Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2021 lúc 3:17pm
ball Hai Mảnh Đời   <<<<<


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2021 lúc 10:46am
Ông Già Noel

Những%20con%20tuần%20lộc%20của%20ông%20già%20Noel%20tên%20gì?%20Vì%20sao%20tuần%20lộc%20bay%20được?%20-%20%20wowhay

            "Hắn là một người ngoại đạo". Hắn không phải là một con chiên, một tín hữu. Hắn là một đạo hữu!

            Mà năm nào cũng như năm nào, vừa qua Lễ Tạ Ơn, nhà hắn đã "giăng đèn" trước hơn những nhà xung quanh. Báo cho mọi người biết là "Giáng Sinh đã về"!

            Khu hắn ở có nhà thờ Công Giáo, Tin Lành. Có cả thánh đường Do Thái giáo nữa. Chùa mà hắn thường chở Mẹ đi thì ở thành phố cách xa nhà hắn hơn mấy chục dặm đường.

           Từ xa xa đã thấy ánh sáng chói chang hắt lên ngọn cây, cả một vùng trời. Ai đi xe qua nhà hắn lúc này cũng chạy chậm lại để... ngắm đèn đang nhấp nháy, chạy lòng vòng. Đèn trắng giăng như những tấm lưới dưới mái nhà. Đèn vàng chạy theo từng cành cây đào đã trụi lá. Đèn đỏ hình thành những cây nến to to, những cây kẹo cong cong như cán dù cắm song song hai bên đường vào nhà. Những con tuần lộc đang kéo xe trượt tuyết chớp đèn lia lịa như báo cho mọi người xe đang chạy bay tới.

          Một Ông già Noel râu tóc bạc phơ, đội cái mũ đỏ lông trắng, quần áo... thụng đỏ viền bông tuyết trắng, đeo mắt kính trắng, dây nịt đen, đôi ủng đen bóng,. Trông rất "đẹp giai" mang túi vừa to, vừa nặng. Chắc chắn có quá nhiều quà đủ phân phát cho các cháu đây. Ông lúc nào cũng tươi cười đưa tay đón chào mọi người, nhứt là các em bé... ngoan. 

               

          Ông già này còn được hắn hiu hiu tự đắc, tỏ ra người sành sỏi, cho biết:

          - Ông thường được gọi là Santa Claus, Father Christmas, Saint Nicolas, Saint Nick, Kris Kringle. Cái mỹ danh nào cũng thật dễ thương, ấm áp và... huyền thoại.

            Hắn nói vanh vách như học trò trả bài Học thuộc lòng:

          - Ông xuất hiện từ văn hóa Cơ Đốc giáo Tây Phương. Ông thương mến và mang đồ chơi, bánh kẹo cho các em trên khắp thế giới. Các con cháu nhà mình cũng có quà "Ông mang tới" cho rất nhiều! Chúng nó khoái lắm!

            Hắn tiếp trong cái cười "hôhôhô" thân thiện thường ngày:

           - Năm nào có tuyết sớm, có thêm một người Tuyết to đùng bên tam cấp bước lên thềm nhà. Do các con mình làm "Bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ" tạo hình!

          Đặc biệt cái mũi bằng củ cà-rốt đỏ và dài. Ngộ nghĩnh! Không biết đã đi "sửa sắc đẹp" và "chuyển đổi giới tính" ở Thái Lan về hay không? Vì không ai biết "người Tuyết" là trai hay gái đây?! Ừ! Thái Lan có... người Tuyết không ta?!

            Hắn tự hỏi, không ai trả lời. Hắn tiếp trong nguồn... "thi... hứng" dạt dào:

          - Trước kia, mình ở Sài Gòn, trong cư xá Bắc Hải, một xóm đa số  theo Công Giáo, nhà ba mẹ mình không theo đạo Thiên Chúa; nhưng Noel là nhà mình "xịn" nhứt nhì! "Hoành tráng" (Hắn nhái "từ" Việt sau 1975) nhứt! Có Hang Đá nè! Có cây Noel... giả to lớn trong phòng khách nè! Và ngoài hàng rào treo đèn dài dài. Đẹp lắm! "Siêu đẹp" (lại nhái "từ" VN sau 75)!

          Có thể tin lời hắn qua hiện trạng ngôi nhà hắn đang rực rỡ "màu sắc Giáng Sinh" hằng năm.

          Người bạn thường đến nhậu với hắn cuối tuần, hay ngày nghỉ lễ rò rỉ tin "hấp rẫn":

          - Trong nhà hắn còn... "Giáng Sinh"  hơn ngoài sân nhiều lần!

          Một cây thông "thứ thiệt" 100%, hắn mua ở nhà (shop) bán cây cảnh ở ngoài đường lớn, ngay khi họ mới dọn hàng ra bán. Cao, to chiếm gần 1/3 phòng Khách, che lấp cả lò sưởi. Hắn khệ nệ bưng những ba, bốn cái thùng "đồ trang trí Noel" năm xưa từ nhà xe (garage) vào.

            Ngừng một chút, quan sát phản ứng mọi người, "ông bạn vàng" nheo mắt nói tiếp:

          - Vợ hắn "góp (không giúp) ý kiến đắc lực". Lắm lúc "to tiếng", lấn át. Hắn nói trắng, vợ nói đen. "Đồng sàng dị mộng"! Hắn luôn luôn như cừu non "Ô kê! Ô cơ!", "Lady first". "Nhứt vợ nhì... trời", "làm theo ý... Bà" cho... êm chuyện. Sau đó, khi "Sếp" đi làm, ở nhà hắn "tu... chỉnh" theo ý mình. Sếp về ! Sếp mệt, Sếp ngủ. Sếp "quên chuyện cũ"! Bà có tính mau quên. "Nóng lửa rơm"! Hắn nín. Lửa tắt! Hắn "qua phà Cát Lái"!

            Ông bạn lại tiếp tục "vai Bà Tám" nổ hơn Kho đạn Long Bình:

            - Các bạn còn chưa biết đâu!

            Dưới gốc thông, ôi thôi! Không biết bao nhiêu là thùng, hộp, gói giấy cột "nơ", vớ  (bít tất) lớn nhỏ! Xanh, đỏ, vàng, hồng... Trông như cửa hàng ToysRus.

            Người "bạn vàng" càng lúc càng tỏ ra một "phóng viên, thông tín viên cự phách, lão luyện về tin "xe cán chó":

          - Con cháu hắn đông mà! Đông lắm! Vợ hắn đã tính kỹ và biết rõ đứa con nào thích món nào! Kể cả các con của bạn. Nhưng, vợ tính không bằng... Ông Già Noel tính., vì tính "bủn xỉn", "tắt kiết (tiết cắt) của bà. Năm nào cũng thiếu. Bọn khách nhí mỗi năm mỗi tăng dân số. Hắn gặp nạn "nhân mãn"! Phải "ma-rốc" móc ra. Phải... "lạm phát" leo thang! Vậy mà hắn vui! Vui lắm!

          Năm nay còn bị... "cháy hàng" hơn mọi năm. Hắn "giả lả" làm bộ vui vẻ  nói với các... "đồng chí" (sit)  nhí và nhứt là với bà "Sếp":

          - Ồ! Xin lỗi! Đêm qua, Ông Già Noel đi gấp quá và trời tuyết đong đá trơn trợt, làm rớt gần hết quà dọc đường! Các cháu ráng đợi Chú một lát, có lẽ Ông Già Noel còn phát quà những nhà gần đây, Chú chạy đi gặp ổng đòi quà cho các cháu nhen!

            Không bao lâu sau, hắn đã hối hả chạy về với những gói quà cho tất cả bày trẻ, Còn dư nữa là khác! Bọn trẻ nhào ra ôm hắn từ cửa vào. Chia nhau! Vui vẻ cả làng! Thật ra, hắn đâu có đi gặp Ông Già Noel! Hắn mới từ Shopping Mall về đó!

            Hắn giỏi ở chỗ được lòng các bé! Hắn đáng mến ở chỗ "xã giao" hết tình, tận nghĩa với đám nhí.  - Càng làm cho bà Sếp "bất mãn" ra mặt!

            Hắn là Ông già... Nồ-Ên (Không gì giành riêng cho một "mình ênh" hắn)! Đúng nghĩa tốt bụng! Mặc dù, hắn ốm nhách, cà tong cà teo, không có cái bụng... bự! Bụng phệ! Bụng hắn sáu (ô) múi nho nhỏ!

            Không những vào những Mùa Giáng Sinh, hắn mới "tốt bụng" đâu nhen! Dường như, trước khi về ngôi nhà này, hắn đã "làm tâm lý chiến.. tranh", "đánh đòn cân não" với "sếp", người thường gọi là "bà xã". Còn theo cách gọi "ninh đầm" của một nhà Thơ ở Canada: "bề trên"). Trịnh trọng hơn, hắn gọi vợ là... "sư bà hiền hậu". Có nghĩa, - theo hắn khoái chí giải thích - Bà sư tử... dữ trước hiền sau. Và vốn dĩ là nhà... "mạnh thường quây... quần" anh em, bè bạn, con cháu... nhà hắn phải có nhiều phòng ngủ kèm theo nhiều... phòng vệ sinh.

            Và phải có một... "Rạp chiếu phim - Ciné" tân thời nhứt. Đầy đủ tiện nghi. Cùng với một giàn máy... Karaoke mới "cáu chỉ", công suất mạnh nhứt. Nhiều bài hát Tân Cổ trước 75 nhứt.

            Cuối cùng, sân vườn phải "gộng" để cho quý "bà nướng thịt - barbeque" làm món nhậu cho quý ông "đánh chén" "dô dô"! Càng không thể thiếu: cầu tuột, ghế xích đu, sàn cao su nhún nhảy, v.v... cho các nhóc tỳ. Và... hồ con rùa! Trật! Hồ bơi, bể tắm cho quý cô nương, các quý tử và kể cả bé bự như... vợ hắn nữa!

            Thật sự, vợ hắn chỉ bằng.. cây thông to hơn một người ôm thôi. Chiều cao đạt tiêu chuẩn "siêu... mẫu" (người mẫu không bằng) bằng... phân nửa. Thước mốt. Số ký của "người đẹp" cũng... nhẹ nhàng! Ước chừng bằng tất cả những quà Giáng Sinh ba năm gom lại thôi. Một trăm... chín chín pounds hà! Chưa tới 200 lbs mà! Ghế hai chỗ ngồi - loveseat sofa - đặc biệt chỉ giành cho "Sếp" ngự trị!

            Vui nhứt là Giáng Sinh năm nào "Sếp" cũng đóng vai... "Bà Già Nô-Eo" khổng lồ! Thấy, không vui không được. Nhìn, không cười không xong! Mà cười hổng khéo, hơi lố một tý là... "khổ lòng" với "Bà Già.... Nô... Eo" (không có eo) "siêu to" (lại một "từ" sau 75) này! Nhứt là riêng hắn, bị hứng đòn "nhứt dương chỉ" (thọt vào nách), "liên hườn cước" nghiến răng treo trẹo, giựt cùi chỏ liên tục. Bà còn thúc hối hắn "mời" những kẻ "kém giao lưu" ("từ" sau 75) ấy ra khỏi nhà... bà! Không quà! Không cáp! Không Nô-en, Nô-eo gì ráo trọi! Không rút mau, cút lẹ... Bà giáng cho một đòn thì ... toi mạng!

          Tội nghiệp hắn! Thương hắn quá chừng đi! Hắn riu ríu "tuân lệnh"! Xin lỗi bạn bè! Tiển khách!

            Hắn bao dung, rộng lượng quá! Nhịn (hay sợ) bà... vợ quá ể! Hắn đúng là ông Già Nô... ý kiến. Nô-Eo... sách (không đòi hỏi)! Xót xa quá!

          Đối với những người Việt Nam (được gọi là đồng hương - gọi tắt là Việt... hương - so với Việt kiều do CS đặt) - mới qua, hắn nghe, hắn biết, thì... hắn tận tình giúp đỡ những gì hắn có thể. Những gia đình theo Phật giáo, sáng hắn rước đi chùa với mẹ hắn. Ai theo Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, hắn đưa đón đi Lễ Chiều ở Nhà Thờ. Hắn còn là một tay đánh đàn, sáng tác Thánh Ca cho Ca Đoàn hát nữa!

          Hắn là người xóm láng giềng tốt, hiền lành. "Good neighbor"! Những người Mỹ, Mễ gọi hắn như vậy! Hắn qua nhà những ông bà già bên cạnh giúp cắt cỏ, tỉa cây, tạo cảnh, quét lá, sửa xe, sửa máy thổi lá, xúc tuyết, v.v... miễn phí, "không đồng" ("từ" sau 75). Ai đi vắng lâu ngày, nhờ hắn trông chừng nhà giùm!

            Vườn nhà hắn trồng nhiều bông hoa, cây trái. Nào bầu, mướp, bí, ổ qua (mướp đắng), đậu que, đậu đũa, petitbois, đậu bắp, bạc hà, tía tô, rau dền, rau má, sả, ớt... nhiều thứ lắm! Khi vào mùa hắn biếu, tặng, cho cây con; đầu mùa, giữa mùa hái trái cho hàng xóm, bạn bè; cuối mùa, ai muốn vào hái ("thu hoạch") thoải mái. Hắn đưa kéo, dao, túi nylon để hái sạch! Bẻ sạch! Không chừa một trái... non nào! Hắn vui lắm! Hắn luôn cổ động:

            - Hái giùm cho hết! Cảm ơn! Mình sẽ dọn dẹp đất vườn, chuẩn bị cho mùa năm tới.

            Những dịp Lễ Tạ Ơn,  Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán hắn mang quà tặng các cháu bé, lì xì cho cả người lớn láng giềng, kể cả người Phát Thơ, Xe lấy Rác, Lấy Lá, v.v... Ai cũng thích, cũng khoái! Miệng nói "No! No!" nhưng tay... vừa cầm vừa "Thank you! Thanks so much"! Ai cũng chào đón hắn một cách niềm nở, mỗi khi thấy mặt hắn đứng hay làm việc bên kia rào.

            Hắn là Ông Santa Claus. Ông Thánh Giáng Sinh. Ông Già Noel Việt Nam chơn chất! Thứ thiệt! 

            Giáng Sinh năm nay đã qua, gần đến Tết Tây rồi, xóm láng giềng không thấy nhà hắn giăng đèn! Không nghe thấy nhạc Giáng Sinh âm vang suốt đêm!

            Ông "Già... Nồ-eo" đâu rồi?!


Bửu Truyền

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2021 lúc 2:57pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Dec/2021 lúc 12:12pm

Chiều cuối năm nhớ Mắm!

GIỚI%20THIỆU%20VÙNG%20ĐẤT%20VŨNG%20THƠM%20TRÊN%20VTV%202.

Phú Tâm còn có tên là Phú Nổ hoặc Vũng Thơm là một xã đất giồng miệt Sóc Trăng trù phú, nơi người Tiều, người Khmer, người Việt đã và đang sống chan hòa với nhau hằng cả trăm năm. Vũng Thơm nổi tiếng với lạp xưởng và mè láo không những chỉ trong nước mà còn bán qua tới tận Hương Cảng.

Độ ấy, đầu tháng Ba, năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ, xe đò hãng Phi Long chở đồng bào mình chạy giặc xuống tạm cư tại trường Trung học xã Phú Tâm, cách ngã ba An Trạch trên quốc lộ 4 chừng 9, 10 cây số.

Cũng tại trại tạm cư nầy, tui lại bận túi bụi phụ tiếp các sư sải Khmer phát bánh mì, sữa hộp hiệu “Con Chim” cho bà con mình xong thì tới phiên mình đói bụng.

Dẫu chỉ là một giáo làng làng nhàng nhưng tui cũng được ông Trung úy Trưởng ban 5 Chi khu Kế Sách cho dựa hơi đi ăn ké thịt bò nhúng giấm chấm mắm bò hóc do một xì thẩu, thân hào, nhân sĩ ở chợ Phú Tâm thết đãi!

***

Mắm%20bò%20hóc%20là%20gì?%20Các%20đặc%20sản%20mắm%20bò%20hóc%20và%20nơi%20mua%20mắm%20bò%20hóc%20ngon

Prahok chow là mắm bò hóc sống làm bằng cá trê trắng, sền sệt màu đất sét với sả, ớt vắt thêm nước chanh để làm nước chấm, được người Khmer dùng đãi khách quý đến nhà. Cầm đũa nhúng miếng thịt bò vào cái nồi nhỏ đựng dấm đang sôi, tui tính đưa ngay vô miệng vì đói bụng quá Trời rồi; thì ông Trung úy ngăn lại, kêu chấm vô cái nầy đã. Chưa thử lần nào, tui hơi ớn. Úy trời đất ơi! Nó ngon thấu trời đi. Ngon đến nỗi gần 48 năm rồi, đêm nay quê người, tui cũng còn thấy nó phau trong miệng!

Do đó có một bậc thức giả vin vào câu nói: “Đến nhà qua chơi, có mắm ăn mắm có muối ăn muối, em đừng ngại!” là một cách nói khiêm cung, chứng tỏ lòng hiếu khách của người dân Lục Tỉnh Nam Kỳ. Giờ thì tui lại hiểu rằng: Có mắm ăn mắm, có muối ăn muối; một câu có hai vế đối nhau chan chát, tức là có món ngon cũng xin mời cầm đũa; mà chỉ muối hột cũng xin chớ có chối từ!

Món%20mắm%20&#39;ngửi%20thấy%20ghê%20ăn%20thấy%20mê&#39;%20ở%20xứ%20sở%20chùa%20tháp%20-%20VnExpress%20Du%20lịch

Nghĩa là mời khách ăn mắm là quý lắm đó nhe. Mắm cũng chứng minh được miệt Lục Tỉnh Nam Kỳ, thiên nhiên giàu có hào phóng cho cá dưới sông hay trên đồng, trong lung, đìa, bào nhiều đến nỗi bà con cô bác mình ăn không hết mới làm mắm phải không nào? Như vậy xin đừng võ đoán là nghèo mới ăn mắm nhe quý anh!

Úc nầy cũng vậy. Đến nhà ai, thấy nhà to chưa chắc họ đã giàu. Vì có thể nhà chưa trả xong. Chạy Mercedes, chưa chắc họ đã là giàu, vì tiền nợ xe có thể chưa trả hết.

Muốn biết giàu hay nghèo chỉ cần mở cửa cái tủ lạnh ra, nếu nó đầy nhóc; thì chắc chắn chủ nhà giàu rồi hè.

Riêng nhà tui là độc nhứt vô nhị, là không giống ai. Tủ lạnh luôn đầy nhóc vì khi siêu thị giảm giá, em yêu ham rẻ, rinh kình kình về, chất đầy một tủ! Tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy mà.

Xin cám ơn em yêu, người con gái Cần Thơ quá xá đảm đang (Nịnh chút được hông?); đã ghi thêm tên anh vào danh sách của những người Úc sắp bị bịnh béo phì!

***

Cách%20nấu%20lẩu%20mắm%20miền%20Tây%20quê%20Ngoại

Muốn ăn mắm kho chỉ cần nửa ký lô mắm sặc, cho vô nồi nấu với hai lít nước lã để thịt con mắm rã ra. Lấy cái rây lược bỏ hết xương cá, nêm thêm bột ngọt, muối, đường gốc sả đâp hơi dập cột lại thành một nắm. Chờ nồi mắm sôi lên, cà tím cắt khúc dài chừng ba, bốn phân, chẻ đứng, thả vài khứa cá ba sa vào (cá ba sa là nhứt hạng), thêm vài lát thịt ba rọi xắt nhỏ, Nhắc nồi xuống rưới nước mỡ tỏi phi lên mặt. Nồi mắm thơm phức quyết liệt tấn công vào khứu giác ai mà không ứa nước miếng cho được chớ? Mùa gió chướng, sa mưa giông, người ơn ớn lạnh; khỏi cần aspirin, chỉ cần em yêu chơi cho một nồi mắm kho là giải cảm.

Ông bà mình đã dạy: “Đói ăn rau! Đau uống thuốc!” Món mắm kho là tổng hợp các vị thuốc Trời cho như rau càng cua, rau đắng, cải trời, rau má, rau muống chẻ, rau diệu, rau mát, rau muống, rau ngổ, rau dền, cải trời; lá lốt, lá chùm ruột, lá vông nem, bông bí rợ, bông so đũa, bông lục bình, bông điên điển; đọt bầu, đọt bí rợ, đọt bí đao, đọt mướp, có đầy dẫy trong vườn hay ngoài ruộng.

Vấn%20vương%20hương%20vị%20lẩu%20mắm%20miền%20T&amp;amp;acirc;y

Nhưng có ba loại không thể nào thiếu cho được! Đó là rau ngổ, cọng bông súng và hẹ ruộng. Rau ngổ mọc dưới ao, ruộng, đìa, láng ngập xăm xắp nước ở Miền Tây mới có. Thân rỗng giống rau muống, lá nhỏ và dài giống lá rau răm nhưng có răng cưa xung quanh. Vị đắng nhẫn nhẫn, dai dai giòn giòn Khi ăn chỉ lấy phần cọng rau, tuốt bỏ hết lá đi.

Ca dao cũng có câu: “Muốn ăn bông súng mắm kho. Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm!” Mắm kho không thể nào thiếu cọng bông súng cho được. Cọng bông súng khi tước vỏ rất giòn dễ gãy, dùng dao tước mỏng, rồi chỉ cần bẻ thành từng khúc.

Cuối cùng là Hẹ. Hẹ có hai loại: Hẹ rẫy và hẹ ruộng. Hẹ rẫy lá dầy, bề ngang hẹp, màu xanh sẫm ăn với hủ tiếu hoặc mì hay hoành thánh của mấy chú Ba người Quảng. Còn hẹ ruộng lá mỏng, có gân trắng chính giữa mỏng, mềm, xanh nhàn nhạt như lá sả, xốp và giòn. Mùa nắng ruộng khô rang, nứt nẻ, không có cây cỏ gì sống được. Vậy mà mưa xuống, ruộng đầy nước, không cần gieo, không cần trồng gì hết, như lúa ma trên đồng nước nổi tới đâu nó đua tới đó, thì hẹ ruộng nói có em đây!

Rau%20hẹ%20nước%20-%20&quot;lộc%20trời%20cho&quot;%20của%20người%20miền%20Tây,%20mỗi%20năm%20chỉ%20có%20đúng%201%20mùa%20%20nên%20ai%20cũng%20tranh%20thủ%20ăn

Lội xuống ruộng, trầm mình dưới nước, thò tay tìm cái gốc hẹ mà lắc lắc vài cái cho đất nhão ra rồi nhổ lên cả bụi lẫn gốc rễ.

Nhổ về, ngâm trong thau nước khoảng một giờ đồng hồ để rửa phèn và sình. Lấy kéo cắt bỏ phần rễ đi, cuộn nó lại cỡ ngón chưn cái, chấm với mắm kho, rồi bỏ vô miệng nhai rau ráu, vừa giòn tan, vừa mềm, vừa ngọt, vừa mát lạnh trong cổ họng, thiệt không có thứ rau nào có thể chiếm được ngôi bá chủ võ lâm trong các giống rau dùng ăn lẩu mắm.

Bưng chén đầy rau, gắp thêm miếng cá ba sa chấm muối ớt, ngon nhứt phần ức có mỡ hoặc thịt hai bên má của cái đầu cá, gắp vài miếng thịt ba rọi, miếng cà tím, múc mắm kho chan ngập vào, ớt sừng trâu chín đỏ xắt miếng xéo xéo (cho miếng ớt được lớn) vừa nhai rau ráu vừa húp rồn rột.

Ăn no mà không bao giờ sợ cái vòng số hai, tức cái bụng phình lên như cái trống chầu bao giờ. Một cách “diet” hiệu nghiệm của phụ nữ Việt Nam mình. Chính vì vậy từ trẻ tới xồn xồn tới già, dù ăn như xáng xúc mà phụ nữ chúng ta ai cũng đẹp bóng lẫn hình mà không cần đi hút mỡ bụng.

***

Bun%20Mam%20%28Vietnamese%20Fermented%20Fish%20Noodle%20Soup%29%20|%20Wok%20and%20Kin

Chiều cuối năm, gần Tết tới, lấy hai tuần lễ nghỉ thường niên vì cày suốt năm oải quá. Đi làm quen, ở nhà mà mấy thằng bạn nhậu, hình như tụi nó chết hết rồi sao mà không có ai kêu tui đó; nên cái mặt tui chảy xệ như cái bánh bao chiều; cứ trước sân anh thơ thẩn đăm đăm trông nhạn về! Em yêu thương quá; bèn chơi cho chàng một cái lẩu mắm để chàng nhậu với rượu đế, trong như mắt mèo của Nga, là rượu vodka.

Vậy mà thằng Úc sát bên nhà, hửi hửi mùi mắm thơm nức mũi như vậy lại hỏi xỏ tui là: “Bộ nhà có người chết hả?” “Ờ có! Ông nội mầy!” Nghe nói vậy, nó bèn ôm mặt khóc hu hu… làm tui cũng hoảng. E mình xài xể nó quá nặng lời làm tan vỡ cái tình chòm xóm, ít khi có trên nước Úc nầy, với nó bấy nay.

“Ờ! Anh nhắc, tui mới nhớ ông Nội tui chết trong niềm cô độc! Cả tháng mà hổng ai hay! Hu hu!” Tui hối hận, bèn an ủi nó rằng: “Ôi cái xã hội bây giờ tệ như vậy đó chú em ơi! Buồn mà chi!” “Anh nghe nói chú em mầy đang rắp ranh, bắn sẻ, ve vãn một em Việt Nam bán cá ở chợ Footscray thì phải?

Nhưng chú em mầy chỉ khoái ăn ‘cheese’, (hôi mùi xà bông tắm), và cá lăn bột với khoai tây chiên mỗi bữa, lại không ngửi được mùi thơm của nồi mắm kho trên bếp thì anh thành thật khuyên chú em mầy hãy từ bỏ niềm hy vọng bấy nay là chiếm được trái tim em! Vì đó chỉ là ảo vọng mà thôi!”

Lẩu%20mắm%20ngon%20của%20Bạc%20Liêu

Thằng Úc nầy là thằng dại gái! Thấy con gái là mặt nó khờ câm thấy thương luôn.

Nghe tui hù như vậy nó bèn xuống nước nhỏ: Bắt đầu từ ngày mai nó sẽ ráng tập. Hãy mua dùm nó trước hết là chai nước mắm hiệu ba con cá cơm cái đã. Từ từ nó sẽ ráng bịt lỗ mũi mà mần thêm cái món mắm kho!

Bằng không, em Việt Nam nầy sẽ tuyệt tình ca vì tui không ăn được mắm kho! Tim tan vỡ làm sao sống; chỉ còn cách đâm đầu xuống dòng sông Maribyrnong mà chết! Anh Hai ráng giúp em nhe! Thank you very much!

Chiều cuối năm nhớ mắm!

đoàn xuân thu



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Dec/2021 lúc 12:31pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Dec/2021 lúc 9:10am

Phú “heo quay”

Bánh%20mì%20heo%20quay%20Bà%20Hom%20hơn%2020%20năm%20gây%20bão%20Sài%20Gòn%20về%20độ%20ngon%20|%20street%20food%20%20of%20saigon%20|%20vnt%20-%20YouTube

Chiều nay, bán hết heo quay vịt quay sạch bách như mọi ngày, Phú sửa soạn đi gặp Quang, bạn cũ thời đại học ở Wichita, tiểu bang Kansas, sau mấy chục năm xa cách. Quang về thăm gia đình người chị tại thành phố Dallas, Texas và gọi phôn hỏi thăm Phú. Hai người hẹn gặp gỡ hàn huyên, Phú sẽ đến nhà chị của Quang.

Phú và Quang cùng khóa kỹ sư cơ khí, sức học ngang nhau, cùng học hành chăm chỉ, cuối tuần không đi chơi không nhảy đầm. Từ năm học thứ ba cả hai xin đi làm part time về cơ khí, kỹ nghệ họa để lấy kinh nghiệm khi ra trường dễ xin việc làm. Trước khi ra trường khoảng một semester, Quang đã được hãng Boeing gọi phỏng vấn và nhận với mức lương lý tưởng hơn 25 ngàn vào thời điểm năm 1986, còn Phú thì chẳng nơi nào nhận dù đã nộp đơn xin việc nhiều nơi, từ hãng tư nhân đến cơ quan chính phủ. Ðiểm tốt nghiệp của Phú và Quang đều 3 chấm.

Nhiều bạn khác cùng khóa, trước sau đều xin được việc làm, thậm chí anh Chung điểm ra trường dưới 3 chấm cũng xin được việc tại một hãng nhỏ. Dù hãng lớn hay hãng nhỏ, sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường, ai cũng mong được đi làm để kiếm tiền và nhất là cho bằng cấp của mình không bị cũ, không bị lãng quên theo thời gian, uổng phí công học hành và tiền bạc. Theo kinh nghiệm chỉ dẫn của đàn anh đi trước, mỗi lần được gọi phỏng vấn Phú đều chuẩn bị kỹ lưỡng, từ hình thức đến nội dung, quần áo chỉnh tề nhã nhặn, đầu tóc gọn gàng và chàng đã tập ăn nói trước gương cho lưu loát, khiêm tốn nhưng không tự đánh giá mình quá thấp, tự tin nhưng không tự cao… Thế mà lần nào chàng cũng rớt đài. Phú chán nản cho là phần số, có thể những lần Phú được phỏng vấn hoặc người phỏng vấn đang có tâm sự không vui nên… ghét lây Phú hoặc đợt phỏng vấn ấy có nhiều người tài giỏi hơn nên chàng thành lép vế.

Cũng kinh nghiệm từ những đàn anh đi trước nói rằng, ra trường hai năm không xin được việc là… vĩnh viễn không xin được việc, văn bằng bỏ xó.  Phú cần phải học lên Master thì may ra sẽ có cơ hội tìm được việc. Mỗi năm, người ta lại tuyển việc những sinh viên vừa tốt nghiệp, ai quan tâm làm gì đến bằng cấp… năm ngoái năm kia của chàng.

Phú mệt mỏi, không muốn thử thách với học hành nữa, nhưng chàng loay hoay chưa biết làm ăn gì, chẳng lẽ mang văn bằng kỹ sư cơ khí ra xin việc làm lao động hãng xưởng ăn lương giờ. Ðau cho cái bằng đại học lắm.

Cha Phú xưa kia làm công trong lò heo quay ở Bạc Liêu chủ nhân người Hoa, từ lúc ông mới mười mấy tuổi cho đến khi đi Mỹ mới thôi, ông quá rành quá giỏi với nghề quay heo vịt. Cha Phú những ước mong sang Mỹ, các con sẽ học hành thành ông nọ bà kia. Không ngờ có lúc phải dùng đến nghề này, ông bàn với Phú, ông sẽ thuê chỗ trong chợ mở một tiệm heo quay cho Phú, mình làm chủ buôn bán kiếm tiền chẳng việc gì phải đi làm công cho hãng trong khi mình là… kỹ sư.



Hai anh chị của Phú đều tốt nghiệp đại học có công ăn việc làm ngon lành, còn Phú thì lận đận nên cha mẹ càng thương yêu, muốn đỡ đần thằng út.

Nghĩ tới việc đứng trong quày bán heo quay nơi chợ búa, Phú xấu hổ ngại ngùng nhưng nghe cha khích lệ, công việc tuy mỡ màng mắm muối mà lời bộn. Ðường cùng, Phú đành theo ý cha, trước mắt là kiếm sống rồi sẽ tính sau, tìm công việc làm ăn khác lịch sự hơn, chẳng trông mong xin việc làm theo ngành nghề mình đã học nữa. Bằng tốt nghiệp kỹ sư ai lộng kiếng treo trên tường chứ riêng Phú xếp dưới đáy rương, coi như món đồ kỷ niệm.

Ðúng như cha tính toán, tiệm heo quay vịt quay mở trong chợ dần dần quen khách và đắt hàng hồi nào không hay. Người ta truyền tai nhau, khen heo quay vịt quay ngon mà cả heo xá xíu, dồi heo, phá lấu heo cũng ngon, chẳng những thu hút được mấy bà đi chợ mà người không đi chợ cũng ghé vào mua, rồi người ta đặt hàng những dịp ma chay cưới hỏi hay lễ lạt. Công việc bán heo quay tấp nập một vốn bốn lời, Phú bỏ hẳn ý định sẽ kinh doanh ngành nghề khác, nghề “lịch sự” ngồi văn phòng máy lạnh như bán bảo hiểm, khai thuế đăng quảng cáo quanh năm trên báo, nhiều người ngồi ngáp dài chờ khách kìa.

Vài bạn quen cùng lớp kỹ sư cơ khí với Phú ngày nào, nay họ ăn mặc quần áo lịch sự, làm việc trong văn phòng cũng lịch sự với danh xưng kỹ sư, thỉnh thoảng đi công tác đó đây, giao thiệp với khách hàng được hãng chi trả tiền máy bay, tiền khách sạn thật le lói. Còn nơi làm việc của Phú chỉ là một không gian nhỏ hẹp trong chợ, không tên không bảng hiệu, khách hàng tùy tiện gọi chàng bằng nghề bán heo quay: “Anh heo quay, chú heo quay…”, chẳng ai cần biết tên thật của chàng.

Sau cái tủ kính treo lủng lẳng một con heo quay vàng rộm, những con vịt quay mới ra lò chảy mỡ bóng lộn là Phú mặc tạp dề sẵn sàng với dao thớt.  Khách hàng của Phú đủ loại, từ ông già bà cả về hưu hay ăn trợ cấp đến các bà đi chợ, các cô cậu trẻ tuổi thanh xuân, kiểu nào Phú cũng chiều, cũng làm vừa lòng khách hàng.

Có lúc, Phú đang cặm cụi lau chùi lại vài thứ trên bàn, lưng quay ra ngoài thì nghe tiếng gọi thân thương:

-Chú heo quay ơi, cho chị “pao” heo quay chỗ này nè. Chặt size nhỏ cỡ này nè.

Có ông bị vợ sai đi mua, ở nhà sợ vợ thế nào không biết, ra chợ, ông ra oai:

-Này, này… anh heo quay, tuần trước anh bán tôi miếng đùi nhiều nạc quá, lần này lựa cho tôi 2 “pao” chỗ sườn non coi. Chặt thêm cho tôi con vịt quay lấy phao câu coi.

Phú răm rắp chiều theo ý khách hàng. Ðôi khi mấy bà mấy cô còn nhờ chàng “cố vấn” nấu nướng nữa chứ:

-Chú biết heo quay kho dưa chua cách nào cho ngon không?

-Vịt quay nấu vịt tiềm thế nào hả anh?

Dù sao những câu hỏi “gia chánh” này cũng liên quan đến món hàng Phú bán nên chàng vui vẻ trả lời, những món này má Phú thường nấu ăn trong nhà nên Phú cũng rành.

Phú lấy vợ, vợ chàng làm kế toán cho một công ty, nàng may mắn hơn Phú là học xong, xin được việc ngay, nàng rất hiểu chuyện và thông cảm Phú tốt nghiệp đại học 3 chấm mà không xin được việc. Số trời!

Phú có hai đứa con, một gái và một trai. Gia đình chàng sống chung với cha mẹ, cha thì lo quay heo quay vịt, má ở nhà lo cơm nước cho con cháu, vợ chồng Phú yên tâm làm việc, buôn bán.

Mấy chục năm qua Phú đã nghiễm nhiên thành ông chủ tiệm heo quay nổi tiếng trong thành phố, chàng chẳng còn tủi thân mỗi khi nhìn thấy tấm bằng kỹ sư dưới đáy rương nữa. Vài bạn đại học xưa biết chàng đang bán heo quay, có bạn gọi phone hỏi thăm và không quên nói vài câu vuốt ve an ủi chẳng làm Phú mủi lòng như thời gian đầu mới làm nghề nữa.

Mấy bạn thân sơ ấy truyền nhau tin “không may” của Phú, học hành chẳng đến nỗi kém cỏi gì mà phải đành đoạn đứng bán heo quay trong chợ. Họ gọi chàng là Phú “Heo Quay” như các bà đi chợ đã gọi “anh heo quay”. Chẳng lẽ cái nghề heo quay đã vận vào cuộc đời chàng từ kiếp nào? Thế thì chàng đã đi lộn đường khi ngày xưa chọn học kỹ sư cơ khí.

                                                                                                    oOo

Phú chặt đầy một hộp heo quay và một hộp vịt quay, chàng lựa miếng thịt heo ngon nhất, con vịt cũng ưng ý nhất để làm quà cho bạn, không gì bằng “cây nhà lá vườn”.

Thấy Phú mang theo hai hộp heo quay vịt quay, Quang ái ngại:

-Bày đặt làm chi, để thịt quay bán mà kiếm tiền, buôn bán lời lãi là bao. Tao tính đợi mày đến đây rồi mời ra quán, bất cứ quán nào mày thích.

-Thôi, mình ăn tại nhà cho vui tha hồ nói chuyện.

Hai người bạn gặp nhau sau mấy chục năm vắng tin thật nhiều bồi hồi cảm xúc. Quang ra tủ lạnh lấy vài chai bia. Bia thịt bày ra ê hề cho cuộc hàn huyên tâm sự. Quang đã là kỹ sư kỳ cựu thâm niên đầy kinh nghiệm của Boeing ở Long Beach California, đề án hãng giao một tháng Quang chỉ làm 3 tuần là xong nên luôn được boss tín nhiệm, mấy chục năm qua hãng Boeing những lúc gập ghềnh sóng gió phải lay off kỹ sư và nhân viên nhưng chỗ đứng của Quang vẫn an toàn cho đến giờ. Mãi sau này Quang  mới biết tin Phú bán heo quay ở Dallas, Quang đã thất vọng và thương bạn biết bao. Quang lựa lời an ủi:

-Con người ai cũng có số, mày học giỏi nhưng số không may mắn mà thôi

Khi Quang chân tình hỏi cuộc sống của bạn, lợi tức từ cửa hàng heo quay làm Quang giật cả mình khi so với lương kỹ sư hàng top của mình. Ðứa con gái lớn của Phú đang học y khoa một năm nữa ra trường, thằng em thì đang học kỹ sư tin học mà học rất giỏi.

Quang thở phào vui vẻ nói với Phú:

-Trời ơi, vậy mà từ lúc nghe tin mày bán heo quay trong chợ, nghe các bạn thương cảm tao cứ… tội nghiệp và ái ngại, không dám gọi phone hỏi thăm, sợ mày buồn và mặc cảm. Nếu không có cuộc tâm sự ngày hôm nay thì ai mà ngờ cuộc sống mày sung túc nhờ heo quay vịt quay, tiền của đã nhiều lại có một gia đình hạnh phúc, hai đứa con ngoan là gia tài vô giá. Tao tin là hai con mày ra trường sẽ có tương lai, công việc đúng ngành nghề.

Phú cũng tự tin:

-Có lẽ ông trời không nỡ bất công quá đáng với tao, đã bù lỗ cho tao làm ăn khá giả và phần vợ con như ý. Tao cũng tin hai con sẽ gỡ gạc giùm tao những thất vọng năm xưa.

Quang nâng ly bia:

-Nào, tao với mày cùng uống ly bia đầy, mừng ngày tao ngộ và mừng cho Phú “heo quay” luôn. Bây giờ biết đâu bao đứa bạn cùng học với chúng ta năm xưa nếu biết rõ về Phú “heo quay” thì sẽ ghen tị và ước gì được như thế đấy.

                                                                                                                                                                  NTTD



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Dec/2021 lúc 9:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jan/2022 lúc 7:25pm



NHỮNG NGƯỜI LÍNH

Tôi đặt hành lý vào hộc ở trên đầu rồi ngồi xuống ghế. Đây là chuyến bay dài làm tôi ước gì mình có một quyển sách hay để đọc trên phi trình. Có lẽ tôi cũng cần chợp mắt một chút.
Vừa lúc trước khi máy bay cất cánh, một nhóm 10 người lính trẻ men theo lối đi và ngồi hết vào các chỗ trống rải rác còn lại. Chẳng có gì để làm, tôi bắt đầu gợi chuyện người lính ngồi gần nhất:
- Các cậu đi tới đâu vậy?
- Petawawa. Chúng tôi sẽ ở đó hai tuần để thụ huấn một chương trình huấn luyện đặc biệt rồi sau đó sẽ bổ sung tới A Phú Hản.
Sau khi máy bay cất cánh độ một tiếng thì tiếng loa thông báo là trên máy bay có bán thức ăn nhẹ đựng trong bao giá 5 mỹ kim.
Cũng còn lâu lắm chuyến bay mới tới phía Đông nên tôi quyết định mua một bao đồ ăn để vừa ăn vừa giết thì giờ.. Khi tôi móc bóp lấy tiền thì chợt nghe một người lính hỏi bạn mình là có muốn mua thức ăn không.
- Không! Có vẻ như mắc quá đó.. Bao lunch gì mà tới 5$.
Thôi tao ráng đợi tới căn cứ hẳn hay.
Và anh lính trẻ gật gù đồng ý với bạn.
Tôi đảo mắt nhìn chung quanh thì thấy mấy người lính khác cũng không có ý định mua gì cả mặc dù lúc đó cũng đã tới giờ ăn trưa rồi. Một ý nghĩ chợt đến trong đầu, tôi gọi người nữ tiếp viên tới đưa cho bà ta 50$ và nói:
- Xin bà vui lòng lấy thức ăn cho những người lính nầy.
Người tiếp viên ngạc nhiên nắm chặt lấy tay tôi, qua đôi mắt long lanh ngấn lệ vì xúc động, bà ngõ lới cám ơn tôi và nghẹn ngào:
- Con trai tôi cũng là một quân nhân đang chiến đấu tại Iraq . Nghĩa cử nầy của ông như đang dành cho nó vậy. Rồi bà xăng xái đi lấy 10 bịch đồ ăn trao cho tất cả các người lính trên tàu. Sau đó bà dừng lại chỗ tôi hỏi:
- Thưa ông dùng gì ạ? Bò, gà rất hảo hạng.
- Xin cho tôi gà
Tôi trả lời bà ta trong một thoáng ngạc nhiên vì theo tôi biết hạng economy bây giờ chỉ có BOB thôi mà.
Người nữ tiếp viên đi về phía trước của máy bay độ một phút sau trở lại với nguyên khay thức ăn nóng hổi dành cho hành khách vé hạng nhất, bà trịnh trọng nói với tôi:
- Đây là tấm lòng tri ân nho nhỏ của những người trên chuyến bay nầy đối với ông
Sau khi ăn xong với tâm trạng sảng khoái nhẹ nhàng, tôi bước tới phòng vệ sinh ở phía sau cùng. Trên đường đi, một người đàn ông thình lình đứng lên chận tôi lại nói:
- Tôi rất cảm phục việc ông làm, xin ông cho tôi được chia phần mà vui lòng nhận cho.
Nói xong, ông ta dúi vào tay tôi 25 mỹ kim.
Sau đó không lâu, viên phi công trưởng rời buồng lái vừa đi vừa nhìn số ghế ghi trên hộc hành lý, linh cảm khiến tôi thầm mong ông ta đừng kiếm tôi nhưng Chúa ơi! Ông ta dừng lại ngay hàng ghế của tôi rồi cười thật tươi và chìa tay ra nói:
- Tôi muốn được bắt tay ông
Cực chẳng đã, tôi mở dây an toàn đứng dậy bắt tay viên phi công trưởng.
Với giọng hân hoan, ông ta nói lớn như để mọi người cùng nghe:
- Tôi cũng đã từng là một quân nhân và cũng là phi công chiến đấu. Có một lần có người cũng mua cho tôi thức ăn. Điều đó thực sự thể hiện cả một tấm lòng tốt đẹp mà tôi không bao giờ quên.
Cả một tràng pháo tay tán thưởng vang dội làm tôi đỏ bừng mặt vì mắc cở.
Chỉ với một hành động nhỏ nhặt tầm thường của tôi mà đánh động lương tâm con người đến thế sao?
Vì chuyến bay quá dài nên có một lúc, tôi phải đi bộ về phía trước để rản gân cốt thì bỗng nhiên có một nam hành khách ngồi trên tôi độ sáu dãy đưa tay ra bắt và để lại trong tay tôi cũng 25 mỹ kim.
Bầu không khí trên chuyến bay thật nhẹ nhàng và chan hoà tình người cho tới khi máy bay hạ cánh. Tôi lấy hành lý và bắt đầu bước ra khi vừa tới cửa máy bay thì một người đàn ông chận tôi lại và nhét nhanh vào túi áo tôi một thứ gì đó xong ông ta vội vả bước đi mà không nói một lời. Lại thêm 25$ nữa.
Nếu tính ra, tôi chỉ chi có 50$ mà bây giờ thu lại tới 75$. Kiếm được 25$ dễ dàng đến thế sao! À ! Quên! Còn bữa ăn thiệt ngon miệng nữa chứ..
Đúng là khi ta làm phải thì không bao giờ lỗ lã cả.
Tôi vui vẻ bước nhanh vào cửa phi trường thì thấy mấy người lính trẻ kiểm điểm nhân số để chuẩn bị về căn cứ. Tôi tiến tới trao cho họ 75 mỹ kim và nói:
- Từ phi trường về tới trại phải khá xa. Mà bây giờ cũng đã tới giờ để dằn bụng một cái sandwich chứ. Chúa sẽ ban ơn cho các cậu.
Mười người lính trẻ trong ngày hôm đó chắc đã rời chuyến bay trong tâm trạng yêu thương và kính mến những hành khách đồng hành. Tôi hăng hái bước tới xe với lời thì thầm nguyện cầu cho tất cả sẽ được trở về trong an bình.
Những chàng trai nầy đã hy sinh tất cả cho quê hương mà tôi chỉ biếu họ có một vài phần ăn. Thật là quá ít ỏi nếu không muốn nói là chỉ trong muôn một.
Nghĩ xa hơn nữa, người cựu chiến binh đã từng đánh đổi cả cuộc đời khi viết lên chi phiếu trắng đề tên người nhận là “Hiệp Chủng Quốc” mà số tiền có thể lên đến chính sinh mạng của họ.
Đó là một vinh dự tối cao le ra cả đất nước phải dành cho họ nhưng than ôi! Có nhiều người đã không cần biết tới và bỏ quên họ.
Xin Chúa ban sức mạnh và lòng can đảm cho bạn chuyển tiếp câu chuyện nầy tới bạn bè quen biết.
Riêng tôi thì đã làm xong.
Ltn
______________________________________
(PS Thai NC) Câu chuyện người hành khách mua thức ăn trưa cho những người lính tình cờ đi chung chuyến bay được lưu hành rộng rãi trên các tạp chí và trang mạng xã hội Hoa Kỳ lần đầu tiên từ năm 2008 dưới nhiều tựa khác nhau như: "Just Lunch", "Act Of Kindness", "The Sack Lunches", "The Unforgettable Flight". Nhân vật “tôi” trong câu chuyện có tên là Denny Kukich, cư dân tiểu bang ILLINOIS
Chia sẻ cùng bạn ở trên là bản dịch Việt ngữ từ trang “Thiên Hạ Chuyện”. Cảm ơn người dịch Ltn


st



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2022 lúc 1:51pm

Mưa 

Raining%20Hands%20GIF%20-%20Raining%20Hands%20Wet%20GIFs

Mấy hôm nay San Jose mưa dai dẳng cứ kéo dài liên tục không ngừng.

          Ngoài trời mưa vẫn đổ, mây xám đen nặng trĩu vẫn đang vần vũ bay. Tôi ngồi một mình, bâng khuâng nhìn qua cửa sổ. Hoa trắng trên cây mận sau vườn rung rinh trong gió và run rẩy dưới cơn mưa đang trút xuống. Những cánh hoa mận mỏng manh không níu được cành, buông mình rơi xuống đất, trôi lẫn vào trong đám lá khô.    

          Không hiểu tại sao, những cơn mưa làm lòng người chùng xuống đến như thế, chùng xuống hơn cả những ngày âm u của mùa thu khi ngồi nhìn lá vàng rơi.

Bướm ơi bướm hãy vào đây,

Cho ta hỏi nhỏ câu này chút thôi.

...

Tầm tầm trời đổ cơn mưa,

Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm.

...

Cô đơn buồn lại thêm buồn,

Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi ...

       (Cô Hàng Xóm-Nguyễn Bính)

          Các anh có kỷ niệm nào về mưa không? Hồi còn ở Việt Nam, các anh có bao giờ ngồi trong lớp học, qua cửa sổ kính, màng ngắm nhìn những làn mưa rào nặng hạt đùa chạy trong sân trường theo từng cơn gió mạnh; hay ngắm bóng cây si trước cổng phủ mờ trong nướcnghĩ đến người con gái học lớp dưới xinh xinh mà mình đơn phương ấp ủ yêu thương ... Các anh có thường thả hồn tĩnh lặng ngồi nghe những hạt mưa thảnh thơi rơi lõm bõm đều đặn từ mái hiên nhà, hay tiếng "loong boong" trong chiếc chậu thau hứng nước, hay tiếng mưa rào trên mái tôn trong đêm khuya. Mưa không chỉ gợi cho ta những kỷ niệm qua hình ảnh mà còn qua cả âm thanh của nó nữa.

          Với tôi ư? Tôi hẳn phải có nhiều kỷ niệm với mưa. Thường là kỷ niệm của tuổi học trò, cái tuổi còn hay mơ mộng với nhớ nhớ thương thương.

          Tôi còn nhớ, nhớ rõ lắm, lần đầu tiên tôi đến thăm "cô hàng xóm" vào một buổi chiều mưa. Thời gian đó chúng tôi vừa mới quen nhau. Một sự tình cờ thú vị làm chúng tôi nhớ mãi, đó là khi tôi vừa bước chân vào nhà nàng thì trên đài phát thanh cho phát đi bài nhạc Em đến thăm anh một chiều mưa của Tô Vũ. Tôi chỉ cần đổi một tý, từ "Em đến thăm anh" thành "Anh đến thăm em" là hợp cảnh rồi. Và cũng từ hôm đó, những ngày kế tiếp anh đến thăm em để:

Quên niềm cay đắng và quên đường về. (Tô Vũ)

Hay có những hôm, tôi phải đứng trú mưa đợi người yêu. Khi tới, nàng run rẩy, đôi bàn tay giá lạnh đan quấn vào nhau. Lúc đó tôi nắm chặt lấy hai bàn tay ấy để truyền sang một chút ấm áp và muốn gửi đến nàng tất cả tình yêu nồng ấm của mình. Cái nắm tay, dù thật đơn giản, nhưng sao nó cho ta sự cảm nhận vừa thanh cao, vừa quyến luyến đến thế. Có tiếng YÊU nào có thể nói cho nhau nghe lại đằm thắm bằng một cái nắm tay siết nhẹ? Trong tình yêu, tiếng nói yêu đôi khi thật dư thừa.

Trong miền Nam có những cơn mưa đầu mùa rất lớn. Cũng ở cái thuở học trò ấy, tôi thích đạp xe dưới những cơn mưa như thế. Tôi ngửa mặt lên trời để đón lấy những hạt mưa nặng đến rát mặt. Nước mưa chảy thành dòng, tan trong thân thể tôi. Cái mát ban đầu dần dần biến thành lành lạnh, rồi cái lành lạnh ấy cứ thấm dần thấm dần vào da thịt cho đến khi bị rùng mình, tôi mới biết là đã lạnh lắm rồi.

Có hôm tôi đứng trú mưa, không phải vì sợ mưa, mà chỉ vì trong hàng hiên ấy có bóng dáng cô học trò cùng lứa tuổi. Đứng dưới hàng hiên cùng người "đẹp" thật là một niềm vui, dù chỉ là đứng chung trong một khoảng không gian nhỏ bé để cùng nhìn mưa rơi và nhìn bong bóng chạy. Tôi chẳng bao giờ dám làm quen dù rằng rất muốn. Đến lúc người con gái bỏ đi khi cơn mưa vừa tạnh, bấy giờ tôi mới thấy như có cái gì bâng khuâng, mất mát và nuối tiếc. Nuối tiếc vì mỗi khi cô thoáng ngoảnh mặt nhìn tôi, tôi vội quay mặt đi nhìn chỗ khác hay làm ngơ vì tôi sợ cô ta biết rằng trước đó, tôi đã liếc trộm nhiều lần. Tôi cứ thường tự hỏi sao trong trường hợp đó tôi lại ngoảnh đi, thay vì lên tiếng làm quen. Cái tuổi học trò sao nó dễ thương và khờ khạo đến thế. Biết đâu cô ấy lại chẳng muốn mình làm quen trước nhỉ?

Nếu các anh lớn lên ở miền Bắc, chắc chắn các anh sẽ yêu thích những bến đò. Bến đò đã từng là hình ảnh gợi cảm xúc của biết bao nhiêu thi nhân. Mưa vốn đã buồn, nhưng cảnh mưa tại bến đò thì cái buồn đó sẽ được tăng lên gấp nhiều lần.

Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át,

Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.

Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt

Mặc con thuyền cắm lái đậu trơ vơ.

Trên bến vắng, đắm chìm trong lạnh lẽo,

Vài quán hàng không khách đứng xo ro.

Vài bác lái ghé buồm vào hút điếu

Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.     

Ngoài đường lội họa hoằn người đến chợ

Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.

Và họa hoằn một con thuyền ghé chở

Rồi âm thầm, bến lại lặng trong mưa.

(Bến Đò Ngày Mưa - Anh Thơ)

Tôi thấy thi sĩ Anh Thơ đã nhân cách hóa cảnh vật để cùng "người" chia sẻ tâm sự u buồn của một ngày mưa: tre thì rũ rượi, chuối cũng bơ phờ, quán hàng đứng co ro. Những hình ảnh bến đò dưới cơn mưa của nhà thơ Anh Thơ sao nó âm u quá, gần như đến thê lương. Thê lương nhưng vẫn có cái “thấm” nhẹ nhàng riêng cuả nó trong lòng chúng ta.

Thôi, các anh hãy cùng tôi đi vào cơn mưa nhẹ nhàng hơn và thanh thoát hơn. Chúng ta hãy đón nhận những hạt mưa của nhà thơ Huy Cận nhé:

Đêm mưa làm nhớ không gian,

Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la ...

Tai nương nước giọt mái nhà

Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.

Nghe đi rời rạc trong hồn

Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi ...

Rơi rơi ... dìu dịu rơi rơi ...

Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ ...

Tương tư hướng lạc, phương mờ ...

Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe.

Gió về, lòng rộng không che,

Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư ...

(Buồn Đêm Mưa – Huy Cận)

Những câu thơ của Huy Cận có vẻ nhẹ nhàng hơn, chải chuốt hơn phải không? Khi đọc nó, ta không bị lún quá sâu xuống trong nỗi buồn như bài thơ của nữ sĩ Anh Thơ. Mưa của Huy Cận chỉ là cơn mưa nhỏ với tiếng mưa nhè nhẹ trong đêm.

 Rơi rơi ... dìu dịu rơi rơi ...

Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ ...

Chính vì mưa nhẹ như thế nên nhà thơ Huy Cận mới:

Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe.

Và để rồi:

Gió về, lòng rộng không che,

Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư ...

Khung cảnh thanh thoát ấy sao không làm lòng người mở rộng ra và không che cho được. Cái âm hưởng nhẹ nhàng trong sáng trong bài thơ của Huy Cận âu cũng có lý do của nó vì nó bắt nguồn từ cái gì êm đềm của những "giọt nhẹ" êm êm. Dù rằng cũng có lúc ta cảm thấy buồn rất nhẹ:

Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.

Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây. Chúng ta không bình thơ mà chúng ta chỉ đi tìm những rung cảm với thơ và trải rộng lòng ra để thưởng thức cái hay cái đẹp của thơ giống như khi ta nghe và thưởng thức một bản nhạc hay vậy. Tôi còn nhớ có một lần tôi đi dự buổi ra mắt mấy tập thơ của thi sĩ Cung Trầm Tưởng tại San Jose. Ông Cung Trầm Tưởng đã tuyên bố rằng ông không làm thơ cho ai và cũng không yêu hộ ai. Ông có thể đúng, nhưng với riêng tôi, tôi đã rung cảm với thơ của ông, nên ông đã làm thơ hộ tôi và ông đã yêu giùm tôi rồi đấy chứ. Khi ta rung cảm với dòng thơ nào thì dòng thơ ấy cùng thuộc về mình. Thi sĩ Cung Trầm Tưởng có lầm tưởng không nhỉ? (Cười)

Ngoài trời mưa vẫn bay và gió vẫn thổi. Cây thông cao khẳng khiu đứng im lìm sau vườn làm tôi chợt thấy như sao cô đơn và lẻ loi quá. Tôi liên tưởng đến một chàng trai đang đi dưới mưa, nhớ đến người trinh nữ vừa nằm xuống đêm qua trong thơ Nguyễn Bính:

Nàng đã qua đời để tối nay,

Có chàng đi hứng gió heo may,

Bên hồ để mặc mưa rơi ướt,

Đếm mãi bâng quơ những dấu giày.

(Trích bài Viếng hồn Trinh Nữ-Nguyễn Bính)

Thôi, tôi không muốn đem cái buồn của mưa đến cho các anh nữa dù là rất nhẹ, mà trái lại chúng ta hãy tận hưởng nó như khi ta thưởng thức vị đắng của một cốc cà phê. Nhìn từng giọt cà phê nhỏ đều đặn xuống, đen đậm và quánh đặc như những "giọt buồn" mang đầy quyến rũ đam mê.

Tôi muốn gửi đến các anh một chút gì thanh bình, lắng đọng với từng giọt nước mưa đang rơi nhẹ từ chiếc lá cây trà hoa nữ trước cửa sổ phòng tôi; hay với cùng những hạt mưa lóng lánh như kim cương đậu dọc dài theo cành cây mận sau vườn, lung linh huyền ảo biết là bao

Rơi rơi ... dìu dịu rơi rơi ...

Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ ...

Tôi cũng xin gửi đến các anh bản nhạc "Mưa" với âm điệu vui tươi của nhạc sĩ Văn Phụng như đang vang lên:

Mưa không muốn ai buồn

Mưa yêu nước non này

Mưa yêu mến dân cầy

Mưa cho lúa ngô hơn gạo đầy.

hòa cùng với cái tha thiết của điệp khúc trong bản nhạc “Phố buồn” của nhạc sĩ Phạm Duy:

Hạt mưa, mưa yêu áo rách
Yêu đôi sát nách
Mưa ngưng không đành
Hạt mưa, mưa gieo tí tách
Mưa lên tiếng hát
Ru cơn mộng lành.

 

          Xin mượn lời và âm thanh của hai bản nhạc nói trên để tạm khép lại bức thư này.    

 

NGUYỄN GIỤ HÙNG

 

Mời nghe 2 bản nhạc

MƯA

https://www.youtube.com/watch?v=0IRfoB0HwG8

PHỐ BUỒN

https://www.youtube.com/watch?v=oe0lC1wGc78

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Jan/2022 lúc 2:06pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jan/2022 lúc 10:27am


 

 

“Còn sống…
tôi còn khóc,
tôi còn thương quê hương tôi!”*

- Quý ơi… Quý!

Tiếng người đàn bà vang lên từ bên trong xóm nhà gần bờ biển.

Không nghe con ơi hỡi vâng dạ chi cả. Chị bỏ sàng tôm khô trên khạp nước, rồi bước ra con đường đất nhỏ. Đưa bàn tay lên che nắng. Chị nheo mắt nhìn ra biển và hướng về mấy đứa trẻ con chòm nhom chơi “tạt lon” ở ngoài đầu xóm gọi lớn thêm lần nữa.

- Quý ơi… Quý!... Ba mầy dìa kia kìa!

Trò chơi “Tạt lon” giản dị, chỉ cần cái lon, chiếc dép và chút ít khoảng trống. Dùng gạch vụn hay phấn kẻ thành vòng tròn, hoặc vuông chừng hai gang tay, làm dấu cho chỗ đặt cái lon. Từ chỗ cái lon phóng chừng 4, 5 bước dài, vạch một đường ngang làm mức đứng để tạt lon. Khởi đầu, ai chơi thì đứng ở khung kẽ của lon thảy chiếc dép của mình về vạch ngang này. Dép đứa nào gần vạch nhất được phần tạt trước. Ngược lại, dép đứa nào xa vạch nhất sẽ phải làm đứa canh giữ cái lon. Nhiệm vụ giữ lon, coi vậy chứ cực và bực lắm, như là một hình phạt. Mấy đứa được phần tạt lon, hớn hở chạy đứng chỗ vạch ngang và lần lượt dùng chiếc dép của mình tạt mạnh về hướng cái lon, sao cho dép trúng lon, làm cho nó bị văng ra khỏi khung kẻ, càng xa càng tốt. Mỗi khi lon bị tạt văng ra ngoài vòng, lăn lon con, đứa giữ lon phải chạy theo lon mà lượm đem về đặt lại chổ cũ ngay, đồng thời phải lẹ mắt, lẹ chân và lanh tay mà rượt và tìm cách chạm vào người đứa đi lượm chiếc dép của mình, trước khi nó nhặt xong chiếc dép chạy được về phía sau vạch; không bắt ai được thế mình thì cứ giữ lon và chạy lượm lon tiếp tục. Hễ bị đứa giữ lon chạm trúng người, thì phải thế chỗ, làm kẻ giữ lon. Cứ thế, sau tiếng lon bị tạt trúng lăn lon con, lóc cóc, là tiếng chân chạy huỳnh huỵch, là rộ lên tràng reo la, cười đùa, trêu chọc của bên thắng cuộc. Cuộc chơi của trẻ thơ hồn nhiên vang inh ỏi cả một góc xóm. “Tạt lon” không nhất thiết chỉ dành cho bọn con trai, mấy đứa con gái cũng tham dự; tiếng cười la trong trẻo của con gái hình như vang xa hơn mấy đứa trai.

Tôi phải công nhận con Nhí tạt lon rất hay, hay hơn con Lượm và hay hơn cả bốn đứa con trai trong nhóm. Nó không chọi mạnh như mấy đứa con trai. Bọn con trai, nhún nhún, nhảy nhảy, tung người lên, cứ thẳng cánh tay mà tung chiếc dép tới; thường thì trớt quớt, chiếc dép bay xẹt qua cái lon, nằm công kênh tuốt ngoài xa. Mấy đứa chọi trật, chạy lên đứng lóng nhóng bên chiếc dép thua cuộc của mình, chờ cơ hội từ con Nhí, đứa duy nhất trong nhóm còn chiếc dép trên tay. Con Nhí đã thấp nhỏ, nó còn khom khom xuống, tay cầm chiếc dép nằm ngang, dí dí đằng trước mắt mình vài cái định hướng cái lon, rồi vung tay, phang chiếc dép.

Vụt một cái. Cái lon bị chiếc dép tạt ngang, văng ra khỏi vòng cả thước, rồi lăn ton ton thêm một lúc, nghe thật vui tai. Con Nhí lẹ lắm, nó lắt choắt, phóng cái vèo lên ngay sau chiếc dép, khòm lưng lượm chiếc dép chạy về phía sau. Thằng Quý chạy lượm cái lon vừa đặt xuống vị trí, vừa ngó tìm con Nhí, thì “bang” con Lượm phía trên thừa cơ hội phang chiếc dép, trúng cái lon. Cái lon bị tung lên, lăn lóc cóc. Thằng Quý lại lịch phịch chạy đuổi theo cái lon. Tiếng chân nó có nặng nề. Nó mệt lắm rồi. Đám con trai lột trần trùi trụi. Thằng Quý đổ mồ hôi, lưng nó ướt đen bóng, mặt quạo đeo, vừa chạy lượm lon vừa quơ quào hốt đại theo bóng mấy đứa thừa cơ hội nhặt lấy dép mà chạy ùa về. Đã vậy, thằng Sữu và đám con trai chạy về mức hết, còn nhảy lưng tưng làm trò chọc thằng Quý. Thằng Quý chạy lượm cái lon, đập mạnh cho nó đứng giữa vòng tròn xong, mắt lườm con Nhí:

- Không cho con gái chơi tạt lon!

Con Nhí biết nó nói mình, chứ không phải nói con Lượm. Nó không chịu thua:

- Ơ… Hồi giờ… có ai cấm con gái chơi tạt lon đâu?

- Tao cấm đó!

- Vậy chứ đứa nào theo năn nỉ con Lượm với tao…?

Thắng Quý bị bắt giữ lon lâu quá nên mệt. Mệt nên đổ quạu, rồi nói càn, giờ thì ấm ớ, mắc cở lắm; nó chưa biết phải trả lời sao thì con Nhí lại đàn áp nó:

- Xí í í í!

Con Lượm được thế, phụ họa với con Nhí, hất mặt, “Xí” thêm một cái dài không kém và kèm theo cái nguýt cũng dài thậm thượt. Dù muốn bênh thằng Quý lắm, đám con trai cũng ậm ừ nín chịu.

- Quý ơi là Quý!... Tàu dìa!

Trong thoáng yên lặng ấy, con Nhí nghe mẹ thằng Quý gọi, bèn kêu lên:

- Tàu dìa!

Nghe mấy chữ “tàu dìa”, cả đám khựng lại, ngó ra biển. Rồi bọn trẻ nhảy tưng tưng vui mừng:

- Tàu dìa!... tàu dìa! tàu dìa!... tàu dìa!...

Đám trẻ ngưng chơi tạt lon, quên mất chuyện cãi vã nhau, bỏ cái lon đứng trong vòng tròn, cùng ùa chạy ra cầu tàu, đón tàu về.

Mấy chiếc tàu đánh cá vào cận bờ, động cơ giảm tốc độ, tiếng phành phạch vang dội rồi thưa thớt dần.

Trời về chiều đã tắt nắng.

Nghe tiếng đám trẻ con gọi nhau “tàu dìa!” và kéo nhau chạy ra cầu tàu, chị Thà ngó thấy trong đó có thằng Quý, con của chị. Chị Thà có vẻ vừa ý, thôi, không gọi nữa, quay vào trong nhà.
Sực nhớ mớ tôm của mình, chị đi ra cửa để lấy sàng tôm khô phơi nắng trên khạp nước từ hồi sáng, bưng nó đem vào bên trong nhà.

Từ giống tôm đất thiên nhiên đến cách luộc và phơi đã làm cho tôm khô Cà Mau được ưa chuộng lắm. Con tôm luộc nước thật sôi một lúc rồi mới cho muối vào luộc tiếp, sau đó mới đem ra phơi nắng; nắng mặt trời vùng đất mũi, tận cùng ở cuối phía Nam.

Thế nhưng, mớ tôm của chị là loại quá nhỏ, nhà cầm quyền chê, không thèm thu mua. Sau khi phơi vài vắng, con tôm đã nhỏ, càng teo rút nhỏ lại thêm, lớn hơn hạt cơm đôi chút. Tuy nhỏ, nhưng nhỏ hay lớn gì cũng vậy, giống tôm đất vùng biển, luộc chín và phơi khô bằng nắng miền biển, có màu đỏ au, thịt khô chắc nhưng mềm ngon trong miệng và hương vị thơm ngon rất đặc biệt. Nhiều món ngon miệng, bắt mồi từ tôm khô của vùng này: cơm cháy tôm khô kho quẹt, tôm khô củ kiệu, gỏi xoài xanh tôm khô, gỏi cóc chua cay, …

- Mẹ!...

Có tiếng thằng Quý gọi. Chị quay lại. Thằng Quý đứng tần ngần, tay cầm đôi dép, tay xách cái thùng đựng mớ cá vụn, nhìn chị mà ấp úng.

- Gì đó?.... Bỏ thùng cá ngoài sàn nước, rồi đi rửa chân, mang dép vô, chiều tối rồi!... Ba đâu?

- Còn dưới bến…

- Mần gì dưới?

- Ba mắc “mần việc” với công an…

- Cái gì?!...

Chị Thà để cái sàng tôm lên bàn, quày quã rời nhà, đi xuống bến. Chị lo quá, không biết chồng mình phạm cái tội gì mà bị công an “mần việc”. Thằng Quý bỏ đại thùng cá xuống nền nhà, hai tay cầm hai chiếc dép lẽo đẽo theo mẹ:

- Nghe nói… ghe nhà con Lượm… nghe nói… Ba nó đi rồi!

Chữ “đi” mà thằng Quý mới nói, bây giờ rất là phổ thông, sau khi cộng sản chiếm miền Nam của chị, nhất là trong vùng ven biển này. Chỉ mỗi một chữ ngắn ấy, nó kể lại cả một chuyện dài đầy thương tâm; cho dù người ra đi có đến được bến bờ tự do hay ra đi mà không bao giờ đến. Nó báo cho những người còn lại phải khôn hồn mà tránh liên lụy. Kinh nghiệm sống dưới cái chế độ cộng sản này là như vậy. Không nghe, không nói, không thấy, không biết gì hết vẫn có lợi hơn cho mình. Mấy cái vụ “đi” này không lạ gì với chị, cũng không phải là lần đầu xảy ra trong cái xóm biển này. Nghe thằng Quý nói vậy, chị Thà khựng lại, cầm tay thằng Quý, quay trở về nhà:

- Thôi,... đi dìa!

- Mình không xuống bến với Ba à?

- Xuống mần chi!

Chị biết chồng chị có thừa kinh nghiệm để đối phó với mấy cái vụ “mần việc” của bọn công an về vụ ghe và ngư phủ trong đoàn đã vượt biển. Thằng Quý không biết tại sao mẹ nó không còn muốn xuống bến, nhưng nhìn mặt mẹ nó nghiêm trọng quá, nó không dám cãi lời hay hỏi han chi thêm. Trong phút chốc, nghĩ lại tội nghiệp thằng Quý, chị buông lơi tay con, vói tay lấy đôi dép và cầm cho con; chị dịu giọng:

- Dìa nhà, Mẹ tắm rửa cho con, rồi ăn cơm… Chút Ba dìa.

Mấy chiếc thuyền đánh cá nhỏ cột trên bến, nhấp nhô in mình trên ánh đỏ thẫm của hoàng hôn. Ba người mặc đồng phục công an kéo nhau về trạm. Mấy người đánh cá trong xóm, ra khơi đánh cá với ba của con Lượm hồi sáng sớm, giờ cũng lục đục tản hàng, về nhà.

Đi ngang ghe tôi, anh Thà dừng chân, đưa cái thùng nhựa trên tay lên:

- Hốt một mớ ăn cơm!

Tôi tuột xuống phía sau ghe, lấy cái thau và đi ra mũi ghe. Anh Thà vói lấy cái thau, xúc và đưa lên cho tôi một thau đầy vun mực ống nhỏ lẫn lộn các thứ cá vụn vặt chưa lựa ra.

- Cám ơn anh Thà nghen.

- Ơn nghĩa gì… chút đỉnh vậy mà!

- Anh cho nhiều quá vậy.

- Tui còn đây nè, lo gì…

Dân đánh cá bây giờ nghèo hơn, sống chật vật hơn. Họ không còn được bán cá của mình như hồi còn tự do; bây giờ hải sản kiếm được phải bán cho nhà nước. Chế độ cộng sản làm cuộc sống họ thêm khó khăn, nhưng không thay đổi được bụng dạ chất phát và tình người chan hòa của dân làng miền Nam.

- Lựa cá ra kho là đủ ăn cơm chiều rồi… Chắc tụi tui phơi nắng một mớ mực, hôm nào chạy xuống đây, mình lai rai!

- Ừa… tối nay dìa hả…

- Dà, nhân viên trạm ăn cơm xong, xuống hàng, thì tụi tui dìa.

- Rồi… có chuyến, chạy ghe xuống đây… mình nhậu!

Anh Thà cười hề hà hứa hẹn rồi xách cái thùng lên:

- Thôi. Tui dìa… để bả trông.

Tôi không hỏi và anh Thà cũng không nói; ai cũng biết không nên bàn nhắc về chuyện trốn đi của anh Bá, ba của con Lượm, trong lúc này. Nhưng trong anh và tôi cũng đều cầu mong cho chiếc ghe đánh cá bé nhỏ của ba con Lượm đến bến bờ tự do bình an. Bây giờ, ai cũng mong có cơ hội thoát đi được như anh Bá. Chúng tôi cũng muốn trốn đi từ hơn năm nay rồi. Anh Thà chắc cũng mong trốn thoát với chị Thà và thằng Quý. Nhưng thoát đi một mình đã khó, mang vợ con xuống ghe để theo cùng thì không phải dễ, càng khó hơn gắp bội phần. Tội nghiệp chị Bá và con Lượm chắc khóc vùi lúc này. Anh Bá thoát đi được, thì chị Bá và con Lượm còn có cơ hội sang với anh và được làm người tự do.

Con chim hải âu muộn màng, đơn độc chao lượn gọi đàn. Những tia nắng cuối cùng của ngày loáng thoáng, lấp lánh trên mặt sóng. Bến tàu thưa vắng, không còn tàu thuyền ra khơi hay trở về bến. Chỉ trong vài phút ngắn, mặt trời đã khuất hẳn. Gió mơn man thì thầm tiển biệt. Ngày tàn. Đêm đen phủ trùm. Ngày mai trời lại sáng trên biển. Nhưng đêm đen của cộng sản bạo tàn vẫn còn phủ trùm trên quê hương tôi.

Triền miên, giông bão biển Đông thét gào
Cuốn đi cánh hoa đào, dạt trôi nơi nao
Trùng dương như khóc, như than cho đàn con
Biển sâu là mộ chôn, con ơi ôi đọan trường
Trời đêm sao rơi, nước mắt ôi long lanh
Khổ đau không vơi, tóc đã phai màu xanh
Xa nhau mãi từ đây, chia ly mãi từ đây
Yêu thương và nhung nhớ dâng tràn đầy
Sương bao phủ đầy trên quê hương khổ aỉ
Yên vui giờ đổi lấy lầm than kiếp đọa đầy
Mịt mờ hôm nay, nào ai biết tương lai

Còn sống, tôi còn khóc, tôi còn thương quê hương tôi
Còn sống, anh còn nhớ, anh còn thương em ơi
Còn sống, ba còn nhớ, ba còn thương con ơi *

Bùi Đức Tính

………………………………………………………..
* Lời nhạc “Lưu Đày”, sáng tác: Lê Minh Đảo
(Thiếu tướng Lê Minh Đảo qua đời ngày 19 tháng Ba, 2020)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2022 lúc 1:42pm

Vườn Chim 


Tôi đang lui cui lau sàn nhà, bất chợt tiếng thắng xe kêu rít lên phía trước sân.

Ném nùi giẻ vào sô nước, tôi vội vàng bước ra ngoài hiên xem ai đến. Anh bạn Chu Tăng Mạnh ngồi trên yên chiếc xe Honda Nữ Hoàng đời mới bóng loáng nhìn tôi cười rạng rỡ. Mạnh khóa cổ xe rồi bệ vệ bước vào nhà.

Nhìn đôi giày da bóng lộn với những con đỉa dưới đế giày nện cộp cộp xuống nền nhà tráng xi-măng, tôi đoán chừng tay này hiện giờ được cả thần lẫn thế. Mạnh niềm nở bắt tay tôi :

– Mình được tin cậu về đã hơn một tháng rồi, mà bận quá không vào thăm được. Hôm nay, nhân tiện vào khám bệnh cho ông Chủ Tịch Huyện, mình ghé vào thăm cậu, bà xã đâu mà cậu phải lau nhà ?

– Thấy bà ấy vất vả quá, trông đau lòng. Mình mới ra tù chưa có việc gì làm nên giúp vợ được chút nào hay chút đó. À, chị Mạnh vẫn khỏe chứ ?

– Ma-đam tôi thời nào lại không khỏe, có làm gì động móng tay đâu. Mạnh tự tin trả lời.

Nhìn toàn thân tôi rồi đưa tay lật mí mắt theo thói quen nghề nghiệp của ông thầy thuốc chẩn đoán con bệnh, Mạnh than:

– Thiếu máu trầm trọng. Trông cậu có vẻ mập nhưng là mập nước đấy, triệu chứng của cơ thể thiếu chất khoáng và vi-ta-min. Hãy ăn nhiều thịt cá vào mới tránh được tình trạng cơ thể suy kiệt.

Tôi nhếch mép cười, gục gặc đầu, nghĩ thầm: “ Mới trong tù ra, thiếu dinh dưỡng là cái chắc. Giờ đây, được ăn no bụng là quý rồi, lấy đâu mà thịt với cá, ông tướng nầy như ở trên trời rơi xuống”

– Này, mình vào đây thăm cậu, nhân tiện mời ông bà đến tham dự tiệc kỷ niệm 15 năm ngày cưới của vợ chồng mình vào ngày 25 tháng 3 tới đây. Xin nhớ một điều là không được mang quà cáp gì hết. Tụi mình sẽ không nhận của ai một món nào. Nếu cậu không nghe là buộc phải mang về đấy. Ngày đó, mình sẽ biếu cậu một số thuốc bổ tổng hợp. Gởi lời thăm ma-đam của cậu, ô-rơ-voa nhé.

Mạnh đưa bàn tay trắng muốt, những ngón tay búp măng no tròn mịn màng nắm bàn tay tôi sần sùi chai cứng. Lật ngửa bàn tay tôi lên, Mạnh sững sờ nhìn vào đó như nhìn một vật lạ, kinh ngạc hỏi :

– Nầy, cậu lao động chân tay khổ nhọc đến thế sao? Những cục u trên bàn tay cậu rất khó biến đi đấy. Mạnh lắc đầu , ngậm ngùi từ biệt tôi.

Hắn vừa phóng xe ra khỏi ngõ thì vợ tôi cũng vừa đạp xe về nhà. Nàng lên tiếng hỏi:

– Ai như thầy Mạnh vừa trong nhà mình mới ra ?

Xách chiếc giỏ đựng đầy khoai lang trên boóc ba-ga xe đạp giúp vợ, tôi trả lời:

– Anh ấy đi khám bệnh cho người ta, sẵn dịp ghé thăm tôi.

Vợ tôi tiếp :

– Giàu có và đầy thế lực lắm đấy. Bác sĩ cách mạng mà. Ở thị xã, từ ông to đến dân hèn, ai mà không biết bác sĩ Mạnh.

Tôi ngạc nhiên hỏi :

– Mạnh đậu bác sĩ hồi nào vậy?

Vợ tôi xách túi rau, dựng xe vào tường, nhìn chồng trả lời cụt ngủn:

-Bác sĩ tự phong.

o O o

Năm 1968, Chu Tăng Mạnh đang là sinh viên năm thứ 3 Y khoa Huế nhưng nằm trong nhóm sinh viên hoạt động bí mật của anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan. Qua hai mươi lăm ngày đêm VC đánh chiếm thành phố Huế trong Tết Mậu Thân , những hoạt động thiên tả của họ trở thành công khai. Khi tình hình ở Huế đã trở lại bình thường, Chu Tăng Mạnh bị loại ra khỏi trường Y. Anh trở về quê cưới vợ và xin giờ dạy môn Pháp văn cùng trường trung học tư thục với tôi. Ngày đó, Mạnh gắn trước cửa nhà cái tấm bảng nhỏ “ Chích thuốc theo toa Bác sĩ”. Vừa đi dạy vừa làm nghề chích thuốc tư, cuộc sống của gia đình Mạnh tương đối thong thả.

Trước ngày kỷ niệm 15 năm kết hôn, Mạnh cho người mang thư mời vợ chồng tôi. Ngày đó, chỉ mình tôi đến tham dự còn vợ tôi từ chối.

Chiếc xe lam cũ kỹ, chạy ọp ẹp trên con đường lở lói đến thị xã hơn mười cây số. Tôi xuống xe lội bộ đến nhà Mạnh. Trước 1975 nhà chỉ một căn, bây giờ mở rộng ra hai cánh tả hữu. Đập vào mắt của khách đi đường là tấm bảng nền xanh chữ trắng: “Bác Sĩ Chu Tăng Mạnh”. Có lẽ còn sớm nên phòng tiệc chưa có một ai. Mấy dãy bàn trải khăn nhựa in hoa, những đĩa chén mỏng loại đắt tiền được đặt bên trên bàn ngay hàng thẳng lối.

Nghe tôi đến, Mạnh từ trong phòng, hai tay còn đang thắt chiếc cà-vát đã vội vàng ra bắt tay tôi :

– Cậu thấy nhà mình khác xưa nhiều phải hông? Thân thế lắm mới mua liên tiếp được hai căn nhà hai bên. Căn bên trái là của một gia đình Tàu xuất cảnh chính thức, còn căn bên phải của một gia đình vượt biên.

Mạnh nắm tay tôi dẫn ra phía sau nhà. Một cảnh trí khiến tôi ngạc nhiên phải buột miệng ồ lên thích thú. Như một khu vườn bách thảo thu gọn giữa cái thành phố nghèo nàn nầy. Cây ăn quả xanh ngát một vùng. Đặc biệt là thú chơi chim của Mạnh.

Dọc theo bức tường ngăn cách với nhà hàng xóm từ trước ra đến tận cùng khu vườn đều có mái hiên che. Vô số các loại lồng chim treo bên dưới. Lồng to, lồng nhỏ, dưới thấp , trên cao , san sát, lủng lẳng. Chợt tiếng cu gáy nổi bật trong rừng chim đang hót líu lo. Tôi trực nhìn lên cây dừa cao thấy lồng chim cu cườm đang giương bẫy. Mạnh giải thích ngay :

– Nhà mình có đến chục con cu gáy nhưng con nầy quý nhất. Tiếng gáy của nó như có ma lực. Cậu để ý tiếng gáy có thể phân biệt làm năm âm tiết : Cúc – cù – cu – cú – cu… Mình có thể nói bất cứ con cu nào, dù đang có đôi bạn mà nghe được giọng “bổ ngũ”của nó là bỏ bầy tìm đến ngay. Mạnh ngưng một khắc, hít một hơi dài như để thưởng thức bầu không khí trong lành, mát rượi đầy bóng cây xanh của vườn nhà, rồi giải thích thêm:

– Điểm đặc biệt của con “bổ ngũ” nầy là gáy cả ban đêm (1). Tiếng gáy của nó đánh thức cả vườn chim của mình. Ngay cả lòng người cũng cảm thấy nao nao.

Tôi đi dọc theo khu nuôi chim như đi duyệt hàng quân. Phía sau có Mạnh như một cận vệ với sự niềm nở chân tình. Chim chóc nhiều vô kể. Con lớn, con nhỏ, con đen, con trắng, con vàng, con nâu chen chúc tíu tít. Nào chim cu gáy, sáo nghệ, sáo ngà, sáo sậu, kia là chích chòe, bìm bịp, chào mào, chèo bẻo, chim gi… Loại sang trọng và quý hiếm có họa mi, thiên thanh, công đất, chim trĩ đỏ.

Nghe nói loại trĩ đỏ nầy chỉ có ở Cao bằng, Lạng sơn và vùng thượng du Bắc Việt. Bộ lông của nó nhiều màu sắc rất đẹp, đầu và trước cổ xanh lục, thân mình màu nâu hung đỏ, nâu vàng với các chấm đen. Đuôi dài nhỏ, mắt nâu đỏ.

Mạnh húyt huýt vài tiếng sáo miệng, đưa tay búng nhẹ vào nan lồng, con trĩ quay đầu ngước nhìn về phía chúng tôi. Đôi mắt lóng lánh màu nâu đỏ, thoạt trông như hai viên hồng ngọc lồng trong mắt chim, Mạnh lên tiếng:

– Mình tậu được con trĩ đỏ nầy là cả một công trình khó nhọc trong chuyến đi tham quan với các cụ Cựu chiến sĩ. Mình chi đứt nửa chỉ vàng cho chủ nó. Như bất kỳ dân chơi nào cũng đều kiêu hãnh với cái thú của mình, Mạnh tỷ mẩn giới thiệu từng loại chim kể cả xuất xứ của nó :

– Đây, con két của ông Bí thư Huyện tặng. Nó đã bắt đầu bập bẹ vài ba tiếng người. Cái lồng nhốt con trĩ đỏ nầy là của Giám thị trưởng trại tù cải tạo Z do bàn tay khéo léo của tù nhân làm ra. Nhìn kỹ từng nan lồng cậu mới phục cái công khó của họ. Tất cả đều bằng loại nhôm của thân máy bay trực thăng rơi trong rừng rậm được cắt ra mài dũa, uốn cong thành vòm, đánh bóng rất công phu. Còn đây là con sáo nghệ chân đỏ, mỏ vàng của một bệnh nhân đem đến tạ ơn mình đã chữa lành bệnh lao. Nó bắt chước tiếng người rất chuẩn. Vừa nói, Mạnh vừa cho sáo trổ tài ngay: “ Mạnh, có khách ”.“Trộm vào nhà”. “Rượu, rượu Mạnh ơi”.

Tôi lập tức rời khỏi con sáo đang liến thoắng.

Tôi vốn dị ứng với loại chim lồng biết nói tiếng người từ khi xảy ra một vụ thương tâm tại trại tù cải tạo. Chuyện xảy ra như sau:

Anh em tù đi chặt lồ ô trên rừng cao bắt được con chim bách khứu mới chuyền cành. Loại chim nầy rất hiếm, chỉ sống trên những khu rừng già. Nó có nhiều giọng hót khác nhau, khi nhặt, khi khoan, khi trong, khi đục, lên bổng xuống trầm rất giàu nhạc điệu.

Vì không đủ điều kiện chăm sóc nên anh em giao cho nhà bếp nuôi. Loài chim khướu bắt chước tiếng người nhanh hơn loài sáo nghệ, chim két. Chỉ hơn một năm sau là khướu nói được nhiều từ dí dỏm. Đến giờ anh em tù đi lao động về, ùa xuống bếp lấy nước là từ trong lồng đã nổi lên tiếng khướu tía lia nhắc nhở : “Trật tự, trật tự…” “nước sôi, nước sôi…” Những lúc chỉ một vài người, khướu lịch sự : “Chào bạn, mạnh giỏi…” Vì là khu công cộng nên nhiều tù nhân đến nói chuyện với khứơu và dạy cho nó nói vài từ trêu chọc.

Khu trạm xá có chị cán bộ y tá mới đến nhận việc. Lần đầu tiên đến thăm khu nhà ăn, bất ngờ chị nghe giọng nói khàn khàn phát ra từ trong góc nhà :

– “Anh yêu em”.

Chị Cán bộ tưởng tù trêu ghẹo mình liền sừng sộ:

– Anh nào vừa nói đấy ?

Không ai trả lời, chỉ có tiếng lặp lại. Lần nầy với giọng lảnh lót :

– “Anh yêu em”.

Nữ cán bộ nhìn vào chiếc lồng mới phát hiện con chim khướu trêu mình. Bị hố, chị xấu hổ bỏ đi. Mấy anh tù nhà bếp bụm miệng cười. Con khướu còn biết huýt sáo, gọi tên con Vện, chó của cán bộ lẩn quẩn ở khu nhà bếp.

Một hôm, ông cán bộ Chính uỷ Sư đoàn ghé vào nhà bếp của tù kiểm tra. Bất chợt con khướu vừa đập cánh vừa hét to : “Vi xi, Vi xi”. Ông cán bộ kinh ngạc. Nhìn con chim, nhìn đám tù nhà bếp đang đứng nhìn nhau sau dãy chảo nấu cơm, người nào cũng sững sờ. Ông ra lệnh vệ binh mang lồng chim về ban chỉ huy trại.

Liên tiếp nhiều đêm, cả toán nấu bếp viết tờ kiểm điểm. Quản giáo buộc họ phải tìm cho ra người nào đã dạy con khướu nói những từ “phạm húy” đó. Cuối cùng không tìm được thủ phạm. Toán nhà bếp bị đuổi ra ngoài đi lao động sản xuất thay thế toán người mới. Lồng chim khướu bị vất trong chòi chất tranh không cho ăn, cho uống. Ba ngày sau khướu xủ cánh chết. Nhìn xác con khướu cắn mỏ vào nan lồng không chịu nhả ra cho đến chết, khiến lòng tôi quặn thắt.

o O o

Khách khứa, bè bạn đã bắt đầu tề tựu. Mạnh vào nhà tiếp khách, còn lại mình tôi đứng vẩn vơ giữa vườn chim. Tôi rưng rưng nước mắt nhớ về hình ảnh con chim khướu năm nào gục chết trong lồng, rồi liên tưởng đến các con tôi còn trong tuổi học ăn học nói. Tôi không dám nghĩ tiếp, bèn vội vàng bước vào nhà.

Tiệc bắt đầu, tôi chọn ngồi vào chiếc bàn khuất sau cây cột cùng với mấy người bạn láng giềng của chủ nhà. Mạnh lần lượt giới thiệu từng nhân vật danh dự trước khi vào tiệc. Toàn là chức sắc có uy quyền. Tôi thầm phục tay nầy thuộc loại “bắt mánh” vào hàng “thượng thừa”.

Gần mười năm, hôm nay tôi mới được ăn một bữa cơm thịt cá ê hề, có cả loại rượu mạnh của Liên Xô, Trung Quốc và thuốc hút ngoại nhập. Tôi thật sự choáng váng trước lối sống vương giả giữa một xã hội khốn cùng.

Xong tiệc, Mạnh mời khách ra vườn thưởng thức khu nuôi chim. Vì không muốn gặp mặt mọi người nên tôi đứng chôn chân tại cuối góc vườn. Trước mặt tôi là lồng nhốt con cu cườm. Mạnh tưởng tôi thích con cu cườm nên đến vỗ vai tôi :

– Mình biết cậu “mết” chú cườm nầy rồi. Nó gù mồi độc đáo lắm, dai dẳng, lỳ đòn cho đến khi đối thủ vào bẫy. Biếu cậu đấy, nhớ mang nó về nhé.

Mạnh nào biết tôi rất ghét nuôi chim, chỉ thương hại chúng nó phải chịu thân phận chim lồng. Tôi nghĩ thầm : “Ừ thì cứu được con nào hay con nấy”. Tôi liền lên tiếng cảm ơn Mạnh .

Quan khách lớn nhỏ lần lượt ra về, người nào cũng được chủ nhà biếu một món quà kỷ niệm. Riêng tôi với chú chim cu gáy được người làm quây kín lồng bằng tấm vải đen. Ông cán bộ xã, chú vợ của Mạnh ở gần quê tôi được cháu rể tặng một đôi bìm bịp nhốt trong chiếc lồng khá lớn.

Mạnh xách lồng chim đồ sộ trao cho ông chú vợ :

– Khu chú ở có dòng sông, vườn cây và cánh đồng rất hợp phong thổ cho sự phát triển giọng hót của loại bìm bịp. Cặp chim nầy cháu nuôi từ lúc chưa mọc lông cánh. Cháu bảo đảm với chú không có cảnh nào thích thú hơn là vừa nhâm nhi ly rượu thuốc vừa nghe tiếng bìm bịp kêu khi chiều về trên dòng sông cuồn cuộn chảy trong mùa nước lên,.

Tôi mang lồng chim về đến nhà. Con tôi mở tấm vải ra, chú cu cườm sợ hãi chạy loanh quanh trong lồng, Vợ tôi lắc đầu bảo:

– Anh à, diện của mình mà chơi trò bẫy chim cu là bị ghép tội “Lười lao động, ngồi không ăn bám”. Biết đâu lại vào tù “cải tạo lao động”. Con tôi thì mừng rỡ vây quanh.

Không ai biết được thâm ý tôi là “phóng thích được con nào hay con nấy”.

Sáng sớm hôm sau, khi hừng đông chưa rựng đỏ, tôi mang lồng chim ra giữa đồng lúa đang chín tới. Tôi mở cửa lồng, chim đưa cặp mắt tròn xoe do dự. Một thoáng bất ngờ nó phóng ra khỏi lồng vỗ cánh bay bổng lên giữa khoảng trời xanh và cánh đồng lúa vàng mênh mông.

– Giã từ chim nhé, hãy vui với ngày tháng tự do.

Tôi nói vừa đủ cho chính mình nghe. Và tâm trạng của tôi chợt rộn ràng như ngày tôi cầm được giấy ra trại ung dung bước ra khỏi cổng nhà tù. Niềm hạnh phúc của nỗi vui đoàn tụ như nâng từng bước chân tôi, chẳng khác gì loài chim tung cánh bay lên giữa trời mây.

– Một tháng sau, tôi đạp xe vòng vòng tìm chòi đạp mía mua đường muỗng cho “mẹ bầy trẻ” nấu chè bán dạo. Bất ngờ, tôi gặp ông chú vợ của Mạnh trong lò đường của hợp tác xã Hiệp Phương. Nhận ra tôi hôm dự tiệc tại nhà cháu rể, ông vồn vã mời vào chòi uống nước chè hai (2). Ông tâm sư:

– Thằng cháu rể tôi, bác sĩ Mạnh theo Tây y nên dốt đặc cái món thuốc nam. Môn thuốc đã mấy mươi đời lưu truyền trong nhân gian. Cặp chim bìm bịp của nó cho tôi quý lắm. Đại loại, bìm bịp đạt đến mức mắt đỏ, tròng trắng, cổ cườm, đuôi xòe dải quạt là cực quý (3). Đâu phải dễ dàng bắt được đủ cặp trống mái. Bìm bịp mà ngâm rượu mạnh cả đôi, đúng một trăm ngày chôn dưới đất, xương sẽ tan ra trộn lẫn với thịt của nó, lọc lấy phần rượu trong uống mỗi ngày một ly là xương cốt cứng trở lại như tuổi hai mươi. Rượu bìm bịp thuộc loại trung tính chế được cả âm lẫn dương(4) Thằng Mạnh nó mê tiếng hót còn tôi thì quý cả thịt lẫn xương của giống chim bìm bịp.

Hai tháng, mười ngày nữa cậu ghé nhà tôi chơi, lúc đó hủ rượu ngâm bìm bịp đủ trăm ngày, tôi mời cậu dùng thử vài ly để chứng nghiệm món thần dược của ông bà ta để lại .

Tôi than thầm : “Thế là xong đời một đôi chim !”

Hai tháng sau đó, tôi vào đất Lâm Đồng làm công nhân gạch ngói trong tổ hợp của người anh cột chèo nên không có dịp đến nhà ông chú vợ của Mạnh để được uống rượu ngâm bìm bịp.

Những ngày tháng phải xa vợ, xa con vì sinh kế thật là ảm đạm nhưng tâm trí tôi lúc nào cũng thanh thản với cuộc sống tự do ngoài đời.

Vào cuối tháng chạp âm lịch, tôi về quê ăn Tết có mang theo một món quà đặc biệt tặng cho Chu Tăng Mạnh để gọi là tạ ơn người bạn dạy học cùng trường trước kia đã có tấm lòng hào hiệp biếu cho tôi mấy chục liều thuốc bổ và con chim cu cườm. Món quà là một pho tượng bằng đất sét nung mà tôi đã bỏ công mấy tháng trời nặn đi nặn lại theo bức hình chụp tượng trên một tấm bưu thiếp. Người lực sĩ hai tay nâng cao con chim bồ câu vươn đôi cánh chuẩn bị bay vút lên bầu trời. Bức tượng nói lên niềm khát vọng tự do và quyền sống.

Khách hàng đến mua gạch ngói nhận xét bức tượng có hồn. Xin được nói rõ ở đây, tôi chỉ là tay thợ làm gạch ngói bình thường nhưng tôi đã dành hết tâm lực và ước nguyện của mình trong khi nặn tượng. Niềm khao khát tự do tìm ẩn trong nội tâm đã truyền lực vào đôi tay tác động lên đường nét của tác phẩm. Tuy bức tượng còn nhiều chỗ ngây ngô thô kệch của người tay ngang nhưng không ngờ lại có thần như vậy.

Vừa đặt bức tượng lên bàn và nói với vợ tôi về ý định làm quà Tết cho Mạnh. Nàng lắc đầu bảo :

-Mạnh không còn ở đó nữa !

Tôi ngạc nhiên hỏi dồn :

-Chuyện gì đã xảy ra và anh ấy đi đâu ?

Vợ tôi trả lời gọn lỏn :

– Đi tù !

Tôi thật sự ngỡ ngàng. Chân tay tôi rịn ướt mồ hôi dù khí trời đang lạnh giá của tiết Đại hàn.

Rồi vợ tôi kể đầu đuôi câu chuyện mà nàng nghe được:

– Một hôm, thình lình toán công an kinh tế đến bao vây nhà Mạnh suốt đêm, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Sáng ngày, một phái đoàn thanh tra từ trung ương về lục soát nhà của Mạnh. Nghe nói một số thuốc tây ngoại nhập khổng lồ chứa bất hợp pháp trong nhà. Số thuốc giá trị nầy do Liên Hiệp quốc và các quốc gia Âu Mỹ viện trợ để phân phát cho các bệnh viện, trạm xá…Mạnh lại giả mạo bằng bác sĩ của chế độ cũ, hành nghề không giấy phép. Họ kết tội Mạnh hối lộ, móc ngoặc, âm mưu đầu độc cán bộ đảng viên bằng những cuộc chơi trác táng hầu làm mất dần phẩm chất đạo đức cách mạng. Đây là hình thức chiến tranh tâm lý của bọn làm gián điệp cho nước ngoài .

Nghe đến đây, cả người tôi nổi gai ốc. Vợ tôi tiếp:

– Ba căn nhà đều bị tịch thu. Vợ con anh ấy chỉ được ở tạm khu nhà bếp, theo lệnh tòa án.

Tôi thở dài ngao ngán :

“ Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”(5). Lời người xưa quả thật không sai. Bài học đầy nước mắt mà Mạnh đã nhận được ngày hôm nay đối với anh ta đã quá trễ, nhưng lại hữu dụng cho đời con cháu của anh sau nầy. Đó là gương trước mắt chúng cần phải tránh xa /.


Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
(1)(3) (4)- Theo Phạm Ngọc Tiến TNVN
(2)-Nước mía nấu lần thứ hai trước khi thành mật
(5)-“Phúc bất trùng lai họa vô đơn chí” = Vận may, phúc lành họa hoằn lắm mới có, không lặp lại nhiều lần, còn tai họa không chỉ đến một lần mà hay đến dồn dập,
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Jan/2022 lúc 9:52am

Cặp đôi hoàn hảo


Tình bước xuống giường nhẹ nhàng sợ làm động bà xã còn đang ngủ. Sáng nay thứ Bảy nhưng chàng phải đi làm over time. Lúc sắp sửa bước ra khỏi nhà, chợt nhớ, anh quay vô dặn vợ:

– Bà xã, chiều nay ông xã đi làm về có hẹn đi nhậu với mấy người bạn, lỡ say quá bà xã đi đón giùm.

Hường mắt nhắm mắt mở ngồi dậy ngó đồng hồ, mới có sáu giờ sáng. Nàng nói với chồng:

– Bà xã bữa nay không có đi làm, chị Trang có người bạn từ bên Texas qua chơi, mấy bà rủ nhau đánh bài tứ sắc. Ông xã đi làm về ghé chỗ nào kiếm gì ăn. Tụi em chơi tới tối thì nghỉ, có gì điện thoại em đi đón.

Hường qua Mỹ được mấy tháng thì lấy chồng. Mấy người bạn hỏi chị quen anh Tình hồi nào, Hường cố nhớ mà thật tình không nhớ nổi mình đã quen người đàn ông này ở đâu, hồi nào.

Anh Tình là dân miền Tây lục tỉnh, không biết có cày sâu cuốc bẫm gì không mà ai đó có lần nói, cái thằng tướng tá ô dề cục mịch. Nghe vậy, Hường lắc đầu, thiệt mấy cái chữ nghĩa đó, đời bây giờ không nghe ai nói, cũng đem ra mô tả cái bề ngoài của ông chồng tui cho được. Có người còn nói cái thằng xấu tệ, xấu lạ. Nói người ta xấu thì cũng đủ rồi, lại còn nhấn nhá xấu tệ… xấu lạ. Xấu lạ là xấu ra sao, là xấu không đụng hàng, xấu… không giống ai.

Hường nghĩ bụng, ai nói gì thì nói, kệ họ, kệ tui. Chồng tui, tui biết. Nàng cười một mình, ông bà ngày trước có nói “củi tre dễ nấu chồng xấu dễ xài”. Nàng nói với chị bạn, chồng đẹp mắc công ghen bóng ghen gió. Chồng xấu dễ đì. Hai bà ôm bụng cười. Hường nói với bạn, nhưng chị ơi nói vậy chớ không phải vậy. Ai chớ cái ông chồng không đẹp trai của em không dễ gì, ổng có tánh hơi ngang ngang bướng bướng. Ổng nói cái nào bà xã nói phải thì ông xã nghe theo, còn cái gì không phải thì má mày đừng có cãi.

Vợ chồng người ta thì ai cũng chỉ có một trương mục ngân hàng. Vợ chồng đứng chung ai xài cũng được. Còn ông xã nhà mình, tiền ai nấy giữ, tiền ai nấy xài. Vợ chồng mà ổng giao ước minh bạch, anh lo phần tiền nhà, tiền thuế đất, thuế nhà, tiền bảo hiểm xe cộ. Phần em ba cái bill lẻ tẻ, ga điện nước, điện thoại, tiền chợ, tiền mua đồ xài lặt vặt trong nhà. Tuy là giao ước miệng, nhưng hai vợ chồng đã bao nhiêu năm không hề vi phạm cam kết. Lúc đầu Hường cũng hơi bực. Vợ chồng có hôn thú chớ có phải vợ chồng theo hợp đồng mà ông phân định rạch ròi như thế. Chồng người ta, đi làm về lương bao nhiêu đưa vợ giữ hết. Cần xài chuyện gì nói bà xã đưa cho. Ðàn bà giữ tiền thì còn, ông xã lại có máu cá độ, máu ham nhậu. Nhưng ông xã nhất quyết không nghe, thôi, giao tiền cho bà nắm, mỗi lần cần xài, hỏi mệt.

Hường làm nails, nghề này dễ học mau kiếm tiền. Tuần làm sáu bữa, nghỉ ngày thứ Ba. Ðược cái chủ tiệm là bà chị, đi sớm về trễ không thành vấn đề, cần gì cứ việc nghỉ thoải mái, chị em trong nhà sao cũng được. Ông xã của Hường là công nhân hãng tiện, làm một chỗ từ hồi cưới Hường cho tới giờ. Bạn bè làm chung, ai đổi việc đổi hãng, ai bay nhảy mặc ai, anh Tình cứ tà tà làm một chỗ. Làm lâu ngày quen việc, thấy gì cũng dễ, làm gì cũng được. Sếp thấy Tình chịu khó siêng năng cần mẫn nên rất thương. Ưu tiên mọi điều, anh Tình cứ ở đây làm với tôi, tôi còn thì anh còn. Khi nào hãng dẹp tiệm mới cho anh ở nhà.


1️⃣%20Cặp%20Đôi%20Hoàn%20Hảo%20Tập%201%20Lòng%20Tiếng%20%28%20Phim%20Thái%20Cặp%20Đôi%20Hoàn%20Hảo%20Thuyết%20%20Minh

Hường lấy chồng mấy tháng thì mang bầu. Lúc đi đẻ mấy bà bạn nhiều chuyện đưa bàn tay tính nhẩm. Ðếm tới đếm lui như con nít học đếm, mau dữ he, đám cưới đâu mới có 10 tháng. Má ơi, lấy chồng 6 tháng đi đẻ cũng đâu có sao.

Cái hôm con gái đầu lòng còn nhỏ xíu mới vừa 6 tháng tuổi, Hường tay bế tay bồng, tay xách tay mang con khóc con la. Bác sĩ miệng cười tươi báo tin vui, bà có thai hai tháng. Nghe tin chị Hường muốn té xỉu. Bước ra ngoài ông xã ơi, ông xã ơi chết rồi.

Anh Tình xanh mặt:

– Chuyện gì vậy em?

– Bà xã có bầu hai tháng.

– Vậy mà em làm anh hết hồn hết vía. Tưởng gì, ở cái xứ này mà lo ba cái chuyện đó! Em ơi, trời sanh voi sanh cỏ.

Ông xã cười hì hì.

Thiệt cái ông này vô tư, ông xã còn nói… làm sớm nghỉ sớm.

Hồi lúc còn ở Việt Nam, hồi cái lúc mới vừa biết để ý người ta, mới vừa biết thương, biết nhớ biết giận hờn, Hường có quen một thanh niên cùng xóm. Hai bên gia đình, nhà trai nhà gái, đều tán thành cho cặp đôi hoàn hảo này. Cô cậu tự nhiên dẫn nhau đi chơi, đi du lịch đây đó không ai cấm cản không ai thắc mắc điều gì. Hình như mọi người từ trong nhà cho đến bạn bè bà con lối xóm ai cũng nghĩ hai “tiên đồng ngọc nữ” này sinh ra là để lấy nhau. Nhưng đám cưới thì cả bên nàng và bên chàng không nhắc tới. Khoan. Nhà trai có giấy tờ chờ đi Mỹ. Nhà gái cũng được bảo lãnh và cũng chờ ngày lên máy bay đi Mỹ. Chừng nào qua tới đó rồi tính tiếp. Còn bây giờ, mọi sự cứ giữ y như vậy, ai ở đâu ở đó.

Chàng có tên đi trước. Tiệc tiễn đưa linh đình, hôm ra phi trường nhà trai mướn hai chiếc xe van bự, chở hết bà con cô bác bạn bè lối xóm. Ai cũng cười tươi, xúm nhau chụp hình đủ kiểu. Chàng ra đi nơi quê người xứ lạ, để lại cho người yêu nơi quê nhà một xấp hình. Ôi chao, biết bao là tình. Người yêu ơi, anh có biết. Em không đủ chữ nghĩa để diễn tả cho hết… cái tình yêu này.

Nhưng đường đời muôn lối rẽ. Qua Mỹ đâu chừng hơn 6 tháng nghe tin chàng lấy vợ. Hường còn nhớ rõ, buổi chiều hôm đó lúc hay tin, nàng có cảm tưởng như trái tim tan vỡ, là thật đó, đau, đau lắm, không biết diễn tả ra làm sao đây. Khó thở, giống hệt mấy cô nàng trong phim bộ Hàn Quốc. Rồi sau đó, thì lặng lẽ leo lên giường, không ăn không uống, khóc sướt mướt. Khóc từ đầu hôm cho tới sáng vẫn còn khóc. Không biết ngày đó nước mắt ở đâu mà nhiều dữ.

Hường nhớ, lúc còn nhỏ, nhỏ lắm không nhớ lúc mấy tuổi, có lần nghe mẹ nói chuyện với một người bạn. Mẹ kể về một chuyện phim mà mẹ rất thích. Phim tình cảm lâm ly bi đát. Phim Pháp do anh chàng tài tử lừng danh Alain Delon thủ diễn. Chàng là một Ðại úy quân đội hoàng gia. Nàng là một tiểu thơ xinh đẹp, chiều chiều nàng hay đứng trên lầu nhìn chàng sĩ quan bảnh bao trẻ tuổi, đẹp trai dẫn một toán lính đi ngang nhà trong nhịp điệu quân hành. Chiều nào cũng vậy. Rồi nàng và chàng quen nhau. Yêu nhau. Một cặp đôi hoàn hảo.

Trước khi quen nàng, chàng có dan díu với một bà Bá tước. Sau này, câu chuyện bị phanh phui. Ông Bá tước tức giận, thách chàng đấu súng. Chàng chậm hơn một bước, trúng đạn từ trần.

Một buổi chiều, đứng trên lầu, nơi nàng vẫn thường đứng mỗi chiều, cũng một người sĩ quan dẫn đoàn quân đi qua. Vẫn tiếng nhạc quân hành quen thuộc. Nàng không chịu đựng được nữa, nhảy xuống lầu tự tử. Trước khi chết nàng nói: “Trước khi yêu anh em chưa yêu ai. Và khi yêu anh rồi, em không yêu ai nữa hết. Anh nói anh yêu em nhất trên đời… vậy mà anh chết vì một người đàn bà khác”.

Hường chỉ nghe qua một lần mà nhớ mãi. Cứ ước ao có ngày được xem lại bộ phim đó. Chỉ biết nhan đề tiếng Việt là Tơ Vương Ðến Thác.

Hường rất thích những lời đối thoại này. Ðịnh bụng lúc sang Mỹ việc đầu tiên là đi tìm người tình năm xưa. Nhất định phải tìm cho ra, dù chàng ở chân trời góc biển hay là ở trong hóc bà tó nào. Hường muốn tận mặt chàng, nghe chàng giải thích lý do đi cưới vợ. Và nàng sẽ bắt chước cô nàng trong phim, sửa đổi lời nói lại một chút: “Anh nói anh yêu em nhất trần đời… sao anh lại đi cưới một người đàn bà khác”.

Ðịnh bụng như vậy, nhưng khi đến Mỹ việc đầu tiên là Hường đi tìm việc. Qua đến đây rồi thì ai cũng như ai, phải đi làm. Còn ba cái vụ tình cảm lăng nhăng, “ân oán giang hồ” để thủng thẳng, từ từ tính. Và rồi Hường cũng biết người ta ở đâu. Không xa mấy, chỉ cách một tiếng đồng hồ lái xe. Còn có cả số điện thoại. Nhiều lần Hường cầm máy nhấn nút, nhưng rồi không nói gì lặng lẽ gác phone. Thôi. Bỏ qua. Quên đi. Còn gì nữa đâu.

Người xưa thì nhớ rõ từng chi tiết. Còn người đàn ông đầu ấp tay gối thì không biết là quen khi nào. Vậy mà cũng sống được tới giờ, hai con, một trai một gái. Ðứa lớn vừa tốt nghiệp 4 năm đại học, thằng con trai còn một mùa nữa là xong.

Tiếng điện thoại reo vang. “Chị Hường ngủ dậy chưa, chút nữa đúng mười giờ thì tụi mình ráp sòng. Chị Hường làm ơn ghé quán mua giùm em hai ly cà phê sữa đá. Một ly nói họ để cà phê nhiều nhiều, ít sữa. Em thích uống càng đắng càng ngon. Cám ơn trước nhe. Rồi. Chút nữa gặp”.

Hường tới nơi thì còn thiếu một tay. Bà Liên thì lúc nào cũng đi trễ. Hường kéo chị Trang lại, hai bà nhiều chuyện.

– Sao lúc rày hai ông bà dẫn nhau đi casino hoài phải không?

– Thì buồn buồn không có chuyện gì làm, ổng thì mê kéo máy, lúc này tui thích baccarat không còn mê black jack nữa.

Nhớ hồi lúc mới biết chơi bài black jack, thấy người ta có hai cây bài giống nhau, chẻ làm đôi hai tụ, mình bắt chước, bài có hai thằng Tây cũng chẻ làm hai. Ổng đứng gần không nói gì, tới chừng mình kéo một bên lá hai, một bên lá sáu. Cái mười bảy ăn hết. Ổng nói mình ngu quá, chơi như bà đem tiền cho người ta ăn.

Hường cười xoà, nhớ lần em mới chơi cũng vậy, bài hai thằng Tây cũng chẻ ra làm hai. Nhưng Hường chỉ kể tới chỗ đó, phần sau không kể sợ chị Trang phân bì chồng mình chồng người ta. Hôm đó anh Tình cũng đứng gần bên, chị Hường đưa mắt nhìn, ngỏ ý em làm như vậy có đúng không. Anh Tình nói, tuỳ bà xã, thích sao chơi vậy. Cờ bạc mà, ai biết được, hên xui. Thương ông chồng tui ở chỗ đó. Bởi vậy có giận thì giận chút, chớ thương ổng trăm bề, hai vợ chồng hạp tánh, hạp tình, hạp đủ thứ.

Chị Trang hỏi:

– Vậy chớ anh Tình còn mê cá độ không?

– Còn chị ơi, bỏ đâu được. Lúc rày còn thêm màn cá độ banh dưa hấu.

– ??? .

– Football thì ổng nói cà na, còn basketball thì ổng nói dưa hấu. Có ông chồng tứ đổ tường cũng vui. Nhưng hai đứa tụi em giao hẹn, có chơi thì chơi chừng mực vừa phải. Có tiền thì chơi không tiền thì thôi, tuyệt đối không vay mượn không cầm đồ bán đạc.

– Ổng có nghe không?

– Có. Không đến đỗi. Có khi em đi theo ổng vô quán, ổng ngồi coi game football, em ngồi cạo số.

– Cạo số?

– Số cạo đó, chị không biết à?

– Hai vợ chồng bà này thiệt tình là đồng vợ đồng chồng tát biển Ðông cũng cạn.

Ðánh được mấy chến bài thì có chuyện. Bà Liên xé đôi không chịu đền. Bà nói xé đôi thì bài người ta té rác, thiệt thòi người ta mà còn bắt đền.

Không chịu đền thì nghỉ.

Nghỉ thì nghỉ. Thiệt tình mấy bà lần nào chơi cũng cãi. Còn sớm chán. Hường rủ chị Trang hai chị em mình đi m***age.

– Ðàn bà đi m***age? Ðược không?

– Chị ơi, xứ này ai cũng như ai, vô đó thấy đàn bà còn đông hơn đàn ông là đằng khác. Chị đi theo em lần này cho biết, đã lắm.

Hường bắt đầu ghiền cái vụ m***age này từ hôm đi theo ông xã. Nhưng thường nàng chỉ chọn foot m***age chứ không phải body m***age như lần đầu đi với chồng.

Ông xã của tui cũng thiệt là vui, mình lần đầu bước vô mấy chỗ đó có hơi ngập ngừng, thấy ngài ngại kỳ kỳ làm sao. Ổng tự nhiên chọn phòng có hai giường dành cho cặp đôi hoàn hảo. Phòng để đèn mờ mờ nhạc nhè nhẹ êm dịu. Vừa bước vô thì ổng cởi tuốt tuồn tuột. Cởi đồ ra đi em. Mình tưởng phải mặc đồ lót. Không. Cởi hết. Ðâu có gì mà mắc cỡ, bà xã. Ở đây hay ở đâu ai cũng như ai. Có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Một cặp đôi nam nữ bước vô nhẹ nhàng đóng cánh cửa lại. Bà xã nằm sấp úp mặt xuống như ông xã như vầy nè. Mình tưởng người nam sẽ đấm bóp người nam, người nữ phục vụ người nữ. Không, cô gái thì lo cho ông xã, còn anh chàng thanh niên thì m***age cho mình. Nhớ hồi nhỏ ở Việt Nam có thấy mấy người đấm lưng cho ông ngoại hoài. Ông ngoại nằm sấp, ông thợ vừa đấm vừa bóp, kêu lộp bộp. Còn ở đây, anh chàng này lấy dầu thoa lên người, bàn tay nhẹ nhàng nhẹ nhàng. Xong phần nằm sấp rồi đến nằm ngửa. Anh chàng cũng lấy dầu xoa khắp người bàn tay nhẹ nhàng nhẹ nhàng.

– Bà xã thấy sao, thích không?

Thiệt là tình. Kể mấy chuyện này chắc chị bạn sẽ nói hai ông bà thiệt là đồng vợ đồng chồng. Không biết chừng bữa nay sẽ nói ông ăn chả bà ăn nem.

Ðang nằm coi phim thì ông xã gọi Hường đi đón. Quán nhậu Phố Ðêm… đèn mờ giăng giăng quen thuộc. Ðến cửa quán đã nghe ồn ào tiếng mấy cha nhậu xỉn hát hò vang lộng. Hường gọi phone, ông xã nàng nói em ngồi chờ chút. Anh đang hát karaoke.

Dân nhậu bắt đầu lai rai ra về. Có mấy thanh niên tự nhiên kéo quần ra tè tại chỗ đậu xe. Hường ngồi trong xe chắc họ không thấy, mà có thấy thì đã sao? Hường nghĩ quán nào mà không có restroom, chắc mấy ông này thích ngoài trời mát mẻ. Cảnh sát tình cờ đi ngang không biết có cho ticket? Chưa thấy ai bị phạt vì tội đứng đái ngoài đường.

Sau cùng thì ông xã Hường bước ra.

Bà xã có nghe ông xã hát không?

Hường chẳng mấy để ý, cũng nói để ông xã vui:

– Ông xã hát bài gì vậy?

– Một nửa đời em. Trong quán có cô tiếp viên hát bài này hay lắm. Lúc nào cũng một nửa đời em.

Ông xã Hường như còn say men nhậu, đôi mắt mơ màng, tay chân múa máy… Hát trong quán chưa đã, ngồi trong xe hát tiếp. Có mấy người đi xe gần bên thấy vậy đưa ngón tay cái ý nói mày hát hay lắm… mà không biết họ có hiểu gì không.

Vừa bước vô nhà là Tình muốn leo lên giường.

– Ông xã đi tắm chút cho mát. Em luộc mì gói hai đứa mình ăn.

Tình chiều vợ. Bả có tật, tối ngủ là bắt mình đi tắm.

Hường áp má chồng. Thích cái mùi rượu thoang thoảng. Râu buổi tối mọc lún phún. Cọ cọ thấy hơi đau mà thích. Thích cái cảm giác cọ râu ông xã. Hường nhẹ để môi kề bên môi. Muốn có một nụ hôn thật lâu thật dài.

– Sao vậy anh, sao lúc này ông xã làm biếng quá à nhe. Làm qua loa cho có như là để trả nợ quỷ thần.

Tình ôm siết vợ bàn tay mân mê:

– Thích không.

– Thích.

– Cho bà xã mang bầu nhe.

Hường cười khúc khích sướng tê:

– Ông xã mà làm bà xã mang bầu, muốn gì em cũng chịu. Thiệt đó.

Hường tưởng chàng muốn cởi áo của nàng, nhưng sao ông xã cởi hoài mà cũng không xong. Nàng nhõng nhẽo:

– Sao vậy anh?

– Bà xã có biết chuyện chú Tư Cầu không? Chú Tư Cầu là trai mới lớn miệt vườn. Có người yêu là cô Phấn. Khi màn đêm buông xuống, hai người dẫn nhau ra chỗ vắng nói chuyện tâm tình. Cô Phấn là gái mới lớn, chưa biết gì, không dám cho trai cầm tay cầm chân. Chú Tư Cầu phải năn nỉ ỷ ôi, vòng vo tam quốc ba điều bốn chuyện cho cô Phấn xiêu lòng. Tới chừng mân mê định cởi áo của nàng, bà má xuất hiện, Phấn ơi đi về ba biểu. Ngày hôm sau cũng vậy, lúc chú Tư Cầu sắp sửa cởi áo cô Phấn, em cô Phấn xuất hiện, chị Phấn ơi về nhà má biểu. Cái điệu đó ngày nào cũng như ngày nấy. Tới phút cụp lạc, ai cũng hồi hộp chờ đợi coi chú Tư Cầu có làm ăn gì được không thì có người xuất hiện. Ðộc giả chờ hoài chờ tới bảy ngày mà chú Tư Cầu cũng chưa cởi xong cái áo cô Phấn. Chú Tư Cầu nổi tiếng khắp Nam kỳ Lục tỉnh.

Chị Hường cười khúc khích, nhủi nhủi mặt vào nách anh Tình:

– Ông xã nói chuyện có duyên ác. Rồi bây giờ ông xã định bắt chước chú Tư Cầu hay sao?

– Bà xã ơi bữa nay ông xã hơi mệt, buồn ngủ quá. Bữa khác đền bù gấp đôi.

– Không có được, lúc này ông xã làm biếng quá. Học trò thức dậy trả bài, không được trốn học.

– Cô giáo ơi học trò không thuộc bài.

Chị Hường vuốt ve ông xã:

– Học trò ngoan, học trò cưng, ráng trả bài, chỗ nào không thuộc, cô giáo nhắc.

Anh Tình đôi mắt lim dim mơ màng:

– Cô giáo này chắc là cô giáo Thảo?

– Không thèm tên Thảo đâu, chớ bộ Hường của anh không đẹp sao.

Tình ôm chặt bà xã, hôn nhẹ:

– Không chịu làm cô giáo Thảo hả.

– Không.

– Cô giáo Thảo nổi tiếng lắm đó em. Ai cũng biết.

Hường sung sướng khi được chồng ôm chặt. Nàng chờ đợi. Lâu lắm mới có phút giây này. Chả bù khi xưa, hoài, đến phát sợ. Hai năm hai đứa con, cứ mỗi lần lên giường là tui run, sợ mang bầu. Giờ muốn mà không có. Biết vậy hồi trước đâu thèm kiêng cữ. Xả láng sáng về sớm.

– Ông xã ơi, để em nói cái này cho nghe. Ủa sao êm ru bà rù? Hường ngồi dậy hai tay lắc lắc ông chồng. Ngủ thiệt hả, sao mau vậy, mới đó mà đã ngủ khì. Bó tay. Ðã đành là làm sớm nghỉ sớm. Nhưng mà có sớm thì cũng sớm vừa vừa, có đâu mà sớm quá như vầy.

– Ông xã! ông xã! để em nói cái này cho nghe nè, vui lắm.

Hết cách! Vậy mà ổng nói làm cho tui mang bầu. Cái điệu này hoài mười năm… cũng chưa đẻ.

Nguyễn Thạch Giang



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Jan/2022 lúc 10:08am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.486 seconds.