mặt đanh lại hắt những tia mắt giận dữ vào mặt đứa em trai mình gằn giọng.
- Ông cũng không có lỗi. Em đọc đi ! Ông đã phải lấy cái chết của mình để tạ lỗi với bố. - Người chị trải tờ giấy thứ hai ra trước mặt em mình . Cũng là một tờ giấy năm hào hai được viết bằng máu.
ĐỪNG TRÁCH VỢ CON. DÒNG HỌ TA ĐỘC ĐINH. BỐ XIN LẤY CÁI CHẾT ĐỂ TẠ LỖI VỚI CON
Giọng người chị bỗng trầm hẳn xuống đau sót - Sự trường tồn của những dòng họ cũng giống như sự trường tồn của một dân tộc. Vì sự trường tồn đó nhiều khi ta phải đau đớn bước qua cái ranh giới của đạo đức.
- Vậy là không có ai phải chịu trách nhiệm trước những nỗi đau và mất mát của gia đình ta sao ?
- Có em ạ ! Đó là chiến tranh

*
* *

Đêm ! Biển lặng ! Hình như sau một cơn bão đi qua biển êm đềm hơn và đẹp hơn. Mảnh trăng non cưỡi trên đầu những ngọn sóng lăn tăn theo gió trải ra đến vô tận. Dưới ánh trăng, dải núi hiện lên sừng sững, uy nghi như một lồng ngực vạm vỡ đang ưỡn ra thách thức với sóng gió của biển cả.
Hai chị em đi từng bước ngắn chậm rãi tiến dần ra ngoài biển, vừa đi họ vừa rắc tro cốt của bố lên trên đỉnh những ngọn sóng. Sóng ôm lấy ông, Biển ôm lấy ông
- Ông ơi ! Bố ơi ! Mẹ ơi ! Con cầu mong ba người sẽ ôm lấy nhau trong biển cả.
Cô gái thầm nghĩ. Ngoài xa, một con tàu đi qua để lại một vệt lân tinh lấp lánh làm cho cô gái có cảm giác như biển đang cười.



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Oct/2021 lúc 7:54am

Cái Gì Có Thể Lay Động Cả Đất Trời 

Sign%20in%20|%20Love%20heart%20images,%20Cute%20girl%20hd%20wallpaper,%20Beautiful%20profile%20%20pictures

Có lần, ông A bỏ quên chiếc điện thoại (không cài mã khoá) trên xe tắc-xi. Ông liền gọi điện theo số của mình, một người vừa nghe xong liền cúp máy. Một lát sau, ông A dùng ĐT khác gửi tin nhắn bày tỏ, muốn “mua lại” chiếc máy vì trong đó chứa nhiều dữ liệu kỷ niệm. Một tiếng sau, ông A nhận được tin hẹn để trả lại (từ số máy riêng đang dùng của người thanh niên kia).

Khi đến gặp và nhận được điện thoại, ông A muốn trả tiền để cảm ơn, nhưng anh thanh niên vội bỏ đi. Sau khi nghe ông A kể, phóng viên gọi điện cho anh thanh niên thì nhận được câu trả lời: “Thật ra tôi không định trả lại, nhưng sau khi xem các tấm ảnh và nội dung tin nhắn trong máy, phát hiện chủ máy di động này dù đang làm ăn rất khó khăn nhưng vẫn tặng một khoản tiền lớn cho khu vực bị thiên tai, tôi rất cảm động. Tôi không thể thấy lợi mà quên nghĩa, không thể đối xử với tình thương bằng lòng tham của mình. Tôi vốn là người bình thường nên rất ích kỷ, xưa nay không cho ai cái gì cả. Tôi biết mình không nhân hậu như ông A nhưng tôi cũng không thể bất nghĩa". Bạn hãy nêu ý kiến về câu chuyện trên và ngẫm về bản thân mình, cũng như nhân tình thế thái” (trích đề thi môn Văn).

Bài làm: Tình yêu thương thì có thể lay động cả đất trời

Mỗi con người tồn tại trên quả đất đều đang nhận rất nhiều, từ tia nắng ấm áp của ngày mới đến giọt nước ngọt mát lành, từ khí trời trong veo đến cơn gió dịu nhẹ, từ sự giúp đỡ của người thân và những quý nhân trong xã hội. Chúng ta nhận nhiều từ tự nhiên và cũng nhận nhiều từ những người khác, nhưng đến khi cho đi, thì lại rất khó khăn. Vì sao vậy?

Con người bản năng luôn nghĩ đến mình trước nhất, như lời một bài hát “cuộc đời khi có cho không, rồi khi túng thiếu, hỏi người có đòi được không?”. Trừ bạn bè thân thích và người có tâm có trí coi trọng mối quan hệ, mấy ai cho vay mượn tiền mà đòi lại dễ dàng đâu. Dân gian xưa thậm chí còn nhắc nhở nhau đừng vội giúp kẻ khác, vì con người là giống bội bạc, “cứu vật, vật trả ân – cứu nhân, nhân trả oán”. Xưa nay đều thế. Nguyễn Bỉnh Khiêm, bậc đại trí của dân tộc Việt, từng cay đắng thốt lên:

 "Thế gian biến đổi vũng nên đồi.

Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi.

Còn bạc, còn tiền còn đệ tử.

Hết cơm, hết rượu hết ông - tôi".

Hay Nguyễn Công Trứ, người tài hoa bậc nhất đất Việt cũng cám cảnh với cái thói bạc bẽo và hám lợi, lòng tham của con người:

"Thế thái nhân tình gớm chết thay!

Lạt - nồng trông chiếc túi vơi đầy.

Hễ không điều lợi, khôn thành dại.

Ðã có đồng tiền, dở hoá hay"

Không đủ trình để hiểu câu “người không vì mình, trời tru đất diệt” nên người tầm thường hay "vận dụng" câu trên để giải thích cho lòng tham và sự ích kỷ. Nhưng tôi tin rằng lúc thốt lên lời cay đắng như vậy chắc ông bà ta cũng chỉ giận lẫy nhất thời thôi, vì rồi ông bà lại nhắn nhủ nhau phải biết sống vì người khác, phải “thương người như thể thương thân”, "con người ta thì cũng như con mình", phải biết cho đi, “làm phúc cũng như làm giàu” hay "hào sảng thì trời cho, ki bo thì trời lấy lại".

Tại sao chúng ta lại phải biết chia sẻ, cho đi?

Bởi vì “không có ai nghèo vì cho đi cả” (Anne Frank). Ngày chúng ta đến trái đất, chúng ta chỉ là một đứa bé không có gì. Ngày nhắm mắt ra đi, chúng ta cũng vậy. Kể cả nếu người được ta giúp có vô ơn, bội bạc thì ta cũng chẳng nên phiền muộn, hãy xem như ta có thêm bài học, để sau này ta biết phân biệt được đâu thật sự là người ta nên giúp, cần giúp. Họ lừa mình thì cũng chỉ dăm ba lần, chứ đâu thể lừa mãi cả đời mà căng thẳng, nói lời nghiệt ngã đắng cay.

Bạn ạ. Bạn có quyền từ chối việc cho đi, vì không ai ép buộc. Nhưng đã cho đi rồi thì không tính toán chi cho đầu óc nó hẹp hòi. Một khi đã cho người ăn xin thì số tiền đó đã thuộc quyền sở hữu của họ, họ có vô ăn phở ngon cũng có sao, đời người có bao nhiêu năm sống trên trái đất, thôi thì cho người ta được sung sướng một chút. Họ đã hạ mình xuống làm hành khất, đã hạ hết sự tự tôn của họ, sao mình còn so đo, tính toán, phải - trái với họ. Cho, là quên. Đó là sự hào sảng mà người đẳng cấp rất cao mới có.

Tới đây, tôi xin chuyển hướng kể lại một câu chuyện đọc được hồi bé

Có một tên cướp đi vào một ngôi làng. Nó ẩn nấp vào nhà vị bác sĩ duy nhất trong làng, (người mà nó tin rằng rất giàu có), dự định đến khuya sẽ bắt ông nói ra chỗ cất của cải, rồi sẽ giết ông để giữ bí mật. Đêm ấy, đột nhiên có điện thoại từ người thân của một đứa trẻ đang bệnh rất nặng từ làng bên cạnh cầu cứu. Lúc ấy là vào mùa đông, ngoài trời đang bão tuyết, làng đứa trẻ bị bệnh lại cách xa một quả núi, đi đến đó nhiều nguy hiểm, trời đã quá khuya, trong khi ông đã có một ngày quá mệt mỏi.

Gác điện thoại, ông bác sĩ thở dài đi đến giường nghỉ. Nhưng rồi ông lẩm bẩm mình không đi bây giờ lỡ đứa trẻ có thể chết thì làm sao. Vậy là ông mặc thêm áo, cầm theo cây đèn bão. Rồi ông mở cửa, ra đi. Dáng ông liêu xiêu trong gió tuyết. Sáng hôm sau khi ông bác sĩ trở về, tên cướp đón ông ngay trước cửa nhà, sụp xuống dưới chân ông: “Ông có biết tôi chờ ông suốt từ đêm qua tới giờ không?”

“Tôi xin lỗi đã để ông chờ. Mời ông vào nhà, trời hôm nay lạnh quá.” – Bác sĩ đáp.

Tên cướp nói: “Không phải. Tôi là một tên cướp. Đêm qua tôi đã ẩn nấp trong nhà ông. Tôi muốn bắt ông khai ra chỗ giấu của cải và sẽ giết ông. Nhưng hôm qua giữa trời gió tuyết ông đã bất chấp nguy hiểm đi chữa bệnh cho người ta. Tôi xấu hổ vì định làm hại một người như ông. Khi ông ra đi trong đêm, ông không chỉ cứu đứa trẻ làng bên, mà còn cứu chính bản thân ông. Và ông còn cứu cả tôi nữa”.

Thật may cho ông bác sĩ và ông A vì cả tên cướp trong câu chuyện trên và anh thanh niên được kể trong đề bài đều “không thể đối xử với tình thương bằng lòng tham của mình”. Sự may mắn ấy của một con người không phải đến một cách tình cờ mà nó được tích lũy bởi lòng chân thành và tình thương của họ trong suốt những năm tháng người ấy sống. Tình yêu thương thì có thể lay động cả đất trời. Sẽ bỗng nhiên xuất hiện những giây phút rất người như thế, "dù là tên đồ tể, vẫn có những giây phút thiện lương". "Nhân chi sơ, tính bản thiện".

Chúng ta bất kể giàu nghèo, sang hèn đều gắn kết với nhau chính nhờ sự cho đi. Sự cho đi của những Bill Gates, Warren Buffet thường vĩ đại và có thể thay đổi thế giới. Có những dân tộc may mắn sinh ra những tinh anh và 1 đời họ sống vì người khác, họ âm thầm thay đổi số phận dân tộc đó. Chúng ta có thể không (hoặc chưa) làm được những điều lớn lao như họ, nhưng chúng ta vẫn có thể cho đi bằng những điều nhỏ bé hằng ngày. Đó có thể đơn giản là nhẹ nhàng với 1 cuộc telesales chào hàng, một lời cám ơn chân thành với người lao công, là biết chia sẻ công việc nhà với người ở chung. Là biết xếp hàng, biết bỏ rác vào thùng, biết xách hộ cái giỏ nặng của phụ nữ mang bầu, biết nhường ghế cho một cụ già trên xe buýt. Là trích lương của mình ra tặng vài cây giống hạt giống con giống cho hộ nông dân nghèo nào mà mình biết, giúp họ vừa lao động vừa cải thiện kế sinh nhai. Nếu tất cả mọi người đều biết sống cho đi, ắt hẳn tất cả sẽ nhận lại thiên đường, ngay giữa thế gian này.

Người ta sẽ nói tôi suy nghĩ trẻ con vớ vẩn, lớn lên sẽ khác, đời đâu phải màu hồng mà lý thuyết. Xã hội loài người đảo điên danh và lợi, ai cũng nỗ lực lấy vô cho mình. Nhưng tôi nghĩ khác. Bút màu trong tay, ai cũng có quyền tự tô màu cho cuộc đời mình. Tôi chọn màu hồng và lòng tin, dù bao lần bị đắng cay, bội phản, tôi chấp nhận. Tôi vẫn cứ tin người, tôi vẫn cứ cho đi, vẫn cứ giúp đỡ người khác. Đó là sự sắt son của tôi với trời đất.

Kết thúc bài viết, tôi xin kể về câu chuyện hai cái hồ ở Palestine.

Bên Palestine có hai biển hồ. Biển thứ nhất gọi là biển Chết, nơi không có loại cây loại cá nào có thể sống nổi, người uống cũng bị bệnh. Biển hồ thứ hai là Galilê. Nước ở biển hồ Galilê lúc nào cũng trong xanh mát rượi, cá lội tung tăng, cây cối xung quanh tươi tốt. Điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết, biển Chết giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, trở nên mặn chát và khô cạn dần. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước biển luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Có mở lòng ra thì mới biết người khác đang yêu thương bạn. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết tham lam giữ cho riêng mình. "Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết.

Dân tộc nào có thế hệ trẻ sống ăn ở như bát nước đầy, có tình có nghĩa và biết cho đi, dân tộc ấy sẽ trường tồn.



Tony



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Oct/2021 lúc 8:05am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.637 seconds.