Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2022 lúc 10:01am

Nơi mùa thu bắt đầu

19%20years%20of%20life-changing%20care%20...

Ðứng trên đỉnh ngọn núi Rock mountain nhìn xuống, thành phố Atlanta nằm bên dưới những thảm thực vật xanh dày. Ðường phố toàn dốc với rất nhiều rừng thông xanh ngắt hai bên đường xen lẫn với những cây phong. Hạnh Hoa vừa lái xe vừa nói chuyện:

`-Rất tiếc là dì không ở lại để đợi mùa Thu. Khoảng một tháng nữa những cây phong hai bên đường lá sẽ đỏ rực. Bây giờ trên ngọn đã bắt đầu hoe đỏ rồi đấy.

Trâm nhìn hai hàng phong ven đường chạy lùi lại phía sau cảm thấy mùa Thu đã thấp thoáng đâu đó trên những đọt cây lá đỏ trong buổi chiều nắng quái. Chị nói với một chút tiếc nuối:

– Tiếc thật đấy. Nhưng đến lúc đó thì dì đã về đến Việt Nam rồi.

Hạnh Hoa thở dài:

– Lớn tuổi như dì lẽ ra bây giờ muốn đi đâu bao lâu cũng được, vậy mà vẫn còn những điều ràng buộc. Nghĩ cho cùng con người ta phải đến lúc chết mới được hoàn toàn tự do thôi.

 nguoi%20nhan%20doa%20hoa%20trang

  Thắm Nguyễn

Trâm nhìn rừng thông dày miên man bất tận và nghĩ Atlanta giống thành phố Ðà Lạt, nhưng có lẽ thông ở đây còn nhiều hơn Ðà Lạt. Hạnh Hoa nói:

– Ở đây khí hậu 4 mùa rõ rệt lắm dì ạ. Sống ở thành phố nầy chỉ khổ khi mùa thông ra hoa. Phấn thông vàng bay lung tung trong không gian làm hắt hơi đến khổ. Màu vàng của phấn hoa bám đầy cửa kính xe hơi, lau rồi cũng thế thôi;

Xe dừng lại trước tiệm cà phê, Trâm bước xuống cảm thấy lạnh buốt, vậy mà Hạnh Hoa vẫn ăn mặc phong phanh. Trâm nói:

– Cháu vào uống tách cà phê cho ấm rồi hãy đi.” Hạnh Hoa lắc đầu: “ Thôi dì vào đi kẻo bạn chờ. Cháu còn phải đi làm. Lúc nào dì về nếu muốn đi shopping nhớ gọi cháu.

Từ trong tiệm cà phê Thụy chạy ra đón Trâm. Một thoáng ngỡ ngàng. Trâm nhìn không ra Thụy với những nét phong trần của một con người từng trải. Trâm nói:

– Giá như gặp nhau ngoài đường chắc bọn mình đánh nhau vỡ đầu cũng không thể nào nhận ra nhau.

Thụy cười:

– Hơn 40 năm rồi còn gì. Không nhận ra nhau cũng là điều bình thường thôi. Mình phải lái xe 12 tiếng đồng hồ đến đây để được gặp người bạn cùng lớp ngày nào.

Tiệm cà phê nằm ở một vị trí khá đẹp, dưới một rặng thông lớn. Mùi cà phê thơm ngan ngát trong buổi chiều Thu se lạnh có nắng hanh vàng. Thụy nghe tin Trâm đến Atlanta, anh vội lái xe từ Houston đến đây, Trâm ái ngại:

– Lái xe xa như vậy Thụy có mệt lắm không?

Thụy cười:

– Với mình, lái xe đường xa là chuyện bình thường. Cũng may đường sá ở Mỹ tốt nên cũng dễ đi. Nếu được gặp Trâm thì dù có đi xa hơn nữa cũng không sao.

Câu nói như một cách gợi nhớ những ngày xưa thân ái khi hai người còn ngồi chung trên ghế giảng đường. Trâm nhớ từ năm đầu mới nhập học, Trâm để ý thấy có người con trai lúc nào cũng chọn ngồi ở vị trí ngay sau lưng mình. Ban đầu Trâm tưởng là ngẫu nhiên nhưng lâu dần thì trực giác con gái ngầm mách bảo với Trâm là người ta để ý đến mình. Không những Trâm mà con gái trong lớp cũng để ý đến điều đó và hay thì thào với nhau. Hạ – cô bạn ở trọ cùng phòng với Trâm bảo:

– Kiểu nầy thì con Trâm phải siêng gội đầu rồi. Không ở dơ như tụi tao được.

Một thời gian dài Thụy chỉ chọn chỗ ngồi như thế thôi, không nói gì. Có lần thi học kỳ, giáo sư bộ môn chữ Nôm tách lớp ra làm hai, nhóm thi trước có Thụy. Thi xong, Thụy vội tìm Trâm, đại khái báo cho Trâm biết đề thi có câu dịch bài ca dao “ Trèo lên cây bưởi hái hoa…” ra chữ Nôm. Trâm nghĩ là thầy giáo sẽ không ra lại một đề thi đã ra rồi, nhưng dù sao cũng cảm động trước tấm lòng của Thụy.

Chỉ thế thôi, Thụy vốn ít nói và rụt rè. Cho đến khi Quân xuất hiện thì Thụy không còn đóng đô ở phía sau Trâm nữa. Quân từ một trường đại học khác chuyển tới vào năm thứ hai. Quân không rụt rè như Thụy, thích thì tấn công ào ào. Quân không ngồi âm thầm sau lưng Trâm như Thụy mà ngồi ngay bên cạnh. Giảng đường thường đông sinh viên, Quân chịu khó đi sớm dành chỗ rồi vẫy Trâm đến ngồi những lúc Trâm đi muộn. Có khi Trâm đi sớm, nếu bên cạnh Trâm còn dư chỗ thì Quân đến ngồi ngay bên cạnh. Hạ lại có dịp trêu Trâm :

– Lần nầy thì con Trâm phải gội đầu mỗi ngày rồi, không thể hai ngày một lần nữa. Tóc dài như thế gội đầu khổ lắm nghe cưng. Có nhiều vệ tinh quá cũng khổ!

Hạ nói rồi cười hi hi. Từ đó Thụy không còn ngồi sau Trâm nữa, nhiều lúc Trâm cũng thấy nhớ nhớ. Có khi gặp nhau trong lớp hay ngoài hành lang, Trâm thấy Thụy nhìn mình bằng cái nhìn hơi là lạ. Thụy có đôi mắt đen và sâu, ánh mắt có hồn. Ðặc biệt anh có tài ghi bài rất nhanh và viết chữ Hán bay bướm. Vì các giáo sư giảng bài rất nhanh, ít người ghi được đầy đủ. Thời đó không có photo copy như bây giờ, nên Trâm hay mượn vở Thụy để chép lại. Có lần Thụy ép sẵn trong vở một chiếc lá vàng và một lời đề tặng Trâm. Rồi những năm đại học qua nhanh, mỗi người ra trường đi về mỗi ngả. Mấy chục năm trôi vèo qua nhanh như cơn gió. Có lần cách đây 20 năm, Trâm và Như – một cô bạn thân cùng đi du lịch bằng tàu lửa, lúc qua ga Nha Trang, Như nói :

– Mi thử gọi cho Thụy xem hắn có nhận ra giọng mi không. Hắn vẫn ở Nha Trang đấy.

Như đưa số điện thoại cho Trâm. Một cảm giác hồi hộp rất lạ khi Trâm bấm máy và áp phôn lên tai. Trâm hỏi:

– Thụy có nhận ra giọng ai đây không?

Một thoáng yên lặng rồi Thụy nói:

– Trâm chứ ai. Dù bao nhiêu năm Thụy vẫn nhận ra mà.

Không nỡ đùa dai với Thụy, Trâm nói :

– Vâng, Trâm đây. Trâm và Như đang đi qua ga Nha Trang, bọn mình đang ở rất gần Thụy đấy.

Thụy nói, giọng tiếc rẻ:

– Vậy mà các bạn không ghé mình chơi. Hai mươi năm rồi chưa gặp lại các bạn. Cho mình gửi lời thăm Như nghen.

Từ đấy đến giờ vừa đúng hai mươi lăm năm. Sau đó Thụy qua Mỹ theo bảo lãnh của ba mẹ. Khi nghe Trâm qua Mỹ thăm con gái và đang đến thăm nhà đứa cháu ở Atlanta, Thụy vội vàng thu xếp đến vì biết Trâm ở Atlanta không nhiều ngày.

Nhìn từng giọt cà phê rơi, Trâm hỏi:

– Thụy thấy Trâm thay đổi nhiều không?

Trâm nói xong và biết mình đã hỏi một câu hỏi thừa. Bốn mươi lăm năm mà không thay đổi sao? Thụy cười:

– Cũng không nhiều lắm. Gặp là nhận ra ngay ấy mà.

Trâm biết là Thụy đã nói một câu an ủi.

Thụy xoay xoay ly cà phê trong tay :

– Cũng là quy luật thôi mà. Trâm đúng là phụ nữ, hay để ý hình thức.

Trâm hỏi:

– Bây giờ qua Mỹ, Thụy làm nghề gì?

Thụy nheo mắt cười:

– Trâm đoán thử xem.

Trâm lắc đầu:

– Chịu.

– Lúc Thụy qua Mỹ cũng đã ngoài bốn mươi một chút. Hồi phổ thông Thụy học ban toán, nhưng mê văn chương quá nên lên đại học chọn khoa Văn. Hồi đó gia đình cũng phản đối dữ lắm. Qua đây Thụy đi học lại ngành tin học. Cũng may nhờ năng khiếu toán nên cũng qua được đại học. Nếu Trâm có thể ở lại lâu một chút mình đưa Trâm về Houston chơi.

Trâm tò mò:

– Bà xã Thụy vẫn khỏe chứ? Hai vợ chồng sống riêng hay ở với các con? Thụy nói:

– Bà xã mình mất 3 năm rồi. Mình sống một mình, nhưng các con ở gần nên cũng hay qua lại.

Trâm nói:

– Xin chia buồn cùng Thụy. Rất tiếc là mình phải về Denver ngày kia. Chỉ còn ở đây 2 ngày nữa. Ðứa cháu kêu mình bằng dì bảo ở lại chờ mùa Thu, nhưng mình không chờ được. Tiếc quá. Ðến lúc đó thì mình đã về Việt Nam rồi.

Ánh mắt Thụy buồn buồn sau cặp kính trắng. Tự nhiên Trâm muốn nhìn lại ánh mắt Thụy ngày xưa, thời Thụy chưa mang kính- ánh mắt sâu đen hay nhìn Trâm với cái nhìn biết nói. Trâm hỏi:

– Nếu Trâm nhớ không nhầm thì hình như cuốn phim Cuốn Theo Chiều Gió được quay ở Atlanta ?

Thụy gật đầu:

– Ðúng rồi, vì Margaret Mitchell là người ở địa phương nầy. Bối cảnh của câu chuyện là ở đây. Hiện nay vẫn còn nhà lưu niệm Margaret Mitchell ở Atlanta.

Bên ngoài nắng đã tắt dần trên ngọn cây. Dù mới chớm thu nhưng Atlanta đã hiu hắt lạnh. Những rừng thông hai bên đường xanh thẫm trong bóng chiều. Hình như Thụy có điều gì muốn nói nhưng lại thôi. Ở Thụy cái gì cũng chậm trễ, muộn màng. Ngày xưa bên cạnh sự vồ vập của Quân, Trâm vẫn thấy lòng trống trải. Không lẽ ngày ấy Thụy không nhìn thấy điều đó? Bây giờ nếu săm soi lại lòng mình một cách khách quan nhất, Trâm vẫn khẳng định ngày ấy Trâm chưa yêu Thụy nhưng vẫn có một chút dịu dàng dành cho người con trai ít nói, rụt rè nầy. Nếu Thụy tiến xa hơn một chút biết đâu…Cũng có thể ngày ấy Trâm sống trong hào quang của nhiều ánh mắt con trai vây quanh nên Thụy dè dặt không muốn tiến xa hơn. Rồi Trâm lấy chồng, ai cũng cho đó là một cuộc hôn nhân lý tưởng nhưng trong cuộc sống chung Trâm mới biết mình đã chọn nhầm. Và thay vì dừng lại nửa chừng, Trâm đã đem cả cuộc đời mình để trả giá cho sự nhầm lẫn đau xót nầy. Vì những đứa con vô tội kia, và có cả vì ý nghĩ mình phải chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình. Nhiều lần Trâm thấy mình không có bản lĩnh như những đứa bạn gái thân thiết, không thích thì dứt khoát cắt đứt. Kiểu như Hạ có lần kể với Trâm về một người bạn trai đã từng yêu 4 năm, tưởng như hai người không thể nào tách rời, không thể nào chia cắt, nhưng chỉ trong một lần hai người đi ăn với nhau, anh chàng kia không giấu được bản chất thô lỗ của mình, vô tư ôm cục giò heo gặm ngon lành. Hạ nói:

– Tao không chịu nổi Trâm ạ, có cái gì đó vô tình xóa sạch cả hình ảnh đẹp đẽ của anh ta, xóa sạch một thời kỳ tao yêu anh ta tưởng như có thể chết được nếu phải chia tay. Thế mà cái cử chỉ thô lỗ kia làm tao tởm, và thế là hết, tao cắt đứt không một chút ân hận. Chắc anh ta cũng không hiểu vì sao tao lại cắt đứt.

Trâm nói:

– Mầy có tàn nhẫn quá không? Sao mầy không góp ý thẳng với anh ấy?

Hạ thở dài:

– Vấn đề không ở chỗ góp ý, mà là tao tởm bản chất của con người trong một phút giây nào đó sẽ lộ ra khi không còn cái hàng rào giả tạo vây quanh. Thôi thà chia tay sớm còn hơn.

Ðúng là trong cách sống, Hạ bản lĩnh hơn Trâm nhiều.

Atlanta chập choạng vào đêm. Hạnh Hoa gọi phôn cho Trâm:

– Cháu đang trên đường về. Cháu đến đón dì đi shopping nhé.

Trâm nói với Thụy:

-Cháu mình sắp đến, mình phải về đây. Bao giờ Thụy về lại Atlanta?

Thụy nói:

– Ngày mai mình sẽ đến đưa Trâm đi chơi một vài nơi. Có thể là lên núi Rock Mountain hoặc đến nhà lưu niệm nhà văn Margaret Mitchell. Khi nào Trâm về lại Denver thì mình sẽ quay về Houston.

Lên xe rồi Trâm còn quay lại nhìn thấy cái dáng cao cao của Thụy đang đưa tay vẫy vẫy. Hạnh Hoa nói:

– Bạn của dì trông có vẻ nghệ sĩ nhỉ. Dì ơi, uổng quá, hôm nay nếu dì không đi chơi với bạn thì được trông thấy hai mẹ con con nai rồi. Hôm nay nó dắt con đi từ khu rừng trúc sau nhà mình men theo hàng tre rồi đi vào khóm rừng thông phía trước. Bọn nhóc nhà mình vừa phôn cho cháu xong.

Cách đây vài hôm Trâm cũng đã được trông thấy hai mẹ con con nai nầy rồi. Nó đi cùng con, đủng đỉnh, thong thả, không có vẻ gì là vội vàng sợ sệt. Con nai con chạy lon ton cách mẹ một quãng rồi đứng lại chờ. Trâm nhìn sững sờ đến nỗi quên cả lấy điện thoại ra chụp hình. Con nai mẹ bụng to, có vẻ như đang mang bầu.Trâm vẫn còn nhớ cảm giác thích thú đến ngỡ ngàng của mình khi lần đầu tiên trông thấy tận mắt hai con nai dễ thương vàng óng mà trước đây Trâm chỉ được thấy trong sách vở. Trâm nghĩ nếu ở Việt Nam chắc nó đã được đưa vào nhà hàng 5 sao rồi. Hạnh Hoa nói:

– Dì Trâm hên quá, mới đến đây đã được trông thấy nai rồi. Ủa, cháu không trông thấy con nai đực, mà sao con nai cái lại có bầu nhỉ?

Ðiền – chồng Hạnh Hoa nói:

– Làm sao em biết được. Lỡ nó đi đêm thì sao!

Cả nhà cười ầm.

Chiều hôm ấy lái xe về đến nhà, Hạnh Hoa chỉ hàng cây phong trước nhà nói với Trâm:

– Dì xem, lá trên đọt cây đã hoe đỏ cả rồi. Chẳng còn bao lâu nữa lá mấy cây phong nầy sẽ đỏ hết. Vào mùa Thu, phong là loại cây đỏ lá nhanh nhất đấy dì ạ. Hồi học phổ thông ở Việt Nam, đến đoạn trích trong truyện Kiều có câu thơ: Người lên ngựa, kẻ chia bào. Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Cháu không biết cây phong là cây gì. Bây giờ sang Mỹ, mùa Thu nào cũng thấy lá phong đỏ rực trời.

Tự nhiên Trâm thấy tiếc cho mình, hình như cả cuộc đời Trâm cái gì cũng hụt hẫng, kể cả những điều giản đơn, nhỏ nhặt nhất.

Vương Hoài Uyên

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2022 lúc 8:21am

Vợ Chồng _ Từ cãi vã đến giải quyết vấn đề

 BM

Sau nhiều năm kết hôn, bạn và vợ/chồng của mình có bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn của những cuộc cãi vã hay không? Chẳng hạn như làm thế nào để cân bằng giữa công việc và gia đình, hay ai là người phải thực hiện nghĩa vụ gia đình và giáo dục con cái…


Có thể mối quan hệ của bạn và nửa kia đang rơi vào cảnh khó khăn và phiền não về điều đó. Các cuộc tranh cãi đôi khi căng thẳng đến mức biến thành những lời chỉ trích vô ích, nhưng không ai muốn mạo hiểm xé bỏ mối quan hệ, và cũng không biết cách nào thoát ra. Bài viết này sẽ giới thiệu một phương pháp tuyệt diệu do các chuyên gia hôn nhân Mỹ phát hiện, để đưa mối quan hệ trở lại đúng quỹ đạo sau một cuộc tranh cãi nảy lửa thì chỉ cần nói một câu này thôi: “Chúng ta ở cùng một đội” (We are on the same team).


BM

“Chúng ta ở cùng một đội”! Trong các cuộc tư vấn hôn nhân, người ta phát hiện rằng câu này có thể ngay lập tức đóng vai trò như một lời nhắc nhở và nhanh chóng kết thúc cuộc cãi vã. Rất nhiều cặp vợ chồng ngay lập tức nhận ra rằng người trước mặt không phải là kẻ thù của họ, sau đó có thể bắt đầu lắng nghe, giao tiếp và nhượng bộ để đi đến giải pháp.

 

Cô Marie Land, một nhà tâm lý học và trị liệu hôn nhân ở Washington, D.C. cho biết, khi từ “cùng một đội” xuất hiện, cường độ tranh cãi của các cặp vợ chồng có thể nhanh chóng giảm xuống. Sử dụng câu này một cách khôn ngoan và đúng lúc có thể nhắc nhở cả hai quay lại quá trình giải quyết vấn đề. Bởi vì hôn nhân giống như một trò chơi đồng đội, tinh thần hợp tác là đặc biệt quan trọng, dùng những lời lẽ sắc bén để đánh vào điểm yếu của đồng đội sẽ chỉ khiến bạn thua trận với tốc độ nhanh nhất.


BM


“Khi nói ‘chúng ta ở cùng một đội’, có nghĩa là bạn không muốn cả hai rơi vào tình huống chia rẽ một lần nữa, trong khi vẫn đánh giá cao mối quan hệ giữa hai bên”. Cô Marie Land chỉ ra, “Làm như thế cho phép cả hai hạ tâm phòng bị xuống và bình tĩnh lại, cùng đi vào trạng thái tìm giải pháp.”

 

Khi thực hiện thành công một lần, từ đó về sau sẽ càng có cơ hội hình thành được một mối quan hệ hữu hảo giữa hai vợ chồng. Khi một sự việc tương tự xảy ra, từ “cùng đội” sẽ là một lời nhắc nhở tử tế và sự hiểu ngầm, cả hai bên đều sẽ nhớ lại trước đây họ đã đạt được những nhượng bộ và hiểu biết lẫn nhau như thế nào, từ đó có thể tập trung vào giải quyết vấn đề nhanh hơn và tốt hơn.

 

Hoặc là cả hai cùng có lợi, hoặc là cả hai đều thua


BM


Cô Jennifer Chappell Marsh, một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở San Diego chỉ ra rằng, điều khiến câu nói này trở nên hiệu quả là bởi vì nhu cầu tình cảm trong khi trò chuyện đã được công nhận, điều này rất quan trọng trong việc đạt được một kết quả tích cực. Nói chung, nguyên nhân biến một cuộc trò chuyện đơn giản thành chỉ trích lẫn nhau là vấn đề về giao tiếp. Nếu các cặp đôi xem cuộc trò chuyện như một cuộc chiến thắng thua, thì là đã đi sai hướng ngay từ đầu. Có thể một bên sẽ sử dụng thủ đoạn cưỡng chế để cuối cùng khiến bên kia phải phục tùng, nhưng điều này không có lợi cho sự phát triển lành mạnh giữa hai người trong tương lai, hơn nữa là rất thiếu khôn ngoan khi làm như vậy, nó không hề thực sự giải quyết được vấn đề.

 

Vì vậy, câu nói “chúng ta ở cùng một đội” có thể khơi dậy sự thông cảm và ý thức hợp tác của cả hai trên cơ sở nhìn nhận lẫn nhau, phá bỏ vòng luẩn quẩn của sự oán hận, loại bỏ sự cạnh tranh thắng thua. Bạn cũng có thể nghĩ như thế này trong đầu: Tại sao tôi lại bị ám ảnh về việc thắng trong cuộc cãi nhau như thế? Tại sao ngay từ đầu trong tiềm thức đã đặt đối phương vào phía đối lập?


BM


Các nhà tâm lý học đã phân tích rằng điều này có thể liên quan đến nhu cầu cần được lắng nghe và chấp nhận trong tiềm thức của con người, và “người chiến thắng” có thể có được cảm giác an toàn, còn “thua trận cãi vã” trước mặt vợ/chồng có thể khiến người ta cảm thấy tồi tệ, sợ hãi, thất vọng, chán nản và mất đi cảm giác an toàn, đó là lý do tại sao mọi người muốn “chiến thắng” bằng mọi giá. Lâu dần, nhiều người hình thành thói quen tranh chấp, đặc biệt là trước mặt người thân yêu nhất của họ, nhưng lại bỏ qua thực tế rằng vợ chồng là một thể cùng chung lợi ích.


Một số cặp vợ chồng già đã kết hôn hàng chục năm, từng trải qua nhiều lần va vấp trong quan hệ tình cảm thuở còn trẻ, thậm chí có những tranh chấp gay gắt, nhưng những ai đã từng đi trên con đường này cuối cùng đều phát hiện rằng: vợ chồng thực sự là “cùng chung một đội”. Bạn vĩnh viễn không thể “chiến thắng” được người bạn đời của mình, nếu không phải cả hai cùng thắng, thì cả hai sẽ cùng thua.

 

Huấn luyện viên hôn nhân Trey Morgan ở Texas cho biết, nỗi sợ hãi và bất an sau khi “thua một cuộc tranh cãi” có thể khiến bạn khó chấp nhận sự thật rằng “vợ chồng cùng chung một đội”. “Ban đầu cả hai đều muốn giành chiến thắng, nhưng sau nhiều năm, chắc chắn họ sẽ thỏa hiệp với nhau.”


BM

Xét từ rất nhiều trường hợp hôn nhân thực tế, một khi cặp vợ chồng nhận ra sự thật rằng họ “cùng đội”, thì tranh chấp sẽ biến mất, và phần còn lại chỉ là giải quyết vấn đề sao cho có hiệu quả. Lúc này, cả hai đều sẵn sàng suy nghĩ theo chiều hướng của đối phương, thấu hiểu nhau và đi đến thống nhất cuối cùng.


Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình Winfred Reilly ở Berkeley, California, đưa ra lời khuyên rằng: khi cả hai bên đã bình tĩnh lại, hãy hỏi nửa kia một cách cởi mở và trung thực rằng trong vấn đề này, đối với họ, khía cạnh nào là quan trọng nhất? Cái gì làm họ phiền nhất? Họ muốn bạn hiểu điều gì? Lúc này đừng nhấn mạnh vào lập trường của bản thân mà hãy bắt đầu lắng nghe và chấp nhận đối phương.


BM


Các chuyên gia về hôn nhân khuyên mọi người khắc cốt ghi tâm câu nói “chúng ta ở cùng một đội”. Nếu có thể nắm vững được bí quyết sử dụng thì cuộc sống vợ chồng sẽ trở nên suôn sẻ hơn. Ngay cả khi mọi thứ không diễn ra theo cách bạn mong muốn, thì tâm thái cao của bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng chứ không phải bị tổn thương, mối quan hệ giữa cả hai vẫn có thể duy trì khăng khít như mọi khi, và sẽ tiếp tục phát triển lành mạnh lâu dài.




Chu Uyển Tình _  Xuân Hoàng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2022 lúc 3:01pm

Người Đẹp Hay Con Cọp?

60+%20Hình%20ảnh%20hổ%203D%20đẹp,%20siêu%20chất,%20siêu%20ngầu%20đầy%20dũng%20mãnh



Ngày xưa, có một vị vua của một quốc gia vẫn còn bán khai, ông ta lại là người có những ý tưởng, mặc dù có phần được ca tụng của các nước láng giềng xa xôi, cho là hay, là đẹp và đúng khuôn mẫu, nhưng thực ra vẫn còn mang tính cách man rợ. Ông ta là một người hào hoa phong nhã, và hóm hỉnh, có uy quyền tuyệt đối, luôn làm và bắt mọi người phải làm theo ý muốn của ông ta, thế cho nên ông ta đã biến những điều tưởng tượng đa dạng của mình thành sự thật. Khi tình trạng của quốc gia trở nên yên ổn về mọi mặt và mọi ý muốn, cho dù kỳ quặc đến đâu của ông ta cũng vẫn được thoả mãn một cách quá dễ dàng thì lại càng khiến ông ta trở nên nhàm chán và bực dọc. Vì không có gì khiến ông ta hài lòng bằng việc làm cho tình hình trở nên xáo trộn, sóng gió để có dịp phô trương quyền lực, hoặc thực hiện những ý kiến ngông cuồng.

Trong số các quan niệm và ý thích chứng tỏ sự man rợ của ông ta là lập ra đấu trường. Nơi đó, được dùng để phô trương về lòng dũng cảm của con người và dã thú. Sức lực và tâm trí của các con thú và dũng sĩ giác đấu đã được rèn luyện và nuôi dưỡng để "giúp vui" cho ông ta và dân chúng.

Nơi này thực ra là một rạp hát ngoài trời rất lớn để dân chúng có thể đến để xem diễn kịch, nghe nhạc, nghe diễn thuyết ... Nhưng trên thực tế, các cuộc giác đấu đã xác định việc sử dụng, và cũng vì vậy được xem là một đấu trường hơn là một rạp hát. Nơi mà người ta đến để xem cảnh máu đổ thịt rơi, tiếng hét man rợ của kẻ thắng cuộc, tiếng gầm thét của những con thú dại và tiếng rên la của kẻ thua cuộc lẫn trong những hơi thở ngắn ngủi còn lại... Không những thế, nhà hát hay đấu trường này, lại còn có những những căn hầm bí ẩn, cùng với những lối đi ẩn khuất khó nhìn thấy, tạo nên một khung cảnh kỳ bí, và đó cũng là nơi mà tội ác bị trừng phạt và nhân đức được khen thưởng bởi một sự chọn lựa ngẫu nhiên, hoặc như một số người đã tin tưởng, là do định mệnh an bày.

Khi một kẻ bị buộc tội với một tội danh đủ quan trọng để nhà vua quan tâm, thì một thông báo sẽ được công bố cho dân chúng biết rằng vào một ngày nhất định nào đó, số phận của người bị buộc tội sẽ được quyết định trong đấu trường của nhà vua, một việc rất xứng đáng với tên gọi của nó, và xuất phát từ ý nghĩ quái đản của ông vua này. Không biết từ truyền thống nào, mà mọi người đều trung thành và chiều ý, cho dù không hẳn là hài lòng với sự ưa thích của ông ta, người đã đúc kết và thông qua mọi hình thức, tư tưởng và hành động để phát triển một cách rất phong phú của chủ nghĩa, hay đúng ra là những ý tưởng man rợ của ông ta.

Khi tất cả mọi người đã tập họp trong đấu trường, và nhà vua, được bao quanh bởi quần thần triều đình, ngồi ngất ngưởng trên ngai vàng ở một bên của đấu trường. Ông ta ra hiệu, một cánh cửa bên dưới ông ta mở ra, và tội nhân bước ra sân của đấu trường. Đối diện trực tiếp với anh ta, ở phía bên kia là hai cánh cửa bí mật nằm cạnh bên nhau và hoàn toàn giống hệt nhau. Người bị xét xử có bổn phận và đặc ân là đi thẳng đến trước hai cánh cửa này và chọn một cửa để mở ra, không một lời hay dấu hiệu hướng dẫn, hoàn toàn ngẫu nhiên, hoặc do số phận. Nếu cánh cửa được mở ra, mà bên trong là một con cọp đói, loại cọp dữ và hung ác nhất, thì ngay lập tức nó lao vào anh ta, và xé anh ta ra từng mảnh, như một sự trừng phạt cho tội lỗi của anh ta. Trong khi đó, những chiếc chuông sắt to lớn sẽ vang lên, cùng với những tiếng kêu gào của những những kẻ khóc mướn ở bên ngoài của đấu trường, và phần đông khán giả, sẽ cúi đầu u sầu, lầm lũi trở về nhà, với sự thương tiếc cho một người quá trẻ và đẹp trai, hoặc quá già và được kính trọng, đáng lẽ không phải gánh chịu một số phận thảm khốc như vậy.

Nhưng, nếu tội nhân mở cánh cửa khác, mà bên trong là một cô nương, người phù hợp nhất với tuổi tác và địa vị của anh ta mà nhà vua có thể chọn trong cung điện hoặc thần dân của ông; và anh ta, ngay lập tức, sẽ được kết hôn với cô nương này, như một phần thưởng cho sự vô tội. Cho dù anh ta đã có gia đình hoặc người yêu cũng không thể làm trái với ý định "khen thưởng" của nhà vua đã ban. Và như thế, một đám cưới tưng bừng sẽ diễn ra ngay trên đấu trường với đầy đủ nghi lễ và những chiếc chuông đồng sẽ ngân vang cùng với lời hò reo vui mừng của khán giả; rồi cô dâu và chú rể sẽ dắt tay nhau bước trên con đường được rắc đầy hoa để về nơi tổ ấm.

Tuy đây là phương pháp thực thi luật pháp có phần man rợ của nhà vua, nhưng hiển nhiên là có sự công bằng tuyệt đối. Tội nhân không thể biết đằng sau cánh cửa nào sẽ đem đến cho anh một người vợ đẹp hoặc sẽ bị làm mồi cho con cọp đói. Việc xét sử này không chỉ công bằng mà còn có tính xác định rõ ràng: "Người bị buộc tội sẽ bị trừng phạt ngay lập tức nếu anh ta có tội; và, nếu vô tội, anh ta được thưởng ngay tại chỗ, cho dù anh ta có thích hay không." Không có một lối thoát nào để ra khỏi sự phán xét tại đấu trường của nhà vua.

Phương thức trên của nhà vua rất phổ biến. Khi mọi người, từ vua quan cho đến thứ dân, tụ tập lại với nhau vào một trong những ngày thử thách lớn như thế, họ không bao giờ biết liệu họ sẽ được chứng kiến một cuộc giết chóc đẫm máu hay một đám cưới tưng bừng. Yếu tố không chắc chắn này đem đến cho quần chúng một cuộc giải trí hào hứng, và không ai có thể xem đó là một hành động không công bằng; vì có phải rằng tội nhân đã quyết định vận mệnh của mình bằng chính bàn tay của anh ta hay chăng?

                                                                                                   oOo

Vị vua có phần dã man này có một cô con gái, mà dưới mắt của ông ta, là một người con gái hoàn hảo về mọi phương diện và tánh tình cũng rất giống ông ta là có phần hoang dại, dĩ nhiên là ông ta không những rất yêu thương, chiều chuộng cô con gái này, mà còn xem cô như báu vật, quý giá hơn cả nhân loại.

Trong số các cận thần của vua, có một người trẻ tuổi rất đẹp trai và thông minh, hành động rất lịch sự, với phong cách của những anh hùng, hiệp sĩ trong sách vở; hiên ngang hùng dũng làm say mê các cô công chúa hay con nhà quyền quý. Vì thế công chúa rất yêu thích chàng trai này. Và như tính tình của vua cha, cô đã say mê chàng trai này một cách cuồng nhiệt, và hạnh phúc bên nhau qua nhiều tháng. Cho đến một hôm nhà vua phát hiện ra mối tình vụng trộm này.

Vào thời bấy giờ thì chồng của công chúa là do vua cha chọn lựa, không ai được tự ý đến gần chứ nói chi là trở thành người yêu của công chúa; vì làm như thế là vượt lên trên quyền hạn của vua. Thế cho nên, ngay lập tức, nhà vua đã ra lệnh tống chàng trai này vào tù, và đưa ra bản thông báo về ngày xét xử tại đấu trường. Tất nhiên lần này là một dịp rất quan trọng và đặc biệt, cho nên nhà vua cũng như tất cả mọi người đều quan tâm đến diễn tiến của phiên xử này.

Về con cọp, thì nhà vua đã cho tìm được một con hung dữ nhất, lúc nào cũng gầm gừ, lồng lộn như một con quái vật. Trong khi đó, nhà vua cũng cho tuyển lựa, trong cung điện và cả quốc gia, một thiếu nữ đẹp nhất để xứng đôi với chàng trai tội nhân, trong trường hợp anh ta may mắn. Và như thế, việc sửa soạn đã xong, không có bất cứ điều gì, ngay cả cô công chúa có van xin, để có thể làm nhà vua đổi ý được; và nhà vua thì rất hài lòng về quyết định của ông ta, cũng như cảm thấy rất thích thú khi nghĩ đến lúc được xem diễn biến và kết quả của phiên xử, điều sẽ xác định xem liệu chàng trai trẻ có làm sai khi tự cho phép mình yêu công chúa hay không.

Ngày ấn định đã đến. Mọi người từ khắp nơi đã tụ tập chật cứng đấu trường; và còn một đám người rất đông tụ tập bên ngoài vì không đủ chỗ. Nhà vua và triều đình của ông ta đang ở vị trí của họ, đối diện với hai cánh cửa, hai cánh cửa định mệnh đó, giống nhau và lạnh lùng, bí ẩn, đến mức khủng khiếp.

Tất cả đã sẵn sàng. Nhà vua ra tín hiệu. Một cánh cửa bên dưới chỗ ngồi của hoàng gia mở ra, và người yêu của công chúa bước vào đấu trường. Cao ráo, trắng trẻo, đẹp trai, và sự xuất hiện của anh ta được chào đón bằng những tiếng trầm trồ thán phục và lo lắng. Hầu hết khán giả đã không biết rằng có một chàng trai trẻ oai hùng như thế đã sống trong cùng thời với họ như vậy. Thảo nào công chúa yêu anh ta! Thật là một điều không may khủng khiếp đã khiến cho anh ta phải đứng ở sân đấu trường trong ngày hôm nay!

Khi chàng trai tiến vào đấu trường, theo thông lệ, anh ta quay lại cúi đầu trước nhà vua: nhưng anh ta hoàn toàn không để ý đến nhà vua; đôi mắt của anh ta dán chặt vào công chúa, người ngồi bên phải vua cha. Nếu không có dòng máu nửa man rợ của vua cha đang chảy trong người, thì chưa chắc cô công chúa đã có can đảm để ngồi trên chiếc ghế của hoàng gia ở đấu trường, trong lúc này; thế nhưng cũng như vua cha, cô không những đã can đảm có mặt ở đấu trường, mà còn cảm thấy vô cùng thích thú.

Kể từ khi sắc lệnh ban hành, rằng người yêu của cô phải quyết định số phận của mình trong đấu trường của nhà vua, cô đã rất lo lắng về sự kiện trọng đại này. Nhưng với quyền lực, ảnh hưởng và bản lĩnh hơn bất kỳ người nào khác, cũng như với nhiều vàng bạc và châu báu, cô công chúa đã làm được điều mà chưa người nào khác có thể làm được, cô ta đã biết rõ bí mật đằng sau hai cánh cửa ở đấu trường; cái nào có con cọp và cái nào có người thiếu nữ xinh đẹp.

Không những công chúa chỉ biết sau cánh cửa nào ở đấu trường có người thiếu nữ xinh đẹp, mà còn biết người đó là ai. Đó là một tiểu thư con của một vị quan trong triều, một tiểu thư đẹp tuyệt trần, một vẻ đẹp khiến cô gái nào cũng ghen tức và thanh niên nào cũng mê đắm; dĩ nhiên là công chúa rất ghét cô ta. Công chúa đã nhìn thấy, hoặc có thể chỉ là tưởng tượng, rằng cô tiểu thư kia vẫn lén lút ném những cái nhìn say đắm vào người yêu của cô, và thậm chí, người yêu của cô cũng trao lại cho cô tiểu thư kia một vài cái liếc mắt đưa tình không kém phần nóng bỏng. Có lần họ đã trao đổi với nhau vài câu ngắn ngủi, có thể chỉ là câu chào hỏi xã giao, nhưng cũng có thể là những lời âu yếm, hẹn hò, nào ai biết được họ đã nói với nhau những gì? Cô tiểu thư kia quả thực là một thiếu nữ đáng yêu, thế nhưng cô ta đã dám liếc mắt đưa tình với người yêu của công chúa; và với dòng máu có chút man rợ của vua cha, cô đã cảm thấy căm ghét cô tiểu thư đó; người mà hiện giờ đang run rẩy vì sợ hãi cho tính mạng của người mình yêu trộm nhớ thầm, đồng thời đôi má cũng ửng hồng khi nghĩ đến cánh cửa của mình được mở ra và sẽ được sánh bước bên người mơ về nơi tổ ấm.

Khi người yêu của công chúa bước ra đấu trường, quay lại nhìn công chúa thì đôi mắt của họ đã chạm vào nhau, khi đó vẻ mặt của công chúa trắng bệch vì lo lắng. Qua đôi mắt ấy, với sự nhận xét tinh tế và giác quan thứ sáu, người yêu của công chúa đã đoán ra là với trí thông minh và quyết tâm, công chúa đã tìm ra bí mật của hai cánh cửa định mệnh kia. Thế cho nên, qua ánh mắt, chàng ta đã hỏi thầm "Cửa nào?" Và công chúa thì cũng hiểu rõ như nghe tiếng người yêu hét lên hỏi từ dưới sân đấu trường.

Một câu hỏi khẩn cấp trong tình trạng nguy kịch thì đương nhiên cần câu trả lời ngay tức thì. Tay phải của công chúa đang đặt trên lan can trước mặt. Công chúa nhẹ đưa ngón tay lên ra dấu thật gọn và thật nhanh, chỉ về phía bên phải. Không ai ngoài người yêu của cô nhìn thấy hành động này, bởi vì tất cả những con mắt của khán giả đều đang nhìn chăm chú vào chàng trai đang đứng dưới đấu trường.

Chàng trai quay lưng, và với những bước chân tự tin bước qua khoảng trống, tiến đến trước hai cánh cửa. Tất cả khán giả đều nín thở, tim như muốn ngừng đập, mắt nhìn chăm chú vào chàng trai. Không một chút do dự, chàng tiến đến cánh cửa bên phải và mở ra.

                                                                                                   oOo

Đến đây, câu hỏi chính cho câu chuyện là: "Đằng sau cánh cửa đó là con cọp hay người thiếu nữ xinh đẹp?"

Càng suy nghĩ về câu hỏi này, chúng ta càng khó tìm ra câu trả lời. Nó liên quan đến sự tìm hiểu về trái tim của con người, và chúng ta đã biết "Trái tim có lý lẽ mà lý trí không biết đến" (*), nó dẫn chúng ta đi qua những quanh co của mê lộ, rất khó để tìm ra lối thoát. Quý đọc giả hãy nghĩ về điều đó, một cách công bằng, không phải là câu hỏi được đặt ra cho quý vị, mà là cho cô công chúa máu nóng, còn chút man rợ, linh hồn của cô ấy đang ở bên dưới ngọn lửa tuyệt vọng và ghen tị kết hợp. Một điều chắc chắn là cô công chúa sẽ mất người yêu, nhưng ai sẽ đoạt được anh ta?

Đã bao nhiêu lần, ngay cả trong những lúc tỉnh cũng như mơ, cô công chúa đã kinh hãi tột độ, lấy tay che mặt khi nghĩ đến cảnh người yêu của mình mở cánh cửa mà bên trong là con cọp hung ác đang nhe nanh vuốt đợi chờ anh!

Nhưng cũng đã bao nhiêu lần cô công chúa đã hình dung ra cảnh người yêu mở cánh cửa bên kia, trong cơn ghen tức điên cuồng, nghiến răng, bứt tóc, khi thấy người yêu sung sướng tột độ khi nhìn thấy cô tiểu thư xinh đẹp hiện ra đằng sau cánh cửa. Tâm hồn công chúa đã bùng cháy trong cơn đau đớn tận cùng khi thấy người yêu mình lao đến ôm người thiếu nữ kia, người có đôi gò má ửng hồng vừa e thẹn vừa sung sướng, và ánh mắt thì bừng lên rực rỡ trong niềm vui chiến thắng; còn ánh mắt của chàng thì sáng rực niềm vui vì thoát nạn. Trong khi đó những tiếng chuông đồng ngân vang hoà với tiếng reo hò hân hoan của đám đông; rồi người thầy tu tiến đến làm lễ hôn phối cho chàng và cô tiểu thư thành vợ chồng ngay trước mắt nàng; sau đó thì họ dắt tay nhau đi trên con đường trải đầy hoa, theo sau là những tiếng reo mừng, chúc tụng của đám đông, trong đó tiếng thét thất vọng của công chúa đã biến mất như viên sỏi chìm xuống biển sâu giữa cơn sóng gào của biển cả!

Hay tốt hơn hết là chàng ta chết ngay lập tức, và chờ đợi cô công chúa ở kiếp sau, hoặc ở một nơi nào đó, dẫu vẫn còn bán khai, nhưng may mắn hơn ở tương lai?

Chưa hết, còn con cọp khủng khiếp đó thì sao? Những tiếng gầm, những móng vuốt, những răng nanh với những dòng máu tung toé!

Quyết định của cô công chúa đã được đưa ra ngay lập tức, nhưng nó đã được đưa ra sau nhiều ngày và nhiều đêm cân nhắc đau khổ. Cô đã biết mình sẽ được hỏi, cô đã quyết định mình sẽ trả lời như thế nào, và không chút do dự, cô đã chỉ tay sang phải.

Câu hỏi về quyết định của cô công chúa là một câu hỏi không thể xem thường, và tôi, tác giả (Frank Stockton), không thể cho rằng mình là người có khả năng trả lời nó. Và vì vậy tôi xin dành lại cho tất cả quý đọc giả: "Người hay vật sẽ bước ra sau khi cánh cửa đã mở, Người Đẹp Hay Con Cọp?"

                                                                                                                              Bùi Phạm Thành

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Sep/2022 lúc 3:03pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2022 lúc 12:09pm

Nhánh Sông Của Biển - Quách Y Lành.mp3          5365   <<<<<


Da%20Nang%20Vietnam%20Marble%20Mountain%20&%20Hoi%20An%20Visit%20|%20Packist.com



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Sep/2022 lúc 12:13pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2022 lúc 10:46am

Ngọn nến và những giọt nước mắt

dunghennessy:%20ẢNH%20ĐỘNG%20"CÁC%20NGỌN%20NẾN"

Một câu chuyện thật cảm động và giàu ý nghĩa nhân sinh. Mời các bạn cùng đọc và suy gẫm. NS

Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ, tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.

Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước nến. Tất cả ngọn nến đều lung linh toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Ðứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gái bé bỏng của mình.

Ông tiến lại gần và hỏi con: “Tại sao nến của con lại không cháy?”. Bé gái trả lời cha “Con đã cố lắm nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những giọt nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến của con”.

Ðến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hy vọng của con ông.

Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé! Bởi ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn đang nhìn bạn mỉm cười.

Như Sao

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Sep/2022 lúc 10:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Sep/2022 lúc 8:52am
Đứa Con - hdtxd    <<<<<

Chuyện%20tình%20tay%20ba%20không%20lối%20thoát%20-%20Tâm%20sự%20-%20Việt%20Giải%20Trí
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2022 lúc 9:26am

Ảnh%20minh%20họa%20%28Nguồn%20internet%29


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Sep/2022 lúc 9:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Oct/2022 lúc 7:47am

Mùa tôm


“Mấy đêm trước khi bắt đầu mùa đánh tôm năm 1980, một trận bão đang hoành hành ở vùng vịnh. Tại khách sạn Holiday Inn, gần thị trấn đánh cá ở Seabrook, phía bờ Tây của vịnh Galveston, một nhân viên hòa giải của Bộ Tư Pháp tổ chức cuộc thương thuyết về cuộc chiến “Ðánh tôm” giữa 2 phe: Những ngư phủ Mỹ gốc Việt và Ku Klux Klan ở Texas…”

12 giờ khuya. Bến tàu thị trấn Trinity bắt đầu rộn rịp, các ghe đánh tôm đều nổ máy, lên đèn, chuẩn bị ra khơi cho chuyến đánh tôm đầu mùa.

Anh Lành kéo dây neo:

– Em, dây mũi!

Chị Bông nhanh tay gỡ dây mũi, nhảy lên ghe.

Chiếc ghe đánh tôm nhỏ, sáng đèn, rời bến.

Sao đêm trên bầu trời đen lấp lánh từng vạt sáng trên mặt biển ít sóng, như lớp chì mỏng dập dờn, yên bình.

– Em, lưới!

– Xong.

Anh Lành cho ghe chạy thật chậm, bước ra phía sau phụ vợ thả phao chớp đèn đỏ xuống biển, thả lưới đánh tôm xuống biển.

Chị Bông xuống hầm, mở bếp ga, hâm nồi cháo gà đã nấu hồi chiều, múc 2 tô, đặt lên bệ gỗ vừa mở ra từ vách buồng lái nhỏ. Anh Lành lấy chai rượu whiskey đỏ rót 2 ly. Hai vợ chồng làm một hơi, đứng ăn cháo.

– Năm nay trời ấm, gió đứng, chắc trúng mùa.

– Lạy trời, kiếm ít tiền trả bớt cho cái nhà, 8 năm rồi.

Ngoài mặt biển xám, những chiếc đèn phao chớp màu xanh, báo hiệu lưới đã đầy cá.

– Lên lưới!

Anh Lành cất nồi cháo đang ăn, 2 vợ chồng uống chai nước, ra ngoài.

Chị Bông quăng móc câu dây phao, móc vô bánh xe của chiếc cần trục nhỏ bên hông buồng lái, anh Lành bật chốt điện, tiếng cần trục rì rì cuốn lưới lên, bầu lưới nặng trĩu ngoi lên khỏi mặt nước.

– Trúng rồi em.

Tiếng anh Lành lẫn trong tiếng máy, anh quay cần trục vô giữa sàn ghe, chị Bông bước lẹ tới gỡ dây cột dưới bầu lưới.

Luồng tôm đổ ào ra tràn tới 2 bên be, chị cười rạng rỡ…

 mua%20tom

    Hồ Đắc Vũ

                                                                                                  -oOo-

Anh Lành 26 tuổi, học lớp 3, gốc Phú Yên, tới định cư ở Texas, gần vịnh Galvestone, do một gia đình Việt Nam thuộc Hội Thiên Chúa Giáo có 5 chiếc ghe đánh tôm bảo trợ. Ông Tư, cựu sĩ quan cấp tá của sư đoàn 25 bộ binh, đã ngoài 60. Ðứng coi xưởng tôm cùng với 2 con trai, đều là thuyền trưởng, xưởng phát đạt liên tục trong nhiều năm.

Học được chút ít tiếng Anh trong 4 tháng, Lành định tìm việc ở nhà hàng, ông Tư nói:

– Lành, cháu ở đây làm tôm cho chú đi, thù lao cao, khỏi làm nhà hàng.

– Dạ, con cám ơn.

Ngay sáng mai, 4 giờ sáng Lành bắt đầu học nghề đi biển đánh tôm, chỉ 3 tháng sau, anh là thủy thủ cột trụ trong 5 ghe tôm của ông Tư.

Chị Bông 24 tuổi, tốt nghiệp trung học, làm nghề thu mua cá ở Thu Xà, Quảng Ngãi, định cư ở nhà dì tại New Orleans, không có gì làm, qua Seabrook, Galveston tìm việc. Trúng ngay xưởng tôm của ông Tư.

– Con dọn dẹp căn phòng bên kho chứa, ở tạm cho tới khi có lương, chú cho con 200 đô lo việc ăn ở. Ngày tới xưởng làm công việc kiểm cá, cân, tính tiền, phát biên lai, vô sổ tiền thu nhập.

Chỉ 6 tháng, chị Bông là kế toán trưởng của xưởng tôm.

Ðúng thiệt là “tiền rừng bạc biển”. 4 năm sau, khi tự đi biển đánh bắt những con tôm vùng vịnh Galveston đã làm đầy bạc trong trương mục của anh Lành, chị Bông.

Trong ngày lễ cúng biển 2-7, tổ chức hàng năm của các ngư dân vùng Texas. Sau lễ lộc, thường là tiệc nhậu.

Anh Lành đứng dậy:

– Con cám ơn thần biển.

Anh quay qua chú Tư:

– Cháu cám ơn chú Tư đã giúp đỡ trong mấy năm qua, cháu xin mời chú ly rượu ấm áp nghĩa tình quê người xứ lạ.

Lành đưa ly, cả bàn đứng theo, chúc chú Tư.

– Lành, cháu làm ăn ngon lành có tiền có bạc rồi…

Bông từ trong nhà mang ra 2 tô cà ri bò, đặt xuống bàn.

– … Cũng nên nghĩ tới chuyện tình cảm, gia đình.

Chú đứng lên kéo tay Bông:

– Em Bông làm việc khá, độc thân, hiền hậu… Nè, chú mai mối 2 đứa thành vợ chồng đó.

Bông mở to mắt, cúi mặt, vặn đôi bàn tay, lí nhí:

– Chú ơi, Con đâu “dốm”.

– Nhưng tui dám!

Lành hừng hừng, đứng dậy:

– Tui… Tui dám…

Bông ẹo người:

– “Dốm” gì?

Anh Lành ú ớ:

– Dá… dám… mời Bông uống rượu.

Bông cười, giọng Quảng Ngãi đặc sệt:

– Anh “dốm” hay rượu “dốm”?

Lành đưa ly rượu:

– Cả hai đều dám.

Bông uống ly rượu tỏ tình, bắt đầu cho cái đám cưới sau đó 3 tháng, chỉ có dâu và rể, 2 chai rượu whiskey, 2 thùng bia, chú Tư với 4 người bạn và 1 đêm say ngút ngàn.

Tháng sau.

– Nè, hai vợ chồng, chú cho mượn vốn trả góp không lấy lời mua chiếc ghe nhỏ, 2 đứa tự làm tôm, tháng trả 200 đô.

                                                                                                -oOo-

… 2 vợ chồng lựa tôm, bỏ thùng, rắc đá.

– Xong! Mới 3 giờ sáng, làm thêm chuyến nữa rồi về, bữa nay trúng quá.

Anh Lành nói, chui vô buồng lái, chạy dạt sang phải. Chừng 10 phút, anh ngừng ghe.

– Lưới!

Chị Bông thả phao đèn, dây mồi, lưới:

– Xong.

Anh Lành cho ghe chạy thật chậm tới trước.

Chị Bông nướng con khô mực lớn, lấy búa đập, xé sợi, bỏ dĩa với tương ớt. Anh Lành dừng ghe, lôi dưới hộc chai rượu whiskey đỏ.

Làm hết con mực, nửa chai rượu, anh Lành, nổ máy lớn, rọi đèn.

– Lên lưới!

Công việc lại tiếp tục như cũ, nhưng bầu lưới chứa tôm vừa lên khỏi mặt biển thì có 2 chiếc ghe sắt pha đèn chạy sát tới.

Chị Bông, bước vô phòng lái với chồng, từ ghe bên kia, có người la lớn:

– Yêu cầu ngưng đánh tôm, gỡ lưới, vô bờ.

Anh Lành, chị Bông nhìn, ghe màu trắng, với chữ Capt Hook, có 4 người mặt đồ trắng mang bảng số Galveston.

Bên kia lặp lại:

– Yêu cầu gỡ lưới, vô bờ!

Anh Lành bước ra, hỏi:

– Tại sao?

– Anh đã đầy ghe, không được tiếp tục.

– Chúng tôi làm sắp xong.

– Không! Cuốn lưới, xả tôm, quay vô, đây là lời cảnh cáo cuối cùng.

Giọng chị Bông run run:

– Xả tôm bỏ đi anh, thu lưới vô bờ, cũng đầy ghe rồi.

– Mẹ, tụi nó có quyền gì? Mình làm nhiều, tôm nhiều, tụi nó làm ít, thì tôm ít, tại sao chống người ta chớ? Tôm của biển mà, đâu phải tụi nó nuôi.

Ðùng, đùng!

2 viên đạn pháo sáng bắn xéo qua ghe.

Chị Bông năn nỉ:

– Vô bờ đi anh!

Anh Lành bước vô phòng máy, quay cần cẩu ra biển, chị Bông kéo dây túi, tôm đổ ào xuống.

                                                                                               -oOo-

“Người cảnh sát khu cảng chạy tới đám khói ở bến tàu, một tàu đánh tôm rực cháy bên mạn trái, ngọn lửa lan dài theo những ghe đánh tôm màu trắng của ngư dân Mỹ gốc Việt”.

(Trích: Kirk Wallace Johnson. news.yahoo.com)

– Tụi Mỹ bắt đầu chống lại ngư dân đánh tôm gốc Việt. Hôm qua, chú Tư khuyên anh nên bớt đi biển cho đến khi tình hình được dàn xếp. Em ở nhà, một mình anh làm được rồi.

Chị Bông thở dài:

– Anh đánh gần bờ, gặp tụi nó thì kéo lưới, nhịn. Nếu có chuyện, chạy vô lẹ, 3 giờ sáng về được rồi, em đợi.

Khuya đó anh Lành đi đánh tôm một mình.

Gần 3 giờ, biết vợ đang đợi, nhưng anh cố thả lưới làm cú chót. Vừa cẩu lưới tôm nặng trĩu lên khỏi mặt biển, thì 2 viên đạn lân tinh bay tới mũi ghe, bốc cháy. Anh Lành rút ống máy bơm nước biển xịt mạnh, lửa lan vô tới đầu phòng lái, luồn xuống hầm, anh L lúng túng nhìn, vòi nước xịt quá yếu, không đủ dập ngọn lửa.

Tạch, tạch.

Hai viên đạn lân tinh bắn tiếp. Ghe cháy mạnh ở đuôi, ngọn lửa lan nhanh vô thùng dầu máy

– Ầm!

Anh Lành té ra sau, chiếc cần cẩu mang nặng bầu lưới tôm rung rinh, sụm xuống, đập mạnh, anh Lành há miệng, tiếng la nghẹn trong cổ, ngọn lửa bùng lên chiếc ghe chìm nhanh trong lòng biển đêm…

Chú Tư cho 2 chiếc ghe tôm ra khơi, tìm anh Lành. Chị Bông ngồi bên mạn ghe, mặt xanh lè, cắn răng nén tiếng khóc.

– Có vật lạ trôi hướng 1 giờ.

2 chiếc ghe vòng qua. Trên mặt biển, 2 chiếc thùng nhựa lớn đựng nước ngọt, 2 bộ đồ quần áo làm tôm bằng cao su vàng, một đống bao nhựa.

Chị Bông la lớn:

– Chú Tư, tấp ghe vô giùm con!

Chiếc ghe ngừng lại, lẫn trong đống bao nhựa là tấm bảng số ghe và chai rượu whiskey đỏ bập bềnh, chị Bông lấy cây móc kéo vô…

                                                                                                  -oOo-

“Tình hình càng tệ hơn. Một người Mỹ trắng đánh tôm đã cho nhóm kỳ thị Ku Klux Klan mượn trang trại tổ chức biểu tình chống dân đánh tôm gốc Việt, họ la lớn “Việt Cộng! Việt Cộng” và đốt một mô hình ghe đánh tôm của Mỹ gốc Việt. Ông Louis Beam, đại diện của Klan đã đưa thời hạn 90 ngày để ngư dân gốc Việt ra đi, nếu không, họ phải đối mặt với máu”.

(Trích. Kirk Wallace Johnson. news.yahoo.com)

Dưới phố chính, gần bến ghe của Seabrook có quán rượu Seamen’s cave, nơi các ngư dân trong vùng thường ghé nhậu nhẹt sau chuyến đánh tôm, hoặc lúc nằm bờ vì bão biển.

Kent, tay thuyền trưởng chiếc tàu sắt đánh tôm mặt mày đỏ ké, đang nốc rượu rum với xúc xích bò cùng 2 người bạn:

– Nếu tụi nó không giảm bớt số tàu đánh tôm… Hà hà, tao chơi tới luôn!

– Tới gì?

Người bạn hỏi, Kent đập tay xuống bàn:

– Nổ! Chiến tranh Việt Nam lại xảy ra.

– Tao không nghĩ mầy sẽ thắng. Dân Việt đánh đấm ra trò…

Người bạn khác:

– Rồi lại bỏ chạy như lần trước, Kent.

Ðúng lúc cô hầu bàn có mái tóc nâu đỏ, cắt ngắn, mang ra chai rum và dĩa xúc xích mới, chị đặt xuống bàn.

– Nhưng lần này Capt Hook chơi, thắng cái chắc!

Cô hầu bàn đang quay đi, bỗng khựng lại:

– Thưa Capt Hooks, ông có cần nước lạnh không?

– Ô, cô hay quá, cho bình nước lạnh.

Ông thuyền trưởng nắm tay cô, nhét tờ 50 đô:

– Tôi sẽ gặp cô khi tiệm đóng cửa tại bãi đậu xe.

Cô hầu bàn cười tươi:

– Ok!

Thuyền trưởng Kent là đà, đứng dậy đưa cao ly rượu rum:

– Mẹ, kỳ này thì tụi phá lợi tức của tao sẽ nếm bài học sắt máu. Cạn ly!

Hai người bạn cụng ly.

Ðã 11 giờ đêm, ông thuyền trưởng là người cuối cùng ra khỏi quán rượu, ông vô xe, đốt tẩu thuốc, bập bập, quay kính xuống, ngả người, đợi.

Chừng 15 phút, cô hầu bàn tóc nâu đỏ, từ cửa sau quán rượu bước tới xe.

– Cộc cộc!

Tiếng gõ làm Kent nhổm dậy, cô gái đưa mặt ngay cửa:

– Tôi đây!

– Ồ, cám ơn cô. Tôi may mắn quá, mời cô.

Ông mở cửa, cô hầu bàn leo vô chiếc xe bán tải cỡ lớn.

Cô hầu bàn cười nhẹ, ông mở nút áo của cô, nhét vô mấy tờ $100:

– Tặng cô xài chơi, chúng ta sẽ có 1 đêm tuyệt vời.

Ông Kent không chạy tới khách sạn, mà nhắm khu rừng bên vực đá sát biển, chạy tới. ông lùi xe vô rừng, tắt máy.

Ông Kent chồm qua ôm chặt cô hầu bàn, giựt tung hàng nút áo, đưa tay tuột chiếc quần bó ném ra băng sau, ông hôn vô bộ ngực ửng trắng trong đêm tối, tay kia nâng cô hầu bàn lên cao, ập mặt vô giữa 2 đùi…

Chiếc xe rung từng hồi, tiếng khò khè của ông thuyền trưởng át luôn tiếng dế bên rừng.

– Hự!

Cú lên gối vô hạ bộ khiến ông thuyền trưởng ngã qua một bên, há miệng, le lưỡi.

Cô hầu bàn, ngồi dậy, mặt quần, cài áo, nhảy ra khỏi xe, kéo bàn tay ông thuyền trưởng, nhét ngón trỏ vô ổ điện mồi thuốc ngay cần số, cô qua bên ghế tài xế, mở máy, đưa tay nhấn ga mấy cái, ông thuyền trưởng bật mạnh người, sụm xuống ghế, ngay đơ.

Cô hầu bàn ném đầu tóc giả xuống đất, lấy trong chiếc xách tay chai rượu whiskey đỏ còn phân nửa, rắc đều từ đầu tới tay ông thuyền trưởng, cô ném chai rượu xuống sàn xe, đứng nhìn ra mặt biển lấp lánh bên bờ vực, cô cúi đầu, chắp tay:

– Anh Lành ơi, em Bông, vợ anh đây! Anh linh thiêng về chứng giám. Em đã trả được mối thù cho anh. Cầu xin anh yên nghỉ.

Chị Bông, đúng là chị Bông vợ anh Lành, bước tới xe, đưa tay ấn bàn ga mấy lần, tiếng xe nổ lớn rung rinh cánh rừng đêm, chị bẻ nhánh cây khô, cài số xe, nhấn nhánh cây vô bàn ga, chiếc xe chồm lên chạy thẳng xuống bờ vực.

                                                                                              -oOo-

Bản tin của truyền hình Seabrook:

“Thuyền trưởng Capt Hook sau khi uống rượu tại tarvern Seamen’s cave, trên đường về lạc tay lái lao xuống vực biển, tử thương. Cảnh sát đã tìm thấy xác, qua biên bản pháp y cho biết ông gặp tai nạn khi say rượu”.

Hôm đám ma ông thuyền trưởng Kent, trời buồn, mưa rả rích. Không ai để ý cô gái Việt quấn tang trắng đứng ngoài cổng nghĩa địa.

Chị cởi khăn tang, lấy hộp quẹt, đốt cháy, chắp tay khóc thút thít:

– Anh Lành ơi, bữa nay em xin xả tang anh! Em trở về với cuộc đời mình.

Từ bữa đó, chị Bông biến mất khỏi Seabrook, khỏi Texas, không ai thấy mặt, cho tới bây giờ.

                                                                                                                                                                     Hồ Đắc Vũ


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Oct/2022 lúc 7:54am

Mùa tôm


“Mấy đêm trước khi bắt đầu mùa đánh tôm năm 1980, một trận bão đang hoành hành ở vùng vịnh. Tại khách sạn Holiday Inn, gần thị trấn đánh cá ở Seabrook, phía bờ Tây của vịnh Galveston, một nhân viên hòa giải của Bộ Tư Pháp tổ chức cuộc thương thuyết về cuộc chiến “Ðánh tôm” giữa 2 phe: Những ngư phủ Mỹ gốc Việt và Ku Klux Klan ở Texas…”

12 giờ khuya. Bến tàu thị trấn Trinity bắt đầu rộn rịp, các ghe đánh tôm đều nổ máy, lên đèn, chuẩn bị ra khơi cho chuyến đánh tôm đầu mùa.

Anh Lành kéo dây neo:

– Em, dây mũi!

Chị Bông nhanh tay gỡ dây mũi, nhảy lên ghe.

Chiếc ghe đánh tôm nhỏ, sáng đèn, rời bến.

Sao đêm trên bầu trời đen lấp lánh từng vạt sáng trên mặt biển ít sóng, như lớp chì mỏng dập dờn, yên bình.

– Em, lưới!

– Xong.

Anh Lành cho ghe chạy thật chậm, bước ra phía sau phụ vợ thả phao chớp đèn đỏ xuống biển, thả lưới đánh tôm xuống biển.

Chị Bông xuống hầm, mở bếp ga, hâm nồi cháo gà đã nấu hồi chiều, múc 2 tô, đặt lên bệ gỗ vừa mở ra từ vách buồng lái nhỏ. Anh Lành lấy chai rượu whiskey đỏ rót 2 ly. Hai vợ chồng làm một hơi, đứng ăn cháo.

– Năm nay trời ấm, gió đứng, chắc trúng mùa.

– Lạy trời, kiếm ít tiền trả bớt cho cái nhà, 8 năm rồi.

Ngoài mặt biển xám, những chiếc đèn phao chớp màu xanh, báo hiệu lưới đã đầy cá.

– Lên lưới!

Anh Lành cất nồi cháo đang ăn, 2 vợ chồng uống chai nước, ra ngoài.

Chị Bông quăng móc câu dây phao, móc vô bánh xe của chiếc cần trục nhỏ bên hông buồng lái, anh Lành bật chốt điện, tiếng cần trục rì rì cuốn lưới lên, bầu lưới nặng trĩu ngoi lên khỏi mặt nước.

– Trúng rồi em.

Tiếng anh Lành lẫn trong tiếng máy, anh quay cần trục vô giữa sàn ghe, chị Bông bước lẹ tới gỡ dây cột dưới bầu lưới.

Luồng tôm đổ ào ra tràn tới 2 bên be, chị cười rạng rỡ…

 

An%20Giang:%20Lũ%20về%20đặt%20dớn%20bắt%20cá%20linh,%20cá%20rô%20đồng%20kiếm%20400%20ngàn/ngày

                                                                                                  -oOo-

Anh Lành 26 tuổi, học lớp 3, gốc Phú Yên, tới định cư ở Texas, gần vịnh Galvestone, do một gia đình Việt Nam thuộc Hội Thiên Chúa Giáo có 5 chiếc ghe đánh tôm bảo trợ. Ông Tư, cựu sĩ quan cấp tá của sư đoàn 25 bộ binh, đã ngoài 60. Ðứng coi xưởng tôm cùng với 2 con trai, đều là thuyền trưởng, xưởng phát đạt liên tục trong nhiều năm.

Học được chút ít tiếng Anh trong 4 tháng, Lành định tìm việc ở nhà hàng, ông Tư nói:

– Lành, cháu ở đây làm tôm cho chú đi, thù lao cao, khỏi làm nhà hàng.

– Dạ, con cám ơn.

Ngay sáng mai, 4 giờ sáng Lành bắt đầu học nghề đi biển đánh tôm, chỉ 3 tháng sau, anh là thủy thủ cột trụ trong 5 ghe tôm của ông Tư.

Chị Bông 24 tuổi, tốt nghiệp trung học, làm nghề thu mua cá ở Thu Xà, Quảng Ngãi, định cư ở nhà dì tại New Orleans, không có gì làm, qua Seabrook, Galveston tìm việc. Trúng ngay xưởng tôm của ông Tư.

– Con dọn dẹp căn phòng bên kho chứa, ở tạm cho tới khi có lương, chú cho con 200 đô lo việc ăn ở. Ngày tới xưởng làm công việc kiểm cá, cân, tính tiền, phát biên lai, vô sổ tiền thu nhập.

Chỉ 6 tháng, chị Bông là kế toán trưởng của xưởng tôm.

Ðúng thiệt là “tiền rừng bạc biển”. 4 năm sau, khi tự đi biển đánh bắt những con tôm vùng vịnh Galveston đã làm đầy bạc trong trương mục của anh Lành, chị Bông.

Trong ngày lễ cúng biển 2-7, tổ chức hàng năm của các ngư dân vùng Texas. Sau lễ lộc, thường là tiệc nhậu.

Anh Lành đứng dậy:

– Con cám ơn thần biển.

Anh quay qua chú Tư:

– Cháu cám ơn chú Tư đã giúp đỡ trong mấy năm qua, cháu xin mời chú ly rượu ấm áp nghĩa tình quê người xứ lạ.

Lành đưa ly, cả bàn đứng theo, chúc chú Tư.

– Lành, cháu làm ăn ngon lành có tiền có bạc rồi…

Bông từ trong nhà mang ra 2 tô cà ri bò, đặt xuống bàn.

– … Cũng nên nghĩ tới chuyện tình cảm, gia đình.

Chú đứng lên kéo tay Bông:

– Em Bông làm việc khá, độc thân, hiền hậu… Nè, chú mai mối 2 đứa thành vợ chồng đó.

Bông mở to mắt, cúi mặt, vặn đôi bàn tay, lí nhí:

– Chú ơi, Con đâu “dốm”.

– Nhưng tui dám!

Lành hừng hừng, đứng dậy:

– Tui… Tui dám…

Bông ẹo người:

– “Dốm” gì?

Anh Lành ú ớ:

– Dá… dám… mời Bông uống rượu.

Bông cười, giọng Quảng Ngãi đặc sệt:

– Anh “dốm” hay rượu “dốm”?

Lành đưa ly rượu:

– Cả hai đều dám.

Bông uống ly rượu tỏ tình, bắt đầu cho cái đám cưới sau đó 3 tháng, chỉ có dâu và rể, 2 chai rượu whiskey, 2 thùng bia, chú Tư với 4 người bạn và 1 đêm say ngút ngàn.

Tháng sau.

– Nè, hai vợ chồng, chú cho mượn vốn trả góp không lấy lời mua chiếc ghe nhỏ, 2 đứa tự làm tôm, tháng trả 200 đô.

                                                                                                -oOo-

… 2 vợ chồng lựa tôm, bỏ thùng, rắc đá.

– Xong! Mới 3 giờ sáng, làm thêm chuyến nữa rồi về, bữa nay trúng quá.

Anh Lành nói, chui vô buồng lái, chạy dạt sang phải. Chừng 10 phút, anh ngừng ghe.

– Lưới!

Chị Bông thả phao đèn, dây mồi, lưới:

– Xong.

Anh Lành cho ghe chạy thật chậm tới trước.

Chị Bông nướng con khô mực lớn, lấy búa đập, xé sợi, bỏ dĩa với tương ớt. Anh Lành dừng ghe, lôi dưới hộc chai rượu whiskey đỏ.

Làm hết con mực, nửa chai rượu, anh Lành, nổ máy lớn, rọi đèn.

– Lên lưới!

Công việc lại tiếp tục như cũ, nhưng bầu lưới chứa tôm vừa lên khỏi mặt biển thì có 2 chiếc ghe sắt pha đèn chạy sát tới.

Chị Bông, bước vô phòng lái với chồng, từ ghe bên kia, có người la lớn:

– Yêu cầu ngưng đánh tôm, gỡ lưới, vô bờ.

Anh Lành, chị Bông nhìn, ghe màu trắng, với chữ Capt Hook, có 4 người mặt đồ trắng mang bảng số Galveston.

Bên kia lặp lại:

– Yêu cầu gỡ lưới, vô bờ!

Anh Lành bước ra, hỏi:

– Tại sao?

– Anh đã đầy ghe, không được tiếp tục.

– Chúng tôi làm sắp xong.

– Không! Cuốn lưới, xả tôm, quay vô, đây là lời cảnh cáo cuối cùng.

Giọng chị Bông run run:

– Xả tôm bỏ đi anh, thu lưới vô bờ, cũng đầy ghe rồi.

– Mẹ, tụi nó có quyền gì? Mình làm nhiều, tôm nhiều, tụi nó làm ít, thì tôm ít, tại sao chống người ta chớ? Tôm của biển mà, đâu phải tụi nó nuôi.

Ðùng, đùng!

2 viên đạn pháo sáng bắn xéo qua ghe.

Chị Bông năn nỉ:

– Vô bờ đi anh!

Anh Lành bước vô phòng máy, quay cần cẩu ra biển, chị Bông kéo dây túi, tôm đổ ào xuống.

                                                                                               -oOo-

“Người cảnh sát khu cảng chạy tới đám khói ở bến tàu, một tàu đánh tôm rực cháy bên mạn trái, ngọn lửa lan dài theo những ghe đánh tôm màu trắng của ngư dân Mỹ gốc Việt”.

(Trích: Kirk Wallace Johnson. news.yahoo.com)

– Tụi Mỹ bắt đầu chống lại ngư dân đánh tôm gốc Việt. Hôm qua, chú Tư khuyên anh nên bớt đi biển cho đến khi tình hình được dàn xếp. Em ở nhà, một mình anh làm được rồi.

Chị Bông thở dài:

– Anh đánh gần bờ, gặp tụi nó thì kéo lưới, nhịn. Nếu có chuyện, chạy vô lẹ, 3 giờ sáng về được rồi, em đợi.

Khuya đó anh Lành đi đánh tôm một mình.

Gần 3 giờ, biết vợ đang đợi, nhưng anh cố thả lưới làm cú chót. Vừa cẩu lưới tôm nặng trĩu lên khỏi mặt biển, thì 2 viên đạn lân tinh bay tới mũi ghe, bốc cháy. Anh Lành rút ống máy bơm nước biển xịt mạnh, lửa lan vô tới đầu phòng lái, luồn xuống hầm, anh L lúng túng nhìn, vòi nước xịt quá yếu, không đủ dập ngọn lửa.

Tạch, tạch.

Hai viên đạn lân tinh bắn tiếp. Ghe cháy mạnh ở đuôi, ngọn lửa lan nhanh vô thùng dầu máy

– Ầm!

Anh Lành té ra sau, chiếc cần cẩu mang nặng bầu lưới tôm rung rinh, sụm xuống, đập mạnh, anh Lành há miệng, tiếng la nghẹn trong cổ, ngọn lửa bùng lên chiếc ghe chìm nhanh trong lòng biển đêm…

Chú Tư cho 2 chiếc ghe tôm ra khơi, tìm anh Lành. Chị Bông ngồi bên mạn ghe, mặt xanh lè, cắn răng nén tiếng khóc.

– Có vật lạ trôi hướng 1 giờ.

2 chiếc ghe vòng qua. Trên mặt biển, 2 chiếc thùng nhựa lớn đựng nước ngọt, 2 bộ đồ quần áo làm tôm bằng cao su vàng, một đống bao nhựa.

Chị Bông la lớn:

– Chú Tư, tấp ghe vô giùm con!

Chiếc ghe ngừng lại, lẫn trong đống bao nhựa là tấm bảng số ghe và chai rượu whiskey đỏ bập bềnh, chị Bông lấy cây móc kéo vô…

                                                                                                  -oOo-

“Tình hình càng tệ hơn. Một người Mỹ trắng đánh tôm đã cho nhóm kỳ thị Ku Klux Klan mượn trang trại tổ chức biểu tình chống dân đánh tôm gốc Việt, họ la lớn “Việt Cộng! Việt Cộng” và đốt một mô hình ghe đánh tôm của Mỹ gốc Việt. Ông Louis Beam, đại diện của Klan đã đưa thời hạn 90 ngày để ngư dân gốc Việt ra đi, nếu không, họ phải đối mặt với máu”.

(Trích. Kirk Wallace Johnson. news.yahoo.com)

Dưới phố chính, gần bến ghe của Seabrook có quán rượu Seamen’s cave, nơi các ngư dân trong vùng thường ghé nhậu nhẹt sau chuyến đánh tôm, hoặc lúc nằm bờ vì bão biển.

Kent, tay thuyền trưởng chiếc tàu sắt đánh tôm mặt mày đỏ ké, đang nốc rượu rum với xúc xích bò cùng 2 người bạn:

– Nếu tụi nó không giảm bớt số tàu đánh tôm… Hà hà, tao chơi tới luôn!

– Tới gì?

Người bạn hỏi, Kent đập tay xuống bàn:

– Nổ! Chiến tranh Việt Nam lại xảy ra.

– Tao không nghĩ mầy sẽ thắng. Dân Việt đánh đấm ra trò…

Người bạn khác:

– Rồi lại bỏ chạy như lần trước, Kent.

Ðúng lúc cô hầu bàn có mái tóc nâu đỏ, cắt ngắn, mang ra chai rum và dĩa xúc xích mới, chị đặt xuống bàn.

– Nhưng lần này Capt Hook chơi, thắng cái chắc!

Cô hầu bàn đang quay đi, bỗng khựng lại:

– Thưa Capt Hooks, ông có cần nước lạnh không?

– Ô, cô hay quá, cho bình nước lạnh.

Ông thuyền trưởng nắm tay cô, nhét tờ 50 đô:

– Tôi sẽ gặp cô khi tiệm đóng cửa tại bãi đậu xe.

Cô hầu bàn cười tươi:

– Ok!

Thuyền trưởng Kent là đà, đứng dậy đưa cao ly rượu rum:

– Mẹ, kỳ này thì tụi phá lợi tức của tao sẽ nếm bài học sắt máu. Cạn ly!

Hai người bạn cụng ly.

Ðã 11 giờ đêm, ông thuyền trưởng là người cuối cùng ra khỏi quán rượu, ông vô xe, đốt tẩu thuốc, bập bập, quay kính xuống, ngả người, đợi.

Chừng 15 phút, cô hầu bàn tóc nâu đỏ, từ cửa sau quán rượu bước tới xe.

– Cộc cộc!

Tiếng gõ làm Kent nhổm dậy, cô gái đưa mặt ngay cửa:

– Tôi đây!

– Ồ, cám ơn cô. Tôi may mắn quá, mời cô.

Ông mở cửa, cô hầu bàn leo vô chiếc xe bán tải cỡ lớn.

Cô hầu bàn cười nhẹ, ông mở nút áo của cô, nhét vô mấy tờ $100:

– Tặng cô xài chơi, chúng ta sẽ có 1 đêm tuyệt vời.

Ông Kent không chạy tới khách sạn, mà nhắm khu rừng bên vực đá sát biển, chạy tới. ông lùi xe vô rừng, tắt máy.

Ông Kent chồm qua ôm chặt cô hầu bàn, giựt tung hàng nút áo, đưa tay tuột chiếc quần bó ném ra băng sau, ông hôn vô bộ ngực ửng trắng trong đêm tối, tay kia nâng cô hầu bàn lên cao, ập mặt vô giữa 2 đùi…

Chiếc xe rung từng hồi, tiếng khò khè của ông thuyền trưởng át luôn tiếng dế bên rừng.

– Hự!

Cú lên gối vô hạ bộ khiến ông thuyền trưởng ngã qua một bên, há miệng, le lưỡi.

Cô hầu bàn, ngồi dậy, mặt quần, cài áo, nhảy ra khỏi xe, kéo bàn tay ông thuyền trưởng, nhét ngón trỏ vô ổ điện mồi thuốc ngay cần số, cô qua bên ghế tài xế, mở máy, đưa tay nhấn ga mấy cái, ông thuyền trưởng bật mạnh người, sụm xuống ghế, ngay đơ.

Cô hầu bàn ném đầu tóc giả xuống đất, lấy trong chiếc xách tay chai rượu whiskey đỏ còn phân nửa, rắc đều từ đầu tới tay ông thuyền trưởng, cô ném chai rượu xuống sàn xe, đứng nhìn ra mặt biển lấp lánh bên bờ vực, cô cúi đầu, chắp tay:

– Anh Lành ơi, em Bông, vợ anh đây! Anh linh thiêng về chứng giám. Em đã trả được mối thù cho anh. Cầu xin anh yên nghỉ.

Chị Bông, đúng là chị Bông vợ anh Lành, bước tới xe, đưa tay ấn bàn ga mấy lần, tiếng xe nổ lớn rung rinh cánh rừng đêm, chị bẻ nhánh cây khô, cài số xe, nhấn nhánh cây vô bàn ga, chiếc xe chồm lên chạy thẳng xuống bờ vực.

                                                                                              -oOo-

Bản tin của truyền hình Seabrook:

“Thuyền trưởng Capt Hook sau khi uống rượu tại tarvern Seamen’s cave, trên đường về lạc tay lái lao xuống vực biển, tử thương. Cảnh sát đã tìm thấy xác, qua biên bản pháp y cho biết ông gặp tai nạn khi say rượu”.

Hôm đám ma ông thuyền trưởng Kent, trời buồn, mưa rả rích. Không ai để ý cô gái Việt quấn tang trắng đứng ngoài cổng nghĩa địa.

Chị cởi khăn tang, lấy hộp quẹt, đốt cháy, chắp tay khóc thút thít:

– Anh Lành ơi, bữa nay em xin xả tang anh! Em trở về với cuộc đời mình.

Từ bữa đó, chị Bông biến mất khỏi Seabrook, khỏi Texas, không ai thấy mặt, cho tới bây giờ.

                                                                                                                                                                     Hồ Đắc Vũ


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Oct/2022 lúc 2:02pm

Một Buổi Sáng Mùa Đông


Lời mở đầu:

-Nội dung câu chuyện được ghi lại theo ký ức của một người xa quê lâu năm nhớ về “những năm tháng ấy” tại quê nhà vào giai đoạn đầu thập niên 1950, trước hiệp định Geneve 1954, tại miền Bắc nước ta.


Trời lạnh quá.

Gió rét len lỏi lùa vào nhà. Gió thổi qua những ống tre đầu hồi ngoài hàng hiên tạo nên những tiếng vo vo như tiếng sáo diều lẫn trong tiếng rít từng chập của những cơn gió mạnh. Đâu đâu cũng gió, gió bao trùm khắp cả không gian. Những tấm cửa lùa bằng gỗ không ngăn cản nổi cái giá rét căm căm của mùa đông miền Bắc.

Tôi ngồi một mình trong phòng học, lặng lẽ nhìn ra ngoài qua cửa sổ kính. Trên trời, những giải mây xám vẫn vần vũ bay. Ngoài ngõ, vài chị gánh hàng ra chợ sớm trao nhau vài câu chuyện đứt quãng, lao xao rồi tắt hẳn. Xa xa, tiếng chuông nhà thờ làng đổ hồi đang ngân vọng về như để dục dã con chiên kịp đi lễ sớm. Và, mọi người trong nhà tôi như cố nằm thêm trong giường để được hưởng thêm cái ấm áp của những chiếc chăn bông dầy cộm.

Vài cuộn khói trắng đục tỏa lên từ mái bếp tranh, nặng trĩu, là là trên mái như không cất mình nổi lên cao. Gặp cơn gió mạnh, khói vụt bốc lên cao, xoáy tròn hay chúi xuống, lảo đảo rồi tan nhanh.

Những con lợn đã bắt đầu ủn ỉn đòi ăn.

Tôi biết chị Thìn đã dậy. Tôi khoác vội chiếo áo dạ, thu hết can đảm phóng xuống bếp để tìm hơi ấm của bếp rơm. Con Mực (1) nằm trong ổ rơm giật mình ngửng đầu nhìn tôi rồi lại cúi xuống, đặt đầu lên hai chân trước duỗi dài tiếp tục lim dim ngủ.

Tôi ngồi thu mình trong ổ rơm với con Mực, nhìn chị Thìn đang nấu nồi cám lợn. Tuy gọi là nồi nhưng miệng của nó lại rộng ra như cái chảo. Ánh lửa bập bùng. Thỉnh thoảng ngọn lửa bùng lên to, chị phải dùng cây que "cời rơm" khơi bớt rơm ra. Khi ngọn lửa tàn dần chị lại dùng cây que "cời rơm" đưa thêm rơm vào. Cứ như thế, chị luôn tay giữ cho ngọn lửa cháy đều. Nồi cám lợn đã bắt đầu bốc khói, sủi tăm trên mặt, thỉnh thoảng nổi lên những bong bóng lớn rồi vỡ ra với tiếng sôi ùng ục, quánh đặc.

Chị cứ lẳng lặng làm việc như chẳng để ý đến tôi. Rồi chị cũng ngừng tay lẳng lặng rót cho tôi một bát chè tươi (chè xanh) uống cho ấm bụng.

Chị Thìn tuổi tròn hai nhăm. Trông chị khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. Chị đến làm con nuôi bố mẹ tôi vào năm đói kém. Tôi coi chị như người chị ruột thân thiết trong gia đình. Tính chị nhu mì và chăm chỉ. Bố mẹ tôi rất yêu thương chị và tôi cũng thế. Trong làng có vài đám dạm hỏi nhưng chị chưa ưng ai.

Tôi liên tưởng tới Thi, giờ này chắc nàng còn đang ngủ với giấc ngủ yên bình. Tôi ngồi nhâm nhi bát nước chè xanh bốc khói, hai bàn tay ôm khít thành bát để tìm hơi ấm. Tôi nhìn ra bầu trời xám và nhớ đến Hà Nội, nhớ đến nhà trọ, nơi tôi và Thi đã trải gần tròn một năm sống bên nhau.

 

Hình minh họa

Hà Nội với những hôm mưa gió như thế này, đi học thật vất vả. Lại thêm vào đó, có những khi mưa bão kéo dài đến cả tuần lễ. Đường xá Hà Nội tuy không lầy lội như ở nhà quê nhưng đôi chỗ cũng đủ làm cho người bộ hành cảm thấy khó chịu hay vất vả bởi những vũng nước đọng ngập đến mắt cá chân, có khi cao đến bắp chân. Thỉnh thoảng, mỗi khi có chiếc ô tô cũ kỹ chạy qua những vũng nước ấy làm tóe văng nước lên. Nước văng xa làm ướt những bộ hành gần đó và đôi khi những tiếng chửi vội vã của dăm ba bà gồng gánh cũng hối hả đuổi theo xe.

Vài cô nữ sinh gò mình đạp xe trong chiếc áo mưa, vất vả cố đạp cho qua chỗ nước ngập sâu trên đường. Có những đứa trẻ con, đứa mang trên lưng cái bao tải đựng đầy bánh tây nóng hổi; đứa một tay cầm ấm nước chè vối, một tay cầm chiếc điếu cầy; đứa trên đầu còn đội thúng xôi, phủ kín phía trên bằng một chiếc áo tơi. Chúng quên cả bán hàng, nô đùa trong vũng nước mưa, lấy chân đá nước vào nhau.

 Bác kéo xe tay cố rướn mình ra phía trước kéo chiếc xe phía sau che kín mít một cách nặng nề. Mọi người như vội vã, chỉ riêng chị "đổ thùng" gầy gò, chậm chạp gò mình kéo chiếc xe bò cọc cạch, trên xe chở đầy những thùng phân đậy kín mà chị đã lấy từ sáng sớm tinh mơ từ những căn nhà trong khu phố.

Trong những ngày giông tố, chúng tôi không dùng xe đạp mà đi tàu điện đến trường. Để có thể ra đến trạm tầu điện, hai chúng tôi phải cùng chia nhau một chiếc ô. Tôi cầm ô, Thi đi rón rén bên tôi, một tay ôm chiếc cặp da che ngực, một tay xắn ống quần cao tới gối. Đôi khi Thi phải nép sát vào tôi để tránh những cơn gió tạt.

Hình minh họa

Vào buổi sáng Hà Nội, sinh hoạt nhộn nhịp và tất bật lắm dù mưa hay nắng. Có nhiều hàng quà bán rong, họ bán những món ăn nóng hổi, nào bánh tây đựng trong bao tải lớn được vác trên vai, nào những thúng xôi đội trên đầu được rao bán khắp các nẻo đường, nào những gánh bánh chưng rán trên vỉa hè, mùi thơm phức với những tiếng xèo xèo của mỡ.

Hôm nào "giầu có", hai anh em chúng tôi mỗi người một cái bánh chưng rán nhỏ chỉ to bằng nửa bàn tay, vừa ăn vừa thổi, vừa xuýt xoa vì nóng. Những hôm "nghèo", hai anh em chỉ chia nhau một cái bánh tây bằng nắm tay hay một gói xôi lạc. Biết bao nhiêu kỷ niệm bên nhau, trong sáng như ánh sao trời cứ nối theo nhau thành những chuỗi ngày dài êm đềm, hạnh phúc. 

Cuộc sống chúng tôi cứ như thế bình thản trôi đi. Thi ở bên tôi nhưng tôi vẫn thấy tình cảm của Thi đối với tôi vẫn như ẩn như hiện, gần mà lại xa, có mà lại như không, tất cả như trong cõi mông lung, mơ hồ. Thi như:

Xưa kia em ở bên trời

Ngây thơ chưa rõ cuộc đời là chi.

(Tác giả (?))

Tôi mỉm cười khi chợt nhớ đến mấy câu thơ của nhà thơ Nguyễn Bính:

Lòng anh như biển sóng cồn,

Chứa muôn con nước ngàn con sông dài.

Lòng em như chiếc lá khoai,

Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu.

Chị Thìn nhìn tôi mỉm cười hóm hỉnh như chị đã biết rõ những điều thầm kín của tôi. Tôi hơi cúi xuống tránh ánh mắt nhìn của chị. Có thể chị chỉ nhìn tôi với cái nhìn thương yêu của người chị đối với đứa em. Ấy thế mà mặt tôi tự nhiên thấy nóng. Tôi không biết nóng vì thẹn hay nóng vì hơi nóng còn đang âm ỉ trong bếp tro. 

Phố Huế
Hà%20Nội:%20Độc%20đáo%20nét%20văn%20hóa%20chợ%20truyền%20thống
                
Chợ Hôm (ngày nay)

Gió vẫn rít từng cơn bên ngoài.

Tôi mỉm cười một mình khi nghĩ đến một kỉ niệm với Thi. Hôm đó tôi và Thi đi chơi dọc theo phố Huế trong một ngày giá lạnh. Nàng mua một gói lạc rang còn nóng được gói trong giấy báo nhật trình hình tháp nhỏ. Muốn giữ cho lạc nóng lâu, nàng gửi gói lạc ấy vào túi áo dạ khoác ngoài của tôi, thỉnh thoảng lại thò tay vào túi áo dạ bốc lạc vừa đi vừa ăn. Tôi ăn ké lạc của Thi.

Hai anh em tiếp tục đi bên nhau nói chuyện bâng quơ. Khi tới chợ Hôm, người đi lại có phần đông đúc hơn. Tôi định rủ Thi vào chợ ăn bát xôi lúa (xôi bắp) nhưng lại thôi vì muốn để dành bụng cho bữa cơm chính ở nhà.

Chợ Hôm là chợ họp ngay trên phố Huế, gần rạp xi-nê Đại Nam. Khu chợ được xây tường bao bọc chung quanh. Chợ Hôm không có cái bề thế của chợ Đồng Xuân, nhưng nó cũng là một ngôi chợ vào bực khang trang so với những chợ khác như chợ Dừa, chợ Bưởi, chợ Mơ, chợ Cửa Nam hay chợ Hàng Da …

  Chúng tôi thỉnh thoảng ghé lại chợ Hôm ăn xôi lúa, rất ngon. Bát xôi lúa với những hột ngô trắng ngà, thơm và dẻo. Bát xôi được phủ lên trên những lát mỏng đậu xanh mầu vàng óng ả, thêm vào đó là những thìa mỡ hành rang khô béo ngậy thơm phức cùng với thìa đường thẻ mầu nâu tán nhỏ. Trời lành lạnh, ngồi ăn bát xôi lúa thì thật thú vị là bao. Bà hàng xôi quen mặt chúng tôi nên mỗi khi đến ăn hay mua mang về, bà không quên cho thêm ít đậu xanh và xúc thêm cho ít mỡ hành như một chút tình cảm bà dành cho những khách quen. Bà có cô con gái rất xinh giúp bà. Nhiều cậu đến ăn xôi chỉ vì muốn được nhìn cô con gái ấy. Bà hàng   biết thế và cô bé cũng biết thế nên cô thường làm dáng với những cậu trai đồng lứa tuổi với cô.

Xôi lúa (xôi ngô, xôi bắp)

Vào sâu thêm trong chợ, rẽ vào khu hàng ăn bình dân, ta sẽ gặp một loạt hàng ăn với những nồi nước dùng nóng hổi bốc khói. Hấp dẫn nhất đối với chúng tôi vẫn là gian hàng bún với hai nồi bún ốc và bún riêu. Nồi bún ốc với những lớp váng mầu đỏ đậm mỡ màng. Nồi bún riêu với lớp gạch cua đồng mầu hồng nhạt nổi lềnh bềnh trên mặt. Ăn bún ốc thì phải ăn cay, cay đến ngứa da đầu và thưởng thức những con ốc nhồi to bằng ngón tay cái với cái dai sừn sựt của đầu, beo béo của thân ốc mầu vàng ngậy. Còn ăn bún riêu thì phải ăn với rau muống chẻ thành sợi ngâm vào nước cho quăn lại hay ăn với bắp chuối non cộng thêm với rau thơm, thoảng qua chút mắm tôm (mắm ruốc) mới thấy hết được cái hương vị đồng quê của nó.

Người Hà Nội đặc biệt có món bún thang hay bún mọc thường dành cho giới trung lưu hay giàu có vì nó được nấu với những vật liệu đắt tiền như giò luạ sống, trứng, thịt gà, lại phải có thêm hương vị cà cuống, mắm tôm và phải được trình bày một cách cầu kỳ nên thông thường chúng không được kể như những món ăn bình dân và cũng thường không được bán ở trong chợ hay ở vỉa hè. Tôi thích bún ốc và bún riêu vì hương vị của nó đậm đà hơn.

Bún ốc  
 
Bún riêu     

Bún chả

 Thi không ăn được cay nhiều nên mỗi khi ăn bún ốc, thỉnh thoảng nàng phải lấy tay quạt quạt mồm cho mát hay “chiêu” một ngụm nước chè. Có lần tôi đùa bà hàng bún ốc:

- Bà hàng ơi, bà cho cô ấy thêm chút nước dùng!

Bà hàng thật thà thêm ít nước dùng vào bát bún cho Thi.

- Bà ơi cho cô ấy thêm tí bún và ốc!

Lần này bà hàng biết tôi đùa nên chỉ mỉm cười, lặng lẽ cầm cái quạt nan (quạt đan bằng tre) đuổi mấy con ruồi đậu trên bát ốc đã “nhể” sẵn.

Thi ngừng ăn trợn mắt nhìn tôi:

- Cái anh này ...!

Tôi nhớ lại những kỷ niệm ấy như những kỷ niệm vui.

Trong các món ăn với bún của người Hà Nội thì phải đặc biệt kể đến “bún chả Đồng Xuân”. Ôi, cái mùi thịt “ba rọi” được thái thành từng miếng nhỏ, to và dài bằng độ hai ngón tay giữa, chúng được ướp sẵn và kẹp vào giữa hai thanh nan tre. Những “xâu” thịt này được nướng trên bếp “than củi”, mỡ của thịt chảy xuống than hồng tạo nên những tiếng xèo xèo và tỏa khói. Để thịt nướng khỏi cháy, người ta phải quạt bếp than liên tục để ngọn lửa không bốc lên cao làm cháy thịt. Mùi thơm thịt nướng cuốn theo gió bay đi xa làm “điếc mũi” những người đói bụng.

Những món ăn ta thường thấy trong chợ phải kể thêm đến hàng bánh cuốn nhân thịt hay bánh cuốn tráng mỏng không có nhân thường được gọi là bánh cuốn “Thanh Trì” vì loại bánh cuốn này được sản xuất ở làng Thanh Trì ngoại ô Hà Nội, một đặc sản nổi tiếng của làng này được truyền lại từ bao đời nay.

Bánh cuốn nhân thịt 

Bánh cuốn Thanh Trì
                                            

Những món ăn chơi bình dân và phổ thông của Hà Nội đã được đi vào văn học phải kể đến món phở Bắc, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Cổ Ngư, bánh cuốn “Thanh Trì”, bún chả Đồng Xuân, thịt chó Yên Phụ, cốm Vòng, rồi với những món bánh đúc chấm tương ăn với đậu rán, tiết canh, cháo long . . . Đứng về mặt văn hóa ẩm thực của Hà Nội, thì quả thực, nó phong phú và đa dạng lắm.

      Gió vẫn còn thổi mạnh.

Cái lạnh giá hắt nhanh vào da mặt khi tôi vừa bước ra khỏi nhà bếp. Tôi chạy vội trở về phòng học ở nhà trên. Gọi là phòng học chứ thật ra là phòng vừa để học vừa để ngủ, một căn phòng ấm cúng và đơn giản. Trong phòng, ngoài bàn học nhỏ kê ngay cửa sổ, một nhánh lan rừng treo lủng lẳng trên thanh ngang của cửa sổ ấy. Trên tường treo bức tranh "Tố nữ" và một tấm ảnh đen trắng của tôi chụp cách đây hai năm về trước. Một tủ sách nhỏ nằm khiêm nhường im lìm ngay đầu giường ngủ. Chị Thìn thường chăm sóc, dọn dẹp căn phòng này khi tôi đi học xa nhà.

Gió rít mạnh từng cơn. Đám mây xám ùn ùn kéo đến như báo hiệu một cơn mưa to nữa sắp sửa ập tới. Những tầu lá chuối đang phần phật bay như múa ngoài vườn, tơi tả. Những cơn gió vẫn hung hăng rung mạnh cành cây. Một con chim lẻ loi đang lảo đảo trong bầu trời xám tìm đường về tổ hay đi kiếm ăn.

Ngồi nhìn qua cửa sổ kính. Không gian vẫn chìm trong mầu xám đục. Tôi lại nhớ tới Hà Nội và nhớ tới Thi. Tôi biết giờ này Thi còn đương ngủ, giấc ngủ thật an bình, an bình như hình ảnh:

Tay anh em hãy tựa đầu

Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi

(Huy Cận)

Thi đã có trái sầu chưa nhỉ, dù rất còn non? Tôi mỉm cười với ý nghĩ của mình. Em hãy ngủ yên bình. Khi tỉnh dậy em sẽ thấy một bình minh rạng ngời ánh ban mai lúc em vừa chợt nhớ tới anh. Anh đang nhớ tới em cũng như đang nhớ về Hà Nội của chúng ta.

Hình  Internet

Nguyễn Giụ Hùng 

Xin mời nghe

Hà Nội ngày tháng cũ

https://www.youtube.com/watch?v=MCPgqhRqiWI



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Oct/2022 lúc 2:08pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.377 seconds.