Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 126 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22182
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jul/2012 lúc 8:04am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22182
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jul/2012 lúc 8:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22182
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2012 lúc 6:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22182
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Aug/2012 lúc 7:39am

Người mẹ Việt và đứa con lai

image

Đứa bé da đen chào đời mới 7 ngày tuổi, người mẹ gửi vào Viện mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng rồi khăn gói dắt con trai lớn cũng lai Mỹ vào Sài Gòn lập nghiệp. Sau 40 năm, ngày nay bà ngờ rằng ca sĩ Mỹ gốc Việt Randy chính là giọt máu bỏ rơi của mình.

Người mẹ ngày nay đã là một bà lão 72 tuổi đang cư ngụ ở Trảng Bom, Đồng Nai. Bà sống một mình trong căn phòng trọ khoảng 12 m2. Tài sản có giá trị duy nhất trong căn phòng là chiếc tivi cũ kỹ và có lẽ cả những dĩ vãng đau lòng...

Nét phong sương vẫn còn phảng phất đâu đó trên mái tóc bạc trắng, trong ánh mắt đượm buồn và giọng Huế nho nhã của bà lão đã bước sang tuổi xưa nay hiếm. Bà cho biết, đây là lần đầu tiên trong đời chia sẻ những góc khuất đời tư mà bà giữ bí mật suốt 40 năm qua...

Bà sinh năm 1940 tại Huế trong một gia đình trọng nho, trọng lễ hơn tài. Bà có rất đông anh chị em. Cha làm việc cho chính quyền chế độ trước và được điều về Sài Gòn công tác vào khoảng năm 1963, mang theo cái gia đình đông đúc ấy vào theo. Cô con gái xứ Huế lọt thỏm giữa chốn phồn hoa đô hội đã nhanh chóng sa ngã vào những cám dỗ cuộc đời. Giận đứa con gái không vâng lời, cha mẹ đã thẳng tay đuổi bà ra khỏi mái ấm. Thay vì tạ lỗi, cô con gái 25 tuổi cương quyết ra đi để tìm cuộc sống riêng cho mình bằng hai bàn tay trắng, không một đồng lận lưng.

image
Bức ảnh chân dung người mẹ chụp năm 1970.

Người phụ nữ nhớ lại, năm ấy nghe lời giới thiệu của bạn bè, cô gái xứ Huế vô gia cư xin vào làm bồi phòng ở cư xá Trương Minh Giảng. Đó là một chung cư dành cho quân nhân, nhân viên của phi trường Tân Sơn Nhất. Những ngày làm ở đây, bà quen với một quân nhân Mỹ gốc Phi có cái tên thường gọi là Kha Lưa. Chàng trai Mỹ xa gia đình luôn mang nỗi sợ chiến tranh và cô gái tứ cố vô thân nhanh chóng đồng cảm rồi yêu nhau lúc nào chẳng hay. Khi cô gái có bầu được 3 tháng, chưa kịp báo tin thì anh ta mãn hạn quân dịch trở về nước rồi bặt tin luôn.

Mang mặc cảm "chửa dại", bà bỏ việc đi giặt đồ thuê kiếm tiền sinh con. Đứa bé trai ra đời với nước da đen nhẻm và mái tóc quăn tít. Dù biết sẽ chịu lời đàm tiếu của xã hội đang lên án, bà vẫn giữ lấy giọt máu với hy vọng có ngày người cha trở lại tìm con. Sau này bà mới biết đó là điều hoang tưởng.

Không tiền, không nhà cửa và không thân nhân, cuộc đời bà rơi xuống tận đáy xã hội. Bà ôm đứa con không cha đi làm "ôsin" cho các quán bar. Cuối năm 1970, tại một quán bar ở Phú Thọ, bà biết mình lại có thai hơn 3 tháng với một người Mỹ khác. Lần này, bà chưa kịp biết tên tác giả bào thai thì ông ta biệt tích.

image

Đầu năm 1971, lẩn trốn thị phi, bà ôm con rời Sài Gòn về Đà Nẵng sống nhờ một người chị họ để chuẩn bị cho đứa bé ra đời. Vợ chồng người chị nghèo khổ với 6 đứa con nheo nhóc chấp nhận cưu mang thêm 2 mẹ con bà. Tuy họ không nói ra nhưng bà hiểu mình chỉ được phép tá túc ở đó trong thời gian. Bà có liên lạc với cha mẹ nhưng chỉ nhận được lời tuyên bố: Từ con. Lý do đơn giản vì bà đã làm xấu hổ gia phong lễ giáo của gia đình. Đứa cháu ngoại lai đầu tiên ra đời trong bối cảnh cả miền Nam đang sôi sục phong trào biểu tình khiến cha mẹ bà rời bỏ Sài Gòn, bỏ xứ để tránh tai tiếng do bà tạo ra. Bây giờ có thêm đứa con lai, kể như bà đã tự đẩy mình xa vĩnh viễn cha mẹ.

image
Người mẹ già ngày nay luôn ray rứt mong tìm được đứa con lai.

Rứt ruột gửi con

Lần sinh này do thai khó, bà phải chịu mổ. Thời đó chi phí cho một ca sinh mổ rất đắt, số tiền dành dụm của bà cạn sạch. Lượng sức mình không thể nuôi nổi 2 đứa con trong tình cảnh vô gia cư, nghe theo lời khuyên của người chị họ, khi đứa bé thứ hai mới 7 ngày tuổi, bà gửi cho Viện mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng. Khi giao con cho các sơ, bà mong đứa bé sẽ được chăm sóc tốt hơn là sống trong cảnh lang bạt kỳ hồ cùng bà.

Nhớ lại điều này, bà rơi nước mắt: "Không người mẹ nào muốn rứt núm ruột của mình. Không có nỗi đau nào hơn khi rời xa nó. Nhưng cặp nách một đứa bé sơ sinh, trong khi túi đã cạn tiền, không chỗ tá túc thì cả 3 mẹ con cùng chết đói. Tôi phải đi làm việc ngay để có cái ăn".

Dù chưa hồi sức sau khi sinh, bà dắt đứa con lớn trở về Sài Gòn. Lần này, bà thuê một căn phòng trọ ở chợ Sài Gòn sống an phận bằng nghề may thuê quần áo cho các chợ. Dù thương nhớ đứa con ở Viện mồ côi nhưng bà không đủ tiền để đi thăm. Cuộc sống giữa Sài Gòn khiến bà luôn thiếu hụt. Bà lại cắn răng đem đứa con đầu nhờ một linh mục nuôi ăn học.

Năm 1975, Sài Gòn giải phóng, chính quyền cách mạng đuổi bà về vùng kinh tế mới ở Bù Đăng, Sông Bé (nay là Bình Phước). Cuộc đời bà rẽ sang trang khác, tươi đẹp hơn. Lần đầu tiên trong đời thoát cảnh vô gia cư, bà xin nhận lại đứa con từ người linh mục. Phận mẹ góa nuôi con côi ở vùng đất mới khổ cực trăm đường, bà vẫn nuôi đứa con trưởng thành. Người con này lấy vợ, sinh cho bà một cháu trai và một cháu gái.

Năm 2000, không có tiền để làm thủ tục xuất cảnh theo diện con lai, bà làm thủ tục giao đứa con trai đầu cho một gia đình khá giả làm con nuôi. Người con này hiện sống ở Mỹ, thường xuyên gửi tiền về cho bà chi tiêu. Các cháu của bà cũng thỉnh thoảng về Việt Nam thăm bà. Người con này đang làm thủ tục bảo lãnh bà sang Mỹ để chăm sóc. Chính vì vậy mà bà thuê căn phòng trọ này để ở tạm trong thời gian chờ ngày đoàn tụ.

Mong muốn gặp lại đứa con đã gửi vào Viện mồ côi Thánh Tâm, bà bật khóc: "Tôi không mong nó tha thứ. Tôi chỉ mong gặp nó một lần để nói cho nó hiểu tôi đã khổ tâm như thế nào khi gửi nó vào viện mồ côi". Những giọt nước mắt ăn năn lăn dài theo những vết nhăn trên gương mặt đau khổ.

Từ một bài báo viết về ca sĩ người Mỹ gốc Việt Randy khá nổi tiếng ở Việt Nam đang tìm kiếm người mẹ ruột, bà nói rằng "tôi bàng hoàng vì có vài sự trùng hợp với đứa con mà tôi gửi vào Viện mồ côi Thánh Tâm".

image
Ca sĩ Mỹ gốc Việt Randy Tran.

Bà run rẩy lục tìm những chiếc đĩa CD, VCD nhạc của ca sĩ Randy, rưng rưng: "Lần đầu tiên nghe Randy hát bài “Nó”, tôi đã bật khóc. Hình ảnh đứa bé mồ côi trong bài hát cứ ám ảnh, cào xé tâm can tôi hoài. Linh cảm đã khiến tôi nghĩ mình có mối liên hệ thiêng liêng nào đó đối với Randy".

Bà nói rằng đã dò hỏi về thân phận của Randy. "Khi biết Randy là con lai tôi bàng hoàng. Lúc đó, tôi chưa biết Randy xuất thân ở Viện mồ côi Thánh Tâm nhưng tôi cứ mang máng nhận ra nó mang thân phận giống đứa con thất lạc của mình. Tôi nhờ người lùng mua tất cả những đĩa ca nhạc của Randy về nghe và khóc thầm một mình. Mỗi khi Randy ra một album mới, tôi đều tìm mua cho bằng được. Nghe Randy hát bài “Mẹ”, tôi suy sụp tinh thần".

Nỗi ân hận một thời lầm lỡ

Bà đặt những bìa đĩa CD có ảnh của ca sĩ Randy bên cạnh những bức ảnh của đứa con trai đầu trên bàn như để nguôi ngoai nỗi ray rứt. Trong khay nhựa, bà cất giữ rất nhiều đĩa CD của chàng ca sĩ lai, kể cả những đĩa in sang lậu.

Bồi hồi suy tưởng về quá khứ, bà cho biết, sau khi gửi đứa con mới 7 ngày tuổi vào Viện mồ côi Thánh Tâm khoảng vài năm bà có trở lại thăm nhưng đứa bé không còn ở đó nữa. Các sơ cho biết, một số đứa trẻ ở Viện, trong đó có con của bà được những người hảo tâm nhận làm con nuôi. Bà không đủ tiền để truy tìm tông tích đứa bé đành ngậm ngùi trở về Sài Gòn.

image

Thất lạc đứa con, lòng đau như cắt nhưng bà được an ủi phần nào khi nghĩ rằng, con bà được sống sung sướng, hạnh phúc trong một gia đình khá giả. Dù vậy, thỉnh thoảng bà vẫn khóc thầm vì xót xa lo ngại con bà sống trong cảnh lang thang cơ nhỡ. Mỗi lần cơn ác mộng đó ập về, bà lại tự dằn vặt mình. Mỗi khi ra đường trông thấy một thanh niên nào đó có màu da sẫm là bà đến nhìn thật kỹ rồi hỏi thăm nhân thân để tìm chút hy vọng mong manh.

Bà bày tỏ: "Cho dù có thể không phải con tôi, tôi cũng muốn gặp để nói cho Randy biết rằng, nếu nỗi tủi thân của một đứa con lai mồ côi là một thì nỗi tủi nhục, đau đớn của bà mẹ có con lai như tôi phải là 10. Hãy thông cảm và tha thứ cho những bà mẹ giống tôi. Những người phụ nữ có quá khứ tuổi trẻ không đẹp thường che giấu bằng cách không kể với mọi người. Còn những bà mẹ như tôi, đứa con tố cáo tất cả. Nghịch cảnh ở chỗ, tình yêu đứa con - chỗ dựa tinh thần, lại cũng chính là nỗi tủi nhục quá khứ cho dù mọi người xung quanh không lên tiếng".

Randy là giọng ca nổi lên trong cộng đồng giải trí người Việt ở Mỹ vào năm 1992, được nhiều người biết đến. Ca sĩ là một đứa con lai Việt - Mỹ, sinh ra và lớn lên ở Việt Nam với nhiều khốn khó, từng sống ở Viện mồ côi Thánh Tâm, được cho làm con nuôi, xuất cảnh sang Mỹ theo diện con lai. Trở về Việt Nam năm 2007, nhiều năm nay anh chú tâm tìm kiếm người mẹ thất lạc. Randy đang bận bịu chuẩn bị cho một chương trình ca nhạc tại Hà Nội nên chưa có dịp gặp người phụ nữ tự nhận là mẹ của chàng ca sĩ lai.

Vietnamese-American singer Randy

image

The Vietnamese-born Randy comes back to Vietnam to look for his mother. He does not know who his parents were. But after 20 years living in the US, his wish to find his mother is still going strong.

He spoke to Thanh Nien Newspaper about his plans in Vietnam.

You’ve been back to Vietnam three times, why did you agree to appear in so many music shows this time?



Yes, I have come back to Vietnam three times already. But the last two times were just to look for my birth mother. I have never had peace of mind whenever I think of her.



Every time I have a chance to come back to Vietnam, I go straight to some places where I think my mother may be living, but my dream has never come true. I didn’t give any performances during my previous two trips home because I wasn’t able to get the work permit; but this time, I got an official license. This will help fulfill my aspiration to perform in my birth country.

As you said, your biggest dream is to find your mother. Why don’t you try performing on some TV shows? That would give you a lot of exposure to the TV viewers--your mother may be among them.

That’s exactly what I thought! That’s why I jumped on the invitation from the local TV show “Vitality of Life”. As you said, my mother may be living in some distant place and this may be the only way for her to recognize me. I just wish that someday I could fall into her arms and cry. I always dream of this moment, being reunited with her, after 20 years of living in the US with a lot of difficulty and sadness.

Have you ever felt self-pity because you were abandoned when you were a little child?

Actually, I haven’t ever felt self-pity because while I was a little boy in Vietnam I did not have any happy moments to compare them with the unhappiness that I am enduring.

However, when I had grown a bit older, I looked into the mirror and saw my skin color being different from that of my friends around me, I felt a little sad. But I did not have much time to dwell on that, I was too busy struggling to survive, trying to earn a living.

Your childhood is known to be very poor and miserable in the central province of Quang Nam and even during the early years of your arrival in the US in 1990 life was still very harsh for you. Is it the reason why your singing can move people to tears?

Exactly! The unhappy childhood years have left its indelible imprint on my heart ever since I began to have a little knowledge about life. I can’t bring myself to sing a happy song when every night in my dream I long for my mother and the dream still remains unfulfilled. Maybe sad songs suit me better.

Tell us about your coming shows in Vietnam?

I will perform at Saigon City’s Trong Dong Music Stage Theater on the night of November 4. I will perform in two music shows at Tieng Xua lounge bar, and also at some events in Hanoi, Hai Phong, and Danang.


WASHINGTON - Randy Tran walked quickly past the majestic domes and marble statues of Capitol Hill, looking for the Cannon House Office building and the people he believed could help him.

Tran, a Vietnamese pop singer who lives in a San Francisco Bay Area suburb and sleeps on a friend's couch, flew 2,900 miles to be in Washington. He rehearsed what he wanted to say. His English was not perfect. He was afraid he would have just a few minutes to make his case.

He had a 3 p.m. appointment in the office of a Wisconsin representative. He was not exactly sure what Representative F. James Sensenbrenner did, but he was certain that he could help untangle a political process that had ensnared him and thousands like him.

Tran came to Washington on behalf of abandoned children of American soldiers and Vietnamese women, born during the Vietnam War and, like him, seeking citizenship in the country their fathers fought for.

Called Amerasians, many were left to grow up in the rough streets and rural rice fields of Vietnam where they stood out, looked different, were taunted as "dust of life."

Most were brought to the United States 20 years ago after Congress p***ed the Amerasian Homecoming Act, which allowed the children of American soldiers living in Vietnam to immigrate. But citizenship was not guaranteed, and today about half of the estimated 25,000 Amerasians living in the United States are resident aliens.

Tran and 21 other Amerasians flew to Washington this summer to lobby for the Amerasian Paternity Act. It would give Amerasians born during the Vietnam and Korean wars automatic citizenship, rather than requiring them to p*** tests in English.

Tran lives in Hayward, Calif., and travels the country crooning pop songs to Vietnamese fans at restaurants and concert halls. But he feels unsettled.

"I feel like I belong nowhere," said Tran, whose father was a black man whose name he probably never will know, but who gave him the mocha-colored skin so different from other Vietnamese.

"If I go to Little Saigon, they say, 'Are you Vietnamese? You look black.' If I go to the American community, they say, 'You're not one of us. You're Vietnamese.'

But most wrenching for Tran is his lack of citizenship, a constant reminder of being an outsider in what he considers his fatherland. "Our fathers served for the country, fought for freedom," Tran said. "I am not a refugee, but I am being treated as one. We are Americans."

Tran does not know his age. On paper he is 34, but he guesses he is closer to 37.

His mother left him in an orphanage in Da Nang when he was days old. A few years later, a woman in a nearby village adopted him to help care for her cows. She refused to let him call her "mother."

The neighbors gawked at his dark skin; the village children yanked his curly hair.

"They looked at us like we were wild animals, not people," Tran said.

When the Homecoming Act p***ed in 1988, thousands of Vietnamese who wanted to escape the Communist government used the Amerasians as a device to flee. At 17, Tran was sold to a family for three gold bars. When the family got to America, they asked Tran to leave their home. He moved in with a friend's family.

Like Tran, many Amerasians lacked the English skills, education, and family connections that had helped other Vietnamese refugees ***imilate. Many did not attend school in Vietnam and arrived in America illiterate. Many migrated to Vietnamese communities where they once again were shunned. Some turned to drugs or gangs.

They received eight months of government ***istance, including healthcare, English lessons, and some job training. But the government did not help Amerasians locate their fathers, and funding ended in 1995.

In Washington, Tran and the other Amerasians met at a friend's house. Tran urged them to lobby for the citizenship bill, sponsored by Representative Zoe Lofgren, Democrat of California. In 2007, they formed the Amerasian Fellowship ***ociation, which now has 5,000 members.

The meeting in Sensenbrenner's office lasted less than 25 minutes. The man Tran spoke with promised to do what he could to help. It wasn't until the man handed out his business card that Tran realized he wasn't talking to the Republican representative from Wisconsin. He was talking to a staffer.

There is a lot Tran does not understand about Washington. He's not sure which of the two houses of Congress the bill is stuck in or why it is taking so long to become law.

Lofgren warned the group that it was unlikely the bill would p*** this year. But she promised to reintroduce it next year.

Tran later wrote to the staffer. He has yet to hear back, but he has faith that America will come through, eventually.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22182
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2012 lúc 7:36am

Ngã Rẽ Này Cho Em

T
uy là chị em, nhưng chị Ánh đẹp hơn tôi nhiều lắm. Hình như chị ấy đã dành trọn vẹn một nửa dòng máu Pháp từ mẹ tôi truyền lại, nên đến phiên tôi chẳng còn chút gì. Chị Ánh cao hơn mức bình thường của người đàn bà Á Đông nhiều. Da chị trắng toát, lồ lộ đôi mắt xanh nâu quyến rũ. Nếu chị nhuộm tóc thành màu bạch kim có lẽ ai cũng cho là Đầm thứ thiệt. Lúc tôi mới lớn, bắt đầu chú ý chăm sóc nhan sắc của mình, thỉnh thoảng chị Ánh đến sau lưng và nhìn vào trong gương chỉ thấy tôi đứng ngang cằm, chị hỏi "Sao mi lùn vậy Tuyết". Tôi quay lại hờn dỗi vu vơ "Chị ăn gian lấy hết của mẹ không chừa cho em tí nào!" Chị Ánh cười lanh lảnh, nửa sung sướng, nửa thương hại đứa em lỡ sinh sau đẻ muộn nên chịu thiệt thòi.
Tôi đem điều này nói với anh Hoàng, anh lắc đầu không đồng ý: "Tuyết đâu có lùn, tại chị Ánh cao mà thôi. Bảo đẹp hơn càng không đúng. Hai chị em mỗi người một vẻ, đâu thể so sánh được". Tôi thắc mắc tại sao chị em lại khác nhau quá. Anh mang một lô lý luận vạn vật học về sự di truyền của các loại gien gì đó dài dòng phân giải. Tôi chẳng hiểu gì cả, nhưng câu trả lời đầu tiên đã xoa dịu nỗi mặc cảm thua kém của tôi đối với chị Ánh, và sinh ra có cảm tình với anh Hoàng nhất trong số các bạn trai của chị ấy.
Mà chị tôi có nhiều bạn trai thật. Cũng là điều hiển nhiên vì chị đã đẹp, lại hoạt bát, và tương đối ...dễ dãi nữa. Có điều tôi không hiểu tại sao những người theo đuổi, tán tỉnh chị, ai nấy đều hăm hở, say đắm, và tin mình sẽ chinh phục được trái tim người đẹp. Có lẽ đây là nghệ thuật giao thiệp của chị.
Hoàng cũng ở trong số đó. So với các bạn trai khác của chị Ánh, Hoàng có vẻ thành thực và hiền lành hơn hết, nên anh rất được cảm tình của bố, và cả cô em gái là tôi nữa.
Thật ra tôi có cảm tình với anh Hoàng không phải vì anh khen tôi đẹp (đẹp khác chị Ánh). Tôi nhớ rất rõ vào một buổi chiều, anh gọi điện thoại nói đến nhà chơi. Chị Ánh đã chịu, bỗng nhiên giở chứng khoác áo đi đâu không biết, chị nhờ tôi tiếp anh Hoàng chờ chị trở về. Khi anh tới, trời đang mưa. Dáng anh có vẻ buồn buồn. Tôi trấn an anh là chị Ánh sẽ về tới. Anh bảo không phải. Mỗi lần trời mưa, anh thường nhớ nhà, và đặc biệt nhớ người em của anh còn kẹt lại quê nhà. Lần đầu tiên nghe anh nhắc tới gia đình, tôi tò mò hỏi. Anh kể rằng anh còn một em gái, cũng trạc tuổi tôi. Nhà chỉ có hai anh em nên anh thương em lắm, muốn gì cũng chìu. Hồi còn nhỏ, mỗi trưa anh đều chở em đi học, chiều lại đến đón về. Một hôm anh chở em về sau khi tan học, trời đổ mưa, hai anh em đều không có áo. Thay vì tìm chỗ trú, anh lại chở em đội mưa về nhà. Hôm sau cô em bị cảm lạnh, rồi sinh thương hàn phải nằm liệt giường gần một tháng. Anh hối hận quá, cứ trách mình dại dột, lỡ có bề gì ân hận không hết. May sao em gái anh lành bệnh. Anh lại tiếp tục nhiệm vụ chở em đi học như trước. Có điều là từ đó, trong cặp anh bao giờ cũng có chiếc áo mưa. Bạn bè thấy vậy chọc anh là nhà tiên tri. Vì anh đoán hôm đó trời sẽ mưa.
Bây giờ hai anh em mỗi người một nơi, cách nhau một đại dương. Thỉnh thoảng viết thư cho anh, cô em dù đã lớn vẫn ước ao có anh bên cạnh mỗi khi trời mưa đi học về một mình.
Anh Hoàng làm tôi xúc động, và lần đầu tiên trong đời tôi khám phá ra mình đã thiếu tình thương và sự chìu chuộng của một người anh. Tôi có chị, nhưng chị Ánh và tôi chưa từng có một kỷ niệm nào đáng nhớ như anh em Hoàng, nếu không muốn nói là chị ấy vẫn lấn át tôi từ nhỏ cho đến lớn. Tình chị em cũng có đó, nhưng sao hời hợt, không một biểu lộ nào rõ rệt. Phải chi tôi có một người anh như anh Hoàng, có lẽ tôi dễ dàng thông cảm và tâm sự nhiều hơn so với chị Ánh. Thấy anh bùi ngùi, tôi định buột miệng nói "Tuyết không có anh, hay anh Hoàng nhận Tuyết làm em đi, như em gái anh ở Mỹ vậy." Nhưng chị Ánh về tới. Câu chuyện chấm dứt vì tôi đã hết phận sự.
Từ đó, tuy không đề nghị làm em anh, nhưng tôi và anh trở nên thân mật hơn nhiều. Tôi luôn tìm cách nói tốt cho anh Hoàng với chị Ánh, tìm mọi lý do để dè bỉu những bạn trai khác của chị. Tôi thầm mong chị Ánh sẽ chọn anh Hoàng, đương nhiên anh ấy trở thành anh của tôi, một người anh hiền lành và đáng kính. Tôi nói nhiều quá đến nỗi chị Ánh hỏi "Tuyết à, hay là mi cũng chịu anh Hoàng? Tao thấy mi và anh ấy hạp nhau lắm. Nếu vậy thì tao nhường". Trời ơi, không ngờ chị Ánh có thể nghi ngờ độc địa đến như vậy, chị làm tôi ngượng và không dám nói thêm nữa, sợ chị hiểu lầm thêm. Tuy nhiên tôi vẫn giữ niềm mong ước đó.
Niềm mong ước của tôi không bao giờ thành sự thật. Những đại nạn liên tiếp xảy ra làm thay đổi hẳn đời tôi thật tàn khốc.
Đêm đó, tôi cùng chị Ánh nghe tiếng cãi vã trong phòng bố mẹ. Ban đầu hai người chỉ rầm rì sợ chị em tôi nghe. Nhưng về sau, bố như không còn giữ bình tĩnh được nữa. Tôi nghe bố kết tội mẹ ngoại tình. Ô hay, tôi có nghe lầm không? Như chuyện hoang đường. Có tiếng xô ghế bên trong và tiếng mẹ bật khóc. Chị Ánh sợ bố đánh mẹ nên đập cửa rối rít. Còn tôi chỉ đứng lặng một chỗ vì câu chuyện ghê gớm mới nghe. Cánh cửa bật mở. Bố xồng xộc đi ra ngoài, lái xe đi mất trong đêm tối. Chị em tôi chạy vào bên mẹ, thấy bà chỉ rấm rứt, hỏi gì cũng không nói.
Sáng hôm sau, bố trở về với mùi rượu nồng nặc. Ông như cái xác không hồn, xiêu vẹo. Nhà đi vắng hết. Mẹ vẫn đi làm như không có chuyện gì xảy ra. Chị Ánh phải đến trường vì gần mùa thi. Chỉ có tôi ở nhà vì thần kinh quá căng thẳng từ đêm qua. Tôi giận bố tôi lắm, nhưng thấy ông bệ rạc ngã sóng soài trên ghế nên pha ly nước chanh và dìu bố về phòng.
Những ngày kế tiếp, không khí gia đình tôi thật ngột ngạt. Bố nghỉ ít ngày rồi cũng phải đi làm tiếp, không nói với mẹ tôi tiếng nào, cả với chị Ánh nữa. Chị ấy đứng về phe mẹ, giận bố ra mặt. Chỉ có tôi ở giữa. Có lẽ mọi người coi tôi còn nhỏ chưa biết gì. Trong thâm tâm tôi tin mẹ tôi vô tội. Có lý nào, người mẹ kính yêu lại làm chuyện tồi bại. Nhưng sau hôm đầu tiên ở nhà và chứng kiến nỗi đau khổ của bố, nhìn ánh mắt buồn bã của bố, tôi biết ông không thể bịa đặt câu chuyện trên gán cho mẹ. Phải có lý do. Và tôi cầu mong đây là một sự hiểu lầm. Không ai có lỗi cả.
Nhưng hình như là một số phần khắc nghiệt dành sẵn. Hễ tôi cầu mong điều gì, điều đó không bao giờ xảy ra.
Mẹ vẫn đi làm. Bà trang điểm thật chải chuốt mỗi sáng khi ra đi. Chiều về thật trễ, có khi đến tối khuya. Mẹ đi đâu? Làm gì?
Niềm tin tưởng mẹ bắt đầu lung lay, lung lay, và cuối cùng bật tung cả cội rễ ngã sóng soài trơ trẽn khi một hôm tôi tận mắt nhìn thấy mẹ trong tay một người đàn ông lạ mặt, trẻ hơn mẹ nhiều lắm. Tôi đứng sững sờ, sây sẩm mặt mày. Mẹ tôi đó sao! Có đứa con nào trên đời này nhận lầm mẹ ruột của mình không? Nhất là chiếc áo rực rỡ mẹ mặc khi ra khỏi nhà sáng nay. Tôi bám chặt tay vào hành lang, nhưng vẫn không gượng nổi, ngồi bệt xuống đất. Tôi cắn môi, giựt tóc, cào tay. Vô ích. Sự thực vẫn là sự thực. Môi tôi bật máu, nước mắt ràn rụa, và bật khóc hu hu giữa hàng người tấp nập đi qua. Vài người dừng lại ái ngại hỏi thăm. Tôi cố gắng đứng dậy chạy như điên cuồng.
Về nhà, tôi lao vào lòng bố khóc tấm tức. Tôi khóc cho tôi, cho bố. Bố hỏi chuyện gì. Tôi nói "Bố ơi, con thấy mẹ, mẹ ...", không dám nói câu kế tiếp.
Mẹ về. Bà kêu tôi vào cho cái áo. Cái áo mà tôi rất thích và từng nói mẹ mua cho mấy tuần trước. Tôi trả lại, nói "Con không thèm", và chạy vào phòng trước sự ngạc nhiên của bà. Tôi vẫn còn đủ bình tĩnh. Đúng ra tôi muốn gào lên rằng "Có phải cái áo này hắn mua cho mẹ ở shopping X không? Tôi đâu cần đồ của thằng khốn kiếp đó!"
Tôi kể cho chị Ánh nghe. Chị không tin. Chị bao giờ cũng về phe mẹ. Không khí trong nhà thật khó thở. Trước kia còn có tôi du di ở giữa, nay tôi đứng hẳn với bố thành hai phe rõ rệt. Nhà chỉ có bốn người mà như địa ngục.
Giữa lúc đó, chị Ánh lại tung quả bom thứ hai. Chị xin bố mẹ được kết hôn. Người chị chọn không phải anh Hoàng. Là Thân, người giàu nhất trong số những người theo đuổi. Mẹ tôi đồng ý ngay tức khắc. Bố tôi chỉ thụ động. Hình như ông không còn ý chí gì để quyết định nữa. Những ngày qua ông sống một cách chịu đựng, có lẽ vì tụi tôi hơn là cho chính ông. Đứa nào lập gia đình sớm tốt cho đứa đó.
Buổi tối, tôi qua phòng chị Ánh. Câu chuyện xoay quanh quyết định bất ngờ của chị. Khá lâu, từ ngày vụ mẹ tôi đổ vỡ, hai chị em mới có dịp gần gũi tâm sự.
Tôi hỏi:
-Tại sao chị vội vã vậy?
Chị Ánh nói:
- Tao không thể chịu nổi không khí trong nhà này nữa rồi. Đi cho khuất mắt.
Câu trả lời của chị làm tôi ngạc nhiên. Dễ dàng như vậy sao?
-Nhưng còn anh Hoàng? Tôi hỏi tiếp.
-Thì ... anh ấy cũng sẽ quên tao, sẽ có người khác. Giữa tao và anh ấy chưa có gì cơ mà.
-- Em hỏi thật, vậy giữa anh Hoàng và anh Thân, chị yêu ai hơn?
Chị Ánh suy nghĩ một chút, và trả lời:
- Đúng ra, tao "mến" anh Hoàng hơn.
Tôi tròn xoe mắt, than:
- Vậy mà chị nhận lời anh Thân!
- Tuyết à, mi cũng lớn rồi, nhưng chưa đủ lớn để hiểu đâu. Không phải yêu ai là lấy người đó. Anh Hoàng và tao không hợp. Anh ấy hiền quá. Lấy tao ảnh sẽ khổ.
-Tại sao?
-Chị Ánh tắt dèn và bước lại giường ngủ, nói:
-Tại vì ... tao giống mẹ.
Tôi bước ra, đầu óc quay cuồng vì những lời khó hiểu của chị; phải một thời gian lâu sau mới thấm thía.
Đám cưới chị Ánh diễn ra đúng như dự định. Cưới và hỏi cùng lúc chỉ trong vòng tháng rưỡi. Những ngày gần đám cưới, không khí gia đình tôi cởi mở hơn, gần như mức bình thường. Bố thỉnh thoảng nói chuyện với mẹ. Tôi thương bố tôi quá. Dù sao ông cũng ráng quên đi mọi chuyện trước ngày vui của con gái. Mẹ cũng vậy, bà ở nhà thường xuyên hơn, tíu tít lo đủ mọi chuyện chỉ dẫn cho chị Ánh. Tôi khấp khởi mừng thầm. Đám cưới này tuy vội vã và gượng gạo, nhưng không chừng vì vậy mà xoá tan đám mây đen trong nhà.
Ngày hôn lễ. Tôi làm phù dâu. Bố mẹ tôi tươi cười bên nhau tiếp khách. Ai dám bảo gia đìng tôi đang trải qua cơn phong ba bão táp? Tôi để ý có vài người trước đây theo đuổi chị Ánh cũng có đến. Có lẽ để chiêm ngưỡng chị lần cuối. Không có anh Hoàng.
Đám cưới xong, vợ chồng chị Ánh đi tuần trăng mật ở Pháp, và sẽ du lịch vòng quanh châu Âu một tháng. Thân giàu lắm mà. Chỉ tội nghiệp anh Hoàng, không biết anh ở đâu! Nhưng điều làm tôi lo nghĩ nhất là quan hệ của bố mẹ. Tôi có cảm tưởng rằng nếu bây giờ mẹ còn nghĩ đến con cái, xin lỗi với bố, chắc ông sẽ sẵn lòng tha thứ. Trời hỡi, té ra tôi chỉ mơ mộng hão huyền. Mẹ tôi sau đám cưới, bà như rảnh nợ, trở lại như cũ, còn tệ hơn nữa. Bà vắng nhà luôn để hai bố con tôi lủi thủi trong căn nhà vắng lạnh. Bố ngao ngán. Mọi cố gắng kiên nhẫn và hy vọng đều thành mây khói. Ông uống rượu nhiều hơn, tiều tuỵ thấy rõ.
Và đây mới là đại nạn.
Chị Ánh ở Âu châu chưa về. Bố tôi một hôm trong cơn say rượu lái xe đụng người. Bố không việc gì, nhưng nạn nhân lại rất trầm trọng, ông bị giam giữ liền khi đó vì lái xe với nồng độ rượu trong người quá nhiều.
Nhà chỉ có hai mẹ con. Mẹ tôi dù đắm mình trong đam mê với người đàn ông kia, nhưng không hẳn là dứt tình. Bà hốt hoảng chạy mọi ngã để tìm luật sư, lo tiền thế chân cho bố được tại ngoại trong thời gian chờ hầu toà.
Mọi lo toan của mẹ biến thành công cốc. Bố tôi mất chỉ mấy ngày sau khi xảy ra tai nạn, ngay trong phòng tạm giam. Ông bị đứt một dây thần kinh não bộ. Cuộc khám nghiệm của bác sĩ cho biết đây không phải do hậu quả của cuộc đụng xe, mà do bố tôi suy nghĩ quá nhiều. Những chuyện không may dồn dập xảy đến khiến ông không chịu đựng nổi, tức tưởi ra đi.
Khi chị Ánh trở về sau chuyến du lịch trăng mật, bước vào nhà thấy bàn thờ bố. Tội nghiệp chị, áo cưới chưa thay đã khoác áo tang.
***
Chị Ánh ở nhà một thời gian rồi cũng phải về nhà chồng. Còn lại hai mẹ con, và hình của bố. Mẹ giấu mình trong phòng, chỉ gặp lại tôi lúc ăn cơm, bữa cơm tẻ lạnh, không một lời nào qua lại. Mẹ ăn vội vã rồi vào phòng. Bà làm gì trong đó? Hối hận, thương nhớ bố tôi? Hay ... đọc tiểu thuyết? Chao ôi, chưa bao giờ tôi nghĩ về mẹ, người đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn với sự lạnh nhạt và chua xót như bây giờ. Cái chết đau đớn của bố đã đem đi tất cả những gì còn sót lại của tình mẹ con ấp ủ mười sáu năm tròn.
Cuối cùng tôi ra đi. Đi cho khuất mắt như chị Ánh đã nói đêm nào.
Nhưng tôi không được cái may mắn có người mang xe hoa tới rước như chị. Bước ra khỏi nhà, trước mặt tôi là một hẻm cụt đen tối. Tôi gia nhập một đảng bụi đời ở đây. Những đứa nhỏ cũng như tôi, từ bỏ gia đình, hoặc bị gia đình từ bỏ. Chúng tôi hợp quần nhau lại để sinh tồn. Hỡi ơi, với khả năng hạn hẹp và trí óc non nớt, để sinh tồn, chúng tôi chỉ có con đường duy nhất là lao vào những công việc mà xã hội lên án và đặt ngoài vòng luân lý cũng như pháp luật ...
***
Vậy mà đã hơn năm, sáu năm rồi, từ ngày tôi rời khỏi nhà để lao vào xã hội đen tối này. Những ngày tháng đầu tiên, mẹ tôi có tìm đến. Bà đứng ngoài cửa, khóc lóc, năn nỉ. Tôi ở trong nhà trùm kín mền nhứt định không tiếp, không nghe. Được mấy lần thấy tôi quyết liệt từ chối, tới chị Ánh tìm tôi. Tôi gặp chị, nhưng vẫn khăng khăng không chịu về nhà, dù chị nói rằng nếu tôi không chịu ở với mẹ thì về ở với chị. Tôi đã ngu dại bỏ qua cơ hội trở lại cuộc đời bình thường như bao cô gái khác khi chân chưa lún sâu vào vũng lầy. Tại sao? Đến bây giờ tôi chỉ có thể tự trách thái độ nông nổi không suy xét của mình mà thôi. Ngày đó, tâm hồn tôi chất chứa bao nỗi uất ức đắng cay do mẹ tôi gây nên. Tôi chỉ muốn đạp đổ, tự dằn vặt đời mình, hay làm bất cứ điều gì khủng khiếp nhất để mẹ tôi phải đau lòng mới hả.
Đến khi tôi đủ khôn để nhận thấy rằng đó là phản ứng tiêu cực mà bản thân mình phải gánh chịu mọi hậu quả, thì đã quá muộn màng. Tôi đã lún sâu vào vũng lầy vô phương vùng vẫy.
Tôi không còn liên lạc gì với mẹ, với chị Ánh khi rời bỏ mảnh đất San Jóe mang nhiều kỷ niệm đó xuôi Nam. Băng của tụi tôi tan vỡ. Hầu hết đều bị cảnh sát tóm vào trại cải huấn, chỉ có tôi và một con bạn khác lọt lưới. Tôi theo nó về vùng Ỏange County bắt đầu cuộc sống mới. Nói là cuộc sống mới chứ thực ra cũng không khác cuộc sống cũ bao nhiêu. Chỉ khác là từ đây tôi đủ lớn, đủ bản lãnh để hoàn toàn độc lập, không lệ thuộc vào một băng nhóm nào cả.
Cũng có những lúc tôi nghĩ đến việc làm lại cuộc đời, một cuộc đời lương thiện như bao người đàn bà khác. Nơi đây tuy đông đảo những người đồng hương, nhưng không ai biết tôi là ai, quá khứ tôi ra sao ... Tuy nhiên, đó chỉ là những phút loé sáng ngắn ngủi của tâm tư trong bóng đêm thực tế vô cùng. Nữ thần "Bột Trắng" đã ngự trị trong tôi từ những ngày tháng ngụp lặn điên cuồng. Tôi lại tiếp tục con đường cũ, con đường duy nhất mà tôi đã nhắm mắt đi tới bao năm qua. Chỉ có cái nghề này, loại nghề cổ xưa từ mấy ngàn năm và đặc biệt chỉ dành cho đàn bà, mới có thể giúp tôi thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của bà bột trắng.
***
Bất cứ ở đâu, lúc nào, trên cõi đời này, cuộc hội ngộ giữa hai người quen biết cũ cũng đều là những phút mừng vui, hay cảm động. Cuộc hội ngộ giữa tôi và anh Hoàng, trái lại, là cả một trời sống sượng. Anh là kẻ mua hoa, tôi là người bán. Tôi không thể nào diễn tả được trọn vẹn tâm trạng của mình khi hai chúng tôi đối diện. Tôi nhận ra anh ngay trong tia nhìn đầu tiên, nhưng Hoàng thì không. Dĩ nhiên, vì tôi thay đổi quá nhiều. Tôi đâu còn là con bé ngày xưa hay hỏi những câu ngớ ngẩn khiến anh phải mất conggiẩi đáp. Và nhất là làm sao anh có thể nghĩ đến việc gặp tôi tại chốn này. Tôi chỉ biết khi tri giác cho biết người đàn ông trước mặt là ai, toàn thân tôi bủn rủn như một luồng điện mạnh truyền qua thân. Tôi buột miệng thảng thốt "Ủa, anh Hoàng!" và ngã quỵ xuống sàn. Trời ơi, chưa bao giờ tôi cảm thấy xấu hổ, nhục nhã hơn lúc này. Tôi muốn vùng chạy ra khỏi phòng để tấm thân gần như trần truồng dưới lớp vải hở hang của mình khỏi phải phơi bày một cách bỉ ổi dưới mắt Hoàng. Nhưng đôi chân tôi lúc đó như thuộc về một người nào khác. Nó trơ trơ bất động. Tôi phải dùng cả đôi tay, như loài vượn, cố sức lùi lại. Khi đụng bức tường cuối phòng, tôi úp mặt trong tay bật khóc. Hoàng đã nhận ra tôi. Tôi nghe anh kêu lên tiếng duy nhất "Tuyết ?", và tiếng chân người bước vội ra ngoài.
Tuần lễ sau lần gặp không định trước đó, tôi nằm liệt giường như ốm nặng. Cả một quãng thời gian luân lạc tuần tự trở lại trong trí óc, dằn vặt, hành hạ tôi từng giờ, từng phút. Ô hay, tôi là ai? Tôi đã làm gì? Tại sao tôi lại ghê tởm với chính bản thân mình? Và, tại sao tôi có thể gặp lại Hoàng trong hoàn cảnh này?
Tôi có thể gặp lại anh. Trên núi, dưới biển, giữa phố, ngoài chợ, hay bất cứ nơi đâu. Trái đất này rộng lớn biết bao nơi chốn lại oái oăm đưa anh đến gặp tôi trong căn phòng chật hẹp và tội lỗi đó.
Khi đã nguôi ngoai, tâm hồn phần nào lắng dịu, tôi biết việc đầu tiên mình phải làm. Một động lực kỳ bí nhưng mãnh liệt thúc đẩy tôi phải tìm gặp lại Hoàng. Mấy năm rồi tôi là con thú hoang. Mẹ và chị Ánh đều từ bỏ sau khi tôi không chịu trở về từ dạo ấy. Dưới vùng trời này, tôi còn ai đâu thân thuộc. Anh Hoàng đã gợi nhắc tới những ngày tháng êm đềm mà tôi đã mất, đã quên. Trong tôi, con Tuyết lanh chanh, hay khóc của thuở xa xưa tưởng đã chết rồi, bỗng cựa mình rục rịch.
Gặp Hoàng lần thứ hai, tôi lại bình tĩnh một cách lạ kỳ. Tôi kể cho anh nghe những gì xảy ra cho gia đình tôi, cho chị Ánh, cho tôi... và kết thúc bằng câu hỏi "Anh thấy Tuyết ngu dễ sợ chưa?" Hoàng gật đầu "Nông nổi nữa. Nhưng chuyện đã qua rồi, bây giờ Tuyết phải nghĩ đến tương lai chứ".
Tương lai. Hai chữ tương lai của anh Hoàng đặt tôi về hiện tại, văng vẳng trong óc suốt quãng đường về nhà. Một tuần trước đây, tương lai đối với tôi chỉ là ngày mai. Và ngày mai cũng như hôm nay, có gì phải tính? Cứ nhắm mắt đi tới. Khi nào đụng phải cuối đường, tôi sẽ nằm xuống, đơn côi, ghẻ lạnh. Viễn ảnh đen tối làm tôi rùng mình bối rối. Có ngã rẽ nào cho em bước ra không?...
"Bííípp". Tiếng còi từ xe phía sau thúc giục.
Đèn đường màu xanh chiếu sáng.
Tôi đang ở trên con đường quen thuộc. Tới một chút nữa là nơi tôi hành nghề, nơi tôi đã gặp lại Hoàng.
Hồi còi thứ hai lại nổi lên giận dữ.
Tôi bặm môi quẹo trái.
ThaiNC
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22182
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2012 lúc 8:16am

TÔI LÀM DÂU Ở MỸ

Mối quan hệ đó đòi hỏi sự cố gắng từ hai phía, đặc biệt là từ phía bạn để họ có thể thấy rằng họ có thêm một cô con gái, chứ không phải mất đi một người con trai.

                Tôi làm dâu ở Mỹ 5 năm và có cuộc sống hòa thuận với mẹ chồng.
                                        Ảnh minh họa: Weddingsource

Mẹ chồng tương lai ra tận sân bay đón tôi còn bố chồng ở nhà cắt vội những quả cà chua cuối cùng để chuẩn bị món salad. Tôi cứ thế bước vào hôn nhân và cảm thấy hóa ra làm dâu không hề khổ như mọi người thường nói.

Đọc cái tựa đề tôi tự viết xong, tự nhiên tôi có cảm giác như việc đi làm dâu như một điều gì đó to tát, kinh khủng lắm. Mà không sợ sao được khi trước khi lấy chồng phải nghe biết bao câu chuyện xích mích giữa mẹ chồng nàng dâu, những thay đổi khi di chuyển từ nhà mẹ đẻ sang mẹ chồng và cả những mối quan hệ chị em dâu, cô cậu chú bác đan xen, phức tạp.
Đấy là còn chưa kể đến những tác phẩm văn học xôn xao dư luận như "Mẹ chồng ăn thịt con dâu" hay bộ phim "Monster-in-law" (Mẹ chồng quỷ quái) lấp ló trên kệ CD như khiêu khích những nàng dâu chuẩn bị bước vào cuộc chiến nhiều tên gọi của hôn nhân này.

Đặc biệt với hình mẫu phụ nữ không giỏi việc nhà, tệ hại việc nấu nướng, đụng đâu đổ đó như tôi thì càng nhiều trở ngại hơn khi phải làm dâu một ai đó. Nói là sợ thì cũng không phải vì tính tôi thích thử thách và không ngại đối mặt với những cái mới. Nói không sợ thì cũng không hẳn vì chẳng biết phía trước là điều gì đó đang chờ mình.

Chỉ biết rằng, ngày đầu tiên tôi đặt chân xuống Texas sau chặng bay dài từ California, đó là một cái ôm từ người phụ nữ cao lớn, người mà lúc đó là mẹ của bạn trai tôi. Câu đầu tiên người phụ nữ ấy nói với tôi là: "Con thật là xinh đẹp. Chuyến bay của con như thế nào? Hy vọng con sẽ có một khoảng thời gian thật vui ở Mỹ". Sau đó, người phụ nữ ấy ôm tôi thêm một lần nữa trước khi tôi bước lên xe về thẳng nhà của bạn trai mình.

Vừa vào đến nhà, tôi gặp thành viên thứ hai của gia đình, đó là bố của bạn trai tôi. Phải nói rằng, cảm giác đầu tiên khi tôi tiếp xúc với mọi người trong gia đình bạn trai là sự choáng ngợp trước chiều cao của từng thành viên. Cả gia đình cao dần đều từ 1,82 - 1,92 và 1,95 m và riêng anh của bạn trai tôi cao hơn 2m. Tôi có cảm giác nhỏ bé ngay phút đầu tiên bước vào căn nhà này.

Bố bạn trai tôi lúc đó đang ở trong bếp cắt vội những quả cà chua cuối cùng để chuẩn bị món salad cho cả nhà. Vài tuần ghé thăm gia đình bạn trai tôi tại Texas, tôi hiểu được nhiều hơn về gia đình chồng tương lai của mình. Ở đây, việc đi chợ được đảm nhiệm bởi hai người đàn ông trong gia đình, việc rửa chén, giặt áo quần, dọn nhà cũng được hai người đàn ông ấy làm nốt.
Người phụ nữ khi nấu nướng cũng được những thành viên còn lại hỗ trợ. Có hôm thời gian cho phép thì người phụ nữ nấu nướng, còn nếu người phụ nữ bận, người đàn ông đi làm về cũng không bao giờ hỏi hôm nay nhà mình nấu món gì mà tự động vào bếp, tự làm cho mình miếng sandwich hay món gì đó nhè nhẹ để ăn. Không bao giờ có lời ra tiếng vào khi người phụ nữ ở nhà mà cơm canh không sẵn sàng. Nói chung nó khác xa nhiều so với viễn cảnh tôi từng tưởng tượng về cuộc sống hôn nhân là như thế nào.

Lúc đó tôi cảm thấy yên tâm hơn nhiều vì cuộc sống làm dâu sắp tới của tôi chắc không đến nỗi. Đặc biệt là khi bố bạn trai tôi lúc ấy cứ nhắc nhở tôi là có áo quần gì cần giặt, cứ bỏ ra rồi ông giặt cùng đồ của cả nhà vì ông giặt đồ cho cả nhà. Nếu có yêu cầu đặc biệt về loại xà bông, hay nước xả vải loại nào thì cứ nói cho ông biết. Đến lúc đó, tôi cảm thấy hóa ra làm dâu không hề khổ như mọi người thường nói. Hóa ra làm dâu còn sướng hơn cả khi làm con gái ở nhà mình.

Tôi muốn mẹ chồng thấy có thêm một cô con gái chứ không phải mất đi một đứa con trai. Ảnh minh họa: Corbisimages

Tôi cứ thế mà bước vào hôn nhân, vào nhà người Mỹ để làm dâu và cả luôn trải nghiệm cuộc sống mới ở nơi này. Phải nói rằng, làm con dâu gia đình Mỹ thật sướng do họ rất tôn trọng tự do con cái. Đi đâu, làm gì cũng được, miễn là gia đình biết thời gian đi về để khỏi phải lo lắng cho an toàn cho từng cá nhân.

Như bản thân tôi thường làm việc đến tận 2, 3 giờ sáng ngày hôm sau nên hiếm khi tôi thức dậy vào khoảng thời gian mà những người khác trong gia đình thức dậy. Trước giờ tôi thức giấc bố mẹ chồng tôi đều đi nhẹ nói khẽ và đặc biệt là tránh gọi điện thoại giờ tôi đang ngủ để tiếng điện thoại không đánh thức tôi dậy. Họ quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của tôi như chính tôi là con gái của họ.

Tôi cảm thấy may mắn khi làm dâu một gia đình mà từng thành viên luôn yêu thương lẫn nhau. Đó là những con người tốt, nhân hậu, tình cảm và đề cao giá trị gia đình lên trên hết. Họ sống gắn bó, gần gũi và luôn làm mọi thứ cùng nhau đúng với ý nghĩa của một gia đình thật sự. Họ khác hẳn với những điều tôi nghe về bố mẹ chồng Tây từ kinh nghiệm của những người đi trước.

Tôi nghĩ điều này hình thành từ nền tảng gia đình, mỗi gia đình coi trọng giá trị truyền thồng theo một cách khác nhau. Đặc biệt là ở các gia đình Mỹ, khi mà mối quan hệ mẹ chồng con dâu không thân thiết như những gia đình Việt nơi mà một năm họ chỉ gặp nhau vài lần vào dịp lễ tết, họ yêu thương nhau nhưng không biết nhiều về nhau nên phải tránh tối đa những quan điểm cá nhân, những nhận xét thẳng thắn vì họ không hiểu nhiều về người kia và không muốn làm phật ý họ.

Nếu mối quan hệ con dâu, mẹ chồng không thật sự thân, thoải mái, rất hiếm khi bạn có thể nghe ý kiến theo kiểu nên hay không nên, hay cả chính ý kiến từ mẹ chồng bạn vì họ sợ nhất là làm người kia không hài lòng và nó ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với con trai họ, hay cả nỗi sợ không được gặp con hay gặp cháu của họ. Chưa kể việc khác biệt văn hóa của cả hai càng khiến rào cản ấy như càng khó khăn hơn trong việc tìm hiểu nhau và thật sự thoải mái cùng nhau.

Điều may mắn của tôi là việc bố mẹ chồng tôi sống và làm việc trong môi trường đa văn hóa khi họ còn rất trẻ. Ở họ đó là sự trải nghiệm, sự giao lưu, hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau khi họ làm việc cho không quân Mỹ.

Họ đã sống ở rất nhiều quốc gia trải dài từ châu Âu sang Ả Rập và đóng quân ở rất nhiều bang khác nhau của nước Mỹ. Bạn bè của họ đến từ khắp châu lục trên thế giới, tuổi trẻ của họ đã đi qua hết 50 bang, đã trải nghiệp hàng chục nền văn hóa khắp nơi từ châu Âu sang châu Á đến châu Mỹ nên thế giới quan họ được mở rộng và họ có thể hội nhập, thông hiểu cho các khác biệt của văn hóa.

Đứng trước họ tôi thấy mình nhỏ bé, không chỉ ở tuổi đời mà chính là những trải nghiệm, những suy nghĩ và cả cách họ sống cuộc đời của riêng họ. Đó là những con người giàu tri thức, giàu trải nghiệm, lạc quan và nhân hậu. Tôi học được rất nhiều điều từ họ và tôi cảm thấy tự hào khi được sống chung cùng họ dưới một mái nhà. Ở đây tôi học được rất nhiều điều về nước Mỹ, về người Mỹ, để thật sự hội nhập và yêu thương đất nước này như chính ngôi nhà thứ hai của mình.

Trong 5 năm qua, gia đình chồng tôi biến tôi thành một phần của những hoạt động văn hóa trải dài trên khắp nước Mỹ. Họ khiến tôi yêu nước Mỹ như cách tôi yêu quê hương Việt Nam của mình. Họ giúp tôi học nướng từng cái bánh, đan từng cái giỏ, may từng chiếc bao gối, từng cái giỏ xách, cùng trang trí cây thông, cùng nấu nướng, cùng hồi hộp, cùng mong đợi khi những dịp lễ tết đến.

Họ không ngại lái xe hàng giờ liền để tôi có thể ngắm lá mùa thu, họ không ngại cùng tôi ăn món Việt suốt nhiều ngày trong tuần khi chúng tôi lái xe đến khu người Việt. Họ không ngại ăn nước mắm cùng chả giò, cùng học nấu những món ăn Việt Nam hay cả việc làm kimchi Hàn Quốc bởi vì tôi thích những món đó.

5 năm qua, tôi và mẹ chồng không biết đã có biết bao cuộc trò chuyện dài cả tiếng đồng hồ về những điều ngớ ngẩn, những đề tài về bạn bè, về văn hóa, về mẹ và con gái... những đề tài chẳng đâu vào đâu nhưng lại khiến chúng tôi gần nhau, hiểu và yêu nhau hơn.

5 năm qua, tôi không ngại tặng mẹ chồng những món quà mà cho vàng con dâu cũng không dám tặng trừ khi đã thực sự hiểu và cảm giác thoải mái với nhau. 5 năm qua, chúng tôi là những người bạn, là mẹ và con gái, là bạn tâm giao, là hai người phụ nữ cùng yêu một người đàn ông trẻ.

5 năm làm vợ, làm con dâu tôi có thể nói với bạn rằng, trong mối quan hệ tưởng chừng như khó khăn để trở nên thân thiết đó, luôn tồn tại những cơ hội để cả hai có thể tìm hiểu về nhau, yêu thương nhau. Nếu bạn thật sự thành tâm, thật sự yêu thương họ, họ sẽ cảm nhận được và yêu quý bạn nhiều hơn. Mối quan hệ đó đòi hỏi sự cố gắng từ hai phía, đặc biệt là từ phía bạn để họ có thể thấy rằng họ có thêm một cô con gái, chứ không phải mất đi một người con trai.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22182
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Aug/2012 lúc 9:21am
Đàn ông Việt 'lười, ham nhậu' trong mắt người nước ngoài

 "đàn ông Việt Nam lười quá".

 "Tôi đến TP HCM bất kể giờ tan sở hay trước khi tan sở cũng thấy trong những quán cafe, quán nhậu, quán cóc, nhà hàng đều đầy ắp đàn ông ngồi túm 5 tụm 3 uống bia", Alex (người Australia) phản ánh và nhận xét "đàn ông Việt Nam lười quá".

Là một doanh nhân và thường xuyên sang Việt Nam công tác, Alex cho biết đây không phải lần đầu mà hầu như lần nào đến TP HCM ông cũng thấy cảnh những người đàn ông bù khú nhậu nhẹt với nhau, bất kể là giờ nào.

Ông kể: "Có hôm nhìn đồng hồ đã 6h chiều, lúc này là lúc cần ở nhà để xem có phụ giúp được gì cho vợ con không. Nếu vợ có con nhỏ thì mình nên giúp nhiều hơn, tại sao họ lại rảnh rỗi ngồi nhậu với nhau như vậy?".

Theo một nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng và lạm dụng bia rượu tại Việt Nam do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành, 63% người sử dụng rượu bia là nam giới, trong đó trí thức lại là nhóm có tỷ lệ sử dụng cao nhất.

Người Việt tiêu thụ 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu hằng năm, tức là bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đó là chưa kể phí tổn điều trị các bệnh và tai nạn giao thông do lạm dụng rượu bia gây ra.

Sau gần một năm định cư ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Henry (người Pháp) kể, cho đến giờ anh vẫn chưa hiểu rõ lý do tại sao đàn ông Việt lại thích "ngồi đồng" nơi này nơi kia hơn là về tổ ấm. Hiện là giám đốc một resort có tiếng ở Long Hải, Henry cho biết, bản thân anh vì công việc nên cũng thường xuyên đi gặp đối tác ăn uống xã giao nhưng luôn ý thức vợ con đang chờ ở nhà nên cố gắng về sớm và phụ vợ một số việc lặt vặt trong nhà.

"Tôi thắc mắc thì nhiều người bảo ở Việt Nam đó là chuyện bình thường. Trong khi phụ nữ có nhiệm vụ lo cho gia đình, con cái thì người chồng chỉ lo kiếm tiền. Nhiều ông còn viện cớ đi nhậu để xã giao làm ăn đến đêm mới về, vợ mà hỏi thì bị chửi, thậm chí còn bị đánh", Henry (37 tuổi) tròn mắt nói.

Chàng giám đốc 37 tuổi cho biết, anh có một số bạn nữ là người Việt Nam hiện đã có chồng và con. Mặc dù các cô ấy lúc nào cũng hết mực chăm lo, hy sinh cho chồng con nhưng gia đình cũng vẫn không mấy hạnh phúc.

"Tôi thấy người đàn ông nào lấy được họ thì thật là có phước vậy mà cô bạn vẫn phàn nàn chồng chẳng mấy khi có mặt ở nhà, mà có về nhà cũng chỉ lăn ra ngủ, chẳng bao giờ quét nhà hay rửa chén phụ vợ. Chẳng lẽ trong mắt họ, gia đình là của riêng phụ nữ?", anh băn khoăn.   
    
Sài Gòn được mệnh danh là "thành phố không ngủ", ban ngày đường xá đông nghẹt người, nên đến đêm là lúc các quán nhậu làm ăn tấp nập nhất."Ngồi đồng" ở quán nhậu đa phần là cánh mày râu. Chỉ cần vài con mực khô làm "mồi", các ông có thể tha hồ "chén chú chén anh" đến khuya lắc khuya lơ mới chịu về.

Trời đã khuya mà tiếng "dô dô... trăm phần trăm" và tiếng cụng ly keng keng vẫn không ngớt ở một quán ốc trên đường D2 (Quận Bình Thạnh, TP HCM).

Bà chủ quán cho biết, quán mở cửa từ 16h chiều đến 2h sáng hôm sau. Mỗi đêm ở đây đón tiếp khoảng 300 khách đến ăn uống. "Không chỉ riêng nhà tôi mà ở đây quán nào cũng như thế. Lâu mấy ông nhậu say ngà ngà còn bỏ ra đánh nhau, thậm chí chồng đi nhậu mà vợ đến gọi không về lại xảy ra ẩu đả", người phụ nữ kể.

Cảnh tượng sau giờ tan tầm tại một quán nhậu trên phố Sơn
Tây (Hà Nội) chiều 13/8. Trong quán chỉ toàn đàn ông.
Ảnh: Phan Dương.

Cảnh tượng đàn ông đầy ắp các quán nước, quán nhậu sau giờ tan tầm cũng quá quen thuộc tại Hà Nội. Khoảng 4h chiều 13/8, các quán bia, nhậu dọc đường Tây Sơn (Đống Đa) đã bắt đầu hút khách. Vài thanh niên choai choai đứng xuống lòng đường vẫy gọi. Trong các quán, bàn ghế đã bày la liệt. Bà chủ liên tục hối nhân viên dọn dẹp nhanh để chuẩn bị đón khách. Lúc này, dù chưa tới giờ tan tầm nhưng hơn hai chục người đàn ông sơ vin chỉnh tề đã ngồi chúc tụng nhau. Trên mỗi bàn, 5, 7 cốc bia, đĩa lạc rang, mực nướng đã vơi quá nửa.

Từ 5h chiều trở đi, đàn ông đến quán càng đông hơn. Bước vào quán trên tay mỗi người đều xách một chiếc cặp, nhiều người vẫn còn đeo thẻ nhân viên. Khi có chút hơi men câu chuyện của họ càng trở nên rôm rả, họ cởi mở cả những chuyện bồ bịch, giường chiếu.  
    
Hơn 6h tối, không khí trong các quán nhậu dọc đường Lê Đức Thọ (Mỹ Đình) cũng trở nên cực kỳ sôi nổi. Đây là thời điểm khách hàng đổ bộ vào quán. Khu vực quảng trường Mỹ Đình cạnh đó cũng bước vào giờ làm ăn. Ngoài một số lớn là nam sinh viên thì dân công sở cũng chiếm lượng không nhỏ. Họ thường chọn một chiếc bàn, hay chiếu gọi vài cốc nước, đĩa hướng dương, hoa quả rồi tán chuyện đến tối mịt mới ra về.

Tại một chiếc chiếu trên bãi cỏ ở quãng trường Mỹ Đình, 5 người đàn ông ngoài 30 gọi một chai rượu, một con mực và cá bò nướng hàn huyên. Một anh mở đầu bằng việc công ty vừa ký được một hợp đồng cung cấp cửa kính với số lượng lớn, rằng anh sẽ được hưởng bao nhiêu hoa hồng từ dự án này. Ngay sau, anh khác lại tiếp lời bằng một nhóm thực tập sinh mới về công ty, trong đó anh nhận hướng dẫn một em khá xinh...

Câu chuyện tưởng như không có hồi kết thì đột nhiên, hai chiếc điện thoại cùng kêu. Giọng bốc đồng khi nãy tắt vụt, thay vào đó là tiếng nhỏ nhẹ "anh làm nốt việc nên về muộn", "anh bị tắc đường, gần về đến nhà rồi"... Nghe tiếng bà vợ, một anh giật nảy vì quên không đón con... Cả đám nháo nhác rời khỏi quán.

Trên một số báo “Tuổi trẻ Chủ nhật”, tác giả Danh Gia đã đưa ra một vài nhận định nhỏ về đàn ông phương Tây, cũng là bức tranh đối lập với đàn ông Việt, như sau:
“Đàn ông các nước công nghiệp, tức các nước kinh tế thị trường nhất, đến giờ tan sở mệt nhoài vì công việc chỉ biết cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng, ba chân bốn cẳng leo lên tàu điện, đổi dăm ba tuyến đường mới về được đến nhà phụ vợ con dọn cơm, rửa chén rồi đi ngủ sớm, đến cuối tuần cần tranh thủ sửa sang nhà cửa, chở vợ đi chợ. Xu hào đủng đỉnh lắm thì tối thứ sáu đưa vợ, đưa con đi ăn tiệm hoặc đưa vợ con đi nghỉ mát cuối tuần, chứ không ai rỗi hơi nát rượu tối này sang tối khác với bạn bè.Không tin, nếu có dịp đi Tây, chiều tối cứ xuống các trạm xe điện ngầm ở Paris chen chúc với bốn triệu người, ta sẽ thấy rõ thế nào là nếp sống kinh tế thị trường đích thực. Chớ tưởng dân đi chơi tối giữa Paris, Luân Đôn…là người bản xứ. Trừ một thiểu số nhung lụa hoặc của 'thế giới về đêm', người lao động lĩnh lương trong tháng, cho dù có là giám đốc, chẳng mấy khi đến quán xá vào những tối trong tuần.

Khi người ta phải đóng thuế thu nhập giá chót cũng 30%, khi người ta ở nhà thuê hay mua trả góp mỗi tháng cũng phải đóng từ 1/3 đến 1/5 lương cho tiền nhà, khi người ta sắm cái xe hơi, cái máy giặt, cái máy sấy khô quần áo…sao cho cuộc sống gia đình tiện nghi hơn, để rồi cuối tháng bị ngân hàng tự động trừ nợ, người ta mới không dám vứt thì giờ và tiền bạc cho các độ nhậu triền miên vì sợ ngày mai dậy không nổi, mất năng suất, mất óc sáng tạo dễ có ngày thất nghiệp".

* Tên nhân vật đã được thay đổi.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2012 lúc 7:24am

5 chặng đường của hôn nhân

image
baomai.blogspot



Kết hôn không giống như đi ăn cỗ, thấy mâm là ngồi xuống. Đó là cả một chặng đường lắm thác nhiều ghềnh và tất yếu phải trải qua 5 giai đoạn khác nhau.
Sau nhiều năm nghiên cứu, khảo sát hằng trăm mối quan hệ vợ chồng, nhà tâm lý gia đình người Mỹ Michele Weiner Davis khẳng định con đường của hôn nhân rất ít khi bằng phẳng mà là những giai đoạn kế tiếp nhau lên thác xuống ghềnh mới đến bờ hạnh phúc. Bạn hãy hình dung đời sống vợ chồng là một vòng tròn khép kín, sau bao vất vả lại nồng thắm như lúc ban đầu nếu bạn kiên trì không bỏ cuộc.


image
Michele Weiner Davis


Giai đoạn 1: Tình yêu nồng nàn chiếm ưu thế

Từ đầu đến cuối mối tình, bạn không thể ngờ rằng việc mình gặp chàng/nàng may mắn đến thế nào. Nhiều khi bạn kinh ngạc vì hai người có nhiều cái chung quá: những sở thích về âm nhạc, về món ăn và cả những bộ phim thích xem. Bạn vừa nhấc điện thoại định hỏi anh ở đâu thì đã trông thấy chàng vừa về đến cửa, cứ như hai người hiểu hết lòng nhau.

Đôi khi những khó chịu nho nhỏ trỗi dậy nhưng chúng được vượt qua một cách dễ dàng vì cả hai đều sẵn sàng bỏ qua cho nhau. Không có thời gian nào trong mối quan hệ của bạn tốt đẹp hơn thế. Cả hai sẵn sàng đáp ứng nhau mọi nhu cầu mà chẳng phải cố gắng gì. Đó là thời kỳ lãng mạn nhất.

image

Sự sản sinh ra "hóa chất yêu" khiến cho bản năng tình dục được khơi dậy, làm cho hai người quấn quít nhau chẳng muốn rời. Trong trạng thái say đắm ngất ngây đó, bạn không ngần ngại giao phó toàn bộ phần đời còn lại cho nhau và quyết định làm đám cưới.
Nhưng cuộc vui nào cũng tàn. Bạn bắt đầu nhận ra hành trình của hôn nhân có khá nhiều ghềnh thác, chẳng như mong chờ.

Giai đoạn 2: Vỡ mộng

Thông thường giai đoạn hai là khó khăn nhất vì bạn phải trải qua sự hẫng hụt lớn nhất. Bạn đi từ giấc mơ hạnh phúc đến vỡ mộng. Hàng triệu vấn đề thực tế bắt đầu xuất hiện. Những chuyện lặt vặt quấy rầy bạn. Bạn nhận thấy chồng có hơi thở khó chịu khi thức giấc vào buổi sáng. Anh ta ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, lại còn vứt bừa tạp chí trên sàn bếp và không bao giờ thu dọn thức ăn thừa để vào tủ lạnh. Có lần bạn nghĩ anh ta như người không bình thường.

image

Rất nhiều thực tế khiến bạn nghĩ hai người khác nhau quá. Bạn đã nhầm lẫn chăng? Hai người tranh cãi về mọi thứ, rồi chính bạn nhận ra mình đã liều lĩnh giao phó cuộc đời cho một người như vậy. Mâu thuẫn cứ ngày một tăng dần và thay đổi lớn nhất là sau khi bạn có con, phải thanh toán bao nhiêu hóa đơn ga, điện, nước... Không còn thời gian nào mà thở, đọc sách, xem phim vì còn phải nấu ăn, rửa bát, lau nhà, giặt quần áo. Trong khi đó, bạn đời luôn đòi hỏi bạn ngày càng nhiều. Bạn cảm thấy anh ta đúng là một kẻ vô trách nhiệm và bảo thủ kinh khủng. Và các bạn mất hàng chục năm nỗ lực sửa đổi nhau một cách vô vọng trước khi chuyển sang giai đoạn ba.

Giai đoạn 3: Mọi thứ đều phải thay đổi

Trong giai đoạn này, người ta cảm thấy mọi cái đều sai và cần phải xem xét lại: Sống theo cách của anh ta hay theo cách của bạn vì ai cũng cho là mình đúng. Cả hai cùng "chiến đấu cam cường" để buộc đối phương chấp nhận giải pháp của mình. Mỗi lần bất đồng là một cơ hội để xét lại cuộc hôn nhân. Cả hai đào bới những yếu kém của nhau ngày càng sâu hơn.

Đây chính là thời điểm nhiều cuộc hôn nhân đứng giữa ngã ba đường. Trước mặt họ có ba lựa chọn:

Một là bỏ cuộc vì tin hôn nhân của mình là sai lầm. Họ nhận ra mình không còn yêu nữa. Ngay cả kết hôn cũng chẳng phải do tình yêu mà chỉ là sự bồng bột nhất thời và họ đòi ly dị.

image

Hai là họ nhận thấy cãi nhau, phê bình chỉ trích cũng vô ích, vì con cái nên đành chấp nhận nhưng ai có mối quan tâm riêng của người ấy. May thay vẫn có khoảng hơn 50% số người kết hôn quyết định bắt đầu tổ chức lại cuộc sống chung, làm cho nó mạnh khỏe hơn bằng cách cố gắng đáp ứng những nhu cầu của nhau.

Nếu cách thứ nhất và thứ hai thiên về nghĩ đến mình và buông xuôi bất lực thì cách thứ ba đòi hỏi nhiều nỗ lực đầu tư cho mối quan hệ để chuyển sang giai đoạn thứ tư tốt đẹp hơn.

Giai đoạn 4: Chấp nhận bạn đời

Bước sang giai đoạn 4, chúng ta cũng đi đến thời kỳ mà không thèm xét nét đối tác về mọi thứ và tự nhủ cuối cùng phải thoát ra khỏi sự gò bó để sống thanh thản. Người ta bắt đầu tham khảo ý kiến của người khác, có người tìm đến lời khuyên răn của tôn giáo, có cặp lại tìm đến các đường dây tư vấn hôn nhân hoặc đọc các cuốn sách về tâm lý gia đình hay xem phim tâm lý xã hội và tìm ra những giải pháp của mình.

image

Trong giai đoạn này, khả năng tha thứ cao hơn. Chúng ta nhận ra chung sống với ai đó không phải là dễ dàng, cần phải tha thứ và chấp nhận nhau bởi vì con người không ai hoàn thiện. Khi những bất đồng xuất hiện, chúng ta không cố gắng tranh cãi giành phần thắng về mình nữa mà biết chấp nhận những cách nghĩ khác nhau. Vì thế, xung đột ít xảy ra hơn và khi xuất hiện cũng không mãnh liệt như những năm trước. Nếu bạn đủ khôn ngoan và bình tĩnh đi hết giai đoạn này thì sẽ bước sang giai đoạn 5.

Giai đoạn 5: Chung sống đến hết đời

Đáng tiếc là có đến một nửa số người kết hôn ngày nay không bao giờ biết được giai đoạn thứ 5 này, khi tất cả những gian nan đã bỏ lại phía sau. Bạn không còn tranh cãi nữa để xác định ai thắng ai thua, cũng như đòi hỏi người kia phải làm theo mong muốn của mình. 

Đây là giai đoạn mọi cái đã ngã ngũ và người ta sống trong hòa bình, an phận.

Nhiều người lại cảm thấy tình yêu sống lại lần nữa. Cả hai đồng ý rằng hôn nhân không phải mâm cỗ cứ ngồi vào ăn mà cần lao động cật lực để có. Đến lúc này, bạn mới tin rằng tuy "bạn đời" chẳng hoàn hảo gì nhưng có thể sống chung với anh ta được. Bạn cũng cảm thấy tin ở chính mình và bắt đầu đánh giá những sự khác nhau giữa hai người và nhận ra chính điều đó làm cho cuộc sống đỡ đơn điệu và trở nên phong phú hơn. Giờ đây, con cái đã trưởng thành, có cuộc sống riêng, cho phép bạn lại có thời gian tập trung vào hôn nhân lần nữa giống như ngày xưa.

Với mỗi đôi, các giai đoạn này không dài bằng nhau nhưng hầu như cuộc hôn nhân nào kéo dài đến cuối đời cũng lần lượt đi qua 5 chặng đường tuần tự như thế. Trật tự này cũng không bao giờ thay đổi...

image

Tuy nhiên, khi người ta đã biết tiến độ và hành trình tất yếu của hôn nhân thì số người bỏ cuộc giữa đường có thể sẽ giảm đi khi nhìn thấy những chặng phía sau đầy triển vọng. Điều quan trọng hơn là khi biết rõ cả 5 chạng đường trên vòng tròn khép kín của hôn nhân, bạn sẽ có cách điều chỉnh thế nào để kéo dài những giai đoạn êm đềm hạnh phúc và rút ngắn đến mức ít nhất những giai đoạn "ông chẳng bà chuộc" cãi cọ triền miên và lái cuộc hôn nhân đi theo ý muốn của mình.
st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22182
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2012 lúc 7:50am
NỞ LÒNG NÀO!
Nguyễn Thị Thanh Dương
 

Bà Thục đậu xe xong thong thả đi lên lầu 2 bằng thang bộ, bà vẫn thích thế để thêm dịp vận động cơ thể, hơn là dùng thang máy cho tiện nghi và mau chóng.

Unit 1 phòng ngủ của bà trong khu apartment này được thiết kế gọn xinh, địa điểm lại gần khu thương mại Việt Nam cũng như chợ Mỹ nên bà rất vừa lòng.

Bà Thục thay quần áo và nằm ra chiếc ghế mây nghỉ ngơi, bà vừa ra chợ Việt Nam vào dịch vụ gởi tiền để chuyển 10,000 đồng về cho người em trai. Thế là bà đã làm tròn lời hứa hẹn với em và với tình cảm trong con người bà, lòng bà thảnh thơi, nhẹ nhỏm và vui mừng khi nghĩ đến gia đình em trai, chắc là vợ chồng con cháu họ đã sung sướng biết bao nhiêu.
Bà Thục thuê căn apartment với giá trợ cấp của chính phủ dành cho người có lợi tức thấp kể từ khi bà đủ tuổi về hưu 2 năm nay, bà sống ở Mỹ đơn độc không chồng, không con, mà ở Việt Nam cũng chẳng còn ai thân thích gần gũi ngoài gia đình ông Thức, đứa em trai duy nhất, cha mẹ bà đã lần lượt qua đời kể từ khi sau 1975.

Ngày xưa gia đình bà nghèo, nhưng cha mẹ bà cũng chắt chiu nuôi 2 chị em bà ăn học, đứa con gái là bà học hành chăm chỉ giỏi giang bao nhiêu thì thằng em học hành vừa lười vừa dở bấy nhiêu.
Cô Thục đã trở thành 1 dược sĩ. Cô dược sĩ Thục ngày ấy đã đi làm và phụ giúp cha mẹ đắc lực trong cuộc sống hàng ngày, còn Thức học không xong, thi rớt Tú Tài Thức đi lính, ngành tác chiến nay đây mai đó. Cô Thục thương em lận đận, mỗi khi em về phép ngoài các món ngon nấu cho em ăn, cô còn cho em tiền khi trở lại đơn vị.
Cô Thục không mấy xinh đẹp, có bằng cấp, ngành nghề sáng giá, nên hình như đó là những lý do khiến các chàng trai không thích đến gần, và cô miệt mài hi sinh cho gia đình nên hầu như không có cơ hội đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Tuổi xuân trôi qua lúc nào không hay.

Sau 1975 cũng như bao nhiêu gia đình khác, cuộc sống nhà cô Thục trở nên chật vật khó khăn, rồi Thức lấy vợ sinh con, bấy nhiêu người sống cùng trong một nhà đã trở nên chật chội và tài chính càng lúc càng khó khăn hơn.
Năm 1989 cô Thục đi vượt biên tìm tự do và thêm lý do không kém phần quan trọng là vì kinh tế để có thể giúp đỡ gia đình hữu hiệu hơn, chuyến đi vượt biên cuối mùa đã khiến Thục phải chờ đợi ở Thái Lan hơn 4 năm sau khi đậu thanh lọc mới được phép đến Mỹ định cư.

Sang Mỹ ở lứa tuổi về chiều, 49 tuổi rồi, Thục chợt nhận ra mình đã lãng quên chính mình hơn nửa đời người, học lại thì không thể mà lấy chồng cũng không xong. Cô Thục đã đi làm những công việc trong hãng xưởng để có tiền sinh sống và gởi giúp tối đa những đồng tiền của mình kiếm được về gia đình ở Việt Nam.

Rồi cô Thục cũng lấy chồng. Nhưng chỉ là một cuộc hôn nhân gượng gạo, cố gắng kéo dài được mấy năm cho có đôi, có cặp thì người chồng đã chia tay trả Thục trở về vị trí độc thân như cũ, thế là cô Thục gìa chấp nhận duyên phận thiệt thòi hẩm hiu, ở vậy cho đến giờ.
Thỉnh thoảng bạn bè cũng có ý giới thiệu cho bà một ông độc thân góa vợ nào đó, để đỡ đần và bầu bạn cùng nhau cho vui nhà, nhưng bà từ chối ngay, đời chắc gì vui, duyên chắc gì may? lỡ gặp ông khó tính khó nết, hay ông ngã ra ốm đau bệnh hoạn nằm một chỗ thì bà phải hầu hạ, còn nếu ngược lại bà ốm đau nằm một chỗ chưa chắc ông kia hầu hạ được gì.
Cuộc sống độc thân tuổi về hưu tuy có lúc buồn mà thảnh thơi, hàng ngày bà xem các phim truyện trên ti vi vừa để giải trí vừa để duy trì tiếng Anh của mình, rồi nghe nhạc, đọc sách, một đam mê ngày cô Thục còn trẻ để tìm lại cảm giác thú vị của ngày xưa.

Với đồng lương lao động tằn tiện bao lâu nay bà Thục cũng để dành được một món tiền, bà cất kỹ trong nhà băng.
Từ ngày về hưu bà sống bằng những đồng tiền hưu trí của mình cũng gọi là đủ, vì bà không có nhu cầu gì nhiều ngoài hàng năm vẫn gởi chút tiền về Việt Nam cho gia đình Thức hiện vẫn sống tại căn nhà cũ, nơi xóm nghèo xưa do cha mẹ để lại.
Xưa bà Thục thương thằng em vất vả đời lính, nay lại thương em vất vả cảnh nghèo, nên bà vẫn không ngừng gởi về đỡ đần cho em.

Bà Thục đã đưa chồng về thăm Việt Nam 1 lần để giới thiệu chồng với gia đình mình. Sau cuộc hôn nhân gãy đổ bà buồn chán và tủi thân, không có ý định về Việt Nam nữa. Nhưng những chuyện buồn vui của cuộc sống nơi xứ người bà vẫn tâm sự với người em ruột thịt của mình cho vơi nhẹ lòng, hai chị em đã luôn gần gũi từ thuở ấu thơ đến khi khôn lớn và cho đến bây giờ cả hai cùng tuổi xế chiều.

Bà kể từ chuyện bà bị bệnh cao máu, cao mỡ, và bệnh cườm mắt, phải uống thuốc và nhỏ mắt mỗi ngày mấy lần cho đến hết cuộc đời, đến những chuyện vặt vãnh hàng ngày. Từ chuyện bà về hưu và tiết kiệm xin được ở nhà gía rẻ dành cho người gìa, xin được tiền food stamp, đến chuyện bà dành dụm được món tiền phòng thân sau này.

Tóm lại bà Thục hài lòng với cuộc sống vật chất bảo đảm, dù cô đơn một mình một nhà.

Mới đây ông Thức đã gọi phone cho bà và tha thiết đưa ra một đề nghị mong chị giúp đỡ, thay vì chị gởi cho chút tiền mỗi năm và mỗi khi gia đình em cơ nhỡ thì em xin chị giúp hẳn một món tiền để có vốn làm ăn là 10 ngàn đô la.
Bà Thục đã suy nghĩ rất kỹ, bà đã gìa rồi và một ngày nào đó sẽ chết đi, số tiền dành dụm tuy không nhiều, nhưng là tất cả mồ hôi công sức của bà phải được hữu ích cho người thân của mình. Bây giờ họ đang nghèo khổ, họ đang cần tiền. Thế là bà Thục đồng ý
Và hôm nay bà đã làm xong nhiệm vụ thân thương ấy.
Hai hôm sau bà Thục nhận được phone của ông Thức, người em hoan hỉ báo tin đã nhận 10 ngàn đô của bà và không tiếc lời cám ơn chị. Lòng bà Thục ấm lên, vui lên, nhiều gấp cả chục lần niềm vui của người em.
Từ nay bà Thục sống thanh thản hơn dù món tiền dành dụm của bà đã vơi đi, bà sẽ viết lại một tờ di chúc nếu sau này bà chết, sau phần chi phí cho hậu sự, còn bao nhiêu, dù ít ỏi, nhờ người ta gởi những đồng tiền còn lại về cho Thức.

Vậy mà 3 tháng sau ông Thức gọi phone sang, bà Thục chưa kịp vui mừng hỏi han em đã làm ăn gì chưa thì ông Thức buồn rầu tuyên bố:
- Chị ơi, nhà em mới vừa bị kẻ gian đột nhập xông thuốc mê và lấy cắp hết 10 ngàn đô rồi !
Bà Thục bàng hoàng nghe em nói tiếp:
- Chị có thương em, thương các cháu chị, thì xin chị giúp em lần nữa…
Bà Thục không còn sức cầm lấy chiếc điện thoại nữa, bà buông phone và buông người ngồi phịch xuống ghế như một kẻ không hồn.
Bà đã mất ăn mất ngủ mấy ngày đêm, 10 ngàn đô là bao công lao và tấm lòng của bà gởi về, thế mà bị mất đi một cách gọn gàng êm thắm, nhẹ tênh như bông gòn, như mây bay, gió thoảng, hay như một trò đùa, một màn kịch vụng về không hơn không kém.
Bà không thể nào tin được. Nhưng em trai bà nỡ lòng nào dựng lên màn kịch này để lừa dối bà, để xin thêm tiền của bà? Bà dằn vặt tự hỏi và không thể trả lời.
Cuối cùng bà Thục quyết định sẽ về Việt Nam bất ngờ, đối diện với em mình để tìm hiểu sự thật cho ra lẽ.
**************
Từ phi trường Tân Sơn Nhất, bà Thục thuê xe Taxi đưa bà đến một khách sạn tại Gò Vấp, bà biết căn nhà cũ sẽ không có chỗ thoải mái cho bà vì theo lời ông Thức kể bấy lâu nay là hai đứa con đã lập gia đình và một đứa còn độc thân đều ở chung với vợ chồng Thức, nhà đất ở Việt Nam rất đắt đỏ, Thức tiền bạc đâu mà lo cho các con chỗ ở riêng.
Cuộc sống là sự tuần hoàn như cây cối, gìa cỗi thì chết đi, cây con thì sinh sôi nẩy nở…xưa căn nhà ấy có cha mẹ và 2 chị em bà, nay căn nhà ấy đã đông hơn, thêm lên mấy đầu người rồi.
Buổi chiều hôm sau bà Thục tìm về xóm cũ tại khu cầu hang quận Gò Vấp.

Khu xóm nay đã đổi khác rất nhiều nhưng bà làm sao quên được lối cũ, cảnh xưa. Kia vẫn là đường rầy xe lửa dẫn đến ga Xóm Thơm, và bên này là nhà cửa chen chúc.
Bà vừa đi vừa dò tìm theo những dấu vết cũ, cuối cùng bà Thục cũng tìm ra đúng số nhà, nhưng đứng trước căn nhà bà kinh ngạc, không tin đây là sự thật vì căn nhà to đồ sộ và cao ngất 4 tầng lầu, chứ không phải là căn nhà trệt tầm thường ngày xưa cô Thục từng ở từ thuở sinh ra đến khi lớn lên với cha mẹ mình nữa.

Bà ngại ngần, bà ngẩn ngơ, không dám gõ cửa, mà đi ra một quán nước ở đầu con hẻm, đối diện xéo xéo với nhà ông Thức, bà gọi một ly nước uống để định thần lại cho tỉnh táo, kẻo bà tưởng mình đang mơ.
Hay là bà đã nhìn lầm số nhà? Không, chắc chắn là không vì bà đã nhìn kỹ mấy lần rồi.. Hay là em trai bà đã bán nhà cho người khác? Cũng không, vì bà mới gởi số tiền 10 ngàn đô về địa chỉ nhà này.
Khi cô hầu bàn bưng ly nước ra thì bà Thục vờ hỏi bâng quơ:
- Căn lầu 4 tầng kia sao mà đẹp thế…
Cô gái vui vẻ tiếp chuyện:
- Dạ, bởi vì căn lầu đó ông bà Thức mới xây vài năm nay, kiểu đẹp, nhà mới nên ăn đứt mấy căn lầu khác.
- Ông bà Thức giàu có sướng thật…
Cô hầu bàn xuýt xoa:
- Ông Thức còn xây cho hai đứa con có gia đình ra ở riêng mỗi đứa một căn lầu tương tự căn này nữa đó. Căn này thì ông bà ở chung với thằng Út còn độc thân. Ba cha con ông Thức cùng làm chủ một xưởng cưa gỗ xuất khẩu, giàu có lắm lắm luôn, nhất xóm luôn.
Bà Thục cũng xuýt xoa:
- Số họ thật may mắn, làm ăn thành đạt nhỉ.
- Còn nữa bác ạ, nghe nói mới đây người thân ở nước ngoài gởi cho họ 10 ngàn đô nữa cơ, đã giàu có mà tiền ở mãi đâu cứ tự nhiên chảy vào túi.

Thế là bà Thục đã hiểu, gia đình ông Thức đã ăn nên làm ra từ lúc nào nhưng Thức không hề kể cho bà nghe, mà vẫn chăm chỉ than thở xin xỏ bà dù mỗi lần chỉ vài trăm đô, và cuối cùng là món tiền 10 ngàn đô. Nhưng họ chưa chịu dừng lại ở đó, lại nói bị mất cắp để xin thêm, có lẽ vì thấy bà đồng ý cho 10 ngàn đô dễ dàng qúa chăng?
Ông Thức biết bà không có ý định trở về thăm Việt Nam nữa, bà ngại đi xa vì đi đâu cũng phải mang theo mấy loại thuốc men lỉnh kỉnh như con mọn, lại sợ ngã bệnh bất ngờ, và vì nơi đó những kỷ niệm buồn nhiều hơn vui, nơi đó cha mẹ bà đã không còn nữa, thằng em trai của bà đã gìa đi, và các cháu thì dường như xa lạ. Bà chỉ liên hệ với họ qua phone và gởi tiền về giúp em, giúp cháu khi cần thiết là đủ vui rồi.

Bà Thục thất vọng không ngờ em bà đã đổi thay đến thế, nó đã lợi dụng lòng tốt và tình thương của bà dành cho nó từ thuở còn thanh xuân cho đến giờ... Bà Thục giận lắm, định quay trở về khách sạn, không gặp em, không bao giờ gặp nó nữa, bà sẽ trở về Mỹ và quên đi thằng em đã đối xử với bà không còn tình nghĩa. Nhưng sau khi uống hết ly nước, lòng tự giằng co, bà vẫn quyết định đến nhà ông Thức.

Bà bấm chuông cổng, tiếng chó sủa inh ỏi rồi có người ra mở cổng. Chính là Thức, ông ta ngơ ngác nhìn bà chị rồi thảng thốt kêu lên không biết vì vui mừng hay vì kinh ngạc như bà đã kinh ngạc khi nhìn thấy ngôi nhà:
- Trời ơi, chị Thục hả?
- Vâng, tôi là Thục đây.
- Trời ơi, sao chị về không báo trước để em và các cháu ra phi trường đón ?
Bà theo chân em vào nhà, căn phòng khách rộng lớn với đồ đạc bóng bẩy sang trọng làm bà Thục chóa cả mắt vì bà quen với phòng khách nhỏ gọn ở căn apartment của bà rồi. Từ bộ bàn ghế, vách tường, đến kệ trang trí đều là sản phẩm của gỗ qúy với kiểu dáng đẹp, sành điệu và qúy phái, đúng với phong cách thành đạt của ông chủ kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu.

Vợ ông Thức cũng từ dưới nhà chạy ra hớn hở:
- Chị về chúng em mừng qúa, hành lý chị đâu? Nhà em rộng rãi xin mời chị…
- Cám ơn em, chị không biết nhà đã xây lại rộng đẹp thế này nên đã ở khách sạn rồi
Sau vài câu thăm hỏi thông thường, bà Thục buồn buồn và nghiêm trang đi vào vấn đề:
- Các em đã làm ăn khá gỉa, có cơ ngơi thế mà không cho chị biết để chị mừng với, mà còn gây cho chị cảm tưởng là các em vẫn nghèo khó như xưa và xin chị món tiền 10 ngàn đô là thế nào?.
Ông Thức vội lên tiếng bào chữa:
- Nhờ trời thương gia đình em mới phất lên những năm sau này. Em xin lỗi chị, chỉ vì muốn vun đắp tom góp cho con cháu em mới xin tiền chị…
Bà Thục cay đắng:
- Kể cả việc em bịa đặt ra bị mất 10 ngàn đô để xin thêm lần nữa? em tưởng chị giàu có lắm sao?. Chị đã chắt chiu bao lâu mới để dành được số tiền ấy.
Ông Thức cố giải bày:
- Dù gì cuộc sống bên Mỹ chị cũng được bảo đảm lúc tuổi gìa, nhà nước lo hết, có đồng vốn nào chị không cho các cháu thì cho ai bây giờ? Cho trước thì khỏi cho sau, con cháu em cũng như con cháu chị…
Vợ Thức xen vào cho câu chuyện chuyển sang hướng khác:
- Nếu chị muốn về sống ở Việt Nam thì chúng em mời chị về đây ở chung căn nhà này như ngày xưa. Bây giờ những 4 tầng lầu, chị cứ ở hẳn 1 tầng tha hồ rộng rãi, lại có chị có em…

Tình chị em gì khi mà họ đang sống trong giàu có, vợ chồng, con cháu đông đủ quây quần bên cạnh mà vẫn moi móc những đồng tiền dành dụm của bà, một người già sống đơn độc nơi quê người, chuyện lớn chuyện nhỏ gì cũng trông chờ vào xã hội, vào người dưng giúp đỡ, hơn nữa bà Thục không bao giờ có ý định về sống ở Việt Nam nên bà từ chối ngay:

- Chị ở Mỹ quen rồi, ở đấy có mọi tiện nghi và lợi ích, về đây khỏe mạnh thì không sao, lỡ ốm đau sao bằng bên Mỹ được.
- Chị nghĩ thế cũng phải, nhưng bất cứ lúc nào chị thay đổi ý định thì cứ trở về, chúng em luôn chờ đón chị.
- Cám ơn hai em.
Khi bà Thục đứng lên từ gĩa vợ chồng ông Thức, người em ái ngại cầm bàn tay chị, cố biện minh lần nữa:
- Mong chị hiểu cho chúng em, đằng nào những món tiền dành dụm chị không cần tới, mà bên này thì con cháu đông, công việc làm ăn lúc này lúc khác chẳng biết đâu được, chị bên ấy một thân một mình, có đồng nào cho các cháu là chắc chắn nhất, không đi đâu mà thiệt chị ạ.
Vợ ông Thức vẫn ngọt ngào mời chào:
- Mỗi ngày chị đến ăn cơm với chúng em và các cháu cho vui nhé? chị đồng ý đi để ngày mai em làm món ngon đãi chị.
- Ừ, mai chị sẽ đến đây, chị ăn thế nào cũng được mà…
Vợ chồng ông Thức gọi xe taxi đến và vui vẻ tiễn chân bà Thục ra cổng, đợi người chị vào xe họ mới quay vào nhà.
Bà Thục ngồi trên xe, quay nhìn ngôi nhà lầu 4 tầng lần nữa, từ trong đáy lòng bà Thục vui mừng khi thấy cảnh nhà em trai giàu có, và cũng từ trong đáy lòng bà cảm thấy một sự đổ vỡ, tan nát. Đôi mắt bà rưng rưng nhỏ lệ.…
Bà biết rằng ngày mai, cũng như mỗi ngày sau đó, trong thời gian còn ở Việt Nam, bà sẽ đến đây ăn cơm với em, với các cháu.
 
Đấy vẫn là tình cảm, là tình ruột thịt bà dành cho họ, bà không nỡ quay mặt với họ, dù rằng bà đau đớn vì mất đi hình ảnh người em ruột thân thương gần gũi ngày xưa, dù rằng bà xấu hổ giùm người em ruột tham lam, tính toán và ích kỷ bây giờ.
Và nỗi đau đớn ấy, sự xấu hổ ấy sẽ theo bà về Mỹ, và theo bà cho đến hết cuộc đời.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Aug/2012 lúc 7:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22182
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2012 lúc 9:36pm
HỒNG NHAN
Tác giả: Trần Minh Thuận




Long chưa bao giờ thấy ai bán vé số mà đẹp vậy. Cả cái xóm Cải Già này xôn xao hẳn lên từ khi cổ đến, nhứt là mấy ông sồn sồn rỗi việc và mấy cậu choai choai tuổi mới dậy thì.


Mấy quán cà phê trong xóm ế ẩm thường xuyên tự dưng đông khách lạ thường, người ta đến ngồi chật cả quán để uống càphê và mua vé số. Thật ra là để ngắm cô bán vé số và trêu ghẹo vài câu. Quán có mười bàn thì hầu như cả mười bàn đều có người mua số. Ông Tư Búa lựa một hồi lâu mà chỉ mua một tấm, miệng cười hề hề méo xẹo:


- Mỗi bữa mua một tấm được rồi, bi nhiêu đó mà vô độc đắc chắc là đủ cưới em rồi hén! Một tấm vé số này biết đâu bằng tiền tui mài dao hai chục năm. Mà cô em tên gì? Hổm rày quên hỏi.


Cô gái liếc nhẹ ông một cái:


- Trúng năm tấm tui mới ưng, mua thêm vài tấm nữa đi rồi tui nói tên cho biết.

Ông Tư thấy cột sống mình như có một luồng điện chạy rần rần trước cái liếc mắt sắc như dao cạo, rất đơn giản bởi đã hơn năm mươi tuổi rồi mà ông chưa có lấy một lần làm chú rể. Ông móc hết các túi của cái quần soọc gom được mười một ngàn, chừa một ngàn để trả ly càphê đen còn bi nhiêu mua hết, ông phùng mang:


- Chơi xả láng, sáng có giang máy cày dìa luôn. Cô tên gì nói tui nghe đi!


Cô lẹ làng đưa ông thêm bốn tấm vé số nữa:


- Thuyền! Điêu Thuyền đó nghen! Tui đang chờ Lữ Ôn Hầu mà chưa thấy ổng đâu.


Cả quán càphê cười rần rần trước câu đùa có duyên (hay vô duyên) của cô. Hình như người đẹp nói câu nào cũng có duyên.


Long ngồi một mình lặng lẽ quan sát cô gái. Đẹp như vậy chắc thiếu gì dân nhà giàu đeo, hay ít nhất cũng có thể xin được những chỗ làm tốt thì tại sao đi bán vé số chớ. Hổng lẽ cổ không biết chữ như mình? Hổng biết chữ nhưng đẹp vậy thì cũng thiếu gì chỗ nhận? Long nhìn kỹ và nhận thấy cô gái này có một điều gì đó rất bí ẩn, đằng sau ánh mắt lẳng lơ giả tạo kia như cất giấu một nỗi buồn.


Người trải qua bao nhiêu nỗi đau trong cuộc sống như Long thì nỗi buồn của người khác anh cảm thấy rất rõ dù người ta cố tình che giấu nó đi. Cô nhìn quanh quất rồi đi về phía bàn Long, chìa xấp vé số ra, giọng ngọt như mía lùi:


- Anh Hai mua giùm em vài tấm, chiều nay trúng số lấy rổ đựng tiền, chạy liền ra chợ, bợ cái tivi, dìa coi cho đã.


Cô nói một hơi có vần có điệu nhưng không hiểu sao Long chẳng có một chút cảm giác nào. Anh chỉ thấy tội nghiệp thật lòng cô gái trẻ kia, sao mà phải sống trong một cái vỏ bọc như vậy chớ. Anh lắc đầu nhè nhẹ:


- Tui không bao giờ kiếm tiền bằng cách rủi may.


Một chút bối rối hiện lên khuôn mặt, cô gái lặng lẽ bước ra khỏi quán, dáng đi sao mà trông khổ đến lạ. Khi không Long lại xao lòng với tấm lưng thon thả. Anh tự cười mình: Điên thiệt! Không tới mầy đâu mà trông, người ta đẹp như vậy thiếu gì người đeo. Quên đi! Cái thằng bốc vác mà mong gì!


Anh cố quên nhưng không biết sao chẳng thể nào quên được, bóng dáng ấy cứ bám lấy anh, dai dẳng đến đáng ghét. Anh vác gạo hùng hục cho quên, mệt quá thì quên mà hễ nghỉ uống nước một chút thì nhớ, tối về nhà nằm trằn trọc không ngủ được lại càng nhớ hơn.


Từ hôm anh từ chối mua số, cô không bao giờ mời anh nữa. Cô càng nói chuyện bạo hơn làm cho mấy ông hảo ngọt chết mê chết mệt và vé số cô bán càng chạy hơn, có ngày cô bán hơn ba trăm vé. Trong xóm xảy ra không biết bao nhiêu vụ vợ chồng lục đục chửi bới, thậm chí đánh nhau tơi tả mà nguyên nhân cốt lõi theo mấy bà vợ là đều do mấy tấm vé số của cô. Một bữa, bà Hai thu mua phế liệu bị chồng đánh chạy cồng cồng ra giữa chợ chửi rùm lên:


- Trời đất ơi! Bà con ơi! Nó mê con đĩ đó, tui nói mà nó đánh tui. Bi nhiêu tiền đem mua vé số hết! Sao hông mua luôn "cái đó" đi!


Ông Hai chạy theo lôi bà về nhà. Bà cố vùng vẫy, cào cấu nhưng cuối cùng cũng phải chịu phần vì ông mạnh quá, phần vì bà con cả chợ bu lại, như coi hát Sơn Đông. Mắc cỡ. Nhiều ánh mắt nhìn bà thông cảm, cả cái chợ này hình như rất nhiều người bị chồng hạ cẳng tay, thượng cẳng chân vì cô bán vé số. Họ xúm lại bàn bạc, rì rầm chửi rủa cô thậm tệ, coi cô chính là thủ phạm làm cho gia đình họ xào xáo không yên.


Lẽ thường tình hễ tức nước là vỡ bờ. Một buổi chiều đi vác gạo ngoài bến về, Long thấy rất đông người bu đen bu đỏ. Nghe mấy bà đàn bà chửi toàn những lời tục tĩu, trong đầu Long lờ mờ đoán ra điều gì đó bất ổn đến với cô. Anh vẹt đám đông bước vào và một cảnh hãi hùng đập vào mắt anh. Bốn năm người đàn bà đang túm lấy Thuyền, miệng chửi tay đánh. Bà Hai là người hung hăng nhất:


- Đánh cho mầy đi khỏi xứ này luôn! Mầy là con quỷ chớ con người gì! Bữa nay, tụi tao cho mầy biết tay!


Nói xong bà cầm cây kéo chụp đầu cô cắt lia lịa, từng lọn tóc bay lả tả xuống đất. Mái tóc dài tha thướt của cô nhanh chóng xơ xác đến tội nghiệp. Mấy bà khác cũng xúm lại xé áo xé quần cô nghe rẹt rẹt. Thuyền ngồi dưới đất cam chịu, không cự nự, đôi mắt ráo hoảnh không có một giọt nước mắt nào. Gương mặt vô hồn. Nhói lòng, Long vội bước tới lôi mấy bà kia ra, ẵm Thuyền chạy ra khỏi đám đông hỗn loạn. Anh nghe họ chửi với theo:


- Mầy giỏi thì cưới nó đi cho tụi tao yên! Cái thứ đó cưới nó, mầy cũng khổ thôi chớ chẳng sướng ích gì đâu.


Ra khỏi chợ, anh bỏ cô xuống, cởi áo mình choàng vô cho cô mặc. Lúc nầy, Long mới thấy hai giọt nước mắt trong veo lặng lẽ chảy dài trên má Thuyền. Anh nói nhỏ, giọng run run vì xúc động:


- Sao cô ra nông nỗi nầy chớ, tui cũng không hiểu tại sao cô phải sống theo cách như vậy nữa. Có chuyện gì cô nói thử coi tui có giúp được gì không. Cô ở đâu tới đây vậy?


Anh hỏi một hơi mà cô vẫn không trả lời câu nào. Hai người ngồi im lặng trên bờ đê nhìn con nước ròng hồi lâu. Cuối cùng cô đứng dậy:


- Tui dìa đây! Cảm ơn anh!


Cô lê từng bước chậm chạp trên con đê nhỏ, anh nhìn theo cái bóng nhỏ vàng vọt, xiêu vẹo in trên đê dưới những tia nắng chiều cuối cùng yếu ớt. Tự dưng anh thấy mắt mình cay cay. Ngay ngày hôm sau, xóm Cải Già lại nhanh chóng loan đi một tin khủng khiếp: Thuyền không còn đi bán vé số nữa mà đã đi bán bia ôm ở quán Điểm Hẹn của bà Năm Đau Khổ. Cái quán này Long chưa bao giờ ghé nhưng nghe thiên hạ nói thôi thì cũng đủ biết, ai vô đó bước ra bao giờ cũng rất "đau khổ" vì may mắn lắm là còn lại bộ đồ.


Cuối cùng anh cũng gặp Thuyền ngoài chợ khi cô cố tình cho cả chợ này biết hình ảnh mới của mình. Mái tóc dài mới bị "sởn" xơ xác ngày hôm qua biến thành một kiểu tóc tém rất hợp thời trang với màu vàng óng ánh. Bộ bà ba bị xé tả tơi hôm qua nhanh chóng thay thế bằng một cái áo thun hai dây treo hờ hững trên đôi bờ vai, cổ áo rộng đến nỗi lồ lộ cả một phần ngực và cái quần jean trễ cạp khoe nguyên một khoảng bụng trắng nõn nà.


Đi bên cạnh Thuyền có thêm hai thằng ma cô mình mẩy xăm vằn vện và tóc tai bờm xờm với bộ mặt lạnh tanh. Cô đi từ đầu chợ đến cuối chợ, ghé từng nhà mấy bà đã đánh cô hôm qua nhưng họ trốn mất biệt. Long gặp cô trong quán càphê, nhưng anh lặng yên vì cũng không biết nói gì. Thuyền kêu cái đen uống và giơ tay ngoắc thằng nhỏ bán vé số lại:


- Bữa nay mầy còn bi nhiêu chị mua hết! Năm chục vé phải hôn? Một trăm nè! Từ đây dìa sau, mầy không còn một đối thủ cạnh tranh lợi hại nữa đâu. Tao bây giờ bán cái khác chớ không bán vé số nữa.


Nghe cô nói mà Long thấy nỗi chua chát dâng lên ngập lòng. Làm sao đến nông nỗi như vầy hả Thuyền! Phải chi tui có đủ điều kiện để giúp cô vượt qua những khó khăn trong cuộc sống này. Từ đó đêm nào anh cũng thập thò ở quán bia của bà Năm Đau Khổ để chờ cô về. Cứ đều đặn khoảng mười một giờ là cô rời quán lội bộ về căn nhà nhỏ thuê ở cuối chợ. Cô đi trước, anh lặng lẽ đi sau, khi cô dừng lại ói thì có anh bên cạnh vỗ lưng, đưa khăn cho cô lau miệng.


Mấy hôm đầu cô còn cự nự không chịu nhưng dần dần việc này trở nên quen thuộc với cô và nói thiệt nhằm bữa mà không có anh kè về chắc cô đã nằm xỉn ngoài đê hay đâm đầu xuống kinh rồi cũng nên. Anh thấy cô khóc nhiều hơn trong những cơn say oằn oại, có lẽ khi say rượu người ta không thể nào tự dối lòng mình được. Một bữa thấy cô uống nhiều rượu say mèm nên anh không dám bỏ cô lại một mình trong căn nhà rách nát, gió thổi vào lồng lộng, lạnh thấu xương. Anh sợ cô trúng gió. Cô nằm trên vạt chúi đầu xuống mà ói ồ ồ, xong rồi khóc như con nít:


- Má ơi! Con hư rồi! Cuộc đời con coi như bỏ đi rồi. Bin ơi! Con biết kêu má chưa? Chừng nào má mới gặp lại con đây. Trời ơi! Con tui còn nhỏ xíu mà!


Anh ngồi kế bên tay cầm ca nước đưa cho cô xúc miệng:


- Cô ráng ói ra hết đi! Chút khoẻ lại hà! Uống chi nhiều vậy hông biết!


Sau khi ói hết, Thuyền tỉnh táo trở lại:


- Anh dìa đi! ở đây làm gì mang tiếng lắm! Tui nói là nói cho anh chớ thân tui có còn cái gì đâu mà sợ mang tiếng.


Anh lúng túng, nửa muốn về nửa không. Cuối cùng anh quyết định:


- Tui không sợ mang tiếng! Mà thân tui cũng vậy thôi, cái thằng không cha không mẹ, dốt đặc cán cuốc như tui thì sợ mang tiếng gì chớ! Với lại, tui muốn nói chuyện với cô.


Thuyền ngồi dựa vào vách nhìn anh buồn buồn, có lẽ cô đã lờ mờ hiểu ra những điều anh muốn nói. Đâu có ai thật lòng lo lắng cho mình như anh đâu, cô ngước lên:


- Anh quyết không dìa thì thôi! Nhưng mà anh có đủ can đảm ngồi nghe tui kể chuyện đời tui không. Nếu chịu nghe hết thì anh muốn nói gì thì nói.


Long gật đầu cái rụp:


- Tui nghe! Nghe tới sáng cũng được! Dù chuyện cô như thế nào đi nữa tui vẫn nói những suy nghĩ của mình bao lâu nay. Cô kể đi!


Suốt đêm hôm đó Thuyền kể cho Long nghe về cuộc đời đau khổ của mình. Giọng cô chầm chậm, buồn thiệt buồn. Quê cô ở tận đất mũi Cà Mau. Từ đây tới đó ít gì cũng hơn ba trăm cây số. Cô thương một người thật lòng. Hai người quen nhau được gần hai năm, tình cảm tưởng là rất sâu đậm.


Cô là một cô gái nghèo ở nhà phụ má bán cái tiệm tạp hoá nhỏ. Một lần hắn ghé vào mua một gói thuốc, thấy cô bán hàng xinh đẹp nên từ đó về sau lui tới thường xuyên. Hắn giúp đỡ gia đình cô nhiều nên chiếm được cảm tình của má cô và cô cũng rất cảm động. Tình yêu của một đứa con gái mới lớn rất ngây thơ và trong sáng, cô thường mơ ước một ngày mình bước lên xe hoa về nhà người chồng mình thương yêu hết mực. Kết quả của sự yêu đương bồng bột đó là một giọt máu đã tượng hình trong bụng Thuyền.


Sau khi nghe cô báo tin này và nói ý định muốn làm đám cưới của mình thì hắn trốn biệt. Sau nhiều lần chống xuồng đi dò la, cô mới tìm được đến nhà hắn thì một sự trùng hợp ngẫu nhiên rất đau lòng lại xảy ra: Bữa đó là ngày đám cưới của hắn. Sự đau khổ và tức giận dâng lên đến tột cùng, cô ra chợ mua một cái ca nhựa và một can axít. Nhưng nghĩ tới nghĩ lui cô thấy mình không thể quá hèn hạ và độc ác, người ta phụ mình thì có trời đất phạt họ, con mình đẻ ra thì mình nuôi. Cô đổi ca axít bằng một ca nước mắm và đi đến nhà hắn. Đám cưới đông vui, chẳng ai để ý đến cô gái lạ. Cô bước đến trước mặt cô dâu và chú rể chậm chạp từng tiếng:


- Anh có con với tui rồi mà còn cưới vợ, bữa nay tui bắt anh phải trả sự công bằng lại cho tui.

Nói xong cô giơ ca nước mắm lên, khách khứa chạy tán loạn vì họ tưởng đó là ca axít. Cô tạt mạnh vào người hắn và bỏ chạy một hơi ra chiếc xuồng ba lá ngoài bến, mở dây chống vội ra sông cái về nhà mà nước mắt ròng ròng. Cô vừa chống xuồng vừa lẩm bẩm một mình trong cơn nấc nghẹn:


- Anh bỏ tui, tui cũng không cần anh nữa, chắc cũng có người giống như tui rồi nên người ta mới nói: Ví dầu tình có dở dang/ mình ên, thiếp chống đò ngang thiếp dìa. Bây giờ tui cũng y chang như vậy, tui cũng một mình chống xuồng dìa nhà nè! Trời ơi!


Cô khóc muốn hết nước mắt, nhiều lúc muốn chết cho rồi nhưng nhìn cái bụng đội áo ngày càng cao, cô không đành lòng. Đứa nhỏ trong bụng cô có tội tình gì chớ? Dù sao đi nữa mình cũng phải sinh nó ra và nuôi cho nó thành người. Cả xóm ai cũng nhìn cô với ánh mắt ghẻ lạnh. Không chồng mà có mang thì không gì nhục bằng. Họ dạy đám con nít mấy câu chọc cô khi cô mang cái bụng bầu ra đường: "Không chồng mà chửa mới ngoan, có chồng mà chửa thế gian chuyện thường". Sự chịu đựng cũng có giới hạn, khi thằng Bin được bốn tháng thì cô để con lại cho má nuôi, bỏ xứ đi nơi khác làm để kiếm tiền gởi về nhà tiếp má nuôi thằng Bin. Đã hơn năm rồi cô chưa gặp lại con, cô nhớ nó lắm, tối ngủ khóc hoài. Cô mong muốn một ngày về bên con mà không còn phải ngại ngùng.


Long ngồi lặng lẽ nghe cô kể đến khi gà đã gáy vang trong xóm. Anh ôm lấy cô, vỗ về:


- Dù sao cô cũng còn may mắn hơn tui, còn có con, có má. Còn tui là một đứa con nít bị người ta quăng bỏ bên đầu cầu. Đến bi giờ ba má tui mặt mũi ra sao tui còn hông biết. Nếu cô không ngại, tui muốn mình làm ba thằng nhỏ, tui với cô cùng dìa một lượt cho nó có ba có má đầy đủ thì cô không còn sợ ai cười nữa. Tui tính vậy cô thấy sao? Nếu được, hừng đông mình đi liền.


Thuyền lại khóc, nhưng có lẽ bây giờ là những giọt nước mắt hạnh phúc. Cô nhìn anh không nói nên lời. Đúng là ông trời còn thương cô. Anh chạy về nhà gom ít quần áo và mớ tiền dành dụm mấy năm qua rồi trở lại giúp cô thu dọn đồ đạc. Cả hai lặng lẽ rời khỏi xóm Cải Già khi trời còn chưa sáng, sương đêm lạnh buốt đôi vai nhưng trong lòng họ như có một ngọn lửa ấm áp được thắp lên...

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 126 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.344 seconds.