Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/May/2019 lúc 1:13pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/May/2019 lúc 10:01am

HAI NỬA HY SINH   <<<<<


Image%20result%20for%20heart%20rose%20pinterest
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/May/2019 lúc 8:11am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/May/2019 lúc 9:23am
3264%20MeChongToiSThy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/May/2019 lúc 7:06am

Lòng mẹ bao la!


LTS: Bạn hãy xem câu chuyện bên dưới để suy ngẫm và tìm câu trả lời cho chính mình nhé.

mh%20bao%20la%20meCó một người mẹ đơn thân nuôi con, chồng bỏ đi từ sớm, cô ấy sống bằng nghề dạy học, với lợi tức khiêm tốn, nhưng đã nuôi dưỡng con trai khôn lớn thành tài.

Lúc còn nhỏ, con trai rất ngoan ngoãn, vâng lời. Cô vất vả nuôi dạy con đến tuổi trưởng thành, và cậu con trai được đi Mỹ du học. Sau khi con trai tốt nghiệp đại học đã ở lại Mỹ làm việc, kiếm được khá nhiều tiền rồi mua nhà, và lấy vợ, sinh con, xây dựng một gia đình hạnh phúc đầm ấm.

Người mẹ già này, dự định sau khi nghỉ hưu sẽ đến Mỹ đoàn tụ cùng con trai và con dâu, hưởng phúc gia đình vui vẻ sum vầy. Chỉ ba tháng trước khi cô sắp nghỉ hưu, cô đã nhanh chóng viết một lá thư cho con trai, nói với con về nguyện vọng này.

Trong tâm cô rất đỗi vui mừng khi nghĩ đến chặng đường “nuôi con dưỡng già” của mình sắp đến hồi kết tốt đẹp, cùng những ánh mắt hâm mộ của bà con, bạn bè xung quanh. Vì thế mà một mặt cô đợi hồi âm của con, một mặt cô thu xếp bán nhà và nộp đơn nghỉ hưu.

Vào đêm trước ngày nghỉ hưu, cô nhận được thư hồi âm của con trai gửi từ Mỹ về, mở thư ra xem, trong thư có kèm một tấm ngân phiếu 30 ngàn đô la Mỹ.

Cô cảm thấy rất lạ, bởi vì từ trước đến giờ con trai không bao giờ gửi tiền về, cô vội vàng mở thư, bức thư viết rằng: “Mẹ à, sau khi vợ chồng con cùng nhau bàn bạc, quyết định là không thể đón mẹ đến Mỹ sống chung được. Cứ cho rằng mẹ có công nuôi dưỡng con trước đây, toàn bộ chi phí đó, thì tính theo giá cả thị trường bây giờ khoảng 20 ngàn đô Mỹ. Nhưng con sẽ gửi thêm một chút, là tấm chi phiếu 30 ngàn đô này. Hy vọng từ nay về sau mẹ đừng viết thư cho con nữa, cũng đừng kể lể về những việc như thế này nữa.”

Sau khi người mẹ đọc xong lá thư này thì nước mắt đầm đìa. Cô lặng im một hồi lâu, thật khó mà chấp nhận được sự thật này. Nhưng với tấm lòng người mẹ bao la như biển cả, cô không trách con trai, chỉ cảm thấy tủi phận cho một đời góa bụa. Khi trẻ đơn độc nuôi con, bây giờ cần nơi nương tựa vẫn lẻ bóng, lòng cô đau như cắt!

Sau đó, cô tìm đến cửa Phật, và bắt đầu học Phật Pháp. Học được một thời gian, cô cảm thấy tâm thái nhẹ nhõm, suy nghĩ cũng thông mọi chuyện. Cô dùng 30 ngàn đô đó để đi du lịch khắp thế giới, lần đầu tiên trong đời, cô được mở mang tầm mắt thấy được quang cảnh thế giới này thật đẹp biết bao.

Như cởi được tất cả mọi sân si, hờn giận, cô thanh thản viết cho con trai mình một bức thư.

“Con trai à, con muốn mẹ đừng viết thư cho con nữa, thế thì, cứ xem như lá thư này là bổ sung cho bức thư con đã gửi mẹ trước đây. Mẹ nhận tấm séc rồi, cũng đã dùng nó để thực hiện một chuyến du lịch vòng quanh thế giới.

Trong chuyến đi này, mẹ đột nhiên cảm thấy rằng nên cảm ơn con, cảm ơn con đã giúp mẹ hiểu thấu được mọi chuyện, có thể buông bỏ nhân tâm, khiến mẹ nhận ra tình thân quyến, tình bạn và tình yêu của con người trên thế gian này đều không phải là vĩnh cửu, chỉ như như bèo dạt mây trôi, tất cả đều đang thay đổi từng ngày.

Nếu ngày hôm nay mẹ không thông suốt, vẫn còn ôm giữ bao nhiêu sân si, hờn giận, đau khổ thì có thể một vài năm nữa, mẹ có lẽ sẽ không sống nổi. Sự tuyệt tình của con khiến mẹ ngộ được chữ “duyên” nơi trần gian này, chẳng phải duyên hợp lại tan đó sao! Tất cả đều là vô thường! Mẹ cũng học được cách giữ tâm mình thanh tĩnh và ung dung tự tại. Mẹ đã không còn con cái nữa, tâm đã vô lo, nên mới có thể đi đến bất cứ nơi đâu mà tâm không mảy may vướng bận.”

“Thật đáng thương cho cái tâm của các bậc làm cha mẹ trên thế giới này”, vì họ luôn muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, nhưng kết quả cuối cùng lại chưa hẳn là tốt nhất.

Có một câu nói rằng: “Nhà của cha mẹ là nhà của con cái, nhà của con cái không bao giờ là nhà của cha mẹ. Sinh con là nhiệm vụ, nuôi con là nghĩa vụ, nhưng dựa vào con là sai lầm.”

Mặc dù không phải tất cả con cái đều vô lương tâm như người con trai trong câu chuyện này. Nhưng những bậc làm cha mẹ nhất định không nên nghĩ rằng sẽ dựa vào con cái của mình. Chân thành mà nói, bạn hãy chỉ dựa vào chính bản thân mình. Con cháu nếu có hiếu thảo với bạn, thì đó cũng là phúc đức của bạn. Còn nếu chúng không hiếu thảo, thì bạn cũng không thể cưỡng cầu mà có được. Cách tốt nhất là hãy sớm lên kế hoạch “dưỡng già” ngay từ bây giờ, sẽ không bao giờ là quá muộn cả!.


st

Related%20image
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/May/2019 lúc 9:36am

Mùi Mắm


Image%20result%20for%20Mùi%20Mắm

   Ánh nắng ban mai len qua mành cửa và dọi vào mắt bà Năm làm bà tỉnh dậy.  Bà hớt-hải nhìn đồng hồ.  Đã gần 8 giờ sáng.  Sắp đến giờ vợ chồng cậu con trai lớn của bà đi làm.  Bà bước vội xuống giường và xỏ chân vào đôi guốc gỗ mà đứa con gái út của bà ở Việt-Nam mới gởi qua vào dịp tết năm vừa rồi.  Bà lật-đật đi xuống bếp sửa-soạn bữa ăn sáng cho vợ chồng cậu con trai lớn.  Nhìn bà trong bộ bà ba bằng vải thâm với đôi guốc gỗ mộc-mạc trong một căn nhà nguy-nga tráng-lệ như thế này mới thấy bà lạc-lõng làm sao!  Vợ chồng cậu con trai lớn của bà vẫn thường than-phiền về lối ăn-mặc của bà mỗi khi có khách tới nhà.  Hai vợ chồng sắm cho bà thật nhiều quần áo và giầy dép sang-trọng mà bà chẳng bao giờ dùng tới.

   Bà Năm qua Mỹ năm 1975.  Với hai bàn tay trắng, khả-năng học-vấn không có, chỉ sống nhờ vào trợ-cấp của chính-phủ mà bà vẫn dành-dụm được ít tiền để thỉnh-thoảng gởi về cho chồng con ở quê nhà, và ba người con của bà bên này ai cũng học-hành thành-tài.  Bà bây giờ không còn nhờ vào tiền trợ-cấp nữa.  Bà cũng chẳng phải làm lụng thêm gì.  Con cái bà đã có công ăn, việc làm, và đủ khả-năng để nuôi bà.  Cậu con trai lớn của bà làm bác-sĩ, lấy vợ Mỹ, vợ cậu cũng là bác-sĩ.  Cô con gái thứ hai làm giám-đốc ngân-hàng.  Còn cậu út nay cũng đã là chuyên-viên điện-tử.  So với anh chị thì cậu còn kém xa, nhưng so với nhiều người khác thì kể cậu cũng là khá lắm rồi.  Người quen của bà bảo bà có phúc.  Bà cũng cho là như vậy nhưng sao bà vẫn cảm thấy như thiếu-thốn một cái gì.  Nhất là những lần bà đến ở với vợ chồng cậu con trai lớn.

   Không phải đi làm, bà Năm thường đi thăm con luôn.  Lúc thì ở California với con gái, khi thì Colorado thăm thằng út, có lúc lại đến Pennsylvania với vợ chồng cậu con trai lớn.  Ở với đứa này lâu hơn đứa kia một chút là bị phàn-nàn, cho là bà thương đứa nọ hơn đứa kia.  Thật ra, đứa nào bà cũng thương như nhau nhưng bà lại thích ở với cậu con trai út hơn.  Ở với cậu con trai lớn, bà không nói được tiếng Anh, chẳng lẽ mẹ chồng con dâu cứ nhìn nhau mà cười mãi sao.  Đấy là chưa kể đến những phiền-toái khác mà nhiều khi bà cho là chướng tai, gai mắt.  Chẳng hạn như vợ chồng cậu con trai của bà âu-yếm nhau trước mặt bà, xem những phim-ảnh thiếu thuần-phong mỹ-tục, hay hạn-chế việc nấu-nướng vì sợ hôi nhà, hôi cửa.  Ở với cô con gái thì bà lại có cái khó-khăn khác.    Con của bà đã mất đi những nét yểu-điệu, nhu-mì của người con gái Việt-Nam, mà thay vào đó là một người con gái ngoại-quốc, y hệt như cô con dâu của bà.  Bà không thích con gái của bà có những hành-động quá cởi-mở và quyết-định công việc như một người đàn ông.  Bà đâu biết nếu con bà không nhanh và giao-thiệp với người thì dẫu có giỏi-dang chăng nữa cũng đâu lên được cái ghế giám-đốc dễ-dàng như vậy.  Bà chỉ thích ở với cậu con trai út.  Bà nói gì cậu cũng nghe.  Bà mặc gì cũng được, ăn gì, nấu gì trong nhà cậu cũng chẳng sao.  Không hiểu vì cậu không để ý đến hay là vì cậu có một nếp sống giống như mẹ của cậu.  

   Sau khi ở với đứa con gái hơn một tháng, và cậu con trai lớn ngót ba tuần nay, bà muốn về nhà đứa con trai út của bà khôn tả.  Không phải vì nhớ con, mà vì bà đang thèm nước mắm.  Bỗng dưng mà bà thèm lạ thường.  Bà nuốt nước miếng ừng-ực.  Hôm qua, bà có ngỏ ý với vợ chồng cậu con trai lớn để bà đi chợ mua một ít nước mắm đem về ăn. Cậu con trai nhìn vợ, cô con dâu Mỹ giả-vờ như không nghe, lơ-đãng quay mặt ra ngoài đường.  Bà hậm-hực trong lòng cứ đòi về Colorado nhưng vợ chồng con bà không mua vé cho bà về.

   Khi bà Năm xuống đến bếp thì vợ chồng cậu con trai lớn của bà cũng  vừa xong bữa ăn sáng.  Cô con dâu thì nghĩ mẹ chồng buồn nên đến vuốt-ve, hỏi-han bà, cười cười, nói nói, pha cà-phê cho bà uống.  Cậu con trai thì gương mặt lầm-lì, khó xử.  Còn bà Năm thì lại cho rằng con và dâu giận bà nên không để cho bà sửa-soạn bữa ăn sáng như mọi hôm.  Bầu không-khí trong nhà bỗng dưng ngột-ngạt dẫu tiếng cười của cô con dâu Mỹ vẫn dòn tan sau mỗi câu nói.

   8 giờ 30 sáng, hai vợ chồng cậu con trai của bà đi làm, để lại bà lạc-lõng trong căn nhà rộng thênh-thang, nguy-nga, tráng-lệ, với cơn thèm nước mắm đang dâng lên tới tận cổ của bà.  Bà gọi điện-thoại cho cậu con trai út bảo qua đón bà về nhưng vì cậu đang phải làm một vài chuyện quan-trọng cho hãng, cậu chưa thể qua đón bà được.  Bà uể-oải, thẫn-thờ ngồi phệt xuống bộ sa-lông.  Bà nhớ lại những ngày mới qua Mỹ, bà vẫn thường dẫn ba đứa con của bà đi chợ.  Có lần bà mua thật nhiều thức ăn, bà phải chia cho mỗi đứa xách một ít.  Trên chuyến xe ô-tô-buýt chật ních những người từ chợ Ý về trung-tâm thành-phố Philadelphia, đứa con út của bà vô-tình làm rớt chai nước mắm xuống sàn xe và nước mắm chảy ra, hành-khách xì-xào khó chịu.  Cậu con trai lớn của bà mắc-cở và không muốn nói đến nước mắm từ đó.  Nhưng bà, bà không thể quên nước mắm được.  Cuộc đời của bà đã gắn liền với nước mắm từ ngày bà sinh ra cho đến khi bà rời bỏ quê-hương dắt con chạy qua Mỹ.  Trong ý-nghĩ đơn-sơ của bà, nước mắm là quốc hồn quốc túy, là một cái gì rất linh-thiêng và quan-trọng như hơi thở của đời người.  Mới thiếu nước mắm gần hai tháng mà bà đã nhớ quay-quắt, cơ-hồ muốn phát điên lên được.

   Bà Năm đã quyết-định.  Bà phải đi chợ mua một ít nước mắm, vật dụng, và những gia-vị cần-thiết để nấu canh chua và cá kho tộ.  Bà nghĩ vợ chồng con bà sẽ thích và sẽ thay-đổi quan-niệm của chúng về nước mắm sau bữa cơm chiều nay.  Cậu con trai của bà thuở xưa vẫn thường thích cơm canh chua và cá kho tộ.  Từ ngày cậu lập gia-đình đến giờ, cậu ít có dịp được ăn món ăn Việt-Nam ngoại trừ những khi bà đến ở với cậu.  Còn cô con dâu của bà, bà nghĩ cô ta rồi cũng thích thôi.  Mấy năm trước cô đã chẳng từng cho ăn tiết canh vịt là thiếu vệ-sinh đó sao.  Thế mà sau một lần nhắm mắt nhắm mũi ăn thử một miếng ở nhà cậu con trai út của bà cô bỗng mê món ăn này.  Vì nghĩ như thế nên bà mạnh-dạn hơn với quyết-định của mình.  Vả lại, bà cho rằng người ta chê nước mắm là do ở thành-kiến mà thôi.  Bởi vì nếu quả không thích nước mắm thì tại sao cậu con trai lớn của bà lại ưa món cá kho tộ, và cô con dâu của bà lại thích món tiết canh vịt.

   Bà Năm lên nhà, chải sơ lại mái tóc.  Hơn 17 năm trời ở Mỹ, thương chồng, nhớ con, thương làng, nhớ xóm đã làm bà già trước tuổi.  Da mặt bà nhăn-nheo, đầu tóc bà trắng xóa.  Bà ao-ước có dịp về thăm quê nhà, rồi ở luôn lại đó với chồng con.  Bên này, tuy no-ấm nhưng sao tâm-hồn bà giá lạnh.  Mẹ con dầu có thương nhau nhưng không được gần-gũi nhau như ở quê nhà.  Đôi lần bà có cảm-tưởng như các con bà không còn cần bà nữa.  Bà đâu biết rằng đó là tinh-thần tự-lập mà chúng đã học được từ xã-hội này.  Các con bà vẫn thương-yêu bà nhưng cách-thức biểu-lộ tình-yêu của chúng không giống với sự mong-đợi của bà đó thôi.  Những món quà, những bó hoa trong những dịp lễ như Giáng-Sinh hay ngày của mẹ đối với bà sao nó máy-móc quá, không thực-tế chút nào.  Bà mong-đợi một cách-thức tỏ-bày tình-yêu khác hơn.  Như gần-gũi bà, đấm lưng, bóp vai bà trong những đêm trời trở gió.  Không phải những cái đấm lưng, bóp vai làm bà cảm thấy bớt nhức-mỏi mà chính là ở sự thân-mật của mẹ con.  Bà Năm rất muốn về Việt-Nam.  Bà nhớ xóm dân chài và thành-phố nổi tiếng về nước mắm của bà, nhớ những ngày mưa to bão lớn chồng bà đi biển chưa kịp về, những khi bà vất-vả muối cá...  Bà nhớ nhiều lắm.  Nhớ những cái mộc-mạc và tầm-thường mà nhiều người không muốn nhắc tới vì sợ bị chê là quê-mùa.  Những cái nhớ đó bà không thể nào kiếm được ở bên này...  ngoại trừ nước mắm.  Thế cho nên, hễ mỗi lần có dịp đi chợ là bà mua nước mắm.  Bà lựa toàn nước mắm Phú-Quốc, sản-phẩm quê-hương của bà, dù bà biết rằng đó là những chai nước mắm giả hiệu.  Nước mắm Phú-Quốc của bà phải ngon tuyệt chứ đâu có nhạt-nhẽo như những chai nước mắm Thái-Lan này.  Biết vậy mà bà vẫn tự đánh lừa mình.  Bà say-sưa nhìn chúng, nâng-niu chúng, thưởng-thức chúng như chúng chính là những giọt nước mắm Phú-Quốc chính hiệu.  Những lần như thế, bà cảm-thấy tâm-hồn bà ấm-áp như đang được sống ở xóm dân chài của bà.  

   Từ thành phố Doylestown đến Philadelphia khá xa, bà Năm phải vất-vả cả gần một ngày trời, thay bốn lần xe ô-tô-buýt, 2 lần xe điện ngầm, mới đi chợ về đến nhà.  Bà hí-hửng, loay-hoay, và chẳng mấy chốc đã sửa-soạn xong bữa ăn chiều.  Thật ra thì bà có phải làm gì đâu.  Nấu cơm thì đã có nồi điện.  Cá thì người ta đã làm sạch-sẽ và sẵn-sàng cho bà rồi.  Bà chỉ lo phần gia-vị mà thôi.  Bà tắt lửa nồi canh chua, để lửa liu-riu cho nồi cá kho tộ.  Bà làm thêm chén mắm ớt nữa rồi chuẩn bị món ăn riêng cho bà.  Đó là món mắm kho ngào.  Những lần nói chuyện với ai đó bà vẫn thường đề-cập đến mắm kho ngào và cà pháo.  Đối với bà, đó là hai món ăn mang nặng màu sắc dân-tộc nhất của người Việt-Nam.  Cà pháo thì phải ăn với cơm nguội, còn mắm kho ngào thì phải ăn với cơm sốt mới thấy được cái ngon của chúng.  

   Bà Năm chọn một cái nồi vừa đủ lớn để nấu món mắm kho ngào của bà.  Bà đổ cả hai chai nước mắm Phú-Quốc giả hiệu vào đó, chế thêm một ít đường rồi quấy cho thật đềụ  Thế là xong phần chuẩn-bị cho món mắm kho ngào.  Bà Năm tiếc là không có mắm nhỉ ở đây.  Mắm kho ngào thì phải nấu bằng mắm nhỉ mới ngon chứ nấu những loại mắm khác chỉ uổng công mà thôi.  Nhưng ở xứ người, biết làm sao được.  Bà Năm bằng lòng với những chai mắm Thái Lan mang nhãn-hiệu Phú-Quốc bà mới mua về.  Bà bắt nồi lên bếp, để lửa vừa đủ lớn.  Nấu mắm kho ngào khá công-phu.  Phải quấy liền tay.  Quấy cho đến khi mắm keo lại mới thôi.  Nếu quấy không khéo, mắm không keo đều mà có khi lại cháy mất.

   Bà Năm đang say-sưa quấy mắm và mê-man thưởng-thức mùi mắm kho ngào thì bỗng nghe tiếng la thất-thanh của cô con dâu bà.  Bà quay phắt người lạị.  Hai vợ chồng cậu con trai lớn của bà đã về tới.  Cô con dâu hớt-hãi, lật-đật tắt lửa, bưng nồi mắm kho ngào của bà ra để ở nhà chứa xe rồi trở vào lấy thuốc thơm xịt khắp nhà.  Cậu con trai thì vội-vàng bật công-tắc máy hút hơi ở bếp và mở tung hết mọi cửa sổ.  Bà Năm thấy con và dâu như thế thì hậm-hà hậm-hực.  Bà bỏ đi ra nhà chứa xe với nồi nước mắm kho ngào đang cô dở-dang.  Vợ chồng cậu con trai của bà nói với nhau gì đó bằng tiếng Anh mà bà không hiểu.

   Sáng hôm sau, hai vợ chồng cậu con trai lớn đưa bà ra phi-trường để về với cậu con trai út.  Không phải họ không muốn bà ở chơi nữa nhưng vì bà nhất định đòi về.  Trước khi rời khỏi nhà, bà Năm cẩn-thận soát lại bọc hành-lý, xem lại hủ mắm kho ngào của bà có còn đó hay cậu con trai đã lén lấy đem bỏ đi rồi.  Thấy hủ mắm còn nguyên-vẹn bà Năm mới yên lòng ra đi.

Ngục-Thu-Yên



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/May/2019 lúc 9:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/May/2019 lúc 8:13pm

 Hai Chuyến Xích Lô   <<<<<


Image%20result%20for%20hai%20chuyen%20xich%20lo%20thainc


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/May/2019 lúc 8:15pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/May/2019 lúc 7:00am

Bà Năm Xóm Chợ Bà Chiểu


mh%20ba%20nam%20xomMấy hôm nay, Bà Năm mất cả ăn, cả ngủ vì chỉ còn 1 ngày nữa thôi, sáng mai là Bà lên máy bay sang Mỹ đoàn tụ gia đình, sống với đứa con gái lớn đã sang sinh sống ở Mỹ dễ chừng hơn 2 chục năm rồi. Lâu lâu nó vẫn gửi thư cho Bà và gửi tiền nữa. Với số tiền 5, 6 trăm đô la mỗi lần nó gửi về, đem đổi ra tiền Việt Nam hơn chục triệu lận. Bà ngồi mà ăn, cúng vô chỗ này, chỗ nọ để lo cho kẻ nghèo khổ, giúp đỡ bà con, chòm xóm, kẻ nhiều người ít, cũng không cách nào cho hết. Bà già rồi, sống với đứa con gái út, hàng ngày chỉ có việc ăn 2,3 bửa rồi đi đây, đi đó, thăm bà con, bè bạn. Về nhà thì mở Ti Vi , coi băng video cải lương , phim hài, phim chưởng… đủ thứ trên đời. Cuộc sống của Bà nghĩ thật sung sướng. Bao nhiêu người già cả ở quanh cái chợ Bà Chiểu, Quận Bình Thạnh nơi đất Sài Gòn này, ước mơ có được một phần cuộc sống của Bà mà đâu có được. Họ phải đầu tắt, mặt tối, chạy xuôi chạy ngược, buôn bán tảo tần nơi lề đường, hè phố, bị công an rượt đuổi chạy có cờ… để kiếm miếng ăn cho no cái bụng thôi mà cũng không nổi.

Bà Năm có đứa con gái vượt biển rồi đi Mỹ mà cuộc đời sướng như thế đó. Người ta bảo “Bà Năm ăn ở phúc đức lắm mới được đứa con gái như thế. Chớ biết bao nhiêu người, sinh con đẻ cái, gái trai cả bầy mà có làm nên cơm cháo gì đâu?“

Cuộc đời của Bà quả là sướng như tiên ở Sài Gòn rồi còn chi nữa. Bảo đứa con gái út viết thư cho chị nó, Bà cứ bảo nó viết cái tên Sài Gòn, vừa quen, vừa gọn, vừa dễ nghe, chớ đâu lại có cái tên dài lòng thòng…Thành Phố ************, nghe mệt thấy mồ.

Mỗi khi nhận được thư của đứa con gái từ Mỹ gửi về Sài Gòn cho Bà, có lúc kèm theo vài tấm ảnh… theo thói quen từ hồi có… “loại thư Việt Kiều gửi về quê“, Bà lại dúi vào tay người đưa thư mấy ngàn bạc cho người ta vui vẻ, lương tiền nhà nước làm chi đủ sống. Chu cha! Đất Mỹ đẹp quá trời! Con Nguyệt, con gái Bà, nói nó ở thành phố San Diego, tiểu bang Ca-li, một thành phố đẹp lắm. Coi những tấm ảnh, Bà thấy thành phố San Diego quả là đẹp thật. Nhà cửa, đồ đạc, xe cộ của con gái Bà sao mà đẹp chi lạ! Hai đứa con trai của nó trong ảnh còn đẹp hơn cả mấy đứa trẻ trong những bức tranh Tầu ôm quả đào tiên nữa lận. Con Nguyệt nó bảo làm thủ tục bảo lãnh cho Bà sang Mỹ ở với nó. Nó bảo Bà già rồi, sang Mỹ khỏi có phải làm ăn chi hết, rồi ít lâu sau thành dân Mỹ, lại có tiền chính phủ nuôi, chỉ ở nhà chơi với cháu thôi. Bà muốn coi cải lương hả? – Băng Video phim Việt Nam, phim Tầu, phim chưởng Hồng Kông nhiều vô số kể. Chẳng thiếu thứ gì. Nó mua, nó thuê về nhà cả thùng lận. Bà tha hồ mà coi. Bà muốn đi Chùa hả? – Nó lái xe Mỹ, xe Nhật êm ru bà rù, chở Bà đi đây, đi đó, chỉ nháy mắt là tới nơi, chớ đâu có phải đi bộ mỏi cả giò, đổ mồ hôi hột hay đi xích lô chạy loạng quà loạng quạng, cứ như muốn ủi vào xe lam, xe đạp, xe Honda, ô tô con, ô tô mẹ, chạy tưới hạt sen, lộn xộn xà ngầu… kinh khủng, muốn chết quá!

Mấy năm trước, khi Ông Cụ còn sống mà ai nói tới chuyện kéo Ông đi Mỹ sống với con gái là Ông chửi toáng cả lên: ”Không có đi đâu cả! Ở quê nhà với bà con, chòm xóm bạn bè, mồ mả Tổ Tiên không sướng hơn hay sao? Tiền bạc nó gửi về, ngồi mà ăn đến chết cũng không hết. Già cả rồi, sang đó làm nên cái giống chi mà làm?”

Thế nhưng từ ngày Ông Cụ mất đi, Bà Cụ thấy buồn buồn làm sao ấy. Thiếu người bầu bạn. Đôi khi có cằn nhằn gấu ó với nhau về cái chuyện ”Đi hay ở” thật đấy, nhưng lúc này Bà Năm mới cảm thấy cô đơn, cô đơn thưc sự. Người già có cái tình yêu thương cũng như nỗi cô đơn của người gia. Thế là càng ngày Bà càng cảm thấy cần phải đi Mỹ để sống với đứa con gái mà Bà từng mang nặng, đẻ đau, rồi còn gian nan về những phen chạy giặc, chiến tranh nữa chớ. Bà phải đi Mỹ để sống với hai đứa cháu ngoại trong ảnh thật dễ thương. Lắm lúc Bà ngồi một mình mà nước mắt rưng rưng, Bà thương đứa con gái hiếu thảo và hai đứa cháu ngoại quá chừng chừng…

Sáng nay, Bà gọi con Lan, đứa con gái út, dậy thật sớm để kịp ra phi trường Tân Sơn Nhất. Máy bay cất cánh lúc 7 giờ sáng nhưng xe đón từ lúc 5 giờ. Bà Năm có 2 đứa con gái, con Nguyệt là lớn, vượt biển đi Mỹ đã hơn 2 chục năm. Con Lan là thứ nhì mà cũng là út, lúc ấy còn bé tí ti. Bây giờ con Lan đã lớn tướng rồi, đã vào Đại Học và theo mấy khoá Tiếng Anh. Chị nó bảo ”Sang Mỹ, con Lan sẽ vào Đại Học, tha hồ mà học.” Con Lan đang ở cái tuổi mới lớn, nó còn thích đi Mỹ hơn cả bà Năm nữa, tuy rằng đi Mỹ thì nó phải xa vô số bạn bè, thân thiết, đã từng gắn bó với nhau trong những tháng ngày khốn khổ, gian nan, kinh hoàng nữa chớ. Nó nghĩ lại mới ngày nào đó, vậy mà Chị nó đi Mỹ cũng đã hơn 2 chục năm, mau dễ sợ! Nó tính trong đầu: sang Mỹ chịu khó mất vài 4 năm thì cũng lấy xong cái B.S. hay B.A. chi đó như Chị nó nói. Học thêm vài năm cũng lấy được cái bằng Master cho nó hách, rồi đi làm. Thế là sẽ có vô số tiền. Nó sẽ đáp máy bay từ Mỹ về Sài Gòn. Lúc đó là đi thẳng cái một, khỏi có… quá cảnh xứ này, nước nọ lôi thôi. Bạn bè của nó kéo cả băng, cả đoàn đi đón. Vui ơi là vui! Nó sẽ cho tiền những đứa bạn nào nghèo khó, chồng con vất vả đầu hôm sớm mai. Nó sẽ lôi hết bạn bè cũ cùng học lớp 12 với nó ở Sài Gòn, thuê vài cái xe đi chơi khắp mọi chỗ kêu bằng… danh lam, thắng cảnh, quay video, chụp ảnh, đi ăn nhà hàng chết bỏ… cho bõ ghét những ngày… con nít chẳng dám đi đâu hay làm cái gì…

Có tiếng xe "pin! pin!" ở ngoài cổng. Người ta tới đón mẹ con Bà Năm ra phi trường. Bà con, bạn bè lối xóm bu lại, nước mắt ngắn dài, kẻ ở người đi… Ôi! Cảnh biệt ly sao mà buồn thế! Mẹ con Bà Năm với mấy cái va-li bự chảng, hai cái xách tay nho nhỏ đã lên xe. Một số bà con thân thiết cũng leo lên xe để tiễn mẹ con bà Năm tới tận phi trường. Một số bà con ở lại, vẫy tay từ biệt khi cái xe 12 chỗ ngồi đã từ từ lăn bánh.

Bà Năm cố nhìn lại cái xóm cũ đã gắn bó, sống chết với Bà từ bao nhiêu năm nay. Những dãy nhà hai bên đường phố chạy thụt lui lại phiá sau cùng những bóng cây, cột đèn, thân thương quá đỗi. Vài chiếc xích-lô đưa khách sớm, dăm cái xe đạp, vài chiếc Honda rồ máy chạy ào ào… Tự nhiên Bà Năm thấy nhớ, thấy thương Sài Gòn quá đi mất thôi. Vậy mà Bà nỡ bỏ nó để đi xa, chẳng biết bao giờ mới trở lại nơi này.

Bác tài xế bấm còi "pin! pin!" khi tới chỗ ngã tư đông người lộn xộn làm con Lan giật mình khi còn đang ngủ gà, ngủ gật vì sáng nay nó phải dậy sớm. Xe qua cổng phi trường, vòng qua vòng lại rồi đậu phiá trước một ngôi nhà đông nghẹt những người.

Hai mẹ con Bà Năm đã lọt vào trong căn phòng ”cách ly” để lạï bên ngoài số bà con, bạn bè thân thiết với bao nhiêu nỗi niềm thương nhớ đến độ sót sa. Thoát được cái cảnh lo sợ bị rạch túi, mất giấy tờ, tiền bạc như thiên hạ vẫn đồn đại, Bà Năm thấy an tâm đỡ khổ. Bà Năm đã già, lẩm cẩm, may mà có con Lan đi theo chớ không dám chết quá. Bà có biết trời trăng, mây nước gì đâu. Hết nạp giấy tờ, kêu tên, rồi nạp tiền đủ thứ linh tinh. Đến chỗ mấy ông, mấy bà công an áo vàng, cầu vai đỏ chóe, bà hơi run khi thấy họ lục xét, bới tung đồ đạc của mấy người đi trước. Con Lan hích hích cùi chỏ rồi thò tay bấm Bà ”Má để con!” Con nhỏ này nó học ở đâu mà bữa nay nó lanh … như quạ, dấm dúi tiền bạc cho đám công an bằng những cái phong bì ”có nhân” ở bên trong. Kẹt quá, nó dúi đại cả mớ tiền Hồ vào tay bọn công an tỉnh bơ, chẳng còn coi ai ra gì cả. Công việc đi qua nhanh như gió. Cuối cùng một lão công an, mặt lạnh như tiền, hất hàm hỏi ”Bà và Cô có đem theo đô la không?” – Thưa không! – Thế còn giữ tiền Việt Nam không? Con Lan lại hích hích cái cùi chỏ vào ba sườn Mẹ nó. Bà Năm lôi trong người ra cái phong bì to bự đựng mớ tiền Hồ còn lại, đưa cho lão công an, miệng líu ríu ”Còn lại mấy trăm ngàn, xin biếu… đồng chí uống cà phê.” Lão công an phì cười khi nhét cái phong bì vào ngăn kéo bàn gần đó nhanh như người ta làm xiệc. Lão ta cười chắc là vì lão ta có đồng chí đồng choé gì với Bà Năm bao giờ đâu…

Hành khách lên xe, ra chỗ máy bay đậu. Ngồi trong máy bay rồi, con Lan buộc dây lưng an toàn cho Mẹ. Sau một hồi gầm gừ, lắc lư, chiếc máy bay Hàng Không Việt Nam từ từ cất cánh. Bà Năm nhăn mặt vì khó chịu, nôn nao trong người. Ngồi cạnh cửa kính máy bay, Bà Năm thấy phố xá, đồng ruộng quanh vùng Sài Gòn lu m, xa dần rồi mất hẳn. Chung quanh chỉ còn là mây trắng xoá, mịt mờ…

Nỗi buồn xa xứ ở đâu tự nhiên kéo đến. Hai hàng nước mắt chạy quanh. Con Lan giương tròn đôi mắt nhìn Mẹ nhưng chắc là nó không làm sao hiểu nổi. Máy bay dừng lại ở Thái Lan để chuyển sang máy bay quốc tế, nghe nói bự lắm. Con Lan lúc này lanh lẹ, dễ thương vô cùng. Nó thương Mẹ nó. Nó lo cho Bà đủ chuyện trong chuyến đi nửa vòng trái đất đầu tiên và chắc cũng là cuối cùng của đời Bà. Mới ăn có một bữa trên máy bay với một bữa ở khách sạn để chờ chuyển máy bay mà Bà Năm đã thấy nhớ món cá lóc nấu canh chua, cá nục kho khô, nhất là điã giá sống… Con Lan cứ ăn tỉnh bơ, ào ào hết sạch. Con gái 17 bẻ gẫy sừng bò còn được, huống hồ năm nay nó đã lớn tướng, dư sức lấy chồng được rồi. Bà lẩm cẩm lo nghĩ vẩn vơ ”Nếu cứ ăn uống hoài kiểu này chắc chết quá!” Mà không, con gái Bà nó bảo ở bên Mỹ đồ ăn không thiếu cái chi cả. Chợ Mỹ, Chợ Tầu, chợ Việt Nam có đủ hết. Tha hồ mà làm… bún bò giò heo, bún cá, phở, mì, bánh canh, bánh xèo, chả giò, bánh cuốn… Tự nhiên Bà Năm lại thấy … lên tinh thần.

Người ta hướng dẫn Mẹ con Bà Năm lên cái máy bay to chi lạ. Nghe nói nó chở cả mấy trăm con người và vô số đồ đạc, va-li, thùng, xách, linh tinh. Dễ sợ thật! Bà thấy hành khách đông vô số kể, ngồi trông từa tựa như cái rạp cải lương ở gần Chợ Bà Chiểu thân quen của Bà. Mấy cái màn ảnh chiếu phim cả ngày cả đêm, hoạ hoằn mới cho chúng nó… giải lao nghỉ xả hơi một lúc. Cứ độ 2 tiếng đồng hồ, mấy cô tiếp viên lại đẩy cái xe đi quanh, dọn ăn, dọn uống cho khách. Bà nghe nói ở Mỹ cả chục triệu người béo phị, đi không nổi. Chắc tại họ ăn uống lu bù tối ngày sáng đêm như thế này chăng. Bà ăn đâu có nổi, Chỉ có con Lan là cứ tỉnh bơ như sáo sậu, hết coi phim lại ăn, lại uống. Bà bảo con Lan ”Con ăn nhiều thế, mai mốt béo phị ra thì ai nó thèm lấy!” Con Lan phì cười ”Má đừng có lo ! Con biết hết trơn rồi.”

Máy bay bay miết, bay hoài, dễ chứng cả ngày lẫn đêm chi đó. Bà Năm thấy cái lối sống ở trên máy bay và chắc cả ở Mỹ nữa nó không đơn giản như ở quê nhà, nơi gần chợ Bà Chiểu. Cái chi cũng máy với móc, lộn xà lộn xộn, không biết đâu mà rờ cả.

Máy bay hạ cánh xuống phi trường Mỹ. Con Lan bảo là phi trường quốc tế Los Angeles. Bà Năm mệt mỏi nhừ tử cả người, đứng lên muốn hết nổi. Con gái Bà, con Nguyệt sẽ lái xe từ San Diego lên đón Mẹ con Bà ngay tại nơi này. Người đâu mà đông thế? Người ta ăn mặc thật là kỳ cục. Cả đời, bây giờ Bà mới thấy người ta ăn mặc chẳng giống dân Sài Gòn của bà tí nào. Đàn ông, con trai thì lắm người mặc áo để phanh cả bộ ngực lông lá tùm lum. Có người ăn mặc đồ lớn như dân Sài Gòn đi ăn cưới.có người chỉ mặc có mỗi chiếc áo ”may-ô ba lỗ”, có người cởi trần trùng trục đi lại tự nhiên, thoải mái. Đàn bà con gái cũng mặc quần, mặc váy như mấy cô, mấy bà hạng sang ở sài Gòn, nhưng có nhiều người lại mặc váy, quần cụt, ngắn cũn cỡn trông chẳng giống ai. Ở chỗ đông người thế này mà đàn bà con gái chi lạ, cứ như ở trần, ở trên thì vú vê to nung núc, rùng rà rùng rình, để ra cả đống cho người ta coi, ở dưới cứ như là … để ra ngoài hết trơn, cái quần, cái váy ngắn tí teo, lại còn xẻ rạch lên một khúc nữa… Trông dễ sợ quá! Bà Năm không biết con gái mình, con Nguyệt nó có ăn mặc như thế này không? Nếu nó lại bắt Bà phải ăn mặc như thế nữa thì không biết rồi ra làm sao? Liệu Bà sống nổi hay không? Tự nhiên Bà chặc lưỡi… kệ nó tới đâu thì tới, đã đến đất Mỹ thì cũng như… đã leo lên lưng cọp rồi, tụt xuống đâu còn được nữa. Thôi thì… cũng liều nhắm mắt đưa chân, thử xem… đất Mỹ xoay vần tới đâu .

Sau khi làm thủ tục giấy tờ này nọ, Mẹ con Bà đẩy xe hành lý ra phiá ngoài. Còn đang ngơ ngác thì con gái Bà, con Nguyệt, đã la lên ”Má! Má Con đây nè!” Con gái Bà lúc này nó cao, nó to con, nó đẹp như ”đầm” ấy, Bà nhận ra không nổi. Nó chỉ người đàn ông đứng bên cạnh ”Đây là chồng con. Đây là hai đứa cháu ngoại của Má! Và đây là bạn bè của con… ” Con Lan đứng sau lưng Bà, bây giờ mới đến phiên người ta ôm lấy nó cứng ngắc, hỏi thăm rối rít tít mù, làm cho nó đỏ bừng cả mặt, cả tai …

Mấy cái xe Mỹ, xe Nhật bóng láng đưa Mẹ con Bà Năm về nhà con gái. Bà thấy cái chi cũng lạ. Nhà to và đẹp quá, nhưng không bầy đồ đạc tùm lum tà la như nhà của Bà ở gần Chợ Bà Chiểu. Con rể và con gái Bà chắc hẳn giầu lắm. Hai đứa cháu ngoại thì cứ nhìn Bà mà nói với nhau bằng thứ tiếng gì Bà không hiểu. Chắc là tiếng Mỹ! Vợ chồng con Nguyệt nói với Bà thì bằng tiếng Việt, còn khi chúng nó nói chuyện với nhau lại bằng tiếng Mỹ chi đó, làm Bà chẳng hiểu chi hết trơn.

Gặp mấy ngày nghỉ cuối tuần, bà con bạn bè người Việt ở gần, nghe tin Bà Năm sang Mỹ, cũng kéo tới thăm. Bà cũng thấy vui vui một chút. Cơm nước bầy ra đầy cả bàn, nhưng Bà ăn sao nó dở ẹt, không bằng món cá bống kho tiêu, cá lóc nấu canh chua của Bà ở Sài Gòn. Chúng nó lấy xe chở Mẹ con Bà đi chơi tùm lum đủ chỗ, đẹp mắt và to lớn, vĩ đại vô cùng. Sạch sẽ nữa chớ, không có tạp nhạp, lộn xộn, dơ dáy như cái xóm cũ của Bà.

Mấy ngày đầu đoàn tụ qua đi. Vợ chồng con Nguyệt đi làm, hai đứa cháu ngoại được đưa đến trường học con nít. Chỉ còn Bà với con Lan ở nhà, cái nhà rộng thinh rộng thang, phòng dưới nhà, phòng trên lầu, đủ kiểu. Chẳng bù với cái nhà của Bà gần Chợ Bà Chiểu, chỉ có một cái phòng để ngủ, một phòng cho khách ngồi chơi, còn lại là nhà bếp với bộ bàn ghế ăn cơm và linh tinh đủ thứ. Ấy vậy mà mới ở Mỹ chưa được một tháng, Bà Năm đã lại thấy nhớ nhung luyến tiếc nếp sống của Bà, một bà già hiền lành, chất phác, ở gần chợ Bà Chiểu. Đến cái ngày con Lan được Chị nó dẫn đi học ở cái trường nào đó xa lắm, phải đi bằng xe hơi, chớ không có đi bộ hay đi xe đạp được đâu. Thế là chỉ còn có một mình Bà ở lại với ngôi nhà to lớn rộng thênh thang mà thôi. Lúc này, Bà thấy quả thiệt là buồn, cái buồn miên man khó tả. Con Lan đã chỉ cho bà cách bật Ti Vi bằng cái… bấm cầm tay. Bật máy lên thì Bà chỉ thấy toàn là đánh lộn, la hét um xùm. Bật sang kênh khác thì lại bắn súng đùng đùng, máu me tùm lum. Bà ráng thử bật sang kênh khác nữa. Trời đất quỷ thần ! Một lão đàn ông, một mụ đàn bà ôm nhau cứng ngắc, hôn hít cứ y như là cắn nhau vậy thôi. Rồi cả hai… nhào lên giường vật lộn... hung hãn, trông mà phát khiếp, chi mà kỳ lạ ! Chán quá, Bà tắt máy chẳng buồn lắp phim, coi cải lương với lại chưởng Tầu.... Hết đi ra lại đi vô, Bà đâm ra cứ muốn ngủ gà, ngủ vịt. Mà nằm xuống thì đâu có ngủ được…

Bà từng nghe nói thành phố San Diego là nơi ấm áp mà sao mùa lạnh mới sang Bà đã thấy lạnh chi mà lạnh dữ. Ở Sài Gòn, Bà có thấy lạnh bao giờ đâu. Buổi sáng sớm và ban đêm, ở Mỹ, Bà cứ phải mặc cả mớ quần áo, trông to bự trác như hình vẽ Ông già Nô-en vậy. Có bữa con Lan mở Ti Vi, Bà thấy cảnh động đất, mưa lụt, bão bùng, xe cộ tông nhau, người chết, nhà cửa tan tành… Ở Mỹ cái gì đối với Bà cũng vĩ đại, to lớn, dễ sợ, kinh hoàng, dựng tóc gáy, nổi da gà. Nó không yên tĩnh, hiền lành như cái vùng đất chợ Bà Chiểu của Bà.

Tối đến vợ chồng con Nguyệt mới đi làm về. Cả nhà chỉ gặp nhau vào lúc ăn cơm. Ăn xong, ai về phòng người nấy, hay vợ chồng con Nguyệt lại lấy xe đi đâu đến khuya. Bà Năm muốn chơi với hai đứa cháu ngoại. Khốn nỗi hai đứa nhỏ lại chỉ biết nói tiếng Mỹ mà thôi, Bà đâu có hiểu. Còn có con Lan thì nó lo học và làm bài túi bụi. Rảnh một tí, nó mở cái Ti Vi để coi ca nhạc mà kẻ đàn, người hát cứ như đánh vật với nhau, la hét um xùm. Hình như nó bảo nhạc Rốc, nhạc riếc chi đó, nghe đến chóng cả mặt, đau cả đầu. Không thế thì nó lại ôm cái điện thoại nói chuyện với bạn với bè. Nói liên hồi, không biết mệt. Chuyện chi mà nhiều thế?
                                                                                                       oOo

Bà Năm đau nặng phải vô nằm bệnh viện, lắm lúc mê man rồi lại tỉnh. Vợ chồng con Nguyệt chỉ biết thương Bà, nhưng vẫn không hiểu được Bà. Chỉ có con Lan về sau nó hiểu, nó hỏi ”Có phải ở đây Má buồn, Má không chuyện trò được với ai, nhất là với hai đứa cháu ngoại, Má nhớ Quê Hương, bạn bè của Má, Má nhớ mồ mả Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, Má nhớ Chợ Bà Chiểu… nên má đau, má bịnh phải không?” Bà Năm nắm lấy tay nó rồi gật đầu. Con Lan bỗng nhiên mím môi lại, nước mắt chẩy hai hàng ”Sao Má không ở lại Việt Nam với chòm xóm, bạn bè, với Chợ Bà Chiểu của Má? Má không chịu đi Mỹ thì đâu con có đi! Con nhất định ở với Má cho đến khi nào Má… không còn nữa, Má đi với Ba cơ mà!” Rồi nó ôm mặt khóc rưng rức sót thương cho Mẹ, người đã suốt đời khổ cực vì chồng vì con, hình như chẳng có lúc nào để nghĩ đến chính mình… Bỗng bà Năm tỉnh táo, vẫy tay cho vợ chồng con Nguyệt cùng tới gần. Bà nắm lấy tay 2 đứa con gái, nói trong hơi thở nghẹn ngào ”Má chấp nhận rời bỏ tất cả để ra đi vì Má thấy thương con Nguyệt, nó muốn Má được an nhàn, sung sướng lúc tuổi già, nhất là Má thương con Lan, Má hy sinh vì mong cho nó được ăn học nên người và có một cuộc sống tốt đẹp như Chị nó ở đất nước văn minh, giầu có, vĩ đại như thế này. Má già rồi nên không quen, nhưng Má chấp nhận… Má chỉ tiếc một điều là không được chết và nghỉ yên bên cạnh Ba con…”

Nguyệt lúc này mới cảm thấy một nỗi xót xa thật to lớn. Nguyệt đã chịu một phần trách nhiệm trong cái chết của Bà Năm. Vợ chồng Nguyệt đã không làm được một việc mà nhiều gia đình Việt Nam khác đã làm được. Đó là vợ chồng Nguyệt không để ý hay không làm được cái việc: dậy cho 2 đứa con những khi ở nhà với Cha Mẹ, tập nói tiếng Việt. Nếu hai đứa con của Nguyệt nói được tiếng Việt như nhiều đứa trẻ gốc Việt khác thì Bà Năm đã có nhiều giờ phút khuây khỏa, vui chơi, chuyện trò với hai đứa cháu ngoại mà Bà thương hết mình. Đằng này, Bà không làm sao gần gũi được với chúng nó. Khi Bà và hai đứa cháu ngoại gần nhau, thay vì chuyện trò như nhiều gia đình gốc Việt Nam khác, thì lại chỉ biết nhìn nhau như những người xa lạ ở đâu đâu ấy. Nguyệt cũng úp mặt vào hai bàn tay để dấu đi những giọt nước mắt xót thương người Mẹ già đã từ giã tất cả để đến nơi đây sống với mình. Nguyệt thương Mẹ nhưng đã không hiểu được Mẹ. Bây giờ thì mọi sự đã trễ mất rồi, không cách nào làm lại được nữa dù chỉ một lần… Nếu 2 đứa con của Nguyệt nói được tiếng Việt để Bà cháu hủ hỉ với nhau thì… Bà Năm không nói được nữa, Bà đã vĩnh viễn ra đi để được sống với chồng Bà bên kia thế giới, có lẽ gần gũi hơn với Quê Hương Đất Tổ, ở đó có nhiều bạn bè thân thiết và có cái chợ Bà Chiểu thân thương gắn bó với Bà từ những ngày khốn khổ xa xưa…

                                                                                                                        Phan Đức Minh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/May/2019 lúc 2:54pm

Cùng Một Nỗi Đau

Image%20result%20for%20woman%20walk%20away

-Bố ơi! mẹ đâu rồi?
-Ơ!… mẹ đi thăm bà.
-Chừng nào mẹ về?
-Ơ!.. vài ngày nữa.
Có tiếng khóc thút thít:
-Con nhớ mẹ!
-Ừ! bố biết… con ngủ ngoan, bố thương.
Tiếng khóc nghe chừng như áo não hơn.
-Không có mẹ gãi lưng, con không ngủ được
-Xích lại đây. Nằm sấp xuống, bố gãi lưng cho.
-…
-Không phải chỗ đó. Chỗ này nè!
-Đúng chưa?
-Không phải. Xích qua bên đây. Đúng rồi, nhưng tay bố nhám quá. Bố làm con đau.
-Ừ! bố sẽ gãi nhẹ một chút. Được chưa?
-Um… nhưng tay của mẹ mềm và êm hơn tay bố. Mẹ ơi! con nhớ mẹ.
Rầm!
Bàn tay chai cứng của người đàn ông đập mạnh vào thành giường. Như không thể kềm hãm được cơn tức giận, ông hét to:
-Không được nhắc mẹ nữa nghe chưa? Nghe chưa???
-Dạ nghe!
Thằng bé co rúm người lại, kéo chiếc gối che kín khuôn mặt. Hai môi bậm chặt để tiếng khóc không thoát ra ngoài.


Image%20result%20for%20lonely%20man%20drink

Đêm chùng xuống. Đêm âm u. Đêm dài bất tận. Ngoài khung cửa sổ, cây cối ngã nghiêng theo cơn gió cuồng nộ. Người đàn ông ôm mặt, giấu những giọt nước mắt trong tiếng thở dài. Cùng với tiếng thở dài là đằng đẵng nỗi đau. Niềm ân hận chợt ùa về giữa tiếng nấc nghèn nghẹn của đứa con đang nhớ mẹ.

***

-Bố ơi! ngày mai con đi xa rồi, bố nhớ giữ gìn sức khỏe nha.
-Con an tâm, bố còn khỏe lắm mà!
-Nếu bố còn tiếp tục uống rượu thì sức khỏe của bố sẽ xuống nhanh lắm.
-Bố biết.
-Bố biết, nhưng sao bố vẫn uống. Có phải…bố còn… nhớ mẹ?
Đôi mắt người đàn ông quắc lên đỏ ngầu:
-Đã bảo… không được nhắc đến… con có nghe lời bố nói không?
Lần đầu tiên đứa con trai trừng mắt, nhìn thẳng vào mặt bố:
-Lâu lắm rồi, cũng gần hai mươi năm, con nghe lời bố không nhắc đến mẹ. Bây giờ, con không còn là đứa bé lên sáu, tối tối nằm ôm gối mong mẹ trở về gãi lưng cho con ngủ nữa. Con cần biết sự thật về sự vắng mặt của mẹ trong cuộc đời của con. Nhiều người nói cho con biết nguyên nhân sự ra đi của mẹ, nhưng con không tin. Con không tin bố là người đàn ông độc đoán, hà khắc với vợ như bà ngoại nói. Con không tin mẹ là người đàn bà hư hỏng, xấu xa như bà nội nói. Con muốn được nghe từ bố. Một cách trung thật và công bằng. Bố nói đi. Mấy mươi năm con sống trong nỗi hoang mang vì không hiểu tại sao gia đình mình lại thiếu mất một người rất quan trọng đối với con. Con cần biết một cách tường tận để không oán hận mẹ đã bỏ rơi con. Bố đừng dùng quyền làm bố để che đậy sự thật.
Khuôn mặt người đàn ông chìm xuống trong nỗi đau bất tận vừa được xoáy tung lên. Trái cấm nơi cổ họng của ông giật liên hồi và tiếng nói rít qua hàm răng cắn chặt:
-Một sự thật thối tha… con cần gì phải biết để thêm tủi hổ.
-Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Bố không thể dấu kín mãi. Con muốn được nghe chính bố nói, chứ không phải là bà nội, là các cô. Có phải… có phải… mẹ đã ngoại tình?
Người đàn ông ngửa mặt uống cạn ly rượu vừa rót đầy. Nước mắt chảy dài theo cái nhăn mặt đau đớn. Không biết vì hơi rượu cay hay vì nỗi đau đeo đẳng từng năm, từng tháng vừa cứa thêm một vết sâu vào trái tim rướm máu. Giọng đứa con nhỏ lại như van xin:
-Bố ơi! bố không thể vì con mà tha thứ cho mẹ hay sao?
-Bố yêu con. Bố yêu con nhất trên đời. Nhưng bố thành thật xin lỗi. Bởi vì…
Người đàn ông gào lên trong cơn giận dữ:
-Bố không bao giờ tha thứ cho người đàn bà đó. Bố hận bà ta và cầu mong cho bà suốt đời phải sống trong nỗi bất hạnh, đau khổ. Bà ấy đáng bị nhận lãnh tất cả những gì xấu xa nhất trên cuộc đời này mới đủ đền bù tội lỗi đã gây ra.
Đứa con trai lùi lại khi nhìn thấy ánh mắt long lanh, sồng sộc của người đàn ông.
-Bà ngoại nói đúng. Bố hẹp hòi và tàn nhẫn. Nếu như bố có được chút lòng khoan dung thì con đã không mất mẹ.
Xoảng!



Image%20result%20for%20Ly%20rượu%20rớt%20xuống,%20vỡ%20toang

Ly rượu rớt xuống, vỡ toang từng mảnh nhỏ. Màu rượu đỏ chảy loang trên sàn gỗ tựa như màu máu bầm trong trái tim vỡ nát. Người đàn ông chỉ tay ra cửa, hét lên trong cơn hoảng loạn:
-Đi! Hãy đi tìm người mẹ mất nết của mày. Đừng bao giờ trở lại. Đi ngay.
-Con sẽ đi. Con không muốn gặp bố nữa. Con ghét bố!

***



Image%20result%20for%20hand%20write%20letter


Thưa bố,
Năm năm rồi kể từ ngày con rời xa căn nhà cũ và không một lần trở lại. Con thành thật xin lỗi bố. Không biết từng ấy thời gian, bố đã sống thế nào và có còn mạnh khỏe như xưa? Còn con... biết nói thế nào đây?
Con đã lập gia đình cách đây ba năm. Con cứ tưởng mình sẽ được trăm năm hạnh phúc như những lời chúc mừng trong ngày thành hôn. Nhưng không ngờ, bất hạnh đã đến với con như nó đã từng đến với bố ngày con lên sáu. Ngày xưa, con trách bố hẹp hòi thiếu lòng lòng khoan dung để con phải mất mẹ. Đến bây giờ con mới hiểu. Hiểu tận cùng nỗi đau của bố. Nhưng con không như bố, âm thầm nuốt nỗi đau vào tim mà bằng sự căm hận con đã nhả phát đạn trừng phạt vào tấm lưng thon của người đàn bà phản bội. Cô ta không chết, nhưng suốt quãng đời còn lại sẽ gắn chặt với chiếc xe lăn. Con không hề hối hận về việc con đã làm, mà chỉ hối hận vì ngày đó đã nông nổi bỏ bố ra đi với lòng oán trách.
Hiện con đang ở trong tù để chờ ngày ra tòa xét xử. Một người bạn của con cho biết, cô ta sẽ bãi nại và có thể con sẽ được tha. Nếu chuyện đó xảy ra thì con may mắn hơn bố, vì việc làm của cô ta ít nhiều đã biểu lộ sư ân hận và làm dịu bớt phần nào nỗi đau của con. Còn mẹ con, bà đã biệt tăm từ ngày ấy. Không biết, có phút giây nào bà chạnh lòng nhớ lại mà hối tiếc về những gì đã gây ra hay đang thỏa thê với niềm hạnh phúc mới.....

......

Có tiếng động phía sau lưng. Người đàn bà xếp nhanh lá thư cho vào túi, không kịp lau nước mắt. Người đàn ông đến gần, kê sát mặt bà, chấm ngón tay lên đôi gò má nhô cao rồi đưa vào lưỡi. Với nụ cười ngu ngơ, ông hỏi:
-Khóc hả?
Bà nhìn ông với giòng lệ tuôn dài trên má. Hai năm rồi, kể từ ngày ông hoàn toàn mất trí nhớ, bà trở về đây chăm sóc cho ông như một cách để chuộc lại lỗi lầm trong nỗi ngậm ngùi hối tiếc, vì đã cuồng điên ham mê vật chất mà phá vỡ hạnh phúc gia đình. Trước mặt ông, lúc nào bà cũng tươi cười để ông vui theo cái vui của bà. Nhưng những lúc ông chìm vào giấc ngủ là lúc bà đấm ngực, tự trách mình khi đọc từng trang nhật ký của ông, mà mỗi trang giấy chỉ có duy nhất một hàng chữ dường như chưa ráo lệ “Thảm kịch bắt đầu từ một sự phản bội”.

Ngân Bình




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/May/2019 lúc 2:58pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/May/2019 lúc 2:10pm
Quê Ngoại   <<<<<


Image%20result%20for%20cay%20trai%20%20Vĩnh%20Long


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/May/2019 lúc 2:15pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.410 seconds.