Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: GIAI THOAI VĂN-THƠ-NHẠC-NHẠC SĨ-VĂNTHI SĨ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Jan/2014 lúc 6:31am




"Thuở trâm cài"

Bản nhạc mới được công bố của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sinh năm 1924 tại Hải Phòng, thuộc thế hệ nhạc sĩ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam, được mệnh danh là nhạc sĩ của mùa thu. Ông sáng tác không nhiều, khoảng 20 bài, trong đó có nhiều bản nhạc đậm “tiết thu” như: Chuyển bến, Lá đổ muôn chiều, Thu quyến rũ, Gửi gió cho mây ngàn bay, Ánh trăng mùa thu, Tình nghệ sĩ, Lá thư, Vàng phai mấy lá...


Năm 2002, gia đình nhạc sĩ Đoàn Chuẩn nhận được bản nhạc Ánh trăng mùa thu do Đoàn Chuẩn viết năm 1947, xuất bản năm 1952.

Anh Nguyễn Ngọc Khôi trước năm 1975 theo học thanh nhạc do ca sĩ Đoàn Chính (con trai cả của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn) dạy, đã tặng bản nhạc này. Đoàn Quỳnh Hoa, cháu gái gọi nhạc sĩ Đoàn Chuẩn bằng ông trẻ, một trong những người tích cực đi tìm lại các kỷ vật của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và may mắn tìm được bản thu âm năm 1960 tại Đài tiếng nói Việt Nam ca khúc Hoa thơm bướm lượn do Đoàn Chuẩn cùng Tạ Tấn hòa tấu và bút tích chép tay bản nhạc Thuở trâm cài, một tác phẩm chưa một lần được công bố và có nhiều điều “lạ”. Thuở trâm cài được tác giả ký bút danh Việt Tử.

Nghệ sĩ guitar Hawaii Đoàn Đính, là con trai thứ hai của Đoàn Chuẩn, khẳng định đây chính là nét bút của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, bút danh Việt Tử đã được ông sử dụng vài lần.


Bản%20nhạc%20mới%20được%20công%20bố%20của%20nhạc%20sĩ%20Đoàn%20Chuẩn
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (giữa)


Từ năm 2010 đến nay Đoàn Quỳnh Hoa thường xuyên về Hải Phòng tìm thông tin về cây đàn guitar Hawaii ba cần mà Đoàn Chuẩn đã chơi trong khoảng thời gian dài, sau khi giải tán trường dạy nhạc tại số 9 phố Cao Bá Quát đã thất lạc nhiều năm chưa tìm được. Quỳnh Hoa kể lại một vài thông tin về cây đàn với nhiều học trò của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn trong đó có nghệ sĩ guitar Hawaii Bạch Liên. Trong một lần tâm sự, Bạch Liên cho biết vào khoảng năm 1968 - 1969 bà theo học guitar Hawaii tại nhà Đoàn Chuẩn số 9 Cao Bá Quát. Một chiều thu, cô Bạch Liên được nhạc sĩ Đoàn Chuẩn gọi vào và cho biết có một bản nhạc rất hay, ông muốn cô học trò của mình luyện tập, sau đó ông đã chép bản nhạc Thuở trâm cài cho cô học trò cưng của mình.

Phần lớn các bản nhạc của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn được sáng tác với tiết tấu Blue nhưng bản nhạc Thuở trâm cài có tiết tấu Bolero, giọng mi trưởng, chơi trên đàn guitar Hawaii rất hay.

Vẫn những ca từ hết sức mộng mơ “hết sức Đoàn Chuẩn” như “Cài trâm lên mái tóc nàng đứng soi để những cho gương mờ!....”, “Anh ước mơ thầm kín, những cánh hoa trìu mến phủ thắm lối duyên”...

Từ năm 1947 - 1956, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sáng tác nhiều ca khúc bất hủ: Ánh trăng mùa thu (ca khúc đầu tay sáng tác năm 1947), Tình nghệ sĩ, Lá đổ muôn chiều, Chuyển bến, Gửi gió cho mây ngàn bay, Đường về Việt Bắc, Cánh hoa duyên kiếp, Thu quyến rũ, Gửi người em gái miền Nam...

Trong những năm 1988 - 1989, Đoàn Chuẩn sáng tác ca khúc Khuôn mặt em (thơ Văn Cao), Đường thơm hoa sữa gọi (thơ Vân Long), Phấn son, Một gói nho khô, một cành penseé, Màu nắng có bao giờ phai đâu.

Bản nhạc Thuở trâm cài được Đoàn Chuẩn sáng tác trong thập kỷ sáu mươi thế kỷ trước. Đây có thể coi là sự gạch nối giữa hai giai đoạn 1947 - 1956 và 1988 - 1989 trong sự nghiệp sáng tác của ông.

 Là một nhạc sĩ gắn với nhiều giai thoại và bút danh Việt Tử lại là một bí ẩn nữa của người nhạc sĩ tài hoa cần tìm lời giải thích?


Link nguồn:

http://touch.doctin247.net/ban_nhac_moi_duoc_cong_bo_cua_nhac_si_doan_chuan-8-22452384.html


Nhạc phẩm : Thuở Cài Trâm

Nhạc sĩ : Việt Tử (Đoàn Chuẩn)

Ca sĩ : Quỳnh Hoa


1/

Thuở Trâm Cài - Quỳnh Hoa | 320 lyrics, upload bởi lathaihongvi

mp3.zing.vn/bai-hat/Thuo-Tram-Cai-Quynh-Hoa/IWA08CUU.html



2/

Thuo Tram Cai - Doan Chuan ( Viet tu ) - Ca sy Quynh Hoa - YouTube

http://www.youtube.com/watch?v=bMe5uqk_1Kc




 




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Jan/2014 lúc 7:02am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2014 lúc 10:49pm


'Triệu đóa hồng'
-
câu chuyện tình lãng mạn vượt biên giới

Đến với khán thính giả Liên Xô từ đầu thập niên 1980, giai điệu cùng câu chuyện tình đơn phương của họa sĩ nghèo trở thành khúc nhạc tình bất hủ, được nhiều người trên thế giới đồng cảm và đón nhận.

Trong tình yêu, sự lãng mạn vừa đủ làm duyên đôi lứa thêm nồng, tình thêm xanh thắm, ngọt ngào. Còn lãng mạn thái quá, không phù hợp với thực tế thì bị gọi là viển vông. Triệu đóa hồng là khúc ca buồn về sự lãng mạn nhưng có sức lay động lớn bởi sự chân thành, mộc mạc. Lời bài hát dựa theo câu chuyện tình yêu của chàng họa sĩ nghèo người Gruzia, Niko Pirosmani (1862-1918) và nàng ca sĩ người Pháp Magragita.

ni3-1480-1392198986.jpg

Chân dung họa sĩ Niko Pirosmani.

Niko Pirosmani sinh ra trong gia đình nông dân nghèo. Ông mồ côi từ bé và được hai người chị chăm sóc. Lớn lên, Pirosmani giúp việc cho các gia đình giàu có. Ngoài ra, ông từng làm nhân viên bến xe lửa, thợ sơn, người trông cửa tiệm... Pirosmani tự tìm hiểu về hội họa và tự học vẽ. Sau đó, ông kiếm sống bằng việc vẽ bảng hiệu, tranh chân dung... theo đơn đặt hàng.

Đến cuối đời, Niko Pirosmani vẫn là họa sĩ nghèo. Ông mất vào giữa năm 1918 vì thiếu dinh dưỡng và bệnh gan.

Niko Pirosmani cả cuộc đời cô đơn. Năm 25 tuổi, ông cầu hôn chị nuôi - một góa phụ tuổi 40 - và bị chối từ. Tháng 3/1909, các áp phích quảng cáo rầm rộ về bảy đêm diễn của cô ca sĩ phòng trà kiêm vũ nữ người Pháp Margarita. Niko ngay lập tức bị quyến rũ bởi nàng. Ông vẽ Margarita rồi điền ở dưới bức tranh dòng chữ "Anh yêu em". Đó là tình yêu không được đáp lại, dù Pirosmani dùng tất cả những gì mình có để bày tỏ tình yêu với nàng.

Người đời lưu truyền chuyện tình giữa họa sĩ và ca sĩ rằng, Pirosmani đã bán tất cả gia sản - kể cả căn nhà anh sinh sống - để mua một biển hoa tặng người anh yêu. Rồi buổi sáng, khi thức giấc, trông ra quảng trường trước nơi ở, ca sĩ nhìn thấy cảnh tượng và nghĩ có lẽ triệu phú nào đã làm việc này. Khi biết là anh họa sĩ nghèo, nàng đến gặp họa sĩ và tặng anh một nụ hôn. Đó là nụ hôn đầu tiên và duy nhất trong cuộc tình đơn phương của chàng họa sĩ. Kết thúc chuyến lưu diễn, ca sĩ lên tàu rời đi, cùng một người giàu có.

hoa-si-3948-1392198986.jpg

Bức tranh vẽ nàng Margarita.

Chuyện tình của Niko Pirosmani sau đó được ghi lại trong tiểu thuyết của K. G. Paustovsky. Andrei Voznesensky lấy cảm hứng từ câu chuyện đó sáng tác thơ, cũng chính Voznesensky từ bài thơ của mình, đặt lời cho nhạc của Raimonds Pauls, từ đó có bản Triệu đóa hồng.

Có anh họa sĩ sống một mình
Chỉ có một ngôi nhà nhỏ và những bức tranh
Anh mê đắm nàng ca sĩ yêu hoa.
Họa sĩ bán ngôi nhà của mình
Bán luôn những bức tranh
Rồi dùng trọn số tiền mua cả biển hoa.

Triệu, triệu, triệu bông hồng đỏ
Từ khung cửa sổ em có thấy
Người đang yêu, người yêu em thật lòng
Người đã biến cả cuộc sống của mình thành hoa để tặng em.

Buổi sáng khi em thức dậy đến bên khung cửa
Có lẽ em không ngờ tới
Ngỡ mình đang trong mơ
Quảng trường nhà em hoa lấp đầy.
Lòng em bối rối
Triệu phú nào làm một cách lạ lùng vậy?
Nhưng bên dưới cửa sổ chỉ có một hơi thở lẻ loi
Anh họa sĩ nghèo đứng đó.

Cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi
Chuyến tàu đêm mang nàng đi
Nhưng trong đời nàng có bài hát điên rồ về hoa hồng.

Họa sĩ vẫn sống một mình
Vất vả và đau đớn
Nhưng trong đời anh từng có một quảng trường đầy hoa.

Triệu, triệu, triệu bông hồng đỏ
Từ khung cửa sổ em có thấy
Người đang yêu, người yêu em thật lòng
Người đã biến cả cuộc sống của mình thành hoa để tặng em (*)

Sở dĩ nói Voznesensky đặt lời cho nhạc của Pauls bởi trước đó, Pauls sáng tác giai điệu và được Leons Briedis viết lời bằng ngôn ngữ Latvia, với tên gọi Marina tặng cho con (xem video). Bài hát nói về cô bé thuở ấu thơ được nghe mẹ hát một ca khúc, sau này khi lớn lên, cô hát tặng con gái giai điệu này. Nhưng chỉ khi Voznesensky viết lời bằng tiếng Nga với câu chuyện tình buồn, giai điệu như được thổi hồn mới, được chắp cánh để vượt ra khỏi biên giới một quốc gia.

Triệu đóa hồng gắn liền tên tuổi của nữ ca sĩ Alla Pugacheva. Năm 1983, với ca khúc này, Alla Pugacheva đoạt giải Bài hát của năm tại Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn Liên Xô (cũ). Đây trở thành một trong những nhạc phẩm nổi tiếng nhất Liên Xô trong suốt thập niên 1980. Tại rất nhiều buổi biểu diễn của mình, khán giả cùng Pugacheva cất lời hát về chuyện tình chàng họa sĩ.

ca%20sĩ%20Alla%20Pugacheva

Ca sĩ Alla Pugacheva với đôi mắt xanh quyến rũ.

Trong giai thoại được kể lại, họa sĩ Niko Pirosmani tặng Margarita không chỉ có hoa hồng đủ sắc màu mà còn có cả kim ngân, huệ, anh túc, thược dược... Lời bài hát nhắc tới hoa hồng đỏ thắm - mang tính ước lệ để chỉ tình yêu. Bởi từ lâu, hoa hồng được ví là sứ giả của tình yêu, được nhiều dân tộc coi là quốc hoa. Hoa hồng cũng là đề tài thường thấy trong hoạt động sáng tác của nghệ sĩ. Họa sĩ Nga Alexei Antonov từng làm người xem mê đắm bởi những bức tranh đơn sơ, thanh tao và tinh khôi về hoa hồng, cho người xem cảm nhận được hương thơm ngát.

Hoa%20hồng%20trong%20tranh%20Alexei%20Antonov.

Hoa hồng trong tranh Alexei Antonov.

Hay trong nhạc Hoa ngữ, ca khúc 999 đóa hồng (ca sĩ Đài Chính Tiêu, xem video) cũng là tượng đài của những bản tình ca. Bài hát nói về sự cô đơn, buồn tiếc của chàng trai khi chia tay. Anh vốn trồng 999 cây hoa hồng cho người yêu. Chia tay rồi, hoa héo úa còn chàng trai tiều tụy. Con số 999 đóa hồng có ý nghĩa rằng tình yêu trao cho em là vĩnh cửu. Ngày nay, vẫn có không ít gã si tình dùng 999 đóa hồng bày tỏ tình yêu với người trong mộng.

P1010020-JPG-3709-1392198986.jpg

Hình ảnh hoa hồng trên trang giấy kẻ ô vuông nhỏ trở thành phần ký ức của một thế hệ.

Có lẽ cũng chính nhờ hoa hồng, nhờ lòng yêu mến của con người trên thế giới với hoa hồng, bài hát Nga gần gũi hơn, dễ đi vào lòng người hơn. Phải chăng vì thế mà sự lãng mạn, si tình tới mức bán nhà mua hoa của chàng họa sĩ lại nhận được đồng cảm của người nghe đến vậy? Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng Nhật Bản (video), Anh (video), Hàn Quốc (video), Trung... và cả tiếng Việt. Ở Nhật Bản, đây được coi là biểu tượng của tình ca.

Triệu đóa hồng vang lên trong nhiều trường học, công trường... ở Việt Nam những năm 1980-90. Bài hát được nhiều chàng trai chọn là sứ giả, giúp họ thổ lộ tình cảm với người yêu. Triệu đóa hồng đến nay vẫn có sức lay động người nghe, dù vật đổi sao dời.

Hải Lan

 

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/nhac/goc-nhin-am-nhac/trieu-doa-hong-cau-chuyen-tinh-lang-man-vuot-bien-gioi-2948507.html

 




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Feb/2014 lúc 11:25pm

Tình sử của Hoàng Thi Thơ Lam Phương


Đăng bởi truongvan - February 27, 2013





Trong đời sống âm nhạc trước 1975, có nhiều mối tình nghệ sĩ mà câu chuyện của nó cũng ly kỳ và ngang trái không khác gì nội dung các bài hát thời đó, trong đó phải kể đến mối quan hệ giữa Hoàng Thi Thơ và Lam Phương và nữ ca sĩ Thúy Nga.
Nói về tài năng thì chưa có ai đặt Lam Phương và Hoàng Thi Thi lên bàn cân để đo đếm, nhưng nói về sự đào hoa thì Hoàng Thi Thơ có thể chấp Lam Phương cả 2 tay. Trong khi rất thành công về mặt thương mại với nhiều bài hát được nhiều thế hệ khán giả yêu thích thì nhạc sĩ Lam Phương lại luôn được xem là nhạc sĩ bất hạnh nhất trong tình yêu. Cho đến cuối đời Lam Phương vẫn sống trong cô đơn và “sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình” cho dù nét nhạc của ông thuộc loại tài hoa bậc nhất. Những sáng tác của Lam Phương đa số có đề tài về tình yêu tan vỡ, cả khi ở trong nước lẫn ra hải ngoại. Đó là các bài Cỏ Úa (Bão tố triền miên ngày em về nhà đó, buồn hắt buồn hiu ngõ đêm sầu cô liêu), Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi (Thôi là hết, chia ly từ đây, người phương trời kẻ sống bơ vơ), Biết Đến Bao Giờ (Đời là vạn ngày sầu biết tìm nơi chốn nào, ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu), Như Giấc Chiêm Bao (Em ơi còn những gì, ngoài một đời chia ly)… Cũng có 1 thời gian ông tràn trề hạnh phúc khi cưới vợ lần 1 với nữ ca sĩ, kịch sĩ Túy Hồng và cho ra đời nhiều bài lạc quan tin yêu như Ngày Hạnh Phúc, Em Là Tất Cả, hoặc lần cưới người vợ thứ 2 ở hải ngoại để cho ra đời các tác phẩm Bài Tango Cho Em, Tình Đẹp Như Mơ, Mùa Thu Yêu Đương… Tuy nhiên rốt cuộc cả 2 mối tình đều tan vỡ, âm nhạc của ông lại nhuộm 1 màu đau thương như trong Một Đời Tan Vỡ (Tình một đời tình mang lừa dối. Còn tình một đêm sóng vỗ ra đi), hoặc Lầm (Anh đã lầm đưa em sang đây)Một Mình (Sớm mai thức giấc nhìn quanh một mình).

Trong các mối tình không thành của Lam Phương, có tình yêu đơn phương dành cho nữ ca sĩ tài sắc Thúy Nga (không phải Thúy Nga Paris). Tới năm 1955, khi mới 17 tuổi, Lam Phương đã trở nên nổi tiếng với loạt bài ăn khách là Kiếp Nghèo, Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Trăng Thanh Bình. Còn Thúy Nga lúc đó đã 18 tuổi với chất giọng Alto đã chinh phục được hầu hết Saigon khi đó, và được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đem lòng yêu mến, ông đã trở thành 1 người thầy, người anh dẫn dắt trong con đường âm nhạc và cũng là người tình đầu tiên của Thúy Nga. Đến năm 1957, khi Thúy Nga chính thức là vợ Hoàng Thi Thơ, Lam Phương khi ấy đang hành quân ở vùng thôn vắng nghe được tin đã vô cùng đau đớn và viết bài hát cuối cùng tặng người trong mộng:
Một chiều hành quân qua thôn xưa lúc nắng xuân chưa nhạt màu,
Chạnh lòng tìm người em gái cũ: Em tôi đã đi phương nào?
Nghẹn ngào nhìn qua hàng tre xanh ngắm bóng chim đua trên cành,
Giờ tìm đâu hình bóng cũ: Em ơi em về đâu?
(Chiều Hành Quân)

Để đáp lễ, Hoàng Thi Thơ đã viết bài:
Ai cấm được tình yêu
Ai ép lòng cô liêu
Khi lòng còn say nước non tình tứ

Tha thiết tình người ơi
Ao ước tình tình vơi
Mong tình còn mãi
Đến hơi tàn cuối
Tha thiết tình người ơi
Ao ước tình tình vơi
Mong tình còn mãi thiết tha trong đời.
(Yêu Mãi Còn Yêu)


Vợ chồng Hoàng Thi Thơ – Thúy Nga năm 1969 (sau khi cưới 12 năm)


Trong khi Lam Phương đau khổ vì người yêu đi lấy chồng, thì ở bên kia chiến tuyến tại Hà Nội, khi nghe lén trên Đài phát thanh Sài Gòn về thông tin nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cưới ca sĩ Thuý Nga thì ca sĩ nhạc đỏ Tân Nhân đã xỉu lên, xỉu xuống và bỏ ăn mấy ngày vì đau khổ.
Tân Nhân và Hoàng Thi Thơ có cùng quê ở Quảng Trị, học cùng trường, sau này cùng đi theo kháng chiến. Tân Nhân theo kháng chiến từ lúc mới 16 tuổi, theo đoàn văn công Bình Trị Thiên. Năm 1949 trong 1 lần bị Pháp càn, đơn vị tan tác, các thành viên đoàn chạy vào rừng sâu thoát và mất liên lạc… Tin đồn về trận càn Phong Lai dù được cải chính của Việt Minh nhưng vẫn lan truyền về đất Nghệ Tĩnh. Tin Tân Nhân bị giết làm bàng hoàng thầy trò ngôi trường nổi tiếng một thời bà theo học. Trường Huỳnh Thúc Kháng đã làm lễ tưởng niệm cô học trò Tân Nhân. Người bạn học cùng quê trước đó là Hoàng Thi Thơ – lúc này đang công tác ở Nghệ An – nghe tin như tan nát cả cõi lòng. Anh đã thể hiện nỗi nhớ thương Tân Nhân bằng bài hát Xuân chết trong lòng tôi:
Xuân ơi Xuân
Chim xa đàn
Xuân ơi Xuân
Ngờ đâu Xuân chết trong lòng tôi
Trong tiếng đàn…
Ôi chim xa cành
Bướm lìa hoa
Trùng phùng xa lắm…

Khi trở về và nghe được bài hát này, Tân Nhân đã rất xúc động.

Nỗi thương nhớ dành cho người (ngỡ) đã chết của Hoàng Thi Thơ đã làm động lòng cô nữ sinh. Bà lại lên đường ra Nghệ An và gặp lại Hoàng Thi Thơ lúc đó cũng đang tìm bà, rồi bắt đầu một tình sử đẫm nước mắt.
Hoàng Thi Thơ một lần về công tác và thăm quê nhà đã bị Pháp bắt giam 1 thời gian và ở lại luôn miền Nam sau hiệp định Geneve 1954 chia cắt đất nước. Chàng đã bỏ lại Tân Nhân với đứa con trong bụng và vào Sài thành. Tân Nhân ôm hận, nén nhớ thương về lại Bắc, tự nguyện dấn thân cho kháng chiến và trở thành 1 ca sĩ huyền thoại của nhạc đỏ với bài Xa Khơi của Nguyễn Tài Tuệ. Bài hát nói về nỗi nhớ thương của người con gái đất Bắc đối với người trai nơi miền Nam. Bài hát hợp cả với chất giọng lẫn hoàn cảnh nên Tân Nhân trình bày đạt cảm xúc cao độ:
Nắng tỏa chiều nay
Thuyền về mái động chiều nay
Nhìn phương Nam con nước vơi đầy thương nhớ
Nhớ thương anh ơi
(Xa Khơi)

Đứa con kết quả của mối tình lãng mạn ấy sống cùng mẹ trên đất Bắc với hai nỗi đau riêng là không được biết mặt cha và chịu một lý lịch có cha là nhạc sĩ dưới chế độ Sài Gòn… Đứa con lúc đầu lấy họ mẹ, mang tên Trương Nguyên Việt, sau đó lấy tên khác là Lê Khánh Hoài với họ của người cha kế. Ngoài ra còn có bút danh Triệu Phong (là quê quán của Hoàng Thi Thơ) khi viết báo.

Ca sĩ Tân Nhân

Nói thêm về Hoàng Thi Thơ, cả 2 lần đất nước biến động, ông đều di cư không chủ đích. Lần đầu năm 1954 khi ông được phân công công tác ở quê nhà rồi bị Pháp bắt và kẹt lại luôn khi đất nước chia đôi. Lần 2 năm 1975 thì khi đó ông đang cùng đoàn nghệ sĩ Việt Nam lưu diễn ở Nhật vào tháng 4. Sau đó thì đoàn tụ lại với vợ con tại Hoa Kỳ. Cuộc đời Hoàng Thi Thơ dù trải qua nhiều biến cố nhưng ông vẫn được toại nguyện của mình khi “tình còn mãi đến hơi tàn cuối” năm 2001. Còn Lam Phương đến gần cuối đời vẫn đang còn ôm nhiều mối tình tan vỡ trong cô độc.

Trương Văn

(Nguồn: http://quannhacvang.com/tinh-su-cua-...va-lam-phuong/)


http://yeunhacsen.net/forum/threads/2324-T%C3%ACnh-s%E1%BB%AD-c%E1%BB%A7a-Ho%C3%A0ng-Thi-Th%C6%A1-v%C3%A0-Lam-Ph%C6%B0%C6%A1ng



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Feb/2014 lúc 11:28pm


9%20Lam%20Phuong%201


CUỘC TÌNH TRỚ TRÊU

CỦA NS LAM PHƯƠNG

Đối với nhiều người, Lam Phương là nhạc sĩ tài hoa bậc nhất Sài Gòn trước năm 1975 với những tác phẩm để đời như Khúc ca ngày mùa, Kiếp nghèo, Phút cuối, Tình bơ vơ, Thành phố buồn… Còn Túy Hồng cũng là nữ nghệ sĩ đa năng bậc nhất Sài Gòn khi ấy, khi bà vừa là ca sĩ, kịch sĩ…

Trai miền Tây gặp gái miền Đông

Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tuổi thơ của Lam Phương là một chuỗi ngày dài buồn đau và bất hạnh. Nhà nghèo, cha của ông đi theo tiếng gọi của tình yêu mới, bỏ 6 người con tuổi còn thơ dại cho người vợ không nghề nghiệp ổn định, một mình tảo tần hôm sớm nuôi con. Năm ông mười tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn, ở nhà của người bác ruột để ông được học hành, nhờ đó mà lịch sử tân nhạc nước nhà có được một nhạc sĩ Lam Phương.

Lên Sài Gòn, Lâm Đình Phùng học ở trường Les Lauriers. Ngoài giờ học văn hóa, ông còn học thêm nhạc. Ông tự học guitare bằng các tài liệu tiếng Pháp do lúc đó ở Việt Nam chưa có sách dạy nhạc tiếng Việt. Thấy ông là một học trò nghèo nhưng chăm chỉ, các thầy dạy nhạc (nhạc sĩ Hoàng Lang, nhạc sĩ Lê Thương) tận tình chỉ dạy cho ông mà không nhận tiền thù lao. Năm 1952, sáng tác đầu tay của ông, nhạc phẩm Chiều thu ấy ký tên Lam Phương ra đời. 9%20Lam%20Phuong%202Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Năm ấy, ông mới 15 tuổi.

Thành công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác.  Ba năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Trăng thanh bình, Nắng đẹp miền Nam, Nhạc rừng khuya, Khúc ca ngày mùa… Đặc biệt, nhạc phẩm Khúc ca ngày mùa thành công vượt bậc hơn cả. Bản nhạc được viết theo thể loại nhạc đồng quê, nhịp điệu Mambo, với âm giai bằng cung rê thứ.

Các hãng đĩa nhựa như Dư âm, Sóng nhạc, Asia… tranh nhau ký hợp đồng với Lam Phương để được thu âm bài hát Khúc ca ngày mùa này, tiếng tăm của bản nhạc mới thật sự bùng nổ. Với tiếng hát điêu luyện của đôi song ca tài danh Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết, lúc hợp, lúc bè, lúc đuổi như càng đưa bài hát lên chín tầng mây. Khúc ca ngày mùa còn được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa. Lam Phương đã thật sự thành danh khi ông mới 18 tuổi.

9%20Lam%20Phuong%203Túy Hồng tên thật Trương Ánh Tuyết, bà sinh ra tại Bình Dương và lớn lên tại Sài Gòn. Túy Hồng có người anh trai là bạn thân của Lam Phương, những ngày thứ bảy và chủ nhật, Lam Phương thường đến nhà bạn để hòa nhạc và dạy hát cho Túy Hồng. Túy Hồng rất ngưỡng mộ Lam Phương vì mới 15 tuổi mà đã sáng tác được bài Chiều thu ấy. Về phía Lam Phương, nhạc sĩ trẻ này cảm thấy chưa có cô gái nào hát nhạc mình hay bằng Túy Hồng.

Thời điểm này, Lam Phương lại đang hợp tác với ban nhạc kịch lớn Dân Nam nên đề nghị Túy Hồng cùng với mình đầu quân về đoàn. Kể từ đó, Túy Hồng bắt đầu trình diễn các ca khúc của Lam Phương và rất thành công với các ca khúc : Đèn khuya, Kiếp nghèo, Kiếp ve sầu, Tiễn người đi, nhất là hai bản Chiều tàn và Phút cuối.

Đưa nhau lên đỉnh vinh quang

Lam Phương – Túy Hồng cưới nhau năm 1959. Lúc đó, ngoài phần phụ trách nhạc cho ban kịch Dân Nam của đôi kịch sĩ Anh Lân và Túy Hoa, 9%20Tuy%20Hong%202Lam Phương còn viết nhạc nền cho các ban kịch lừng danh thời đó như : Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng. Đến năm 1968, với sự động viên của chồng, Túy Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch – Đoàn kịch “Sống – Túy Hồng”.

Chính đoàn kịch này đã đưa tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng lên tột đỉnh vinh quang. Đoàn kịch Sống – Túy Hồng còn có một lợi thế mà ít ban kịch nào có được, đó là ban kịch đưa các bài tình ca vào các vở diễn thành công nhất, nhờ phần lớn các bài hát tuyệt vời của người nhạc sĩ tài hoa Lam Phương, thời điểm đó là đức phu quân của Túy Hồng.

Kịch do Sống – Túy Hồng dựng không quá bi thảm, kết thúc luôn dành chỗ đứng cho một niềm hạnh phúc nào đó, khán giả xem kịch Sống – Túy Hồng thường ra về với một tâm trạng nhẹ nhõm.

Tất cả những vở kịch của ban kịch Sống – Túy Hồng (do Túy Hồng đóng chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần ngoại cảnh,9%20Tuy%20Hong%201 làm cho vở kịch sống động hơn, truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn. Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra đời đều được “giới thiệu” trong một vở kịch của Túy Hồng.

Thời ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn có tiết mục “thoại kịch” và những vở kịch của ban kịch “Sống – Túy Hồng” bao giờ cũng thu hút nhiều người xem. Thời ấy truyền hình còn hiếm, người ta kéo nhau đến những nhà có tivi để xem kịch “Sống – Túy Hồng”, trong nhà, cửa ra vào, ô cửa sổ… đều chật cứng người xem. Tôi còn nhớ, khi bài hát Thành phố buồn của Lam Phương được hát dìu dặt trong suốt một vở kịch của Túy Hồng phát trên truyền hình, sáng hôm sau bài hát ấy bán đắt như tôm tươi, chàng học sinh, sinh viên nào cũng muốn mua bài Thành phố buồn về để trên kệ sách.

Trong khoảng thời gian này, sức sáng tác của Lam Phương càng dàn trải trên nhiều thể loại phong phú, hầu hết các ca khúc ông đưa ra đều in đậm dấu ấn trong đời sống âm nhạc miền Nam, điển hình như Chờ người, Tình bơ vơ, Duyên kiếp, Thành phố buồn, Tình chết theo mùa đông…

Ông bước lên vị trí một nhạc sĩ thành công nhất miền Nam về mặt tài chánh. Còn bà Túy Hồng cũng sánh ngang với những Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng trên sân khấu kịch nghệ. 9%20Tuy%20Hong%204Vợ chồng Lam Phương – Túy Hồng cất nhà lầu, sắm xe hơi, trở thành đôi vợ chồng nghệ sĩ giàu có bậc nhất lúc bấy giờ.

Sáng 30/4/1975, vào phút chót Lam Phương – Túy Hồng đã nghe theo người bạn đem gia đình lên tàu Trường Xuân ra khơi. Vì trước đó không có ý định ra đi, nên Lam Phương xuống tàu với 2 bàn tay trắng, bỏ lại hai căn nhà lầu, chiếc xe hơi mới toanh và khoảng 30 triệu đồng trong ngân hàng (lúc đó vàng 9999 chỉ khoảng 36.000 đồng/lượng).

Buồn như nước mắt

Đến định cư ở Mỹ, để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện… Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch.

Chính trong khoảng thời gian này, một điều mà Lam Phương không bao giờ ngờ tới đã xảy đến : Túy Hồng không còn chung thủy với ông nữa, bà đã “ôm cầm sang thuyền khác”. Trong tâm trạng đau khổ, uất hận, Lam Phương lại cho ra đời một tuyệt phẩm mang tên Lầm, với những câu từ chua xót :

6%20NS%20Lam%20Phuong“Anh đã lầm đưa em sang đây. Để đêm thường nghe tiếng thở dài/Thà cuộc đời yên trong lòng đất.  Được trở về tiếng khóc ban sơ/Hơn là mang kiếp mong chờ. Anh đã lầm đưa em về đây. Cho tâm hồn tan nát từng ngày. Cùng điệu nhạc lâm ly huyền bí. Dìu lòng người sang chốn đam mê. Đưa anh vào khổ lụy hôm nay…”.

Lam Phương rời Mỹ để trốn chạy niềm đau, ông sang Paris làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người đàn bà này. Lam Phương như cây khô được hồi sinh, ông lại sáng tác các ca khúc ngợi ca tình yêu, như : Mùa thu yêu đương, Tình hồng Paris, Tình đẹp như mơ, Bài tango cho em…

Thế nhưng, chỉ được vài năm, người phụ nữ từng tạo cho ông niềm say mê để viết nên câu ca “Từ ngày có em về, nhà mình tràn ánh trăng thề”,  rồi cũng bỏ ông mà theo người khác.

Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Định mệnh khiến xui thế nào ông lại sáng tác bài Một mình. Tháng 3/1999, ông bị tai biến mạch máu não, liệt nửa bên người, giọng nói không được bình thường. Rồi người đàn bà thứ ba cũng lẳng lặng rời xa ông. Giờ đây, ông sống một mình với chiếc xe lăn trong căn nhà hiu quạnh. Hơn 50 năm sáng tác với khoảng 200 ca khúc để cuối cùng bài hát Một mình đã vận đúng vào đoạn cuối đời ông !


http://cafevannghe.wordpress.com/2014/01/27/chuyen-tinh-lam-phuong/





mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2014 lúc 9:30pm



Tình sử giữa thi sĩ Hàn Mạc Tử và bà Hoàng Thị Kim Cúc
 
Ðọc " 'Lá Trúc Che Ngang' : chuyện tình của cô tôi," tác giả Hoàng Quỳnh Hoa

Trần Bình Nam

Hàn Mạc Tử là một thi sĩ có tài. Ông sinh năm 1912, lớn lên bị bệnh nan y và qua đời năm 1940 khi người Pháp còn đô hộ Việt Nam. Thơ văn và những mối tình lớn nhỏ của ông tạo thành một biến cố văn học tại Việt Nam sau khi ông chết. Cả một thế hệ cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940 bừng dậy vì những vần thơ trữ tình đầy nước mắt của ông. Nhất là những vần thơ thi sĩ dành cho bà Hoàng Thị Kim Cúc, người yêu trong mộng của ông.

Năm 1939 thế giới chiến tranh bùng nổ. Năm 1945 Nhật đảo chánh Pháp kéo theo cuộc cách mạng chống Pháp giành độc lập. Ðất nước chia cắt. Sau đó là cuộc nội chiến khốc liệt, Nam Bắc thống nhất, dân tình phân ly, chia rẽ. Thế nhưng hiện tượng văn học Hàn Mạc Tử hình như không bị ảnh hưởng bởi những xáo trộn chính trị tại Việt Nam. Trước chiến tranh, trong chiến tranh, và sau khi thống nhất, ở trong Nam cũng như ngoài Bắc, trong nước cũng như hải ngoại giới văn học vẫn viết về Hàn Mạc Tử mà không hề bị ảnh hưởng bởi cuộc tranh chấp Quốc-Cộng. Trong đó có các nhà văn nhà thơ nổi tiếng như Trần Thanh Mại, Quách Tấn, Chế Lan Viên, Võ Long Tê và Nguyễn Ðình Niên, Nguyễn Bá Tín...



Tác giả Hoàng Quỳnh Hoa.


Và mới đây cuối năm 2013, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bà Kim Cúc, người cháu gọi bà Cúc bằng cô ruột là bà Hoàng thị Quỳnh Hoa cho xuất bản cuốn “Lá Trúc Che Ngang: chuyện tình của cô tôi” (nhà xuất bản Ðà Nẵng - Hiệu sách Tường Tâm, Huế phát hành). Cuốn “Lá Trúc Che Ngang” tiết lộ nhiều tư liệu liên quan đến mối tình Hàn Mạc Tử - Kim Cúc trước đây chưa được công bố do bà Kim Cúc chuyển lại cho bà Quỳnh Hoa trước khi qua đời tại Sài gòn năm 1988 do một tai nạn lưu thông.

Theo cuốn “Lá Trúc Che Ngang” thì sau khi Hàn Mạc Tử qua đời, qua thơ văn được phổ biến, bà Kim Cúc biết tình cảm sâu đậm nhà thơ dành cho mình, nên bà đã thu thập và lưu giữ mọi tư liệu liên quan đến Hàn Mạc Tử. Bà Kim Cúc rất buồn phiền vì đa số sách hay các bài viết về mối tình của Hàn Mạc Tử đối với bà đều sai sự thật. Bà nghĩ những gì chung quanh Hàn Mạc Tử là chuyện văn học cần được đính chính, chưa nói đến cần được đính chính để giữ gìn uy tín của gia đình bà.

Cá nhân bà từ năm 1971 từng biên thư cho các nhà văn nhà thơ viết không đúng về Hàn Mạc Tử. Và mấy chục năm sau bà nhờ Giáo Sư Võ Long Tê, ông Nguyễn Ðình Niên, một giáo sư cùng dạy trường Ðồng Khánh Huế, và cô cháu Quỳnh Hoa viết sách đính chính. Ông Võ Long Tê là người nhận được nhiều tư liệu do bà Kim Cúc gởi đến, nhưng vì một lý do nào đó sách ông hứa viết vẫn chưa ra đời. Ông Nguyễn Ðình Niên thì bận việc dạy học và dịch kinh. Cuối cùng bà Quỳnh Hoa - như đã nói - đã thực hiện lời yêu cầu của người cô xấu số bỏ công nghiên cứu, viết và in cuốn “Lá Trúc Che Ngang: chuyện tình của cô tôi” - LTCN.

Theo cuốn “Lá Trúc Che Ngang” nhà thơ Hàn Mạc Tử có tên là Nguyễn Trọng Trí, gốc làng Thanh Thủy, Thừa Thiên. Ðầu thập niên 1930 ông là một công chức chập chững vào đời làm việc tại ty Ðạc Ðiền Quy Nhơn. Năm 1932, cụ tham tá Hoàng Phùng, thân sinh cô Kim Cúc cũng được đổi từ Huế vào Ty Ðiền Ðịa Quy Nhơn. Cô Kim Cúc, một thiếu nữ xinh đẹp năm đó vừa tròn 19 tuổi đi theo thân phụ.

Chàng thanh niên Nguyễn Mạnh Trí gặp cô Kim Cúc tại một hội chợ do chính quyền bảo hộ tổ chức hằng năm tại Quy Nhơn. Bị tiếng sét ái tình, Trí tìm cách tiếp xúc với cô, nhưng cô Kim Cúc, vốn thuộc gia đình giáo dục khắt khe, luôn tìm cách tránh né. Nhân Trí làm việc cùng sở với Hoàng Tùng Ngâm, em con chú con bác với cô Kim Cúc nên đã thổ lộ tâm sự với bạn và nhờ bạn làm cánh nhạn đưa thơ.

Nể bạn Ngâm nhận thơ nhưng không chuyển, nghĩ là không thích hợp với gia phong, và khuyên Trí nếu yêu cô Kim Cúc thì nên nhờ mai mối đi hỏi chính thức.

Có ít nhất hai lần Hàn Mạc Tử tìm cách đón gặp cô Kim Cúc trên đường phố định ý đưa thư, nhưng cô Kim Cúc né tránh không tiếp chuyện, cũng không nhận thư. Về mai mối thì văn học không ghi lại gì rõ ràng hơn là câu chuyện mơ hồ đầu năm 1936 Hàn Mạc Tử nhờ một người cậu đến nhà thăm ông cụ của cô Kim Cúc dọ ý, nhưng thấy không xong ông giả vờ để quên một bức thư Hàn Mạc Tử viết cho bạn kể lể sự thầm yêu trộm nhớ Kim Cúc của mình (LTCN - trang 62)

Chuyện dạm hỏi này là nguyên nhân của lời đồn “gia đình Kim Cúc đã từ chối lời cầu hôn của Hàn Mạc Tử với lý do không môn đăng hộ đối” mà ông Quách Tấn đã viết trong số 73 báo Văn năm 1967 (LTCN - trang 28).

Sự thật là, cô Kim Cúc theo đúng gia phong đất thần kinh của thời đại, nghiêm cấm phụ nữ tiếp xúc với phái nam nên cô không có một tình ý gì với Hàn Mặc Tử qua những cố gắng tiếp xúc làm quen và chuyện mai mối của người thi sĩ.

Dư luận cho rằng Hàn Mạc Tử thất tình nên năm 1932 đã bỏ Quy Nhơn vào Sài gòn lập sự nghiệp. Ðầu năm 1936 Hàn Mạc Tử trở lại Quy Nhơn, và mấy tháng sau thì cô Kim Cúc theo thân sinh trở về Huế. Nỗi thất vọng của Hàn Mạc Tử trở nên chất chứa.

Năm 1937 Hàn Mạc Tử bị bệnh cùi, một chứng bệnh nan y. Ông đau khổ vì mối tình ôm ấp không được đáp lại, lại đau đớn vì cơn bệnh hành hạ thể xác, nhưng ông dấu bố mẹ vào nằm điều trị tại trại cùi Quy Nhơn và chỉ biết thổ lộ nổi lòng với người bạn thiết là Hoàng Tùng Ngâm. Bệnh càng nặng mối tình của Hàn Mạc Tử càng nóng bỏng và thơ của ông càng rung động lòng người đã giúp đưa Hàn Mạc Tử vào bầu trời vinh quang của văn học Việt Nam sau khi ông qua đời.



Hình bìa tác phẩm “Lá Trúc Che Ngang - Chuyện Tình của Cô Tôi.”

Thương bạn, năm 1939 Hoàng Tùng Ngâm viết thư cho chị Kim Cúc yêu cầu cô viết thư thăm hỏi Hàn Mạc Tử. Và cô Kim Cúc đã gởi một tấm bưu thiếp (carte postale) cô mua tại tiệm ảnh Tăng Vinh in hình một thiếu nữ chèo đò trên sông Hương với vài lời thăm hỏi, không đề ngày, không ký tên. Cảm động, Hàn Mạc Tử đáp lễ với bài thơ viết tay:

Ở đây thôn Vỹ Giạ
Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt qua xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió, mây đường mây;
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Ðầu thơ Hàn Mạc Tử viết mấy lời:
Túc hạ,
Có nhận được bức ảnh Bến Vỹ Dạ lúc hừng đông, hay là một đêm trăng? Và mấy hàng chữ của túc hạ gởi thăm. Muôn vàn cảm tạ. Túc hạ còn nhớ đến nghĩa năm xưa thì phúc hậu lắm rồi. Mong ơn trên xuống lộc cho túc hạ thật đầy đủ. Và mong rằng một mùa xuân nào đó được gặp lại túc hạ mới phỉ tình cho.
Thăm túc hạ bình an và vui vẻ.
Hàn Mạc Tử (ký) –
(Xem bút tự của Hàn Mạc Tử - LTCN - trang 88 & 89)
Ngày 1 tháng 11, 1940 Hàn Mạc Tử qua đời tại trại cùi Quy Nhơn và chuyện tình của ông qua những bài thơ đẫm nước mắt, chứa đầy máu và trăng trở thành một đề tài lớn trong giới văn học khắp ba kỳ.

Tuy không có quan hệ tình cảm qua lại gì trước với Hàn Mạc Tử, danh tiếng, thơ văn và mối tình phong kín đậm đà của Hàn Mạc Tử đã làm cho quả tim Kim Cúc rung động.

Ðáp lễ bài thơ “Ở đây thôn Vỹ Giạ” (sau này giới văn học tự động viết lại chữ “Dạ” cho đúng chính tả) bà Kim Cúc chép lại bài thơ của Hàn Mạc Tử và viết một bài cảm tác cùng tên bên cạnh, với lời nhập đề: Ngày đầu Xuân đề tặng hương hồn anh H. M. Tử, người tài hoa bạc phận, một tâm hồn tha thiết yêu đương, và một cuộc đời vô cùng đau khổ. (LTCN - trang 91)
Bao năm Hoa sống nơi thôn Vỹ
Thầm giữ trong lòng một ý thơ
Vẫn biết cách xa ngoài vạn dặm.
Tình anh lưu luyến cảnh quê mơ!
Một mình một cõi với nước mây
Với cả đau thương với hận này
Anh khéo lột hết tài nghệ sĩ
Lẫy lừng danh tiếng kể từ đây.
Hồn anh lẩn khuất tận mô xa,
Hoa biết cùng ai thổ lộ ra
Tuy sống giữa đời phức tạp ấy
Ai biết tình ai vẫn đậm đà!
H.H. thôn nữ
H. H. là Hoàng Hoa, một bút hiệu khác của bà Kim Cúc.


Thủ bút của bà Kim Cúc (trang 91, Lá Trúc Che Ngang)

Tháng 11 năm 1942 nhân lễ giỗ lần thứ hai của Hàn Mạc Tử, bà Kim Cúc đã viết một bài văn xuôi ca ngợi thành tích văn học của Hàn Mạc Tử trong đó bà cho rằng mộng thành danh của Hàn Mạc Tử đã thành:
 
Âm dương đôi ngã làm sao nhắn
Sự nghiệp trăm năm chí đã thành
 
Trong bài văn xuôi này Kim Cúc tự cho là người thân của Hàn Mạc Tử cám ơn ông Quách Tấn đã hết lòng sốt sắng đối với Hàn Mạc Tử và ước mong rằng ông Quách Tấn sẽ nỗ lực thu góp xuất bản thơ của Hàn Mạc Tử nhiều hơn nữa (LTCN - trang 104).

Một năm sau cũng nhân lễ giỗ lần thứ ba của Hàn Mạc Tử bà Kim Cúc viết một tự truyện nhan đề: “Thi sĩ Hàn Mạc Tử với người gái quê”(LTCN - trang 107). Tự truyện được phóng tác dựa vào những tâm tình của Hàn Mạc Tử đối với cô Kim Cúc gởi cho bạn năm 1936.

Người “Gái Quê” trong tự truyện chính là cô và cũng là nhan đề của tập thơ “Gái Quê” in năm 1936 của Hàn Mạc Tử trong đó chan chứa mối tình kín đáo của Hàn Mạc Tử dành cho cô.

Lời văn của tự truyện ướt át không che dấu sự đáp ứng ân tình muộn màng của bà Kim Cúc dành cho Hàn Mạc Tử. Bà trích dẫn từng câu từng ý trong tập thơ “Gái Quê” để diễn lại cơn sóng lòng của Hàn Mạc Tử trong từng giai đoạn yêu đương của Tử mà bà không hề biết.
 
Chàng thơ thẩn vì yêu:
“Tứ gió xuân đi gió hạ về
Anh thường gởi gắm mối tình quê
Bên em mỗi lúc trên đường cái
Hóng mát cho lòng được thỏa thuê”
Em có ngờ đâu trong những đêm,
Trăng ngà giải bóng mặt hồ êm,
Anh đi thơ thẩn như ngây dại
Hứng lấy hương nồng trong áo em
(Trích “Âm thầm” - Gái Quê)
Chàng thất vọng quyết bỏ xứ “Quy Nhơn” vào miền Nam “xa ngút ngàn” để xây đắp sự nghiệp.
Nước non muôn dặm tình đương nặng
Sự nghiệp trăm năm chí chửa thành
Chàng trở về cũng để chỉ:
... Nép mình trong cánh cửa
Hé nhìn dáng điệu của người yêu
Bước đi ngượng nghịu trên đường cái
Mỗi lúc ngang qua trước mặt lều.
(Trích “Tôi không muốn gặp” - Gái Quê)

Chàng từng điên cuồng không kiềm chế được khi nghe tiếng đàn trong nhà Kim Cúc vọng ra:

Ðêm nay ta lại phát điên cuồng
Quên cả hổ ngươi cả thẹn thuồng
Ðứng rũ trước thềm nghe ngóng mãi
Tiếng đàn the thé ở bên trong
(Trích “Tình thu” - Gái Quê)

Qua tự truyện “Thi sĩ Hàn Mạc Tử với người gái quê” Kim Cúc viết “về sau lâu lắm có lẽ những nén hương tâm chàng đốt chân thành quá nên đã kinh động đến lòng người thiếu nữ vô sự kia... Nhưng mà đáng buồn cho thi sĩ, thiếu nữ vẫn không thể làm thỏa lòng chàng được...” Cô Kim Cúc không giải thích tại sao tim cô đã kinh động mà cô không thể đáp trả. Phải chăng gia đình cô không thuận như tin đồn và ông Quách Tấn đã viết năm 1967 và năm 1971 cô Kim Cúc đã yêu cầu đính chính, nhưng 17 năm sau (1988) khi xuất bản cuốn “Ðôi nét về Hàn Mạc Tử” ông Quách Tấn vẫn giữ nguyên đoạn đó (LTCN - trang 28).

Theo “Lá Trúc Che Ngang”, trong những điều chuyện thêu dệt chung quanh mối tình Hàn Mạc Tử - Kim Cúc, bài viết “Ba mối tình của Hàn Mạc Tử” của ông Kiêm Ðạt đăng trong một tờ Phụ Nữ Diễn Ðàn năm 1985 tại Nam California là có tính thêu dệt nhất (LTCN - trang 181).  

Ba mối tình ông Kiêm Ðạt nói đến là ba mối tình với Mộng Cầm, Thương Thương và Kim Cúc. Theo bà Quỳnh Hoa, nội dung bài viết của ông Kiêm Ðạt hoàn toàn không đúng sự thật, nhất là khi ông viết rằng giữa Hàn Mạc Tử và bà Kim Cúc đã có “những ngày yêu thương cuồng nhiệt”.

Cuốn“Lá Trúc Che Ngang” có một đặc điểm. Nó không làm cho “chuyện tình của cô tôi” thêm hoang đường mà chỉ có mục đích trả lại sự thật cho văn học. Sự thật đó là: Có một mối tình giữa nhà thơ Hàn Mạc Tử và bà Kim Cúc. Nhưng nó không ướt át hai chiều như các cây bút nổi tiếng thời đó và sau này tô vẽ. Nó là mối tình của Hàn Mạc Tử đối với một người thiếu nữ xuân sắc đang tuổi dậy thì trong khung cảnh thơ mộng của thành phố biển Quy Nhơn. Nàng biết, nhưng lễ nghi ràng buộc không cho phép nàng đáp lại. Rồi để nó đi qua như nước chảy qua cầu, cho đến khi nhà thơ yểu mệnh năm 28 tuổi.

Và cơn bão văn học sau đó đã làm động lòng người thiếu nữ một thời chưa dám yêu.

Cuốn “Lá Trúc Che Ngang: chuyện tình của cô tôi”của bà Quỳnh Hoa là một đóng góp lớn cho văn học. Nó cho thấy trước khi Hàn Mạc Tử chết đó là mối tình một chiều. Bà Kim Cúc chỉ viết một tấm thiệp nhỏ an ủi người bệnh và thi sĩ đáp lễ bằng một bài thơ. Ngoài ra hai người chưa từng trao đổi một lời qua lại. Cuốn “Lá Trúc Che Ngang” giúp cho những ai viết về Hàn Mạc Tử sau này có những tư liệu chính xác.

Nhưng còn một câu hỏi cuốn “Lá Trúc Che Ngang” không có câu kết luận: Bà Kim Cúc không lấy chồng, tu tại gia, sống một cuộc đời ăn chay niệm Phật có phải vì cô đã yêu và sống vậy để đáp ân tình người đã khuất không?

Bài thơ cảm tác đáp bài “Ở đây thôn Vỹ Dạ” và trong tự truyện “Thi sĩ Hàn Mạc Tử với người gái quê” tình yêu muộn màng của bà Kim Cúc đối với Hàn Mạc Tử đã thể hiện rõ nét. Trong cái khung văn hóa của đất thần kinh thập niên 1940, một người con gái chưa chồng đặt bút xuống với nội dung và cách hành văn đó là một nhìn nhận “công khai và minh bạch” quả tim mình đã có chủ bởi một người đã khuất. Cho nên nếu bà Kim Cúc ở vậy cũng không phải là một điều ngạc nhiên.

Nhờ bà Kim Cúc kho tàng thi văn Việt Nam thêm phong phú nếu chỉ nói đến bài thơ “Ở đây thôn Vỹ Dạ” và tập “Gái Quê”. Cuộc đời ở vậy của bà Kim Cúc đã làm cho văn học sử Việt Nam có thêm một thiên tình sử cực đẹp. Và cuốn “Lá Trúc Che Ngang: chuyện tình của cô tôi” đã giúp làm nổi bật nét đẹp hiếm có này.

Trần Bình Nam
March 14, 2014
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2014 lúc 9:38pm

Những tư liệu mới nhất về sự thật mối tình Hàn Mạc TửHoàng Thị Kim Cúc

09:51 | 25/10/2013

LTS: Tháng 9 vừa qua, tại Huế, người cháu ruột gọi Bà Hoàng Thị Kim Cúc bằng Cô là Hoàng Thị Quỳnh Hoa đã xuất bản và giới thiệu cuốn “LÁ TRÚC CHE NGANG - CHUYỆN TÌNH CỦA CÔ TÔI”. Cuốn sách đã trưng dẫn ra nhiều tư liệu trung thực về sự thật chuyện tình giữa Hàn Mặc tử và Hoàng Thị Kim Cúc mà lâu nay trên văn đàn có nhiều thêu dệt khác nhau.

Những%20tư%20liệu%20mới%20nhất%20về%20sự%20thật%20mối%20tình%20Hàn%20Mạc%20Tử%20và%20Hoàng%20Thị%20Kim%20Cúc
Ảnh: internet

Trước đây, Tạp chí Sông Hương đã công bố bài viết “Sự thật mối tình Kim Cúc - Hàn Mạc Tử” của tác giả Nguyễn Đình Niên trên Số Đặc Biệt Sông Hương tháng 12/2012, với nhiều tư liệu xác tín “Mối tình Kim Cúc - Hàn Mạc Tử không hẳn là mối tình đầu, như thi sĩ Quách Tấn đã bảo, cũng không hẳn là mối tình có kết thúc - Đó không phải là mối tình bị tan rã do bởi hoàn cảnh gia đình nên “hôn ước bất thành” hay bởi sự ngộ nhận giữa đôi người trong cuộc. Thi sĩ có ước hẹn gì cùng giai nhân đâu… Đó không phải là một mối tình câm, mà chính là mối duyên nở dần ra trong im lặng…”.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về sự thật của mối tình nổi tiếng này, được sự cho phép của tác giả Hoàng Thị Quỳnh Hoa, SH xin giới thiệu Phần I của cuốn sách nói trên.



 

Một trang phụ bản trong sách "Lá trúc che ngang- chuyện tình của cô tôi" - Ảnh: internet


HOÀNG THỊ QUỲNH HOA

Vài nét về cô tôi

Tôi giống Cô ở cái mặt vuông chữ điền, khuôn mặt được thi vị hóa trong một bài thơ của thi sĩ Hàn Mạc Tử. Em gái tôi, Hỷ Nguyên, thì giống Cô ở cái mũi cao và thẳng như đầm, còn em Hoàng Thị Bích Tâm thì có mái tóc quăn và dáng người thấp nhỏ như Cô. Bích Tâm, tên chơi là Nghệ mà nhiều người quen thân Cô vẫn gọi, là cô em con chú tôi mà cũng là con nuôi của Cô. Vâng, Cô tôi là Hoàng Thị Kim Cúc, nguyên giáo sư Nữ Công Gia Chánh trường Nữ Trung Học Đồng Khánh, Huế và sau này là “Chị Cả” của tất cả các anh chị em gia đình Phật tử từ ba miền đất nước. Nhưng nếu Cô không nhận được bài thơ Ở Đây Thôn Vỹ Giạ thi sĩ Hàn Mạc Tử gởi tặng năm 1939 thì chắc chắn, ngoài anh chị em Gia Đình Phật Tử và nữ sinh Đồng Khánh, chẳng ai biết đến Cô. Nay thì tên cô đã đi vào văn học Việt Nam vì tên Cô gắn liền với tên tuổi Hàn Mạc Tử.

Những huyền thoại

Tiếc thay, những người viết về Hàn Mạc Tử và mối tình đầu của nhà thơ, từ xưa đến bây giờ, dường như không ai biết rõ mối giao tình giữa thi sĩ và “nàng thơ” thứ nhất của ông, nên những bài viết của họ có tính cách tiểu thuyết hơn là truyện ký. Những người xem như bạn thân của thi sĩ như nhà cầm bút Trần Thanh Mại(1), và nhiều người khác.

Lời mời ra chơi thôn Vỹ

Bài thơ Ở đây thôn Vỹ Giạ Hàn Mạc Tử chép gởi tặng Cô năm 1939 - về sau được xếp vào tập thơ Đau Thương - có lẽ là bài được nói đến nhiều nhất trong mấy trăm bài thơ của thi sĩ. Năm 1939 là năm bệnh của ông phát nặng, thơ của ông sáng, hiền lành, lời lẽ rất nhẹ nhàng, bóng bẩy, chứ không buồn thảm, u uất…”(2). Vỹ Dạ là địa danh của thôn Vỹ, Hàn Mạc Tử viết Vỹ Giạ, sau này được viết lại là Vỹ Dạ Câu mở đầu của bài thơ, “Sao anh không về chơi thôn Vỹ? nghe như một câu hỏi bình thường đã làm nhiều nhà bình văn, bình thơ cho rằng đó là lời Cô mời thi sĩ ra thăm thôn Vỹ. Quách Tấn, trong thư gởi Cô (23/3/1971), đã dùng câu thứ nhất của bài thơ như đầu đề bài thơ. Ông viết, “Xin chị cho biết thêm chi tiết này: Cô gái Vỹ Dạ trong bài ‘Sao anh không về chơi thôn Vỹ’ có phải là chị chăng? Và có phải do chị gởi tặng Tử một phiến ảnh chụp bên khóm trúc với lời mời về thăm thôn Vỹ chăng?” Và mặc dầu Cô đã trả lời: “Thưa ông, bức ảnh đó chỉ là bức ảnh phong cảnh, chụp cảnh hoàng hôn mua ở phố. Trong ảnh không có cô gái nào khác ngoài cô chèo đò. Cô gái mà ông hỏi đó là do sức tưởng tượng của thi nhân…”. Cuối thư, Cô lập lại: “Ngoài trừ bức ảnh phong cảnh đó và bài thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ thì Tử và tôi không có thư từ gì cho nhau nữa cả.” (15/4/1971). Như vậy là từ năm 1971, Quách Tấn đã biết sự thật mà 17 năm sau, trong cuốn hồi ký, ông vẫn viết “Khi Tử đau nằm ở Quy Nhơn, Hoàng Cúc có gởi vào tặng Tử một phiến ảnh ‘cô gái Huế’ với lời mời ‘ra chơi Vỹ Dạ’. Tạ lòng tri kỷ, Tử gởi tặng lại một bài thơ nhan đề là Đây thôn Vỹ Dạ ”(3). “Sao anh không về chơi thôn Vỹ” là câu thứ nhất của bài thơ thi sĩ cảm hứng viết ra, không dính dáng gì đến Cô cả.

Chế Lan Viên cũng cho rằng “Sao anh không về chơi thôn Vỹ” là đầu đề của bài thơ khi ông viết bài báo cho tờ Sông Hương (số 15, ngày 25/5/1987) nói rằng bài thơ với đầu đề ấy nằm trong tập Nắng Xuân. Cô biên thư cho Chế Lan Viên (10/9/87) đính chính vụ này. Cô viết: “Tiện đây cũng xin thưa Anh rõ là bài thơ ‘Sao anh không về chơi Thôn Vỹ’ nhan đề của nó là Ở đây thôn Vỹ Dạ và bài ấy không có mặt trong tập Nắng Xuân…”. Nhiều người khác thì chỉ nói ngắn gọn “bài thơ thôn Vỹ” là ai cũng biết đó là bài thơ Ở đây Thôn Vỹ Giạ của Hàn Mạc Tử làm tặng Cô.
 

Ảnh: internet


Bức ảnh mặc áo lụa trắng đứng sau khóm trúc

Cả Quách Tấn lẫn Nguyễn Bá Tín đều cho rằng Cô gởi tặng Hàn phiến ảnh của mình, mặc áo trắng đứng sau khóm trúc ở sau vườn nhà nơi thôn Vỹ. Vì vậy, thi sĩ đã có câu “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” và “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Tôi không hiểu tại sao hai ông này viết như vậy? Hay họ đã quên chi tiết này chăng vì khi cuốn hồi ký của Quách Tấn do Quê Mẹ xuất bản năm 1988 thì cũng đã mười bảy năm qua từ khi Quách Tấn đọc thư của Cô đề ngày 15 tháng 4 năm 1971. Cô viết rõ bức ảnh Cô gởi cho Hàn không phải là ảnh Cô mà là “một bức ảnh phong cảnh vừa bằng cái carte postale [Cô ghi carte visite nhưng carte visite thì nhỏ quá, chắc cô ghi nhầm]. Trong ảnh có mây, có nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống mặt nước, với lời thăm hỏi sức khỏe Tử viết sau tấm ảnh mà không ký tên, rồi gởi nhờ Ngâm trao lại.

Trong cuốn hồi ký Hàn Mạc Tử, anh tôi của Nguyễn Bá Tín xuất bản năm 1991, hai năm sau khi Cô qua đời, ông khẳng định: “Cho tới khi anh đau nặng rồi 1939, chị Cúc còn cho anh một phiến ảnh cỡ 6 x 9: chị Cúc mặc áo dài lụa trắng như những cô gái Huế thời bấy giờ đứng trong vòm cây xanh mát, Anh làm ngay bài Đây thôn Vỹ Dạ (tr. 66-67)”. Trong cuốn Hàn Mạc Tử trong riêng tư, ông Tín vẫn quả quyết rằng bức ảnh Cô gởi cho Hàn năm 1939 là ảnh Cô. Ông viết: “Chính bức ảnh 6/9 này đã giúp Hàn sáng tác bài thơ tuyệt vời Đây thôn Vỹ Dạ. Hình bóng chị Cúc xuất hiện trong phiến ảnh nhỏ này đã làm sống lại mối tình đầu, thương nhớ lại trở về…” (tr 118). Ở trang 123, ông Tín lại nhấn mạnh: “Cuối năm 1939, nhận được bức ảnh chị, anh càng thương nhớ chị. Trong bài thơ Đừng cho lòng bay xa, anh ước ao gặp được hồn phách chị trong vùng trời xa lạ thần tiên như cõi Niết Bàn anh đã trông thấy những lúc du hành xuất thần.” Nếu Cô được đọc những dòng này chắc Cô sẽ sửng sốt, không hiểu tại sao “cậu Tín” lại bóp méo sự thật như vậy! Thư Cô viết cho “Cậu mợ Tín” ngày 16/10/1987 mà Võ Đình Cường đã trích nguyên văn nhiều đoạn rất dài nói rõ đầu đuôi câu chuyện rằng Cô chẳng hay biết gì về mối tình si của Hàn Mạc Tử cho đến mấy năm sau, khi đọc được mấy dòng tâm sự của Hàn viết cho bạn. Cô viết: “Vào đầu năm 1936, sau khi ông trợ Cát là cậu tôi, ghé nhà chơi, lúc ra về bỏ quên bức thư của Tử gởi cho cậu mà nội dung chỉ nói về chuyện tâm tình của Tử. Tử có tới gặp tôi hai lần. Lần đầu chỉ nói bâng quơ vài câu rồi chào về. Lần thứ hai, Tử mạnh dạn trong d áng điệu rụt rè, lắp bắp mấy lời tỏ tình, rồi đưa tặng tôi tập thơ Bâng Khuâng với mảnh giấy nhỏ có mấy hàng chữ. Tôi bàng hoàng rồi cũng rụt rè từ chối, không nhận sách, không nhận thơ…

… Gần cuối năm 1936, khi Tử về dự Hội chợ Huế, mang theo một xấp tập
Gái Quê vừa in xong, có gặp tôi cùng đi với anh em trong hội chợ. Tử đưa tặng anh em tôi mỗi người một tập, có đề chữ tặng, không tặng tôi mà chỉ yên lặng nhìn! Mấy hôm sau, Ngâm cho biết Tử có về nhà tôi ở Vỹ Dạ mà lại đứng ngoài ngõ nhìn vô. Rồi từ ngày đó chúng tôi không gặp nhau lại, không thư từ thăm viếng, hứa hẹn, mỗi người mỗi ngả…”. Mấy năm qua, khi Hàn Mạc Tử bệnh nặng, và theo lời Hoàng Tùng Ngâm đề nghị, Cô gởi mấy lời thăm hỏi sức khỏe sau một tấm ảnh phong cảnh Huế, không phải bức ảnh Cô mặc áo lụa trắng đứng sau khóm trúc!(4)

Không xứng mặt đông sàng

Câu chuyện “không xứng mặt đông sàng” là do Quách Tấn dàn dựng. Bài của ông đăng trong báo Văn số 73, trang 93 ra ngày 7/1/67 nói về thân thế thi sĩ Hàn Mạc Tử, Quách Tấn đưa ra câu chuyện ông nội tôi không chấp nhận Tử vì chê thi sĩ không xứng mặt đông sàng. Bài này viết từ năm 1967 nhưng Cô không biết cho đến khi giáo sư Nguyễn Đình Niên đem báo Văn từ Nha Trang về Huế năm 1971 và đưa cho Cô xem. Lúc đầu Cô muốn giữ im lặng cho qua nhưng khi đoàn Dạ Lý Hương đưa lên sân khấu câu chuyện Hàn Mạc Tử, diễn đoạn Tử nhờ người đến cầu hôn, bị ông bà thân nhà gái từ chối, hắt hủi vì lẽ Tử không xứng mặt đông sàng, mà diễn viên trong vai ông nội và bà nội tôi thì đanh đá chua ngoa lắm. Cô không xem nhưng nghe những người xem rồi nói lại làm Cô xốn xang lắm. Cô liền viết thư cho Quách Tấn (15/1/1971) phiền trách ông đã viết nhiều điều quá sai sự thật. Trong bức thư thứ hai gởi Quách Tấn (15/3/1971), Cô viết: “Thầy tôi đổi vào Quy Nhơn tháng 2, 1932, làm việc ở sở Địa Chánh, đến tháng 8/1936 thì về hưu. Như vậy HMT không phải là tùy thuộc Thầy tôi. Vì theo ông cho biết thì Tử làm ở sở Đạc Điền. Hai sở này không liên hệ gì nhau cả. Suốt thời gian ở Quy Nhơn, Thầy tôi không hề gặp, hoặc biết mặt hay nghe tên tuổi Tử… thì làm gì có chuyện Thầy tôi nói Tử không xứng mặt đông sàng!”
 

Bút tích bức thư của Quách Tấn


Bức thư trả lời của Quách Tấn (23/3/1971) hứa sẽ sửa lại những điểm sai. Ông viết: “Nhận được thư và tài liệu chị gởi cho, tôi rất mừng. Xin cảm ơn chị và sẽ theo tài liệu này sửa lại đoạn văn kia.” Vậy là từ năm 1971 Quách Tấn hứa sẽ sửa lại những điều ông viết sai mà, 17 năm sau, trong cuốn hồi ký Đôi nét về Hàn Mạc Tử, ông vẫn viết: “Tử muốn đưa tình yêu vụng lén đến cuộc hôn nhân. Nhưng hôn sự bất thành! Bất thành không phải vì Tử gặp cảnh rủi ro của chàng Kim Trọng. Bất thành vì vấp phải trường hợp của Tản Đà khi nhờ người dạm hỏi Đỗ thị. Nghĩa là thân sinh của Hoàng Cúc - lúc bấy giờ làm tham tá sở Đạc Điền mà Tử là tùy thuộc - chê Tử không xứng mặt đông sàng.”(5)

Trong cuốn Hàn Mạc Tử trong riêng tư, Nguyễn Bá Tín cũng có nhắc lại huyền thoại này. Ông viết: “Trong một dịp về Huế ghé thăm chị Cúc nhắc lại những câu chuyện ông Tấn viết về chị trong đôi nét về Hàn Mạc Tử, chị nói: Ông Tấn kể chuyện anh Trí đi Sài Gòn lập chí để xem người ta còn khinh anh nữa không. Người ta đây ông Tấn ám chỉ tôi. Vì tôi đã chê anh Trí không xứng môn đăng hộ đối.

Chị Cúc nói: Giữa anh Trí và tôi chưa hề có lời trao đổi chê khen, dù là gián tiếp, chưa hề có thái độ thân sơ, khinh trọng. Vậy ông Tấn dựa vào đâu mà xét đoán tôi quá tầm thường như vậy. Dòng họ tôi sống theo Nho phong Phật giáo có bao giờ mặc áo khỏi đầu. Anh Trí cũng biết vậy. Anh Trí viết trong bài Ở đây thôn Vỹ Dạ cũng đã thông cảm ý đó Gió theo lối gió mây đường Mây.

Chị Cúc cũng thổ lộ:Nếu nói về chuyện môn đăng thì thật là quá khinh bạc đối với gia đình Hàn Mạc Tử. “Ông cụ tôi, chị nói (cụ Hoàng Phùng, thân sinh chị), đã từng là bạn đồng liêu với cụ Tham (cha tôi) khi hai người còn làm việc tại Tòa sứ Hội An năm 1901. Tôi đọc gia phả cụ tôi có ghi năm đó bàn giao công việc đối với cụ Tham Nguyễn Văn Toản khi cụ chuyển ngành qua Thương Chánh. Nói như ông Tấn thì thật sai lầm làm cho tôi hổ thẹn.”

Thật đúng như nhà văn Phật tử Võ Đình Cường phàn nàn, “Những người có liên hệ mật thiết với Hàn Mạc Tử mà chị [Cúc] đã cho biết sự thật, và yêu cầu họ đính chính, thì họ đã không làm, hay làm ngược lại, gây thêm hỏa mù trong một khung cảnh đã có nhiều ‘sương khói’ làm ‘mờ nhân ảnh’.” Võ Đình Cường phiền trách Quách Tấn và Nguyễn Bá Tín cố ý viết sai sự thật để câu chuyện thêm ly kỳ(6).

Những ngày yêu thương cuồng nhiệt

Bài Ba mối tình của HMT do Kiêm Đạt viết trong tờ Phụ Nữ Diễn Đàn ở Nam California (1985) làm Cô rất buồn bực. Bài viết rất lộn xộn, thứ tự ngày tháng sai lạc, tình tiết sự việc sai lạc. Thông tin về cả “ba người tình” đều không đúng. Ngay cả mấy vần thơ của Hàn Mạc Tử mà ông trích dẫn cũng có nhiều chỗ sai! Ông còn cho rằng bài thơ Thôn Vỹ là Hàn ghi lại “một mối tình tinh khiết tuyệt trần” với Thương Thương vì theo ông thì nhà Thương Thương ở Vỹ Dạ! Về phần Cô thì Kiêm Đạt rêu rao rằng Hoàng Thị Kim Cúc đã có “những ngày yêu thương vô cùng cuồng nhiệt” với thi sĩ. Kiêm Đạt kết luận như vậy vì ông cho rằng những vần thơ sau đây là do Cô làm và gởi cho thi sĩ trong những ngày yêu đương ấy và đã được đăng trong tờ báo Sông Hương:

Người đã cho ta kỷ niệm đầu
Và nghìn cay đắng, gởi về sau,
Không gian mờ mịt, thời gian tím
Ai biết chăng ai, nỗi thảm sầu.
Những bức thư tình đượm nét hương
Của tình đẹp đó, đến muôn phương
Tan rồi, những bước không hò hẹn
Đã bước cùng nhau một nẻo đường.


Cô bực bội buồn phiền, đã thảo một bức thư gởi ông Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, nhưng sau đó Cô đổi ý, chỉ nhờ một bằng hữu của Cô có bút danh là Thế Hữu viết cho Kiêm Đạt và tờ Phụ Nữ Diễn Đàn (tháng 12, 1985) nói rõ rằng tám câu thơ trên là của một thi sĩ vô danh đã bắt chước và nhại theo thơ Huy Cận. Thế Hữu viết, “…Sự thật thì 8 câu thơ trên là mấy câu của một thi sĩ vô danh nào đó đã bắt chước tập thơ Huy Cận (bắt chước và nhại theo Huy Cận, tác giả tập ‘Lửa Thiêng’) thế thôi. Ông Kiêm Đạt không nhớ 2 câu thơ cuối của bài thơ ông trích ở trên là 2 câu thơ nằm trong tập Lửa Thiêng, in lần đầu năm 1940 hay sao?

Tôi sẽ cho in toàn bài của Kiêm Đạt vào phần phụ lục để sau này không còn ai theo tài liệu của ông khi viết về mối tình của Cô như một tác giả, theo như tôi được biết, hiện đang sống ở nước ngoài, lấy bút hiệu là Vương Tiểu Muội trong bài Hương Nồng Trong Áo Em. Vương Tiểu Muội là cựu nữ sinh Đồng Khánh. Cô không ngờ cô giáo dạy nữ công gia chánh của mình thời trung học là nhân vật trong “cuộc tình thiên thu của nhà thơ Hàn Mạc Tử”, cho nên cô “ngẩn ngơ” khi đọc bài Ba Mối Tình của Kiêm Đạt. Cô cảm thấy hứng thú bèn viết nên bài Hương Nồng Trong Áo Em “để tưởng nhớ cô giáo C.” có suy nghĩ rằng: “…người đàn bà đơn sơ, thầm lặng, đôn hậu ấy đã suốt đời cưu mang trong tấm hình hài thon nhỏ của mình mối tình cao như núi, rộng như trùng khơi, bao la như không gian, thăm thẳm như thời gian.” Rồi cô trích bốn câu thơ đầu trong bài viết của Kiêm Đạt:

Người đã cho ta kỷ niệm đầu
Và nghìn cay đắng, gởi về sau,
Không gian mờ mịt thời gian tím
Ai biết chăng ai, nỗi thảm sầu


và đề dưới là của H. T. Kim Cúc. Tôi được đọc bài này trong tập hồ sơ của Cô và thấy cuối trang đề TSH 99. Có lẽ là tờ Tiếng Sông Hương trang 99. Bài này dài 3 trang, từ 99 đến 101.

Năm 1985, ông xã tôi từ tiểu bang California đem về Maryland tờ Phụ Nữ Diễn Đàn có bài của Kiêm Đạt. Ba tôi gởi bài báo về Huế. Sau đó Cô gởi cho tôi bút tích của Hàn Mạc Tử [bản copy] gồm bài thơ Ở Đây Thôn Vỹ Giạ cùng mấy dòng cảm ơn, thăm hỏi mà các sách báo đã đăng đầy đủ. Cô nhắn tôi viết cho tờ báo trên, nói lên những chỗ sai lầm. Cô viết lý do Cô gởi tài liệu cho tôi là “để em biết sự thật và tùy em muốn viết bài đính chính thì tùy tiện còn O không muốn hệ lụy đến chuyện thế gian nữa.” Cô gởi cho tôi bài tự truyện nhan đề Thi sĩ Hàn Mạc Tử với người gái quê “gọi là kỷ niệm cái ngày thi sĩ qua đời”. Câu chuyện được phóng tác theo những lời tâm tình của thi sĩ gởi cho một người bạn...

Hồi ấy tôi cũng bận rộn và nhát gan nữa nên cứ lần khân, vẫn hy vọng một ngày nào đó có dịp về thăm lại thôn Vỹ và nghe Cô tâm sự. Thời gian lớn lên bên Cô, chúng tôi cũng hay hỏi Cô có “cảm” thi sĩ Hàn Mạc Tử không thì Cô chỉ tủm tỉm cười mà không nói năng chi. Chúng tôi trêu, “Chắc o cũng có thích hí?” thì Cô cũng chỉ cười mỉm rồi bỏ đi.

Năm 2000, khi tôi về Huế, em Hoàng Phước Thiện, thủ tự từ đường ở Vỹ Dạ, cho tôi mấy cuốn sách khảo cứu về Hàn Mạc Tử do các tác giả tặng gia đình. Tôi đem sách về nhà đọc, lòng dặn lòng một ngày nào đó sẽ ngồi xuống và viết về những điểm mà tôi nhận thấy những nhà cầm bút đã không phản ảnh đúng câu chuyện Cô tôi kể. Không hiểu sao tôi vẫn cứ hẹn rày hẹn mai cho đến năm 2009, bỗng dưng tôi quyết định xuống nhà ở Vỹ Dạ và yêu cầu em Thiện mang hết tư liệu của Cô cho tôi xem.
 

Bút tích của Hoàng Thị Kim Cúc


Những bức thư để lại

Thật bất ngờ khi thấy những bức thư Cô viết cho nhiều người: Quách Tấn, Võ Long Tê, Chế Lan Viên, Nguyễn Bá Tín, Tuấn Khanh - con gái của bà Như Lễ [chị của HMT] - và cả thư gởi cho ba tôi nữa, tôi thấy có ghi hai chữ “để lại”. Thì ra Cô đã viết hai bản, một gửi đi và một bản lưu. Tôi không hiểu lý do tại sao Cô thấy cần phải lưu lại một bản? Cô biết sau này sẽ có người cố tình không nói đúng những lời Cô tâm sự về mối tình đầu của thi sĩ? Cô biết có ngày những bức thư ấy sẽ nói lên những sự thật mà Cô không thể nói được? Không ai biết Cô đã có suy nghĩ gì khi làm quyết định lưu lại mấy tờ thư kia! Một bất ngờ nữa và thật cảm động khi tôi được đọc những bức thư chú tôi [Hoàng Tế Ngộ] viết cho Cô, thư của cô Ngọc Anh là em gái Cô, thư chú Ngâm [Hoàng Tùng Ngâm, em thúc bá] viết vào những năm Hàn Mạc Tử mới qua đời. Tôi thấy ngậm ngùi thương Cô vô hạn. Tôi có cảm tưởng như Cô đang thì thầm, trò chuyện, phân bua với tôi!

Giáo sư Nguyễn Đình Niên & Giáo sư Võ Long Tê

Hè năm ấy tôi đem về Mỹ tất cả những tư liệu về Cô và Hàn và những trang ghi chép những phần không thể copy được, nhưng rồi cũng trân trọng cất kỹ! Năm 2010 tôi lại có dịp về thăm Huế và tìm gặp giáo sư Nguyễn Đình Niên, người đầu tiên được Cô kể lể câu chuyện “Hàn Mạc Tử + Kim Cúc” năm 1971 để ông hoàn thành luận án cao học của ông về Hàn Mạc Tử. Khi nghe tôi nói ngày trước Cô muốn tôi viết về thời gian Hàn Mạc Tử tìm cách quen biết Cô, anh Niên thúc giục tôi nên viết, bởi vì theo anh Niên thì khoảng ba năm trước khi Cô từ trần, Cô muốn anh Niên viết lại chuyện “Hàn Mạc Tử + Kim Cúc” do tài liệu Cô cung cấp nhưng anh đã không làm được. Anh Niên ân hận tâm sự: “Thời điểm đó tôi còn đi dạy, và quá bận vì tôi đang dịch bộ kinh Lăng Già từ chữ Hán ra chữ Việt, nên tôi thưa với Cô là ‘hãy thong thả’, lý do chính là vì tôi nghĩ Cô còn thọ rất nhiều năm nữa. Sau đó, thì ông Tê nhờ người em ruột của vợ ông (Trần Xuân Lộc), đi với tôi xuống nhà Cô, năn nỉ mượn tài liệu. [Vợ ông Tê là học trò cũ của Cô, bà Trần Thị Như Quỳnh]. Tôi nghĩ tôi đã không viết được, thì nên để ông Tê viết, nên tôi đã hết sức nói vô cho ông Tê để Cô cung cấp tài liệu cho ông Tê.
 


Chắc Cô thấy cũng đã đến lúc cần phổ biến sự thật, vì đã 15 năm sau khi trao đổi thư từ với Cô, Quách Tấn vẫn không đính chính những điểm sai lầm trong bài viết của ông, nên năm 1986, Cô bằng lòng đưa những tư liệu về Hàn Mạc Tử cho ông Tê. Anh Niên rất buồn là cho đến ngày Cô mất, cuốn sách của ông Tê vẫn chưa ra đời, mặc dù trong thơ gởi anh Niên đề ngày 17, tháng 3, năm 1988, ông Tê tuyên bố: “Sách tôi đang viết đang ngon trớn, trong năm nay sẽ trao cho cô Kim Cúc và anh xem trước.” Trong bức thư tâm sự với ba tôi (11/5/1988), Cô cũng có nhắc đến cuốn sách ông Tê viết sắp xong và hy vọng sẽ biếu ba tôi một cuốn. Tài liệu ông Tê mượn với lời hứa danh dự sẽ hoàn trả, nhưng cho đến nay chúng tôi không biết giáo sư Võ Long Tê đang ở phương trời nào. Trước ngày Cô lâm nạn, Cô có thư cho tôi nhờ hỏi xem ông Tê định cư ở đâu để đòi tài liệu lại cho Cô, những tài liệu Cô đưa cho ông từ năm 1986 mà Cô rất trân quý. Cô nói với tôi Cô không có gì quý báu để lại cho em Bích Tâm làm của hồi môn, chỉ có những tài liệu về thi sĩ Hàn Mạc Tử chú Ngâm trao cho Cô sau khi thi sĩ qua đời là quý giá.

Tài liệu gởi cho Võ Long Tê

Cô ghi tài liệu gởi lần đầu gồm:

- Tập Nắng Xuân.
- Thủ bút bài “Ở Đây Thôn Vỹ Giạ”.
- Giấy về lễ chu niên của thi sĩ HMT của nhà văn Trần Thanh Mại.
- Cái carte [visite] của HMT.
- Bài báo kỷ niệm lễ đại tường của HMT.
- Bài tùy bút nói về HMT với người gái quê.
- Bức ảnh 6/9 [khi cô 19 tuổi lúc HMT gặp cô. Ông Tê muốn cho ảnh này vào sách].
- Tờ giải thích mấy điểm Võ Long Tê hỏi.

Mấy lần sau, Cô gởi thêm:

- Những bài thơ Đường của Hàn Mạc Tử chép do Hoàng Tùng Ngâm đem về, Cô ghi từ bài 1 đến bài 34.
- Bức thư Hàn Mạc Tử viết cho người cậu bà con [ông Trợ Cát] năm 1932.
- Bức thư Hoàng Tùng Ngâm viết báo tin Hàn Mạc Tử từ trần.
- Mấy bài thơ Cô làm hồi xưa, năm 1930, 31 xướng họa chơi với các em Cô. Ông Tê muốn xem những bài ấy để tìm hiểu tâm trạng của cô hồi còn nhỏ, lời ông Tê.
- Cái ảnh của Hoàng Tùng Ngâm gởi tặng.
- 4 mảnh thư của H. T. Ngâm gởi cô có liên quan đến HMT.
- 18 bài thơ của HMT lúc mới làm xong “Ngâm đem về cho coi, tôi chép lại để anh thấy nét chữ của tôi hồi đó. Cũng có thể trong mấy bài thơ trên sau này có bị sửa đổi nhiều chữ như trong tuyển tập HMT của Chế Lan Viên.”
- Hai bài của Hoàng Vân Nghi (em Hoàng Tùng Ngâm).
- Bài của Kiêm Đạt do ông anh ở Mỹ gởi về.
- Và “mới đây anh Niên đã gởi tất cả các bản chính vào anh chị luôn, tôi không giữ lại bài nào.” (thơ gởi cho Võ Long Tê ngày 10 tháng 9 1987).

Sau khi gởi hết tài liệu đi rồi, Cô thấy hụt hẫng thế nào ấy nên đã than thở với ông Tê (thư đề ngày 10/9/87), “thật tình tôi cũng không hiểu vì sao từ bao nhiêu năm nay vẫn tâm nguyện giữ kỹ mối tình thầm lặng của nhà thơ, nhất là không muốn phô trương trên mặt báo. Vì lẽ đó, tôi đã cương quyết không trả lời với bất cứ ai đến hỏi trong thời gian qua, thế mà không hiểu vì sao nay lại có thể trao tất cả nỗi niềm riêng tư của mình cho anh Niên và anh chị, tự nhiên cảm thấy mình bị chịu thiệt mất rồi.” Đọc mấy dòng này, tôi thấy bùi ngùi thương Cô xót xa. Không hiểu vì sao giáo sư Võ Long Tê không hề liên lạc với Cô nữa sau khi nhận đủ những tư liệu cần thiết cho công việc biên khảo của ông. Bức thư ông viết cho Cô đề ngày 30 tháng Sáu, 1988 cám ơn đã nhận đủ tất cả tài liệu là lần cuối cùng ông liên lạc với Cô. Gia đình họ Hoàng chúng tôi tha thiết yêu cầu gia đình giáo sư Võ Long Tê hoàn trả tất cả những gì giáo sư mượn của Cô ngày trước để Cô được mỉm cười an vui ở một cảnh giới nào đó.
 

Bút tích bức thư của Võ Long Tê


Tư liệu được phổ biến

Tôi có thể đoán được lý do tại sao bỗng dưng Cô lại chịu buông bỏ lời nguyền xưa, ân cần trao hết tài liệu cho nhà khảo cứu Võ Long Tê năm 1986, 1987, và 1988. Lý do ấy được Cô trình bày trong bức thư gởi cho ba tôi: “Em nghĩ các tư liệu đó là của văn học nước nhà, không phải của riêng em, với lại gặp dịp có người đứng đắn, giỏi, ông [VLT] viết rồi dịch qua tiếng Pháp, nên em cho ông mượn các tư liệu em có, để ông dựa theo đó mà viết cho chính xác, cũng là một cách gián tiếp cải chính những sai lầm mà lâu nay nhiều người đã viết”.

Đối với bài viết của Kiêm Đạt, Cô bực tức hơn cả lúc đọc tập Văn có bài của Quách Tấn nói về thân thế thi sĩ Hàn Mạc Tử có nhiều đoạn quá sai sự thật, nhất là khi đoàn cải lương dựng màn hát dựa theo những dữ kiện sai lạc ấy, cho nên khi ông Nguyễn Đình Niên - giáo sư dạy văn ở Trường Đồng Khánh - xin Cô tài liệu để viết luận án cao học về Hàn Mạc Tử thì Cô bằng lòng ngay, vì Cô sợ ông Niên sẽ dùng tài liệu sai lạc của Quách Tấn (thư cô viết cho QT ngày 15/1/1971). Cô còn hỏi Quách Tấn nếu cần tài liệu để viết lại bài khác cho đúng sự thật hơn thì Cô sẽ sẵn sàng. Cô viết: “Lâu nay nhiều người muốn gặp tôi hỏi về HMT, song tôi đều từ chối, vì nghĩ rằng đó là một câu chuyện riêng tư, không muốn ai biết, nhưng nay mọi người đều biết, và biết sai, sẽ không lợi cho lịch sử sau này và cũng không hay cho thân thế thi sĩ, nên buộc lòng tôi phải lên tiếng.

Trong thư gởi Tuấn Khanh (1/10/87), học trò cũ của Cô và cháu gọi HMT bằng cậu, Cô viết, “…cô đã trả lời những câu thầy Niên hỏi. Thầy hỏi rất dè dặt và viết cũng rất kín đáo. Thầy Niên là người đầu tiên mà cô tiếp xúc để nói về H.M.T sau bao nhiêu năm âm thầm giữ kín. Năm kia thầy Niên này nỉ cô có tài liệu gì gởi cho thầy Võ Long Tê [thầy cũ của giáo sư Niên], thầy Tê đang viết về HMT. Thầy Tê là người đứng đắn, học rộng biết nhiều. Nghĩ vì ngày nay nhiều người biết câu chuyện tình của cậu [HMT] mà biết sai lạc, nên cô mới đưa tài liệu cho thầy Tê, để sau này họ khỏi phỏng đoán này nọ, rồi xuyên tạc mãi đi xa sự thật.

Cô càng thấy cần thiết phải đính chính sau khi thấy Chế Lan Viên viết nhiều chi tiết sai lạc về Cô trong bài “Ông Nghị Gật“ đăng ở tờ Sông Hương số 15, ngày 25 tháng 5 năm 1987. Lúc đầu Cô cũng định lặng lẽ cho qua nhưng khi thấy Chế Lan Viên viết rằng bài thơ Ở đây thôn Vỹ Giạ được đăng trong tập Nắng Xuân thì Cô tự tay viết cho Chế Lan Viên (10/9/1987) phiền trách ông đã không tìm cách kiểm chứng dữ kiện trước khi cho đăng báo. Tập Nắng Xuân do Hàn Mạc Tử tự xuất bản năm 1937; bài thơ Thôn Vỹ được làm năm 1939 không thể có mặt trong tập Nắng Xuân được. Cô bực mình vì Chế Lan Viên đã dành lấy tập Nắng Xuân - bản Hàn Mạc Tử tặng Cô - trên tay Vân Khanh, cháu của Hàn Mạc Tử, rồi đưa bài Ông Nghị Gật từ tập Nắng Xuân đăng trong tờ báo Sông Hương với những lời bàn của ông về Cô làm Cô phiền lòng lắm.

Theo thư gởi cho ba tôi ngày 11/5/1988, thì Cô muốn chờ sách của ông Tê in xong sẽ gởi “tặng anh để anh ngạc nhiên, bất ngờ thì hay, song nay nghĩ lại, em cần để anh và chị em biết trước, mặc dù biết đại khái, để khi có sách xem biết thêm chi tiết thì càng hay, chứ nay không nói trước với anh chị em trong nhà thì em sai quá…. Đúng ba tháng sau, ngày 11/8/1988, Cô bị tai nạn giao thông rồi hôn mê luôn. Có thể vì linh cảm được điều này chăng nên Cô thấy cần kể lể với ông anh rồi còn căn dặn: “Anh xem xong đưa mấy cháu xem cho vui. Nếu có thể được, anh đánh máy cho em vài bản về đoạn em kể câu chuyện tình của HMT em gởi cho mấy chị em ở đây coi... Khá Anh [Hoàng Tế Ngộ], Khá Em [Hoàng Hoan Nghinh]), hay Em Nhỏ [Hoàng Thị Ngọc Anh] thì có biết chuyện, song cũng biết lờ mờ, vì em cũng không nói chi hết, mấy em ở trong nhà cũng chỉ biết qua sách báo... Trong gia đình, anh là người đầu tiên mà em kể câu chuyện tâm tình của em. Với người ngoài thì em có nói với ông đang viết về HMT [Võ Long Tê] có liên quan đến em mà thôi.

Nhân vật Hoàng Tùng Ngâm

Tôi đọc đi đọc lại những bức thư người thân của Cô gởi sau ngày Hàn Mạc Tử qua đời mà ngậm ngùi thương cảm. Tôi nghĩ là tôi có thể hiểu được tâm tình của Cô, hiểu được tại sao Cô vẫn một mực kêu “oan” là mình không hề đáp lại mối tình si của thi sĩ, cho nên Quách Tấn đành phải kết luận mối tình đầu của thi sĩ là mối tình đơn phương. Thưa, cô tôi là một người có một “tâm hồn ủy mỵ” - lời Cô nói về mình trong bài Một năm qua (xem phần III) - là một con người ướt át, đa sầu đa cảm. Tôi còn nhớ sau 1954, khi nghe hát bài ‘Hướng về Hà Nội’, mặc dầu chưa hề biết Hà thành, Cô xúc động lặng lẽ rơi nước mắt. Không lẽ nào Cô không có chút động lòng khi nhà thơ trẻ đón đường e thẹn làm quen. Hàn Mạc Tử đón đường hai lần, và hai lần Cô hấp tấp bỏ đi không dám đứng lại chuyện trò, mặc dầu chàng trai trẻ kia đâu phải là người xa lạ. Cô đã biết thi sĩ qua người em thúc bá Hoàng Tùng Ngâm. Chú Ngâm là người bạn thơ rất thân với Hàn Mạc Tử. Chú cũng làm việc ở Quy Nhơn và ở cùng nhà với ông nội tôi nhưng chú cho làm một túp ‘lều tranh’ riêng của chú sát vách nhà lớn ở trên đường Khải Định, cách nhà Hàn Mạc Tử mấy căn thì phải. Chú muốn ở riêng biệt như vậy để bạn bè chú được tự do lui tới mà Hàn Mạc Tử là vị khách thường xuyên của cái lều tranh đó. Thi sĩ có làm tám câu thơ vịnh ‘Lều tranh ông Hoàng’ - là ông Hoàng Tùng Ngâm, không dính dáng gì đến lầu ông Hoàng ở Phan Thiết - tặng bạn, dán ở trước cửa lều mà Cô chỉ nhớ hai câu đầu:

Một lều trăng gió ngó lôi thôi
Mái lủng tường xiêu cũng sướng rồi…


Chú Ngâm là người báo tin cho Cô biết Hàn Mạc Tử đau nặng và xin Cô gởi thư thăm hỏi người xưa. Cô rất thương cảm nhưng cũng chỉ viết đôi dòng hỏi thăm sức khỏe sau một tấm ảnh phong cảnh mua ở hiệu chụp hình Tăng Vinh, Huế, mà cũng chỉ gởi nhờ chú Ngâm trao lại. Em lấy chồng, bài thơ ở trang cuối của tập Gái Quê, thi sĩ đề “tặng Thanh Trai họ Hoàng”. Thanh Trai là biệt hiệu của Hoàng Tùng Ngâm.

H.T.Q.H
(SH296/10-13)


.....................................................
(1) Phần phụ lục trong cuốn hồi ký của Quách Tấn do Quê Mẹ xuất bản 1988, bà Như Lễ, chị ruột Hàn Mạc Tử, phiền trách ông Trần Thanh Mại đã đưa ra những điểm sai sự thật về gia đình thi sĩ trong cuốn sách của ông. Lời bà Như Lễ: “Trần Thanh Mại nói về trường hợp sanh Hàn Mạc Tử một cách hết sức xuyên tạc! Ông nói rằng bà thân chúng tôi đã uống rượu lậu của ông thân chúng tôi bắt được, và say sưa lướt khướt. Do đó sanh ra Tử thiếu tháng. Cho nên Tử sanh ra chỉ bằng con nhái chàng nằm lỏng lẻo trong bàn tay một người lớn.” (tr. 156).
(2) Võ Đình Cường, Huyền thoại về người tình đầu tiên của Hàn Mạc Tử và bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ, tr 45 trong Tập Thành Đạo, PL 2535 (số 22 tháng 1/1992).
(3) Quách Tấn, Đôi nét về Hàn Mạc Tử, tr 65, Nxb. Quê Mẹ, 1988.
(4) (6) Võ Đình Cường, Mấy tư liệu chính xác về Mối tình giữa Hàn Mạc Tử và Hoàng Thị Kim Cúc trong Tập văn Phật đản P.L. 2536 của Ban Văn Hóa Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam số 23 tháng 5, 1992.
(5) Quách Tấn, Đôi nét về Hàn Mạc Tử, tr 64.
 




  Link nguồn :

http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p4/c18/n13042/Nhung-tu-lieu-moi-nhat-ve-su-that-moi-tinh-Han-Mac-Tu-va-Hoang-Thi-Kim-Cuc.html


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2014 lúc 12:48am


Người tình trong

“Thu, hát cho người”


“Ru con tình cũ”



Người tình trong “Thu, hát cho người” và “Ru con tình cũ”  (*)
                                    -Trương Văn Khoa-

Thời trung học, cứ mỗi lần đi học ở trường Tiểu La, tôi vẫn có thói quen hay uống café tại một quán rất quen thuộc tên là Café Thu. Quán giản dị với những chiếc bàn gỗ cũ kỹ theo năm tháng. Ngày ấy, ở thị trấn Hà Lam (Thăng Bình, Quảng Nam), ai cũng biết quán này, chủ nhân là một người đàn bà trên 30 tuổi nhưng còn đẹp và sâu lắng. Một điều đặc biệt, café ở đây rất ngon, nhạc hay và buồn như chính chủ nhân của nó. Lúc rỗi, tôi thường nói chuyện với chủ quán, những lúc như thế, đôi mắt cô Thu thường đượm buồn, xa xăm, nhớ về một dĩ vãng không xa lắm...  


Ru con tình cũ (Đinh Trầm Ca) - Khánh Hà

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ru-con-tinh-cu-dinh-tram-ca-khanh-ha.qNzol9OGl2.html



Thu Hát Cho Người - Tuấn Ngọc

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/thu-hat-cho-nguoi-tuan-ngoc.vz8u6GsjoS.html

  
                   
Cách đây khoảng 40 năm, trên đoạn đường từ ngã tư Hà Lam đến cổng trường trung học Tiểu La - Thăng Bình, người dân ở thị trấn nhỏ lẻ này chắc không quên cô nữ sinh tên là Thu, hàng ngày cắp sách đến trường. Hồ thị Thu, người vùng quê ngày ấy thường gọi là Thu Chuẩn (ba cô tên là Chuẩn) để phân biệt với những cô Thu khác. Thu học ban C, có giọng hát hay, quyến rũ và từng là hoa khôi của truờng Tiểu La lúc bấy giờ. Với mái tóc dài xõa ngang lưng, khuôn mặt trái soan, làn da trắng hồng, thướt tha trong tà áo dài trắng, Thu đã làm cho biết bao nhiêu chàng trai điêu đứng. Trong số đó, Vũ Đức Sao Biển và Đynh Trầm Ca (Mạc Phụ), những học trò chân đất, nhìn người đẹp rồi mơ mộng yêu đương, về nhà làm thơ viết nhạc... Đynh Trầm Ca có "Ru con tình cũ", Vũ Đức Sao Biển có "Thu, hát cho người", những bài thơ này đã được giới học sinh, sinh viên chép nhau rồi truyền tụng. Tên tuổi của các thi sĩ cũng nổi danh từ đó. Chỉ có một điều, đây là những mối tình trong mộng tưởng, tình yêu đơn phương, lãng mạn ở lứa tuổi học trò. Thời gian trôi đi, Thu lấy chồng sớm, chàng trung úy pháo binh tên Trần Đình Ái, một pháo đội trưởng pháo binh. Ái là sĩ quan pháo binh yểm trợ cho bộ binh hành quân ở vùng Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Thời ấy vào khoảng năm 1973. 
Người%20tình%20chung%20trong%20“Thu%20hát%20cho%20người”%20và%20“Ru%20con%20tình%20cũ”
Thu của ngày ấy-
"Thu, hát cho người" để tặng cho Thu được Vũ Đức Sao Biển sáng tác vào năm 1968, là một trong  nhạc phẩm làm nên tên tuổi của ông:

     "Giòng sông nào đưa người tình đi biền biệt
            Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa
            Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
            Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ
         
            Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó
            Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư
            Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió
            Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ
         
            Ta vẫn chờ em trên bao la đồi nương,
            Trong mênh mông chiều sương
            Giữa thu vàng, bên đồi sim trái chín
            Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ bay
         
            Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người
            Biệt ly nào không buồn phiền trên dấu môi
            Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi
            Nhạc hoài mong, ta hát vì xa người.

             
Người%20tình%20chung%20trong%20“Thu%20hát%20cho%20người”%20và%20“Ru%20con%20tình%20cũ”
Vũ Đức Sao Biển năm 1970

Bài hát được 2 danh ca Hà Thanh và Anh Ngọc hát trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau đó, những giọng
ca tên tuổi của Miền Nam như: Phượng Bằng, Mai Hương, Quỳnh Dao, Kim Tước, Vân Quỳnh, Vân Hà, Ngọc Long...thể hiện rất thành công. Bài hát được công chúng đón nhận nồng nhiệt và trở nên nổi tiếng lúc bấy giờ.

Một thời, “Thu, hát cho người” đem đến nhiều giai thoại cho giới văn nghệ sĩ, nhất là Quảng Nam, Đà Nẵng và TP. HCM. Tháng 1/2010, trong chương trình “Gặp gỡ cuối tuần” phát trên HTV7, Vũ Đức Sao Biển có đề cập đến bài hát và coi đó là tình cảm trong sáng của chính tác giả với một người con gái cùng quê ở Quảng Nam. Sau một thời gian xa cách, khi trở về, cô gái ngày xưa giờ có lẽ đã có một bến bờ khác. Một mình lang thang lên đồi sim tím, nơi đã từng gắn bó với mối tình ngày xưa, cảm xúc chợt ùa về… Và “Thu, hát cho người” ra đời trong hoàn cảnh đó.

Cuối năm 2011, một lần viết về bài hát này trên báo “Người lao động”, Vũ Đức Sao Biển giải thích rằng, tựa đề ca khúc “Thu, hát cho người” là hát cho chính mình, hát cho mùa sim tím, tháp cổ và dòng sông ở vùng quê nghèo khó Thăng Bình (Quảng Nam). Lần này, không hiểu vì sao, trong bài báo “Tôi viết Thu, hát cho người”, ông không hề nhắc đến những câu chuyện về Thu ngày ấy ? Ông tâm sự, thuở học trò, tâm hồn trong sáng như dòng suối êm đềm xuôi chảy dưới chân đồi. Mùa thu, hoa sim tím nở như một tấu khúc dịu dàng. Hoa sim, màu hoa tím nhạt lãng mạn, bình dị giữa thu vàng lại gợi nhớ đến như vậy ? Ông nhớ hoa, nhớ người, ôm đàn và hát lên:

     "Giòng sông nào đưa người tình đi biền biệt
            Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa
            Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
            Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ…”
 

       Thật ra, Vũ Đức Sao Biển đã mượn ý của thi sĩ Thôi Hiệu (đời Đường) trong bài “Hoàng hạc lâu” với câu:

            “...Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
            Bạch vân thiên tải không du du…”
            (…Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
            Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không…)

Và ngẫu nhiên, những lời trong bài hát “Thu, hát cho người” cũng trùng với ý thơ của thi sĩ nổi tiếng người Pháp Guillaume Apollinaire (1880-1918) trong bài thơ để đời L'Adieu (Lời vĩnh biệt):

     “…J'ai cueilli ce brin de bruyère
            L'automne est morte souviens-t'en
      Nous ne nous verrons plus sur terre
            Odeur du temps brin de bruyère
            Et souviens-toi que je t'attends…”
 
           
Sau này, Bùi Giáng dịch thành:

      (…Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
            Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
            Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
            Mộng trùng lai không có ở trên đời
            Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
            Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ... )

Năm 2007, trong một lần gặp gỡ văn nghệ, khi Vũ Đức Sao Biển nhắc lại câu hát:

           “Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó.
            Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư…”

nhà văn Sơn Nam đã “phê bình” Vũ Đức Sao Biển :  “Mày nói dóc ! Cây sim ngoài Quảng Nam của mày thấp tịt, vậy mày ngồi chỗ nào để đợi con nhỏ đó ? Mà cái đồi sim thì trống huơ trống hoác, con nhỏ đó có đến thì mày mần ăn được gì ?”


Người%20tình%20chung%20trong%20“Thu%20hát%20cho%20người”%20và%20“Ru%20con%20tình%20cũ”
NS: Đynh Trầm Ca


Vũ Đức Sao Biển lý giải rằng, cây sim già không nhỏ, đặc biệt là khi mọc trên đồi cát, có cây cao vài ba mét, tỏa bóng mát quanh năm. Ngày ấy, tuổi 20,  lòng Vũ Đức Sao Biển vô cùng trong sáng chẳng bao giờ dám nghĩ tới hai chữ “mần ăn” như ông già Nam bộ đã nói.

           
Liên quan đến mối tình thơ mộng này, vào năm 1967, tại La Qua, Vĩnh Điện,  (Quảng Nam), Đynh Trầm Ca (Mạc Phụ) đã viết tặng cho Hồ Thị Thu ca khúc "Ru con tình cũ" rất thiết tha. Năm 1970, trong một đêm nhạc ở Sài Gòn, một người ở Nhà xuất bản âm nhạc Khai Sáng đã chuyển bản nhạc này cho Lệ  Thu, cô ca sĩ nổi tiếng này đã bật khóc ngay trong phòng thu âm khi hát đoạn đầu tiên: "Ba năm qua em trở thành thiếu phụ, ngồi ru con như ru tình buồn..." 

Bản nhạc cũng được ca sĩ Hà Thanh hát trên đài phát thanh Sài Gòn

            Ba năm qua em trở thành thiếu phụ 
            Ngồi ru con như ru tình buồn 
            Xin một đời thôi tiếc thương nhau 
            Xin một đời ngủ yên dĩ vãng 
         
            Ba năm qua em trở thành thiếu phụ 
            Ngồi ru con như ru tình sầu 
            Kỷ niệm nào ghi dấu trên tay 
            Cho lòng này dài những cơn đau 
         
            Ôi ba năm qua rồi 
            Đời chưa nguôi gió bão 
            Người xa xôi phương nào 
            Người có trách gì không? 
         
            Thôi anh ơi anh đừng hờn trách nữa 
            Đời em như rong rêu tội tình 
            Xin gục đầu ghi dấu ăn năn 
            Thôi đừng buồn em nữa nghe anh 

Sau này, người con gái tên Thu cũng đi vào trong bài thơ "Cây đàn thương nhớ" của Đynh Trầm Ca với những hình ảnh rất đẹp của tuổi học trò:

            Buổi ta vác cây đàn ngang trường cũ
            ai như em  đứng ngó cuối hành lang
           ai như ta ngồi mơ sau cửa lớp
           có lẽ nào mình còn đó sao, Thu ?...".

Café Thu ngày ấy cũng không còn nữa… Hồ Thị Thu bây giờ đã ngoài 60 và trở thành một bà chủ tiệm bán hàng trang trí nội thất ở thị trấn Hà Lam. Mỗi lần về lại Thăng Bình, lên những đồi sim bạt ngàn ở vùng trung du (Bình Định, Bình Trị,...), tôi lại khe khẽ hát trong hoài niệm, trong nỗi nhớ về những tháng ngày xưa cũ...

      "...Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người
            Biệt ly nào không buồn phiền trên dấu môi
            Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi
            Nhạc hoài mong, ta hát vì xa người..."
(http://truongvankhoa.vnweblogs.com)

Người%20tình%20chung%20trong%20“Thu%20hát%20cho%20người”%20và%20“Ru%20con%20tình%20cũ”

ĐỌC THÊM: Liên quan đến Thu, người con gái, người tình trong hai ca khúc “Thu, hát cho người” và “Ru con tình cũ”, nhà báo người Quảng Nam Hà Đình Nguyên có kể lại:

Đất Quảng Nam vốn sinh ra nhiều nhân tài và cả nhiều giai thoại. Trong đó một giai thoại hy hữu là có 2 nhạc sĩ đương thời cùng nặng tình với một nàng thiếu nữ, và mỗi người đã sáng tác một ca khúc để riêng tặng nàng. Cả hai bài hát này đều rất quen thuộc với công chúng… 

Đó là một giai thoại lý thú mà giới văn nghệ Quảng Nam và Sài Gòn vẫn kể cho nhau nghe: Ngày xưa (thập niên 60), ở một thị trấn nhỏ của tỉnh Quảng Nam, có một cô học trò trung học, ngày hai buổi ôm cặp đi về trên con đường bụi mù phố lẻ. Nàng họ Hồ, tên Thu, có mái tóc dài, mặt trái xoan, da trắng hồng và cặp mắt long lanh như sóng nước hồ thu. Sóng mắt của nàng đã làm trái tim hai chàng nhạc sĩ tài hoa lỗi nhịp. Nhờ đó mà giới yêu nhạc có được hai ca khúc “để đời” mà hát: bài Thu, hát cho người của Vũ Đức Sao Biển và bài Ru con tình cũ của Đynh Trầm Ca. 

Người viết là “thằng em” thân thiết của cả hai nhạc sĩ. Mười lăm năm trước, khi tôi vào làm Báo Thanh Niên thì anh Vũ Đức Sao Biển là “sếp” – phụ trách tờ Thanh Niên bán nguyệt san, còn khi anh Đynh Trầm Ca giã từ ngày tháng phiêu dạt ở phương Nam để đưa vợ con về quê (năm 1998) thì chính tôi là người đưa tin trên báo. Chuyện cả hai ông anh cùng yêu một cô gái rồi viết nhạc, tôi cũng đã biết từ lâu nhưng nay mới có dịp… hỏi cho ra nhẽ. 

Với anh Vũ Đức Sao Biển, trong những phát biểu chính thức thì anh không hề nói anh viết Thu, hát cho người cho đích danh một ai cả. Chỉ là một buổi sáng năm 1968, anh lang thang trên đồi sim ở Thăng Bình quê anh, chợt nhớ về một người con gái đã xa mới bật ra những tứ nhạc: “Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt. Mùa thu nào cho người về thăm chốn xưa...”, rồi bảo: Những câu thơ Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu đã ám ảnh anh, để anh làm câu tiếp theo "Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ, về đồi sim, ta nhớ người vô bờ…" Gì thì gì, chính dấu phẩy sau chữ Thu trong cái tựa Thu, hát cho người đã khiến anh bị “bắt quả tang”: viết cho Thu chứ còn ai vào đó nữa!… 

       Tôi hỏi anh Đynh Trầm Ca thì anh cười khà khà: “Chuyện cũ rích, mà nếu tau kể thì có hay ho chi mô. Tau cho mi số điện thoại của ông anh rể của cô đó và cả của cô đó nữa. Mi hỏi đi!”. Tôi mừng rơn, gọi cho anh Hồ Luân đang ở Quảng Nam. Anh ấy tuôn một tràng: “Thằng Mạc Phụ (tên thật của Đynh Trầm Ca) quen con Thu là qua tui. Dạo đó tui để ý cô chị (tên Liên), Liên bị bệnh, tui muốn đến thăm nhưng đi một mình thì hơi run, bèn rủ thằng Phụ đi theo. Ai dè, tới nhà Liên, hắn gặp cô em, đâm ra như… mất hồn! Còn con Thu có “tình cảm” chi với Võ Hợi (tên thật của Vũ Đức Sao Biển) không thì tui không rõ. Nhưng mà tui thấy nhiều khi người ta hư cấu mà… hay quá trời, đến nỗi mình là người trong cuộc mà còn ngẩn tò te nữa đó. Năm rồi, cô em tôi kể trong cuộc nhậu có một ông lãnh đạo địa phương. Ổng hỏi: “Ở Quảng Nam có hai nhạc sĩ nổi tiếng, quý vị biết là ai không?”. Mọi người đáp: “Vũ Đức Sao Biển với Đynh Trầm Ca chứ ai!”. “Đúng. Vậy hai ông này có đặc điểm gì?”. Đáp: “Cùng yêu cô Thu và cùng viết bài hát cho cô này!”. “Đúng luôn, nhưng mà xuất xứ của từng bài hát ra sao?”. Không ai trả lời được, lúc đó vị này mới kể: 

“Hai ông này là nhạc sĩ nên chơi thân với nhau. Thân quá, cho nên khi yêu thì cũng yêu một người. Nhưng do ông Đynh Trầm Ca nghèo, mà lại xấu trai còn ông Vũ Đức Sao Biển chẳng những đẹp trai mà còn làm được bản nhạc Thu, hát cho người rất nổi tiếng nên cô Thu… lấy ông này. Khi cặp vợ chồng này có một đứa con thì một hôm ông Đynh Trầm Ca đến thăm bạn cũ, thấy ông Vũ Đức Sao Biển đang ngồi… ru con. Chuyện vãn được một lúc thì ông Vũ Đức Sao Biển bận việc gì đó, mới nhờ bạn ru con hộ mình. Ông Đynh Trầm Ca ngồi ru con (của) người tình cũ, thấy buồn thấm thía, nên mới cảm tác ra bài Ru con tình cũ. He he… Hay quá phải không chú mày?”… 

Tôi hỏi nhân vật chính: Thu – người đẹp của một thời: “Chị ơi, sao người ta lại gọi chị là Thu Chuẩn?”. “À, Chuẩn là tên ba của tôi, ở miền quê người ta thường gọi tên “kép” như thế để phân biệt con nhà này với con nhà kia”. Hỏi “chuyện xưa”, chị cười bảo: “Dạo đó tôi với anh Đynh Trầm Ca cũng có tình cảm nhưng chỉ là tình cảm tuổi mới lớn. Hồi quen anh ấy tôi mới học lớp đệ lục (lớp 7 bây giờ) trường Trung học Tiểu La, nhưng rồi không duyên nợ. Tôi lấy chồng năm 1966, chồng tôi người gốc Hà Nội. Một năm sau thì tôi biết anh Đynh Trầm Ca có viết bài Ru con tình cũ…”. “Do đâu chị biết được?”. “Chu choa, bài này được hát ra rả trên radio, không muốn nghe cũng phải nghe! Còn chuyện anh Vũ Đức Sao Biển thì sau này tôi có nghe một người bạn gái kể là anh ấy cũng có tình cảm với tôi và có viết bài Thu, hát cho người. Nếu đúng vậy thì… cũng là chuyện có duyên không nợ…”. 

Có một trùng hợp lý thú là cả Đynh Trầm Ca lẫn Vũ Đức Sao Biển đều bỏ quê, trôi dạt vào phương Nam. Đầu thập niên 70 thế kỷ trước, Vũ Đức Sao Biển vào Bạc Liêu dạy học suốt mấy năm rồi lên Sài Gòn làm báo. Sau 1975, Đynh Trầm Ca cũng dắt díu vợ con trôi dạt về Sóc Trăng, An Giang, rồi Sài Gòn… đến năm 1998 mới hồi hương. Anh hiện là ông chủ quán Thạch Trúc Viên ở thị trấn Vĩnh Điện (Điện Bàn, Quảng Nam). Có một chuyện ly kỳ nữa là dạo còn ở miền Tây, một lần Đynh Trầm Ca xuống bến đò thấy cha con một người hành khất, người cha ôm cây đàn guitar cũ kỹ hát, còn đứa con gái cầm chiếc thau nhôm móp méo đi đến từng người để xin tiền. Bản nhạc mà người hành khất đang hát là bài… Ru con tình cũ: “Ba năm qua em trở thành thiếu phụ. Ngồi ru con như ru tình buồn… Ôi, ba năm qua rồi, lòng chưa nguôi gió bão… Người xa xôi phương nào, người oán trách gì không?”. Đynh Trầm Ca nghe mà thắt cả lòng. Tháng 5.1988, Báo Thanh Niên đăng bài thơ Bất chợt trên bến đò ngang của anh: “…Mười mấy năm rồi người con gái sang sông/Tôi viết lời ca sao buồn quá vậy?/Những lời ca cho lòng tôi thuở ấy/Ai biết bây giờ/Bố con người hành khất dùng để ăn xin?”. Nhạc sĩ Xuân Hồng đã phổ nhạc bài thơ này.

-Hà Đình Nguyên-

(*): Tựa đề do NPV đặt lại



Nguồn: http://www.nhuygialai.com/2012/07/nguoi-tinh-trong-thu-hat-cho-nguoi-va-ru-con-tinh-cu.html#ixzz2wlHcWI1g
(blog: Phố núi và bạn bè...)




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Mar/2014 lúc 12:58am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2014 lúc 1:33am

Vũ Đức Sao Biển


Thu hát cho người

Lê Ngọc Trác

Vũ Hợi sinh ngày 12 tháng 02 năm 1948 tại Tam Kỳ , Quảng Nam. Khi bước vào con đường sáng tác văn học nghệ thuật, Vũ Hợi là người hạnh phúc khi được chính thân phụ của anh - một người am hiểu Hán học và say mê âm nhạc đặt cho anh bút danh Vũ Đức Sao Biển, với kỳ vọng người con trai thân yêu của mình như một vì sao rực sáng giữa biển trời mênh mông. Quả đúng như kỳ vọng của người cha, bút danh Vũ Đức Sao Biển đã nổi tiếng, trở nên thân thuộc với nhiều người yêu thơ văn, âm nhạc trong và ngoài nước.

 

Vũ Đức Sao Biển viết nhiều lĩnh vực: Sáng tác ca khúc, biên khảo, tiểu thuyết, phóng sự, bút ký và viết cả tiểu phẩm trào phúng (với bút danh Đồ Bì) Hơn 40 năm cầm bút, tính đến năm 2007, Vũ Đức Sao Biển đã xuất bản các tác phẩm:

 

Về nhạc có các tuyển tập ca khúc: Thu hát cho người (1998), Điệu buồn phương Nam (2002), 50 ca khúc tiêu biểu của Vũ Đức Sao Biển (2008) và 3 CD ca nhạc: Thu hát cho người (2000), Tình ca phương Nam (2002), Hoài niệm Trường Giang (2003).

Về tiểu thuyết có các tác phẩm: Hoa trên cát (1989), Ảo ảnh sương khói (1991), Kiếm hoàng hoa (1995).

Về tiểu phẩm trào phúng có: Bản báo cáo biết bay (1983), Vạn tuế đàn ông (1989), Vĩnh biệt thốt nốt (1996), Thỏ thẻ cùng hoa hậu (1998), Ba đời ham vui (1999).

Về biên khảo có tác phẩm: Kim Dung giữa đời tôi gồm 4 tập, Nhân vật Kim Dung qua lăng kính pháp luật (2002), Những vụ án kinh điển trong tiểu thuyết Kim Dung.

Về hồi ký có tác phẩm: Úi chao, 60 năm (2007).

Ngoài ra Vũ Đức Sao Biển còn dịch tiểu thuyết võ hiệp Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung.

 

Qua tác phẩm, Vũ Đức Sao Biển nổi lên như một nhạc sĩ chuyên viết ca khúc trữ tình mang âm hưởng dân ca. Những ca khúc: Thu hát cho người, Đêm gành hào nghe điệu hoài lang, Bài thơ quê lụa, Điệu buồn phương Nam, Hoài  niệm Trường Giang... đã làm say mê những người yêu âm nhạc. Ca khúc Thu hát cho người ra đời đến nay đã hơn 40 năm vẫn còn được nhiều người yêu thích và sống mãi với thời gian. Tác phẩm này đã được 72 giọng hát khác nhau thể hiện. Các ca sĩ Lệ Thu, Cẩm Vân, Quang Minh, Thanh Long B***... trình bày nhạc phẩm Thu hát cho người đã lay động tâm hồn biết bao người.

 

Riêng đối với chúng tôi, Vũ Đức Sao Biển còn là một nhà thơ. Từ thập niên 60, 70 của thế kỷ 20, đã xuất hiện thơ của Vũ Đức Sao Biển trên các tạp chí văn học xuất bản ở miền Nam. Ca khúc "Thu hát cho người" chính là một bài thơ tình. Lời thơ đẹp, giai điệu nhẹ nhàng với những hình ảnh đầy thơ mộng, nói về tình yêu đơn phương, cô đơn, hoài vọng trong nỗi niềm chia xa:

 

"Giòng sông nào đưa người tình đi biền biệt

Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa

Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ

Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ

 

Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó

Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư

Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió

Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ

 

Ta vẫn chờ em trên bao la đồi nương,

Trong mênh mông chiều sương

Giữa thu vàng, bên đồi sim trái chín

Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ bay

 

Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người

Biệt ly nào không buồn phiến trên dấu môi

Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi

Nhạc hoài mong, ta hát vì xa người.

 

..."

Năm 20 tuổi, Vũ Đức Sao Biển viết "Thu hát cho người". Những hoài mong vô vọng trong cuộc tình đầu tiên đã ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ. Để rồi, hai mươi năm sau, khi trở về "chốn xưa, niềm nhớ", Vũ Đức Sao Biển viết thêm bài thơ "Lên Mỹ Sơn" với cùng một tâm trạng của ngày xưa, "ngồi hát trên rừng thu tịch mịch. Ngồi hát giữa mùa thu Quảng Nam" tím màu hoa sim thương nhớ (Có ai bảo nhà thơ của chúng ta không si tình và chung tình?):

 

"Ôm cây đàn, leo lên tháp Mỹ Sơn

Nhìn xuống thấy sim chạy dài theo núi

Với cỏ xanh mùa thu dịu dàng

Nghe lòng ta dạt dào nhớ lại

 

Rằng: Hôm qua, ta mới đôi mươi

Hồn nhẹ như mây khói tuyệt vời

Lên tháp chờ em, em không tới

Mênh mang mênh mang sương chiều rơi

 

Ta trót yêu người sông Thu Bồn

Tình như mây trắng đỉnh Trường Sơn

Ba năm làm một bài thơ nhỏ

Cất hoài trong túi chờ tri âm

 

Mà em ngày đó chẳng lên rừng

Đợi mãi và thơ không đọc được

Ta ngồi chẳng lẽ hát mình nghe

Đập vỡ cây đàn lên vách tháp

 

Mới đó mà qua hai mươi năm

Nhớ em như biển nhớ trăng rằm

Ta bỏ ngàn thương vào túi áo

Lặng lẽ về đây với Mỹ Sơn

 

Ngồi hát trên rừng thu tịch mịch

Và hát giữa mùa thu Quảng Nam".

 

(Lên Mỹ Sơn - 1987)

 

Nhiều người đã đồng cảm với Vũ Đức Sao Biển. Và, bắt gặp chính tâm trạng của mình của một thời đã yêu và một thời thương nhớ xa xăm.

 

Trong nhạc và thơ của Vũ Đức Sao Biển mang đậm hơi thở cuộc sống, hình ảnh của Quảng Nam quê hương anh. Và, đất trời Bạc Liêu cùng các tỉnh miền Tây Nam bộ - nơi anh đã từng gắn bó, sống và dạy học suốt 12 năm trời. Riêng trong thơ Vũ Đức Sao Biển, chúng ta bắt gặp hình ảnh màu hoa sim tím - một loài hoa bình dị, dân dã với màu tím gợi trong lòng chúng ta nỗi niềm thương nhớ và ly biệt. Trong "Thu hát cho người" bàng bạc một màu hoa sim tím "đẫm tương tư". Với "Lên Mỹ Sơn" đậm đà màu tím giữa khung trời hoài niệm. Và, trong bài thơ "Quay về" là "cô phụ đóa sim em?".

 

Vũ Đức Sao Biển từng tâm sự: "Tôi đã phiêu du qua ngàn mây trắng, đã xa đồi sim, tháp cổ. Giữa phố thị phồn hoa mơ màng, tôi vẫn yêu đóa hoa sim tím nhạt, đơn sơ và hồn nhiên của núi rừng Trung bộ... Đêm đêm tôi nằm giữa phương Nam mà vẫn nghe tiếng gió hát qua đồi sim, tiếng chân đi trên bờ cát mịn, tiếng của miền thu lãng mạn trên dòng sông Thu lặng lờ trôi về phương Đông". Phải chăng chính vì thế nên cùng với thơ sáng tác bằng tiếng Việt, trong thơ làm bằng chữ Hán của Vũ Đức Sao Biển vẫn phảng phất hương sắc của màu hoa sim tím. Trong một lần lên Tây Nguyên, Vũ Đức Sao Biển viết bài thơ bằng chữ Hán với tựa đề "Quá Mang Giang":

 

"Thiên trượng cao sơn thiên lý quan

Tây Nguyên nhân thuyết thị Mang Giang

Tử hoa trùng điệp sơ thu phóng

Văn điểu đồng minh phụng tích hoàng".

 

Vũ Đức Sao Biển đã tự dịch bài thơ chữ Hán của mình ra tiếng Việt như sau:

 

"QUA ĐÈO MANG GIANG

 

Ngàn trượng non cao, ngắm dặm ngàn

Người Tây Nguyên gọi ấy Mang Giang

Hoa sim lớp lớp đầu thu nở

Nghe tiếng chim ca, phụng tiếc hoàng".

 

Thơ Vũ Đức Sao Biển viết về tình yêu đều mang một nỗi buồn chia xa, ly biệt. Thơ anh là tiếng lòng bật lên từ nỗi nhớ thương. Giữa trời thu nhuộm màu hoa sim tím, Vũ Đức Sao Biển hát cho mình và hát cho người. Và, đã nhận được sự đồng cảm, yêu mến của những người yêu thơ./.

 

Tài liệu tham khảo & trích dẫn:

- Úi chao, 60 năm (Hồi ký của Vũ Đức Sao Biển)

- Vũ Đức Sao Biển (Trần Hiếu)

- Vũ Đức Sao Biển (Bách khoa toàn thư mở WIKIPEDIA)


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2014 lúc 8:35pm


CÒN MÔT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ

Nguyễn Mạnh Trinh

Thơ Vũ Hữu Định


Có lẽ không có một thành phố nào như Pleiku được nhắc nhở nhiều đến như vậy trong văn học Việt Nam. Những thi văn sĩ, đã sống và thở ở không gian đó, đã trải qua những ngày tháng tao loạn chiến tranh, nên tác phẩm của họ đã biểu hiện sinh động được tâm cảm của những người lính thú hay những nàng chinh phụ của một thời đại chiến tranh.

Với tôi, phố núi Pleiku gợi lại cho tôi rất nhiều vần thơ. Có thể là của riêng tôi mà cũng là của rất nhiều thi sĩ đã gần gũi với thành phố ấy. Thêm vào nữa, Pleiku còn là cả một kho tàng kỷ niệm của riêng tôi..

Ngay ngày đầu tiên đến Pleiku, tôi đã cảm thấy như mình là một dòng sông đang đến một khúc quành.

Năm tôi lên nơi chốn ấy, tôi vừa đến cái tuổi đôi mươi. Hai mươi tuổi, tâm hồn lúc ấy trắng bong, tràn đầy mơ với mộng. Chưa có kinh nghiệm trường đời nên thường phản ứng trước những điều mà mình thấy không vừa lòng. Tuổi trẻ lại hay thích thoải mái không ưa sự gò bó nên dù ở Nha Trang phong cảnh sơn thủy cũng hữu tình lắm nên khoái chuyện giang hồ lang thang. Ở đâu cũng xa nhà nên tôi tình nguyện đi biệt đội Pleiku mút mùa lệ thủy và khi lập không đoàn thì cũng là một trong những sĩ quan thuộc hàng khai sơn phá thạch của đơn vị kỹ thuật ở đây…

Thời gian ở thành phố biên trấn này chỉ hơn hai năm mà sao tràn đầy kỷ niệm. Có những lúc, cơm xấy đồ hộp ngày này qua tháng khác mà vẫn vui. Lãnh lương xong, chỉ một vài ngày là sạch nhẵn, thế mà tối nào cũng lang thang ở phố đến nửa đêm mới mò về phi trường. Ở đây, biết bao nhiêu đứa bạn, buổi sáng còn đùa giỡn chọc ghẹo nhau mà vài tiếng đống hồ sau thân xác đã thành sương khói cho những phi vụ không về. Ở đây có sáng mù sương, thấy đời mỏi mệt như chiếc xe dodge của biệt đội ì ạch leo lên đầu dốc. Dù rằng lúc ấy tôi chỉ vừa hai mươi tuổi…

Cảm giác đầu tiên của tôi khi đến Pleiku thật là lạ lùng.

Ngày đầu tiên khi tôi từ Nha Trang xuống phi trường Cù Hanh là một ngày mưa u ám. Phi cơ trực thăng khi bay qua Khánh Dương bị bắn và tôi hiểu chiến tranh đã đón chào tên lính trẻ làm thân lính thú đồn xa như thế. Mưa sủi bọt trên mặt nhựa phi đạo và bầu trời nặng nề u ám mầu mây đen. Gió ào ạt lồng lộng ngoài kia khiến cho tôi thấy mình quá nhỏ nhoi trong cái buồn mênh mang của đất trời. Lúc ấy, tôi thấy những câu thơ vẩn vơ trong óc. của Kim Tuấn, Vũ Hữu Định, Nguyễn Bắc Sơn,… Thơ tự nhiên thành một phần của một ngày, một tháng, một năm,… của riêng tôi. Thơ để quên đi hiện tại. Những giọt mưa quất vào mặt, buốt rát. Những ngọn gió thốc vào ngực.Nặng tê… Tự nhiên tôi thấy mình thật gần gũi thân thiết với những vần thơ biết là bao nhiêu. Có lúc, tôi nghĩ thi ca là một phần đời sống mình…

Thi sĩ làm thơ cho Pleiku thì rất đông đảo. Và thơ hay cũng nhiều lắm, mỗi bài có ý vị riêng, có phong thái riêng. Tôi bắt đầu với nhà thơ Vũ Hữu Đinh...

Nếu nói bài thơ “Còn Một Chút Gì Để Nhớ” của thi sĩ họ Vũ đã làm cho Pleiku trở thành một nơi chốn cực kỳ lãng mạn và thơ mộng của thi ca Việt Nam thì cũng chắng phải là ngoa ngôn, những câu thơ dễ thương của một vài con phố nhỏ heo hút của vùng cao nguyên, với hình tượng của “Em”, của thời tiết lạnh lạnh để má em thắm để môi em hồng. Có ai hỏi là những nhân dáng này có thật không trong đời sống của người làm thơ không thì nhà thơ họ Vũ đã trả lời rằng đó chỉ là hình tượng tổng hợp từ nhiều hình ảnh trong thực tế để tổng hợp thành một hình tượng tuyệt diệu của tưởng tượng, của hư cấu. Và trong cái không gian của một phố núi nhỏ nhoi, con người thi sĩ và cảnh vật cũng như thiên nhiên ở đây hình như thở chung một nhịp đập của trái tim tràn cảm xúc. Con phố hoang sơ lạnh lùng nhưng dường như có một tâm hồn mà người thơ cảm thông được, hiểu được từ nỗi cô đơn mà trời riêng dành cho người là thơ.

Bài thơ ấy gồm chỉ mười hai câu thơ thôi mà chuyên chở rất nhiều tình, ý. Thơ có thiên nhiên hòa hợp với con người. Thơ làm đời sống có nhiều chất thơ hơn để quên đi những ám ảnh của chiến tranh:

“Phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật gần
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng
em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc trên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên.”


Hình như về sau này, khi Cộng sản chiếm miền Nam, thì trong các tuyển tập thơ có trích đăng bài này. Bài thơ này hình như vượt qua được giới tuyến của chiến tranh để trở thành một tài sãn văn hóa của dân tộc...

Bài thơ này được trích đăng hoặc in trong nhiều tuyển tập thơ xuất bản ở trong nước, nhưng không phải là nguyên văn bài thơ. Thí dụ như hai câu thơ cuối thì nguyên bản là “mai xa lắc trên đồn biên giới / Còn một chút gì để nhớ để quên“ Thì sửa lại là “mai xa lắc trên đồi biên giới / Còn một chút gì để nhớ để quên“. Chỉ sửa có một chữ mà ý tưởng đã khác nhau nhiều!

Tôi không rõ Vũ Hữu Định viết bài thơ này trong thời gian nào nhưng theo nhà thơ Luân Hoán một người bạn thân cùng quê với anh đã tả chân dung nhà thơ ấy như sau:

”với chiều cao khoảng một thước sáu nhưng có bề ngang, cộng với dáng đi chữ bát, cộng thêm lối an vận lè phè nhà thơ Vũ Hữu Định trông gần như hơi thấp. Anh không có khuôn mặt đẹp trai nhưng nhìn rất bắt mắt. Nụ cười xuề xòa luôn luôn đi trước giọng nói dí dỏm bộc trực đã thắp sáng khuôn mặt ngả màu nâu sậm của anh thơ miền Trung ra đời vào thập niên 40 này. Năm 1970 năm tôi không may mắn phải giã từ rừng núi và phố chợ Quảng Ngãi để trở về Đà Nẵng tôi đã gặp và quen thân với Vũ Hữu Định. Lúc đó hình như anh đang mặc áo cán bộ xây dựng nông thôn. Địa bàn công tác của anh lòng vòng ven rìa thành phố Đà Nẵng như Thanh Khê, Hà Khê, An Hải, Sôn Trà,.. Anh chợt đi, chợt về. Đặc biệt anh lúc nào cũng có vẻ thong dong giàu có thời giờ phất phơ phố xá. Anh làm thơ nhiều trong giai đoạn này. Thơ của anh hầu hết được đăng trên các tạp chí văn chương tại thủ đô Sài Gòn. Vũ Hữu Định có đời sống vật chất không mấy khả quan, quen biết nhau khá lâu nhưng anh từ chối không thuận cho tôi đến nhà chơi. Cũng không hề đề cập đến gia đình của anh. Biết anh có vợ có con nhưng mãi về sau này tôi mới tình cờ được gặp trong một hoàn cảnh thật buồn!

Ông mất năm 1981 ở Đà Nẵng và có nhiều dư luận về cái chết của ông. Như ông đến nhà một người bạn văn chơi ở An Hải và vì nhậu qúa say trong lúc tìm chỗ đi tiểu thì bị té từ căn gác lửng xuống và chết. Một dư luận khác thì nói rằng trong cuộc nhậu ấy, ông bị một vài người cố tình từ trên gác xô xuống và bị ngã chết. Những người bạn ông thì nửa tin nửa ngờ và cũng hiểu rằng ỏ thời thế ấy thì chết vì bị cố tình mưu hại hay vì say mà té ngã cũng đều như thế, chính quyền không quan tâm và chỉ đau xót cho gia đình, bạn bè và những người yêu thơ ông …
Nguyễn Mạnh Trinh

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2014 lúc 9:31pm

Cập nhật: 17/06/2014 07:40


Nguyễn-Xuân Hoàng

trên con dốc tử sinh


Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình, ngoại trừ thứ tự do chọn lựa rất bạo động là tự sát cũng thường thấy ở các nhà văn như: Ernest Hemingway Ngư Ông và Biển Cả bằng súng (1961), Yukio Mishima Đền Vàng bằng gươm (1970), Yasunari Kawabata Ngàn Cánh Hạc bằng hơi ngạt (1972), Nhất Linh Đoạn Tuyệt bằng thạch tín, Tam Ích Nghệ Thuật và Nhân Sinh treo cổ (1972)… Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy,...


Gửi Nguyễn Xuân Hoàng cùng với  Chị Trương Gia Vy và Các Cháu

Nếu bảo qua tuổi 70 xưa nay là hiếm, thì Nguyễn-Xuân Hoàng cũng đã bước qua tuổi 74, đó là ý niệm tuổi tác của thế kỷ trước. Sang đến thế kỷ 21, với tiến bộ của y khoa, qua tuổi 80 nay cũng không còn là hiếm. Quen được Nguyễn-Xuân Hoàng trong hoàn cảnh nào thì tôi không nhớ, nhưng đó là một tình bạn khá lâu năm.

 

Khoảng giữa thập niên 1960-1970 Nguyễn-Xuân Hoàng đã cùng với Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Đình Toàn, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật và Nguyễn Quốc Trụ chủ trương nhà xuất bản Đêm Trắng. Họ đều ở lứa tuổi trên dưới 30, với sức sáng tác đang sung mãn với phong cách riêng mỗi người, được coi như là nhóm “Tiểu Thuyết Mới”, với quán La Pagode như một điểm hẹn sinh hoạt. Và tên tuổi mỗi người trong nhóm, sau này đều trở thành nhân dáng những nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn-Xuân Hoàng.

 
Giữa những năm giông bão của cuộc chiến tranh lúc đó, thỉnh thoảng tôi được đọc và cả quen biết họ trong những giai đoạn và các hoàn cảnh khác nhau, do rất khác về môi trường sinh hoạt và tôi thì cũng ít có thời gian ở Sài Gòn. Ra tới hải ngoại, hai người trong nhóm Đêm Trắng mà tôi còn giữ được mối liên lạc là Nguyễn-Xuân Hoàng và Nguyễn Đình Toàn.
 
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng. Xong bậc trung học 1959, khởi đầu Hoàng có ý định học Y khoa, là sinh viên PCB Đại học Khoa học Sài Gòn một năm, thấy ngành học không thích hợp, Hoàng chuyển sang học ban Triết, Đại học Đà Lạt, sau Hoàng Ngọc Biên một năm. Tốt nghiệp 1962, là giáo sư Triết trung học Ngô Quyền ở Biên Hoà một niên khóa và sau đó được chuyển về trường Petrus Ký Sài Gòn cho tới 1975. Nhưng Nguyễn-Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970. Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo
 
Sau 1975, bị kẹt lại và như mọi người, Hoàng cũng trải qua những năm tháng thăng trầm theo vận nước, nhưng rồi cuối cùng 10 năm sau, Hoàng và gia đình cũng tới được đất nước Mỹ 1985. Không còn là nhà giáo, Hoàng sinh hoạt toàn thời gian trong lãnh vực báo chí và văn học: tổng thư ký hai tờ nhật báo Người Việt California (1986-1997) và tạp chí Thế Kỷ 21 (1989-1994), trong ban chủ biên tạp chí Văn Học cùng với nhà văn Nguyễn Mộng Giác, sau đó kiêm thêm chủ bút tạp chí Văn chuyển tay từ nhà văn Mai Thảo 1996. Tưởng cũng nên nói thêm tờ báo Văn này đã khiến vợ chồng Nguyễn-Xuân Hoàng mang món nợ không nhỏ với cơ sở in báo Văn, mà mãi lâu mới trang trải hết. Tác phẩm Nguyễn- Xuân Hoàng do ông Từ Mẫn Võ Thắng Tiết, giám đốc nhà Văn Nghệ xuất bản ở hải ngoại gồm các tập truyện và tuỳ bút: Căn Nhà Ngói Đỏ, và hai truyện dài trong bộ trường thiên ba tập [trilogy]: Người Đi Trên Mây, Bụi và Rác
 
Năm 1996, di chuyển theo công việc mới, San Jose thung lũng hoa vàng là chặng định cư cuối cùng của hai vợ chồng Hoàng. Nguyễn-Xuân Hoàng vẫn sinh hoạt báo chí toàn thời gian, ban đầu với chức vụ tổng thư ký tuần báo Việt Mercury thuộc San Jose Mercury News và sau đó là chủ bút tờ tuần báo Việt Tribune như một “family show” của hai vợ chồng Nguyễn-Xuân Hoàng – Trương Gia Vy cho tới nay. Quen biết thân thiết với vợ chồng Peter Zinoman Nguyệt Cầm, dịch giả Số Đỏ / Dumb Luck của Vũ Trọng Phụng; Hoàng được mời làm lecturer thỉnh giảng cho môn Văn học Việt Nam đương đại tại UC Berkeley.
 
 Nguyễn-Xuân Hoàng và Ngô Thế Vinh tại tòa soạn Việt Tribune 2008. photo by Trương Gia Vy
 

Nguyễn-Xuân Hoàng rất quảng giao, mặc dù anh luôn than là ít bạn. Cũng vì vậy mà các bạn thân đặt tên cho anh là Nguyễn Đông Hoàng. Và khi biết bạn mình ngã bệnh, đã có rất nhiều học trò cũ và bằng hữu đến thăm và cả viết về Nguyễn-Xuân Hoàng, một số bài đã được Phùng Nguyễn cho phổ biến trên Da Màu trong nhiều tuần lễ, số trang viết ấy đủ cho chiều dày của một cuốn sách.
 
Từ ngày Trịnh Y Thư báo tin cho biết căn bệnh của Nguyễn-Xuân Hoàng, vậy mà cũng đã gần 12 tháng. Các tin tức về sức khoẻ và bệnh tình của Hoàng tôi được biết hoặc trực tiếp từ Nguyễn-Xuân Hoàng hoặc qua hai người bạn Phùng Nguyễn và Trịnh Y Thư.
 
Trước đó, cũng khoảng 3 năm, Nguyễn-Xuân Hoàng thường kêu đau lưng, đối với người bệnh ở lứa tuổi ngoài 70 như Hoàng thì một chẩn đoán thông thường của bác sĩ gia đình là đau lưng do “thoái hoá cột sống”. Tới một giai đoạn đau nhiều hơn, bác sĩ cho chụp lại hình quang tuyến cột sống, cũng vẫn với chẩn đoán như trên. Nhưng vì lần này bác sĩ quang tuyến thấy có những đốm trắng như miểng kim loại quanh cột sống nên đã hỏi là Hoàng có bị thương do miểng đạn ngoài chiến trận khi còn ở Việt Nam hay không, Hoàng xác nhận là không.
 
Tới một giai đoạn mà các thuốc chống viêm giảm đau kể cả opiates cũng không còn mấy hiệu quả thì Hoàng được gửi vào một bệnh viện, để qua một loạt các thử nghiệm và cuối cùng với chẩn đoán là Hoàng bị một căn bệnh khá hiếm: sarcoma ở sống lưng; sarcoma là loại bướu ung thư mô liên kết/ connective tissue như xương, sụn, mô mỡ, bắp thịt, mạch máu…
 
Có lẽ đây là một chẩn đoán “không sớm” nếu không muốn nói là khá trễ, và cũng từ đây Hoàng được chuyển sang một bệnh viện chuyên khoa thuộc Đại học Stanford. Không được tiếp cận với hồ sơ bệnh lý của Hoàng, nhưng được biết Hoàng cũng đã trải qua các giai đoạn trị liệu như hoá trị / chemotherapy, xạ trị/ radiation therapy và nhưng hình như Hoàng không còn ở giai đoạn sớm để được điều trị phẫu thuật/ surgery. Nguyễn-Xuân Hoàng rất can đảm đi hết “đoạn đường chiến binh” đã đi tới bước cuối cùng của các phương thức điều trị, dĩ nhiên với không ít những chịu đựng do các tác dụng phụ/ side-effects.
 
Trong suốt thời gian ngã bệnh, và cả mới đây thôi, trong giai đoạn 6 tuần được chuyển sang khu phục hồi của bệnh viện, Nguyễn-Xuân Hoàng vẫn không ngừng làm việc với laptop và cell phone. Hoàng không chỉ lo cho tờ báo Việt Tribune vẫn ra hàng tuần, báo chí đã như một cái nghiệp và cũng là nguồn sinh kế của gia đình. Cũng trong giai đoạn này, Nguyễn-Xuân Hoàng còn phối hợp với Đinh Quang Anh Thái báo Người Việt trong việc hiệu đính và layout hai cuốn sách: Người Đi Trên Mây [đã đăng hết từng kỳ trên nhật báo Người Việt], Bụi và Rác [đang đăng tới kỳ thứ 100 cũng trên Người Việt]. Cũng từ trong bệnh viện, chính Hoàng là người quyết định chọn bài viết của Nguyên Sa và Phạm Công Thiện cho phần trích dẫn bìa lưng của hai cuốn sách.
 
 
 
Mẫu bìa 2 cuốn sách xuất bản sau cùng của Nguyễn-Xuân Hoàng
 
Khi tìm hình tác giả NXH cho bìa lưng, Hoàng đã chọn tấm hình đang cầm điếu thuốc hút, có lẽ nơi một góc phố nào đó trên “con đường báo chí” Phạm Ngũ Lão khoảng năm 1980, và cũng do “méo mó nghề nghiệp” tôi bảo đùa là đó là một chọn lựa không đúng / potitically incorrect, tạo gương xấu cho đám trẻ sẽ bắt chước hút thuốc để được trở thành nhà văn nổi tiếng như Nguyễn-Xuân Hoàng. Hoàng thì không xem đó là câu nói đùa nên đã trả lời rất nghiêm túc rằng đó là bức hình thời còn trẻ mà Hoàng rất thích, và thời tuổi trẻ ấy ai mà không hút thuốc, và nó cũng rất phù hợp với bối cảnh của cuốn sách. Mặc dầu được Hoàng eMail “mình giao phó hết cho NT Vinh quyết định thay NX Hoàng” nhưng thực ra mọi sự đều làm theo ý Nguyễn-Xuân Hoàng. Tôi nhắc nhở Đinh Quang Anh Thái là Nguyễn-Xuân Hoàng còn nguyên sự minh mẫn nên mọi chuyện liên quan tới hai cuốn sách nên hỏi thẳng anh Hoàng. Không làm thay những gì người bệnh vẫn còn làm được, đây là cũng là nguyên tắc tôi học được trong ngành y khoa phục hồi; và phương cách cách điều trị occupational therapy hay nhất là làm cho Hoàng luôn luôn bận rộn. Và cả trên giường bệnh Nguyễn-Xuân Hoàng cũng đã vui với sự bận rộn ấy. Hoàng còn cho biết là sau khi đăng hết Bụi và Rác, Hoàng sẽ viết tiếp bộ trường thiên Trilogy, Tome III sẽ có một tên sách rất ngắn gọn một chữ là “Lửa” cảm xúc từ những cơn bão lửa cháy rừng của bang California và rồi cũng sẽ cho đăng tiếp từng kỳ trên nhật báo Người Việt.
 
 
 Nguyễn-Xuân Hoàng ở một góc phố Sài Gòn?
 
Riêng tôi và các bạn của Hoàng không dấu được niềm vui khi biết bạn mình, giữa những cơn đau hành hạ của bạo bệnh mà vẫn cứ nuôi dưỡng những dự định cùng hướng về tương lai.
 
Trong suốt gần một năm trời, Nguyễn-Xuân Hoàng ra vào bệnh viện Stanford gần như thường xuyên, khi dài ngày khi ngắn hạn. Niềm đau ung thư là nỗi thống khổ ròng rã nhất của người bệnh Nguyễn-Xuân Hoàng.
 
* Sáng ngày 1 tháng 6, 2014 Nguyễn-Xuân Hoàng từ nhà phone cho tôi, nói một vài câu rất ngắn và rất yếu: “Vinh ơi, mình đau quá và chỉ muốn chết”. Lúc đó, bỗng thoáng hiện trong đầu óc tôi một thuật ngữ y khoa euthanasia / painless death với Jack Kevorkian, phương pháp giúp người bệnh nan y quá đau đớn được chết yên thấm. Kervorkian được báo chính mệnh danh là Doctor Death thì đã bị kết án tội sát nhân bậc hai / second degree murder, phải ngồi tù 8 năm trước khi được tại ngoại. Physician-***isted suicide cho đến nay vẫn bị coi là phạm pháp. Chọn lựa một cách chết ra sao là do quan niệm và niềm tin của mỗi người. Và rồi tôi cũng chỉ có thể khuyên Hoàng là nên vào lại Stanford để được chăm sóc điều trị giảm đau. Cùng ngày, chiều hôm đó chị Trương Gia Vy đưa Hoàng vào bệnh viện. Khi phone thăm, Hoàng cho biết đã phần nào bớt đau nhưng lúc nào cũng chỉ muốn được về nhà.
 
Rồi cũng buổi tối hôm đó, qua internet tôi gửi cho Nguyễn-Xuân Hoàng bài điểm sách mới của anh Dohamide về cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng, từ nhiều năm tôi thì vẫn gửi bài viết cho Việt Tribune của Nguyễn-Xuân Hoàng, và không ngờ rất mau chóng, Hoàng eMail ngay cho tôi:
 
Cám ơn Ngô Thế Vinh, mình xin phép Vinh cho đăng trên VOA và Việt Tribune. Việt Tribune thì không có vấn đề gì nhưng bên VOA thì bài chưa đăng ở đâu hay chưa post ở đâu mới được. Vinh cho mình biết trước khi mình gửi cho VOA nhé.” Nxh Sent from my iPhone. Tôi trả lời ngay là bài non-exclusive, đã được Phùng Nguyễn mới post trên Da màu và anh Nguyên Giác Phan Tấn Hải đăng trên Việt Báo. Hoàng hồi âm: “Tiếc quá! Vậy thì mình chỉ có thể đi bài trên Việt Tribune thôi.”  (Nxh Sent from my iPhone)
 
Để rồi tôi cũng được biết thêm một điều là trong bấy lâu, không phải chỉ có tờ tuần báo Việt Tribune đều đặn ra hàng tuần, Nguyễn-Xuân Hoàng vẫn còn duy trì cả sinh hoạt Blog’s NXH trên VOA.
 
* Sáng ngày 7 tháng 6, 2014 Hoàng phone cho tôi và Phùng Nguyễn báo tin: toán bác sĩ điều trị Stanford đã gặp chị Vy và các con Hoàng, báo tin cho biết họ đã “give up” không có thể làm thêm gì được nữa và sẽ cho Hoàng xuất viện về nhà. Hoàng nói: “Mình biết sẽ phải như vậy, nhưng Vy thì khóc quá”. Không khóc sao được khi biết người bạn đời của mình đang gian nan trên dốc tử sinh và cạn dần sự sống từng ngày. Và bạn bè ai cũng biết là sức khoẻ của chị Vy bấy lâu cũng không khá gì, bị suy thận mãn tính ESRD / End Stage Renal Disease từ nhiều năm, chị vẫn phải tự làm công việc lọc máu qua màng ruột / peritoneal dialysis tại nhà mỗi đêm thay vì tuần ba lần tới lọc máu tại các trung tâm thận nhân tạo / hemodialysis.
 
* Phan Nhật Nam thì nghĩ rằng tôi chưa được biết tin, nên buổi tối đã khá khuya, Nam phone báo tin cho biết tình trạng ở giai đoạn cuối của Nguyễn-Xuân Hoàng, khi toán bác sĩ ở Stanford quyết định cho xuất viện. Tôi hiểu rằng thay vì chuyển tới khu hospice chăm sóc người bệnh cận tử, Hoàng đã chọn về nhà, sống với gia đình bao giờ cũng dễ chịu hơn.
 
*Sáng ngày 10 tháng 6, 2014 tôi gọi thăm Hoàng qua cell phone, và được biết Hoàng đang trên xe với chị Vy đi vào Stanford. Tôi khựng lại và hỏi Hoàng là họ lại có quyết định điều trị tiếp hay sao, thì Hoàng nói không, chỉ vào bệnh viện cho mấy buổi “xạ trị giảm đau / palliative radiation”. Tôi hiểu rằng đây chỉ là bước “điều trị xoa dịu / palliative treatment” cho người bệnh nan y. Cho dù không thể chữa khỏi nhưng “điều trị xoa dịu” với ứng dụng kỹ thuật cao / high tech, có khả năng giúp người bệnh sống những ngày tháng ngắn ngủi còn lại với phẩm giá, làm sao cho bớt đau đớn và cả phần nào thanh thản cho tới phút lâm chung.
 
* Sáng ngày 12 tháng 6, 2014 phone thăm bạn, Hoàng cho biết sau 5 vòng xạ trị, đã bớt đau và buổi tối thì ngủ được. Như từ bao giờ, tôi vẫn tránh tối đa những câu hỏi về bệnh tình của Hoàng – điều sẽ làm cho người bệnh rất mệt, hai người bạn chỉ lãng đãng nói chuyện văn chương, nói về Nxb Đêm Trắng và nhóm Tiểu Thuyết Mới. Nouveau Roman là một khuynh hướng văn học có khởi đầu từ Pháp vào giữa thập niên 1950’s với các tên tuổi như Alain Roble-Grillet, Nathalie Sarraute, Michel Butor, Claude Simon. Theo Nguyễn-Xuân Hoàng, thì ý kiến khởi đầu lập Nxb Đêm Trắng là từ Huỳnh Phan Anh, để chỉ xuất bản các sáng tác của nhóm. Nhóm 6 người ấy đa số xuất thân nhà giáo, trừ Nguyễn Đình Toàn và Nguyễn Quốc Trụ.
 
Từ 1954, trong vòng 20 năm của Miền Nam, các phong trào văn học được tự do nở rộ. Tự Lực Văn Đoàn tiếp nối với Văn Hoá Ngày Nay của Nhất Linh, Nhóm Sáng Tạo của Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền phủ nhận nền văn học tiền chiến với nỗ lực làm mới văn chương, rồi tới nhóm tự nhận là Tiểu Thuyết Mới nhưng theo Nguyễn-Xuân Hoàng thì Hoàng Ngọc Biên tuy không trong nhóm Đêm Trắng nhưng chính Biên mới thực sự là người khởi đầu nghiên cứu về phong trào Nouveau Roman của Pháp, dịch một số tác phẩm của Alain Roble-Grillet và cũng thể hiện quan niệm tiểu thuyết mới ấy qua tập truyện Đêm Ngủ ở Tỉnh do Cảo Thơm xuất bản, Saigon, 1970. Cũng theo Hoàng Ngọc Biên, thì ngoài danh xưng, những năm trước 1975 thực sự đã không có một phong trào Tiểu Thuyết Mới tại Sài Gòn.
 
 
 Hoàng Ngọc Biên & Ngô Thế Vinh
 
* Kỹ thuật y khoa ngày nay thì có thể đã tiến xa, nhưng quan niệm thì không mới; vì từ xa xưa người sinh viên khi mới vào học trường y đã được dậy dỗ đức khiêm cung trong y thuật: "chữa khỏi đôi khi; xoa dịu thường xuyên; và luôn luôn an ủi / La médecine c’est guérir parfois, soulager souvent, consoler toujours." Ambroise Paré, bác sĩ phẫu thuật Pháp thế kỷ 16 đã là người đầu tiên nhắc tới câu nói ấy nhưng nguồn gốc thì có lẽ đã có từ một nền y khoa cổ đại xa xưa hơn rất nhiều. Bản thân người viết, cũng hơn 45 năm đã và đang hành nghề y khoa với những hoàn cảnh khác nhau trong cũng như ngoài nước, thì với cái chết của mỗi người bệnh, cho dù đã biết trước, thì cảm giác vẫn hụt hẫng như một phần mất mát của cuộc sống.
 
Sự mất mát ấy càng thấm thía hơn khi đó là chính là mấy người bạn thân của mình. Phải chứng kiến một Nghiêu Đề, người bạn tấm cám với những cơn đau ung thư tuỵ tạng vật vã đến xanh xao; một Cao Xuân Huy Tháng Ba Gẫy Súng can trường ngần ấy cũng đã oằn người vì những cơn đau di căn từ ung thư mắt hành hạ. Nay tới một Nguyễn-Xuân Hoàng cũng đang khắc khoải với những trận đau bướng bỉnh và rất quái quỷ như vậy. Cũng để thấy cái bể khổ của sinh lão bệnh tử và nhận ra rằng khả năng y khoa hiện nay còn giới hạn tới dường nào. Bể khổ thì mênh mông, nhìn lại chẳng thấy đâu là bờ. Cảm xúc đọc lại mấy câu thơ của Vô Ngã Phạm Khắc Hàm, không phải Nguyễn-Xuân Hoàng mà chính tôi cũng tìm được nguồn an ủi.
 
Ta tụng ngàn năm Quán Thế Âm, 
Chúng sinh ta khóc nỗi mê lầm 
Ngàn năm quỳnh nở trong đêm vắng 
Rung động ba ngàn cõi viễn thâm.
… Người thích câu rùa đọc Lạc thư 
Vớt con cá nhỏ thấy chân như 
Ta nâng trang sách nghìn thu đọng 
Trời đất rưng rưng giữa mịt mù
… Từ đấy ngàn năm vách lắng tai 
Lời kinh vi diệu thấm linh đài 
Tình thương từng giọt rơi trên đá…
 
Buổi trưa hôm ấy, trong giờ lunch break bên ngoài bệnh viện, tôi và ba bác sĩ khác: một gốc Do Thái, một Trung Đông, một Ấn Độ ăn trường chay, bốn người ngồi chung bàn với nhau, nhân sau cái chết mới mẻ của một đồng nghiệp bị ung thư với những ngày cuối cùng thống khổ ra sao, họ bàn là liệu nếu có thể lựa chọn cho mình một cách chết. Ba khả năng thông thường nhất đưa tới cái chết ở thời đại hiện nay: cơn truỵ tim chết ngay, cơn tai biến mạch máu não có thể đưa tới tàn phế, và căn bệnh ung thư ác tính… và mọi người đã có cùng một chọn lựa cho một cái chết nhanh nhất là bệnh tim. Và rồi cũng trong ngẫu hứng, trưa hôm đó họ đã order các món ăn không thiếu chất mỡ động vật và dĩ nhiên là không theo tiêu chuẩn của dinh dưỡng của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ.

Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình, ngoại trừ thứ tự do chọn lựa rất bạo động là tự sát cũng thường thấy ở các nhà văn như: Ernest Hemingway Ngư Ông và Biển Cả bằng súng (1961), Yukio Mishima Đền Vàng bằng gươm (1970), Yasunari Kawabata Ngàn Cánh Hạc bằng hơi ngạt (1972), Nhất Linh Đoạn Tuyệt bằng thạch tín, Tam Ích Nghệ Thuật và Nhân Sinh treo cổ (1972)…
 
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh. Mark Twain thì bao giờ cũng với một cái nhìn rất nhẹ nhàng về cái chết: “A man who lives fully is prepared to die at any time.” Và rồi ra, đến một lúc nào đó, ở một nơi nào đó chắc Nguyễn-Xuân Hoàng cũng sẽ ngoảnh lại rồi mỉm cười mà nhắn với bằng hữu rằng: “Tường thuật về cái chết của tôi có phần quá đáng/ The report of my death was an exaggeration" ( Mark Twain).
 
Vẫn cứ chúc Bạn Ta những ngày tháng còn lại an lành.
 
NGÔ THẾ VINH
Long Beach 15/06/2014


http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/van-nghe/nguyen-xuan-hoang-tren-con-doc-tu-sinh.html








Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 19/Jun/2014 lúc 9:37pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.227 seconds.