Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Jan/2022 lúc 10:18am

NGÀY TẾT CỦA BA TÔI


Tết%20Nguyên%20Đán%20là%20gì?%20Nguồn%20gốc%20và%20ý%20nghĩa%20của%20ngày%20Tết%20Nguyên%20Đán


Học tập cải tạo về, ba tôi lần mò chiếc xe đạp cũ còn sót lại sau ngày giải phóng. Chiếc xe hư hỏng đã lâu không ai màng tới, vứt chỏng chơ trong căn hầm chứa đồ cũ. Ông chắp vá, hàn gắn từng thanh thép, giũa mài, lắp ráp từ cái yên, cái baga, cái vành. May sao các bộ phận quan trọng hãy còn nguyên, sên, líp, đùi dĩa...đem cọ rửa, bôi nhớt mỡ vào cũng tạm ổn, còn thiếu ông nhặt nhạnh, gom góp từng đồng bạc lẽ mẹ tôi mua bán, sắm dần. Phải trên 6 tháng ông mới cho ra hình cái xe đòn ngang đi tạm được.
Ông nói, thôi khỏi sơn lại, đắt lắm, miễn sao đi được là ổn, nên cái xe đủ thứ màu, xanh, đỏ, trắng đen như bộ quần áo rằn ri thủy quân lục chiến của ông ngày chinh chiến. Thời đó, đa số cuốc bộ, nhà nào có 2 chiếc xe đạp trở lên là oách lắm, xe máy thuộc hàng đại gia, không dám mơ. Thật tình mà nói trước 75, nhà tôi cũng có 1 chiếc honda dame. Ba tôi ở lính mà có tính máu me cờ bạc, nghe mẹ tôi nói ổng mê xóc dĩa, xóc một hồi bán luôn xe máy, bán cả căn nhà trong Nha trang, khu đồng đế mà ba tôi sắm được khi ông được điều phối vào đó. Đến ngày giải phóng, ba tôi còn sống và đi cải tạo, của chìm của nổi cũng đi sạch, mẹ tôi giận lắm nhưng rồi bà chép miệng, thôi thì của đi thay người. Cái xe máy còn mà đón về cái quan tài bọc kẽm thì đại họa.
Ba tôi cải tạo về, có nghề ngỗng chi đâu, làm thuê làm mướn cũng ít người thuê. Cần cái xe đạp để đạp đi bán hàng rong kiếm mấy đồng nuôi con, qua ngày. Như nhiều gia đình, con cái đông đúc, đứa nầy chênh với đứa kia 1, 2 tuổi. Vị chi đến 10 đứa con. Lớn nhất là anh tôi năm 79 là 24 tuổi, đứa em út thứ 10 mới 4 tuổi. Đứng sắp hàng ngang chờ nhận cơm ăn mỗi bữa như cái hình tam giác.
Năm tháng đó, ba tôi nghiên cứu thị trường, ông đi bán dạo bút bi, bút chì và đá lữa, bật lữa, giấy má đủ loại. Sáng mờ sớm ông đã đạp xe đi, tối mịt mới về, lùa mấy hột cơm xong lại đi chở hàng cho mẹ tôi. Hồi ấy, mẹ tôi và mấy đứa em gái nghỉ học ra bán nước chè, kẹo lạc, nước giải khát, nước mía bên sân ga xe lữa cả ngày đêm. Lúc đó, anh tôi đã đi làm công nhân sau lên đường sang mặt trận CamPuchia. Tôi vẫn miệt mài đèn sách, mỗi lần nhìn cái dáng xiêu vẹo của ba tôi trên chiếc xe đạp cũ, chữ nghĩa trong đầu tôi dường như tan biến, chữ nghĩa cũng ngậm ngùi cùng tôi.
Mấy năm sau, nghề bán dạo ấy cũng không ra chi, ông được người quen giúp vào làm công nhân ở Ty Cầu đường. Vậy mà ổng giỏi, học đâu ra nghề thợ hồ, ông cùng đội xây dựng đi sửa chữa mấy cái cống rãnh. Ngày đi làm, tối chở hàng phụ việc cho mẹ tôi. Bấy giờ tôi đã đi nhận nhiệm sở công tác trên Pleiku, Gia lai.
Vào dịp tết đến, thời bao cấp, mỗi nhà trông vào nồi bánh tét, thẩu dưa kiệu, khoanh thịt mỡ, mấy cân gạo trắng cho cả gia đình trên 10 người vui xuân là tốt lắm rồi. Mà đâu phải có tiền mua ngay, phải dành dụm, tích góp từng cân nếp ngay sau cơn lụt tháng 10 mới có.
Ba tôi khéo tay, ông gói bánh tét rất chuẩn, tròn trịa, đầy đặn, cây nào đều như cây nấy, sắp chồng lên với màu xanh lá chuối rất đẹp mắt. Bữa nào vui ba tôi kể, chả là năm tháng trên khắp các tiền đồn, được 24 giờ hưu chiến, sĩ quan binh sĩ cùng nhau gói bánh, nấu bánh, cả đêm bên bếp lữa hồng rồi nghêu ngao hát bài "xuân nầy con không về", thành ra tay nghề nhuyễn.
Tôi nhớ mãi đến hôm nay, dù ba tôi đã ra đi về cõi vĩnh hằng đã lâu lắm. Mỗi dịp tết đến lòng tôi thương nhớ bóng hình ông, nao nao khó tả.
Năm tháng xa xôi ấy, cái ăn đã khó, cái mặc còn khó hơn. Quần áo CBCNV thì dùng tem phiếu vải phân phối, mỗi năm 2 bộ đồ, khi xấu khi tốt, may nhờ rủi chịu. Dân tình có tiền mua hay không là dựa vào hoàn cảnh của họ. Vì thế, áo quần vá víu nhiều lắm, quần vá, áo vá.
Ba tôi tôn trọng cái áo công nhân màu xanh, ông nói áo kaki bền lắm, lâu rách, không cần ủi iếc chi cả, vải dày nên mặc ấm trong mùa đông giá rét. Chiếc áo ông mặc màu xanh sẫm qua năm tháng nó bạc gần trắng ở vai, ở lưng, ở cùi tay, vá khắp nơi. Đến khi không còn sử dụng được nữa, ông kêu để dành đó, mai mốt cắt ra những mảnh, vá cho cái áo khác. Vậy là chiếc xe đạp muôn màu với người đàn ông cao tuổi mặc chiếc áo vá thân phận đi trong buổi sớm mai hay chiều tà đẹp như bức tranh lập thể.
Trong cái tủ gỗ xấu xí kê bên góc tường nhà vẫn còn một bộ đồ đẹp của ba tôi, để dành từ trước giải phóng. Chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần tây đen, chiếc áo vest, chiếc cà vạt đỏ, đôi giày tây đen...Nhưng ông không dám mặc. Ba tôi cất, để dành cho mỗi dịp tết nhất, mặc thường nó cũ rách, ngày xuân mặc áo rách đi chúc tết nhà người ta sao được, kỳ cục lắm. Năm nào cũng vậy, cứ qua rằm tháng chạp, ba tôi mở tủ, ông lấy bộ đồ ấy ra, ngắm nghía, vuốt ve, là lượt, rất âu yếm. Để rồi sáng mồng một mẹ tôi choàng cái áo vest lên người ông, xỏ vào đôi giày tây đen, mẹ con tôi thấy ba tôi khác hẳn, oai phong như ngày xưa, hình ảnh ông già đạp xe bán dạo mất hẳn trong những ngày xuân mới.
Ngày đám cưới của tôi trên Pleiku, Ba tôi từ Đà Nẵng lên chủ hôn, ông mặc bộ đồ lớn nầy, bên nhà gái, bên phía cơ quan tôi thấy nể trọng dăm phần, vì cái nét phương phi còn sót lại nơi ông, vì cái dáng phong trần năm tháng xuôi ngược trên đường đời cùng với chiếc xe đạp cũ.
Tưởng cũng nói thêm đôi chút về thói quen của ông. Ba tôi không hút thuốc, bia rượu chỉ vài ly, ổng chỉ mê cờ bạc, gái gú thì phận làm con nên tôi không dám tìm hiểu. Nhưng đến cuối đời, khi về lòng đất cũng chỉ mấy mẹ con tôi đội tang, không thấy có ai thấp thoáng ngoài hè buổi hoàng hôn cả.
Ngày tết, sau khi diện bộ đồ vía, ông ngồi nâng niu những tờ giấy bạc đã được xếp sẵn, vuốt lại thẳng thớm từ hôm trước, ba tôi lần lượt mừng tuổi cho mẹ con tôi, 11 người, một cách trân trọng, tình cảm chân thành. Mấy đứa em nhỏ của tôi thì reo mừng hớn hở vì chúng có tiền đi chơi năm mới, còn tôi thì ra xa một chút, đứng bên góc khuất hiên nhà, cầm tờ giấy bạc mà ngậm ngùi. Tờ bạc mà bao tháng ngày ổng dành dụm, chắt chiu trên con đường dong ruổi cùng cái xe đạp cũ bán từng cây bút bi, từng cây bút chì và vài chục viên đá lửa.
Vậy rồi, dù gì, ngày tết năm nào gia đình tôi cũng rất vui. Tôi biết trên đất nước tôi lúc ấy có hằng triệu triệu gia đình khác cũng giống như gia đình tôi.
Đâu đó, lẫn khuất, còn nhiều rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, đón xuân dưới gầm cầu, trên sạp hàng khu chợ đóng cửa nghỉ tết, gặm miếng bánh tét người qua đường cho, lắng nghe tiếng pháo đì đùng đêm giao thừa.
Tôi thấy mình hãy còn hạnh phúc hơn họ nhiều lắm.
những ngày cuối năm Âl 2021

NGUYỄN QUYẾT
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jan/2022 lúc 2:14pm

Chuyện Cô Tiên
Câu chuyện tình đẹp có thật trước 1975

4332%201%20Chuyen%20Co%20TienBuuNg


        Ba tôi qua đời bất ngờ năm 1964, nhỏ em út còn trong bụng Má. Tôi phải nghỉ học, tìm việc làm ngày đêm để phụ giúp Má tôi nuôi 6 đứa em còn nhỏ dại.
        Đầu năm 1965, tôi được mời đến dạy kèm Toán cho cô con gái lớn một gia đình người Việt ở Nam Vang. Mỗi ngày 2 tiếng, từ 7 đến 9 giờ tối, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Em học trường Providence, còn gọi là trường Bà Phước, lúc đó chỉ dành cho nữ sinh. Em nhỏ hơn tôi một tuổi nhưng mới ở lại Cinquième, trong khi tôi đã đậu Brevet d’Études du Premier Cycle hai năm trước.
         Có lẽ vì là con gái nhà khá giả nên em hơi… làm biếng học, nhất là toán, géometrie và algèbre. Lúc đầu, tôi hơi nản lòng vì… em nhìn bài vở như thấy ma, tôi thường phải làm bài giùm em, nhưng từ từ em nghe lời tôi khuyên, chịu làm bài, chịu học bài, và được lên lớp mỗi năm.
         Đầu năm 1968, em học Troisième, chuẩn bị thi Brevet. Tôi kèm em từng môn, giúp em làm những bài vở mà đúng ra tôi không cần giúp. Em trả ơn bằng cách mời tôi ở lại ăn cơm tối.
        Tôi cho em mượn những quyển sách mà tôi đã học qua, trong một lần trả sách, em kèm theo tấm giấy chỉ viết một câu “cho moi làm amie intime của toi nha”. Tôi gật đầu vì sợ em giận, em không thèm học nữa. Từ đó, em hẹn tôi đi chơi cuối tuần, tôi cũng gật đầu với điều kiện là em phải xin phép Ba Má đàng hoàng và phải ráng học.
Tôi biết em thương tôi, tôi cũng thương em. Tôi gọi em là “cô Tiên” vì em có dáng dấp qua cầu gió bay, có bước đi lả lướt nhẹ nhàng như các nàng tiên nữ trong vũ khúc nghê thường, vì em đã mang đến cho tôi những cảm xúc mà người trần gian chưa từng cho tôi trước đó.
Những ngày mưa, không đi chơi được thì tôi ngồi hát em nghe bên mái hiên nhà:


Một chiều cuối tuần mưa bay lất phất và mây trắng giăng giăng
Em đến thăm anh vì trời mưa mãi nên không kịp về
Bên anh, em lặng nhìn bầu trời và ánh mắt mộng mơ
Sợ người yêu khóc, khe khẽ bên tai anh kể chuyện ngày xưa.


Chuyện xưa kể rằng trên thiên giới ấy ngày vui kết hoa đăng
Thiên Quốc đang vui một nàng tiên nữ làm rơi ly ngọc ngà
Đang say nên trời bèn đọa đày nàng tiên xuống trần gian
Làm người dương thế không biết bao lâu mới được quay về trời.


Em ơi nàng tiên ấy xuống dương trần một chiều mưa bay nhiều
Và vì thương trần thế, thương kiếp sống phong sương
Nên dù rằng một hôm Thiên Quốc trời sai
Gom mây hồng làm xe đưa tiên về


Tiên nói dối tiên còn đang giận trời nên tiên chẳng về đâu.
Nàng tiên giáng trần không đôi cánh trắng giờ đang ngắm mưa bay
Đang đứng bên anh thầm cầu mưa mãi cho tiên đừng về
Anh ơi lỡ mà trời gọi về thì tiên chẳng về đâu
(Bài hát “Huyền Thoại Một Chiều Mưa”)



        Nhưng tôi luôn nhớ mình là con trai nhà nghèo, chỉ có chiếc Mobylette cà tàng làm chân đi kiếm cơm mỗi ngày. Em là con gái nhà khá giả, đi học có xe đưa rước, về nhà không làm động móng tay vì đã có chị bếp, chị bồi, chị vú lo toan mọi việc. Nếu hai đứa thành vợ thành chồng, em cực thân là cái chắc.
Trong một lần kề vai nhau đi quanh công viên Chùa Tháp, trời bỗng dưng mưa. Tôi bật dù che hai đứa nhưng mưa càng lúc càng nặng hột, em bỗng xoay người lại ôm hôn tôi dưới mưa. Tôi than thầm trong bụng “gặp oan gia truyền kiếp rồi”.
Năm đó, em thi đậu Brevet và tôi nghỉ dạy vì vừa xin được cái job thư ký kế toán ở hãng L’UCIA, Nam Vang.
Lúc trước gặp nhau 5 ngày mỗi tuần, có nhiều thì giờ để nói với nhau những gì muốn nói. Giờ phải chờ đến cuối tuần mới được gặp nhau vài tiếng, nhớ ơi là nhớ. Tôi bắt đầu làm thơ “nhớ em”…


Nhớ lúc xưa kia mới biết nhau
Rồi thương rồi nhớ suốt đêm thâu
Ðêm nào cũng vái cho mau sáng
Nhớ quá trời ơi! Nhớ phát rầu.


Nhớ những chiều em qua phố vắng
Dáng hồng xen lẫn bóng hàng cau
Mân mê vạt áo, em e lệ
Những lúc anh nhìn, má đỏ au.


Nhớ lúc mình đan tay đếm bước
Em run run hỏi: – Sẽ ra sao ?
Anh cười, anh nói như đinh đóng:
– Anh sẽ yêu em đến bạc đầu!


         Đưa bài thơ cho em, em bỏ túi nói sẽ về nhà đọc. Tuần sau gặp nhau, em không nhắc gì về bài thơ của tôi mà hỏi tôi nghĩ gì về cuộc sống hai đứa sau này.
        Tôi nói là nhà tôi nghèo, em nói em biết rồi, tôi phải đi làm giúp Má nuôi các em còn nhỏ, em nói em cũng biết rồi, nếu mình cưới nhau thì em sẽ cực thân hơn là sống với Ba Má em…
        Em trả lời làm tôi chưng hửng “hiện nay, cái khổ nhất mà “moi” phải chịu đựng hàng ngày là nhớ “toi”, cái cực nhất mà moi phải chịu đựng hàng ngày là làm sao để gặp toi sớm hơn, nên moi không sợ gì cả. Trời sanh voi sanh cỏ”.
Tôi khuyên em nên kiên nhẫn, nói cho em hiểu lúc này là thời gian đẹp nhất trong cuộc tình hai đứa, cái nhớ cái thương bây giờ sẽ làm mình gắn bó nhau hơn sau này…
Em nghe lời tôi và chuyện hẹn hò của chúng tôi kéo dài cho tới đầu năm 1970.
Tướng Lon Nol lật đổ vua Sihanouk, tự phong là tổng thống xứ Kampuchea (Cao Miên).
        Một số người Miên quá khích thừa nước đục thả câu, “cáp duồn” (nghĩa là chặt người Việt) lẻ tẻ. Đang đêm, họ đến gõ cửa nhà người Việt ở những vùng thôn quê hẻo lánh. Một số người Việt không may đã bị họ chặt đầu, xác thả trôi sông về tới Tân Châu, Hồng Ngự… Nhiều người Việt có chút của ăn của để ở Cao Miên bán tháo tài sản để về Miền Nam Việt Nam lánh nạn. Ba Má em cũng không ngoại lệ.
        Em gặp tôi bàn chuyện này. Tôi đem việc này hỏi ý kiến ông giám đốc hãng L’UCIA. Ông giám đốc đưa hai đứa tôi về biệt thự do hãng mướn cho ổng ở trên đại lộ Norodom, ngay trung tâm thủ đô Nam Vang. Ổng nói: “nhà tao có 2 người bồi bếp, có 2 con chó berger giữ nhà. Nhà có 5 phòng, tao ở chỉ một phòng. Nếu hai đứa thấy ở nhà mầy không an toàn thì đến đây ở với tao. Tao tin tưởng và cần thằng B. giúp tao giữ gìn sổ sách của hãng nên hai đứa mầy muốn ở phòng nào, muốn ở bao lâu cũng được”.
        Nghe vậy, chúng tôi yên tâm và quyết định ở Nam Vang dù Ba Má em có về Sài Gòn.
Em về xin Ba Má cho hai đứa làm đám cưới. Má em có cảm tình với tôi nên gật đầu. Ba em im lặng vì biết tôi nghèo, sợ con gái cưng của ông sẽ cực khổ khi về làm vợ tôi. Em nói với Ba Má em “nếu Ba Má không tổ chức đám cưới cho hai đứa con, tụi con sẽ tự lo. Con muốn làm vợ anh B. danh chánh ngôn thuận”.
Và hai đứa tôi tự tổ chức lễ cưới của mình.
        Sáng ngày 24/02/1970, Má tôi và tôi mang trầu cau và phẩm vật đến xin cưới em. Chúng tôi lạy bàn thờ tổ tiên nhà em, xin quý ngài chứng giám cho chúng tôi thành vợ thành chồng. Tôi mướn xe Mercedes để rước “cô Tiên” xuống trần.
Tối đến là tiệc cưới tại nhà hàng La Lune, đối diện State Olympic, với 200 quan khách, họ hàng và bạn bè nhà trai, nhà gái. Dĩ nhiên là có nhạc sống do mấy tên bạn tôi tự mang đồ nghề đến giúp vui. Đêm đó, hai đứa tôi khiêu vũ và cụng ly với bạn bè gần tới sáng.
        Sau ngày chúng tôi thành hôn thì tình hình chính trị giữa hai nước Kampuchea và Miền Nam Việt Nam biến chuyển dồn dập. Ông bà nhạc tôi và gia đình bay về Sài Gòn vài ngày sau đó. Vợ chồng tôi vẫn ở Nam Vang. Tôi vẫn đi làm ở L’UCIA .
         Khi xác nhiều người Việt trôi về tới Hồng Ngự, Tân Châu, ông Nguyễn Cao Kỳ – lúc đó là Phó Tổng Thống VNCH – ra lệnh cho Quân-đoàn 3 tràn qua biên giới, lấy cớ là để “bảo vệ kiều bào VN”. Trung tướng Đỗ Cao Trí nhận lệnh với lời tuyên bố làm chấn động chính phủ Cao Miên: “Cho tôi 24 tiếng, tôi sẽ chiếm Nam Vang”.
        Ông Lon Nol nghe muốn té đái. Mới làm tổng thống có mấy ngày, nếu để QLVNCH chiếm Nam Vang thì mất mặt bầu cua. Ông gọi điện năn nỉ chính phủ VNCH đừng chiếm Nam vang nên Quân-đoàn 3 dừng lại ở Neak Luong (người Việt mình gọi là Hố Lương), một bến phà chỉ cách Nam vang 60 cây số.
        Nghe tin QLVNCH tràn qua biên giới, cả trăm ngàn kiều bào VN ở Cao Miên, trong đó có vợ chồng tôi, bỏ tất cả tài sản, dắt díu nhau vào các trại tị nạn. Các sân trường trung học, chùa, nhà thờ bỗng trở thành những trại tị nạn khổng lồ. Vợ chồng tôi vào trường Seminaire, nơi tôi đã học năm cuối chương trình Tú tài Pháp hai năm trước.
        Trong trại Seminaire, người ta chia ra nhiều nhóm, mỗi nhóm 10 gia đình, trước hết là để lãnh nước uống, sau là thức ăn, lúc đó chỉ có khô cá lóc do Red Cross cung cấp. Tôi làm trưởng nhóm 31.
       Đầu tháng 5/1970, ông Nguyễn Cao Kỳ bay lên Nam Vang, nói là thăm xã giao tướng Lon Nol nhưng thật sự là đi thanh tra các trại tị nạn. Tối đêm trước, tôi và các trưởng nhóm được lệnh phải thu tất cả những những gì có thể coi như là vũ khí gồm dao, gậy,… và cùng nhiều người thức gần sáng đêm để dựng cái sân khấu dã chiến.
Khi ông Kỳ vào trại Seminaire, ông đến từng lều, bắt tay và hỏi thăm từng người. Điều làm mọi người chú ý là 2 anh đại-úy cận vệ. Họ cao hơn ông Kỳ 1 cái đầu, mặc đồ bay, mang súng ngắn dưới nách, nhưng không cản trở khi kiều bào đến bắt tay, thậm chí ôm hôn ông Kỳ.
Ông Kỳ lên sân khấu, nói vài lời thăm hỏi xã giao rồi hứa: “Tôi sẽ đưa tất cả đồng bào về quê hương!”
        Ông nhận được những tràng pháo tay như sấm động của mấy ngàn người trong trại Seminaire. Nhiều bà lão bò ra khoảng trống trước sân khấu lạy ông Kỳ như tế sao.
        Vài ngày sau, chúng tôi được phát thịt heo lần đầu, dù không ai biết ai cho nhưng mọi người nghĩ là từ chính phủ VNCH. Tuần sau, một đoàn “tàu há mồm” của Hải quân VNCH cặp bến sông Mekong.
        Danh sách từng nhóm được gọi để rời trại xuống tàu về nước. Vợ chồng tôi thuộc danh sách thứ 31 nên gần cuối tháng 5/1970 mới được rời trại. Sau 1 ngày lênh đênh trên sông Tiền (hay sông Hậu?) thì về tới trại Đồng Tâm, Mỹ Tho, lúc đó là hậu cứ của Sư-đoàn 7 BB.
        Vợ chồng tôi chỉ ở trại Đồng Tâm 5 ngày. Làm giấy tờ nhập cảnh xong thì Ba em lái xe xuống rước về Sài Gòn.
Cuộc sống chúng tôi từ ngày về Sài Gòn không còn… tà tà như lúc ở Nam Vang. Cũng như tất cả Việt kiều hồi hương lúc đó, tôi được hoãn dịch 18 tháng. Thời gian không nhiều nên tôi làm ngày làm đêm. Em cũng đi làm. Cuối tuần hai đứa đưa nhau đi ăn mì xào giòn, hay ăn nghêu luộc.
        Mỗi tối đi đàn về, tôi chạy thẳng vô Chợ Lớn mua cho em cái bánh bao Ông Cả Cần của Bà Năm Sa-Đéc. Lúc này em không còn thơ thẩn, mà ngược lại… em ăn rất bạo. Dù không nói ra, tôi biết em đang chuẩn bị cái bụng cho đứa con đầu lòng của chúng tôi, dù không biết lúc nào nó sẽ tượng hình.
        Nhiều người trong gia tộc hai bên thường trề môi nói “thằng B. con nhà lính tính nhà quan, mới ở Nam Vang về tay trắng mà vợ nó muốn gì được nấy”….
        Mấy người này không biết là lúc còn độc thân, tôi đã đọc một câu định nghĩa “người phụ nữ lý tưởng” của 1 người đàn ông như sau: “Người phụ nữ lý tưởng của một người đàn ông là người bạn, người tình và là người vợ của người đàn ông đó”.
        Hồi đọc câu đó, tôi chưa gặp cô Tiên nên tôi đã tự hỏi ngược lại là “tôi có thể vừa là người bạn, vừa là người tình, và là chồng của vợ tôi không”. Ông nào muốn biết cái vụ này nó khó cỡ nào cứ thử cua một cô bạn gái rồi cưới cổ về làm vợ thì sẽ hiểu câu… “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”.
        Nhưng khi gặp rồi thương yêu cô Tiên, cái định nghĩa xưa tự nó cho tôi lời giải đáp.
Lúc mới thương nhau, tôi thường kể em nghe chuyện bồ bịch của tôi lúc trước. Em chẳng những không ghen hờn, mà còn góp ý đôi khi rất tiếu lâm, rồi hai đứa cười hí hí. Lúc hai đứa đi chơi, gặp cô nào có “ngực tấn công, mông phòng thủ” là tôi hay quay lại nhìn, em im lặng nắm tay tôi, đợi cô đó đi khỏi tầm mắt mới hỏi “bộ toi hổng thấy cổ đi hai hàng hả?”.   Khi vào tiệm bán sách, tôi có cái tật (hổng biết xấu hay tốt) là đứng hơi lâu trước mấy cái đặc san người lớn như PlayBoy. Em im lặng đứng bên tôi, đến khi rời tiệm sách em mới phê bình… “nhỏ này vú đẹp, cô kia mông teo…”. Chỉ khi đến kệ bày mấy cuốn Salut les Copains, em mới thò tay lựa cuốn mới nhất và tự ra quầy trả tiền.
       Em chưa bao giờ bắt tôi trả tiền những gì em mua cho riêng em. Em chưa bao giờ lớn tiếng hay dùng lời lẽ không lịch sự với bất cứ ai, dù đôi khi tôi hay ai đó vô tình hoặc cố ý làm em giận.
       Ba em nói với em “Ba thấy nó đi nhảy đầm, tay trái một con, tay mặt một con”. Em trả lời “những gì ảnh làm lúc còn độc thân là quyền của ảnh, con không cần biết (thật ra tôi đã kể em nghe hết rồi). Chỉ cần biết hiện giờ hai đứa con thương nhau thật lòng là được rồi”.


4332%202%20ChuyenCoTienBNg


        Em có cách hôn, chỉ phớt nhẹ, làm tôi hồn phi phách tán. Khi thấy tôi buồn, em cầm tay tôi, xoa nhè nhẹ lên mu bàn tay, khiến tôi quên hết mọi phiền não. Sau này thành vợ thành chồng, em vẫn là người tình tuyệt vời. Em biết cách làm tôi quên những nghiệt ngã mà tôi đã trải qua trong ngày hôm đó.
        Em biết tiết kiệm, vén khéo với số tiền mà chúng tôi kiếm được. Em không se sua, dù luôn ăn mặc thanh lịch. Mỗi lần hai đứa ra đường là tôi phải ngó trước nhìn sau, coi có tên nào nhìn lén em không. Khi đứa con đầu lòng của chúng tôi chào đời năm 1972, em tự nguyện bỏ bớt chuyện mua sắm cho riêng mình, để có đủ tiền cho con chúng tôi bú sữa Guigoz 3 năm liên tục.
        Cô Tiên đã là một người bạn, một người tình và là người vợ tuyệt vời của tôi.
Được một người vợ như cô Tiên, em muốn gì được nấy không có gì quá đáng.
Bán nhà cho em cũng được, huống chi là ba cái lẻ tẻ.
Tháng 4/1972, tôi hết hạn hoãn dịch, phải đi lính cho tới ngày tan hàng.
        Sau 75, có ngày hai đứa phải ăn sáng bằng… cơm nguội, nhưng em luôn dành 1 hoặc 2 đồng cho con chúng tôi có gói xôi nóng hay tô cháo huyết.
         Cực nhất là lúc chúng tôi về quê tôi sống từ năm 1976 đến năm 1979. Má tôi cho 2 công ruộng và nửa công vườn, đủ cho gia đình chúng tôi sinh sống, không cần phải đi làm mướn, làm thuê. Nhưng không may là hai năm 77-78, lũ lụt tràn vào ngập ruộng trước khi lúa chín. Nông dân vùng Tân châu đói thể thảm. May mà tôi cất nhà sàn, cao khoảng 1.5m, nên nước ngập lé đé sàn nhà.
        Nhiều nông gia ở nhà đất, phải kê tủ giường lên cao, có người kê giường tới gần đụng nóc nhà.
Mỗi ngày, cô Tiên ngồi trên sàn nước, miệt mài câu từng con cá chốt, cá sặc, cá lòng tong. Tôi không dám nhìn lâu. Đến bữa ăn chỉ có món cá kho thập cẩm vậy mà thằng con khen “má kho cá ăn ngon”. Tôi mắc nghẹn từng hồi. Rồi cũng qua.
Ở quê, em không cho con đi học, nói mấy ổng dốt mà dạy cái gì! Vợ chồng tôi thay nhau dạy con nói và viết tiếng Việt, tiếng Pháp. Bài học tiếng Việt đầu tiên là bốn câu thơ của ngài Lý Thường Kiệt :


Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.


        Tiếng Pháp thì chúng tôi dạy con nói và viết những câu chào hỏi thông thường, không ngờ khi qua Úc nó học tiếng Anh nhanh hơn những bạn tị nạn khác nhờ tiếng Pháp và tiếng Anh có nhiều chữ giống nhau.
         Qua năm 79, tôi trúng mùa. Bán mấy chục giạ lúa, thêm chút tiền dành dụm, mua được cái ghe nhỏ, tính chuyện lớn. Khoang ghe chỉ vừa đủ cho hai người lớn và một đứa nhỏ chen vai nhau ngủ. Tôi không biết chèo, tập cả tháng sau mới chèo được 2 chèo. Em không biết lội nhưng nhất quyết đòi đi đến những nơi có thể cho chúng tôi thấy được tương lai. Em nói “mình đã sống mấy năm ‘có miệng không nói lại câm, hai hàng nước mắt chan dầm như mưa’. Đủ rồi, phải đi tìm tương lai cho mình và cho con”.
        Vậy là đi. Chèo từ Tân châu tới Long xuyên mất hai ngày. Nghỉ xả hơi một ngày rồi chèo tiếp tới Ô Môn, Cần Thơ, Ngã 7, Sóc Trăng, Hộ Phòng, Gành Hào, và sau cùng là ngã 3 cây Tàn. Ở ngã 3 cây Tàn hơn 1 tháng vì có người mướn tôi đào ao nuôi cá. Đào ao 1 tháng được 2 giạ gạo và một mớ tiền. Chúng tôi trở ra Gành hào vì thấy nơi này là nơi lý tưởng để ra đi. Tôi giấu dưới khoang ghe cái máy đuôi tôm, thường ngày không dám sử dụng, sợ người ta dòm ngó, định khi nào đi mới xài.
Ở Gành Hào đêm trước, thì đêm sau bị bão.
        Mưa như trút nước, sấm chớp đầy trời. Chiếc ghe tôi lắc lư như người say rượu, nửa đêm đứt dây buộc sào trôi ra giữa sông. May là lúc đó nước lớn, nước từ ngoài biển đổ vô sông, nếu ngược lại thì có thể bão đã đưa chúng tôi qua Thái Lan hay hổng chừng… vô bụng cá. Tôi cột sợi dây quanh bụng, cố gắng lội vô bờ.
        Hình như… lúc không còn cái gì để sợ nữa thì mình mạnh hơn bình thường nên tôi đã kéo chiếc ghe tới dưới dạ cầu chợ Gành hào. Buộc dây ghe lại đàng hoàng là tôi ngã lăn ra thở dốc, lạnh run cầm cập. Em lau mình cho tôi và đưa tôi cái bánh bía, hổng biết em mua lúc nào, đúng là cô Tiên. Ăn cái bánh bía đêm đó, hương vị thơm ngon còn phảng phất tới bây giờ.
         Bye bye Gành hào, tôi gắn máy đuôi tôm chạy về Long Xuyên. Chúng tôi ở Long Xuyên gần 3 năm. Tôi làm bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện, để có tiền nuôi vợ con. Có lúc đạp xe lôi, có lúc vác lúa gạo ở các nhà máy xây lúa, có lúc làm tạp nhạp.
        Đến tháng 2/1982, em tìm được đường dây ra nước ngoài vừa với khả năng của vợ chồng tôi lúc đó. Cái may là chúng tôi chỉ đi một lần là tới Mã Lai. Ở Bidong 1 tháng rưỡi là được phái đoàn Úc nhận. Qua trại chuyển tiếp Sungei Besi2, ngoại ô Kuala Lumpur để khám bệnh, bổ túc hồ sơ. 3 tháng rưỡi sau là chúng tôi có list đi Úc.


4332%203%20ChuyenCoTienBNg
Chụp với vợ chồng ông quản lý Trung tâm tạm cư Tamarind, trong lễ Giáng sinh đầu tiên tại Úc năm 1982.


        Vài ngày sau khi đặt chân lên đất Úc, lúc đó chúng tôi chỉ biết tiếng Pháp chưa biết tiếng Anh. Em nói với tôi “moi không thích nhờ thông dịch, nhà mình phải có một người giỏi tiếng Anh, toi phải đi học. Moi sẽ đi làm nuôi toi và con”! Nghe ghê chưa?
        Mà em cũng không biết tiếng Anh thì đi làm cái gì? Em quên mình từng là một tiểu thơ được cơm bưng nước rót, em quên mình từng đi học có xe đưa rước, em quên mình là… cô tiên của tôi,. nên ai mướn gì làm nấy. Quét dọn nhà cửa cho người Úc, chăm sóc con em của đồng hương, làm chả giò bán sĩ (không biết em học ở đâu mà làm chả giò và đổ bánh xèo ngon nhất Darwin).
        Tôi cũng đi làm ban ngày, đi học ban đêm. Bảy năm ròng rã, tôi lấy được 2 cái Certificates về kế toán và quản trị địa ốc và xin được cái job “Security Administrator” tại trường đại học Charles Darwin University ở Darwin đầu năm 1985. Tôi làm việc tại CDU liên tục hơn 27 năm, đến khi nghỉ hưu cuối năm 2012.
       Em không đi học tiếng Anh một ngày nào nhưng sau này… lại làm thông dịch cho bạn bè, nhiều nhất là mấy cô lấy chồng Úc, mới qua Úc chân ướt chân ráo, tìm đến em nhờ giúp đỡ. Em chở họ đi làm hồ sơ nhập cư, điền đơn xin tiền an sinh xã hội… Bà xã tôi thương đồng hương nên ai nhờ thì giúp, cứ ăn cơm nhà vác ngà voi, không đòi hỏi ai phải trả đồng bạc nào dù biết làm thông dịch cũng được trả tiền. Mấy cô vợ Úc thương em lắm, cuối tuần là ghé nhà tôi xào xào nấu nấu … thật vui.
        Hỏi em mới biết, em học tiếng Anh bằng cách theo dõi các chương trình Play School trên TV. Chương trình này dạy con nít Úc nói/viết tiếng Anh để chuẩn bị vô mẫu giáo. Em đọc báo tôi mang về mỗi ngày. Không hiểu chữ nào, đoạn nào thì em hỏi tôi hay tra tự điển.
        Tiếu lâm nhất là khi bà hàng xóm nhờ em làm thông dịch. Bà này gốc Ý (Italy), có chồng gốc Tây Ban Nha (Spain). Bà ta đến Úc theo diện vợ chồng năm 1978 và không đi học ngày nào. Khi rảnh rỗi bà ta qua nói chuyện với bà xã tôi. Bà ta nói “broken english” với giọng Ý nên tôi và mọi người không ai hiểu cả. Vậy mà bà xã tôi hiểu nên mỗi lần bà hàng xóm cần đi bác sĩ, hay bất cứ cơ quan công quyền nào ở Darwin là qua năn nỉ nhà tôi theo làm thông dịch.
        Một năm sau ngày đến Úc, tôi được bầu làm tổng thư ký Hội Người Việt Tự Do tại Darwin, sau đổi tên thành CĐNVTD Bắc Úc cho tới bây giờ. Tôi dính với các sinh hoạt của CĐ mình cho tới năm 2017 mới rút chân ra được. Suốt thời gian này, bất cứ tôi làm cái gì đều có sự giúp đỡ, yểm trợ khi công khai khi âm thầm của cô Tiên.
        Đứa con thứ hai của chúng tôi chào đời năm 1984 tại Darwin. Nhìn em cho con bú, tắm rửa cho con, nâng niu thằng nhỏ như vàng như ngọc, tôi nhớ lại những ngày hai đứa mới thương nhau, mỗi lần bên nhau là bàn chuyện mai này… tôi viết bài thơ tặng em.


Một chiều lãng đãng ánh tà dương
Em kể anh nghe chuyện mộng thường
Đôi mắt em nhìn xao xuyến quá
Như sao lấp lánh một trời thương.


Từ đó đời mình hết lẻ loi
Đan tay qua phố bước chung đôi
Em cười rạng rỡ như tiên nữ
Tiên nữ của anh – cũng được rồi.


Từ đó đời mình ươm ước mơ
Từng đêm anh cắn bút làm thơ
Mỗi dòng ôm ấp ngàn thương nhớ
Thương nhớ lớn theo nỗi đợi chờ.


Từ đó mình bàn chuyện lứa đôi
Mai này, mình có hai con thôi
Trưởng nam, phần nó lo hương hỏa
Em nó, cô Ba – có rượu mời.


Từ đó mình bàn chuyện cưới nhau
Anh giành chọn áo cưới cô dâu
Màu vàng, hoàng hậu lòng anh đó
Em nói : – Màu hồng, áo cô dâu!


Từ lúc về làm vợ của anh
Âm thầm mình kết mộng ngày xanh
Trưởng nam bật khóc, cưng như ngọc
Đứa kế trai luôn, quý tựa vàng.


Nhiều đêm nằm gác tay lên trán
Anh cám ơn Trời, cám ơn em
Bảy nổi ba chìm mình chẳng ngán
Vì em có anh, anh có em.


       Từ năm 2005 đến năm 2015, chúng tôi tổ chức những bữa ăn cứu trợ Thương Phế Binh còn sống khổ sở nơi quê mình bằng cách… tổ chức BBQ tại nhà tôi. Thức ăn do bà xã tôi và vài người bạn thân cùng chung sức nấu nướng, tôi bỏ tiền túi mua bia và nước giải khát. Ăn uống free. Tôi để 1 cái “Thùng Cứu trợ” trên bàn, ai cho bao nhiêu, tôi gởi về VN giúp anh em thương phế binh bấy nhiêu, theo tiêu chuẩn mỗi người 100 Úc Kim.
        Vì số người Việt ở Darwin rất khiêm nhường, chỉ có vài trăm người, nên lúc đầu chỉ được vài ngàn. Từ từ, bà con tin tưởng nên khi có dịp đi ngang nhà tôi là họ bỏ tiền vô thùng thơ, không đợi đến Bữa ăn Cứu trợ.

4332%204%20ChuyenCoTienBNg

Gõ máy tới đây, bỗng nhiên làm biếng… không muốn gõ máy nữa, vì đang nhớ cô Tiên, nhớ quá xá nhớ.


        Cô Tiên của tôi đã về trời sau khi đã cùng sống chung với cha con tôi 43 năm, 3 tháng, 27 ngày hạnh phúc. Em quy tiên sau một cơn bạo bệnh. Từ một người mạnh khỏe bình thường, đúng 5 tuần sau thành người thiên cổ.
Trong những ngày cuối của cuộc sống nơi dương thế, khi thấy hai con đứng nhìn em, nước mắt lưng tròng, em cầm tay con lắc lắc, mỉm cười nói: “Chúa cũng chết, Phật cũng chết, thì Má cũng chết. Má đã trả xong món nợ ân tình với Ba con và các con thì Má đi. Con trai khóc… xấu lắm”. Con tôi quẹt nước mắt… miệng cười méo xẹo.
        Trong Hospice Hospital, nơi dành cho những bệnh nhân… “terminally ill”, mỗi ngày có y tá đến đánh răng và lau mình cho em. Có một lần em cám ơn họ “Thanks so much for keeping my body clean. I know it’s shutting down”. Cô y tá người Úc trợn mắt nhìn em, rưng rưng nước mắt. Sau này, cô nói với tôi “Tao chưa thấy ai sắp chết mà còn lịch sự và tỉnh táo như vợ mầy”.
        Khi biết mình sắp trả xong cái nghiệp ở dương gian, em nắm tay tôi dặn dò phải tổ chức tang lễ em như thế nào. Thỉnh vị tăng ni nào chủ trì tang lễ, xong phải hỏa thiêu và chỉ giữ tro cốt 100 ngày. Sau đó mang tro cốt em rải trên sông Parramatta, đoạn gần Opéra House ở Sydney, là nơi em thích đi dạo mỗi lần đi thăm con. Em nói nhỏ nhẹ như đang lo tang lễ của ai khác. Tôi chỉ biết im lặng gật đầu, ráng kềm cho nước mắt đừng chảy ra. Tôi đã làm đúng theo lời em dặn.
        Từ ngày cô Tiên về trời, cha con tôi đứt ruột đứt gan, tan nát trong lòng. Tôi đã sống những ngày như người chết chưa chôn.


Câu chuyện kể thật của Buu Nguyen

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2022 lúc 10:43am

Dọn Nhà Dọn Cửa 

Nằm%20mơ%20thấy%20quét%20nhà%20dọn%20dẹp%20nhà%20cửa%20đánh%20con%20gì%20trúng%20?

Bây giờ nhắc lại chuyện “dọn nhà ... dọn cửa” trong những buổi “party” lúc về hưu thì, chắc theo các anh, cho tôi đang ngồi nói chuyện đời xưa. Dọn nhà dọn cửa thì có gì để nói nhỉ? Ai mà chẳng biết! Ấy vậy, đối với tôi thì lại khác đấy nhé, “khối” chuyện phải nói, phải kể, phải viết ra để than thở, thở than cùng với các anh.

      Kể từ ngày tôi về hưu, bạn bè tới nhà ngồi chơi tán phét, nhậu nhẹt sao cứ triền miên. Mỗi khi nhà có “party” đông đảo, nhiệm vụ của tôi là cứ phải “dọn nhà dọn cửa”, mệt “bá thở” chứ chẳng phải chơi đâu. Nếu không có những ngày như thế thì cái chữ hay cái việc “dọn nhà dọn cửa” đúng là xa lạ, nó không hề nằm trong tự điển ngôn ngữ của tôi, mà nếu có chăng thì nó chỉ nằm trong cái tự điển ngôn ngữ của “nhà tôi” (vợ tôi).

      Tôi nhớ, có một lần, chúng tôi cho mượn nhà để “Hội Liếm Tem”(1) làm nơi ra mắt hội viên.

      Trước ngày trọng đại diễn ra mấy ngày, nhà tôi cứ lăng xăng và với cái giọng “sai bảo” ngọt ngào:

        - Sáng nay em lo chuyện “đi chợ đi búa”, anh ở nhà “dọn nhà dọn cửa”, còn chuyện “làm vườn làm tược” thì để đến chiều hay ngày nào cũng được.

      Nàng nói một hơi dài rồi tất tưởi ra đi.

      Các anh ơi, cũng kể từ cái ngày về hưu ấy, tôi cứ tưởng là đã học được nhiều thứ lắm rồi, nào là rửa chén rửa bát, giặt quần giặt áo, nấu cơm đun nước, vân vân và vân vân, thế mà rút cuộc, hình như vẫn chưa học được là bao, đúng thật là “bể học mênh mông. 

      Tôi cứ ngồi suy nghĩ mãi về những điều nhà tôi nói. Không biết nàng “đi chợ đi búa” là thế nào nhỉ? Đi chợ thì đã biết qua, thế còn “đi búa” là đi đâu và làm gì thì tôi chưa biết. Định mở miệng hỏi thì lại sợ nhà tôi mắng khéo: “Thế mà cũng đòi làm ...” Nàng thường ngưng ngang ở đây vì có lẽ nàng cũng còn thương đến cái nghề nghiệp đã nuôi sống gia đình bao nhiêu năm nay. Phải nói thẳng ra ở đây, mỗi khi tôi làm điều gì hư, hay hỏng, hay không đúng ý nàng thì nàng liền phang ngay cho một câu: “Thế mà cũng đòi làm ... làm ...” dù rằng có khi câu mắng (yêu!) ấy lại chẳng liên quan gì đến cái nghề nghiệp nào cả. Thôi thì “đi búa” là đi đâu cũng mặc kệ, lỡ hỏi ra, tiếng “búa” lại dính líu tới cái búa cái kìm thuộc nghề nghiệp quen thuộc của mình thì quê quá.

      Còn cái chuyện “dọn nhà dọn cửa” nhà tôi sai bảo thì phải làm ra sao đây nhỉ?  Dọn nhà thì tôi cũng đã biết qua, dọn nhà là cái gì không nằm trong gầm giường thì nhét vào gầm giường, cái gì không ở trong closet thì đút vào closet, cái gì không vừa gầm giường hay vừa closet hay cả hai nơi ấy đã đầy thì đem chúng ra ngoài garage. Những cái gì không thể dấu hay cất vào ba nơi ấy được thì lấy chăn phủ lên ngụy trang. “Dọn nhà” là chỉ có bấy nhiêu việc, dễ mà. Còn cái chuyện “dọn cửa” thì tôi cứ phân vân mãi, nghĩ nát óc mà vẫn không ra. Hỏi thì không dám hỏi, làm thì không biết mình phải làm ra sao? Chả nhẽ lại tháo cái bản lề đem cửa đi cất. Khó thật!

      Lại còn cái chuyện “làm vườn làm tược” buổi chiều! Làm vườn thì tôi biết là trồng cây, tỉa lá, cắt cỏ, trồng hoa . . . Thế còn “làm tược” là nàng muốn làm gì đây nhỉ? Hay là nàng muốn chặt hết cây trong vườn đi cho gọn. Nếu như thế thì tôi hoan nghênh ngay đấy, cũng dễ, nhưng nếu như không phải chặt đi mà lại là trồng thêm thì thật nguy quá. Cho chắc ăn, tôi hãy cứ làm những gì mình biết và cứ kéo dài nó ra cho đủ một ngày.

      Rồi sang ngày thứ hai, cũng như hôm trước, sáng sớm, trước khi nhà tôi dời khỏi nhà để “đi chợ đi búa nàng không quên dặn dò mọi thứ phải làm. Nàng dặn nhiều thứ quá đến nỗi tôi phải ghi xuống giấy. Cứ theo cái danh sách dài dằng dặc này thì kể như một ngày nghỉ ngơi "đi đoong" mất rồi. Thế cũng còn chưa đủ đâu đấy nhé, ngồi trong xe, trước khi lái ra chợ nhà tôi còn dặn với theo:

      - “Quét tước” nhà cửa cho sạch sẽ đấy nhé. Ở nhà “làm lụng” cho tốt, em

mua quà về thưởng. Thôi em đi, tí nữa em về!

      Nghe nàng nói một hơi làm tôi chóng mặt, nhưng như chợt nhớ ra điều gì, tôi hốt hoảng chạy theo hỏi với:

      - “Quét tước” là quét cái gì? “Làm lụng” là làm cái gì nữa mà phải tốt với

xấu?

      Nhà tôi cười cười nói vọng lại:

      - Quét tước là quét hết, quét tuốt tuồn tuột!

      Chưa giải thích thêm về hai chữ “làm lụng” là gì thì nàng đã rú ga chạy thẳng để lại phía sau tiếng rít của bánh xe trên mặt đường với làn khói khét cùng với anh chồng đang ngớ ngẩn nhìn theo.

      Cứ theo lời vợ giải thích, quét tước là quét hết, quét tuốt tuồn tuột, chỗ nào có thể để lọt cái chổi vào là phải quét. Thế này thì cứ gọi quét đến mai, họp mặt xong rồi vẫn còn phải quét. Tôi biết đây là cái định nghĩa rất ư "bách khoa tự điển" của người đàn bà có uy quyền, nhất là uy quyền dành cho ông chồng đã về hưu, không cho ông có nhiều thì giờ rảnh rỗi để ngồi hàng giờ viết thư tán nhảm hay lén nhẩy hàng rào sang nhà hàng xóm ngồi nghe các cô ngâm Kiều (với cái giọng nằng nặng): 

          Khi tựa gối khi cúi đầu,

          Khi vò chín khúc khi chau đôi mày.

          (xin đọc chữ “khi” thành “khỉ”)

      Qua giọng ngâm của các nàng, nếu ai không biết truyện Kiều thì cứ tưởng là hai câu thơ ấy tả về bốn con khỉ mất rồi (Xin lỗi, chỉ viết cho vui).

      Nghĩ đến thân phận mình, tôi chợt nhớ đến bốn câu thơ của vị đại trượng phu hảo hán nào đó:

          Sung sướng thay phận đàn bà,

          Đi đâu cũng được người ta làm chồng.

          Đau đớn thay phận đàn ông,

          Đi đâu cũng bị làm chồng người ta.

      Cái kiếp “làm chồng” người ta quả thật không dễ dàng gì. Vợ đã nói thế nào thì nó phải là như thế, nó là một thứ chân lý bất biến, các ông chồng chỉ biết nghe và nhắm mắt thi hành. Thắc mắc là manh nha có tư tưởng xét lại, là phản động, phản cách mạng, là đi ngược với trào lưu tiến hóa của loài người và ... là ... là ... con bú dù (con khỉ) của cụ Nguyễn Du.

      Tôi thất thểu bước vào nhà lòng đầy bâng khuâng, cứ tự trách mình tại sao lại ngớ ngẩn đi hỏi “quét tước” làm gì cho mệt cái thân. Có gì đâu, cứ cho “quét tước” là quét mặt bàn, bao nhiêu mặt bàn trong nhà tiện tay khi quét nhà, ta quét cho bằng hết. Nàng có hỏi thì cứ cắt nghĩa chữ "tước" có nghĩa là "bàn" theo tự điển tiếng Nga thời Nga hoàng là xong.

      Con mèo quấn vào chân kêu "meo meo" vài tiếng thân thiện làm tôi thức tỉnh và cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Tôi khẽ xoa đầu nó rồi xắn áo bắt tay vào việc, làm việc hăng say như cái máy mới được “rebuilt engine”.

      Mọi thứ ngổn ngang trong nhà, kể từ ngày hôm qua, chúng đã có chỗ yên vị   trong gầm giường, trong closet và ngoài garage cả rồi. Đến phần “quét tước” hôm nay thì cũng dễ thôi, cứ lùa rác vào những nơi nào ta có thể lùa vào được như gầm giường, gầm tủ chẳng hạn, vừa tiện lợi lại vừa có vẻ khoa học, còn kỳ dư chút ít thì hốt bỏ vào thùng rác. Chỉ có mỗi một nơi mà tôi cho là đáng ngại hơn cả, đó là cái nóc nhà. Đã gọi là quét tuốt tuồn tuột thì không thể không kể đến cái nóc nhà được. Thú thật, khi còn trẻ thì tôi đâu có coi ra gì ba cái lẻ tẻ này, nhưng kể từ ngày về hưu, cái vườn sao như cứ rộng ra, cái nóc nhà sao như cứ cao lên và đặc biệt cái thang để trèo lên nóc nhà sao như cứ mỏng manh đi. Hễ trèo lên được mấy nấc thang là tôi đã thấy cái cảm giác lành lạnh, tê tê, buồn buồn, bủn rủn như bị ai cù dưới lòng bàn chân mình vậy. Thôi vợ đã bảo làm thì ta cứ làm, dù có phải làm Lê Lai thì cũng xin liều mình cứu chúa. Chỉ có điều tôi sợ nhất là biết đâu cô hàng xóm đứng đâu đây nhìn thấy mình run rẩy trên cao, mỉm cười hóm hỉnh quay đi.

      Thế còn “làm lụng” là làm gì đây? Làm vườn, làm nhà, làm cửa, ngay cả làm bếp thì nay tôi đã biết rành rọt cả rồi. Còn nào là biết ngay cả:

- “đi làm đi ăn” là đi làm rồi đi ăn.

- “đi làm ăn” là vừa đi, vừa làm, vừa ăn cùng một lúc.

Dễ hiểu quá mà!

      Thế còn “làm lụng” là làm cái quái gì mà khi làm tốt thì lại được vợ thưởng quà. Cả cái cô hàng xóm vô duyên kia nữa, vừa nghe thấy nhà tôi hứa cho quà, cô ấy cũng đứng trước sân nhà mình cong cớn nói đỏng "Anh làm lụng tốt cho em, em cũng thưởng". Cứ nhìn nét mặt của cô, tôi cũng đoán nếu không đứng cách xa mấy cái sân thì cô đã xỉa xói, dí ngón tay vào trán tôi khi nói câu ấy rồi. Với tấm thân "to lớn đẫy đà làm sao" của cô thì chỉ cần một cái dí trán nhẹ thôi cũng đủ làm cho tôi bị bẹp dính vào tường, phải đợi vợ bóc ra đem về. “Làm lụng” là làm cái quái gì mà ghê thế nhỉ? Thôi, cứ để hạ hồi phân giải.

      Các anh thấy không, tôi thật vất vả với những ngôn từ rắc rối của cuộc đời. Rắc rối như cô hàng xóm nhà tôi thường hay bị các bà dự “party” mắng: “Vừa ăn xong là cắp đít đi về”. Thế là thế nào nhỉ? Cái gì ở trên đầu thì gọi là đội, ở trên vai thì gọi là khiêng hay vác, ở trên lưng thì gọi là cõng, ở nách thì gọi là cắp, ở trên tay thì gọi là xách. Còn tự mình “cắp đít” đi về, cô hàng xóm nhà tôi làm xiếc à? Cứ như các cụ ta thường hay nói xách đít, cắp đít, vác đít đi về, chắc là các cụ muốn nói đến cái nặng nhẹ, cái bề thế của nó chăng? [Cười.] Khó quá, tôi xin chịu thua, thua như mấy thằng Tây học tiếng Việt vậy.

      Xin trở lại câu chuyện. Tối hôm ấy, không biết cái đêm hôm ấy đêm gì mà tôi cứ trằn trọc không sao ngủ được. Tôi nằm chờ đợi mãi mà không thấy nhà tôi hỏi han gì về kết quả tốt xấu của việc “làm lụng” đó và cũng chẳng thấy nhắc nhở gì về món quà nàng thưởng. Nửa định hỏi, nửa lại thôi. Mùi thịt bò kho thơm phức đang sôi trong nồi “slow cooker” trong bếp đưa tôi vào giấc ngủ, chập chờn lúc tỉnh lúc mơ. Có lúc tôi mơ thấy mình lò mò đi lục nồi thịt bò kho ăn vụng, lén lén lút lút như có lần giận vợ, dỗi cơm, nửa đêm bị vợ bắt quả tang đang lục nồi cơm nguội. Có lúc tôi mơ thấy mấy cô hàng xóm cúi xuống nhìn mình cười sằng sặc, văng cả nước bọt (nước miếng) vào mặt, sợ quá tỉnh dậy, tỉnh dậy rồi lại thiếp đi vào những cơn ác mộng.

      Rồi chuyện gì mong đến đã đến: ngày ra mắt của “Hội Liếm Tem”.

      Một buổi sáng đẹp trời, bầu trời xanh ngắt không một bóng mây. Những bông hoa quỳnh (loại Mỹ) xen lẫn với những bông hoa hồng đang nở rộ ngoài sân. Tôi tỉnh dậy khi đồng hồ đủng đỉnh điểm 8 tiếng thảnh thơi. Nhà tôi đã đi đâu và vẫn còn để vương lại trên bếp vài thứ còn đương nấu dở dang. Tôi tự pha cho mình một cốc nước trà sâm bột uống cho lại sức. Vừa nhâm nhi cốc trà vừa ngắm nhìn hai con tò vò đang bay lượn quanh cái tổ chúng xây bên thành cửa sổ. Tôi thả hồn theo mấy vần thơ lãng mạn và nhớ tới vài câu ca dao của các cụ để lại cho hậu thế, mỗi khi đọc tới không thể nhịn cười:

          Vô duyên, vô phúc!

          Múc phải anh chồng già.

          Ra đường người hỏi rằng cha hay chồng?

          Nói ra đau đớn trong lòng,

          Ấy cái nợ truyền kiếp, có phải chồng em đâu!

          Bữa cơm múc nước rửa râu,

          Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm.

          Đêm đêm dắt cụ đi nằm, 

          Than thân phận gái ôm lưng lão già.

          Ông ơi, ông buông tôi ra,

          Kẻo ai trông thấy, người ta chê cười.

          Lấy chồng chẳng đáng mặt chồng,

          Đêm nằm tơ tưởng ngỡ ông láng giềng.

      Đang lâng lâng với những bài ca dao mộc mạc chân quê thì tôi chợt nghe thấy ngoài cửa:

      - "Mu" (move) sang bên phải, "mu" sang bên trái một tí, tí nữa, tí nữa, được rồi, đâm thẳng vào. Lọt rồi!

      Rồi những tiếng ì ạch, hổn hển vang lên lẫn với tiếng vui mừng. Té ra đó là tiếng của các ngài trong Ban tổ chức của “Hội Liếm Tem” đang khuân chiếc "NGÀ VOI" (ý nói vác việc chùa, việc không công) vào nhà. Tôi xớ rớ chạy ra thấy hai ngài Hội trưởng và Hội phó đang chân nam đá chân xiêu, lạng quạng, ngả nghiêng, xiêu vẹo, chậm chạp tiến từng bước một như người xuống tấn. Thấy hai ngài vất vả, lòng chợt từ bi bất ngờ (TCS), tôi muốn thò tay giúp sức, nhưng phân vân không biết phải giúp đầu nào nhẹ hơn, hình như đầu nào cũng nặng như nhau thì phải. Lại còn sợ mất lòng nhau, giúp ngài này thì sợ mất lòng ngài kia nên tôi cứ chạy luẩn quẩn vòng ngoài hỗ trợ tinh thần:

      - Cố lên các anh ơi! Tới đến nơi rồi! Sắp tới rồi! ...

      Và một điều không thể quên dặn hai ngài, nên tôi luôn nhắc nhở:

      - Coi chừng trầy! Trầy! Trầy, trầy hết bây giờ.

      Ngài Hội phó điên tiết hỏi:

      - Trầy cái gì?

      Sợ ngài Hội phó hiểu nhầm là tôi sợ trầy cái "ngà voi" nên tôi liền vội chỉ xuống chân:

      - Sàn! Sàn! Cái sàn gỗ!

      Tôi chưa kịp dứt lời thì ngài Hội trưởng thét lên:

      - Mẹ!

      Rầm! Thế là ngài ngã lăn đùng, hai vó chổng lên trời, nhưng hai tay vẫn kịp nâng cái "ngà voi". Tôi cứ phân vân trong lòng, chữ "Mẹ" ngài dùng là dành cho ai, cho tôi vì sợ trầy sàn gỗ, hay cho cái "ngà voi" quá nặng so với tuổi tác của ngài. Cuối cùng, chiếc "ngà voi" cũng được an vị nơi dành riêng cho nó, giữa nhà.

      Hai ngài ngồi thở. Sau khi lấy lại sức, trên nét mặt hai ngài vẫn thấy có nét buồn buồn. Lại một lần nữa, tiếng "Mẹ" được phát ra. Hai ngài lầm bầm thều thào, phải lắng nghe lắm mới rõ:

      - Nó chơi như thế thì chơi với ai.

      - Chơi như "xê" ấy!

       À ra hai ngài đang nói về kết quả trận bóng rổ của Laker và Detroit đang chiếu trên TV. Nay thì tôi đã biết chữ "Mẹ" của ngài Hội trưởng đã dành cho ai và cũng hiểu tại sao bỗng nhiên ngài ngã bổ chổng, bổ nhào: Laker thua!

      Câu chuyện rủ rỉ rù rì ấy chẳng được bao lâu, ngài Hội phó đã bắt đầu "kéo gỗ" (ngủ). Kỳ này ngài Phó kéo gỗ một mình nên dù ngài có thua cũng vẫn được ăn cơm vua theo đúng tinh thần:

          Kéo cưa lừa xẻ,

          Ông thợ nào khỏe

          Thì ăn cơm vua.

      Ngài Hội trưởng thảnh thơi ra vuốt đuôi mấy con mèo con ngoài vườn.

      Thời giờ thấm thoắt trôi nhanh. Các hội viên đã lục tục, kẻ trước người sau, kéo đến họp mặt. Ban tổ chức lo phần ẩm thực. "Mâm cỗ" đã đầy ăm ắp được mọi người xúm vào bầy biện trang hoàng. Ôi “mâm cỗ” và cái "ngà voi" rực rỡ làm sao. Trong khi đó, mọi người quên đi cái nóng nực, ai nấy đều tay bắt mặt mừng hàn huyên trò chuyện vang cả góc trời, rung cả góc nhà.

      Thế rồi cuộc vui nào cũng phải có lúc tàn. Sau vài giờ họp mặt, các “quý khách” cũng bắt đầu lục tục ra về.

      Những bịch rác lớn ở lại, mối ưu tư lớn nhất của gia chủ. Thế là hôm nay tôi lại có dịp làm công tác ngoại giao với những ông, những bà và những cô hàng xóm để cho gửi nhờ đám rác này vào thùng rác của họ.

      Nói đến chuyện gửi rác, tôi chợt sực nhớ vào mấy tháng trước, cũng nhân có buổi họp mặt bạn bè đông đảo ở nhà tôi. Vì rác nhiều quá nên đành phải đem gửi nhờ sang những nhà hàng xóm. Và cũng vì đám rác này, tôi mới khám phá ra một điều, văn hoá đấy nhé, khiếp chưa: mỗi thùng rác, nó đều chứa đựng bóng dáng của văn hoá, của chủng tộc, của đời sống sinh hoạt hàng ngày khác nhau trong đó. Nhờ có đi gửi rác sang nhà ông hàng xóm liền vách, tôi mới biết ông bà ta là người Việt Nam mà trước đây cứ tưởng là Chinese vì ngoài cái mùi “seafood”, đầu tôm đuôi cá để lâu ngày, lại thêm cái vỏ chai nước mắm hiệu “ba con cua” hay “con mực” gì đó. Và từ hôm ấy, mỗi khi gặp gia chủ hàng xóm, tôi chào anh chào chị chứ không chào “hai” (Hi) hay “ba” theo kiểu Mỹ một cách máy móc vô duyên như trước nữa.

      Có vị thiền sư nói:Trong thùng rác có bóng dáng của bông hồng, và trong bông hồng có bóng dáng của thùng rác. Rác là phân bón cho cây hồng trổ bông và trong bông hồng có hình bóng của thùng rác vì cái tính vô thường của nó. Khi hoa hồng tàn thì nó trở lại thùng rác như lá rụng về cội vậy” Vị thiền sư nói như thế không sai vì ông nhìn thùng rác qua tính nhất nguyên của triết lý Đông phương hay triết lý bất nhị của nhà Phật. Với tôi, còn hơn thế nữa, thùng rác còn mang cả văn hoá, chủng tộc” nữa đấy. Khiếp chưa!

      Cũng như những lần trước, lần họp mặt này, tôi cũng không thể không đem gửi rác sang nhà hàng xóm. Ông bà hàng xóm, kể từ ngày biết nhau cùng là người Việt cả nên đối xử với nhau thật là thân thiện theo đúng tinh thần đồng hương, tinh thần làng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Khi tôi vừa ngỏ ý muốn gửi mấy bao rác thì ông bà vui vẻ chấp thuận ngay. Ông niềm nở:

      - Xin ông cứ tự nhiên, hàng xóm với nhau cả mà. Nếu thùng đựng rác nhà tôi

đầy rồi thì ông cứ tự tiện đổ rác vào thùng “recycle”, mà nếu thùng “recycle” có đầy nữa thì đổ sang thùng "cây xanh", hai thùng ấy lớn đựng được nhiều rác lắm. Ông hăng hái nói một hơi.

      À ra thế, các anh ơi, là ra thế đấy! Tinh thần thực dụng của ông hàng xóm nhà tôi thật đầy sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám làm vì không sợ bị phạt. Phải chi ông còn ở Việt Nam, tổ dân phố đã bình bầu cho ông được bằng "tiên tiến" về sáng kiến này rồi.

      Còn các cô hàng xóm thì sao? Thôi thì cũng đủ loại cả đấy, cô Mộng béo tròn ở đầu ngõ, cô Đẹt gầy tong gầy teo ở cuối ngõ, còn ba cô xinh đẹp ở đối diện nhà tôi thon thả làm sao. Như đã nói với các anh ở trên, tôi đã khám phá ra sự hiện diện của văn hoá lẫn chủng tộc trong thùng rác, lần này lại tìm được một khám phá mới trong ấy, đó là chế độ ăn uống. Nhìn vào thùng rác của cô đẫy đà đầu ngõ thì lúc nào cũng đầy ăm ắp không còn chỗ nào mà ních; cô cuối ngõ gầy teo thì thùng rác chỉ toàn thấy rau với cỏ, trống tuếch trống toác tha hồ mà nhồi, mà nhét, mà tống rác vào; còn ba cô thon thả trước nhà thì thùng rác lúc nào cũng ở bậc trung trung, nó cũng thon thả như ba cô ấy nên tôi chỉ có thể “nhờ” được một mớ. Và các cô lúc nào cũng luôn hớn hở “welcome”.  Nhưng kể cũng tội, có hôm, các cô hàng xóm cứ đứng ôm thùng rác đợi tôi sang đổ rác nhờ. Tôi không sang, các cô tiu nghỉu, đứng lườm nguýt nhau rồi bỏ vào nhà. [Cười!]

      Thôi tôi xin ngừng câu chuyện kể lể lòng vòng, tào lao thiên địa ở đây với những sự việc đầy hư cấu, viết cho vui theo đúng tinh thần tưởng tượng của nhà văn Jules Verne và theo đúng tinh thần của cụ Nguyễn Du:

Lời quê chắp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh. (Câu này thì không bảo đảm)

Khi có thêm kinh nghiệm về “về hưu” nào nữa, tôi sẽ xin kể các anh nghe sau nhé.

 * * *

 Xin gửi các anh trích đoạn bài hát “nhái lời” (Gia tài của mẹ - TCS):

. . .

Gia tài của vợ để lại cho ta,

Gia tài của vợ một khối việc nhà

. . .

Dạy cho con biết quý vợ nhà

Dạy cho con biết như người cha

Con biết như người cha, vui việc nhà.

(trên NET - vô danh)

 

NGUYỄN GIỤ HÙNG

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2022 lúc 7:06am

Lấy Vợ Đầm 

Khoa%20học%20chứng%20minh:%20Đàn%20ông%2030%20tuổi%20chưa%20lấy%20vợ%20thì%20lo%20đi%20là%20vừa,
Lời tác giả: Đôi khi xuống phố, chúng ta gặp một người lạ giống hình ảnh người thân... Câu chuyện dưới đây cũng thế, nếu việc ấy xảy ra sẽ chỉ là sự trùng khớp ngẫu nhiên. CĐV

Tuấn kéo cao cổ áo cho đỡ lạnh...

Trời mùa thu Paris nhiều mây xám và gió rét, trước mắt chàng tất cả đều mới lạ từ con người đến cảnh vật. Chuyến Air France cất cánh ở Tân Sơn Nhất Sài Gòn đáp xuống phi trường Orly sau nhiều giờ bay vừa mang Tuấn đến đây với giấc mơ “Tây du” trở thành hiện thực. Bên cạnh nỗi buồn nhớ nhà, nhớ bạn, nhớ quê... lòng chàng còn đang xao xuyến giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” tuổi 18 thanh niên xa nhà du học luôn ấp ủ một cuộc đời mới với sự nghiệp đầy hứa hẹn nhưng chẳng ai biết trước duyên kiếp, số phận ngày mai rồi sẽ ra sao?

Trên đại lộ St Michel, khách tản bộ xuôi ngược như dòng nước chẩy, thỉnh thoảng vài cặp dừng lại âu yếm hôn nhau ngay trên vỉa hè tấp nập mà lạ lùng thay... ngoài chàng ra chẳng thấy ai bận tâm dòm ngó! Đứng ở đầu đường Soufflot, Tuấn chăm chú nhìn chiếc cổng sắt hoa văn dẫn vào khu vườn Luxembourg mà thời thơ ấu khi đọc bài “La Rentrée” đã bao lần chàng mơ tưởng đến hình ảnh cậu bé Anatole France tay đút túi quần, cặp sách đeo lưng tung tăng đến trường như con chim sẻ băng ngang qua nơi này... Mùa thu tháng 10 giữa thập niên 60 lá vàng bắt đầu rơi trên vai các pho tượng trong công viên, nhìn trời nhiều mây xám và lắng nghe tiếng lá thu xào xạc, tâm hồn Tuấn như bị chia đôi: nửa hồn nôn nao nhớ nhà, nửa kia náo nức vì cảnh lạ xứ người nhưng nhớ quê thì ít mà cảm nhận quang cảnh bơ vơ trước mắt thì nhiều.

Bơ vơ vì mới hôm qua Tuấn còn quây quần bên gia đình, hít thở thời tiết vùng nhiệt đới mưa nắng hai mùa thế mà bây giờ một mình lạc lõng vào không gian thu - đông bốn mùa. Con người nơi đây có lối sống phóng khoáng và quyến rũ bội phần... Dập dìu trên phố, những cô Đầm tóc vàng nâu, cặp mắt to với hàng mi dài trên làn da trắng vừa đi vừa cười đùa lả lơi và mỗi lần có cô nào bước qua mặt đến gần là thoang thoảng cuốn theo một mùi thơm. Những năm trung học, Tuấn cũng đã biết u châu qua sách vở nên chẳng mấy ngạc nhiên, nhớ là sau cách mạng nam nữ bình quyền, nước Pháp nổi tiếng với tự do, dân chủ, phụ nữ đẹp và nước hoa... Họ như những đóa hồng tươi thắm sớm khoe sắc hương, giấu sao được nét lẳng lơ ở tiếng cười trẻ trung và phần da thịt gợi cảm đáng lẽ phải che đậy thì lại kín hở lộ ra ngoài, thu hút sự chú ý của những chàng trai phong nhã biết tỏ lời tình tứ! Chưa ai dễ quên phim ảnh cô đào Brigitte Bardot khỏa thân, thần tượng “new wave” một thời ở phương Tây đã làm hàng triệu thanh thiếu niên trên quả địa cầu này mê mẩn. Đất nước họ thanh bình nên đời sống sung túc, tìm mọi cách hưởng thụ chẳng thế mà thời trang từng mùa có mầu sắc khác biệt và kiểu áo mới càng ngày càng thiếu vải rồi mỗi dịp gặp gỡ các cô lại sức một mùi nước hoa riêng...

Bơ vơ cũng vì Tuấn vừa từ giã người yêu lên đường, cô em gái nhỏ Trưng Vương ngày ngày còn cắp sách đến trường lúc nào cũng khép nép e thẹn, cử chỉ ý tứ vì mặc cảm sợ chê cười, luôn tránh né bộc lộ sự rung động bên trong hay nét đẹp thể xác bề ngoài. Tình câm nín nhưng đẹp ở chỗ kín đáo, tế nhị hiểu ngầm... như câu thơ Kiều “tình trong như đã mặt ngoài còn e” thế nên ở quê nhà, bao chàng nhút nhát dễ trở thành nhạc sĩ viết khúc ca dang dở tỷ dụ Lê Hoàng Long với Gợi Giấc Mơ Xưa: “Em ơi, tình duyên lỡ làng rồi, còn đâu nữa mà chờ...” hay thi sĩ Lưu Trọng Lư: “Tình đôi ta vời vợi, có nói cũng không cùng” để rồi cuối cùng: “Nhìn nhau mà lệ ứa, một ngày một cách xa...”.

Cách xa nhau vì dụt dè mà lỡ duyên, quả tình... buồn và đáng tiếc dù trong thi văn hay ngoài đời nhưng lúc quen nhau, hứa hẹn rồi “xa mặt cách lòng” thì sẽ đáng trách hơn đáng buồn! Đó phải là kinh nghiệm cho lứa tuổi đôi mươi, nam nữ dễ tỏ tình nhưng cũng rất dễ yếu lòng trước đường đời trăm vạn nẻo? Hoàn cảnh giăng mắc như lưới nhện, cám dỗ bởi thuyết hiện sinh coi trọng tình yêu, tình dục và hưởng thụ... Tuấn cũng không là ngoại lệ để thoát khỏi cái vòng kiềm tỏa ấy! Chỉ vài năm sau trên đất lạ thành quen, hết bơ vơ khi đã đủ lông cánh, chàng quên người em gái năm xưa, lấy vợ Đầm rồi có cô con gái đầu lòng một năm trước khi ra trường.

Tình yêu đã gián tiếp chuyển hướng cuộc đời mà dù muốn hay không chàng cũng phải chấp nhận “ra khơi” khi ván đã đóng vào thuyền! Tuấn âm thầm ở lại Paris chưa vội về nước, mướn một căn phố nhỏ vùng ngoại ô, đi làm vừa thêm kinh nghiệm vừa cấp dưỡng gia đình có cô vợ trẻ Sylvie tóc mầu hạt dẻ và đứa con lai kháu khỉnh tên Phượng. Nàng tốt nghiệp sư phạm, dậy lớp mẫu giáo còn chàng là kỹ sư công nghệ, cả hai cùng bận công việc nên mỗi sáng phải gởi con ở nhà trẻ. Buổi chiều sau bữa ăn tối, con nằm nôi ngủ sớm, đôi khi chỉ đảo mắt xem tin tức truyền hình qua loa là đôi uyên ương lại cuộn vào nhau mặn nồng ân ái. Từ nay bơ vơ ơi... xin chào mi! Vợ chồng son dị chủng như nam châm đầy hấp lực nên yêu đương không mệt mỏi. Từ thể diện bề ngoài cho đến nội tâm, có biết bao quan điểm u - Á dị thường gợi tính tò mò lý thú cần khám phá tìm hiểu ở nhau vì thế khi nào mà tình yêu còn là một “puzzle” thì đối tượng vẫn còn sức lôi cuốn nồng thắm, đôi khi mạnh hơn cả sự hy sinh thiết yếu.

Dáng người Sylvie cân đối nhỏ nhắn, vừa mảnh khảnh lại vừa lồ lộ, có phần đẫy đà theo kích thước ba vòng trên dưới. Vẻ đẹp của phụ nữ Tây phương rất thuyết phục đối với đàn ông mới trưởng thành như Tuấn vì tính gợi cảm trực tiếp và nỗi uẩn khúc “thuộc địa” đến từ dĩ vãng lịch sử... đối nghịch hẳn với tình đồng bào, nét thâm thúy bền bỉ, “yểu điệu thục nữ” thường thấy ở những cô gái Việt. Tuấn không thể làm thơ yêu vợ, chuyện văn chương thơ thẩn như thời mới lớn bỗng nhạt dần có lẽ vì mỗi khi nhìn đôi mắt xanh thẳm, đôi môi khêu gợi, mái tóc thu vàng uốn từng sợi nhỏ cho đến tấm thân tạo hóa khéo vẽ nên hình tượng, chàng chỉ thấy dồn dập những khát khao, nhanh chóng lẫn lộn tình yêu vào tình dục nhất là khi mùi hương L’Air du Temps hay Madame Rochas thoảng trên làn da trắng như câu ca dao quê nhà tuy khác mùi nhưng chung một ý: “Thân em như lọn nhang trầm, không cha không mẹ muôn phần cậy anh”.
 
Điểm son của thiếu nữ Tây phương là sự thành thật... Nếu như trái tim có lý lẽ riêng và tình yêu là tiếng gọi từ xa vọng lại thì phần đông chuyện tình của những người con gái đang yêu xứ này dựa vào tiêu chuẩn đó. Khi trưởng thành, tâm hồn họ độc lập, ít bị ràng buộc vào trách nhiệm gia đình nên tính tình phóng khoáng tự chủ, tình cảm bén nhậy như văn hào Marcel Proust của họ đã dẫn: “L’amour, c’est l’espace et le temps rendus sensibles au coeur” tạm dịch nôm na cái triết lý cao siêu ấy: “Yêu là tim thổn thức bất kể không gian hay thời gian”. Yêu là yêu, say đắm vì say đắm... mọi yếu tố khác như xã hội, tôn giáo, gia đình, chủng tộc... ngay cả cái không gian đổi thay và thời gian bất biến dù có cân nhắc trước sau vẫn chỉ là phụ thuộc. Thế nhưng ở đời, hành động tốt hay xấu phỏng theo thế quân bình của tạo hóa đều có sẵn phản ứng ngược: hoa xuân chóng nở thì mau tàn, gái xuân yêu sớm thì tình dễ phai!

Mấy năm đầu, công việc làm và hạnh phúc lứa đôi chiếm trọn thời gian, nhìn từ phía ngoài tưởng như Tuấn đã thay hình đổi dạng, hãnh diện làm công dân một nước văn minh và quên hẳn quãng đời thư sinh thiếu thốn. Thực tế, sâu trong tiềm thức, đất nước xa xôi với hoàn cảnh chiến tranh vẫn hiện hữu trong lòng chàng và bố mẹ, anh em, người yêu hay bạn bè là những tình cảm chợt đến, chợt đi chẳng thể nào chuyển hóa hay tách rời.

Dòng đời âm thầm trôi... Đầu thập niên 70 trước Tết Nguyên Đán, Tuấn nhận việc mới ở Sài Gòn và hân hoan đưa vợ con theo chàng về quê hương. Công ty cấp cho gia đình một biệt thự xinh xắn gần phi trường Tân Sơn Nhất, tuy hơi xa thành phố nhưng nhà cửa thoáng mát, vườn tược rộng rãi nên trồng nhiều cây trái... có cả ao sen nhỏ, tre và chuối là những hình ảnh thân quen giống như cảnh quê tân thời bởi tiếng động cơ máy bay hàng ngày vẫn không ngừng lên xuống giữa trời. Chàng tin là ở vùng ngoại ô, biệt lập với cái không khí ô hợp của thủ đô sẽ giúp Sylvie và con gái dễ chấp nhận cuộc sống mới. Phượng sẽ vào học lớp mẫu giáo trường tư nước ngoài, nhà có chị Lan giúp việc chợ búa nấu ăn và còn thuê riêng bác tài đưa đón Phượng ngày hai buổi đi học hay mỗi khi Sylvie cần di chuyển vào trung tâm.

Biệt thự xây từ thời Pháp thuộc, gạch ngói kiên cố và sơ đồ phòng ốc tương đối thích hợp với gia đình có con mọn như vợ chồng chàng. Khó khăn vẫn là thời tiết miền Nam, hai mùa nắng nóng và mưa rào ẩm ướt... Vào dịp Tết, những tháng đầu năm khí hậu còn mát mẻ, qua đến mùa hè vì chưa quen, bản thân Tuấn cũng nhễ nhại mồ hôi, ngày tắm hai lần mà vẫn thấy nhớt nhát nói chi đến vợ con chàng! Phòng ngủ được lắp sẵn máy lạnh, quanh nhà đều có cửa lưới tránh muỗi ban đêm nhưng ban ngày chị Lan dọn dẹp vẫn thường mở toang cánh cửa chính ra vào để hơi ẩm thoát ra và đón nắng ấm vào nhà.

Từ dạo về nước, Tuấn hồ hỡi với việc làm, vừa nhiều trọng trách lại thêm vui với ý nghĩa phục vụ đất nước. Thu nhập hàng tháng so với chi tiêu cũng rất dư dả nên Sylvie chỉ quanh quẩn ở nhà đọc sách và lo cho cô con gái nhỏ... Chiều chiều, khi Lan đã chuẩn bị xong bữa tối, Sylvie rót ly rượu nhâm nhi ngồi đợi chồng về. Thời gian đầu, ăn món bản xứ vị ngon lạ miệng nhưng giống như Kiều "dần dà rồi sẽ liệu về cố hương", từ từ nàng cảm thấy ngán thực đơn quê chồng và thèm sản phẩm khô như xúc xích, pho mát camembert hay jambon... Cứ nửa tháng, Sylvie laị nhờ bác tài lái xe chở nàng đến mua ở một tiệm Pháp ngay trong cư xá gần phi trường rồi sửa soạn bữa ăn khô bánh mì thịt nguội vào cuối tuần như để tìm lại mùi vị thân quen tưởng rằng đã quên nhưng vẫn nhớ!

Thế rồi vào một đêm rầm sau cơn mưa, ánh trăng từ ngoài rọi sáng căn phòng ngủ, đang say giấc bỗng Tuấn bừng tỉnh bởi tiếng thét hoảng hốt của vợ... Sylvie bật dậy như chiếc lò so, vỏn vẹn chỉ có chiếc quần lót che thân, nàng với tay bật ngọn đèn đầu giường... miệng há hốc, mở to mắt và bình thường đôi mắt ấy đã to phút chốc lại tròn hơn lộ rõ nét kinh hoàng! Hồn vía lên mây vì nàng vừa nhìn thấy con cóc dềnh dàng bằng cổ tay, mụn da sần sùi nhẩy từ gầm giường nhẩy ra thế là vợ chồng thức suốt đêm, hãi hùng tìm bắt con vật xấu xí hiền lành. Đối với dân bản xứ, sự thể dễ hiểu khi những cơn mưa rào đổ xuống thửa vườn, lại thêm ao sen nước đọng là môi trường thích hợp với loài cóc nhái, thể nào cũng có con nhẩy lạc vào nhà khi chị Lan mở cửa phòng hong nắng... nhưng với cô Đầm Sylvie thì chuyện bé ấy tức thì xé thành to! Ít có cô Parisienne nào đã nhìn thấy loài cóc một lần mà còn kinh dị hơn vì nó đang chung sống ở ngay trong phòng ngủ của nàng? Bản thân Sylvie sẵn chứng phobia ám ảnh bởi loài động vật lưỡng cư thuộc lớp ếch, chàng hiu Amphibia nên tức thì nơi chốn hạnh phúc sau gần một năm tạm yên giờ đây đã hiện cơn ác mộng. Tai nạn bất ngờ làm nàng phiền muộn, mất ngủ cả tuần rồi từ đó giữa khuya thường tỉnh giấc như rình rập bắt gặp kẻ lạ vào phòng...

Cuối cùng, nhiều đêm thức trắng thành quen nên nàng vất vưởng ngủ ngày và chỉ một thời gian ngắn thì thần sắc sa sút hẳn. Tình thế bắt buộc, Tuấn đành trả lại biệt thự, di chuyển vào trung tâm, mướn căn chung cư hiện đại hai phòng ngủ ở tầng thứ năm trong một tòa nhà gần vườn Tao Đàn. Nơi đây sáng chiều có tiếng rao hàng và còi xe inh ỏi, ve kêu râm ran gọi hè giữa công viên làm chàng nhớ đến kỷ niệm những mùa thi nhưng với vợ con thì bản hòa tấu ồn ào đơn điệu ấy là một trở ngại... “Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” đổi lại thì họ cũng không còn phải nghe liên tục tiếng động cơ máy bay từ phi trường.

Ban ngày nếu Sylvie thấy tù túng giữa bốn bức tường, nàng có thể băng ngang đường đến “Cercle Sportif” Câu Lạc Bộ Thể Thao Sài Gòn kết bạn bơi lội hay đánh quần vợt... Sinh hoạt gia đình coi như bình thường trở lại sau những thay đổi đã được xếp đặt chẳng hạn chị Lan bây giờ làm buổi sáng, thu dọn xong thì về và bé Phượng nhờ xe nhà trường đưa đón nên bác tài đã cho nghỉ việc... Khi Phượng đi vườn trẻ, Sylvie đến Club nằm ở hồ bơi phơi nắng đọc truyện, chơi quần vợt mỗi khi có hội viên rủ ra sân. Đời sống của nàng tựa những ngày hè bất tận nếu chiều về không nghe chồng nhắc nhở tin chiến sự thảm khốc đang xảy ra trên đất nước này.

Việc của Tuấn ở sở càng ngày càng bận rộn nhất là phải giao du với bè bạn theo lối quan liêu... đi trễ về khuya bất thường. Nhà có con nhỏ, chiều tối cần yên ổn học hành và ngủ sớm nhưng mỗi tháng đôi lần vợ chồng dự tiệc mời, lần nào cũng phải mang Phượng gửi nhờ hơn nữa vì bất đồng ngôn ngữ Sylvie thường bắt Tuấn phiên dịch nên lần hồi trở thành phiền toái, nàng tự động ở nhà với con để Tuấn đi một mình. Thỉnh thoảng vào dịp nghỉ lễ hay giỗ chạp, chàng vui vẻ chở vợ con đến thăm cha mẹ. Tuấn có năm anh chị em nhưng bây giờ sống quanh phụ mẫu là một đại gia đình, con cháu dâu rể đầy đàn... chỉ khổ nàng dâu Sylvie, mỗi lần đến chơi là một lần chịu đựng vì tiếng Việt mời chào oang như lệnh vỡ và tập quán chưa quen nên cảm thấy lạc lõng, nàng chỉ biết ôm con khép nép đứng ngồi, ăn uống cho có lệ rồi chờ giờ ra về. Lời to tiếng nhỏ đối với  cảnh đời hàn vi của gia đình so với nơi ở sang trọng thường trực máy điều hòa không khí mà Tuấn phải phục vụ cô vợ Đầm không mấy thuyết phục lại còn tạo ác cảm trong lòng mọi người. Sự chịu đựng nào cũng có giới hạn vì thế Sylvie dần dà kiếm cớ tránh những cuộc họp mặt đông đảo ở nhà chồng.

Đầu xuân năm 73, Sylvie mang bầu đứa thứ hai và muốn về Pháp dưỡng thai trước mùa mưa tháng sáu. Sẵn có tiết kiệm ở ngân hàng, nàng bàn với chồng mua trả góp căn hộ hai phòng ngủ nằm về phía nam Paris để làm vốn... Cuối tháng mười, nàng sinh con trai đặt tên Lucas, tiếng Việt là Luân. Sau thời gian nghỉ ngơi, ngán ngẩm với đời sống nhàn hạ từ nhiều năm qua, Sylvie không hỏi ý Tuấn, xin trở lại nghề dậy học và ghi danh cho Phượng nhập học niên khóa mới ở cùng trường với nàng.

Một mình trên quê hương, tình cờ Tuấn gặp lại Thảo trong quán kem Pole Nord trên đường Nguyễn Huệ. Cô em gái Trưng Vương năm nào bây giờ đã là góa phụ, số phận hẩm hiu của những người vợ lính sống trong đất nước chiến tranh... Chồng Thảo là sĩ quan không quân tử nạn sau phi vụ để lại người vợ trẻ vừa cưới nay cô quạnh nuôi đứa con gái chưa một lần nhìn thấy mặt bố! Nàng mặc chiếc áo dài đen kín cổ, nước da trắng không vì son phấn, khuôn mặt tuy đã mất hẳn nét hồn nhiên nhưng vẫn trẻ, đẹp và quyến rũ với cả nỗi buồn đằng sau ánh mắt! Những ngày cuối tuần lẻ loi, nếu Tuấn không đến thăm cha mẹ thì lại rủ mẹ con Thảo dạo mát ở bến đò Thủ Thiêm để tránh cái nóng và không khí xô bồ giữa thành phố. Lúc trời chiều vừa tắt nắng, cả ba tản bộ đến ăn tối ở quán mì gần bờ sông rồi về nhà Thảo... pha cà phê và chàng ngậm ngùi uống từng giọt mặn đắng trên môi mắt nàng! Hóa ra mối tình thuần khiết nhẹ như mây năm nào tưởng đã nhạt nhòa theo thời gian vẫn còn khả năng chuyển thành cơn bão tình mà hậu quả có sức tàn phá ở ngay tầm mắt.

Tháng chạp không hẹn đã đến, Tuấn về Pháp thăm gia đình nhất là thằng con trai một tháng tuổi chỉ mới biết qua hình ảnh. Chàng dự định ở Paris với vợ con qua Giáng sinh và Tết tây rồi đầu tháng ba 74, tất cả sẽ về Việt Nam đón Tết ta nhưng sau hiệp định Ba Lê ký kết hồi tháng giêng 73 chiến sự bây giờ có nhiều dấu hiệu khốc liệt trở lại... Dòng đời khác gì dòng sông vô thường? Miệt mài xuôi qua từng đoạn gập ghềnh giống như hoàn cảnh khó khăn của gia đình chàng hiện nay bởi lẽ Sylvie hết muốn quay lại Sài gòn với lý do đi xa nàng sẽ nhớ nơi này... Căn hộ mua xong cần tiền trả nợ, may mắn nàng đã có việc làm và quan trọng hơn cả là chẳng ai mang con thơ về lại nơi khói lửa chiến tranh.

Ngày vui đoàn tụ qua mau nhưng khác với dự tính, tháng ba 74 Tuấn trở lại Sài Gòn một mình để xin mãn nhiệm sở, thu dọn đồ đạc, miễn cưỡng nói lời tạm biệt với gia đình và thành phố Sài Gòn thân yêu. Chàng không còn cảm thấy buồn phiền vì hiểu rằng có mối tình khác biệt sống trong tim mỗi người mà bất cứ cặp hôn nhân dị chủng nào cũng phải đối diện... ấy là tình hoài hương âm thầm nhưng bất tử. Bây giờ là lúc chàng cần hy sinh để đổi lấy viễn ảnh hạnh phúc ngày mai vì thế Tuấn thông cảm với quyết định của vợ và bình tâm lên máy bay về nước.

Ở Sài Gòn, công ty đòi hỏi ba tháng chuyển việc sau đơn từ chức nên thời điểm nhanh nhất mà Tuấn sẽ rời đất nước là mùa mưa tháng sáu giống như Sylvie về Pháp năm ngoái. Những ngày chờ đợi trên quê hương “tình cũ không rũ cũng tới”, định mệnh vô tình lột trần thân phận đưa đẩy Tuấn đến gần Thảo để nhận ra rằng mối tình tơ liễu dồn nén năm xưa nay đã “tức nước vỡ bờ”! Con người chỉ dễ chế ngự tình cảm lúc thuận buồm xuôi gió ngược lại khi phải đối phó với phong ba thì thân phận họ lại mong manh khác gì hàng lau èo uột dập vùi ngả nghiêng bên bờ nước. Hương xưa còn đó, nỗi khát khao tuổi xuân còn đây chưa dứt, gặp nhau trong tâm trạng gẫy đổ và cô đơn liệu mấy ai khả dĩ nhận thức rõ ràng nội tâm để khỏi sai lầm? Cuối cùng những cây sậy ấy không chống nổi cơn gió mạnh, đã ôm nhau cùng ngã gục bên bờ tình yêu! Biết trách ai bây giờ? Trách người thiếu phụ trẻ góa chồng hay người đàn ông xa vợ ngoại... tình? Đành rằng Tuấn có cả từ tâm lẫn ác ý tìm đến Thảo và nàng cũng đầy đủ khả năng sáng suốt để khước từ nhưng thực tế, họ chỉ phân vân ngại ngùng phút ban đầu rồi nhanh chóng chấp nhận trái táo cấm Adam.

Dưới cơn đam mê, con tim Thảo bỗng trở thành mù quáng, nghĩ rằng một nửa phần hồn và tấm thân khỏe mạnh kia của Tuấn vẫn thuộc về nàng chỉ vì chàng lấy cô vợ Đầm xa lạ mang dòng máu Tây phương bất đắc dĩ đến quê hương này. Riêng Tuấn nhìn Thảo với dằn vặt xót xa... người góa phụ ấy là nạn nhân gián tiếp của chiến tranh hay nạn nhân của chàng vì duyên phận lỡ làng? Mối tình đầu ngày xưa sau bao đổi thay vẫn còn y nét trinh nguyên. Nhớ kỷ niệm hôm nào, chàng chỉ dám táo bạo vuốt tóc, run run cầm lấy tay Thảo trong giờ phút chia ly. Bây giờ gặp lại nhau giữa hai người có sẵn hố sâu ngăn cách, sóng tình xô đẩy buồn nhớ lâng lâng xen lẫn ý nghĩ luyến tiếc ngẩn ngơ, Tuấn hoàn toàn mất tự chủ chẳng biết mình hành sự ra sao và đang ở nơi nào? Paris, Sài Gòn, Sylvie, Phượng, Luân hay Thảo người yêu cũ kề cận... Sau cùng lửa đã bén rơm, cả hai lạc vào chốn yêu đương có men rượu tình ấp ủ ở cõi lòng nhiều năm tháng, nó tự bung nắp tỏa vị say tuyệt hảo làm hai tâm hồn chết lặng, quên đi mọi lẽ thiện ác đúng sai trên đời. Chàng nghĩ đến Sylvie phút chốc rồi vội tránh, trở lại nhanh với mối tình vụng trộm của kẻ tha hương nay trở về chốn cũ, khám phá ra những kỳ quan muôn mầu và rất “lạ” ở ngay “ngôi nhà” xưa nặng nỗi cảm hoài nửa gần nửa xa. Một ý nghĩ thoáng trong đầu, Tuấn tự hỏi phải chăng sự chung thủy cũng có cái giá phải trả bằng kinh nghiệm? Nếu khi xưa đừng quá lý tưởng, Tuấn yêu Thảo trọn vẹn một lần thì liệu chàng sẽ dễ dàng đối phó với cảnh ngộ oái oăm này hơn không? Câu thơ Kiều văng vẳng bên tai như một lời an ủi: “Tình nhân lại gặp tình nhân, hoa xưa ong cũ mấy phen chung tình”.

Giữa tháng tám, Tuấn mới bán hết những đồ đạc Sylvie để lại rồi tiệc chia tay được tổ chức vội vã bởi gia đình và họ hàng nhưng đúng ra chính vì những buổi hẹn hò liên tục với Thảo mà ngày đi đã bị hoãn lại. Sang đến tháng mười, người thân bồi hồi ra sân bay tiễn biệt chàng như cảnh mùa thu mười năm về trước. Lần này nặng nề khó khăn hơn vì có cả mối tình muộn hồi sinh trong hoàn cảnh bất an tội lỗi. Chiều hôm trước ngày đi, chàng đến nhà Thảo muốn nói lời cuối với nàng nhưng cửa đóng then cài... hình như Thảo không muốn đối diện với cảnh biệt ly thêm một lần nữa nên cố tình dắt con đi xa. Tuấn đành viết lời nhắn trên tờ giấy nhỏ rồi luồn vào khe cửa:

“Em yêu dấu! Hôm nay trời đi vắng nên em cũng bỏ nhà đi chơi, anh đành viết vội vài dòng để lại như một lời vĩnh biệt. Dĩ nhiên anh không hẹn và chẳng hứa với em điều gì chỉ xin em để mối tình này thở và sống tự do, nó không cần đến lòng trắc ẩn bởi vì như em hiểu giá như anh đủ nghị lực vá nối được tình yêu thì anh đã làm rồi! Yêu nhau cũng có thể làm khổ nhau, đừng để chuyện ấy xảy ra giữa chúng mình. Lúc vào đời chỉ có tình nhưng bây giờ anh còn trách nhiệm và ơn nghĩa... Tương lai nếu sẽ yêu ai, em hãy cất nó ở một chỗ yên tĩnh khuất nẻo trong tâm hồn giống như anh... Thế rồi một buổi chiều nào cô đơn, cảm cảnh thu buồn hoặc đông về lạnh lẽo nơi phương Tây, anh sẽ bước vào vườn hoa ấy cùng em giở lại từng mầu kỷ niệm”

Tuấn về đến Paris, vợ con đón ở phi trường Charles De Gaulle, gia đình cư ngụ ngay tại căn hộ mới mua. Chàng vui gặp lại Sylvie và cô con gái mang hai dòng máu u Á lớn lên xinh đẹp lạ lùng đặc biệt là thằng Luân nằm ngửa trong nôi, tay chân khua tứ phía rồi lại cười như nắc nẻ mỗi khi nhìn thấy chàng tựa như đang nhìn chú hề đóng xiếc hay không chừng nó đã biết mừng bố vừa đi xa trở về? Nó sinh không đúng thời bởi lúc ra đời thì bố mẹ xa nhau rồi kinh tế thế giới bấp bênh do giá nhiên liệu bỗng tăng gấp đôi vào năm 73 do đó khủng hoảng “premier choc petrolier” xung đột kéo dài từ 71 đến 78. Lần này Tuấn trở lại Pháp cuối 74, đa số các xí nghiệp công tư đều bị ảnh hưởng nặng nề nên không kiếm ra việc, chàng đành ở nhà ôm thằng Luân va` dậy con Phượng học, mọi chi tiêu gia đình đều trông cậy vào đồng lương khiêm tốn của Sylvie.

Sau sáu tháng thất nghiệp, vợ chồng bắt đầu hục hặc về tiền bạc, tháng tư năm 75 Tuấn buộc lòng phải xa nhà, chấp nhận việc mới ở Le Mans cách Paris hai trăm cây số về phía Tây và cứ một tháng hai lần, chàng đáp xe lửa về thăm vợ con. Ba mươi tháng tư 75 cũng là ngày lịch sử đen tối! Dân Việt bỏ nước ra đi như ong vỡ tổ có cả cha mẹ, anh em Tuấn di tản sang Mỹ. Hoạn nạn xảy ra đúng lúc eo hẹp, chàng ân hận vì tất cả tiền tiết kiệm đã đặt mua căn hộ, tài chánh thiếu hụt nên thiếu cả bổn phận giúp đỡ gia đình chả bù lúc xưa sống dư dả ở Sài Gòn thì...

Thế rồi thực tế mỗi người mỗi nơi, kẻ gần người xa... Tình yêu cũng bị kinh tế và hoàn cảnh xã hội tác động mạnh, lòng người trở nên khô khan ích kỷ. Tuấn đau lòng mỗi khi về thăm nhà, gặp nhau một tháng hai lần đã thành lề thói rồi dần dà không khí gia đình lạnh lùng bất thường mất đi sự vồn vã ngay cả những nụ hôn chào đón cũng bắt đầu thưa thớt. Tình vợ chồng đầy vơi ảnh hưởng bởi nếp cũ buồn tẻ là chuyện bình thường nhưng cần lưu ý lúc nó tụt dốc nhanh chóng như hiện nay. Nếu đôi bên cứ đồng ý buông thả để tự nó chỉnh lại mà không làm gì hết thì sẽ có lúc “frozen” giống hiện tượng thời tiết và lúc ấy mọi chuyện hầu như đã muộn!

Tình yêu cho phép vợ chồng mơ mộng buổi ban đầu và sống những năm tháng đầy cảm xúc nhưng chỉ vài năm sau, sự tiên đoán của Tuấn đã đúng sự thật khi thằng Luân ở tuổi cắp sách đến trường, Phượng lên trung học thì Tuấn và Sylvie ly dị. Nàng đệ đơn lên tòa, thản nhiên ký vào hồ sơ như lá thư chàng xin từ chức ở Sài Gòn trước kia. Cả hai trường hợp đều có lý do chính đáng, lý do nào của Sylvie cũng có tính quả quyết, ít thấy nàng cân nhắc tiến lui... Có lẽ chân dung của cái “tình” và “nghĩa” ở nàng nặng phần trên nhẹ phần dưới? Nặng “tình” lúc trẻ yêu nhau nhưng nhẹ “nghĩa” khi cần xa nhau. Lần này lý do thật éo le vì ngoài những khác biệt không giải quyết được giữa vợ chồng, nàng còn phiêu lưu vào cuộc tình mới với một chàng thanh niên Pháp cùng sở trong lúc Tuấn đi làm xa. Hóa ra trong hôn nhân dị chủng tình nghĩa có chút gì thiếu thốn đầy vơi khó lường? Đặc biệt ở nàng... khi hết là hết, hết có nghĩa là chẳng còn gì, là chấm xuống hàng và nhật ký cuộc đời sang trang bỏ lại mọi phiền muộn. Tuấn dọn ra riêng để căn hộ lại cho ba mẹ con, chỉ mang theo trong lòng chút hãnh diện bên cạnh nỗi buồn mênh mông là dù vắng cha đàn “gà con” vẫn còn có nơi yên ổn ấp cánh mẹ. Mỗi tuần đến thăm, Tuấn thường dắt các con vào vườn Luxembourg, chàng miên man nhớ lại kỷ niệm ban đầu trong lúc nhìn hai đứa chạy nhẩy vui đùa bên lũ bạn. Chúng quên nhanh có lẽ vì sinh ra nơi đây nên đã quen với cái “lạnh lùng” và “nồng nàn” của Paris kinh đô ánh sáng? Hai biểu hiện tình cảm cực đoạn ấy tưởng xa mà gần so ra tựa như chu kỳ thời tiết hai mùa Đông và Xuân ở xứ này! “Trời hết một mùa đông, gió bên thềm thổi mãi, qua rồi mùa ân ái, đàn sếu đã sang sông”.

Quả tình đời người ngắn ngủi vụt nhanh như bóng câu qua cửa sổ. Tuấn sống độc thân hưu trí ở Paris sau khi các con ra trường và tự lập. Tình nghĩa vợ chồng ngày xưa đã thành bạn đơn sơ vài câu chào lúc gặp mặt. Chàng thích du lịch Mỹ và Việt Nam những nơi mà cuộc đời còn dấu tích của thương yêu. Thảo vẫn ở Sài Gòn và tái giá đã lâu... Tuấn viết thiệp mừng cho hạnh phúc của nàng nhưng không liên lạc từ dạo ở Pháp mặc dù nhiều lần hình ảnh nàng đã về trong ký ức. Chàng sống một mình trong căn gác trọ, chiều nào rảnh rỗi Tuấn hay xuống phố ngồi quán cà phê đọc sách hay chuyện gẫu với vài ông bạn già cùng chung cảnh ngộ... mười ông lấy vợ Đầm thì tám ông ly hôn còn hai ông kia thì ít giao du nên không gặp nhưng đối chiếu xác xuất thống kê các bà lấy chồng Tây ở xã hội này lại bền vững cao hơn nhiều. Kinh nghiệm mỗi người mỗi khác tuy nhiên có vài điểm tương đồng mà số đông bạn già đã coi như chân lý tỷ như:

Lấy vợ Đầm muốn có hạnh phúc hãy sống độc lập với gia đình của mình, quên được gốc gác bạn bè đồng hương thì tốt hơn. Đừng mang nàng dâu Đầm về quê lập nghiệp, tài chánh ổn định và tránh đi xa vắng nhà lâu ngày... Như đã nói ở trên, hoa xuân chóng nở thì mau tàn, gái xuân yêu sớm thì tình dễ phai! Hai nhận định ấy đều đúng cả vì dung nhan các bà Đầm tàn phai sớm hơn phụ nữ Á Đông, mau già bỗng một chiều như bông hoa héo khó nhìn nên đâm ra khó tính. Tuấn có ông bạn chưa ly hôn với vợ, gọi bà ấy là “D G K T” nghe cứ tưởng Donna Karan New York “D K N Y” tò mò hỏi rõ mới hiểu chữ tắt đó là “Đầm Già Khó Tính”! Thôi thì “trâu ta ăn cỏ đồng ta” liệu cuộc đời sẽ có ý nghĩa và được yên ổn hơn chăng?

Duyên kiếp, số phận và sự nghiệp của Tuấn “chàng trai đất Việt” tự hỏi lúc vừa “chân ướt chân ráo” đến Pháp đã an bài rõ ràng từ mấy chục năm qua. Buổi chiều hoàng hôn ngồi ở quán cà phê nhìn dòng người vội vã qua lại như mong sớm trở về nơi chốn, Tuấn thấy tủi thân vì đã cuối đời rồi mà chàng cũng chưa biết sẽ về đâu? Con đường du học năm xưa chia hai đất trời, lấy vợ Đầm hôn nhân lại sẻ đôi tâm hồn và hình như những kẻ như chàng chỉ sống một nửa cuộc đời ở nơi đây? Nửa còn lại hững hờ gởi về quê rồi hy vọng... Hy vọng đã làm cho họ sống những lúc gian nan cô đơn nơi quê người hay bây giờ rõ hơn chính là... quê mình? Hai đất nước, hai cuộc đời, hai tâm hồn và hai tình yêu... nhưng vì con người sống chỉ một đời nên đa số không lộ vẻ tiếc nuối những gì đã trải qua mà chỉ ân hận những điều chưa làm hoặc không dám làm lúc còn trẻ bất kể may rủi ra sao sau này.

Thế hệ của Tuấn đã qua, chàng tin rằng xã hội tương lai sẽ đi sát vấn đề hôn nhân càng ngày càng phức tạp tỷ như hiện tượng nam nữ sống không hôn thú, đàn ông chậm lấy vợ, đàn bà độc thân nuôi con, tình trạng ly dị ở những thành phố lớn như Paris, New York, London, Tokyo... hơn 50%. Văn minh cấp tiến sửa soạn phải cần tấm “giấy giá thú tái tục sau 20 năm” tượng trưng cho giao kèo tình yêu ngắn hay dài hạn khác với hiện nay là cả một đời nhưng dễ bị nửa đường đứt gánh! Tờ giá thú ấy sẽ giống như “mortgage loan” nợ tiền mua nhà 10, 15 hay 20 năm... là một hợp đồng tư pháp “nợ tình” tạo niềm tin cho sự kết hôn ở thời đại mới, giới hạn trách nhiệm và giải đáp những khác biệt vợ chồng có thể tích tụ dần lên theo thời gian chung sống của hôn nhân kể cả hôn nhân dị chủng như câu chuyện “Lấy Vợ Đầm” này.


Cao Đắc Vinh


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Jan/2022 lúc 7:08am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jan/2022 lúc 8:38am

Cha mẹ làm gì để bảo vệ con trước tác hại của mạng xã hội?

 BM

Mạng xã hội sẽ không biến mất, nhưng cha mẹ có thể trang bị cho con cái cách chống lại tác hại của mạng xã hội.


Chúng ta không thể loại bỏ mạng xã hội khỏi cuộc sống của con cái mình, nhưng chúng ta có thể bảo vệ con cái một cách tốt nhất bằng những thiết lập ngay từ đầu. 

 

Báo cáo từ Wall Street Journal về tác hại của mạng xã hội 


BM


Tháng 9/2021, thời báo Wall Street Journal đã báo cáo về các kết quả nghiên cứu nội bộ của Facebook chỉ ra rằng mạng xã hội đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của các trẻ em gái vị thành niên. 


Một slide từ cuộc họp nội bộ của Facebook viết rằng, “Đối với ⅓ trẻ em gái vị thành niên, chúng ta đã làm cho các vấn đề về hình ảnh cơ thể trở nên tồi tệ hơn.”

 

Wall Street Journal cũng báo cáo một slide khác có nội dung: “32% trẻ em gái vị thành niên nói rằng khi các em cảm thấy tồi tệ về cơ thể của mình, Instagram khiến các em cảm thấy tồi tệ hơn.” 


BM


Tiết lộ của Wall Street Journal về Facebook và Instragram hiện đã dẫn đến hai cuộc điều trần trước Quốc hội về tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với trẻ em, bao gồm một cuộc điều trần được tổ chức tại Capitol Hills vào hôm 26/10/2021. 

 

Với tư cách là một nhà trị liệu, tôi không lấy làm lạ về tin tức này, rằng mạng xã hội làm suy giảm sự tự tin và hình ảnh cơ thể của thanh thiếu niên, mặc dù báo cáo từ WSJ giúp chúng ta có các bằng chứng thực nghiệm để chứng minh những gì chúng ta đã biết trong nhiều năm qua. 

 

Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng Facebook và Instagram lưu ý những phát hiện này để có cải thiện nào đó ttrên nền tảng của họ sao cho nó ít gây tổn hại hơn đến hình ảnh bản thân của trẻ em. 

 

Cha mẹ giúp con rèn giũa cảm xúc an toàn và tự tin 


BM


Tuy nhiên, mạng xã hội vẫn ở đây. Và các bậc cha mẹ có thể làm gì để bảo vệ con cái của mình miễn nhiễm khỏi những tác động làm suy giảm sự tự tin do mạng xã hội gây ra?

 

Lý tưởng nhất, điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm cho con mình là giúp các con rèn giũa một cảm xúc an toàn và một nền tảng tự tin lành mạnh trước tuổi thanh thiếu niên. 

 

Quá trình này thể hiện về mặt thể chất và cảm xúc từ khi đứa trẻ được sinh ra cho đến tuổi thanh thiếu niên. Cha mẹ cần làm gương bằng thái độ tự tin và hình ảnh cơ thể cho con trẻ. Cha mẹ cần nhận thức những thách thức về môi trường, xã hội và cảm xúc của bọn trẻ. Cha mẹ nên nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn kết và giúp đỡ bọn trẻ sớm hơn trong quá trình phát triển của chúng hơn là chăm chăm vào thành tích và điểm số của bọn trẻ. 


BM


Quan trọng là hãy dõi theo bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến các vấn đề về hình ảnh cơ thể có thể phát sinh trong thời kỳ thanh thiếu niên. Tôi đã nghe một số phụ huynh nói những điều như sau: “Bọn trẻ sẽ phát triển cảm xúc tự phê bình và tự chê bai hoặc đối đãi khắc nghiệt với bản thân hoặc với cơ thể của chúng.” 

 

Đây là một hành động từ chối; vì thế cha mẹ đừng bao giờ bỏ qua bất kỳ dấu hiệu ban đầu nào cho thấy con của mình có thể bị rối loạn ăn uống hoặc lo lắng về cân nặng, cho dù những dấu hiệu đó tinh vi đến đâu. 

 

Một đứa trẻ có thái độ chấp nhận bản thân và yêu thương bản thân là kết quả của một quá trình gây dựng niềm tin rằng chúng ta không hoàn hảo nhưng chúng ta đáng được yêu thương. 


BM


Cha mẹ hãy làm hết sức mình để truyền tải cho con cái niềm tin này. Bằng cách làm như vậy ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em, đặc biệt là các em gái vị thành niên sẽ ít gặp rắc rối hơn với các vấn đề về hình ảnh cơ thể do tác hại mạng xã hội tiêm nhiễm.

 

Cha mẹ đồng thời là tấm gương cho con 

 

Một điều khác mà cha mẹ có thể làm là kiểm tra khuynh hướng cầu toàn của chính mình.


Chủ nghĩa hoàn hảo đã trở thành một nỗi ám ảnh trong xã hội của chúng ta, và tiêu chuẩn này tiếp tục được đặt cao hơn khi mỗi người trong chúng ta mãi không ngừng lục tung Internet để ngắm nhìn những thứ tốt nhất của tốt nhất trên khắp thế giới. 

 

Xu hướng cầu toàn và những kỳ vọng không thực tế về bản thân và cuộc sống của chúng ta không chỉ thể hiện ở việc tập trung vào những đặc điểm bề ngoài và hình ảnh cơ thể, mà còn ở lối sống, thành tích và những kỳ vọng xã hội. 


BM


Cha mẹ bị cuốn vào việc liên tục so sánh bản thân và cuộc sống của mình với những gì nhìn thấy trên mạng xã hội cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến con cái của mình.

 

Những lời khuyên của Giáo sư Twenge

 

Cuối cùng, tôi đồng ý với bài đăng gần đây trên blog của Viện Nghiên cứu Gia đình của Giáo sư Twenge.

 

Ông khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ không nên cho phép con mình sử dụng mạng xã hội ít nhất là từ 14 đến 18 tuổi và chỉ cho phép một cách hạn chế ngay từ đầu.


Bộ não của các bé gái vị thành niên đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi những chỉ trích gay gắt và nhu cầu về sự hoàn hảo ngày càng tăng trên mạng xã hội. Vì vậy nếu bạn có thể trì hoãn cho con mình tiếp xúc với mạng xã hội càng lâu thì càng tốt. 

 

Một cô gái trẻ có một nhóm bạn ngoài đời để hỗ trợ cô ấy học cách chấp nhận những điểm mạnh và những điểm yếu của mình mà không cần mạng xã hội càng lâu thì càng tốt. 


BM


Cha mẹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp con gái mình tán dương những ưu điểm và chấp nhận những điểm chưa hoàn hảo trước khi các con tiếp cận với mạng xã hội. 


BM


Một khi bọn trẻ đã tiếp xúc với mạng xã hội, tôi khuyến khích các bậc cha mẹ đặt giới hạn cho việc sử dụng mạng xã hội và internet ngay từ đầu, khi chúng mới bắt đầu sử dụng điện thoại thông minh. Đặt giới hạn ngay từ đầu sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc cố gắng thực hiện việc giới hạn sau này.

 

Cuối cùng, chúng ta không thể giữ cho mạng xã hội không ảnh hưởng đến con cái của chúng ta. Điều này thật không may. 

 

Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là giúp cho các con bước vào lứa tuổi vị thành niên bằng một trái tim kiên cường và ý thức về giá trị bản thân. Chúng luôn tự tin vào bề ngoài đáng yêu và sức mạnh nội tâm của chính mình mà không dựa vào việc gầy hay béo, cao hay thấp, hoặc ngực hay mũi của chúng to cỡ nào. Chúng luôn tự tin vào tình thương yêu vô điều kiện của cha mẹ. 


BM


Làm cha mẹ, chúng ta có thể không cần phải nhấn mạnh vào các giá trị hình thức và nhấn mạnh các giá trị bên trong. Chúng ta không thể loại bỏ mạng xã hội khỏi cuộc sống của con cái mình, nhưng chúng ta có thể chuẩn bị cho con cái một cách tốt nhất bằng những thiết lập ngay từ đầu. 

 

Erica Komisar, LCSW, là một nhà phân tích tâm lý, chuyên gia hướng dẫn cha mẹ và là tác giả của “Ở đó: Tại sao ta nên ưu tiên làm mẹ trong ba năm đầu tiên quan trọng” và “Gà nhỏ bầu trời không sụp đổ: Nuôi dạy những thanh thiếu niên kiên cường trong thời đại đầy âu lo.” 

 

 

 

 

Erica Komisar  _  Bảo Minh


%20BM


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jan/2022 lúc 6:11pm

Trong Đôi Mắt Em, Anh Là Tất Cả

Trong%20Đôi%20Mắt%20Em,%20Anh%20Là%20Tất%20Cả...%20-%20Trang%20Giáo%20Dục%20Học%20Sinh%20|%20Facebook
Bác-sĩ nha-khoa Nguyn Hoàng-Tun và Quỳnh-Mai, người v khiếm th

K nim đưa Qunh Mai v ngày tháng cũ. Còn nh mãi cái thi xa xưa Vit Nam, khi hai người còn đang hc Trường Trung Hc Vũng Tàu, nàng đã kết bn vi Tun, ri hai người thương yêu nhau. 
  
Thot đu, khi mi quen, Qunh Mai nhìn din mo Tun thy còn rõ nét, nhưng dn dà v sau, th giác ca nàng đã t t m yếu dn. Tuy là đã biết tình thế như vy, song tình yêu ca Tun dành cho Quỳnh Mai không h phai lt, thm chí còn tăng hơn. Và cui cùng, Tun đã ng li đính ước cùng nàng.
    
Khi biết đôi mt ca Qunh Mai b bnh nan y di căn, mà Vit Nam thì không th cha được. Tun đã t b trường Đi Hc Y Khoa, đ dn người yêu đi vượt bin, cu mong đến được đt Hoa K vi nn Y Hc hin đi có th cu giúp cha tr cho đôi mt ca Qunh Mai. Nhưng chuyến đi bt thành, Tun - Mai b bt, Qunh Mai có bnh nên được cho v sm, Tun b tù 6 tháng, li còn b đui hc vì cái ti vượt biên.
    
Được tr t do, ra khi tù là mt tương lai m mt, chuyn tình ca hai người cũng gp trc tr không ít vì gia đình Tun, nht là thân ph ca anh mt mc chng đi và ngăn cn cuc tình này. 
    
Tun phi t nuôi sng bn thân bng đ th ngh cc kh, nhưng chân chính. T vic bán vé s, đến chp hình do trên bãi tm bin Vũng Tàu, mà vn không quên nuôi“chí ln” vượt biên.
    
Sau nhiu ln tìm đường vượt bin, thêm mt ln na mém chút xíu là Tun đã b b mng sng trên đo Long Sơn (ca bin Vũng Tàu). Sau đó, anh quyết đnh t b ý đnh vượt bin; tương lai ch còn trông ch vào h sơ bo lãnh theo din đoàn t.
    
Tri qua bao nhiêu th thách cam go, cui cùng thì Quỳnh Mai và Tun đã được thân ph ca anh lượng tình nghĩ li. Và người đã bng lòng gp cha m ca Qunh Mai đ xin cu hôn, kết hp cho anh ch nên duyên cm st vào năm 1986, ri đi ch ngày đi Hoa Kỳ theo din đoàn t ODP. 
   
Đến khi nhà cm quyn XHCN-VN loan báo không còn chuyn đi đoàn t na, nên đến năm 1988 v chng Tun Mai mi quyết đnh sinh được con trai đu lòng. Nhìn cu con bé bng va sinh ra trong xã hi vô thn này, chng h thy tương lai đâu, nhìn sang đôi mt người v quý yêu ngày càng m ti, mà nn Y Hc quê nhà thì chm tiến đi lùi, chn bnh toàn là đoán mò làm sao khá được, nên anh Tun li nghĩ đến chuyn phi tìm cách vượt thoát đi tìm T Do, đ cho đi con mình được khm khá hơn. 
    
Thế ri tin vui đến, h sơ mà bà ch ca anh Tun đã bo lãnh t năm 1988, theo din ODP đã được chuyn biến. Bé Vũ được 17 tháng tui thì đến M vào Ngày 17 Tháng 5, Năm 1990.
    
Bnh ca Qunh Mai là viêm võng mc sc t (Retinitis pigmentosa). Bnh này do đt biến gene di truyn, hin không cha được, các tế bào mt, nht là tế bào hình que (dùng đ thy khi ánh sáng yếu v ban đêm) đã b thoái hoá theo thi gian, đến mt lúc nào đó mt s hoàn toàn b mù. Quỳnh Mai có mt cô em bà con trong h cũng b chng bnh tương t.
    
Vì là bnh mt di truyn, khó có th chn đoán bnh cho chính xác. Đi vi người có gene bnh, Bác Sĩ khuyên nên sng lc quan, không nên tn dng đôi mt thái quá, phi gìn gi chăm sóc đôi mt, thăm khám Bác Sĩ chuyên khoa thường xuyên theo đnh k đã được ch dn.
    
Trong nhng năm đu tiên đến M, anh Tun đã không qun ngi khó nhc, làm công vic ***emble cho hãng đin t, đi b báo và bán Taco Bell đ nuôi v bnh th giác và hai con, cháu gái b bnh t k (autism). Gia đình Tun Mai qua M theo din đoàn t ODP, nên không được hưởng tr cp. Cũng nh có hai bên gia đình ni ngoi đã tn tình giúp đ, nht là ông bà ngoi. 
  
Khi gia đình Tun Mai mi đến M thì Florida, sau đó di chuyn qua California, đ d dàng cho vic hc hành ca Tun, và hy vng bnh vin Stanford có th cha được bnh mt cho Qunh Mai. 
    
Tht là may mn, đến lúc chuyn t College lên UC Davis, cũng là lúc anh Tun b hãng đin t cho ngh vic, nên đã được lãnh tin tht nghip và tr cp đ đi hc. Đến khi tt nghip c nhân Bachelor of Science, khi gp Cán S Xã Hi, h duyt h sơ và nhìn thy tình cnh v con bnh hon mà anh vn chu khó hiếu hc như thế, nên v Cán S này đã phê vào h sơ cho gia đình Tun Mai tiếp tc được hưởng tr cp, li còn cho thêm tin mua sách v đ đi hc Nha Khoa. 
 
Cui cùng ông Cán S Xã Hi đã đ trình lên cp trên ca ông, thì được ông Boss ln người M cũng đng ý cho gia đình Tun lãnh tr cp đy đ trong c 4 năm hc Trường Nha Khoa UCLA. Đây là trường hp đc bit ưu ái dành cho gia đình Tun Mai. 
    
Nh được v Cán S Xã Hi tt bng hiu hoàn cnh khó khăn, đã giúp đ cho hưởng tr cp xã hi đ đi hc tiến thân, nên Tun đã quyết tâm ghi danh đi hc li Trường College, ri được chuyn lên Trường Đi Hc, sau cùng đã thi đu vào Trường Nha Khoa.
    
Trong thi gian Tun mit mài lo làm, lo hc, đôi mt ca Qunh Mai tiếp tc m dn, m dn ri ti lúc tht s không nhìn thy gì na. Trong cnh Qunh Mai đã c gng tp làm quen ngi, r đoán mi th cn dùng thông thường. Ch t tp và đã có th t lo cho cá nhân và c chu toàn phn nào vic nhà. Ch có th hâm thc ăn, nước ung bng cái microwave nh dành riêng, bi nó đã được gn thêm vài cái nút ln ni trên mt làm du hiu bao nhiêu phút hay bao nhiêu giây. Như đã nm lòng, mi khi ch cn hâm th gì, ch ch cn bm đúng nút đã nh.
    
Vi s chu khó cn mn vượt bc, Tun tt nghip mnh bng Nha Sĩ Trường UCLA vào năm 2001. Sau khi ra trường, va làm vic cho Western Dental, anh va m được phòng mch nha khoa riêng: TM North Valley Dental. Quỳnh Mai, dù khiếm th, vn phn đu làm tròn công vic Office Manager. Ch đã giúp chng qun tr nhân viên, ph tr li đin thoi và gii quyết nhng vn đ cn nơi phòng mch ca gia đình tht hu hiu hài hoà.
   
Nhìn đôi mt màu ht d long lanh trong sáng ca bà office manager, người mi ti phòng mch ln đu khó biết được ch là người khiếm th. Hn cũng tng có người thm trách là h đng ngay trước mt mà không được chào hi. Nhưng ri khi hiu ra, thì h li càng thương cm hơn. S lch thip và nét kh ái du dàng ca ch đã được toàn th nhân viên và hu hết nhng bnh nhân thương mến và khâm phc.
    
Trong nhng ln lui ti vi phòng mch TM North Valley Dental, có ln người viết bài này nghe mt bà khách t ý thán phc khi thy Qunh Mai nhanh nhn khi t bm s đin thoi trò chuyn vi khách hàng, mt bà khách ngi bên nói thêm,  “Bà ta tài hoa lm. Có hôm tôi đi d Chương Trình Mng Xuân ca t chc Dân Sinh, đã gp ông bà Nha Sĩ cũng đến d, thy bà ta còn đánh đàn dương cm giúp vui cho ông y hát, hay lm đó !” 
   
Không ch vui v lui ti sinh hot vi cng đng, người viết bài này cũng có dp biết thêm là tm lòng hot đng ca anh ch Tun Mai còn vươn xa hơn. Mt hôm, vn ti phòng mch, người viết được thy, sau khi “vn an sc kho răng” cho bnh nhân xong, ông Nha Sĩ Tun còn đưa thư mi nhng người bnh nhân hin din đi d hp mt gây qu giúp nhng đng bào khiếm th nghèo Quê Hương Vit Nam. Trong bao thư mi, có tài liu in hình nh nhng đng bào VN đang ch được Bác Sĩ khám hay m mt. 
   
Bng dưng có mt bà cười đùa hi ông:  “Nha Sĩ Tun ơi! Sao Nha Sĩ không cha răng giúp cho h, ngh ca chàng mà... hi.hi !! Mà li giúp cha mt cho người ta, sao mà làm trái ngh dzy?” Không chút đn đo, Ông Nha Sĩ đã tr li ngay “Ch ơi! Tun mun giúp nhng người b bnh mt, bi vì h cùng đng bnh vi bà xã mình, nên Tun thương lm”.
     
Được biết, anh ch Tun Mai đã khi đu làm chương trình “Ánh Sáng Tình Thương” t Năm 2012. Hai người đã hy sinh thi gi và công sc tình nguyn giúp t chc vic cha tr m mt cho nhng người nghèo Vit Nam. Chương trình đã được s đóng góp t nhng người thân trong gia đình, bn bè thân quen, và nhiu v ho tâm. 
    
Chương trình đã giúp nhng người b Cataract Vit Nam (bnh mt b cườm khô, nếu không điu tr, s dn đến s mù lòa vĩnh vin) t Năm 2012 cho đến nay đã t chc được trên 80 đt m mt, và giúp gn 8,500 người bnh đã tìm được ánh sáng. 
   
Chương trình đã t chc đu đn, hng tháng có các đt m mt ti các bnh vin Sàigòn, bnh vin Bình Đnh Min Trung và nhng bnh vin Min Tây như Vĩnh Long, Cn Thơ.
   
Người khiếm th Qunh Mai b bnh mt đã chu kiếp mù lòa, vì bnh thuc loi không cha được. Bn thân Quỳnh Mai không thy được ánh sáng, nhưng chương trình “Ánh sáng Tình thương” do anh ch gây dng đ tr giúp nhng người bnh mt khác thì vn đang tiến trin.
    
Nh đâu mà anh ch có th làm được chng đó vic? Nghe tôi hi vy, anh ch Tun Mai nói là nh lòng nhân ái ca nước M.  Chính nước M đã đón nhn gia đình anh ch theo din đoàn t OPD. Nước M đã cho anh Tun cơ hi hc hành, hiu biết đ phng s. Qunh Mai b bnh khiếm th và cháu gái Trà Mi b bnh t k đã được hưởng phúc li y tế tht tuyt vi và văn minh bc nht thế gii. 
   
Tun Mai luôn mang ơn nước M đã ban cho gia đình anh ch mt đi sng tt đp, như ch b bnh khiếm th và cháu gái Trà Mi b bnh t k đã được hưởng phúc li y tế tht tuyt vi và văn minh bc nht thế gii. Nh nước M tr giúp, mà anh ch mi có điu kin nghĩ đến nhng người bnh khác.
   
Trong tình thân quen, tôi rt quý trng anh ch Tun Mai v cách ăn , cư x, sc làm vic và lòng tn ty vi người, vi đi. Nhưng cũng xin thú thc là đã tng xúc đng khi biết v chuyn tình Tun Mai. Có ln nghe tôi nói điu này, Quỳnh Mai bo tt c nh anh Tun mà có. Ch luôn biết ơn lòng yêu thương và s hy sinh ca anh, nếu như có kiếp sau, ch mơ ước tìm gp li anh, và xin được làm v ca anh vi đôi mt sáng trong, không b mù loà, đ đn đáp ân tình sâu nng ca anh cho trn đo v hin đến muôn đi.
    
Nghe Quỳnh Mai nói, tôi càng thêm xúc đng trước tình yêu anh ch dành cho nhau. Càng chính vì vy mà có bài viết này, vi ta đ bng li ca ca nhc sĩ Đc Huy: Trong đôi mt em, anh là tt c.
    
Tt c nhng chi tiết trong bài viết này đu thut li theo li k ca Bác Sĩ Nha Khoa Nguyn Hoàng Tun và phu nhân Quỳnh Mai. Bài viết cũng đã được Bác Sĩ Tun coi li và cho phép dùng tên tht đ viết.

         Phm-Th-Kim-Dung


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jan/2022 lúc 10:07pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jan/2022 lúc 3:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jan/2022 lúc 9:30am

TRUYỆN NGẮN : CHIM VỊT KÊU CHIỀU - TÁC GIẢ : NGUYỄN   <<<<<

Chim%20Vịt%20Kêu%20Chiều%20-%20Loài%20Chim%20Có%20Giọng%20Hót%20Nghe%20Nao%20Lòng%202017%20-%20YouTube



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Jan/2022 lúc 9:32am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Jan/2022 lúc 6:58am

Hoa Nở Sau Giao Thừa 

 Banner%20Mai%20Vàng%20,%20Png%20Download%20-%20Hoa%20Mai%20Vàng%20Png,%20Transparent%20Png%20,%20%20Transparent%20Png%20Image%20-%20PNGitem

Khi hai đứa con gái cho nổ máy chiếc xe tay ga, ông Hoán còn dặn với theo:

- Mấy ngày trước thì chậu vừa vừa khoảng ba, bốn trăm, giờ này chắc chỉ một trăm, trăm rưởi thôi con nhé. Nhớ lựa búp có chớm vàng mới kịp.

Tiếng “dạ” thật to của hai cô con gái làm ông Hoán yên tâm, ông kéo cái bàn xa cầu thang thêm một chút, nơi ông định sẽ đặt cây mai chưng mấy ngày Tết.

Từ ngày bán cái nhà ở quê, cơ ngơi mà vợ chồng ông tằn tiện dựng gầy hơn nửa đời mới có, ông vào Sài Gòn mua một căn nhà, không to, nó chỉ dài hơn cái phòng ăn ở nhà ông một chút, được cái là có thêm lửng và lầu, cũng tạm đủ cho cả gia đình ông ta túc cho ba đứa con gái và một thằng con trai. Năm ngoái có thêm thằng rể rồi đứa cháu ngoại ra đời, lại chuyển nhà, cũng được hai phòng. Gọi là phòng nhưng chỉ đủ cho hai cái nệm thước tư, ở giữa có cái ngăn bằng gỗ.

Tự cho mình là tằn tiện là vì khi vợ chồng ông lấy nhau, hai người không có lấy một đôi nhẫn cưới. Những đứa con gái ra đời trong thiếu thốn, xoay chạy cũng chỉ sữa “ông Thọ” pha thêm chút đường, đứa nhỏ thì thế, mấy đứa lớn ăn thịt nhưng là thịt “bàng nhạng”, không mỡ mà không nạc, tội chúng nó, nhai mãi mà không nhuyễn được đành phải nuốt chứ nhổ thì uổng! Cũng may là ông bỏ dạy sớm, ra làm nghề chụp ảnh. Lương của vợ ông một tháng không bằng ông chụp một cuộn phim đen - trắng. Bù qua sớt lại gọi là đủ ăn, có dư ra đôi chục ngàn chơi cái huê cái hụi, để dành khi ốm đau.

Cách nay bốn năm, một cơn đột quỵ đến với ông, tưởng khó qua khỏi, vậy mà đưa vào tới Sài Gòn, hai ba người hàng xóm lên xe theo ông, ông trở về yên ổn, ca phẫu thuật đặt cái “Xì Ten” gọi là thành công. Lúc lên xe, vợ ông lận lưng lối chỉ chín triệu bạc, cầm cái “lắc” vàng mới mua được nhờ tiền hưu. Khi bệnh viện đòi đóng chín chục triệu cho ca phẫu thuật thì cái chết cầm chắc trong tay. Tiền đâu có mà mổ. Hàng xóm, bạn bè… thông báo cho nhau, tin bay tới bên Mỹ, bên Canada… Rồi như có phép lạ, đứa con lên phòng dịch vụ bệnh viên đóng cái rụp! Hai mươi ngày nằm lại, lúc về, con ông nói còn thừa cả chục triệu, sữa và quà không tính! Toàn tiền giúp của bà con bạn bè, không nợ ai một đồng.

Giờ thì ông đang chuẩn bị đón cái tết nơi cái chốn gọi là đắt đỏ nhì thế giới, sau Hà Nội! Đó là người ta nói vậy chứ ông mới vào chưa tới hai tháng nên cũng chưa biết gì!

        oOo

Hai đứa con trở về, khi nó thắng xe trước ngỏ, nụ cười trên môi ông Hoán tắt hẳn. Hai chậu mai chúng mua về làm ông thất vọng, không có một búp nào ra hồn, búp lá cũng chỉ lèo tèo:

- Hết rồi hay sao con mua mai gì kỳ vậy? Xấu thế này mà rước tới hai chậu!

Hai cô con gái cùng trả lời:

- Hết rồi ba, con có mua bông giả về gắn thêm!

- Thì thôi, về mua hoa tươi cắm cũng đẹp mà. Mai thế này thì chưng làm gì! Bao nhiêu vậy?

- Dạ… ba trăm.

Ông Hoán buồn rười rượi, giận nữa, nhưng vì cận tết cận nhất, ông im lặng. Ngồi xuống xoay xoay xem kỹ hết cây mai này tới cây mai kia, ông tính chuyện ghép cả hai cây làm một chậu!

Từ cái ngày các con ông lớn lên, học ra trường rồi đi làm, gia đình ông cũng qua cái túng thiếu, khỏi nuôi chúng cái ăn cái ở, ông cho chúng tự chi tiêu, nhiều khi ông giật mình vì chúng tiêu pha khá rộng! Có hôm vào thăm, chúng chở ông đi ăn nhà hàng Hàn Quốc, trả một triệu ba cho bữa ăn làm ông choáng váng! Khi chúng hỏi “ngon không ba?”Ông cười:

- Nhiều tiền quá, cho ba tô phở thì ngon hơn!

- Ba, ăn cho biết thôi mà, mai ăn mì tôm với tụi con ba ạ.

Ông biết con ông rất thương cha thương mẹ. Nhưng từ cái bữa ăn đó, ông hơi lo vì chúng tiêu pha không như ý ông, không như ông muốn! 

Vợ ông cũng như ông, nhưng thấy ông không vui an ủi:

- Con nó làm được thì cứ cho nó tiêu pha, ngày còn nhỏ tụi nó khổ rồi!

Có một điều an ủi ông, ngày ông vào thăm con nơi xóm trọ, người ta ai cũng chào ông thân tình.

Ông thấy lạ, hỏi các con:

- Sao họ biết ba mà chào hỏi thế, nghe nói “dân Sài gòn” không ai quan tâm tới ai mà…

Chúng cười:

- Tụi con cũng sống như ba vậy, quan tâm họ thì họ thương mình. “Mình ăn thì hết, người ta ăn thì còn.”

Chúng lại nhắc cái câu ông thường nói.

Gặng hỏi ông mới biết. Tháng lương đầu tiên của mỗi đứa, chúng mua sữa hết, đem biếu cho người già nghèo khổ trong xóm, rồi sau này thỉnh thoảng chúng mua quà cho họ, ai ốm đau thì cho tiền mua thuốc… Ông thích lắm, nhưng lâu rồi ông cũng quên.

Giờ nhìn hai chậu mai, ý nghĩ “xem nhẹ đồng tiền” lại lẩn quẩn trong tâm trí ông!

Thường thì khi nào thấy ông buồn hay có điều gì phật ý là các con hoặc vợ ông an ủi, lần này cả mẹ lẫn con im re, có phần vui hơn nên ông càng buồn! “Thôi thì tết nhất, cứ có hoa là đẹp rồi”. Ông cho cả hai gốc vào một chậu rồi đứng ngắm nghía, gắn thêm vài cái bông, lá, búp giả… Chậu mai tươi lên. Đứa gái út đi chơi về lôi trong túi ra một nắm những trái cầu xanh, đỏ, vàng… Phúc Lộc Thọ với tua tua… gắn lên trông cũng rực rỡ tết nhất, tuy có hơi màu mè!

Thấy cả nhà vui ông cũng vơi buồn.

                 oOo

Nhà có lệ thường là sau khi cúng giao thừa, thắp nhang bàn thờ… thì ông lì xì cho các con gọi là tài lộc đầu năm. Năm nay, vợ ông không chuẩn bị gì cả, ông hỏi thì bà nói:

- Mình lớn tuổi rồi, cứ để con cái nó mừng tuổi mình thôi.

Có lẽ đã chuẩn bị sẵn, sau giao thừa chúng kéo nhau trên lầu xuống, đứa nào phong bì đó, đến trước ông và vợ:

- Chúng con mừng tuổi ba mẹ.

Ông cảm động lắm, quên hết muộn phiền. Người ta nói: “Nước mắt chảy xuống”. Ông chưa hề đòi hỏi gì các con, cũng chưa khi nào chúng đem tiền về cho ông bà, mặc dù chúng làm ra khá tiền… Nhưng mua chiếc xe, cái máy tính, ông nói với bà: “Cứ cho con đi em…”.

Xong thủ tục mừng tuổi, đứa con gái lớn nói:

- Ba, hai chậu mai không phải giá ba trăm đâu ba!

Ông nhăn mặt hỏi:

- Vậy chớ bao nhiêu?

- Dạ… bảy trăm!

Ông muốn lớn tiếng la con, nhưng:

- Khoan đã ba, nếu là ba, ba cũng mua giá đó mà có khi hơn, nếu trong túi ba có nhiều tiền… Mai thì vô số chậu đẹp, chỉ giá hai, ba trăm, búp nhiều… nhưng có bà già ngồi với hai cây mai này, bên cạnh là đứa cháu đang vốc cơm ăn. Hai bà cháu ở Tây Ninh, hai gốc mai này là mai nhà, nghe người ta kháo nhau đem mai lên Sài Gòn bán được nhiều tiền nên nhờ người bứng hộ, đem lên bán kiếm tiền về mua thuốc cho ba đứa bé bị bệnh. Không biết chăm nên không ra búp ra hoa chi cả, bốn ngày rồi không ai mua! Khi con thấy đứa bé vốc nắm cơm đã khô trong cái hộp xốp, con quyết định mua hai gốc mai, hỏi giá, bà nói:

- Một trăm ngàn cũng được, đủ tiền xe cho nội về Tây Ninh thôi! Nội lỡ dại nghe người ta nói mà tham…

- Con gởi bà hai trăm cho hai cây mai, lì xì đứa bé năm trăm. Hai đứa con biết là có thể bị lừa, nhưng nếu không thế thì chắc chắn là mấy ngày tết cứ ray rứt không yên! 

Ông lặng người, mắt ông đỏ lên rồi bên khóe lăn xuống môt giọt nước mắt, giọng ông nghèn nghẹn:

- Ba cảm ơn các con, là ba, ba cũng sẽ như thế, có bị lừa cũng được! 

Ông hạnh phúc lắm, trong ông như vừa rộ lên một rừng hoa! Những gì ông dạy con cái bấy lâu nay đã đơm hoa và nở rộ. Ông nhìn chậu mai, nó như đã nở hoa thật, ông lại lẩm bẩm: “Ba… ba cảm ơn các con!”

Trần Hữu Hội
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2022 lúc 2:32pm
ball Giao Thừa    <<<<<
fireworks%20gif%20|%20Feuerwerk%20gif,%20Feuerwerk%20animation,%20Feuerwerk
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.391 seconds.