Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2022 lúc 9:36am

Quê Người Tìm Mẹ



Cách đây vài năm có một đứa bé 13 tuổi là con một người thợ đã mạo hiểm đi một mình từ thành Giênôva sang Mỹ Châu để tìm mẹ.

Tên cậu là Marcô. Nhà cậu nghèo. Cha làm thợ kiếm không đủ ăn nên mẹ cậu phải đi ở cho một nhà ở thành Buênox Airex, thủ đô nước cộng hòa Argentina ở Nam Mỹ Châu. Sở dĩ mẹ cậu phải đi xa như thế là vì ở bên ấy những người làm được trả công cao.

Tại thành Buênox Airex, cha cậu có một người em họ mở hiệu buôn, nên tin tức cứ do người này nhận và gửi giúp.

Năm thứ hai, ở nhà chỉ nhận được một lá thư nói bà bị bệnh rồi thôi không tiếp được tin gì khác nữa. Cha cậu viết thư hỏi người em họ, đợi mãi không thấy trả lời. Cha cậu liền viết thẳng cho người chủ nhà, thơ bị trả lại vì đề sai địa chỉ. Sốt ruột, cha cậu làm đơn nhờ toà Lãnh sự Italia ở đấy điều tra giúp nhưng cũng vô hiệu vì có lẽ mẹ cậu tưởng nghề đi ở là hèn nên đã giấu tên để khỏi phương hại đến gia đình.

Thấy cha buồn rầu, Marco quả quyết xin cha cho phép sang Nam Mỹ tìm mẹ. Cha cậu đang phân vân, may sao lại có người bà con quen với một viên quan Ba tàu thủy xin cho cậu được vé hạng ba không mất tiền nên ý định của cậu được thực hiện ngay.

Một buổi chiều đẹp về tháng tư, cha cậu đưa cậu xuống tàu. Mất 27 ngày lênh đênh trên mặt bể, cậu âm thầm chịu bao nhiêu nỗi khổ tâm: phần nhớ nhà, phần lo mẹ có khi đã qua đời, phần bị say sóng lắm khi tưởng đến phải bỏ thân trong bể cả. Một buổi rạng đông tháng năm, tàu cập bến Buênox Airex, trên sông La Plata.  Sau khi từ biệt người bạn đồng hành là một ông già người xứ Lombar, cậu xách va-li lên bộ thẳng đường vào thành phố. 

Cậu hỏi thăm mãi mới tìm được phố Lox Artex là nơi người chú họ tên là Mêrelli ở đấy. Đến số nhà 171 hỏi thăm thì có một người đàn bà trả lời bằng tiếng Italia :

- Ông Mêrelli đã mất một vài tháng nay. Cửa hàng bán lại cho tôi rồi !

Được tin như sét đánh bên tai, cậu xám mặt lại hỏi:

- Ông Mêrelli quen với mẹ tôi. Mẹ tôi ở cho ông Mêkinêx tỉnh này. Vậy bà có biết nhà, xin làm ơn chỉ giúp. Tôi đi từ nước Italia sang đây chỉ có việc tìm mẹ tôi.

Bà chủ động mối thương tâm, liền gọi thằng nhỏ vẫn chạy giấy cho ông Mêrelli ra hỏi, nó biết ngay và vui lòng dẫn cậu lại nhà ông Mêkinêx cách đấy không xa. Đến nơi, cậu giật chuông, một người con gái ra mở cửa. Cậu hỏi, người con gái ấy trả lời bằng tiếng Tây Ban Nha:

- Nhà ông ấy đã dọn về Corđôva rồi.

- Thành Corđôva ở đâu, thưa cô? Người vú già người Italia, mẹ tôi đó, có đi theo không?

Người con gái chạy vào gọi cha. Một ông to lớn, râu đen ra hỏi đầu đuôi. Thấy vậy, ông thương tình mời cậu vào nhà, cấp cho ít tiền và viết một phong thư giới thiệu cậu với một người bạn ở tỉnh Larôxario và gửi cậu đến Corđôva. Vị ân nhân ở Labôca lại cho cậu một tấm thiếp để đưa cho một người bạn thân ở thành Rôrio. Sau 3 ngày và 4 đêm đi thuyền trên sông Parana cậu tới thành phố Rôrio vào một buổi sáng. Thành phố này ở ngay bờ sông, những bóng lâu đài tráng lệ phản chiếu xuống mặt sông coi rất ngoạn mục. Vào thành phố Rôrio, cậu có cảm giác như là lộn lại các thành phố khác mà cậu đã qua vì trước mặt vẫn thấy những phố dài dằng dặc, thẳng băng và chia các ngả trong một khoảng đất phẳng phiu, hai bên vẫn thấy nhà cửa trắng thấp và diêm dúa như những hoa trắng trên bãi bể, trên đầu vẫn thấy những dây điện báo chằng chịt như màng nhện.

Cậu tìm được đến vị cứu tinh ghi trong tấm thiếp, vào hỏi thì người quản gia đáp:

- Ông chủ và cả gia quyến vừa mới về quê ở Buênox Airex rồi.

Cậu thất vọng kêu:

- Chết chửa! Tôi làm thế nào bây giờ? Tôi một thân một mình đến đây, cần gặp ông chủ để người giúp cho một việc...

Người quản gia sừng sộ:

- Đã bảo đi vắng! Giúp cái gì? Ở đây đã thừa dân Italia lắm rồi! Mày trở về nước Italia mà xin ăn.

Cậu tủi nhục vô cùng, xách vali trở ra, óc rối bời bời. Biết làm thế nào bây giờ? Từ Rôxario đến Corđôva còn cách một ngày xe lửa nữa mà trong túi chỉ còn có vài lira.

Buồn và mệt, cậu đặt cái vali xuống hè, ngồi lên, lưng dựa vào tường, hai tay bưng mặt...

Chợt có người đến vỗ vai hỏi bằng tiếng Italia:

- Ngồi làm gì đây ?

Cậu ngẩng nhìn thì ra ông lão đồng hương đã cùng đi với cậu một chuyến tàu. Cậu kể hết sự tình, ông già nghĩ được một diệu kế.

Ông liền đưa cậu vào khách sạn "Ngôi sao nước Italia" giữa lúc những kiều dân Italia đang ăn uống. Ông giới thiệu cậu là một đứa con nhỏ đã vượt trùng dương và chịu đói khát để đi tìm mẹ. Ai cũng có lòng thương hại cậu, vì thế trong có mười phút đã thu được 40 lira.

Sáng hôm sau,cậu lên tàu đi Rôxario, chập tối thì đến nơi.

Nhờ một vị linh mục chỉ đường, cậu tìm đến nhà kỹ sư Mêkinêx gõ cửa, có một bà già cầm đèn ra hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha:

- Hỏi ai ?

Cậu đáp:

- Tôi hỏi ông kỹ sư Mêkinêx.

Bà già khoanh tay vào ngực, lắc đầu đáp:

- Mày cũng hỏi ông Mêkinêx à? Đã ba tháng nay người ta cứ đến nhiễu mãi. Những tin đăng báo vẫn chưa đủ à! Dễ thường phải yết thị khắp các phố phường là ông Mêkinêx đã dọn đi Tucuman rồi người ta mới để yên?

Marcô phát uất nói:

- Trời ơi ! Có lẽ tôi phải chết ở đây và không được nhìn mặt mẹ tôi !... Xin bà làm ơn bảo giùm tỉnh ấy ở đâu? và cách bao xa?

- Thành Tucuman cách đây bốn năm trăm dặm.

Marcô nức nở khóc.

Bà già thương hại bảo:

- Nhà số 3 đầu phố này có người lái buôn thường chở hàng bằng xe bò đi Tucuman. Mày thử lại hỏi xem họ có cho đi nhờ không ?

Marcô lại hỏi thì người lái buôn bảo: "Hết chỗ rồi!"

Trong lưng chỉ còn 15 lira, cậu kêu van với người lái buôn xin đưa cả và đi đường có việc gì xin làm giúp.

Người lái buôn nói:

- Ta không đi Tucuman. Lần này, ta đưa hàng di Satiagơ. Vậy đến chỗ rẽ thì mày xuống. Nhưng còn phải đi bộ đến 20 ngày nữa mới đến Tucuman, mày có đi được không? Đường vắng và khó đi lắm!

- Thưa ông, được. Tôi chịu được tất cả, miễn là tìm thấy mẹ tôi!...

- Được thế hôm nay mày ngủ ở xe, mai đi sớm.

Bốn giờ sáng hôm sau, dưới trời sao lấp lánh, một đoàn xe mỗi chiếc do 6 con bò kéo cùng một đàn bò nữa để thay phiên, khởi hành trong một bầu không khí tĩnh mịch.

Khi đi đường, Marco thường bị những phu xe sai bảo và hành hạ. May nhờ được người chủ nhân đạo, bọn kia cũng không dám quá tay và mấy hôm bị chứng sốt rét, cậu được trông nom tử tế. Ngày thứ 16 là hôm cậu khỏi bệnh và cũng là hôm cậu phải rời đoàn xe để về lối Tucuman. Sau mấy câu dặn dò, người chủ xe bắt tay từ biệt.

Marco một mình lủi thủi xách vali đi về phía tây, trong dạ buồn rầu.

Nhưng một điều làm cho cậu phấn khởi đôi chút là trước mặt cậu, ở chân trời hiện ra một dãy núi dài, ngọn cao và trắng coi tựa dãy Alpes, cậu tưởng tượng như được ở gần quê hương cậu. Nhưng nào có phải là núi Alpes đâu, chính là dãy núi Anđex tục gọi là "sống lưng" của Tân thế giới, đi từ Xích địa miền Nam cho đến Bắc Băng Dương.

Hôm thứ nhất Marcô đi cho đến lúc kiệt lực rồi nằm ngủ ở cạnh gốc cây. Hôm sau lại khởi hành nhưng chậm hơn và kém phần hăng hái. Hôm thứ ba: giày rách chân đau, dạ đói! Tối đến, cậu giật mình thon thót vì người ta nói ở đây lắm rắn độc!

Mặc dầu mỏi mệt, đói khát, cậu vẫn cố đi, đi mãi, đi qua những chòm cây lạ mắt, qua những đồng mía xanh tươi, qua những đồng cỏ mênh mông, trước mặt vẫn nhìn thấy ngọn núi xanh lởm chởm trong nền trời không vẩn một đám mây.

Bốn hôm, năm hôm, một tuần lễ qua. Sức cậu đã cùng. Chân cậu đổ máu. Thì chiều hôm ấy, người ta bảo cậu:

- Tucuman còn cách đây 50 dặm.

Marcô mừng rỡ reo lên và đi rảo bước; bụng bảo dạ:

- Mẹ ơi bây giờ mẹ ở đâu? Mẹ có biết con đang ở gần mẹ không?

Khốn khổ thay cho Marcô. Nếu cậu biết rõ tình trạng mẹ cậu lúc ấy thế nào thì cậu muốn mọc ngay cánh để kịp bay đến cạnh người.

Lúc ấy, bệnh tình mẹ cậu đang ở trong thời kỳ trầm trọng. 

Vợ chồng viên kỹ sư Mêkinêx đang đứng bên giường bệnh khuyên bệnh nhân nên để cho Bác sĩ mổ thì mới có cơ qua khỏi. Bệnh nhân đáp:

- Cám ơn ông bà có lòng nhân đức trông nom tôi tựa người nhà. Nhưng tôi không còn đủ sức để chịu sự mổ xẻ. Tôi sẽ chết. Xin ông bà để yên cho tôi chết. Chồng con tôi không có tin tức, chắc bị tai biến gì đây... Tôi còn sống để làm gì?

Vợ chồng viên kỹ sư cố nài hai ba lần nữa, song bà ta chỉ khóc và ngất đi.

Ông bà Mêkinêx hết sức chăm sóc cho người mẹ đáng khen ấy đã vì sinh kế của gia đình đem thân đến một nơi xa quê hương hơn 3000 dặm, sau khi chịu bao nhiêu nỗi cơ khổ gian lao!

Sáng sớm hôm sau, vali đeo trên lưng, Marcô, hốc hác và rách rưới, thất thểu vào thành Tucuman một thành phố mới mở vào hạng phồn thịnh nhất nước Argentina.

Marcô đang ngẩn ngơ chưa biết hỏi ai, bỗng thấy một cửa hàng ngoài đề chữ Italia, cậu liền đánh bạo vào hỏi:

- Thưa ông, ông có biết nhà ông kỹ sư Mêkinêx ở đâu, xin ông làm ơn bảo giúp?

Chủ hiệu đáp:

- Ông Mêkinêx không ở đây nữa.

Marcô choáng người, kêu lên một tiếng rồi ngã vật xuống đất. Chủ hiệu đỡ dậy, hỏi chuyện rồi bảo:

- Em đừng nản lòng. Ông kỹ sư tuy không ở Tucuman nữa, nhưng ở gần đây, đi bộ vài giờ thì tới nơi.

- Thưa ông, ở đâu? Ở đâu? Ở đâu?

- Ở bờ sông Salađinô. Ở đấy người ta đang xây một nhà máy làm đường, ông kỹ sư ở khu nhà bên cạnh. Đến đấy hỏi ai cũng biết.

Một người hàng xóm nghe tiếng kêu vừa chạy sang thấy vậy nói tiếp:

- Hai tuần lễ trước tôi đã vào đấy, có gặp kỹ sư.

Cậu hỏi luôn:

- Thế anh có gặp người vú già nhà kỹ sư, người Italia không?

- Có , tôi có trông thấy !

Cậu sung sướng quá vừa khóc vừa nhảy lên.

Mọi người khuyên cậu nên nghỉ ngơi cho lại sức, mai sẽ đi Salađinô. Nhưng cậu khăng khăng nói:

- Cảm ơn các ông. Tôi đi cốt để tìm mẹ tôi! Dù chết ngay giữa đường, tôi cũng đi!

Vài phút sau, vali lại đeo trên lưng, cậu khập khiễng lên đường, rồi biến trong đám cây rậm rạp. Đêm ấy là đêm ghê gớm nhất cho bệnh nhân. Bà đau đớn, rên rỉ, lắm lúc mê man. Bác sĩ bảo: bà đau về chứng bệnh thì ít mà về tinh thần thì nhiều.

Sáng hôm sau, ông bà Mêkinêx lại đưa bác sĩ vào thăm. Bác sĩ khuyên:

- Nếu bà cho mổ thì thế nào cũng khỏi, bằng không thì không còn phương gì cứu được nữa.

Bà ta lắc đầu nói trong hơi thở:

- Cảm ơn bác sĩ, tôi còn có can đảm để đợi chết, chứ không còn lúc để chịu đau đớn một cách vô ích. Xin bác sĩ cho tôi chết yên lặng thì hơn!

Xong bà quay lại trối với bà chủ:

- Thưa bà sau khi tôi chết rồi xin bà làm ơn nhờ toà lãnh sự Italia gửi ít tiền tôi để dành về cho chồng con tôi. Tôi mong rằng chồng con tôi vẫn được bình yên. Và bà nhớ bảo giúp rằng lúc lâm chung tôi vẫn nhớ đến chồng tôi, hai con tôi và nhất là thằng Marcô.

Ngoài phòng có tiếng động. Mấy phút sau, bác sĩ và ông Mêkinêx cùng vào, nét mặt có vẻ khác. Hai người nói nhỏ với nhau: "Đỡ ngay lập tức"! Bệnh nhân không hiểu sao cả. Ông Mêkinêx cất tiếng run run nói:

- Chị ơi ! Tôi có một tin hay muốn báo cho chị biết. Chị hãy định thần lại để nhận tin ấy. Tin ấy chắc chắn sẽ làm cho chị được hài lòng.

Con ngươi bệnh nhân mở rộng.

- Chị hãy sửa soạn để tiếp một người... một người mà chị yêu mến nhất, nhớ thưong nhất!

Bà Guixếpa sẻ ngẩng đầu lên nhìn tứ phía.

Kỹ sư nói tiếp:

- Người ấy đã lặn ngòi ngoi nước đến đây một cách bất ngờ... và đã ở đây rồi!

Bệnh nhân thở hổn hển hỏi:

- Ai? Ai thế?

Tức thì Marcô rách rưới, lấm láp, ở ngoài bước vào. Bác sĩ đứng trong ngưỡng cửa, cầm cánh tay cậu giữ lại. 

Bệnh nhân kêu ba lần:

- Chính con tôi! Con tôi! Con tôi!

Marcô chạy vào, như có phép thần thông giúp đỡ, mẹ cậu nhỏm dậy ôm lấy cậu như một con hổ đói mồi, vừa cười vừa khóc, hôn cậu và hỏi:

- Sao con lại đến đây? Con độ này lớn quá! Ai đưa con đi? Hay con đi một mình? Con có ốm không? Chính con là Marcô của mẹ? Không phải là giấc mộng chứ? Con nói cho mẹ hay.

Nói đến đây bà chợt đổi giọng và bảo:

- Khoan đã ! Con sẽ nói sau.

Rồi quay lại bảo bác sĩ:

- Thưa bác sĩ bây giờ tôi muốn khỏi bệnh. Tôi sẵn sàng để ngài cứu cho... Xin ngài cấp cứu cho... Con hãy ra ngoài đợi một lát...

Viên kỹ sư đưa Marcô ra. Bác sĩ và y sĩ ngoại khoa mang các dụng cụ y khoa vào và đóng cửa phòng lại. Lát sau bác sĩ hớn hở ra phòng bảo Marcô:

- Mẹ con đã được cứu thoát!

Marcô liền quỳ trước mặt bác sĩ khóc nức nở nói:

- Đội ơn bác sĩ đã cứu sống cho mẹ con!

Bác sĩ đỡ Marcô dậy và khen:

- Con hãy đứng dậy. Con thực là một đứa trẻ phi thường. Chính con đã cứu sống mẹ con! 


Hà Mai Anh dịch

(Tâm Hồn Cao Thượng)

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Mar/2022 lúc 9:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2022 lúc 9:53am

Chiếc áo len và cha tôi

NOMA%20t.d.%20Hand%20Knit%20Diamond%20Cardigan%20Grey%20&%20Light%20Grey%20|%20END.

Hồi tôi đi lính, sau 9 tuần làm tân binh ở trung tâm huấn luyện Quang Trung, tôi được chuyển lên Ðà Lạt. Ðà Lạt với tôi chỉ là trong mơ, trong mộng, trong trí tưởng. Tôi không nhớ những năm tháng ấy (1968), tân nhạc Việt Nam đã có những bản nhạc ca tụng Ðà Lạt chưa? Như “Ai Lên Xứ Hoa Ðào, Ðà Lạt Hoàng Hôn, Thương Về Miền Ðất Lạnh?” Nhưng trong tâm tưởng, tôi đã yêu Ðà Lạt lắm rồi. Tôi cứ tưởng tượng một Ðà Lạt đẹp như truyện thần tiên, một nơi khí hậu ấm áp, cây cỏ muôn hoa đua nở, đầy tiếng chim ca. Tôi nghĩ, mình sẽ là một sinh viên sĩ quan, sẽ học ở đó hai năm… rồi sẽ hết chiến tranh…Cho nên lúc tôi và cả đại đội 94 tân khóa sinh của Tiểu đoàn Nguyễn Huệ, chuẩn bị di chuyển về Ðà Lạt, tôi vui lắm…Sẽ có những ngày mới chào đón tôi, ở xứ sở thần tiên này

Dĩ nhiên, dù gì tôi cũng đã qua 9 tuần lăn lộn ở các bãi tập của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, tôi cũng đã thấm đòn “lính tráng”. Những sáng sớm thức dậy lúc 4, 5 giờ, ra giao thông hào chà láng, rồi đi tập bắn ở các bãi tập dành cho tân binh…Cho nên, khi máy bay quân sự đáp xuống phi trường Cam Ly, được đưa về trường để bắt đầu 9 tuần huấn nhục, dù mệt mỏi bao nhiêu, tôi nghĩ mình cũng vượt qua được.

Một điều nên nói ra đây, là tôi lên Ðà Lạt vào dịp cuối năm, nên trời mùa đông rất lạnh. Chúng tôi, mỗi người được phát cho hai bộ đồ “nhái” để thay đổi. Bộ đồ “nhái” là bộ áo quần bằng nỉ thun, bận vào bó sát người, rất ấm…Nhưng chỉ có hai bộ, thay ra, đổi vô không đủ cho cả những ngày tháng dài lạnh buốt, bị huấn nhục. Lạnh quá, nhất là những đêm về khuya, chúng tôi bị phạt hành xác, nhiều khi đến 9, 10 giờ đêm mới được đi ngủ…Lúc đó thì quần áo tả tơi, xốc xếch…Và cái lạnh Ðà Lạt về đêm, nhất là mùa đông thì càng quá lạnh. Tôi nhiều khi nằm trên giường, co quắp người lại, mà hàm răng run lên cầm cập…Nằm ngủ với cái lạnh như thế nên đâu có ngủ được, hình như chỉ thiếp đi từng chặp. Thức, tỉnh, tỉnh, thức…

Tôi nhớ lại, ngày còn ở dân sự, tôi có mua một chiếc áo len màu xám nhạt. Chiếc áo len dày, nên bận vào rất ấm…Ðến ngày vào lính, tôi để chiếc áo len đó lại cho cha tôi. Lúc đó, sao tôi chưa thấy cha tôi có một chiếc áo len nào. Về mùa đông, có lạnh lắm thì cha bận 2 cái áo bà ba, và chiếc quần dài…Cho nên, đi lính, tôi để chiếc áo len này lại cho cha, và nói với cha, con đi lính có quân đội lo hết rồi, không cần gì cả. Con để lại cho cha chiếc áo len này, cha mặc khi mùa đông tới nghe cha. Cha tôi cười nhỏ nhẹ, không nói lời nào, nhưng chắc ông cảm động lắm. Ðó là tôi nghĩ thế thôi, bởi tôi lúc đó đâu có lường được cái lạnh của Ðà Lạt thế nào, và nỗi cam khổ của người lính ra sao.

Cha tôi và tôi ít nói chuyện với nhau. Lúc còn nhỏ lắm, hai, ba tuổi hay bốn, năm tuổi gì đó, cha tôi thường hay cộ công kênh tôi trên hai vai, đi từ nhà tôi lên xóm An Phú, rồi trở xuống xóm An Lương, đi loanh quanh như vậy đến mấy vòng. Tôi được ngồi trên vai cha tôi, hai chân nhỏ bé của tôi thõng ra phía trước, hai tay ôm lấy đầu cha. Mỗi khi có người hàng xóm quen gặp, thì họ chào ngay, chào cậu Khiêm, hai cha con đi chơi vui quá hỉ. Dù những người này không bà con thân thuộc gì với gia đình tôi, họ gặp cha mẹ tôi vẫn thường chào là cậu, mợ.

Lúc này, thời điểm tôi đi lính, là thời điểm gia đình tôi đang đi tản cư. Quê tôi không còn yên ổn nữa. Sáng quân quốc gia lên, chiều mấy ông trên núi xuống, nên đêm nào cũng nghe tiếng súng nổ đì đoàng. Cảnh quê không còn bình yên nữa, với lại cha tôi lúc này có chân trong Ban hội đồng xã, nên ông sợ, phải đưa cả gia đình xuống quận lỵ tản cư. Cha mẹ tôi mua cái nhà tranh nhỏ tại thị xã để ở. Ban ngày, có lúc bình an, thì cha mẹ tôi trở về quê, có hái được mớ rau, buồng chuối, thì đem về nấu canh hay luộc chuối ăn…Còn thường thì mẹ tôi buôn bán lẻ ngoài chợ, kiếm ăn rất vất vả.

chiec%20ao%20len%20va%20cha%20toi

Thắm Nguyễn

Hoàn cảnh tản cư như thế. Cha mẹ tôi lúc ấy cũng đã già, ông bà cũng đã trên sáu mươi, nên nghèo là cái chắc…Tôi thì đang huấn luyện trong quân trường, với số lương của một sinh viên sĩ quan, cũng bèo bọt lắm, nên tôi không gởi tiền về cho cha mẹ tôi được đồng nào.

Lúc này những đêm Ðà Lạt lạnh tê da, tôi phải cùng các bạn đi gác những ca 1, 2 giờ sáng…Lúc này mới thấy cái lạnh nó hãi hùng như thế nào, nhiều lúc lạnh quá, chịu không nổi, phải lấy tấm poncho (tấm choàng bằng vải nhựa dày), dành cho lính đi hành quân. Ðắp tấm poncho lên người mới đỡ lạnh một chút. Tuy vậy, cái lạnh giữa khuya Ðà Lạt vẫn là một hãi hùng với tôi từng đêm.

Tôi chợt nhớ đến cái áo len tôi đã để lại cho cha tôi, tôi biết miền Trung, mùa đông cũng lạnh kinh khủng. Nhưng lúc này, cái lạnh như xé từng mảnh da tôi ra, nên tôi đã viết một thư gởi về cho cha tôi, nói cha tôi gởi lên cho tôi cái áo len đó. Và khoảng 10 ngày sau, cái áo len được bỏ vào trong một bọc nhựa đàng hoàng, cha tôi gởi cho tôi chiếc áo len theo đường bưu điện.

Dĩ nhiên lúc đó tôi cũng chẳng băn khoăn gì, vì cái áo len của tôi cho cha, mà quá lạnh, nên tôi xin lại cũng là chuyện thường. Nhưng sau này, nghĩ lại, tôi mới thấy tôi thật vô tình, trong lúc tôi còn tuổi trẻ, lúc đó chỉ khoảng hai mốt, hai hai, sức trai ngồn ngộn, thế mà không chịu lạnh được, phải “giành” chiếc áo của một ông già trên sáu mươi. Mà người đó là cha tôi nữa chứ.

                                                                                                  oOo

Tôi sống lơ ngơ với tuổi trẻ của mình. Hình như những năm ở quân trường tôi viết thư về “em” nhiều hơn viết thư về cho cha mẹ. Viết về cha mẹ chỉ có mấy dòng, cha mẹ khỏe không? Ở quê mình có bình yên không? Rồi tôi bí tịt. Trong lúc viết cho em thì hoa lá cành đủ mọi thứ, trời trăng mây nước thế nào cũng kể ra. Trong hơn hai năm, tôi đã viết cho em bao nhiêu bức thư tình. Ðể thấy rằng, cha mẹ đối với tôi như một tình yêu lặn sâu trong tâm thức mà thôi, chứ không lộ ra ngoài.

Tôi về phép lần thứ nhất của năm đầu, tôi lại gặp cha. Cha tôi đã già hơn xưa, vẫn bộ đồ bà ba trắng, chiếc xe đạp sườn cao, ghi đông chữ U, đi về trên đoạn đường Quán Rường – Tam Kỳ, ngày ngày lên xuống. Về quê để thăm nom khu vườn cũ, rồi sẵn tìm buồng chuối, trái mít hay mớ rau, đem về nhà ăn, thêm vào số tiền lời mẹ tôi đi bán thuốc “rê” ngoài chợ. Thời chiến tranh, cha mẹ tôi “hủ hỉ” bên nhau như vậy, trong lúc tôi và anh tôi “đi lính miền xa”.

Tôi về phép năm đó, về ở với cha mẹ thì ít mà đi chơi với em thì nhiều. Cha tôi buổi tối thường đọc sách hay nghe đài với chiếc radio ấp chiến lược. Trong lần về phép này, buổi tối, tôi thường ngủ chung với cha trên chiếc chõng tre rộng. Nằm ôm cha tôi mà ngủ, tôi thấy bình yên quá. Coi như quên hết những hệ lụy. Tôi mơ một ngày hòa bình, được làm một nghề nào đó như đi dạy học, bình yên sống gần cha mẹ thì vui biết bao. Nhưng thời đại chiến tranh làm sao mình sống cho mình được.

Xong 15 ngày phép, tôi trở lại Ðà Lạt, tiếp tục làm một sinh viên sĩ quan hiện dịch. Chữ “hiện dịch”, sao lúc đó tôi thấy hay quá, và ngầm hãnh diện nữa. Tôi đã bỏ cha mẹ già sau lưng.

                                                                                                     oOo

Ðến kỳ nghỉ phép lần thứ hai, tôi lại trở về cùng cha mẹ. Cha tôi tuy ốm người nhưng tôi thấy vẫn mạnh khỏe, vẫn vui vẻ đón tôi với nụ cười hiền hậu. Tôi không nhớ rõ là tôi có mua gì làm quà để tặng cha (mẹ) tôi không, tôi nhớ là không, hay nếu có cũng ít lắm…Chắc cũng chỉ mấy gói trà Blao là cùng. Cha mẹ tôi đón tôi về phép với bao mừng vui…

Tuần lễ đầu cha tôi còn rất khỏe. Mẹ tôi có làm một mâm cơm cúng ông bà, gia tiên. Có con gà luộc, đĩa xôi, cơm trắng, cá kho, canh…Cha mẹ có mời thêm chú Tiến, người em họ cha tôi, nhưng rất thân với cha tôi, đến dự. Ði tản cư, sống trong cảnh nghèo cực, cha tôi đã mất hết bạn bè quê kiểng, những chú bác bạn cùng quê cũng lo chạy gạo hằng bữa, nên ít gặp nhau.

Hôm đó, cha tôi và chú Tiến uống rượu với nhau. Hai người nói chuyện rất tâm đắc…Rồi tự nhiên cha tôi khóc. Ðây là lần đầu tiên tôi thấy nước mắt cha tôi chảy trên khóe mắt. Nhưng tôi quá vô tình, chỉ thấy và biết thế thôi, chứ không hỏi tại sao cha tôi khóc…Có một dự báo hay nỗi buồn gì đó khiến cha tôi buồn quá mà khóc…Tôi vô tư nên không chia sẻ được chút nào.

Thế mà mấy hôm sau cha tôi đổ bệnh, ông bị đau bụng nhói người, khiến gia đình phải đưa ông đi nhà thương. Vào bệnh viện, bác sĩ khám, xét nghiệm, xong tươi cười nói với mẹ, chị Hai và tôi:

– Bác chỉ đau bụng thường thôi. Chúng tôi sẽ cố gắng chữa khỏi cho bác để bác sớm về nhà ăn Tết.

Nghe vậy, tôi vui mừng xiết bao.

Nhưng sự vui mừng đó không được bao lâu, khoảng 7 ngày sau bệnh tình cha tôi trở nặng. Và một người bác sĩ khác đến thông báo với chúng tôi:

– Xin chia buồn cùng anh và gia đình. Chúng tôi đã cố gắng chữa trị, nhưng… Gia đình nên đem bác về nhà, nếu không muốn bác mất tại đây.

Ðêm đó, bệnh viện cho một chiếc xe đưa cha tôi về nhà. Tôi thức suốt đêm canh cha tôi trên giường bệnh. Cha tôi đã mê mệt lắm rồi. Ðến khoảng đâu 4 giờ sáng, cha tôi quờ quạng cầm tay tôi, nói lắp bắp câu gì đó không nghe rõ. Tôi kêu mẹ tôi và chị Hai tôi đến gần. Mẹ, chị Hai, và tôi đến bên cha, cầm tay cha, hỏi cha có nói gì không, như một lời trăn trối. Nhưng cha tôi không nói gì chỉ lắp bắp trong miệng, rồi cha tôi lịm đi. Tôi rờ ngực cha thấy tim không còn đập nữa. Hơi thở cũng không còn. Tôi, mẹ tôi và chị Hai tôi òa lên khóc. Tôi biết tôi mất cha từ đây, ngày hăm ba tháng chạp, một ngày cùng ngày đưa ông Táo về trời. Ngày này tôi không bao giờ quên.

Chiếc áo len màu xám tôi nhận được từ cha tôi gởi qua bưu điện lên Ðà Lạt cho tôi, tôi cũng đã bỏ từ lâu. Sau này nghĩ lại, tôi thấy tôi thật vô tư, vô tình quá. Sao lúc đó tôi không để chiếc áo len đó cho cha mặc, để tránh đi cái rét mùa đông miền Trung giá buốt. Ðiều này làm tôi ray rứt, ân hận mãi.

Thông thường, cái lẽ của đời sống là “nước mắt chảy xuôi”. Tôi cũng đành vịn vào câu “nước mắt chảy xuôi” để bào chữa cho cái vô tâm, vô tình của mình thuở đó.

Cha tôi mất đến nay là 51 năm.

Thời gian trôi qua lẹ thiệt.


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Mar/2022 lúc 11:18am

Cái máy phát điện khởi động sình sịch mấy tiếng ngắn rồi chạy đều. Bóng đèn trên trạm thu mua nối nhau bật sáng lên. Trong bóng đêm, nhà lưa thưa, đèn vàng leo lét, gian nhà sàn bây giờ phựt sáng. Ánh đèn sáng choang một góc xóm biển. Cơm chiều xong, công nhân tụ lại làm việc, chuẩn bị để chuyển hàng xuống ghe. Tiếng thùng kéo lôi, thảy nện trên sàn nhà, tiếng cười, tiếng nói, gọi nhau ồn ào. Gian nhà này dùng làm nơi nhận và chuyển hàng. Không có hàng lên, hàng xuống, hay không có ai bày ra ăn nhậu, thì nơi này thường vắng vẻ lắm; thỉnh thoảng mới có người ra ngồi hút thuốc, nhìn sóng đùa cùng biển nước một lúc, rồi cũng bỏ đi.

Có một văn phòng nhỏ, kế bên là kho chứa và giữ lạnh cho các cây nước đá, cùng các thùng tôm đã ướp lạnh. Chính giữa chừa trống, để có chỗ cho các thứ công việc chính như: thu nhận nước đá, hải sản, vô thùng, chuyển hàng xuống ghe… Cái máy xay giờ được kéo ra khoảng trống, gần bên cửa kho. Tiếng máy chạy rầm rĩ. Mỗi lần nó ngốn cây nước đá khua nghe rổn rảng, inh ỏi. Tôi lấy cái thùng xô, bước lên trên trạm. Chú Miên, công nhân chạy máy, hiểu ý ngay, cười tươi:

- Nước đá?

Hỏi để hỏi, để chào hỏi. Miệng hỏi tôi, tay chú Miên đã đón lấy cái thùng đưa ngay vào máy và hứng nước đá. Soạt cái là được nửa thùng. Chú Miên lấy tay ém đá xay xuống, rồi hứng tiếp.

- Dà, lưng thùng được rồi chú!

Tôi nói xong thì thùng xô đã đầy. Chú Miên đưa lại cho tôi:

- Kệ nó, nhầm nhò gì

- Cám ơn chú… anh Thà cho mớ cá với mực hồi chiều, tính để sáng mai mới mần…. Sắp xuống hàng chưa chú?

Tôi giải thích cho có chuyện để nói; không ai thèm thắc mắc với vài xô nước đá. Chú Miên hất mặt hướng về hàng thùng đã đậy nấp, sẵn sàng chuyển xuống ghe, và chừng hơn một lố còn mở nấp, chờ ướp thêm đá xay:

- Gần xong rồi, … còn hơn chục thùng gì đó thôi!

Tôm thu mua từ mấy hôm trước, được cho vào thùng và ướp lạnh ngay, để giữ cho tươi trong kho. Khi đến hạn, hoặc đủ số lượng chuyển về công ty; trước khi xuống hàng, thùng tôm được mở ra để kiểm lại, rồi đổ thêm nước đá mới xay cho đầy thùng, cùng lúc với số tôm mới thu mua trong ngày.

- Ngon lành…. Tụi tui chuẩn bị để xuống hàng!

Tôi cám ơn chú Miên thêm, rồi đi trở về ghe.

Ngó Vũ đang đứng ngóng tin bên trên mui, tôi vui vẻ báo tin:

- Sắp xong!

Nằm chờ cho đủ hàng ngoài trạm thu mua chán lắm; vừa buồn vì không có chuyến chở hàng, vừa buồn vì ngoài này buồn lắm. Gì chớ, có hàng, có chuyến chạy và được chạy về thành phố thì vui rồi. Vũ cũng vui lắm, chỉ chờ nghe vậy, tuột ngay xuống mui cho máy chạy, rồi mở đèn lái trên mui và các đèn trong khoang ghe, để công nhân chuyển hàng xuống. Tôi dọn dẹp khoang ghe; chỉ cần kéo gom mấy tấm bạt ra phía sau, thế là lòng ghe trống ngay. Ba mươi sáu thùng tôm. Chất ba thùng ngang, chừa lối đi hai bên trong lòng ghe, hàng dọc để sáu thùng; chỉ cần hai tầng là xong. Vẫn còn nhẹ, so với trọng tải 15 tấn của ghe. Được trả tiền theo chuyến. Mình cầu cho ít hàng, nhẹ ghe, dễ lái, ít hao dầu. Nhiên liệu là một trong các thứ cần thiết hàng đầu, khi trốn đi. Nhầm những lúc biển động, thu mua ít tôm, thì “nhà nước” phải chịu. Họ không thể neo ghe vận chuyển, hay giữ tôm tồn kho lâu ngày, tôm sẽ bị hư. Công nhân trên trạm và hai đứa tôi, phụ nhau chuyển các thùng hàng xuống ghe, chỉ một lúc ngắn thì xong. Vũ và tôi lấy mấy tấm bạt, phủ trùm lên khối thùng tôm sắp gọn giữa lòng ghe, cho kín gió, giữ đá chậm tan. Xong, Vũ vào trong mui ghe sẵn sàng điều khiển máy, tôi leo lên mũi ghe đi lên trạm để tháo dây.

Như thông lệ, xuống hàng xong, thì dọn dẹp và kế đến, ít nhiều cũng có… lai rai, để giải lao. Tối nay, không phải vô nhiều thùng tôm mới. Chỉ cần chuyền vài thùng nước biển lên, dọn rửa nước tôm trên sàn nhà, là xong việc. Cái máy xay nước đá đã được kéo dẹp vô vách kho hàng. Phía trong sàn nhà, nơi còn khô ráo, nhóm công nhân đang bao quanh cái bàn nhỏ có mớ mực khô và chai rượu trắng. Thấy tôi, anh Bền ngồi bên ngoài, cầm cái ly trên tay, bóc miếng mực khô, nhanh nhẹn đứng dậy đi xuống cầu tàu, gọi lớn:

- Để đó đi!... tui mở dây cho mà!... Nè!.. làm miếng cho ấm!

Tôi vói tay đón lấy miếng khô mực và ly rượu, cho anh Bền rãnh tay tháo dùm đầu dây cột trên trạm.

Luật bất thành văn, “làm (một) miếng” cũng có nghĩa là cạn ly. Rượu trong veo, “nước mắt quê hương” đấy, lấp lánh, sóng sánh ngang đường ngấn của ly “xây chừng”. Tôi cám ơn anh Bền và đưa ly hướng về nhóm công nhân trong bàn: “Dzô!”

Tôi uống cạn cái “xây chừng”, cho cạn tình, cạn nghĩa.

Anh Bền tháo dây, cuộn tròn và thẩy xuống mũi ghe.

Tôi cám ơn anh Bền và vẫy tay từ giả chung:

- Tụi tui dìa nghen!

Quấn nhanh sợi dây, tóm cho gọn chặt vào mũi ghe. Tôi kéo cây sào lên, chống đẩy cho mũi ghe xoay hướng ra ngoài lòng sông. Chiều tối, sông và biển trống vắng như lúc này; mình tắt máy, làm như ghe hư máy, cứ để dòng nước đưa dần ra ngoài khơi... Tôi nuối tiếc, quay về với thực tại và chạy nhanh lên mui ghe để giữ cần lái. Chờ tôi cầm lấy cần lái, Vũ đạp “embrayage” và tay gài cần số cho ghe chạy tới; điều khiển cái động cơ John Deere của ghe, giống như nó còn đang chạy chiếc máy cày. Chân vịt khởi động, đạp nước phùn phục. Sức đẩy cuộn vòng thành sóng, đập mạnh vào bánh lái. Cần lái rung động trong lòng bàn tay, cùng rung động, lao chao, thúc dục trong lòng tôi. Tôi ngước nhìn biển khơi. Biển của tôi đây. Biển của ước mơ đang rộng mở, đợi chờ. Tự do trong tầm mắt, nhưng xa quá, hãy còn ngoài tầm tay. Tay kéo tăng dần tốc độ máy, tay đẩy nhanh cần lái sang phải; tôi đưa chiếc ghe khẻ nhóng mũi lên và nghiêng mình quanh vòng sang trái, để chạy trở về thành phố.

Sau lưng tôi, đèn trên trạm thu mua rồi cũng mờ khuất trong màn đêm. Biển khơi lùi xa dần. Biển của tôi rất thật, thật gần, nhưng còn ngăn cách. Mỗi lần quay tàu trở về, tôi bồi hồi, nao nao; cứ quay nhìn biển khơi sau lưng, lòng đầy nuối tiếc. Hơn một năm rồi. Ra đến biển, nhìn đại dương mênh mông, mong chờ, để rồi lại quay trở vào. Cái nao nao, bồi hồi hôm nay càng thêm bồn chồn với chuyện ghe của anh Bá, ba con Lượm, mới đi. Chữ “đi” bây giờ rất là phổ thông, sau khi cộng sản chiếm miền Nam, nhất là trong xóm ven biển này. Chỉ mỗi một chữ “đi” ngắn ngủi ấy, nó kể lại cả một chuyện dài đầy nước mắt. Nước mắt của người đi cùng người ở lại; và cho dù người ra đi có tìm đến được bến bờ tự do, hay ra đi mà không bao giờ đến.

Trạm thu mua không phải lúc nào cũng là nơi an bình, vui vẻ. Chỗ trống trên trạm cũng từng là nơi của công an dùng để giam giữ, để lục xét các nạn nhân trên tàu vượt biên, không may bị chúng nó bắt được. Những lúc ấy thì ồn ào lắm, mà xót xa lắm. Không ai muốn chứng kiến đồng bào mình bị tra tấn. Sàn nhà rung chuyển. Không gian náo loạn. Trạm đầy ấp người. Công an, lính võ trang ở địa phương hung bạo la hét, xoay quần những người bị bắt. Thuyền nhân xác xơ, tay bị trói, ngồi co ro, mắt sợ hãi nhìn những khuôn mặt vênh váo khoái trá đang ghìm mũi súng với lưỡi lê đầy hăm dọa. Thêm một dịp, những kẻ xưng danh “quân đội nhân dân” và “công an nhân dân” cùng chia chát tiền vàng cướp được, vừa lập công với đảng, dâng thành tích lùng bắt những "thằng phạm", "con phạm" vượt biên.

Chữ nghĩa của cộng sản gọi đồng bào mình như thế đấy!

Thế đấy, đồng bào đã "phạm" cái tội mà cái đảng và bạo quyền cộng sản rất là căm thù cấm kỵ, đấy là "tội" đi tìm Tự Do!
. . .
Hồi ký của một linh mục Dòng Jesuit, người trước đây từng phục vụ ở vùng Đông Dương và đã quay lại để giúp các thuyền nhân, cung cấp một tường thuật sinh động về tình trạng vô cùng bi thảm tại một trại tỵ nạn ở gần bãi biển của Thái Lan:

“Mỗi buổi sáng, khi chúng tôi đi xuống các bãi biển, sẽ có những thi thể - đàn ông, phụ nữ và trẻ em – trôi dạt vào bờ trong đêm qua. Đôi khi, có đến hàng trăm xác người, trông như những mảnh gỗ trên bãi biển. Trong số xác người đó, có nhiều cô gái đã bị hãm hiếp sau đó ném xuống biển để rồi chết đuối. Bi thảm tột cùng mà ngôn từ không thể nào kể lại được ... Đôi khi, cũng có người, với một phép lạ nào đó, họ vẫn còn sống sót. Họ nằm trên bãi biển vì kiệt sức hoặc bất tỉnh. Họ trôi dạt vào bờ trong đêm, chúng tôi đã giúp họ hồi sinh và chăm nom họ, khi chúng tôi tìm thấy.

Tất nhiên, thời tiết đã gây nhiều tai hại cho thuyền nhân. Có nhiều chiếc thuyền vượt biển thật nhỏ bé, mong manh, tồi tàn. Cũng có nhiều khi, người tỵ nạn bị nhà cầm quyền Việt Nam bắn chận và kéo tàu họ về Việt Nam, những người phạm tội vượt biển còn sống sót thì bị tù đày. Thế nhưng, thảm nạn cướp biển có lẽ là nguyên nhân trầm trọng nhất, trong các vụ giết người. Bọn cướp biển chận bắt gần như tất cả ghe thuyền vượt biên. Trước tiên, chúng nó tìm kiếm vàng, thậm chí còn tàn bạo đến mức kéo cạy lấy vàng bọc răng từ trong hàm răng của mọi người. Điều tiếp theo thu hút chúng nó, chính là những cô gái trẻ. Những tên cướp biển lo ngại bị bắt, và cách tốt nhất để không bị bắt với tang chứng là phá hủy chiếc thuyền và giết hết tất cả những người mà chúng đã hãm hại, và thậm chí chúng nó còn ném các cô gái xuống biển, khi đồng bọn đã thỏa mãn ... Sau đó, các thi thể thuyền nhân bị cuốn trôi vào bờ biển hoặc chỉ chìm mất vào trong lòng biển.”

Đoạn hồi ký trên được trích từ trang 105 & 106, trong quyển Running On Empty, Canada and the Indochinese Refugees, 1975-1980, cùng biên soạn bởi các tác giả Michael J. Molloy, Peter Duschinsky, Kurt F. Jensen, và Robert J. Shalka. Đây là một bộ tài liệu lịch sử dày đến 582 trang, được biên soạn rất công phu. Trong đó, có ghi lại biết bao chuyện thương tâm về người tỵ nạn cộng sản tại Đông Dương, về thuyền nhân Việt Nam. Những thảm cảnh đã được thế giới biết đến và gọi là “Asian Holocaust”; như thời Holocaust, 1941-1945, khi người Do Thái bị quân Nazi lùng bắt và tàn sát. Trang 112 có một tường thuật về chế độ man rợ của cộng sản như sau:

“Vào cuối tháng Mười Hai năm 1978, có gần 200.000 người tỵ nạn trong các trại tạm cư trên khắp Đông Nam Á …

Các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới có đăng tin về những hành động và thái độ vô nhân đạo của bạo quyền Việt Nam đối với thuyền nhân. Thời báo New York Times đã kể lại một câu chuyện thật, thật kinh hoàng:

Các nguồn tin chính thức của Philippines hôm nay cho biết rằng quân đội cộng sản Việt Nam đã giết 85 người tỵ nạn người Việt, trong đó có 45 trẻ em, khi thuyền đánh cá của họ mắc cạn ... trên một hòn đảo ở Biển Đông. ... 8 người may mắn sống sót sau vụ thảm sát ngày 22 tháng Sáu này và cuối cùng trôi dạt đến được đất liền và ẩn náu ở Philippines ... Tài liệu đáng tin cậy đã cho biết quân đội cộng sản Việt Nam đã nổ súng vào chiếc ghe của người tỵ nạn bằng súng cối, súng máy và các thứ vũ khí tự động."

Theo Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc, khoảng 200.000 đến 400.000 thuyền nhân đã chết trên biển.

Bao chuyện thương tâm của thuyền nhân Việt Nam đã được nghe biết. Hãy còn biết bao nỗi hãi hùng, đã theo thân xác của người vượt trốn chế độ cộng sản, vùi chôn trong rừng hoang hay dưới đáy biển. Biết bao chuyến đi đã không bao giờ đến được bến bờ tự do. Họ ra đi mà không bao giờ đến!

Người ta không thể quên, nhưng với lòng nhân từ, có thể tha thứ cho bọn cướp biển; họ chỉ vì ham muốn nhục dục, lòng tham nhất thời mà gây nên tội ác. Trái lại, chính sách bất nhân của chế độ cộng sản man rợ, đối với đồng bào mình, thì cả dân tộc phán quyết và sử sách muôn đời khắc ghi.

Chuyện người, như chuyện mình, như sóng uất hờn muôn đời còn cuộn dậy trên Biển Đông.

Chiều nay, xóm biển sau lưng tôi lại xót xa đau, mong chờ tin người đã ra đi!

“Chiều ra biển đứng ê chề
Tìm trên ngọn sóng… có về xác em
Vớt rong rêu… ngỡ tóc mềm
Quay về hướng gió… tưởng em thơ dại
Tìm trong bọt trắng… thân người
Nghẹn ngào dấu vết còn phơi lõa lồ
Xác em… nay ở phương nào
Tấp sang đất Thái hay vào Nam Dương
Có khi xác vượt trùng dương
Trôi về Bắc Mỹ trách hờn người yêu
Biển lớn cuốn em đi… Biển lớn cuốn em đi…
Rời xa, rời xa,… rời xa mãi!
Biển ơi, trả cho ta... Biển ơi, trả cho ta...
xác em yêu!... xác em yêu!
Chiều ra biển đứng ngậm ngùi!
Nhớ em và… nhớ cả trời Việt Nam!” *


Bùi Đức Tính

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2022 lúc 11:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2022 lúc 3:32am

Đôi ba đồng bạc   <<<<<



Công%20Vinh%20-%20Thủy%20Tiên%20bán%20rau%201%20tỷ%201%20bó,%20mùa%20dịch%20giảm%20giá%20sốc

Hẻm nhỏ, lại cụt, có 53 nóc nhà. Tuy 53 nóc nhà nhưng mà tới gần trăm hộ dân, do có mấy căn nhà cũ, hai ba gia đình cùng sống chung.

Trong hẻm cũng đủ loại người, có mấy người già ưa ngồi uống café sữa trong cái ly nhỏ xíu, đựng trong chén nước sôi giữ ấm, rồi gác chéo chưn nói chuyện đời xưa. Có mấy đứa thanh niên mua hàng vô tội vạ, shipper xanh đỏ ra vô hẻm liên tục. Có người làm hãng sở, sáng sơ mi cà vạt ra xe hơi đi làm như trong phim Hồng Kông. Hẻm có chó, có mèo, có gà ta, có gà tre, thậm chí có nhà còn nuôi cả gà đá.

Hẻm nhỏ nên mọi người đều biết nhau, có thể không biết rành hết mọi người, nhưng ai trong hẻm cũng phải biết bà Tư. Bà Tư nhà khá giả, có đội xe tải, lính của bả toàn lái xe và lơ xe tải, xăm trổ kín người, tuần nào cũng tụ về cái bãi xe cuối hẻm nhậu.

Nhà Bà Tư đầu hẻm, nguyên một vách tường ngang cửa nhà bà Tư thay vì xây hàng rào làm sân thì bà Tư để trống, chỉ láng xi măng. Sáng cho vợ chồng chị Liên với đứa nhỏ bán cơm tấm và hủ tiếu, buổi chiều thì nguyên nhà cô Giàu bán cháo vịt với gỏi cuốn. Ai ra vô nhà bà Tư đều sực nức mùi đồ ăn, mấy người đó buôn bán được, cũng muốn gửi chút tiền gọi là “thuê mặt bằng” cho bà Tư, bà Tư khoát tay, nhớ sạch sẽ giùm tao là được rồi, đôi ba đồng bạc, nghĩa lý gì.

Đó là câu cửa miệng của bà Tư, đôi ba đồng bạc, nghĩa lý gì, cứ cái gì liên quan tới tiền là nghe giọng bà Tư, đôi ba đồng bạc, nghĩa lý gì, bả nói riết rồi cả xóm nói liệu theo bả. Bữa có ông kia đi nhậu về, hứng chí lên cho thằng tài xế tắc xi 500 ngàn, thằng tài xế không dám lấy, đem vô gõ cửa trả lại. Ổng đứng trong nhà cũng la câu y chang, đôi ba đồng bạc mà, nghĩa lý gì, lấy đi chú em. Bà Tư nghe xong bật cười, đù má bắt chước tao.

Bà Tư xuất thân đâu ngoài Quảng, bà theo chồng lưu lạc vô Sài Gòn từ trước 75. Sau 75, chồng bà Tư chết, để lại bà với 5 đứa con nhỏ. Bà tư trở thành trùm vượt biên, bà Tư từng vượt biên tổng cộng 17 lần, trong đó bị bắt nhốt chỉ có 2 lần, còn lại do anh em biên phòng thấy tội, thấy quen, thấy người phụ nữ ôm 5 đứa con nên họ thả về. Một tay bà Tư nuôi 5 đứa con, làm đủ mọi thứ để mưu sinh, mà ngon lành nhứt tới giờ là tổ chức một đội xe vận chuyển cho mấy chợ đầu mối.

Năm người con của bà Tư chỉ có đúng một người đi học đàng hoàng, đó là cô con gái duy nhứt của bà Tư, người được cưng chiều nhứt nhà. Cô học giỏi, lãnh học bổng, rồi ra nước ngoài học và lấy chồng định cư luôn ở bển. Bà Tư làm được nhiêu tiền mua thêm đất, cất nhà gần bên, nên bốn ông con trai còn lại cũng ở loanh quanh trong hẻm.

Họ vẫn tụ tập qua nhà bà Tư nhậu, buổi chiều, cuộc nhậu như mọi cuộc nhậu ở Sài Gòn, vài lon bia và dĩa thịt vịt mua của nhà cô Giàu, ngay cửa, bữa nào vui thì mở ka rao kê ca, cũng mấy bản nhạc bolero nhừa nhựa. Cả bốn người họ đều xuất thân tài xế hoặc bốc vác, đều đen đúa vạm vỡ, giọng nói vẫn mang âm vị xứ Quảng rổn rảng, và cũng ưa khoát tay: đôi ba đồng bạc...

Những ngày tháng Bảy, Sài Gòn bắt đầu phong toả, hẻm cũng gần ủy ban phường nên dân phòng tới chốt luôn. Dịch bệnh lan ra quá nhanh, nỗi sợ dịch bệnh và sự thiếu thốn của những ngày thành phố bị phong tỏa đều thê thảm như nhau.

Nhà chị Liên dính đầu tiên. Chị Liên vẫn hay mua hàng trên mạng, và không biết lần mua hàng nào đó chị đã bị lây. Bà già má chồng chị Liên trở nặng ngay lập tức. Hai chiếc xe cấp cứu với những nhân viên y tế xanh lè kín mít tới đưa cả nhà họ đi, con bé 12 tuổi hằng ngày bưng hủ tiếu cũng bị hốt theo, dù nó âm tính. Rồi nhà cô Giàu cũng dính, lây thêm một nhà nữa. Rồi xịt khuẩn mù mịt, rồi hàng rào, rồi giăng dây trắng đỏ… như mọi con hẻm khác, ở Sài Gòn.

Hai tuần sau con bé con chị Liên trở về hẻm bằng xe của công an. Nó bận bộ đồ xanh kín mít, ôm theo hũ cốt của bà nội nó. Nó nói ba nó nằm chỗ khác, mẹ nó nằm chỗ khác, giờ cũng không liên lạc được. Nó vẫn âm tính nên người ta trả về nhà theo dõi, nhường chỗ cho người khác, ở trỏng đông lắm rồi.

Bà Tư nói mày về ở với ai? Nhà còn ai đâu mà ở. Cũng không ai dám chứa con bé, âm tính vậy chớ biết đâu nó dương trở lại, ai cũng xầm xì. Bà Tư nói thôi vô nhà tao ở. Kệ mẹ, không lẽ bỏ con nhỏ đứng ngoài hẻm hoài. Con bé đưa hũ cốt bà nội về nhà, rồi quảy ba lô qua nhà bà Tư ở. Nó khóc hoài. Bà Tư nạt nó vang cả con hẻm, bà nội mày già thì chết thôi, không bịnh này cũng bịnh khác mà. Ba má má nằm viện ít bữa rồi về, ở đây tao nuôi, có gì đâu mà khóc, cười lên cái cho sáng cái nhà coi.

Đội xe bà Tư có hai chiếc được cấp mã QR để chở hàng rau củ quả từ Tây Nguyên về Sài Gòn, chủ hàng bao ăn ở xét nghiệm cho tài xế mà không ai chịu lái, đám tài xế né hết. Bà Tư biểu hai ông con trai, thôi tụi mày lái đi, chở rau củ về cho người ta ăn nữa, chớ ăn cơm với cá khô hoài ỉa không ra, tội người ta. Rồi bà Tư đưa tiền biểu hai ông con trai mua thêm rau củ quả, chở về hẻm.

Mới đầu bà Tư để cái bàn, là mấy cái bàn cơm Tấm của chị Liên, kê trước cửa nhà, chất rau củ trái cây lên đó, kêu mọi người trong hẻm ra lấy về ăn. Mà mấy nhà có người dính, hoặc mấy nhà không muốn ra đường thì không tới lấy. Bà Tư phiền quá mới đi dọc hẻm nói, thôi bà con mỗi nhà để giùm tui một cái rổ trước cửa. Tui biểu thằng Út đem rau củ quả bỏ vô rổ, đem vô ăn.

Vậy là ông Út nhà bà Tư thêm nhiệm vụ, mỗi khi xe rau củ trái cây về, vác xuống nhà, chia làm nhiều bịch nhỏ, rồi đi dọc hẻm, bỏ vô cái rổ trước nhà mỗi người. Để ngoài nắng chút cho chết mẹ con vi rút đi, lời bà Tư hay nói, rồi ai nấy đem vô nhà nấu ăn. Ở đâu thiếu rau củ chớ hẻm này không thiếu, mỗi nhà còn được cam, chanh, sả, trái cây… đủ thứ.

Ba tuần sau thì chồng chị Liên về. Anh tiều tụy như một cái xác khô, nhưng không phải do bệnh, mà buồn, mẹ mất, vợ còn nằm đâu chưa biết. Anh đón con bé từ nhà bà Tư, cúi đầu cám ơn bà Tư rồi dẫn con bé về nhà. Bà Tư xúc cho một bao gạo, một túi đồ ăn, một bao rau củ, hai cha con lục đục vác về nhà.

 Hai cha con loay hoay ở nhà được ít bữa thì xe quân đội tới, chị Liên về, trong một cái hũ. Anh chồng ráo hoảnh, mắt xa xăm vô hồn, im lặng. Còn con bé nó cứ khóc miết. Bà Tư lại chạy qua, nói thôi để đó, hết dịch làm cái đám sau, giờ hai cha con mày ráng sống đi, cho mẹ mày ở trển yên lòng.

Rồi không biết lây ai, tới lượt anh Út nhà bà Tư dính luôn, mà lúc này cả thành phố đang cao điểm dịch, các bệnh viện đều quá tải, anh Út không đi viện nữa, phải tự nhốt mình trong nhà và uống thuốc theo đơn bác sĩ. Không có ai đi phát rau củ thì bà Tư tự đi.

Mỗi khi xe rau củ về, mấy ông con chất xuống cho mẹ, rồi bà Tư tự chia. Buổi chiều, bà Tư kêu anh chồng chị Liên phụ, đẩy cái xe đẩy hàng của mấy thằng tài xế bỏ trong bãi, chất đầy rau củ, trái cây, gạo… bà đi bỏ mỗi nhà một bịch. Xóm riềng cảm ơn bà Tư hoài cũng ngại, cả tháng ăn rau củ của bà Tư mà, có người mới về hẻm không biết, ráng cột tiền vô cái rổ, năn nỉ bà Tư cầm tiền giùm. Bà Tư thấy tiền bèn la lớn, nè, ra lấy tiền vô đi, cái này tao cho mà, đôi ba đồng bạc, nghĩa lý gì, chết có mang theo được đâu, đù má.


ĐÀM HÀ PHÚ

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Mar/2022 lúc 2:50pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2022 lúc 7:34am

Thằng Đi Mất Biệt 


Sáng nào, nếu trời không mưa, bà Hai cũng vắt cái khăn rằn lên vai, chụp cái nón lá đã tưa vành lên đầu, xách giỏ trầu đi ra phía vàm rạch trèo lên mô đất cao, ngồi chồm hổm vừa nhai trầu vừa nhìn qua bên kia sông, nhìn miết.

Mô đất nầy, cách đây hơn ba mươi năm - hồi thời kháng chiến chống Tây - chính tay bà và đồng bào trong xóm đã đắp lên làm ụ súng cho du kích bắn tàu Tây chạy ngoài sông Cái. Hồi đó, mô đất cao lắm. Bây giờ nó đã mòn lần nhưng vẫn còn đủ cao để bà Hai, dầu ở vị trí ngồi, vẫn nhìn thấu tuốt qua bên kia sông. Bên kia sông là quận Gò Keo, ở đó có sở cao su của Năm Lượm, em út của bà. Bà còn nhớ rõ như in: 

“Hồi nẳm, thằng Lượm làm cặp-rằng trong sở cao su của thằng Tây Mi-Sên. Kế đến Tây rút đi – đâu hồi một ngàn chín trăm năm mấy gì đó – thằng Mi-Sên kêu bán rẻ lại cho thằng Lượm. Thằng hên! Nó bán đi phần ruộng ông già để lại cho nó rồi chạy thêm mớ nợ, mua trọn gói sở cao su! Vậy rồi nó giàu ngang, mới tức cười!” Thường thì kể đến đây bà Hai hay ngừng lại để xỉa cục thuốc qua lại mấy lần rồi mới nói tiếp: 

“Bây coi! Hồi thời ông gì đó, chỉ có Út Lượm là sắm được chiếc ca-nô tổ chảng, chạy lên chạy xuống tỉnh hà rầm. Lâu lâu còn cho mấy ông lớn mượn đi bắn le le nữa! Hồi ông nhà tao còn sống, nó hay lái ca-nô qua đây nhậu với ổng. Mẹ! Mỗi lần ca-nô nó vô tới đầu vàm rạch là nó hú còi nghe điếc con ráy, còn làm nổi sóng cho nước phóng lên bờ, bà con trong xóm ai cũng hay là có ông Út qua!” Bà thường ngừng ở đây để cười khịt khịt mà nghe sung sướng ở trong lòng, bởi vì trong ba thằng em trai, bà Hai thương thằng em út nầy nhứt. Bà hay nói: 

“Thằng Lượm tuy ít học hơn hai anh của nó nhưng bụng dạ nó tốt lắm. Ăn ở có nhơn nên dân thợ trong sở cao su ai cũng thương. Hồi giàu lên rồi, nó cũng không quên ai hết. Như anh Ba của nó đi tập kết đâu tuốt ngoài bắc viết thơ về gởi gắm hết người nầy tới người kia cho nó, vậy mà nó cũng lén nuôi đàng hoàng. Còn thằng anh Tư của nó theo bên vợ làm thầy giáo ở Cần Thơ muốn mở trường tư thục gì gì đó, nó cũng mang tiền xuống giúp. Thằng tốt!”

Trong làng Bình Quới nầy ai cũng biết vụ bà Hai ngày ngày ra ngồi trên mô đất nhìn miết qua bên kia sông. Chuyện xảy ra sau ‘giải phóng’, từ ngày người con trai út của bà, tên Trực, ở Sài Gòn về thăm bà và để cho hay là vợ con của Trực đã theo tàu hải quân di tản rồi, còn Trực thì phải lo khai báo với chánh quyền mới để có giấy tờ hợp lệ bởi vì Trực là sĩ quan của chế đõ cũ. Trực nói: 

“Chừng có giấy tờ, con về đây ở với má. Chắc chừng vài ba bữa nửa tháng, hà!” 

Nghe vậy, bà Hai rất vui, têm trầu ăn liền liền! Bà nói: 

“Tao chỉ có hai thằng con, mà Trời thương, thằng nào cũng được hết. Thằng Cang – thằng lớn – đi lính quốc gia. Nghe nói nó đánh giặc gan lỳ. Vậy mà không bao giờ nó nói động tới thằng cậu Ba nó ở ngoài kia. Còn thằng Trực – thằng út – thì thông minh học giỏi, vậy mà sau khi anh hai nó chết trận ở Công-tum Công-tiết gì đó, nó đang học đại học cũng bỏ học đi lính nói để trả thù cho thằng anh!” 

Bà hay ngừng một chút rồi mới nói tiếp, như để kết một câu chuyện: 

“Bây giờ thì hết giặc rồi. Vài bữa thằng Trực về đây, tao sẽ chỉ nó lo chăm sóc cây trái vườn tược thế cho con Tư để con nhỏ còn đi lấy chồng chớ!” 

Nói như vậy bởi vì mấy năm gần đây, từ ngày ông Hai nằm xuống, bà Hai hay ngã bịnh bất thường nên người em bà con ở bên quận gởi đứa con gái là cô Tư – ba mươi tuổi, chưa chồng – qua ở với bà để lo cơm nước vườn tược v v… Cô Tư kêu bà bằng Dì.

Sau khi Trực trở về Sài Gòn, một hôm, đò ngang từ bên quận Gò Keo qua làng Bình Quới ngừng lại trước nhà bà Hai thả xuống một ông già lưng mang ba-lô, ốm nhom đen thui đầu bạc trắng. Người lái đò chỉ tay nói lớn: 

“Ông đi thẳng vô trong, cái nhà gạch nền đúc đó, đó!” 

Nghe lao xao, cô Tư nói: 

“Dì Hai! Dì Hai! Có ai kìa!” 

Bà Hai nheo mắt nhìn: má bên trái của ông già có một nút ruồi với một sợi râu lăng quăng. Bà rớt nước mắt: “Mầy còn sống hả Ba?” 

Vậy là hai chị em gặp lại nhau, vẫn nhìn ra được nhau sau hơn hai mươi năm xa cách! Út Lượm hay tin cũng xách ca-nô chạy qua thăm anh Ba, tủi tủi mừng mừng. Cô Tư dầu chưa biết ‘Cậu Ba’ là ai nhưng trước cảnh gặp nhau đó, cô cũng nghe xúc động nước mắt chảy quanh…. Sau đó, để hàn huyên cho đã, nên ông Ba dự trù ở lại chơi thêm năm bảy hôm.

Bữa nọ lối mười giờ sáng, có tiếng ca-nô chạy xộc vô rạch. Thằng Kiên, con Út Lượm, u vào nhà, vừa thở vừa nói: 

“Con qua rước bác Ba về can thiệp gấp vụ nầy: họ đang kiểm kê để tịch thâu sở cao su ở bển đó!” 

Ông Ba cười: 

“Bây làm gì như Mỹ bỏ bom vậy?” 

Rồi quay qua bà Hai: 

“Chị để em qua bển một chút. Em nói mấy tiếng rồi về, hà! Biểu con Tư nó nấu cho em miếng cháo gà ăn chơi!” Rồi ông xuống ca-nô qua quận. Bà Hai ở nhà đợi em. Càng lúc càng trưa, rồi đứng bóng, rồi xế bóng. Chừng đó mới thấy một chiếc xuồng nhỏ, với tiếng dầm khua nước lách chách, đâm đầu vào chân cầu thủy tạ trước nhà, ông Ba lò dò bước lên. Bà Hai và cô Tư chạy ra bươn bả: 

“Ủa! Sao vậy cậu Ba? Còn ca-nô đâu?” 

Ông Ba lắc đầu: 

“Tụi nó kiểm kê luôn rồi!” 

Bà Hai thở hắt ra: 

“Còn thằng Út!” 

Ông Ba cười như mếu: 

“Nhờ nó có công nuôi cách mạng nên mấy đồng chí đó giữ nó lại làm trong tổ kế hoạch, làm tổ viên thôi nhưng cũng có lương.” 

Bà Hai phun cốt trầu nghe cái phẹt: “Hứ! Đồng chí với đồng rận! Lương với lậu!” 

Bà ngừng ở đó, nhai miếng trầu trong miệng như nhai cái tức ở trong lòng. Một lúc, bà mới nói: 

“Tao tưởng mầy đi theo tụi nó mấy chục năm để làm được cái giống gì, té ra mầy cũng trớt quơ cũng bạch tuộc như mấy thằng cô hồn trôi sông lạc chợ chớ có hơn gì đâu? Hỏi chớ mầy đi theo tụi nó chi lâu vậy?” 

Ông Ba đốt điếu thuốc rồi ngồi bập liên miên, làm như khói thuốc có thể che cho ông đỡ ê mặt! Bà Hai xỉa cục thuốc qua lại, ấn mạnh vô răng như muốn kỳ cọ cho cái ‘lớp tức’ nó bong ra! Một lúc sau, bà nói với cô Tư, giọng thật trầm tĩnh: 

“Tư! Mầy đẩy xuồng trong xẽo ra đưa cậu Ba qua sông, đi!” 

Cô Tư nhìn bà, ngạc nhiên. Nhưng người ngạc nhiên nhứt là ông Ba. Ông nuốt nước miếng rồi mới nói được: 

“Bộ chị đuổi em hả chị Hai?” 

Bà Hai tằng hắng: 

“Tôi đâu có đuổi! Ai mà dám đuổi cách mạng! Tôi… mời cậu ra khỏi nhà, chớ ở lại đây, thiên hạ cười tôi thúi mặt sao cậu?” 

Ngần ngừ một chút như định nói gì, nhưng rồi ông Ba lẳng lặng xách ba-lô cuối đầu đi thẳng ra bờ rạch, bước xuống xuồng mà nghe như trời đất ngã nghiêng chao đảo….

Thằng em đi rồi, bà Hai như người mất hồn. Tối ngày làm thinh, ngồi bó gối trên bộ ván nhỏ kê ngoài hàng hiên, vừa ăn trầu liên miên vừa nhìn đăm đăm ra phía rạch như đợi như chờ cái gì. Thấy kỳ, cô Tư hỏi: 

“Bộ đợi ai sao dì Hai?” 

Một lúc, bà mới trả lời: 

“Tao đợi thằng Trực! Nó nói nó đi năm ba bữa gì đó là về. Vậy mà đã hơn con trăng rồi sao hổng thấy bóng dáng gì hết!” 

Rồi bà lầm bầm: 

“Thằng! Đi mất biệt!” 

Cô Tư nói: 

“Con nghe nói…” 

Rồi ngừng ngang. Cô định nói là cô có nghe nói sĩ quan chế độ cũ đều bị đi cải tạo, chắc giống như đi ở tù… nhưng cô sợ dì Hai hết hồn nên cô bỏ lửng câu nói. Trong nhà, ngoài cô Tư ra, ông Út Lượm – lúc nầy lâu lâu chèo xuồng qua thăm chị Hai – cũng biết vụ ‘cải tạo’ nhưng ông không dám nói cho bà chị biết. Vì vậy, bà Hai cứ ngày ngày ngồi đợi thằng con. Và trách: “Thằng đi mất biệt!”

Mới đầu, bà còn ngồi chờ trên bộ ván hàng hiên. Thời gian sau, khi trời nắng ráo, bà hay đi tuốt ra ngoài vàm rạch lên ngồi trên mô đất để có thể nhìn thẳng qua bên kia sông. Như vậy, ‘khi nào thằng nhỏ nó về, mình thấy nó từ đằng xa, nó có đi đò, trong đám đông mình cũng nhìn ra được nó liền hà!’ 

Vậy rồi ngày ngày bà ra ngồi trên mô đất, như một pho tượng. Thiên hạ trong làng đi ghe đi xuồng ngang qua, có hỏi thì bà trả lời, lúc nào cũng chỉ có một câu: 

“Ợ… Tao đợi thằng đi mất biệt!” Không ai ngừng lại để hỏi tiếp coi ‘Thằng đi mất biệt’ là ai? Riết rồi thành quen nên lâu lâu nghe có người chèo ngang qua hỏi cho lấy có: 

“Đợi thằng đi mất biệt hả bà Hai?” 

Rồi đi tuốt…. Cái mô đất bà ngồi, bây giờ láng cón. Cỏ dại chỉ mọc cao ở dưới chân, bao quanh giống như một hàng rào. Người mẹ đợi con đó ngã bịnh rồi chết, hai năm sau. Bà nhắm mắt mà trong lòng chắc vẫn trách thằng con sao đi mất biệt. Lúc hấp hối, bà Hai còn ráng thều thào: 

“Bây chôn tao ở đầu vàm cho tao thấy thằng Trực trở về….” 

* * *

‘Thằng đi mất biệt’ được thả về sáu năm sau, nhờ học tập tốt. Đi đón Trực ở bến xe đò quận Gò Keo là ông Ba và ông Út. Ông Út, vì rầu sự nghiệp nên già khú, vẫn là công nhân nhà máy cao su. Ông Ba về thọ tang bà Hai rồi ở lại luôn Bình Quới để giữ ‘đất đai ông bà’ kẻo ‘mấy thằng ác ôn nó quen thói côn đồ đớp hết của người ta’, ổng nói như vậy! Bây giờ, ông Ba hay cười gằn, cầm cây rựa quơ quơ: 

“Tụi nó có muốn vô nhà nầy phải bước qua xác của tao, nè!”

Hai ông đưa Trực ra đầu vàm thăm mả bà Hai nằm cách mô đất không xa. Sau khi thắp nhang vái lạy, ông Ba kể cho Trực nghe chuyện bà Hai ngày ngày ra ngồi trên mô đất để trông ‘thằng đi mất biệt’. Trực ngồi thụp xuống, úp mặt vào hai tay khóc ngất. Ông Ba chấp tay nói như nói trước mặt người chị: 

“Chị Hai ơi! Thằng đi mất biệt của chị, nó về rồi nè!” 

Bỗng, mặt ông nhăn nhúm lại, giọng ông cao lên: 

“Mà… thằng Trực đâu phải là thằng đi mất biệt đâu, chị Hai!” 

Rồi ông nấc lên, vừa đấm vào ngực vừa la lớn: 

“Em mới là thằng đi mất biệt đây, chị Hai à!” 

Ông quì xuống ôm lấy mộ bia, gục đầu lên đó, nức nở. Cái đầu tóc trắng lắc qua lắc lại, nói lên tâm tư của một người không tìm ra đáp số cho bài toán khó.

Ông Út khom xuống, đặt tay lên vai anh bóp nhẹ: 

“Anh Ba à! Anh nói được như vậy là anh đã thấy con đường về rồi đó, anh Ba!”


Tiểu Tử 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2022 lúc 1:24pm

Tờ Khai sanh oan nghiệt

Hy%20vọng%20tìm%20lại%20gia%20đình%20trong%20nước%20mắt%20-%20Báo%20Công%20an%20Nhân%20dân%20điện%20tử


 
Tác giả là một nhà báo, người phụ trách một cột mục trên tạp chí Ca Dao tại Dallas, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là hồi kết bài viết mới của ông, với lời ghi: “Gởi chút niềm riêng...”


*

1.

…Cha tôi đánh mẹ tôi như cơm bữa, lần cuối cùng, năm tôi 6 tuổi. Hôm đó, cha về nhà với người đàn bà son phấn chứ không xoàng xĩnh như mẹ tôi. Sáu tuổi đầu nhưng tôi đã linh cảm được đại sự xảy ra! Thay vì chạy trốn đòn như mọi lần cha về thì tôi chạy xuống bếp với mẹ để nhớ đời về trận đòn kinh khủng mà mẹ tôi phải gánh chịu. Cha đuổi mẹ ra khỏi nhà bằng những câu chửi tục tằn, những hành vi ghê sợ. Người đàn bà kia đứng khoanh tay nhìn cha tôi đá cái lò củi đang cháy mà trên đó là nồi cơm chiều đang sôi.

 

Có lẽ do nước cơm đang sôi làm phỏng chân vì cha đi dép chứ không phải giày nên ông nóng giận hơn bình thường và đã trút cơn thịnh nộ lên mẹ tôi một trận đòn kinh khủng. Ông đá mẹ tôi liên miên đến không đứng dậy nổi, cuối cùng là nắm tóc và giập đầu mẹ vô vách đến khi dòng máu đỏ chảy dài xuống mặt thì người đàn bà kia can ra, không cho đánh nữa. Bà ta mở bóp đầm, lấy ra cái khăn tay để hỉ mũi… chứ không phải lau máu cho mẹ tôi.

 

Mẹ nắm tay tôi, lom khom vì đau đến không đứng thẳng người lên được, trở lên nhà trên, mẹ xốc thằng em tôi đang ngủ dúi ở góc nhà. Mẹ vác nó lên vai, cố tha lưng nó cho đừng khóc nữa. Chúng tôi ra khỏi nhà trong bóng chiều chạng vạng. Người đàn bà kia đứng lặng nhìn theo… tương lai của bà. Con chó phân bua vài tiếng sủa, rồi quyết định chạy theo những kẻ khốn cùng.

 

Chúng tôi đi bộ thật gần để sang nhà bà nội. Mẹ tôi gởi chị em tôi cho bà nội để đến nhà ông y tá trong xóm băng bó vết thương vì máu chảy đầm đìa. Nội xua đuổi chúng tôi làm om xòm cả xóm. Chú Tư tôi ngoài quán nhậu, nghe chuyện trở về nhà. Ông ra lệnh cho bà nội giữ đứa con trai, (năm đó, em tôi 4 tuổi) và ra lệnh cho mẹ dẫn tôi đi đâu thì đi, đừng về nhà nữa, đừng đến đây nữa. Mẹ tôi miễn cưỡng gởi lại thằng em tôi cho bà nội, nhưng nó khóc la, không chịu rời mẹ tôi. Chú Tư táng nó một bạt tai đến sặc máu mũi, chửi tới ba đời nhà nó. Mẹ tôi không cho đánh nó nữa bằng cách ôm nó vào lòng mẹ.

 

Chú Tư trút giận lên mẹ tôi còn tàn nhẫn hơn cha tôi. Chú đánh mẹ tôi như đánh chó. Đá lăn lông lốc trên sân… Tôi không còn khóc la nổi nữa, chỉ đứng há hốc miệng ra nhìn. Thằng em tôi thôi khóc, máu mũi nó chảy xuống đỏ cả ngực áo nó lẫn áo tôi, nó vùng ra khỏi tay tôi đang ôm nó trong lo sợ, nó dõng dạc chỉ mặt chú Tư! “Đụ má mày chú Tư.” Ông, cho nó một đá văng ra ngõ, nó giẫy đàng đạch như con cá lóc bị đập đầu. Mẹ tôi bò ra ngõ, lôi thằng em tôi và gọi tôi. Chạy. Con chó chạy theo…

 

Đêm đó, chúng tôi ngủ sạp ngoài chợ Chồm hổm là ngôi chợ tự phát, mọc lên sau “giải phóng”. Bờ sông bãi rác trước đây nhưng có lợi thế trên bờ dưới bến, thuận tiện cho việc mua bán của ghe thương hồ. Đêm xuống, mấy chiếc ghe thương hồ leo lét đèn bão và tiếng hát lời ca vang lên cùng tiếng đàn vọng cổ. Tôi quá lạnh, sợ và đói nên không ngủ được, rúc vô mẹ tôi thì thằng em không nhường hơi ấm, nó xô tôi ra. Tôi ôm con chó, khóc thút thít… rồi lịm đi.

 

Khuya, mấy người Phường đội, du kích, công an… đi bắt vượt biên làm náo động mấy chiếc ghe thương hồ đã yên giấc. Họ bắt chúng tôi chung với những người lạ, những người vượt biên lớ ngớ không biết chạy di đâu. Tất cả những người bị bắt, được giải về Công an Phường. Sáng hôm sau, công an nhận mặt ba mẹ con tôi là người địa phương nên thả ra chứ không đưa đi trại giam.


Mẹ dẫn chị em tôi xuống cuối chợ, mua cho mỗi đứa một trái bắp luộc và dặn ngồi ngoan ở đó để mẹ đi xin việc làm. Con chó cũng kêu đói ăng ẳng đòi phần, mẹ nhường cho nó củ khoai lang luộc là phần của mẹ. Bây giờ, tôi mới thấy trên đầu mẹ tôi được buộc lại như đeo tang, máu khô còn đầy ở mang tai và gương mặt tím bầm nhiều chỗ. Chúng tôi ăn xong, ngồi ngoan một chỗ để mẹ đi gánh nước và rửa tô cho hàng hủ tiếu. Con chó lẽo đẽo theo mẹ đi gánh nước…


Từ đó, chúng sống ngoài chợ.. Tối ngủ coi đồ cho hàng hủ tiếu khỏi dọn bàn ghế về nhà như trước đây. Gia đình tôi cũng quen được ông bà Mười làm nghề thương hồ. Ông bà lên hàng là cả ghe cá mắm tới rau trái, dừa khô, khoai lang, bí đỏ… Họ mua bán trao đổi không hết hàng thì để lại cho mẹ tôi bán chợ chiều vì công việc phụ hàng hủ tiếu chỉ bán chợ sáng. Những ngày tháng ấy, tôi thấy mẹ tôi cười khi chợ vắng tanh về tối và thằng em tôi chơi với con chó nhiều hơn chơi với chị.


Chuyện ba mẹ con tôi sống ngoài chợ được đồn đến tai cha tôi và chú Tư cũng đồng nghĩa với hết yên ổn từ hôm bà nội đi chợ.. Bà ngồi ăn bún thịt nướng chả giò thơm lừng.. Tôi không giữ nổi thằng em như lời mẹ tôi dặn dò, nó vùng khỏi tay tôi để chạy đến bà nội xin ăn vì thịt nướng thơm lắm! Bà nội hất nguyên tô bún vô mặt nó. Bảo lượm lấy mà ăn! Chửi ba đời chín kiếp nhà nó. Nó không lượm thịt nướng chả giò dưới đất mà chỉ thẳng vào mặt bà nội! “Đụ má mày bà nội”. Người dưng cười hả hê bao nhiêu thì mẹ tôi bị chú Tư ra chợ đánh cho một trận còn thê thảm hơn thế. Chiều tối hôm sau, tới phiên cha tôi ghé chợ, đánh cho mẹ tôi một trận nữa, đánh tới gẫy xương sườn. Từ đó về sau, thằng em tôi chỉ nói một câu: “Đụ má”. Ai hỏi nó ăn hôn? Chơi hôn? Ngủ hôn? Đi đái hôn?... nó chỉ trả lời…! Người kẻ chợ gọi nó là “thằng Đụ má”.

 

Chị em tôi sống nhờ cơm ông Mười nấu dưới ghe, bà Mười đưa mẹ tôi đi nhà thương chưa về. Dì Hường (cháu gọi bà hủ tiếu bằng dì, là người làm công việc gánh nước, rửa tô với mẹ tôi). Dì mua cho chúng tôi hai bộ đồ mới… là tất cả những gì tôi còn nhớ được tới hôm nay.

 

Ông ngoại (ông Mười) bỏ chị em tôi xuống ghe, con chó đã bị người ta bắt trộm làm thịt trong hôm mẹ tôi đi nhà thương. Chúng tôi khóc con chó quá mức nên quên khóc cho mẹ dở sống dở chết nơi đâu chúng tôi cũng không biết! Ông ngoại đưa chị em tôi về nhà ngoại ở dưới quê. Bà ngoại ở bệnh viện chờ bác sĩ “hàn xương sườn” cho mẹ tôi. Ông ngoại nói với chị em tôi như thế.

 

Chúng tôi được ở nhà ngoại với dì Hai, (dì bị té sông hồi nhỏ nên tâm thần lãng đãng). Nhưng dì biết nấu cơm cho chúng tôi ăn, dì biết ca vọng cổ, hay lắm! Không nhớ bao lâu thì mẹ tôi cũng được ông bà ngoại đưa về quê. Từ đó, mẹ tôi làm người đi trao đổi hàng hóa từ thành phố về, thu mua đặc sản trong xóm, sắp sẵn cho ông bà ngoại về tới là lên hàng và xuống hàng, đi liền. Ông bà ngoại không phải ở lại xóm một hai hôm để mua bán, trao đổi hàng hóa với xóm làng vì đã có mẹ tôi lo.

 

Thương vụ của ông bà ngoại phát đạt nhờ có mẹ tiếp sức. Ông bà ngoại tôi tin là mẹ tôi đã đem may mắn đến gia đình có bốn người con gái nên làm ăn ạch đụi hoài! Từ hồi có mẹ tôi thì gia đình ông bà ngoại đã đủ Ngũ Long Công Chúa nên ai cũng ăn nên làm ra. Trừ dì Hai bị tâm thần nên không lập gia đình, còn lại các dì kế đều tự nhiên làm ăn được nên khá lên.

 

Cả nhà ngoại thương mến mẹ con tôi đến độ ông bà ngoại gả chồng cho mẹ tôi với người đàn ông trong xóm, cũng làm nghề thương hồ và vợ chết khi sanh đứa con thứ hai cho ông. Mẹ tôi chưa đồng ý chuyện cưới hỏi thì chú Tư đã xuống tới nơi, tố cáo với công an địa phương là ông bà ngoại tổ chức vượt biên nên mẹ con tôi bị bắt lần nữa. Ông bà ngoại xạt nghiệp lần đó, phương tiện làm ăn chỉ là cái ghe thương hồ mà bị cấm hoạt động vì tội đưa người; chứa người vượt biên thì còn gì để sống! Ngoại bán ghe để chạy chọt cho họ thả chúng tôi ra.

 

Dì dượng ba của tôi đã âm thầm chuẩn bị cho chúng tôi ra khỏi trại giam với lệnh phải trở về Sài gòn trong ngày. Nhưng dì dượng đón chúng tôi khi xe đò rời Vĩnh Long không xa và đưa chúng tôi đi trốn trong gò mả - ngoài đồng hoang cả tuần tới hôm đi vượt biên.

 

 

2.
Chúng tôi đến đảo như mọi người vượt biên khác và khác người là ba mẹ con thui thủi, không biết có được đi định cư ở nước thứ ba vì hoàn toàn không có thân nhân ở ngoại quốc. Cơ may bất ngờ là có một gia đình vượt biên như chúng tôi, họ có thơ của thân nhân ở Pháp gởi tới trại. Trong thơ có mấy câu tiếng Pháp do đứa cháu nội của ông già vượt biên viết hỏi thăm ông nội, nhưng ông không biết đọc tiếng Pháp. Mẹ tôi dịch được sang tiếng Việt cho ông hiểu. Nhờ đó, mẹ tôi quen chú Thành. Chú giỏi tiếng Anh và làm việc cho ban lãnh đạo trại để giúp đỡ đồng bào tỵ nạn, chứ chú đi Mỹ lúc nào cũng được vì gia đình chú đã sang Mỹ từ lâu.


Ngày tháng, những gia đình vượt biên cùng chuyến đã đi định cư, chỉ còn gia đình tôi ở miết vì không người bảo lãnh đi nước thứ ba; cũng không phái đoàn nào nhận chúng tôi đi bất cứ đâu để khỏi bị cưỡng bức hồi hương. Chú Thành quyết định làm đám cưới với mẹ tôi ngay bên trại tỵ nạn. Đám cưới được Ban lãnh đạo trại tổ chức cho và có mấy phái đoàn ngoại quốc dự đám cưới nữa nên gia đình tôi đi Mỹ với chú Thành, khá dễ dàng.


Tôi không tưởng tượng được sự giàu sang của gia đình chú Thành, khi tôi tới Mỹ. Nhưng tôi không được sống trong căn nhà lộng lẫy, gọi bà cụ hiền khô là bà nội. Chúng tôi sống riêng ở một căn aparterment. Cuối tuần, chú Thành ghé thăm.


Mẹ tôi, một lần nữa lăn xả vào cuộc sống mới vì hai đứa con nhỏ. Ai cũng khen mẹ tôi giỏi giang vì tới Mỹ mấy ngày thôi đã lội tuyết đi làm cho tiệm fast-food Mỹ. Đêm, ngồi may tới khuya lơ để kiếm tiền. Từ khi mua được chiếc xe hơi cũ, cuối tuần nào mẹ cũng chở chúng tôi đến thăm bà… với quà bánh cho bà rất hậu.


Cuộc sống chúng tôi ổn định dần thì bà bị trợt té gẫy chân, phải nằm bệnh viện lâu vì giập lá lách nữa. Mẹ chú Thành có bốn người con trai thì ba người con dâu trước đây không công nhận mẹ tôi là em dâu út, nhưng bây giờ cần người vô bệnh viện với mẹ chồng thì gọi vợ Ut Thành! (Tôi đã bắt đầu biết suy nghĩ về gia cảnh của mình và hoàn cảnh của mẹ vì tôi đến Mỹ năm 10 tuổi, bây giờ đã sắp 13).


Mẹ tôi nói với chú Thành là mẹ xin nghỉ vacation, sau đó nghỉ không ăn lương để có thể chăm sóc cho bà. Nhưng mẹ nói với tôi: “Chú Thành đã cứu chúng ta, bây giờ mẹ phải giúp chú ấy. Mẹ bị buộc thôi việc vì nghỉ nhiều quá, nên không có tiền lương nữa. Cũng không có thời giờ may để kiếm tiền trả tiền thuê aparterment…” Mẹ dạy tôi may và tôi đã ngủ gục trên bàn may nhiều lần để có tiền trả aparterment, năm tôi 13 tuổi.


Khi bà được xuất viện về nhà, mẹ tôi vẫn chăm sóc bà thêm mấy tháng. Khi bà tự nói: Bà đã có thể tự túc một mình, mẹ tôi nên đi làm lại để nuôi con. Bà cho mẹ tôi một số tiền lớn lắm, có thể mua được căn nhà để ở. Nhưng mẹ tôi không lấy và trình ra giấy ly dị với chú Thành mà mẹ đã ký sẵn để trả lại tự do cho chú Thành như thoả thuận của mẹ với chú Thành từ hồi làm đám cưới bất đắc dĩ bên đảo.


Tôi với thằng em, phản đối vì chúng tôi đã thân quen với chú Thành như con với cha, dù chú không ăn ở với mẹ tôi. Tôi nhớ lần cuối đến thăm bà vào ngày cuối tuần vì mẹ tôi quyết định dời đi tiểu bang khác sinh sống. Mẹ không giải thích lý do nhưng tôi lờ mờ hiểu là mẹ muốn xa bà và chú Thành.


Hôm đó thật buồn, bà ngồi trên ghế bành và khóc. Cuối cùng, bà tuốt cái nhẫn trên tay bà mà bà nói là quà cưới của bà. Bà trịnh trọng trao cho mẹ tôi: “Bác không có con gái để trao lại cái nhẫn này nên bác cho cháu. Về chuyện của cháu với thằng Thành, nó là người tín nghĩa trong việc giúp cháu qua được Mỹ, hai đứa phải mang danh nghĩa vợ chồng trên giấy tờ mà nó thì sống độc thân mấy năm nay. Nó chờ cháu đó! Cháu cứ nhận cái nhẫn gia bảo này như cháu là người xứng đáng được bác trao lại kỷ vật của gia đình. Nếu cháu nhận thêm ý nghĩa thứ hai - là cái nhẫn đính hôn cho con trai của bác thì bác cảm ơn cháu thật nhiều.”


Mẹ tôi khóc, chị em tôi cũng khóc, mẹ đưa tay cho bà đeo nhẫn vào.


Chúng tôi trở về aparterment của chúng tôi. Tôi bắt đầu suy nghĩ về tình cảm của người lớn! Tôi ước gì chú Thành đến tặng hoa cho mẹ tôi vì nhẫn đính hôn thì bà đã trao rồi. Tôi hỏi thằng em: “Mày có muốn chú Thành làm ba của mình hôn?” Nó trả lời tôi bằng cái ôm chị hai thật lâu. (Nó là người khô khan tình cảm tới lạnh lùng, nó không thích nói và chỉ thích đánh lộn.) Không ngờ, mẹ tôi khóc sau lưng chúng tôi - hôm đó là thứ bảy. Sáng hôm sau, chú Thành ghé aparterment chở chúng tôi đi chơi như chú hứa. Hai chị em tôi xin qua cây xăng - sát bên aparterment mua kẹo để mang theo ăn. Mẹ tôi đang chuẩn bị đi làm, mẹ tôi đi làm liên tu bất tận…

 

Lần đầu tiên, chúng tôi nói dối mẹ với chú Thành vì chúng tôi băng qua chợ Mỹ, mua một bó hoa hồng rẻ nhất (loại người ta đã bỏ ra ngoài tủ lạnh chưng hoa với bảng giá 50% off, vì tiền chúng tôi có tới đó thôi!) Chúng tôi mang về, dúi vô tay chú Thành và hai đứa đứng yên. Chú nhìn chúng tôi thật lâu sau lớp kính cận rất dày của chú… chỉ có nước mắt chảy ra. Cuối cùng, chú cũng tiến đến mẹ tôi để trao bó hoa, chú trao luôn ra cái hộp bé xíu mà xinh xắn đến tuyệt vời…

 

Ba mẹ tôi đã ôm nhau thật lâu - trước mặt chị em tôi - để vài năm sau - tôi có thêm đứa em cùng mẹ khác cha. Lần đầu tiên từ khi đến Mỹ, mẹ tôi bỏ việc không làm để đi chơi. Ngày chủ nhật đầu tiên trong đời chị em tôi được đi chơi với cha mẹ. Chiều về, ăn nhà hàng sang trọng để hai chị em tranh nhau cái toilet mà ói vì đứa nào cũng không quen với cao lương mỹ vị.

 

 

3.
Hai năm trước, tôi ghé thăm ba mẹ nhằm hôm ba đi câu với thằng em khác cha của tôi. Mẹ đưa tôi lá thơ viết tay có dấu Bưu điện Sài gòn chứ không phải Vĩnh Long. Tôi bình tĩnh theo phản xạ của người trưởng thành dị biệt. Tôi ngồi nghĩ về ngôi chợ Chồm hổm ở bờ sông Dương Bá Trạc…


…Nhớ ba lần về Việt Nam, gia đình tôi đều thuê xe về thẳng Vĩnh Long. Lần đầu về thăm ông bà ngoại và các dì; lần sau về xây mộ cho ông ngoại; lần cuối về xây mộ bà ngoại. Mẹ tôi về một mình trong lần thứ tư để chôn cất dì Hai đã mãn phần vì chứng tâm thần từ nhỏ của dì nên dì kém thọ. Không biết lần về một mình, mẹ tôi có ghé thăm bên nội?! Tôi không nghĩ mẹ tôi còn ghé bờ sông Dương Bá Trạc làm gì! Nhưng bằng cách nào mà bên nội biết được địa chỉ của mẹ? Tôi không hỏi, cũng không đọc thơ dù phong bì đã xé. Tôi ngồi lặng thinh, ký ức trở về năm lên 6 tuổi của mình với lòng oán hận tới ứa nước mắt. Mẹ tôi nói: “Vì lá thơ có liên quan tới con nên mẹ phải đưa cho con.” Tôi ngước lên nhìn mái tóc bạc sớm của mẹ, đôi vai gầy và đôi mắt sâu… làm tôi không nói được lời oán trách nào hết! Mẹ ngồi xuống bên tôi như đêm đầu ngủ chợ, vết thương trên mang tai mẹ chỉ còn vết sẹo lu mờ, máu khô nâu đã sạch nhờ ơn chú Thành chùi rửa! Không biết mẹ có biết vết thương trong lòng tôi với em tôi không bao giờ khép miệng!


Một tuần trôi qua, tôi mất ngủ hoàn toàn vì tò mò muốn đọc lá thơ nhưng lại tự lòng không cho mình đọc. Tôi không muốn xát muối lên vết sẹo còn mưng mủ trong lòng em tôi. Tôi không muốn làm tổn thương chú Thành khi ơn chú chưa trả mảy may! Vì ở vai trò người cha kế, chú xử tệ với chị em tôi thì đã sao? Ngược lại, chú thương tôi bằng vất vả, hy sinh, chia sẻ… cho đứa con gái nhiều mặc cảm về gia đình và xuất xứ bản thân. Chú khổ sở với tánh tình hung bạo, hận thù tất cả, không tin ai ở đời… của thằng em bất trị của tôi. Không ít lần nó làm cho chú suýt vô tù, mất việc, tiền bạc tiêu tan trong những lần phải bồi thường cho những người mà nó gây hại cho người ta. (Nó đánh người vô cớ khi chợt nhớ về thù hận đâu đâu trong tuổi thơ của nó.) Nó quên tiếng Việt đến 99%! Phần trăm còn lại là câu “Đụ má”. Mỗi lần nhìn mẹ tôi cắn răng chịu đựng những cơn đau nội tạng bị tổn thương khi trở trời. Nó chửi thề tiếng Việt ỏm tỏi, mắt long lên giận dữ như con chó điên! Những lúc ấy, tôi an ủi, vỗ về nó để nó đừng ra đường đánh đại - bất cứ ai mà nó thấy mặt. Chú Thành lặng lẽ săn sóc mẹ tôi hết khăn nóng tới khăn lạnh. Chú nói chơi mà tôi khóc thiệt, “Lau mòn da cũng không hết cái đau bên trong! Tụi con ngoan ngoãn nghe lời, cố gắng vươn lên… mới là cái khăn lông lau được nhức nhối trong lòng của mẹ con. Hai đứa ráng lên…”


Tôi đến nhà em tôi sau cú điện thoại nó gọi, tôi đoán được việc nó đã thu xếp trước với anh rể vì chồng tôi ít khi để tôi đi đâu môt mình trong ngày nghỉ cuối tuần. Tôi đến một mình và người vợ mới cưới của nó cũng vắng nhà vô cớ để chỉ có hai chị em tôi gặp nhau. Tôi ngồi chưa nóng ghế thì ba tôi đến - chú Thành ở trại tỵ nạn năm xưa - nay đã già, qua hai tròng kính cận thật dày, đôi mắt nhân từ độ lượng của ông vẫn như xưa - người đàn ông khuôn mẫu trong quyết định của tôi khi lập gia đình vì chồng tôi giống chú đến 90%, mười phần trăm còn lại là khoảng cách tuổi tác của hai người.


Ba chúng tôi không vào chuyện được khi chai rượu vang đã gần cạn. Chú Thành hỏi tôi: “Con đã đọc lá thơ của ba con chưa?” Tôi trả lời: “Dạ chưa”! Chú nói: “Không cần đọc nữa! Vì mẹ con đã đưa chú đọc. Chính chú nói: Cứ đưa cho con để con quyết định. Nội dung bức thơ do cha con viết, chỉ một yêu cầu: Con bảo lãnh ông ấy sang Mỹ vì thằng Thắng (em tôi) không có giấy khai sanh. Con thì có. Cha con cũng không có giấy kết hôn với mẹ con, nên chỉ mình con có tư cách bảo lãnh ông ấy sang Mỹ. Mẹ các con nhờ chú suy nghĩ giúp vì bà không lường được hậu quả chuyện này. Với lòng tin mà mẹ các con đã gởi gắm nơi chú! Chú tin mình có thể vượt qua những khó khăn của gia đình chú. Nhưng, hai con đã trưởng thành nhiều, chú muốn chính chúng con giải quyết việc riêng của gia đình riêng của các con…”


Thằng em tôi nổi giận, mắt nó long lên! Chửi thề văng tục… nó thề giết cha tôi, giết hết bên nội… rồi tới đâu thì tới nếu tôi bảo lãnh ông ấy sang đây.
Tôi biết không bàn tính được gì với em tôi, tôi với chú Thành và chồng tôi lại ngồi xuống với nhau. Hai người đàn ông đã gầy dựng lại cuộc đời tôi từ đổ nát… cũng không ai cho tôi được quyết định cuối cùng vì mỗi mình tôi có liên hệ pháp luật với quá khứ! Tôi có tờ khai sanh oan nghiệt.

 

 

4.
Tôi đi gặp mẹ để đi đến quyết định cuối cùng cho chuyện có bảo lãnh cha tôi hay không? Mẹ tôi biết trước cuộc gặp này nên có lẽ mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho một lần nói hết với con. Tôi như người bạn của mẹ tôi nơi một góc nhà hàng xa lạ, hai người phụ nữ Việt Nam lạc lõng trong cái nhà hàng Mỹ như đôi bạn dạt trôi đến nơi này từ địa ngục trần gian. Mẹ tôi ăn mặc đẹp, nét đẹp trời cho… rồi tiếc! Nên ông ấy ganh tỵ với mẹ tôi hoài. Lâu lắm rồi, tôi mới nhìn kỹ mẹ mình bằng con mắt khách quan để hiểu thêm vì sao mẹ khổ! Người đàn bà nào không ham nhan sắc! Và đó là nguồn gốc của bất hạnh bản thân cùng những liên lụy đến đời sau… những nghĩ suy miên man trong đầu tôi không trốn chạy được ánh mắt mệt mỏi của mẹ mình. Mẹ tôi dở lại từng trang đời cho đứa con nghe như nước đã qua cầu! Cầu bao nhiêu nhịp lòng sầu bấy nhiêu…


Mẹ tôi nói: “…mẹ không trả lời những câu hỏi của con, khi con còn quá nhỏ. Đến khi nói được với con thì tự con thấy không nên hỏi mẹ nữa! Cảm ơn con đã xử sự với mẹ bằng sự chia sẻ thầm lặng đó! Nhưng hôm nay, mẹ nói hết một lần với con về xuất xứ của con và cả xuất xứ của mẹ nữa, khi định mệnh đã không buông tha mình…


Biến cố 1975 đã liệng mẹ ra khỏi Viện mồ côi với tuổi đời 16, thân xác trưởng thành hơn đồng lứa, có lẽ hai người sinh ra mẹ cũng khá đẹp đôi. Mẹ không biết đi về đâu, làm gì để sống?... Khi trong tay chỉ có vốn tiếng Pháp ở trình độ biết đọc, biết viết mà các dì Phước đã dạy cho mẹ; một chút tài may vá, thêu thùa học được trong Viện mồ côi.. Mẹ với người bạn thân trong Viện đã đói khát nhiều ngày mới xin được việc ở đợ cho một gia đình mà trước mặt tiền đường là tiệm may. Người bạn của mẹ phải ở nhà dưới lo cơm nước, giặt giũ. Mẹ biết cắt may nên được bà chủ may mặc cho dễ coi để đứng tiệm ở nhà trên, dù thời ấy cũng chẳng ai may mặc gì nhiều. Tưởng cuộc đời có ăn có mặc được yên thân, ai dè ông bà chủ bảo coi nhà cho gia đình họ đi chơi Đà lạt dăm hôm. Họ không trở về nữa. Họ đã vượt biên. Công an đến niêm phong nhà cửa, tịch thu tài sản. Mẹ với người bạn bị bắt đưa về Phường để điều tra! Thuở ấy, hai đứa trẻ mồ côi đâu biết được cạm bẫy ngoài đời. Đó chỉ là cái cớ cho họ đưa hai đứa con gái mồ côi ngờ nghệch về hành lạc, chứ ai đi bắt đám con ở làm gì! Cả hai đứa bị hãm hiếp tập thể trên tầng ba của ngôi nhà lầu, bất kể ngày đêm… Hai (chị em) mẹ quyết định tự tử. Cô chị nhảy lầu trong hoàn cảnh không mảnh vải che thân. Mẹ nhảy theo không thoát vì bị níu lại. Người chị chết thảm trên lề đường đêm khuya, chắc cũng không được chôn cất gì đâu. Sáng hôm sau, họ giải mẹ lên công an quận để xoá dấu cái chết đêm qua của bạn mẹ. Từ quận giải đi tiếp đến đâu thì mẹ không biết! Chỉ biết trên xe có chú Tư của con. Dọc đường, đồng bọn của chú Tư giải cứu, cướp tù. Họ bắn nhau với công an. Trong hỗn loạn tiếng súng, chú Tư nói mẹ chạy theo chú chứ ở lại thì họ xử bắn mẹ. Mẹ chạy theo chú Tư… để ân hận suốt đời.


Chú đưa mẹ về nhà bà nội con, rồi đi biến đến mấy tháng. Mẹ không có khái niệm về một gia đình vì nhỏ lớn ở trong Viện mồ côi. Mẹ chỉ biết so sánh gia đình bà nội với gia đình tiệm may và thấy khác xa, thế thôi. (Con cứ nhớ lại năm con 16 tuổi và sự khờ khạo của mình thì mẹ khờ gấp đôi con vì mẹ ở trong Viện mồ côi nhỏ lớn. Không biết gì về đời sống bên ngoài). Có bà hàng xóm với bà nội, xúi mẹ trốn đi vì bà nội là người hành nghề chứa chấp mãi dâm, đó. Nhưng mẹ biết trốn đi đâu, khi miếng băng vệ sinh, mẹ cũng phải xin bà nội vì mẹ đâu có đồng nào trong túi để tự mua.

 

Mẹ ở nhà nội như con ở, trong tủi nhục cũng có cái mừng là mình không bị có thai với đám công an. Mẹ bắt đầu hiểu biết về chuyện đó từ bà hàng xóm của bà nội. Mấy dì Phước chỉ dạy mẹ phải giữ gìn vệ sinh thật kỹ, hàng tháng thôi. Các dì không dạy chuyện hơn. Nhưng ông nội con đã hãm hiếp mẹ đến có thai. Lần ông đang hãm hiếp mẹ thì chú Tư đột ngột về nhà, vô phòng. Chú, rút dao găm và đâm chết ông nội ngay trên người mẹ. Chú kéo xác ông xuống gầm giường vì đang trưa. Đến đêm, chú Tư với bác Hai của con đưa xác đi đâu thì mẹ không biết. Mẹ lên cơn sốt vì khủng hoảng tinh thần triền miên mấy ngày. Bà nội cho uống thuốc bắc, đối xử tử tế ra mà mẹ không biết? Khi biết thì đã thành kẻ giết người vì thuốc đó là thuốc trục thai. Mẹ nhớ suốt đời chỗ bờ sông mà bà nội đã ném cái thai xuống dòng nước… trôi đi.

 

Sau đó, mẹ lại có thai vì chú Tư hãm hiếp. Tiếp theo, chú Tư đi tù bất ngờ vì chú là người đâm thuê chém mướn. Tới bác Hai ra tù, (anh em họ vào tù ra khám như đi chợ). Bác Hai về nhà cũng bất thường như chú Tư, bác Hai cũng hãm hiếp mẹ như chú Tư. Mẹ biết mình đã có thai với chú Tư nhưng không nói ra vì sợ bà nội cho uống thuốc nữa. Mẹ không muốn giết người. Con hiểu! Khi bụng mẹ lớn rồi, mà vẫn chưa có tiền và có cách để trốn đi thì bà nội bắt uống thuốc phá thai như lần trước. Mẹ đã biết gian ngoa, nói dối từ cuộc sống dạy mình. Mẹ cầu cạnh bác Hai che chở và nói dối với bác: Cái thai trong bụng mẹ là con của bác Hai. Con ra đời như thế đó!”

 

(Tôi điếng người khi hình dung ra gương mặt chú Tư… lờ mờ trong trí nhớ! Gương mặt mà những khi thằng Thắng ngủ khò trên sofa… tôi nhìn mặt nó rồi nổi da gà vì vừa thương vừa giận mà tôi không bao giờ hiểu được vì sao? Tôi giải thích cho mình không thoả đáng khi nghĩ thương vì là chị em; giận vì nó gieo tai họa cho gia đình nghiêm trọng. Nó không biết thương chú Thành chút nào hết! Tôi giận nó để rồi thương trong vòng lẩn quẩn. Sao nó lại giống người đàn ông mà tôi ghê sợ nhất là chú Tư! Cha tôi là chú Tư. Còn gì cay đắng hơn trong đời tôi?!)

 

Qua cơn xúc động nhất thời, tôi không muốn nghe thêm về gia đình bên nội tôi nữa! Nhưng tôi nghe vì thương mẹ tôi. Tôi hiểu lòng người đàn bà được nói ra những khổ tâm sẽ dễ chịu lắm! Nên mẹ tôi nói tiếp: “Bác Hai thích mẹ thì đúng hơn thương.. Những người nhà nội mà biết thương ai! Mẹ cũng không hiểu vì sao họ thích khi trong tay họ biết bao nhiêu cô gái trẻ. Bác Hai làm khai sanh cho con để phòng khi chú Tư ra tù thì không tranh chấp nữa vì mẹ đã như là vợ bác Hai. Bác đưa mẹ qua sống ở căn nhà mà mình đã từ đó ra đi…

 

Khi chú Tư ra tù (vượt ngục hay được thả thì mẹ không biết). Chú Tư lầm lì tới đáng sợ! Lui tới nhà mình khi bác Hai vắng nhà và hãm hiếp mẹ. Sự chống đối của mẹ hoàn toàn không có vì chỉ thiệt thân với những trận đòn không tả nổi. Mẹ thật sự không biết thằng Thắng là con bác Hai hay con chú Tư. Chỉ sau này, căn cứ vô tính tình của nó thì mẹ đoán nó là con chú Tư. Phần bác Hai con, là người nghiện rượu, xì-ke ma túy. Nên mẹ càng tin là thằng Thắng con chú Tư. Mẹ đối phó với hoàn cảnh mình là gian ngoa, nói dối… với chú Tư để bảo vệ cái thai thằng Thắng vì mẹ không muốn giết người - dù mới là phôi thai. Trong hoàn cảnh của mẹ lúc ấy, không có chọn lựa!

 

Chú Tư đánh bác Hai suýt chết vì bác Hai cướp mẹ trên tay chú Tư , bác Hai trở mặt tố cáo chú Tư giết ông nội tại nhà. (Sau này mẹ biết ra, ông nội cũng không phải là chồng bà nội. Ông có gia đình và chỉ lui tới với bà nội theo lối già nhân ngãi non vợ chồng. Ông là cán bộ, đã che chở cho bà nội làm ăn phi pháp. Nên chính bà nội cũng nổi ghen với mẹ vì bị ông bỏ rơi.)

 

Trong tình thế gia đình tranh giành bát nháo đó, họ thi nhau trút giận lên mẹ là vậy! Mẹ hiểu chú Tư có tình cảm với mẹ hơn nhưng kẹt người anh tán tận, người mẹ bất nhân. Mẹ không muốn chú Tư giết bác Hai vì mình - dù họ tàn ác như nhau, nhưng là chuyện của họ! Không nên xui anh em người ta giết nhau để mình mang tội. Người ta có tàn nhẫn với mình thì để bề trên xét xử.

 

Sau khi thằng Thắng ra đời, bác Hai không làm khai sanh cho nó vì nghe lời người ngoài, bà nội… rồi tin nó là con chú Tư. Bác trở nên tàn độc với mẹ hơn, những lúc không tiền uống rượu, chích xì-ke, bác Hai bắt mẹ tiếp khách tại nhà để ông lấy tiền uống rượu và chích.

 

Giai đoạn này thì mẹ đã học được cách tránh thai từ những cô gái trong nhà chứa của bà nội. Chú Tư thù bác Hai về việc bắt mẹ tiếp khách, điều đó thì mẹ biết! Nhưng chú bị người ta đâm lòi ruột trong những tranh chấp ngoài đường, cũng là việc làm ăn của chú.

 

Chú về nhà nội nằm dưỡng thương mấy tháng. Giai đoạn đó, mẹ chỉ muốn tự tử vì tủi nhục. Nhưng hai con mình ai nuôi? Mẹ rối trí dữ lắm! Mẹ nhớ những người khách hiền lành, họ thật sự có nhu cầu giải quyết sinh lý đơn thuần. Họ thương cảm những cô gái điếm bằng những đồng tiền dấm dúi cho riêng trong khi hành lạc vì họ dư biết số tiền trả cho ông/ bà tú thì bản thân người gái đĩ đâu có bao nhiêu, thậm chí không được đồng nào trong những hoàn cảnh bị khống chế.

 

Mẹ chắt chiu tiền đó để chờ cơ hội dẫn tụi con trốn đi nơi khác, sống. Mẹ có mua cho chú Tư gói thuốc lá, tô hủ tiếu… không phải vì tình cảm của mẹ với chú mà đơn giản - chú là cha của tụi con. Mẹ phải có trách nhiệm với ông ấy cho tới khi tụi con trưởng thành. Suy nghĩ của mẹ lúc ấy là như thế.

 

Khi chú bình phục lại thì nói mẹ dẫn tụi con lên Long Khánh sinh sống. Chú sẽ giúp đỡ về tài chánh và sẽ sinh sống với mẹ như vợ chồng. Nhưng mẹ tưởng tượng ra tương lai của tụi con… thì trốn đi làm chi? Mẹ có mưu đồ trốn chạy nhưng với hai con thôi. Đó là căn nguyên của những trận đòn tàn tạ mà bác Hai với chú Tư đã trút lên mẹ.

 

Chuyện người đàn bà son phấn xuất hiện ở nhà mình để bắt đầu một cuộc ra đi của ba mẹ con mình, mẹ vẫn tin là Ơn trên đã cho mình một lối thoát.

 

Bên ngoài cửa kính của nhà hàng, lá thu bay xào xạc về đâu? những chiếc lá tụ ở một góc parking thì mục rữa theo thời gian. Tôi theo chiếc lá bay một mình trên parking mênh mông - vô định! Không còn tập trung nổi để nghe mẹ tôi nói, nhưng mẹ cứ nói như không còn cách nào dừng lại được!

 

Từ khi ngủ chợ thì con biết rồi. Những lần về Việt Nam thì con cũng đã có trí nhớ. Hôm nay, mẹ chỉ nói về lần mẹ về một mình. Sau khi xây mộ cho dì Hai, (là các dì muốn mẹ về chơi chứ không ai cần tiền của mẹ.) Lần đó, chú Thành đã chuyển về cho dượng Ba hai chục ngàn đô la, nên khi mẹ về tới là có hai chục ngàn và năm ngàn trong bóp tay của mẹ. Mẹ rời Vĩnh Long với tiền bạc còn nguyên vì không dì nào cho mẹ chi trả gì hết.

 

Mẹ lên Sài gòn với tâm nguyện thực hiện những điều mình đã nghĩ trước đó. Mẹ tìm lại xóm xưa để thăm dì Hường, (Dì bây giờ khổ lắm! Con cái cũng nghèo nên không nhờ được gì. Người chồng thì y như bác Hai - xì-ke, nghiện rượu. Thiệt là khổ cho dì. Mẹ cho dì mười ngàn đô la để sửa sang lại ngôi nhà đã mục nát tới hết cỡ. Bỏ nhà bank cho dì mười ngàn đô la để dì có thể sống bằng tiền lời từ nhà bank, chứ tuổi tác chưa già nhưng sức khoẻ yếu kém của dì thì chắc chắn khổ tới chết. Mẹ có đến bờ sông để thắp cây nhang xin lỗi người anh/ chị của con, mẹ đã bỏ nó mấy chục năm trời lạnh lẽo ngoài bờ sông - dù mới là phôi thai nhưng nó đã có linh hồn.

 

Không ngờ dì Hường là người chị em mà Ơn trên đã ban cho mẹ. Dì nghèo vậy mà cũng đã xin lễ cầu siêu cho nó, rước vong linh nó vô Chùa để cầu siêu theo tín ngưỡng của dì. Mẹ nhớ hoài về hai bộ quần áo mà dì đã mua cho tụi con - hôm tụi con theo ngoại về quê - là tiền giành dụm của một đứa rửa tô ngoài chợ. Hôm mẹ xuất viện, ông bà ngoại phải lén đưa mẹ xuống ghe (sợ gia đình nội biết được thì không biết điều gì xảy ra cho mẹ). Vậy mà trước lúc ông ngoại nhổ sào cho ghe đi, dì Hường có mặt kịp thời. Dì đặt chồng tô đi thu gom từ những bạn hàng ở chợ xuống đất, dì xuống ghe và ôm mẹ khóc hết nước mắt. Khi ghe đã đi rồi, mẹ mới biết được dì đã lén đút hết cuộn tiền đi thu tiền hủ tiếu vô túi áo mẹ. Nghe bà ngoại nói, dì bị đòn cũng tan xương nát thịt vì tội ăn cắp số tiền đó.) Bao năm nay, mẹ cứ tâm niệm là mẹ còn thiếu người chị em một trận đòn, thiếu dì Hường cái tình nghĩa người dưng mà hơn cả ruột thịt.

 

Mẹ không ghé thăm bà nội hay bác Hai, vì chẳng có gì cho mẹ thăm. Nhưng dì Hường có cho mẹ hay là chú Tư đang ở tù vì vận chuyển xì-ke ma túy, chờ ngày ra pháp trường chứ không phải tù ngồi một thời gian như những lần trước. Mẹ suy nghĩ thật kỹ và tự đi thăm ông. Lúc đối mặt nhau ở nhà tù, ông nói: “Ông đã cầu nguyện cho được gặp lại mẹ một lần. Và ông đã mãn nguyện”. Những câu xin lỗi của một người ăn năn thật hay giả thì mẹ không quan tâm, Mẹ chỉ nói với ông: “Tôi, không đến đây để thăm ông. Tôi đến đây chỉ để nói với ông: Những gì ông đã gây ra cho tôi thì tôi bỏ qua! Những gì gọi là giúp đỡ tôi lúc khốn khổ thì tôi trả ơn ông bằng cách cho ông biết: Hai đứa con tôi đã nên người…” Mẹ không muốn nói thêm nên ra về.

 

Vì mẹ không yên tâm lắm về cuộc sống của dì Hường nên đã để lại địa chỉ cho dì Hường liên lạc khi túng thiếu và cần mẹ giúp đỡ.

 

Theo dì Hường cho biết qua thơ thì người chồng của dì đã ăn cướp hết tiền sửa nhà (nên nhà cũng chưa sửa được gì mà tiền thì đã hết). Phần tiền trong nhà bank thì ông không lấy ra được nhưng đánh đập dì mỗi tháng khi lấy ra tiền lời nhưng không đưa cho ông. Tóm lại, mẹ cũng không giúp được dì sướng hơn mà làm cho dì còn khổ hơn không có tiền. Thật là đau khổ.

 

Dì cũng cho mẹ biết: Sau lần mẹ vô thăm chú Tư trong tù thì ông đã tự tử chứ không đợi ngày bị đưa ra pháp trường. Mẹ không ăn năn, hối hận gì về việc đó! Biết ông là cha của tụi con, và mẹ nghĩ ông ấy đã để lại một chút con người cho con cái không quá xấu hổ về người cha - như thế cũng tốt!

 

Chuyện ông chồng của dì Hường đã đánh cắp địa chỉ của mẹ để đưa cho bác Hai với thoả thuận gì giữa họ thì mẹ không biết. Mẹ chỉ trình bày hết sự thật cho con quyết định có bảo lãnh bác Hai sang đây hay không? Cho con hiểu rõ hết những điều mà bao năm qua mẹ đã không nói! Con thương hay oán trách mẹ thì mẹ cam chịu khi không thể làm gì hơn được…”


Vậy là bức màn u uất về bản thân tôi đã được vén lên rõ ràng. Xét về mọi mặt… thì tôi không nên bảo lãnh bác Hai sang đây làm gì! Nhưng lòng riêng tôi cứ muốn đưa ông sang đây để ông tận mắt thấy được hạnh phúc mà mẹ tôi đang có. Để ông thấm thía tội ác mà ông đã gieo cho người vô tội thì về sau: Người hiền vẫn được trời thương, người ác vẫn bị trừng phạt. Tôi muốn ông sống thật lâu để chết mòn trong bơ vơ và đau khổ ở xứ người, hơn là để ông chết với một cơn say thuốc phiện quá liều bằng cách gởi tiền về cho ông ăn hút ngập mặt; chết vô thừa nhận như một kẻ vô lại.


Những thù oán xưa cũ đã cho tôi nghị lực để hoàn thành ý nguyện từ mỗi miếng giấp khai sanh - xét ra chẳng có giá trị gì! Tờ khai sanh như tờ giấy lộn với cái mộc đỏ của cấp Phường, là đơn vị hành chánh cấp địa phương, vừa vô nghĩa, vừa nực cười… Nhưng lòng riêng đã quyết nên tôi không ngại tốn kém. Tôi thực hiện bằng được một cuộc trả thù xứng đáng cho những gì mẹ con tôi đã chịu đựng từ mấy mươi năm qua và tới hết đời chúng tôi không chừng! Tánh tình em tôi có dịu lại từ khi Ơn trên đã sai phái người vợ hiền ngoan của nó đến giúp nó làm lại cuộc đời. Nhưng tôi biết trong lòng nó chẳng bao giờ có bình an - nhất là những lúc mẹ tôi đau đớn với nội tạng hư hao vì bị hành hạ xưa kia…


Ngày vợ chồng tôi ra phi trường đón bác Hai - với danh nghĩa cha tôi. Tôi thề không khoan nhượng trong cuộc trả thù này. Nhưng bề trên không muốn cho tôi trở thành một người độc ác. Người đàn ông răng hô, da trắng xanh đến bệnh hoạn, nói giọng Bắc đặc… thì chắc chắn không phải bác Hai tôi vì gia đình nội tôi người miền Nam. Tôi chưng hửng, không biết đối phó ra làm sao trong trường hợp mà mình không lường trước được. May là chồng tôi tỉnh táo, anh nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh và dùng toàn tiếng lóng vì không biết ông Bắc này có biết tiếng Anh không? Chồng tôi đã bình tĩnh để suy xét:
“… Ba em (bác Hai) đã khôn hơn em tưởng! Ong qua đây làm gì cho em trả thù? Ong đã nhường chuyến xuất ngoại này cho một tội phạm trong nước hay cán bộ bị truy nã vì lý do gì đó?... thì anh không cần biết! Bác Hai ôm một đống tiền, tha hồ ăn hút ở Việt Nam, không sướng hơn sang đây cho em trả thù! Ông này đủ tiền mua một chuyến xuất ngoại và qua mặt chính quyền thì ông ấy là tay ghê gớm bên Việt Nam. Anh nghĩ, ra khỏi phi trường, ông ta sẽ bỏ trốn mình. Chuyện còn lại là chúng ta đối mặt với luật pháp ở đây là không khai báo khi đón nhận thân nhân giả mạo…”

 

“…. Em hết biết tính sao rồi! Anh tính toán giùm em.”


Chồng tôi cho biết:


“Nếu mình tố cáo ông ấy ngay trong phi trường thì mình vô tội. Ông ấy, không phải người tốt cho mình áy náy hay hối hận gì đâu! Phần bác Hai của em bên Việt Nam cũng không yên nếu ông này không trót lọt bên đây! Có thể tay chân ông này sẽ đòi lại tiền bằng máu của bác Hai. Nhưng những người không đáng giúp này thì rất cần trừng trị…”


Tôi đồng ý với chồng tôi nên anh giả đi vô toilet để gọi cảnh sát. Ong Bắc đúng như chồng tôi tiên đoán, ông cũng giả đi toilet nhưng trốn chạy! Ông ta là tội phạm cỡ nào bên Việt Nam thì tôi thật thà không biết!


Chồng tôi đã giúp tôi qua được những rắc rối điên đầu với cảnh sát cho tới khi họ tóm được thủ phạm của một vụ lừa đảo sở Di Trú Hoa kỳ.


Nhiều lần ngồi nhớ lại chuyện ân oán này. Tôi hiểu biết hơn về lòng mình với những ân oán của con người. Tôi nghĩ… Hãy để bề trên phán quyết thay ta.

 


Phan

* Lời người viết.

 

Cảm ơn nhân vật “tôi” trong bài ghi chép của Phan. Cảm ơn bạn đã cho nhiều người suy nghĩ về tình yêu và hận thù trong những hoàn cảnh tương tự với bạn. Lớn hơn là suy nghĩ về tình yêu và hận thù trong thời đại chúng ta.

 

Cảm ơn nhân vật “mẹ” đã đồng ý cho phổ biến trên trang báo về cuộc đời không may nhưng kết thúc khá có hậu của bà. - Như một thông điệp chia sẻ cùng bạn đọc: Ở hiền gặp lành không bị ảnh hưởng gì từ văn minh và khoa học kỹ thuật.

Con người muôn đời - gieo gió gặt bão - ở hiền gặp lành.

Chân thành cảm ơn qúy vị ..

Người ghi chép ..

Phan ..
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2022 lúc 9:39am

Chờ

5,346%20Lonely%20Moon%20Stock%20Photos%20and%20Images%20-%20123RF

Mùa trăng vỡ

Tan tành

Ngàn sao băng

Thời gian đứng

Im lìm

Từ trăm năm…

Ông ngồi xuống tảng đá thấp loang từng vệt rêu xanh. Nước lấp xấp quanh chiếc giày đã mòn vẹt đế. Giữa trời, những tia nắng xiên khoai cuối ngày cố sức nắm nuối hoàng hôn, đâm thủng màn chiều, làm ửng vàng lên từng chân mây xám. Ông đợi chim về giữa giờ bảng lảng. Trước tiên, một dải hải âu lướt trắng mặt hồ. Mùa đông, chúng trốn biển hung hãn, về tạm trú sâu trong đất liền. Những ngày hồ đóng băng, sương mỏng, màu trắng xám lông hải âu tiệp lẫn vào băng vào sương, chỉ có tiếng kêu sắc nhọn của chúng thỉnh thoảng xé toạc sự yên tĩnh đang đông cứng của vùng đất trũng này. Hải âu thanh mảnh, rụt rè, ngơ ngác như bọn gái tơ lại hàng ngày phải chung đụng với lũ quạ đen bóng dềnh dàng, lực lưỡng và táo tợn. Ông không hiểu vì sao, cứ tảng sáng, quạ ồn ào hàng trăm con ở rặng cây bên này hồ, rồi tản mác tìm mồi, moi rác, đôi khi phóng mỏ tấn công cả thỏ sóc, để chiều về, gọi nhau tụ thành cơn trốt đen quần đảo mãi một lúc, chờ khi hải âu kéo nhau trốn hết, thiên nga, vịt trời, gà nước rúc cả vào bụi lau bờ lách, mới tao tác đậu xuống kín cả chòm cây bên kia hồ. Thỉnh thoảng, gió lớn, một nhúm quạ bị rứt tung, xoáy tròn, toẻ ra rồi tụm lại chúm chụm vào nhau, truyền hơi ấm. Ông chợt rùng mình. Chiếc áo ngự hàn nặng trịch đang mặc trên người chẳng thể nào ngăn được hơi lạnh đang từ lòng ông bốc ra cuồn cuộn.

Ngôi nhà nhỏ ở góc hồ đã lên đèn. Ngôi nhà mới xây, tường ốp đá trắng mái lợp đá đen, tiện nghi, vững chãi, có ánh đèn vàng ấm áp, tròn trịa, hắt bóng xuống mặt nước đã sậm màu. Hai đứa trẻ, sau khi đùa nghịch chán chê, sau khi vãi bánh vụn cho bầy chim nước, đã vào nhà. Thằng anh tóc loăn xoăn, vàng ươm. Con bé em má phúng phính, chạy lũn cũn theo anh, vang tiếng cười nắc nẻ. Ðôi mắt nhập nhoè của ông chỉ nhận được chừng ấy chi tiết. Chúng làm ông nhớ thời thơ dại. Trước khi đi ngủ, hai đứa bé có quỳ bên thành giường nghiêm cẩn đọc kinh Kính Mừng như ông ngày xưa không. Có tiếng gầm gừ. Ông ngẩng nhìn. Con chó to vẫn nhảy quẩn, quanh chân hai đứa bé hôm nay lang thang đến tận đây. Mỗi lần bị chủ đóng cửa bỏ quên, nó lại chạy đến chỗ này, thủ thế đe doạ, nhưng chỉ đợi ông đưa tay xua nhẹ, vội cúp đuôi lỉnh mất.

Quạ đã im hẳn. Giữa tiếng gió xô nhau chạy đuổi quanh những thân cây trơ nhánh của cánh rừng thưa sau lưng ông, thoảng có tiếng vó ngựa phi nước đại, tiếng bánh gỗ đai sắt nghiến xuống đá rải trên đường mòn, tiếng phụ nữ xôn xao cười nói. Tiếng của hội hè, đình đám, nhã nhạc, truy hoan. Những cỗ xe lao nhanh vào bóng đêm, cho kịp giờ hẹn với tình quân, toả lan khắp không gian mùi hương phấn của các nàng vương phi, công chúa. Này bộ tóc giả mượt mà, nọ ngấn cổ mảnh mai, trắng muốt, kia bờ ngực phập phồng xúc cảm dưới lớp xiêm áo rộng cổ kín tay. Những người đàn bà đem trọn cái xa hoa phù phiếm của kinh đô ánh sáng về gieo rắc trên con đường này mỗi kỳ trăng vẹn.

 


Tiếng ngựa xe chưa dứt, ông đã giật mình nghe đạn pháo nổ vang trời. Không, giọng gào thét, lời van rên chỉ bật ra từ óc não ông, quanh đây vẫn yên bình tĩnh lặng. Chiến tranh, như loài đỉa đói, cắm ngập chiếc miệng đầy răng nhọn vào ký ức, bám dính ở đó và hút đến kiệt quệ thần trí ông. Cứ nhắm mắt lại, thấy ngay lửa rực, thây đổ, hầm hào lầy lội, đói, lạnh, chấy rận, máu xương. Cứ mở mắt ra, bên tai lại văng vẳng tiếng hát đứt đoạn, rời rạc trong nhịp thở ngắn dần của thằng bạn thân cùng làng:

Vĩnh biệt cuộc đời,

Vĩnh biệt tình yêu,

Vĩnh biệt em,

Ơi nàng kiều nữ,

Thôi hết thật rồi,

Này hồi chuông báo tử

Của cuộc chiến hung tàn,

Nơi dải đất này,

Ta sẽ phơi thây.

Ôi lũ chúng ta,

Bọn đầu xanh phải hy sinh!

Ôi lũ chúng ta,

Bọn thơ ngây chịu khổ hình ! (*)

Sau này, ông mới biết, bài hát phản chiến ấy, như vết dầu loang, đem tên ngôi làng heo hút của ông gieo khắp đất nước, truyền miệng rỉ tai từ binh đoàn này sang sắc lính nọ. Hôm ấy, nghe Pierre hát chưa hết bài, ông phải bỏ nó nằm lại cong queo trong giao thông hào, bán sống bán chết rút theo lệnh chỉ huy. Bọn Boche (**) lợi dụng sương mù, tấn công chớp nhoáng. Rồi đến phiên chính ông bị bỏ rơi, bị bắt, bị cưa đi phần chân trái ung thối đến gần đầu gối, được thả, được gắn huy chương, được tuyên dương công trạng. Ông lần mò tìm về làng cũ. Chẳng còn gì cả. Bình địa. Mấy mùa xuân qua chưa đủ để hoa dại về khoe sắc. Ngôi làng hình tam giác thoai thoải nương theo sườn đồi xanh ngắt màu rau cỏ ngày nào giờ trơ ra kèo cột, giơ từng khúc đen đủi chĩa thẳng vào trời đòi trả oán. Mỗi ngôi nhà mất dấu dưới một hố bom. Xương thịt, gạch ngói, cỏ cây, sắt đá trộn đều, cháy tiêu, nát bấy trong hầm thiêu Ðịa Ngục. Louise, vợ ông, người thân yêu duy nhất còn sót lại trên đời, ở đâu, sống hay chết, lành lặn hay tật nguyền? Ông tần ngần tiếc nuối.

Thế là giấc mơ cuối cùng cũng tan vỡ. Những giấc mơ của ông, khi trở thành hiện thực, còn đen đúa hơn cả cơn mộng dữ. Thằng bé con ngày nào ước mình được cuốn theo vó ngựa trường chinh của các hiệp sĩ thời Thánh Chiến. Ừ, thì nó đã được toại nguyện: thời cuộc ném nó vào lò lửa chiến tranh, như cách đây đúng một trăm năm, cũng tại nơi này, đã thiêu rụi tuổi thanh xuân hơn năm ngàn tân binh của Napoléon Ðại Ðế. Lớn thêm vài tuổi, chú nhóc choai thả hồn hải hồ cùng tiếng còi rúc dài khi đoàn xe lửa rời sân ga gần làng. Ừ, thì chú cũng được hài lòng: chất chồng trong những toa tàu tối tăm, hôi hám, ngột ngạt, người phế binh nhiều lần thấy cái chết đã gần kề giữa tiếng xình xịch, giật lắc trên đường ray những lần chuyển từ trại giam này sang nhà tù khác. Hoà bình, lại thêm những chuyến tàu hồi hương, thêm những xứ sở, cảnh trí vừa vụt đến đã bị bỏ lại sau lưng, nhưng ở đâu, cũng đầy dấu tích điêu tàn, đổ nát. Bây giờ, ở đây, nơi cha sinh mẹ đẻ, cũng thế, chẳng còn gì. Chẳng còn gì cả!

Ông tập tễnh về ngồi bên hồ. Cây mất ngọn, ngả nghiêng bật gốc, bờ hồ lở lói từng vùng đất thô cỏ chưa kịp phủ, xác xe xác pháo đây đó, nhưng nước đã phẳng mặt từ khi nào. Ông nhớ Louise da diết. Cái nhớ đeo đẳng suốt mấy năm xa cách đôi lúc bị chìm lấp, bị dìm sâu dưới những sự kiện cấp bách, cần kíp cho việc sống còn của kiếp người, giờ đây khoan thai trỗi dậy khiến cả hồn xác ông rúng động. Vợ chồng mới cưới, họ chưa đủ thì giờ để yêu nhau, đã phải vội vã chia xa. Nơi ân ái của Louise và ông, lúc ấm êm chăn nệm, khi giản dị đụn rơm, bụi rậm, đêm này mượt cỏ ven hồ. Họ yêu nhau như thú hoang giữa thiên nhiên, gào thét, rên rỉ, lăn lộn, ngả nghiêng giữa trời, trăng, rừng, nước. Và họ khóc như chưa từng khóc trong đời, và họ yêu nhau như đây là lần trao tình cuối, cho đến khi kiệt lực, chết giấc. Chết như thế, bên nhau, trong nhau, không sướng hơn chết vùi, chết lấp vì bom đạn, đói lạnh hay vì cô đơn hay sao?

Bãi cỏ ven hồ vẫn còn kia, dù đã bị cày xới nát mặt, còn Louise dịu dàng, nồng nàn, Louise tóc dài mắt sáng của ông đâu? Em ở đâu? Cuối chiều, ông quyết định đứng dậy, cắp nạng dưới nách, bước đi. Ông vượt rừng, băng đồng, cứ thế, đi trong đêm chập choạng, không định hướng. Những oan hồn vướng vít, níu kéo, khiến ông vấp, chúi ngã mấy lần. Ðây có phải bìa rừng ngã ba đường, nơi rậm rịt bụi dâu dại, điểm hẹn của lũ chim bạc má? Giờ trơ trốc mốc thánh giá đá trắng đã cụt ngọn, lơ lửng trong sương. Ðây có phải vùng đất của ngôi làng trù phú lân cận làng ông, mang cái tên định mệnh “Làng Thở Dài”? Giờ chỉ còn gió hoang về quanh quẩn rú rít thê thiết như tiếng chó đói tru trăng. Khập khiễng đi như thế đã lâu, ông thấy mù mờ hiện ra trước mắt vài đốm sáng. Chẳng lẽ sao trên trời rơi cả xuống đây chờ giờ tận thế? Hay là đom đóm? Ðâu đã đến mùa chúng kết bầy, tìm bạn! Thêm vài chục bước, ông nhận ra được ánh sáng lập loè của lửa, nhận ra vài khung nhà tạm bợ, nhận ra sự sống đang rụt rè trở về trên vùng đất chết.

Ngôi nhà thứ nhất, ông bà cụ Martin cúi đầu lầm rầm khấn nguyện bên đĩa súp lỏng. Ngôi nhà thứ hai, lão Laurent cắm cúi ăn, thỉnh thoảng lại nghiêng chai ngửa cổ tợp thẳng một hớp vang đỏ. Toàn người làng cũ cả! Vẫn biết nhìn trộm vào nhà người là điều không phải phép, nhưng từ cửa sổ nhà này sang cửa sổ nhà nọ, ông thấy mình đang dần hồi sinh. Và hy vọng. Biết đâu? Nhìn vào gian bếp ngôi nhà cuối cùng, tách xa một khoảng so với dãy nhà đã bước qua, ông suýt kêu thành tiếng: Pierre ngồi nơi bàn ăn, một tay chuyền bánh mì cho thằng con lớn, tay kia vuốt tóc đứa bé em đang lọt thỏm trong lòng. Thằng bạn thân không chết mục xương như ông tưởng, nó còn sống nhăn, và sống hạnh phúc nữa là khác! Người phụ nữ lúi húi nãy giờ bên bếp lò quay lại. Ông nghiêng người tránh tầm nhìn, nhưng vẫn kịp nhận ra khuôn mặt Louise. Tóc em đã cắt, dáng em hết thanh mảnh, nhưng mắt em vẫn ngời ngời niềm vui.

Louise của ông, Pierre và hai đứa bé. Ông ôm cứng lấy chiếc nạng, bấu víu vào nó để không bị quỵ ngã. Ðứng sững như thế cho đến khi tiếng lao xao của bữa ăn gia đình dứt hẳn, cho đến khi lửa trong bếp lụi tàn, ông quày quả bước đi. Không, ông không có quyền đặt chân vào đó, để phá vỡ khung cảnh đẹp nhất mà ông thấy được từ mấy năm nay. Không, ông không thể để thằng bé có khuôn mặt giống ông như tạc, thằng bé khi nãy nhận mẩu bánh mì và tia nhìn trìu mến của Pierre, sẽ phải đặt những câu hỏi rối rắm về cội nguồn của nó. Không, chiến tranh đã dứt, ông không muốn làm quả bom cuối cùng nổ tung giữa nếp nhà yên ấm này.

Lại đêm. Trời trong veo, cao vút. Trăng rỡ ràng, sao nhấp nháy vạn mắt xanh, lạnh. Cả đời, chưa bao giờ ông thấy nhiều sao đến thế, có lẽ nhiều hơn cả đêm sao hai đứa nằm đây bên nhau chờ trời rạng, buổi sáng ngày ông lên đường nhập ngũ. Ðêm cuối bên Louise. Ngỡ chỉ một thời. Bây giờ đành trọn cả đời. Ông cẩn thận thắt gút thật chặt đoạn thừng nhặt được gần cỗ pháo gãy nòng vào cổ, chảy nước mắt khi nghĩ đến Gris-Gris. Cha mẹ mất đi, ông thừa hưởng được nếp nhà nhỏ, khoảnh vườn rau. Gris-Gris giúp ông hàng tuần tải hoa màu ra ga, hay thỉnh thoảng, rong ruổi tận mấy thành phố lớn quanh vùng những hôm có chợ phiên, lễ hội. Mỗi lần tròng dây cột xe thồ vào cổ lừa, ông đều cẩn thận vỗ về nó và không quên cho một vốc lúa mạch, món khoái khẩu của Gris-Gris. Bây giờ đứng đây tròng dây vào cổ, ông tự hỏi mình đã để lại gì cho đời sau? Chẳng có gì cả, hoạ chăng chỉ là sự tàn phá mà ông đã gián tiếp nhúng tay vào trong mấy năm ra trận. Còn thằng bé giống ông như tạc ngồi bên Pierre? Có phải nó là mầm sống mà ông đã cấy lại trong thân thể Louise đêm cuồng hoan trối chết? Nếu quả đúng như vậy, ít ra, mơ ước vơ vẩn của ông trong những giờ thấp thỏm bên chiến hào đã được thực hiện, dù không toàn vẹn như giấc mộng màu hồng vẽ vời trong trí tưởng.

Ông lúi húi quấn hai vòng và buộc chặt đầu dây kia vào tảng đá xù xì, vừa một ôm tay, loang vết rêu xanh. Lần từng bước một, tay cắp nạng, tay khệ nệ đá, ông xuống hồ, hướng về nơi trăng sóng sánh in bóng. Nước rờn rợn thấm qua giày, qua quần, qua lớp áo ngự hàn, kéo trĩu ông vào lòng hồ buốt lạnh. Khi cảm thấy trái tim mỏi mệt của mình bắt đầu đông cứng, lấy hết sức tàn, ông buông nạng, hai tay ôm đá ném mạnh vào giữa bóng trăng lung linh sáng. Ông vút thẳng vào đáy hồ như vệt chim bói cá, xanh biếc. Loang từng đợt sóng trăng, giữa tiếng đập cánh hốt hoảng của lũ chim đêm bị quấy rối. Nhưng chỉ ít phút sau, nước đã vội thản nhiên phẳng mặt. Ðêm yên như chưa từng.

Cúi nhìn chiếc giày mòn vẹt đế lơ lửng bên bờ cỏ lấp xấp nước, ông thở dài. Như thế, hết ngày này qua tháng nọ, từ suốt trăm năm nay, buổi chạng vạng nào ông cũng về đây, ngồi chờ giờ trăng vỡ.

Cổ Ngư(NANTERRE – PARIS)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Apr/2022 lúc 10:05am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2022 lúc 8:27am

TÔ CANH THƠM CỦA MẸ





 Thaí NC



Chỉ mới đôi năm trước đây thôi, mạ tôi vẫn còn khỏe và năng động lắm. Tuy đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn tự nấu lấy thức ăn cho mình. Anh em tôi e ngại sợ mạ tay yếu đổ nước phỏng tay, hay sợ bà quên tắt bếp, lửa củi nguy hiểm…nhưng mà nói mấy cũng vô ích. Mạ viện lý do thức ăn tụi tôi nấu không hợp khẩu vị, và nhất là bà cần làm việc để qua thì giờ và cũng để vận động chân tay luôn thể. Thấy bà nói có lý nên tụi tôi cũng đành chiều ý. Thôi kệ, tới đâu hay tới đó. Vậy đó mà mạ tôi đã nấu ăn một cách ngon lành. Chẳng những bà nấu cho bà, mà cả lũ con cháu nội ngoại còn được hưởng lây nữa.
Hình như ít có lần nào sau khi đã gởi cháu cho Bà trông, đến đón về mà tôi không được mạ bới cho một chút đồ ăn mang theo. Và món mà bà thường làm cho tôi nhiều nhứt là món canh thơm. Bà biết đây là món mà tôi rất thích.
Kể cũng lạ. Những lần mang tô canh thơm về là tôi hầu như một mình làm trọn. Hai đứa con không ăn đã đành, mà cả H vợ tôi cũng chỉ sơ sơ vài muỗng góp vui vậy thôi, còn lại là tôi quét sạch không chừa một cọng hành. Tôi xì- xà xì- xụp ăn tô canh như ngày mai sẽ tận thế không bằng.
Thấy tôi thích món này như vậy, nên khoảng hai ba tuần mà không thấy tôi mang từ bà nội về là vợ tôi lục đục nấu. Tưởng cũng nói thêm bà xã tôi có biệt tài học nấu ăn. Nàng vô nhà hàng hoặc đi ăn ở đâu mà gặp món đắc ý, chỉ cần khươi đĩa đồ ăn coi sơ sơ là có thể về nhà nấu giống y chang. Cho nên với tô canh thơm đơn giản này là quá dễ dàng. Hôm tôi thấy tô canh thơm dọn lên bàn, ngạc nhiên quá tưởng là mạ tôi nấu nhờ người khác mang qua. Nhưng Hương nói nàng mới nấu theo kiểu của Bà nội. Tôi thích vô cùng, ngồi xuống chén thả giàn. Ăn xong vợ hỏi “ ngon không"” “Ngon chứ”. Vợ hỏi tiếp “ Có ngon như bà nội nấu không” Tôi thành thực trả lời “Ngon, nhưng mà hình như hơi khác với cách Bà nội nấu” Vợ tôi nói mới nấu lần đầu nên chưa chỉnh. Lần sau chắc chắn sẽ giống.
Lần sau nữa, tô canh thơm của vợ tôi nấu thành thật mà nói thì chẳng những giống mà có lẽ còn đậm đà và thơm ngon hơn tô canh của mạ tôi. Tôi ăn cũng ngon lành lắm. Thế nhưng, dù vợ tôi có nấu cách nào đi nữa cũng không thể nào giống như tô canh của mạ. Canh thơm của vợ nấu thì tôi ăn bình thường cùng những món ăn khác. Nhưng khi ăn tô canh của mạ tôi nấu, đặc biệt trọn một bữa cơm tôi chỉ ăn một món này mà thôi như là sợ mấy món kia sẽ làm tô canh của tôi bớt ngon. Tôi vừa ăn mà sợ như nó sẽ…hết. Và khi nó hết, tôi vét đến cọng ngò cuối cùng. Ăn xong mà vẫn thòm thèm thật tức cười. Cả hai đứa tôi cùng nhận thấy điều này. Lạ!
Cho đến một hôm…
Vào dịp lễ Thanks Giving, lớp học con gái tôi tổ chức một buổi pot-luck ăn trưa. Mỗi phụ huynh tham dự mang một món ăn tới góp vốn ăn chung. Tôi mua mang theo món mì xào từ một tiệm mì nổi tiếng và tôi biết rất ngon. Tới giờ ăn, các phụ huynh phải phục vụ cho các em ăn trước. Món mì của tôi được tất cả ủng hộ nhiệt liệt trừ một cậu bé có vẻ là người Tàu hay Phi gì đó. Khi tôi mang đĩa mì tới, nó thờ ơ lạnh nhạt nói “Không ăn”. Hừm, làm bộ dữ. Chắc là nó không đói. Nhưng tôi vẫn cố dụ “Ăn đi cháu, mì ngon lắm” Cậu vẫn một mực: “Không ăn. Mì má cháu làm ngon hơn nhiều” A, thằng này làm phách nhỉ, dám nói là mì má nó làm ngon hơn ở tiệm, mặc dù là chưa thử qua sợi nào.
Ðúng lúc đó mẹ của cậu cũng vừa tới bàn. Bà giở nắp hộp đồ ăn của cậu ra thì quả nhiên là…một hộp mì xào. Tôi tò mò nhấn nhá đứng gần hai mẹ con để coi món mì gì đặc biệt mà cậu con quảng cáo dữ dội quá. Khi tôi nhìn thấy tô mì rồi thì thật là…thất vọng đến não nề. Trời ơi, tưởng là có gì ghê gớm lắm, té ra là những cọng mì trắng nhách, nhạt nhẽo, thêm chút trứng chiên thái mỏng rải ở trên, và chan xì dầu. Chỉ vậy thôi mà cậu làm như là sơn hào hải vị đâu đâu không bằng. Tôi bị chạm tự ái quá đi. Nó dám chê mì mua ở nhà hàng của tôi để ăn cái tô mì trông thiệt là …dở ẹt này. Cho nên tôi vẫn tiếp tục nhấn nhá đứng gần để coi thử.
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy cậu bé mắt sáng rỡ khi mì của cậu được mẹ xúc ra chén. Kỳ thật. Ðĩa mì tôi mang tới sợi vàng óng ánh hấp dẫn, lại thêm tôm, xá xíu, rau cải đầy đủ, ngon lành thì cậu không thèm ngó tới, trong khi mì của mẹ cậu thì lưa thưa vài miếng trứng với xì dầu mà cậu làm như bắt được vàng. Chưa hết, nhìn cái dáng điệu cậu ăn mới đã. Cậu ngồi sát vào mẹ như một con gà con. Tay trái cậu cầm muỗng, tay phải đôi đũa, cả hai tay phối hợp nhịp nhàng. Trước hết cậu gom mì thành một cụm nhỏ vừa đủ một miếng, dồn thêm vài sợi trứng, xong rồi cả muỗng lẫn đũa khiêng cụm mì lên ngoạm một miếng vô miệng gọn lỏn. Nói thì lâu chứ cậu ta làm lẹ lắm. Cụm mì mới vào miệng đang nhai là đôi tay đã thực hiện lại động tác gom mì lại như cũ của một chu kỳ nhứt định. Cứ thế cậu không để phí một giây nào. Ngay cả một vài cọng mì dính bên mép cậu cũng không thèm chùi. Chỉ thỉnh thoảng cậu phải ngưng lại chút để thở, và để cho mẹ chùi mép dùm, trong khi cậu nhìn mẹ cười…say đắm. Ôi trên đời này sao lại có thằng con nào sung sướng, hạnh phúc đến như vậy cà" Cậu lại tiếp tục ăn, thì thà thì thụp. Thấy nó ăn mì mà tôi cảm thấy đói bụng và thèm quá đi, thiếu điều muốn nói với nó rằng “ Mày cho tao thử một miếng , được không"”
Chẳng mấy chốc mà tô mì gần hết, cậu ăn chậm lại. Nhưng cậu ăn chậm không phải vì no. Cứ nhìn cái miệng nhỏ nhắn nhai ngấu nghiến thì biết. Cậu sợ hết. Như thể cậu muốn ăn hoài ăn hủy miễn là có mẹ ngồi bên cạnh.
Rồi thì tô mì xào của cậu cũng phải hết. Tôi thấy nó nhai miếng cuối cùng thật lâu, và khi đã bỏ đũa xuống rồi cũng còn dùng tay vét mấy cọng hành nhét vào miệng một cách tự nhiên. Bà mẹ ngồi bên cạnh không cản mà chỉ nhìn tôi cười bẽn lẽn để tôi thông cảm cho thằng con háu ăn.
Tôi thẫn thờ nhìn hai mẹ con và chợt hiểu.
Hành động vét mấy cọng hành cuối cùng của cậu bé sau khi đã làm sạch sẽ tô mì làm tôi nhớ những lúc tôi vét mấy cọng ngò cuối cùng của tô canh thơm do mạ tôi nấu. Tôi nhớ lại hồi nãy thằng con ăn mì say sưa và thỉnh thoảng nó nhìn mẹ nó một cách trìu mến như thể nếu được nó cũng ăn luôn mẹ nó vào bụng. Và tôi nhớ lại lúc ăn canh thơm của mạ, tôi có một cảm giác man mác, êm đềm mà không hiểu vì đâu. Tô mì của cậu bé chắc chắn là không bằng mì tôi mua ở tiệm, cũng như canh thơm của mạ tôi chắc cũng không đậm đà, ngon ngọt như vợ nấu. Nhưng mà cả hai đã được nêm vào một gia vị trân quí nhất trên đời: Gia vị MẸ.
Khi ăn canh của mạ nấu, thì ra tôi đã nuốt vào người tất cả tình thương của mạ gởi gắm trong tô canh. Tôi đã vào cái tuổi mà người ta gọi là tri thiên mệnh. Trên đầu tóc muối như tiêu. Nhưng với mạ thì tôi bao giờ cũng chỉ là một thằng con nhỏ dại mà bà khi nào cũng muốn chiều chuộng chăm sóc. Tôi chợt nhận ra rằng mỗi tô canh của mạ không những đã được nêm đầy gia vị MẸ trong đó, mà nó còn chan chứa cả một quãng đời niên thiếu của tôi. Tôi đã ăn canh như một con bò già ngấu nghiến nhai lại quảng tuổi ấu thơ mà nuối tiếc những chuỗi ngày vẫn còn trong vòng tay của mạ.
*

Nhưng mà gần đây mạ tôi đã không nấu nướng gì được nũa. Mạ yếu như một ngọn đèn dầu gần cạn, hiu hắt chờ một cơn gío lớn.
Bây giờ, ngoại trừ những lúc cần phải đi đứng chút đỉnh làm vệ sinh hay uống thuốc, còn thì mạ chỉ nằm trên giường. Trời nắng ấm mùa Xuân, mạ đắp mền từ cổ tới chân mà vẫn than lạnh. Những chuyện hôm qua thì mạ quên tuốt, nhưng mà chuyện năm sáu chục năm trước thì mạ tôi nhớ rõ mồn một và cứ nhắc tới nhắc lui dăm ba câu chuyện đó. Mạ kể đi kể lại chuyện thời bà còn con gái mười ba mười bốn tuổi đã tự lập mưu sinh với giỏ hàng Xén nhỏ nhoi bày bán ở chợ ÐÔNG BA ngoài Huế. Có ông Cố Ðạo người Pháp dạy học ở đâu đó không biết, mỗi vài tháng lại ra chợ sắm giấy, bút, mực… chỉ ở gánh hàng nhỏ xíu của mạ, chứ không bao giờ mua ở những cửa tiệm lớn hơn. Lý do vì mạ tôi là người duy nhất trong khu chợ biết nói bặp bẹ dăm câu tiếng Pháp với ông. Anh em tôi ngạc nhiên hỏi mạ học tiếng Pháp ở trường nào" Bà nói trường nào mà trường. Nhà nghèo cơm ngày ba bữa đủ ăn là may rồi, con gái thời đó như mạ làm sao được tới trường. Mạ chỉ học lóm tiếng Pháp từ mấy cậu trong nhà mà thôi. Tụi tôi nể mạ quá xá.

Mạ ngày càng lãng hơn. Một lần tôi ngồi bên, mạ lại bắt đầu kể một chuyện đời xửa đời xưa nào đó của bà mà tôi đã nghe ít nhất một chục lần và đã thuộc lòng. Không hiểu sao bữa đó tôi vô tình quá. Mạ mới nói vài câu là tôi ngắt lời bà, nói là mình đã biết rồi, mạ khỏi cần kể nữa. Và để chứng minh, tôi kể tiếp cho mạ khúc tiếp theo để mạ tin là tôi đã biết. Tôi thấy mạ mặt buồn xo, hụt hẫng. Mạ ậm à ậm ừ cố nghĩ một chuyện khác để kể cho tôi nghe thế câu chuyện trên, nhưng luồng tư tưởng quen thuộc của mạ lúc đó bị tôi ngắt bất ngờ nên chưa sắp xếp lại kịp chuyện khác. Mạ chỉ muốn nói để mà nói, và có người ngồi cạnh bên nghe mà thôi. Tôi hối hận quá. Thấy mạ mấp máy môi, ấp a ấp úng hoài nhưng nghĩ chưa ra thiệt là tội nghiệp. May lúc đó tôi nghĩ là phải mớm lời cho mạ nên giả bộ hỏi “ Hồi mạ còn nhỏ, mạ bán gì ở chợ Ðông Ba vậy "” Thế là mạ bắt được đà, bà bèn kể tiếp cho tôi nghe chuyện ông Cố Ðạo người Pháp mỗi vài tháng ra mua hàng của mạ. Lần này thì tôi nghe một cách thiệt tình, thỉnh thoảng còn bàn thêm vài điều bên lề nữa khiến mạ thích vô cùng.
Ban đầu thì tôi nghe để cho mạ vui. Nhưng càng về sau, tôi thấy như mình cũng có những lúc sống hòa vào với thế giới của mạ. Mạ mới nhắc đến giỏ hàng xén tạp hóa là tôi như thấy cả cái chợ ÐÔNG BA trước mặt mình với rừng người tấp nập, có một cô bé mười bốn mười lăm tuổi gói hàng bán cho một ông Cố râu ria xồm xoàm, áo đen thụng thịnh, tóc trắng toát, cố gắng lắng nghe để hiểu mớ tiếng Pháp chắp vá của cô hàng xén nhỏ tuổi. Thỉnh thoảng ông cưòi to thích thú vì cô hàng xén xinh xinh này nói tiếng Tây thiệt là…tức cười và dễ thương. Cô không biết. Cô tưởng là ông Tây cười khen cô nói hay, nên cô cố nói thêm càng nhiều càng tốt. Và vì vậy mà ông Cố Tây lại càng cười thêm…
Mạ tôi cũng kể cho tôi nghe rằng hồi 9, 10 tuổi gì đó tôi đau một trận kinh hồn. Giữa đêm khuya, tôi nóng sốt đến độ máu cam từ mũi chảy ra như suối. Mạ tôi đã dùng hết khăn trong nhà mà vẫn chưa đủ cho tôi lau. Tôi mất nhiều máu quá đến nỗi đã bắt đầu mê man rồi. Lúc đó nhà tôi mới từ Huế dọn vào. Ba tôi vắng nhà đi làm xa. Lạ nước lạ cái, nhà thương bệnh viện ở đâu không biết, hàng xóm neo đơn, mà lại đêm khuya khuắt biết kêu nhờ ai! Mạ tôi chỉ còn ôm tôi vào lòng và cầu nguyện. Lúc đó bà nghe như có tiếng nạng gỗ gõ lên sàn nhà, tiếp theo là tiếng dép kéo lê. Rõ ràng là có một người què đang đi trong nhà. Nhưng mạ đã quá mệt mỏi và cũng đang thiếp đi. Rồi bà thấy rõ ràng, không hiểu là thiệt hay trong giấc mơ, một người lính chống nạng gỗ đi đến và sờ vào trán tôi, xong rồi ông ta lại kéo nạng đi ra khỏi nhà. Sáng hôm sau, như một phép nhiệm mầu nào mà tôi bớt hẳn, gần như đã hết bệnh mặc dù là chưa uống một viên thuốc nào cả.
Tôi vốn là một thằng bé ham chơi thuở ấy nên đã gây cho mạ không ít nhọc nhằn. Hình như không có một môn chơi nào của con nít trong xóm mà thiếu mặt tôi, từ đánh đáo ăn tiền, đến bắn bi, tạt hình, chọi lính…món nào tôi cũng một cây xanh rờn. Mạ tôi lo tôi ham chơi mất sức rồi bỏ học nên cố kềm bằng cách bắt tôi mỗi trưa phải… đi ngủ. Dĩ nhiên là tôi chỉ nằm trình diễn thôi, đợi cho mạ ngủ là tôi rón rén dậy xách đồ nghề dông một mạch vào xóm chơi. Tỉnh dậy không thấy thằng con đâu, mạ tôi lại phải đội nắng đi vào xóm kiếm. Bà biết đích xác chỗ nào tôi thường đàn đúm. Có những lần tôi đang lom khom cúi nhắm mấy hòn bi dưới đất để bắn thì bỗng thấy đôi dép quen thuộc ngay trước mặt. Khỏi cần nhìn lên tôi cũng đủ biết là ai, bèn ba chân bốn cẳng chạy ù về nhà. Tôi phải về trước mạ, lấy cái khăn hay cái áo nào đó chêm sau mông. Mạ có cái roi đánh đau lắm nên tôi phải lo độn trước kẻo không là …thê thảm. Rồi mạ về tới, bắt tôi nằm xuống nã cho mấy roi. Chẳng đau gì cả nhưng tôi cũng giả bộ la “ui- da ui- da” rối rít. Mạ thấy tội bèn cho… thiếu nợ, chỉ dọa lần sau tái phạm sẽ trả gấp đôi. Tôi nào ngán, vì đã có áo giáp hộ thân, và hơn nữa mạ đâu có nhớ" Tôi chỉ thắc mắc một điều là sao mạ không nhận ra sự khác nhau. Khi tôi chưa kịp độn áo sau mông, roi đụng vào thịt thì nó kêu “ bép- bép”; còn khi nào tôi đã kịp độn áo rồi thì nó kêu “ phộp- phộp” rõ ràng như vậy mà mạ không biết nên tôi mặc tình mà lờn mặt.
“Bí mật” này tôi vẫn giữ kín gần 40 năm, cho tới khi mới chỉ gần đây thôi. Trong một dịp họp mặt gia đình anh em, con cháu đầy đủ, tôi bèn “ bật mí” lên để chọc mạ cho vui, ai ngờ mạ phản pháo “ Thằng khỉ. Mi tưởng tau ngu không biết mi chêm cái chi đó trong quần hay răng" Tau cố tình lờ cho mi đó chứ!” Cả nhà tôi cười như nước vỡ bờ, và thằng con tôi là to họng nhất. Nó khoái quá, hả hê khen “ Bà nội thông minh quá. smart quá. Ba là ‘bad boy’đó bà nội ơi!”. Ha ha. Bà nội có hiểu bad boy là gì đâu, mày ơi!
*

Một buổi chiều đi làm về, tôi ghé lại để nghe mạ kể chuyện, nhưng bà đang ngủ. Tôi kéo ghế cạnh giường ngồi nhìn mạ.
Ðã từ lâu tôi biết là bà không khoẻ, nhưng vẫn nghĩ rằng ai cũng bệnh già thế thôi. Bữa nay tôi mới có dịp ngắm lại mạ lúc bà đang ngủ. Hơi thở của bà sao mệt nhọc quá, khò khè và đứt quãng. Mạ ngủ mà phải há miệng ra để thở và tôi thấy răng của mạ chỉ còn vài cái loe hoe, lủng lẳng! Nhưng điều làm tim tôi nhói lên khi mạ chìa cánh tay ra khỏi mền. Ôi cánh tay của mạ tôi đâu còn là tay nữa mà chỉ là một thanh củi khô, da bọc lấy xương. Lớp da đồi mồi ở ngay bả tay không còn miếng thịt nào để bao bọc nên nó nhẽo nhẹt và lòng thòng một cách thảm thương. Tôi nghe mạ than là khó thở, nhưng không ngờ mạ phải thở một cách khó nhọc như vậy. Tôi biết là mạ ốm, nhưng không ngờ mạ ốm đến giơ xương. Tôi không nỡ nhìn mạ lâu hơn, phải bước vội ra ngoài tới bàn thờ Phật để ổn định lại tâm hồn .
Trước bàn thờ Phật. Tượng Phật Bà Quan Âm với bình nước Cam Lồ hiền từ nhìn. Bỗng nhiên tôi cảm thấy như có một sự thiêng liêng nào đó phảng phất trong không gian. Một cảm giác lâng lâng khó tả. Tôi thắp một nén nhang và khấn thầm “Thưa Phật. Trước hết con biết tuy là Phật tử, nhưng con không phải là một Phật tử thuần thành được thấm nhuần Phật pháp. Vì vậy mà giáo lý của đức Phật nhiều khi con hiểu chưa thực chính xác, nên nếu con nói có gì không đúng thì đành vậy. Con vẫn thường nghe nói về luật nhân quả của đạo Phật. Nhân nào thì quả nấy. Làm hiền gặp lành và làm ác gặp ác. Bao nhiêu năm qua con nghĩ là mình đã làm nhiều việc thiện. Và con chưa bao giờ mong việc mình làm sẽ mang lại một nhân quả tốt nào cho chính con cả. Nhưng bây giờ nếu đức Phật vì những nhân lành mà con đã gieo, và sẽ cho con những quả tốt như một sự đền bù thì con xin nhận. Không phải cho con, mà cho mạ con. Thưa Phật. Con biết rằng con người sinh ra thì ai cũng đều mang một số mệnh. Ai rồi cũng sẽ đi qua đọan đường sinh, lão, bệnh, tử. Vì vậy mà con không dám cầu cho mạ con sống lâu trăm tuổi. Bởi vì cầu cũng không được. Con chỉ xin cho mạ con được sức khoẻ và sự an nhiên trong quãng đời còn lại là con mãn nguyện lắm rồi. Một mai khi nợ trần đã dứt, xin Phật đón mạ con về trong sự bình yên. Chỉ vậy thôi.”
Có tiếng mạ kêu trong phòng. Tôi đi vội vào kẻo mạ trông và lòng thầm nghĩ không biết bữa nay mạ sẽ kể cho nghe chuyện gì nhỉ" Chuyện ông Cố đạo, hay là chuyện ông lính chống nạng giữa đêm, hay là chuyện… chuyện gì cũng được. Bây giờ thì mạ còn nói, tôi còn được nghe là cũng may mắn, hạnh phúc rồi. Tôi biết là mạ không còn như xưa để thỉnh thoảng nấu canh thơm cho tôi nữa, nhưng cái gia vị MẸ tuyệt vời đó nào phải vì vậy mà mất đi đâu. Nó vẫn đậm đà và nồng ấm qua từng giọng nói, từng cái nhìn của mạ đó mà. Như hôm kia tôi đến ngồi cạnh bên. Mạ nhìn lên đầu tôi thật lâu, rồi nói giọng lo lắng “Con bịnh chi mà tóc bạc nhiều quá"”
*

À ơi… Mẹ già như chuối chín cây / Gió lay mẹ rụng con thành mồ côi....
Gió lay mẹ rụng, tôi gọi là Gió Mồ Côi
Ðể rồi một hôm…

Một hôm ngọn gió mồ côi
Thổi cho mạ rụng để tôi một mình
Mạ về nước Phật thanh bình
Trần ai để lại chút tình mạ con
Canh thơm ai nấu mà ngon
Bây giờ canh hết con còn chén không.

ThaiNC

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2022 lúc 8:32am

TÔ CANH THƠM CỦA MẸ




Cách%20Nấu%20Canh%20Chua%20Cá%20Lóc%20Miền%20Nam,%20Cách%20Nấu%20Canh%20Chua%20Cá%20Lóc%20Chuẩn%20Vị%20Miền%20%20Tây%20-%20Myquang.vn





Chỉ mới đôi năm trước đây thôi, mạ tôi vẫn còn khỏe và năng động lắm. Tuy đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn tự nấu lấy thức ăn cho mình. Anh em tôi e ngại sợ mạ tay yếu đổ nước phỏng tay, hay sợ bà quên tắt bếp, lửa củi nguy hiểm…nhưng mà nói mấy cũng vô ích. Mạ viện lý do thức ăn tụi tôi nấu không hợp khẩu vị, và nhất là bà cần làm việc để qua thì giờ và cũng để vận động chân tay luôn thể. Thấy bà nói có lý nên tụi tôi cũng đành chiều ý. Thôi kệ, tới đâu hay tới đó. Vậy đó mà mạ tôi đã nấu ăn một cách ngon lành. Chẳng những bà nấu cho bà, mà cả lũ con cháu nội ngoại còn được hưởng lây nữa.
Hình như ít có lần nào sau khi đã gởi cháu cho Bà trông, đến đón về mà tôi không được mạ bới cho một chút đồ ăn mang theo. Và món mà bà thường làm cho tôi nhiều nhứt là món canh thơm. Bà biết đây là món mà tôi rất thích.
Kể cũng lạ. Những lần mang tô canh thơm về là tôi hầu như một mình làm trọn. Hai đứa con không ăn đã đành, mà cả H vợ tôi cũng chỉ sơ sơ vài muỗng góp vui vậy thôi, còn lại là tôi quét sạch không chừa một cọng hành. Tôi xì- xà xì- xụp ăn tô canh như ngày mai sẽ tận thế không bằng.
Thấy tôi thích món này như vậy, nên khoảng hai ba tuần mà không thấy tôi mang từ bà nội về là vợ tôi lục đục nấu. Tưởng cũng nói thêm bà xã tôi có biệt tài học nấu ăn. Nàng vô nhà hàng hoặc đi ăn ở đâu mà gặp món đắc ý, chỉ cần khươi đĩa đồ ăn coi sơ sơ là có thể về nhà nấu giống y chang. Cho nên với tô canh thơm đơn giản này là quá dễ dàng. Hôm tôi thấy tô canh thơm dọn lên bàn, ngạc nhiên quá tưởng là mạ tôi nấu nhờ người khác mang qua. Nhưng Hương nói nàng mới nấu theo kiểu của Bà nội. Tôi thích vô cùng, ngồi xuống chén thả giàn. Ăn xong vợ hỏi “ ngon không"” “Ngon chứ”. Vợ hỏi tiếp “ Có ngon như bà nội nấu không” Tôi thành thực trả lời “Ngon, nhưng mà hình như hơi khác với cách Bà nội nấu” Vợ tôi nói mới nấu lần đầu nên chưa chỉnh. Lần sau chắc chắn sẽ giống.
Lần sau nữa, tô canh thơm của vợ tôi nấu thành thật mà nói thì chẳng những giống mà có lẽ còn đậm đà và thơm ngon hơn tô canh của mạ tôi. Tôi ăn cũng ngon lành lắm. Thế nhưng, dù vợ tôi có nấu cách nào đi nữa cũng không thể nào giống như tô canh của mạ. Canh thơm của vợ nấu thì tôi ăn bình thường cùng những món ăn khác. Nhưng khi ăn tô canh của mạ tôi nấu, đặc biệt trọn một bữa cơm tôi chỉ ăn một món này mà thôi như là sợ mấy món kia sẽ làm tô canh của tôi bớt ngon. Tôi vừa ăn mà sợ như nó sẽ…hết. Và khi nó hết, tôi vét đến cọng ngò cuối cùng. Ăn xong mà vẫn thòm thèm thật tức cười. Cả hai đứa tôi cùng nhận thấy điều này. Lạ!
Cho đến một hôm…
Vào dịp lễ Thanks Giving, lớp học con gái tôi tổ chức một buổi pot-luck ăn trưa. Mỗi phụ huynh tham dự mang một món ăn tới góp vốn ăn chung. Tôi mua mang theo món mì xào từ một tiệm mì nổi tiếng và tôi biết rất ngon. Tới giờ ăn, các phụ huynh phải phục vụ cho các em ăn trước. Món mì của tôi được tất cả ủng hộ nhiệt liệt trừ một cậu bé có vẻ là người Tàu hay Phi gì đó. Khi tôi mang đĩa mì tới, nó thờ ơ lạnh nhạt nói “Không ăn”. Hừm, làm bộ dữ. Chắc là nó không đói. Nhưng tôi vẫn cố dụ “Ăn đi cháu, mì ngon lắm” Cậu vẫn một mực: “Không ăn. Mì má cháu làm ngon hơn nhiều” A, thằng này làm phách nhỉ, dám nói là mì má nó làm ngon hơn ở tiệm, mặc dù là chưa thử qua sợi nào.
Ðúng lúc đó mẹ của cậu cũng vừa tới bàn. Bà giở nắp hộp đồ ăn của cậu ra thì quả nhiên là…một hộp mì xào. Tôi tò mò nhấn nhá đứng gần hai mẹ con để coi món mì gì đặc biệt mà cậu con quảng cáo dữ dội quá. Khi tôi nhìn thấy tô mì rồi thì thật là…thất vọng đến não nề. Trời ơi, tưởng là có gì ghê gớm lắm, té ra là những cọng mì trắng nhách, nhạt nhẽo, thêm chút trứng chiên thái mỏng rải ở trên, và chan xì dầu. Chỉ vậy thôi mà cậu làm như là sơn hào hải vị đâu đâu không bằng. Tôi bị chạm tự ái quá đi. Nó dám chê mì mua ở nhà hàng của tôi để ăn cái tô mì trông thiệt là …dở ẹt này. Cho nên tôi vẫn tiếp tục nhấn nhá đứng gần để coi thử.
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy cậu bé mắt sáng rỡ khi mì của cậu được mẹ xúc ra chén. Kỳ thật. Ðĩa mì tôi mang tới sợi vàng óng ánh hấp dẫn, lại thêm tôm, xá xíu, rau cải đầy đủ, ngon lành thì cậu không thèm ngó tới, trong khi mì của mẹ cậu thì lưa thưa vài miếng trứng với xì dầu mà cậu làm như bắt được vàng. Chưa hết, nhìn cái dáng điệu cậu ăn mới đã. Cậu ngồi sát vào mẹ như một con gà con. Tay trái cậu cầm muỗng, tay phải đôi đũa, cả hai tay phối hợp nhịp nhàng. Trước hết cậu gom mì thành một cụm nhỏ vừa đủ một miếng, dồn thêm vài sợi trứng, xong rồi cả muỗng lẫn đũa khiêng cụm mì lên ngoạm một miếng vô miệng gọn lỏn. Nói thì lâu chứ cậu ta làm lẹ lắm. Cụm mì mới vào miệng đang nhai là đôi tay đã thực hiện lại động tác gom mì lại như cũ của một chu kỳ nhứt định. Cứ thế cậu không để phí một giây nào. Ngay cả một vài cọng mì dính bên mép cậu cũng không thèm chùi. Chỉ thỉnh thoảng cậu phải ngưng lại chút để thở, và để cho mẹ chùi mép dùm, trong khi cậu nhìn mẹ cười…say đắm. Ôi trên đời này sao lại có thằng con nào sung sướng, hạnh phúc đến như vậy cà" Cậu lại tiếp tục ăn, thì thà thì thụp. Thấy nó ăn mì mà tôi cảm thấy đói bụng và thèm quá đi, thiếu điều muốn nói với nó rằng “ Mày cho tao thử một miếng , được không"”
Chẳng mấy chốc mà tô mì gần hết, cậu ăn chậm lại. Nhưng cậu ăn chậm không phải vì no. Cứ nhìn cái miệng nhỏ nhắn nhai ngấu nghiến thì biết. Cậu sợ hết. Như thể cậu muốn ăn hoài ăn hủy miễn là có mẹ ngồi bên cạnh.
Rồi thì tô mì xào của cậu cũng phải hết. Tôi thấy nó nhai miếng cuối cùng thật lâu, và khi đã bỏ đũa xuống rồi cũng còn dùng tay vét mấy cọng hành nhét vào miệng một cách tự nhiên. Bà mẹ ngồi bên cạnh không cản mà chỉ nhìn tôi cười bẽn lẽn để tôi thông cảm cho thằng con háu ăn.
Tôi thẫn thờ nhìn hai mẹ con và chợt hiểu.
Hành động vét mấy cọng hành cuối cùng của cậu bé sau khi đã làm sạch sẽ tô mì làm tôi nhớ những lúc tôi vét mấy cọng ngò cuối cùng của tô canh thơm do mạ tôi nấu. Tôi nhớ lại hồi nãy thằng con ăn mì say sưa và thỉnh thoảng nó nhìn mẹ nó một cách trìu mến như thể nếu được nó cũng ăn luôn mẹ nó vào bụng. Và tôi nhớ lại lúc ăn canh thơm của mạ, tôi có một cảm giác man mác, êm đềm mà không hiểu vì đâu. Tô mì của cậu bé chắc chắn là không bằng mì tôi mua ở tiệm, cũng như canh thơm của mạ tôi chắc cũng không đậm đà, ngon ngọt như vợ nấu. Nhưng mà cả hai đã được nêm vào một gia vị trân quí nhất trên đời: Gia vị MẸ.
Khi ăn canh của mạ nấu, thì ra tôi đã nuốt vào người tất cả tình thương của mạ gởi gắm trong tô canh. Tôi đã vào cái tuổi mà người ta gọi là tri thiên mệnh. Trên đầu tóc muối như tiêu. Nhưng với mạ thì tôi bao giờ cũng chỉ là một thằng con nhỏ dại mà bà khi nào cũng muốn chiều chuộng chăm sóc. Tôi chợt nhận ra rằng mỗi tô canh của mạ không những đã được nêm đầy gia vị MẸ trong đó, mà nó còn chan chứa cả một quãng đời niên thiếu của tôi. Tôi đã ăn canh như một con bò già ngấu nghiến nhai lại quảng tuổi ấu thơ mà nuối tiếc những chuỗi ngày vẫn còn trong vòng tay của mạ.
*

Nhưng mà gần đây mạ tôi đã không nấu nướng gì được nũa. Mạ yếu như một ngọn đèn dầu gần cạn, hiu hắt chờ một cơn gío lớn.
Bây giờ, ngoại trừ những lúc cần phải đi đứng chút đỉnh làm vệ sinh hay uống thuốc, còn thì mạ chỉ nằm trên giường. Trời nắng ấm mùa Xuân, mạ đắp mền từ cổ tới chân mà vẫn than lạnh. Những chuyện hôm qua thì mạ quên tuốt, nhưng mà chuyện năm sáu chục năm trước thì mạ tôi nhớ rõ mồn một và cứ nhắc tới nhắc lui dăm ba câu chuyện đó. Mạ kể đi kể lại chuyện thời bà còn con gái mười ba mười bốn tuổi đã tự lập mưu sinh với giỏ hàng Xén nhỏ nhoi bày bán ở chợ ÐÔNG BA ngoài Huế. Có ông Cố Ðạo người Pháp dạy học ở đâu đó không biết, mỗi vài tháng lại ra chợ sắm giấy, bút, mực… chỉ ở gánh hàng nhỏ xíu của mạ, chứ không bao giờ mua ở những cửa tiệm lớn hơn. Lý do vì mạ tôi là người duy nhất trong khu chợ biết nói bặp bẹ dăm câu tiếng Pháp với ông. Anh em tôi ngạc nhiên hỏi mạ học tiếng Pháp ở trường nào" Bà nói trường nào mà trường. Nhà nghèo cơm ngày ba bữa đủ ăn là may rồi, con gái thời đó như mạ làm sao được tới trường. Mạ chỉ học lóm tiếng Pháp từ mấy cậu trong nhà mà thôi. Tụi tôi nể mạ quá xá.

Mạ ngày càng lãng hơn. Một lần tôi ngồi bên, mạ lại bắt đầu kể một chuyện đời xửa đời xưa nào đó của bà mà tôi đã nghe ít nhất một chục lần và đã thuộc lòng. Không hiểu sao bữa đó tôi vô tình quá. Mạ mới nói vài câu là tôi ngắt lời bà, nói là mình đã biết rồi, mạ khỏi cần kể nữa. Và để chứng minh, tôi kể tiếp cho mạ khúc tiếp theo để mạ tin là tôi đã biết. Tôi thấy mạ mặt buồn xo, hụt hẫng. Mạ ậm à ậm ừ cố nghĩ một chuyện khác để kể cho tôi nghe thế câu chuyện trên, nhưng luồng tư tưởng quen thuộc của mạ lúc đó bị tôi ngắt bất ngờ nên chưa sắp xếp lại kịp chuyện khác. Mạ chỉ muốn nói để mà nói, và có người ngồi cạnh bên nghe mà thôi. Tôi hối hận quá. Thấy mạ mấp máy môi, ấp a ấp úng hoài nhưng nghĩ chưa ra thiệt là tội nghiệp. May lúc đó tôi nghĩ là phải mớm lời cho mạ nên giả bộ hỏi “ Hồi mạ còn nhỏ, mạ bán gì ở chợ Ðông Ba vậy "” Thế là mạ bắt được đà, bà bèn kể tiếp cho tôi nghe chuyện ông Cố Ðạo người Pháp mỗi vài tháng ra mua hàng của mạ. Lần này thì tôi nghe một cách thiệt tình, thỉnh thoảng còn bàn thêm vài điều bên lề nữa khiến mạ thích vô cùng.
Ban đầu thì tôi nghe để cho mạ vui. Nhưng càng về sau, tôi thấy như mình cũng có những lúc sống hòa vào với thế giới của mạ. Mạ mới nhắc đến giỏ hàng xén tạp hóa là tôi như thấy cả cái chợ ÐÔNG BA trước mặt mình với rừng người tấp nập, có một cô bé mười bốn mười lăm tuổi gói hàng bán cho một ông Cố râu ria xồm xoàm, áo đen thụng thịnh, tóc trắng toát, cố gắng lắng nghe để hiểu mớ tiếng Pháp chắp vá của cô hàng xén nhỏ tuổi. Thỉnh thoảng ông cưòi to thích thú vì cô hàng xén xinh xinh này nói tiếng Tây thiệt là…tức cười và dễ thương. Cô không biết. Cô tưởng là ông Tây cười khen cô nói hay, nên cô cố nói thêm càng nhiều càng tốt. Và vì vậy mà ông Cố Tây lại càng cười thêm…
Mạ tôi cũng kể cho tôi nghe rằng hồi 9, 10 tuổi gì đó tôi đau một trận kinh hồn. Giữa đêm khuya, tôi nóng sốt đến độ máu cam từ mũi chảy ra như suối. Mạ tôi đã dùng hết khăn trong nhà mà vẫn chưa đủ cho tôi lau. Tôi mất nhiều máu quá đến nỗi đã bắt đầu mê man rồi. Lúc đó nhà tôi mới từ Huế dọn vào. Ba tôi vắng nhà đi làm xa. Lạ nước lạ cái, nhà thương bệnh viện ở đâu không biết, hàng xóm neo đơn, mà lại đêm khuya khuắt biết kêu nhờ ai! Mạ tôi chỉ còn ôm tôi vào lòng và cầu nguyện. Lúc đó bà nghe như có tiếng nạng gỗ gõ lên sàn nhà, tiếp theo là tiếng dép kéo lê. Rõ ràng là có một người què đang đi trong nhà. Nhưng mạ đã quá mệt mỏi và cũng đang thiếp đi. Rồi bà thấy rõ ràng, không hiểu là thiệt hay trong giấc mơ, một người lính chống nạng gỗ đi đến và sờ vào trán tôi, xong rồi ông ta lại kéo nạng đi ra khỏi nhà. Sáng hôm sau, như một phép nhiệm mầu nào mà tôi bớt hẳn, gần như đã hết bệnh mặc dù là chưa uống một viên thuốc nào cả.
Tôi vốn là một thằng bé ham chơi thuở ấy nên đã gây cho mạ không ít nhọc nhằn. Hình như không có một môn chơi nào của con nít trong xóm mà thiếu mặt tôi, từ đánh đáo ăn tiền, đến bắn bi, tạt hình, chọi lính…món nào tôi cũng một cây xanh rờn. Mạ tôi lo tôi ham chơi mất sức rồi bỏ học nên cố kềm bằng cách bắt tôi mỗi trưa phải… đi ngủ. Dĩ nhiên là tôi chỉ nằm trình diễn thôi, đợi cho mạ ngủ là tôi rón rén dậy xách đồ nghề dông một mạch vào xóm chơi. Tỉnh dậy không thấy thằng con đâu, mạ tôi lại phải đội nắng đi vào xóm kiếm. Bà biết đích xác chỗ nào tôi thường đàn đúm. Có những lần tôi đang lom khom cúi nhắm mấy hòn bi dưới đất để bắn thì bỗng thấy đôi dép quen thuộc ngay trước mặt. Khỏi cần nhìn lên tôi cũng đủ biết là ai, bèn ba chân bốn cẳng chạy ù về nhà. Tôi phải về trước mạ, lấy cái khăn hay cái áo nào đó chêm sau mông. Mạ có cái roi đánh đau lắm nên tôi phải lo độn trước kẻo không là …thê thảm. Rồi mạ về tới, bắt tôi nằm xuống nã cho mấy roi. Chẳng đau gì cả nhưng tôi cũng giả bộ la “ui- da ui- da” rối rít. Mạ thấy tội bèn cho… thiếu nợ, chỉ dọa lần sau tái phạm sẽ trả gấp đôi. Tôi nào ngán, vì đã có áo giáp hộ thân, và hơn nữa mạ đâu có nhớ" Tôi chỉ thắc mắc một điều là sao mạ không nhận ra sự khác nhau. Khi tôi chưa kịp độn áo sau mông, roi đụng vào thịt thì nó kêu “ bép- bép”; còn khi nào tôi đã kịp độn áo rồi thì nó kêu “ phộp- phộp” rõ ràng như vậy mà mạ không biết nên tôi mặc tình mà lờn mặt.
“Bí mật” này tôi vẫn giữ kín gần 40 năm, cho tới khi mới chỉ gần đây thôi. Trong một dịp họp mặt gia đình anh em, con cháu đầy đủ, tôi bèn “ bật mí” lên để chọc mạ cho vui, ai ngờ mạ phản pháo “ Thằng khỉ. Mi tưởng tau ngu không biết mi chêm cái chi đó trong quần hay răng" Tau cố tình lờ cho mi đó chứ!” Cả nhà tôi cười như nước vỡ bờ, và thằng con tôi là to họng nhất. Nó khoái quá, hả hê khen “ Bà nội thông minh quá. smart quá. Ba là ‘bad boy’đó bà nội ơi!”. Ha ha. Bà nội có hiểu bad boy là gì đâu, mày ơi!
*

Một buổi chiều đi làm về, tôi ghé lại để nghe mạ kể chuyện, nhưng bà đang ngủ. Tôi kéo ghế cạnh giường ngồi nhìn mạ.
Ðã từ lâu tôi biết là bà không khoẻ, nhưng vẫn nghĩ rằng ai cũng bệnh già thế thôi. Bữa nay tôi mới có dịp ngắm lại mạ lúc bà đang ngủ. Hơi thở của bà sao mệt nhọc quá, khò khè và đứt quãng. Mạ ngủ mà phải há miệng ra để thở và tôi thấy răng của mạ chỉ còn vài cái loe hoe, lủng lẳng! Nhưng điều làm tim tôi nhói lên khi mạ chìa cánh tay ra khỏi mền. Ôi cánh tay của mạ tôi đâu còn là tay nữa mà chỉ là một thanh củi khô, da bọc lấy xương. Lớp da đồi mồi ở ngay bả tay không còn miếng thịt nào để bao bọc nên nó nhẽo nhẹt và lòng thòng một cách thảm thương. Tôi nghe mạ than là khó thở, nhưng không ngờ mạ phải thở một cách khó nhọc như vậy. Tôi biết là mạ ốm, nhưng không ngờ mạ ốm đến giơ xương. Tôi không nỡ nhìn mạ lâu hơn, phải bước vội ra ngoài tới bàn thờ Phật để ổn định lại tâm hồn .
Trước bàn thờ Phật. Tượng Phật Bà Quan Âm với bình nước Cam Lồ hiền từ nhìn. Bỗng nhiên tôi cảm thấy như có một sự thiêng liêng nào đó phảng phất trong không gian. Một cảm giác lâng lâng khó tả. Tôi thắp một nén nhang và khấn thầm “Thưa Phật. Trước hết con biết tuy là Phật tử, nhưng con không phải là một Phật tử thuần thành được thấm nhuần Phật pháp. Vì vậy mà giáo lý của đức Phật nhiều khi con hiểu chưa thực chính xác, nên nếu con nói có gì không đúng thì đành vậy. Con vẫn thường nghe nói về luật nhân quả của đạo Phật. Nhân nào thì quả nấy. Làm hiền gặp lành và làm ác gặp ác. Bao nhiêu năm qua con nghĩ là mình đã làm nhiều việc thiện. Và con chưa bao giờ mong việc mình làm sẽ mang lại một nhân quả tốt nào cho chính con cả. Nhưng bây giờ nếu đức Phật vì những nhân lành mà con đã gieo, và sẽ cho con những quả tốt như một sự đền bù thì con xin nhận. Không phải cho con, mà cho mạ con. Thưa Phật. Con biết rằng con người sinh ra thì ai cũng đều mang một số mệnh. Ai rồi cũng sẽ đi qua đọan đường sinh, lão, bệnh, tử. Vì vậy mà con không dám cầu cho mạ con sống lâu trăm tuổi. Bởi vì cầu cũng không được. Con chỉ xin cho mạ con được sức khoẻ và sự an nhiên trong quãng đời còn lại là con mãn nguyện lắm rồi. Một mai khi nợ trần đã dứt, xin Phật đón mạ con về trong sự bình yên. Chỉ vậy thôi.”
Có tiếng mạ kêu trong phòng. Tôi đi vội vào kẻo mạ trông và lòng thầm nghĩ không biết bữa nay mạ sẽ kể cho nghe chuyện gì nhỉ" Chuyện ông Cố đạo, hay là chuyện ông lính chống nạng giữa đêm, hay là chuyện… chuyện gì cũng được. Bây giờ thì mạ còn nói, tôi còn được nghe là cũng may mắn, hạnh phúc rồi. Tôi biết là mạ không còn như xưa để thỉnh thoảng nấu canh thơm cho tôi nữa, nhưng cái gia vị MẸ tuyệt vời đó nào phải vì vậy mà mất đi đâu. Nó vẫn đậm đà và nồng ấm qua từng giọng nói, từng cái nhìn của mạ đó mà. Như hôm kia tôi đến ngồi cạnh bên. Mạ nhìn lên đầu tôi thật lâu, rồi nói giọng lo lắng “Con bịnh chi mà tóc bạc nhiều quá"”
*

À ơi… Mẹ già như chuối chín cây / Gió lay mẹ rụng con thành mồ côi....
Gió lay mẹ rụng, tôi gọi là Gió Mồ Côi
Ðể rồi một hôm…

Một hôm ngọn gió mồ côi
Thổi cho mạ rụng để tôi một mình
Mạ về nước Phật thanh bình
Trần ai để lại chút tình mạ con
Canh thơm ai nấu mà ngon
Bây giờ canh hết con còn chén không.

ThaiNC

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.488 seconds.