Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: GỬI CÔ NHẠN TRẮNG GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Go Cong VN
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 01/Aug/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 8
Quote Go Cong  VN Replybullet Chủ đề: GỬI CÔ NHẠN TRẮNG GÒ CÔNG
    Gởi ngày: 13/Aug/2007 lúc 3:29am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ PhuongDung

Thư cảm ơn

 

        Gởi từ Nhạn Trắng Gò Công đến đồng hương Gò Công vùng Hoa Thịnh Đốn.

        Trước hết, xin thay mặt cho See The Light Foundation và những người bất hạnh ở quê nhà VN, Phương Dung xin chân thành cảm ơn tất cả quí đồng hương Gò Công đã đến tham dự rất đông trong chương trình gây quỹ của See The Light Foundation, được tổ chức vào trưa ngày 29 tháng 7 năm2007 tại Jewish Community center, Fairfax, Virginia.

       Trưa hôm đó, trong bầu không khí sôi đông, đầy khán gỉả trong hội trường, tiếng vỗ tay, tiếng trống, tiếng đàn… Nhưng Phương Dung chỉ cảm thấy lòng mình thật xúc động khi nhận ra những người thân quen dễ mến của Gò Công, đến từ Gò Công mà Phương Dung đã có duyên gặp gỡ. Đúng như những gì anh Nguyễn Phước Tường đã nhắc nhỡ và ca ngợị về hội thân hữu Gò Công vùng Hoa Thịnh Đốn với Phương Dung rất nhiều lần.

       Phương Dung sắp về lại Gò Công thân yêu. Vùng đồng chua nước mặn. Nơi được sinh ra. Nơi đó có bầu không khí trong lành đầy ấp tình quê hương. Đầy ấp tình người, như quí đồng hương Gò Công vùng HTĐ đã trao cho Phương Dung bắt một nhip cầu nối liền tình thương giữa con người va con người. Hành trang về Gò Công lần này rất nặng gánh cho Phương Dung. Không phải về tài chánh, mà ân tình. Nhưng với khả năng và những gì có thể với được trong tầm tay, Phương Dung hy vọng sẽ thực hiện được hoài bão của mình. Hy vọng sẽ giúp được một phần nào cho bà con Gò Công hằng mong đợi.  Xin trân trong cảm ơn cuộc đời đã cho Phương Dung diễm phúc này, để có những dòng tâm tư thật sự của lòng mình như hôm nay.

       Trong nhiều thập niên qua, Phương Dung đã có dịp đi trình diễn nhiều nơi. Trước năm 1975 là Pháp, Thái Lan, Lào. Sau này, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điễn, Úc, Liên Sô và nhiều nơi trên nước Mỹ. Thế nhưng, không có nơi nào để lại cho Phương Dung niềm thương mến và tri ân cuộc đời như Gò Công. Như quê hương mình. Mặc dù Gò Công quá bé nhỏ so với những địa danh, những thành phố to lớn, văn minh mà Phương Dung đã từng đi qua. Nếu một ngày nào đó, có ai hỏi “Chị đã đi rất nhiều nơi, vậy chỗ nào đáng trân trọng nhất”, Phương Dung sẽ không ngần ngại trả lời: “Gò Công , quê tôi” .

       Sau cùng, Phương Dung xin thân chúc tất cả quí đồng hương một mùa hè vui tươi và hạnh phúc.

                                                                                               

                                                                                          Nhạn Trắng Gò Công

                                                                                           Ca sĩ Phương Dung

 

Nhân đây, Phương Dung cũng xin công bố tài chánh chi thu của ngày gây quỹ vừa qua.

Cho đến ngày hôm nay:

                     Thu được:  $12,642.

                     Chi phí:        $8,300. (Gồm vé máybay, 3 ca sĩ, ban nhạc,

                                                      auditoriun, posters và linh tinh ) .
                      Còn lại:       $4,342.
Cái tin "Phương Dung sắp về lại Gò Công thân yêu" là tin vui cho người ái mộ Cô ca sĩ Nhạn trắng Gò Công đang ở quê nhà. Người Gò Công rất yêu quý Ca sĩ Phương Dung. Cô Phương Dung có thể thăm Gò Công quê mình ở đây http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/295688.aspx và thăm những tình cảm của quê nhà vẫn dành về ca sĩ Phương Dung ở đây http://diendan.edu.net.vn/forums/2/295688/ShowThread.aspx; Cô ca sĩ Phương Dung về Gò Công có dưa các con mình về thăm ngoại không ạ?. Cô nghĩ gì về bài hát "Em đưa con về thăm ngoại" ở đây: http://diendan.edu.net.vn/forums/26/295688/ShowThread.aspx; và những người quý trọng giong hát Phương Dung đã gửi tiếng hát của cô lên đây: http://diendan.edu.net.vn/forums/29/295688/ShowThread.aspx  
 
Cô ca sĩ Phương Dung yêu quý ơi !.
Con nhạn trắng Gò Công của chúng tôi ơi !.
Chúng tôi quý cô lắm.
Rất mong được gặp cô trên đất Gò Công quê nhà.


Chỉnh sửa lại bởi Go Cong VN - 13/Aug/2007 lúc 3:31am
Thương lắm Gò Công
IP IP Logged
Ly Toet
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 19/Apr/2008
Đến từ: Benin
Thành viên: OffLine
Số bài: 2
Quote Ly Toet Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2008 lúc 11:35am
Xin cảm ơn cô Phương Dung.
Cháu tuy không quê ở Gò Công(cháu là người Bắc) nhưng vì yêu tiếng hát của cô mà cháu yêu cả đất Gò Công.
Chúc Cô luôn khoẻ và vui.
IP IP Logged
tiju_phan
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 28/Apr/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 9
Quote tiju_phan Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2008 lúc 12:02pm
- Chào Lý Toét, khi đã cảm rồi thì không còn biên giới nữa. Bạn có biết không dân Gò Công, gốc từ Tứ Quảng : "Bình, Trị, Nam, Ngãi' và xa hơn nữa là từ Miền Bắc đó. Tiếng hát của ca sĩ Phương Dung và tất cả các giới văn nghệ trước đây hát với tấm lòng ca ngợi quê hương với khả năng thiên phú và qua các kỳ thi tuyển văn nghệ có thi cử đàng hoàn. Tiju_phan này rất thích và rất yêu Phương Dung, Hoàng Oanh,...
Mỗi lần nghe các bài hát là nhớ hoài trong tâm tưởng không quên được...
Chào thân mến- tiju-phan
IP IP Logged
Ly Toet
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 19/Apr/2008
Đến từ: Benin
Thành viên: OffLine
Số bài: 2
Quote Ly Toet Replybullet Gởi ngày: 09/May/2008 lúc 7:34am
Chào bạn tij-phan.
Tôi cũng vậy, nghe cô Phương Dung ca là lại đắm chìm trong âm nhạc. Giọng của cô thật lạ, và tôi đã mất 12 năm để tìm được một đôi loa tái hiện tốt giọng của cô.
IP IP Logged
Hanguyen
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 01/Dec/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 9
Quote Hanguyen Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2008 lúc 11:28pm
Toi dang o nha cuaca si Phuong Dung. Hien gio la Ap Cho Xa Tan Thanh- H. GCD. Ban co biet khong? That la tuyet voi neu Co Phuong Dung ve lai que Go Cong va hat mot bai hat que huong.
IP IP Logged
longchanh
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 30/Oct/2008
Đến từ: Australia
Thành viên: OffLine
Số bài: 28
Quote longchanh Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2009 lúc 10:02pm
Gan cuoi thang 12 nam 2008 toi ve que co dip di ngang dinh thanh pho Go Cong co thay tam vai cang hang chu Diem mo mat cuom do ca si Phuong Dung bao tro.Voi that dong dan que minh lam lu o do .Xin tri an Chi va nhung nguoi ung ho .
IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2009 lúc 3:34pm

'Nhạn trắng Gò Công' Phương Dung về nước biểu diễn

Tiếng hát "Nỗi buồn gác trọ" một thời sẽ tái ngộ khán giả TP HCM vào 2 đêm 20-21/3. Ca sĩ Phương Dung tâm sự về lần hát đầu tiên và công việc từ thiện mà chị đã âm thầm thực hiện gần 13 năm nay tại quê nhà.

- Vì sao chị chọn thời gian này để xuất hiện với tư cách là ca sĩ, dù đã về nước rất nhiều lần?

- Do cơ duyên cả. Duyên đến thì tôi hát (cười). Thú thực, tôi không gặp khó khăn trong việc được cấp phép hát. Nhưng những chuyến về trước, tôi dành nhiều thời gian cho việc gia đình và từ thiện, nên chưa thu xếp hát được.

- Cảm xúc của chị trong lần về này khác gì so với những lần trước?

- Tôi luôn nói với mọi người, tình yêu thì có vui, có buồn, nụ cười hay nước mắt. Nhưng tình quê hương thì bao giờ cũng vui và chỉ có nụ cười thôi. Đó là thứ tình lưu luyến theo thời gian, để mà "con chim nhạn" (ca sĩ Phương Dung được mệnh danh là "nhạn trắng Gò Công") hay bất cứ loài chim nào dù có bay đi đâu thì cũng phải quay về tổ.

Biệt danh "nhạn trắng Gò Công" xuất phát từ hình ảnh chiếc áo dài trắng mà chị luôn chọn cho mỗi lần lên sân khấu. Với chị, hình ảnh quan trọng thế nào với người nghệ sĩ?

- Có một trật tự mà tôi luôn cho là đúng và hướng mình theo từ trước đến nay là: thanh, sắc, tài, tướng. Nếu hội đủ cả 4 yếu tố thì quá tốt. Còn không thì điều đầu tiên phải chú trọng là giọng hát.

Về hình ảnh, chiếc áo dài luôn là chọn lựa duy nhất mỗi khi tôi biểu diễn. Trước đây và bây giờ vẫn như thế. Nó góp một phần làm nên cái tên Phương Dung trong lòng khán giả. Cho nên, tôi xem cái tên như là sinh mệnh thứ hai của mình vậy, phải giữ đạo đức cá nhân thế nào để tên tuổi của mình xứng đáng với tình yêu thương và sự quý trọng mà mọi người dành cho mình.

- Chị mong chờ gì ở lần hát này?

- Tôi hát lại ca khúc từng giúp tôi nổi tiếng trước đây, bài Hoa nở về đêm. Tôi hy vọng dòng nhạc cũ với tiếng hát Phương Dung vẫn được khán giả thương mến như trước đây.

- Chị chia sẻ, đã về nước làm từ thiện được 13 năm nay. Việc làm này được khởi nguồn từ đâu?

- Khoảng đầu thập niên 80, tôi nhận được bức thư gửi từ Việt Nam của cô giáo dạy mình hồi lớp 3 tiểu học. Cô đang cần giúp đỡ để trị bệnh mắt. Nhưng tiếc là khi tôi gửi tiền về thì cô đã bị mù. Chính sự việc này đã làm tôi suy nghĩ, đôi khi cái mình bỏ ra để giúp đỡ rất nhỏ nhưng đem lại ánh sáng rất thần kỳ. Từ đó, tôi tự thân đi đến những vùng sâu, vùng xa từ Quảng Bình, Quảng Trị, Huế đến các tỉnh phía Nam..... để chia sẻ khó khăn với mọi người.

- Công việc từ thiện đã mang lại cho chị những gì?

- Công việc này đến với tôi một cách tự nhiên, con cái của tôi bảo là "có thể đây là mơ ước cả đời của mẹ". Tôi làm từ thiện như thực hiện ước mơ của mình. Cảm nhận vui nhất là khi thấy được thành quả từ việc làm của mình, giống như cái mơ nó thành sự thật vậy.

Hiện nay, tôi có gần 50 người em (những người mà ca sĩ Phương Dung bảo bọc, giúp đỡ) ở khắp các nơi. Riêng tại Gò Công, tôi giúp khoảng 20 em. Có em giờ đã là bác sĩ nổi tiếng, có em đang học năm thứ tư, Đại học Y TP HCM.

- Những hoàn cảnh nào dễ tác động vào cảm xúc của chị?

- Cũng không nói cụ thể được.. Tôi cứ đi và tìm theo hướng dẫn của những người bạn quen tại các tỉnh. Thấy cái nhà xiêu vẹo quá, mình góp tay sửa lại, gửi thêm chút quà. Thấy hoàn cảnh gia đình nào nghèo túng thì mình giúp.

Riêng các cháu học sinh, sinh viên thì tôi lại đòi hỏi cao hơn. Tôi thường chọn những cháu có thành tích cao, học lực giỏi để giúp.

- Chị quyên góp thế nào để có tiền làm từ thiện?

- Tôi làm với tư cách cá nhân nên không kêu gọi hay quyên góp từ tổ chức nào khác. Phần lớn số tiền có được là từ việc đi hát và bán CD. Có khán giả biết tôi hay làm từ thiện thường mua CD và ủng hộ thêm một ít tiền. Thỉnh thoảng, con cái cũng ủng hộ vào quỹ của mẹ (cười).

- Hiện tại, đời sống của chị thế nào?

- Cái may mắn nhất là gia đình tôi sống quây quần, luôn ở cạnh nhau nên dễ vượt qua mọi bỡ ngỡ hay khó khăn gặp phải. Tôi tự hào khi thấy 8 đứa con (6 trai, 2 gái) đều thành đạt. Chúng không biết nhiều về Việt Nam nhưng lại rất mê các món ăn quê hương.

- Hoạt động sắp tới của chị ở trong nước?

- Tôi dự định thu một CD tại Việt Nam, nhưng chưa tính đến việc phát hành thế nào. Thu vì ý thích. Lần này, tôi không có nhiều thời gian để ở Việt Nam nhưng sắp tới tôi nghĩ sẽ có thêm nhiều chuyến về biểu diễn khác.

Ca sĩ Phương Dung tên thật là Phan Phương Dung, sinh năm 1946 tại Gò Công, Tiền Giang. Năm 1962, hai năm sau khi bắt đầu ca hát, chị nổi tiếng với ca khúc Nỗi buồn gác trọ (sáng tác: Mạnh Phát, Hoài Linh). Dòng nhạc quê hương trữ tình gắn liền với tiếng hát Phương Dung từ đó.

Năm 1974, thi sĩ Hà Huy Hà (người Kiên Giang) tặng cho chị mỹ danh "con nhạn trắng Gò Công" nhờ tiếng hát chân quê ngọt ngào của đất Gò Công cùng hình ảnh chiếc áo dài trắng khi hát. Hiện nay, Phương Dung sống cùng gia đình tại Mỹ. 2 cô con gái trong số 8 người con của chị đang hoạt động nghệ thuật trong cộng đồng.

Ngoài ca hát, Phương Dung còn được biết đến là người có tấm lòng nhân ái. Chị là một trong những người thành lập Hội See The Light chuyên giúp đỡ những bệnh nhân và người nghèo tại Việt Nam qua việc giúp đỡ tiền bạc để mổ mắt, xây nhà, trường học. Chị còn vận động văn nghệ sĩ, bạn bè của mình tham gia vào chương trình này thông qua những show nghệ thuật gây quỹ từ thiện tại những quốc gia có đông người Việt.

Nhiêu Huy thực hiện

Phương%20Dung%20sẽ%20trình%20bày%20ca%20khúc%20từng%20gắn%20liền%20với%20tên%20tuổi%20của%20mình%20trong%20chương%20trình.%20Ảnh:%20K.H.

Phương Dung sẽ trình bày ca khúc từng gắn liền với tên tuổi của mình trong chương trình. Ảnh: K.H.

================================

Bài nhận trên NET :

Dù cho bạn có bận rộn cách mấy cũng xin dừng lại vài phút để đọc bài đáng suy nghĩ này, bài này cũng nên áp dụng cho  Elvis Phuơng, Huơng Lan, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Ý Lan, Tammy Ngô, Linda Trang Đài, Trịnh Hội, Đức Huy, Phạm Duy Duy Quang (gia đinh Phạm Duy), Johny Dũng, Giao Linh, v.v….

(Nếu thuận tiện, kính nhờ quý vị phổ biến đến cô Phương Dung và giới nghệ sĩ, xin thành thật cảm ơn) Nguyễn văn Hoàng

 

Thư gởi ca sĩ Phương Dung

 

 

Thưa cô Phương Dung,

cc: anh chị em nghệ sĩ

Bức thư này cháu xin gởi cho cô, nhưng đồng thời cũng mong được các anh chị em nghệ sĩ trong và ngoài nước đọc chung, để chia sẻ tấm lòng của một người xa xứ.

Cháu là Hoàng, hiện ở Úc, đang sống chung với gia đình một anh bạn mà anh ta là người cô nuôi dưỡng trong nhà trước năm 1975. Thân phụ của cháu cũng là người đồng hương (Gò Công) của cô và biết phu quân của cô. Với quan hệ này, cháu thuộc hàng con cháu của cô, nên xin đuợc xưng là cháu.

Đọc được cuộc phỏng vấn của Nhiêu Huy thực hiện với cô, cháu có nhiều cảm xúc. Cháu đã chảy nước mắt.

Cũng như nhiều nghệ sĩ Việt Nam từng vượt biên ra hải ngoại, cô đã về nước và đã hát. Lòng hoài cựu, nhớ cố hương thì ai mà chẳng có, nên cháu không ngạc nhiên khi thấy cô về VN biểu diễn, nhưng cháu tự hỏi tại sao ngày trước nhà nước CSVN mắng chúng ta, trong đó có cô, là ma cô, đỉ điếm, bây giờ thì họ lại hoan nghênh cô về nước, còn tạo cơ hội cho cô hát trước đồng hương. Họ đã thay đổi chăng?

Thưa cô, thật vậy, sự thay đổi của nhà nước CSVN hẳn là có, thay đổi từ chủ trương kinh tế, đến thái độ đối với những người mà họ từng nguyền rủa. Không có gì là bất biến, thưa cô, trừ một điều, đó là lòng tham của những kẻ ích kỷ. CSVN một thời cầm súng, lấy của của người miền Bắc rồi miền Nam, bây giờ họ giàu nức tường đổ vách. Cầm súng để đoạt của cải người ta là ăn cướp. Ăn cướp cũng có thể hoàn lương, nhưng cô nhìn xem, các ông bà tư bản đỏ vẫn ngày càng giàu sụ, còn người dân thì đói. Lòng tham của họ bất biến. Chính vì có những người dân nghèo nên cô móc tiền túi ra làm từ thiện, nhưng các ông bà CSVN thì không, tiền họ vẫn đút túi. Có thể cô là người có cái tâm tốt, nhưng họ, CSVN, là người có cái trí khôn. Họ, trước thì dùng bạo lực lấy của, giờ thì dùng mưu mẹo, ra nghị quyết 36, dụ dỗ những người có cái tâm tốt mà kém trí như cô về làm thay công tác xã hội cho họ.

Số tiền tham nhũng, ăn trên xương máu của đồng bào của một tên trong đám tư bản đỏ đủ để xây hàng chục ngôi trường, hàng chục nhà thương. Nhưng họ nào có bỏ ra. Cái họ bỏ ra là một chút mẹo vặt và cô cùng những đồng hương nhẹ dạ nhào ra vốc túi. Chính trị là như vậy.

Trong khi đó, thưa cô, có những người thấy được sự nghèo khó của dân mình là do sự tham nhũng, tham quyền, ích kỷ và vô trách nhiệm của nhà nước CS. Họ muốn giải quyết tận gốc, họ lên tiếng đấu tranh và bị tù đày.

Những dòng nước mắt của cháu chảy ra khi đọc bài phỏng vấn của cô là cho những chiến sĩ này. Trong khi họ chiến đấu cho cái lớn lao, bị đày ải, thì cô vui vẻ hợp tác với cái chính quyền mưu mẹo, tham lam ấy. Cháu khóc cho dân tộc mình, sao lại có những người ngu muội như cô. Cháu hiểu được tại sao nước mình vẫn bị đám CSVN đểu cáng tham lam đè đầu, lý do đơn giản là vì có nhiều người như cô.

Tại sao họ lại phỏng vấn cô, hoan nghênh cô lên sân khấu? Có phải vì giọng ca của cô hay chăng? Thưa cô, năm nay cô đã đáng tuổi bà nội, bà ngoại rồi, tiếng hát "Yamaham" của cô làm sao mà so sánh với những giọng ca trẻ trong nước. Nhưng cô vẫn rất có giá, bởi vì cô là một nhân vật của quần chúng hải ngoại. Cô làm thì người ta bắt chước. Vì vậy mà Việt Cộng dụ cô, cũng như dụ những nghệ sĩ Việt Nam ở hải ngoại khác.

Có thể cô không ngu muội như cháu tưởng, cô thấy được chiều sâu của nghị quyết 36, nhưng cô vẫn về, vẫn hát, vì một niềm vui riêng, hay một ít bả vinh hoa cuối đời.

Cô ơi, sao bỗng trong lòng cháu dâng lên một niềm khinh miệt. CSVN như những con cọp, chè chén trên thịt của những con nai. Cô thì trồng cỏ nuôi nai, để thỉnh thoảng được VC pha một ngọn đèn sân khấu.

Trong giấc mơ, cháu mộng tưởng cô lên tiếng một lần cho những người trong lao tù đang đấu tranh chống tập đoàn hổ báo CS, đấu tranh cho tự do và dân chủ cho dân tộc. Giật mình tỉnh dậy, ôi thôi, thấy cô đang nhoẻn cười chải lông cho hổ báo. Dù con Nhạn Trắng Gò Công mặc bao nhiêu lớp áo dài mượt mà, dù cô có đứng dưới bao nhiêu ngọn đèn sân khấu lấp lánh, cháu e rằng cái khối bầy nhầy nho nhỏ trong đầu của cô cũng không sáng bao nhiêu.

Kính chào cô,

Nguyễn văn Hoàng

(Úc châu)


IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2009 lúc 8:51pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Hoàng Dũng

'Nhạn trắng Gò Công' Phương Dung về nước biểu diễn

Tiếng hát "Nỗi buồn gác trọ" một thời sẽ tái ngộ khán giả TP HCM vào 2 đêm 20-21/3. Ca sĩ Phương Dung tâm sự về lần hát đầu tiên và công việc từ thiện mà chị đã âm thầm thực hiện gần 13 năm nay tại quê nhà.

- Vì sao chị chọn thời gian này để xuất hiện với tư cách là ca sĩ, dù đã về nước rất nhiều lần?

- Do cơ duyên cả. Duyên đến thì tôi hát (cười). Thú thực, tôi không gặp khó khăn trong việc được cấp phép hát. Nhưng những chuyến về trước, tôi dành nhiều thời gian cho việc gia đình và từ thiện, nên chưa thu xếp hát được.

- Cảm xúc của chị trong lần về này khác gì so với những lần trước?

- Tôi luôn nói với mọi người, tình yêu thì có vui, có buồn, nụ cười hay nước mắt. Nhưng tình quê hương thì bao giờ cũng vui và chỉ có nụ cười thôi. Đó là thứ tình lưu luyến theo thời gian, để mà "con chim nhạn" (ca sĩ Phương Dung được mệnh danh là "nhạn trắng Gò Công") hay bất cứ loài chim nào dù có bay đi đâu thì cũng phải quay về tổ.

Biệt danh "nhạn trắng Gò Công" xuất phát từ hình ảnh chiếc áo dài trắng mà chị luôn chọn cho mỗi lần lên sân khấu. Với chị, hình ảnh quan trọng thế nào với người nghệ sĩ?

- Có một trật tự mà tôi luôn cho là đúng và hướng mình theo từ trước đến nay là: thanh, sắc, tài, tướng. Nếu hội đủ cả 4 yếu tố thì quá tốt. Còn không thì điều đầu tiên phải chú trọng là giọng hát.

Về hình ảnh, chiếc áo dài luôn là chọn lựa duy nhất mỗi khi tôi biểu diễn. Trước đây và bây giờ vẫn như thế. Nó góp một phần làm nên cái tên Phương Dung trong lòng khán giả. Cho nên, tôi xem cái tên như là sinh mệnh thứ hai của mình vậy, phải giữ đạo đức cá nhân thế nào để tên tuổi của mình xứng đáng với tình yêu thương và sự quý trọng mà mọi người dành cho mình.

- Chị mong chờ gì ở lần hát này?

- Tôi hát lại ca khúc từng giúp tôi nổi tiếng trước đây, bài Hoa nở về đêm. Tôi hy vọng dòng nhạc cũ với tiếng hát Phương Dung vẫn được khán giả thương mến như trước đây.

- Chị chia sẻ, đã về nước làm từ thiện được 13 năm nay. Việc làm này được khởi nguồn từ đâu?

- Khoảng đầu thập niên 80, tôi nhận được bức thư gửi từ Việt Nam của cô giáo dạy mình hồi lớp 3 tiểu học. Cô đang cần giúp đỡ để trị bệnh mắt. Nhưng tiếc là khi tôi gửi tiền về thì cô đã bị mù. Chính sự việc này đã làm tôi suy nghĩ, đôi khi cái mình bỏ ra để giúp đỡ rất nhỏ nhưng đem lại ánh sáng rất thần kỳ. Từ đó, tôi tự thân đi đến những vùng sâu, vùng xa từ Quảng Bình, Quảng Trị, Huế đến các tỉnh phía Nam..... để chia sẻ khó khăn với mọi người.

- Công việc từ thiện đã mang lại cho chị những gì?

- Công việc này đến với tôi một cách tự nhiên, con cái của tôi bảo là "có thể đây là mơ ước cả đời của mẹ". Tôi làm từ thiện như thực hiện ước mơ của mình. Cảm nhận vui nhất là khi thấy được thành quả từ việc làm của mình, giống như cái mơ nó thành sự thật vậy.

Hiện nay, tôi có gần 50 người em (những người mà ca sĩ Phương Dung bảo bọc, giúp đỡ) ở khắp các nơi. Riêng tại Gò Công, tôi giúp khoảng 20 em. Có em giờ đã là bác sĩ nổi tiếng, có em đang học năm thứ tư, Đại học Y TP HCM.

- Những hoàn cảnh nào dễ tác động vào cảm xúc của chị?

- Cũng không nói cụ thể được.. Tôi cứ đi và tìm theo hướng dẫn của những người bạn quen tại các tỉnh. Thấy cái nhà xiêu vẹo quá, mình góp tay sửa lại, gửi thêm chút quà. Thấy hoàn cảnh gia đình nào nghèo túng thì mình giúp.

Riêng các cháu học sinh, sinh viên thì tôi lại đòi hỏi cao hơn. Tôi thường chọn những cháu có thành tích cao, học lực giỏi để giúp.

- Chị quyên góp thế nào để có tiền làm từ thiện?

- Tôi làm với tư cách cá nhân nên không kêu gọi hay quyên góp từ tổ chức nào khác. Phần lớn số tiền có được là từ việc đi hát và bán CD. Có khán giả biết tôi hay làm từ thiện thường mua CD và ủng hộ thêm một ít tiền. Thỉnh thoảng, con cái cũng ủng hộ vào quỹ của mẹ (cười).

- Hiện tại, đời sống của chị thế nào?

- Cái may mắn nhất là gia đình tôi sống quây quần, luôn ở cạnh nhau nên dễ vượt qua mọi bỡ ngỡ hay khó khăn gặp phải. Tôi tự hào khi thấy 8 đứa con (6 trai, 2 gái) đều thành đạt. Chúng không biết nhiều về Việt Nam nhưng lại rất mê các món ăn quê hương.

- Hoạt động sắp tới của chị ở trong nước?

- Tôi dự định thu một CD tại Việt Nam, nhưng chưa tính đến việc phát hành thế nào. Thu vì ý thích. Lần này, tôi không có nhiều thời gian để ở Việt Nam nhưng sắp tới tôi nghĩ sẽ có thêm nhiều chuyến về biểu diễn khác.

Ca sĩ Phương Dung tên thật là Phan Phương Dung, sinh năm 1946 tại Gò Công, Tiền Giang. Năm 1962, hai năm sau khi bắt đầu ca hát, chị nổi tiếng với ca khúc Nỗi buồn gác trọ (sáng tác: Mạnh Phát, Hoài Linh). Dòng nhạc quê hương trữ tình gắn liền với tiếng hát Phương Dung từ đó.

Năm 1974, thi sĩ Hà Huy Hà (người Kiên Giang) tặng cho chị mỹ danh "con nhạn trắng Gò Công" nhờ tiếng hát chân quê ngọt ngào của đất Gò Công cùng hình ảnh chiếc áo dài trắng khi hát. Hiện nay, Phương Dung sống cùng gia đình tại Mỹ. 2 cô con gái trong số 8 người con của chị đang hoạt động nghệ thuật trong cộng đồng.

Ngoài ca hát, Phương Dung còn được biết đến là người có tấm lòng nhân ái. Chị là một trong những người thành lập Hội See The Light chuyên giúp đỡ những bệnh nhân và người nghèo tại Việt Nam qua việc giúp đỡ tiền bạc để mổ mắt, xây nhà, trường học. Chị còn vận động văn nghệ sĩ, bạn bè của mình tham gia vào chương trình này thông qua những show nghệ thuật gây quỹ từ thiện tại những quốc gia có đông người Việt.

Nhiêu Huy thực hiện

Phương%20Dung%20sẽ%20trình%20bày%20ca%20khúc%20từng%20gắn%20liền%20với%20tên%20tuổi%20của%20mình%20trong%20chương%20trình.%20Ảnh:%20K.H.

Phương Dung sẽ trình bày ca khúc từng gắn liền với tên tuổi của mình trong chương trình. Ảnh: K.H.

================================

Bài nhận trên NET :

Dù cho bạn có bận rộn cách mấy cũng xin dừng lại vài phút để đọc bài đáng suy nghĩ này, bài này cũng nên áp dụng cho  Elvis Phuơng, Huơng Lan, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Ý Lan, Tammy Ngô, Linda Trang Đài, Trịnh Hội, Đức Huy, Phạm Duy Duy Quang (gia đinh Phạm Duy), Johny Dũng, Giao Linh, v.v….

(Nếu thuận tiện, kính nhờ quý vị phổ biến đến cô Phương Dung và giới nghệ sĩ, xin thành thật cảm ơn) Nguyễn văn Hoàng

 

Thư gởi ca sĩ Phương Dung

 

 

Thưa cô Phương Dung,

cc: anh chị em nghệ sĩ

Bức thư này cháu xin gởi cho cô, nhưng đồng thời cũng mong được các anh chị em nghệ sĩ trong và ngoài nước đọc chung, để chia sẻ tấm lòng của một người xa xứ.

Cháu là Hoàng, hiện ở Úc, đang sống chung với gia đình một anh bạn mà anh ta là người cô nuôi dưỡng trong nhà trước năm 1975. Thân phụ của cháu cũng là người đồng hương (Gò Công) của cô và biết phu quân của cô. Với quan hệ này, cháu thuộc hàng con cháu của cô, nên xin đuợc xưng là cháu.

Đọc được cuộc phỏng vấn của Nhiêu Huy thực hiện với cô, cháu có nhiều cảm xúc. Cháu đã chảy nước mắt.

Cũng như nhiều nghệ sĩ Việt Nam từng vượt biên ra hải ngoại, cô đã về nước và đã hát. Lòng hoài cựu, nhớ cố hương thì ai mà chẳng có, nên cháu không ngạc nhiên khi thấy cô về VN biểu diễn, nhưng cháu tự hỏi tại sao ngày trước nhà nước CSVN mắng chúng ta, trong đó có cô, là ma cô, đỉ điếm, bây giờ thì họ lại hoan nghênh cô về nước, còn tạo cơ hội cho cô hát trước đồng hương. Họ đã thay đổi chăng?

Thưa cô, thật vậy, sự thay đổi của nhà nước CSVN hẳn là có, thay đổi từ chủ trương kinh tế, đến thái độ đối với những người mà họ từng nguyền rủa. Không có gì là bất biến, thưa cô, trừ một điều, đó là lòng tham của những kẻ ích kỷ. CSVN một thời cầm súng, lấy của của người miền Bắc rồi miền Nam, bây giờ họ giàu nức tường đổ vách. Cầm súng để đoạt của cải người ta là ăn cướp. Ăn cướp cũng có thể hoàn lương, nhưng cô nhìn xem, các ông bà tư bản đỏ vẫn ngày càng giàu sụ, còn người dân thì đói. Lòng tham của họ bất biến. Chính vì có những người dân nghèo nên cô móc tiền túi ra làm từ thiện, nhưng các ông bà CSVN thì không, tiền họ vẫn đút túi. Có thể cô là người có cái tâm tốt, nhưng họ, CSVN, là người có cái trí khôn. Họ, trước thì dùng bạo lực lấy của, giờ thì dùng mưu mẹo, ra nghị quyết 36, dụ dỗ những người có cái tâm tốt mà kém trí như cô về làm thay công tác xã hội cho họ.

Số tiền tham nhũng, ăn trên xương máu của đồng bào của một tên trong đám tư bản đỏ đủ để xây hàng chục ngôi trường, hàng chục nhà thương. Nhưng họ nào có bỏ ra. Cái họ bỏ ra là một chút mẹo vặt và cô cùng những đồng hương nhẹ dạ nhào ra vốc túi. Chính trị là như vậy.

Trong khi đó, thưa cô, có những người thấy được sự nghèo khó của dân mình là do sự tham nhũng, tham quyền, ích kỷ và vô trách nhiệm của nhà nước CS. Họ muốn giải quyết tận gốc, họ lên tiếng đấu tranh và bị tù đày.

Những dòng nước mắt của cháu chảy ra khi đọc bài phỏng vấn của cô là cho những chiến sĩ này. Trong khi họ chiến đấu cho cái lớn lao, bị đày ải, thì cô vui vẻ hợp tác với cái chính quyền mưu mẹo, tham lam ấy. Cháu khóc cho dân tộc mình, sao lại có những người ngu muội như cô. Cháu hiểu được tại sao nước mình vẫn bị đám CSVN đểu cáng tham lam đè đầu, lý do đơn giản là vì có nhiều người như cô.

Tại sao họ lại phỏng vấn cô, hoan nghênh cô lên sân khấu? Có phải vì giọng ca của cô hay chăng? Thưa cô, năm nay cô đã đáng tuổi bà nội, bà ngoại rồi, tiếng hát "Yamaham" của cô làm sao mà so sánh với những giọng ca trẻ trong nước. Nhưng cô vẫn rất có giá, bởi vì cô là một nhân vật của quần chúng hải ngoại. Cô làm thì người ta bắt chước. Vì vậy mà Việt Cộng dụ cô, cũng như dụ những nghệ sĩ Việt Nam ở hải ngoại khác.

Có thể cô không ngu muội như cháu tưởng, cô thấy được chiều sâu của nghị quyết 36, nhưng cô vẫn về, vẫn hát, vì một niềm vui riêng, hay một ít bả vinh hoa cuối đời.

Cô ơi, sao bỗng trong lòng cháu dâng lên một niềm khinh miệt. CSVN như những con cọp, chè chén trên thịt của những con nai. Cô thì trồng cỏ nuôi nai, để thỉnh thoảng được VC pha một ngọn đèn sân khấu.

Trong giấc mơ, cháu mộng tưởng cô lên tiếng một lần cho những người trong lao tù đang đấu tranh chống tập đoàn hổ báo CS, đấu tranh cho tự do và dân chủ cho dân tộc. Giật mình tỉnh dậy, ôi thôi, thấy cô đang nhoẻn cười chải lông cho hổ báo. Dù con Nhạn Trắng Gò Công mặc bao nhiêu lớp áo dài mượt mà, dù cô có đứng dưới bao nhiêu ngọn đèn sân khấu lấp lánh, cháu e rằng cái khối bầy nhầy nho nhỏ trong đầu của cô cũng không sáng bao nhiêu.

Kính chào cô,

Nguyễn văn Hoàng

(Úc châu)


 

~::Trích Dẫn nguyên văn từ Hoàng Dũng

'Nhạn trắng Gò Công' Phương Dung về nước biểu diễn

Bài nhận trên NET :

Dù cho bạn có bận rộn cách mấy cũng xin dừng lại vài phút để đọc bài đáng suy nghĩ này, bài này cũng nên áp dụng cho  Elvis Phuơng, Huơng Lan, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Ý Lan, Tammy Ngô, Linda Trang Đài, Trịnh Hội, Đức Huy, Phạm Duy Duy Quang (gia đinh Phạm Duy), Johny Dũng, Giao Linh, v.v….


(Nếu thuận tiện, kính nhờ quý vị phổ biến đến cô Phương Dung và giới nghệ sĩ, xin thành thật cảm ơn) Nguyễn văn Hoàng

 

Thư gởi ca sĩ Phương Dung

 

 

Thưa cô Phương Dung,

1.   Cháu là Hoàng, hiện ở Úc, đang sống chung với gia đình một anh bạn mà anh ta là người cô nuôi dưỡng trong nhà trước năm 1975.

2.   Thân phụ của cháu cũng là người đồng hương (Gò Công) của cô và biết phu quân của cô.

3.   Đọc được cuộc phỏng vấn của Nhiêu Huy thực hiện với cô, cháu có nhiều cảm xúc.

4.   Tại sao ngày trước nhà nước CSVN mắng chúng ta, trong đó có cô, là ma cô, đỉ điếm, bây giờ thì họ lại hoan nghênh cô về nước, còn tạo cơ hội cho cô hát trước đồng hương. Họ đã thay đổi chăng?

5.   Không có gì là bất biến, thưa cô, trừ một điều, đó là lòng tham của những kẻ ích kỷ.

6.   CSVN một thời cầm súng, lấy của của người miền Bắc rồi miền Nam, bây giờ họ giàu nức tường đổ vách.

7.   Các ông bà tư bản đỏ vẫn ngày càng giàu sụ, còn người dân thì đói. Lòng tham của họ bất biến. Chính vì có những người dân nghèo nên cô móc tiền túi ra làm từ thiện, nhưng các ông bà CSVN thì không, tiền họ vẫn đút túi.

8.   Có thể cô là người có cái tâm tốt, nhưng họ, CSVN, là người có cái trí khôn. Họ, trước thì dùng bạo lực lấy của, giờ thì dùng mưu mẹo, ra nghị quyết 36, dụ dỗ những người có cái tâm tốt mà kém trí như cô về làm thay công tác xã hội cho họ.

9.   Số tiền tham nhũng, ăn trên xương máu của đồng bào của một tên trong đám tư bản đỏ đủ để xây hàng chục ngôi trường, hàng chục nhà thương. Nhưng họ nào có bỏ ra. Cái họ bỏ ra là một chút mẹo vặt và cô cùng những đồng hương nhẹ dạ nhào ra vốc túi. Chính trị là như vậy. Trong khi đó, thưa cô, có những người thấy được sự nghèo khó của dân mình là do sự tham nhũng, tham quyền, ích kỷ và vô trách nhiệm của nhà nước CS. Họ muốn giải quyết tận gốc, họ lên tiếng đấu tranh và bị tù đày.

10.                     Những dòng nước mắt của cháu chảy ra khi đọc bài phỏng vấn của cô là cho những chiến sĩ này. Trong khi họ chiến đấu cho cái lớn lao, bị đày ải, thì cô vui vẻ hợp tác với cái chính quyền mưu mẹo, tham lam ấy.

11.                     Cháu khóc cho dân tộc mình, sao lại có những người ngu muội như cô. Cháu hiểu được tại sao nước mình vẫn bị đám CSVN đểu cáng tham lam đè đầu, lý do đơn giản là vì có nhiều người như cô.

12.                     Tiếng hát "Yamaham" của cô làm sao mà so sánh với những giọng ca trẻ trong nước. Nhưng cô vẫn rất có giá, bởi vì cô là một nhân vật của quần chúng hải ngoại.

13.                     Cô làm thì người ta bắt chước. Vì vậy mà Việt Cộng dụ cô, cũng như dụ những nghệ sĩ Việt Nam ở hải ngoại khác.

14.                     Có thể cô không ngu muội như cháu tưởng, cô thấy được chiều sâu của nghị quyết 36, nhưng cô vẫn về, vẫn hát, vì một niềm vui riêng, hay một ít bả vinh hoa cuối đời. Cô ơi, sao bỗng trong lòng cháu dâng lên một niềm khinh miệt. CSVN như những con cọp, chè chén trên thịt của những con nai. Cô thì trồng cỏ nuôi nai, để thỉnh thoảng được VC pha một ngọn đèn sân khấu.

15.                     Trong giấc mơ, cháu mộng tưởng cô lên tiếng một lần cho những người trong lao tù đang đấu tranh chống tập đoàn hổ báo CS, đấu tranh cho tự do và dân chủ cho dân tộc.

16.                     Dù con Nhạn Trắng Gò Công mặc bao nhiêu lớp áo dài mượt mà, dù cô có đứng dưới bao nhiêu ngọn đèn sân khấu lấp lánh, cháu e rằng cái khối bầy nhầy nho nhỏ trong đầu của cô cũng không sáng bao nhiêu.

Kính chào cô,

Nguyễn văn Hoàng

(Úc châu)

 

 

Tuy đã đọc từ phia những bài như dzầy nhưng bây tui rất khoái khi Hoang Dung đưa bài này dzô đây để bà con thân hữu Gò Công trong và ngoài nước biết thêm.

 

Rất OK khi Admin đồng ý nguyên xi. Bá nhơn bá tính, ai cũng có cái lý của mình.

 

Tất nhiên là dân (và “quan”) 3 miền Bắc Trung Nam trong nước đều khoái vụ “lá rụng về cội” của những người tài trong đó có cánh nghệ sĩ như  Elvis Phuơng, Huơng Lan, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Ý Lan, Tammy Ngô, Linda Trang Đài, Trịnh Hội, Đức Huy, Phạm Duy Duy Quang (gia đinh Phạm Duy), Johny Dũng, Giao Linh, v.v….

 

Thế thôi !

 

Buồn thì khóc, vui thì cười, cần chưởi thì cứ mần (cho mọi lý do, vì cảm xúc dân trào, vì kém biết, vì nhận tiền chưởi thuê, vì chỉ còn biết “chưởi” mà thôi, vì lợi dụng forum ảo để trút những xúc cảm bệnh lý,…) cũng vậy.

 

Tất cả sự kiện đều sẽ là lịch sử của tương lai, khôn dại, tốt xấu đều được lịch sử phán xét ráo trọi.

 

 

Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2009 lúc 9:10pm
Nhạc sĩ Phạm Duy-Lá rụng về cội
(VOV) - Năm nay gần 90 tuổi, mái tóc bạc trắng, giọng nói vẫn khoẻ khoắn và truyền cảm, nhạc sĩ Phạm Duy cho biết như vậy trong buổi gặp gỡ  với phóng viên VOV trước giờ khai mạc đêm nhạc "Phạm Duy- Ngày trở về"

Đêm nhạc sẽ diễn ra vào tối nay (27/3) tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Những tác phẩm trong đêm nhạc sẽ phần nào khắc hoạ những đóng góp trên con đường âm nhạc của người nhạc sĩ tài hoa này. Nhạc sĩ Phạm Duy sẽ là người dẫn chương trình mà ông bao năm trông đợi này.

PV: Thưa nhạc sĩ, đêm nhạc “Phạm Duy- Ngày trở về” với ông có nhiều ý nghĩa phải không?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi đã đi xa Hà Nội 60 năm, xa miền Nam là 30 năm. Tôi không dám nghĩ là có ngày được trở về quê hương chứ đừng nói là Hà Nội. Với tôi, thành thực mà nói, buổi biểu diễn ở Thủ đô Hà Nội này rất thiêng liêng. Thật sự bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của các cụ ngày xưa: chim bay về tổ, cá lội về nguồn, lá rụng về cội…

PV: Những tác phẩm biểu diễn trong chương trình này có phải là những bài hát hay nhất trong cuộc đời sáng tác của nhạc sĩ hay không?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Cũng không thể nói là những bài hát trong chương trình ngày trở về Hà Nội này sẽ gồm tất cả những gì đắc ý nhất của tôi. Nhưng dù sao chương trình này sẽ chia ra làm 4 mảng: kháng chiến, tình ca quê hương, tình ca đôi lứa, những bài thơ phổ nhạc. Nó cũng đại diện được phần nào những tác phẩm mà tôi đã sáng tác.

PV: Nhạc sĩ là một trong những người đã cố gắng bảo tồn những giá trị âm nhạc truyền thống của Việt Nam. Điều đó đã khắc sâu trong tâm khảm của ông như thế nào trong mấy chục năm qua?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi đã theo học ở bên Pháp 2 năm. Học xong tôi thấy đó chỉ là những chất liệu, là lề lối soạn nhạc. Còn tôi muốn làm nhạc Việt Nam, tôi phải tìm về những chất liệu Việt Nam. Tôi có may mắn hơn các anh em nhạc sĩ sau này vì xuất thân đi theo gánh hát cải lương và sống ở thôn quê rất nhiều nên tôi thuộc rất nhiều các điệu dân ca địa phương.

2 năm học ở Pháp đã cho tôi hiểu rằng: về khía cạnh ngôn ngữ, muốn bảo tồn và phát huy nhạc Việt Nam thì phải cải cách, không thể giữ nguyên vẹn. Các làn điệu dân ca rất có giá trị, nhưng với tuổi trẻ, nếu cứ để nguyên như vậy thì khó phù hợp. Tôi cố gắng có thể dùng những chất liệu cổ, nhưng lại dùng các phương thức mới để có thể làm ra được nhiều thể loại từ đoản khúc, trường ca, chương khúc, nhạc kịch…

PV: Thưa nhạc sĩ, ông là một người đi nhiều nơi trên thế giới, mỗi khi nói đến từ "Việt Nam" và viết nhạc Việt Nam thì lòng tự hào, tự tôn dân tộc của ông như thế nào?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Làm nhạc ai cũng muốn khoe nhạc của nước mình, cá nhân mình. Tôi học được nhiều từ nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Ông ấy học nhạc Tây, nhưng lại quay về nghiên cứu chèo.

Ngoài ra, để sáng tác thành công thì còn do đời sống của mình nữa, nếu mình chỉ ở trong “tháp ngà” thì mình không thể nào sáng tác hay được. Tôi muốn nêu tinh thần Việt Nam và muốn nói cả con người Việt Nam trong thế kỷ 20 cho đến thế kỷ 21. Trong bài "Tình ca", tôi ý thức một người nghệ sĩ phải "khóc cười theo mệnh nước". Bây giờ tôi cũng vậy.  Tôi có may mắn là người nghệ sĩ nói được cái gì mình muốn nói.

PV: Sau 30 năm sống ở Mỹ, nay trở về Việt Nam,  tình cảm của ông khi trở về đất mẹ như thế nào?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi ở bên Mỹ 30 năm, nhưng thực sự ra sang Mỹ khoảng 4-5 năm thì tôi đã muốn trở về nhưng lúc đó không có cơ hội. Cho nên trong các chương trình biểu diễn, tôi thường hát ngay bài hát mà tôi sáng tác về tâm trạng mong ngóng ngày được trở về quê hương.

PV: Nhạc sĩ đã về ở hẳn tại TP HCM từ năm 2005. Nhạc sĩ có quyết định sống ở Việt Nam trong những năm cuối đời không?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Khi tôi trở về cũng không có ước vọng gì nhiều, chỉ muốn như một người về nghỉ hưu. Lá rụng về cội, chim bay về tổ, cá lội về nguồn… Tôi muốn về đây để được sống chết ở đất nước mình, thế thôi. Không ngờ lại được các bạn bè, anh em động viên. Tôi đang sáng tác dở tác phẩm “Kiều ca”, mọi người đánh giá đó là một tác phẩm có giá trị, tôi cũng phấn khởi mà làm. Giờ đã sắp hoàn thành, tôi thấy mãn nguyện lắm. Tôi chỉ có hai ước nguyện: một là về hát giữa lòng Hà Nội, hai là làm xong tác phẩm "Kiều ca" thì tôi đã làm được cả. Tôi cảm thấy mãn nguyện, còn gì sung sướng hơn thế.

PV: Nhạc sĩ là người đã có hơn 60 năm biểu diễn trên sân khấu. Với "thâm niên" biểu diễn trên sân khấu như vậy, theo ông điều gì hấp dẫn khán giả nhất? 

Nhạc sĩ Phạm Duy: Người nghệ sĩ kiêm sáng tác và biểu diễn như tôi, hình như bị một “con ma” ám ảnh. Tối nào không được đứng trên sân khấu thì buồn lắm. Cứ thế, đó là một ma lực, không cắt nghĩa được. Cũng như lúc tôi cứ nằng nặc đòi được về Việt Nam, mà lúc đó tôi đã có đầy đủ đời sống kinh tế, vị trí xã hội, điều đó không cắt nghĩa được, đó là tâm linh.

Xin cảm ơn nhạc sĩ!

Nhạc sĩ Duy Cường và nhạc sĩ Duy Quang- hai con trai của nhạc sĩ Phạm Duy

Nhạc sĩ Duy Cường- con trai của nhạc sĩ Phạm Duy, người tham gia phối nhạc cho chương trình: Tôi cố gắng làm bật lên chất liệu âm dân gian trong âm nhạc của chương trình. Thông thường, khi mình làm tân nhạc thì rất khó giữ được phong cách âm nhạc dân tộc. Nhưng tôi dùng nhạc Tây Phương mà vẫn giữ được chất liệu âm nhạc dân gian, biểu lộ rõ nhất cho ý tưởng của bản nhạc. Chúng tôi đã chuẩn bị cho chương trình cả nửa năm nay rồi và cố gắng thể hiện chương trình hoành tráng và qui mô, nhưng ấm áp.

Nhạc sĩ Duy Quang- con trai của nhạc sĩ Phạm Duy, tham gia biểu hai bài hát "Bà mẹ Gio Linh" và "Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà": Tôi đã biểu diễn rất nhiều chương trình ở Thành phố HCM, cảm nhận của tôi khi hát trong chương trình ở Hà Nội lần này khá đặc biệt, vì đây là chương trình được giới truyền thông báo chí, giới văn nghệ sĩ ở Thủ đô rất quan tâm. Tôi cũng cảm nhận được đây là chương trình chuẩn bị hoành tráng và qui mô. Tôi nghĩ là không quá chủ quan khi nói, thì là con đẻ của ông, tôi cảm nhận được âm nhạc của ông sâu sắc hơn người khác. Hơn thế nữa tôi là nhạc sĩ thì tôi cũng hiểu được mỹ cảm trong âm nhạc của ông.  Tôi sẽ cố gắng biểu diễn thành công nhất trong đêm nhạc tại Hà Nội lần này./.

Mai Hồng (thực hiện)


Chỉnh sửa lại bởi loiquan - 28/Mar/2009 lúc 9:14pm
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2009 lúc 9:24pm

Ảnh cưới ca sĩ Duy Quang

Sau một tháng tìm hiểu, con trai của nhạc sĩ Phạm Duy đã rước ca sĩ Yến Xuân "về dinh" hôm 23/7. Dưới đây là bộ ảnh cưới của tân lang - tân nương.

Duy%20Quang%20-%20Xuân%20Yến
Duy Quang - Yến Xuân.
Duy%20Quang
Duy%20Quang
Duy%20Quang
Phạm%20Duy,%20Duy%20Quang,%20Xuân%20Yến
Cô dâu, chú rể cùng bố chồng - nhạc sĩ Phạm Duy (trái) trong ngày cưới.
Duy%20Quang
Chụp ảnh lưu niệm với gia đình.

(Theo Ngôi sao)

http://www.vnexpress.net/GL/Van-hoa/2007/07/3B9F89A2/
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.204 seconds.