Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2018 lúc 10:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2018 lúc 9:02am



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Jul/2018 lúc 9:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jul/2018 lúc 6:55am

Một Quãng Đời Của Ba Tôi


      Bây giờ thì ba tôi đã già lắm rồi, tóc và râu của ba bạc trắng, đi đứng có phần khó khăn vì ba vừa bị đau lưng, vừa bị thấp khớp. Tôi vẫn luôn nhớ đến hình ảnh oai phong ngày xưa của ba tôi. Dáng người tầm thước, ba tôi có vẻ thư sinh của "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa", gương mặt ba tôi có nét kiên nghị, cặp môi hơi dầy, mà người xưa hay nói là cái miệng đa tình. Ba tôi không đẹp trai lắm nhưng có lẽ vì đôi môi đa tình này mà ba tôi có cách nói chuyện quyến rũ. Từ lúc tôi hiểu biết một chút là tôi đã biết ba có lắm người phụ nữ khác ngoài má của tôi.
 
 
      Năm 1954, khi Pháp rút về nước thì ba má tôi cũng dời về quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Lý do là ba tôi mua lại đồn điền cao su Caillard, gần Lai Khê của thằng Tây. Thằng Tây này lo về Pháp cho lẹ nên nó bán lại đồn điền cao su với giá rất rẻ. Ba má tôi còn có một tiệm vải và một tiệm bán tạp hóa ở nhà lồng chợ Bến Cát. Ba tôi chỉ lo việc nước, và nếu có giờ rảnh ba tôi để dành thời gian chăm sóc những phụ nữ đẹp và biết nhõng nhẽo, bỏ mặc việc đồn điền, việc buôn bán, việc nhà, chăm sóc con cái cho má tôi. Ngoài việc giỏi tiếng Pháp ra, ba tôi còn biết tiếng Tàu, tiếng Nhật và tiếng Anh nữa. Trong khi má tôi, chữ quốc ngữ má đọc còn chưa rành.
 
      Tôi không hiểu những người phụ nữ này có tình cảm với ba tôi vì cái gì, vì ba tôi có tiền, hay vì ba tôi ăn nói ngọt ngào. Có lẽ cả hai. Tôi còn nhớ ba tôi gửi tiền ở Pháp Á ngân hàng. Ngân hàng này nằm ở góc đường Hàm Nghi, Chợ Cũ Sài Gòn. Mỗi tháng ngân hàng gửi bảng quyết toán về bằng tiếng Pháp, chỉ có ba tôi coi là hiểu thôi, má tôi dĩ nhiên không hiểu gì hết. Cho nên nhiều khi ba tôi xài bao nhiêu tiền, tiền còn, tiền hết, má tôi cũng không biết. Với tính phục tùng chồng cố hữu của má tôi nói riêng và của hầu hết người phụ nữ Việt Nam thời đó, má luôn tôn trọng những quyết định của ba. Má tôi không dám hé môi đòi ba gửi tiền ở một ngân hàng Việt Nam để má dễ theo dõi tài chánh gia đình hơn. Cho dù ba tôi xài tiền như thế, nhưng cuộc sống gia đình cũng sung túc, no đủ, ba tôi không để má tôi và các con của ông phải sống trong thiếu thốn, khó khăn về tiền bạc.
 
      Ngày má tôi đi sinh tôi ở nhà bảo sanh quận Bến Cát, ba tôi vắng nhà. Nhà bảo sanh quận Bến Cát rất nhỏ, chỉ có cô mụ Huỳnh Thị Trọng đỡ đẻ cho má tôi, chứ không có bác sĩ sản khoa. Không có ba tôi chăm sóc, nhưng cũng may mắn là má tôi được mẹ tròn con vuông, và tôi cất tiếng khóc chào đời vắng mặt người cha. Ba tôi có hai chiếc xe hơi nhà, một chiếc của Pháp hiệu Peugeot, mà ngày xưa ba tôi đọc là Bờ Rô, chiếc kia lại của Ăng Lê, cái hiệu rất lạ ít ai có, đó là hiệu Thames, ba tôi đọc là Ta Mi. Sau này tôi biết Thames là tên con sông ở nước Anh. Tôi còn nhớ một số xe của ba tôi hồi đó là NCD 419. Xe cam nhông để chở mủ cao su xuống Sài Gòn bán cho hãng Michelin thì ba tôi có trên chục chiếc. Ngoài ra ba tôi còn có xe cam nhông nết dành riêng chở công nhân đi cạo m. Lúc đó, ba tôi lái xe hơi nhà đưa một cô bạn gái đi chơi Huế và Đà Lạt. Má tôi không dám đặt tên cho tôi, đợi ba tôi về để ba chọn tên. Ba tôi kể lại là lúc ba làm khai sanh cho tôi, vội quá ba quên chữ lót “thị” trong tên tôi, do đó, tên tôi giống như là tên con trai.
 
Khi tôi bập bẹ biết nói, mỗi khi tôi ra tiệm vải của má tôi là những bạn hàng của má hay hỏi tôi:
 
- Má mầy tên gì?
 
Rồi họ dạy tôi trả lời:
 
- Má con tên Năm Dền.
 
      Năm Dền là tên người phụ nữ mà ba tôi có tình ý với bà ta. Mỗi lần nghe tôi trả lời như vậy là cả đám người phá ra cười. Má tôi cũng cười theo. Khi tôi khoảng 5 hay 6 tuổi gì đó, thỉnh thoảng vào buổi chiều ba hay dắt tôi đi đến nhà cô Năm Dền. Nhà cô ta cách nhà tôi một con đường. Nhà cô Năm rất đẹp và rất sạch sẽ. Lần nào ba tôi tới, cô Năm cũng làm món này món kia cho ba tôi ăn và uống bia 33. Cô Năm biết ba tôi thích ăn bánh tráng cuốn cho nên cô Năm hay làm món lỗ tai heo ngâm dấm cuốn bánh tráng chấm mắm nêm. Má tôi không khi nào làm món này cả. Bia thì cô Năm mua sẵn cả kết cho ba tôi. Cô Năm mua bia 33 chai nhỏ, chứ không như má tôi lại mua bia con cọp. Bia con cọp chai lớn hơn chai 33 và rẻ tiền hơn. Ba tôi thích bia 33 nhưng có lẽ má tôi hà tiện tiền cho nên chỉ mua bia con cọp cho ba uống thôi. Sau khi tôi ăn no, là cô Năm cho tôi một đồng đi mua kẹo. Vậy là tôi hớn hở cầm một đồng chạy ra tiệm kẹo bánh của ông ba Tàu mua kẹo dừa ăn. Một đồng mua được mười cục kẹo dừa. Ông ba Tàu này làm kẹo dừa tại nhà. Hồi nhỏ được ăn kẹo dừa là cảm thấy ngon làm sao là ngon. Sau khi mua kẹo xong là tôi lại đi bộ lang thang về nhà, bỏ quên ba tôi ở lại nhà cô Năm Dền đến tối ba tôi mới về. Tôi không hiểu sao ba tôi lại không dẫn anh em nào của tôi đi với ba mà ba chỉ hay dắt tôi theo. Cô Năm Dền lại đối xử với tôi rất tốt, hay cho tôi tiền, không nhiều, mỗi lần cô cho chỉ có một đồng thôi. Khi thì cô Năm cho tôi món đồ chơi này, khi thì món khác. Có khi cô mua cho tôi những chiếc nhẫn hay vòng đeo tay, dây chuyền bằng vàng giả loại người ta bán cho con nít. Má tôi biết cô Năm Dền cho tôi quà, má cũng không nói gì, hay có lẽ lúc đó tôi còn nhỏ quá cho nên không biết được nỗi buồn mà má tôi đang mang chăng?
 
      Không một mối tình nào đến với ba dài lâu. Chỉ qua một thời gian là tôi lại thấy ba có một bóng hồng mới. Với cô Năm Dền cũng vậy, tôi không biết là ba tôi xa cô từ lúc nào. Nhưng cho dù ba có đa tình cách mấy, cũng không bao giờ ba đưa bà nào về nhà. Đi dự tiệc tùng hay giỗ Tết họ hàng nội ngoại gì gì, ba cũng đi chung với má. Biết má tôi thích cải lương nên khi gánh cải lương nào có tuồng mới là ba sắp xếp lái xe đưa má tôi về Sài Gòn coi. Bến Cát cách xa Sài Gòn 52 cây số, nên ba tôi chỉ liệu giờ đến rạp hát vừa đúng giờ trình diễn. Vì thế những vé tốt không còn nữa, lần nào ba cũng mua vé chợ đen ngồi sát sân khấu cho má tôi tha hồ ngắm đào kép. Ba tôi không thích cải lương, ba chỉ thích nhảy đầm và nhạc Pháp. Như vậy đủ thấy ba chiều má tôi đến chừng nào. Mỗi khi vãn tuồng, ba hay chở má tôi vào Chợ Cũ ăn cơm thố, hay ra Chợ Lớn ăn mì xào dòn, cháo thập cẩm, là những món mà má thích.
 
Khi lớn lên một chút, tôi mới biết là má tôi cũng ghen và đau khổ khủng khiếp. Có những lúc má tôi cố gắng chịu đựng, nhưng có những lúc má tôi cũng gây g với ba. Có lần ba tôi chở má từ Bến Cát đi Bình Dương, chỉ mới ra khỏi nhà chẳng bao lâu, xe ba tôi đã quay về vì má tôi giận ba rồi lúc xe đang chạy, má tôi mở cửa nhảy xuống đường. Cũng may là ba chạy chậm và ba thắng lại kịp. Sau đó, má bỏ vào phòng và khóc thật nhiều.
 
Khi Mỹ xây dựng căn cứ Lai Khê, Mỹ cũng muốn phát quang những đồn điền gần đó. Do đó, họ đã trả tiền bồi thường về việc phát quang đồn điền cao su Caillard cho ba tôi và ba tôi phải đốn hết những cây cao su trong đồn điền của mình. Lúc đó ba tôi mướn thợ cưa xẻ cây rồi bán lại cho những lái buôn củi. Họ đem xe cam nhông đến mua. Lần này thì ba tôi lại quen một cô tên Tảo. Có lẽ ba tôi cũng thuộc thành phần dại gái hay sao, mà mỗi ngày ba tôi biếu cô ta vài xe cam nhông đầy củi, không hề tính tiền. Chuyện này má tôi có ghi vào nhật ký của má: "Ngày hôm nay Cha cho Tảo 3 xe củi. Trời ơi!” Chữ viết của má nguệch ngoạc, nhưng cũng đã chứa đựng nỗi đau đớn tận tâm can của má tôi lúc đó. Chỉ một thời gian là ba tôi lại không còn qua lại với cô Tảo này nữa. Má tôi cứ hay than phiền, không biết ba tôi có con rơi con rớt nào không nữa.
 
      Má vẫn hay lo là nếu lỡ má chết đi thì không ai chăm sóc cho ba tôi. Nhưng sau khi má qua đời được non một tháng, ba tôi lại quen với chị Năm thằng Tiền. Tôi không biết cô này tên gì nhưng nghe mọi người trong nhà gọi là chị Năm thằng Tiền thì tôi biết vậy. Thời gian này, ba tôi không ngủ ở nhà, mà ngủ ở nhà chị Năm. Lúc đó ba tôi lại đem chiếc máy băng nhạc Akai đến nhà chị Năm để ba nghe nhac. Đây là loại máy với cái băng nhạc lớn, chứ không phải là loại nhỏ hay băng c***ette như bây giờ. Ba tôi quý máy Akai này lắm, ngoài ba tôi, không ai được đụng vào. Vậy mà bây giờ ba đem đến nhà chị Năm, làm tôi cảm thấy tổn thương.
 
Tôi than phiền với ông anh:
 
- Anh Sáu à, Cậu làm vậy hổng được đâu. Má mới chết mà. Em đuổi cái con mẹ này đó nha.
 
Anh Sáu quay lại nạt tôi:
 
- Cậu muốn làm gì thì ổng làm. Tao cấm mày nói này nói nọ. Con nít biết gì mà nói chứ. Lo học hành đi.
 
Tôi ấm ức trong lòng nhưng không dám trả lời lại và cũng không dám làm gì cả. Một thời gian sau, người anh thứ Mười của tôi hay tin, anh Mười lên nhà chị Năm thằng Tiền lúc ba tôi không có ở đó và đuổi chị em cô ta rời khỏi quận Bến Cát.
 
 
      Ba tôi rời bỏ quận lỵ Bến Cát về Sài Gòn theo công vụ. Bẵng đi một thời gian khá lâu, tôi không thấy ba có bà nào. Những lúc ở nhà, ba hay gọi cậu bảy Quý là Thiếu úy phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, kế bên nhà qua nhậu và nói chuyện. Lúc đó tôi bắt đầu học lớp 6 trường Trưng Vương. Những ngày tôi đi học, phong trào chị em hộc bàn nở rộ. Tôi có người chị hộc bàn học lớp 10. Tôi học buổi chiều, và chị học buổi sáng. Mỗi buổi chiều tôi vào lớp là thấy tờ thư xếp lại nhét trong hộc bàn của tôi. Sau khi đọc xong, tôi viết thư trả lời và nhét vào hộc bàn lại cho chị. Thế là hai chị em quen nhau. Tôi rất thương chị và cảm nhận từ chị một tình cảm ngọt ngào của một người mẹ mà đã lâu rồi tôi không có. Những thời gian rảnh hay có hội hè trong trường, chị hay đến tìm tôi, đưa tôi đi ăn đậu đỏ bánh lọt trước cổng trường. Sau đó, chị hay đến nhà tôi thăm viếng. Ba tôi lúc nào cũng niềm nở với chị, ba hay đưa chúng tôi đi ăn kem, mua sách, coi ca nhạc. Rồi dần dần những cuộc thăm viếng thường xuyên hơn, và những buổi đi chơi không có tôi nữa. Cho đến một hôm ba gọi tôi lại và nói là tôi có muốn chị thay mẹ chăm sóc cho tôi không. Tôi rất vui vì tôi rất thương chị. Nhưng lúc đó ba tôi bị áp lực rất nhiều của họ hàng. Cả về phía gia đình chị cũng phản đối tình cảm của ba và chị. Có lẽ lần này ba tôi thật lòng với chị cho nên ba quyết định công khai tình cảm của hai người và muốn làm đám cưới với chị. Chị khóc nhiều lắm bởi sự ngăn trở của mối tình, có lần tôi nói với chị:
 
- Chị ơi, chị đừng buồn, em sẽ gọi chị là mẹ, được hông chị?
 
      Vượt qua bao nhiêu ngàn khó khăn, cuối cùng chị và ba tôi đã sống chung với nhau cho đến hôm nay. Bây giờ ba tôi đã già lắm rồi, không còn trẻ trung như những tháng ngày đầu tiên quen chị. Tôi cũng không hiểu sao từ ngày ba cưới chị đến nay, ba tôi không còn lăng nhăng với những người phụ nữ nào khác hết. Má tôi rất giỏi, đẹp và hiền mà trái tim ba dành cho má không trọn vẹn bao gi. Có lẽ má không hiểu ba như ý ba muốn. Hay có lẽ chị đồng cảm với ba ở điểm nào đó mà chỉ có ba mới biết được.
 
      Chị và ba rất hạnh phúc bên nhau. Chị cũng cho ra đời những đứa con kháu khỉnh cho ba, mà lần nào chị đi sinh cũng có ba bên cạnh, ba không bỏ nhà đi chơi như lần tôi ra đời. Những đứa em của tôi tuy khác mẹ, nhưng chúng tôi rất thương yêu nhau. Có lẽ vì chị thương chúng tôi thật lòng cho nên tôi không hề có ý nghĩ chị là mẹ kế dù chỉ là thoáng qua.
 
      Xin cám ơn mẹ, cám ơn cuộc đời đã đem mẹ đến với ba, cám ơn mẹ đã cho ba cuộc sống bình an và hạnh phúc. Con cũng xin cám ơn mẹ đã đem tình thương yêu của mẹ dành cho con. Mẹ đã chăm sóc cho con những khi con đau ốm, mẹ cũng đã nuôi dạy con nên người. Con muốn nói với mẹ là: "Con rất yêu mẹ, con yêu mẹ lắm, mẹ có biết không hả mẹ của con ơi?"
 
      Tôi biết má tôi nơi chín suối chắc cũng không giận tôi vì tôi yêu mẹ, má cũng không giận ba tôi, vì dù sao chị cũng đã thay má chăm lo cho ba. Bởi vì má đã từng lo lắng là nếu má qua đời trước ba, má sợ sẽ không ai lo cho ba hết. Từ ngày có chị thay má, chắc má tôi cũng đã yên tâm phần nào. Có phải vậy không má ơi?
 
 
Thanh Huyền
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jul/2018 lúc 7:15am

 Canh Chua Cá Bông Lau, Bông Sua Đủa

---

- Cái tuổi thất tuần “ ba cao hai thấp”, khó ai tránh khỏi.

- Cái gì cao? Cái gì thấp hả ông Hai?

- Thì cao máu, cao mở, cao đường”.

- Còn thấp?

   - Phong thấp và thấp khớp!” Ha! Ha! ha!

   Ông cười ha hả. Cái miệng móm sọm, trông vừa buồn cười vừa dễ thương. Ở tuổi 70 mà ông khỏe như thanh niên trai tráng. Tánh tình vui tươi, cởi mở như trẻ con.

   Ông Hai làm vườn cho Hạnh được mấy tháng nay. Ông làm giỏi, có lương tâm, tín cẩn, lại tính giá rẻ.

   Hạnh rất vừa ý về ông nên đề nghị:

- Ông Hai có muốn làm thêm việc để kiếm thêm ít tiền không?

- Mèn ơi, được “dậy” tui “dui” lắm chớ!

2515%201%20Truyen%20ngan%20Canh%20ChuaCaBongLauNCaliST

   Thấy ông Hai lớn tuổi hơn cả cha mẹ mình nên Hạnh cũng thấy ngại mở lời nhờ ông lau chùi mấy cái nhà tắm cầu tiêu, nên nhờ ông xã nói hộ. Chồng Hạnh lưỡng lự hoài không dám “sai” ông Hai bèn nghĩ đến đứa con gái nhanh nhẩu nhất trong nhà, con bé nó đâu có biết ngại. Hạnh nháy mắt ra hiệu con bé.

- Ông Hai ơi ông Hai.

   Con bé réo ông Hai đang tưới cây ngoài sau vườn.

- Ơi, cái “dì” “dậy” hả cháu?

- Má con nhờ ông chùi giùm mấy cái....gì đó, ông nói chuyện với mẹ con nè.

   Con Linda vừa nói, mắt vẫn không rời cái máy chơi game.

- Ờ, ờ, ông “dô” liền.

   Ông kéo tay áo thun quẹt mồ hôi trán, vuốt vuốt cái miệng móm lưa thưa mấy chòm râu lún phún.

- Cái nào đâu cô chủ?

   Hạnh chỉ ông ba cái nhà tắm phải làm. Ông vừa chăm chú nghe vừa gục gặc rồi lại lắc đầu, có vẻ đăm chiêu.

   Ông Hai lúc nào cũng sốt sắng với việc làm, bất cứ nhờ điều gì ông đều không nệ hà. Hạnh nghĩ có lẽ vì ông chỉ quen làm việc ngoài vườn nên ngại không muốn vào trong nhà.

   Thấy ông Tư có vẻ ngập ngừng như muốn nói điều gì, Hạnh bèn trấn an ông trước:

- Bác đừng ngại chuyện vào nhà. Nhà cháu như nhà bác vậy mà.

- Dạ, tui đâu có ngại, chỉ sợ hổng biết làm, làm dơ thêm cái nhà tắm của cô thôi. Cô chủ nói “dậy” thì tui thử nhen, miễn là cô chỉ cho tui.

   Hạnh xăng tay áo vừa làm vừa chỉ ông Hai cách sử dụng từng loại thuốc.

- Tưởng chuyện “dì” khó chứ mấy thứ nầy dễ ợt, tui làm cái một, cô chủ coi nè.

   Ông già lui cui làm việc, nhưng nét mặt buồn xo khác hẳn với bản chất của ông, lúc nào cũng vui tươi, vô tư như đứa trẻ. Hạnh len lén nhìn qua cái cửa hé mở, ái náy trong lòng nghĩ là ông buồn vì tủi thân đã già rồi mà phải đi chùi nhà tắm cầu tiêu. Thấy hối hận trong lòng Hạnh đến kéo tay ông không cho làm tiếp nữa rồi thưa:

- Xin lỗi bác, cháu đâu có ý định làm bác buồn, thôi bác để cháu lau cho. Bác ra làm vườn tiếp đi.

   Ông Hai chưng hửng, trố mắt nhìn Hạnh, ngạc nhiên cái thái độ lạ lùng của Hạnh, vừa biểu làm, rồi lại biểu thôi.

- Ủa, sao “dậy” hả cô chủ? Bộ tui làm “dì” “chật” hả cô chủ?

- Sao mà mặt bác lại buồn xo như đưa đám vậy?

   Ông Hai nhìn Hạnh dò xét, thấy Hạnh có vẻ chân thành, mới trả lời:

- Nào nói thiệt với cô, cái chuyện nhỏ nầy có nhầm nhò “dì” đối “dới” tui. Tui đang nghĩ nếu con gái tui mà nó biết tui “mần diệc” cho cô chủ chắc nó sẽ buồn lắm.

- Ủa, sao vậy hả bác?

- Tui có đề nghị làm vườn, lau nhà chùi nhà tắm cầu tiêu cho nó đỡ tốn tiền, nhưng nó nhứt định không cho. Nếu nó biết tui làm cho cô chắc nó sẽ tủi thân “chách” mình không làm “chòn” bổn phận làm con đến nỗi để cha già phải đi làm công làm mướn kiếm sống, tội nó lắm.

   Rồi ông bùi ngùi vừa làm việc vừa thổ lộ với Hạnh tâm tư của ông, như hai người người bạn:

- Tui qua đây được hai năm, con gái nó bảo lãnh. Nó mồ côi mẹ khi còn nhỏ được tôi ôm nuôi đến lớn, cho ăn học đàng hoàng. “Gồi” nó làm sở Mỹ, lấy chồng người Mỹ, xếp nó. Tui cản nó mà có được đâu cô! Cưới xong tụi nó kéo nhau “dề” Mỹ. Tui già “gồi”, sống nay chết mai có sá gì, miễn là con nó có hạnh phúc thì tốt “gồi”. Nhưng vợ chồng nó đâu có chịu, nhứt định mang tui sang Mỹ để được phụng dưỡng tuổi già. Tui chỉ có nó là con, cũng muốn theo nó cho có con có cháu đồng thời coi cho biết cái xứ Mỹ nó ra làm sao.

   Ngừng giây phút, ông nói tiếp:

- Qua đến Mỹ vợ chồng nó lo cho tui quá đầy đủ đến nỗi tui thấy ái ngại trong lòng, nhiều khi thấy bực mình. Nó chăm sóc tui như chăm sóc hai đứa con của nó! Tui suốt ngày ăn “gồi” ngồi không, buồn muốn chết. Dân lao động mà cô, ở không nó sinh bịnh! Tui đề nghị giúp nó làm vườn, nó không cho còn nói: “ Ba già rồi nghỉ cho khỏe”. Tui đề nghị lau nhà bếp, chùi cầu tiêu giúp nó, nó cười tui, “Bộ ba muốn người ta cười con à”? Nó mua thẻ cho tui đi tập thể thao, còn nói “ba ráng tập đừng để bị bịnh thì chết con!”. Nó làm như tui lười biếng ăn không ngồi “gồi”. Tui suốt đời hoạt động, một mình ên làm 5 công ruộng như chơi chứ phải đâu cô, cô coi nè. Ông xòe rộng cho Hạnh xem hai bàn tay gân guốc, năm ngón tay vừa to vừa dày, rắn chắc.

   Hạnh nắm tay ông, thông cảm từng lời nói ông Hai kể. Hạnh thấy thương ông quá, xiết chặc hai bàn tay gân guốc của ông như của một người cha đáng kính. Ông nói tiếp:

- Tui không muốn nhờ “dả” ở con hoặc xin xỏ nó điều gì, nhứt là khi nó đã lập gia đình, có chồng có con. Tui “chốn” nó đi làm định dành dụm đủ tiền để mua vé máy bay về lại Việt Nam. Cô hứa đừng cho con tui nó biết, nó sẽ giận tui. Nó tốn kém mang tui sang đây tui lại đòi “dìa” thì coi làm sao được!

   Động tính tò mò Hạnh hỏi thử:

- Thế con gái bác là ai, ở gần đây không?

- Nó tên Linda. Nhà nó cách đây hai con đường.

- Bác nói sao, con gái của bác là chị Linda à? Chị Linda làm nhà băng Wells Fargo phải không bác?

- Thì nó đó chứ còn ai. Chồng nó là thằng Don.

- Dạ con biết Don Smith là Branch Manager.

- Ủa, sao cô biết “gáo” “chọi” “dậy”?

- Dạ chị Linda là bạn của con. Don là xếp.

   Ông Tư hoảng hốt:

- Chết chưa! cô làm ơn đừng có nói bậy là tui mần “diệc” cho cô, cô làm ơn nghe cô. Ông Hai van xin.

2515%202%20Truyenngan%20CanhChuaCaBongLauNCaliST

   Linda là bạn thân của Hạnh trong sở làm. Trong câu chuyện hàn huyên lúc ăn trưa, Linda có lần kể cho Hạnh nghe về chuyện bảo trợ cha mình sang Mỹ. Thấy ông cụ càng lúc càng buồn, Linda sinh lo không biết phải làm sao cho cha vui nên tâm sự với Hạnh:

- Ba em rất hiền từ, dễ tánh. Ông an phận thủ thường, không đòi hỏi ở con cái điều gì. Em cho tiền ông không nhận, ông nói “Ba có đi đâu mà cần tiền”. Chở ông đi chơi đây đó ông than “Đi xe ba bị nhức đầu”. Đi shopping ông không thích mua đồ còn bảo “Ba đã dư đồ xài rồi mua chi cho tốn kém”. Đưa ông đi ăn món ngon vật lạ ông không vui mà còn cằn nhằn “Ăn chi cho tốn kém quá vậy con, ba cả đời ăn kho khô kho quẹt quen rồi, mấy cái nầy ba ăn không quen”. Em mua quần áo cho ba, ông hít hà xót ruột, chỉ thích mặc mấy bộ đồ bà ba ông mang sang. Em cưng chiều hai đứa con, ông cằn nhằn “Mầy làm tụi nó hư”. Ba thấy Don rửa chén, ông rầy rà em “Mầy làm vợ cái kiểu “dì dậy”, bắt chồng rửa chén?”

   Ngôn ngữ bất đồng, ông không gần gũi được 2 cháu và Don, tuy ai cũng thương ba, cố gắng được thân thiện với ông nhưng cái “gap” quá to khó mà hàn gắn được.

   Linda lại là đứa con có hiếu nên tìm mọi cách để làm cho cha vui. Biết cha thích “nhậu”, Hạnh làm ít đồ nhấm bày rượu mời ông và Don ra nhậu. Hạnh pha trò cho vui nhưng Don không hiểu tiếng Việt nên cứ lộ mắt ra nhìn rồi cũng cười họa theo lảng xẹt. Hai cha con không nói chuyện được, cứ rót rượu mời nhau. “OK” rồi “dô”.Chẳng được bao lâu, chai rượu Chivas hết sạch. Chàng rể cùng cha vợ phòng ai nấy về, quên luôn chào hỏi “good night” vì cả hai đều “xỉn”. Những lần sau ông Hai nhậu một mình. Don nằm trên phòng coi TV vui hơn “dô” với ông già rồi xỉn, nhứt đầu muốn chết.

   Thú vui của ông là đọc báo tiếng Việt. Sáng nào ông cũng cầm tờ báo ra sân uống trà hút thuốc, đọc cho hết từ trang đầu đến trang cuối. Ông giết thì giờ để đợi ăn trưa. Hai đứa cháu bị mẹ biểu ra vườn chơi với ông. Chúng đứng xa xa ngoài sân cỏ chơi banh, thỉnh thoảng dùng bàn tay quạt mùi thuốc lá. Chúng nhăn mặt: “grand pa its sting!”. Ông già nhiều lần bị chạm tự ái giận quá bỏ hút thuốc luôn sau mấy chục năm vấn thuốc rê, Thèm muốn chết! Ông đợi lúc ở nhà một mình ra sân hút lén. Ông chửi thầm trong bụng:

   “Tổ cha tụi bây, hút thuốc lá mà phải lén như đi ăn “chộm” gà!”

   Trưa ông ăn đồ nguội, cái thứ bánh mì dai nhách nhai không được vì ông không còn răng! Ước gì có nắm cơm với ít cá bóng kho tiêu!

   Linda biết ý mua “cơm chỉ” cá kho tộ cho ông, nhưng khuyên ông nên ăn lạnh vì hâm lên hôi cả nhà “Don nó cằn nhằn”. Trời đất ơi! cá kho mà ăn lạnh ngắt, đóng mở trắng phếu thì nuốt sao cho nổi! Phải chi có nắm rau Cải Trời luộc chấm mấm kho! Ông nghĩ mà thèm.

   Chiều về vợ chồng con cái quay quần, ông ngồi một mình coi TV, coi hình cho vui chứ có hiểu mô tê gì đâu! Có khi đang xem, mấy đứa cháu từ trên lầu chạy ù xuống, không hỏi ai, đổi đài xem cartoon. Ông tức ứa gan nhưng không dám nói, ấm ức bỏ vào phòng. Ồng cảm thấy mình không là thành viên của gia đình nầy. Ông thấy thật cô đơn.

   May mắn thay ông Hai gặp Hạnh. Từ lúc qua Mỹ đến giờ ông mới có người chịu ngồi lắng nghe ông tâm sự. Ông Hai có dịp thổ lộ hết những bí ẩn của mình cho Hạnh nghe.

   Tội nghiệp cho ông Hai quá. Ông không muốn con buồn khi biết tâm tư của ông đang bị dằn vặt trong cô đơn. Ông nhớ quê hương, nhớ mảnh vườn, thửa ruộng, nhớ cái nhà ngói đỏ mà suốt đời ông cặm cụi mới tạo dưng nên. Ông nhớ da diết con rạch sâu, cái thuyền câu nho nhỏ mà ông nhờ nó đi bắt từ con tôm con cá như cái cò lặn lội nuôi con. Ông nhớ mấy người bạn già, chiều chiều đốt rơm nướng con cá lóc mới câu, khề khà xị rựơu đế.

   Ông nhớ Bà Tư, người bạn già đã chia ngọt xẻ bùi cùng ông mười mấy năm trường. Bà Tư ở lại thui thủi một mình trong căn nhà ông Hai để lại. Ông Hai ra đi nhưng trong lòng tan nát. Ông hứa mỗi năm sẽ về thăm bà. Nhưng hai năm qua rồi ông vẫn biệt tin. Bây giờ ông mới biết rằng ông không thể sống thiếu bà.

   Sau mấy hôm suy tính, Hạnh quyết đinh kể tất cả những gì đã biết về ông Tư. Linda lắng nghe, đổi từ ngạc nhiên sang xúc động khi hiểu tấm chân tình của Hạnh và thương người cha già cô đơn.

   Linda biết rằng mình đã làm sai, đã vô tình mang đến cho cha bao phiền nảo. Hai chị em quyết định phải làm gì cho ông Tư.

   Trời đã sang mùa Thu khá lạnh đối với ông Hai. Sợ ông bịnh, Hạnh bắt ông làm việc trong nhà. Hết chuyện làm Hạnh nhờ ông Tư lau đi lau lại mấy cái cửa sổ.

- Mà nó sạch bon “gồi” lau chi hoài “dậy” cô chủ? Ông thắc mắc.

- Thì bác cứ lau đại cho con.

   Ông Tư lau hoài mấy cái cửa thấy kì kì, lương tăm khó chịu. Một hôm ông không đến nữa. Mỗi tuần ông sang một lần để lau chùi nhà tắm cầu tiêu như thường lệ và một lần để dọn dẹp sân vườn. Ông chỉ nhận tiền lương một nửa.

   Ông bảo:

- Cô hai tăng lương cao quá, lại không có gì làm sao tui ngại quá!

- Nhưng bác lảnh lương tháng, hổng làm con cũng phải trả lương.

- Đâu có được cô Hai. Tại “dậy” mà tui thấy ngại đó.

   Hạnh đâu ngờ ông già có phản ứng kì cục như vậy! Ai đời làm việc ít mà lảnh lương nhiều ông lại cự nự đòi nghỉ việc!

   Kế hoạch nầy không ổn, Hạnh gọi Linda để bàn kế hoạch khác cho ông già có tiền mà không phải làm việc vất vả. Hai người định cho ông trúng số giả hoặc nhặt được tiền đánh rơi, nhưng sợ không ổn. Dàn cảnh nhặt được tiền, ông đem nộp cảnh sát thì mất toi! Cả hai vẫn chưa nghĩ ra cách nào khác hơn.

***

   Mùa đông đến, ông già cúm rúm trong cái áo lạnh dầy cui, đầu bịt kín mít, co ro vì lạnh. Linda đề nghị tăng sưởi trong nhà thì bị mấy đứa con cằn nhằn than nóng. Linda thương cha nên rất khó xử.

2515%203%20TruyenNgan%20CanhChuaCaBongLauNCaliST

   Một hôm thấy ông vui, Linda lấy hết can đảm ngỏ lời đại cùng ông Tư, không biết ông sẽ phản ứng ra sao:

- Ba à, còn tháng nữa đến Tết rồi, ba có nhớ nhà không?

   Ông Tư ngạc nhiên trố mắt nhìn Linda, rồi chầm chậm nói:

- Sao lại không, ba nhớ đứt ruột đây nè!

- Con muốn ba về Việt Nam ăn Tết, ba chịu không?

   Ông Tư càng ngạc nhiên hơn, mắt sáng rở, nhìn Linda trân trân:

- Nhưng tốn kém lắm con à.

- Con đã chuẩn bị đâu vào đó rồi, cho Ba về ăn tết với Má Tư.

   Nghe tiếng “Má Tư” Ông Tư giật mình, chưng hửng:

- “Má Tư”? Bộ mầy giỡn với ba hả Linda? Làm sao con biết được chuyện “Má Tư”?

   Linda vừa thấy thương, vừa buồn cười cho ông già bị đánh trúng tim đen nên giỡn tới, ghẹo ông:

- Sao lại không biết. Con thương “Má Tư” đứt ruột đây nè.

   Từ ngạc nhiên nầy sang ngạc nhiên khác, Ông trố mắt, há hốc mồm nhìn Linda. Tuy đã “tằng tịu” mười mấy năm nay nhưng chuyện “lẹo tẹo” giửa ông và Bà Tư ông dấu rất kín. Bà chỉ về sống với ông mấy năm nay sau khi Linda đi Mỹ. Ông còn nói dối Bà Tư là người quản gia, giữ nhà hộ cho ông lúc ông đi Mỹ. “Không biết làm sao mà con Linda nó biết ráo trọi?”

- Con xin lỗi ba, Linda nói tiếp, chị Hạnh vì thương ba nên đã kể hết cho con nghe rồi, nhưng vì chị Hạnh có hứa với ba không tiết lộ chuyện nầy nên tụi con giữ kín cho tới hôm nay.

Mèn đét ơi! cô chủ à? Tụi bây đồng lõa với nhau phải hông?

    Linda xấu hổ cười bẽn lẽn, ôm vai ông rồi nói.

- Hổng phải vậy đâu ba, tụi con chỉ muốn ba vui.

   Ông Tư vò đầu Linda như thuở Linda còn nhỏ, rồi hỏi:

- “Dzậy” đứa nào xúi cô chủ trả lương cho ba gấp đôi?

- Dạ con.

- Đứa nào toa rập với cô chủ tăng giờ làm việc cho Ba?

- Dạ con.

- Đứa nào bắt tao lau chùi hoài mấy cái cửa sổ?

- Dạ con.

- Chèn ơi, mầy quá lắm rồi cái con khỉ, giám gạt cả ba?

- Thì tại ba gạt con trước chứ!

    Hai cha con cười ngất. Chưa bao giờ ông cảm thấy hạnh phúc và thấy thương con gái hơn lúc nầy. Lần đầu tiên cha con hiểu nhau, từ lúc Linda lớn khôn đến bây giờ. Lần đầu tiên ông không thấy xấu hổ với Linda về chuyện Bà Tư.

   Ông hình dung giờ phút gặp lại Bà Tư sau hai năm trường xa cách. Tháng nầy là mùa gió chướng, gió thổi mạnh, đong đưa hàng Sua Đũa trước sân nhà, có lẽ đã trổ bông trắng xóa. Dàn đậu rồng chắc đã nở hoa kết trái trên dàn, báo hiệu mùa câu cá Bông Lau. Ông thấy mình bơi chiếc xuồng câu lên dàm Nước Trong rồi thả mồi câu cá Bông Lau, thả hồn theo sông nước.


   Ông chợt nghĩ đến nồi canh chua cá Bông Lau nấu với bông Sua Đũa do bà Tư nấu thơm phưng phức mùi rau Om mà thèm.

   Ông Tư như con chim sắp được sổ lồng, tâm hồn phơi phới, hạnh phúc vô biên.

Chú Chín Cali

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jul/2018 lúc 12:58pm

Rồi Cũng Thèm Cơm

the%20glove%20box%20fishing%20pole%20-%20hammacher%20schlemmer,%20Fishing%20Gear

Tới 11 giờ đêm, là giờ tan ca, anh Tư Chuột hối hả thu xếp đồ nghề bỏ vào tool box. Bác Bông mỉm cười trêu chọc:

- Đi đâu mà vội thế? trước sau cũng về với vợ thôi, tối nay cuối tuần hai vợ chồng tha hồ mà tâm tình nhé.

Tư Chuột nháy mắt với thằng bạn đang đứng đợi bên cạnh và đáp:

- Tối nay tụi em đi câu cá ông anh ạ.

- Hai vợ chồng làm việc trái giờ trái giấc, đứa ca sáng đứa ca chiều, có ngày cuối tuần gần nhau lại bỏ đi câu là thế nào? Mà sao lại đi vào giữa đêm như thế này?

- Phải đi câu về đêm mới nhiều cá, mới vui thú chứ.

Bác Bông cũng hào hứng lây:

- Thích nhỉ, hôm nay chú mày đột xuất quá anh chưa kịp chuẩn bị, lần sau cho anh đi câu với.

- Được rồi, nhưng bác không được dắt theo bác gái đấy nhé?

- Yên chí, đàn bà nhất là bà xã anh thì đời nào thích đi câu, cứ mang cá về cho bà ấy nấu nướng là bà ấy hài lòng rồi.

Tư Chuột và thằng bạn kéo nhau đi, hai người cười khoái chí bảo nhau:

- Đúng là ông già Bông quê một cục, mình nói bóng gió thế mà cũng không hiểu. Ai mà khùng đi câu cá lúc nửa đêm.

Bác Bông lúi húi thu xếp đồ nghề của mình và nghĩ tới một chuyến đi câu đêm với Tư Chuột, sẽ mang về những con cá tươi rói cho vợ tha hồ chế biến, chiên ròn chấm nước mắm tỏi ớt hay nấu canh chua ngon phải biết…

Bác Bông đâu biết rằng Tư Chuột theo thằng bạn đi tới gần sáng mới mò về tới nhà, bước chân lảo đảo vì hãy còn hơi men, chỉ kịp vào đến giường là Tư Chuột đổ nhào xuống như một cái xác không hồn. Nhưng chị Tư Chuột không để yên cho cái xác ấy nghỉ ngơi, mà lay nó dậy để hỏi tội:

- Anh đi đâu, ở đâu và làm gì suốt đêm? rồi về nhà ăn vạ vợ con như thế này???

- Lại đi với gái phải không? người toàn mùi rượu và mùi son phấn…

Chị nói hai câu, anh mới nói được một câu hù dọa:

- Để yên cho tôi ngủ, nói nữa tôi đá cho té ngửa ráng chịu.

- Trời ơi, có ngon thì anh đá tôi coi.

Dĩ nhiên anh không dám.Vợ chồng Tư Chuột lấy nhau đã 5 năm, có thằng con lên 3 tuổi, sau vài năm đầu mặn nồng, anh Tư Chuột lại trở về thói quen xưa, thích ăn nhậu và bồ bịch lăng nhăng. Biết tính chồng, chị Tư Chuột đã nhiều lần khuyên can nhưng chỉ được ba bữa, rồi đâu cũng vào đấy, đã mấy lần chị tính chuyện li dị, nhưng vẫn thương chồng thương con nên lại thôi.

Lần này chị không thể nhu nhược chịu thua chồng nữa, cứ tưởng tượng đêm qua Tư Chuột rời khỏi hãng là đi đến quán nhậu trá hình nào đó, trước là ăn nhậu sau là gái đẹp trong tay, trong khi ở nhà chị mất ngủ, mỏi mắt chờ trông thì chúng nó âu yếm bù khú với nhau là chị uất lên tới cổ. Đồng lương mang về nhà càng ngày càng hao hụt dù anh Tư Chuột làm thợ giỏi, lương cao và làm over time khá nhiều, mà càng kiếm được nhiều tiền thì Tư Chuột càng rửng mỡ đi đêm nhiều chứ vợ con hưởng là bao?

Tư Chuột ngủ một giấc đến trưa mới tỉnh dậy, thấy vợ mặt xưng xỉa một đống, bếp núc lạnh tanh, không như những buổi cuối tuần khác, sáng ngủ dậy trễ đã ngửi thấy mùi của nồi phở hay hủ tíu mì thơm phức.

Anh ta chán nản khóac áo đi ra ngoài, nhưng chị đã kéo áo lại:

- Anh ngồi đây, tôi muốn nói một chuyện nghiêm chỉnh với anh.

Tư Chuột ngồi phịch xuống ghế, mỉm cười cầu hòa:

- Thôi, bỏ qua cho tôi nhờ, đêm qua lỡ vui đi nhậu với thằng bạn thôi mà.

- Anh chỉ nói một nửa sự thật, đừng hòng qua mắt tôi. Tôi đã điều tra và biết là anh đã từng ăn nhậu ở quán nào, ngủ với gái ở đâu rồi. Và anh từng ra quán cà phê nào để đánh cá và bài bạc. Tứ đổ tường thì anh dính đến ba thứ. Đó là lý do cho đến bây giờ chúng ta vẫn ở thuê apartment, vẫn trả nợ xe chưa hết, tài chánh bấp bênh, tương lai không ổn định, hạnh phúc thì mong manh.

Tư Chuột chống chế:

- Có ít thì người ta xít ra nhiều, cô đừng nghe lời thiên hạ. Công nhận tôi có nhậu nhẹt, cờ bạc, nhưng có khi cũng thắng lớn chứ bộ.

Chị đay nghiến:

- Thua bài bạc thì vào tiền nhà, còn khi anh thắng thì tôi chẳng thấy tiền bạc đâu, anh đem vào quán nhậu bao bạn bè, bao gái, may ra mang về nhà cho vợ con được hộp thịt heo quay và mấy món food to go cho lương tâm khỏi cắn rứt. Anh nói đi, anh đang bồ bịch với con nào?

Tư Chuột đành nhận tội:

- Thì quán nhậu nào chẳng có mấy em tiếp viên tươi mát để câu khách, tôi có lạng quạng với tụi nó cũng là qua đường, cũng là ngán cơm thì ăn phở đổi khẩu vị mà thôi, chứ yêu thương gì.

Chị Tư Chuột gào lên:

- A, thì ra anh chán chê tôi, nên đi tìm người trẻ đẹp hơn chứ gì! tôi không thể chịu đựng tình cảnh này mãi, sẽ ảnh hưởng tới thằng con chúng ta sau này, chúng ta phải li dị, đường ai nấy đi, hồn ai nấy giữ.

Nhìn bản mặt giận dỗi của vợ, càng giận trông càng thấy ghét, anh Tư Chuột nóng máu đứng phắt dậy:

- Rồi, thích thì chiều, ly dị đi cho tôi rảnh nợ.

Và Tư Chuột bước ra khỏi nhà mặc cho chị vợ ngồi khóc tức tưởi một mình.

*
***

Nhưng trước khi li dị, vợ Tư Chuột ly thân, chị mang thằng cu Tí về ở với mẹ chị tại tiểu bang khác.

Anh Tư Chuột thừa biết gia đình bên vợ đông, bà mẹ vợ, các em vợ sẽ xúm vào lo cho mẹ con chị Tư Chuột, nên anh ta yên tâm.

Bỗng dưng chị vợ quyết định chia tay cho Tư Chuột được hưởng đời tự do, bản tính ăn chơi trăng hoa của Tư Chuột được dịp vùng lên thoải mái. Có lập gia đình, vướng víu vợ con mới thấy cuộc đời bị khống chế, tù túng bao nhiêu, vợ có đẹp cũng là món cơm thường ngày ăn hoài phát ngán, thỉnh thoảng đổi món ăn phở thay cơm, lén lút bồ bịch bên ngoài mới thú vị. Từ nay Tư Chuột sẽ tha hồ ăn “phở” hết nơi này đến nơi khác, thay đổi khẩu vị cho sướng đời, và về đến nhà không có ai hạch hỏi để phải nói dối, phải năn nỉ ỉ ôi để chạy tội...

Nhưng Tư Chuột không ngờ rằng chỉ một năm, sau những bữa vui nhậu tàn canh, thay đổi bồ bịch lia chia, bạc bài thâu đêm, Tư Chuột kinh hoàng thấy mình trắng tay, mà những ham muốn cũng vơi dần, không còn hấp dẫn nữa. Tư Chuột bỗng tiếc cuộc sống ngăn nắp tử tế trước kia, thèm bữa cơm gia đình, thèm được cõng thằng Cu Tí lên vai, nghe nó nói, nghe nó cười. Thì ra vợ là món cơm nhà, ăn mỗi ngày tuy có ngán nhưng vô cùng cần thiết, Phở ngoài đường chỉ là món ăn chơi ngon miệng chẳng no lâu.

Tư Chuột vẫn giận vợ, tự ái cành hông, vì chị ta đã mang con ra đi. Thể nào chị chẳng ngấm ngầm theo dõi, điều tra cuộc sống hiện nay của anh và đang hả hê mãn nguyện vì anh đang điêu tàn?

Tư Chuột sẽ tìm một người vợ khác và sẽ tạo dựng một mái gia đình đàng hoàng cho chị biết thân. Nhìn quanh quẩn lại Tư Chuột chỉ thấy một lũ bạn ăn chơi, những cô bồ tạm bợ, nay thằng này mai thằng khác, chẳng xứng đáng cho anh rước về làm vợ. Mấy thằng bạn đốc thúc Tư Chuột tìm vợ qua mục kết bạn bốn phương cho nhanh chóng.

Mục tìm bạn cũng lắm gian nan, chẳng biết đâu là thực là giả? nhiều người vỡ mộng khi đối diện nhau, khi biết sự thật của nhau. Thà cứ thành thật ngay từ ban đầu, nếu đối tượng cảm thông đến với nhau thì hay hơn, thoải mái hơn. Anh quan niệm thế nên viết đi viết lại lời rao tìm bạn mấy lần mới vừa ý:

“Đàn ông 35 tuổi, đã từng cờ bạc, rượu chè, và gái gủng. Bị vợ bỏ, sống lông bông cả năm nay, nghèo rớt mồng tơi, ở nhà thuê, đi xe cũ rích nay hư mai hỏng. Bỗng thấy hối hận vì đã lãng phí cuộc đời, ăn phở hoài phát chán chê, nay thèm ăn cơm, thèm một mái gia đình ấm cúng.

Khao khát tìm một người vợ, dù người ấy có quản lý từng xu teng, dù người ấy có quát tháo, mắng mỏ cả ngày tôi cũng welcome.

Tái bút: không giới hạn nhan sắc, miễn là hợp nhau.”

Tư Chuột gởi đăng lời rao tìm bạn bốn phương trên báo và chờ đợi, anh đang ước mơ cháy bỏng những thứ mà anh từng có trong tay.

Một tháng trời trôi qua, chẳng có ma nào cảm thông và gởi thư cho anh cả, đàn bà con gái ở Mỹ này đâu có dư thừa mà vồ lấy một thằng đàn ông vừa nghèo vừa hư như Tư Chuột làm chồng? cuối cùng chỉ có những lá thư xa xôi từ Việt Nam bay tới, cô nào cũng tỏ ra bao dung, hiền dịu, chấp nhận tính xấu và hoàn cảnh của Tư Chuột, lựa lọc mãi, Tư Chuột mới chấm được một cô.

Sau vài lá thư qua lại, cô gái kiêu hãnh khoe rằng cô trẻ đẹp, đăng báo tìm bạn có nhiều người làm quen với cô, nhưng vì cảm mến lời rao chân tình của anh nên cô sẵn sàng làm vợ nếu anh bảo lãnh cô sang Mỹ, cô nói rằng những thói hư tật xấu của anh không nhằm nhò gì, cô hứa sẽ yêu anh và sẽ là món cơm cho anh ấm lòng cả đời.

Tư Chuột cảm động lắm, nhưng anh chợt nhớ lại mấy chuyện đã tai nghe mắt thấy, biết đâu cô gái kia chỉ muốn mượn đường sang Mỹ, xong cái thẻ xanh là li dị? Biết đâu cô gái kia là gái bia ôm, gái nhảy, muốn tìm đường thoát thân, để đổi đời?

Một người quen của Tư Chuột có cô cháu gái ở Việt Nam đăng báo tìm bạn bên Mỹ, chẳng có ai ra hồn hay nghiêm chỉnh tìm đến với cô cả, ngoài một ông Mỹ gìa mà còn dở hơi, sống cô lập ở miền núi Ozark thuộc tiểu bang Arkansas, ông sống trong một căn nhà sàn tự làm lấy, ăn rau do chính mình trồng và xử dụng nước suối nước hồ… Ông ra điều kiện nếu lấy ông ta phải sống như thế suốt đời, nghe tưởng là thanh cảnh vui thú điền viên, nhưng suy nghĩ kỹ thì chắc là thần kinh của ông Mỹ có vấn đề? từ chối mọi tiện nghi văn minh đời sống để rước khổ vào thân, còn đòi lấy vợ đẻ con để khổ thêm người khác. Rồi vợ ông sẽ đi bộ bao nhiêu mile mới tới một ngôi chợ để mua những thứ tối thiểu cần thiết cho đời sống ngoài rau xanh và nước uống kia? rồi con ông sẽ đi học ở đâu? Xe bus nào chịu khó len lỏi vào tận rừng sâu, núi cao mà chở con ông đến trường? Cô gái vẫn hớn hở chấp nhận kiểu sống ấy để lấy ông Mỹ, dĩ nhiên sau khi cầm cái thẻ xanh trong tay, cô ta ly dị, để ông gìa hưởng nhàn một mình với núi non.

Nghe sao mà giống trường hợp cô gái trẻ đẹp này đang hớn hở chào đón Tư Chuột quá!

Bác Bông, ông bạn già làm cùng hãng, biết tin Tư Chuột đang tìm bạn bốn phương đã khuyên Tư Chuột rất có lý có tình:

- Chú mày việc gì phải tìm bạn bốn phương tám hướng cho mất công, chắc gì đã tốt lành bằng người vợ cũ? Chú mày phải công nhận là chú mày có lỗi với vợ con nên mới ra nông nỗi này, thì hãy đi tìm người vợ cũ mà xin lỗi, mà tái hợp.

Tư Chuột nhăn nhó:

- Ông anh ơi, em xuống nước đã đành, mà nó từ chối thì em quê lắm.

- Nó có từ chối thì ít ra lương tâm chú mày cũng thanh thản, coi như đã nói được lời xin lỗi với vợ con. Nhưng nó ly thân cả năm nay mà chưa tiến hành ly dị, biết đâu chỉ là thử thách chú mày và vẫn đợi chờ, vẫn còn thương?

Có ông bạn già nhà quê chân chất thế mà hay, trong khi mấy thằng bạn thân cùng “chiến tuyến” chỉ lo chơi bời, ăn nhậu, cứ khích lệ Tư Chuột tìm bạn bốn phương hay về Việt Nam tìm vợ trẻ đẹp con nhà giàu, trong khi bản thân Tư Chuột có bằng ai? Chắc gì giữ được loại vợ ấy trong tay suốt đời?

Thời gian đầu sau khi vợ con ra đi, Tư Chuột còn thỉnh thỏang gọi phone thăm con, sau thưa dần. Không biết bây giờ vợ con anh ra sao?

Tư Chuột xin nghỉ việc một tuần để đi gặp vợ con.

Đứng trước ngôi nhà bà mẹ vợ bỗng dưng Tư Chuột hồi hộp cảm xúc như ngày xưa lần đầu tiên đến nhà này thăm chị. Ngày xưa ấy hai người đã yêu nhau biết chừng nào.

Cánh cửa mở ra, là khuôn mặt bà mẹ vợ, Tư Chuột chào mà như mắc nghẹn:

- Mẹ có khỏe không? vợ con con có khỏe không?

Bà mời anh vào nhà, thằng cu Tí mới có một năm cách xa trông nó lớn hẳn ra, vừa thấy bố, thằng bé trố mắt nhìn ngạc nhiên, nép vào lòng bà ngoại, nó hỏi:

- Bà ơi, ông này là ai?

Tư Chuột đau nhói trong lòng, đứa con ruột thịt đang dần quên cha nó. Bà mẹ vợ dắt tay thằng Cu Tí đến bên Tư Chuột:

- Bố của con đây mà, con nhớ ra chưa? Bố bận rộn đi làm ăn xa nay mới trở về thăm con.

Thằng bé mỉm cười như biết lỗi và ngoan ngoãn ngồi im trong lòng bố. Tư Chuột cảm động nhìn mẹ vợ với ánh mắt biết ơn:

- Hôm nay con đến đây để xin lỗi vợ con, không biết cô ấy có tha lỗi cho con không?

- Từ ngày hai vợ chồng chia tay, nó có vui sướng gì đâu. Thôi, con ngồi đây để mẹ vào trong gọi nó ra.

Khi vừa thấy chị trong nhà bước ra, Tư Chuột vụt nhỏm dậy, tay bế thằng cu Tí tay cầm lấy tay người xưa, giọng anh nghèn nghẹn:

- Em ơi, hãy tha lỗi cho anh!

Chị ngúng nguẩy:

- Anh còn đến đây làm gì, sao không vui hưởng cuộc sống tự do cho thỏa thích?

- Anh biết lỗi của anh rồi, em chửi mắng bao nhiêu anh cũng chịu, miễn là em cho phép anh được trở về sống với mẹ con em như trước kia. Mà em tự ý bỏ anh chứ anh có dám bỏ mẹ con em đâu.

Chị òa khóc làm thằng cu Tí chẳng hiểu gì cũng khóc theo, nhưng là những giọt nước mắt đoàn tụ hạnh phúc:

- Phải, em chịu hết nổi nên đành buông. Nếu anh vẫn mải mê ăn chơi và không bao giờ quay lại với vợ con thì em sẽ chẳng tiếc một người chồng bội bạc, vô lương tâm như thế. Nếu anh quay về như ngày hôm nay thì em đã đúng khi cho anh một bài học thử thách.

Tư Chuột choàng tay ôm qua vai vợ, âu yếm khen:

- Không ngờ em cao tay ấn qúa, một năm sống tự do buông thả anh đã thức tỉnh rồi em ạ, không gì bằng vợ con. Em là vợ hiền, là món cơm nhà tuyệt vời nhất mà bây giờ anh mới nhận ra.

Chị Tư Chuột nghiêm giọng:

- Nhưng còn một thử thách nữa, anh phải đi bác sĩ xét nghiệm tình trạng sức khỏe thì tôi mới tái hợp, nếu có vấn đề thì coi như mình chia tay luôn.

Tư Chuột cười sung sướng:

- Em lo xa còn thua anh, trước khi hối lỗi quay về đây anh đã làm điều ấy rồi, với lại xưa nay anh có ăn chơi vẫn đề phòng mọi bề, đâu để hại tới vợ con ruột thịt.

Và Tư Chuột nói với giọng chân thành tha thiết:

- Anh ăn chơi bấy lấu quá đủ, quá hư rồi, từ nay trở đi anh sẽ sống đàng hoàng, trọn vẹn với vợ con, gia đình. Anh may mắn có người vợ hết lòng thương yêu và có cả bà mẹ vợ hiền lành tử tế. Cám ơn mẹ, cám ơn em…

Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Jul/2018 lúc 1:16pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jul/2018 lúc 9:10am

Xớn Xác




Tôi vừa ở nhà người bạn để học cách làm món xôi chiên, thực hành xong nếm thử thấy ngon quá, trên đường về tôi liền ghé vào chợ Việt Nam mua nguyên 1 bao gạo nếp 25 lb, để làm dần dần, chồng tôi cũng thích món này lắm. Nếu anh ta mà nhìn thấy tôi đang khệ nệ lăn bao gạo từ xe chợ vào trunk xe của tôi giữa buổi trưa nắng nôi, chắc anh sẽ cảm động, vì trăm ngàn lời nói yêu cũng không bằng những hành động đối xử với nhau như thế này.
Vừa ngồi vào xe, lòng còn hoan hỉ chiều nay anh đi làm về, tôi sẽ khoe : “ anh ơi chuẩn bị ăn món xôi chiên của em nhé”, thì mắt tôi đập ngay vào hình ảnh phía trước: chồng tôi đang đi bên cạnh 1 cô gái trẻ về phía tiệm phở.
Trời ơi ! tôi tưởng mình nhìn lộn, bèn mở tung cửa xe, bước ra ngoài để nhìn cho kỹ hơn, thì tình thế vẫn không có gì thay đổi, chồng tôi đó và một cô gái nào đó, chỉ trông đằng sau lưng cũng biết cô trẻ trung, ăn mặc hợp thời trang, vừa sánh vai nhau vào trong tiệm phở mất rồi.
Trái tim tôi phừng phừng như lửa cháy, tôi muốn nhảy bổ vào tiệm phở và hét lên:
- À thì ra anh có bồ ! Đồ phản bội! Đồ giả dối.
Tôi sẽ làm cho cả tiệm phở nổ tung ra, hai đứa chúng nó cũng nổ tung ra. Nhưng cơn giận làm toàn thân tôi run rẩy, tôi đứng cũng không nổi, nói chi chuyện chạy bay vào tiệm phở. Tôi đành chui vào xe và ngồi phịch xuống ghế, mà đầu óc vẫn còn hoang mang hàng trăm câu hỏi. Cô gái ấy là ai? Chồng tôi đã quen cô từ lúc nào? Họ đã yêu nhau bao lâu rồi? Đã lén rủ nhau đi ăn bao nhiêu lần rồi?
Tôi định thần nhớ lại, mỗi ngày tôi đều làm cơm cho anh ta mang đi ăn lunch và chiều nào về cũng hết sạch sẽ mà! Trời, sao tôi ngu quá! Anh ta đã đổ thùng rác, phi tang trước khi về nhà, nên mới lừa dối được tôi cho đến ngày hôm nay chứ. Vậy mà tôi còn đi khuân bao gạo về để tập tành làm bánh cho anh ta ăn. Đừng có hòng! Thà tôi để cho gạo mốc đi, hẩm hiu đi còn hơn!!
Tôi tưởng tượng giờ này chúng nó đang ríu rít ngồi cạnh nhau trong tiệm phở, anh ta sẽ lau đũa, thìa cho người yêu, cô gái sẽ nũng nịu đòi anh vắt cho múi chanh, rắc thêm tí tiêu, hay lấy thêm vài cọng ngò gai.
Càng nghĩ, cơn tức càng đưa lên tới cổ, tôi cố dằn xuống, phải về thôi, rồi tôi sẽ hành động sau, ngu gì ngồi đây, để chốc nữa chúng nó ra sẽ nhìn thấy bộ mặt thảm hại của tôi! và cô gái kia sẽ cười đắc thắng, đầy thương hại.
Về đến nhà, đầu óc tôi lập ngay kế hoạch để đối phó, chiều nay anh ta đi làm về, tôi sẽ lột mặt nạ anh ta, tôi sẽ li dị. Trước hết tôi sẽ gọi luật sư để tham khảo ý kiến, làm cách nào để anh ta sẽ ra đi tay không trong nhục nhã. Cái giá phải trả cho một kẻ phản bội vợ.
Nghĩ nhiều quá làm tôi nhức cả đầu, tôi cần có người tâm sự để trút nỗi khổ đau, tôi liền phone cho nhỏ bạn thân, người mà vừa mới đây đã hân hoan dạy tôi làm món xôi chiên để phục vụ sở thích của chồng. Nghe tôi tuyên bố:
- Vợ chồng tao sắp sửa chia tay rồi.
Nhỏ bạn chỉ cười:
- Tự nhiên mày thích đùa! vừa mới học làm món xôi chiên cho chồng ăn, về đến nhà đòi li dị? Mày ngâm gạo nếp nấu xôi chưa?
Tôi rên lên:
- Tao không đùa, tao không mát, mà tao đang đau khổ đây. Tao vừa mới khám phá ra chồng tao đang có bồ!
Nhỏ bạn vẫn không tỏ vẻ ngạc nhiên, còn lừng khừng hỏi tôi:
- Sao mày từng tuyên bố rất “chảnh” rằng nếu có quẳng chồng mày vào giữa rừng sâu với một đám con gái trẻ đẹp như Hoa Hậu thế giới, thì anh ta cũng tìm cách…thoát thân, để về nhà xum họp với mày?
Tôi cay đắng:
- Thế tao mới lầm! Bây giờ tao mới đau như trời giáng. Chính mắt tao đã nhìn thấy anh ta đi với một cô gái trẻ đẹp vào tiệm phở trưa nay. Anh ta chê cơm tao làm, đi ra ngoài ăn phở với người yêu. Thú vị chưa?
- Đâu có phải cứ đi chung với nhau là yêu nhau. Mày đừng có mà xớn xác!
- Nhưng xưa nay chồng tao không hề thích đi ăn tiệm, anh ta sợ dơ, sợ đồ ăn nhiều mỡ, bột ngọt, hàn the. Nên chỉ ăn đồ nhà cho chắc ăn.
- Biết đâu cô gái là bạn của anh ấy?
Tôi chịu hết nổi:
- Tại sao mày cứ bênh vực anh ta, và bênh vực cái con trời ơi đó? Tao chưa hề nghe anh ta kể có người bạn gái Việt Nam nào làm cùng hãng cả. Bạn bè gì mà đi với nhau rất thân mật? Anh ta còn mở cửa cho cô gái vào trước, rồi họ gọi phở, ăn với nhau, liếc mắt đưa tình với nhau và cười cợt với nhau nữa…Không biết chúng nó quen nhau từ đâu??
- Ủa! mày trông thấy toàn bộ hả?
- Tao…hình dung thế.Vì lúc ấy tao đang ngồi trong xe, mà thằng đàn ông nào chẳng làm như thế khi đi với người yêu chứ ?
Nhỏ bạn tôi cười rú lên:
- Trời ơi! Mày viết truyện hoang tưởng được rồi đấy, bất cứ người đàn ông nào trên thế giới này đều có thể phản bội vợ, lừa dối vợ, nhưng chồng mày thì…không!
- Ai bảo đảm được điều ấy? Có mèo nào chê mỡ?
Rồi tôi bật khóc lên:
- Thôi, mày không chia sẻ được với tao giây phút kinh khủng này. Tao stop đây, để tao khóc một mình còn hơn.
- Ừ, mày cứ khóc đi, cứ đau khổ vì những chuyện vớ vẩn của mày đi. Thế giới còn bao chuyện đau thương hơn, mỗi ngày bom nổ ở Iraq bao nhiêu máu đổ thịt rơi kia kìa. Tao không có dư nước mắt khóc giùm mày đâu .

*** *** ***

Chiều anh ta về, tôi kín đáo liếc nhìn xem anh ta có dấu hiệu gì của một kẻ đang phản bội vợ không? Nhưng mặt anh ta tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra, (trình độ lừa dối vợ siêu đẳng thật) cái giỏ mang lunch vẫn để trong bếp như thường lệ, rồi anh ta vào phòng tắm.
Tôi liền đi kiểm tra giỏ lunch, những cơm, canh đồ ăn đã sạch sẽ nhẵn nhụi. Điều này càng khẳng định anh ta đang lừa dối tôi thật sự, anh ta đã đi ăn bên ngoài và phi tang những món ăn này để tôi không hề hay biết. Và bấy lâu nay anh ta vẫn làm như thế?
Tôi ra ghế sofa ngồi với bộ mặt sa sầm, đưa đám, đợi anh ta. Chốc nữa, chiến tranh sẽ xảy ra trong ngôi nhà này, và ngày mai trên cõi đời này sẽ có thêm một cặp vợ chồng li dị.
- Sao em ngồi buồn thiu thế hả em?
Anh ta đã tắm xong, coi mát mẻ và vui vẻ quá, cái giọng ngọt ngào kia chỉ là giả dối để che đậy tội lỗi. Những đứa đang ngoại tình đều thế cả. Điều này tôi đã đọc thấy trong sách báo từ lâu rồi, đừng hòng chơi trò tâm lý qua mặt tôi.
Tôi nhìn anh ta bằng cặp mắt nẩy lửa:
- Anh biết rồi đấy !!
Anh ta ngạc nhiên :
- Anh có biết gì đâu? Chuyện gì thế?
- Hôm nay tôi đi ra chợ Việt Nam …Tôi lạnh lùng nói nửa vời để dò dẫm phản ứng của “thằng phản bội”.
- Em mua đồ để nấu cho anh một bữa ăn ngon chiều nay, phải không? Nhưng em định nấu món gì mà thái độ em…khủng hoảng như thế? Anh ta cũng dò dẫm đoán mò.
Tôi gào lên:
- Thái độ tôi là đáng ghét chứ gì! Thì anh đã ghét tôi rồi, đã phản bội tôi rồi!
- Em nói cái gì, anh không hiểu? Mặt anh ta trông còn…khủng hoảng hơn tôi.
- Thôi nhé, đừng có kịch cỡm. Anh đã đi với…con nào vào tiệm phở trưa nay?
- À, thì ra thế! -Anh ta mỉm cười- vậy mà em làm anh hết hồn, để anh kể cho em nghe…
Tôi dẫy lên đùng đùng:
- Tôi không thèm nghe, đừng chối tội. Anh không ăn cơm trưa nay, anh đã đi ăn phở, và anh đã đổ tất cả cơm của tôi vào thùng rác rồi chứ gì?
- Đúng vậy!...
Tôi cướp lời anh ta, gào lên:
- Anh còn dám nói với tôi như vậy à? Coi như giờ phút này, tôi và anh…chấm dứt tình nghĩa vợ chồng.
- Trời ơi, bây giờ anh mới biết khi đàn bà ghen. Nghe anh nói hết nào, vì sáng nay đến hãng anh quên không để giỏ cơm vào tủ lạnh, trời nóng, cơm canh đậy kín nên bị thiu. Anh phải đổ hết vào thùng rác. Thế là cô bạn làm chung nhất định chọn thời cơ này mời anh đi ra ngoài ăn lunch cho bằng được. Cô ấy mới vào làm, có nhờ anh chỉ dẫn vài công việc, nên cô nhã ý mời anh đi ăn mấy lần, anh đều từ chối. Lần này thì không thể, vả lại sẵn ngày Thứ Sáu, ngày cuối cùng của một tuần làm việc, nên anh cũng cao hứng nhận lời mời luôn, chứ anh có thích đi ăn tiệm bao giờ đâu.
Nghe anh ta giải thích có lý có tình, tôi nguôi ngoai một chút. Một người tự ái cao như tôi, rất dễ nổi giận và cũng rất dễ “tin người”. Chuyện đâu còn đó, anh ta không thể thoát khỏi tay tôi nếu quả thực đang lừa dối tôi.
Anh ta cố gắng thuyết phục tôi thêm:
- Anh định sẽ kể cho em nghe bữa ăn lunch bất đắc dĩ của anh trưa nay, nhưng chưa kịp kể thì em đã ào ào tấn công trước rồi. Nếu em không tin, hôm nào anh mời cô ấy tới nhà cho em nhận diện cái người đã đi ăn phở với anh.
Tôi vẫn còn nghi ngại:
- Cứ làm gần, cứ đi ăn chung thế này cũng có ngày anh phản bội em thật đấy.
- Em phải tin anh như anh đã tin em chứ.
- Nhưng em chưa bao giờ đi ăn phở với thằng nào cả. Còn anh, em phải…đề phòng. Từ nay trở đi, gặp bất cứ phụ nữ nào, dù già trẻ, lớn bé, trước tiên anh phải giới thiệu với họ rằng anh… đã có vợ. Anh nhớ chưa?
Anh ta nhăn nhó:
- Nếu người ta không hỏi mà tự nhiên anh lại…khoe là có vợ thì vô duyên quá!
Tôi ngúng nguẩy:
- Anh không dám làm thì em cũng không dám tin anh nữa. Em muốn thế để họ tránh xa anh ra, lửa gần rơm cũng có ngày cháy bùng lên thôi.
Anh ta trả giá:
- Như thế này cho tế nhị một tí em nhé, anh sẽ chưng một tấm hình của em nơi bàn làm việc, kẻ qua người lại sẽ nhìn thấy và phải hiểu ngầm rằng anh đã có vợ. Được không?
- Như thế chưa đủ, chưa cụ thể, anh phải ghi chú dưới tấm hình hai chữ “My wife” cơ ! Em sẽ lựa vài tấm hình em chụp thật đẹp, thật nổi, và anh phải để vào chỗ nào thuận tiện cho nó…đập vào mắt người ta cơ.

*** *** ***

Chiều hôm sau, chồng tôi đề nghị hai vợ chồng đi ăn dinner tai nhà hàng, để hàn gắn lại sự hiểu lầm ngày hôm qua, để hâm nóng lại tình yêu, và để chứng tỏ anh vẫn lãng mạn với tôi như ngày nào.
Tôi liền chọn một nhà hàng mà tôi yêu thích. Đến nơi, anh mở cửa cho tôi vào, cùng lúc ấy từ trong nhà hàng bước ra một đôi, có lẽ là vợ chồng, chỉ nhìn vóc dáng cô gái, tôi nhận ra người hôm qua đã vào tiệm phở với chồng tôi. Tôi đang ngỡ ngàng thì cô gái vui mừng và nhanh nhẹn giới thiệu trước:
- Chào anh chị, đây là ông xã của em. Và cô quay ra nói với chồng:
- Đây là anh làm cùng hãng, người mà em đã kể với anh, đã chỉ dẫn tận tình cho em trong những ngày đầu em mới vào nhận việc-.Cô gái cười vui vẻ rồi tiếp- Anh ấy giúp đỡ em nhiều lắm, thế mà mãi trưa hôm qua, em mới mời anh ấy đi ra ngoài ăn lunch được đấy.
Chồng tôi liếc nhìn tôi hả hê như thầm nói “ Thấy chưa, anh đã nói rồi mà.”
Hai vợ chồng cô gái chào chúng tôi và ra về, họ không quên chúc chúng tôi có một bữa ăn ngon.
Thật thế, chưa bao giờ tôi có một bữa ăn ngon như chiều nay.
Tôi đang định gọi phone cho nhỏ bạn để thông báo cho nó biết tình hình vợ chồng tôi sáng sủa rồi, kẻo nó lại…xớn xác đi kể cho những người khác thì “mất uy tín” vợ chồng tôi, thì chính nó gọi tới:
- Sắp li dị chưa? Đàn ông Việt Nam ở Mỹ bây giờ có giá lắm , “ được” vợ li dị chúng càng mừng, về Việt Nam tha hồ cưới vợ trẻ đẹp.
- Làm gì có chuyện li dị, tao…hiểu lầm thôi. Tôi đáp giọng yếu xìu.
Và ngượng ngùng kể lại đầu đuôi câu chuyện cho nó nghe, nhỏ bạn cảnh cáo:
- Thấy chồng cưng, động một tí là nghi ngờ, là hờn giận. Thôi, lần sau đừng có xớn xác nữa nghe? Hết xớn xác chuyện nọ đến chuyện kia, phát mệt. Cái lần mày đi mall mua sắm mải mê, khi ra tới bãi parking thì hoa cả mắt, chóng cả mặt, và…phát hiện mất xe, vừa khóc vừa gọi 911. Báo hại police vội vàng tới, thì ra mày đã xớn xác ra…lộn cửa, đậu xe ở cửa Bắc mà cứ tìm kiếm xe ở cửa Nam . Nhớ chưa?
Tôi bướng bỉnh bào chữa :
- Dù tao có xớn xác cũng không chết ai, cũng còn đỡ hơn ông pilot năm nào ở Taiwan, lái máy bay vô lộn đường runway đã close, đụng phải chướng ngại vật làm nổ tung máy bay và chết hết cả đám. Và tháng Tám năm 2006 ở Lexington airport, tiểu bang Kentucky, ông pilot của chuyến bay 5191 cũng xớn xác vô lộn đường runway, chỉ có 3,500 foot trong khi máy bay cần ít nhất 5,000 foot để cất cánh, làm toi mất 49 mạng người.
- Dĩ nhiên mày xớn xác không chết ai, nhưng có kẻ tức điên lên và đòi li dị. Bạn tôi cười trêu chọc.
Tôi khoe:
- Nhưng sẽ không bao giờ xảy ra chuyện ấy nữa, anh ta lại khẳng định với tao rằng “ Nếu quẳng anh vào một khu rừng với…”
Bạn tôi cướp lời:
- Tao là bạn mày mà cũng thuộc cái điệp khúc ấy rồi: “ Nếu quẳng anh vào một khu rừng với những người đẹp như hoa hậu thế giới thì anh cũng tìm cách…thoát thân, chạy về đoàn tụ với em” chứ gì ? Một thằng chồng chung tình hiếm hoi như thế rất xứng đáng để mày chiều chuộng nó tối đa.
- Bởi thế nên tao đang chuẩn bị làm món xôi chiên cho anh ta đây. Thôi bye nhé, nói chuyện với mày một hồi tao lại…xớn xác làm hỏng món xôi chiên bây giờ đấy.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jul/2018 lúc 7:07am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2018 lúc 4:11am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Aug/2018 lúc 10:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Aug/2018 lúc 11:09am

Quả báo


Chị Bông đã chuẩn bị sẵn buổi tối thứ Bảy rảnh rang để gọi phone cho chị Hường, không phải thăm hỏi gì chị Hường mà là…thông qua chị Hường để tìm hiểu tin tức mẹ chồng nàng dâu nhà chị Liên, người mà chị Bông luôn ganh tị và ghét cay ghét đắng.

Hôm nọ chị Bông nghe chị Hường kể nguồn tin con dâu chị Liên sẽ dọn nhà đi nơi khác vì không muốn ở cùng thành phố với mẹ chồng. Nay chị Bông muốn hỏi tiếp tình hình đi đến đâu…

Vừa cầm cell phone nói chuyện chị Bông lại vừa “một công đôi chuyện” đi bộ nhanh trong nhà cho khỏi phí thì giờ vì chị biết cuộc nói chuyện sẽ lâu dài, chị Hường kia thích nói chuyện về người khác và chị Bông thì đang muốn nghe.


Chị Bông cần đi bộ nhiều để tan mỡ xuống cân vì lúc này chị hơi mập.

Chị đọc báo thấy các nữ diễn viên, các người mẫu ăn kiêng, ăn nhiều rau và uống nước lã để có thân hình đẹp mà tội nghiệp, ngồi trên một đống tiền mà ăn toàn rau trái và uống nước lã thì vui thú gì.


Mải nghe câu chuyện đến hồi gay cấn cộng thêm tính sớn sác không trông trước ngó sau chị Bông bị trượt chân vì vết nước lúc nãy chị làm đổ còn loang trên nền gạch mà lười chưa chịu lau ngay, sẵn đà đang đi nhanh lại bị trượt chân chị ngã lao đầu về phía trước, lao đầu vào ngay khung cửa phòng khách dẫn vào hallway bằng tất cả sức mạnh không thể ngờ..

Ngay giây phút trượt ngã hụt hẫng ấy chị Bông đã thấy cả bầu trời kinh hoàng sụp đổ trước mặt. Chị hét to lên:

– Ối giời ôi !!! Ối giời ôi !!

Chiếc cell phone văng ra mấy bước, chị Bông lồm cồm bò dậy và đứng lên vì chẳng ai ra cứu chị cả, anh Bông vẫn nằm trong phòng xem ti vi.

Chị Bông lò dò từng bước như người thương binh để đi vào trong :

– Anh ơi em vừa bị ngã đau quá.

– Ối, “nhà giàu đứt tay ăn mày đổ ruột”

Bị ngã đau mà chồng lại nói một câu hững hờ chị Bông càng đau thêm. Chị Bông nhớ ngay đến một chị bạn đã kể chuyện hai vợ chồng ra làm vườn, chị với tay bẻ một cành cây gãy trên cao thì bị ngã, chồng đứng gần đó đã không ra đỡ vợ lên mà còn mắng mỏ:

– Mắt mũi bà để đâu mà ngã thế hả? Lại ốm đau, lại nằm vạ…

Chả bù cho ngày xưa khi hai người mới quen nhau anh đã nâng niu chiều chuộng chị, hai người cùng thong thả trên hè phố rộng phẳng phiu mà anh luôn âu yếm nhắc: “Nếu có ngã thì hãy ngã vào vòng tay anh nhé, anh sẽ nâng đỡ, che chở cho em, anh sẽ đau giùm em.”

Thì ra đàn ông nào cũng giống nhau, chỉ được cái thuở ban đầu.

Anh Bông nhà chị cũng thế, thuở ban đầu hai vợ chồng luôn hoà hợp thắm thiết, bây giờ chuyện lớn chuyện nhỏ cũng tranh cãi, bất đồng. Chị Bông trồng một cây hoa Hồng cành mềm ngay cạnh hàng rào patio để lá hoa vươn vào lan can, chị thích nét đẹp tự nhiên và thơ mộng như thế nên đã cẩn thận dặn dò anh Bông đừng bao giờ động vào nó để cho chị ngắm, thế mà anh Bông vẫn…cắt phăng đi những cành hoa cành lá đong đưa ấy cho khỏi vướng mắt đã làm chị Bông thương hoa tiếc lá rơi nước mắt mấy lần.

Chị Bông oán trách và kể lể:

– Anh không dậy bôi thuốc cho em mà còn bình thản ví von chế nhạo nữa sao? Xem này trán em sưng to bằng quả ổi…

Nhìn thấy hình ảnh cụ thể anh Bông mới tin, mới chịu ngồi dậy đi tìm chai dầu gió xanh xoa lên vết sưng cho bà vợ lắm lời vừa lòng và an ủi:

– Mai là khỏi ngay ấy mà.

– Cú ngã mạnh lắm anh ạ, em tưởng như bao nhiêu công sức của em đều dồn vào nó, em đâm đầu vào tường như người ta chán đời tự tử vậy đó.

– Người ta bình thường hoá vấn đề còn em thì luôn luôn bành trướng hoá vấn đề, bị cảm cúm thường thì lo bị dịch cúm thế kỷ chết nhanh chết hàng loạt, bị ho vì thời tiết thì tưởng tượng không ung thư cuống họng cũng ung thư phổi.

Chị Bông vẫn rên rỉ:

– Ối giời ôi… trán đập vào bức tường với tốc độ “phi thường” như thế không vỡ mạch máu não cũng chạm thần kinh. Ngày mai ngày mốt anh mà thấy em …có biểu hiện gì khác thường thì nhớ đưa em đi bác sĩ tâm thần nhé đừng để em hóa điên hoá rồ tội nghiệp em.

Anh Bông thắc mắc:

– Nhưng làm sao mà em bị ngã? Anh nằm trong phòng nghe em nói chuyện phone rổn rảng hào hứng lắm mà.

– Em vừa nói phone với chị Hường vừa sải bước nhanh nên…

Anh Bông cướp lời:

– Nên sớn sác ngã đâm đầu vào tường chứ gì! Hình như em đang nói chuyện về nhà chị Liên, nhà chị có thằng con đẹp trai học giỏi làm ra nhiều tiền và em từng ngụ ý chào mời gả con gái nhà mình cho con trai chị Liên mà không thành đấy, phải không?

Chị Bông nhạt nhẽo trả lời:

– Phải rồi nhà chị ta đấy…

– Nghe nói cậu ta đã lấy vợ, cô vợ cũng tài ba không kém gì chồng, học giỏi có công việc ngon lành. Con dâu người ta tài sắc hơn hẳn con gái mình đấy.

Chị Bông cay cú:

– Anh nghe lóm cũng tài ba luôn mà chưa đủ, mẹ chồng nàng dâu nhà này đang đến lúc rạn nứt rồi, Thà con gái mình ế sưng ế sỉa còn hơn làm dâu người mẹ chồng nhỏ nhặt như chị Liên, anh nhé.…

Anh Bông nửa đùa nửa thật :

– Tóm lại mải nói xấu người khác mới không để ý, mới bị ngã, đúng là trời…. quả báo.

o O o

Sáng hôm sau chị Bông thức dậy ra soi gương và kinh hãi khi thấy quanh mắt phải tím bầm, mắt trái cũng bị tím bầm nhưng ít hơn.Chị lo ngại gọi phone ngay cho bà chị họ ở Cali. bà chị từng làm việc ở bệnh viện nên có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về y khoa:

– Chị Duyên ơi… tối qua em đã đâm đầu vào tường !!

Chị Duyên hốt hoảng hét lên trong điện thoại:

– Chuyện gì xảy ra đến nỗi cô đâm đầu vào tường tìm cái chết, hả, hả?

Không để chị Bông kịp trả lời chị Duyên xông xáo tiếp:

– Ðừng bi quan, đừng tuyệt vọng. Cuộc sống dù hoàn cảnh nào cũng là vô giá cô biết chưa?

– Em biết rồi, nên mới hỏi ý kiến chị đây. Tối qua em bị trượt chân ngã đâm sầm đầu vào tường chứ em có muốn tự tử đâu, mấy account mutual funds của em đang lên giá, em mà chết chồng em có vốn cưới vợ khác trẻ đẹp sao !

– Thế mà cô ăn nói sớn sác làm tôi hết cả hồn.

Chị Bông kể lại tai nạn tối qua và than thở:

– Bây giờ hai mắt em tím bầm như vừa bị xã hội đen thanh toán và cái trán vẫn sưng u một cục to tướng như vừa ở trung tâm ung bướu ra, xin chị cho em lời khuyên.

– Cô diễn tả khủng khiếp quá, đi bác sĩ mắt ngay xem có ảnh hưởng gì đến dây thần kinh mắt bên trong không kẻo mù loà thì khổ. Thí dụ cô có bị hoa mắt, mờ mắt gì không…

– Trời ơi… nguy hiểm đến thế ư..

– Rồi cô đi chụp hình đầu ngay cho tôi, máu mà tụ lại trong não thì toi mạng đấy.

Chị Duyên nói chị Bông diễn tả khủng khiếp mà chị còn nói những điều khủng khiếp hơn. Chị Bông hoảng sợ :

– Thế thì em không mù loà cũng chết mất thôi. Em chào chị, em đi bác sĩ ngay đây,

Bà chị cẩn thận dặn dò:

– Này…này…cô đi đứng cẩn thận kẻo lại… ngã thêm cú nữa thì không sống nổi đâu.

Chị Bông quen tính nết ăn ngay nói thẳng của bà chị họ, ăn nói không kiêng lời mà trong lòng chị thì tử tế thương người lắm..

Chị Bông đến văn phòng bác sĩ mắt không cần lấy hẹn vì với “ đôi mắt màu tím” của chị cũng đủ cho cô nhân viên thương cảm và ưu ái cho vào gặp bác sĩ sớm.

Bác sĩ cũng hỏi y như chị Duyên lúc nãy là mắt có bị mờ đi không? Có nhìn một hình thành hai không rồi soi mắt kỹ càng và kết luận:

– Vết bầm tím nơi mắt do máu tụ trên trán lan xuống chứ hai mắt không hề bị tổn thương. Tôi sẽ giới thiệu chị đi chụp đầu cho chắc ăn.

Sáng hôm sau chị Bông đi chụp CT scan, và sau một ngày thì bác sĩ gọi phone đến báo bình yên vô sự chị Bông mới thở dài nhẹ nhõm.

Một sự té ngã có thể dẫn đến chết người, bà Mỹ già hàng xóm chị Bông bị ngã nằm nhà thương, một thời gian sau thì chị Bông nghe tin bà qua đời.

Có anh chàng trung niên nhà giàu khỏe mạnh đẹp trai ở tuổi 45 cũng chết vì té ngã chẳng phải đợi tuổi già như bà hàng xóm kia, anh chàng là chồng một doanh nhân nổi tiếng, gia đình đi nghỉ mát, chàng đến phòng tập thể dục nơi khách sạn Four Seasons, chạy bộ trên máy, chẳng biết chàng chạy làm sao mà té ngã đầu va vào góc cạnh chân máy và nằm chết tại chỗ mà chẳng ai hay cho đến khi gia đình thấy vắng chàng sốt ruột đi tìm.

Chị Bông không thích chạy bộ trên máy, tính chị sớn sác thể nào cũng có ngày bị ngã, thà cứ đi bộ ngoài đường, muốn nhanh hay chậm tùy vào hai chân mình, càng máy móc hiện đại càng …hại vào thân

Bây giờ chị chỉ lo làm sao cho vết bầm tím và vết sưng mau biến khỏi khuôn mặt vì với dung nhan “sưng sỉa” này chị chẳng dám ra đường, chẳng muốn gặp mặt ai. Mỗi khi cần ra ngoài chị Bông đeo cái kính mát to tướng vừa che vết bầm vừa… thời trang mùa hè luôn thể.

Ấy thế mà chị chẳng được yên, bỗng đâu chị nhận được cú phone người lạ, một ông vừa từ California về có mang theo cuốn sách của một người bạn chị Bông gởi tặng khi bạn chị biết ông bạn này ở cùng thànhphố với chị Bông.

Không lẽ không tiếp người ta, bạn có lòng tặng sách, người hàng xóm có lòng mang đến trao tận tay.

Chị Bông không thể đeo kính mát tiếp khách trong nhà, ông khách lạ sẽ tưởng chị cám hâm, tưởng chị dở hơi. Nhưng chị sẽ đeo kính cận thị, gọng kính màu đen cũng che được phần nào.

Căn phòng khách được kéo màn che cửa sổ cho bớt ánh sáng, mở lên ngọn đèn màu vàng… u ẩn và quan trọng là chị Bông sẽ không ngồi đối diện thì không dễ gì ông khách lạ nhận ra gương mặt bầm giập của chị trong ánh đèn mờ này được.

Quả nhiên ông khách hàng xóm vừa quen không hề nhận ra điều gì khác lạ trên gương mặt chị Bông cho đến khi đứng dậy ra về ông khách vui tính thân thiện ngỏ ý:

– Bạn của chị cũng là bạn của tôi, thì hôm nay chúng ta cũng là bạn, nếu chị không ngại thì cho tôi chụp một tấm hình để gởi cho chị bạn của chúng ta.

Trước lời mời chân tình mà từ chối thì hóa ra mình “chảnh”, chị Bông đành đau khổ gỡ kính ra và nói:

– Anh xem mặt tôi thế này tôi làm sao mà dám chụp hình.

Và để tránh ngộ nhận chị Bông kể lại vụ ngã đâm đầu vào tường cho người bạn mới quen, ông khách ái ngại tự trách mình:

– Thế mà nãy giờ tôi không nhận ra mà hỏi thăm chị, tôi sơ ý quá. Chúc chị mau bình phục nhé.

Mỗi buổi tối chị Bông đều chườm lạnh vào chỗ sưng, chỗ bầm tím và mỗi buổi sáng thức dậy chị Bông đều soi gương ngắm nghía xem vết thương đã bớt thế nào.

Hai tuần lễ trôi qua con tim chị Bông đã vui trở lại khi thấy vết thương càng ngày càng lành.

Tối thứ Bảy này chị Bông nằm ở ghế sofa vừa chườm lạnh vết bầm vừa mở ti vi vào you tube nghe băng kinh của các ni sư, sư thầy như thường lệ, càng nghe giảng kinh chị Bông càng thêm thấm thía.

Chuông điện thoại reo vang inh ỏi. Anh Bông mở phone và đưa cho chị Bông:

– Có phone của chị Hường gọi em.

Chị Bông cầm phone nghe chị Hường hỏi thăm:

– Hôm nay chị Bông đã đỡ chưa? Từ hôm chị bị ngã đến giờ tôi lo cho chị ghê lắm.

– Cám ơn chị. Hôm nay tôi đỡ được 80% rồi.

Giọng chị Hường hớn hở:

– Vậy tôi kể tiếp chuyện nhà chị Liên nghe.

Chị Bông đã tin phần nào vào sự “quả báo”. Nếu chị không cay cú nhà chị Liên, nếu chị không nói chuyện phone với chị Hường thì chị đâu bị ngã. Những tai nạn dù nhỏ nhặt trong đời thường hàng ngày biết đâu cũng là quả báo của việc mình vừa làm trước đó đâu cần đợi đến kiếp sau.

Chị Bông không muốn tọc mạch chuyện nhà chị Liên nữa, nhưng chị không nỡ làm chị Hường cụt hứng, chị từ chối khéo:

– Tuy tôi đã đỡ đau nhưng vẫn cần tịnh dưỡng chị Hường ơi. Tóm gọn là mẹ chồng nàng dâu nhà chị Liên đang bất hòa chứ gì. Thế là xong chuyện mình khỏi cần bàn nữa..

– Không, bởi thế tôi mới cần thông báo cho chị đây.

Chị Bông tò mò hỏi tới:

– Hay là họ tan rã? Con dâu đã ly dị chồng và vĩnh biệt bà mẹ chồng?

– Không…

– Vậy thì sao? chị nói nhanh đi..

Chị Bông chợt khựng lại, lại thấy mình hiện nguyên hình mụ đàn bà ác mồm ác miệng, ganh tị và nhỏ nhen chỉ muốn hơn thua với người khác.

Chị Hường xuống giọng có vẻ ngại ngùng:

– Tôi nghe nói con dâu chị Liên move khỏi thành phố này tưởng là nó xa lánh bà mẹ chồng, tưởng mẹ con họ xích mích, ai dè nó được hãng thăng chức và biệt phái đi công tác ở nước ngoài 1 năm, vợ chồng nó vẫn hạnh phúc, mẹ chồng nàng dâu vẫn đề huề thấy mà…phát ham.

Chị Bông cũng ngượng ngùng hạ giọng:

– Vậy là gia đình họ vẫn tốt đẹp như hồi nào đến giờ hả chị Hường.?

– Ðúng thế, nghĩ mà… ân hận quá chị Bông à, nhà người ta đang yên lành mà tôi tung tin thất thiệt chỉ vì tôi cũng không ưa chị Liên giống như chị. Mà… lỗi tại chị nữa đó

Chị Bông giãy nẩy lên:

– Sao lại tại tôi? Chị mới là người đưa chuyện……

– Thì tại chị cứ quan tâm hỏi chuyện, moi móc tin tức nhà chị Liên làm tôi về hùa theo. Thôi, mình để đức cho con cháu sau này đừng nói xấu người ta nữa nghe chị Bông?

Chị Bông mừng vui tán thành:

– Tôi cũng đang tập cho mình cái điều này đây, ganh ghét người ta mang tội chết chị Hường nhỉ…

– Ừa…tôi cũng nghĩ thế. Biết đâu hôm đó chị bị ngã cũng là….cũng là…cũng là…..

Thấy chị Hường mãi ấp úng không dám nói hết câu chị Bông liền tiếp lời:

– Quả báo chứ gì ! Chồng tôi cũng nói thế đấy.

Xong cuộc nói chuyện với chị Hường, chị Bông thấy lòng thanh thản hẳn ra, sau một cú ngã đau thừa sống thiếu chết, sau khi nghe thêm những kinh giảng cách sống ở đời, cách đối nhân xử thế chị Bông đã nhận ra mình sai, đã nghiệm ra trong cuộc sống ta nên buông bỏ những tị hiềm ganh ghét, lòng hãy mở ra với mọi người với cuộc đời thì sẽ hưởng an nhiên hạnh phúc.

Chị cũng sẽ bớt tranh cãi những chuyện vặt vãnh với anh Bông cho êm đềm nhà cửa.

Chị Bông gọi chồng:

– Anh Bông ơi, ngày mai anh ra vườn thấy cành hoa hồng nào vướng víu chĩa vào hàng rào patio thì cứ cắt bớt cho gọn mắt anh nhé.…

Anh Bông hấp tấp từ trong phòng chạy ra, anh ngạc nhiên và vô cùng lo lắng:

– Em vừa nói gì? Em cho phép anh cắt phéng những cành hoa Hồng mà em nâng niu yêu quý ấy hả? Có phải là em không? Chẳng lẽ kết quả chụp hình đầu không có vấn đề và vết thương đã gần lành mà bây giờ em còn…chạm dây thần kinh, mà em còn có biểu hiện khác thường sao? Có cần đưa em đi bác sĩ tâm thần như lời em dặn dò hôm nọ không?

Chị Bông cười tươi như hoa:

– Em đang tỉnh đây chứ có khác thường, mát dây hay điên rồ đâu. Sau cú ngã “ quả báo” em đã ngộ ra được nhiều điều và đổi mới rồi, anh Bông ơi…


Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Aug/2018 lúc 11:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.352 seconds.