Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2022 lúc 9:47am

ĐỒNG%20HỒ%20ĐÔI%20MICHAEL%20KORS%20MÓN%20PHỤ%20KIỆN%20HOÀN%20HẢO%20CHO%20TÌNH%20YÊU%20|%20Spring%20%20fashion%20accessories,%20Michael%20kors,%20Sungl***es


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Apr/2022 lúc 9:57am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2022 lúc 3:17pm

4416%201%20ChuyenDanOngNganUyen

       Em viết về chuyện đàn ông vì họ có nhiều chuyện đáng nói lắm! Nhưng em biết chưa bao giờ em được viết dễ dàng và thoải mái như hôm nay, vì viết mà không cần phải lách, phải tránh né gì cả đâu! Bọn đàn ông hết chín phần mười đọc tựa đề này xong sẽ lật qua trang khác ngay. Muốn họ đọc thì phải viết về chuyện đàn bà, chuyện cấm đàn bà, vả lại họ có đọc đi nữa cũng có sao đâu? Ở các xứ Âu Mỹ này làm gì có tổ chức, có cơ quan nào bảo vệ họ đâu mà sợ ?

        Trước tiên em xin thanh minh cùng các chị rằng: Em không có thù oán cá nhân gì với bọn họ. Em cũng có gia đình, nghĩa là cũng có một tên nô lệ da vàng hầu hạ như ai, chớ không phải thuộc loại gái già khú đế, vất ra đường, năm, bảy ngày không ai nhặt.

        Thôi, để em kể lại chuyện đời em cho các chị nghe nè:

        Thuở còn con gái, em nổi danh là Người Đẹp, lại còn được tiếng nết na đức hạnh nữa. Ba mẹ em thuộc dòng dõi Nho gia nên dạy dỗ em rất kỹ, nào là tam tòng tứ đức, nào là nhân lễ nghĩa trí tín, nào là xuất giá tòng phu, lấy chồng phải gánh vác giang sơn nhà chồng. Cho nên em rất đắt mối, chưa học xong trung học mà đã đám này đám nọ, ông bà này đến coi mặt cho con, cậu mợ kia đến thăm dò cho cháu. Nói ra cứ tưởng em được tha hồ chọn lựa, kỳ thực quyết định chính là mẹ em, mà lựa theo tiêu chuẩn nào thì hiện em cũng chưa rõ nữa.

        Thế rồi đến ngày đám cưới, mẹ em kêu em vào dặn dò. Nếu muốn không bị chồng bắt nạt thì khi vào phòng tân hôn, phải chạy lại ngồi ngay trên đầu giường chỗ gối chồng em nằm. Trời đất ơi! Không biết các cụ nhà ta bị đàn ông bắt nạt thế nào mà thần hồn nát thần tính, rồi đâm ra dị đoan mê tín lẩn thẩn thế. Từ ngày về làm dâu nhà họ Nguyễn, em được tiếng là vợ đảm, dâu hiền, các cụ cứ khen rối rít cả lên, đi đâu cũng đem ra khoe, làm em cũng được hãnh diện, hai lỗ mũi cứ phồng lên, rồi em cật lực đem thân ra làm dâu làm vợ!.

         Các chị xem, đây là thời khóa biểu mỗi ngày như mọi ngày của em:

– 6 giờ sáng đã rón rén thức dậy pha trà hầu bố chồng, rửa mặt rửa mũi qua loa;

– rồi 7 giờ sáng vào đánh thức chồng dậy, dọn điểm tâm cho chàng trước khi đi làm, xong rồi quét dọn nhà cửa;

– đến 9 giờ sáng xách giỏ theo mẹ chồng đi chợ, bà vừa mua vừa trả giá vừa giảng giải cho em biết lựa con cá nào ngon, con gà nào tơ, bó rau nào tươi, phải biết đối đáp thế nào với những cô hàng chua ngoa đanh đá;

– 11 giờ về đến nhà, nấu cơm nấu canh cho cả nhà xơi; thường thì mọi người ăn được nửa bữa em mới có thì giờ ngồi vào bàn ăn, ăn xong lại dọn dẹp;

– trưa đến giặt giũ, là ủi áo quần,

– chiều vừa tắt bóng lại nổi lửa nấu cơm,

– đến 8,9 giờ tối mới tạm xong công việc; tắm rửa xong, vào phòng mệt muốn chết, cặp mắt muốn ríu lại, nhưng việc đã hết đâu, chàng bảo hôm nay làm việc mệt quá, mình đấm bóp cho anh một chút nhé, rồi còn chuyện kia nữa chứ! Xong rồi chàng quay lưng ra ngủ khò.

        Cuộc đời em cứ từ từ trôi qua như thế, mà em tưởng tất cả những đàn bà trên thế giới cũng có một cuộc sống như em, như lời mẹ chồng thường nhắc nhở. Rồi cứ một năm em sòn sòn đẻ mắn như gà, rồi việc ơi là việc, hết chồng lại con, hết bếp lại núc, hết nhà lại cửa; thế mà lạ thật, em chả oán trách than van gì cả. Thỉnh thoảng về nhà cha mẹ, em thấy trong ánh mắt của mẹ em một thoáng ái ngại, còn các em em thì phản đối ra mặt. Chúng nó nói xa nói gần, có khi nói thẳng, nhưng em cứ cho là quá tân thời, tiêm nhiễm theo đời sống thác loạn Âu Mỹ, nên thường không thèm chấp, có khi em thường đem dạy những bài học luân lý, đạo đức cho bọn chúng nghe nữa, chúng nó cười lắc đầu ngán ngẩm, coi trường hợp em như đã hết thuốc chữa rồi!

        Thế rồi miền Nam thất thủ, em và gia đình chồng may mắn được lên tàu đào thoát. Qua đến Montréal, em vẫn giữ vai trò nội trợ như trước, nhưng lần hồi rồi chồng em cũng phải để cho em đi làm; thực sự, một mình chàng kham không nổi gánh nặng tài chánh của cả gia đình đâu!.

        Thú thực với các chị, lần đầu tiên phải đi làm em sợ quá, nhưng rồi cũng quen đi. Mà hình như đàn ông bên này họ lịch sự, chiều chuộng đàn bà quá chừng. Lần hồi rồi em cũng biết ở các nước Âu Mỹ đã có cuộc giải phóng phụ nữ từ lâu, rồi em cũng nghe đến tai câu: Nhất đàn bà, nhì chó mèo, thứ ba là cỏ cây, thứ tư mới đến đàn ông gì đó đó?

        Em ngẫm nghĩ đến cả mấy tuần, rồi em mới rõ. Thì ra mười mấy năm trời nay người ta đã lừa phỉnh em, người ta bịt mắt em, người ta dụ dỗ em dựa theo những cuốn sách từ thời thượng cổ bên Tàu để bắt làm tôi mọi không công.

        Trời ơi, tức ơi là tức! Mười mấy năm của tuổi xuân thì, mười mấy năm đẹp nhất của một đời người con gái bị người ta lợi dụng mà không hưởng được chút gì, các chị nghĩ coi có đáng thù giận không?

        Thế rồi em sắp đặt kế trả thù, không phải để riêng cho em đâu, mà cho toàn thể phụ nữ trên thế giới nữa đó. Em bắt đầu đọc sách, tham khảo, suy gẫm, gia nhập những hội đoàn phụ nữ để mở mắt ra. Thì ra đến giờ em chưa hiểu chưa biết gì hết về cái giống Đàn ông kia cả.

        Từ nay em xin gọi giống đàn ông là “bọn họ” cho tiện việc! Kể ra em đã lịch sự quá rồi! Hóa ra từ xưa đến giờ, từ Tây qua Đông, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào bọn họ cũng ăn hiếp chúng mình đủ kiểu!

        Các chị coi, ở bên Tàu, bọn họ đặt ra biết bao luật lệ, bao nhiêu ràng buộc để hành hạ các cụ bà, để phục vụ họ. Nghĩ cũng quá tội cho các cụ bên Tàu, ai đời chân người ta đang đi đứng ngon lành, họ bắt bó béng nó lại. Hồi đầu em cũng tưởng bọn họ muốn cho chân các cụ bà đẹp, từng bước nở hoa sen, thôi thì cũng được đi, bây giờ em mới biết họ bó chân các cụ với mục đích khác, họ nghĩ bó chân cho nhỏ, ít đi ít đứng, thì chổ khác nở ra to để phục vụ bọn họ, nghĩ có giận không?

        Còn bên Tây, thời Trung Cổ, bọn họ đặt ra cái khóa trinh tiết bằng sắt nặng trình trịch, đi chinh chiến thì đem chìa khóa đi theo. Có mấy đứa mấy năm sau trở về, thấy vợ mình già nua xấu xí, thế là nó giả vờ bảo chìa khóa lạc mất đâu rồi, thế có chết con người ta không?

        Còn ở bên Trung Phi bây giờ, ở cái xứ U Đít gì đó, vẫn còn cái trò cấm đoán đủ thứ. Ra đường thì phải còn che mặt, mặc quần áo năm bảy lớp dù trời nắng chang chang. Lại còn phải sống trong cái harem nữa chứ, cứ như đàn bò cái, bầy gà mái?

        Hồi xưa ở xứ Chiêm Thành còn có luật lệ, mỗi khi chồng chết, họ đem thiêu luôn các bà vợ. Các chị còn nhớ Huyền Trân Công Chúa không? Cũng may có ông Ngân Uyển đi vào được chiều thứ tư, ngược dòng thời gian, đến cứu kịp thời nếu không đã chết thiêu mất tiêu rồi còn gì?

        Hiện chừ bên Phi Châu còn tục lệ cắt mòng đóc (clitoris), ai đời con gái người ta mới 6, 7 tuổi bị đè ra cắt béng đi, cho hết khoái cảm về sau, các chị nghĩ có dã man hung ác không? Chơi gì kỳ vậy?

        Còn các cụ bà nhà ta, thôi em chả cần phải viết đi viết lại làm gì những điều các chị đã biết bao nhiêu lần rồi. Nhưng càng nghĩ lại càng tức lộn ruột. Hồi còn là con gái, các cụ phải lo lắng cho gia đình, hết bếp núc đến đồng áng, trong lúc bọn trai thì cho đi học đi chơi tùy ý, cái gì mà “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Đến tuổi lấy chồng, các bà mối bà mai đến nắn tay nắn chân, sờ tai vạch tóc, coi có khỏe mạnh, có mắn đẻ không, để đem về làm dâu, thực ra là để làm việc nhà chồng!

        Nói phải tội, chắc chả có cụ nào được thỏa mãn sinh lý một lần trong đời. Các cụ chỉ dám than thở qua ca dao, qua câu hò câu hát, bạo hơn, như cụ Hồ Xuân Hương làm thơ châm biếm, thế là bọn họ ghép cho bao nhiêu là tội. Về làm vợ, các cụ phải gánh vác giang sơn nhà chồng, làm việc bất kể ngày đêm, rồi lại đẻ đái sòn sòn, làm sao mà không sồ sề, không già trước tuổi ra được? Thế là bọn họ lấy cớ để lấy vợ hai, vợ ba. Mà còn chưa đủ, họ lại bày đặt ra chốn kỹ viện, thanh lâu, đem chị em ta ra làm trò chơi giải trí nữa cơ!

         Hiện nay ở xứ Bắc Mỹ này, mặc dù ở thế hạ phong, bọn họ vẫn còn ngấm ngầm chống đối chúng ta. Các chị cứ để ý lại xem, trong các lễ lượt của chúng ta, mặc dù họ ngồi yên ra vẻ nghiêm chỉnh, nhưng em thấy trong ánh mắt họ có cái gì diễu cợt, khinh thường vô bờ bến!

        Còn chuyện khổ nhất của Đàn bà con gái chúng ta là chuyện kinh kỳ, một tháng bốn năm ngày đau khổ biết chừng nào. Thế mà bọn họ cũng nỡ đem ra làm đề tài diễu cợt, nào là mang cờ Nhật, nào là ngày đình chiến có điều kiện, nào là Chu Du thổ huyết, thật dơ dáy quá sức đi!

        Đến lúc sinh nở, họ dông tuốt đi luôn để ta vượt cạn một mình, rồi tò te với cô em vợ? Qua xứ này, theo phong tục, họ phải vào phòng sanh để giúp đỡ vợ, thế là chín đứa trên mười xỉu tại chỗ.

        Chao ơi, càng nghĩ em càng nộ khí xung thiên! Em đã quyết định rồi, em nhất định phải làm một cái gì đặc biệt mới hả mối giận này, mà bây giờ em cũng khôn ngoan thận trọng ra rồi, muốn trị họ cho đến nơi đến chốn, thì phải biết mình biết người, nghĩa là phải biết rõ các khuyết điểm của họ.

        Trước tiên về thân thể vóc dáng, bọn họ thường tự hào là phái khỏe, còn chúng ta chỉ là một cái xương sườn của họ. Quả thực bọn họ cao lớn khỏe mạnh hơn ta chút ít, có điều càng to càng khỏe, thì chức vụ cao nhất cũng chỉ làm đến cận vệ cho tổng thống là cùng. Ta tuy bé mà bé hạt tiêu, bé nhưng dẻo dai, còn hơn lớn mà bở rẹt à!

        Về phần sắc đẹp, chị em chúng ta có vòng 1, vòng 2, vòng 3 cong cong mềm mại, còn bọn họ thì thẳng đuồn đuột, lòng tha lòng thòng, thật đểnh đoảng vô vị như cặp vú đàn ông. Còn mặt mày, đứa thì hói đầu, đứa thì râu tóc lởm chởm, mũi miệng thô tháp, đôi mắt khi thì liếc ngang liếc dọc, khi giận thì đỏ kè hung hãn ….

        Nói về tính tình, bọn họ thường tự cao tự đại, ba hoa khoác lác, dóc xạo nổ, đôi lựu đạn, ít chịu thua ai, cho nên nếu có bị hiếp đáp cũng giả bộ ra vẻ ta đây là người lớn không thèm chấp, đó là một khuyết điểm lớn mà ta phải biết lợi dụng để khai thác họ!

        Ngoài ra họ còn ham danh ham lợni, thích làm tiền, ta phải xúi dục khích bác để bọn họ đem nhiều tiền về cho ta tiêu, lại còn thích ngọt, thích được nịnh nọt, ta phải biết, để dễ nắm mũi kéo đi!

        Hiện nay trên thế giới biết bao nhiêu phong trào nổi lên giành lại sự công bằng cho phụ nữ, thế mà vẫn có một số chị em sợ sệt vớ vẩn. Các chị sợ rằng bọn đàn ông bị hiếp đáp quá sẽ chủ bại, nhu nhược lờ khờ, đâm ra biếng nhác ù lì, rồi không chịu làm việc để phục vụ chúng ta. Các chị này bị hiếp đáp quá nhiều và quá lâu nên đâm ra lẩn thẩn, phải cần có thời gian để giải độc. Em nghĩ thật ra các phong trào phụ nữ chưa nhằm nhò gì đâu các chị ạ!

        Sau mấy năm nghiền ngẫm, em đã tìm ra chân lý, tìm ra nguyên nhân chính của sự đau khổ của chúng ta, và đã tìm ra phương pháp chữa trị tận gốc. Em không nói ngoa đâu, các chị đọc tiếp sẽ rõ:

        Sự đau khổ chính của chúng ta là mang thai, sinh sản, và vấn đề kinh nguyệt, có phải không các chị? Nghĩ đi nghĩ lại, giải quyết dễ ợt hà! Thời buổi này là thời buổi văn minh, cắt chỗ này ghép chỗ kia, các bác sĩ làm như trở bàn tay. Thế rồi em nghĩ sao không cắt tử cung rồi ghép vào bọn đàn ông để chuyện bầu bì từ nay giao khoán cho họ. Còn chuyện thụ thai được hay không là chuyện khác, đó là chuyện của họ, họ phải tự xoay sở lấy, việc gì đến ta? Từ thuở tạo thiên lập địa, giống cái chúng mình đã đảm trách công việc truyền giống rồi, đến nay là phiên họ, em nghĩ cũng không sớm lắm đâu. Suy nghĩ chín chắn xong em đi tham khảo ý kiến của các giới phụ nữ khắp năm châu, ai ai cũng cho là ý kiến độc đáo mới lạ từ cổ chí kim chưa ai nghĩ đến. Sau đó em xin đến gặp bà chủ tịch Hội Nữ Y Sĩ Thế Giới.

        Bà gật gù đồng ý ngay trên nguyên tắc, nhưng bảo phải thử ghép các giống khỉ vượn trước, để xem kết quả ra sao? Em vội trả lời:

– Ối dào, việc gì phải thử vào khỉ cho dây dưa với Hội Bảo Vệ Súc Vật? Ta cứ vào các trường đại học, tuyển một số tình nguyện thí nghiệm, cứ hứa với họ là sau khi thành công sẽ cho làm đàn bà luôn, em nghĩ có khối đứa tình nguyện xin được ghép.

        Quả nhiên khi vào các trường đại học tuyển người, số thí sinh xung phong tình nguyện đông không kể xiết, thậm chí có nơi còn đi đến xô xát để giành chỗ nữa.

        Rồi kết quả các cuộc cắt ghép thành công ngoài dự định của các nữ bác sĩ giải phẫu. Chỉ có vài sự trục trặc nhỏ như bọn đàn ông phút chốc lại trở thành đàn bà, mừng rỡ quá như hóa điên hóa cuồng, đi đâu cũng khoe khoang ầm ĩ cả lên, làm nhà em tràn ngập đơn xin, còn ông bưu điện vất vả ngày đêm để nhận, chuyển các thư từ, giây thép từ khắp năm châu gửi về xin cắt ghép.

        Rồi em lại lên gặp bà chủ tịch Hội Nữ Y Sĩ Thế Giới, bà phục em quá, xin em làm cố vấn cho hội, rồi còn đề nghị trao 2 giải Nobel về y học, và nhân quyền năm tới cho em, vì có công trong cuộc giải phóng phụ nữ. Em nhún nhường:

– Việc đó nhằm nhò gì, phụ nữ Việt Nam chúng tôi còn có những kế hoạch kinh thiên động địa nữa, có thể đảo lộn cả thế giới như chơi na!

        Sau đó em đến gặp bà chủ tịch Hội Nữ Luật Sư Thế Giới để bàn định soạn thảo một luật gia đình cho toàn cầu. Điều khoản chính là trước khi thành hôn, người chồng phải được ghép tử cung của vợ. Từ nay về sau chuyện sanh sản phải do phái nam đảm trách, đàn bà chúng ta sẽ rảnh tay để làm những chuyện khác, chuyện gì thì hiện giờ em chưa nghĩ đến đâu ….

        Công chuyện ghép tử cung đại khái kể cũng tạm xong.

        Chiều nay về đến nhà đã hơn 7 giờ tối, tên nô lệ da vàng đã cơm nước sẵn sàng, ân cần đưa khăn cho em lau mặt, rồi kéo ghế mời em ngồi xơi cơm, trông hắn độ này nhũn nhặn ra hẳn. Ăn xong, hắn mời em đi xem xi nê, phim “Một Thế Giới Không Đàn Bà”. Phim thật hay, chuyện giả tưởng ấy mà, một thế giới mà đột nhiên đàn bà biến mất cả, bọn đàn ông sống với nhau mất thăng bằng, nổi điên nổi khùng chém giết lẫn nhau, cuối cùng cả thế giới bị tận diệt luôn…

         Ra về, tên nô lệ da vàng của em nhẹ nhàng thú nhận:

– Phim đó diễn tả rất đúng, một thế giới không có đàn bà là một thế giới chết, đàn ông chúng anh rất cần phái nữ, có đàn bà cuộc đời mới có ý nghĩa, đúng theo luật âm dương của tạo hóa!

         Sau khi đắp chăn cho em, hắn hôn lên trán em, chúc em ngủ ngon rồi tiếp:

– Chúc em tối nay có một giấc mơ “Một Thế Giới Không Đàn Ông”!

         Nói xong hắn cười, em ngờ ngờ thấy trong nụ cười của hắn có một cái gì khó hiểu, đễu giả, một cái gì ranh mãnh tinh ma khiếp ???

        Thế rồi em nằm mộng thấy “Một Thế Giới Không Đàn Ông“ thiệt các chị ạ! Chao ơi, kinh khủng quá, một thế giới chỉ toàn đàn bà là đàn bà, càng nghĩ lại càng rùng mình, mồ hôi tay mồ hôi chân cứ rịn ra, em không dám kể lại đâu, em sợ quá rồi! Thôi cái kế hoạch cắt ghép tử cung phải đem vất vào sọt rác cho rồi, còn cái giải Nobel nữa, em chả thèm vào đâu!

4416%202%20ChuyenDanOngNganUyen

        Mà nghĩ cho kỹ, mình còn đòi gì nữa, đàn ông người ta quá tốt, dễ “khương”, người ta làm việc như trâu bò để lo lắng cho gia đình, đùm bọc che chở cho mình, thế mà thấy người ta ít nói mình cứ kiếm cách ăn hiếp người ta, bày đặt ra chuyện này chuyện nọ để tìm cách hạ người ta, nghĩ lại em thấy thẹn thùng quá! Thôi, em sẽ ra Tòa Đô Chánh ngay để xin lập Hội Bảo Vệ Đàn Ông, kẻo không họ tuyệt chủng mất thôi???

        Chúc các chị tối nay ngủ ngon, mà đừng nằm mơ thấy “Một Thế Giới Không Đàn Ông” nghen!!!

Ngân Uyển

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jul/2022 lúc 8:09am

SUY NGẪM   <<<<<


Sunrise%20at%20Sanur%20Beach%20|%20Aurora%20Chantz
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jul/2022 lúc 9:53am

CÔ GÁI VỚI CHIẾC MŨ THÊU HOA


Beautiful%20Girl%20In%20Vintage%20Dress%20And%20Hat.%20Old%20Picture%20With%20Original%20Film%20%20Grain%20And%20Blur%20Stock%20Photo,%20Picture%20And%20Royalty%20Free%20Image.%20Image%2082146731.


      Buổi sáng hôm ấy trời đột nhiên âm u buồn bã. Sang tháng sáu rồi, mùa hè đã đến miền nam California mà sao khí hậu nơi đây vẫn se lạnh, lất phất những giọt mưa trái mùa? Phải chăng trời xứ Mỹ muốn chiều lòng kẻ viễn xứ - những người xa Sài gòn, cứ đến tháng sáu lại nhớ cơn mưa miền nam đất Việt: Tháng sáu trời mưa, trời mưa không dứt/ Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa …(Thơ Nguyên Sa).  

      Chuyến xe đò đi San Jose, theo lịch trình sẽ khởi hành tám giờ rưỡi sáng tại Bolsa, Westminster. Nhưng khi tôi tới bến khoảng bảy rưỡi, đã có vài người ngồi trong xe nhà chờ đợi. Có lẽ họ muốn ưu tiên có một chỗ ngồi thoải mái trên chuyến xe đường trường gần sáu tiếng đồng hồ?  Đây là chiếc xe đò độc nhất do người Việt làm chủ, chạy suốt 375 dặm từ Westminster đến San Jose. Miền đất viễn tây này từ xưa đã có huyền thoại về nơi lắm bạc nhiều vàng; về những chàng cowboys bắn súng rất nhanh, bởi “bắn chậm là chết” (The Quick And The Dead). Vào khoảng 2005, có sự tranh chấp giữa hai công ty xe đò chạy tuyến đường Nam-Bắc Cali. Kết quả, một người của công ty xe đò Hoàng bị hai kẻ giết mướn thanh toán theo kiểu cao bồi miền Viễn Tây, suýt mất mạng. Sau đó công ty này phát triển, độc chiếm thị trường chuyên chở khách Nam Bắc Cali. Trong khi đó, công ty đối thủ phải “đóng cửa dẹp tiệm” ! 

  

Chuyện%20ít%20biết%20về%20Sài%20Gòn:%20Buổi%20đầu%20của%20xe%20đò%20và%20những%20kỷ%20niệm%20khó%20quên

      Ngồi trong xe nhà cùng cậu con trai, chờ chuyến xe đò đến bến, tôi mơ màng nhìn làn mưa bay bay trên khu parking trống vắng  vào buổi sớm tinh sương. Tôi liên tưởng đến chuyến xe đò Sài gòn – Bình Long năm xưa, cũng vào những ngày mưa gió như hôm nay, hành khách ngồi co ro bên nhau. Không hẳn họ co ro vì gió mưa lạnh lẽo, mà vì một số người - trong đó có cả tôi, lo sợ những tên du kích xuất hiện bất ngờ, bắt cóc dẫn đi! Hình ảnh ấy, với tôi vẫn còn đậm nét trong tâm trí, dẫu đã năm mươi năm trôi qua, kể từ ngày tôi đến trình diện ở nhiệm sở đầu tiên tại một quận nơi chốn biên thùy thuộc tỉnh Bình Long…  Đến gần tám giờ rưỡi, hành khách bắt đầu đông đảo. Người ta vẫn đứng lố nhố chờ xe, hành lý để la liệt bên cạnh.  Từ trong xe nhà, một người đàn ông trung niên vạm vỡ, đội chiếc mũ lưỡi trai nhà binh, đến trước đám hành khách hô to:

      -Mời bà con cô bác xếp hàng chuẩn bị lên xe. Hành lý để bên cạnh… Xin đứng thành hàng một, sau lưng tôi! 

       Bỗng nhiên kỷ niệm của những ngày thụ huấn ở trường bộ binh Thủ Đức lại đến với tôi, khi nghe những tiếng hô dõng dạt ấy. Lúc lên xe, tôi hỏi anh ta: 

      -Anh trổ tài chỉ huy hay quá! Trước năm 75’ ở Việt nam anh là sĩ quan trong quân lực VNCH  phải không?

      Anh ta cười, đáp:

      -Đâu có! Hồi đó em chỉ là tân binh quân dịch. Hôm nay thấy hành khách không xếp hàng, sợ lên xe mất trật tự, nên em  nhắc nhở bà con vậy thôi!  

      Anh ta tâm sự thêm:

      -Anh coi, ngoài hành khách người Việt còn có Mỹ, Mễ…Làm sao cho “đẹp” để họ khỏi coi thường đồng hương mình, phải không anh ?

      Xe đến, mọi người tuần tự bước lên, theo sau người lính Cộng hoà đã thi thố tài chỉ huy với những hành khách đồng hương- những đồng hương này đa số đã quen nếp sống tự do ở quê hương thứ hai! Trên nét mặt anh ta, hiện lên vẻ mãn nguyện của một người vừa hoàn tất một công tác quan trọng! Phải chăng người lính Cộng hòa của một thời oanh liệt, đã từng ấp ủ giấc mơ thầm kín được làm một sĩ quan chỉ huy. Có thể anh đang mơ được dẫn đầu một đoàn quân, hát vang ca khúc Xuất Quân hùng tráng trên đường ra trận diệt thù:  


Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến
Bước oai nghiêm theo tiếng súng đi tung hoành.
Quân Việt Nam đi hồn non nước xây thành.
Ði là đi.. quyết chiến                                                                                  

Ði là đi ..quyết thắng.Ði là mang.. linh hồn non   sông…..             

(Phạm Duy)                                                                                        


      Tôi bước vào ngồi xuống chiếc ghế sát cửa sổ ở dãy còn trống trên xe. Chung quanh tôi, nhiều nữ hành khách trẻ đang cười nói rộn rã. Bỗng một cô  lớn tuổi bước lên xe, đến chiếc ghế trống cạnh tôi, hỏi:

      -Có ai ngồi chỗ này không chú?

      Tôi lắc đầu, đưa tay mời ngồi. Nàng ăn mặc như một ca sĩ, dáng vẻ phong trần; chiếc mũ đen có thêu những bông hoa tường vi màu đỏ, ôm sát mái tóc cắt ngắn. Nàng ngồi xuống, im lặng, đôi mắt bí ẩn sau chiếc kính đen gọng vàng chạm trổ.


      Chung quanh chúng tôi, các cô gái trẻ móc ví, lôi những chiếc Iphone “to đùng” ra gọi như pháo nổ!…Những ngón tay búp măng thoăn thoắt lướt trên màn hình Iphone, bày ra hình ảnh  con cái của họ. Họ khoe nhau về các con ngoan ngoãn, thông minh, học giỏi, lãnh không biết bao nhiêu là phần thưởng (awards) ở trường!…Sự khoe khoang ấy chẳng khác những điều nhà văn châm biếm Thổ Nhĩ Kỳ, Aziz Nesin đã mô tả trong tác phẩm “Con Cái Chúng Ta Giỏi Thật”…Những tiếng gọi phone, cười nói… rộ lên, ầm ĩ như tiếng đạn nổ nơi chiến trường. 

Tôi bỗng nhớ truyện ngắn phóng tác Nổ Như Tạc Đạn của nhà văn Hoàng Hải Thủy trước năm 1975. Nhưng hôm nay, trên chuyến xe này, không phải chỉ một tiếng tạc đạn nổ mà nhiều tiếng nổ liên tiếp như súng liên thanh; như những tiếng pháo dòn dã trong ngày Tết Nguyên Đán!

      Trước năm 1975, tôi đã từng phục vụ tại những địa phương mất an ninh, nhất là quận Lộc Ninh ở sát biên giới Việt Miên. Ấn tượng kinh hoàng về những tiếng pháo kích ban đêm, vang rền ở khu dân cư trong lồng chợ Lộc Ninh, cho đến nay vẫn còn ám ảnh tôi. Nhưng hôm nay, những “tiếng nổ thời bình” của các cô gái này - gần năm mươi năm sau những “tiếng nổ thời chiến” năm xưa, dẫu sao cũng không đến nỗi chết người! Chỉ làm khổ đôi tai những hành khách cao niên trong xe, đến nỗi họ phải di chuyển đến cuối xe, thật xa những “tiếng nổ” kia! 

     

*    *    *

                                                              

      Trong khi các “nữ chiến sĩ” của “mặt trận nổ” đang thi thố tài năng, người nữ hành khách đội chiếc mũ đen bên cạnh tôi vẫn im lặng, trầm ngâm với cặp mắt kính đen bí ẩn. Chiếc mũ thêu những cánh hoa tường vi màu đỏ vẫn luôn ôm kín mái tóc cắt ngắn của nàng, cả khi nàng ngả người vào lưng ghế, ngủ một giấc ngắn! Hoặc cả khi ngủ mê, nàng tựa mái đầu - với chiếc mũ đen vào vai tôi, cho đến khi những tiếng “nổ” ầm ĩ của đám nữ hành khách trẻ kia khiến nàng thức giấc. Nàng ngồi thẳng dậy, tháo kính mát ra cất vào ví, ngượng ngùng nói lời xin lỗi với tôi -kẻ đồng hành dẫu chưa quen thân mà nàng đã vô tình tựa đầu vào vai ngủ thiếp! 

Tôi muốn phá tan bầu không khí ngượng ngùng bằng câu hỏi xã giao:

      -Chị ở thành phố nào ở Nam Cali?

Nàng đáp lại với giọng thân tình, thay đổi cách xưng hô:

      -Dạ! Tôi không ở Nam Cali! Tôi từ San Jose xuống Westminster thăm bà con bạn bè…Dưới này khí hậu có vẻ mát hơn trên đó…Thế anh ở Nam Cali với gia đình chứ?

Tôi gật đầu, thân mật hỏi về gia cảnh nàng:

      -Vâng! Thế anh chị có mấy cháu rồi?

Nàng buồn rầu đáp:

      -Tôi chưa lập gia đình anh ạ! Mãi lo “chuyện thiên hạ”, đến quên cả “chuyện lấy chồng”, nên già rồi mà vẫn phòng không chiếc bóng!

      Câu chuyện lan man khiến chúng tôi bớt lạnh nhạt hơn lúc mới lên xe. Nàng cho biết sang Mỹ từ năm 75’. Đây là lần thứ hai nàng theo gia đình di cư. Lần đầu từ Hà nội đi tàu há mồm vào Sài gòn năm 54’, khi đó nàng chỉ là cô bé một tuổi! Bởi nàng đã có năng khiếu và sở thích ca hát từ nhỏ, nên thường tham gia trình diễn văn nghệ ở các trường học. Khi sang định cư ở Mỹ, nàng ca hát giúp vui cho các cụ già trong viện dưỡng lão; hoặc tham gia văn nghệ do hội đồng hương tổ chức. Thỉnh thoảng nàng tham gia các show ca nhạc thính phòng, nên cũng có chút tiền dành dụm... Nàng tâm sự:

      -Có tiền là tôi giúp đỡ người nghèo! Thỉnh thoảng tôi gửi về giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà bên quê nhà.  Tôi cũng gửi tiền về đóng góp vào quỹ từ thiện của một nhạc sỹ tôi ái mộ từ lâu! Trước năm 75’ ông ta sáng tác nhiều tình khúc rất hay! Tôi mê những bản tình khúc -từ Tình khúc số thứ Nhát đến Bài Không Tên Cuối Cùng…, cả giọng hát của ông ta nữa!

Như để chứng minh những lời “tâm sự lòng thòng” đó, nàng hát nho nhỏ một tình khúc của ông nhạc sĩ đã từng làm mềm lòng không ít các thiếu nữ Sài gòn! Hát xong, nàng thấy tôi không hưởng ứng, liền hỏi:

      -Anh biết tác giả bản tình khúc ấy không ?  

       Tôi toan trả lời rằng tôi đã từng ở tù chung với ông ta trong nhà tù cộng sản. Tôi cũng suýt “bật mí” cho nàng biết về những công việc làm không tốt của ông ta trong trại “cải tạo”. Tôi cũng muốn hát lên cho nàng nghe một bài ca do ông ấy sáng tác trong trại, khiến anh em đồng tù cho đến nay vẫn còn căm giận…Nhưng tôi kịp dừng lại. Tôi không muốn làm thất vọng một fan đang ái mộ ông nhạc sĩ kiêm ca sĩ đó ! Tôi tự nhủ: cứ để cho nàng tìm hiểu sự việc mà ông “nhạc sĩ khoác áo nhà từ thiện” đã làm … Cho đến khi khám phá ra con người thực của ông ta thì nàng sẽ thất vọng và xa lánh. Cũng chẳng muộn màng gì!…   

                                            

                                        *    *    *

 

XE%20DO%20HOANG%20-%2037%20Photos%20&%2090%20Reviews%20-%20Buses%20-%201231%20N%20Spring%20St,%20Los%20%20Angeles,%20CA%20-%20Phone%20Number%20-%20Yelp
      

Sau gần sáu giờ chạy suốt, chiếc xe đò đậu lại cạnh một siêu thị nhỏ ở San Jose. Tôi đứng lên lấy túi hành lý, chuẩn bị bước theo hành khách xuống xe. Đi qua chỗ người tài xế Mỹ đang ngồi, tôi ngạc nhiên thấy cô nữ đồng hành tôi mới quen biết, đang mở ví lấy hai tờ giấy năm Mỹ kim trao cho ông ta, với lời cám ơn kèm nụ cười lịch sự.  Tôi sực nhớ lời của người hành khách cựu quân nhân buổi sáng đã chỉ huy hành khách xếp hàng ở bến xe Westminster : “Làm sao cho “đẹp” để họ khỏi coi thường đồng hương mình…”. Quả thật việc làm bất ngờ của cô nữ đồng hành này là một hành vi tốt đẹp, đầy tình người mà tôi được chứng kiến chiều hôm ấy.

      Tôi xuống xe đứng chờ các con đến đón. Trái với khí hậu ở Nam Cali, chiều hôm ấy San Jose có vẻ nóng bức hơn. Người nữ đồng hành đã xuống xe, cũng đứng chờ… 

        Tôi hỏi nàng:

      -Chắc chị chờ người nhà ra đón?

      - Dạ không! Chỉ có bạn tôi hẹn ra đón thôi. Nhưng phải đợi sau khi tan sở, cô ấy mới đến được!... 

      Tôi áy náy nhìn nàng, nét mệt mỏi hiện trên khuôn mặt, khác hẳn vẻ tươi tắn lúc ngồi trên xe. 

      Mười lăm phút sau, các con đến đón… Khi xe chúng tôi chạy qua chỗ những hành khách đang đứng chờ, tôi thấy người nữ đồng hành với chiếc mũ đen thêu hoa vẫn còn đứng đợi. Trong khi mọi người vui mừng khi người thân đến đón, nắm tay nhau, ôm ấp nhau, tíu tít cười nói…thì nàng vẫn kiên nhẫn đứng đó, cô đơn dưới nắng chiều. Nàng tháo chiếc mũ thêu hoa ra khỏi mái tóc để quạt mát khuôn mặt ửng đỏ dưới ánh nắng chiều! Một làn gió bất chợt thổi tung những sợi tóc bạc bay chập chờn trên mái tóc lưa thưa màu trắng lẫn vàng úa...Tôi bỗng thấy ái ngại cho người nữ “anh hùng thấm mệt” và cô đơn - người bạn đồng hành đã ngồi bên tôi trên chuyến xe đò miền Viễn Tây đất Mỹ này!  

      Suốt thời gian trên xe, nàng đã kể về những năm tháng giúp đỡ người già trong các nursing home; tham gia văn nghệ do các hội đồng hương tổ chức…Nàng hăng say làm những việc thiện nguyện ấy, cốt đem lại niềm vui cho mọi người mà quên cả tuổi xuân của mình đã trôi qua – trôi lặng lẽ như nước chảy qua cầu. Tôi chợt nhớ đến câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan: “Chữ rằng xuân bất tái lai”. Bây giờ nàng đứng đó, cô đơn và mệt mỏi dưới ánh nắng chiều sắp tắt. Tôi tự hỏi: rồi đây, trong những năm tháng còn lại, liệu nàng có cơ duyên nào tìm được mối tình riêng tư cho mình, để vơi đi phần nào sự quạnh quẽ cuối đời chăng?

  Bỗng dưng, tôi nhớ đến những lời ca thật buồn trong bản Kiếp Cầm Ca do Huỳnh Anh sáng tác trước năm 1975:

Mưa rơi cho đời thêm nhớ thương                                                                                                                         

Mưa rơi phố thưa vắng tiêu đìều                                                                                                                             

Hạt mưa ướt vai người tha hương

Xóm nghèo quạnh hiu màn đêm tịch liêu

Đêm đêm đem lời ca tiếng thơ

Đời ca hát cho người mua vui

Nhưng khi cánh nhung khép im lìm

Ánh đèn lặng tắt

Gởi ai nỗi niềm… 

TamBáchĐinhBáTâm                                                                                                                                                                     

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Jul/2022 lúc 11:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2022 lúc 10:38am

Câu nói ngụy biện hay một lời tự bào chữa? “Tôi Không Còn Yêu Nữa”

 BM

Theo kinh nghiệm nghề nghiệp, và cũng căn cứ vào những trường hợp thường xảy ra chung quanh cuộc sống, phần đông các trường hợp ngoại tình, bất trung trong hôn nhân bao giờ người chủ động cũng luôn hay nói một câu: “Tôi không còn yêu anh/em nữa”. Hoặc “Trái tim tôi đã chết rồi!”  Nhưng nếu tình yêu không còn, trái tim đã chết thì sao? Còn có lý do nào khác để giải thích cho cái chết ấy, cho tình yêu đã cạn kiệt ấy không? Hay đó chỉ là những lời biện hộ mang tính cách tự bào chữa? Câu trả lời thì hầu như ai cũng biết.

 

Trong một khảo cứu nhằm trả lời câu hỏi: “Tại sao ngoại tình lại là một vấn đề?” (Why cheating is a problem?) Tất cả những người tham dự đều nhìn nhận rằng ngoại tình có thể phá vỡ một cuộc hôn nhân, làm hao mòn niềm tin vào những người mình sẽ gặp gỡ sau này, gây đau khổ cho con cái, ngay cả dẫn đến trầm cảm, hoang mang, bực tức, hoặc hội chứng hậu chấn căng thẳng (post-traumatic stress disorder - PTSD). Tóm lại, ngoại tình là một việc làm sai lầm, nhưng đâu đó có khoảng 39 đến 52% đã có kinh nghiệm thế nào là ngoại tình ở một thời điểm nào đó trong đời.  [1]

 

Mặt khác, một trong những lý do dẫn đến ly dị là ngoại tình.

 

Trong một khảo cứu khác dựa trên những tương quan xã hội, và những kinh nghiệm thường phát xuất trong đời sống hôn nhân, gia đình, ngoại tình dẫn đầu trong 10 lý do dẫn đến ly dị, chiếm 20-40% các cuộc đổ bể trong hôn nhân. Những nguyên nhân khác bao gồm:

 

-Những khó khăn về tài chính (Trouble with finances).

-Thiếu sự cảm thông (Lack of communication).

-Luôn cãi vã (Constant arguing).

-Lên cân (Weight gain).

-Những kỳ vọng không thực tế (Unrealistic expectations).

-Thiếu tình thân mật (Lack of intimacy).

-Thiếu sự bình đẳng (Lack of equality).

-Hôn nhân thiếu chuẩn bị (Not being prepared for marriage).

-Ngược đãi tình cảm và thể lý (Physical and emotional abuse). [2]

 

Nhưng đâu là lý do dẫn đến ngoại tình?

 

“Say nắng” (falling out of love) là lý do đầu tiên trong 8 lý do khiến nhiều người ngoại tình. Một đôi khi (không phải là luôn luôn) nhu cầu sinh lý không được thỏa mãn cũng là lý do dẫn đến ngoại tình. Trên ¾ tức 77% những người tham dự khảo cứu cho biết rằng việc đói khát, thiếu thốn tình yêu từ người phối ngẫu, ngược lại với sự đáp trả nhiệt tình của người ngoài cuộc là lý do chính và mạnh mẽ dẫn đến ngoại tình. Thêm vào đó tâm lý “ăn chơi ngon hơn ăn thật” vô tình đã khiến những người ngoại tình bị thu hút và lún sâu vào con đường yêu đương sai trái này.

 

Ngoại tình vì dục vọng? Không mấy ai chấp nhận điều này, mặc dù khoảng 1/3 những người tham dự cuộc khảo cứu, tương đương với 32% đã xác nhận lý do ngoại tình của họ là vì dục vọng. Có thể đây là tâm lý muốn thử nghiệm “của lạ”, bị thách thức bởi bạn bè, hoặc cũng có thể là hình thức trao đổi tình dục mà họ cảm thấy lạ, hấp dẫn và thu hút. Riêng về điều này, phái nam trổi vượt hơn phái nữ (Selterman et al., 2019) [3]

 

Kết quả cuộc khảo sát về những lý do dẫn đến ly dị và ngoại tình vừa được nêu ở trên, phần đông những cặp vợ chồng gặp khó khăn, khủng hoảng trong hôn nhân mà có ý định ly dị đã đổ lỗi cho nhau về nhiều vấn đề, nhưng khó khăn và khủng hoảng mà đa số thường dấu hoặc ngại ngùng không muốn nói, đặc biệt là phái nam, đó là đời sống chăn gối. Để che dấu, hoặc dối mình, họ luôn luôn tránh né vấn đề bằng câu: “Tôi hết yêu rồi”, hoặc “tôi không còn cảm giác yêu thương người đó nữa. Tim tôi đã chết!” Nếu trong hôn nhân, tình yêu là yếu tố chính để gắn bó và liên kết hai người lại mà không còn nữa, trái tim họ đã chết, đã ngưng đập một cách tâm lý, thì mối tình ấy, hôn nhân ấy quả là đang gặp thử thách. Tuy nhiên, đối với những ai đã từng có kinh nghiệm về hướng dẫn hoặc hàn gắn những đổ vỡ của hôn nhân, gia đình đều biết rất rõ, những lời nói ấy chỉ là ngụy biện nhằm che dấu một sự thật. Sự thật ấy là nếu trái tim người này chết với vợ hoặc với chồng thì lại đang đập một cách mãnh liệt với một hình bóng khác. Nói một cách khác, họ đã và đang ngoại tình: ngoại tình trong tư tưởng, hoặc ngoại tình bằng hành động.

 

Và cũng một kinh nghiệm rất thực tế nữa là, nếu ai đó đã dính vào ngoại tình thì trước mắt họ lúc bấy giờ người chồng hay người vợ rất đáng ghét, đáng khinh, đáng coi thường. Người này có làm cái gì tốt mấy đi nữa cũng chỉ là những việc tầm thường, không có giá trị, và không đáng quan tâm. Trường hợp sau đây chỉ là một thí dụ:

 

Một người ngoại tình đã tâm sự và khoe với bạn: “Mình đang gặp một người mà người đó rất tâm lý, tế nhị, hiểu, và đem lại cho mình những giây phút hết sức thoải mái, hạnh phúc. Mình có cảm tưởng như con cá trong vũng bùn, trong chiếc ao tù mà nay được bơi lượn, được vẫy vùng giữa một đại dương bao la trong mát.” Chính trong lúc đang bơi lượn giữa đại dương hạnh phúc như vậy, thì người này đã lạnh lùng nói với người chồng của mình: “Tim tôi đã chết!” Và cái kết là một gia đình tan vỡ!!! Nhưng cũng như nhiều trường hợp khác, con người tưởng như đã tìm được hạnh phúc ấy, sau một thời gian vùng vẫy, giờ đây lại đang tự thu mình trong cái ốc đảo riêng tư và cô đơn!

 

Có một điều mà ít ai biết hoặc quan tâm đến, đó là người đàn ông khi ngoại tình còn có thể quay trở về với gia đình. Căn bản hành động này đối với nhiều đàn ông chỉ là ham của lạ, ham vui, muốn chứng tỏ khả năng chinh phục của mình, và cũng có thể là do bị đói khát tình dục ở nhà. Cái khó ở đây là những người vợ của họ có hiểu hoàn cảnh và tha thứ cho họ hay không.

 

Ngược lại, khi người phụ nữ ngoại tình thì hầu như không mấy ai quay về nổi. Lý do ngoại tình của phụ nữ hầu hết là do những động lực thôi thúc từ bên trong cuộc sống của hai vợ chồng, hoàn cảnh gia đình, và cũng có thể họ là nạn nhân của những hành động vũ phu, hoặc lạm dụng tình dục. Điểm nổi vượt về tâm lý phụ nữ ở đây là người đàn bà chỉ chấp nhận hành động tình dục khi đã yêu hoặc nghĩ rằng mình đang được yêu. Có nghĩa là người này thực sự trong những giây phút ấy cảm thấy mình hạnh phúc và sẵn sàng dâng hiến. Thêm vào đó, nếu có con trong thời gian ngoại tình thì điều này cũng là một trong những lý do khiến sự quan về hầu như vô vọng. Như vậy, nếu việc quay trở về của người đàn ông gặp sự không tha thứ của người đàn bà, thì ngược lại, dù người đàn ông   có sẵn sàng, dễ dàng tha thứ, người đàn bà chưa chắc đã chấp nhận quay trở về.

 

Tóm lại, dù là bất cứ lý do gì đi nữa, khi nói câu: “Tôi không còn yêu anh/em nữa” hoặc “tim tôi đã chết” trong những trường hợp ngoại tình, thì đó chỉ là một câu nói ngụy biện hoặc mang tính cách tự bào chữa. Trái tim của những người ngoại tình chỉ “chết” đối với vợ, với chồng, nhưng thực sự lại “sống” rất mãnh liệt, đập những nhịp đập cuồng loạn, mỗi khi gần một ai đó. Do đó, trong đời sống tình cảm, tình yêu, chúng ta thỉnh thoảng cũng phải dành ít phút để chẩn đoán lại tình trạng sức khỏe tâm lý, hầu kịp thời nhận ra những dấu hiệu có thể khiến cho trái tim mình chết, hoặc tình yêu bị vụt tắt!

 

 

 

Trần Mỹ Duyệt
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Jul/2022 lúc 8:21pm

Câu Chuyện Cho Những Ai Đã Là Vợ Chồng


Chồng chị là một kỹ sư giỏi, chị yêu anh vì sự vững chãi, chín chắn của anh, chị yêu cái cảm giác ấm áp mà chị có mỗi khi chị tựa đầu vào vai anh. Và sau 3 năm tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.

Nhưng đến hôm nay, sau hai năm là vợ chồng, chị bỗng thấy mệt mỏi với những cảm giác mà chị phải trải qua khi chung sống với anh.Những lý do khiến chị yêu anh trước đây, bỗng biến thành những lý do tạo nên sự đổi thay trong chị.

Chị là một phụ nữ nhạy cảm, và rất dễ bị thương tổn trong tình yêu, chị luôn khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, giống như là bé gái nhỏ thèm khát kẹo ngọt. Nhưng anh lại trái ngược với chị, anh không có sự nhạy cảm, và hoàn toàn không quan tâm đến những khoảnh khắc lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng, điều này đã làm cho chị càng chán nản hơn.

Và chuyện gì đến phải đến, một hôm chị quyết định cho anh biết rằng chị muốn ly dị, rằng chị không thể chung sống với anh thêm một giờ phút nào nữa. Rất bất ngờ khi nghe chị yêu cầu như thế, anh chỉ biết hỏi:

- Tại sao?

- Em cảm thấy mệt mỏi, không có lý do nào cho mọi thứ trên thế gian này! Chị trả lời.

Anh không nói gì thêm nữa, nhưng suốt đêm đó, anh không ngủ, và chìm sâu vào những ưu tư, khắc khoải với ánh sáng lập lòe của điếu thuốc gắn trên môi. Sự im lặng của anh càng làm cho cái cảm giác thất vọng trong chị tăng lên, đấy là một người đàn ông không thể biểu lộ gì ngay cả đến lúc gặp tình huống khó khăn như lúc này, còn gì nữa để mà chị hy vọng ở anh! Cuối cùng rồi anh cũng lên tiếng, anh hỏi chị:

“Anh có thể làm gì để thay đổi ý định của em?”

Ai đó đã nói đúng. “Rất khó khăn để thay đổi tính cách của một con người” và chị nghĩ rằng chị không thể nào thay đổi cách sống của anh. Nhìn sâu vào mắt anh, chị chậm rãi trả lời: 

“Đây chính là câu hỏi, nếu câu trả lời của anh có thể thuyết phục em, em sẽ thay đổi ý định ly dị. Nếu em nói, em muốn bông hoa ở phía bên kia vách núi, và cả hai chúng ta đều biết rằng khi anh cố hái bông hoa đó cho em thì anh sẽ chết, anh có vẫn cố làm cho em hài lòng chứ?”

Anh đáp: 

“Ngày mai anh sẽ trả lời câu hỏi cho em…” 

Những hy vọng của chị hoàn toàn bị chìm xuống khi nghe câu trả lời của anh.

Sáng hôm sau, chị tỉnh giấc và nhận ra anh đã đi rồi. Chị nhìn thấy một mảnh giấy với dòng chữ ngoệch ngoạc của anh, được dằn dưới ly sữa, trên chiếc bàn ăn gần cửa…. và chị bắt đầu đọc....

“Em yêu, Anh sẽ không thể nào hái bông hoa đó cho em, nhưng hãy cho anh giải thích những lý do mà anh không thể”.

Ngay những dòng đầu đã làm tan nát trái tim chị, chị tiếp tục đọc....

“… Khi em sử dụng máy vi tính, anh luôn sắp xếp phần mềm cho em dễ sử dụng, và khi em kêu lên trước màn hình khi có sự cố, anh luôn chuẩn bị những ngón tay để có thể giúp em phục hồi lại những chương trình. Em thường bỏ quên chìa khóa cửa, nên anh luôn chuẩn bị đôi chân để sẵn sàng chạy về mở cửa cho em. Em rất thích đi du lịch, nhưng lại thường hay bị lạc đường trong những thành phố xa lạ, nên anh phải chuẩn bị đôi mắt của mình để chỉ đường về cho em. Em thường đau bụng trong mỗi lần gần đến tháng, nên anh luôn chuẩn bị lòng bàn tay mình để sẵn sàng xoa bụng cho em để em dịu cơn đau. Khi thấy em luôn thích ở nhà, anh lo rằng em sẽ có thể bị mắc bệnh tự kỷ, vì thế anh phải luôn pha trò và chuẩn bị những câu chuyện vui để em quên đi nỗi buồn chán. Khi em luôn chăm chú vào màn hình vi tính, anh sợ như vậy có hại cho đôi mắt của em, nên anh phải để dành đôi mắt của anh để khi chúng ta già, anh sẽ có thể giúp cắt móng tay, và nhổ những sợi tóc bạc cho em. Anh có thể nắm bàn tay em đi tản bộ trên bãi biển, để em thưởng thức cảnh mặt trời mọc và bãi cát xinh đẹp… và anh sẽ cho em biết rằng màu sắc của những bông hoa cũng rực rỡ như gương mặt tươi tắn của em… Vì vậy, em yêu, trừ phi em chắc chắn rằng có ai đó yêu em hơn anh đã yêu em… nên bây giờ anh không thể hái bông hoa đó cho em, và chết…/.”

Nước mắt của chị không ngừng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những dòng chữ của anh… Chị đọc tiếp:

“…Bây giờ, nếu em cảm thấy hài lòng thì hãy mở cửa ra, vì anh đang đứng đó với bánh mì và sữa tươi cho buổi sáng của em, những món ăn mà em thích…”

Chị lao đến cửa và mở bung nó ra, trông thấy anh với gương mặt lo lắng, chị nắm chặt tay anh, cùng với ổ bánh mì và chai sữa, bây giờ chị biết chắc rằng không ai yêu chị như anh đã yêu chị, và chị quyết định quên đi bông hoa ở bên kia vách núi… đó là cuộc sống và tình yêu.

Khi được sống trong sự đầy đủ, dư thừa của tình yêu, thì cái cảm giác sôi nổi trong tình yêu thường bị khô héo đi, và người ta không còn có thể nhận thức được đâu là tình yêu chân thật và đâu là tình yêu giả dối, giữa cảm giác bình yên và buồn chán đó.


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2022 lúc 12:12pm


 

Tựa đề: dựa theo hình bìa nhạc Sao Em Không Đến - Hoàng Nguyên (1965)

Bên ngoài, trời chưa sáng hẳn. Nhịp sống của một ngày mới, đã khởi động nãy giờ, giờ có phần nhộn nhịp hơn. Tiếng xe đạp cót két chạy qua, tiếng xe gắn máy kinh động yên tỉnh của ban mai, tiếng dép lẹp xẹp, hòa với gánh hàng kẽo kẹt trên vai. Đêm sau cùng, mà bọn tôi được nằm ngủ như là một thường dân, rồi cũng đã qua đi, qua đi chóng vánh. Chỉ thêm vài giờ, chúng tôi sẽ tập tành bước vào đời lính. Tôi ráng nằm yên cho bạn bè ngủ. Tưởng chỉ có mình không ngủ thêm được, nghe tiếng động kế bên, tôi ngó qua, thấy Vẹn đã thức, đang ngồi bó gối. Lăn qua, tôi vói tay lấy gói thuốc hút và cái hộp quẹt bên gối nằm, định rủ Vẹn đi ra ngoài, thì thấy hai thằng Phát bên cạnh tôi, cũng lục đục ngồi dậy theo Vẹn. Chẳng ai bảo, bọn tôi ngó sang Cang đang còn cuộn mền nằm, ái ngại, ráng giữ yên lặng cho bạn mình ngủ. Tạm trú nơi nhà trọ của Cang, không muốn làm phiền bạn mình nhiều; bốn đứa tôi nhón chân, nối nhau rón rén đi nhẹ ra cửa. Không dè, Cang cũng nghe. Cang choàng tỉnh, lồm cồm ngồi lẹ dậy, lo lắng, hỏi nhanh:

- Đi à?

Nghe tiếng Cang, chúng tôi dừng lại, trấn an bạn mình:

- Chưa đâu, … còn sớm mà!

- Ngủ tiếp đi Cang. Hồi hôm, mày thức học trễ quá đó.

- Vậy,… tao nằm thêm một chút …

Cang nói, rồi nằm vùi xuống, tay kéo mền lên tận cổ, dặn dò:

- Chừng nào đi… nhớ gọi tao dậy…

- Ừ, đừng lo… gọi mày mà!

Phát ân cần hứa hẹn thêm cho Cang yên tâm:

- Chừng nào mày đi học, tụi tao mới rời nhà luôn thể.

Yên bình còn đọng lại trong buổi sáng sớm, mong manh, chực tan biến; dễ làm cho người ta ngần ngại khuấy động. Ánh đèn loáng thoáng từ các nhà chung quanh, có người cũng thức dậy rồi. Khu bình dân, trong hẻm, nhiều người phải dậy sớm lo miếng ăn, cho mình, cho gia đình, để rồi đi làm. Chúng tôi ngồi ngoài hàng ba, hút thuốc, rù rì nói chuyện; tránh làm phiền trong nhà và hàng xóm. Trái đất trông như di chuyển nhanh hơn vào buổi sáng. Hôm nay, trời có vẻ sáng nhanh hơn, hay thời gian bay qua nhanh hơn. Mới đó, trời đã thấy sáng hẳn ra. Từ bên trong ra đến ngoài đầu hẻm, chốc chốc lại nghe tiếng xe, tiếng người rời nhà.

Nghe có tiếng động bên trong nhà. Bọn tôi ngó nhau, đoán là Cang đã dậy. Ồn ào thế này, có muốn nằm nướng thêm, cũng khó mà yên giấc. Thấy Cang mở đèn trong nhà, Vẹn ngồi gần, vói tay kéo hé cửa, ló mặt vào nhìn xem, rồi lên tiếng thăm hỏi:

- Đi học sớm hả?
Ngủ thêm một lúc, bạn mình có vẻ tỉnh táo hơn. Tiếng Cang vui vẻ:

- Đi!... tụi mình ra quán chú Hy kiếm cà phê!

Nghe vậy, chúng tôi vui lắm. Còn gì bằng, có thời gian chuyện trò để chia tay với Cang, trước khi bạn mình đi học và chúng tôi đi trình diện nhập ngũ. Đi lính mà! Nghe kinh nghiệm quân trường từ hai cậu tôi, bốn đứa tôi chỉ mang theo một bộ quần áo, nên không có gì phải thu dọn lâu lắc. Bửa nay, gởi bộ đồ ấy ở nhà trọ của Cang, hành trang lên đường của chúng tôi càng thêm nhẹ nhàng, chỉ còn áo thung, quần ngắn, vài vật dụng vệ sinh cá nhân. Tôi ngần ngừ, rồi cũng bỏ quyển “Mơ Thành Người Quang Trung” của Duyên Anh vào túi. Quyển sách chỉ có mười một chương ngắn; chuyện của tuổi thơ, với những Chương còm, Hưng mập, Dzũng Ðakao, Quyên Tân Định, Bồn lừa, Ngân quăn,… Đọc nhiều lần rồi, tôi mang theo hờ, để có cái gì đó mà đọc cho khuây khỏa.

Đeo cái túi nhỏ lên vai, bốn đứa tôi theo Cang đi ra quán chú Hy. Quán cóc, ngoài đầu hẻm. Giống như các quán nhỏ trong xóm, trong khu phố; chủ, khách, bàn, ghế… đều bình dân, giản dị. Cái bếp chiếm mất một khoảng, chỉ còn chỗ cho năm cái bàn để khách ngồi. Thấy cách chào hỏi nhau, thì biết ngay, hầu hết là khách quen. Khách trong đây còn quen mặt nhau. Người ta kéo ghế ngồi chung bàn, như là có hẹn nhau, chuyện trò thân mật, rộn rã.

Cà phê Sài Gòn, cũng như cà phê tại các tỉnh thành ở miền Nam mình, có nhiều loại, nhiều hạng. Có tiệm quán thượng lưu, với cà phê phin thong thả rơi từng giọt nhàn hạ. Quán cà phê có nhạc, thường là nơi quyến rũ người thêu dệt mộng mơ, nơi ôm ấp lãng mạn, với những mối tình đơm hoa kết trái. Nhưng rồi, lúc thực không như mơ, người ta đến đây chỉ để dò tìm lối đi trong kỷ niệm, để ngẩn ngơ, tiếc nuối… và rồi, lại dệt mộng, ước mơ. Có khi, anh đã chọn ra đi, rời con đường học trò, với những ngày Thủ Đô tưng bừng phố xá, mang nặng hành trang, chẳng mong ngày về. Và người, một thời với con đường học trò, trở lại quán, không phải để tìm cà phê; lắm lúc, chỉ muốn tìm về Chủ Nhật uyên ương, để uống ly chanh đường, uống môi em ngọt.

Quán chú Hy, giống đa số quán bình dân, chuyên bán cà phê pha bằng vợt. Bếp pha cà phê của chú Hy cũng giản dị, với ba lò chụm bằng củi, vài cái siêu đất nung, ấm nhôm, bình trà… Cang nói, quán chú Hy mở cửa sớm. Từ năm giờ sáng, bếp đã đỏ lửa để đun nước sôi pha cà phê phục vụ khách. Để giữ hương vị, vợt pha cà phê không được giặt bằng bột giặt hay thuốc tẩy. Mớ vợt sạch, sẵn sàng để dùng, máng bên trên bếp, đều thâm màu cà phê. Cà phê mỗi quán có hương vị khác nhau. Cái thơm ngon khác nhau là ở cách pha, cách chọn lọc bột cà phê; theo khám phá, theo kinh nghiệm của từng quán. Người pha dùng nước sôi để trụng sạch vợt, rồi mới cho bột cà phê xay nhuyễn vào. Sau đó, nhúng vợt có cà phê vào siêu nước đang sôi, lấy muỗng khuấy đều vài lần, rồi đậy nắp siêu lại, nấu thêm khoảng năm đến mười phút cho cà phê thấm dần; để tạo nên những bình cà phê, với hương vị đặc biệt của quán mình. Khi cà phê trong siêu đã được nấu cho hòa tan đến độ ngon như ý xong, chú Hy sang một phần vào cái ấm nhôm, để cho nguội dần, dùng làm các món cà phê có đá. Phần cà phê còn lại, chú giữ trong siêu đất, đặt sang cái bếp than có lửa nhỏ, để giữ nóng, dùng cho món cà phê đen và cà phê sữa nóng.

Từ lần đầu theo Cang bước vào quán chú Hy, thấy mấy cái siêu đất trên bếp, là chúng tôi có cảm tình với cà phê của chú. Nhiều quán, chỉ dùng ấm pha bằng nhôm. Pha bằng siêu đất như chú Hy, mới có được chất cà phê thơm ngon độc đáo. Đây là loại siêu chuyên dùng để nấu thuốc bắc, làm bằng đất nung, có vòi và cán cầm chếch xéo lên cùng một hướng. Loại siêu đất này giữ độ nóng và nóng đều, giúp cho bột cà phê trong vợt hòa tan, đậm đà cả hương lẫn vị. Cà phê phin có phong cách sang trọng riêng, dành cho khách có tiền và thừa thời gian. Cà phê vợt thì bình dân hơn, pha sẵn, giá cũng bình dân, dành cho người lao động có ít tiền và ít thời giờ rỗi rãnh. Chỗ pha cà phê vợt thường trông không đẹp mắt cho lắm; mấy cái vợt thì thâm màu cà phê, siêu đất thì màu men vàng bên ngoài bị ám khói đen đủi. Thế nhưng, chính nhờ cái vợt, cái siêu, cách pha chế công phu, đúng điệu và cầu kỳ ấy, đã làm người thưởng thức ly cà phê vợt, sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon đặc biệt, mà các kiểu pha khác không có được.

Buổi sáng qua nhanh, mang theo hương vị cà phê và lời tạ từ.

Cang phải đi học. Bốn đứa tôi đến Quân Vụ Thị Trấn làm thủ tục nhập ngũ. Tuổi học trò của chúng tôi, từ đây bắt đầu rẽ ngoặc sang lối vào quân trường. Từ cổng vào, Cổng Số Một, trong phút chốc tuổi trẻ học được bài học vỡ lòng đầy ý nghĩa; đó là biết đáp lời: “Sẵn Sàng!”. Đàn em sẵn sàng theo đàn anh, để trưởng thành. Thành người lính và nhận lãnh “Trách Nhiệm”.

. . .

Không ai dừng vòng quay của thời gian được!

Rồi cũng đến ngày rời quân trường. Mấy tuần cuối khóa thật bận rộn. Đến ngày nghỉ cuối tuần, chúng tôi rủ nhau đi ra Khu Tiếp Tân. Không có ai đến thăm viếng cả. Chúng tôi chỉ muốn lang thang, nhìn ngắm khung cảnh thân ái, gia đình đoàn tụ, dù ngắn ngủi, thêm một lần sau cùng. Mai này, chắc là khó có dịp, hay sẽ không bao giờ còn trở về nơi đây.

Vào tháng ngày cuối khóa huấn luyện, các khóa đàn em đều để ý và chào kính với tình cảm, khi gặp những đàn anh sắp rời quân trường. Đồng thời, chúng tôi cũng dễ dãi; chuyện hướng dẫn hay phạt vạ đàn em, đã có các khóa đàn anh khác lo. Nhất là ngày Chủ Nhật, trên lối vào Khu Tiếp Tân, lòng mình như trãi rộng ra, bốn đứa tôi không lưu tâm đến chào kính của các khóa đàn em cho lắm. Thấy chào thì đứa đi bên ngoài, chào đáp lễ theo nghi thức, và bọn tôi bình thản bước đi.

- Huynh trưởng!

Chợt nghe có tiếng gọi sau lưng. Thường thì, chỉ có đàn anh gọi giật ngược để chỉnh đàn em. Bốn đứa tôi ngạc nhiên, dừng chân và quay lại. Anh sinh viên khóa đàn em, còn đứng nghiêm nhìn chúng tôi, ân cần:

- Huynh trưởng!... Ra đơn vị nhiều may mắn!

Tình quá!

Chúng tôi bước sang bên kia đường, bắt tay cám ơn anh.

Buổi sáng, giờ thăm viếng còn dài. Chỉ có những khóa sinh “mồ côi”, không người thân yêu thăm viếng, mới trở về doanh trại sớm. Chúng tôi bước nép vào bên lề đường, cho trống lối di chuyển chung, Vẹn thân mật thăm hỏi:

- Anh đã xong tiếp tân rồi sao?

- Thưa Huynh trưởng, tôi không có người thăm… Đi xem chơi, vậy thôi!

- Anh tính về trại à?
 

 Thưa chưa! Tôi tính đi xuống Khu Gia Binh… kiếm quán ngồi nghe nhạc.

Không có ai để hẹn hò, hay hẹn mà không đến, cũng là chuyện thường tình, trong quân trường. Tình đời trong thời chiến mà. Chẳng có gì đáng thắc mắc cho lắm. Nghe vậy, tôi ngó các bạn mình hỏi ý:

- Mình cùng xuống Khu Gia Binh chứ?

Còn nhiều thời gian, xuống Khu Gia Binh kiếm cà phê uống trước, rồi quay lại thăm Khu Tiếp Tân sau, cũng được. Chúng tôi đồng ý, cùng đi kiếm quán, để ngồi chuyện trò với nhau. Phát đi ngoài hàng làm trưởng toán. Toán năm người, đàn anh cùng đàn em, thêm một lần bên nhau. Trong đây, còn đó Vũ Đình Trường ngợp nắng, Đại Giảng Đường, doanh trại, … Và rồi, tất cả, sẽ chỉ còn trong kỷ niệm. Đi qua Vũ Đình Trường, kế tiếp bên trái là Câu Lạc Bộ Sĩ Quan. Qua bên kia đường là Khu Gia Binh, nơi tập trung các thứ hàng quán. Quanh quân trường có nhiều tiệm quán lắm. Quán ăn, quán cà phê, tiệm bán các thứ vật dụng mà sinh viên cần, tiệm may sửa quân phục….

Bên khu Thiết Giáp cũng có nhiều tiệm quán, và cũng có vài quán là nơi để tương tư, thầm nhớ. Nơi mà, cho dù có tốn tiền cà phê, bỏ phí cả tháng trời dài, thường chỉ được ôm ấp nụ cười và mấy tiếng “em chả…!” mà thôi. Đối diện Nhà Bàn, khu nhà ăn cho sinh viên thụ huấn, có một quán cà phê, với người trong quán cũng là người trong mộng, đã ru hồn nhiều chàng tuổi trẻ còn thích vướng víu mộng mơ. Khu Gia Binh cũng thế, nơi nào cũng thấy những cây si mới trồng. Có cây, lá còn tươi rói. Có cây, lá chưa kịp tươi đã héo úa. Sau cơm chiều, khóa sinh được tự do cho đến giờ đi ngủ; coi vậy mà ngắn lắm. Lại thêm, đèn màu quyến rũ, nhạc bập bùng, hoa khoe sắc thắm, hồn bồng bềnh phiêu lạc. Không phải chỉ có đàn em, đàn anh cũng bị lạc lối, quên đi thời gian, chạy về đến doanh trại, đã trể giờ tập họp điểm danh tối, của Đại đội là thường. Thế nhưng, hoa nơi đây, không phải chỉ có hồng, mà đào, lài, cúc, huệ, sen,… ngay cả Vân hay Mây, Lệ hay… nước mắt; ít nhiều đều có gai hết. Gai nào cũng làm trầy xước được hết. Chỉ có khác nhau cái tầm mức đau rát hay độc hại mà thôi. Thời chiến, khó lường được, đâu là tình yêu, đâu là cạm bẫy. Vào tiệm quán, mình chỉ nên ngó qua, để biết: đời còn có sắc màu, có hương thơm, có lụa là thưa mỏng đầy quyến rũ; chớ không phải chỉ có bộ quân phục, chỉ nồng nàn mồ hôi, hay chỉ có những thân thể cháy nắng thành đen sạm.

Chừng như, cái chất lính cũng hòa nhập vào tiệm quán nơi đây. Quán bán cho tuổi trẻ đang tập tành làm lính, đều có phương pháp, nhuần nhuyễn, nhanh lẹ. Bước vào cửa, gọi thức uống, trả tiền, nghe tiếng nói và ngắm nụ cười chào đón, ngồi xuống bàn, đốt xong điếu thuốc, là thấy có người đẹp mang ly cà phê tới bàn. Từ dàn máy Akaii đồ sộ trong quán, cuốn băng nhựa quay vòng chầm chậm, đưa tiếng ai đó đang hát bài “Sao Em Không Đến”, chan hòa trong không gian mù mờ khói thuốc. Bài hát kể chuyện hẹn hò của anh chàng khóa sinh; chuyện đi phép chiều thứ Bảy, nhưng nàng không lại, để chàng đứng ngẩn ngơ trong quân trường, “đếm từng chiếc lá thu bay...” mà ước mong “tôi còn có em”. Chuyện mất, chuyện còn, là chuyện bình thường trong đời lính; lính trận càng thấm thía chuyện đời mình hơn. Sáng nay, đã sang ngày Chủ Nhật rồi, nhưng chuyện hẹn hò từ chiều thứ Bảy của ai đó, sao vẫn nghe vương vấn trong lòng.

“Đời tôi, từ ngày khoác áo chiến binh lên đường,
thấy rằng, lòng mình đã bớt vấn vương.
Chiều nay, lòng chợt thấy nhớ thương em,
Thương về mái tóc êm đềm, buông dài ấp kín hồn em...

Tôi mong em đến tuần sau thứ Bảy,
Cho tôi không còn tìm áo ai bay,
Cho tôi không còn đếm bước âm thầm,
những chiều em không đến thăm,
Vì tôi biết: tôi còn có em…!”

Gần bên Câu Lạc Bộ Sĩ Quan, trước khi đi vào Khu Gia Binh cũng có cây soan.

Chắc đây là cây soan già, trong bài “Sao Em Không Đến” của nhạc sĩ Hoàng Nguyên. Tác giả cũng thụ huấn cùng quân trường, năm 1965.

Thời còn trong quân trường, chiều thứ Bảy được đi phép; cho dù không ngóng tìm hình bóng người thương, lời nhạc nghe như viết riêng cho từng khóa sinh, cho chính mình.

“Tôi mong em đến tuần sau thứ Bảy!”

Có những ước mong nghe như tầm thường, nhưng hãy còn quyến luyến, đong đầy kỷ niệm, như ngày nào tuổi trẻ chợt hiểu được và biết thấm thía với hai chữ: Anh đi!

Cho dù đã gần năm mươi năm sau, “Sao Em Không Đến”, lời hát vẫn mênh mang đưa người lính ngày xưa, trở về với một thời tuổi trẻ, với thao trường còn vang tiếng gọi. Nhất là với tiếng hát của các bạn mình. Bạn mình không phải là ca sĩ chuyên nghiệp. Lính hát, lính nghe. Nghe chính bạn mình đàn hát, có cái gì đó khác hẳn, đầy ấp thân tình.

Quân trường.

Bạn bè tôi.

… nghe lòng thương thương nhớ nhớ.
Một thời để nhớ và không thể quên!

Bùi Đức Tính
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Aug/2022 lúc 8:14am

Khi Người Quảng Cãi Với Người Quảng

 

Từ xưa nay "cãi" đã trở thành đặc sản của người Quảng, vì vậy chuyện này không cần phân tích bàn cãi sâu thêm nữa. 

Nếu để ý bạn sẽ thấy, trong các cuộc thi hoa hậu không ai dám mời hai ông người Quảng cùng làm giám khảo, bởi chắc chắn hai ông sẽ cãi nhau đến sáng vì trái quan điểm với nhau khi đưa ra nhận xét về thí sinh. 

Về ẩm thực các vùng miền, chúng ta thường thấy những cuộc thi về phở của người Bắc, bún bò của người Huế, hủ tiếu của người miền Tây nhưng tuyệt nhiên không có cuộc thi nào về mì Quảng. Vì người ta biết chắc chắn nếu tổ chức thì sẽ có cãi lộn giữa thí sinh với thí sinh, giám khảo với giám khảo về vụ "mì cá và mì gà mì nào ngon hơn". 

Người Quảng cãi với thiên hạ thì ai cũng biết rồi, nhưng khi người Quảng cãi với người Quảng thì mức độ ác liệt đến độ  "không cơ quan mô chịu nổi". 

Và dưới đây là một vụ cãi tiêu biểu: 

Số là gần đây, nhạc sĩ Trần Quế Sơn vào Sài Gòn tổ chức họp báo giới thiệu liveshow "Cõi quê" - chương trình âm nhạc gồm những sáng tác của anh lấy cảm hứng từ thơ Bùi Giáng (cả hai đều là người Quảng). 

Buổi họp báo có mặt các tay thuộc "trùm cãi" xứ Quảng như Mai Phúc, Lý Đợi, Lê Công Sơn, Lê Minh Hạ, Tiểu Vũ và nhiều cha nội nhà báo người Quảng mà tui không nhớ hết. 

Dẫn chương trình là nhà báo Lý Đợi. Trước khi vào chương trình Lý Đợi cũng đã đưa ra cảnh báo rằng ở đây số lượng người Quảng đang chiếm đa số, nên anh chị cân nhắc trong lời ăn tiếng nói để tránh việc cãi nhau không cần thiết. 

Buổi họp báo bắt đầu, Lý Đợi vô đề: "Thưa các anh chị, nhạc sĩ Trần Quế Sơn sinh ra tại huyện Quế Sơn, một vùng quê nghèo khó thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Nam Nhưng chính mảnh đất nghèo khó này đã nuôi nấng anh trở thành một nhạc sĩ rất nổi tiếng...vân vân và vân..." 

Phần giới thiệu xong, nhạc sĩ Trần Quế Sơn hát tặng mọi người bài hát "Thưa các em miền Nam" (bài hát lấy cảm hứng từ một ý thơ của thi sĩ Bùi Giáng) không khí ấm cúng vui vẻ hòa đồng hẳn lên. 

Tưởng như vậy là xong, bình yên không ai cãi. Thế nhưng, một số người Quảng ở dưới bắt đầu hầm hè bàn tán sôi nổi về những gì "thằng Lý Đợi vừa giới thiệu hồi nãy"...là "tồ lô" hết sức, "Quế Sơn răng mà nghèo bằng Tiên Phước được", "chừ ở đó đường sá ngon lành rồi mà hắn dám nói hoang vu..."Nói về nghèo thì phải nói tới Trà My mà thằng Đợi nói Quế Sơn là trật lất cù chìa hết..." Blabla... 

Phần đặt câu hỏi là cơ hội cho các nhà báo lý sự. Anh Mai Phúc báo Công Luận (dân Quảng thứ thiệt) lập tức giơ tay. 

"Trước khi đặt câu hỏi cho nhạc sĩ Trần Quế Sơn tôi xin nói rõ phần giới thiệu lúc nãy của anh Lý Đợi là không chính xác, tại sao anh nói Quế Sơn là vùng một vùng quê nghèo khó hoang vu của Quảng Nam. Tôi mới về nên biết rõ ở đây giờ phát triển ngon lành rồi...vân vân và vân vân..." 

Giải thích qua giải thích cuối không ai chịu ai nhưng nhìn chung cũng "tạm bỏ qua" được vì đang họp báo, nhưng không chịu thua ai. 

Tan họp báo mấy ông xứ Quảng lên Facebook lập một cái Group hẳn hoi rồi nhảy vô cãi liền mấy tháng trời xung quanh chủ đề "Quế Sơn có phải là huyện nghèo của Quảng Nam không"...Vụ cãi đến nay chưa có hồi kết. 

Hay cãi chưa hẳn là một đức tính tốt, nhưng nó thể hiện tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh và sự hiểu biết của người cãi. Trong cuộc sống, người Quảng không chỉ cãi với thiên hạ mà họ còn cãi với chính họ như là cách để giúp nhau tồn tại và phát triển. Cãi cũng là cách cùng dắt tay nhau đi tìm chân lý.....Nhưng chân lý thì còn lâu mới thấy, vì thế chắc chắn người Quảng sẽ còn cãi nữa. 

Chính vì vậy Quảng Nam là nơi sản sinh ra nhiều nhà báo nổi tiếng như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Bùi Thế Mỹ, Lưu Quý Kỳ…Thế hệ sau nối tiếp là những nhà báo gốc Quảng lừng danh như Nguyễn Công Khế, Lê Hoàng, Võ Như Lanh, Nguyễn Văn Bổng, Trung Dân, Trương Duy Nhất, Huỳnh Bá Thành, Hoàng Hải Vân, Huỳnh Ngọc Chênh, Vu Gia, Ngô Thị Kim Cúc, Vũ Đức Sao Biển, Huỳnh Sơn Phước, Vũ Hạnh, Trần Ngọc Châu, Cao Vũ Huy Miên, Nguyễn Nhật Ánh, Tần Hoài Dạ Vũ, Lê Minh Quốc, Nguyễn Đình Xê, Mai Phúc, Đặng Việt Hoa, Lê Thị Nam Bình, Anh Khuê... 

Nói đến làm báo thì phải nói đến tinh thần phản biện (cãi). Lịch sử ghi nhận năm 1922, chí sĩ Phan Châu Trinh đã cãi với... vua Khải Định bằng cách lên tiếng kể 7 tội của vị vua này, trong đó có 2 tội không thể dung tha là làm nhục quốc thể và phung phí của dân. 

Tư tưởng phản biện của nhà báo Huỳnh Thúc Kháng cũng được công khai trên báo Tiếng Dân số 175 (1.5.1929): “Vì rằng ta không có quyền tự do nói những điều nên nói, mà ta lại có quyền tự do không nói những cái không nên nói”. 

Năm 1930-1945, hai nhà báo đồng hương Quảng Nam là Huỳnh Thúc Kháng và Phan Khôi có cuộc bút chiến, tranh luận sôi nổi trên báo chí về truyện Kiều của Nguyễn Du. Sau đó, hai nhà báo này lại bắt bẻ nhau về chuyện “thơ mới”, cuộc cãi nhau này kéo dài nhiều năm.

Phan Khôi cũng là nhà báo nổi tiếng châm ngòi cho các cuộc bút chiến diễn ra trên khắp mặt báo đương thời. 

Trong lịch sử, người Quảng Nam đã làm nên nhiều vụ cãi nổi tiếng. Năm 1908 diễn ra phong trào kháng thuế ở Trung kỳ, người dân Quảng Nam đã đứng lên “cãi lại” chính quyền thực dân Pháp và tạo ra phong trào chống thuế lan tỏa khắp Trung kỳ làm lung lay chế độ thực dân ở Đông Dương. 

Cãi là một văn hóa đặc sắc của người xứ Quảng. Hãy phát huy và giữ gìn di sản quý giá này. 

P/S: Trước khi viết bài này tôi đã cãi với chính tôi suốt mấy tiếng đồng hồ xung quanh chuyện có nên đưa câu chuyện này lên công khai cho thiên hạ biết không? 


TIỂU VŨ 17.07.2022
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Aug/2022 lúc 11:26am

Chuyện Ba Người


Người đàn ông trong hình là Trương Ngọc Hoàn, tù nhân oan sai 27 năm, lâu nhất ở TQ vừa được ra tù sau khi minh oan và được nhận bồi thường 5 triệu tệ. Người cứu anh ra tù là Tống Tiểu Nữ, vợ cũ của anh (đứng cùng trong bức ảnh) cùng sự giúp sức của người chồng thứ Hai của cô...!

Khi 27 năm về trước, Trương Ngọc Hoàn là một thợ mộc mới 26 tuổi, có 1 vợ 2 con sinh sống thiện lương bỗng bị quy tội giết hại 2 trẻ em hàng xóm....?

Ra Tòa bị kêu án tử. Nhưng gia đình nhất định kháng cáo kêu oan. Tòa xử đi xử lại đến 3 lần vào các năm 1996, 2001 và 2018 và vẫn quy án như cũ, chỉ hoãn thi hành án tử....!

Người vợ Tống Tiểu Nữ sau khi chồng vào tù, gửi hai con lại quê nhà Giang Tây và đi Thẩm Quyến làm thuê kiếm tiền nuôi con.

Quá thương vợ con và tuyệt vọng vì oan khuất, người chồng muốn tự sát trong tù. Nhưng người vợ động viên anh phải sống. Vì chỉ có sống mới có cơ hội thoát án oan...!

Cô quyết tâm tìm đường cứu chồng. Từ một phụ nữ chỉ học hết Tiểu học, cô quyết học hỏi để viết đơn kiện cho chồng. Hết đơn này tới đơn khác. Dù không có hồi âm...

Cô kiên cường như vậy cho tới khi bị phát hiện bệnh u xơ tử cung năm 1999. Khi đó con còn 2 đứa quá nhỏ, chồng tù tội, nhà không có tiền, cô liền nghĩ cách cứu con nhỏ...!

May lúc đó có một người đàn ông thương và thông cảm hoàn cảnh của cô, chấp nhận cưu mang 3 mẹ con và giúp cô đi kiện.

Thế là mối quan hệ cực kỳ phức tạp này được giải quyết. Chồng cô ở trong tù chấp nhận cho cô ly hôn để cứu vợ và hai con....! Dù hai người chia tay trong nước mắt và cô hứa sẽ tiếp tục kêu oan cứu chồng....!

Cô nói: "Em không bao giờ quên được anh....!".

Người chồng mới ký thỏa thuận hứa sẽ nuôi hai con nếu chẳng may cô chết bệnh, và đồng ý cho cô có thể thăm nuôi chồng cũ và mẹ chồng bất cứ khi nào....

Đến 24 năm ròng, người chồng sau vẫn sống đàng hoàng, chăm sóc cô và hai con...! Còn Tống Tiểu Nữ tiếp tục hành trình kêu oan cho chồng không mệt mỏi....!

Sau 27 năm, tháng 8/2020, Tòa cấp cao tỉnh Giang Tây đã xử lại án và tuyên Trương Ngọc Hoàn vô tội, được đền bù 5 triệu tệ...

Ngày người chồng cũ được kêu án minh oan, Tiểu Nữ chỉ muốn có một cái ôm.

Cô nói:

- "Em đã suy nghĩ về cái ôm này trong nhiều năm. Từ khi anh đi tù, em luôn muốn ôm anh. Đến trại giam, mình chỉ nhìn thấy nhau qua bức kính trong suốt, gọi điện cũng chỉ nói được dăm ba câu. Cái ôm này, em đã chờ đợi quá lâu rồi...!".

Hai ngày sau, khi hay tin chồng cũ được ra tù vào ngày 30 tháng 10, cô bắt xe từ Phúc Kiến về Giang Tây đón chồng xưa...!

Và vừa tới nơi thấy anh, cô chỉ mới nắm được vào tay chồng, là cô ngất xỉu vì quá xúc động, phải vào bệnh viện cấp cứu...!

Khi tỉnh lại, cô lái xe tới thăm chồng cũ, hai người chỉ nắm tay nhau vì sợ rằng sẽ quá xúc động.... Cô tặng anh một cái điện thoại di động để gọi điện và chụp hình để ghi lại những khoảnh khắc đẹp của người tù oan 27 năm vừa được tự do...

Rồi cô quay lại Phúc Kiến với gia đình hiện tại của mình. Giờ đây cô muốn toàn tâm toàn ý với người chồng mới 24 năm ròng đã chăm sóc cô và hai con đã khôn lớn...!

Cuộc đời đã đẩy anh thợ mộc Trương Ngọc Hoàn vào vòng tù tội oan trái 27 năm. Nhưng cuộc đời cũng cho gia đình anh thêm một thành viên, một người đàn ông khác sẵn sàng cưu mang vợ con anh trong khi hoạn nạn....!

Cuộc đời cho chúng ta thấy vẻ đẹp trong tâm hồn của người thiếu phụ Tống Tiểu Nữ, một lòng vì chồng vì con mà hy sinh tất cả, không tính toán tới bản thân...

Một chuyện tình thật đẹp và cảm động của ba người, vì người nào cũng cao thượng và tử tế. Cho dù họ chỉ là những người bình dân, hàng ngày chẳng ai để ý tới họ.

Xin chúc phúc cho họ và con cái được sống những ngày viên mãn sau mấy chục năm chia lìa, hoạn nạn, tai ương...

 

P.V (Tổng hợp)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2022 lúc 10:07am

Người Đàn Bà Có Hai Chồng

 


Tạp Chí Dân Văn phỏng vấn:  NGƯỜI ĐÀN BÀ VIỆT NAM SỐNG VỚI HAI ÔNG CHỒNG TRONG MỘT APPARTEMENT (WOHNUNG) Ở TẠI CHLB ĐỨC (GERMANY).

Tôi tự làm ghe để đem cả gia đình nhỏ của tôi vượt biên, gồm vợ chồng và 3 đứa con gái, tôi đã tự thuật chi tiết rõ ràng trong „CÂU CHUYỆN VƯỢT BIỂN TỪ THỦ ĐÔ SAIGON“, qúy vị nào muốn đọc câu chuyện này, liên lạc với tôi qua email: danvanmagazin@gmail.com, sở dĩ tôi phải kể dài dòng mới dẫn đến việc tôi gặp gỡ người đàn bà có 2 chồng ở chung cùng một lúc.

Trong chuyến vượt biển này vì không muốn anh chị em cùng tán gia bại sản nếu bị bắt, nên tôi không rủ bất cứ một người anh em nào trong thân tộc, trừ một cậu em ruột của vợ tôi, tên Trần Văn Vinh, nếu không có cậu này chắc chắn tôi không tổ chức được chuyến vượt biển này, hơn nữa đã ra khỏi Vũng Tàu 2 lần đều phải quay về cả 2 lần. Nhờ có người cô ruột rất linh thiêng đã „che mắt“ bọn công an nên cả 2 lần quay về đều không bị bắt một người nào, chiếc ghe chở 45 người, còn đầy đủ lương thực, súng ống, cho người xuống giữa thanh thiên bạch nhật…tại cầu Calmet, Saigon.

Hai người anh, một anh ruột, một anh vợ, biết được việc tổ chức vượt biên, đã đích thân cả 4 anh chị gặp tôi xin cho 2 thằng con trai của anh chị đi theo, tức một thằng cháu gọi tôi là chú ruột, một thằng cháu gọi vợ tôi là cô ruột, sau khi được con tàu Cap Anamur vớt ngoài biển Đông và được đến Đức định cư, sinh sống từ ngày 10.07.1980, 2 cháu còn vị thành niên được chính phủ Đức cho bảo lãnh gia đình sang đoàn tụ, gia đình 2 người anh tổng cộng là 14 người, đều được bay qua Germany mà chúng tôi không phải trả một cent nào cả, đến Đức tất cả được hưởng trợ cấp ngay để sinh sống, nhiều người bạn ở bên Hoa Kỳ đều nói chúng tôi được chính phủ Đức cưu mang như thế, là số đẻ „bọc điều“.

Người anh ruột tên là LÊ HÒA, là Giáo Sư Đệ Nhị Cấp, dạy trường Công Lập, sau năm 1975, VC chiếm Saigon, chị dâu phải ra chợ buôn bán thêm mới đủ nuôi 6 cháu, việc buôn bán này dẫn đến việc quen biết với chị Phạm Thị Mùi, người có 2 ông chồng cùng một lúc, nhà tại trại Khuông Việt, Ngã Ba Ông Tạ. Năm 1984, gia đình ông anh ruột gồm 7 người qua Đức đoàn tụ với cậu con trai mà tôi đã đem đi vượt biên năm 1980. Gia đình ông anh cùng về ở tại làng Wulfen, Thành Phố Dorsten, Tỉnh Recklinghausen, TB NRW, Germany, nơi gia đình tôi được đưa về sinh sống từ ngày qua Đức 10 tháng 07 năm 1980. Bỗng một ngày chị dâu cho biết có người quen ở VN đã vượt biên qua Đức sẽ tới thăm gia đình anh chị tôi, chị dâu tôi cũng cho biết, đó là bà Mùi, người đàn bà có 2 ông chồng, ngày bà Mùi đến, tôi cũng có mặt để xem người có 2 chồng như thế nào? Sau khi chị dâu giới thiệu tôi với chị Mùi cùng 2 ông chồng đang ngồi trò chuyện tại phòng khách, vì tôi là em ruột, là chỗ thân tình nên khi tôi xin phỏng vấn, chị Mùi đồng ý ngay. Trước khi đọc đoạn phỏng vấn, tôi kể sơ qua về „dung nhan“ chị Mùi, chị này tướng người „phốp pháp“, có da có thịt, đẫy đà, gương mặt dễ coi, không đẹp, không tiện hỏi tuổi đàn bà con gái nhưng tôi độ chừng chưa quá 40. Một ông chồng gầy, chưa đến 50, một ông trẻ hơn khoảng hơn 30 một chút. Làm báo mà gặp câu chuyện „vua bếp, 2 ông một bà“ thì thật là hi hữu, tôi nhanh chóng sắp xếp để mở cuộc phỏng vấn đăng trên báo để phục vụ độc giả.

*****

Sau đây là cuộc trao đổi giữa bổn báo Chủ Nhiệm và chị Phạm Thị Mùi.

TCDV: chị Mùi ở tỉnh nào vậy?

Chị Mùi: gia đình tôi định cư tại tỉnh Krefeld, Tiểu Bang NRW.

TCDV: gia đình chị có bao nhiêu người?

Chị Mùi: 9 người tất cả, 2 ông chồng và 6 đứa con với tôi nữa.

Chị nói 2 ông chồng mà mặt tỉnh bơ, không ngượng ngùng gì cả!

TCDV: chị làm sao đem cả 2 ông sang bên này?

Chị Mùi: tôi và ông thứ 2 vượt biển cùng 2 đứa con, được tàu Cap Anamur vớt ngoài biển Đông. Đến Đức tôi làm hồ sơ bảo lãnh ông chồng thứ 1 và 4 đứa con còn lại, khoảng 1 năm sau thì ông ấy và 4 đứa con bay qua bên này, dĩ nhiên là về nơi tôi đang ở, như vậy một gia đình 9 người nên tôi nhờ sở xã hội thuê cho 2 căn nhà Wohnung (appartement) liền nhau, rồi chủ nhà đã giúp đỡ đập tường làm 1 cái cửa thông 2 căn.

TCDV: chị vượt biên với 2 đứa con là con ông thứ 2 hả?

Chị Mùi: làm sao biết con ông nào? Đâu có thử ADN mà biết, nhưng thử để làm gì? Ông nào cũng vui vẻ nhận tất cả là con, đều yêu mến chúng, hàng xóm ở VN cũng “xì xào” nhưng thây kệ, còn ở Đức chẳng ai để ý chuyện “vua bếp”, chung quanh đều là người Đức, họ sống rất vô tư.

Đến đây tôi muốn hỏi chị về chuyện „phòng the“ và không muốn 2 ông chồng nghe nên đã mời chị vào căn phòng trống bên cạnh.

TCDV: chị lấy ông chồng 2 khi nào?

Chị Mùi: VC vào Saigon anh ấy đang là Sinh Viên, học chưa xong, ai cũng chật vật, anh ấy cũng thế, ra chợ chạy „mánh mung“ kiếm tiền nuôi mẹ và các em, gặp tôi, 2 bên dựa vào nhau, tôi hơn tuổi anh ấy, bày cho anh ấy đủ kiểu làm cho anh ta mê mẩn.

TCDV: chị nói „bày cho anh ấy đủ kiểu“ là lúc 2 người „làm tình“ hả?

Chị Mùi: đúng rồi, trai mới lớn mà, tôi ra chợ buôn bán thì ông chồng 1 phải ở nhà lo cơm nước, trông coi 3 đứa con nhỏ, được hơn một năm thì tôi có bầu đứa thứ 4.

TCDV: con anh Thắng? (Thắng là tên ông chồng thứ 2).

Chị Mùi: ai mà biết được, tôi vẫn thường xuyên ngủ với cà hai ông.

TCDV: chị ngủ 2 ông nằm 2 bên?

Chị Mùi: không, mỗi lần một người thôi, ông thứ 2 còn trẻ nên hăng lắm, đòi mỗi ngày, may là tôi có sức mới chiều nổi, còn ông Lâm lớn tuổi rồi, chỉ một tuần đôi ba lần, như thế đẻ con ra biết là con ông nào?

Nghe chị Mùi trả lời chẳng e dè gì cả, tôi càng khai thác thêm, ông Lâm là tên ông chồng thứ 1.

TCDV: Chị thấy ông nào „làm tình“ có bài bản hơn?

Chị Mùi: tôi hỏi anh, các ông chán cơm thì thèm phở, còn đàn bà chán cơm đâu có thể dễ dàng đi ăn phở được, chi bằng ta có nồi phở tại nhà muốn ăn lúc nào cũng có.

TCDV: hai ông chồng của chị có ghen nhau không?

Chị Mùi: không bao giờ, 2 ông ngoan lắm luôn nhường nhịn nhau.

TCDV: kể cả chuyện chăn gối?

Chị Mùi: chuyện ấy là chính mà.

TCDV: khai sinh các cháu, tên cha là ai?

Chị Mùi: tên ông chồng thứ 1 vì có hôn thú. Nhờ có hôn thú tôi mới bảo lãnh ông ấy đấy.

TCDV: chị có đọc chuyện Tàu không? chị biết bà Từ Hi Thái Hậu, cuối đời nhà Thanh, đã trên 60 mà còn nuôi 2 thanh niên mới 18 tuổi để phục vụ chuyện „gối chăn“ đó, chắc chị cũng biết điều này?

Chị Mùi: tôi đâu biết chuyện Tàu ra sao, nhưng có 2 ông chồng thì sướng thật, muốn lúc nào cũng được. Tôi thấy xã hội còn bất công, đàn ông lấy 2,3 vợ thì không sao, đàn bà có 2 chồng thì „lên án“, đàm tiếu, nói này nói nọ, nghe nhức cả đầu. Đám con do tôi sanh ra không bao giờ ganh tỵ hoặc tranh chấp, tài sản, của cải, còn con của 2 bà thì bà nào cũng dạy con mình phải dành phần hơn về mình khiến cho gia đạo bất hoà, làm trò cười cho thiên hạ, anh có thấy con của 2 bà, không lúc nào hoà thuận với nhau vì 2 bà mẹ đều ích kỷ, còn như tôi, đâu biết đứa nào là con ai mà xúi biểu chúng nó tranh chấp.

TCDV: chị nói có phần đúng, một ông hai bà hầu hết đều có bất hoà nhất là mấy đứa con của 2 bà, nếu có của ăn của để thì càng dữ tợn hơn nữa, tôi biết một câu chuyện ở Đức, có ông võ sư kia đem đám học trò vượt biển trong đó có một nữ đệ tử, bà vợ ông võ sư còn ở VN để chăm sóc cha mẹ chồng tức cha mẹ đẻ của ông võ sư. Đến Đức, lâu ngày chầy tháng, ông võ sư „yêu“ cô học trò sanh ra 3 cô con gái, đến lúc này bà vợ qua đoàn tụ gia đình, mới „ngã ngửa“ việc phòng nhì của ông võ sư, điều tôi muốn nói, là khi làm khai sanh phải có hôn thú mới khai được tên cha tên mẹ, trường hợp này chắc ông võ sư đã dùng giấy hôn thú của bà vợ, nhưng khi 3 đứa con gái lớn lên thấy tên mẹ không phải mẹ mình, người đã sanh ra mình, chúng sẽ nghĩ như thế nào? tất cả các ông có 2,3 vợ đều làm những việc oan nghiệt mà không bao giờ nghĩ đến hậu quả, con cháu phải gánh chịu, đời cha ăn mặn, đời con khát nước, đó là luật nhân quả ngàn đời không thay đổi.

Chị Mùi: những ông có 2 bà là vua nói sạo, lại còn „chôm“ đồ nhà bà lớn đem sang bà nhỏ, không nói láo, nói dối thì làm sao có 2 bà được. Tôi rất thành thật khi gặp ông chồng 2, rủ rê, rù quyến là cả một nghệ thuật, khi ông ấy đã mê mệt thì nói sao cũng nghe. Ông chồng 1 đã bị tôi bỏ „bùa mê“ lâu lắm rồi nên không có việc ghen tuông gì cả, ông ấy xem ông chồng 2 như em út trong nhà.

TCDV: cám ơn chị Mùi đã có cuộc trò chuyện hết sức cởi mở này.

Ở đây tôi ghi thêm một chi tiết, anh ruột tôi là GS Lê Hoà, có bằng Cử Nhân Giáo Khoa Việt-Hán, anh nghiên cứu tử vi bằng sách vở tiếng Tàu, và anh cho biết trong tử vi có „sao“ chỉ người đàn bà một lúc có 2 chồng, chuyện chết hoặc bỏ ông chồng này lấy ông chồng khác là việc bình thường, người xem tử vi đến một trình độ nào đó, có thể giảng giải rất sâu sắc bản tử vi, anh tôi giải đoán là số tử vi của con rể tôi mà biết ông thông gia của tôi có con rơi, hôm đó trước mặt tôi và ông thông gia, anh tôi đã nói, chú (anh gọi ông thông gia giống như gọi tôi, chú tức chú em) có đứa con rơi, nếu không đúng, tôi không xem tử vi nữa, ông thông gia rất đỗi ngạc nhiên và thú nhận có một cô con gái nhưng bà mẹ không chấp nhận, bạn bè không ai biết điều này, chuyện con rơi con rớt dấu nhẹm chứ khoe khoang làm gì. Còn vài chuyện trong gia đình tôi, đã được anh chấm và giải tử vi của đứa cháu ngoại đầu tiên của tôi, đến thời điểm này, các sự việc xảy ra y chang như lời anh đã nói cho vợ chồng tôi biết trước.


Lý Trung Tín

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 125 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.430 seconds.