Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2021 lúc 2:17pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2021 lúc 3:40pm

THƯ TÌNH TRÊN DÒNG KÊNH NGÃ BẢY


“Ghe chiếu Cà mau đã cắm sào trên dòng kênh ngã Bảy,
sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào?”…

Tuyến%20xe%20khách%20Tiền%20Giang%20đi%20Hậu%20Giang

Chiều nay xe lại chạy qua Hậu giang, qua thị xã Ngã Bảy giữa cơn mưa trắng trời, mù mịt, mưa buồn đến đứt ruột, hắt hiu.

Vậy mà bác tài còn vặn to radio cho giọng ca mùi mẫn của tài tử Út Trà ôn khuấy đảo cồn cào ruột gan, như thể cơn mưa trắng trời hiu quạnh ngoài kia chưa làm cho lòng người đủ thê thiết.


Thị%20xã%20Ngã%20Bảy

Thị xã Ngã Bảy là nơi gặp nhau của bảy dòng kênh Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong.


Cầu%20Đức%20Huệ%20-%20Hậu%20Nghĩa%20|%20Mapio.net

Từ thị xã Ngã Bảy vào đến thị trấn Trà Lồng qua mấy cây cầu nhỏ, có cây cầu tên rất ngộ và gây tò mò; “cầu Chín Muồi”, ai đó trên xe cười hắt khi anh lơ xe rao to “cầu Chín muồi, bà con có ai ghé hông?” . Cầu chi mà tên gợi tình, chắc tình anh bán chiếu đã được cô nàng ngoái lại đây mà! Ai đó kể chuyện tiếu lâm: tên cây cầu này không hay bằng cầu “Nín thở” trên đường đi Tánh Linh, Bình Thuận, ai đi ngang đó cũng nín thở, vì chỉ cần thở khì một hơi mạnh là xụm cả cầu lẫn xe, xụm nguyên xâu! Cả xe cười rần rần. Chỉ có em ngồi lặng, môi không nhếch nỗi nửa miệng cười.


An%20Giang%20huy%20động%20hàng%20chục%20chiếc%20phà%20trọng%20tải%20lớn%20hoạt%20động%2024/24%20trong%20%20dịp%20Tết%20-%20Ảnh%20thời%20sự%20trong%20nước%20-%20Kinh%20tế%20-%20Thông%20tấn%20xã%20Việt%20Nam%20%28TTXVN%29

Em không dừng lại ở bến phà Trà Lồng. Cái Bến phà rộng có 3 bước chân, con phà quay đầu ngang là vào bờ, quay đầu lại là sang bờ bên kia! Cả cái phà chỉ chở được 1 xe hơi, vé 1.000 đồng 1 người qua phà rẻ rề như cho không, chạy qua chạy lại coi lục bình chơi cũng chỉ có 2,000- đồng vé khứ hồi. Mà mùa này lục bình trôi lềnh khênh hết một khúc sông, như lục bình của cả dòng Hậu Giang dồn về mắc kẹt vào bến Trà Lồng!


Lục%20bình%20trôi


Em không dừng lại ở bến Trà Lồng, mà con tim em, như đám lục bình trổ hoa tím màu rưng rưng chết lặng kia đã kẹt lại mãi ở bến Trà lồng. Linh hồn em thì lang thang qua cây cầu gổ dựng đứng ú tim bắt ngang lộ đất, qua vườn cau nhà ai lừng lững trổ hoa trắng ngát mùa nước nỗi, qua mấy ruộng lúa chét ngóc đầu lên trong nước lờ đờ, nhớ anh cầm ngang nhánh bông lúa thở dài:


MIỀN%20TÂY%20MÙA%20NƯỚC%20NỔI%20|%20Du%20Lịch%20Phương%20Anh

– Đồng chết trắng trong mùa nước nỗi, chỉ rặt một loại lúa lép mọc hoang cho vịt bơi đàn đi ăn rĩa. Mà cả đồng chỉ có nắm lúa, ai đâu gặt hái tranh ăn với vịt mần chi!


Thương%20mùa%20nước%20nổi%20-%20Báo%20Nhân%20Dân

Linh hồn em lang thang qua mấy ngôi mả trên gò đất nỗi giữa đồng nhô cao trong nước ngập. Dân mình bao đời vẫn vậy, sinh ra ở ruộng, sống với ruộng, chết cũng chôn ngay trên ruộng nhà, vừa gần gũi vừa quanh quẩn bên ruộng vườn không muốn rời, vừa được mỗi ngày ngó thấy người thương.

Ừa, được mỗi ngày ngó thấy người thương… Có lần em nói với anh:

– Mai này em chết, em chỉ muốn chôn ngay sau ruộng nhà mình. Để mỗi ngày đều được gần người mình thương.

– Dì Út nói chuyện bao đồng, còn tươi như lúa ngậm sửa mà đã tính chuyện mai chôn. Mùa khô còn đỡ, mùa nước lên, chỉ có ngôi mộ trơ trọi giữa ruộng nước mênh mông, thấy quạnh quẽ se lòng lắm. Người thương chắc cầm lòng không đặng!

Linh hồn lang thang qua hiu hắt chợ quê, như ai níu chân lại, đi không rời. Đi đâu xa rôi vẫn nhớ nhất chợ quê. Thức ăn tươi rói mới hái từ liếp rau sau nhà, rùa rắn tôm cá đồng từ bảy dòng sông tụ về, một nhắm rau sam chua, đọt bí nham nhám, bắp chuối sứ non, củ khoai từ lừ đừ, trái cà chua vườn nhỏ đèo đẹt, mấy trái me chín dốt, cọng đậu đũa tươi ngon, đọt rau lang mướt mắt, rau má đồng, rau đắng đất…tất cả đều được bày ra trên rỗ nhựa ,mẹt tre bắt mắt. Thêm em, cô nhỏ hồn nhiên khoe cái răng khểnh và giọng nói rặt Nam bộ quê đớt mời chào:

– Anh ăn gì em hôn?

Anh kỹ sư nông nghiệp mới tốt nghiệp ra trường, mắt nhìn gom cả cánh đồng và khói đốt đồng, vừa mênh mông, vừa đau đáu.

Chị Hai hay thở dài:

– “Thằng chả” chỉ ham ăn cơm nhà, vác gạc chà hàng xóm! Được mỗi cái tính tình hiền lành như đất, không rựơu, chè, cờ bạc, gái gú như trai làng.

“Gạc chà hàng xóm” là giấc mơ ba vụ mùa một năm, trồng lúa theo mùa nước nỗi cho cả đồng bằng sông Cửu long. Là những ngày miệt mài chèo xuồng lang thang trên cánh đồng trắng mùa nước nỗi, nhìn quanh tứ bề chỉ có rập rờn bông điên điển vàng rộm, lúa chét ngã nghiêng và gò nỗi quạnh quẻ, mây trắng cuối trời bềnh bồng. Một chiều như thế anh dúi cho em cây kẹp ba lá:

– Dì Út tóc dài rồi, kẹp lên cho gọn ghẽ. Mà tóc đẹp như vầy đừng có ham đua đòi kiểu nọ kia, cắt ngắn lên mất duyên con gái.- rồi lãng tránh tia nhìn sững sờ của em- dì cũng đừng ngó lom lom anh nào bằng đôi mắt đó, tội cho người ta đi lạc.

Không biết rồi có ai sẽ đi lạc. Chỉ biết em bắt đầu những ngày tháng lạc hồn mơ mộng bâng quơ. Đêm dài trằn trọc nhọc nhằn những giấc mơ đứt khúc có đôi mắt mênh mang khói đồng và bờ vai lực lưỡng đàn ông đậm mùi hương đất ruộng.

Rồi cứ như thế mà em đi lạc khỏi Trà Lồng, sau cái chiều chị ngồi xõa tóc bên sàn nước, miệng cười tươi rói nắng:

–  Chị đã có em bé rồi Út!

– Với ai ? – em ngơ ngẩn hỏi.

– Với “thằng chả” chứ với ai. Út hỏi ngộ không! Chị tính rồi mai này làm đám cưới, Út làm phù dâu cho chị.

Rồi cứ như thế mà em chạy khỏi Trà Lồng. Con phà quay mình là bắt mũi qua bờ bên kia, ngó lại đã thấy tít mù mênh mang như thể cách cả biển rộng.

Chị Hai dạo này cũng làm siêng up hình lên face, còn biết tag cả tên em, để “con nhỏ lang bang biết tin nhà”. Tấm hình anh ẳm thằng nhỏ ngộ nghĩnh bụ bẫm, mắt cười tròn xoe bên anh như hai mặt trời nhỏ chói nắng. Hai mặt trời trong mắt em nhòe làm một. Ngó thương sao là thương.

Mà sao không thương đứt ruột , thằng nhỏ là cháu trai của em,  anh là chồng của chị Hai em.

Thương như chiều nay khi nắng còn dùng dằng chưa biết rớt về đâu trên kênh ngả Bãy hội tụ bảy dòng sông. Rồi mặt trời dừng lại trên Trà Lồng.

Có một người mãi theo cơn mưa trắng trời mà đi xa. Để mặt trời được ở lại trên đất Trà Lồng.

UYÊN LÊ



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Sep/2021 lúc 3:51pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Sep/2021 lúc 11:36am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Sep/2021 lúc 1:04pm

TRUYỆN NGẮN : SINH - TÁC GIẢ : NGUYỄN THỊ LÊ NA | GIỌNG ĐỌC : ANH KHÔI <<<<<

TRUYỆN%20NGẮN%20:%20SINH%20-%20TÁC%20GIẢ%20:%20NGUYỄN%20THỊ%20LÊ%20NA%20|%20GIỌNG%20ĐỌC%20:%20ANH%20KHÔI%20-%20%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Sep/2021 lúc 1:05pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Sep/2021 lúc 8:17am

ĐỘC TỐ GIẾT ĐÀN ÔNG   <<<<<


10%20Party%20ideas%20|%20outdoor%20dinner%20parties,%20outdoor%20dinner,%20party


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Sep/2021 lúc 8:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2021 lúc 2:10pm

Common%20Mistakes%20Interfaith%20Couples%20Make


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Sep/2021 lúc 2:12pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Oct/2021 lúc 7:37pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Oct/2021 lúc 7:48am

Việc Nhà Không Riêng Gì Phụ Nữ 


Ngày Tết, mình luôn nhìn thấy mẹ mình luộc thịt thì bố chặt gà, mẹ quét nhà thì bố lấy chổi lau. Lớn lên mình ngây thơ mặc định cách sống bình đẳng của bố mẹ là lẽ đương nhiên trong xã hội. Cho đến một ngày khoảng 10 năm về trước, mình sang nhà bạn chơi và nghe thấy người bố dặn em trai nó:

“Con đừng rửa bát hộ mẹ và chị nhé. Đấy là việc của phụ nữ”

Mình sốc và tổn thương thật sự. Càng lớn lên, đi nhiều hơn, mình mới thấy rằng còn rất nhiều những “bậc quân tử” khác nghĩ rằng căn bếp là chỗ chỉ dành cho những người phụ nữ.

Những ngày Tết, nếu để ý, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp cảnh những người vợ, người mẹ lúi húi chuẩn bị mâm cao cỗ đầy, còn những người đàn ông dô hò nâng li cười nói; những cô con dâu đến 10, 11 giờ đêm vẫn cặm cụi bên chồng bát còn những người chồng ngồi xem điện thoại hoặc nằm ngáy ở trên giường.

Tết này mình cũng tập tành nấu phở, rán nem, luộc thịt gà. Nồi niêu, chảo đũa nhiều vô kể. Khi ăn xong, việc đầu tiên chồng mình làm đó là đứng dậy rửa bát. Mình đã rất ngạc nhiên và nói cảm ơn, cũng có nói anh không cần phải làm như vậy. Chồng mình lúc ấy chỉ đáp lại:

“Anh rửa bát không phải vì anh muốn giúp em. Mà đấy là việc của anh nên anh cần làm”

Bây giờ, mình mới hiểu: Chồng mình coi mình là một người bạn tri kỉ, một người đồng hành - một “partner” trong nhà.

Như vậy, việc nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, v.v hai “partner” cùng thực hiện. Những công việc đó không phải chỉ của riêng mình mà của cả anh ấy, nên khi anh ấy cùng mình làm việc nhà, anh ấy đang thực hiện phần việc của mình chứ không phải làm giúp phần việc của vợ.

Có lần, mình đọc được bài viết của John Hoxie về vấn đề bình đẳng này rất hay. Mình xin phép được dịch lại:

“Tôi không giúp vợ lau nhà, vì tôi cũng sống ở đây và tôi cũng có trách nhiệm giữ nhà sạch sẽ;

Tôi không giúp vợ nấu ăn, vì tôi cũng ăn và tôi cũng cần phải nấu;

Tôi không giúp vợ rửa bát, vì tôi cũng ăn bằng đống bát đĩa đó;

Tôi không giúp vợ chăm sóc con cái, vì chúng cũng là con của tôi và trách nhiệm của tôi là làm một người cha;

Tôi không giúp đỡ ai trong nhà, vì tôi cũng là một phần của gia đình.”

Mình thiết nghĩ:

Bình đẳng giới bắt nguồn từ việc tôn trọng lẫn nhau và san sẻ công việc từ trong chính gia đình của mỗi người.

Là đàn ông, đâu cứ phải tỏ ra quyền uy, quát nạt, thì phụ nữ mới ngưỡng mộ?

Đàn ông bây giờ, chỉ cần tốt với người phụ nữ bên cạnh mình thôi, là đã được mọi người nhìn với ánh mắt tôn trọng và ngưỡng mộ rồi. Bởi vì khi bạn yêu thương và trân trọng người ở bên cạnh bạn, thì người khác sẽ thấy giá trị con người bạn thế nào. Từ đó, họ lựa chọn cách cư xử với bạn ra sao.

Quay trở lại thời mình còn bé, mẹ mình đã từng có thời gian phải sống xa chồng nhiều năm vì khác nơi công tác. Mọi công việc lớn nhỏ trong nhà luôn đè nặng lên vai mẹ, Lúc ấy mình còn nhỏ và bố thì ở xa nên cũng chẳng thể làm thay. Mình chứng kiến mỗi ngày mẹ phải lo ti tỉ việc từ việc có tên tới những việc chẳng thể đặt tên.

Tối nào về tới nhà mẹ cũng nằm lăn trên giường vì mệt, xong lại phải dậy ngay lập tức để nấu cơm, chăm con. Có ngày mẹ đứng trên lớp giảng từ sáng tới chiều, tối đi đón mình, về nhà lại đọc sách, soạn giáo án, chấm bài rất vất vả.

Mình tin rằng không chỉ mẹ mình, mà rất nhiều người phụ nữ khác, vì yêu người đàn ông của mình mà sẵn sàng gánh vác trên vai nhiều gánh nặng. Chuyện gì cũng có thể vì yêu thương mà cố gắng, vì yêu thương mà hy sinh.

Thế nên, nếu những người đàn ông hiểu được điều đó, mà trân trọng, mà thương yêu, mà san sẻ gánh nặng và vun đắp đong đầy tình cảm ấy, thì còn gì khiến người phụ nữ hạnh phúc hơn thế.

Chúng ta đừng khuyên ai hy sinh vì ai. Mà hãy trân trọng và đối xử bình đẳng với “người đồng hành”, người bạn đời tri kỷ của mình. Sự yêu thương và trân trọng nên bắt nguồn từ hai phía, đừng để ai phải hy sinh nhiều khi người còn lại chẳng thể thấu hiểu.

Tết Nguyên Đán sắp tới rồi, và ngày nghỉ lễ thì nên đúng nghĩa là dịp nghỉ ngơi, quây quần và vui vẻ của mọi thành viên trong gia đình. Mình biết rằng sẽ khó để thay đổi quan điểm trong thời gian ngắn, nhưng mình có một mong muốn chân thành rằng các bạn nam, sau khi đọc những dòng này của mình, Tết này sẽ trở thành một “người đồng hành” thực sự đối với những người phụ nữ trong gia đình.


Phương Clark

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Oct/2021 lúc 8:52am

Gậy Ông Đập Lưng Bà 

 A%20Brief%20Guide%20to%20Defining%20Money

Vợ chồng bà ly dị tính ra cũng hơn mười năm. Ly dị, không phải vì hạnh phúc gia đình bị vùi dập trong những cơn sóng gió, mà chỉ vì cả hai muốn tìm chút thú vị cho cuộc đời.

Thời gian mới đến Mỹ, hai vợ chồng bà đi làm lương ba cọc ba đồng, tháng nào cũng chật vật, thiếu thốn. Vì ngoài những khoản chi tiêu cho gia đình, gồm hai vợ chồng và hai đứa con, ông bà lại còn phải gửi tiền về Việt Nam hàng tháng cho cha mẹ hai bên. Gần hai năm trời, thời khóa biểu hàng ngày của bà đều đặn không thay đổi, sáng đi làm, chiều về nhà nấu ăn, cuối tuần đi chợ, giặt giũ quần áo… chẳng đi chơi, chẳng biết đâu là đâu. Chị Năm hàng xóm nghe bà than thân, trách phận mới nhỏ to chỉ dẫn. Thì ra, ở đất Mỹ này, nếu biết mánh mung cũng hưởng được nhiều khoản "quyền lợi". Tối hôm đó, bà nhận được cú điện thoại "giúp đỡ" của chị Hiểu:

-Tôi sẽ giúp chị xin được nhà theo chương trình Housing, và cả tiền Foodstamp nữa.

Bà còn lớ ngớ chưa biết nói năng gì, chị bồi thêm:
-Có điều kiện, tội gì không hưởng!

Ngập ngừng một lúc, bà nói nhỏ như sợ có ai nghe thấy:
-Vợ chồng tôi đi làm có lãnh lương đàng hoàng, làm sao có điều kiện mà hưởng.

Chị Hiểu xăn xái cướp lời:
-Lo gì chuyện đó. Phải làm được tôi mới nói. Miễn là tôi biểu gì, chị làm nấy thì chuyện gì cũng xong. Bảo đảm, một năm chị dư gần chục ngàn, bỏ túi xài chơi.

Bà bàng hoàng khi nghe đến số tiền khổng lồ -đối với bà lúc đó- nên chăm chú lắng nghe chị chỉ vẽ.

Suốt đêm đó bà trằn trọc không ngủ được. Vừa thích, vừa lo. Nửa muốn, nửa không. Bà dựng ông dậy vào giữa khuya để bàn bạc. Nói là bàn chứ mọi sự bà muốn ông phải thuận theo ý muốn của bà. Chỉ cần có người gật đầu, để bà yên tâm là mình có đồng minh. Ông thở hắt ra, quấn mình trong chăn, giọng ngái ngủ:
-Ối! bà muốn làm gì thì làm, tôi có cản nổi bà đâu mà bày đặt hỏi.

Vậy là theo "kế hoạch" bà thi hành, sau khi chạy đôn, chạy đáo, mượn một số tiền "khá bộn" để trà nước cho chị Hiểu. Việc trước tiên, bà nghỉ việc ở hãng, rồi xin vào làm ở một shop may. Tiền lương thì bà nằn nì chủ shop trả một nửa tiền mặt, một nửa check. Bước kế tiếp, hai vợ chồng bà ký tên vào đơn ly dị. Chưa đầy một năm thì bà mướn được căn nhà nhỏ ba phòng mà không tốn xu nào.

Thời gian đầu ông còn thận trọng việc đi về, vì sợ hàng xóm để ý, nhưng sau đó thì đâu vào đấy êm xuôi. Bà sung sướng vẽ ra một bản kế hoạch chi tiêu. Hàng tháng, bà chỉ xài phân nửa tiền lương của ông, cộng với tiền foodstamp. Phân nửa còn lại và tiền lương của bà được cất kỹ ở một nơi bí mật. Tính ra, dư cả ngàn một tháng chứ đâu ít. Hạnh phúc đời bà cứ tăng dần theo số tiền trong "hộp saving". Ông thì đặng chẳng mừng, mất chẳng lo. Cứ mỗi lần nghe bà báo cáo con số, ông lại trề môi, nhíu mũi:

-Tiền nhiều thì hưởng được gì? Có bao giờ được đi chơi hay ăn nhà hàng đâu. Lần nào bạn bè mời dự tiệc, bà cũng viện cớ từ chối, vì sợ phải tốn tiền quà cáp. Có bao nhiêu tiền đi nữa tôi cũng là cái thằng đói suốt đời, đói đủ mọi thứ.

Lòng bà đang tràn ngập niềm vui, nên dù ông có đay nghiến bà cũng không giận. Đứa con gái lớn, mới mười bốn tuổi cũng a dua theo ba nó, lên giọng dạy đời:
-Ba má làm chuyện kỳ cục. Mỗi lần người quen hỏi, ủa ba má mày ly dị từ hồi nào, con xấu hổ gần chết.

Thằng con út đi qua đi lại, cái mặt nghênh nghênh,chì chiết:
-Người lớn mà nói dối … vậy mà biểu con phải thiệt thà.

Bà cười bao dung, không chấp nhất bọn trẻ. Thế mới biết, khi người ta cảm thấy hạnh phúc thì tâm hồn cởi mở hơn, chẳng để ý làm gì đến những chuyện nhỏ nhặt xung quanh.

***

Ba năm sau, chị Năm hàng xóm -cũng là chị Năm thân ái- thủ thỉ với bà:
-Bà muốn có mười mấy ngàn bỏ túi không?

Bà tròn mắt:
-Giỡn chơi hoài, không lẽ ai có dư tiền, rồi không biết làm gì, kiếm tôi cho không?

Chị Năm nhìn bà, nói với giọng "hình sự":
-Thiệt đó, bà để ổng về Việt Nam cưới con nhỏ cháu chồng tôi đem qua đây, lấy mười hai ngàn nhẹ nhàng.

Bà giật nẩy mình, nhìn chị hàng xóm chầm chập:
-Bà nói gì kỳ vậy… còn tôi … bỏ ở đâu?

Chị Năm cười ngặt nghẽo, khoát tay lia lịa:
-Hổng phải …. cưới giả thôi mà. Chuyện vầy nè ….

…. Vậy là vợ chồng bà được hai vé máy bay về Việt Nam "free". Sau đó là một bao thư dầy cộm những tờ giấy một trăm đôla trong đó. Tiền trong "hộp saving" lại cao vun lên. Bà cảm thấy hạnh phúc vô vàn. Đã cố tình dấu kín, vậy mà không hiểu sao đứa con gái cũng biết. Nó vùng vằng nói với bà:
-Hết biết ba má rồi. Má đó nghe, cứ giả… rồi có ngày thiệt cho coi!

Bà cười hệch hạc:
-Ối! có mất mát gì đâu mà sợ. Chờ đủ ba năm thì ba bây làm giấy ly dị là xong. Ba năm… lâu la gì con ơi!

Thật vậy, ba năm bay qua cái vèo. Mọi chuyện trót lọt êm xuôi. Ông chồng của bà cũng mỗi ngày đi đi, về về, tối leo lên giường, nằm cạnh bà ngáy ro ro.

Một năm sau, vào buổi sáng đẹp trời, chị Năm lại sang thỏ thẻ:
-Kỳ này, mười lăm ngàn đó …. làm một chuyến nữa đi.

Bà mừng rơn, nhưng cũng làm bộ:
-Thôi! làm hoài… ngán quá. Rủi đổ bể, chết cả đám chị ơi!

-Làm sao bể được. Bà dấu kín, người ta còn kín hơn bà nữa. Đừng sợ, bà cẩn thận một, người ta cẩn thận mười. Ngon gần chết, bỏ uổng.

Bà quay ngược lại hỏi:
-Ùa! ngon sao chị không biểu anh Năm làm đi ?

Chị Năm cười nhẹ:
-Thì … tôi thấy … sẵn ổng với bà ly dị rồi …

-Thôi, lần này chị với anh Năm làm đi… kiếm tiền xài chơi.

Chị hàng xóm trở giọng nghe bắt ghét:
-Đời nào ông nhà tôi chịu làm chuyện đó.

Bà bực mình nên trả lời nhát gừng:
-Để tôi tính lại!

Đêm đó, bà chờ đến nửa khuya, khi mọi người yên giấc mới nhẹ nhàng lôi chiếc hộp ra đếm tới, đếm lui. Ôi! những tờ giấy bạc sao mà thơm ngát, hấp dẫn quá chừng. Để coi, mười lăm ngàn nữa là bao nhiêu hén. Trời! nhiều dữ vậy sao? Có nằm mơ, bà cũng không nghĩ rằng có ngày mình cầm được trong tay một số tiền lớn như thế. Đứng lên, ngồi xuống, lăn qua trở lại cả đêm, cuối cùng, bà lắc vai ông, ngọt ngào nói:
-Làm chuyến chót đi ông để kiếm tiền dưỡng già.

-Ừa !! ừa!!!

Bà hân hoan dẫn ông về Việt Nam "cưới vợ" lần thứ hai giữa sự chống đối và bất mãn của hai đứa con.

-Bọn bây còn nhỏ, ăn chưa no lo chưa tới, không biết tính toán chuyện lâu dài thì để tao lo, đừng nói tới, nói lui mệt lắm.

Thời gian trôi, rồi ba năm lại qua nữa. Ông ký tên lên tờ giấy ly dị thêm một lần nữa giữa tiếng thở phào nhẹ nhõm của bà. Tiền thì cũng ham lắm, nhưng trong lòng bà cũng thấp thỏm lo âu, lỡ có chuyện gì bất trắc, chắc là khó yên với ba cha con nó.

Thật sự, lúc bấy giờ bà có thể chọn cho mình một cuộc sống thanh thản, nếu bà muốn. Vì con cái đã lớn, học hành đâu ra đó, tiền chìm cũng rủng rỉnh đầy hộp, chồng thì hiền lành, dễ sai dễ bảo, chuyện gì cũng OK tuốt. Nhưng bà vẫn còn mê đôla, nên suốt ngày gò lưng trên bàn máy để kiếm tiền.Thấy bạn bè làm nghề may đều đổi sang dũa móng tay, lượm tiền như lượm lá, bà ham quá đỗi. Ngặt nỗi, cái đầu bà nhất định không chấp nhận. Nó phản đối dữ dội mỗi khi bà tiếp xúc với mùi hóa chất. Nó hành hạ bà bằng những cơn nhức đầu như búa bổ. Bà đành phải dẹp mộng làm nail để trở về shop may đếm bạc cắc.

Một năm nữa lại sắp hết. Sau khi bị layoff, ông tìm việc mãi không được, nên đành phải lên tận Fort Worth, nhận đỡ công việc mà ông không hề thích, đã vậy còn làm ca ba. Qua hai tháng, chịu hết nổi, ông mướn apartment ở, cuối tuần mới về nhà. Bà và hai đứa nhỏ đề nghị ông tìm job khác gần hơn, chứ tiền lương đâu có bao nhiêu mà chia năm, xẻ bảy. Nói gì thì nói ông vẫn giữ vững lập trường. Đúng là già sinh tật cứng đầu. Bà giận lẫy bỏ lơ, không thèm nói nữa. Riết rồi hai tuần, ba tuần ông mới về một lần, nhưng bà cũng chẳng buồn hỏi han. Ai không cần đây, thì đây cũng chẳng cần đó. Quan niệm sống của bà xưa nay là vậy mà, đời nào bà chịu xuống nước năn nỉ ai.

Một hôm, bà đi chợ Việt Nam Plaza thì gặp người bạn cũ. Lâu ngày mới có dịp hàn huyên tâm sự, bà mời bạn qua tiệm phở kế bên, vừa ăn vừa nói chuyện. Chợt bạn bà hỏi nhỏ:
-Con nhỏ cháu ở Việt Nam mới qua ở chung với chị hả?
-Cháu nào?
Bà ngạc nhiên hỏi ngược lại.
-Thì con nhỏ bữa hôm ảnh dắt đi sắm đồ trong Outlet Mall đó.

Bà hồ nghi nên hỏi tới. Thì ra, cách đây khoảng một tháng, vợ chồng chị bạn gặp ông đưa một cô gái đi sắm quần áo, và được giới thiệu là cháu của ông. Nhìn sắc mặt của bà, người bạn biết chuyện chẳng lành, nên nhẹ nhàng khuyên nhủ:
-Chuyện đâu còn có đó. Từ từ theo dõi, tìm hiểu coi ra sao, đừng ồn ào quá, mất mặt cả đám, mà mình lại bị thiệt thòi nữa. Đàn ông bây giờ ghê gớm lắm, nhất là từ hồi có cái vụ về Việt Nam cưới vợ, họ trở mặt với mình như không.

Bà về trở nhà bằng cái xác không hồn. Gọi con gái, bà khóc ồ ồ trên điện thoại. Một chặp sau nó trở về, không nói câu nào mà nhìn bà chầm chập. Bà lảng tránh ánh mắt của nó, như tránh câu hỏi gay gắt đang thầm gửi đến bà "Đó! con nói rồi mà má không nghe, giả riết rồi có ngày thành thiệt". Bà vừa khóc rấm rứt, vừa nói:
-Ngày mai, con chở má đi tìm con nhỏ đó.
-Rồi má định làm gì?
-Chưa biết. Nhưng gì thì gì má cũng phải làm cho ra lẽ.
Con gái ôm vai bà:
-Má ráng bình tĩnh. Trên giấy tờ ba má đã ly dị rồi, má có làm gì cũng không được đâu. Từ từ nói chuyện tình cảm với ba.

Bà ngã lăn xuống giường. Bây giờ, nhắm mắt lại bà không còn thấy những đồng đôla màu xanh óng ánh nữa mà là hình ảnh một đứa con gái đỏng đa, đỏng đảnh giựt chồng bà.

***

Đứa con gái đứng trước mặt bà mặc chiếc váy cao, lộ đôi chân thon trắng muốt, hai tay khoanh trước ngực. Đôi mắt sắc lẻm của nó đậu trên khuôn mặt thanh tú. Dù trong lòng có muốn tặng nó mấy tô acid, bà vẫn phải công nhận nó rất đẹp. Nghe bà tự giới thiệu, nó vẫn thản nhiên hất mặt:
-Bác muốn chờ anh Nhàn hả? Ra ngoài sân ngồi chờ đi.

Bà nhào tới, gào vào mặt nó:
-Cái thứ mất nết ….

Bao nhiêu danh từ xấu xa bà gán hết cho nó. Đứa con gái cười nửa miệng, vừa quay lưng, vừa nói:
-Bác nên nhớ, tôi là vợ có giấy tờ của anh Nhàn. Bác lộn xộn tôi kêu cảnh sát đó.

Cánh cửa đóng rầm một cái. Thiệt tình, bà muốn vặn họng nó. Thứ đồ con nít, mặt búng ra sữa mà dám gọi chồng bà bằng anh. Bà xấn tới, đưa tay đập cửa thì bị ghì chặt lại với tiếng kêu "Đừng Má!" như ngăn cấm. Bà tức giận, giật mạnh cánh tay, ngồi bệt xuống đất, ôm lồng ngực có trái tim đang đau nhói. Con gái kéo bà ra xe. Trên đường về, bà khóc tấm tức. Bây giờ, bà mới vỡ lẽ ra tại sao ông chọn công việc xa nhà. Nhớ lại hồi năm ngoái, bạn bà kể, có thấy ông trong một nhà hàng sang trọng ở Việt Nam nhưng bà không tin. Thì ra, ông lén lút về Việt Nam để làm đám cưới và bảo lãnh con nhỏ này qua đây. Bao lâu nay, ông có đem về cho bà cắc nào đâu. Bà vặn hỏi thì hai đứa nhỏ cằn nhằn, ba ở một mình hao tốn lắm, lương ba sợ còn không đủ, làm gì có tiền dư mà má đòi. Không ngờ ông lại gian lận. Thôi chết! Chết thiệt rồi. Nhiều lần ông hù dọa bà phải đem tiền bỏ vào "safety box" ở ngân hàng, vì bọn cướp bây giờ hay cướp nhà Việt Nam. Bọn nó biết người mình thường giữ tiền mặt trong nhà, nên tra khảo tới chừng nào lòi tiền ra mới thôi. Để tiền ở nhà, không mất tiền thì cũng mất mạng.

Bà bảo đứa con gái chạy gấp tới ngân hàng…

Bà ngã quỵ xuống đất. Tay chân bủn rủn khi thấy trong hộp chỉ còn một xấp tiền xẹp lép dưới đáy. Về đến nhà, bà chụp điện thoại, run run bấm số. Vừa có tiếng a-lô, bà gào lên, vừa chửi rủa, vừa hạch hỏi:
-…Tại sao ông lường gạt tôi? Đồ tráo trở, gian manh!

Giọng ông cũng từ tốn như hồi nào:
-Bà bình tĩnh đi. Nếu muốn nói chuyện đàng hoàng thì đừng dùng những chữ khó nghe.

Bà nuốt ực nỗi uất ức trong lòng:
-Tôi hỏi ông, tại sao ông cả gan lấy tiền của tôi cho gái.

Ông cười khẩy:
-Tôi nói rõ cho bà biết, tiền tôi lấy là tiền của tôi, chứ không phải của bà. Bà bán tôi đến hai lần rồi bà không nhớ sao? Bà có thú vui đếm tiền thì tôi cũng thú vui của riêng tôi. Bao nhiêu năm sống với bà, tôi hưởng được cái gì? Ngoài tiền ra bà đâu cần biết đến chồng.Muốn chửi người khác thì hãy tự xét mình trước đi.

Tiếng máy dằn cái cụp vang lên khô khan. Trời ơi! ai dạy dỗ mà ông nặng nhẹ bà một cách trơn tru vậy chớ. Ngoài cái con chằn tinh gấu ngựa đó còn ai nữa. Tuổi nó chỉ xấp xỉ con gái bà mà cái mặt của nó lõi đời. Qua đây chưa bao lâu mà nó dám chọi tay đôi với bà thì đâu phải hiền lành. Không lẽ bà thua nó? Bà chưa nghĩ ra cách đối phó thì con gái đã cao giọng can ngăn:
-Má đừng tính chuyện gì nữa. Bây giờ, má chỉ có từ thua tới thua thôi. Con đã nói bao nhiêu lần mà má đâu có nghe.

Bà phang chiếc điện thoại đang cầm trên tay vào ngực con gái.Vừa khóc, vừa mắng:
-Đi đi cái đồ bất hiếu. Tao vô phúc quá mà. Chồng không ra gì, con cũng chẳng ra gì.

Bước ra cửa, nó còn nhẫn tâm quay lại, chua thêm một câu:
-Cũng là tại má thôi.


Ngân Bình



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Oct/2021 lúc 8:57am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Oct/2021 lúc 8:20am

10 điều tôi học được từ Cha

 BM


Cha dặn:

 

·        Hãy tự hào về bản thân vì con là duy nhất

·        Hãy ý tứ trong ngôn từ vì lời nói vô ý có thể lời người khác tổn thương

·        Hãy yêu bằng tất cả vì tình yêu đáng để ta mạo hiểm

·        Hãy cười thật nhiều vì nụ cười khiến tinh thần ta sảng khoái và cơ thể ta khỏe mạnh

·        Hãy khóc khi cần vì đó là cách thanh tẩy của Chúa

·        Đừng bao giờ ngừng mơ ước

·        Đừng bỏ cuộc

·        Hãy nỗ lực để đạt được những thành tựu nhưng hãy biết đâu là điểm dừng

·        Những vật của thế gian, dù vui, suy cho cùng chỉ là thứ ngoài thân

·        Dùng thang điểm 100 để đong đếm giữa các quyết định, sau đó đưa ra lựa chọn

 

George Dunn

***


BM


Những lời khuyên từ cha trong suốt 57 năm qua luôn hữu ích với tôi, dù nhiều nhưng căn bản dạy tôi phải: “Sống với cái tâm và sống không thủ đoạn!”  

 

Tôi cảm thấy những lời răn dạy ấy có thể bao hàm hết thảy từ việc dọn dẹp cho cách biểu đạt đến ngôn từ, từ cách bày tỏ lòng trắc ẩn với tha nhân cho đến những phép tắc trong gia đình.

Kendall Tomlinson, Texas


BM


Keith là người anh song sinh của tôi và cũng là đối tác – người đồng sở hữu một cửa hàng cung cấp vật dụng trong ngành mỹ thuật. Vì quãng đường từ nhà đến của hàng là khá gần, tôi thường xuyên đi bộ đến nơi làm việc. Thỉnh thoảng, tôi dùng xe của Keith khi phải làm một số việc vặt hoặc lúc cần đi giao hàng. Nhưng cứ y như rằng mỗi khi tôi ngồi lên chiếc xe ấy là nó lại hết xăng.

 

Thật là khó chịu! Tôi phải thừa nhận rằng tôi có một chút bất bình dành cho Keith – một người lơ đễnh và có phần tùy tiện. Nhiều lần thói lơ đễnh đó đã suýt gây hại cho cả hai chúng tôi. Và cái kim đỏ chỉ mức xăng nhiều lần nhìn tôi như thể trêu ngươi: “Này anh bạn may mắn!” Những lúc như vậy, tôi sẽ bỏ ra 10 đô la, số tiền này là vừa đủ để làm cây kim đỏ chết tiệt đó nhích lên đôi chút để tôi có thể đi giao hàng và quay về cửa hàng.


BM


Đừng hiểu sai ý tôi — Keith là một người đàn ông tuyệt vời. Anh ấy là một người tốt, thông minh, tử tế, và có vóc dáng tuyệt như một cậu trai ngoài 20. Anh là tình nguyện viên tại nhà thờ, anh hay sửa xe đạp hỏng cho lũ nhóc, anh thích chăm sóc gia đình và thường để tâm đến bè bạn, và anh luôn sẵn sàng với những người cần được giúp.

 

Nhưng Keith cũng có những thói xấu làm tôi phát bực ví dụ như thói thờ ơ, thiếu cân nhắc, tính khí trẻ con, và nhiều lúc bất cẩn tới độ mà quan hệ anh em tôi chẳng thể thuận hòa. Là một người đàn ông nhút nhát và tôi không muốn bị xem là một kẻ không biết điều, nên tôi chưa thể trực tiếp nói ra những điều bực dọc của mình với Keith. Thiệt tình là tôi – để trút đi sự bực dọc trong lòng, có buông một hai lời ta thán về Keith trước mặt những người khác.

 

Tôi nghĩ mình là một người cởi mở và biết đặt mình vào vị trí của người khác nên tôi là một người khá hiểu chuyện. Vì thế tôi sống theo phương châm: “Sống để cho đi.” Nhưng với trường hợp của Keith, tôi phải xem xét xem liệu mình đã sống đúng với phương châm kia?


BM


Rồi một ngày, tôi cần một người đi cùng để giúp tôi giao hàng và tôi đã nhờ con trai của Keith – Nathan. Khi tôi vừa đề máy, bạn có biết không, xe lại hết xăng như thường lệ!

 

Aaaagggghhhh. Tôi chỉ vào đồng hồ chỉ mức xăng và không thể kiềm chế được nữa. Trong cơn giận, tôi đã huyên thuyên với thằng nhóc về các thứ không đâu như vấn đề của xăng dầu, về buổi sáng bận rộn ngày hôm nay, những cái chết trên đường cao tốc, những người liều lĩnh, sự sụp đổ của đế chế La Mã, và những người theo ủng hộ Đảng Tự Do và Đảng Bảo Thủ.

 

Để tỏ ra tôn trọng tôi, thằng nhóc Nathan chỉ đơn giản là ngồi chịu trận mặc cho những nói của tôi văng vẳng bên tai. Sau cùng thì tôi cũng chán và dừng việc độc thoại.

 

Chỉ chờ có thể Nathan khẽ nói: “Đó là kim chỉ nhiệt độ.”


BM


Lần đầu tiên trong đời, tôi câm lặng.

 

Ôi! Tôi đã nhầm. Không chỉ đơn thuần là một sự nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn ấy thật ngu ngốc và tôi cảm thấy mình như một kẻ tồi bại.

 

Tôi chợt nhận ra mình đã nuôi dưỡng cảm giác chán ghét và cái nhìn khá tiêu cực về Keith, những thứ tồi tệ ấy. Và cái vỏ bọc “anh hùng mã thượng” mà tôi đã dày công xây dựng suốt 60 năm qua đang bắt đầu vụn vỡ. Tai hại thay, nếu tôi có thể hiểu lầm người anh song sinh – người đã cùng tôi đồng hành từ khi còn trong thai mẹ, thì tôi có thể hiểu lầm bất cứ ai! Thượng Đế biết rằng tôi đã dành hơn 60 năm dạy người khác về chính trị, tôn giáo, những đời xe Ford và những trận bóng bầu dục.

 

Có lẽ tôi nên học lại cách lắng nghe.


BM


Tôi chỉ có thể học hỏi khi tôi thực sự biết lắng nghe và muốn nghe những người có thể đưa ra lời khuyên hữu ích. Tôi muốn mình chìm đắm trong trí tuệ của những bậc hiền triết thông thái bậc nhất lịch sử. Để tôi có thể dẹp bỏ cái tôi cao ngạo, để được khôn ngoan như những người Nathans (Nathan là ngôn sứ của Yaweh – ý nói về những người phụng sự Chúa).

 

Rồi khi ủ rũ trên giường, chân tôi chẳng muốn nhấc lên. Tôi nghĩ về tương lai – một tương lai xa xăm – tôi đăm chiêu như thể mình chỉ còn chút ít thì giờ để sống. Lời ca chợt lóe lên giữa những dòng suy nghĩ: “Tất cả chỉ thế thôi sao?”- liệu những kỷ niệm về gia đình, công việc và quê hương có làm tôi nguôi ngoai? Liệu tôi đã sống một đời sống hẹp hòi?

 

Tôi mường tượng mình đang sống trong một căn gác cũ tăm tối không cửa sổ, tuy an toàn nhưng tẻ nhạt. Và rồi, tôi mở một chiếc cửa sổ nhỏ mang tên “Gia đình,” từ đó một tia sáng nhỏ lọt vào cuộc đời tôi trên căn gác mái, và tôi muốn tâm sự cùng chiếc cửa số đó.

 

Sau đó, tôi mở cánh cửa sổ nhỏ thứ hai: “Công việc,” và thế là tôi bắt đầu thực sự lắng nghe rồi để tâm đến nhân viên và khách hàng của của mình.

 

Với cánh cửa sổ thứ ba mang tên: “Thể thao,” tôi thấy một hướng đi khác và từ đó cuộc đời tôi đón nhận thêm càng nhiều ánh sáng. Sau khi xem một vài trận bóng đá với gia đình, tôi bắt đầu thói quen chơi golf và ném đĩa hàng tuần.

 

Cửa sổ thứ tư mang tên: “Âm nhạc,”và căn gác nhỏ của tôi giờ đã bớt an toàn hơn nhưng cũng đỡ tẻ nhạt hơn rất nhiều. Tôi bắt đầu bắt sóng những chương trình âm nhạc trên radio thay vì các nội dung hội thoại khác.


BM


Cánh cửa sổ thứ năm lớn nhất và khó mở nhất. Tuy nhiên khi mở nó ra, những ánh sáng chói lọi như soi chiếu toàn bộ căn gác tối tăm kia. Khi tôi đón nhận mọi góc nhìn với tâm hồn rộng mở, tôi nghĩ rằng có lẽ chòm xóm đã bớt lo lắng về tôi. Tôi muốn thứ ánh sáng rực rỡ từ cánh cửa số thứ năm soi sáng mọi bước đi trong đời mình. Mở rộng các cánh cửa nghĩa là tôi sẽ phải bận tâm hơn về việc người khác nghĩ gì về mình, nhưng thà như vậy vẫn tốt hơn ngày ngày đối diện với sự tăm tối. Cánh của số năm này tôi gọi là: “Đức tin.” Tôi đến nhà thờ mỗi tuần để lắng nghe giáo lý. Tôi cảm giác như mình thuộc về một gia đình lớn hơn, họ quan tâm đến tôi nhiều hơn. Những khoảnh khắc tại nhà thờ thật là là những giờ giúp tôi có thể thoát khỏi những lo toan và bộn bề của thực tại để đắm chìm trong sự bình yêu, tình bạn, và để bản thân mình được đón nhận.

 

Bây giờ tôi cố gắng không phán xét bất kỳ ai bởi vì chính tôi cũng phạm phải những lỗi lầm đó. Hơn hết, tôi biết mình không cô độc.


BM


Vậy cuối cùng đâu là mấu chốt? Tôi đã có 70 năm trượt dài trong sự mọi cám dỗ – những mặt tối tăm của cuộc sống. Những ngày tháng tiếp theo của cuộc đời, tôi sẽ chọn sống với các ô cửa mở toang. Và với cánh cửa sổ cuối cùng, tôi cảm nhận được đâu là Tình yêu và như thế nào là Được đón nhật. Giờ đây tôi đã minh bạch!

 

Cuộc sống thật rực rỡ, thật cô đọng với nhiều cửa sổ rộng mở. Tôi đã được biết về người thầy vĩ đại nhất – Chúa Jesus, qua những ghi chép trong cuốn sách bán chạy nhất thế giới — Thánh Kinh. Và mỗi cuối tuần, tôi đến nhà thờ để lắng nghe “những người Nathans” (Nathan là ngôn sứ của Yahweh) lan truyền phúc âm.


BM


Bạn muốn trao lời khuyên nào đến với những người trẻ?

 

Chúng tôi hoan nghênh tất cả độc giả chia sẻ những giá trị mang tính vượt thời gian – những thứ giúp ta  phân định đúng sai, và truyền lại “ngọn đuốc” (nếu bạn muốn) trí tuệ và trải nghiệm của chính mình. Chúng tôi cảm thấy công việc này – sự truyền thụ trí tuệ cho thế hệ mai sau này càng lúc càng bị xem nhẹ, tuy nhiên chỉ với một nền tảng đạo đức vững chắc thì thế hệ tương lai mới có thể phát triển.

 

 

 

Song Ngư

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 124 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.396 seconds.